Tài liệu Luận văn Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc: Luận văn
Đề tài: Thực trạng quan hệ kinh tế
thương mại giữa Việt Nam - Trung
Quốc .
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ........ 3
1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT-
TRUNG. .................................................................................................................. 3
1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập ........................................ 4
1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ .............................. 6
1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ
MỘT XU THẾ TẤT YẾU ...................................................................................... 8
1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực ...................................................... 8
1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu nhữ...
60 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Thực trạng quan hệ kinh tế
thương mại giữa Việt Nam - Trung
Quốc .
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ........ 3
1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT-
TRUNG. .................................................................................................................. 3
1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập ........................................ 4
1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ .............................. 6
1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ
MỘT XU THẾ TẤT YẾU ...................................................................................... 8
1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực ...................................................... 8
1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90 ..................................... 8
1.3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ -
THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC. ................................................................... 11
1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý
tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển. ................................. 11
1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước. ........................ 12
1.3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung
Quốc ................................................................................................................. 12
1.3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt
Nam .................................................................................................................. 14
1.3.3. Chính sách mậu dịch biên giới ở Quảng Tây: .......................................... 16
1.3.4. Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam. .................... 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -
TRUNG QUỐC ........................................................................................................ 19
I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc. ............ 19
1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch. ................................................................... 19
1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. ............................................................ 21
1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu. ........................................................................ 21
1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu. ....................................................................... 23
II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc ....................... 24
1. Kết quả và thuận lợi....................................................................................... 24
2. Những tồn tại và khó khăn. ........................................................................... 25
III. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
VIỆT – TRUNG. ................................................................................................... 31
1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng biên giới. .................................................................................................... 31
2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt
động kinh tế phát triển. ..................................................................................... 33
2.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. ....................................... 33
2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp. ............................................................. 34
2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. ............................... 35
2.4. Mở rộng hoạt động du lịch........................................................................ 36
2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một
số trung tâm kinh tế quan trọng. ..................................................................... 36
2.6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. ........................ 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC ................................................................................... 39
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc. ... 39
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa
khẩu biên giới. ....................................................................................................... 40
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. ........ 41
4. Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc. ................................................ 44
5. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. ..... 45
5.1. Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. ............................................................. 45
5.2. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa. ...................................... 46
5.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế. ......................... 47
5.4. Tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải
quyết các chính sách xã hội. ............................................................................ 48
5.5. Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng quản lý biên giới
cửa khẩu. ......................................................................................................... 49
5.6. Đề cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp: ........ 51
6. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc. .................................................. 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................... 56
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá hai chiều ......................................... 20
Bảng 2 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
trong 2 năm (2009-2010). .............................................................................. 22
Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc
trong 2 năm (2008 - 2009) ............................................................................. 24
Bảng 4: Số liệu về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam các năm
2000- 2010 ........................................................................................................ 28
Bảng 5: Số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư
nhân................................................................................................................. 32
Bảng 6 : GDP bình quân đầu người ( USD ) năm 2000 - 2010 ..................... 38
1
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “.
Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là
một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao
lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những
biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ
làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan hệ hai
nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai
nước nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh,
ngày càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam.”
Bước vào thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam –
Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố
và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nước
theo phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn
Định Lâu Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ
bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp vơí xu thế hoà bình và phát triển
khu vực cũng như trên thế giới .
Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 4, 540 tỷ
USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Con số
này sẽ tăng nhanh trong năm 2004 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 và
10 tỷ USD vào năm 2010.
Có được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp
cả hai nước trong hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong hoạt
động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết báo cáo là sự kết
hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập
từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích
tình hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề
đặt ra trong báo cáo này .
2
Nội dung của báo cáo gồm ba chương :
Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế .
Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc .
Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai
nước .
3
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT-
TRUNG.
Kể từ khi Việt Nam lập quốc, do nhu cầu giao lưu tự nhiên của cư dân hai nước, Vịêt
Nam và Trung Quốc đã sớm thiết lập mối quan hệ bang giao nói chung và quan hệ
kinh tế - thương mại nói riêng. Trong các giai đoạn lịch sử, hai nước đều sự chịu ảnh
hưởng của tư tưởng nho giáo, thường thiếu sự chú ý đến các hoạt động kinh tế nên
trong các bộ sử nội dung viết về vấn đề kinh tế không nhiều. Mặt khác do tình hình
chính trị của mỗi nước, đặc biệt là chiến tranh giữa các vương triều, đã gây khó khăn
làm gián đoạn mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, những gián đoạn, những
khoảng trống vắng trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế- thương
mại nói riêng cũng chỉ có ý nghĩa nhất thời vì quan hệ giao lưu buôn bán giữa hai nước
đã được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử kể từ khi hai nước lập
quốc. Dưới các triều đại phong kiến quan hệ trao đổi buôn bán mới chỉ dừng ở phạm
vi hẹp nhưng cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng cho sự ổn định chính trị và phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình lịch sử.
Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX quan hệ kinh tế giữa hai nước có
những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Ngay từ xa xưa quan hệ kinh tế thương mại đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia,
việc buôn bán từ nước ngoài thường mang về lợi nhuận cao hơn, hơn nữa thông qua
hoạt động buôn bán qua biên giới làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của bộ máy quân
chủ của hai nước.
- Chính sách xuyên suốt trong lịch sử các vương triều Việt Nam là độc lập tự chủ, luôn
áp dụng nguyên tắc “hoà hiếu với phương Bắc “, nới lỏng, cho tự do buôn bán, trao
đổi hàng hoá, miễn là tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật Việt Nam .- Quan hệ kinh tế
giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt hơn 20 thế kỷ không phải diễn ra bình lặng,
mà quan hệ kinh tế ấy có những biến động thăng trầm phụ thuộc vào quan hệ chính trị
giữa hai quốc gia.
- Mặc dù cả hai nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều thời
gian dài thực hiện chính sách “ Bế quan, toả cảng “ song các hoạt động kinh tế, nhất
4
là hoạt động trao đổi buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung vẫn diễn ra, vượt khỏi sự
cấm đoán của triều đình trung ương .
- Trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc suốt hơn 20 thế kỷ, thì phần ưu
thế, thường thuộc về các thương nhân Trung Quốc hơn là thương nhân Việt Nam. Điều
này cho thấy khả năng vươn xa của và việc tổ chức buôn bán của thương nhân Việt
Nam còn có nhiều hạn chế .
1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập
Từ khi hai nước giành được độc lập cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 , quan
hệ kinh tế giữa hai nước được chia ra làm 4 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1950 - 1954:
Sau chiến thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn được giải phóng đã tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá
của nhân dân hai bên biên giới. Tháng 9/1951 Chính phủ hai nước Việt - Trung đã ký
các hiệp định về mậu dịch, Hiệp định về tiền tệ và Hợp đồng xuất nhập khẩu. Đồng
thời thành lập các Ty quản lý xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và các Đồn quản
lý xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới. Một số công ty xuất nhập khẩu ở các
tuyến được ra đời dưới sự lãnh đạo của Bộ Công thương để làm nhiệm vụ xuất nhập
khẩu hàng hoá. Tháng 2/1953 cửa khẩu Lào Cai được mở cửa thông thương buôn bán
với Hồ Kiều của Trung Quốc. Từ dầu năm 1954 công cuộc kháng chiến chống thực
dân pháp của nhân dân ta đã tiến triển mạnh mẽ. Hội nghị toàn quốc lần thứ tư bàn về
đấu tranh kinh tế với địch họp tại Việt Bắc đã nêu rõ chủ trương tích cực đẩy mạnh
xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất
và chiến đấu. Chính phủ ta khuyến khích trao đổi một số mặt hàng như sa nhân, cà phê
với Trung Quốc. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho buôn bán dân gian qua biên giới
Chính phủ ta đã ban hành nghị định 391/TTg về quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân
biên giới Việt - Trung.
Giai đoạn từ 1954 -1964
Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, ngày 10/2/1955 đã khánh
thành đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển
hành khách và hàng hoá từ Thủ đô lên biên giới phía Bắc để trao đổi hàng hoá với
Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Ngày 7/7/1955 Chính phủ ta đã ký
5
với Trung Quốc Nghị định thư về trao đổi hàng hoá giữa các công ty mậu dịch địa
phương vùng biên giới và Hiệp định viện trợ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế kỳ họp khoá 8 Quốc hội Việt Nam đã quyết định chia Bộ
Thương nghiệp ra thành Bộ Nội thương và Bộ ngoại thương. Với sự thay đổi lại tổ
chức, công tác xuất nhập khẩu đã trưởng thành thêm một bước, hàng loạt các công ty
xuất nhập khẩu biên giới được thành lập với nhiệm vụ trao đổi hàng hoá và nhận hàng
viện trợ qua biên giới Việt - Trung .
Giai đoạn từ 1965 - 1975
Trong khi Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược
bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thì từ những năm 1966 Trung Quốc bắt đầu
tiến hành “ Đại cách mạng văn hoá vô sản “ , cuộc đại cách mạng này kết thúc vào
năm 1976. Mặc dù thời kỳ đó tình hình xã hội Trung Quốc hỗn loạn nhưng quan hệ
giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp. Việt Nam
tiếp tục củng cố thêm một bước các tổ chức ngoại thương của mình, hoàn chỉnh các
chính sách chế độ về mậu dịch đối ngoại, đồng thời tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của
phía Trung Quốc nhằm khắc phục những khó khăn trong thời chiến .
Hàng năm Chính phủ phê duyệt cho Bộ ngoại thương được phép cử đoàn đại diện
tham dự Hội chợ Quảng Châu Trung Quốc, để giao dịch với các công ty Trung Quốc
và các thương nhân của các nước khác, nghiên cứu các kinh nghiệm làm ăn và chuẩn
bị hàng xuất khẩu. Tháng 7/1965 Chính phủ Việt Nam ký với Trung Quốc Nghị định
thư về việc chuyển tải hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời chiến qua các cảng của
Trung Quốc. Chính Phủ ta đã đề nghị với Chính Phủ Trung Quốc cho phép thành lập
một số trạm tiếp nhận và điều chuyển hàng viện trợ của các nước và hàng xuất khẩu
của Việt Nam trên đất Trung Quốc ( ở Mãn Châu Lý, Nam Ninh, Côn Minh, Hoàng
Phố, Trạm Giang). Từ 1967 đến 1975 Chính phủ ta và Trung Quốc lần lượt ký các
Hiệp định, Nghị định thư và thư trao đổi về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ
không hoàn lại, viện trợ bệnh viện, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cho Việt
Nam; viện trợ kinh tế và quân sự, viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam; cung cấp
vật tư, cung cấp thiết bị lẻ cho đài phát thanh. Có thể nói rằng hoạt động xuất nhập
khẩu trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào việc vận chuyển hàng viện trợ từ Trung
6
Quốc và các nước anh em khác phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ giải
phóng miền Nam.
Giai đoạn từ 1976 - 1978
Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả là giải phóng miền Nam, Việt Nam đã tiến
hành tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội của cả nước Việt Nam thống nhất.
Cũng trong thời gian đó cuộc “ đại cách mạng văn hoá vô sản “ kết thúc, Trung Quốc
thực sự bước vào thời kỳ cải cách mở cửa. Trong giai đoạn này Việt Nam và Trung
Quốc tiếp tục ký các Hiệp định trao đổi hàng hoá và thanh toán.
