Tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
TRẦN VĂN SINH
THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
TRẦN VĂN SINH
THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Y học Dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN HÀM
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các bộ môn, các giảng viên
Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học...
73 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
TRẦN VĂN SINH
THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
TRẦN VĂN SINH
THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Y học Dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN HÀM
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các bộ môn, các giảng viên
Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS
Đỗ Hàm, Người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành ơn Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc
Giang, cán bộ công chức Sở Y tế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các bác sĩ, cán bộ
Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn, Phòng Y tế huyện Lục Ngạn, Trạm Y tế
xã Quý Sơn, Trạm Y tế xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn
thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Trần Văn Sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động nông nghiệp 3
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật 7
1.3. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn 14
1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của người lao động 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 20
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 23
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 24
2.6. Vật liệu, phương tiện, nguồn lực 25
2.7. Phương pháp khống chế sai số 25
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 25
2.9. Phương pháp xử lý số liệu 25
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải 29
3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 36
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41
4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp 45
4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 50
KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
BHLĐ: Bảo hộ lao động
BVTV: Bảo vệ thực vật
CS: Cộng sự
HCBVTV: Hóa chất bảo vệ thực vật
NXB: Nhà xuất bản
Nxb: Nhà xuất bản
Pp: Page (trang)
SL: Số lượng
TL: Tỷ lệ
TMH: Tai mũi họng
Tr: Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu phân theo trình độ học vấn .......................... 26
Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi, giới ............................................... 26
Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi nghề .............................................. 27
Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng BHLĐ ở đối tượng nghiên cứu ..................... 27
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng HCBVTV ...................................................................................... 28
Bảng 3.6. Một số chứng bệnh thường gặp .................................................................................... 29
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi đời ........................................................... 30
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi nghề ....................................................... 30
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời ...................................................... 31
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi đời ......... 32
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi nghề .. 32
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi đời ....................................... 33
Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề ................................... 33
Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi đời 34
Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi nghề 34
Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi đời ....................................... 35
Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi nghề ................................... 35
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng quần áo BHLĐ với bệnh viêm da
dị ứng .......................................................................................................................................................................
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với chứng
đau đầu ..................................................................................................................................................................
37
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm mũi họng mạn tính ..................................................................................................................
37
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm kết mạc mắt .......................................................................................................................................
38
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm loét dạ dày – tá tràng ...............................................................................................................
39
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm da dị ứng ...............................................................................................................................................
39
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với bệnh viêm kết mạc
mắt ...............................................................................................................................................................................
40
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với bệnh viêm da dị
ứng ..............................................................................................................................................................................
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1. Thực trạng sử dụng các loại HCBVTV .......................................... 28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời ........................................ 31
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng kính bảo hộ với bệnh
viêm kết mạc ............................................................................................................................
36
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với
chứng đau đầu, viêm mũi họng mạn tính, viêm kết mạc
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng
đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở nước ta. Đường lối và các chính sách
được hoạch định và tổ chức thực hiện trong hơn 20 năm qua đã đem lại hiệu
quả vô cùng to lớn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn cả nước được
cộng đồng Quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực (dẫn từ [22]). Nông nghiệp
tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và
thực phẩm quốc gia. Kinh tế trang trại có xu hướng phát triển mạnh và đang
là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Tuy nhiên những vấn đề về môi
trường có ảnh hưởng tới sức khỏe, phát triển bền vững và những phát sinh nội
tại đang đòi hỏi chúng ta về sự cần thiết phải có sự quan tâm, đánh giá.
Quá trình canh tác nông nghiệp nói chung, trồng vải nói riêng luôn luôn
tạo ra sự giao lưu, chuyển đổi của các thành phần sẵn có về môi trường sinh
thái. Những chất mà con người đưa vào môi trường theo mục đích nâng cao
hiệu quả kinh tế cho cây vải bao gồm các sản phẩm từ phân bón, hoá chất trừ
sâu, diệt cỏ, diệt chuột và các loại hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh
trưởng đều đáng phải quan tâm. Lợi ích của phân bón, hoá chất trừ sâu diệt cỏ
và các hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng của cây nông nghiệp đã
được khẳng định từ thời thượng cổ. Tuy nhiên những bất cập, ảnh hưởng có
hại của phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đã và đang là vấn đề khó giải
quyết của các nhà khoa học cũng như cả cộng đồng, đặc biệt là sự ảnh hưởng
xấu tới môi trường sống và sức khoẻ của con người (dẫn từ [16], [18]).
Bắc Giang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 3.823,3 km2, trong đó
diện tích nông nghiệp là 260.906 ha. Năm 2007 cả tỉnh Bắc Giang có 2.935
trang trại, tăng 2.549 trang trại so với năm 2002. Các trang trại đã thu hút, giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
quyết việc làm cho 8.842 lao động, trong đó có 3.908 lao động thường xuyên.
Đặc biệt đối với cây vải đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn nhất cả
nước với diện tích là 39.835 ha, tổng sản lượng đạt 228.000 tấn, tăng gấp 4
lần so với năm 2002, góp phần quan trọng vào việc xoá đói, giảm nghèo ở
nhiều địa phương trong tỉnh (dẫn từ [23], [33], [34], [35]).
Khu chuyên canh vải đã tạo ra một môi trường sinh thái mới bao gồm
các sinh vật sẵn có đã có sự thay đổi về tỷ lệ, đồng thời đã tăng tỷ lệ một số
sinh vật mới phù hợp với môi trường như các loại chim ăn quả tăng lên, quần
thể muỗi và một số côn trùng khác cũng thay đổi…Tất cả sự chuyển đổi sinh
thái và ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là cơ cấu
một số bệnh thường gặp trong cộng đồng dân cư. Thực tế có rất nhiều vấn đề
được quan tâm đối với người chuyên canh vải. Song việc trước mắt là phải
xem xét các chứng, bệnh thường gặp ở người chuyên canh vải có gì khác so
với các đối tượng lao động khác. Đồng thời xem xét một số yếu tố liên quan
có thể tác động đến tần xuất mắc các chứng, bệnh ở các đối tượng này.
Vấn đề đặt ra là: Cơ cấu bệnh tật cũng như các vấn đề sức khỏe có liên
quan của người dân chuyên canh vải Lục Ngạn ra sao? Vấn đề sức khoẻ nào
mang tính đặc thù và các yếu tố nào có liên quan đến sức khỏe ở đối tượng
chuyên canh vải? Có gì khác với các cộng đồng canh tác nông nghiệp khác
không? Để trả lời những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người
chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
2. Xác định một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp
của người chuyên canh vải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Sức khỏe và bệnh tật của ngƣời lao động nông nghiệp
Sức khoẻ luôn gắn liền với các tác động của môi trường. Sức khỏe môi
trường là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của
các yếu tố môi trường sinh thái bao quanh. Có nhiều yếu tố tác động đến sức
khoẻ của mỗi người: Yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường tự nhiên và
yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khoẻ tốt phải tạo ra môi
trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của
mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Nghề nông ở nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng, nhiễm nhiều bệnh tật
như các nghề khác do tính đa dạng của công việc. Có rất nhiều bệnh mang
tính chất đặc thù đối với đối tượng lao động nông nghiệp. Bệnh nhiễm ký sinh
trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm ngoài da do
nấm, vi trùng, ấu trùng sán vịt…Các bệnh đường ruột cũng thường gặp ở
người lao động bởi họ phải làm việc trong môi trường thiên nhiên và tiếp xúc
nhiều với tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của một số tác
giả trong nước cho thấy tỷ lệ người lao động nông nghiệp, nông thôn mắc các
bệnh giun là khá cao, đặc biệt là các bệnh giun đũa (50 – 80%), các bệnh do
giun móc (20 – 30%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh này là do việc xử lý
phân không tốt, sử dụng phân còn tồn tại nhiều trứng giun như phân tươi,
phân chưa ủ trong canh tác nông nghiệp (dẫn từ [12]).
Môi trường nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
ô nhiễm như ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không
khí. Không riêng gì ở thành phố và các khu công nghiệp mà hiện nay ở địa
bàn nông thôn cũng đang là mối quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hội. Các chất thải sinh hoạt không được xử lý, phân hữu cơ được sử dụng bừa
bãi trong nông nghiệp khi chưa ủ đủ thời gian. Việc sử dụng phổ biến các loại
phân này ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đang hàng ngày phân huỷ
ra các chất hoá học gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm không khí ở
môi trường lao động nông nghiệp thường cao hơn các khu vực khác, bởi trong
quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ sản phẩm cuối cùng là CO2 và các khí
như H2S, SO2, CH4. Indol, Scatol…cũng có hàm lượng cao bởi trong quá
trình phân huỷ yếm khí các hợp chất trung gian này sẽ xuất hiện. Các sản
phẩm có nguồn gốc Nitơ thường tăng cao ở khu vực chứa phân và khi chăm
bón cây trồng, bởi lẽ người nông dân sử dụng phân chưa ủ đủ thời gian, nên
quá trình ô nhiễm là liên tục, thường xuyên (dẫn từ [3], [7], [15], [19], [31]).
Yếu tố hóa học môi trường, đặc biệt là tình trạng sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật trong nông nghiệp nói chung, vùng chuyên canh vải nói riêng đã
ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ cộng đồng. Tuỳ theo mức độ ô nhiễm mà
các ảnh hưởng đó bao gồm cả những dấu hiệu cấp tính và mạn tính nhưng
nhìn chung thường gây nên sự tích luỹ và ảnh hưởng mạn tính. Các ảnh
hưởng chủ yếu gây nên các rối loạn bệnh lý kiểu bệnh môi trường (các hoá
chất và kim loại nặng, khí hậu và thời tiết bất lợi, các vi sinh vật…).
Một số sản phẩm do các chất hoá học phân giải từ phân hữu cơ như NH3,
H2S có thể gây các phản ứng, bệnh lý cấp tính về hô hấp, mũi họng nên cũng
tác động nhiều đến sức khoẻ người nông dân. Các tác giả trong nước đều cho
một nhận định nhất quán là tỷ lệ bệnh hô hấp và bệnh mũi họng của người
dân tiếp xúc với các loại phân hữu cơ thường cao hơn những người khác
trong gia đình, bởi vì các chất ô nhiễm thường xuyên kích thích trong quá
trình lao động, trong khi người lao động không có các trang thiết bị BHLĐ
phù hợp nhằm bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và đường mũi họng. Dẫn từ
[5], [6], [8], [10], [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.1. Bệnh do khí hậu thời tiết
Người nông dân nói chung và người dân chuyên canh vải nói riêng cũng
dễ bị say nắng, say nóng và các bệnh khác do điều kiện vi khí hậu bất thường,
thậm chí có người chết. Bệnh say nắng là do tác động của bức xạ cực tím tác
động vào khu vực trung tâm nằm ở hành não. Bệnh say nóng là do tích nhiệt
trong quá trình lao động ở môi trường nóng bức. Do không được quan tâm
đúng mức nên đã có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng hoặc đã xảy ra các rối
loạn bệnh lý lâu ngày không được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhóm các bệnh
có liên quan đến môi trường lao động sản xuất ở nông thôn có rất nhiều và
cần phải nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn (dẫn từ [17], [24]).
1.1.2. Các bệnh hô hấp
Các nghiên cứu trong nước cho thấy mô hình bệnh tật ở nước ta vẫn là
mô hình của những nước nghèo, mà chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh
dưỡng. Trong thực tế thì các bệnh hô hấp ở nông dân luôn luôn cao. Bởi vì
nhiễm khuẩn hô hấp dễ mắc hơn các nhiễm khuẩn khác do diện tích tiếp xúc
của bộ máy hô hấp với môi trường là cao nhất trong cơ thể. Suy dinh dưỡng
có tỷ lệ cao trong cộng đồng nông dân nước ta, làm cho miễn dịch của con
người bị giảm thiểu, đặc biệt là miễn dịch chống các bệnh nhiễm trùng thường
gặp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta còn tương đối cao, cho nên miễn dịch
của cơ thể sẽ bị kém so với người bình thường trong đó có miễn dịch đối với
các bệnh nhiễm trùng do thiếu đạm, thiếu vitamin A… Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp vẫn là bệnh hay gặp trong cộng đồng (dẫn từ [11], [13]). Một số loại
HCBVTV tác động trực tiếp lên tế bào gây kích thích và cũng huỷ hoại tế bào
niêm mạc đường hô hấp gây bệnh đã được nghiên cứu nhiều. Do đó các bệnh
hô hấp cũng thường gặp ở người nông dân nói chung và nông dân chuyên
canh vải như viêm phế quản, viêm phổi…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.3. Các bệnh tiêu hoá
Nhiều nghiên cứu cho thấy người nông dân lao động trong điều kiện thời
tiết nóng, phân phối máu nội tạng thiếu và mất thăng bằng muối nước, thường
ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hoá, bệnh đường ruột có cơ hội gia
tăng. Bệnh tiêu hoá mắc phổ biến ở người nông dân là viêm dạ dày - tá tràng,
rối loạn tiêu hoá…[20], [25], [26], [27].
