Tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển và một số giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay:
Luận văn
Thực trạng phát triển và một
số giải pháp chuyển đổi mô
hình tổ chức quản lý chợ trên
địa bàn quận Cầu Giấy trong
giai đoạn hiện nay
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế, các
hình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú. Khi đời sống
của người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càng
tăng. Do đó các hoạt động mua, bán các hình thức tổ chức thương mại diễn ra
tấp nập hơn và ngày càng mở rộng.
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triển cùng
với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tính chất và trình độ xã hội hoá nền
sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu
cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hoá,
dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với người
tiêu dùng ngày càng phát triển. Thông qua bộ mặt và tình hình sinh hoạt ch...
70 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển và một số giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng phát triển và một
số giải pháp chuyển đổi mô
hình tổ chức quản lý chợ trên
địa bàn quận Cầu Giấy trong
giai đoạn hiện nay
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế, các
hình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú. Khi đời sống
của người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càng
tăng. Do đó các hoạt động mua, bán các hình thức tổ chức thương mại diễn ra
tấp nập hơn và ngày càng mở rộng.
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triển cùng
với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tính chất và trình độ xã hội hoá nền
sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu
cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hoá,
dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với người
tiêu dùng ngày càng phát triển. Thông qua bộ mặt và tình hình sinh hoạt chợ có
thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư
của một vùng, địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chợ nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều yếu
kém như cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựng
chợ mới chỉ do Nhà nước làm, chưa thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư
xây dựng chợ theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều chợ
chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.
Công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý còn
nhiều người chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn... Trên cở sở
đó ta thấy được sự cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ theo hướng nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển đột biến mạng lưới
chợ là chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ. UBND quận Cầu Giấy đã lên kế
hoạch và đề án để thực hiện việc chuyển đổi này. Tuy nhiên, việc triển khai có
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thí điểm
bước đầu. Vì thế đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng có những biện pháp để tạo
môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức,
cá nhân đầu tư, kinh doanh chợ, từ đó làm cho việc chuyển đổi được triển khai
nhanh chóng trong thực tế.
Xuất phát từ thực tiến đó, em xin chọn đề tài "Phương hướng và biện
pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận về chợ và các mô hình tổ
chức quản lý chợ ở nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển và
quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, đưa ra phương hướng, giải pháp và
kiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa
bàn quận trong giai đoạn hiện nay.
Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ.
- Chương II: Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên đại bàn
quận Cầu Giấy hiện nay.
- Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ
chức quản lý trên đại bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.
Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sót nhất
định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các
bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Bưu cùng các cô,
chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Chương I
Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ
I. Chợ và vai trò của chợ trong nền kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay
1. Khái niệm, đặc trưng của chợ
1.1. Khái niệm:
Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác
nhau về chợ:
- Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ
là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi
nhất định"(1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng
hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ
phiên)...
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương
Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được
hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội".
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về
phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình
thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo
quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng
của khu vực dân cư".
(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe,
kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao
quanh chợ.
(1) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)
(2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)
(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành
hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
(2) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng
được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích
quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm.
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận:
Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang
tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông
người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu
cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các
chu kỳ thời gian nhất định.
1.2. Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
- Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch
vụ của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi
hàng hoá, dịch vụ với nhau.
- Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi
hàng hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc
do quá trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ
đã được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của
các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất
nhiều chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi
hàng hoá của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
- Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được
diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu
kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của
từng vùng, từng địa phương quy định.
1.3. So sánh chợ với siêu thị:
Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán
nhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực
phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:
- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ.
- Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ.
- Giá ở siêu thị được niêm yết công khai.
- Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá.
- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng
những tiến bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong
bán hàng…).
2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo những
tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
2.1. Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn.
2.1.1. Chợ đô thị:
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở đây,
đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ
thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợ
cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung và
hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông
và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
2.1.2. Chợ nông thôn:
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã. Hình thức
mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dân tộc
thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy
mô nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắc
truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau.
2.2. Theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán buôn
và bán lẻ.
2.2.1. Chợ bán buôn:
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung vói khối lượng hàng hoá lớn.
Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi. Các
chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán
lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu.
Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn
có bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ.
2.2.2. Chợ bán lẻ:
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân
cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.3. Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Có chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh.
2.3.1. Chợ tổng hợp:
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.
Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép,
các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động nông
nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn bộ các
nhu cầu của khách hàng. Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát những
đặc trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn chiếm
ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển.
2.3.2. Chợ chuyên doanh:
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng này
thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác,
các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu. Hình thức chợ này
cũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ rau
quả, chợ giống cây trồng…
2.4. Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ:
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại
1, chợ loại 2 và chợ loại 3.
2.4.1. Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện
đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh,
thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ
chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản
hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an
toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
2.4.2. Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 diểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc
là bán kiên cố theo quy hoạch;
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xuyên hay không thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản
hàng hoá, dịch vụ đo lường.
2.4.3. Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây
dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
2.5. Theo tính chất và quy mô xây dựng:
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ
tạm:
2.5.1. Chợ kiên cố:
Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình
kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố
thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất
từ 6000-9000 m2. Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các
huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung
tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
2.5.2. Chợ bán kiên cố:
Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây
dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng
tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10
năm) và thiếu tiện nghi. Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất
3000-50000 m2. Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa
xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn.
2.5.3. Chợ tạm:
Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tính
chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn
kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có chợ
được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội…).
3. Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những năm đầu
của thập niên 90. Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm thương
mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của
các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu của người dân. Tuy
nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
3.1. Về mặt kinh tế
Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp
xã hội :
- Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập
trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thị
trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệp
tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nông
thôn.
- Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng,
lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã
xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế
bên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp
chất lượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ.
Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người dân,
rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi. Trong các
phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán, lưu
thông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khả
năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình có thể ý
thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi mới.
Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Nhà
nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm
đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà
nước khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực
tiếp).
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản
xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung
để làm ăn, buôn bán. Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm thương
mại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất.
3.2. Về giải quyết việc làm
Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao
động. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán trong
các chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm.
Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ
việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ
theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp
ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một
số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động.
3.3. Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi
phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng
dân cư. Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa.
- Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy
chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả
việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy
người dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như
là người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời,
và nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta.
- Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa
điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các
thôn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấy
chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên
tạc đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình đến kỹ thuật chăm
sóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể được phổ biến một cách
hiệu quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xuôi đều được bố trí ở
trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm
làm công tác tuyên truyền.
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một
địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam
Định…). Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm
quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch
trong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đã
hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt
của người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có thể nói
chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính
là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó
là siêu thị và trung tâm thương mại.
II. Một số mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay ở nước ta
1. Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý
1.1. Khái niệm:
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản
lý chợ: "Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí
hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài
khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động
của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật".
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ Ban Nhân Dân các
cấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho Ban quản lý chợ quản lý một hoặc
một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Trường hợp lập Ban
quản lý liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ.
Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt động
trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng với
thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ;
tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ trình
Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ
chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ; điều hành chợ
hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt
động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước
theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ:
Theo thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ, Ban quản lý
chợ có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Trưởng BQL chợ
Phó BQL Bộ phận tổng hợp
Đội
bốc
xếp
vận
chuyển
Đội
bảo
vệ
Các
tổ dịch
vụ
Tổ
kiểm
tra
Tổ
điện
nước
Tổ vệ
sinh
môi
trường
Tổ
quản lý
ngành
hàng
Tổ kiểm
định số
lượng
chất
lượng
Tổ cung
cấp thông
tin thị
trường
Tổ
y tế
Tổ trông
giữ bảo
quản tài
sản
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ
quyết định:
Phê duyệt Phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các
ngành nghề kinh doanh tại chợ.
Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn với các biện pháp quản lý
điểm kinh doanh tại chợ.
Phê duyệt Nội quy chợ.
Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển
các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
- Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựa
chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương
án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm
kinh doanh hiện có, Ban quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn
thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu.
- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại
chợ theo Phương án đã được duyệt.
- Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy
chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ
chức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an
toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương
tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hoá,
cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh
môi trường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ
phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện
đại.
- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và
các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức
thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, các
quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh
doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lý
chợ theo quy đinh của pháp luật.
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ
cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại.
1.3. Về tổ chức
Ban quản lý chợ có Trưởng ban và có một đến hai Phó trưởng ban. Trưởng
ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
Trưởng Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp có
thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ. Phó trưởng
ban có trách nhiệm giúp trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực
hiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công.
Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính,
Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại
chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan,
doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh
trật tự… trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật.
1.4. Các khoản thu từ hoạt động của chợ
Ban quản lý chợ được thu các khoản sau:
1. Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ,
hàng hoá:
- Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng,
thuê điểm kinh doanh;
- Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ
hàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác;
- Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu
tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu
tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết
với Ban quản lý chợ.
2. Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8
năm 2001, bao gồm:
- Phí chợ;
- Phí trông giữ xe;
- Phí vệ sinh.
Mức thu các loại phí trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn chung của Bộ Tài
chính
- Phí phòng cháy, chữa cháy.
1.5. Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ
Ban quản lý chợ được sử dụng các khoản thu ở trên để chi cho các nội dung
sau:
1.5.1. Đối với chợ loại 1 và loại 2:
- Chi hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ.
- Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản
phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn theo quy định.
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc,
họp bàn, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy
móc, thiết bị…
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả thu theo hợp đồng uỷ nhiệm
thu).
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu
hao tài sản cố định).
- Chi khác.
Ban quản lý chợ được thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu
1.5.2. Đối với chợ loại 3:
- Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ.
- Chi tiền công cho người lao động.
