Tài liệu Luận văn Thực trạng và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo hiểm xã hội Phú Thọ trong thời gian vừa qua
59 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo hiểm xã hội Phú Thọ trong thời gian vừa qua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả
khai thác của đại lý bảo
hiểm xã hội Phú Thọ trong
thời gian vừa qua
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử hình thành và phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam, có lẽ
chưa bao giờ cạnh tranh lại diễn ra gay gắt như hiện nay. Cùng với hoạt động
kinh doanh của nhiều công ty bảo hiểm có mặt trên thị trường địa bàn tỉnh
Phú thọ, sự xuất hiện của các văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm
nhân thọ như Pjico, Bảo Minh… lại đang báo hiệu một giai đoạn "đua sức đua
tài" mới của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phú Thọ.
Nằm trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ công ty bảo hiểm Phú Thọ là doanh
nghiệp Nhà nước duy nhất kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Trong những
năm gần đây, Công ty phải đương đầu với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối
thủ cạnh tranh như công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài,
Pjico,hay Bảo Minh,… giờ đây lại bị đe doạ cạnh tranh mạnh mẽ hơn bởi
những công ty Bảo hiểm phi nhân thọ sẽ thành lập trong tương lai. Phú Thọ
chắc chắn sẽ bị chia sẻ thành nhiều phần hơn trong khi khai thác hợp đồng
mới gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, một vấn đề có tính chất
"sống còn" đối với Công ty là nâng cao hiệu quả khai thác Bảo hiểm phi nhân
thọ.
Với mong muốn góp phần xây dựng một bảo hiểm phi nhân thọ Phú
Thọ đứng vững trong cạnh tranh, trong quá trình thực tập tại Công ty em
mạnh dạn chọn đề tài: "Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác của đại lý bảo hiểm Phú Thọ" cho chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được bố cục thành 3
chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm phi nhân thọ
Chương II: Thực trạng hoạt động khai thác của đại lý bảo hiểm tại Công
ty bảo hiểm Phú Thọ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 2
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
của đại lý bảo hiểm Phú Thọ.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
VÀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1. Sự cần thiết về tác dụng của Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là sự cam kết giữa người tham gia bảo hiểm với
người bảo hiểm mà trong đó, người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc
người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm một số tiền nhất định khi có các sự kiện
đã định trước xảy ra, còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng
hạn.
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng nhưu hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người
vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều
nguyên nhân, ví dụ như:
- Các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, rét, hạn,
sương muối, dịch bệnh v.v..
- Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật.
Khoa học và kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống của con người: nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai
nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, hàng không, tai nạn lao động v.v..
- Các rủi ro do môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra rủi ro cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lý chặt
chẽ - mọi người làm việc và sống theo pháp luật thì sẽ không xảy ra hiện
tượng thất nghiệp, trộm cắp; nếu làm tốt cong tác chăm sóc sức khoẻ sẽ hạn
chế được các rủi ro không đáng có như hoả hoạn, bạo lực, v v...
Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con
người những khó khăn trong cuộc sống như mất việc hoặc giảm thu nhập, phá
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 4
hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân, v.v.. làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây nên. Hiện nay,
theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, có hai nhóm biện pháp đối phó với
rủi ro và hậu quả do rủi ro gây ra - đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro
và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.
+ Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hiện tượng tránh
né rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiếu rủi ro. Các biện pháp này thường
được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.
- Tránh né được rủi ro là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong
cuộc sống. Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn những
biện pháp thích hợp để né tránh rủi ro có thể xảy ra, tức loại trừ cơ hội dẫn
đến tổn thất. Chẳng hạn, để tránh các tai nạn giao thông người ta hạn chế việc
đi lại; để tránh các tai nạn lao động người ta chọn những nghề không nguy
hiểm… Tránh né rủi ro chỉ với những rủi ro có thể né tránh được. Nhưng
trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể né tránh được.
- Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hành
động làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra. Ví dụ, để
giảm thiểu các tai nạn lao động, người ta tổ chức các khóa học nâng cao trình
độ của người lao động hay nâng cao chất lượng các hoạt động đảm bảo an
toàn lao động; đề phòng chống hoả hoạn người ta thực hiện tốt việc phòng
cháy chữa cháy.
- Giảm thiểu tổn thất: người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các
biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất đã xảy ra. Ví dụ, như khi có
hoả hoạn, để giảm thiểu tổn thất, người ta cố gắng cứu các tài sản còn dùng
được; hay trong một tai nạn giao thông; để giảm thiểu các thiệt hại về người
và của người ta đưa ra ngay những người bị thương đến nơi cấp cứu và điều
trị.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 5
Mặc dù các biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn
chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra, người ta không thể
lường hết được hậu quả.
+ Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận
rủi ro và bảo hiểm. Đây là các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra
với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có.
+ Chấp nhận rủi ro: Đây là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự
chấp nhận khoản tổn thất đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro
là tự bảo hiểm. Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận
rủi ro, tuy nhiên có thể phân chia làm hai nhóm: chấp nhận rủi ro thụ động và
chấp nhận rủi ro chủ động. Trong chấp nhận rủi ro thụ động, người gặp tổn
thất không có sự chuẩn bị trước và họ có thể phải vay mượn để khắc phục hậu
quả tổn thất. Đối với chấp nhận rủi ro chủ động, người ta lập ra quĩ dự trữ dự
phòng và quỹ này được sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy
nhiên, việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu
hoặc nếu đi vay thì sẽ bị động và còn gặp phải các vấn đề gia tăng về lãi
suất…
- Bảo hiểm: Đây là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý
rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lý
rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm
xã hội, bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do
việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất
khi chúng xảy ra. Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro
gây ra, có hiệu quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của
cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đòi hỏi về sự tự chủ và sự an toàn về tài chính cũng như các nhu cầu
của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và khôn thể thiếu đối
với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 6
tế, văn hoá giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở
rộng.
Vì vậy, khái niệm "bảo hiểm" trở nên gần gũi, gắn bó với con người,
với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có được quan hệ đó vì bảo hiểm đã mang
lại lợi ích kinh tế xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơnvị có tham gia
bảo hiểm.
Tác dụng đó được thể hiện:
- Người tham gia bảo hiểm (cá nhân hay tổ chức) được trợ cấp, bồi
thường những thiệt hại thực tế do rủi ro, bất ngờ gây ra thuộc phạm vi bảo
hiểm. Nhờ đó họ nhanh chóng ổn định kinh tế, khôi phục đời sống và sản xuất
kinh doanh…
- Nhờ có bảo hiểm những người tham gia đóng góp một số phí tạo
thành nguồn quỹ bảo hiểm lớn ngoài chi trả hay bồi thường còn là nguồn vốn
để đầu tư phát triển kinh tế…
- Bảo hiểm, nhất là bảo hiểm thương mại còn đóng góp tích luỹ cho
ngân sách…
- Bảo hiểm cùng với người tham gia bảo hiểm thực hiện các biện pháp
để phòng ngừa tai nạn xảy ra nhằm giảm bớt và hạn chế hậu quả thiệt hại.
- Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức; giúp họ
yên tâm trong cuộc sống, trong sinh hoạt sản xuất kinh doanh; bảo hiểm thể
hiện tính cộng đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc.
- Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các
nước, nhất là thông qua hoạt động tái bảo hiểm v.v..
- Cuối cùng, hoạt động bảo hiểm thu hút một số lao động nhất định, góp
phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội (theo thống kê, bảo hiểm các
nước thu hút 1% lực lượng lao động xã hội).
2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
Để không ngừng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước, bảo hiểm phi nhân thọ đã luôn chú trọng phát triển các nghiệp vụ nhằm
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 7
đa dạng hoá sản phẩm Bảo hiểm, đáp ứng được nhu cầu da dạng và phong
phú của con người. Hiện nay nếu căn cứ vào đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ
được chia làm 3 loại:
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Bảo hiểm con người phi nhân thọ.
2.1. Bảo hiểm tài sản
Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu
động) của người được bảo hiểm. Ví dụ như: Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất
xe cơ giới, bảo hiểm cho hàng hoá của các chủ hàng trong bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản của ông chủ nhà trong bảo hiểm trộm cắp.
Các bảo hiểm về tài sản đều có một số đặc điểm chung sau:
a) Áp dụng nguyên tắc bồi thường khi thanh toán chi trả bảo hiểm. Số
tiền bồi thường mà bên được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp
không được vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm. Ví dụ, một chủ
xe máy tham gia bảo hiểm cho toàn bộ chiếc xe của mình trị giá 20 triệu
đồng. Trong một vụ tai nạn, xe bị hư hỏng giá trị thiệt hại là 8 triệu đồng, số
tiền bồi thường mà chủ xe nhận được trong bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ là
8 triệu đồng.
b) Áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp khi xuất hiện người thứ ba
có lỗi và do đó có trách nhiệm đối với thiệt hại của người được bảo hiểm.
Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ được
hưởng các quyền và hành động của người bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi
trách nhiệm của người thứ ba có lỗi. Nguyên tắc thế quyền hợp pháp nhằm
đảm bảo quyền lợi của người bảo hiểm, chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm
của người thứ ba có lỗi, đồng thời đảm bảo cả nguyên tắc bồi thường.
Lấy lại ví dụ trên, trong vụ tai nạn lỗi một phần là của xe ô tô đi ngược
chiều (70%). Lúc này, thiệt hại 8 triệu đồng của chủ xe máy sẽ được truy cứu
rách nhiệm 5,6 triệu đồng của ông chủ xe ô tô (70% x 8 tr.đ = 5,6 triệu đồng).
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 8
Sau khi bồi thường 8 triệu đồng theo hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cho chủ
xe máy, công ty bảo hiểm được thay quyền của chủ xe máy này truy đòi trách
nhiệm 5,6 triệu đồng đối với chủ xe ô tô. Nguyên tắc thế quyền được áp dụng,
và người được bảo hiểm trong ví dụ này (chủ xe máy) cũng không thể nhận số
tiền bồi thường vượt quá 8 triệu đồng thiệt hại, như vậy nguyên tắc bồi
thường được đảm bảo.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp
pháp, đó là khi người thứ ba gây lỗi là trẻ em, hoặc là con cái, vợ chồng, cha
mẹ… của người được bảo hiểm.
c) Bảo hiểm trùng: Trong bảo hiểm tài sản, nếu một đối tượng bảo hiểm
đồng thời được bảo đảm bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một rủi ro
với những người bảo hiểm khác nhau, những hợp đồng bảo hiểm này có điều
kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau, và tổng số tiền bảo
hiểm từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị bảo hiểm của đối tượng
bảo hiểm đó thì gọi là bảo hiểm trung.
Trong trường hợp có bảo hiểm trung, tuỳ thuộc vào nguyên nhân xảy ra
để giải quyết. Thông thường, bảo hiểm trung liên quan đến sự gian lận của
bên tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm. Do đó, về nguyên tắc chung,
công ty bảo hiểm có thể huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phát hiện thấy gian
lận. Ngược lại, nếu các công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì lúc này,
trách nhiệm của mỗi công ty đối với tổn thất sẽ được phân chia theo tỷ lệ
trách nhiệm mà họ đảm nhận. Cụ thể:
Số tiền bồi thường;của từng hợp đồng = Giá trị;thiệt hại;thực tế x
Error!
Trên thực tế, một trong số các công ty bảo hiểm đã cấp hợp đồng cho
đối tượng được bảo hiểm trùng này có thể sẽ đứng ra bồi thường theo số thiệt
hại thực tế, sau đó sẽ đòi lại các công ty khác phần trách nhiệm của họ.
d) Một số chế độ bồi thường bảo hiểm áp dụng trong bảo hiểm tài sản
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 9
- Chế độ bảo hiểm theo nguyên tắc trách nhiệm vượt giới hạn (theo mức
miễn thường):
Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất mà giá trị
thiệt hại thực tế vượt quá một mức đã thoả thuận (mức miễn thường). Miễn
thường là một hình thức từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm dựa trên
một số tiền quy định. Có hai loại miễn thường: Miễn thường có khấu trừ và
miễn thường không khấu trừ.
Trong chế độ bảo hiểm miễn thường có khấu trừ tổn thất được bồi
thường phải đảm bảo yêu cầu lớn hơn mức miễn thường quy định nhưng khi
bồi thường sẽ bị trừ đi mức miễn giảm này.
Số tiền bồi thường;bảo hiểm = Giá trị thiệt hại;thực tế -
Mức miễn;thường
Chế độ bảo hiểm miễn thường không khấu trừ bảo đảm chi trả cho
những tổn thất vượt quá mức miễn thường nhưng số tiền bồi thường không bị
khấu trừ theo mức miễn thường:
Số tiền bồi thường;bảo hiểm = Giá trị thiệt hại;thực tế
Chế độ miễn thường được áp dụng nhằm loại trừ các hao hụt tự nhiên
thương mại thường phát sinh trong quá trình chuyên chở đối với một số loại
hàng hoá đặc biệt ra khỏi trách nhiệm của người bảo hiểm. Tránh cho người
bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất quá nhỏ so với giá trị bảo hiểm đồng
thời dành một tỷ lệ không bồi thường để bên được bảo hiểm cùng chịu trách
nhiệm và có ý thức hơn trong đề phòng hạn chế rủi ro.