Năm 1997 Trường đại học Y Hà Nội thông báo: tại một số xã ở Kim
Bảng, Hà Nam trong 100.000 người có 1097 người mắc bệnh tiêu hoá. Tập
quán sử dụng phân tươi vẫn rất phổ biến. Riêng ở Hà Nội hàng ngày thải ra
550.000 tấn phân trong đó thu gom mới được khoảng 30 – 35%. Đó chính là
một nguyên nhân quan trọng làm nhiễm bẩn đất, nước mặt và ngay cả nguồn
nước sạch và thực phẩm nhất là rau quả tươi [4].
1.1.4. Các bệnh da, niêm mạc
Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy người nông dân ở nước ta
cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh tật như các nghề khác do tính đa dạng của
công việc. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh mang tính chất đặc thù. Bệnh nhiễm
trùng, kí sinh trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm
nhiễm, dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân [31], [38].
Người nông dân dễ bị nhiễm độc các loại hóa chất trừ sâu, diệt cỏ do sử
dụng rộng rãi vì nhiều mục đích khác nhau nhưng không đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động (ATVSLĐ).
Các bệnh dị ứng cũng thường gặp như dị ứng với côn trùng, phấn hoa
gây mề đay hoặc co thắt khí phế quản trong mùa thu hoạch hoặc chăm sóc các
cây lương thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động
nông nghiệp
1.2.1. Môi trường nông nghiệp, nông thôn
Trong những năm qua nhờ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được thành
tựu to lớn, góp phần tăng tổng sản phẩm trong nước, bảo đảm an ninh lương
thực, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân. Cùng với sự nỗ lực
của nhân dân, nhà nước đã giành nguồn đầu tư đáng kể để xây dựng cơ sở hạ
tầng, đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thiết bị
máy móc, điện, thuốc bảo vệ thực vật và cải thiện điều kiện lao động trong
sản xuất nông nghiệp.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành sản xuất
và kinh doanh hoá chất phát triển rất mạnh, đặc biệt là hoá chất dùng trong
nông nghiệp. Hoá chất dùng trong nông nghiệp được sản xuất và sử dụng
nhiều vì lợi ích kinh tế song do việc sử dụng không đúng kỹ thuật, không đảm
bảo an toàn vệ sinh lao động đã gây nên những ảnh hưởng bất lợi đến môi
trường và sức khoẻ cộng đồng. Môi trường sống đặc biệt là môi trường nông
nghiệp, nông thôn đang là một vấn đề bức xúc bởi rất nhiều nguyên nhân
trong đó có khối lượng lớn hoá chất dùng làm phân bón và hoá chất bảo vệ
thực vật thải ra đồng ruộng, thậm chí cả các khu vực dân cư sinh sống [23].
Các hoá chất mà con người sử dụng trong nông nghiệp hiện nay bao gồm
rất nhiều loại sản phẩm như phân hoá học (đạm, lân, kali…), HCBVTV, diệt
cỏ, diệt chuột và các loại hoá chất có tác dụng kích thích sinh trưởng cây
trồng, kích thích ra hoa, đậu quả, tươi lâu. Hiện nay Việt Nam đang được coi
là một quốc gia phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là chúng ta đang đứng ở vị trí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nước xuất khẩu gạo và cà phê thứ 2 trên thế giới. Chúng ta cũng đang đứng ở
vị trí nước xuất khẩu nhiều loại rau, quả, chè sang nhiều nước trên thế giới
với số lượng lớn. Có được kết quả như vậy là nhờ vào nhiều biện pháp kinh
tế, kỹ thuật, trong đó có việc sử dụng phân bón và HCBVTV. Tuy nhiên
những bất cập do ảnh hưởng có hại của phân bón và đặc biệt là HCBVTV đối
với môi trường và sức khoẻ đang là vấn đề khó giải quyết của các nhà khoa
học có liên quan cũng như cả cộng đồng (dẫn từ [23], [28], [39], [40], [41]).
1.2.2. Ô nhiễm phân hữu cơ
Do những lợi ích của phân bón đã được khẳng định từ thời thượng cổ, xã
hội càng tiến bộ con người càng biết sử dụng phân bón hữu hiệu hơn. Mỗi
nước có kinh nghiệm và tiềm năng khác nhau trong việc sử dụng phân bón.
Về số lượng phân bón, (năm 1993) bình quân 1 ha gieo trồng người nông dân
của nước ta sử dụng 80 kg phân bón, trong khi Nhật Bản là 395 kg, Mỹ là 101
kg. Phân hữu cơ trung bình 5 – 6 tấn/ha trong vòng 20 năm (1970 – 1992),
một số khu vực đạt đến 10 tấn/ha. Phân hữu cơ chúng ta sử dụng khoảng hơn
60 triệu tấn/năm (phân chuồng, rơm rạ, phân hữu cơ sinh học khác) [15].
Phân bón hữu cơ, chủ yếu là phân chuồng, phân bắc có ảnh hưởng xấu
về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ đúng kỹ thuật. Vấn đề này liên quan chặt
chẽ đến việc quản lý và xử lý phân trước khi sử dụng của bà con nông dân
nước ta. Điều tra ở Thái Bình, Hà Nội từ 1992 – 1994 cho thấy: vùng trồng
lúa 90% hộ dân có hố tiêu trong đó gần 60% số hộ sử dụng phân bắc chưa xử
lý tưới bón cho cây trồng. Điều tra ở Phú Thọ năm 2005, Điện Biên năm 2006
cũng thấy khoảng 70 – 80% số hộ sử dụng phân bắc, thậm chí chưa xử lý
trong canh tác nông nghiệp. Hơn 80% số hộ trồng rau ở nông thôn dùng phân
tươi bón rau [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.3. Lao động nặng nhọc trong điều kiện kinh tế, xã hội ở mức thấp
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam được định hướng theo chiến
lược, chính sách của quá trình đổi mới. Một đặc điểm nổi bật của quá trình
đổi mới là sự chuyển đổi nền kinh tế được điều chỉnh bằng cơ chế quản lý tập
trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế trang trại
phát triển đã mở ra một hướng làm ăn mới, hình thành đội ngũ nông dân năng
động, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Nhưng nền kinh tế
Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính.
Nông nghiệp hiện nay vẫn dựa trên một nền tảng nông nghiệp còn lạc hậu, vai
trò của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng
đến năng suất lao động cũng như sức khoẻ người nông dân. Nước ta có trên
70% là lao động nông nghiệp trong số gần 40 triệu người ở tuổi lao động, sản
phẩm quốc nội nhờ nông nghiệp mà tăng nhanh, người dân được no đủ, vững
bền. Lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang dựa trên một nền tảng
nông nghiệp lạc hậu để lại với trình độ dân trí chưa cao, nền khoa học kỹ
thuật vẫn còn đóng một vai trò khiêm tốn, ảnh hưởng đến năng suất lao động
cũng như sức khoẻ người nông dân. Do vậy các vấn đề sức khoẻ của người
lao động nông nghiệp là vấn đề đáng nhận được sự quan tâm nhiều của các
nhà quản lý cũng như các thày thuốc.
Lao động nông nghiệp nước ta có đặc điểm lao động ngoài trời và phụ
thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên cho nên cần lưu ý quan tâm như điều kiện
khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lao động thủ công đơn giản thiếu bảo hộ là phổ
biến. Trong quá trình lao động người nông dân phải tiếp xúc nhiều với các tác
nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt là các vi sinh vật, phân bón,
HCBVTV nguy hại và các hoá chất có tác dụng sinh trưởng mỗi vùng, mỗi
công việc chuyên canh đặc thù khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Người lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động ngoài trời. Các phương
tiện bảo vệ tránh nắng, tránh mưa và các yếu tố khí hậu bất lợi thường không
đạt yêu cầu bảo vệ so với các loại hình lao động khác. Bức xạ mặt trời, đặc
biệt là thời gian giữa ngày có nhiều tia cực tím nên khả năng gây kích thích
làm tăng nhiệt, các rối loạn sinh lý có thể xảy ra. Theo thống kê chưa đầy đủ
của các nhà y học lao động thì tỷ lệ người lao động nông nghiệp bị các rối
loạn bệnh lý như say nóng, say nắng, mất cân bằng muối khoáng khoảng 4 –
15%. Thống kê này là thấp hơn thực tế rất nhiều bởi chúng ta chưa có chiến
lược bảo vệ sức khoẻ người lao động nông nghiệp nên các nghiên cứu thường
hời hợt và mang tính chất đối phó. Ở nước ta do đặc điểm của khu vực nhiệt
đới gió mùa nên độ ẩm thường cao, tốc độ gió không ổn định, nhiệt độ chênh
lệch giữa đêm và ngày, giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm ở
khu vực miền núi, trung du phía Bắc là tương đối cao (12 – 15oC). Điều này
có tác động xấu đến niêm mạc mũi họng, đường hô hấp, mắt làm gia tăng các
yếu tố nguy cơ khác gây nên các rối loạn bệnh lý.
Lao động thủ công giản đơn, tiêu hao năng lượng nhiều. Qua quan sát
của một số nhà nghiên cứu về sinh lý lao động trong nước cho thấy tiêu hao
năng lượng của người lao động nông nghiệp thường ở mức 2500 – 4000 Kcal.
Các nghề thuần nông thường chiếm khoảng 70% là tiêu hao năng lượng từ
2500 – 3000 Kcal. Các chuyên canh đặc biệt ở miền núi và trung du như canh
tác, thu hái các loại hoa quả khoảng 3000 – 3500 Kcal. Lao động giản đơn
thường đi liền với các tai nạn lao động không kiểm soát được. Tiêu hao năng
lượng nhiều trong điều kiện khó khăn, dinh dưỡng thấp là nguyên nhân của
hiện tượng hao mòn sức khoẻ, tuổi sinh học thấp đồng thời với các rối loạn
bệnh lý làm cho tuổi thọ bị hao tổn ở người lao động nông nghiệp là tương
đối phổ biến. Một điều đáng quan tâm hơn các loại hình lao động khác là việc
bảo vệ sức khoẻ người lao động nông nghiệp chưa được chú trọng nhiều. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
chương trình nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ người lao động nông nghiệp
là rất ít so với các nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ người công nhân. Trong hội
nghị Quốc tế về y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ III tại Hà Nội
(2008) tỷ lệ các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động
nông nghiệp chỉ chiếm 16,8% trong tổng số các báo cáo khoa học được trình
bày tại hội nghị. Đất nước ta có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên
các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ đối tượng này cần được chú trọng và
đầu tư nhiều hơn.
Tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh đặc biệt là các vi sinh vật, ký
sinh trùng và hoá chất trừ sâu nguy hại cũng là một đặc thù. Có rất nhiều sinh
vật cũng như vi sinh vật là nguy cơ đối với sức khoẻ người lao động nông
nghiệp. Các loại côn trùng khá phong phú trong điều kiện thiên nhiên vùng
nhiệt đới của nước ta. Ngoài các sinh vật có khả năng gây hại trực tiếp như
ong, ruồi, rắn… Các loại côn trùng còn bắt buộc chúng ta phải sử dụng hoá
chất tiêu diệt với hàng chục ngàn tấn hoá chất hàng năm do chúng phá hoại
rau màu. Do điều kiện khí hậu và thời tiết không ổn định tạo điều kiện cho
côn trùng phát triển nên người nông dân vì mục đích bảo vệ rau màu đã phải
dùng quá nhiều hoá chất trừ sâu, tần suất sử dụng cao. Có rất nhiều vi sinh vật
gây bệnh tồn tại trong đất, nước thậm chí trong không khí mà người nông dân
thường xuyên phải tiếp xúc trong quá trình lao động. Các vi sinh vật gây bệnh
chưa bị diệt còn tồn tại trong đất và nước đủ là nguy cơ nhiễm trùng đường
tiêu hoá, gây nên hậu quả là trên 50% số người dân ít nhất bị nhiễm trùng
đường tiêu hoá 1 lần/năm (dẫn từ [13], [46], [48], [49], [55]).
Các vi sinh vật gây bệnh thường có thời gian tồn tại ở môi trường 1 - 2 tuần,
hơn nữa việc sử dụng phân bón thường xuyên sẽ làm cho môi trường thường
xuyên có vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá, da, niêm mạc và khó khăn cho
việc phòng chống bệnh này đối với người lao động nông nghiệp. Các nấm gây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bệnh rất phổ biến trong môi trường lao động nông nghiệp do phổ nhiệt độ phù
hợp cho việc tồn tại phát sinh phát triển của nấm là tương đối rộng (10 -
40
0
C), nhu cầu về các chất dinh dưỡng thấp, độ ẩm cao. Tất cả các điều đó tạo
ra sự tồn tại thường xuyên, khắp nơi của các loại nấm gây bệnh. Các nghiên
cứu của các tác giả trong nước [1], [29], [37] đều cho thấy tỷ lệ nhiễm các
nấm ký sinh trùng gây bệnh trên da là rất cao ở môi trường nóng, ẩm, đặc biệt là
trong nông nghiệp (20 – 30%). Tỷ lệ này thường ở mức 14% trong cộng đồng
nói chung [29], [52]. Nguyên nhân của việc gia tăng bệnh do ký sinh trùng,
bệnh ngoài da phần nhiều cũng bởi các thói quen thiếu vệ sinh. Thiếu BHLĐ
trong quá trình lao động có vai trò lớn đối với đối tượng lao động nông
nghiệp ở nước ta. Các nghiên cứu can thiệp về giáo dục sức khoẻ và can thiệp
sử dụng thiết bị BHLĐ phù hợp làm giảm tỷ lệ bệnh da có hiệu quả rất tốt qua
các công trình nghiên cứu từ năm 2004 đến 2008 của các tác giả như Nguyễn
Thị Hà, Nguyễn Tuấn Khanh và một số tác giả khác đã ghi nhận [8], [19].
