Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG VĂN BẢO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2007
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG VĂN BẢO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HOÀ
THÁI NGUYÊN - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trương Văn Bảo
LỜI CẢM ƠN
ii
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đ...
117 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG VĂN BẢO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2007
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG VĂN BẢO
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HOÀ
THÁI NGUYÊN - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trương Văn Bảo
LỜI CẢM ƠN
ii
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban của huyện Lục Ngạn. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã Phượng Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc - huyện Lục Ngạn đã tạo mọi điệu kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sĩ Bùi Đình Hoà đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2007
Tác giả luận văn
Trương Văn Bảo
MỤC LỤC
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các từ viết tắt
vi
Danh mục các bảng, biểu
vii
Danh mục biểu đồ, đồ thị
ix
MỞ ĐẦU
1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2
2.1. Mục tiêu chung
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
3
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
4
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VẢI
5
Cơ sở lý luận
5
Cơ sở thực tiễn
20
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
25
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
25
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
29
Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
31
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
34
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI Ở HUYỆN LỤC NGẠN
38
2.2.1. Lịch sử phát triển cây vải ở Lục Ngạn
38
2.2.2. Vị trí của cây vải trong ngành trồng trọt ở huyện Lục Ngạn
39
2.2.3. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu ở Lục Ngạn
42
2.2.4. Cơ cấu giống vải trồng ở Lục ngạn
45
2.2.5. Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn
47
2.2.6. Tình hình chế biến bảo quản vải ở Lục Ngạn
51
2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VẢI Ở ĐIỂM ĐIỀU TRA
52
2.3.1. Điều kiện sản xuất vải của các nhóm hộ nông dân năm 2006
52
2.3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
53
2.3.3. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản
55
2.3.4. Chi phí chăm sóc vải ở thời kỳ kinh doanh
56
2.3.5 Thuận lợi và khó khăn đối với hộ trồng vải
62
2.4. KẾT QUẢ VÀ HQKT SẢN XUẤT VẢI Ở ĐIỂM ĐIỀU TRA NĂM 2006
64
2.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
64
2.4.2. Kết quả vả hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006
67
2.4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều tra năm 2006
69
2.4.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của vải thiều sấy khô năm 2006
71
2.4.5. Hiệu quả xã hội
73
2.4.6. Hiệu quả về môi trường sinh thái
74
2.4.7. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa vải sấy khô với vải quả tươi
74
2.4.8. So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả chủ yếu ở huyện Lục Ngạn năm 2006
75
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
76
3.1. QUAN ĐIỂM - PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2010
76
3.1.1 Quan điểm về phát trển sản xuất ở huyện Lục Ngạn
76
3.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất ở huyện Lục Ngạn
76
3.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất ở Lục Ngạn
76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
78
3.2.1. Giải pháp chung
78
3.2.2. Giải pháp cho từng vùng sinh thái
89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
93
KẾT LUẬN
93
KIẾN NGHỊ
94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt chữ đầy đủ
ĐT
Đầu tư
ĐVT
Đơn vị tính
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BVTV
Bảo vệ thực vật
BQ
Bình quân
CP
Chi phí
CC
Cơ cấu
DT
Diện tích
HQSX
Hiệu quả sản xuất
HQKT
Hiệu quả kinh tế
HTX
Hợp tác xã
KTCB
Kiến thiết cơ bản
NS
Năng suất
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TSCĐ
Tài sản cố định
TKKD
Thời kỳ kinh doanh
KTKT
Kinh tế kỹ thuật
UBND
Ủ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1
Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
22
Bảng 1.2
Diện tích và sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
24
Bảng 1.3
Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra
28
Bảng 2.1
Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006
33
Bảng 2.2
Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006
37
Bảng 2.3
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006
39
Bảng 2.4
Cơ cấu sử dụng đất ngành nông nghiệp huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006
41
Bảng 2.5
Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006
43
Bảng 2.6
Diện tích, sản lượng các giống vải ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006
44
Bảng 2.7
Cơ cấu diện tích các giống vải ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006
45
Bảng 2.8
Tình hình biến động giá vải quả tươi ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006
48
Bảng 2.9
Sản lượng vải được chế biến ở Lục Ngạn giai đoạn 2004- 2006
51
Bảng 2.10
Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện Lục Ngạn
52
Bảng 2.11
Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
54
Bảng 2.12
Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản
55
Bảng 2.13
Chi phí chăm sóc các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
56
Bảng 2.14
Chi phí chăm sóc vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006
59
Bảng 2.15
Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006
60
Bảng 2.16
Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006
62
Bảng 2.17
Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
65
Bảng 2.18
Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006
67
Bảng 2.19
Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều tra năm 2006
69
Bang 2.20
Kết quả và hiệu quả kinh tế vải thiều sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006
71
Bang 2.21
So sánh kết quả và HQKT giữa vải quả tươi với vải sấy khô năm 2006
74
Bang 2.22
So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả huyện Lục Ngạn
75
Bang 3.1
Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng vải từ năm 2007 - 2010
77
Bang 3.2
Dự kiến cơ cấu các nhóm vải chín sớm, chính vụ và chín muộn của huyện Lục Ngạn đến năm 2010
77
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu các giống vải ở huyện Lục Ngạn năm 2006
46
Đồ thị 2.1
So sánh giá vải quả tươi các giống vả ở Lục Ngại qua 3 năm
49
Sơ đồ 2.1
Kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn
50
Đồ thị 2.2
So sánh hiệu quả kinh tế của các giống vải
66
Đồ thị 2.3
So sánh kết quả kinh tế của vải sấy khô ở các điểm điều tra
73
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây vải (Litchi Chinensis Sonn) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceac) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hoa vải hàng năm là nguồn nguyên liệu, là phấn hoa cho nghề nuôi ong. Cây vải là cây có khoang tán lớn, tán tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây trống xói mòn rửa trôi… góp phần cải tạo môi trường sinh thái [1]
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, Châu Á có: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malayxia, Philippin, Indonexia và Nhật Bản. Châu Phi có: Mali, Madagaxca và Nam Phi. Châu Mỹ có: Mỹ, Braxin, Jamaica. Châu Đại Dương có: Úc, Niudilan. Ở Việt Nam, cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm, cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang) [1]
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là: 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27.8% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận,… trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 10/2006 Lục Ngạn có tổng diện tích cây vải là 19.212 ha, tổng sản lượng 52.500 tấn, giá trị sản xuất khoảng 367,5 tỷ đồng/năm. Trong những năm qua sản lượng vải không ổn định có phần giảm xuống, nhưng vị trí kinh tế của cây vải luôn giữ vai trò quan trọng đối với người dân huyện Lục Ngạn. Ngày 18/10/2005 Huyện uỷ Lục Ngạn đã có nghị quyết số 22/NQ-HU về phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp. Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn về đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả nhằm đa dạng sản phẩm hàng hoá, cho tiêu thụ quả tươi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhằm tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới
Song trong thời kỳ hội nhạp nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cây vải thiều huyện Lục Ngạn cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất vải hiện nay ở Lục Ngạn như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn,đối với việc phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn ra sao ? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều
trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải của huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng vải, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của 4 giống vải (Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà) được trồng chủ yếu trong hộ nông dân ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã Phượng Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc huyện Lục Ngạn có diện tích, sản lượng vải lớn, đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải .
- Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của huyện từ năm 2004-2006 và số liệu điều tra các hộ sản xuất vải năm 2006.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải.
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
Đề suất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn
Chương III: Giải Pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VẢI
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Vai trò, ý nghĩa của phát triển vải quả
Phát triển sản xuất vải quả có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường:
- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
- Vải là cây kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Thực hiện đúng qui trình trồng và chăm sóc vải sẽ làm cho môi trường đất màu mỡ thêm lên, tạo môi trường sinh thái tốt.
Ưu thế lớn của cây vải là dễ trồng, lại chịu được đất chua, đất dốc là những loại đất phổ biến ở vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Cây vải khi đã lớn, chống cỏ tốt vì lá dầy, bóng râm kín, lại không rụng lá vào mùa Đông nên khi đã giao tán, lá khô rụng xuống, che kín mặt đất, không còn loại cỏ nào có thể mọc được [13]
Công dụng và giá trị kinh tế của cây vải:
Cây vải trồng chủ yếu để lấy quả. Quả vải ngoài ăn tươi còn được chế biến như sấy khô, làm đồ hộp, nước giải khát, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải khi chín có mùi thơm thanh khiết, do đó từ lâu nó đã được coi là một trong những loại quả nhiệt đới ngon nhất. Nếu là giống tốt, phần ăn được (cùi) chiếm 70 – 80%, vỏ từ 8-15%, hạt từ 4-18% khối lượng quả. Nước ép từ cùi có 11-14% đường, 0,4-0,9% a xít, có 34 mg % lân, 36 mg % vitamin C, ngoài ra còn có can xi, sắt, vitamin B1, B2 và PP [12].
Vỏ quả, thân cây và rễ vải có nhiều tanin dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp. Hoa vải là nguồn mật nuôi ong có chất lượng cao. Hạt vải được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường ruột và mụn nhọt trẻ em [28]
Sách Trung Quốc viết: “Vải bổ não, khoẻ người, khai vị, có thể chữa bệnh đường ruột, là một thực phẩm quí đối với phụ nữ và người già” [12].
Cây vải có khung tán lớn, tròn, lá xum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mòn,… góp phần cải thiện môi trường sinh thái [14].
Trồng vải trong vườn gia đình mang lại thu nhập khá cao so với các cây ăn quả khác (cam, chuối, táo, hồng xiêm …). Cùng một đơn vị diện tích nếu trồng vải thiều sẽ thu giá trị kinh tế gấp 40 lần trồng lúa [29].
1.1.1.2. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế
Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả. "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội". [17]
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ”. [17]
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A. Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí ”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó ” [42]
- Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế [21]
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
- Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
- Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa: Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường…Phát triển kinh tế theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực. Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế và mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và ở mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước, cũng như các doanh nghiệp là ở thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu.
Lý do chủ yếu cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu là:
- Do sự khan hiếm nguồn lực (thiếu vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn…) làm hạn chế phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm này càng trở nên căng thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội hoặc thị trường.
- Sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy cần thiết phải phát triển kinh tế theo chiều sâu mới tích luỹ nhiều vốn.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế .
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
1.1.1.3. Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Nội dung
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật, quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận không? Mối quan hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công nghệ trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp). Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể và chính xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài. vậy thì việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất.
1.1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Công thức tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu số tương đối cường độ, nghĩa là biểu thị quan hệ so sánh giữa lượng kết quả kinh tế thu được (Q: đầu ra) và lượng chi phí đầu tư (C: đầu vào). Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng đo lường bằng số tuyệt đối, biểu thị sự chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với toàn bộ chi phí đã bỏ ra. Mối quan hệ này được xác lập theo các công thức sau:
- Xác định toàn phần
+ Dạng thuận:
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)
H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra nhiều đơn vị đầu ra. H còn được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
Hay: H = Q – C
Trong cách tính này, H thể hiện phần lợi nhuận (thu nhập thực tế) mà đơn vị sản xuất kinh doanh thu lại được sau khi đã trừ toàn bộ chi phí.
+ Dạng nghịch:
Trong đó: E là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)
E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. E được dùng làm cơ sở để xác định qui mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên.
- Xác định theo nguyên lý cận biên
Theo nguyên lý cận biên, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần mở rộng sản xuất hay đầu tư tăng thêm trong từng thời kỳ. Bởi vậy, bên cạnh việc tính toán hiệu quả kinh tế toàn phần còn tính theo nguyên lý cận biên, có thể tính cả dạng tuyệt đối và tương đối. Cụ thể:
+ Dạng tuyệt đối
Dạng thuận:
Trong đó: DQ là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
DC là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Hb cho biết khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm được bao nhiêu đơn vị đầu ra.
Hay H = DQ - DC
Trong cách tính này H thể hiện phần kết quả dôi ra mà đơn vị thu lại sau khi đã trừ chi phí tăng thêm.
Dạng nghịch:
Trong đó: DQ là lượng kết quả tăng (giảm)thêm
DC là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu vào.
+ Dạng tương đối
Dạng thuận:
Trong đó: %DQ là % lượng kết quả tăng (giảm)thêm
%DC là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Hb cho biết để tăng thêm một % đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu % đơn vị đầu vào.
Các công thức tính toán trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các công thức tính theo nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư
Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu ra là kết quả kinh tế và đầu vào là chi phí đầu tư (bao gồm cả chi phí cơ hội). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa các yếu tố đầu ra với đầu vào. Vì vậy, cần thiết phải xác định và lựa chọn những chỉ tiêu nào thể hiện kết quả kinh tế và chi phí đầu tư. [ 35 ]
- Xác định các chỉ tiêu kết quả
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Kết quả kinh tế thường biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Khối lượng sản phẩm đã sản xuất, hoặc vận chuyển.
+ Giá trị sản xuất.
+ Giá trị tăng thêm.
Đối với doanh nghiệp thương mại:
+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
+ Doanh thu bán hàng.
+ Tổng lợi nhuận.
- Xác định chỉ tiêu chi phí
Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí đã chi ra để đạt được các chỉ tiêu kết quả kinh tế nói trên. Nó được xem xét ở hai góc độ là chi phí sử dụng nguồn lực và chi phí thường xuyên.
Chi phí sử dụng nguồn lực: Là toàn bộ các chi phí ban đầu làm điều kiện cần thiết cho sản xuất kinh doanh, được gọi là nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp. Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Vốn đầu tư.
+ Vốn sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị TSCĐ bình quân.
+ Giá trị tài sản lưu động.
+ Diện tích đất kinh doanh.
+ Số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn và các tài sản chủ yếu khác.
+ Số lao động bình quân.
Chi phí thường xuyên: Là toàn bộ những chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, được gọi là chi phí sản xuất hàng năm. Nó thường biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Tổng giá thành.
+ Chi phí trung gian.
+ Chi phí vật chất.
+ Các bộ phận chủ yếu của giá thành: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên nhân vật liệu, chi phí phân, giống và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH).
+ Diện tích đất gieo trồng (tính cả năm, hoặc theo vụ gieo trồng),
+ Tổng số thời gian làm việc của máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải (tính theo ngày, ca hay giờ máy).
+ Tổng số thời gian làm việc của người lao động (tính theo ngày hay giờ làm việc).
1.1.1.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Như đã trình bày ở trên, thực chất hiệu quả kinh tế của từng đơn vị sản xuất kinh doanh là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây chính là phần đóng góp thiết thực của các đơn vị cho xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau:
Mốc so sánh để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không? Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó. Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
- Mức kế hoạch hay định mức.
- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phương khác hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở trạng thái động.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái động, chúng ta cón đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả [23]. Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, phúc lợi…).
- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào qui mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay qui trình kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất …
Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất vải quả
Để có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn, chúng tôi chia thành các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây vải, đồng thời đó là những nhân tố cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch…
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Hải [11], các yếu tố khí hậu chí phối và tác động rất lớn đến năng suất vải thiều Phú Hộ. Qua tổng hợp số liệu khí tượng của 13 năm liên tục, rồi từ năng suất thực tế xây dựng ma trận để tính toán hệ số ảnh hưởng và hệ số tương quan, tác giả đã kết luận sản lượng quả phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, mưa, nắng, độ ẩm không khí theo phương trình giả định sau:
S = A + BX + CY + DZ + E
Trong đó:
S: Năng suất quả (kg/ha)
A: Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chưa xác định
B: Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ
C: Hệ số ảnh hưởng của lượng mưa
D: Hệ số ảnh hưởng của số giờ nắng
E: Hệ số ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Nhiệt độ thấp và lượng mưa ít (trời rét và khô hanh) trong 2 tháng (tháng 11 và 12) là yếu tố hạn chế có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất giống vải thiều Phú Hộ, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ra quả không đều là hiện tượng hạn chế lớn nhất với cây ăn quả [39]
Nhóm nhân tố về biện pháp kỹ thuật
Trong thời gian này, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn hoá sản xuất vải. Được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống vải. Các loại giống vải mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng suất cây trồng; ổn định sản lượng sản phẩm vải hàng hoá. Bên cạnh những tiến bộ trên về công tác giống, còn phải kể đến xu hướng lai tạo, bình tuyển các giống vải cho phù hợp với kinh tế thị trường: chịu va đập, giữ được độ tươi trong quá trình vận chuyển
- Bên cạnh những tiến bộ công nghệ trong sản xuất giống mới, hệ thống qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc vải cũng được hoàn thiện và phổ biến nhanh đến người sản xuất.
- Sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến vải quả đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi. Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản vùng chuyên canh nhờ sự tác động của quá trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng.
Nhóm nhân tố về kinh tế – tổ chức sản xuất
Nhóm nhân tố này gồm nhiều vấn đề nhưng có thể chia ra như sau:
Thứ nhất, trình độ, năng lực của người sản xuất: Nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua: Trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý, khả năng ứng xử trước những biến động của trị trường, khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất.
Thứ hai, quy mô sản xuất: Quy mô càng hợp lý thì sản xuất càng có hiệu quả, mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí…cũng được tiết kiệm, còn nếu quy mô sản xuất không hợp lý thì sản xuất sẽ kém hiệu quả.
Thứ ba, tổ chức công đoạn sau thu hoạch như: Tổ chức công tác chế biến, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề có tính quyết định đến tính bền vững của sản xuất vải quả hàng hoá.
Như vậy, nhóm các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến sản xuất vải. Do vậy việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh hưởng của chúng là rất cần thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn.
Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ vải trên thế giới
- Năm 1999 Trung Quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26 triệu tấn. Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam… với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương, 30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh. Thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.
Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở thị trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa. Công nghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo quản bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán vải tuỳ thuộc vào từng giống và thời điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hoạch sớm nhất có giá khoảng 2 USD/kg, trong khi đó giá vải bán chính vụ có 0,5 USD/kg năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến nông và người sản xuất [51].
- Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên 3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland chiếm 50%, miền Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền Bắc New south Wales. Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3 ở các vùng miền Nam. Đã có tiêu chuẩn phân loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane, Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu. Với 30% sản phẩm được xuất khẩu thông qua các nhóm hợp tác tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kông, Singapore, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán bình quân khoảng 5,50 USD/kg. Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg [44].
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
Các Nước
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
1. Trung Quốc
580.000
1.266.900
2. Ấn Độ
56.200
429.000
3. §µi Loan
11.169
108.668
4. Th¸i Lan
22.973
81.388
5. B¨ng-La-®Ðt
4.800
12.800
6. Nepal
2.830
13.875
7. Úc
1.500
3.500
8. Mü
100
40
Nguån [47]
- Vải được sản xuất ở Thái Lan cách đây 150 năm, hiện nay có khoảng 22.937 ha, sản lượng khoảng 81.388 tấn. Sản xuất vải ở Thái Lan có lợi thế là thời vụ thu hoạch trên 3 tháng. Thu hoạch sớm nhất có thể giữa tháng 3 và đến cuối tháng 6 hàng năm. Vải được trồng từ một vài cây đến vài ha ở các hộ gia đình. Ở vùng cao có hộ gia đình trồng đến vài nghìn cây, tuy nhiên số lượng này còn ít. Hầu hết vải được trồng tập trung ở miền Bắc Thái Lan như Chang Mai 8.322 ha và Chang Rai 5.763 ha, diện tích vải ở hai tỉnh này chiếm 60% diện tích trồng vải cả nước.
Về thị trường tiêu thụ vải: Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đó có khoảng 50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999 giá vải ở Đức là 6,2 USD/1kg, Singapore 6 USD/1kg, Anh 6,4 USD/kg, Mỹ và Pháp 8,4 USD/1kg, Canada 10,8 USD/1kg [49].
Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều vải, số lượng vải quả tham gia vào thị trường này ước khoảng 10.000 tấn/năm. [8]
Năm 1999 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kông và Singapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn vải từ Trung Quốc và tỉnh Taiwan Trung Quốc. Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines 1.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489 tấn và Singapore 408 tấn [49]
Thái Lan xuất khẩu vải tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Châu Âu và Mỹ. Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng vải tươi sang Hồng Kông nhiều nhất 8.644 tấn. Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu chính sản phẩm vải đóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn) [45,49].
