Luận văn Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty

Tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty: 1 Luận văn Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Từ khi mở cửa thị trường, xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với quốc gia nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Riêng về xuất khẩu, xuất khẩu đem lại nhiều lới ích cho một quốc gia, cho các doanh nghiệp của một quốc gia. Về khía cạnh doanh nghiệp, xuất khẩu tạo nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, nó là điều kiện giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngoài những vai trò của xuất khẩu đối với một doanh nghiệp thì xuất khẩu cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều thách thức do nhiều yếu tố từ thị trường nước ngoài như: sự khác biệt về văn hoá, chính trị, pháp luật, chính sách kinh tế; sức cạnh tranh khốc liệt,… Do đó, để thành công khi kinh doanh trên thị trường quốc tế thì hoạt ...

pdf90 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Từ khi mở cửa thị trường, xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với quốc gia nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Riêng về xuất khẩu, xuất khẩu đem lại nhiều lới ích cho một quốc gia, cho các doanh nghiệp của một quốc gia. Về khía cạnh doanh nghiệp, xuất khẩu tạo nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, nó là điều kiện giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngoài những vai trò của xuất khẩu đối với một doanh nghiệp thì xuất khẩu cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều thách thức do nhiều yếu tố từ thị trường nước ngoài như: sự khác biệt về văn hoá, chính trị, pháp luật, chính sách kinh tế; sức cạnh tranh khốc liệt,… Do đó, để thành công khi kinh doanh trên thị trường quốc tế thì hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để thành công, ngay từ hoạt động nghiên cứu thị trường đến hoạt động thực hiện hợp đồng thanh toán tiền hàng đều phải được thực hiện một cách coi trọng và nghiêm ngặt. Về sản phẩm gạch đá ốp lát cao cấp có nhiều đặc tính vượt trội so với sản phẩm gạch đá ốp lát bình thường: bền, mầu sắc đẹp,… Đây là sản phẩm tiềm năng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thẩm mỹ của thị trường. Trong tương lai, đây là ngành rất có cơ hội phát triển, bởi đây là ngành sử dụng công nghệ hiện đại, hiện trên thế giới có ít nhà mấy đang sử dụng công nghệ này. Hơn nưa, đây là ngành rất phù hợp với điều kiện của nước ta. Doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. 2. Mục đích của vấn đề nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài này: thứ nhất, thấy được thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của VICOSTONE; thứ hai, đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu lý luận hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp trong phạm vi của Công ty CP 3 xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE – là một thành viên của Tổng Công ty VINACONEX trong giai đoạn 2005- 2008. 4. Kết cấu của đề tài. Đề tài nghiên cứu Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty bao gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt đông xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và thực trạng thị trường đá ốp lát Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát của VICOSTONE. Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phảm gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty. 4 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐÁ ỐP LÁT VIỆT NAM. 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quốc tế, một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá đất nước và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán cho nước ngoai nhằm thu ngoại tệ. Xét trên góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế, nhằm : Sử dụng những lợi thế của doanh nghiệp; giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất; nâng cao được lợi nhuận vàgiảm rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu. Theo Điều 2 nghị định 57/1998 của Chính phủ, hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá. Như vậy, với khái niêmj như trên xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh nhưng phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hay nói cách khác đó là hoạt động buôn bán với nước ngoài. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại. Xét ở khía cạnh doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu có vai trò: 5 Thứ nhất, khi tham gia vào thị trường thế giới, tức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nó tạo động lực khiến doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường. Khi đó, doanh nghiệp phải: xây dựng hệ thống sản xuất đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, củng cố và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, luôn luôn có chiến lược trong chính sách giá cả có tính cạnh tranh nhất… Xuất khẩu là phương án tích cực nhất giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Thứ hai, hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng nhanh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, làm tăng tốc độ quay vòng vốn. Đồng thời, khi tham gia vào thị trường thế giới, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng mối quan hệ, tận dụng sự hợp tác, từ đó mà doanh nghiệp chia sẻ được rủi ro. Thứ ba, hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao, đây là điệu kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.1.3. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Khác với mục tiêu xuất khẩu của một quốc gia, đó là xuất khẩu để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, như: phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, tạo công ăn việc làm. Mục tiêu của doanh nghiệp xuất khẩu không phải để nhập khẩu mà để thu ngoại tệ và hưởng lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Đối với Công ty VICOSTONE, mục tiêu của hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp là thu ngoại tệ, thu lợi nhuận từ các thương vụ xuất khẩu, từ đó mà đảm bảo nguồn vốn quay vòng cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, cho cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. 1.2. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU. 