Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá: LUẬN VĂN:
Thực trạng và giải pháp để phát triển
kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích là 22.000 ha với chiều dài 68
km được cấu thành bởi các phần lãnh thổ của 5 huyện với 31 xã. Bờ Đông phá là cồn cát
ngăn cách đầm phá với biển Đông và bị gián đoạn qua 5 cửa biển: Hải Dương, Thuận An,
Hòa Duân (đã được nhà nước lấp cửa lại vào tháng 8/2000), Tư Hiền và Vinh Phong
(trong đó có ba cửa mới được mở trong đợt lụt 1999). Bờ Tây tiếp xúc với các cánh đồng
lúa và ba cửa sông lớn là: sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương nên được gọi là vùng
đầm phá Tam Giang. Đây là vùng đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam á. Vùng đầm
phá Tam Giang có nguồn lợi thủy sản phong phú với 12 loài tôm, 18 loài cua, 233 loài cá
(trong đó có 20 - 23 loài được coi là có giá trị kinh tế cao). Sản lượng khai thác bình quân
hàng năm là 2.500 tấn, cùng với sản lượng nuôi trồng và khai thác trên biển đã đóng góp
gần 50% t...
95 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực trạng và giải pháp để phát triển
kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích là 22.000 ha với chiều dài 68
km được cấu thành bởi các phần lãnh thổ của 5 huyện với 31 xã. Bờ Đông phá là cồn cát
ngăn cách đầm phá với biển Đông và bị gián đoạn qua 5 cửa biển: Hải Dương, Thuận An,
Hòa Duân (đã được nhà nước lấp cửa lại vào tháng 8/2000), Tư Hiền và Vinh Phong
(trong đó có ba cửa mới được mở trong đợt lụt 1999). Bờ Tây tiếp xúc với các cánh đồng
lúa và ba cửa sông lớn là: sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương nên được gọi là vùng
đầm phá Tam Giang. Đây là vùng đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam á. Vùng đầm
phá Tam Giang có nguồn lợi thủy sản phong phú với 12 loài tôm, 18 loài cua, 233 loài cá
(trong đó có 20 - 23 loài được coi là có giá trị kinh tế cao). Sản lượng khai thác bình quân
hàng năm là 2.500 tấn, cùng với sản lượng nuôi trồng và khai thác trên biển đã đóng góp
gần 50% toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Vùng đầm phá còn có vai trò to lớn đối
với nghề nuôi trồng thủy sản, là vị trí chiến lược giao thông, du lịch quan trọng, là nơi
sinh sống của trên 30% dân số Thừa Thiên - Huế. Nhưng theo điều tra của nhiều nhà
nghiên cứu thì đa số dân cư vùng đầm phá này đều thuộc diện nghèo đói. Đời sống của
dân cư nói chung còn gặp nhiều khó khăn thu nhập thấp và bấp bênh, các mặt khác của
đời sống kinh tế xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế... còn rất lạc hậu thậm chí còn xuống
cấp. Cũng chính những điều đó lại tác động tiêu cực đến việc bảo vệ, khai thác, quản lý
các nguồn lực kinh tế vốn còn rất nhiều tiềm năng ở vùng đầm phá. Gần mười lăm năm
qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm chuyển đổi nền kinh tế
từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN. Nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có nhiều khởi sắc,
tạo sự sống động đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật sản xuất
hàng hóa, tạo tiền đề cho các quan hệ kinh tế xã hội phát triển. Phát triển sản xuất hàng
hóa đối với tỉnh vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay để nâng cao đời sống
cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đối với vùng đầm phá Thừa Thiên -
Huế sản xuất ở đây còn mang tính tự cung tự cấp, manh mún, phát triển kinh tế hàng hóa
vẫn còn là vấn đề mới. Do đó nghiên cứu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế
hàng hóa vùng đầm phá đang là yêu cầu khách quan cần thiết cho vùng kinh tế được coi
là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ
XI của Tỉnh Đảng bộ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong và
ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu vùng đầm phá Thừa
Thiên - Huế.
- Luận chứng "Bảo vệ tự nhiên đất ngập nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
tỉnh Thừa Thiên - Huế" của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tháng 10/ 1998. Do
Sở Khoa học, công nghệ và môi trường thực hiện.
- Dự án "Nghiên cứu quản lý nguồn lợi sinh học hệ đầm phá Tam Giang" của tổ
chức IDRC Canađa tài trợ do Đại học Huế thực hiện.
- Chuyên đề "Điều tra phương tiện, công cụ khai thác biển và đầm phá" của ủy
ban nhân dân tỉnh do Sở Thủy sản thực hiện.
- Hội thảo khoa học về "Đầm phá Thừa Thiên - Huế" do Bộ Khoa học công nghệ
- môi trường, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Bộ Thủy lợi phối hợp tổ chức.
- Chuyên đề "Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác đầm phá" của ủy ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Đề án "Định canh định cư dân đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996 -
2000" của Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế.
- "Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang" của Nguyễn Quang Vinh
Bình, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 1996.
Và nhiều đề tài khác của Đại học Huế, Viện Hải dương học Hải Phòng, Nha
Trang, Đại học Thủy lợi Hà Nội đã nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó
chủ yếu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của đầm phá hoặc nặng về nghiên cứu
ứng dụng, hoặc về nghiên cứu triển khai, hoặc về quản lý. Cho đến nay chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về thực trạng và hệ thống các giải pháp nhằm
phát triển kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì
vậy trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của những kết quả đã nghiên cứu và
bằng những nghiên cứu mới của mình tác giả chọn đề tài "Phát triển kinh tế hàng hóa
vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế" làm đề tài nghiên cứu, nhằm đóng góp những
ý kiến nhỏ bé vào phát triển kinh tế xã hội của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là luận giải những cơ sở khoa học về mặt kinh tế - xã hội,
môi trường và sinh thái cho giải pháp tổng thể khi xây dựng vùng đầm phá Tam Giang
thành vùng kinh tế hàng hóa phát triển.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau
đây:
+ Xác định cơ sở lý luận, quá trình hình thành và phát triển kinh tế vùng theo
hướng sản xuất hàng hóa.
+ Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế
những năm trước và sau trận lụt lịch sử, đồng thời xác định rõ nguyên nhân của những
tồn tại và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay.
+ Trình bày những định hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển kinh tế
hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những nhân tố, yếu tố kinh tế xã
hội tác động đến việc phát triển sản xuất thủy sản hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên -
Huế. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1995 đến nay. Không gian nghiên cứu là vùng
đầm phá Thừa Thiên - Huế.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là hệ thống những quan điểm cơ bản của kinh
tế chính trị học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về kinh tế
và các vấn đề liên quan đến kinh tế.
Luận văn được nghiên cứu từ góc độ kinh tế chính trị học, sử dụng hệ thống các
phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgíc, lịch sử và phương pháp so sánh... Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng một số phương pháp đặc thù như thống kê, mô hình hóa, điều tra
khảo sát thực tế nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng kinh tế - xã hội, đề xuất những giải
pháp có tính khả thi phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương 6 tiết, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: lý luận về kinh tế hàng hóa vùng và sự cần
thiết phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm
phá ở tỉnh thừa thiên - huế
5
1.1. Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng 5
1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
Thừa Thiên - Huế
28
Chương 2: thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa vùng
đầm phá thừa thiên - huế và những vấn đề
đặt ra
33
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa
Thiên - Huế
33
2.2. Những vấn đề bức xúc đặt ra cần khắc phục để phát triển
kinh tế hàng hóa ở vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế
61
Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp
nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế
hàng hóa vùng đầm phá thừa thiên - huế
71
3.1. Những quan điểm định hướng về phát triển kinh tế hàng hóa
vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế
71
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế
hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế
79
Kết luận 92
danh mục Tài liệu tham khảo 94
Chương 1
Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng và sự cần thiết
phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
1.1. Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng
1.1.1. Khái niệm kinh tế hàng hóa vùng, kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
Thừa Thiên - Huế
Mỗi quốc gia là sự hợp thành của các lãnh thổ địa phương khác nhau. Mỗi nền
kinh tế cũng là sự hợp thành của các ngành, các lĩnh vực và vùng kinh tế. Theo cấp độ bộ
phận hợp thành, vùng kinh tế và các lãnh thổ địa phương có chung các đặc điểm và tính
chất của các tiểu hệ thống trong hệ thống lớn theo qui mô cả nước. Tuy nhiên lãnh thổ
của mỗi địa phương là địa giới không gian và nội dung quản lý của nhà nước trên không
gian xác định đó. Còn vùng kinh tế lại thể hiện giới hạn của một không gian vận động và
phát triển của các ngành, các yếu tố và các lĩnh vực kinh tế. Trên thực tế quá trình phát
triển của nền kinh tế chính là tổng hợp sự phát triển của các vùng kinh tế hợp thành. Mọi
hoạt động của bất cứ chủ thể kinh tế nào cũng đều vận động và phát triển trên những địa
bàn nhất định. Các chương trình dự án phát triển chỉ được tiến hành và đạt kết quả cụ thể
trong mỗi vùng kinh tế cụ thể. Do những phương pháp xác định và phân định vùng không
giống nhau nên có các quan niệm khác nhau về vùng kinh tế. Tuy nhiên, đặc trưng của
các vùng kinh tế là phải gắn với một lãnh thổ địa bàn không gian nhất định, trên đó có
những hoạt động phát triển kinh tế xã hội đặc thù. Một vùng kinh tế nhất thiết phải là một
quy mô lãnh thổ, song không nhất thiết phải xác định một cách ràng buộc theo quy mô
diện tích lớn hay nhỏ; vấn đề là ở chỗ các hoạt động kinh tế xã hội trên đó phải được tiến
hành phát triển một cách bình thường trong những điều kiện bình thường so với các vùng
khác.
Trong tác phẩm "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" Lênin đã đưa ra khái
niệm về vùng kinh tế hàng hóa đặc trưng, thông qua việc phân tích về các "vùng ngũ cốc
thương phẩm", "miền chăn nuôi có tính chất thương phẩm", "sự phân hóa của nông dân
trong vùng sản xuất sữa", "vùng trồng lanh", "nghề trồng rau và nghề trồng cây ăn quả để
bán". Lênin không giới hạn ở khuôn khổ phân chia địa giới hành chính, Người viết:
"Vùng ngũ cốc thương phẩm - vùng này bao gồm những miền biên khu phía Nam và phía
Đông phần nước Nga thuộc Châu Âu, các tỉnh thảo nguyên xứ Nga mới và Đông sông
Vôn - ga. Tại đây đặc điểm của nông nghiệp là có tính chất quảng canh và sản xuất ra rất
nhiều lúa mì để bán" [28, 312]. Lênin đã lấy 8 tỉnh và chỉ rõ ở đó người ta trồng nhiều
nhất là lúa mì, tức là loại lúa chủ yếu để xuất khẩu. Với diện tích đất trồng lúa mì chiếm
"37,6% đến 58,8%" [28, 312]. Theo Lênin việc xác định vùng kinh tế trong điều kiện cụ
thể của nước Nga Xô viết, với qui mô đang được nói đến là kinh tế miền Nam, có thể căn
cứ vào nguyên tắc kinh tế chuyên môn hóa gắn với tính chất thương phẩm của các ngành
kinh tế và đồng thời cũng căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế được xác định trong vùng.
Chung quy lại là việc phân định vùng kinh tế căn bản dựa trên nguyên tắc kinh tế, không
phụ thuộc vào địa giới lịch sử hành chính. Các tỉnh khác nhau nhưng có điều kiện phát
triển sản xuất những loại hàng hóa giống nhau tạo thành vùng kinh tế hàng hóa.
Đặc thù của mỗi vùng kinh tế là cơ sở phát triển riêng có của vùng đó như tài
nguyên, nhân văn, tỷ trọng khác nhau giữa các ngành hay tiểu vùng. Mức độ tương đồng
nhất định về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng được bố trí phù hợp với sự phân công và
chuyên môn hóa chung trong nền kinh tế lại tạo nên những tiền đề của mối liên hệ giữa
các vùng, là cơ sở của mối liên kết, ràng buộc lẫn nhau của các vùng. Sự khác nhau giữa
các vùng kinh tế chủ yếu là ở những hoạt động kinh tế đặc thù nhất định của vùng, làm
cho mỗi vùng hoàn toàn không đồng nhất với các vùng khác: "Chúng ta nói sang một
miền khác rất quan trọng của CNTB nông nghiệp ở Nga, tức là: miền ở đó không phải
ngũ cốc chiếm ưu thế, mà sản phẩm chăn nuôi chiếm ưu thế... Năng suất của súc vật ở
đây là nhằm phục vụ công nghiệp sữa và toàn bộ nông nghiệp đều nhằm đạt được thật
nhiều sản phẩm hàng hóa thật quý thuộc loại đó" [28, 319]. Trạng thái phát triển đặc thù
trong phân công lao động xã hội đã quy định tính độc lập của các vùng chỉ ở mức độ
tương đối. Chính đặc điểm thống nhất nhưng không đồng nhất này là yếu tố căn bản,
quyết định các vùng trở thành các tiểu hệ thống trong hệ thống chung của nền kinh tế.
Là tiểu hệ thống nên mỗi vùng cũng có cấu trúc hệ thống riêng đặc thù, bao gồm
các tiểu vùng, hợp thành từ các địa phương với những đặc điểm và điều kiện phát triển
trên cùng không gian vùng, song lại có những dị biệt nhất định, hoặc về tài nguyên sinh
thái hoặc về đặc điểm nhân văn, hoặc về trình độ công nghệ kỹ thuật. Song mức độ khác
biệt này không tạo nên những phân biệt rõ rệt trong trạng thái phát triển và bên cạnh đó,
mức độ gắn kết giữa các tiểu vùng dựa trên những cơ sở vững chắc hơn do có chung
những đặc điểm đặc trưng của toàn vùng.
