Tài liệu Luận văn Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn: Luận văn
Thực trạng huy động vốn và
giải phỏp nhằm nõng cao
hiệu quả huy động vốn của
chi nhỏnh NHNN và PTNT
tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của
chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn”.
Chuyên đề tốt nghiệp 1
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Khỏi niệm và vai trũ của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1. Khỏi niệm vốn của NHTM.
Vốn của NHTM là những giỏ trị tiền tệ do Ngõn hàng tạo lập hoặc huy
động được, dựng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện cỏc dịch vụ kinh doanh
khỏc.
Thực chất, vốn của Ngõn hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dõn
tạm thời nhàn rỗi trong quỏ trỡnh sản xuất, phõn phối và tiờu dựng, người chủ
sở hữu của chỳng gửi vào Ngõn hàng với mục đớch thanh toỏn, tiết kiệm hay
đầu tư. Núi cỏch khỏc, họ chuyển nhượng quyền dử dụng vốn cho Ngõn hàng,
để Ngõn hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập.
Như vậy, Ngõn hàng đó thực hiện vai trũ tập trung vốn và phõn phố...
68 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng huy động vốn và
giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả huy động vốn của
chi nhánh NHNN và PTNT
tỉnh Lạng Sơn
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 1
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1. Khái niệm vốn của NHTM.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy
động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh
khác.
Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân
tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ
sở hữu của chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay
đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền dử dụng vốn cho Ngân hàng,
để Ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập.
Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại
vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích
thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại
quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
1.1.2.1. Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh
được thì phải có :Công nghệ - Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố
quan trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.
Riêng đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh
doanh, ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không
có vốn. Như đã biết, đặc trưng của hoạt động ngân hàng:Vốn không chỉ là
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2
phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị
trường tiền tệ(thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán(thị trường
vốn dài hạn). Những ngân hàng trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh
trong kinh doanh. Hơn nữa, vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành
pháp luật trước hết là luật NHTW, luật các TCTD, tạo thế mạnh và thuận lợi
trong kinh doanh tiền tệ. Chính vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong
chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, là khâu cốt tử của ngân hàng. Do đó, ngoài
vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì ngân hàng phải
thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động
của mình
Từ đặc trưng kinh doanh của Ngân hàng, vốn vừa là phương tiện kinh
doanh, vừa là đối tượng kinh doanh. Các NHTM thực hiện kinh doanh loại
“hàng hoá đặc biệt” – tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn)
và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn). Vì vậy, ngoài vốn ban
đầu khi thành lập theo qui định của pháp luật, các Ngân hàng phải thường
xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
1.1.2.2. Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh
của Ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô
hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều
trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh
toán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Chúng ta đã biết, đại bộ phận vốn
của ngân hàng là vốn tiền gửi và đi vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách
hàng khi họ có yêu cầu rút tiền. Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi
nhu cầu vay vốn trên thị trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng
đủ nhu cầu vay, mặt khác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 3
nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Trong khi đó, với một ngânh hàng trường vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả
năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của nền kinh
tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao.
Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của
ngân hàng càng lớn. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh
toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn
khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể
hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt
động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân
hàng.
1.1.2.3. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động
kinh doanh khác của Ngân hàng:
Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng
tín dụng. Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh,
khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh
hưởng đến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư,
thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp. Họ sẽ mất
khách hàng và không tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nếu là Ngân hàng
lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều
kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín
dụng.
Nguồn vốn lớn còn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều
loại hình khác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh
doanh chứng khoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và
tạo thêm vốn cho Ngân hàng. đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh
tranh trên thị trường. Vì vậy, vốn có vai trò quyết định trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 4
1.1.2.4 Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ
thuật của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả
năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng
quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín
dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi
suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách
hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân
hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện để bổ
xung thêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và
quy mô hoạt động của ngân hàng trên mọi lĩnh vực.
Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng
tổng hòa các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngân hàng có đủ khả
năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là
cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch
vụ thuê mua (leasing), mua bán nợ (phactoring), kinh doanh trên thị trường
chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân
tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng
thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Ngoài ra vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm
bảo khả năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ,
đảm bảo cân đối tiền – hàng trong nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói
riêng phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô,
nâng cao hiệu quả của vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Vì
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 5
vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động
của NHTM ở tất cả các quốc gia.
1.1.3. Nội dung và tính chất của các loại vốn trong NHTM
1.1.3.1. Vốn tự có:
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được
thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu
dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ
lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt
buộc khi thành lập một ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục
đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu
tư hay góp vốn liên doanh… vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh
toán khi Ngân hàng gặp rủi ro. Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định
năng lực và sự phát triển của NHTM. Vốn tự có của Ngân hàng được hình
thành căn cứ vào hình thức tổ chức của NHTM là: NHTM quốc doanh,
NHTM cổ phần hay NHTM liên doanh…
Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.
+ Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ – vốn pháp định
Vốn điều lệ: do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt
động của Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân
hàng do pháp luật quy định.
+ Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng
vốn của chủ theo nhiều phưong thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
và các quỹ như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ
khác.
Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi nhuận): Trong điều kiện thu nhập ròng lớn
hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 6
phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc
của chủ ngân hàng về tích lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu
năm có thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn với vốn
của chủ hình thành ban đầu.
Nguồn bên ngoài: Là nguồn bổ xung từ phát hành thêm cổ phiếu để mở
rộng quy mô hoạt động hoặc để đổim mới trang thiết bị hay để đáp ứng yêu
cầu vốn của chủ do ngân hàng nhà nước quy định.
Nếu phát hành cổ phiếu thường phải chia sẻ quyền lực và lợi nhuận
Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi thì không chia sẻ quyền lực và lợi
tức là cố định
Nếu phát hành trái phiếu chuyển đổi thì không mất quyền sở hữu
và lợi nhuận có thể chuyển đổi ra tiền tiết kiệm nhưng trái phiếu vẫn là một
khoản nợ và ngân hàng phải để một khoản quỹ để trả nợ.
Đặc điểm của hình thức huy động này là không thuờng xuyên song
giúp ngân hàng có được lượng vốn sở hữu vào lúc cần thiết.
Các quỹ:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Là quỹ được dùng với mục đích
tăng cường vốn tự có ban đầu. Lợi nhuận hàng năm bổ sung vào quỹ này cho
đến khi đạt 50% vốn tự có thì sẽ chuyển thành vốn tự có.
Quỹ dự trữ đặc biệt: Là quỹ dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong
quá trình kinh doanh nhằm bảo toàn vốn.
Các quỹ khác: Gồm có lợi nhuận chưa phân phối, quỹ phúc lợi, quỹ
khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định.
Các quỹ trên thuộc sở hữu của ngân hàng. Nguồn hình thành là từ thu
nhập của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ
phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ xung)
do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà
cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 7
1.1.3.2. Vốn huy động:
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ
các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các
nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm
vốn để kinh doanh.
Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân
hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm
hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu
rút.Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh
doanh của NHTM.
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành
phần kinh tế trong xã hội. Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở
rộng tín dụng. Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh
doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn
huy động gồm có: Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ có giá.
Vốn tiền gửi:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vào
ngân hàng nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn
yêu cầu này (gửi tiền để sử dụng séc, sử dụng thẻ rút tiền hoặc để thực hiện
dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ LC hay dịch vụ nhờ thu).
Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi, gồm
tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý.
Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Đây là tiền của doanh
nghiệp hoặc cá nhân để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Ngân hàng thực
hiện các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân trong phạm vi số dư cho
phép. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân có thể được nhập
vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu, với loại tiền gửi này lãi suất là rất nhỏ
(huặc bằng 0)
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 8
Tiền gửi không kỳ hạn chỉ không ổn định với cá nhân còn đối với
doanh nghiệp rất ổn định.
Tài khoản tiền gửi thanh toán: Là tài khoản mà việc rút và nộp tiền
được thực hiện bằng séc hoặc chuyển khoản.
Tài khoản vãng lai: Là tài khoản lúc dư nợ, lúc dư có.
Tuy nhiên, ở Ngân hàng luôn có sự chênh lệch giữa xuất và nhập trên
mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán, thường nhập lớn hơn xuất. Từ đó, tạo nên
một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng có thể sử dụng một phần để
kinh doanh.
Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: Là khoản tiền kí gửi với mục
đích an toàn tài sản, không phải để thanh toán, khi cần khách hàng có thể rút
ra để chi tiêu và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của họ. Ngân hàng có thể
sử dụng phần dư thừa nếu đảm bảo được khả năng chi trả.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận giữa khách
hàng và Ngân hàng về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc khách hàng không
được rút tiền trước thời hạn. Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền
gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.Đây là nguồn tiền tương đối ổn định,
Ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy
các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng
nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được dùng để thanh toán, thường
có lãi xuất cao và thời hạn dài hơn.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Là một phần thu nhập của người lao động chưa sử
dụng đến, tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy tiền
một cách an toàn và hưởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: tiết kiệm không
kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 9
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền có thể rút ra bất kỳ
lúc nào nhưng không được dùng các phương tiện thanh toán để chi trả cho
khách hàng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận của
khách hàng và Ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền gửi của các ngân hàng khác là nguồn tiền của các ngân hàng
thường mài gửi vào nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ hay một số mục đích
khác.
Đây là nguồn vốn chính để ngân hàng kinh doanh tiền tệ, nó là một
trong những nguồn vốn ổn định nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên
tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn vì doanh nghiệp
hoạt động có chu kỳ, khi nào tạm thời thừa vốn thì mới gửi ngân hàng. Mặt
khác:
Lãi suất huy động nhỏ hơn lãi suất vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình
quân của nền kinh tế.
Nếu lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động: Ngân hàng có lãi
Nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế <lãi suất cho vay
< lãi suất huy động thì mọi người gửi hết tiền vào ngân hàng và không kinh
doanh nữa như vậy ngân hàng không cho ai vay được điều này không thể xảy
ra do đó không bao giờ gửi vốn vào ngân hàng trung dài hạn vì mục đích họ
hướng tới là tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.
Phát hành giấy tờ có giá:
Bên cạch các phương thức trên, các NHTM còn phát hành chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu và kỳ phiếu. Thực chất là việc huy động vốn bằng việc
phát hành các giấy tờ có giá.
+ Kỳ phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có kỳ hạn nhỏ
hơn 12 tháng
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 10
Đặc trưng của nó là quản lý được chính sách lãi suất trong ngắn hạn
Tính lỏng cao
Ngân hàng phát hành chủ động hơn về mặt quy mô hoạt động (chỉ
thông qua tổng giám đốc)
+ Trái phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có thời hạn lớn
hơn 12 tháng
Đặc trưng: Quản lý được chính cách lãi suất trong dài hạn
Tính lỏng cao, có thể mua bán được trên thị trường chứng khoán
Phát hành thông qua thống đốc ngân hàng
+ Chứng chỉ tiền gửi
Các giấy tờ có giá được Ngân hàng phát hành từng đợt, tuỳ theo mục
đích với sự chấp thuận của NHNN, hình thức huy động vốn này các NHTM
phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi thông thường.
Qua trình bày trên, vốn huy động là nguồn vốn giữ vị trí quan trọng và
chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng nguồn vốn (khoảng 80%). Các NHTM phải tôn trọng về mức vốn
huy động theo quy định của pháp luật.
1.1.3.3. Vốn đi vay
Vốn đi vay: là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả
khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng.
