Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------------
LÝ VĂN TOÀN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÝ VĂN TOÀN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Xuân Hoàng
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành...
131 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------------
LÝ VĂN TOÀN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÝ VĂN TOÀN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Xuân Hoàng
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lý Văn Toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành
cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn
của Tiến sỹ Ngô Xuân Hoàng trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí
lãnh đạo và chuyên viên sở Tài chính; sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; sở Tài nguyên và Môi trường; sở Lao động
thương binh và Xã hội; sở Y tế; sở Giao thông Vận tải; sở Giáo Dục và đào
tạo; Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng thống kê các huyện; thành phố;
thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên; các quý Ông, Bà lãnh đạo các huyện; thành
phố; thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các
phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình đã cổ vũ động viên
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lý Văn Toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng trong Luận văn vi
Mở đầu. 1
1-Tính cấp thiết của đề tài 1
2- Mục tiêu nghiên cứu 3
3-Đối tượng và Phạm vi nghiêncứu. 3
4-Những đóng góp mới của luậnvăn 4
5- Bố cục của Luận văn. 4
Chương 1:Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5
1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại 5
1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 5
1.1.2-Những tiêu chí xác định KTTT 7
1.1.3-Những đặc trưng của KTTT trong nền kinh tế thị trường 9
1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và KTTT 16
1.1.5-Ý nghĩa kinh tế- xã hội- môi trường của Trang trại 21
1.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và Việt Nam 26
1.2.1-Tình hình phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới 26
1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 29
1.3- phương pháp nghiên cứu 35
1.3.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 35
1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu 35
1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích 35
Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 40
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 40
2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 40
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối
với phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
45
2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 46
2.2.1-Lao động và chuyên môn của chủ trang trại 47
2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại 48
2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại 51
2.3-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 55
2.3.1-Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 55
2.3.2-Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên 56
2.3.3-Đất đai sử dụng trong TT của tỉnh Thái Nguyên 57
2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên 57
2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 58
2.3.6-Hiệu quả sản xuất của trang trại 60
2.3.7-Thực trạng kinh tế trang trại ở ba vùng 62
2.4-Đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT 68
2.4.1-Phân tích các yếu tố bên trong trang trại 68
2.4.2-Phân tích các yếu tố bên ngoài của trang trại 73
Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở tỉnh
Thái Nguyên
78
3.1- Phương hướng mục tiêu 78
3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 84
3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại 85
3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái
Nguyên
87
3.2.1-Giải pháp chung: 87
3.2.2-Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại: 90
3.2.3-Giải pháp cụ thể cho từng vùng 93
Kết luận 95
Danh mục tài liệu tham khảo 97
Phụ lục 100
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 KTTT Kinh tế trang trại
2 TT Trang trại
3 WTO Tổ chức thương mại thế giới
4 HTX Hợp tác xã
5 KD Kinh doanh
6 CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
7 KQSXKD Kết quả sản xuất kinh doanh
8 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
9 SL Số lượng
10 SP Sản phẩm
11 SXKD Sản xuất kinh doanh
12 SXKDTH Sản xuất kinh doanh tổng hợp
13 NN Nông nghiệp
14 CC Cơ cấu
15 ATK An toàn khu
16 BQ Bình quân
17 LĐ Lao động
18 NLNTS Nông lâm nghiệp thuỷ sản
19 Tr. Đ Triệu đồng
20 Ng đ Ngìn đồng Việt Nam
21 đ Đơn vị tính đồng Việt nam
22 HĐND Hội đồng nhân dân
23 UBND Uỷ ban nhân dân
24 LĐGĐ Lao động gia đình
25 DTBQ Diện tích bình quân
26 TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
27 XDCB Xây dựng cơ bản
28 VAC Vườn ao chuồng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
Trang
Bảng 1.1 -Trang trại trên địa bàn toàn quốc 13
Bảng 1.2- Tốc độ tăng % của trang trại năm 2001 với 2006 14
Bảng 1.3- Diện tích bình quân trên TT của một số nước trên thế giới. 28
Bảng 1-4-Cơ cấu sản xuất Của các trang trại vùng Đồng và Tây bắc, tính đến
01/7/2006
31
Bảng 1.5- các loại hình trang trại khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu
Long thời điểm 01/7/2006
32
Bảng 1.6- các loại hình trang trại khu vực Bắc trung bộ và duyên hải nam
trung bộ thời điểm 01/7/2006
33
Bảng 1.7 –Các loại hình trang trại Phía Nam và Đông Nam bộ thời điểm
01/7/2006
34
Bảng 2.1- Tình hình lao động, và chuyên môn của chủ TT.
47
Bảng 2.2- tình hình sử dụng đất bình quân của Trang trại 50
Bảng 2.3- tình hình vốn và huy động vốn của trang trại trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2006
52
Bảng 2.4-Tình hình trang bị TS bình quân của trang trại năm 2006 54
Bảng 2.5: Phân bố TT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006 55
Bảng 2.6- Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006 56
Bảng 2.7-Đất đai của trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006 57
Bảng 2.8- Lao động của TT tỉnh Thái Nguyên năm 2006 57
Bảng 2.9- Kết quả SXKD của TT tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59
Bảng 2.10- Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của TT trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2006
61
Bảng 2.11-Thực trạng hiệu quả KTTT ở vùng núi cao tỉnh TN năm 2006 63
Bảng 2.12- Thực trạng hiệu quả KTTT ở vùng thấp tỉnh TN năm 2006 65
Bảng 2.13- Thực trạng hiệu quả KTTT ở vùng giữa tỉnh TN năm 2006 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
Bảng 2.14 - ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 69
Bảng 2.15- ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 71
Bảng 2.16- ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006
73
Bảng 3.1- dự kiến phát triển KTTT Tỉnh Thái Nguyên Giai đoạn 2006-2010 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản
xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình
thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số
nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp
tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình
thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông
nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế
giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của
kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình
chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang
sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn.
Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta,
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng
lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất
yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn
khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước,
mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc
tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực
và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại
lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người
lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất
hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói
chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của
Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các
nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta không thể áp đặt mãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá
nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu
truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi
với nông sản ngoại nhập, cho nên giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông
sản Việt Nam?
Nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, không những chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề thực tiễn trang trại
đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà chúng tôi còn nhận thức vai trò to
lớn của trang trại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn theo một tư duy mới, tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng vận dụng một cách đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, đưa
sản xuất nông nghiệp của nước ta tiến dần tới trình độ phát triển của các nước
trong khu vực và các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới, tạo ra năng
lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Những lý giải và kiến nghị của luận
văn không những hệ thống hoá lý luận, mà nó còn tổng kết thực tiễn phát triển
trang trại của nhiều nước, của các vùng trên cả nước, nó là kinh nghiệm quý
báu phục vụ cho các nhà lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo, định hướng
phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay.
Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân,
làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho
395.878 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291.611 người, lao
động thuê mướn là 104.267 người, đưa số lao động bình quân thường xuyên của
trang trại lên 3,5 người [23].
Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói
riêng, kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá
đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi
đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
2-Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại,
và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra
những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát riển kinh tế trang trại ở địa phương.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở
tỉnh Thái Nguyên.
3-Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1-Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại ở tỉnh
Thái Nguyên, để từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm phát triển kinh tế
trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.
3.2-Phạm vi nghiên cứu
3.2.1-Về không gian và địa điểm
Đề tài nghiên cứu chủ yếu về trang trại trên địa bàn toàn tỉnh Thái
Nguyên, đặc biệt chú trọng nghiên cứu theo vùng; cụ thể được chia làm các
vùng khác nhau mang tính chất chung của từng vùng đó như khí hậu, lượng
mưa hàng năm; giao thông; mật độ dân số; trình độ dân trí … đó là:
-Vùng cao: Có địa hình phức tạp, mật độ dân số thấp giao thông khó
khăn như các huyện Võ Nhai; Định Hoá; Phú Lương và huyện Đồng Hỷ.
-Vùng giữa: có địa hình tương đối ổn định hơn thuộc vùng có đồi núi
thấp, dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao đó là thành phố Thái Nguyên.
-Vùng thấp: Có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận tiện,
mật độ dân số đông, trình độ dân trí tương đối cao như: huyện Phú Bình; Phổ
Yên; Thị xã Sông Công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3.2.2- Thời gian nghiên cứu
Số liệu tập trung thu thập chủ yếu từ năm 2004-2006. Ngoài ra tham
khảo số liệu từ năm 2001-2006.
3.2.3-Nội dung nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của kinh tế trang trại
tại t ỉnh Thái Nguyên.
4-Những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá làm rõ một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn về trang trại ở
tỉnh Thái Nguyên, để từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động của trang trại,
để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
5-Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại
và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại
Trong lịch sử loài người, trải qua các phương thức sản xuất đã hình thành
nhiều loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở chiếm hữu
tư liệu sản xuất quan trọng (đất đai). Xét về quan hệ sở hữu các nhà kinh tế học đã
khái quát thành năm hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cơ bản nhất đó là:
Điền trang lớn. Nông nghiệp đồn điền. Trang trại cộng đồng. Nông nghiệp tập
thể hoá. Trang trại gia đình.
“Kinh tế trang trại là một tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục
đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của mỗi người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô
và tất cả các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các tổ chức quản lý tiến
bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [14].
1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
1.1.1.1- Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
*Khái niệm về trang trại: “Trên thế giới người ta thường dùng các
thuật ngữ: Ferme (Tiếng Pháp), Farm (tiếng Anh).....vv, được hiểu chung là
nông dân- chủ trang trại gia đình. Các thuật ngữ trên được hiểu chung là
nông dân, chủ trang trại gia đình, người nông dân gắn với ruộng đất, với
đất đai nói chung”[24].
Theo Mác; trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của trang
trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp
phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông
nghiệp quy mô lớn, mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê” [6].
*Khái niệm về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức
sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt,
trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông, lâm, thuỷ, hải sản” [10].
Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau, nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình
thức tổ chức sản xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn
hình thức quản lý. Hơn nữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác ở
các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích của
người chủ trang trại lại chủ yếu là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị
trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng nhanh nhạy với thị trường. Còn một
phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở lại cho sản xuất và tiêu dùng.
1.1.1.2-Phân loại trang trại
-Theo các hình thức tổ chức quản lý:
+Trang trại gia đình độc lập: Là trang trại mà độc lập một gia đình thành
lập, và điều hành quản lý.
+Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng
nhau thành lập và điều hành quản lý.
+Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều
loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa.
+Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập
nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản lý.
-Theo cơ cấu sản xuất:
+Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh
doanh là chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh
tế trang trại.
+Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất
một sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
-Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
+Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại
mà toàn bộ vốn tài sản của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại.
+Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần: Là
loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc
quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác.
+Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà
toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của
chủ trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để
sản xuất kinh doanh.