Sau cách mạng Tháng Mười khi thực hiện kế hoạch "điện khí hóa toàn Nga"
Lênin cho rằng vấn đề phân định và phát triển các vùng kinh tế một cách khoa học có ý
nghĩa lớn lao và Người tán thành bản báo cáo về phân vùng kinh tế của ủy ban kế hoạch
nhà nước gửi cho hội nghị lần thứ III của Ban chấp hành trung ương toàn Nga. Bản báo
cáo cho rằng: Vùng kinh tế là một tổng thể sản xuất đặc biệt, nó có thể cho phép liên hợp
cao độ các nhiệm vụ kinh tế, đó là nội dung biện pháp xây dựng vùng kinh tế mà các
công trình của chúng ta lấy làm cơ sở. Biện pháp đó cho phép phân chia quốc gia ra
thành các vùng thực hiện những chức năng riêng trong bộ máy kinh tế chung của đất
nước, có nghĩa là biến quốc gia thành một bộ máy kinh tế hoàn chỉnh dựa vào sự hợp tác
của vùng sản xuất. Nhờ đó mà kết hợp được sự thống nhất giữa phân công lao động xã
hội với việc mở rộng sáng kiến của các địa phương trên cơ sở kế hoạch chung.
Thực tiễn của nền kinh tế Xô viết về bố trí cơ cấu và phát triển các vùng kinh tế
theo các năng lực kinh tế và chuyên môn hóa đã hoàn toàn chứng minh sự đúng đắn của
Lênin về vấn đề này.
Tuy nhiên, với bản chất không ngừng phát triển và hoàn thiện, học thuyết Mác -
Lênin cũng như các luận thuyết kinh tế của học thuyết này đòi hỏi phải thường xuyên
được bổ sung bằng thực tiễn kinh tế xã hội đang không ngừng vận động phát triển và gắn
liền với những thành tựu tiên tiến của khoa học, kỹ thuật. Do đó, cho đến nay, với bối
cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, bên cạnh những nguyên tắc không thể phủ định của việc
phân định và bố trí phát triển các vùng kinh tế và thực tiễn phát triển của kinh tế thị
trường; cơ sở phát triển các vùng kinh tế lãnh thổ đã và đang tiếp tục được bổ sung và
hoàn thiện, nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực phát triển của các vùng, nâng cao trình
độ phân công và chuyên môn hóa trong nền kinh tế, phát triển đất nước bền vững.
Trong kinh tế học phát triển, khi phân tích về kinh tế vùng người ta đã lưu ý đến
khái niệm vùng thông qua việc phân định các loại vùng. Có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm dựa trên chiến lược phát triển cụ thể trong từng giai đoạn của quốc gia đã
phân loại vùng trọng điểm hay vùng chương trình. Vùng này nằm trong quy hoạch chiến
lược phát triển dài hạn của đất nước, là trung tâm có tác dụng thúc đẩy các vùng khác
trong tổng thể nền kinh tế phát triển. Vùng chương trình có thể là vùng phát triển toàn
diện các ngành kinh tế, nhưng cũng có thể lựa chọn các ngành mũi nhọn cho từng giai
đoạn phát triển của vùng phù hợp với nhu cầu của quốc gia. Các quan điểm khác xem xét
mối tương quan giữa thành thị và nông thôn lại phân chia vùng kinh tế thành thị và vùng
kinh tế nông thôn ngoại vi, theo đó ngoại vi được bố trí trong chiến lược phát triển đô thị
và phục vụ cho quá trình đô thị hóa...
Qua sự phân tích lý luận về kinh tế vùng trên đây theo chúng tôi có thể rút ra một
số điều kiện phân định vùng kinh tế là:
- Một lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau.
- Trình độ phát triển kinh tế tương đối đồng nhất trong địa bàn.
- Có đặc trưng của các nguồn lực phát triển tương đồng nhau.
- Các nhóm xã hội và xu hướng vận động của các nhóm xã hội. Quan hệ kinh tế
của các nhóm xã hội, của các doanh nghiệp, của các đơn vị hành chính... có tác dụng thúc
đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các vùng lân cận.
- Đặc trưng khác biệt của vùng với các vùng khác.
- Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Như vậy, có thể hiểu vùng kinh tế (hay tiểu vùng kinh tế) là một lãnh thổ có điều
kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau, có các nguồn lực phát triển tương đồng
nhau với trình độ phát triển kinh tế tương đối đồng nhất, có các nhóm xã hội quan hệ với
nhau có tác dụng thúc đẩy kinh tế của vùng và của các vùng lân cận.
Đối với nước ta sau khi giành chính quyền đất nước được phân định thành các
liên khu, phù hợp với điều kiện quản lý hành chính và kinh tế trong thời gian đó. Sau khi
hòa bình được lập lại yêu cầu của công cuộc khôi phục đất nước và phát triển nền kinh tế
đã đặt ra nhiệm vụ xác định nhu cầu và năng lực phát triển của đất nước trên từng vùng
lãnh thổ, khả năng bố trí các ngành kinh tế trọng điểm trên mỗi địa phương, mỗi khu vực.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra nhiệm vụ: phải phân bố hợp lý
sức sản xuất ở đồng bằng, trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy
hoạch từng bước các vùng kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng với
nhau. Đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa III) tháng 7/1961 về phát
triển nông nghiệp đã đặt vấn đề phân vùng nông nghiệp và xác định cách phân vùng nông
nghiệp, sử dụng một cách hợp lý nhất các tài nguyên phong phú của đất nước và sức lao
động của nhân dân. Thời gian này ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Nông
nghiệp xây dựng dự án phân chia miền Bắc thành bốn vùng nông nghiệp lớn và gồm 46
tiểu vùng. Dự án này đã được chính phủ xem xét nhưng chưa được chính phủ phê chuẩn.
Sau năm 1975 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đặc biệt chú ý đến vấn đề phát triển
vùng và xác định tiến hành phân vùng, quy hoạch sản xuất để phát triển tất cả các vùng,
sớm hình thành những khu vực lớn, sản xuất tập trung, chuyên môn hóa. Đại hội đã phân
định nước ta thành bốn vùng kinh tế lớn là: Vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng miền
núi và vùng miền biển. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã phân định nước ta thành
bảy vùng kinh tế gồm: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông
Nam Bộ, Duyên hải Trung bộ, Khu bốn cũ và Thanh Hóa, miền núi và trung du phía bắc,
Tây Nguyên. Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng kế thừa cách phân định vùng kinh tế
của Đại hội V. Đến Đại hội VIII của Đảng, việc phân định các vùng kinh tế cơ bản lại
được đề cập theo quan điểm là dựa trên cơ sở tiềm năng và chuyên môn hóa hoàn toàn,
không phụ thuộc vào không gian địa lý lãnh thổ theo đó nền kinh tế quốc dân được phân
định thành bốn vùng lớn là: Vùng kinh tế đô thị, vùng đồng bằng, vùng miền núi, vùng
kinh tế biển. Theo cách phân loại này chỉ có thể làm căn cứ cho việc đánh giá và sử dụng
một cách tổng hợp các nguồn lực tài nguyên phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô, nhưng
lại gặp trở ngại trong quá trình quy hoạch và thực thi phát triển các dự án theo chiến lược
phát triển tổng thể của cả nước. Vì vậy trên thực tế chính phủ đã tiến hành tổ chức nền
kinh tế trên quy mô lãnh thổ bao gồm tám vùng: 1. Vùng Tây Bắc, 2. Vùng Đông Bắc, 3.
Vùng đồng bằng sông Hồng, 4. Vùng Bắc Trung bộ, 5, Vùng Nam Trung Bộ, 6. Vùng
Tây Nguyên, 7. Vùng Đông Nam Bộ, 8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng đã nêu định hướng phát triển các
vùng lãnh thổ theo 6 vùng, đó là:
1- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
2- Đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm Bắc Bộ.
3- Duyên hải Trung Bộ và vùng trọng điểm miền Trung.
4- Vùng Tây Nguyên.
5- Vùng miền Đông Nam Bộ và trọng điểm phía Nam.
6- Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 1993 bắt đầu một giai đoạn mới về phát triển kinh tế vùng ở nước ta. Về
quy mô, thời gian và không gian tất cả các vùng kinh tế này đều đồng thời được tiến hành
xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể, thực hiện các cuộc điều tra cơ bản và toàn diện
để lập nên các căn cứ khoa học và thực tiễn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế vùng.
Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước, trong đó có kinh tế vùng không chỉ
là những nỗ lực quan trọng của công tác quản lý và chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung,
mà thực sự là bước nhảy vọt trong lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế vùng. Quá trình
phân vùng đã chú trọng đến các chỉ tiêu giá trị theo tính chất đặc thù về kinh tế sinh thái
và nhân văn của mỗi vùng để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn hóa theo quy mô
vùng. Lần đầu tiên trong nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện các vùng kinh tế phát triển
trọng điểm (còn gọi là các tam giác tăng trưởng) đó là:
1. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
2. Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu.
3. Quảng Nam - Đà Nẵng - Dung Quất
Cách xác định các vùng kinh tế phát triển trọng điểm này phản ánh rõ đặc trưng
bố trí các cực phát triển chủ yếu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nó cũng phù hợp
với các điều kiện địa lý không gian của nước ta theo ba miền Bắc, Trung, Nam. Đây là ba
vùng kinh tế trọng điểm có điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhịp độ chung của cả
nước, cung ứng cho cả nước nhiều sản phẩm và dịch vụ cần thiết, phát huy vai trò trung
tâm về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật, là cửa ngõ giao
lưu quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay nhiều tỉnh có hàng loạt các đô thị mới đã được hình
thành trên cơ sở phân định ranh giới hành chính và nâng cấp quản lý đầu tư các trung tâm
phát triển mũi nhọn, việc "phát triển ba vùng trọng điểm phải kết hợp chặt chẽ, phục vụ
và thúc đẩy cho sự phát triển các vùng khác và cả nước, tạo điều kiện để các doanh
nghiệp ở vùng trọng điểm mở rộng kinh doanh và đầu tư ra các vùng khác" [18, 214].
Kinh tế vùng trọng điểm phát triển trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất hàng hóa.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các
phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Hình thức tổ chức kinh tế xã hội đầu tiên của loài
người là kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Kinh tế hàng hóa là sự phát triển kế tiếp kinh tế
tự nhiên trên cơ sở phân công lao động đã phát triển trong nền kinh tế tự nhiên và dần
dần mang tính đối lập với kinh tế tự nhiên. Các Mác cho rằng, phân công lao động xã hội
là cơ sở của mọi nền sản xuất hàng hóa: "lao động được phân công một cách có hệ thống,
nhưng sự phân công này được thực hiện không phải bằng cách các công nhân trao đổi
những sản phẩm của cá nhân họ với nhau. Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân
độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa" [29,
61].
Như vậy vừa có sự phân công lao động vừa phải có những người chủ sở hữu
khác nhau có tính tách biệt tương đối giữa các chủ thể sản xuất họ trao đổi sản phẩm cho
nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua nó. Theo Lênin: "Sản xuất hàng hóa chính
là cách tổ chức của nền kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất
cá thể riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành
thử muốn thỏa mãn các nhu cầu của xã hội thì cần phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản
phẩm trở thành hàng hóa) trên thị trường" [27, 106]. Đó là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội
trong mối quan hệ giữa người với người thể hiện thông qua quan hệ trao đổi mua bán
hàng hóa trên thị trường. Thị trường vừa là môi trường lưu thông hàng hóa đồng thời nó
là một nhân tố của quá trình tái sản xuất xã hội, là sự giao tiếp giữa người sản xuất với
người tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường trực tiếp hướng dẫn các đơn vị
kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mặt hàng, quy mô công nghệ và hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tiểu vùng kinh tế là một bộ phận trong kết cấu chung của vùng kinh tế. Phát
triển kinh tế hàng hóa của vùng hay tiểu vùng đều nhằm thúc đẩy việc tích tụ, tập trung
sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ,
đổi mới tổ chức sản xuất vừa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vừa giảm chi
phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Xác định ngành mũi nhọn đối với từng vùng để sản
xuất, cải tạo phương pháp tập quán sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất... đồng
thời phát triển nhiều ngành nghề khác, thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, mở rộng thị
trường. Kinh tế hàng hóa của vùng phát triển sẽ thúc đẩy và mở rộng việc giao lưu kinh
tế, văn hóa của vùng với các vùng khác trong địa phương cũng như trong cả nước, góp
phần tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của cả nước. Muốn vậy phải "tạo điều
kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của
mỗi vùng để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý" [18, 209]
Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế (hoặc gọi là tiểu vùng trong vùng kinh tế nói
chung) có đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa lý, địa hình... hình thành nên một vùng riêng
biệt có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa với những tiềm năng vốn có của vùng. Đầm
phá Tam Giang có địa hình ven bờ với độ cao không quá 10 m, lòng đầm phá hình lòng
chảo hợp thành từ các con sông, có độ sâu từ 0, 5 đến 1, 5 m; hình thành một lạch triều
ngầm có độ sâu trung bình 2m sâu dần về phía cửa Thuận An đạt 4,5 đến 5 m. Đầm phá
Tam Giang là một hệ thống gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau: khu hệ thực vật bao gồm
thực vật phù du, thực vật nhỏ sống ở đáy, rong biển, thực vật thủy sinh bậc cao, thực vật
bậc cao. Khu hệ động vật có: động vật phù du, động vật đáy, khu hệ cá và chim. Do đặc
điểm địa hình hệ sinh thái phức tạp, đan xen nhau nên có nhiều cách hiểu và xác định
phạm vi về vùng đầm phá khác nhau:
Theo ngư dân qua kinh nghiệm sống bằng nghề chài lưới trên vùng đầm phá cho
rằng: Đầm phá Tam Giang là một hệ thống nối liền nhau, "đầm" có mức nước cạn hơn
phá (độ sâu 0,5 đến 1,5 m), còn "phá" sát với biển hơn và có các cửa thông ra biển, đầm
có độ rộng phẳng hơn so với phá. Có nơi địa hình của đầm khép kín có lạch thông ra phá
(như đầm Lăng Cô) ở đây đầm được hiểu như là ao, chuôm...