1.2.4. Các vấn đề môi trường sinh thái
* Ô nhiễm môi trường
Tiếp xúc với các yếu tố vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh là một đặc thù
của các nước vùng nhiệt đới. Môi trường lao động nông nghiệp chứa nhiều vi
sinh vật gây bệnh từ phân, môi trường chưa được xử lý. Các loại nấm, kí sinh
trùng gây bệnh tồn tại ở môi trường canh tác rau màu và tiếp cận với người
lao động dễ gây bệnh như các loại nấm da, nấm tóc và ký sinh trùng đường
ruột [9].
Ô nhiễm, nhiễm bẩn môi trường từ phân bón do tích đọng nitrat là một
vấn đề rất nguy hại cho sức khoẻ đã được khẳng định [3], [10]. Trong quá
trình canh tác cây ăn quả người nông dân đã sử dụng nhiều hoá chất, phân
bón tổng hợp, hoá chất bảo vệ thực vật, làm cho người lao động dễ bị nhiễm
độc hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ nếu thiếu các biện pháp đảm bảo an
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
toàn. Trong sử dụng và bảo quản hoá chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
các hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng của cây vải cũng có tác
dụng xấu như các cây trồng khác.
Trong các vấn đề môi trường thì tình hình ô nhiễm môi trường do
HCBVTV ở nước ta thực sự là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguy hiểm
trực tiếp của nó. Cũng như sử dụng phân bón, tổng lượng HCBVTV sử dụng
không phải quá lớn song lại rất tập trung vào một số vùng, mà phương pháp
sử dụng, bảo quản và lưu hành không được kiểm soát, không đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động. Mặt khác, khác với phân bón (không kể yếu tố vệ sinh)
HCBVTV thường gây ra hiệu ứng trực tiếp tác động vào con người, động vật,
gia súc, gia cầm cũng như nhiều loài sinh vật khác. Theo Cục Bảo vệ thực vật,
hàng năm cả nước sử dụng hơn 50.000 tấn HCBVTV các loại. Loại thuốc sử
dụng chủ yếu là Monitor, Dipterex, Bassa, DDT, Wofatox, Validacin. Tuy đã
có lệnh cấm sử dụng nhóm thuốc DDT, Heptaclo (thuộc nhóm clo hữu cơ)
song trong thực tế người dân vẫn sử dụng nhiều [15].
Chính vì phương pháp sử dụng, loại thuốc sử dụng, trình độ hiểu biết của
người sản xuất còn yếu kém nên dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm là
một mối nguy hại rất to lớn. Rất nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn do ăn phải
dư lượng vết của HCBVTV trong rau quả đã được biết đến trên toàn quốc.
Trên thực tế hiện tượng sử dụng bất cẩn ở nhiều nơi đã gây nên tình trạng ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kết quả giám định dư lượng thuốc BVTV ở
tỉnh Khánh Hoà cho thấy: trong 423 mẫu đất phân tích có 39% số mẫu chứa
dư lượng hoá chất trừ sâu vượt ngưỡng cho phép từ 2 – 40 lần, trong 120 mẫu
nước, có 36,6% số mẫu chứa dư lượng hoá chất trừ sâu vượt ngưỡng cho phép
từ 2 – 50 lần [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Sinh thái mất sự đa dạng
Trong quá trình sử dụng HCBVTV, một vấn đề mới xuất hiện đó là ảnh
hưởng của nó tới hệ sinh thái và xuất hiện các quần thể côn trùng kháng
thuốc. Vấn đề này trong thực tế đã gặp không ít như các dịch rầy nâu, sâu tơ
kháng thuốc và ngay cả quần thể côn trùng truyền bệnh cũng kháng thuốc
(dẫn từ [8]).
1.3. Một số đặc điểm về kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là:
101.223,72 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 26,7%. Có 29 xã và
01 thị trấn, trong đó 12 xã vùng cao. Dân số 183.775 người, số hộ là 36.940
và có 7 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan. Số người
trong độ tuổi lao động là 86.010 chiếm 46,8% dân số (dẫn từ [30]).
Nhờ có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở đường cho
sự hình thành và phát triển những mô hình kinh tế trang trại. Nhà nước có
chính sách giao đất ổn định, lâu dài tới hộ gia đình, khuyến khích dồn điền
đổi thửa, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất tạo vùng
sản xuất quy mô lớn phù hợp với mô hình trang trại. Bắc Giang có chủ trương
phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi đến năm 2010 sẽ chuyển đổi 10 nghìn
ha lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng
khác tạo cho kinh tế trang trại có bước phát triển mạnh về số lượng và chất
lượng ở mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng để hình thành các loại hình
trang trại phù hợp. Các xã miền núi, vùng cao có diện tích đất tự nhiên lớn
phát triển các trang trại cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Khu vực trung du phù
hợp với trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các xã vùng trũng mở rộng mô
hình chăn nuôi kết hợp phát triển thuỷ sản [23], [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cây ăn quả toàn huyện năm 2003 có diện tích là 18.737 ha, trong đó diện
tích vải thiều là 15.381 ha chiếm 82,09%. Giá trị thu hoạch từ sản lượng quả
và cành giống vải thiều đạt hơn 60 tỷ đồng, sản lượng quả thu hoạch đạt
74.751 tấn năm 2003. Năm 2008 diện tích vải thiều tăng lên 19.192 ha và đạt
sản lượng 80.000 tấn quả tươi, giá trị thu nhập 450 tỷ đồng, tăng 8 tỷ so với
năm 2007. Cây ăn quả là thế mạnh của huyện Lục Ngạn trong việc phát triển
nông nghiệp hàng hóa. Do vậy công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người
lao động nói chung, người canh tác vải nói riêng tại huyện Lục Ngạn có vai
trò quan trọng vào thắng lợi đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội địa
phương (dẫn từ [2], [33]).
Huyện Lục Ngạn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng
Đông Bắc được bao bọc bởi hai dải núi lớn là Bảo Đài và Huyền Đinh, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nên có một số đặc điểm sau:
- Có lượng mưa thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang.
Lượng mưa trung bình 1.321 mm, lượng mưa cao nhất 1.780 mm (tập trung
vào tháng 6, 7, 8) lượng mưa thấp nhất 912 mm (tập trung vào tháng 12, 1).
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,50C, tháng cao nhất là 27,80C (tháng 6),
tháng thấp nhất là 18,80C (tháng 1, 2).
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 81,9%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.
- Số giờ nắng bình quân cả năm là 1.729 giờ, bình quân giờ nắng trong
ngày là 4,4 giờ [30].
Do đặc điểm khí hậu của địa phương nên huyện Lục Ngạn rất phù hợp
với việc phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Song đến nay các nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật của người nông dân
nói chung, người chuyên canh vải nói riêng còn ít. Hiện nay đang triển khai
một nghiên cứu "Dự án Hội chứng não cấp" tại tỉnh Bắc Giang của Viện Vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sinh Dịch tễ Trung ương kết hợp với Sở Y tế Bắc Giang, Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang (2006 - 2010).
1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của ngƣời lao động
1.4.1. Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước cho nhận xét người lao động Việt Nam hiện
đang tiếp xúc với nhiều tác hại nghề nghiệp. Hiện nay môi trường lao động bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Số mẫu đo môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép
trong cả nước vẫn còn cao, trung bình chiếm 22% [36], [38], [42]. Có nhiều
tài liệu nghiên cứu trong nước, các nhà khoa học Việt Nam đã đặt vấn đề
nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ nông thôn, nông nghiệp ngay từ khi hoà bình
mới được lập lại. Tuy nhiên phải vào cuối thế kỷ XX chúng ta mới có các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong nông nghiệp vấn đề hoá chất
dùng trong canh tác và bảo vệ cây trồng được lưu ý và quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn cả. Các hoá chất bảo vệ thực vật tổng hợp được phát minh vào cuối
thế kỷ 19 và đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới vào thế kỷ XX. Trong
khoảng 100 năm qua số lượng và chủng loại các loại hoá chất này rất đa dạng
và tăng lên nhanh chóng. Ngày nay trên thế giới hàng năm đã sản xuất và tiêu
thụ hơn 3 triệu tấn hoá chất trừ sâu, song con số này ngày càng tăng hơn nữa
do nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng. Trong nông nghiệp ở Việt Nam, số
người nông dân tiếp xúc với hoá chất trừ sâu, diệt cỏ và diệt chuột ngày càng
nhiều. Đồng thời với nó là số người bị ảnh hưởng sức khoẻ do các hoá chất
cũng ngày càng gia tăng đáng kể. Ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp luôn là vấn đề lớn. Tính đến tháng 2/1999 Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã cho nhập 1.257 loại hoá chất bảo vệ thực vật để
phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng, lượng hoá chất bảo vệ thực vật tính
trung bình trên diện tích gieo trồng đã tăng lên từ 0,5 – 0,7 kg/ha vào những
năm 1990, việc bảo quản cất giữ HCBVTV không an toàn từ 46,6% - 95,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trong đó ô nhiễm mẫu đất chiếm 39%, ô nhiễm không khí chiếm 38,2% [15].
Hậu quả tất yếu của sự ô nhiễm trên đây là sức khoẻ của người lao động giảm
sút, các bệnh nghề nghiệp hay bệnh liên quan đến nghề nghiệp phát sinh và
phát triển làm cho tuổi thọ, tuổi lao động giảm đáng kể đối với người lao
động. Theo Đỗ Hàm, thì một số chứng bệnh thường gặp ở người tiếp xúc với
hoá chất bảo vệ thực vật là:
- Các dấu hiệu thường gặp là: mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê
bì, kiến bò chiếm tỷ lệ 3,1- 48,1%.
- Tỷ lệ mắc các bệnh thần kinh, da liễu ở các nhóm nghiên cứu cao.
- Hoạt tính của enzym cholinesterase ở các đối tượng giảm [13].
Theo Trần Nguyễn Hoa Cương, nghiên cứu kiến thức, thực hành của
người trồng rau về an toàn sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố
ảnh hưởng tại 2 xã huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2005 cho thấy: vấn đề sử
dụng bảo hộ lao động giữa kiến thức và thực hành không đi đôi với nhau.
Trong quá trình pha và phun thuốc tỷ lệ nhận thức là 96,7%, trong khi đó tỷ lệ
thường xuyên sử dụng BHLĐ là 82,7%. Khẩu trang là loại phương tiện bảo
vệ cá nhân có tỷ lệ được sử dụng thường xuyên cao nhất (95%) còn các loại
phương tiện khác thì thấp hơn nhiều [4].
Khảo sát tồn dư HCBVTV trên rau tại Bắc Ninh năm 2001 cho thấy:
83% số mẫu rau muống, 68% số mẫu rau ngót và 100% số mẫu đậu đũa phát
hiện thấy có tồn dư HCBVTV, tuy nhiên lượng tồn dư này trong mức giới hạn
tối đa cho phép của Bộ Y tế. Tại Phú Thọ, khảo sát năm 2001 – 2002, trên
30,6% mẫu rau quả phát hiện thấy có tồn dư HCBVTV, trong đó 21,4% vượt
giới hạn tối đa cho phép (dẫn từ [18]).
Kết quả khảo sát năm 2002 tại vùng sản xuất rau của Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh đã làm người tiêu dùng thêm lo ngại về tính an toàn của sản
phẩm nông sản nói chung và của rau quả nói riêng [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết quả khảo sát năm 2004 tại các vùng sản xuất rau trên cả nước với
tổng số 4176 mẫu rau quả đã thực sự báo động cho cơ quan quản lý và người
tiêu dùng: 25% mẫu rau quả phát hiện thấy có dư lượng HCBVTV, trong đó
8,2% vượt giới hạn tối đa cho phép [15].
Để tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người nông dân
cần có nhiều công trình nghiên cứu và đầu tư hơn nữa vì cho đến nay các
công trình nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho người nông dân chưa nhiều,
nên HCBVTV vẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người nông dân cũng
như môi trường sống. Điều này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
1.4.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật và các yếu tố
ảnh hưởng đến người lao động nói chung và sức khoẻ, bệnh tật của người
nông dân nói riêng. Đặc biệt là vấn đề tác hại của thuốc BVTV đối với sức
khoẻ và môi trường sống. Tỷ lệ ngộ độc cấp do thuốc BVTV ở các nước đang
phát triển cũng rất đáng lo ngại. Theo ước tính (Dharmanjah) ở Indonesia là 28%;
Ở Brazil (Furtao) khoảng 16%. Tỷ lệ này ở Anh là < 5%; Ở Úc là 3% và Mỹ
là 0,08% (dẫn từ [43], [47], [51], [54]).
