Tài liệu Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
đại học thái nguyên
tr•ờng đại học y d•ợc
-- --
HOÀNG THÁI SƠN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MễI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI
DÂN HUYỆN PHỔ YấN, TỈNH THÁI NGUYấN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyờn ngành Y học dự phũng
Mó số: 60.72.73
Thỏi Nguyờn, thỏng 11 năm 2009
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
đại học thái nguyên
tr•ờng đại học y d•ợc
-- --
HOÀNG THÁI SƠN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MễI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI
DÂN HUYỆN PHỔ YấN, TỈNH THÁI NGUYấN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyờn ngành Y học dự phũng
Mó số: 60.72.73
Hướng dẫn khoa học:
PGS-TS Đàm Khải Hoàn
Thỏi Nguyờn, thỏng 11 năm 2009
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
đại học thái nguyên
tr•ờng đại học y d•ợc
-- --
Hoàng Thái Sơn
thực trạng
kiến thức, thái độ, thực hành
về vệ sinh môi tr•ờng của ng•ời dân
huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên
luận văn ...
81 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
®¹i häc th¸i nguyªn
tr•êng ®¹i häc y d•îc
-- --
HOÀNG THÁI SƠN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI
DÂN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành Y học dự phòng
Mã số: 60.72.73
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
®¹i häc th¸i nguyªn
tr•êng ®¹i häc y d•îc
-- --
HOÀNG THÁI SƠN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI
DÂN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành Y học dự phòng
Mã số: 60.72.73
Hướng dẫn khoa học:
PGS-TS Đàm Khải Hoàn
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
®¹i häc th¸i nguyªn
tr•êng ®¹i häc y d•îc
-- --
Hoàng Th¸i S¬n
thùc tr¹ng
kiÕn thøc, th¸i ®é, thùc hµnh
vÒ vÖ sinh m«i tr•êng cña ng•êi d©n
huyÖn phæ yªn, tØnh th¸i nguyªn
luËn v¨n th¹c sÜ y häc
Chuyªn ngµnh Y häc dù phßng
M· sè: 60.72.73
Ng•êi h•íng dÉn khoa häc:
PGS-TS §µm Kh¶i Hoµn
Th¸i Nguyªn, n¨m 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
C«ng tr×nh ®•îc hoµn thµnh t¹i
tr•êng §¹i häc Y D•îc Th¸i Nguyªn
Ng•êi h•íng dÉn khoa häc:
Phã GS - Ts §µm Kh¶i Hoµn
Ph¶n biÖn 1: TiÕn sÜ TrÞnh V¨n Hïng
Ph¶n biÖn 2: TiÕn sÜ NguyÔn Quang M¹nh
LuËn v¨n ®•îc ®¸nh gi¸ tr•íc héi ®ång
t¹i tr•êng §¹i häc Y D•îc Th¸i Nguyªn
vµo håi 15 h 30 ngµy 7/11/2009.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường là vấn đề lớn về sức
khỏe trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một cuộc điều tra mới đây về tình
hình vệ sinh môi trường Việt Nam cho thấy 52% dân cư nông thôn có phương
tiện vệ sinh môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng
nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số
08/2005/QĐ-BYT [42].
Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác vệ sinh môi
trường, bảo vệ sức khoẻ. Chương trình Môi trường quốc gia - Nước sạch vệ
sinh môi trường nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định 237- 1998/QĐ-TTg. Chương trình là một công cụ có tầm quan trọng đặc
biệt để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đến năm 2020, nhằm bảo đảm cho tất cả dân cư nông thôn sử dụng
nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu
60lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành tốt vệ sinh cá nhân,
giữ gìn vệ sinh môi trường làng xã... [3], [53]. Ngày 30/12/2008, Cục y tế Dự
phòng và Vệ sinh môi trường được thành lập, cho thấy vệ sinh môi trường là
một vấn đề cấp thiết của công tác y tế dự phòng trong giai đoạn hiện nay [40].
Việc không đảm bảo vệ sinh môi trường là nguyên nhân của nhiều bệnh
truyền nhiễm, trong đó bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính
gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi toàn quốc, làm cho khoảng 250.000
người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị
nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa [40]. Ở nhiều vùng nông thôn, vệ sinh
môi trường kém, chất thải người và gia súc chưa được xử lý hợp vệ sinh, tập
quán dùng phân tươi bón ruộng làm phát tán các mầm bệnh có trong phân
tươi ra môi trường xung quanh, gây những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
lên sức khoẻ con người, là nguyên nhân của các dịch bệnh đường tiêu hoá
nguy hiểm như tả, lỵ, thương hàn [7], [25]. Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
là huyện có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội tương đối phát triển, tuy nhiên
điều kiện sinh hoạt, thói quen và tập quán vệ sinh của người dân vẫn còn
nhiều vấn đề lạc hậu, chưa đảm bảo được yêu cầu hạn chế bệnh tật, bảo vệ
sức khoẻ. Vì vậy, chúng tôi xây dựng đề tài: "Thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường
của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của
người dân tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản:
1.1.1. Hành vi của con người với giáo dục sức khoẻ:
1.1.1.1. Khái niệm hành vi của con người:
Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của
nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Ví dụ các yếu tố
tác động đến hành vi của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếu
tố di truyền, văn hoá - xã hội, kinh tế - chính trị... Chẳng hạn hành vi thực
hiện các điều lệ về vệ sinh môi trường, hành vi tôn trọng pháp luật... Mỗi
hành vi của một con người là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nên
nó, đó là các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người đó
trong một tình huống hay trong một sự việc cụ thể nhất định nào đó [23].
1.1.1.2. Hành vi sức khoẻ:
Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các
yếu tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có
lợi hoặc có hại cho sức khỏe [23].
Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta có thể phân ra 3 loại hành vi sức
khoẻ như sau:
- Những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ:
Đó là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khoẻ của
con người. Ví dụ: Làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm cách xa nguồn nước sinh
hoạt, thực hiện ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công
cộng...
- Những hành vi không lành mạnh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Đó là những hành vi gây hại cho sức khoẻ. Ví dụ như: Ăn sống, uống
sống, phóng uế bừa bãi, không rửa tay trước khi ăn...
- Những hành vi trung gian:
Là những hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khoẻ hoặc
chưa xác định rõ. Ví dụ như đeo vòng bạc cho trẻ vào cổ hay cổ tay, cổ chân
cho trẻ em để kỵ gió. Với các loại hành vi này thì tốt nhất là không nên tác
động, trái lại có thể lợi dụng việc đeo vòng đó để hướng dẫn các bà mẹ theo
dõi sự tăng trưởng của con mình.
Giáo dục sức khoẻ nhằm tạo ra các hành vi sức khoẻ có lợi cho sức khoẻ
mà điều quan trọng nhất là tạo ra được các thói quen tốt, các hành vi lành
mạnh.
1.1.1.3. Hành vi môi trường.
Là những hành vi ảnh hưởng đến môi trường như phóng uế bừa bãi;
Dùng phân tươi để bón rau; Uống nước lã; Dùng nước sạch, sử dụng hố xí
hợp vệ sinh, giữ gìn nhà cửa, làng bản sạch sẽ...
1.1.1.4. Thành phần chủ yếu của hành vi.
Hành vi sức khoẻ của con người chủ yếu thể hiện ở các thành phần như
kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành. Muốn làm thay đổi hành vi sức khoẻ
của đối tượng giáo dục sức khoẻ thì truyền thông – giáo dục sức khoẻ phải tác
động vào các thành phần trên nhưng tuỳ từng mục tiêu cụ thể mà cần tác động
vào thành phần nào là chủ yếu. Trong các thành phần của truyền thông giáo
dục sức khỏe thì quá trình tác động làm thay đổi được thái độ của con người
đối với sức khoẻ là việc làm khó nhất.
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nói chung.
- Suy nghĩ và tình cảm. Với mỗi sự việc, vấn đề trong cuộc sống, mỗi người
chúng ta có thể có các suy nghĩ và tình cảm khác nhau. Những suy nghĩ và
tình cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
niệm về giá trị. Chính các kiến thức, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị
đã dẫn đến những quyết định của mỗi người thực hành hành vi này hay hành
vi khác [37].
- Kiến thức. Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá
trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu
được kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người
xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Từ đó
giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, có hành vi phù hợp
trước mỗi sự việc. Các kiến thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao
sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi
sức khỏe lành mạnh [36].
- Niềm tin. Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với các
kinh nghiệm thu được của cá nhân cũng như của nhóm hay cộng đồng trong
cuộc sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các
khía cạnh của đời sống. Những niềm tin là một phần của cách sống con người.
Niềm tin có thể chỉ ra những điều được mọi người chấp nhận và những điều
không được người ta chấp nhận. Niềm tin có sức mạnh, nó ảnh hưởng đến
thái độ và hành vi của con người [36].
- Thái độ. Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với
những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người
ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không
tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản.... Thái độ thường bắt
nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng
thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh [36].
- Giá trị. Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy nghĩ
và tình cảm của con người. Một tiêu chuẩn nào đó được một người coi là có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
giá trị với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Sức khỏe là một trong số
các giá trị quan trọng của mỗi người [36].
- Những người có ảnh hưởng quan trọng. Sống trong xã hội, mỗi người đều
có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Một trong các lý
do làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe không thành công là nó trực
tiếp nhằm vào các cá nhân mà do không chú ý đến ảnh hưởng của những
người khác. Thông thường những người có ảnh hưởng nhiều đối với chúng ta
là cha mẹ, ông bà, anh em, vợ chồng, thày cô giáo, bạn bè, người lãnh đạo,
đồng nghiệp, những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao, kỹ năng đặc
biệt [36].
- Nguồn lực. Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh
tật, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực.
Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực,
tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất
rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ nhưng vì thiếu các điều kiện nguồn lực
nên họ không thực hiện được hành vi mong muốn [36].
- Thời gian. Thời gian là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
hành vi của con người. Có những hành vi cần có thời gian để thực hành hoặc
để thay đổi [36].
- Nhân lực. Nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi sức khỏe của cộng
đồng. Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực thì việc tổ
chức các hoạt động lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ
dàng. Ví dụ như huy động nhân lực tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cải tạo
các nguồn cung cấp nước, xây dựng công trình vệ sinh công cộng... Các hoạt
động truyền thông giáo dục sức khỏe rất cần nguồn nhân lực từ cộng đồng
tham gia để tạo nên phong trào tác động đến thay đổi hành vi sức khỏe [54].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
- Tiền. Tiền cần thiết để thực hiện một số hành vi. Ở nông thôn nhiều người
thiếu tiền nên không xây dựng được các công trình vệ sinh [36].
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cơ sở vật chất trang thiết bị là các điều kiện
cần thiết hỗ trợ cho thay đổi một số hành vi sức khỏe [36].
- Yếu tố văn hóa. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người, các yếu tố
này có thể rất khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Văn hoá là
tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con
người thu được trong cuộc sống [64].
Như vậy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và vệ sinh
môi trường nói riêng như các hành động và hành vi thông thường chứ không
phải chỉ có thuốc men và các dịch vụ kỹ thuật y tế. Nghiên cứu đầy đủ các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người là cần thiết để tránh
những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về vệ sinh môi trường.
1.1.2.1. Khái niệm môi trường:
Theo nghĩa rộng: Là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
đến một vật thể hay một sự kiện [24].
Đối với con người: Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý,
hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh và ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển
của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,
bức xạ, nồng độ các chất hoá học có trong đất, nước, không khí, các vi sinh
vật....
Môi trường xã hội bao gồm các vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn
hoá, pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử, chính sách...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Ngày nay, môi trường hài hoà với sức khoẻ gắn liền với việc sử dụng
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo gắn chặt
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hoá [26].
1.1.2.2. Khái niệm về sức khoẻ:
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện
về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay
tật” [25].
Theo định nghĩa đó sức khoẻ bao gồm ba khía cạnh: Sức khoẻ về thân
thể, sức khoẻ về tinh thần, sức khoẻ về xã hội. Cả ba mặt này làm thành một
thể thống nhất tác động qua lại lẫn nhau không thể coi nhẹ một mặt nào. Một
tinh thần khoẻ mạnh chỉ có được trong một cơ thể khoẻ mạnh và trong một xã
hội lành mạnh. Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của
tình trạng môi trường.
1.2. Tình hình vệ sinh môi trƣờng hiện nay và các yếu tố ảnh hƣởng.
1.2.1. Tình hình vệ sinh môi trường.
Theo báo cáo của Bộ Y tế vào năm 2005, nước và hố xí không hợp vệ
sinh đứng thứ 10 về các yếu tố đóng góp vào gánh nặng bệnh tật trong các
nước đang phát triển như Việt Nam [9].
1.2.1.1. Về nguồn nước.
Nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt của con người là nhu cầu không
thể thiếu được. Đồng thời nước cũng là môi trường trung gian truyền bệnh
cho người đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá. Theo WHO và UNICEF: Nước
sạch là nước máy, giếng khoan, giếng khơi được bảo vệ, nước mưa, nước suối
được bảo vệ [9].
Theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam: nước máy, nước mưa, nước giếng
khoan, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong vòng 7 m từ nguồn
nước được coi là nước sạch. Theo qui định này thì hiện nay 80% dân số Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Nam đang ăn, uống bằng nguồn nước sạch. Tuy nhiên ở Việt Nam, nước
giếng khoan, nước máng lần, nước giếng khơi nếu sử dụng để ăn uống ngay
mà không qua xử lý sẽ không đảm bảo vệ sinh và không coi là nguồn nước
sạch được [3].
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ dùng nước máy để
nấu ăn (Trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ, xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ
dân dùng nước giếng khoan là 27,9%, giếng xây là 26,79%. Tuy nhiên tỷ lệ
hộ dùng các loại nước giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08%.
Tỷ lệ hộ dân dùng nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là
13,24% trong đó miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [60].
Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch
ở nước ta còn thấp, tỷ lệ chung vào năm 2002 khoảng 50%. Tỷ lệ hộ gia đình
dùng nước được coi là sạch bao gồm giếng khoan và nước máy còn rất thấp
(6,8% và 6,6%). Hơn một nửa (53,2%) số hộ gia đình điều tra sử dụng nước
giếng đào. Ở vùng duyên hải miền Trung, hầu hết (99,5%) số hộ cũng dùng
nguồn nước giếng đào cho ăn uống. Đa số (66,0%) các hộ gia đình ở đồng
bằng sông Cửu Long dùng nguồn nước từ sông kênh rạch, tỷ lệ chung ở 7
vùng sinh thái được điều tra dùng nguồn nước sạch là 15,5%. Nước từ các
nguồn trên đều là nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh
vật, có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử dụng
nguồn nước này [5], [10].
Ở khu vực miền núi phía Bắc, nguồn nước không chỉ ô nhiễm bởi chất
thải của con người mà còn chịu ảnh hưởng bởi các tệ chặt phá rừng bừa bãi.
Đa số các nguồn nước sử dụng không hợp vệ sinh. Ngoài nguồn nước giếng
còn sử dụng các nguồn nước khác như nước mỏ, nước khe, nước suối [26].
Qua một số nghiên cứu thấy tỉ lệ sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh ở khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
vực miền núi phía Bắc khá cao. Người H'Mông ở Cán Tỷ (Hà Giang): 100%,
Người Sán Dìu ở Nam Hoà (Đồng Hỷ - Thái Nguyên): 32,22% [26]. Một
nghiên cứu khác được tiến hành ở hai xã Chiềng Sinh và Tạ Bú (Sơn La) cho
thấy tỷ lệ giếng nước hợp vệ sinh rất thấp (13,9% và 0%) [17]. Nước dùng để
ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào dân tộc miền núi hầu hết không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do tệ phá rừng
đầu nguồn, do các chất thải của con người và súc vật... Trong khi đó ở một số
dân tộc vẫn còn tập quán sử dụng nước khe suối, nước sông... các nguồn nước
này đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bị ô nhiễm cả về mặt hoá học và vi sinh
vật. Đặc biệt, ở xã Cán Tỷ (Hà Giang) cho thấy 100% mẫu nước có vi sinh
vật [28].
1.2.1.2. Tình hình sử dụng hố xí.
Phân người và gia súc là yếu tố truyền nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh
nhiễm trùng, ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Sử dụng các hố
xí không hợp vệ sinh hoặc không có hố xí gây ô nhiễm môi trường tạo nguy
cơ mắc bệnh hệ tiêu hóa khác như lỵ trực khuẩn, thương hàn, viêm gan A,
giun sán,... các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và thiếu máu do thiếu
sắt, làm kém sự phát triển và tử vong ở trẻ em và làm giảm sức khỏe cho
người lớn cũng như cộng đồng dân cư. Người chết bởi những bệnh liên quan
đến tiêu chảy chủ yếu là trẻ em [11].
Theo định nghĩa quốc tế, hố xí hợp vệ sinh bao gồm hố xí nối với cống
thoát, có bể phốt, thấm dội nước, hố xí một ngăn hoặc hai ngăn. Còn hố xí
không hợp vệ sinh là xô được đổ hàng ngày, hố xí chung hoặc hố xí lộ thiên...
Theo định nghĩa này, tỷ lệ người thành thị ở nước ta có hố xí hợp vệ sinh
khoảng 80%. Còn ở nông thôn, tỷ lệ người sử dụng hố xí hợp vệ sinh rất thấp
[13].Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
của Tổng cục thống kê thì cả nước có 16,91% số hộ dùng hố xí tự hoại, 5,77%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
dùng hố xí thấm dội nước, 22,6% sử dụng hố xí 2 ngăn, 1,68% dùng hố xí
chìm có ống thông hơi, 41,81% dùng hố xí khác và 11,18% số hộ không có
hố xí. Trong đó khu vực các khu vực đồng bằng sông Cửu Long có số hố xí
không hợp vệ sinh và không có hố xí cao nhất (81,58%), Khu vực Tây Bắc có
tới 58,65 số hộ có hố xí không hợp vệ sinh và 27,18 số hộ không có hố xí,
tiếp đến là khu vực Tây Nguyên tương ứng là 45,58 và 30%, khu vực Đông
Bắc: 40,28 và 14,56% [31].
Như vậy, ở nước ta vấn đề hố xí hợp vệ sinh còn chưa tốt. Hoạt động vệ
sinh môi trường chưa được chú ý nhất là ở vùng nông thôn. Nguy cơ môi
trường bị ô nhiễm do phân người khá cao. Số hộ gia đình có hố xí được xem
là hợp vệ sinh gồm hố xí dội nước và 2 ngăn chiếm một tỷ lệ rất thấp (5,3%
và 9,6%). Nơi có tỷ lệ loại hố xí này cao nhất ở đồng bằng sông Hồng (36,9%
và 48%), thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (7,0% và 2,4%). Loại hố xí
thùng, một ngăn rất phổ biến ở các vùng với tỷ lệ chung 40,6%, cao nhất ở
vùng Bắc Trung Bộ (68,3%) và thấp nhất ở duyên hải miền Trung (13,0%). ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hố xí thường gặp là cầu ao cá chiếm tỷ lệ
46,4%. Có tới 1/5 tổng số hộ gia đình (19,2%) không có hố xí tỷ lệ này, cao
nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (42,9%), thấp nhất ở vùng Nam Bộ (2,8%)
[5], [6]. Việc tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh thấp là nguy cơ tiềm tàng lây lan thành
dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm trong cộng đồng dân cư.
Tình hình vệ sinh môi trường ở miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội. Kinh tế còn nghèo nàn, văn hoá -
xã hội chưa phát triển nên sức khoẻ của con người chưa được quan tâm. Vệ
sinh môi trường ở khu vực này còn là hậu quả của những phong tục tập quán
lạc hậu, môi trường bị ô nhiễm nặng chủ yếu do chất thải của người và gia súc
không được xử lý hợp vệ sinh. Đa số đã xây dựng hố xí song phần lớn là hố xí
tạm, hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [17]. Điều tra 214 hộ gia đình ở huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ hộ gia đình không có hố xí là
25,52%, tỷ lệ hố xí không vệ sinh là 72,28% [34]. Một số vùng vẫn còn tập
quán phóng uế bừa bãi như người H'Mông ở một số bản vùng sâu huyện
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là 100% [16], [17].
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh
môi trường.
1.2.2.1. Phong tục, tập quán, thói quen của các tộc người.
Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo kết quả tổng điều tra dân
số toàn quốc 1999, cả nước có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong
tục, tập quán riêng, trong đó có những phong tục, tập quán ảnh hưởng đến sức
khoẻ [17], [32]. Ví dụ người dân nuôi gia súc ở gầm nhà sàn và gần nhà, sử
dụng nước sông, nước suối hoặc nước khe trong sinh hoạt và ăn uống, ít tắm
giặt, không sử dụng hố xí [21]. Những phong tục, tập quán, thói quen trên rất
chung và phổ biến, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ của cộng
đồng. Tập quán nuôi gia súc dưới gầm sàn hoặc ở gần nhà, không sử dụng hố
xí, dùng phân tươi để bón ruộng và hoa màu. Phân súc vật, phân người, không
được thu gom và xử lý tốt, vẫn thải ra ngoài môi trường, trôi theo nước mưa
và gây ô nhiễm các nguồn nước [25]. Nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm
nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của người dân miền núi phía Bắc là do tập
quán thả rông gia súc, chất thải (phân) không được xử lý. Cần thay đổi, cải
thiện tập quán, thói quen vệ sinh của người dân là một trong những vấn đề
quan trọng và cấp bách nhất hiện nay. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự
tham gia của cộng đồng, sự kết hợp giữa các hoạt động khác nhau của các
đoàn thể xã hội mà công tác giáo dục và truyền thông có một vai trò và ý
nghĩa to lớn [23], [24].
1.2.2.2. Điều kiện về địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội tại khu vực sống của
người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Kinh tế của các tỉnh của khu vực miền núi nói chung còn ở mức thấp,
nền kinh tế vẫn còn mang tính tự túc, tự cấp, năng suất lao động xã hội chưa
cao. Thu nhập bình quân hàng năm khoảng 150 đến 300 kg thóc/người, mặc
dù nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo trong 10 năm qua đã cải thiện rõ
rệt đời sống của đại bộ phận dân cư: Năm 2000 GDP bình quân đạt 400
USD/người, lương thực bình quân quy thóc đạt 455 kg/người. Số hộ nghèo ở
khu vực này vẫn chiếm một tỷ lệ cao (hộ dân tộc Tày: 6,9%, Sán Dìu:
13,55%, Mông: 42,19%, Thái: 6,45%, Giáy: 21,6%, Mường: 14,47%), tỷ lệ
hộ ở nhà tạm (Tày: 17,48%, Sán Dìu: 30,12%, Mông: 92,97%, Giáy: 35,6%)
[17]. Đồng thời, văn hoá xã hội ở khu vực này cũng chậm phát triển. Trình độ
học vấn của người dân còn ở mức thấp: trên 50,9% tiểu học, từ cấp trung học
cơ sở trở lên chỉ có 47,1%, tỷ lệ mù chữ còn cao, vẫn còn nhiều xã, xóm bản
chưa có điện lưới quốc gia. Họ thường phải vật lộn với cuộc sống khắc
nghiệt, với mưu sinh hàng ngày, nên không đầu tư cho bảo vệ môi trường ở
mức cần thiết. Thực trạng trên rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi
những hành vi lành mạnh về sức khoẻ môi trường...[22], [24].
1.2.2.3. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể về vệ sinh môi trường.
Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh
môi trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, năng cao kiến
thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Tuy
nhiên vì nhiều lý do mà các chương trình vệ sinh môi trường chưa đạt hiệu
quả mong muốn.
1.2.3. Chính sách của Quốc tế và của Đảng, Nhà nước ta về vệ sinh môi
trường:
1.2.3.1 Chính sách của Quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố lấy thập niên
1981-1990 làm thập niên cấp nước và vệ sinh Quốc tế. Năm 1992, Liên Hiệp
Quốc cũng đã chính thức chọn ngày 22 tháng 3 hàng năm là Ngày quốc tế về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nước nhắc nhở mọi người quan tâm hơn về nguồn nước [40]. Từ năm 1982
với sự tài trợ của tổ chức UNICEF, dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
bắt đầu được triển khai. Từ năm 1996 đến 2000 UNICEF điều chỉnh mục tiêu
chiến lược, kết hợp việc cung cấp nước sạch với giáo dục vệ sinh cơ bản; từ
năm 1999 dự án đã thu hẹp tập trung vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
về nước sinh hoạt và các xã đặc biệt khó khăn của 37 tỉnh, thành phố. Tính
đến năm 2003, UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng trên 200.000 điểm cấp
nước, cung cấp nước sạch sử dụng trong sinh hoạt cho trên 20 triệu người dân
nông thôn. Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong tiếp
cận, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh môi trường [42].
1.2.3.2. Chính sách của Việt Nam:
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nói
chung và nước sạch vệ sinh môi trường nói riêng. Hàng loạt các chủ trương
chính sách đã được ban hành thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
đối với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường [3], [41].
Chính phủ ban hành Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết
định số 124/1999/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn Thủ
tướng 2006 - 2010 trong đó đã xác định cụ thể mục tiêu, phương châm và
nguyên tắc cũng như các giải pháp thực hiện cơ bản [41].
Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố vệ sinh môi
trường đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá đúng thực
trạng hành vi của người dân trong việc vệ sinh môi trường cũng như kiến
thức, thái độ, thực hành của người dân, các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
pháp trước mắt cũng như lâu dài. Việc thực hiện nghiên cứu hành vi của
người dân về vệ sinh môi trường sẽ giúp xỏc định cỏc yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi vệ sinh mụi trường của người dõn, cho thấy các yếu tố hành vi trong
việc vệ sinh môi trường sống sẽ ảnh hưởng ra sao đến khả năng ngăn ngừa
bệnh tật lây lan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
- Chủ hộ trong các hộ gia đình.
- Một số tài liệu thứ cấp như: hồ sơ, báo cáo, sổ sách lưu trữ về phòng
chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm ở các trạm y tế.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Huyện Phổ Yên nằm phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Gồm 15 xã và 3 thị
trấn. Người dân trên địa bàn huyện chủ yếu làm nông nghiệp, kinh tế tương
đối phát triển, còn tập quán sử dụng phân tươi bón ruộng.