- Theo cách tiếp cận của các nhà khoa học môi trường trong việc quản lý các dự
án về đầm phá cho rằng: Đầm phá Tam Giang là một hệ thống gồm nhiều hệ sinh thái
khác nhau, có quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Nằm giữa
biển và lục địa, giữa nước mặn và nước ngọt, giữa hữu hạn và vô hạn là nơi giao lưu của
cái này và cái kia, và tất nhiên đầm phá cũng có cái riêng của mình. Chính sự phức tạp
của tự nhiên mà tạo nên sự phức tạp trong các vấn đề xã hội.
- Theo các nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội cho rằng xét việc phát triển kinh tế -
xã hội của một vùng sẽ chịu tác động của các nhân tố chủ trương, đường lối, chính sách
và đầu tư theo góc độ hành chính nên phạm vi vùng sẽ được xác định theo đường ranh
giới hành chính cấp xã. Do vậy đầm phá Tam Giang bao gồm phần đất liền của 31 xã ven
đầm phá và phần vực nước của đầm phá.
- Cũng có cách nhìn đầm phá từ góc độ khác cho rằng: Đầm phá Tam Giang là
một tạo hình thủy vực độc đáo được coi như một vụng biển ven bờ biển nhiệt đới ẩm,
gồm bốn yếu tố cấu thành: Vực nước, cồn cát, cửa biển, và các cửa sông chính đổ vào
đầm phá.
Vận dụng tư tưởng của Lênin về kinh tế vùng và từ các cách tiếp cận ở các góc
độ khác nhau cho thấy vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế cũng có các đặc trưng của một
vùng kinh tế, do vậy nó có đủ các nhân tố hình thành một tiểu vùng kinh tế hàng hóa, là
một bộ phận của kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đầm phá có giới hạn trong một khu
vực địa lý riêng biệt mang tính đặc thù. Vì vậy, theo chúng tôi, vùng kinh tế đầm phá
Tam Giang có các đặc trưng của một tiểu vùng kinh tế hàng hóa: đó là một lãnh thổ trong
vùng kinh tế biển miền Trung thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, có điều kiện tự nhiên và vị trí
địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá mang tính chất của vùng
biển và đồng bằng. Đặc trưng của nguồn lực phát triển kinh tế là thủy sản. Nó được hình
thành tổng hợp từ các loại hình kinh tế phổ biến là kinh tế hợp tác và cá thể tiểu chủ tự
chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tác động qua lại lẫn nhau thúc đẩy
sự phát triển của vùng đầm phá và của các vùng lân cận cũng như nền kinh tế của tỉnh
Thừa Thiên - Huế.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm
phá Thừa Thiên - Huế
Thừa Thiên - Huế là tỉnh có vị thế địa lý quan trọng, là một trong bốn tỉnh nằm
trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung và nằm ở trung độ của cả nước.
Có đường quốc lộ số 1 và đường sắt quốc gia đi qua nối hai miền Nam Bắc; nằm trên dải
đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km, với các dạng địa hình rừng
núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển... Trong đó rừng núi chiếm 70% diện tích tự
nhiên. Địa hình phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây
của tỉnh chủ yếu là núi đồi, tiếp đến là lưu vực của các con sông tạo nên các bồn trũng
đồng bằng, ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích 22.000 ha. Có cửa
biển và cảng Thuận An, có vịnh Chân Mây với độ sâu 10 - 14 m có khả năng xây dựng
cảng biển nước sâu cho khu vực miền Trung. Huế có sân bay Phú Bài thuận lợi cho giao
lưu trong cả nước và quốc tế.
Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên 5.009,2 km2 chiếm 1,51% tổng diện tích
tự nhiên của cả nước. Theo tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 1994, phân bố diện
tích đất tự nhiên của Thừa Thiên - Huế
như sau:
Bảng 1: Phân bố diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên - Huế
Tổng
diện tích
đất
tự nhiên
Đất khu
dân cư
Đất
nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Diện
tích mặt
nước
nuôi
trồng
thủy sản
Đất
chuyên
dùng
Đất
chưa sử
dụng
Cả nước
- Số tuyệt
đối (ha)
32.835.9
64
732.842,
9
6.342.69
3,5
12.055.2
39
318.342,
6
1.218.62
5,9
12.168.2
19
- Cơ cấu
(%)
100 2,2 19,3 36,7 1,0 3,7
Khu Bốn
cũ
- Số tuyệt
đối (ha
5.053.82
7
125.838 590.732 2.146.03
8
16.930 180.323
- Cơ cấu
(%)
100 2,5 11,6 42,5 0,3 3,6
Thừa
Thiên -
Huế
- Số tuyệt
đối (ha
454.945 9.088,4 41.306,2 214.474 854,2 15.214 174.008,
7
- Cơ cấu
(%)
100 2,0 9,1 47,1 0,2 3,3 38,2
Nguồn: [15, 160].
Qua số liệu của bảng cho thấy, đất nông nghiệp Thừa Thiên - Huế chiếm tỷ lệ
9,1% diện tích đất tự nhiên thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước và khu Bốn cũ - đất
lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 47,1% trong khi đó của cả nước là 36,7%, khu Bốn cũ là
42,5%. Với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hầu hết là vùng đầm phá chiếm 0,2%
diện tích đất tự nhiên.
Thừa Thiên - Huế có trên 100 điểm khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn có giá trị kinh
tế đáng kể. Biển và đầm phá có nhiều chủng loại thủy hải sản với trên 500 loài tôm cá
trong đó có 35 - 40 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng khai thác hàng năm 30 - 40
nghìn tấn. Thừa Thiên - Huế có ưu thế nuôi trồng thủy sản với diện tích 22.000 ha mặt
nước vùng đầm phá có khả năng đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh
tế cao như tôm sú, tôm bạc, cua, sò huyết, vẹm xanh... có rong câu chỉ vàng là nguồn
nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến agar.
Từ năm 1996 đến nay nền kinh tế của tỉnh tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng.
Tổng sản phẩm xã hội thời kỳ 1996 - 2000 tăng 35,4% (nhưng do thiệt hại của trận lụt
lịch sử cuối năm 1999 nên bình quân mỗi năm chỉ đạt 6,3%). Hầu hết các ngành và các
thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ
289 USD năm 1995 lên 378 USD năm 2000, gấp 1,7 lần so với năm 1990 (chưa đạt so
với kế hoạch năm 2000 thu nhập bình quân là 460 USD). Những nhân tố phát triển kinh
tế hàng hóa của tỉnh trong các ngành nghề được thể hiện:
- Công nghiệp: Chiếm 32,7% trong GDP năm 2000, tăng 6,3% so với năm 1995.
Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,1%, đóng góp 60% tổng thu ngân sách. Một
số ngành có lợi thế so sánh được chú trọng đầu tư tạo năng lực sản xuất mới, phát triển
quy mô đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Nông nghiệp: Bao gồm nông - lâm - thủy sản chiếm 22,3% trong GDP, giảm
8,2% so với năm 1995. Giá trị xuất khẩu tăng 1,7% năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã
chuyển dịch ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Du lịch - dịch vụ: Năm 1995 chiếm tỷ trọng 43,1%, tăng lên 45% năm 2000.
Đây là ngành Thừa Thiên - Huế có thế mạnh, cơ sở vật chất dịch vụ du lịch được tăng
cường các loại hình du lịch ngày càng đa dạng, hấp dẫn như: du lịch sinh thái, du lịch nhà
vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội ... Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển đa
dạng, bảo đảm nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng, nền kinh tế chuyển mạnh
sang sản xuất hàng hóa. Kinh tế nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của
tỉnh. Năm 1995 chiếm 30% GDP, tăng lên 37,41% năm 2000. Doanh nghiệp nhà nước
đảm nhận các khâu then chốt và các lĩnh vực trọng yếu như: sản xuất công nghiệp, xây
dựng hạ tầng cơ sở, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ... giữ vai trò tác động, thúc đẩy các
thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế hợp tác được củng cố và tổ chức lại theo Luật Hợp
tác xã góp phần quan trọng trong việc củng cố quan hệ sản xuất định hướng XHCN. Các
hình thức hợp tác trong sản xuất và kinh tế hộ ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức
đa dạng phong phú. Kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển mạnh trong hoạt động thương mại,
tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế tư bản tư nhân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng,
dịch vụ kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cả hai thành
phần kinh tế tư nhân và cá thể quy mô sản xuất chưa lớn, nhưng đã phát huy tính năng
động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, giải quyết
việc làm. Chiếm tỷ trọng từ 47 - 48% trong GDP của tỉnh. Kinh tế tư bản nhà nước và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy số lượng không nhiều nhưng được đầu tư công nghệ
tiến bộ, có năng lực quản lý nên đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng bình quân
34,8%/năm. Chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất và nộp ngân sách
của tỉnh [46, 2-7].
Trong năm năm từ 1996 - 2000 tỉnh đã chú trọng đến việc xây dựng kết cấu hạ
tầng cơ sở, đó là điều kiện rất cơ bản bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn của tỉnh. Chương trình điện khí hóa đã
cơ bản hoàn thành. Toàn tỉnh đã có 90,16% số xã có điện và 76% số hộ sử dụng điện. Hệ
thống cấp nước phát triển mạng lưới phân phối được cải tạo, số hộ được sử dụng nước
sạch ngày càng tăng. Giao thông phát triển cả ở đô thị và nông thôn phục vụ nhu cầu đi
lại, giao lưu kinh tế văn hóa của nhân dân. Hệ thống thủy lợi được ưu tiên đầu tư và đang
từng bước phát huy tác dụng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái. Cơ
sở vật chất của các ngành giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, y tế, thể dục -
thể thao đều được tăng cường.
Văn hóa - xã hội là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế
hàng hóa. Vì vậy trong những năm vừa qua tỉnh đã tập trung phát triển sự nghiệp giáo
dục cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học
tập ngày càng lớn của nhân dân. Các trung tâm y tế huyện, xã được xây dựng và nâng
cấp. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân
số năm 1999 đạt 1,78%. Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều đóng góp tích cực trong
việc tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng nền văn hóa mới như: làng văn
hóa, bưu điện văn hóa xã, gia đình văn hóa mới, cụm dân cư không có người sinh con thứ
ba ... Khơi dậy và phát huy truyền thống nhân ái giúp đỡ nhau trong những khi hoạn nạn
thiên tai. Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ, tỷ lệ đói nghèo
giảm từ 23,5% năm 1996 xuống 17% năm 1999. Giải quyết việc làm cho 12000 lao
động/năm, trong đó kinh tế tư nhân và hợp tác chiếm 90%. Công tác chăm sóc người có
công, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được quan tâm thu hút sự
tham gia rộng rãi của các cơ quan, đoàn thể và toàn dân. Các hoạt động từ thiện đem lại
kết quả thiết thực. Việc cứu nạn, cứu trợ đồng bào bị thiên tai trong cơn lũ 1999 được
quan tâm kịp thời có hiệu quả.
Những nhân tố trên đây đã tác động rất mạnh đến quá trình phát triển kinh tế
hàng hóa của tỉnh nói chung và kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế nói riêng. Kinh
tế vùng đầm phá chịu ảnh hưởng chi phối rộng lớn của cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng tốt, bước đầu phát huy được thế mạnh của tỉnh,
góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong
đó, dân cư vùng đầm phá cũng được giải quyết một phần cơ bản. Doanh nghiệp nhà nước
giữ vai trò tác động thúc đẩy kinh tế vùng đầm phá như: xây dựng hạ tầng cơ sở, tài
chính, tín dụng, điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất cho
giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao... tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa
vùng phát triển.
Ngoài sự tác động chung của các nhân tố trên còn có những nhân tố cụ thể tác
động đến sự phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đó là:
- Về điều kiện tự nhiên: vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế nằm trong ô tọa độ vào
khoảng 16015' -16042' vĩ bắc và 107022' - 107057' kinh đông là một vùng đất ngập nước
cỡ lớn kéo dài 68 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách thành phố Huế 7 km và các
huyện lỵ ven bờ 0,5 - 9 km về phía Tây Nam. Vùng đầm phá Tam Giang nối đường thủy
của 5 trong 8 huyện của tỉnh gồm các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú
Vang, Phú Lộc. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh vùng đầm phá Tam Giang thuộc đất
ngập nước tự nhiên và là nước lợ. Căn cứ vào tính chất phân dị, chức năng sinh thái có
thể phân chia chúng thành 10 kiểu thuộc 4 nhóm là: Nhóm đất ngập nước phủ thực vật,
nhóm đất ngập nước không phủ thực vật, đất ngập nước thường xuyên và đất ngập nước
khác đã được sử dụng. Bao gồm Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung, đầm Chuồn,
đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô tạo thành hệ đầm phá. Đất đai vùng đầm phá
chủ yếu là đất xấu nghèo chất dinh dưỡng gồm các nhóm đất: đất cát biển, đất cát mặn,
đất lầy và than bùn, đất đầm phá nuôi trồng thủy sản, các loại đất khác... đất ở đây cho
năng suất thấp, muốn canh tác có hiệu quả đòi hỏi phải được cải tạo tích cực.
Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế có khí hậu khắc nghiệt, bức xạ mặt trời của khu
vực thuộc loại cao có thể đạt 234,15 kcal/cm2/năm. Mùa hè lượng mây thấp (4/10) nắng
nhiều đạt trung bình 170 giờ - 240 giờ/tháng. Mùa đông lượng mây cao(8/10) gây mưa
nhiều trung bình 2744 mm/năm cao hơn so với cả nước (1900 mm/năm). Nhiệt độ không
khí trung bình 25,20C bằng trung bình so với cả nước nhưng cao hơn so với miền Bắc,
nhiệt độ thấp nhất 8,80C, cao nhất 400C. Vùng đầm phá chịu ảnh hưởng chung của gió
Đông Bắc (mùa đông) và gió Tây Nam (mùa hè). Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của từ 0 - 4
cơn bão kèm theo mưa lớn và dài ngày gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, tư liệu sản
xuất đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như nông nghiệp nói chung.
Thủy văn vùng đầm phá chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn (sông) và
hải văn (biển), mực nước đầm phá biến đổi không đồng nhất giữa các vị trí trong đầm
phá và giữa đầm phá với biển. Mùa nắng mức nước đầm phá luôn thấp hơn mức nước
biển từ 5 cm - 15 cm (so với đỉnh triều) ở phá Tam Giang và 25cm - 30 cm ở đầm Cầu
Hai. Mùa mưa mức nước cao hơn mức nước biển từ 70cm - 97cm. Dòng chảy trong đầm
phá hỗn hợp nhiều thành phần gồm dòng chảy sông, dòng chảy gió và các dòng triều
phân với tốc độ và hướng thay đổi theo mùa. Sự trao đổi nước giữa đầm phá và biển qua
cửa biển thay đổi phức tạp theo mùa tác động đến các yếu tố thủy hóa của toàn vùng.
Vùng cửa sông gần như ngọt về mùa mưa và không còn phân tầng, độ muối trong khoảng
0,02% - 0,2% và lợ về mùa khô khoảng 1,3% - 11,4%. Vùng lòng chảo đầm phá có độ
muối cao hơn và phân tầng về mùa khô. Độ muối trong khoảng 18,2% - 24,1% (tầng
mặt), 22,2% - 25,4% (tầng đáy) và về mùa mưa 3,4% - 11,9% (tầng mặt) và 5,2% - 12,1%
(tầng đáy). Vùng cửa phá 27,2% - 32,4% (tầng mặt) và 29,4 - 32,3% (tầng đáy) vào mùa
khô. Còn mùa mưa 15,1% - 22,6% (tầng mặt), 23,2% - 23,5% (tầng đáy). Độ muối cao
nhất ở cửa phá và thấp nhất ở cửa sông.
- Về nguồn lợi thủy sản: vùng đầm phá là nơi giàu nguồn lợi thủy sản và tài
nguyên khác. Khu hệ cá đầm phá Tam Giang phong phú và đa dạng với 233 loài cá thuộc
125 giống, 62 họ khác nhau chúng gồm có ba nhóm sinh thái: Nhóm cá biển chiếm 65%
tổng số loài
Nhóm cá nước lợ khoảng 19,3% số loài
Nhóm cá nước ngọt chiếm 15,7% số loài.
Nguồn lợi này cho sản lượng cao và có thể đánh bắt quanh năm(như bộ cá trích,
cá mối, cá đồi, cá dìa, cá chép, cá dầy, cá bống, cá song, cá hồng, cá khế, cá liệt ...). Cá
đầm phá không to bằng cá biển nhưng ngon nên được tiêu thụ mạnh và một số loài đang
là đối tượng thủy sản xuất khẩu.
Vùng đầm phá có 12 loài tôm thuộc 3 họ trong đó có nhiều loài có giá trị cao như
tôm sú, tôm bạc, tôm rằn, tôm đất ... có thể khai thác quanh năm đặc biệt là tháng tư và
tháng chín. Ngoài cá và tôm vùng đầm phá còn có cua, trai, vẹm xanh, sò huyết... có giá
trị kinh tế cao.
Vùng đầm phá Tam Giang có 73 loài chim trong đó có 34 loài di cư và 39 loài
định cư trong đó có 28 loài có giá trị kinh tế cao, 25 loài được ghi trong danh mục bảo vệ
nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu, một loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Vùng đầm phá có nhiều loài thực vật có giá trị thực tiễn lớn được khai thác dùng
làm phân bón gồm tảo biển, thực vật có hoa. Các loài thực vật là đối tượng khai thác để
sản xuất agar như rong câu thuộc ngành tảo đỏ.
Vùng cát trắng ven phá giáp với biển là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất
thủy tinh pha lê, ngoài ra còn có một số vùng cát đen là nguyên liệu sản xuất titan.
Tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy hải sản là điều kiện thuận lợi để phát triển công
nghiệp chế biến các loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao.
Sự kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa xã hội tạo ra sự
phong phú trong du lịch sinh thái. Khả năng phát triển du lịch ở vùng biển và đầm phá là
rất lớn, đặc biệt là các loại hình du lịch bằng tàu thuyền trong sự liên quan mật thiết với
trung tâm du lịch Huế. Từ vùng đầm phá các tuyến du lịch có thể thông ra biển và nhiều
vùng du lịch trong toàn tỉnh bằng đường thủy rất thuận lợi. Vùng đầm phá còn là nơi
cung cấp nguồn đặc sản thủy sản phục vụ khách du lịch. Cảng Thuận An là nơi ra vào
của hàng nghìn tấn hàng của các con tàu từ biển vào đất liền trên phá Tam Giang. Chân
Mây là vịnh nước sâu đã được Chính phủ cho phép tỉnh đầu tư xây dựng vào tháng
7/2000.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội: vùng đầm phá có tổng dân số là 314.500 người,
chiếm trên 30% dân số của toàn tỉnh. Có 39.025 hộ gia đình, bình quân 8 người/1 hộ. Tỷ
lệ lao động chiếm khoảng 40,9% dân số trong đó lao động nữ chiếm 55,9%. Lao động
nông nghiệp cao nhất ở các xã thuộc huyện Phong Điền chiếm 85%; thấp nhất ở các xã
thuộc huyện Phú Lộc là 42%. Lao động thủy sản trung bình chiếm 20%. Mật độ dân số
trung bình 399 người/km2; tỷ lệ tăng dân số 1,9%. Trong cộng đồng dân cư các xã vùng
đầm phá có một bộ phận sống du cư trên mặt nước với khoảng 1.200 hộ (10.000 người).
Đông nhất là dân thủy diện huyện Phú Vang có 652 hộ (3.512 người) và 1.479 lao động;
sau đó là huyện Phú Lộc có 3.304 dân cư thủy diện. Thực tế cho thấy ngư dân thủy diện
đầm phá là những người có tín ngưỡng và tâm linh sâu đậm hướng vào nghề đánh bắt
trên đầm phá. Với những trắc ẩn của thiên nhiên vốn chứa đựng nhiều yếu tố thần linh,
vô hình, siêu hình... trình độ dân trí thấp, đa số mù chữ, trẻ em thất học nhiều, dân số tăng
nhanh, các tệ nạn xã hội phát triển. Những năm vừa qua chương trình phổ cập giáo dục
tiểu học đã được triển khai ở hầu hết các xã, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Dân cư đầm phá
Thừa Thiên - Huế nói riêng và dân cư Huế nói chung cuộc sống ảnh hưởng tư tưởng của
Nho giáo và Phật giáo từ bao đời nay. Văn hóa làng, xã với nếp sống truyền thống luôn
tôn vinh quá trình giáo dưỡng cho nhân dân đạo lý làm người, có ý thức tôn sư trọng đạo,
xây dựng thực hiện kỷ cương gia đình và xã hội. Vùng đầm phá có lợi thế về giao thông
nhưng chưa khai thác được cho nên việc đi lại của dân còn cách trở dẫn đến tình trạng
yếu kém về trình độ văn hóa, mức sống của dân cư trong vùng nói chung còn thấp và
không đồng đều giữa các khu vực, điều kiện hưởng thụ văn hóa thấp, tỷ lệ mù chữ cao so
với toàn tỉnh. Nhìn chung, đời sống văn hóa, tinh thần của dân cư vùng đầm phá còn
nghèo nàn lạc hậu. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội vùng đầm phá tương đối ổn
định. Tuy nhiên, số người vượt biên khá lớn sau năm 1975, hiện nay hồi hương trở về
ngày càng đông. Trên địa bàn có nhiều hoạt động viện trợ nhân đạo, hoạt động từ thiện...
của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo ở quy mô nhỏ; trong đó có cả việc vận
động dân cư đi chùa, đi nhà thờ ngày càng nhiều.
Về hệ thống giao thông phát triển ở cấp huyện, vùng đầm phá chủ yếu là đường
cấp phối liên thôn liên xã. Điện lưới về hầu hết các xã trong các huyện, trên thực tế chỉ
khoảng 45% - 50% dân số các xã dùng điện cho sinh hoạt và sản xuất thấp hơn mức
chung của cả tỉnh. Nguồn nước ngọt cho sinh hoạt rất khó khăn trong mùa hè. Thông tin
liên lạc còn hạn chế tuy nhiên các trung tâm dân cư ven biển và đầm phá đều có trung
tâm bưu chính viễn thông. Hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn vùng
đã được hình thành, nhưng hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện, trạm xá bị xuống cấp
nghiêm trọng, đội ngũ y, bác sĩ thiếu... Như vậy với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
vùng đầm phá nếu khai thác đúng và hết tiềm năng to lớn của vùng sẽ trở thành những
yếu tố rất tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa của vùng.
- Các mối quan hệ cơ bản: mối quan hệ gắn bó giữa các vùng, các ngành, các
khâu, các yếu tố là cơ sở để phát huy và khai thác có hiệu quả lợi thế của vùng, nâng cao
khả năng chuyên môn hóa của vùng, góp phần làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động
trong nền kinh tế. Mối quan hệ liên kết vùng không những khơi dậy các nguồn lực phát
triển nội tại của vùng, mà còn tạo nên các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng mới có tác dụng
kích thích các hoạt động kinh tế của các vùng khác ngành khác cùng phát triển. Vai trò
quan trọng nhất của mối quan hệ giữa vùng kinh tế là phát huy được lợi thế so sánh đặc
thù của mỗi vùng. Đồng thời còn trở thành một trong những ngoại lực tác động trực tiếp
vào cấu trúc kinh tế của vùng và kết cấu xã hội của vùng tạo nên những cấu trúc hợp lý
tương quan giữa "nội lực" và "ngoại lực" trong quá trình phát triển của từng vùng và của
nền kinh tế. Các mối quan hệ cơ bản nhằm phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
Thừa Thiên - Huế đó là:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất, bao gồm các yếu tố
đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất và tái sản xuất như: sức lao động, tư liệu sản
xuất (tàu thuyền, lưới các loại, te, rớ, nò sáo...), yếu tố về vốn khoa học kỹ thuật tạo điều
kiện cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản hiện nay. Lưu
thông hàng hóa là một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất hàng
hóa "Trước khi trao đổi những vật A và B chưa phải là hàng hóa và chỉ có nhờ sự trao đổi
thì chúng mới trở thành hàng hóa" [29, 119]. Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển cao
thị trường lưu thông hàng hóa càng đóng vai trò quan trọng. Trong nền kinh tế hàng hóa
thị trường là "bàn bay vô hình" điều tiết và kích thích sản xuất, tiêu dùng thông qua tác
động của giá cả và quan hệ cung cầu hàng hóa ở thị trường. Vì vậy tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm hết sức quan trọng. Mặt khác thông qua thị trường đòi hỏi người sản
xuất luôn phải cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế
biến sản phẩm, từ đó giảm giá thành sản phẩm hàng hóa. Các yếu tố của quá trình sản
xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu ách tắc ở yếu tố nào đó sẽ dẫn đến thiệt hại
lớn, vì do đặc điểm của sản phẩm là sản phẩm tươi sống.
Thứ hai, mối quan hệ giữa các ngành tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa vùng
đầm phá phát triển. Trước đây dân cư đầm phá sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và đánh
bắt thủy sản mang tính tự cung tự cấp. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh từ năm 1995
đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng làm giàu cho các hộ nuôi trồng.
Vì vậy phát triển ngành thủy sản của vùng đầm phá có mối quan hệ với các ngành khác
đó là: quan hệ với ngành chế biến "Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và công
nghiệp hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời hướng mạnh về xuất
khẩu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cao" [18, 179].
Đối với thủy sản vùng đầm phá nhiều loại có giá trị cao, phát triển công nghiệp chế biến
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chế biến thủ công phổ biến hiện nay của ngư
dân ven phá chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và một số tỉnh miền Trung.
Quan hệ với ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp trồng rừng ven biển đầm
phá, đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ. Đây là những ngành mà ngư dân vừa đánh bắt
nuôi trồng vừa kiêm thêm các nghề đó, tạo thu nhập bảo đảm đời sống cho dân cư, từ đó
tạo điều kiện cho sản phẩm nuôi trồng được đem ra trao đổi mua bán thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển.
Điều kiện tự nhiên vùng đầm phá cho phép phát triển du lịch sinh thái góp phần
tạo nên sự phong phú đa dạng trong ngành du lịch của Thừa Thiên - Huế đó là: các lăng
tẩm, các chùa, suối, thác biển, vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn tự nhiên trên vùng
đầm phá... Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thuận lợi tạo điều kiện cho mối
quan hệ giữa ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản phát triển cùng với sự phát triển, mở
rộng của ngành du lịch.
Dân cư vùng đầm phá còn có các ngành nghề khác như: chằm nón Huế, làm thợ
xây, thợ mộc, đan tre mây, đan vá lưới... Tuy nhiên các nghề này phát triển tự phát và
còn rất nhỏ bé từ đời này sang đời khác là ngành nghề truyền thống nhưng chưa phát
triển theo sản xuất hàng hóa, chủ yếu tranh thủ thời gian nông nhàn để làm, do đó chưa
tính đến giá thành của sản phẩm, chủ yếu lấy công làm lãi và sản xuất phục vụ nhu cầu
tiêu dùng, góp thêm vào phần thu nhập của gia đình.
Thứ ba, vùng đầm phá trải qua 5 trong 9 huyện, thành phố của Thừa Thiên - Huế.