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy hàng năm ô nhiễm môi trường lao động
đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng chục triệu người, trong đó có hàng
triệu ca tử vong. Hơi khí độc tồn tại ngay ở các hầm xay lúa, trữ lúa mà ít
người để ý, người công nhân xay lúa gạo có thể bị suy giảm chức năng hô
hấp…Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện có khoảng 160 triệu
người trên hành tinh mắc các bệnh liên quan đến công việc nhà nông, trong
đó 1/3 trường hợp phải nghỉ việc khoảng 4 ngày thậm chí nhiều hơn nữa [44],
[45], [46]. Các ngành khoa học đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ
và tăng cường sức khoẻ nói chung và cho người nông dân nói riêng song thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sự vẫn chưa đầy đủ. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển số trường hợp
bị nhiễm độc mạn tính vẫn có xu hướng tăng theo số lượng và chủng loại
HCBVTV. Tại Mỹ, theo số liệu của cơ quan Bảo vệ môi trường thì hàng năm
có khoảng 45.000 người bị nhiễm HCBVTV, trong đó có khoảng 200 người
bị chết [18]. Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương
(ESCAP) hàng năm có khoảng 2 triệu người bị nhiễm độc HCBVTV, trong
đó có 40.000 người bị tử vong [43].
Theo thống kê của chương trình giám sát dư lượng HCBVTV năm 2002
tại Mỹ, tỷ lệ có tồn dư HCBVTV trên rau, quả là khá cao. Kết quả kiểm
nghiệm 725 mẫu quả và 895 mẫu rau sản xuất trong nước cho thấy: 49,8%
mẫu quả phát hiện có tồn dư HCBVTV chưa vượt quá giới hạn tối đa cho
phép và 0,7% phát hiện có tồn dư HCBVTV vượt quá giới hạn tối đa cho
phép; 26,7% mẫu rau phát hiện có tồn dư HCBVTV chưa vượt quá giới hạn
tối đa cho phép và 0,8% phát hiện có tồn dư HCBVTV vượt quá giới hạn tối
đa cho phép [53].
Nghiên cứu về tình trạng nhiễm độc HCBVTV tại một số nước khu vực
Đông Nam châu Á cho thấy tỷ lệ nhiễm độc HCBVTV là khá cao. Tại Thái
Lan, từ tháng 9 – 11 năm 1999 nghiên cứu trên 130 trường hợp cho thấy có 80
trường hợp nhiễm độc HCBVTV do cố ý chiếm 61,5%, do nghề nghiệp là 70
trường hợp chiếm 28,5% và có 10 trường hợp nhiễm độc không chủ ý chiếm
7,7%. Nghiên cứu tại Indonesia, từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 4 năm 2000
trên 126 trường hợp cho thấy có 54 trường hợp nhiễm độc HCBVTV do cố ý
chiếm 44,4%, do nghề nghiệp là 47 trường hợp chiếm 31,7% và 20 trường hợp
nhiễm độc không chủ ý chiếm 15,9%. Nghiên cứu tại Myanmar từ tháng 1 –
10 năm 2000 trên 43 trường hợp tại 1 bệnh viện cho thấy có 35 trường hợp
nhiễm độc HCBVTV do cố ý chiếm 81,4%, do nghề nghiệp 4 trường hợp
chiếm 9,3% và có 4 trường hợp nhiễm độc không chủ ý chiếm 9,3% [41], [54].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Người lao động trực tiếp chuyên canh vải liên tục trong 2 năm trở lên tại
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009
2.2.2. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
* Xã Hồng Giang: có diện tích 14,94 km2, trong đó diện tích trồng cây
vải thiều là 780 ha, dân số 9.183.
Sản lượng vải năm 2008: 6000 tấn.
* Xã Quí Sơn: có diện tích 20 km2, trong đó diện tích trồng cây vải thiều
là 1.690 ha, dân số 15.384.
Sản lượng vải năm 2008: 12.000 tấn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp
với mô tả so sánh.
Sau khi nghiên cứu mô tả cắt ngang sẽ chọn một số chứng, bệnh và một
số yếu tố nguy cơ được cho là có liên quan, tiếp tục tiến hành phân nhóm để
mô tả so sánh, mô tả tương quan nhằm thiết lập mối liên quan giữa các biến
với nhau trong khuôn khổ điều tra ngang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
* Chọn cỡ mẫu điều tra theo công thức, tính cỡ mẫu như sau:
n = [Z
2
1- α / 2
2e
pq
]
Trong đó: Chọn p = 0,5;
Ấn định ngưỡng e = 0,05 ( 1/10 giá trị p);
Giá trị tương ứng Z1 – α / 2 sẽ là 1,96;
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu sẽ là 384, lấy tròn 400.
Cách chọn mẫu nghiên cứu mô tả
- Chọn hộ gia đình: Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, các hộ
theo tiêu chuẩn phải có diện tích canh tác vải thiều ít nhất từ 01 ha trở lên
thuộc 02 xã Hồng Giang và Quí Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để
đảm bảo có đủ công việc chăm sóc, thu hái quanh năm. Sau đó sẽ chọn đối
tượng nghiên cứu là người lao động từ các hộ trên.
- Chọn đối tượng người lao động cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau:
+ Bước 1: Lập danh sách tất cả những người canh tác vải thiều trong các
hộ gia đình đã được chọn ở trên (gọi là danh sách chọn) theo thứ tự từ 01 đến hết.
+ Bước 2: Tìm khoảng cách chọn (k), ( k = TS/n)
Lấy tổng số người trong danh sách chọn (TS) chia cho cỡ mẫu (n = 400),
ta được khoảng cách (k).
+ Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu
Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người nằm trong khoảng
từ 01 đến khoảng cách chọn (k), đó là đối tượng thứ nhất.
Chọn đối tượng thứ hai: Là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với
khoảng cách chọn (k).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chọn đối tượng tiếp theo: Là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với
khoảng cách chọn (k). Làm như vậy đến khi chọn đủ 400 đối tượng (là cỡ
mẫu nghiên cứu). Để đảm bảo cỡ mẫu trong quá trình nghiên cứu kéo dài,
tránh bỏ cuộc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu chúng tôi đã lấy mẫu với số
lượng là 500 người. Tuy nhiên đã có một số người bị loại bỏ do nhiều lý do,
vì vậy cỡ mẫu cuối cùng là 456.
* Chọn mẫu phân tích mô tả so sánh ( tương quan):
Do không thể xác định được chắc chắn tỷ lệ mắc bệnh, không mắc bệnh
trước nghiên cứu cũng như khó có khả năng điều tra rộng hơn vì lý do kinh
phí và thời gian nên không thể chọn mẫu mô tả so sánh tương quan theo công
thức. Vì vậy chúng tôi chọn cách chọn mẫu chủ đích, toàn bộ cho thuận lợi và
cũng phù hợp về mặt y đức. Phương pháp này vẫn được các nhà nghiên cứu
hiện nay chấp nhận.
- Chọn nhóm bệnh: chọn chủ đích, toàn bộ các đối tượng bị bệnh tương
ứng sau khi mô tả, để điều tra các yếu tố liên quan. Ví dụ: đối với bệnh da ta
phải chọn toàn bộ bệnh nhân mắc bệnh da vào nhóm bệnh.
- Chọn nhóm so sánh: chọn chủ đích, toàn bộ các đối tượng không mắc
bệnh sau nghiên cứu mô tả cắt ngang. Ví dụ: để điều tra các yếu tố liên quan
đối với bệnh da ta chọn toàn bộ bệnh nhân không mắc bệnh da đưa vào nhóm
so sánh.
Về yếu tố liên quan, do trên thực tế có nhiều yếu tố liên quan đến sức
khoẻ, chứng, bệnh của người chuyên canh vải, song trong khuôn khổ của luận
văn với thời gian có hạn chúng tôi chỉ xác định mối liên quan giữa một số
chứng, bệnh với các yếu tố nguy cơ, liên quan mang tính chất đặc thù như yếu
tố nghề nghiệp, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (Bảo hộ lao động), hóa
chất bảo vệ thực vật...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Tuổi;
- Giới;
- Trình độ học vấn, chia ra theo nhóm: mù chữ; tiểu học; trung học cơ sở
và trung học phổ thông trở lên;
- Các hoá chất sử dụng trong quá trình canh tác vải;
- Tình hình sử dụng bảo hộ lao động.
2.4.2. Một số chứng, bệnh thường gặp
Một số chứng, bệnh thường gặp trong cộng đồng người dân khu chuyên
canh tác vải thiều chúng tôi áp dụng theo bảng phân loại ICD 10 (1992), phân
theo 21 chương, mỗi chương bao gồm một bệnh hay nhóm bệnh, chứng bệnh.
Trong nghiên cứu, chúng tôi chọn một số nhóm bệnh hoặc chứng bệnh
thường gặp ở cộng đồng, gọi tắt là “Chứng, bệnh” để dễ cho việc nghiên cứu
và so sánh với các tác giả khác, ví dụ: nhóm bệnh thuộc hệ thần kinh gọi là
“Bệnh thần kinh”, nhóm bệnh thuộc hệ tuần hoàn gọi là “Bệnh tuần hoàn”...
- Bệnh thuộc hệ thần kinh: được xác định là các chứng bệnh thường gặp
như: đau đầu, mất ngủ...
- Bệnh thuộc hệ tuần hoàn: được xác định là các bệnh thường gặp như:
tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…
- Bệnh thuộc hệ hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm
phổi, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi…
- Bệnh thuộc hệ tiêu hoá: được xác định là các bệnh thường gặp như: rối
loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dầy - tá tràng…
- Bệnh về mắt: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm kết mạc,
viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Bệnh về TMH: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm mũi dị
ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản…
- Bệnh Ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm da dị
ứng, chàm...
2.4.3. Một số yếu tố liên quan
- Tuổi đời của người lao động, chia ra 6 nhóm tuổi gồm: nhóm dưới 20
tuổi, nhóm từ 20-29 tuổi, nhóm từ 30-39 tuổi, nhóm từ 40-49 tuổi, nhóm từ
50-59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên.
- Tuổi nghề, chia ra 5 nhóm gồm: nhóm dưới 5 năm, nhóm từ 5-9 năm,
nhóm từ 10-14 năm, nhóm từ 15-19 năm và nhóm từ 20 năm trở lên.
- Sử dụng bảo hộ lao động (BHLĐ) gồm các loại như: khẩu trang, găng
tay, mũ, quần áo, kính, ủng và loại khác.
- Thời gian tiếp xúc trực tiếp với các loại HCBVTV: theo tiêu chuẩn
chọn mẫu, đối tượng phải có thời gian canh tác vải từ 4 giờ/ngày trở lên (theo
cách tính độc hại do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành). Tuy
nhiên người chuyên canh vải có thể không tiếp xúc liên tục với HCBVTV nên
trong khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi phân theo 3 nhóm cho phù hợp với
thực tiễn như sau: nhóm dưới 2 giờ/ngày, nhóm từ 2- 4 giờ/ngày và nhóm trên
4 giờ/ngày trở lên.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.5.1. Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu
Được tiến hành ở tất cả các đối tượng với các thông tin theo chỉ tiêu
nghiên cứu như: tuổi đời, trình độ văn hoá...
2.5.2. Khám lâm sàng, cận lâm sàng
Khám, chẩn đoán xác định các chứng, bệnh bao gồm các thăm khám lâm
sàng và xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán theo tiêu chuẩn, quy trình khám,
chẩn đoán bệnh của Bộ Y tế và ICD - 10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.6. Vật liệu, phƣơng tiện, nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu
- Mẫu phiếu điều tra thống nhất đã được điều chỉnh, chuẩn hóa sau điều
tra thử.
- Các phương tiện, dụng cụ khám bệnh đã được kiểm định: huyết áp kế
đồng hồ, ống nghe ...
- Các cán bộ thực hiện đề tài là một số học viên cao học khoá 11- Y học
dự phòng - Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, bác sỹ chuyên
khoa của Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn, Phòng Y tế huyện Lục Ngạn
và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang,
2.7. Phƣơng pháp khống chế sai số
* Khống chế sai số ngẫu nhiên:
Chọn cỡ mẫu đảm bảo đủ cỡ và lực mẫu để khống chế được sai số ngẫu nhiên.
* Khống chế sai số hệ thống:
- Xây dựng bộ câu hỏi tốt, hợp lý, kiểm định và rút kinh nghiệm thường xuyên.
- Đội ngũ cán bộ điều tra, khám được tập huấn kỹ trước khi nghiên cứu
triển khai và rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Chọn đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu, sau đó giải thích để họ hiểu
mục đích của cuộc phỏng vấn, khám bệnh và để họ hợp tác trong quá trình
nghiên cứu.
