Tài liệu Luận văn Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Truyền tải điện 1: Luận văn
Thực trạng sản xuất kinh
doanh của công ty
Truyền tải điện 1
Lời nói đầu
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình,ngành điện đã luôn hoàn thành một cách có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xứng đáng vào công
cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây, và công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân.
Từ khi nước ta chuyển đổi việc quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói riêng cũng như nhiều ngành kinh
tế khác nói chung đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi va tồn tại trong điều kiện
mới. Hiện nay ngành điện nước ta hoạt động dưới sự quản lý độc quyền của...
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Truyền tải điện 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng sản xuất kinh
doanh của công ty
Truyền tải điện 1
Lời nói đầu
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình,ngành điện đã luôn hoàn thành một cách có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xứng đáng vào công
cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây, và công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân.
Từ khi nước ta chuyển đổi việc quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói riêng cũng như nhiều ngành kinh
tế khác nói chung đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi va tồn tại trong điều kiện
mới. Hiện nay ngành điện nước ta hoạt động dưới sự quản lý độc quyền của Tổng
công ty Điện lực Việt Nam.Cùng với Công ty điện lực và các đơn vị khác, Công ty
Truyền tải điện 1 đang từng bước hoàn thiện mọi mặt để hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao và đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước.
Công ty Truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ vận hành
mạng lưới truyền tải điện trên toàn khu vực miền Bắc luôn luôn cố gắng đảm bảo
truyền tải điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần
cùng toàn ngành điệngiảm giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ chức lao động tại công ty
Truyền tải điện 1 đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác này trong sự trưởng
thành và phát triển của Công ty.Cùng với nhiều công tác khác, công tác tổ chức lao
động đã giúp cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty và Nhà nước
giao, đồng thời tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Phần 1:Tổng quan về công ty Truyền tải điện 1
1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty Truyền tải điện 1
Công ty truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
công ty điện lực Việt Nam – Bộ Công nghiệp
Trụ sở đặt tại 15 Cửa Bắc – Ba Đình – Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Power Transmision Company N0 1
Từ khi hình thành đến nay, trải qua hơn 25 năm hoạt động Công ty đã từng
bước trưởng thành, đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Để hiểu
rõ hơn, chúng ta hãy đi theo tiến trình lịch sử của Công ty.
Tổ chức tiền thân của Công ty truyền tải điện 1 là Sở truyền tải điện miền
Băc trực thuộc Công ty điện lực miền Bắc (sau này là Sở truyền tải điện trực thuộc
Công ty điện lực 1).Quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua 3 mốc
quan trọng sau:
* Giai đoạn 1: Sở truyền tải miền Bắc được thành lập theo quyết định số
06Đ1/TTCB ngày 7/4/1981 của Bộ Điện lực(Bộ Năng Lượng), tại số 53 phố Lương
Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Ngay từc những ngày đầu mới thành lập, Sở đã
khẩn trương tổ chức triển khai bộ máy, tập hợp đội ngũ, xây dựng lực lượng.
Trong vòng 2 năm (5/1981 – 5/1985) Sở đã lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ vận
hành toàn bộ lưới điện 110 KV miền Bắc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: từ Hà
Nội đến Hà Nam, Hà Bắc, Hà Sơn BÌnh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Vĩnh Phú, Bắc Thái,
Hải Phòng và Quảng Ninh.
Đồng thời với việc tiếp nhận lưới truyền tải đang vận hành, giải quyết những
khuyết điểm của lưới điện do chiến tranh để lại, Sở còn được Bộ Năng Lượng và
Công ty điện lực 1 giao nhiệm vụ lắp đặt một số công trình trạm và đường dây
110K trong kế hoạch cải tạo, mở rộng lưới của ngành điện.
Từ tháng 2 năm 1984 Sở được Tổng công ty giao nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất và sau
đó tiếp nhận bàn giao đưa vào sản xuất công trình 220KV đầu tiên của lưới điện
miền Bắc: đường dây 220KV Phả Lại – Hà Đông và trạm 220KV Hà Đông, mở ra
thời kỳ phát triển lưới 220KV toàn miền Bắc.
* Giai đoạn 2:Từ tháng 10/1986,theo quyết định của Bộ, Sở tiến hành chuyển
giao lưới điện 110KV cho các Sở điện lực quản lý, tiếp nhận toàn bộ lưới 220KV.
Như vậy, từ tháng 5/1990 trở đi Sở chỉ còn quản lý lưới 220KV trên toàn miền, đáp
ứng nhiệm vụ truyền tải phần lớn san lượng điện phát ra từ các nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí để cung cấp cho Thủ đô Hà
Nội, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và
chuyển tiếp cho các tỉnh miền Trung.
Tháng 4/1994, Sở truyền tải điện tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hành hệ
thống truyền tải điện Bắc Nam 500KV cung đoạn Hoà Bình – Đèo Ngang.Cho tới
nay công trình đã phát huy hiệu quả tốt , bảo đảm truyền tải điện an toàn, liên tục
nhằm cung cấp điện cho miền Trung và miền Nam hàng tỷ KWh/năm.
* Giai đoạn 3:Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế
quản lý, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, Tổng công ty điện lực Việt Nam ra đời
theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.Từ tháng 4/1995, theo quyết định số
112NL/TCCB – LD của Bộ Năng lượng, Sở truyền tải điện tách khỏi Công ty điện
lực 1 để hình thành Công ty truyền tải điện 1, trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt
Nam.
Hiện nay Công ty có 1397 CBCNV, làm nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải
điện 220 – 500KV trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, trong đó có:
- 1275.8 km đường dây 220KV và 14Km đường dây 110KV
- 406 đường dây 500KV
- 9 Trạm biến áp 220KV và 6 Trạm biến áp 110KV với tổng dung
lượng 2855MVA.
- 1 Trạm bù 500KV
- 6 Trạm lặp, 9 đội chốt vận hành đường dây 500Kv.
Công ty có 15 đơn vị (9 truyền tải điện khu vực, 3 Trạm biến áp, 2 xưởng, 1
đội) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn quan
trọng như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Vinh.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty Truyền tải điện 1
Theo đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước cấp, Công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư
cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc.Công ty có phạm
vi hoạt động trên toàn miền Bắc từ đèo Ngang trở ra với các lĩnh vực hoạt động như
sau:
- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấo điện áp 220KV đến 500KV với
tổng dung lượng các máy biến áp là 6685MVA, tụ bù 110KV là
1035MVAR, quản lý 860Km đường dây 500KV, 2150 Km đường dây
220KV.
- Sửa chữa đại tu các thiết bị điện, trạm biến áp ở các cấp điện áp.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thông tự động,rơ le bảo
vệ và các thiết bị điện trong trạm biến áp ở các cấp điện áp.
- Lắp đặt cải tạo các thiết bị trong trạm biến áp, các đường dây tải điện ở
các cấp điện áp.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành
trạm và đường dây truyền tải điện.
- Sửa chữa đường dây 220KV trong trạng thái có điện.
- Tư vấn giám sát các công trình điện đến cấp điện áp 500KV.
