Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai: 1 Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (10/1991) đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng bộ, tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tích quan trọng trên nhiều mặt. Kinh tế từng bước ổn định và phát triển; văn hoá - xã hội có những bước tiến bộ mới, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều kết quả, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phong an ninh được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững chắc, niền tin của nhân dân với Đảng, với chế độ ngày một nâng cao. Tuy kinh tế xã - hội của tỉnh đã có tỷ lệ phát triển đáng kể, nhưng mới chỉ là bước đầu, khi tỉnh đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm thấp, nhịp độ tăng trưởng GDP chậm , chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao và Lào Cai còn là một trong...

pdf82 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (10/1991) đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng bộ, tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tích quan trọng trên nhiều mặt. Kinh tế từng bước ổn định và phát triển; văn hoá - xã hội có những bước tiến bộ mới, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều kết quả, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phong an ninh được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững chắc, niền tin của nhân dân với Đảng, với chế độ ngày một nâng cao. Tuy kinh tế xã - hội của tỉnh đã có tỷ lệ phát triển đáng kể, nhưng mới chỉ là bước đầu, khi tỉnh đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm thấp, nhịp độ tăng trưởng GDP chậm , chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao và Lào Cai còn là một trong những tỉnh nghèo nhất so với cả nước. Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều yếu kém bất cập. Dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiềt thấp kém, lạc hậu, thường xuyên thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt, các dịch bệnh vẫn còn xảy ra ở một số nơi, cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn sản xuất hàng hoá múi nhọn chưa có, năng xuất lao động thấp ... Thế trận quốc phòng, an ninh một số nơi, một số khâu chưa được mạnh . Hệ thống cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu, dễ phát sinh, tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về dân chủ, đoàn kết và lợi dụng tôn giáo, di dịch cư tự do trong một số bộ phận đồng bào trong tỉnh vẫn còn xảy ra. Từ những nhìn nhận đánh giá đó, tỉnh đã đưa ra quyết định vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn là một trong những chương trình mục tiêu của tỉnh cũng như của Đảng và Nhà nước. Nhằm đưa tỉnh Lào Cai thoát khỏi là một tỉnh nghèo, trở thành một tỉnh phát triển ở biên giới phía bắc Tổ quốc đóng góp sứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 3 Theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ( gọi tắt là chương trình 135). Tỉnh Lào Cai đã lập danh sách và trình Chính Phủ, UBDT&MN phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Theo quyết định 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ Tướng hính Phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi Chương trình 135 và văn bản số 878/UBDT - BTK ngày 30/10/2002 của Ban Dân Tộc về xác định lại danh sách các huyện, xã thuộc chương trình 135, tỉnh Lào Cai có 138 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 131 xã thuộc khu vực III, 7 xã biên giới, được phân bố trên 10 huyện: Huyện Si Ma Cai (13 xã), Huyện Bắc Hà (20 xã), Huyện Bát Xát (21 xã), Huyện Sa Pa (17 xã), Huyện Mường Khương (16 xã), Huyện Văn Bàn (17 xã), Huyện Than Uyên (13 xã), Huyên Bảo Yên(12 xã), Huyện Bảo Thắng (6 xã), Thị xã Lào Cai ( 3 xã). Những xã đặc biệt khó khăn có vị trí rất quan trọng đặc biệt là an ninh quốc phòng. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) của Đảng và Chính Phủ là một quyết đinh rất đúng đắn và kịp thời, mang tầm chiến lược nhằm đưa các xã đặc biệt khó khăn phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Là một sinh viên đang học tại khoa KTNN&PTNT trường ĐHKTQD- Hà Nội, em suy nghĩ rằng vấn đề phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền múi và vùng sâu, vùng xa là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, chấm dứt cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, xây dựng một nền sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấi nước. Trong Chuyên Đề Thực tập này em mạnh dạn chình bày bài viết “Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : + Cơ sở lý luận và thực tiễn của Chương trình 135. 4 + Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai Chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. + Đưa ra những phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bản tỉnh Lào cai. 3. Phương pháp nghiên cứu : + Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự của sự vật trong mối quan hệ phổ biến và quan hệ chặt chẽ với nhau, đánh giá sự phát triển của sự vật trong điều kiện phát triển lịch sử cụ thể. + Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phấn tích, mô hình toán, phương pháp phân tích kinh tế... Nhằm xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện và trong trạng thái động. 4. Kết cấu của Chuyên đề : + Chương I : Nhưng vấn đề cơ bản của Chương trình 135. + Chương II : Thực trạng triển khai Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. + Chương III : Phương hướng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nhờ sự giúp đỡ tận tỉnh của thầy giáo: TS. Trần Quốc Khánh và đơn vị thực tập (Phòng kinh tế ngành - Sở KH&ĐT tỉnh Lào Cai) cùng với sự tìm hiểu của bản thân, Chuyên đề đã được hoàn thành. Song với thới gian nghiên cứu chưa được nhiều, Chuyên đề có thể còn nhều hạn chế rất mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn tới Phòng kinh tế ngành - Sở KH&ĐT tỉnh Lào Cai và trực tiếp là thầy giáo hướng dẫn: TS. Trần Quốc Khánh giảng viên khoa KTNN&PTNT trường Đại Học KTQD- Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này. 5 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135. I. NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA : Có thể nói khi vẽ bức tranh toàn cảnh về sự hào hoa, hiện đại của nền kinh tế thế giới không một “hoạ sĩ kinh tế” nào lại không trăn trở băn khoăn hoặc bỏ qua tình cảnh kinh tế xã hội của một số nước đang phát triển ở Châu Á, châu Phi… họ phải thể hiện chúng như thế nào trên một bức tranh đầy những điểm vàng, nét son lấp lánh. Khi mà đời sống kinh tế của nhân dân ở khu vực này đang phải trải qua rất nhiều khó khăn, trẻ em không được đến trường, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em còn quá cao. Nhiều nhà “hoạ sĩ kinh tế” gọi đây là một phần khuyết, một vết sơn nhoè lạc lõng trên một bức tranh hào hoa tráng lệ của nền kinh tế thế giới thế kỷ 21. Việt Nam cũng nằm trong những nước đang phát triển đi lên sản xuất hàng hoá với một xuất phát điểm rất thấp. Với một nước mà 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, 3/4 diện tích đất tự nhiên làm nông nghiệp, hơn một nghìn năm sống trong cảnh phong kiến đô hộ, gần một trăm năm chiến tranh tàn khốc. Nên đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào các dân tộc sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh là rất khó khăn, nghèo nàn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người quá thấp. Đồng bào đã sa vào vòng “luẩn quẩn” của đói nghèo: trình độ dân trí thấp, không biết trồng cây gì, nuôi con gì để có thể xoá đói giảm nghèo, họ chỉ biết khai thác tự nhiên để sống qua ngày mà khai thác nhiều thì tài nguyên phải cạn kiệt, đời sống của đồng bào lại càng rơi vào hoàn cảnh nghèo đói hơn. Vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước là làm thế nào để có thể xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để có thể tô đẹp thêm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ mới và trở thành một trong những con rồng của Châu á. Đó là chúng ta phải tập chung nguồn lực của cả nước vào việc phát triển kinh tế xã hội các xã đăc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa. 6 II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 : 1. Tiêu chí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn. Các xã đặc biệt khó khăn là thuật ngữ được sử dụng trong Chương trình 135 theo quyết định số 42/UBDTMN- QĐ ngày 23/05/1997 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã quy định tiêu chí và phân định từng khu vực theo trình độ phát triển ở vung dân tộc miền núi để có cơ sở đầu tư phát triển và vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực từng đối tượng có hiệu quả ở vùng dân tộc - miền núi. Do đồng bào dân tộc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển hình thành các khu vực theo trình độ phát triển. Khu vực I: Khu vực bước đầu phát triển. Khu vực II: Khu vực tam ổn định. Khu vực III: Khu vực khó khăn. Xét về các điều kiện kinh tế xã hội, ở khu vực III là khu vực tập trung chủ yếu các xã đặc biệt khó khăn. Vì vậy tiêu chí các xã đặc chí các xã đặc biệt khó khăn trùng với tiêu chí khu vực III. Như vậy tiêu chí các xã đặc biệt khó khăn đánh giá phụ thuộc vào năm tiêu chí sau: + Địa bàn cư chú: Các xã đăc biệt khó khăn là các xã nằm ở vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo và nằm trên khu vực núi cao địa hình địa chất phức tạp. Độ cao trung bình cao hơn so với mặt nước biển, nằm trên vùng địa chất có tuổi thọ cao. Khoảng cách của các xã đến trung tân kinh tế, văn hoá khá xã vào khoảng 20 km cho nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong khu vực và với khu vực khác gặp rất nhiều khó khăn, nhưng lại có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. + Cở sở hạ tầng: Cơ cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn thấp kém chưa đap ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông ở nhiều xã còn chưa có đường ô tô vào trung tâm xã, các tuyến đường vào đến xã chủ yếu là đường bộ và phương tiện chủ yếu là ngựa thồ, xe thồ, đến mùa mưa còn nhiều đoàn đường bị sạt lở và ngập lụt. Nhiều xã chưa có điện lưới quốc gia, thậm chí không 7 có cả thuỷ điện nhỏ gia đình. Vấn đề nước sạch ở các xã này gặp rất nhiều khó khăn, khoảng cách từ xã tới nguồn nước rất xa nên rất khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, gây ra nhiều bệnh tật. Cở sở hạ tầng và trang thiết bị của trưởng học, bệnh xá rất thấp kém, các lớp học chủ yếu là bà con tự làm băng tre nứa không đảm bảo khi mùa mưa bão, các trạm xá không đủ dụng cụ và thuốc men tối cần thiết. Các dịch vụ khác hầu như không có. + Các yếu tố xã hội: Trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu, thông tin hầu như không đến được với đồng bào cho nên việc vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình còn rất hạn chế. + Điều kiện sản xuất: Khó khăn, thiếu thốn, sản xuất giản đơn, tự cấp tự túc là chủ yếu. Nhiều vùng sản xuất còn mang tính tự nhiên, chủ yếu phá rừng làm nương rẫy, sống du canh du cư. + Về đời sống: Số hộ đói nghèo chiến trên 60% tổng số hộ của xã. Đời sống rất khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra. Mức thu nhập bình quân đầu người quá thấp, thấp nhất so với cả nước, mức thu nhập được quy ra gạo với mức là dưới 13 Kg gạo/người/tháng. 2. Đặc trưng của các xã đặc biệt khó khăn. 2.1. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng phát triển nông lâm nghiệp là chủ yếu : Kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn mang đậm tính chất thuần nông. Xét về cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, cơ cấu công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Tính thuần nông do lực lượng sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, chưa có sự phân công lao động rõ nét. Chính vì thế sản xuất mang đậm tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, hiệu quả sử dụng đất đai, năng xuất lao động, thu nhập và đời sống nhân dân còn rất thấp. 2.2. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng có nguồn lao động chất lượng thấp : 8 Các xã đặc biệt khó khăn là vùng sinh sống và làm việc tập chung chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp mang tính tự nhiên, chủ yếu là phá rừng làm nương rẫy, các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn. Nên các xã đặc biệt khó khăn là vùng có thu nhập và đời sống, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ thấp hơn rất nhiều so với đô thị. Các xã đặc biệt khó khăn có nguồn lao động chất lượng rất thấp, hệ thống tổ chức sản xuất rất lạc hậu, hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, nhưng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở đây thì lại rất cao. 2.3. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất và đời sống : Cơ cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, cấp nước, cấp điện, trường học, trạm y tế…) còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn, gây trở ngại cho tổ chức và lưu thông hàng hoá. Mạng lưới điện thiếu quy hoạch, thiếu an toàn, tổn thất điện lớn nên giá điện cao. Mạng lưới thuỷ lợi không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Rừng bị tàn phá, đất đai bị sói mòn, diện tích đồi núi trọc tăng lên, hiện có khoảng 10 triệu ha đất hoang trọc, gây khó khăn cho bảo vệ môi trường và giải quyết úng, hạn cục bộ ở nhiều vụng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá cao gây nên rất nhiều khó khăn về diện tích đất canh tác, nhà ở, việc làm , thời gian nông nhàn rất cao. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, đời sống văn hoá cộng đồng chậm được cải thiện, thông tin liên lạc, truyền thành truyền hình hầu như chưa có. Trình độ quản lý của cán bộ cơ sở xã còn rất nhiều hạn chế, đa số mới chỉ học tới trình độ cấp I, cấp II một số cán bộ thôn, bản chưa nói được tiếng phổ thông cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 9 2.4. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng còn có nhiều tiềm năng quý hiếm chưa được khai thác : Các xã đặc biệt khó khăn có nhiều giá trị truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính điều này đã làm cho vùng có tiềm năng to lớn về du lịch: Như chợ tình Sa Pa, chợ phiên Bắc Hà, lễ hội Đền Thượng… Ngoài ra các xã đặc biệt khó khăn còn có nhiều nguồn tài nguyên qúy hiếm như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển của đất nước. Hầu hết các nguồn lực quý hiếm này chưa được khai thác và đưa vào sử dụng. Nếu nguồn lực này được khai thác phục vụ tại chỗ thì công nghiệp chế biến sẽ phát triển và kích thích nông nghiệp nông thôn phát triển. III. MỤC TIÊU VÀ NHIÊM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 : 1. Mục tiêu tổng quát : Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tỉnh trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. 2. Mục tiêu cụ thể : 2.1. Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000 : + Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năn giảm được từ 4 - 5% hộ nghèo. + Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tân cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thộng tin. 2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 : + Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. 10 + Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thục đẩy phát triển thị trương nông thôn. 3. Nhiệm vụ của Chương trình 135 : + Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đời sống đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. + Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa. + Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ. + Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. + Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp các cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. *Nhận xét: Mục tiêu và nhiêm vụ của Chương trình 135 mà Chính Phủ đưa ra đã tương đối phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Măc dù những mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình 135 đã phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa, biến giới, hải đảo. Nhưng vấn đề tuyên truyền và quán triệt mục tiêu và 11 nhiệm vụ của Chương trình 135 là rất khó khăn do tầm hiểu biết của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ địa phương và cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiêm vụ đặt ra của Chương trình. Như vậy, các địa phương cần phải cần phải tăng cường việc đào tạo cán bộ phục vụ trực tiếp cho Chương trình 135, để Chương trình mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào các dân tộc. Để góp phần thiết thực phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các xã đăc biệt khó khăn của địa phương. IV. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 : 1. Ban chỉ đạo Chương trình 135 : Căn cứ vào quyết định số 13/1998/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình135 + Trưởng Ban : Phó Thủ tướng: Nguyễn Công Tạn + Phó trưởng Ban thường trực : Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc và Miền núi Hoàng Đức Nghi. + Các thành viên : Thứ trưởng Bộ Tài chính : Tào Hữu Phùng. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT : Nguyễn Xuân Thảo. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT : Nguyễn Văn Đảng. Thứ trưởng Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội : Nguyễn Lương Trào. Phó chủ nhiêm UBDT&MN : Trần Hữu Hải. 1.1. Ban chỉ đạo Chương trình 135 có trách nhiệm : + Phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân thực hiệ các nhiêm vụ sau: - Xây dựng kế hoạc tổng thể, kế hoạch theo từng giai đoạn và hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình. 12 - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình. - Thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với các Chương trình dự án khác đang đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. + Phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện Chương trình; phối hợp cới các địa phương để trực tiếp chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm ở các vùng dân tộc đặc trưng, tổng kết kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình. + Định kỳ ban chỉ đạo Chương trình 135 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thự hiện Chương trình. Ban chỉ đạo là đầu mối phối hợp hoạt động các Bộ ngành địa phương về lĩnh vực: Huy động nguồn lực, bố trí và sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các Chương trình dự án, thực hiện giải pháp chính sách, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chương trình. 1.2. Phân công trách nhiệm : + Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ tiến độ, kết quả hoạt động của Chương trình, phân công thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình. + Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT&MN- Phó Trưởng ban chỉ đạo Thường trực giúp Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, trực tiếp điều hành bộ máy hành chính của UBDT&MN là cơ quan thương trực giúp Ban Chỉ đạo hoạt động. + Các thành viên Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ như sau: - Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chín, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cấn đối các nguồn vốn, kể cả vốn đầu tư, viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho Chương trình bố trí kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình. - Bộ Tài Chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, UBDT&MN hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán nguồn 13 vốn do trung ương cấp, tổng hợp các nguồn vốn do địa phương cân đối cho Chương trình để báo cáo Chính phủ. - Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch đất đai, bố trí lại dân cư ở những vùng cần thiết; đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá. Cụ thể hoá Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; công tác định canh định cư, khuyến nông, khuyên lâm, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt ở các xã thuộc phạm vu Chương trình; ưu tiên phân bố các nguồn vốn viện trợ các tổ chức quốc tế và nước ngoài do ngành quản lý cho Chương trình. - Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với UBDT&MN lồng ghép các dự án nhánh của Chương trình xoá đói giảm nghèo với Chương trình 135. Nghiên cứu đề xuất các chính sách xã hội cho vùng đặc biệt khó khăn. - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Hội Nông Dân Việt Nam tham gia thành viên Ban Chỉ đạo và hoạt động theo chức năng nhiêm vụ của mình. - UBDT&MN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình và trực tiếp chỉ đạo thực hiện một số nhiêm vụ sau: + Cac dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. + Các dự án trung tâm cụm xã. + Đào tạo cán bộ cơ sở. + Xây dựng các mô hình thí nghiệm. + Kiển tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình. + UBDT&MN sử dụng bộ máy hành chính của Uỷ ban phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo. 2. Cơ chế quản lý đẩu tư và xây dựng công trình hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn : Để đảm bảo đầu tư đồng bộ phù hợp với yêu cầu trước mắt và lâu dài theo các quy định hiện hành, kế hoạch đầu tư phải dựa trên cơ sở dự án đã được phê duệt. 14 2.1. Dự án đầu tư và chủ dự án : + Dự án đầu tư: Bao gồm các công trình hạ tầng được quy định tại Quyết định 135. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương mà Chủ tịch UBND tỉnh quyết định quy mô dự án theo cấp huyện hoạc cấp xã. Những năm trước mắt do năng lực cán bộ ở các xã còn nhiều hạn chế, nên chủ yếu xây dựng dự án theo quy mô cấp huyện. Dự án quy mô cấp huyện bao gồm các xã thuộc Chương trình 135 trong huyện, mỗi xã là một dự án thành phần có các công trình đầu tư như đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt, cấp điên, trường học, trạm y tế. Đối với các xã có đội ngũ cán bộ năng lực khá, có khả năng tự đảm bảo công việc quản lý điều hành thực hiện dự án thì xây dựng dự án quy mô cấp xã. Việc này do Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định. + Chủ đầu tư dự án: Chủ tịch UBND huyện. 2.2. Ban quản lý dự án : Để giúp chủ đầu tư dự án tổ chức thực hiện quản lý, xây dựng các công trình ở xã, chủ đầu tư dự án lập Ban Quản lý dự án. Ban quản lý dự án gồm Trưởng ban và một số cán bộ chuyên trách. Tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương, có thể sử dụng Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản hoặc Ban định canh định cư, kinh tế của huyện hiện có. Ban quản lý dự án gồm Trưởng ban và một số cán bộ chuyên trách. Tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương, có thể sử dụng Ban quản lý công trình xây dựng cộng trình xây dựng cơ bản hoặc Ban quản lý đinh canh định cư, kinh tế mới của huyện hiện có. Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước huyện và có con dấu riêng. Trưởng ban quản lý dự án do chủ tịch UBND huyện đề nghị và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Chủ tịch UBND các xã dự án thành phần là phành viên của ban quản lý dự án. + Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư dự án chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau: 15 - Lập dự án đầu tư. - Lập báo cáo đầu tư, thiết kế, lập dự toán công trình. - Lập kế hoạch sử dụng nguồn lực huy động tại xã, huyện cho công trình. - Tổ chức, theo dõi thi công công trình của xã. - Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình. - Tổ chức giải ngân từ kho bạc Nhà nước để thực hiện công trình. - Nghiệm thu, quyết toán công trình đúng thời gian quy định. - Chi phí cho các nghiệp vụ nêu trên do Ngân sách địa phương chi, không được chi từ nguồn Ngân sách Trung ương đầu tư cho Chương trình 135. 