- Chế độ bảo hiểm theo tỷ lệ
Có hai loại bảo hiểm được áp dụng: Tỷ lệ số tiền bảo hiểm/giá trị bảo
hiểm (STBH/GTBH) và tỷ lệ số phí đã nộp. Tỷ lệ STBH/STBH được áp dụng
trong các trường hợp bảo hiểm dưới giá trị:
Số tiền;bồi thường = Giá trị thiệt hại;thực tế x Error!
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 10
Còn trong trường hợp có sự khai báo có sự khai báo không chính xác
rủi ro, bên bảo hiểm thường áp dụng tỷ lệ thứ hai để thanh toán nếu chấp nhận
bồi thường:
Số tiền; bồi thường = Giá trị;thiệt hại thực tế x Error!
- Chế độ bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên:
Số tiền bồi thường bảo hiểm được trả sẽ dựa vào số tiền bảo hiểm được
thoả thuận , tức là:
Số tiền bồi thường số tiền bảo hiểm
2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bên cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản còn có các nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự như : bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới ,bảo hiểm
TNDS của chủ lao động , Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm , bảo hiểm trách
nhiệm công cộng, …Theo luật dân sự , trách nhiệm dân sự của một chủ thể (
như chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ nghề nghiệp…) được hiểu là trách
nhiệm phải bồi thường các thiệt hại về tài sản, về con người… gây ra cho
người khác do lỗi của người chủ đó. Trách nhiệm dân sự bao gồm trach
nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Thông
thường các dịch vụ bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm cho các trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng.
Vì đối tượng được bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh của
người được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại (một người thứ ba khác) nên
trong loại bảo hiểm này người được bảo hiểm là người có trách nhiệm dân sự
cần được bảo đảm và cũng thường là người tham gia bảo hiểm. Còn người thụ
hưởng quyền lợi bảo hiểm lại là những người thứ ba khác. Người thứ ba trong
bảo hiểm trách nhiệm dân sự là những người có tính mạng, tài sản bị thiệt hại
trong sự cố bảo hiểm và được quyền nhận bồi thường từ người bảo hiểm với
tư cách là người thụ hưởng. Người thứ ba có quan hệ về mặt trách nhiệm dân
sự với người được bảo hiểm nhưng chỉ có mối quan hệ gián tiếp với người
bảo hiểm.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 11
Cần chú ý trong một số nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, người
thụ hưởng có thể xác định cụ thể hơn tên gọi của nghiệp vụ. Ví dụ, đó là
người lao động gặp tai nạn lao động trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
lao dộng đối với người lao động.
Mặc dù, đối tượng được bảo hiểm của loại bảo hiểm này là một khái
niệm trừu trượng khi hợp đồng được ký kết. Tuy vậy, trách nhiệm bồi thường
của bảo hiểm vẫn căn cứ vào các thiệt hại thực tế xảy ra cho người thứ ba. Vì
vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng được coi là bảo hiểm thiệt hại như bảo
hiểm tài sản và cũng áp dụng một số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường,
nguyên tắc thế quyền hợp pháp.
2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ
Mặc dù cũng là loại hình bảo hiểm con người, nhưng bảo hiểm con
người phi nhân thọ trong BHTM có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Hậu quả của những rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro bảo hiểm ở
đây là tai nạn, bệnh tật, ốm đau thai sản liên quan đến thân thể và sức khoẻ
của con người. Những rủi ro ở đây khác với 2 sự kiện “sống” và “chết” trong
bảo hiểm nhân thọ và vì thế tính chất rủi ro được bộc lộ khá rõ còn tính chất
tiết kiệm không được thể hiện.
- Người được bảo hiểm thường được quy địn trong một khoảng tuổi
nào đó, các công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những có độ
tuổi quá thấp hoặc quá cao tình trạng rủi ro diễn biến phức tạp, xác suất rủi ro
cao, việc kiểm soát và quản lý rủi ro rất khó thực hiện. Chẳng hạn ở nước ta,
các công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những em bé dưới 12
tháng tuổi và những người trên 65 tuổi. Nhưng ở nước Anh lại quy định
khác, những đứa trẻ dưới 3 tuổi và những người trên 65 tuổi không được các
công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm.
- So với bảo hiểm nhân thọ, thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ
ngắn hơn và thường là 1 năm như: Bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm trợ cấp
nằm viện phẫu thuật... Thậm chí có nghiệp vụ, thời hạn bảo hiểm chỉ trong
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 12
vòng vài ngày, phí bảo hiểm thường được nộp 1 lần khi ký kết hợp đồng bảo
hiểm.
- Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ thường được triển
khai kết hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong cùng một hợp đồng bảo
hiểm. Chẳng hạn: bảo hiểm tai nạn được lồng ghép trong bảo hiểm nhân thọ
hỗn hợp, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe được triển khai kết hợp với bảo hiểm
trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất thân xe trong trường hợp đồng bảo
hiểm xe cơ giới v.v.... Việc triển khai kết hợp náy sẽ làm cho chi phí khai
thác, chi phí quản lý.... của công ty bảo hiểm giảm đi từ đó có điều kiện giảm
phí bảo hiểm.
- Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của sự phát triển
ngành bảo hiểm con người phi nhân thọ được triển khai, vừa rút kinh nghiệm,
đến khi điều kiện kinh tế - xã hội đã chín muồi mới tổ chức triển khai bảo
hiểm nhân thọ. Chính vì vậy, bảo hiểm con người phi nhân thọ được coi là
loại hình bảo hiểm bổ sung hữu hiệu nhất cho các loại hình BHXH, BHYT. Ở
Việt Nam, hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ đều ra đời
trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90,mãi đến năm 1996 mới tổ
chức triển khai bảo hiểm nhân thọ.
2.3.1. Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ
Bảo hiểm con người phi nhân thọ được triển khai rất đa dạng và linh hoạt
tùy theo tình hình cụ thể ở từng nước và ngay trong phạm vi một nước, cũng
có sự khác nhau giữa các thời kỳ, giữa các công ty bảo hiểm về một số nội
dung cơ bản như: phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, thủ
tục trả tiền bảo hiểm v.v.... Điều này cũng thật dễ hiểu vì BHTM là hoạt động
mang tính kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình ký kết
hợp đồng hoặc triển khai một sản phẩm mới đều phải tuân thủ khung pháp lý
của mỗi nước. Vì thế nội dung của phần này chỉ xin được đề cập đến một số
nghiệp vụ chủ yếu mang tính phổ biến.
2.3.2 Bảo hiểm tai nạn con người 24/24.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 13
Bảo hiểm tai nạn cong người 24/24 là một nghiệp vụ của BHTM mà ở
đây, nhà bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (hay
người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) khi người được bảo hiểm bị tai nạn
thuộc phạm vị bảo hiểm đổi lại người được bảo hiểm (hay người tham gia
bảo hiểm) phải nộp phí bảo hiểm khi họ ký kết hợp đồng.
2.3.3. Bảo hiểm tai nạn hành khách
Đã trở thành quy luật , khi nền kinh tế - xã hội ngay càng phát triển, nhu
cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng và lưu lượng hành khách tham gai
giao thông ngày càng lớn. Kéo theo đó là số lượng các loại phương tiện tham
gia giao thông cũng ngày càng gia tăng và hết sức đa dạng, phong phú. Mặc
dù các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng được cải tiến và hiện
đại, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rộng, nâng cấp và hoàn
thiện, song tai nạn giao thông vẫn ngày một gia tăng đã làm ảnh hưởng trực
tiếp đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ của mọi hành khách. Theo số liệu
thống kê trên thế giới, hàng năm có hơn 70% lượng hành khách tham gia giao
thông đều là những người chủ chốt trong trong gia đình, cơ quan và doanh
nghiệp, mỗi khi tai nạn giao thông không may đối với họ đã làm ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của mỗi gia đình, người dân, cơ quan, doanh nghiệp
và toàn xã hội. Vì thế, bảo hiểm tai nạn hành khách ra đời là hết sức cần thiết
mà ở nhiều nước trên thế giới đã được triển khai dưới hình thức bắt buộc.
2.3.4. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật.
Các rủi ro ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật
thường ít người tránh khỏi. Khi tình trạng này diễn ra đã làm phát sinh các
chi phí điều trị và phẫu thuật, đồng thời còn làm người bệnh phải ngừng lao
động hoặc mất khả năng lao động. Trong khi đó, chi phí cho các dịch vụ
khám chữa bệnh, điều trị và phẫu thuật có xu hướng ngày càng tăng do kỹ
thuật và phương tiện chẩn đoán của ngành y tế ngày càng tinh xảo và hiện đại,
do các loại thuốc đặc trị ngày càng được sử dụng phổ biến. Để đối phó với
tình hình này, nhiều người đã tìm đến bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 14
Thực chất đây là loại hình bảo hiểm sức khoẻ, nhưng có phạm vi hẹp hơn,
song nó đã mang lại lợi ích to lớn cho con người.
2.3.5. Bảo hiểm học sinh
Bảo hiểm trẻ em và bảo hiểm sinh viên đại học là những nghiệp vụ
được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đây là những nghiệp vụ bảo hiểm hỗn
hợp cả “tai nạn" và "ốm đau, bệnh tật". Còn bảo hiểm học sinh thực chất là sự
kết hợp giữa 2 nghiệp vụ, song thực tế triển khai ở nước ta lại tỏ ra rất phù
hợp và có hiệu quả.
II. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1. Sự cần thiết và vai trò của đại lý khai thác bảo hiểm
1.1. Khái niệm
Theo thuật ngữ pháp lý, đại lý là người làm việc một người khác trên cơ
sở hợp đồng đại lý.
Theo thuật ngữ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là người làm việc cho doanh
nghiệp bảo hiểm, thay mặt doanh nghiệp bán cho các sản phẩm bảo hiểm cho
người mua.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì "ĐLBH là tổ chức, cá
nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng ĐLBH để
thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan" (Điều 84, chương IV).
Hoạt động đại lý là phương thức bán bảo hiểm theo đó đại lý chịu trách
nhiệm thu xếp việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và người mua bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm trên
cơ sở hợp đồng đại lý để được hưởng hoa hồng bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là những người hoặc tổ chức trung gian giữa doanh
nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, đại diện cho doanh nghiệp và
hoạt động vì quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Đại lý có thể là các tổ
chức ngân hàng hay luật sư. Những tổ chức này làm đại lý bảo hiểm rất thuận
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 15
lợi do có sự tiếp xúc với nhiều khách hàng; đồng thời bảo hiểm là một dịch vụ
bổ sung cho khách hàng của họ. Đại lý có thể là một cá nhân hoạt động
chuyên trách hoặc bán chuyên trách.
Đại lý bảo hiểm hoạt động tại văn phòng hoặc đi đến từng nhà, từng
doanh nghiệp để bán bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và đàm phán những thay đổi
về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng thực tế và tiềm năng.
Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy định về điều kiện hoạt động
đại lý bảo hiểm như sau:
a) Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm hoặc
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
b) Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp
- Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo
hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này.
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp
hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo
quy định của pháp luật không được ký kết hoạt động đại lý bảo hiểm". (Điều
80, mục 1, chương IV).
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm có thể quy định bổ sung các chỉ tiêu
khác để đảm bảo chất lượng và ràng buộc trách nhiệm của đại lý. Ví dụ, quy
định về kinh nghiệm hoặc sự thành công và ổn định trong các công việc cũ,
bằng cấp, hình dáng, khả năng giao tiếp, thái độ tích cực, tiền ký quỹ, thời
gian học việc.. doanh nghiệp bảo hiểm có thể không cho phép nhân viên của
doanh nghiệp làm đại lý cho chính mình; hoặc không cho phép tổ chức và cá
nhân được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không
được sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm mà đại lý đang làm việc…
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 16
1.2. Phân loại đại lý bảo hiểm
Đại lý được phân loại theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào tư cách pháp lý, có hai loại đại lý là cá nhân và tổ chức.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt lực lượng bán
hàng của mình, đặc biệt là khâu tuyển dụng đại lý.
Căn cứ theo loại hình bảo hiểm và tính chất rủi ro, có hai loại đại lý là
đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
- Đại lý bảo hiểm nhân thọ: là người được doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo
hiểm nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về
quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
- Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ: là tổ chức hoặc cá nhân được doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến
công việc khai thác bảo hiểm phi nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động
khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp
đồng đại lý.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cách phân loại này rất cần
thiết và được sử dụng phổ biến trên thị trường bảo hiểm vì nó đáp ứng được
yêu cầu về marketing bảo hiểm, nhất là trong chính sách phân phối, đồng thời
giúp hoạt động quản lý đại lý đạt hiệu quả cao.