- Quản lý đầu tư xây dựng các dự án nhóm C.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị lưới điện.
Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính, Công ty còn được Tổng công ty điện
lực giao nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại của
Đức, Italy…để thay thế các thiết bị điện cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm chống quá
tải trong chương trình ở các trạm biến áp 220 KV miền Bắc.
1.3.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu
1.3.1.Cơ cấu sản xuất – kinh doanh
Hiện nay,công ty có 2 xưởng là xưởng thí nghiệm và xưởng sửa chữa thiết bị điện
phục trách những vấn đề liên quan đến sửa chữa và thí nghiệm.Các đơn vị truyền tải điện
thì phụ trách quá trình truyền tải điện đến được nơi tiêu thụ, còn các trạm biến áp có vai
trò thay đổi điện thế phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu vực.
1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay Công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị lớn, có 1397 cán bộ công
nhân viên, trong đó có 1084 cán bộ công nhân sản xuất, 118 công nhân phục vụ và
196 cán bộ quản lý.
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng(quản lý theo một
cấp).Đứng đầu là ban giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban chức
năng, truyền tải điện khu vực, trạm biến áp điện,đội xưởng sản xuất. Các đơn vị
trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo chính của
giám đốc công ty.
Trong công ty có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc,trong đó 1 phó giám đốc
trạm và 1 phó giám đốc đường dây.
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đại diện pháp
nhân của công ty trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên.Quyền hạn và nhiệm vụ
của Giám đốc gồm có:
- Trực tiếp ký các nguồn lực của Công ty giao như quỹ đất, nguồn vốn, nợ
và các khoản tài sản,…
- Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án
Tổng công ty.
- Kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà nước và
Tổng công ty ban hành tại các đơn vị trực thuộc.
- Chỉ đạo thực hiện nộp thuế và các khoản theo quy định của Nhà nước.
- Chăm lo đời sống vật chất,văn hoá tinh thần cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong công ty.
- Giúp việc cho Giám đốc gồm một Phó giám đốc kỹ thuật(hay còn gọi là
phó giám đốc trạm) phụ trách các trạm biến áp điện, một Phó giám đốc
phụ trách đường dây và kế toán trưởng phụ trách từng khối công việc
được chuyên môn hoá cụ thể.
Phó giám đốc đường dây phụ trách 1 Đội phụ trợ (đội vận tải) và toàn bộ
khối đường dây thuộc các truyền tải điện khu vực.Phó giám đốc đường dây có chức
năng thực hiện các kế hoạch, chủ trương đã thống nhất với lãnh đạo công ty, đồng
thời đôn đốc kiểm tra việc khai thác sử dụng, bảo quản, quyết toán, bảo vệ vật tư,
thiết bị ở hiện trường và tại kho của đơn vị quản lý.Phó giám đốc chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước giám đốc công ty trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
được phân công.
Phó giám đốc trạm phụ trách 2 xưởng phụ trợ(xưởng Thí nghiệm điện và
xưởng sửa chữa thiết bị điện) và toàn bộ các trạm biến áp 110-220 KV,trạm bù 500
KV thuộc các truyền tải điện khu vực.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được công ty quy định như sau:
* Văn phòng
- Chức năng: Văn phòng công ty là cơ quan tổng hợp, hành chính, quản trị và
tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên truyền,
lưu trữ trong công ty.
- Nhiệm vụ:
- Phụ trách công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu, thông tin
liên lạc của cơ quan công ty.
- Phụ trách công tác quản tri sửa chữa nhà cửa, phòng làm việc của cơ
quan, mua sắm quản lý tài liệu phục vụ cho làm việc và phục vụ cho sinh
hoạt.
- Phụ trách công tác lễ tân phục vụ hội nghị, nhà khách của Công ty.
- Phụ trách công tác y tế, đời sống cơ quan Công ty.
- Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ y tế, hành chính văn thư lưu trữ, pháp
chế trong toàn công ty.
- Tổ chức phổ biến, truyền đạt chủ trương, chính sách, nghị quyết, các văn
bản pháp luật, pháp quy toàn công ty.
- Phụ trách công tác tổng hợp tình hình chung các mặt hoạt động ở cơ quan
công ty và toàn công ty, làm các báo cáo sơ kết tháng, quý và tổng kết
công tác năm.
- Ghi chép văn bản, thông báo nội dung, kết luận hội nghị của lãnh đạo
công ty và theo dõi đôn đốc việc thực hiện.
* Phòng Kế hoạch
- Chức năng:Phòng kế hoạch là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và
tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, công tác thống kê, công tác XDCB về hoạt
động sản xuất kinh doanh, xây dựng toàn công ty.
- Nhiệm vụ:
- Phòng kế hoạch là đầu mối giải quyết các lĩnh vực SXKD, XDCB trong
toàn công ty.
- Lập kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của công ty trình Tổng công ty duyệt
và triển khai thực hiện.
- Lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư các công trình theo phân cấp và các công
trình khác khi được Tổng công ty giao, trình Tổng công ty duyệt và triển
khai thực hiện.
- Lập kế hoạch xây dựng các công trình thuộc phạm vi công ty quản lý
theo tất cả các nguồn vốn trình Tổng công ty duyệt và triển khai thực
hiện.
- Tham gia cùng các phòng xây dựng kế hoạch tài chính, vật tư thiết bị, lao
động tiền lương…là đầu mối tổng hợp các kế hoạch trên.
* Phòng tổ chức cán bộ - lao động - đào tạo
- Chức năng :
Phòng tổ chức cán bộ - lao động – đào tạo là cơ quan tham mưu giúp giám
đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác về tổ chức quản lý và tổ chức sản
xuất, cán bộ và nhân sự, lao động tiền lương và chế độ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ CBCNV, tổ chức công tác y tế đời sống trong toàn công ty.
- Nhiệm vụ:.
- Nghiên cứu, đề xuất trình duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt
các hình thức tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, các biện pháp bảo toàn
và phát triển nguồn nhân lực, tận dụng tiềm năng lao động nhằm đáp ứng
yêu cầu quản lý và sản xuất của toàn công ty.
- Lập quy hoạch cán bộ thuộc diện công ty quản lý, bố trí sắp xếp đề bạt,
bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong toàn công ty.Nghiên
cứu và áp dụng, đề xuất ý kiến trong việc thực hiện các chính sách chế độ
cán bộ.
- Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch lao động tiền
lương, y tế, đời sống, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường,
cải thiện điều kiện làm việc trong toàn công ty.
- Giao kế hoạch lao động tiền lương (kể cả thưởng) và kế hoạch bảo hộ lao
động cho các đơn vị trực thuộc theo định kỳ (năm, quý). Kiểm tra đôn
đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo kế hoạch được trình duyệt.
- Tham gia đề xuất ý kiến với Tổng công ty trong việc xây dựng các chế độ
chính sách chuyên ngành áp dụng đối với CBCNV của công ty.Tổ chức
thực hiện trong toàn công ty và theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị
thực hiện đúng theo thể chế hiện hành.