- Vay từ NHTW là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong
chi trả của NHTM. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu
(tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các NNTM chiết khấu (tái chiết
khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những thương
phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN. Thông thường NHNN chỉ tái chiết
khấu cho những thương phiếu có chất lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả
năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 11
Trong điều kiện chưa có thương phiếu NHNN cho NHTM vay dưới hình thức
tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng
nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụ
thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW:
+ Nếu NHTW thắt chặt tiền tệ với lãi suất cao
+ Nếu mở rộng tiện tệ thì lãi suất thấp
NHTW cho vay nhằm mục đích để bảo vệ an toàn cho toàn hệ thống
ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ.Vay từ NHTM khác là nguồn các
ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên
ngân hàng.
Với các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết quả dư gia
tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho
các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.
Với các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ lại có nhu cầu vay mượn tức
thời để đảm bảo thanh khoản
+ Vay qua đêm là hợp đồng vay mượn bất thành văn giữa hai ngân
hàng chủ yếu thông qua điện thoại và điện tín chỉ có thời hạn không quá một
ngày
+ Vay kỳ hạn là hợp đồng vay mượn thành văn có thời hạn cụ thể (vài
tuần, vài tháng, hoặc vài năm). Thường các ngân hàng đi vay phải có giấy tờ
có giá để cầm cố đưa cho ngân hàng cho vay.
Đây là nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn
Tỷ trọng tương đối lớn đặc biệt là ngân hàng bán buôn
Chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu trên thị truờng tiền tệ
Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng vay mựon bằng cách phát hành
các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Các khoản
vay trung và dài hạn nhằm bổ xung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 12
cho vay và đầu tư trung dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có
đảm bảo/
Ngân hàng nào có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn nhiều hơn.
Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp họ phải thông qua
các ngân hàng đại lý hoặc đựoc bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư.
Khả năng vay mượn còn được phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị
trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của
ngân hàng.
1.1.3.4. Vốn khác
Vốn khác là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông
qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác
đầu tư. Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác
Nguồn ủy thác là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ thực hiện tốt
các dịch vụ của khách hàng đặc biẹt là dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán.
- Nguồn vốn này thường có chi phí rất thấp
- Tỷ trọng nguồn vốn này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng dịch
vụ và uy tín của khách hàng.
Nguồn trong thanh toán: Nguồn này được hình thành từ các hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ
để mở L/C
Những ngân hàng này là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số
dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
Nguồn khác: Là các khoản nợ như thuế chưa nộp, lưong chưa trả vv.
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM tạo được một khoản
vốn gọi là vốn trong thanh toán, gồm: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài
khoản tiền gửi séc bảo chi… Các khoản tiền mặt tạm thời được trích khỏi tài
khoản này để nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên được gọi là tiền nhàn
rỗi.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 13
Qua nghiệp vụ đại lý, các NHTM thu hút được một lương vốn trong
quá trình thu - chi hộ khách hàng, làm đại lý cho tổ chức tín dụng, nhận và
chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư…
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng và nội dung biện pháp tạo vốn của
NHTM
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM
Mọi hoạt động kinh doanh diễn ra đều chịu sự tác động nhất định của
môi trường xung quanh. Công tác huy động vốn – một nghiệp vụ quan trọng
hàng đầu của NHTM cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong cơ chế thị
trường, các NHTM buộc phải cạch tranh để có thể thu hút được nguồn vốn
lớn với chi phí thấp để tồn tại và phát triển. Do đó, nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng, tìm giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn là rất cần thiết.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn có nhiều và rất đa dạng,
nhưng tập trung lại có hai nhóm nhân tố là: Khách quan và chủ quan.
1.2.1.1. Nhóm nhân tố khách quan (PEST):
Bao gồm: Chính trị - pháp luật, kinh tế, môi trường xã hội và công
nghệ
- Hành lang pháp lý: Có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn
của NHTM như luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN… Những luật này quy
định tỷ lệ huy động vốn của NHTM so với vốn tự có, quy định việc phát hành
trái phiếu, kỳ phiếu và quy định cả mức cho vay của NHTM đối với khách
hàng…
Sự can thiệp của NHNN khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ
cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn, vì khi thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho NHTM trong việc huy động vốn vay từ
NHNN. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm giảm lãi suất trên thị trường tiền
tệ. Ngược lại, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn hơn trong
việc huy động vốn vay từ NHNN.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 14
Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp hý hay không hợp lý cũng ảnh
hưởng đến chính sách huy động vốn của Ngân hàng. Để khuyến khích sản
xuất, đầu tư, Nhà nước có chính sách bảo hộ cho hàng hoá sản xuất, chính
sách trợ giá… tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Các
doanh nghiệp và người lao động có tích luỹ là nền tảng để Ngân hàng huy
động vốn được nhiều hơn.
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng,
doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập khá, tích luỹ được nhiều nên các khoản
tiền ký thác thường tăng nhanh để đáp ứng các giao dịch kinh tế. Mặt khác,
nền kinh tế phát triển sẽ có tác động ngược lại, nhiều doanh nghiệp mới được
thành lập, giao dịch kinh tế tăng hơn hình thành một bộ phận tích luỹ, tạo môi
trường tiềm tàng để NHTM thu hút vốn.
Chu kỳ kinh tế (phục hồi – Tăng trưởng – Bão hòa – Suy thoái).
NHTM phải tìm biện pháp huy động sao cho có hiệu quả, vừa thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển, vừa đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngược
lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môi trường đầu tư của Ngân
hàng sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của Ngân hàng giảm, quá trình huy động vốn sẽ
gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người
dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hoá có giá
trị để cất trữ cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng
ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Nếu mở rộng tiền tệ thì sẽ huy
động vốn dễ, nếu thắt chặt tiền tệ sẽ huy động vốn khó. Khi chính sách tài
khóa thu hẹp cũng như tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng
thất nghiệp nên khó huy động vốn. Mặt khác lãi suất giảm sẽ không hấp dẫn
được nguồn tiết kiệm vì người có tiền sẽ chỉ quan tâm tới lãi suất dương, vậy
nên không ai muốn gửi tiền tiết kiệm.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 15
Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Khi
đồng việt nam mất giá dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ mà chuyển
sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng, vì vậy huy động vốn nội tệ trong dâc cư
sẽ giảm.
- Môi trường – xã hội: Đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố
trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào Ngân hàng. Thật vậy, thu nhập
của ngưòi lao động càng cao thì nguồn vốn động được vào Ngân hàng càng
lớn. Bởi vì, người dân có thu nhập cao ngoài việc thoả mãn được yêu cầu của
đời sống, họ còn giành một phần để tích luỹ. Số tiền tích luỹ này sẽ dùng để
thoả mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai.
Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việc
huy động vốn của Ngân hàng. Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán
không dùng tiền mặt qua Ngân hàng rất phát triển. Các nước chậm phát triển,
tâm lý ưa dùng tiền mặt và tích luỹ tiền không gửi vào Ngân hàng là khá phổ
biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các
vùng, miền ở nước ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền
mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng.
- Công nghệ: Các ngân hàng ứng dụng công nghệ cao thì càng tăng
được khả năng huy động vốn vì càng tăng khả năng tiếp cận với khách hàng,
giảm được thời gian vv…Hiện nay các NHTM ở nước ta đã đưa máy rút tiền
tự động ATM vào thị trường để khách hàng sử dụng, khách hàng có thể rút
tiền ở mọi lúc, mọi nơi.
1.2. 1.2. Nhân tố chủ quan
- Chính sách lãi suất:
Là một nhân tố quan trọng, có tác động mạnh đến việc huy động vốn
của NHTM; đặc biệt là đối với các khoản vốn mà người gửi hoặc người dân
đầu tư Ngân hàng với mục đích hưởng lãi. Các Ngân hàng cạnh tranh không
chỉ về lãi suất huy động với các Ngân hàng khác mà cả với thị trường tiền tệ.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 16
Do đó, chỉ một sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể đẩy dòng vốn nhàn rỗi
trong xã hội đầu tư theo những chiều hướng khác nhau. Đó cũng là lý do,
động lực để các nhà đầu tư hoặc người gửi tiền chuyển vốn từ Ngân hàng này
sang Ngân hàng khác.
Vì vậy, xác định một lãi suất hợp lý, có tính cạch tranh là một vấn đề
vô cùng quan trọng, phải được nghiên cứu, cân nhắc, tính toán tỷ mỉ và toàn
diện. Tuy nhiên, Ngân hàng phải tính toán sao cho lãi suất vừa có tính cạnh
tranh, vừa phải đảm bảo được chi phí đầu vào thấp nhất và kinh doanh có lãi.
- Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng:
Cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác huy động vốn. Một
Ngân hàng có hệ thống chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ đạt được các mục
tiêu đề ra về chi phí cũng như về lợi nhuận. Đó là chiến lược về sản phẩm
dịch vụ. Chiến lược giá, lãi suất, chiến lược phân phối, chiếm lược phát triển
nhân sự, chiến lược khuyếch chương giao tiếp… có tác động mạnh đến việc
huy động vốn. Hệ thống chiến lược kinh doanh của Ngân hàng là thực tiễn
sinh động để đánh giá năng lực và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Do đó, thu hút ngày càng
nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
- Uy tín và vị thế của Ngân hàng:
Thông thường, khách hàng lựa chọn những Ngân hàng có uy tín và vị
thế trên thị trường để giao dịch, vay mượn, thanh toán và bảo lãnh… Uy tín
và vị thế của Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn của khách
hàng, thể hiện cụ thể ở năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh,
quá trình lịch sử, chất lượng marketing… Vì vậy, các Ngân hàng thông qua
hoạt động của mình, bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ hiện đại và phong
cách làm việc văn minh, lịch sự … thoả mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách
hàng, là thiết thực nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường.
- Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo:
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 17
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc đa dạng hoá các sản phẩm,
dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với nhiều loại sản phẩm
khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với điều kiện
khả năng của mình. Có như vậy, NHTM mới thu hút được ngày càng nhiều
khách hàng đến với mình. Không những thế, Ngân hàng còn phải đưa ra được
các dịch vụ kèm theo tốt và đa dạng để tăng lợi thế cạnh tranh. Với nhiều tiện
ích kèm theo, sẽ giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn
của mọi thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội. Qua đó, tạo thêm nhều
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa các Ngân hàng và khách hàng.
- Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Tổ chức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư giúp
Ngân hàng có nhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời
gian và chi phí để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù
hợp với điều kiện năng lực của Ngân hàng. Yếu tố địa điểm cũng tác động
đến tâm lý của khách hàng, một Ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợi như khu vực
trung tâm, khu đông dân cư, đi lại thuân tiện… giúp khách hàng thu hút được
nhiều khách hàng hơn.
- Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên:
Có thể nói, tất cả mọi khách hàng đều muốn giao dịch với Ngân hàng
có địa điểm đẹp, cơ sở vật chất hiện đại, cán bộ nhân viên phục vụ tận tình và
lịch thiệp. Một Ngân hàng được trang bị công nghệ hiện đại nhất định sẽ rút
ngắn được rất nhiều thời gian sử lý công việc, đảm bảo được độ chính xác cao
trong các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ hiện
đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao là điều kiện cần
thiết để họ giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học… Từ đó, nâng cao
hơn chất lượng dịch vụ Ngân hàng cung ứng ra thị trường, là điều khách hàng
rất quan tâm.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 18
1.2..2.Nội dung các biện pháp tạo vốn của NHTM
1.2..2.1. Biện pháp kinh tế
Khi sử dụng các biện pháp kinh tế để huy động vốn tức là việc ngân
hàng sử dụng đòn bẩy kinh tế để thu hút khách hàng, được thể hiện bằng lãi
suất hay phí dịch vụ. áp dụng lãi suất cạnh tranh là việc ngân hàng nâng cao
lãi suất huy động hạ phí dịch vụ so với bình quân thị trường (việc này không
có lợi cho ngân hàng vì làm tăng chi phí nhưng ngân hàng vẵn phải sử dụng
trong thị trường nhất định ). Phải sử dụng việc thâm nhập thị trường hoặc tìm
được đầu ra có thu nhập cao.
