Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Duy Nguyên Phát: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN PHẠM TUYẾT ANH TRẦN LƯU PHƯƠNG THÚY
MSSV: 4031091
Lớp: Kế toán 01 khoá 29
Cần Thơ, 6-2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các thông tin và dữ
liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này
không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 18 tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Lưu Phương Thúy
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được vốn
kiến thức quý báu từ sự truyền đạt của Thầy, Cô tại trường. Đồng thời, cùng với
những kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp
Duy Nghuyên Phát đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của c...
72 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Duy Nguyên Phát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN PHẠM TUYẾT ANH TRẦN LƯU PHƯƠNG THÚY
MSSV: 4031091
Lớp: Kế toán 01 khoá 29
Cần Thơ, 6-2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các thông tin và dữ
liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này
không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 18 tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Lưu Phương Thúy
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được vốn
kiến thức quý báu từ sự truyền đạt của Thầy, Cô tại trường. Đồng thời, cùng với
những kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp
Duy Nghuyên Phát đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, em còn nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của các Thầy, cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường
Đại học Cần Thơ cũng như sự giúp đỡ của các anh, chị, cô, chú trong doanh nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là cô Nguyễn Phạm Tuyết Anh, người
đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình đóng góp ý kiến cho em trong việc hoàn thiện
nội dung cũng như cách trình bày đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong doanh nghiệp Duy
Nguyên Phát đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế cũng
như đã cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ; các cô,
chú, anh, chị trong doanh nghiệp dồi dào sức khỏe và hoàn thành tốt công tác.
Sinh viên thực hiện
Trần Lưu Phương Thúy
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
........................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
........................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ...........................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................4
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH .............................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích hoạt động
kinh doanh ..........................................................................................................4
2.1.2 các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh....................................6
2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.........................................8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .........................................................10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................14
3.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP......................................................14
3.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ.......................................14
3.1.2 Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp...................................15
3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của doanh nghiệp ..17
3.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...........18
3.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất lúa gạo..........................................18
3.2.2 thực trạng về xuất khẩu gạo ở Cần Thơ..........................................19
3.2.3 Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp ........21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................23
4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................... 23
4.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô ..................................................23
4.1.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô ..................................................26
4.2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 28
4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu.......................................................28
4.2.2 Tình hình chế biến của doanh nghiệp.............................................30
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU .............................................31
4.3.1 Phân tích chung tình hình doanh thu ..............................................31
4.3.2 Đánh giá cụ thể tình hình doanh thu của doanh nghiệp .................34
4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ.......................................................37
4.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN ....................................................................40
4.5.1 Biến động của lợi nhuân qua 3 năm ...............................................40
4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................................44
4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHỆP....49
4.6.1 Các tỷ số phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp ................49
4.6.2 Các tỷ số phản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...........50
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..........................................52
5.1 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP .....................................52
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP.....................................................................................52
5.2.1 Giải pháp trong ngắn hạn................................................................53
5.2.2 Giải pháp trong dài hạn ..................................................................53
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................56
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................56
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................57
6.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................57
6.2.2 Đối với doanh nghiệp .....................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................59
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở CẦN THƠ QUA 3 NĂM
(2004-2006) ......................................................................................................18
Bảng 2: SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU Ở CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-
2006) ..................................................................................................................20
Bảng 3:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
QUA 3 NĂM (2004-2006) ................................................................................21
Bảng 4: TÌNH HÌNH THU MUA LÚA, GẠO CỦA DOANH NGHIỆP (2004-
2006) ..................................................................................................................29
Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM
(2004-2006) ........................................................................................................32
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA TỪNG SẢN PHẨM .....................36
Bảng 7: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2004-2006)........39
Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
QUA 3 NĂM (2004-2006) ................................................................................42
Bảng 9: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP (2004-2006) ........................................................................................49
Bảng 10: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP (2004-2006) ........................................................................................50
DANH MỤC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1: CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP ...................................16
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ THU MUA LÚA GẠO CỦA DOANH NGHIỆP ..................28
Sơ đồ 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI DOANH NGHIỆP ....................30
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Chi phí
DNTN Doanh nghiệp tư nhân.
DT Doanh thu.
ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long.
GT Giảm trừ
HĐKD Hoạt động kinh doanh.
SL Sản lượng.
LN Lợi nhuận
TP Thành phố.
TSCĐ Tài sản cố định.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Với những đặc thù về điều kiện đất đai, khí hậu thổ nhưỡng và với hơn 70%
dân số sống ở nông thôn nên nước ta có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp, đặc
biệt là về lúa gạo. Lúa gạo không những là nhu yếu phẩm của 80 triệu dân Việt
Nam mà còn là nguồn năng lượng quan trọng thiết yếu và thức ăn căn bản của
hơn phân nữa dân số trên thế giới. Thấy rõ tầm quan trọng của lương thực đối với
con người Nhà nước ta đã có những chiến lược phát triển kinh tế đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo đã trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới, kinh nghiệm này đã đóng góp rất lớn cho
ĐBSCL cả về kinh nghiệm sản xuất nông sản và xâm nhập thị trường lúa gạo thế
giới. Vùng ĐBSCL với diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên và gần 17 triệu
dân là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt
Nam. TP Cần Thơ nằm giữa trung tâm ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới điển hình,
chia làm 2 mùa rõ rệt, ít giông bão, nhiệt độ ổn định thuận lợi cho phát triển sản
xuất lúa và chế biến lương thực thực phẩm. Sản xuất lúa gạo của TP Cần thơ giữ
vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế của
thành phố, nó tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao mức sống dân cư vùng
nông thôn, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân và giá trị kim ngạch xuất
khẩu. Nhưng thực tế, sản xuất lúa gạo TP Cần thơ mới chỉ tập trung theo chiều
rộng là chính chưa thực sự phát triển theo chiều sâu nên sản xuất lúa còn gặp
nhiều khó khăn như về kỹ thuật canh tác, giống, công nghệ bảo quản chế biến sau
thu hoạch, vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo sản xuất ra, ảnh hưởng
đến thu nhập và đời sống của người sản xuất. Bên cạnh đó TP Cần thơ cũng là
nơi tập trung rất nhiều nhà máy xay xát gia công gạo phục vụ cho xuất khẩu và
bán trong nước. Trước năm 1975, Cần Thơ là một trong 3 khu vực tập trung các
nhà máy xay xát, hệ thống chành gạo và đội ghe chài vận chuyển lớn nhất ở miền
Tây. Nhà máy xay lúa chủ yếu tập trung ở Cái Răng chuyên cung cấp gạo về Sài
Gòn và xuất khẩu đã hình thành một vùng chuyên doanh lúa gạo lớn trong vùng.
Từ sau năm 1975 tới nay xu hướng đã dịch chuyển sang vùng gần nguồn
nguyên liệu, đồng thời thực lực cũng tăng nhanh về số lượng nhà máy lẫn việc
đổi mới công nghệ. Giới chuyên doanh lúa gạo ở ĐBSCL xác nhận rằng, các khu
chợ chuyên doanh lúa gạo trong vùng đang có sự dịch chuyển. Nơi nào có vùng
nguyên liệu, gần cảng sông, thuận lợi tập trung thu hút nguồn nguyên liệu và
đường vận chuyển xuất khẩu sẽ phát triển nhanh. Từ lý do trên đề tài em chọn là
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DNTN DUY NGUYÊN PHÁT”, doanh nghiệp nằm ở Trà Nóc chuyên
xay xát, gia công lúa gạo xuất khẩu với lợi thế đường sông thuận lợi và nằm gần
nguồn nguyên liệu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nhằm đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra những
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và đề ra giải pháp
giải quyết. Cụ thể :
- Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ, và những
ảnh hưởng của tình hình xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tác động đến doanh nghiệp.
- Tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận qua các năm.
- Tìm ra những ưu và nhược điểm cũng như những tồn tại và những yếu
kém của doanh nghiệp để tìm biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức là DNTN lĩnh vực hoạt động chủ
yếu là xay xát gia công lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu và cho nông dân trong
vùng có quy mô nhỏ, gọn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng bị hạn chế,
ảnh hưởng của các chi phí phát sinh không lớn đối với doanh nghiệp nên đề tài
chỉ tập trung phân tích các yếu tố về môi trường, yếu tố đầu vào, chế biến ra sản
phẩm, các nguồn doanh thu của doanh nghiệp và khoản lợi nhuận đem lại từ
nguồn này. Đánh giá các biến động của những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu,
đến lợi nhuận với số liệu giới hạn trong 3 năm (2004-2006). Do thời gian nghiên
cứu có hạn (bắt đầu ngày 5/3 đến ngày 11/6 năm 2007) cũng như kiến thức còn
hạn chế nên đề tài thực hiện không tránh khỏi sai sót. Mong thầy, cô góp ý kiến
cho đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, và nội dung của phân tích hoạt
động kinh doanh (HĐKD).
2.1.1.1. Khái niệm:
Phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) mang nhiều tính chất khác
nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng.
Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ
thuộc vào đối tượng phân tích.
Phân tích HĐKD là quá trình nghiên cứu đánh giá toàn bộ quá trình và kết
quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh
doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
2.1.1.2. Ý nghĩa:
Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong HĐKD và còn
là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh
cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó, các doanh
nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Là cơ sở quan trọng đề ra các quyết định kinh doanh.
Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của
doanh nghiệp.
Là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất
là chức năng kiểm tra, đáng giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các
mục tiêu kinh doanh.
Là biện pháp phòng ngừa rủi ro, để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn
doanh nghiệp phải biết tiến hành phân tích HĐKD của mình, đồng thời dự đoán
các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh
cho phù hợp.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng
bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với các doanh nghiệp, vì
thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu
tư, cho vay,... với doanh nghiệp nữa hay không?
2.1.1.3. Nhiệm vụ:
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế đã xây dựng. Đánh giá và kiểm tra khái quát kết quả đạt được so với
các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức,... đã đề ra hoặc so với tình hình thực
hiện ở kỳ trước để khẳng định tính đúng đắn và khoa học các chỉ tiêu xây dựng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân
gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng
trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác đinh trị số của các nhân tố và
tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn
tại yếu kém của quá trình HĐKD. Phân tích không chỉ đánh giá kết quả chung
chung, cũng không dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà từ
cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần khai thác, những chỗ còn tồn tại
yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp.
Xây đựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. Quá trình
kiểm tra và đánh giá kết quả HĐKD là để nhận biết tiến độ thực hiện và những
nguyên nhân sai lệch xảy ra giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra
các giải pháp tiến hành trong tương lai.
Định kỳ doanh nghệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía
cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như
môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp
đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh
doanh có còn thích hợp nữa hay không?. Từ đó điều chỉnh kịp thời.
2.1.1.4. Nội dung:
Là đánh giá kết quả HĐKD với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và
được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả HĐKD ở đây có thể là kết
quả đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được,
bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và
trong từng thời gian nhất định chứ không là kết quả chung chung.
Ngoài ra, không dừng lại ở việc đánh giá biến động của kết quả kinh
doanh, phân tích HĐKD còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự
biến động của chỉ tiêu. Tùy theo mức biểu hiện và mối quan hệ với các chỉ tiêu, mà
tác động theo chiều hướng thuận hoặc chiều hướng nghịch đến chỉ tiêu phân tích.
Vậy: Muốn phân tích HĐKD trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác
động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ảnh
được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh.
2.1.2.1. Doanh thu:
Bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động
tài chính.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng
hoá cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp pháp) và được khách hàng chấp nhận
thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu từ các hoạt
động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền
cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, hoàn nhập dự phòng, giảm giá
chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết.
(Do doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ nên không
phát sinh khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí bán hàng)
2.1.2.2. Chi phí:
a) Khái niệm:
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương
mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
b) Phân loại:
Chi phí được phân loại theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ được trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ
của các doanh nghiệp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm, bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH,..