- Giải quyết thủ tục tiếp nhận, thuyên chuyển và ký kết hợp đồng lao động
đối với toàn công ty.Tổ chức thực hiện thoả ước lao động tập thể đã ký
kết giữa Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn công ty.Theo dõi, kiểm tram,
đôn đốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng thoả ước lao
động tập thể đã ký.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm trình Tổng công ty duyệt và tổ chức
thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Tổ chức hội đồng kỷ luật cấp Công ty để xét kỷ luật CBCNV vi phạm kỷ
luật lao động theo đúng luật lao động và theo quy chế phân cấp của công ty.Theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo phân cấp.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ chuyên ngành tổ chức lao
động, đào tạo trong toàn công ty.
* Phòng kỹ thuật
- Chức năng:
Phòng kỹ thuật là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý,
điều hành công tác quản lý kỹ thuật vận hành, sửa chữa đào tạo và kỹ thuật an toàn
lưới truyền tải điện trong toàn công ty.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật
vận hành, sửa chữa lưới truyền tải điện do công ty quản lý và các lĩnh vực
liên quan đến công tác thanh tra kỹ thuật an toàn của công ty.
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển lưới truyền tải điện 1
trong khu vực công ty quản lý.
- Tham gia xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các đề án liên quan đến lưới
truyền tải điện của công ty, tham gia thẩm định đấu thầu, chọn thầu các dự
án đầu tư phát triển lưới điện của công ty.
- Theo dõi kiểm tra tình trạng làm việc và chất lượng kỹ thuật của các thiết bị
lưới điện do Công ty quản lý.
- Lập kế hoạch và các phương án kỹ thuật sửa chữa thiết bị, trình duyệt theo
phân cấp.
- Biên soạn các quy trình vận hành thiết bị.Xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật trong vận hành và sửa chữa lưới điện đồng thời theo dõi thực hiện.
- Quản lý hệ thống công tơ giao nhận điện tại các điểm ranh giới theo quy định
của Tổng công ty.
- Tham gia công tác bồi huấn, đào tạo và kiểm tra chuyên môn đối với cán bộ
kỹ thuật, công nhân quản lý lưới truyền tải điện.
- Tham gia xét duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa
học phát triển công nghệ và sáng kiến cải tiến.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp về việc đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn lao
động hàng năm và 5 năm, trình duyệt và thực hiện.
- Biên soạn và ban hành các quy trình an toàn thiết bị: tổ chức đào tạo, huấn
luyện và kiểm tra trình độ kỹ thuật an toàn cho cán bộ và công nhân trong
toàn công ty theo phân cấp.
* Phòng Kế toán tài chính
- Chức năng:
Phòng kế toán tài chính là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc về quản lý kinh
tế tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực liên quan đến công tác kế toán tài chính
của công ty.
- Trên cơ sở kế hoạch của công ty, lập kế hoạch kế toán tài chính quý, năm
trình tổng công ty duyệt cấp vốn.
- Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính, tổ chức duyệt kế hoạch tài chính, cấp chi
phí sản xuất cho các đơn vị trong công ty đã mở tài khoản riêng.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn, các quỹ.
- Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty; kiểm kê định kỳ, đột xuất phát
hiện các trường hợp vi phạm và đề xuất các biện pháp xử lý, lập danh mục
thanh lý tài sản cố định theo các nguồn vốn.
- Giám sát việc thực hiện chỉ tiêu giá thành truyền tải điện; tiến hành phân tích
hoạt động kinh tế hàng quý, năm; đề xuất biện pháp tiết kiệm hạ giá thành
truyền tải điện.
- Thanh quyết toán kịp thời và làm đầy đủ nghĩa vị với Nhà nước.
- Tham gia duyệt dự toán đại tu, XDCB và làm quyết toán kịp thời.
* Phòng vật tư
- Chức năng:
Phòng vật tư là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc quản lý, cung ứng vật tư
thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện
và các công trình xây dựng theo kế hoạch của công ty.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực vật tư thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu của
công ty.
- Căn cứ kế hoạch sản xuất của công ty xây dựng kế hoạch vật tư năm , 5 năm
và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt.
- Quản lý và thực hiện việc cung ứng vật tư thiết bị, phụ tùng nhiên liệu của
toàn công ty theo phân cấp.
- Tham mưu để Giám đốc công ty ký kết hợp đồng mua bán vật tư và tổ chức
thực hiện.
- Tham gia xây dựng các định mức sử dụng vật tư của công ty.
- - Xây dựng kế hoạch củng cố kho công ty và hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc củng cố kho đơn vị.
- Hướng dẫn cụ thể hoá các quy định của Nhà nước và của Tổng công ty để áp
dụng trong toàn công ty, tổ chức học tập, bòi dưỡng chuyên môn về công tác
vật tư trong công ty; định kỳ sơ kết, tổng kết và tổ chức tập huấn về công tác
vật tư của công ty.
* Phòng thanh tra bảo vệ
- Chức năng:
Phòng thanh tra bảo vệ là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chế độ
thanh tra bảo vệ, công tác phòng chống cháy nổ, thực hiện các nội dung về công tác
quân sự, xây dựng, huấn luyện đội ngũ tự vệ dự bị động viên.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực liên quan đến công tác thanh tra bảo vệ,
phòng chống cháy nổ và quân sự tự vệ.
- Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra bảo vệ , phòng chống cháy nổ đối
với các đơn vị trực thuộc.
- Lập duyệt các kế hoạch phương án bảo vệ.
- Phối hợp cùng cơ quan pháo luật điều tra những vụ việc vi phạm an ninh trật
tự và tài sản XHCN trong công ty.
- Tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động về công tác quân sự tự
vệ trong phạm vi toàn công ty.
Bảng 1.1: Chất lượng đội ngũ lao động quản lý
Tên phòng
ban và các
chức danh
công việc
Tên người
đảm
nhiệm
Tình hình thực tế về Yêu cầu công việc về
Ngành đào
tạo
Trình độ
chuyên
môn
Thâm
niên
nghề
Ngành
đào tạo
Trình
độ
chuyên
môn
Thâm
niên
nghề
1.Giám đốc Vũ Hữu
Hoa
Hệ thống
điện
ĐH ở Nga 26 Hệ thống
điện
ĐH 5
2.Phó giám
đốc
Phan Văn
Cần
Hệ thống
điện
ĐH ở Nga 27 Hệ thống
điện
ĐH 3
3.Phó giám
đốc
Vũ Ngọc
Minh
Hệ thống
điện
ĐH ở Nga 35 Hệ thống
điện
ĐH 3
4.Phòng
TCCB- LĐ
*Trưởng
phòng
Trịnh
Nhật
Trung
Lao động
tiền lương
ĐH 27 Lao động
tiền lương
ĐH 2
*Phó
phòng
Trần Thế
Hùng
Lao động
tiền lương
ĐH 14 Lao động
tiền lương
ĐH 2
*BHXH Nguyễn
Thị Tấc
Lao động
tiền lương
Trung cấp 33 Lao động
tiền lương
ĐH 2
*Tiền
lương
Nguyễn
Quốc
Tuấn
Kinh tế
năng lượng
ĐH 21 Lao động
tiền lương
ĐH 2
*Hồ sơ Nguyễn
Thị Dung
Sư phạm ĐH 28 Lao động
tiền lương
ĐH 2
*Đào tạo Nguyễn
Phương
Liên
Kinh tế ĐH 26 Lao động
tiền lương
ĐH 2
5.Phòng kế
hoạch
2
*Lao động Trịnh Thị
Vân
Năng
lượng
Trung cấp 39 Trung
cấp
2
*Kế hoạch
sản xuất
Đặng
Nhẫn Nại
Hệ thống
điện
ĐH 30 ĐH 2
*Kế hoạch
tài chính
Nguyễn
Thị Cúc
Hệ thống
điện
ĐH 21 ĐH 2
*Báo cáo
tài chính
Vũ Thục
Trinh
Năng
lượng
Sơ cấp 10 Trung
cấp
2
*Báo cáo
tổng kết
Nguyễn
Phúc An
Hệ thống
điện
ĐH 13 ĐH 2
*Giải quyết
nợ
Đỗ Thanh
Sơn
Kinh tế ĐH 13 ĐH 2
*Kế hoạch
sản xuất
Nguyễn
Vũ Sơn
Marketing ĐH 13 ĐH 2
Nguồn:Phòng TCCB-LĐ
1.3.3.Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ
Đặc điểm của điện năng khác so với các sản phẩm khác là có khả năng đáp
ứng nhanh chóng những biến đổi của nhu cầu và không dự trữ được.Do đó, các dây
chuyền sản xuất, truyền tải, phân phối phải luôn ở tình trạng đáp ứng mọi nhu cầu
của phụ tải.