* Chính sách lãi suất huy động phù hợp:
Muốn xác định chính sách lãi suất huy động phù hợp phải dựa
trên những nguyên tắc chung của ngân hàng. Với ngân hàng thì qua nghiên
cứu nghị định 166/1999, doanh thu chính là thu nhập. Lãi suất của ngân hàng
cần được xác định trên cơ sở xem xét các yếu tố thu nhập và chi phí nhằm tối
đa hoá lợi nhuận. Như vậy lãi suất được xác định ở mức tại đó thu nhập biên
bằng chi phí biên.
* Chính sách lãi suất cụ thể:
- Chính sách lãi suất phù hợp với từng nguồn tiền huy động
theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao
- Chính sách lãi suất thâm nhập thị trường ( lãi suất cạnh
tranh)
Với mức lãi suất này ngân hàng trả mức lãi suất tiền gửi cao hơn huặc
thu phí dịch vụ thấp hơn so với các ngân hàng khác
Chính sách lãi suất này thường được các ngân hàng đang ở giai đoạn
thâm nhập thị trường áp dụng. Những ngân hàng này thuờng là những ngân
hàng còn non trẻ, mới thành lập, nguồn vốn còn thiếu. Vì thế nên việc họ áp
dụng chính sách lãi suất này nhằm tăng nhu cầu vốn lưu động để có thể đứng
trên thị trường ngân hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những ngân hàng
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 19
này thường đưa ra mức lãi suất cao hơn đáng kể so với tứ đại ngân hàng.
Nhận thấy rất rõ khi ta nhìn vào mục lãi suất tiết kiệm trong tờ Thời báo ngân
hàng. Những ngân hàng cổ phần: NHTMCP Quốc tế, NHTMCP Đông á, mức
lãi suất của họ luôn cao hơn các NHTMNN.
Khi các ngân hàng muốn tăng nhu cầu vốn, mở rộng thị trường, đặc
biệt là cần tiền cho một dự án thì họ cũng áp dụng chính sách này.Ví dụ như
khi NHNT muốn huy động ngoại tệ cho một số dự án của họ ở giai đoạn 2001
– 2010, họ đã huy động trái phiếu thời hạn 5 năm, với lãi suất năm đầu tiên là
4,2%, trong khi lãi suất năm tại thời điểm đó ở NHNT là 2,25%/năm.
Tuy nhiên chúng ta không thể thường xuyên áp dụng chính sách này vì
sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập. Các ngân hàng cũng chỉ nên áp dụng
chính sách này trong từng thời kỳ cụ thể, đặc biệt là các NHTMCP.Trên thực
tế ta thấy rất rõ, NHTMCP luốn có lãi suất cao hơn các NHTM của nhà nước
như ICB, VCB, BIDV. Nhưng khách hàng thường không thay đổi ngay lập
tức ngân hàng. Vì chi phí và sự rủi ro cho sự thay đổi này là không nhỏ. Hơn
nữa là khách hàng đã quen với các hoạt động giao dịch của ngân hàng mình
đã chọn, cách chăm sóc khách hàng, các dịch vụ ưu đãi vv…Theo nghiên cứu
của một số chuyên gia Mỹ: Các công ty lẫn cá nhân khi xem xét gửi tiền thì
quan tâm đến rất nhiều yếu tố chứ không chỉ đơn thuần là lãi suất. Các cá
nhân thì đặc biệt quan tâm đến quan hệ lâu dài và địa điểm thuận lợi. Trái lại
các doanh nghiệp lại ưu tiên các ngân hàng có khả năng cho vay tốt và tình
hình tài chính vững mạnh.
- Chính sách định giá mục tiêu trọng điểm
Ngân hàng mong muốn thu hút các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền
thông qua các điều khoản tiền gửi hấp dẫn với hy vọng nhận được các khoản
tiền gửi quy mô lớn, nhằm tăng cường khả năng huy động vốn.
Ngân hàng áp dụng những chương trình quảng cáo công phu cũng như
lãi suất hấp dẫn để thu hút những khách hàng có địa vị trong xã hội. Đối với
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 20
khách hàng có số dư thấp, ít ổn định ngân hàng định giá cao hơn để hạn chế.
Chiến lược này thường kết hợp với chương trình nhà ngân hàng cá nhân
(personal banhker), theo đó mỗi khách hàng lớn được một cán bộ ngân hàng
chịu trách nhiệm đáp ứng tất cả các nhu cầu dịch vụ ngân hàng.
Việc áp dụng chính sách này giảm được chi phí nhờ có được nhiều tài
khoản có số dư cao và ổn định. Nhưng cũng có những bất lợi là khó áp dụng
được với những ngân hàng nằm tại những khu vực không phát triển thịnh
vượng.
- Chính sách lãi suất trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng:
Ngân hàng quy định mức phí thấp hơn và mức thu nhập cao hơn cho
khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng và ngân hàng định giá theo số
lượng dịch vụ khách hàng sử dụng. Cơ sở của chính sách này là quan điểm
cho rằng: khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn sẽ trung thành hơn và trong
dài hạn sẽ tạo ra thu nhập lớn hơn cho ngân hàng.
1.2.2.2. Biện pháp kỹ thuật:
* Về sản phẩm:
Ngân hàng phải đảm bảo các dịch vụ huy động đa dạng, hữu ích tiện lợi
cho khách hàng. Sự đa dạng thể hiện từ các mức kỳ hạn, các dạng gửi tiền đến
những tiêu chí khác. ở Việt nam, sự đa dạng thể hiện qua kỳ hạn chỉ chủ yếu
tập trung ở tiền gửi ngắn hạn, còn đối với trung dài hạn thì chưa nhiều. Các
dạng gửi tiền cũng còn nghèo nàn. Chỉ tập chung chủ yếu là gửi tiền kỳ hạn
và không kỳ hạn. Những loại tiền gửi khác như tiết kiệm tích luỹ theo niên
kim (một dạng gửi góp) chỉ mới bước đầu phát triển. Những loại tiết kiệm
theo mục đích phát triển rất nhiều ở nước ngoài như : Tiết kiệm cho con đi
học đại học, tiết kiệm cho các kỳ nghỉ du lich… Hầu như chưa xuất hiện ở
việt nam. Việc sử dụng quá nhiều tiền mặt ở việt nam cũng hạn chế đưa ra
nhiều dịch vụ huy động tiền gửi của ngân hàng. Những dịch vụ như thanh
toán lương cho nhân viên của các công ty qua tài khoản của ngân hàng cũng
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 21
phát triển rất mạnh. Nhưng ở việt nam(hầu như chỉ phát triển với chính cán bộ
của các ngân hàng).
Một vấn đề nữa là tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Các ngân hàng
nước ngoài triển khai vấn đề này theo hai hướng đưa ra các dịch vụ huy động
đa năng (tài khoản ký thác vạn năng) và tiết kiệm điện tử (gửi một nơi rút tiền
nhiều nơi). ở việt nam, tiết kiệm điện tử mới chỉ là bước đầu được triển khai ở
một số NHTM lớn như ICB, VCB dịch vụ tiết kiệm đa năng hầu như chưa
được định hướng. Việc tạo ra các sản phẩm đa năng được các ngân hàng nước
ngoài triển khai rất hiệu quả: Ví dụ với một tấm thẻ mang tên ACCESS của
ANZ Bank các khách hàng có thể sử dụng một loạt dịch vụ: Tiết kiệm, đầu tư
tự động, chuyển các nguồn thu nhập vào tài khoản, chỉ trả các hoá đơn và vay
tiền.
* Phân phối:
Đối với các khách hàng cá nhân, địa điểm thuận tiện là một trong
những vấn đề quan trọng. Ngày nay, để tiếp cận một ngân hàng khách hàng
không chỉ có cách duy nhất là tới các chi nhánh, họ có thể tiếp cận với ngân
hàng một cách gián tiếp thông qua các hệ thống homebanking, EFTPOS, máy
rút tiền tự động. Nếu một ngân hàng có đầy đủ các hệ thống trên sẽ thu hút
đuợc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng của mình. Bên cạnh đó, không thể
phủ nhận sự tồn tại của các chi nhánh, các phòng giao dịch. Những phòng
giao dịch khang trang với hệ thống máy móc hiện đại hoặc nằm trong những
cao ốc luôn tạo những cam giác an toàn với khách hàng. Ngày nay, một số
ngân hàng việt nam đã chú ý đến vấn đề này.
1.2.2.3. Biện pháp tâm lý:
* Con người:
Khách hàng luôn có rất nhiều ấn tượng với phong cách phục vụ của các
nhân viên. Các ngân hàng việt nam đang quan tâm đến vấn đề này thông qua
việc đầu tư xây dựng những quyền cẩm nang phục vụ khách hàng. Phong
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 22
cách ở đây được hiểu là cả thái độ phục vụ lẫn trình độ chuyên môn của nhân
viên. Trong quyển cẩm nang đó nhân viên được dậy cách tiếp cận sao cho
hiệu quả với khách hàng mới, với khách hàng đã từng nhiều lần đến gửi tiền.
Vấn đề trình độ chuyên môn cũng như khả năng xử lý thành thạo quy trình
nghiệp vụ cũng được đề cập tới. Các nhân viên sẽ được hướng dẫn cách xử lý
các tình huống hàng ngày
Trong khoảng thời gian 1999, khi lãi suất ngoại tệ tăng liên tục do FED
tăng lãi suất nhân viên ngân hàng có hiểu biết thì có thể khuyên khách hàng
gửi ngắn hạn để có thể nhận được những mức lãi suất cao hơn trong những kỳ
tiết kiệm tiếp theo. Nếu trong giai đoạn 2001, khi FED liên tục hạ lãi suất mà
vẫn chưa vực được nền kinh tế mỹ, nhân viên ngân hàng có thể khuyên
khách hàng có thể gửi tiền dài hạn để tránh lãi suất tiếp tục bị hạ. Nhận được
những lời khuyên đúng đắn sẽ làm cho khách hàng có những ấn tượng không
bao giờ quên và đó chính là việc làm hữu ích tạo ra sự trung thành của khách
hàng đối với ngân hàng.
* Khuyếch trương:
Hoạt động khuyếch trương của ngân hàng bao gồm từ các trương trình
quảng cáo công phu, các đợt gửi tiền có thưởng ( ABC, NHNo&PTNT…) Và
những quà tặng dành cho những khách hàng lớn. Tại các ngân hàng nước
ngoài dựa trên các application form của khách hàng, ngân hàng đã gửi những
món quà vào đúng ngày sinh nhật của khách hàng.
Mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hóa công nghệ đặc biệt đa dạng
hóa kênh phân phối để tăng diện tiếp xúc với khách hàng. Đa dạng hóa danh
mục sản phẩm dịch vụ tiết kiệm đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thanh
toán. Cải tiến quy trình phải đảm bảo nhanh gọn, chính xác, phù hợp với khả
năng của nhân viên đồng thời đảm bảo tiện lợi cho khách hàng.
Đối với phần lớn khách hàng gửi tiền thì thời gian luôn rất quan trọng.