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phát sinh ở các phân xưởng, bộ
phận sản xuất, gồm chi phí cho nhân viên phân xưởng, dụng cụ sản xuất, khấu
hao TSCĐ,...
- Chi phí bán hàng: Là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ, bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo hành sản phẩm,..
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp gồm chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí chung khác.
2.1.2.3. Lợi nhuận:
a) Khái niệm:
Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa
tổng thu và tổng chi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là phần
dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.
b) Ý nghĩa:
- Đối với xã hội:
Mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu
dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp:
Lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh trạnh, bản
lĩnh doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy
nhất của doanh nghiệp.
2.1.3. Các chỉ tiêu về tài chính:
2.1.3.1. Các tỷ số phản ánh sử dụng vốn của doanh nghiệp:
a) Tỷ số luân chuyển tài sản có:
Doanh thu thuần
Tỷ số luân chuyển tài sản có = x 100%
Tổng tài sản
Tỷ số này đo lường sự luân chuyển toàn bộ tài sản của công ty. Tỷ số
này được tính bằng cách chia doanh thu cho toàn bộ tài sản.
b) Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = x 100%
Tài sản cố định ròng
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Nó là tỷ lệ giữa doanh thu và tài sản cố định ròng.
2.1.3.2. Các tỷ số phản ảnh hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh, nếu chỉ
thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để đánh giá doanh nghiệp hoạt động
tốt hay xấu thì có thể đưa ra kết luận sai lầm, có thể phần lợi nhuận này không
tương xứng với chi phí bỏ ra. Vì vậy, ta cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với
doanh thu, với số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh.
a) Lợi nhuận trên tổng tài sản có:
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên tổng tài sản có = x 100%
Tổng Tài sản
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của tổng tài sản, cứ 1 đồng tài
sản có tham gia vào quá trình sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = x 100%
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ảnh, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
c) Lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên doanh thu = x 100%
Doanh thu
Tỷ số này phản ảnh, cứ 1 đồng doanh thu thì cho bao nhiêu đồng lợi nhuận.
d) Lợi nhuận trên tổng chi phí:
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên tổng chi phí = x 100%
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ảnh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong kỳ sản xuất
kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hoạt
động của công ty càng lớn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Các cơ sở lý thuyết đã được học ở trường, các nguồn tài liệu tham khảo từ
báo chí, internet, những thông tin số liệu của doanh nghiệp cung cấp như các báo
cáo tài chính, các câu hỏi đến các anh, chị, cô, chú trong doanh nghiệp về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp qua 3 năm.
2.2.2. Phân tích số liệu:
Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:
2.2.2.1. Phương pháp so sánh:
a) Khái niệm và nguyên tắc so sánh:
Khái niệm:
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích HĐKD cũng như trong phân tích và dự
báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Nguyên tắc so sánh:
- Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
- Các thông số thị trường.
- Các chỉ tiêu có thể so sánh được.
Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung
kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
b) Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện
tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của
một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn:
a) Khái niệm:
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một
trình tự nhất định, để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong
mỗi lần thay thế.
b) Cách thực hiện phương pháp thay thế:
Gồm 4 bước:
Bước 1:
Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa kỳ phân tích so
với kỳ gốc.
Gọi Q1 : Là chỉ tiêu kỳ phân tích
Q0 : Chỉ tiêu kỳ gốc
ΔQ: Đối tượng phân tích
Ta có:
ΔQ = Q1 - Q0
Bước 2:
Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp
các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Giả sử có
4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với Q, (có thể các nhân tố có quan hệ
tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu), nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự đến nhân
tố d phản ánh về chất.
Ta có: Q1 = a1.b1.c1.d1
Q0 = a0.b0.c0.d 0
Bước 3:
Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự ở bước 2.
Thế lần 1: a1.b0.c0.d 0
Thế lần 2: a1.b1.c0.d 0
Thế lần 3: a1.b1.c1.d 0
Thế lần 4: a1.b1.c1.d 1
Bước 4:
Xác định những mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.
Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là ΔQ.
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng nhân tố a: Δa = a1.b0.c0.d 0 - a0.b0.c0.d 0
Mức ảnh hưởng nhân tố b: Δb = a1.b1.c0.d 0 - a1.b0.c0.d 0
Mức ảnh hưởng nhân tố c: Δc = a1.b1.c1.d 0 - a1.b1.c0.d 0
Mức ảnh hưởng nhân tố d: Δd = a1.b1.c1.d 1 - a1.b1.c1.d 0
Tổng cộng các nhân tố:
Δa + Δb + Δc + Δd = a1.b1.c1.d 1 - a0.b0.c0.d 0
ΔQ = Q1 - Q0
c) Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
- Đơn giản dễ tính toán và dễ hiểu, so với các phương pháp xác định
nhân tố ảnh hưởng khác, chúng phức tạp hơn phương pháp liên hoàn.
- Phương pháp liên hoàn xác định nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng
phân tích, chúng có mối quan hệ với chỉ tiêu có thể bằng thương, tổng, hiệu, tích
và cả số phần trăm xác định.
Nhược điểm:
- Các mối quan hệ giữa các nhân tố phải được giả định là có mối liên
quan theo mô hình tích số. Trong thực tế các nhân tố có những mối liên quan
theo các mô hình khác.
- Khi xác định đến nhân tố nào đó, ta phải giả định các nhân tố khác
không thay đổi (cố định ở kỳ gốc khi nhân tố đó chưa được xác định và cố định
kỳ phân tích khi nhân tố đó đã được xác định). Nhưng trong thực tế thì các nhân
tố luôn có biến động.
- Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ lượng đến chất, trong nhiều trường
hợp để phân loại nhân tố nào là lượng, nhân tố nào là chất là một vấn đề không
đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho
ta kết quả không chính xác.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
DUY NGHUYÊN PHÁT
3.1. Giới thiệu doanh nghiệp:
Tên đầy đủ: Doanh nghiệp Tư nhân Duy Nguyên Phát.
Địa chỉ: 46 Nguyễn Chí Thanh, xã Thới An Đông, P.Trà Nóc, Q.Bình
Thủy, TPCT.
Điện thoại: 071.841955
Email: duyphatplc@vnn.vn
Mã số thuế:1800153977-1
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Tư Nhân.
Ngày thành lập: 3-8-1992
Giám đốc doanh nghiệp: Võ Trang Diễm Kiều
3.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
3.1.1.1. Lịch sử hình thành:
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Duy Nguyên Phát tiền thân là một cơ sở
xay xát lúa gạo gia công cho các nông dân và tư thương trong khu vực Trà Nóc,
Ô Môn,...thuộc tỉnh Cần Thơ cũ với giấy phép đăng ký kinh doanh số
1028/GPKD do Sở Thương Mại và Công Nghiệp Cần Thơ cấp.
3.1.1.2. Chức năng:
- DNTN Duy Nguyên Phát là một doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua
lúa nguyên liệu từ thị trường về xay xát chế biến thành gạo xuất khẩu.
- Nhận xay xát, gia công chế biến lúa nguyên liệu cho các đơn vị thu
mua lúa gạo khác.
- Cho thuê kho dự trữ lúa nguyên liệu, gạo thành phẩm.
3.1.1.3. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thu mua lúa nguyên liệu từ các thương lái thông qua các đầu
mối thu mua của doanh nghiệp, theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Tổ chức chế biến, gia công, sản xuất gạo xuất khẩu từ lúa nguyên liệu.
- Mua bán các loại phụ phẩm trong khâu chế biến gạo xuất khẩu cho các
tổ chức, đơn vị và các cá nhân có nhu cầu như: tấm, cám, trấu,...
- Cho thuê kho chứa đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,... cho
các đơn vị khác khi có nhu cầu dự trữ lúa gao.
- Thực hiện tốt các quy định về thu mua, tạm trữ lúa gạo do Chính phủ
ban hành, không thực hiện đầu cơ, tạm trữ lương thực nhằm gây thiệt hại cho
người nông dân.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, thực hiện tốt các nguyên tắc hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên,
trung thực với cơ quan có thẩm quyền.
3.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp:
- Luôn tuân thủ các quy định của nhà nước về kinh doanh lương thực.
- Luôn đề cao cảnh giác và tuân thủ các nguyên tắc của nhà nước quy
định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên trong toàn
doanh nghiệp, thông qua chính sách lương hợp lý.
- Phát triển doanh nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.1.2. Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Hiện nay với quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, phạm vi hoạt động tương
đối hẹp nên doanh nghiệp đã lựa chọn mô hình trực tuyến chức năng, đây là mô
hình rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cấu trúc doanh nghiệp xây dựng
theo mô hình này dựa trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy, nghĩa là nhân viên cấp
dưới chỉ nhận mệnh lệnh và chịu trách nhiệm về công việc của mình với một và
chỉ một người chỉ huy mà thôi.
Bộ phận phân
xưởng
Bộ phận kế
toán
GIÁM ĐỐC
Sơ đồ 1: CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
Nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận:
Giám đốc:
Là người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, trực tiếp điều hành mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghệp, là đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm trước
pháp luật của nhà nước. Giám đốc là người tổng hợp tất cả sức mạnh của nhân viên
cấp dưới để hướng họ đi theo mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Vai trò của giám
đốc rất quan trọng trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Bộ phận kế toán: Bao gồm kế toán và thủ kho
Kế toán: Có trách nhiệm quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp, phụ
trách công tác quyết toán báo cáo hàng tháng, hàng quý, xây dựng các kế hoạch
tài chính cho doanh nghiệp sao cho phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thủ kho: Chịu trách nhiệm tiếp nhận các lúa gia công của khách hàng và lúa
nguyên liệu thu mua của doanh nghiệp, nhập kho bảo quản và xuất đưa vào dây
chuyền để tạo ra gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ nguyên liệu gạo thô ban đầu là lúa.
Bộ phận phân xưởng: Bao gồm thợ gằn và các công nhân bốc vác
Thợ gằn là người đứng ở máy, giữ vị trí quan trọng trong khâu sản xuất ra
sản phẩm sao cho đúng phẩm chất, kịp thời gian, giảm bớt phụ phẩm trong quá
trình chế biến.
Công nhân bốc vác là những người có trách nhiệm vận chuyển lúa từ ghe
của khách hàng lên kho, và vận chuyển gạo thành phẩm ra xe giao cho khách hàng.
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:
3.1.3.1. Thuận lợi:
Doanh nghiệp nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, là vùng
chiếm ưu thế về nông nghiệp, là “vựa lúa của cả nước”.
Doanh nghiệp nằm ở khu vực Trà Nóc là nơi nằm gần nguồn nguyên
liệu, có lợi thế cả về đường sông lẫn đường bộ. Thuận lợi cho các nông dân, tư
thương ở trong khu vực và các vùng lân cận di chuyển bằng phương tiện ghe,
xuồng có nhu cầu xay xát gia công.
Diện tích mặt bằng rộng, thuận tiện cho việc phân bổ máy móc thiết bị,
kho bãi tập kết lúa nguyên liệu và gạo thành phẩm.
Dây chuyền sản xuất nhỏ, gọn, dễ dàng thay đổi khi có nhu cầu thay đổi
công nghệ.
Doanh nghiệp chưa tổ chức bộ phận thu mua lúa, các nguyên liệu đầu
vào đều do tư thương đem đến bán cho doanh nghiệp, nên tiết kiệm được chi phí.
Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu hỗ trợ, đầu tư và phát triển
của Chính phủ trong định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới.
3.1.3.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì hiện nay doanh nghiệp cũng gặp
một số khó khăn sau:
Vốn tự có của doanh nghiệp còn thấp.