2.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang trong dịch tễ học mô tả để
nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:
2.4.2.1. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức
n = Z
2
1- / 2 x pq/ d
2
- Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần thiết;
sai số d: là tỷ lệ ước định = 0,05
q = 1 – p = 0,5
Z1- /2 là hệ số tin cậy = 1,96
0,5 x 0,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
n = 1,96
2
x 384 (người)
0,05
2
Chúng tôi làm tròn số nghiên cứu là N = 400 người.
2.4.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu:
- Chọn huyện chủ đích: chọn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là chọn chủ
đích.
Trên địa bàn huyện còn nhiều vấn đề cần truyền thông như tập quán sử
dụng phân tươi bón ruộng, nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để như
việc sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên
+ Chọn xã: Ta chọn 50% số xã. Dùng phương pháp bốc thăm ngẫu
nhiên.
+ Mỗi xã chọn ngẫu nhiên khoảng 50% số xóm (= 10 xóm/xã), dùng
phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên.
+ Chọn hộ gia đình: Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình.
+ Mỗi hộ gia đình: Chọn 1 người (chủ hộ).
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu:
2.4.3.1. Chỉ số về tình hình kinh tế văn hoá xã hội của các hộ gia đình điều
tra:
* Hộ nghèo: Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -
2010:
Chuẩn này được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong
hộ cho từng khu vực cụ thể như sau:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Như vậy các xã ở huyện Phổ Yên thuộc khu vực nông thôn, chuẩn
nghèo sẽ là hộ có thu nhập dưới 200.000 đồng/người/tháng.
* Hộ có phương tiện truyền thông: Là những hộ gia đình có đài, tivi.
* Chỉ số về trình độ học vấn:
- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết.
- Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết 4/10 hoặc 5/12.
- Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.
- Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp
9/12 trở lên.
2.4.3.2. Nhóm các chỉ số về vệ sinh môi trường:
* Nước giếng vệ sinh: Giếng xây cách chuồng gia súc, hố xí 10 m, đường
kính 0,8 - 2 m, sâu 5 m, bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất 0,8 m, sân
giếng rộng 1, có rãnh thoát nước, có giá để treo gầu. Thực hiện đánh giá
chất lượng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chí của giai đoạn I theo quyết
định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế: Nước sinh hoạt hợp
vệ sinh là nước giếng, nước mưa, nước ao, hồ được bảo vệ không bị ô nhiễm
(có nắp đậy, có bờ che chắn). Nước này dùng cho tắm rửa là chính; nếu dùng
cho ăn uống thì phải lắng, lọc, khử trùng và đun sôi. Đánh giá nguồn nước
nhìn bằng mắt thường: nước trong, không màu, không mùi, vị, không có
mạch ngang thấm vào.
* Hố xí hợp vệ sinh: là hố xí đảm bảo diệt trừ mầm bệnh không để cho mầm
bệnh phát tán ra ngoài môi trường để không làm ô nhiễm đất, nước bề mặt,
nước ngầm, không có mùi hôi thối, không có ruồi nhặng, không thu hút côn
trùng và gia súc. Nếu là hố xí 2 ngăn: sạch, không mùi hôi, không ruồi, ủ kín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
đủ 2 tháng, có mái che, có cửa, có rãnh nước tiểu. Nếu là hố xí thấm hay tự
hoại: Sạch, không hôi, đủ nước dội, không có ruồi.
2.4.3.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về phòng chống
dịch:
Dựa trên KAP về biểu hiện của bệnh, xử trí bệnh và phòng bệnh.
Cách phân mức độ KAP trong nghiên cứu dựa vào kết quả cho điểm
theo KAP. Để việc cho điểm được chính xác, chúng tôi phân ra làm 3 loại
biến đó là biến kiến thức (K), biến thái độ (A) và biến thực hành (P) cho mỗi
vấn đễ cần nghiên cứu. Mỗi biến được tính tổng là 10 điểm, số điểm này sẽ
được chia ra trong các câu một cách phù hợp. Phân mức độ như sau:
Số điểm đạt được từ 7 - 10 điểm: Xếp loại tốt.
Số điểm đạt được từ 5 đến 6 điểm: Xếp loại trung bình.
Số điểm đạt được < 5 điểm: Xếp loại yếu.
2.4.4. Phương pháp điều tra:
Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp với đối tượng điều tra tại
các hộ gia đình. Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn (có phụ lục kèm
theo).
2.4.5. Cán bộ điều tra:
Được tập huấn và hướng dẫn cách điều tra kỹ, hạn chế tối đa sai số.
2.4.6. Phương pháp khống chế sai số:
- Thiết kế các phiếu điều tra: Phiếu được nhóm nghiên cứu thiết kế
theo yêu cầu của chuyên đề. Phiếu xây dựng xong tiến hành điều tra thử
nghiệm sau đó chỉnh lý lại trước khi chế bản thành phiếu chính thức.
- Đội ngũ điều tra viên và giám sát viên được tập huấn nội dung điều
tra kỹ, thống nhất trước khi tiến hành thực hiện.
- Ghi chép đầy đủ thông tin trong phiếu.
- Các số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
- Các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm tra và xác nhận.
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm EPI-INFO 6.04.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu tại cộng đồng nhằm mục đích tìm hiểu kiến
thức, thái độ của người dân đối hành vi về vệ sinh môi trường, quá trình
nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, mang lợi ích cho
cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình chung tại các địa điểm điều tra:
Bảng 3.1.
Phân bố đối tƣợng điều tra theo lứa tuổi và giới:
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng
SL % SL % SL %
< 20 0 0 0 0 0 0
20-29 13 65 7 35 20 4,8
30-39 99 79,2 26 20,8 125 30,1
40-49 115 79,9 29 20,1 144 34,7
50-59 65 78,3 18 21,7 83 20,0
>60 33 76,7 10 23,3 43 10,4
Tổng cộng 325 78,3 90 21,7 415 100
Chủ hộ Nam: 78,3%
Chủ hộ Nữ: 21,7%
Biểu 3.1. Phân bố đối tƣợng điều tra theo giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Nhận xét: Qua bảng 3.1 và biểu 3.1, chúng tôi nhận thấy chủ hộ gia đình
trong số các hộ điều tra chiếm đa số ở nhóm tuổi từ 30 đến 50 (chiếm 64,8%
tổng số), trong đó tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm đa số (78,3%).
Bảng 3.2.
Phân bố đối tƣợng điều tra theo dân tộc.
Kết quả
Dân tộc
Số lượng %
Kinh 409 98,6
Các dân tộc khác 6 1,4
Dân tộc Kinh: 98,6%
Các dân tộc khác: 1,4%
Biểu 3.2. Phân bố dân tộc của các chủ hộ.
Nhận xét:
Qua bảng 3.2 và biểu 3.2 chúng tôi nhận thấy dân tộc Kinh chiếm đại đa
số (98,6%) tại địa điểm điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Bảng 3.3.
Phân bố đối tƣợng điều tra theo nghề nghiệp:
Kết quả
Nghề nghiệp
Số lượng %
Làm ruộng 331 79,8
CBCNV 34 8,2
Hưu trí 14 3,4
Buôn bán 2 0,5
Nội trợ 3 0,7
Khác 31 7,5
Làm ruộng: 79,8%
CBVC: 8,2%
Hưu trí: 3,4
Khác: 8,7%
Biểu 3.3. So sánh về nghề nghiệp của chủ hộ điều tra.
Nhận xét:
Qua bảng 3.3 và biểu 3.3 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người làm ruộng trong
nghiên cứu này là 79,8%, chiếm đa số so với các thành phần khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Bảng 3.4.
Phân bố đối tƣợng điều tra theo trình độ học vấn:
Kết quả
TĐHV
Số lượng %
Mù chữ 6 1,4
Biết đọc, biết viết 2 0,5
Tiểu học 38 9,2
Trung học cơ sở 253 61,0
Trung học PT trở lên 116 28,0
Mù chữ: 1,4%
Biết đọc, viết: 0,5%
Tiểu học: 9,2%
Từ THCS trở lên: 89%
Biểu 3.4. Trình độ học vấn của đối tƣợng điều tra.
Nhận xét :
Qua bảng 3.4 và biểu 3.4, chúng tôi nhận thấy thấy số đối tượng có trình
độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên chiếm đa số trong nghiên cứu (89%), và
vẫn còn thiểu số chủ hộ gia đình mù chữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Bảng 3.5.
Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo điều kiện sống:
Kết quả
Điều kiện sống
Số lượng %
Nghèo 71 17,1
Có xe đạp 62 14,9
Có xe máy 353 85,1
Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế ≤ 4 km 415 100
Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế ≥ 4 km 0 0
Đủ ăn: 82,8%
Nghèo: 17,2%
Biểu 3.5. Tình hình kinh tế của các hộ điều tra.
Nhận xét:
Qua bảng 3.5 và biểu 3.5, chúng tôi nhận thấy số hộ nghèo trong quần thể
nghiên cứu còn cao, chiếm 17,2% và các hộ dân đều không gặp khó khăn về
địa lý khi tiếp cận với chăm sóc y tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Bảng 3.6.
Nguồn truyền thông tại các hộ gia đình.
Kết quả
Nguồn
truyền thông
Số lượng Tỷ lệ %
Đài 231 55,6
Vô tuyến 349 84
Báo chí 104 25
Loa truyền thanh 366 88,1
CBYT 347 83,6
Phương tiện khác 6 0,01
Tổng
55.6
84
25
88
83.6
0
10
20
30
0
50
60
70
80
90
KAP
Tỷ lệ %
Đài: 55,6%
Vô tuyến: 84%
Báo chí: 25%
Loa truyền thanh:
88,1%
Cán bộ y tế: 83,6%
Biểu 3.6. Kết quả điều tra về nguồn truyền thông tại hộ dân.
Nhận xét:
Qua bảng 3.6 và biểu 3.6, chúng tôi nhận thấy hầu hết các hộ dân được
điều tra đều đã có ti vi (84%) và hơn một nửa (55,6%) hộ có đài, hệ thống loa
truyền thanh 88,1%, tuy nhiên tỷ lệ người dân được biết thông tin về y tế qua
báo chí là thấp (25%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành vệ sinh môi trƣờng của
ngƣời dân.
Bảng 3.7.
Kết quả điều tra của ngƣời dân về nguồn nƣớc.
Các chỉ số n %
Số người kể được tên các loại nguồn nước 415 100
Số người kể được tên các loại nguồn nước sạch 318 76,6
Số người kể được đúng tên từ hai bệnh do việc
sử dụng nguồn nước không sạch gây ra trở lên
138 33,2
Số người dân cho rằng cần có nguồn nước vệ
sinh
407 98
Số người đang sử dụng nước giếng khoan và
nước máy
213 51,3
Số hộ có nguồn nước được đánh giá là sạch 342 82,4
Số hộ không có nguồn nước sạch 73 17,6
Số hộ có hố xử lý nước thải 193 46,5
Số hộ không thực hiện việc làm bảo vệ nguồn
nước
225 54,3
Nhận xét:
Bảng 3.9 cho chúng tôi thấy số người kể tên được nguồn nước sạch khá
cao, 76,6% người dân kể tên được một nguồn nước sạch. 33,2% số người kể
được từ hai bệnh trở lên có nguyên nhân do sử dụng nguồn nước không sạch
gây ra. Người dân có thái độ tích cực đối với việc sử dụng nước sạch, có 98%
số người được hỏi cho rằng cần có nguồn nước vệ sinh. Số hộ không có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
nguồn nước sạch thấp (17,6%), số hộ không thực hiện các việc làm thiết thực
để bảo vệ nguồn nước cao rất cao (54,3%).
Bảng 3.8.
Kiến thức, thái độ, thực hành (K.A.P) của ngƣời dân về nguồn nƣớc.
KAP về nguồn
nƣớc
Tốt Trung bình Kém
n % n % n %
Kiến thức 47 11,3 101 24,3 267 64,3
Thái độ 159 38,3 245 59 11 2,7
Thực hành 90 21,7 205 49,4 120 28,9
11.3
38.3
21.7
0
10
20
30
40
KAP
Tỷ lệ %
Kiến thức tốt
Thái độ tốt
Thực hành tốt
Biểu đồ 3.7. KAP của ngƣời dân về nguồn nƣớc.
Nhận xét:
Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.8, chúng tôi nhận thấy kết quả trên cho
chúng tôi thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
rất thấp: Tỷ lệ số người có kiến thức tốt mới đạt 11,3%, thái độ tốt chiếm tỷ lệ
khá hơn 38,3%, và thực hành tốt mới chỉ chiếm 21,7%.
Bảng 3.9.
Kết quả điều tra về quản lý phân.