2.3. Công tác chuyển bị đầu tư. Công trình đầu tư tại xã phải thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư gồm các bước: lập báo cáo đầu tư, thết kế, dự toán. + Công tác chuẩn bị đầu tư: Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, chủ đầu tư dự án ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho Trưởng ban Quản lý dự án ký hợp đồng với các cơ quan chuyên môn, chủ yếu là các Công ty tư vấn của tỉnh lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán, do các sở chuyên ngành của tỉnh thẩm định, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, lực lượng chuyên môn của huyện có thể làm được thì Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư và chỉ đạo thực hiện. + Dự toán công trình phải làm rõ: Phần vật tư, lao động do xã đảm nhận. + Giá để tính dự toán do Chủ tịch UBND tỉnh quy định thống nhất cho từng khu vực trong tỉnh. + Đối với các công trình phòng học, trạm y tế nên áp dụng thết kế điển hình do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành cho phù hợp với tập quán và điều kiện của từng địa phương. + Dự toán công trình này gồm phần thiết kế điển hình cộng thêm phần móng của công trình tính tại địa điểm cụ thể. 2.4. Thực hiện đầu tư : 16 Ban Quản lý dự án lập kế hoạch triển khai xây dựng công trình ở các xã, trình Chủ tịch UBND huyện quyết định. Việc tổ chức thi công được quy định như sau: + Công trình do xã tự tổ chức thi công thì Ban Quản lý dự án hướng dẫn. + Công trình xã không tự làm được thì chia thành hai mức như sau. Công trình có mức vốn đầu tư do Ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 500 triệu đồng thực hiện theo cơ chế hiện hành. Công trình có mức vốn đầu tư do Ngân sách Ttung ương hỗ trợ từ 500 triệu đồng trở xuống do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chỉ định thầu hoặc xác định mức vốn để uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện chỉ định thầu. + Chủ đầu tư dự án phối hợp và tạo điều kiện để các lực lượng lao động khác như Bộ đội biên phòng, bộ đội đóng quân tại địa bàn, các đơn vị thanh niên tình nguyện được tham gia xây dựng công trình hạ tầng và phát triển kinh tế, văn hoá ở các xã đặc biệt khó khăn. 2.5. Nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng : Khi công trình hoàn thành, các bên thực hiện nghiệm thu công trình. Thành phần nghiệm thu công trình gồm: Chủ đầu tư dự án, Trưởng Ban Quản lý dự án, các đơn vị thiết kế, xây dựng, đại diện Ban giám sát của xã. Sau khi hoàn thành nghiệm thu công trình, Ban Quản lý dự án tiến hành bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu về các vấn đề liên quan đến công trình cho Chủ tịch UBND xã. Văn bản bàn giao phải theo đúng quy định hiện hành. 3. Cơ chế cấp phát, thành quyết toán vốn đầu tư : 3.1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng : Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 đều phải quản lý tập trung thống nhất tại kho bạc Nhà nước để cấp phát cho từng công trình theo dự án đã được phê duyệt. Kho bạc Nhà nước trực tiếp cấp phát vốn cho các chủ đầu tư dự án. 17 Ban Quản lý dự án mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch để theo dõi quản lý vốn đầu tư cho từng công trình, dự án theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã thuộc Chương trình 135 không được dùng vào việc khác. 3.2. Cơ chế cấp phát, thanh, quyết toán công trình : + Việc cấp phát, thanh quyết toán công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho cãc xã đăc biệt khó khăn được phân làm hai loại: - Đối với những công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì thực hiện cấp phát, thanh, quyết toán theo chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành. - Các công trình có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản thực hiện theo quy định dưới đây: + Điều kiện cấp phát vốn: Chủ đầu tư dự án gửi đến kho bạc Nhà nước huyện (nới mở tài khoản) các hồ sơ chủ yếu sau: - Dự án và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩn quyền. - Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban quản lý dự án. - Kế hoạch phân bổ vốn, trong đó chi tiết theo nguồn đã được thông báo. Các văn bản liên quan khác theo yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan câp phát nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện theo xã. + Thực hiện cấp phát và thanh toán. Công trình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng 50% kế hoạch năm của công trình và thanh toán theo khối lượng hoàn thành được nhiêm thu. Công trình do các doanh nghiệp thi công thì thực hiện cấp phát theo khối lượng hoàn thành được nhiệm thu. Tổng số vốn thanh toán không được vượt quá dự toán công trình được duyệt hoặc chi tiêu kế hoạch vốn đã được thông báo. Hàng năm Ban Quản lý dự án lập báo cáo quyết toán việc sử dụng vốn cấp phát gửi cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời gửi kho bạc Nhà nước cấp trên và cơ quan tài chính nơi có chuyển vốn cấp phát. 18 Kết thúc công trình các Ban Quản lý dự án lập báo cao quyết toán gửi Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh. Ban chỉ đao Chương trình 135 của tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên ngành như Sở Tài chính Vật giá, kho bạc Nhà nước tỉnh xem xét, tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh duyệt quyết toán dự án và báo cáo thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ sở, ngành chức năng của tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý đầu tư và xây dựng, cấp phát, thanh quyết toán những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã. 3.3. Các định mức chi phí áp dụng riêng cho Chương trình 135 : Việc kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn Chương trinh 135 căn cứ các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Thông tư số 12/2000/TT-BXD ngày 25/10/2000 của Bộ xây dựng. Các quy định này chỉ áp dụng cho các công trình 135 và Trung tâm cụm xã có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Các định mức chi phí đầu tư cụ thể như sau: + Chi phí lập báo cáo đầu tư bằng 0,37% tổng mức vốn đầu tư được duyệt. + Chi phí đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng áp dụng theo đơn giá do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành. + Chi phí khảo sát xây dựng theo định mức dự toán khảo sát xây dựng và Bảng giá khảo sát xây dựng do UBND tỉnh ban hành. + Chi phí thiết kế bằng 2,7% giá trị xây lắp (chưa tính thuế GTGT) đối với các công trình thiết kế mới, đối với công trình sử dụng thiết kế điển hình hoặc sử dụng lại thì mức chi phí bằng 50% mức nói trên. + Chi phí thẩm định thiết kế dự toán: - Trường hợp cơ quan chức năng quản lý xây dựng thẩm định thì phí thẩm định theo các mức quy định tại Quyết định số 141/1999/QĐ-BTC ngày 16/11/1999. - Trường hợp thuê tổ chức tư vấn thẩm định: Chi phí thẩm định thiết kế bằng 0,18 giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT). 19 Chi phí thẩm định dự toán bằng 0,2% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT). + Chi phí tổ chức đấu thầu xây lắp theo quy định của quy chế đấu thầu hiện hành, bằng 0,35% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế GTGT). + Chi phí giám sát thi công xây dựng đối với trường hợp thuê tư vấn giám sát bằng 1,5% giá trị dự toán xây lắp chưa tính thuế. Trường hợp ban quản lý dự án cấp xã, huyện tự giám sát thì chi phí được lập trọng dự toán và do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá mức nói trên. + Chi phí Ban quản lý dự án: - Đối với Ban quản lý dự án cấp huyện, mức chi phí bằng 2,2% giá trị dự toán xây lắp và thiết bị của công trình. - Đối với Ban quản lý dự án cấp xã, mức chi phí bằng 2% giá trị dự toán xây lắp và thiết bị. Các khoản chi hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình không thuộc nội dung chi phí Ban quản lý dự án và không được đưa vào dự toán công trình. + Chi phí lán trại tạm phải được đơn vị thi công lập thành dự toán riêng và được cấp có thẩm quyền đầu tư duyệt với mức không quá 1% giá trị dự toán xây lắp. + Chi phí thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình bằng 0,1% giá trị dự toán xây lắp trước thuế. + Các mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước đối với từng loại công trình theo quy đinh tại Thông tư số 12/2000/TT-BXD Riêng đối với khối lượng xây lắp do xã tự làm thì chi phí chung được tính bằng 40% mức quy định nói trên. + Thuế giá trị gia tăng đối với công trình theo chế độ hiện hành. Riêng công trình xã tự làm thì không tình khoản thuế VAT trong dự toán xây lắp công trình. + Đối với các khoản không nêu cụ thể trong Thông tư 12/2000/TT-BXD thì áp dụng theo quy định về quản lý chi phí đầu tư XDCB hiện hành. * Nhận xét : Cơ chế hoạt động của Chương trình 135 được các địa phương rất hoan nghênh, nhưng đây mới là khung cơ chế quản lý, chưa thay thế được tất 20 cả các quy định. Sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, chưa vận dụng đồng bộ Chương trình. Chính vì vậy cần có cơ chế quản lý phù hợp với năng lực cán bộ ở từng địa phương, cần đơn giản và miễn giảm các thủ tục cấp đất, cấp phép xây dựng đối với việc xây dựng các công trình hạ tầng ở các xã thuộc phạm vi Chương trình. Vừa đảm bảo thực hiện Chương trình có hiệu quả, Chương trình có chất lượng, đảm bảo không thất thoát, vừa khơi dậy được tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ các huyện, xã. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, vận hành Chương trình theo hướng đã được quy định tại thông tư liên tịch 416/1999 TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 29/04/1999 và thông tư liên tịch sô 666/2001 TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/08/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135. Để Chương trìn 135 thực sự là Chương trình của dân, do dân và vì dân, tạo ra những chuyển biến tích cực, thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi. V. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC (1998-2000) VÀ NĂM 2001 : Triển khai kế hoạch năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành: thực hiện nhiệm vụ mục tiêu Chương trình 135 gắn liều với chiển khai Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí…; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến”. Năm 2001, năm đầu thực hiện Chương trình 135 theo nội dung Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ: Năm nhiệm vụ của Chương trình trở thành năm dự án thành phần, Chương trình trực tiêp đầu tư ba dự án: xây dựng CSHT, TTCX và đào tạo cán bộ; hai dự án: quy hoạch dân cư ở những nơi cần thiết và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp được thực hiện băng lồng ghép các dự án trên địa bàn 2.325 xã thuộc phạm vi Chương trình. Dưới đây là báo cáo 21 kết quả thực hiện Chương trình năm 2001, nhìn lại ba năm (1999-2001), và kế hoạch thời kỳ 2002-2005 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi cơ quan thường trực Chương trình 135. 1. Kết quả thực hiện Chương trình 135 (1998-2000) và năm 2001: 1.1. Về tổ chức thực hiện Chương trình : Từ kinh nghiệm thực hiện Chương trình giai đoạn I (1999-2000), năm 2001, việc giao kế hoạch đã được cáccơ quan TW triển khai sớm so với các năm trước đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động triển khai thực hiện kế hoạch: * Nét mới trong tổ chức chỉ đạo năm 2001. + Chương trình mục tiêu xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX) trở thành dự án thành phần của Chương trình 135, từ cơ quan thường trực Chương trình TW đến ban chỉ đạo các tỉnh, huyện đã giao dự án TTCX và dự án xây dựng CSHT cho cùng một cơ quan quản lý điều hành thống nhất để có điều kiện lồng ghép các công trình trên địa bàn có hiệu quả. + Dự án định canh định cư (ĐCĐC) trước đây thuộc Chương trình xoá đói giảm nghèo (XĐGN), đã được hợp nhất vào Chương trình 135. Bộ NN&PTNT đã chủ động chỉ đạo các địa phương thực hiện dự án này theo hướng: tăng cơ cấu vốn đầu tư cho ổn định và phát triển sản xuất, lồng ghép phần xây dựng cơ bản trong ĐCĐC vào dự án CSHT của Chương trình 135 theo một cơ chế thống nhất. + Dự án hỗ trợ dân tộc ĐBKK trong Chương trình XĐGN đã chở thành chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số ĐBKK, UBDT&MN, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT đã ban hành thông tư liên tịch 412/2000/TTLT hướng dẫn thực hiện chính sách này, chủ yếu thực hiện cho địa bàn Chương trình 135. + Bộ KH&ĐT, UBDT&MN, Bộ Tài chính, Bộ Xâu dựng đã bổ sung hoàn chỉnh cơ chế quản lý, ban hành thông tư liên tịch số 666/TTLT ngày 23/08/2001: Hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135; các Bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên ngành. Đến nay, hệ thống văn bản về cơ chế quản lý Chương trình đã tương đối hoàn 22 chỉnh, đồng bộ, được các địa phương đánh giá là thông thoáng, dễ làm hơn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trước đây, phân cấp mạnh cho cơ sở quản lý chỉ đạo Chương trình để người dân được thụ hưởng nhiều, các dự án trong Chương trình đã được thực hiện theo cơ chế thống nhất. *Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ ( văn bản 174/CP-VX ngày 22/02/1999), năm qua các Bộ ngành, đoàn thể, tỉnh, thành phố có điều kiện, Tổng công ty 91 đã tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ các xã ĐBKK. Tổng hợp các bộ ngành, đoàn thể, tỉnh, thành phố có điều kiện, các TCT 91 ba năm qua đã giúp đỡ các xã thuộc Chương trình 217 tỷ đồng, trong năm 2001 là: 86 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện ý kiến khởi xướng của Thủ tướng Phan Văn Khải, Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt nam phát động “ Ngày vì người nghèo”, đã vận động được 68 tỷ đồng (năm 2000 là 23 tỷ đồng, năm 2001 là 45 tỷ đồng), trong đó hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã thuộc Chương trình 135 