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc,
sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị…
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả các hoạt động thu theo hợp
đồng uỷ nhiệm thu).
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, khấu hao tài
sản cố định).
- Chi khác.
Ban quản lý chợ được sử dụng số thu để chi các khoản theo quy định, số
thu còn lại nộp ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sách
hiện hành.
1.6. Quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của Ban quản lý chợ
- Hàng năm, Ban quản lý chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán
thu, chi kinh phí hoạt động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân
cấp quản lý chợ.
- Ban quản lý chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài
chính theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho các
đơn vị hành chính sự nghiệp.
2. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh
khai thác và quản lý chợ)
2.1. Khái niệm:
Để hiều được doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trước
hết cần phải định nghĩa khái niệm doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là
thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ
các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp
vừa và nhỏ…
Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thì
doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.
Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh
doanh, khai thác và quản lý chợ) là gì?
Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công
ty, các cá nhân, các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiến
hành xây dựng chợ, các cấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu. Các tổ
chức, các cá nhân có khả năng có thể tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu có
thể chọn ra được một tổ chức, một cá nhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tư,
kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ đó. Khi đó, địa phương trên cơ sở
là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm, ngoài ra còn có thể thu
thêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là doanh nghiệp
đầu tư để kinh doanh chợ).
Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho
thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độc
lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của
Luật doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí với
một mức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại
chợ. Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở
các địa phương nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh
nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh
doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ
Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt
động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách
nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dưới sau:
- Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh
nghiệp quản lý.
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kế toán
Phòng Hành
chính - tổ chức
Phòng
Quản lý chợ
Đội
bốc
xếp
Các
tổ
dịch
vụ
Tổ
kiểm
tra
Tổ
điện
nước
Đội
vệ sinh
môi
trường
Đội
bảo
vệ
Tổ
quản lý
ngành
hàng
- Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Xây dựng Nội quy trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ
và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
- Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ
sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh
tại chợ.
- Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh
doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và
nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn
của cơ quan chức năng.
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ
cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
2.3. Các khoản thu từ hoạt động chợ
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản
giống như Ban quản lý chợ, bao gồm:
1. Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ,
hàng hoá:
- Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng,
thuê diểm kinh doanh.
- Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ
hàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác.
- Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu
tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu
tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết
với Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
2. Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8
năm 2001, bao gồm:
- Phí chợ.
- Phí trông giữ xe.
- Phí vệ sinh.
Mức thu các loại phí nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn chung của Bộ
Tài chính.
2.4. Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ:
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản
thu nêu trên.
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng kế
hoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây
dựng phương án tài chính dựa trên cơ sở các khoản thu để sử dụng chi cho các
mục đích như hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp.
- Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức (doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã,
công ty cổ phần…) và quy mô hoạt động của các loại chợ, doanh nghiệp kinh
doanh khai thác và quản lý chợ được áp dụng với quy định hiện hành phù hợp
với mỗi loại hình để tổ chức công tác kế toán, thống kê, quản lý và sử dụng các
khoản thu, chi liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độ
quyết toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Nhận xét chung: Mô hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu hiện nay ở nước ta
là Ban quản lý chợ. Một số nơi đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp quản lý chợ
thuộc các thành phần kinh tế như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần
Thơ, Đồng Nai, Thành phố Hà Nội. Đã có cá nhân, các Công ty cổ phần, các
Hợp tác xã tiến hành đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó có
một số chợ gọi là công ty chợ như Công ty cổ phần chợ Đồng Xuân - Hà Nội.
Nhìn chung, công tác quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai
thác và quản lý chợ có hiệu quả hơn, khai thác triệt để các nguồn thu, công tác
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự… được quan tâm và
đảm bảo hơn.
Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai loại hình trên) có thể
thấy rõ rằng, sự quản lý chợ ở nước ta đã dần dần được chuyên nghiệp hoá và
cách bố trí cũng như sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó là hiệu
quả của công tác quản lý. Nó hợp lý hoá cách phân bổ lực lượng lao động quản
lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa
vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ hoạt động một cách độc lập, thống
nhất và hiệu quả.
Số lượng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thức quản
lý chuyên nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lưới chợ ở nước ta.
Số lao động quản lý trong chợ ngày càng tăng, có tình chuyên môn, nghiệp vụ
hơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chợ tại thời điểm hiện tại và cả
trong tương lai.
Khi công tác quản lý chợ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọi hoạt
động của chợ đều được lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toán kinh
doanh có thể cho biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó có thể đưa
ra những phương án hiệu quả để xử lý và khắc phục. Các hoạt động của chợ sẽ
chủ động hơn khi chúng ta nắm bắt được quy trình quản lý chợ một cách hợp lý
(như các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá
tổng kết…)
Nói tóm lại, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một hệ thống quản lý ở
các chợ trong nước, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thì nói mới
có thể hoạt động hiệu quả và có thể phát triển được trong tương lai.
III. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số nơi ở nước ta
Trong bối cảnh chợ phải đối đầu cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻ
khác như siêu thị, cửa hàng và các đội quân bán hàng di động, nếu không theo
kịp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần. Để vực
dậy hoạt động chợ, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là biện pháp khả thi
mà một số nơi đang tiến hành.
1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý
chợ.
Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết
yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắc đến chợ
nhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môi trường, lối đi
thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nói thách, cân thiếu và
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói
là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc. Do vậy, người dân thường chọn
cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng mua sắm thoải mái và sạch
sẽ.
Theo Báo cáo của Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố
có khoảng 120 chợ chưa phù hợp với quy hoạch (chưa kể các chợ tự phát) nằm
rải rác ở các Quận như quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận 8… Nhiều chợ
không có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường, gây kẹt xe, mất trật
tự trên địa bàn. Ngoài ra Ban quản lý chợ năng lực còn hạn chế nên không tổ
chức quản lý tốt và không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ.
Trong bối cảnh đó thì tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm nay,
có tới gần 50 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã ra đời,
thu hút dần lượng khách của các chợ. Trước đây, siêu thị được đánh giá là nơi
mua sắm dành cho những người có thu nhập cao, nhưng hiện tại theo thăm dò và
thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyên của siêu thị là những
người có thu nhập trung bình và khá.
Trước tình hình cạnh tranh găy gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống và
hiện đại, tiểu thương nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm. Ở một số Quận, với
những chợ do Nhà nước quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nước cũng
phải luôn bù lỗ huồng gì nói tới việc thu nộp ngân sách.
Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong
dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết. Chính vì vậy,
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ. Trước mặt tư nhân mới chỉ
đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầu tư), chứ chưa bỏ
tiền để xây dựng toàn bộ chợ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương Mại thành phố đã
thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấu thầu
từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ được
đấu thầu toàn phần.
Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số
quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều do
Ngân sách Nhà nước bỏ ra. Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp
ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước.
Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp), được
tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001. Người trúng thầu là một cá nhân. Trước
khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, nhưng
hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các chi phí sửa chữa, tân
trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sách cấp.
Còn đối với chọ Tân Hương (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là Hợp tác
xã Tân Tiến. Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phường, việc thu chi cũng không
cân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp,
tiểu thương và dân cư kêu ca. Đến nay, ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước mỗi
năm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp.
Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tài
chính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗ
trợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tư nhân tự bỏ
vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thu
được lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản.
Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy,
an ninh trật tự… cũng được quản lý sâu sát hơn. Theo Sở Thương mại Thành
phố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên do phường,
quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và
phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện một cách lỏng lẻo.
Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so với chợ do Nhà nước
trực tiếp trực tiếp quản lý. Ngoài ra các quầy sạp cũng được bố trí ngăn nắp, gọn
gàng hơn nên số tiểu thương tăng đáng kể.
Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh đã ban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từ ngày 30/09/2004). Trên
cơ sở đó, Sở Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu nhiều chợ tiếp theo trong
thời gian tới.
Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngân sách
Nhà nước, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ.
Tuy nhiên, từ nay, các cá nhân không còn được tham gia đấu thầu mà phải là các
tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã…,
trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Một tổ chức hay doanh
nghiệp sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa, để trúng thầu còn
phải có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trong kinh doanh. Sở Thương mại sẽ
chọn lọc những đối tượng dự thầu đầy đủ năng lực quản lý và tổ chức đấu thầu
minh bạch, công khai.
Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểu
thương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt). Nếu hoạt động của chợ
văn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vì chợ vốn là
nét văn hoá độc đáo của dân tộc.
2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long: Hợp tác xã quản lý chợ.
Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% là chợ
loại 3. Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ít nơi còn
nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành. Nguồn phí chợ
thu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triển chợ. Bên cạnh
đó, các Ban quản lý chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chu yếu lo tập trung vào
thu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị trường, định kế
hoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mong muốn có một chỗ
trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi có nhu cầu cũng nghĩ
ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực". Đây là
hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ. Do đó để thúc đẩy hoạt động chợ
phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư, việc thay đổi hình thức tổ
chức quản lý đã được tiến hành. Uỷ ban nhân dân Thành phố Cân Thơ đã giao
17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh. Mặc dù
đến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thương mại Tổng hợp Thành phố
Cần Thơ khai thác được, số còn lại bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng
nhưng các chợ khai thác được đều kinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh.
Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Sở
Thương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ laọi 3 trên toàn thành
phố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản lý chợ ở một số
chợ thuộc quận ninh Kiều.
Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xã Bình
Tây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đã thực hiện
mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các
xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú. Hợp tác xã Bình Tây không
chỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mối giao thương với
các vùng lân cận. Hàng năm ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước, Hợp tác xã
còn đầu tư 30-40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạp
trong chợ.