Vì vậy mối quan hệ giữa vùng đầm phá với các huyện rất chặt chẽ thông qua sự quản lý
hành chính của 5 huyện và tỉnh. Chiếm 1/3 dân số của tỉnh, vùng đầm phá là thị trường
tiêu thụ các sản phẩm khác của các vùng khác trong toàn tỉnh. Đồng thời sản phẩm của
vùng đầm phá hầu hết có mặt trên thị trường tiêu thụ của các chợ địa phương trong tỉnh.
Đặc sản của đầm phá cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch tại
Huế. Chính điều đó tạo điều kiện cho sản xuất của vùng phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa.
Thứ tư, mối quan hệ của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế với các vùng khác
trong cả nước như: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Tiền Giang là những vùng đã cung
cấp tôm, cá, sò... giống cho vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế. Thông qua ngành công
nghiệp chế biến sản phẩm của đầm phá Thừa Thiên - Huế được tiêu thụ ở nhiều tỉnh
trong cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu sang thị trường EU, Nhật
Bản, Đài Loan, Singapo.
Thứ năm, vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế có mối quan hệ trực tiếp với thành
phố Huế, là địa bàn được các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Huế quan
tâm như: giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, kết cấu hạ tầng, chương trình xóa đói giảm
nghèo... Các cơ quan kinh tế chi phối trực tiếp đến vùng đầm phá như Sở Thủy sản, Sở
Khoa học, công nghệ và môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông
nghiệp phát triển nông thôn... đã tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa vùng đầm phá phát
triển. Đầm phá là nơi có khả năng thu hút nguồn đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, con
người từ thành phố nhằm phát triển kinh tế vùng; đầm phá còn là nơi tạo ra sự phong phú
thêm trong du lịch của thành phố Huế.
Thành phố Huế là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của đầm phá tạo điều
kiện khuyến khích sản xuất hàng hóa vùng đầm phá phát triển thị trường. Thành phố Huế
là nơi cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho dân cư vùng đầm phá.
Thành phố Huế cũng là nơi giải quyết một phần lao động dư thừa cho vùng đầm phá, thu
hút họ vào các ngành nghề thủ công như: may mặc, nghề thêu, nghề mộc, nghề thợ xây,
sửa chữa xe các loại và thu hút vào thương nghiệp buôn bán thủy hải sản cũng như buôn
bán nhỏ các mặt hàng khác. Các công ty chế biến thủy sản chủ yếu đóng trên địa bàn
thành phố Huế. Vì vậy vùng đầm phá là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu tạo điều kiện
cho các công ty chế biến trên địa bàn thành phố Huế hoạt động.
Tóm lại, từ sau khi mở rộng thị trường, lấy thị trường làm điểm xuất phát của sản
xuất. Các mối quan hệ kinh tế vùng đầm phá ngày càng được mở rộng cùng với việc thực
hiện đa dạng hóa sản phẩm, đã tạo ra được vùng nuôi trồng thủy sản hàng hóa có sản
lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn vùng
đầm phá, biến các vùng đất hoang vu trước đây trở thành vùng sản xuất hàng hóa. Thực
hiện chuyển đổi từng bước cơ cấu kinh tế trong vùng cho phù hợp với lợi thế của đầm
phá. Nuôi trồng thủy sản của vùng đã và đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu. Những nhân tố phát triển kinh tế hàng hóa nói chung và những
nhân tố phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế được đề cập
ở trên đã tác động một cách tích cực đến phát triển kinh tế hàng hóa của vùng đầm phá
Thừa Thiên - Huế. Khai thác tốt điều kiện tiềm năng của vùng đầm phá sẽ thúc đẩy kinh
tế hàng hóa vùng phát triển.
1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên
- Huế
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, phát triển kinh tế hàng hóa là một
tất yếu khách quan do lực lượng sản xuất nước ta còn rất thấp, còn tồn tại nhiều thành
phần kinh tế khác nhau. Sự phân công lao động xã hội gắn với sự tồn tại nhiều chủ sở
hữu khác nhau như các thực thể kinh tế độc lập. Trong điều kiện đó việc trao đổi sản
phẩm giữa các chủ thể sản xuất với nhau phải thông qua thị trường, sản phẩm trở thành
hàng hóa. "Các hàng hóa không thể tự mình đi tới thị trường và trao đổi với nhau" [29, 114].
Vì vậy các chủ thể trong quá trình sản xuất phải chú ý đến thị trường, tuân theo quy luật
kinh tế thị trường về giá cả, lợi nhuận, cạnh tranh và quan hệ cung cầu để có thể tồn tại
và phát triển. Đó cũng là tất yếu để phát triển kinh tế hàng hóa.
Nằm trong nền kinh tế hàng hóa nói chung việc phát triển kinh tế hàng hóa vùng
nói riêng cũng là tất yếu khách quan. Kinh tế vùng muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất thì phải xã hội hóa và chuyên môn hóa lao động. Quá trình đó chỉ có thể diễn ra
một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa, chỉ có đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
mới làm cho kinh tế vùng phát triển năng động. Trong nền kinh tế tự nhiên do bản chất
của nó tự cung, tự cấp cho nên chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. Trong cơ chế thị trường
người sản xuất tự chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình làm ra, sản xuất chịu sự tác
động của quy luật giá trị, do đó người sản xuất luôn quan tâm đến việc tiêu thụ hàng hóa
trên thị trường sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận. Điều đó làm cho kinh
tế vùng trở nên sôi động; quá trình phân công lao động trong vùng phát triển, sản phẩm
trong vùng được tạo ra ngày càng phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con
người. Nông sản hàng hóa bán ra ngày càng nhiều làm tăng thu nhập cho người lao động,
các ngành nghề phát triển tạo nhiều việc làm cho nông dân.
Quá trình phát triển kinh tế vùng thành kinh tế hàng hóa cũng là quá trình thúc
đẩy sự tiến bộ kỹ thuật của vùng, hình thành nên những nhân tài quản lý kinh tế và lao
động thành thạo cho vùng là dấu hiệu quan trọng sự tiến bộ kinh tế của vùng. Phát triển
kinh tế hàng hóa vùng là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ cấp bách, để chuyển
vùng kinh tế từ lạc hậu thành vùng kinh tế sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển hiện
đại, hòa nhập vào nền kinh tế hàng hóa đang từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước ta. Phát triển kinh tế hàng hóa là con đường đúng đắn để phát triển lực
lượng sản xuất khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của vùng.
Thực tiễn gần mười lăm năm đổi mới đã chỉ ra rằng việc chuyển sang mô hình
kinh tế hàng hóa là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình đó đối với kinh tế vùng chúng ta
bước đầu đã khai thác được tiềm năng trong vùng đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật ở các
vùng khác trong nước cũng như thu hút sự đầu tư vốn, kỹ thuật của nước ngoài đối với
vùng, giải phóng được năng lực sản xuất phát triển lực lượng sản xuất của vùng.
Vùng đầm phá Tam Giang là một bộ phận lãnh thổ quan trọng của tỉnh Thừa
Thiên - Huế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Vùng đầm
phá Tam Giang có nhiều tiềm năng về: nguồn lợi thủy sản phong phú, có nhiều loại đặc
sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, có nhiều khoáng
sản quan trọng với trữ lượng khai thác khá lớn, chất lượng tốt. Đầm phá là vùng du lịch
sinh thái hấp dẫn có lợi thế trong giao thông thủy, có cảng nước sâu... với tiềm năng thế
mạnh đó Nghị quyết số 11-NQ/TU của tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế về phát triển kinh tế -
xã hội vùng biển và đầm phá Thừa Thiên - Huế giai đoạn 1998 - 2005 đã nêu rõ "Phát
huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế xã hội vùng biển và
đầm phá trở thành vùng phát triển năng động toàn diện, bao gồm thủy sản, du lịch, nông -
lâm - công nghiệp chế biến, từng bước hình thành vùng kinh tế mở để thu hút đầu tư
nước ngoài, thực sự là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có môi
trường sinh thái bền vững" [45, 3].
Vì vậy, phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá là cần thiết khách quan nhằm
khai thác mọi tiềm năng vốn có của vùng, phát huy cao độ nội lực và lợi thế so sánh của
vùng. Kết hợp khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, sử dụng tối đa mặt
nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước
hiện đại hóa phương tiện khai thác, phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá, tạo sự
chuyển biến về cơ bản và toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời
bảo đảm giữ gìn, bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi, tránh khai thác
cạn kiệt hủy hoại tài nguyên. Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo cơ chế thị trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường,
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, động viên nhân dân huy động sức lao động
và đồng vốn vào phát triển sản xuất. Nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh
để tranh thủ lợi thế bên ngoài, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư và công nghệ mới với lợi thế
so sánh của vùng nhằm phát triển vùng với tốc độ ngày càng cao.
Hiện nay, đa số dân cư vùng đầm phá ở Thừa Thiên - Huế thuộc diện đói nghèo,
ngoài nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản và làm nông nghiệp, các nghề thủ công khác vẫn
mang tính tự cấp tự túc. Do vậy phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá nhằm khắc
phục tình trạng tự túc tự cấp, du canh du cư trên đầm phá của hàng nghìn hộ dân đưa về
định cư, đẩy mạnh phân công lao động xã hội phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho
người lao động. Trình độ dân trí vùng đầm phá còn rất thấp kém vì vậy phát triển kinh tế
hàng hóa của vùng cũng nhằm góp phần thực hiện xóa mù nâng cao sự hiểu biết của
người dân, kích thích họ thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Đồng thời mở rộng giao
lưu kinh tế, văn hóa... của vùng với các ngành, các vùng, các địa phương khác, giữa kinh
tế trong vùng với kinh tế của tỉnh và của cả nước. Kinh tế đầm phá phát triển góp phần
thúc đẩy vùng kinh tế nông thôn của các huyện có đầm phá, vùng thành thị và các vùng
khác trong tỉnh cùng phát triển. Kinh tế hàng hóa vùng đầm phá phát triển sẽ tạo nguồn
lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp phần khắc phục sự mất cân
đối trong thu chi tài chính của tỉnh, góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu cho tỉnh nói riêng
và cả nước nói chung. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải tạo phương
pháp tập quán sản xuất, tập quán sinh sống làm cho năng suất lao động cá nhân và xã hội
tăng dần. Tạo ra sản phẩm đa dạng, dồi dào phong phú cho xã hội góp phần thúc đẩy
phân công lao động xã hội, thúc đẩy trao đổi hàng hóa mở rộng thị trường. Phát triển kinh
tế hàng hóa vùng đầm phá thực hiện quyền tự chủ, bình đẳng trong kinh doanh theo pháp
luật là cơ sở quan trọng để bảo đảm dân chủ, bình đẳng thực sự trong lĩnh vực kinh tế góp
phần khắc phục ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp còn tồn tại. Nó là cơ sở quan trọng
để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá vừa nhằm tạo điều kiện phát triển sản
xuất vùng, vừa nhằm đưa bộ phận dân cư có đời sống thấp kém nhiều mặt hòa nhập vào
cộng đồng xã hội tức là nhằm vào mục tiêu gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.
Tạo việc làm nâng cao thu nhập từ đó nâng cao mức sống cho dân cư, giải quyết chính
sách xã hội tăng cường xóa đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch về mức sống giữa các
tầng lớp dân cư trong vùng, chênh lệch mức sống giữa vùng đầm phá với các vùng khác
trong tỉnh cũng như trong toàn xã hội. Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá gắn liền
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho những ngành nghề mới phát huy lợi thế
của vùng. Như vậy, từ sự phân tích trên cho thấy phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm
phá là nhu cầu cần thiết và mang tính khách quan.
Tóm lại, kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế là một tiểu vùng kinh tế so với
các vùng kinh tế lớn trong cả nước. Nó có đầy đủ các điều kiện để hình thành một tiểu
vùng kinh tế; có các nhân tố, các mối liên hệ để phát triển kinh tế vùng trên cơ sở khai
thác các lợi thế của mỗi bộ phận, mỗi vùng trong nền kinh tế có tác dụng trực tiếp đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của vùng. Cấu trúc đan xen giữa vùng kinh tế hành chính và vùng
kinh tế đặc trưng của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế sẽ khắc phục trở ngại giữa tổ chức
không gian theo hướng chuyên môn hóa phù hợp với yêu cầu nâng cao trình độ phân công
của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể cũng
như tiến hành công tác quản lý hành chính vùng đầm phá. Phát triển kinh tế vùng đầm
phá thành vùng sản xuất hàng hóa là cần thiết khách quan nhằm phát huy lợi thế so sánh
về kinh tế, địa lý, tự nhiên của vùng, tạo điều kiện cho các hộ nói riêng và dân cư trong
vùng nói chung có khả năng làm giàu góp phần vào thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" như Đảng ta đã đề ra.
Chương 2
Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa
vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế
và những vấn đề đặt ra
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên -
Huế
2.1.1. Thực trạng các nhân tố phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá
Thừa Thiên - Huế
- Thực trạng về phân công lao động xã hội
Bàn về sự phân công lao động xã hội Các Mác viết: "Nếu chỉ xét riêng bản thân
lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn
như nông nghiệp, công nghiệp ... là sự phân công lao động chung và sự phân chia những
ngành sản xuất ấy thành loại và thứ, là sự phân công lao động đặc thù, còn sự phân công
lao động trong xưởng thợ là sự phân công lao động cá biệt " [30, 77].
