Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ HÒA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở
THỊ XÃ TÂY NINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là tác giả của bản luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, tất cả
các số liệu nghiên cứu trong luận văn là số liệu thực và chưa được ai công bố.
TÁC GIẢ
NGUYỄN THỊ HÒA
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô ở khoa Sinh học, trường đại học sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, tận tình giúp đỡ của TS. Chế Đình
Lý, TS. Phạm Văn Ngọt, anh Đặng Văn Sơn, Th.S Nguyễn Văn Toàn Em. Tôi cũng thành thật cám ơn
các thầy cô đã tận...
128 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ HÒA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Ở
THỊ XÃ TÂY NINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là tác giả của bản luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, tất cả
các số liệu nghiên cứu trong luận văn là số liệu thực và chưa được ai công bố.
TÁC GIẢ
NGUYỄN THỊ HÒA
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô ở khoa Sinh học, trường đại học sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, tận tình giúp đỡ của TS. Chế Đình
Lý, TS. Phạm Văn Ngọt, anh Đặng Văn Sơn, Th.S Nguyễn Văn Toàn Em. Tôi cũng thành thật cám ơn
các thầy cô đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện luận văn còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Sở giáo dục và đào
tạo Tây Ninh, phòng giáo dục thị xã Tây Ninh cùng với các thầy cô giáo và ban giám hiệu của một số
trường học trong thị xã Tây Ninh. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình
đã động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
THCS……………………………………………….Trung học cơ sở
THPT…………………………………………………Trung học phổ thông
PCGD …………………………………………………Phổ cập giáo dục
TCVN…………………………………………………Tiêu chuẩn Việt Nam
TXTN…………………………………………………Thị xã Tây Ninh
GS.TSKH……………………………………………..Giáo sư-Tiến sỹ khoa học
HS……………………………………………………..Học sinh
TP.HCM………………………………………………Thành phố Hồ Chí Minh
GD – ĐT………………………………………………Giáo dục - đào tạo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước thì sự nghiệp giáo dục và
đào tạo luôn được coi trọng và được đưa lên hàng đầu. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ được coi là quốc
sách, là nền tảng cho công cuộc phát triển bền vững.
Để nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục, bên cạnh chú trọng vào việc dạy và học các kiến
thức, thì việc tạo cho học sinh một môi trường học tập trong lành, an toàn cho sức khỏe, phù hợp với
từng độ tuổi cũng cũng rất quan trọng. Bởi vì khi có một môi trường học tập tốt thì khả năng học tập,
tiếp thu của học sinh sẽ cao hơn, học sinh sẽ được phát triển toàn diện về tri thức, thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh trong trường học chưa được quan tâm
đúng mức. Theo điều tra mới đây của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tiến hành trên hơn
5.500 học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại một số tỉnh, thành, tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là
5,52%, trung học cơ sở là 14,83%. Nguyên nhân được đưa ra là do cường độ học tập quá cao, quá căng
thẳng, kích thước bàn ghế không đúng tiêu chuẩn, cường độ ánh sáng trong lớp học không bảo đảm.
Bệnh cong vẹo cột sống cũng có xu hướng tăng. Kết quả nghiên cứu về tình hình cong, vẹo cột
sống và các yếu tố nguy cơ ở học sinh Hà Nội được công bố tại Hội nghị Khoa học giáo dục thể chất, y
tế ngành giáo dục năm 2007 cho thấy tỷ lệ bị cong, vẹo cột sống của học sinh Hà Nội là 18,9%. Theo
nhận định của các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của cong vẹo cột sống là
do tư thế ngồi học của học sinh không đúng và “kẻ thù” số một của căn bệnh này chính là kích thước
bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.
Điều tra của nhóm chuyên gia thuộc ĐH Y Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội ở một số quận, huyện
của Hà Nội năm vừa qua cho thấy 100% bàn ghế của học sinh không đúng kích thước, hầu hết đều cao
hơn tiêu chuẩn cho phép và tình trạng này đều xảy ra ở 3 cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông.
Các cây xanh được trồng nhiều nhưng chưa đem lại hiệu quả tốt nhất: trồng cây làm che mất ánh
sáng tự nhiên, trồng các loại cây có nhựa độc, có gai nhọn…có thể gây hại cho học sinh.
Những nhân tố trong trường như: cây xanh, ánh sáng phòng học, bàn ghế học tập, nhiệt độ, nhà
vệ sinh, nước sinh hoạt,… có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe, tinh thần và thể chất của
học sinh, trung bình các em học trên lớp từ 4 – 6 tiếng/ngày. Nhằm mục đích xây dựng một môi trường
học tập trong lành, an toàn cho cả học sinh lẫn giáo viên. Ngày 22-7-2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.Một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào này là:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng
mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh. Các nhà vệ sinh, khu vực vệ sinh được
giữ gìn sạch sẽ. Tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức về bảo vệ môi trường sư phạm, các công
trình công cộng của địa phương. Phong trào này được hoan nghênh và đang được thực hiện tại các
trường học trọng điểm, dụ kiến sẽ dần dần được thực hiện tại tất cả các trường học trong nước ta.
Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia,
phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là
tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh
hiện có 31 trường THPT, 9 phòng giáo dục trực tiếp phụ trách các trường mầm non, tiểu học và trung
học cơ sở. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh, có vị trí chiến
lược, là đầu mối giao thông thuỷ bộ của tỉnh Tây Ninh: có rạch Tây Ninh chảy vào sông Vàm Cỏ
Đông, có đường quốc lộ 22A, 22B nối liền với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Đông Nam, có các quốc
lộ, tỉnh lộ đi về các huyện lỵ và cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Sa Mát. Thị xã Tây Ninh còn là trung
tâm công nghiệp của tỉnh, có nhà máy điện với công suất thấp chủ yếu phục vụ cho thắp sáng, một nhà
máy nước công suất 1000m3 ngày, nhà máy xay xát, xưởng cưa, đóng ghe và xưởng sửa chữa thiết bị
vận tải.
Vấn đề sức khỏe của học sinh trong trường học cũng rất được nhân dân Tây Ninh quan tâm từ
lâu, tuy nhiên từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu đồng bộ nào về các điều kiện trong trường học
có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của học sinh. Xuất phát từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành
đề tài: Thực trạng và giải pháp về điều kiện sinh thái trong các trường học ở thị xã Tây Ninh.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp những dữ liệu về thực trạng mảng xanh và các điều kiện vệ sinh môi
trường, từ đó làm cơ sở cho việc cải thiện, nâng cao điều kiện học tập trong các trường học của thị xã
Tây Ninh.
Chương 1: TỔNG QUAN
Các nhà khoa học ở trong nước cũng như trên thế giới đang từng bước nghiên cứu để tìm ra các giải
pháp cho việc xây dựng một môi trường trường học thân thiện, an toàn, lành mạnh. Điển hình có các
công trình sau:
Các công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Kim Chi và Nguyễn Quốc Thái năm 1978 về thực trạng
trường lớp ở Hà Nội, cho thấy những vấn đề cần phải khắc phục như: thiếu lớp học; trường lớp cũ nát;
không đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên; còn nhiều trường lớp không đảm
bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường…
Các công trình nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Huy Thắng, Phạm Đức Nguyên và nhiều nhà khoa học
khác, xây dựng biểu đồ khí hậu sinh học ở miền Bắc Việt Nam ,qua đó xác định vùng tiện nghi nhiệt,
tìm các giải pháp thông gió và đảm bảo độ chiếu sáng cho phòng học.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu nhân trắc học Ecgonomi phục vụ cho thiết kế trang bị lớp
học” của PGS Võ Hưng, đã đánh giá thực trạng bàn ghế, sự tăng trưởng của học sinh phổ thông ở thành
phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế trang bị dụng cụ lớp học phù hợp với từng lứa
tuổi
Công trình nghiên cứu về “Thực trạng môi trường trường học tại các trường phổ thông ở Đà Nẵng và
Quảng Nam” năm 1998 của tác giả Đậu Thị Hòa nêu lên mối quan hệ giữa môi trường trường học và
sự phát triển toàn diện của học sinh, nêu lên thực trạng môi trường trường học tại các trường phổ thông
ở thành phố Đà nẵng và tỉnh Quảng Nam .
Công trình nghiên cứu “Thiết lập môi trường học tập cho trẻ em mầm non” năm 2000 của PGS. Lê
Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Lai Châu, Hoàng Mai đã xây dựng mẫu về lớp học an toàn, lớp học
khỏe mạnh cho các em học sinh mầm non.
Đề tài “Điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường trường học ở quận 8 TP.HCM” năm 2004 của GS-
TSKH. Lê Huy Bá, Nguyễn Thị Trốn, Đinh Thị Thu Mai đã đánh giá khách quan hiện trạng vệ sinh
môi trường trường học ở các trường phổ thông quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Điều tra hiện trạng môi trường trường học ở một số trường THPT các quận nội thành
TP.HCM” năm 2004 của Đặng Quang Quỳnh cùng các cộng sự là TS. Phạm Xuân Hậu, Phạm Thị
Thanh Hòa đã đánh giá khách quan hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số trường THPT thuộc nội
thành TP.HCM và đã đưa ra các biện pháp cải thiện hiện trạng môi trường trường học.
Đề tài “Điều tra các chỉ tiêu vệ sinh môi trường trường học ở một số trường tiểu học thuộc huyện Hóc
Môn, TP.HCM” của Nguyễn Thị Thu Thủy năm 2006 đã đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường ở một
số trường tiểu học thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM và đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện chất lượng
vệ sinh môi trường trường học.
Đề tài “Hiện trạng vệ sinh môi trường tại một số trường THCS quận Bình Thạnh” năm 2007 của Đặng
thị Thu Hiền đã đánh giá về hiện trạng vệ sinh môi trường trường học, thái độ và hành vi đối với môi
trường ở các trường thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất
lượng vệ sinh môi trường trường hoc.
Đề tài” Điều tra một vài chỉ tiêu vệ sinh môi trường trường học ở một số trường THCS quận Bình
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh” năm 2008 của Nguyễn Thị Mai Cô đã đánh giá hiện trạng vệ sinh môi
trường ở các trường thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất
lượng vệ sinh môi trường trường học.
Ngày 12-13/10/2009, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc do đồng chí Chu Tuấn Thanh đến Bắc Giang
tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường ở trường phổ thông Dân tộc Nội trú. Trong hai
ngày làm việc, đoàn khảo sát đã đến thăm và làm việc tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh, Trường Dân tộc
Nội trú huyện Lục Nam. Tại đây, Đoàn tiến hành kiểm tra các công trình vệ sinh công cộng, nhà ăn,
bếp ăn, khu ở nội trú của học sinh; khảo sát, phỏng vấn giáo viên và học sinh về công tác vệ sinh môi
trường; trao đổi, toạ đàm với các trường về công tác vệ sinh môi trường học đường.
Về cảnh quan, có các công trình nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu tác động của cây xanh đấn khí hậu đô thị ( Federer, C.A. 1976)
- Ảnh hưởng của thực vật đến sự phản ứng của con người đối với âm thanh (Anderson, L., M., B., E.,
Mulligan and L., S., 1984)
- Chọn lọc cây để ngăn bụi ô nhiễm ( Linsay, B.E, 1972 ), ngăn tiếng ồn và che chắn tầm nhìn (
Reethof, G. and G.M.Hiesle, 1976)
- Nghiên cứu thiết kế cảnh quan đô thị ( Harg, 1969; Nelson, 1979; Hannebaun, 1986…)
- Kỹ thuật trồng, tạo hình, chăm sóc, bảo quản, thay thế cây già cỗi, có các công trình: Chadwick (
1970 ), Fernow ( 1911 ), Black, W. M. ( 1981 ).
Công trình nghiên cứu “Cây cảnh và hoa Việt Nam” năm 2003 của PGS.TS Trần Hợp đã thống kê,
mô tả về đặc điểm cấu tạo và nêu lên công dụng của các loại cây trồng làm cảnh và cây có hoa của Việt
nam.
Công trình nghiên cứu “Cây xanh và cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh” năm 1998 của PGS.TS Trần
Hợp đã mô tả, phân loại các loài cây có ở thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình nghiên cứu “Cây cỏ Việt Nam” tập I, II, III năm 1991-1993 của Phạm Hoàng Hộ đã thống
kê, mô tả và phân loại cây cỏ ở Việt nam.
Võ Văn Chi, Trần Hợp, Trịnh Minh Tân đã thống kê và mô tả các cây Bonsai của Việt Nam.
Qua phân tích các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cho thấy vấn đề
môi trường trong trường học đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Nhưng các nghiên công trình đó chủ
yếu thực hiện ở các thành phố lớn, vấn đề về cảnh quan, cây xanh phần lớn là các nghiên cứu về phân
loại, thiết kế, tác động của hực vật…. Ở Tây Ninh chưa có công trình ngfhiên cứu nào về điều kiện sinh
thái trong trường học. Do vậy, trong đề tài này tác giả đặc ra các vấn đề cần nghiên cứu là: Làm thế nào
để cải thiện cảnh quan và điều kiện vệ sinh môi trườngtrong các trường học tại thị xã Tây Ninh. Đẩ giải
quyết vấn đề này có 2 vấn đề chính cần giải đáp là:
Điều kiện sinh thái môi trường của các trường học ở thị xã Tây Ninh hiện nay như thế nào?
- Để tạo ra môi trường sư phạm thân thiện cho học sinh cần phải cải thiện điều kiện sinh thái của các
trường học ở thị xã Tây Ninh bằng những giải pháp khả thi nào?
Chương 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là góp phần cải thiện các điều kiện sinh thái trong trường học làm cơ sở
cho việc cải thiện điều kiện học tập, tạo ra môi trường sư phạm trong lành, an toàn và thân thiện cho
học sinh theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vấn đề nghiên cứu của luận văn là:
1) Khảo sát và đánh giá điều kiện sinh thái môi trường của các trường học ở thị xã Tây Ninh hiện
nay.
2) Đề xuất các giải pháp khả thi để cải thiện hiện trạng điều kiện sinh thái của các trường học ở thị
xã Tây Ninh nhằm tạo ra môi trường sư phạm thân thiện cho học sinh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mảng xanh và điều kiện vệ sinh môi trường trong các trường học.
2.2.2- Phạm vi nghiên cứu
Các trường học thuộc các cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong Thị xã Tây
Ninh. Thị xã Tây ninh hiện nay có 13 trường mầm non, 26 trường tiểu học, và 11 trường trung học cơ
sở, 5 trường trung học phổ thông. Chúng tôi tiến hành điều tra mẫu 6 trường tiểu học, 6 trường trung
học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông. Các trường điều tra là:
* Khối tiểu học:
- Cụm trường tiểu học trung tâm:
+Tiểu học Kim Đồng: Số 02, Nguyễn Thái Học, KP3, Phường 2.
+ Tiểu học Võ Thị Sáu: Số 25, Võ Thị Sáu, KP3, Phường 3 .
+ Tiểu học Lê Văn Tám: Số 37,Tua Hai, KP3, Phường 1 .
- Cụm trường tiểu học vùng ven:
+ Tiểu học Nguyễn Khuyến: Ấp TânTrung, xã Tân Bình.
+ Tiểu học Lê Ngọc Hân: Tổ 4, ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tân.
+ Tiểu học Duy Tân: ấp Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh.
* Khối THCS:
- Cụm trường THCS trung tâm:
+ THCS Chu Văn An Số 138 Nguyễn Trãi, Phường 3.
+ THCS Phan Bội Châu: Khu phố 5, Phường 1.
+ THCS Trần Hưng Đạo: Đường 30-4, KP4 ,Phường 2.
- Cụm trường THCS vùng ven:
+THCS Nguyễn Văn Trỗi: Ấp Tân Trung, xã Tân Bình.
+THCS Nguyễn Viết Xuân: Ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân.
+THCS Nguyễn Thái Học: Ấp Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh.
* Khối THPT:
+ THPT Lê Quý Đôn: KP4, Phường 4.
+ THPT Trần Đại Nghĩa: 66, Nguyễn Chí Thanh, Phường 3.
+ THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: Phường 3.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
Khảo sát hiện trạng mảng xanh trong các trường học:
- Thống kê thành phần cây xanh đang được trồng trong trường: cây bóng mát và cây hoa cảnh.
- Xác định tỉ lệ che phủ của cây xanh so với khuôn viên trường.
- Xác định các loài cây độc hại, các loài cây không phù hợp trồng trong trường học.
Khảo sát các điều kiện vệ sinh môi trường trong các trường học thông qua một số chỉ tiêu vệ sinh môi
trường trường học như:
- Qui mô trường học.
- Nhiệt độ, tiếng ồn, lượng bụi, chiếu sáng phòng học
- Kích thước của bàn ghế, bảng.
- Các công trình vệ sinh khác trong trường học.
So sánh các chỉ tiêu vệ sinh môi trường ở các trường học được điều tra với các chỉ tiêu của Bộ giáo dục
và Bộ y tế.
Đề xuất các giải pháp cải thiện mảng xanh và điều kiện vệ sinh môi trường trong trường học.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
2.3.1. Phương pháp tổng quan tư liệu
Thu thập các tài liệu hiện có trong và ngòai nước về các chủ đề nghiên cứu của luận văn.
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Xác định địa điểm khảo sát: Sàng lọc và chọn các trường sao cho phân bố các trường học nghiên cứu
đại diện cho hai vùng: vùng nông thôn và vùng nội thị.
Tại mỗi địa điểm (mỗi trường) sẽ tiến hành các công việc sau:
- Điều tra thành phần loài cây, đo chiều cao, đuờng kính và độ che phủ của cây.
- Đo các chỉ tiêu vệ sinh môi trường như: Nhiệt độ, tiếng ồn, lượng bụi, chiếu sáng phòng học,
do kích thước bàn ghế-bảng,đánh giá các công trình vệ sinh khác.
- Chụp ảnh cây xanh, cây cảnh, và các hiện trạng điều kiện vệ sinh môi trường.
2.3.3. Phương pháp đo đạc:
- Ánh sáng:
+Dụng cụ: máy đo ánh sáng.
+Cách đo:
Ánh sáng tự nhiên: Tắt hết đèn trong phòng học, dùng máy đo ánh sáng đo bốn góc phòng học, lặp lại
ba lần ở một vị trí đo, rồi lấy giá trị trung bình. Đo các dãy khác nhau, mỗi dãy chọn các phòng ở gốc
và phòng ở giữa.
+Thời gian đo: Buổi sáng: 7h và 11h.
Buổi chiều: 13h và 16h30.
+Đo 2 đợt:
Đợt 1: tháng 10 – tháng 12
Đợt 2: tháng 2 – tháng 4
Ánh sáng nhân tạo: Tương tự như đo ánh sáng tự nhiên nhưng mở tất cả các đèn và thời gian đo, đợt đo
như trên.
- Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế vào các giờ và vào hai đợt như trên.
- Tiếng ồn:
+ Dụng cụ: Máy đo tiếng ồn.
+ Cách đo: Đo ở các dãy khác nhau và các phòng khác nhau, đo vào đầu giờ học và cuối giờ học.
- Chỉ số chiếu sáng:
+ Cách tính: Đo diện tích các cửa sổ trong phòng và đo diện tích chấn song. Chỉ số chiếu sáng được
tính bằng:
( Tổng diện tích cửua sổ - tổng diện tích chấn song )/ Tổng diện tích phòng học.
+ Thời gian đo: Đo 1 đợt ( tháng 2 – tháng 4 )
- Lượng bụi:
+ Dụng cụ: Đo bằng máy đo lượng bụi, đặt ở vị trí gần bảng.
+ Thời gian đo: Đo trong 5 phút ở một vị trí, lặp lại 3 lần ở một vị trí đo.
Đo 1 đợt ( tháng 2 – tháng 4 ).
Đo đuờng kính thân cây:
Đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3m từ gốc cây. Dùng thước dây đo vòng thân cây ở tại vị trí này ta
thu được chu vi thân cây (P). Từ đó suy ra đường kính thân cây (d).
Ta có: P = *d d =
P
- Đo chiều cao cây:
+ Dụng cụ: Thước đo chiều cao cây.
+ Cách đo: Đo chiều cao của từng cây.
- Đo đường kính tán lá:
+ Dụng cụ: Thước dây
+ Cách đo: Đo hai đường kính vuông góc với nhau của hình chiếu tán lá trên mặt đất giữa trưa. Đường
kính tán lá được tính theo công thức:
d(m) = ½(d1 + d2 )
- Độ che phủ:
Đo đường kính tán lá (d). Diện tích bóng râm/ 1 cây được tính bằng công thức.
S = 2
3,14
.
4
d
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu đã thu thập
Xác định tên của loài cây dựa vào các giám định thực vật sau:
- Cây cỏ thường thấy tại Việt Nam (6 tập) của Lê Khả Kế chủ biên, 1976.
- Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hợp, 1998.
- Cây cảnh và hoa Việt Nam của Trần Hợp, 1993.
- Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, 1993.
Tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thu được với tiêu chuẩn Việt Nam để đánh giá, xếp loại các
trường học và đưa ra kết luận chung về hiện trạng mảng xanh và điều kiện vệ sinh môi trường trong các
trường học của Thị xã Tây Ninh
Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học để xử lí số liệu điều tra thực tế bằng phần mềm
Excel.
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ
XÃ VÀ HIỆN TRẠNG NGÀNH GIÁO DỤC CỦA THỊ XÃ TÂY
NINH.
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lí
- Diện tích : 137,37 km2, gồm 5 phường và 5 xã.
- Thị xã Tây Ninh nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, cách TP.HCM 99 km theo đường Xuyên Á (Quốc lộ 22
A). Cách biên giới Camphuchia 40 km về phía Tây Bắc.
3.1.2. Khí hậu thời tiết
- Thị xã Tây Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa, ít khi
có bão lụt.
3.1.3. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng các loại công trình. Độ cao trung bình 8-
10 m (trừ núi Bà Đen), cao nhất 16m, thấp nhất 2m.
3.2. Điều kiện xã hội
3.2.1. Dân số
-Dân số trung bình năm 2003: 125218 người.
- Mật độ dân số năm 2003: 911,54 người /Km2
- Tốc độ tăng dân số bình quân năm 2001 – 2002 : 1,61%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2002: 1,01%.
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học năm 2002: 0,61%.
3.2.2. Lao động
Năm 2002 số lao động là 59309 người chiếm 74,2% được chia ra:
- Lao động nông - lâm – ngư nghiệp: 33,7%.
- Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: 27,9%.
- Lao động thương mại – dịch vụ: 38,4%.
3.2.3. Thu nhập và đời sống dân cư
- Năm 2009, GDP bình quân đầu người đạt 24,6 triệu đồng, tương đương 1433 USD/người/năm.
- Đời sống dân cư được cải thiện, kết cấu hạ tầng phát triển, văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tốt.
3.3. Thực trạng phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Tây Ninh
3.3.1. Về kinh tế
Tăng trưởng chung và cơ cấu kinh tế: Năm 2009 quy mô GDP trên địa bàn thị xã đạt 5105 tỷ đồng..
Ngành thương mại dịch vụ nói chung và ngành thương nghiệp nói riêng của thị xã tăng trưởng ổn
định và chiếm tỷ trọng lớn nhất, giữ vai trò là trung tâm kinh tế của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã hiện tại là: dich vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,4% / năm.
3.3.2. Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Giao thông: Giao thông của thị xã chủ yếu là giao thông đường bộ, mật độ đường thị xã là 2,8
km/km2 và 3,2 km/ 1000 dân.
Điện: nguồn điện cho thị xã là nguồn điện lưới quốc gia. Điện năng tiêu thụ trên địa bàn thị xã cao
và tăng nhanh.
Bưu chính viễn thông: hệ thống hoạt động tốt và đang phát triển mạnh.
Cấp nước: Thị xã Tây Ninh có nguốn nước mặt và nước ngầm phong phú. Nhà máy nước TâyNinh
có công suất 7000 m3/ngày, cung cấp khu vực thị xã, bình quân lượng cấp nước 16m3/hộ/tháng, tương
đương 118 lít/người/ngày.
3.3.3. Cơ sở hạ tầng xã hội và an ninh quốc phòng
Ngành y tế: Nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn và đa dạng nhưng hệ thống y tế công lập chưa đáp ứng
kịp.
Ngành văn hóa – thể dục thể thao (VH –TDTT): Bên cạnh những kết quả đạt được, khó khăn lớn
nhất với ngành VH – TDTT là kinh phí có hạn, cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu
của nhân dân thị xã.
Về an ninh quốc phòng: Thị xã là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Tây Ninh, một tỉnh biên
giới. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được coi trọng và đã đạt được những kết
quả nhất định.
3.4. Hiện trạng ngành giáo dục thị xã Tây Ninh
3.4.1. Hiện trạng giáo dục bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở
Theo báo cáo kết quả năm học 2008 – 2009, hiện trạng ngành giáo dục của thị xã (từ cấp trung học cơ
sở trở xuống) như sau:
3.4.1.1. Đội ngũ giáo viên
Tổng số biên chế ngành giáo dục hiện có: 1385 cán bộ, giáo viên, nhân viên (các trường học:
1372, Phòng Giáo dục và Đào tạo: 13). Trong đó, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 981, chiếm 71,5%.
3.4.1.2. Công tác phát triển trường, lớp
*Mầm non: Có 13 trường, 103 lớp mẫu giáo, 42 nhóm trẻ. Tổng số học sinh: 4717/6582 trẻ trong độ
tuổi, đạt tỷ lệ 71,66%.
*Tiểu học: 26 trường với 327 lớp
Tổng số học sinh đầu năm: 9763 học sinh, cuối năm: 9705 học sinh.
*Trung học cơ sở: 11 trường, 183 lớp, so với năm trước giảm 4 lớp.
Tổng số học sinh đầu năm: 7586 học sinh, cuối năm: 7342 học sinh.
3.4.1.3. Chất lượng giảng dạy, học tập
*Giáo dục mầm non:
Các trường mầm non, mẫu giáo trong thị xã tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc – giáo dục, chú ý các hoạt động vui chơi phù hợp với
sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi và yêu cầu nội dung theo từng chủ điểm, đảm bảo tốt các mục tiêu
giáo dục mầm non; Các trường tiếp tục ứng dụng và đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục
mầm non, cụ thể đã có 15 tiết dự thi hội giảng vòng tỉnh có sử dụng công nghệ thông tin vào việc giảng
dạy.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cháu, tổ chức tốt việc phòng tránh tai nạn, thương tích cho
trẻ; tổ chức khám sức khỏe cháu 2 lần/ năm; tổ chức tột các chuyên đề xây dựng các tiết dạy lộng, ghép
các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục lễ giáo…
Các nhóm, lớp mầm non tư thục đã thực hiện tốt các quy định về chuyên môn và tham gia các
hội thi, chuyên đề của ngành tổ chức.
*Giáo dục tiểu học:
Trong năm học 2008 – 2009, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức chuyên đề sử
dụng giáo án điện tử nhắm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cuối năm học, học sinh lên lớp thẳng đạt 9 560/9 705 em, chiếm tỷ lệ 98,5%, trong đó loại giỏi
46,2%, loại yếu 1,5%. Chất lượng học lực của học sinh dân tộc đạt 175/202 em, tỷ lệ 86,63%, duy trì sĩ
số học sinh dân tộc đạt 202/202 em, tỷ lệ 100%. Tổng số học sinh được công nhận hoàn thành chương
trình tiểu học: 1787/1787 đạt 100%.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” đánh giá, xếp loại học sinh chính xác đúng thực chất;
giáo viên tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ và nâng cao tay nghề.
* Giáo dục trung học cơ sở:
Tổ chức thực hiện tốt việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,
khai thác tính năng phần mềm phù hợp với môn học, đến nay đã có 11/11 trường sử dụng việc soạn
giảng bằng giáo án điện tử ở một số bộ môn giúp cho việc giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. Hiện tại,
đa số giáo viên của các trường đã thực hiện được giáo án điện tử và đưa vào giảng dạy trực tiếp ở lớp.
Tổ chức công tác hướng nghiệp ngay từ đầu cấp, kết quả học sinh lớp 9 có bắng nghề đạt 1 486/1650
em – tỷ lệ 90,1%.
Chất lượng học sinh: đạt yêu cầu về học lực 92,2%, trong đó học sinh giỏi 20,3% , loại yếu kém
: 7,8%. Tổng số học sinh được công nhận đạt tốt nghiệp THCS 1900/1913 đạt 99,3%.
3.4.1.4. Công tác phổ cập giáo dục
* Tiểu học chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
Duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học 10/10 phường, xã; duy trì và nâng cao
tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ trong địa bàn, tốt nghiệp tiểu học trẻ 11
tuổi là 1 806/1 930 tỷ lệ 93,6%; trẻ từ 11 đến 14 tuổi tốt nghiệp là 7 715/7 879 tỷ lệ 97,92%.
Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ tiểu học bỏ học 44 em – tỷ lệ 0,45% .
Số người biết chữ trong độ tuổi từ 15 – 35: 43 561/ 44 033 tỷ lệ 98,9%.
* PCGD trung học cơ sở và PCGD trung học phổ thông
Duy trì đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS 10/10 phường, xã; trong năm học, số học sinh bỏ
học là 100 em – tỷ lệ 1,32%.
3.4.1.5. Công tác xã hội hóa:
Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, góp phần vào sự
nghiệp phát triển giáo dục của địa phương; công tác khuyến học, khuyến tài được thực hiện thường
xuyên, kịp thời động viên khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích và giúp học sinh nghèo hiếu
học.
- Hội đồng gaío dục các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực tuyên truyền sâu rộng các văn bản
hướng dẫn của các cấp cho mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện cuốc vận động “ Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và phong tràu “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” ở các ngành học. Chi hội khuyến học các cấp hoạt động đạt hiệu quả, kịp thời tổ chức
khen thưởng, động viên công tác khuyến học, khuyến tài đối với học sinh và giáo viên.
3.4.1.6. Công tác xây dựng trường, lớp:
Tiến hành sửa chữa và xây dựng phòng học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa được 55 phòng,
trong đó xây mới 25 phòng lầu và sữa chữa 30 phòng (lầu: 8, trệt: 22).
Trong năm học, có 3 trường đạt chuẩn quốc gia ( TH Trần Phú, TH Nguyễn Du và mầm non
Rạng Đông). Tính đến nay, số trường đạt chuẩn quốc gia trong thị xã là 15/50 đơn vị, tỷ lệ 30%, trong
đó mầm non: 5 trường, tiểu học : 7 trường, THCS: 3 trường. Hiện nay đang tiếp tục đầu tư xây dựng
thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia vào cối năm 2009 là: tiểu học Duy Tân ( xã Ninh Thạnh ) và tiểu học
Nguyễn Khuyến ( xã Tân Bình ).
3.4.2. Hiện trạng giáo dục bậc trung học phổ thông:
Thị xã hiện nay có 5 trường THPT đều nằm ở khu vực trung tâm thị xã, tổng đội ngũ cán bộ -
giáo viên – nhân viên hiện có là 335, trong đó có 294 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Tất cả các giáo viên
đều đạt chuẩn trình độ đại học. Tổng số học sinh là 5913, với 140 lớp học.
Chất lượng giảng dạy ở bậc trung học phổ thông ở thị xã được đánh giá là tốt nhất so với các
huyện khác trong tỉnh.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng cây xanh và cây cảnh tại một số trường học trong thị xã Tây
Ninh
4.1.2. Thành phần loài
Kết quả điều tra cây xanh ở một số trường học thuộc thị xã Tây Ninh, chúng tôi ghi nhận có 132 loài
cây thuộc 63 họ, 36 bộ, 3 ngành. Chúng tôi sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại thực vật của A.
Takhtajan (1987). Trong đó chủ yếu là các loài cây thuộc ngành Ngọc lan.
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài
Ngành Thông (Pinophyta) có 5 loài
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 126 loài gồm 2 lớp:
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida ) có 86 có loài
Lớp Hành (Liliopsida) có 40 loài.