là 34 tỷ đồng. * Sau Đại hội IX của Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiều địa phương đã lấy Chương trình 135 là cơ sở để lồng ghép các Chương trình dự án, chinh sách thực hiện đồng bộ năm nhiệm vụ Chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đưa mực đầu tư bình quân một xã năm 2001 lên 800 triệu đồng (so với năm 1999 – 2000 là 700 triệu đồng/xã/năm). Các tỉnh Hà Giang, Quản Nam, Bình Thuận… đạt mức 1,2 tỷ đồng/xã/năm; Tây Ninh, Sóc Trăng: trên 01 tỷ đồng/xã… Sau ba năm đầu tư, trên địa bàn Chương trình 135, các địa phương nhìn rõ và ưu tiên đầu tư cho những xã khó khăn hơn, đã chuyển đổi cơ câu đầu tư theo hướng phát triển sản xuất: Tỉnh Lào Cai có Chương trình hành động: tập trung đầu tư cho các xã khó khăn nhất của Chương trình 135, xây dựng công trình thuỷ lợi, khai hoang, giao thông hướng vào phục vụ cho sản xuất… Có thể nói năm 2001 nhiều địa phương đã tạo ra cách làm mới, có bước đi phù hợp cho từng xã để vận hành Chương trình tiến đến mục tiêu sớm. * Cơ quan thường trực Chương trình, bộ ngành TW, các cấp, các ngành đã tăng cường kiểm tra cơ sở nhiều hơn hai năm trước. UBND nhiều tỉnh đã tổ chức các đoàn liên ngành kiển tra định kỳ và kiểm tra đột xuất theo phát hiện của quần 23 chúng, báo chí. Các đoàn kiểm tra đã xác định được tiến độ, chất lượng, và những sai phạm: kiến nghị những giải pháp khắc phục để thực hiện Chương trình có hiệu quả. + Thanh tra Nhà nước đã phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra 697/1.017 công trình trên địa bàn 484 xã thuộc 86 huyện, 25 tỉnh thực hiện Chương trình 135 năm 1999-2000 với số vốn đầu tư 238 tỷ đồng cho kết quả là: có một số sai phạm, trong đó: tham ô 62,6 triệu đồng (0,02%). + Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán Chương trình 135 ở 05 tỉnh: Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La, Trà Vinh, Kon Tum trên địa bàn 17 huyện. Về dự án CSHT hai năm 1999-2000 với vốn đầu tư 171 tỷ đồng, và số vốn được kiểm toán 42,2 tỷ đồng, thực chất thất thoát phải thu hồi về cho NSNN là 687 triệu đồng (1,47%) do các chủ đầu tư đã thanh toán quá cho nhà thầu; còn lại là những sai sót về tính toán: đơn giá, khối lượng, KTCB khác, thuế và sai số học. Kết quả kiểm toán và thanh tra hai năm đầu triển khai Chương trình, so với tình hình đầu tư XDCB các công trình khác, đạt được hiệu quả như vậy là rất đáng mừng. Thực hiện kế hoạch năm 2001, việc quản lý vốn đầu tư, tiến bộ, chất lượng công trình có tiến bộ hơn hai năm trước. Năm 2001, các cấp, các ngành tiếp tục phát huy thành quản tổ chực chỉ đạo của giai đoạn I: thực hiện có hiệu quả cao hơn những nguyên tắc quản lý Chương trình, vận hành Chương trình vào nề nếp, tập trung chỉ đạo Chương trình với quyết tâm cao hơn, năng động hơn nhằm đưa Chương trình tiến nhanh đến mục tiêu. 1.2. Kết quả thực hiện các dự án thành phần và mục tiêu của Chương trình : * Thực hiện dự án thành phần của Chương trình : + Dự án xây dựng CSHT : với số vốn đầu tư 975 tỷ đồng, trong đó NSTW: 880 tỷ đồng, NSĐP: 95 tỷ đồng, năm 2001 trên địa bàn Chương trình 135 đã xây dựng 601 công trình chuyển tiếp và làm mới 3.300 công trình (đưa tổng số 3 năm qua đã xây dựng 8.823 công trình) với cơ cấu đầu tư như những năm trước: giao thông chiếm 42,2%, trường học 25,1%, thuỷ lợi 18,00%, điện 7,04%, nước sinh hoạt 6,10%, chợ 0,90%, trạm xá 0,60%, danh mục khai hoang bổ sung mới 24 chỉ chiếm 0,06%, còn chủ yếu được đầu tư trong dự án ĐCĐC. Trên địa bàn Chương trình ba năm qua đã đầu tư xây dựng 1.674 công trình thuỷ lợi, với kinh phí 393 tỷ đồng để tưới cho gần 34.000 ha, ngoài ra vốn ĐCĐC năm 2001 còn xây dựng 112 công trình kênh mương và 54 hồ đập để tưới cho trên 2000 ha. Hầu hết các công trình thuỷ lợi thuộc Chương trình 135 có quy mô dưới 50 ha. Dự án cơ sở hạ tầng với chủ trương đúng và bước đi ban đầu phù hợp đã tạo điều kiện ổn định và phát triển KT-XH khá nhanh ở các xã ĐBKK. + Dự xây dựng Trung tâm cụm xã. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “đối với các TTCX cần phải xác định quy mô hợp lý, bảo đảm khai thác có hiệu quả, đặc biệt là tập trung xây dựng TTCX cho các xã biên giới”. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là đòi hỏi cấp thiết để phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc miền núi, nhiều TTCX xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả thiết thực, thực sự trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, có sức lan toả, thúc đẩu sự phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng, tạo tiền đề để phát triển thành thị tứ, thị trấn miền núi trong những năm tới. Sáu năm qua, các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo, đồng bào vùng dân tộc miền núi đã tích cực thực hiện, huy động nguồn lực cho Chương trình đã đầu tư 894 tỷ đồng, trong đó NSTW 404 tỷ đồng (năm 2001 NSTW đầu tư 250 tỷ đồng), NSĐP và vốn lồng ghép 490 tỷ đồng để khởi công xây dựng 474 TTCX, trong đó đã cơ bản hoàn thành 68 TTCX. Nhưng các địa phương quản lý dự án TTCX còn bộc lộ nhiều tồn tại : - Tại quyết định 35/TTg đã xác định “giai đoạn 1997-2005 xây dựng khoảng 500 TTCX thuộc vùng III”, nhưng đến hết năm 2000, UBND các tỉnh đã phê duyệt quy hoach tổng quan xây dựng 954 TTCX; trong số 474 TTCX đã khởi công xây dựng đã có 98 trung tâm đặt tại các xã ngoài địa bàn Chương trình 135. Huyện Băc Giang có 9 xã ĐBKK, tỉnh đã phê duyệt 5 TTCX và 100% nằm ngoài Chương trình 135. - Trong khi NSNN có hạn, một số địa phương đã xây dựng một số TTCX có quý mô quá lớn 10-17 tỷ đồng/trung tâm, so với quy định: không quá 5 tỷ đồng/trung tâm như ở các tỉnh: Phú Thọ, Quản Ninh, Quảng Trị. Một số tỉnh: 25 Bắc Giang, Thanh Hoá, Hà tĩnh, Quản Bình, Gia Lai… năm 2001 vẫn xây dựng một số công trình không thuộc đối tượng đầu tư của dự án như: TTCX Vân Canh (Bình Định) vẫn đầu tư sai đối tượng: trụ sở xã, nhà truyền thống, nhà trẻ. Do vậy năm 2001, chỉ đạo dự án TTCX: vừa phải bảo đảm về tiến độ, chất lượng, đến 30/032002 đã hoàn thành khối lượng và cơ bản giải ngân xong; vừa phải chỉ đạo khắc phục những tồn tại trên đây. Sau khi được Bộ ngành liên quan thống nhất, UBDT&MN đã triển khai các giải pháp về tổ chức quản lý để đưa dự án này vào nề nếp và điều hành theo một cơ chế thống nhất trong Chương trình 135. + Dự án quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết : Mặc dù dự án tổng thể chưa được duệt và chưa bố trí vốn giành riêng cho dự án này, nhưng các địa phương đã chủ động tích cực thực hiện dự án bằng lồng ghép các Chương trình dự án khác với Chương trình 135 để sắp xếp lại dân cư trên địa bàn Chương trình 135: - Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nhiệm vụ ĐCĐC, di dân xây dựng vùng kinh tế mới để quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ở các xã biên giới, di cư tự do ba năm qua đạt 58.209 hộ (địa bàn Chương trình 135 khoảng 30.000 hộ) trong đó năm 2001 đạt 19.123 hộ (địa bàn Chương trình 135 khoảng 12.000 hộ). - Bộ quốc phòng đã chỉ đạo Tổng cục Kinh tế, các quân khu, quân đoàn, binh đoàn thực hiện 26 dự án kinh tế kết hợp với quốc phòng chủ yếu trên địa bàn CT 135 với nội dung: quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, xây dựng CSHT, phát triển sản xuất, ba năm qua đã quy hoạch và sắp xếp được khoảng 70.000 hộ, trong đó năm 2001 là 20.000 hộ, đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho tại Quyết đinh 135/QĐ-TTg là 100.000 hộ vào năm 2005. Mặt khác khi công trình hạ tầng và TTCX hoàn thành đưa vào sử dụng, các khu kinh tế cửa khẩu đang từng bước phát triển, vùng kinh tế hàng hoá phát triển ở các xã khu vực I đã có sức lan toả nhanh, là điều kiện, cơ hội để săp xếp lại sản xuất, bố trí lại dân cư. Theo báo cáo bước đầu của địa phương qua ba năm thực hiện, Chương trình 135 đã góp phần bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết trên địa bàn của Chương 26 trình khoảng 170.000 hộ trong đó năm 2001 khoảng 50.000 hộ. Trên thực tế, Chương trình 135 đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để ổn định ĐCĐC cho đồng bào dân tộc ở vùng này. + Phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm : Năm 2001, chủ yếu thực hiện bằng lồng ghép các chính sách, dự án khác, NSTW chỉ hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi 50 tỷ/2.325 xã. Ba năm qua, Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 1.674 công trình thuỷ lợi tưới gần 34.000 ha (năm 2001 xây dựng 613 công trình tưới cho 11.500 ha), khai hoang, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng cho các xã ĐBKK. Công trình điện, đường, trường, trạm, chợ xây dựng đến đâu là ổn định đời sống KT-XH, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến đó. Các Chương trình 5 triệu ha rừng, khuyến nông, khuyến lâm, thuỷ lợi, phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi lồng ghép với Chương trình 135 đã làm chuyển biến một bước đáng kể về sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng này. Dưới sự tác động nhiều mặt của Chương trình 135 và lồng ghép các Chương trình, dự án khác: Năm 2001 trên địa bàn CT 135 có thêm trên 250.000 tấn lương thực; một số tỉnh đã vượt qua ngưỡng 300 kg lương thực bình quân đầu người/năm như: Cao Băng, Bắc Cạn, Hà Giang,Tuyên Quang, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận. Một số tỉnh sản lượng lương thực tăng đáng kể như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Hoà Bình, Gia Lai, Đăk Lăk. Năng suất và sản lượng một số cây công nghiệp như bông, điều, chè, cà phê đều tăng. Một số tỉnh có nhà máy đường, diện tích mía được mở rộng ở những xã ĐBKK như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Tho, Nghệ An. Phát triển sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ được đẩy mạnh như: bảo quản chế biến ngô lai ở Sơn La, Kon Tum: chè ở Thải Nguyên, Lâm Đồng; Cà phê ở Sơn La, Lâm Đồng; hồ tiêu ở Quảng Trị; điều ở Bình Phước. Thị trường hàng hoá vùng này bước đầu khởi sắc, cùng với đó là những đòi hỏi cấp thiết hình thành và phát triển kinh tế hợp tác để khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng được Chương trình 135 đầu tư cho cộng đồng. + Dự án đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc: 27 UBDT&MN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành biên soạn tài liệu tổ chức tập huấn ở các vùng cho đội ngũ cán bộ Ban chỉ đạo Chương trình của tỉnh, Ban quản lý dự án huyện và cán bộ chuyên trách về đào tạo của tỉnh và huỵện. Các tỉnh thuộc phạm vi Chương trình đã bố trí kế hoạch đào tạo, tiến hành mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, già làng, trưởng ban, với tổng số trên 300.000 học viên. Kế hoạch đào tạo được các địa phương khẩn trương triển khai và hoàn thành trước 31/12/2001. Ngoài ra, một số Bộ ngành, đoàn thể TW: thanh niên, phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đã tập huấn hướng dẫn đội ngũ cán bộ ngành dọc ở các cấp về cơ chế vận hành Chương trình 135, các biện pháp XĐGN, khuyến nông, khuyến lâm… Thực hiện một số mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển cây trông vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương. Thực hiện dự án đào tạo cán bộ là một bước nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nâng cao dân trí cho nhân dân, tập dượt và trưởng thành thông qua vận hành Chương trình 135 , tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc ở những xã này từng bước hoà nhập với quá trình phát triển chung của cả nước. *Thực hiện mục tiêu của Chương trình 135 : Kết thúc năm 2000, Chương trình 135 đã hoàn thành mục tiêu cụ thể của giai đoạn I: về cơ bản không có hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được từ 4-5% hộ nghèo. Năm 2001, năm đầu của giai đoạn II, kế thừa những thành quả đạt được và kinh nghiệm chỉ đạo hai năm trước, nhiều địa phương đã tập trung chỉ đạo năng động và tích cực hơn, mục tiêu giảm 4-5% hộ nghèo trên năm vẫn được thực hiện, khả năng đạt được mục tiêu “giảm tỷ lệ đói nghèo ở các xã ĐBKK xuống còn 25% vào năm 2005” cơ thể đạt được sớm hơn ở nhiều địa phương. * Nhận xét : Từ kết quả ba năm thực hiện Chương trình 135 trên đây có thể đánh giá tổng quát như sau : Chương trình 135 đã đi nhanh vào cuộc sống, đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả, kinh tế - xã hội, các xã ĐBKK có bước phát triển, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi động, sự hồ hởi, 28 phấn khởi và tin tưởng của đồng bào các dân tộc vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chương trình đã hội tụ được sự giúp đỡ, tình cảm, trách nhiệm của nhân dân cả nước, thu hút sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành vào hoạt động kinh tế - xã hội của nhân dân vùng ĐBKK, giúp đỡ cơ sở nhiều hơn. Đồng thời, với mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Chương trình, bước đầu đã thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều thành phần kinh tế. Chương trinh 135 là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hợp với lòng dân, được vận hành theo cơ chế của dân, do dân và vì dân. Chương trình với nguyên tắc sát dân, cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn, đó vừa là mục tiêu vừa là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện có hiệu quả Chương trình. 