Mặc dù mậu dịch biên giới Việt - Trung có nhiều lợi thế đối với nhân dân vùng biên
của hai nước, không thị trường nào có thể so sánh được, đó là thị trường gần, vị trí núi
liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, hàng hoá
hai bên bổ sung cho nhau. Nhưng từ năm 1978 trở về trước buôn bán qua biên giới
Việt - Trung còn giới hạn ở mức nhỏ bé không đáng kể , chủ yếu là các hoạt động mua
bán dân gian tự phát do nhu cầu sinh hoạt thông thường điều tiết. Phía Việt Nam bán
sang Trung Quốc một số hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc... . Phía Trung
Quốc bán sang Việt Nam một số hoa quả tươi, một số hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng
như vải vóc, quần áo may sẵn, một số đồ gia dụng, công cụ sản suất ...
Mậu dịch biên giới Việt - Trung từ năm 1978 trở về trước chưa thể phát triển mạnh
được chủ yếu là vì nền kinh tế của hai nước chưa phát triển. Kinh tế vùng biên giới của
hai nước đều là kinh tế miền núi, mang nặng tính tự cung tự cấp, lạc hậu, phân tán, cư
dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số văn hoá chậm phát triển.
1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ
Từ sau năm 1978, quan hệ hữu nghị của hai nước có phần lắng xuống, khu vực biên
giới trở thành những điểm nóng về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội đã phải
đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới. Quan hệ kinh tế thương mại bị ngừng trệ,
đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của hai nước và đặc biệt là
kinh tế khu vực cửa khẩu biên giới.
Sau nhiều nỗ lực cố gắng của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước đã khởi sắc và trở lại
bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước nói
chung và quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày
7
càng bền vững và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại
của cả hai nước.
Từ khi hai nước bình thường hoá đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên đã
tăng lên nhanh chóng, hàng hoá trao đổi qua các cửa khẩu biên giới Việt -Trung hết
sức nhộn nhịp, thị trường ở đây đã sớm trở thành nơi sôi động nhất của nước ta, đặc
biệt là ở các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn , Cao Bằng và Lào Cai. Quan hệ kinh tế
- thương mại giữa hai nước từ năm 1991 trở lại đây không ngừng phát triển với qui mô
khá lớn, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai nước. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước
năm 1991 chỉ đạt 37,7 triệu USD đến năm 1993 đã là 221,2 triệu USD và đặc biệt năm
2002 đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 97 lần so với năm 1991. Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập
khẩu ngày càng mở rộng, ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dầu thô,
cao su, hải sản... hai bên đã bổ sung một số mặt hàng có thế mạnh khác. Trong những
năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến như sản
phẩm cà phê hoà tan, hạt điều đã qua chế biến, dầu ăn và một số hàng tiểu thủ công
nghiệp và hàng tiêu dùng khác cũng đã và đang dần chiếm được thị trưởng ở Trung
Quốc. Về phía Trung Quốc áp dụng chính sách mậu dịch biên giới, hỗ trợ và đặc biệt
ưu đãi cho thương mại biên giới nhằm khai thác triệt để thị trường các nước láng giềng
cho tiêu thu hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc. Cũng do thành công trong phương
thức buôn bán biên mậu biên giới, trong những năm qua, hàng hoá của Trung Quốc đã
chiếm được thị trường của Việt Nam. Có thể nói, ở đâu cũng có hàng hoá của Trung
Quốc.
Qua nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế - thương
mại nói riêng cho thấy rằng, sự ổn định về an ninh, chính trị là một nhân tố hết sức
quan trọng trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Như đã biết, Trung Quốc là một
quốc gia đông dân nhất thế giới, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội với Việt Nam. Bản thân nền kinh tế Việt Nam ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
trước đây đã có sự giúp đỡ của Trung Quốc. Chính vì vậy, mở rộng quan hệ kinh tế -
thương mại giữa hai nước nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời tạo sự ổn định
về quan hệ chính trị giữa hai nước là vấn đề hết sức cần thiết.
8
1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ
MỘT XU THẾ TẤT YẾU
1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực
Tình hình khu vực cũng như quốc tế vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 có
những thay đổi cực kỳ sâu sắc. Sự tan rã của Liên Xô vào tháng 9/1991 đã đánh dấu sự
kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ đây thế giới bước vào một thời kỳ mới. Các nước
lớn đều tiến hành điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính sách đối ngoại của mình.
Hoà bình và phát triển đã trở thành trào lưu chính của thời đại. Trên thế giới, các nước
dù lớn hay nhỏ đều tranh thủ môi trường quốc tế hoà bình để tập trung lực lượng cho
nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của nước mình.
Tình hình quốc tế trên đây đã có những tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực châu
Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong khu vực Đông Nam Á, xu thế hoà hoãn
giữa các nước và nhóm nước trong khu vực với các nước lớn đã xuất hiện. Các nước
trong khu vực cũng điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình
hình mới. Đặc biệt mối quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN ( 5 nước
trước đây ) cũng như quan hệ giữa các nước này với Trung Quốc đã từng bước được
cải thiện. Từ năm 1989, lần lượt các nước Lào, Indônêxia... đã bình thường hoá và
quan hệ với Trung Quốc; còn các nước Xingapo, Brunây cũng đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với Trung Quốc. Như vậy, sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã làm cho
những xung đột về chính trị và hệ tư tưởng trong khu vực giảm đi rất nhiều, đối thoại
thay cho đối đầu. Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá không chi trở thành xu thế chung
giữa các nước trong khu vực, mà còn là đòi hỏi tất yếu trong công cuộc xây dựng kinh
tế ở mỗi quốc gia.
1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có hoàn cảnh địa lý gần gũi,
có truyền thống văn hoá tương đồng, gắn bó với nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch
sử, Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nền văn minh phương
đông. Việt Nam tiếp thu nhiều giá trị về văn hoá và tôn giáo Trung hoa cổ đại: đạo
Khổng, thơ Đường của Trung Quốc được trân trọng ở Việt Nam.
9
Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống, đã
trải qua thử thách của thời gian và những thành tích đạt được trong những năm qua
tạo tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt - Trung. Những
yếu tố quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.
Trước hết, Việt Nam - Trung Quốc có nét tương đồng về văn hoá, có phong tục tập
quán Á Đông tương đối giống nhau. Có thể nói, sự tương đồng về văn hoá và sự gần
gũi về phong tục tập quán nảy sinh từ nền văn minh lúa nước là nhân tố hết sức quan
trọng tạo nên truyền thống láng giềng hoà mục, hữu hảo, gần gũi và dễ thông cảm lẫn
nhau trong giao lưu, quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt - Trung từ bao đời nay.
Thứ hai, hai nước Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông và có chung
biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Yếu tố địa lý này khác với biên giới
giữa Trung Quốc với Thái Lan, Lào và Mianma. Đây là yếu tố thuận lợi tạo dựng nên
mối quan hệ giao lưu văn hoá, thông thương kinh tế, buôn bán và giúp đỡ lẫn nhau
cuộc đấu tranh cách mạng giữ nước của mỗi bên. Nhân dân các dân tộc thiểu số sống
hai bên biên giới từ bao đời nay đã hình thành quan hệ thân tộc. Mối giao hoà láng
giềng thân thiện đó đã tạo nên tình cảm gắn bó “ Tắm chung một dòng sông”, “ Nghe
chung tiếng gà gáy “, “gặp nhau như anh em một nhà”.
Thứ ba, về thể chế chính trị, Việt Nam và Trung Quốc có thể chế chính trị giống
nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, không
chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Hai nước đều kiên trì xây dựng nhà nước pháp quyền
dân chủ nhân dân và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt trong hoàn cảnh CNXH tạm
thời đang trong giai đoạn khó khăn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã và đang gánh vác trọng trách bảo vệ vai trò lãnh đạo bền vững của Đảng
Cộng Sản và sức sống mạnh mẽ của CNXH .
Thứ tư, về kinh tế, Hai nước Việt - Trung đều có tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực
hợp tác kinh tế, mậu dịch và đầu tư vì lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên. Hai
nước đã có chung đường biên giới trên bộ, trên biển là điều kiện thuận lợi cho hai bên
thông thương mậu dịch, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường
rộng lớn, đầy tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn của của một thị trường trên 1,2 tỷ dân.
Việt Nam là quốc gia thuộc hàng trung bình trên thế giới, sấp xỉ 80 triệu dân, tài
nguyên thiên nhiên nhiên phong phú, nguyên liệu sản xuất dồi dào. Đó là những yếu tố
10
bổ sung, hỗ trợ cho nhau vì chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước và tiến trình
tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu.
Trong bối cảnh chung của tình hình Quốc tế và khu vực nêu trên, tình hình riêng của
Việt Nam và Trung Quốc cũng có những thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.
Về phía Việt Nam, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, Đại hội
đảng VI Đảng Cộng Sản Việt Nam họp tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới.
Một thành tựu về đổi mới tư duy của Đại hội Đảng VI là đã rút ra 4 bài học cơ bản có
ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc,
trong đó bài học thứ 3 là “ Phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời
đại trong điều kiện mới “. Cũng trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta xác định “ Việt Nam
sẵn sằng là bạn của tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau”. Trong quan hệ đối ngoại , Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng
mối quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam sẵn sàng đàm phán để giải quyết
những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, sau một thời gian dài bị đình trệ do những sai lầm “tả” khuynh,
Hội nghị Trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp cuối tháng 12 năm
1978 đã quyết định dịch chuyển trong tâm công tác của toàn Đảng từ chỗ lấy đấu tranh
giai cấp làm chính sang lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, mở đầu cho
công cuộc cải cách mở cửa. Để phục vụ cho công cuộc cải cách ở trong nước, trong
lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã tiến hành những điều chỉnh lớn trong quan hệ với
các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật và Tây Âu. Trung Quốc cũng từng bước
thực hiện bình thường hoá quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng
giềng. Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc cũng thể hiện những thiện chí của
mình đối với việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Như vậy với một mục tiêu chung là bình thường hoá quan hệ, ngày 4/9/1990 tại Tứ
Xuyên đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước để bàn
về vấn đề bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và một số vấn đề khác mà hai bên
cùng quan tâm. Sau nhiều lần đàm phán hai nước đã đi đến thống nhất và khẳng định:
“ Việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi ích cơ
bản và lâu dài của nhân dân hai nước và cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và sự phát
triển của khu vực “. Về kinh tế, hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước
11
trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá theo nguyên tắc
bình đẳng cùng có lợi.
Có thể nói, cuộc gặp cấp cao này đã đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước sang
một giai đoạn mới, với tính chất và nội dung hết sức mới trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn
trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.
1.3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ -
THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC.
1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo
thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển.
Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài, bền vững, từ tháng 11 năm 1991
đến nay, Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hoà
Nhân Dân Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thương mại quan
trọng như: Hiệp định thương mại giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải quyết công
việc vùng biên giới( hai hiệp định này được ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm
chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn
Kiệt ngày 5 tháng 11 năm 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc(
ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham
sang thăm Việt Nam, tháng 2 năm 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật; Hiệp
định về hợp tác khoa học kỹ thuật được ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc
Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12 năm 1992; Hiệp định về thanh
toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung
Quốc được ký vào ngày 26 thán 5 năm 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định giữa Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào ngày 9 tháng 4 năm
1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam
- Trung Quốc; Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định
về vận tải đường bộ, bộ ba Hiệp định này được ký ngày 19 tháng 11 năm 1994 tại Hà
Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở
vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc ký ngày 7 tháng 11 năm 1998 tại Bắc
12
Kinh; Hiệp định về biên giới đường bộ được ký kết ngày 23 tháng 2 năm 1999 nhân
dịp Thủ tướng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam .
