Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA --  -- Dƣơng Xuân Hùng THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI XÃ VÙNG SÂU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA --  -- Dƣơng Xuân Hùng THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI XÃ VÙNG SÂU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Y học dự phòng Mã số: 60.72 .73 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Đàm Khải Hoàn THÁI NGUYÊN – 2008 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tình hình vệ sinh môi trường. 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 3 1.1.2. Tình hình vệ sinh môi trường. 4 1.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường. 11 1.2.1 Một số khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành 11 1.2.2 Một số vấn đề về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ...

pdf89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA --  -- Dƣơng Xuân Hùng THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI Xà VÙNG SÂU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA --  -- Dƣơng Xuân Hùng THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI Xà VÙNG SÂU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Y học dự phòng Mã số: 60.72 .73 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Đàm Khải Hoàn THÁI NGUYÊN – 2008 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tình hình vệ sinh môi trường. 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 3 1.1.2. Tình hình vệ sinh môi trường. 4 1.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường. 11 1.2.1 Một số khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành 11 1.2.2 Một số vấn đề về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân 13 1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường. 14 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21 2.1 Đối tượng nghiên cứu 21 2.2 Địa điểm nghiên cứu 21 2.3 Thời gian nghiên cứu 22 2.4 Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu 23 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu 23 2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ nghiên cứu 27 2.4.4. Phương pháp khống chế sai số 28 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 28 2.4.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Tình hình chung ở các điểm điều tra 30 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân tại các xã nghiên cứu 33 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở các điểm điều tra 39 3.4 Một số kết quả nghiên cứu định tính. 43 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 47 4.1. Tình hình kinh tế văn hoá xã hội ở các điểm điều tra 47 4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã điều tra. 51 4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành về vệ sinh môi trường của người dân 57 KẾT LUẬN 71 KHUYẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 79 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐBV : Biết đọc biết viết BVTV : Bảo vệ thực vật CS : Cộng sự ĐTNNNTTS : Điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản HX : Hố xí KAP : Knowledge Attitude Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) PTTT : Phương tiện truyền thông TC : Tiêu chuẩn TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở UNEP : United Nations Evironment Programme (Chương trình môi trường Liên hiệp quốc) UNICEF : United Nation Children's Fund (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc) VS : Vệ sinh VSMT : Vệ sinh môi trường WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 3.1 Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi. 30 Bảng 3.2 Thông tin về các đối tượng điều tra 31 Bảng 3.3 Nguồn truyền thông về vệ sinh môi trường 32 Bảng 3.4 Kết quả điều tra về nguồn nước 33 Bảng 3.5 Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước. 34 Bảng 3.6 Kết quả điều tra về quản lý phân 35 Bảng 3.7 KAP của người dân về quản lý phân. 35 Bảng 3.8 KAP của người dân về chuồng gia súc 36 Bảng 3.9 Thái độ và thực hành của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật. 37 Bảng 3.10 KAP của người dân về vệ sinh môi trường 38 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tình hình kinh tế với thực hành vệ sinh môi trường của người dân 39 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi trường của người dân 40 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 40 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa lứa tuổi của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 41 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa giới của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 41 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa thành phần dân tộc của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 42 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kiến thức của người dân với thực hành về vệ sinh môi tr- ường 42 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thái độ của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Thứ tự Tên biểu Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng theo giới 30 Biểu đồ 3.2 Tình hình kinh tế của các hộ điều tra 31 Biểu đồ 3.3 Tình hình PTTT của các hộ điều tra 32 Biểu đồ 3.4 KAP của người dân về nguồn nước 34 Biểu đồ 3.5 KAP của người dân về quản lý phân 36 Biểu đồ 3.6 KAP của người dân về chuồng gia súc 37 Biểu đồ 3.7 KAP của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật 38 Biểu đồ 3.8 KAP của người dân về vệ sinh môi trường 39 Biểu đồ 4.1 So sánh tỷ lệ hộ gia đình có hố xí và hố xí hợp vệ sinh tại 2 xã nghiên cứu với một số nghiên cứu và điều tra khác. 52 Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch với một số nghiên cứu khác. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người [48]. Chính vì vậy trong các chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi ở nước ta hiện nay thì vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển khu vực này. Trong nhiều năm qua, công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại văn bản của Đảng, Nhà nước như nghị quyết Trung ương VIII, IX, chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói, giảm nghèo, chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2000 - 2020 [5], nhằm tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân nông thôn, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người [3]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội tại khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người vẫn còn rất thấp kém. Mức sống chung của người dân còn thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, hệ thống đường giao thông khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn. Bên cạnh tình trạng bệnh tật nói chung, tình trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra đang là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển ở những khu vực khó khăn này [1], [2], [3], [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi, điều kiện về kinh tế - văn hoá - xã hội chưa được tốt, những xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện đang là trăn trở của các nhà quản lý. Do địa bàn sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của người dân ở các bản vùng cao, vùng sâu còn rất thấp, nhất là hành vi về vệ sinh môi trường [19], [20], [28]. Đây chính là lý do để chúng tôi xây dựng đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình vệ sinh môi trƣờng 1.1.1. Các khái niệm cơ bản * Khái niệm môi trường - Theo nghĩa rộng: Là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể hay một sự kiện [42]. - Đối với con người: Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh và ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, nồng độ các chất hoá học có trong đất, nước, không khí, các vi sinh vật.... Môi trường xã hội bao gồm vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hoá, pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử, chính sách... Ngày nay, môi trường hài hoà với sức khoẻ gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường phát triển bền vững, đảm bảo gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hoá [10]. *Khái niệm về sức khoẻ: Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “ Sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật” [23]. Theo định nghĩa đó sức khoẻ bao gồm ba khía cạnh: Sức khoẻ về thân thể, sức khoẻ về tinh thần, sức khoẻ về xã hội. Cả ba mặt này làm thành một thể thống nhất tác động qua lại lẫn nhau không thể coi nhẹ một mặt nào. Một tinh thần khoẻ mạnh chỉ có được trong một cơ thể khoẻ mạnh và trong một xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 hội lành mạnh. Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường. 1.1.2. Tình hình vệ sinh môi trường 1.1.2.1. Tình hình chung: Theo báo cáo Y tế Thế giới năm 2002, nước và hố xí không hợp vệ sinh đứng thứ 10 về các yếu tố đóng góp vào gánh nặng bệnh tật trong các nước đang phát triển như nước ta [9], [48]. * Về nguồn nước: Nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt của con người và là nhu cầu không thể thiếu được. Đồng thời nước cũng là môi trường trung gian truyền bệnh cho người, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): Nước sạch là nước máy, giếng khoan, giếng khơi, nước mưa, nước suối được bảo vệ [9]. Với định nghĩa như vậy, báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002 đã so sánh tỷ lệ người thành thị và nông thôn được tiếp cận với nước sạch ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á: Ở thành thị nước ta có 95% dân số được tiếp cận với nước sạch, tỷ lệ này ở Thái Lan cũng là 95%, ở Philippin 92%, Indonesia 90% và Campuchia là 45%. Còn khu vực nông thôn, tỷ lệ dân số được tiếp cận với nước sạch ở nước ta là 71%, ở Thái Lan là 81%, Philippin 79%, Indonesia 69% và Campuchia là 26% [9]. Như vậy ở nước ta, tỷ lệ người ở thành thị tiếp cận với nước sạch khá cao (95%), ngang bằng với Thái Lan và cao hơn Philippin và Indonesia. Nhưng ở nông thôn, tỷ lệ này thấp hơn Thái Lan và Indonesia. Trên thế giới, theo báo cáo của UNEP về tình hình thực hiện thập kỷ cung cấp nước và vệ sinh môi trường từ năm 1990 đến năm 2000, ở thời điểm năm 2000 có 82% dân số thế giới được cung cấp nước sạch còn 18% không được cung cấp nước sạch hoặc trong tình trạng thiếu sinh hoạt và ăn uống, trong số đó 63% thuộc Châu Á và 28% ở Châu Phi, trong khi tỷ lệ này tương ứng ở Châu Mỹ và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Châu Âu là 7% và 2%. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển và kém phát triển thì tỷ lệ dân số không được cung cấp nước sạch rất cao [50]. Theo qui định của Bộ Y tế nước ta: nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong vòng 7 m tính từ nguồn nước được coi là nước sạch. Theo qui định này thì hiện nay 80% dân số nước ta đang ăn uống bằng nguồn nước sạch. Tuy nhiên ở nước ta, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng khơi nếu sử dụng để ăn uống ngay mà không qua xử lý sẽ không đảm bảo vệ sinh và không coi là nguồn nước sạch được [9]. Theo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002: tỷ lệ người dân được sử dụng một số nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt ở nước ta năm 1992 như sau: 20% dân số dùng nước máy, 12% dùng nước giếng khoan, 4% dùng nước mưa, 11% dùng nước giếng khơi, 20% dùng nước sông hồ [9]. Năm 1997 tỷ lệ này tương ứng là 30,6%, 15%, 13%, 10% và 12%. Năm 2001 tỷ lệ dân số sử dụng các nguồn nước trên tương ứng là 45,9%, 16%, 21%, 14% và 10% [9]. Kết quả trên cho thấy, ở nước ta vào thời điểm năm 2001, tỷ lệ số dân sử dụng nước máy cao nhất với 45,9%; 16% dân số sử dụng nguồn nước giếng khoan và 14% sử dụng nước giếng khơi. Kết quả trên cũng cho thấy, tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nước sạch như nước máy tăng nhanh qua các năm và tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước sông hồ có giảm đi. Nhưng theo báo cáo của Bộ y tế chỉ 1/3 dân số xử lý nước trước khi sử dụng. Hơn 1/3 dân số dùng nước giếng khơi và nước mưa để ăn uống nhưng trong đó chỉ có 2,9% dân số sử dụng nước có xử lý, còn 23,4% dùng nước không xử lý và 8,5% dùng nước gần nguồn ô nhiễm [9]. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ nông thôn dùng nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 máy để nấu ăn (Trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ, xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ dân dùng nước giếng khoan là 27,9%, giếng xây là 26,79%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ dùng các loại nước giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08%. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là 13,24% trong đó miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [40]. Như vậy, ở khu vực nông thôn tỷ lệ số hộ được tiếp cận với nước sạch thấp hơn đáng kể so với các hộ dân ở khu vực thành thị. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch hầu hết các vùng, miền ở nước ta còn thấp. Tỷ lệ chung vào năm 2002 khoảng 50%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước được coi là sạch bao gồm giếng khoan và nước máy còn rất thấp (6,8% và 6,6%). Hơn một nửa (53,2%) số hộ gia đình trong các điều tra sử dụng nước giếng đào cho ăn uống và sinh hoạt, ở vùng duyên hải miền Trung tỷ lệ này là 99,5%. Đa số (66,0%) các hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long dùng nguồn nước từ sông kênh rạch. Tỷ lệ chung ở 7 vùng sinh thái được điều tra có số hộ dùng nguồn nước sạch là 15,5%. Nước từ các nguồn trên đều là nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh vật, có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử dụng. Do vậy, vấn đề nguồn nước dùng cho ăn uống rất đáng được quan tâm giải quyết ở các địa phương, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long [4], [5], [7]. *Về sử dụng hố xí Phân người và gia súc là yếu tố truyền nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Sử dụng các hố xí không hợp vệ sinh hoặc không có hố xí gây ô nhiễm môi trường tạo nguy cơ mắc bệnh hệ tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán..., các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và thiếu máu do thiếu sắt, làm kém sự phát triển thể chất và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 và làm giảm sức khỏe cho người lớn cũng như cộng đồng dân cư. Người chết bởi những bệnh liên quan đến tiêu chảy chủ yếu là trẻ em [9]. Theo báo cáo của tổ chức UNEP vào thời điểm năm 2002, thế giới có 2,4 tỷ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh, trong đó có 1,3 tỷ người ở Ấn Độ và Trung Quốc. Trong tổng số những người không được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh thì 80% là ở Châu Á, 13% là Châu Phi, trong khi chỉ có 5% dân số Châu Mỹ Latinh và 2% dân số Châu Âu không được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh [50]. Như vậy khu vực các nước đang và chậm phát triển tỷ lệ số người không được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh rất cao, Rõ ràng đói nghèo đang đặt ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với người dân ở khu vực này, trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường. Cũng theo UNEP, tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải của con người tỷ lệ nghịch với tỷ lệ số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, điều đó có nghĩa là tỷ lệ số hộ có hố xí cao chưa hẳn là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải của con người đã giảm đi, mà quan trọng nó đánh giá bằng số hộ dân cư có hố xí hợp vệ sinh. Tức là chất thải của con người phải được sử lý trước khi đổ vào môi trường. Ở rất nhiều nơi trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển, mối liên quan giữa hệ thống vệ sinh và chất thải của con nguời đang là vấn đề cần lưu tâm [50]. Theo định nghĩa quốc tế, hố xí hợp vệ sinh bao gồm hố xí nối với cống thoát, có bể phốt, thấm dội nước, hố xí một ngăn hoặc hai ngăn. Còn hố xí không hợp vệ sinh là xô được đổ hàng ngày, hố xí chung hoặc hố xí công cộng, hố xí lộ thiên [9]. Theo định nghĩa này, kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 cho thấy tỷ lệ người thành thị ở nước ta có hố xí hợp vệ sinh là 81%, vẫn thấp so với Thái Lan (98%) và Philippin (97%), nhưng cao hơn so với Indonesia (64%) và Campuchia (62%). Còn ở nông thôn, tỷ lệ người sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở nước ta rất thấp (39%), thấp hơn nhiều so với Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Lan (97%), thấp hơn Philippin và Indonesia (64% và 43%), chỉ cao hơn Campuchia (5%). Điều đó cho thấy thực trạng vấn đề hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn Việt Nam đang đặt ra các yêu cầu trong hoạch định chính sách phát triển của khu vực này [9]. Cũng theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 cơ cấu sử dụng các loại hố xí ở nước ta như sau: Năm 1992 có 9% dân số sử dụng hố xí tự hoại, bán tự hoại và năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên là 26%. Với loại hố xí hai ngăn và hố xí thấm dội nước thì năm 1992 có 7% dân số sử dụng và năm 2002 là 20%. Loại hố xí đơn giản được người dân sử dụng nhiều nhất vào những năm 1997 với 37% và đến năm 2002 vẫn còn 32% người dân sử dụng. Cho đến năm 2002 thì vẫn còn 14% dân số sử dụng hố xí tập thể. Tỷ lệ số dân không có hố xí đã giảm từ 26% vào năm 1992 xuống 13% vào năm 2002 [9]. Điều đó cho thấy tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh tăng dần qua các năm, nhất là tỷ lệ số dân sử dụng hố xí tự hoại và bán tự hoại, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm. Tỷ lệ dân số không sử dụng hố xí cũng giảm dần, nhưng tỷ lệ dân số sử dụng hố xí không hợp vệ sinh vẫn còn cao. Còn theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 16,91% số hộ dùng hố xí tự hoại, 5,77% dùng hố xí thấm dội nước, 22,6% sử dụng hố xí 2 ngăn, 1,68% dùng hố xí chìm có ống thông hơi, 41,81% dùng hố xí khác và 11,18% số hộ không có hố xí. Trong đó khu vực các khu vực đồng bằng sông Cửu Long có số hố xí không hợp vệ sinh và không có hố xí cao nhất (81,58%), khu vực Tây Bắc có tới 58,65 số hộ có hố xí không hợp vệ sinh và 27,18 số hộ không có hố xí, tiếp đến là khu vực Tây nguyên tương ứng là 45,58 và 30%, khu vực Đông Bắc: 40,28 và 14,56% [40]. Như vậy, ở nước ta vấn đề hố xí hợp vệ sinh còn rất nhiều yếu kém. Hoạt động vệ sinh môi trường còn chưa được chú ý nhất là ở các vùng nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Nguy cơ môi trường bị ô nhiễm do phân người khá cao. Số hộ gia đình có hố xí được xem là hợp vệ sinh gồm hố xí dội nước và 2 ngăn chiếm một tỷ lệ thấp. Nơi có tỷ lệ loại hố xí này cao nhất ở đồng bằng sông Hồng (36,9% và 48%), thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (7,0% và 2,4%). Loại hố xí thùng, một ngăn rất phổ biến ở các vùng với tỷ lệ chung 40,6%, cao nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (68,3%) và thấp nhất ở duyên hải miền Trung (13,0%). Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hố xí thường gặp là hố xí cầu chiếm tỷ lệ 46,4% [4], [5], [6]. 1.1.2.2. Tình hình vệ sinh môi trường ở miền núi phía Bắc. Miền núi phía Bắc nước ta là một khu vực kinh tế, chính trị, văn hoá quan trọng nhưng lại là một khu vực còn nghèo nàn về kinh tế và vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Đây là nơi cư trú đan xen giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có trình độ kinh tế, văn hoá và phong tục tập quán với những sắc thái riêng biệt [13]. Tình hình vệ sinh môi trường ở miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội. Kinh tế còn nghèo, văn hoá - xã hội chưa phát triển nên sức khoẻ của con người chưa được quan tâm và cải thiện. Vệ sinh môi trường ở khu vực này còn là hậu quả của những phong tục tập quán lạc hậu, môi trường bị ô nhiễm nặng chủ yếu do chất thải của người và gia súc không được xử lý hợp vệ sinh. Đa số đã xây dựng hố xí song phần lớn là hố xí tạm, hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [18]. Điều tra 214 hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ hộ gia đình không có hố xí là 25,52%, tỷ lệ hố xí không vệ sinh là 72,28% [36]. Một nghiên cứu khác ở 6 xã miền núi phía Bắc cho thấy tỷ lệ có hố xí vệ sinh và chưa có hố xí ở mỗi dân tộc có khác nhau: Dân tộc Tày ở xã Vũ Lăng (Lạng Sơn) là 1,98% và 44,06%; Dân tộc Mường ở xã Sơn Thuỷ (Hoà Bình) là 1,59% và 29,97%; Dân tộc Thái ở Chiềng Sinh (Sơn La) 100% hố xí không vệ sinh, 22,38% chưa có hố xí [18]. Một số vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 người dân vẫn còn tập quán phóng uế bừa bãi [16], [17]. Mặt khác vấn đề thả rông gia súc, gia cầm là phổ biến, đây cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường sống của người dân. Chính vì thế mà môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề bởi trứng giun ở mức độ cao và có chiều hướng khuếch tán từ hố xí đến nhà ở. Số mẫu đất trong nhà có trứng giun đũa chiếm tỷ lệ cao từ 26,35 - 54,13%, trong đó cao nhất là dân tộc H’Mông ở Hà Giang (54,13%) và dân tộc Tày ở Lạng Sơn (53,35%) [29]. Riêng nguồn nước không chỉ ô nhiễm bởi chất thải của con người mà còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Đa số các nguồn nước sử dụng không hợp vệ sinh. Ngoài nguồn nước giếng còn sử dụng các nguồn nước khác như nước mỏ, nước khe, nước suối [15]. Qua một số nghiên cứu thấy tỉ lệ sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh ở khu vực miền núi phía Bắc khá cao. Người Mông ở Cán Tỷ (Hà Giang): 100%, người Sán Dìu ở Nam Hoà (Đồng Hỷ - Thái Nguyên): 32,22% [28]. Nghiên cứu tại xã Quang Thuận ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (1996-1997) cho thấy tỉ lệ hộ gia đình sử dụng giếng nước hợp vệ sinh còn thấp, mặc dù sau can thiệp đã có sự gia tăng đáng kể (từ 28,57% trước can thiệp, tăng lên 37,93% sau can thiệp) [31]. Một nghiên cứu khác được tiến hành ở hai xã Chiềng Sinh và Tạ Bú (Sơn La) cho thấy tỷ lệ giếng nước hợp vệ sinh rất thấp (13,9% và 0%) [15]. Nước dùng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào dân tộc miền núi hầu hết không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do tệ phá rừng đầu nguồn, do các chất thải của con người và súc vật... Trong khi đó ở một số dân tộc vẫn còn tập quán sử dụng nước khe suối, nước sông... các nguồn nước này đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bị ô nhiễm cả về mặt hoá học và vi sinh vật. Đặc biệt, ở Cán Tỷ (Hà Giang) cho thấy 100% mẫu nước có vi sinh vật [29]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Nhìn chung, thực trạng vệ sinh môi trường sống của đồng bào các dân tộc miền núi, chúng ta thấy đây là vấn đề nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là thiếu kiến thức về vệ sinh môi trường, nước sạch, hố xí hợp vệ sinh còn thấp, đặc biệt là kiến thức về vai trò và tác hại của nguồn nước, hố xí không hợp vệ sinh liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của con người ở đây. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà ngành y tế cần phải quan tâm đặc biệt, cần có những giải pháp can thiệp thích hợp cho miền núi để góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại khu vực này. 1.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trƣờng 1.2.1. Khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành *Khái niệm về kiến thức: Theo từ điển wikipedia, kiến thức là: - Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một con người hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo, là các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó. - Những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. - Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức [47]. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. Kiến thức của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có thể tự kiểm tra liệu hiểu biết của mình là đúng hay sai. Hàng ngày từ các sự việc cụ thể gặp trong đời sống, các kiến thức của mỗi người cũng được tích lũy. Trẻ em đưa tay vào lửa chúng biết được lửa nóng và gây bỏng, từ đó trẻ không bao giờ đưa tay vào lửa nữa. Trẻ em có thể nhìn thấy một con vật chạy ngang đường và bị xe cán phải, từ sự việc này trẻ em biết được rằng chạy ngang đường có thể nguy hiểm và từ đó khi đi ngang đường chúng phải cẩn thận. Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời. Có các kiến thức hay hiểu biết về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh. Các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi người có thể thu được từ các nguồn khác nhau, được tích lũy thông qua các hoạt động thực tiễn [23]. *Khái niệm về thái độ. Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản. Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Những người sống gần chúng ta có thể làm cho chúng ta thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề, mức độ quan tâm đến vấn đề, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ. Thái độ của chúng ta có thể bắt nguồn từ những người khác, đặc biệt là những người mà chúng ta kính trọng. Thái độ chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Trong một số hoàn cảnh nhất định không cho phép người ta hành động phù hợp với thái độ của họ. Ví dụ một bà mẹ rất muốn đưa con bị sốt cao đến trạm y tế để khám và điều trị nhưng vì ban đêm, trạm y tế lại xa nên bà mẹ buộc phải đem con đến khám bác sỹ tư gần nhà. Hành động này của bà mẹ không có nghĩa là bà đã thay đổi thái độ không tin vào cán bộ trạm y tế. Đôi khi thái độ chưa đúng của con người được hình thành từ những sự việc chưa có căn cứ xác đáng, không đại diện. Ví dụ một người đến mua thuốc tại trạm y tế về điều trị bệnh nhưng bệnh không khỏi, người này có thể hình thành suy nghĩ là trạm y tế bán thuốc không tốt, từ đó có thái độ không tin vào trạm y tế và không đến trạm khám và mua thuốc nữa. Trong trường hợp này có thể có nhiều lý do dẫn đến bệnh không khỏi, chứ không phải trạm y tế bán thuốc không đảm bảo chất lượng. Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi người, do vậy khi xem xét một thái độ chưa hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó [23]. *Khái niệm thực hành. Thực hành của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Trước tiên nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức hay kiến thức của mỗi người, vào thái độ của người đó cũng như các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 vấn đề người đó sẽ làm. Thực hành chính là việc vận dụng kiến thức vào một công việc thực tiễn cụ thể. Nói cách khác, việc thực hành của một con người là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức, niềm tin, thái độ và môi trường xã hội xung quanh bản thân người đó [47]. 1.2.2. Một số vấn đề về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân Theo Nguyễn Huy Nga và Nguyễn Thanh Hiền tại điều tra quốc gia về vệ sinh môi trường và thực trạng vệ sinh ở Việt Nam năm 2002 thì có 30,4% người được hỏi không biết tên bất kỳ một bệnh nào do nguyên nhân từ chất thải của con người gây ra. Chỉ có 18,3% trong số họ biết rằng sử dụng hố xí hợp vệ sinh có thể phòng chống được bệnh tiêu chảy và bệnh ký sinh trùng. Tỷ lệ người kể tên được các bệnh do nguồn nước gây ra thấp như tiêu chảy (62%), ký sinh trùng (18,6%), bệnh về da (17,6%), bệnh về mắt (11%) và bệnh phụ khoa (3,8%) [49]. 2,3% số người được hỏi biết rằng rửa tay bằng xà phòng có thể phòng chống được bệnh tiêu chảy và bệnh ký sinh trùng. Về nguồn nước sạch: 44,7% cho rằng đó là nước giếng đào; 33,9% cho rằng đó là nước giếng khoan; 24,4% cho rằng đó là máng lần; 16% là nước mưa và 14% là nước ao hồ. Cũng theo Nguyễn Huy Nga và CS: Khoảng 1/4 số người trong diện điều tra không biết tên của 5 loại hố xí hợp vệ sinh, hầu hết chỉ cho rằng đó là hố xí tự hoại (54,9%), hố xí dội nước (20,7%) và hố xí hai ngăn (13,6%). Đồng thời chỉ có 43,8% hộ gia đình ở miền núi chưa có hố xí có kế hoạch xây dựng hố xí trong tương lai. Tuy nhiên 57,2% hộ gia đình ở miền núi mong muốn có các khoản hỗ trợ tài chính cho xây dựng các công trình vệ sinh. Vấn đề xử lý phân: 30% số hộ gia đình sử dụng phân tươi để bón ruộng, 20% số hộ gia đình xử lý phân đúng cách, còn lại 80% xử lý không đúng kỹ thuật làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm. Điều tra cũng cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh với trình độ học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 vấn, giới, dân tộc, khu vực sống và thu nhập của người dân. Riêng về khía cạnh dân tộc thì thực hành về vệ sinh môi trường của người dân tộc thiểu số thấp hơn so với người Kinh. Bốn nhóm có thực hành vệ sinh môi trường thấp nhất là: người có trình độ học vấn thấp, đàn ông, dân tộc thiểu số và nhóm người ở các khu vực còn có các phong tục tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường ở Việt Nam được đặt ra không chỉ ở các hộ gia đình mà ngay cả nơi công cộng, chỉ có 18% hộ gia đình; 11,7% trường học; 36,6% trung tâm y tế công, 21% cơ sở dịch vụ công có các công trình vệ sinh đảm bảo theo tiêu chuẩn 08/2005 của Bộ Y tế Việt Nam. Nhận thức và thói quen rửa tay của người dân rất thấp: chỉ có 2,3% người dân khu vực nông thôn hiểu rằng rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp cho việc phòng chống một số bệnh nhiễm trùng. Có một khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực hành cá nhân của người dân, tuy có hiểu biết về vệ sinh môi trường nhưng không phải người dân nào cũng có thực hành đúng [49]. 1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân. 1.2.3.1. Phong tục, tập quán, thói quen của các tộc người Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc 1999, cả nước có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục, tập quán riêng, trong đó có những phong tục, tập quán ảnh hưởng đến sức khoẻ [19], [43]. Ví dụ người dân ở nhà sàn là loại nhà ở thiếu ánh sáng, không thông thoáng, nuôi gia súc ở gầm sàn và gần nhà, sử dụng nước sông, nước suối hoặc nước khe trong sinh hoạt và ăn uống, ít tắm giặt, không sử dụng hố xí, để người chết lâu ở trong nhà, cúng bái khi ốm đau, phụ nữ đẻ tại nhà và người nhà tự đỡ, cho trẻ sơ sinh ăn cơm nhá, lấy chồng sớm, đẻ sớm và đẻ nhiều [23]. Những phong tục, tập quán, thói quen trên rất chung và phổ biến, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ của của cộng đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 các tộc người thiểu số. Kiều Khắc Đôn (2001) cho rằng: Ô nhiễm nguồn nước, ngoài nguyên nhân do thời tiết thay đổi thất thường, quá trình đô thị hoá và nạn khai thác mỏ bừa bãi, còn do một nguyên nhân rất quan trọng đó là tập quán sinh hoạt của người dân, cụ thể là tập quán nuôi gia súc dưới gầm sàn hoặc ở gần nhà, không sử dụng hố xí, dùng phân tươi để bón ruộng và hoa màu. Phân súc vật, phân người không được thu gom và xử lý tốt, vẫn thải một cách rất “tự nhiên” ra ngoài môi trường, trôi theo nước mưa và gây ô nhiễm các nguồn nước [13]. Nghiên cứu ở khu vực miền núi phía Bắc, Hoàng Khải Lập và cộng sự cũng cho rằng: Nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của người dân miền núi phía Bắc là do tập quán thả rông gia súc, chất thải (phân) không được xử lý. Cần thay đổi, cải thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách nhất hiện nay. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau của các đoàn thể xã hội mà công tác giáo dục và truyền thông có một vai trò và ý nghĩa to lớn [29]. 1.2.3.2. Điều kiện về địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội tại khu vực sống của người dân Người dân ở miền núi nước ta sống chủ yếu ở khu vực có địa hình phức tạp, hệ thống giao thông chưa phát triển, việc đi lại giữa các tỉnh, hoặc các huyện trong tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kinh tế của các tỉnh của khu vực miền núi nói chung còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn còn mang tính tự túc, tự cấp, năng suất lao động xã hội chưa cao. Thu nhập bình quân hàng năm khoảng 150 đến 300 kg thóc/người, mặc dù nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo trong 10 năm qua đã cải thiện rõ rệt đời sống của đại bộ phận dân cư (Năm 2000 GDP bình quân đạt 400 USD/người, lương thực bình quân quy thóc đạt 455 kg/người, mức sống dân cư tăng 1,5 lần so với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 năm 1990 ). Tuy vậy, số hộ nghèo ở khu vực này vẫn chiếm một tỷ lệ cao (hộ dân tộc Tày: 6,9%, Sán Dìu: 13,55%, Mông: 42,19%, Thái: 6,45%, Giáy: 21,6%, Mường: 14,47%), tỷ lệ hộ ở nhà tạm (Tày: 17,48%, Sán Dìu: 30,12%, Mông: 92,97%, Giáy: 35,6%) [29]. Đồng thời, văn hoá xã hội ở khu vực này cũng chậm phát triển. Một số khu vực vẫn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu (ma chay, cúng bái), tập quán ăn ở thiếu vệ sinh. Trình độ học vấn của người dân còn ở mức thấp: trên 50,9% có trình độ tiểu học, từ cấp trung học cơ sở trở lên chỉ có 47,1%, tỷ lệ mù chữ còn cao, vẫn còn nhiều xã, xóm bản chưa có điện lưới quốc gia. Thực tế cho thấy tỷ lệ người nghèo chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm phá hoại môi trường. Khoảng 1/2 số người nghèo vùng nông thôn miền núi sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Người nông dân phải canh tác trên các vùng không thích hợp như đồi dốc, khô cằn, xói mòn..., họ phải chịu cảnh thiếu nước sạch và vệ sinh kém, những rủi ro về sức khoẻ do môi trường gây ra. Mặt khác, người nghèo thường phải vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt, luôn bận rộn với mưu sinh hàng ngày, nên họ không đầu tư cho bảo vệ môi trường tới mức cần thiết. Thực trạng trên rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi những hành vi lành mạnh về sức khoẻ môi trường [12], [14], [24], [31]. 1.2.3.3. Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể về vệ sinh môi trường Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Khi thực hiện cần lồng ghép nhiều chương trình, nhiều ban ngành và nhiều giải pháp ở các mức độ thích hợp khác nhau, trong đó xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường và tập hợp, sử dụng được tiềm năng của các cơ quan khoa học đóng trên địa bàn mới là nội lực quan trọng để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường số hiện nay cho đồng bào các dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 thiểu số, đặc biệt các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có như vậy mới mong rằng hành vi vệ sinh về môi trường của người dân mới được cải thiện và nâng cao. Nếu cán bộ y tế xã, y tế thôn bản, vệ sinh viên chưa được tập huấn đầy đủ, chưa nắm vững kiến thức, chưa có đủ kỹ năng truyền thông về vệ sinh môi trường. Vai trò của các già làng, trưởng bản, những cá nhân có uy tín, lãnh đạo cộng động chưa được phát huy, chưa khai thác được những mặt mạnh của các phong tục truyền thống tốt đẹp trong nhân dân nhưng hương ước bản làng, quy định dòng họ...thì đây là những khó khăn, cản trở việc thực hiện các biện pháp can thiệp giải quyết ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường của người dân [10], [23], [30], [32]. 