Các họ có số loài nhiều là: họ Thầu dầu Euphorbiaceae (8 loài), họ Vang Caesalpiniaceae (5 loài), họ
Dâu tằm Moraceae (5 loài), họ Trúc đào Apocynaceae (7 loài), họ Bồng bồng Dracaenaceae (8 loài), họ
cau (15 loài), họ Ráy Araceae (5 loài).
Trong 132 loài cây có 89 loài thuộc cây làm cảnh (67,42%) và 43 loài cây bóng mát ( 32,58% ).
Các loài cây bóng mát được trống phổ biến hơn cả là: bàng (Terminalia catappa L.), dầu con rái
(Dipterocarpus alatus Roxb.), xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss.), phượng vĩ (Delonix regia (Boj. ex
Hook.) Raf.), tràm bông vàng (Acacia auriculaeformis A. Cunn.).
Loài cây bóng mát được trống mới nhiều nhất là cây sao đen (Hopea odorata Roxb.) và dầu con rái
(Dipterocarpus alatus Roxb.).
Cây cảnh trong trường học tương đối phong phú và đa dạng. các loài cây hoa kiểng được trồng phổ
biến là: Chuỗi ngọc (Duranta repens L.), sứ Thái Lan (Adenium obesum Roem. et Sch.), trang đỏ
(Ixora coccinea Linn.), cau sâm banh (Hyophorbe lagenicaulis), thiết mộc lan (Dracaena fragrans), lá
trắng (Cordia latifolia Roxb.), huyết dụ (Cordyline terminalis (L.) Kunth.).
Nhìn chung, các trường ở khu vực trung tâm có số lượng và thành phần loài cây hoa kiểng phong phú
hơn rất nhiều so với các trường ở khu vực vùng ven. Nguyên nhân chính là do khu vực trung tâm là nơi
tập trung đông dân cư, với mức sống cao hơn so với khu cực vùng ven, do đó vấn đề học tập của các
em được quan tâm, đầu tư cao hơn. Các trường có hệ thống cây hoa kiểng đẹp và phong phú là trường
tiểu học Kim Đồng, tiểu học Võ Thị Sáu; những trường trồng cây hoa kiểng rất ít như trường tiểu học
Lê Ngọc Hân, THPT Trần Đại Nghĩa.
4.1.3. Chiều cao và đường kính thân cây
4.1.3.1. Chiều cao
Số lượng cây bóng mát được trình bày trong các bảng 4.1, 4.2, 4.3, 4.4.
Bảng 4. 1: Số lượng cây bóng mát ở một số trường tiểu học (theo chiều cao)
Tên trường
Số cây
Loại cây
Loại 1:12m
Các trường tiểu học khu vực trung tâm
Lê Văn Tám 14 11 3 0
Võ Thị Sáu 41 5 19 17
Kim Đồng 63 12 20 31
Tổng số 118 28 42 48
Tỷ lệ % 100% 23,73% 35,59% 40,68%
Các trường tiểu học khu vực vùng ven
Nguyễn Khuyến 34 19 14 1
Lê Ngọc Hân 119 32 63 24
Duy Tân 48 28 18 2
Tổng số 201 79 95 27
Tỷ lệ % 100% 39,3% 47,26% 13,43%
Bảng 4. 2: Số lượng cây bóng mát ở một số trường THCS (theo chiều cao)
Tên trường Số cây
Loại cây
Loại 1:12m
Các trường THCS khu vực trung tâm
Phan Bội Châu 31 10 16 5
Trần Hưng Đạo 60 9 17 34
Chu Văn An 68 35 26 7
Tổng số 159 54 59 46
Tỷ lệ % 100% 33,96% 37,11% 28,93%
Các trường THCS khu vực vùng ven
Nguyễn Văn Trỗi 72 13 25 34
Nguyễn Viết Xuân 49 3 30 16
Nguyễn Thái Học 121 24 26 71
Tổng số 242 40 81 121
Tỷ lệ % 100% 16,53% 33,47% 50%
Bảng 4. 3: Số lượng cây bóng mát ở một số trường THPT (theo chiều cao)
Tên trường Số cây
Loại cây
Loại 1:12m
Lê Quí Đôn 45 1 23 21
Nguyễn Bỉnh Khiêm 68 39 29
Trần Đại Nghĩa 106 11 59 36
Tổng số 219 51 111 57
Tĩ lệ % 100% 23.29% 50.68% 26.03%
Bảng 4. 4: Số lượng cây bóng mát trong các trường ở thị xã Tây Ninh (theo chiều cao)
Tên trường Số cây
Loại cây
Loại 1: 12m
Bậc tiểu học 319 107 137 75
Bậc THCS 401 94 140 167
Bậc THPT 219 51 111 57
Tổng số 939 252 388 299
Tỷ lệ % 100% 26,84% 41,32% 31,84%
Từ số liệu ở bảng 4.4 cho thấy trong trường học các cây bóng mát được xếp theo chiều cao như sau:
Loại 1 (cao < 6m): có 252 cây
Loại 2 (cao 6 - 12m): có 388 cây
Loại 1 (cao > 6m): có 299 cây
Những loài cây cao dưới 6 m là: Bò cạp nước (Cassia fistula L.), huyền diệp (Polyalthia longifolia
(Lam.)), viết (Mimusops elengi L.), vương tùng (Araucaria cookii Juss), ngọc lan vàng (Michelia
champaca L.), bằng lăng tím (Lagerstroemia reginae Roxb.), ngọc lan trắng (Michelia alba DC.), dầu
con rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss.), nhàu (Morinda citrifolia L.
var. bracteata Hook.f.), xa kê (Artocarpus altilis (Park.) Forb.), trứng cá (Muntingia calabura L.), tràm
bông vàng (Acacia auriculaeformis A. Cunn.), tràm liễu (Callistemom citrinus(Curtis) Skeels.). Các
loài cây này thuộc cây gỗ vừa và lớn, điều này chứng tỏ đây là những cây mới được trồng gần đây.
Những loài cao trên 12 m là: Bàng (Terminalia catappa L.), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz.) Graib.),
Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Phượng vĩ (Delonix regia
(Boj. ex Hook.) Raf. ), Xoài (Mangifera indica L.), Keo tai tượng (Acacia mangium Wild.), Xà cừ
(Khaya senegalensis A.Juss.), Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn.), Tràm bông vàng
(Acacia auriculaeformis A. Cunn.).
Ở các một số trường như trường THCS Nguyễn Thái Học có các cây bóng mát cao trên 20 m như: Xà
cừ (Khaya senegalensis A.Juss.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Keo tai tượng (Acacia mangium
Wild.) ,tràm bông vàng (Acacia auriculaeformis A. Cunn.); trường tiểu học Duy Tân cũng có cây sao
đen cao trên 20m; trường THPT Trần Đại Nghĩa có những cây dầu con rái (Dipterocarpus alatus
Roxb.) cao trên 20 m; trường THCS Chu Văn An có cây gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz.) Graib.),
THCS Nguyễn văn Trỗi có cây xà cừ cao trên 20m. Đây là những cây được trồng lâu năm.
Trường có cây bóng mát rất ít là trường tiểu học LêVăn Tám ( 14 cây ).
Những trường mới được thành lập như: Tiểu học Nguyễn Khuyến, tiểu học Duy Tân thì chủ yếu là các
cây mới đựoc trồng cách đây 2 – 3 năm.
Cây xanh được trồng trong các trường không có sự phân biệt theo cấp học nhưng có sự phân biệt theo
khu vực. Các trường học ở khu vực trung tâm thường có diện tích nhỏ nên số lượng cây bóng mát được
trồng ít hơn, các trường ở khu vực vùng ven thì có diện tích rộng nên số lượng cây bóng mát được
trồng nhiều hơn.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Loại 1: 12m
Số cây
HìHình 4.1: Biểu
đồ số lượng cây xanh phân theo chiều cao.
4.1.3.2. Đường kính thân cây
Thống kê đường kính của các cây bómg mát của các trường ở thị xã Tây Ninh được trình bày trong
bảng 4.5, 4.6, 4.7, 4.8.
Bảng 4. 5: Thống kê cây bóng mát ở một số trường tiểu học (theo đường kính)
Tên trường Số cây
Loại cây
<10cm 10-
30cm
30-
50cm
50-
70cm
70-
90 cm
>90
cm
Các trường tiểu học khu vực trung tâm
Lê Văn Tám 14 6 8
Võ Thị Sáu 41 1 32 6 2
Kim Đồng 63 12 31 15 2 1 2
Tổng số 118 19 71 21 4 1 2
Tĩ lệ % 100% 16,1% 60,17% 17,8% 3,39% 0,85% 1,69%
Các trường tiểu học khu vực vùng ven
Nguyễn Khuyến 34 31 3
Lê Ngọc Hân 119 30 81 8
Duy Tân 48 41 7
Tổng số 201 102 91 8
Tĩ lệ % 100% 50,75% 45,27% 3,98%
Bảng 4. 6: Số lượng cây bóng mát ở một số trường THCS (theo đường kính)
Tên trường Số cây
Loại cây
<10
cm
10-
30cm
30-
50cm
50-
70cm
70-
90 cm
>90
cm
Các trường THCS khu vực trung tâm
Phan Bội Châu 31 12 18 1
Trần Hưng Đạo 60 8 41 11
Chu Văn An 68 31 28 8 1
Tổng số 159 51 87 20 1
Tĩ lệ % 100% 32,0
8%
54,72% 12,58% 0,63%
Các trường THCS khu vực vùng ven
Nguyễn Văn Trỗi 72 9 34 23 4 1 1
Nguyễn Viết Xuân 49 1 41 6 1
Nguyễn Thái Học 121 24 88 9
Tổng số 242 34 163 38 5 1 1
Tĩ lệ % 100% 14,0
5%
67,36% 15,7% 2,07% 0,41% 0,41
%
Bảng 4. 7: Số lượng cây bóng mát ở một số trường THPT (theo đường kính)
Tên trường Số
cây
Loại cây
<10
cm
10-
30cm
30-
50cm
50-
70cm
70-90
cm
>90
cm
Lê Quí Đôn 45 2 25 17 1
Nguyễn Bỉnh Khiêm 68 45 22 1
Trần Đại Nghĩa 106 1 82 22 1
Tổng số 219 48 129 40 2
Tĩ lệ % 100% 21.92% 58.9% 18.26% 0.91%
Bảng 4. 8: Số lượng cây bóng mát ở một số trường trong thị xã Tây Ninh (theo đường kính)
Tên trường Số
cây
Loại cây
<10 cm 10-
30cm
30-
50cm
50-
70cm
70-
90cm
>90 cm
Bậc tiểu học 319 121 162 29 4 2 1
Bậc THCS 401 85 250 58 6 1 1
Bậc THPT 219 48 129 40 2 0 0
Tổng số 939 254 541 127 12 3 2
Tỷ lệ % 100% 27,05% 57,61% 13,53% 1,28% 0,32% 0,21%
0
100
200
300
400
500
600
90cm
Hình
4.2: Biểu đồ số lượng cây bóng mát phân theo đường kính.
Tổng số lượng cây xanh lấy bóng mát phân theo cấp đường kính được nêu trong bảng 4.8
Trong 939 cây xanh lấy bóng mát thống kê được có:
- 27,05% cây có đường kính thân < 10 cm,
- 57,61% cây có đường kính thân 10 – 30 cm,
- 13,53% cây có đường kính thân 30 – 50 cm,
- 1,28% cây có đường kính thân 50 – 70 cm,
- 0,32% cây có đường kính thân 70 – 90 cm,
- 0,21% cây có đường kính thân > 90 cm.
Những loài cây có đường kính dưới 10 cm là: Huyền diệp (Polyalthia longifolia (Lam.) ), viết
(Mimusops elengi L.), vương tùng (Araucaria cookii Juss), ngọc lan vàng (Michelia champaca L.),
bằng lăng tím (Lagerstroemia reginae Roxb.), dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), ngọc lan
trắng (Michelia alba DC.), xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss.), nhàu (Morinda citrifolia L. var.
bracteata Hook.f.), Si (Ficus benjamina L.), phượng vĩ (Delonix regia (Boj. ex Hook.) Raf.).
Những loài cây có đường kính trên 70 cm là: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz.), lim sét
(Peltophorum pterocarpum (A.P.de Cand.) Back. ex Heyne). xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss.) ,sao
đen (Hopea odorata Roxb.).
Nếu căn cứ vào đường kính để xem xét độ tuổi của cây xanh bỏ qua sự khác biệt về đặc tính sinh học
giữa các loài cây, có thể thấy rằng:
- 27,05% cây xanh là mới trồng hoặc còn nhỏ có đường kính <10 cm. Đây là những cây bóng
mát bổ sung cho số lượng cây xanh trường học trong những năm tới. Số lượng những cây xanh mới
trồng lớn hơn nhiều so với những cây già cỗi ( 1,81% cây có đuờng kính >50 cm). Do đó chỉ cần có
biện pháp chăm sóc thích hợp thì số lượng cây xanh trong trường học trong những năm tới sẽ tăng dần
lên.
- 71,14% cây xanh có đường kính từ 10 – 70 cm là thời kì sinh trưởng tốt nhất của cây, cây sẽ
phát huy tác dụng tốt nhất về mặt môi sinh như tạo bóng mát, làm khí hậu trong lành.
Số lượng cây bóng mát ở các trường vùng ven nhiều hơn so với các trường trung tâm: các trường tiểu
học ở vùng ven ( 201 cây ) các trường tiểu học ở khu vực trung tâm ( 118 cây ), các trường THCS ở
vùng ven ( 242 cây ) các trường THCS ở khu vực trung tâm ( 159 cây ).
Ở các trường tiểu học khu vực trung tâm số lượng cây bóng mát mới được trồng là quá ít ( 19 cây ) so
với các trường tiểu học ở khu vực vùng ven ( 102 cây).
4.1.4. Độ che phủ
Diện tích phủ xanh ở trường học được thống kê như trong bảng 4.9, 4.10, 4.11.
Bảng 4. 9: Độ che phủ cây xanh ở một số trường tiểu học
Trường Diện tích cây
bóng mát
(m2)
Diện tích
cây cảnh
(m2)
Diện tích
trường (m2)
Độ che phủ %
Thực trạng TCVN
Các trường tiểu học khu vực trung tâm
Lê Văn Tám 1 28,88 16,70 2 790,4 5,2 30
Võ Thị Sáu 2 050,74 755,93 8 785,5 31,95 30
Kim Đồng 7 435,44 388,39 10 893 71,82 30
Các trường tiểu học khu vực vùng ven
Nguyễn Khuyến 147,45 334,37 7 410 6,5 30
Lê Ngọc Hân 4 043,78 56,28 7 826 52,39 30
Duy Tân 335,99 533,26 6 930 12,83 30
Bảng 4. 10: Độ che phủ cây xanh ở một số trường THCS
Trường Diện tích
cây bóng
mát (m2)
Diện tích
cây cảnh
(m2)
Diện tích
trường (m2)
Độ che phủ %
Thực trạng TCVN
Các trường THCS khu vực trung tâm
Phan Bội Châu 905,47 157,53 7 774 13,67 30
Trần Hưng Đạo 3 050,20 126,79 7 731 41,09 30
Chu Văn An 1 175,52 190,44 8 609 15,87 30
Các trường THCS khu vực vùng ven
Nguyễn Văn Trỗi 1 598,20 29,54 4849 33,57 30
Nguyễn Viết Xuân 2 625,98 44,64 11 665 22,89 30
Nguyễn Thái Học 4 529,20 86,32 7790 59,25 30
Bảng 4. 11: Độ che phủ cây xanh ở một số trường THPT
Trường Diện tích
cây bóng
mát (m2)
Diện tích
cây cảnh
(m2)
Diện tích
trường (m2)
Độ che phủ %
Thực trạng TCVN
Lê Quí Đôn 3 933,48 195,78 12 035 34,31 30
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 302,17 163,34 7 774 18,85 30
Trần Đại Nghĩa 2 808,11 52,81 10 579 27,04 30
Từ những số liệu ở bảng 4.9, 4.10, 4.11 cho thấy:
Diện tích phủ xanh ở các trường học có sự chênh lệch rất lớn: từ 5,2% đến 71,82%, diện tích
phủ xanh trung bình trong trường học khoảng 29,8%.