Với chủ trương hoà bình, ổn định cùng phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế thương
mại, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu đó là: Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu
Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu, Tà Lùng - Thuỷ
Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc
tế dành cho những người mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành
xuất nhập cảnh cũng như hàng hoá xuất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác được mở
nhờ vào sự nỗ lực của cả hai bên, các cặp cửa khẩu này được mở cho những người
mang giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hoá buôn bán trao đổi tiểu ngạch của cư
dân biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện nay trên tuyến biên giới Việt - Trung
còn có 59 cặp đường mòn truyền thống và 13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động
giao lưu kinh tế giữa hai nước. Để tranh thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá
miền tây của phía Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang xây dựng trung tâm thương
mại Kim Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu hút một lượng lớn hàng hoá xuất nhập
khẩu qua biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai.
Những hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên
biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các
địa phương biên giới của hai nước phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và mậu dịch, mở
ra một thời kỳ mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt - Trung.
1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước.
1.3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc
Trong những năm đầu sau khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường
hoá quan hệ( năm 1991), hoạt động giao lưu buôn bán hàng hoá đã bắt đầu có sự tăng
trưởng nhưng còn ở qui mô nhỏ, không ổn định. Về chính sách quản lý hoạt động kinh
tế đối ngoại của nhà nước ta còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn của hoạt
động kinh tế thương mại giữa hai nước; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa
trên cơ chế cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất nhập khẩu do đó đã làm hạn
chế hoạt động giao lưu thương mại, không khuyến khích được các thành phần kinh tế
tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, khiến các thành phần kinh tế tham gia vào
hoạt động xuất nhập khẩu còn ở phạm vi hẹp. Thực tiễn cho thấy, cơ chế này một mặt
13
đã làm hạn chế phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo thông lệ và tập quán
quốc tế mặt khác lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh theo phương
thức tiểu ngạch biên giới, phương thức này lại hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế biên mậu biên giới của Trung Quốc( sẽ được đề cập ở phần sau).
Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, Nhà nước
ta chưa ban hành đầy đủ chính sách khung về buôn bán qua biên giới nên chưa có cơ
chế, chính sách cụ thể để quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu
biên giới. Trong điều kiện như vậy, hoạt động giao lưu kinh tế thương mại qua biên
giới Việt - Trung ta còn chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc.
Để đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát triển quan
hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15/12/1995, Chính phủ đã ban
hành nghị định số 89/NĐ về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động
xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo phạm vi
ngành hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp. Quyết
định này tuy đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng chưa
thực sự khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập
khẩu. Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đã
ban hành luật thương mại và hàng loạt các văn bản pháp qui khác nhằm điều chỉnh cơ
chế quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó nghị định số
57/NĐ-TTg của Chính phủ ban hành năm 1997 đã khuyến khích mọi thành phần kinh
tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt
động xuất nhập khẩu, từ thời điểm này các thành phần kinh tế đều được tham gia vào
hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời, Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc
biệt đối xuất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng
mà trong nước đã sản xuất được. Có thể nói, đây là bước đột phá có tính chất quyết
định trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nhà nước ta.
Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính phủ đã
ban hành một số chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc
biệt, các quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về
phát triển kinh tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi biên giới phía Bắc thời kỳ
14
2001 - 2005 là những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế
thương mại Việt - Trung. Theo nội dung của quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Chính
phủ, nhà nước đặc biệt ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu bằng
nguồn vốn vay ưu đãi nhà nước, cho phép các tỉnh biên giới có số thu ngân sách dưới
50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100% để xây dựng cơ sở hạ tầng, có số thu từ
50 tỷ đồng trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thu còn lại. Đối với
thương mại du lịch cũng được dặc biệt quan tâm, các hoạt động thương mại được
hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo các văn bản nhà nước ta đã ký kết với các
nước láng giềng. Về đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu kinh tế của khẩu ngoài
quyền được hưởng các ưu đãi hiện hành về thuế, các doanh nghiệp đầu tư còn được
giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang
áp dụng tại khu kinh tế của khẩu đó. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh
đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 - 2005, quyết định số 186/2001/QĐ-
TTg đã giải quyết được nhiều vần đề bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi
phía Bắc, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
và xã hội, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh để phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng.
1.3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam
Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là chính sách
biên giới mềm, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch biên giới đối với
các nước có chung đường biên giới đặc biệt là Việt Nam được quản lý một cách chặt
chẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan hữu quan theo đúng tinh thần mà Quốc Vụ Viện đưa ra là :
Khẩn trương định ra biện pháp quản lý đồng bộ, tích cực ủng hộ mậu dịch biên
giới.
Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý dối với mậu dịch biên giới, thúc đẩy mậu dịch
biên giới phát triển lành mạnh.
Điều chỉnh, quy phạm hoá các biện pháp chính sách mậu dịch biên giới theo hướng
thể chế hoá kinh tế thị trường Xã hội Chủ Nghĩa.
15
Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế khu vực biên giới, tăng cường đoàn kết
dân tộc, phồn vinh và ổn định vùng biên giới, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị
láng giềng với các nước xung quanh .
Trong quan hệ buôn bán với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung
Quốc xây dựng chiến lược biên mậu biên giới, đồng thời tiến hành hai hình thức buôn
bán chính ngạch và biên mậu, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, nhằm phát huy
mọi lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế vùng biên giới. Với chính sách thương mại
trên, vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi về chính sách đối
ngoại với Việt Nam. Tiếp theo sự tăng cường về quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu
coi trọng hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam ra
nhập ASEAN thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực. Với
chiến lược lâu dài, Trung Quốc không muốn Việt Nam mạnh lên, nhưng trước xu
hướng phát triển của thế giới đã buộc Trung Quốc phải suy xét, tính toán vừa khai thác
được thị trường Việt Nam, vừa thông qua thị trường việt Nam để thâm nhập vào các
thị trường khác trong ASEAN nhất là Lào và Campuchia.
Tóm lại, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều hành hoạt động kinh
tế thương mại với Việt Nam theo các định hướng cơ bản sau:
Triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên mậu, Chính phủ Trung Quốc dành nhiều
ưu đãi về thuế quan cho các Tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Hàng hoá
của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50 % thuế nhập khẩu
và thuế giá trị gia tăng; hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu qua biên giới.
Xây dựng hoàn chỉnh chiến lược khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây
dựng vòng cung kinh tế kết nối Dương Phố - Khâm Châu( Quảng Tây) với Hải Phòng(
Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ kết nối
toàn khu vực, tăng cường thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ.
Trung Quốc chủ trương sử dụng thị trường Việt Nam để bổ sung cho Tây Nam,
đồng thời sử dụng“ chính sách biên giới mềm“ để kìm hãm kinh tế Việt Nam với các
nội dung như sau:
Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất
vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lương thực, thực phẩm.
16
Một mặt Trung Quốc khuyến khích, tạo mọi điều kiện để xuất khẩu hàng hoá
(chủ yếu là hàng tiêu dùng chất lượng bình thường và thấp) sang Việt Nam. Mặt khác
lại sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất
khẩu của Việt Nam.
Như ta đã biết Trung Quốc có 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam
tiếp giáp với Việt Nam. Đối với 2 tỉnh này, ngay từ khi bình thường quan hệ giữa hai
nước Trung Quốc đã áp dụng chiến lược“ Biên giới mềm “, mọi hoạt động thương mại
biên giới được chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu, cơ
quan này có đủ quyền hạn để quản lý , chỉ đạo toàn bộ các hoạt động có liên quan đến
biên giới.
1.3.3. Chính sách mậu dịch biên giới ở Quảng Tây:
Các chính sách hiện hành của Trung Quốc có liên quan đến mậu dịch biên giới ở
Quảng Tây gồm có:
- Thông tư của Quốc Vụ Viện về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới .
- Biện pháp quản lý hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại đối với mậu dịch tiểu ngạch
biên giới và khu vực biên giới của Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại và Tổng cục Hải
quan.
- Biện pháp thực thi quản lý nhập khẩu sản phẩm cơ điện mậu dịch tiểu ngạch biên
giới của Ban xuất nhập khẩu cơ điện cơ điện nhà nước.
- Thông tri của Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung
Quốc quán triệt về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới của Quốc Vụ Viện.
- Quy định tạm thời về quản lý mậu dịch hỗ thị đối với cư dân vùng biên giới Quảng
Tây.
- Quy định của địa khu Nam Ninh về mậu dịch biên giới.
- Biện pháp quản lý mậu dịch hỗ thị của cư dân vùng biên giới và mậu dịch tiểu
ngạch biên giới của Chính phủ nhân dân Thành phố Bằng Tường .
Các chính sách hiện hành nói trên có những quy định rất thuận lợi cho việc xây dựng
khu mậu dịch biên giới đó là:
- Quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân vùng biên với trị giá dưới 1000
nhân dân tệ mỗi người mỗi ngày.
- Quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới.
17
- Miễn đối ngạch xuất khẩu và giấy phép .
- Quy định miễn thuế xuất nhập khẩu trong điều khoản hợp tác kinh tế kỹ thuật.
Những quy định và chính sách tạo thuận lợi nói trên đã thúc đẩy sự phát triển trung
tâm mậu dịch Pò Chài - Quảng Tây, làm cho Pò Chài trở thành một trong những điểm
thực hiện chính sách biên mậu thành công nhất của Trung Quốc .
1.3.4. Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam.
Nhằm quán triệt Thông tư quy định bổ sung và phát triển hơn nữa mậu dịch biên giới
của Bộ mậu dịch và hợp tác kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan, đồng thời củng
cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác mậu dịch kinh tế với Việt Nam, Chính
quyền nhân dân Tỉnh Vân Nam và các ngành hữu quan đã quán triệt và thực hiện
thông tư nói trên với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu: Cục biên mậu tỉnh chịu trách nhiệm phân
phối hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá nhà nước quản lý trọng điểm, Cục
biên mậu tỉnh chịu trách nhiệm phân phối hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp biên
mậu trong hạn ngạch xuất khẩu mà Bộ Mậu dịch hợp tác đối ngoại cấp, Hải quan cửa
khẩu căn cứ giấy phép để làm thủ tục kiểm tra. Nhà nước quản lý hạn ngạch nhập khẩu
hàng hoá sản xuất từ các nước láng giềng, Cục biên mậu tỉnh tiến hành phân phối hạn
ngạch nhập khẩu trên cơ sở hạn lượng đã được Bộ mậu dịch và kinh tế đối ngoại cấp
cho cả năm, Hải quan căn cứ giấy phép để kiểm tra hang nhập khẩu tại cửa khẩu.
Về quản lý dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại: Doanh nghiệp tiến hành hợp
tác kinh tế kỹ thuật như công trình bao thầu, hợp tác lao động, tư vấn thiết kế ... và ký
hợp đồng đối ngoại phải báo cáo Cục biên mậu tỉnh để xin giấy phép phê duyệt. Hàng
hoá do các nước láng giềng sản xuất được mang về theo hạng mục hợp tác kinh tế kỹ
thuật với các nước láng giềng, ngoài xe ôtô và linh kiện thì doanh nghiệp được nhập
khẩu theo hạng mục, không phải xin giấy phép. Hàng hoá thuộc diện quản lý chính
ngạch nhập khẩu theo dự án kinh tế kỹ thuật với 3 nước Việt Nam, Mianma, Lào do
Vụ mậu dịch và hợp tác kinh tế đối ngoại phê duyệt .