Như đã nói ở trên, doanh nghiệp chưa hình thành bộ phận đi đến tận các
hộ nông dân thu múa lúa. Mặc dù tiết kiệm được chi phí thu mua, nhưng doanh
nghiệp vẫn có bất lợi là có thể bị các tư thương ép giá, đôi khi họ còn làm chậm
tiến độ tập hợp nguyên liệu.
Doanh nghiệp có sự phụ thuộc vào các khách hàng của mình, là các
công ty xuất khẩu gạo trực tiếp.
Lượng hàng của các khách hàng truyền thống mua chiếm tỷ lệ khá cao
trong doanh số bán ra của doanh nghiệp.
Thiếu vốn đầu tư, năng lực thu mua chế biến chưa được tận dụng hết
công suất.
3.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở TP CẦN THƠ:
3.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất lúa gạo:
Cần Thơ là thành phố nằm ở trung tâm của khu vực ĐBSCL có quốc lộ 1A
nối TPHCM với các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh cả nước, thuận tiện cho giao thông
đường thủy lẫn đường bộ. Đặc biệt với đặc điểm khí hậu nhiệt đới chia làm hai
mùa rõ rệt nên Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong sản
xuất nông nghiệp ở Cần thơ, mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản
xuất của ngành. Trong 3 năm qua từ khi trở thành TP trực thuộc Trung Ương, sản
xuất lúa của TP đều đạt sản lượng trên 1 triệu tấn.
Bảng 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở CẦN THƠ QUA 3 NĂM
(2004-2006)
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC
2004 2005 2006
Giá trị % Giá trị %
DT gieo
trồng (ha)
229.971 231.951 222.795 1.980 0,86 (9.156) (3,95)
Năng suất
(tạ/ha)
51,95 53,19 51,75 1,24 2,39 (1,44) (2,71))
Sản lượng
(tấn)
1.194.746 1.233.705 1.152.965 38.959 3,26 (80.740) (6,54)
(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ)
Nhìn vào bảng 1 thì ta thấy cả 3 chỉ tiêu là diện tích gieo trồng, năng suất,
sản lượng lúa tăng trong năm 2005 nhưng lại giảm ở năm 2006, cụ thể:
Diện tích gieo trồng năm 2005 tăng 0,86% so với năm 2004, bằng 1.980 ha,
năng suất tăng 2,39%, bằng 1,24 tạ/ha, sản lượng tăng 3,26%, bằng 38.959 tấn.
Nhưng đến năm 2006 lại giảm so với năm 2005 diện tích giảm 3,95%, bằng
9.156 ha, năng suất giảm 2,71%, tức bằng 1,44 ha, và sản lượng cũng giảm
6,54%, bằng 80.740 tấn.
Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định này là ở năm 2005, mặc dù
vụ đông xuân, hè thu giảm nhưng do giá ổn định nên nhiều hộ tăng mạnh việc
sản xuất lúa thu đông. Thời tiết ổn định, các giống lúa có chất lượng năng suất
cao được nông dân sử dụng nhiều, công tác dự báo sâu bệnh tốt. Ở năm 2006 cả
ba chỉ tiêu diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng đều giảm là do một số diện
tích đã chuyển sang mục đích sử dụng khác như xây dựng khu dân cư, khu công
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thời tiết năm 2006 không thuận lợi, lại
thêm các dịch bệnh phát triển mạnh như rầy nâu, vàng lùn xoắn lá. Mặc dù, công
tác dự báo thường xuyên nhưng một số diện tích vẫn bị nhiễm bệnh nặng làm ảnh
hưởng đến năng suất và sản lượng.
3.2.2. Thực trạng về xuất khẩu gạo ở Cần thơ:
Là một thành phố trẻ năng động được thành lập và đầu năm 2004 với bộn
bề công việc nhưng các hoạt động kinh tế của thành phố không vì vậy mà chững
lại. Đặc biệt là xuất khẩu gạo, TP cần thơ là đơn vị xuất khẩu gạo đứng thứ 2 cả
nước (sau An giang). Trong đó, phải kể đến ngành công nghiệp xay xát lau bóng
gạo là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu. Mặc dù dịch bệnh đã làm
giảm năng suất lúa, song điều này không ảnh hưởng lớn đến sản lượng chế biến
của các nhà máy xay xát. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp của TP
Cần Thơ đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt các dây chuyền xay xát đánh bóng, bao
gói,... có công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng gạo cao cấp xuất khẩu,
góp phần nâng cao sản lượng xuất khẩu của thành phố.
Bảng 2: SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA CẦN THƠ QUA 3
NĂM (2004-2006)
ĐVT: Tấn
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC
2004 2005 2006
Giá trị % Giá trị %
Sản lượng 404.383 486.162 550.000 81.779 20,22 63.838 13,13
(Nguồn: Cục thống kê thành phố cần thơ)
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng năm 2004 đạt 404.383 tấn, ngoài các
thị trường truyền thống ở Châu Á, Châu Phi, Cần Thơ còn cung cấp sang thị
trường cao cấp là Châu Âu, một số nước khác của Châu Mỹ, là thị trường đòi hỏi
lượng gạo xuất sang phải có chất lượng tốt. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu tăng
cao, sản lượng đạt 486.162 tấn tăng 20,22% so với năm 2004, tức bằng 81.799
tấn. Do năm 2005 sản lượng lúa tăng cao qua các vụ, cùng với các doanh nghiệp
đẩy mạnh đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại, nhằm nâng cao hơn chất lượng
gạo, ngoài ra trong năm thành phố đã trúng thầu xuất sang 3 thị trường mới là Bỉ,
Senegal, Nam phi. Năm 2006, mặc dù sản lượng lúa thu được thấp hơn năm 2005
nhưng xuất khẩu gạo của thành phố vẫn tăng, cụ thể sản lượng xuất khẩu là
550.000 tấn, tức bằng 63.838 tấn, tăng 13,13% so với năm 2005. Nguyên nhân là
do Cần Thơ nằm ở khu vực thuận lợi cả về đường bộ, lẫn đường thủy nên ngoài
nguồn nguyên liệu ở tại thành phố, các nguồn nguyên liệu còn được thu mua ở
các tỉnh khác. Ngoài ra còn cho thấy sản phẩm gạo của ta đang ngày càng được
cải tiến cả về sản lượng lẫn chất lượng, ngày càng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của 2 thị trường khó tính Châu Âu và Châu Mỹ.
3.2.3. Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp:
Mặc dù, sản lượng ở Cần Thơ chỉ đạt trên 1 triệu tấn/năm và Chính phủ
cũng đã có những chỉ thị tạm dừng xuất khẩu gạo, nhưng sản lượng xuất khẩu
của TP vẫn tăng lên không ngừng, sản lượng vẫn vượt mức kế hoạch. Điều này là
một thuận lợi cho doanh nghiệp. Cũng trong 3 năm qua doanh nghiệp đã có
những nổ lực không ngừng, phấn đấu để tăng sản lượng, doanh thu nhằm cải
thiện hoạt động của mình.
Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP DUY NGHUYÊN PHÁT QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT: 1000đ
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC
2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 3.143.436 3.481.192 3.770.043 337.756 10,74 288.851 8,3
Chi phí 3.055.635 3.385.869 3.670.376 330.234 10,81 284.507 8,4
LN gộp 87.802 95.324 99.668 7.522 8,57 4.344 4,56
Thuế 24.584 26.691 27.907 2.106 8,57 1.216 4,56
LN sau thuế 63.217 68.633 71.761 5.416 8,57 3.128 4,56
(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Cùng với sự tăng vọt của hoạt động xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ qua các
năm, thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có sự
phát triển vượt bậc. Nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao
hơn năm trước. Doanh thu từ sản lượng xay xát và doanh thu từ bán lại các thành
phẩm gạo xuất khẩu tăng lên nhiều, giá trị sản lượng lại cao. Doanh nghiệp cũng
đã cố gắng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm làm lợi nhuận cũng tăng hơn so
với năm trước.
Doanh thu của năm 2004 là 3.143.436 ngàn đồng, đến năm 2005 doanh thu
tăng vọt lên 3.481.192 ngàn đồng, tốc độ tăng cao hơn so với năm 2004 là
337.756 ngàn đồng. Năm 2006 là năm có doanh thu cao nhất, đạt 3.770.043 ngàn
đồng, tăng 288.851 ngàn đồng so với năm 2005. Doanh thu tăng qua các năm là
do sản lượng bán ra của các mặt hàng gạo xuất khẩu tăng cao, đây là khoản
doanh thu chủ yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu tăng
thì kéo theo chi phí cũng tăng theo, tốc độ tăng của chi phí lại có phần cao hơn
tốc dộ tăng của doanh thu. Điều này có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể
năm 2005 tốc độ tăng của chi phí là 10,81% trong khi doanh thu chỉ tăng ở mức
10,74%, cao hơn là 0,07%. Năm 2006 tốc dộ tăng của chi phí là 8,4%, còn tốc dộ
tăng của doanh thu là 8,3% cao hơn 0,1%. Nguyên nhân của việc chi phí tăng cao
là do trong tổng chi phí, chỉ tiêu về chi phí sản xuất tăng cao nên kéo theo tổng
chi phí cũng tăng. Mà chỉ tiêu chi phí sản xuất ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí
của doanh nghiệp, nó là chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào, là khâu quan trọng
nhất của doanh nghiệp. Do chi phí tăng nên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp
mặc dù năm sau có cao hơn năm trước nhưng mức tăng không đáng kể. Nếu đem
so với mức tăng của doanh thu thì mức tăng của lợi nhuận thấp hơn rất nhiều.
Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở các phần sau.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:
Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh
nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì để từ đó xác định chiến lược
kinh doanh cho phù hợp. Doanh nghiệp không thể là một thực thể cô lập và đóng
kín mà nó phải hoạt động trong một môi trường đầy những mâu thuẫn.
Môi trường là tập họp các yếu tố, các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống
của một chủ thể, người ta thường cho rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp
các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Tóm lại, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất sinh động và hoàn toàn
bất định. Những biến đổi trong môi trường có thể gây ra những bất ngờ lớn và
những hậu quả nặng nề. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu phân tích môi trường
để có thể dự đoán những khả năng có thể xảy ra, để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Môi trường kinh doanh chịu ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
4.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện rộng lớn, có ảnh
hưởng đến môi trường vi mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô:
4.1.1.1. Yếu tố kinh tế:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể. Gần đây nhất là hội nghị APEC diễn ra ở Hà Nội và sự kiện Việt
Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (viết tắt là WTO)
vào ngày 9/11/2006, đã mở ra những cơ hội cũng như những thách thức cho nền
kinh tế nước nhà. Mà ảnh hưởng trước hết là mặt hàng nông sản cơ bản của ta là
lúa gạo. Xuất khẩu gạo là một trơng những ngành quan trọng của ta. Hàng năm
đem lại một lượng ngoại tệ đáng kể.
Thành Phố Cần Thơ có sản lượng xuất khẩu gạo nhất nhì của cả nước,
có lợi thế về nhiều mặt, có cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc và được xây dựng gần
đây nhất là cảng Cái Cui, các bến cảng đang ngày càng được đầu tư, nâng cấp để
tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thuận tiện hơn.
Dự án chợ chuyên doanh lúa gạo xây dựng ở Thốt Nốt đi vào giai đoạn
triển khai thi công và đang được đẩy nhanh tiến độ.
Nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn TP Cần Thơ nên cung ứng
kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt khi doanh nghiệp có yêu cầu.
Những điều này tác động manh đến sự phát triển của vùng và của ngành
nói riêng, tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.
4.1.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội:
Đi lên từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, người dân trồng lúa vẫn
dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là vào kỹ thuật.
Nước ta đang từng ngày đổi mới ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác
nhau, người dân đã dần dần tiếp nhận những cái mới, cái hiện đại của thế giới.
Vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu cần thiết mà bất kỳ người Việt
Nam mào cũng mong muốn. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội thêm vào đó
thì mức thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu của con người
ngày càng được nâng cao hơn. Việc ăn ngon mặc đẹp trở thành đòi hỏi cần thiết.