Độ che phủ của cây bóng mát vào khoảng 27,27 %.
Độ che phủ của cây cảnh vào khoảng 2,53 %.
So với tiêu chuẩn Việt Nam về độ che phủ trong trường học là 30% thì độ che phủ trung bình trong các
trường học ở thị xã Tây Ninh nhìn chung là đạt yêu cầu, có thể nói là đảm bảo được cho việc tạo ra môi
trường trong lành , dễ chịu cho học sinh khi ở trong trường học. Tuy nhiên độ che phủ của cây xanh
không đồng đều giữa các trường.
Một số trường có độ che phủ rất cao như: trường tiểu học Kim Đồng ( 71,82%), tiểu học Lê Ngọc Hân
( 52,39%), THCS Trần Hưng Đạo ( 41,09% ), THCS Nguyễn Thái Học ( 59,25%).
Tuy nhiên một số trường lại có độ che phủ rất thấp như: tiểu học Lê Văn Tám ( 5,2%), tiểu học Nguyễn
Khuyến (6,5%), THCS Phan Bội Châu ( 13,67% ).
Những trường học có độ che phủ của cây xanh quá thấp sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và
tâm lí của học sinh. Bởi vì các em cần có một môi trường trong lành để học tập, cần khoảng không gian
mát mẻ, tươi đẹp để vui chơi đùa giỡn sau những giờ học căng thẳng.
Thảm cỏ cũng là một trong những yếu tố tạo ra môi truờng trong lành trong trường học, nhưng hầu hết
các trường ở khu vực vùng ven không có thảm cỏ.
Một số trường ở khu vực trung tâm do diện tích nhỏ, số lượng học sinh đông, nên diện tích xây dựng
chiếm phần lớn diện tích trường, do đó không có nhiều khoảng không gian để trống các loại cây bóng
mát, cây hoa kiểng cũng chỉ được trống rất ít.
Một số truờng ở khu vực vùng ven thì có diện tích rộng rãi đễ trồng cây bóng mát nhưng số lượng cây
hoa kiểng được trống là rất ít. Lí do là vì kinh phí hạn hẹp, không có kinh phí để đầu tư trồng cây hoa
kiểng trong trường, cho nên cảnh quan của trường không được đẹp.
Đa số các trường không có trồng các chậu cây trong lớp học, việc trong cây trong lớp học rất hiếm.
Nhìn chung trường học là nơi có nhiều học sinh, các em trung bình có mặt ở trường từ 4 -6 giờ mỗi
ngày, giờ ra chơi là thời gian để các em vui chơi, nghỉ ngơi. Nếu trường học là một môi trường có đầy
đủ bóng mát, tươi đẹp thì sẽ tạo ra một tâm lí dễ chịu cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng học tập.
4.1.5. Một số cây độc hại trong trường học:
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy trong một số trường học có trống một số loài cây độc hại, các cây này
có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các em học sinh và giáo viên trong truờng, đó là:
- Trúc đào (Nerium oleander L.) toàn thân cây có độc, lá cây có các glycozit độc với tim. Trúc
đào được trồng ở trường THCS Trần Hưng Đạo.
- Xương rắn (Euphorbia milii ) toàn thân có nhiều gai nhọn, cây này không thích hợp để trồng
trong các trường học vì các em học sinh thường hiếu động, ưa chơi đùa, chạy nhảy, việc trồng cây này
trong trường học sẽ không an toàn cho học sinh. Cây xương rắn được trồng ở trường: tiểu học Lê Văn
Tám, THCS Chu Văn An, THCS Nguyễn Thái Học, THCS Nguyễn Viết Xuân.
4.1.6. Tóm tắt đánh giá về hiện trạng cảnh quan và cây xanh trong các trường tại Tây
Ninh
- Qua điều tra cơ bản cây xanh của 15 trường học, nhận thấy rằng trong khuôn viên trường học có 132
loài cây thuộc 63 họ, 36 bộ, 3 ngành.:
Ngành Dương xỉ ( Polypodiophyta ) có 1 loài
Ngành Thông (Pinophyta ) có 5 loài
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta ) có 126 loài gồm 2 lớp:
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida ) có 86 có loài
Lớp Hành (Liliopsida ) có 40 loài.
- Các họ có số loài nhiều là: họ Thầu dầu Euphorbiaceae (8 loài), họ Vang Caesalpiniaceae (5 loài), họ
Dâu tằm Moraceae (5 loài), họ Trúc đào Apocynaceae (7loài), họ Bồng bồng Dracaenaceae (8 loài), họ
cau (15 loài), họ Ráy Araceae (5 loài).
- Trong 132 loài cây có 89 loài thuộc cây làm cảnh (7,42%) và 43 loài cây bóng mát (32,58%).
- Phần lớn các cây bóng mát là mới đuợc trồng gần đây, hoặc đang ở trong thời kì sinh trưởng tốt nhất,
số lượng cây cổ thụ và đại thụ rất ít.
- Các trường học ở khu vực trung tâm có số lượng cây bóng mát được trồng ít hơn so với các trường ở
khu vực vùng ven.
- Cây xanh mới trồng hoặc còn nhỏ có đường kính <10 cm chiếm tỷ lệ 27,05% . Số lượng những cây
xanh mới trồng lớn hơn nhiều so với những cây già cỗi (1,81% cây có đuờng kính >50 cm).
- Cây xanh có đường kính từ 10 – 70 cm là thời kì sinh trưởng tốt nhất chiếm tỷ lệ 71,14%.
- Số lượng cây bóng mát ở các trường vùng ven nhiều hơn so với các trường trung tâm: các trường tiểu
học ở vùng ven (201 cây) các trường tiểu học ở khu vực trung tâm (118 cây), các trường THCS ở vùng
ven (242 cây) các trường THCS ở khu vực trung tâm (159 cây).
- Ở các trường tiểu học khu vực trung tâm số lượng cây bóng mát mới được trồng là quá ít (19 cây) so
với các trường tiểu học ở khu vực vùng ven (102 cây).
- Diện tích phủ xanh ở 15 trường khảo sát là khoảng : từ 5,2% đến 71,82%, diện tích phủ xanh trung
bình trong trường học khoảng 29,8%.
Độ che phủ của cây bóng mát vào khoảng 27,27 %.
Độ che phủ của cây cảnh vào khoảng 2,53 %.
- Độ che phủ của cây xanh không đồng đều giữa các trường.
- Một số trường có độ che phủ rất cao như: trường tiểu học Kim Đồng (71,82%), tiểu học Lê Ngọc Hân
(52,39%), THCS Trần Hưng Đạo (41,09% ), THCS Nguyễn Thái Học (59,25%).
- Một số trường lại có độ che phủ rất thấp như: tiểu học Lê Văn Tám (5,2%), tiểu học Nguyễn Khuyến
(6,5%), THCS Phan Bội Châu (13,67%).
- Hầu hết các trường ở khu vực vùng ven không có thảm cỏ.
- Đa số các trường không có trồng các chậu cây trong lớp học.
- Một số loài cây độc hại trong trường học là: Trúc đào ( Nerium oleander L.), xương rắn (Euphorbia
milii ).
- Tất cả các trường đều không có gắn bảng tên cho cây.
4.2. Hiện trạng các điều kiện vệ sinh môi trường trong một số trường học tại
thị xã Tây Ninh
4.2.1. Sơ lược về các trường điều tra
Bảng 4. 12: Một số đặc điểm về các trường tiểu học thuộc cụm trường trung tâm.
Tên trường
Đặcđiểm
Cụm trường tiểu học trung tâm
Lê Văn Tám Võ Thị Sáu Kim Đồng
Địa chỉ Số 37,Tua
Hai, KP3,
P1,TXTN
Số 25, Võ Thị
Sáu, KP3, P3,
TXTN
Số 02, Nguyễn
Thái Học, KP3,
P2, TXTN
Số điện thoại 0663 822467 0663 822448
Diện tích trường 2790,4 m2 8785,5 m2 10893 m2
Diện tích sân trường 586 m2 5515 m2 6000 m2
Số giáo viên 29 56 55
Số phòng học 15 30 30
Diện tích/1 phòng học 48 m2 43 m2 48 m2
Tổng số học sinh 552 1173 1115
Số học sinh/ lớp 37 39 37
Số lớp học 15 30 30
Số lớp học/ 1 phòng 1 1 1
Phòng
chức
năng
Thiết bị 0 1 1
Lab 0 0 0
Thí nghiệm 0 0 0
Y tế 1 1 1
Thư viện 0 1 1
Vi tính 1 1 1
Nghe nhìn 0 0 1
Thể dục 0 0 1
Bảng 4. 13: Một số đặc điểm về các trường tiểu học thuộc cụm trường vùng ven.
Tên trường
Đặcđiểm
Cụm trường tiểu học vùng ven
Nguyễn Khuyến Lê Ngọc Hân Duy Tân
Địa chỉ Ấp TânTrung,
xã Tân Bình,
TXTN
Tổ 4, ấp Thạnh
Trung, xã
Thạnh Tân,
TXTN
Ấp Ninh Hòa, xã
NinhThạnh,
TXTN
Số điện thoại 0663 839128 0663 839110 0663 824003
Diện tích trường 7410 m2 7826 m2 6930 m2
Diện tích sân trường 3800 m2 3500 m2 5500 m2
Số giáo viên 20 21 15
Số phòng học 15 8 12
Diện tích/1 phòng học 48 m2 56-64 m2 48 m2
Tổng số học sinh 386 403 241
Số học sinh/ lớp 35 31 30
Số lớp học 11 13 8
Số lớp học/ 1 phòng 1 1-2 1
Thiết bị 1 1 0
Lab 1 0 0
Thí nghiệm 0 0 0
Phòng
chức
năng
Y tế 1 0 1
Thư viện 1 1 3
Vi tính 1 0 1
Nghe nhìn 0 0 0
Thể dục 0 0 0
Bảng 4. 14: Một số đặc điểm về các trường THCS thuộc cụm trường trung tâm.
Tên trường
Đặcđiểm
Cụm trường THCS trung tâm
Phan Bội
Châu
Trần Hưng Đạo Chu Văn An
Địa chỉ Khu phố 5, P1,
TXTN
Đường 30-4,
KP4 ,P2,
TXTN
Số 138 Nguyễn
Trãi, P3,
TXTN
Số điện thoại 0663 825262 0663 822972 0663 822539
Diện tích trường 7774 m2 7731 m2 8609 m2
Diện tích sân trường 5000 m2 1600 m2 6179 m2
Số giáo viên 46 60 55
Số phòng học 18 25 28
Diện tích/1 phòng học 50,16 m2 54-56 m2 48 m2
Tổng số học sinh 744 1082 1125
Số học sinh/ lớp 41 43 40
Số lớp học 18 25 28
Số lớp học/ 1 phòng 1 1 1
Phòng
chức
năng
Thiết bị 1 1 1
Lab 1 1 1
Thí nghiệm 3 2 3
Y tế 1 1 1
Thư viện 1 1 1
Vi tính 1 1 1
Nghe nhìn 1 1 1
Thể dục 1 0 1
Bảng 4. 15: Một số đặc điểm về các trường THCS thuộc cụm trường vùng ven.
Tên trường
Đặc điểm
Cụm trường THCS vùng ven
Nguyễn Văn Trỗi Nguyễn Viết
Xuân
Nguyễn Thái
Học
Địa chỉ Ấp Tân Trung,
xã Tân Bình,
TXTN
Ấp Thạnh Hiệp,
xã Thạnh Tân,
TXTN
Ấp Ninh Hòa,
xã Ninh Thạnh,
TXTN
Số điện thoại 0663 819179 0663 839124 0663 821453
Diện tích trường 4848 m2 11665 m2 7790 m2
Diện tích sân trường 2329,5 m2 5600 m2 1276 m2
Số giáo viên 28 31 34
Số phòng học 8 9 11
Diện tích/1 phòng học 56 m2 50 m2 50 m2
Tổng số học sinh 290 515 563
Số học sinh/ lớp 36 40 38
Số lớp học 8 13 15
Số lớp học/ 1 phòng 1 1-2 2
Phòng
chức
năng
Thiết bị 1 1 1
Lab 0 0 0
Thí nghiệm 0 0 0
Y tế 0 0 0
Thư viện 1 1 1
Vi tính 0 0 0
Nghe nhìn 0 0 0
Thể dục 0 0 0
Bảng 4. 16: Một số đặc điểm về các trường trung học phổ thông.
Tên trường
Đặcđiểm
Cụm trường THPT trung tâm
Tây Ninh Lê Quí Đôn Nguyễn
Bỉnh Khiêm
Trần Đại
Nghĩa
Địa chỉ KP3, P3,
TXTN
KP4, P4,
TXTN
P3, TXTN 66, Nguyễn
Chí Thanh,
P3, TXTN
Số điện thoại 0663 822398 0663821418 0663 621240 0663 822377
Diện tích trường 33 000 m2 12 035 m2 7 774 m2 10 579 m2
Diện tích sân trường 13 000 m2 10 073 m2 5 000 m2 4 204 m2
Số giáo viên 76 65 39 44
Số phòng học 42 35 25 22
Diện tích/1 phòng học 49 m2 48 m2 48 m2 64 m2
Tổng số học sinh 1 598 1 0 33 690 1 378
Số học sinh/ lớp 43 41 41 46
Số lớp học 37 26 17 30
Số lớp học/ 1 phòng 1 1 0 2
Phòng
chức
năng
Thiết bị 1 1 1 1
Lab 1 0 1 0
Thí nghiệm 3 2 3 0
Y tế 1 1 1 1
Thư viện 1 1 1 1
Vi tính 2 2 1 2
Nghe nhìn 1 0 1 0
Thể dục 1 1 0 0
4.2.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2.1. Qui mô trường học
*Diện tích bình quân cho mỗi học sinh
Bảng 4. 17: Diện tích bình quân/1HS ở các trường tiểu học.
Cụm
trường
Tên trường
Diện
tích
trường
(m2)
Tổng
số học
sinh
Diện tích bình quân/1HS(
m2/1HS)
Thực
trạng
TCVN
Nội thị Vùng ven
Trung
tâm
Lê Văn Tám 2790,4 552 5,1 6
Võ Thị Sáu 8785,5 1173 7,4 6
Kim Đồng 10983 1115 9,8 6
Vùng
ven
Nguyễn Khuyến 7410 386 19,2 10
Lê Ngọc Hân 7826 403 19,4 10
Duy Tân 6930 241 28,8 10
Bảng 4. 18: Diện tích bình quân/1HS ở các trường THCS.
Cụm
trường
Tên trường Diện tích
trường
Tổng Diện tích bình quân/1HS(
m2/1HS)
(m2) số học
sinh
Thực
trạng
TCVN
Nội thị Vùng ven
Trung
tâm
Phan Bội Châu 7774 744 10,4 6
Trần Hưng Đạo 7731 1082 7,1 6
Chu Văn An 8609 1125 7,7 6
Vùng
ven
Nguyễn Văn Trỗi 4848 290 16,7 10
Nguyễn Viết Xuân 11665 515 22,7 10
Nguyễn Thái Học 7790 563 13,8 10
Bảng 4. 19: Diện tích bình quân/1HS ở các trường THPT.
Tên trường Diện tích
trường (m2)
Tổng
số học
sinh
Diện tích bình quân/1HS( m2/1HS)
Thực trạng TCVN
Nội thị Vùng ven
Tây Ninh 33000 1589 20,8 6
Lê Quí Đôn 12025 1033 11,6 6
Nguyễn Bỉnh Khiêm 7 774 690 11,3 6
Trần Đại Nghĩa 10 579 1 378 7,7 6
Qua bảng 4.17, 4.18, 4.19 cho thấy: Số trường đạt chuẩn về diện tích bình quân / 1 học sinh là 15/16 (
93,75%) trường được điều tra, chỉ có một trường không đạt chuẩn đó là trường tiểu học Lê Văn Tám.