1.1.2-Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 04/7/2003 của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn; về việc thay thế Thông tư liên tịch số
62/2003/TTLT/BNN-TCTK. Qua đó đưa ra tiêu chí để xác định kinh tế
trang trại như sau:
- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác
định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá;
dịch vụ bình quân một năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt
trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
- Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng
hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định
trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm.
1.1.2.1-Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bình quân 1 năm:
-Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền trung từ 40 triệu đồng trở lên.
-Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
1.1.2.2-Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
a-Đối với trang trại trồng trọt
-Trang trại trồng cây hàng năm
+Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung.
+Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Trang trại trồng cây lâu năm
+Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung.
+Từ 5 ha đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
-Trang trại lâm nghiệp
+Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
b- Đối với trang trại chăn nuôi
-Chăn nuôi đại gia súc, trâu, bò....
+Chăn nuôi sinh sản lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,....
+Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với
dê, cừu từ 100 con trở lên.
+Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (Không kể lợn
sữa) dê thịt từ 200 con trở lên (Không tính con dưới 7 ngày tuổi).
c- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
-Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (Riêng đối
với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1ha trở lên)
d-Đối với các loại sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất
đặc thù như: trồng hoa cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ đặc sản,
thì tiêu chí xác định là giá trị hàng hoá (tiêu chí 1)[4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.1.3-Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường
Một là: mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản
phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.
Sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống tự cung, tự cấp chỉ giải
quyết nhu cầu của chính người sản xuất, lượng sản phẩm dư thừa đem bán trên
thị trường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với khối lượng nông sản mà họ sản
xuất ra. Các hộ nông dân cũng cố gắng bán bất kỳ thứ nông sản nào do chính
bản thân họ sản xuất ra – giai đoạn này gọi là thương mại hoá sản phẩm. Sau
đó, hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường - đó là giai đoạn
sản xuất hàng hoá của hộ đã đạt tới một trình độ cao để thích ứng với nhu cầu
của thị trường. Tới khi sản xuất hàng hoá khu vực nông thôn đã đạt đến một
cấp độ cao hơn, một bộ phận hộ nông dân đã phát triển đến hình thức sản xuất
theo mô hình trang trại. Đến giai đoạn này, tôi xin nêu trên ba khía cạnh:
a. Số lượng hàng hoá: được sản xuất nhiều hơn, tỷ trọng hàng hoá trong tổng
khối lượng nông sản chiếm tỷ trọng lớn, nghĩa là nông sản được tiêu thụ với
quy mô lớn hơn. Quá trình sản xuất này đã phân hoá một số hộ đã tích tụ
ruộng đất, đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất thay vì tự túc. Với những nông hộ
có chăn nuôi, quy mô đàn cũng lớn hơn nhiều.
b. Chất lượng hàng hoá: tốt hơn, đảm bảo cả về sự an toàn, vệ sinh trong
nông sản, chất lượng dịch vụ cung cấp nông sản cũng tốt hơn, đạt tới quá
trình marketing sản phẩm, chứ không còn là giai đoạn thương mại hoá nông
sản, là giai đoạn người sản xuất cố gắng bán bất cứ thứ gì mà họ sản xuất
được, chứ không bán loại nông sản do yêu cầu thị trường.
c. Cơ cấu sản phẩm: nông sản được cung cấp theo hướng chuyên môn hoá
theo vùng sản xuất, bởi vì ngoài tác động của thông tin thị trường, sản phẩm
nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên, chính vì thế,
các trang trại sản xuất cũng phải tuân thủ điều kiện tự nhiên của vùng. Tuy
vậy, họ cố gắng lựa chọn những nông sản được coi là thế mạnh của vùng mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
họ đang tiến hành sản xuất. Sự lựa chọn này tạo cho các trang trại lợi thế,
được gọi là lợi thế so sánh. Vì vậy muốn sản xuất hàng hoá phải đi sâu vào
chuyên môn hoá, nhưng phải kết hợp với phát triển tổng hợp mới khai thác
được mọi nguồn lực của vùng, đồng thời còn hạn chế được các rủi ro như
thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của thị trường.
Hai là: Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng của một người chủ độc lập.
Lý thuyết kinh điển Mác-Lê Nin về điều kiện để sản xuất hàng hoá
đã nêu rõ: Có sự phân công lao động xã hội. Có những hình thức sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất. Rõ ràng, về điều kiện sản xuất hàng hoá của trang
trại thoả mãn điều kiện để sản xuất hàng hoá. Người chủ trang trại là người
nắm giữ quyền sở hữu về tài sản, nếu như nắm quyền sử dụng tài sản, thì tài
sản này có thể được hình thành dưới hình thức vốn góp hoặc đi thuê tài sản tài
chính, như vậy xét dưới góc độ là tài sản của trang trại, thì những tài sản này
dù được hình thành bằng cách nào, nó vẫn thuộc quyền sử dụng của trang trại,
có thể tạo ra lợi ích về kinh tế trong tương lai. Đứng trên khía cạnh của quan
hệ sản xuất, người chủ trang trại là người có quyền định đoạt việc phân phối
sản phẩm do trang trại mình sản xuất ra.
Ba là: Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất được
tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá.
Sự phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình tích tụ vốn và tập
trung đất. Nông hộ phải tập trung đất đai với quy mô nhất định, mới có điều
kiện sản xuất hàng hoá và một lượng vốn nhất định. Việc phân phối, giao đất
cho người sử dụng sẽ khắc phục được tình trạng đất đai phân tán, manh mún.
Thông qua chuyển đổi ruộng đất, sẽ dẫn đến tích tụ tập trung để sản xuất ngày
càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, sẽ tích luỹ tái sản xuất
mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khai thác tối đa lợi thế của vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
“Khái niệm dồn điền đổi thửa ( Rergrouping of land, trong tiếng Anh,
hay Remenberment, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa
ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to
thành các mảnh ruộng nhỏ” [12]. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không
thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn những năm 80 của
thế kỷ trước, ruộng đất được chia dựa trên lao động của hộ gia đình, tình
trạng ruộng đất được chia theo lối bình quân ở nhiều địa phương, hộ nào
cũng có ruộng tốt, ruộng xấu, chỗ gần, chỗ xa, cho nên có những hộ ruộng
hàng chục mảnh, mà tổng diện tích của nó chỉ vào khoảng một đến vài nghìn
m
2
. Với cách làm như thế, không thể tạo ra sự thay đổi trong phương thức
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực trạng này hiện nay vẫn phổ biến
ở nhiều nơi, nhưng với nền nếp làm ăn nhỏ tiểu nông, vẫn chưa thể đưa việc
dồn điền đổi thửa tiến triển một cách nhanh chóng, nó đòi hỏi phải có sự can
thiệp một cách mạnh mẽ từ phía Nhà nước.
“Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định, lâu dài đồng thời được quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê” [17]. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã vạch ra những
hạn chế của pháp luật về đất đai trong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và đề
ra các biện pháp khắc phục. Một trong những biện pháp cần phải thực hiện là
đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với đường lối phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” [16].
Đồng thời thể chế hóa các quan điểm đó được xác định trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Trên cơ sở những điều, luật định Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình tích tụ, và tập trung ruộng đất một cách hợp lý để tạo ra những
điều kiện tiền đề, góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.
Bốn là: kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất
tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường
xuyên tiếp cận thị trường.
Dưới góc độ kỹ thuật canh tác: trang trại là đơn vị sản xuất hàng hoá áp
dụng một cách tích cực những tiến bộ của khoa học công nghệ để thâm canh,
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; nhờ đó, sản phẩm sản xuất ra mới đảm bảo
tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, thoả mãn nhu cầu thị trường, từ đó tăng
năng lực cạnh tranh sản phẩm, từ đó làm cho năng suất lao động của trang trại
cao hơn hẳn so với phương thức sản xuất của các hộ.
Cụ thể tính đến ngày 5/5/2003 cả nước đã có gần 72.000 trang trại, tạo
ra giá trị hàng hoá dịch vụ trên 7.000 tỷ đồng [1]. Nhưng tính đến thời
điểm 01/7/2006 thì cả nước đã có tới 113.730 trang trại, thu hút được
395.878 lao động, sử dụng 663.359 ha đất và mặt nước các loại, đã huy
động được 29.320.841 triệu đồng cho hoạt động kinh tế trang trại, mỗi
năm có doanh thu từ hoạt động kinh tế trang trại là 19.826.040 triệu đồng,
với số thu nhập là 6.979.257 triệu đồng, bình quân cho một trang trại là
61,4 triệu đồng, đây quả là con số không nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 1.1 Trang trại trên địa bàn toàn quốc năm 2006
STT Tỉnh, Thành phố Số TT STT Tỉnh, Thành phố Số TT
1 Hà nội 491 33 Đà Nẵng 327
2 Vĩnh Phúc 689 34 Quảng Nam 933
3 Bắc Ninh 1 788 35 Quảng Ngãi 322
4 Hà Tây 1 574 36 Bình Định 993
5 Hải Dương 717 37 Phú Yên 2 735
6 Hải Phòng 1 418 38 Khánh Hòa 2 498
7 Hưng Yên 2 185 39 Kon Tum 417
8 Thái Bình 2 892 40 Gia Lai 2 128
9 Hà Nam 547 41 Đăk lăk 802
10 Nam Định 927 42 Đăk Nông 4 647
11 Ninh Bình 635 43 Lâm Đồng 791
12 Hà Giang 154 44 Ninh Thuận 930
13 Cao Bằng 55 45 Bình Thuận 1 883
14 Bắc Kạn 21 46 Bình Phước 4 440
15 Tuyên Quang 77 47 Tây Ninh 2 053
16 Lào Cai 213 48 Bình Dương 1 876
17 Yên Bái 319 49 Đồng Nai 3 219
18 Thái Nguyên 588 50 Bà Rịa Vũng Tầu 658
19 Lạng Sơn 27 51 Thành Phố
Hồ Chí Minh
1808
20 Quảng Ninh 1 379 52 Long An 2 982
21 Bắc Giang 1 401 53 Tiền Giang 2 213
22 Phú Thọ 470 54 Bến Tre 3 479
23 Điện Biên 127 55 Trà Vinh 2 601
24 Lai Châu 117 56 Vĩnh Long 361
25 Sơn La 92 57 Đồng Tháp 4 319
26 Hòa Bình 186 58 An Giang 6 180
27 Thanh Hóa 3 384 59 Kiên Giang 9 056
28 Nghệ An 954 60 Cần Thơ 305
29 Hà Tĩnh 403 61 Hậu Giang 51
30 Quảng Bình 796 62 Sóc Trăng 6 270
31 Quảng Trị 741 63 Bạc Liêu 13 252
32 Thừa Thiên Huế 478 64 Cà Mau 3 356
Tổng số trang trại 113.730
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Nếu so sánh giữa năm 2001 và năm 2006 về số lượng trang trại ta tham
khảo (bảng 1.2) dưới đây.