Người Việt Nam rất tôn trọng những truyền thống của dân tộc nên thực
phẩm chính của hầu hết người Việt Nam vẫn là gạo. Hạt gạo khi nấu lên phải
trắng, dẻo, thơm, ngon. Đó cũng là lý do mà hiện nay càng có nhiều mặt hàng
gạo nội địa có chất lượng cao trên thị trường. Điều đó còn thể hiện văn hóa bản
sắc của một dân tộc.
4.1.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật:
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, tạo sự bền
vững cho môi trường đầu tư và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi ngày càng hoàn thiện hơn,
cơ chế thông thoáng, khuyến khích đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, chính thức là
thành viên của WTO thì mặt hàng nông sản của ta dần dần sẽ không còn được
chính phủ trợ giá nữa. Từ đó, cũng mở ra những khó khăn, thách thức mới cho
ngành nông nghiệp.
Chính sách ưu đãi về tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh
dạn mở rộng quy mô. Ngoài ra, nhà nước còn điều chỉnh mức thuế thu nhập
doanh nghiệp và các mức thuế suất khác phù hợp với từng loại hình kinh doanh
của từng doanh nghiệp.
Cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo cho nông dân, công nhân,
các nhà quản lý những kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Đối với mặt hàng nông sản, chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ
trợ cho các doanh nghiệp quảng bá thượng hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách
hàng trong nước và trên thế giới về tiêu chuẩn gạo của Việt Nam.
4.1.1.4. Yếu tố tự nhiên:
Thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nạn sâu rầy đã ảnh hưởng
đến sản lượng lúa của vùng, làm giảm đi sản lượng xay xát của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải có những giải pháp để sử dung tiết kiệm lượng
dầu chạy máy.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đặt nhiều áp lực lên doanh nghiệp. Hàng năm
lượng trấu và bụi thải ra là một vấn đề nan giải, không chỉ cho doanh nghiệp mà cho
toàn bộ các doanh nghiệp gia công, xay xát. Mặc dù trấu cũng là nguồn thu của
doanh nghiệp nhưng sản lượng bán ra vẫn ít hơn so với lượng dôi ra từ nhà máy.
4.1.1.5. Yếu tố khoa học kỹ thuật:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay làm các doanh nghiệp có
nguy cơ tụt hậu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến công nghệ, nâng cao
khả năng cạnh tranh để phù hợp với tiến trình phát triển hiện nay.
Cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng, giúp người dân tiếp cận
nhanh chóng những thông tin hữu ích từ trong nước và thế giới.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư mở rộng sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào công nghiệp, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào
nông nghiệp. Chẳng hạn bình chọn các máy gặt đập liên hợp của nông dân được
trình diễn kỹ thuật trực tiếp trên đồng ruộng nhằm làm giảm tỷ lệ gãy rụng hạt
lúa trong và sau khi thu hoạch.
Thế mạnh của TP Cần Thơ là ngành công nghiệp chế biến, mà ngành
công nghiệp xay xát chế biến gạo lại có tốc độ tăng trưởng mạnh. Các thiết bị
đánh bóng, đóng gói, dây chuyền xay xát của các đối thủ cạnh tranh ngày càng
được đầu tư nâng cấp hiện đại hơn, điều này là một đe dọa cho doanh nghiệp.
4.1.2. Ảnh hưởng của môi trường vi mô:
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp,
quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Ảnh
hưởng của các yếu tố trong môi trường vi mô gồm:
4.1.2.1. Ảnh hưởng của khách hàng:
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị của doanh nghiệp,
doanh nghiệp phải bảo vệ tài sản giá trị này để thõa mãn tốt hơn nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng. Từ đó, đề ra chiến lược nhằm giữ lại khách hàng hiện có và
khai thác thêm khách hàng tiềm năng. (Khách hàng của doanh nghiệp ở đây là
các công ty xuất khẩu gạo trực tiếp và các nông dân, tư thương xay xát gạo).
Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất thời vụ. Doanh thu
chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động xay xát, chế biến, lau bóng gạo nguyên liệu
xuất khẩu, bán lại cho các công ty xuất khẩu gạo trực tiếp trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện tốt công việc này thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như những dịch vụ cung ứng, điều đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải đảm bảo thời gian sản xuất nhanh, đúng tiến độ, giá cả hợp lý,
giao hàng đúng thời gian quy định.
4.1.2.2. Ảnh hưởng của nhà cung ứng:
Đối với lĩnh vực sản xuất xay xát, chế biến thì nguồn nguyên liệu chính
để sản xuất ra sản phẩm rất được doanh nghiệp chú trọng. Vì sản phẩm tạo ra
chất lượng như thế nào thì đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Các
nguồn nguyên liệu phải đúng với chất lượng. Đó là các loại lúa, gạo nguyên liệu
do doanh nghiệp mua lại của các các tư thương, nên nguồn nguyên liệu phụ
thuộc nhiều vào các tư thương.
Đó là một trong những yếu điểm của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp có
thể bị ép giá, hoặc bị pha tạp các loại lúa nguyên liệu, không đủ tiêu chuẩn để sản
xuất ra gạo xuất khẩu. Đây là nguồn nguyên liệu chính chiếm giá trị lớn trong giá
trị sản xuất ra giá thành sản phẩm. Các loại nguyên liệu khác như dầu để chạy
máy, vật tư, bao bì đóng gói nguyên liệu thì doanh nghiệp mua lại của các nhà
cung ứng khác trên thị trường. Những năm gần đây, với sự biến động của giá xăng
dầu cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tuy nhiên mức ảnh hưởng không cao.
Từ những thực tế trên, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những nhà cung
ứng có uy tín cao, có mối quan hệ làm việc lâu dài với doanh nghiệp.
4.1.2.3. Ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh:
Thành phố Cần Thơ là nơi tập trung nhiều nhà máy xay xát của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các nhà máy chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực từ
Trà Nóc lên đến Thốt Nốt là nơi gần với nguồn nguyên liệu. Việc cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp xay xát trên thị trường là rất gay gắt.
Những năm gần đây, đặc biệt là ở Quận Thốt Nốt nhiều cơ sở xay xát,
lau bóng gạo đã đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại hơn.
Các sản phẩm tạo ra giảm được chi phí hao hụt nên làm giá thành cũng giảm
theo. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trực tiếp trong tương lai sẽ
kết hợp việc thu mua lúa xay xát ra gạo thành phẩm để bán nội địa và dùng để
xuất khẩu tạo nên một dây chuyền khép kín.
Doanh nghiệp có quá trình sản xuất khá lâu nên có nhiều uy tín trên thị
trường, việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối dễ dàng, chất lượng gạo
sản xuất ra khá đồng bộ, giao hàng lại đúng thời gian quy định. Trong ba năm
qua, mặc dù sản lượng của doanh nghiệp đều tăng, đem lại một khoản doanh thu
và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu đem so với các doanh
nghiệp nằm trong khu vực như DNTN Phước Thành, DNTN Quế Bình thì hoạt
động của ta vẫn còn thấp. Máy móc thiết bị của ta vẫn chưa được đầu tư đúng
mức, các sản phẩm vẫn chưa đa dạng, nguồn nguyên liệu đầu vào tuy tìm dễ
nhưng vẫn còn thụ động. Trong ba năm chỉ tập trung xay xát ba loại sản phẩm là
gạo 10%, 15%, 25% tấm, điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp. Do đó doanh
nghiệp cần phải có những bước cải thiện, đẩu tư công nghệ đúng mức và hợp lý
để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn.
4.2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP:
4.2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu:
Lúa gạo là mặt hàng được nhà nước quan tâm nhiều nhất. Trên phương diện
vĩ mô, hàng năm chính phủ vẫn điều tiết sao cho các doanh nghiệp tiêu thụ hết
sản lượng lúa của nông dân, nhất là các vùng của vựa lúa ĐBSCL. Hoạt động
xuất khẩu rộ lên sôi nổi nhất là vào các mùa vụ nên thường các đơn hàng cũng
chủ yếu vào các vụ này. Trong năm bà con nông dân thường sản xuất lúa 3 vụ.
Vụ đông xuân là vụ có sản lượng và chất lượng cao nhất trong năm vì sản xuất
vào lúc thời tiết thuận lợi, vụ hè thu là vụ cho chất lượng thấp hơn vì được sản
suất vào mùa mưa, tỷ lệ hạt gãy, hư cũng cao vì sau thu hoạch bà con nông dân
không đủ kỹ thuật để bảo quản. Thu đông là vụ mà các ngành chức năng không
khuyến khích sản xuất.
Có thể diễn giải tình hình thu mua của doanh nghiệp theo sơ đồ sau:
Nông dân Tư thương Doanh nghiệp
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ THU MUA LÚA GẠO CỦA DOANH NGHIỆP
Với quy mô nhỏ nên doanh nghiệp không tổ chức công tác thu mua lúa của
nông dân mà chủ yếu thông qua các thương lái. Do tập quán của nông dân chỉ
bán lúa tại nhà hoặc tại đồng ruộng và do địa bàn khu vưc sông rạch chằng chịt,
nên chỉ có lực lượng thương lái đủ phương tiện ghe, xuồng đi vào tận vùng sâu
để thu mua lúa của các nông hộ.
Tư thương bán lúa lại cho doanh nghiệp nếu kiểm tra thấy lúa đạt tiêu chuẩn
thì đưa vào nhập kho để tiến hàng xay xát, chế biến thành gạo xuất khẩu theo tiêu
chuẩn trên đơn đặt hàng của khách hàng. Ta có sản lượng thu mua của doanh
nghiệp qua từng năm:
Bảng 4: TÌNH HÌNH THU MUA LÚA CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006)
ĐVT: 1000 đ
2005/2004 2006/2005 CHỈ
TIÊU
2004 2005 2006
giá trị % giá trị %
SL (kg) 1.200.393 1.272.881 1.322.477 72.488 6,04 49.596 3,90
Giá 2,205 2,415 2,505 - - - -
Số tiền 2.646.867 3.073.880 3.312.804 427.013 16,13 238.924 7,77
(Nguồn: Bộ phận kế toán của doanh nghiệp Duy Nguyên Phát)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Nhìn chung sản lượng lúa thu mua của doanh nghiệp đều tăng qua các năm.
Nhưng tốc độ tăng không đều nhau. Năm 2006 tốc độ tăng chậm hơn so với năm
2005. Cụ thể:
Năm 2005 sản lượng thu mua của doanh nghiệp là 1.272.881 kg tăng
72.488 kg so với năm 2004, tương ứng với một số tương đối là 6,04%. Đến năm
2006 sản lượng tiếp tục tăng, tăng 3,9% bằng một số tuyệt đối là 49.596 kg.
Nguyên nhân là do trong ba năm sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng cao.
Cũng trong ba năm, do giá phân bón và xăng dầu tăng nên giá cả nguyên liệu
cũng biến động không ngừng. Tình hình xuất khẩu của TP đang vào giai đoạn
phát triển sản lượng xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, thêm vào đó là do
tình hình thời tiết của thế giới có những biến động, các nước xuất khẩu gạo bị
mất mùa nên nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới tăng cao. Các
khách hàng của doanh nghiệp trúng thầu xuất sang các nước ở Châu Á, Châu Phi
với sản lượng lớn. Tuy nhiên vì sản phẩm mang tính chất mùa vụ, giá cả nguyên
liệu đầu vào và đầu ra trong nước và trên thế giới biến động liên tục. Tư thương
đem lúa đến bán tại doanh nghiệp, là một thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời
cũng mang nhiều khó khăn, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đi thu mua,
nhưng đôi khi doanh nghiệp bị các tư thương ép giá, vì khi ra vụ mà doanh
nghiệp không trữ lúa đủ, khi có đơn đặt hàng lượng lúa trữ không đáp ứng đủ
buộc phải mua lúa với giá cao, đó là một điểm yếu của doanh nghiệp, nên việc
thu mua của doanh nghiệp cũng còn gặp nhiều trở ngại.