Qua điều tra cho thấy đa số các trường học ở thị xã Tây Ninh đều được xây dựng trên một diện tích
tương đối rộng, do đó đảm bảo được diện tích bình quân cho mỗi học sinh, riêng trường tiểu học Lê
Văn Tám nằm ở trung tâm thị xã,có diện tích nhỏ, số lượng học sinh lại đông, nên không đảm bảo được
diện tích bình quân trên mỗi học sinh.
*Hiện trạng phòng học, lớp học, số lớp/1 phòng học
Bảng 4. 20: Hiện trạng phòng học, lớp học, số lớp/1 phòng học ở các trường tiểu học.
Cụm
trường
Tên trường Tổng số
phòng
học
Số lớp học Số lớp/1 phòng học
Thực
trạng
TCVN Thực
trạng
TCVN
Trung
tâm
Lê Văn Tám 15 15 30 1 2
Võ Thị Sáu 30 30 30 1 2
Kim Đồng 30 30 30 1 2
Vùng
ven
Nguyễn Khuyến 15 11 30 1 2
Lê Ngọc Hân 8 13 30 1-2 2
Duy Tân 12 8 30 1 2
Bảng 4. 21: Hiện trạng phòng học, lớp học, số lớp/1 phòng học ở các trường THCS.
Cụm
trường
Tên trường Tổng số
phòng
Số lớp học Số lớp/1 phòng
học
học Thực
trạng
TCVN Thực
trạng
TCVN
Trung
tâm
Phan Bội Châu 18 18 60 1 2
Trần Hưng Đạo 25 25 60 1 2
Chu Văn An 28 28 60 1 2
Vùng
ven
Nguyễn Văn Trỗi 8 8 60 1 2
Nguyễn Viết Xuân 9 13 60 1 – 2 2
Nguyễn Thái Học 11 15 60 1 – 2 2
Bảng 4. 22: Hiện trạng phòng học, lớp học, số lớp/1 phòng học ở các trường THPT.
Tên trường Tổng số
phòng
học
Số lớp học Số lớp/1 phòng học
Thực
trạng
TCVN Thực
trạng
TCVN
Tây Ninh 42 37 60 1 2
Lê Quí Đôn 35 30 60 1 2
Nguyễn Bỉnh Khiêm 22 17 60 1 2
Trần Đại Nghĩa 22 30 60 1 - 2 2
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100% số trường đạt chuẩn về số lớp học .
- 100% số trường đạt chuẩn về số lớp/ 1 phòng học.
Qua quá trình điều tra thực tế tôi nhận thấy hầu hết các trường tiểu học và THCS được điều tra ở khu
vực trung tâm là những trường lớn, trường tiểu học Kim Đồng và trường tiểu học Võ Thị Sáu là hai
trường tiểu học lớn nhất tỉnh Tây Ninh, các trường tiểu học và THCS ở vùng ven đều là những trường
nhỏ, còn các trường THPT thì đều tập trung ở trung tâm thị xã và có qui mô lớn, trong đó lớn nhất là
trường THPT Tây Ninh.
*Hiện trạng sĩ số học sinh /lớp:
Bảng 4. 23: Hiện trạng sĩ số học sinh /lớp ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Số HS bình quân/lớp
Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 35 - 39 35
Võ Thị Sáu 36 - 44 35
Kim Đồng 35 - 40 35
Vùng ven Nguyễn Khuyến 31 - 39 35
Lê Ngọc Hân 15 - 37 35
Duy Tân 27 - 33 35
Bảng 4. 24: Hiện trạng sĩ số học sinh /lớp ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Số HS bình quân/lớp
Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 36 - 45 40
Trần Hưng Đạo 35 - 46 40
Chu Văn An 33 - 45 40
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 30 - 39 40
Nguyễn Viết Xuân 33 - 44 40
Nguyễn Thái Học 31 - 42 40
Bảng 4. 25: Hiện trạng sĩ số học sinh /lớp ở các trường THPT.
Tên trường Số HS bình quân/lớp
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 38 - 49 45
Lê Quí Đôn 32 - 48 45
Nguyễn Bỉnh Khiêm 30 - 50 45
Trần Đại Nghĩa 37 - 50 45
Kết quả điều tra cho thấy:
- Có 14/16 ( 87,5%) trường được điều tra đều không đạt chuẩn về số học sinh bình quân /lớp.
- Chỉ có 2 trường đạt chuẩn đó là trường tiểu học Duy Tân và THCS Nguyễn Văn Trỗi, cả hai trường
này đều nằm ở vùng ven.
- 100% số trường TH, THCS, THPT được điều tra ở khu vực trung tâm không đạt chuẩn về về số học
sinh bình quân /lớp.
- Cụ thể là:
+ Tiểu học Lê Văn Tám: có 2/15 lớp đạt chuẩn.
+ Tiểu học Võ Thị Sáu : có 0/30 lớp đạt chuẩn.
+ Tiểu học Kim Đồng: có 2/30 lớp đạt chuẩn.
+ Tiểu học Nguyễn Khuyến: có 6/11 lớp đạt chuẩn.
+ Tiểu học Lê Ngọc Hân : có 11/13 lớp đạt chuẩn.
+ Tiểu học Duy Tân : 8/8 lớp đạt chuẩn.
+ THCS Phan Bội Châu: có 8/18 lớp đạt chuẩn.
+ THCS Trần Hưng Đạo: có 4/25 lớp đạt chuẩn.
+ THCS Chu Văn An: có 6/28 lớp đạt chuẩn.
+ THCS Nguyễn Văn Trỗi: có 8/8 lớp đạt chuẩn.
+ THCS Nguyễn Viết Xuân: có 10/13 lớp đạt chuẩn.
+ THCS Nguyễn Thái Học: có 9/15 lớp đạt chuẩn.
+ THPT Tây Ninh: có 36/42 lớp đạt chuẩn.
+ THPT Lê Quí Đôn: có 25/30 lớp đạt chuẩn.
+ THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: có 13/17 lớp đạt chuẩn.
+ THPT Trần Đại Nghĩa: có 22/30 lớp đạt chuẩn.
* Về diện tích phòng học cho mỗi học sinh:
Bảng 4. 26: Hiện trạng diện tích phòng học bình quân/1 HS ở các trường tiểu học.
Cụm
trường
Tên trường Diện tích/1
phòng học
(m2)
Số học
sinh/1lớp
Diện tích bình quân/1 HS
(m2)
Thực trạng TCVN
Trung
tâm
Lê Văn Tám 48 35 - 39 1,23 - 1,37 1,1 – 1,25
Võ Thị Sáu 43 36 - 44 0,98 - 1,19 1,1 – 1,25
Kim Đồng 48 35 - 40 1,2 - 1,37 1,1 – 1,25
Vùng
ven
Nguyễn Khuyến 48 31 - 39 1,23 - 1,55 1,1 – 1,25
Lê Ngọc Hân 56 15 - 37 1,5 - 3,7 1,1 – 1,25
Duy Tân 48 27 - 33 1,45 - 1,78 1,1 – 1,25
Bảng 4. 27: Hiện trạng diện tích phòng học bình quân/1 HS ở các trường THCS.
Cụm
trường
Tên trường Diện tích/1
phòng học
(m2)
Số học
sinh/1lớp
Diện tích bình quân/1 HS
(m2)
Thực trạng TCVN
Trung
tâm
Phan Bội Châu 50,16 36 - 45 1,1 - 1,39 1,1 – 1,25
Trần Hưng Đạo 56 35 - 46 1,22 - 1,6 1,1 – 1,25
Chu Văn An 48 33 - 45 1,07 - 1,45 1,1 – 1,25
Vùng
ven
Nguyễn Văn Trỗi 48 30 - 39 1,23 - 1,6 1,1 – 1,25
Nguyễn Viết Xuân 49,6 33 - 44 1,13 - 1,5 1,1 – 1,25
Nguyễn Thái Học 50 31 - 42 1,19 - 1,6 1,1 – 1,25
Bảng 4. 28: Hiện trạng diện tích phòng học bình quân/1 HS ở các trường THPT.
Tên trường Diện tích/1
phòng học
(m2)
Số học
sinh/1lớp
Diện tích bình quân/1 HS
(m2)
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 49 38 - 49 1 - 1,29 1,1 – 1,25
Lê Quí Đôn 48 32 - 48 1- 1,5 1,1 – 1,25
Nguyễn Bỉnh Khiêm 48 30 - 50 0,96 - 1,6 1,1 – 1,25
Trần Đại Nghĩa 64 37 - 50 1,28 - 1,73 1,1 – 1,25
Kết quả điều tra cho thấy:
- Hầu hết các trường tiểu học và THCS ở trung tâm và vùng ven đều đạt chuẩn về diện tích phòng học
cho mỗi học sinh, chỉ có trường tiểu học Võ Thị sáu là không đạt chuẩn vì diện tích của một phòng học
quá nhỏ ( 43 m2 ), trường này vốn được xây dựng từ rất lâu đời.
- Trong số 4 trường THPT được điều tra chỉ có trường THPT Trần Đại Nghĩa là đạt chuẩn về diện tích
phòng học bình quân/1 HS, vì diện tích phòng học của trường này lớn ( 64m2 ), 2 trường THPT Lê Quí
Đôn và Trần Đại Nghĩa có diện tích phòng học là 48 m2, cho nên những lớp học nào có số học sinh >43
thì sẽ không đạt chuẩn, trường THPT Tây Ninh có diện tích phòng học là 49 m2, cho nên những lớp
học nào có số học sinh >44 thì sẽ không đạt chuẩn.
*Về y tế học đường:
Bảng 4. 29: Hiện trạng diện tích phòng y tế ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Diện tích phòng y tế (m2)
Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 32 12
Võ Thị Sáu 32 12
Kim Đồng 48 12
Vùng ven Nguyễn Khuyến 24 12
Lê Ngọc Hân 0 12
Duy Tân 24 12
Bảng 4. 30: Hiện trạng diện tích phòng y tế ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Diện tích phòng y tế (m2)
Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 19,5 12
Trần Hưng Đạo 14 12
Chu Văn An 24 12
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 0 12
Nguyễn Viết Xuân 0 12
Nguyễn Thái Học 0 12
Bảng 4. 31: Hiện trạng diện tích phòng y tế ở các trường THPT.
Tên trường Diện tích phòng y tế (m2)
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 17,28 12
Lê Quí Đôn 0 12
Nguyễn Bỉnh Khiêm 12 12
Trần Đại Nghĩa 20 12
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100% các trường tiểu học ở trung tâm đạt chuẩn về diện tích phòng y tế, có 66,7% (2/3) trường tiểu
học ở vùng ven đạt chuẩn về diện tích phòng y tế, trường tiểu học Lê Ngọc Hân không có phòng y tế và
cũng không có nhân viên y tế.
- 100% các trường THCS ở trung tâm đạt chuẩn về diện tích phòng y tế, nhưng 100% trường THCS ở
vùng ven không có phòng y tế, trường THCS
Nguyễn Văn Trỗi và THCS Nguyễn Thái Học không có nhân viên y tế ( 66,7%).
- 75% (3/4) các trường THPT đạt chuẩn về diện tích phòng y tế, chỉ có trường THPT Lê Quý Đôn là
không có phòng y tế. 100% các trường THPT có nhân viên y tế.
Các trường ở khu vực trung tâm thì vấn đề y tế học đường được quan tâm nhiều hơn so với các trường
vùng ven.Y tế học đường ở các trường nông thôn vùng ven còn yếu kém, như vậy sức khỏe của các em
ở trường chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức.
* Các phòng phục vụ khác:
Bảng 4. 32: Hiện trạng phòng thí nghiệm, thư viện, phòng nghe nhìn, phòng vi tính, phòng lab ở các
trường tiểu học.
Tên trường
P. chức năng
Cụm trường trung tâm Cụm trường vùng ven
Lê
Văn
Tám
Võ Thị
Sáu
Kim
Đồng
Nguyễn
Khuyến
Lê
Ngọc
Hân
Duy
Tân
Thư
viên
Số lượng 0 1 1 1 1 3
Diện tích(m2) 0 96 84 96 48 120
P.thí
nghiệm
Số lượng 0 0 0 0 0 0
Diện tích(m2) 0 0 0 0 0 0
P.nghe Số lượng 0 0 1 0 0 0
nhìn Diện tích(m2) 0 0 48 0 0 0
P.vi
tính
Số lượng 1 1 1 1 0 1
Diện tích(m2) 32 64 84 48 0 48
P.lab Số lượng 0 0 0 1 0 0
Diện tích(m2) 0 0 0 48 0 0
Bảng 4. 33: Hiện trạng phòng thí nghiệm, thư viện, phòng nghe nhìn, phòng vi tính, phòng lab ở các
trường THCS.
Tên trường
P. chức năng
Cụm trường trung tâm Cụm trường vùng ven
Phan
Bội
Châu
Trần
Hưng
Đạo
Chu
Văn
An
Nguyễn
Văn
Trỗi
Nguyễn
Viết
Xuân
Nguyễn
Thái
Học
Thư
viên
Số lượng 1 1 1 1 1 1
Diện tích(m2) 114 96 72 72 50 41
P.thí
nghiệm
Số lượng 3 2 3 0 0 0
Diện tích(m2) 121 148 121 0 0 0
P.nghe
nhìn
Số lượng 0 0 0 0 0 0
Diện tích(m2) 0 0 0 0 0 0
P.vi
tính
Số lượng 0 1 1 0 0 0
Diện tích(m2) 0 48 56 0 0 0
P.lab Số lượng 0 1 1 0 0 0
Diện tích(m2) 0 84 80 0 0 0
Bảng 4. 34: Hiện trạng phòng thí nghiệm, thư viện, phòng nghe nhìn, phòng vi tính, phòng lab ở các
trường THPT.
Tên trường
P. chức năng
Cụm trường trung tâm
Tây
Ninh
Lê Quí
Đôn
Nguyễn Bỉnh
Khiêm
Trần Đại
Nghĩa
Thư
viên
Số lượng 1 1 1 1
Diện tích (m2) 296 90 114 64
P.thí
nghiệm
Số lượng 3 2 3 0
Diện tích (m2) 315,24 96 156 0
P.nghe
nhìn
Số lượng 0 0 1 0
Diện tích (m2) 0 0 52 0
P.vi
tính
Số lượng 3 2 1 2
Diện tích (m2) 240 192 52 128
P.lab Số lượng 1 0 1 0
Diện tích (m2) 80 0 78 0
Kết quả điều tra cho thấy:
- 87,5% các trường có thư viện.
- Các trường tiểu học thì chưa có phòng thí nghiệm, 100% các trường THCS ở trung tâm có phòng thí
nghiệm, nhưng 100% các trường THCS ở vùng ven không có phòng thí nghiệm, 75% các trường THPT
có phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm là nơi để các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn, làm quen với thực hành. Nếu trường học mà không có phòng thí nghiệm thì việc tập luyện, thực
hành các kiến thức của học sinh sẽ không thể thực hiện được, do đó các trường học thì bậc THCS trở
lên nên có phòng thí nghiệm.
- 12,5% ( 2/16 trường) có phòng nghe nhìn, 2 trường này đều ở trung tâm. Các trường không có phòng
nghe nhìn chiếm 87,5%.
- 68,75% các trường có phòng vi tính ( 11/16 trường ), các trường không có phòng vi tính đó là các
trường THCS vùng ven, THCS Phan Bội Châu, tiểu học Lê Ngọc Hân. Các em học sinh lẫn giáo viên
đều cần phải biết sử dụng máy vi tính, thiếu phòng học vi tính là một thiệt thòi cho học sinh lẫn giáo
viên.
- 31,25% ( 5/16 trường ) có phòng Lab.
*Hiện trạng sân chơi:
Bảng 4. 35: Hiện trạng sân chơi ở các trường tiểu học.