Bảng 1.2 Tình hình trang trại giai đoạn 2001-2006
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2006 So sánh
2006/2001
SL CC% SL CC% Số
tăng
%
Tổng số 61017 100 113730 100 52713 1869.4
1.TT nông nghiệp 40093 65.7 72237 63.51 32144 180.2
-TT trồng cây hàng năm 21754 36.6 32611 28.67 10857 149.9
-TT trồng cây lâu năm 16578 27.1 22918 20.15 6340 138.2
-TT chăn nuôi 1761 2.9 16708 14.69 14947 948.8
2. TT lâm nghiệp 1668 2.73 2661 2.33 993 159.5
3. TT nuôi trồng TS 17016 27.88 34202 30.07 17186 201.0
4.TT sản xuất KDTH 2240 3.67 4630 4.07 2390 206.7
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006
Ta thấy cơ bản về cơ cấu trang trại là không thay đổi nhiều lắm, chỉ có
duy nhất loại hình trang trại chăn nuôi là cơ cấu tăng cao từ 4,4% tăng lên
23,1%. Nhưng về mức độ tăng số lượng trang trại lên tới 186,4%. Đây là con
số tăng khá lớn, bởi vì theo các tiêu chí mới về kinh tế trang trại thì một số
trang trại cũ không được xếp hạng, nếu vẫn theo tiêu chí cũ để đánh giá thì số
lượng trang trại còn tăng cao hơn nhiều.
Việc đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại
phải phát triển theo hướng công nghiệp hoá, thâm canh hoá để tăng năng suất lao
động và tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi. Việc thực hiện nội dung trên phải tuỳ
điều kiện của từng trang trại để lựa chọn thích hợp, đồng thời các trang trại phải
kết hợp với nhau để thực hiện nội dung này. Mỗi trang trại không thể tự mình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
công nghiệp hoá, thâm canh hoá sản xuất mà phải có sự hỗ trợ của Nhà nước
bằng việc ban hành các chính sách như chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý,
chính sách về vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất…
Năm là: Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến
thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Trước hết, xin nói về công tác điều hành, kế hoạch hoá, tổ chức kiểm tra,
đánh giá hoạt động sản xuất được các chủ trang trại chú ý, hoạt động sản xuất
hàng hoá của trang trại không thể theo một tư duy sản xuất theo kiểu tự cung,
tự cấp. Do đó, trang trại phải đặt ra cho mình câu hỏi sản xuất nông sản gì để
đáp ứng nhu cầu thị trường; kỹ thuật canh tác nào sẽ được lựa chọn áp dụng
cho công việc sản xuất tại trang trại; việc phân bố nguồn lực lao động vào
hoạt động sản xuất ra sao, số lượng cần bao nhiêu? Hoặc là phân phối lượng
vốn của trang trại được đầu tư cho tài sản lưu động là bao nhiêu, trong đó dưới
các dạng tiền mặt là bao nhiêu, dưới dạng dự trữ vật tư là bao nhiêu?…là một
công việc của người chủ trang trại, nó đòi hỏi phải có hạch toán một cách đầy
đủ, bởi mọi chi phí phát sinh không ghi chép, theo dõi sẽ không thể kiểm soát,
và như vậy, công việc hạch toán không tốt có thể dẫn đến kết quả sản xuất kinh
doanh của trang trại được đánh giá một cách sai lệch, thiếu khách quan.
Sáu là: Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
Sản xuất trong trang trại đã vượt quá quy mô sản xuất gia đình nông hộ,
như trên đã nói, quy mô sản xuất của trang trại đã lớn: đó là quy mô tư liệu sản
xuất tăng lên rất lớn: diện tích sản xuất, số lượng trang thiết bị sản xuất…. cũng
như quy mô khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cũng lớn hơn. chính vì
vậy, số lao động có tính chất gia đình của chủ trang trại là không thể đảm
đương được. Ngay cả trường hợp đổi công cũng không phải là giải pháp khả
thi. Như vậy, tất yếu trang trại buộc phải thuê mướn lao động. “Cụ thể cả nước
có 395 878 người tham gia vào hoạt động kinh tế trang trại, trong đó lao động
của hộ chủ trang trại là 291 611 người, bình quân mỗi trang trại là 2,6 người;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
lao động thuê mướn là 104 267 người, bình quân trên một trang trại là 0,9
người” [22]
1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và kinh tế trang trại
1.1.4.1- Những nhân tố khách quan.
a-Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Phải nêu lên các vấn đề: sản phẩm, đặc điểm sản phẩm nông nghiệp
khi tiêu thụ như (tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông
nghiệp mang tính mùa vụ và có đặc điểm là cung muộn- không thể đáp ứng
một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật
sống, nó cần phải có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước
thu hoạch, do vậy, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải mất hàng
tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm).
Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia
theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công
dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất
lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá
cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì
họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở
mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực
châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau.
Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và
đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ mà những
người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu không dùng
thịt bò là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm
là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại. Đối
với hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô
cùng lớn. Tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông
nghiệp. Mà hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại luôn phải gắn liền
với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng
sản xuất lại luôn dàn trải, không tập trung. Các hệ thống phân tán rộng khắp
trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng khiến gặp không ít khó khăn trong
vấn đề tiêu thụ.
b-Chính sách về đất đai
Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều
cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền,
đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững
chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá
nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa
sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở
ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.
c-Chính sách về tín dụng
Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa
phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ
thống ngân hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là
điều tiên quyết lại từ phía ngân hàng, nên. Chính điều này gây không ít khó
khăn khi các nhà đầu tư vào kinh tế trang trại nhưng thiếu tài sản thế chấp.
Đây là vấn đề cần tháo gỡ.
d-Các chính sách khác
Ví dụ như chính sách thuế; bảo hộ sản phẩm nông nghiệp; xuất nhập khẩu
hàng nông nghiệp; chính sách ưu tiên cán bộ nông nghiệp làm việc ở vùng sâu,
vùng xa nhằm phục vụ kỹ thuật cho các nhà đầu tư kinh tế trang trại….
e-Do thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài
Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát
triển kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và và chế biến sản phẩm nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
phát triển kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước
trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Nước ta xuất khẩu sản phẩm
chủ yếu là thô, giá rẻ, nhưng nhập khẩu lại là sản phẩm tinh giá cao nhưng lại
hợp thị hiếu của một số người có thu nhập cao. Trong khi đó thì máy móc về
chế biến của ta lại lạc hậu về công nghệ, thiếu về chủng loại.
g-Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh (Yếu tố tự nhiên)
Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế
trang trại, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian
sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những
năm vừa qua đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp
hoá đất nước hình thành, các nhà máy, công xưởng, nhà cửa mọc lên như nấm,
cũng đồng nghĩa với việc nạn phá rừng chàn lan gây nên thảm họa về môi
trường như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách
nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá
hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng như
các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loaị dịch bệnh luôn hoành
hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết bệnh lở mồn
long móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1 sảy ra ở gia cầm, đến nay
lại dịch bệnh lợn tai xanh….Thông qua đây ta thấy rằng đối với dịch bệnh nó là
hiểm họa cao nhất đối với người làm nông nghiệp.
1.1.4.2- Những nhân tố chủ quan
a-Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại
Con người Việt Nam vốn xưa nay cần cù và chịu thương chịu khó, tính
vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát
triển một đất nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó chủ
trang trại không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không
ít các trang trại làm ăn bị thua lỗ, dẫn đến phá sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
b-Quy mô diện tích trang trại
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa đất đai phì nhiêu cây cối tươi
tốt quanh năm, diện tích đất trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngoài ra
đất còn là hàng hoá đặc biệt, khi có sự đầu tư của con người thì đất ngày càng tốt
độ phì ngày càng cao, diện tích đất canh tác ngày càng lớn, chứ không như các
tài sản khác là có sự hao mòn và dẫn đến hư hỏng. Bên cạnh đó diện tích đất tuy
lớn nhưng đất canh tác lại thiếu, vì nước ta phân làm bốn vùng rõ rệt, vùng cao
nguyên, vùng núi cao; vùng trung du; vùng đồng bằng. Nhưng diện tích vùng
đồng bằng phù hợp cho phát triển kinh tế trang trại thì bình quân trên đầu người
lại ít, mà vùng núi và trung du lại nhiều. Để cải tạo và tạo vùng nguyên liệu rộng
lớn là rất khó khăn, thậm chí là không thể.
c-Lao động của trang trại
Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn,
tính cần cù chịu khó, tính tập thể tốt. bên cạnh đó trình độ lao động thấp,
tác phong công nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động
kém làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động
không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ
lại là cả nhiều vấn đề như chỗ ăn, ở, quản lý con người vô cùng khó khăn,
điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đầu vào ảnh hưởng lớn tới việc
tăng giá thành sản phẩm.
d-Đầu tư của trang trại
Đầu tư cho kinh tế trang trại vốn không cần lớn như sản xuất công
nghiệp, đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều
này có thể giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay
Đảng và Nhà nước đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông
nghiệp nông thôn như các vốn chương trình dự án: 135; ODA; ADB; WB...
đây cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp và lâu dài. Bên cạnh đó nước ta là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
một nước đang trong thời kỳ quá độ, sau những năm cải cách đổi mới nền kinh
tế còn khó khăn, chính vì vậy việc bảo hộ và bảo trợ cho nông nghiệp còn thấp,
các chủ kinh tế trang trại chủ yếu là từ các hộ kinh tế gia đình thành lập tự phát
với lượng vốn khởi điểm thấp. Vốn huy động từ nguồn vay của ngân hàng
nông nghiệp thì ít, do không có tài sản thế chấp, hoặc có thì cũng không đủ để
đáp ứng được lượng vốn cần thiết để phát triển với quy mô cao. Vốn đầu tư cho
nông nghiệp tuy không cần ồ ạt và đầu tư một lúc như trong công nghiệp, nhưng
do đặc thù của sản phẩm nông nghiệp là phải có chu kỳ của sản phẩm, vì đối
tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, đòi hỏi phải có thời gian
sinh trưởng và phát triển nhất định, chính điều này đầu tư vốn cho sản xuất nông
nghiệp rất dài, hơn nữa trong thời gian như vậy sản phẩm nông nghiệp lại chịu
sức ép rất lớn về thời tiết và khí hậu, dịch bệnh. Bởi vậy rủi do trong đầu tư sản
xuất nông nghiệp là không nhỏ, dẫn đến việc huy động vốn rất khó khăn, đây
cũng là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm.
