Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công ty may Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công ty may Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ THUÝ HÀ THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƢỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ THUÝ HÀ THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƢỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số : 60 72 73 Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hàm Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Phòng các Bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Với lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đỗ Hàm - Chủ tịch Hội Y học lao động tỉnh Thái Nguyên, ...

pdf72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công ty may Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ THUÝ HÀ THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƢỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HOÀNG THỊ THUÝ HÀ THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƢỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số : 60 72 73 Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hàm Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Phòng các Bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Với lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đỗ Hàm - Chủ tịch Hội Y học lao động tỉnh Thái Nguyên, Chủ nhiệm Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ, công nhân Công ty may Thái Nguyên, đặc biệt là Ban Giám đốc và trạm Y tế Công ty, Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, đặc biệt là Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo đơn vị trực thuộc Sở đã tạo điều kiện, thời gian cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả Hoàng Thị Thuý Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động CSSK Chăm sóc sức khoẻ CBCNV Cán bộ công nhân viên Cs Cộng sự RHM Răng hàm mặt TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TMH Tai mũi họng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Tình hình phát triển ngành may ở nước ta ................................................ 3 1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật của người lao động ........ 4 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sức khỏe và bệnh tật ở công nhân dệt may .................................................................................................... 13 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 18 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu ...................................................... 18 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 19 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 21 2.6. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 21 2.7. Phương pháp khống chế sai số ................................................................. 21 2.8. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 21 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................... 21 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 22 3.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................ 22 3.2. Các kết quả nghiên cứu về chứng, bệnh của người công nhân may ............ 24 3.3.Các yếu tố liên quan (ảnh hưởng) đến một số chứng, bệnh của người công nhân ..... 35 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 3.1 Đối tượng nghiên cứu phân theo nghề nghiệp 22 Bảng 3.2 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo độ tuổi (giới) 22 Bảng 3.3 Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi nghề 23 Bảng 3.4 Cơ cấu bệnh, chứng bệnh chung của công nhân may 24 Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi đời 25 Bảng 3.6 Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi nghề 26 Bảng 3.7 Tỷ lệ mắc các bệnh ở phổi theo tuổi đời 27 Bảng 3.8 Tỷ lệ mắc các bệnh ở phổi theo tuổi nghề 27 Bảng 3.9 Tỷ lệ mắc các bệnh ở phổi ở nữ 28 Bảng 3.10 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo tuổi nghề 28 Bảng 3.11 Tỷ lệ mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề 29 Bảng 3.12 Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi đời 30 Bảng 3.13 Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi nghề 30 Bảng 3.14 Tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da theo tuổi giới 31 Bảng 3.15 Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da theo tuổi nghề 31 Bảng 3.16 Tỷ lệ mắc các bệnh Viêm phế quản mạn tính theo tuổi nghề 32 Bảng 3.17 Tỷ lệ mắc bệnh Viêm phế quản mạn tính theo giới 32 Bảng 3.18 Tỷ lệ khó thở của bệnh nhân Viêm phế quản mạn tính theo mùa và hoạt động của bệnh nhân 33 Bảng 3.19 Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng ho, khạc đờm 34 Bảng 3.20 Bảng liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh ở phổi ở công nhân may dây chuyền 35 Bảng 3.21 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên lao động và bệnh phổi (bộ phận may dây chuyền) Bảng 3.22 Bảng liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh mũi họng (bộ phận may dây chuyền) 36 Bảng 3.23 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh lao động và bệnh mũi họng (bộ phận may dây chuyền) 36 Bảng 3.24 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh lao động và bệnh da (bộ phận may dây chuyền) 37 Bảng 3.25 Bảng liên quan giữa sử dụng kính BHLD và bệnh mắt (Bộ phận may dây chuyền) 37 Bảng 3.26 Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh lao động và bệnh mắt (bộ phận may dây chuyền) 38 Bảng 3.27 Bảng liên quan giữa thời gian lao động và bệnh mắt (bộ phận may dây chuyền) 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên bảng Trang Biểu đồ 1 Tỷ lệ công nhân phân theo độ tuổi 23 Biểu đồ 2 Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính và viêm phế quản 25 Biểu đồ 3 Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính ở công nhân may dây chuyền theo nhóm tuổi < 30 và ≥ 40 tuổi 26 Biểu đồ 4 Tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa theo tuổi nghề 28 Biểu đồ 5 Tỷ lệ công nhân mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành may chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi vừa góp phần tăng thu ngân sách vừa giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động (80% là nữ) cho đất nước. May là một trong những ngành mũi nhọn về chiến lược hàng hoá trong nước cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Đặc thù của ngành may là sử dụng dây chuyền công nghệ giản đơn, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhưng gò bó, đòi hỏi nhịp độ công việc nhanh… Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếm khoảng 80- 90% và phần lớn là ở độ tuổi 20-35 tuổi. Thời gian làm việc trung bình là trên 8giờ/ ngày. Nhiều khi công nhân phải làm việc tăng ca, có khi tới 10-12 giờ/ngày. Lực lượng lao động của ngành may chủ yếu xuất thân từ nông thôn… nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, tập quán của nông dân, ý thức tổ chức kỷ luật và nhận thức xã hội chưa cao. Dẫn từ [10], [32]. Trong 10 năm trở lại đây điều kiện lao động và môi trường dệt may cũng như sức khoẻ người lao động đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các bệnh thường gặp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp thường diễn biến theo xu hướng không tốt. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động công nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn, Nghị quyết 46NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị. Dẫn từ [16], đã chỉ rõ “Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện khống chế dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh, đẩy mạnh phòng chống các bệnh nghề nghiệp”. Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động, việc xây dựng chính sách quốc gia quản lý, giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trong đó có lao động ngành dệt may là nhiệm vụ có tính cấp thiết. Các nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ trong công nghệ dệt may Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hiện nay ở nước ta còn rất ít đặc biệt là tỷ lệ mắc các chứng bệnh và bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân dệt may. Việc quan tâm xem các bệnh thường gặp ở các hệ thống cơ quan trong cơ thể công nhân dệt may Thái Nguyên có khác gì với các đối tượng lao động khác cũng đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng một số chứng, bệnh thƣờng gặp và yếu tố liên quan ở công nhân Công ty may Thái Nguyên”. Nhằm đáp ứng hai mục tiêu cụ thể sau đây: 1. Mô tả thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp ở công nhân may thuộc Công ty may Thái Nguyên. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật ở công nhân Công ty may Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình phát triển ngành may ở nƣớc ta Ngành may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Hàng dệt may của chúng ta đã chiếm lĩnh nhiều thị trường may mặc trên thế giới do nhiều ưu thế về nhân lực, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau và kỹ thuật phù hợp. Với những lợi thế riêng, phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta như vốn đầu tư không cần lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và cã điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Inđônêxia, Pakixtan.... Đặc biệt, từ 01/01/2006, thuế xuất, nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% như hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập từ các nước trong khu vực. Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy, xí nghiệp dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô cũng như thiết bị và công nghệ kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp đầy đủ vải cho may xuất khẩu. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt khung thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 15% công suất dệt. Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu là làm gia công. Ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều, nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Từ những năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có thuận lợi để tạo đà cho tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, Châu Phi, kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Xuất khẩu hàng dệt may nước ta cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi Quota, trong đó có thị trường Đông Âu..... Do vậy, theo đánh giá của Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: chỉ tiêu xuất khẩu của toàn ngành hết năm 2000 ước chỉ đạt 1.870 triệu USD, tăng 6% so với mức thực hiện năm 1999, trong đó Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) ước đạt 550 triệu USD, tăng 12% so với năm 1999. Với những khó khăn này, công tác chăm sóc sức khỏe công nhân, những người lao động trực tiếp trong ngành dệt may của đất nước sẽ bị ảnh hưởng, tác động không tốt. Từ năm 2000 đến nay với sự thăng trầm của ngành dệt may nên công tác chăm lo sức khoẻ công nhân cũng phần nào bị chậm lại so với các ngành khác. 1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và bệnh tật của ngƣời lao động 1.2.1. Tác hại nghề nghiệp trong lao động công nghiệp Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các vấn đề sức khỏe của người lao động đã được quan tâm nhiều hơn. Trong các mối quan tâm đặc biệt thì các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp đã được nhiều người nghiên cứu. Dẫn từ [11], [12]. Tuy nhiên với sự phát triển, thay đổi nhiều loại hình công nghệ thì vấn đề sức khỏe trong lao động cũng nảy sinh thêm nhiều vấn đề. Thời kỳ này các môn khoa học tự nhiên và xã hội của loài người cũng đạt đến đỉnh cao, nên người ta không những hiểu biết về bản chất các tác hại nghề nghiệp cụ thể, có thể nắm bắt, dễ quan sát được trong lao động mà thực tế con người cũng hiểu biết tương đối xa và nhiều hơn về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động