Công tác truyền tải điện phải đảm bảo:
- Độ tin cậy cung cấp điện là cao nhất
- Tổn thất trên đường dây truyền tải là nhỏ nhất
- Thiệt hại do việc mất điện là nhỏ nhất.
Công ty truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ vận
hành hệ thống mạng lưới truyền tải điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm
chi phí sản xuất, góp phần cùng toàn ngành điện giảm giá thành của sản phẩm.
Năng lựơng là một yếu tố rất quan trọng đối với tất cả các quá trình sản xuất,
do đó mà sản xuất, truyền tải, phân phối luôn được đặt ra đối với ngành năng lượng
nói chugn và ngành điện nói riêng. Điện năng là môt loại năng lượng được sử dụng
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số năng lượng của nước ta.Công ty truyền tải
điện 1 quản lý lưới điện như sơ đồ sau:
Sơ đồ: Dây chuyền sản xuât – Truyền tải – Phân phối điện năng
Máy biến áp tăng áp Máy biến áp giảm áp
Máy phát điện
Hệ thống truyền
tải điện
Hệ
thông
lưới
phân
phối Hệ thống truyền
tải điện
Hệ thống tiêu thụ
điện năng
1.3.4.Đặc điểm về máy móc thiết bị
Bảng 1.2:Thống kê máy móc thiết bị của công ty
Đơn vị:Chiếc
STT Tên thiết bị Số lượng Số cần thanh lý
1 Máy biến áp 27 3
2 Máy cắt 810 10
3 Chống sét van 90 2
4 Biến dòng điện 27 1
5 Máy tiện T616 2 0
6 Máy ép đầu cốt xách tay 20000 5
7 Máy ép cốt thuỷ lực 62T 5000 1
8 Máy đột lỗ 35JSP355 2 0
9 Palăng kích xích 10 1
10 Máy đầu cắt cáp 20TWH6 2 0
11 Máy ép thuỷ lực 60 tấn 9 1
12 Máy chụp sóng 2 0
13 Máy thử cao cấp 2 0
Nguồn:Phòng Vật tư
Phần 2:Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.Tình hình quản lý vận hành lưới truyền tải điện
- Do làm tốt công tác quản lý vận hành thiết bị đo đếm ranh giới đầu nguồn, đặc
biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý giao nhận điện như:kịp thời
phát hiện xử lý các sai sót về số liệu,tiến hành các biện pháp truy thu điện năng
trong các trường hợp đóng điện cho các trạm 220/110/22 KV mới,cấp điện bất khả
kháng khi hệ thống đo đếm chưa hoàn thiện kỹ thuật sau xây lắp.
- Đại tu,sửa chữa,bảo dưỡng thiết bị trạm, đường dây đảm bảo kế hoạch kịp thời
gian,chất lượng kỹ thuật vận hành theo đúng kế hoạch đã đăng ký với Tổng công ty.
- Tiến hành sản xuất thường xuyên lưới được lập theo hàng quý,khi có những bất
thường và sự cố xảy ra đã xử lý phát nhiệt các mối nối, vệ sinh lau sứ, tiến hành sửa
chữa nóng trên đường dây.
- Đã tiến hành áp dụng một số biện pháp tính toán giám sát sản lượng điện giao
nhận hàng ngày và tổn thất hàng tháng.
- Kịp thời đề nghị Tổng công ty hỗ trợ,có ý kiến chỉ đạo cụ thể để công ty thực
hiện các biện pháp củng cố hoàn thiện các khiếm khuyết, tồn tại trong hệ thống đo
đếm.
Bảng 2.1:Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
Đơn vị:đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
1.Tổng doanh thu 3812418949 7963959842 5216576052
2.Tổng nộp ngân sách 40774888 30755059 9018924
3.Tổng số công nhân 1109 1295 1397
4.Thu nhập bình quân 1
người/tháng
1500000 1900000 2500000
5.Tổng nguồn vốn sản
xuất kinh doanh
2246151558024 5847503149194 6809454187852
6.Nợ phải trả 155621899664 5324116206039 5969367413617
7.Vốn chủ sở hữu 686529658360 523386943155 840086774235
Nguồn:Phòng TCKT
2.2.Công tác quản lý lao động, tiền lương
2.2.1.Quản lý lao động
* Cơ cấu lao động của công ty
Hiện nay trong công ty lao động được phân loại theo tính chất công việc như sau:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: bao gồm những công nhân làm việc ở các
trạm biến áp(220-500KV) trực thuộc công ty,các công nhân làm việc ở
các truyền tải điện gồm công nhân vận hành trạm biến áp, công nhân sửa
chữa trạm, công nhân quản lý vận hành sửa chữa đường dây.
- Công nhân phụ trợ: bao gồm những công nhân làm việc ở các xưởng, đội
như công nhân thí nghiệm điện, công nhân sửa chữa thiết bị điện, công
nhân lái xe phục vị cho những hoạt động sửa chữa thường xuyên hay các
sự cố phát sinh.
- Cán bộ quản lý: là những CBCNV làm việc ở các phògn ban thực hiện
các công việc quản lý chung toàn công ty.