2. Nguyên tắc thực hiên Chương trình 135 thới kỳ 2002-2005 : + Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, tiếp tục bám sát nhiệm vụ và những giải pháp, chính sách phù hợp để thực hiện bằng được mục tiêu tổng quát của Chương trình là đưa nông thôn các vụng này thoát khỏi tỉnh trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước. + Chuyển mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên đầu tư cho sản xuất để giải quyết vấn đề lương trực tại chỗ, sớm đạt được mục tiêu XĐGN trên địa bàn Chương trình. Huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, lồng ghép các Chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn, kết hợp chặt chẽ với thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội các xã.ĐBKK miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp của Chương trình. + Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc vận hành Chương trình: dân chủ công khai; xã có công trình, dân có việc làm; hướng về cơ sở, chỉ đạo sát sao hơn nữa, tăng cường đào tạo cán bộ gắn liền với việc giao cho cơ sở quản lý, nhân dân tự làm để cho Chương trình thực sự là của dân, do dân và vì dân, không ngừng nâng cao ý nghĩa chính trị, KT - XH của Chương trình. 29 Từ thực tiễn sinh động vận hành Chương trình 135 trong giai đoạn I và năm đầu của giai đoạn II đã cho phép chúng ta khẳng định: Chương trình đã đi nhanh vào cuộc sống và trở thành một biểu tượng cao đẹp về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng căn cứ cách mạng. Với niềm phấn khởi tin tưởng sâu sắc vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc đã tích cực thực hiện có hiệu quả Chương trình. Thời kỳ 2002-2005, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tăng cường chỉ đạo sát sao hơn nữa, thực hiện bằng được mục tiêu Chương trình, sớm làm đổi thay rõ rệt bộ mặt kinh tế – xã hội vùng đặc biệt khó khăn này. Đó là biện pháp thiết thực thắng lợi nghị quyết Đại hội IX của Đảng. 30 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRIÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI A. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH LÀO CAI VÀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 : I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ( TẬP CHUNG NGHIÊN CỨU 120 XÃ THUỘC KHU VỰC III CÓ NGHĨA LÀ NẰM TRONG PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH 135) : 1. Vị trí : Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc nằm ở toạ độ địa lý : 22o 09’ đến 22o52’ vĩ Bắc, 103o31’ đến 104o28’ kinh đông. Lào Cai có diện tích 8049.54 km2, trong đó diện tích đất dốc >25o chiếm 84%. toàn tỉnh có 9 huyện, 1 thị xã với 180 phường xã, trong đó có 152 xã vùng cao. Dân số tính đế ngày 31/12/2000 là 608.500 người, dân số trong độ tuổi (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) là: 331.024 người, gồm 27 dân tộc sinh sống trong đó 66,2% là dân tộc ít người. Lào Cai là một trong 6 tỉnh có biên giới với Trung Quốc (Lào Cai có 103 km đất liền và 100 km đất sông suối đường biên giới) có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và quan hệ kinh tế đối ngoại. Lào Cai có 3 cửa khẩu chính, trong đó cửa khẩu Thị xã Lào Cai là cửa khẩu quốc tế, còn lại là cửa khẩu quộc gia (Mường Khương, Bát Xát). 2. Địa hình : Địa hình tỉnh Lào Cai bị chia cắt mạnh bởi các dẫy núi đá tạo thành các dải thung lũng và các con sông suối lớn, nhỏ. Độ dốc thay đổi lớn, từ dạng địa hình nghiêng, thoải (3-8o), đến địa hình dốc vừa ( 15-20o), địa hình dốc (25-35o), đến địa hình rất dốc (trên 35o), trong đó địa hình nghiêng và dốc chiếm phần lớn diện tích. 31 Lào Cai có 7 bậc địa hình cơ bản: Địa hình có độ cao 100 - 150 m, đai 300- 500 m, đai 600 - 1000 m, đai1300 - 1400 m, đai 1700 - 1800 m, đai 2100 - 2200 m và đai 2800 - 2900 m, trong đó dải địa hình có độ cao từ 300 - 400 m và 6000 - 1000 m chiếm đa phần diện tích (64,8%). Độ cao thấp nhất trong tỉnh là 80 - 90 m và đỉnh cao nhất là đỉnh Paxipăng 3144 m so với mực nước biển. Điều kiện địa hinh dốc, chia cắt mạnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng các vùng chuyên canh với quy mô lớn, tập chung sẽ bị hạn chế. Nhưng mặt khác do sự phân tầm theo độ cao của địa hình rất đa dạng, cho nên Lào Cai có khả năng bố trí được một cơ cấu cây trồng phong phú, từ tập đoàn cây trồng nhiệt đới đến á nhiệt đới, ôn đới với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau: cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp đặc sản (cây thảo quả, trẩu, sở, quế…), cây ăn quả (táo, lê, hồng, cam, quýt, dứa, nhãn…), cây dược liệu (sâm, đỗ trọng, thục địa, tam thất…), cây gỗ quý (pơ mu, sa mu…). 3. Thời tiết khí hậu : Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh có sương muối và ít mưa, mùa hè nóng có gió lào (gió tây) và mưa nhiều. Về cơ bản Lào Cai có chế độ bức xạ nội chí tuyến, quanh năm độ cao mặt trời tương đối lớn, thới gian chiếu sáng khá dài, cán cân bức xã luôn dương. Nhờ đó tính nhiệt đới được đảm bảo khi độ cao địa lý cho phép. Ngoài ra trên toàn tỉnh có biên độ ngày khá lớn, đạt hoặc vượt tiêu chuẩn nhiệt đới. * Nhiệt độ Các vùng thấp dưới 700 m có tổng nhiệt độ năm trên 7500o C và nhiệt độ trung bình năm trên 21oC đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Bảng 01: Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất quan sát được ở một số địa phương(oC). Hạng mục Mường Khương Bắc Hà T.X Lào Cai Hoàn Liên Sa Pa Than Yuên - Nhiệt độ thấp nhất - Nhiệt độ cao nhất 0,6 34,3 -2,8 33,1 1,4 42,8 -5,7 24,4 -3,8 30,0 -2,8 37,2 32 *Lượng mưa : Lượng mưa năm ở các nơi trong tỉnh Lào Cai từ 1200-3800 mm, Trung tâm mưa lớn Hoàng Liên- Sa Pa với diện tích trên 2000 km2 có lượng mưa trên 2400 mm, thậm trí vượt quá 3000 mm. Ngoài ra khu vực ngạn sông Chảy, kéo dài từ Lùng Phình, Vĩnh Yên đến tận Lục Yên của tỉnh Yên Bái cũng có lượng mưa 200-2400 mm. Các khu vực ít mưa là: Bát Xát, Minh Lương, Dương Quỳ (Văn Bàn) với lượng mưa chưa đến 1600 mm. Bảng 02: Lượng mưa trung bình năm (mm) tại một số địa phương. Địa điển Lượng mưa Địa điểm Lượng mưa 1. Mường Khương 2. Bát Xát. 3. Bắc Hà. 4. Thị xã Lào Cai 1935 1451 1805 1753 2759 1659 1486 2153 * Độ ẩm không khí tương đối : Độ ẩm không khí tương đối, trung bình năm ở các nới là 80-90%, trị số tháng là 70-90%, tương đối bé trong thời kỳ quá độ từ mùa đông sang mùa hè, tương đối lớn trong thời kỳ mưa phùn nhiều (tháng 2, tháng 3) hoặc vào giữa mùa mưa. Các kỷ lục thấp nhất về độ ẩm tương đối đã quan sát được ở vùng thấp là 10-30%, vùng cao là 5-25%. Chênh lệch giữa độ ẩm lúc 13 h và độ ẩm trung bình ngày khoảng 15-20% ở vùng thấp, vùng cao phía tây là 5-10% ở vùng cao phía Đông. * Sương mù : ở Lào cai vào nhưng tháng đầu mùa lạnh sương mù bức xạ chiếm ưu thế, cho nên tần xuất có nắng trong những ngày sương mù đều vượt 80%. 33 Thời kỳ cuối mùa đông, sương mù hình thành trong quá trình hỗn hợp giữa những khối không khí lạnh và ẩm dẫn đến tình trạng bão hoà một lớp không khí dày hàng trăm mét. Loại sượng mù này thường kèm theo mưa phùn kéo dài suốt ngày. ở Lào Cai, hầu như lương mù có thể xuất hiện trong bất kỳ tháng nào, nhưng tập trung nhất vẫn là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, là những tháng có nhiều sương mù hơn cả. 4. Đặc điểm đất đai : Toàn tỉnh Lào Cai có 10 nhóm và 30 loại đất chính. Phần lớn diện tích có tầng đất canh tác còn khá dày, hàm lượng chất dinh dưỡng khá và ít bị chua. + Nhóm đất phù sa: gồm 6 loại đất được hình thành trên trầm tích trẻ, nguồn gốc phù sa sông suối. Diện tích 10530 ha, chiếm 1,32% tổng diện tích tự nhiên. + Nhóm đất lầy có độ phì nhiêu cao nhưng đất có phản ứng chua và thường bị ngập nước. Diện tích 260 ha, chiến 0,30%. + Nhóm đất đen hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, có diện tích 1050 ha, chiến 0,13%. + Đất đỏ vàng (đất ferlit) bào gồn 9 loại đất phân bổ ở độ cao dưới 900 m, có độ phì nhiêu tự nhiên khá. Diện tích 365869 ha, chiếm 45,5%. + Đất mùn vàng đỏ (đất mùn feralit), phân bổ ở độ cao 900 - 1800 m, diện tích 247.809 ha, chiếm 38,8%. + Đất mùn alit, hình thành và phát triển chủ yếu trên đá mẹ gralit và các đá mẹ biến chất khác, phân bố trên độ cao 1800 - 2800 m, diện tích 92.002 ha, chiếm 11,4%. + Đất mùn thô than bùn, phân bố ở độ cao 2800 m trở lên của dãy Hoàng Liên Sơn. Diện tích 530 ha, chiếm 0,07%. + Đất sói mòn trơ sỏi đá. Diện tích 470 ha, chiếm 0,06%. + Đất dốc tụ, làm sản phẩm dửa và tích tụ của tất cả các loại đất ở các chân sườn và khe dốc. 34 5. Nguồn nước thuỷ văn. Lào Cai có mạng lưới sông suối chằng chịt, địa hình cao, dốc, lắm thác gềnh, lưu lượng hàng năm thay đổi thất thường, bao gồm ba hệ thống sông sau đây: + Sông thao: Là dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ hồ Đại Lý cao 2000 m trên đỉnh Nguỵ Sơn-tỉnh Vân Nam-Trung Quốc, chảy qua Lào Cai về Việt Trì, dài 267 km. Những phụ lưu quan trọng là ngòi Đúm, ngòi Bo, ngòi Nhú, ngòi Hút, ngòi Thìa, ngoài Lao đều bắt nguồn từ Panxipăng-Pu Lông (cao trên 2000 m). + Sông Chẩy: bắt nguồn từ vùng Tây Côn Lĩnh cao 2419 m. Sông Chẩy lắm thác gềnh, lòng sông hiểm trở. Các phụ lưu chính là sông Pải Hồ, sông Ma Ly, sông Móc Kônen, ngòi Boun, ngòi Nghĩa Đô. + Sông Nậm Mu: bắt nguồn từ vùng núi Ta Lang, Panxipăng cao trên 3000 m. Lưu vực sông có độ cao trung bình 1085 m, độ dốc lớn, lòng sông hẹp. Nguồn nước mặt hàng năm ở Lào Cai có khoảng 9,5 tỷ (m3 ), là vùng nước tưới quan trọng cho lúa và hoa mầu, và là nguồn mước dồi dào phục vụ nhu cầu của nhiều ngành kinh tế quốc dân. Tài nguyên nước ngầm có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, chất lượng nước tốt, ít bị nhiễm khuẩn, có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng: nước Sunfat, Sunfat- Bicacbonat, nước nóng Silic, Sunfuahyđro, nhiệt độ cao trên 40oC, độ khoán thấp: 0,92-2,89 g/l. Ngoài ra có nguồn nước siêu nhạt ở Tácco thuộc huyện Sa Pa. II. Điều kiện kinh tế xã hội : 1. Dân số và lực lượng lao động (Biểu 03 và 04) : 1.1. Dân số (Biểu 03) : Dân số tỉnh Lào Cai theo số liêu thống kê năm 2000 có 608.500 người gồn 27 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm nhiều nhất 117. 535 người. Toàn tình có 102.400 hộ sinh sống ở 1.466 thôn bản, trên địa bàn của 180 xã, phường, thị trấn. 35 1.2. Về lực lượng lao động (Biểu 04) : * Lao đông có việc làm : - Năm 1996 giải quyết việc làm được 287.622 người, chia theo ngành : + Nông lâm nghiệp : 239.050 người, chiếm 83,11% tổng số. + Công nghiệp và xây dựng : 6.970 người, chiếm 2,43% tổng số. + Thương mai, du lịch : 26.045 người, chiếm 9,06% tổng số. + Quản lý Nhà nước, HCSN: 15.557 người, chiếm 5,4% tổng số. - Năm 2000 giải quyết việc làm được 304.584 người, chia theo ngành: + Nông lâm nghiệp : 240.010 người, chiếm 87,8% tổng số. + Công nghiệp và xây dựng : 10.613 người, chiếm 3,45% tổng số. + Thương mai, dịch vụ : 36.795 người, chiếm 12,05% tổng số. +Quản lý HCSN Nhà nước : 17.366 người, chiếm 5,7% tổng số. Trong 5 năm giải quyết việc làm tăng 5,89%, tổng số 20.312 người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới được 4.062 lao động. Lao động ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiêm lao động tăng trong ngành sau 5 năm tỷ lệ lao động trong ngành giảm so với tổng số là 4,31% được tăng cường bổ sung cho ngành Công nghiệp Xây dựng và Thương mại Dịch vụ. Ngành công nghiệp và Xây dựng lao động chiếm tỷ trọng thấp nhất 2,43%, nhưng tốc độ tăng lại cao nhất là 50,83%, tỷ lệ lao động tăng so với tổng số lao động có việc làm là 1,02%. Ngành thương mại dịch vụ cũng có tốc độ tăng lao động gần băng ngành công nghiệp xây dựng là 40,89%, tỷ lệ lao động tăng so với tổng số là 2,99%. 