Về quản lý doanh nghiệp biên mậu: Doanh nghiệp sản xuất, lưu thông xin đăng ký
kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới phải có đủ các điều kiện sau:
+ Phải được cơ quan quản lý hành chính công thương đăng ký pháp nhân
+ Doanh nghiệp phải đăng ký vốn pháp định trên 500.000 nhân dân tệ trở lên
18
+ Doanh nghiệp phải có tài sản cố định ở khu vực biên giới trên 1 triệu nhân dân tệ
- Quản lý chợ biên giới: Chính quyền nhân dân tỉnh phê duyệt thành lập chợ biên
giới trên cơ sở báo cáo của Châu biên giới. Hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu
qua chợ biên giới nếu trị giá dưới 3.000 nhân dân tệ được miễn thuế nhập khẩu.
- Quản lý hành chính mậu dịch biên giới: Chính quyền Châu, Chính quyền Huyện
cửa khẩu chỉ đạo các cơ quan quản lý như Hải quan, Công thương, Thuế vụ, Thương
kiểm, Kiểm dịch động vật, thực vật tiến hành kiểm tra, kiểm dịch và thu thuế đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ của từng
ngành.
19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
- TRUNG QUỐC
I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc.
1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều.
Từ năm 1999 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên nhanh
chóng và tăng đều qua các năm. Năm 1999 tổng kim ngạch hai chiều đạt 37,7 triệu
USD thì đến năm 2000 đạt 2.957,0 triệu USD, đặc biệt năm 2010 tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hai chiều đã đạt 3.654,275 triệu USD tăng 97 lần so với năm 1999. Năm
2010 Tổng kim ngạch hai nước đạt mức tăng trưởng cao và tăng hơn 1,2 lần so với
năm 2009 đã vượt sớm hơn mục tiêu 3 tỷ USD mà hai nước đề ra. Trong đó kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.495,485 triệu USD (xem bảng 1) .
Cần nói thêm rằng, thương mại Việt - Trung trong thống kê chính thức chưa phản ánh
đầy đủ tình hình buôn bán sôi động giữa hai nước vì rất khó đưa vào thống kê hoạt
động buôn lậu, gian lận thương mại đã và đang xảy ra trên biên giới. Tình trạng nhập
lậu hàng hoá qua biên giới và khai khống trị giá hàng xuất khẩu của một số doanh
nghiệp xuất khẩu nhằm gian lận trong việc hưởng chế độ hoàn thuế VAT đang diễn ra
với tính chất hết sức nghiêm trọng. Nếu tính đầy đủ các con số này thì tình hình buôn
bán hai chiều sẽ tăng lên, đồng thời con số nhập siêu của Việt Nam vào các năm 2009,
2010 cũng lớn hơn so với số liệu thống kê .
20
Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá hai chiều
Việt Nam - Trung Quốc Thời kỳ 1999 - 2010
Đơn vị : Triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập
1999 37,7 19,3 18,4
2000 127,4 95,6 31,8
2001 221,3 135,8 85,5
2002 439,9 295,7 144,2
2003 691,6 361,9 329,7
2004 669,2 340,2 329,0
2005 878,5 471,1 404,4
2006 989,4 478,9 510,5
2007 1.542,3 858,9 683,4
2008 2.957,0 1.534,0 1.423,0
2009 3.047,221 1.418,092 1.629,129
2010 3.654,275 1.495,485 2.158,790
(Nguồn:Vụ Châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Công Thương)
Nhìn chung trong một thời gian khá dài 1999-2010, kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Trung Quốc khá cân bằng, kim ngạch tăng đều qua các năm và chỉ
giảm nhẹ vào năm 2005. Sự biến động này có thể chấp nhận được do những dao động
của thị trường qua hàng năm . Năm 2007, Việt Nam giảm nhập thiết bị cho các nhà
máy đường, xi măng, nhất là đối với các thiết bị của nhà máy xi măng lò đứng đã làm
giảm kim ngạch nhập khẩu, trong khi đó số lượng hàng xuất khẩu không giảm đã dẫn
đến hiện tượng xuất siêu khá cao đạt 11,2 triệu USD năm 2006, năm 2007 là 66,7 triệu
USD. Bên cạnh đó cũng còn có những nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng xuất siêu
do khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của các nước Hàn
Quốc, Thái Lan, Indonesia ... là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì vậy,
các Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá của
mình tại Trung Quốc. Số lượng hàng xuất khẩu của các vùng nội địa chiếm 75%-80%
trong tổng số lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng xuất khẩu của vùng biên giới chỉ
chiếm 20%- 25%. Trong giai đoạn 2000 - 2010 Việt Nam đã nâng cao được kim ngạch
21
xuất nhập khẩu với Trung Quốc và duy trì sự tăng trưởng ổn định , bất chấp những
biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là một kế quả đáng ghi nhận trong
trao đổi thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại Việt - Trung nói riêng.
1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu.
1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu.
Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu
vực cũng như trên thế giới. Với thế mạnh là giá rẻ, công nghệ sản xuất khá tiên tiến,
mẫu mã đẹp, sản phẩm của Trung Quốc không chỉ có ưu thế ở thị trường Châu Á mà
còn chiếm lĩnh được thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những khó
khăn của Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc là: những mặt hàng có thế
mạnh của Việt Nam như gạo, chè, cà phê và một số sản phẩm nông nghiệp khác cũng
là thế mạnh của Trung Quốc nên những mặt hàng này rất khó mở rộng thị trường và
nâng cao số lượng tiêu thụ tại thị trường này.
Trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản và một số loại khoáng sản
có thế mạnh như quặng Crôm, dầu thô. Việc nhập khẩu các loại nguyên liệu thô này sẽ
giúp Trung Quốc giải quyết được khâu nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến
trong nước, tận dụng giá lao động rẻ, tạo được nhiều công an việc làm cho người lao
động cũng như nâng cao giá thành sản phẩm. Trước yêu cầu cần phải giảm xuất khẩu
nguyên liệu thô và các sản phẩm chưa qua chế biến. Trong những năm gần đây,Việt
Nam đã và đang giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu để tận dụng sức lao động sáng tạo
trong nước sản xuất sản phẩm thành phẩm rồi mới xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhóm
hàng như sản phẩm nhựa giầy dép, hàng dệt may, máy tính và linh kiện, dây cáp điện,
cao su, đường tinh cùng một số mặt hàng thực phẩm khác dã thâm nhập được vào thị
trường Trung Quốc nhưng với số lượng không còn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 năm 2009 và 2010 ( Bảng 2 ) cho thấy, trị giá mặt
hàng dệt may xuất khẩu sang Trung Quốc là 34,8 triệu USD, chiếm 1,19% Tổng kim
ngạch hàng xuất khẩu; mặt hàng giầy dép các loại là 12,39 triệu USD, chiếm 0,42%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
22
Bảng 2 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong 2 năm
(2009-2010).
STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá (USD)
1 Cà phê Tấn 15.319 6.527.400
2 Cao su Tấn 256.868 139.886.124
3 Chè Tấn 923 1.432.229
4 Dầu ăn Tấn 26.517 8.684.757
5 Dầu thô Tấn 6.613.963 1.206.235.328
6 Dây điện và dây cáp điện USD 739.266
7 Đồ chơi trẻ em USD 37.014
8 Đường tinh Tấn 86.678 25.691.988
9 Gạo Tấn 11.368 2.225.554
10 Giày dép các loại USD 12.349.157
11 Hải sản USD 435.391.121
12 Hàng dệt may USD 34.851.236
13 Rau quả USD 264.330.461
14 Thủ công mỹ nghệ USD 6.413.467
15 Hạt điều Tấn 22.688 68.838.410
16 Hạt tiêu Tấn 7.504 11.779.411
17 Lạc nhân Tấn 2.248 1.168.352
18 Máy tính và linh kiện USD 27.171.638
19 Sản phẩm gỗ USD 19.689.651
20 Sản phẩm nhựa USD 8.155.468
21 Than đá Tấn 3.415.612 63.597.553
22 Thiếc Tấn 490 2.509.020
23 Xe đạp và phụ tùng xe đạp USD 101.176
24 Mỳ gói USD 521.757
25 Quế Tấn 18 35.863
Tổng 2.913.577.298
Nguồn: Bộ Công Thương (Vụ Châu Á- Thái Bình Dương)
23
1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu.
Nhìn chung, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song
chủ yếu là các mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tuỳ theo nhu
cầu tiêu thụ của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng nhập khẩu đã
tăng hoặc giảm. Theo con số thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong giai đoạn 2005 -
2010, các mặt nhập khẩu có trị giá lớn là xi măng là 5,15 triệu USD năm 2005, đến
năm 2009 là 29,98 triệu USD; kính xây dựnglà 2,392 triệu USD năm 2005 đến năm
2009 là 10,88 triệu USD; thép xây dựng năm 2005 là 8,774 Triệu USD đến năm 2009
là 10,928 triệu USD. Trong giai đoạn 2006 - 2009, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu có sự
thay đổi do nhà nước ta chủ trương hạn chế nhập khẩu một số nhóm mặt hàng chiếm
tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005 như xi măng, kính xây
dựng, thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Nhà nước
khuyến khích nhập một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất công nông nghiệp, các
mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này là Máy móc thiết bị, phụ
tùng, xăng dầu, nguyên vật liệu dệt may, phân bón và linh kiện xe máy. Cũng theo số
liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 năm 2008 và 2009 ( Bảng 3 ), ta đã nhập
một lượng lớn máy móc thiết bị với trị giá là 567,277 triệu USD chiếm tỷ trọng 14,9%
trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu; xăng dầu là 705,099 triệu USD chiếm tỷ trọng
18,6 ; nguyên vật liệu dệt may là 202,06 triệu USD và một số mặt hàng khác như phân
bón là 120,011 triệu USD... Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung
Quốc chỉ ở trình độ kỹ thuật thấp hoặc trung bình so với khu vực và thế giới, nhưng
khá phù hợp với trình độ phát triển của nước ta trong thời kỳ qua.
Đối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang
cạnh tranh rất mạnh với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã
đẹp, đa dạng về chủng loại, tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương
nhưng giá rẻ, khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực
tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên
thị trường nội địa và khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như
Quốc tế.
24
Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 2 năm
(2008 - 2009)
STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá ( USD)
1 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 19.815 15.471.206
2 Clinker Tấn 19.690 383.484
3 Linh kiện điện tử và Vi tính USD 64.227.418
4 Máy móc thiết bị, phụ tùng USD 567.277.230
5 NVL dệt may da USD 202.060.525
6 Ôtô dạng CKD,SKD Bộ 96 742.160
7 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 673 8.299.078
8 Phân bón các loại Tấn 810.109 120.011.236
9 Sắt thép các loại Tấn 548.668 123.801.744
10 Tân dược USD 12.524.006
11 Xăng dầu các loại USD 3.038.758 705.099.337
12 Xe máy dạng CKD,IKD Bộ 632.204 121.890.246
Tổng 3.787.920.368
Nguồn: Bộ Công Thương – Vụ Châu Á-TBD
II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc
1. Kết quả và thuận lợi.
Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt - Trung đã có sự tác
động sâu sắc đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của các tỉnh biên giới
phía bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có kinh tế cửa khẩu. Tại các địa phương này đã
đạt được ba mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và tăng
cường quan hệ láng giềng. Điều đó là tất yếu của việc thúc đẩy tự do thương mại
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời nó còn thúc đẩy 2
ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Ngày 27/4/2010 tại diễn đàn hợp tác thương mại Việt Nam Trung Quốc,
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp. Thương mại hai chiều Việt
Nam - Trung Quốc tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 30%/năm trong 10
25
năm qua và đạt 21 tỷ USD trong năm 2009. Tính đến cuối tháng 3 năm nay,
Trung Quốc đã có trên 700 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn
đăng ký gần 3 tỷ USD, chưa kể đầu tư của Hongkong và Ma Cao.