1.1.2.2. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ vải ở trong nước
Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, trong đó vải, nhãn và chôm chôm là những loại cây ăn quả phát triển mạnh nhất. Đến năm 2004, diện tích nhóm vải, chôm chôm của cả nước là 110.218 ha, diện tích cho sản phẩm là 84.793 ha; năng suất 59,9 tạ/ha và sản lượng 507.497 tấn [38]. Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam. Các vùng sản xuất vải quả hàng hoá được biết nhiều đến như vải Thanh Hà - Hải Dương, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế - Bắc Giang, Đông Triều, Yên Hưng và Hoành Bồ – Quảng Ninh. Diện tích trồng vải của các tỉnh trên chiếm 80,16%, sản lượng chiếm 64,83% so với diện tích và sản lượng vải quả ở miền Bắc năm 2005. Điều này cho thấy xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá vải quả ngày càng phát triển.
Vùng phân bố tự nhiên của vải ở Việt Nam từ 18 – 190 vĩ độ bắc trở ra. Vải trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Trung du, miền núi Bắc bộ và một phần khu 4 cũ. Những nơi trồng nhiều vải như: Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đông Triểu (Quảng Ninh), Thanh Hoà (Vĩnh Phúc), Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Tây)…Có nhiều giống vải được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống vải thiều [29].
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Địa phương
Tổng DT
(ha)
DT thu hoạch
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1. Bắc Giang
40.629
33.401
68.907
2. Hải Dương
14.245
12.400
19.964
3. Quảng Ninh
5.200
3.900
6.500
4. Thái Nguyên
6.900
4.900
7.600
5. Lạng Sơn
7.520
5.620
8.900
6. Phú Thọ
1.603,7
1.280,5
7.374,7
8. Hà Tây
1.501
833
4.906
9. Hoà Bình
1.420
795
1.946
Nguồn [26]
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm quả vải: Trước những năm 1990, vải được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, và thị trường tiêu thụ vải lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh... Trong những năm gần đây quả vải cũng đã được tiêu thụ ra nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước ở Châu Âu như Đức, Pháp, Nga...tuy nhiên số lượng chưa nhiều, chiếm khoảng 30-35% tổng sản lượng. Còn lại từ 65 -70% được tiêu thụ ở thị trường trong nước [32].
Việc tiêu thụ quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn trong bảo quản, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Lượng tiêu thụ quả vải trong nhân dân hiện nay ở Việt Nam mới đạt từ 0,1-0,8 kg/người/năm, rất thấp so với các nơi khác như Thuỵ Điển, Mỹ, Úc. Tiềm năng thị trường vải ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… là rất cao. Nếu các điều kiện cơ sở hạ tầng cho bảo quản, chế biến được cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm thì có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu vải sang Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chất lượng quả, tiêu chuẩn đóng gói…, cần phải được nâng cấp để đáp ứng các đòi hỏi của thị trường Châu Âu.
Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói riêng có tiềm năng cao về sự phát triển của cây vải. Trong thực tế loại hoa quả này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế của quốc gia và cuộc sống của những người dân địa phương.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn có những giống vải nào đang được phát triển mang tính hàng hoá ? Giống vải nào đem lại hiệu quả kinh tế cao?
- Trên cùng 1 đơn vị diện tích thì giữa vải sấy khô với vải quả tươi, vải nào có hiệu quả kinh tế cao hơn ?
- Người dân trồng vải ở Lục Ngạn gặp phải những khó khăn gì trong việc phát triển cây vải thiều?
- Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn ?
Các phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp nghiên cứu chung
Dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan.
Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, internet, báo cáo tổng kết của huyện Lục Ngạn về các vấn đề như:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng vải một số năm.
+ Tình hình bảo quản, chế biến sản phẩm.
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường, giá bán vải quả.
Số liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA- Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp.
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn nông dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
- Điều tra hộ nông dân.
Điều tra phỏng vấn nông hộ, các chuyên gia, cán bộ quản lý qua hệ thống mẫu phiếu điều tra có sẵn.
+ Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; Thông tin tuổi, giới tính, dân tộc, văn hoá... của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường; những thông tin về hộ được thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích .
Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát thời sự, mang tính đại diện cao. Công tác chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu sau:
+ Chọn địa bàn có diện tích, sản lượng cây vải lớn
+ Chọn địa bàn có đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải thiều.
+ Về mặt sản xuất: Chọn địa bàn có điều kiện và trình độ sản xuất, trình độ văn hoá đại diện để nhìn nhận khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Về mặt kinh tế: Chọn địa bàn điều tra (xã, thôn, hộ gia đình) có điều kiện kinh tế (giàu khá, trung bình, nghèo) để có số liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu.
Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn dựa vào các căn cứ trên cùng với sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương và những người đã sống lâu năm trên địa bàn, chúng tôi chọn ba xã đại diện cho ba tiểu vùng sinh thái của huyện để điều tra nghiên cứu như sau:
+ Xã Phượng Sơn là xã đại diện cho tiểu vùng 1 (các xã vùng thấp). Xã có độ cao trung bình thấp nhất, gần trung tâm huyện thị, có điều kiện tiếp cận với thị trường, cơ sở hạ tầng phát triển nhất trong ba xã đại diện. Thuận lợi cho phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều.
+ Xã Giáp Sơn là xã đại diện cho tiểu vùng 2. Đây là các xã vùng đệm nhiều đồi núi có độ cao trung bình cao hơn các xã tiểu vùng 1.
+ Xã Tân Mộc là xã đại diện cho tiểu vùng 3 (các xã vùng cao). Xã có độ cao trung bình cao nhất so với hai xã đại diện, cơ sở hạ tầng, đường xá đi lại khó khăn.
Số lượng mẫu điều tra được phân chia như sau:
Bảng 1.3: Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra
Tên xã điều tra
Tổng số (hộ)
Trong đó phân theo tình hình kinh tế của hộ
Giàu, khá
Trung bình
Nghèo
1. Xã Phượng Sơn
50
9
29
12
2. Xã Giáp Sơn
50
13
32
5
3. Xã Tân Mộc
50
5
13
32
Tổng
150
27
74
49
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Để lựa chọn mẫu chúng tôi dựa vào tỷ lệ hộ giàu, nghèo theo các tiêu chí của tỉnh và của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Dựa trên tỷ lệ hộ giàu khá, trung bình (TB), nghèo của huyện để xác định lượng mẫu điều tra và dựa trên yêu cầu số mẫu đủ lớn, đảm bảo ý nghĩa thống kê để phân tích. Sau đó chọn số lượng hộ điều tra dựa vào danh sách các hộ trong thôn bản, chọn ngẫu nhiên số hộ cần điều tra theo danh sách sau đó trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ.
1.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đã công bố: Thu thập được chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy sau đó thống kê dưới dạng bảng để phân tích tốc độ phát triển sản xuất của hộ, tốc độ phát triển của vùng...
Số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính theo các chỉ tiêu điều tra trên phần mền bảng tính Excel.
1.2.2.5. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
- Phân tổ thống kê: theo nhóm hộ (giàu khá, TB, nghèo) quy mô diện tích, theo vùng sinh thái, theo giống để làm cơ sở cho việc so sánh phân tích.
- So sánh: So sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu, các vùng, các giống, và giữa các nhóm hộ với nhau. Thông qua so sánh để tính được mức độ điển hình.
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê: Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động về sản xuất vải cũng như hiệu quả kinh tế sản xuất vải từng vùng, qua các năm giữa các nhóm hộ hoặc giữa các tiêu thức nghiên cứu khác nhau.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sau:
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng
Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lượng cây vải năm 2006 của huyện Lục Ngạn nói chung và ba xã vùng nghiên cứu nói riêng.
Số tuyệt đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng vải qua các năm.
Số bình quân: Thu nhập bình quân chung của hộ, thu nhập bình quân từ cây vải, giá bán bình quân vải quả...
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất
Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất:
- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của hộ nông dân (thường là 1 năm).
GO=
Trong đó: Pi là giá sản phẩm thứ i
Qi là sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch
MI=VA - ( D+T )
Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp
- D : Khấu hao
- T : Thuế.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất (GO)/IC
Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC
Chi phí trung gian (IC)/1tấn sản phẩm
Giá trị gia tăng (VA)/1 tấn sản phẩm
Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động
Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động
Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động
Chương II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục quốc lộ 31, cách Hà Nội 90 km về Phía Nam, cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía đông Bắc và cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Bắc.
Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.
Phía Đông giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang) và Lộc Bình (Lạng Sơn).
Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.
Lục Ngạn có trục đường quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng miền khác.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình của huyện không đồng đều, đồi xen kẽ ruộng, nghiêng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 vùng sau:
- Vùng thấp (tiểu vùng 1): Bao gồm các xã Phượng Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Quý Sơn, và thị trấn Chũ.
- Vùng đồi núi (tiểu vùng 2): Bao gồm các xã Kiên Thành, Nam Dương, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì Điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Quang.
- Vùng núi cao (tiểu vùng 3): Bao gồm các xã Phong Vân, Đèo Gia, Tân Mộc, Cấm Sơn, Phú Nhuận, Tân Sơn, Phong Minh, Hộ Đáp, Tân Lập, Xa Lý, Kim Sơn, Sơn Hải.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 101.223,72 ha đứng thứ nhất trong tổng số 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hiện nay diện tích đã đưa vào khai thác sử dụng 83.077,29 ha, chiếm 82,07% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 18.146,43 ha, chiếm 17,93%. Cụ thể tình hình sử dụng đất đai của huyện được thể hiện ở bảng 2.1. Qua bảng 2.1 cho thấy:
- Đất Nông nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 10,34%, trong đó diện tích năm 2005 so với năm 2004 tăng 22,64% tương ứng với mức tăng 5.233,26 ha, năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,72%, tương ứng với mức giảm 203,94 ha.
- Đất Lâm nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 10,8%. Năm 2004 diện tích là 28.320,5 ha, năm 2005 diện tích là 33.217,23 ha, tăng hơn 17,29% so với năm 2004, tương ứng với mức tăng 4896,73 ha. Năm 2006 diện tích là 34.711,09 ha, so với năm 2005 tăng 4,68%, tương ứng với mức tăng là 1493,86 ha.
Tóm lại, Lục Ngạn có diện tích đất lớn nhất tỉnh Bắc Giang và có thể khai thác trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau đặc biệt là cây vải đang là cây ăn quả chủ lực của huyện.
Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006
ĐVT: ha
Loại đất
Các năm
So sánh ( % )
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Bình quân
Tổng DT đất tự nhiên
101223,72
101223,72
101223,72
100
100
100
I. Đất nông nghiệp
23.115,61
28.348,87
28.144,93
122,64
99,28
110,34
1. Đất trồng cây hàng năm
6.289,7
5.127,64
5.225,24
81,52
101,90
91,15
Đất ruộng lúa, lúa màu
5.511,6
4.456,90
4518
80,86
101,37
90,54
Đất nương rãy
240,07
175
175
72,90
100,00
33
85,38
Đất trồng cây hàng năm khác
538,03
495,74
389,69
92,14
78,61
85,11
2. Đất trồng cây lâu năm
15.650
21982
21.622
140,46
98,36
117,54
Trong đó: Vải
13.562
19.192
19.212
141,51
100,00
118,20
3. Đất vườn tạp
1.147,44
1.228.26
1.286,72
107,04
104,76
105,90
4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
28,47
10,97
10,97
38,53
100,00
62,07
II. Đất lâm nghiệp
28.320,5
33.217,23
34.771,09
117,29
104,68
110,81
1. Rừng sản xuát
13.623
14.636
16.077,28
107,44
109,85
108,62
2. Rừng phòng hộ
14.698
18.581,23
18.693,81
126,42
100,61
112,78
III. Đất chuyên dùng
21.818,6
18.488,05
18.490,69
84,74
100,01
92,06
IV. Đất ở
1.589,9
1.666,37
1.670,58
104,81
100,25
102,51
V. Đất cha sử dụng
26.379,11
19.503,20
18.146,43
73,93
93,04
82,94
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn
2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
- Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết, khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2006 như sau:
Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 5, 6, 7 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.289 mm, tập trung và phân bố theo mùa đặc biệt vào các tháng 6, 7, 8. Độ ẩm không khí trung bình năm là 74,6%. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.521 giờ, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9.
Nhìn chung, Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây vải thiều. Tuy nhiên, với lượng mưa lớn tập trung, địa hình dốc là nguyên nhân chính gây nên xói mòn, úng lụt, huỷ hoại đất…ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và lao động
Tính đến tháng 12/2006 dân số của huyện Lục Ngạn 202.794 người. Tổng số hộ 43.483, trong đó có 42.504 hộ nông nghiệp, chiếm 96% số hộ của toàn huyện. Nhân khẩu trong nông thôn là 195.936 người chiếm 96,6 % nhân khẩu toàn huyện. Lao động nông nghiệp 126.553 người chiếm 91,6% lao động toàn huyện, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,6 khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 dân tộc đang sinh sống (Người Kinh 51%, người Nùng 21%, Sán Dìu 18%, còn lại là các dân tộc khác: Sán Chí, Cao Lan, Dao, Hoa, Tày). Mật độ dân cư thấp (200 người/km2), thu nhập bình quân toàn huyện 3,4 triệu đồng/người/năm.
2.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông của huyện Lục Ngạn bao gồm cả đường bộ và đường sông:
+ Về đường bộ: Có 38 km quốc lộ 31, tuyến đường Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động - Đình Lập gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi ra cảng Mũi Chùa - Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Ngoài quốc lộ 31 Lục Ngạn còn có các tuyến đường tỉnh lộ 279, 285, 290 đi qua với tổng chiều dài là 85 km. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đang dần được mở rộng và bê tông hoá. Hiện nay ô tô có thể đến được tất cả các xã trong huyện.
+ Đường sông: Có tuyến sông Lục Nam với chiều dài 32 km bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động – Lục Ngạn-Lục Nam và chảy về sông Thương Bắc Giang.
Mạng lưới giao thông huyện Lục Ngạn rất thuận tiện đã góp phần đắc lực vào việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá, làm tăng giá trị sản phẩm cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng.
- Hệ thống thuỷ lợi
Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài, Trại Muối, còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng, trong đó đã cứng hoá được 140 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số là 39 trạm bơm.
Tuy nhiên ở các xã tiểu vùng 2, 3 hệ thống thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống kênh mương chưa được xây dựng, vào mùa khô không đáp ứng được nhu cầu nước để phục vụ tưới tiêu.
- Hệ thống điện lưới quốc gia
Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35 kv, 25 km đường dây 10 kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện phát ra là 35.562.000 kw/giờ. Đến nay 100% số xã trong toàn huyện đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất. Song một số xã thuộc tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 vào mùa vải nhu cầu sử dụng máy bơm để tưới vải rất lớn nên hệ thống điện luôn ở tình trạng quá tải, điện rất yếu.
- Hệ thống y tế, giáo dục
+ Y tế:
Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng y tế, 2 phòng khám đa khoa, 30 trạm y tế cơ sở với 270 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế 342 người trong đó có 65 y, bác sỹ, 194 y tá, 35 nữ hộ sinh. Cơ sở vật chất có đến 80% là nhà mái bằng kiên cố, còn lại là nhà cấp 4, hiện nay bệnh viện đa khoa đang được đầu tư xây dựng, những trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu [33]
+ Giáo dục: Hiện nay huyện Lục Ngạn có 73 trường thuộc hệ giáo dục phổ thông, với 1.637 lớp, 51.980 học sinh, trong đó:
- 36 trường tiểu học; 932 lớp; 23.019 học sinh
- 32 trường trung học cơ sở; 554 lớp; 21.465 học sinh
- 5 trường phổ thông trung học; 151 lớp; 7.496 học sinh
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, phòng ở giáo viên còn thô sơ, thiếu thốn.
Tóm lại: Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của huyện bước đầu cũng đã được hình thành và dần được đầu tư xây dựng đây cũng là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất ở huyện Lục Ngạn.
Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2004 - 2006
ĐVT: tr. đồng
Chỉ tiêu
Các năm
So sánh ( % )
2004
2005
2006
2005
/2004
2006
/2005
Bình quân
Tổng giá trị SX ngành nông nghiệp
471.124
528.955
713.756
112,28
134,94
123,09
1. Trồng trọt
376.514
406.925
548.800
108,08
134,87
120,73
Trong đó: Vải
187.770
223.040
367.500
118,78
164,77
139,90
2. Chăn nuôi
88.722
115.872
158.518
130,6
136,8
133,67
3. Dịch vụ nông nghiệp
5.888
6.158
6.438
104,59
104,55
104,57
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
Qua bảng 2.2 cho thấy: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua 3 năm tăng bình quân 23,07%. Năm 2004 là 471.124 triệu đồng, năm 2005 là 528.955 triệu đồng, tăng 12,28% so với năm 2004, tương ứng với mức tăng 57.831 triệu đồng. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 34,94%, tương ứng với mức tăng là 184.801 triệu đồng.
- Trồng trọt: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 20,73%. Trong đó giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 là 8,08%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 34,87 triệu đồng.
- Chăn nuôi: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 33,67%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 30,6%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,8%.
- Dịch vụ trong nông nghiệp: Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 4,56%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 4,59%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 4,55%.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI Ở HUYỆN LỤC NGẠN
2.2.1. Lịch sử phát triển cây vải ở Lục Ngạn
- Giai đoạn 1960 -1982: Từ đầu năm 60 có một số hộ gia đình như cụ Trịnh, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) trồng từ 30 - 60 cây vải, sau 10 - 15 năm đã cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy cây vải thiều trồng tại Lục Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Qua đó người dân nhận thấy trồng cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác, từ đó phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu một cách tự phát. Đến năm 1982 toàn huyện đã trồng được 42 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn. Như vậy có thể coi đây là một giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn.
- Giai đoạn 1982 - 1998: Là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực, cây lâm nghiệp. Để làm được điều đó UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, trong thời gian này đã giao được 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Đồng thời chính sách tín dụng cũng được hướng mạnh vào việc đầu tư cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đến cuối năm 1998, toàn huyện đã trồng được 10.800 ha cây ăn quả, trong đó có 8.000 ha cây vải thiều, sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn.
- Giai đoạn từ 1998 đến nay: Là giai đoạn phát triển cây vải theo hướng thâm canh, diện tích, sản lượng vải tăng nhanh trong giai đoạn này. Cây vải được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn. Đồng thời tích cực đưa các giống vải chín sớm vào trồng nhằm mục đích dải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Vì vậy đến năm 2006 toàn huyện đã trồng được 19.212 ha vải, sản lượng quả tươi đạt 52.500 tấn.
2.2.2. Vị trí của cây vải trong ngành trồng trọt ở huyện Lục Ngạn
Trong những năm qua, cơ cấu cây trồng của huyện Lục Ngạn đã có sự thay đổi to lớn và toàn diện, trong đó phải kể đến cây vải thiều. Cây vải có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn. Cây vải đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu…, đặc biệt là đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.
+ Chuyển dịch giá trị sản xuất ngành nông nghiệp:
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2004 - 2006
ĐVT: tr. đồng
Chỉ tiêu
Các Năm
So sánh ( % )
2004
2005
2006
2005/ 2004
2006/ 2005
Bình quân
Tổng giá trị SX ngành trồng trọt
376.514
406.925
548.800
108,08
134,87
120,73
1. Cây lương thực
87.632
99.563
113.971
113,62
114,47
114,04
2. Cây công nghiệp hàng năm
6.697
6.000
7.565
89,59
126,08
106.28
3. Cây ăn quả
243.969
265.566
388.333
108,85
146,23
126.16
Trong đó: Vải
187.770
223.040
367.500
118,78
164,77
139.90
4. Rau, đậu và gia vị
16.046
18.616
21.736
116,02
116,76
116.39
5. Cây khác
22.170
17.180
17.195
77,49
100,09
88.07
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
Qua bảng 2.3 cho thấy, trong những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm sau luôn tăng hơn so với năm trước. Bình quân qua 3 năm tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng lên 20,73%. Trong đó giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 tăng 8,08%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 34,87%.
- Đối với cây lương thực: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng lên là 14,04%. Trong đó, giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 tăng 13,62%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 14,47%.
- Cây công nghiệp hàng năm: Giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm tăng rất ít 6,08%. Trong đó, giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 giảm 10,41%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 26,08%.
