Tài liệu Luận văn Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Thưc trạng và giải pháp nhằm thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG 4
1. Khái niệm về đầu tư 4
a. Đầu tư. 4
b. Đầu tư nước ngoài 4
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
a. Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
b. Tính tất yếu khách quan phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam. 7
4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang
phát triển 8
a. Tác động tích cực 8
b. Tác động tiêu cực 8
5. Các nhân tố ảnh hưởn đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp 9
nước ngoài
5.1. Luật đầu tư 9
5.2. Ổn định chính trị. 9
5.3. Cơ sở hạ tầng . 9
5.4. Đặc điểm thị trường của nước nhận vốn 9
5.5. Khả năng hồi hương của vốn 10
5.6. Chính sách tiền tệ. 10
5.7. Các chính sách kinh tế vĩ mô. 10
PHẦN II: TÌNH HÌNH ...
48 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Thưc trạng và giải pháp nhằm thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG 4
1. Khái niệm về đầu tư 4
a. Đầu tư. 4
b. Đầu tư nước ngoài 4
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
a. Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
b. Tính tất yếu khách quan phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam. 7
4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang
phát triển 8
a. Tác động tích cực 8
b. Tác động tiêu cực 8
5. Các nhân tố ảnh hưởn đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp 9
nước ngoài
5.1. Luật đầu tư 9
5.2. Ổn định chính trị. 9
5.3. Cơ sở hạ tầng . 9
5.4. Đặc điểm thị trường của nước nhận vốn 9
5.5. Khả năng hồi hương của vốn 10
5.6. Chính sách tiền tệ. 10
5.7. Các chính sách kinh tế vĩ mô. 10
PHẦN II: TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN ĐẦU 2000 11
1. Thực trạng thu hút và sữ dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ
1988 đến đầu năm 2000. 11
a. Thời kì 1988 - 1990. 12
b. Thời kì 1991 - 1996. 12
c. Thời kì 1997 đến đầu năm 2000 14
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế - xã hộỉ của Việt Nam 14
3. Những tồn tại của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam 16
3.1. Chính sách và pháp luật chưa hoàn thiện 16
3.2. Nguồn thu hút vốn hẹp 16
3.3 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý 17
3.4. Hình thức đầu tư 18
3.5. Chuyển giao công nghệ 18
3.6. Hiệu quả đầu tư 18
3.7 Những tồn tại khác 18
4. Triển vọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
thời gian tới 19
PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM CÓ HIỆU QUẢ. 20
1. Kinh nghiệm của một số nước 20
a. Các nước ASEAN 20
b. Trung Quốc 20
2. Các giải pháp 22
2.1. Các giải pháp trước mắt 22
2.2. Các giải pháp lâu dài 24
2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực 24
2.2.2. Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư 26
2.2.3. Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư 27
2.2.4. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 27
2.2.5. Giữ vững ổn định chính trị 28
2.2.6. Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lí đầu tư nước ngoài mạnh về
mọi mặt 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
1
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế
đang phát triển nào. Đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở
cữa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến.
Hơn nữa nước ta là một nước nông nghiệp lạc hẩu trình độ kỷ thuật thấp
kém, năng suất lao động thấp, tích luỹ nội bộ thấp, lại chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh. Do dó vấn đề về vốn hiện nay đang là vấn đề nan giải và khó
giai quyết nhất. Trước tình hình đó Việt Nam đã thực thi nhiều giải pháp để
tạo nguồn vốn đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nứơc
ngoài. Tháng 12 năm 1987nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài, từ đó
đến nay đã có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam, trong
đó có những tập đoàn lớn như SONY, DEAWOO, FORD, HONDA …. Đầu
tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước
ta trong hơn mười năm qua, như giải quyết vấn đè về vốn, công nghệ,nâng
cao trình độ quản lý ….
Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài
cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta
trong những năm qua, cho nên em đã chọn đề tài “Thưc trạng và giải pháp
nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”.
Với trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu só và sai lầm. Em rất mong được
sự góp ý của thầy cô giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn
thiện hơn.
2
3
PHẦN I
LÍ LUẬN CHUNG
1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ.
a. Đầu tư.
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất- kinh
doanh của các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm
lực của nền kinh tế nói chung của từng doanh nghiệp nói riêng, là động lực để
thúc đẩy xã hội đi lên. Do vậy, trứơc hết cần tìm hiểu khái niệm về đầu tư.
Khái niệm:
Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại (tiền, sức lao
động, của cải vật chất, trí tuệ ...) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho chủ
đầu tư trong tương lai.
Về mặt địa lý, có hái loại hoạt động đầu tư:
- Hoạt động đầu tư trong nước.
- Hoạt động đầu tư nớc ngoài.
b. Đầu tư nước ngoài.
b.1. Khái niệm.
Đầu tư nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để
tiến hành sản xuất- kinh doanh , dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và
những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
b.2 Bản chất và hình thức đầu tư nước ngoài.
Xét về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản,
một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, hai hình thức xuất
khẩu này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung nhau trong
chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm kiếm thị trường,
tìm hiểu luật lệ để có cơ sở ra quyết định đầu tư. Ngược lại, hoạt động đầu tư
4
tại các nước sở tại là điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu máy
móc, vật tư, nguyên liệu và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước đó.
Hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra dưới hai hình thức:
Đầu tư trực tiếp ( Foreign- Direct- Investment: FDI ).
Đầu tư gián tiếp (Portgalio - Investment : PI ).
Trong đó đầu tư trực tiếp là hình thức chủ yếu còn đầu tư gián tiếp là
“bước đệm”, tiền đề để tiến hành đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư nước ngoài trong đó chủ đầu tư
đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm dành
quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, dịch vụ hoặc thương mại.
b.3 Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư mà các chủ đầu tư được tự mình ra
quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về
lỗ, lãi. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có
những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thứ hai, chủ đầu tư nứơc ngoài điều hành toàn bộ hoặc một phần công
việc của dự án.
Thứ ba, chủ nhà tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi
kinh nghiệm quản lý hiện đại... của nước ngoài.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu mà còn
có thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được từ chủ đầu tư nư-
ớc ngoài.
2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
Theo xu hướng thế giới hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra
chủ yếu dưới các hình thức:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
5
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển (BOT), hợp đồng xây dựng -
chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
- Hợp đồng ký theo các hiệp định của chính phủ.
- Hợp đồng phân chia lợi nhuận, sản phẩm....
Theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được diễn ra dưới ba hình
thức:
Mộtlà: Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết
giữa hai bên hoặc nhiều bên, gọi là các bên hợp doanh, qui định phân chia
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư
kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.
Hai là: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều
bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp
định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam,
hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở
hợp đồng liên doanh.
Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
Ngoài ra, các hình thức và môi trường thu hút vốn đầu tư là: khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao....
3. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI.
a.Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của
mình. Những quốc gia này đã có sự đầu tư rất lớn vào sản xuất và khai thác
các dạng tài nhuyên thiên nhiên. Khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức
6
cao, nhu cầu về vốn ở trạng thái bão hoà, dư thừa, cơ hội đầu tư ít, chi phí cao
thì khi đó các quốc gia có nhu cầu đầu tư vào các quốc gia khác trên thế giới
nhằm tậm dụng những lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trờng...
của những nước đó. Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về
vốn cho phát triển kinh tế rất bức xúc. Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để
thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Có nhu cầu vốn, có nguốn
cung cấp từ đó làm xuất hiện những dòng vốn qua lại giữa các quốc gia. Các
dòng vốn di chuyển tuân theo đúng qui luật từ nơi nhiều đến nơi ít một cách
khách quan, do vậy hoạt động đấu tư ra nước ngoài mang tính tất yếu khách
quan.
Ngày nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra một cách sôi nổi và rộng
khắp trên toàn cầu. Các luồng vốn đầu tư không chỉ di chuyển từ các nước
phát triển, nơi nhiều vốn sang các nước đang phát triển, nơi ít vốn, mà còn có
sự giao lưu giữa các quốc gia phát triển vơi nhau. Hiện tượng này xuất phát từ
những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh
chóng với qui mô và tốc độ ngày càng lớn tạo nên một nền kinh tế thị trờng
toàn cầu trong đó tính phụ thuộc lãn nhau của các nền kinh tế mỗi quốc gia
ngày càng tăng. Quá trìng này diễn ra nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh đã
chi phối thế giới trong nửa thế kỷ, làm cho các nền kinh tế của từng quốc gia
đều theo xu hướng mở cửa và theo quĩ đạo của kinh tế thị trường, bằng chứng
là phần lớn các quốc gia đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),
chấp nhận xu hớng tự do hoá thương mại và đầu tư. Trong điều kiện trình độ
phát triển sản xuất, khả năng về vốn và công nghệ, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, mức độ chi phí sản xuất ... ở các nước khác nhau thì nguồn vốn đầu tư
nước ngoài sẽ tuân theo những qui luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thiều
đến nơi thiếu vốn với mục tiêu lợi nhuận.
Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã tạo nên sự biến đổi
nhanh chóng và kì diệu của sản xuất. Thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng
7
dụng vào sản xuất rất ngắn, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại, sản
phẩm hàng hoá phong phú và đa dạng hơn. Đối với doanh ngiệp, nghiên cứu
và đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Còn đối
với các quốc gia thì việc làm chủ và đi đầu trong khoa học - công nghệ sẽ
quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc vào các nước khác trong tư-
ơng lai. Chính vì vậy, cuộc đua giữa các quốc gia đặc biệt là các nước phát
triển bên thềm thế kỷ XXI diễn ra ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, sự hát
triển một cách nhanh chóng của cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông,
phương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp
các chủ đầu tư thu thập xử lý thông tin kịp thời, đưa ra những quyết định đầu
tư, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn mặc dù ở xa hàng vạn km. Những
điều này đã tạo nên một sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng qui
mô để chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng qui mô để chuyển vốn trên
toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấp dẫn.
Tại các nước công nghiệp phát triển, khi trình độ kinh tế phát triển ở
mức cao đã góp phần nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các n-
ước này. Điều đó, một mặt đẫn đến hiện tượng “thừa” tương đối vốn ở trong
nước, mặt khác làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thu hẹp và
chi phí khai thác tăng đẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm
đần, sức cạnh tranh trên thị trờng yếu. Chính vì lẽ đó, các nhà đầu tư trong
nước tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nớc ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm
thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao.
Hiện nay, trình độ phát triển kinh tế giữa các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển ngaỳ càng giãn cách nhưng sự phát triển của
một nền kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi phải kết hợp chúng lại. Các nước phát
triển không chỉ tìm thấy ở các nước đang phát triển những cơ hội đầu tư hấp
dẩn do chi sản xuất giảm, lợi nhuận cao, thuận lợi trong việc dịch chuyển thiết
bị, công nghệ lạc hậu mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ
nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại, các
8
nước đang phát triển cũng đang trông chờ và mong muốn thu hút được vốn
đầu tư, công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc
phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa.
b. Tính tất yếu khách quan phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam.
Ngày nay xu hướng quốc tế hoá toàn cầu hoá đang diễn ra một cách
mạnh mẽ trên thế giới. Các nền kinh tế tác động, bổ sung và phụ thuộc lẫn
nhau. Các quốc gia bị cuốn vào vòng xoáy của quá trình hội nhập kinh tế,
chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhằm tận dụng vốn, công nghệ và trình độ quản
lý của nhau.
Xuất phát điểm của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu. Hơn 70%
dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: năng suất lao động thấp, trình
độ kỹ thuật thấp, tích luỹ nội bộ thấp, sử dụng viện trợ nước ngoài không có
hiệu quả. Ngoài ra, nước ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nên
những tàn dư mà ta chưa khắc phục được còn nhiều: cơ sở hạ tầng thấp kém,
đời sống nhân dân còn khó khăn, chính sách chưa đồng bộ .... Vì vậy, nhiệm
vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là phải phát triển kinh tế, nâng cao mức
sống của nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng. Để thực hiện điều đó thì chúng ta
cần một lượng vốn rất lớn. Trong điều kiện khả năng đáp ứng của nền kinh tế
là có hạn thì chúng ta không còn con đuờng nào khác là thu hút sự hợp tác
đầu tư của nước ngoài. Để thực hiện điều đó, tại đại hội VI (12/1986), Đảng
và Nhà nước đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động kinh tế
đối ngoại nhằm tận dụng “những khả năng to lớn của nền kinh tế thế giới về
di chuyển vốn, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm để
bổ sung và phát triển có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong nớc”. Đảng
chủ trương “Đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại” với
quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Tại
đại hội VIII, Đảng chủ trơng “Vốn trong nước là chính, vốn nớc ngoài cũng
quan trọng”. Tất cả những tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo
9
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động đầu
tư nước ngoài nói riêng.
Như vậy, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một xu
thế tất yếu phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu phát triển của nền kinh
tế Việt Nam.
4. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Nguồn vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài có tác động không nhỏ đối với
các nước nhận đầu tư, đặc biệt các nước phát triển trên cả hai mặt ; tích cực
và tiêu cực
a. Tác đông tích cực .
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ xung một nguồn
quan trọng
Bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để tham gia ngày càng nhiều vào quá
trình phân công lao động quốc tế , thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước
ngoài đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù
hợp. Mặt khác, sự gia tăng của hoạt động đầu tư nước ngoài làm xuất hiện
nhiều ngàng mới, lĩnh vực mới
Góp phần thúc đẩy sự phát tiển nhanh chóng trình độ kĩ thuật-công nghệ
của nhiều ngành kinh tế thúc đẩy sự gia tăng năng suất lao động ở các ngành
này và tăng tỷ phần của nó trong nên kinh tế. Nhiều ngành được kích thích
phát triển còn nhiều ngành bị mai một và đi đến xoá sổ.
Thứ ba, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần phát triển
nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng cao
10
do đó sự gia tăng các dự án đầu tư nước ngoài đã đặt ở các nước sở tại trước
yêu cầu khách quan là phải nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ
thuật , trình độ ngoại ngữ... cho người lao động.
Thứ tư, hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng tỷ
trọng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước .
Thứ năm, đầu tư trực tiêp nước ngoài thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở
các quốc gia này. Tận dụng, tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nư-
ớc đang phát triển đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát
triển kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trởng kinh tế, thoát khỏi vòng luẩn
quẩn của sự nghèo đói.
b. Tác động tiêu cực.
Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
bộc lộ nhiều mặt hạn chế.
Một là, đầu tư nươc ngoài đã tạo ra một cơ cấu bất hợp lí. Mục đích của
các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều do đó họ
chủ yếu đâù tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ nơi có mức tỷ suất lợi
nhuận cao.
Hai là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại hiện tượng “chảy
máu chất xám”. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi về thu
nhập, việc làm do đó đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ cán bộ khoa học, nhà
nghiên cứu, công nhân lành nghề của nước ta về làm việc cho họ.
Ba là, chuyển giao công nghệ lạc hậu. Dưới sự tác động của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật, quá trình nghiên cứu- ứng dụng ngày càng được rút
ngắn, máy móc thiết bị nhanh chóng trở nên lạc hậu. Để loại bỏ chúng, nhiều
nhà đầu tư đã cho chuyển giao sang các nớc nhận đầu tư như một phần vốn
góp . Việc làm đó đã làm cho trình độ công nghệ của các nước nhận đầu tư
ngày càng lạc hậu.
11
Bốn là, chi phí để tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Các nư-
ớc nhận đầu tư đã phải áp dụng nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài
như: giảm thuế, miễn thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng ....
Năm là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh
với các doanh nghiệp trong nước. Với ưu thế về vốn, công nghệ, các dự án
đầu tư nước ngoài đã đặt các doanh nghiệp trong nớc vào vòng xoáy cạnh
tranh khốc liệt về thị trường, lao động và các nguồn lực khác.
Sáu là, các tác động tiêu cực khác. Hoạt động đầu tư trực tiép nước ngoài
còn có thể gây ra những bất ổn về chính trị, mang theo nhiều tệ nạn xã hội
mới xâm nhập vào nước ta.
5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh tế có vai trò rất lớn đối với các
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy thế, việc thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ
quan và khách quan.
5.1 Luật đầu tư.
Nhân tố này sẽ kìm hãm hoặc thúc đẩy sự gia tăng của hoạt dộng đầu tư
trực tiếp nước ngoài thông qua cơ chế, chính sách, thủ tục, ưu đãi, được qui
định trong luật.
5.2. Ôn định chính trị.
Đây là nhân tố không thể xem thường bởi vì rủi ro chính trị có thể gây
thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
5.3. Cơ sở hạ tầng.
Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, vận tải, thông
tin liên lạc, điện nước ... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
5.4. Đặc điểm thị trường của nước nhận vốn.
12
Đây có thể nói là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Nó được thể hiện ở qui mô, dung lượng của thị trường, sức mua
của các tầng lớp dân cư trong nước, khả năng mở rộng qui mô đầu tư ..., đặc
biệt là sự hoạt động của thị trường nhân lực. Mặt khác, với giá nhân công rẻ
sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với
những dự án đầu tư vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra trình độ
chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn, khả năng quản lý... cũng có ý nghĩa
nhất định. Bởi vậy, lợi thế về thị trường sẽ có sức hút rất lớn đối với vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
5.5. Khả năng hồi hương của vốn
Mặt khác, khả năng hồi của vốn cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tơi khả
năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu vốn và lợi nhuận đợc tự do qua
lại biên giới.
5.6. Chính sách tiền tệ.
Mức độ ổn định của chính sách tiền tệ và mức độ rủi ro của tiền tệ ở nư-
ớc nhận vốn đầu tư là một nhân tố góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của
các nhà đầu tư. Tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hoạt động
xuất nhập khẩu. Mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được của các dự án có tỷ lệ nội địa hoá trong
sản phẩm cao.