Như vậy sự phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất thành
những ngành nghề khác nhau. Do có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ có thể sản
xuất một hoặc vài thứ sản phẩm. Thậm chí một ngành, một vùng cũng chỉ sản xuất một
hoặc vài thứ sản phẩm. Song nhu cầu để phục vụ cuộc sống của con người trong xã hội
lại đòi hỏi nhiều thứ sản phẩm của xã hội. Chính vì vậy trong xã hội xuất hiện sự trao đổi
sản phẩm và các hoạt động cho nhau dưới hình thức trao đổi hàng hóa. Có thể hiểu sự
phân công lao động xã hội phát sinh từ sự trao đổi giữa lĩnh vực sản xuất, vốn từ đầu đã
khác nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau. Do đó xuất hiện sự so sánh, sự chấp nhận và
thải loại sản phẩm, đồng thời xuất hiện cạnh tranh trong sản xuất. Kết quả của việc phân
chia các ngành sản xuất xã hội là hàng hóa làm ra được tốt hơn. Nhờ có phân công lao
động xã hội mà cả sản phẩm lẫn người sản xuất đều được cải tiến. Bàn về vấn đề này
Lênin đã khẳng định "sự phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hóa" [28, 21] nội
dung đó được thể hiện thông qua sự tồn tại và phát triển của cơ cấu kinh tế và thị trường.
Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế sản xuất mang tính tự cung tự cấp đầu tư thâm
canh ít, đất nghèo dinh dưỡng năng suất thấp. Thực trạng phân công lao động xã hội của
vùng hiện nay vẫn còn ở trình độ thấp. Một hộ gia đình còn làm nhiều nghề vừa đánh bắt
nuôi trồng thủy sản, vừa làm nông nghiệp, vừa chế biến thủy sản. Hoặc một hộ làm nghề
thủy sản kiêm thêm một ngành nghề khác. Tuy vậy sự phân công lao động xã hội trong
vùng cũng đã có những chuyển biến tích cực, hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch
dần cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông - lâm nghiệp sang khai thác nuôi trồng thủy sản, một
số địa phương nội vùng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này đã đạt được
nhiều khả quan, phát huy được lợi thế của vùng. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế một số hộ chuyên nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm, nuôi vẹm xanh, sò huyết, cá
nước lợ ... đã đúc kết rút kinh nghiệm trong sản xuất tạo điều kiện để thực hiện chuyên
môn hóa trong sản xuất. Ví dụ trong nuôi tôm sú hiện nay một số người lao động đã có
kinh nghiệm trong sản xuất từ việc chọn giống, thả giống, cho ăn, chăm sóc phòng bệnh
cho đến khâu thu hoạch. Vì vậy số hộ nuôi tôm có lãi đạt 80%, hộ hòa vốn 15%, hộ lỗ
5%. Điều đó cho thấy việc thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Quá trình phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất trong nuôi trồng
thủy sản đã giúp người lao động chuyển từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến,
nuôi bán thâm canh và thâm canh từ đó nâng cao năng suất lao động trong nuôi trồng.
Bằng nghề thủy sản đầm phá đang trực tiếp nuôi sống 12% dân số toàn tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Nếu so với lao động sống bằng nghề thủy sản toàn tỉnh thì đầm phá có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Bảng 2: Phân công lao động thủy sản vùng đầm phá
TT Chỉ tiêu
Ngành thủy
sản toàn tỉnh
Riêng vùng
đầm phá
Tỷ trọng
%
1 Tổng số lao động
(người)
33.084 25.726 77,76
2 Tổng số hộ 17.034 14.577 85,6
- Hộ khai thác 11.902 10.487 88,11
- Hộ nuôi trồng thủy sản 2.730 2.730 100
- Hộ chế biến 455 321 70,5
- Hộ kiêm nghề thủy sản 1.947 1.039 53,6
Nguồn: [54, 30].
Tất cả các chỉ tiêu cho thấy lao động vùng đầm phá chiếm trên 70% so với lao
động toàn ngành thủy sản. Sự phân công lao động cho các ngành nghề: khai thác, nuôi
trồng, chế biến, đều chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy đã có sự phân công lao động rõ
rệt đối với các ngành nghề. Một bộ phận dân cư làm nông nghiệp kiêm nghề thủy sản.
Trong lao động thủy sản có một bộ phận vừa làm nghề trên đầm phá vừa làm nghề biển.
Sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong sản xuất đã tạo điều kiện cho sản xuất
của vùng đầm phá phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, sự phân công lao
động và chuyên môn hóa trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản còn có những hạn chế thể
hiện: Nuôi trồng phát triển còn ở mức độ thấp, thiếu quy hoạch từ kiến trúc ao, đầm, khu
vực nuôi đến mối quan hệ với môi trường đầm phá. Kỹ thuật nuôi trồng còn lạc hậu,
manh mún và tự phát. Chưa thực hiện chuyên môn hóa trong khâu ươm tôm giống. Các
dịch vụ hỗ trợ thức ăn, phòng trừ và trị bệnh chưa được tốt. Mạng lưới cơ sở công nghiệp
liên quan đến thủy sản xét về trình độ thiết bị và công nghệ còn nhỏ bé, sản xuất thủ công
là chủ yếu, năng lực sản xuất yếu, năng suất lao động không cao. Đó là hệ thống cơ sở
đóng tàu thuyền và một bộ phận lớn chế biến thủ công. Việc phân công lại lao động tại
chỗ và điều chuyển lao động chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay sản lượng khai thác bị giới
hạn, yêu cầu mức sống lại tăng lên, nên số lượng lao động khai thác thủy sản sẽ dôi thừa
rất nhiều.
Bảng 3: Cân đối lao động khai thác trên đầm phá
Đơn vị tính: người
TT Năm Tổng số lao
động
Có việc làm Dôi thừa
1 1995 9.447 7.163 2.284
2 2000 10.487 6.482 4.005
Nguồn: [41, 15], [54, 14].
Theo số liệu trên cho thấy lao động khai thác thủy sản tăng chậm là do có sự
phân công lại lao động trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Lượng lao động dôi thừa
năm 2000 so với năm 1995 là 1721 người trong khi đó tổng số lao động chỉ tăng 1040
người. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều người làm nghề khai thác trên đầm phá
không có việc làm. Năm 2000 cứ 1,6 lao động khai thác dôi ra 1 người. Vì vậy gánh nặng
giải quyết việc làm cho nghề khai thác đầm phá đang được đặt ra. Một số lao động di
chuyển từ đánh bắt (khai thác) sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa theo ngành nghề sản xuất của vùng
đầm phá
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tính theo GDP có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Điều đó thể hiện sự khởi
sắc của nền kinh tế hàng hóa dựa vào lợi thế so sánh của một tỉnh có tiềm năng du lịch
phát triển. Thực tế hiện nay ngành công nghiệp và nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Trong đó sự phát triển kinh tế hàng hóa theo các ngành
nghề của vùng đầm phá đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ cấu kinh tế chung của
tỉnh. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản có bước chuyển dịch tích cực và phát triển với tốc độ
khá. Giá trị tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh tăng bình quân 11,95%/năm (từ năm 1995-
2000). Việc xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế vùng đầm
phá đang được định hướng nhằm từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn.
+ Sản xuất nông nghiệp: diện tích đất ven bờ sản xuất nông nghiệp là 17.700 ha,
chiếm 37,98% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó đất trồng lúa là 11.448 ha
chiếm 64,67% đất nông nghiệp của vùng, diện tích còn lại là đất trồng rau màu. Trên
50% số hộ làm nghề nông nhưng do diện tích đất đai ven đầm phá xấu, nghèo chất dinh
dưỡng, độ chua cao. Do ở vùng thấp trũng thường xuyên bị bão lụt nhiều vùng có khả
năng bị nhiễm mặn, ngập lụt vào mùa mưa nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khó
khăn. Vụ đông xuân năng suất lúa đạt 35-37 tạ/ha. Vụ hè thu bình quân 32-35 tạ/ha. Một
số diện tích đất quá xấu vốn đầu tư thiếu, năng suất quá thấp đã được chuyển sang trồng
màu và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi gia súc trong vùng còn gắn chặt với trồng trọt, tập
trung ở gia đình với quy mô nhỏ bé, lẻ tẻ, phân tán... về cơ bản chăn nuôi để lấy sức kéo,
phân bón và thực phẩm cho gia đình, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có chưa tính đến hiệu
quả kinh tế.
+ Sản xuất lâm nghiệp: chủ yếu là trồng rừng phòng hộ dọc theo vùng đất cát
giáp ranh giữa đầm phá và biển. Rừng phi lao có tác dụng chắn gió, chắn cát. Hiện nay đã
trồng được 5.871 ha rừng. Còn lại 1.253 ha đất cát cần phải được phủ xanh chiếm 7,6%
diện tích đất không có rừng toàn tỉnh.
+ Ngành thủy sản: là ngành chiếm vị trí quan trọng liên quan đến 2/3 dân số toàn
vùng. Đầm phá Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng nhưng so với các đầm phá khác
trong khu vực thì chỉ ở mức trung bình về phát triển kinh tế thủy sản. Lực lượng khai
thác chiếm gần 80% năng lực sản xuất thủy sản. Số lượng tàu thuyền khai thác trên đầm
phá có xu hướng tăng khá nhanh nhưng bình quân công suất tàu thuyền gần như không
thay đổi đáng kể. Tổng giá trị tàu thuyền khoảng 26 tỷ đồng. Bình quân giá trị tài sản cho
một lao động làm nghề chỉ khoảng 300.000 đ, điều đó nói lên sự nghèo khó của ngư dân
đầm phá.
Bảng 4: Tổng hợp số liệu tàu thuyền khai thác trên đầm phá
Năm
Tàu thuyền
1990 1995 1999 2000
Tổng số (chiếc) 3.110 4.694 5.665 4.367
Trong đó:
- Thuyền máy 1.014 1.528 2.797 2.262
- Thuyền thủ công 2.096 3.166 2.868 2.105
Nguồn: [34], [35], [39], [40].
Số liệu trên cho thấy thời kỳ 1990 - 1995 số lượng tàu thuyền thủ công tăng
nhanh hơn so với số lượng thuyền máy, phản ánh sản xuất nhỏ là phổ biến, dân không có
vốn để đầu tư. Thời kỳ 1995 - 1999 do nuôi trồng thủy sản phát triển thu nhập của dân cư
tăng lên các hộ vừa nuôi trồng vừa đóng thuyền đánh bắt, có thêm sự hỗ trợ của các
nguồn vốn cho vay ưu đãi nên số thuyền máy đã tăng lên 1.269 chiếc, bình quân 312
chiếc/năm (từ 1991-1995 bình quân 102 chiếc/năm).
Cuối năm 1999 cơn lụt lịch sử đã làm thiệt hại 1.424 thuyền, trong đó có 568
thuyền máy và 863 thuyền thủ công. Bằng nhiều nguồn giúp đỡ hỗ trợ năm 2000 toàn
vùng đã đóng thêm được 33 thuyền máy, 100 thuyền thủ công phục vụ sản xuất. Nhưng
so với năm 1999 số lượng thuyền vẫn giảm là 1.298 chiếc. Do đầm phá như một vịnh kín
mức nước nông và lặng sóng nên tàu thuyền khai thác thủy sản có công suất máy nhỏ tất
cả đều từ 8 đến 15 CV vừa để sử dụng khai thác vừa để vận chuyển hàng hóa. Phương
tiện khai thác thủ công chủ yếu là thuyền vỏ gỗ hoặc thuyền nhôm lắp máy hoặc chèo
tay. Tàu thuyền hoạt động gần như suốt ngày đêm nhưng trên thuyền hầu như chưa được
trang bị các máy móc, thiết bị khai thác, không có hệ thống cứu sinh, lao động trên thuyền
100% là thủ công. Công cụ khai thác đầm phá toàn vùng có 13 loại nghề chính được phân
thành hai nhóm là:
Nghề khai thác cố định: gồm các nghề chính như nghề sáo dẫn đầu về số lượng
với 2.078 (trộ) và phân bố trên các tuyến, mật độ dày tập trung ở Phong Điền, Phú Vang,
Phú Lộc đây là nghề cổ truyền của ngư dân đầm phá. Nghề đáy là nghề khai thác chính
thứ hai đặc biệt tập trung dày ở gần các cửa lạch vùng nước chảy lớn. Bình quân 1 hàng
dài 660m tùy khu vực và mỗi hàng có từ 4-38 miệng đáy hoạt động chủ yếu vào mùa
khô. Nghề này ảnh hưởng lớn đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản. Nghề rớ giàn có 250
(trộ) tập trung ở gần các cửa biển tại các vùng nước chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều;
nghề hoạt động vào ban đêm sử dụng đèn để tập trung cá. Nghề chuôm có 520 (trộ) tập
trung dày ở Phú Vang. Hiện nay có một tệ nạn đối với nghề này là dùng chất nổ đánh vào
các trộ chuôm để bắt cá. Nghề khai thác cố định có phương pháp khai thác đặc biệt là
nghề lưới dạy. Đối tượng khai thác là cá đồi, cá dầy... nghề này hoạt động nhiều ở Phú
Vang, Phú Lộc.
Nghề khai thác lưu động: hoạt động theo nguyên lý cá đóng mắt lưới. Đó là:
nghề lưới rê (thả, bủa) hoạt động khắp đầm phá hoạt động ban ngành, ban đêm tùy đối
tượng khai thác. Phương tiện chính là thuyền thủ công chèo tay, nghề này thu hút một
lượng lớn lao động. Hoạt động theo nguyên lý lọc nước bắt cá có các nghề: cào lươn hiện
có 254 cái, rê tôm ba lớp có 433 vàng (1 vàng = 6.000 m), lưới cua 691 vàng. Nghề giã
cào (nghề xiếc) sử dụng sức người để kéo giã, nay sử dụng thuyền máy để kéo, đây là
nghề gây xung đột nhiều với nghề cố định. Nghề te quệu được cải tổ từ nghề thủ công
nhỏ là nghề dũi, sử dụng gắn vào thuyền máy, hai nghề này bị liệt kê vào nghề cấm khai
thác. Tuy nhiên ngư dân làm nghề này rất nghèo, đây là nguồn thu nhập chính của họ, do
vậy dù biết bị cấm nhưng họ vẫn lén lút hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy
sản và xung đột với nghề khác.