Một quy trình nhanh chóng sẽ làm cho khách hàng có cảm giác thoải mái mỗi
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 23
khi tiếp xúc với ngân hàng. Hiện nay, người ta nhắc nhiều đến quy trình tiết
kiệm một cửa. Điều này thực ra rất phổ biến đối với các ngân hàng nước
ngoài. Quy trình một cửa đơn giản là việc khách hàng phải tiếp xúc duy nhất
với một nhân viên ngân hàng trong quá trình giao dịch. Cụ thể, trong hoạt
động tiết kiệm, thay vì hai cửa: Một kế toán, một thủ quỹ thì người ta gộp làm
một nghĩa là các teller kiêm cả thủ quỷ lẫn kế toán tuy nhiên, thực hiện quy
trình này cần chú đến khả năng của nhân viên, nếu không quy trình một cửa
còn khiến cho giao dịch diễn ra lâu hơn vì người nhân viên phải làm một lúc
hai nhiệm vụ. Quy trình một cửa hiện nay đang được thực hiện rộng rãi tại
các điểm giao dịch của các NHTM
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 24
CHƯƠNG2:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LẠNG
SƠN
2.1 - Khái quát về ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn tỉnh Lạng Sơn :
2.1.1. Đặc điểm tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn :
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng sơn là
một Ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Lạng Sơn được thành lập từ tháng 8 năm 1988 với trụ sở chính tại số 03
- Lý Thái Tổ - Phường Đông Kinh - Thành phố Lạng Sơn. Cũng như các
Ngân hàng thương mại khác, nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Lạng Sơn là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực : Tiền tệ - tín
dụng - Thanh toán, cụ thể :
- Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư. Phát
hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu bằng tiền Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho
tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác nhau: Nghiệp vụ thanh toán L/C, trả
chậm, thanh toán mậu dịch biên giới Việt - Trung.
Lạng Sơn là một trong sáu tỉnh biên giới phía Bắc, nói chung trình độ
dân trí ở một số vùng sâu, vùng xa còn thấp, kinh tế còn nghèo, trên địa bàn
có rất ít các doanh nghiệp quốc doanh Trung ương, các đơn vị sản xuất kinh
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 25
doanh thuộc địa phương thì kém phát triển, hoạt động hầu như không có hiệu
quả. Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể thì chỉ phát triển ở một số vùng ven
Thành phố. Do đó, việc mở rộng môi trường kinh doanh tín dụng của Ngân
hàng còn nhiều hạn chế.
Cùng nằm trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Lạng Sơn còn có các Ngân hàng thương mại khác như : Ngân
hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển cùng tồn tại hoạt động kinh
doanh. Do phải thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trong môi trường
cạnh tranh như vậy. Để tồn tại và phát triển vững chắc, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Lạng sơn cần phải quan tâm đến chất lượng
hoạt động của mình, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường thích nghi với
cơ chế mới.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn hoạt động
trong cơ chế thị trường, có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng
vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển. Mạng lưới và
cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được cải tiến cho phù hợp với kinh tế thị
trường, phát huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt động
huy động vốn cũng như sử dụng vốn, tại một số huyện trọng điểm có thể khai
thác tối đa nguồn vốn huy động đều được bố trí các phòng giao dịch như
phòng giao dịch Na Dương thuộc huyện Lộc Bình ...
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn có 07 phòng
ban, bao gồm : Ban Giám đốc, phòng Kế toán & Ngân Quỹ, Phòng điện toán,
Phòng kinh tế kế hoạch, Phòng Kinh doanh, Phòng Kiểm tra kiểm toán nội
bộ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính.
Thực hiện các nghiệp vụ khác nhau : Nghiệp vụ thanh toán L/C trả
chậm. Các bộ phận chức năng được chuyên môn hoá theo nghiệp vụ Ngân
hàng và có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành mắt xích cùng
đóng góp vào công cuộc đổi mới của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 26
sơn nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên chức của Ngân hàng gồm 349 người trong đó số cán bộ có trình độ cao
đẳng, đại học, ngoại ngữ chiếm hơn 23%, số nhân viên còn lại đang được đào
tạo để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của ngành Ngân
hàng.
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Lạng Sơn.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn
có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, nhờ có định
hướng và sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của các ngành các cấp trên địa bàn, đồng thời
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc, Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT Lạng Sơn đã tin tưởng vào khả năng của mình để vượt qua mọi khó
khăn, duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường,
củng cố lòng tin với khác hàng. Kết quả hoạt động qua các năm được thể hiện
như sau:
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn là một Ngân
hàng Thương mại hoạt động tự chủ trong kinh doanh. Huy động luôn được
coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của Ngân hàng. Xuất
phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn, tầm quan
trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng giám
đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, đồng thời phát huy kết quả
đạt được ở năm 2002, 2003, 2004 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng
hàng đầu.
Đầu năm 2004 lãi suất huy động vốn có phần giảm đã gây ảnh hưởng
đến công tác huy động vốn và tâm lý người gửi tiền. Nhưng bằng các hình
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 27
thức huy động vốn phù hợp, tăng uy tín với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự,
tận tình, chu đáo, chi nhánh đã thực hiện vượt chỉ tiêu huy động mà Ngân
hàng cấp trên giao. Với phương châm "Đi vay để cho vay" nên tạo nguồn vốn
là tiền đề mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của NHNo & PTNT
Lạng Sơn thì nguồn vốn huy động đạt.
Năm 2002: 474.609 triệu, đạt 94% so với kế hoạch giao.
Năm 2003: 624.777 triệu đạt 103% so với kế hoạch giao.
Năm 2004: 862,9 tỷ đạt 10,1% so với năm 2003
Trong đó năm 2004
- Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư: 418,3 tỷ đồng
-Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế:
293,5 tỷ đồng
- Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ: 234 triệu đồng
- Các nguồn huy động khác: 136.342 triệu đồng
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Do thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho nên Ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT Lạng sơn đã tích cực và nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định
đúng theo quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả kinh tế xã
hội. Ngân hàng đã cung cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý, cấp vốn cho nhiều
đơn vị kinh tế quốc doanh và hàng ngàn hộ nông dân. Địa bàn hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng sơn rất đa dạng và phức
tạp, vốn huy động được đầu tư chủ yếu cho các hộ nông dân từ địa bàn vùng
ven Thành phố cho đến vùng sâu, vùng xa với phương châm giúp dân làm
kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Tập trung đầu tư vốn vào
các dự án có hiệu quả, đúng hướng, đúng đối tượng, đúng thành phần kinh tế
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 28
phù hợp với chủ trưởng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Chấp hành
tốt cơ chế, chính sách tín dụng hiện hành, trong đó coi chất lượng tín dụng là
hàng đầu. Do vậy trong năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng chỉ có
0,2%, dưới mức NHNoTW cho phép (3%).
Số liệu hoạt động được thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 1: Tình hình sử dụng vốn trong các năm tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
I-Tổng doanh số cho vay 341,558 374,164 557,900
-Trong đó:
+Doanh nghiệp N.Nước 7,989 87,334 37,300
+Hợp tác xã 4,503 9,557 2,330
+Hộ sản xuất 329,066 277,273 328,100
+Tổ chức-cá nhân khác 190,170
II-Tổng doanh số thu nợ 139,305 295,123 422,600
-Trong đó:
+Doanh nghiệp N.Nước 8,982 80,074 20,400
+Hợp tác xã 3,848 3,699
+Hộ sản xuất 126,475 211,350 235,900
+Tổ chức-cá nhân khác 166,300
III-Dư nợ 360,454 445,063 713,400
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 29
-Trong đó:
+Doanh nghiệp N.Nước 3,000 10,211 26,900
+Hợp tác xã 3,400 9,190 23,000
+Hộ sản xuất 354,054 425,662 639,630
+Tổ chức-cá nhân khác 23,870
(Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003, 2004)
Do tính đặc thù của Ngân hàng nông nghiệp cho nên mạng lưới hoạt
động cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ nông dân, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra Ngân
hàng còn mở rộng diện cho vay đến nhiều đối tượng như : Cho vay tiêu dùng
đối với cán bộ công nhân viên chức, cho vay đối với hộ thiếu vốn sản xuất
thông qua tổ hội phụ nữ, hội cựu chiến binh ... Đối với tín dụng trung và dài
hạn cho các thành phần kinh tế được coi là tạo dựng cơ sở vật chất cho việc
tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua Ngân hàng rất quan tâm tới lĩnh
vực này và sẵn sàng đầu tư cho các dự án có hiệu quả, phù hợp với chủ trương
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, như cho vay trợ giá máy cày, máy
bơm, dự án trồng cây ăn quả với tổng dư nợ 100 tỷ đồng. Trong năm 2004
công tác thu nợ đã đạt được những kết quả tốt, do Ngân hàng có nhiều biện
pháp tích cực chủ động để thu hồi các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Hoạt
động kinh doanh đang có những tiến triển tốt và có hiệu quả hơn, cho nên
việc thu nợ cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên trong công tác tín dụng vẫn
còn một số mặt tồn tại, yếu kém, nhưng Ngân hàng nông nghiệp và PTNT
Lạng sơn đã có những giải pháp chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời trong năm nhằm
đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt kết quả cao và an toàn vốn. Có như vậy
mới thúc đẩy công tác huy động vốn phát triển.
2.1.2.3 Các hoạt động khác :
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 30
Hoạt động kế toán tài chính : Bộ phận kế toán đã phản ánh kịp thời,
chính xác các nghiệp vụ phát sinh, đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh thực
hiện đúng chế độ tài chính của ngành Ngân hàng cũng như Nhà nước quy
định. Năm 2004 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng tình hình tài chính vẫn ổn
định, hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tài chính do Ngân hàng nông nghiệp
và PTNT Việt Nam giao. Uy tín phục vụ của chi nhánh ngày càng cao hơn.
Trong năm vừa qua Chi nhánh đã thu hút được thêm nhiều khách hàng, đặc
biệt là các khách hàng là tư nhân có doanh số tiền gửi thanh toán hoạt động
thường xuyên. Thực hiện một khối lượng luân chuyển vốn qua Ngân hàng
chính xác, kịp thời.
Hoạt động ngân quỹ : Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn là
một Chi nhánh nhiều năm liền luôn bội thu tiền mặt, nhưng Chi nhánh vẫn
chủ động khơi tăng nguồn thu tiền mặt bằng nhiều biện pháp và đáp ứng đầy
đủ, kịp thời các nhu cầu chi trả bằng tiền mặt và ngân phiếu thanh toán cho
khách hàng. Năm 2004 Ngân hàng đã thực hiện đúng chế độ quy định về
đảm bảo an toàn kho quỹ, nên không xảy ra mất mát tài sản.
Cùng với trang thiết bị công nghệ tin học, công tác kế toán – ngân quĩ
đã thường xuyên giao dịch với một lượng khách hàng rất lớn, đã tổ chức quản
lý chặt chẽ tiền vốn và tài sản của Ngân hàng, của khách hàng. Thực hiện
nhanh toán nhanh chóng, chính xác giữa các khách hàng, thu đúng, thu đủ các
nguồn thu. Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi. Tổ chức lập các báo có tháng,
quí, năm… đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.