4.2.2. Tình hình chế biến của doanh nghiệp:
Quá trình
xay xát
Nguyên
liệu
Quá trình
chế biến
Thành
phẩm
Sơ đồ 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI DOANH NGHIỆP
Công đoạn 1:
Kiểm tra nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, nhập kho, tiến hành sàng tách tạp chất.
(Nếu lúa ẩm sấy lúa đảm bảo lúa đạt tiêu chuẩn (14 – 15%)).
Quá trình xay xát, lúa được xay ra dạng gạo nguyên liêu để loại bớt lượng
trấu và cám thô.
Công đoạn 2:
Gạo nguyên liệu được đưa và đây chuyền tái chế, lọc tạp chất, bốc tiếp lớp
cám, trấu, đảm bảo gạo trắng mà ít bị gãy.
Đánh bóng để lau sạch lớp cám mịn bám trên bề mặt hạt gạo, cho hạt gạo
sáng và bóng hơn đúng theo tiêu chuẩn sản xuất từng loại gạo.
Sàng lọc tạp chất nhằm loại bỏ tạp chất triệt để.
Công đoạn 3:
Bán thành phẩm được phân loại đưa và các thùng chứa riêng biệt, đưa vào
khâu đóng gói cho ra gạo thành phẩm.
Ở công đoạn 2, hiện tại có nhiều nhà máy trang bị máy lựa tách hạt khác
màu bằng phương pháp cảm quang điện từ để loại trừ hạt ẩm vàng và hạt lúa còn
sót lại, nhưng doanh nghiệp chưa trang bị máy lựa tách hạt khác màu.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU:
4.3.1. Phân tích chung tình hình doanh thu:
Doanh nghiệp Duy Nguyên Phát hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư
nhân, lĩnh vực hoạt động là gia công, xay xát cho các bạn hàng, nông dân quanh
vùng. Chế biến các loại gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu bán lại cho các tư thương
và các công ty nông sản xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài trên địa bàn TP Cần
Thơ. Trong 3 năm qua ngoài những khách hàng truyền thống này doanh nghiệp
luôn tích cực chủ động tìm thêm khách hàng mới, nhằm nâng cao sản lượng bán
ra và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Cũng trong thời gian này hoạt động xuất
khẩu của TP Cần Thơ vẫn đang ngày càng phát triển, xuất khẩu gạo ngày càng
thêm thuận lợi hơn, sản lượng xuất ra của thành phố năm sau luôn cao hơn năm
trước. Điều này đã mang đến những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp.
Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP DUY
NGHUYÊN PHÁT QUA CÁC NĂM (2004-2006)
ĐVT: 1000đ
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC
2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu
bán hàng 2.889.693 3.267.085 3.515.160 377.392 13,06 248.075 7,59
Doanh thu
gia công 224.047 185.557 223.059 (38.491) (17,18) 37.502 20,21
Doanh thu
khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47
TỔNG 3.143.436 3.481.192 3.770.043 337.756 10,74 288.851 8,3
(Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Nếu lấy năm 2004 là năm so sánh thì nhìn vào bảng số liệu ta thấy tốc độ
tăng trưởng doanh thu có chiều hướng tăng cao rõ rệt, doanh thu của năm sau
luôn cao hơn năm trước, tăng từ năm 2004 đến năm 2006. Trong năm 2006 là
năm mà doanh nghiệp có số doanh thu cao nhất, nhưng nếu đem so sánh tốc độ
tăng của doanh thu giữa các năm với nhau thì thấy tốc dộ tăng doanh thu ở năm
2005 cao hơn năm 2004, là năm có tốc độ tăng doanh thu cao nhất (10,74%).
Mặc dù doanh thu từ sản lượng xay xát và khoản doanh thu khác có giảm nhưng
lượng giảm lại không đáng kể. Trong năm 2006 doanh thu vẫn tăng nhưng tốc độ
tăng lại chậm hơn so với năm 2005. Cụ thể, năm 2005 tốc độ tăng của doanh thu
so với năm 2004 theo giá trị tuyệt đối là 337.756 ngàn đồng, tương ứng 10,74%.
Đến năm 2006 doanh thu tăng 288.581 ngàn đồng, số tương đối là 8,3%. Điều
này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động theo chiều hướng có lợi cho doanh
nghiệp. Nguyên nhân là do sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu
nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới và nhu cầu của thị trường nội địa cũng
tăng, đơn đặt hàng của doanh nghiệp tăng lên. Lại thêm các bạn hàng tìm đến để
mua lại gạo của doanh nghiệp nên đẩy sản lượng của doanh nghiệp qua ba năm
tăng cao. Doanh nghiệp thu được một khoản thu đáng kể qua các năm. Doanh thu
từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua các thời kỳ cụ thể của từng
khoản mục như sau:
Doanh thu từ bán sản phẩm gạo xuất khẩu và tấm là mặt hàng chủ lực của
doanh nghiệp, nó chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Năm 2005 doanh thu tăng vọt một giá trị tuyệt đối là 377.392 ngàn đồng, tăng
13,06%. Đến năm 2006 doanh thu từ khoản này lại tiếp tục tăng mặc dù tốc độ
tăng này chậm hơn so với năm 2005, chỉ tăng 7,59%, tương ứng với một giá trị là
248.075 ngàn đồng. Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết của thế giới, hạn hán
thiên tai lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa vụ ở các nước xuất khẩu gạo trên thế giới,
làm nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao. Nhưng một điều thuận lợi là sản
lượng trong năm ở phía ta vẫn trúng mùa. Sản lượng lúa của Cần thơ dù không
đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp cho các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu nhưng
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đều có đủ thực lực tham gia đấu thầu và
trúng thầu lớn. Điều này là một thuận lợi cho doanh nghiệp, làm sản lượng gạo
bán ra của doanh nghiệp tăng qua các năm. Ngoài ra, trong hai năm 2005 và năm
2006 ngoài các khách hàng truyền thống, doanh nghiệp còn nhận thêm đơn hàng
của các khách hàng khác. Đây là một thuận lợi đòi hỏi doanh nghiệp cần phải duy
trì. Điều này cũng cho thấy rằng hoạt động của doanh nghiệp đang đi vào ổn định.
Doanh nghiệp đã ngày càng cải thiện cho sản phẩm của mình chất lượng hơn.
Ngoài khoản thu trên doanh nghiệp còn một khoản thu chính nữa, nhưng
chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng doanh thu, đó là doanh thu từ gia công lúa gạo
cho các tư thương (hàng sáo) và các người dân trong khu vực, những người này
đi thu mua lúa của các hộ nông dân đem đến doanh nghiệp gia công ra gạo
nguyên liệu hoặc gạo thành phẩm đủ tiêu chuẩn để bán lại cho các kho hàng hoặc
bán lại cho các tiểu thương để tiêu thụ trên thị trường. Năm 2005 doanh thu gia
công có giảm đi là vì trong năm có lúc giá cả của thế giới giảm mà giá lúa trong
nước tăng cao nên các doanh nghiệp không mạnh dạn ký hợp đồng xuất khẩu,
dẫn đến tình trạng các kho ngưng mua hàng, lại thêm giá cả xăng dầu biến động
mạnh, làm các hàng sáo cũng thận trọng, không dám mua lúa nhiều để xay, vì nếu
rớt giá sẽ dẫn đến lỗ. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động gia công của doanh
nghiệp. Hoạt động gia công cao nhất là ở năm 2004, giảm ở năm 2005 rồi lại tăng
ở năm 2006, nhưng nếu đem so sánh với lượng giảm của năm 2005 thì vẫn chưa
bù đắp được. Cụ thể năm 2005 doanh thu từ hoạt động này giảm một khoản tương
đối là 17,18%, lượng tuyệt đối bằng 38.491 ngàn đồng. Đến năm 2006 doanh thu
tăng lên là 37.502 ngàn đồng bằng một giá trị tương đối là 20,21%.
Ngoài hai khoản doanh thu chính trên doanh nghiệp còn có khoản doanh thu
cuối là những thu nhập khác từ các sản phẩm dôi trong quá trình chế biến, là
cám, trấu và hoạt động cho thuê kho trữ lúa gạo của doanh nghiệp khi ra vụ. Do
doanh nghiệp nằm trong khu vực mà trồng trọt, chăn nuôi là thu nhập chính của
người dân trơng vùng nên lượng cám, trấu càng dôi ra từ hoạt động xay xát
doanh nghiệp bán lại cho các hộ nuôi gia súc gia cầm và các tiểu thương ở chợ.
Hàng năm lượng thu này cũng bù đắp phần nào các khoản chi phí phát sinh của
doanh nghiệp. Trấu là vấn đề nan giải cho hầu hết các doanh nghiệp xay xát nói
chung và doanh nghiệp nói riêng, lượng trấu dôi ra hàng năm mặc dù đã được
tiêu thụ nhiều do các hộ dân trong và quanh khu vực mua lại để dùng trong nấu
nướng, nhưng vẫn không thể giải quyết hết lượng trấu mỗi năm. Trong năm 2007
dự án nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu được triển khai ở Thốt Nốt. Đây là một
thuận lợi cho doanh nghiệp vừa giải quyết được nạn ô nhiễm vừa thu được khoản
thu cho doanh nghiệp.
4.3.2. Đánh giá cụ thể tình hình doanh thu của doanh nghiệp:
Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiêp trên thị trường tăng giảm không
dồng đều, do các yếu tố như nhu cầu của người tiêu dùng ở mỗi nước khác nhau.
Thị trường mà các công ty nông sản xuất sang là Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và
gần đây là thị trường khó tính Châu Âu. Người tiêu dùng nước ngoài lại nhạy
cảm với loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm. Ở Việt Nam, đối với chất
lượng gạo thì chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ tấm, nó là tính chất đánh giá gạo
cấp cao hay cấp thấp. Loại gạo mà các công ty trên địa bàn TP xuất sang các thị
trường này là gạo từ 0% tấm đến 35% tấm. Trong khi Châu Âu với nền kinh tế
tăng trưởng cao nên đòi hỏi các mặt hàng gạo xuất sang phải là gạo đảm bảo chất
lượng tốt nhât, loại gạo từ 0% tấm và 5% tấm. Trong khi hai thị trường truyền
thống là Châu Á, Châu Phi lại chủ yếu nhập loại gạo có phẩm cấp trung bình từ
10% tấm đến 35% tấm. Đối với doanh nghiệp thì cơ cấu mặt hàng chính là chất
lượng gạo quyết định tính hiệu quả và cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong 3 năm
qua doanh nghiệp chủ yếu sản xuất các mặt hàng gạo 10% tấm, 15% tấm, 25%
tấm. Tình hình doanh thu cụ thể qua các mặt hàng như sau:
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
SẢN PHẨM
Doanh
thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh
thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh
thu
Tỷ trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
Gạo 10% 471.825 15,15 500.678 14,5 485.120 12,98 28.853 6,12 (15.558) (3,11)
Gạo 15% 981.208 31,51 1.156.843 33,51 1.322.810 35,39 175.635 17,9 165.968 14,35
Gạo 25% 1.132.800 36,38 1.280.440 37,09 1.401.018 37,48 147.640 13,03 120.578 9,42
Tấm 303.860 9,76 329.125 9,53 306.212 8,19 25.264 8,31 (22.913) (6,96)
Gia công xay xát 224.047 7,20 185.557 5,37 223.059 5,97 (38.491) (17,18) 37.502 20,21
TỔNG 3.113.740 100 3.452.642 100 3.738.219 100 338.901 10,88 285.577 8,27
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH THU TỪNG SẢN PHẨM
ĐVT:1000đ
(Nguồn: Bộ phận kế toán của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát )
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu tăng hay giảm đều do sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng
hay giảm và giá cả của thị trường lúc bấy giờ. Nhưng có một điều thuận lợi là
trong 3 năm doanh thu của doanh nghiệp đều tăng. Cũng trong những năm này
không phải mặt hàng nào doanh nghiệp cũng sản xuất mà nó còn phu thuộc vào
đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt hàng gạo cao cấp 5% tấm hầu như không thấy.