Các chỉ số n %
Số người kể được tên các loại hố xí hợp vệ sinh 363 87,4
Số người cho rằng khoảng cách từ hố xí tới nguồn
nước cần >20m
301 72,5
Số người kể được đúng tên ít nhất một bệnh do việc
sử dụng hố xí không hợp vệ sinh gây ra
396 95,4
Số người kể được từ 2 bệnh trở lên do việc sử dụng hố
xí không hợp vệ sinh gây ra
86 18,1
Số người không kể được bệnh do việc sử dụng hố xí
không hợp vệ sinh gây ra
17 4,1
Số hộ có hố xí 405 97,5
Số hộ có hố xí hợp vệ sinh 309 74,4
Số hộ phóng uế bừa bãi (Không có hố xí) 10 0,02
Số hộ dùng phân người và gia súc để bón ruộng và
hoa màu
367 88,4
Số hộ dùng phân tươi bón ruộng (không ủ) 18 4,3
Nhận xét:
Bảng 3.11. cho chúng tôi thấy số hộ có hố xí chiếm tỷ lệ khá cao trong
tổng số hộ điều tra (97,5%). Trong số các hộ có hố xí, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh
cũng chiếm tỷ lệ khá (74,4%). Số người không kể tên được các hố xí hợp vệ
sinh cao: 87,4%. Có 95,4% số người dân kể tên được các bệnh do sử dụng hố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
xí không hợp vệ sinh gây ra và chỉ có 4,3% số hộ còn dùng phân tươi để bón
ruộng.
Bảng 3.10.
K.A.P của ngƣời dân về quản lý phân.
KAP về quản lý
phân
Tốt Trung bình Kém
n % n % n %
Kiến thức 5 1.2 107 25 303 73
Thái độ 148 35.7 240 57.8 27 6.5
Thực hành 38 9.2 264 63.6 113 27.2
1.2
35.7
9.2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
KAP
Tỷ lệ %
Kiến thức tốt
Thái độ tốt
Thực hành tốt
Biểu đồ 3.8. KAP của ngƣời dân về quản lý phân.
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Qua bảng 3.12 và biểu 3.9 chúng tôi nhận thấy số người dân có kiến thức
tốt về quản lý phân chiếm tỷ lệ thấp 1,2 %, tỷ lệ thái độ tốt được nhiều hơn
35,7%, tỷ lệ thực hành tốt thấp 9,2%.
Bảng 3.11.
K.A.P của ngƣời dân về chuồng gia súc.
K.A.P về chuồng
gia súc
Tốt Trung bình Kém
n % n % n %
Kiến thức 161 38.8 182 43.9 72 17.3
Thái độ 340 81.9 57 13.7 18 4.3
Thực hành 164 39.5 170 41.0 81 19.5
38.8
81.9
39.5
0
20
40
60
80
100
KAP
Tỷ l %
Kiến thức tốt
Thái độ tốt
Thực hành tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Biểu đồ 3.9. K.A.P của ngƣời dân về chuồng gia súc.
Nhận xét:
Tổng hợp kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về chăn, thả, xây
dựng chuồng gia súc chúng tôi thấy: Kiến thức tốt của người dân về vấn đề
này còn thấp, mới chỉ đạt 38,8%. Thái độ của người dân tốt hơn, tuy nhiên
thực hành tốt của người dân cũng còn thấp, chỉ có 39,5%.
Bảng 3.12.
K.A.P của ngƣời dân về vệ sinh môi trƣờng.
K.A.P về vệ sinh
môi trƣờng
Tốt Trung bình Kém
n % n % n %
Kiến thức 14 3,4 212 51,1 189 45,5
Thái độ 143 34,5 259 62,4 13 3,1
Thực hành 52 12,5 268 64,6 95 22,9
3.4
34.5
12.5
0
5
10
15
0
25
30
35
KAP
Tỷ lệ
Kiến thức tốt
Thái độ tốt
Thực hành tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Biểu đồ 3.10. KAP của ngƣời dân về vệ sinh môi trƣờng.
Nhận xét:
Kiến thức tổng hợp chung về vệ sinh môi trường của người dân còn rất
thấp mới đạt 3,4%. Kết quả về thái độ tốt và thực hành tốt về vệ sinh môi
trường cũng còn rất thấp (34,5% và 12,5%) .
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời
dân ở các điểm điều tra
Bảng 3.13.
Mối liên quan giữa tình hình kinh tế với thực hành vệ sinh môi trƣờng
của ngƣời dân
Thực hành
Kinh Tế
Tốt Kém 2, p
n % n %
Đủ ăn 51 14,8 51 14,8
2 = 31,18, p < 0,05
Nghèo 1 1,4 44 61,9
Tổng cộng 52 16,2 95 76,7
Nhận xét:
Bảng 3.15 trên cho chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng đói
nghèo với thực hành vệ sinh môi trường của người dân, với p<0,05 chứng tỏ
người dân ở các hộ gia đình đủ ăn có thực hành về VSMT tốt hơn người dân
trong các hộ gia đình nghèo đói.
Bảng 3.14.
Mối liên quan giữa phƣơng tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi
trƣờng của ngƣời dân
Thực hành Tốt Kém 2, p
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
PTTT n % n %
Có PTTT 50 14,3 64 18,3
2 = 15,99, p < 0,05 Không có PTTT 2 3,03 31 46,9
Tổng cộng 52 17,3 95 65,2
Nhận xét:
Qua bảng 3.16 chúng tôi thấy: Với p<0,05, có mối liên quan giữa thực
hành của người dân về vệ sinh môi trường với tình trạng có hay không có
phương tiện truyền thông. Ở nhóm có phương tiện truyền thông mức độ thực
hành về vệ sinh môi trường là tốt hơn nhóm không có phương tiện truyền
thông.
Bảng 3.15.
Mối liên quan giữa trình độ học vấn của ngƣời dân với thực hành về vệ
sinh môi trƣờng
Thực hành
TĐVH
Tốt Kém 2, p
n % n %
Từ THCS trở
lên
52 14,1 80 21,7
2 = 9,14, p < 0,05
Tiểu học 0 0 15 39,4
Mù chữ, BĐBV 0 0 0 0
Tổng cộng 52 14,1 95 61,1
Nhận xét:
Qua bảng trên chúng tôi thấy: Với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan
giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường.
Nhóm có học vấn cao hơn thì thực hành về vệ sinh môi trường tốt hơn.
Bảng 3.16.
Mối liên quan giữa lứa tuổi của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi
trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Thực hành
Lứa tuổi
Tốt Kém 2, p
n % n %
Tuổi: 0,05 (1)
2 =1,53 , p > 0,05 (2) 30-49 31 7,4 62 14,9
50 17 4 29 6,9
Tổng cộng 52 12,5 95 22,8
Chú thích:
(1) So sánh giữa lứa tuổi 30-49 và lứa tuổi <30.
(2) So sánh giữa lứa tuổi >50 và lứa tuổi <30.
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu với p>0,05 không cho thấy có mối liên quan giữa tuổi
với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường.
Bảng 3.17.
Mối liên quan giữa giới của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi
trƣờng.
Thực hành
Giới
Tốt Kém 2, p
n % n %
Nam 45 10,8 76 18,3
2 =0,99 , p > 0,05
Nữ 7 1,6 19 4,5
Tổng cộng 52 12,5 95 22,8
Nhận xét:
Nghiên cứu cũng không cho thấy có mối liên quan giũa giới với thực
hành của người dân về vệ sinh môi trường, với p>0,05 chứng tỏ thực hành về
vệ sinh môi trường ở cả hai giới là như nhau.
Bảng 3.18.
Mối liên quan giữa kiến thức của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh
môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Thực hành
Kiến thức
Tốt Kém 2, p
n % n %
Tốt 0 0 0 0
Yêú 25 6,0 64 15,4
Tổng cộng 25 6,0 64 15,4
Nhận xét:
Qua bảng trên, chúng tôi thấy người dân có kiến thức tốt về vệ sinh môi
trường tất cả đều thực hành ở mức độ trung bình, nhưng rõ ràng những người
có kiến thức yếu kém thì tỷ lệ thực hành kém cao hơn thực hành tốt nhiều lần
(15,4% so với 6,0% thực hành tốt).
Bảng 3.19.
Mối liên quan giữa thái độ của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi
trƣờng.
Thực hành
Thái độ
Tốt Kém 2, p
n % n %
Tốt 22 14,6 3 0,7
2 =23,69 ,
p < 0,05
Yếu 0 0 10 2,4
Tổng cộng 22 14,6 13 3,1
Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy, với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa thái
độ về vệ sinh môi truờng của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi
trường của họ. Thái độ càng tốt thì tỷ lệ thực hành tốt càng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng kinh tế, văn hoá, xã hội ở các điểm điều tra:
Phổ Yên là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích
toàn huyện là 257km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 14,5 – 15
ngàn ha, đất lâm nghiệp 8,5 ngàn ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm 15
xó và 3 thị trấn; dõn số trờn 137 ngàn người. Huyện Phổ Yên là huyện có
kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên.
Những năm gần đây, huyện đang chuyển đổi mạnh về mặt kinh tế, tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 17,5%, cơ cấu kinh tế đang chuyển dần sang công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng, củng cố cả về cơ
sở vật chất và chất lượng. Các chương trình truyền thông dân số, kế hoạch
hóa gia đình và chăm sóc trẻ em được tổ chức thực hiện tốt. Công tác xây
dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được đẩy mạnh; Đến nay huyện có 5 trạm xá
xã đạt chuẩn quốc gia. Các xã đều có mạng điện lưới quốc gia, hầu như 100%
số hộ có điện sử dụng, hầu hết số xã có đường nhựa tới trung tâm, kinh tế văn
hoá xã hội tương đối phát triển. Huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học. [1].
Kinh tế của người dân chủ yếu là nông nghiệp, theo kết quả điều tra của
chúng tôi, tỷ lệ hộ làm ruộng ở các xã chiếm 79,8%. Vẫn còn nhiều hộ nghèo,
theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hộ nghèo là 17,1%, và vẫn còn 14,9% số
hộ chưa có xe máy. Tuy nhiên tỷ lệ này không cao so với tỷ lệ đói nghèo của
tỉnh và tỷ lệ đói nghèo của khu vực theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản toàn quốc năm 2006 [67]. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với
kết quả nghiên cứu của Khổng Thị Mai tại 9 tỉnh phía bắc và Tây Nguyên
(68,9%) [48], và cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Lê
Thị Ánh Nguyệt tại hai xã Tân Long và Văn Lăng huyện Đồng Hỷ (49,1 và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
47,7%) vào năm 2003 [46], thấp hơn nghiên cứu của Dương Xuân Hùng tại
hai xã Hợp Tiến và Cây Thị năm 2008 [39]. Tỷ lệ này gần tương đương khi
so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại xã La Hiên huyện Võ Nhai
(19,9%) [47]. Tuy nhiên so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh
thì có thể tỷ lệ hộ nghèo của nghiên cứu chúng tôi còn ở mức thấp hơn nữa do
hiện nay cách tính tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn mới khác với chuẩn cũ trước kia
(Chuẩn cũ đối với hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn, miền núi có thu nhập
trung bình dưới 120.000 đồng/ người/tháng là hộ nghèo, hiện nay theo quyết
định 170 năm 2005 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì hộ nghèo ở
khu vực này được tính có mức thu nhập bình quân đầu người dưới
200.000đ/người/tháng). Tỷ lệ đói nghèo thấp hơn có ảnh hưởng tích cực đến
phát triển văn hóa, xã hội và làm cho vấn đề thực hành vệ sinh môi trường
chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Trình độ học vấn của các đối tượng điều tra: Chúng tôi thấy qua kết quả
nghiên cứu trình độ học vấn của các đối tượng điều tra nhìn chung là tốt. Hầu
hết các chủ hộ (89%) có học vấn từ THCS trở lên. Tỷ lệ chủ hộ mù chữ chỉ
chiếm 1,4% và biết đọc, biết viết là 0,5%, tỷ lệ chủ hộ có trình độ tiểu học
cũng khá thấp (9,2%%). Như vậy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ học vấn từ tiểu học
trở xuống chỉ chiếm 11,1%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều nghiên cứu của Đàm
Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long của huyện
Đồng Hỷ [34], thấp hơn nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt [52], cũng như thấp
hơn nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung và cộng sự tại 9
tỉnh miền núi và Tây Nguyên [32], và thấp hơn nghiên cứu của Dương Xuân
Hùng hai xã đặc biệt khó khăn Cây Thị và Hợp Tiến của huyện Đồng Hỷ
[39]. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng
đến khả năng tiếp cận đến các kiến thức nói chung trong đó có kiến thức về vệ
sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ số hộ có các phương
tiện nghe nhìn tương đối cao, có tới 84% số hộ có vô tuyến, 55,6% số hộ có
đài phát thanh. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và
cộng sự [34] tại Tân Long và Văn Lăng (50% và 55%) năm 2003 và bằng tỷ
lệ chung toàn quốc tại thời điểm năm 2006 [63]. Tỷ lệ phương tiện truyền
thông cao liên quan mật thiết đến thực trạng kinh tế và tình hình đói nghèo tại
hai xã điều tra. Về mặt chăm lo của xã hội: Hiện nay hệ thống loa công cộng
đã đến được hầu hết số thôn bản trong cả hai xã, quá trình điều tra cho thấy
88,1% người dân cho rằng đây là một nguồn thông tin về sức khoẻ. Tuy
nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ người dân tiếp cận với kiến thức y
tế và sức khoẻ chưa cao, chỉ 25%. Vì báo chí có khả năng cập nhật sâu và đầy
đủ thông tin hơn truyền hình, phát thanh nên cũng ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận với chủ trương chính sách của Đảngvà Nhà nước về vệ sinh môi
trường nói riêng cũng như việc nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe của
người dân nói chung.