Tổng thu tiền mặt là: 5.877,2 tỷ đồng, tăng 41,7% so với năm 2003
tổng chi tiền mặt 4.616,2 tỷ đồng, tăng 32.6% so với năm 2003. bội thu tiền
mặt nộp NHNN 1.261 tỷ tăng 135%. Mặc dù lượng tiền mặt thu chi lớn
nhưng cán bộ thủ quỹ cố gắng thu chi đúng, đủ, kiểm tra phát hiện tiền giả.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 31
Hoạt động thông tin điện toán ứng dụng tin học: Trong nhiều năm qua
NHNo&PTNT tỉnh Lạng sơn đã từng bước củng cố hệ thống tin học, đưa ứng
dụng tin học vào các mặt nghiệp vụ như :
Thực hiện hệ thống thanh toán nối mạng giao dịch đạt kết quả tốt nhờ
đưa vào sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại có công suất cao,
với những trang thiết bị mới, công tác thông tin điện toán đã phục vụ tốt các
nghiệp vụ Ngân hàng như : Tính lãi tiền gửi, tiền vay, quản lý lãi suất, đối
chiếu số dư cho khách hàng, lập các báo cáo ... đảm bảo số liệu thông tin báo
cáo được nhánh chóng, chính xác và an toàn. Công tác công nghệ tin học
đang từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa của ngành đề ra, tất cả các
giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống máy vi tính. Toàn tỉnh có 136 bộ
máy vi tính, trong đó trang bị tại tỉnh là 36 máy, chi nhánh huyện, thành phố
được trang bị từ 4 đến 10 máy.
Tại hội sở NHNo tỉnh là 1 trong 5 Ngân hàng ở các tỉnh Miền Bắc thực
hiện chương trình Ngân hàng bán lẻ, là một chương trình giao dịch mới thuận
tiện cho khách hàng đến giao dịch.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại : Tháng 08 năm 1998 Chi nhánh được
sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và
PTNT Việt nam đã khai chương hoạt động thanh toán mậu dịch biên giới Việt
- Trung. Với hơn một năm hoạt động, Chi nhánh đã thu được một số kết quả
đáng khả quan. Doanh số thanh toán trong năm 1998 là : 59.342.449 CNY, số
tiền lãi của hoạt động này là : 148 triệu.
Năm 2004, chi nhánh NHNo & PTNT Lạng Sơn duy trì được mức tăng
trưởng, đưa tổng nguồn vốn của NHNo lên 711,8 tỷ đồng, tăng 11,8% có
nhiều hình thức huy động vốn mới, đã chú ý huy động vốn trung và dài hạn,
huy động ngoại tệ, tín dụng có mức tăng trưởng hợp lý 28%, trong đó: tín
dụng quốc doanh tăng 169%, ngoài quốc doanh tăng 125%, kinh tế hộ tăng
23%. Cho vay ủy thác ngân hàng chính sách xã hội tăng 7,3%. Nợ quá hạn ở
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 32
mức thấp nhất 0,2% sát với thực tế. Tình hình tài chính và thu nhập khá hơn ,
tính không đồng đều về thu nhập giảm bớt. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại
hoá có bước tiến bộ, trình độ cán bộ có được nâng lên.
Hoạt động kiểm soát và kiểm tra nội bộ : Kiểm tra kiểm toán nội bộ từ
tỉnh đến các đơn vị cơ sở đặc biệt coi trọng, trong năm đã tổ chức nhiều cuộc
kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh, tổng số
cuộc kiểm tra là 97 cuộc trong đó: kiểm tra về hoạt động tín dụng là 27 cuộc;
kiểm tra về kế toán - ngân quĩ 29 cuộc; kiểm tra công tác điều hành 20 cuộc;
kiểm tra khác là 21 cuộc.
Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ đã làm tốt công tác
tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng các cấp trong việc chỉ đạo điều hành kinh
doanh một cách nhanh nhậy, đảm bảo mọi sự hoạt động tuân thủ đúng theo
quy định, đồng thời phát hiện và sử lí kịp thời các vụ việc tiêu cực, giảm thiểu
các sai sót, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực nảy sinh.
2.2 - Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Lạng Sơn :
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nguyên liệu chính là tiền tệ và sản phẩm cũng là
tiền tệ. Trong các hoạt động thì công tác tín dụng là một mảng lớn của Ngân
hàng. Muốn thực thi công tác tín dụng thì Ngân hàng phải huy động được vốn
và chiến lược huy động vốn được coi là hàng đầu.
Trong những năm qua cùng hệ thống Ngân hàng nói chung, Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng sơn luôn đưa ra những biện pháp
nhằm mở rộng khả năng huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cho nên công tác huy động nguồn
vốn đã đạt được nhiều kết quả tốt, nguồn vốn luôn tăng trưởng, trong đó Chi
nhánh đặc biệt chú trọng đối với nguồn vốn có kỳ hạn dài, lãi suất tương đối
ổn định và phù hợp. Cụ thể :
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 33
Biểu số 2: Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Tỉnh Lạng Sơn
Đơn vị: Triệu Đồng
Chỉ tiêu Số dư
năm 2002
Số dư năm
2003
Số dư năm
2004
Năm 2003
so với năm
2002
Năm 2004
so với năm
2003
1-Tiền gửi tiết kiệm của
dân cư
235,681 230,619 418,300
-5,062 187,681
-Trong đó:
+Không kỳ hạn 9,628 10,558 117,860 930 107,302
+Có kỳ hạn 226,053 220,061 300,440 -5,992 80,379
2-Tiền gửi đơn vị tổ chức
kinh tế
168,104 254,078 293,500 85,974 -52,935
-Trong đó:
+Không kỳ hạn 145,246 225,471 258,997 80,225 33,526
+Có kỳ hạn 22,858 28,607 34,503 5,749 5,896
3-Tiền gửi đảm bảo thanh
toán
1,721 0 17,940 -1,721 17,940
4-Kỳ phiếu 68,813 163,164 7,987 67,351 -115,177
5-Ngoại tệ quy đổi 290 3,916 8,913 3,626 4,997
(Nguồn số liệu trên đây được lấy từ cân đối tài khoản năm 2002, 2003.
2004)
Nhìn vào bảng trên chúng tôi thấy tiền gửi tiết kiệm của dân cư giữ một
vị trí quan trọng nhất trong cơ quan huy động vốn của NHNo&PTNT Lạng
sơn với tỷ lệ khoảng 50%. Tiếp đó là nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu với
thời hạn trên 1 năm, chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Bên cạnh 2 nguồn lớn trên là
các nguồn tiền gửi đơn vị, tổ chức kinh tế, tiền gửi đảm bảo thanh toán, ngoại
tệ đã giúp cho Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn có một khả năng vốn lớn đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
2.2.1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư :
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 34
Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư qua các năm cho thấy nguồn này
luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng sơn. Từ thực tế cho thấy tiềm năng
về vốn trong dân cư là rất lớn. Đòi hỏi Ngân hàng phải phát huy hết tiềm năng
của mình, nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi này phục vụ cho công cuộc phát
triển đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2000 - 2010 nếu nguồn vốn tập trung
cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, chủ yếu dựa vào
nguồn vốn trong nước được khai thác trong dân cư nhiều nhất thì sẽ thúc đẩy
đầu tư phát triển kinh tế của nước ta với những bước tiến vững chắc và tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt từ 9% - 10%.
Nhìn vào tình hình huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm ở bảng trên
cho thấy nguồn này tăng vào năm 2002 và giảm xuống ở năm 2003. Cụ thể
năm 2002 số dư tiền gửi tiết kiệm cuối năm tăng về số tuyệt đối là 116.590
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37%.
Nguồn vốn tiền gửi các đơn vị tổ chức kinh tế tăng lên trong năm 2003
là: 85.974 triệu đồng, chiếm 41% trong tổng nguồn huy động.
Bảng số 3 : Các loại lãi suất qua các thời kỳ
Đơn vị: %
Năm
Ngày bắt đầu
áp dụng
Không
kỳ hạn
Kỳ hạn
1 tháng
Kỳ hạn
2 tháng
Kỳ hạn
3 tháng
Kỳ hạn
6 tháng
Kỳ hạn
12 tháng
Kỳ hạn
5 năm
Năm 2002 21.02.02 0.15 0.2 0.25 0.4 0.45 0.55
15.03.02 0.15 0.35 0.4 0.5
24.07.02 0.15 0.2 0.25 0.45 0.5 0.55
Năm 2003 02.05.03 0.15 0.2 0.25 0.45 0.5 0.55 0.65
17.06.03 0.15 0.53 0.58 0.62 0.65
24.10.03 0.2 0.53 0.58 0.62 0.65
Năm 2004 07.10.04 0.2 0.47 0.52 0.58 0.65
Từ ngày 10/10/2002 đơn vị bắt đầu huy động tiền gửi tiết kiệm trả lãi
bậc thang và tiết kiệm gửi góp với kỳ hạn và lãi suất như sau :
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 35
* Tiết kiệm bậc thang: 0,2% Bậc 1 : Từ khi gửi đến dưới 3
tháng: hưởng lãi suất không kỳ hạn.
* Tiết kiệm bậc thang: 0,53% Bậc 2 : Từ 3 tháng gửi đến dưới 6
tháng: hưởng LS có kỳ hạn 3 tháng .
* Tiết kiệm bậc thang: 0,58% Bậc 3 : Từ 6 tháng gửi đến dưới 9
tháng: hưởng LS có kỳ hạn 6 tháng .
* Tiết kiệm bậc thang: 0,58% Bậc 4 : Từ 9 tháng gửi đến dưới 12
tháng: hưởng LS có kỳ hạn 9 tháng .
* Tiết kiệm bậc thang: 0,62% Bậc 5 : Từ 12 tháng gửi đến dưới
24 tháng: hưởng LS có kỳ hạn 12 tháng.
* Tiết kiệm bậc thang: 0,68% Bậc 6 Từ 24 tháng trở lên hưởng lãi
suất 110% lãi suất có kỳ hạn 12 tháng
Tiết kiệm gửi góp :
- kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,45% tháng
- kỳ hạn 6 tháng lãi suất 0,5% tháng
- kỳ hạn 12 tháng lãi suất 0,55% tháng
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 36
Bảng số 4 : Tình hình huy động vốn các quý trong năm 2004
Đơn vị : triệu đồng
Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004
Chỉ tiêu Số dư
cuối quý
Tỷ lệ
%
Số dư
cuối quý
Tỷ lệ
%
Số dư
cuối quý
Tỷ lệ
%
Số dư
cuối quý
Tỷ lệ
%
1. Tiền gửi tiết
kiệm của dân cư
262,936 38.0 290,870 35.6 312,226 40.5 340,152 39.
2. Tiền gửi đơn vị
tổ chức kinh tế
304,058 43.9 402,370 49.6 359,572 46.6 444,072 51.
Trong đó:Vốn
UTĐT
412 158,458 148,789 151,490
3. Kỳ phiếu 123,541 17.9 118,080 14.6 99,065 12.8 77,626 9.
4. Ngoại tệ quy ra
tiền VND
1,488 0.2 1,493 0.2 542 0.1 1,024 1.
Tổng nguồn vốn
huy động
692,023 100 812,813 100 771,405 100 862,874 100
( Bảng cân đối tài khoản năm 2004)
Hiện nay NHNo và PTNT Lạng sơn đang huy động tiền gửi tiết kiệm
dưới các hình thức sau : Loại không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng, tiền gửi tiết kiệm trả lãi bậc thang và tiết kiệm gửi góp. Trong đó
nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, tạo ra tính ổn định
cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2002 nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn là 226.053 triệu đồng chiếm 96% . Năm 2003 là 220.061 triệu đồng
chiếm 95%, năm 2004 là 426 tỷ đồng chiếm 59,8% trong nguồn tiền gửi tiết
kiệm Chính nhờ tính ổn định cao trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn nên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vốn trung và dài hạn đối với những dự án
trọng điểm tại địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 37
Qua tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư ở NHNo
và PTNT Lạng sơn cho thấy nguồn này hầu như có xu hướng tăng lên, nhất là
trong năm 2002, đồng thời nó chiếm tỷ trọng lớn, càng khẳng định vai trò của
nguồn vốn này trong cơ cấu huy động vốn của NHNo&PTNT Lạng sơn mà
tiềm năng còn rất lớn, chưa khai thác hết được trong dân. Mặc dù phải trả một
lãi suất cao nhưng bù lại là tính ổn định, vững chắc ở nguồn tiền gửi có kỳ
hạn trong nguồn vốn huy động đã giúp cho Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn
thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình.