Hợp tác xã chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiến mang
tính đột phá về công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốn trong dân, đẩy
mạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Chương II
Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ
trên đại bàn quận Cầu Giấy hiện nay
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
1. Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và thương mại - dịch vụ nói riêng. Quận Cầu Giấy được thành lập và đi
vào hoạt động ngày 01/09/1997, trên cơ sở của 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa Đô,
Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của huyện Từ
Liêm cũ, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204,5 ha trong đó có 78 ha là đất
nông nghiệp (năm 2005).
Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính
của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giáp
Quận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Ba Đình,
phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.
Nằm trên trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay
Quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ
tinh Hoà Lạc - Sơn Tây, bên cạnh đó sự phát triển của hệ thống giao thông và sự
phân bổ không gian công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Cầu Giấy
trong việc giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Những yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng cho sự hình thành và phát
triển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy.
2. Về xã hội
2.1. Dân số và sự gia tăng dân số trên địa bàn Quận Cầu Giấy
Dân số trên địa bàn Quận trong những năm qua có tỉ lệ tăng bình quân rất
cao (4,4% giai đoạn 2000-2005), bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng gần 7
nghìn người.
Bảng: biến động dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
Năm
Dân số trung
bình (người)
Mức tăng
(người)
Tỉ lệ tăng dân
số (%)
Mật độ dân số
(người/km2)
2000 136.029 7332 5,70 11.285
2001 142.529 6500 4,78 11.824
2002 150.029 7500 5,26 12.446
2003 158.831 8802 5,87 13.177
2004 162.834 4003 2,52 13.509
2005 168.834 6000 3,68 14.006
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy
Ta thấy tỷ lệ dân số bình quân của Quận tăng rất nhanh bao gồm cả tăng tự
nhiên và tăng cơ học, trong khi đó diện tích đất tự nhiên của Quận không đổi.
Điều đó làm cho mật độ dân số bình quân tăng nhanh. Khi mật độ dân cư càng
cao thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, nó đòi hỏi sự phát triển của mạng lưới chợ.
Như vậy, dân số đóng vai trò rất trong việc phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn
Quận Cầu Giấy, nó vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực.
Sự gia tăng dân số, mật độ dân số đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá,
phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tổng mức hàng
hoá bán lẻ trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra đã cho thấy dân số đóng
một vai trò nhất định.
Bảng: Biến động doanh thu bán lẻ của quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
Năm
Tổng doanh thu bán
lẻ (triệu đồng)
Mức tăng
(triệu đồng)
Tỉ lệ tăng
(%)
2000 1.651.995 - -
2001 2.432.874 780.879 47,27
2002 3.357.435 924.561 38,00
2003 4.728.198 1.370.763 40,83
2004 5.724.486 996.288 21,07
2005 6.812.982 1.088.496 19,01
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, việc gia tăng dân số, nhất là dân nhập cư dã ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển và hoat động của chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy. Số lượng
chợ phát triển không tương xứng với việc gia tăng dân số, nhất là các khu dân cư
mới hình thành, khu đô thị mới… đã dẫn đến việc hình thành các chợ tự phát.
Mặt khác, một bộ phận dân cư chủ yếu là dân nhập cư không có công ăn việc
làm thường tụ tập vào các chợ, các khu vực đông dân cư để buôn bán kiếm sống
qua ngày dẫn đến hình thành các chơ tự phát ở nhiều khu vực, kể cả những khu
vực ở xung quanh chợ chính thức. Các chính quyền địa phương cần kiên quyết
giải quyết các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, thực hiện nếp sống văn
minh, trật tự đô thị và an toàn giao thông.
2.2. Mức sống dân cư
Nhìn chung, đời sống của người dân trên địa bàn Quận ngày càng được cải
thiện, thu nhập bình quân tăng lên rất nhanh, thể hiện ở bảng sau:
Bảng: Mức biến động thu nhập bình quân của người dân ở quận Cầu Giấy:
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 1998 2000 2002 2004
Thu nhập bình
quân / người / tháng
469 601 774 994
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Về cơ cấu chi tiêu, một người một tháng chi cho ăn uống cao nhất khoảng
45-48% tổng chi, kế đến là chi cho nhà ở, điện nước, thiết bị, đồ dùng khoảng
30-33%, chi cho học hành, y tế, vui chơi giải trí từ 22-24%.
Mức sống của người dân trong Quận trong những năm qua đã ảnh hưởng
lớn đến hoạt động kinh doanh khu vực thương mại - dịch vụ nói cung và chợ nói
riêng. Mức sống dân cư mặc dù tăng lên rất nhanh nhưng nhìn chung vẫn còn
thấp, nhất là khu vực nông thôn, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất… chi tiêu chủ yếu là cho hoạt động ăn uống hàng ngày với chất lượng
hàng hoá ở mức trung bình. Các kết quả khảo sát về nhu cầu mua sắm trong thời
gian qua cho thấy, hàng lương thực, thực phẩm vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều
này cho thấy chợ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân
trong Quận.
Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã diễn ra sự phân hoá về mức sống
dân cư trên địa bàn. Một bộ phận dân cư có mức sống cao đã được hình thành và
quy mô ngày càng lớn, tầng lớp này có những nhu cầu về những loại hàng hoá
chất lượng cao từ hàng tiêu dùng đến hàng lương thực, thực phẩm, các loại thực
phẩm an toàn… Thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã
xuất hiện ở tầng lớp dân cư có mức thu nhập từ trung bình trở lên. Một xu
hướng mua sắm mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn Quận.
Đó là mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại của bộ phận dân cư có thu
nhập cao, lan toả đến bộ phận dân cư có thu nhập khá và trung bình.
3. Về kinh tế
Mặc dù Quận mới được thành lập, có xuất phát điểm thấp so với các quận
khác trong Thành phố nhưng trong những năm qua Quận đã đạt được tăng
trưởng khá về kinh tế, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng: Biến động giá trị GDP của quận Cầu Giấy theo khu vực kinh tế:
Đơn vị: triệu đồng
Trong đó Chỉ
tiêu
Năm
Tổng Khu vực I
Nông nghiêp
Khu vực II
Công nghiệp -
Xây dựng
Khu vực III
Thương mại -
Dịch vụ
2000 1.010.851 13.377 755.268 242.206
2001 1.564.642 8.661 1.262.313 293.668
2002 1.923.656 8.633 1.545.425 369.598
2003 2.589.960 6.858 1.858.961 724.141
2004 2.900.199 1.741 2.037.355 861.023
2005 3.347.601 1.020 2.325.688 1.021.893
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Chú thích: GDP tính theo giá hiện hành
Ta thấy giá trị GDP của Quận tăng lên rất nhanh, năm 2005 cao gấp 3 lần
so với năm 2000, trong đó đặc biệt khu vực Thương mại - Dịch vụ tăng gấp
khoảng 4 lần.
Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng khối lượng hàng hoá sản xuất
ra, từ đó gia tăng tổng mực hàng hoá bán ra trên thị trường; hàng hoá ngày càng
phong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hàng hoá về các chợ cũng nhiều hơn,
người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Quận.
II. Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ
1. Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ
Những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự tham gia
của các thành phần kinh tế đã làm có nhu cầu ngày càng tăng về việc tổ chức địa
điểm trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của
dân cư. Ngoài ra, từ ngày thành lập Quận cho đến nay, công tác phát triển mạng
lưới chợ trên địa bàn cũng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các
cấp, các ngành. Vì thế, số lượng chợ tăng lên rất nhanh. Tính đến hết năm 2005,
trên địa bàn Quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, tăng thêm 7 chợ so với năm
1997. Bảy chợ xây mới sau khi Quận thành lập là: chợ Quan Hoa, chợ Xe máy -
đồ cũ Dịch Vọng, chợ đêm Nông sản Dịch Vọng, chợ Đồng Xa, chợ Trần Duy
Hưng, chợ Hợp Nhất và chợ 337 Dịch Vọng.
Bảng: Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
(tính đến hết tháng 12/2005)
Chỉ tiêu
Phường
Số chợ
(chợ)
Dân số
(người)
Dân số bình
quân một chợ
(người/chợ)
Toàn quận 10 168.834 16.883
Trung Hoà 1 20.108 20.108
Yên Hoà 1 21.093 21.093
Quan Hoa 3 22.634 7.545
Dịch Vọng 3 19.748 6.583
Dịch Vọng Hậu 0 16.609 -
Mai Dịch 1 25.459 25.459
Nghĩa Tân 1 20.490 20.490
Nghĩa Đô 0 22.693 -
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, sự phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
vẫn chưa đồng đều giữa các phường, các khu vực. Có phường có đến 3 chợ như
phường Quan Hoa, phường Dịch Vọng, do đó mật độ dân số bình quân của một
chợ ở các phường này thấp hơn hẳn các phường khác. Trong đó có những
phường chưa có chợ nào (phường Dịch Vọng Hậu, phường nghĩa Đô). Bên cạnh
đó sự quy hoạch mạng lưới chợ không theo kịp với sự quy hoạch đô thị nên
không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư ở đây. Từ đó dẫn đến việc hình
thành các tụ điểm chợ xanh, chợ tạm, chợ cóc như chợ hoa tươi trước cổng Khu
Tổng cục chính trị (phường Mai Dịch); chợ Bái Ân, chợ K800 (phường Nghĩa
Đô); chợ đầu cầu Yên Hoà, chợ Xóm chùa (phường Yên Hoà), chợ Sân vận
động Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân)…
2. Thực trạng phân loại chợ
Các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy theo các tiêu chí khác nhau được phân
loại như sau:
Theo tính
chất mua
bán
Theo đặc điểm
mặt hàng
Theo tính chất
và quy mô
xây dựng
Theo số lượng
hộ kinh doanh,
vị trí và mặt
bằng của chợ
Tiêu chí phân
loại
Tên chợ
Bán
buôn
Bán
lẻ
Tổng
hợp
Chuyên
doanh Kiên cố
Bán
kiên cố
Loại
1
Loại
2
Loại
3
Cầu Giấy x - x
Quan Hoa
Nhà Xanh
Nghĩa Tân
Đồng Xa
Nông sản DV
Xe máy DV
337 DV
Hợp Nhất
Trần Duy Hưng
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Chú thích: Nông sản DV: Nông sản Dịch Vọng;
Xe máy DV: Xe máy Dịch Vọng; 337 DV: 337 Dịch Vọng
Như vậy, toàn Quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, nhưng không có chợ
loại 1 nào, có 3 chợ loại 2, còn lại là các chợ loại 3. Chỉ có duy nhất một chợ
Nông sản Dịch Vọng là chợ bán buôn, còn lại các chợ đều là chợ bán lẻ. Có hai
chợ chuyên doanh là chợ xe máy cũ Dịch Vọng và chợ Nông sản Dịch Vọng,
các chợ còn lại đều là chợ tổng hợp. Không có chợ nào được xây dựng kiên cố
hoàn toàn, mà đa số các chợ đều được xây dựng bán kiên cố là chủ yếu hoặc
kiên cố lẫn bán kiên cố.