2. Những tồn tại và khó khăn.
Mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong
những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công to lớn, góp phần nhất định đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế vùng biên giới. Tuy nhiên, trong quá
trình mở cửa giao lưu thương mại giữa hai nước đã xuất hiện một số những vấn đề
phức tạp hạn chế làm ảnh hưởng chung đến ổn định và phát triển kinh tế.
Nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
Sau một thời gian quan hệ hai nước bị gián đoạn, từ khi Đảng và Nhà nước ta
chủ trương cho phép nhân dân cư trú ở khu vực biên giới được qua lại thăm
thân, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng(1991) tiến tới từng bước bình
thường hoá quan hệ, đến nay quan hệ về chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai
nước đã và đang phát triển tốt đẹp. Đặc biệt quan hệ kinh tế thương mại đạt
được nhiều kết quả thiết thực. Kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các tổ chức
doanh nghiệp hai nước ngày càng phát triển về quy mô và chiều sâu. Kim ngạch
xuất nhập khẩu hai chiều năm 2002 đạt trên 3 tỷ USD và ngày càng gia tăng,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới nói riêng và trên phạm vi
cả nước nói chung, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện, cơ sở hạ tầng
phát triển, dân trí được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa miền núi với miền đồng bằng…
Tuy nhiên cùng với sự phát triển quan hệ giao lưu, buôn bán kinh doanh xuất
nhập khẩu và đầu tư giữa hai nước, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở tuyến
biên giới phía Bắc ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đặc điểm địa lý vừa
có đường biên giới đất liền kéo dài vừa có vùng lãnh hải tiếp giáp rộng lớn, ngoài các
cửa khẩu quốc tế còn có hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch và hàng trăm đường đi lối lại
dọc tuyến biên giới, thuận tiện cho việc mang vác, vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua
biên giới làm cho tình hình quản lý an ninh khu vực biên giới, kiểm soát chống buôn
lậu hết sức khó khăn, phức tạp.
26
Hàng lậu từ Trung Quốc luồn lách qua các đường tiểu ngạch biên giới vào các
tỉnh biên giới rồi được vận chuyển trên đủ loại phương tiện từ xe máy, ôtô, tầu hoả,
tàu, thuyền trên sông, trên biển đổ về các tụ điểm chứa chấp tiêu thụ là trung tâm các
tỉnh, thành phố. Cơ chế thị trường tự phân chia lợi ích theo từng cung đoạn, hình thành
những đường dây buôn lậu có tổ chức, quy mô lớn, nhỏ theo chuyên ngành mặt hàng.
Hàng lậu rất đa dạng từ ôtô, xe gắn máy, đồ điện tử, điện lạnh, xe đạp, linh kiện phụ
tùng các loại đến vải vóc, quần áo may sẵn, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống các loại,
vật liệu xây dựng đủ loại, đồ gia dụng…các loại văn hoá phẩm như băng đĩa hình, đồ
chơi trẻ em ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách, thậm chí cả từ tăm tre, đũa mộc…
những mặt hàng mà trong nước đủ sức sản xuất được với chất lượng tốt, giá rẻ.
Hàng xuất lậu thường là đồng, niken, động vật hoang giã, quý hiếm, lâm sản,
gạo…
Hàng Trung Quốc nhập lậu có mặt khắp nơi từ thành phố đến thị xã, từ miền
núi đến đồng bằng; khi tăng, khi giảm, giá rẻ; bị ngăn chặn nơi này thì xuất hiện ở nơi
khác, với nhiều thủ đoạn mánh khoé tinh vi, lực lượng tham gia buôn lậu khá đông
đảo, thậm chí nhiều nơi người lớn - trẻ em bỏ sản xuất, bỏ học hành để tham gia buôn
lậu hoặc vận chuyển hàng hoá qua biên giới, tiếp tay cho buôn lậu.
Hàng lậu đi ngay qua cửa khẩu có ngành chức năng quản lý cũng khá nhiều.
Bọn buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để lừa dối, móc ngoặc thông đồng với những phần tử
tiêu cực biến chất trong các lực lượng chống buôn lậu, lợi dụng những kẽ hở của cơ
chế chính sách, lợi dụng sự yếu kém, thiếu hiểu biết về kiến thức thương phẩm, phân
loại hàng hoá… của người thi hành công vụ, lợi dụng hàng hoá cồng kềnh che đậy,
giấu diếm lẫn lộn với hàng nhập khẩu hợp pháp, lợi dụng thời tiết, thời điểm gây sự ùn
tắc ở các cửa khẩu để dồn ép tâm lý hạn chế sự kiểm tra chặt chẽ ở cửa khẩu biên giới
để thông quan nhanh chóng. đe
Tình hình gian lận thương mại.
- Gian lận về chính sách thuế: Vẫn là thủ đoạn lập hợp đồng ngoại thương giả
mạo hoặc thông đồng với doanh nghiệp nước ngoài ghi giá trên hợp đồng mua bán
hàng nhập khẩu thấp để trốn thuế, có mặt hàng giá nhập khẩu chỉ bằng 1/3 giá thực tế,
khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, mục đích sử dụng của hàng hoá; khai
27
tăng định mức tiêu hao nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đưa vào sản xuất hàng xuất
khẩu để rút nguyên liệu ra tiêu thụ trốn thuế ngay tại thị trường nội địa...
- Gian lận về lợi dụng các chính sách quản lý khác: Đáng chú ý nhất hiện nay
là từ khi Nhà nước ban hành Luật thuế giá trị gia tăng (năm 1999), lợi dụng kẽ hở
trong chính sách hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu, sự thông thoáng của Luật doanh
nghiệp và chế độ kiểm tra thực tế hàng hoá của Luật Hải quan, nhiều doanh nghiệp
khai khống số lượng, khai tăng trị giá hàng hoá xuất khẩu, thậm chí khai tăng đến 5
lần giá thực tế hoặc quay vòng hàng xuất khẩu, cụ thể hàng đã làm thục tục xuất khẩu
qua biên giới sau đó thuê "cửu vạn" đưa hàng trở lại để làm thủ tục xuất tới hai ba lần
để lấy xác nhận thực xuất với số lượng, trị giá nhiều để được hoàn thuế giá trị gia tăng
nhiều, rút ruột ngân sách nhà nước. Nếu năm 1999 cơ quan chức năng mới phát hiện 3
vụ thì năm 2000 đã phát hiện 17 vụ, năm 2001 phát hiện 64 vụ, từ đầu năm 2002 đến
tháng 10/2002 phát hiện 147 vụ vi phạm với tổng số tiền lừa đảo chiếm đoạt 480 tỷ
đồng từ ngân sách nhà nước. Đây là loại tội phạm hoạt động có tính tổ chức cao, móc
nối, cấu kết với nhau chặt chẽ, mua chuộc một số cán bộ cơ quan nhà nước như Hải
quan, Thuế và doanh nghiệp nhà nước thoá hoá biến chất tiếp tay cho chúng. Vì vậy
không chỉ doanh nghiệp tư nhân mà nhiều vụ doanh nghiệp nhà nước cũng trực tiếp
tham gia trong lĩnh vực gian lận lừa đảo này. Đây thực sự là bọn "đạo chích" khoác áo
doanh nghiệp.
3. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam
trong thời gian qua.
Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Từ sau khi thực hiện
cải cách mở cửa, một mặt Trung Quốc ra sức thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài, đặc biệt là các nước phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng“ Bốn hiện
đại hoá“ mà Trung Quốc đang tiến hành, mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài với số lượng và qui mô không lớn, trong đó có Việt Nam . So
sánh với các nước khác trong khu vực thì Trung Quốc nhiều ưu thế hơn trong buôn
bán và hợp tác kinh tế với Việt Nam vì những lý do sau:
28
Thứ nhất, Việt Nam là nước là nước chậm phát triển, đang thực hiện cải cách
mở cửa để phát triển kinh tế và Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng của
Việt Nam trong hợp tác và phát triển kinh tế, thương mại.
Thứ hai, Trung Quốc hiện đang có khối lượng lớn hàng công nghiệp có chất
lượng trung bình, giá rẻ, kỹ thuật lại phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam.
Thứ ba, trong thời gian qua Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều hạng
mục công nghiệp ở phí Bắc, bao gồm đường sắt, cầu cống, nhà máy gang thép, dệt, vật
liệu xây dựng, phân hoá học mà hiện nay các nhà máy này đang cần thay thế và đổi
mới trang thiết bị. Việt Nam cũng mong muốn Trung Quốc giúp để cải tạo các nhà
máy đó.
Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp khác lần lượt sang Việt Nam thực
hiện nhiều dự án đầu tư trực tiếp sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng thống kê các
dự án và kim ngạch đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam từ
năm 2000 đến năm 2010
Bảng 4: Số liệu về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam các năm 2000- 2010
Đơn vị tính: USD
Thời gian Tổng số dự án đầu tư Tổng kim ngạch đầu tư theo giấy
phép
2000 1 200.000
2002 10 3.044.143
2004 22 24.000.000
2005 33 60.000.000
2006 61 120.000.000
2008 76 130.000.000
2009 92 148.000.000
2010 110 221.000.000
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2- 2010
Tính tới nay, Trung Quốc là nước đứng thứ 22 trong số các nước đầu tư vào
Việt Nam . Các nhà đầu tư Trung Quốc có mặt tại 20 tỉnh và thành phố; 50,1 % vốn
đăng ký tập trung tại bốn địa phương lớn là Thành phố Hồ Chí Minh 9 dự án, vốn đầu
tư 39,9 triệu USD; Hà Nội 24 dự án, vốn đầu tư 33,5 triệu USD; Hải Phòng 8 dự án,
29
vốn đầu tư 27,2 triệu USD; Nam Định 3 dự án, vốn đầu tư là 14,1 triệu USD. Các địa
phương như Quảng Ninh, Thái Bình, Hoà Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn với số lượng và vốn đầu tư ở qui mô nhỏ.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường Việt Nam và dựa vào khả năng tiền vốn và
ưu thế kỹ thuật sẵn có, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư chủ yếu vào các lĩnh
vực sản xuất khinh doanh như Khách sạn, nhà hàng, sản xuất lắp ráp đồ diện dân dụng,
sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, thuốc trừ sâu, gia công gương kính, da giầy, sản
xuất máy đếm tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, chế biến sản phẩm lâm
nghiệp, nuôi trồng hải sản, chế biến thực phẩm và rau quả, sản xuất thức ăn gia súc,
sản xuất đầu lọc thuốc lá, giấy vệ sinh, đồ chơi trẻ em, sản xuất gạch men, gốm sứ vệ
sinh phục vụ dân sinh, đèn chiếu sáng, thuốc đông y, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
khu chế xuất Linh Trung tại thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng siêu thị tại chợ sắt Hải
phòng ... Nhìn chung đây là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam đang có
nhu cầu phát triển trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và
cũng là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp Trung Quốc có ưu
thế cạnh tranh tương đối nhất là về giá cả .
Từ tình hình diễn biến về hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam như đã
nêu trên, chúng ta có thể có một số nhận xét đánh giá như sau:
Thứ nhất, Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
có sự tăng trưởng với tốc độ trung bình, năm 2005 tăng gấp 3,3 lần về số dự án đầu tư
và gần 20 lần về kim ngạch đầu tư so với năm 2002;. Đến nay, Trung Quốc đứng hàng
thứ 22 trên tổng số hơn 60 nước đầu tư vào Việt Nam( Theo báo đầu tư 11-9- 2010) .