kỹ thuật cao. Song mặc dù về mặt khoa học, con người đã biết rất nhiều nhưng vẫn chưa làm được bao nhiêu trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sức khỏe người lao động mới. Bởi lẽ hàng trăm nghìn các hoá chất và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố tác hại vật lý, sinh học tồn tại trong các môi trường sống và lao động, hàng ngày tác động đơn lẻ hoặc đa chiều lên sức khoẻ con người, có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong thời kỳ mới tiếp xúc là những trở ngại đáng kể. Các tác giả Rammazzini, Letavet, Izmerop, Aptamonova, Satalop, Zekin, Paracelus, Policard… là những người có nhiều nghiên cứu đóng góp về những vấn đề này từ giữa thế kỷ XX. Trên thực tế cũng còn nhiều điều về mặt khoa học và thực tiễn của y học lao động, người ta vẫn chưa giải thích được và cần phải tiếp tục nghiên cứu. Trong thực tế do những bí mật về nghề nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nên còn nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết một cách thỏa đáng. Dẫn từ [3], [36]. Trong những năm gần đây, ở nước ta những nghiên cứu về môi trường lao động, những biến đổi sinh lý, sinh hoá lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu lực cao. Do đất nước đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường hoá trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, đồng thời với nhịp độ sản xuất không ngừng tăng nhanh, do vậy các tác hại nghề nghiệp vẫn không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các bệnh lý thông thường bị thay đổi cơ cấu, mô hình, các rối loạn bệnh lý có liên quan đến môi trường, công việc, điều kiện lao động, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế, xã hội của nhiều nước trong đó có nước ta hiện nay. Điều này đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp, cùng nhau giải quyết theo phương châm vì mục tiêu sức khoẻ cho người lao động mới của đất nước. Nhìn chung các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào các mối quan hệ đa chiều trong lao động có thể gây ra trạng thái mất cân bằng, gây suy giảm sức khoẻ và khả năng lao động cùng với sự thay đổi của các tác hại nghề nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Sơ đồ sau đây thể hiện mối quan hệ đa chiều thường gặp mà các nhà nghiên cứu Y học lao động cần thật sự lưu tâm. Dẫn từ [1], [4], [6], [9], [13], [14], [25], [30], [32]. Trên thực tế ta có thể nói vấn đề cơ bản, trên hết trong những quan tâm này là nghiên cứu các tác hại nghề nghiệp cũng như các yếu tố liên quan và các biểu hiện sinh lý, rối loạn bệnh lý nghề nghiệp và các bệnh nghề nghiệp trong những bối cảnh kinh tế, xã hội đặc thù. Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc. Tác hại nghề nghiệp trong lao động công nghiệp tương đối phức tạp và đa dạng song ta có thể phân ra các loại như sau: 1.2.2. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến việc tổ chức lao động không hợp lý Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý. Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng. Ví dụ: Quá trình hoạt động thần kinh là quá trình hưng phấn liên tục, thời gian dài hoạt động sẽ làm cho sự hưng phấn quá mức, giảm Acetylcholin, Cathecholamin... dẫn đến tình trạng ức chế thần kinh gây mệt mỏi. Lao động lâu, năng lượng bị cạn dần, ô xy giảm cung cấp, các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: axit lactic tăng lên, cơ bị co cứng). Dẫn từ [5], [8], [26], [37], [38], [39]. Các yếu tố nguy cơ môi trƣờng (Tự nhiên hoặc xã hội) Sức khoẻ ngƣời lao động Các tác hại nghề nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong ở những vận động viên. Do lao động với nhịp độ quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi. Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Những lao động nặng, tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể được hồi phục, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng. Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng, nếu ta cho nghỉ sớm, các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi phục, thời gian nghỉ ngơi không cần dài song cơ thể lại hồi phục nhanh chóng (ví dụ: lao động trong môi trường có nhiều tiếng ồn, thời gian lao động và nghỉ ngơi vẫn tương tự như các lao động tương ứng, song số lần nghỉ tăng lên, thời gian lao động các giai đoạn trong ca ngắn lại, sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp). Cơ sở của vấn đề là không để cho các phản ứng vượt hoặc sát ngưỡng bệnh lý mới cho người lao động được nghỉ ngơi nhằm tạo điều kiện cho tế bào mau hồi phục, nhanh chóng trở lại bình thường. Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm. Điều này thường gặp ở những cơ sở tiếp nhận công nghệ cũ hoặc mới, song không tính toán đến tầm vóc giải phẫu và chức năng sinh lý của cơ thể người Việt Nam (các nhà máy dệt công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhân phải đứng lên ghế mới với đến thoi, tầm của cỗ máy tiện quá cao...). Trong thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất. Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây lên sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy, đứng đầu là các giác quan (ví dụ: Nhìn lâu mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay ở những nhân viên văn phòng, mặc dù các lao động này tiêu hao năng lượng thấp, một số lao động đặc biệt như vi tính, lái xe... người lao động dễ mệt mỏi thị giác và thần kinh, nếu không lưu ý sẽ dẫn đến tai nạn lao động. 1.2.3. Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất Mỗi một quy trình sản xuất sẽ có những đặc thù riêng có thể tác động lên sức khỏe người lao động ở các mức dộ khác nhau. Ví dụ công nghệ luyện kim gây nhiều tác hại lên sức khỏe người lao động do nóng, bụi, hơi khí độc, lao động nặng nhọc. Ngành xây dựng lại có đặc trưng là lao động nặng nhọc, ngoài trời...Tuy nhiên do có nhiều yếu tố giống nhau, cùng tác động lên cơ thể như nhau, ví dụ nóng và bụi của lao động khai thác mỏ và luyện kim có nhiều điểm giống nhau nên người ta thường phân theo các yếu tố tác nhân, tác hại nghề nghiệp. Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác tại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, lý hoá, vi sinh vật, dẫn từ [35] có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động. Ngày nay người ta đã thống kê được hơn 200.000 các hoá chất và dung môi độc hại, gần 400 tác nhân vật lý có hại và hàng ngàn tác nhân sinh học có thể gây hại cho người lao động. Ở nước ta cũng đang sử dụng hàng nghìn các tác nhân độc hại. Dẫn từ [2], [16], [17], [18], [20], [22], [36]. Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, ồn, rung chuyển... Thường xuyên tác động lên cơ thể, ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hoá... Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh. Trong các lò nung vật liệu, nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại... làm nóng nhiệt độ không khí hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiệt độ da cơ thể người lao động gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể bị ngừng trệ gây say nóng. Thông thường gió làm tăng quá trình đối lưu, giảm độ nóng của môi trường, song nếu gió nóng sẽ làm rối loạn quá trình điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Độ ẩm trong môi trường tuỳ mức độ khác nhau có thể tạo điều kiện tốt cho cơ thể tăng nhanh quá trình bay hơi của hồ môi, giúp cho cơ thể điều nhiệt hoặc ngược lại. Các loại bức xạ có vai trò khác nhau đối với cơ thể người lao động. Các tia hồng ngoại chủ yếu gây tích nhiệt song cũng có thể gây đục nhân mắt. Bức xạ tử ngoại có khả năng đâm xuyên lớn, có thể gây tổn thương não làm cho người lao động bị say nắng. Trường điện từ của các loại sóng cao tần, siêu cao tần... gây nhiều tác hại lên chức năng sinh lý của cơ thể. Áp lực không khí thấp làm người ta thiếu không khí thở, ngược lại áp lực cao tạo điều kiện cho nitơ chuyển thành dạng lỏng, nếu thay đổi áp xuất đột ngột sự biến đổi này sẽ gây tắc mạch máu. Tắc mạch máu não và tim, có thể gây tử vong, điều này thường gặp ở những người lặn sâu, hoặc đào mố và trụ các loại cầu dưới lòng sông, trong các giếng chìm. Tiếng ồn quá cao trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý, có thể gây rối loạn sinh lý. Tiếng ồn cũng góp phần quan trọng làm gia tăng bệnh điếc nghề nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp. Sự rung chuyển của các vật dụng và máy tác dụng xấu lên các hệ thống cơ, xương, khớp, mạch máu của người sử dụng, đặc biệt là hiện tượng loãng xương và co thắt mạch đầu chi. Các yếu tố lý hoá trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hoá phổi không hồi phục, gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Người ta thấy hiện tượng khó thở do tác động của nhiều loại bụi, bông, đay gọi là bệnh bụi phổi bông (Bysinose) rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh này cũng được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: Nhiễm độc Chì, Asen, Thuỷ ngân, thuốc trừ sâu... Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên độc, cấp cứu khó khăn như Oxytcarbon, Thuỷ ngân... Ở Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất kim loại màu có nhiều kim loại nặng độc hại như chì, Asen, Cadimi... với hàng vạn người tiếp xúc trong đó một số lượng không nhỏ bị nhiễm độc, thậm chí là tử vong. Nhiều trường hợp suy thận, tăng huyết áp, thiếu máu đã gặp ở Thái Nguyên và một số nơi khác do tiếp xúc với kim loại nặng độc hại [19].. Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các sản phẩm sinh học có tính chất dị nguyên gây nên viêm nhiễm và phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc. Trong công nghiệp dệt may thì bụi hữu cơ là vấn đề sức khỏe đã được quan tâm nhiều. 1.2.4. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới an toàn vệ sinh lao động và điều kiện vệ sinh kém Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Ví dụ như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi đôi khi trở nên bất lợi cho sức khoẻ. Ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị giác. Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí... 1.2.5. Các tác hại nghề nghiệp, rối loạn bệnh lý nghề nghiệp thường gặp trong công nghệ dệt may Các tác hại nghề nghiệp thường gặp trong công nghệ dệt may bao gồm: lao động nặng nhọc, bụi các loại, ồn, hóa chất độc và vi khí hậu bất lợi. Lao động của ngành dệt may nhìn chung là loại lao động nặng nhọc hoặc ở những tư thế gò bó không thuận lợi. Công nghệ sợi đòi hỏi người lao động phải tiêu tốn sức lực rất nhiều trong thu hoạch và sơ chế nguyên liệu. Các loại sợi bông, sợi đay thường được thu hoạch theo mùa. Người lao động thường phải gấp rút thu hái các loại quả bông và các nguyên liệu khác nhằm tránh những ảnh hưởng bất lợi thời tiết làm hỏng hoặc làm giảm những giá trị của nguyên liệu. Ở các nước nghèo các nước đang phát triển đa số thu hoạch nguyên liệu là lao động thủ công, lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ngoài trời, các yếu tố khí hậu và thời tiết như nóng, mưa ẩm, gió bụi thường gây tác động xấu nên sức khỏe của họ. Thông thường trong sản xuất các nguyên liệu người ta thường phải sử dụng nhiều loại hóa chất như phân bón, hóa chất trừ sâu, hóa chất làm trắng nên cũng có thể bị hóa chất độc hóa học này gây tác động xấu đến sức khỏe. Nghiên cứu sức khỏe người trồng bông ở Keenya (Parkmyad.V-2002) cho thấy có tới 19,3% số người lao động trồng bông bị giảm hoạt tính của men Cholinesterase, 24,6% người nông dân bị các rối loạn do thời tiết ở mũi họng. Công nghệ sản xuất sợi từ các nguyên liệu thô phục vụ cho dây chuyền dệt may, cũng là một công đoạn có nhiều yếu tố độc hại. Theo kết quả nghiên cứu của Satalop, Artamonova, Izmerop (1985-1995) cho thấy có tới 23,8% công nhân ngành sợi có sự gia tăng các bệnh thường gặp ở hô hấp và mũi họng so với cộng đồng, 6,3 -8,4% người lao động bị các ảnh hưởng của hóa chất mạn hoặc cấp tính. Người lao động ngành dệt thường phải tiếp xúc với môi trường vi khí hậu xấu đặc biệt là nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Thông thường ở các nước Châu Âu về mùa đông độ ẩm thường dưới 50%, trong khi ở các phân xưởng dệt, nhuộm độ ẩm luôn luôn ở mức trên 90%. Do vậy sự gia tăng độ ẩm trong môi trường lao động sẽ là tác hại rất lớn đối với các tế bào niêm mạc ở mũi họng và hô hấp thậm chí toàn bộ da của người lao động cũng dễ bị tổn thương. Ở các nước khu vực nhiệt đới độ ẩm cao cũng là trở ngại rất lớn cho quá trình điều nhiệt của cơ thể. Độ ẩm cao sẽ làm khả năng thoát nhiệt khó khăn, gây nên tình trạng tích nhiệt dẫn đến rối loạn các quá trình điều hòa sinh lý, bài tiết của cơ thể. Thông thường nhiệt độ trong các phân xưởng cao sẽ tác động lên quá trình điều hòa nhiệt độ, cụ thể là quá trình thải nhiệt. Nếu nhiệt độ cao, độ ẩm cao trong điều kiện không thông thoáng thì sự trao đổi nhiệt sẽ bị cản trở rất nhiều. Nghiên cứu của Galanina, Andreieva, Izmerop (1978-1995) cho thấy có tới 19,34% người lao động trong các công đoạn có vi khí hậu nóng của môi trường tẩy nhuộm có rối loạn điều hòa thân nhiệt ở mức độ có thể phát hiện thông qua các phản ứng sinh lý sinh hóa. Người công nhân lao động ở công đoạn may dây chuyền thường phải chịu tác động nhiều yếu tố độc hại như ồn, bụi và lao động căng thẳng gò bó. Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nghiệp dệt may ở Châu Âu phát triển từ thế kỷ 17, về sau công nghệ này dần được chuyển sang các nước nghèo, các nước đang phát triển khu vực Á, Phi. Người công nhân dệt may thường phải lao động theo dây chuyền đơn điệu với thời gian làm việc nhiều hơn 8 giờ/ngày và trên 5 ngày trong tuần. Sự đòi hỏi của điều kiện người lao động sẽ ép buộc người công nhân thường xuyên chịu đựng ở tư thế gò bó và mệt mỏi trường diễn. Thời gian lao động và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ gây nên sự sáo trộn các hoạt động tâm, sinh lý của người lao động gây nên các rối loạn bệnh lý, stress nghề nghiệp. Tiếng ồn là một đặc trưng của nghề may, tiếng ồn thường không cao (70-90 db) song tác động thường xuyên liên tục nên thường gây nên khá nhiều các rối loạn sinh lý cấp hoặc mạn tính đối với người tiếp xúc. Nghiên cứu của Polycard, Raymond.D Park, Satalop (1960-1990)... cho thấy có tới 1/3 số công nhân phải chịu áp lực của tiếng ồn trong môi trường lao động dệt may và trong số đó có tới 50% bị các rối loạn sinh lý cấp và mãn tính. Bụi hữu cơ thậm chí nhiều khi là bụi tổng hợp, là một đặc trưng đối với công nghệ may. Hầu hết các công đoạn của dây chuyền trong công nghệ may, bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Mặc dù bụi hữu cơ có thể ngăn được bằng khẩu trang tới trên 80% song chỉ cần một lượng nhỏ hít phải ở những người dễ cảm nhiễm cũng có thể gây nên những rối loạn bệnh lý. Trong giai đoạn phát triển kinh tế kỹ thuật hiện nay, các loại sợi nguyên liệu dùng trong ngành dệt may đã có sự pha trộn của nhiều tác nhân hóa học khác do vậy tính độc hại cũng có những thay đổi. Theo nghiên cứu của các tác giả ở Ấn độ, Pakistan thì hiện tượng co thắt khí, phế quản có tỷ lệ cao hơn ở những công nhân tiếp xúc với bụi tổng hợp. Dẫn từ [24], [41], [48]. Thông thường người lao động trong ngành dệt may có thể bị một số rối loạn bệnh lý nghề nghiệp đặc thù hoặc gia tăng một số bệnh thông thường so với các cộng đồng khác. Theo Artamonova (1975-1995), công nhân may thường bị các bệnh mũi họng và hô hấp nhiều hơn 2 đến 3 lần so với các đối tượng khác đặc biệt là các bệnh dị ứng ở mũi họng. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của công nhân dệt may thuộc liên hiệp dệt may Sinpeterbug các năm 1980-1990 cho thấy tỷ lệ bệnh mòi họng ở đối tượng này thường xung quanh 75-85% trong khi các ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khác thường chỉ từ 30-50%. Người công nhân dệt may có thể bị bệnh viêm phế quản với tỷ lệ cao hơn bình thường từ 1,2 -1,5 lần. Theo Megg (2004) tỷ lệ viêm phế quản trong công nhân may ở Israel trong những năm 90 của thế kỷ 20 là 28 đến 40%. Thông thường có tỷ lệ xung quanh 10% những người tiếp xúc với bụi bông mắc bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp (Bysinose). Bệnh Bysinose là một bệnh nghề nghiệp thường gặp với các biểu hiện chính là khó thở, suy giảm chức năng hô hấp. Bệnh Bysinose được Leondrobert, Artamonova, Letavet, Raymond D ParkV...nghiên cứu trong những năm 1970 đến 2000, mô tả là bệnh có cơn khó thở đầu tuần. Người ta quan sát thấy người dễ cảm nhiễm với bụi bông và mắc bệnh này thường có chức năng hô hấp tương đối bình thường trong 2 ngày nghỉ. Ngày thứ 2 (đầu tuần), người lao động mới đi làm, mới tiếp xúc với bụi sợi, bông sẽ xuất hiện hiện tượng co thắt khí phế quản, khó thở. Ngày thứ ba và những ngày tiếp theo các biểu hiện khó thở có su hướng giảm dần co đến ngày cuối của tuần làm việc (05 ngày). Hai ngày nghỉ các dấu hiệu bệnh lý gần như không còn. Ngày đi làm đầu tuần tiếp theo hiện tượng khó thở lại lặp lại. Cứ như vậy bệnh lý dần dần chuyển thành mạn tính, gây nên hiện tượng khó thở liên tục không theo quy luật như trước. Ở Việt Nam và một số nước đang phát triển bệnh Bysinose thường không điển hình. Các dấu hiệu bệnh lý của Bysinose thường giống như hen liên tục và nặng dần do họ phải lao động liên tục và không có ngày nghỉ. Dẫn từ [7], [23], [35]. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sức khỏe và bệnh tật ở công nhân dệt may 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy công nhân dệt may thường bị nhiều các chứng bệnh đặc thù so với các ngành, nghề khác. Raymond D ParkV (1965-1980) cho thấy công nhân dệt may dễ bị các rối loạn sinh lý cấp và mãn tính (18-35%). Tác giả giải thích là nguyên nhân do tiếng ồn và lao động gò bó thường xuyên tạo ra các stress nghề nghiệp. Raymond D ParkV cũng nhận thấy có 1 tỷ lệ cao của người lao động may mặc các nước đông Âu có hiện tượng suy giảm chức năng hô hấp kiểu tắc nghẽn (15-20% trong tổng số những công nhân có từ 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên năm trở lên). Ông cho rằng ngoài các tiền triệu của bệnh Bysinose thì hiện tượng viêm nhiễm khí phế quản cũng làm suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu Artamonova, Satalop những năm 1960-1990, cho thấy 12% công nhân may ở Liên hiệp dệt may Kanilin grad bị bệnh Bysinose, 38% bị viêm phế quản cấp và mãn tính. Các tác giả giải thích hiện tượng kích thích tăng tiết và gây mất nước, rối loạn chuyển ho¸ bề mặt tế bào niêm mạc đường hô hấp cùng với sự hiện diện thường xuyên của các vi sinh vật gây bệnh ở mũi họng và phế quản là nguyên nhân gây nên các rối loạn bệnh lý đã được phát hiện. Nghiên cứu của De Jong FM, De Snoo GR, LooriJ TP (2001) cho thấy có tới 10-20% người lao động dệt may ở Phần Lan bị stress nghề nghiệp ngay từ khi mới lao động ở ngành này trong những năm đầu (dưới 5 năm). Dẫn từ [40], [41], [42]. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Trước đây ở nước ta công nghệ kéo sợi còn rất lạc hậu vì vậy điều kiện lao động rất xấu, tình trạng bụi vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) lên tới hàng chục, hàng trăm lần, càng ở đầu dây chuyền nồng độ bụi càng cao, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp càng lớn. Hiện nay do chính sách mở cửa của nhà nước nên dây chuyền công nghệ đã được cải thiện và đầu tư nhiều. Qua khảo sát thấy kết quả nồng độ bụi giảm rất nhiều. Nồng độ bụi trọng lượng tại các vị trí đều thấp hơn TCVSCP. Nghiên cứu của Bùi Thị Tuyết Mai (1983) cho thấy hàm lượng bụi tổng hợp đo đạc được là 12mg/m3 không khí. Dẫn từ [33]. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Đản (1988) cho thấy hàm lượng bụi môi trường lao động thường là dao dộng từ 2,2 đến 56 mg/m3. Dẫn từ [12]. Nồng độ bụi cao nên nguy cơ gây bệnh bụi phổi bông, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp luôn hiện hữu. Nguy cơ dị ứng với bụi bông là rất cao. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Đản, Bùi Thị Tuyết Mai tại thời điểm này là 15,9% trong số người tiếp xúc. So với kết quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Đăng An tại Công ty Dệt 8/3 [5], tỷ lệ bệnh là 32,8% và Nguyễn Đình Dũng và cộng sự - 1999 [7], số mắc bệnh là 34% thì có tỷ lệ thấp hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng trên 1139 công nhân của năm loại hình, công đoạn dệt may khác nhau cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 35,5 ± 1,42%. Tác giả cũng cho thấy biểu hiện thường gặp sớm do tác hại của tiếng ồn thường thấy ở hệ thần kinh và tim mạch. Các dấu hiệu ban đầu ở cơ quan thính giác là ù tai, sau đó sẽ xuất hiện các chứng bệnh kèm theo tại các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khả năng nhậy cảm về thần kinh giảm, ngủ không ngon giấc, có dấu hiệu hưng phấn cơ quan tiền đình. Cũng theo tác giả này khi nghiên cứu trên 403 công nhân tiếp xúc với bụi bông cho thấy số lượng mẫu bụi vượt TCVSCP chiếm 7,1%, sức khoẻ công nhân tại dây chuyền sợi loại I, II, III chiếm 96,77%. Tuổi đời công nhân rất trẻ, chủ yếu từ 30-39 (tỷ lệ 54,1%), tuổi nghề từ 11-20 năm (tỷ lệ 60,6%). Tỷ lệ bệnh bụi phổi bông giai đoạn I: 24,8% (tăng theo tuổi nghề), giai đoạn II: 13,6%, giai đoạn III: 5,4% (trong đó 3,23% có hồi phục, 2,23% không hồi phục). Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính ở công nhân phân theo các giai đoạn: giai đoạn I: 31,7%, giai đoạn II: 10,7%, tỷ lệ giảm từ đầu đến cuối dây chuyền. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình tại ba làng nghề Đa Hội, Minh Khai và Phong Khê thì các bệnh về hô hấp, tai mũi họng, da liễu và thần kinh là phổ biến nhất. Ở các nhà máy may là nơi có tỷ lệ công nhân giảm thính lực cao (56.97%). Tuỳ theo từng loại hình lao động với các yếu tố độc hại khác nhau mà sức khoẻ của người lao động tại các nhà máy bị ảnh hưởng khác nhau. Kết quả điều tra của Lê Văn Thành và CS (2000) cho thấy ở những cơ sở sản xuất, nhà máy, công ty may như TNG Thái Nguyên và Phú Lâm (Bắc Ninh) là nơi có nguồn chất thải độc hại khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng (chất tẩy, chất nhuộm). Trong nước thải thường chứa các loại hoá chất như: xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu. Nước thải không qua xử lí chảy thẳng vào nguồn nước làm cho toàn bộ khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vệ Sinh Dịch Tễ thì nước giếng ở đây bị nhiễm khuẩn nặng nề: Tỷ lệ công nhân trong nhà máy và người dân ở xung quanh đó bị mắc các bệnh đau mắt hột, nhiễm khuẩn cao hơn hẳn các nơi khác. Lượng khí thải và bụi hữu cơ độc hại lơ lửng phát tán khắp khu vực dân cư, bám lên cây, trần nhà, mái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ngói, hàng năm lớp bụi có thể dày lên tới 20cm. Bệnh về đường hô hấp ở các khu vực này chiếm 44.4%, bệnh da liễu 13,15% trong tổng số người được điều tra (năm 1999). Tình hình bệnh tật ở nhóm người lao động trực tiếp có tỷ lệ mắc cao hơn so với các nhóm khác. Chủ yếu là dị ứng 20%, hô hấp 18,57% và các bệnh còn lại có tỷ lệ 1,5%-3,5%. Qua nghiên cứu của Đan Thị Lan Hương (2002) cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh/triệu chứng cấp tính là 35,2%, những bệnh hay gặp ở công nhân may này là các bệnh hô hấp và tai mũi họng 18,7%, tiêu hoá 6,9%, các bệnh phụ khoa 4,8%, bệnh mắt 4,5%. Trong nghiên cứu của Vũ Minh Phượng (2003) 80,8% người lao động bị đau mỏi sau ngày làm việc, 16,8% mắc bệnh cấp tính, 28,7% mắc bệnh mãn tính và 42,2% tai nạn lao động. Nghiên cứu của Bùi Quốc Khánh và cộng sự (giai đoạn 2000 - 2006) ở công nhân ngành Dệt sợi cho thấy sức khoẻ công nhân dây chuyền sợi có tỷ lệ, phân loại như sau: loại I, II, III chiếm 96,8% (theo bảng phân loại năm 1997). Cũng theo tác giả này thì sức khỏe của công nhân đã tốt hơn so với giai đoạn 1996 – 2000. Giai đoạn này tỷ lệ sức khoẻ loại I, II chiếm 50%, sức khoẻ loại V vẫn ở tỷ lệ cao (phân loại sức khoẻ năm 1995). Theo kết quả nghiên cứu của Trương Việt Dũng, tỷ lệ công nhân mắc bệnh bụi phổi bông là tương đối cao (27,6%), cao hơn của Tạ Tuyết Bình và cộng sự là 19%, của Bùi Quốc Khánh, là 18,2%. Dẫn từ [7]. Đối tượng mắc bệnh có tỷ lệ cao nhất là công nhân Bông chải, ghép thô. Bệnh BPB giai đoạn II: 13,6% gặp nhiều ở đối tượng công nhân có tuổi nghề cao (trên 20 năm). Làm việc tại bộ phận đầu và giữa dây chuyền. Bệnh BPB giai đoạn III: Chiếm 5,46% (trong đó 3,23% giai đoạn III còn hồi phục, 2,23% giai đoạn 3 không hồi phục. Có thể tổng kết lại kết quả nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân dệt may vào mấy vấn đề sau: - Môi trường lao động có nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là bụi hữu cơ và vi khí hậu không thuận lợi - Công việc lao động đơn điệu, tư thế gò bó, căng thẳng kéo dài; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Các bệnh thường gặp ở bộ máy hô hấp, tiêu hoá, mũi họng thường cao hơn bình thường. Trong những năm qua tình hình nghiên cứu chăm sóc về sức khoẻ bệnh tật của người công nhân ngành dệt may nói chung và công ty may Thái Nguyên còn ở mức thấp. Vì vậy, tổ chức điều tra và nghiên cứu theo hướng này là góp phần đánh giá những vấn đề tồn tại trong các hoạt động chăm sóc về sức khoẻ của người công nhân may đồng thời có những giải pháp và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người lao động ngành dệt may một cách cụ thể dựa trên cơ cấu bệnh lý các bệnh thường gặp của người công nhân ngành dệt may nói chung và công nhân may Thái Nguyên nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công nhân may, lao động trực tiếp tại các công đoạn của dây chuyền may liên tục từ 3 năm trở lên. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: Nhóm công nhân may dây chuyền, tiếp xúc với công việc, môi trường đặc thù của ngành may. Nhóm nghề khác cũng làm việc trong môi trường song chỉ làm những công việc phụ trợ cho dây chuyền may gia công như: là, ủi, sửa chữa máy, kho, vật tư và vận chuyển,... 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 2.2.1. Địa điểm: tại Công ty may Thái Nguyên. Địa chỉ số 160, đường Minh cầu, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty được thành lập theo Quyết định số 488/QĐ-UB ngày 22/11/1979 của UBND tỉnh Bắc Thái (cũ), nay là tỉnh Thái Nguyên. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2008 đến tháng 8/2009 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu: 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, theo thiết kế cắt ngang. 2.3.2.Chọn mẫu và cỡ mẫu: - Cách chọn mẫu: Chọn cỡ mẫu mô tả theo công thức, tính cỡ mẫu như sau: 1 e pq .Zn 2 2 2/α1         Trong đó: chọn p=0,3 (Do đa số các bệnh thường gặp trong cộng đồng tại Thái Nguyên có tỷ lệ dao động xung quanh 30%) Với p = 0,3 ta có: q = 1 - p = 1 - 0,3 = 0,7 Với d = 0,03, cỡ mẫu sẽ là 897. Để đảm bảo cỡ mẫu do mất mẫu, bỏ cuộc đồng thời cũng thoả mãn các yêu cầu về vấn đề đạo đức nghiên cứu nên chúng tôi khám và điều tra toàn bộ công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhân may (khoảng hơn 1000 người), sau đó đưa vào mẫu nghiên cứu, xử lý số liệu những đối tượng có tuổi nghề đủ 3 năm làm việc tại Công ty may. Mẫu cuối cùng đạt được là 968 công nhân. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Trình độ học vấn: + Mù chữ: là những người không biết đọc, biết viết. + Biết đọc, biết viết là những người có học, chưa học hết lớp 4/10 hoặc 5/12. + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12 + Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 + Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc lớp 12/12 - Phân bố độ tuổi, nghề của công nhân may - Thời gian làm việc trong ngày. 2.4.2. Các chỉ số về chứng, bệnh của công nhân may Một số chứng, bệnh thường gặp ở công nhân may được khám và phân loại theo bảng phân loại quốc tế ICD-10 (1992), kết kợp với phân loại của Bộ Y tế. Toàn bộ các danh mục được xếp thành 21 chương. Các chứng, bệnh ký hiệu từ I đến XXI, mỗi chương bao gồm một hoặc nhiều hơn một chứng, bệnh hay nhóm chứng, bệnh.Trong nghiên cứu chúng tôi dùng cụm từ “ Chứng” hoặc “Bệnh” để chỉ bệnh hay chứng bệnh thuộc hệ thống cơ quan nhất định theo quy ước phân loại. Để dễ dàng cho việc sử lý số liệu, chúng tôi viết gọn lại: bệnh mắt, bệnh tuần hoàn,…. Một số bệnh sau đây được xem xét nhiều và kỹ hơn trong thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng: - Bệnh thần kinh: Được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: Đau đầu, mất ngủ... - Bệnh tuần hoàn: được xác định là các bệnh thường gặp như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… - Bệnh hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như: Viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Bệnh tiêu hoá: được xác định là các bệnh thường gặp như: rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dầy - tá tràng… - Bệnh về mắt: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể… - Bệnh TMH: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản… - Bệnh ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm da dị ứng, chàm... 2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến các chứng, bệnh của công nhân may - Tuổi đời của người lao động, chia ra 6 nhóm tuổi gồm: nhóm dưới 20 tuổi, nhóm từ 20-29 tuổi, nhóm từ 30-39 tuổi, nhóm từ 40-49 tuổi, nhóm từ 50-59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên. - Tuổi nghề, chia ra 5 nhóm gồm: nhóm dưới 5 năm, nhóm từ 5-9 năm, nhóm từ 10-14 năm, nhóm từ 15-19 năm và nhóm từ 20 năm trở lên. - Sử dụng bảo hộ lao động bao gồm các loại phương tiện bảo vệ cá nhân như: khẩu trang, găng tay, mũ, quần áo, kính, ủng và một số loại khác. - Học tập các nội quy về An toàn vệ sinh lao động. - Thời gian lao động chia ra các nhóm: các nhóm thời gian lao động theo ngày (> 8 giờ /ngày và ≤ 8 giờ /ngày) và thời gian lao động theo tuần (> 6 ngày/tuần và ≤6 ngày/tuần ). - Mức độ khó thở gắng sức của bệnh nhân viêm phế quản mạn tính được chia ra như sau: 1. Khi lên cầu thang hoặc leo dốc 2. Khi đi lại bình thường trên mặt phẳng 3. Khi đi chậm và nhẹ nhàng 4. Khi cử đông nhẹ nhàng 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: - Thu thập các thông số chung về đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Khám các chứng, bệnh thường gặp được khám lâm sàng là cơ bản. Tuy nhiên, một số bệnh chưa rõ ràng sẽ được kiểm tra thêm các chỉ số cận lâm sàng ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Mỗi bệnh sau khi kết luận đều được kiểm tra lại và đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bởi bác sỹ có trình độ chuyên khoa cấp một trở lên. - Các cán bộ nghiên cứu là: học viên cao học, bác sỹ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trường đại học Y dược Thái Nguyên. 2.6. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu phiếu điều tra thống nhất. - Các phương tiện, dụng cụ khám bệnh đã dược kiểm định: huyết áp kế đồng hồ, ống nghe, máy ghi điện tâm đồ, siêu âm...... - Các trang thiết bị y tế khác: Dụng cụ khám chuyên khoa Mắt, TMH, RHM. 2.7. Phƣơng pháp khống chế sai số - Cỡ mẫu đủ lớn (chọn mẫu toàn bộ). - Tiến hành tập huấn điều tra viên, thầy thuốc. - Thống nhất kỹ thuật, các tiêu chuẩn trước khi tiến hành điều tra. 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần mền EPI INFO 6.04. 2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Chọn đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu, sau đó giải thích để họ hiểu mục đích và hợp tác trong điều tra phỏng vấn, khám lâm sàng và cận lâm sàng. - Các bệnh mang tính chất riêng tư đều trả lời trực tiếp đối tượng và có phương hướng giải quyết cụ thể, hợp lý. - Có hướng khắc phục các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật của đối tượng sau khi khám phát hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các thông số chung về đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1: Đối tượng nghiên cứu phân theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%) May dây chuyền 800 82,64 Nhóm nghề khác 168 17,36 Tổng số 968 100 Nhận xét: Trong công nghệ may, tỷ lệ người lao động may dây chuyền chiếm đa số (chiếm tỷ lệ 82,64%), các nhóm nghề khác chỉ chiếm 17,36% (hoàn thiện, đóng gói, giặt là, vệ sinh…) Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo độ tuổi (giới) Giới Tuổi May dây chuyền Nhóm nghề khác Tổng Nam Nữ Nam Nữ SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) <30 tuổi 41 5,5 611 82,34 25 3,37 65 8,76 742 76,65 30-39 tuổi 9 4,86 120 64,86 8 4,33 48 25,95 185 19,11 ≥ 40 tuổi 2 4,88 17 41,46 0 0 22 53,66 41 4,24 Nhận xét: Phần lớn công nhân ở độ tuổi dưới 30 (76,65%), không có công nhân nào ở tuổi từ 50 trở lên. Trong nhóm công nhân may dây chuyền, tỷ lệ nam giới ở các nhóm tuổi tương tự nhau trong khi tỷ lệ nữ giới giảm dần theo độ tuổi. Đối với các nhóm nghề khác tỷ lệ nữ giới tăng theo độ tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76,65 19,11 4,24 0 20 40 60 80 Tỷ lệ (%) =40 Tuổi Biểu đồ 1. Tỷ lệ công nhân phân theo độ tuổi Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi nghề Nghề Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) < 10 năm 702 87,75 111 66,07 10- 19 năm 93 11,62 50 29,76 ≥ 20 năm 5 0,63 7 4,17 Tổng số 800 100 168 100 Nhận xét: Công nhân có tuổi nghề thấp chiếm tỷ lệ cao ở cả nhóm nghề may dây chuyền và nhóm nghề khác (dưới 10 năm có tỷ lệ là 66,07% - 87,75%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2. Các kết quả nghiên cứu về các chứng, bệnh của công nhân may Bảng 3.4. Cơ cấu bệnh, chứng bệnh chung của công nhân may Nhóm nghề Chứng, bệnh May dây chuyền (800) Nhóm nghề khác (168) Số mắc Tỷ lệ (%) Số mắc Tỷ lệ (%) Bệnh mũi họng (mạn tính) 76 9,50 14 8,30 Bệnh bụi phổi bông 2 0,25 0 0 Bệnh viêm phế quản mạn tính 36 4,50 5 2,98 Bệnh tuần hoàn 55 6,87 3 1,78 Bệnh tiêu hoá 12 1,50 6 3,56 Bệnh mắt 38 4,75 5 2,97 Bệnh da 14 1,75 3 1,78 Bệnh tâm, thần kinh 18 2,25 5 2,97 Khác 206 25,75 66 39,28 Nhận xét: Tỷ lệ công nhân may dây chuyền mắc các bệnh và chứng, bệnh ở mũi họng, viêm phế quản mạn tính và bệnh tuần hoàn tương đối cao so với các chứng bệnh khác (9,50 – 6,87). Đối với công nhân ở các nhóm nghề khác, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính cũng tương đối cao (8,30%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9.5% 8.3% 4.5% 2.98% 0 2 4 6 8 10 12 Tỷ lệ (%) Bệnh mũi họng Viêm phế quản Chứng bệnh May dây chuyền Nghề khác Biểu đồ 2: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính và viêm phế quản Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi đời Bệnh Nhóm tuổi May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % Dưới 30 tuổi (742) 65 8,76 8 1,08 30 - 39 tuổi (185) 10 5,40 4 2,16 ≥ 40 tuổi (41) 1 2,44 2 4,88 p( 0,05. Nhận xét: Đối với công nhân may dây chuyền, nhóm tuổi còn trẻ (dưới 30 tuổi) đã có tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính cao (8,76%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8,76 2,44 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ (%) = 40 tuổi Nhóm tuổi Biểu đồ 3: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính ở công nhân may dây chuyền theo nhóm tuổi < 30 và ≥ 40 tuổi Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi nghề Bệnh Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 67 8,24 10 1,23 10 – 19 năm (143) 9 6,29 3 2,09 ≥ 20 năm (12) 0 0 1 8,33 Nhận xét: Nhóm công nhân may dây chuyền có tuổi nghề thấp đã mắc bệnh mũi họng mạn tính với tỷ lệ cao (8,24%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các bệnh bụi phổi bông theo tuổi đời Bệnh Nhóm tuổi May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 30 tuổi (742) 1 0,13 0 0 30-39 tuổi (185) 1 0,54 0 0 ≥ 40 tuổi (41) 0 0 0 0 Nhận xét: Chỉ có nhóm công nhân may dây chuyền bị mắc bệnh bụi phổi bông (2 người). Các nhóm nghề khác không có ai mắc bệnh bụi phổi bông ở tất cả các nhóm tuổi đời. Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi bông theo tuổi nghề Bệnh Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 1 0,12 0 0 10 - 19 năm (143) 1 0,69 0 0 ≥ 20 năm (12) 0 0 0 0 Nhận xét: Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông đều thuộc nhóm có tuổi nghề thấp(< 20 năm) – người lao động mắc bệnh bụi phổi bông khi tuổi nghề còn thấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các bệnh bụi phổi bông ở nữ Bệnh Nhóm tuổi Số mắc % < 30 tuổi (676) 1 0,15 30 – < 39 tuổi (168) 1 0,59 ≥ 40 tuổi (39) 0 0 Nhận xét: Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông đều là nữ, tuổi dưới 40. Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo tuổi nghề Bệnh Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 9 1,11 3 0,37 10 - 19 năm (143) 2 1,39 2 1,39 ≥ 20 năm (12) 1 8,33 1 8,33 Nhận xét: Tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa thấp, đa số mắc bệnh ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm (ở tất cả các nhóm nghề đều > 8%). 1.39 1.39 8.33 8.33 0 2 4 6 8 10 12 14 Tỷ lệ (%) 10-19 năm >= 20 năm Tuổi nghề May dây chuyền Nghề khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Biểu đồ 4: Tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa theo tuổi nghề Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề Bệnh Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 45 5,53 1 0,12 10 - 19 năm (143) 10 6,99 2 1,39 ≥ 20 năm (12) 0 0 0 0 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở hệ tuần hoàn cao trong những công nhân may dây chuyền (5,5 – 7%). 5.53% 0.12% 6.99% 1.39% 0 2 4 6 8 10 <10 năm 10 - 19 năm May day chuyền Nghề khác Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi đời Bệnh Nhóm tuổi May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 30 tuổi (742) 27 3,64 3 0,4 30-39 tuổi (185) 7 3,78 0 0 ≥ 40 tuổi (41) 4 9,76 2 4,88 P (<30 tuổi và ≥ 40 tuổi) < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt cao ở các nhóm tuổi, đặc biệt nhóm tuổi 40 – 49 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi nghề Bệnh Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 31 3,81 3 0,37 10 - 19 năm (143) 7 4,89 0 0 ≥ 20 năm (12) 0 0 2 16,66 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh mắt cao ở nhóm công nhân may dây chuyền từ 3,81% – 4,89%. Tuổi nghề tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh mắt ở nhóm công nhân may dây chuyền tăng lên song chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da theo tuổi giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Giới Nhóm tuổi Nam Nữ Số mắc % Số mắc % < 30 tuổi (742) 2 0,27 10 1,35 30 – < 39 tuổi (185) 2 1,08 2 1,08 ≥ 40 tuổi (41) 0 0 1 2,44 Nhận xét: Tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da thấp ở hầu hết các nhóm tuổi (dao động xung quanh tỷ lệ 1% – 2%) Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da theo tuổi nghề Bệnh Tuổi nghề May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 13 1,6 1 0,1 10 - 19 năm (143) 1 0,7 2 1,4 ≥ 20 năm (12) 0 0 0 0 Tổng số 0,828 0,364 Nhận xét: Công nhân có tuổi nghề thấp đã mắc bệnh ngoài da (< 10 năm đã mắc 1,6%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc các bệnh Viêm phế quản mạn tính theo tuổi nghề Giới Tuổi nghề Nam Nữ Tổng số Số mắc % Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 2 0,25 27 3,32 29 3,57 10 – 19 năm (143) 1 0,7 10 6,99 11 7,69 ≥ 20 năm (12) 0 0 1 8,33 1 8,33 p (< 10 năm và ≥ 20 năm) < 0,05 Nhận xét: Công nhân nữ mắc bệnh viêm phế quản cao và có xu hướng tăng dần theo tuổi nghề. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm cao hơn các nhóm khác (P<0,05). Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh Viêm phế quản mạn tính theo giới Bệnh Giới Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số mắc % Nam (85) 3 3,53 82 96,47 Nữ (883) 38 4,30 845 95,7 Tổng số (968) 41 4,23 927 95,77 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản ở nữ cao hơn nam (4,30% / 3,53%), song chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.18. Tỷ lệ khó thở của bệnh nhân Viêm phế quản mạn tính theo mùa và hoạt động của bệnh nhân Triệu chứng Nghề Khó thở Khó thở do hoạt động (Mức độ) Khó thở theo mùa 1 2 3 4 Xuân Thu Hạ Đông May dây chuyền (800) 11 (1,38%) 6 (0,75%) 2 (0,25%) 1 (0,125%) 2 (0,25%) 1 (0,125%) 2 (0,25%) 0 0% 8 (1%) Nghề khác (168) 2 (1,19%) 1 0,59%)( 0 (0%) 0 (0%) 1 (0,59%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (25%) Ghi chú: Các mức độ khó thở khi gắng sức 1. Khi lên cầu thang hoặc leo dốc 2. Khi đi lại bình thường trên mặt phẳng 3. Khi đi chậm và nhẹ nhàng 4. Khi cử đông nhẹ nhàng Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh viêm phế quản có dấu hiệu khó thở trong nhóm công nhân may dây chuyền tương tự các nhóm nghề khác (p > 0,05). Tỷ lệ các bệnh nhân khó thở khi leo cầu thang đã xuất hiện và cao hơn (0,75%) so với tỷ lệ bệnh nhân khó thở khi gắng sức nhẹ, đi chậm và nhẹ nhàng (0,25%) trong nhóm công nhân may dây chuyền (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân khó thở vào mùa xuân và mùa thu trong nhóm công nhân may dây chuyền đã cao hơn các nhóm nghề khác (p <0,05). Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng ho, khạc đờm Bệnh lý Thời điểm Thời gian Số đợt trong năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Triệuchứng Ngày Đêm Cả ngày & đêm < 1 tuần 1 – 3 tuần ≥ 3 tuần 1 2 3 – 4 đợt Ho (36) 13 36,11% 14 38,89% 9 25% 25 69,44% 10 27,78% 1 2,78% 21 58,33% 9 25% 6 16,67% Khạc đờm (29) 17 58,62% 6 20,69% 6 20,69% 20 68,97% 9 31,03% 0 0% 16 55,17% 8 27,59% 5 17,24% p p<0,05 p<0,05 p<0,05 Nhận xét: Biểu hiện ho xuất hiện cả ngày và đêm với tỷ lệ cao (25%). Thời gian ho chủ yếu là dưới 1 tuần (69,44%). Thời gian ho kéo dài ít và giảm dần và thông thường chỉ có 1 đợt trong năm. Dấu hiệu khạc đờm cũng gặp với tỷ lệ cao trên bệnh nhân viêm phế quản (trên 50%). Có 20,69% khạc đờm cả ngày lẫn đêm. Tỷ lệ có khạc đờm ban ngày cao (58,62%). Thời gian khạc đờm cũng thường ngắn (dưới 1 tuần) tương ứng với dấu hiệu ho và thường chỉ có 1 đợt trong năm (55,17%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3. Các yếu tố liên quan đến một số chứng, bệnh của công nhân Bảng 3.20. Bảng liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh bụi phổi bông ở công nhân may dây chuyền Bệnh Khẩu trang Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không sử dụng khẩu trang hoặc KT không đảm bảo kỹ thuật (666) 2 0,30 664 99,70 Có sử dụng khẩu trang đúng cách (134) 0 0 134 100 Nhận xét: Những công nhân có sử dụng khẩu trang hợp cách, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động thì không có ai mắc bệnh bụi phổi bông. Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông đều rơi vào nhóm công nhân không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng không thường xuyên, không đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Bảng 3.21. Bảng liên quan giữa việc học nội quy ATVSLĐ và bệnh bụi phổi bông (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Học nội quy ATVSLĐ Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không được học ATVSLĐ (318) 2 0,63 316 99,37 Được học an toàn VSLĐ (482) 0 0 482 100 Nhận xét: Nhóm công nhân được học an toàn vệ sinh lao động không có ai mắc bệnh bụi phổi bông trong khi nhóm không được học có 2 người mắc bệnh (0,63%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.22. Bảng liên quan giữa sử dụng khẩu trang và bệnh mũi họng (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Khẩu trang Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không sử dụng khẩu trang (666) 71 10,66 595 89,34 Có sử dụng khẩu trang (134) 5 3,73 129 96,27 p 2 = 6,23 , P < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ viêm mũi họng ở 2 nhóm công nhân có sử dụng khẩu trang đúng cách và nhóm và nhóm không sử dụng hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách, không đạt yêu cầu về sinh lao động có khác nhau rõ rệt (P<0,05). Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm cá nhân không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách gấp 3 lần nhóm sử dụng khẩu trang hợp cách. Bảng 3.23. Bảng liên quan giữa việc học nội quy ATVSLĐ và bệnh mũi họng (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Học nội quy ATVSLĐ Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không được học ATVSLĐ (318) 50 15,72 268 84,28 Được học an toàn VSLĐ (482) 26 5,39 456 94,61 p 2= 23,78, p < 0,01 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm công nhân được học vệ sinh An toàn lao động (học nghiêm túc) thấp hơn 3 lần nhóm công nhân không được học Vệ sinh An toàn lao động hoặc học không nghiêm túc các quy định thực hành vệ sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên an toàn lao động trong sản xuất. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Bảng 3.24. Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh lao động và bệnh da (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Học nội quy ATVSLĐ Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không được học ATVSLĐ (318) 10 3,14 308 96,86 Được học ATVSLĐ (482) 4 0,83 478 99,17 p 2= 5,97, p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh da trong bộ phận may dây chuyền có khác nhau giữa nhóm được học (học nghiêm túc) các quy trình vệ sinh an toàn lao động với nhóm không được học, học không đầy đủ (với 3 lần khác nhau), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Bảng 3.25. Bảng liên quan giữa sử dụng kính BHLD và bệnh mắt (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Kính BHLĐ Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không sử dụng (761) 37 4,86 724 95,14 Có sử dụng (39) 1 2,56 38 97,44 p 2= 0,43, p > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh mắt ở nhóm có sử dụng kính bảo hộ lao động và không sử dụng kính bảo hộ lao động có khác nhau, tỷ lệ mắc thấp hơn xong sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (Tỷ lệ nhóm sử dụng kính bảo hộ quá ít, 39 người (công nhân) nên chưa có giá trị thống kê, P>0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.26. Bảng liên quan giữa việc học nội quy an toàn vệ sinh lao động và bệnh mắt (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Học nội quy ATVSLĐ Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % Không được học ATVSLĐ (318) 21 6,60 297 93,40 Được học an toàn VSLĐ (482) 17 3,53 465 94,47 p 2= 4,01, p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh mắt ở nhóm công nhân được học các quy trình vệ sinh An toàn lao động thấp hơn 2 lần so với nhóm không được học hoặc học không nghiêm túc về các quy trình trình vệ sinh An toàn lao động (P<0,05) Bảng 3.27. Bảng liên quan giữa thời gian lao động và bệnh mắt (bộ phận may dây chuyền) Bệnh Thời gian lao động Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số lƣợng % > 8 giờ /ngày (595) 31 5,21 564 94,79 ≤ 8 giờ /ngày (205) 7 3,41 198 96,59 p 2= 1,09, p>0,05 > 6 ngày/tuần (693) 35 5,05 658 94,95 ≤6 ngày/tuần (107) 3 2,80 104 97,20 p 2= 1,03, p>0,05 Nhận xét: Thời gian lao động trong ngày và trong tuần khác nhau tỷ lệ bệnh mắt không thay đổi đáng kể. Tỷ lệ bệnh giữa các nhóm thống kế tương tự như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Các thông số chung về đối tƣợng nghiên cứu Tỷ lệ công nhân nữ ở công ty may Thái Nguyên là tương đối cao (82,34%). Do nghề đặc thù nên rất ít nam giới tham gia lao động trong dây chuyền công nghệ dệt, may, mặc dù đây là công việc không phải chỉ dành riêng cho nữ giới. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng, Lê Thu Nga, Nguyễn Huy Tuấn, Bùi Hoài Nam tại một số công ty thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ công nhân nữ dao động khoảng 80%. Trong công nghệ dệt may tỷ lệ các nhóm nghề khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Những công việc này đòi hỏi nam giới tham gia nhiều hơn, tuy nhiên trong công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động thì việc lập kế hoạch chăm sóc nữ công nhân vẫn cần được ưu tiên hơn. Một số kết quả nghiên cứu về sức khỏe và an toàn vệ sinh lao động ở ngành dệt may của các tác giả trong và ngoài nước cũng cho nhận xét như vậy và khuyến cáo việc cần thiết phải ưu tiên chăm sóc sức khoẻ lao động nữ. Dẫn từ [ 7 ], [21 ]. Đa số công nhân công ty may Thái Nguyên, đặc biệt là nhóm công nhân may dây chuyền ở độ tuổi <40 (<30 là 76,65%; 30-39: 19,1%). Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trong thời gian gần đây cũng cho thấy cùng một điểm chung là nữ công nhân ngành dệt, may chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, chậm phát triển, nơi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm đối với các nghề nghiệp khác. Song do lao động căng thẳng nên tuổi nghề của công nhân ngành dệt, may thường không được kéo dài. Người công nhân chỉ làm việc ở nhà máy trong vòng 20 năm là phải bỏ nghề hoặc chuyển nghề. Dẫn từ [6], [8]. Kết quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Văn Tiến, các tác giả đều cho rằng đa số các công nhân lao động ở các ngành sản xuất khác có tuổi đời trung bình là 40. Tỷ lệ công nhân có tuổi đời < 40 thường chỉ chiếm 60%, tuổi đời 40-50 là 30-35%. Do không phải trải qua quá trình đào tạo lâu, đi làm sớm, thời gian làm việc tại cơ sở sản xuất ngắn nên tuổi nghề của người lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên động cũng thường là không cao vì họ phải bỏ nghề sớm sau một thời gian lao động không lâu tại nhà máy so với các ngành sản xuất khác. Kết quả nghiên cứu bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ công nhân may dây chuyền là 87,7%. Tuổi nghề 10-19 năm là 11,62%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng và cộng sự cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi (có hơn 80% công nhân may dây chuyền có tuổi nghề <10 năm). Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng trên công nhân in và công nhân sản xuất da giầy (2005) cho thấy tỷ lệ công nhân nữ của ngành này cũng chiếm đa số, song tuổi nghề <10 năm của họ chỉ chiếm 53-58%. Điều kiện lao động của công nhân ngành may cũng tương tự công nhân in và công nhân sản xuất da giầy [31]. Do vậy việc duy trì khả năng lao động kéo dài tuổi nghề ở ngành may cần phải lưu tâm hơn. Nghiên cứu của Sultal Al-Otaibi về sức khoẻ của công nhân may tại Aramco-Draharan-Arập Saodi cũng cho thấy tỷ lệ công nhân có tuổi nghề thấp chiếm tới 53% (<10 năm), như vậy so với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ công nhân có tuổi nghề cao vẫn thấp hơn. Tuy đối với các ngành khác việc kéo dài tuổi nghề cũng rất quan trọng song đối với nghề may còn quan trọng hơn nhiều. 4.2. Các chứng, bệnh ở công nhân may Nhìn chung tỷ lệ công nhân mắc các chứng, bệnh tương đối cao, trong đó có một số chứng, bệnh mạn tính. Do hầu hết các công nhân mắc các chứng, bệnh cấp tính như viêm mũi họng, viêm phế quản, nên chúng tôi chỉ ghi nhận và đưa vào số liệu nghiên cứu luận văn đối với các trường hợp mạn tính và những trường hợp có xác nhận chắc chắn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (sổ y bạ, hoặc giấy khám bệnh...). Tỷ lệ mắc các chứng, bệnh mạn tính ở họng chiếm từ 8,30 – 9,50%. Như vậy có nghĩa là có tới 1/10 công nhân mắc các bệnh mũi họng đã trở thành mạn tính. Hầu hết các tác giả đều cho là tỷ lệ viêm mũi họng cấp tính thường là cao (40-70%), tuỳ các ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ mạn tính thường dao động xung quanh 5-7%. Dẫn từ [12], [27]. Sự khác biệt này so với nghiên cứu của nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa thống kê (p<0,5). Nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mạn tính ở khu vực mũi họng có thể do thời gian tiếp xúc quá lâu (10 tiếng/ngày, ít ngày nghỉ), bụi bông thường bám vào các niêm mạc của đường hô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hấp, mũi họng gây nên các phản ứng của lớp tế bào non, dần dần mất khả năng bảo vệ và dễ bị các vi khuẩn sẵn có ở đường hô hấp trên gây bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2008), Nguyễn Anh Tuấn (2004) cũng cho thấy tỷ lệ bệnh mạn tính ở tai mũi họng của công nhân ngành luyện kim thường khoảng từ 6,3-7,5%. Các tác giả đều cho rằng tỷ lệ này là cao và có liên quan đến môi trường bụi, vi khí hậu không thuận lợi của môi trường. Theo chúng tôi, công nhân may vừa tiếp xúc với bụi bông có khả năng kích thích, vừa phải làm việc trong môi trường có vi khí hậu nóng, ẩm là những yếu tố nguy cơ đối với các rối loạn bệnh lý ở niêm mạc, trong đó có niêm mạc mũi họng nên tỷ lệ bệnh tăng cao là hợp lý. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 02 trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông, tuy nhiên do các số liệu về môi trường chưa thật đầy đủ, nên căn nguyên do yếu tố môi trường lao động chưa được xác định chắc chắn về mức độ nguy cơ, vì vậy việc theo dõi tiếp tục để xác định khả năng tác động của yếu tố căn nguyên cũng như chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho những người bệnh này cần được tiếp tục vì đây cũng là bệnh nghề nghiệp đặc thù của ngành may. Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính trong công nhân may dây chuyền trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,5% (36 người). Đa số các trường hợp viêm nhiễm mạn tính này đều có nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nghề nghiệp rõ rệt. Những trường hợp này cần được xác định xem có phải là hậu quả bệnh lý hoặc là yếu tố dẫn đường đối với bệnh bụi phổi bông hay không? Các nghiên cứu của các tác giả về sức khoẻ bệnh tật của công nhân may (Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Thị Hồng Tú,...) đều cho thấy tỷ lệ viêm phế quản mạn tính khoảng 3-5% (Công ty dệt may Thành Công 3,5%, Công ty dệt Phong Phú 4,7%, Công ty dệt may Hà Nội 4,3%,...). Tỷ lệ này đều được các tác giả cho là cao và nguy hiểm bởi lẽ có tới 30% trong đó có dấu hiệu của bệnh bụi phổi bông. Theo Nguyễn Đình Dũng công nhân dệt may của các công ty khu vực Hà Nội có sức khoẻ kém và phải tiếp xúc với môi trường bụi vượt tiêu chuẩn 7,1lần; tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi bông ở giai đoạn II là 13,6%, giai đoạn III là 5,4%. Tác giả Nguyễn Đình Dũng cho rằng cần phải giải quyết các yếu tố nguy cơ và quan tâm chăm sóc hơn nữa đối với sức khoẻ của công nhân dệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên may. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng cần phải lưu tâm hơn nữa, giảm thiểu tối đa các trường hợp viêm phế quản mạn tính bằng cách điều trị kịp thời các trường hợp cấp tính, dự phòng kịp thời và có hiệu quả để tránh các bệnh ở phế quản đặc biệt là bụi bông trở thành mạn tính. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh về mắt là 4,75% (43 người mắc) cũng là điều đáng lưu tâm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, do không có điều kiện theo dõi nên tỷ lệ mắc bệnh cấp tính về mắt chắc chắn sẽ còn nhiều. Nghiên cứu cắt ngang thường cho kết quả mang tính chất thời điểm, song với tỷ lệ gần 5% trên đối tượng công nhân cần sử dụng khả năng làm việc của thị giác là thường xuyên ở mức độ cao là bất thường. Cần có kế hoạch cụ thể trong CSSK đặc biệt là chăm sóc mắt cho công nhân dệt may. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của các tác giả trong và ngoài nước. Dẫn từ [8], [45], [46]. Theo các tác giả, tỷ lệ mắc bệnh mắt ở công nhân may thường dao động khoảng 5% và ít chuyển thành mạn tính mặc dù tốc độ lão hoá thị giác ở nhóm công nhân này thường tăng nhanh. Nghiên cứu của các tác giả về các đối tượng lao động ở các ngành khác ở khu vực Thái Nguyên và Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh mắt thường thấp hơn các kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Nguyễn Anh Tuấn 2004/2,53%; Nguyễn Quốc Anh, 2005/3,8%; Phan Hoàng Hiệp, 2005/2,4%). Như vậy nguy cơ mắc bệnh mắt ở Công nhân may Thái Nguyên cũng tương đối cao và cần được lưu tâm để tìm ra các biện pháp dự phòng có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu về các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi đời cho thấy công nhân may dây chuyền mắc bệnh mũi họng khi tuổi đời còn rất trẻ (<30 tuổi 8,76%). Kết quả nghiên cứu này cũng hợp lý và phù hợp với nhận xét của các tác giả trong và ngoài nước. Các tác giả cho rằng người công nhân vào lao động ở môi trường dệt may cũng như các ngành khác đã phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đối với các niêm mạc mũi họng tức thời ngay từ khi mới vào nghề, do vậy hiệu ứng gây viêm nhiễm cấp tính sẽ xuất hiện ngay. Công tác CSSK người lao động của Công ty may Thái Nguyên còn nhiều bất cập, người lao động không được CSSK ngay từ đầu vì vậy các trường hợp cấp tính sẽ chuyển thành mạn tính. Về sau do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiều trường hợp chuyển thành mạn tính nên các dấu hiệu cấp tính sẽ khó phát hiện bởi lẽ công nhân đã quen chịu đựng hoặc không muốn đi khám. Nghiên cứu của các tác giả Thái Lan từ năm 2005 đến 2007cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở công nhân lao động ở các hầm say lúa tiếp xúc với bụi hữu cơ cũng cao. Dẫn từ [35]. Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng cấp tính bắt đầu cao và dễ trở thành mạn tính từ 5 năm đầu, ngay khi mới vào nhà máy làm việc. Các tác giả cho rằng việc dự phòng các bệnh mũi họng cần được đặt ra đối với tất cả các công nhân tiếp xúc với bụi và hoá chất ngay từ khi bắt đầu tiếp cận với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp. Về mặt chiến lược, đa số các tác giả cho rằng, dự phòng chủ động ngăn cản các yếu tố nguy cơ ngay từ nguồn luôn là biện pháp hữu hiệu. Việc sử dụng khẩu trang thường giải quyết không triệt để thậm chí một số trường hợp còn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mũi họng. Công nhân may Thái Nguyên mắc bệnh mũi họng mạn tính với tuổi nghề phần lớn là <10 năm, điều này cho thấy khả năng kéo dài tuổi nghề ở các đối tượng công nhân may sẽ gặp nhiều khó khăn. Các bệnh mũi họng sẽ là mở đường cho các bệnh đường hô hấp tiếp theo và là nguyên nhân của việc suy giảm sức khoẻ và tăng thời gian nghỉ việc ở các đối tượng lao động này. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng tại một số cơ sở dệt, may khu vực Hà Nội cho thấy công nhân may Hà Nội cũng mắc bệnh mạn tính ở tuổi nghề <10 năm, với khoảng 50%, số còn lại sau 10 năm mới mắc. Kết quả này cho thấy môi trường lao động nói chung của ngành may là tương tự như nhau. Các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mũi họng ở các cơ sở dệt may ở Hà Nội và Thái Nguyên cũng tương tự như nhau, vì vậy đa số công nhân đều mắc bệnh ngay từ khi mới vào làm việc. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 02 người mắc bệnh bụi phổi bông (bảng 3.7, 3.8), nhìn chung các bệnh nhân này mắc bệnh ở tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ. Điều này cho thấy cần có sự quan tâm đối với đối tượng này khi họ mới vào làm việc. Điều đặc biệt ở đây là các đối tượng chủ yếu là nữ, ở dây chuyền may cho nên vấn đề tác động của các yếu tố nguy cơ đặc thù cũng cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu về các chứng, bệnh ở hệ tuần hoàn qua bảng 3.11 và biểu đồ 5 trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao. Công nhân có tuổi nghề <10 năm mắc 5,53%, 10-19 năm mắc 6,99%. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở ngành dệt may cũng tương tự như kết quả của chúng tôi. Có thể do lao động căng thẳng. Thời gian lao động kéo dài trong ngày cũng như trong tuần dễ trở thành stress nghề nghiệp ảnh hưởng xấu đến Hệ tim mạch của công nhân. Đây cũng là nhận xét chung của tác giả trong và ngoài nước trên đối tượng công nhân ngành dệt may. Dẫn từ [20], [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân (2008) cũng cho thấy người lao động ngành may mặc, da giầy ở khu vực thành phố Hải Phòng cần được cán bộ công đoàn cơ sở cũng như các nhà quản lý lao động quan tâm, chăm sóc, giảm thiểu các Stress nghề nghiệp[28]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự về bệnh tim mạch ở công nhân bánh kẹo Hà Nội, công nhân một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế của các tác giả Bùi Doãn Chung, Nguyễn Đức Trọng, Bùi Trung Sỹ. Dẫn từ [26], [31], [33]: Bệnh hệ tuần hoàn từ (3-7%), tuỳ các ngành có yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, Stress khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ thường gặp tỷ lệ ít hơn (3- 4%). Các doanh nghiệp lớn nhịp độ lao động cao, tỷ lệ cao hơn (5,7%). Tuy nhiên vấn đề này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu để xác định các yếu tố nguy cơ trên số lượng công nhân nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu về các bệnh tiêu hoá (bảng 3.10) cho thấy công nhân may dây chuyền ở Thái Nguyên mắc với tỷ lệ thấp, ở tuổi nghề >20 năm (8%). Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có mối liên hệ nào về sự gia tăng tỷ lệ có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp, bởi lẽ tuổi nghề <10 năm và <20 năm tỷ lệ mắc tương tự như nhau (P>0,05). Tuy nhiên tuổi nghề >20 năm tỷ lệ mắc tăng vọt so với các nhóm tuổi nghề khác. Trong số những công nhân mắc các bệnh về tiêu hóa có một tỷ lệ đáng kể mắc bệnh trĩ cũng là một lưu ý cần nghiên cứu thêm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đối với bệnh tiêu hoá ở công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghệ tương tự cũng chưa cho nhận xét nào đáng lưu ý về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đối với bệnh tiêu hoá so với công nhân làm việc ở dây chuyền với hoá chất hoặc các vi sinh vật độc hại. Tỷ lệ mắc các bệnh mắt ở công nhân may dây chuyền tại Thái Nguyên có xu hướng tăng theo tuổi đời, mặc dù tuổi đời của công nhân trong ngành may là rất trẻ. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh mắt ở nhóm công nhân >40 tuổi và nhóm công nhân mới vào nghề (<30 tuổi) có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ bệnh mắt theo tuổi nghề ở bảng 3.13 lại cho thấy sự thay đổi tỷ lệ bệnh (tăng lên) theo tuổi nghề chưa thật rõ rệt (P>0,05). Điều này chứng tỏ với thời gian lao động ngắn mặc dù tuổi nghề còn thấp, tuổi đời còn trẻ công nhân may đã mắc bệnh mắt với tỷ lệ đáng kể, về sau sự gia tăng không rõ rệt. Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này cũng cho kết quả và nhận xét không giống nhau trên đối tượng các công nhân thuộc ngành công nghiệp nhẹ. Dẫn từ [32], [35]. Nghiên cứu của Sur Han – og, John Birchall về quản lý các nguy cơ và an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho nhận xét: công nhân dệt may ở các nước khu vực Đông Nam Á chịu nhiều sức ép do stress nghề nghiệp nên tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, thần kinh, mắt tương đối sớm. Các tác giả cho rằng cần lưu ý giảm thiểu ngay yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đặc biệt là thời gian lao động kéo dài. Điều này xảy ra ở các xí nghiệp vừa và nhỏ, các nước đang phát triển và chậm phát triển, nơi mà công tác y tế lao động thường còn nhiều thiếu hụt. Nghiên cứu của Hoàng Trung Sỹ và cộng sự (2007) về tình hình môi trường sức khoẻ lao động nữ tại một số doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế trong đó có công nhân dệt may cho thấy người lao động phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như vi khí hậu xấu, bụi, ồn nên tỷ lệ sức khoẻ kém (loại IV trở lên cao – 4-6%). Người công nhân mắc nhiều bệnh có liên quan đến môi trường và gánh nặng công việc với tỷ lệ đáng kể, trong đó tỷ lệ mắc bệnh mắt cao và không tuân theo quy luật tuổi đời, tuổi nghề. So với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác, có thể yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong nghiên cứu của họ cao hơn trong nghiên cứu ở công nhân may Thái Nguyên. Nghiên cứu của tác giả còn cho thấy khả năng mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1,3 lần đối với đa số các bệnh. Điều này cho thấy việc bảo vệ sức khoẻ lao động nữ ở tất cả mọi nơi, mọi ngành đều phải đặt ra với mức độ cấp thiết. Nghiên cứu về bệnh ngoài da ở công nhân may theo tuổi đời và tuổi nghề ở Thái Nguyên cho thấy công nhân ngành này tỷ lệ mắc bệnh thấp và mắc ngay từ khi mới vào làm việc (tuổi đời <40, tuổi nghề <10 năm). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Trung Sỹ cho thấy công nhân lao động ở các ngành nghề ở Thừa Thiên Huế có tỷ lệ mắc bệnh ngoài da cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Công nhân các ngành nghề khác tỷ lệ mắc từ 7 - 30%. Công nhân dệt may xuất khẩu mắc 23,5 - 25,7% (công nhân nữ mắc cao hơn). Có thể ngoài vấn đề môi trường đặc thù của ngành dệt may còn có những vấn đề khác về điều kiện môi trường lao động khu vực Thừa Thiên Huế khác hơn nên tỷ lệ mắc bệnh da của họ cao gấp 10-20 lần kết quả nghiên cứu của chúng tôi.Trong nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bệnh da cũng cho thấy sự cần thiết phải xem xét, nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về các yếu tố nguy cơ để đánh giá một cách chắc chắn về mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, gia đình xã hội vì lý do cấp thiết: công nhân mắc bệnh khi tuổi đời, tuổi nghề rất trẻ. Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 về tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm tại phế quản theo tuổi nghề cho thấy tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính ở nữ cao so với nam giới. Nhóm tuổi nghề <10 năm nữ mắc 3,32%, nam mắc 0,25%. Nhóm tuổi nghề 10-19 năm nữ mắc 6,99%, nam mắc 0,7%. Tỷ lệ mắc các bệnh viêm phế quản mạn tính tăng theo tuổi nghề rõ rệt (P<0,05) đặc biệt là ở nữ giới. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều có chung nhận xét là các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đặc biệt là bụi làm gia tăng tỷ lệ bệnh ở phế quản rõ rệt có ý nghĩa thống kê. Dẫn từ [15], [44]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Sỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở viêm phế quản, phổi trong công nhân dệt may Thừa Thiên Huế khoảng 6-18%. Tác giả cho rằng nguyên nhân sự gia tăng tỷ lệ viêm phế quản của nhóm công nhân này là do sự tác động của môi trường bụi và các hoá chất. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng 2005 cho thấy tỷ lệ công nhân may Hà Nội tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính dao động 4-9% và có nguy cơ nghề nghiệp là bụi đã được xác định. Nhận xét của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Đình Dũng cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, công nhân dệt may ở Thái Nguyên phải làm việc trong môi trường bụi, kết hợp với độ ẩm cao và thời gian dài chắc chắn sẽ là nguy cơ đối với các bệnh mũi họng. Nghiên cứu của Wanpen Song Kham, Thanee Kaewthummanukul và cộng sự cho thấy công nhân may ở Thái Lan phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp như bụi, ồn nhiệt, chiếu sáng yếu và ngồi lâu nên tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp là tương đối cao, trong đó tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 12,6%. Tác giả cho rằng cần phải có sự thay đổi về môi trường và công việc sao cho giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ, cải thiện sức khoẻ cho người lao động. Kết quả nghiên cứu này cho tỷ lệ bệnh cao hơn trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Có thể thời gian lao động dài trong ngày tương tự như Công nhân may Thái Nguyên song các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp khác có thể nhiều hơn nên tỷ lệ bệnh cao hơn. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi từ 3,57-8,3% cũng là tương đối cao, cần phải hết sức hạn chế. Vì đây là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở khí phế quản nếu không khắc phục sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu về sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ viêm phế quản ở nam và nữ tương tự như nhau (P>0,05). Thực chất môi trường lao động và sự tiếp xúc là tương tự như nhau, vì họ cùng làm trong một khu vực nên cả may dây chuyền và các bộ phận khác, nơi mà nam nữ dù có tỷ lệ khác nhau song vẫn chịu chung các yếu tố nguy cơ tương tự như nhau. Kết quả nghiên cứu ở một số ngành nghề của các tác giả trong và ngoài nướccũng đều có các nhận xét tương tự. Dẫn từ [15], [44]. Ở một số ngành đặc thù kết quả nghiên cứu bệnh viêm phế quản có cao hơn. Nghiên cứu Nguyễn Ngọc Anh về viêm phế quản và viêm phế quản mạn tính ở công nhân luyện cán thép là rất báo động bởi tỷ lệ nhiều khi lên tới 50,52% (2008). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Hường khi nghiên cứu về bệnh hô hấp của các nhóm công nhân dệt may, sản xuất giấy, đồ gốm xứ cũng cho 1 tỷ lệ bệnh mắc viêm phế quản mạn tính khá cao (16%). Nghiên cứu của Chu Thị Hạnh về tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính ở công nhân 4 ngành công nghiệp ở Hà Nội là 12,5%. Tuy nhiên tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính trong các nghiên cứu mà các tác giả thông báo là viêm phế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên quản mạn tính ở những giai đoạn sau nên tỷ lệ có thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh. Tuy vậy tỷ lệ bệnh trong các nghiên cứu của các tác giả ở Hà Nội cũng là rất cao so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi vì tỷ lệ gặp đã cao trong đó có cả nam và nữ thì việc kéo dài khả năng lao động đối với các ngành nghề sẽ là vấn đề cần xem xét. Hầu hết các tác giả đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam song chưa có ý nghĩa thống kê trong khi tỷ lệ công nhân nữ ít chịu tác động của các yếu tố nguy cơ ngoài lao động hơn (thuốc lá, các sinh hoạt ngoài trời...). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng được coi là cao bởi lẽ tỷ lệ viêm phế quản mạn tính ở cộng đồng thông thường chỉ từ 2-3% và đa số gặp ở nam giới. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ khó thở của công nhân may Thái Nguyên có nhiều điểm đáng quan tâm. Ở các mức độ hoạt động khác nhau, tỷ lệ xuất hiện chứng khó thở cũng khác nhau (p<0,05). Tỷ lệ xuất hiện khó thở theo mùa giữa 2 nhóm công nhân may dây chuyền và các nhóm khác cũng khác nhau. Bệnh viêm phế quản mạn tính gây suy giảm chức năng hô hấp dẫn tới thiếu dưỡng khí, thừa CO2 trong máu và tổ chức. Vì vậy khả năng lao động sẽ bị hạn chế dẫn tới hoạt động của bệnh nhân ngày càng bị cản trở. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh đa số các trường hợp mắc viêm phế quản ở công nhân Luyện cán thép đều ở mức nhẹ và thường hay bị tái phát nên chỉ gặp khó thở khi lao động nặng hoặc làm các nghiệm pháp tăng gánh nặng thể lực mới phát hiện được. Những công nhân mắc viêm phế quản mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như vậy: tỷ lệ khó thở khi gắng sức nặng là 0,25%. Tỷ lệ khó thở vào mùa đông, lạnh, mùa ẩm cao hơn so với mùa hạ, mùa khô. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác. Dẫn từ [15], [44] [15], [44]. Thực chất các bệnh hô hấp nói chung, bệnh viêm phế quản mạn tính nói riêng thường chịu tác động của yếu tố khí hậu và thời tiết tương đối rõ. Vì vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với logic bệnh lý và cơ chế bệnh sinh đã được các tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy các chứng ho, khạc đờm xuất hiện cả ngày và đêm, tuy nhiên đa số bệnh nhân của chúng tôi là ở giai đoạn nhẹ nên tỷ lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ho nhiều, khạc đờm nhiều cả ngày và đêm ít hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Do bệnh chưa nặng nên chủ yếu các bệnh nhân viêm phế quản trong nghiên cứu của chúng tôi có thể có thời gian ho và khạc đờm không kéo dài quá 1 tuần (69-70%). Thông thường tỷ lệ số bệnh nhân chỉ ho 1 đợt trong năm cũng chiếm tỷ lệ cao (55-58%). Số bệnh nhân ho 2 đến 3 đợt trong năm ít (17-28%). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh, Trần Thanh hà, Phan Hoàng Hiệp, Trần Văn Tuấn (2004-2008) cũng cho nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Ngiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh cho thấy chỉ có 20,34% người bệnh viêm phế quản mạn tính bị chứng ho và ho cả ngày và đêm. Tỷ lệ ho buổi sáng hoặc ban đêm chiếm 30-39%. Tỷ lệ khạc đờm cả ngày và đêm là 15,42% trong khi tỷ lệ khạc đờm vào ban đêm và buổi sớm 36-44%. Nghiên cứu Trần Văn Tuân cho thấy chỉ có 18,3% số công nhân mắc bệnh viêm phế quản, mắc chứng ho cả ngày và đêm, còn lại đa số là ho vào buổi sáng. Theo nhận xét của Nguyễn Đình Hường, Nguyễn Văn Hoài về tỷ lệ ho theo thời gian trong năm của các bệnh nhân viêm phế quản, bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic thường không điển hình, chứng ho kéo dài thường ít gặp, mỗi năm chỉ có 1-2 đợt, mỗi đợt 1-2 tuần. Tỷ lệ khạc đờm có thể quan sát dễ thường rất ít, trừ những trường hợp viêm cấp khoặc bội nhiễm có thể quan sát thấy đờm đặc mầu vàng, còn đa số là đờm trắng loãng và ho, khạc vào buổi sáng. Các tác giả cho rằng yếu tố viêm nhiễm, bội nhiễm do vi sinh vật tạo đờm thường ít hơn ở những công nhân viêm phế quản nghề nghiệp trong khi các viêm phế quản khác đặc biệt là các viêm do vi trùng tỷ lệ khạc đờm, ho cao và đờm cũng dễ nhận biết bởi mầu sắc, độ đậm đặc và các chất viêm kèm theo. Các tác giả cho rằng viêm phế quản nghề nghiệp thường khác với các viêm phế quản khác, bởi lẽ yếu tố nguy cơ là bụi hoặc hoá chất,v.v,...tạo cơ hội cho vi trùng phát triển, gây bệnh trong khi viêm phế quản khác là sự phát triển của vi trùng, các tác nhân gây bệnh, gây viêm ngay từ ban đầu nên có sự huỷ hoại tế bào do vậy đờm dễ quan sát kể cả về số lượng, tần xuất cũng như độ đậm đặc. Các tác giả còn cho rằng nếu khống chế được các yếu tố nguy cơ (bụi, hơi khí độc là có thể giảm thiểu hoặc thanh toán được bệnh viêm phế quản nghề nghiệp). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3. Các yếu tố liên quan đến một số chứng, bệnh Việc sử dụng khẩu trang đã đem lại kết quả khá hữu hiệu đối với các bệnh ở phổi ở công nhân may dây chuyền. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 bệnh nhân mắc các bệnh bụi phổi bông. 02 bệnh nhân (0,3%) này đều là những người không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đảm bảo kỹ thuật, không thường xuyên. Trong số 134 công nhân thường xuyên sử dụng khẩu trang, không ai mắc bệnh bụi phổi bông, thậm trí là các bệnh khác ở phổi. Việc sử dụng khầu trang hợp cách và thường xuyên cũng làm giảm tỷ lệ các bệnh mũi họng trong công nhân may Thái Nguyên. Nhóm không sử dụng khẩu trang tỷ lệ mắc bệnh mũi họng là 10,66%. Nhóm có sử dụng khẩu trang hợp cách tỷ lệ là 3,73% (tỷ lệ mắc bệnh mũi họng khác nhau có ý nghĩa thống kê-P<0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh về bệnh phổi phế quản ở công nhân luyện cán thép cho thấy: Việc sử dụng khẩu trang đã đem lại hiệu quả rất khả quan, giảm thiểu được tỷ lệ bệnh, thậm chí tỷ lệ bệnh giai đoạn nặng cũng giảm thiểu. Mô hình nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh hô hấp trong công nghiệp luyện kim bao gồm các vấn đề cải thiện môi trường, trang bị các thiết bị an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và phương tiện bảo vệ cá nhân, trong đó có khẩu trang đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ bệnh đáng kể. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Ngọc Anh cho thấy mức độ giảm các chỉ số thông khí phổi ở nhóm can thiệp đã ít hơn nhóm không can thiệp đối với tất cả các chỉ số, đều có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Bảo vệ đường hô hấp bằng biện pháp thụ động là đeo khẩu trang đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, không những làm giảm mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi mới mà còn ngăn chặn việc tái phát các đợt cấp của bệnh nhân viêm phổi, phế quản, mũi họng cũng như giảm tốc độ suy giảm chức năng hô hấp ở những người mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu ở các bảng 3.21, 3.23, 3.24 cho thấy việc tuyên truyền giáo dục, học tập nội quy an toàn vệ sinh lao động có thể làm giảm chắc chắn nhiều chứng, bệnh và sự giảm thiểu đều có ý nghĩa thống kê. Các bệnh hô hấp, bệnh mũi họng, bệnh da và bệnh mắt ở nhóm công nhân được học và học nghiêm chỉnh các quy tắc các nội dung an toàn vệ sinh lao động không có ai mắc bệnh bụi phổi bông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng chỉ gặp 5,39% (giảm 1/3). Tỷ lệ mắc bệnh da là 0,83% (giảm 4 lần so với nhóm không được học). Tỷ lệ mắc bệnh mắt 3,53% (giảm bằng 1/2 so với nhóm không được học nội quy an toàn vệ sinh lao động). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, Bùi Vĩnh Diên, Nguyễn Duy Bảo, Lê Ngọc Luận... Đều cho rằng việc học tập và nắm vững các quy trình vệ sinh an toàn lao động của công nhân hầu hết các ngành ở nước ta đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp hoặc bệnh nghề nghiệp. Dẫn từ [29], [34], [40]. Theo Nguyễn Ngọc Anh để việc phòng chống các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến nghề nghiệp đạt hiệu quả trong công nhân lao động thì sự hiểu biết, thái độ, ý thức và các hành vi của họ trong phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ sẽ đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy, việc tiến hành đồng thời nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục, bao gồm các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp về các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật thường gặp, hướng dẫn thực hiện an toàn vệ sinh lao động là cần thiết. Các biện pháp giáo dục ATVSLĐ đã được tiến hành và đem lại kết quả khả quan trong việc nâng cao sức khoẻ và phòng chống các bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê sau can thiệp tới mức p<0,01. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ về sự khác biệt của bệnh viêm mũi họng có khác biệt giữa nhóm được học ATVSLĐ và không được học ATVSLĐ ở mức có ý nghĩa thống kê p<0,01. Còn đối với bệnh khác có ý nghĩa p<0,05. Theo chúng tôi, bệnh mũi họng là bệnh dễ mắc và cũng là bệnh dễ phòng, dễ bảo vệ hơn bằng các biện pháp thông thường nên khi người công nhân hiểu được tác hại, nguy cơ của môi trường cũng như công việc thì họ cũng dễ chấp nhận và tự chủ trong phương án phòng chống bệnh cho chính mình. Phương châm hoạt động trong CSSK cộng đồng là tính hiệu quả và khả năng chấp nhận của cộng đồng, do vậy việc giáo dục vệ sinh an toàn lao động là một hướng tác động cần được nhân rộng và phát huy trong công tác CSSK người lao động nói chung, công nhân ngành dệt may nói riêng. Muốn cải thiện dây chuyền công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật mới cần nhiều kinh phí và thời gian, doanh nghiệp khó đáp ứng do vậy hiệu quả của việc tăng cường giáo dục VSATLĐ có tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khả thi hơn, hơn nữa đây là biện pháp tốn ít kinh phí mà vẫn đạt hiệu quả sẽ là biện pháp quan trọng và đáng khuyến khích. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 cho thấy việc sử dụng khẩu trang đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm công nhân may dây chuyền (giảm 1/3). Trên thực tế khẩu trang là phương tiện rẻ tiền dễ áp dụng lại hiệu quả trong dự phòng đối với các bệnh mũi họng và đường hô hấp ở công nhân tiếp xúc với bụi hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng bụi hữu cơ dễ bị giữ lại ở bên ngoài khẩu trang hơn các bụi vô cơ nên nếu sử dụng khẩu trang hợp cách, nguy cơ ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ người lao động sẽ giảm thiểu đến >90%. Dẫn từ [7], [35]. Các nghiên cứu của các tác giả ở Thái Lan cho rằng hiệu quả của khẩu trang còn tốt hơn nhiều so với các nghiên cứu trên. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc phải tiêu chuẩn hoá các loại khẩu trang cho các đối tượng khác nhau, có như vậy mới đạt được kết quả mong muốn trong công cuộc bảo vệ sức khoẻ người lao động giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.25 cho thấy việc sử dụng kính bảo hộ lao động đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở mắt trong công nghiệp may dây chuyền, tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm sử dụng kính và không sử dụng kính chưa có ý nghĩa thống kê. Vấn đề này cũng cần được nghiên cứu thêm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.27 cũng cho thấy thời gian lao động trong ngày, thời gian lao động trong tuần cũng chưa làm thay đổi rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh mắt ở công nhân ngành may. Thời gian lao động ngắn, số ngày lao động ít, tỷ lệ mắc bệnh có giảm, song chưa có ý nghĩa thống kê. Vấn đề này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN 1. Các chứng, bệnh thƣờng gặp ở công nhân may thuộc Công ty may Thái Nguyên có một số đặc điểm nhƣ sau: - Tỷ lệ mắc các chứng, bệnh mạn tính ở mũi họng, phế quản, tuần hoàn tương đối cao: Tỷ lệ bệnh viêm mũi họng mạn tính là 9,50%, viêm phế quản mạn tính là 4,5%, hệ tuần hoàn là 6,87%, các bệnh về mắt là 4,75%. - Đặc biệt có 2 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp đã được phát hiện (bệnh bụi phổi bông). - Các bệnh mũi họng, phế quản mạn tính mắc với tỷ lệ cao và mắc sớm khi công nhân mới vào nghề. Bệnh viêm phế quản mạn tính tăng theo tuổi nghề. Tỷ lệ khó thở, ho khạc đờm trong viêm phế quản mạn tính phụ thuộc vào các hoạt động gắng sức và theo mùa tương đối rõ rệt (p < 0,05) 2. Một số yếu tố liên quan đến các chứng, bệnh thƣờng gặp ở công nhân may Thái Nguyên: - Sử dụng khẩu trang, học các nội quy ATVSLĐ và các chứng, bệnh có liên quan, có ý nghĩa thống kê ( p<0,05 - 0,01). Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm công nhân không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách cao gấp 3 lần nhóm sử dụng khẩu trang hợp cách. - Tỷ lệ mắc bệnh da trong bộ phận may dây chuyền có khác nhau giữa nhóm được học với nhóm không được học, học không đầy đủ các quy trình vệ sinh an toàn lao động (cao gấp 3 lần); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05). - Tỷ lệ bệnh mắt ở nhóm có sử dụng kính bảo hộ lao động thấp hơn nhóm không sử dụng kính bảo hộ lao động, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p >0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KHUYẾN NGHỊ 1. Cần có kế hoạch CSSK người lao động ngành dệt may một cách cụ thể dựa trên cơ cấu bệnh lý các bệnh thường gặp, trong đó lưu ý đặc biệt đến dự phòng bệnh bụi phổi bông, viêm phế quản và các viêm nhiễm ở mắt, mũi họng... 2. Tăng cường giáo dục tuyên truyền ATVSLĐ đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân tại các cơ sở sản xuất nhằm từng bước nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi của người lao động để họ biết cách tự bảo vệ và CSSK cho bản thân và cộng đồng./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Ngọc Anh (2008), Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện quân Y. 2. Nguyễn Quốc Anh (2005), Bệnh ngoài da trong công nhân luyện thép thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, trang 304-309; 3. Nguyễn Duy Bảo (2005), Nghiên cứu bệnh bụi phổi silic trong công nhân khai thác đá và thử nghiệm phòng chống bụi bằng khẩu trang có hiệu suất lọc bụi cao. Báo cáo khoa học toàn văn. Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, trang 311-318; 4. Tạ Tuyết Bình (2008), Vấn đề sức khoẻ môi trường tại một cộng đồng dân cư. Nxb Y học Hà Nội. 5. Tạ Tuyết Bình (2003), Nghiên cứu biến đổi chức năng hô hấp ứng dụng trong xác định và giám định bệnh bụi phổi-bông. Báo cáo khoa h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_HOANG THI THUY HA.pdf
Tài liệu liên quan