3. Thực trạng về quy mô các loại chợ
Ta phân tích thực trạng quy mô các loại chợ theo 2 tiêu thức diện tích chợ
và số người bán. Ta có bảng số liệu sau:
Diệc tích (m2) Số người bán (người) Tiêu thức
Chợ
Tổng diện
tích
Diện tích
xây dựng
Tổng số người
bán (người)
Số người bán
cố định (người)
Toàn quận 35.166 16.102 2730 1830
Cầu Giấy 1685 2300 157 157
Quan Hoa 1200 900 89 69
Nhà Xanh 1755 1470 220 157
Nghĩa Tân 6220 3321 558 476
Đồng Xa 9739 3320 456 456
Nông sản DV 3964 898 700 0
Xe máy DV 5900 2220 195 195
Hợp Nhất 3203 873 170 150
Trần Duy Hưng 1500 800 185 170
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
3.1. Quy mô theo tiêu thức diện tích chợ
Với 9 chợ trên địa bàn toàn Quận (không kể chợ 337 Dịch Vọng xây dựng
năm 2005) có tổng diện tích là 35.166 m2, bình quân mỗi chợ có diện tích là
3907 m2; bình quân diện tích cho mỗi người bán là 12,9 m2/người, trong đó diệc
tích xây dựng là 5,9 m2/người.
Ta thấy đa số các chợ mặc dù có tổng diện tích không nhỏ nhưng diện tích
được xây dựng còn ít (chiếm chưa đến 50% tổng diện tích), do đó cần thiết phải
đầu tư để mở rộng quy mô diện tích được xây dựng, đặc biệt là xây dựng kiên
cố, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh buôn bán ở chợ được
thoải mái và đầy đủ.
3.2. Quy mô theo tiêu thức người bán
Hiện có khoảng 2730 người bán hàng tại các chợ trên địa bàn Quận, trong
đó số người bán cố định là 1830 người (chiếm 67%) và số người bán không cố
định trong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản
xuất là khoảng 900 người (chiếm 33%).
Tuy nhiên, tỷ lệ số người bán cố định và không cố định này giữa các chợ là
không giống nhau, có chợ tỷ lệ này là 100% (chợ Cầu Giấy, chợ Đồng Xa, chợ
Xe máy cũ Dịch Vọng), số chợ còn lại tỷ lệ này khoảng 70-90%, riêng chợ
Nông sản Dịch Vọng số người bán trong chợ 100% là không cố định, điều này
hoàn toàn phù hợp với chức năng của chợ là chợ đầu mối, tập trung lượng hàng
nông sản từ các nguồn, các hộ trực tiếp sản xuất để tiếp tục phân phối tới các
chợ và các kênh lưu thông khác.
Từ đó ta có thể thấy, hoạt động buôn bán trong chợ chưa có tính chuyên
sâu, tức là trong chợ, hình thức tự sản xuất và tự bán thành phẩm vẫn xảy ra
tương đối, nó hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại trong chợ, các
hoạt động chợ sẽ dẫn tới sự thất thường do phụ thuộc một phần vào lực lượng
người bán không cố định này. Mặt khác, số lượng người bán trung bình trong
mỗi chợ chỉ khoảng 203 người, như thế quy mô đa số các chợ hiện nay trên địa
bàn Quận vẫn còn nhỏ. Vì vậy, cần thiết phải phát triển hệ thống chợ trên địa
bàn Quận, mở rộng hơn nữa cả về diện tích lẫn số người bán.
4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
Thực trạng về cơ sở vật chất của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
được thể hiện trong bảng sau:
Đơn vị: m2
Chợ
Diện tích kiên cố
(tầng, kiểu cách
xây dựng…)
Diện tích bán
kiên cố (khung
thép, mái tôn…)
Lều lán tạm
Toàn Quận 301 12.509 1863
Cầu Giấy 207 1.400 900
Quan Hoa 1.200
Nhà Xanh 1.795
Nghĩa Tân 94 2.406 763
Đồng Xa 2.720
Nông sản DV 720
Xe máy DV 800 200
Hợp Nhất 768
Trần Duy Hưng 700
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Ta thấy, hiện tại trung bình chỉ có khoảng 2% diện tích các chợ trong toàn
Quận được xây dựng kiên cố, có tới 85% diện tích xây dựng bán kiên cố; 12,7%
số diện tích các chợ vẫn trong tình trạng lều, lán tạm thời.
Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, do
không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa, nâng
cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không phát huy
hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh thương nghiệp.
Bên cạnh đó, các hạng mục như đường đi lại trong chợ, hệ thống cấp nước, công
trình vệ sinh, xử lý nước thải, rác thải… chưa được quan tâm đúng mức nên điều
kiện vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng không được đảm
bảo.
Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn toàn Quận
hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứng được yêu
cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Do đó cần có sự đầu tư thoả đáng để phát
triển hơn nữa mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng.
5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
5.1. Về hàng hoá kinh doanh tại chợ
Ngoài chợ Nông sản Dịch Vọng, chợ Xe máy cũ Dịch vọng là chợ chuyên
doanh, số chợ còn lại đều là chợ kinh doanh tổng hợp, nhưng chủ yếu vẫn là
hàng nông sản thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng hàng ngày, bao gồm các
loại hàng hoá cụ thể sau:
- Hàng lương thực;
- Hàng thực phẩm;
- Hoa quả các loại;
- Nông sản;
- Lâm sản;
- Cây con giống;
- Hàng tiểu thủ công nghiệp;
- Hàng công nghiệp, điện tử.
Trong đó sự phân bổ hàng hoá như sau:
Hàng hoá Tỷ lệ (%)
Hàng lương thực 9
Hàng thực phẩm 43
Hoa quả các loại 12
Nông sản 7
Lâm sản 2
Cây con giống 3
Hàng tiểu thủ công nghiệp 14
Hàng công nghiệp, điện tử 10
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Biểu đồ phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ:
9%
43%
12%
14%
10%
7%
3%
2%
Hµng l¬ng thùc
Hµng thùc phÈm
Hoa qu¶
N«ng s¶n
L©m s¶n
C©y con gièng
TiÓu thñ CN
CN- §iÖn tö
Ta thấy, các mặt hàng chủ yếu được bán trong chợ là hàng tiêu dùng (lương
thực, thực phẩm, hoa quả…), các mặt hàng trong chợ tỏ ra có lợi thế về chủng
loại, đa dạng và phong phú về hình thức, nhãn hiệu… Và vì thế, rất tiện lợi cho
công việc nội trợ, mua sắm, các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất nhỏ. Như
thế nó đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, ta thấy được sự hạn chế rất lớn của các loại hàng hoá bán tại
chợ hiện nay đó là:
- Hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện đang còn rất
nhiều trên thị trường, và đặc biệt là trong chợ.
- Giá cả hàng hoá trong chợ không theo một quy định nào, gây lên rất
nhiều phiền toái cho người tiêu dùng, giá cả giao bán tăng lên nhiều so với giá
thực tế cần bán làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang, thiệt thòi.
- Việc đo lường các đơn vị hàng hoá ở chợ còn nhiều bất cập, tình trạng
gian lận còn khá phổ biến, chưa có đầy đủ các dịch vụ đo lường chính xác ở chợ.
Hiện tượng này đang làm ảnh hưởng tới uy tín của các chợ.
- Hàng hoá trong chợ chưa được kiểm tra độ an toàn vệ sinh thực phẩm
một cách nghiêm chỉnh, trình độ của đội ngũ kiểm tra an toàn thực phẩm còn
hạn chế.
5.2. Hiệu quả sử dụng mặt bằng kinh doanh ở các chợ
5.2.1. Khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ
Về khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ, có thể chia làm 3 loại: loại
chợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh, loại chợ khai thác hết mặt bằng
kinh doanh, loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát, đến hết năm 2005 đối với toàn bộ mạng lưới chợ
trong Quận có 23% số chợ không sử dụng hết công suất; 49,3% số chợ sử dụng
hết 100% công suất thiết kế và 27,7% số chợ sử dụng quá công suất thiết kế ban
đầu. Số liệu trên cho thấy, đa số các chợ khai thác hết công suất hoặc vượt quá
công suất thiết kế ban đầu. Một số chợ như chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Nhà
Xanh…, các khoảng trống xung quanh chợ được bố trí các quầy sạp kinh doanh,
gây lên tình trạng quá tải, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường. Việc các chợ
kinh doanh quá công suất thiết kế thường gắn liền với việc giải toả các chợ tự
phát lấn chiếm lòng, lề đường, đồng thời đưa các hộ tiểu thương vào kinh doanh
ở các chợ.