2.2.2. Tiền gửi của các đơn vị tổ chức kinh tế :
Lạng sơn là một tỉnh hầu như không có các đơn vị quốc doanh Trung
ương phát triển, những đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn vốn tự có rất
thấp và đang trong giai đoạn tìm kiếm thị trường để định hướng cho sự phát
triển của mình. Do đó Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn cũng phải khai thác
hơn nữa nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Qua các
thời kỳ nguồn vốn này có tăng nhưng không ổn định, chủ yếu là của Kho bạc
Nhà nước tỉnh . Năm 2003 với những biện pháp hữu hiệu trong việc khơi tăng
các nguồn vốn, đáp ứng vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế. Bằng hình thức
thanh toán chuyển nhanh, chính xác, kịp thời, cùng với việc duy trì mức lãi
suất tương đối ổn định nên nguồn vốn tăng lên là : 862.8 tỷ đồng.
Nguồn tiền gửi của các đơn vị tổ chức kinh tế được chia làm 2 loại có
kỳ hạn và không kỳ hạn, trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn chỉ chiếm trên
18.3% trong tổng nguồn này. Hiện nay tại Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn
khách hàng là đơn vị tổ chức kinh tế chỉ gửi tiền vào loại có kỳ hạn 3 tháng,
vì đây là nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng đến trong thanh toán với thời gian
ngắn nên các đơn vị không quan tâm đến đến việc gửi lấy lãi, một số doanh
nghiệp dùng tiền nhàn rỗi của mình cho các đơn vị khác vay. Nên Ngân hàng
thực hiện huy động vốn theo nhu cầu sản xuất kinh doanh thì đây là nguồn
vốn đầu tiên mà Ngân hàng quan tâm. Vì vậy nguồn tiền gửi của các đơn vị,
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 38
tổ chức kinh tế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng
trong công tác huy động vốn hiện nay. Hy vọng trong năm 2005 nguồn tiền
gửi của các đơn vị sẽ tăng lên một cách đáng kể, mang lại tiềm lực trong kinh
doanh cho Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn.
2.2.3. Tiền gửi đảm bảo thanh toán :
Tiền gửi đảm bảo thanh toán ở Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn là loại
tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu của các đơn vị tổ chức kinh tế, ký thác vào
Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về mua hàng hoá, dịch vụ và thực
hiện các khoản chi trả khác. Khoản tiền gửi này có số dư tương đối nhỏ trong
tổng nguồn vốn huy động, tính ổn định không cao. Căn cứ vào số liệu trong
bảng về thực trạng nguồn vốn huy động trong 3 năm ta thấy nguồn tiền gửi
đảm bảo thanh toán này biến động bất thường. Cụ thể :
Năm 2002 doanh số hoạt động trong năm : 133.779 triệu đồng, số dư
cuối năm : 574 triệu đồng.
Năm 2003 doanh số hoạt động trong năm : 206.232 triệu đồng, số dư
cuối năm : 1.721 triệu đồng.
Năm 2004 doanh số hoạt động trong năm : không có
Nhìn vào số liệu trên ta thấy doanh số hoạt động của nguồn vốn này
tăng lên trong năm 2003 là : 72.453 triệu đồng, nhưng lại giảm vào năm 2002
nguyên nhân là một số đơn vị trực thuộc NHNo Tỉnh được phép tham gia
chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh toàn hệ thống, do vậy nguồn tiền gửi đảm bảo
thanh toán có xu hướng giảm.
2.2.4. Nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu.
Khi nền kinh tế đi vào thế ổn đinh, tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu vốn
trung dài hạn cho đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất
ngày càng tăng nhất là trong giai đoạn sắp tới. Với nguồn vốn huy động nhận
được qua tiền gửi tiết kiệm không đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế
trên địa bàn vì vậy Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn đã thực hiện phát hành kỳ
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 39
phiếu để tăng nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn
vốn huy động từ kỳ phiếu có tác dụng thu hút một lượng tiền mặt lớn trong
lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn
thì nguồn vốn bằng kỳ phiếu chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Năm 2002 nguồn
vốn huy động từ kỳ phiếu là 22.939 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6%, năm 2003
nguồn này tăng so với năm 2002 đạt 68.813 triệu đồng chiếm 14% tổng
nguồn vốn huy động. Năm 2004 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, xã
hội nên lượng tiền nằm trong dân cư có phần tăng lên , khối lượng nguồn kỳ
phiếu huy động đã tăng mạnh, đạt 418.3 tỷ đồng chiếm 58.8%.
Như vậy việc phát hành kỳ phiếu của Ngân hàng trong thời gian qua đã
căn cứ vào yêu cầu của thị trường, gắn công tác huy động vốn với mục đích
kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Bên cạnh đó việc ra đời và hoàn thiện thị
trường tài chính, thị trường vốn với các công cụ chuyển dịch linh hoạt như cổ
phiếu, trái phiếu do các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại, Kho bạc
Nhà nước... phát hành sẽ khắc phục nhược điểm của việc phát hành kỳ phiếu.
Mặt khác việc đưa ra các hình thức đó, tạo được tâm lý tốt cho khách hàng.
Có như vậy công tác huy động vốn trung và dài hạn mới có hiệu quả.
Từ sự phân tích ngắn gọn tình hình biến động, cơ cấu nguồn vốn huy
động trung và dài hạn tại Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn ta thấy rằng hoạt
động huy động vốn này của Ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan
và một số vấn đề còn tồn tại cần cải tiến khắc phục trong thời gian tới để có
thể mở rộng khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
2.2.5. Nguồn huy động bằng ngoại tệ :
Nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động
năm 2004 chỉ có 0,6%. Nguồn vốn ngoại tệ huy động được chủ yếu qua công
tác thu đổi ngoại tệ và có một số đơn vị gửi vào Ngân hàng qua việc kiểm tra,
thu giữ của các ngành chức năng. Ngoài ra Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 40
có tham ra thanh toán biên mậu biên giới Việt - Trung nhưng nguồn vốn
ngoại tệ chủ yếu là CNY ( Đồng nhân dân tệ Trung Quốc), đây không phải là
ngoại tệ mạnh nên chưa được lưu trữ và dùng thường xuyên trong thanh toán.
Trên đây là một số phân tích về tình hình huy động vốn của
NHNo&PTNT Lạng Sơn, cho biết những hoạt động cơ bản về kinh doanh của
Ngân hàng trong thời gian qua.
2.3 - Đánh giá kết quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng
nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn
2.3.1 Những kết quả đạt được :
Những năm đổi mới vừa qua đất nước đang bước vào một thời kỳ tăng
trưởng kinh tế mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với
những điều kiện thực tế mới, nền kinh tế đối mặt với những nhiệm vụ và
thách thức mới. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn vốn đối với nền kinh tế
nói chung và địa bàn Lạng sơn nói riêng. Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn đã
khai thác mọi nguồn vốn cả ngắn hạn và trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn
đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất của các đơn vị kinh tế trên địa bàn.
Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trên điạ bàn hoạt
động, nhưng thời gian qua công tác huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ.
Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp
vụ, đưa ra nhiều hình thức mới hấp dẫn khách hàng, chính vì vậy nguồn vốn
không ngừng tăng trưởng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn.
Ngân hàng tự cân đối nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo kế hoạch cho vay
trên địa bàn theo chỉ tiêu do Ngân hàng No&PTNT Việt nam giao.
Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống Ngân hàng còn mở
rộng các hình thức mới như : tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm gửi góp,
tiết kiệm ngoại tệ Kỳ phiếu, Trái phiếu ... bước đầu đã có kết quả khả quan
và chứa đựng một tiềm năng lớn. Tuy vậy, hình thức huy động vốn này vẫn
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 41
còn thấp so với các hình thức truyền thống khác. Để phát huy hình thức cần
phải có một thị trường hoàn chỉnh đó là thị trường chứng khoán.
Ngân hàng đã huy động được một khối lượng vốn lớn, năm 2004 tổng
nguồn vốn là 862,9 tỷ đồng, bình quân vốn huy động trên số cán bộ công
nhân viên chức là 1.843 triệu/người, đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh
tế tại địa phương.
Lãi suất huy động vốn được Ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt,
nhạy bén, điều chỉnh kịp thời theo hướng hợp lý, đảm bảo cho vay có lãi,
nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn. Ngân hàng đã sử dụng tốt lãi
suất đầu ra của các khoản cho vay nên đã tạo ra mặt bằng lãi suất có thể chấp
nhận được đối với đầu tư, lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình
quân, khuyến khích cầu về vốn trung và dài hạn.
Những kết quả đạt được nêu trên là do Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn
đã trải qua 15 năm tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường (Thực sự từ
năm 1995 tới nay), hoạt động kinh doanh có hiệu quả và không ngừng lớn
mạnh về trình độ, tổ chức lãnh đạo, hoạt động và tiềm lực tài chính Ngân
hàng đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí mới về kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng ở
trình độ cao. Hệ thống Ngân hàng đã được hiện đại hoá với những chương
trình phát triển công nghệ thông tin, mạng thanh toán riêng, nâng cao vai trò
quản lý, thanh tra, kiểm soát, Ngân hàng vừa đảm bảo tính độc lập tự chủ
trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng khác trên địa
bàn, từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, vừa giữ an toàn về tài sản vật
chất, bảo vệ lợi ích của khách hàng và lợi ích của Ngân hàng.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn năng
động, sáng tạo và không ngừng được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với
cơ chế thị trường . Đội ngũ trẻ, khoẻ, sáng tạo, nhiệt tình, có phẩm chất đạo
đức, chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, có khả năng quyết đoán
cao trong công việc, với trình độ tương đối đồng đều.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 42
Cùng với việc đa dạng các hình thức huy động vốn và thực hiện có hiệu
quả trong sử dụng vốn mà Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn từng bước khẳng
định uy tín và vị trí của mình trên thị trường.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà
nước ta càng nhận rõ hơn tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong
nước, là một trong nhiều chính sách để phát triển kinh tế, đó là chính sách tạo
tiền đề quan trọng nhất, cho nên nhiều chính sách đã được điều chỉnh, sửa đổi
nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Trên cơ sở
đó mà Ngân hàng Lạng sơn đưa ra nhiều biện pháp để ngày càng có thể mở
rộng khả năng huy động vốn trên thị trường.
2.3.2. Những hạn chế trong công tác huy động vốn :
Ngân hàng đã đạt đựơc nhiều thành tích trong hoạt động huy động vốn nhưng
còn nhiều tồn tại : Huy động vốn chủ yếu là ngắn hạn nên tính ổn định của
nguồn vốn không cao gây hạn chế trong quá trình sử dụng vốn . Bên cạnh đó,
Ngân hàng còn thiếu những hình thức huy động vốn trung và dài hạn cũng đã
gây ra sự giảm sút trong việc hấp dẫn thu hút khách hàng giao dịch với NH.
- Hình thức huy động vốn tại NH Nông nghiệp chưa đa dạng các hình
thức vay vốn tại NH chỉ dừng ở mức kì hạn 3, 6, 12 tháng . tuy nó phù hợp
với đối tượng vay vốn là các hộ sản xuất và tiêu dùng hiện tại nhưng trong
tương lai kì hạn huy động vốn này sẽ gặp nhiều bất lợi, nó làm hạn chế khả
năng huy động vay từ các thành phần khác trong xã hội .Trên cùng địa bàn
Lạng Sơn, các Ngân hàng khác đã mở rộng kì hạn vay1 , 3 , 6 , 9 , 12 tháng ,
nhờ sự linh động, đa dạng kì hạn vay dựa trên nhu cầu và mong muốn gửi
tiền của Khách hàng sẽ giúp họ đảm bảo khả năng vay từ nhiều thành phần
kinh tế trong tương lai . Một khi NH Nông nghiệp ko chú ý đến yếu tố này ,
lượng khách hàng truyền thống của NH sẽ giảm đi, đồng thời khả năng thu
hút khách hàng tiềm năng sẽ gặp những trở ngại lớn .
