Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá

Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá: 1 Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  PTS .Thái Bá Cẩn, "Định hướng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam". Tạp chí Tài chính số 9/1999.  Hoàng Văn Chức, " Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay". Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/1998.  Trần Xuân Giá, "Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá và chính sách đầu tư nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10/1997.  Trần Xuân Gía, "Về điều chỉnh cơ cấu và đầu tư của các ngành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế". Tạp chí Cộng sản số 8/1999  GS.TS. Ngô Đình Giao, "Xây dựng mô hình cơ cấu kinh tế hiệu quả theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Tạp chí Ngân hàng số 12/1999.  GS.TS. Ngô Đình Giao, "Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường". Tạp chí Ngân hàng số ...

pdf124 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  PTS .Thái Bá Cẩn, "Định hướng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam". Tạp chí Tài chính số 9/1999.  Hoàng Văn Chức, " Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay". Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/1998.  Trần Xuân Giá, "Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá và chính sách đầu tư nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10/1997.  Trần Xuân Gía, "Về điều chỉnh cơ cấu và đầu tư của các ngành trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế". Tạp chí Cộng sản số 8/1999  GS.TS. Ngô Đình Giao, "Xây dựng mô hình cơ cấu kinh tế hiệu quả theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Tạp chí Ngân hàng số 12/1999.  GS.TS. Ngô Đình Giao, "Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường". Tạp chí Ngân hàng số 14/1999.  Lưu Thị Kim Hoa, "Một vài suy nghĩ về cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay". Tạp chí Kinh tế và phát triển số 115/2000.  PTS. Mai Đức Lộc, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn miền trung theo hướng CNH,HĐH". Tạp chí Kinh tế và phát triển số 35/2000.  Nguyễn Đình Phan, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trình CNH,HĐH". Tạp chí Ngiên cứu kinh tế số 247- 12/1998.  TS. Trịnh Huy Quách, "Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới". Tạp chí Ngân hàng số 3/1999.  Danh Sơn, "Đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế". Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 243- 8/1998.  TS. Nguyễn Thị Thơm, "Phát triển khoa học công nghệ giải pháp quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta". Tạp chí Phát triển kinh tế số 121/2000.  GS.TS. Ngô Đình Giao, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH nền kinh tế quốc dân" tập 1, 2. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. 3  TS. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, "Lập và quản lý dự án đầu tư". Đại học KTQD, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000.  Th.S Từ Quang Phương, "Kinh tế đầu tư". Đại học KTQD, NXB Giáo Dục, 1998.  Niên giám Thống kê 1990-1998, 1996-2000 Cục thống kê Thanh Hoá.  Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2010, Thanh Hoá 7/2000.  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.  Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII, Hà Nội, 1994.  Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tỉnh uỷ Thanh Hoá, 1996 MỤC LỤC Trang 4 Mở đầu CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 1.1. Đầu tư, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 1 1.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8 1.3. Yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 14 1.4. Định hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 15 1.5. Đầu tư đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 17 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở THANH HOÁ. 28 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Thanh Hoá có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 28 2.2. Tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá. 35 2.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá thời gian qua. 65 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở THANH HOÁ. 77 3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá. 77 3.2. Nguồn vốn huy động và các bước thực hiện đầu tư 87 3.3. Những điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá. 90 3.4. Một số giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Thanh Hoá. 93 Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. 5 KẾT LUẬN Trên đây chỉ là một số nét tuy còn sơ lược nhưng rất cơ bản về nội dung lý luận, cơ sở định hướng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực trạng và một số giải pháp mang tính đề xuất để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để thực hiện khoa học công nghệ hiện đại, hội nhập quốc tế và bước vào nền kinh tế trí thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình mang tính khách quan, nghĩa là tự nó cũng dần dần chuyển dịch theo hướng tác động của các quy luật khách quan. Nhưng vai trò của chủ thể là đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội. Đó chính là quan điểm của đảng ta trong việc đề ra phương hướng mục tiêu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá đã diễn ra khá đồng bộ và tương đối toàn diện cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và công nghệ... Tuy nhiên tốc độ chuyển biến diễn ra chậm chạp, động thái chuyển dịch chưa thể hiện rõ xu hướng tích cực, đặc biệt là sự chuyển dịch từ những ngành kỹ thuật thấp, công nghệ lạc hậu sử dụng nhiều lao động tay chân sang các ngành kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao động chất xám còn rất mờ nhạt... nhưng cũng đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn vướng mắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá cũng chính là quá trình giải quyết các vướng mắc trên đây nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Trong quá trình chuyển dịch những vướng mắc này sẻ phải được giải quyết dần. Việc giải quyết những mâu thuẫn này trở thành một trong những thước đo tính hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 6 MỞ ĐẦU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một xu thế tất yếu đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yêu cầu nhằm vào các mục tiêu: tăng trưởng, tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng tích luỹ vốn, công nghệ và sự phát triển con người. Trong bối cảnh hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là quá trình tự nó diễn ra theo quy luật của thị trường. Về phương diện tác động của nhà nước cần phải có sự định hướng về mặt chính sách để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là " Xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an vững chắc... Từ nay đến 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". Và để thực hiện mục tiêu trên thì nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là sự đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có điểm xuất phát về kinh tế thấp so với cả nước, kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không vững chắc, các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế cho phát triển khai thác còn rất hạn chế. Bởi vậy để thực hiện được mục tiêu đề ra thì việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn trên đây và yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Em đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá" 7 Mục tiêu của đề tài là nhằm góp phần làm sáng tỏ lý luận về đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân tích thực trạng, xu hướng phát triển và đứng trên góc độ đầu tư đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá. Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận của đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế và yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chương II: Tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá. - Chương III: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Thanh Hoá. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUẢ ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 1.1- Đầu tư, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 1.1.1- Khái niệm về đầu tư. Trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu những năm của thập kỷ 90, khái niệm đầu tư đã trở nên thân quen đối với các nhà quản lý các cấp, đặc biệt là phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước ở nước ta, đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đầu tư. Vậy đầu tư là gì ? Chúng ta có thể có một số cách nghĩ khác nhau về đầu tư xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất 8 định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tụê. Những kết quả tăng lên đó là các tài sản tài chính (vốn), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn khoa học kỹ thuật...). tài sản vật chất (đường, nhà máy, ...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tụê và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà đối với cả toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư hưởng mà cả nền kinh tế xã hội được hưởng. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng nên, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng tăng thêm. Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại hoạt động cho nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoã mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động ... trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, địa vị trong xã hội) mà còn bổ sung cho nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trìng độ công nghệ và kỹ thuật cuả nền sản xuất quốc gia. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hộ những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy, nếu xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn lực và trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay thuộc phạm trù đầu tư phát triển. Từ đây ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sữa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết 9 bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 1.1.2- Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển. Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác là: - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trìng thực hiện đầu tư. đây là giá phải trả khá đắt của đầu tư phát triển. - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các kết quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. đó có thể là sự biến động về thị trường cung cấp nguyên vật liệu, sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô nhà nước, sự tác động của các yếu tố tự nhiên... - Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm... điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển. - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa hình tại đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đó. Thí dụ: Quy mô đầu tư xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than tuỳ thuộc rất lớn vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô của nhà máy sàng tuyển không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. Đối với các nhà máy thuỷ điện công suất tuỳ thuộc vào trữ lượng nước nơi xây dựng công trình. Sự cung cấp điện đều đặn thường xuyên phụ thuộc nhiều vào tính chất ổn định của nguồn nước, không thể 10 di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những chiếc máy tháo dời do nhà máy sản xuất từ địa điểm này tới địa điểm khác. Việc xây dựng các nhà máy ở nơi địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng. - Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. 1.1.3- Nguồn vốn và nội dung của vốn đầu tư. a- Nguồn vốn đầu tư. Vn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ 2 nguồn cơ bản. đó là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài. - Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn sau đây: + Vốn tích luỹ từ ngân sách nhà nước. + Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp. + Vốn tiết kiệm của dân cư. - Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA). Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở: - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp ( tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn được viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của 11 cơ sở (bản chất cũng tích luỹ từ phần tiền thừa do dân đóng góp không dùng đến). - Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn hơn bao gồm vốn ngân sách (lấy từ phần tích luỹ của ngân sách) vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nứơc, vốn phát hành trái phiếu, và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của luật doanh nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư ngoài các nguồn vốn trên đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện theo quy định luật doanh nghiệp). b- Nội dung của vốn đầu tư. Nội dung của vốn đầu tư bao gồm các khoản chi phí gắn liền với nội dung của hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư phát triển chính là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tái sản xuất thông qua các hình thức xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản khác, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự ra đời và hoạt động của ác cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Xuất phát từ nội dung hoạt động của đầu tư phát triển trên đây, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, có thể phân chia vốn đầu tư thành các khoản mục sau đây: - Trên giác độ quản lý vĩ mô vốn đầu tư được chia thành 4 khoản mục lớn sau. (1) Những chi phí tạo ra tài sản cố định(mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn cố định). 12 (2) Những chi phí tạo ra tài sản lưu động (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn lưu động) và các chi phí thường xuyên gắn với chu kỳ hoạt động củacác tài sản cố định vừa được tạo ra. (3) Những chi phí chuẩn bị đầu tư chiếm khoảng 0,3-15% vốn đầu tư. (4) Chi phí dự phòng. - Trên giác độ quản lý vi mô ở các cơ sở, những khỏan mục trên đây lại được tách thành các khoản chi tiết hơn. (1)Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm: + Chi phí ban đầu và đất đai. + Chi phí xây dựng sữa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng. +Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị máy móc,dụng cụ, mua sắm phương tiện vận chuyển. + Chi phí khác. (2) Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm: + Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí để mua nguyên vật liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện nước, nhiên liệu phụ tùng... + Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có chi phí sản phẩm dở dang tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền... (3) Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, chi phí nghiên cứu tiền khả thi, chi phí nghiên cứu khả thi, chi phí thẩm định dự án... (4) Chi phí dự phòng. 1.1.4- Vai trò của đầu tư phát triển. Từ viêc xem xét bản chất của đầu tư phát triển, các lý thuyết kinh tế, cả lý thuyết kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư, trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước được thể hiện ở các mặt sau đây: 1.1.4.1- Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu. - Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm 13 khoảng 24-28% trong tổng cơ cấu tổng cầu của các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng lên (đường D dịch chuyển sang D’) kéo theo sản lượng cân bằng tăng lên từ Q0 đến Q1 và giá cả của các yếu tố đầu vào cuẩ đầu tư tăng từ P0 đến P1 điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1. - Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực đi vào hoạt động, thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang S’) kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 đến Q2 và do đó giá cả các sản phẩm giảm từ P1 xuống P2. Sản lượng tăng, giá giảm cho phép tăng tiêu dùng, tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất phát triển. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. P D’ S P1 E1 S’ P2 P0 D E2 E0 Q0 Q1 Q2 Q 1.1.3.2- Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế: Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng câù và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là lớn hay nhỏ đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi đầu tư tăng lên, cầu của các yếu tố đầu tư tăng lên làm cho giá các hàng hoá có liên quan tăng (giá chí phí vốn, công nghệ, lao động...), đến mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển thu hút nhiều lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, 14 giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Ngược lại khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. 1.1.4.3- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt mức từ 15-25% so với GDP tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước. Vốn đầu tư ICOR = Mức tăng GDP Từ đó suy ra: Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước đang phát triển và chậm phát triển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng kinh tế cũng như phụ thuộc vào hiệu quả chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn ICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. 1.1.4.4- Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. 15 Công nghệ là trung tâm của nghiệp hoá, đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của nước ta hiện nay. Chúng ta biết rằng có 2 con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cân phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. 1.1.4.5- Đầu tư có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động do đó đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sản phẩm làm ra có chất lượng yêu cầu cần phải được đầu tư vào công tác đào tạo từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, chi phí đào tạo ở đây bao gồm chi phí của nhà nước và chi phí của dân cư cho con em đi học. Và như vậy, để có được đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm cần phải thông qua tuyển dụng, chọn lọc,... để tiến hành khâu này cần phải tốn một khoản chi phí nhất định, khi đó sẽ có được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, năng suất cao và sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nhất. 1.2- Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.1- Cơ cấu kinh tế. Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “cơ cấu”. Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của hệ thống, do đó khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống. Một cách tiếp cận cho rằng: Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng phù hợp với các mục tiêu được xác định của nền kinh tế. 16 Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất. Vì vậy, có thể hiểu: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”. Mục tiêu của nghiên cứu cơ cấu kinh tế đó là: - Để xác định được các mối quan hệ tỷ trọng giữa các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, những tồn tại và vướng mắc trong nền kinh tế cũng như nguyên nhân của nó. - Xác định xu hướng phát triển của nền kinh tế. - Đề ra các phương hướng và giải pháp thực thi để đưa nền kinh tế đến một cơ cấu phù hợp hơn. Từ việc tiếp cận cơ cấu kinh tế theo các cách trên, có thể thấy cơ cấu kinh tế có các đặc trưng chủ yếu sau: Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, luôn luôn phản ánh và chịu sự tác động của các quy luật khách quan. Vai trò của yếu tố chủ quan là thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật đó, phân tích đáng giá những xu hướng phát triển khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau để tìm ra phương án thay đổi cơ cấu cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, cũng như của từng địa phương từng vùng, từng ngành trong quá trình phát triển kinh tế. Đối với một quốc gia hay một ngành, một địa phương cơ cấu kinh tế được nhận thức và phản ánh dưới chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ở các chương trình dự án, kế hoạch phát triển của nhà nước, của ngành hay của địa phương. Thứ hai: Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử xã hội, thực tế cho thấy nền kinh tế chỉ phát triển được khi xác định được một mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế gắn liền với sự biến đổi không ngừng của bản thân các yếu tố, các bộ 17 phận trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng chỉ khi nào giải quyết tốt mới diễn ra trôi chảy và đạt hiệu qủa cao. Thứ ba: Cơ cấu kinh tế luôn vận động và phát triển ngày càng hợp lý hơn, hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Đó là sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng ở trình độ cao hơn, phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Khi tiến bộ khoa học và kỹ thuật công nghệ tác động làm cho lực lượng sản xuất và cấu trúc của nó có sự biến đổi về chất, khi đó sẽ tạo điều kiện cho con người ý thức để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển đồng bộ, hợp lý trong quá trình tái sản xuất xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Thứ tư: Cơ cấu kinh tế vận động theo hướng ngày càng tăng cường mở rộng sự hợp tác, phân công lao động trong nước và quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, sự vận động khách quan của cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng sự hợp tác và phân công lao động diễn ra không chỉ ở trong phạm vi mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh cần xác định được cơ cấu kinh tế trên cơ sở xác định được lợi thế của mình gắn với thị trường trong nước và quốc tế, nhằm tạo cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng, muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân: + Cơ cấu ngành kinh tế: Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu diễn mối liên hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân như giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong mỗi cơ cấu ngành lại phân chia thành ngành nhỏ hơn và cơ cấu nhất định,cơ cấu nhỏ nằm trong cơ cấu lớn. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển, xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng 18 tỷ trọng ngành công nghiệp (công nghiệp và xây dựng ) và dịch vụ (thương mại, du lịch , bưu điện...) trên hai phương diện chủ yếu là giá trị sản xuất và lực lượng lao động xã hội. + Cơ cấu vùng kinh tế: Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ (vùng) lại được hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động xã hội trên lãnh thổ với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội của mỗi vùng mà hình thành các vùng kinh tế theo hướng sản xuất chuyên môn hoá, đa dạng hoá nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững. Trong cơ cấu vùng có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Xu hướng phát triển của kinh tế vùng thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với hình thành sự phân bố dân cư phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ, giảm sự chênh lệch giữa các vùng. + Cơ cấu thành phần kinh tế: Nếu như phân công lao động xã hội đã là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu giữa các thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội.. theo nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. Ngoài ba cơ cấu chính nói trên, cơ cấu kinh tế còn bao gồm cơ cấu kinh tế kỹ thuật, cơ cấu tái sản xuất và cơ cấu các yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội như cơ cấu lao động, cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hoá dưới hình thức hiện vật và giá trị... Tóm lại, cơ cấu kinh tế thể hiện sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng, của từng địa phương, cơ sở, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng 19 hơn cả. cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Cơ cấu vùng có ý nghĩa đối với việc quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội đảm bảo sự phát triển cân đối hài hoà giữa các vùng miền, đồng thời phát huy được tiềm năng lợi thế của từng vùng. Cơ cấu thành phần kinh tế phù hợp tạo nội lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển. Cơ cấu theo quy mô công nghệ là động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế do sự xuất hiện, biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đơn giản có thể hiểu “là sự thay đổi tỷ trọng các ngành, vùng trong tổng giá trị sản phẩm GDP của nền kinh tế trong một giai đoạn phát triển nhất định”. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng một cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế, nó gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội, sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đặc biệt “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại hoá dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Từ đó có thể nhận thấy, bản chất của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại 20 hoá không đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của ngành công nghiệp mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả, lâu bền của nền kinh tế và chính sự chuyển dịch cơ cấu nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý đó cũng chính là nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta có các đặc điểm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình có tính quy luật phổ biến ở tất cả các nước, song trong mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển, qúa trình này cũng có những đặc điểm riêng, đòi hỏi phải được các chủ thể nhận thức đúng đắn và có ứng sử phù hợp. Ở nước ta hiện nay, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những đặc điểm chủ yếu sau: - Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy rằng thời gian qua chúng ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Biểu hiện chủ yếu của đặc trưng này là nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nói chung, tỷ trọng công nghiệp có tăng song chưa đạt mức mong muốn. Trong nội bộ 3 nhóm ngành lớn, cơ cấu ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực, có tác động bước đầu đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, song chưa vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự hội nhập quốc tế và khu vực. Trong nội bộ các nhóm ngành, trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp, do vậy năng suất lao động rất hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của đất nước. - Nền kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn mới về chất, giai đoạn mà sự phát triển theo chiều rộng, đòi hỏi nền kinh tế và từng nhóm ngành phải chuyển hướng sang tìm kiếm và khai thác các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Thực tế cho thấy ở nước ta, sự phát triển của ngành công nghiệp (bao gồm cả công nghiệp và xây dựng) là do kết quả đầu tư lớn của nhiều năm trước đó của nhà nước cho một số ngành quan trọng như dầu khí, xi măng, dệt may... đã tạo nên sự tăng tốc của sản xuất công nghiệp quốc doanh. Đã đến lúc cần đầu tư khai thác đầu tư nước ngoài để phát triển theo chiều sâu: Xây dựng nhà máy lọc hoá dầu, công nghiệp chế biến, cơ khí chế tạo... đó là những khởi động bước đầu theo 21 hướng này và chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở khai thác các yếu tố phát triển theo chiều sâu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra trong bối cảnh của quá trình chuyển đổi kinh tế, tính chất giao thời của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong giai đoạn này, một số yếu tố của cơ chế mới từng bước được hình thành, song vẫn cần có thời gian để củng cố, khẳng định các yếu tố của cơ chế cũ vẫn còn hiện diện và vẫn còn phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế, nhiều yếu tố quản lý ở tầm chiến lược vẫn chưa được xác định rõ nét. - Một điều khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay là trong khi cần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, sớm hình thành cơ cấu mới tích cực để hội nhập thì lại thiếu các yếu tố cơ bản cho sự phát triển: thiếu vốn, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp kém, lao động trình độ thấp... Bởi vậy các khó khăn bất cập xảy ra thường xuyên trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu và đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp và điều kiện điều chỉnh thích hợp. - Việt Nam đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trùng vào thời điểm thế giới đang diễn ra những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và đa dạng hóa giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá ngày càng cao. đặc điểm này đòi hỏi các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa. Quán triệt đặc điểm này là yếu tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và có hiệu quả. 1.3- Yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là qúa trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ của một nền kinh tế theo một chủ đích và phương hướng nhất định. Hiện nay ở nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ở các địa phương tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa thế mạnh 22 của địa phương, từng bước phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, nhằm thu được giá trị kinh tế và những kết quả cao nhất. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế từ chỗ cơ cấu là nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khai thác thế mạnh của địa phương, sản xuất theo hướng hàng hoá, phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ để thu được giá trị và hiệu quả kinh tế cao nhất”. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết bởi các lý do sau: - Đất nứơc chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghiã. Phương hướng này đòi hỏi là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới sử dụng được nhiều lợi thế so sánh của nước công nghiệp chậm phát triển, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Thực tiễn nước ta vẫn trong tình trạnh sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu... sản phẩm hàng hoá sản xuất ra có chất lượng kém, không có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn... Để giải quyết căn bản những tồn tại trên, đồng thời với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phải đổi mới cả cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có thể giải quyết được. - Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho sản xuất đời sống còn thấp kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cản trở sự phát triển về nhiều mặt, nhất là phát triển thị trường trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế còn thấp kém làm cho nền kinh tế chưa vững chắc. tài nguyên thiên nhiên có nhiều, lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa có khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả. Để giải quyết những tồn đọng trên, giải pháp duy nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để mở đường cho sản xuất phát triển. 23 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là để tận dụng tận cơ hội, vượt qua thử thách, khắc phục và tránh được các nguy cơ: tụt hậu về kinh tế, đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, quan liêu bao cấp... nhằm thực hiện mục tiêu của đảng đề ra là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. 1.4- Định hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải theo các định hướng cơ bản sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa để điều chỉnh các hoạt động và bước đi trong quá trình thực hiện gắn với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng ngành, các lĩnh vực cụ thể, tuân theo quy luật kinh tế đặc thù, nhận thức thay đổi cấu trúc kinh tế cho phù hợp. - Lấy hiêu quả kinh tế làm mục tiêu cơ bản chi phối quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh sự thống nhất biện chứng giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, liên quan đến sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá, triệt để khai thác lợi thế của nước phát triển muộn về công nghiệp, vươn lên hoà nhập vào xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hoá, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất,đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, đủ sức thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thái kinh tế văn minh hiện đại mà nhân loại đạt được, nó phản ánh mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, là điểm căn bản giúp ta phân biệt sự khác nhau của công nghiệp trong cơ chế cũ trước đây với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 24 - Chuyển dịch cơ cấu phải đặt trong sự gắn bó, tác động qua lại giữa cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu giữa nông thôn và thành thị, giữa các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa trong nước và ngoài nước. Vì nó bắt nguồn từ yêu cầu phát triển ngày càng tăng của các ngành dịch vụ và khai thác lợi thế so sánh giữa các vùng, chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác dần trở thành nền tảng của xã hội. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong và ngoài nước giữa các thành phần kinh tế tạo ra sự gắn bó đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn để xã hội. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải lấy việc phát huy nhân tố con người làm động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phải kết hợp hài hoà giứa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đồng thời tranh thủ đột phá ở những khâu, những ngành có ý nghĩa quyết định để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, phù hợp với đặc điểm và điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta. 1.5- Đầu tư đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng. Xác định và thực hiện các phương hướng và biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng rất đa dạng và phong phú, tác động một cách đan xen, tổng hợp và nhiều chiều. Do vậy, có nhiều cách phân loại nhân tố ảnh hưởng Cách thứ nhất: Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành hai nhóm: Nhóm các nhân tố tự nhiên và nhóm các nhân tố xã hội. Thiên nhiên là điều kiện chung của sản xuất, đồng thời cũng là những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, ảnh hưởng của tự nhiên đến cơ cấu kinh tế là tất yếu. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho khả năng, trình độ chế ngự tự nhiên của con người được tăng lên, cuộc sống của con người bớt phụ thuộc vào những biến động bất thường và sự phân bố không đồng đều của tài nguyên, 25 nhưng nền sản xuất xã hội thì trước sau vẫn phụ thuộc, gắn bó và tác động tới tự nhiên. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách đầu tư cho từng vùng, ngành nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, hạn chế khó khăn, phát huy được lợi thế so sánh của vùng, ngành. Ngày nay, nhân tố kinh tế xã hội mới là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến việc đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các nhân tố đó bao gồm: Trình độ phát triển của một quốc gia(nguồn lực lao động, vốn để đầu tư, trình độ khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường...), chính sách phát triển quốc gia, các nhân tố tác động của quốc tế. Cách thứ hai: Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành nhóm các nhân tố bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài. Nhóm các nhân tố bên trong bao gồm toàn bộ tiềm năng có thể huy động, cách thức sử dụng tiềm năng, những tác động thúc đẩy hay hạn chế đến quá trình phát triển. Nhóm các nhân tố bên ngoài bao gồm tất cả những yếu tố kinh tế, chính trị quốc tế có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến quá trình phát triển của đất nước như môi trường đầu tư, luật pháp, mức độ ổn định chính trị trong và ngoài nước. Các nhân tố bên ngoài tuy có ảnh hưởng đáng kể, song các nhân tố bên trong mới có tính chất quyết định, nó không chỉ tác động vào khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong mà còn quyết định cả việc huy động và sử dụng các nguồn lực bên ngoài hoặc hạn chế những tác động tiêu cực của các nhân tố trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cách thứ ba: Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Nhóm các nhân tố chủ quan là các vấn đề có liên quan đến chính sách tác động của nhà nước, đó là việc lựa chọn chiến lược phát triển, việc cụ thể hoá, tổ chức thực hiện chiến lược đó. Nhóm các nhân tố khách quan chỉ tạo điều kiện hoặc gây cản trở cho quá trình phát triển, còn chính các nhân tố chủ quan mới quyết định tốc độ, hiệu quả của quá trình phát triển và được thể hiện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 26 Thông qua cách phân loại trên, sẽ tạo điều kiện cho chúng ta hiểu và đánh giá đúng đắn mức độ ảnh hưởng của từng loại nhân tố. Khi phân tích phải đánh giá đúng đắn cả mặt lợi thế và hạn chế, thời cơ và thách thức do các nhân tố mang đến, phạm vi và mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần lưu ý các nhân tố sau: - Sự phát triển của các loại thị trường trong và ngoài nước: Cần khẳng định ngay rằng thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết đó là cơ cấu ngành. Bởi lẽ thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Yêu cầu đòi hỏi của thị trường cần phải được các doanh nghiệp đáp ứng, xuất phát từ đó, các doanh nghiệp sẽ có định hướng đầu tư của mình theo các chiến lược và chính sách kinh doanh. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp do thay đổi chiến lược đầu tư để thích ứng với các điều kiện của thị trường dẫn tơí từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. - Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. Trước hết việc xác định các ngành mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên phát triển phải dựa trên việc xác định lợi thế so sánh và các nguồn lực. Khi đó nhà nước và các doanh nghiệp sẽ có chiến lược đầu tư phát triển nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có, tận dụng lợi thế so sánh để đầu tư hướng về xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế, tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. - Quan hệ kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế, đây là những nhân tố bên ngoài tác động mạnh mẽ tới sự hình thành cơ cấu của nền kinh tế, những nơi kém phát triển thì mức độ phụ thuộc bên ngoài về kinh tế cao hơn. Quá trình phân công lao động quốc tế sẽ di chuyển dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm sử dụng nguồn lao động rẻ, việc tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài là một điều kiện tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ngoại, hướng tới xuất khẩu. Quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển tốt sẽ là điều kiện để tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, 27 góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương phải biết thích nghi trên cơ sở tìm lợi thế so sánh trong quan hệ hợp tác đa phương để biến tiềm năng thành khả năng, thành hiện thực. - Tiến bộ khoa học công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng mới cho sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế (làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ) mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành công nghiệp non trẻ, công nghệ tiên tiến, do đó có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, tiến bộ khoa học công nghệ đã cho phép tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao, lượng vốn bỏ ra thấp, do đó sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế tăng lên. Ngoài ra tiến bộ khoa học công nghệ còn cho phép đầu tư vào những ngành đòi hỏi nhiều chất sám, đi sâu nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kết quả là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hướng tới xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. - Chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế, đây là nhân tố quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế. Trong chính sách kinh tế của mỗi nước đều có hai mặt cơ bản, đó là chính sách cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế. Muốn phát triển kinh tế thành công, trước hết phải xác định đúng mục tiêu chiến lược, mà tiêu biểu ở đây là mục tiêu chiến lược trên phạm vi một quốc gia, ngành, vùng, từ đó có chính sách cơ cấu phù hợp, gắn với cơ chế quản lý tương ứng. Cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển trong sự điều chỉnh, chuyển dịch để hoàn thiện, giai đoạn sau ở mức độ cao hơn giai đoạn trước. Cơ cấu kinh tế được hình thành từ các nhân tố khách quan và chủ quan của con người, nó có sự tích luỹ về lượng và biến đổi về chất để phát triển hoàn thiện hơn, tiến tới một cơ cấu hợp lý theo quy luật “lượng đổi-chất đổi” trong những điều kiện và thời gian nhất định. Đây chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.5.2- Các xu hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 28 Có thể nhận thấy đặc trưng của cơ cấu kinh tế là luôn luôn vận động và biến đổi. Sự biến đổi ấy diễn ra rất đa dạng giữa các nước có những điều kiện kinh tế xã hội và trình độ phát triển khác nhau, tuy nhiên nó vẫn theo những xu hướng chung mang tính quy luật của nó. Trong quá trình phát triển kinh tế, để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã xác định cần phải có sự đầu tư thích đáng vào các ngành, vùng, thành phần kinh tế và trong qúa trình đầu tư đó, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo các xu hướng sau: - Xu hướng chuyển từ một nền kinh tế khép kín, tự túc, tự cấp sang một nền kinh tế hàng hoá, kinh tế mở. Đây là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến về chất theo hướng: Từ một nền kinh tế giản đơn, liên kết lỏng lẻo thành một nền kinh tế có mối liên kết đa dạng và chặt chẽ trên cơ sở phân công lao động ngày càng cao và sâu sắc. Xu hướng này cho thấy việc mở rộng hợp tác quốc tế và tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế là một tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện nền kinh tế mở trên cơ sở sử dụng lợi thế so sánh để vươn ra thị trường quốc tế, lợi thế ở đây bao gồm cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối. Việc đầu tư vốn, nguồn nhân lực cho các ngành có lợi thế trong hoạt động ngoại thương là con đường ngắn nhất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng của nền kinh tế mở. Đồng thời với việc mở cửa nền kinh tế sẽ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài vào đầu tư, tận dụng lợi thế của nước công nghiệp hoá muộn để phát triển nhanh, đi sâu vào vào các ngành đòi hỏi nhiều lao động để giải quyết nạn thất nghiệp tạo đà cho phát triển kinh tế và tăng trưởng nhanh, tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do hoá thương, khu vực hoá và quốc tế hoá. - Xu hướng biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm trong tổng sản phẩm quốc dân. Đi liền với sự chuyển dịch này là quá trình chuyển dịch lao động và phân bố lại dân cư giữa các vùng, miền theo hướng gia tăng tỷ lệ dân cư sống ở khu vực đô thị. 29 Theo xu hướng này, việc đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng của hai ngành này là điều kiện đòi hỏi của quá trình phát triển. Có thể nhận thấy khi thu nhập của người dân tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm giảm đi, trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Điều đó dẫn đến nhu cầu về sản lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ không tăng nhanh như nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến trong trồng trọt chăn nuôi làm cho lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung gắn với việc hình thành các đô thị mới, dẫn đến phân bố lại dân cư và như vậy, kết quả của phát triển công nghiệp còn tạo khuynh hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. Cùng với việc tăng đầu tư trong công nghiệp và dịch vụ để tăng tỷ trọng của hai ngành này trong GDP, thì việc đầu tư cho lao động phục vụ trong hai ngành này cũng được thực hiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng lên làm biến đổi cơ cấu lao động theo xu hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp. Quá trình gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ còn hình thành các khu công nghiệp tập trung kéo theo sự phân bố lại dân cư giữa các vùng, miền. Dân cư tập trung tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp sản xuất tập trung hình thành cơ cấu dân cư chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở đô thị, giảm tỷ trọng ở nông thôn. - Xu hướng biến đổi từ một nền kinh tế dựa trên kỹ thuật thủ công, công nghệ lạc hậu lên một nền kinh tế có kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình này được thực hiện thông qua việc đầu tư toàn diện cả về công nghệ hiện đại lẫn bộ máy quản lý lao động điều hành công nghệ đó. Để có công nghệ hiện đại, tất cả các nước đều có 2 con đường chính là tự nghiên cứu hoặc đi mua công nghệ và dù bằng con đường nào thì cũng cần có vốn đầu tư, phải có chi phí để có được công nghệ. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất thực chất là quá trình phát triển kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc đầu tư cho khoa 30 học công nghệ là xu hướng tất yếu để có một nền kinh tế phát triển với công nghệ kỹ thuật ngày càng hiện đại và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng quy mô kỹ thuật công nghệ hiện đại ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình phát triển kinh tế có tính quy luật phổ biến ở tất cả các nước, cũng như trong từng địa phương nhằm biến từ một nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành một nền kinh tế phát triển có cơ cấu kinh tế mà tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. 1.5.3- Tác dụng của đầu tư đối với cơ cấu kinh tế. Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, để tạo ra sự tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững đều cần phải có sự đầu tư đúng hướng. Trong nội bộ nền kinh tế, cơ cấu kinh tế biến đổi chịu sự chi phối mạnh mẽ của đầu tư. Trên giác độ nền kinh tế, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế, từ đây có thể nhận thấy đầu tư có các tác dụng: - Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện sinh động nhất, chân thực nhất chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn thời kỳ của mỗi quốc gia. Vì vậy đầu tư là công cụ đắc lực nhất, hữu dụng nhất để nhà nước điều chỉnh nền kinh tế thông qua các cơ chế chính sách được đưa ra. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù kinh tế khách quan, do vậy nó cũng vận động theo các quy luật phát triển của nó từ thấp đến cao và để cơ cấu kinh tế hoạt động theo đúng quy luật của nó thì cần phải có hoạt động đầu tư trong quá trình phát triển của nó. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986 cơ chế kế hoạch hoá tập trung tồn tại, nhà nước quyết định tất cả các vấn đề về cơ cấu, biện pháp, chính sách, vì vậy cơ cấu kinh tế giai đoạn này chủ yếu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, cơ cấu ngành và vùng chậm chuyển biến, đất nước kém phát triển vàgặp nhiều khó khăn về kinh tế. Sang giai đoạn từ 1986 đến nay, thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường, cho phép phát triển nhiều thành phần kinh tế, ban hành các luật đầu tư trong nước và nước ngoài đã khuyến khích mọi 31 thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu. Do vậy cơ cấu kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. - Đầu tư góp phần tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế giữa các ngành, vùng lãnh thổ. Mỗi ngành, vùng lãnh thổ do có các điều kiện tự nhiện khác nhau, kinh tế xã hội khác nhau, do vậy mỗi ngành, vùng lãnh thổ đều có những lợi thế riêng của nó. Đầu tư nhằm phát huy thế mạnh, phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạnh đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. - Đầu tư góp phần phát huy được nội lực của vùng, ngành, giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Nội lực của vùng, ngành ở đây chính là nguồn nhân lực, những điều kiện sẵn có của thiên nhiên ban tặng. Phát huy nội lực của ngành, vùng thông qua đầu tư sẽ hướng ngành, vùng không chỉ phát triển mạnh lên mà còn vươn ra các vùng khác trên cơ sở nguồn nội lực sẵn có. Ví dụ về đầu tư trong ngành mía, khi ngành mía phát triển sẽ là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế trong mối quan hệ với nó, trong mối quan hệ liên kết ngược là điều kiện để phát triển các ngành chế biến phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Còn trong mối liên kết xuôi, phát triển ngành mía là điều kiện để các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm từ mía phát triển như rượu, công nghiệp sản xuất bánh kẹo... từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành cũng như trong các vùng, Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vai trò của nội lực là rất lớn, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của quốc gia đó. Do vậy, phát huy nội lực để phát triển kinh tế tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư nên tập trung vào các ngành chủ yếu sau: - Ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. 32 - Ngành có lợi thế so sánh, có khả năng sản xuất hoạt động lâu dài. - Ngành tạo ra các điều kiện sản xuất ban đầu cho ngành trọng điểm, ngành có lợi thế... Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đối với nhịp độ và quy mô tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, việc đầu tư để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo tiền đề vật chất cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, của sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành vùng nói riêng. Để được như vậy, quá trình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải: - Cơ cấu đầu tư phải phù hợp và phục vụ cho chiến lược cơ cấu kinh tế. Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư là điều chỉnh những quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các yếu tố cấu thành đầu tư . Nó là cơ cấu về vốn và nguồn vốn đầu tư. Để phục vụ cho chiến lược cơ cấu kinh tế cần phải có một cơ cấu đầu tư hợp lý, đó là phải khai thác được lợi thế so sánh, đáp ứng được yêu cầu thị trường chung của cả nước, phát huy được nội lực và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Các ngành, các địa phương phải có kế hoạch, quy hoạch phát triển trên cơ sở đó có kế hoạch quy hoạch đầu tư tổng thể cho vùng, ngành. Quá trình lập kế hoạch quy hoạch phát triển phải xem xét từng yếu tố có ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội như tự nhiên, khí hậu... đặc điểm của mỗi vùng ngành để từ đó rút ra được thế mạnh của từng vùng cũng như yếu kém của nó. Trên cơ sở phân tích thực trạng của mỗi vùng ngành đánh giá mức độ phát triển để từ đó có kế hoạch quy hoạch đầu tư tổng thể cho các ngành vùng nhằm phát huy được thế mạnh của từng khu vực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của ngành vùng đến nền kinh tế. - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phát huy năng lực của vùng, ngành và phải căn cứ vào thị trường chung, thị trường thống nhất của cả nước để mà điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Việc sản xuất ra cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Là ba yếu tố cần được trả lời của mỗi doanh nghiệp khi quyết định đầu tư sản xuất. Để trả lời câu hỏi này, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào thị trường chung thống nhất của cả nước, hay nói cách khác yêu cầu thị trường là xuất phát điểm cho hoạt động đầu tư. chính vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cần phải trên cơ sở định hướng của thị trường để tạo ra cơ cấu đầu tư hợp lý, 33 phát huy được năng lực của vùng, ngành và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 1.5.4- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trạng thái thấp tới trạng thái cao hơn và đối với mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến một giai đoạn nào đó sẽ đạt được cơ cấu kinh tế hợp lý cho riêng mình. Khi đó cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tác động đến nền kinh tế trên nhiều mặt: Trước hết: Là điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã vạch ra trong chiến lược, trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước, của từng địa phương, từng vùng. Thứ hai: Nó góp phần khai thác và phát huy tốt nhất, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng cho nền kinh tế. Thứ ba: Nó tạo điều kiện thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế trong mối quan hệ sản xuất phù hợp. Thứ tư: Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, miền đảm bảo và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững thành quả, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhanh chóng hoà nhập vào thị trường thế giới. Xuất phát từ tác động của cơ cấu kinh tế hợp lý đến nền kinh tế, có thể đưa ra một số chỉ tiêu đánh gía hiệu quả của đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau: - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) thường được hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Để tính tốc độ tăng GDP ta sử dụng công thức: GDP1 - GDP0 IGDP = x 100% 34 GDP0 Ở đây: GDP1: là tổng sản phẩm của năm được tính GDP0: là tổng sản phẩm của năm được dùng để so sánh. Thông qua tốc độ tăng GDP của nền kinh tế để xác định mức độ tăng trưởng là nhanh hay chậm, với kết quả như vậy là đã phù hợp hay không. Nó thể hiện thước đo sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước đối với kết quả đó. - GDP bình quân đầu người: là hệ số giữa tổng sản phẩm trong nước so với tổng số dân của một quốc gia trong một năm. Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu này. Nó phản ánh mức thu nhập bình quân của một người trong một năm. nếu mức thu nhập bình quân cao chứng tỏ mức sống dân cư được cải thiên, nền kinh tế phát triển tốt và như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Ngược lại nếu GDP/ 1 người thấp và đi xuống chứng tỏ sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế là chậm và có khả năng là theo hướng bất lợi cho nền kinh tế. GDP GDP/1người = \ S: tổng dân số 1 nước S - Cơ cấu GDP theo ngành, vùng,... Có thể nhận thấy đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một sự thay đổi dù lớn hay nhỏ của đầu tư trong các ngành, vùng thì cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu của GDP của ngành, vùng. Để nhận biết chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi theo chiều hướng nào, chúng ta có thể thông qua sự thay đổi trong cơ cấu GDP của ngành, vùng. Nếu trong cơ cấu GDP của ngành, vùng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng còn tỷ trọng nông nghiệp giảm thì có thể nhận thấy chuyển dịch cơ cấu đi theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ và dịch vụ được chú trọng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoặc thông qua cơ cấu vùng kinh tế trong GDP có thể xác định cơ cấu kinh tế theo vùng phát triển theo hướng nào ?. 