Do tính chất đặc thù của ngành điện nên số lao động nữ chỉ chiếm 11.4 % tổng
số lao động của công ty, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chiếm 22.4%, đa
số tốt nghiệp Đại học ngành hệ thống điện, Kinh tế năng lượng…Bậc công nhân
bình quân là 3.6; đây thực sự là một lực lượng lao động khá tin cậy của công ty
trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động toàn công ty theo trình độ chuyên môn
Đơn vị:Người
STT Cơ cấu lao động Thực hiện 2006
Tổng số lao động Nữ
1397 160
1 Công nhân sản xuất 1084 24
Bậc 1 32 1
Bậc 2 165 3
Bậc 3 359 6
Bậc 4 270 4
Bậc 5 153 3
Bậc 6 85 5
Bậc 7 20 2
2. Bậc công nhân bình quân 3.6
3. Lao động quản lý 313 136
Sơ cấp 123 26
Trung cấp 77 50
Cao đẳng và đại học 113 60
Nguồn: Phòng TCCB-LĐ
Bảng 2.3:Cơ cấu lao động theo nghề - lao động quản lý
STT Nghề nghiệp Tổng
số(người)
Nữ(người) Tỷ trọng(%)
1 Kinh tế lao động 6 4 66.67
2 Tài chính kế toán 12 7 58.33
3 Đầu tư 17 2 11.76
4 Kế hoạch 8 3 37.50
5 Thanh tra – bảo vệ 26 2 7.69
6 Kỹ thuật và an toàn điện 23 3 13.04
7 Phòng chống quá tải 4 1 25.00
8 Kinh tế dự toán 8 1 12.50
9 Vật tư 13 1 7.69
10 Văn thư 6 5 83.33
Nguồn: Phòng TCCB-LĐ
Bảng 2.4:Cơ cấu lao động theo nghề-công nhân sản xuất
STT Nghề nghiệp Tổng số(người) Nữ(người) Tỷ trọng(%)
1 Quản lý sửa chữa trạm và
đường dây
788 13 1.64
2 Vận hành trạm 161 5 3.1
3 Cơ khí 11 0 0
4 Thí nghiệm 46 3 6.52
5 Sửa chữa máy và thiết bị 25 3 12
6 Lái xe 53 0 0
Nguồn:Phòng TCCB-LĐ
Bảng 2.5:Bảng tổng hợp phân loại lao động quản lý
Phân loại Tổng số(người) % so với tổng số
1.Phân loại theo chức năng
- Lao động quản lý kỹ thuật 102 55.43
- Lao động quản lý kinh tế 71 38.58
- Lao động quản lý khác 11 5.99
Tổng cộng 184 100
2.Phân loại theo vai trò thực hiện chức năng
- Cán bộ lãnh đạo 81 32
- Các chuyên gia 115 49.57
- Nhân viên thừa hành kỹ thuật 36 18.43
Tổng cộng 232 100
3.Phân loại theo cấp quản lý
- Cấp công ty 149 47.6
- Cấp chi nhánh 164 52.4
Tổng cộng 313 100
Nguồn:Phòng TCCB- LĐ
Bảng 2.6: Sử dụng lao động theo nghề ở một số bộ phận
Đơn vị: Người
STT Tên đội, tổ Số lượng
công nhân
Làm việc
đúng nghề
Làm việc
không đúng
nghề
1 Đội vận tải 50 48 2
2 Xưởng thí nghiệm điện 42 40 2
3 Xưởng sửa chữa thiết bị điện 65 62 3
4 Tổ hàn điện 4 4 0
5 Tổ nguội 1 1 0
6 Tổ cắt 4 4 0
Nguồn: Phòng TCCB – LĐ
* Sử dụng thời gian lao động
Công ty truyền tải điện 1 thống kê thời gian lao động của công nhân viên
thông qua bảng chấm công – mẫu 01/LĐTL, thực hiện tại các đơn vị. Bảng chấm
công được lập hàng tháng phản ánh số ngày làm việc thực tế trong tháng, số ngày
nghỉ việc, lý do nghỉ.
Bảng 2.7: Sử dụng thời gian lao động năm 2006
Đơn vị tính:ngày
STT Chỉ tiêu KH TH %TH/KH
I Tổng số ngày theo lịch 696055 510270 73.31%
Ngày nghỉ và ngày lễ 114420 134208 117.29%
II Số ngày làm việc theo danh nghĩa chế
độ
581635 376062 64.66%
III Tống số ngày nghỉ 74473 47572 63.88%
1 Nghỉ phép năm 36233 23766 65.59%
2 Nghỉ thêm 1907 1398 73.31%
3 Nghỉ đẻ 9535 2796 29.32%
4 Thực hiện công việc Nhà nước và xã
hội
26698 19572 73.31%
5 Nghỉ ốm 60 25
6 Vắng mặt không lý do 40 15
7 Tổn thất cả ngày - -
IV Số ngày làm việc thực tế theo chế độ 507262 328530 64.77%
V Số ngày làm thêm 3814 6990 183.27%
VI Số ngày làm việc thực tế trong năm 511076 335520 65.65%
VII Tổng số công nhân viên 1907 1397 73.26%
VIII Số ngày làm việc thực tế bình quân 23 20 86.96%
Nguồn: PHòng TCCB-LĐ
Qua bảng sử dụng thời gian lao động ở trên ta thấy:% tổng số ngày nghỉ thực
hiện so với kế hoạch là 63.88%,nghĩa là thời gian nghỉ theo chế độ giảm
36.12%,điều đó chứng tỏ rằng công ty đang huy động thời gian làm việc tối đa,từ
đó góp phần làm tăng năng suất lao động chung của toàn công ty.Mặt khác, số công
nhân giảm 26.74% cũng làm năng suất lao động tăng lên.Điều này chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng thời gian và bố trí lao động có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Theo kế hoạch sản xuất hàng năm công ty sẽ tiến hành nhận thêm hoặc thuyên
chuyển lao động ở các bộ phận sản xuất cho phù hợp. Điều này sẽ ảnh hương đến
cơ cấu lao động.cả về số lượng lẫn chất lượng và có ảnh hưởng quyết định đến kết
quả sản xuất trong kỳ đó của công ty.
2.2.2.Quản lý tiền lương
* Xác định quỹ lương
Công ty truyền tải điện 1 phụ trách khâu trung gian trong cả một quá trình
sản xuất điện,truyền tải điện và phân phối điện.Vì vậy, hoạt động sản xuất của công
ty không mang tính kinh doanh.Công ty được bao cấp hoàn toàn về chi phí truyền
tải nên quỹ lương của công ty do Tổng công ty điện lực Việt Nam cấp.
Quỹ tiền lương của công ty được hình thành từ các nguồn:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tương ứng với nhiệm vụ sản xuất do Tổng
công ty giao.
- Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác(nếu có) không được tính
trong đơn giá theo quy định.
- Quỹ tiền lương làm thêm giờ.
- Quỹ tiền lương bổ sung để trả cho thời gian thực tế không tham gia sản
xuất được hưởng theo chế độ quy định bao gồm:tiền lương nghỉ phép năm,nghỉ việc
riêng,nghỉ lễ tết,…
Sau khi duyệt Tổng công ty giao kế hoạch tiền lương cho công ty theo 3 giai
đoạn:tạm giao,giao chính thức và quyết toán tiền lương.Do vậy,để chủ động trong
việc thực hiện công ty sẽ căn cứ vào nguồn tạm giao để giao cho các đơn vị trực
thuộc đến khi Tổng công ty giao chính thức,công ty sẽ tính toán lại dựa trên nguồn
tạm giao để giao chính thức nguồn tiền lương,tiền thưởng cho các đơn vị trực thuộc.