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 43
Các hình thức huy động vốn hiện nay vẫn còn đơn điệu : Tiết kiệm
ngoại tệ, nội tệ gửi góp , kì phiếu , trái phiếu .Những hình thức này thuộc
kênh huy động vốn truyền thống của NH song do nhu cầu đoì hỏi ngày một
cao của khách hàng, việc duy trì và chỉ phát triển những hình thức này trở nên
nhàm chán . Do đó Ngân hàng cần phải mở rộng hình thức huy động vốn ,tạo
nên sức hấp dẫn thực sự để lôi kéo khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng .
Không những thế ,khách hàng và NH luôn quan tâm đến yếu tố lãi
suất vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng cũng như
lợi tức mà khách hàng có thể nhận được .Hiện tại NH Nông nghiệp huy động
vốn vay ngắn hạn là : 0.62%/tháng,trung hạn là :0.68 %/tháng , dài hạn là :
0,72 % , So với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn lãi suất huy động như
vậy là thấp, khiến yếu tố cạnh tranh về giá tiền lợi tức cho khách hàng của
NH Nông nghiệp bị giảm sút, dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh thu hút nguồn
vốn từ các chủ thể kinh tế. Ngân hàng kinh doanh trên cơ sở lợi nhuận vì thế
việc điều chỉnh lãi suất hợp lí cũng là vấn đề không dễ giải quyết
- Thời hạn huy động vốn chưa đa dạng , đIều này rất dễ nhận
thấy khi khách hàng chỉ có thể lựa chọn hình thức cho vay với kì hạn 3, 6, 12
tháng .Kì hạn này thực sự bất lợi cho việc huy động vốn của NH khi chu trình
kinh doanh của các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh , cá thể
trên địa bàn diễn ra khác nhau trong sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Vì
thế, Thời gian nguồn vốn nhàn rỗi là khác nhau . Ngân hàng sẽ không thể tăng
sự hấp dẫn trong quá trình thu hút vốn của mình lên khi kì hạn gửi tìên vay
chỉ bó hẹp trong 3 hạn mức này . Để giải quyết tình trạng này, NH Nông
Nghiệp Lạng Sơn cần xem xét và đa dạng hoá hình thức huy động vốn với
nhiều mức kì hạn khác nhau .
-Ngân hàng Lạng Sơn còn gặp hạn chế về điểm giao dịch vì ngoài trụ
sở chính NH còn có 15 chi nhánh đặt tại các phố huyện nhưng hầu như không
có các quỹ tiết kiệm đặt trên địa bàn . Chính vì vậy chân rết của NH bị hạn
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 44
chế khiến cho khách hàng gặp không ít khó khăn khi gửi tiền vào NH .Vì
thế nó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức huy động tiền gửi
tại NH .
-NH Lạng Sơn đã có nhiều cải tiến song phong cách phục vụ còn nhiều
hạn chế. Trên lĩnh vực thông tin tiếp thị về NH chung , dân chúng chưa có
được lòng tin vững vàng, cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về NH, trong khi
đó hoạt động NH còn có sự hạn chế vể thời gian ( Dân chúng có nhu cầu gửi
tiền và lĩnh tiền cả ngày, NH chỉ phục vụ được 8 giờ trong ngày ) Tức là chưa
đáp ứng được 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần.. Đội ngũ cán bộ nhân viên có
trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học còn quá ít, chỉ chiếm trên 23 %. Do
đó NH vẫn cần phảI tiếp tục đào tạo thêm về tin học , ngoại ngữ và đào tạo
sâu về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cẩu nhiệm vụ phát triển NH
trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, do hạn hẹp về kinh tế, việc ứng dụng công
nghệ tin học hiện đại mới chỉ đáp ứng cho việc trang bị từng bước .Do đó
chưa tạo đựơc bước tiến nhảy vọt trong việc đào tạo lại và nâng cao trình độ
cho cán bộ nhân viên theo đòi hỏi thực tế đề ra
- Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân và tài khoản séc cá nhân còn ít ,
chưa giúp cho dân chúng làm quen và tiếp cận với hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt .Do đó, việc quản lí nguồn thu , nguồn chi ,ước lượng và đề ra
những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động cho vay từ các thành phần
kinh tế trở nên khó khăn .
- Môi trường kinh tế vĩ mô với 2 yếu tố cắu thành chủ yếu là môi
trường kinh tế và cơ cấu pháp lí chưa phải đã hoàn toàn thuận lợi như yêu cầu
đỏi hỏi của công tác huy động vốn trung dài hạn . Môi trường kinh tế tuy mức
ổn định đã đạt được cải thiện khá nhanh chóng, những chưa thực sự vững
chắc
Trong thời gian tới nhiệm vụ của NH là rất lớn, NH No & PTNT
Lạng sơn phải phối kết hợp với các cấp , các nghành có liên quan tạo lập mối
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 45
quan hệ khăng khít trong cả công tác huy động vốn và sử dụng vốn . Muốn
trở thành một NHTM chủ chốt giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đòi hỏi
NHNo & PTNT Lạng sơn phải có nhữgn giải pháp khắc phục những tồn tại
trên . Bên cạnh đó, để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước ,
cần có một môi trường hoạt động thuận lợi , đòi hỏi những thay đổi từ phía
Chính phủ và NH Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động của ngành
NH ngày càng có hiệu quả hơn.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 46
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT LẠNG SƠN
Mỗi một nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên cơ sở các
yếu tố sản xuất, bao gồm : Lao động - Vốn - Đất đai, ngoài ra là công nghệ và
quản lý. Trong đó vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phát triển kinh tế xã
hội. Chính vì sự quan trọng của nguồn vốn tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế
mà chúng ta đã luôn tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhằm huy động được
nhiều nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, việc
tìm giải pháp để huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong dân chúng của các
Ngân hàng Thương mại vẫn luôn là vấn đề bức xúc và nan giải. Đã có nhiều
giải pháp được đưa ra và thực hiện có kết quả, song chưa phải đã là tất cả.
Nhưng điều chúng ta có thể làm được là có được chính sách rõ ràng, hợp lòng
dân, tạo điều kiện cho mọi người hiểu rõ và tham gia xây dựng, thực hiện
chính sách huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế.
Qua việc phân tích, đánh giá về tình hình huy động vốn của Ngân hàng
No&PTNT Lạng sơn cho thấy: Cùng với chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Ngân hàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là công tác huy động
nguồn vốn trên địa bàn. Đó là kết quả chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà
nước, Ngân hàng No&PTNT Việt nam cùng với Ban lãnh đạo, các phòng ban
chuyên môn nghiệp vụ đã hết sức cố gắng, để từ đó đưa ra các giải pháp phù
hợp với yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi ích và mục tiêu của
Ngân hàng.
3.1 - ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PTNT LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 47
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng sơn là một doanh nghiệp Nhà
nước có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và làm các dịch vụ Ngân hàng
kết hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển
trên địa bàn. Căn cứ vào định hướng kinh doanh năm 2004 của NHNo &
PTNT Việt nam và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, mục tiêu phấn
đấu thực hiện trong năm 2004 của NHNo & PTNT Tỉnh Lạng sơn như sau:
- Tổng nguồn vốn: 1.078 tỷ tăng 25% so với năm 2003.
- Tổng dư nợ: 870 tỷ, tăng 22% so năm 2003.
- Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn: 70%
- Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 1%
- Thu dịch vụ ngoài tín dụng chiếm 15% so với tổng thu.
- Chênh lệch thu chi tăng 10% trở lên so với năm 2003.
- Thu nhập của người lao động tăng hơn năm 2003, đáp ứng đầy đủ
theo chính sách của nhà nước đối với người lao động.
Mở rộng khả năng huy động vốn của Ngân hàng, trong đó nâng
cao tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn đáp ứng cho vay trung dài hạn trên
địa bàn.
Mở rộng cho vay đầu tư không chỉ trong phạm vi phát triển sản
xuất trên địa bàn nông thôn mà cần phải cho vay đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm ... cho vay đối với một số dự
án trong diện quy hoạch của tỉnh.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến
năm 2010 đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của toàn bộ nền kinh tế, trong đó vai trò
của Ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt. Mặt khác để đạt được mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, vì vậy công tác
huy động vốn luôn được nhấn mạnh là mục tiêu hàng đầu của ngành Ngân
hàng. Với nguồn vốn huy động được Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn đã mở
rộng cho vay và đóng góp rất lớn vào sự nghiệp xây dựng kinh tế đất nước.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 48
Bên cạnh những thành công đã đạt được trong huy động vốn, Ngân hàng
No&PTNT Lạng sơn vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết bằng những
biện pháp thiết thực cụ thể.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của
ngân hàng nông nghiệp và PTNT Lạng sơn :
Huy động vốn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước từ nay đến năm 2010. Hiện nay nguồn vốn trong nước là quyết định,
nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Huy động vốn trong nước qua nhiều
kênh: Ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp, Ngân hàng, dân cư ... Trong đó
nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp là quan trọng nhất, vốn đầu tư trong
nước cơ bản phải dựa vào tiết kiệm và tích luỹ, phải coi tiết kiệm như một
quốc sách.
Trong công tác huy động vốn Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn là một
Chi nhánh đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và mở
rộng sản xuất của khu vực. Để giải quyết vốn cho nền kinh tế nói chung,
Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây
:
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn :
Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi tiết
kiệm các loại : 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, các hình thức kỳ phiếu, trái phiếu
Ngân hàng ... thì Ngân hàng cần triển khai và phát triển các hình thức huy
động mới như :
- Tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm "Làm quà" cho con cháu trong
tương lai.
- Tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm nhân thọ, tiết kiệm học đường.
- Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có thưởng, tiết kiệm việc làm.
- Tiền gửi tiết kiệm để dành cho tuổi già về hưu.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 49
Mỗi loại hình có hình thức khuyến khích hấp dẫn riêng : Lãi suất có thể
cao hơn bình thường một chút, ưu tiên xử lý rút vốn trước hạn do nhu cầu
thực tế, cho vay thêm vốn với thủ tục lãi suất ưu đãi. Đặc biệt chú trọng mở
rộng các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn, thực hiện chuyển
nhượng các giấy tờ có giá, đồng thời đẩy mạnh hoạt động sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn này theo các dự án đầu tư.
3.2.2. Đa dạng hoá thời hạn huy động vốn :
Do chu trình kinh doanh các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các hộ kinh
doanh cá thể... trên địa bàn diễn ra khác nhau trong sự vận động của toàn bộ
nền kinh tế. Cho nên thời gian nhàn rỗi về vốn của các đơn vị đó cũng khác
nhau. Nhiều Ngân hàng thương mại đã nắm bắt được sự thay đổi trên và đang
áp dụng các hình thức huy động vốn thời hạn rất đa dạng để huy động tối đa
các nguồn tiền nhàn rỗi. Nhưng hiện nay Ngân hàng No&PTNT Lạng Sơn
mới đang huy động loại tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12
tháng. Vì thế lượng vốn trung và dài hạn còn thiếu nhiều. Để giải quyết tình
trang này, đồng thời đảm bảo khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác,
Ngân hàng Nông nghiệp Lạng Sơn cần phải đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn với nhiều thời hạn dài hơn và đưa ra một mức lãi suất phù hợp với
từng hình thức khác nhau.