So với đại lý bảo hiểm phi nhân thọ thì đại lý bảo hiểm nhân thọ có số
lượng đông hơn, công tác quản lý đại lý phức tạp hơn, nhất là khâu tuyển
dụng, đào tạo và quản lý. Đồng thời, đại lý bảo hiểm nhân thọ được hưởng
quyền lợi nhiều hơn do tính phức tạp của công việc và tính ổn định cao hơn…
Ngoài ra, còn có một số tiêu thức phân loại đại lý khác như: Căn cứ vào
thư bổ nhiệm, có đại lý giới thiệu dịchvụ và đại lý thu phí. Căn cứ theo trình
độ chuyên môn, có đại lý học việc và đại lý chính thức. Căn cứ theo phạm vi
hoạt động của đại lý, có đại lý phụ thuộc và đại lý độc lập…
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 17
Đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ, có nhiều cách phân loại: Căn cứ theo
phạm vi quyền hạn, có đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý uỷ quyền. Căn
cứ theo thời gian hoạt động, có đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên
nghiệp. Căn cứ theo nhiệm vụ chủ yếu, có đại lý chuyên khai thác và đai lý
chuyên thu… Việc phân loại này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt
mạng lưới đại lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2. Vai trò của đại lý bảo hiểm
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Đại lý là lực lượng tiếp thị có hiệu
quả nhất, giúp doanh nghiệp bán sản phẩm. Thông qua bán hàng, đại lý giải
thích cho khách hàng tiềm năng những điều họ chưa biết hoặc chưa rõ về sản
phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đại lý cũng là người trực tiếp nhận các thông tin phản hồi về sản phẩm
bảo hiểm từ phía khách hàng. Vì vậy những ý kiến họ đóng góp với doanh
nghiệp bảo hiểm về các vấn đề chính sách sản phẩm, phát hàh và quản lý hợp
đồng… rất có giá trị thực tế, giúp doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, điều
chỉnh kịp thời để nâng cao tính cạnh tranh.
- Đối với khách hàng: Đại lý là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Thay vì người mua phải tự tìm hiểu về bảo hiểm thì đại lý sẽ làm công việc
này. Như vậy, sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian về tiền của.
- Đối với xã hội: Đại lý là người cung cấp dịch vụ cho xã hội, mang đến
sự đảm bảo cho mỗi cá nhân, tổ chức và gia đình và sự yên tâm cho những
người có trách nhiệm trong gia đình. Do vậy, xét trên một khía cạnh nào đó,
đại lý bảo hiểm còn góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội.
3. Các nhiệm vụ chính của đại lý bảo hiểm
a. Tư vấn cho khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm
Sau khi xác định được nhu cầu của khách hàng thì giới thiệu, đưa ra các
nghiệp vụ bảo hiểm thích hợp, và giới thiệu luôn về công ty, doanh nghiệp
bảo hiểm của mình như: khả nưng tài chính trách nhiệm vị thế, uy tín, địa chỉ,
các vấn đề có liên quan. Sau đó giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của khách
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 18
hàng khi tham gia loại hình bảo hiểm. Khi được sự đồng ý của khách hàng
tham gia bảo hiểm thì hướng dẫn họ các thủ tục và đánh giá những rủi ro ban
đầu để kê khai trung thực về các yếu tố cần thiết. Khi chấp nhận bảo hểm
đồng thời thu phí bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm) và
theo dõi.
b. Theo dõi giúp đỡ khách hàng và tái tục hợp đồng bảo hiểm
Các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn ngắn, dài tuỳ thuộc vào người tham
gia bảo hiểm theo các loạ hình bảo hiểm khác nhau. Nhưng khi cấp đơn bảo
hiểm xong còn phải tiếp tục quan hệ giao tiếp, theo dõi khách hàng để nhằm
giúp đỡ khách hàng khi cần thiết và từ mối quan hệ thường xuyên này káhch
hàng sẽ giới thiệu giúp đại lý bảo hiểm mở mang thêm các khách hàng khác,
cũng như giúp công ty bảo hiểm phát triển. Đại lý nhận thông tin hai chiều từ
khách hàng - đại lý - Công ty bảo hiểm sẽ giúp các hợp đồng bảo hiểm đạt
kết quả trong theo dõi phuc vụ đồng thời tạo sự tin cậy và uy tín cho việc tái
tục hợp đồng khi đến thời gian đáo hạn.
c. Chấp hành các nội quy và quy định của công ty bảo hiểm
Bảo hiểm là một nghề kinh doanh dịch vụ đặc biệt do vậy nội quy, quy
định quản lý về nghiệp vụ, quản lý về tài chính đòi hỏi mỗi đại lý phải thực
hiện nghiêm túc như: Thu nộp phí bảo hiểm, hoá đơn, giấy chứng nhận bảo
hiểm phải thực hiện nộp đúng đủ, đúng địa điểm thời gian quy định, việc quản
lý hoá đơn ấn chỉ bảo hiểm đúng nguyên tắc, hoá đơn thu phí cấp giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm không để hư hỏng mất mát. Thực hiện đầy
đủ việc báo cáo thống kê nghiệp vụ tài chính theo quy định.
d. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nghiệp vụ
Việc tham gia này là để giúp cho đại lý nắm được các thông tin trang bị
kiến thức mới về nghiệp vụ, các kinh nghiệm trong quản lý mới của công ty
để góp phần nâng cao trình độ năng lực khai thác và các nghiệp vụ khác của
đại lý. Đặc biệt tăng cường khả năng giao tiếp mở rộng các khách hàng.
4. Quyền lợi của đại lý bảo hiểm
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 19
a. Đại lý được đào tạo cơ bản và nâng cao theo các chương trình đào
tạo bảo hiểm cấp 1 và đào tạo các khoá học cao hơn: Đại lý cấp 2, đào tạo về
quản lý đại lý, đào tạo về marketing.
b. Được hưởng chế độ hỗ trợ trong thời gian học nghề và các chế độ
phúc lợi. Thời gian học nghề thường là 3 tháng hoặc ngắn hơn. Đại lý sẽ được
hưởng trợ cấp học nghề trong thời gian học nghề. Trong thời gian học nghề
nếu đại lý thực tập đi khai thác bảo hiểm đem lại doanh thu cho công ty thì
được hưởng nguyên 100% hoa hồng các nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài
chính.
c. Được xem xét khen thưởng khi có thành tích trong quá trình khai
thác: Bằng hiện vật hoặc các giấy khen, bằng khen các cấp, được hưởng chế
độ tham quan, nghỉ mát du lịch…
d. Được thăng tiến trong nghề nghiệp: Phụ thuộc vào khả năng phấn
đấu và tinh thần trách nhiệm của cá nhân đại lý thì được bổ nhiệm vào các
chức vụ lãnh đạo đại lý: Tổ trưởng, tổ phó, trưởng phòng hoặc phó trưởng
phòng đại lý.
e. Được tham gia sinh hoạt vào các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh
niên, công đoàn, nữ công và tham gia các sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục
thể thao.
f. Được hưởng một số các quyền lợi khác như: Chủ động quyết định
trong các công việc bảo hiểm mà mình được giao, có thu nhập không bị giới
hạn.
III. PHÂN BIỆT GIỮA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VỚI ĐẠI LÝ BẢO
HIỂM NHÂN THỌ
Dựa vào tính đặc trưng cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm
nhân thọ mà đại lý bảo hiểm phi nhân thọ và đại lý bảo hiểm nhân thọ cũng
có những hình thức hoạt động, tiếp xúc khách hàng thu phí bảo hiểm, theo
dõi, thụ lý hồ sơ giải quyết bồi thường cũng có khác nhau.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 20
- Đại lý bảo hiểm nhân thọ: một loại hình bảo hiểm qua đó Công ty bảo
hiểm cam kết sẽ trả một số tiền theo thoả thuận ghi trong hợp đồng, khi có sự
kiện bảo hiểm như quy định trong hợp đồng xảy ra liên quan đến sinh mạng
và sức khoẻ con người như sống đến thời hạn nhất định, ốm đau, thương tật,
nằm viện, chi phí chăm sóc, chết do mọi nguyên nhân. Hoạt động của đại lý
chủ yếu là hoạt động cá nhân riêng lẻ. Phí bảo hiểm theo tháng, quý, năm, 1
vài năm… hoặc cả hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm nhân thọ không thay đổi
trong suốt quá trình của hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực. Các hợp đồng bảo
hiểm còn hiệu lực. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là dài hạn, trung hạn…
không có ngắn hạn: 1 vài ngày, vài tháng, 1 năm… Nên khách hàng phải có
tài chính ổn định thường xuyên. Đồng thời khi tham gia loại hình bảo hiểm
này người ta có thể hiểu được như là một hình thức tiết kiệm tiền, có lãi, và
được bảo hiểm theo một số điều khoản cam kết, kết thúc hợp đồng sẽ nhận
được tiền của mình đóng góp vào. Đại lý bảo hiểm nhân thọ sẽ thu phí định
kỳ: tháng, quý, năm… ổn định theo thoả thuận đã cam kết.
Nhưng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ có tính chất hoạt động khác hơn: vì
bán sản phẩm bảo hiểm là vô hình người mua không dễ gì cảm nhận được sản
phẩm mình định mua như: chất lượng, độ bền… yêu cầu đại lý có tính chuyên
nghiệp cao, gây lòng tin. Hợp đồng bảo hiểm cam kết chỉ khi nào xảy ra sự
kiện bảo hiểm thì khách hàng mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Còn
không xảy ra thì không được hưởng.
Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính theo thời hạn bảo hiểm thường là 1
năm, 1 vài ngày, từng chuyến hàng. Đối tượng tham gia bảo hiểm có thể là tổ
chức, cá nhân. Phí có thể thay đổi không cố định, có thể thay đổi của các năm
tiếp theo như có sự thay đổi các điều kiện bảo hiểm, phụ thuộc vào mức độ
rủi ro. Nếu người tham gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm vào 1 vài rủi
ro không tham gia bảo hiểm thì bảo hiểm sẽ xem xét giảm bớt phí và ngược
lại, nếu mở rộng phạm vi bảo hiểm thêm một số rủi ro phụ khác thì phí bảo
hiểm sẽ tăng lên.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 21
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác như: tài sản, trách nhiệm dân sự giữa
người bảo hiểm - người được bảo hiểm và đối với người thứ ba có liên quan
tới rủi ro bảo hiểm thì đều có mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi
thường những thiệt hại.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 22
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ
1. Lịch sử hình thành Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Công ty bảo hiểm Phú Thọ thành lập vào cuối năm 1980, bắt đầu hoạt
động năm 1981 thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh vực Bảo hiểm
nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Với hơn 25 năm hoạt động Bảo hiểm Phú Thọ đã đạt được những kết
quả như sau:
1.1. Phát triển nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu Bảo hiểm của đời sống và
sản phẩm, phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước
Từ khi mới thành lập Công ty Bảo hiểm Phú Thọ tiến hành 2 nghiệp vụ
bảo hiểm là Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện vận tải
công cộng và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ 3 với doanh thu còn rất nhỏ bé, khả năng tài chính còn chưa vững chắc,
tầm phục vụ còn hạn hẹp. Đến những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước được giao vốn, tự chủ về
tài chính, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng, đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện, Bảo Việt Phú Thọ đã phát triển thêm nhiều loại hình
Bảo hiểm mới, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cuối năm 1996 Bảo Việt Phú Thọ bắt đầu đưa các loại hình bảo hiểm
nhân thọ lần đầu tiên phục vụ nhu cầu Bảo hiểm của nhân dân. Đến nay Bảo
hiểm nhân thọ đã phát triển nhanh chóng và được nhiều người dân trong tỉnh
quan tâm, tham gia.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước, Bảo Việt còn tiến hành một số nghiệp vụ nhằm thực hiện
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 23
nhiệm vụ chính trị của nhà nước như: Bảo hiểm cây lúa, cây công nghhiệp,
vật nuôi, bảo hiểm lao động cho người nông dân, bảo hiểm học sinh…
Đến năm 2000 cùng với chủ trương của Tổng Công ty và sự phát triển
lớn mạnh, Công ty Bảo hiểm Phú Thọ đã tách ra thành hai Công ty; Công ty
bảo hiểm Nhân Thọ hoạt động trên lĩnh vực nhân thọ và Công ty Bảo hiểm
Phú Thọ hoạt dộng trên lĩnh vực phi nhân thọ.
Đến nay Bảo Việt Phú Thọ tiến hành trên các nghiệp vụ Bảo hiểm
thuộc hầu hết các lĩnh vực khác nhau như: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con
người và bảo hiểm trách nhiệm.
1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính
Bao gồm:
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa
- Bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu sông, tàu đánh cá)
- Bảo hiểm trách nhiệm các chủ xe cơ giới và thân xe
- Bảo hiểm thuỷ thủ thuyền viên
- Bảo hiểm tai nạn hành khách
- Bảo hiểm tai nạn lái xe và phụ xe và người ngồi trên xe
- Bảo hiểm tai nạn khách du lịch
- Bảo hiểm tai nạn con người kết hợp 03 điều kiện : A, B,C
- Bảo hiểm toàn diện học sinh
- Bảo hiểm cho người đình sản
- Bảo hiểm xây dựng lắp đặt
- Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Các loại bảo hiểm khác.