5.7. Các chính sách kinh tế vĩ mô.
Các chính sách này mà ổn định sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động của
các nhà đầu tư nớc ngoài. Không có những biện pháp tích cực chống lạm phát
có thể làm các nhà đầu tư nản lòng khi đầu tư vào các nước này. Một chính
sách thương mại hợp lý với mức thuế quan, hạn ngạch và các hàng rào thương
mại sẽ kích thích hoặc hạn chế đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoaì.
13
Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau: hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, bảo vệ quyền
sở hữu ....
Vì vậy, để hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra một
cách thuận lợi thì chúng ta cần xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân
tố trên trong mối quan hệ biện chứng nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường
đầu tư trong nứơc.
14
PHẦN II
TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN ĐẦU 2000
1. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN ĐẦU NĂM 2000.
Kể từ bắt đầu cuộc đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và ổn định
trong nhiều năm (bình quân thời kì 1991-1995 là 8,1%/năm , năm 1996 là
9,3%/năm, năm 1997 là 8,15%/năm), cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển
dịchtheo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá, đời sống cùa người dân ngày
càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, xã hội đang từng ngày thay
đổi. Tất cả những thành tựu trên cho thấy nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng và đang từng bước tiến vào thơì kỳ mới, thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Một trong những nguyên nhân của thành tựu đó làchủ trương mới của
Đảng về hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có hoạt động thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Qua hơn mười năm, kể từ khi có luật
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (12/1987) đến hết năm 1999, nước ta đã cấp
giấy phép cho 280 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 36880
tr.USD.
Biểu đồ: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (1988 - 1999)
3365395 61294
20362652
4071
66168258
4445060
1477
0
5000
10000
V
èn
…
15
Nguồn tổng hợp từ:
Đầu tư nước ngoài 1988 -1997: Đánh giá tổng _Nguyễn Mại _ Tạp chí
cộng sản số 2/1998 trang 22
vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam _PTS. Phạm thị Thi
_châu mỹ ngày náy số 2/1997 trang 24.
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam sau khủng
hoảng kinh tế châu Á: Vấn đề và giải pháp _ Phạm thi Tuý _kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương số 2 tháng 6/1999 trang 9.
Qúa trình thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoái
vào Việt Nam được chia làm ba thời kì:
a. Thời kì 1988-1990.
Đây được coi là thời kì khơi động cho qúa trình thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.
Ngày 19/12/1987, nước ta đã chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài
vàp Việt Nam, khủng hoảng pháp lý quản lý và điều chỉnh hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Năm 1988, năm đầu tiên thực hiện luật
đầu tư nước ngoài, chúng ta đã cấp giấi phép đầu tư cho 37 dự án với tổng
vốn đăng ký là 336 tr. USD. Kết quả đó tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nước ta. Nó đánh dấu sự thành công ban đầu của công cuộc đổi
16
mới, mở cữa nền kinh tế, thực hiện đường lối mở rộng và phát triển quan hệ
kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Sau ba năm tiến hành thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta
đã cấp giấy phép cho 218 dự án với tổng vốn đăng ký 1417 tr. USD. Tốc độ
tăng trưởng hàng năm đạt 255/năm. Quy mô mổi dự án đạt khoảng
7tr.USD/dự án. lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong thời kì này là thăm dò dầu khí
32,2%, khách sạn 20,6% và bưu chính viễn thông, còn các lĩnh vực khác thì
rất íthầu như chưa được triển khai. Tổng số vốn thực hiện của cả thời kì đạt
40tr.USD băng 27%tổng vốn đăng kí.
Nguyên nhân của việc gia tăng vốn đầu tư chậm do đây là một lĩnh vực
còn rất mới đối với nước ta, chúng ta "vữa học, vừa làm", kinh nghiệm chưa
có nhiều. Mặt khác, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nước ta là một thị
trường mới mẻ vừa xa lạ, vừa hấp dẩn do đó họ thận trọng không dám mạo
hiểm, vừa làm vừa thăm dò.
Tuy thế những kết quả đạt được trên đây đã chứng minh triển vọng lạc
quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong thời gian
tới.
b. Thời kì 1991-1996.
Trong thời kì nàyhoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
tăng trưởng một cách nhanh chóng và có sự thay đổi lớn về chất lượng. Tính
từ năm 1991 đến năm 1996, chúng ta đã cấp giấy phép đầu tư cho 1765 dự án
với tổng vốn đăng kí là 24927 tr.USD, trong đó chỉ riêng năm 1991, năm
thấp nhất của thời kì, cũng đạt 1294tr.USD gần bằng cả ba năm của thời kì
trước cộng lại. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút vào Việt Nam
đạt mức cao nhất vào năm 1996 là 8258tr.USD gấp 5,6 lần thời kì 1988-1990,
gấp 24,5 lần 1988 và 6,3 lần năm 1991. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình
quân hàng năm đạt 45%/năm. Quy mô mổi dự án không ngừng tăng lên qua
các năm.
17
18
Biểu 1: Quy mô mổi dự án đầu tư thời kì 1991-1996.
Đơn vị tính:tr.USD/dự án.
Tổng vốn thực hiện cả hời kì đạt 7341tr.USD bằng 30%tổng vốn đăng
kí. Mức vốn thực hiện không ngừng tăng lên qua các năm
Biểu 2: mức vốn thực hiện thời kì 1991-1996.
Đơn vị tính:tr.USD.
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Tổng vốn thực hiện 220 663 1002 1500 2000 2156
Tốc độ tăng trưởng 110,4 116,4 49,7 33,3 7,8
Nguồn: thực trạng thu hút FDI những năm qua và triển vọng 1997_Tạ thị Thu
_tạp chí thương mại số 8/1997 trang3.
Thời kì này, các dự án đầu tư nước ngoài được phân bố rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhiều ngành công nghiệp mới xuất
hiện như: công nghiệp điện tử, công nghệ sinh học, chế tạo xe máy, ôtô ....
Nhiều dự án có quy môlớn đã được triển khai như: Doanh nghiệp liên doanh
Chrysler- Việt Nam với tổng vốn đầu tư 190,526tr.USD,dự án liên doanh giữa
công ty bưu chính viễn thông với tập đoàn Telstra (úc) với tổng vốn đầu tư
287tr.USD,dự án đèn hình ORION-HANEL liên doanh giữa tập đoàn
DEAWOO (Hàn Quốc) với công ty điện tử Hanel có tổng vốn đầu tư
178tr.USD. Đặc biệt, năm 1996, nước ta đã cấp giấy phép cho hai dự án có
tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Đó là dự án xây dựng khu đô thị
nam Thăng Long-Hà Nội có tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USDvà dự án xây dựng
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Quy mô bình quân dự án 8,86 10,33 9,57 11,09 16,21 22,5
19
khu đô thị An Phú-Thành Phố Hồ Chi Minh có tổng vốn đầu tư 996tr.USD.
Đây là một nguyên nhân đưa năm 1996 trở thành năm có mức thu hút vốn đầu
tư lớn nhất từ trước đến nay.
Nhiều khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ chế tạo đã được xây
dựng như: khu công nghiệp Sài Đồng ở Hà Nội, khu công nghiệp Việt Nam -
SINGAPORE ở Sông Bé ....
Nhiều dự án quan trọng đã được triển khai như: Dự án BOT xây dựng
cảng Sao Mai-Bến Đình ở Vũng Tàu, Dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 1, quốc
lộ 5và nâng cấp một số tuyến đường quan trọng khác.
Sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra
nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, các kết quả khả quan của các dự án thăm dò dầu khí đã tạo cơ
sơ để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, hoá dầu thành ngành công nghiệp
mủi nhọn ở nước ta.
c. Thời kì 1997-1999.
Thời kì này, tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu
chững lại và giảm dần. Trong cả năm 1999, chúng ta đã cấp giấy phép cho
274 dự án với tổng vốn đăng kí 1477tr.USD, đưa tổng số dự án cả thời kì
được cấp giấy phép là 867 dự án 9982tr.USD. Quy mô bình quân mổi dự án
có sự giảm sút nghiêm trọng. Nếu đầu thời kì năm 1997, quy mô bình quân
mổi dự án là 13,34tr.USD/dự án (giảm từ 22,50tr.USD/dự án của năm1996)
thì qua hại năm sau, quy mô mổi dự án chỉ còn 5,3tr.USD/dự án thấp hơn so
với mức bình quân của năm 1998 là 9,08trUSD.
Giải thích sự giảm sút của hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kì này
ta thấy nổi lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Phần lớn vốn đầu
tự trực tiếp nước ngoài là thu hút thu hút từ các nhà đầu tư trong khu vực nên
khi xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư trong khu vực gặp khó khăn về tài
20
chính do đó họ giảm việc đầu tư ra nước ngoài dẩn đến lượng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam giảm.
Do sức hấp dẩn của môi trường đàu tư nước ta ngày càng giảm vì sự
thay đổi của một số chủ trương, chính sách cũng như một sự biến động của tỉ
giá hối đoái, giá cả, sức mua của thị trường trong nước ....
Mắc dù có sự giảm mạnh về số lượng đăng kí nhưngmức vốn vẩn không
ngừng tăng lên khoảng 50%/năm và đang có sự chuyển biến lớn trong xu
hướng đầu tư: từ đầu tư theo chiều rộng chuyển sang đầu tư theo chiều sâu.