Cụm
trường
Tên trường Diện tích
trường(m2)
Diện tích sân
trường(m2)
Tĩ lệ S sân trường /S
toàn trường
Thực
trạng
TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 2 790,4 586 21 40 – 50
Võ Thị Sáu 8 785,5 5 515 62,8 40 – 50
Kim Đồng 10 893 6 000 55,1 40 – 50
Vùng ven Nguyễn Khuyến 7 410 3 800 51,3 40 – 50
Lê Ngọc Hân 7 826 3 500 44,7 40 – 50
Duy Tân 6 930 5 500 79,4 40 – 50
Bảng 4. 36: Hiện trạng sân chơi ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Diện tích Diện tích Tĩ lệ S sân trường /S
trường(m
2)
sân
trường(m2)
toàn trường
Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 7 774 5 000 64,3 40 – 50
Trần Hưng Đạo 7 731 1 600 20,7 40 – 50
Chu Văn An 8 609 6 179 71,8 40 – 50
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 4848 2329,5 48,1 40 – 50
Nguyễn Viết Xuân 11 665 5 600 48 40 – 50
Nguyễn Thái Học 7 790 1 276 16,4 40 – 50
Bảng 4. 37: Hiện trạng sân chơi ở các trường THPT.
Tên trường Diện tích
trường(m2)
Diện tích
sân
trường(m2)
Tĩ lệ S sân trường /S toàn
trường
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 33 000 13 000 39,4 40 – 50
Lê Quí Đôn 12 035 8 073 67,1 40 – 50
Nguyễn Bỉnh Khiêm 7 774 5 000 64,3 40 – 50
Trần Đại Nghĩa 10 579 4 204 39,7 40 – 50
Kết quả điều tra cho thấy:
- 83,3% (5 trường) trường tiểu học đạt chuẩn về diện tích sân chơi, một trường không đạt chuẩn là
trường tiểu học Lê Văn Tám, đây là trường ở vùng trung tâm và có diện tích nhỏ.
- 66,7% (4 trường) trường THCS đạt chuẩn về diện tích sân chơi, hai trường không đạt chuẩn là trường
THCS Trần Hưng Đạo và THCS Nguyễn Thái Học.
- 100% trường THPT đạt chuẩn về diện tích sân chơi.
- Sân chơi tại các trường học ở khu vực trung tâm thì được lát gạch, còn khu vực vùng ven là sân đất.
Nhìn chung các trường học ở thị xã Tây Ninh đảm bảo diện tích sân chơi khá tốt cho học sinh, tuy
nhiên cũng có một số trường do diện tích đất xây dựng hẹp nên sân chơi nhỏ. Sân trường rộng rãi,
thoáng mát, cây hoa kiểng đẹp sẽ giúp cho các em học sinh có được những giờ phút thư giãn vui chơi
sau giờ học, và ngay cả giáo viên cũng sẽ có được tinh thần thoải mái. Nếu sân chơi quá hẹp sẽ dễ gây
ra cảm giác tù túng, bực bội.
4.2.2.2. Nhiệt độ
Bảng 4. 38: Hiện trạng nhiệt độ các phòng học ở các trường tiểu học vào đợt 1 (tháng 10 – 12/2009).
Cụm trường Tên trường Nhiệt độ phòng học ( 0C)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Trung tâm Lê Văn Tám 25 - 27 29 - 31,5 20 - 27
Võ Thị Sáu 26 – 28 30 - 31 20 - 27
Kim Đồng 25 – 27 39,5 – 31 20 - 27
Vùng ven Nguyễn Khuyến 26 - 29 30 – 31 20 - 27
Lê Ngọc Hân 26,5 – 29 30 – 32,5 20 - 27
Duy Tân 26– 28 30 – 32 20 - 27
Bảng 4. 39: Hiện trạng nhiệt độ các phòng học ở các trường THCS vào đợt 1 (tháng 10 – 12/2009).
Cụm trường Tên trường Nhiệt độ phòng học ( 0C)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Trung tâm Phan Bội Châu 25 – 27 29 - 31 20 - 27
Trần Hưng Đạo 27 - 29 30 – 32 20 - 27
Chu Văn An 25 – 27 29 – 31 20 - 27
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 27 – 29,5 30 - 32 20 - 27
Nguyễn Viết Xuân 25 - 27 30 - 31,5 20 - 27
Nguyễn Thái Học 26,5 – 29 30- 32 20 - 27
Bảng 4. 40: Hiện trạng nhiệt độ các phòng học ở các trường THPT vào đợt 1 (tháng 10 – 12/2009).
Tên trường Nhiệt độ phòng học ( 0C)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Tây Ninh 25 – 28,5 30 - 31 20 - 27
Lê Quí Đôn 25 - 28 29 - 31 20 - 27
Nguyễn Bỉnh Khiêm 26 – 29 30,5 - 32,5 20 - 27
Trần Đại Nghĩa 25,5 – 28,5 30 - 31 20 - 27
Bảng 4. 41: Hiện trạng nhiệt độ các phòng học ở các trường tiểu học vào đợt 2 (tháng 2 – 4/2010).
Cụm trường Tên trường Nhiệt độ phòng học ( 0C)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Trung tâm Lê Văn Tám 27 - 29 30 - 32 20 - 27
Võ Thị Sáu 27 – 28,5 30 - 32 20 - 27
Kim Đồng 27 – 29,5 30,5 – 31 20 - 27
Vùng ven Nguyễn Khuyến 27 - 30 31 - 32 20 - 27
Lê Ngọc Hân 28 – 30,5 30,5 – 32,5 20 - 27
Duy Tân 28 – 30,5 31 – 33 20 - 27
Bảng 4. 42: Hiện trạng nhiệt độ các phòng học ở các trường THCS vào đợt 2 (tháng 2 – 4/2010).
Cụm trường Tên trường Nhiệt độ phòng học ( 0C)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Trung tâm Phan Bội Châu 27 - 29 30 - 31 20 - 27
Trần Hưng Đạo 28,5 -30 31 – 33 20 - 27
Chu Văn An 27 – 29 30 – 31 20 - 27
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 29 – 30,5 31 - 33 20 - 27
Nguyễn Viết Xuân 28,5 -30,5 30- 31,5 20 - 27
Nguyễn Thái Học 28 – 30 31- 32,5 20 - 27
Bảng 4. 43: Hiện trạng nhiệt độ các phòng học ở các trường THPT vào đợt 2 (háng 2 – 4/2010).
Tên trường Nhiệt độ phòng học ( 0C)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Tây Ninh 28 – 30,5 32,5 20 - 27
Lê Quí Đôn 27 - 29,5 30,5 - 32 20 - 27
Nguyễn Bỉnh Khiêm 28 – 30,5 31 - 33 20 - 27
Trần Đại Nghĩa 29 – 30,5 31 - 33 20 - 27
Số quạt được trang bị
Bảng 4. 44: Số quạt được trang bị tại mỗi phòng học ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Số quạt được trang bị /1 phòng
Trung tâm Lê Văn Tám 4 quạt trần
Võ Thị Sáu 2 quạt trần+4 quạt tường
Kim Đồng 4 quạt trần
Vùng ven Nguyễn Khuyến 4 quạt trần
Lê Ngọc Hân 2 quạt trần + 3-4 quạt tường
Duy Tân 4 quạt trần
Bảng 4. 45: Số quạt được trang bị tại mỗi phòng học ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Số quạt được trang bị /1 phòng
Trung tâm Phan Bội Châu 4 quạt trần
Trần Hưng Đạo 2 quạt trần
Chu Văn An 4 quạt trần
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 2 quạt trần hoặc 2 quạt tường
Nguyễn Viết Xuân 4 quạt tường
Nguyễn Thái Học 2 quạt trần
Bảng 4. 46: Số quạt được trang bị tại mỗi phòng học ở các trường THPT.
Tên trường Số quạt được trang bị /1 phòng
Tây Ninh 2 quạt trần
Lê Quí Đôn 3 quạt trần
Nguyễn Bỉnh Khiêm 2 quạt trần
Trần Đại Nghĩa 2 quạt trần
Kết quả điều tra cho thấy:
- Mặc dù đã được trang bị quạt trần và quạt tường nhưng nhiệt độ ở các phòng học đều cao.
- Vào tháng 10 – 12, buổi sáng có 5 trường ( 31,25%) đạt chuẩn về nhiệt độ phòng học là các trường:
tiểu học Lê Văn Tám, tiểu học Kim Đồng, THCS Phan Bội Châu, THCS Chu Văn An, THCS Nguyễn
Viết Xuân. Buổi chiều thì tất cả các trường đều không đạt chuẩn về nhiệt độ phòng học.
- Vào tháng 2 – 4 thì tất cả các trường đều không đạt chuẩn về nhiệt độ phòng học ở cảc hai buổi.
Với nhiệt độ không đạt chuẩn như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tâm lí của các em, dễ tạo cảm
giác mệt mỏi, đặc biệt là trong những ngày cúp điện thì khả năng học tập của các em sẽ bị ảnh hưởng
rất nhiều.
4.2.2.3. Tiếng ồn
Bảng 4. 47: Hiện trạng độ ồn ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Độ ồn (dBA)
Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 65,4 – 69,5 50
Võ Thị Sáu 64,8 – 68,4 50
Kim Đồng 57,2 – 69,8 50
Vùng ven Nguyễn Khuyến 67,6 – 72,6 50
Lê Ngọc Hân 55,1 - 68,3 50
Duy Tân 57,7 – 70,8 50
Bảng 4. 48: Hiện trạng độ ồn ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Độ ồn (dBA)
Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 67,3 – 72,4 50
Trần Hưng Đạo 70,5 – 78,3 50
Chu Văn An 65,1 – 71,7 50
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 52,5 – 67,7 50
Nguyễn Viết Xuân 58,3 – 70,6 50
Nguyễn Thái Học 62,8 – 71,6 50
Bảng 4. 49: Hiện trạng độ ồn ở các trường THPT.
Tên trường Độ ồn (dBA)
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 52,7 – 68,7 50
Lê Quí Đôn 68,3 – 76,4 50
Nguyễn Bỉnh Khiêm 66,9 - 74,1 50
Trần Đại Nghĩa 68,9 - 74,6 50
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100 % số trường có độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Các trường ở khu vực trung tâm có độ ồn cao
hơn các trường ở khu cực vùng ven do lượng xe cộ lưu thông nhiều, các trường ở vùng ven thì xung
quanh thường là nhà dân yên tĩnh, lưu lượng xe lưu thông trên đường ít nên độ ồn cũng ít hơn.
- Giáo viên giảng dạy thường không có trang bị micro, nên ở những trường có gần các đường giao
thông lớn, có độ ồn cao nên lắp các cửa kính ở của sổ và cửa chính để hạn chế bớt tiếng ồn.
4.2.2.4. Lượng bụi
Bảng 4. 50: Hiện trạng lượng bụi ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Lượng bụi ( mg/m3)
Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 0,0634 0,3
Võ Thị Sáu 0,123 0,3
Kim Đồng 0,117 0,3
Vùng ven Nguyễn Khuyến 0,1485 0,3
Lê Ngọc Hân 0,1329 0,3
Duy Tân 0,0627 0,3
Bảng 4. 51: Hiện trạng lượng bụi ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Lượng bụi ( mg/m3)
Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 0,09 0,3
Trần Hưng Đạo 0,0635 0,3
Chu Văn An 0,1088 0,3
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 0,0327 0,3
Nguyễn Viết Xuân 0,036 0,3
Nguyễn Thái Học 0,0978 0,3
Bảng 4. 52: Hiện trạng lượng bụi ở các trường THPT.
Tên trường Lượng bụi ( mg/m3)
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 0,0631 0,3
Lê Quí Đôn 0,0678 0,3
Nguyễn Bỉnh Khiêm 0,1083 0,3
Trần Đại Nghĩa 0,135 0,3
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100% số trường được điều tra đạt chuẩn về lượng bụi trong trường học.
- Những trường ở khu vực trung tâm thường có lượng bụi cao hơn ở khu vực vùng ven. Bên cạnh đó,
những trường nào được vệ sinh lớp học sạch sẽ, lớp học thoáng mát, hay sân trường cũng sạch sẽ và có
nhiều cây xanh, bóng mát lượng bụi cũng thấp hơn nhiều.
- Trường tiểu học Nguyễn Khuyến có lượng bụi cao nhất vì là trường mới xây dựng nên cây xanh rất ít,
phía trước trường là đường đất đỏ, và công tác vệ sinh lớp học chưa tốt.
- Trường tiểu học Lê Ngọc Hân cũng có lượng bụi cao vì sân trường là sân đất, và trường cũng không
có nhân viên vệ sinh, học sinh phải tự quét lớp học trước giờ học.
- Trường THPT Trần Đại Nghĩa cũng có lượng bụi cao vì sân trường là sân đất, trong trường đang có
công trình xây dựng dãy phòng học mới.
4.2.2.5. Chiếu sáng phòng học
*Độ chiếu sáng
Bảng 4. 53: Hiện trạng độ chiếu sáng trong phòng học ở các trường tiểu học.
Tên trường Độ sáng trung bình phòng học (lux)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Không đèn Có đèn Không đèn Có đèn
Cụm trường tiểu học trung tâm
Lê Văn Tám >100 >100 >100 >100 100
Võ Thị Sáu 48-1331 >100 35-242 >100 100
Kim Đồng 87-2530 >100 66-884 >100 100
Cụm trường tiểu học vùng ven
Nguyễn Khuyến >100 >100 74-2285 >100 100
Lê Ngọc Hân 64-1034 >100 51-692 73-914 100
Duy Tân >100 >100 >100 >100 100
Bảng 4. 54: Hiện trạng độ chiếu sáng trong phòng học ở các trường THCS.
Tên trường Độ sáng trung bình phòng học (lux)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Không đèn Có đèn Không đèn Có đèn
Cụm trường THCS trung tâm
Phan Bội Châu 85-978 >100 67-748 >100 100
Trần Hưng Đạo 34-1211 68-2341 18-723 46-1852 100
Chu Văn An 81-3840 >100 63-3165 >100 100
Cụm trường THCS vùng ven
Nguyễn Văn Trỗi 38-978 64-1365 11-1123 52-1260 100
Nguyễn Viết Xuân 48-1445 >100 30-980 >100 100
Nguyễn Thái Học 46-1134 66-1293 25-810 52-1036 100
Bảng 4. 55: Hiện trạng độ chiếu sáng trong phòng học ở các trường THPT.
Tên trường Độ sáng trung bình phòng học (lux)
Thực trạng TCVN
Buổi sáng Buổi chiều
Không đèn Có đèn Không đèn Có đèn
Tây Ninh >100 >100 >100 >100 100
Lê Quí Đôn 69-1269 >100 48-1130 >100 100
Nguyễn Bỉnh Khiêm 85-1277 >100 77-1213 >100 100
Trần Đại Nghĩa 52-1230 >100 24-1139 >100 100
Kết quả điều tra cho thấy:
- Xét tổng thể: Có 18,75% (3 truờng) đạt chuẩn về độ chiếu sáng cả 2 buổi sáng và chiều khi khi có đèn
và khi không có đèn..
- Các trường có độ chiếu sáng cao là tiểu học Lê Văn Tám, tiểu học Duy Tân, THPT Tây Ninh. Đây là
những trường được xây dựng có cửa sổ và cửa chính theo hướng nam hoặc đông nam, và có hệ thống
cửa sổ và cửa chính rộng rãi, thoáng mát.
- Trường Võ Thị Sáu có độ chiếu sáng thấp là do có cửa sổ không theo hướng nam hoặc đông nam, và
có cửa sổ dạng cửa sập, được lắp kính, nhưng kính không được vệ sinh sạch sẽ, bám đầy bụi, màng cửa
sổ luôn che phủ kín một phần cửa sổ.
- Trường THCS Trần Hưng Đạo và THCS Nguyễn Văn Trỗi thì các phòng học cũ chỉ được lắp đặc có
2 bóng đèn/1 phòng, do đó kể cà khi bật đèn thì nhiều vị trí trong lớp học vẩn thiếu ánh sáng rất nhiều.
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi có 1 phòng học không có bóng đèn.
- Phòng học không đủ ánh sáng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị của học sinh.
* Cách treo đèn, số lượng bóng đèn
Bảng 4. 56: Hiện trạng cách treo đèn và số lượng bóng đèn trong phòng học ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Khoảng cách từ bóng
đèn đến mặt bàn (m)
Số lượng bóng đèn / 1
phòng.