Về dân tộc: Tỷ lệ dân tộc trong đối tượng điều tra tập trung chủ yếu là
người Kinh (98,6%), Còn lại tỷ lệ chủ hộ dân tộc khác rất ít. Kết quả này có
sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt tại xã Văn Lăng và
Tân Long (Văn Lăng: 20,6% và 26,1%; Tân Long: 54% và 26%) [52], và có
sự khác biệt về thành phần dân tộc với nghiên cứu của Dương Xuân Hùng tại
hai xã Hợp Tiến và Cây Thị năm 2008 [39], cũng khác với nghiên cứu của Võ
Thị Mai ở Ôn Lương huyện Phú Lương cho kết quả thành phần dân tộc của
chủ hộ chủ yếu là dân tộc Tày (77,1%) và dân tộc Kinh: 20,5% [49]. Tỷ lệ
này cũng có sự khác biệt với nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai tại 9 tỉnh
miền núi phía bắc và Tây nguyên: Dân tộc Dao chiếm 16,2% [48]. Kết quả
chung tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản toàn quốc cho tỷ lệ
thành phần dân tộc chủ hộ như sau: Chủ hộ là dân tộc Kinh: 85%; Tày 2,2%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Thái 2%; Dao: 0,9% [63]. Như vậy khu vực nghiên cứu của chúng tôi có sự
gần giống với cuộc điều tra trong cả nước hơn là với các nghiên cứu khác trên
địa bàn tỉnh. Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn
hóa và các phong tục tập quán riêng, có những tập quán tốt cho sức khỏe con
người nhưng cũng có những tập quán còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [63].
Thành phần dân tộc của chủ hộ trong mẫu điều tra của chúng tôi có tỷ lệ
người Kinh là chủ yếu. Thuận lợi trong giáo dục truyền thông y tế là tất nhiên,
vì việc không bị cản trở về ngôn ngữ cũng như hiểu sâu xa về phong tục tập
quán làm cho việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ nói chung và các vấn đề về
vệ sinh môi trường của cán bộ làm công tác y tế ít nhiều thuận lợi hơn.
Thành phần giới của chủ hộ trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nam chiếm đa số (78,3%), trong đó chủ yếu từ 30-50 tuổi (64,8%). Thành
phần giới của chủ hộ cũng là vấn đề cần nghiên cứu vì nó liên quan đến văn
hóa gia đình Á đông. Trong đó có vấn đề về vai trò chủ hộ trong việc quyết
định các công việc liên quan đến xây dựng các công trình các công trình của
gia đình cũng như các công trình vệ sinh và các công trình liên quan đến sức
khỏe. Việc chủ hộ nam chiếm đa số có thể là yếu tố thuận lợi cho việc triển
khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, việc quyết định thực
hiện thay đổi hành vi có thuận lợi vì vai trò quyết định của đàn ông trong văn
hóa gia đình Á đông truyền thống. Tuy nhiên trong trường hợp tuyên truyền
không tốt thì lại cản trở việc thực hiện hành vi sức khoẻ của cả một gia đình.
[64].
Trong nghiên cứu của chúng tôi về các kênh thông tin tuyên truyền vệ
sinh môi trường và phòng chống bệnh tiêu chảy đến với người dân, ngoài các
phương tiện thông tin đại chúng, thì thông tin về vệ sinh môi trường và phòng
bệnh tiêu chảy theo phương thức truyền thông trực tiếp đến với người dân chủ
yếu là từ nhân viên y tế thôn bản, nhân viên y tế xã. Với 100% người dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
trong nghiên cứu đều có khoảng cách đến trạm y tế dưới 4 km, nên có tới
83,6% chủ hộ cho biết nhận được thông tin về các vấn đề sức khoẻ từ cán bộ
y tế. Ngoài ra, nguồn thông tin còn đến từ sinh viên đại học y khoa Thái
Nguyên đi thực hành tại cộng đồng. Tại những xã chúng tôi đến điều tra, cán
bộ lãnh đạo đều niềm nở và quan tâm đến hoạt động của trạm y tế xã, tạo điều
kiện cho sinh viên đại học y khoa đi thực tế tổ chức tốt buổi tuyên truyền giáo
dục sức khoẻ tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền trong các nhà trường để
giáo dục thiếu niên, nhi đồng và phát huy vai trò của lực lượng này trong vận
động thay đổi hành vi vệ sinh môi trường của người lớn là chưa tốt. Trong
những năm gần đây, trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã đưa nhiều đợt
sinh viên đi cộng đồng tại Phổ Yên, và sinh viên cũng đóng góp vào việc
tuyên truyền tại cộng đồng. Tuy nhiên kết quả về thay đồi hành vi vệ sinh môi
trường như nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cần nghiên cứu hiệu quả công
tác tuyên truyền nói chuyện sức khoẻ và tăng cường hoạt động này để kết hợp
với các kênh thông tin khác nhằm thay đổi kiến thức và hành vi người dân về
vệ sinh môi trường theo hướng tích cực. Mặt khác, song song với công tác
tuyên truyền vận động, cần phát huy vai trò của những người có uy tín trong
cộng đồng để động viên và làm gương cho nhân dân noi theo [23].
Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã xác định: xã hội hóa lĩnh vực nước sạch và
vệ sinh môi trường là điều kiện tiên quyết cho thực hiện có hiệu quả và bền
vững các mục tiêu của chương trình này, trong đó công tác giáo dục phải
được tiến hành thường xuyên, chú trọng đến việc phát huy vai trò của đội ngũ
nhân viên y tế thôn bản, của các ngành, đoàn thể tại địa phương, chú ý đến
các đối tượng có trình độ học vấn thấp, trẻ em. Quan tâm đến các loại hình
tuyên truyền trực tiếp, các hoạt động sân khấu hóa, công tác tiếp thị xã hội để
nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân về vệ sinh môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Đồng thời huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào thực hiện các
mục tiêu về nước sạch, vệ sinh môi trường [3]. Như vậy, việc đánh giá đúng
khả năng tham gia của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương cũng như khả
năng của toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường cũng cần thiết
phải đặt ra đẻ có thể rút ngắn thời gian thực hiện các mục tiêu của lĩnh vực
này.
Những vấn đề trên cho thấy, thực trạng kinh tế xã hội tại bốn xã điều
tra tuy nhiều thuận lợi: tỷ lệ nghèo đói thấp, trình độ dân trí tương đối cao, cơ
sở hạ tầng tương đối tốt, hệ thống nhà văn hóa, phương tiện truyền thanh công
cộng được xây dựng, dân cư ở tập trung, không quá cách xa trạm y tế. Nên
khả năng tiếp nhận các thông tin, kiến thức để thay đổi hành vi về vệ sinh môi
trường không gặp nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy nếu người dân vẫn gặp
các vấn đề về kiến thức thái độ, thực hành đối với chăm sóc sức khoẻ, thì cần
xem xét lại việc tuyên truyền giáo dục y tế có vấn đề về mặt phương thức tiếp
cận, sự đầu tư về nhân lực cũng như vật lực, chiến lược và giải pháp đã thực
sự đúng và đủ để thay đổi được nhận thức và thực hành của người dân hay
chưa?
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trƣờng của
ngƣời dân ở cỏc xã điều tra:
4.2.1. Về nguồn nước sạch:
Theo điều tra của chúng tôi, số hộ có đang sử dụng nguồn nước từ
giếng khoan và nước máy là 51,3%, và số hộ qua điều tra được đánh giá có
nguồn nước coi là sạch chiếm tới 82,4%. Nhìn chung tỷ lệ này cao hơn rất
nhiều so với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với số hộ có nguồn nước sạch là 24,7% [62], cũng
như cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã Tân
Long và Văn Lăng (Đồng Hỷ) với tỷ lệ tương ứng là 20,4% [35], và cao hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
so với kết quả tổng điều tra trong toàn quốc vào thời điểm năm 2006 (63% số
hộ dân sử dụng nước sạch) cũng như so với tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch
trong toàn tỉnh Thái Nguyên là 57,96% [63], thì tỷ lệ sử dụng nước sạch trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều. Điều này phù hợp với địa bàn huyện
Phổ Yên, ở vùng đồng bằng, địa hình ít đồi núi quanh co, nhiều sông, suối và
dễ tiếp cận với nguồn nước.
Chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện các xét nghiệm hoá lý và vi sinh
để đánh giá chất lượng nguồn nước tại địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên một số
nghiên cứu định tính có thể cho những nhận định ban đầu về chất lượng
nguồn nước tại hai xã nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng nước giếng khoan
và việc dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn nước cho kết quả tích cực trong
việc tìm kiếm và sử dụng nguồn nước sạch. Chỉ có một hạn chế là việc sử
dụng phân tươi bón ruộng cùng với yếu tố đất chật, hạn chế về diện tích xây
dựng so với các tỉnh miền núi làm cho khoảng cách giữa nguồn nước và
chuồng gia súc, hố xí bị hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sử dụng
nguồn nước sạch của người dân.
4.2.2. Về hố xí:
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm
hiểu về vấn để xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, về giải quyết vấn đề
ảnh hưởng của phân người đến sức khỏe con người, cũng như tìm hiểu mô
hình bệnh tật ở các vùng khác nhau liên quan đến tỷ lệ và tình trạng sử dụng
hố xí hợp vệ sinh. Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp và nhằm cải thiện
mô hình bệnh tật liên quan đến phân người. Đảng, Nhà nước, ngành y tế cũng
đã có nhiều chủ trương, đề ra biện pháp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ
sinh của người dân [2], [3].
Tuy qua nhiều nghiên cứu trước đây, vấn đề xây dựng hố xí hợp vệ
sinh là rất khó khăn. Tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng cao. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy tại bốn xã điều tra, có tới 97,5% số hộ có hố xí, và có 74,4% số hộ
có hố xí hợp vệ sinh. So sánh với nghiên cứu Nguyễn Thị Khánh Linh tại La
Hiên- Võ Nhai cho kết quả tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh tại xã này là 58,72% [52],
của Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Thị Hồng Tú và Nguyễn Hùng Long tại 82 xã,
thị trấn của hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế vào năm 2004, cho thấy:
Tỷ lệ số hộ có hố xí là 73,7%, số hộ có hố xí hợp vệ sinh là 33,7% [65], thì
kết quả nghiên cứu của chúng tôi về 2 chỉ số này cao hơn rất nhiều. Và nếu so
với kết quả Tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
với kết quả tỷ lệ số hộ có hố xí là 88,8% và hố xí hợp vệ sinh là 47% [63] thì
tỷ lệ có hố xí và có hố xí hợp vệ sinh tại hai xã nghiên cứu của chúng tôi cũng
vẫn cao hơn.
Từ kết quả nghiên cứu và so sánh trên cho thấy: Tỷ lệ có hố xí và hố xí
hợp vệ sinh của bốn xã nghiên cứu là cao so với các nơi khác. Kể cả khi so
sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trong phạm vi địa
bàn rộng lớn, đa dạng như kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản năm 2006, hoặc các nghiên cứu ở những địa điểm khác nhau trong
tỉnh TháI Nguyên như đối với các nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [35] và
nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt [52] hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh
Linh [47], của Trịnh Hữu Vách và cộng sự [65] thì có sự chênh lệch rất lớn về
tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hố xí cũng như tỷ lệ
hố xí hợp vệ sinh đều cao hơn nhiều. Qua nghiên cứu có thể thấy vị trí địa lý,
tình hình kinh tế xã hội, cũng như quan niệm của cộng đồng người dân có ảnh
hưởng lớn đến khả năng thực hành về chăm sóc sức khoẻ. Vấn đề này góp
phần khẳng định giải pháp cải thiện tình hình yếu kém về xây dựng và sử
dụng công trình vệ sinh, góp phần vào nâng cao sức khỏe cho người cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
đồng dân cư phải thông qua việc nâng cao đời sống kinh tế kết hợp với tăng
cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức người dân.
Tuy nhiên, cũng qua kết quả điều tra, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề
của người dân là sử dụng phân tươi bón ruộng, có tới 4,3% hộ dân vẫn còn sử
dụng phân tươi, không qua ủ để bón ruộng. Và có 25,1% số hộ sử dụng ủ
phân dưới 3 tháng.
4.2.3. Các thông số về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi
trường:
Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy vấn đề kiến thức của người dân về
các vấn đề vệ sinh môi trường còn kém. Tỷ lệ người dân có kiến thức tốt về
các vấn đề vệ sinh môi trường không cao. Chỉ 11,3% người dân có kiến thức
tốt về nguồn nước. Tuy có 76,6% số người kể được tên các loại nguồn nước
sạch, nhưng chỉ 33,2% số người kể được đúng tên từ 2 bệnh do việc sử dụng
nguồn nước không sạch gây ra trở lên. Kiến thức về quản lý phân của người dân
càng kém, chỉ 1,2% người dân đạt điểm tốt về hiểu biết trong quản lý phân. Trong
đó chỉ có 18,1% hộ dân kể được từ 2 bệnh do hố xí không hợp vệ sinh gây ra, và
thậm chí có tới 4,1% số chủ hộ không kể được một bệnh nào do hố xí không hợp vệ
sinh. Tỷ lệ kiến thức tốt của người dân về chuồng gia súc hợp vệ sinh cao hơn
(38,8%), tuy nhiên vẫn là ở mức thấp. Tuy nhiên tổng hợp kiến thức chung về vệ
sinh môi trường chỉ đạt 3,4 % số chủ hộ có kiến thức tốt.