1.3. Về chất lượng lao động (Biểu số 05) : Đánh giá chung chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh chưa cao, tỷ lệ công nhân kỹ thuật tính đến năm 2000 đạt 6,66% (22.046 người) trong khi cả nước là 11,73% mặc dù tốc độ tăng so với năm 1996 là 289,81%. Hai khu vực thành thi và nông thôn đêu tăng nhưng tốc độ tăng trong khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động có tay nghề CNKT ở nông thôn so với thành thị vốn đã thấp lại càng thấp hơn, thua xa khu vực thành thị. 36 Năm 1996 tổng số có 2,57% lao động là CNKT trong đó chủ yếu lao động có tay nghề CNKT ở thành thị, nông thông hầu như không có lao động là CNKT. Đến năm 2000 tổng số có 6,66% lao động là CNKT thì khu vực thành thị đã có 4,94%, khu vực nông thông chỉ chiếm 1,72%. Do đó phải đẩy mạnh đào tạo CNKT cho khu vực nông thôn tránh sự thiếu hụt lao động CNKT và mất cân đối giữa hai khu vực. Lao động là CNKT hiện nay chủ yếu là các thợ sửa chữa xe máy, gò hàn, cơ khí nhỏ, kỹ thuật trông trọt, chăn nuôi, lái xe. Tỉnh ta đang thiếu nhiều lao động kỹ thuật trong ngành nông lâm nghiệp, cơ khí điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, xây dựng và khai thác mỏ. 2. Tình hình sản xuất : 2.1. Nông nghiệp : Theo số liệu thống kê, sản xuất nông nghiệp của các xã trong tỉnh những năm qua chủ yếu tập chung 58.273,33 ha đất canh tác cây hàng năm, 3.725,26 ha đất vườn tạp, 6.181 ha cây lâu năm và nguồn thu từ chăn nuôi trâu bò, lợn gà. + Sản xuất cây hàng năm có lúa và hoa màu: 16.974,72 ha. Huyện có nhiều diện tích lúa và hoa màu nhất là Than Uyên (3.492,84 ha), Bắc Hà (2.339,96 ha) và Văn Bàn (2.247,8 ha). Ruộng 3 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ màu toàn tỉnh chỉ có 20 ha ở Mường Khương. Ruộng 2 vụ lúa có 6.923,86 ha. Trên các chân ruộng này gieo cấy lúa chủ động, năng xuất lua Xuân đạt bình quân 40 tạ/ha, lúa mùa đạt 35 tạ/ha. Có 9.915,36 ha ruộng 1 vụ chờ nước trời, chủ yếu cấy vào vụ mùa, năng xuất bình quân đạt 31-33 ta/ha. Lúa nương năm 1997 toàn tỉnh gieo 8.936 ha, năng suất đại từ 10,3 -14,5 tạ/ha. Sản lượng đạt 10.324,59 tấn. Diện tích ngô cả năm có 19.246,72 ha, năng suất đạt từ 12 –18,8 tạ/ha. Sản lượng đạt 29.444,6 tấn. Cây sắn vẫn là cây trồng hỗ trợ lương thực cho đồng bào các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa và cung cấp nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi. Diện tích sắn toàn tỉnh năm 1997 có 6.244,3 ha, năng suât bình quân đạt 85,7 tạ/ha. Sản lượng 53.515,4 tấn. 37 Ơ huyện Bắc Hà bà con người Mông vẫn còn trồng cây sèo để bổ sung lương thực trong những tháng thiếu đói với diện tích gieo trồng 137 ha, năng suất cây sèo không cao: 4,3 tạ/ha. Sản lượng hàng năm đạt 59 tấn. Cây khoai tây toàn tỉnh có 518,3 ha, năng suất không đều ở các huyện, thị trong tỉnh. ở Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, thị xã Cam Đường năng suất đạt từ 100 – 146 tạ/ha. ở các huyện khác năng suất đạt dưới 100 ta/ha, thậm chí Than Uyên chỉ đạt 25 tạ/ha. Diện tích khoai các loại toàn tỉnh có707 ha, năng suất bình quân 49,89 tạ/ha. Diện tích lạc có 671,8 ha, năng suất bình quân 10,2 tạ/ha. Đậu tương có 3.527,75 ha, năng suất bình quân 11,24 tạ/ha. Cây lanh với diện tích 123,5 ha, sản lượng đạt 49,25 tấn. cây mía có 421,4 ha, sản lượng 5.916 tấn. Cây công nghiệp khác có 1.878,61 ha. Cây ăn quả các loại có 3.535 ha, hàng năm thu 31.150 tấn hoa quả tươi. 2.2. Lâm nghiệp : Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 227550 ha, chiếm 28,3% tổng diện tích tự nhiên. Đất rừng tự nhiên có 191.557 ha. Huyện Văn Bàn có nhiều rừng nhất: 74.036 ha, Sa Pa: 22.234 ha, Bảo Yên: 19.666 ha. Rừng tự nhiên bao gồm đất có rừng sản xuất: 23.422 ha, rừng phòng hộ 154.380 ha, rừng đặc dụng: 13.755 ha. Đất rừng trồng toàn tỉnh có 35.986,4 ha. Trong đó rừng sản xuất có 18.098,4 ha, rừng phòng hộ có 17.186 ha và rừng đặc dụng có 702 ha. Định hướng sản xuất lâm nghiệp của tỉnh là nhanh chóng hoàn thành việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình nông dân quản lý kết hợp khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng rừng mới để tăng nhanh diện tích đất có rừng, khắc phục hậu quả rừng bị tàn phá do viện quản lý khai thác rừng không hợp lý và do việc phá rừng đốt rẫy làm nương của bà con các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt diện đồng bào thuộc đối tượng định canh đinh cư và diện đặc biệt khó khăn. 3. Cơ sở hạ tầng : 3.1. Giao thông : 38 Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 1.322,5 km đường bộ, bao gồm 5 tuyến quốc lộ, chiều dài 472,5 km, 6 tuyến đường tỉnh lộ, chiều dài 264 km, 136 km đường huyện lộ, 60 km đường nội thị và 390 km đường liên xã. Mật độ đường bộ thấp: 0,17 km/km2. Lào Cai có tuyến đường sắt: tuyến đường sắt Quốc Gia Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường sắt Phố Lu - Pom Hán của tỉnh dùng để chuyên trở quạng Apatit. Ngoài ra Lào Cai còn có tuyến đường sắt Quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu, là tuyến đường sắt quan trọng trong việc giao lưu buôn bán, đi lại giữa hai nước Việt nam và Ttung quốc. Do đặc điểm của địa hình dốc và núi cao nên việc mở mang các tuyến đường giao thộng nông thôn rất khó khăn. ở các xã vùng cao có tuyến đường giao thông chính là con đường mòn, chỉ đi lại được vào mùa khô, mùa mưa bị ngập lũ đi lại rất khó khăn, gây ảnh hưởng không tốt đến việc vận chuyển hàng hoá, vật tư, phân bón phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân. 3.2. Cấp điện : Do tích cức đầu tư vào việc xây dựng cải tạo và nâng cấp lưới điện, hiện nay lưới điện quốc gia đã cấp được cho 10/10 huyện, thị. Tuy nhiên mới chỉ đến được các thị xã, thị trấn, một số xã nông thông vung thấp. Ở các xã nông thông vùng cao, vung xa sử dụng điện từ các trạm thuỷ điện nhỏ. Ngoài ra toàn tỉnh có khoảng 5.000 máy thuỷ điện mini cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ gia đình nhờ chạy bằng sức nước ở các con suối. 3.3. Cấp nước : Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 80.000 người đang thiếu nước sinh hoạt. Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng 7 hệ thống cấp nước ăn tại các vùng dân cư tập trung ở các huyện lỵ, 300 công trình tự chảy cấp nước sinh hoạt, 200 bể nước công cộng có dung tích 686 m khối, 16 tran giếng khoan cung cấp nước ăn cho 34.000 người và tưới tiêu thêm cho 868 ha lúa. 4. Phong tục tập quán : 39 Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới với 27 dân tộc anh em sinh sống trến địa bàn. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm tới 64% (dân tộc Mông chiếm 20,2%. Dân tộc Tày chiếm 13,2%. Dân tộc Dao chiếm 12,2%. Dân tộc Thái chiếm 8%. Dân tộc Giáy chiếm 3,9%. Dân tộc Nùng chiếm 3,5%. Còn lại 3% là các dân tộc khác như dân tộc Mường, Sán Chay, Phù Lá, Bố Y, Pu Páo, Hà Nhì, Lào, La Chí…). Với 27 dân tộc thì thình hình phong tục tập quán rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Có cả yếu tố truyền thống ảnh hưởng tốt và những yếu tố ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh. * Những yếu tố truyền thống ảnh hưởng tốt đến tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh. + Tinh thần đoàn kết thống nhất gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Đây là truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc. Họ thường xuyên giúp nhau trong thời điểm bận rộn của mùa vụ thông qua việc đổi công lao động cho nhau: giúp nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn, trong việc dựng vợ gả chồng, trong việc xây dựng nhà cửa. + Các dân tộc sống ở các tiển vùng, địa hình có thể khác nhau nhưng không độc lập, riêng rẽ, do vậy, tinh thần đoàn kết, quan hệ xã hội đựơc mở rộng không những chỉ trong từng dân tộc mà còn có sự đoàn kết giúp đỡ giữa các dân tộc với nhau. + Đồng bào các dân tộc có truyền thống chịu thương chịu khó, cần cù lao động, có kinh nghiệm khai thác tài nguyên, thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và đất đồi núi dốc… + Đồng bào các dân tộc có nhiều mặt hàng truyền thống có thể phát triển thành những hàng hoá có gía trị kinh tế cao. * Những yếu tố truyền thống có ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh : + Thói quen sản xuất tự cấp, tự túc, chưa có tư duy kinh tế hàng hoá. 40 + Tập quán canh tác một vụ. Đa số đồng bào chỉ tập chung sản xuất từ tháng 3- 10 (ân lịch), các tháng còn lại bỏ hoang. + Tập quán du canh, du cư hoặc du canh, định cư của các đồng bào dân tộc trong tỉnh dẫn đến những tác hại rất lớn. Vì nhu cầu lương thực, nên ngoài cây lúa nước, họ ra sức phá rừng để trồng cây lúa nương, lúa cạn, ngô, khoai , sắn… Họ chỉ biết gieo trồng, không có thói quen nuôi dưỡng chăm bón. Do vậy, khi đất đai bị rửa trôi bác mầu thì họ lại chuyển đến nơi khác để khai phá rừng đầu nguồn , rừng càng già thì đất càng tốt. Phá rừng già, rừng đầu nguồn, đó là đối tượng chính của du canh, du cư. Do đó kinh tế của các đồng bào dân tộc rơi vào vòng “luẩn quẩn”: càng đói thì đồng bào càng phá rừng, môi trường sinh thái càng huỷ hoại, và càng phá rừng thì đồng bào càng nghèo đói. + Tập quán trồng và hút thuốc phiện hành tập quán lâu đời của một số đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt đối với người H’ Mông. Thuốc phiện đã đầu độc, huỷ hoại nguồn nhân lực phát triển kinh tế, tiêu phí vật chất lớn và làm huỷ hoại sức khoẻ tinh thần của đồng bào, ảnh hưởng sấu đến an ninh, trật tự xã hội trong khu vực. + Tập quán thả “rông” gia súc, gia cầm. Điều này vừa mất nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng vừa phá hoại cản trở sản xuất. + Ngoài ra còn tệ nạn tảo hôn, ly hôn, ma chay, cúng bái, mê tín dị đoan, hội hề kéo dài… là những tập tục mang tính phổ biến,cũng đã kìm hãm sự phát triển sản xuất và ảnh hưởng không tốt tới an nhinh quốc phòng. Từ sự phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội cho thấy tỉnh Lào Cai so với cả nước có nhiều yếu tố và nguồn lực phát triển tiềm tàng. Đó là đất đai rộng lớn, phong phú và màu mỡ nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Đó là nguồn lao động dồi dào, được chăm sóc sức khoẻ tốt, được tạo điều kiện để học hành. Đố là nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoán sản có trữ lượng lớn.. cùng với những nguồn lực bên ngoài là các yếu tố cơ bản cho sự phát triển. Tuy nhiên trong điều kiện dân trí nới chung còn thấp, trình độ tổ chức quản lý nền kinh tế trong điều kiện đổi mới của các cán bộ còn hạn chế, tập quán sản xuất còn lac hậu, kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn. Nhưng với sự nỗ lực của các 41 đồng bào dân tộc và sự quan tâm và giúp đỡ của TW mà trực tiếp là Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK miền núi và vung sâu, vung xa (gọi tắt là Chương trình 135), thì chắc chắn rằng trong tương lai tỉnh Lào Cai sẽ là một trong những trung tâp kinh tế khu vực phí Băc của đất nước. 42 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG : Qua sự phân tích những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, có thể rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới. 1. Những thuận lợi : + Với vị trí địa lý của của tỉnh, rất thuận tiện cho việc phát triển một nền kinh tế hàng hoá và mở rộng việc giao lưu kinh tế với Trung Quốc. Điều này nếu được vận dụng một cách có hiệu quả thì có thể rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK. + Diện tích đât đai rộng và tương đối tốt, đặc biệt là rừng và đất rừng, cùng với diện tích đồng cỏ… có thể tạo điều kiện đa dạng các vật nuôi, cây trồng, phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biên. Vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi cho viêc xây dựng và phát triển các ngành nghề ở miền núi, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn. + Là vung giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng và số lượng lớn, có điều kiện phát triển mạnh công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng. + Khí hậu, địa hình phức tạp hình thành nên nhiều vùng và tiều vùng tạo điều kiện cho việc nuôi trồng những cây con đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. + Bộ máy chính quyền địa phương tương đối đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. + Công tác đào tạo cán bộ cơ sở, và thực hiện chủ trương của tỉnh trong công tác luân chuyển cán bộ (đưa cán bộ về cơ sở) đã tạo cho cơ sở có một nguồn lực rồi dào trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. 