- Cây ăn quả: Qua 3 năm giá trị sản xuất bình quân tăng 26,16%. Năm 2005 so với năm 2004 giá trị sản xuất tăng 8,85%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 46,23% ( trong đó giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm của cây vải thiều tăng cao với 39,89%). Điều này cho thấy, vị trí cây ăn quả nói chung, cây vải thiều nói riêng ngày càng góp phần đáng kể trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Lục Ngạn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cây ăn quả còn gặp nhiều rủi ro do thời tiết, sâu bệnh gây nên. Do vậy, trong thời gian tới để phát triển mạnh mẽ cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều cần có những giải pháp đồng bộ về cả sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Qua bảng 2.4 cho thấy cớ cấu (CC) diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng thấp trong tổng diện tích đất nông nghiếp và có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cơ cấu diện tích cây vải trong tổng diện tích đất nông nghiệp tăng lên qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2004 diện tích đất trồng cây hàng năm là 6.289,7 ha chiếm 27,2% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây vải là 13.562 ha, chiếm 58,7% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp.
Năm 2005 diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.127,64 ha chiếm 18,1% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây vải là 19.192 ha, chiếm 67,7% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp.
Năm 2006 diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.225,24 ha chiếm 18,6% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây vải là 19.212 ha, chiếm 68,3% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp .
Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất ngành nông nghiệp huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004 –2006
Chỉ tiêu
Các năm
So sánh (%)
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC
(%)
DT (ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC (%)
Tổng DT đất nông nghiệp
23.115,61
100
28.348,87
100
28.144,93
100
122,64
100
99,28
100
1. Đất trồng cây hàng năm
6.289,70
27,2
5.127,64
18,1
5.225,24
18,6
81,52
66,47
101,90
41
102,64
- Đất ruộng lúa, lúa màu
5.511,60
23,8
4.456,90
15,7
4.518,00
16,1
80,86
65,94
101,37
102,11
- Đất nương rãy
240,07
1,0
175
0,6
175
0,6
72,90
59,44
100
100,72
- Đất trồng cây hàng năm khác
538,03
2,3
495,74
1,7
389,69
1,4
92,14
75,13
78,61
79,18
2. Đất trồng cây lâu năm
15.650
67,7
21.982
77,5
21.622
76,8
140,46
114,53
98,36
99,08
- Trong đó: Vải
13.562
58,7
19.192
67,7
19.212
68,3
141,51
115.39
100,1
100,88
3. Đất vườn tạp
1.147,44
5,0
1.228,26
4,3
1.286,72
4,6
107,04
87.28
104,76
105,52
4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
28,47
0,1
10,97
0,04
10,97
0,04
38,53
31.42
100,00
100,00
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
2.2.3. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu ở huyện Lục Ngạn
Với ưu thế vị trí địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vùng đồi núi huyện Lục Ngạn, đặc biệt là các giống cây ăn quả.
Nhân dân huyện Lục Ngạn đã có tập quán trồng vải từ lâu năm, đặc biệt từ năm 1990 đến nay, ở hầu hết các xã trong huyện đều có trồng vải, song song với quá trình phát triển cây vải thì một số cây ăn quả khác cũng được trồng nhưng diện tích chưa đáng kể. Tình hình diễn biến phát triển sản xuất cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn qua 3 năm thể hiện trên bảng 2.5.
Qua bảng 2.5 cho thấy, sau 3 năm 2004 – 2006 đối với cây ăn quả trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục tăng, riêng đối với vải thiều tăng 5.630 ha, song chủ yếu tập trung vào nhóm vải chín sớm U Hồng được phát triển nhằm tăng nhanh cơ cấu giống vải dải vụ thu hoạch. Năm 1999 vụ thu hoạch vải kéo dài khoảng 30 ngày đến nay đã kéo dài đến 45 - 50 ngày nhờ vào cơ cấu giống và các biện pháp thâm canh kéo dài thời vụ.
Diện tích cây vải chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích cây ăn quả cụ thể như sau: Năm 2004 tổng diện tích cây ăn quả là 15.650 ha trong đó cây vải là 13.562 ha chiếm 86,66%. Năm 2006 tổng diện tích cây ăn quả là 21.622 ha, trong đó cây vải là 19.192 ha, chiếm 88,76%.
Qua bảng 2.6 cho thấy: Năm 2004 tổng diện tích vải là 13.562 ha, sản lượng đạt cao 75.108 tấn. Năm 2005 tổng diện tích là 19.192 ha tăng 41,5%, song sản lượng lại thấp 44.608 tấn, giảm 30.500 tấn, tương ứng với mức giảm 40,6% so với năm 2004. Năm 2006 tổng diện tích vải là 19.212 ha tăng 20, sản lượng vải đạt 52.500 tấn, tăng 7.892 tấn, tương ứng với mức tăng 17,7% so với năm 2005.
Sản lượng vải cao, thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: kỹ thuật chăm sóc, vốn đầu tư, thời tiết...Đây là những vấn đề cần được quan tâm.
Bảng 2.5. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả ở Lục Ngạn
giai đoạn 2004 - 2006
Loại cây ăn quả
Các Năm
So sánh (%)
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Diện tích
(ha)
Sản lượng (tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích
(ha)
43
Sản lượng (tấn)
1. Cam, Chanh, Quýt
24
65
226
72
226
150
941,67
110,77
100,00
208,33
2. Nhãn
380
1.485
465
2.128
465
2.320
122,37
143,3
100,00
109,02
3. Vải Thiều
13.562
75.108
19.192
44.608
19.212
52.500
141,51
59,39
100,10
117,69
4. Xoài
102
342
102
378
102
360
100,00
110,53
100,00
95,24
5. Hồng
820
3.920
1.080
5.740
1.080
6.120
131,71
146,43
100,00
106,62
6. Na
160
512
250
625
220
550
156,25
122,07
88,00
88,00
7. Cây ăn quả khác
602
1.355
667
2.725
317
2.440
110,80
201,11
47,52
89,54
Tổng
15.650
82.787
21.982
56.276
21.622
64.440
140,46
67,977
98,36
114,51
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
Bảng 2.6. Diện tích, sản lượng các giống vải ở Lục Ngạn giai đoạn 2004 - 2006
Chỉ tiêu
Các năm
So sánh (%)
2004
2005
2006
05/04
06/05
Tổng DT (ha)
DT Thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng DT (ha)
DT Thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng DT (ha)
DT Thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng DT (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng DT (ha)
44
Sản lượng (tấn)
Tổng
13.562
12.560
75.108
19.192
13.940
44.608
19.212
15.000
52.500
141,5
59,4
100,1
117,7
Lai Chua
145
145
725
145
145
420
140
140
466
100
57,9
96,6
111,0
U Hồng
810
540
3159
2072
620
2046
3198
798
2864
255,8
64,8
154,3
140,0
Lai Thanh Hà
300
128
742
300
188
583
290
200
700
100
78,6
96,7
120,1
Thanh Hà
12.307
11.747
70.482
16.675
12.987
41.559
15.584
138.62
48.470
135,5
58,9
93,5
116,6
Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế huyện Lục Ngạn
2.2.4. Cơ cấu giống vải trồng ở Lục Ngạn
Hiện nay trên địa bàn huyện có gần 30 giống vải các loại bao gồm tập đoàn vải của Úc, Thái Lan,Trung Quốc và Việt Nam. Trong sản xuất có 4 giống vải chính đó là:
- Lai Chua: Có thời gian thu hoạch sớm từ 6/5 đến 16/5 hàng năm. Đặc điểm của giống này là quả và hạt to, khoảng 35-40 quả/kg, quả ăn chua, năng suất đạt 39 tạ/ha.
- U Hồng: Có thời gian thu hoạch từ 10/5 đến 25/5. Đặc điểm của giống này là quả to, khoảng 30 - 35 quả/kg, quả tròn, gai nhẵn, ngọt, dễ tiêu thụ, hiện đang được mở rộng sản xuất thay một phần diện tích vải chính vụ.
- Lai Thanh Hà: Có thời gian thu hoạch từ 25/5 đến 5/6, hiện nay giống vải không phát triển do hiệu quả kinh tế không cao.
- Giống vải Thanh Hà (chính vụ): Có thời gian thu hoạch từ 28/5 đến 10/7 hàng năm. Đặc điểm của giống này là chùm sai, khoảng 40-50 quả/kg, chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp, hạt nhỏ, cùi dầy, là giống chiếm tỷ trọng lớn > 81% diện tích và sản lượng lớn.
Bảng 2.7 : Cơ cấu diện tích các giống vải ở huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2004- 2006
ĐVT: ha
Các giống vải
Các năm
So sánh ( % )
2004
2005
2006
05/04
06/05
Bình quân
Lai Chua
145
145
140
100,00
96,55
98,26
U Hồng
810
2.072
3.198
255.80
154,34
198,70
Lai Thanh Hà
300
300
290
100,00
96,67
98,32
Thanh Hà
12.307
16.675
15.584
135,49
93,5
112,53
Tổng
13.562
19.192
19.212
141,51
100,1
119,02
Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế huyện Lục Ngạn
Qua bảng 2.7 cho thấy bình quân qua 3 năm tổng diện tích cây vải tăng 18, 96 % tương ứng với mức tăng 5.630 ha. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 35,49 % tương ứng với mức tăng 5.630 ha. Năm 2006 so với năm 2005 đạt 100%.
- Giống vải Lai Chua: Bình quân qua 3 năm giảm 1,74 tương ứng với mức giảm 5 ha. Năm 2005 so với năm 2004 diện tích không thay đổi, đạt 100 %. Năm 2006 so với năm 2005 giảm 3,45 % tương ứng với mức giảm 5 ha.
- Giống vải U Hồng: Bình quân qua 3 năm tăng 98,70%, tương ứng với mức tăng 2.388 ha. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 155,8 %, tương ứng với mức tăng 1.262 ha. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 54,34 % tương ứng với mức tăng 1.126 ha.
- Giống vải Lai Thanh Hà: Bình quân qua 3 năm giảm 1,68 %, tương ứng với mức giảm 10 ha.
- Giống vải Thanh Hà: Bình quân qua 3 năm tăng 12,53 %. Trong đó năm 2005 so với năm 2004 tăng 35,49 %, năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,1%.