2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘICỦA VIỆT NAM.
Hơn mười năm qua, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp
cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Trước hết, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đả bổ sung một phần
quan trọng vào nguồn vốn cho phát triển kinh tế của đất nước ta, khắc phục
tình trạng thiếu vốn của đất nước ta thời kì đổi mới. Vào thập kỉ 70 và đầu
thập kỉ 80 nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung , tỉ lệ tiết kiệm thấp, thậm chí còn âm. Tuy nhiên, từ sau đổi mới tỉ lệ
tiết kiệm nước ta đã tăng lên đáng kể nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn
cho phát triển kinh tế trong nước. Hơn nữa, nước ta hàng năm phải trả nhiều
nợ cho nước ngoài trong khi ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng thâm
hụt. Chính vì vậy, nguông vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một
nguồn quan trọng cung cấp vốn cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Biểu 3: Tổng vốn đầu tư và FDI giai đoạn 1990-1995
Đơn vị tính: tỷ đồng (tính theo gí năm 1994).
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng
Tổng vốn đầu tư 14917 16707 21248 34176 43100 57000 187148
Tổng vốn FDI 2226 2860 2885 12210 19492 22000 61673
Tỷ trong FDI (%) 14,9 17,1 13,5 35,7 45,2 38,5 32,29
21
Nguồn: đầu tư nước ngoài tính hai mặt của một vấn đề _Đỗ thị Thuý _tạp chí
nghiên cứu kinh tế số1/1998 trang 7.
Tính chung trong sáu năm từ 1990 đến 1995, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã đóng góp khoảng 30% tổng vốn đầu tư cho phá triển kinh tế của
nước ta. Từ đó đến nay giao động quanh mức 30%.
Thứ hai, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là ngoại tệ mạnh
và máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nên đã tạo ra cơ sở vật chất mới bổ
sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất của nền
kinh tế quốc dân nhất là công nghiệp. Chúng ta đã tiếp nhận một số kỉ thuật -
công nghệ tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế như: công nghệ thông tin, bưu
chính viễn thông, thăm dò dầu khí, công nghiệp điện tử , sản xuất lắp ráp ôtô,
xe máy, hoá chất ....
Phần lớn công nghệ -kỉ thuật du nhập vào nước ta thuộc loại trung bình
của thế giới nhưng vẩn tiên tiến hơn những công nghệ hiện có.
Ngoài ra, chúng ta còn tiếp thu học hỏi được nhiều kinh nghiệm quant lí
tiên tiến của nước ngoài nên đã góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá
mẩu mả sản phẩm do Việt Nam sản xuất ra. Ba là, hạot động của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một khối lượng hàng hoá và sản
phẩm lớn cho xuâts khẩu từ đó góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cho
nước ta.
Biểu 4: Doanh thu và xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (1988 -
1996).
Đơn vị tính:tr.USD.
Năm 1988 -
1991
1992 1993 1994 1995 1996 Tổng số
Doanh thu 192 230 358 850 1277 1500 4407
Xuất khẩu 52 112 115 350 400 780 1809
Nguồn: Vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam_PTS.Phạm Thị
Thi_tạp chí châu Mỹ ngày nay số 2/1997.trang 25.
22
Tính chung từ năm 1988 - 1996 tổng giá trị xuất khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là1809 tr.USD bằng 41% tổng doanh thu
của khu vực này và trong các năm tỉ lệ này không ngừng tăng lên.
Cùng với định hướng xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn
đầu tư nươc ngoài đã hướng vào các ngành thay thế nhập khẩu như: xi măng,
thép xây dựng ...
Bốn là, hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khu vực đầu tư nước
ngoài đã tạo ra một khoản thu cho ngân sách thông qau tỉ lệ phí và thuế, mức
độ tăng lên qua các năm.
Biểu 5: Nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(1993 - 1996).
Đơn vị tính :tr.USD
Năm 1993 1994 1995 1996 Tổng số
Nộp thuế 120 128 195 300 743
Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan
trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Viêt Nam trong thời gian dài,
chuyển dịch cơ câu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá - hiện
đại hóa.
Năm là, hoạt động đầu tư nước ngoài còn góp phần hình thành các khu
vực công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm,ngành công gnhiệp
mủi nhọn của nền kinh tế nước ta. Tính đến cuối tháng 7/1998, Việt Nam đã
có 54 khu công nghiệp, khu chế xuất trong đó có 48 khu đi vào hoạt độnh trải
dài từ Bắc vào Nam.
Sáu là, về mặt xã hội, hoạt động đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều chổ
làm góp phần giải quyết khó khăn về việc làm trong nền kinh tế nước ta, tiết
kiệm ngoại tệ cho nước ta do chủ trương thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao
mức sống của người lao động nói chung, người dân địa phương nơi doanh
23
nghiệp hoạt động nói riêng. đến hết tháng 3/200, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho 299720 lao động và hàng chục vạn
lao động gián tiếp. Nhiều cán bộ, kỉ sư của chúng ta khi vào làm việc trong
các doanh nghiệp này đã có điều kiện để phát huy năng lực của mình vươn lên
đảm nhận những công việc quan trọng, có uy tín với các đối tác nước ngoài,
tăng thêm lòng tin của họ vào nước ta.
Cuối cùng, hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa những tiềm
năng về đất đai, rừng, biển của nước ta trở thành hiện thực thông qua các dự
án thăm dò và khai thác dầu khí, dự án sản xuất linh kiện điện tử, dệt may ....
đánh giá một cách tổng quát, trong hơn mười năm qua, hoạt động đầu tư
nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi nước ta tiến hành công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
3. NHỮNG TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.
Bên cạnh những vai trò to lớn trên, hoạt động đầu tư nước ngoài còn bộc
lộ nhiều hạn chế không nhỏ.
3.1 Chính xách pháp luật chưa hoàn thiện
Nnhiều đối tác nước ngoài đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ
hở trong chính sách và pháp luật của Việt Nam để buôn lậu và ttrốn thuế, gây
thiệt hại không nhỏ cho nước ta. Điển hình như vụ buôn lậu 1,2 tr gói
"caraven"của công ty trách nhiệm hửu hạn hàng hải Lizera năm1993 hoặc vụ
nhà máy thuốc lá Lotabavà nhà máy thuốc lá khánh hoà hợp tác sản xuất
Malbro giả để xuất khẩu sang Hà Lan năm 1995.
3.2 Nguồn thu hút vốn hẹp
Nguồn thu hút vốn chủ yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là
từ các nước trong khu vực. đây là một trong những nguyên nhân lí giải cho sự
giảm sút của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một vài
năm trở lại đây.
24
Biểu 7: Đối tác đầu tư nước ngoài_mười nước đầu tư lớn nhất vào việt Nam.
Đơn vị tính: tr.USD.
Tên nước Số dự án Vốn đăng kí
Singapore 180 5516
Đài loan 298 4127
Hàn quốc 191 3149
Nhật bản 202 3098
Anh 67 2705
Hồng cồng 175 2382
Malaysia 62 1337
Pháp 85 1150
Thái lan 75 1043
Mỹ 58 982
Nguồn: Đôi điều suy nghĩ về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam_ PTS.
Đoàn Thị Hồng Vân_ tạp chí phát triển kinh tế số 7/1998.
3.3 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí.
Xét về mặt địa lí, qua thực tế mười năm cho thấy vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như: Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nặng, thành phố Hồ Chí Minh ... trong đó chủ yếu là Hà
Nội và thnàh phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, số vốn vào hai địa phương này
chiếm 43,28% tổng số vốn đăng kí của cả nước.
Biẻu 6: các dự án cấp giấy phép đầu tư năm 1997 (phân theo địa phương)
Đơn vị tính:tr.USD.
25
Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng kí
Thành phố Hồ Chí Minh 120 1383,2
Đồng Nai 90 1018,4
Hà Nội 80 951
Bà Rìa - Vũng Tàu 13 495
Hải Phòng 30 367
Các tỉnh khác 146 13334
Nguồn: Số liệu tổng hợp về FDI năm 1997_Tạp chí kinh tế
và dự báo số 2/1998.
Xét về mặt cơ cấu, phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Biểu 7: cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài từ 1998 -1999 (phân theo ngành kinh
tế)
Đơn vị tính: %.
Ngành 1988 - 1990 1991 - 1995 1996 - 1999
Công nghiệp và xây
dựng
41,47 52,74 49,66
Nông_lâm_ngư nghiệp 21,64 4,13 2,14
Dịch vụ 36,89 43,13 48,2
Nguồn: vụ kinh gế tổng hợp - Bộ ngoại dao.
3.4. Về hình thức đầu tư.
Vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài chủ yếu tập trung vào các hình thức:
doanh nghiệp liên doanh (65%), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (18%),
hợp đồng hợp tác kinh doanh (7%). Về loại hình BOT, nước ta mới chỉ có
một vài dự án. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tập
trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vì nơi đây đảm bảo các điều
kiện về cơ sở hạ tầng, tránh được nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.
