Tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long:
Luận Văn
Thực trạng và biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh ở Công ty Giầy
Thăng Long
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn phải đối mặt sự
cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong
môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh
luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại
bộ máy hoạt động... Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả
kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản
xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định
sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Giầy
Thăng Long nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng,
cá...
83 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Thực trạng và biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh ở Công ty Giầy
Thăng Long
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn phải đối mặt sự
cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong
môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh
luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại
bộ máy hoạt động... Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả
kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản
xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định
sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Giầy
Thăng Long nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng,
các Công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các
kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa
hiệu quả.
Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty giầy
Thăng Long quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu
kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học
tập và xuất phát từ thực tế của Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian thực tập ở Công ty Giầy
Thăng Long cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phan Kim
Chiến em đã chọn đề tài: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng
Long thực trạng và giải pháp" làm chuyên đề thực tập.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Giầy
Thăng Long
2
Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và
định hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010 của Công ty Giầy Thăng Long
PHẦN I
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU
HÀNG ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
I. QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đối với tất cả các doanh nghiệp , các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong nền kinh tế thị trường, với các cơ chế quản lý khác nhau, nhưng
trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác
nhau. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp đều có
mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này
mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện
việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế
hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời tổ chức thực hiện
chúng một cách có hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị
trên, các doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của
chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của
doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp
thì doanh nghiệp không thể thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt
động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản
xuất kinh doanh là gì? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế hoạt động sản
xuất kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói
chung là gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác
nhau về hiệu quả kinh tế:
3
- Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi
xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt
giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn
khả năng sản xuất của nó".
Thực chất của quan niệm này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền
kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là
cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa.
- Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và
lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…)
được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ
lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí
kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và
"để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa
sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền". Khái niệm
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động,
máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là
hiệu quả hoạt động quản trị chi phí.
- Theo các tác giả khác:
Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ
giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này
mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ
phần tham gia vào quy trình kinh tế.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
4
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp
dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm
chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng
(hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được
tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ta có thể đưa ra khái niệm về
hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác)
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh
mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy
nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc
xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõ
những vấn đề sau:
- Thứ nhất: phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và
có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể
là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là:
H = K - C trong đó:
H: hiệu quả kinh doanh
5
K: kết quả đạt được
C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tương đối thì:
H = K/C
Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu
quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong,
cân, đo đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi
nhuận, thị phần…. như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu
của doanh nghiệp.
- Thứ hai: phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục
tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong
phạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng
cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quả kinh tế xã hội
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về
kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm
vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
- Thứ ba: hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh
nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai
đoạn khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của
toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của
doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả
trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanh
nghiệp đang theo đuổi. Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài của
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại
6
không đạt được mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao
năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh
nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… do đó mà các chỉ
tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng chỉ tiêu có liên quan đến
các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận
là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh
nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tính
hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục
đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
3. Phân loại hiệu quả kinh doanh
3.1. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ
hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả
kinh doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu.
Hiệu quả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Hiệu quả kinh doanh được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ
ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối
với một dịch vụ kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một
thời gian nhất định. Hiệu quả kinh doanh có tính chất trực tiếp nên có thể định
hướng được dễ dàng.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
phản ánh trình độ và chất lượng sản xuất kinh doanh được xác định bằng
tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Hay:
Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) của một tổ chức kinh doanh là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của tổ
chức đó nhằm đảm bảo thu được kết quả cao nhất theo những mục tiêu đã đặt
ra với chi phí thấp nhất.
7
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét 1
cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng.
- Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của
doanh nghiệp với toàn xã hội.
- Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo
lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa
kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ
một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy
động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết
quả phù hợp mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều
phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong
những công cụ hữu hiệu nhất là để cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản
trị của mình.
Thông qua việc tính toán hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được
ở mức độ nào), mà cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra
được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi
phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với
tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không chỉ
được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp
các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng
để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi
doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy
8
xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh
đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh
giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các
phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề
ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh
tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị
khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính
hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh có vai trò là công cụ để thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh
doanh.
3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạt động kinh tế xác định trong mối
quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh tế hoặc
là một hoạt động cụ thể về kinh tế với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội. Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế
mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở
mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát
triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất
lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng
lại có thể định tính: "Hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của
sự phát triển".
Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh
tế xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại
mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi
nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi
9
ích chung để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhất định điều đó xảy ra đối
với các doanh nghiệp công ích.
3.3. Hiệu quả tổng hợp
Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả
kinh tế. Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi
phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận
(những hai phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó).
- Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và
tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động
chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích
hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội
bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu
quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần. Nhưng trong thực
tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu quả,
tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác. Nói
chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố thành
phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra.
3.4. Hiệu quả của từng yếu tố
- Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử
dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.
+ Vốn lưu động:
Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của
vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định
10
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua sức
sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu
quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
- Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất
lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng
đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng
dẫn đến chi phí thấp về tiền lương.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
a. Hiệu quả tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để
đánh giá.
- Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: Đó là tổng lợi nhuận so với tổng giá
thành sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.
Tỷ suất lợi nhuận; theo giá thành (Chi phí KD) = Error!
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng giá thành
sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa
khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm để
tăng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh được xác định bằng tổng số lợi
nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra bao gồm vốn cố định và vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận; theo vốn KD = Error!
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó
nó có tác động khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
11
Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn sản xuất tạo ra được bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất.
- Tỷ suất doanh thu vốn kinh doanh được tính bằng mức doanh thu trên
vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận; theo vốn KD = Error!
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra được bao
nhiêu đồng vốn kinh doanh thu về.
b. Hiệu ủa của từng yếu tố
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
- Mức năng suất lao động bình quân được xác định bởi tổng giá trị
SXCN trên tổng số lao động bình quân.
Mức năng suất; lao động bình quân = Error!
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh
doanh cho doanh nghiệp.
- Mức doanh thu bình quân của mỗi lao động được tính bằng tổng
doanh thu trên tổng số lao động bình quân
Mức doanh thu; bình quân mỗi lao động = Error!
Điều này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của
mỗi doanh nghiệp.
- Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động được tính bằng tổng lợi
nhuận:
Mức lợi lợi nhuận bình quân; của mỗi lao động = Error!
Thông qua chỉ tiêu này mà ta biết được tình hình sử dụng lao động, số
lao động hiện có của doanh nghiệp đã sử dụng hết chưa , từ đó mà xác định
các giải pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động.
Hệ số sử dụng; thời gian lao động = Error!
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian định
mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp
12
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định
Hệ số sử dụng; TSCĐ = Error!
Chỉ tiêu này cho biết tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh
nghiệp.
Hệ số sử dụng thời gian; hoạt động của TSCĐ = Error!
Hệ số sử dụng; công suất thiết bị = Error!
Hệ số đổi mới; TSCĐ = Error!
Sức sinh lời; Của vốn cố định Error!
Hiệu quả sử dụng; vốn cố định = Error!
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Sức sinh lời; Của vốn lưu động = Error!
Hệ số đảm nhận; Của vốn lưu động = Error!
Vốn lưu động luôn luôn vận động, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất.
Do đó nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vón lưu động sẽ góp phần giải quyết
nhu cầu về vốn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
Số vòng quay; của vốn lưu động = Error!
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ
kinh doanh. Tốc độ của vòng quay càng tăng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn
càng tăng và ngược lại.
Thời gian của; một vòng luân chuyển = Error!
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được
một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng ngắn thì hiệu quả sử dụng
vốn càng tăng.
4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh
giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã
hội của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
13
a. Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp công nghiệp khi tiến hành hoạt động, sản xuất kinh
doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức là
các loại thuế như thuế doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân
phối lại thu nhập quốc dân.
b. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước
nghèo, tình trạng yếu kém về sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói
nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện
pháp nâng cao hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
c. Nâng cao mức sống của người lao động
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh
nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao
động.
Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân
được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu
người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…
d. Tái phân phối lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng lãnh
thổ trong một quốc gia được xem là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết
các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế - xã hội, góp
phần tái phân phối lợi tức xã hội giữa các vùng, đòi hỏi cần có những chính
sách khuyến khích đầu tư phát triển vào các vùng kinh tế phát triển.
14
Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội
còn thể hiện qua các chỉ tiêu như:
- Bảo vệ nguồn lợi môi trường
- Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp
Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
được thể hiện trên 3 lĩnh vực sau:
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế càng
phát triển thì môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để tồn
tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và
thắng thế trong cạnh tranh, muốn như thế doanh nghiệp phải nâng cao được
hiệu quả. Do đó nâng cao hiệu quả của kinh doanh là một điều tất yếu.
* Đối với doanh nghiệp
- Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh
nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?
sản xuất cho ai? Muốn trả lời được những câu hỏi này doanh nghiệp phải tiến
hành hết sức thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn vì hầu hết các
nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày
càng cao.
* Đối với người lao động
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tác động trực tiếp tới đời
sống của họ, nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, tạo công ăn việc
15
làm, cuộc sống được nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng, chế độ xã
hội, ngược lại nếu như các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có
nhiều người lao động bị thất nghiệp, lương thấp ảnh hưởng tới đời sống của
họ.
* Đối với Nhà nước
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông
qua thuế, làm giảm gánh nặng cho xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp, nó có liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó
chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau:
* Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, thị trường là một trong các yếu tố cơ bản quyết định
quá trình tái sản xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính
hiệu quả của sản xuất, còn thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất
và tính hiệu quả trong kinh doanh.
* Nhân tố kỹ thuật và công nghệ
Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng
quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo thực hiện yêu cầu quy luật tái
sản xuất mở rộng
* Nhân tố về tổ chức
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhân tố này bảo đảm cho dây
chuyền sản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các
yếu tố vật chất trong sản xuất đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhân tố về quản lý
16
Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết
kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh
nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
chính xác, kịp thời tạo ra những động lực to lớn để khuyến khích sản xuất
phát triển.
* Nhân tố về lực lượng lao động
Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con người có thể
tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới… có hiệu
quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế so với
trước. Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu không có con người sử
dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Ngược lại nếu có máy móc
thiết bị hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật và
trình độ tổ chức quản lý không những tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn
tốn kém chi phí bảo dưỡng sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không
biết sử dụng gây ra.
* Nhân tố thông tin
Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà quản trị và nền
kinh tế. Để kinh doanh thành công được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở
cả trong nước và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhiều
thông tin.
* Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế
Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về
lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh
nghiệp phát huy được đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
3. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.1. Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường
17
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người
mua và người bán, sản xuất hàng hóa phát triển một mức độ nào đó sẽ hình
thành cơ chế thị trường, cơ chế thị trường là một mô hình kinh tế xã hội lấy
giá trị, giá cả và lợi nhuận làm nền tảng cho việc điều chỉnh những ứng xử
của các tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ kinh tế giữa con người với con
người, hoạt động của nó tuân theo quy luật cạnh tranh, dưới sự quản lý điều
tiết của Nhà nước bằng luật pháp và các đòn bẩy kinh tế…
Thị trường là một phạm trù riêng vốn có của sản xuất hàng hóa. Hoạt
động cơ bản của nó được thể hiện thông qua hai nhân tố có mối liên quan mật
thiết với nhau:
- Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ
- Khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ đó.
Từ thị trường ta xác định được mối tương quan giữa cung và cầu.
Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hóa - dịch vụ và
biết được hàng hóa dịch vụ đó có đáp ứng được nhu cầu của thị trường, có
được thị trường chấp nhận hay không.
Trong cơ chế kinh tế hiện nay cạnh tranh là điều kiện, tiền đề cho sự
phát triển kinh tế. Trên thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động và cạnh
tranh với nhau, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng,
kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin về thị trường để đưa ra các biện
pháp tác động thích hợp tới quá trình kinh doanh của mình nhằm giành ưu thế
trong cạnh tranh. Đó sẽ là điều kiện để cho doanh nghiệp chiến thắng trong
cạnh tranh.
Nhu cầu của thị trường rất đa dạng đòi hỏi phải luôn luôn đáp ứng ngày
một cao hơn về mọi mặt như chất lượng, mẫu mã… Chỉ trên cơ sở nắm bắt
chính xác đầy đủ và kịp thời nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp mới có
căn cứ để lập chiến lược kinh doanh, lựa chọn phương án kinh doanh thích
hợp trên cơ sở căn cứ vào tiềm lực của mình để tổ chức kinh doanh mang lại
hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
18
Để nắm bắt được các thông tin thị trường doanh nghiệp cần phải:
- Tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin từ các loại thị
trường
- Phân tích và xử lý chính xác, kịp thời các thông tin đã thu nhập được.
Từ hai bước trên xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có
khả năng đáp ứng. Việc nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường
đang phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với hàng hóa - dịch
vụ của doanh nghiệp
- Giá cả, chi phí và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu về
hàng hóa - dịch vụ của những loại thị trường đó.
Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định cho mình một chiến lược phát
triển thị trường tối ưu, xây dựng phương án kinh doanh giúp cho doanh
nghiệp luôn chủ động trong kinh doanh, xử lý kịp thời các tình huống có thể
xảy ra trong quá trình kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế đến
mức tối đa các rủi ro.
3.2. Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh
Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh có
ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần
làm tăng khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và phương
án kinh doanh cả về số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện.
Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và yếu tố cho quá trình kinh doanh
bao gồm:
* Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu
Nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động.
Quá trình lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước tính chất hóa lý của đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm công nghiệp với chất lượng càng cao thỏa
mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng của thị trường. Như vậy, nguyên vật
19
liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực
thể của sản phẩm. Mặt khác nhân tố đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất
vật chất là nguyên vật liệu. Do đó trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn hoặc không thể
tiến hành được.
- Nguyên vật liệu phải đầy đủ vì thiếu nguyên vật liệu dẫn tới các quá
trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được.
Việc cung cấp nguyên vật liệu phải kịp thời, điều này sẽ đảm bảo cho
quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
- Chất lượng của nguyên vật liệu phải đảm bảo vì chất lượng của
nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử
dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó dẫn đến hiệu quả của việc sử
dụng vốn.
- Chi phí cho nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá
thành, do đó giảm chi phí nguyên vật liệu tới mức thấp nhất đồng nghĩa với
hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Nguyên vật liệu hay nói cách khác nhân tố đầu vào không những giữ
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nó còn giữ vai trò quan trọng
trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong doanh nghiệp. Vì vấn đề
đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ,
số lượng, chủng loại, quy cách và với chi phí thấp nhất. Chỉ trên cơ sở đó mới
đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhân tố máy móc thiết bị, công nghệ:
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì nhân tố
máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và có tính
quyết định. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Máy móc thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho năng suất lao động
tăng, chất lượng sản phẩm tăng, điều đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng
cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này
20
cũng tác động đến thị trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách hàng,
đến vị thế cạnh tranh và quá trình sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường.
Một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là công nghệ kỹ thuật, các nhân
tố về kỹ thuật công nghệ có vai trò càng quan trọng ngày càng có tính chất
quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vì chính nó làm
tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng tới giá
thành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin, tin học tiến bộ cho doanh nghiệp thu thập, xử lý,
truyền đạt thông tin kinh tế xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh và lưu
trữ thông tin từ đó tạo ra các điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.
* Nhân tố lao động
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó lao
động là yếu tố quan trọng. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả
cao, cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp. Cơ
cấu lao động tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ số lượng ngành nghề,
chất lượng, giới tính và lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân
với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm,mọi khâu, mọi bộ phận đều có
người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi
toàn doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở để đảm bảo cho quá trình
sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng liên tục, là cơ sở để đảm bảo
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định mức lao động
để làm căn cứ xác định chất lượng sản phẩm, lượng lao động hao phí, không
những thế doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động là biện
pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề
ra
* Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ
21
Trong cơ chế thị trường để tồn tại đứng vững trong điều kiện cạnh
tranh, bản thân các doanh nghiệp ngoài việc tăng sản lượng hàng hóa sản xuất
ra còn phải tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất ra
phải tiêu thụ được sao cho phù hợp với quy luật tái sản xuất mở rộng, tăng
được sản lượng hàng hóa sản xuất tức là doanh nghiệp đã tận dụng được các
yếu tố lao động, máy móc thiết bị, thời gian và sử dụng một cách hợp lý, tiết
kiệm nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường như vậy sẽ tăng được sản lượng hàng hóa
tiêu thụ
* Giảm chi phí
Trong nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp
luôn phải đối mặt với cạnh tranh, muối thắng lợi trong cạnh tranh thì vấn đề
giảm một đồng chi phí làm tăng một đồng lợi nhuận, hơn nữa các doanh
nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tùy theo chi phí và
giá bán hàng.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí lao động vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp
đó bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Sự
tham gia của các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau nó hình
thành chi phí tương ứng. Vậy khi các doanh nghiệp giảm được chi phí sản
xuất kinh doanh xuống là đã hạ được giá thành và tăng khả năng hàng đầu của
các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
* Tăng năng suất lao động
Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như chuẩn bị
các điều kiện cần thiết cho quá trình kinh doanh, phát triển trình độ đội ngũ
lao động như đào tạo mở lớp tại doanh nghiệp, cử đi học… tạo động lực cho
tập thể và cá nhân người lao động vì lao động sáng tạo của con người là nhân
tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, khi lực lượng lao động có trình độ cao
22
thì có thể khai thác tối đa nguyên vật liệu, công suất máy móc, thiết bị công
nghệ tiên tiến, việc phân công bố trí công việc cho người lao động phù hợp
với trình độ năng lực không những tăng suất mà còn tại ra sự phấn khởi hăng
say và tâm lý tốt cho người lao động.
* Công tác quản trị và tổ chức sản xuất
Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì cơ
cấu tổ chức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh
nhạy với sự thay đổi của môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ,
năng động, linh hoạt giữa các bộ phận của doanh nghiệp phải xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chế độ trách nhiệm tránh sự chồng chéo và
nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng
tạo trong kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.
3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho hàng hóa
dịch vụ của doanh nghiệp lưu thông, không bị ứ đọng, giúp cho vòng quay
của vốn lưu động tăng nhanh, làm giảm chi phí tiêu thụ và do đó lợi nhuận
thu được cao dẫn tới tăng hiệu quả kinh doanh. Muốn vậy phải thực hiện các
biện pháp cụ thể để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng.
* Tổ chức kênh tiêu thụ
Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thụ phù hợp với doanh nghiệp sao
cho có lợi nhất.
- Kênh trực tiếp
Hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất được bán thẳng đến người tiêu
dùng. Hình thức này đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và
người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của người
tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng nhu cầu đó.
- Kênh gián tiếp
23
Là hình thức trong đó sử dụng trung gian tùy theo số lượng trung gian
mà có thể có kênh tiêu thụ dài hay ngắn khác nhau. Qua việc tiêu thụ bằng
trung gian sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường, chi phối được thị
trường rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh thông qua lợi thế của trung gian về
vị trí đặt cửa hàng, kinh nghiệm tiêu thụ.
* Tổ chức mạng lưới phân phối, khuyến khích đại lý
Để thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình, doanh nghiệp không
ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Với mạng lưới phân phối rộng
sẽ giúp cho hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Mặt khác
doanh nghiệp cũng phải có chế độ khuyến khích các đại lý tự tìm kiếm những
khách hàng lớn tại cơ sở của mình.
* Sử dụng các phương pháp hỗ trợ tiêu thụ
Đây là biện pháp góp phần không nhỏ đến kết quả tiêu thụ sản phẩm
khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến và tiêu thụ
thường xuyên chính là các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động quảng cáo là hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường,
hoạt động này có mục đích tuyên truyền về các sản phẩm, giới thiệu về công
ty với mọi người và từ đó kích thích nhu cầu mua hàng của họ
Đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới bán và giới thiệu các các hội chợ
triển lãm, bằng cách này người tiêu dùng có thể trực tiếp tìm hiểu sản phẩm
về doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng.
Dịch vụ bán hàng hiện nay được các doanh nghiệp trong và ngoài nước
đặt lên hàng đầu có thể thực hiện dưới các hình thức như hỗ trợ vận chuyển
cho khách hàng ở xa, cho những người mua hàng với số lượng lớn. Điều này
sẽ khuyến khích các khách hàng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp để
được hưởng dịch vụ sau khi bán hàng.
Bảo hành, đổi hàng bị hỏng do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp, điều này
khiến khách hàng sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa mà doanh
nghiệp sản xuất.
24
Đồng thời khuyến khích việc tăng mức tiêu thụ sản phẩm ở các đại lý
bằng những khoản tiền thưởng khiến cho những người bán hàng của doanh
nghiệp càng thêm năng động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới.
Hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ tới kết
quả tiêu thụ sản phẩm.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ
để nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra nhiều mẫu mã của sản phẩm.