Như vậy, vẫn còn nhiều chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh
doanh. Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một số
chợ lại bị quá tải. Trong cùng một chợ, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu mặt bằng
kinh doanh diễn ra một cách khá phổ biến.
Dưới đây là một số biểu hiện của việc khai thác không hiệu quả mặt bằng
kinh doanh:
- Đối với chợ có tầng lầu (chợ Cầu Giấy) vẫn chưa khai thác mặt bằng
tầng lầu để đưa vào kinh doanh. Diện tích tầng lầu bị bỏ trống là 361 m2.
- Đã xảy ra hiện tượng các hộ tiểu thương không kinh doanh trong quầy
mà lấn chiếm ra ngoài kinh doanh dẫn đến tình trạng dư thừa mặt bằng trong các
quầy nhưng lại quá tải ở các khu vực ngoài khác, nhất là các tuyến đường vào
chợ.
- Nhiều chợ không sử dụng hết công suất thiết kế ban đầu.
5.2.2. Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh
Việc khai thác mặt bằng kinh doanh ở một số chợ vẫn chưa hiệu quả là do
một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, một số chợ khai thác quá công suất thiết kế về mặt bằng kinh
doanh, có nhiều quầy sạp ở ngay cả lối đi vào chợ. Nhiều hộ kinh doanh trong
chợ có xu hướng bỏ cả ra ngoài để kinh doanh, nhất là các loại hàng thực phẩm
tươi sống, rau quả… Khai thác vượt quá công suất thiết kế còn gây lên tình trạng
mất an ninh trật tự, không đảm bảo vệ sinh môi trường, khó khăn trong phòng
cháy chữa cháy và làm mất mỹ quan chợ.
Thứ hai, vệ sinh môi trường ở các chợ không được đảm bảo. Việc không
đảm bảo vệ sinh môi trường ở các chợ làm cho người đi chợ không muốn vào
trong chợ mua hàng mà mua ở ngoài chợ, các sạp ở các tuyến đường vào chợ.
Điều này gây lên tình trạng phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề
đường để kinh doanh.
Thứ ba, các hộ kinh doanh trong chợ phải nộp các khoản thuế và chi phí
dẫn đến giá thành cùng một mặt hàng của những hộ kinh doanh trong chợ cao
hơn những hộ kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường. Mặt khác, những
mặt hàng kinh doanh của những hộ trong chợ và ngoài chợ là giống nhau cùng
với tâm lý của người đi chợ là không muốn gửi xe vào chợ mua hàng mà muốn
mua ở lề đường đã gây lên những bất lợi cho những hộ kinh doanh trong chợ.
Điều này đặt ra vấn đề phải bảo vệ lợi ích chính đáng của những người kinh
doanh trong chợ thông qua việc xoá bở triệt để các hộ kinh doanh tự phát, lấn
chiếm lòng, lề đường.
Thứ tư, công suất thiết kế không phù hợp. Nhiều chợ được xây dựng có quy
mô lớn hơn so với mật độ dân cư trong vùng dẫn đến tình trạng dư thừa công
suất.
Thứ năm, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương nhất là
cấp phường còn yếu kém, sự thiếu kiên quyết trong việc giải toả các chợ tự phát,
các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường.
Thứ sáu, sự phát triển của mạng lưới siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, sự hình
thành mạng lưới chi nhánh, đại lý của các cơ sở sản xuất ở các nơi… đã làm
giảm lượng hàng hoá bán ra ở các chợ đồng thời giảm sức mua của người dân
đối với các hàng hoá tiêu dùng mà giá không có sự chênh lệch so với trong siêu
thị.
5.3. Về các loại dịch vụ trong chợ
Hầu hết các chợ đều chưa có đầy đủ các dịch vụ, mới chỉ có một số các
dịch vụ tối thiểu cho hoạt động của chợ như dịch vụ vệ sinh, trông giữ xe, bảo
vệ đêm, bốc xếp hàng hoá… Các dịch vụ hỗ trợ như kho hàng hoá, đo lường,
kiểm tra chất lượng hàng hoá, cung cấp thông tin… các chợ đều không có. Như
vậy có thể thấy các dịch vụ trong mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn
còn thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu.
Bảng các dịch vụ tại chợ trên địa bàn Quận hiện nay
Tên chợ Dịch vụ tại chợ
Vệ
sinh
Bảo vệ
đêm
Bốc
xếp
Trông
giữ xe
Kho
hàng hoá
Kiểm tra chất
lượng hàng hoá
Cầu Giấy
Quan Hoa
Nhà Xanh
Nghĩa Tân
Đồng Xa
Nông sản DV
Xe máy DV
Hợp Nhất
Trần Duy Hưng
Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
5.4. Về việc thực hiện vai trò của chợ
Hiện nay, chợ trên địa bàn vẫn đang là nơi phân phối hàng tiêu dùng, hàng
lương thực, thực phẩm chủ yếu, nó cung ứng khoảng 50% lượng hàng hoá này
cho toàn bộ dân cư trong địa bàn, còn lại 50% là qua hệ thống phân phối khác
như cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Về đóng góp ngân sách Nhà nước, trung bình các chợ đã đóng góp khoảng
3 tỷ đồng mỗi năm, cụ thể như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Nộp ngân sách Nhà nước
Chợ
2003 2004 2005
Cầu Giấy
Quan Hoa
Nhà Xanh
Nghĩa Tân
Đồng Xa
Nông sản DV
Xe máy DV
Hợp Nhất
Trần Duy Hưng
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, sự phân bổ của nguồn thu ngân sách là không đồng đều nhau
giữa các chợ, điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô và thực trạng phát triển
của mỗi chợ.
Về vấn đề giải quyết việc làm, ta có số liệu về số lượng lao động làm việc
tại chợ như sau:
Bảng: Số lao động trong các chợ
(tính đến hết tháng 12/2005)
Đơn vị: người
Tên chợ
Số người bán
hàng tại chợ
Số người lao động
quản lý tại chợ
Tổng số
Toàn Quận 2730 148 2878
Cầu Giấy 157 15 172
Quan Hoa 89 07 96
Nhà Xanh 220 11 169
Nghĩa Tân 558 26 584
Đồng Xa 456 29 485
Nông sản DV 700 18 718
Xe máy DV 195 26 221
Hợp Nhất 170 06 186
Trần Duy Hưng 185 10 195
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Từ bảng số liệu trên ta thấy, chợ đã giải quyết việc làm cho gần 3 nghìn
người trong đó có cả người buôn bán và người lao động quản lý. Đó là chưa kể
đến số lượng lao động làm thuê cho các chủ sạp, các tổ dịch vụ, công nhân bốc
xếp… Có thể thấy rằng, chợ đã giải quyết một cách rất có hiệu quả việc làm cho
một số lượng lớn lao động tại các địa phương, cả khu vực thành thị và nông
thôn. Tuy nhiên chúng ta còn có thể nâng cao số lượng lao động này hơn nữa vì
còn có một số chợ chưa được quy hoạch cụ thể và một số chợ chưa sử dụng hết
công suất. Và vì thế cần phát triển tốt mạng lưới chợ trên địa bàn nhằm tận dụng
triệt để những lợi ích, những tiềm năng về người (giải quyết việc làm) và vật
chất (ngân sách) mà chợ mang lại cho chúng ta.
6. Thực trạng vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn chợ và văn minh thương mại
tại chợ
6.1. Thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
6.1.1. Về vệ sinh môi trường
Trong những năm qua, các cấp quản lý đã có nhiều cố gắng trong việc giải
quyết vấn đề vệ sinh môi trường ở các chợ. Hầu hết các chợ đều được Quận đầu
tư nâng cấp, sửa chữa quầy sạp, nạo vét cống rãnh, tổ chức việc thu gom, vận
chuyển rác.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chưa có ý thức trong việc thực hiện công tác
này, các chất thải của các sạp hàng vẫn được thải trực tiếp trong chợ, gây ô
nhiễm chợ như các hàng mổ gia cầm, hàng bán cá mổ sẵn…, nó tác động trực
tiếp đến môi trường trong chợ cũng như khu vực xung quanh chợ. Hệ thống xử
lý nước ở một số chợ chưa tốt, không đảm bảo có thể gây ứ đọng nước thải,
ngập lụt trong mùa mưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và cảnh
quan đô thị.
6.1.2. Về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tình hình vệ sinh an toàn thực phảm luôn được ngành chức năng quan tâm,
kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở đến các tiểu thương thực hiện đúng quy định về an
toàn vệ sinh thực phẩm. Trong toàn Quận, 100% các hộ kinh doanh ngành hàng
ăn uống trong các chợ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm. Các hộ kinh doanh đồ ăn chín 100% đều có tủ quầy theo mẫu
quy định. Thực phẩm tươi sống đều qua công tác kiểm dịch động vật. Mối chợ
đều có trên dưới 10 quầy bán rau sạch.
6.2. Thực trạng về an toàn phòng cháy chữa cháy ở các chợ
Trong thời gian qua, Ban quản lý các chợ và các cơ quan chức năng đã có
nhiều cố gắng trong công tác Phòng cháy chữa cháy. Hàng năm UBND Quận
cấp kinh phí cho việc bảo dưỡng, duy tu, mua sắm phương tiện phòng chống
cháy nổ. Nhiều biện pháp được áp dụng như như nhắc nhở các hộ kinh doanh đề
cao cảnh giác, trang bị thiết bị chữa cháy, kiểm tra thường xuyên hệ thống điện,
làm vệ sinh phòng cháy, trang bị hệ thống báo cháy, hệ thống cầu dao… Những
biện pháp trên đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn cho các chợ.