Thứ hai, Nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại việt Nam
còn ít cả về số lượng dự án lẫn kim ngạch đầu tư là do:
- Trung Quốc là nước đang phát triển, thiếu vốn, lại đang tiến hành xây dựng“
Bốn hiện đại hoá “ trên qui mô lớn cần thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Một số những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư trực tiếp của
nước ngoài thì phía Trung Quốc cũng đang cần đầu tư và có nhiều triển vọng để phát
triển nên phía Trung Quốc chưa có nhu cầu cấp bách đầu tư ra nước ngoài.
- Đối với đầu tư của Trung Quốc người Việt Nam cung không mặn mà lắm vì
cho rằng kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Trung Quốc chưa tiên tiến hiện đại bằng
30
các nước phát triển khác, do đó khi các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu
tư sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn trở ngại. Hơn nữa phía các doanh nghiệp
Trung Quốc chưa thật sự tin tưởng và coi trọng thị trường đầu tư ở Việt Nam .
Thứ ba, Qui mô các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam nói
chung là nhỏ, tính trung bình khoảng 2 triệu USD cho một dự án đầu tư. Các nhà đầu
tư của Trung Quốc đến đầu tư tại Việt Nam, tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, tiền vốn có hạn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất chưa tiên tiến, do đó sức cạnh
tranh yếu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, Về hình thức đầu tư. Các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt
Nam trong thời gian qua đều được triển khai dưới hai hình thức chủ yếu là dự án liên
doanh với phía đối tác Việt Nam và dự án 100% vốn của các doanh nghiệp Trung
Quốc. Mấy năm gần đây, loại dự án đầu tư 100% vốn của phía Trung Quốc có chiều
hướng tăng lên so với những năm đầu,
Thứ năm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư
vào Việt Nam khá đa dạng, nhưng phần lớn đều thuộc vào ngành công nghiệp nhẹ, gia
công chế biến sản phẩm nông lâm hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng, kỹ thuật công
nghệ đòi hỏi không cao lắm, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, không cần tốn
nhiều vốn đầu tư lại thu hồi vốn nhanh, thời gian hoạt động của các dự án tương đối
ngắn khoảng từ 5 đến 15 năm.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua tuy chưa
nhiều, song cũng đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía đầu tư và tiếp nhận đầu
tư. Thông qua các dự án đầu tư trực tiếp mà phía Trung Quốc triển khai, Việt Nam có
thêm một số xí nghiệp, nhà máy với những thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ
sản xuất mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới và doanh thu mới, giải quyết được hàng chục
nghìn việc làm cho người lao động trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam . Đây là những
đóng góp có tác dụng tích cực trong mức độ nhất định của đầu tư trực tiếp Trung Quốc
đối với công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân ta
đang tiến hành, cần được khẳng định.
Về phía Việt Nam do năng lực còn hạn chế nên số lượng dự án đầu tư của Việt
Nam vào Trung Quốc không nhiều và có qui mô nhỏ. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư,
31
trong hơn 10 năm từ sau khi bình thưòng hoá quan hệ Việt Nam mới chỉ đầu tư trị giá
240.000 USD tại Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
III. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT
– TRUNG.
1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
biên giới.
Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt - Trung đã có sự tác động sâu sắc đến
nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của các tỉnh biên giới phía bắc, đặc biệt là ở các
tỉnh có kinh tế cửa khẩu. Tại các địa phương này đã đạt được ba mục tiêu cơ bản là
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ láng giềng.
Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn trước khi hai nước hai nước bình thường hoá
quan hệ, kinh tế vùng biên giới còn nhỏ lẻ, phân tán, còn mang nặng tính tự cung tự
cấp. Hình thức hoạt động thương mại lúc này là trao đổi hàng hoá của cư dân trên các
chợ đường biên. Hàng hoá trao đổi chủ yếu là sản phẩm phục vụ sản xuất trực tiếp và
hàng tiêu dùng, giá trị trao đổi không lớn.
Sau khi hai nước tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu
qua biên giới Việt - Trung tăng trưởng nhanh chóng, với nhịp độ ngày càng cao. Trong
quan hệ mậu dịch biên giới, ta đã bán được một số hàng hoá cần bán với yêu cầu về
phẩm chất không cao, chi phí vận tải thấp, được giá, trong đó có những mặt hàng lâu
nay đồng bào miền núi phía bắc rất khó tiêu thụ. Về hàng nhập khẩu, ta mua được một
số mặt hàng thiết yếu, thay thế những mặt hàng ta vẫn phải mua của nước khác bằng
ngoại tệ mạnh. Nhờ mậu dịch biên giới, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, cácmiền, các
tỉnh được mở rộng và phát triển, kinh tế hàng hoá được kích thích.
32
Bảng 5: Số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân
Năm
Tỉnh thành
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1. Quảng Ninh 7,4 10,4 10,3 11,6 15,0 22,5 15,8 15,7 17,5
2.Lạng Sơn 3,4 4,9 5,5 5,6 5,5 9,5 8,1 10,8 8,3
3.Cao Bằng 2,0 3,1 3,6 4,1 4,5 4,4 4,6 4,4 4,5
4. Hà Giang 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,9 3,0 3,0 3,3
5.Lào Cai 1,6 2,4 3,0 3,2 3,6 5,5 5,1 5,2 5,4
6.Lai Châu 1,1 1,8 2,2 2,6 2,7 3,5 2,6 3,5 3,6
Tổng công vùng 16,5 23,9 26,2 28,9 33,1 48,3 39,2 42,6 42,6
Cả nước 836,5 909,6 951,8 1038,2 1115,7 1656 1531,2 1389 1455,4
Vùng so với cả
nước
1,98 2,64 2,75 2,78 2,96 2,92 2,56 3,07 2,93
Nguồn: Tổng Cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm.
Số liệu trên bảng 4 cho thấy số người tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ công
cộng và dịch vụ tư nhân ở khu vực 6 tỉnh biên giới phía bắc năm 2008 tăng hơn 2,5 lần
so với năm 2000, tương đương 258,6%, trong khi đó tính cho cả nước chỉ tăng hơn
1,7 lần , tương đương với 174,1 %, như vậy nhịp độ tăng bình quân hàng năm của
vùng này cao gấp rưỡi so với cả nước. Do đó, tỷ trọng số người kinh doanh thương
mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân của vùng biên giới 6 tỉnh phía Bắc so với
cả nước đã tăng từ 1,89% năm 2000 lên đến 2,93 năm 2008. Đối với khu vực vùng núi
cao ở biên giới phía Bắc, phần đông là dân tộc thiểu số thì đây là một kết quả đáng
khích lệ mà chỉ có mở cửa biên giới mới có thể đạt được.
Cùng với sự phát triển thương mại với Trung Quốc, hệ thống các chợ cửa khẩu và
chợ biên giới đã được khôi phục và phát triển, hiện nay có 13 chợ đường biên và 3 chợ
cửa khẩu. Đối tượng tham gia mua bán ở các chợ ngày càng đông, hàng hoá ngày càng
nhiều và phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân vùng biên giới, đồng thời các chợ
biên giới cũng là nơi trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Các tỉnh Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Lào Cai đã và đang đầu tư nâng cấp xây dựng chợ Ka Long, Đồng Đăng,
Cốc Lếu. Tại thị xã Lào Cai hiện đang thi công xây dựng trung tâm thương mại Kim
33
Thành, chắc chắn hoạt động của các chợ và Trung tâm thương mại sẽ thu hút ngày
càng nhiều đối tượng tham gia buôn bán và phần lớn khối lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu được thông qua các chợ này.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vùng biên, ngoài ý nghĩa tích cực là cầu nối
giao lưu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc trong quan hệ tình cảm và giao lưu
buôn bán giữa nhân dân hai nước Viêt - Trung, nhất là đối với cư dân các dân tộc thiểu
số ở hai bên biên giới, đã tác động mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao
động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng
vạn người lao động không chỉ ở các tỉnh biên giới phía bắc mà nhiều tỉnh lân cận.
Ngoài kinh doanh thương mại và dịch vụ, trên khu vực biên giới đã hình thành đội ngũ
đông những người làm nghề vận tải hành khách, hàng hoá bằng ôtô, xe máy và mang
vác(cửu vạn).
Mặc dù thông qua hoạt động thương mại Việt - Trung đã và đang tiếp tục nảy sinh
tiêu cực, phức tạp ở vùng biên, nhưng điều có ý nghĩa nhất cần phải thấy đó là sự biến
đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, đang từ tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, thiếu đói
lương thực nhiều năm, nay đã chuyển hướng mạnh sang sản xuất hàng hoá, phát triển
mạnh các hoạt động thương mại và dịch vụ. Thị trường vùng biên đã thực sự trở thành
nhân tố tạo vùng, hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn về trao đổi hàng hoá với
Trung Quốc, thu hút nhiều tỉnh và thành phố cùng tham gia các hoạt động xuất nhập
khẩu.
2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt
động kinh tế phát triển.
2.1 . Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Nông nghiệp Trung Quốc có vai trò quan trọng, được coi là cơ sở của nền kinh tế
quốc dân. Sự nghiệp phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã có bước đi dài và đạt được
một số thành tựu trong nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn như gây được giống
lúa lai đạt năng suất cao, trồng mía trên đồi, sản xuất đường ăn, có nhiều kinh nghiệm
chống bão lũ, khôi phục rừng, có kinh nghiệm khoán quản trong nông nghiệp; thúc
đẩy nông dân làm giầu, làm xí nghiệp hương trấn ở nông thôn... Những thành tựu và
kinh nghiệm phát triển nông thôn Trung Quốc đã giúp ích nhiều cho việc phát triển
nông nghiệp và nông thôn nước ta, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc.
34
Trao đổi hàng hoá nông lâm sản với Trung Quốc, ta đã khai thác được thị trường gần
để tiêu thụ nhiều sản phẩm nông lâm hải sản. Giá cả trên thị trường này tuy không ổn
định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường khu vực khác,
chẳng hạn như cao su nguyên liệu. Đây lại là thị trường dễ tính, không đòi hỏi chất
lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu
của Việt Nam. Ta đã nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồngvật nuôi cần thiết
cho nông nghiệp như công nghệ sản xuất mía đường, máy kéo công suất vừa và nhỏ,
máy bơm nước, thuỷ điện nhỏ; máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay; vật tư, thuốc
thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm...
Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình
độ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu này không phải
chi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm
vào sử dụng.
Về trao đổi khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, việc ứng dụng
và chuyển giao công nghệ của Trung Quốc vào nước ta đã có tác dụng và triển vọng
đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số mô hình trồng trọt, chăn
nuôi, trồng rừng học tập kinh nghiệp từ nước bạn đã được áp dụng và thu được nhiều
kết quả ở các tỉnh phía Bắc.
Để phát huy hơn nữa tính tích cực của quan hệ thương mại Việt - Trung đối với sản
xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải có một chiến lược hợp tác dài hạn trong nông
nghiệp, nhất là chuyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra phải tăng cường công tác
kiểm soát, kiểm dịch động thực vật chặt chẽ hơn nữa tránh sau bệnh dịch hại xâm nhập
gây ảnh hưởng tới vật nuôi, cây trồng, bảo vệ được sản xuất nông nghiệp nước ta.
2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung cho thấy
hàng hoá máy móc, thiết bị, hoá chất, các phương tiện vận tải công nghệ phục vụ cho
một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu chiếm 30
% giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu khá phong phú,
đa dạng, có qui mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô với hàng loạt máy móc, thiết
bị; từ thiết bị lẻ đến thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng có qui mô lớn trong thời gian
qua là máy móc nông nghiệp và chế biến lâm sản, nông sản; thiết bị cho sản xuất xi
35
măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt; thiết bị máy móc sản xuất phân bón và các
loại máy phát điện cỡ nhỏ, có trình độ công nghệ chưa phải là tiên tiến và có ý nghĩa
lâu dài, việc sử dụng chỉ mang tính chất tình thế. Tuy nhiên công nghệ nào cũng có
một thời kỳ phục vụ tích cực nhất định, phù hợp với trình và hoàn cảnh trong một giai
đoạn phát triển nhất định. Những thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc kể trên
đã có một khoảng thời gian 5 - 10 năm phục vụ tích cực cho sản xuất công nghiệp,
phù hợp với ngành chế biến công nghiệp mới xây dựng ở nước ta.