Việc hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh
tranh, hàng hóa được tiêu thụ nhanh nhờ giá hạ hơn đối thủ, chất lượng sản
phẩm lại tốt hơn vì giá đóng vai trò trong quyết định mua hàng của khách
hàng, nó ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách giá cả có chiết khấu, giảm giá cho các đại lý chi
nhánh của công ty nhằm khuyến khích họ mua lượng hàng lớn và bán được
nhiều hàng, tích cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách giá cả theo thị trường. Tại mỗi khu vực, vùng địa lý khác
nhau nên có những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với cùng loại sản
phẩm.
- Chính sách giá cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp khi
muốn xâm nhập thị trường mới hay muốn cạnh tranh với đối thủ trên thị
trường, điều này giúp sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng dễ chấp nhận
hơn sản phẩm của doanh nghiệp.
3.5. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu
cầu của thị trường
Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá
trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản
xuất sản phẩm chính. Đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị
trường, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hóa lợi nhuận.
25
Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến
động, tiến bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của
doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện
và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng
với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm
được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau:
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi
thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có
khả năng tạo ra lợi nhuận
- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn
thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.
- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp
với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
- Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh
nghiệp, bằng cách thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại.
26
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty giầy Thăng Long được thành lập theo Quyết định số
210/QD/TCLD ngày 14/04/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là
Bộ Công nghiệp ) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long. Sau đó, ngày
23/03/1993 theo Quyết định thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước trong Nghị
định 386/HDBT ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ) và Quyết định số 397/CNN-
TCLD của Bộ Công nghiệp nhẹ , nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên
thành Công ty giầy Thăng Long
Tờn giao dịch chớnh của cụng ty : Thang Long Shoes Company
Trụ sở chớnh : 411-Nguyễn Tam Trinh-Hai Bà Trưng-Hà Nội
Công ty có tổng diện tích 8067m2, trong đó 2600m2 là xây dựng nhà
xưởng sản xuất, phần cũn lại là nhà kho, phũng làm việc, nhà để xe và đường
giao thông nội bộ
Công ty giầy Thăng Long có quá trỡnh hỡnh thành và phỏt triển chưa
dài, nhưng công ty đó khụng ngừng phấn đấu để phát triển và đứng vững trên
thị trường. Công ty đó đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn
phát triển của mỡnh
Giai đoạn 1990-1993
Theo luận chứng kỹ thuật được duyệt, công ty giầy Thăng Long được
thành lập với số vốn là 300.000.000d, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công
ty là gia công mũ giầy cho các nước Xó Hội Chủ Nghĩa mà chủ yếu là Liờn
Xụ ( cũ )với cụng suất là 4.000.000 đôi mũ giầy / năm. Trong những năm đầu
khi mới thành lập, công ty đó xõy dựng được 2 xưởng sản xuất và một số
công trỡnh phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 1992, tỡnh hỡnh
27
kinh tế chớnh trị ở cỏc nước Liên Xô và Đông Âu có nhiều biến động, các
đơn đặt hàng với các nước này bị cắt đứt. Mặt khác, quá trỡnh sản xuất kinh
doanh của công ty lại mang tính thời vụ, thời gian ngừng sản xuất kéo dài (
khoảng 3 tháng : tháng 5, tháng 6 và tháng 7 ) đó gõy ảnh hưởng xấu đến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước tỡnh hỡnh đó, lónh đạo
công ty cùng toàn thể công nhân viên đó cựng nhau tỡm hướng đi mới cho
công ty. Kết quả là công ty đó tỡm được thị trường mới, cải tiến sản xuất,
chuyển sang giầy vải xuất khẩu.Công ty vừa đầu tư xây dựng, vừa đào tạo lại
đội ngũ công nhân viên để chuẩn bị sản xuất cho giại đoạn sau
Từ sau năm 1993 tới nay
Đây là giai đoạn công ty thực sự chuyển hẳn từ sản xuất kinh doanh theo
cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Công ty đó chủ động tỡm kiếm thị
trường để ký hợp đồng trực tiếp với các công ty nước ngoài. Hàng năm, công
ty luụn tổ chức chế thử và cải tiến mẫu mó cho phự hợp với thị hiếu của
khỏch hàng, chỳ trọng việc nõng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản
phẩm. Công ty đó tạo ra uy tớn về chất lượng mặt hàng và khả năng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động, các giá trị tạo ra của công ty tăng
không ngừng
Kể từ năm 1996 công ty đó bắt đầu làm ăn có lói với những bạn hàng
lớn, tên tuổi sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín lớn trong nước và trên
thị trường quốc tế
Ngoài việc phỏt triển sản xuất, cụng ty còn nhận Nhà máy giầy Chí Linh
(đóng trên địa bàn Chí Linh-Hải Dương ) làm đơn vị thành viên vào năm
1999 và đến năm 2000, với tinh thần tương thân tương ái, công ty đó nhận
thờm xớ nghiệp giầy Thỏi Bỡnh (đóng trên địa bàn thị xó Thỏi Bỡnh ) làm
đơn vị thành viờn. Vỡ 2 đơn vị này đều không có khả năng duy trỡ và phỏt
triển sản xuất, cụng nhõn khụng cú cụng ăn việc làm
Trong suốt quỏ trỡnh từ khi thành lập đến nay, công ty luôn hoàn thành
kế hoạch đặt ra, hoàn thành suất sắc nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đó
được tặng thưởng nhiều bằng khen các cấp như bằng khen của Bộ Công
nghiệp, UBNN thành phố Hà Nội …về các thành tích đó đạt được
28
2.Đặc điểm chung của công ty
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty giầy Thăng Long
Hoạt động của công ty là hoạt động độc lập, tự chủ, tự hạch toán trên cơ
sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên đất nước, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế. Từ những đặc điểm ngành nghề mà công ty tiến
hành hoạt động kinh doanh, công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau :
Chức năng :
Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập
doanh nghiệp của công ty, công ty có 2 chức năng chủ yếu sau :
Chức năng sản xuất : Công ty sản xuất giầy dộp và cỏc sản phẩm khỏc
từ da
Chức năng kinh doanh xuất khẩu trực tiếp : Theo giấy phép kinh doanh
số 102.037/GP cấp ngày 26/8/1993 thỡ phạm vi kinh doanh xuất khẩu của
cụng ty là : Xuất khẩu giầy dộp, tỳi cặp da do cụng ty sản xuất và nhập khẩu
vật tư, nguyờn vật liệu, mỏy múc thiết bị phục vụ cho sản xuất của cụng ty
Nhiệm vụ:
Thông qua đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, hỡnh thức sở
hữu của cụng ty, cụng ty cú một số nhiệm vụ chủ yếu sau :
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, đưa ra kiến nghị và
đề xuất với Bộ Thương mại và Nhà nước giải quyết những vướng mắc trong
kinh doanh
Tuân thủ những pháp luật của nhà nước về quản lý tài chớnh, quản lý
xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết
trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan tới sản xuất
kinh doanh của công ty
Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn
cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi
29
phí, tự cân đối gữa nhập khẩu- xuất khẩu , đảm bảo sản xuất kinh doanh có lói
và làm trũn nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước
Nghiờn cứu thực hiện cú hiệu quả cỏc biện phỏp nõng cao sức cạnh
tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ
Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới
của đất nước
2.2. Sản phẩm sản xuất
Sản phẩm chính của Công ty giày Thăng Long là giày vải xuất khẩu (
giày basket, giày cao cổ, giày thể thao…) theo đơn đặt hàng với công ty nước
ngoài FOOTTECH, NOVI, YEONBONG…ngoài ra Công ty còn sản xuất
giày thể thao tiêu thụ trong nước. Do vậy phải yêu cầu về tiêu chuẩn đối với
các loại giày là khá cao về chất lượng, về mẫu mã và sản xuất phải đúng theo
yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm của loại sản phẩm là có thể để lâu, không
bị hao hụt nên cũng dễ dàng quản lý. Đơn vị tính đối với các sản phẩm này là
đôi. Do yêu cầu của quản lý và theo đơn đặt hàng nên khi sản xuất xong, sản
phẩm thường được đóng thành kiện, số lượng giày trong một kiện phụ thuộc
vào giày người lớn hay trẻ em.
Về số lượng: Số lượng sản xuất nhiều hày ít căn cứ vào các đơn đặt
hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết và tình hình tiêu thụ trên thị trường, từ
đó Công ty có kế hoạch sản xuất giày với số lượng phù hợp. Quá trính sản
xuất rất ngắn và nhanh kết thúc để có thể kịp thời gian giao hàng như đã ký
kết.
Về chất lượng: Với những sản phẩm giày liên doanh, xuất khẩu với bên
đối tác tự cung ứng nguyên vật liệu hoặc là nguyên vật liệu nhập ngoại thì
tiến hành nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, còn lại Công ty sử dụng nguyên
vật liệu trong nước có chất lượng cũng khá cao, sản phẩm của Công ty có chất
lượng cao, mẫu mã hình dáng đẹp, phong phú và đa dạng nên đã chiếm lĩnh
được thị trường trong nước và ngoài nước, sản phẩm ngày càng được các bạn
hàng tín nhiệm.
30
2.3. Thị trường tiêu thụ
Do lĩnh vực kinh doanh của cụng chủ yếu là giầy xuất khẩu, do vậy
khỏch hàng của cụng ty chủ yờỳ là khỏch ngoại quốc. Mặt hàng chủ yếu của
công ty chủ yếu xuất sang thị trường khối EU như các nước Anh, Pháp, Ba
lan, Đức, Italia, … với những khỏch hàng truyền thống là FOOTTECH,
FEREAST,KINBO, HEUNGIL, FT…và hỡnh thức tiờu thụ sản phẩm là xuất
khẩu trực tiếp theo giỏ FOB
Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng có mặt trên thị trường nội địa,
song chưa nhiều so với hàng xuất khẩu. Hiện nay công ty cũng đang xúc tiến
nghiên cứu mở rộng thị trường nội địa, công ty đó cú một số hoạt động xúc
tiến thương mại ở thị trường trong nước, tham gia các cuộc triển lóm hàng
cụng nghiệp tại Việt Nam, tỡm kiếm cỏc đơn vị hoặc cá nhân làm đại lý cho
cụng ty…Như vậy, khách hàng của cụng ty rất phong phú
2.4. Nguồn cung ứng nguyờn vật liệu
Do công ty nằm trên đường Nguyễn Tam Trinh, rất gần với một số
doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu như Công ty dệt 8/3 và Công ty dệt
vải công nghiệp –cung cấp vải cho công ty, Công ty Total Phong Phú- cung
cấp chỉ may cho công ty…giúp cho Công ty có nhiều thuận lợi trong việc
được cung ứng vật tư kịp thời, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian vận chuyển
Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là ở trong nước(
chiếm 80% giá trị đơn hàng ) cũn lại là nhập từ nước ngoài.Do nền kinh tế có
tính cạnh tranh nên công ty luôn lựa chọn những cơ sở có uy tín, chất lượng
tốt, giá rẻ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đơn vị- làm đơn vị cung ứng
nguyên vật liệu cho công ty
2.5. Tỡnh hỡnh sử dụng vốn
Mặc dù là Doanh nghiệp nhà nước nhưng vốn được hỡnh thành từ Ngõn
sỏch nhà nước của Công ty chiếm tỷ lệ không cao. Tỷ trọng VCSH/Tổng NV
thấp, trong khi đó vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn,
các nguồn vay chủ yếu huy động từ Ngân hàng và huy động từ các nguồn
khác.