35 - Chỉ tiêu xuất - nhập khẩu: Được xác định thông qua giá trị kim ngạch xuất khẩu của một nước, vùng địa phương. Qua xuất nhập khẩu để xác định chính sách phát triển kinh tế có hướng về xuất khẩu hay không. Việc tăng dần kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm sẽ cho phép đánh giá một cách chân thực sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu. - Các chỉ tiêu tổng hợp khác: Như thu chi ngân sách trên địa bàn, tổng đầu tư của thời kỳ, hệ số ICOR, tỷ lệ đầu tư so với GDP cũng được sử dụng để đánh giá hiện trạng và mức độ tăng trưởng kinh tế qua đó đánh giá sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ. Từ nhận thức về đầu tư, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng ở trung ương và địa phương và vận dụng vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chương II và chương III sẽ đi sâu phân tích thực trạng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đề ra một số giải pháp trên góc độ đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá trong những năm tới. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở THANH HOÁ 36 2.1- Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thanh Hoá có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.1.2- Điều kiện tự nhiên. Tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.168,3 km2, chiếm 3,3% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số toàn tỉnh 3,54 triệu người, chiếm tỷ lệ 4,54% tổng dân số cả nước, có các dân tộc Kinh, Mường, Thái,Tày, H’mông, Dao, Thổ. Mật độ dân số 310người/ km2. Về tổ chức hành chính, toàn tỉnh có 27 huyện thị thành phố bao gồm: 24 huyện, 1 thành phố cấp 3 là thành phố Thanh Hoá, 2 thị xã là Bỉm Sơn và Sầm Sơn. a- Vị trí địa lý. Thanh Hoá nằm trong khu vực ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm Bắc Bộ và những tác động từ các vùng trọng điểm Trung Bộ và Nam Bộ. Phía Tây của tỉnh giáp với phần Đông - Bắc Lào, đây là vùng đất hoang sơ chưa được khai thác. Đặc biệt phía Đông là dải bờ biển dài 102 km có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Đặc biệt có cảng nước sâu Nghi Sơn cho phép tàu trên 10 vạn tấn ra vào. b- Địa hình. Địa hình Thanh Hoá tương đối phức tạp, thấp dần từ Đông sang Tây, chia ra thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng núi, trung du: Gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam. Diện tích tự nhiên trên 800.000 ha(chiếm 2/3 của tỉnh). Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700m, độ dốc >250, vùng trung du là 150-200m, 15- 200. - Vùng đồng bằng: Được bồi tụ bởi hệ thống Sông mã, Sông chu, Sông yên. Có độ cao trung bình từ 5-15m, xen kẽ các đồi núi đá vôi độc lập. Một số nơi có địa hình trũng độ cao 0-1m. - Vùng ven biển: Chạy dọc theo bờ biển, có nhiều vùng sình lầy. Vùng cát ven biển phía trong các bãi cát có độ cao trung bình từ 3-6m, ở phía nam có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. 37 Đặc điểm địa hình Thanh Hoá rất đa dạng phong phú cho phép phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, dễ dàng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành, vùng. c- Tài nguyên khí hậu. Thanh Hoá nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và một thời kỳ khô nóng gió Tây vào mùa hạ gây bất lợi cho sản xuất và đời sống. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23-240c ở vùng đồng bằng và giảm dần khi lên vùng núi. Lượng mưa phân bố không đều trên các vùng lãnh thổ, trung bình 1600-2000mm, số ngày mưa từ 130-150 ngày. Các tháng có mưa nhiều là từ tháng 8-10, tập trung đến 60-80% lượng mưa cả năm nên dễ dàng gây ra lũ lụt. Đặc điểm khí hậu thời tiết Thanh Hoá: lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Song cũng cần chú ý các hiện tượng bất lợi như lụt, bão, nắng nóng... d- Tài nguyên đất. Diện tích tự nhiên 1.116.833 ha của Thanh Hoá gồm 10 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau; các nhóm đất có diện tích tương đối lớn gồm: -Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 647.768 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. - Nhóm đất phù sa bồi tụ: Phân bố chủ yếu ở các huyện vùng đồng bằng. Diện tích 144.720 ha, thích hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất mặn và đất cát: Phân bố tập trung ở các vùng ven biển. Ngoài ra còn có các loại nhóm đất khác như đất đỏ vàng trên núi, đất bạc màu, đất xói mòn... Hiện tại đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp đạt 22,%, diện tích có rừng đạt 30% đất tự nhiên toàn tỉnh. Ngoài ra còn có các loại bãi bồi đã ổn định diện tích, bãi bồi đang lấn biển... Tóm lại, tài nguyên đất của Thanh Hoá rất đa dạng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng sinh học cả nông lâm ngư nghiệp. 38 đ- Tài nguyên rừng. Đến năm 2000 rừng Thanh Hoá có 405.713 ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 322.003 ha, rừng trồng chiếm 830710 ha Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ loài, như lát, pơmu, luồng, nứa , vầu... Động vật rừng có các loài như voi, bò tót, nai, hoẵng... các loài bò sát như trăn, rắn, rùa, tê tê... Nhìn chung rừng giàu và trung bình hiện còn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt Lào ở độ cao trên 700-1200m. Các vùng rừng ở độ cao dưới 700m gần trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức. Đáng chú ý là vùng tre nứa phân bố ở các huyện miền núi thấp là nguồn nguyên liệu giấy , bao bì, các tông... cân được khai thác sử dụng. Trữ lượng rừng còn khá lớn, song điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, kết hợp với chủ trương đóng cửa rừng của nhà nước nên khả năng khai thác trong những năm tới sẽ bị hạn chế, chủ yếu là khai thác rừng trồng (khoảng 100.000m3gỗ tròn/năm). e- Tài nguyên nước. Thanh Hoá có hệ thống sông suối dày đặc với 4 hệ thống sông chính là Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt với tổng trữ lượng nước trung bình hàng năm là 19,520 tỉ m3. Riêng hệ thống Sông Mã, trữ lượng điện năng lý thuyết đạt tới 12tỷ kw/h. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác nguồn nước mặt đang gặp nhiều khó khăn do nguồn nước mặt bị hạn chế, đôi khi chính nó còn gây ra tác hại như úng, lụt. Nguồn nước ngầm qua một số thăm dò ở các huyện thị xã như thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn... cho thấy chất lượng và trữ lượng nước ngầm đảm bảo sử dụng tốt cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Đánh giá chung nguồn nước ở Thanh Hoá là dồi dào, bao gồm cả tiềm năng nước mặt và nước ngầm, có thể sử dụng tốt cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của nhân dân. f- Tài nguyên biển. Thanh Hoá có 102 km bờ biển hình cánh cung, chạy dài từ Cửa Đáy (tỉnh Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tỉnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn, diện tích 1,7 vạn km2. Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ tạo điều kiện cho giao thông thuỷ, 39 tàu thuyền đánh cá ra vào, tụ điểm giao lưu kinh tế, trung tâm nghề cá của tỉnh. ở những cửa lạch là những bãi bồi bùn, cát rộng hàng chục ngàn ha để nuôi trồng hải sản, cói, cây chắn sóng...Đáy biển gần bờ có độ dốc thoải và bằng phẳng, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi với các loại đặc sản hải sản quý hiếm. Theo số liệu điều tra và qua thực tế từ năm 1986 đến nay có thể đánh giá về nguồn lợi thuỷ sản như sau: Nguồn lợi cá nổi từ 50.000-60.000 tấn, chủ yếu là cá nục, ngừ, thu, chim... khả năng khai thác hàng năm 20.000-25.000 tấn; Nguồn lợi cá đáy có trữ lượng 30.000-40.000 tấn, hàng năm khai thác được từ 15.000-20.000 tấn, tập trung chủ yêú ở vùng ngoài khơi, tôm 3000 tấn, mực 10.000 tấn ... Diện tích nước mặn khoảng 10.000 ha phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm... i- Tài nguyên khoáng sản. khoáng sản Thanh Hoá rất đa dạng, có tới 42 loại, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như đá vôi làm xi măng, đá ốp lát, sét, crôm, ... Là tỉnh giàu về nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm gốm sứ, thuỷ tinh, như đá vôi làm xi măng 370 triệu tấn, sét làm xi măng 80 triệu tấn, đá ốp lát 2-3 tỷ m3, cao lanh 1triệu m3... Khoáng sản kim loại: Bao gồm cả kim loại đen và kim loại màu, quý. Kim loại đen có quặng sắt-sắt mangan, quặng ti tan trữ lượng khoảng 80 nghìn tấn. Quặng crôm trữ lượng 21,898 triệu tấn và là duy nhất của cả nước. Kim loại màu có các loại như thiếc, đồng, vàng sa khóang, vàng gốc trữ lượng trên 10 tấn nhưng chưa được khảo sát tìm kiếm đúng mức. Khoáng sản dùng làm nguyên liệu phân bón, trợ dung, hoá chất và các nguyên liệu khác: phốtphorit trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình. Secpentin, trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tôt. Đôlômit trữ lượng 4,7 triệu tấn. Khoáng sản than: Trữ lượng than đá thấp, chỉ phát hiện được những mỏ nhỏ, chất lượng thấp, non. Trữ lượng than bùn lớn, có trên 2 triệu tấn phân bố rãi rác trong tỉnh, tương lai là nguyên liệu chính sản xuất phân bón vi sinh. g- Tài nguyên du lịch. 40 Khá phong phú và đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch trên nhiều mặt: Thiên nhiên kỳ thú, nhiều danh lam thắng cảnh có từ miền núi đến đồng bằng, ven biển và hải đảo. Đó là những bảo tàng thiên nhiên ít nơi có được như vườn quốc gia Bến En, sân chim Tiến Nông, Sầm Sơn... Về lịch sử, đây là miền đất có nền văn hoá Đông Sơn, có nhiều danh nhân văn hoá đã để lại nhiều dấu ấn và di tích. Có di tích đã được Chính Phủ phê duyệt cho trùng tu tôn tạo ở quy mô quốc gia như khu di tích Lam Kinh, Hàm Rồng-Nam Ngạn... Sự gắn bó giữa thiên nhiên kỳ thú với các địa danh và di tích lịch sử,các vùng kinh tế và các khu công nghiệp tập trung đang hình thành là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp không có khói của Thanh Hoá phát triển. 2.1.2- Nguồn nhân lực. Dân số : Theo kết quả điều tra dân số của cả nước (1/4/99) dân số Thanh Hoá có 3,467 triệu người, dân số trung bình năm 2000 là 3,562 triệu người. Trong đó Nam chiếm 48,88% nữ chiếm 51,12%; thành thị chiếm 9,18% nông thôn chiếm 90,82%; Miền núi chiếm 28,5% miền xuôi chiếm 71,5%. Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đồng bằng và đô thị mật độ dân số cao. Lao động: Năm 2000 dân số trong độ tuổi lao động có 1,948 triệu người, chiếm tỷ lệ 54,6% tổng dân số toàn tỉnh. Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh có 1,503 triệu người thì tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,26%, tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở là 70,11%, tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ có 16,63%. Theo kết quả điều tra năm 2000 lực lượng lao động có trình độ chuyên môn của tỉnh mới đạt 19,18% trong đó: - Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: 9% - Công nhân kỹ thuật có nghề: 10,18% Nguồn lao động trẻ dồi dào, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Là tỉnh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ khá, tuy nhiên trong cơ chế thị trường, tỉnh vẫn thiếu các nhà doanh nghiệp giỏi kể cả trong và ngoài quốc 41 doanh. Hơn nữa chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh. Vì vậy, cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động để có thể tiếp cận và thích nghi với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. 2.1.3 Trình độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng. a- Tốc độ tăng trưởng kinh tế . Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nước, từ 1990 đến nay, Thanh Hoá đã có những thay đổi đáng kể trên các lĩnh vực phát triển kinh tế. Nhìn nhận chung cho thấy: Giai đoạn 1986-1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, sản xuất không ổn định, có năm giảm sút. Giai đoạn 1991-1995 tốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 7%. Giai đoạn 1996-2000 mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt 7,3%. Các ngành dịch vụ tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất. Kinh tế quốc doanh tăng chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô lớn. Quốc doanh địa phương phát triển không vững chắc, nhiều cơ sở sản xuất không ổn định. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô quá nhỏ bé, cơ sở vật chất nghèo nàn, sản phẩm làm ra chất lượng thấp kém, không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường tuy được khuyến khích nhưng còn chậm. Đây là vấn đề chủ yếu hạn chế sự tăng trưởng kinh tế cao của Thanh Hoá. b- Trình độ phát triển của các ngành kinh tế. - Sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Đã có bước phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu cây trồng vật nuôi và đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực, hình thành được một số vùng cây công nghiệp tập trung, chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày. Phát triển lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp hoá xã hội. Thực hiện chương trình 327 về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã đạt độ che phủ lên 37% năm 2000. Thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng vươn ra khơi, thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó nuôi trồng thuỷ sản cũng có bước phát triển đáng kể, sản lượng thuỷ sản tăng từ 6.344 tấn năm 1996 lên 42 11.673 tấn năm 2000. Nhìn chung kinh tế nông nghiệp lâm nghiệp và ngư nghiệp đã có bước phát triển mới, xuất hiện các hình thức hợp tác đa dạng, bước đầu có hiệu quả. - Sản xuất công nghiệp. Giữ vững nhịp độ tăng trưởng hàng năm, thời kỳ 1996-2000 tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,51% trong đó công nghiệp thuần là 15,8% xây dựng là10,0%, riêng năm 2000 công nghiệp tăng 27,9%. Trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, cũng cố lại các doanh nghiệp, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh với thiết bị và công nghệ tiên tiến, do đó các cơ sở đã từng bước nâng cao được khả năng cạnh tranh, gắn sản xuất với thị trường, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp đã có bước tiến bộ nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Cùng với việc đầu tư vào các doanh nghiệp, Thanh Hoá bước đầu đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung như Lam Sơn, Bỉm Sơn - Thạch Thành, Nghi Sơn - Tỉnh Gia, thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn là động lực phát triển kinh tế các vùng miền. - Thương mại dịch vụ. Có bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng của khối ngành giai đoạn 1996- 2000 và 7,3%, tỷ trọng GDP tăng từ 31% năm 1990 lên 33,6% năm 2000. Hàng hoá phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống như bưu chính viễn thông, du lịch... còn dịch vụ phục vụ sản xuất còn rất hạn chế. c- Kết cấu hạ tầng. Mạng lưới giao thông: Thanh Hoá là tỉnh có hệ thống giao thông tương đối đa dạng, bao gồm: giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. -Đường bộ: Toàn tỉnh có 7725 km đường bộ bao gồm đường quốc lộ và tỉnh lộ, đường liên xã, mật độ đường bộ là 69 km/100km2 và 2,21km/1000 dân. Mật độ phân bố không đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển. - Đường thuỷ: Mạng lưới giao thông đường thuỷ rất thuận tiện cho việc vận chuyển giao lưu hàng hoá. Toàn tỉnh có 4 hệ thống sông với chiều dài 1.768 43 km, 6 cửa lạch lớn nhỏ và 102 km đường bờ biển. Hiện tại Thanh Hoá chưa có cảng lớn chỉ có một cảng sông 300.000 tấn/ năm. Ngoài ra Thanh Hoá còn có 82 km đường sắt và quốc lộ 1A dài 98km xuyên suốt chiều dài của tỉnh là điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán. - Mạng lưới điện: Đã phát triển khá, trên địa bàn có 1 trạm 220 kv Ba chè với công suất 125MVA, 4 trạm 110 kv đang vận hành với tổng công suất 160 MVA, 105 km đường dây 110 kv. Ngoài ra còn có đường dây 550 kv đi qua. Nhìn chung thuận lợi về nguồn điện, điện áp và đường dây. Tuy nhiên mạng lưới điện hạ thế cũ, hư hỏng nhiều tỷ lệ thất thoát lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. - Thông tin liên lạc: Đang từng bước hiện đại hóa phục vụ cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống. Hệ thống bưu chính viễn thông những năm gần đây được đổi mới nhanh chóng, bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại. Do vậy, các dịch vụ thông tin, liên lạc đảm bảo thuận tiện, kịp thời và thông suốt. Nhìn chung kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong những năm qua đã được tỉnh quan tâm đầu tư, cải tạo nâng cấp, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của dân. so với các tỉnh thành trong cả nước thì còn thấp kém, phân bố không đều. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết và tập trung đầu tư trong thời gian tới. 2.2- Tình hình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá 2.2.1- Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá Đặc trưng của công nghiệp hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và sự thay đổi giữa các nhóm ngành nhỏ trong các ngành lớn. Đối với các nước đang phát triển, đặc trưng chủ yếu là thay đổi một cách căn bản cơ cấu giữa công nghiệp và nông nghiệp, trong đó vai trò của công nghiệp được tăng cường và giảm mạnh tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Tỉnh. Một nền kinh tế phát triển không chỉ thể hiện ở quy mô và tốc độ phát triển mà còn phải có một cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý và hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực. Vì vậy một trong những quan điểm cơ bản nhất của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng phát triển kinh tế trong những năm đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: "Nhanh chóng chuyển dịch 44 cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá dựa trên hướng mạnh về xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất được có hiệu quả". Xuất phát từ quan điểm trên của Đảng và Nhà nước, Thanh Hoá đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh giai đoạn 1996 - 2000. Trên cơ sở nguồn nội lực đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài. Mục tiêu tổng quát của Thanh Hoá giai đoạn 1996 - 2000 là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục khắc phục những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế, nâng dần nhịp độ tăng trưởng kinh tế, không để thấp hơn mức bình quân 5 năm trước; xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao tiềm lực mọi mặt của đất nước; tạo bước chuyển biến về sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển; thực hiện các cam kết quốc tế và hội nhập theo lộ trình chủ động; nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, coi trọng phát huy nhân tố con người, từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và tạo các tiền đề khác để đi vào giai đoạn phát triển tiếp theo". Theo đó mục tiêu đặt ra của Thanh Hoá trong giai đoạn 1996 - 2000 cụ thể là: - GDP bình quân đầu người: 400USD/người - Tăng trưởng bình quân GDP/người: 13,54% - Tăng trưởng bình quân GDP theo tổng số: 15,63% - Dự báo cơ cấu ngành (tính theo GDP) Ngành Năm 2000 + Nông lâm ngư nghiệp 27,2% + Công nghiệp - Xây dựng 31,4% + Dịch vụ 41,4% - Tốc độ tăng bình quân năm của các ngành (%) + Nông lâm ngư nghiệp 5,8% + Công nghiệp - Xây dựng 21% + Dịch vụ 20% - Kim ngạch xuất khẩu: 200 triệu USD - Vốn đầu tư cho cả giai đoạn: 18.000 tỷ đồng 45 Trong đó: + Nguồn vốn trong nước: 7.200 tỷ đồng (40%) + Nguồn vốn ngoài nước: 10.800 tỷ đồng (60%) Phấn đấu đến năm 2000, GDP/người đạt gấp đôi năm 1994 và gần bằng mức bình quân chung của cả nước. Về cơ bản không còn hộ đói, cải tiến một bước đời sống của nhân dân, tạo đà đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đạt mức tăng gần 9 lần GDP bình quân đầu người sau 20 năm. 2.2.2- Tình hình đầu tư ở Thanh Hoá thời gian qua. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, cải cách hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển là các nhân tố có tác động chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện và tiền đề cho nhau để đạt và duy trì tăng trưởng kinh tế vững bền, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế. Vì vậy, cần khẳng định về lâu dài và cơ bản, hội nhập là xu hướng tất yếu, là một nội dung của công cuộc đổi mới và là yếu tố cơ bản đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước, cho nền kinh tế nói chung và cho từng ngành nói riêng trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định quan điểm: "Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả". Qua hơn 10 năm đổi mới, Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, đạt được sự ổn định và tốc độ tăng trưởng khá, trong đó có góp phần quan trọng của quá trình đa dạng hóa, đa phương hoá và phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn phát triển chính thức. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng, mặc dù còn chậm và chưa đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra. Trong 5 năm 1991 - 1995 tổng vốn đầu tư là 4745,7 tỷ đồng, bình quân 1 năm là 950,9 tỷ đồng; giai đoạn 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt 14.622,6 tỷ đồng, bình quân năm đạt 2924,4 tỷ đồng. Riêng năm 2001 đạt 3000 tỷ đồng, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, bằng những chính sách huy động tổng lực, hầu hết các nguồn vốn đầu tư ở Thanh Hoá từ tất cả các thành phần kinh tế đều tăng hàng năm. Cơ cấu huy động vốn cho đầu tư phát triển ngày đa dạng và có 46 những thay đổi về tỷ lệ qua các năm. Tỷ lệ huy động ngoài ngân sách ngày một tăng. Do nguồn vốn ngân sách có hạn nên những năm gần đây, Tỉnh đã có chủ trương khuyến khích các tầng lớp dân cư, kể cả trong nước và ngoài nước bỏ vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt từ năm 1989 đến nay, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh có tốc độ tăng khá. Năm 1995 vốn ngân sách chiếm tỷ lệ16,25%, vốn tín dụng chiếm 7,08% và các nguồn vốn khác (vốn dân, vốn tự có của các doanh nghiệp, ODA,...) chiếm 76,66%. Năm 1999 tương ứng là 15,87%, 4,47% và 79,64%. Trong huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Thanh Hoá 10 năm qua (1990 - 2000), nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Năm năm 1996 - 2000 nguồn trong nước chiếm 62,39%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 37,61%, đặc biệt trong năm 2001 tỷ trọng huy động vốn trong nước đạt tới 86,67%. Xu hướng nâng cao dần tỷ trọng vốn đầu tư trong nước là một xu hướng tích cực, nhưng ở đây cũng phải tính đến sự suy giảm của dòng vốn FDI vào Thanh Hoá trong những năm gần đây. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện so với vốn huy động còn thấp, đặc biệt chỉ số này của FDI còn thấp hơn. Hầu hết các nguồn vốn trong nước đều tăng cả về quy mô và tỷ trọng trong đầu tư xã hội, mạnh nhất là nguồn vốn do nhà nước trực tiếp bố trí thực hiện (vốn ngân sách và vốn tín dụng đầu tư ), từ chỗ chỉ chiếm 23,33% năm 1995 đã tăng gần gần 33% tổng vốn đầu tư xã hội năm 2001. Trong khi vốn đầu tư của ngân sách tăng bình quân năm giai đoạn 1995 - 2001 đạt 15,56% nhưng lại chiếm tới 69% tổng vốn đầu tư của nhà nước thì vốn tín dụng đầu tư lại có tốc độ tăng khá hơn, bình quân năm trên 16,8% năm. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển trên lãnh thổ thời kỳ 1996 - 2000 Đơn vị tính: Tỷ đồng Số TT Nguồn vốn Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng 96-2000 I Vốn trong nước 1666,31 1506,71 1918,8 1981,58 1778,37 1937,02 2600,09 9122,5 1 Vốn ngân sách 279,66 245,37 650,26 522,723 530,89 366,025 666,089 2315,27 2 Vốn tín dụng 121,89 133,59 156,9 301,92 149,6 270 310 1012,012 3 Vốn doanh nghiệp 67,15 80,5 27,4 40,85 27 31 35 206,75 4 Vốn của dân & TN 1025,31 902,57 970,65 975,47 935 1100 1250 4883,69 47 5 Vốn khác 172,29 144,67 113,59 140,62 135,87 170 339 704,76 II Vốn ngoài nước 54,5 642 530,149 1300 1585 1463 400 5500,15 1 FDI 20 400 420 1100 1200 1094 70 4214 2 ODA 24,5 230 97,649 187 351,5 365 316 1222,15 3 NGO 10 12 12,5 13 13,5 13 14 64 III Tổng số 1720,81 2148,71 2448,96 3281,59 3343,37 3400,025 3000 14622,65 Nguồn: Phòng tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá Trái ngược với xu hướng tăng sử dụng nguồn vốn đầu tư tín dụng là sự giảm sút mạnh phần vốn do các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh tự đầu tư, với tỷ trọng 1,41% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1996 - 2000. Riêng năm 2001 các doanh nghiệp nhà nước chỉ đầu tư 35 tỷ đồng, chiếm 1,16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm. Trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, sau đó là ODA và NGO. Tổng FDI vào Thanh Hoá giai đoạn 1996 - 2000 đạt 4214 tỷ đồng, chiếm 76,6% tổng vốn đầu tư ngoài nước, trung bình mỗi năm thu hút được 842,8 tỷ đồng, tuy nhiên mức thu hút được giữa các năm là không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn. Nguồn ODA dần dần được phát triển và đã có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc... Về cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời cũng tích cực góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành và định hướng lại nền kinh tế của Tỉnh. Cơ cấu đầu tư đã tạo ra được một số ngành sản xuất mới. Cơ cấu đầu tư được định hướng theo cơ cấu ngành và có vai trò quyết định trong chuyển dịch cơ cấu ngành trong những năm qua. Dựa vào điều kiện tự nhiên và điểm xuất phát của nền kinh tế còn rất thấp, Thanh Hoá đã có chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh: + Thời kỳ 1986 - 1990, đầu tư tập trung chủ yếu cho các công trình sản xuất, chiếm tới 75% tổng vốn đầu tư. + Thời kỳ 1991 - 1995, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ 74% tổng vốn đầu tư. 48 + Thời kỳ 1996 - 2000 đầu tư tập trung cho sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ 61% tổng vốn đầu tư, dành một tỷ lệ thích đáng cho cơ sở hạ tầng. Sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư như trên đã bước đầu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa kinh tế của Tỉnh Thanh Hoá hội nhập được với xu thế chung của các tỉnh bạn và của cả nước. Về hiệu quả vốn đầu tư, thời kỳ 1991 - 1995 giá trị tài sản cố định mới tăng bình quân mỗi năm là 98 tỷ đồng (phần vốn trong kế hoạch); tăng gấp 5 lần thời kỳ 1986 - 1990. Thời kỳ 1996 - 2000, giá trị tài sản cố định mới tăng thêm bình quân hàng năm ước đạt 284 tỷ. Kết qủa của huy động nhiều vốn đầu tư và thay đổi cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã làm tăng năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng của một số ngành: - Điện: Thời kỳ 1996 - 2000, lưới điện toàn tỉnh được tăng cường, đến hết năm 2000, toàn tỉnh có 104km - 220kv; 332km - 110kv; 1074km - 35kv; 1874 km đường dây 6-10kv; 7427 km đường dây 0,4kv. Năng lực các trạm biến áp gồm: 1 trạm 220kv (250.000kva); 6 trạm 110kv (287.000 kva); 40 trạm 35kv/6- 10kv (110.000kva); 1523 trạm phụ tải (340.000kva). Hàng năm cung cấp trên 650 triệu KW/h điện ổn định cho sản xuất, điện sinh hoạt cho nhân dân vơí chất lượng ngày càng nâng cao. Đến cuối năm 2000, toàn tỉnh có 80,5% số xã có điện lưới quốc gia, 75% số hộ dùng điện. Đường dây 35kv đã vươn tới các huyện vùng cao của Tỉnh. - Giao thông: Trong thời kỳ 1996 - 2000 đã xây dựng thêm 569 km đường nhựa; 657 km đường cấp phối; làm mới 50 cầu … Đặc biệt mạng lưới giao thông ở thành phố Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn đã được cải tạo nâng cấp để phục vụ cho phát triển du lịch và đi lại của dân cư được thuận tiện hơn. - Đến năm 2000, toàn tỉnh có 7725 km đường bộ (không kể đường liên thôn, đường nội đồng). Các tuyến quốc lộ 1A; 47; 45; 15A… được nâng cấp xây dựng, đường nhựa chiếm 12%. Xây dựng mới và đưa vào sử dụng các tuyến đường vùng nguyên liệu mía, các cầu qua sông lớn như cầu Lèn, cầu Tào, … và mới đây đã thông xe cầu Hoàng Long vượt Sông Mã. Tuy vậy, hệ thống giao thông của Tỉnh vẫn còn yếu kém, đường cấp phối, đường đất còn chiếm tỷ trọng lớn (83,1%), tập trung chủ yếu ở các tuyến đường 49 liên xã, liên huyện; đường đất:3015 km (chiếm 39%) và 3410 km đường cấp phối (chiếm 44%). Tính đến nay vẫn còn 16 xã chứa đường ô tô đến trung tâm. - Thuỷ lợi: Trong những năm qua hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư thích đáng như đã đại tu nâng cấp hệ thống thuỷ nông sông Chu, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, tu bổ hệ thống thuỷ lợi Bắc Sông Mã, Nam Sông Mã, thuỷ lợi Sông Mực, Yên Mỹ… Do đó hệ thống tưới đã đảm bảo tưới chủ động được phần lớn diện tích lúa. Tuy nhiên còn một số vùng như Tĩnh Gia, các huyện miền núi hệ thống tưới còn chưa được nhiều. Mặt khác hệ thống tiêu còn kém, thiên tai, lũ lụt vẫn là mối đe doạ vụ mùa. - Bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển khá, nhiều dịch vụ mới như điện thoại di động, điện thoại thẻ… tăng nhanh. Đến nay đã có 27/27 huyện thị có liên lạc trong và ngoài nước, số máy điện thoại tăng nhanh, đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 36.000 máy, bình quân 10,7 máy điện thoại/1.000 dân. - Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất: 1996 - 2000 là thời kỳ đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất với quy mô lớn như 3 nhà máy đường, nhà máy xi măng Nghi Sơn, bao bì PP, gạch tuynel, cải tạo và mở rộng nhà máy bia, các xí nghiệp may… Đã hình thành đậm nét các khu công nghiệp Bỉm Sơn-Thạch Thành; khu công nghiệp Tĩnh Gia-Nghi Sơn; khu công nghiệp Mục Sơn- Lam Sơn và khu công nghiệp thành phố Thanh Hoá-Sầm Sơn. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư đã tập trung cho các công trình sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả như: bia, thuốc lá, phụ gia xi măng... Công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhìn chung đúng hướng, nhiều công trình đã phát huy được hiệu quả, thu hồi được vốn đầu tư và có đóng góp cho ngân sách. Tuy nhiên công tác xây dựng cơ bản còn những tồn tại yếu kém: Tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 1996 - 2000 tuy đạt 14,62 nghìn tỷ đồng, nhưng không đạt so với mục tiêu 18 nghìn tỷ đồng. Tiến độ thi công nhiều công trình chậm nên hiệu quả chưa cao. Có một số công trình hiệu quả còn thấp, công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều bất cập, yếu kém ở tất cả các khâu. Kể cả các công trình thực hiện đấu thầu. 50 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều, song có thể chỉ ra đây một số nguyên nhân chính sau: - Việc chuẩn bị dự án, thiết kế dự toán, hồ sơ đấu thầu, giải phóng mặt bằng... của chủ đầu tư còn chậm chất lượng không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến công tác giao kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ bản. - Sau khi trúng thầu, các nhà thầu triển khai và thực hiện chậm so với những cam kết khi dự thầu và trong hợp đồng cam kết. - Các chủ đầu tư lập thủ tục thanh toán không kịp thời, chưa thực sự tích cực trong trách nhiệm của mình, đặc biệt là khâu báo cáo, ảnh hưởng đến công tác điều hành của tỉnh và việc giải ngân. - Các công trình có khối lượng lớn nhưng không đảm bảo nguồn vốn để thanh toán như: Vốn sổ số kiến thiết, phí quảng cáo truyền hình, vốn Biển Đông Hải Đảo; không có nguồn thanh toán như vốn chứng khoán. Qua những ý kiến nhận định bước đầu, chúng ta có thể hình dung được toàn cảnh tình hình đầu tư phát triển ở Thanh Hóa thời gian qua, nhất là giai đoạn 1996 - 2000, những vấn đề đã đạt được và những vướng mắc còn tồn tại. Vậy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đầu tư đã có những phương hướng và hành động như thế nào trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế… , chúng ta sẽ xem xét tiếp phần Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá. 2.2.3- Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hóa. Thanh Hoá bước vào thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 trong bối cảnh kinh tế xã hội phức tạp. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, còn nhiều yếu tố không thuận lợi trên cả tầm vĩ mô (mất cân bằng nghiêm trọng giữa tổng cung và tổng cầu, lạm phát phi mã và siêu lạm phát, thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại, những sai lầm nghiệm trọng trong chính sách kinh tế…), cũng như ở cấp độ vi mô (trước hết là sự hoạt động kém hiệu quả của các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã nông nghiệp), cả yếu tố trong nước cũng như yếu tố ngoài nước. Kết quả là vào thời điểm đó, xảy ra tình trạng khủng hoảng sâu sắc, sản xuất đình trệ, mức sống của đại đa số người dân bị giảm sút. Sau hơn 10 năm đổi mới, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó có 51 kết quả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dù chưa thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.pdf