Một loại nghề xuất hiện từ năm 1990 trở lại đây đã gây nguy hại đến môi trường
sinh thái và nguồn lợi thủy sản đó là nghề khai thác bằng xung điện (rà điện). Bằng nghề
khai thác này thủy sản từ con bé đến con lớn đều bị khai thác triệt để. Đối tượng khai
thác nghề này chủ yếu là nông dân tranh thủ lúc nông nhàn để cải thiện thêm.
Thiệt hại do lũ lụt 1999 số ngư cụ bị cuốn trôi là 2578 (trộ) và 127 tấn lưới các
loại.
Như vậy với tổng số ngư cụ khai thác như trên, vùng đầm phá hiện nay đang bị
tập trung khai thác với một cường độ cao hơn bao giờ hết. Số lượng ngư dân khai thác
đầm phá ngày một tăng. Theo số liệu tham khảo cứ bình quân 1 ha mặt nước đầm phá có
4 ngư dân và 2 loại ngư cụ khác nhau khai thác. Cứ 10 ha mặt nước có 2 thuyền khai
thác. Thời gian khai thác gần như liên tục. Các loại lưới khai thác không theo quy định về
kích thước mắt lưới cho từng loại nghề. Hoạt động khai thác tùy tiện và không định
hướng của ngư dân trong vùng đang làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy kiệt.
Nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Thừa Thiên - Huế khởi đầu từ năm 1977 đối
tượng chính là rong câu. Sau 10 năm diện tích rong câu là 357 ha. Tôm được đưa vào
nuôi chậm hơn so với rong câu, có thể nói phong trào nuôi tôm bắt đầu vào năm 1990,
đến năm 1993 nuôi tôm phát triển mạnh. Trong tình hình hiện nay, nuôi tôm trồng thủy
sản đã trở thành hướng chính trong chiến lược phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Đây cũng là biện pháp để sử dụng có hiệu quả tiềm năng của vùng đầm phá,
giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lực lượng lao động, cải thiện đời sống kinh tế xã
hội của dân cư vùng đầm phá. Đồng thời từng bước giảm dần áp lực khai thác nguồn lợi
thủy sản tự nhiên. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế tồn
tại các hình thức nuôi: nuôi quảng canh hiện nay phổ biến trong dân cư đó là hình thức
chắn sáo trên mặt nước để nuôi. Nuôi bán thâm canh, thâm canh là tạo hồ nuôi, có đầu tư
bơm nước, đèn... Hiện nay có nuôi quảng canh cải tiến. Đối tượng nuôi là tôm, cua, cá
các loại theo mô hình đơn canh, xen canh... Với cách nuôi này ngư dân vừa nuôi vừa thu
hoạch được cá tự nhiên. Nuôi trồng rong câu hiện nay không ổn định do phụ thuộc vào
môi trường tự nhiên, thị trường tiêu bị thu hẹp. Hạn chế trong nuôi trồng thủy sản là, thị
trường biến động, chưa chủ động con giống, kỹ thuật nuôi còn thấp kém. Chưa chú ý đến
các biện pháp nuôi tôm cua có giá trị kinh tế cao như cua trứng, tôm trứng, tôm lột...
Sản xuất tôm giống: trước mùa lụt 1999 toàn vùng có 6 trại nuôi ươm giống tôm.
Giống sản xuất tại chỗ có ưu điểm là phù hợp với môi trường, ít dịch bệnh được người
nuôi trồng chấp nhận. Tuy nhiên, việc sản xuất tôm giống vẫn bộc lộ những yếu điểm,
thiếu sót. Về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Sản xuất giống
mang tính tự phát, cò con, thiếu kế hoạch, vốn đầu tư thiếu, phụ thuộc vào thị trường tại
chỗ. Những năm qua nguồn tôm giống được mua từ Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thanh Hóa...
đem về nuôi ươm đủ kích thước được đem bán để nuôi. Việc tìm kiếm thị trường tôm
giống ở các tỉnh khác còn hạn chế. Các trại giống chưa chủ động tìm kiếm thị trường để
đáp ứng yêu cầu con giống đúng thời điểm. Sau trận lụt các trại giống đều hư hỏng nặng
trên dưới 50%, riêng trại giống Thuận An 90%, làm cho nguồn giống trên địa bàn thiếu
trầm trọng vào năm 2000. Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành cùng với địa phương
hướng dẫn dân vay vốn ưu đãi sửa chữa hồ nuôi, mua giống, thức ăn. Xác định lịch thời
vụ mới cho phù hợp với từng địa phương do sau lũ môi trường sinh thái đầm phá có
những biến đổi bất thường. Năm 2000 nguồn giống được mua từ các tỉnh phía nam đã
đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng của ngư dân vùng đầm phá, bảo đảm diện tích theo kế
hoạch đã đề ra.
Sản lượng khai thác đang có xu hướng chững lại trong vòng 10 năm trở lại đây ở
mức trên dưới 2.500 tấn/năm. So với năm 1973 sản lượng khai thác giảm gần 50% (năm
1973 đạt 4.517 tấn). Điều đó chứng tỏ nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm cạn kiệt,
do sự gia tăng dân số, tăng số lượng tàu thuyền, đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt,
khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm tăng, do
ngư dân ngày càng có kinh nghiệm trong sản xuất, mở rộng diện tích nuôi trồng. Sản
lượng thu hoạch được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Sản lượng thủy sản vùng đầm phá
Đơn vị tính: tấn
Thực hiện năm
Chỉ tiêu
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng sản lượng 3.432 3.970 3.908 3.700 3.879 3.900
Trong đó:
- Khai thác 2.632 2.927 2.700 2.500 2.640 2.500
- Nuôi trồng 800 1.043 1.208 1.200 1.239 1.400
Nguồn: [35], [36], [37], [38], [39], [40].
Kết quả sản lượng thu hoạch từ năm 1995 - 2000 cho thấy tổng sản lượng thủy
sản tăng bình quân 8,3%/năm. Khai thác đầm phá giảm (-1)%/năm thể hiện sự giảm sút
trong nguồn lợi thủy sản. Tốc độ tăng của thủy sản nuôi trồng là 11,8%/năm chứng tỏ
nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng phát triển tốt trên vùng đầm phá. Trọng tâm của
nghề nuôi trồng thủy sản là nuôi tôm, cua, cá nước lợ đã thực sự trở thành nghề hấp dẫn
thu hút nhiều người dân đầu tư. Năm 1999 là năm ngành thủy sản cả nước nói chung và
tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng hoạt động trong điều kiện rất khó khăn. Trong đó khó
khăn bao trùm nhất là thiên tai, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp từ đầu năm đến cuối
năm đặc biệt là đợt lụt cuối năm 1999 đã tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch năm
1999. Tuy nhiên lụt vào cuối năm cho nên kết quả thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu vẫn hoàn
thành: Khai thác đầm phá đạt 106,5% kế hoạch tăng 6,5% so với năm 1998; nuôi trồng
thủy sản đạt 112,6% kế hoạch, tăng 33% so với năm 1998. Năm 2000 là năm chịu hậu
quả trực tiếp của lụt ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản. Với kế hoạch 1.400 tấn
đến tháng 8/2000 đã hoàn thành kế hoạch.
Nhờ sự quan tâm của Trung ương, của ngành thủy sản, nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ
đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh, sự nỗ lực của ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế và sự giúp đỡ của các ngành các cấp
có liên quan trong khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt ổn định sản xuất, ổn định đời sống.
Cho nên các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 2000 đã được thực hiện đúng tiến độ kế
hoạch. Như vậy sự biến đổi của thời tiết, khí hậu không làm cho nuôi trồng thủy sản giảm
sút so với năm 1999 và cả năm 1998. Một số địa phương nghèo lần đầu tiên chuyển đất
trồng lúa (xấu) sang nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao.
+ Ngành chế biến thủy sản: chế biến thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo toàn giá trị sử dụng của sản phẩm từ nơi thu hoạch đến nơi tiêu dùng. Hiện nay toàn
tỉnh có 4 cơ sở chế biến thủy sản là: Công ty xuất khẩu thủy sản sông Hương, Công ty
thủy sản Thừa Thiên - Huế, Công ty phát triển thủy sản và Công ty TNHH công nghiệp
JASS FOOD (100% vốn của Đài Loan). Với công suất thiết kế 4000 tấn/năm trên thực tế
mới chỉ phát huy được 40% công suất. Một số cơ sở chế biến của tư nhân có công suất
nhỏ, sản phẩm chủ yếu là tôm, cá, nước mắm... Sản phẩm agar chế biến từ rong câu bị
mất thị trường tiêu thụ ở Đông Âu và Liên Xô, thị trường mới ở Trung Quốc, Nhật, Đông
Nam á chưa định hình chắc chắc. Do vậy Công ty rong biển - agar không hoạt động
được.
Chế biến thủy sản trong nhân dân vẫn mang tính thủ công sản xuất các sản phẩm
truyền thống. Đa số các hộ gia đình làm nghề chế biến thủy sản tập trung vào các mặt
hàng tôm rảo bóc vỏ, nước mắm, ruốc quết, mực khô, tôm chua, mắm sò, mắm cá... Đó là
những sản phẩm chế biến không đòi hỏi nhiều về vốn, kỹ thuật... là nghề truyền thống tạo
việc làm và thu nhập ổn định, luôn có lãi cho gần 500 hộ gia đình vùng ven biển và đầm
phá lãi từ 1,5 triệu đến 143 triệu đồng/năm (bình quân đạt 31,1 triệu đồng). Lao động làm
nghề chế biến thủy sản hầu hết là phụ nữ. Thực trạng chế biến thủy sản vùng đầm phá
cho thấy nghề chế biến thủy sản tồn tại và phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu đặc thù
của địa phương vùng đầm phá. Đây là hướng phát triển đúng đắn có tác dụng thúc đẩy
sản xuất và nâng cao đời sống của ngư dân. Trong những năm gần đây số lượng sản
phẩm thủy sản chế biến ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 1995 là 1.328 tấn đến năm
2000 ước đạt 2.000 tấn, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm. Cơ cấu các chủng loại mặt
hàng ngày càng phong phú. Số lượng lao động được giải quyết ngày càng nhiều, giá trị
kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao. Trong cơ cấu mặt hàng thủy sản chế biến đã tạo ra
những sản phẩm riêng có trên cơ sở điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng.
Các ngành nghề hỗ trợ cho dân cư vùng đầm phá phát triển thủy sản, bảo đảm ổn
định và nâng cao đời sống đó là: mạng lưới cơ sở công nghiệp, dịch vụ nghề cá, các ngành
nghề khác. Mạng lưới cơ sở công nghiệp liên quan đến thủy sản xét về trình độ thiết bị và
công nghệ đó là hệ thống cơ sở đóng tàu thuyền và sửa chữa nông cụ nhỏ bé, sản xuất thủ
công là chủ yếu, năng lực sản xuất yếu, năng suất không cao. Hiện nay có 7 cơ sở đóng
thuyền trong đó có 1 cơ sở nhà nước, 5 cơ sở của tư nhân và 1 cơ sở của hợp tác xã.
Các đơn vị chuyên dịch vụ kỹ thuật giống tôm, Trung tâm giống Thuận An bị lũ
cuốn trôi chưa khôi phục lại được hiện còn 5 cơ sở trại tôm giống của công ty cung ứng
giống và các trại giống khác của tư nhân, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa có cơ
sở sản xuất thức ăn cho tôm, cá nguồn thức ăn trên thị trường là của Thái Lan và Đà
Nẵng. Cầu cảng bến cá phục vụ cho vùng đầm phá hầu như chưa có. Hệ thống thủy lợi đê
bao và ao hồ, nuôi trồng thủy sản đã được cải tạo. Trong toàn vùng đã hình thành những
tuyến đê bao ngăn mặn và phòng chống lũ lụt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Nhưng
những đê bao này không kiên cố do không có vốn, hoặc vốn của dự án thiếu nên không
hoàn thành được các hạng mục.
- Thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai
Vùng đầm phá có quan hệ mật thiết với gần 49.888 ha đồng bằng và 19.000 ha
đất cát ven biển. Đây là vùng đất xấu nghèo chất dinh dưỡng gồm các nhóm đất cát biển,
đất mặn, đất chua, đất phù sa, đất úng nước, đất lầy và đất than bùn. Đất đồng bằng được
sử dụng hết để trồng lúa và hoa màu nhưng cho năng suất thấp, đất cát trồng được 5.871
ha rừng, một số mô hình trồng rừng trên đất cát chưa được tổng kết rút kinh nghiệm và nhân
rộng.
Với diện tích 22.000 ha của mặt nước vùng đầm phá có 4.170 ha được quy hoạch
là diện tích nuôi trồng thủy sản.
Bảng 6: Kết quả diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
Đơn vị: ha
Thực hiện năm
Chỉ tiêu
1995 1996 1997 1998 1999 2000
- Diện tích nuôi tôm cua cá 830 1.102 1.162 1.296 1.626 1.850
- Diện tích trồng rong câu 360 437 437
Cộng tổng diện tích 1.190 1.539 1.599 1.296 1.626 1.850
Nguồn: [35], [36], [37], [38], [39], [40].
Qua số liệu cho thấy tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng bình quân hàng năm
là 13,7%. Đối với diện tích trồng rong câu đến năm 1997 không phát triển thêm, sang năm
1998 đến nay diện tích còn lại không đáng kể. Diện tích nuôi tôm, cua, cá tăng hàng năm,
một số đất mặn, xấu cho năng suất lúa thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Do sự
biến động của khí hậu mùa tôm năm 2000 xuất hiện tôm tự nhiên di cư đến vùng tôm nuôi,
tôm này cho sản lượng thấp, tốn thức ăn..., một số điểm tôm chết do phát hiện sớm đã được
xử lý kịp thời nên hầu hết diện tích nuôi trồng đều phát triển tốt.