- Các bệnh mang tính chất riêng tư đều trả lời trực tiếp, cụ thể cho đối
tượng và có phương hướng giải quyết cụ thể, tế nhị và hợp lý.
- Có hướng khắc phục các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật chung cho các đối
tượng trong cả cộng đồng sau khi khám phát hiện bệnh.
2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng
chương trình phần mền EPI INFO 6.04 và SPSS 13.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo trình độ học vấn
STT Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Mù chữ 7 1,54
2 Tiểu học 132 28,95
3 Trung học cơ sở 259 56,80
4 Trung học phổ thông trở lên 58 12,71
Tổng số 456 100
Nhận xét: Người chuyên canh vải có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ
lệ cao (56,8%), đặc biệt là vẫn còn có đối tượng mù chữ (1,54%).
Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi, giới
STT Nhóm tuổi Tổng số
Nam Nữ
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 5 1,10 2 0,44
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 19 4,17 30 6,58
3 Từ 30 – 39 tuổi 101 56 12,28 55 12,06
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 94 20,61 85 18,64
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 68 14,91 34 7,45
6 ≥ 60 tuổi 8 5 1,10 3 0,66
Tổng cộng 456 247 54,17 209 45,83
Nhận xét: Nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ cao hơn cả (nam là 20,61%, nữ
là 18,64%). Nhóm tuổi dưới 20 và từ 60 tuổi trở lên thấp (nam là 2,2%, nữ là
1,1%). Đa số người lao động chuyên canh vải đang ở độ tuổi lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi nghề
STT Nhóm tuổi nghề Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 < 5 năm 15 3,30
2 Từ 5 - 9 năm 16 3,51
3 Từ 10 – 14 năm 43 9,43
4 Từ 15 – 19 năm 272 59,64
5 Từ ≥ 20 năm 110 24,12
Tổng số 456 100
Nhận xét: Tuổi nghề của người chuyên canh vải tập trung chủ yếu từ 15-
19 năm (chiếm tỷ lệ 59,64%), tuổi nghề dưới 10 năm thấp (6,81%).
Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng BHLĐ ở đối tượng nghiên cứu
Loại bảo hộ lao động
Số ngƣời sử dụng
Tỷ lệ (%)
Khẩu trang
445
97,58
Găng tay
234
51,31
Mũ
156
34,21
Quần áo
150
32,89
Kính
124
27,19
Ủng
107
23,46
Khác
41
8,99
Nhận xét: Loại BHLĐ được sử dụng nhiều nhất là khẩu trang, chiếm tỷ
lệ 97,58%, tiếp theo là găng tay (51,31%), còn các loại khác tỷ lệ thấp: kính
(27,19%); quần áo BHLĐ (32,89%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng các loại HCBVTV
Loại hóa chất Số ngƣời sử dụng TL(%)
Pandan
330
72,36
Bassa
329
72,14
Difterex
281
61,62
Monitor
101
22,14
Loại khác
377
82,67
82,67
72,36
72,14
61,62
22,14
0
20
40
60
80
100Tỷ lệ (%)
Khác Pandan Bassa Difterex Monitor
Hoá chất BVTV
Biểu đồ 3.1. Thực trạng sử dụng các loại HCBVTV
Nhận xét: HCBVTV được sử dụng trong canh tác vải tương đối phổ
biến và phụ thuộc vào thị trường, với nhiều loại khác nhau. HCBVTV sử
dụng nhiều nhất là Pandan với tỷ lệ chiếm 72,36% tiếp theo là Bassa chiếm tỷ
lệ 72,14%. Đặc biệt là người chuyên canh vải vẫn còn sử dụng HCBVTV
trong danh mục cấm dùng (Monitor).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Một số chứng, bệnh thƣờng gặp của ngƣời chuyên canh vải
Bảng 3.6. Một số chứng bệnh thường gặp
STT Chứng, bệnh Số mắc Tỷ lệ (%)
1
Đau đầu
150
32,89
2
Viêm mũi họng mạn tính
143
31,35
3
Mất ngủ
117
25,65
4
Viêm kết mạc mắt
101
22,14
5
Viêm loét dạ dày – tá tràng
60
13,15
6
Tăng huyết áp
35
7,67
7
Rối loạn tiêu hoá
20
4,38
8
Viêm da dị ứng
20
4,38
9
Rối loạn nhịp tim
9
1,97
10
Viêm mũi dị ứng
5
1,09
11
Viêm phế quản mạn tính
4
0,87
12
Viêm thanh quản
4
0,87
13
Chàm
3
0,65
14
Hen phế quản
1
0,21
15
Đục thuỷ tinh thể
1
0,21
Nhận xét: Một số chứng bệnh của người chuyên canh vải có tỷ lệ mắc
cao. Cao nhất là chứng đau đầu chiếm tỷ lệ 32,89%, tiếp theo là viêm họng
mạn tính tỷ lệ 31,35%, viêm kết mạc tỷ lệ 22,14%. Tỷ lệ bệnh viêm da dị ứng
là 4,38%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi đời
STT Nhóm tuổi n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 0 0 7 100
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 9 18,36 40 81,64
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 40 36,03 71 63,97
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 57 31,84 122 68,16
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 38 37,25 64 62,75
6 ≥ 60 tuổi 8 6 75,00 2 25,00
Tổng cộng 456 150 32,89 306 67,11
p p(2&3)<0,05; p(2&5)<0,01; p(2&6)<0,05
Nhận xét: Mắc chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao (32,89%), đặc biệt là
nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 75%, dưới 20 tuổi không có trường
hợp nào. Tỷ lệ mắc bệnh tăng rõ rệt theo tuổi đời (p<0,05 – 0,01).
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 1 6,66 14 93,34
2 Từ 5 – 9 năm 16 2 12,50 14 87,50
3 Từ 10 – 14 năm 43 16 37,20 27 62,80
4 Từ 15 – 19 năm 272 87 31,98 185 68,02
5 ≥ 20 năm 110 44 40,00 66 60,00
Tổng cộng 456 150 32,89 306 67,11
p p(1&5)<0,05; p(2&5)<0,05; p(4&5)<0,05
Nhận xét: Mắc chứng đau đầu tăng theo tuổi nghề, nhóm tuổi nghề từ 20
năm trở lên chiếm 40%, nhóm tuổi nghề dưới 5 năm 6,66% (p<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 0 0 7 100
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 0 0 49 100
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 24 21,62 87 78,38
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 48 26,81 131 73,19
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 41 40,19 61 59,81
6 ≥ 60 tuổi 8 4 50,00 4 50,00
Tổng cộng 456 117 25,65 339 74,35
p p(3&5)<0,05; p(3&6)<0,05
Nhận xét: Chứng mất ngủ gặp ở lứa tuổi từ 30 trở lên, nhóm tuổi đời
từ 50 tuổi trở lên chiếm 40 - 50%. Tỷ lệ bệnh tăng dần theo tuổi p < 0,05.
0,0
100,0
0,0
100,0
21,6
78,4
26,8
73,2
40,2
59,8
50,0 50,0
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ (%)
= 60
Tuổi
Mắc
Không mắc
c
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi đời
STT Nhóm tuổi n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 2 28,57 5 71,43
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 15 30,61 34 69,39
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 33 29,72 78 70,28
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 63 35,19 116 64,81
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 28 27,45 74 72,55
6 ≥ 60 tuổi 8 2 25,00 6 75,00
Tổng cộng 456 143 31,35 313 68,65
p p>0,05
Nhận xét: Viêm mũi họng gặp ở các nhóm tuổi tương tự nhau, xung
quanh 30%. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi đời song không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 4 26,66 11 73,34
2 Từ 5 – 9 năm 16 5 31,25 11 68,75
3 Từ 10 – 14 năm 43 12 27,90 31 72,10
4 Từ 15 – 19 năm 272 82 30,14 190 69,86
5 ≥ 20 năm 110 40 36,36 70 36,64
Tổng cộng 456 143 31,35 313 68,65
p p>0,05
Nhận xét: Viêm mũi họng mạn tính gặp ở các nhóm tuổi nghề tương tự
nhau, xung quanh 30%. Tuổi nghề tăng, tỷ lệ bệnh có tăng song không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 1 14,28 6 85,72
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 9 18,36 40 81,64
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 19 17,11 92 82,89
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 45 25,13 134 74,87
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 27 26,47 75 73,53
6 ≥ 60 tuổi 8 0 0 8 100,00
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86
p p(5&1)<0,05; p(4&3)<0,05
Nhận xét: Viêm kết mạc gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 40-59 chiếm tỷ lệ
51,6%, các nhóm khác tỷ lệ mắc thấp hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 2 13,33 13 86,67
2 Từ 5 – 9 năm 16 4 25,00 12 75,00
3 Từ 10 – 14 năm 43 4 9,30 39 90,70
4 Từ 15 – 19 năm 272 64 23,52 208 76,48
5 ≥ 20 năm 110 27 24,54 83 75,46
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86
p p(1&2)0,05
Nhận xét: Tỷ lệ viêm kết mạc theo tuổi nghề gặp xung quanh 20%.
Tuổi nghề tăng, tỷ lệ bệnh tăng, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 2 28,57 5 71,43
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 8 16,32 41 83,68
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 11 9,90 100 90,10
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 21 11,73 158 88,27
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 17 16,66 85 83,34
6 ≥ 60 tuổi 8 1 12,50 7 87,50
Tổng cộng 456 60 13,15 396 86,85
p p(1&2)>0,05; p(1&6)>0,05
Nhận xét: Viêm loét dạ dầy tá tràng theo tuổi đời chiếm tỷ lệ 13,15%
và không phụ thuộc vào tuổi đời của người lao động.
Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
< 5 năm
15
4
26,66
11
73,34
2
Từ 5 – 9 năm
16
1
6,25
15
93,75
3
Từ 10 – 14 năm
43
5
11,62
38
88,38
4
Từ 15 – 19 năm
272
35
12,86
237
87,14
5
≥ 20 năm
110
15
13,63
95
86,37
Tổng cộng
456
60
13,15
396
86,85
p p(1&2)>0,05; p(1&5)>0,05
Nhận xét: Viêm loét dạ dầy tá tràng theo tuổi nghề có tỷ lệ là 13,15%
và cũng không phụ thuộc tuổi nghề (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi đời
STT
Nhóm tuổi
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 20 tuổi 7 0 0,00 7 100,00
2 Từ 20 – 29 tuổi 49 2 4,08 47 95,92
3 Từ 30 – 39 tuổi 111 3 2,70 108 97,30
4 Từ 40 – 49 tuổi 179 7 3,91 172 96,09
5 Từ 50 – 59 tuổi 102 8 7,84 94 92,16
6 ≥ 60 tuổi 8 0 0,00 8 100,00
Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62
p p(2&5)<0,05; p(4&5)<0,05
Nhận xét: Viêm da dị ứng tăng theo tuổi đời, cao nhất ở nhóm từ 50 –
59 tuổi (7,84%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi nghề
STT
Tuổi nghề
n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 < 5 năm 15 0 0,00 15 100,00
2 Từ 5 – 9 năm 16 2 12,50 14 87,50
3 Từ 10 – 14 năm 43 2 4,65 41 95,35
4 Từ 15 – 19 năm 272 10 3,67 262 96,33
5 ≥ 20 năm 110 6 5,45 104 94,55
Tổng cộng
456
20
4,38
436
95,62
p p(2&3)0,05
Nhận xét: 12,5% bệnh viêm da dị ứng ở nhóm tuổi nghề (5-9 năm). Nếu
so sánh bệnh của những người mới và những người đã canh tác vải lâu năm
(trên 5 năm) thì tỷ lệ bệnh da dị ứng có khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên những năm
sau đó sự thay đổi lại không rõ rệt, không có ý nghĩa thống kê ví dụ p(3&5)>0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thƣờng gặp
3.3.1. Bảo hộ lao động
20,2
79,8
27,4
72,6
0
20
40
60
80
Tỷ lệ (%)
Không sử dụng Sử dụng thường xuyên
Bảo hộ lao động
Mắc
Không mắc
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng kính bảo hộ với bệnh viêm kết mạc
Nhận xét: Người không sử dụng kính bảo hộ thường xuyên có tỷ lệ
mắc viêm kết mạc là 20,18%; người sử dụng kính bảo hộ có tỷ lệ mắc viêm
kết mạc là 27,41%, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng quần áo bảo hộ lao động với
bệnh viêm da dị ứng
STT Quần áo BHLĐ n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 Không sử dụng 306 12 3,92 294 96,08
2 Sử dụng 150 8 5,33 142 94,67
Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62
p p>0,05
Nhận xét: Tỷ lệ viêm da dị ứng ở nhóm không sử dụng quần áo BHLĐ
thường xuyên là 3,92% và nhóm có sử dụng quần áo bảo hộ lao động có tỷ lệ mắc
viêm da dị ứng là 5,33%, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3.2. Thời gian tiếp xúc với hoá chất
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với
chứng đau đầu
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
ư
51
36,95
87
63,05
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
95
30,44
217
69,56
3
< 2 giờ/ngày
6
4
66,66
2
33,34
Tổng cộng
456
150
32,89
306
67,11
p
p>0,05
Nhận xét: Thời gian tiếp xúc nhiều hay ít HCBVTV trong ngày đều
làm cho chứng đau đầu tăng cao > 30%.