26
Hiện nay, đang có xu hướng chuyển từ loại hình doanh nghiệp liên
doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Giải thích cho hiện tượng
trên, chúng ta thấy nổi lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sau một thời gian hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với
cách làm việc, quen với thủ tục hành chính cũng như thị trường và tập quán
sống của dân cư bản địa.
- Các nhà đầu tư nước ngoài muốn được độc lập tự chủ tự mình quản lí
doanh nghiệp.
- Bên Việt Nam thiếu vốn, yếu về trình độ quản lí và đôi khi còn tỏ ra
không hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài.
3.5. Về chuyển giao công nghệ.
Nhiều công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, củ kĩ, sản xuất từ những năm
1950 vẩn trở thành vốn góp của bên nước ngoài và còn được định giá cao từ
15% - 20% so với giá thị trường và chuyển giao vào nước ta. Điều đó đã gây
cho nước thiệt hịa khoảng 50 tr.USD. ngoài thiệt hại về vật chất có thể tính
toán được, việc chuyển giao đó đanh có nguy cơ biến nước thành "bãi rác
công nghệ", gây ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao
động và dân cư, gia tăng hơn nguy cơ lạc hậu về công nghệ của nước ta.
3.6. Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều.
Một số dự án mặc dù đã đi vào hoạt động được 3 đến 4 năm nhưng vẩn
bị thua lỗ. Nguyên nhân có nhiều song chủ yếu là chi phí vật chất và khấu hao
tài sản cố định, chi phí quảng cáo và tiếp thị quá lớn .... Tuy nhiên, cũng
không loại trừ trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài cố ý tạo ra tình trạng
kinh doanh thua lỗ để trốn thuế thông qua hiện tượng chuyển giá
3.7 Những tồn tại khác
Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh
nghiệp nội địa về lao động, kỉ thuật, thị trường. Bên cạnh các tác động tích
cực như: khuyến khích các doanh nghiệp nội địa đổi mới công nghệ nhằm
tăng năng suất, hạ gía thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cáo tính
27
năng động, linh hoạt trong việc năm bắt nhu cầu thị trường ... thì sự cạnh
tranh đó cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng của doanh nghiệp trong nước, rõ nhất là sản xuất bia, bột goặt, dệt, da,
lắp ráp điện tử ... (ví dụ: công ngiệp điện tử liên doanh tăng 35% thì khu vực
trong nước giảm đi 5%).
Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao
do đó họ luôn tìm cách khai thác lợi thế so sánh của nước ta là giá thuê lao
động rẻ. Ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đã tìm
cách tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công, điều kiện bảo hiểm,thậm chí
xúc phạm nhân phẩm của người lao động, phản ứng tiêu cực với cán bộ công
đoàn ... nên đã dẩn đến nhiều tranh chấp về lao động xảy ra trong xí nghiệp
đó.
Trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu
quả hơn thì chúng ta cần có biện pháp khắc phục những hạn chế trên. Đây là
cách để tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh nhằm thu hút ngày càng
nhiều vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hóa đất nước trong thời gian tới.
4. TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và những năm
tiếp theo, Đảng và Chính phủ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những
năm tới của Việt Nam là 9% - 10%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa mức
GDP bình quân đầu người tăng lên 8 - 10 lần so với hiện nay, tương đương
2000 - 3000 USD/người_năm. Để thực hiện mục tiêu đó, yêu cầu về vốn là
một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh
tế nước ta hiện nay. Theo tinh toán, trong giai đoạng 2001 - 2010 chúng ta
cần 250 - 300 tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam
thì con số này rất lớn. Mặt khác, nguồn vốn ODA không tăng thêm thậm chí
28
còn giảm. vì vậy, chúng ta cần phải tính đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Hơn nữa, hiện nay xu hướng đầu tư nước ngoài đang từng bước chuyển
biến về khu vực châu Á. Nước ta lại nằm ở vị trí thuận lợi của châu Á, là đầu
mối của các tuyến giao thông. Môi trường đầu tư của nước ta đang dần cải
thiện nhằm nâng cao tinh hấp dẩn, mà trước mắt là việc sửa đổi luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức trên thế giới
như APEC, ASEAN và tiến tới là WTO ....
Tất cả những điều trên đây cho thấy triển vọng hoạt động đầu tư nước
ngoài tại Việt nam sẻ gia tăng nhanh trong thời gian tới.
29
PHẦN III
GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÓ HIỆU QUẢ
1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG
VIỆC THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI.
Nhìn vào lịch sử phát triển của các nước trên thế giới, ta thấy hầu như
các nước khi bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoa đất nước đều phải trải
qua một giai đoạn chuẩn bị nhằm tạo tiền đề và cơ sở cho các bước tiếp theo.
Trong giai đoạn này phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, đặc biệt là
vốn cho quá trình đó. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện và lợi thế của mình mà
mổi nước có những cách thức tạo vốn khác nhau, nhưng nhìn chung có thể
phân thành hai cách thức tạo dựng vốn cơ bản sau.
Thứ nhất, các nước tìm cách tạo dựng vốn theo con đường hướng nội
tức nguồn vốn được tạo dựng dựa vào tích luỹ nội bộ, đề ra các cách thức các
biện pháp nhằm thu hút và huy động nguồn vốn từ dân chúng.
Thứ hại, các nước tìm cách tạo dựng vốn theo con đường hướng ngoại.
Bằng cách đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Ở phần này em xin trình bày kinh nghiệm của một số nước chấu Á trong
việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a. Các nước ASEAN.
Để thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, sử dụng FDI của
các nước ASEAN không chỉ nhằm giải quyết các khó khăn về nguồn vốn, kỉ
thuật mà còn nhằm vào mục tiêu nâng dần vai trò quản lí và cải thiện vị trí
của các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt giai cấp tư bản tư nhân nội
địa. Tính chất này được thể hiện rõ ràng trong các đạo luật thu hút đầu tư
nước ngoài, các chính sáh phân bố và sử dụng các luồng FDI của các nước
ASEAN. Tỷ lệ liên doanh ở các nước ASEAN chiếm khoảng 80%tổng số vốn
30
FDI. Khi các nước ASEAN bước vào thập kỷ 90, do những thay đổi về mặt
cầu thị trường quốc tế đòi hỏi các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và
hàmlượng kỷ thuật cao đã dẩn đến những thay đổi về tỷ lệphân bố FDI trong
các ngành kinh tế ở các nước này Mặc dù tỷ lệ FDI trong các ngành công
nghiệp chế biến vẩn lớn hơn công nghiệp chế tạo. Nhưng bên cạnh các ngành
đó đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư trong các ngành sản xuất sản phẩm trung
gian. Mặt khác cùng với nhữg thay đổi về kết cấu đầu tư, các hình thức đàu tư
của các nước ASEAN cũng có những biến đổi. Hiện nay, bên cạnh các hình
thức liên doanh còn xuất hiện các hình thức công ty cổ phần, các xí nghiệp
100% vốn của tư bản nội địa, thậm chí các hình thức liên doanh giữa các nước
ASEAN với các đối tác khác ngoài ASEAN hoặc là các hình thức tiếp nhận
FDI và tái đầu tư từ ASEAN sang các nền kinh tế chậm phát triển hơn.
b. Trung Quốc.
Trung Quốc được coi là một trong những nước có tốc độ phát triển mạnh
nhất khu vực châu Á cũng như toàn thế giới. Từ năm 1979 đến hết năm 1996,
Trung Quốc đã phê chuẩn 283793 dự án dùng vốn nước ngoài với tổng số vốn
kí kết đạt 469,33 tỷ USD. Trong đó có 177,22tỷ USD đã được đưa vào sử
dụng. Tỷ lệ vốn đã được đưa vào sử dụng là 37,76%. Vào thời điểm cuối năm
1996, ở Trung Quốc đã có khoảng 140000 xí nghiệp dùng vốn nườc ngoài
đang hoạt động. Khoảng 200 trong số 500 tập đoàn kinh doanh lớn nhất thế
giới đã đầu tư vào Trung Quốc. Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc chỉ đứng
thứ hai sau Hoa Kỳ xét về khối lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để đạt
được kết quả đó là nhờ vào các chính sách, cơ cấu đầu tư hợp lý của nhà
nước, cụ thể là:
b.1. Các chính sách biện pháp hủ yếu.
Một là. Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi.
Đối với các khu vực ven biển có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ
sở hạ tầng ... được chọn mở cữa trước. Ở các nơi như tỉnh Quang Đông, Phúc
31
Kiến gần với Hồng Công, Đại Loan là quê hương của những hoa kiều giàu có
được chọn là nơi để thành lập các đặc khu kinh tế. Đồng thời với quá trình mở
rộng địa bàn thu hút vốn, trung Quốc thực hiện những chính sách tạo dựng
môi trường đầu tư thuận lợi. Đó là dùng vón vay kết hợp với huy động các
nguồn lực trong nước để xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển các
tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay .... Đên nay Trung Quốc đã ban hành hơn
500 văn bản pháp lý, từ các bộ luật đến những quy định liên quan đến các
quan hệ đối ngoại của FDI.
Hai là. Các chính sách ưu đãi.
Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt là về thuế.