2. Khó khăn : 43 + Do đặc điểm địa hình phức tạp, núi cao, đồi dốc, khí hậu, thời tiết không thuận hoà… gây khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất và lưu thông tiêu thụ hàng hoá. + Dân số thưa thớt, đời sống kinh tế thu nhập quá thấp, dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, đời sống văn hoá thiếu thốn…; đầu tư, tích luỹ để tái sản xuất mở rộng thấp vì vậy rất khó khăn trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, đầu tư chiều sâu. + Kết cấu hạ tầng quá thấp kém, do không có khả năng tự xây dựng, vốn đầu tư của nhà nước rất hạn hẹp, địa hình lại phức tạp nên rất khó khăn trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. + Đồng bào các dân tộc còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là tư tưởng nặng nề của sản xuất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tự nhiên. + Bộ máy chính quyền địa phương nhiều nơi còn quá cồng kềnh, trình độ cán bộ xã rất thấp, có cán bộ còn chưa hoc hết THCS, nói tiếng quốc ngữ còn chưa rõ (tiếng phổ thông). Nên công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ này rất khó khăn. Qua thực tế trên, ta có thể kết luận rằng muốn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK trong tỉnh đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của đồng bào các dân tộc vùng cao và sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước và bên ngoài để khai thác tốt, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, tạo sức mạnh tổng hợp để phát huy mọi nguồn lực, thực hiện phương châm chiến lược “ miền Núi vì cả nước, cả nước vì miền Núi”. B. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI : I. THỰC TRẠNG CHIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI : 1. Quy mô Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh lào cai (Biểu số 06) : Tỉnh Lào Cai quy định suất đầu tư tối đa cho các công trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai được quy định tại Quyết định số 120/2002/QĐ.UB ngày 44 02/04/2002 của UBND tỉnh Lào Cai. Cũng như quy định chung của Chính phủ các công trình thuộc Chương trình 135 đều là các công trình vừa và nhỏ, mức vốn đầu tư mỗi công trình đều dưới 1 tỷ đồng 2. Các hình thức triển khai Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. * Cấp xã : Hàng năm căn cứ quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củ xã, UBND huyện hướng dẫn cho UBND xã đề xuất các dự án cụ thể cần đầu tư trong năm kế hoạch thuộc Chương trình 135, thông qua HĐND xã. + Ban giám sát: Hình thức xã làm chủ đầu tư, xã tự tổ chức thực hiện: Ban quản lý dự án đã ký hợp đồng với HTX hoặc đội thi công do xã thành lập, Ban quản lý dự án xã thanh quyết toán với kho bạc, sau đó thanh toán với dân. Ban giám sát xã thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn xã do UBND huyện, thị xã quyết định thành lập. - Thành viên của ban giám sát gồm 3 thành viên: 01 thành viên là Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch HĐND xã làm Trưởng ban. 02 thành viên còn lại có thể chọn từ các cán bộ làm công tác đoàn thể, cán bộ địa chính, giao thông, thuỷ lợi, hoặc trưởng thôn có công trình, tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi xã. - Ban giám sát xã lập kế hoạch giám sát và trưởng ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. + Ban quản lý dự án xã : - Những xã chưa được giao làm chủ đầu tư công trình thì UBND xã đề nghị UBND huyện - thị xã quyết định cử 02 người tham gia làm thành viên của Ban quản lý dự án huyện - thị xã. Thành phần cán bộ xã làm thành viên Ban quản lý dự án huyện - thị xã gồm: 01 thành viên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, 01 thành viên là cán bộ tài chính xã. Nhiệm vụ của 02 thành viên này do trương ban quản lý dự án huyên, thị xã phân công cụ thể. Kinh phí cho hoạt động của 02 thành viên này do Trưởng Ban quản lý dự án huyện, thị xã chi trả 45 theo thời gian thực tế hoạt động trong năm, nguồn kinh phí trong mục A của công trình được đầu tư. - Những xã được giao làm chủ đẩu tư các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, mức vốn đầu tư công trình dưới 100 triệu đồng thì xã đề nghị UBND huyện, thị xã xét và thành lập Ban quản lý dự án. Thành phần ban quản lý dự án xã có ít nhất 03 thành viên. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án xã là giúp UBND xã quản lý điều hành thực hiện dự án công trình do UBND xã làm chủ đầu tư và là thành viên Ban quản lý dự án huyện, thị xã với các công trình khác được đầu tư trên địa bàn xã. * Cấp huyện : UBND huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, Ban chức năng tiến hành tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, các trung tâm cụm xã của huyện. Huyện làm chủ đầu tư : + Công trình có đủ điều kiện giao cho xã tự tổ chức thực hiện: 100% khối lượng giao dân làm: UBND xã giao cho hợp tác xã hoặc thành lập đội thi công ký hợp đồng nhận thầu vưới Ban QLDA huyện, UBND xã xác nhận các bản hợp đồng và thanh quyết toán với ban quản lý dự án để có cơ sở DCCK cho dân biết. + Công trình thuê doanh nghiệp thi công: tách khối lượng giao cho dân theo dự toán được duyệt, với các hình thức: - Nhà thầu là B chính có trách nhiệm ký hợp đồng với đội sản xuất, chịu trách nhiệm về quản lý khối lượng, chất lượng, nhiệm thu thanh quyết toán với Ban QLDA, sau đó thanh quyết toán lại cho dân. - Bên A ký hợp đồng với tổ, đội thi công của xã và trực tiếp thanh toán cho dân thông qua UBND xã xác nhận. 3. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng dự án : Theo quyết định số 120/2002/QĐ.UB ngày 02/04/2002 của UBND tỉnh Lào Cai. 3.1. Chủ đầu tư dự án : 46 + UBND xã nếu có đủ năng lực quản lý thì được làm chủ đầu tư dự án công trình mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng, có quy mô nhỏ kỹ thuật đơn giản. Phải có đội ngũ cán bộ xã đủ năng lực, khả năng tự đảm nhận được công việc quản lý, điều hành thực hiện dự án mới giao làm chủ đầu tư. + UBND huyện, thị xã làm chủ đầu tư các công trình còn lại. 3.2. Phân cấp phê duyệt các thủ tục dự án : * Dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng (kể cả kinh phí giải phóng mặt bằng) : UBND tỉnh uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt các thủ tục dự án (gọi tắt là dự án cấp huyện). UBND huyện, thị xã có trách nhiệm phê duyệt các báo cáo đầu tư, TKKT - dự toán, đấu thầu - chỉ thầu và quyết toán vốn đầu tư công trình theo đúng quy định trình tự xây dựng cơ bản. Trong đó những dự án dưới 300 triệu đồng được phê duyệt báo cáo đầu tư và thiết kế kỹ thuật - thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán một bước. * Dự án có mức vốn từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng (kể cả kinh phí giải phóng mặt bằng) : Do UBND tỉnh phê duyệt các thủ tục cho dự án (gọi tắt là dự án cấp tỉnh). UBND huyện, thị xã lập báo cáo đầu tư gửi Sở KH&ĐT tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định: các chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán do các Sở xây dựng chuyên nghành thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt. * Dự án có mưc vốn đầu tư lớn hơn 1 tỷ đồng thực hiện theo : Nghị định số 52/1999/NĐ.CP ngày 08/07/1999; Nghị định số 12/NĐ.CP ngày 05/05/2000 của chính phủ; Quyết định số 86/2001/QĐ.UB ngày 26/03/2001 của UBND tỉnh Lào Cai và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, xây dựng. 47 *Thẩm định, phê duyệt dự án quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội xã và dự án quy hoạch xây dựng TTCX : Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan của tỉnh thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. 3.3. Về công tác tư vấn đầu tư công trình : Tất cả các công trình đều phải do các đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân thực hiện khảo sát, lập báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật - dự toán (trừ công trình đường liên thôn thực hiện theo quy định riêng). Việc thẩm định báo cáo đầu tư, thết kế kỹ thuật - dự toán, ngoài những dự toán công trình cấp tỉnh, những dự án cấp huyện có thể do tổ Thẩm định của huyện, thị xã thực hiện hoặc thuê các đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân thẩm định đảm bảo và chịu trách nhiệm kết quả thẩm định theo quy định hiện hành. Tổ thẩm định của huyện, thị xã phải được UBND huyện - thị xã quyết định thành lập, Tổ trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp quản lý về kết quả thẩm định. 3.4. Quy định về nội dung, hình thức hồ sơ - văn bản trong các khâu thủ tục đầu tư của công trình : * Nội dung, hình thức của : hồ sơ khảo sát, báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật- dự toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư; Quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật- dự toán, chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, hợp đồng tư vấn, xây lắp, biên bản nhiệm thu, bàn giao công trình… phải đầy đủ đúng theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư XDCB. * Tổng mức vốn đầu tư công trình phải tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí cho phần xây dựng công trình theo thông tư số 12/2000/TT.BXD ngày 25/10/2000 của Bộ xây dựng và hệ thống định mức đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Lào Cai. Riêng các chi phí cho phần khối lượng do dân địa phương tham gia theo mức quy định trong quyết định số 120/2002/QĐ.UB ngày 02/04/2002. 48 * Trong tổng dự toán công trình phải bóc tách cụ thể phần khối lượng, kinh phí hạng mục công trình sử dụng lao động phổ thông để bố trí cho dân địa phương làm và phần giao thầu cho nhà thầu thực hiện. 3.5. Đấu thầu, chỉ định thầu : Công tác đấu thầu, chỉ định thầu thực hiện theo Nghị định số 88/1999/NĐ.CP, Nghị định số 14/2000/NĐ.CP của Chính phủ và các quy định hiện hành của UBND tỉnh về đấu thầu, chọn thầu trong xây dựng cơ bản. Công trình thuộc Chương trình 135 có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng được phép chỉ định thầu. Trong đó UBND tỉnh chỉ định thầu các công trình mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng ( UBND huyện, thị xã phải trình ít nhất 02 nhà thầu để UBND tỉnh quyết định), UBND huyện, thị xã chỉ định thầu các công trình có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng. Khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức đấu thầu các công trình có mức vốn trên 500 triệu đồng. Các công trinh đơn giản có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng các xã có điều kiện thực hiện thi công chọn gói thì thành lập Ban chỉ huy công trường thực hiện thi công công trình kiên cố hoá kênh mương do UBND các huyện, thị xã quyết định. II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI : 1. Kết quả thực hiện Chương trình 135 (1999 - 2002), (Biểu số: 07) : Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - hội, vùng đông bào dân tộc đặc biệt khó khăn, từ năm 1993 đã thực hiện đầu tư theo các Chương trình dự án như: Định canh định cư, chương trình 327, V06, hỗ trợ phát triển các đồng bào dân tộc trong tỉnh, đã tao ra sự chuyển biến đáng kể. Đặc biệt sau 4 năm thực hiện Chương trình 135 bộ mặt nông thôn của các xã ĐBKK trong tỉnh đã thay đổi khá nhiều và đã mang lại hiệu quả rõ nét, tỉnh đã nhìn rõ và yêu tiên cho những xã khó khăn, đã một phần thực hiện được việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ từng bước phát triển kinh tế hàng hoá, tỉnh đã có Chương trình hành động tập trung đầu tư 49 cho các xã khó khăn nhất của Chương trình 135, xây dựng các công trình thuỷ lợi, khai hoang, giao thông hướng vào phục vụ cho sản xuất và đã thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở những nơi này, nhân dân càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong 4 năm qua tỉnh đã đạt được một số kết quả sau : 1.