Chương trình 773 của Thủ tướng chính phủ ngày 21/12/1994 về khai thác, sử dụng
đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước, đã được ngành thủy sản Thừa Thiên -
Huế triển khai xây dựng "Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Thừa
Thiên - Huế" được Bộ Thủy sản và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt năm 1995.
Dự án đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng trên các bãi triều
theo hình thức quảng canh cải tiến, kết hợp với việc định cư các hộ thủy diện trên vùng
đầm phá trong những năm vừa qua và cho những năm tiếp theo.
Bến cảng Thuận An là nơi ra vào của số lượng lớn tàu thuyền khai thác biển, đầm
phá và tàu hàng hóa (nhưng chủ yếu là tàu biển vào). Hiện nay với sự phát triển của nền
kinh tế nói chung, kinh tế Thừa Thiên - Huế nói riêng đã làm cho cảng này trở nên quá
tải. Dự án cảng Chân Mây có độ sâu từ 10m - 14m cho các tàu thuyền có trọng tải lớn ra
vào đã được chính phủ phê duyệt tháng 7-2000. Dự kiến năm 2001 sẽ khởi công và năm
2003 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các bến bãi khác dân cư tự cập bến neo đậu thuyền
trên đầm phá để giao lưu mua bán thủy sản, chưa được đầu tư xây dựng.
- Thực trạng về sử dụng vốn và vốn đầu tư chuyển giao công nghệ
Vốn hiện nay đang là nguồn lực khan hiếm ở nước ta cũng như các nước đang
phát triển. Vốn đầu tư tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế. Vốn tạo điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, khai thác hợp lý và khôi phục tài
nguyên môi trường sinh thái. Thực trạng nguồn vốn sử dụng cho đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản hiện nay ở vùng đầm phá còn gặp rất nhiều khó khăn. Dân vùng đầm phá rất
nghèo để chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, hoặc từ khai thác tự nhiên
sang nuôi trồng thủy sản, vốn thiếu trầm trọng. Theo quy định của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn một hộ nuôi trồng thủy sản được vay 10 triệu đồng không
phải thế chấp. Với mức này nếu sản xuất nông nghiệp có thể nói là nguồn vốn đầu tư lớn
nhưng với nuôi trồng thủy sản mới chỉ đáp ứng được từ 20-30% nhu cầu của một hộ tùy
theo diện tích nuôi trồng. Sự hỗ trợ của nhà nước còn rất nhỏ so với nhu cầu, từ năm
1995 - 2000 nguồn vốn hỗ trợ đạt 2,8%/năm.
Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư của nhà nước
so với nhu cầu nuôi trồng thủy sản
Đơn vị: triệu đồng
Thực hiện năm
Chỉ tiêu
1995 1996 1997 1998 1999 2000
- Nhu cầu vốn 29.050 38.570 40.670 45.360 56.910 64.750
- Tổng vốn đầu tư của nhà
nước
695 1.331 1.361 983 873 2.486
- Tỷ lệ đầu tư (%) 2,4 3,4 3,3 2,2 1,5 3,8
Nguồn: [36], [37], [38], [39], [40].
Nhu cầu vốn cho 1 ha nuôi tôm trung bình 35 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ theo
chương trình 773 là 2,8%/ha, vốn của dân khoảng 33,7%, còn lại khoảng 66% vốn dân
phải đi vay của ngân hàng, vay tín dụng và có cả vay nặng lãi. Trong những năm vừa qua
nhờ có chính sách giao mặt nước, thị trường tiêu thụ ổn định, quá trình thu hồi vốn nhanh
từ nuôi trồng thủy sản. Vì vậy dù nguồn vốn đầu tư hỗ trợ rất thấp nhưng ngư dân đã
mạnh dạn đầu tư để nuôi trồng thủy sản (hiệu quả 1 ha tôm có giá trị gấp từ 3-4 lần so với
trồng lúa).
Song song với việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, việc đầu tư chuyển
giao công nghệ, cải tạo giống, ao hồ, kỹ thuật... đã được chú ý. Nhiều con giống thủy sản
đã được du nhập thuần dưỡng và phát triển trên khắp vùng đầm phá đã góp phần từng
bước tạo nên bộ giống thủy sản hoàn chỉnh cho người nuôi. Các tiến bộ kỹ thuật trong
nuôi trồng thủy sản được triển khai và chuyển giao cho hầu hết các địa phương qua
chương trình khuyến ngư. Nhờ vậy giúp cho người dân chủ động và mạnh dạn đầu tư
phát triển sản xuất. Hiện nay có 6 mô hình nuôi tôm bán thâm canh tại các xã Vinh Giang
(Phú Lộc), Phú Diên, Phú Xuân (Phú Vang), Quảng Ngạn (Quảng Điền), Hương Phong
(Hương Trà). Đã tổ chức được 8 lớp tập huấn về nuôi tôm, 5 đợt hội thảo với 30 lớp về
đẩy mạnh nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp. Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh
nghiệm ở các tỉnh phía nam. Các trạm khuyến ngư ở 3 huyện Quảng Điền, Phú Vang,
Phú Lộc cùng với phòng thủy sản và chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên
theo dõi tình hình nuôi trồng và khai thác trên từng địa phương để xử lý kịp thời. Từ thực
trạng trên cho thấy dân cư đầm phá mở rộng diện tích nuôi trồng và tăng năng suất nuôi
trồng là vấn đề rất khó khăn cần được sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc vay được nguồn
vốn để sản xuất. Hiện tại chưa có sự đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực này.
- Thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta sự tồn tại của các thành phần kinh tế
là tất yếu khách quan. Do trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất ở
các vùng, các ngành khác nhau. Vì vậy còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau,
nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: trong
thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại 5 thành phần kinh tế đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế
hợp tác, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân. Thực
hiện nghị quyết của Đảng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế phát triển. Năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế vùng đầm phá tiếp tục
được giải phóng khai thác tiềm năng vốn có của vùng để phát triển kinh tế. Trong những
năm vừa qua nghề thủy sản nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hình thức
hợp tác mới bước đầu hình thành trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Toàn tỉnh hiện có
60 tập đoàn đánh cá, 37 hợp tác xã đánh bắt xa bờ. Trong nuôi trồng thủy sản đã hình
thành hàng trăm tổ hợp nuôi tôm, nghiệp đoàn nuôi tôm góp vốn góp sức để đầu tư sản
xuất. Nhờ vậy đã tạo điều kiện hợp tác và thúc đẩy sản xuất phát triển. Doanh nghiệp nhà
nước có 2 công ty nuôi trồng thủy sản,
3 công ty chế biến, 1 xí nghiệp đóng tàu thuyền; 1 trung tâm tôm giống (Thuận An đang
bị hư hỏng 90% chưa khôi phục được). Các doanh nghiệp này đang được sắp xếp lại theo
hướng hợp lý hóa trong sản xuất. Nhờ có nhiều nỗ lực và biện pháp năng động thích ứng
với cơ chế thị trường các doanh nghiệp tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Tuy nhiên
việc triển khai thực hiện đổi mới, sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo nghị
định 44/CP của chính phủ còn chuyển biến chậm. Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động
công ích để đảm trách nhiệm vụ là trung tâm giống và dịch vụ kỹ thuật cho nghề thủy sản
chưa được triển khai kịp thời.
Kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình phát triển hầu hết trong các ngành nghề có quy
mô nhỏ và phù hợp với tính chất sản xuất như các nghề: khai thác ven bờ, nuôi trồng thủy
sản, chế biến sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa. Kinh tế hộ phát triển nhưng hiện nay
chưa hình thành các trang trại kinh tế vùng đầm phá.
Kinh tế tư nhân có một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của Đài Loan chế biến
thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu ở khâu thu mua gia
công chế biến thủy sản xuất khẩu, trang bị dụng cụ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đến
nơi tiêu thụ, đóng góp đáng kể trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy đã nâng cao giá trị
chất lượng sản phẩm. Một số tư nhân có vốn đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, thực hiện
hợp tác liên doanh tạo ra những mô hình mới trong sản xuất thủy sản.
- Thực trạng về thị trường tiêu thụ và tỷ trọng xuất khẩu
Trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề không chỉ là sản xuất mà sản xuất ra sản
phẩm phải tiêu thụ được (tức là sản phẩm phải được thị trường chấp nhận). Giải quyết
đầu vào của quá trình sản xuất từ ao, hồ nuôi cho đến giống, thức ăn... đang còn gặp
nhiều khó khăn. Nhưng tiêu thụ sản phẩm lại còn khó khăn hơn, sản phẩm có được thị
trường chấp nhận hay không? thị trường tiêu thụ lại không ổn định cho một số loại cá,
cua... Sản phẩm tiêu thụ được sẽ kích thích tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hiện
nay mạng lưới mua bán thủy sản tươi sống đang phát triển, cho nên sản phẩm vùng đầm
phá được tiêu thụ nhanh chóng sau thu hoạch. Sản phẩm vùng đầm phá được tiêu thụ ở
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... Sản phẩm có mặt ở hầu
hết các địa phương trong toàn tỉnh; kể cả hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Sản
phẩm vùng đầm phá là đặc sản phục vụ tại các nhà hàng khách sạn đáp ứng nhu cầu
khách du lịch, do vậy sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết. Đặc biệt một số sản phẩm
tham gia xuất khẩu trên thị trường EU, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo. Giá cả tùy từng
thời điểm nhưng nói chung giá vẫn còn thấp, do bán thông qua các khâu trung gian, chủ
vựa, có nơi bán tại nơi sản xuất chỉ bằng 1/3 so với giá bán trên thị trường. Điều đó làm
thiệt hại cho người sản xuất. Trong chế biến sản phẩm đã đẩy nhanh tốc độ phát triển chế
biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng. Đổi mới công nghệ chế biến nâng
cao chất lượng sản phẩm để tăng nhanh sản lượng và giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Cơ
cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao thay
cho sản phẩm thô dưới dạng nguyên liệu. Từ đó làm tăng tỷ trọng xuất khẩu và tăng tiền
nộp ngân sách cho nhà nước. Năm 1995 ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế xuất khẩu
được 6,850 triệu USD đến năm 1999 xuất khẩu được 14,169 triệu USD dự kiến đến hết
năm 2000 sẽ xuất được 15,00 triệu USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu gần bằng 50% so
với tổng kim ngạch xuất khẩu trong toàn tỉnh. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim
ngạch xuất khẩu thủy sản là 17%. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm, cua, mực, cá.
Trong đó mặt hàng tôm hùm, tôm sú của đầm phá chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Tổng
nộp ngân sách cho nhà nước trong 5 năm là 63 tỷ đồng tăng 56% so với năm 1995.
- Thực trạng thu nhập bình quân đầu người
Cho đến nay nguồn thu nhập của dân vùng đầm phá chủ yếu là từ sản phẩm nông
nghiệp (lúa, khoai, ớt, đậu...) và đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Do năng suất và
sản lượng không cao nên đời sống của đại bộ phận dân cư đang còn rất thấp. Theo Thông
báo số 1751/LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xác định chuẩn
mực đói nghèo năm 1997 - 1998: Hộ nghèo vùng nông thôn đồng bằng, trung du có mức thu
nhập dưới 20 kg gạo tương ứng với 70.000 đ/người/tháng. Dựa theo tiêu chí phân chia
giàu nghèo của các vùng, đối với vùng nông thôn nói chung, vùng ven biển và đầm phá
nói riêng, Cục thống kê Thừa Thiên - Huế xác định như sau:
Bảng 7: Chỉ tiêu xác định hộ giàu nghèo
Đơn vị tính: đồng
TT Loại hộ
Mức thu nhập bình
quân đầu
người/tháng
Trị giá tài sản bình
quân đầu người
1 Hộ giàu trên 300.000đ trên 20.000.000đ
2 Hộ khá 180.000 - 300.000 5.000.000 -
20.000.000
3 Hộ trung bình 70.000 - dưới 180.000 1.000.000 - <
5.000.000
4 Hộ nghèo dưới 70.000 dưới 1.000.000
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên - Huế.
Theo kết quả điều tra của Liên ngành Lao động, Thương binh và Xã hội - Cục
thống kê tỉnh Thừa Thiên - Huế tháng 7-2000 tình trạng giàu nghèo ở 5 huyện vùng đầm
phá và so với toàn tỉnh như sau:
Bảng 8: Tỷ lệ phân hóa giàu nghèo
Đơn vị: %
TT Đơn vị Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
1 Huyện Phong Điền 0,50 19,64 63,58 16,27
2 Huyện Quảng Điền 0,66 15,00 67,03 17,17
3 Huyện Hương Trà 0,50 20,00 65,52 13,98
4 Huyện Phú Vang 4,84 26,06 50,61 18,47
5 Huyện Phú Lộc 2,60 26,96 51,10 19,31
6 Toàn tỉnh Thừa Thiên-
Huế
2,69 22,33 58,75 16,93
Nguồn: Sở LĐTB-XH - Cục thống kê Thừa Thiên - Huế.
Qua bảng trên cho thấy vùng ven biển và đầm phá sự phân hóa giàu nghèo đang
diễn biến nhanh xảy ra ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc. Sự phân hóa này do nhiều nguyên
nhân, nhưng trong đó có các nguyên nhân cơ bản là hộ giàu và hộ khá do nuôi trồng thủy sản
và mặt khác là do nhận tiền, hàng từ nước ngoài gửi về. Đây là hai huyện có số người vượt
biên đông nhất tỉnh (sau năm 1975). Còn hộ nghèo sống chủ yếu vào nghề khai thác đầm
phá, dân thủy diện sống lênh đênh trên mặt nước và các hộ sống thuần nông. Nếu phân
theo ngành nghề tỷ lệ giàu nghèo được thể hiện như bảng sau:
Bảng 9: Phân bố giàu nghèo theo cơ cấu ngành nghề vùng đầm phá
Đơn vị: %
TT Đơn vị Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
1 Thuần nông 0,64 16,77 65,38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá.pdf