e-Công nghiệp chế biến sản phẩm
Đây là một vấn đề rất lớn có tác động đến phát triển kinh tế trang trại,
điều mà Đảng và Nhà nước luôn cần quan tâm nhưng không phải là không
vướng mắc. Sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch ồ ạt
trong thời gian ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệ chế
biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao, vì đặc thù công nghiệp chế biến sản
phẩm nông nghiệp mang tính đơn nhất lớn, tức là một dây truyền thì chỉ chế biến
một vài loại sản phẩm của nông nghiệp. Chính điều này gây không ít khó khăn
cho nhà đầu tư, vì với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng chỉ sản xuất được
trong một thời gian rất ngắn trong năm. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần chú ý tới
các sản phẩm phụ khi chế biến sản phẩm của nông nghiệp, để tránh sự đơn điệu
trong chế biến, sản xuất kinh doanh, cũng như giảm chi phí, tăng thêm nguồn thu
nhập, khai thác hết tiềm năng sẵn có của lĩnh vực mà nhà đầu tư quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Ví dụ: Nhà máy chế biến mía đường thì ngoài sản phẩm chính là đường,
thì cần quan tâm đến các sản phẩm phụ của đường như gỉ đường, bã mía, có
thể tận dụng cho việc sản xuất cồn công nghiệp, rượu và một số chế phẩm
khác như bã mía, có thể sản xuất được thành các thức ăn chăn nuôi gia súc và
phân bón quay trở lại phục vụ cho nông nghiệp. Vì vậy cần quan tâm đến việc
kéo dài mùa vụ bằng cách trồng xen vụ, nhằm sử dụng tối đa công xuất máy
giảm chi phí khấu hao trên từng đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản xuất,
cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Cũng như việc lập nên các nhà
máy bảo quản sản phẩm thô trong nông nghiệp nhằm kéo dài thời gian chế
biến. Một điều nữa là cần có bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm đã qua chế
biến, nhằm duy trì và phát huy chất lượng sản phẩm ngày càng có uy tín trên
thị trường, chính điều này đã làm tăng giá trị của sản phẩm tinh cao gấp
nhiều lần so với sản phẩm thô, dẫn tới tăng lợi nhuận, khấu hao nhanh giảm
chi phí đầu tư tới mức tối đa.
Ngoài ra sản phẩm nông nghiệp phân bố rất rộng, hơn nữa nước ta lại có
địa hình phức tạp, giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém, các
vùng nguyên liệu xa nhau và không lớn việc thu gom sản phẩm phức tạp, việc
bảo quản và vận chuyển vô cùng khó khăn dẫn đến giá thành cao gây ảnh
hưởng lớn về cạnh tranh giá trên thị trường. Bởi vậy khi lập dự án cho dây
truyền chế biến sản phẩm nông nghiệp, thì các nhà đầu tư cần chú ý đến việc
nghiên cứu kỹ vùng nguyên liệu có đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nhà
máy hay không? Tránh các trường hợp như các nhà máy đường của nước ta
trong những năm gần đây.
1.1.5- ý nghĩa kinh tế-xã hội-môi trường của trang trại
1.1.5.1-ý nghĩa kinh tế
Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản
phẩm hàng hoá, và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ.
“Hiện nay, tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ của trang trại ước tính hơn 19.826.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
tỷ đồng, bình quân một trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất gần 324.9 triệu
đồng gấp 8 lần so với bình quân giá trị sản xuất của một hộ nông nghiệp. Tại
vùng tây nguyên, giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại đạt bình quân gần
148.6 triệu đồng/trang trại/năm. Kinh tế trang trại đã thu hút, tạo việc làm cả
nước cho hơn 395.878 lao động, góp phần giảm bớt áp lực thiếu việc làm ở
nông thôn, đồng thời giúp cho thu nhập của người lao động được đảm bảo ổn
định ở mức từ 400.000.đ-600.000.đ/ tháng (với lao động thời vụ), tiền công
cũng phổ biến ở mức 20.000.đ/ ngày. Riêng các doanh nghiệp nông thôn đã
giải quyết cho trên một triệu lao động có việc làm trong các xí nghiệp, nhà
máy với thu nhập bình quân từ 700.000-1.000.000.đ/ tháng” [23].
Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ, hình thành
nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền
nông thôn mới văn minh hiện đại. Thách thức còn ở phía trước, tuy nhiên, kinh
tế trang trại thật sự “cất cánh” vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Cách đây 4 năm,
con số 55% trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà
Nguyên Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ đưa ra
đã khiến nhiều người bất ngờ. Cũng là đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp đến
từ nơi xa được “trải chiếu hoa, trải thảm đỏ” thì người nông dân lại “toát mồ hôi”
khi thuê đất [1].
Đến giờ phút này, điều mà chủ trang trại vẫn thường xuyên lo âu và
mong muốn sự quan tâm hơn của Đảng và Nhà nước chính là việc tiêu thụ
nông sản. Sản phẩm của trang trại tiêu thụ qua trung gian mà cụ thể là thương
lái chiếm tỷ lệ từ 70-95% trong tổng số sản phẩm trang trại thu hoạch được.
Còn định hướng cho việc sản xuất cây, con gì ở trang trại thì nhiều hộ phải
nhờ chính thương lái mách bảo. Riêng với những trang trại chăn nuôi, hiện
hơn 30 tỉnh thành phố có dự án, chương trình phát triển bò sữa, nhưng khá
nhiều nơi sữa bò không bán được, phải để làm sữa chua “ăn trừ bữa”. Cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
năm 2005, cả nước có gần một vạn trang trại chăn nuôi song năng xuất vật
nuôi còn thấp, chỉ đạt 50-70% so với các nước chăn nuôi khác tiên tiến, chất
lượng vật nuôi chưa đạt yêu cầu, giá thành còn cao so với khu vực và quốc
tế từ 20-40%, chưa có những sản phẩm đặc thù. Nguyên nhân là do còn
chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ. Cải tiến năng xuất, chất lượng giống vật
nuôi còn chậm, giá thức ăn còn cao, công nghệ giết mổ còn thô sơ, không
đảm bảo điều kiện vệ sinh dịch tễ.
-Lợi ích trước và sau khi thành lập kinh tế trang trại.
+Lợi ích trước mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần
tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao, qua đó thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại.
+Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển công nghiệp đặc biệt là
công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc
phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng
một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong nông
nghiệp nông thôn. Ngoài ra trang trại còn góp phần rất lớn trong việc cải thiện
môi trường sống ngày càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị phá vỡ
trong việc công nghiệp hoá ồ ạt trên toàn thế giới, thì khi hệ thống kinh tế trang
trại phát triển sẽ dần lấy lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hệ thống đa
dạng sinh thái ngày càng được cải thiện trở lại với cái gì vốn có của nó.
-Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nước: Kinh tế trang trại
phát triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như
tăng nguồn thu ngân sách đối với Nhà nước.
1.1.5.2-ý nghĩa xã hội.
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp lực
đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông
thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động, với tổng số thu hút
lao động trên toàn quốc tính đến 01/7/2006 là 395.878 người. Điều này rất có
ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác, trong xu
hướng chung của các nước, theo đuổi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã tác động
lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận cư dân, thu nhập của
người dân đô thị là cao hơn so với khu vực nông thôn. Chính vì vậy, sự kỳ
vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc nhiều nông dân đi tìm công ăn việc làm
ở đô thị. Như vậy, sự phát triển trang trại cũng là một nguyên nhân tác động
đến người nông dân gắn bó với công việc khu vực nông thôn, hạn chế sự di cư
đến đô thị. Mặt khác, nông dân có việc làm là cách cải thiện đáng kể tệ nạn xã
hội do thất nghiệp gây nên, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp
nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần
thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông nghiệp nông thôn nước ta.
-Có đóng góp với nền an ninh lương thực như: Đáp ứng được nhu cầu
của cư dân một vùng, hay cả quốc gia một cách ổn định và bền vững. Cho dù
sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm một
cách tương đối, lực lượng lao động có sự chuyển dịch sang các ngành khác,
diện tích canh tác bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng…mà lương
thực vẫn đảm bảo và bền vững, thì đó là tình hình an ninh lương thực cao. Bài
toán này đặt ra đối với phạm vi một quốc gia, tức là sự hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất: vùng sản xuất rau, các loại hoa quả, lúa gạo…Đối với
Việt Nam, phải nói đến vùng đồng bằng của miền Bắc và miền Nam. Tuy
nhiên, do tình trạng không đảm bảo cung cấp lương thực và người dân nhiều
vùng bị đói diễn ra trong nhiều năm qua đã tác động đến tâm lý của rất nhiều
người dân các khu vực, họ không muốn xoá bỏ tập quán sản xuất lương thực
để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Do vậy, sự mở ra hướng sản xuất trang trại theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
mô hình chuyên canh, tăng cường trao đổi hàng hoá trên cơ sở hạ tầng nông
thôn được cải thiện đáng kể sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, thu nhập
của người dân được đảm bảo có thể mua được lương thực, xoá đi tâm lý giải
quyết nhu cầu lương thực tại chỗ mà vẫn đáp ứng được khả năng cung cấp
lương thực. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực Theo hướng này là hoàn
toàn khả thi. Bởi vậy kinh tế trang trại phát triển tức là nông nghiệp phát triển
ở mức độ cao, chính điều này làm tăng thêm của cải trong xã hội, và tăng
vùng phân bố sản xuất của cải vật chất nói chung và lương thực nói riêng.
1.1.5.3-ý nghĩa môi trường.
Thông thường, hoạt động sản xuất nông nghiệp không khoa học sẽ gây ra
những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình thâm canh nông nghiệp:
sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện, gây ô
nhiễm về nguồn nước, đất và cả trong không khí. Mặt khác, nếu kỹ thuật canh
tác lạc hậu còn tác động xấu đến độ màu mỡ của đất. Như trên đã phân tích,
các trang trại thường áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, có hiệu quả các nguồn lực: chẳng hạn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh tổng
hợp để làm giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo năng suất
cây trồng, tiết kiệm chi phí tiền thuốc, giảm bớt ô nhiễm, hoặc kỹ thuật canh
tác trên đất dốc, sử dụng các loại cây họ đậu để cải tạo đất đã làm tăng độ phì
cho đất. Đối với trang trại chăn nuôi, xưa nay hộ nông dân vẫn phải đối mặt với
tình trạng nguồn phế thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm môi
trường nặng nề, nhưng với kỹ thuật sử lý bằng các hố khí Biogas đã cùng một
lúc giải quyết cả tình trạng ô nhiễm, lại có nguồn năng lượng khí đốt sinh học
sử dụng vào trong sinh hoạt hàng ngày của chủ trang trại, đây là một kỹ thuật
không phải khó, tuy nhiên rất phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn và tập trung.