*Giao chính thức quỹ tiền lương:
Hàng tháng công ty tiến hành xét,chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ căn cứ vào
kết quả hoạt động,khối lượng công việc.Cuối mỗi quý,công ty tổng hợp kết quả
hoàn thành nhiệm vụ 3 tháng để xác định nguồn tiền lương quý mà đơn vị được
phân phối.
Công thức:VTTđơn vị =VKH đơn vị x % hoàn thành nhiệm vụ
Trong đó: VTT đơn vị: quỹ tiền lương thực tế của đơn vị
% hoàn thành nhiệm vụ:được xác định dựa trên điểm hoàn thành nhiệm vụ:
Điểm hoàn thành nhiệm vụ % hoàn thành nhiệm vụ
>95 điểm 1.5
91-95 1.3
80-90 1.1
< 80 0-0.9
* Giao bổ sung tiền lương
Đến kỳ quyết toán tiền lương năm,Công ty sẽ căn cứ vào nguồn tiền lương
được phân phối chính thức hàng quý của đơn vị VTT đơn vị để phân phối hết nguồn
tiền lương dự phòng của công ty(bao gồm tiền lương dự phòng sau khi đã điều
tiết,chênh lệch nếu có giữa phần giao chính thức và phần được thanh toán của Tổng
công ty giao cho công ty).
Phương thức phân phối quỹ tiền lương cho các đơn vị như trên đã giám sát
được quá trình trả lương cho lao động.Công ty giao nhiệm vụ sản xuất cho các
trưởng đơn vị,trưởng đơn vị giao nhiệm vụ sản xuất cho lao động.Vì vậy,thực hiện
giao quỹ lương cho từng đơn vị làm tăng quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc,
khuyến khích tính năng động, tự giác trong lao động.Phân phối lương theo quý quy
rõ trách nhiệm của các trưởng đơn vị và bộ phận liên quan có tác dụng khuyến
khích sự ý thức,làm việc hết mình của moi người.
2.3.Tuyển dụng và đào tạo lao động
Hàng năm công ty căn cứ vào nhu cầu đào tạo lao động theo kế hoạch sẽ tổ
chức xét duyệt cho cán bộ công nhân viên trong công ty đi vào học dưới mọi hình
thức(trong hoặc ngoài giờ làm việc…) tại các trường ĐH, Cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp nhằm mục đích nâng cao trình độ.Cụ thể hoá các đối tượng và tiêu
chuẩn để đơn vị xét đề nghị công ty xét duyệt:
- Là những người lao động giỏi, xuất sắc.
- Phải học nghề chuyên môn công ty cần.
- Được đơn vị (thủ truởng hoặc chủ tich công đoàn) nhất trí cử đi học.
Việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong những năm
vừa qua chưa mấy hiệu quả.Chất lượng của các khoá đào tạo còn kém, tình trạng
chạy theo bằng cấp để tăng hệ số lương còn nhiều.
Bảng 2.8: Loại hình và chi phí đào tạo trong những năm qua
Năm
Loại hình
đào tạo
2004 2005 2006
Số
nguời
đào tạo
Chi
phí(1000đ)
Số
người
đào tạo
Chi
phí(1000đ)
Số
người
đào tạo
Chi
phí(1000đ)
A.Đào tạo trong
nước
80 4000 135 11000 140
1.Đào tạo nâng
bậc
120 Do tổng
công ty
165 Do tổng
công ty
180 Do tổng
công ty
2.Trường dạy
nghề CNKT
20 90000 20 90000 25 135000
3.ĐH tại chức 22 50000 28 50000 35 50000
4.Trên đại học 4 50000 8 50000 12 50000
5.Lớp bồi
dưỡng ngắn
ngày
300
lượt
người
50000 400
lượt
người
60000 500
lượt
người
70000
B.Đào tạo nước
ngoài
4 Do tổng
công ty
4 Do tổng
công ty
6 do tổng
công ty
Nguồn: Phòng TCCB – LĐ
2.4.Công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
2.4.1. Các loại vật tư dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty sử dụng các vật tư phục vụ sản xuất chủ yếu là các phụ kiện của
đường dây và trạm như: sứ, cáp các loại, máy biến áp, máy biến dòng, thiết bị đóng
cắt tự động, các loại dầu biến áp,cẩu,ba lăng…Đây là một số loại vật tư chuyên
dùng trong ngành điện.
2.4.2. Tình hình sử dụng vật tư
Công ty truyền tải điện 1 là công ty hạch toán phụ thuộc do đó công ty và các
cấp đơn vị của công ty chỉ được phép mua sắm những vật tư thiết bị đã được phân
cấp tài chính(quy định trong quy chế phân cấp tài chính), do đó công ty đã gặp
nhiều khó khăn trong quá trình mua sắm những vật tư thiết bị để phục vụ cho việc
sửa chữa các trạm biến áp, đường dây cao thế và các sự cố đột xuất dẫn đến việc
hoàn thành nhiệm vụ không đúng thời gian quy định, làm cho chi phí lao động tăng
thêm.
2.4.3 TÌnh hình dự trữ, bảo quản vật tư
Do điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và
trong sinh hoạt, vui chơi, giải trí,…nên việc dự trữ,bảo quản các loại vật tư thiết bị
là rất quan trọng và cần thiết.Các hoạt động kiểm tra, đối chiếu định mức vật tư sử
dụng cho sản xuất và định mức dự trữ rất chặt chẽ và thường xuyên.
2.5 Phân tích giá thành truyền tải điện
Phương pháp tính giá thành truyền tải điện của công ty:
Z = (Chi phí truyền tải + Tổn thất + Điện tự dùng +Chi phí mua)/điện giao
Giá thành truyền tải điện bao gồm 4 khoản chi phí chính sau:
Chi phí truyền tải điện:
- Vật liệu phụ
- Lương và BHXH,BHYT,kinh phí công đoàn
- KHấu hao TSCĐ
- Các khoản dịch vụ mua ngoài
- Chi phí sửa chữa lớn
- Chi phí bằng tiền gồm có thuế đất, chi phí khác bằng tiền.
Chi phí tổn thất điện năng
Chi phí mua điện
Chi cho điện năng tự dùng
Ta có thể tính giá thành 1 KWh cho chi phí truyền tải theo công thức sau:
CA= ACt /
- Trong đó:- CA: giá thành cho 1 KWh truyền tải điện gồm các khoản chi ở
trên(đồng)
- Ct: Chi phí cho truyền tải điện(đồng)
- A: Tổng điện nhận(KWh)
- Từ số liệu ở bảng ta tính được:
Đơn vị tính:đồng
Ct(đồng) A(KWh) CA(đồng)
769.922.160.000 15.803.000.000 48,72
Nguồn: Phòng KHTC
Vậy giá thành cho 1 KWh truyền tải điện là : 48,72 đồng.