2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.
Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía bắc phần lớn là giao thông dường
bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc. Hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai có thêm đường
sắt, Quảng Ninh có thêm đường biển, song số lượng ít, chất lượng chưa cao. Từ ngày
mở cửa biên giới, Bộ giao thông vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo,
nâng cấp nhiều đoạn đường, tuyến đường tới các cửa khẩu chính như đoạn Tiên Yên -
Móng Cái dài trên 90 Km trên quốc lộ 18; Tuyến đường Lộc Bình - Chi Ma dài 18
Km; đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh; tuyến Mã Phủ - Sóc Giang; nâng
cấp và sửa chữa các các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70; khôi phục
và khai thông hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội - Đồng Đăng
- Bằng Tường, Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Đồng thời với việc xây dựng các tuyến
đường chính trên, ta đã và đang xây dựng thêm 3 vành đai giao thông dọc theo biên
giới. Ngoài ra để giúp đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi, nhà nước
ta đã có chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi,
vùng sâu vùng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện, đường, trường, trạm,
thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với các xã biên giới được đầu tư thêm xây dựng chợ.
Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng được một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh,
Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai. Nhìn chung, các tuyến đường ra cửa khẩu, đến các xã
biên giới đã được cải thiện một bước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội
của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Về thông tin liên lạc, từ năm 1990 trở về trước, mạng bưu chính viễn thông của
6 tỉnh biên giới phía Bắc còn rất lạc hậu. Từ năm 1991 đến nay cùng với việc mở rộng
đường điện báo, khôi phục đường điện thoại giữa Hà Nội và Bắc Kinh, ngành bưu đã
từng bước hiện đại hoá mạng thông tin từ Trung ương xuống 6 tỉnh với 39 huyện biên
36
giới. Ngành bưu điện đã đưa kỹ thuật vi tính vào quản lý bưu chính và phát hành báo
chí, các dịch vụ điện thoại, điện báo, FAX đều đã được số hoá; dịch vụ chuyển phát
nhanh EMS và chuyển tiền nhanh trong phạm vi 24 - 48 giờ được mở rộng đến các thị
xã. Dịch vụ bưu chính - viễn thông đã rải khắp các cửa khẩu và chợ đường biên.
2.4. Mở rộng hoạt động du lịch.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của giao lưu hàng hoá, ngành du lịch 6 tỉnh
miền núi biên giới phía bắc có nhiều tiến bộ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho các tỉnh miến
núi phía bắc nhiều cảnh quan và điểm du lịch tuyệt vời. Đặc biệt Vịnh Hạ Long là một
trong những di sản tự nhiên của thế giới, là nơi vô cùng hấp dẫn khách du lịch các tỉnh
biên giới phía Nam và các tỉnh lục địa Trung Quốc không có biển, ngoài ra còn có Sa
Pa cũng là nơi có danh lam thắng cảnh đẹp, có khí hậu mát mẻ vào mùa hè. ở những
nơi này còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc có những phong tục tập quán, lễ hội
mang bản sắc văn hoá phong phú đa dạng. Có thể nói các tỉnh miền núi phía Bắc có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài
nước, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc.
Từ sau khi hai nước thiết lập lại quan hệ, khách du lịch giữa hai nước và nước thứ ba
đã tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Tổng Cục du lịch, thời kỳ năm 2002 đến
năm 2006 bình quân số khách tăng mỗi năm 30% đến 40%. Năm 2006 số khách du
lịch vào Việt Nam qua biên giới Việt - Trung đạt tới 375 nghìn lượt người, năm 2009
đã tăng lên 460 nghìn người. Tại các thị xã có cửa khẩu, cả nhà nước và tư nhân đã
xây dựng hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn. Riêng tại Quảng Ninh đã có 156 khách sạn
với hơn 3000 phòng nghỉ. ỏ 6 tỉnh biên giới hiện có trên 40 đơn vị kinh doanh lữ
hành, sự phát triển của du lịch không những tăng thêm thu nhập quốc dân mà còn góp
phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận cư dân vùng biên giới. Hoạt
động du lịch đã góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tạo điều kiện cho
nhân dân hai bên qua lại thăm thân, trao đổi có những tác động tích cực đến nhiều lĩnh
vực trong phát triển kinh tế đối ngoại.
2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một số
trung tâm kinh tế quan trọng.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế vùng biên giới khá mạnh dưới sự tác động của giao
lưu kinh tế, thương mại, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng phát triển các
37
ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, ngân hàng, vận tải, bưu điện..., kích thích các
ngành sản xuất phát triển theo hướng thị trường, tăng nhanh các sản phẩm công
nghiệp, nông lâm nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.
Sự phát triển thương mại qua biên giới cùng với sự phát triển của phân công lao
động và thương mại nội địa tạo nên những điểm đầu mối quan trọng về luồng hàng
hoá, tiền tệ và giao thông. Có thể thấy trong từng tiểu vùng, từng tỉnh, từng huyện đều
có những điểm nổi lên làm trung tâm kinh tế vùng.
Xét trên toàn tuyến biên giới phía Bắc , ở qui mô lớn có thể thấy ở các thị trấn Đồng
Đăng( Lạng Sơn ), Móng Cái( Quảng Ninh ), thị xã Lào Cai( tỉnh Lào Cai) và Tà Lùng
( tỉnh Cao Bằng ). Những trung tâm này là những điểm nút, qui tụ các luồng chảy của
hàng hoá trong vùng thông qua hệ thống 512 chợ lớn nhỏ của các tỉnh miền núi, mặt
khác, là đầu mối giao lưu hàng hoá của các tỉnh khác trong cả nước với Trung Quốc và
ngược lại. Vai trò của các trung tâm kinh tế này cũng dần thay đổi theo tình hình
thương mại giữa hai nước. Trong thời kỳ đầu, phương thức buôn bán tại các trung tâm
này chủ yếu là môi giới, chắp nối các mối hàng mua bán giữa phía Việt Nam và Trung
Quốc để hưởng phần chênh lệch . Sau đó nhiều hộ đầu tư vốn tự mua hàng và bán
hàng với số lượng lớn và trực tiếp, chủ động xây dựng các mối quan hệ bạn hàng với
cả hai phía Trung Quốc và các tỉnh nội địa của Việt Nam. Gần đây, qui mô thương mại
phát triển lớn hơn đã kéo theo các ngành dịch vụ như kho chứa, đổi tiền, ăn uống, chế
biến, bảo quản... cùng phát triển. Hiện nay các trung tâm kinh tế ở các tỉnh biên giới đã
và đang áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt của kinh tế cửa khẩu, đây là một trong
những thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc.
2.6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc.
Các cửa khẩu biên giới phía bắc có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giao
lưu kinh tế. Buôn bán qua biên giới đã giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ trung bình
và giàu ở các thị xã, thị trấn khu vực cửa khẩu. Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy
GDP thu nhập bình quân đầu người năm 2005 tăng hơn 2 lần so với năm 2000, tỷ lệ
tăng GDP trong các giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 khá ổn định. Đời sống của nhân
dân các tỉnh vùng biên giới được cải thiện rõ rệt, diện mạo các tỉnh biên giới ngày một
sáng sủa hơn.
38
Bảng 6 : GDP bình quân đầu người ( USD ) năm 2000 - 2010
STT Tỉnh\Năm 2000 2003 2006 2009 2010
1 Lạng Sơn 95,6 127,9 236,0 406 496
2 Quảng Ninh 144,3 207,4 380,0 530 619
3 Lào Cai 72,7 109,3 225,0 375 445
4 Cao Bằng 64,5 72,8 150,0 229 310
5 Lai Châu 79,6 103,7 205,0 315 412
6 Hà Giang 69,8 77,2 145,0 235 327
Nguồn: Tổng Cục thống kê ( Niên giám thống kê các năm )
Mỗi năm, thông qua hoạt động giao lưu thương mại Việt - Trung, ở các tỉnh biên giới
phía Bắc đã có thêm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ các
vùng khác đến làm ăn; nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trên các địa điểm
giao lưu được sửa sang và xây dựng mới. Chỉ sau mấy năm các cửa khẩu được xây
dựng mới khang trang như cửa khẩu Móng Cái( Quảng Ninh), Đồng Đăng( Lạng Sơn
), Lào Cai ( Lào Cai ).
Nhờ có mở cửa, giao lưu kinh tế - thương mại nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình
thành những trung tâm giao lưu kinh tế lớn. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong
phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp sửa chữa, đời sống văn hoá tinh thần được
cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi được cải thiện, đổi mới.
39
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC
Để quan hệ kinh tế thương mại qua biên giới Việt - Trung phát triển theo các quan
điểm, mục tiêu và phương hướng nói trên, chúng ta phải thực hiện tốt các giải pháp
chủ yếu sau :
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc.
Muốn phát triển quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, lâu dài, vấn đề quan trọng
nhất là phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, phù hợp. Vì vậy các kế hoạch phải được
xây dựng trên cơ sở ký kết các Hiệp định thương mại song phương, trên cơ sở tập
quán, thông lệ buôn bán quốc tế. Qua đó mỗi bên phải có nhiệm vụ tôn trọng và tích
cực thực hiện đúng các điều khoản đã ký. Trên cơ sở khung pháp lý như vậy mới tạo
ra môi trường, hành lang cho hoạt động kinh tế- thương mại giữa hai nước được củng
cố và phát triển vững chắc.
Trong những năm qua, hai nước đã ký hơn 20 Hiệp định, trong đó Hiệp định thương
mại được ký tháng 7/11/1997, Hiệp định thương mại ký tháng 10/1998 và một số các
nghị định thư và Hiệp định khác nữa. Nhưng trong thực tế, các Hiệp định tuy đã được
triển khai nhưng còn mang tính hình thức, chưa sâu sát cụ thể. Do đó, kể từ ngày ký
Hiệp định cho đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chưa
cao; hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến hoạt
động thương mại qua biên giới không ổn định, bất thường, lúc tăng, lúc giảm gây
nhiều bất lợi cho phía Việt Nam. Mặt khác, phía Trung Quốc với mục đích lợi dụng thị
trường Việt Nam để tiêu thụ hàng công nghiệp địa phương kém chất lượng, nhưng giá
thấp, chủng loại đa dạng, phong phú, phù hợp với sức mua của thị trường Việt Nam
nên họ thường xuyên đẩy mạnh buôn bán tiểu ngạch qua biên giới.