Mặt khác, nhiều trang trại hình thành chính từ việc khai hoang, phục hoá những
diện tích trước đây bỏ hoang hoá, hoặc chưa sử dụng đúng mục đích ví dụ: các
đầm nuôi tôm được hình thành từ những bãi cát ven biển, mà xưa nay người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
dân địa phương không sử dụng vào bất cứ mục đích gì, hoặc những vùng đất bị
ô nhiễm phèn nặng của huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo lên
những diện tích nuôi tôm cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Kinh tế trang trại luôn gắn liền với đất đai, sinh vật sống là chủ yếu; nó có
đặc thù khác hẳn với sản phẩm của các ngành khác là; có đặc điểm của một vật
thể sống nó bao hàm các yếu tố sinh lý mà các sản phẩm của các ngành khác
không có được. Mà đất đai thì đặc tính riêng có của nó là độ phì, nếu được quan
tâm một cách đúng mức, và khai thác một cách khoa học thì đất đai ngày một
phì nhiêu hơn. Chính điều này tạo đà cho sinh vật sống phát triển một cách bền
vững. Khi giữa hệ sinh thái thực vật và động vật hài hoà sẽ có một môi trường
tiến tới tự nhiên hơn, khi mà tất cả các nước trên thế giới đang phát triển công
nghiệp một cách ồ ạt, các chất thải công nghiệp ngày một nhiều, thì kinh tế trang
trại phát triển là đúng với xu thế phát triển của thế giới.
Do sản xuất kinh doanh tự chủ có lợi ích thiết thực và lâu dài của mình
mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các
yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái của trang
trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại đã góp phần quan
trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sử
dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, những việc làm này đã góp phần tích cực
cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn. “Hiện nay đất mà trang
trại sử dụng chiếm rất lớn cụ thể tính đến năm 2006 đất trồng cây hàng năm là
286.415 ha đất trồng cây lâu năm là 148.058 ha đất lâm nghiệp 94.701 ha đất
nuôi trồng thuỷ sản là 134.385 ha” [23] đây quả là con số không nhỏ phục vụ
cho việc cải thiện môi trường cũng như bảo vệ sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
1.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nƣớc và ở Việt Nam
1.2.1-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới
1.2.1.1- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu á.
Ở châu Á, chế độ phong kiến kéo dài cho nên kinh tế trang trại sản xuất
hàng hoá ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự
xâm nhập của tư bản phương tây vào các Nước Châu á, cùng với việc xâm
nhập của phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đã làm nẩy sinh
hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh
tế trang trại ở các nước trên thế giới đã có sự biến động lớn về quy mô, số
lượng và cơ cấu trang trại.
“Đặc biệt các nước vùng Đông Á như: Đài Loan 0,047 ha/người,
Malaixia 0,25 ha/người, Hàn Quốc 0,053 ha/người, Nhật Bản 0,035
ha/người…. các nước châu á có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan sự phát triển kinh tế trang trại cũng theo quy luật , số
lượng trang trại giảm và quy mô diện tích tăng. Ví dụ: ở Nhật bản năm
1950 số lượng trang trại là 6.176.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn
3.691.000 trang trại và diện tích bình quân năm 1950 là 0,8ha, năm 1993
tăng lên là 1,38ha” [13].
1.2.1.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu âu
Châu Âu cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đã xuất
hiện hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, thay thế cho hình thức kinh
tế tiểu nông và hình thức điền trang của chế độ phong kiến. Nước Anh đầu thế
kỷ XVII có sự tập trung ruộng đất đã hình thành nên những trang trại tập
trung trên quy mô rộng lớn, cùng với việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây giống như mô hình hoạt
động ở các công xưởng. Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp tập trung lớn
về quy mô và sử dụng nhiều lao động làm thuê, đã không mang lại hiệu quả
kinh tế cao bằng các trang trại vừa và nhỏ. Tiếp theo Nước Anh là các Nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Pháp, Hà Lan, Đan Mạch… Kinh tế trang trại cũng được phát triển mạnh tạo
ra nhiều nông sản hàng hoá.
Nước Anh năm 1950 có 543.000 trang trại đến năm 1957 còn có 25.400,
Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn 801.400.
Diện tích bình quân của các trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên như: ở
Anh năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36ha, năm 1987 là 71ha. ở
Pháp năm 1955 là 14ha đến năm 1993 là 35ha, Cộng hoà liên bang Đức năm 1949
là 11ha năm 1985 là 15ha, Hà Lan năm 1960 là 7ha đến năm 1987 là 16ha [13].
1.2.1.3- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Mỹ.
Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển. Vào năm 1950 ở Mỹ
có 5.648.000 trang trại và giảm dần số lượng đến năm 1960 còn 3.962.000.
Trong khi đó diện tích bình quân một trang trại tăng lên, năm 1950 là 56ha,
năm 1960 là 120ha, năm 1992 là 198,7ha [13].
Như vậy ở các nước Tây Âu và Mỹ số lượng trang trại đều có xu hướng
giảm nhưng về quy mô diện tích lại có xu hướng tăng lên, còn ở châu á số
lượng trang trại lại có xu hướng tăng lên nhưng chúng có đặc điểm khác kinh
tế trang trại ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Do đất canh tác trên đầu người thấp, bình
quân 0,15ha/ người. Sau đây là một số tài liệu về sự phát triển kinh tế trang
trại một số nước trên thế giới .
Bảng 1.3 Diện tích bình quân của trang trại một số nƣớc trên thế giới.
STT Tên nƣớc Diện tích
(ha)
STT Tên nƣớc Diện tích
(ha)
1 Anh 64,0 7 Italia 2,0
2 Pháp 29,2 8 Inđônêxia 1,77
3 Mỹ 180 9 Nhật Bản 1,2
4 Ấn Độ 20,0 10 Pakistan 3,86
5 Đan Mạch 31,7 11 HàLan 6,4
6 Bỷ 14,0 12 Thái Lan 4,5
Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn,2001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Vịêt Nam
1.2.2.1- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các thời kỳ
a-Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến
“Trong thời kỳ này đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập
các đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như:
điền trang, điền doanh, thái ấp” [25].
b- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
“Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp thời kỳ này là khai thác thuộc địa,
cho nên thực dân Pháp đã ban hành một số chính sách như: chính sách ruộng đất,
chính sách thuế, nhằm thiết lập các đồn điền để tăng sức sản xuất ở khu vực
thuộc địa. Năm 1927 chỉ riêng ở Bắc kỳ đã có tới 155 đồn điền rộng từ 200ha
đến hơn 8.500ha. Nam Kỳ và Cao nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có
những đồn điền rộng hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân Pháp
chiếm để lập đồn điền đã lên tới 1,2 triệu ha tương đương khoảng 1/4 diện tích
đất canh tác của ta lúc bấy giờ” [25].
c - Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1950-Nay
Thời kỳ 1954-1975. ở miền Bắc nền nông nghiệp mang nặng tính kế
hoạch hoá tập trung, ở đó có các hình thức tổ chức sản xuất như: Nông –Lâm
trường Quốc doanh, hợp tác xã Nông Nghiệp… Mọi tư liệu sản xuất chủ yếu là
ruộng đất được tập trung một cách triệt để, kinh tế tư nhân không được coi là
một thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Còn ở Miền Nam thời kỳ này
các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh
điền, các hợp tác xã sản xuất hàng hoá.
Thời kỳ 1975 cho tới nay. Từ cuối những năm 1975 hiệu quả sản xuất
trong nền kinh tế nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng là thấp kém.
Trong các hợp tác xã ở Miền Bắc dẫn tới khủng hoảng của mô hình tập thể hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
nông nghiệp. Trước tình hình đó Đảng đã có Đại Hội lần thứ VI (tháng
12/1986) đề ra được các chủ trương chính sách mới đặc biệt là cơ chế khoán
gọn tới từng hộ gia đình, tiếp đến là Nghị Quyết 10 của bộ chính trị và cùng
nhiều văn bản khác của Chính phủ, đã giải phóng sức lao động và các tư liệu
sản xuất khác đặc biệt là đất đai. Việc đổi mới cơ chế chính sách này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Theo số liệu của các địa
phương dựa vào hướng dẫn về khái niệm và tiêu chí nhận dạng kinh tế trang
trại của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay (7/2006) nước ta có
113.730 trang trại. So với năm 2001 là 61.017 trang trại tăng 86.4%. Sở dĩ số
tăng tương đối nhỏ vì xác định kinh tế trang trại theo tiêu chí mới, nên một số
trang trại cũ đến nay không được xếp hạng. Hiện nay kinh tế trang trại đã có sự
phát triển khá nhanh trên quy mô toàn quốc [23].
1.2.2.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại của các vùng, miền ở Việt Nam
a-Miền núi, trung du phía Bắc.
+Diện tích đất và diện tích mặt nước: với các tỉnh miền núi, trung du,
bình quân đất và mặt nước canh tác mỗi trang trại là 8,96ha trong khi đó tính
trên cả nước thì đất bình quân trên một trang trại là 5,834ha.
+Lao động và lao động làm thuê: lao động bình quân/ trang trại là
khoảng 3,32 người, trong đó lao động gia đình là chủ yếu, lao động làm thuê
bình quân 0,82 người. Với mức lương trung bình khoảng 600.000 –
800.000đ/lao động/ tháng.
+Vốn đầu tư: Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu, báo cáo của Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo thống kê của Sở nông
nghiệp các tỉnh thì vốn đầu tư bình quân của các trang trại miền núi phía
Bắc là khoảng 192 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
+Về cơ cấu: các loại hình trang trại được phản ánh qua qua (bảng 1.4):
Bảng 1-4 Trang trại miền núi, Trung du phía Bắc năm 2006
Vùng Số
TT
TT cây
hàng
năm
TT cây
lâu năm
TT cây ăn
quả
TT chăn
nuôi
TT lâm
nghiệp
TT nuôi
Thuỷ sản
TT KD
tổng hợp
TT SL Cc% SL Cc% SL Cc% SL Cc% SL Cc% SL Cc% SL Cc%
Đông
bắc
4 704 98 2,1 127 2,7 1145 24,3 1000 21,3 884 18,8 1019 21,6 431 9,2
Tây
bắc
522 38 7,3 44 8,4 17 3,3 201 38,5 125 24 36 6,9 61 11,7
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006.
Đối với vùng Đông bắc, trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi
và trang trại trồng cây lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao, các con số tương
ứng với các loại hình này là 24,3%; 21,3% và 18,8%. Như vậy, về mặt chủ
đạo, vùng Đông bắc tập trung vào các hoạt động trồng trọt là chính, nhất là
cây ăn quả. Trong đó, phải kể đến các tỉnh trọng điểm trồng cây ăn quả: vải
thiều được trồng nhiều ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, cam được trồng
nhiều ở huyện Bắc Quang, Hàm Yên, …tỉnh Tuyên Quang trong tổng các loại
hình trang trại của vùng. Nhưng ngược lại vùng Tây bắc thì trang trại trồng
cây ăn quả hầu như không phát triển, trong khi đó trang trại chăn nuôi và
trồng cây lâm nghiệp lại rất nhiều. Ta thấy đây cũng là đặc điểm của vùng núi
phía Bắc, với diện tích rất rộng nhưng địa hình lại hiểm trở nên rất thích hợp
cho việc chăn nuôi nhất là chăn nuôi các đại gia súc, và trồng rừng.
b-Miền đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
+Về đất và diện tích mặt nước canh tác: với hai miền này bình quân
đất và mặt nước canh tác mỗi trang trại là 5,4ha trong khi đó tính trên cả nước
thì đất bình quân trên một trang trại là 5,834ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
+Về lao động và lao động làm thuê: với hai miền này, lao động bình
quân trên trang trại là khoảng 3,46 người, trong đó lao động gia đình là chủ
yếu, lao động làm thuê bình quân 0.68 người. Với mức lương trung bình
khoảng 800.000 – 1000.000đ/lao động/ tháng.