Từ bảng báo cáo giao nhận điện năng ta tính được điện năng sau khi truyền tải
đạt là:
Đơn vị tính:đồng
Tổng điện nhận(KWh) Tổng điện giao(KWh) Sau khi truyền tải đạt %
15.803.000.000 14.804.250.400 93,68%
Nguồn:Phòng KHTC
Vậy điện năng sau khi truyền tải của năm 2006 là: 93,68 %
Tổn thất điện năng của công ty
Đơn vị tính:đồng
Tổng điện nhận(KWh) Tổng điện năng tổn thất(KWh) Tỷ lệ tổn thất(%)
15.803.000.000 998.749.600 6,32%
Nguồn:Phòng KHTC
Vậy tổn thất điện năng sau khi truyền tải điện là: 48,72 đồng x 998.749.600KWh
= 48.659.080.512 đồng
Tổng điện năng tự dùng của công ty
Đơn vị tính:KWh
Tổng điện nhận(KWh) Tổng điện năng tự dùng(KWh) Tỷ lệ tự dùng
15.803.000.000 4.950.438 0,03%
Nguồn: Phòng KHTC
Để vận hành được bộ máy quản lý của công ty điện năng tự dùng là:
48,72 đồng x 4.950.438 = 241.185.339 đồng
Do công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên công ty không phải mua
điên từ nơi cung cấp điện:
Giá thành = (Chi phí truyền tải + Tổn thất + Điện tự dùng)/điện giao
= (769.922.160.000 + 48.659.080.512 + 241.185.339)/14.804.250.400 = 55,31
đồng
Vậy 48,72 đồng là giá để chuyển tải cho 1 KWh của công ty truyền tải điện 1 từ
nhà máy phát đến nơi giao cho các công ty điện lực để phân phối.
2.6. Tình hình tài chính của công ty
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty truyền tải điện 1
TSCĐ của công ty truyền tải điện 1 bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò, vị
trí khác nhau trong quá trình truyền tải điện năng.Toàn bộ máy móc thiết bị,công
nghệ kỹ thuật chủ yếu cảu Liên Xô được trang bị từ khi mới thành lập nên lạc hậu,
cũ nát không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất.Hệ thống này cũng được
đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây lắp mới nhưng còn chắp vá, chưa đồng bộ.
Bảng 2.9: Giá trị tài sản cố định
Đơn vị tính:đồng
Năm
TSCĐ 2004 2005 2006
1.TSCĐ hữu hình 1783692239497 5138109804703 5295225351203
- Nguyên giá 4120432509941 8024661114794 8862870951213
- Giá trị hao mòn
luỹ kế
-2337019574599 -2886551310091 - 3567724136984
2.TSCĐ vô hình 7096000 7096000 7096000
- Nguyên giá 7096000 7096000 7096000
- Giá trị hao mòn - - -
3.Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang
272208155 71440974 71440974
4.Tài sản dài hạn
khác
1583763519
Tổng tài sản 2.246.151.558.024 5.847.503.149.194 6.809.454.187.852
Nguồn:Phòng KHTC
Qua bảng trên ta thấy giá trị tài sản cố đinh của công ty tăng lên rõ rệt từ năm
2004 đến năm 2006.Năm 2005,giá trị tài sản chỉ là 2.246.151.558.024 đồng, đến
năm 2005 đã là 5.847.503.149.194 đồng,tăng lên 2.6 lần,đến năm 2006 thì con số
này là 6.809.454.187.852 đồng tức là tăng 3.03 lần so với năm 2004.Đó là do sự cố
gắng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh của công ty đã đem lại giá trị tài sản lớn
đến như vậy.
Bảng 2.10 : Các loại tài sản cố định
Đơn vị tính:đồng
TSCĐ Nguyên giá Hao mòn Còn lại Tỷ lệ(%)
1.Nhà xưởng 139599298095 16619067439 122980230656 5.79
2.Máy móc thiết bị 755689001301 314830249598 440858751703 31.36
3.P.tiện vận tải 1508104915015 1356853544678 151251370337 62.59
4.Thiết bị quản lý 6093270873 5199241803 894029070 0.25
5.Tài sản khác 109396677 49490908 59905769 0.00
6.Tổng vốn cố định 100
Nguồn:Phòng KHTC
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, ta thấy Tổng tài sản cuối kỳ
tăng so với đầu kỳ là 961951038658 đồng.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
*Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng doanh thu/ Vốn lưu động bình quân=
5216576052/1110979940324 = 0.0047
Trong đó: Vốn lưu động bình quân = (Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối
kỳ)/2 = (1512645073130 +709314807517)/2 = 1110979940324
Như vậy, cứ một đồng vốn lưu động đem lại 0.0047 đồng doanh thu thuần, tức là
chu kỳ quay vòng của vốn lưu động là 0.0047 vòng trong 1 kỳ.
*Sức sinh lời của đồng vốn lưu động = Lãi gộp/Vốn lưu động bình quân =
85263370/1110979940324 = 0.001 .Như vậy, cứ một đồng vốn lưu động đem lại
0.001 đồng lợi nhuận(lãi gộp).
Khả năng thanh toán tức thời cho thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn
định và đối với các khoản nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng thanh toán tức thời.
2.7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2.12:Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị:đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3812418949 7963959842 5216576052
2.Các khoản giảm trừ - - -
3.Doanh thu thuần 3812418949 7963959842 5216576052
4.Giá vốn hàng bán 3667535440 7854237055 5131312682
5.Lợi nhuận gộp 144883509 109722787 85263370
6.Doanh thu hoạt động tài chính - - -
7.Chi phí tài chính - - -
8. Chi phí bán hàng - - -
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp - - -
10.Lợi nhuận thuần 144883509 109722787 85263370
11.Thu nhập khác 30599252 155220000 55318057
12.Chi phí khác 29858161 155103292 108370984
13.Lợi nhuận khác 741091 116708 -53052927
14.Tổng lợi nhuận trước thuế 145624600 109839495 32210443
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 40774888 30755059 9018924
16.Lợi nhuận sau thuế TNDN
17.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
104849712 79084436 23191519
1000
Nguồn:Phòng TCKT
Qua bảng trên ta thấy doanh thu cua công ty năm 2005 tăng gấp 2.089 lần so
với năm 2004,một sự tăng doanh thu đánh kể chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
công ty đạt hiệu quả cực kỳ cao.Còn năm 2006 cũng tăng 0.655 lần so với năm
2004.Như vậy kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây rất tốt,đảm
bảo đời sống cán bộ công nhân viên.Số khoản để nộp cho ngân sách ngày một
tăng,tạo cho ngân sách nhà nước những khoản thu đáng kể.Thu nhập bình quân đầu
người cũng tăng lên tạo ra những kích thích cho hoạt động công ty.
2.8.Định hướng phát triển của ngành điện lực Việt Nam và công ty truyền
tải điện 1 từ nay đến năm 2010
* Ngành điện lực Việt Nam:
Ngành điện lực Việt Nam đổi mới từ khi chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường là sản xuất kinh doanh tự trang trải, tự vay, tự trả và thực hiện
chính sách giá điện mới với sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân.Trong vài năm tới,sẽ đầu tư dồn dập
cho phát triển nguồn và lưới điện, phấn đấu đạt sản lượng điện phát ra là 49.106
MWh vào năm 2007.