Tóm lại: Mọi nhu cầu bảo hiểm của các tầng lớp dân cư, các thành phần
kinh tế, các chủ đầu tư nước ngoài đề được Bảo Việt Phú Thọ đáp ứng bằng
các hình thức bảo hiểm thích hợp góp phần quan trọng vào việc phát triển thị
trường bảo hiểm ở Việt Nam.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 24
1.3. Cung cấp nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, mang lại hiệu quả
kinh tế cao
Từ các quỹ dự phòng Bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi, Bảo Việt đã đầu tư
trở lại cho nền kinh tế hàng ngàn tỷ đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định tầm quan trọng của hoạt động đầu tư đối với một Công ty Bảo
hiểm, Bảo Việt Phú Thọ đã chú trọng củng cố hoạt động đầu tư, lựa chọn hình
thức và biện pháp đầu tư thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo an
toàn. Bảo Việt thường xuyên tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc Nhà nước,
cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp vay theo quy định của Nhà nước,
tham gia góp vốn hợp đồng, hợp tác kinh doanh…
Việc tham gia liên doanh và cổ phần với 11 công ty thuộc các lĩnh vực
khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất, du lịch và dịch vụ… với tổng
vốn hàng chục tỷ đồng đã góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động đầu tư,
tăng sức mạnh tài chính, tăng khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhiều ngành kinh tế.
Hoạt động đầu tư tài chính đang thực sự góp phần vào phát triển kinh tế
đất nước mang lại thu nhập lớn và đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển
của Bảo hiểm Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Doanh thu tăng nhanh, bồi thường kịp thời góp phần ổn định
sản xuất và đời sống
Liên tục trong những năm trở lại đây ngay cả khi nước ta chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực châu Á, Công ty Bảo hiểm Phú
Thọ vẫn có tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
công ty ngoài hệ thống Bảo Việt trên thị trường nhưng với việc liên tục phát
triển mở rộng các loại hình Bảo hiểm mới, nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, Bảo Việt Phú Thọ đã thu hút ngày càng đông các đơn vị và cá
nhân tham gia bảo hiểm. Doanh thu phí Bảo hiểm các năm từ 2002 đến 2004
đều tăng từ 6% đến 16% đặc biệt trong năm 2003 doanh thu tăng 25%.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 25
Việc bồi thường cho các đối tượng bảo hiểm không may bị thiên tai, tai
nạn bất ngờ gây thiệt hại đã được giải quyết nhanh chóng, chất lượng phục vụ
ngày càng được nâng cao. Đến nay các thủ tục đòi bồi thường của khách hàng
đã được đơn giản hoá, thời gian giải quyết được rút ngắn (nhất là trong Bảo
hiểm học sinh, Bảo hiểm con người chỉ từ 7 đến 14 ngày.
Trong nhiều năm qua Công ty bảo hiểm Phú Thọ giải quyết bồi thường
hàng chục tỉ đồng cho các thiệt hại thuộc trách nhiệm giải quyết hàng năm
bao gồm hàng trăm vụ thiệt hại về ô tô, hàng chục nghìn vụ thiệt hại về người.
Nhiều đơn vị cơ quan, xí nghiệp nếu không tham gia bảo hiểm sẽ gặp
nhiều khó khăn phục hồi sản xuất. Nhiều cá nhân do có tiền chi trả Bảo hiểm
mà đã yên tâm sớm khắc phục khó khăn ổn định đời sống và sản xuất. Hoạt
động bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Phú Thọ đã giúp cho ngân sách Nhà
nước không phải chi nhiều khoản tiền lớn do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra.
Ngoài việc chi bồi thường tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm trong
nhiều năm qua Bảo Việt Phú Thọ đã thường xuyên tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về việc đề phòng và hạn chế tổn thất, thường
xuyên phối hợp với các ban ngành như ban an toàn giao thông tỉnh, ngành
giao thông, ngành giáo dục, ngành công an, tỉnh đoàn thanh niên… Tổ chức
tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn đã chi hàng trăm triệu đồng
cho công tác phòng ngừa hạn chế tai nạn. Ngoài ra Công ty bảo hiểm Phú Thọ
còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác như "quỹ đền ơn đáp nghĩa",
"Quỹ người nghèo", ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
1.5. Tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống cán bộ ổn định và ngày
càng được nâng cao
Cùng với việc không ngừng tăng trưởng và phát triển mọi mặt, đội ngũ
cán bộ công nhân viên của công ty được tăng thêm không ngừng từ buổi đầu
mới thành lập có 3 cán bộ đến nay đội ngũ đã có trên 30 cán bộ công nhân
viên và hàng trăm cán bộ đại lý khai thác bảo hiểm phi nhân thọ, hầu hết chị
em còn trẻ độ tuổi bình quân trên 30, được đào tạo cơ bản, nhiệt tình hăng say
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 26
trong công việc đang là những nhân tố nội lực rất quan trọng trong việc phát
triển của Bảo Việt Phú Thọ trong tương lai. Hàng năm đã tạo thêm nhiều việc
làm mới với mức thu nhập ngày càng được nâng cao. Cùng với việc đào tạo
giáo dục đội ngũ, đơn vị kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm kỷ luật.
Cán bộ công chức thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ cả trong và
ngoài nước, được tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề về lĩnh vực: định phí,
giám định tổn thất, các kiến thức về marketing và quản trị doanh nghiệp.
1.6. Làm tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Pháp luật trong nhiều năm
gần đây Công ty Bảo hiểm Phú Thọ là đơn vị nộp ngân sách nhà nước đầy đủ
với mức trung bình theo đầu người đạt cao. Công ty bảo hiểm Phú Thọ luôn
tìm tòi biện pháp bảo toàn và phát triển vốn được giao, tài sản và mức nộp
ngân sách đều tăng qua các năm.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 27
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Phòng
tổng
hợp
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
QLĐL
Phòng
PVKH
số I
Phòng
Bảo
hiểm
PT
Phòng
bảo
hiểm
con
người
Phòng
Bảo
hiểm
cháy kỹ
thuật
Tổng đại lý
TP Việt Trì
Tổ đai lý huyện
Đoan Hùng
Tổ đai lý huyện
Hạ Hoà
Tổ đai lý huyện
Thanh Ba
Tổ đai lý huyện
Cẩm Khê
Tổ đai lý huyện
Yên Lập
Tổ đai lý huyện
TX Phú Thọ
Tổ đai lý huyện
Phù Ninh
Tổ đai lý huyện
Lâm Thao
Tổ đai lý huyện
Tam Nông
Tổ đai lý huyện
Tanh Thuỷ
Tổ đai lý huyện
Thanh Sơn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 28
3. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Công ty bảo hiểm Phú Thọ
3.1. Phòng Tổng hợp
a. Chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các
mặt công tác như công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, tuyên truyền
quảng cáo, pháp chế thi đua khen thưởng.
b. Các nhiệm vụchính: Công tác tổ chức cán bộ như: Xây dựng mô hình
tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh trình phê duyệt, xây dựng nội quy lao
động, nội quy cơ quan, hợp đồng thoả ước lao động, xây dựng bản quy định
chức năng, nhiệm vụ quy định phân cấp với các phòng ban. Xây dựng kế
hoạch tuyển dụng, bố trí cán bộ phục vụ cho công tác kinh doanh.
Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý toàn diện đối với cán bộ thuộc
quyền quản lý theo phân cấp như bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại theo nhiệmkỳ,
miễn nhiệm đối với lãnh đạo các phòng, xếp chuyển chức danh, chuyển
ngạch, xếp lương, nâng lương…
Thực hiện các công việc khác như kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
quy hoạch cán bộ.
Thực hiện công tác hành chính quản trị như: Công văn, kho, quỹ, ấn chỉ
các loại…
Công tác tuyên truyền, sáng chế, thi đua khen thưởng.
3.2. Phòng tài chính kế toán
Làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về kế hoạch tài chính
hàng năm như:
- Kế toán thu chi
- Kế toán các loại vốn bằng tiền, nghĩa vụ với nhà nước
- Kế toán vật tư ấn chỉ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn.
- Kế toán các khoản công nợ
Về công tác tài chính của công ty như: Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ
bản mua sắm tài sản, kế hoạch kinh doanh của công ty tháng, quý, năm - kiểm
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 29
tra và giám sát việc thực hiện các chế độ hoá đơn, ấn chỉ, quản lý thu chi và
thực hiện các công việc khác trong quy định của ngành, cấp trên.
3.3. Phòng quản lý đại lý
Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Công tác tuyển dụng và đào tạo quản lý đại lý phi nhân thọ lập kế
hoạch tuyển dụng hàng năm theo nhu cầu của từng địa bàn, thông báo thi
tuyển thu nhận hồ sơ dự tuyển và các công việc khác liên quan đến tuyển đại
lý, xây dựng tiêu chuẩn của đại lý viên, tổ trưởng tổ phó đại lý, tổng đại lý,
đại lý tổ chức.
- Xây dựng các chế độ chính sách đối với hoạt động đại lý: nghiên cứu
các tài liệu hướng dẫn của Tổng công ty để xây dựng các chính sách áp dụng
cho đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên, đại lý tổ chức, tổng đại lý, các
định mức khoán doanh thu, chính sách kinh tế, tiền lương (hoa hồng) theo
nghiệp vụ, chính sách thu hút cán bộ, các chế độ hỗ trợ khác đối với tổ
trưởng, tổ phó, học nghề… Xây dựng mô hình trả lương, nộp Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm y tế…
- Duy trì tổ chức hoạt động đại lý như: xây dựng quy trình thu phí, cấp
hoá đơn, ấn chỉ. Nghiên cứu các sản phẩm bảo hiểm và đề xuất với lãnh đạo
công ty thực hiện công tác xúc tiến thị trường, quản lý các chế độ chính sách
đào tạo, chế độ phối hợp…
- Thực hiện các công tác khác: Thi đua khen thưởng, đề bạt, xây dựng
tiêu chuẩn thi đua, tiêu chuẩn tổ trưởng, tổ phó… ngoài ra còn thực hiện một
số chức năng nhiệm vụ khác do công ty phân công.
3.4. Phòng phục vụ khách hàng số 1:
Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc công ty và tổ chức thực hiện
các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn 6 huyện thị: TX Phú Thọ,
Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Cẩm Khê và Yên Lập.
- Thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp như:
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 30
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ Bảo hiểm
phi nhân thọ trên địa bàn được phân công và đảm bảo hoàn thành kế hoạch
doanh thu được công ty giao, từ khâu tìm kiếm khách hàng, khai thác, thu phí
bảo hiểm, giám định, giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm, quản lý và theo
dõi chặt chẽ các khách hàng tham gia bảo hiểm trên địa bàn được phụ trách,
đảm bảo duy trì tốt các khách hàng truyền thống, mở mang các khách hàng
mới.
Quản lý cán bộ được phân cấp, quản lý hoá đơn ấn chỉ công tác kế toán
thống kê… và các nhiệm vụ khác được lãnh đạo công ty giao.
- Theo dõi quản lý hệ thống đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn
được phân công phụ trách để có kế hoạch triển khai các hợp đồng bảo hiểm
mới và quản lý các rủi ro Bảo hiểm đảm bảo hiệu quả cao.
Thực hiện công tác thu phí đảm bảo đúng qui trình, thực hiện trình tự
thu phí, quản lý nộp vào quĩ đúng qui định.
Quản lý việc cấp đơn Bảo hiểm và giấy chứng nhận Bảo hiểm, quản lý
thống kê theo các nghiệp vụ thu, chi tài chính trong phân cấp quản lý được
công ty uỷ quyền… quản lý sử dụng các trang thiết bị, văn phòng, quản lý an
toàn kho, quĩ, trực tai nạn theo đúng qui định, trực cơ quan an toàn. Ngoài ra
còn thực hiện một số công việc khác do giám đốc phân công.
3.5. Phòng bảo hiểm phương tiện
Tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phương tiện đường bộ,
đường sông và các nghiệp vụ về trách nhiệm từ việc nghiên cứu thị trường lập
kế hoạch kinh doanh, đề các biện pháp tổ chức thực hiện - xây dựng chính
sách khách hàng - giải quyết các quyền lợi cho khách hàng, giám định tổn thất
khi có sự kiện rủi ro xảy ra - giải quyết các hậu quả của tai nạn.
- Nghiên cứu thị trường, phối hợp các phòng nghiệp vụ, phòng quản lý
đại lý để tính toán đưa ra các sản phẩm Bảo hiểm phù hợp và làm công tác
xúc tiến thị trường tạo thế chủ động và khả năng cạnh tranh tối ưu.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 31
Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn thiệt hại phát sinh sau tai nạn,
công tác đề phòng hạn chế tổn thất, phòng chống khiếu nại gian lận.
Thực hiện các nhiệm vụ khác như tuyên truyền quảng cáo, chế độ tài
chính kế toán quản lý các trang thiết bị theo đúng quy định.
Quản lý chặt chẽ các qui trình về việc giám định xét bồi thường, quản lý
theo dõi hoá đơn, ấn chỉ… Thống kê theo dõi tai nạn phát sinh…, thụ lý giải
quyết các hồ sơ tồn. Đề xuất công ty về một số vấn đề liên quan đến công tác
bảo hiểm phương tiện tài sản.
3.6. Phòng bảo hiểm con người
- Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện
bảo hiểm con người tại sáu huyện thành thị: TP Việt Trì, Phù Ninh, Thanh
Sơn, Tam Nông, Thanh Thuỷ và Lâm Thao.