+Vốn đầu tư: Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu, báo cáo của Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo thống kê của Sở nông nghiệp
các tỉnh thì vốn đầu tư bình quân của các trang trại miền đồng bằng sông
Hồng, và sông Cửu Long là khoảng 205 triệu đồng.
+Về cơ cấu: các loại hình trang trại được phản ánh qua (bảng 1.5):
Bảng 1.5 Trang trại miền đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long năm 2006
Vùng Số
TT
TT cây
hàng
năm
TT cây
lâu
năm
TT cây ăn
quả
TT chăn
nuôi
TT lâm
nghiệp
TT nuôi
Thuỷ sản
TT KD
tổng
hợp
TT SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc% SL Cc
%
SL Cc% SL Cc% SL Cc%
ĐB Sông
Hồng
13 863 305 2,2 22 0.2 507 3.7 7562 54.6 52 0.4 3072 22.2 2343 16.9
ĐB sông
Cửu
Long
54 425 24 425 45 175 0.3 1962 3.6 1937 3.6 45 0.1 25147 46.2 734 1.4
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: vùng đồng bằng đặc trưng là chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản và trồng cây hàng năm. Cụ thể đối với đồng bằng sông Cửu Long
loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp chỉ chiếm có 1.4% trong khi đó trang
trại nuôi trồng thuỷ sản lại chiếm tới 46.2%, điều này sẽ khiến trang trại nuôi
trồng thuỷ sản rất khó khăn trong việc nhập thức ăn nguyên, nhiên, liệu đầu vào.
c-Miền trung.(gồm Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ)
+Diện tích đất đai và diện tích mặt nước: với hai miền này bình quân
đất và mặt nước canh tác mỗi trang trại là 5,8ha trong khi đó tính trên cả nước
thì chỉ tiêu này là 5,834ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
+Về lao động và lao động làm thuê: với hai miền này, lao động bình
quân trên một trang trại là khoảng 3,23 người, trong đó lao động gia đình là
chủ yếu, lao động làm thuê bình quân 1,015 người. Với mức lương trung
bình khoảng 800.000 – 1000.000đ/lao động/ tháng.
+Vốn đầu tư: Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu, báo cáo của Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo thống kê của Sở nông
nghiệp các tỉnh thì vốn đấu tư bình quân của các trang trại miền trung là
khoảng 145,5 triệu đồng.
+Về cơ cấu: các loại hình trang trại được phản ánh qua qua (bảng 1.6):
Bảng 1.6 Trang trại miền trung năm 2006
Vùng Số
TT
TT cây
hàng năm
TT cây
lâu năm
TT cây
ăn quả
TT chăn
nuôi
TT lâm
nghiệp
TT nuôi
Thuỷ sản
TT KD
TH
TT SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
Bắc
Trung Bộ
6756 1881 27.8 1115 16.5 190 2.8 1046 15.5 816 12.1 1233 18.3 475 7.0
Duyên
Hải Nam
trung Bộ
7808 3003 38.5 78 11.2 234 3 578 7.4 616 7.9 2323 29.8 176 2.3
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006.
Vùng này phân bố khá đều của các loại hình trang trại, điều này có ảnh
hưởng tốt về việc phối kết hợp giữa các trang trại với nhau, luôn hỗ trợ nhau
trong quá trình sản xuất.
d-Miền Đông Nam Bộ (gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình
Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, Thành phố
Hồ Chí Minh)
+Về đất và diện tích mặt nước canh tác: với các tỉnh này bình
quân đất và mặt nước canh tác mỗi trang trại là 6.9ha cao so với các
vùng trên cả nước, địa hình không phức tạp. Đây cũng là vùng kinh tế
trang trại phát triển mạnh và bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
+Về lao động và lao động làm thuê: với miền này, lao động bình quân
trên một trang trại là khoảng 3,78 người, trong đó lao động gia đình là chủ
yếu, lao động làm thuê bình quân 1,63 người. Với mức lương trung bình
khoảng 1.000.000 – 1.200.000đ/lao động/ tháng.
+Vốn đầu tư: Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu, báo cáo của Bộ Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn, báo cáo thống kê của Sở nông nghiệp các tỉnh
thì vốn đấu tư bình quân của các trang trại miền này là khoảng 575.5 triệu đồng.
+Về cơ cấu: các loại hình trang trại được phản ánh qua qua (bảng 1.7)
Bảng 1.7 Trang trại miền Đông Nam Bộ năm 2006
Vùng Số
TT
TT cây
hàng năm
TT cây
lâu năm
TT cây
ăn quả
TT chăn
nuôi
TT lâm
nghiệp
TT nuôi
Thuỷ sản
TT KD
tổng
hợp
TT SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
SL Cc
%
Đông
Nam Bộ
16867 1788 10.6 8859 52.5 597 3.5 3839 22.8 102 0.6 1338 7.9 344 2.0
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006.
Ta thấy vùng này trang trại trồng cây lâu năm rất chiếm ưu thế, sau đó đến
trang trại chăn nuôi, hai loại hình trang trại này có sự liên quan mật thiết với
nhau, bổ trợ nhau phát triển một cách bền vững, ngoài ra cần chú ý đến trang trại
lâm nghiệp vì sự thiếu hài hoà trong các cơ cấu giữa trang trại cây lâu năm và
trang trại lâm nghiệp có sự chênh lệch quá cách biệt, dẫn đến mất cân bằng trong
hệ sinh thái tự nhiên. Cần có sự định hướng của các cấp, các ngành sao cho việc
phát triển trang trại không mang tính tự phát mà phải có tính quy hoạch ổn định
lâu dài, thì mới mong phát triển một cách bền vững và có hiệu quả.
Tóm lại: qua sự phân tích của các vùng trên ta thấy kinh tế trang trại nước
ta còn hạn chế ở nhiều mặt; mang tính tự phát, thiếu sự định hướng lâu dài; cơ
cấu trang trại chưa hợp lý, không mang tính tương tác hỗ trợ nhau trong phát
triển; lượng vốn cho các trang trại quá thấp chưa mang tính chuyên nghiệp, lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
động thì chủ yếu là của các chủ trang trại, điều này nói lên sự thu hút lao động
trong trang trại chưa cao, do lương còn thấp.
1.3-Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Điều tra tổng thể trang trại trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2-Các phương pháp thu thập số liệu
+Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (Đây là tài liệu đã được các cơ
quan chức năng thu thập, công bố), các tài liệu này tôi thu thập được từ
phòng thống kê các huyện, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên….
+Điều tra thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra
(phương pháp điều tra trực tiếp). Điều tra chọn mẫu, điều tra tổng thể, điều tra
ngẫu nhiên, điều tra phi ngẫu nhiên.
1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu
Sau khi đi thu thập thông tin, tôi sử lý chắt lọc thông tin và cuối cùng sử lý
số liệu thông qua chương trình Excel trong phần mềm Microsof office.
1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích
1.3.4.1-Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+GO giá trị sản xuất (Gross Output):
GO=
n
i
PiQi
1
Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lượng sản phẩm thứ i.
Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời
gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta
tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã
có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm)
+VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA= GO-IC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IC=
n
i
Ci
1
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i.
Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử
dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như các chi phí: Giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác …..
Hay VA=V+C+M
Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hoàn vốn cố định (Hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu
hao tài sản cố định)
M là giá trị thặng dư.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh
phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
1.3.4.2-Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại
+ Hiệu quả sử dụng đất
GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác)
VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)
+Hiệu quả sản xuất trên chi phí
GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ
đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần)
VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn,
chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu
được giá trị gia tăng là bao nhiêu).
+Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra)
VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động)
+Tỷ suất hàng hoá: GV/GO x 100 (%) phản ánh mức độ tham gia vào
thị trường của trang trại.
GV=
P
HHQHHi
(Giá trị sản phẩm hàng hoá)
(Tỷ suất hàng hoá) = x100%
GO
+Chi phí trên đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của
trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.
CT= Tổng chi phí/ha canh tác
1.3.4.3-Phương pháp phân tích đánh giá
a-Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo
vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu
hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa
học, chính xác hiện tượng, nội dung kinh tế trang trại cần nghiên cứu.
b-Phương pháp toán kinh tế (sử dụng hàm sản xuất cobb-Douglas): Hàm này
nhằm phân tích tác động cụ thể của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
trang trại và để đánh giá sự thay đổi của các nhân tố trình độ văn hoá của chủ
trang trại, lao động, diện tích đất, vốn sản xuất…. Dựa vào hàm sản xuất Cobb-
douglas (CD). Hàm sản xuất là hàm biểu diễn sự phụ thuộc của kết quả sản
xuất kinh doanh đối với các yếu tố chi phí bỏ ra trong tất cả quá trình sản xuất.
-Hàm sản xuất có dạng là: Y=F(D1 ,D2,…..Di ,X1 ,X2 ,…..Xi)
Trong đó: Y là yếu tố sản xuất (Biến phụ thuộc)
Di là các biến thuộc tính, không thể lượng hóa được, nó thường nhận các
giá trị là 0 và 1.(Biến độc lập)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Xi là các yếu tố nguyên nhân, hay mức đầu tư các yếu tố sản xuất đầu
vào. (Biến độc lập)
Bài toán có thể giải một cách dễ ràng, chính xác nhờ phần mềm EXCEL.
Phân tích kết quả bài toán:
-Multiple R: Hệ số tương quan bội cho ta thấy độ chặt chẽ của mối liên
hệ (-1Fα.
-R Square (R
2
): Hệ số xác định: Cho biết bao nhiêu phần trăm sự tác
động của biến phụ thuộc được giải thích bằng các yếu tố độc lập đã được bao
gồm trong mô hình.
-Observation: số đơn vị mẫu được đưa vào nghiên cứu.
-F-stat: Tiêu chuẩn F dùng để làm căn cứ kiểm định độ tin cậy về mặt
khoa học thống kê của toàn bộ phương trình hồi quy. Bài toán có đủ ý nghĩa
thống kê khi mà F> Fα.
-Regession Coefficients (bi): các hệ số hồi quy; bi(i=1,2,…n). Nói lên
phần trăm thay đổi của Y khi Xi tăng thêm 1%, khi giả thiết các yếu tố khác
không đổi, đó chính là độ co giãn của sản lượng theo yếu tố thứ i.
-T-Stat: Dùng làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt khoa học
thống kê của độ co giãn bi(i=1,2,…n); tức là mối liên hệ giữa Xi và Y.
-P-value: xác xuất để (t>T-Stat), dùng để kiểm định độ tin cậy về mặt khoa
học thống kê của độ co giãn bi(i=1,2,…n); tức là mối liên hệ giữa Xi và Y.