Về phía Việt Nam, chính sách về kinh tế của ta chưa linh hoạt, uyển chuyển, bổ sung
chưa kịp thời, dẫn đến các địa phương, các doanh nghiệp chưa chủ động trong kinh
doanh xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đó cũng là nguyên nhân gây lộn xộn trong buôn bán
trao đổi, mạnh ai nấy làm, tranh mua, tranh bán ... Nắm được sự thiếu thống nhất đó,
phía Trung Quốc đã chủ động, chi phối hoạt động thương mại cửa khẩu biên giới Việt
- Trung, làm cho ta luôn bị động. Cụ thể là, khi họ cần điều tiết thị trường như: thu
mua trao đổi hàng hoá với khối lượng lớn, dồn dập, giá cả có thể tăng lên từng ngày,
40
thậm chí từng giờ( đặc biệt đối với hàng hoá tươi sống). Nhưng khi nhu cầu phần nào
đã được đáp ứng, họ thống nhất ép giá, hoặc tỷ giá , gây sức ép và bất lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí họ dừng, không mua hàng đó nữa trong cùng một
thời gian nhất định, khién cho một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã mang sang
Trung Quốc rồi bán không được, mang về cũng không xong, gây thua lỗ nặng nề cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy giải pháp xây dựng kế hoạch buôn bán qua biên giới với Trung Quốc trên cơ
sở ký kết các Hiệp định thương mại giữa hai nước, giảm thiểu tình trạng buôn bán tiểu
ngạch, tăng cường buôn bán chính ngạch và triệt để tuân theo các tập quán và thông lệ
quốc tế là giải pháp có tính chất tiên quyết, bảo đảm phát triển lâu dài, ổn định quan hệ
kinh tế - thương mại giữa hai nước.
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa
khẩu biên giới.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách đối với phát triển kinh tế
vùng núi phía Bắc nhằm xoá đói giảm nghèo, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Trong
đó chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới đã và đang phát huy
tác dụng tích cực, làm cho bộ mặt kinh tế vùng biên giới được nâng lên một bước, cải
thiện được đời sống của nhân dân các tỉnh vùng núi biên giới phía bắc.
Một số tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đã hình thành những trung tâm
kinh tế lớn, tốc độ giao lưu thương mại với tốc độ khá cao nhưng trên thực tế vẫn chưa
khai thác hết tiềm năng, lợi thế vốn có của kinh tế cửa khẩu biên giới. Do đó, trong
thời gian tới ngoài những chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung thì cần
phải có những chính sách đặc thù riêng cho các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc. Cụ
thể là:
- Từng bước hình thành khu kinh tế mở, cho tự do giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng
hoá trên khu vực biên giới cửa khẩu. Hàng hoá ra vào khu kinh tế mở, ngoài việc
tuân thủ qui định về chính sách mặt hàng thì được tự do trao đổi, chỉ áp dụng chế
độ kiểm tra giám sát Hải quan, không thu thuế đối với hàng hoá trong khu vực
kinh tế mở.
- Nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu được giữ lại 100% cho việc phát triển kinh tế tại
địa phương trong vòng từ 5 - 7 năm , những năm tiếp theo sẽ có điều chỉnh cho phù
41
hợp. Trước mắt, nguồn thu từ ngân sách phải khẩn trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng
cần thiết như: đường sá, kho tàng, bến bãi; nâng cấp về phương tiện thông tin liên
lạc, đảm bảo kịp thời cho hoạt động giao lưu thương mại qua biên giới.
- Hỗ trợ vốn để khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến hàng
xuất khẩu như trồng cây ăn quả, song mây, gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến
hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
- Cải cách những thủ tục rườm ra đối với hoạt động xuất nhập cảnh, đồng thời nâng
cấp điều kiện về cơ sở hạ tầng các khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút
ngày càng nhiều khách du Trung Quốc sang Việt Nam.
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu.
Chiến lược phát triển thương mại qua biên giới Việt - Trung cần phải được xem là
một trong những bộ phận quan trọng của phát triển kinh tế đối ngoại. Vì vậy ngoài
việc tuân thủ những chính sách chung điều hành xuất nhập khẩu của nhà nước, còn
phải đặc biệt quan tâm tới tính chất đặc thù của khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc,
sao cho khai thác tốt được thế mạnh vùng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong những năm tới, chúng ta cần khẩn trương xây dựng chiến lược đặc thù cho
hoạt động giao lưu thương mại trên các cửa khẩu biên giới Việt - Trung, có tính ổn
định, lâu dài, trong đó phải xác định được chính sách mặt hàng, cơ cấu mặt hàng xuất
nhập khẩu phù hợp với từng tuyến biên giới. Cụ thể như sau:
- Chính sách mặt hàng:
Xây dựng chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu hợp lý, tạo ra những sản phẩm có tầm
chiến lược, có khối lượng lớn, trị giá cao, chất lượng tốt, phù hợp với ưu thế, tiềm
năng của khu vực biên giới. Trên cơ sở đó xác định chính sách mặt hàng xuất nhập
khẩu đối với từng tuyến phía Bắc, phía Tây và Tây Nam, phù hợp với thị trường các
nước láng giềng, qua đó vươn rộng sang nước thứ ba.
Tiếp tục nâng cao tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu đã qua chế biến để tăng nhanh kim ngạch
hàng xuất khẩu. Chỉ có chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu sang chế biến mới giải quyết
được công ăn việc làm, nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý kinh tế , nâng
cao chất lượng sản phẩm của hàng Việt Nam, đây là biện pháp nâng cao sức cạnh
tranh của hàng và bảo vệ hàng trong nước có hiệu quả nhất.
- Về nhập khẩu:
42
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng trên thì hàng nhập
khẩu phải đặc biệt ưu tiên nhập khẩu những thiết bị có kỹ thuật tiên tiến và công nghệ
nguồn, không cho phép nhập khẩu thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi
trường. Thực tế trong thời gian qua ta đã nhập khá nhiều các thiết bị đồng bộ của
Trung Quốc thiết bị có công nghệ tiên tiến không nhiều mà chủ yếu là các thiết bị công
nghệ trung bình, kém. Điển hình như các thiết bị sản xuất đường, thiết bị sản xuất xi
măng, sản xuất hoá chất... Trong thời gian tới ta nên nhập khẩu thiết bị có công nghệ
tiên tiến hơn từ các nước Châu Âu.
Chỉ nhập khẩu những mặt hàng là nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất, chế
biến hàng xuất khẩu. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng kém phẩm chất gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng hoặc hàng hoá trong nước
đã sản xuất được.
- Về xuất khẩu:
Nhà nước tiếp tục có các biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác
tiềm năng của đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu, ưu tiên xuất khẩu các sản phẩm đã qua
chế biến từ hàng nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng trong nước, hàng thủ công mỹ
nghệ. Đối với các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc, cần có chính sách ưu đãi, khuyến
khích các địa phương này sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác được lợi thế về địa lý,
giảm được chi phí vận chuyển và nhiều thuận lợi khác sẽ làm tăng khả năng thâm nhập
của hàng xuất khẩu của ta vào thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh việc tìm nguồn hàng mới, chúng ta phải tiếp tục khai thác thế mạnh của
những nhóm hàng truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, dầu thô, than đá,
dép Bitis ... song phải hạn chế ngay việc xuất khẩu sản phẩm thô, chuyển ngay sang
sản phẩm chế biến theo các hướng chủ yếu sau đây:
Chuyển dần từ xuất khẩu dầu thô sang sản phẩm lọc dầu, dầu mỡ kỹ thuật cao và
các sản phẩm hoá dầu để phục vụ sản xuất trong nước đồng thời xuất khẩu ra nước
ngoài;
Chuyển từ xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều thô sang thực phẩm chế biến, tiện lợi
cho sử dụng, bảo quản;
Giảm xuất khẩu các loại quặng thô như quặng sắt, quặng đồng, crômite, đất hiếm
sang sản phẩm chế biến như tinh quặng có hàm lượng cao hơn .
43
- Về phương thức buôn bán:
Để khai thác ưu thế về địa lý và tiềm năng của các địa phương có biên giới, ngoài
phương thức buôn bán thông thường cần áp dụng phương thức tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh. Xây dựng các kho Ngoại quan, kho bảo thuế để lưu giữ hàng
hoá, những phương thức này sẽ mang lại một nguồn thu khá lớn cho ngân sách của
nhà nước, khuyến khích các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, giám định và các dịch vụ có
liên quan khác cùng phát triển. Trong tới sẽ dần hạn chế phương thức buôn bán tiểu
ngạch, đồng thời có sự quản lý chặt chẽ tránh tình trạng lợi dụng để buôn lậu, trốn thuế
gây mất ổn định thị trường.
Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trên cơ sở khai thác
tối đa nguồn lực của địa phương và cả nước bằng việc tạo vùng nguyên liệu sản xuất
hàng xuất khẩu ở địa bàn các tỉnh biên giới, giải quyết công ăn việc làm và tăng nhanh
phát triển kinh tế địa phương, đồng thời huy động sức mạnh kinh tế của các vùng, các
khu kinh tế của các tỉnh phía sau, tạo nhiều nguồn hàng phục vụ cho giao lưu kinh tế
thương mại.
- Chính sách về thanh toán qua ngân hàng:
Cho đến nay, ngân hàng chưa thực hiện được chức năng thanh toán cho hầu hết các
hoạt động giao lưu kinh tế - thương mại qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Theo số
liệu thống kê ngân hàng mới chỉ thanh toán được 4,8% khối lượng giao dịch thương
mại qua biên giới Việt - Trung. Do đó, trong thời gian tới ngành ngân hàng phải phát
huy giữ vai trò chủ đạo về thanh toán ngoại hối qua biên giới và chỉ có làm tốt chức
năng thanh toán mới tạo được sự ổn định trong giao lưu tiền tệ, hạn chế buôn lậu, đảm
bảo phát triển quan hệ thương mại lành mạnh. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục
mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng Trung Quốc, đồng thời có kế hoạch phối
hợp với các ngành chức năng trên biên giới để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về
hoạt động tiền tệ trên biên giới. Ngành ngân hàng phải khẩn trương tổ chức hệ thống
đổi tiền thuận lợi, có chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường tiền tệ, tìm
mọi biện pháp thu hút và đưa hầu hết khối lượng thanh toán qua biên giới vào hệ thống
ngân hàng.
Hoạt động tiền tệ bị thả nổi vì một số lý do , song chủ yếu vẫn là do thiếu quy chế có
hiệu lực và điều hành có hiệu quả. Do đó, trên khu vực biên giới hình thành các chợ
44
đổi tiền hoạt động tự do gây nhiều lộn xộn và chủ yếu do người hoa chi phối. Để hoạt
động tiền tệ đi vào kỷ cương thì song song với việc củng cố, cải tiến mạng lưới ngân
hàng, cần phải tổ chức xắp xếp và quản lý các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc
các thành phần kinh tế trên khu vực này, yêu cầu hoạt động đổi tiền phải được phép
của ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng.
Như vậy, sự hoạt động lành mạnh của thị trường tiền tệ sẽ có tác động tích cực đến
các hoạt động giao lưu thương mại lành mạnh, tạo ra môi trường tốt để phát triển quan
hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.
- Hoàn thiện chính sách thuế:
Trong thời gian qua, chính sách thuế được cải tiến, bổ sung sửa đổi rất nhiều cho phù
hợp với chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên hệ thống thuế còn
nhiều sơ hở, bất hợp lý, gây khó khăn cả cho người thực hiện và cơ quan quản lý. Luật
thuế, biểu thuế xuất nhập khẩu còn phức tạp, việc định danh tê gọi, mã số chưa đạt
được sự thống nhất cao. Do đó, cần phải tiếp tục được sửa đổi, đơn giản hoá hệ thống
biểu thuế, hạn chế việc áp dụng thuế suất theo công dụng của hàng hoá, gây sự bất
bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế,vì cùng một mặt hàng có thể thay đổi mục
đích sử dụng theo ý muốn của người nhập khẩu.
Tiếp tục dành ưu đãi thuế suất đối với hàng xuất khẩu, trong giai đoạn này nên áp
dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến. Hạ thấp
mức thuế suất đối với nguyên vật liệu, phụ liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu,
đồng thời áp dụng các ưu đãi tín dụng để khuyến khích xuất khẩu.
4. Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc.
Nhận xét ở tầm vĩ mô, môi trường kinh tế Việt Nam khá ổn định, đời sống nhân
dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc.pdf