Về thái độ của người dân, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dân có
thái độ tương đối tích cực với vệ sinh môi trường. Có tới 98% người dân cho rằng
cần có nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên tỷ lệ 38,3% người dân có thái độ tốt khi
điều tra về thái độ đối với nguồn nước là chưa cao. Thái độ đối với quản lý phân
cũng đạt tương tự (35,7%), Trong khi đó thái độ tốt với xây dựng chuồng gia súc là
tốt ( 81%). Nhìn chung người dân quan tâm và cho rằng cần thiết có các biện pháp
để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Về thực hành vệ sinh môi trường, vẫn còn 4,3% hộ dân sử dụng phân tươi
bón ruộng. Tỷ lệ thực hành tốt về bảo vệ nguồn nước sạch còn thấp (21,7%). Có tới
54,3% số hộ chưa thực hiện một biện pháp nào nhằm bảo vệ nguồn nước sạch. Chỉ
46,5% số hộ có hố xử lý nước thải. 2,5% hộ gia đình chưa có hố xí, và chỉ 74,4%
hộ gia đình có hố xí được đánh giá hợp vệ sinh. Thực hành của người dân về
chuồng gia súc cũng còn ở mức thấp (39,5%).
4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành về vệ sinh môi trƣờng
của ngƣời dân.
4.3.1. Mối liên quan giữa tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân
với thực hành về vệ sinh môi trường:
Như đã phân tích ở trên, bốn xã trong mẫu nghiên cứu này là các xã có
tỷ lệ nghèo đói thấp so với mặt bằng chung, điều kiện kinh tế tốt. 85,1% hộ
dân có xe máy, và 88,1% người dân được biết đến thông tin y tế qua hệ thống
loa truyền thanh cũng cho thấy hệ thống cơ sở vật chất thuận lợi cho công tác
y tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tình
hình kinh tế của người dân với thực hành của họ về vệ sinh môi trường.
Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng đói nghèo với thực hành vệ
sinh môi trường của người dân. Có 14,8% hộ đủ ăn thực hành tốt, trong khi
chỉ có 1,4% số hộ nghèo thực hành tốt về vệ sinh môi trường. Cũng với tỷ lệ
14,8% số hộ đủ ăn thực hành yếu, thì ở những hộ nghèo, có tới 61,9% thực
hành kém về vệ sinh môi trường. (p<0,05). Như vậy, có thể thấy ở những
người dân có mức sống thấp hơn thì nhận thức, thái độ và thực hành về vệ
sinh môi trường kém hơn so với những người có mức sống cao hơn.
Điều này có thể là do thu nhập thấp nên các hộ nghèo không có điều
kiện sắm sửa các phương tiện truyền thông, nhất là các phương tiện truyền
thông trực quan như vô tuyến (kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy, có
90,9% hộ đủ ăn có vô tuyến, trong khi chỉ có 50,7% số hộ nghèo có vô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
tuyến). Cũng có thể đối với những người nghèo thì bản thân họ cũng ít quan
tâm đến các thông tin về khoa học kỹ thuật, họ không có thói quen nghe các
thông tin về chăm sóc sức khỏe. Bản thân họ còn lo toan đến cuộc sống,
thường xuyên đi kiếm sống nên thời gian dành cho xem, nghe tuyên truyền
cũng ít hơn. Và thu nhập thấp cũng có thể là nguyên nhân chi phối đến việc
quyết định xây các công trình vệ sinh, nhà tắm cũng như đầu tư cho nguồn
nước nên có lẽ họ chưa quan tâm xây dựng và những người này cũng chưa
quan tâm đến những thông tin về vệ sinh môi trường. Nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy rằng chỉ 50% hộ người nghèo có nguồn nước được đánh giá là
hợp vệ sinh, trong khi hộ đủ ăn, 90% số hộ có nguồn nước được đánh giá hợp
vệ sinh. Vấn đề này cũng phù hợp với nhận xét trong phạm vi toàn quốc của
Bộ Y tế đó là: Tỷ lệ người dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh cao theo mức sống
và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây; Những hộ có mức sống
trung bình trở lên thì tốc độ tăng nhanh hơn và hộ nghèo thì gần như không
thay đổi [10]. Như vậy rõ ràng mức sống của người dân chi phối mạnh mẽ tới
mức độ thực hành của họ về vệ sinh môi trường [10], [65].
Về mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành vệ sinh
môi trường của người dân. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy có sự
khác biệt giữa tỷ lệ người dân có và không có phương tiện truyền thông đối
với thực hành của họ về vệ sinh môi trường (p<0,05). Qua bảng 3.15 chúng
tôi thấy: Trong số người dân có các phương tiện vô tuyến thì tỷ lệ thực hành
vệ sinh môi trường tốt là 14,3% và yếu là 18,3%. Còn với số hộ không có các
phương tiện truyền thông này thì tỷ lệ thực hành tốt chỉ đạt là 3,03%, và yếu
là 46,9%. Kết quả này cũng cho thấy, tỷ lệ thực hành tốt về vệ sinh môi
trường nói chung của người dân các xã là thấp, 17,3 %. Nhưng trong khía
cạnh liên quan đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm những người
dân không có phương tiện nghe nhìn thì tỷ lệ người dân thực hành về vệ sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
môi trường mức độ yếu cao hơn nhiều. Như vậy cũng có thể đánh giá vai trò
của các phương tiện truyền thông cũng như sự tác động của nó có ý nghĩa
nhất định trong nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành của người dân về vệ
sinh môi trường. Sự khác biệt về mối liên quan giữa phương tiện truyền thông
với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường cũng cho thấy rõ ràng
công tác truyền thông bằng phương tiện nghe nhìn có hiệu quả cao, và là một
kênh thông tin quan trọng tiếp cận tới người dân.
Xem xét mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người
dân về vệ sinh môi trường, chúng tôi thấy có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa
trình độ học vấn của người dân với mức độ thực hành về vệ sinh môi trường
(p<0,05). Những người có học vấn càng cao thì mức độ thực hành vệ sinh
môi trường trung bình và tốt càng cao. 100% số người thực hành tốt về vệ
sinh môi trường là có học vấn từ THCS trở lên, còn tất cả nhóm người dân mù
chữ hoặc chỉ biết đọc, biết viết thì không trường hợp nào đạt điểm thực hành
vệ sinh môi trường tốt; trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm người dân có trình độ từ
trung học cơ sở trở lên là 14,1%. Tỷ lệ người dân thực hành vệ sinh môi
trường mức độ yếu của nhóm có trình độ trung học cơ sở trở lên là 21,7%,
trong khi tỷ lệ này ở nhóm có trình độ tiểu học là 39,4%. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với đánh giá của kết quả Tổng điều tra y tế quốc gia
năm 2001-2002: Người có trình độ từ trung học phổ thông trở lên có hơn 70%
sử dụng hố xí hợp vệ sinh, khoảng 12% sử dụng hố xí đơn giản và tỷ lệ rất
nhỏ sử dụng hố xí đổ ra nguồn nước hoặc không có hố xí [15]. Trình độ học
vấn người dân thấp thì khả năng tiếp cận với các kiến thức chung cũng có
nhiều hạn chế, nhận thức của con người là một quá trình. Theo thời gian, sự
tiếp cận với kiến thức không được hệ thống thì khả năng đưa ra các quyết
định trong quá trình được tư vấn sức khỏe cũng như các vấn đề liên quan đến
sức khỏe của họ sẽ có nhiều khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Theo nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt về thực hành
giữa giới nam và nữ trong thực hành vệ sinh môi trường. Tuy nhiên nghiên
cứu cũng cho thấy tỷ lệ chủ hộ gia đình nhóm tuổi trung niên (30-50 tuổi)
đông nhất, chiếm tới 64,8% tổng số hộ điều tra. Đây cũng là nhóm tuổi cần
tập trung tác động trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Cần ưu tiên
cho đối tượng trung niên là chủ hộ hiện chiếm số đông trong cơ cấu độ tuổi
chủ hộ hiện nay, lứa tuổi này đã xây dựng gia đình trong khoảng thời gian
tương đối lâu, vai trò của họ trong việc quyết định các vấn đề nhằm cải thiện
các điều kiện vệ sinh là rất quan trọng, mặt khác, họ còn là chủ hộ trong thời
gian dài trong tương lai. Bên cạnh việc tập trung tuyên truyền, giáo dục sức
khỏe cho đối tượng này, cũng cần xem xét cách thức vận động sao cho có
hiệu quả nhất.
4.3.2. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành của người dân
về vệ sinh môi trường.
Chúng tôi thấy có sự liên quan giữa kiến thức của người dân với thực
hành của họ về vệ sinh môi trường theo quan hệ tỷ lệ thuận. Nhóm người có
kiến thức tốt thì tỷ lệ thực hành tốt cũng cao hơn và ngược lại. Kết quả ở bảng
3.19 cho thấy: ở nhóm người có kiến thức tốt thì thực hành ở mức trung bình.
Với nhóm có kiến thức yếu thì thực hành tốt là 13,2%, và kém là 33,9%
(p<0,05). Như vậy, kiến thức kém sẽ dẫn đến thực hành kém về vệ sinh môi
trường. Tuy nhiên ở đây cũng cho thấy với những người có kiến thức tốt thì
khi chuyển thành hành vi mới chỉ ở mức trung bình, chưa chắc chắn đã
chuyển thành hành vi tốt. Nhưng vẫn có thể thấy sự tương quan rõ ràng theo
tỷ lệ thuận giữa kiến thức và thực hành của người dân trong vấn đề vệ sinh
môi trường. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là 100% người có kiến thức tốt
nhưng thực hành ở mức trung bình. Điều đó cho thấy, chỉ có kiến thức tốt thôi
chưa đủ, còn phải phối hợp với nhiều yếu tố khác như vấn đề phát triển kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
tế, việc đẩy mạnh các phong trào vệ sinh môi trường ở địa phương nhằm lôi
kéo mọi người cùng tham gia, hay việc thay đổi các phong tục, thói quen, tập
quán nhằm đưa tỷ lệ thực hành mức trung bình hiện nay đang rất cao ở đối
tượng có kiến thức vệ sinh môi trường tốt thành thực hành tốt. Đồng thời thúc
đẩy nhóm người dân có kiến thức trung bình và yếu cùng tham gia, được nâng
cao nhận thức và thực hành về vệ sinh môi trường. Một mặt cần đẩy mạnh
công tác giáo dục vệ sinh môi trường, một mặt cần xây dựng các mô hình
mẫu trực quan để xây dựng ý thức cho người dân, giúp người dân nhanh
chóng thay đổi hành vi của mình.
Về mối liên quan giữa thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường,
chúng tôi cũng nhận thấy có mối liên quan giữa thái độ về vệ sinh môi trường
của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Có tới 15,3%
người dân có thái độ tốt đã thực hành tốt, và chỉ 2,1% số người có thái độ tốt
thực hành kém. Và trong khi không có người dân nào có thái độ kém mà thực
hành tốt, thì có tới 76,9 % người dân có thái độ kém đã thực hành kém về vệ
sinh môi trường.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng có kiến thức tốt chưa chắc đã thực hành
tốt, bằng chứng là tất cả những chủ hộ có kiến thức tốt, việc thực hành vệ sinh
môi trường chưa đạt đến mức tốt mà chỉ đạt trung bình. Tuy nhiên có 15,3%
người dân có thái độ tốt đã thực hành tốt.
Kết quả phân tích ở bảng 3.14: K.A.P của người dân về vệ sinh môi
trường (trang 33) cho thấy kiến thức tổng hợp chung về vệ sinh môi trường
của người dân ở mức độ tốt chỉ có 3,4%. Đây là một tỷ lệ thấp. Mặc dù nhìn
qua kết quả ban đầu có những tỷ lệ rất cao như: 100% người dân nêu được tên
các nguồn nước, 76,6% kể được tên các nguồn nước sạch, 87,4% người dân
kể tên được hố xí hợp vệ sinh, 95,5% người dân kể được một bệnh do hố xí
không vệ sinh gây ra... Nhưng khi hỏi sâu hơn một chút sẽ thấy hầu hết người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
dân đều không nắm được các kiến thức thiết yếu liên quan đến sức khoẻ. Chỉ
33,2% người được hỏi nêu được 2 bệnh trở lên do nguồn nước không sạch
gây ra, và 18,1% người dân kể được 2 bệnh trở lên do hố xí không hợp vệ
sinh gây ra. Điều đó cho thấy kiến thức mà người dân có chỉ ở mức sơ đẳng,
không cho thấy tác dụng tích cực của hệ thống truyền thông giáo dục sức
khoẻ thể hiện qua kết quả điều tra. Kiến thức chung ở bảng 3.13 là tổng hợp
của 3 bảng về quản lý nguồn nước, quản lý phân và chuồng gia súc. Và kiến
thức của cả 3 phần này người dân đều nắm chưa tốt.