31
Vốn đầu tư vào SXKD chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2005 (chủ yếu sử
dụng vào máy móc, cải tạo nhà xưởng, phục vụ sản xuất ). Bên cạnh đó,
nguồn vốn bổ sung hàng năm cao, năm cao nhất đạt 4,23% ( năm 2005 ) Vốn
lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đều qua các năm
Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của
doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu 2005
1 Bố trí cơ cấu vốn
- TSCĐ / TS (%) 45,51
- TSLĐ/TS (%) 54,49
2 Tỷ suất lợi nhuận
- TSLN/DT (%) 0,04
- TSLN/Vốn (%) 0,25
3 Tình hình tài chính
- Tỷ lệ nợ phải trả /TS (%) 88,31
- Khả năng thanhtoán (%)
+Quát: TSLĐ/Nợ ngắn hạn 81,86
+ Thanh toán nhanh: tiền hiện có/ nợ ngắn hạn 1,39
3.Bộ máy tổ chức ở công ty Giầy Thăng Long
3.1. Phương thức quản lý
Công ty giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức
năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ cụng việc quản lý được giải
quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc.
Chỉ có lónh đạo quản lý ở từng cấp mới cú nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh
lệnh chỉ thị cho cấp dưới ( tức là mỗi phũng ban xớ nghiệp của cụng ty chỉ
nhận quyết định từ một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tuyến ) Giám
đốc của công ty là người ra quyết định cuối cùng, nhưng để hỗ trợ cho quá
trỡnh ra quyết định của Giám đốc thỡ cần phải cú cỏc bộ phận chức năng. Các
bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp
dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lónh đạo, quản lý và
thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thực thi, kiểm tra giám sát
việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mỡnh
32
3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Công ty giầy Thăng Long là đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự tổ
chức, quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mỡnh. Người
quản lý cao nhất là giỏm đốc, sử dụng tất cả các phương pháp Kinh tế- Tài
chính để điều hành quản lý cụng ty và chịu trỏch nhiệm trước nhà nước về
mọi hoạt động của công ty. Bộ máy quản lý của cụng ty được thể hiện ở sơ đồ
sau :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
-Giám đốc công ty : Là người điều hành, quản lý chung, giữ vị trớ quan
trọng nhất và chịu trỏch nhiệm về mọi hoạt động của công ty
-Ba phó giám đốc công ty : Chỉ đạo trực tiếp việc sản xuất sản phẩm
theo đơn đặt hàng tại Xớ nghiệp giầy Hà Nội, Xớ nghiệp giầy Thỏi Bỡnh và
Nhà mỏy giầy Chớ Linh
-Phũng tổ chức hành chớnh : Gồm 15 người, có một trưởng phũng chỉ
đạo chung và có 2 phó phũng phụ trỏch hai bộ phận
Giám đốc
Phũng Tài
chớnh-Kế
toỏn
Phũng Tổ
chức hành
chớnh
P. Kế
hoạch
vật tư
P. Bảo
vệ-Quõn
sự
P. Kỹ
thuật
cụng
nghệ
P. Thị
trường và
giao dịch
PX cơ
điện
Phó giám đốc
(trực tiếp )
Phó giám đốc
(trực tiếp )
Phó giám đốc
(thường trực)
XN giầy Thỏi
Bỡnh
XN giầy Chớ
Linh
XN giầy Hà
Nội
33
+Bộ phận tổ chức : Tuyển sinh đào tạo, kỷ luật lao động, giải quyết các
chế độ chính sách, và tiền lương, BHXH….
+Bộ phận hành chính : Chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên,
môi trường,vệ sinh, phục vụ lễ tân, tiếp khách và lo những phương tiện cho
cán bộ làm việc
-Phũng thị trường và giao dịch với nước ngoài : Gồm 8 người, 1 trưởng
phũng và 1 phú phũng đảm nhiệm việc giao dịch với khách hàng về đơn đặt
hàng, làm thủ tục liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu giầy
-Phũng Kế hoạch-Vật tư : gồm 23 người, có 1 trưởng phũng và 1 phú
phũng. Nhiệm vụ của phũng là tổ chức mua nguyờn vật liệu, bảo quản, giao
nhận nguyờn vật liệu, điều hành sản xuất giữa các xí nghiệp, nhà máy
-Phũng kỹ thuật : Gồm 10 người, có 1 trưởng phũng và 3 phú phũng.
Phũng kỹ thuật đảm nhận việc xác nhận nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn để
nhập kho và đi vào sản xuất theo đúng từng đơn hµng, làm định mức kinh tế -
kỹ thuật, hướng dẫn kiểm tra, theo dừi quy trỡnh cụng nghệ và đối ngoại về
công tác kỹ thuật, theo dừi cỏc chỉ tiờu cơ bản của đơn hµng
-Phũng phỏt triển mẫu : Gồm 34 người, có 1 trưởng phũng, 2 tổ trưởng
phụ trách việc may mũ giầy và tổ hoàn thiện giầy. Phũng phỏt triển mẫu cú
nhiệm vụ nghiờn cứu mẫu mó, làm đối mẫu, nghiên cứu pha chế cao su, sản
xuất thử trước khi đi vào sản xuất hµng loạt
-Phũng Tài chính - Kế toán : Gồm 8 người, có 1 trưởng phũng và 2 phú
phũng giỳp việc cho giỏm đốc quản lý tài chớnh, tổ chức hạch toỏn kế toỏn,
thống kờ theo dừi chế độ và pháp luật hiện hành
-Phũng Bảo vệ - Quõn sự : Gồm 16 người, có 1 trưởng phũng và 1 phú
phũng, phũng này cú nhiệm vụ bảo vệ tài sản của cụng ty, giữ gỡn trật tự,
hàng năm tuyển quân sự theo chỉ tiêu của Quận
-Phân xưởng cơ điện : Gồm 19 người, là phân xưởng phục vụ về sửa
chữa máy móc, thiết bị điện phục vụ cho toàn công ty
-Xớ nghiệp giầy Hà Nội : Gồm đầy đủ các phũng ban ở trờn cụng ty như
Phũng hành chớnh, Phũng tài chớnh kế toỏn, Phũng kế hoạch vật tư, Phũng
34
giỏm sỏt chất lượng… nhưng với quy mô nhỏ hơn. Xí nghiệp được chia thành
5 phân xưởng: Phân xưởng chuẩn bị sản xuất, phân xưởng cán ép, phân
xưởng may, phân xưởng gũ giầy, phõn xưởng hoàn thiện
+Phân xưởng chuẩn bị sản xuất : Đảm nhận khâu đầu tiên của công đoạn sản
xuất giầy đó là bồi vải, pha cắt thành những bán thành phẩm đồng bộ, in tem, in
mặt tẩy và chuẩn bị mọi thứ nguyên vật liệu để phục vụ cho các phân xưởng may,
phân xưởng gũ giầy
+Phân xưởng cán ép : Phụ trách toàn bộ phần cao su của một đôi giầy
gồm cán luyện cao su thành đế giầy, ép tem, pho hậu, xoải
+Phân xưởng may : Nhận bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản
xuất để may mũ giầy
+Phân xưởng giầy : Nhận mũ giầy của phân xưởng may, cao su và đế
của phân xưởng cao su để gũ thành giầy
+Phân xưởng hoàn thiện : Nhận giầy đó gũ qua lưu hóa, làm vệ sinh
công nghiệp, xâu dây giầy, bao gói giầy hoàn chỉnh chờ làm thủ tục xuất hàng
-Xớ nghiệp giầy Thỏi Bỡnh : Gồm đầy đủ các phũng ban như ở công ty
nhưng quy mô nhỏ hơn và không có phũng thị trường và giao dịch với nước
ngoài. Về tài chính, xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Về sản xuất, khi có lệnh
sản xuất phát ra từ công ty, phũng kế hoạch vật tư điều chuyển vật tư về Thái
Bỡnh ( theo định mức vật tư của đơn hàng ) Từ đó, xí nghiệp tiến hành triển
khai sản xuất hàng theo quy trỡnh cụng nghệ mà phũng kỹ thuật đó ban hành
-Nhà máy giầy Chí Linh : Quy mô giống như nhà máy giầy Thái Bỡnh,
cỏc phũng ban , đơn vị trong công ty có quan hệ bỡnh đẳng và cùng hỗ trợ
nhau làm việc với mục đích đem lại lợi ích chung cho công ty
35
4. Đặc điểm sản xuất của công ty Giầy Thăng Long
Sơ đồ quy trỡnh cụng nghệ sản xuất giầy
Để sản xuất một đôi giầy hoàn chỉnh cần qua các công đoạn sau ;
Phân xưởng chuẩn bị sản xuất lĩnh nguyên vật liệu ở kho theo định mức
vật tư của từng lệnh sản xuất mà phũng Kế toỏn - Vật tư đó ban hành. Kết
hợp với quy trỡnh kỹ thuật mà phũng Kỹ thuật Cụng nghệ và KCS đó lập,
phân xưởng bắt đầu tiến hành sản xuất : Vải được bồi với mộc mành hoặc với
xốp hoặc phin ( tuỳ theo yêu cầu của khách hµng ) để làm mặt tẩy. Sau đó vải
bồi được chặt thành mũ giầy, chặt độn, chặt mặt tẩy, nẹp ô-de…Phân xưởng
chuẩn bị bán thành phẩm để chuyển sang phân xưởng may mũ giầy
Phân xưởng may mũ giầy : Tiếp nhận các chi tiết là sản phẩm của phân
xưởng chuẩn bị sản xuất chuyển sang và tiến hành may mũ giầy hoàn chỉnh.