Tuy nhiên, công tác PCCC ở các chợ vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:
nhiều chợ chưa có đội PCCC, chưa đảm bảo về thoát nạn, việc sử dụng thành
thạo các loại phương tiện phòng và chống cháy còn yếu, chưa thành thạo…
II. Thực trạng mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
1. Các mô hình tổ chức quản lý chợ
Trong thời gian qua, công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu
Giấy chịu sự điều chỉnh của những văn bản sau:
- Quyết định số 3569/QĐ-UB ngày 16/09/1997 của UBND Thành phố Hà
Nội;
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý
chợ;
- Thông tư số 06/2003/TT-Bộ Thương mại ngày 15/08/2003 của Bộ
Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban
quản lý chợ;
Toàn Quận hiện có 10 chợ đang hoạt động, trong đó có 3 chợ loại 2 (chợ
Cầu Giấy, chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xa) và 7 chợ còn lại đều là các chợ loại 3.
Có 3 Ban quản lý chợ do quận quản lý, mỗi Ban quản lý chợ quản lý 2 chợ:
Ban quản lý chợ Cầu Giấy quản lý thêm chợ Quan Hoa, Ban quản lý chợ Nghĩa
Tân quản lý thêm chợ Nhà Xanh, Ban quản lý chợ Đồng Xa quản lý thêm chợ
Nông sản Dịch Vọng.
Có 4 chợ do các Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý:
- Chợ Trần Duy Hưng do Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Trung Hoà
kinh doanh khai thác và quản lý;
- Chợ Hợp Nhất do Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Hợp Nhất kinh doanh
khai thác và quản lý;
- Chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng và chợ 337 Dịch Vọng do Hợp tác xã
dịch vụ Nông nghiệp Dịch Vọng kinh doanh khai thác và quản lý.
Như vậy, có 2 mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
hiện nay đó là:
- Mô hình Ban quản lý quản lý chợ;
- Mô hình Hợp tác xã quản lý chợ.
1.1. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình ban quản lý
Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay có 6 chợ do Ban quản lý quản lý. Các
chợ này đều do quận đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng. UBND
Quận căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của các chợ này đã lập ra 3 Ban
quản lý và giao cho mỗi Ban quản lý quản lý 2 chợ, thể hiện trong sơ đồ dưới
đây:
Chức năng, nhiện vụ, quyền hạn và tổ chức của các Ban quản lý này do
UBND Quận Cầu Giấy quy định, cụ thể như sau:
Về chức năng:
- Các Ban quản lý trên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Quận quản lý,
tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên.
- Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ
chức kinh doanh các dịch vụ tại trong phạm vi chợ được giao quản lý.
Về nhiệm vụ, quyền hạn.
Các Ban quản lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình UBND quận Cầu Giấy quyết định:
- Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các
ngành nghề kinh doanh tại chợ.
- Quy định cụ thể việc việc sử dụng, thuê thời hạn thuê với các biện pháp
quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
- Phê duyệt Nội quy chợ.
- Phê duyệt Phương án đảm bảo Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển
các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
2. Quyết đinh việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa
chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án
đã duyệt.
3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại
chợ theo phương án đã được duyệt.
4. Tổ chức, quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy
chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
5. Đảm bảo công tác Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tư và an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
6. tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trong giữ phương
tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số
lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường… và các hoạt động khác trong
phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và
các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức
thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy
định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh
tại chợ.
9. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lý
chợ theo quy định của pháp luật.
10. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ
cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch UBND quận Cầu Giấy theo quy định của Bộ
thương mại.
Về tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ Cầu Giấy:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ Nghĩa Tân:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ Đồng Xa:
- Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy quyết
định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
- Trưởng Ban quản lý chợ phải chịu trách nhiệm trước UBND quận Cầu
Giấy về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ. Phó trưởng ban có
trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước trương rban thực hiện
một hoặc một số nhiệm vụ do trưởng ban phân công.
- Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính,
Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại
chợ.
- Ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan,
doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh
trật tự… trong phạm vi chợ.
1.2. Quản lý chợ theo mô hình Hợp tác xã
Hiện tại trên địa bàn có 4 chợ do các Hợp tác xã quản lý. Đây đều là các
chợ loại 3, do UBND phường làm chủ đầu tư, nhưng thực chất là vốn của các
Hợp tác xã - đây là nguồn vốn đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị có dự án
trên địa bàn phường. Cụ thể:
- Chợ Trần Duy Hưng: Do UBND phường Trung Hoà làm chủ đầu tư
nhưng vốn của phường và của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Trung Hoà.
- Chợ Hợp Nhất: Do UBND phường Yên Hoà làm chủ đầu tư nhưng vốn
của phường và của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Yên Hoà.
- Chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng: Do UBND phường Dịch Vọng là chủ
đầu tư nhưng vốn của phường và của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Dịch
Vọng.
- Chợ 337 Dịch Vọng: Do UBND phường làm chủ đầu tư nhưng Hợp tác
xã dịch vụ Nông nghiệp Dịch Vọng bỏ toàn bộ vốn đầu tư, xây dựng.
Đây là điều bất hợp lý. Vì thế, UBND Quận đã ra quyết định chuyển giao
các chợ này cho các Hợp tác xã tương ứng quản lý.
Về chức năng:
- Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động theo Luật Hợp
tác xã và các văn bản quy định của pháp luật hiện hành.
- Các Hợp tác xã thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ
chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi chợ quản lý.
Về nhiệm vụ, quyền hạn. Các Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý
chợ có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các công việc sau:
1. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
2. Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tư và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
3. Xây dựng Nội quy chợ trỉnh UBND cấp phường quản lý phê duyệt; tổ
chức điều hành chơ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội
quy chợ.
4. Bố trí sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cẩu về trật tự, vệ
sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh.
5. Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh
doanh tại chợ.
6. Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và
nghĩa vũ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ.
7. Tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ cho phòng
Kinh tế - Kế hoạch cấp phường quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Về tổ chức:
1.3. Cơ chế tài chính áp dụng cho các BQL, HTX kinh doanh khai thác và quản
lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy:
1.3.1. Các khoản thu:
Cả BQL, HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ đều được thu các
khoản thu sau:
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng các khoản phí nêu trên được thực hiện
theo quy định có sự khác nhau như sau:
- Đối với 6 chợ do Quận đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây
dựng, giao cho 3 BQL quản lý thì các khoản phí nêu trên là khoản thu của ngân
sách Nhà nước, các BQL chợ được tríchlại một phần từ số tiền phí thu được để
trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần tiền phí trích để lại này do UBND Quận
Cầu Giấy quyết định. Các BQL chợ có trách nhiện kê khai, nộp và quyết toán số
tiền phí còn lại vào ngân sách Nhà nước.
- Đối với 4 chợ do các Phường làm chủ đầu tư nhưng đã chuyển giao cho
các HTX quản lý thì các khoản phí nêu trên không thuộc Ngân sách Nhà nước.
HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ chỉ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy
định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền
phí sau khi đã nộp thuế.
1.3.2. Các khoản chi:
1.3.2.1. Đối với các BQL chợ.
Các BQL chợ được sử dụng các khoản thu để chi cho các nội dung sau:
- Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ;
- Chi cho người lao động;
- Chi quản lý hành chính;
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu;
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ;
- Chi khác.
Sau khi chi cho các khoản chi nêu trên theo quy định, số còn lại BQL các
chợ phải nộp vào NSNN.
1.3.2.2. Đối với các HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Họ cũng phải chi cho các nội dung tương tự như trên như hoàn trả vốn đầu
tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết khác cho hoạt động của HTX.
1.3.3. Quyết toán các khoản thu, chi:
Đối với BQL chợ:
- Hàng năm BQL chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi
kinh phí trình UBND quận Cầu Giấy phê duyệt.
- BQL chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính áp
dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đối với HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ:
- Hàng năm, các HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng
kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây
dựng phương án tài chính dựa trên các khoản thu để sử dụng chi cho các mục
đích của HTX.
- HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độ quyết
toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian
qua.
2.1. Những kết quả đã đạt được:
Trong những năm qua sự tồn tại và phát triển của các chợ do QBL thuộc
đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức, quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Các BQL đã duy trì hoạt động của các chợ
tương đối ổn định và mang lại những kết quả đáng kể như: tạo công ăn việc làm
cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước… từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn
Quận. Những kết quả quan trọng nhất là:
2.1.1. Về việc giải quyết việc làm.
Hiện nay, trên địa bàn các chợ do BQL quản lý đã giải quyết được việc làm
cho trên người lao động, trong đó số lao động làm việc cụ thể tại mỗi chợ như
sau:
Tên chợ Số người bán hàng tại chợ
Số người lao động
quản lý tại chợ Tổng số
Toàn Quận 2180 106 2286
Cầu Giấy 157 15 172
Quan Hoa 89 07 96
Nhà Xanh 220 11 169
Nghĩa Tân 558 26 584
Đồng Xa 456 29 485
Nông sản DV 700 18 718
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Số lao động trên bao gồm cả những người lao động trên địa bàn quận và cả
những người vãng lai từ các nơi khác đến. Theo thống kê, có 65% số người bán
hàng tại các chợ là người dân trên địa bàn Quận và 35% là những người vãng lai
từ các tỉnh khác đến, chủ yếu là từ các tỉnh lân cận đến bán nông sản thực phẩm
tươi sống. Riêng chợ đầu mối Nông sản thực phẩm 100% số người bán hàng tại
đây là những người vãng lai từ các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng quận Cầu Giấy được thành lập từ các xã
ven nội với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng những năm gần
đây do tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất đai giành cho nông
nghiệp giảm mạnh. Kéo theo đó là hiện tượng số lao động nông nghiệp bị thất
nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Theo thống kê, có khoảng 2052 nông nghiệp cần giải
quyết việc làm do mất đất. Những người này do trình độ học thức thấp, lại đa số
ở tuổi 35-40 nên rất khó khăn khi chuyển kiếm việc làm. Và nhiều người đã
chuyển sang kinh doanh buôn bán tại các chợ. Hiện có khoảng 500 lao động
nông nghiệp đang kinh doanh buôn bán tại các chợ này (chiếm khoảng 25% số
lao động nông nghiệp cần giải quyết việc làm). Đây là một con số đáng kể.