3.2.3. Xây dựng điểm giao dịch thuận lợi, cung ứng tốt nhiều dịch
vụ
Một trong những yếu tốt cơ bản để thu hút được nhiều khác hàng trong
hoạt động kinh doanh là Ngân hàng phải có địa điểm giao dịch ở những nơi
thuận lợi, đông dân cư có thu nhập cao để người gửi tiền đỡ tốn kém cả bằng
tiền và thời gian đi lại giao dịch. Các Ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ tốt
như: dịch vụ uỷ thác, tư vấn và bảo quản an toàn vật có giá, các dịch vụ thông
tin, chuyển tiền theo yêu cầu nhanh chóng, chính khả năng thu hút nguồn vốn
vào Ngân hàng.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 50
3.2.4. Thực hiện chính sách Marketing Ngân hàng năng động :
Hiện nay hoạt động của các Ngân hàng ngày càng tăng về số lượng
cũng như chất lượng, cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt. Do đó
để tồn tại và phát triển kinh doanh có hiệu quả, các Ngân hàng phải có các
biện pháp cụ thể nhằm thu hút khác hàng và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của họ. Một trong những biện pháp đó là phải xây dựng cho được một chính
sách Marketing Ngân hàng năng động, với chính sách giá cả, chính sách sản
phẩm, chính sách khách hàng phù hợp.
Để thu hút được các loại khách hàng, đòi hỏi Ngân hàng Nông nghiệp
Lạng Sơn phải có chính sách khuyến khích các chi nhánh khai thác hết các
mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ xã hội, các hình thức tiếp cận và thuyết phục
khách hàng đến đặt kế hoạch với mình như: Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết để
tiếp xúc với khác hàng mới, củng cố khác hàng truyền thống, thực hiện tốt các
đợt huy động và chi trả tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu... nhằm cung cấp những
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, ngân hàng nên áp dụng một chính sách ưu
đãi linh hoạt, mềm dẻo luôn có lợi hơn so với các Ngân hàng thương mại
khác. Đó là sự hấp dẫn về lợi ích vật chất đối với khách hàng và độ tin cậy
đầy sức thuyết phục. Đặc biệt Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tiếp thị,
quảng cáo về chức năng nhiệm vụ, quy mô hoạt động của Ngân hàng, các
hình thức huy động tiền gửi và cho vay cùng mức lãi suất thích ứng trong
từng thời kỳ để khách hàng biết và thấy được sự chuyển biến của Ngân hàng
trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mọi khách hàng, nhằm đem
lại cho họ những tiện lợi trong giao dịch gửi tiền, rút tiền mặt, thanh toán... từ
đó khách hàng sẽ tìm hiểu Ngân hàng và có quan hệ gửi tiền và vay vốn Ngân
hàng.
3.2.5. Kết hợp lợi ích của khách hàng với Ngân hàng :
Thực hiện kết hợp giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của Ngân
hàng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đi đôi với việc đề cao tinh thân
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 51
yêu nước của nhân dân trong việc đóng góp vốn để xây dựng đất nước thì
Ngân hàng cần chú ý đến quyền lợi người gửi tiền. Nếu lãi suất huy động thấp
sẽ không kích thích được khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngược lại nếu
lãi huy động cao bắt buộc Ngân hàng phải đẩy đầu ra lên cao, do đó Ngân
hàng không cho vay được. Vì vậy khi có một chính sách lãi suất hợp lý, phù
hợp sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với những
khoản tiền lớn, thời hạn dài. Đồng thời Ngân hàng phải đảm bảo đầu ra vừa
phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của người vay vốn thế mới đảm bảo
được lợi ích của Ngân hàng.
Các chính sách cơ bản của Ngân hàng, đặc biệt chính sách khách hàng
cần phải hấp dẫn, khuyến khích vật chất, tạo sự thân mật, tin tưởng cho khách
hàng. Riêng đối với tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền gửi thanh toán séc,
Ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng hình thức thanh toán nhanh không
thu phí dịch vụ chuyển tiền, lệ phí mở séc bảo chi, mở thư tín dụng kèm theo
đó là một loạt các hình thức khuyến mại khác, tác động trực tiếp vào tâm lý
người gửi tiền, sẽ có tác dụng tích cực trong việc thu hút họ gắn bó thường
xuyên với Ngân hàng mình. Hiện nay việc mở tài khoản cá nhân còn chưa hấp
dẫn đối với khách hàng cho nên doanh số tương đối thấp. Do vậy, bằng các
phương tiện thông tin đại chúng, ở từng thời điểm nhất định: Thứ 7, chủ nhật,
ngày lễ... Để người dân hiểu được nội dung, thủ tục mở và sử dụng tài khoản
cá nhân, đồng thời chỉ ra cho họ thấy được những lợi ích, công dụng của
chúng. Mặc khác phải có biện pháp khắc phục sự chênh lệch lãi suất tiền gửi
của tài khoản cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn. Có như vậy mới khuyến
khích họ gửi tiền vào nhiều hơn.
3.2.6. Tạo lập uy tín cho Ngân hàng.
Trong công tác huy động vốn việc đầu tiên là tạo lập được uy tín, lòng
tin với dân chúng. Phải nói rằng lòng tin là một trong những vấn đề sống còn
của Ngân hàng, Ngân hàng có hoạt động được hay không là nhờ vào lòng tin
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 52
của dân chúng. Người gửi tiền có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ cho là an
toàn nhất, cán bộ Ngân hàng có thái độ phục vụ văn minh lịch sự, sẵn sàng
hướng dẫn cho họ hình thức tiết kiệm có lợi nhất. Một Ngân hàng mà không
giữ được chữ "tín" thì không thể đạt kết quả như mong muốn.
Trong khi thị trường vốn dài hạn chưa phát triển, việc cung cấp vốn dài
hạn cho nền kinh tế đều được thực hiện qua kênh Ngân hàng. Vì vậy thông
qua các hoạt động tạo vốn, mở rộng đầu tư, cho vay, khai thác và sử dụng vốn
có hiệu quả nhất để nâng cao uy tín của Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cần
thường xuyên tăng cường kiểm tra, thanh tra kịp thời, nhân rộng những gương
người tốt, việc tốt và xử lý các hành vi gây hại làm tổn thương đến uy tín của
Ngân hàng.
3.2.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn :
Muốn công tác huy động vốn được tăng cường thì phải kết hợp với sử
dụng vốn có hiệu quả. Đối với vốn trung và dài hạn phải được đầu tư theo dự
án, trên cơ sở các dự án sản xuất kinh doanh đã được thẩm định kỹ lưỡng, đạt
hiệu quả kinh tế xã hội cao. Căn cứ vào số lượng vốn cần huy động, thời hạn
cụ thể là bao lâu mà Ngân hàng cần lựa chọn các hình thức huy động thích
hợp : Không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc trên 1 năm, kỳ
phiếu, trái phiếu ... với mức lãi suất hợp lý. Như vậy sử dụng có hiệu quả vốn
có thể nói là một biện pháp có tính quyết định rất lớn đối với công tác huy
động vốn của Ngân hàng, hay nói cách khác là "Có cầu mới có cung".
3.2.8. Thực hiện bảo hiểm tiền gửi :
Thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, các Ngân
hàng cần chủ động tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm an toàn cho người
gửi tiền. Việc tham gia bảo hiểm tiền gửi có ỹ nghĩa thiết thực đối với Ngân
hàng trong việc huy động vốn. bởi vì, những người gửi tiền có lý do nào đó
nghi ngờ Ngân hàng có thể vỡ nợ, họ sẽ lập tức rút tiền ra. Ngân hàng đó mất
di các khoản tiền dự trữ, thậm chí có tổn thất do dòng tiền rút ra sau đó rất
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 53
lớn. Tác động dây chuyền này dẫn đến dân cư đổ xô đến Ngân hàng rút tiền,
làm cho Ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, không đủ khả năng thanh
toán dẫn đến phá sản. Do đó, các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi là để
khách hàng yên tâm.
3.2.9. Mở rộng việc sử dụng tài khoản cá nhân, phát hành séc và
thẻ thanh toán :
Kinh tế phát triển, việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn là rất
cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giao dịch kinh tế, vừa
giúp Ngân hàng huy động được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Hơn
nữa, nguồn vốn này tuy có biến động nhưng luôn tồn tại một số dư nhất định
và Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Các dịch vụ này lãi xuất huy động
thấp, thậm chí không phải trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán. Ngân
hàng có điều kiện hạ thấp lãi xuất huy động bình quân, từ đó hạ thấp lãi xuất
cho vay đối với doanh nghiệp.
- Khuyến khích sử dụng séc cá nhân: cần sớm cho phép phát hành séc
tiền mặt tạo điều kiện cho chủ tài khoản thực hiện thanh toán, để cho người
chưa có tài khoản tại Ngân hàng vẫn có thể rút tiền được thuận lợi và dễ dàng.
Theo quy định hiện tại, cá nhân có tài khoản tiền ở Ngân hàng muốn phát
hành séc thanh toán có giá trị hơn 5 triệu đồng thì đến Ngân hàng làm thủ tục
bảo chi séc. Do đó, chưa khuyến khích được nhiều khách hàng sử dụng hình
thức này, mà họ thường thích dùng tiền mặt để thanh toán thuận tiện hơn.
- Phát hành thẻ thanh toán: việc sử dụng thẻ thanh toán cũng gặp
nhiều khó khăn do thu nhập của dân cư còn thấp và sự hiểu biết về dịch vụ
này là rất thấp. Hơn nữa, trang thiết bị của Ngân hàng cũng chưa đủ hiện đại
để có thể phát triển hình thức này do kinh phí đầu tư khá lớn. Nhưng tương lai
không xa, việc phát hành thẻ thanh toán cần được tính toán để sớm đáp ứng
nhu cầu thanh toán ngày càng lớn của nền kinh tế phát triển.
§Ò tµi: “Gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn cña
chi nh¸nh NHNo & PTNT tØnh L¹ng S¬n”.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 54
Muốn thực hiện được tốt công việc trên cần chú ý: bước đầu là vận
động khách hàng dùng thẻ thanh toán để khách hàng thấy việc sử dụng thẻ
thanh toán thật sự tiện lợi, dễ dàng và không phải mang theo tiền mặt. Mặt
khác, các tổ chức kinh tế, siêu thị, nhà hàng, các dịch vụ vận tải, nhà ga…thực
hiện nhận tiền qua thẻ bằng các thiết bị tại điểm bán lẻ (EFTPOS) và các máy
rút tiền tự động – ATM.
3.2.10. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ nhân viên:
Đội ngũ nhân viên của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh Ngân hàng. Đối với trình độ nhân viên thì phải thường xuyên
nâng cao, phải có một sự hiểu biết nhất định để giải thích cho khách hàng một
cách tường tận, rõ ràng, từ đó tạo được một niềm tin cho khách hàng, khách
hàng cảm thấy nhân viên giỏi họ cũng yên tâm khi giao dịch với Ngân hàng.
Năm 2004 đội ngũ cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn
đã được nâng lên trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... từng bước thích
nghi với kinh tế thị trường. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy đã
khẳng định Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn là Ngân hàng có đội
ngũ cán bộ nhân viên tương đối đồng đều, tính kỷ luật và trách nhiệm cao đã
góp phần to lớn vào những thành công của Ngân hàng trong những năm qua.
Tuy nhiên so với nhiệm vụ và yêu cầu phát triển của Ngân hàng hiện đại, thì
phải nâng cao trình độ hơn nữa. Vì vậy để sử dụng tốt nguồn nhân lực, Ngân
hàng cần phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Lạng Sơn.pdf