P-value còn là mức ý nghĩa khi P-value có giá trị (P-value<=0,01); Xi
có độ tin cậy về mặt khoa học thống kê tới mức (>=91%)
c-Phương pháp phân tổ: Dùng phương pháp này phân các đối tượng nghiên
cứu ra làm nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc nghiên cứu, cũng như tìm ra
những quy luật của đối tượng nghiên cứu.
d -Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc
phát triển kinh tế trang trại.
e-Phương pháp chuyên gia: Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia nông, lâm, ngư nghiệp, các cán bộ khuyến nông, các thầy cô giáo
đã và đang giảng dạy tại các trường đại học, và đặc biệt hơn nữa là các chủ
trang trại giàu kinh nghiệm thực tế.
g-Phương pháp chuyên khảo: dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài
liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. thông
qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực
tiễn để nâng cao hiệu quả của sản xuất trong trang trại.
h-Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này đòi
hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt
trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra
từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông
qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.
i-Phương pháp dự báo thống kê: giúp cho việc thu thập điều tra được những
tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu,
tổng hợp tài liệu, tính toán, các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như phân tích tài
liệu khoa học và khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên
cứu. Các phương pháp phân tổ, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong
thống kê được vận dụng là chủ yếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1- Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1-Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1-Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.542,6
km
2
chiếm 1,13% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp Bắc Kạn, Phía tây giáp Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp với
thủ đô Hà Nội. Về hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã
với tổng số 180 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Thành phố Thái Nguyên với
trên 229 ngàn dân là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của tỉnh [27].
Thái Nguyên có diện tích các loại cây trồng là 146 ngàn ha, trong đó
trồng cây hàng năm 117,9 ngàn ha, đất trồng cây lâu năm 28,1 ngàn ha. Tiềm
năng đất đai, tài nguyên khoáng sản lớn như than mỡ, than đá, quặng thiếc,
quặng đồng, quặng chì, titan, vàng, vonfram ... có trữ lượng lớn. Tình hình
phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã và đang có rất nhiều triển
vọng tốt, tuy nhiên cũng có không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện. Với vị trí như vậy, tỉnh Thái Nguyên có đầy đủ các yếu tố
thuận lợi cho cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhất là gần đường
quốc lộ 1B và có thể vượt qua địa phận của huyện Phú Bình hoặc Đồng Hỷ và
có thể đi tới quốc lộ 1A, con đường dẫn tới cửa khẩu Lạng Sơn.
2.1.1.2-Điều kiện địa hình
a-Địa hình đồng bằng: Kiểu đồng bằng Aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện
tích không lớn, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện là Phú
Bình và Phổ Yên, với độ cao địa hình từ 10-15 m. Kiểu địa hình đồng bằng
xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
vào khoảng 20-30m và phân bố dọc theo hai con sông lớn là sông Cầu và
sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình, các kiểu đồng bằng còn lại
phân bố ở các độ cao lớn hơn.
b-Nhóm địa hình gò đồi: Được chia làm 3 loại.
-Kiểu gò đồi thấp, trung bình dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50-70m
phân bố ở Phú Bình và Phổ Yên.
-Kiểu gò đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến là từ 100-
125m chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá.
-Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp kéo dài dạng dãy
độ cao phổ biến từ 100-150m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông
Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương, đến Định Hoá.
c-Nhóm địa hình núi thấp: Có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu hết như chiếm
chọn vùng Đông bắc của tỉnh. Nhóm này phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên
với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
d-Nhóm địa hình nhân tác: Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nước
nhân tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây si, Gềnh Chè....
hiện tại có khoảng trên 200 hồ chứa nước lớn. Như vậy có thể thấy hình thái địa
hình của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và phức tạp. Nhưng muốn khai thác, sử
dụng phải tính đến đặc tính của từng vùng, đặc biệt là vùng đồi núi chiếm phần
lớn diện tích của tỉnh.
Đặc điểm điều kiện địa hình: Độ cao vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi để
xây dựng các hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới chủ động đã tạo ra khả năng
thâm canh trong sản xuất. Mặt khác, thế mạnh gò, đồi vừa tạo thuận lợi cho
trồng các loại cây ăn quả, các loại cây lâm nghiệp, đây là một thuận lợi của tỉnh
so với các tỉnh khác. Mặt khác, điều kiện địa hình đồi núi cũng là điều kiện để
phát triển chăn nuôi gia súc và đại gia súc thuận lợi. Về nhận định chủ quan,
tỉnh Thái Nguyên có điều kiện địa hình phù hợp cho phát triển trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
2.1.1.3- Điều kiện khí hậu thuỷ văn
“Thái Nguyên thuộc vùng Đông bắc, địa hình cao nên thường lạnh hơn
so với các vùng xung quanh. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất là
(tháng 6: 29
0)
với tháng lạnh nhất (tháng 1: 150) là 140 tổng số giờ nắng trong
năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các
tháng trong năm. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 1.500 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 thấp nhất vào tháng 1”
[27]. Nhìn chung khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển
hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp
chế biến nông sản, thực phẩm phát triển.
2.1.1.4-Điều kiện đất đai tỉnh Thái Nguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 354.264 ha trong đó:
-Đất nông nghiệp 95.871 ha chiếm 27%.
-Đất lâm nghiệp có rừng 152.275 ha chiếm 43%, độ che phủ đạt 43%.
-Đất chuyên dùng 21.237 ha chiếm 6%.
-Đất ở 8.500 ha chiếm 2,4%.
-Đất chưa sử dụng 76.381 ha chiếm 21,6%.
Nhìn chung, quỹ đất của tỉnh khá phong phú, có cấu tạo địa chất rất
thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến [8].
2.1.1.5- Tài nguyên nước
Thái Nguyên có hai con sông chính là Sông Cầu và Sông Công: Sông
Công có lưu vực 951Km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy
dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ và tạo nên
hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước rộng khoảng 25 Km2, chứa khoảng 175
triệu m3 nước có thể điều hoà cho dòng chảy và dùng nước tưới tiêu cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
12.000.ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho
thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống
sông Thái Bình, có lưu vực 3.480 Km2 , bắt nguồn từ dãy nói Hoa Nam chảy
qua chợ Đồn theo hướng Bắc-Đông Nam. Hệ thống thuỷ nông sông cầu tưới
cho 24.000.ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hoà, Tân
Yên (Bắc Giang). Ngoài ra Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn
nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Theo đánh giá của các cơ quan
chuyên môn, trên các con sông chảy qua có thể xây dựng các công trình thuỷ
điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp
phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô
nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần chống lũ
lụt, hạn hán cũng như đưa ánh sáng và công nghiệp nông thôn phát triển [20].
2.1.2- Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1-Dân số và lao động
Thái Nguyên có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã với tổng số 180 đơn vị
hành chính cấp xã, phường. Có 1.085.872 dân, tốc độ tăng trưởng 0.19% năm,
mật độ dân số là 307 người/km2, cơ cấu nam, nữ là 49.8/50.2%. Số người
trong đó độ tuổi lao động 742.054 người chiếm 68,3% [8].Với lực lượng lao
động dồi dào như vậy thì đây cũng là nhân tố tích cực cho mặt phát triển kinh
tế trang trại trên địa bàn tỉnh, khi mà các ngành chế biến cũng như công
nghiệp chưa phát triển, chưa lo đủ công ăn việc làm cho hàng vạn lao động,
và cũng là yếu tố tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
2.1.2.2-Cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác
-Giao thông: Đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài là 2.753km,
29.43km/km
2
và 0.99km/1000 dân. Đã có100% số xã trong tỉnh có đường ôtô
đến tận trung tâm cụm xã. Thái Nguyên có hệ thống giao thông khá thuận lợi,
quốc lộ 3 nối giữa Hà Nội-Thái Nguyên (80,4km)-Bắc Kạn-Cao Bằng tới biên
giới Việt Trung. Quốc lộ 1B nối Thái Nguyên-Lạng Sơn (Phía Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
45,5km); Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang-Thái Nguyên-Bắc Giang (phía Thái
Nguyên 57km);
+Đường sắt có 3 tuyến với tổng chiều dài 74,5 Km là tuyến Đa Phúc-
Quan Triều; Quan Triều- Núi Hồng; Lưu Xá-Khúc Rồng.
+Đường sông; có hai tuyến chính là Đa Phúc-Hải Phòng dài 161km, Đa
Phúc –Hòn Gai dài 211 km và hai tuyến vận tải nội tỉnh [19]. Chứng tỏ rằng với
điều kiện giao thông như vậy thì rất thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
-Văn hoá giáo dục: Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên
còn là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc. “Thái Nguyên
hiện nay có 424 trường học phổ thông với 7.243 lớp, 11.669 giáo viên và có
231.172 học sinh. Trên địa bàn tỉnh tập trung 10 trường đại học cao đẳng, 06
trường chuyên nghiệp và 3 trường công nhân kỹ thuật và nhiều trung tâm dạy
nghề. Giáo viên đại học có 1.076 người, số sinh viên đại học và cao đẳng trên
30.000 người. Sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh từ năm 1997 đến nay có
nhiều chuyển biến tích cực, đã đem lại những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên; quy mô học sinh tăng hệ thống
trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được tăng cường theo phương
châm đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xã hội hoá công tác giáo dục, tăng
cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. đến nay
100% số xã, phường thị trấn đã đạt tiêu chuẩn đơn vị phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học cơ sở. Tuy nhiên cho
đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn 1.138 phòng học tạm, chiếm gần 20% tổng số
phòng học hiện có. Các trường, lớp vùng nông thôn, miền núi thiếu các phương
tiện dạy và học tập. Tình trạng quá tải về nhu cầu học tập tại các trường trung
học phổ thông vẫn còn tồn tại” [18].
-y tế: “Có 2.859 cán bộ y tế đang hoạt động tại các cơ sở y tế Nhà nước,
trong đó có 859 bác sỹ, bình quân 0.8 bác sỹ/1000 dân; 16 bệnh viện, 14 phòng
khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện điều dưỡng, 01 trại phong 180 trạm y tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
xã phường, tổng số giường bệnh của các cơ sở điều trị y tế là 3.420. Hoạt động
y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nhiều tiến bộ. Số cán bộ y tế tính bình quân
trên một nghìn dân đạt 1,53 người (cao hơn mức bình quân 1,18 của cả nước).
Trong đó số có trình độ bác sỹ trở lên là 0.793 người (cao hơn mức bình quân
0.54 của cả nước) Toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng không để
sảy ra dịch bệnh trên quy mô rộng. Tuy nhiên, nhu cầu khám chữa bệnh và
thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn chưa đáp ứng, các cơ
sở khám chữa bệnh xuống cấp, thiếu các trang thiết bị hiện đại” [21].
-Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
+Trong tỉnh: Tỉnh Thái Nguyên một tỉnh trung tâm vùng có rất nhiều các
nhà máy sản xuất, chế biến, khai thác khoáng sản, công nghiệp cũng như các
trường đại học, dạy nghề. Chính điều này đã thu hút rất nhiều lao động, cũng
như học sinh, sinh viên từ các nơi về đây, là một yếu tố quan trọng trong việc
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, địa bàn của tỉnh hẹp, giao thông thuận lợi
cũng là yếu tố tốt trong việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
+Ngoài tỉnh: Như đã giới thiệu ở phần đầu thì Thái Nguyên tiếp giáp với
rất nhiều tỉnh, có đường quốc lộ thông suốt đó cũng chính là điều kiện thuận lợi
cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hơn nữa Thái Nguyên có vùng nguyên
liệu chè Thái nổi tiếng, Sông cầu và hồ Núi Cốc thơ mộng chứa đựng đầy cảm
hứng, và vùng ATK lịch sử hào hùng, các yếu tố đó là điểm đến của nhiều du
khách, và cũng là điều kiện để Thái Nguyên quảng bá các sản phẩm nông nghiệp
của mình, chính điều này cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế trang trại.
2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với phát
triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
2.1.3.1-Thuận lợi
-Vị trí địa lý: Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan
trọng cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Nguyên nằm ở trung tâm Việt Bắc, sát kề vùng đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp
với Hà Nội, nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thông tin từ Hà Nội và
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho các tỉnh trong vùng. Phấn đấu “Phát
triển Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế vùng của các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc” [5].
-Cơ sở khoa học kỹ thuật: Thái Nguyên với hệ thống các trường đại học
kỹ thuật, trường cao đẳng và dạy nghề có cơ sở vật chất tốt cùng đội ngũ giáo
viên, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đông đảo và chuyên môn cao sẽ
tạo điều kiện để Thái Nguyên đưa nhanh khoa học, công nghệ vào sản xuất và
đời sống. Với lợi thế này, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần tạo
ra tốc độ tăng trưởng nhanh và nền kinh tế nhanh chóng được tri thức hoá.
-Lao động: Lực lượng lao động trong toàn tỉnh chiếm đến 68.3% với số
người lên tới 742.054 người, đây là lực lượng lao động dồi dào góp phần lớn
cho phát triển nông nghiệp.
2.1.3.2-Khó khăn
Nền kinh tế đã có những bước phát triển khá, nhưng còn mất cân đối
như thiếu vốn đầu tư, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành còn chậm, chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hệ thống
giao thông còn chưa hoàn chỉnh nhất là ở khu vực nông thôn- miền núi, đã
hạn chế sự phát triển kinh tế của tỉnh nhất là trong việc thu hút nước ngoài.
Nạn phá rừng, tàn phá môi trường, khai thác khoáng sản bừa bãi là nguy cơ
nghiêm trọng cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra tốc độ gia tăng dân số
quá nhanh, “tốc độ tăng khoảng 1% năm và tốc độ tăng lao động là khoảng
2.3% năm” là một gánh nặng lớn cho xã hội [9].
2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên
Đặc trưng nói chung về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, là đều
được hình thành do tính tất yếu khách quan, do xu thế của của nền kinh tế sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
xuất hàng hoá, cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chủ
trương phát triển kinh tế đa thành phần và đặc biệt coi trọng kinh tế hộ nông
dân, là thành phần kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp.
2.2.1-Lao động, và chuyên môn của chủ trang trại.
Bảng 2.1 Tình hình lao động, và chuyên môn của chủ trang trại.
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Tổng số Chia theo loại hình SXKD chính
Trồng
cây
hàng
năm
Trồng
cây
lâu
năm
Trồng
cây ăn
quả
Chăn
nuôi
Lâm
Nghiệp
Nuôi
Trồng
thủy
sản
SX
KD
tổng
hợp
Tổng số TT TT 588 14 70 6 370 81 9 38
I- LĐ của TT
1.Tổng số LĐ thường
xuyên
Người 1 812 45 240 22 1 037 306 29 133
-LĐ của hộ chủ TT Người 1 493 7 186 15 895 235 21 104
-LĐ thuê mướn Người 319 8 54 7 142 71 8 29
* LĐ làm thuê BQ Người 0,54 0,57 0,77 1,17 0,38 0,88 0,89 0,76
2-Lao động thường xuyên
bình quân /Trang trại
Người 3.08 3..21 3.42 3.66 2.8 3.77 3.22 3.5
II- Trình độ chuyên môn
của chủ TT
-Sơ cấp 47 1 4 0 30 6 2 4
-Trung cấp 55 1 2 2 43 6 0 1
-Cao đẳng 1 0 0 0 1 0 0 0
-Đại học trở lên 19 1 0 2 13 2 0 1
Nguồn: số liệu điều tra.
Thông qua (bảng 2.1) trên ta thấy thực tế trang trại ở tỉnh Thái nguyên rất
thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật, trong cả một tỉnh chỉ có 19 chủ trang trại có
trình độ đại học, chiếm có 3,2% trên tổng số trang trại. Nhất là trang trại trồng
cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, không người nào có trình độ đại học, mà
thực tế cho thấy hai loại hình này rất cần có sự tác động của khoa học kỹ thuật.
Sử dụng lao động: Hầu hết các chủ trang trại đều là người trực tiếp điều
hành và quản lý trang trại, đồng thời cũng là người trực tiếp lao động. Lao
động thuê mướn chiếm 21,3%, chính điều này cho thấy việc thuê lao động còn
rất khó đối với trang trại bởi nhiều lý do như; thu nhập còn thấp, giá thuê lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
động không cao, lao động trong nông nghiệp mang tính thời vụ. Hơn nữa do
quan niệm thì lao động làm thuê tại các trang trại nông nghiệp chưa được coi là
một nghề, chính điều này có tác động rất lớn đến tâm lý cũng như công việc
của người lao động làm thuê trong trang trại. Với số lao động bình quân của
của một trang trại là 3,0 người, và số lao động của hộ chủ trang trại bình quân
là 2,5 người, Lao động làm thuê bình quân trên một trang trại là 0,5 người.
Những trang trại có quy mô canh tác dưới 5 ha về cơ bản không phải sử dụng
lao động làm thuê thường xuyên.
Nguyên nhân: Kinh tế trang trại ở tỉnh đều mang tính tự phát, không có
định hướng cụ thể, hoàn toàn là do các kinh tế hộ gia đình tự thành lập nên,
vốn tự có ít, vốn vay thì không huy động được do không có tài sản thế chấp,
hoặc có tài sản nhưng giá trị thấp lại xa trung tâm thành phố nên không thể
thế chấp nổi.Còn về tín chấp thì hiện tại chưa có tổ chức nào bảo hộ.
Tóm lại: Cần phải có định hướng cụ thể cho vấn đề này như đào tạo đội
ngũ kỹ sư phục vụ trực tiếp cho kinh tế trang trại, hoặc mở các lớp đào tạo
miễn phí cho các trang trại nhằm phát huy hiệu quả. Ngoài ra cần có đội ngũ
cán bộ và công nhân làm thuê cho loại hình kinh tế này nhưng phải có nghề và
được xã hội công nhận như bất kỳ những nghề khác, không phân biệt đối xử.
2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại
Thông qua (Bảng 2.2) dưới đây nếu xét trên góc độ của từng loại hình
trang trại ta thấy hoàn toàn rất nhỏ về quy mô đất đai, chỉ có mỗi loại hình
trang trại nuôi trồng thủy sản là có diện tích bình quân lớn nhất là 29.61ha;
trang trại lâm nghiệp có diện tích lớn thứ hai là 22.99 ha. Nhưng nếu xét trên
góc độ diện tích canh tác bình quân trên một trang trại thì lớn nhất lại là trang
trại lâm nghiệp, còn trang trại nuôi trồng thủy sản lại gần vào hàng cuối cùng.
Nguyên nhân tại sao vậy; chính vì loại hình trang trại nuôi trồng thủy
sản ở tỉnh Thái Nguyên là quá ít, nhưng chỉ có một trang trại nuôi trồng thủy
sản ở huyện Võ Nhai có diện tích mặt nước là 240ha ở hồ Quán Chẽ. Mặc dù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
điều kiện về diện tích mặt nước ở tỉnh Thái Nguyên như đã phân tích ở phần
đầu rất thuận lợi, bởi có nhiều hồ chứa nước nhân tạo lớn, nhưng chưa phát
huy hết hiệu qủa. Qua thực tế điều tra tôi thấy vì hầu hết các chủ trang trại rất
lo ngại về vấn đề an toàn cho thủy sản nuôi, nhưng lại không phải là vấn đề
về dịch bệnh hay kỹ thuật mà là vấn đề về an ninh.
Tóm lại: thông qua trên ta thấy tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản
ở tỉnh Thái Nguyên là rất lớn, xong cần có biện pháp hay các chế tài cụ thể để
răn đe, trấn áp một cách gay gắt từ phía pháp luật, nhằm giảm thiểu tệ nạn phá
hoại sản xuất của những kẻ thiếu lương tri, gây ảnh hưởng đến tiến trình phát
triển kinh tế trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất bình quân của Trang trại
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Diện tích
bình quân
của
TT(ha)
Số TT Chia theo loại hình SXKD chính
Trồng
cây hàng
năm
Trồng
cây lâu
năm
Trồng
cây ăn
quả
Chăn
nuôi
Lâm
Nghiệp
Nuôi
Trồng
thủy sản
SX KD
tổng
hợp
14 70 6 370 81 9 38
Đất trồng cây hàng
năm
ha 0,32 1,24 0,3 0,14 0,27 0,34 0,31 0,45
Đất trồng cây lâu
năm
ha 0,49 0,14 1,16 3,9 0,26 0,63 0,22 0,73
Đất lâm nghiệp
Trong đó đất rừng
trồng
ha 4,0
2,94
0,66
0,5
1,79
1,76
1,97
1,8
0,4
0,31
22,99
16,34
3,84
3,51
4,27
3,11
Đất nuôi trồng thủy
sản
ha 0,57 0,02 0,07 0,02 0,08 0,12 29,61 0,53
Nguồn: số liệu điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại
2.2.3.1-Vốn phục vụ cho kinh tế trang trại
Thông qua (Bảng 2.3) dưới đây nhìn chung vốn đầu tư bình quân trên một
trang trại của tỉnh Thái Nguyên là rất thấp chỉ đạt 148.187.000.đ trong khi đó
chủ yếu là vốn chủ sở hữu, còn tỷ trọng vốn vay chỉ đạt bình quân 13.4%. Tỷ
trọng này lại càng thấp đối với vùng cao chỉ là 9.6%. Tôi đánh giá việc đầu tư
cho kinh tế trang trại của tỉnh là rất cầm chừng, điều này chứng tỏ có mấy vấn đề
cần phân tích đó là: trang trại thật sự không cần huy động vốn, hay không huy
động được vốn? Tất cả các trang trại hầu hết nằm xa trung tâm đô thị giá trị đất
và tài sản trên đất thấp bởi vậy khó có khả năng thu hồi vốn khi trang trại mất
khả n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNU Ly Van Toan.pdf