Mục tiêu của Tổng công ty điện lực Việt Nam đến năm 2010 là ưu tiên khai
thác nguồn thuỷ điện tập trung chủ yếu vào các công trình có hiệu quả cao như sông
Đà, sông Hinh, sông Yali,…nhằm phát triển điện và thuỷ lợi, phát triển nguồn điện
kinh khí phù hợp với trữ năng khai thác, xây dựng các công trình nhà máy thuỷ điện
Sơn La với công suất 3600MWh, xây dựng một khối lượng đường dây và trạm đồng
bộ với các nguồn điện nhằm thực hiện tiến trình điện khí hoá toàn quốc,chuẩn bị
cho tiền đề phát triển điện nguyên tử; thực hiện chính sách trợ giá điện với các vùng
sâu,vùng xa; nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong toàn ngành điện; cân
bằng giá điện, đảm bảo đủ công suất và cung cấp điện vận hành an toàn 24/24 giờ.
* Công ty truyển tải điện 1 :
- Thực hiện tốt đại tu, thí nghiệm định kỳ thiết bị để khắc phục kịp thời các
khiếm khuyết trong quá trình vận hành.
- Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị đưa vào lưới điện, dần dần chuẩn hoá
theo tiêu chuẩn quôc tế.
- Nâng cao độ tin cậy của hệ thống rơle bảo vệ và điều khiển toàn bộ lưới
truyền tải.
- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, công nhân vận hành để đáp ứng kịp thời
yêu cầu quản lý lưới điện ngày càng phức tạp và mức độ hiện đại hoá thiết bị
ngày càng cao.
Phần 3:Đánh giá tổng quát về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
3.1.Những thành tích đạt được
Qua phân tích hiện trạng sản xuất kinh doanh ở công ty truyền tải điện 1 có
thể thấy trong mấy năm gần đây công ty đã đạt được những thành công rõ rệt.
Công ty truyền tải điện 1 đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch mà Tổng công ty điện lực
giao phó, sản lượng điện truyền tải không ngừng tăng lên, công ty đã từng bước
tăng trưởng vững mạnh.
Về quản lý, những năm qua các mặt quản lý nghiệp vụ tại công ty đã có
những thay đổi đáng kể:chuyển sang hình thức quản lý mới.Công ty đã xây dựng
thiết chế dân chủ tại doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các nội quy, quy chế.
Mặc dù trong điều kiện kỹ thuật đổi mới chưa nhiều nhưng sản lượng điện truyền
tải liên tục tăng: năm 2005 đạt 19000 triệu KWh và năm 2006 đạt 22000 triệu
KWh.Công ty truyền tải điện 1 có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh
nghiệm quản lý vận hành, có tinh thần đoàn kết.Thu nhập của cán bộ công nhân
viên tương đối cao, đời sống vật chất cũng như tinh thần được đảm bảo.
Trải qua 25 năm hoạt động, công ty truyền tải điện 1 đã trưởng thành là một
đơn vị vững mạnh toàn diện và được trao tặng nhiều phần thưởng xứng đáng:
Năm 1995:công ty được tặng huân chương Lao động hạng nhất
Năm 2001:công ty được tặng huân chương Độc lập hang 3
Năm 2005:Công ty được tặng danh hiệu Anh hùng lao động
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công ty còn những tồn tại
và những khó khăn cần phải khắc phục.
3.2Những tồn tại - nguyên nhân
3.2.1.Những tồn tại
- Lưới điện mặc dù đã được đầu tư nâng cấp nhưng thiết bị thay thế vẫn còn
chắp vá, không đồng bộ và mức độ tự động hoá chưa cao, thậm chí một số thiết bị
vừa đưa vào vận hành đã phải thay thế do chất lượng thiết bị hư hỏng nặng, do đó
đã gây ra nhiều sự cố thiết bị trên lưới.
- Các nhà chốt vận hành của công nhân đường dây vẫn còn thiếu thốn, chưa
theo kịp với sự phát triển của lưới điện vươn tới các vùng miền xa xôi.
- Trang bị vận tải là một trong những yêu cầu bức thiết đối với những người
thợ truyền tải điện, việc đáp ứng được với yêu cầu vẫn còn là một điều khó khăn.
- Các trang thiết bị sửa chữa, kiểm tra, thí nghiệm phục vụ cho công tác quản
lý vận hành còn thiếu nhiều, không phù hợp với các thiết bị đã được lắp đặt trên hệ
thống điện gây khó khăn cho việc kiểm tra phát hiện kịp thời các khiếm khuyết,tồn
tại cũng như xử lý các khiếm khuyết đó.
3.2.2.Nguyên nhân tồn tại
*Nguyên nhân bên ngoài
Yêu cầu của nền kinh tế đối với ngành điện là rất cao và ngày một tăng
nhanh.Điện là một ngành đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành kinh tế.Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng,chỉ tiêu điện năm sau cao hơn
năm trước,nhưng yêu cầu đầu tư chi phí đều không được phép nguồn vốn đầu tư của
Nhà nước cũng như của ngành điện còn hạn hẹp.Cơ sở vật chất chưa được trang bị
cho phù hợp với yêu cầu quản lý vận hành,chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
*Nguyên nhân bên trong
- Công ty vẫn chưa thực sự có quyền chủ động trong việc đầu tư nâng cấp các
trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý vận hành,vẫn còn chờ vào các quyết
định của Tổng công ty, do đó tính năng động và hiệu quả công việc không cao.
- Công ty mới chuyển đổi từ phương thức hoàn toàn phụ thuộc tổng công ty
sang phương thức mới mang tính tự chủ hơn là lập kế hoạch trình tổng công ty
duyệt.Do đó công ty cũng phả quản lý theo mô hình mới.Mặc dù có nhiều cải tiến
và cố gắng nhưng thời gian hoạt động theo mô hình mới không dài nên chưa phát
huy hiệu quả.Bên cạnh đó,do đặc điểm của ngành công ty có nhiều trạm, đơn vị
đóng rải rác nhiều nơi nên việc quản ly cũng ngày càng khó khăn hơn.
- Các thiết bị lắp đặt trên lưới là sự ghép nối của rất nhiều hệ thống thiết bị
của nhiều hãng và nhiều nước trên thế giới nên sự đồng bộ trong vận hành là khá
khó khăn và cũng không xác định được hết những tồn tại và hậu quả của nó.
Kết luận
Trước những thách thức và cơ hội mới,Công ty truyền tải điện 1 luôn hoàn
thành nhiệm vụ mà Nhà nước và Tổng công ty giao.Là doanh nghiệp Nhà nước nên
công ty có nhiều thuận lợi hơn trong việc áp dụng các chính sách, quy chế, quản lý
của Nhà nước.Tuy nhiên, trứơc sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng sự
nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá ngành điện, công ty đã nỗ lực hết mình để cỏ
thể hoàn thành tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra như tiết kiệm chi phí truyền tải điện,
giám tỷ lệ tổn thất điện năng, nâng cao đời sống của CBCNV trong công ty.
Trong báo cáo thực tập này em đã cố gắng trình bày được phần nào về tình
hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty truyền tải điện 1.Em tin
tưởng rằng thời gian thực tập ở công ty truyền tải điện 1 sẽ giúp em rất nhiều trong
việc làm chuyên đề tốt nghiệp sắp tới và đặc biệt là rất hữu ích cho em trong công
việc, chuyên môn của em sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Truyền tải điện 1.pdf