Như vậy, có thể nói chợ đã giải quyết việc làm một cách rất hiệu quả cho
lao động nói chung và đặc biệt cho lao động nông nghiệp trên địa bàn nói riêng.
2.1.2. Tăng nguồn thu cho NSNN.
Hàng năm các chợ đã nộp cho NSNN ổn định khoảng 3 tỷ đồng, trong số
đó tiền thu thuế của các hộ kinh doanh trong chợ là trên 500 triệu đồng.
Bảng: Nộp NSNN của các chợ thuộc đơn vị sự nghiệp có thu
do UBND Quận quản lý
Đơn vị: triệu đồng
Ban quản lý 2003 2004 2005
Toàn Quận 2.833 2993 3.021
BQL chợ Cầu Giấy 678 689 737
BQL chợ Nghĩa Tân 1.192 1.304 1.295
BQL chợ Đồng Xa 963 993 989
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Những đóng góp trên là tác nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn Quận trong thời gian qua.
2. Những hạn chế trong mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận hiện nay
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, BQL chợ vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề bất cập cần phải giải quyết trong thời gian tới. Điều này thể hiện ở một số
khía cạnh sau:
Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý không thống nhất, nhiều đầu mối, cùng
một loại chợ như nhau, có chợ thì lại do Quận quản lý, có chợ lại do phường
quản lý, có chợ lại giao cho các HTX quản lý. Các QBL thuộc chợ trực thuộc
Quận quản lý thì đều quản lý 2 chợ. Với thực trạng hiện nay của bộ máy BQL
vừa ít về số lượng, vừa yếu kém về năng lực thì việc mỗi BQL quản lý 2 chợ sẽ
dẫn đến việc kinh doanh khai thác và quản lý các chợ sẽ không hiệu quả, thể
hiện như:
- Việc quản lý các tài sản Nhà nước trong phạm vi chợ còn lỏng lẻo, trách
nhiệm chưa cao.
- Công tác thu thuế, các loại phí, lệ phí trong chợ còn chậm chạp.
- Chưa kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về Nội quy chợ. Trong
cùng một chợ hiện tượng "vừa thừa vừa thiếu" diễn ra phổ biến. Một số quầy sạp
trong chợ bị bỏ trống, trong khi đó diện tích xung quanh chợ, các tuyến đường
lối đi vào chợ thì bị lấn chiếm kinh doanh.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các
quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước cho các thương nhân kinh
doanh tại chợ của BQL còn chưa đầy đủ.
Thứ hai, mô hình quản lý chợ như hiện nay chưa huy động được các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác chợ. Nguồn vốn
cho đầu tư, xây dựng các chợ mới đều lấy từ NSNN là chủ yếu. Ngoài ra chỉ huy
động được một tỷ lệ rất nhỏ của các hộ kinh doanh trong chợ hay của một số cá
nhân, cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn Quận.
Hiện chỉ có 3 chợ mà vốn xây dựng là do huy động được, còn lại các chợ
xây dựng là do NSNN cấp. Có chợ Trần Duy Hưng và chợ Hợp Nhất là do vốn
của tự có của các HTX Dịch vụ nông nghiệp, chợ Nghĩa Tân là do huy động của
các thành phần kinh tế khác. Cụ thể:
Đơn vị: triệu đồng
Tên chợ Tổng vốn đầu ta xây Trong đó
dựng chợ ban đầu NSNN cấp Huy động
Nghĩa Tân 2.299 2.299
Đồng Xa 8.397 8.329
Cầu Giấy 2.300 2.300
Nhà Xanh 1.070 1.070
Quan Hoa 1.129,7 1.129,7
Nông sản Dịch vọng 2.231 2.231
Xe máy Dịch Vọng 4.000 4.000
Hợp Nhất 1.600 1.600
Trần Duy Hưng 1.327 1.327
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Điều đó đặt ra vấn đề là có nên tiếp tục Nhà nước phải chi cho xây dựng
các chợ, sau đó thu hồi thuế dần không hay có thể chuyển đổi cho các tổ chức
kinh tế, các cá nhân khác tham gia đầ tư, xây dựng và kinh doanh khai thác chợ.
Nhà nước chỉ là chủ thể thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực chợ
đối với tổ chức đó.
Thứ ba, hàng năm Quận vẫn phải chi một khoản ngân sách lớn vào đầu tư,
xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ. Chẳng hạn, năm 2003 Quận đã chi
841,1 triệu đồng NSNN cho các dự án cải tạo chợ Cầu Giấy và chợ Nghĩa Tân;
năm 2004 Quận đã chi 853,5 triệu đồng để cải tạo chợ Cầu Giấy và chợ Quan
Hoa. Đến năm 2005 thì Quận đã chi khoảng 3,6 tỷ đồng cho các hạng mục chỉnh
trang, sửa chữa cải tạo các chợ dưới đây:
Đơn vị: triệu đồng
Kinh phí sửa chữa, cải tạo
Trong đó Các hạng mục sửa chữa,
cải tạo, chỉnh trang chợ Tổng số Vốn ngân
sách
Hộ kinh doanh
đóng góp
Toàn Quận 3.737,9 3.571,5 166,4
1. Cải tạo hệ thống điện; nhà
A, B và mái che chợ Đồng
2.984,4 2.818 166,4
Xa
2. Cải tạo bể PCCC, nhà vệ
sinh chợ Quan Hoa; cầu
thang chợ Cầu Giấy
653,5 653,5 -
3. Chống thấm dột nhà chợ
chính chợ Nghĩa Tân
100 100 -
Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Như vậy, số tiền chi cho việc chỉnh trang, cải tạo chợ năm 2005 là 3.737,9
triệu đồng thì đóng góp của các hộ kinh doanh mới chỉ là 166,4 triệu đồng
(chiếm 45,%), còn lại là do NSNN cấp (95,5%).
Như vậy, cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích huy động mọi thành
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển chợ, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng
làm, xã hội hoá trong việc phát triển chợ.
Thứ tư, vai trò của BQL chợ còn nhiều hạn chế thể hiện:
- Không chủ động trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư cho chợ. Các chợ
có những đóng góp quan trọng cho việc tạo nguồn thu cho NSNN, tuy nhiên
nguồn thu này không được trích lại để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ. Do đó khi
chợ bị xuống cấp, hư hỏng cần có những kế hoạch sửa chữa lớn thì BQL chợ
phải trình lên UBND cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý phê duyệt và
quyết định, rồi sau đó mới cấp kinh phí xuống. Việc làm thu tục giấy tờ để xin
kinh phí, chờ phê duyệt có khi phải mất cả tháng mới xong, gây ảnh hưởng đến
hoạt động của chợ.
- Không chủ động trong việc bố trí, sắp xếp các ngành hàng, các điểm
kinh doanh tại chợ mà phải do UBND cấp có thẩm quyền quyết định.
Thứ năm, chính sách của Nhà nước đối với BQL chợ không khuyến khích
BQL phát huy tính năng động của mình. BQL là đơn vị sự gnhiệp có thu, kinh
phí hoạt động của BQL do ngân sách cấp và không có chế độ đãi ngộ cho các
BQL hoạt động. Hiện nay, mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên
trong BQL còn rất thấp, cao nhất mới chỉ 650.000 đồng/người/ tháng, cụ thể
từng chợ như sau:
Tên chợ
Lương bình quân
(triệu đồng/tháng)
Cầu Giấy 0,65
Quan Hoa 0,65
Nhà Xanh 0,65
Nghĩa Tân 0,521
Đồng Xa 0,42
Nông sản Dịch Vọng 0,65
Xe máy Dịch Vọng 0,5
Hợp Nhất 0,25
Trần Duy Hưng 0,4
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Ngoài mức lương trên, BQl chợ còn thu theo quy định 400 đồng/hộ kinh
doanh/ngày gọi là lệ phí trật tự kinh doanh để chi cho công việc quản lý hàng
ngày trong chợ. Có thể nói, mức lương quy định như hiện nay đối với BQL chợ
là khá thấp, do đó không tạo động lực cho BQL phát huy hết khả năng của mình.
Đồng thời, với mức lương đó không đảm bảo cuộc sống hàng ngày của BQL ,
điều này rất dễ nảy sinh tiêu cực.
Thứ sáu, do dân số cơ học trên địa bàn tăng nhanh và di chuyển đến không
đồng đều (dân cư ở nơi khác đến chủ yếu tập trung vào các khu đô thị mới).