Xây dựng kế hoạch khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm con người -
nghiên cứu cùng các phòng ban đề ra sản phẩm về Bảo hiểm con người: phù
hợp điều kiện kinh tế vùng. Lựa chọn các nghiệp vụ bảo hiểm có hiệu quả.
- Bảo đảm duy trì tốt các hợp đồng về bảo hiểm con người đến kỳ đáo
hạn, tìm kiếm khách hàng mới.
- Nghiên cứu các chế độ chính sách khách hàng phù hợp đặc điểm của
nghiệp vụ Bảo hiểm con người - tính toán kỹ hiệu quả của từng nghiệp vụ kịp
thời đề xuất điều chỉnh các điều kiện Bảo hiểm, mức phí bảo hiểm phù hợp
với tình hình cạnh tranh của thị trường bảo hiểm.
- Quản lý theo dõi, chỉ đạo và tổ chức hệ thống đại lý trên địa bàn được
phân công thực hiện triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm khai thác bảo hiểm,
chi trả tiền bảo hiểm, thụ lý hồ sơ và các công việc bảo hiểm khác theo chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn đã qui định trong quy chế hoạt động đại lý.
- Công tác quản lý các vụ khiếu nại đòi bồi thường chặt chẽ - chống
gian lận kịp thời các chính sách quản lý rủi ro bảo hiểm. Tăng cường công tác
tuyên truyền đề phòng hạn chế tai nạn rủi ro - chăm sóc sức khoẻ ban đầu của
các đối tượng bảo hiểm.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 32
3.7. Phòng Bảo hiểm
Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức thực hiện bảo
hiểm cháu, kỹ thuật xây dựng lắp đựt, hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá vận
chuyển nội địa, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản khác.
Nghiên cứu thị trường - lập kế hoạch kinh doanh các nghiệp vụ được
giao, đồng thời tổ chức thực hiện các công tác khai thác - theo dõi - thu phí
bảo hiểm.
Nghiên cứu thị trường phối hợp các phòng quản lý để tính toán đưa ra
các sản phẩm phù hợp, quan hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền các cơ quan
đơn vị đầu tư, xây dựng cơ bản để triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm theo quy
định.
Chủ động triển khai việc giám định và giải quyết hậu quả các vụ tai
nạn, có các nghiệp vụ hữu hiệu ngăn chặn thiệt hại phát sinh sau tai nạn. Công
tác đề phòng hạn chế tổn thất, phòng chống khiếu nại gian lận.
Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo đúng qui định, trong phạm vi
qui định chủ động quan hệ công tác với các phòng công ty, các phòng chuyên
môn của tổng công ty. Ngoài ra theo phân cấp phòng còn phải thực hiện một
số công tác khác được giám đốc phân công.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Phú Thọ
qua 3 năm (2002-2004)
Bảng 1: Hoạt động thu kinh doanh của công ty năm 2004
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 2004 Tăng trưởng
STT Nghiệp vụ
KH Thu
Thu/KH
(%)
Năm 2003
04/03
04/03
(%)
I BH Tài sản 9.720.000 9.228.556 95 8.870.125 358.431 104
1 BH Hàng hoá 2.300.000 2.521.726 110 2.095.000 426.726 120
2 BH VC tàu
sông
600.000 609.217 102 582.000 27.217 105
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 33
3 BH XDLĐ 1.100.000 789.912 72 1.390.000 -60.088 57
4 BH cháy 2.200.000 1.908.450 87 1.431.000 477.450 133
5 BH VC ô tô 350.000 3.351.079 96 3.310.000 41.079 101
6 BH tiền 27.000 37.300 -10.000 73
7 BH máy xây
dựng
15.300 16.129 -1.095 93
8 BH VC mô tô 20.00 5.838 29 8.696 -2.858 67
II BH trách
nhiệm
6.340.000 5.217.417 82 5.766.000 -48.583 90
9 TN chủ đầu tư 200.000 250.622 125 213.000 37.622 118
10 TNDS tàu
sông
480.000 289.183 60 365.000 -75.817 79
11 TNDS ô tô 2.530.000 1.814.689 72 2.219.000 -404.311 82
12 TNDS mô tô 3.100.000 2.861.464 92 2.943.000 -81.536 97
13 TNDS hàng
hoá
30.000 1.459 5 26.000 -24.541 6
III BH con người 8.640.000 7.404.122 86 7.501.000 -96.878 99
14 BH du lịch 0 23.264 13.000 10.264 179
15 BH học sinh 3.100.000 3.324.259 107 2.924.000 400.259 114
16 BH CNKH 3.000.000 2.310.327 77 2.472.000 -7.150 93
17 BH TNCN
24/24
230.00 185.850 81 193.000 23.977 96
18 BHSMCN 1.020.000 960.977 94 937.000 -303.538 103
19 BH lái phụ xe 1.260.000 590.462 47 894.000 -8.717 66
20 BH TTTV 30.000 8.983 30 17.700 -314.905 51
Tổng cộng 24.700.000 21.850.095 88 22.165.000 98
Nguồn: Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Qua bảng số liệu trên ta thấy: hoạt động thu kinh doanh của doanh công
ty năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước ,tốc độ phát triển trung bình luôn
ở mức cao 98% .Tuy nhiên với mỗi loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau thì tốc
độ phát triển cũng khác nhau, có những sản phẩm bảo hiểm được khách hàng
rất ưa chuộng thì tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao 120% (bảo hiểm hàng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 34
hoá) hay bảo hiểm bảo hiểm du lịch đạt mức 179%. Ngược lại những sản
phẩm bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm XDLĐ hay bảo hiểm trách nhiệm dân
sự hàng hoá lại ít được quan tâm với tốc độ phát triển là 57% và 6%. Sở dĩ để
có được sự tăng trưởng như vậy là do các nguyên nhân chính sau:
Một là, Bảo hiểm phi nhân thọ mới được tách ra từ Bảo việt Phú Thọ từ
năm 2000. Sau 4 năm hoạt động và trưởng thành Công ty đã tạo được niềm
tin nơi khách hàng về sản phẩm của mình. Về phía khách hàng ít nhiều đã
nắm rõ các loại hình bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ ,cùng với
sự phát triển của xã hội nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng ngày càng
tăng.
Hai là, trong năm 2004 công ty bảo hiểm phi nhân thọ chú trọng vào
khai thác các loại hình bảo hiểm được khách hàng thường quan tâm như bảo
hiểm mô tô trong bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm du lịch trong bảo hiểm con
người, nên góp phần làm tăng doanh thu của công ty bảo hiểm và thúc đẩy
quá trình phát triển.
Ba là, trong những năm gần đây bảo hiểm phi nhân thọ đều chú trọng
vào công tác đào tạo và hệ thống đại lý. Vì vậy trong việc triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm được thuận lợi hơn.
Bảng 2: Tình hình chi bồi thường năm 2004 so sánh năm 2003
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 2004 Năm 2003
STT Nghiệp vụ
Chi BT
Tỉ lệ chi/thu
(%)
Chi BT
Tỉ lệ chi/thu
(%)
I Nhóm BH tài sản 3.908.917 42 35 597
1 BH hàng hoá 0 0 31 0
2 VC tàu sông 102.733 17 21 5
3 BH vật chất ô tô 2.153.956 64 71 585
4 BH XDLĐ 1.540.289 195 0 4
5 BH cháy và RRĐB 111.939 3 9 2
II BH trách nhiệm 2.459.449 47 34 402
6 BH TN chủ đầu tư 17.938 7 3 29
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 35
7 BH TNSD ô tô 1.636.218 90 72 201
8 BH TNSD mô tô 605.008 21 10 164
9 BHDS hành khách 51.097 52 4
10 BH TNSD tàu sông 149.188 51 9 4
III Nhóm BH con người 4.235.138 57 50 15.501
11 BH học sinh 1.172.829 35 35 6.465
12 BH con người KH 1.711.705 74 65 6.775
13 BH TCCN 24/24 155.048 83 68 797
14 BH SMCN 423.000 44 33 585
15 BH lái phụ xe 756.936 128 76 874
16 BH đình sản 620 82 160 4
17 BH TTTV 15.000 166 0 1
Tổng cộng 10.603.504 48 44 16.500
Nguồn: Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Từ những con số thống kê cho thấy cái nhìn sơ lược về tình hình chi bồi
thường của công ty năm 2004, năm 2003
Có thể thấy rằng tỉ lệ chi bồi thường của công ty năm sau thấp hơn năm
trước (42% so với 65%) rất nhiều đó là biểu đáng mừng trong công tác triển
khai các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty .
Nằm trong số những sản phẩm có tỷ trọng thấp song sản phẩm bảo
hiểm đình sản hay sản phẩm bảo hiểm con người lạo là sản phẩm chiếm tỷ lệ
chi bồi thường lớn 160% so với năm 2003 .
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển như hiện nay song song với
sự phát triển của nó là số vụ tai nạn hay rủi ro khách hàng gặp phải ngày càng
nhiều ,đòi hỏi công ty bảo hiểm phải có chính sách hợp lý trong công việc
kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty bảo hiểm
cần phải đánh giá được khả năng rủi ro xảy ra trên cơ sỏ các thông tin được
cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng tham gia bảo hiểm
Bảng 3: Phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh (2002-2004)
Số
TT
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004
1 Doanh thu (100.000 đồng) 17.408 21.700 21.850
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 36
2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 126 125 100
3 Tỷ lệ bồi thường (%) 39 44 48
4 Tỷ lệ chi quản lý (%) 17.6 18.4 17
- % Chi GD, tiếp khách, TTQC 4.6 5.6 5.2
- % Chi khác 7.3 7.0 7.0
5 Hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ hiệu quả kinh
doanh (100.000 đ)
2.400 2.300 2.800
6 Năng suất: Doanh thu/bình quân
CB(100.000 đồng)
655 723 642
Hiệu quả bình quân cán bộ 92 77 82
7 Thu nhập bình quân/tháng (1.000 đồng) 2.5
(26LĐ)
2.9
(30 LĐ)
3.0
(34LĐ)
Nguồn: Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Qua số liệu được tổng hợp ở các bảng trên chúng ta có thể đánh giá về
tình hình kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Phú Thọ ở một số điểm chính
như sau:
1. Công ty Bảo hiểm Phú Thọ đã duy ttrì được tốc độ tăng trưởng hàng
năm mặc dù trong điều kiện cạnh tranh cao, có nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm
ra đời và hoạt động. Nhưng nhìn chung năm sau đều có doanh nghiệp thu cao
hơn năm trước, điều này thể hiện ở mức độ tăng trưởng bền vững. năng suất
lao động bình quân /người đạt ở mức cao.
2. Quản lý chặt chẽ, đánh giá rủi ro tốt trước khi chấp nhận Bảo hiểm
việc giám định giải quyết bồi thường thoả đáng, tỷ lệ cho bồi thường đảm bảo
ở mức cho phép, có hiệu quả.
3. Hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước thể hiện mức độ
quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí Bảo hiểm, nguồn chi bồi thường và các
chi phí khác thấp đảm bảo có hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm các chi phí quản
lý tốt nhất.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 37
4. Đảm bảo các nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước, đảm bảo mức
thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng cao, ổn định đời sống và ngày
càng phát triển.
Nhìn chung Bảo Việt Phú Thọ là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả thực hiện tốt phương châm tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững
trước mắt trong các năm tiếp theo.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM CỦA
CTY BẢO HIỂM PHÚ THỌ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 38
CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ
PHÒNG
TỔNG
HỢP
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
QLĐL
PHÒNG
PVKH
SỐ I
PHÒNG
BẢO
HIỂM
PT
PHÒNG
BẢO
HIỂM
CON
NGƯỜI
PHÒNG
BẢO
HIỂM
CHÁY
KỸ
THUẬT
Tổ đại l ý huyện Đoan
Hùng: 15 ngưòi
Tổ đại l ý huyện Hạ
Hoà: 12 người
Tổ đại l ý huyện
Thanh Ba: 12 ngưòi
Tổ đại l ý huyện Cam
Khê: 15 ngưòi
Tổ đại l ý huyện Yên
Lập: 10 ngưòi
Tổ đại l ý TX Phú
Thọ: 20 ngưòi
Tổ đại l ý huyện Phù
Ninh: 15 ngưòi
Tổ đại l ý huyện Lâm
Thao: 18 người
Tổ đại l ý huyện Tam
Nông: 14 ngưòi
Tổ đại l ý huyện
Thanh Thuỷ: 12 ngưòi
Tổ đại l ý huyện
Thanh Sơn: 20 ngưòi
Tổ đại lý
TP Việt
Trì: 80
người
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 39
1. Mạng lưới khai thác của đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ tại Công
ty Bảo hiểm Phú Thọ
a. Hệ thống đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ được phân chia theo địa giới
hành chính
Theo địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ được chia thành 12 huyện thành
thị, do đó công ty Bảo hiểm Phú Thọ đã tổ chức xây dựng và phát triển hệ
thống đại lý với số lượng đủ lớn phủ khắp các địa bàn, mạng lướp đại lý các
huyện đã đáp ứng yêu cầu khai thác của Công ty Bảo hiểm.