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng : Giao thông : thực hiện làm được 170 km đường ô tô, 172 km đường dân sinh; Thuỷ lợi: thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và trong 4 năm qua các công trình thuỷ lợi được xây dựng đã thực hiện tưới tiêu cho 4.492 ha, sản lượng lương thực tăng 16000 tấn (11,8%); Cấp nước sinh hoạt: được cho 9.673 hộ; Trường học đã xây dựng được 555 phòng học; Cấp điện đã xây dựng được 20 trạm điên, cung cấp điện cho được 1.110 hộ gia đình. Các công trình hạ tầng được xây dựng từ dân chủ công khai, từ lòng dân đã thực sự làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội ở những xã ĐBKK. Đến năm 2002 chỉ còn 5 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Dự án cơ sở hạ tầng với chủ trương đúng và bước đi ban đầu phù hợp đã tạo điều kiện ổn định và phát triển KT - XH khá nhanh ở các xã ĐBKK. 1.2. Công tác đào tạo cán bộ xã nghèo : + Riêng năm 2002 đã tổ chức 39 lớp học, mỗi lớp 4- 6 ngày với tổng số 2.589 lượt người, kinh phí thực hiện 378 triệu đồng. Trong đó có huyện Sa Pa chưa thực hiện được kế hoạch giao. + Các đối tượng được đào tạo bồi dưỡng gồm: Cán bộ chủ chốt xã như Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ ban quản lý dự án cấp xã: Trưởng thôn - bản; Cán bộ tăng cường cho xã. + Các nội dung chính đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ học viên là quản lý chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương xã; công tác 50 khuyến nông, khuyến lâm, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo; công tác quản lý, sử dụng vốn ngân sách; trình tự đầu tư xây dựng các công trình CSHT; phương pháp quản lý khai thác các công trình CSHT… Thực hiện dự án đào tạo cán bộ là một bước nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nâng cao dân trí cho nhân dân, tập dượt và trưởng thành thông qua vận hành Chương trình 135, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc ở các xã ĐBKK từng bước hoà nhập với quá trình phát triển chung của cả nước. 1.3. Dự án quy hoạch lại dân cư ở những nới cần thiết : Năm 2002 đã hoàn thành sắp xếp được 1.502 hộ dân cư, trong đó sắp xếp dân cư biên giới 679 hộ, sắp xếp nội bộ xã 823 hộ. Tổng kinh phí đầu tư năm 2002 cho công tác định canh định cư là 34.00 triệu đồng. Trong đó chủ yếu tập chung vào hỗ trợ sản xuất và đời sống: 2.973 triệu đồng để hỗ trợ cho các hộ nông dân bao gồm: Lúa giống 21 tấn, ngô giống 387 tấn, đậu tương 25 tấn, phân bón các loại 515 tấn, giống cây ăn quả72.759 cây; đầu tư CSHT 427 triệu đồng. Trong 4 năm qua tỉnh thực hiện quy hoạch sử dụng đât đai phù hợp với từng tiều vùng, hoàn thành giao đất khoán rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác đất trồng đồi núi trọc, khai hoang phục hóa, nhân rộng mô hình trang trại, hộ làm ăn giỏi, xây dựng nông lâm trường hạt nhân hỗ trợ các hộ khó khăn sản xuất. Hướng dẫn tập huấn xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm: tếp tục đưa lúa lai, ngô lai, đậu tương, khoai tây, mô hình trồng lúa cạn, lúa chất lượng cao vào các xã ĐBKK. 1.4. Dự án xây dựng TTCX : Năm 2002 đầu tư 15 TTCX chuyển tiếp và 5 trung tâm cụm mới. Tổng vốn đầu tư 7.000 triệu đồng cho 16 công trình chuyển tiếp ( 3 giao thông, 4 phòng khám đa khoa, 8 trường học và 1 chợ), 19 công trình chuyển tiếp ( 3 giao thông, 6 phòng khám đa khoa, 8 phòng học và 2 chợ). 51 Vốn bố trí đầu tư cho Giao thông 1.140 triệu đồng, phòng khám 1.650 triệu đồng, trường học 3.920 triệu đồng, chợ 595 triệu đồng. Đã thi công hoàn thành 24 công trình: 16 công trình chuyển tiếp và 8 công trình khởi công mới. Trong đó 4 công trình giao thông 5,5 km đường trung tâm cụm xã, 9 công trình phòng khám đa khoa với 2.900 m2 sử dụng, 9 công trình trường học với 75 phòng học nhà cấp III, 2 công trình chợ với 4.000 m2 sử dụng.Giá trị khối lượng các công trình đã thực hiện trong năm đạt 12.500 triệu đồng, bằng 178% vốn kế hoạch giao. Nhiều TTCX xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả thiết thực, thật sự trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tiểu vùng, tạo điều kiện tiền đề để phát triển thành tứ thị, thị trấn miền núi trong những năm tới. 1.5. Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn : Trong 4 năm qua tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng cho các công tác hỗ trợ xây dựng các tiểu dự án các mô hình sản xuất: chế biến thức ăn gia súc, phát triển nấu riệu truyền thống (xã Bản Xèo huyện Bát Xát, xã Bản Phố huyện Bắc Hà), hộ trợ dây triền sản xuất ngô, lúa. Dự án phát triển nuôi ong mật, hỗ trợ mô hình sấy thuốc lá, tập huấn kỹ thuật sản xuât ngói máng, chế biến chè quy mô gia đình, sấy long nhãn bằng lò cải tiến, chế biến đường quy mô gia đình, trồng cây ăn quả, dệt thổ cẩm. Hầu hết các mô hình đều đạt kết quả tốt, hiệu quả cao, có thể áp dụng nhân rộng để phát triển sản xuất ở nông thôn. 1.6. Tình hình các cơ quan TW và địa phương giúp đỡ các xã : * Cơ quan TW : tỉnh Lào Cai được Bộ xây dựng, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Hội cựu Chiến binh Việt nam, Công ty tư vấn - Bộ giao thông thông - Vận tải giúp đỡ thực hiện Chương trình 135. 52 Các cơ quan TW đã quan tâm giúp đỡ tỉnh như tham mưu phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ đào tạo học sinh, sinh viên cho con em người vùng cao, tổ chức tập huấn một số lĩnh vực sản xuất cho nông dân; hỗ trợ kinh phí để đầu tư một số công trình CSHT cho xã ĐBKK và một số hiện vật có tác dụng thiết thực để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo. * Các cơ quan địa phương được phân công giúp đỡ các xã ĐBKK : + Nhìn chung các cơ quan được phân công có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ các xã. Nhưng nội dung các cơ quan đã các xã là: Nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các xã về các mặt sản xuất, đời sống, hoạt động văn hoá - xã hội của nhân dân các xã và tham mưu cho xã về phát triển kinh tế - xã hội; giao lưu văn hoá - văn nghệ ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, tuyên truyền pháp luật Nhà nước, tổ chức tập huấn các cán bộ - nhân dân xã; kiển tra chất lượng, hiệu quả các công trình CSHT và đã đang đầu tư xây dựng ở các xã. Về vật chất, các cơ quan đã giúp đỡ các loại hiện vật như quần áo, sách vở, bút viết, bàn ghế học sinh, bàn ghế làm việc, tăng âm - loa đài, phân bón, giống cây trồng, tặng quà cho các cháu học sinh và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc đối tượng chính sách… Tổng giá trị hiện vật của các cơ quan giúp đỡ xã năm 2002 là khoảng 500 triệu đồng. Đặc biệt năm 2002, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, các cơ quan tỉnh đã đồng lượt triển khai đến các xã để thực hiện việc khai sinh quá hạn trẻ em và làm thủ tục đăng ký kết hôn cho các cặp nam nữ đã chung sống với nhau nhưng chưa có chứng nhận kết hôn. 2. Hiệu quả thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai : 2.1. Những hiệu quả chính đã đạt được : Chương trình 135 là Chương trình lớn. Đối với tỉnh Lào Cai, Chương trình thực hiện trên một phạm vi địa bàn rộng, địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng quá khó khăn. Nhưng qua 4 năm thực hiện Chương trình, có tác 53 động làm động lực thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo trong vùng Chương trình 135 của tỉnh có xu hướng ngày một giảm. Đời sống nhân đân về mọi mặt trong vùng được nâng lên rõ rệt, sản xuất phát triển, an ninh quốc phòng, chính trị - xã hội được củng cố và lớn mạnh, cơ sở hạ tầng được mở rộng. + Qua 4 năm thực hiện Chương trình 135, tỷ lệ đói nghèo trong vùng Chương trình 135 của tỉnh (theo tiêu trí mới) 4 năm qua, trung bình mỗi năm giảm 4-5%. Năm 1999 tỷ lệ đói nghèo là 41%, năm 2000 tỷ lệ đói nghèo là 37,38%, năm 2001 là34,3%, đến năm 2002 giảm được khoảng 2.700 hộ, tương đương với 4% tổng số hộ trong vùng, còn lại là 30,3% số hộ nghèo đói. Nhìn chung tỷ lệ số hộ đói nghèo vùng Chương trình 135 của tỉnh còn cao, song xu hướng ngày một giảm và với tốc độ phát triên chung nhiều mắt về kinh tế - xã hội như hiện nay thì tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh sẽ ngày càng một nhanh hơn. 2.2. Công tác chỉ đạo : Công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp địa phương từ tỉnh - huyện đến xã được tổ chức chặt chẽ. Đến năm 2002, hệ thống Ban chỉ Đạo, Ban quản lý dự án Chương trình từ cấp huyện - xã được kiện toàn đồng bộ, năng lực hoạt động được tăng cường hơn. Việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư thực hiện Chương trình đều theo đúng (Thông tư 666) của TW và (Quyết định 120) của UBND tỉnh. Năm 2002 điển hình về công tác chỉ đạo tốt là các huyện Sa Pa, Bắc Hà. Tuy nhiên ở một số huyện, công tác chỉ đạo chưa được tốt như việc thông tin, bào cáo, sự phối hợp giữa các ngành của huyện chưa chặt chẽ dẫn đến kết quả thực hiện chưa cao như huyện Bát Xát, Bảo Thắng… 2.3. Tiến độ thực hiện : Tiến độ thực hiện Chương trình của toàn tỉnh đều bảo đảm hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình CSHT 54 chưa đạt yêu cầu về tiến độ của UBND tỉnh chỉ đạo, mặc dù đã được UBND tỉnh giao kế hoạch sớm . Cụ thể là đến cuối năm 2002 còn trên 30 công trình chưa thi công hoàn thành theo kế hoạch của UBND tỉnh; Việc cấp phát vốn tạm ứng để đầu tư công trình trong kế hoạch còn rất hạn chế, mới chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số vốn kế hoạch. Điển hình thực hiện tiến độ thi công, giải ngân nhanh là huyện Sa Pa, Than Uyên, Huyện thực hiện chậm tiến độ là huyện Bát Xát, thực hiện giải ngân chậm là huyện Bắc Hà, Bảo Thắng. 2.4. Công tác tuyên truyền, huy động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình : Việc thực hiện Chương trình 135 của tỉnh luôn luôn coi trọng thực hiện quy chế dân chủ, công khai, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trong thi công các công trình luôn ưu tiên, dành những khối lượng dùng lao động phổ thông để nhân dân tham gia nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Việc dành khối lượng để huy động nhân dân địa phương tham gia thi công để tăng thu nhập đã được UBND tỉnh quy định cụ thể từ khi lập kế hoạch đầu tư đến khi lập hồ sơ dự toán công trình. Tuy nhiên kết quả theo số liệu tổng hợp về tình hình dân cư địa phương trực tiếp ký hợp đồng xây lắp với Ban quản lý dự án huyện để tự thi công các công trình còn quá ít. Thực tế trong đầu tư xây dựng các công trình thuộc Chương trình 135 đã tạo việc làm cho phần lớn lao động ở nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, tạo thu nhập đáng kể để xóa đói, giảm nghèo cho địa phương. Những hình thức dân địa phương tự tổ chức làm những khối lượng cụ thể riêng biệt thì còn quá ít, phần lớn là làm thuê, khoán cho các doanh nghiệp. Điển hình huyện chỉ đạo các xã thực hiện tôt việc tham gia thi công các công trình là huyện Bảo Yên, Mường Khương. Nhận xét : Có thể nói chương trình 135 đã thực sự đi vào cuộc sống của đồng bào các đâm tỉnh Lào Cai. Được các cấp các ngành và nhân dân đồng tâm thực hiện. Chương trình đã có tác dụng làm cho đồng bào vùng cao thay đổi 55 nhận thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu. Đặc biệt khối lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm làm ra ngày càng nhiều và lưu thông thuận tiện. Góp phần rất lớn vào việc xoá đói giảm nghèo. Điều quản trọng là năng lực điều hành của cán bộ xã đã được nâng lên. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai ngày càng gắn bó đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 56 III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT : 1. Những vấn đề tồn tại : * Đối với tỉnh Lào Cai : + Một số huyện còn ỷ lại, trông chờ vào vốn đầu tư của tỉnh, của TW, ít chủ động huy động nguồn lực tại chỗ, lồng ghép các Chương trình, dự án khác vào địa bàn Chương trình. + Những nguyên tắc chủ yếu: Dân chủ công khai, xã có công trình, dân có việc làm chưa được thực hiện đầy đủ ở một số huyện, xã. + Một số huyện, xã chậm đổi mới công tác quản lý, điều hành Chương trình: Ngay từ khi mới triển khai Chương trình. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép vận hành Chương trình theo một cơ chế đặc biệt, phân cấp mạnh cho địa phương có cơ sở quản lý, gắn liền với tăng cường cán bộ cơ sở, từng bước vươn lên đủ sức quản lý Chương trình, giao cho xã làm chủ đầu tư để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân tự làm dân thụ hưởng nhiều nhất, gắn kết trách nhiệm tình cảm của dân đối với Chương trình. Nhưng đến nay vẫn có một số xã trong tỉnh chưa được làm chủ đầu tư và việc chuyển giao cho các xã làm chủ đầu tư còn chậm do cán bộ xã chưa đủ khả năng quản lý. + Có một số huyện, xã chưa thực hiện đồng bộ năm nhiệm vụ của chương trình chủ yếu tập chung vào xây dựng CSHT và trong dự án CSHT chỉ chú trọng vào xây dựng đường giao thông và trường học, chưa quan tâm đến đầu tư cho sản xuất, khai hoang… Dẫn đến hiệu quả kinh tế tổng hợp đạt hiệu quả chưa cao. Nếu tiếp tục thực hiện như vậy, đến khi kết thúc Chương trình có những xã cơ bản hoàn thành CSHT, nhưng mục tiêu chủ yếu là XĐGN, phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập vào quả trình phát triển chung của đất nước vẫn chưa đạt được. + Công tác đào tạo cán bộ xã: ở một số huyện, xã mới chỉ tập trung vào việc tập huấn cơ chế quản lý Chương trình 135, chưa tiến hành đào tạo toàn diện về hành chính, KT - XH. Hình thức đào tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.pdf
Tài liệu liên quan