Trong khi đó, các khu đô thị này khi phê duyệt quy hoạch đều có quy hoạch bố
trí các chợ và siêu thị nhưng đến khi xây dựng lại thiếu đồng bôk, quy hoạch
chợ không phù hợp với quy hoạch đô thị. Do đó không đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân, tư đó phát sinh ra nhiều chợ tạm, chợ cóc. Hiện tại trên địa
bàn Quận còn 11 tụ điểm chợ xanh, chợ tam, chợ cóc nằm rải rác trong các ngõ
xóm, khu dân cư của 8 phường. Cụ thể:
Phường Tên tụ điểm Hình thức hoạt động
Số hộ
kinh doanh
Chợ ngõ 68
Từ 5h đến 12h trong ngõ
khu dân cư
70
Chợ khu văn công
Từ 5h đến 12h trong ngõ
khu dân cư
60
Quan Hoa
Chợ Nhà Xanh Cả ngày trên lòng đường 136
Chợ trước cổng Công
ty xây dựng số 2
Cả ngày trên lòng đường,
ngõ xóm
52
Dịch Vọng
Chợ xóm Hậu
Cả ngảy trong đường ngõ
xóm
48
Chợ đầu cầu Yên Hoà Cả ngày trên lòng đường 37
Yên Hoà
Chợ xóm Chùa Cả ngày trên lòng đường 46
Chợ K800 Cả ngày trên vỉa hè 113
Nghĩa Đô
Chợ Bái Ân Cả ngày trên vỉa hè 111
Mai Dịch
Chợ hoa trước khu
Tổng cục chính trị
Từ 4h đến 6h sáng trên
lòng đường
60
Nghĩa Tân
Chợ ở sân vận động
Nghĩa Tân
Từ 5h đến 12h trên vỉa hè,
lòng đường
141
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Đến khi các chợ tự phát hình thành rồi thì lại thiếu sự phối hợp giữa BQL
chợ với các cơ quan chức năng của phường, quận trong việc giải toả các chợ tự
phát đó. Sự hiện diện của các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm khiến cho các chợ đã
quy hoạch chịu không ít ảnh hưởng.
Thực trạng đó đòi hỏi trong thời gian tới cần phải có sự phối hợp kiên
quyết giữa các cơ quan chức năng để giải toả các chợ tạm, chợ cóc, đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn xã hội và văn minh đô thị trên địa bàn.
Thứ bảy, vấn đề an ninh trật tự, an toàn PCCC, vệ sinh môi trường chưa
thật sự được đảm bảo. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác vẫn còn, nhiều quầy
sạp được bố trí không ngăn nắp, gọn gàng. Một nguyên nhân khá quan trọng là
trình độ của bộ máy BQL còn yếu kém, thiếu năng lực, nhất là đối với các chợ
mới đi vào hoạt động thì bộ máy BQL còn ít, chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh
nghiệm dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện các công tác trên. Do đó
không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ. Một nguyên nhân
nữa là do kinh phí hoạt động của BQL do NSNN cấp còn thấp, chưa nâng cao
tinh thần trách nhiệm của BQL chợ.
Thứ tám, sự hạn chế của các dịch vụ trong chợ. Hiện nay, việc tổ chức,
kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong các chợ mới chỉ đảm bảo ở mức
tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ đêm. Hầu hết các chợ còn chưa có các
dịch vụ về kho bảo quản hàng hoá, bốc xếp hàng hoá, dịch vụ đo lường, kiểm tra
chất lượng hàng hoá… Thậm chí nhiều chợ còn chưa có cả dịch vụ trông giữ xe
(chợ Quan Hoa, chợ Nhà Xanh), làm cho người mua mang cả xe vào chợ, từ đó
càng tạo điều kiện cho sự phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm cả xuống
đường, các lối đi vào chợ, gây ách tắc, mất an ninh trật tự.
Chương III.
Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình
tổ chức quản lý trên đại bàn quận Cầu Giấy
trong giai đoạn hiện nay
I. Mục đích, yêu cầu trong chuyển đổi mô hình
1. Mục đích:
- Thiết lập mô hình tổ chức quản lý chợ thống nhất đảm bảo gọn nhe, hiệu
quả, huy động các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ, từng bước xã hội hoá hoạt động chợ.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế,
các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh khai thác chợ, xây dựng quận Cầu Giấy
văn minh về thương mại và góp phần với thủ đô là trung tâm thương mại văn
minh của cả nước.
2. Yêu cầu:
- Chợ phải là tổ chức kinh tế thương mại - dịch vụ, là địa điểm kinh doanh
- dịch vụ được tổ chức theo quy hoạch, nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao
đổi hàng hoá dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại -
dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ phải đảm bảo hoạt động
bình thương của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tại các chợ và phục vụ
ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương
II. Phương hướng chuyển đổi mô hình
1. Đối với chợ thuộc Quận quản lý
Từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý BQL chợ sang mô hình tổ
chức doanh nghiệp hoạt động theo Luật, thông qua hình thức đấu thầu, trong đó
chủ yếu là mô hình tổ chức: công ty cổ phần kinh doanh khai thác và quản lý
chợ. Có các hình thức sau:
1.1. Công tư cổ phần kinh doanh khai thác và quản lý chợ áp dụng một trong hai
hình thức sau:
- Hình thức thứ nhất: Công ty cổ phần Nhà nước chiếm cổ phần chi phối
(áp dụng đối với chợ trung tâm, đặc biệt do UBND Thành phố quyết định)
- Hình thức thứ hai: Công ty cổ phần Nhà nước không giữ cổ phần chi
phối hoặc Nhà nước không tham gia cổ phần (áp dụng đối với hầu hết các chợ
còn lại).
Phương thức chuyển đổi: Thông qua hình thức đấu thầu hoặc huy động các
thành phần kinh tế, các tư thương góp vốn đấu tư tham gia công ty công ty cổ
phần. Nếu là công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà nước thì phần vốn góp của
Nhà nước là giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng
chợ được thực hiện dưới hai hình thức:
Chuyển giao phần vốn của Nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản
do Nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức
bổ sung vốn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia cổ phần.
Chuyển giao phần vốn của Nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản
do Nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho UBND Quận quản lý tham gia cổ phần.
UBND Quận cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị công ty cổ phần, quản lý
phần vốn góp của Nhà nước .
1.2. HTX kinh doanh khai thác v à quản lý chợ.
- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá
nhân đầu tư xây dựng, nểu đủ điều kiện thì cho phép chuyển đổi thành lập HTX
kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Phương thức chuyển đổi: Thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế,
cá nhân chuyển đổi thành cổ phần của các xã viên tham gia HTX và kết nạp
thêm xã viên nếu có nhu cầu, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất và thu thuế
sử dụng đất, thuế kinh doanh theo pháp luật.
1.3. Công ty tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Đối với những chợ có điều kiện cho phép chuyển đổi thành lập công ty
tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Phương thức chuyển đổi: Thông qua đấu thầu cho thuê
Trình tự nội dung tiến hành việc chuyển đổi mô hình tổ chức trên:
- Để thực hiện các phương thức chuyển đổi trên: Khuyến khích, tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng và kinh doanh chơ (ưu
tiên các thành phần kinh tế, cá nhân đang góp vốn hoặc kinh doanh tại chợ),
Quận xây dựng đề án, báo cáo UBND Thành phố xem xét và quyết định
- Trong quá trình triển khai phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và
Thành phố như: Luật doanh nghiệp, Luật HTXvà vận dụng quyết định số
2063/QĐ-UB ngày 08/04/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành
quy trình sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.
1.4. Ban quản lý chợ.
- Đối với các chợ chưa có điều kiện chuyển đổi thì thành lập một Ban
quản lý chợ hoạt động theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
- Mô hình tổ chức:
+ BQL chợ trực tiếp quản lý một chợ lớn trung tâm.
+ Thành lập tổ quản lý chợ (trực thuộc BQL chợ) trực tiếp quản lý chợ
còn lại.
2. Đối với các chợ thuộc phường quản lý.
Bao gồm các chợ do phường xây dựng theo quy hoạch bằng vốn của
phường đầu tư hoặc huy động của các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh.
Có các hình thức sau:
2.1. Thành lập HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá
nhân đầu tư xây dựng, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Nếu đủ điều kiện thì
cho phép chuyển đổi thành lập HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Phương thức chuyển đổi: Thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế,
cá nhân chuyển đổi thành vốn cổ phần tham gia HTX và kết nạp xã viên theo
hình thức huy động vốn nếu có nhu cầu. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng ffất
và thu thuế sử dụng đất, thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đối với các chợ do UBND phường đầu tư: Thực hiện hình thức đấu thầu,
nhưng ưu tiên thành phần kinh tế HTX.
2.2. Thành lập công ty kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Đối với các chợ do UBND phường đầu tư: Thực hiện hình thức đấu thầu,
thành lập công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân.
- Đối với các chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá
nhân đầu tư xây dựng, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Nếu đủ điều kiện thì
cho phép thành lập công ty cổ phần.
3. Đối với các chợ thành lập mới.
3.1. Đối với các chợ do UBND quận đề nghị và UBND thành phố cho phép
đầu tư xây mới, huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng.
Việc xây dựng phải đảm bảo đúng quy hoạch, theo thiết kế và theo tiến độ triển
khai thực hiện dự án được Thành phố phê duyệt.
3.2. Đối với các chợ thuộc Quận quản lý: thành lập công ty cổ phần hoặc
công ty tư nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
III. Một số biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên đại bàn
quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.
Để khắc phục những tồn tại trong mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay
trên điạn bàn Quận thì việc chuyển đổi mô hình BQL sang mô hình doanh
nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là rất cần thiết. Thực hiện Nghịe
định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2003 về phát triển và quản
lý chợ; quyết định số 63/QĐ-UB ngày 29/04/2005 và Đề án số 1718/UB-SNV
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng phát triển và một số giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.pdf