Về kiến thức quản lý phân, chỉ có 1,2% số người dân có kiến thức tốt;
35,7% có thái độ tốt; 9,2% thực hành quản lý phân tốt, điều này cũng phù hợp
với số người hiểu biết về các bệnh lây theo đường phân- miệng như đã nói ở
trên. Chính sự hiểu biết về hố xí hợp vệ sinh thấp, cũng không có hiểu biết tốt
về mối nguy hiểm do sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và sử dụng phân tươi
bón ruộng gây ra nên người dân cũng chưa thực sự quan tâm đến việc ngừng
sử dụng phân tươi bón ruộng, cũng như chú ý thời gian ủ phân đảm bảo an
toàn cho sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật. điều đó cũng là một trong những
nguyên nhân chính tỷ lệ tốt về kiến thức, thái độ của người dân về quản lý
phân và chuồng gia súc của các hộ dân tại các điểm điều tra thấp.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ hộ dân có nguồn nước
sạch phụ thuộc rất nhiều vào phía người dân. Việc hiểu biết về nguồn nước
sạch, có thái độ tốt ủng hộ việc tìm kiếm, sử dụng bảo quản nguồn nước sạch
phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt (98% người dân cho rằng cần có nguồn
nước vệ sinh) làm cho số hộ sử dụng nguồn nước được coi là sạch chiếm tỷ lệ
cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 100% số người kể tên
được ít nhất một nguồn nước sạch. Có tới 76,6 % số người trong mẫu điều tra
kể tên được các nguồn nước sạch. Tuy nhiên số người kể được nhiều bệnh do
nguồn nước không sạch gây ra rất ít.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Nghiên cứu thực tế cũng cho thấy nhiều hộ không có các hoạt động bảo
vệ nhằm đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Số hộ có hoạt động thiết thực bảo vệ
nguồn nước chỉ có 45,7%. Đây cũng là điểm cần tập trung để tuyên truyền
hướng dẫn cho người dân thực hiện việc bảo vệ nguồn nước sạch.
Kết quả đánh giá K.A.P của người dân về chuồng gia súc trong nghiên
cứu này bao gồm những quyết định của người dân về xử lý và sử dụng phân
gia súc cho thấy 38,8% người dân có kiến thức tốt về chuồng gia súc nói
chung; 81,9% có thái độ tốt và 39,5% thực hành tốt. Đây là một tỷ lệ tuy chưa
cao, nhưng chấp nhận được, cho thấy nhận thức của người dân về nguy cơ đối
với vệ sinh môi trường do gia súc là tương đối tốt.
Việc xử lý rác cũng còn nhiều yếu kém, đây cũng là một việc nằm trong
tỷ lệ 45,7% số hộ dân không có các hoạt động thiết thực bảo vệ nguồn nước.
Hầu hết các hộ dân không có hố rác, rác sinh hoạt được vứt bừa bãi và cũng là
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Có tới 54,5% hộ dân không có tích trữ
nước thải, nước thải chảy ra ao, hồ và ra ruộng. Vấn đề này cũng nằm trong
tình trạng chung của khu vực nông thôn miền núi như kết quả Tổng điều tra
nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2006. Đồng thời tương đồng với
đánh giá trong phạm vi toàn quốc: người nghèo có tỷ lệ tương đối cao không
có một chỗ cố định để vứt rác làm ô nhiễm xung quanh nhà. Tỷ lệ vứt rác
xuống nước tương đối cao ở nhóm nghèo và cận nghèo và giảm đi khi mức
sống tăng lên [63].
Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải có các biện pháp mạnh mẽ nhằm
cải thiện các vấn đề liên quan đến nguồn nước của người dân khu vực nghiên
cứu.Trong đó hàng đầu là xoá bỏ tình trạng dùng phân tươi ủ không đúng
cách và thiếu nhà vệ sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 415 hộ gia đình người dân ở bốn xã của huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thấy thực trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ
sinh môi trường như sau:
1- Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về vệ sinh môi
trường còn thấp mới đạt được như sau:
- Kiến thức tốt : 3,4%
- Thái độ tốt : 34,4%
- Thực hành tốt : 12,5%
Tỷ lệ kiến thức tốt của người dân còn rất thấp, tuy hầu hết đều kể tên
được nguồn nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ nêu được các bệnh do nguồn nước
không sạch gây ra thấp (33,2 %). Tỷ lệ nêu được ít nhất hai bệnh do hố xí
không hợp vệ sinh gây ra thấp 18,1%.
- Thực trạng vệ sinh môi trường của hai xã nghiên cứu còn nhiều vấn
đề cần lưu tâm đó là: Tỷ lệ số hộ dân có hố xí tuy cao (97,6%), nhưng tỷ lệ số
hộ dân có hố xí không hợp vệ sinh còn cao (25,6%);
Tỷ lệ số hộ dân đi ngoài bừa bãi, chưa có hố xí 2,4%.
2- Một số yếu tố liên quan tới thực hành về vệ sinh môi trường của
người dân là: Kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, kiến thức, thái độ của
người dân và sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề vệ sinh môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
KIẾN NGHỊ
Với kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Kết hợp
nhiều hình thức truyền thông như tập huấn y tế thôn bản, tổ chức nói chuyện
sức khoẻ, truyền thông cộng đồng, phát tài liệu truyền thông, kết hợp nhiều
hình thức, phương tiện truyền thông để đạt hiệu quả cao... Cần xây dựng các
tài liệu truyền thông dễ hiểu phù hợp với dân trí và tập quán, dân tộc. Nâng
cao nhận thức và phát huy vai trò của các nhà trường, đoàn thanh niên, đội
ngũ y tế thôn bản để tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền. Nội dung cần
tập trung vào việc xây dựng hố xí hợp vệ sinh, tìm kiếm và bảo quản nguồn
nước sạch, vấn đề quản lý phân, các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường,
xử lý phân, rác..
2. Xây dựng mẫu các công trình liên quan đến vệ sinh môi trường phù
hợp, tổ chức các hoạt động hỗ trợ người dân nghèo, người neo đơn, có hoàn
cảnh khó khăn. Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có
uy tín trong cộng đồng. Tăng cường xây dựng các quy ước hương ước tiến bộ
về vệ sinh môi trường. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ để xây dựng các công trình
nước sạch cộng đồng và công trình vệ sinh.
3. Đầu tư đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ thông qua
việc đào tạo kỹ năng truyền thông đội ngũ cho y tế thôn bản, góp phần nâng
cao hơn nữa chất lượng hoạt động của cán bộ y tế tuyến xã trong chăm sóc
sức khoẻ ban đầu. Phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong hoạt động bảo vệ
môi trường.
4. Tỉnh, huyện và xã cần quan tâm hơn nữa đến công tác xóa đói, giảm
nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là điện, đường, qui hoạch hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
thống thoát nước, xử lý rác thải... làm cơ sở vững chắc cho thực hiện các
nhiệm vụ vệ sinh môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Wikipedia.
2. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết
46/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân trong tỡnh hỡnh mới, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn
2006-2010, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia NS-VSMT NT giai đoạn
1999-2005, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thanh niên với công tác bảo vệ
môi trường, NXB Thanh niên, Hà Nội.
7. Bộ Y tế-VIE/88/P.14 (1990), Dịch tễ học trong sức khoẻ cộng đồng. Hà
Nội.
8. Bộ Y tế (1997), Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân vùng núi phía Bắc trong thời gian 1997 - 2000 và 2020, Hà
Nội.
9. Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng - Học viện Quân y (1999), Đánh giá 20 năm
thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam, Hà
Nội.
10. Bộ Y tế (2005), Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Hà
Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
11. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê y tế năm 2006, Phòng thống kê tin
học Bộ Y tế, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2007), Công văn số 66/BYT-ĐTr ngày 29/10/2007 về việc tăng
cường công tác chẩn đoán điều trị bệnh tiêu chảy cấp, Hà Nội.
13. Cục Y tế dự phũng và Mụi trường Việt Nam (2008), Báo cáo chuyên đề
Công tác phũng chống dịch năm 2008 và kế hoạch năm 2009, Hà
Nội.
14.
15. Báo Người Lao
động.
16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thanh niên với công tác bảo vệ
môi trường, NXB Thanh niên- Hà Nội.
17. Trần Thị Trung Chiến (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và
phát triển, Nhà xuất bản Y học, Tr. 236 – 240.
18. Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung, Ngô Khang Cường và cs
(2003), Mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc
thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
19. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2004), Bài giảng Y xã hội học. Tập 1.
Thái Nguyên.
20. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006), Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn
thực phẩm, Thái Nguyên.
21. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006), Dịch tễ học y học, Thái Nguyên.
22. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Phương pháp luận trong nghiên
cứu khoa học y học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007) Giáo trình khoa học hành vi và
giáo dục nâng cao sức khoẻ, Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
24. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Vệ sinh môi trường, Thái
Nguyên.
25. Hoàng Đình Cầu (1985) Quản lý sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban
đầu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
26. Kiều Khắc Đôn (2001), Vài vấn đề về môi trường ở nông thôn trung du
và miền núi, “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học công nghệ Y Dược, Đại học Thái
Nguyên, Tr. 125-127.
27. Mai Đình Đức, Lê Văn Tuấn, Nông Thanh Sơn (2005), “Nghiên cứu
giải pháp giáo dục thích hợp về môi trường và sức khoẻ cho đồng
bào dân tộc xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”-
Tạp chí y học thực hành số 531.
28. Trịnh Quõn Huấn (2008), Tỡnh hỡnh dịch tiờu chảy cấp nguy hiểm tại
Việt Nam, Hội nghị giao ban cụng tỏc phũng chống dịch 6 thỏng
đầu năm 2008, Hà Nội.
29. Đỗ Hàm, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Khắc Hùng và cs (1998), “Một số
nhận xét về thực trạng môi trường sống của đồng bào dân tộc Thái
và Mường ở Sơn La và Hoà Bình”, Kỷ yếu các công trình nghiên
cứu khoa học, tập VIII, Tr. 26, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
30. Nguyễn Thu Hiền (2000), Nghiên cứu thực trạng mạng lưới y tế cở và
công tác chăm sóc sức khởe ban đầu ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Cai, Luận văn Thạc sỹ Y học, Thái Nguyên.
31. Nguyễn Văn Hiến (2004), Nghiên cứu hoạt động giáo dục sức khoẻ tại
một số xã của một huyện đồng bằng bắc bộ và thử nghiệm mô hình
can thiệp giáo dục sức khoẻ, Luận án tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
32. Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung (2001), Thực trạng chăm sóc
sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc, Kỷ yếu hội thảo “Nâng cao
năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng
khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học &
công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tr. 205 – 212.
33. Đàm Khải Hoàn và cs (2003), “Bước đầu nhận xét một số phong tục tập
quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ người Dao ở một số bản vùng III
thuộc tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Y học thực hành, Số 03 (475), Tr. 22
– 25, Hà Nội,
34. Đàm Khải Hoàn, Đàm Thị Tuyết, Hạc Văn Vinh (2003), “Đánh giá
bước đầu mô hình giáo viên cắm bản tham gia vào truyền thông –
giáo dục sức khoẻ sinh sản cho người dân vùng cao huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ Y - Dược học
miền núi, Tr. 55 – 63, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái
Nguyên.
35. Đàm Khải Hoàn (2004), “Thực trạng KAP về vệ sinh môi trường của
người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”,
Tạp chí thông tin Y dược học, Số 04/2004, Hà Nội.
36. Đàm Khải Hoàn và Cs (2007), Giáo trình Truyền thông Giáo dục sức
khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
37. Nguyễn Đình Học (2003): Nghiên cứu phát triển thể chất, mô hình
bệnh tật và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao, Bắc
Thái, Luận văn Tiến Sỹ Y học, Hà Nội.
38. Khổng Thị Hơn, Trịnh Hữu Vách, Lê Thị Tuyết (2002), “Tác động can
thiệp-Giáo dục vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng phòng
chống nhiễm giun đường ruột tại một xã ở Thái Bình”, Tạp chí Y
học dự phòng, tập XII, Số 3 (54).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
39. Dương Xuân Hùng (2008), Nghiên cứu thực trạng hành vi vệ sinh môi
trường của người dân tộc thiểu số ở một số bản đặc biệt khó khăn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Thái
Nguyên.
40. Website Bộ Y tế Việt Nam.
41. Website
Cục bảo vệ môi trường Việt Nam.
42.