81.10%
1.51%
0.73%
16.65%
Lai Chua
U Hồng
Lai Thanh Hà
Thanh Hà
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các giống vải ở huyện Lục Ngạn năm 2006
2.2.5. Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn
Tiêu thụ vải quả đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo số liệu thống kê của huyện Lục Ngạn thì hàng năm có khoảng 48% tiêu thụ ở dạng quả tươi, còn lại 52% tiêu thụ ở dạng chế biến như sấy khô, đóng hộp, rượu vang.... Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Theo một số nhà quản lý, người kinh doanh sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn cho biết: Khoảng 55% sản lượng vải tươi được tiêu thụ ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, 15 % được tiêu thụ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An….còn lại 30% được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Thái Lan. Tuy nhiên các thị trường trên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường rất khắt khe nên việc xuất khẩu vải quả vào thị trường này trong những năm qua còn rất ít.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm vải ở Lục Ngạn đã từng bước hình thành lên những thị trường tiêu thụ riêng. Điều này phần nào giúp người sản xuất yên tâm hơn trong quá trình đầu tư thâm canh cho cây vải. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, thời gian thu hoạch ngắn, công nghệ cho bảo quản, chế biến còn lạc hậu là những trở ngại không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn.
2.2.5.1. Giá vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn biến động qua các năm
Giá vải là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của cây vải. Ở mỗi thời điểm khác nhau thì giá vải cũng biến động lên xuống cũng khác nhau, năm 2004 giá vải chín sớm U Hồng lúc đầu vụ từ 5.000 đ – 6.000 đ/kg , đối với giống vải Lai Chua có thời điểm xuống thấp chỉ có 800 – 1.000 đ/kg. Năm 2006 giá vải U Hồng thời điểm đầu vụ lên đến 12.500 đ/kg, song cuối vụ chỉ còn 7.000 đ/kg. Giá bình quân của các giống vải trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8. Tình hình biến động giá vải quả tươi ở Lục Ngạn
giai đoạn 2004 - 2006
ĐVT: đồng/kg
Các giống vải
Các năm
So sánh ( % )
2004
2005
2006
05/04
06/05
Bình quân
Lai Chua
2.000
4.000
5.000
200
125
158,11
U Hồng
5.000
7.000
10.000
140
142,86
141,42
Lai Thanh Hà
2.000
4.500
6.000
225
133,33
173,21
Thanh Hà
2.500
5.000
7.000
200
140
167,33
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Lục Ngạn
Qua bảng 2.8 cho thấy, trong 3 năm 2004 – 2006 giá các giống vải liên tục tăng, mức tăng của từng giống vải cụ thể như sau:
- Đối với giống vải Lai Chua: Bình quân qua 3 năm giá vải tăng 58,11%. Trong đó năm 2005 so với năm 2004 giá vải quả tăng 200%, tương đương với mức tăng 2.000 đồng/kg, giá năm 2006 so với năm 2005 tăng 25%, tương ứng với mức tăng 1.000 đồng/kg.
- Đối với giống vải U Hồng: Giá vải bình quân qua 3 năm tăng 41,42%. Trong đó giá năm 2005 so với năm 2004 tăng 40,0%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 41,42%.
- Đối với giống vải Lai Thanh Hà, Thanh Hà giá vải bình quân qua 3 năm đều tăng lần lượt là 73,20% và 67,33%.
Nguyên nhân giá vải các năm liên tục tăng là do năm 2004 là năm có điều kiện thời tiết thuận lợi nên sản lượng vải của không những huyện Lục Ngạn mà của các huyện khác trong tỉnh đều tăng lên, tiêu thụ gặp khó khăn nên giá bán thấp. Năm 2004, nam 2005 do điều kiện thời tiết khó khăn, giai đoạn hoa nở mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến thụ phấn hoa, ở giai đoạn quả nhỏ thì lại nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho sản lượng vải giảm xuống thấp nên việc tiêu thụ rất thuận lợi, giá bán lại tăng.
Đồ thị 2.1 So sánh giá vải quả tươi giữa các giống ở Lục Ngạn
giai đoạn 2004 - 2006
Qua đồ thị 2.1. cho thấy giá vải quả tươi giai đoạn 2004 – 2006 đều tăng lên. Giá giống vải U Hồng là cao nhất, sau là Thanh Hà, Lai Thanh Hà và thấp nhất là Lai Chua.
2.2.5.2 Mô phỏng kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tiêu thụ vải trên địa bàn huyện. Hơn nữa huyện cũng chưa theo dõi và quản lý được việc tiêu vải của người sản xuất. Vì thế từ quan sát thực tế chúng tôi mô phỏng kênh tiêu thụ vải theo các kênh như sau:
Người sản xuất vải
Người
thu gom
Người
bán lẻ
Người tiêu dùng
Người
bán buôn
Người
bán lẻ
Người
bán lẻ
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ vải quả tươi ở huyện Lục Ngạn
Phần này chúng tôi đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các thành phần buôn bán trung gian chính như: Người thu gom, chủ buôn. Qua đó để thấy được tính tích cực và hạn chế của nó. Trong đó nhiệm vụ của các thành phần tham gia như sau:
- Người thu gom: Chủ yếu là người địa phương, họ có thể là người trong 1 gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải của người sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoại tỉnh đến mua buôn. Tùy thuộc vào qui mô hoạt động, điều kiện vốn của từng người, có nhóm thu mua lên đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng có nhóm chỉ thu mua đến 10 –12 tấn vải quả/ngày.
- Người bán buôn: Thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăng thêm thu nhập. Khác với đối tượng thu gom, những chủ buôn có thể là người địa phương hoặc người nơi khác. Địa bàn hoạt động của họ tương đối rộng, không những ở trong nước mà còn cả nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…).
- Người bán lẻ: Là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, hoạt động của người bán lẻ vải tươi chủ yếu theo thời vụ thu hoạch vải.
2.2.6. Tình hình chế biến, bảo quản vải ở Lục Ngạn
Vải thiều là loại quả đặc sản ở Lục Ngạn và có tiềm năng lớn, nhưng hiện nay công nghiệp chế biến còn rất bất cập, chủ yếu sấy khô bằng phương pháp thủ công. Do đó chất lượng sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Hiện nay trong huyện đã có 2 đơn vị là Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Lục Ngạn và hợp tác xã chế biến hoa quả Kim Biên với 2 dây chuyền công nghệ chế biến hoa quả đã và đang hoạt động, hàng năm đã chế biến được hàng trăm tấn sản phẩm đồ hộp sản xuất từ nguyên liệu vải thiều, dứa và dưa chuột, làm rượu vang vải thiều, vang dứa, v.v…Ngoài ra, nhân dân trong huyện và ngoài huyện đã đầu tư vốn, kỹ thuật xây dựng hơn 2.000 lò thủ công để sấy vải. Hàng năm sản lượng vải ngoài việc tiêu thụ quả tươi thì còn được chế biến. Sản lượng vải được đưa vào chế biến qua các năm được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Sản lượng vải được chế biến ở Lục Ngạn giai đoạn 2004 - 2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh ( % )
2005
/2004
2006
/2005
Bình quân
1. Sản lượng vải quả thu hoạch
Tấn
75.108
44.608
52.500
59,39
117,69
83,61
2. Sản lượng sử dụng để sấy khô
Tấn
45.065
22.304
27.321
49,49
122,49
77,86
3. Tỷ lệ sử dụng để sấy khô
%
60
50
52
83,33
104
93,10
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Lục Ngạn
Qua bảng 2.9 cho thấy: Sản lượng vải quả thu hoạch bình quân qua 3 năm giảm 16,39%. Trong đó sản lượng vải năm 2005 so với năm 2004 giảm 40,61%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 17,69%.
Sản lượng sử dụng để sấy khô bình quân qua 3 năm giảm 22,14%. Trong đó sản lượng vải sấy khô năm 2005 giảm so với năm 2004 là 50,51%, năm 2006 so với năm 2005 sản lượng vải quả sử dụng để sấy khô lại tăng 22,49%.
Tỷ lệ sử dụng để sấy khô bình quân qua 3 năm giảm 0,7%. Trong đó tỷ lệ sấy khô năm 2005 so với năm 2004 giảm 16,67%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,4%.
2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VẢI Ở ĐIỂM ĐIỀU TRA
2.3.1. Điều kiện sản xuất vải của các nhóm hộ nông dân năm 2006
Để đánh giá khách quan thực trạng sản xuất vải ở Lục Ngạn trong thời gian qua thì ngoài việc tìm hiểu tình hình sản xuất chung của toàn huyện, chúng tôi đã tiến hành điều tra thu thập số liệu ở 3 xã Phượng Sơn, Giáp Sơn và Tân Mộc. Thông tin sơ bộ của các hộ được mô tả ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện
huyện Lục Ngạn
Chỉ tiêu
ĐVT
Tính theo xã
Bình quân chung
Phượng Sơn
Giáp Sơn
Tân Mộc
1. Số hộ điều tra
2. Tuổi bình quân chủ hộ
3. Lao động BQ/1 hộ
4. DT đất trồng vải/hộ
6. Thu nhập BQ/hộ
- Thu từ sản xuất vải
- Chiếm tỷ lệ
Hộ
Tuổi
Người
M2
1000đ
1000đ
%
50
45,6
3,4
6.335,2
32.580
23.385
71,8
50
43,2
3,7
7.733,4
28.640
24.932
87,1
50
40,3
3,5
5.883,4
19.490
16.900
86,7
50
43,03
3,5
6.650,7
26.903,3
21.739
81,9
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân của tác giả
Qua bảng 2.10 cho thấy: Tuổi bình quân chủ hộ là 43,03 tuổi, trong đó Phượng Sơn là cao nhất 45,6 tuổi, sau là Giáp Sơn 43,2 tuổi và ở Tân Mộc là thấp nhất 40,3 tuổi. Lao động bình quân trên hộ là 3,5 người/hộ, trong đó Giáp Sơn là cao nhất với 3,7 người/hộ, sau là Tân Mộc 3,5 người/hộ và thấp nhất là Phượng Sơn 3,4 người/hộ. Diện tích trồng vải bình quân/hộ là 6.650,7 m2, thu nhập bình quân từ vải chiếm 81,9% so với thu nhập chung của hộ, điều đó chứng tỏ rằng cây vải có vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân vùng nghiên cứu.