Bên cạnh ưu đãi về thuế, Trung Quốc còn ưu nhiều đãi khác áp dụng cho các
donah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích các hoạt động: tái
đàu tư, kéo dài kỳ hạn kinh doanh hay những ưu đãi về khu vực đầu tư.
Ba là. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư.
- Về hình thức đầu tư: Cho đến nay, ở Trung Quốc vẩn chỉ có ba hình
thức chính đó là xí nghiệp chung vốn kinh doanh, xí nghiệp hợp tác kinh
doanh, và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
-Về chủ đầu tư: Trung Quốc quan tâm khuyến khích đầu tư đối với các
hoa kiều ở Hồng Công, Đại Loan, Ma Cao mặt khác, các chủ đầu tư còn là
các công ty Mỹ, Đức, Nhật bản, Anh, Pháp ... được khuyến khích vào Trung
Quốc.
Trong những năm cuối thế kỷ này, Trung Quốc liên tục ban hành nhiều
chính sách, biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp
với những đòi hỏi của nền kinh tế.
+ Trọng tâm của các yêu cầu về đầu tư nước ngoài được chuyển từ số
lượng sang chất lượng.
+ Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái
điều chỉnh biểu thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế.
32
+ Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương giảm tối
thiểu việc hạn chế những hoạt động của các xí ngiệp dùng vốn nước ngoài.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu vực miền
trung và miền tây.
+ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi của
các nhà kinh doanh nước ngoài qua tăng cường các quy định pháp luật.
b.2. Về cơ cấu đầu tư.
Tính đến năm 1995, 57,1% tổng số vốn FDI vào Trung Quốc được đưa
vào các ngành CN: 36,2% vào các ngành dịch vụ; 5%vào các ngành nông
nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi, gia súc, nghề cá, bảo vệ nguồn nước.
Trong hai năm 1996 - 1997, vốn FDI vào các ngành dịch vụ bao gồm bất
động sản, tài chính, bảo hiểm, tư vấn ... đều gia tăng. Hiện nay,123 ngân hàng
và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Trung
Quốc đã thu hút được tổng số 2,94 tỷ USD tiền gửi. Tính đến cuối năm 1994,
tổng số vốn mà các ngân hàng này cho vay đã lên tới 26,1tỷ USD, trong đó
94% là cho vay trong nước.
b.3. Tình hình sữ dụng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp.
Trong những lĩnh vực, sản phẩm của các doanh nghiệp dùng vốn FDI
chiếm một tỷ phần áp đảo. Chẳng hạn các sản phẩm của Motorola, chiếm
70% trong thị trường các thiết bị thông tin - truyền tin ở Trung Quốc. Trong
ngành sản xuất xe đạp có tới 25% số xe đạp TQ do các liên doanh chế tạo.
Trong ngành sản xuất ôtô - xe máy, tính đến 1995 TQ đã thành lập được 350
cơ sở liên doanh, thu hút tổng số 1,5 tỷ.USD FDI. Trong ngành công nghiệp
hoá học, FDI tập trung vào hai lĩnh vực thu lợi caolà: sản xuất các loại lốp xe
và cacbonatnatri. Tốc độ thu hút FDI trong ngành dược phẩm dường như cao
hơn. Trong thời gian 1994, ở TQ có 1313 liên doanh. Năm1995, con số lên toí
1500.Trong ngành công nghiệp điện tử vào cuói năm 1992, TQ đã thành lập
được 4820 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Trong năm 1993, các xí nghiệp
dùng vốn nước ngoài đã tạo ra 1/3 giá trị sản lượng của ngành. Trong 15 năm
33
qua, ngành đã sử dụng 2tỷ.USD FDI, tương đương 1/3 giá trị tài sản cố định
đầu tư vào toàn ngành.
Thực tế cho thấy, FDI không chỉ giúp TQ có thêm nguồn vốn, kỷ thuật
tiên tiến cần thiết cho phát triển kinh tế và công nghiệp hoá mà còn đem đến
cho TQ các kinh nghiệm quản lý có hiệu quả, đồng thời tăng sức cạnh tranh
của các sản phẩm TQ trên thị trường quốc tế.
Tóm lại, kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn nước ngoài của một số
nước khu vực châu Á xuất phát từ đặc thù của từng nước, nhóm nước. Mổi
một hình thức sữ dụng vốn bên ngoài có tác dụng hiệu quả đến mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và phù hợp với cách lựa chọn của mổi nước. Không thể có sự
sao chép và áp dụng máy móc phương pháp của một nước này cho nước khác
2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.
Trên cơ sở thực trạng về triển vọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam, để thu hút và sử dụng ngày càng có hiệu quả nguôn vốn này,
em xin kiến nghị hai nhóm giải pháp sau.
2.1 Các giải pháp trước mặt
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa đi qua,
các nhà đầu tư nước ngoài sau những khó khăn to lớn thì bây giờ đang dần
khôi phục. Nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ít hơn các nước
trong khu vực nên trong thời gian tới, để thu hút và sử dụng có hiêu quả
nguồn vốn đàu tư nước ngoài, chúng ta cần tiến hanh theo các hướng sau:
trước hết, cần tiếp thu cao độ công tác quản lí, điều hành tháo gở khó
khăn, hỗ trợ các dự án đang hoạt động. Cach làm này có tính thuyết phục cao
vừa khuyến khích các dự án đang hoạt động vừa cá tác dụng thu hút, lối cuốn
các nhà đầu tư mới các dự án mới.
Đối với với các dự án đang trong quá trình làm thủ tục hanh chính hoặc
xây dựng cơ bản cần bải bỏ các thủ tục giấu tờ không cần thiết, công bố rõ
quy trình, trách nhiệm và thời gian xử lí các thủ tục quy định. Cố gắng tập
trung đầu mối tránh phân quyền cho quá nhiều cơ quan làm phức tạp quá trình
34
xử lí và gây khó khăn phiền hà. chỉ đạo thực hiện nhanh chóng việc đền bù
giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp
giấy phép, nghiên cứu khả năng đền bù vào giá tiền thuê đất đảm bảo tính
cạnh tranh so với các nước trong khu vực về giá cho thuê đất. Hoãn hoặc
miển tiền thuê đất đối với những dự án xin dừng, hoãn tiến độ triển khaihoặc
những dự án khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ trong khu vực, tiếp tục thực hiện việc giảm chi phí đầu tư, bổ
sung các chính sách ưu đãi thiết thực, khuyến khích đầu tư các dư án sản xuất
và chế biến nông lâm thuỷ sản. Nhà nước cần xem xét và đưa ra một số ưu đãi
cho các dự án như: thời gian, mức giảm thuế lợi tức, giá thuê đất mới, thuế
đầu tư ... đối với những dự án thực sự đang kinh doanh thua lỗ. Hỗ trợ bán
ngoại tệ cho các doanh nghiệp đang thực sự khó khăn. cho phép tăng tỉ lệ nội
tiêu đối với các dự án đầu tư nước ngoài đang sản xuất sản phẩm để xuất
khẩu. Giảm thuế thu nhập các nhân đối với các dự án qúa khó khăn về tài
chính trong một vài năm.
Áp dụng nguyên tắc không hối tố đối với các dự án đã được cấp giấy
phép đầu tư mà luật mới của ta có những quy định gây khó khăn và làm đảo
lộn lớn trong phương án kinh doanh của các dự án này.
Nghiên cứu và xem xét kĩ, lựa chọn và chuyển một số doanh nghiệp liên
doanh đang thua lỗ mà phía Việt Nam không có khả năng gánh chịu thành
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Hạn chế việc cấp giấy phép xây dựng mới và dãn tiến độ xây dựng khu
công nghiệp, khu chế xuất để tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và vận
động đàu tư lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có. Tách giá thuê
đất với gía thuê cơ sở hạ tầng, ửu đãi cao nhất đối với các dự án phát triển hạ
tầng xã hội đồng bộ với khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo hạ tầng
ngoài khu vực đó.
Rà soát lại các chính sách hiện có, loại bỏ các văn bản pháp lí chồng
chéo hoặc loại trừ lẩn nhau.
35
Thực hiện việc giảm giá điện, cước phí điện thoại, các loại phí khác có
thể có với các dự án đầu tư nước ngoài. Theo đánh gía hiện nay thì các chi phí
đầu vào này ở Việt Nam rất cao như gía điện thoại gấp 2 - 3 lần các nước
trong khu vực.
Đối với các dự án trong một số lĩnh vực cụ thể như: bưu điện, xây dựng
cơ sở hạ tầng thì có thể xem xét và xử lí linh hoạt về hình thức đầu tư, tỷ lệ
vốn góp và các đối tác nước ngoài cho một số dự án có tính khả thi, lành
mạnh mà không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của nước ta.
Cuối cùng, chúng ta cần cải cách thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp
hiện nay theo hướng đơn giản gọn nhẹ. Gấp rút nâng cao năng lực điều hành
của các cơ quan quản lí Nhà nước.
Tất cả các giai pháp trên đây, trong tương lai gần sẻ tạo ra một môi
trường đầu tư thuận lợi cho các dự án đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong
điều kiện vừa qua khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.