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm mũi họng mạn tính
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
44
31,88
94
68,12
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
97
31,08
215
68,92
3
< 2 giờ/ngày
6
2
33,33
4
66,67
Tổng cộng
456
143
31,35
313
68,65
p
p>0,05
Nhận xét: Tỷ lệ viêm họng mạn tính ở các nhóm có thời gian tiếp xúc
với HCBVTV khác nhau là tương tự như nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm kết mạc mắt
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 > 4 giờ/ngày 138 29 21,01 109 78,99
2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 71 22,75 241 77,25
3 < 2 giờ/ngày 6 1 16,66 5 83,34
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86
p p(3&2)<0,05; p(3&1)<0,05
Nhận xét: Bệnh viêm kết mạc có liên quan rõ rệt với thời gian tiếp xúc
với HCBVTV (p(3&2)<0,05; p(3&1)<0,05).
36,95
31,88
21,01
30,44 31,08
22,75
66,66
33,33
16,66
0
10
20
30
40
50
60
70
Tỷ lệ (%)
> 4h 2-4h < 2h
Thời gian (h/ ngày)
Chứng đau đầu
Viêm mũi họng mạn tính
Viêm kết mạc mắt
c
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với
chứng đau đầu, viêm mũi họng mạn tính, bệnh viêm kết mạc mắt
Nhận xét: Tỷ lệ mắc chứng đau đầu ở nhóm 2 giờ cao nhất (66,66%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm loét dạ dày – tá tràng
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
22
15,94
116
84,06
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
37
11,85
275
88,15
3
< 2 giờ/ngày
6
1
16,66
5
83,34
Tổng cộng
456
60
13,15
396
86,85
p
p>0,05
Nhận xét: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chưa có liên quan rõ rệt thời
gian tiếp xúc với HCBVTV ( tỷ lệ mắc bệnh không theo qui luật nào).
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm da dị ứng
STT Thời gian n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1
> 4 giờ/ngày
138
9
6,52
129
93,48
2
Từ 2-4 giờ/ngày
312
10
3,20
302
96,80
3
< 2 giờ/ngày
6
1
16,66
5
83,34
Tổng cộng
456 20 4,38 436 95,62
p
p>0,05
Nhận xét: Bệnh viêm da dị ứng xuất hiện ở đối tượng tiếp xúc với
HCBVTV 1 – 2 giờ/ngày. Thời gian tiếp xúc với HCBVTV tăng, tỷ lệ bệnh
viêm da dị ứng tăng, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3.3. Trình độ văn hoá
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với viêm kết mạc mắt
STT Văn hoá n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 Mù chữ 7 3 42,85 4 57,15
2 Tiểu học 132 18 13,63 114 86,37
3 TH cơ sở 259 66 25,48 193 74,52
4 THPT trở lên 58 14 24,13 44 75,87
Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,85
p p(1&2)<0,05; p(1&3)<0,05; p(1&4)<0,05
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh viêm kết mạc ở nhóm mù chữ cao nhất (tỷ lệ là
42,85%). So với các nhóm khác có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Các nhóm còn lại tỷ lệ mắc bệnh từ 24 – 25 %.
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với viêm da dị ứng
STT Văn hoá n
Mắc Không mắc
SL TL(%) SL TL(%)
1 Mù chữ 7 2 28,57 5 71,43
2 Tiểu học 132 3 2,27 129 97,73
3 TH cơ sở 259 12 4,63 247 95,37
4 THPT trở lên 58 3 5,17 55 94,83
Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62
p p(1&2)<0,05; p(1&3)<0,05, p(1&4)<0,05
Nhận xét: Học vấn thấp có liên quan rõ rệt với tỷ lệ mắc bệnh viêm da
dị ứng. Nhóm mù chữ mắc bệnh với tỷ lệ 28,58%. So với các nhóm khác có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Các nhóm khác tỷ lệ bệnh
dưới 10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Trình dộ văn hoá: Người chuyên canh vải tại huyện Lục Ngạn phần lớn
có trình độ trung học cơ sở (56,8%). Các điều tra ở khu vực Thái Nguyên và
Hà Nội cũng cho thấy đa số người dân canh tác nông nghiệp có trình độ học
vấn thấp. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hà, Hoàng Hải, Nguyễn
Tuấn Khanh...cho thấy người dân làm nông nghiệp ở nông thôn có trình độ
học vấn ở bậc tiểu học, trung học cơ sở [8], [10], [18]. Điều đáng chú ý trong
kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 1,54% các đối tượng điều tra không biết
chữ. Đây cũng là một khó khăn cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học nói
chung, an toàn vệ sinh trong lao động nông nghiệp có tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ nói riêng, điều mà sau này nếu như đề tài tiến hành tiếp tục các biện
pháp can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh vải sẽ hết sức khó khăn.
Trong khuyến cáo năm 2005 về “Chương trình an toàn lao động và vấn đề
toàn cầu trong kỷ nguyên mới”, các tác giả Haryono, Mscat [43] cho rằng vấn
đề dân trí thấp của các vùng nông thôn khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn
là một khó khăn trong việc phổ cập giáo dục an toàn vệ sinh lao động phòng
chống tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp, đặc biệt là các nước
Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia. Trong nghiên cứu của Yuwadee
Chompituk về giáo dục kiến thức nhận dạng và phòng chống các nguy cơ hoá
học từ môi trường lao động cũng cho nhận xét là trình độ dân trí thấp đã cản
trở việc giáo dục an toàn vệ sinh lao động rất nhiều. Các tác giả cho rằng an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống các bệnh liên quan đến nghề nghịêp, các
bệnh nghề nghiệp cần phải song hành cùng với việc nâng cao dân trí ở các
vùng sâu, các vùng khó khăn (dẫn từ [48], [52]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Về tuổi và giới: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết các lứa tuổi,
giới đều tham gia lao động chuyên canh vải, tỷ lệ nam giới tham gia nhiều
hơn (54,17%). So với canh tác rau màu, chè thì tỷ lệ nữ tham gia chuyên canh
vải ở huyện Lục Ngạn có thấp hơn. Điều này phản ảnh thực tế về công việc
nặng nhọc trong toàn bộ quá trình canh tác, chăm sóc, thu hoạch vải so với
chuyên canh các loại rau màu khác. Do vậy sự cần thiết phải sử dụng sức lực
của nam giới theo yêu cầu ở đây cao hơn. Tuy vậy trên thực tế tỷ lệ nam giới
tham gia chuyên canh vải có nhiều hơn, song sự khác biệt giữa nam giới và
nữ giới không nhiều. Trong nghiên cứu của Jim Whiting về các yếu tố nguy
cơ, an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động đã nêu rõ phải hết sức lưu
ý về độ tuổi cũng như sức khoẻ của người tiếp xúc. Tác giả cho rằng có tới
10% những người lao động làm việc ở các vị trí, công việc tại các quốc gia,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển không có sự phù hợp với độ tuổi, giới
(chưa đến tuổi, quá tuổi lao động hoặc là nữ giới làm việc nặng nhọc). Với
một xã hội tiến bộ vấn đề này cần phải cải thiện đến mức tối đa có thể có
được. Trong quá trình chăm sóc sức khoẻ người dân chuyên canh vải cần hết
sức lưu ý vấn đề này bởi lẽ canh tác vải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu
tố độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao như phun HCBVTV ở độ cao, khả năng
khuếch tán các hoá chất độc nhiều hơn và ảnh hưởng nhiều đến người tham
gia lao động. Canh tác và thu hoạch vải thường xuyên phải làm việc ở độ cao
phải leo trèo nên nguy cơ tai nạn lao động cũng lớn hơn ngành khác. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu về tiếp xúc
hoá chất trừ sâu đối với nữ giới của một số tác giả khu vực phía Bắc như
Hoàng Hải, Nguyễn Tuấn Khanh [10], [18]. Một số đối tượng lao động
chuyên canh vải có tuổi dưới 20, trên 60 cũng là nguy cơ về sức khoẻ vì họ
tham gia lao động khi tuổi còn trẻ dưới 20 tuổi hoặc không còn tuổi lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đã hoặc vẫn còn phải tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, thực sự là điều không tốt
cho sức khoẻ.
Về tuổi nghề của các đối tượng nghiên cứu cho thấy đa số người chuyên
canh vải có tuổi nghề cao từ 15 năm trở lên, thời gian tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ thường là lâu dài (83,76%). So với kết quả nghiên cứu của các tác giả
trên đối tượng chuyên canh rau, chè, lúa trong thời gian gần đây thì tuổi nghề
cao cũng thường chiếm đa số [7], [10], [13], [14]. Tuy nhiên đối với canh tác
vải do tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ sẽ có khả năng làm gia tăng một số
bệnh có liên quan hoặc thay đổi mô hình bệnh tật nên cần phải lưu ý hơn. Một
số bệnh mạn tính có nguy cơ xuất hiện trên các đối tượng nghiên cứu (Nhận
xét của một số tác giả Đỗ Hàm, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Anh,
Nguyễn Thị Hà [1], [8], [19]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người lao
động chuyên canh vải có tuổi nghề dưới 10 năm là rất thấp (6,81%), điều này
cho thấy sự kế thừa trong chuyên canh vải đang có vấn đề. Hơn nữa với tuổi
nghề thấp kèm theo tuổi đời còn trẻ, sức đề kháng nói riêng, sức khoẻ nói
chung là tương đối tốt so với tuổi già. Đây là một bất cập trong công tác chăm
sóc sức khoẻ phù hợp với năng suất cũng như sản lượng vải cần được duy trì
và phát triển.
Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: Hoá chất bảo vệ thực vật
được sử dụng trong chuyên canh vải tương đối đa dạng, nhưng tập trung chủ
yếu vào 2 loại là Pandan 72,36% và Bassa 72,14 %. Đây vừa là khó khăn vừa
là thuận lợi trong công tác an toàn vệ sinh lao động đối với các đối tượng
chuyên canh vải, nhiều hoá chất trừ sâu sử dụng thì việc quản lý sẽ hết sức
khó khăn. Pandan và Bassa được sử dụng nhiều sẽ gợi ý cho chúng ta những
vấn đề an toàn vệ sinh lao động cụ thể, đặc thù đối với các hoá chất độc này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nhận xét của Hoàng Hải
(năm 2006), Nguyễn Tuấn Khanh và một số tác giả khác. Tỷ lệ Bassa cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
được sử dụng tương đối phổ biến trong chăm sóc các loại rau màu [11], [26].
Trong quá trình chăm sóc vải, người chuyên canh vải sử dụng nhiều loại
HCBVTV và sử dụng liên tục, quanh năm để bảo vệ cây, quả vải, do vậy
nguy cơ của HCBVTV cần được nghiên cứu nhiều hơn trên đối tượng chuyên
canh vải trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Các tác giả trên thế giới
như Komutpol. P, Kalampakorn – Thái Lan, John Bir Chall – Singapore [46],
[47] cũng đều có chung nhận xét là tỷ lệ sử dụng HCBVTV cũng như các hoá
chất khác trong canh tác nông nghiệp cũng đang phổ biến ở các nước đang
phát triển. Các nước Đông Nam Á sử dụng HCBVTV ở mức trung bình song
tác hại đối với sức khoẻ cộng đồng lại nhiều hơn các nước phát triển. Ở Nhật
Bản, Hàn Quốc tỷ lệ sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật cũng như các hoá chất
khác trong canh tác nông nghiệp nhiều hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,
song do công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tốt nên ảnh hưởng xấu đối
với sức khoẻ của người tiếp xúc là ít hơn rất nhiều. Sử dụng lượng hoá chất
của Nhật Bản đứng thứ 6, Hàn Quốc đứng thứ 8, Malaysia đứng thứ 15, Việt
Nam đứng thứ 17 (dẫn từ [45], [54]).
Sử dụng bảo hộ lao động: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy việc sử dụng bảo hộ lao động nói chung của người chuyên canh vải là
chưa đầy đủ và chưa thường xuyên. Ngoài việc sử dụng khẩu trang với tỷ lệ
tương đối cao nhưng vẫn chưa triệt để (97,58%). Hầu hết các phương tiện bảo
hộ lao động khác đều có tỷ lệ sử dụng thấp dưới 50%. Tỷ lệ sử dụng BHLĐ
thấp sẽ là nguy cơ đối với sức khoẻ và một số bệnh có liên quan. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với nhận xét và kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà, Hoàng Hải, Nguyễn Tuấn Khanh [8], [10],
[19]. Các tác giả đều cho rằng tỷ lệ người dân sử dụng BHLĐ không cao, các
phương tiện BHLĐ không bảo đảm kỹ thuật, không sử dụng thường xuyên là
tương đối phổ biến, đặc biệt là khu vực dân trí thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thƣờng gặp ở ngƣời chuyên canh vải
Một số chứng, bệnh thường gặp với tỷ lệ cao ở người dân chuyên canh
vải Lục Ngạn chủ yếu thuộc khu vực thần kinh trung ương, da và niêm mạc.