43. Website Unicef.
44. Hoàng Khải Lập (1998), Điều tra cơ bản sinh thái môi trường và sức
khoẻ, mô hình bệnh tật của đồng bào các dân tộc miền núi phía
Bắc Việt Nam 1994-1996, Dự án độc lập cấp Nhà nước, Tr. 47 –
73, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
45. Hoàng Khải Lập và cộng sự (2001), “Nghiên cứu tác động của một số
yếu tố môi trường sống lên sức khoẻ và bệnh tật của đồng bào các
dân tộc ở Quang Thuận, Bạch Thông, Bắc Kạn”, Kỷ yếu các công
trình nghiên cứu khoa học, Tập IX-1998, tr 48, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
46. Hoàng Khải Lập, Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức và cộng sự (1997),
“Đánh giá thực trạng một số đặc điểm sự tác động và mối liên
quan giữa môi trường và sức khoẻ nhân dân xã Nam Hoà, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu
khoa học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Tập IX, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Khánh Linh (2007), Thực trạng các công trình vệ sinh của
người dân xã La Hiên, huyện Võ nhai, tỉnh Thái Nguyên trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, Khoá luận tốt nghiệp
bác sỹ đa khoa, Trường đại học y khoa Thái Nguyên.
48. Khổng Thị Mai (2003), Đánh giá hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ
trẻ em sau can thiệp bằng các hoạt động của mô hình Nhà y tế
bản ở một số bản vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt
khó khăn của miền núi, Luận văn thạc sỹ y học, Thái Nguyên.
49. Võ Thị Mai (2003), Thực trạng môi trường nông thôn và kiến thức thái
độ thực hành về chăm sóc môi trường cơ bản của người dân ở xã
Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ
y học. Thái Nguyên.
50. Quốc Hội nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật
phũng, chống bệnh truyền nhiễm, Hà Nội.
51. Nguyễn Huy Nga (1998), Các loại nhà vệ sinh ở Việt Nam, Nhà Xuất
bản Y học.
52. Lê Thị Nguyệt (2003), Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ
sinh môi trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên, Chuyên đề tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường
đại học y khoa Thái Nguyên.
53. Sở Y tế Thỏi Nguyờn (2008), Tăng cường công tác phũng chống dịch
tiờu chảy cấp nguy hiểm, Thỏi Nguyờn.
54. Nhiều tác giả (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi
mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc
gia y tế dự phũng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
56. Tổng cục thống kê(2007), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông
thôn và thủy sản năm 2006, Hà Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
57. TTYT Dự phòng Thái Nguyên (2008), Báo cáo tình hình dịch tiêu chảy
cấp nguy hiểm, Thái Nguyên.
58. Trung tâm Y tế Phổ Yên (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008.
Thái Nguyên.
59. Lê Anh Tuấn (2003), Nhà vệ sinh nông thôn ở Việt Nam- hiện trạng và
vấn đề, Hà Nội.
60. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh với công tác Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
61. Nông Thanh Sơn, Lương Thị Hồng Vân (2003), Phương pháp nghiên
cứu khoa học ứng dụng trong y sinh học, Nhà xuất bản y học, Hà
Nội.
62. Nguyễn Thị Thanh (2004), “Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân tại 3 xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn”, Tạp chí y học thực hành số 8/2004.
63. Tổng cục thống kê (2007), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông
thôn và thủy sản năm 2006, Hà Nội.
64. Tổng hội Y học Việt Nam (2007), Y học xã hội và tổ chức y tế, Nhà
xuất bản tri thức, Hà Nội.
65. Trịnh Hữu Vách và CS (2006), “Tình hình xây dựng, sử dụng nhà tiêu
tại các hộ gia đình ở 3 huyện thuộc 2 tỉnh bắc trung bộ Việt Nam”,
Tạp chí y học thực hành, số 1/2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Phụ lục 1:
BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY
I. Thông tin chung:
1. Họ và tên (Đối tượng phỏng vấn).............................................................
2. Địa chỉ: Xóm………………….xã…………………………..
Huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
3. Tuổi:............................... 4. Dân tộc :...................
5. Trình độ học vấn (đã học hết lớp mấy) :............
6. Nghề nghiệp:..............................
7. Thu nhập trung bình/người/tháng(vnđ)......................................
8. Xin ông/bà cho biết gia đình ta thuộc diện nào?
1. Nghèo 2. Không nghèo
9. Gia đình có các phương tiện sau không? (có thể chọn nhiều ý)
1. Xe đạp 2. Xe máy 3. Ô tô
10. Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất là bao xa? (Tính bằng km)......
11. Nguồn cung cấp thông tin giáo dục sức khoẻ: (Có thể chọn nhiều ý)
1. Đài 4. Loa phát thanh địa phương
2. Ti-vi 5. Cỏn bộ y tế
3. Báo, tạp chí 6. Nguồn khác ......................
II. Thông tin về vệ sinh môi trƣờng:
1. Hãy kể tên các loại nguồn nước mà anh (chị ) biết.....................................
...................................................................................................................................
2. Nguồn nước nào trên đây là sạch? ...............................................................
3. Gia đình ta đang sử dụng nguồn nước nào? (có thể chọn nhiều ý):
1. Nước máy 4. Nước máng lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
2. Giếng đào 5. Nước mưa
3. Giếng khoan 6. Khỏc......................
4. Nguồn nước gia đỡnh đang sử dụng cú hợp vệ sinh khụng?
1. Có 2. Không
5. Nguồn nước của gia đình hiện nay có thể bị nhiễm bẩn do nguyên nhân
nào?.......................................................................................................................
6. Nếu sử dụng nguồn nước không sạch có thể mắc những bệnh
gì?.....................................
7. Gia đình ta đã làm gì để giữ gìn nguồn nước sạch?..........................................
...............................................………………………………………………….
8. Hãy kể tên các loại hố xí mà ông/bà biết ?..................................................
...............................................................................................................................
9.Trong các loại hố xí vừa kể trên, loại nào là hợp vệ sinh:...................................
.......................................................................................................................10.
Gia đỡnh Ông/Bà có hố xí không? 1. Có 2. Không
11. Nếu có thì có hợp vệ sinh không: 1. Có 2. Không
12. Nếu không có hố xí riêng, hiện nay gia đình ta đi ngoài ở đâu?....................
....................................................................................................................
13. Khoảng cách từ hố xí tới nguồn nước sử dụng là bao xa?(m) ..............
14. Nếu sử dụng hố xí không hợp vệ sinh có thể gây ra những bệnh
nào?...................................................
15. Gia đình Ông/Bà có nuôi gia súc không?
1. Có 2. Không
16. Nếu có thì nuôi ở đâu?
1. Trong chuồng 2. Thả rông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
17. Nếu làm chuồng thì khoảng cỏch từ chuồng gia súc tới nguồn nước sử
dụng bao xa? (m)......
18. Gia đình Ông/Bà có dùng phân để bón ruộng và hoa màu không?
1. Có 2. Không
19. Nếu có, thì gia đình dùng loại phân nào?
1. Phân người 2. Phân gia súc 3. Phân hoá học
20. NÕu dïng ph©n ng•êi, gia sóc, th× dïng nh• thÕ nµo?
1. Dïng ph©n t•¬i 2. Dïng ph©n ñ
21. NÕu dïng ph©n ñ th× ñ trong bao l©u?
1. 6 th¸ng
22. Theo Ông/Bà: Dïng ph©n t•¬i bãn ruéng cã ¶nh h•ëng nh• thÕ nµo?
1. ¶nh h•ëng ®Õn nguån n•íc
2. ¶nh h•ëng ®Õn søc khoÎ con ng•êi?
3. Kh«ng ¶nh h•ëng.
1. Ph©n gia sóc kh«ng xö lý ®¶m b¶o vÖ sinh ¶nh h•ëng nh•
thÕ nµo ®Õn con ng•êi?
1. ¤ nhiÔm nguån n•íc 2. G©y bÖnh cho ng•êi
3. Kh«ng ¶nh h•ëng 4. Kh«ng biÕt
23. Gia ®×nh ta cã hè tÝch tr÷ n•íc th¶i kh«ng?
1. Cã 2. Kh«ng
24. NÕu kh«ng cã, n•íc th¶i ®•îc xö lý nh• thÕ nµo?
1. Ch¶y vµo ao, hå 2. Ch¶y ra ruéng 3. Kh¸c
25. Gia đình ta xử lý rác thải như thế nào?
1. Đổ ra vườn
2. Đổ vào hố rác sau đó lấp đất lên.
3. Vøt ra ao hồ, sông suối
4. Đốt 5.Cách khác:......................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
III. Th«ng tin vÒ bÖnh tiªu ch¶y:
1. Ông/Bà đã nghe nói về bệnh tiêu chảy bao giờ chưa?
1. Nghe rồi 2. Chưa nghe
2. Theo Ông/Bà thì bệnh tiêu ch¶y lµ bÖnh nguy hiểm:
1. §ång ý 2. Kh«ng ®ång ý
3. Theo Ông/Bà thì bệnh tiêu chảy nguy hiểm như thế nào?
1. Gây chết người 2. Lây lan nhanh 3. Không có thuốc chữa
4. Khác........................................ 5. Kh«ng biÕt
4. Theo Ông/Bà bệnh tiêu chảy là do cái gì gây nên?
1. Vi rút 2. Vi khuẩn 3. Ký sinh trùng
4. Khác......................... 5. Kh«ng biÕt
5.Theo Ông/Bà bệnh tiêu chảy có lây từ người này sang người khác không?
1.Có 2.Không 3.Không biết
6. Ông/Bà có biết nguồn lây bệnh tiêu chảy là từ đâu không?
(Điều tra viên không đọc ®¸p ¸n)
1. Từ không khí bị ô nhiễm 2. Từ nước bị nhiễm bẩn
3. Từ ruồi, muỗi 4. Từ phân của người bị tiêu chảy cấp
5. Nguồn khác:...................................
7. Theo Ông/Bà bệnh tiêu chảy lây qua đường nào? (Điều tra viên không đọc
®¸p án)
1. Đường ăn uống 2. Đường hô hấp 3. Đường máu
4. Khác.............................................. 5. Kh«ng biÕt
8. Theo Ông/Bà khi bị mắc bệnh tiêu chảy thì sẽ có biểu hiện như thế nào?
1. Đau bụng dữ dội 2. Buồn nôn và khát nước nhiều
3. Đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
4. Biểu hiện kh¸c.......................................5. Không biết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
9. Theo Ông/Bà khi một người bị mắc bệnh tiêu chảy thì cần phải làm gì?
(Điều tra viên không đọc đáp án)
1. Cho uèng thuèc nam.
2. Mời cán bộ y tế đến khám và chữa bệnh tại nhà
3. Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất
4. Cách xử trí khác...............................5. Không biết
10. Trong 6 tháng qua gia đình ta có ai bị tiêu chảy không?
1. Có 2. Không
11. Nếu có gia đình ta đã làm gì khi có người bị bệnh tiêu chảy?
1. Không xử trí gì để bệnh tự khỏi
2. Cho uống nước ORS và ăn uống bình thường
3. Đưa đến cơ sở y tế
4. Xử trí khác:.................................... 5. Kh«ng biÕt
12. Theo Ông/Bà bệnh tiêu chảy có phòng được không?
1. Có 2. Không
13. Nếu có theo Ông/Bà thì có cần thiÕt phải phòng chống bệnh tiêu chảy
không?
1. CÇn 2. RÊt cÇn 3. Kh«ng cÇn
14. Theo Ông/Bà để phòng tránh bệnh tiêu chảy thì cần phải làm gì? (Có thể
chän nhiều ý, ®iÒu tra viên không đọc đáp án)
1. Xử lý tốt phân của người bị bệnh tiêu chảy.
2. Tích cực diệt ruồi, muỗi.
3. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.
4. Vệ sinh nguồn nước.
5. Vệ sinh không khí.
6. Ăn chín uống sôi.
7. Khác:..........................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
15. Theo Ông/Bà đi ngoài bừa bãi có nguy cơ gây bệnh tiêu chảy:
1. §ång ý. 2. Kh«ng ®ång ý.
16.Theo Ông/Bà có nên dùng phân tươi để bón rau và cây trồng không?
1. Kh«ng nªn 2. Nªn 3. Ph¶n ®èi
17.Theo Ông/Bà xử trí tốt phân của người bệnh tiêu chảy cần phải làm như
thế nào?
1. Đi ngoài ra sông, suối để cho phân trôi đi.
2. Đi ngoài vào đúng nơi quy định sau đó r¾c vôi, tro bếp, hoá chất hoặc
lấp đất lên.
3. Đi ngoài ra vườn hoặc ở rừng xa nhà ở và giếng n•íc.
4. Cách xử trí khác............................................5. Kh«ng biÕt
18. Theo Ông/Bà khi đang có dịch tiêu chảy thì ăn rau sống có nguy cơ bị
m¾c bệnh không?
1. Có 2. Không
19. Gia đình ta có biện pháp gì để phòng chống bệnh tiêu chảy không?
1. Có 2. Không
20. Nếu có gia đình đã phòng chống bằng cách nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
....................................................................................................................... 21.
Gia ®×nh ta cã thùc hiÖn c¸c viÖc sau ®©y kh«ng? (§iÒu tra viªn ®äc lÇn l•ît)
1. TÊt c¶ ®å ¨n, thøc uèng ®•îc ®un s«i tr•íc khi ¨n uèng.
1. Có 2. Không
2. Röa tay s¹ch b»ng xµ phßng tr•íc khi ¨n uèng.
1. Có 2. Không
3. Dông cô, b¸t ®òa tr•íc khi ¨n ®· röa s¹ch vµ nhó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_HOANG THAI SON.pdf