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 2,48 2 – 2,8 8-10 6 - 8
Võ Thị Sáu 2,38-2,5 2 – 2,8 6-10 6 - 8
Kim Đồng 2,65-2,71 2 – 2,8 12 6 - 8
Vùng ven Nguyễn Khuyến 2,27-2,4 2 – 2,8 12-14 6 - 8
Lê Ngọc Hân 2,51-2,92 2 – 2,8 6 6 - 8
Duy Tân 2,7 2 – 2,8 6 6 - 8
Bảng 4. 57: Hiện trạng cách treo đèn và số lượng bóng đèn trong phòng học ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Khoảng cách từ bóng
đèn đến mặt bàn (m)
Số lượng bóng đèn / 1
phòng.
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 2,13 2 – 2,8 12 6 - 8
Trần Hưng Đạo 2,42 2 – 2,8 2 - 4 6 - 8
Chu Văn An 2,27 2 – 2,8 12 6 - 8
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 2,61-2,78 2 – 2,8 2 - 10 6 - 8
Nguyễn Viết Xuân 2,63-2,84 2 – 2,8 8 6 - 8
Nguyễn Thái Học 2,7 2 – 2,8 4 6 - 8
Bảng 4. 58: Hiện trạng cách treo đèn và số lượng bóng đèn trong phòng học ở các trường THPT.
Tên trường Khoảng cách từ bóng đèn
đến mặt bàn (m)
Số lượng bóng đèn / 1
phòng.
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Tây Ninh 2,68 2 – 2,8 8 6 - 8
Lê Quí Đôn 2,55 2 – 2,8 8 6 - 8
Nguyễn Bỉnh Khiêm 2,26 2 – 2,8 8 6 - 8
Trần Đại Nghĩa 2,61 2 – 2,8 8 6 - 8
Kết quả điều tra cho thấy:
- Về khoảng cách từ bóng đèn đến mặt bàn thì 100% số trường đạt chuẩn.
- Về số lượng bóng đèn thì có 81,25% ( 13/16) trường đạt chuẩn, 3 trường không đạt chuẩn là trường
THCS Trần Hưng Đạo, THCS Nguyễn Văn Trỗi, THCS Nguyễn Thái Học.
- Số lượng bóng đèn và cách treo đèn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chiếu sáng của phòng học.
* Chỉ số chiếu sáng
Bảng 4. 59: Hiện trạng chỉ số chiếu sáng ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Tổng diện
tích cửa sổ
- tổng diện
tích chấn
song (m2)
Tổng diện
tích phòng
học
Chỉ số chiếu sáng
Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 215,4 720 0,30 1/5 – 1/4
Võ Thị Sáu 192,6 1290 0,15 1/5 – 1/4
Kim Đồng 229,5 1440 0,16 1/5 – 1/4
Vùng ven Nguyễn Khuyến 161,4 720 0,22 1/5 – 1/4
Lê Ngọc Hân 107,68 384 0,28 1/5 – 1/4
Duy Tân 133,2 756 0,17 1/5 – 1/4
Bảng 4. 60: Hiện trạng chỉ số chiếu sáng ở các trường THCS.
Cụm
trường
Tên trường Tổng diện
tích cửa sổ
- tổng diện
tích chấn
song (m2)
Tổng
diện tích
phòng
học
Chỉ số chiếu sáng
Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 211,5 902,88 0,23 1/5 – 1/4
Trần Hưng Đạo 215,25 1350 0,16 1/5 – 1/4
Chu Văn An 344,4 1568 0,22 1/5 – 1/4
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 100 448 0,22 1/5 – 1/4
Nguyễn Viết Xuân 80,82 446,4 0,18 1/5 – 1/4
Nguyễn Thái Học 122,1 550 0,22 1/5 – 1/4
Bảng 4. 61: Hiện trạng chỉ số chiếu sáng ở các trường THPT.
Tên trường Tổng diện
tích cửa sổ
- tổng diện
tích chấn
song (m2)
Tổng diện
tích phòng
học
Chỉ số chiếu sáng
Thực trạng TCVN
Tây Ninh 602,7 2058 0,29 1/5 – 1/4
Lê Quí Đôn 344,26 1680 0,20 1/5 – 1/4
Nguyễn Bỉnh Khiêm 283 1200 0,24 1/5 – 1/4
Trần Đại Nghĩa 202,62 1408 0,14 1/5 – 1/4
Kết quả diều tra cho thấy:
- Có 62,5 % ( 10/16) trường điều tra đạt chuẩn về chỉ số chiếu sáng, số trường không đạt chuẩn là 6
trường ( 37,5%).
- Qua điều tra chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chỉ số chiếu sáng không đạt chuẩn là do diện
tích cửa sổ hẹp, sử dụng kính sập ở ngoài cửa sổ và các kính này để lâu ngày bị bám bụi do không được
vệ sinh sạch sẽ, vì vậy làm hạn chế ánh sáng tự nhiên trong lớp học.
- Chỉ số chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến độ chiếu sáng của phòng học, chỉ số chiếu sáng biểu thị cho
lượng ánh sáng tự nhiên trong phòng học, nếu chỉ số chiếu sáng quá thấp thì sẽ gây ảnh hưởng không
tốt đến thị giác của học sinh.
4.2.2.6. Phương tiện học tập
* Bàn, ghế
Bảng 4. 62: Hiện trạng chiều cao bàn, ghế ở các trường tiểu học.
Cụm
trường
Tên trường Cao bàn ( cm) Cao ghế ( cm)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung
tâm
Lê Văn Tám 67 – 76 46 - 55 40 - 45 27 - 33
Võ Thị Sáu 68 – 75 46 - 55 38 - 46 27 - 33
Kim Đồng 72 46 - 55 42 - 44 27 - 33
Vùng
ven
Nguyễn Khuyến 67 46 - 55 42 27 - 33
Lê Ngọc Hân 68 46 - 55 41 – 42 27 - 33
Duy Tân 67 46 - 55 42 27 - 33
Bảng 4. 63: Hiện trạng chiều cao bàn, ghế ở các trường THCS.
Cụm
trường
Tên trường Cao bàn ( cm) Cao ghế ( cm)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 73 61 – 69 45 38 – 44
Trần Hưng Đạo 77 61 – 69 40 – 45 38 – 44
Chu Văn An 72 61 – 69 44 38 – 44
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 72 – 74 61 – 69 40 – 44 38 – 44
Nguyễn Viết Xuân 72 61 – 69 44 38 – 44
Nguyễn Thái Học 74 61 – 69 44 38 – 44
Bảng 4. 64: Hiện trạng chiều cao bàn, ghế ở các trường THPT.
Tên trường Cao bàn ( cm) Cao ghế ( cm)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Tây Ninh 75 69 – 74 45 44 - 46
Lê Quí Đôn 75 69 – 74 45 44 - 46
Nguyễn Bỉnh Khiêm 75 69 – 74 45 44 - 46
Trần Đại Nghĩa 75 69 – 74 45 44 - 46
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100% số trường tiểu học và 100% số trường THCS không đạt chuẩn về kích cỡ bàn ghế. Thực trạng
chung ở các trường này là sử dụng bàn ghế có kích cỡ lớn hơn so với quy định. Bên cạnh đó có một số
trường phối hợp bàn ghế không đúng qui cách như: Bàn dành cho 4 học sinh kết hợp với ghế chiếc, các
trường này chỉ sử dụng 1 đến 2 cỡ bàn ghế cho tất cả các khối lớp, các trường chỉ sử dụng một cỡ bàn
ghế cho tất cả các khối lớp là: tiểu học Duy Tân, THCS Phan Bội Châu, THCS Chu Văn An, THCS
Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Thái Học.Đây là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các bệnh như
cận, viễn thị và cong vẹo cột sống ở học sinh.
- 100% số trường THPT sử dụng bàn ghế đúng chuẩn. Tuy nhiên tất cả các trường này chỉ sử dụng một
cỡ bàn ghế cho tất cả các khối lớp.
*Bảng
Bảng 4. 65: Hiện trạng bảng ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Rộng bảng (m) Dài bảng (m)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 1,23 1 – 1,3 3,4 3 – 3,5
Võ Thị Sáu 1,25 1 – 1,3 3,7 3 – 3,5
Kim Đồng 1,25 1 – 1,3 3,7 3 – 3,5
Vùng ven Nguyễn Khuyến 1,22 1 – 1,3 3,63 3 – 3,5
Lê Ngọc Hân 1,2 1 – 1,3 3 – 3,3 3 – 3,5
Duy Tân 1,2 1 – 1,3 3,6 3 – 3,5
Bảng 4. 66: Hiện trạng bảng ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Rộng bảng (m) Dài bảng (m)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 1,25 1 – 1,3 3,6 3 – 3,5
Trần Hưng Đạo 1,25 1 – 1,3 3,63 3 – 3,5
Chu Văn An 1,2 1 – 1,3 3,2 3 – 3,5
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 1,3 1 – 1,3 3,5 3 – 3,5
Nguyễn Viết Xuân 1,25 1 – 1,3 3,5 3 – 3,5
Nguyễn Thái Học 1,25 1 – 1,3 3,63 3 – 3,5
Bảng 4. 67: Hiện trạng bảng ở các trường THPT.
Tên trường Rộng bảng (m) Dài bảng (m)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Tây Ninh 1,2 1 – 1,3 3,6 3 – 3,5
Lê Quí Đôn 1,2 1 – 1,3 3,6 3 – 3,5
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1,2 1 – 1,3 3,6 3 – 3,5
Trần Đại Nghĩa 1,2 1 – 1,3 3,6 3 – 3,5
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100% số trường được điều tra đạt chuẩn về chiều rộng bảng.
- 31,25% (5/16) trường đạt chuẩn về chiều dài bảng, số trường không đạt chuẩn về chiều dài bảng là 11
trường ( 68,75%).
- Nhìn chung các trường không đạt chuẩn về chiều dài bảng là do có chiều dài bảng lớn hơn so với quy
định, tuy nhiên mức độ chênh lệch không nhiều, do đó về chiều dài bảng ở các trường học là có thể
chấp nhận được.
- Về chất lượng của bảng thì qua điều tra chúng tôi nhận thấy tất cả các trường ở đều sử dụng bảng từ,
có hay không có kẻ ô li.
- Qua điều tra chúng tôi còn nhận thấy một số trường có tình trạng khoảng cách từ bảng đến bàn học
không đúng quy định được thống kê trong bảng 4.57, 4.58, 4.59 như sau:
Bảng 4. 68: Hiện trạng về cách treo bảng ở các trường tiểu học.
Cụm trường Tên trường Khoảng cách từ bảng
đến bàn đầu (m)
Khoảng cách từ bảng
đến bàn cuối (m)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Lê Văn Tám 2,1 2 – 2,5 6,5 8
Võ Thị Sáu 1,83 – 1,95 2 – 2,5 5,5 – 6,8 8
Kim Đồng 1,3 – 1,6 2 – 2,5 6,15 – 6,9 8
Vùng ven Nguyễn Khuyến 1,7 – 2,15 2 – 2,5 6,7 8
Lê Ngọc Hân 2,15 – 2,94 2 – 2,5 6,1 – 6,35 8
Duy Tân 2,2 2 – 2,5 6,6 8
Bảng 4. 69: Hiện trạng về cách treo bảng ở các trường THCS.
Cụm trường Tên trường Khoảng cách từ bảng
đến bàn đầu (m)
Khoảng cách từ bảng
đến bàn cuối (m)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Trung tâm Phan Bội Châu 1,7 – 2,2 2 – 2,5 6,2 8
Trần Hưng Đạo 1,43 – 2,22 2 – 2,5 7,13 8
Chu Văn An 1,7 - 1,9 2 – 2,5 7 8
Vùng ven Nguyễn Văn Trỗi 2,03 – 2,44 2 – 2,5 7,06 – 7,32 8
Nguyễn Viết Xuân 1,6 – 2,2 2 – 2,5 6,9 – 7,4 8
Nguyễn Thái Học 2,25 2 – 2,5 7,25 8
Bảng 4. 70: Hiện trạng về cách treo bảng ở các trường THPT.
Tên trường Khoảng cách từ bảng đến
bàn đầu (m)
Khoảng cách từ bảng đến
bàn cuối (m)
Thực trạng TCVN Thực trạng TCVN
Tây Ninh 1,15 – 2,04 2 – 2,5 6,2 8
Lê Quí Đôn 2,5 2 – 2,5 7,4 8
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1,65 – 2,07 2 – 2,5 7,2 8
Trần Đại Nghĩa 1,35 – 2,24 2 – 2,5 7,6 8
Kết quả điều tra cho thấy:
- 37,5% ( 6/16) trường đạt chuẩn về khoảng cách từ bảng đến bàn đầu của học sinh, 62,5% ( 10/16)
trường không đạt chuẩn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn đầu của học sinh quá gần với bảng là do
số học sinh trong lớp quá đông, số bàn ghế trong lớp học tăng lên nên bàn đầu bị đặt gần sát bảng. Đây
là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị ở các em học sinh.
- 100% số trường đạt chuẩn về khoảng cách từ bảng đến bàn cuối, vì chiều dài của một phòng học
thường là 8m, do đó khoảng cách từ bảng đến bàn cuối không quá 8m.
4.2.2.7. Các công trình vệ sinh khác:
Bảng 4. 71: Hiện trạng về các công trình vệ sinh khác các trường tiểu học.
Trung tâm Vùng ven
Lê Văn
Tám
Võ Thị
Sáu
Kim
Đồng
Nguyễn
Khuyến
Lê Ngọc
Hân
Duy
Tân
Hệ thống lọc
nước
Có Có Có Có Có Có
Sọt rác 22 55 65 25 18 32
Nhân viên vệ
sinh
1 4 4 1 0 1
Hệ thống cống
rãnh
Có Có Có Có Không Có
Bảng 4. 72: Hiện trạng về các công trình vệ sinh khác các trường THCS.
Trung tâm Vùng ven
Phan Bội Trần Chu Văn Nguyễn Nguyễn Nguyễn
Châu Hưng
Đạo
An Văn Trỗi Viết
Xuân
Thái Học
Hệ thống lọc
nước
Có Không Không Có Có Có
Sọt rác 39 52 48 20 25 26
Nhân viên vệ
sinh
2 3 1 1 0 1
Hệ thống
cống rãnh
Có Có Có Không Không Không
Bảng 4. 73: Hiện trạng về các công trình vệ sinh khác các trường THPT.
Trung tâm
Tây Ninh Lê Quí Đôn Nguyễn Bỉnh
Khiêm
Trần Đại Nghĩa
Hệ thống lọc
nước
Không Không Có Không
Sọt rác 62 56 42 39
Nhân viên vệ
sinh
1 2 2 1
Hệ thống cống
rãnh
Có Có Có Có
Kết quả điều tra cho thấy:
- 100% các trường tiểu học có cung cấp nước uống cho học sinh. 100% các trường THCS ở vùng ven
có cung cấp nước uống cho học sinh. 33,3% các trường THCS trung tâm có cung cấp nước uống cho
học sinh, còn lại 66,7% là học sinh phải tự trang bị. 25% các trường THPT có cung cấp nước uống cho
học sinh, 75% không có cung cấp nước uống, học sinh phải tự trang bị hoặc dùng nước ở căntin. Hệ
thống cung cấp nước uống ở các trường thường là hệ thống máy lọc nước, do đó cũng tương đối đảm
bảo vệ sinh cho học sinh. Ở các truờng không có hệ thống máy lọc nước thì học sinh phải tự đem theo
nước uống, hoặc uống nước ở căn tin hay các hàng quán bên ngoài, nguồn nước này không thể đảm
bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho học sinh.
- 100% các trường có sọt rác đầy đủ ỏ các phòng học và phòng làm việc.
- 87,5% ( 14 trường) có nhân viên vệ sinh, 12,5% ( 2 trường ) không có là tiểu học Lê Ngọc Hân và
THCS Nguyễn Viết Xuân, ở các trường này thì học sinh phải tự quét dọn lớp, phòng học.