1.2.3.4. Chính sách của Quốc tế và của Đảng, Nhà nước ta về vệ sinh môi trường: *Chính sách của Quốc tế Liên hiệp quốc đã tuyên bố lấy thập niên 1981-1990 làm thập niên cấp nước và vệ sinh Quốc tế. Năm 1992, Liên hiệp quốc cũng đã chính thức chọn ngày 22 tháng 3 hàng năm là ngày Quốc tế về nước nhắc nhở mọi người quan tâm hơn về nguồn nước [41]. Từ năm 1982 với sự tài trợ của tổ chức UNICEF, dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn bắt đầu được triển khai có tính thử nghiệm đối với hộ dân tại một số vùng kinh tế mới thuộc 3 tỉnh: Minh Hải, Kiên Giang và Long An và từ năm 1984, UNICEF chính thức tài trợ và dần mở rộng ra các tỉnh khác. Từ đó tới nay UNICEF đã không ngừng tài trợ đầu tư mở rộng chương trình nước sinh hoạt nông thôn. Tính đến hết năm 1990, sau 3 tài khóa trợ giúp của UNICEF với tổng kinh phí 15,095 triệu USD Chương trình đã thực hiện được 33.489 giếng khoan lắp máy bơm tay, đáp ứng cho khoảng 4 triệu người dân nông thôn có nước sạch sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Từ năm 1996 đến 2000 UNICEF điều chỉnh mục tiêu chiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 lược, kết hợp việc cung cấp nước sạch với giáo dục vệ sinh cơ bản; từ năm 1999 dự án đã thu hẹp tập trung vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về nước sinh hoạt và các xã đặc biệt khó khăn của 37 tỉnh, thành phố. Tính đến hết năm 2003, qua 3 năm thực hiện đã hỗ trợ xây dựng được 33.830 nguồn nước, phục vụ cho khoảng 658.455 người dân của 607 xã thuộc các tỉnh vùng dự án. Như vậy từ năm 1982 đến năm 2003, UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng trên 200.000 điểm cấp nước, cung cấp nước sạch sử dụng trong sinh hoạt cho trên 20 triệu người dân nông thôn. Điều quan trọng là Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong tiếp cận, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh môi trường. *Chính sách của Việt Nam Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và nước sạch vệ sinh môi trường nói riêng. Hàng loạt các chủ trương chính sách đã được ban hành thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng đối với vấn đề xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường [5]. Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 36 về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Chính phủ ban hành Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết định số 124/1999/QĐ- TTg của Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 trong đó đã xác định cụ thể mục tiêu, phương châm và nguyên tắc cũng như các giải pháp thực hiện cơ bản là: - Mục tiêu chung của chương trình: Nâng cao đời sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh; nâng cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Tạo điều kiện hình thành các cụm dân cư phát triển tập trung theo ngành nghề đặc thù như chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, làng nghề truyền thống. Giảm thời gian đi lấy nước của người dân, giúp họ dành thời gian cho sản xuất. Hạn chế bệnh tật, bảo vệ sức lao động, tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Giảm chi phí cho việc mua nước sinh hoạt của người dân ở vùng khó khăn về nước. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Hình thành nếp sống văn minh, hợp vệ sinh, thu hẹp dần sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, góp phần ổn định dân cư; hạn chế tình trang mất vệ sinh đang phổ biến ở nhiều nơi, khắc phục được cơ bản ô nhiễm môi trường nông thôn; khắc phục tình trạng khai thác, sử dụng bừa bãi, gây cạn kiệt, suy thoái tài nguyên nước. Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do phân người và chất thải chăn nuôi gây ra, góp phần làm đẹp cảnh quan, sạch đường làng ngõ xóm. - Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 cần đạt được: + Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn TC09 với số lượng 60 lít nước/người/ngày + Về vệ sinh môi trường: 70% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh. Tất cả các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh [5]. Để thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và Chính phủ đưa ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn miền núi; Sự cần thiết phải đánh giá đúng thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 trạng môi trường cũng như kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường, các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề này còn ít tác giả đề cập tới, vì vậy đây chính là gợi ý để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Chủ các hộ gia đình tại xóm bản vùng đặc biệt khó khăn. - Đại diện cộng đồng như người dân, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, dinh dưỡng, cán bộ trạm y tế và dân số xã, cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể ở xã, xóm bản, thanh niên, phụ nữ ở các xóm bản. 2.2. Địa điểm nghiên cứu *Huyện Đồng Hỷ: Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Phía Tây Nam tiếp giáp với Thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai. Phía Tây giáp với huyện Phú Lương. Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang. Huyện nằm dọc theo quốc lộ 1B, có diện tích là 508,2 km2, với diện tích đất canh tác là 8.909 ha, dân số khoảng 12 vạn người gồm 8 dân tộc khác nhau sinh sống. Toàn huyện có 20 xã với 280 thôn bản và khoảng 23.000 hộ trong đó có 2 xã vùng cao, 2 xã đặc biệt khó khăn, 16 xã miền núi. Nghề chủ yếu là trồng cây lương thực, trồng chè, cây ăn quả, có một số cơ sở công nghiệp địa phương nhỏ. Về y tế: Tổ chức mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được tăng cường số cán bộ y tế, tỉ lệ chung là 14,7 người /10.000 dân, trong đó bác sĩ là 3,8 người, y sĩ là 6,7 người /10.000 dân. Cơ sở vật chất cho 20 trạm y tế xã của huyện trong năm 1998 đã được xây dựng, sửa chữa và tăng cường về trang thiết bị y tế. Đội ngũ cán bộ y tế của cả trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã là 165 người, trong đó: bác sĩ gồm 43 người, y sĩ đa khoa: 29, y sỹ sản nhi: 26, y sỹ y học dân tộc: 21, nữ hộ sinh: 2, y tá điều dưỡng: 32, đặc biệt 100% số xã của huyện đều có bác sĩ. Hai xã thuộc huyện Đồng Hỷ trong mẫu nghiên cứu là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 * Xã Hợp Tiến : Là xã vùng sâu của huyện Đồng Hỷ. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Nam giáp huyện Phú Bình, phía Đông giáp xã Sơn Lương (huyện Yên Thế – Bắc Giang), phía Tây giáp xã Tân Lợi (Đồng Hỷ). Diện tích đất tự nhiên là 48 km2 với khoảng 500 ha là diện tích đất canh tác nông nghiệp và hoa màu. Dân số toàn xã là 5.600 người. Xã là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em (Dao, Mông, Nùng, Sán Dìu, Kinh, Hoa), trong đó người Dao, Mông và Nùng chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu dân số. Xã có 10 thôn với tổng số hộ là 1380 hộ. Về y tế: Hoạt động của cán bộ y tế ở đây khá đều tay, trạm y tế có 7 cán bộ y tế, trong đó có: 1 bác sĩ đa khoa, 4 y sĩ (1 y sĩ sản nhi, 1 y sĩ xét nghiệm, 2 y sĩ đa khoa), 1 dược tá sơ cấp, 1 điều dưỡng viên hợp đồng và hiện đang có 12 nhân viên y tế thôn bản hoạt động tại 10 xóm. Diện tích, cơ sở vật chất cho trạm y tế xã đã được xây dựng, sửa chữa và tăng cường phù hợp so với chuẩn quốc gia. *Xã Cây Thị : Là xã vùng sâu của huyện Đồng Hỷ. Xã có diện tích nhỏ hơn xã Hợp Tiến, phía Bắc và Tây Nam giáp Thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ), phía Đông giáp huyện Võ Nhai. Diện tích đất tự nhiên là 36 km2 với khoảng 380 ha đất canh tác nông nghiệp và hoa màu. Dân số toàn xã là 3870 người. Xã cũng là nơi sinh sống chủ yếu của 7 dân tộc anh em (H’Mông, Dao, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Kinh), trong đó chủ yếu là người Dao, Nùng và H’Mông. Xã có 9 thôn với tổng số hộ là 787 hộ. Về y tế: Trạm y tế có 6 cán bộ y tế, trong đó có: 1 bác sĩ đa khoa, 1 y sĩ sản nhi, 1 y sĩ xét nghiệm, 1 y sĩ đa khoa, 1 dược tá sơ cấp, 1 điều dưỡng viên hợp đồng. Cơ sở vật chất cho trạm y tế xã còn thiếu thốn, chưa phù hợp với chuẩn quốc gia. 2.3. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, diện điều tra cắt ngang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu *Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức n = Z 2 1- / 2 x pq/ d 2 Trong đó: n là cỡ mẫu cần thiết, p là tỷ lệ ước định, lấy tỷ lệ sử dụng nước sạch ở các bản vùng khó khăn trong các nghiên cứu trước là 0,5; q = 1 – p = 0,5. Z 1- / 2 là hệ số tin cậy = 1,96, thay vào ta có: 0,5 x 0,5 n = 1,96 2 x 384 (người) 0,05 2 *Phương pháp chọn mẫu: - Chọn huyện Đồng Hỷ là chọn chủ đích vì đây là một huyện miền núi gần Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, điều kiện triển khai nghiên cứu thuận tiện. - Chọn hai xã Cây Thị, Hợp Tiến cũng là chọn chủ đích, vì đây là các xã vùng sâu của huyện Đồng Hỷ. Mỗi xã chọn 200 hộ gia đình ở các bản vùng sâu (cách trung tâm xã từ 5 km trở lên). Thực tế chúng tôi điều tra được 427 hộ gia đình. - Đơn vị mẫu: Chọn hộ gia đình là đơn vị mẫu, mỗi hộ gia đình chọn 1 người lớn (chủ hộ trong gia đình). Chọn hộ gia đình ngẫu nhiên theo phương pháp gắp thăm. 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu. *Chỉ số về tình hình kinh tế văn hoá xã hội của các hộ gia đình điều tra: - Hộ nghèo: Theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010. Chuẩn này được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng cụ thể như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 + Vùng nông thôn nông thôn miền núi <200.000đ/ người/ tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng, thành thị <260.000đ/người/tháng. Như vậy các xã Cây Thị, Hợp Tiến là xã miền núi, chuẩn nghèo sẽ là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng. - Chỉ số về nhà ở: + Nhà ở kiên cố là nhà xây, mái bằng. + Nhà ở bán kiên cố là nhà xây cấp IV và nhà sàn lợp ngói. + Nhà ở tạm là nhà gỗ lợp tranh, nhà làm bằng tre, nứa, lá. - Hộ có phương tiện truyền thông (PTTT): Là những hộ gia đình có đài, tivi còn hoạt động, đang sử dụng được. - Chỉ số về trình độ học vấn: + Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết. + Biết đọc, biết viết (BĐBV) là những người học chưa hết 4/10 hoặc 5/12. + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12. + Trung học cơ sở (THCS) trở lên là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 trở lên. *Nhóm các chỉ số về vệ sinh môi trường, các công trình vệ sinh. Theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại hố xí như sau: - Hố xí hai ngăn ủ phân tại chỗ + Quy định về xây dựng: Tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước; Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước; Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu; Có nắp đậy hai lỗ xí; Nhà xí được che chắn kín, ngăn được nước mưa; Ống thông hơi (đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 với hố xí hai ngăn có ống thông hơi) có đường kính ít nhất 9 cm; cao hơn mái nhà xí ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi. + Quy định về sử dụng và bảo quản: Sàn nhà xí sạch, không có giấy, rác; Giấy bẩn bỏ vào lỗ xí hoặc cho vào dụng cụ chứa có nắp đậy; Không có mùi hôi, thối; Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà xí; Không sử dụng đồng thời hai ngăn; Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ xí sau mỗi lần đi đại tiện; Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có) và dụng cụ chứa nước tiểu; Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng; Lỗ xí ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kín. - Hố xí chìm có ống thông hơi. + Quy định về xây dựng: Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu; Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm; Có nắp đậy lỗ xí; Nhà xí được che chắn kín, ngăn được nước mưa; Ống thông hơi có đường kính ít nhất 9 cm, cao hơn mái nhà xí ít nhất 40 cm và có lưới chắn ruồi. + Quy định về sử dụng và bảo quản: Sàn nhà xí sạch, không có giấy, rác; Giấy bẩn bỏ vào lỗ xí; Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ xí sau mỗi lần đi đại tiện; Không có mùi hôi, thối; Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà xí; Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước tiểu; Lỗ xí thường xuyên được đậy kín. - Hố xí thấm dội nước + Quy định về xây dựng: Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20cm; Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt; Mặt sàn nhà xí nhẵn phẳng và không đọng nước; Bệ xí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 có nút nước; Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất. + Quy định về sử dụng và bảo quản: Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; Không có mùi