2.3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
Qua bảng 2.11 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng các giống vải ở điểm điều tra năm 2006 như sau:
- Lai Chua: Tổng diện tích các điểm điều tra là 1,11 ha, năng suất đạt 40 tạ/ha, cho sản lượng 4,44 tấn. Diện tích xã Phượng Sơn là 0,3 ha, xã Giáp Sơn 0,48 ha, xã Tân Mộc 0,33 ha. Năng suất ở xã Phượng Sơn là cao nhất với 41,5 tạ/ha, sau là Giáp Sơn 40,6 tạ/ha và Tân Mộc có năng suất thấp nhất 37,8 tạ/ha.
- U Hồng: Tổng diện tích của 3 xã điều tra là 4,44 ha, năng suất đạt 40,8 tạ/ha, cho sản lượng 4,44 tấn. Diện tích xã Tân Mộc lớn nhất 2,11 ha, sau là Phượng Sơn 17,08 ha và Giáp Sơn có diện tích là thấp nhất 0,39 ha. Năng suất bình quân trên 1 ha ở 3 điểm điều tra tương đối đồng đều, cụ thể: Phượng Sơn 41,1 tạ/ha, Giáp Sơn 40,6 tạ/ha, Tân Mộc 40,5 tạ/ha.
- Lai Thanh Hà: Tổng diện tích điều tra là 2,10 ha, năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 8,45 tấn. Diện tích xã Phượng Sơn cao nhất 1,25 ha, đứng thứ hai là Giáp Sơn 0,64 ha, cuối cùng là Tân Mộc 0,21 ha. Năng suất bình quân trên ha xã Giáp Sơn đạt cao nhất 42,5 tạ/ha, sau là Phượng Sơn 39,3 tạ/ha và Tân Mộc có năng suất là thấp nhất 38,3 tạ/ha.
- Thanh Hà: Là giống vải chín vào chính vụ, có tổng diện tích, sản lượng lớn hơn so với các giống vải khác. Tổng diện tích điều tra của 3 điểm là 95,23 ha, năng suất bình quân bình quân đạt 43,6 tạ/ha, cho sản lượng là 415,57 tấn. Diện tích của xã Giáp Sơn là lớn nhất 38,27 ha, đứng thứ 2 là Phượng Sơn 29,36 ha và Tân Mộc là nhỏ nhất 27,61 ha. Năng suất vải ở Phượng Sơn lại cao nhất 47,8 tạ/ha, sau là Giáp Sơn 44,7 tạ/ha, thấp nhất là Tân Mộc 37,7 tạ/ha.
Bảng 2.11. Diện tích, năng suất và sản lượng các giống vải
ở điểm điều tra năm 2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Phượng Sơn
Giáp Sơn
Tân Mộc
Tổng
I. Lai chua
1. Diện tích
ha
0,30
0,48
0,33
1,11
2. Năng suất
tạ /ha
41,5
40,6
37,8
40,0
3. Sản lượng
tấn
1,23
1,95
1,26
4,44
II. U Hồng
1. Diện tích
ha
1,69
0,39
2,11
4,19
2. Năng suất
tạ /ha
41,1
40,6
40,5
40,8
3. Sản lượng
tấn
6,92
1,6
8,56
17,08
III. Lai Thanh Hà
1. Diện tích
ha
1,25
0,64
0,21
2,10
2. Năng suất
tạ /ha
39,3
42,5
38,3
40,2
3. Sản lượng
tấn
4,92
2,71
0,82
8,45
IV. Thanh Hà
1. Diện tích
ha
29,36
38,27
27,61
95,23
2. Năng suất
tạ /ha
47,8
44,7
37,7
43,6
3. Sản lượng
tấn
140,29
171,15
104,13
415,57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả
2.3.3. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản
Đầu tư chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) cho cây vải bao gồm chi phí trồng mới, chi phí chăm sóc giai đoạn chưa cho sản phẩm. Tuy nhiên, khi tiến hành thu thập số liệu năm 2006 thì hầu hết vườn vải ở thời kỳ kinh doanh (TKKD). Do vậy, căn cứ vào tuổi kinh doanh vườn vải ở các hộ điều tra, chúng tôi chọn năm 2006 là năm bắt đầu trồng mới ở các hộ gia đình.
Theo định mức KTKT của trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang thì tổng chỉ phí bình quân trên 1 ha vải thời kỳ KTCB là 26.315 nghìn đồng, trong đó chi phí vật chất là 20.315 nghìn đồng/ha, chi phí lao động là 6.000 nghìn đồng/ha
Bảng 2.12. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản ( tính bình quan cho 1 ha )
ĐVT: 1000đ
Các khoản mục đầu tư
Phân theo tình hình kinh tế của hộ
Bình quân chung
Định mức KTKT
So sánh (±)
Giầu khá
Trungbình
Nghèo
1
2
3
4
5
6
7=6/5
A. Tổng đầu tư
22.728
20.690
16.481
19.966,3
26.315
132
I. Chi phí vật chất
17.353
15.627
11.848
14.942,7
20.315
136
1. Cải tạo đất
13.000
11.480
8.270
10.916,7
15.000
137
2. Giống
1.850
1.850
1.850
1.850
2.000
108
3. Phân bón
1.485
1.362
1.028
1.291,7
1.890
146
4. Thuốc BVTV
468
435
250
384.3
650
169
5. Công cụ sản xuất
250
200
150
200.0
300
150
6. Chi khác
300
300
300
300.0
450
150
II. Chi phí công lao động
5.375
5.063
4.633
5.023,7
6.000
119
B. Thu bói, cây trồng xen
3.500
2350
1.885
2.578,3
5.000
194
C. Chi phí kiến thiết cơ bản
19.228
18.340
14.596
17.388
21.315
123
Nguồn: số liệu điều tra
Qua bảng 2.12 chúng ta thấy mức đầu tư chi phí bình quân thời kỳ kiến thiết cơ bản là 17.388 nghìn đồng/ha, so với định mức chung của tỉnh thì thấp hơn 3.927 nghìn đồng/ha. Mức đầu tư chi phí giữa các nhóm hộ là có sự chênh lệch, nhóm hộ giàu khá có mức đầu tư cao nhất với 19.228 nghìn đồng/ha, sau là nhóm hộ trung bình 18.340 nghìn đồng/ha và nhóm hộ nghèo có mức đầu tư chi phí là thấp nhất 14.596 nghìn đồng/ha. Có sự chênh lệch này là do nhóm hộ nghèo điều kiện khó khăn về vốn, kỹ thuật để đầu tư chăm sóc vải.
Chi phí chăm sóc vải ở thời kỳ kinh doanh
Chi phí chăm sóc các giống vải ở điểm điều tra năm 2006
Các giống vải được trồng ở Lục Ngạn chủ yếu là Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà, các giống này rất hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Lục Ngạn. Theo định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) của trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang thì tổng chỉ phí bình quân trên 1 ha vải là 11.950 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là 7.450 nghìn đồng/ha, chi phí lao động là 4.500 nghìn đồng/ha.
Bảng 2.13. Chi phí chăm sóc các giống vải ở điểm điều tra
năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha )
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
Định Mức KTKT
Các giống vải
Lai Chua
U Hồng
Lai thanh Hà
Thanh Hà
I. Chi phí trung gian
7.450
4.120
4.535
4.268
4.663
1. Phân bón
5.015
2.308
2.517
2.416
2.577
2. Thuốc BVTV
2.235
1.612
1.818
1.652
1.886
3. Chi khác
200
200
200
200
200
II. Chi phí lao động
4.500
3.375
3.875
3.950
4.250
III. Tổng chi
11.950
7.495
8.410
8.218
8.913
Nguồn: Kết quả điều tra các hộ nông dân năm 2006 của tác giả
Qua bảng 2.13 cho thấy, tổng chi phí chăm sóc các giống đều thấp hơn so với định mức KTKT của trung tâm Khuyến nông tỉnh, cụ thể như sau:
- Giống Lai Chua: Có tổng chi phí là 7.495 nghìn đồng/ha, thấp hơn 4.455 nghìn đồng/ha so với định mức kinh tế kỹ thuật của tỉnh.
- Giống vải U Hồng: Tổng chi phí chăm sóc là 8.410 nghìn đồng/ha, thấp hơn so với định mức KTKT là 3.540 nghìn đồng/ha, cao hơn so với Lai Chua là 915 nghìn đồng/ha
- Giống vải Thanh Hà: Tổng chi phí bình quân trên 1 ha là 8.913 nghìn đồng/ha, thấp hơn 3.037 nghìn đồng/ha so với định mức KTKT của tỉnh, cao hơn so với Lai Chua, U Hồng và Lai Thanh Hà lần lượt là: 1.418 nghìn đồng/ha; 503 nghìn đồng/ha và 695 nghìn đồng/ha.
Chi phí trung gian là một trong những yếu tố quan trong để nâng cao năng suất cây vải. Vì vậy mức đầu tư chi phí trung gian ở các giống đều chiếm cơ cấu cao trong tổng chi phí. Giống Lai Thanh Hà chi phí trung gian là 4.663 nghìn đồng/ha, chiếm 52,3% tổng chi phí. Giống Lai Chua chi phí trung gian là 4.177 nghìn đồng/ha, chiếm 55,3% tổng chi phí.
Nguyên nhân chi phí chăm sóc các giống vải có sự chênh lệch là do thời gian thu hoạch của các giống này có sự khác nhau. Giống vải Lai Chua có thời gian thu hoạch sớm nên tỷ lệ sâu bệnh ít hơn so với giống vải Thanh Hà. Mặt khác do trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế của giống vải Lai Chua thấp nên người dân không quan tâm đến đầu tư chăm sóc.
Như vậy, từ thực tế cho thấy mức chi phí chăm sóc của các giống vải có sự chênh lệch, chi phí chăm sóc giống vải chín sớm Lai Chua thấp hơn giống vải chính vụ Thanh Hà. Song mức chi phí chăm sóc của các giống đều thấp hơn so với định mức KTKT của tỉnh.
2.3.4.2. Chi phí chăm sóc trên 1 ha vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006
Qua điều tra 150 hộ thuộc 3 xã Phượng Sơn, Giáp Sơn và Tân Mộc thì số hộ giàu khá là 27 hộ (chiếm 18%), số hộ trung bình là 74 hộ (chiếm 49,33%), hộ nghèo là 49 hộ (chiếm 32,6%). Mức độ đầu tư chi phí chăm sóc của các hộ có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm hộ giàu khá, trung bình với hộ nghèo.