2.2 Các giả pháp lâu dài.
Trên đây là các giải pháp tình thế có tác dụng trong ngắn hạn. tuy nhiên
trong tương lai thì chúng ta cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ có tác
dụng lâu dài trong quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Xét
một cách chi tiết thì các giải pháp đưa ra là nhằm cài thiện tính hấp dẩn của
môi trường đầu tư nước ta nhằm tạo ra những cơ hội đầu tư thuận lợi cho các
nhà đầu tư. môi trườn đầu tư thì chiu sự tác động của rất nhiều các nhân tố, do
vậy để cải thiện độ hấp dẩn của môi trường đầu tư chúng ta cần giải quyết tốt
sự ảnh hưởg của các nhân tố đến môi trường đầu tư theo hướng có lợi. Trong
phạm vi đề tài này, em xin kiến nghị một số giải pháp lâu dài để thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài sau.
2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mổi
quốc gia nói chung cũng như sự hoạt động của các dự án nói riêng. Nếu chỉ
có vốn mà không có con người thì nguồn vốn đó cũng trở nên vô ích.
36
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực còn rất nhiều bất cập: Trình độ kỉ
thuật lao động thấp, trình độ cán bộ khoa học, quản lí yếu, cơ cấu đào tạo bất
hợp lí, phân bổ không đồng đều tập trung ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở
vùng miền núi và trung du. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động đầu tư nước ngoài, theo em, chúng ta cần giải quyết các tồn tại theo
hướng sau.
Trước hết, công tác giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần đề ra kế hoạch,
chính sách giáo cục và đào tạo để tạo ra sự hợp lí trong cơ cấu sản phẩm đào
tạo, chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân kỉ thuật, những người trực
tiếp tham gia sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" hiện
nay. Thực tế hiện nay cho thấy, để tuyển dụng một công nhân kỉ thuật dưới 30
tuổi tay nghề bậc năm còn khó hơn là tuyển dụng một sinh viên tốt nghiệp đại
học.
Tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỉ thuật
bằng các khoá huấn luyện ngắn hoặc dài ngày tại các trường, trung tâm đào
tạo hay tại chính các doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần tăng cường công tác đào tạo ở các địa phương nhằm
giảm bớt gánh nặng cho các trường ở trung ương cũng như thoả mản nhu cầu
học tập của những người dân địa phương đó. Muốn vậy, Nhà nước cần có
biện pháp hổ trợ về vốn, cán bộ giảng dạy cho những địa phương này.
Gắn công tác đào tạo với nhu cầu thị trường, kết hợp giáo dục phổ thông
với giáo dục dạy nghề, kết hợp lí thuyết với thực hành, trang bị các thiết bị
máy móc cần thiết, xây dựng cấc trung tâm thí nghiệm có đủ năng lực. Tiến
hành xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa
học - công nghệ hiện đại, trình độ quản lí tiên tiến của nước ngoài cũng như
tạo tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất.
Sản phẩm của hệ thống giáo dục - đào tạo là một đội ngủ trí thức, lao
động kỉ thuật nên phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Hiệu quả của công
tác giáo dục và đào tạo phải được đo bằng năng lực trí tuệ, bằng trình độ
37
chuyên mộn vững vàng, khả năng tư duy sáng tạo, chứ không phải bằng số
lượng được đào tạo. chúng ta cần quán trriệt quan điểm "cần chất lượng hơn
số lượng". Để có được điều đó Nhà nước cần thống nhất quan lí công tác giáo
dục - đào tạo, ban hành một hệ thống thống nhất các văn bản chứng chỉ, quy
chế thi cử, tiêu chuẩn cấp bằng, hệ thống học hàm học vị, nội dung chương
trình giảng dạy, hoàn thiện luật giáo dục. Tất cả những điều đó nhằm tạo uy
tín cho hệ thống giáo dục của Việt Nam trên thế giới.
Nhà nước cần dành một khoản đầu tư thích đáng từ ngân sách cho công
tác giáo dục - đào tạo, có các quy định về việc góp quỹ đào tạo của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách
nhà nước cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, hành vi ứng xử của các
nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng lao động Việt Nam.
Tiếp theo là giải pháp có liên quan đến phân bố, tổ chức, và xử lí nguồn
nhân lực. Chúng ta cần hoàn thiện bộ luật lao động và các quy đinh có liên
quan về tiền lương, chế độ lao động, điều kiện lao động ... của lao động Việt
Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ những
lợi ích chính đáng của bộ phận này. Chúng ta cần thành lập các tổ chức công
đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để một mặt đại diện
cho công nhân Việt Nam đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài để bảo vệ
lợi ích của người lao động Việt Nam, mặt khác tiếp thu những ý kiến chính
đáng từ các nhà đầu tư nước ngoài để phản ánh tới các cơ quan hửu trách.
Việc làm này sẻ tạo ra sự tin cậy, hiểu biết, hoà hợp giửa những người lao
động Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất - kinh doanh của dự án.
Nhà nước cần phân bố lại nguồn nhân lựcgiửa các vùng, các miền nhằm
giải toả bớt ách tắc đầu ra của công tác giáo dục - đào tạo, mặt khác góp phần
tạo điều kiện thuận lợi về lao động các vùng miền núi trung du.
Bố trí những cán bộ cóa năng lực vào làm việc trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần
38
dân tộc của họ đối với lợi ích của bên Việt Nam cũng như đối với các nhà đầu
tư nước ngoài, tạo tiền đề cho mối quan hệ hợp tác lâu dài trên nguyên tắc
"đôi bên cùng có lợi".
2.2.2 Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư.
Môi trường pháp lí về đầu tư mà cụ thể là luật đầu tư nước ngoài có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là cơ sở
pháp lí điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài nên nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở các nhà đầu tư nước ngoài. Một
môi trường pháp lí thông thoáng chặt chẽ có tác dụng lôi cuốn các nhà đầu tư
nước ngoài hơn là một môi trường pháp lí rắc rối, chồng chéo nhiều bất hợp
lí.
Thu hút đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực rất mới mẻ đối với chúng ta.
Từ khi ra đời tới nay luật đầu tư nước ngoài đã liên tục sửa đổi bổ sung nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên theo đánh gía
thì luật đầu tư nước ngoài hiện nay mặc dù có thông thoáng hơn các nước
trong khu vực nhưng vẩn còn nhiều bất cập. Vì vậy, để tạo ra một môi trường
pháp lí thông thoáng, hấp dẩn hơn thì trong thời gian tới ta cần tiến hành theo
các hướng sau.
Trong quá trình soạn thảo cần quy định rõ ràngcụ thể các điều khoản
thực thi để tránh trường hợp luật mới ra đời nhưng vẩn không thể thực thi vì
còn chờ nghị định hướng dẩn thực hiện, quy dịnh rõ ràng các khung pháp lí
thay choviệc sử dụng những từ ngữ chung chung gây khó khă hiểu lầm trong
thực thi.
Về hình thức đầu tư, ngoài ba hình thức đầu tư đã quy định thì cần bổ
sung thêm một số hình thức đầu tư mới như: BOT, BTO, BT, hợp đồng kí
trên cơ sở hiệp định .... Điều này nhằm tạo ra nhiều cơ hội đầu tư để các nhà
đầu tư nước ngoài lựa chọn.
39
Xem xét và sửa đổi một số điều trong luật điển hình như điều 14 khoản 1
“... nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên có mặt trong cuộc họp ...” . điều
này sẻ là khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi các
bên có khúc mắc và không hợp tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề
có liên quan đến sản xuất kinh doanh.
Mở rộng thêm các lĩnh vực cho phép các loại hình đầu tư khác hoạt
đông, mà trước vẩn chỉ quy định cho loại hình doanh nghiệp liên doanh. Quy
đinh rõ ràng tỉ lệ góp vốn của các bên và có thêm quy định về việc chuyển đổi
từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong
một số lĩnh vực cụ thể.
Trong thời gian tới, chúng ta cần sát nhập luật đầu tư trong nước và luật
đầu tư nước ngoài thành một bộ luật thống nhất nhằm tạo ra một môi trường
cạnh tranh lành mạnh ,xoá bỏ đi những ưu đãi bất hợp lí giữa các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước.
Cùng với việc hoàn thiện bổ sung luật đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần
rà soát, loại bỏ các văn bản có tác dụng chồng chéo triệt tiêu nhau trong việc
điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, điều chỉnh và bổ sung một số ưu đãi
để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài như: thuế sử dụng đất, thuế lợi
tức ....
Cuối cùng, trong các hoạt động tài phán thì chúng ta cần dành công bằng
cho các nhà đầu tư nước ngoài, coi họ là một bộ phận của chúng ta, xét xử
theo đúng pháp luật đã quy định không thiên vị dù là bên Việt Nam.
2.2.3 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư.
Xúc tiến đầu tư là một cách quảng cáo nhằm cung cấp thông tin cần
thiết để hấp dẩn các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt
Nam hiện nay rát kém, thiếu về thiết bị, yếu về trình độ năng lực. Phần lớn họ
chỉ mới đảm nhận được chức năng tư vấn môi giới còn chức năng tư vấn tác
nghiệp thì rất ít. Hê thống xúc tiến tổ chức manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu
thống nhất.