Công đoạn may này đũi hỏi cụng nhõn phải cú tay nghề cao, cẩn thận vỡ cú
nhiều chi tiết rất khó như: đấu hậu, nẹp Ô-de, đường viền…Mũ giầy phải
Cao su, hoỏ chất
PX cỏn luyện và PX ộp
Cỏc loại vải
PXmay
Mũ giầy PX giầy
Đế giầy
PX chuẩn bị sản xuất
Bỏn thành phẩm pha
cắt Thựng Carton,dõy giầy,
giấy gúi, giấy nhột, tỳi
nilon…
Giầy hoàn chỉnh
Kho thành phẩm
36
được vệ sinh sạch sẽ, kiểm hoá từng đôi, đạt yêu cầu mới chuyển sang phân
xưởng giầy để gũ thành giầy hoàn chỉnh
Phân xưởng cán – ép : Có nhiệm vụ chế biến cao su từ nguyên liệu là
cao su hoặc các loại hoá chất khác. Trước tiên, cán luyện thô cao su, đưa chất
xúc tác để cán tinh cao su, sau đó đưa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng
theo quy trỡnh kỹ thuật, chặt thành đế cán, bím giầy pho hậu, nẹp Ô-de. Nếu
giầy có sử dụng đế đúc thỡ hỗn hợp này được chuyển sang phân xưởng ép để
ép thành đế giầy
Phân xưởng giầy nhận mũ giầy từ phân xưởng máy và đế cao su từ phân
xưởng cán ép, phân xưởng tiến hành gũ giầy bằng cỏc phom giầy, sản phẩm
giầy được lưu hoá, tẩy bẩn, làm vệ sinh sạch sẽ và chuyển cho phân xưởng
hoàn thiện
Phân xưởng hoàn thiện nhận sản phẩm từ phân xưởng giầy sau đó hoàn
thành nốt các công đoạn sau cùng là sỏ dây giầy, nhét giấy vào mũi giầy, làm
vệ sinh, kiểm tra sản phẩm đủ phẩm chất, sắp sếp thành đôi, cho vào túi nilon
hoặc vào hộp giầy tuỳ theo yờu cầu của khỏch hàng và chờ xuất hàng.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG
1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY
1.1. Tình hình sản xuất
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long thời kỳ
2003 - 2005 được thể hiện qua bảng 1 dưới đây:
37
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 2003 - 2005
Tốc độ phát triển %
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2003 2004 2005
04/03 05/04
1. Tổng SPSX đôi 3708052 4346350 4609243 117,21 106,05
- Giầy xuất khẩu đôi 1297818 1782003 2627269 137,3 147,43
- Giầy nội địa đôi 2490234 2564347 1981974 137,3 77,3
2. Danh thu Tr.đ 103582 107694 127883 103,96 118,75
Doanh thu nội địa Tr.đ 67328,3 63539,46 54989,69 94,4 86,54
Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 36253,7 44154,54 72983,31 121,79 165,08
3. Nộp ngân sách Tr.đ 1597,00 2380,20 2633,52 149,07 110,64
4. Lợi nhuận Tr.đ 902 1309,6 1438 145,19 109,8
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2003 - 2005
Qua bảng trên ta thấy được tổng sản phẩm sản xuất của Công ty có xu
hướng tăng. Tổng sản phẩm sản xuất năm 2004 đạt 106,05% so với 2003,
đáng chú ý thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh. Có thể khẳng định
rằng do sản lượng xuất khẩu tăng, dẫn tới doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng
làm cho kết quả doanh thu của toàn công ty cũng tăng. Doanh thu tăng đều
qua các năm, trong năm 2004 đạt 107694 triệu đồng bằng 103,96% so với
năm 2003, năm 2005 đạt 127883 triệu đồng bằng 118,75% so với năm 2004.
Do giá trị xuất khẩu tăng làm cho doanh thu dẫn đến nộp ngân sách cho Nhà
nước có xu hướng tăng, cụ thể năm 2003 nộp ngân sách đạt 1597 triệu đồng,
năm 2004 nộp 2380,2 triệu đồng, năm 2005 nộp 2633,52 triệu đồng. Do nhờ
tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm phí lưu thông… nên lợi nhuận của công
ty vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm. Năm 2004 đạt 1.309,6 triệu đồng tăng
45,19% so với năm 2003, năm 2005 đạt 1.438 triệu đồng tăng 9,8% so với
năm 2004. Vì giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng và xuất khẩu tăng lợi nhuận
của công ty vẫn ổn định. Đây là một trong những thành công do Công ty
hướng vào thị trường nội địa, các thị trường truyền thống, đồng thời nâng cao
38
chất lượng, mẫu mã hình thức sản phẩm để nâng cao thế chủ động trong việc
cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước.
1.1. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu
Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty được phản ánh qua bảng 2,3
dưới đây
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Công Ty Giầy Thăng Long
(Giai đoạn 2003 - 2005)
Đơn vị tính: USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu Tỷ tọng (%)
2003
2004
2005
1.434.624
2.372.056
4.297.941
18
29
53
Cộng 8.225.293 100%
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm
của Công ty Giầy Thăng Long.
Bảng 5: Kết quả xuất khẩu của công ty
Giai đoạn 2003 - 2005
Đơn vị tính: USD
Tỷ lệ (%) Giá trị sản xuất TB
Chỉ
tiêu
năm
Tổng
doanh
thu
Doanh thu từ
xuất khẩu XK/DT DT XK
2003 18.196 15.953 87 131 156 2,4
2004 31.295 18.805 85,6 171 180 3,2
2005 56.127 53.253 96 224 233 5,9
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Công ty Giầy Thăng Long.
Qua hai bảng số liệu trên, ta có thể thấy được một số đặc điểm quan
trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây.
39
Kim ngạch đang có xu hướng tăng dần, đây là một kết quả đáng phấn
khởi bởi thị trường và các bán hàng quen thuộc từ các nước XHCN và đặc
biệt là Liên Xô đã không còn nữa khi hệ thống các nước này tan vỡ. Sự vực
dậy và vươn lên khó khăn trong những năm đầy gian truân và thử thách đã
dần qua đi. Trên cơ sở những mối quan hệ với các bạn hàng của những năm
trước đó, Công ty đã chủ động ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị, số
lượng hợp đồng lớn. Trong năm 2003, hoạt động mở rộng thị trường cũng
được xúc tiến mạnh mẽ và Công ty đã biết chú trọng và tập trung khai thác
vào các thị trường Tây Âu- nơi có nhu cầu giầy lớn nhất hiện nay. Chính vì
vậy kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày càng tăng, góp phần không nhỏ
vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành phát triển.
Tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu cũng có xu hướng tăng nhanh. Điều đó có
thể phản ánh phần nào chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu của Công
ty ngày càng khả quan, Công ty đã chọn thị trường quốc tế và thị trường mục
tiêu mà Công ty cần phải chiếm lĩnh được. Việc hướng hoạt động kinh doanh
sản phẩm giầy vào xuất khẩu giúp Công ty khai thác triệt để được các lợi thế
so sánh như: giá nhân công rẻ, chính sách khuyến khích và trợ giá cho hoạt
động xuất khẩu của Chính phủ… Khai thác được thị trường rộng lớn mà ta
đang có rất nhiều lợi thế.
Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn luôn chiếm
tỷ trọng lớn và tăng theo từng năm. Năm 2003 là 15.953 USD, năm 2004 là
28.805 và năm 2005 là 53.253 USD, điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu
của Công ty là rất quan trọng. Do đó chỉ cần một biến động nhỏ của thị
trường thế giới là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty,
một sự thay đổi thị hiếu ở một quốc gia nào đó mà Công ty xuất khẩu sang
làm giảm khối lượng sản phẩm và làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Vì vậy
Công ty rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu cũng như sự thay đổi thị hiếu
trên thị trường thế giới.
40
Trong những năm gần, đơn giá trung bình của hàng xuất khẩu là rất
thấp, nhưng qua từng năm đơn giá đã dần tăng lên. Việc tăng lên này không
phải thể hiện sự trượt giá của mặt hàng tiêu dùng hay bị ảnh hưởng của lạm
phát mà nó thể hiện.
Một là, sự vững vàng của Công ty trên thị trường quốc tế trong hoạt
động đàm phán, giao dịch Công ty đã không bị ép giá, thể hiện nghệ thuật
giao tiếp và đàm phán ngày càng được tăng lên.
Hai là, chiến lược kinh doanh của Công ty hướng vào các sản phẩm
ngày càng có chất lượng cao, từng bước tiếp cận thị trường khó tính như EU,
Mỹ… nơi mà chất lượng sản phẩm và mẫu mã là điều tối quan trọng.
Ba là, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao, có thể đảm bảo
sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt, hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bốn là, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiêt bị thông qua
hai dây chuyền sản xuất khép kín (từ khâu mũi giầy cho đến khâu cắt dán) và
có tính tự động hóa cao…
Có thể nói hoạt động xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của công ty Giầy Thăng Long, nó là tiền đề cho mọi
hoạt động khác của công ty.
Nếu xét theo khía cạnh thị trường, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó
khăn khi mới thành lập và đặc biệt là những năm khủng hoảng tài chính của
các nước trong khu vực và trên thế giới cụ thể là. Trong những năm đầu của
thập kỷ 90, với sự tan vỡ của hệ thống các nước XHCH và Đông Âu, những
thị trường truyền thống dần dần bị mất đi, sự khó khăn của công ty những
ngày mới thành lập đôi lúc tưởng như không thể vượt qua. Hơn thế nữa, đến
những năm 1997 - 1998 cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu
vực và trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của công ty sang
thị trường các nước bị khủng hoảng… Trước tình hình đó công ty quyết định
chuyển hướng sang thị trường Đông Âu (EU), bám sát thị trường truyền thống
nơi mà công ty đang có lợi thế so với các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan…
41
đã thực sự giúp công ty từng bước thoát khỏi khó khăn và vững bước phát
triển, được thể hiện qua bảng 4 dưới đây.