hôi, thối; Sàn nhà xí sạch, không có rêu trơn, giấy, rác; Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ xí (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà xí; Bệ xí sạch, không dính, đọng phân; Nhà xí được che chắn kín, ngăn được nước mưa. - Hố xí tự hoại: + Quy định về xây dựng: Bể xử lý gồm 3 ngăn; Bể chứa phân không bị lún, sụt; Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt; Mặt sàn nhà xí nhẵn phẳng và không đọng nước; Bệ xí có nút nước; Có ống thông hơi. + Quy định về sử dụng và bảo quản: Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; Không có mùi hôi, thối; Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung quanh; Sàn nhà xí sạch, không có rêu trơn, giấy, rác; Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ xí (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà xí; Bệ xí sạch, không dính, đọng phân; Nhà xí được che chắn kín, ngăn được nước mưa. - Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: Giếng xây cách chuồng gia súc, hố xí 20m, đường kính 0,8 - 1,5 m, sâu 7 - 8 m, bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất khoảng 0,8 m, sân giếng rộng >1m, có rãnh thoát nước, có giá để treo gầu. Thực hiện đánh giá chất lượng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chí của giai đoạn I theo quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế: Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nước giếng, nước mưa, nước ao, hồ được bảo vệ không bị ô nhiễm (có nắp đậy, có bờ che chắn). Nước này dùng cho tắm rửa là chính; nếu dùng cho ăn uống thì phải lắng, lọc, khử trùng và đun sôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Đánh giá nguồn nước nhìn bằng mắt thường: nước trong, không màu, không mùi, vị, không có mạch ngang thấm vào. - Chuồng gia súc hợp vệ sinh: Là chuồng trại được xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh, bao gồm các loại: + Chuồng xây có mái che, nền cứng có độ nghiêng để thoát nước thải, có hố ủ phân và bể tự hoại 3 ngăn để xử lý phân và nước thải; + Chuồng trại áp dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình hoặc trang trại; + Chuồng trại áp dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Ngoài ra còn một số chỉ số khác như xử lý rác thải, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật..… Cách phân mức độ KAP trong nghiên cứu dựa vào kết quả cho điểm theo KAP. Để việc cho điểm được chính xác, chúng tôi phân ra làm 3 loại biến đó là biến kiến thức (K), biến thái độ (A) và biến thực hành (P) cho mỗi vấn đề cần nghiên cứu. Mỗi biến được tính tổng là 10 điểm, số điểm này sẽ được chia ra trong các câu một cách phù hợp. Phân mức độ như sau: Số điểm đạt được từ 7 - 10 điểm: Xếp loại tốt Số điểm đạt được từ 5 đến 6 điểm: Xếp loại trung bình. Số điểm đạt được < 5 điểm: Xếp loại yếu. 2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ nghiên cứu. - Phỏng vấn: Tại các hộ gia đình, điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. Kết quả phỏng vấn được ghi chép vào phiếu in sẵn (có phụ lục kèm theo). Phiếu được nhóm nghiên cứu xây dựng theo đúng qui trình và yêu cầu của luận văn. Phiếu xây dựng xong được tiến hành thử nghiệm ngay tại xã Hợp Tiến, sau đó chỉnh lý lại trước khi in thành phiếu chính thức. - Quan sát: Quan sát tại các hộ gia đình và ghi chép thông tin từ sổ sách báo cáo của trạm y tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 - Thảo luận nhóm: Để phân tích sâu các khía cạnh về các yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh của người dân như phong tục, tập quán, nguồn lực…. Phương pháp chính sẽ sử dụng là thảo luận nhóm trọng tâm: Có 2 cuộc thảo luận nhóm: một nhóm cho các thành viên là lãnh đạo cộng đồng và một nhóm cho đại diện người dân. 2.4.4. Phương pháp khống chế sai số. - Thiết kế các phiếu điều tra: Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu thiết kế theo đúng qui trình xây dựng công cụ nghiên cứu, trước khi sử dụng đã được kiểm định chặt chẽ phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương và của luận văn. - Đội ngũ điều tra viên là học viên lớp cao học dự phòng và sinh viên các lớp chính qui, chuyên tu năm cuối của Nhà trường. Đội ngũ cán bộ được tập huấn kỹ và thống nhất về phương pháp trước khi đi điều tra. - Phiếu điều tra được làm sạch ngay tại cộng đồng. 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu. Theo các phương pháp thống kê y sinh học trên máy vi tính với phần mềm EPIINFO6.04 2.4.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu cộng đồng nhằm mục đích tìm ra một giải pháp thích hợp để cải thiện môi trường góp phần trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn, quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường, được cộng đồng chấp nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình chung ở các điểm điều tra Bảng 3.1. Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi Nhóm tuổi n % ≤29 73 17,1 ≥60 37 8,7 30-39 134 31,4 40-49 121 28,3 50-59 62 14,5 Tổng số 427 100,0 85.9 14.1 Nam Nữ Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo giới Nhận xét : Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho chúng tôi thấy: Lứa tuổi chủ hộ trong nghiên cứu tập trung vào độ tuổi lao động (từ 30 đến 59). Trong mẫu nghiên cứu nam giới chiếm tới 85,9%; nữ chỉ chiếm 14,1%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Bảng 3.2. Thông tin về các đối tượng điều tra Thông tin chung n % Học vấn: - Mù chữ 53 12,40 - Biết đọc, biết viết 125 29,30 - Tiểu học 129 30,20 - THCS 120 28,10 Dân tộc: - Dao 273 63,93 - Kinh 131 31,0 - Dân tộc khác 23 5,07 Nhận xét: Qua bảng 3.2 cho chúng tôi thấy: Tại hai xã điều tra, tỷ lệ mù chữ và biết đọc, biết viết khá cao, chiếm tới 41,69%. Trình độ tiểu học cũng cao (30,2%); trình độ trung học cơ sở trở lên chiếm tỷ lệ thấp (28,1)%. Trong cơ cấu dân tộc, dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao, tới 63%, sau đó là dân tộc kinh 31%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp: 5,07%. Biểu đồ 3.2. Tình hình kinh tế của các hộ điều tra 22.7 77.3 Đủ ăn: 22,7% Nghèo: 77,3% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 81 19 0 20 40 60 80 100 PTTT Tỷ lệ % có PTTT Không có PTTT Biểu đồ 3.3 Tình hình PTTT của các hộ dân. Nhận xét: Biểu đồ 3.2 và 3.3 cho thấy: Tỷ lệ hộ nghèo trong mẫu điều tra cao, chiếm tới 77,3%. Tỷ lệ số hộ có phương tiện truyền thông là 81%, không có phương tiện truyền thông còn ở mức cao (19%). Bảng 3.3. Nguồn truyền thông về vệ sinh môi trường Nguồn truyền thông n % Nhân viên y tế thôn bản, CTV dân số, dinh dưỡng 130 30,44 CBYT xã 115 26,93 Thày cô giáo ở bản 22 5,15 Thanh niên bản 83 19,44 Các tổ chức chính quyền xã, bản. 90 21,08 Các ban ngành ở xã, bản. 110 5,76 Các tổ chức quần chúng ở xã, bản. 112 26,23 Sinh viên ĐHYK Thái Nguyên 115 26,93 Nhận xét: Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy: Nguồn truyền thông về vệ sinh môi trường đến người dân hàng đầu là từ nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số (30,44%), tiếp đến là từ cán bộ y tế xã là 26,93%. Thanh niên bản, các tổ chức chính quyền, tổ chức quần chúng, sinh viên đều trong khoảng từ 19,44% đến 26,93%. Nguồn thông tin từ các ban, ngành ở xã và nhà trường còn thấp, chỉ chiếm 5,76% và 5,15%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân tại các xã nghiên cứu. Bảng 3.4. Kết quả điều tra về nguồn nước Các chỉ số n % Số người kể được tên các loại nguồn nước sạch 213 49,88 Số người kể được tên các loại nguồn nước không sạch 145 33,96 Số người kể được đúng tên các bệnh do việc sử dụng nguồn nước không sạch gây ra 154 36,07 Số người dân tin rằng nguồn nước gia đình mình đang sử dụng là nguồn nước sạch 122 28,57 Số người dân cho rằng cần tìm kiếm nguồn nước cho gia đình sạch hơn 112 26,23 Số hộ có nguồn nước sạch 93 21,78 Số hộ không có nguồn nước sạch 334 78,22 Số hộ đã có những việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước sạch 71 16,63 Số hộ có nhà tắm 32 7,49 Số hộ có hố xử lý nước thải 11 2,58 Nhận xét: Bảng 3.4 cho chúng tôi thấy số người không kể tên được nguồn nước sạch khá cao (50,12%). Số người không biết các bệnh lây theo và do nguồn nước 63,93%, có 73,77% số người cho rằng không cần tìm kiếm nguồn nước sạch hơn, số hộ không có nguồn nước sạch 78,28%, số hộ không thực hiện các việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước 83,37% đều là những tỷ lệ cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Bảng 3.5. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của người dân về nguồn nước. KAP về nguồn nƣớc n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 131 30,68 Trung bình 190 44,5 Yếu 106 24,82 Thái độ Tốt 75 17,56 Trung bình 227 53,16 Yếu 125 29,28 Thực hành Tốt 72 16,86 Trung bình 246 57,61 Yếu 109 25,53 Ghi chú: 1. Kiến thức tốt 2. Thái độ tốt 3. Thực hành tốt. Biểu đồ 3.4. KAP của người dân về nguồn nước Nhận xét: Kết quả trên cho chúng tôi thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước còn rất thấp: Tỷ lệ số người có kiến thức tốt đạt 30,68% và thái độ tốt, thực hành tốt chỉ chiếm 17,56% và 16,86%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Bảng 3.6. Kết quả điều tra về quản lý phân Các chỉ số n Tỷ lệ % Số người kể được tên các loại hố xí hợp vệ sinh 97 22,72 Số người kể được tên các loại hố xí không hợp vệ sinh 92 21,55 Số người kể được đúng tên các bệnh do việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh gây ra 112 26,23 Số người dân tin rằng hố xí gia đình mình vệ sinh 81 18,97 Số hộ có hố xí 154 36,07 Số hộ có hố xí hợp vệ sinh 49 11,48 Số hộ phóng uế bừa bãi (Không có hố xí) 273 63,93 Số hộ dùng phân để bón ruộng và hoa màu 123 28,80 Nhận xét: Bảng 3.6. cho chúng tôi thấy số hộ có hố xí chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ điều tra (36,07%); trong số các hộ có hố xí, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh cũng chiếm tỷ lệ thấp (11,48%). Số người kể tên được các hố xí hợp vệ sinh thấp: 22,72%. Có 26,23% số người dân kể tên được các bệnh do sử dụng hố xí không hợp vệ sinh gây ra và còn 28,8% số hộ còn dùng phân tươi để bón ruộng. Bảng 3.7. KAP của người dân về quản lý phân. KAP về quản lý phân n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 93 21,78 Trung bình 222 51,99 Yếu 112 26,23 Thái độ Tốt 82 19,20 Trung bình 200 46,84 Yếu 145 33,96 Thực hành Tốt 48 11,24 Trung bình 123 28,81 Yếu 256 59,95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Ghi chú: 1. Kiến thức tốt 2. Thái độ tốt 3. Thực hành tốt. Biểu đồ 3.5: KAP của ngƣời dân về quản lý phân Nhận xét: Về quản lý phân: tỷ lệ số người dân có kiến thức tốt về quản lý phân chiếm tỷ lệ thấp 21,78 %, tỷ lệ thái độ tốt và thực hành tốt cũng thấp: 11,24% chiếm 19,2%. Bảng 3.8. KAP của người dân về chuồng gia súc KAP về chuồng gia súc n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 138 32,32 Trung bình 133 31,15 Yếu 156 36,53 Thái độ Tốt 132 30,91 Trung bình 123 28,81 Yếu 172 40,28 Thực hành Tốt 103 24,12 Trung bình 26 6,09 Yếu 298 69,79 21.78 19.2 11.24 0 5 10 15 20 25 KAP Tû lÖ % 1 2 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 32.32 30.91 24.12 0 5 10 15 20 25 30 35 KAP Tỷ lệ % Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.6. KAP của người dân về chuồng gia súc Nhận xét: Tổng hợp kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về chăn, thả, xây dựng chuồng gia súc chúng tôi thấy: Kiến thức tốt của người dân về vấn đề này còn thấp, mới chỉ đạt 32,32%. Thái độ, thực hành mức độ tốt của người dân cũng còn thấp, chỉ có 30,91% và 24,12%. Bảng 3.9. Thái độ và thực hành của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật Chỉ số n Tỷ lệ % Thái độ Tốt 81 18,89 Trung bình 125 29,27 Yếu 221 51,76 Thực hành Tốt 38 8,90 Trung bình 77 18,03 Yếu 312 73,07 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 18.89 8.9 0 5 10 15 20 KAP Tỷ lệ % Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.7. Thái độ, thực hành của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật Nhận xét: Thái độ và thực hành của người dân về hóa chất bảo vệ thực vật còn chưa tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người dân có thái độ tốt về hóa chất bảo vệ thực vật là 18,89% và thực hành tốt về hóa chất bảo vệ thực vật của người dân cũng chỉ chiếm 8,9%. Bảng 3.10. KAP của người dân về vệ sinh môi trường KAP về vệ sinh môi trƣờng n Tỷ lệ % Kiến thức Tốt 73 17,1 Trung bình 265 62,05 Yếu 89 20,84 Thái độ Tốt 61 14,29 Trung bình 236 55,27 Yếu 130 30,44 Thực hành Tốt 35 8,2 Trung bình 189 44,26 Yếu 203 47,54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 17.1 14.29 8.2 0 5 10 15 20 KAP Tỷ lệ % Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.8. KAP của người dân về vệ sinh môi trường Nhận xét: Bảng 3.10 cho chúng tôi thấy kiến thức về vệ sinh môi trường của người dân còn rất thấp mới đạt 17,1%. Tỷ lệ người dân có thái độ tốt và thực hành tốt về vệ sinh môi trường cũng còn thấp (14,29% và 8,2%) . 