Đây cũng có thể coi là một đặc thù cần nghiên cứu sâu hơn.
Chứng bệnh đau đầu và mất ngủ lên tới 58,54% (đau đầu 32,89%, mất
ngủ 25,65%). Tỷ lệ này cao hơn so với cộng đồng dân cư canh tác lúa. Tỷ lệ
này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thuỳ Dương (năm
2007) ở người chuyên canh rau Thái Nguyên (tỷ lệ 46,98%) [8]. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú (2003) là 22,2% [27]. Trong nghiên cứu
của Đỗ Hàm cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da và thần kinh chiếm ưu thế trong
cơ cấu bệnh tật của người dân canh tác rau, chè (báo cáo khoa học tại hội nghị
APOSHO – Thái Lan). Đa số các tác giả khác cũng cho kết quả là ở mức 40 –
50% [40], [41], [42], [54]. Nghiên cứu của Komutpol.P và cộng sự cũng cho
thấy người lao động tiếp xúc với HCBVTV ở Thái Lan có tỷ lệ mắc bệnh ở hệ
thần kinh cao (23,8%) [47]. Chúng tôi cho rằng người nông dân chuyên canh
vải có thể phải chịu tác động của nhiều yếu tố nguy cơ hơn so với các nghề
thuần nông khác. Người nông dân chuyên canh vải ở Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang không những phải tiếp xúc với môi trường lao động ngoài trời thường
xuyên mà còn phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại cả dưới đất lẫn trên cây.
Vì thế khả năng chịu tác động do tiếp xúc trực tiếp, liên tục sẽ cao hơn so với
các nghề khác.
Tỷ lệ các bệnh mũi họng mạn tính, mũi dị ứng là 32,44% (viêm mũi
họng mạn tính 31,35% và viêm mũi dị ứng 1,09%) cũng là tương đối cao.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không thống kê các trường hợp viêm mũi
họng cấp tính nên nếu tính tổng cộng các số liệu này thì tỷ lệ sẽ còn cao hơn
rất nhiều. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mũi
họng mạn tính của các làng nghề là 56,3%. Chứng tỏ tỷ lệ các bệnh niêm mạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nói chung bệnh mũi họng nói riêng cả cấp tính và mạn tính ở người dân
chuyên canh vải là khá cao. Nghiên cứu của Hirotoshi Goto cho thấy những
người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hoá học thường có tỷ lệ các bệnh mạn
tính ở đường hô hấp trên cao, đặc biệt bệnh viêm mũi họng thường chiếm tỷ
lệ 1/3 trong những người tiếp xúc [44]. Điều này cũng phù hợp với nghiên
cứu của chúng tôi vì đa số bệnh mạn tính ở đường hô hấp trên cũng là bệnh ở
đường mũi họng. Do trình độ dân trí thấp (tỷ lệ mù chữ là 1,54%) nên người
dân chưa biết cách tự bảo vệ sức khoẻ cho mình, các bệnh mũi họng thường
bị bỏ qua, hậu quả đối với sức khoẻ là rất lớn. Dẫn từ [9], [19].
Tỷ lệ viêm kết mạc mắt tới 22,14% cũng là một biểu hiện bệnh lý đáng
lưu tâm. Chúng tôi cho rằng tỷ lệ bệnh lý ở niêm mạc mắt phù hợp với tỷ lệ
sử dụng kính bảo hộ lao động rất thấp (27,19%) ở đối tượng chuyên canh vải.
Các nghiên cứu của các tác giả trong nước đều ghi nhận tỷ lệ mắc các rối loạn
bệnh lý ở niêm mạc thường ở mức xung quanh 10% . Dẫn từ [10], [13].
Tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hoá là 17,53% (viêm loét dạ dày – tá
tràng 13,15 và rối loạn tiêu hoá 4,38), cũng được coi là tương đối cao vì tỷ lệ
này của quần thể thường dưới 10%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú tại
các làng nghề ở khu vực phía Nam cũng cho tỷ lệ các bệnh đường tiêu hoá là
11,1%, kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thuỳ Dương và một số tác giả
khác ở đối tượng chuyên canh rau tại Thái Nguyên lại cho thấy một kết quả
về chứng bệnh đường tiêu hoá khá cao (65,7%) [7], [14], [19], [27]. Nghiên
cứu của Zarni Amri và cộng sự ở đối tượng người canh tác chè ở vùng Tây
Java, Indonesia cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hoá tương đối cao
(43,8%) [55]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh về tỷ lệ bệnh giun
thường chiếm khoảng 50% (kết quả nghiên cứu cận lâm sàng). Kết quả
nghiên cứu sau can thiệp của các tác giả cho thấy tỷ lệ bệnh giảm nhiều sau
can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ, tăng năng suất lao động [18]. Theo chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tôi ở người dân chuyên canh vải có tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ, tuy
nhiên các yếu tố có tác dụng đến đường tiêu hoá kiểu như người dân chuyên
canh rau thường sẽ là ít hơn. Mặc dù vậy việc phòng chống các bệnh đường
tiêu hoá ở đây vẫn cần được đặt ra một cách nghiêm túc.
Tỷ lệ mắc chứng đau đầu ở người chuyên canh vải là tương đối cao
(32,89%). Tỷ lệ này cũng cao nghiên cứu của Trần Thanh Hà (28,41%) [9] và
một số nghiên cứu khác [21]. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng lên
theo tuổi đời và tuổi nghề (p<0,05). Tỷ lệ tăng lên theo tuổi nghề rõ hơn tuổi
đời (nhóm tuổi nghề trên 20 năm tỷ lệ mắc bệnh gấp hơn 6 lần tuổi nghề dưới
5 năm; nhóm tuổi đời trên 50 tỷ lệ mắc bệnh gấp gần 3 lần nhóm 20 – 29
tuổi). Điều này chứng tỏ yếu tố nguy cơ tuổi nghề có vẻ như có vai trò lớn
hơn làm gia tăng chứng đau đầu ở người chuyên canh vải. Thực tế người lao
động tiếp xúc với hoá chất dùng làm phân bón, chăm sóc và bảo vệ cây vải
tương đối nhiều, tiếp xúc thường xuyên ở điều kiện lao động ngoài trời nên
rất có thể những yếu tố nguy cơ này sẽ được gia tăng (trời nắng, nóng, mưa,
gió nhiều và bất thường...). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu và nhận xét của Trương Thị Thuỳ Dương (năm 2007), Hoàng
Hải (năm 2007). Các tác giả này cho rằng tỷ lệ mắc chứng bệnh đau đầu xung
quanh 40% và có liên quan chặt chẽ với cường độ và thời gian tiếp xúc với
HCBVTV (p<0,01) và với lao động ngoài trời (p<0,05) [7], [10].
Tỷ lệ bệnh viêm mũi họng mạn tính là tương đối cao (31,35%). Tuy
nhiên tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi đời không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng tương tự như nhận xét của Trương Thị Thuỳ Dương
(2007), Trần Thanh Hà (2004) [7], [8]. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính
gặp cao ngay từ khi tuổi đời còn rất trẻ, mới làm việc trong điều kiện môi
trường phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ. Niêm mạc mũi họng rất dễ
bị tác động bởi các yếu tố nguy cơ đặc biệt là các hoá chất bảo vệ thực vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết quả nghiên cưú về bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi nghề của chúng tôi
cũng cho kết luận tương tự, bệnh tăng theo tuổi nghề cũng không rõ rệt. Giải
thích vấn đề này các tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng tác động của
các yếu tố nguy cơ với bệnh mũi họng là tức thời và gây hậu quả ngay. Tuổi
đời và tuổi nghề có ý nghĩa đối với tỷ lệ mắc bệnh này song không hoàn toàn
rõ rệt, vì niêm mạc non tiếp xúc nhiều, BHLĐ kém nên người lao động bị
mắc bệnh ngay từ khi mới vào nghề.
Tỷ lệ bệnh viêm kết mạc mắt theo tuổi đời ở người chuyên canh vải tăng
theo tuổi đời có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm người tuổi đời dưới 20 tuổi
tỷ lệ mắc chỉ bằng một nửa số người có tuổi đời trên 40 tuổi. Đây là bệnh
mang tính chất cấp tính do vậy tỷ lệ mắc bệnh gắn liền với sự tồn tại các yếu
tố nguy cơ. Lứa tuổi trẻ sức khoẻ còn tốt, sức đề kháng và khả năng bù trừ, tự
bảo vệ của niêm mạc tốt hơn nên khả năng bị các rối loạn bệnh lý cấp tính
cũng sẽ thấp hơn. Nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề
cũng cho thấy ở nhóm có tuổi nghề từ 15 năm trở lên là tương đối cao (nhóm
tuổi nghề 5 – 14 năm do số lao động ít nên tỷ lệ mắc bệnh phản ánh chưa rõ,
sự dao động bệnh lý chưa theo quy luật). Kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong nước cũng cho nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi
về tỷ lệ các rối loạn bệnh lý niêm mạc mắt của người dân chăm sóc các loại rau
màu. Nghiên cứu của Surhan-Og (2007) cho thấy việc quản lý, hiệu qủa của
các biện pháp can thiệp về an toàn vệ sinh lao động thường có vai trò tốt đối
với các bệnh ở niêm mạc mắt và tai mũi họng [51]. Tuy nhiên tỷ lệ mắc các
viêm nhiễm này cao và lặp đi lặp lại (9,5 – 10,32%) nên việc giải quyết tận
gốc các nguy cơ tiếp xúc mới là biện pháp có tính lâu bền [48].
Kết quả về tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng theo tuổi đời, tuổi
nghề của chúng tôi được coi là tương đối cao (13,15%) ở tất cả các đối tượng
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thuỳ Dương (65,7%),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Tú (11,1%) [7], [27] . Như vậy kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người chuyên
canh vải ở mức trung bình. Có thể do yếu tố nguy cơ tại các vùng, các loại
hình chuyên canh có khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Việc tìm
hiểu các yếu tố nguy cơ đặc thù trong chuyên canh vải trong mối liên quan
đối với nhóm bệnh tiêu hóa cần được tiếp tục bởi lẽ người lao động còn trẻ đã
mắc bệnh tương đối cao (dưới 20 tuổi: 28,57%; dưới 5 năm: 26,66%). Thực tế
tỷ lệ này cũng là cao so với tỷ lệ mắc chung ở các cộng đồng (10 – 15%).
Tỷ lệ các bệnh da đặc biệt là viêm da dị ứng tăng theo tuổi đời và tuổi
nghề không rõ, không theo một quy luật nào, khi tuổi nghề tăng và tuổi đời
tăng thì tỷ lệ bệnh dần dần xuất hiện. Tuy nhiên ở các nhóm tuổi đời và tuổi
nghề về sau sự gia tăng không thực sự rõ rệt. Nhóm tuổi đời 30 tuổi trở lên tỷ
lệ tăng dần ở mức đáng lưu tâm còn bởi đây là lực lượng lao động chính trong
mỗi gia đình. Ở nhóm tuổi nghề trên 20 năm mắc cũng cao hơn nhóm 15 – 19
năm. Theo nhận xét của một số tác giả trong và ngoài nước thì các yếu tố
nguy cơ, căn nguyên cần được nghiên cứu kỹ và được đánh giá trên số lượng
các đối tượng nhiều, mẫu lớn, nhiều ngành nghề khác nhau [29]. Người lao
động chuyên canh vải vừa lao động ngoài trời chịu tác động của các yếu tố
thiên nhiên tất cả các mùa, và đồng thời phải tiếp xúc với các hoá chất có thể
gây độc hại thường xuyên. Do vậy việc xác định một cách nghiêm túc các yếu
tố nguy cơ đặc thù còn quan trọng hơn là đánh giá theo tuổi đời và tuổi nghề.
Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu này cũng cảnh tỉnh thêm và cho thấy cần
phải có ngay những nghiên cứu mang tính đặc thù hơn và chuyên sâu hơn đặc
biệt là các yếu tố nguy cơ hoặc nghiên cứu riêng biệt các bệnh sẩn ngứa, viêm
da tiếp xúc, chàm tiếp xúc... qua đó có thể tìm ra mối liên kết liên hệ giữa các
yếu tố nguy cơ đặc thù với sự phát sinh phát triển các bệnh ngoài da trên đối
tượng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải trong nghiên
cứu của chúng tôi, về cơ bản cũng tương tự như các đối tượng lao động khác,
tuy nhiên tỷ lệ lại có sự khác biệt theo các nhóm bệnh là điều cần xem xét
thêm. Các bệnh, nhóm bệnh cần được theo dõi thêm đó là các chứng bệnh ở
hệ thần kinh (đau đầu, mất ngủ), mắt, mũi họng.