Hệ thống đại lý của Công ty Bảo hiểm Phú Thọ hiện đang sử dụng: Đại
lý chuyên nghiệp phi nhân thọ, đại lý bán chuyên nghiệp, đại lý tại các cơ
quan, trường học, đơn vị, xã phường…
Công ty có một phòng quản lý đại lý phụ trách chung và trực tiếp tổ
chức hoạt động khai thác tại phòng đại lý Bảo hiểm thành phố Việt Trì và
chia ra 5 tổ với số đại lý là 80 người. Các tổ lại được chia các nhóm phụ trách
theo địa bàn khu vực phân công.
- Phòng phục vụ khách hàng số I: Trực tiếp phụ trách hoạt động khai
thác của 6 tổ đại lý của 6 huyện thị phục vụ theo các nghiệp vụ Bảo hiểm theo
chức năng nhiệm vụ Công ty giao với tổng số đại lý: 84 người. Tại các huyện,
thị xã cán bộ đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ được phân công phụ trách theo
cụm xã, phường từ khâu: khai thác, theo dõi khách hàng, thụ lý hồ sơ xét bồi
thường và trả tiền Bảo hiểm tới khách hàng.
- Phòng Bảo hiểm con người: Trực tiếp tổ chức hoạt động khai thác của
đại lý Bảo hiểm tại 05 huyện với tổng số đại lý: 79 người. Được phân đều cho
các huyện để thực hiện việc khai thác các nghiệp vụ Bảo hiểm và làm một số
các công việc công ty giao thêm.
b. Hệ thống đại lý Bảo hiểm (tổ chức) của các khối và doanh nghiệp
- Số đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ trên tại các đơn vị đều là đại lý tổ
chức, hầu hết kiêm nhiệm, công tác chuyên môn chính, làm kiê, đại lý Bảo
hiểm gọi là cộng tác viên Bảo hiểm. Những người này cũng thực hiện một số
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 40
công việc như: thu phí Bảo hiểm, thu thập hồ sơ, chi trả tiền Bảo hiểm tới các
khách hàng Bảo hiểm tại cơ quan đơn vị mình. Như số cộng tác viên của công
ty Bảo hiểm làm đại lý Bảo hiểm của ngành giáo dục đào tạo gần 1.000 người
(mỗi trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các
trường trung học chuyên nghiệp khác bố trí 1 người).
- Các khối phụ nứ (Bảo hiểm kết hợp với con người); khối Bảo hiểm xã
hội (tham gia Bảo hiểm sinh mạng tai nạn). Số đại lý trên 500 người.
- Các khối công ty xí nghiệp và các đơn vị khác đều bố trí một đồng chí
cộng tác viên bảo hiểm. Do vậy đã duy trì rất tốt mối quan hệ giữa khách
hàng và công ty Bảo hiểm.
2. Tình hình khai thác của đại lý Bảo hiểm Phú Thọ 3 năm 2002 -
2004
a. Doanh thu khai thác theo địa giới hành chính
Năm2003 Năm 2004
STT Địa bàn huyện thành thị Năm 2000 Doanh thu (triệu đ)
% so với
2002
Doanh thu
(triệu đ)
% so với
2002
1 Đoan Hùng 358.209 457.994 127,9 496.312 108,3
2 Cẩm Khê 148.045 146.194 98,7 111.450 76,3
3 Hạ Hoà 107.567 173.399 161,2 145.399 83,8
4 Lâm Thao 163.451 288.627 176,6 478.777 165,8
5 Phù Ninh 147.936 369.135 249,5 417.831 113,2
6 Tam Nông 21.721 247.969 1141,6 202.337 81,6
7 Thanh Ba 97.186 213.532 219,7 129.534 60,0
8 Thanh Sơn 34.963 242.029 692,2 195.656 80,8
9 Thanh Thuỷ 8.114 64.375 793,4 176.953 274,8
10 TX Phú Thọ 206.758 329.177 159,2 451.961 137,3
11 Việt Trì 645.533 2.276.956 352,7 2.544.450 111,7
12 Yên Lập 51.153 105.488 206,2
13 ĐL tổ chức 2.302.057 9.786.454 214 3.505.378 71,1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 41
Cộng 4.241.628 230,7 8.961.534 91,57
Nguồn: Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Trên những con số thống kê trên hầu hết doanh thu của từng địa bàn
đều tăng, đóng góp nhiều nhất vào doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là
thành phố Việt Trì chiếm tỉ lệ trung bình gần 200%. Đứng thứ hai là thị xã
Phú Thọ với doanh thu trung bình là 140%, đây là địa bàn dân cư có mức thu
nhập, ổn định cao là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh.
Ngược lại những địa bàn vùng núi, vùng cao đóng góp vào doanh thu
của Công ty bảo hiểm không nhiều như huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, tỷ lệ
tăng trưởng trung bình ở mức 70%.
b. Tình hình hoạt động khai thác của đại lý Bảo hiểm 2 năm 2003 -
2004 theo nghiệp vụ Bảo hiểm
STT Nghiệp vụ bảo hiểm Năm 2003 Năm 2004
1 Bảo hiểm TNDS mô tô, ô tô 5.026.804 4509904
2 Bảo hiểm TNDS tàu sông 337.422 254.559
3 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 2.891.165 3.020.239
4 Bảo hiểm vật chất tàu sông 524.355 588.948
5 Bảo hiểm trách nhiệm thuyền viên 14.661 7.398
6 Bảo hiểm sinh mạng cá nhân-bảo
hiểm con người
567 -
Cộng 9.786.454 8.961.534
Nguồn: Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Qua số liệu của bảng trên hầu hết doanh thu phí bảo hiểm của từng sản
phẩm phi nhân thọ đều tăng. Đóng góp nhiều nhất và doanh thu phí bảo hiểm
phi nhân thọ là bảo hiểm TNDS mô tô, ô tô chiếm gần 50%. Cũng tương tự
sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô và mô tô, bảo hiểm vật chất xe cơ
giới có tỉ trọng doanh thu phí tăng rất nhanh. Có thể thấy thị trường đang rất
ưa chuộng hai loại sản phẩm bảo hiểm này. Điều đó cho thấy sự chào đón
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 42
nhiệt liệt của thị trường đối với sản phẩm truyền thống này và phát triển của
loại hình bảo hiểm này trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Đây cũng chính
là một sản phẩm định hướng phát triển cho công ty hiện tại và trong tương lai.
Ngược lại với những sản phẩm vật chất xe ô tô chiếm tỉ trọng doanh thu phí
của công ty lại rất thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do, sản phẩm
bảo hiểm này chưa hấp dẫn được nhu cầu của khách hàng .Mặc dù ra đời sớm
nhưng có lẽ sản phẩm này chưa khẳng định được vị trí của mình trong tâm trí
của người tham gia bảo hiểm.Vì vậy trong tương lai gần công ty bảo hiểm cần
phải đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu để phát triển loại hình bảo hiểm
này ,vì đây là sản phẩm bảo hiểm đầy hứa hẹn trong tương lai.
3. Đánh giá tình hình hoạt động khai thác của đại lý Bảo hiểm Phú
Thọ
Được sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty Bảo hiểm Phú Thọ, sự
điều hành trực tiếp của các phòng nghiệp vụ. Trong điều kiện thị trường Bảo
hiểm có sự cạnh tranh gay gắt, có nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm cùng hoạt
động trên cùng một địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả hoạt động doanh thu của
Công ty bảo hiểm Phú Thọ có sự đóng góp doanh thu quan trong từ hoạt động
đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ.
- Đây là thành quả của sự lao động hăng say phấn đấu hết mình của đội
ngũ tư vấn viên Bảo hiểm đã góp phần tích cực vào kết quả doanh thu của
công ty hàng năm.
- Khẳng định vai trò vị trí của đội ngũ đại lý hoạt động trong Công ty
Bảo hiểm và chiến lược phát triển hệ thống đại lý Bảo hiểm của Tổng công ty
Bảo hiểm Việt Nam trong hiện tại và lâu dài sau này. chứng tỏ khả năng làm
việc chuyên nghiệp, tính năng động của đại lý Bảo hiểm … Xác định đại lý
Bảo hiểm là một nghề để sinh sống như một nghề nghiệp khác.
- Sử dụng đội ngũ đại lý Bảo hiểm đã mở rộng được tầm hoạt động của
các Công ty Bảo hiểm: Là lực lượng quan trọng để tiếp cận, phục vụ trực tiếp
với các khách hàng, thực hiện các công tác chuyên môn khác do công ty giao.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 43
Thực sự là cầu nối quan trọng giữa Công ty bảo hiểm và khách hàng, giúp cho
công tác nắm bắt thông tin hai chiều thuận lợi nhanh nhạy để công ty cải tiến
kịp thời các chế độ phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Đại lý Bảo hiểm ngoài nhiệm vụ khai thác mang lại doanh thu cho
công ty còn bảo đảm chiến lược sau bán hàng: Thu thập hồ sôư giám định bồi
thường xét bồi thường và trả tiền đến tận tay khách hàng, làm cho mối quan
hệ gần gũi giữa Công ty Bảo hiểm với khách hàng, tạo sự tin cậy lẫn nhau
giữa người phục vụ ( Công ty Bảo hiểm) và người được phục vụ (khách
hàng).
Đại lý Bảo hiểm đã tăng cường khả năng khai thác rộng khắp ở tất cả
các lĩnh vực, có thể bán được nhiều loại hình Bảo hiểm, đa dạng hoá các
khách hàng tham gia Bảo hiểm phù hợp với đặc điểm kinh tế, tập quán sinh
hoạt của từng địa phượng và từng vùng trong tỉnh mà công ty chưa trực tiếp
khai thác được.
Các văn bản Nhà nước như: Luật, các nghị định các chỉ thị nghị
quyết… ra đời và áp dụng, đặc biệt trong điều kiện tình hình trật tự an toàn
giao thông tai nạn giao thông ngày một tăng, nhiều loại hình Bảo hiểm bắt
buộc như: trách nhiệm dân sự bắt buộc chủ xe cơ giới: ô tố, mô tô … đươck
các cơ quan công an, cảnh sát giao thông kiểm soát chặt chẽ nên đã giúp cho
đại lý khai thác Bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao.
Tuy nhiên bước đầu xây dựng và sử dụng đại lý Bảo hiểm trong khai
thác cũng còn một số những vướng mắ, những khó khăn cả về tư tưởng và tổ
chức thực hiện, việc tái tục Bảo hiểm ô tô, xe máy cũng gặp một số khó khăn
do nắm bắt khách hàng, quản lý thông tin không đầy đủ và chi tiết. Một vài
khách hàng sau nhiều năm gắn bó với Bảo Việt nẩy sinh tâm lý muốn thay
đổi.
Một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng đến kết quả khai thá của đại lý Bảo
hiểm đó là chất lượng dịch vụ sau bán hàng, tâm lý chung của khách hàng là
khi tham gia Bảo hiểm thì muốn mua thấo, nhưng khi xẩy ra rủi ro muốn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 44
được nhiều tiền bồi thường, việc này không thể giải quyết được nếu làm ảnh
hưởng đến công tác khai thác và kết quả đóng góp doanh thu của đại lý Bảo
hiểm , tiềm năng khai thác của đại lý Bảo hiểm còn hạn chế trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
CHƯƠNG III
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI
THÁC CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PHÚ THỌ
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NHỮNG NĂM TỚI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
PHÚ THỌ
a. Đánh giá các cơ hội và thách thức trong kinh doanh
- Tiềm năng phát triển của các nghiệp vụ Bảo hiểm:
Tiềm năng phát triển
STT Loại nghiệp vụ
Bảo Việt
khai thác
(%)
DNBH khác
khai thác
(%)
2005 (tỷ đ) 2010 (tỷ đ)
1 BH tài sản 85 15 12 25
2 BH trách nhiệm 75 25 7.5 17
3 BH con người 80 20 10.5 18
Cộng 30 60
Điều kiện địa lý thuận lợi và cũng gặp một số khó khăn. Dân số 1,3
triệu người so với số người đã tham gia Bảo hiểm thì còn nhiều tiềm năng
nhất là các địa bàn trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn. Thu nhập của mọi
tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa cao nên việc tham gia Bảo
hiểm cũng còn hạn chế.
- Những thách thức: Về điều kiện địa lý phân bố dân cư không đồng
đều nên gặp không ít khó khăn trong kinh doanh. Sự cạnh tranh từ phía các
doanh nghiệp Bảo hiểm khác trên địa bàn sẽ diễn ra ngày càng phức tạp hơn.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 45
Sức ép từ phía khách hàng đòi hỏi nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng
cao.
Thanh thủ thời cơ, khắc phục những khó khăn vượt qua thử thách, thích
ứng với tình hình mới, tranh thủ sự chỉ đạo của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt
Nam, của các cấp uỷ, chính quyền trên địa bàn, thực hiện tốt việc phối hợp
với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn tạo ưu thế
trong kinh doanh.
b. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng về doanh thu, phát triển phải đi đôi
với bền vững và hiệu quả, phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất để phát
triển.