- 75% ( 12 trường ) có hệ thống cống rãnh để thoát nước, 25 % ( 4 trường ) không có hệ thống cống
rãnh là tiểu học Lê Ngọc Hân, và các trường THCS ở vùng ven. Qua điều tra tôn nhận thấy đa số các
trường ở nông thôn vùng ven không có hệ thống cống rãnh.
4.2.3. Tóm tắt đánh giá khái quát về hiện trạng đềiu kiện vệ sinh môi trường trong các
trường học
*Qui mô trường học
- 93,75% trường đạt chuẩn về diện tích bình quân / 1 học sinh.
- 100% số trường đạt chuẩn về số lớp học và số lớp/ 1 phòng học.
- Có 14/16 (87,5%) trường được điều tra đều không đạt chuẩn về số học sinh bình quân /lớp.Chỉ có 2
trường đạt chuẩn đó là trường tiểu học Duy Tân và THCS Nguyễn Văn Trỗi. 100% số trường được
điều tra ở khu vực trung tâm không đạt chuẩn về về số học sinh bình quân /lớp.
- 62,5% số trường đuợc điều tra đạt chuẩn về diện tích phòng học bình quân/1 học sinh.
- 68,75% (11/16) số trường đuợc điều tra đạt chuẩn về diện tích phòng y tế
- 87,5% các trường có thư viện, 100% các trường THCS ở trung tâm có phòng thí nghiệm,100% các
trường THCS ở vùng ven không có phòng thí nghiệm, 75% các trường THPT có phòng thí nghiệm,
68,75% các trường có phòng vi tính (11/16 trường).
- 83,3% (5 trường) trường tiểu học đạt chuẩn về diện tích sân chơi, 66,7% (4 trường) trường THCS đạt
chuẩn về diện tích sân chơi,. 100% trường THPT đạt chuẩn về diện tích sân chơi.
* Môi trường không khí: nhiệt độ, tiếng ồn, lượng bụi, ánh sáng
- Hầu hết các trường có nhiệt độ không đạt chuẩn ở các 2 buổi học.
- 100% các trường điều tra có độ ồn vượt chuẩn.
- 100% các trường điều tra có lượng bụi đạt chuẩn.
- 81,25% các trường không đạt về độ chiếu sáng phòng học.
- Về khoảng cách từ bóng đèn đến mặt bàn thì 100% số trường đạt chuẩn.Về số lượng bóng đèn thì có
81,25% (13/16) trường đạt chuẩn.
- - Có 62,5 % (10/16) trường điều tra đạt chuẩn về chỉ số chiếu sáng.
*Phương tiện học tập
- 100% số trường tiểu học và 100% số trường THCS không đạt chuẩn về kích cỡ bàn ghế
- 100% số trường THPT sử dụng bàn ghế đúng chuẩn. Tất cả các trường THPT chỉ sử dụng một cỡ bàn
ghế cho tất cả các khối lớp.
- 100% số trường được điều tra đạt chuẩn về chiều rộng bảng.
- 31,25% (5/16) trường đạt chuẩn về chiều dài bảng, số trường không đạt chuẩn về chiều dài bảng là 11
trường (68,75%).
- 37,5% (6/16) trường đạt chuẩn về khoảng cách từ bảng đến bàn đầu của học sinh, 62,5% (10/16)
trường không đạt chuẩn.
- 100% các trường tiểu học có cung cấp nước uống cho học sinh. 100% các trường THCS ở vùng ven
có cung cấp nước uống cho học sinh. 33,3% các trường THCS trung tâm có cung cấp nước uống cho
học sinh, còn lại 66,7% là học sinh phải tự trang bị. 25% các trường THPT có cung cấp nước uống cho
học sinh, 75% không có cung cấp nước uống, học sinh phải tự trang bị hoặc dùng nước ở căntin
- 100% các trường có sọt rác đầy đủ ỏ các phòng học và phòng làm việc.
- 87,5% (14 trường) có nhân viên vệ sinh, 12,5% (2 trường) không có là tiểu học Lê Ngọc Hân và
THCS Nguyễn Viết Xuân.
- 75% (12 trường) có hệ thống cống rãnh để thoát nước, 25 % (4 trường) không có hệ thống cống rãnh
là tiểu học Lê Ngọc Hân, và các trường THCS ở vùng ven. Đa số các trường ở nông thôn vùng ven
không có hệ thống cống rãnh.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Cây xanh có nhiều tác dụng hữu ích trong việc cải thiện khí hậu, tạo ra bầu không khí trong lành cho
các trường học. Điều kiện vệ sinh môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lí của học
sinh. Vì vậy nghiên cứu cải thiện các điều kiện sinh thái trong các trường học tại thị xã Tây Ninh là
thực sự cần thiết. Mục tiêu của luận văn là góp phần làm cho môi trường học trong lành, thân thiện.
Luận văn được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010. Các kết quả có thể tóm tắt như sau:
- Đã khảo sát hiện trạng cây xanh và cây cảnh tại một số trường học trong thị xã Tây Ninh (15
trường), đã xác định thành phần loài, chiều cao, đường kính, độ che phủ và chỉ ra các loại cây không
nên trồng.
- Đã khảo sát điều kiện vệ sinh môi trường cho 16 trường. Luận văn đã thu thập số liệu và phân
tích qui mô trường học, đã đo và phân tích tình trạng về nhiệt độ, lượng bụi, tiếng ồn, độ chiếu sáng,
phương tiện học tập và các điều kiện vệ sinh môi trường khác.
Các kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ ngành giáo dục, là tư liệu để lập kế
hoạch phát triển, cải thiện điều kiện sinh thái trong các trường học của thị xã Tây Ninh.
5.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu thực trạng cây xanh và cây cảnh ở các trường học trong thị xã Tây Ninh, chúng tôi có
một số kiến nghị như sau:
5.2.1. Về cải thiện cảnh quan và cây xanh trong trường học
* Về giống cây:
- Trồng các cây nhanh phát triển có bóng mát xen kẽ với cây hoa cảnh.
- Không chọn cây ăn quả để trồng trong trường học.
- Không trồng các cây có gai, có chất độc, dễ gãy đổ, cây có là hoa hấp dẫn ruồi bọ.
* Về số lượng cây:
- Nên trồng nhiều loài cây, thuộc nhiều họ, cây thuộc các miền khác nhau trong nước và cây nhập từ
nước ngoài nhằm giúp cho sự học tập của học sinh.
- Đối với các sân rộng thì nên trồng nhiều loài cây, còn đối với các sân hẹp thì không nên để đảm bảo
ánh sáng cho vườn và cho lớp học.
* Cách bố trí:
- Nhằm giúp thuận tiện cho việc đi lại và học tập, nghiên cứu, nên trồng cây theo hàng lối ngay thẳng
với khoảng cách đều nhau.
- Phải gắn bảng tên Việt Nam và tên La Tinh cho cây.
* Những trường học cần phải tăng cường đầu tư xây các bồn hoặc các chậu để trồng cây hoa kiểng
trong sân trường là : Tiểu học Lê Văn Tám, tiểu học Lê Ngọc Hân, THCS Nguyễn Viết Xuân, THPT
Trần Đại Nghĩa.
* Nhằm tạo không gian mát mẻ, dễ chịu trong lớp học, thì tất cả các truờng nên đầu tư trồng các chậu
cây nhỏ trong lớp.
5.2.2. Về các điều kiện vệ sinh môi trường trong trường học
* Trong phạm vi nhà trường
- Quản lí sĩ số học sinh sao cho đảm bảo được sĩ số học sinh/1 lớp và diện tích bình quân cho mỗi học
sinh theo chuẩn của Bộ giáo dục.
- Thực hiện tốt công tác y tế học đường, mỗi trường học đều có cán bộ y tế, có đầy đủ thuốc và các
dụng cụ y tế cần thiết cho học sinh.
- Đầu tư các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với chuẩn của Bộ giáo dục và Bộ y tế về:
bàn, ghế, bảng…
- Tăng cường và sửa chữa hệ thống quạt trần và quạt tường để đảm bảo cho học sinh một bầu không
khí mát mẻ, dễ chịu trong lớp học.
- Để hạn chế tiếng ồn, những dãy phòng học ở gần đường giao thông nên lắp cửa kính ở cửa sổ và cửa
chính.
- Tăng cường hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo trong lớp học bằng cách: Bố trí đầy đủ bóng
đèn theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, hệ thống cửa sổ và cửa chính không nên dùng cửa sập bằng gỗ, nên
dùng hệ thống cửa kính đi kèm với rèm che, các cửa này phải được vệ sinh thường xuyên để tránh bám
bụi bẩn.
- Lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường cho học sinh vào các môn học như: Sinh học, địa lý, giáo
dục công dân…
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, thi tìm hiểu về môi trường nhằm giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ
môi trường, giữ gìn môi trường trường học.
* Đối với các ban ngành, đoàn thể địa phương
Kết hợp với ban lãnh đạo nhà trường quan tâm, vận động nhân nhân đóng góp kinh phí để xây dựng
trường học ngày càng sạch đẹp hơn, khang trang hơn.
* Đối với phòng và sở giáo dục – đào tạo
- Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Bộ y tế.
- Nhanh chóng bổ sung cán bộ y tế học đường cho các trường học chưa có nhân viên y tế.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất hiện trạng vệ sinh môi trường trường học để có những biện
pháp chỉ đạo kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp.
2. Bộ giáo dục (2008), “Thế nào là trường học thân thiện”, giaoduc.edu.vn.
3. Bộ khoa học và công nghệ (2002), TCVN 7114:2002, Hà Nội.
4. Bộ y tế (2000),Quy định về vệ sinh trường học.
5. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng (tập I, II), NXB Khoa học và Kỹ thuật.
6. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật bậc cao, NXB Khoa học và Trung
học chuyên nghiệp Hà Nội.
7. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999-2001), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (tập I, II), NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thị Mai Cô, Lê Thị Minh (2008), Điều tra một vài chỉ tiêu vệ sinh môi trường trường học
ở một số trường THCS quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
9. Cục y tế dự phòng Việt Nam, bộ Y tế, UNICEF (2007), Tóm tắt điều tra thực trạng vệ sinh môi
trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
10. Trần Thị Xuân Dung, Phạm Văn Ngọt (200), Điều tra cây xanh và cây cảnh ở một số trường
trong thành phố Hồ Chí Minh, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
11. Trần Hợp (1998), cây xanh và cây cảnh Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, NXB Nông Nghiệp,
thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, (tập I, II, III), NXB trẻ.
13. Chế Đình Lý (1997), Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị, NXB Nông nghiệp,
TP. Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Xuân Tế (2008), “Xây dựng trường học thân thgiện, học sinh tích cực” Sài Gòn giải
phóng.
15. Ủy ban nhânh dân thị xã Tây Ninh (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 và triển khai kế
hoạch năm học 2009 – 2010, Tây Ninh.
16. Ủy ban nhânh dân thị xã Tây Ninh (2009), Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội, An ninh quốc phòng
năm 2009 Kkế hoạch năm 2010, Tây Ninh
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÂY XANH VÀ CÂY CẢNH
TRONG TRƯỜNG HỌC
Hình 1. Bò cạp nước Hình 2. Tếch
Cassia fistula L. Tectona grandis L.f.
Trường THCS Chu Văn An Trường THCS Trần Hưng Đạo
Hình 3. Lá trắng Cordia latifolia Roxb.
Trường THPT Lê Quý Đôn
Hình 4. Mai chiếu thủy Wrightia religiosa Hook. f.
Trường THPT Lê Quý Đôn
Hình 5. Vương tùng Hình 6. Keo tai tượng
Araucaria cookii Juss Acacia mangium Wild.
Trường THPT Lê Quý Đôn Trường tiểu học Lê Ngọc Hân
Hình 7. Cau kiểng đỏ Cyrtostachys lakka Becc
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Hình 8. Huyền diệp Polyalthia longifolia (Lam.)
Trường THCS Chu Văn An
Hình 9. Trắc bá diệp Thuja orientalis L.
Trường THCS Chu Văn An
Hình 10. Tróc bạc Syngonium podophyllum Schott.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu
Hình 11. Buồm trắng Spathiphyllum patinii N.E.Br.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu
Hình 12. Xương rắn Euphorbia milii Ch. des Moulins.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu
Hình 13. Cau trúc Chamaedorea seifrizii
Trường tiểu học Kim Đồng
Hình 14. Cau trắng Hình 15. Si
Vietchia merrillii Wendl. Ficus benjamina L.
Trường THPT Lê Quý Đôn Trường THPT Lê Quý Đôn
Hình 16. Xà cừ Khaya senegalensis A.Juss.
Trường THPT Trần Đại Nghĩa
Hình 17. Xa kê Hình 18. Đại lá tù
Artocarpus altilis (Park.) Forb. Plumeria obtusa L.
Trường tiểu học Kim Đồng Trường THCS Nguyễn Thái Học
Hình 19. Huỳnh anh Allamanda cathartica Lin
Trường THCS Nguyễn Thái Học
Hình 20. Dầu con rái Dipterocarpus alatus Roxb.
Trường THCS Nguyễn Thái Học
Hình 21. Tai tượng Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.
Trường tiểu học Duy Tân
Hình 22. Kè to Hình 23. Cau sâm banh
Licuala grandis H. Wendl. Hyophorbe lagenicaulis
Trường tiểu học Võ Thị Sáu Trường tiểu học Kim Đồng
Hình 24. Vạn tuế Cycas revoluta Thunb.
Trường THCS Trần Hưng Đạo
PHỤ LỤC 2: DANH LỤC CÂY XANH VÀ CÂY CẢNH TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỌC TẠI THỊ XÃ TÂY NINH.
Tên La Tinh Tên Việt Nam
Ngành Polypodiophyta Dương xỉ
Lớp Polypodiopsida Dương xỉ
Bộ Polypodiales Dương xỉ
Họ Polypodiaceae Dương xỉ
Nephrolepis cordifolia (L.) Schott Dương xỉ
Ngành Pinophyta Thông
Lớp Cycadopsida Tuế
Bộ Cycadales Tuế
Họ Cycadaceae Tuế
Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế
Cycas micholitzii Dyer. Thiên tuế
Lớp Pinopsida Thông
Bộ Pinales Thông
Họ Araucariaceae Bách tán
Araucaria cookii Juss Vương tùng
Họ Cupressaceae Bách
Thuja orientalis L. Trắc bá diệp
Juniperus virginiana Trắc bá bạc
Ngành Magnoliophyta Ngọc lan
Lớp Magnoliopsida Ngọc lan
Phân lớp Magnoliidae Ngọc lan
Bộ Magnoliales Ngọc lan
Họ Magnoliaceae Ngọc lan
Michelia champaca L. Ngọc lan vàng
Michelia alba DC. Ngọc lan trắng
Magnolia coco (Lour.) DC. Dạ hợp nhỏ
Bộ Annonales Mãng cầu
Họ Annonaceae Mãng cầu
Annona squamosa L. Mãng cầu ta
Polyalthia longifolia (Lam.) Huyền diệp
Bộ Nymphaeales Súng
Họ Nymphaeaceae Súng
Nymphaea rubra Roxb. Súng đỏ
Phân lớp Dilleniidae Sổ
Bộ Ochnales Mai
Họ Ochnaceae Lão mai
Ochna atropurpurea DC. Mai tứ quí
Ochna integerrima Merr. Mai vàng
Bộ Malvales Bông
Họ Dipterocarpaceae Dầu
Dipterocarpus alatus Roxb. Dầu con rái
Hopea odorata Roxb. Sao đen
Họ Muntigiacea Trứng cá
Muntingia calabura L. Trứng cá
Họ Malvaceae Bông
Hibiscus rosa - sinensis Lin. Bụp
Bộ Euphorbiales Thầu dầu
Họ Euphorbiaceae Thầu dầu
Ricinus communis L. Thầu dầu
Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit. Cẩm thạch
Euphorbia milii Ch. des Moulins. Xương rắn
Euphorbia milii Ch. des Moulins var. imperatae Hort. Xương rắn đỏ
Euphorbia antiquor
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH013.pdf