Tuy nhiên, cũng chưa thể nói là doanh thu từ các mặt hàng gạo và sản lượng
tấm bán ra cao là đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà còn phải
xét đến chi phí của nguồn nguyên liêu đầu vào, chi phí để sản xuất ra sản phẩm.
Nhìn chung thì sản lượng gạo doanh nghiệp bán hàng năm đều tăng cao,
loại gạo 15% tấm và 25% tấm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của
doanh nghiệp qua 3 năm. Trong đó, doanh thu từ gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng
cao hơn các mặt hàng khác của doanh nghiệp. Mặt hàng gạo 25% tấm là mặt
hàng có phẩm cấp trung bình đều tăng qua các năm, do quy mô của doanh nghiệp
còn nhỏ, đây lại là mặt hàng dễ bán, dễ tiêu thụ cả trong xuất khẩu lẫn bán trên
thị trường nội địa. Tuy nhiên, giá bán của loại sản phẩm này không cao, lợi
nhuận đem lại không nhiều.
Cụ thể, năm 2006 gạo 25% tấm tăng một khoảng tuyệt đối là 147.640 ngàn
đồng, tương ứng 13,3%. Đến năm 2006 doanh thu tiếp tục tăng 9,42%, bằng
120.578 ngàn đồng. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu nhưng
nếu đem tốc độ tăng doanh thu của gạo 25% tấm so với tốc độ tăng doanh thu
của gạo 15% tấm thì vẫn còn thấp hơn. Cụ thể năm 2004 gạo 15% tấm là
981.208 ngàn đồng thì năm 2005 là 1.156.843 ngàn đồng, tăng 175.635 ngàn
đồng, tương ứng 17,9%, cao hơn tốc độ tăng của gạo 25% tấm là (17,9-13,03)
4,78%. Tương tự năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 165.968 ngàn đồng, tăng
tương đối một giá trị là 14,35%, cao hơn tốc độ tăng doanh thu của gạo 25% tấm là
(14,35-9,42) 4,93%. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao,
và do thị trường mà các khách hàng của doanh nghiệp xuất sang chủ yếu là những
thị trường có thu nhập thấp. Thông thường những nước ở Châu Á, Châu Phi có nhu
cầu nhập khẩu gạo rất lớn nên phần lớn các đơn hàng của doanh nghiệp tập trung
phần lớn là ở hai loại sản phẩm này.
Mặt hàng gạo 10% tấm và sản lượng tấm bán ra tăng ở năm 2005 rồi giảm ở
năm 2006. Cụ thể, gạo 10% tấm năm 2005 tăng 28.853 ngàn đồng so với năm
2004, đến năm 2006 thì doanh thu giảm một lượng 15.558 ngàn đồng, tương ứng
3,11%. Nguyên nhân là do nhu cầu đặt hàng của các khách hàng. Nhưng do 2
mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu bán hàng của doanh
nghiệp nên dù có giảm ở năm 2006 thì vẫn không ảnh hưởng nhiều đến tổng
doanh thu của doanh nghiệp.
Khoản thu cuối là thu từ gia công xay xát, như đã phân tích ở phần trên
(phần phân tích chung tình hình của doanh thu), khoản này tuy cũng là khoản thu
chính của doanh nghiệp nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất nên dù giảm ở năm 2005
thì ảnh hưởng cũng không đáng kể đến tổng doanh thu của năm. Tuy nhiên, đây
là khoản thu ít tốn chi phí nhất trong hoạt động chính của doanh nghiệp, đòi hỏi
doanh nghiệp phải có những biện pháp để nâng cao khoản thu này.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ:
Tình hình biến động của chi phí phát sinh trong năm là vấn đề gây khó khăn
cho không ít các doanh nghiệp. Lượng chi phí phát sinh tỉ lệ nghịch với phần lợi
nhuận thu được. Chi phí tăng cao thì lợi nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại. Nên
vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào, để từ đó
hạ thấp được giá thành sản phẩm. Đó vẫn là một bài toán nan giải đối với các
doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp Duy Nguyên Phát nói riêng.
Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lại mang tính thời vụ, giá cả lại biến
động không ngừng. Tình hình biến động chi phí của doanh nghiệp sẽ được cụ thể
trong bảng sau:
Bảng 7: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM
(2004-2006)
ĐVT: 1000đ
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC
2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
Chi phí
sản xuất 2.850.463 3.190.055 3.457.278 339.592 11,91 267.224 8,38
Chi phí
nhân công 48.000 48.000 48.000 0 0 0 0
Chi phí
phân xưởng 146.746 136.752 153.791 (9.994) (6,81) 17.039 12,46
Chi phí
quản lý 10.426 11.062 11.306 636 6,1 244 2,21
TỔNG 3.055.635 3.385.869 3.670.376 330.234 10,81 284.507 8,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Tình hình xuất khẩu gạo của TP gia tăng về sản lượng trong 3 năm qua đã tạo
nên thuận lợi cho doanh nghiệp, sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên qua
các năm, đem về một khoản thu đáng kể cho doanh nghiệp. Song song với việc
gia tăng đó kéo theo tình hình biến động của chi phí theo chiều hướng cũng tăng
lên. Sản lượng tăng kéo theo chi phí cũng tăng thì đó là điều phù hợp nhưng ở
đây tốc độ tăng của chi phí có phần nhanh hơn tốc độ của doanh thu (như đã
phân tích ở phần ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp).
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tốc độ tăng của chi phí năm 2004 là 330.234 ngàn đồng, tăng tương đối
10,82%. Qua năm 2006 tổng chi phí tăng 284.507 ngàn đồng, tương ứng với số
tương đối là 8,4%. Nhìn chung ở cả 2 năm tốc độ tăng của chi phí đều cao nhưng
năm 2006 tốc độ tăng có phần chậm lại. Nếu so với sản lượng tăng lên của doanh
nghiệp thì tốc độ tăng này vẫn còn cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã
không có những biện pháp tích cực để khắc phục tình hình gia tăng của chi phí.
Cụ thể qua các khoản mục chi phí sau:
Vì là doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế biến nên khoản mục chi phí sản
xuất hầu như chi phối toàn bộ tổng chi phí của doanh nghiệp, nếu như lấy năm
2004 làm năm so sánh, tốc độ tăng của chi phí năm 2005 so với năm 2004 là
11,91% thì năm 2006 tốc độ này tăng lên một giá trị gần bằng 21,3 %, lượng chi
phí tăng gần gấp đôi. Mặc dù, sản lượng trong năm bán ra tăng nhưng kéo theo
chi phí tăng quá cao cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc
này là trong 2 năm 2005 và 2006, tình hình biến động của giá cả nguyên vật liệu
đầu vào phức tạp, giá nguyên liệu trong nước không ổn định lại có sự chênh lệch
chi phí giữa các vùng trong khu vực ĐBSCL, sản lượng lúa của TP Cần Thơ
không đáp ứng đủ nhu cầu, các tiểu thương phải thu mua lúa nguyên liệu ở các
khu vực lân cận, giá cả lại chênh lệch thêm vào chi phí nhân công và chi phí thuê
mướn ghe xuồng tăng cao cộng thêm biến động của giá dầu nên khi bán lại cho
doanh nghiệp cũng đẩy giá cả tăng lên. Cụ thể năm 2005 nguyên liệu đầu vào
tăng 339.592 ngàn đồng tăng 11,91 % so với năm 2004. Năm 2006 tốc độ tăng là
8,38 % tăng một lượng tuyệt đối 267.224 ngàn đồng. Một điều bất cập là mặc dù
nằm gần vùng nguyên liệu nhưng hàng năm doanh nghiệp phải chịu một khoản
chi phí rất cao là do các công ty xuất khẩu trực tiếp có quy mô lớn ký hợp đồng
bao tiêu sản lượng sau thu hoạch của các hộ nông dân, điều này gây khó khăn
đến cho doanh nghiệp.
Cũng trong 2 năm sản lượng tăng cao kéo theo chi phí cũng tăng lên là do
ngoài các đơn hàng của các khách hàng truyền thống doanh nghiệp đã ký thêm
các hợp đồng mới các đơn hàng này vào những tháng cuối của vụ thu đông, là vụ
có năng suất kém nhất trong năm. Nhận sản xuất ở các tháng này doanh nghiệp
chịu tốn thêm nhiều chi phí như: chi phí nhân công, chi phí làm thêm giờ và mặc
dù khoản lợi nhuận đem lại từ đơn hàng không cao nhưng để tạo thêm khách
hàng nên buộc doanh nghiệp phải chấp nhận với khoản chi phí này.
Hai khoản chi phí còn lại là chi phí nhân công và chi phí phân xưởng chiếm
tỷ trọng không cao trong giá thành của sản phẩm. Cụ thể là chi phí nhân công
không đổi qua các năm vì doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ nên phân chi
phí này không đáng kể.
Chi phí phân xưởng bao gồm các khoản trả cho công nhân bốc vác và các
khoản hao mòn. Theo như bảng số liệu thì sau chi phí sản xuất chi phí phân
xưởng chiếm tỷ trọng cao thứ hai và tăng giảm qua các năm. Chi phí này biến
động theo sản lượng bán ra và sản lượng xay xát của doanh nghiệp. Năm 2005
chi phí sản xuất giảm 9.994 ngàn đồng, giảm một số tương đối 6,81%, sở dĩ chi
phí phân xưởng giảm là do sản lượng xay xát giảm xuống. Đến năm 2006 chi phí
lại tăng lên tăng 17.039 ngàn đồng số tương đối bằng 12,46 % vì doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm theo mùa vụ, nên chi phí nhân công bốc vác cũng không cố
định qua các năm, doanh nghiệp cũng khó kiểm soát được khi vào mùa vụ, sản
lượng tăng số công nhân của doạnh nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu nên doanh
nghiệp phải thuê mướn thêm. Khi đó giá nhân công cũng cao hơn điều này gây
ảnh hưởng của doanh nghiệp đẩy chi phí của doanh nghiệp tăng lên.
Khoản chi phí cuối cùng mà doanh nghiệp phải chịu là chi phí quản lý, khoản
chi phí này nằm ngoài quá trình sản xuất. Ở đây doanh nghiệp có một thuận lợi là
không tốn chi phí bán hàng vì mọi chi phí này đều phát sinh về phía khách hàng
như chi phí bao bì, vận chuyển …Nhưng nhìn chung chi phí quản lý vẫn là cao
trong một năm.
4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN:
4.5.1. Biến động của lợi nhuận qua 3 năm:
Mọi doanh nghiệp hoạt động theo các lĩnh vực kinh doanh sản xuất hay
thương mại dịch vụ thì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản mà
doanh nghiệp thu được sau khi bán các sản phẩm và trừ đi mọi chi phí. Đối với
doanh nghiệp thì điều này cũng không ngoại lệ, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được trong mỗi năm sản xuất bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và
khoản lợi nhuận khác.
Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP QUA 3 NĂM (2004-2006)
ĐVT: 1000đ
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC
2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
1.DT từ bán
hàng 3.113.740 3.452.642 3.738.219 338.901 10,88 285.577 8,27
2. Khoản GT 0 0 0 0 0 0 0
3.DT thuần 3.113.740 3.452.642 3.738.219 338.901 10,88 285.577 8,27
4.Giá vốn
hàng bán 3.045.209 3.374.807 3.659.070 329.598 10,82 284.263 8,42
5.Lợi nhuận
gộp 68.531 77.835 79.149 9.304 13,58 1.314 1,69
6.Chi phí
quản lý 10.426 11.062 11.306 636 6,10 244 2,21
7.LN từ
HĐKD 58.105 66.773 67.843 8.668 14,92 1.070 1,60
8.TN khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47
9. CP khác 0 0 0 0 0 0 0
10.LN khác 29.696 28.551 31.825 (1.145) (3,86) 3.274 11,47
11.Tổng LN
trước thuế 87.802 95.324 99.668 7.522 8,57 4.344 4,56
12.Chi phí
thuế TNDN 24.584 26.691 27.907 2.106 8,57 1.216 4,56
13.LN sau
thuế 63.217 68.633 71.761 5.416 8,57 3.128 4,56
(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:
Hàng năm khoản lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp thu được là bao gồm
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Xét riêng từng chỉ tiêu thì:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phần tăng lên qua
các năm nhưng mức tăng không cao. Nếu đem so mức tăng của khoản lợi nhuận
này của doanh nghiệp so với tốc độ tăng của doanh thu thì còn chậm hơn rất
nhiều. Cụ thể năm 2005 doanh thu thuần tăng một lượng là 338.901 ngàn đồng so
với năm 2004 trong khi lợi nhuận chỉ tăng 8.668 ngàn đồng. Năm 2006 tương tự
với khoản doanh thu thuần doanh nghiệp thu được so với năm 2005 tăng 285.577
ngàn đồng mà lợi nhuận chỉ tăng 1.070 ngàn đồng. Số tương đối chỉ tăng 1,6 %
tốc độ tăng này không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu, đây là điều chưa
tương xứng. Nguyên nhân của việc này là chi phí giá vốn hàng bán tăng nhiều
qua 3 năm. Chi phí giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi
phí, tỷ trọng này không giảm mà còn có chiều hướng tăng lên nhưng có tốc độ
tăng chậm lại. Nếu lấy năm 2004 là năm so sánh, thì tốc độ tăng của khoản mục
giá vốn hàng bán năm 2005 so với 2004 là 10,82%, nếu đem năm 2006 so với
năm 2004 tốc độ tăng là 20,16% tăng gần gấp đôi so với mức tăng của năm 2005.
Điều này là một bất lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể:
Doanh thu thuần tăng qua các năm một lượng đáng kể. Năm 2006 là năm
có doanh thu cao nhất. Doanh thu thuần tăng kéo theo giá vốn hàng bán cũng
tăng cao nhưng với một điều là tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là xấp xỉ và cao
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Nếu như năm 2005 tốc độ tăng của doanh
thu là 10,88 % thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 10,82 %, chỉ số này là khá
cao vì điều này cho thấy trong năm sản lượng tăng bao nhiêu thì đồng thời doanh
nghiệp cũng tốn một khoản chi phí nguyên liệu đầu vào cũng gần với khoản ấy.
Sang đến năm 2006 chi phí lại tiếp tục tăng nhưng có phần chậm lại, tốc độ tăng
của chi phí giá vốn hàng bán là 8,4% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần là
8,27 %, tăng cao hơn một khoản tương đối 0,15 %. Điều này gây ảnh hưởng
không tốt đến doanh nghiệp đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng
mạnh. Nguyên nhân của việc này là do công nghệ máy móc vẫn chưa được đầu
tư đúng mức làm tỷ lệ hao hụt và phụ phẩm dôi ra cao nên làm tăng giá bán. Mặc
dù khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ doanh thu trừ đi các khoản chi
phí thì lợi nhuận qua các năm đều tăng nhưng mức tăng không đáng kể, lại thêm
giá xăng dầu tăng cao cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Còn một điều đáng nói, là hầu trong chế biến không những doanh nghiệp
mà còn trong các nhà máy đều vấp phải là ta thường hay chế biến theo quy trình
ngược. Theo tiêu chuẩn gạo thành phẩm đạt chất lượng cao là ẩm độ không quá
14%. Lúa sấy xuống còn 14,5 % ẩm độ thì xay xát thành gạo có 13,5 – 14 % ẩm
độ trong khi ta lại xay xát ở mức 16% – 17 % ẩm độ và chế biến lại thành gạo thì
sấy xuống còn 14% ẩm độ, điều này cũng là hạn chế đối với doanh nghiệp tỷ lệ
gạo gãy tăng, chất lượng không đồng bộ làm giảm giá bán của doanh nghiệp.
Ngoài khoản thu này doanh nghiệp còn khoản thu khác. Đây là khoản doanh
thu khác của doanh nghiệp, đó là những khoản thu từ cám, trấu dôi ra từ quá trình
sản xuất, có một điều lợi là doanh nghiệp hưởng trọn khoản thu nhập này mà
không chịu bất kỳ chi phí nào.
Qua phân tích ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cùng với lợi nhuận
khác đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng cao. Cụ thể là năm 2005 tăng 7.522
ngàn đồng tăng 8,57 % so với năm 2004. Đến năm 2006 tăng 4.344 ngàn đồng,
tăng 4,56 %. Tuy nhiên khoản tăng này vẫn còn rất thấp doanh nghiệp cần có
những biện pháp cụ thể để nâng cao khoản lợi nhuận này.
4.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Áp dụng phương pháp phân tích liên hoàn ta sẽ xác đinh sâu hơn các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuân:
Ta có công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán –
chi phí quản lý doanh nghiệp.
(Do tính chất hoạt động của doanh nghiệp các sản phẩm bán ra khi giao
hàng thì doanh nghiệp không chịu chi phí, nên không phát sinh khoản mục chi
phí bán hàng).
Gọi a là doanh thu thuần.
b là giá vốn hàng bán.
c là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ta có:
LNHĐKD = DTT – GVHB – CPQLDN
a – b – c
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2005 so với năm 2004.
Gọi Q1 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2005.
Q0 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2004.
ΔQ là đối tượng phân tích
Ta có:
Năm 2005 : Q1 = a1 - b1 - c1
Năm 2004 : Q0 = a0 - b0 - c0
Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự sắp xếp:
Thế lần 1: a1 - b0 - c0
Thế lần 2: a1 - b1 - c0
Thế lần 3: a1 - b1 - c1
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận
Mức ảnh hưởng nhân tố a:
Δa = a1- b0 - c0 - ( a0 - b0 - c0 )
Δa = a1 - a0 = 3.452.642 – 3.113.740 = 338.901 ngàn đồng
Mức ảnh hưởng nhân tố b:
Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0)
Δb = - b1 + b0 = - 33.374.081 + 3.045.209 = - 329.598 ngàn đồng
Mức ảnh hưởng nhân tố c:
Δc = a1- b1 - c1 – ( a1 - b1 - c0)
Δc = - c1 + c0 = - 11.062 + 10.426 = - 636 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuân:
Nhân tố doanh thu thuần : 338.901 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuân
Nhân tố giá vốn hàng bán : 329.598 ngàn đồng
Nhân tố chi phí quản lý : 636 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ta có:
Δa + Δb + Δc = a1 - b1 - c1 - ( a0 - b0 - c0 )
ΔQ = Q1 - Q0
= 8.668 ngàn đồng.
Như vậy:
Doanh thu của năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 nhưng do nhân tố
giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng tăng cao, làm cho lợi
nhuận của doanh nghiệp chỉ tăng 8.668 ngàn đồng .
Tương tự, ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng của năm 2006 đối với năm 2005:
Gọi Q1 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2006
Q0 là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2005
Ta có:
Mức ảnh hưởng nhân tố a:
Δa = a1 - b0 - c0 - (a0 - b0 - c0)
Δa = a1 - a0 = 3.378.219 – 3.452.642 = 285.577 ngàn đồng
Mức ảnh hưởng nhân tố b:
Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0)
Δb = - .b1 + b0 = - 3.659.070 – 33.374.081 = - 284.263 ngàn đồng
Mức ảnh hưởng nhân tố c:
Δc = a1 - b1 - c1. - ( a1 - b1 - c0.)
Δc = - c1 + c0 = - 11.306+ 11.062 = - 244 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuân:
Nhân tố doanh thu thuần : 285.577 ngàn đồng
Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuân
Nhân tố giá vốn hàng bán : 284.263 ngàn đồng
Nhân tố chi phí quản lý : 244 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Δa + Δb + Δc = a1 - b1 - c1 - ( a0 - b0 - c0)
ΔQ = Q1 - Q0 = 1.070 ngàn đồng
Như vậy:
Do nhân tố chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý của doanh nghiệp
tăng cao nên lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.070 ngàn đồng, tốc
độ tăng của phần lợi nhuận này thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2005.
Phần lợi nhuận khác không có phát sinh chi phí. Nên ta có:
Lợi nhuận khác của năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.145 ngàn đồng.
Lợi nhuận khác của năm 2006 so với năm 2005 tăng 3.274 ngàn đồng.
Tổng hợp các mức ảnh hưởng trên của các nhân tố ta được:
Lợi nhuận trước thuế (05/04) = LN từ hoạt động kinh doanh + LN khác
= 7.522 ngàn đồng
Lợi nhuận trước thuế (06/05) = LN từ hoạt động kinh doanh + LN khác
= 4.344 ngàn đồng
Nhận xét chung:
Qua phần phân tích ta thấy rõ hơn tình hình hoạt động của công ty qua 3
năm hoạt động. Tuy mỗi năm doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi, nhưng khoản
lợi nhuận của doanh nghiệp tăng không cao dù mức tăng đều đặn qua các năm.
Chi phí có tốc độ tăng cao và có phần nhanh hơn doanh thu, giá vốn hàng bán là
nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với doanh nghiệp, nó làm giảm đáng kể khoản
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung thì hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có hiệu quả, từ việc tìm kiếm
thêm nguồn khách hàng cho mình đến sản lượng bán ra tăng lên mỗi năm, tuy
nhiên nếu đem so với chi phí thì doanh thu có phần tăng chậm hơn. Do vậy,
doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu chi phí, để tối thiểu
hóa giá thành của sản phẩm làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
Điều thuận lợi đối với doanh nghiệp là khoản thu khác từ việc tiêu thụ các
phụ phẩm, doanh nghiệp không phải tốn chi phí, đầu ra của các phụ phẩm là các
cư dân trong khu vực và vùng lân cận, vì nấu nướng bằng trấu sẽ giảm được một
chi phí đáng kể từ việc sử dụng gaz., lại tiện lợi khi phần nào làm giảm lượng ô
nhiễm môi trường từ lượng trấu thải ra.
4.6. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
4.6.1. Các tỷ số phản ánh tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Bảng 9: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP (2004-2006)
ĐVT: 1.000
KHOẢN MỤC 2004 2005 2006
Doanh thu thuần 3.113.740 3.452.642 3.738.219
Tổng tài sản 646.568 735.677 783.610
Tài sản cố định (TSCĐ) 422.500 392.636 370.914
Tỷ số luân chuyển tài sản có (vòng) 4,82 4,69 4,77
Tỷ số luân chuyển TSCĐ (vòng) 7,37 8,79 10,08
(Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tỷ số luân chuyển tài sản có:
Nó đo lường sự luân chuyển toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Nhìn vào
bảng ta thấy, trong năm 2004 cứ mỗi đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra 4,28 đồng doanh thu, năm 2005 là 4,69. Năm 2006 là 4,77
tuy tỷ số này có giảm ở năm 2005, nhưng cũng vẫn còn rất cao đối với ngành
(1,8 vòng), lại tăng lên ở năm 2006. Tỷ số này là khá cao đối với ngành chứng tỏ
doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn vốn lưu động và vốn cố định.