Bảng 6: Cơ cấu doanh thu theo thị trường
của công ty Giầy Thăng Long
Đơn vị tính: USD
Tỷ trọng %
Nước 2003 2004 2005
2002 2003 2004
Đức 597.275 1.530.068 1.152.191 41,6 64,5 26,8
Italia 229.543 495.608 1.353.671 16 20,8 31,5
Anh 198.591 88.812 556.274 13,9 4 12,9
Pháp 95.297 20.856 9.309 6,6 0,8 7,9
Thụy Sĩ 92.163 40.185 6,4 1,7
Áo 67.249 56.235 4,7 2,4
Tây Ban Nha 101.276 132.093 7,1 5,5
Mexico 53.230 8.208 3,7 0,3
Nga 112.840 2,6
Hà Lan 784.656 8,3
Tổng 1.434.624 2.372.065 4.279.941 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu trực tiếp của Công ty
Hiện nay, 4 thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu
của công ty là: Đức, Italia, Pháp, Anh. Trong đó Đức, Italia là bạn hàng lâu
dài của Công ty. Trị giá xuất khẩu sang các này bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Do sản phẩm giầy dép của Việt
Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới và lượng giầy dép xuất khẩu
sang thị trường Eu cũng một ngày tăng vào khoảng 25% tổng số lượng xuất
khẩu, khi đó chúng ta không được hưởng ưu đãi về thuế quan mà sẽ bị áp
dụng hạn ngạch. Từ thực tế đó Công ty đã chủ động tìm kiếm để mở rộng khu
vực thị trường khác như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga…
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh
42
2.1. Hiệu quả kinh tế tổng hợp
* Chỉ tiêu tổng hợp
43
Bảng 7: Hiệu quả kinh doanh của công ty Giầy Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh
Tốc độ phát triển
(%) Chỉ tiêu 2003 2004 2005
04/03 05/04 04/03 05/04
1. Doanh thu 103582 107694 127883 4112 20187 103,96 119
2. Chi phí 102680 106384,4 126445 3704,4 20060,6 104 119
2.1. Chi phí SX 96225 116272 93880 20047 -22392 121 81
2.2. Chi phí lưu
thông
5415 8271,4 8405 2856,4 133,6 153 102
2.3. Thuế tiêu thụ 1040 2030 3971 990 1941 195 196
3. Lợi nhuận (1-2) 902 1309,6 1438 407,6 128,4 145 110
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty thời kỳ 2003 - 2005.
- Doanh thu
Qua các số liệu của bảng ta thấy doanh thu các năm sau đều cao hơn
năm trước. Năm 2004 doanh thu tăng thêm 3,96% so với năm 2003, tương
đương với 4112 triệu đồng. Doanh thu năm 2005, tăng 23,46% tương ứng với
20187 triệu đồng.
- Chi phí
Chi phí sản xuất có xu hướng giảm, năm 2004 tăng 21% so với năm
2003 tương đương 20.047 tr.đ, đây là năm có chi phí sản xuất nhiều nhất
trong kỳ, đến năm 2005 lại giảm 19% so với năm 2004 tương đương 22.392
tr.đ
Do chi phí lưu thông tăng lên so với các năm trước, cụ thể chi phí lưu
thông năm 2004 tăng lên 53% so với năm 2003 tương đương 2856,4 tr.đ (cao
nhất trong 3 năm). Trong khi đó chi phí lưu thông năm 2005 chỉ tăng 2% so
với năm 2004 tương đương 133,6 tr.đ, nhưng doanh thu năm 2005 vẫn giảm
so với năm trước.
Thuế tiêu thụ sản phẩm tăng đều qua các năm, qua số liệu ta thấy năm
2004 tăng lên 95% tương đương 900 tr.đ so với năm 2003 và năm 2005 tăng
44
lên 96% tương đương 1941 tr.đ. Vậy nguyên nhân chính là do thuế tăng cao
qua các năm.
- Lợi nhuận: lợi nhuận các năm sau đều cao hơn năm trước mặc dù
doanh thu năm 2004 có giảm so với năm 2003. Có được điều này là do công
ty đã giảm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2004
lợi nhuận tăng thêm đến 45% so với năm 2003, tương ứng với 407,6 triệu
đồng. Năm 2005 tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng 10% so với
năm 2004.
* Chỉ tiêu tỷ suất
Các chỉ tiêu tỷ suất như doanh thu/vốn; doanh thu/chi phí; lợi
nhuận/vốn là lợi nhuận/chi phí được xác định theo kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Doanh thu/vốn
- Doanh thu/chi phí
- Lợi nhuận/vốn
-Lợi nhuận/chi phí
Kết quả tính toán.
Bảng 8: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty
So sánh
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
2003 2004 2005
04/03 03/04
1 Doanh thu Tr.đ 103582 107694 127883 4112 20189
2 Chi phí SX Tr.đ 96225 116272 93880 20047 -22392
3 Vốn kinh doanh Tr.đ 65000 74000 88000 9000 13000
4 Lợi nhuận Tr.đ 902 1309,6 1438 407,6 128,4
5 Doanh thu/vốn ( 1 : 3) 1,5937 1,4553 1,4532 -0,14 -0,0021
6 Doanh thu/chi phí (1 :
2)
1,0765 0,9262 1,3622 -0,1503 0,436
7 Lợi nhuận/doanh thu
(4:1)
0,0087 0,01216 0,01124 0,00346 -0,00092
8 Lợi nhuận/chi phí (4:2) 0,00937 0,01126 0,01532 0,00189 0,00406
45
9 Lợi nhuận/vốn (4: 3) 0,01388 0,01770 0,01634 0,00382 -0,00136
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty thời kỳ 2003 - 2005.
46
2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng từng yếu tố
Hiệu quả sử dụng từng yếu tố có nhiều, ở đây chỉ đánh giá hiệu quả của
các yếu tố sau:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu quả sử dụng vón lưu động
Bảng 9: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ & VLĐ
So sánh
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
2003 2004 2005
04/03 03/04
1 Doanh thu Tr.đ 103582 107694 127883 4112 20189
2 Vốn cố định Tri.đ 17.000 21.000 27.000 4000 6000
3 Vốn lưu động Tr.đ 65000 74000 88000 9000 13000
4 Lợi nhuận Tri.đ 902 1438 407,6 128,4
5 Sức sinh lời VCĐ
4 : 2
0,05306 0,06236 0,05326 0,0093 -0,0091
6 Sức sản xuất vốn
CĐ
1 : 2
6,093 5,128 4,736 -0,965 -0,392
7 Sức sinh lời vốn
LĐ
4 : 3
0,014 0,018 0,0165 0,004 -0,0015
8 Số vòng quay
1 : 3
1,6 1,46 1,453 -0,14 -0,007
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty thời kỳ 2003 - 2005
3. Đánh giá ưu, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1. Ưu điểm
Các kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu tiết kiệm được nhiều thời
gian và chi phí cho Công ty. Điều này đặc biệt quan trọng khi năng lực tài
chính công ty không được dồi dào.
47
Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu đề ra các mục tiêu cụ thể, các
phương pháp hành động và thời gian thực hiện (thường theo quý hoặc theo
năm). Những số liệu cụ thể trong các kế hoạch sẽ là những mục tiêu nhận thấy
mà toàn bộ công nhân viên trong công ty sẽ vươn tới.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty đã giúp cho công
ty chủ động trong các khâu từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào, quá trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra nhiệm vụ mà theo đó ban lãnh đạo
lập ra các phương án và trình tự vận động cần thiết để thực hiện các mục tiêu.
Do đó công ty có thể phần lớn cơ bản các phương tiện vật chất nhằm thực
hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu giúp cho công ty cân nhắc và
đánh giá các tiềm năng hiện có và đầu tư có trọng điểm,huy động mọi nguồn
lực cho các vấn đề quan trọng, kịp thời hành động trước khi vấn đề trở nên
cấp bách, tìm ra các giải pháp cho các vấn đề đó, đồng thời phối hợp với các
cơ hội của thị trường để tăng khả năng thích ứng và tăng khả năng cạnh tranh
của công ty trên thị trường
3.2. Tồn tại
Phương thức kinh doanh dựa vào các kế hoạch như hiện nay không cho
phép công ty thấy rõ được định hướng trong cả một giai đoạn (dài hơn một
năm).
Do chỉ thực hiện quản lý theo kế hoạch cho nên công ty khó thích ứng
được với ảnh hưởng môi trường luôn biến động phức tạp. Cho nên, Công ty
đã giảm khả năng nắm bắt cơ hội, tăng các nguy cơ liên quan đến môi trường
kinh doanh, đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động
sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Nếu như công ty cứ duy trì cách thức như vậy,
công ty sẽ dần mất đi thế chủ động trước các đối thủ cạnh tranh ngày càng
lớn.
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
48
Từ khi thành lập tới nay, việc sản xuất kinh doanh của Công ty thực
hiện chủ yếu do có chỉ tiêu của công ty da giầy đưa xuống. Các mục tiêu dài
hạn của công ty cũng đồng thời là định hướng dài hạn mà công ty Giầy Thăng
Long cần phải vươn tới. Do đó việc xây dựng một chiến lược kinh doanh đặc
biệt là chiến lược kinh doanh xuất khẩu dựa trên sự đánh giá môi trường kinh
doanh là chưa có cơ sở thực hiện và mang lại tính khả thi.
Công ty Giầy Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
chức năng kinh doanh chủ yếu là sản xuất các giấy dép xuất khẩu, tuy kimn
gạch xuất khẩu hàng năm tăng tương đối nhanh song đó chỉ là kết quả đạt
được từ kiểu làm ăn thiếu sự chủ động (chủ yếu các đơn đặt hàng tự tìm đến
với công ty). Hàng năm ban lãnh đạo có lên kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
nhưng các kế hoạch này thiếu luận chứng về sự phân tích các điều kiện môi
trường (chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường), do đó không đề
ra được các chiến lược sản xuất kinh doanh xuất khẩu sát thực.
Tóm lại, Nguyên nhân chính của những tồn tại trong các kế hoạch sản
xuất và kinh doanh xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long tập trung vào
thiếu vắng sự phân tích đánh giá các điều kiện môi trường kinh doanh, xác
định mục tiêu chiến lược dài hạn và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó.
Do đó các khả năng nắm bắt cơ hội, các mối đe dọa và khả năng cạnh tranh
của Công ty Giầy ngày càng gia tăng. Để khắc phục được những tồn tại trên,
giải pháp tốt nhất cho Công ty là phải xây dựng một chiến lược kinh doanh
thích ứng với sự biến động và cạnh tranh gay gắt của môi trường kinh doanh
trong các nước như trên thế giới. Do vậy ngay từ bây giờ công ty cần có
những chiến lược, sách lược để đề ra định hướng phát triển khả năng sản xuất
kinh doanh và mở rộng thị trường cho Công ty Giầy Thăng Long.
49
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
1. Quan điểm về định hướng phát triển của Công ty
Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của toàn ngành và của Tổng Công ty
Giầy Việt Nam, căn cứ vào thực trạng tình hình phát triển sản xuất kinh
doanh của Công ty trong những năm gần đây cũng như căn cứ vào những kết
quả bước đầu nghiên cứu thị trường, Công ty Giầy Thăng Long đã xác định
các định hướng kế hoạch cho những năm tới.
+ Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu với phương hướng chuyển
mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, bảo đảm nâng cao
thành quả, tăng nhanh tích lũy, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng
xuất khẩu.
+ Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực, nhằm phục vụ
nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước về các mặt hàng thông
dụng, trang phục, nhu cầu bảo hộ lao động và đáp ứng các nhu cầu sản xuất
công nghiệp khác.
+ Chú trọng khâu thiết kế và triển khai mẫu mã các mặt hàng sản xuất,
ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và đồng bộ hoá tạo thế chủ
động trong sản xuất bán hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của Công
ty như mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những năm
tiếp theo.
+ Cố gắng tìm nguyên vật liệu thay thế nhập ngoại, tự tìm kiếm nguồn
cung cấp nguyên vật liệu trong nước (kể cả các doanh nghiệp nhập khẩu
nguyên vật liệu) với giá rẻ, ổn định, đáp ứng yêu cầu chất lượng.
+ Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công
nhân lành nghề của Công ty bảo đảm tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch
50
sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ… từ các nước phát triển, phấn
đấu làm chủ trong sản xuất, không bị lệ thuộc vào đối tác nước ngoài.
+ Cần chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản
xuất cho đồng bộ, bổ sung thiết bị lẻ thay thế các máy móc cũ đã quá lạc hậu,
cải tạo, nâng cấp một số trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm: Tăng sản
lượng, tăng năng suất thiết bị và năng suất lao động,giảm chi phí sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng, khắc phục sự ô nhiễm môi
trường.
+ Tìm kiếm và phát triển nguồn lực tài chính, ưu tiên các dự án đầu tư
mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng năng suất, đảm bảo đạt trình độ công
nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đáp ứng các mục tiêu
trong chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2010 và những năm tiếp theo đó.
2. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2007 - 2010
2.1. Định hướng chung
+ Công ty chủ động phấn đấu tăng trưởng với nhịp độ nhanh và hiệu
quả, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, mục tiêu đến năm
2007 công ty sẽ sản xuất khoảng 9 triệu đôi giầy và xuất khẩu đạt trên 25 triệu
USD, đến năm 2010 mức sản xuất phải đạt khoảng 15 triệu đôi giầy xuất khẩu
đạt 41 triệu USD. Các chỉ tiêu đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đến năm 2010
của công ty Giầy Thăng Long
STT Chỉ tiêu ĐVT Dự kiến
2007
Dự kiến
2010
1 Tổng doanh thu 1000đ 278.600.000 522.000.000
2 Doanh thù XK 1000đ 260.000.000 510.000.000
3 Doanh thu nội địa 1000đ 9.300.000 13.000.000
4 SXKD sản phẩm giầy
các loại
Đôi 8.900.000 15.000.000
51
5 Nộp ngân sách 1000đ 5.600.000 13.000.000
6 Số lao động Người 1.970 2.250
Nguồn: Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2010
2.2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công
ty đến năm 2010
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày một
nâng cao. Xu hướng tiêu dùng nhằm vào các chủng loại giầy dép phong phú
về mẫu mã, chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp. Đối với từng khu vực kinh tế
và thương mại khác nhau có thị hiệu tiêu dùng giầy dép khác nhau. Để định
hướng thị trường tiêu thụ cần căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị
trường cụ thể.
* Thị trường xuất khẩu
- Thị trường EU: Đây là thị trường lớn, với 360 triệu dân, có sức tiêu
dùng giầy dép cao (6-7 đôi/người/năm). Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu
giầy dép với khối lượng lớn. Trong số giầy dép tiêu dùng, nhu cầu cho bảo vệ
chân chỉ là 35%, còn lại 65% là giầy dép mẫu mốt thời trang, đòi hỏi rất cao
về chất lượng sản phẩm và hình thức mẫu mã. Do đời sống được nâng cao, xu
hướng tiêu dùng ở đây về giầy da là có nhiều hơn (có độ bền cao, giữ dáng tốt
trong quá trình sử dụng, mềm mại, độ ẩm thấp mồ hôi tốt…).
- Thị trường Đông Âu: Là thị trường có số dân tương đối lớn, trên 300
triệu người, mức độ tiêu dùng bình quân 5-6 đôi/người/năm, có sức tiêu thụ
lớn, yêu cầu chất lượng không quá cao, không cần hạn ngạch, xu hướng tiêu
dùng các loại giầy dép phổ thông. Tuy nhiên, do đồng tiền ở đây không ổn
định, việc buôn bán trao đổi mạo hiểm theo phương thức chính thống, có triển
vọng hợp tác theo phương thức đổi hàng, sản xuất tại chỗ của các nước sở tại
hạn chế, nhu cầu nhập khẩu lớn.
- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc có tiềm năng rất
lớn về sản xuất giầy dép nhưng do thiếu lao động đơn giá nhân công tăng, chi
phí sản xuất cao nên đã chuyển dịch sang các nước khác. Hiện nay, Nhật Bản
52
có nhu cầu nhập khẩu khá lớn khoảng 250 triệu đôi trong một năm. Tuy
nhiên, thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, các loại mẫu
mốt cũng phải đa dạng và phong phú, phải phù hợp với truyền thống của
người dân Nhật.
- Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Với số dân 260 triệu người, bình quân tiêu
thụ giầy dép 6-7 đôi/người/năm. Đây là thị trường hấp dẫn nhiều bạn hàng
mậu dịch trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng các chủng loại giầy dép mang tính
quốc tế cao, kiểu dáng đẹp, mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng. Hàng năm
tiêu dùng 1,3 tỷ đôi/năm trên thị trường giầy ở đây có rất nhiều triển vọng.
* Thị trường nội địa
Là thị trường hiện nay còn đang rất yếu, chưa tập trung khai thác, trong
thời gian qua lượng tiêu thụ sản phẩm giầy da tuy có xu hướng tăng nhưng
không đáng kể, do vậy chỉ có số ít doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa
như Giầy vải Thượng Đình, Vinagiay, Bistis…, do đó các doanh nghiệp phải
cạnh tranh trên thị trường nội địa là rất khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập
thành viên AFTA, thị trường nội địa sẽ là "Sân chơi" của các nước trong khu
vực (các nước trong khu vực cũng và đã đang hướng đầu tư vào lĩnh vực giầy
ở Việt Nam). Với số dân gần 80 triệu người hiện nay vào khoảng 100 triệu
người vào năm 2010 mỗi năm nhu cầu tiêu thụ trong thời kỳ này khoảng 200
triệu đôi, đây sẽ là thị trường có tiềm năng rất lớn. Do vậy, nó vừa là cơ hội,
vừa là thách thức đối với Ngành da giầy Việt Nam nói chung và đối với công
ty Giầy Thăng Long nói riêng, cho nên Công ty cần phải nhận thức rõ đựơc
vấn đề này để có những chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự
đòi hỏi ngày càng lớn của thị trường.
Từ phân tích trên định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm
2010 của công ty.
+ Hình thành mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt trên phạm vi cả nước, tài
chính các đại lý, các cửa hàng lẻ để dần thoả mãn thị hiếu và nhu cầu tiêu
53
dùng, tài chính nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, chú trọng mẫu mốt thưòi
trang để vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
+ Tăng cường và phát triển mối quan hệ sẵn có với các khách hàng
truyền thống thuộc các thị trường EU như Pháp, Đức…
+ Thu hút lượng khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường sang Mỹ,
Nhật, Đông Âu (Nga).
+ Tìm và nối lại bạn hàng truyền thống bị mất trước kia, hướng sang thị
trường Mỹ Latinh (Mexico). Bởi thị trường này ngược mùa với Châu Âu, cho
nên Công ty cần tận dụng cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cho công ty
mình để lượng sản phẩm xuất khẩu được ổn định trong năm, giảm bớt tính
thời vụ của sản phẩm đồng thời còn giúp cho công ty luôn có nguồn thu từ
xuất khẩu ổn định, để tăng doanh thu trong công ty, người lao động có việc
làm thường xuyên, thu nhập ổn định
+ Cần có chiến lược trong nước, đồng thời tài chính mạng lưới tiêu thụ
tại các thành phố lớn, khu công nghiệp trọng tâm, khu dân cư, vùng nông
thôn… để đáp ứng yêu cầu của đông đảo người tiêu dùng, tạo thế cạnh tranh
với các công ty Giầy trong nước cũng như các nước trong khu vực.
+ Từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả và vươn
tới tiêu thụ cho khách hàng trực tiếp đối với hàng xuất khẩu, tổ chức hệ thống
giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thông qua các bạn hàng nước ngoài.
+ Chú trọng đào tạo thiết kế mẫu thời trang, đào tạo đội ngũ tiếp thị trẻ,
có năng lực để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giúp công ty chuyển
đổi phương thức kinh doanh nhanh chóng.
+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hoà nhập vào khu vực thông qua
đầu tư phát triển, tổ chức mở rộng sản xuất, ứng dụng hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn ISO - 9000, góp phần đưa các sản phẩm của công ty có vị trí trên
thị trường quốc tế.Tăng cường các hoạt động hội chợ, hội thảo, tìm hiểu và
giao lưu quốc tế.
54
Căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị trường, công ty Giầy Thăng
Long định hướng chiến lược tiêu thụ cho các khu vực thị trường đến năm
2010 như sau:
55
Bảng 11: Mục tiêu sản phẩm tiêu thụ trên một số thị trường đến năm 2010 của
công ty giầy thăng long
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thị
trường SLSP
(đôi)
Tỷ
trọng
(%)
SLSP
(đôi)
Tỷ
trọng
(%)
SLSP (đôi)
Tỷ
trọng
(%)
EU 3.400.000 89,5 5.560.000 63,5 8.300.000 52,2
Mỹ 15.000 0,4 1.310.000 14,7 2.950.000 18,6
Đông Âu 18.000 0,5 1.060.000 11,9 2.930.000 18,4
Nội địa 350.000 9,2 880.000 9,9 1.170.000 10,8
Tổng 3.783.000 100 8.900.000 100 15.890.000 100
Nguồn định hướng phát triển sản phẩm của Công ty đến năm 2010.
Tuy nhiên hiện nay, số lượng của công ty vào các khu vực này còn ở
mức khiêm tốn, do đó công ty cần phải chuẩn bị mọi điều kiện để tăng thị
phần thị trường vào các thị trường này đặc biệt là khi Việt Nam được hưởng
quy chế tối huệ quốc (MFN). Dự kiến đến năm 2008 trở đi thị trường Mỹ sẽ
là thị trường trọng điểm của công ty.