40
Trước thực trạng đó, để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, theo em thấy cần phải đẩy mạnh hoạt động tư vấn đầu tư
theo các hướng sau: Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng và nhất quán đối
với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi hoạt động này là một bộ phận
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp
theo, chúng ta cần hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư cụ thể nhằm đáp
ứng nhu cầu của mục tiê ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Cũng cố bộ phận
xúc tiến đầu tư đủ mạnh về đội ngũ, trình độ, năng lực theo hướng tập trung
hóa cao độ. Tăng cường và có kế hoạch đưa các bộ, viện, trường và các cơ
quan làm tốt công tác đối ngoại tham gia vào các hoạt động xúc tiến đầu tư,
phối hợp với các chương trình nghiên cứu nhằm tạo thế chủ động trong giao
tiếp và xử lí các quan hệ với bên ngoài. Thiết lập quan hệ với các cơ quan
quản lí Nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin và kinh
nghiệm. Đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư
quốc tế để có nguồn thông tin và sự trợ giúp từ trong công tác xây dựng luật,
vận động đầu tư. Tổ chức mạng lưới xúc tiến đầu tư ở một số nước, khu vực
trọng yếu, trânh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: UNDP, UNIDO
... và Việt kiều ở nước ngoài để giới thiệu môi trường đầu tư của Việt Nam.
Xem xét lại sự hoạt động của các công ty tư nhân đang làm chức năng tư vấn
trong lĩnh vực đầu tư, kiên quyết thu hồi giấy phép nếu các công ty hoạt động
không có hiệu quả.
Song song với hoạt động xúc tiến đầu tư thì chúng ta cần có sự lựa chọn
đối tác trong đầu tư. Không phải bất kì đối tác nào cũng được hoan nghênh
mặc dù thực tế nước ta hiện nay rất cần nguồn vốn đầu tư này. Việc làm này
nhằm mục đích tạo ra sự ổn định và lành mạnh trong môi trường đầu tư của
nước ta. Để làm được điều đó, theo em, chúng ta chỉ đặt quan hệ với các đối
tác có thện chí kinh doanh lâu dài ở Việt Nam, các đối tác có năng lực cần
41
thiết về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sẵn sàng
chuyển giao công nghệ cần thiết vào Việt Nam.
Phát hiện và loại trừ các đối tác có những tư tưởng kinh doanh không
chính đáng như : manh mún, chộp giật, lừa đảo..., chỉ đạo các cơ quan chức
năng như : công an, hải quan... phát hiện và xử lí nghiêm minh các đối tác vào
Việt Nam với mục tiêu phi kinh tế.
2.2.4 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạnh khoa học -công
nghệ hiện nay thì cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện tiên quyết thu hút đầu tư
nước ngoài vì một công nghệ kĩ thuật hiện đại chỉ được phát huy trong một cơ
sở hạ tầng thích hợp.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay còn yếu kém và chưa
đầy đủ
phù hợp với các yêu cầu của hoạt động chuyển giao công nghệ hiện đại:
hệ thống giao thông vận tải còn non kém, chất lượng thấp, nhiều nơi chưa có
đường giao thông, phương tiện vận tải cũ nát, hệ thống cấp thoát nước lạc hậu
điển hình như nhiều nơi hiện nay vẫn thiêú nước về mùa khô hoặc ngập lụt về
mùa mưa .... Nếu so với hơn mười năm về trước thì hệ thống cơ sở hạ tầng
chúng ta đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu thu hút và sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Nhà nước cần giải quyết tốt các mối
quan hệ về kinh tế - chính trị với các quốc gia để tiếp nhận các khoản viện trợ
đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện trạng hiện nay nhiều khi một con
đường mới vừa được làm xong thì đã bị đào lên để làm hệ thống cấp thoát
nước .... Đó là một sự lãng phí rất lớn.
Ngoài ra, Nhà nước cần có các biện pháp để huy động tiềm năng trong
nước đưa vào xây dựng cơ sở hạ tầng như : xây dựng đường giao thông nông
thôn, hệ thống cấp thoát nước theo phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” ....
42
Những điều này nhằm làm giảm chi phí đầu vào, đầu ra cho các dự án
đầu tư từ đó kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta.
2.2.5 Giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Sự ổn định về chính trị có một ý nghiã quyết định đến việc thu hút đầu
tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, bởi vì mỗi khi tình hình chính trị không ổn
định thì sẽ dẫn đến những sự thiệt hại về lợi ích trong đó có thiệt hại của nhà
đầu tư nước ngoài nên làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu
tư.
Đối với nước ta, từ khi thực hiện đổi mới, tình hình chính trị luôn luôn
được bảo đảm.Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ diễn biến hoà bình và sự phá
hoại của các thế lực phản động trong nước cũng như quốc tế thì chúng ta luôn
luôn cảnh giác, đồng thời tiếp tục duy trì và tăng cường sự ổn định hơn nữa.
Để giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, chúng tá cần phải tiếp tục
thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế - chính trị - văn hoá - tư
tưởng, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia.
Yếu tố quyết định sự thành công đó là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
vai trò quản lí của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện
mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội văn minh”, kịp thời ngăn chặn mọi âm
mưu của các thế lực phản động, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ
quyền quốc gia. Cùng với sự ổn định chính trị chúng ta còn thực thi chính
sách ngoại giao mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền,
đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ đối ngoại với phương châm “Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Việc làm đó giúp mở
rộng quan hệ ngoại giao và là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại trong đó có hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.6 Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lí đầu tư nước ngoài
mạnh về mọi mặt.
Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải làm việc trực tiếp
với các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, mọi việc làm của cơ
43
quan nhà nước các cấp đều có tính quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi
ích của nhà đầu tư nước ngoài do đó quyết định đến hoạt động đầu tư của họ.
Do vậy, theo em chúng ta cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lí đầu tư các
cấp theo hướng tinh giảm gọn nhẹ và có hiệu quả. Cần phải có chiến lược đào
tạo các bộ nhằm nâng cao trình độ của họ. Đội ngũ các bộ chuyên môn nghiệp
vụ phải là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, có phong cách giao tiếp
trình độ ngoại ngữ thông thạo. Chúng ta cung cần gửi đi đào tạo ở những
trường, viện chuyên ngành và đi đào tạo ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, công
chức tham gia quản lí hoạt động đầu tư tại trung ương và địa phương phải
được lựa chọn thông qua thi tuyển.
Mục đích của các giải pháp trên đây nhằm tạo ra một môi trường đầu tư
thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta vì
mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh”.
44
KẾT LUẬN
Qua hơn mười năm, hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho
nền kinh tế - xã hội nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt là bổ sung một lượng
không nhỏ lượng vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Hoạt động
đầu tư nước ngoài đang từng ngày từng giờ góp phần thay đổi bộ mặt của
nước ta, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá
đang dần dần trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Tháng 12/1987, nước ta chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài,
khung pháp lí đầu tiên điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư nức ngoài, và đã
được đầu tư bổ sung sữa đổi nhiều lần. Từ đó đến nay, lượng vốn đầu tư nước
ngoài vào nước ta không ngừng gia tăng. Tuy nhiên một vài năm gần đây, do
ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ, lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào nước
ta có dấu hiệu giảm sút. Nếu xét một cách tổng quát, trong tương lai gần thì
hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước ta rất khởi sắc.
Vì vậy, bằng các giải pháp đồng bộ khoa học, chúng ta đang từng bước
cải thiện, nâng cao mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta nhằm thu
hút và sử dụng có hiệu quả hơn nưã nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.
45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư - Một số vấn đề mới về FDI tại Việt Nam - Hà Nội,
1996.
2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam -NXB Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội,
1998.
3. Vũ Chí Lộc - Đầu tư nước ngoài - NXB Giáo Dục - Hà Nội, 1997.
4. Nguyển Anh Tuấn - Đầu tư nước ngoài vào VIệt Nam: cơ sở pháp lí, hiên
trạng, cơ hội và triển vọng - NXB Thế giới - Hà Nội, 1994.
5 .PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai - Giáo trình kinh tế đầu tư - NXB Giáo Dục -
Hà Nội. 1998.
6. Báo cáo và tạp chí:
- Tạp chí cộng sản: số 7/1997, 2/998.
- Châu mĩ ngày nay: số 2/1997.
- Nghiên cứu kinh tế: tháng 1/1998, 4/1998.
-Kinh tế và dự báo: tháng 1+2/1997, 12/1997, 4/1998, 8/1998, 10/1999,
1/2000.
- Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương: số 2/1999.
- Con số và dữ kiện: số 8/1998, 7/1999, 8/1999, 1/2000.
- Thương mại: số 1/1997, 8/1997, 20/1997, 2+3/1998.
- Tài chính: số 6/1997, 7/1997, 20/1998.
- Thông tin lí luận: tháng 7/1997, 11/1997.
- Bảo hiểm: số 3/1997.
- Du lịch: tháng 3/1998.
- Công nghiệp: số 20/1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.pdf