Qua bảng 2.14 cho thấy: Tổng chỉ phí chăm sóc bình quân trên 1 ha của các nhóm hộ là 8.864 nghìn đồng. Trong đó tổng chi phí chăm sóc vải của nhóm hộ giàu khá là cao nhất 9.689 nghìn đồng/ha, nhóm hộ trung bình là 9.137 nghìn đồng/ha thấp hơn 552 nghìn đồng/ha so với nhóm hộ giàu khá, nhóm hộ nghèo có chi phí là thấp nhất 5.263 nghìn đồng/ha, thấp hơn 4.426 nghìn đồng/ha so với nhóm hộ giàu khá. Chi phí trung gian của các nhóm hộ đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Cụ thể: Nhóm hộ giàu khá 5.439 nghìn đồng/ha chiếm 56,1%, nhóm hộ trung bình 5.262 nghìn đồng /ha chiếm 57,6%, nhóm hộ nghèo 2.138 nghìn đồng /ha chiếm 40,6%.
Nguyên nhân của sự chênh lệch chi phí chăm sóc giữa các nhóm hộ là: Nhóm hộ nghèo điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư chăm sóc, việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên việc đầu tư chi phí chăm sóc là thấp.
Bảng 2.14. Chi phí chăm sóc vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
BQ chung
Phân theo tình hình kinh tế của hộ
Giàu, khá
TB
Nghèo
I. Chi phí trung gian
4.947
5.439
5.262
2.138
1. Phân bón
2.407
2.987
2.878
1.008
2. Thuốc BVTV
2.340
2.252
2.184
930
3. Chi khác
200
200
200
200
II. Chi phí lao động
3.917
4.250
3.875
3.125
III. Tổng chi
8.864
9.689
9.137
5.263
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả
Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006
Tính toán chi phí cho sản xuất vải chúng tôi dựa vào số liệu điều tra khối lượng vật tư từng loại mà hộ nông dân đã sử dụng cho chăm sóc vải và giá bán lẻ vật tư tính bình quân ở thị trường Lục Ngạn.
Các khoản chi phí chăm sóc cây vải bao gồm: Chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động...
Bảng 2.15. Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006
(tính bình quân cho 1 ha)
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
BQ chung
Tính theo xã
Phượng Sơn
Giáp Sơn
Tân Mộc
I. Chi phí trung gian
4.947
5.095
5.181
4.345
1. Phân bón
2.407
2.396
2.526
2.230
2. Thuốc BVTV
2.340
2.499
2.455
1.915
3. Chi khác
200
200
200
200
II. Chi phí lao động
3.917
4.175
4.125
3.500
III. Tổng chi
8.864
9.270
9.306
7.845
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả
Qua bảng 2.15 cho thấy chi phí bình quân ở 3 xã điều tra là 8.864 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian 4.947 nghìn đồng/ha, chiếm 55,8%, công lao động 3.917 nghìn đồng, chiếm 44,2%. Chi phí chăm sóc vải ở các điểm điều tra như sau:
Tổng chi phí chăm sóc vải ở xã Giáp Sơn là cao nhất 9.306 nghìn đồng/ha, sau là Phượng Sơn 9.270 nghìn đồng/ha thấp hơn so với Giáp Sơn là 236 nghìn đồng/ha, Tân Mộc có chi phí là rất thấp 7.845 nghìn đồng/ha thấp hơn Giáp Sơn là 1.461 nghìn đồng/ha.
Chi phí trung gian ở Tân Mộc là 4.345 nghìn đồng/ha, Phượng Sơn là 4.945 nghìn đồng/ha, cao hơn 600 nghìn đồng/ha so với xã Tân Mộc. Xã Giáp Sơn có chi phí trung gian là cao nhất 5.181 nghìn đồng/ha, cao hơn so với Phượng Sơn, Tân Mộc lần lượt là 236 nghìn đồng/ha và 836 nghìn đồng/ha.
Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là ở Tân Mộc điều kiện kinh tế của người dân còn thấp, trình độ thâm canh còn kém nên mức độ đầu tư chi phí là thấp hơn so với Giáp Sơn và Phượng Sơn.
2.3.4.4. Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy sấy khô có ưu điểm là: Trong thời gian ngắn có thể sơ chế được một khối lượng sản phẩm lớn, vì vậy giảm được sức ép gây giảm giá bán sản phẩm trong thời kỳ thu hoạch rộ. Giảm được tỷ lệ quả hư hao ngay sau khi thu hoạch. Tận dụng lao động và giải quyết công ăn việc làm, và tất cả những quả nhỏ mẫu mã kém không bán tươi được thì đều có thể đem sấy.
Sấy khô đóng vai trò hết sức quan trọng đó là: Giúp bảo quản vải quả trong thời gian dài. Qua điều tra thực tế cho thấy những hộ vừa sản xuất, vừa chế biến là để tận dụng lao động gia đình hoặc sản phẩm vải quả có chất lượng không đồng đều hoặc giá bán thấp hơn so với giá bình quân chung hoặc vào vụ thu hoạch, các hộ không thu hoạch kịp để tiêu thụ vải tươi.
Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của vải sấy khô so với vải quả tươi ở cùng trên 1 đơn vị diện tích, chúng tôi đã điều tra và tổng hợp mức chi phí bình quân trên 1 ha ở 3 điểm nghiên cứu như sau:
Qua bảng 2.16 cho thấy, tổng chi phí ở Phượng Sơn và Giáp Sơn có sự chênh lệch không đáng kể, nhưng tổng chi phí ở khu vực Tân Mộc lại thấp hơn rất nhiều so với Phượng Sơn và Giáp Sơn. Cụ thể chi phí sấy khô ở các điểm như sau: Tổng chi phí sản xuất ở Giáp Sơn là cao nhất 11.067 nghìn đồng/ha, sau là Phượng Sơn 10.904 nghìn đồng/ha thấp hơn Giáp Sơn là 163 nghìn đồng/ha và Tân Mộc có chi phí là thấp nhất 9.441 nghìn đồng/ha, thấp hơn 1.626 nghìn đồng/ha so với Giáp Sơn và thấp hơn 1.463 nghìn đồng/ha so với Phượng Sơn.
Chi phí trung gian: Sau khi thu hoạch người dân đưa vào sấy ngay nên chúng tôi không hạch toán mua nguyên liệu vải quả tươi vào sấy, cụ thể chi phí trung gian ở Giáp Sơn là cao nhất 5.982 nghìn đồng/ha, sau là Phượng Sơn 5.779 nghìn đồng/ha và Tân Mộc có chi phí là thấp nhất 5.141 nghìn đồng/ha.
Nguyên nhân là do chi phí để sản xuất ra một tấn vải tươi ở Giáp Sơn cao hơn so với Phượng Sơn và Tân Mộc nên chi phí sấy khô sản lượng vải trên 1ha ở Giáp Sơn cao.
Bảng 2.16. Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006
(tính bình quân cho 1 ha)
Diễn giải
ĐVT
Phượng Sơn
Giáp Sơn
Tân Mộc
Bình quân
Năng suất BQ
tạ/ha
48,4
45,9
39,0
43,4
I. Chi phí trung gian
1000đ
5.779
5.982
5.141
5.810
II. Lao động
1000đ
5.125
5.085
4.300
4.797
III. Tổng chi
1000đ
10.904
11.067
9.441
10.607
Nguồn: số liệu điều tra hộ nông dân năm 2006 của tác giả
2.3.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hộ trồng vải
2.3.5.1. Những thuận lợi đối với hộ trồng vải
Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp
Cây vải thiều là cây ăn quả Á nhiệt đới nên rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng vải thiều Lục Ngạn.
Đảng uỷ, UBND rất quan tâm đến phát triển kinh tế cây vải thiều trên địa bàn, coi cây vải thiều là cây mũi nhọn trong tập đoàn cây ăn quả huyện Lục Ngạn.
2.3.5.2. Khó khăn đối với hộ trồng vải
Qua kết quả khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thấy các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất vải như:
Thị trường tiêu thụ: Ở Lục Ngạn được hình thành thị trường tiêu thụ vải thiều cách đây nhiều năm. Trong những năm gần đây, quả vải tươi chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước, việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.
Chế biến, bảo quản:
+ Qua vải tươi sau khi thu hoạch từ trên cây xuống nếu không bảo quản tốt thì chỉ sau một vài tiếng đồng hồ quả sẽ héo và chuyển mầu xấu, đây cũng là một khó khăn cơ bản đối với người sản xuất lớn và người kinh doanh.
+ Hiện nay quả vải ở huyện Lục Ngạn có 52% sản lượng vải được đưa vào chế biến sấy khô, trong đó chế biến rượu vải và đồ hộp chỉ chiếm khoảng 10%. Trong quá trình sấy khô các hộ gặp khó khăn là do sấy thủ công nên chất lượng quả thấp, độ khô của cùi không đều nên hay bị mốc, màu sắc kém, giá bán không cao.
Khó khăn về giống mới và kỹ thuật chăm sóc: Các giống vải chín sớm, có năng suất chất lượng cao mới được đưa vào vài năm gần đây, nên lượng giống để lại trong dân chưa nhiều. Hiện nay người dân thiếu thông tin về nơi cung cấp giống, thiếu kỹ thuật chăm sóc và ghép cải tạo.
Khó khăn về cơ sở hạ tầng
+ Thuỷ lợi: Đây là một vấn đề khó khăn đối với tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3. Trong giai đoạn cây vải ra hoa và hình thành quả non luôn cần lượng nước đủ ẩm, mà trong khí đó cây vải ở vùng này có đến 85% diện tích được trồng ở trên đồi, núi cao nếu không có nước tưới do đó đã ảnh hưởng đến năng suất của cây.
+ Giao thông đi lại: Đại đa số các tuyến đường liên thôn, liên xã đều là đường đất, đường thì hẹp nên việc đi lại và vận chuyển vải từ người dân đến nơi tiêu thụ là rất khó khăn, mặt khác ô tô đi vào thu mua và vận chuyển cũng rất khó.
+ Nguồn điện: Qua điều tra thực tế cho thấy điện sử dụng ở các hộ thuộc tiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsy_bao_6227.doc