4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thƣờng gặp
Việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động: kính BHLĐ có vai trò quan
trọng đối với người thường xuyên phải tiếp xúc với các HCBVTV. Tuy nhiên,
đối với việc bảo vệ, ngăn ngừa tỷ lệ viêm kết mạc mắt thì chưa thấy vai trò
bảo vệ rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần khác biệt với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, sự khác biệt tỷ lệ bệnh viêm kết mạc
mắt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong
chuyên canh chè có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [19]. Chúng tôi cho rằng tính
thường xuyên cũng như khoảng cách từ vị trí đứng thao tác đến vị trí cần
phun trong canh tác vải có thể xa hơn, chăm sóc vải không thường xuyên phải
tiếp xúc với HCBVTV như canh tác chè nên ảnh hưởng của nguy cơ này có
thể là thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cần
được tiếp tục triển khai với độ sâu và rộng hơn với mục đích lý giải những
điều khác biệt trên và tìm ra những vấn đề đặc thù một cách chắc chắn làm cơ
sở cho các giải pháp can thiệp hiệu quả hơn. Theo Nguyễn Tuấn Khanh việc
điều trị, nơi điều trị cũng có vai trò làm gia tăng hoặc giảm thiểu tỷ lệ mắc các
bệnh mắt trong đó có viêm kết mạc [19]. Nghiên cứu của một số tác giả trong
khu vực và trên thế giới như Haryono, Mscat (năm 2005); Sur Han-Og (năm
2007); John Birchall (năm 2007) đều cho rằng việc sử dụng các phương tiện
BHLĐ, thậm chí các phương tiện BHLĐ đơn giản, rẻ tiền như kính, khẩu
trang đều có hiệu quả tốt làm giảm tác động của các yếu tố nguy cơ, giảm tỷ
lệ các bệnh, đặc biệt là các bệnh ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
họng. Vì vậy công tác giáo dục về ATVSLĐ đối với người lao động trong kỷ
nguyên mới (kỷ nguyên toàn cầu) là cấp thiết. Đây cũng là sự liên kết, thúc
đẩy đối với các nền kinh tế, do vậy các quốc gia cần hết sức chú trọng đến các
vấn đề vệ sinh an toàn lao động từ mức độ giản đơn dễ thực hiện đến vấn đề
ATVSLĐ ở trình độ cao. Dẫn từ [43], [46], [50].
Quần áo BHLĐ cũng có vai trò quan trọng làm giảm thiểu các bệnh da
dị ứng. Đa số các tác giả làm công tác y học lao động đều có chung nhận xét
và đưa ra khuyến cáo như vậy [11], [15], [49]. Thực tế quần áo bảo hộ lao
động có khả năng bảo vệ, ngăn cách sự tiếp xúc của cơ thể với hoá chất độc.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả có phần khác với nhận
định của các tác giả trong và ngoài nước[16], [29], [47]. Có lẽ đối với chúng
tôi, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hà (2004), Đỗ Hàm, Hoàng Hải (2007) cũng cho kết quả và nhận xét
tương tự như các tác giả khác ở trong và ngoài nước [8], [10]. Các tác giả cho
rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có sử dụng quần áo bảo hộ lao động và nhóm
không sử dụng thường xuyên, không đúng kỹ thuật là khác nhau có nghĩa
thống kê (p<0,05). Trong khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc xây dựng chương trình hành động phù hợp để cải thiện điều kiện
làm việc, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động Bạch Quốc
Khang (2009) cũng đưa ra nhận xét về việc sử dụng các phương tiện BHLĐ ở
các mức độ khác nhau phù hợp, thuận tiện với từng điều kiện kinh tế [17].
Nghiên cứu của Hirotoshi-Goto (năm 2005), Sur Han-Og (năm 2007)
cho nhận xét việc quản lý các bệnh nghề nghiệp, liên quan đến nghề nghiệp
đặc biệt là bệnh ngoài da và niêm mạc trong cộng đồng những người lao động
tiếp xúc với hoá chất là tương đối khó khăn vì tác động của hoá chất hầu như
mang tính chất toàn thân bao gồm các bệnh dễ phát hiện như bệnh đường hô
hấp, bệnh niêm mạc mắt. Song cũng có khá nhiều bệnh mang tính chất mạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tính ở hệ thống thần kinh, tiết niệu... Bệnh da thường hay bỏ qua, nếu như
phát hiện được thì việc can thiệp điều trị cũng rất khó khăn, hiệu quả thấp
[44], [50]. Kết quả điều trị ở người lao động nông nghiệp tại Hàn Quốc chỉ có
hiệu quả 20–30% đối với bệnh da. Việc điều trị các bệnh da thường có hiệu
quả thấp là do sự tiếp xúc thường xuyên nên khó tránh khỏi các yếu tố nguy
cơ tác động, thời gian điều trị lâu, người lao động thường chủ quan, các loại
thuốc điều trị đặc hiệu chưa nhiều [50].
Về thời gian tiếp xúc với hoá chất, các kết quả nghiên cứu cho thấy thời
gian, cường độ tiếp xúc với HCBVTV có liên quan đến hầu hết các chứng
bệnh như chứng đau đầu với tỷ lệ trên 30%, bệnh da dị ứng 3–17%, bệnh
viêm kết mạc mắt 16–21%, viêm mũi họng mạn tính 31–33%. Nghiên cứu
của Bùi Vĩnh Diên về thời gian tiếp xúc với HCBVTV ở công nhân cao su,
Hoàng Hải ở người chuyên canh rau tại Hà Nội, Nguyễn Thị Hồng Tú tại một
số vùng chuyên canh rau cho thấy chỉ cần tiếp xúc 1 giờ trong ngày trở lên
đối với HCBVTV cũng có thể xuất hiện khá nhiều biến đổi bệnh lý đặc biệt là
các bệnh ở niêm mạc và các bệnh có liên quan đến hô hấp của người lao động
[6], [10], [27]. Trong nghiên cứu của chúng tôi về thời gian tiếp xúc với
HCBVTV đối với chứng đau đầu cho thấy người lao động chỉ cần tiếp xúc
1–2 giờ trong ngày đã xuất hiện chứng đau đầu, thậm chí tỷ lệ cao (66,66%).
Thời gian tiếp xúc tăng lên, tiếp xúc nhiều ngày, người lao động dần dần quen
và hình như có sự thích nghi nên tỷ lệ đau đầu vẫn cao song chỉ ở mức xung
quanh 37%. Bệnh viêm da dị ứng cũng xuất hiện ở những người tiếp xúc
thường xuyên dưới 2 giờ trong ngày với tỷ lệ cao hơn so với cộng đồng. Tuy
nhiên, do số đối tượng điều tra của chúng tôi còn ít cho nên tỷ lệ này chưa có
ý nghĩa thống kê. Thời gian tiếp xúc tăng lên từ 2–4 giờ trong ngày tỷ lệ mắc
bệnh tăng dần có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này chứng tỏ với các bệnh
mạn tính mối liên quan giữa tiếp xúc hoá chất với tỷ lệ xuất hiện bệnh là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tương đối chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
đều đưa ra nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên
cứu của Jim Whiting, Komutpol (năm 2007), S. Veerasingam (năm 2005)
cũng cho nhận xét về thời gian tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất dùng trong
nông nghiệp của người dân có vai trò quan trọng tương đương như cường độ
tiếp xúc đối với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh liên quan [45], [47], [51].
Thời gian tiếp xúc với HCBVTV có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ xuất
hiện bệnh viêm kết mạc mắt. Niêm mạc mắt là niêm mạc dễ bị tổn thương nên
tác động của các hoá chất độc thường là tương đối rõ. Qua quan sát chúng tôi
thấy tỷ lệ người dân chuyên canh vải có trình độ học vấn còn thấp lại không
được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động khi tiếp xúc với HCBVTV nên sự
tác động của các yếu tố nguy cơ có thể cao hơn thậm chí cao hơn rất nhiều đối
với đối tượng lao động công nghiệp. Điều này cũng được nhiều tác giả trong
và ngoài nước có chung nhận xét (ẫn từ [44], [48]).
Trình độ văn hoá của người dân chuyên canh vải trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng có mối liên quan nhất định đối với tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và
niêm mạc. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và niêm mạc là 26,52%. Tỷ lệ này cao
hơn rất nhiều so với tỷ lệ mắc chung ở cộng đồng [26]. Tỷ lệ này trong cộng
đồng xung quanh 15%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh trong
nhóm mù chữ bị viêm kết mạc lên tới gần một nửa (42,85%), tỷ lệ viêm da dị
ứng tới 1/3 (28,57%) là tỷ lệ khá cao. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh 2 nhóm bệnh
này ở các nhóm có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên chỉ bằng một nửa, thậm
chí 1/10. Điều này một lần nữa chứng tỏ người biết chữ có trình độ học vấn ở
mức có thể hiểu biết các tài liệu liên quan đến các yếu tố nguy cơ nghề
nghiệp, dễ tiếp cận với các nội dung giáo dục về ATVSLĐ thông thường là tỷ
lệ các chứng, bệnh có liên quan, các bệnh nghề nghiệp thường gặp sẽ có cơ
hội được giảm thiểu một cách đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN
1. Một số chứng, bệnh thƣờng gặp có tỷ lệ mắc cao ở ngƣời dân
chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là:
- Chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao 32,89%, đặc biệt là nhóm tuổi từ 60
tuổi trở lên chiếm 75%, dưới 20 tuổi không có trường hợp nào mắc, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Chứng mất ngủ gặp ở lứa tuổi từ 30 trở lên với tỷ lệ 25,65%, nhóm
tuổi từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 40-50%, Tỷ lệ bệnh có xu hướng tăng dần
theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Viêm kết mạc mắt tỷ lệ mắc là 22,14%, tính theo tuổi đời gặp nhiều
nhất ở nhóm 40-59 tuổi chiếm tỷ lệ 51,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
- Viêm mũi họng mạn tính chiếm tỷ lệ cao 31,35% và tỷ lệ mắc ở các
nhóm tuổi đời và tuổi nghề là tương tự nhau (xung quang 30%).
2. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thƣờng gặp của
ngƣời chuyên canh vải:
- Việc sử dụng bảo hộ lao động không đầy đủ và không thường xuyên,
phương tiện bảo hộ lao động không đảm bảo chất lượng có vai trò, tác động
và làm gia tăng tỷ lệ một số bệnh thường gặp.
- Thời gian tiếp xúc với HCBVTV tăng, tỷ lệ bệnh viêm da dị ứng,
viêm kết mạc mắt tăng.
- Tuổi đời và tuổi nghề cao, chứng đau đầu tăng: nhóm tuổi đời trên 60
tuổi tỷ lệ đau đầu tăng (75%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhóm tuổi nghề trên 20, tỷ lệ đau đầu tăng (40%). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê cao (p<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KHUYẾN NGHỊ
1. Cần tăng cường giáo dục truyền thông về an toàn vệ sinh lao động đối
với người chuyên canh vải như việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động
phải thường xuyên và đầy đủ, cần chú ý thời gian tiếp xúc với hoá chất bảo vệ
thực vật, về độ tuổi lao động cũng như tuổi nghề để phòng tránh.
2. Phổ biến cho người chuyên canh vải thường xuyên đi kiểm tra sức
khoẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các chứng, bệnh thường gặp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2004), Khảo sát điều kiện lao động và bước đầu áp
dụng giải pháp can thiệp tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, thị xã Hà
Đông, tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học
Y Hà Nội.
2. Đỗ Xuân Bình (2003), Điều tra xác định nguyên nhân và nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng ra hoa không ổn định hàng
năm trên cây vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ
khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3. Tạ Tuyết Bình (2008), Vấn đề sức khoẻ môi trường tại một cộng đồng dân
cư, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y
học Hà Nội.
4. Trần Nguyễn Hoa Cương (2005), Kiến thức, thực hành của người trồng
rau về an toàn sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố ảnh
hưởng tại 2 xã huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2005, Luận văn Thạc sỹ
Y tế Công cộng, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Bùi Vĩnh Diên (2003), Khảo sát thực trạng nhiễm độc hoá chất trừ sâu ở
công nhân nông trường cà phê 179 Đăk lăk, Hội nghị khoa học Quốc tế
về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 374-380.
6. Bùi Vĩnh Diên (2005), Tìm hiểu hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng trong
nông nghiệp ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, Hội nghị khoa
học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 341-349.
7. Trương Thị Thuỳ Dương, Đỗ Hàm (2007), Hiệu quả của can thiệp bảo vệ
sức khoẻ người dân vùng chuyên canh rau tiếp xúc với hoá chất bảo vệ
thực vật Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb
Y học Hà Nội, tr. 234-238.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8. Nguyễn Thị Hà (2004), Nghiên cứu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau
thương phẩm và kiễn thức, thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
của người dân phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, Luận văn
Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Thái Nguyên.
9. Trần Thanh Hà và CS (2004), Nghiên cứu tác hại nghề nghiệp ở người lao
động chăn nuôi gia súc gia cầm, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học
lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 382-389.
10.Hoàng Hải, Đỗ Hàm (2007), An toàn vệ sinh lao động và sức khoẻ người
dân canh tác rau ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, Hội nghị khoa
học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 41-47.
11. Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Thị Hồng Tú (2006), Định hướng hoạt động y
học lao động ở Việt Nam năm 2006 – 2010, Hội nghị khoa học Quốc tế
về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 38-40.
12. Đỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_TRAN VAN SINH.pdf