BẢNG DỰ KIẾN CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG THEO TỪNG NGHIỆP VỤ
STT
Loại hình bảo
hiểm
2003 2005 2010
1 Xe cơ giới 8.208 35 11.000 100 23.100
2 Con người 4.549 26 5.700 90 10.800
3 Cháy 1.530 40 2.200 130 5.000
4 XDLĐ 1.244 44 1.800 150 4.500
5 Hàng hải 2.065 40 2.900 130 6.600
6 Tàu sông 923 20 1.100 70 1.800
7 Học sinh 2.940 35 3.900 100 7.800
8 Khác 841 30 1.000 80 600
Cộng 22.300 34 30.000 BQ.16%x
với luỹ kế 5
năm
60.000
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ
THỌ NĂM 2005
1. Những mục tiêu phát triển: Tăng trưởng hiệu quả tăng cường
công tác quản lý
a. Mục tiêu tăng trưởng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 46
Trong năm 2004 doanh thu của công ty là 11,2 tỷ đồng và tăng 2% so
với kế hoạch đề ra vì vậy trong năm 2005 và những năm tới công ty phấn đấu
đạt tổng doanh thu tăng trưởng trên 10% tổng doanh thu của năm 2004
b. Mục tiêu hiệu quả
- Tỷ lệ chi bồi thường chung của năm 2004 là 48% nhìn chung là thấp
song trong những năm tới công ty cố gắng giảm tỷ lệ chi bồi thường xuống
mức 45%.Ngoài ra một số chỉ tiêu khác như :- Tỷ lệ chi quản lý sẽ dao động
trong khoảng 16%-17% ; hiệu quả qui ước sấp sỉ 3,5 tỷ đồng
2. Để đạt được những mục tiêu trên thì công ty phải thực hiện
những mục tiêu chính của công ty là
- Khai thác có doanh thu tăng trưởng nghiên cứu kỹ thị trường Bảo
hiểm tại tỉnh Phú Thọ, xu hướng chung để định ra các chủ trương, phương
hướng thích hợp trong việc khai thác: Duy trì và giữ vững các nghiệp vụ
truyền thống theo dõi tiếp cận tốt với các khách hàng lớn để duy trì và tái tục
các hợp đồng Bảo hiểm đáo hạn đúng thời gian. Tranh thủ tìm kiếm các dịch
vụ mới, các khách hàng có dự án đầu tư. Đồng thời có những chính sách phù
hợp với khách hàng, khích thích bằng các đòn bẩy kinh tế và hướng tới tất cả
các khách hàng tiềm năng trên tất cả các nghiệp vụ, đảm bảo chăm sóc khách
hàng thường xuyên và chu đáo. Đặc biệt là những khách hàng có nhiều tiềm
năng, có doanh thu cao, trong điều kiện cạnh tranh cần nắm bắt những thông
tin cần thiết về khách hàng để kịp thời xử lý và giải quyết.
- Điều chỉnh cơ cấu phí và các điều kiện Bảo hiểm thích hợp, nhóm
nghiệp vụ nào kinh doanh có lãi thì khuyến khích và ngược lại đánh giá các
nghiệp vụ Bảo hiểm bị lỗ nhiều năm cần nghiên cứu thay đổi cho thích hợp
đảm bảo có hiệu quả.
- Thực hiện việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận Bảo hiểm để hạn
chế việc trục lợi Bảo hiểm thiết kế các sản phẩm Bảo hiểm, phạm vi Bảo
hiểm, điều kiện Bảo hiểm và biểu phí phải linh hoạt, hợp lý với từng đối
tượng, từng khu vực, phối hợp tốt với các ban ngành có liên quan: Đăng kiểm,
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 47
cảnh sát giao thông để quản lý chặt chẽ các đối tượng khách hàng có phương
tiện tài sản. Tăng cường công tác giám định hiện trường, xác định rõ thiệt hại
ban đầu, biên bản giám định, phản ánh đầy đủ, chính xác khách quan trung
thực và ước những thiệt hại ban đầu, giám sát sửa chữa đảm bảo đúng quy
trình chặt chẽ.
- Phát triển đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ:
củng cố và phát triển mạnh mẽ hệ thống đại lý chuyên nghiệp phi nhân
thọ, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo điều kiện làm việc của
đại lý, đầu tư có trọng tâm trọng điểm để hệ thống đại lý hoạt động đồng đều
ở tất cả các xã, phường, huyện thị tới các khách hàng còn nhiều tiềm năng mà
chưa khai thác được. Nghiên cứu đề ra các chế độ khuyến khích vật chất trong
khai thác đem lại doanh thu mới, khách hàng mới nhằm phát huy được hiệu
quả cao. Mặt khác đào tạo mới và đào tại lại các nghiệp vụ Bảo hiểm đối với
các đại lý để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực hành. Có các
chế độ chính sách phù hợp để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên liên
tục của các đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện thị trường cạnh tranh
cao.
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế tổ chức quản lý hoạt động đại lý Bảo
hiểm phi nhân thọ trong công ty Bảo hiểm Phú Thọ bao gồm các điều khoản
quy định rõ ràng về: Tuyển dụng và ký hợp đồng đại lý, đề ra các điều kiện để
đại lý Bảo hiểm hoạt động trong phạm vi cho phép. Công tác đào tạo đại lý,
trang bị nghề nghiệp chuyên môn, kỹ năng, kỹ sảo có thể hành nghề đại lý
Bảo hiểm. Quy định những nhiệm vụ trách nhiệm và các quyền lợi của đại lý
Bảo hiểm được hưởng. Việc tổ chức quản lý và sử dụng đại lý Bảo hiểm đảm
bảo chặt chẽ có hiệu quả, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đại lý viên
Bảo hiểm, các trưởng nhóm, phó tổ trưởng nhiệm vụ trách nhiệm đi đôi với
quyền lợi. Xây dựng các chế độ thi đua khen thưởng các nội quy, quy định
đặc biệt là những quy định về chế độ tài chính, hoá đơn, chứng từ…. Tổ chức
thực hiện có nề nếp.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 48
- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ trên tất cả các mặt công tác
như: công tác cán bộ, công tác tài chính kế toán, hành chính quản trị đảm bảo
đời sống cán bộ đại lý ổn định gắn bó với công ty Bảo hiểm trên cơ sở đóng
góp doanh thu Bảo hiểm mà đại lý đem lại, đảm bảo các hoạt động dịch vụ
khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo thương hiệu của Bảo Việt, công
tác pháp chế thi đua khen thưởng…
III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ BẢO
HIỂM PHÚ THỌ
1. Công tác tuyển dụng đào tạo đại lý Bảo hiểm
Tổ chức đại lý được củng cố và hoàn thiện tại 12 huyện thành thị của
tỉnh Phú Thọ từ các phòng đại lý bảo hiểm huyện được phân chia thành các tố
nhóm nhỏ và thực hiện việc xem xét bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó nhóm
trưởng nhóm phó đủ điều kiện điều hành hoạt động của các bộ phận đại lý
theo các kế hoạch doanh thu được công ty giao.
Để làm được điều đó cần được chuẩn bị tốt ngay từ khi tuyển dụng mới
chặt chẽ theo yêu cầu của công việc mà định ra chuẩn từ sơ tuyển theo các
tiêu chuẩn quy định. Chú ý tuyển chọn tại chỗ theo địa giới hành chính, địa
bàn. Đặc biệt chú ý tuyển chọn những người có khả năng giao tiếp tốt, tính
trung thực cao với công tác tài chính, với khách hàng và với nghề nghiệp.
- Mở các lớp đào tạo theo các hình thức: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo
nâng cao cấp I, cấp II vừa làm công tác khai thác vừa tập huấn cho cán bộ đại
lý Bảo hiểm. Tài liệu dùng để đào tạo ngắn ngọn xúc tích sát với thực tế sát
với nghiệp vụ Bảo hiểm và phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương. kết
hợp chặt che giữa lý thuyết và thực hành, đại lý Bảo hiểm phải được đào tạo
thường xuyên liên tục chú trọng đến đào tạo các lớp Maketing tăng khả năng
hiểu biết, khả năng giao tiếp với các tầng lớp dân cư và khách hàng.
Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phải nắm chắc các sản phẩm Bảo
hiểm, biết và giải thích những điều khách hàng cần để làm rõ việc tham gia
Bảo hiểm của khách hàng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 49
Đại lý Bảo hiểm phải được học đầy đủ công tác tài chính kế toán từ các
khâu thu phí, nộp phí, thông qua báo cáo thời gian thu nộp, hoá đơn ấn chỉ
thưo -quy định của Nhà nước.
- Nắm vững các quy trình phục vụ sau bán hàng, giải quyết tốt mối
quan hệ cầu nối khách hàng, đại lý. Công ty Bảo hiểm là người được công ty
uỷ quyền thay mặt trong giao tiếp khách hàng vì thế cần phải được đào tạo
tòan diện để đại lý có tâm huyết và ý trí phấn đấu với nghề nghiệp.
2. Các chế độ chính sách đối với công tác Bảo hiểm
Chế độ hoa hồng của đại lý Bảo hiểm được hưởng theo quy định thống
nhất của Bộ tài chính. Phải xác định thu nhập chính của các đại lý Bảo hiểm
là từ nguồn hoa hồng. Dựa trên doanh thu khai thác Bảo hiểm mà đại lý Bảo
hiểm đem lại cho công ty Bảo hiểm.
Đại lý Bảo hiểm được hỗ trợ các chi phí để thuê văn phòng làm việc
giao dịch, mở các điểm bán Bảo hiểm, hỗ trợ các trang thiết bị làm việc: bàn
ghế, tủ … các văn phòng phẩm: giấy, mực; chi phí điện thoại,nước sinh hoạt,
quảng cáo cho các sản phẩm Bảo hiểm: biển quảng cáo trực tiếp trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị hội thảo …
Được hỗ trợ thêm một phần kinh phí khi được giao thêm các nhiệm vụ
như cùng công ty, cán bộ nghiệp vụ tuyên truyền nắm bắt tình hình thu phí
Bảo hiểm và thụ lý hồ sơ, giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm và một số
công việc nghiệp vụ khác như: khối giáo viên học sinh, khối Bảo hiểm xã hội,
khối doanh nghiệp.
- Chế độ hưởng phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng
nhóm phó, hàng tháng theo kết quả doanh thu khai thác của các thành viên
trong bộ phận mình phụ trách.
Chế độ về Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế: Đại lý Bảo hiểm Phú Thọ
được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện đóng góp theo
các mức khởi điểm tính theo bậc I trung cấp hoặc hơn nữa và theo quy định
đến hạn nâng lương mức đóng góp sẽ cao hơn. Được hưởng chế độ Bảo hiểm
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 50
y tế tự nguyện ốm đau thai sản … và được công ty hỗ trợ tiền tham gia Bảo
hiểm kết hợp con người.
Các chế độ khác như ngày nghỉ tết âm lịch, dương lịch, ngày quốc tế
lao động, đại lý lấy chồng lấy vợ, chế độ ốm đau bệnh tệt thai sản … được hỗ
trợ từ nguồn kinh phí của Công ty Bảo hiểm.
Đại lý Bảo hiểm còn được khen thưởng khi có thành tích trong công
tác, được hưởng các chế độ phúc lợi khác: tham quan nghỉ mát du lịch. Được
bổ nhiệm và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Được tham gia các hoạt động công đoàn đoàn thanh niên, các phong
trào thể dục thể thao văn hoá văn nghệ.
Tất cả các chế độ chính sách trên được Công ty Bảo hiểm Phú Thọ
lượng hoá và cụ thể bằng các văn bản trong từng thời gian từng nghiệp vụ phù
hợp với thị trường Bảo hiểm kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh cao nhằm
nâng cao thu nhập cho đại lý trên cơ sở sự đóng góp doanh thu cho Công ty
đáp ứng kịp thời cho sự phát triển ngày càng tăng cao của Công ty Bảo hiểm
Phú Thọ.
3. Các giải pháp phát triển khu vực thị trường
SốTT Các khu vực thị trường Đặc điểm thị trường Chiến lược kinh doanh
Nêu tên các khu vực thị trường - Đặc điểm khu vực thị trường
- Đặc điểm cạnh tranh
1 Thị trường tỉnh lỵ - Thuận lợi còn nhiều tiềm năng
- Khả năng cạnh tranh cao
Quan tâm đầu tư trong
điểm số 1 ở các nghiệp
vụ.
2 Thị trường thị trấn, thị xã - Thuận lợi còn nhiều tiềm năng
- Khả năng cạnh tranh cao
Quan tâm đầu tư số 2, ở
một số nghiệp vụ chính.
3 Thị trường vùng đồng bằng - Khó khăn trong khai thác
- Ít cạnh tranh
Thiết kế các sản phẩm
phù hợp, không dàn trải
4 Thị trường vùng trung du,
miền núi cao
- Rất khó khăn trong khai thác
- Không có cạnh tranh
Thiết kế các sản phẩm
phù hợp, không dàn trải
5 - Thị trường các cơ quan xí
nghiệp
- Thuận lợi còn nhiều tiềm năng
- Khả năng cạnh tranh cao
Quan tâm đầu tư trọng
điểm số 1 ở các nghiệp
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 51
vụ
6 Thị trường kinh doanh tự do,
DN cổ phần, DN tư nhân
- Rất ít khó khăn trong khai thác
- Ít có cạnh tranh
Thiết kế các sản phẩm
phù hợp, không dàn trải
Nâng cao chất lượng cán bộ qua việc đào tạo, đào tạo lại tập huấn
nghiệp vụ hội thảo tiếp cận với công nghệ thông tin tin học sàng lọc đội ngũ
cán bộ hiện có bổ sung lực lượng cán bộ mới.