Như vậy, định hướng thị trường kinh doanh xuất khẩu của Công ty
Giầy Thăng Long đến năm 2010 tập trung vào 3 khu vực thị trường mục tiêu
chính đó là: thị trường truyền thống EU, thị trường Mỹ và Bắc Mỹ và các thị
trường tiềm năng Đông Âu. Ngoài những thị trường trọng điểm của chiến
lược mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn rất
chú trọng một số thị trường như châu Á (Nhật Bản), Mỹ Latinh (Mexico)…
Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng và phát triển thị trường
nội địa là một thị trường thực sự có nhiều tiềm năng, dân số khá đông, thu
nhập còn thấp cho nên yêu cầu về chất lượng cũng như hình thức mẫu mã thời
trang là không cao, khả năng đáp ứng của công ty là để thoả mãn, tuy nhiên
cần phải ý thức rõ ràng điều kiện kinh tế của người dân ngày càng được nâng
cao do đó việc thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất cũng như mẫu mã
56
sản phẩm là một việc làm thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời tăng sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp sản xuất giầy dép trong nước cũng như các nước trong khu vực.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Để thực hiện được những phương hướng, mục tiêu đề ra trong những
năm tới, đòi hỏi công ty phải hoàn thiện chính bản thân mình. Sau đây là một
số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có căn cứ
vững chắc cho xây dựng phương án sản xuất sản phẩm
1.1. Điều tra nghiên cứu thị trường
Hiện nay chúng ta đang trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần;
cho nên sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tiến tới
chúng ta còn tham gia vào quá trình thương mại hoá khu vực. Do đó để tồn tại
và phát triển, công ty Giầy Thăng Long phải không ngừng tăng cường, đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước. Trước hết phải
giữ vững thị trường ngoài nước, sau đó hướng đến thị trường nội địa, tạo ra
mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, tạo sự ổn định
trong khâu sản xuất với mỗi thị trường. Công ty sẽ đưa ra các chính sách giá
cả, phân phối sao cho phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Công tác điều tra nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp nắm
bắt được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng để từ đó sản xuất được những sản phẩm
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, công tác này còn là phương
tiện tăng thu nhập và cung cấp các thông tin tốt nhất về thị trường giúp công
ty trong công tác xây dựng các chiến lược kinh doanh, kế hoạch hoá các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay tại công ty công tác điều tra
nghiên cứu thị trường là hầu như không có. Do đó công ty cần lập ra một bộ
phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong công tác điều tra nghiên cứu thị trường
công ty cần chú ý:
57
- Thu thập những thông tin từ người tiêu dùng trực tiếp các sản phẩm
để từ đó phân tích xem người tiêu dùng phản ứng như thế nào về sản phẩm về
giá cả, chất lượng mẫu mã sản phẩm của công ty cũng như các công ty khác.
- Thu nhập các thông tin về phương thức và cách thức bán hàng, hình
thức phục vụ khách hàng, các chính sách tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh để
phân tích và so sánh với công ty. Lấy ý kiến đóng góp của khách hàng bằng
cách thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng.
- Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết thì tiến hành phân
tích xử lý và đưa ra nhận xét để cung cấp cho các bộ phận cần thiết.
Trước hết Công ty Giầy Thăng Long phải tổ chức thiết lập hệ thống thu
thập xử lý các thông tin liên quan tới vấn đề thị trường của công ty. Công ty
có những sản phẩm truyền thống, khách hàng trong và ngoài nước đã trở nên
quen thuộc. Do đó nội dung nghiên cứu thị trường là tìm hiểu khả năng tiêu
thụ, mức giá bán, loại sản phẩm nào, với mẫu mã ra sao để có thể mở rộng thị
trường.
1.2. Phương thức tiến hành
- Phát hiện vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Từ những nội dung nghiên cứu, thực trạng hiện tại của Công ty để tìm
ra những mục tiêu quan trọng nhất, cấp thiết nhất như nhu cầu khách hàng
trong tương lai, thị trường nào có nhu cầu lớn, các đòi hỏi của thị trường mà
công ty có thể đáp ứng được tốt nhất.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Nguồn thông tin bao gồm: nguồn thông tin đã được công ty khác
nghiên cứu và cung cấp nguồn thông tin lần đầu tiên được công ty thu thập
nghiên cứu.
Nguồn thông tin đầu đỡ tốn kém, tiết kiệm thời gian, cũng một thông
tin nhưng mỗi người khai thác ở một khía cạnh khác nhau. Đây là điều kiện
cần nhưng chưa đủ vì có nhiều người biết do đó không còn bí mật.
58
Với khả năng của công ty, việc tự thu thập thông tin là quan trọng hơn
có 3 phương pháp nghiên cứu:
+ Tiến hành quan sát (trực tiếp, gián tiếp) phương pháp này phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu thăm dò nhiều hơn
+ Phương pháp điều tra, lập các phiếu điều tra, phương án này có thể
kiểm soát được mẫu điều tra, lượng thông tin thu được nhiều hơn, nhưng tốn
kém và phải có năng lực lập ra các phiếu điều tra…
+ Phương pháp tiếp xúc với công chúng: tiến hành phỏng vấn qua điện
thoại, gửi phiếu điều tra qua bưu điện, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng.
- Thu thập thông tin về thị trường: khách hàng, nhu cầu, các yêu cầu về
sản phẩm, thị trường đầu vào, đối thủ cạnh tranh….
- Phân tích và xử lý thông tin: từ những thông tin thu được công ty tiến
hành phân tích và xử lý để đưa ra các nhận xét, kết luận…
Ngoài ra đại lý đã đặt ở các tỉnh và khách hàng tiêu thụ truyền thống đã
có tín nhiệm trong việc mua bán, công ty cần phải mở rộng thị trường, tạo ra
các đại lý mới, tổ chức bán buôn, bán lẻ, với phương thức thanh toán, giá cả
linh hoạt. Chính các đại lý tiêu thụ là cầu nối giữa công ty và khách hàng qua
đó công ty có thể thu thập được những thông tin từ khách hàng các nhà cung
cấp và về đối thủ cạnh tranh
1.3. Chiến lược thị trường
Việc xây dựng chiến lược thị trường sẽ giúp công ty ứng phó một cách
nhanh chóng với những biến động của thị trường và có điều kiện để thoả mãn
một cách tốt nhất nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chiến lược thị
trường công ty cần xác định rõ thị trường trọng điểm, thị trường thích hợp, thị
trường sản phẩm, thị trường chung của công ty.
Công ty có thể dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân loại thị
trường, xác định từng loại thị trường, từ đó vạch ra các chiến lược thị trường,
các chính sách sản phẩm, chính sách marketing hợp lý.
59
Những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là các
thị trường gia công, do đó việc xây dựng các chiến lược thị trường, việc xác
định các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng cho những năm tới đối
với công ty là hết sức quan trọng.
Trong những năm tới công ty cần thực sự quan tâm tới thị trường nội
địa vì đây là một thị trường đầy tiềm năng mà những năm qua công ty chưa tổ
chức tốt công tác khai thác. Hiện nay thị trường EU là thị trường nhiều tiềm
năng và công ty cũng đã có thị phần lớn trên thị trường này, cần tổ chức khai
thác tốt hơn nữa.
1.4. Mở rộng thị trường
Trong những năm qua công ty đã chú trọng việc mở rộng thị trường,
tìm bạn hàng đối tác nhưng còn quá coi trọng mặt hàng xuất khẩu ít quan tâm
đến thị trường nội địa.
Cần tăng cường công tác tiếp thị trên thị trường, đặc biệt là thị trường
thế giới và thị trường mới để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công
ty.Tăng cường công tác thông tin thị trường để người tiêu dùng, người sản
xuất… hiểu biết thêm về sản phẩm và những cơ hội đối tác với Công ty. Hình
thành hệ thống thông tin thương mại nối mạng với các trung tâm thông tin và
mạng Internet để cập nhật thông tin nhanh nhất, nhằm đưa ra những quyết
định đúng đắn và kịp thời.
Chú trọng đa phương hoá thương mại, giảm sự tập trung cao vào một
số đối tác, thu hẹp công việc ở thị trường trung gian, khuyến khích xuất khẩu
trực tiếp. Cần phát triển quan hệ thương mại chính ngạch với Trung Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông, Anh, Hà Lan… Củng cố thị trường truyền thống
Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và mở rộng thị trường mới khác.
Cử cán bộ đến tận địa bàn khảo sát, tìm hiểu và ký hợp đồng với khách
hàng trên cơ sở hai bên phải tuên thủ mọi thoả thuận ghi trong hợp đồng. Xây
dựng cơ chế mua nguyên vật liệu theo giá thị trường, nhanh chóng tạo mối
quan hệ lâu dài với đại lý mua nguyên vật liệu cho công ty.
60
Đối với thị trường nội địa: cần xây dựng chiến lược tiêu thụ ổn định,
tăng thị phần của công ty bằng cách tiếp cận thị trường, tổ chức mạng lưới các
đại lý tiêu thụ, tham gia các hội chợ, quảng cáo… Bộ phận marketing xác
định nhu cầu trong nước để có kế hoạch sản xuất và cung ứng kịp thời. Cải
tiến mẫu mã thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Đối với thị trường xuất khẩu: ngoài thị trường truyền thống, công ty
cần mở rộng thị trường mới như: Canada, Mỹ, Nam Tư, CH.Sec… Xem xét
đánh giá khả năng tiêu thụ của các thị trường mới để có kế hoạch sản xuất và
cung ứng.Tăng cường liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài để tranh thủ
thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… của họ.
2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm
Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá
trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản
phẩm hợp lý, đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên
cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hoá lợi nhuận.
Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến
động, tiến bộ khoa học công nghiệp phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của
doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện
và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng
với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm
được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như:
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi
thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có
khả năng tạo ra lợi nhuận.
- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn
thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.
- Bổ sung thêm vào danh mục những sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước và xu hướng phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới.
61
Ngoài ra ngành sản xuất giày dép có đặc thù là nó chứa đựng trong đó
tính thời trang nên đòi hỏi mẫu mã sản phẩm phải đa dạng và phong phú. Thị
hiếu của người tiêu dùng lại luôn luôn thay đổi tùy theo tuổi tác, nghề nghiệp,
thói quen… Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm giày dép là hết sức quan trọng
đối với doanh nghiệp giày.
Phòng kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm mới,
phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều tra nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp
thời đầy đủ các thông tin về nhu cầu thị hiếu về mẫu mốt của người tiêu dùng.
Mẫu mã sản phẩm phải phù hợp với thói quen, phong tục tập quán, văn
hoá, thẩm mỹ, điều kiện khí hậu, thờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long.pdf