Tỷ số luân chuyển tài sản cố định:
Tỷ số này tăng qua các năm, năm 2005 cứ một đồng tài sản cố định tham
gia vào quá trình sản xuất tạo ra 7,37 đồng doanh thu, năm 2005 là 8,79 đồng,
năm 2006 là 10,08 đồng, tỷ số này tăng qua các năm, cho thấy doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả tạo ra doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ số này
là cao đối với ngành (3 vòng). Chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tốt nguồn tài
sản cố định của mình.
4.6.2. Các tỷ số phản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng 10: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006)
ĐVT: 1.000đ
KHOẢN MỤC 2004 2005 2006
Doanh thu thuần 3.113.740 3.452.642 3.738.219
Lợi nhuận ròng 63.217 68.633 71.761
Tổng tài sản 646.568 735.677 783.610
Tổng chi phí 3.055.635 3.385.869 3.670.376
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%) 2,03 1,99 1,92
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (%) 9,78 9,33 9,16
Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí (%) 2,07 2,03 1,96
(Nguồn: Bộ phận kế toán doanh nghiêp Duy Nguyên Phát)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận sẽ là 2,03 đồng,
năm 2005 là 1,99 đồng, năm 2006 là 1,92 đồng, tỷ số này giảm qua các năm.
Điều này chứng tỏ mặc dù hàng năm doanh nghiệp thu được khoản thu đáng kể
nhưng cũng tốn khoản chi phí cao. Nếu so với ngành thì với khoản doanh thu mà
doanh nghiệp nhận được hiện tại, thu được khoản lợi nhuận như trên là rất thấp.
Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực để giảm tối thiểu chi phí.
(Tỷ số trung bình của ngành công nghiệp là 5%)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản:
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, năm 2004 cứ 100
đồng tài sản có tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra 9,78 đồng lợi nhuận,
năm 2005 là 9,33 đồng, năm 2006 là 9,16 đồng. Tỷ số này có chiều hướng giảm,
do chi phí của doanh nghiệp tăng cao, nhưng nếu đem so với chỉ số trung bình
của ngành thì vẫn cao hơn, doanh nghiệp vẫn sử dụng tốt tài sản của mình. (Tỷ số
trung bình của ngành công nghiệp là 9%).
Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí
Tỷ số này của doanh nghiệp giảm qua ba năm, năm 2004 cứ 100 đồng chi
phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thu được 2,07 đồng lợi nhuận,
năm 2005 là 2,03 đồng, năm 2006 là 1,96 đồng. Là do trong năm giá cả nguyên
liệu biến động mạnh, cùng với giá xăng đầu tăng đột biến. Tuy doanh nghiệp làm
ăn có lăi nhưng phần lãi này là rất thấp so với những khoản thu của doanh nghiệp.
Điều này cho thấy cứ sản lượng bán ra của doanh nghiệp tăng lên qua các năm đồng
thời cũng kéo chi phí tăng lên tương ứng. Đây là một bất lợi cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
5.1. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP:
Cho đến nay ngành xay xát chế biến xuất khẩu gạo vẫn là một trong những
ngành chủ lực của thành phố. Hoạt động chế biến thông thường được chia ra làm
hai mảng, các cơ sở chế biến thấp sản xuất gạo lức phục vụ nhu cầu chế biến xuất
khẩu, các cơ sở chế biến với qui mô lớn hơn thu mua về lau bóng tạo ra gạo có
phẩm cấp cao hơn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Với công nghệ máy móc hiện
nay doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để xay gạo xuất khẩu từ nguyên liệu ban đầu là
lúa. Thực tế cho thấy doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm
trước, lợi nhuận mỗi năm của doanh nghiệp đều tăng lên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tồn tại những khó khăn, trước hết là nguồn
vốn của doanh nghiệp vẫn còn thấp, quy mô còn nhỏ hẹp, lĩnh vực hoạt động
mang tính chất mùa vụ, nên khi vào vụ công nhân bốc vác không đủ số nên phải
thuê mướn thêm với giá cao, thêm vào đó giá cả nguyên liệu đầu vào trên thị
trường biến động liên tục làm chi phí tăng cao, trong ba năm qua doanh nghiệp
chỉ sản xuất các loại gạo có phẩm cấp trung bình, chưa đa dạng các loại sản
phẩm. Trong quá trình chế biến tỷ lệ gạo gãy và hao hụt cũng còn cao điều này
làm tăng giá thành của doanh nghiệp. Nạn ô nhiễm cũng là vấn đề nan giải,
lượng trấu, bụi thải ra hàng năm vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp xay xát trên địa bàn quận Thốt Nốt đã
trang bị máy móc thiết bị hiện đại tạo nên những dây chuyền khép kín, giảm tỷ lệ
hao hụt, phế phẩm, chi phí giảm xuống nên làm hạ giá thành. Điều này gây khó
khăn cho doanh nghiệp. Đặt doanh nghiệp vào tình thế cần phải mau chóng đổi mới
và ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa, thì doanh nghiệp mới có khả năng canh
tranh trong thời kỳ hội nhập này, nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải và không
theo kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP:
Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp có hạn và kiến thức còn hạn chế,
những ý kiến cũng mang tính chất lý thuyết vì chưa tiếp xúc và trao đổi nhiều với
thực tế, em xin nêu một vài biện pháp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp phần nào để
cải thiện tình hình hoạt động.
5.2.1. Giải pháp trong ngắn hạn:
Giảm giá vốn hàng bán, doanh nghiệp nên tìm cách giảm chi phí đầu vào
đến tổi thiểu, bằng cách doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nhà cung ứng
nguyên liệu thay vì chỉ một vài người như hiện nay.
Ta không nên chờ các tư thương đến bán lúa, mà doanh nghiệp cần chủ
động đi thu mua, bằng việc trang bị thêm phương tiện ghe xuồng để đi đến tận
nhà của các nông dân trong khu vực hoặc các vùng lân cận tiến hàng thu mua.
Mặc dù chi phí sẽ tăng nhưng doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu và
tránh được tình trạng bị các tư thương ép giá.
Ta cần mở rộng thêm việc thu mua, bằng cách thu mua gạo nguyên liệu thô,
để lau bóng, bắt tấm cám đúng với yêu cầu gạo xuất khẩu, như vậy giảm thiểu
được chi phí và gạo gãy, mẻ đầu sẽ giảm đi.
5.2.2. Giải pháp trong dài hạn:
5.2.2.1. Khâu thu mua nguyên liệu:
Đây là khâu có chi phí cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, nó
làm cho giá thành tăng cao. Thực hiện tốt việc giảm chi phí ở khâu này sẽ làm
cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Để thực hiện tốt khâu hạ giá thành điều
đầu tiên là phải nâng cao thiết bị máy móc hiện đại hơn, để làm giảm thiểu tỉ lệ
hạt gạo gãy, hao hụt trong quá trình chế biến.
Nên liên kết với một vài nông dân để tạo nguồn nguyên liệu cố định
vững chắc. Như hợp đồng với nông dân mua lại lúa của họ khi đến vụ, khi đó
nông dân sẽ yên tâm sản xuất vì đã tìm ra được đầu ra cho mình, như vậy chất
lượng lúa sẽ tốt hơn, doanh nghiêp cũng sẽ giảm được rất nhiều chi phí đi thu mua
5.2.2.2 Giải pháp trong khâu chế biến:
Cần trang bị thêm máy tách màu, máy lựa tách hạt bằng cảm quang điện
từ để loại trừ hạt ẩm vàng và lúa còn sót lại. Máy sấy để làm giảm độ ẩm của lúa
gạo vào mùa mưa. .
Hiện tại hệ thống kho của doanh nghiêp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
dự trữ. Doanh nghiệp cần nâng câp, thiết lập thêm hệ thống kho với đầy đủ tiêu
chuẩn về ánh sáng, độ ẩm để trữ lúa, gạo vào mùa mưa, những lúc ra mùa vụ.
Nâng cao hoạt động của doanh nghiệp bằng cách đi vay thêm vốn ở các
tổ chức tín dụng. Nâng cấp, trang bị thêm máy móc trong quá trình chế biến như
máy lau bóng gạo, cối xát trắng gạo năng suất cao hơn, cho tỉ lệ hạt nguyên nhiều
hơn, đạt tiêu chuẩn cao hơn, giảm gãy và hao hụt.
Dự án nhà máy nhiệt điện đốt bằng trấu ở Thốt Nốt trong nhưng năm tới
là một thuận lợi cho doanh nghiệp vì giải quyết được lượng trấu dư thừa thải ra
hàng năm.
5.2.2.3. Nâng cao sản lượng bán ra:
Với nguồn nhân lực hiện tại vẫn chưa đủ, trình độ nghiệp vụ vẫn chưa
cao doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm công nhân lao động bốc vác, nhân viên
có trình độ từ trung cấp trở lên giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến các
công ty xuất khẩu hoặc đến bà con tiểu thương ở các chợ.
Cần chủ động nhiều hơn trong đầu ra của sản phẩm, trang bị thêm các tài
sản như xe gắn máy, điện thoại,… để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể
dễ dàng tiếp cận và tìm thêm khách hàng.
Doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin liên tục bằng cách trang bị thêm ti vi,
nối mạng internet, sách báo, các tạp chí kinh tế,... để từ đó dự đoán được tình hình
biến động giá cả trên thị trường.
Ngoài ra doanh nghiệp cần phải phát triển thêm các mặt hàng mới như mặt
hàng gạo 5% tấm, 20% tấm,… để đa dạng hóa sản phẩm của mình. Với điều kiện
thuận lợi sẵn có, doạnh nghiệp tiến hành sản xuất các loại gạo bỏ mối cho các
tiểu thương, hoặc bán lại cho các hộ dân trong khu vực sử dụng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN:
Trong những năm qua, xuất khẩu gạo vẫn là ngành thế mạnh của Thành Phố
Cần Thơ. Hiện nay trước ngưỡng cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi việc
xuất khẩu gạo không chỉ chú trọng đến sản lượng mà còn phải quan tâm nhiều
đến chất lượng. Góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu gạo phải kể đến ngành
gia công, xay xát, chế biến, lau bóng gạo. Đây là một trong những ngành công
nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành Phố, với điều kiện thuận lợi cả về đường bộ
lẫn đường thủy, lại nằm gần với nguồn nguyên liệu nên hàng năm lượng gạo mà
các doanh nghiệp xay xát chế biến cho các công ty nông sản xuất khẩu trực tiếp
là rất lớn.
Sản lượng xuất khẩu của Thành Phố tăng qua các năm kéo theo sản lượng xay
xát của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Trong những năm qua doanh nghiệp đã
không ngừng học hỏi để nâng cao hiệu quả hoạt động. Với sự nỗ lực của mình
ngoài những khách hàng truyền thống, doanh nghiệp đã tự tìm thêm cho mình
những khách hàng mới nhằm tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu qua các năm.
Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lại mang tính chất thời vụ, cùng với sự biến
động liên tục của giá cả, nên doanh nghiệp cũng phải tốn một khoản chi phí khá lớn.
làm khoản lợi nhuận thu được cũng không cao hơn nhiều so với các năm trước.
Hiện tại doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có của mình, công suất
của máy móc thiết bị, đất đai, kho bãi vẫn chưa được tận dụng triệt để, đầu tư vào
máy móc thiết bị chưa có chiều sâu, sản phẩm làm ra chưa thực sự đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của khách hàng. Lượng tạp chất thải ra hàng năm vẫn gây khó khăn
cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nâng cao vốn kinh doanh của mình,
nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại, cần những biện pháp để nâng cao chất lượng
sản phẩm, phân bổ chi phí cho hợp lý để làm giảm giá thành của sản phẩm và cần
những chiến lược để nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mình.
6.2. KIẾN NGHỊ:
Sau khi phân tích tình hình biến động của doanh nghiệp, thấy được những
thành công và tồn tại của doanh nghiệp. Em xin đề xuất một số kiến nghị góp
phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kiến nghị
của em nêu ra thiên về tính lý thuyết do tầm nhìn của em vẫn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT.pdf