Phát triển mạnh mẽ hệ thống cộng tác viên tổ chức ở các khối: Giáo dục
đào tạo, Bảo hiểm xã hội, phụ nữ, các công ty doanh nghiệp. Đại lý chuyên
nghiệp đại lý bán chuyên đủ về số lượng cũng như chất lượng đủ phủ kién địa
bàn, phủ kín các nghiệp vụ Bảo hiểm.
Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống hướng tới các
khách hàng có tiềm năng, các khách hàng mới, mở rộng địa bàn kinh doanh
Bảo hiểm.
Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, nghiên cứu thị trường để
thiết kế các sản phẩm Bảo hiểm phù hợp, triển khai trọng tâm các nghiệp vụ
Bảo hiểm có tính kỹ thuật cao và khách hàng lớn.
* Các giải pháp để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh của công
ty:
- Các giải pháp phát triển các kênh phân phối: Cán bộ Công ty cũng như
cán bộ đại lý chuyên nghiệp tổ chức phục vụ khách hàng tại cơ quan, tại địa
điểm theo yêu cầu của khách hàng, lựa chọn các nghiệp vụ ít đòi hỏi chuyên
môn cao, nhỏ lẻ giao cho đại lý thực hiện.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: Thiết kế sản phẩm hợp lý,
sàng lọc các đối tượng có hiểm hoạ rủi ro cao, tăng phí các nghiệp vụ Bảo
hiểm, khách hàng đang có khả năng thua lỗ, thận trọng khi chấp nhận Bảo
hiểm, giám định thiệt hại tại hiện trường, phòng chống khiếu nại gian lận,
thực hiện tốt các biện pháp phòng hạn chế tổn thất.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 52
- Giải pháp nâng cao trình độ quản lý: Quản lý tốt khách hàng, phân
chia quản lý theo nghiệp vụ, theo nhóm nghiệp vụ, theo địa bang, theo khối,
theo khu vực, theo từng ngành, theo từng đơn vị có doanh thu cao. Nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường công tác quản lý cán bộ, quản lý đại lý,
quản lý hoá đơn ấn chỉ, quản lý thu nộp Bảo hiểm trong ngày, quản lý khâu
bồi thường tiền thông qua đại lý, thông qua cộng tác viên, kiểm tra chéo giữa
các đơn vị địa bàn với nhau.
- Giải pháo về đầu tư cơ sở vật chất: Quản lý và sử dụng bền, hiệu quả
tiết kiệm các cơ sở vật chất đã trang bị, định kỳ bảo dưỡng sửa chữa, không
sử dụng tài sản của công việc vào việc riêng, những trang bị mới xét có nhu
cầu thực sự mới trang bị, trang bị phải bảo đảm về số lượng, tránh lãng phí
không cần thiết, không phô trương.
- Giải pháp phát triển công nghệ thông tin: Về tổ chức bộ máy được
kiện toàn theo mô hình mẫu của Tổng công ty, khi có thay đổi cơ cấu mới
phải trình Tổng công ty phê duyệt. Thực hiện tốt các thiết bị tin học hiện có,
tiếp cận và sử dụng triệt để công nghệ tin học, hệ thống thông tin, trong quản
lý nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, trong việc cung cấp thông tin truyền
số liệu, thực hiện việc bí mật công nghệ thông tin trong kinh doanh.
- Giải pháp về tổ chức cán bộ, phát triển nhân lực: Thực hiện tiết kiệm
về nhân lực, thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nâng cao về
chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tốt về phẩm chất đạo đức, đạo đức trong
nghề nghiệp, sàng lọc những cán bộ yếu kém về năng lực, thoái hoá về phẩm
chất, ý thức tổ chức kỷ luật kém khỏi đơn vị chuyển công tác khác hoặc chấm
dứt hợp đồng lao động. Thường xuyền tuyển dụng những cán bộ mớ, cán bộ
được đào tạo chính quy theo quy chế thu tuyển để có được đội ngũ cán bộ kế
thừa và đủ mạnh. Có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ cống hiến nhiều
cho ngành.
IV. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 53
1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
a. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hành lang pháp lý trong
các hoạt động kinh doanh của lĩnh vực bảo hiểm để tạo nhiều công ăn việc
làm cho người lao động tại địa phương, trong điều kiện kinh tế còn chưa phát
triển mạnh.
Tạo hành lang về công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý sử dụng lực
lượng lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt trong
trường hợp làm đại lý bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm: các chế độ làm việc
lâu dài trong các doanh nghiệp và sau khi hoàn thành đến tuổi nghỉ hưu được
hưởng các chế độ quyền lợi như cán bộ công nhân viên chức khác. Để tạo cho
lao động làm đại lý bảo hiểm tự tin trước khi bước vào nghề đại lý bảo hiểm,
yên tâm phấn khởi để phục vụ lâu dài trong các doanh nghiệp bảo hiểm.
b. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo cho thương hiệu bảo
hiểm: thương hiệu của các sản phẩm bảo hiểm cần phải được quảng cáo tốt
nhất và rộng rãi trong và ngoài nước, trong các tầng lớp dân cư để nâng cao
sự hiểu biết và nhận thức của công tác bảo hiểm, dần trở thành một tập quán
thói quen của người Việt Nam.
c. Nghiên cứu xây dựng các điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm thích
hợp:
nghiên cứu cho ra nhiều loại hình bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm
phải được đa dạng hoá các điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm phải được xây
dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng địa phương, từng vùng, từng đối
tượng tham gia bảo hiểm, cố gắng động viên được nhiều đối tượng tham gia
bảo hiểm nhất tạo nên nề nếp và thói quen trong nhân dân.
c. Đại lý bảo hiểm cần có mức thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống
nên các chế độ tiền lương (hoa hồng) xây dựng phải linh hoạt, các chế độ về
tài chính, chế độ khen thưởng … phải hấp dẫn tạo nhiều cơ hội cho người lao
động phấn đấu có thu nhập cao.
2. Kiến nghị đối với Công ty Bảo hiểm tỉnh Phú Thọ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 54
a. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về thương hiệu của bảo hiểm
Phú Thọ đặc biệt trong tầng lớp thanh niên: số thanh niên vừa học xong các
trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học …
hiều biết về nghề đại lý bảo hiểm là một nghề nghiệp như mọi nghề nghiệp
khác và có thể làm việc lâu dài, có thu nhập ổn định.
b. Đẩy mạnh công tác tuyển chọn và đào tạo bảo hiểm đặc biệt đại lý
chuyên nghiệp sử dụng tại các huyện, việc đào tạo phải phù hợp với đặc điểm
của các huyện thành thị, đào tạo kết hợp thực tế khai thác, đào tạo khả năng
giao tiếp, tìm kiếm khách hàng…
tuyển chon đại lý bảo hiểm phải tính đến lao động tại địa phương, nơi
cư trú vì ngoài khả năng chuyên môn còn rất cần mối quan hệ tình cảm, uy tín
và mối quan hệ gia đinh … tại địa phương.
c. Xây dựng và hoàn thiện các chế độ chính sách cụ thể như: chế độ thu
nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện, căn cứ vào doanh
thu đại lý đem cho công ty bảo hiểm đề ra các chế độ hỗ trợ theo từng nghiệp
vụ xe ô tô, xe máy, tầu sông … hỗ trợ chi phí tổ trưởng, tổ phó, hỗ trợ khi
giao thêm các nhiệm vụ khác.
d. Đẩy mạnh các phong trào thi đua tăng năng suất lao động, các phong
trào văn nghệ, thể dục thể thao, công tác thăm hỏi động viên cán bộ … tạo sự
gắn bó tốt nhất giữa đại lý bảo hiểm và các cán bộ khác, tạo sự hoà đồng
trong công tác của mọi người.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 55
KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới của nền kinh tế nước nhà những năm trước đây
và đặc biệt trong 5 năm của kế hoạch 2001 - 2005 Bảo Việt Phú Thọ đang
đứng trước những cơ hội mới có nhiều thuận lợi và bên cạnh đó cũng có
nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ. Với sự phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Phú Thọ có nhiều dự
án đầu tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất mới ra đời và đã đi và hoạt động
tạo ra thị trường bảo hiểm có nhiều tiềm năng.
Là doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng đặc biệt, trong kinh doanh
lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ với hơn 25 năm có bề dầy thành tích, kinh
nghiệm kinh doanh bảo hiểm tại tỉnh Phú Thọ và với phương châm: “tăng
trưởng, hiệu quả và tăng cường quản lý”. Với sự lãnh đạo của ban giám đốc,
sự đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty bảo hiểm
Phú Thọ, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể
của tỉnh Phú Thọ, công tác Bảo hiểm của công ty Bảo hiểm tỉnh Phú Thọ sẽ
phát triển mạnh mẽ, đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động vững
bước đi lên của mình.
Để hoàn thành bản chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn các cán
bộ, nhân viên của Công ty bảo hiểm Phú Thọ. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Chính đã tận tình và
chu đáo hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nỗ lực song còn nhiều bỡ ngỡ với
thực tế và lượng kiến thức còn hạn chế, khả năng kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn không cao nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận
được sự tham khảo, cổ vũ và góp ý chân thành từ các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 56
Nguyễn Hoàng Trung
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM...................................................................................... 3
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ...........................................3
1. Sự cần thiết về tác dụng của Bảo hiểm phi nhân thọ ........................... 3
2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ................................................... 6
2.1. Bảo hiểm tài sản .......................................................................... 7
2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự..................................................... 10
2.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ .............................................. 11
II. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ........................................................14
1. Sự cần thiết và vai trò của đại lý khai thác bảo hiểm......................... 14
1.1. Khái niệm .................................................................................. 14
1.2. Phân loại đại lý bảo hiểm .......................................................... 16
2. Vai trò của đại lý bảo hiểm ............................................................... 17
3. Các nhiệm vụ chính của đại lý bảo hiểm........................................... 17
4. Quyền lợi của đại lý bảo hiểm .......................................................... 18
III. PHÂN BIỆT GIỮA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VỚI ĐẠI LÝ
BẢO HIỂM NHÂN THỌ ..................................................................................19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ
BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ .................................. 22
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ .........................................22
1. Lịch sử hình thành Công ty bảo hiểm Phú Thọ ................................. 22
1.1. Phát triển nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu Bảo hiểm của đời sống và
sản phẩm, phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước ......................... 22
1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính ................................................... 23
1.3. Cung cấp nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, mang lại hiệu quả
kinh tế cao ........................................................................................ 24
1.4. Doanh thu tăng nhanh, bồi thường kịp thời góp phần ổn định sản
xuất và đời sống................................................................................ 24
1.5. Tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống cán bộ ổn định và ngày
càng được nâng cao.......................................................................... 25
1.6. Làm tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước ................................. 26
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty bảo hiểm Phú Thọ ....................... 27
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
SV: NguyÔn Hoµng Trung - B¶o hiÓm 43B 57
3. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Công ty bảo hiểm Phú Thọ..... 28
3.1. Phòng Tổng hợp ........................................................................ 28
3.3. Phòng quản lý đại lý .................................................................. 29
3.4. Phòng phục vụ khách hàng số 1: ............................................... 29
3.5. Phòng bảo hiểm phương tiện ..................................................... 30
3.6. Phòng bảo hiểm con người ........................................................ 31
3.7. Phòng Bảo hiểm......................................................................... 32
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Phú Thọ qua 3
năm (2002-2004) .................................................................................. 32
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
CỦA CTY BẢO HIỂM PHÚ THỌ ...................................................................37
2. Tình hình khai thác của đại lý Bảo hiểm Phú Thọ 3 năm 2002 - 2004
............................................................................................................. 40
3. Đánh giá tình hình hoạt động khai thác của đại lý Bảo hiểm Phú Thọ .....42
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PHÚ THỌ................................... 44
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NHỮNG NĂM TỚI CỦA CÔNG TY BẢO
HIỂM PHÚ THỌ ..............................................................................................44
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
PHÚ THỌ NĂM 2005 ......................................................................................45
1. Những mục tiêu phát triển: Tăng trưởng hiệu quả tăng cường công tác
quản lý.................................................................................................. 45
2. Để đạt được những mục tiêu trên thì công ty phải thực hiện những
mục tiêu chính của công ty là ............................................................... 46
III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ
BẢO HIỂM PHÚ THỌ .....................................................................................48
1. Công tác tuyển dụng đào tạo đại lý Bảo hiểm ................................... 48
2. Các chế độ chính sách đối với công tác Bảo hiểm ............................ 49
3. Các giải pháp phát triển khu vực thị trường ...................................... 50
IV. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA ĐẠI LÝ
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PHÚ THỌ............................................................52
1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước ....................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý bảo hiểm xã hội Phú Thọ trong thời gian vừa qua.pdf