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân ở các điểm điều tra Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình hình kinh tế với thực hành vệ sinh môi trường của người dân Thực hành Kinh tế Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Đủ ăn 28 28,86 59 60,82 10 10,31 p<0,05 ữ2 =125.4 Nghèo 7 2,12 130 39,39 193 58,48 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Bảng 3.11 cho chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng đói nghèo với thực hành vệ sinh môi trường của người dân, với p<0,05 chứng tỏ người dân ở các hộ gia đình đủ ăn có thực hành về VSMT tốt hơn người dân trong các hộ gia đình nghèo đói. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi trường của người dân Thực hành PTTT Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Có PTTT 30 8,67 178 51,45 138 39,88 p>0,05 ữ2= 4.52 Không có PTTT 5 6,17 11 13,58 65 80,25 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy: Không có mối liên quan giữa thực hành của người dân về vệ sinh môi trường với tình trạng có hay không có phương tiện truyền thông. Với p>0,05 chứng tỏ ở nhóm người dân có phương tiện truyền thông và không có phương tiện truyền thông mức độ thực hành về vệ sinh môi trường là như nhau. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành TĐHV Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Từ THCS trở lên 25 19,23 92 76,67 13 10,00 p<0,05 ữ 2 =26,62 Tiểu học 16 12,41 41 31,78 72 55,81 Mù chữ, BĐBV 5 2,25 56 31,46 116 66,29 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy: Với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường. Nhóm có học vấn cao hơn thì thực hành về vệ sinh môi trường tốt hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa lứa tuổi của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Lứa tuổi Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Tuổi: 29 14 19,18 36 49,32 23 31,51 p<0,05 ữ2= 18,74 30-59 18 5,68 141 44,48 158 49,84 60 3 8,11 12 32,43 22 59,46 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường. Với p<0,05 chứng tỏ thực hành về vệ sinh môi trường ở các lứa tuổi là khác nhau. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa giới của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Giới Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Nam 18 4,90 157 42,78 192 52,32 p<0,05 ữ2= 53,55 Nữ 17 28,33 32 53,33 11 18,33 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa giới với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường, Với p<0,05 chứng tỏ thực hành về vệ sinh môi trường ở cả hai giới là khác nhau. Tỷ lệ thực hành về vệ sinh môi trường mức độ tốt và trung bình ở nữ giới cao hơn nam giới (28,33% và 53,33% so với 4,9% và 42,78%). Tỷ lệ thực hành yếu của nam giới cao 52,32%, cao hơn của nữ giới 18,33%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thành phần dân tộc của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Dân tộc Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Kinh 25 19,08 70 53,44 36 27,48 p<0,05 ữ2= 40,15 Khác 10 3,40 119 40,2 167 56,4 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Có mối liên quan giữa dân tộc và thực hành của người dân về vệ sinh môi trường (p<0,05). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Kiến thức Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Tốt 25 34,25 43 58,90 5 6,85 p<0,05 ữ2= 128,9 Trung bình 7 2,64 123 46,42 135 50,94 Yêú 3 3,37 23 25,84 63 70,79 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa kiến thức về vệ sinh môi trường của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Kiến thức càng cao thì tỷ lệ thực hành tốt càng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường Thực hành Thái độ Tốt Trung bình Yêú p, ữ 2 n % n % n % Tốt 30 49, 27 44,26 4 5,56 p<0,05 ữ2= 170,69 Trung bình 3 1,27 101 42,8 132 55,93 Yêú 2 1,54 61 46,92 67 51,54 Tổng cộng 35 8,20 189 44,26 203 47,54 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa thái độ về vệ sinh môi trường của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Thái độ càng tốt thì tỷ lệ thực hành tốt càng cao. 3.5. Một số kết quả nghiên cứu định tính. Tại cộng đồng chúng tôi tiến hành một số cuộc thảo luận nhóm với các nhà lãnh đạo địa phương và người dân. Các cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề như: Tỡnh hỡnh nguồn nước của người dân địa phương đang dùng để ăn uống và sinh hoạt như thế nào? Tình hình quản lý phân người và gia súc ra sao? tỡnh hình xử lý rác thải cũng như hóa chất bảo vệ thực vật? Chỳng tụi đã thu được kết quả như sau: *Về vấn đề hố xí: Đa số những người được hỏi và tham gia thảo luận cho rằng tỷ lệ hộ gia đình có hố xí tại địa phương còn thấp, hố xí hợp vệ sinh cũng còn thấp. Theo Ông Bàn Văn Ch. - Xóm Cây thị, xã Cây Thị cho rằng: "về hố xí vệ sinh của các hộ gia đình trong 8 xóm, tôi thấy đa số các hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh.." Ông Bùi Đình X. - UBMTTQ Xã Cây Thị – Trưởng ban chỉ đạo vệ sinh môi trường cho biết: "Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh mới đạt gần 20% ..". Còn theo Ông Bàn Văn T. - UBND Xã Cây Thị: "Số hộ có hố xí hợp vệ sinh rất ít, còn lại chủ yếu là hố xí không hợp vệ sinh và tạm bợ, thậm chí nhiều hộ chưa có..." Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Theo Bà Đặng Thị V.- Nhân viên y tế thôn bản xóm Hoan: "Hố xí ở vùng sâu chưa được thực hiện ở các hộ gia đình..." Còn Bà Lê Thị H. - Giáo viên trường tiểu học Cây thị: "Các gia đình có nhà xí nhưng cũng chưa đảm bảo vệ sinh (hố xí một ngăn) và có gia đình không có nhà xí còn đi bừa bãi..." Theo Ông Triệu Phúc Ph. – Nhân viên Y tế thôn bản Khe Cạn: "Hố xí ở các hộ gia đình hầu như chưa có, những hộ có là những hố xí không hợp vệ sinh, vì có một ngăn và chuyên đi bừa bãi..." Ông Nguyễn Chí Hiển - Trạm trưởng Y tế xã Cây Thị cho biết: "Hố xí hợp vệ sinh ở xã Cây Thị mới chỉ đạt 13% tổng số hộ ở 4 xóm vùng sâu..." * Về vấn đề nguồn nước sạch: Theo Bà Đặng Thị V. – Nhân viên y tế thôn bản xóm Hoan: "Nguồn nước xóm Hoan xa xôi, nước bị ô nhiễm là do làm vàng nước đục..." Còn Bà Lê Thị H. - Giáo viên trường tiểu học Cây Thị cho biết: "Đa số các gia đình sử dụng các nguồn nước từ giếng khơi, nhưng một số gia đình còn có giếng ở gần chuồng gia súc nên chưa đảm bảo vệ sinh..". Bà Nguyễn Thị Ph. - Trường tiểu học Cây Thị cũng cho biết: "Nguồn nước mà người dân hiện nay đang dùng có khoảng 80% giếng đào xây miệng, còn 20% là chưa hợp vệ sinh do nhân dân còn dùng nước khe, nước suối ở các xóm vùng sâu..." Theo Ông Triệu Văn T. - Xóm Khe Cạn: "Nước ở trong xóm có nhiều hộ không hợp vệ sinh vì sử dụng nước khe..." Theo Ông Nguyễn Trọng Kh. - Hội nông dân xã Cây Thị: "Nguồn nước địa phương đang dùng chủ yếu là giếng khơi, nguồn nước không hợp vệ sinh khoảng 80% nguyên nhân ô nhiễm do chăn thả gia súc kết hợp do chặt phá rừng đầu nguồn..." Ông Bàn Văn L. - Xóm Cây Thị cho biết: "Đa số các hộ gia đình trong bản dùng nước giếng. Một số hộ dùng nước không đảm bảo vệ sinh do gia đình đào giếng không xây thành xung quanh và vườn trồng vải thường phun thuốc trừ sâu..." Theo Bà Đỗ Thị H. - Xóm Khe Cạn: "Nước sạch ở trong xóm có nhiều hộ không hợp vệ sinh vì sử dụng nước khe, phân gia súc thả rông"... Ông Nguyễn Văn Th. - Xóm Suối Găng cho biết: "Dân ở xóm 90% dùng nước giếng". Ông Bùi Đình X.- Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Cây Thị cho biết: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 "Riêng xóm Cây Thị có dùng nước mạch từ núi về cho 11 hộ dùng và 3 xóm vùng sâu có dùng máng dẫn nước từ suối về để sinh hoạt ăn uống từng ngày..." *Về vấn đề nhà tắm: Ông Bàn Văn T. - UBND Xã Cây Thị cho biết: "Xã có trên 30% số hộ có nhà tắm đảm bảo, số còn lại còn tạm bợ, còn nhiều hộ chưa có nhà tắm..". Theo Bà Nguyễn Thị Ph. - Trường tiểu học Cây Thị: "Nhà tắm có khoảng 30 - 40% còn lại nhà tạm và có nhà còn chưa có chủ yếu là vùng sâu..". Ông Triệu Phúc Ph. – Nhân viên y tế thôn bản xã Khe Cạn: "Nhà tắm còn rất ít có vài chiếc chủ yếu là nhà tre"... Khi phân tích các nguyên nhân của thực trạng không tốt về nhà vệ sinh, nhà tắm, nguồn nước ở các bản vùng sâu của xã Cây Thị có một số ý kiến chính sau: Theo Ông Bùi Đình X.- Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Cây Thị: "Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là do khai thác khoáng sản như quặng sắt , số ít hộ còn chăn nuôi thả giông, công trình vệ sinh làm gần giếng nước ăn ở. Còn hố xí chưa hợp vệ sinh do tập tục còn lạc hậu, công tác truyền thông chưa sâu rộng, chưa thường xuyên..." Theo Ông Bàn Văn T. - UBND xã Cây Thị: "Lý do nhận thức để chuyển đổi hành vi của các hộ gia đình còn hạn chế về vệ sinh môi trường, còn nhiều hộ chưa có nhà tắm do các hộ đó còn nghèo chưa có điều kiện xây dựng..." Ông Triệu Phúc Ph.- Nhân viên Y tế thôn bản Khe Cạn: "Hố xí đa số là chưa có là do người dân còn nhiều tập quán lạc hậu, quan niệm cũ kỹ đó là cứ ra rừng và vườn xung quanh nhà, ở đó rộng rãi thoải mái..." Theo bà Phạm Thị M. - Giáo viên trường tiểu học Cây Thị: "Vấn đề chuồng trại nuôi gia súc còn thả giông và làm chưa hợp vệ sinh..." Ông Nguyễn Trọng Kh. - Hội nông dân xã: "Chuồng gia súc và nuôi thả gia súc hiện nay cũng không còn mấy nếu có thì chủ yếu ở các xóm vùng sâu, tỷ lệ sử dụng hố xí còn thấp do thói quen vì do tập quán..." Ông Dương Minh Th. - Uỷ ban nhân dân xã Cây Thị: "Hiện nay hố xí các hộ chưa hợp vệ sinh nhất là các xóm vùng sâu vùng xa lý do là theo thói quen gần rùng và suối. Hiểu biết của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 nhân dân về vệ sinh còn rất hạn chế . Riêng 3 xóm vùng sâu vẫn còn thả giông lợn..." Theo Bà Dương Thị Ch. – Nhân viên Y tế thôn bản xóm Suối Găng: "Một số hộ chưa có nguồn nước hợp vệ sinh và một số hộ không đủ nước ăn trong bốn mùa vì nước giếng cạn. Chuồng gia súc còn một số hộ làm chưa đúng theo quy định..." Ông Hoàng Văn H. - Cán bộ văn hoá xã hội xã Cây Thị: "Tình trạng hiểu biết của người dân 3 xóm vùng sâu về vệ sinh môi trường còn chưa tốt vì dân cư sống không tập chung và nhiều dân tộc trình độ dân trí còn thấp. Tình trạng vệ sinh nhà ở, xóm bản dân tộc chăn thả gia súc ở một số xóm còn thả giông chưa quy hoạch. Nhà ở xóm bản còn ở thưa ở trong các vùng sâu". Như vậy qua thảo luận nhóm với cộng đồng chúng tôi thấy mọi người đều xác nhận tỷ lệ người dân có nước sạch, hố xí vệ sinh, nhà tắm rất thấp. Nguyên nhân hàng đầu là do tập quán, phong tục lạc hậu, do nghèo đói... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng kinh tế, văn hoá, xã hội ở các điểm điều tra Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi còn khó khăn của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 5 triệu đồng. 20/20 xã đã có điện lưới quốc gia, đến nay có 85% số hộ có điện sử dụng, 70% số xã có đường nhựa tới trung tâm, 13/20 xã có chợ, 15/20 xã có trung tâm văn hóa xã, tỷ lệ điện thoại 4 máy/100 hộ. Huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2002, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2003. Về phương tiện nghe nhìn: 75% số hộ có truyền hình, 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Tỷ lệ hộ nghèo là 23,66% năm 2006 và 20,55% năm 2007. Như vậy, so với các tỉnh thuộc vùng trung du bắc bộ, huyện Đồng Hỷ có các chỉ số kinh tế xã hội vào mức chung của khu vực, đây cũng là yếu tố chi phối đến các vấn đề sức khỏe của người dân [40]. Xã Hợp tiến và xã Cây Thị là hai xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ. Hoạt động kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, vào thời gian nông nhàn, hầu hết lao động chính của các hộ gia đình tham gia khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác quặng sắt, vàng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hộ nghèo của các bản vùng sâu của hai xã là 77,3%, cao gấp hơn 3 lần so với tỷ lệ chung của cả huyện. Cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ đói nghèo của tỉnh và tỷ lệ đói nghèo của khu vực theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản toàn quốc năm 2006 [40]. Tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai tại 9 tỉnh phía bắc và Tây Nguyên (68,9%) [34], cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại xã La Hiên huyện Võ Nhai (19,9%) [32] và cũng cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Lê Thị Ánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Nguyệt tại hai xã Tân Long và Văn Lăng huyện Đồng Hỷ (49,1 và 47,7%) vào năm 2003 [35]. Nếu so sánh về tính tương đồng về điều kiện địa lý, văn hóa thì hai xã Văn Lăng và Tân Long trong nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Lê Thị Ánh Nguyệt [35] có thể tương đương hai xã chúng tôi nghiên cứu, nhưng về mặt thời điểm thì hiện nay cách tính tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn mới khác với chuẩn cũ trước kia ( Chuẩn cũ đối với hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn, miền núi có thu nhập trung bình dưới 120.000 đồng/ người/tháng là hộ nghèo, hiện nay theo quyết định 170 năm 2005 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì hộ nghèo ở khu vực này được tính có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000đ/ người/ tháng) chính vì vậy chưa có cơ sở để khẳng định tỷ lệ đói nghèo trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Văn Lăng và Tân Long, nhưng rõ ràng có thấp hơn mặt bằng chung của huyện vì đây là hai xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo cao ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và là nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường. Trình độ học vấn của các đối tượng điều tra nhìn chung là thấp, tỷ lệ chủ hộ mù chữ là 12,40% và biết đọc, biết viết là 29,30%, tỷ lệ chủ hộ có trình độ tiểu học cũng khá cao (30,2%). Như vậy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống chiếm tới trên 70%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh ở La Hiên – Võ Nhai [32], cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Bế Ngọc Hùng tại hai xã của thị xã Bắc Kạn năm 2006 [26] tương đương với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long của huyện Đồng Hỷ [21], tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt [36] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Đàm khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung và cộng sự tại 9 tỉnh miền núi và Tây Nguyên [18]. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận đến các kiến thức nói chung trong đó có kiến thức về vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe [23]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số hộ có các phương tiện nghe nhìn của hai xã là 81%, kết quả ước tính trong quá trình điều tra của các điều tra viên thì số hộ có tivi khoảng 70%, tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn huyện năm 2005, nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự [20] tại Tân Long và Văn Lăng (50% và 55%) năm 2003 và bằng tỷ lệ chung toàn quốc tại thời điểm năm 2006 [40]. Tỷ lệ phương tiện truyền thông còn thấp chắc chắn liên quan mật thiết đến thực trạng kinh tế và tình hình đói nghèo tại hai xã điều tra. Về mặt chăm lo của xã hội: Hiện nay hệ thống loa công cộng đã đến được hầu hết số thôn bản trong cả hai xã, nhưng quá trình điều tra cũng như kết quả thảo luận với người dân cho thấy hiệu quả trong công tác tuyên truyền chưa cao, chất lượng truyền thanh kém, hiện có 3 xóm của xã Cây Thị, 3 xóm của xã Hợp Tiến loa truyền thanh không còn sử dụng được. Chúng tôi chưa có điều kiện điều tra và trong quá trình nghiên cứu cũng chưa được tiếp cận với các tài liệu liên quan đến thói quen khai thác, thưởng thức và sử dụng các phương tiện nghe nhìn của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng thực trạng trên cũng cho thấy tỷ lệ số hộ có các phương tiện nghe nhìn và vấn đề thông tin công cộng tại hai xã điều tra của chúng tôi còn rất nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng nhiều đến đến khả năng tiếp cận với chủ trương chính sách của Đảng về vệ sinh môi trường nói riêng cũng như việc nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung. Tỷ lệ dân tộc trong đối tượng điều tra tập trung chủ yếu là người Dao (63,93%), tỷ lệ chủ hộ là người Kinh cũng tương đối đông (31%), kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt tại xã Văn Lăng và Tân Long (Văn Lăng: 20,6% và 26,1%; Tân Long: 54% và 26%) [36], và có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 sự khác biệt về thành phần dân tộc với nghiên cứu của Võ Thị Mai ở Ôn Lương huyện Phú Lương cho kết quả thành phần dân tộc của chủ hộ chủ yếu là dân tộc Tày (77,1%) và dân tộc Kinh: 20,5% [33]. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt với nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai tại 9 tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên: Dân tộc Dao chiếm 16,2% [34]. Kết quả chung tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản toàn quốc cho tỷ lệ thành phần dân tộc chủ hộ như sau: Chủ hộ là dân tộc kinh: 85%; Tày 2,2%; Thái 2%; Dao: 0,9% [40]. Rõ ràng khu vực nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với rất nhiều kết quả nghiên cứu khác, kể cả kết quả các cuộc điều tra trong cả nước về thành phần và cơ cấu dân tộc. Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hóa và các phong tục tập quán riêng, có những tập quán tốt cho sức khỏe con người nhưng cũng có những tập quán còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [43]. Thành phần dân tộc của chủ hộ trong mẫu điều tra của chúng tôi có tỷ lệ người Dao rất cao. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng: Trước đây người Dao có tập quán du canh, du cư, nay đã cơ bản định cư, trồng lúa nước, khai thác vườn rừng [24]. Nhà ở của người Dao thường là nhà thấp, nền đất, chia nhiều phòng, trong phòng chứa nhiều thóc, ngô nên thường tối và chật chội [43], người Dao thích đẻ nhiều con [24]. Do du canh du cư nên người Dao chặt phá, đốt trụi hầu hết rừng cây nơi họ sinh sống làm cho nhiều nguồn nước bị cạn kiệt. Việc chăn thả các loại gia súc, gia cầm bừa bãi, không thích sử dụng hố xí là tập quán lâu đời của họ [24][44]. Tỷ lệ người Dao sống tập trung cũng là những yếu tố cần nghiên cứu trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cũng như việc triển khai các chương trình mục tiêu về y tế. Bên cạnh đó, một vấn đề cần lưu tâm đó là sự đan xen các dân tộc tại địa điểm nghiên cứu, nhất là tỷ lệ người Kinh trong cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu, sự đan xen này chắc chắn sẽ tạo ra những thuận lợi trong giao lưu văn hóa, nhất là văn hóa vệ sinh có lợi cho sức khỏe, đây là những gợi ý cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 những người làm công tác tuyên truyền giáo dục cần khai thác trong thực hiện các mục tiêu y tế nói chung. Bên cạnh thành phần dân tộc, thành phần giới của chủ hộ cũng là vấn đề cần nghiên cứu vì nó liên quan đến văn hóa gia đình Á đông. Trong đó có vấn đề về vai trò chủ hộ trong việc quyết định các công việc liên quan đến xây dựng các công trình các công trình của gia đình cũng như các công trình vệ sinh và các công trình liên quan đến sức khỏe. Ở Việt Nam, quan điểm trọng nam theo ảnh hưởng của Nho giáo còn lớn [45]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm tới 85,9%, đây có thể là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, nếu tuyên truyền tốt, việc quyết định thực hiện thay đổi hành vi có thuận lợi vì vai trò quyết định của đàn ông trong văn hóa gia đình Á đông truyền thống, tuy nhiên nếu tuyên truyền không tốt, thì đây lại là cản trở [45]. Trong nghiên cứu của chúng tôi về các kênh thông tin tuyên truyền vệ sinh môi trường đến với người dân, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, thì thông tin về vệ sinh môi trường của các kênh trực tiếp đến với người dân chủ yếu là từ nhân viên y tế thôn bản, nhân viên y tế xã, từ các tổ chức đoàn thể, nhất là vai trò của đoàn thanh niên và sinh viên đại học y khoa Thái Nguyên. Nguồn thông tin từ bộ máy chính quyền và của các thầy cô giáo còn rất ít. Điều đó cho thấy, chính quyền địa phương chưa quan tâm và chưa có nhiều tập chung tuyên truyền về vệ sinh môi trường, chưa có sự lãnh đạo kiên quyết về vấn đề này, hoặc có nhưng hiệu quả còn thấp. Công tác tuyên truyền trong các nhà trường để giáo dục thiếu niên, nhi đồng và phát huy vai trò của lực lượng này trong vận động thay đổi hành vi vệ sinh môi trường của người lớn là chưa tốt.Trong những năm gần đây, trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã đưa nhiều đợt sinh viên đi cộng đồng tại hai xã chúng tôi nghiên cứu, và sinh viên cũng đóng góp 26,93% vào cơ cấu nguồn thông tin về vệ sinh môi trường cho người dân. Tuy nhiên kết quả về thay đồi hành vi vệ sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 môi trường như nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cần nghiên cứu hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và tăng cường hoạt động này để kết hợp với các kênh thông tin khác nhằm thay đổi kiến thức và hành vi người dân về vệ sinh môi trường theo hướng tích cực. Mặt khác, song song với công tác tuyên truyền vận động, cần phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng để động viên và làm gương cho nhân dân noi theo [23]. Kết quả các cuộc thảo luận với cộng đồng cho thấy, một số cán bộ, đảng viên gương mẫu trong thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường có ý nghĩa tích cực trong vận động cộng đồng thực hiện. Bên cạnh đó, một số đảng viên chưa gương mẫu cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác vận động thay đổi hành vi vệ sinh môi trường của người dân. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã xác định: xã hội hóa lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện tiên quyết cho thực hiện có hệu quả và bền vững các mục tiêu của chương trình này, trong đó công tác giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, chú trọng đến việc phát huy vai trò của đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, của các ngành, đoàn thể tại địa phương, chú ý đến các đối tượng có trình độ học vấn thấp, trẻ em. Quan tâm đến các loại hình tuyên truyền trực tiếp, các hoạt động sân khấu hóa, công tác tiếp thị xã hội để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân về vệ sinh môi trường. Đồng thời huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào thực hiện các mục tiêu về nước sạch, vệ sinh môi trường[3]. Như vậy, việc đánh giá đúng khả năng tham gia của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương cũng như khả năng của toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường cũng cần thiết phải đặt ra để có thể rút ngắn thời gian thực hiện các mục tiêu của lĩnh vực này. Những vấn đề trên cho thấy, thực trạng kinh tế xã hội tại hai xã điều tra còn nhiều khó khăn: tỷ lệ nghèo đói cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 còn chưa tốt, hệ thống nhà văn hóa, phương tiện truyền thanh công cộng còn yếu, dân cư ở phân tán, nhiều khu vực cách xa trung tâm xã, sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể đến công tác VSMT còn chưa tốt. Nguyên nhân trên làm cho khả năng tiếp nhận các thông tin, kiến thức để thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề này đang tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa đói nghèo và sức khỏe cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ để khắc phục. 4.2. Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân ở hai xã điều tra: 4.2.2. Về hố xí Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề hố xí hợp vệ sinh, về giải quyết vấn đề ảnh hưởng của phân người đến sức khỏe con người cũng như mô hình bệnh tật ở các vùng khác nhau liên quan đến tỷ lệ và tình trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở các vùng sinh thái khác nhau, với nhiều khuyến cáo nhằm cải thiện mô hình bệnh tật liên quan đến phân người. Đảng, nhà nước, ngành y tế cũng đã có nhiều chủ trương nhằm tăng tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh của người dân [5]. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại hai xã điều tra, chỉ có 36,07% số hộ có hố xí, số hộ có hố xí hợp vệ sinh là 11,48%. So sánh với nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Thị Hồng Tú và Nguyễn Hùng Long tại 82 xã, thị trấn của hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế là hai tỉnh cũng còn có nhiều khó khăn trong toàn quốc nói chung vào năm 2004, cho thấy: Tỷ lệ số hộ có hố xí là 73,7%, số hộ có hố xí hợp vệ sinh là 33,7% [40], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về 2 chỉ số này thấp hơn rất nhiều. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại huyện Ba Bể- Bắc Kạn cũng cho thấy tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ở đây từ 20% đến 63,3% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 [38], thì chúng tôi thấy có sự tương đồng về tỷ lệ này ở một số khu vực trong nghiên cứu đó như đối với các xã Khang Ninh và Cao Thượng của huyện Ba Bể. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại La Hiên- Võ Nhai cũng cho kết quả tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh tại xã này là 58,72% [32], cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Nếu so với kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 với kết quả tỷ lệ số hộ có hố xí là 88,8% và hố xí hợp vệ sinh là 47%, trong đó, đối với khu vực vùng cao thì tỷ lệ không có nhà tiêu cũng chỉ là 28,63% [40] thì tỷ lệ có hố xí và có hố xí hợp vệ sinh tại hai xã nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nhiều. Có thể minh họa việc so sánh tỷ lệ hố xí và hố xí hợp vệ sinh tại hai xã nghiên cứu với một số nghiên cứu và điều tra trước đây như sau: 36.07 11.48 73.7 33.7 93.94 58.72 88.8 47 0 20 40 60 80 100 2 xã NC Trịnh Hữu Vách N.T.K Linh Tổng ĐTNNNTS NC Tỷ lệ % Có HX HX hợp VS Hình 4.1: So sánh tỷ lệ hộ gia đình có hố xí và có hố xí hợp vệ sinh tại 2 xã nghiên cứu với một số nghiên cứu và điều tra khác. Từ kết quả nghiên cứu và so sánh trên cho thấy: Tỷ lệ có hố xí và hố xí hợp vệ sinh của hai xã nghiên cứu là rất thấp. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu ở những địa điểm có sự tương đồng về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội như đối với các nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [20] và nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt [36] thì thấy có sự tương đồng về tỷ lệ số hộ có hố xí cũng như số hộ có hố xí hợp vệ sinh. Nhưng so với các nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 cứu trong phạm vi địa bàn rộng hơn, đa dạng hơn hoặc điều kiện kinh tế xã hội cao hơn như kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 [40], hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh [32], của Trịnh Hữu Vách và cộng sự [44] thì có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hố xí cũng như tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh đều thấp hơn. Có thể nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn các bản vùng sâu của hai xã tương đối thuần nhất về điều kiện kinh tế xã hội, hai xã này còn nhiều khó khăn, số lượng dân tộc ít người đông với các tập quán riêng của họ, đồng thời với công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế nên đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ hố xí còn thấp. Điều này phù hợp với nhận xét của Lê Anh Tuấn về những nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ nhà vệ sinh thấp tại các khu dân cư đó là vấn đề kinh tế, thu nhập và quan niệm của người dân [41]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với đánh giá của UNEP trong phạm vi toàn cầu về mối liên hệ giữa đói nghèo và tỷ lệ người dân tiếp cận với các công trình vệ sinh: ở Đông Phi, sau 10 năm kể từ 1990, do vấn đề kinh tế, số người dân không được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh đã giảm đi 9% [50]. Vấn đề này đặt ra cho việc xác định các giải pháp phải nâng cao đời sống kinh tế kết hợp với tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức người dân nhằm cải thiện tình hình yếu kém về xây dựng và sử dụng công trình vệ sinh, góp phần vào nâng cao sức khỏe cho người cộng đồng dân cư. 4.2.1. Về nguồn nước sạch Theo điều tra của chúng tôi, số hộ có nguồn nước sạch là 21,78%, tỷ lệ này nhìn chung là thấp, số hộ không có nguồn nước sạch chiếm tới 78,22%. Tuy nhiên số hộ có nguồn nước sạch trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với số hộ có nguồn nước sạch là 24,7% [38], tương đương với nghiên cứu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã Tân Long và Văn Lăng (Đồng Hỷ) với tỷ lệ tương ứng là 20,4% [21], nhưng so với kết quả tổng điều tra trong toàn quốc vào thời điểm năm 2006 với 63% số hộ dân sử dụng nước sạch [40], thì tỷ lệ sử dụng nước sạch trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều và cũng thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch trong toàn tỉnh Thái Nguyên là 57,96% [40]; cũng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại La Hiên- Võ Nhai [32]. Vấn đề này có thể lý giải bởi sự tương đồng về địa lý cũng như một số vấn đề về kinh tế, xã hội tại các điểm nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [21] và Nguyễn Thị Thanh [38] nên tỷ lệ số hộ có nguồn nước sạch cũng tương đương nhau, còn trong các điều tra trong phạm vi cả nước có nhiều vùng sinh thái thì chắc chắn tỷ lệ sẽ cao hơn khi chúng tôi chỉ nghiên cứu ở các bản của các xã đặc biệt khó khăn, ngay nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại La Hiên- Võ Nhai [32] cũng là một địa bàn thuộc một huyện khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, nhưng La Hiên là một thị trấn có khu công nghiệp và có thu nhập người dân cao hơn [32] nên tỷ lệ này cũng cao hơn. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế [9] về sự khác biệt giữa tỷ lệ sử dụng nước sạch ở thành thị và nông thôn đã trình bày tại phần 1.1.2.1 ở trên cũng như sự phụ thuộc vào khu vực sống, địa hình và mức sống và tỷ lệ người phải hạn chế sử dụng nước vì thiếu nước ở nông thôn cao hơn thành thị [9]. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số kết quả của các nghiên cứu khác, chúng tôi có biểu đồ 4.2 như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 24.7 20.4 60 57.96 21.78 0 10 20 30 40 50 60 N.T Thanh §µm Kh¶i Hoµn N.T.K Linh Tæng §TNNNTTS 2 x· N.C NC Tỷ lệ % Biểu đồ 4.2: So sánh tỷ lệ hộ gia đình có nƣớc sạch với một số nghiên cứu khác. Biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch tại hai xã nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nhiều nghiên cứu và điều tra khác. Qua kết quả điều tra và nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm cho thấy do địa hình của hai xã, việc đào giếng tương đối khó khăn, nhất là các hộ trên các đồi, trên các khu vực đất cao. Quá trình thảo luận với người dân cũng cho thấy, nhiều giếng đào rất sâu mà không có nước. Ông Triệu Phúc Ph. - Nhân viên y tế thôn bản xóm Khe Cạn cũng khẳng định rằng giếng đào phải 6 đến 13 m mới có nước, nhiều giếng đào khá sâu mà không có nước hoặc bị cạn. Còn bà Dương Thị Ch. - Nhân viên y tế thôn bản xóm Suối Găng cho biết có nhiều giếng nước khô cạn do đó nhiều hộ thiếu nước cả bốn mùa. Có thể khẳng định các mạch nước ngầm, nước khe do quá trình khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng nên cũng đã khô cạn, thiếu nước ăn xảy ra ở một số khu vực trong xã. Vấn đề này cũng phù hợp với kết quả Tổng điều y tế quốc gia về vấn đề các nguồn nước liên quan đến đặc điểm địa hình và vùng địa lý [9]. Các nguồn nước của người dân trong hai xã nghiên cứu cũng tương đối phong phú bao gồm nước giếng đào, giếng khoan, nước khe. Bà Nguyễn Thị Ph. – Giáo viên trường tiểu học Cây Thị cho biết do người dân thiếu nước sinh hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 nên còn tới 20% nhân dân còn dùng nước khe, suối ở các xóm vùng sâu. Ông Triệu Văn T. - Xúm Khe Cạn cho biết nước sạch ở trong các thôn xóm có nhiều hộ không hợp vệ sinh vì sử dụng nước khe. Điều kiện địa lý, phong tục tập quán, thiếu các nguồn nước cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ số hộ có nước sạch, ảnh hưởng đến việc cung ứng nguồn nước sạch, đến sinh hoạt và vệ sinh của người dân. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002, trong đó có tỷ lệ 21% số hộ trong toàn quốc sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi nhưng chỉ có 1/3 số đó xử lý nước trước khi sử dụng [9]. Cũng như nghiên cứu trong phạm vi cả nước, tình trạng thiếu nước ở một số khu vực trong hai xã mà các hộ dân phải tìm đến các nguồn nước kém vệ sinh hơn để ăn uống và hạn chế lượng nước dùng rửa thực phẩm và tắm giặt, nhất là có đến 10% số hộ dùng thẳng nước ao hồ, nước suối không qua xử lý phục vụ ăn uống và sinh hoạt [9]. Về chất lượng nguồn nước, chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện các xét nghiệm hoá lý và vi sinh để đánh giá chất lượng nguồn nước tại địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên một số nghiên cứu định tính có thể cho những nhận định ban đầu về chất lượng nguồn nước tại hai xã nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng hố xí cùng với kết quả thảo luận với người dân và lãnh đạo địa phương cho thấy có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước như tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh còn thấp, việc xây dựng chuồng gia súc và tập quán chăn thả rông gia súc, việc bảo vệ nguồn nước, vấn đề khai thác khoáng sản, lâm sản…chắc chắn làm cho chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng lớn. 4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành về vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân 4.3.1 Mối liên quan giữa tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tình hình kinh tế của người dân với thực hành của họ về vệ sinh môi trường. Như đã phân tích ở trên, hai xã trong mẫu nghiên cứu này là hai xã có tỷ lệ nghèo đói cao không chỉ đối với mặt bằng chung của huyện mà ngay trong tỉnh và cả với tỷ lệ nghèo đói chung trong toàn quốc theo những nghiên cứu kết quả điều tra gần đây [20], [21], [32], [36]. Sự liên quan này thể hiện: Đối với các hộ nghèo thì tỷ lệ hộ dân thực hành vệ sinh môi trường tốt là 2,12%, trung bình là 39,39% và yếu là 58,48%. Trong khi đó, đối với các hộ đủ ăn, tỷ lệ này có sự khác biệt rõ ràng: 28,86% thực hành tốt, mức độ trung bình là 60,82% và yếu chỉ có 10,31% (p<0,05). Như vậy, những người dân có mức sống thấp hơn thì nhận thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường kém hơn so với những người có mức sống cao hơn. Điều này có thể là do thu nhập thấp, họ không có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_Y_DP_DXH.pdf