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp. Là phương thức buôn bán trong đó việc thiết lập mối quan hệ mua bán và thoả mãn các điều kiên mua bán được diễn ra trực tiếp giũa người mua và người bán.Hay nói cách khác, là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp trong nước sản xuất ra hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp sản xuất 6 trong nước sau đó xuất khẩu những sản phẩm này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp thường cao hơn các hình thức khác. Với vai trò là người bán hàng trực tiếp doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, tiếp cận thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy vậy, hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro như không xuất được hàng, không thu mua được hàng, rủi ro do thay đổi tỷ giá hối đoái… 1.2.2. Xuất khẩu qua trung gian. Đây là phương thức mua bán, ở đó người bán và người mua phải thông qua người thứ ba đẻ thoả thuận điều kiện mua bán.Người trung gian(người thứ ba) có thể là đại lý hoặc nhà mô giới. Hình thức này sẽ an toàn hơn hình thức xuất khẩu trực tiếp vì giảm được rủi ro do thị trường đem lại khi thị trường là thị trường mới. Đặc biệt doanh nghiệp không cần bỏ vốn nhiều, nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy. 1.2.3. Buôn bán đối lưu: Đây là hình thức giao dịch mà xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Mục đích của hình thức này không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhăm thu về một lượng hàng có giá trị tương giá trị của lô hàng đã xuất. Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, chuyển giao nghĩa vụ, mua lại hoặc thực hiện giao dịch bồi hoàn. 1.2.4. Xuất khẩu tại chỗ. Đó là hình thức cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế,…Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí đóng gói, chi phí bảo quản, vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh, nhưng lượng hàng xuất thì không nhiều. 7 1.2.5. Gia công quốc tế Là hình thức trong đó bên nhận gia công nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Ưu điểm của hình thức này là giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển có nguồn nhân công dồi dào. Đối với nước đặt gia công cũng có lợi khi khai thác nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có của các nước nhận gia công. 1.2.6. Tạm nhập tái xuất Là hình thức xuât khẩu đi những hàng hoá đã nhập khẩu sang nước khác mà chưa qua gia công chế biến hay sử dụng ở nước tái xuất. Mục đích của hình thức này là thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn số bỏ ra ban đầu. Có hai hình thức tạm nhập tái xuất: - Hàng hoá được nhập vào nước tái xuất, sau đó mới xuất sang nước khác. Nước tái xuất thu tiền của nước nhập khẩu rồi trả tiền hàng cho nước xuất khẩu. - Hành hoá được xuất khẩu thẳng tới nước nhập khẩu không qua nước tái xuất. Nước tái xuất thu tiền của nước nhập khẩu và trả tiên hàng cho nước xuất khẩu. Phần tiền còn lại là lợi nhuận thu được của nhà tái xuất (hình thức này gọi là hình thức chuyển khẩu). 1.3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Như các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường trong xuất khẩu rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing xuất khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường xuất khẩu hoặc thực hiện sơ sài , doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. 8 Tuỳ theo đặc điểm yêu cầu và điều kiện riêng doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu theo một trong ba hình thức: tự tiến hành, thuê dịch vụ nghiên cứu, kết hợp tiến hành và thuê dịch vụ. Về mặt thực tiễn dù chọn hình thức nào doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nắm được hai vấn đề, đó là kỹ năng quản trị dự án nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu và các nội dung cũng như kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu phổ biến thường dùng. Mục đích của nghiên cứu thị trường là lựa chọn thị trường xuất khẩu, lựa chọn đối tác trên thị trường đó. Cơ sở để lựa chọn thị trường xuất khẩu là mục tiêu và năng lực của doanh nghiệp phải tương ứng với các nhân tố thuộc về môi trường và thị trường nước ngoài. Cách thức nghiên cứu thị trường để lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác: - Phân đoạn thị trường nhằm hiểu biết quy luật của từng thị trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có và họ đang cần; yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm về chất lượng, mẫu mã; dung lượng thị trường; điều kiện chính trị, thương mại, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật,.v.v. Mục tiêu của việc phân loại để nắm bắt thị trường và có kế hoạch giói thiệu snả phẩm cụ thể thông qua chào hàng. - Gạn lọc sơ bộ những thị trường không thích hợp : Đó là các thị trường có chế độ bảo hộ mậu dịch khắt khe ; yêu cầu quá cao đối với chất lượng sản phẩm; đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó quá mạnh;… - Tiếp theo đó là lựa chọn thị trường mục tiêu để thực hiện xuất khẩu. Trong một thị trường có rất nhiều khách hàng, và để chọn đối tác thường dựa vào những điều kiện sau: - Thương nhân có uy tín trong kinh doanh hoặc có quen biết. - Thương nhân có thế lực về tài chính. - Có thiện chí trong quan hệ buôn bán với ta, không biểu hiên hành vi lưa đảo. 9 1.3.2. Lập phương án xuất khẩu. Công tác lập phương án xuất khẩu là một công tác quan trọng, bởi trong giai đoạn này nguồn vốn bắt đầu được huy động, do đó các vấn đề cần được xem xét, tính toán một cách chính xác nhất. Công việc trong công tác lập phương án xuất khẩu bao gồm: 1.Tính toán đưa ra dự trù tổng chi phí Tổng chi phí = Tổng giá vốn + chi phí lưư thông + chi phí quản lý DN + chi phí tài chính( lãi xuất vay vốn, chênh lệch tỷ giá) + Tổng thuế phải chịu. Trong đó, chi phí lãi xuất trong chi phí tài chính là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu và loại chi phí này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan : + Phụ thuộc vào khả năng huy động vốn với lãi suất phải chăng, vào thời hạn huy động vốn. + Phụ thuộc vào năng lực khai thác các nguồn vốn tài trợ của chính phủ chi xuất khẩu, cho mua công nghệ, trang thiết bị cấp cao. + Phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng hoá. + Phụ thuộc vào tối ưu hoá quá trình kinh doanh thương mại thông qua hoạt động logistic trước, việc này tránh được dự trữ thừa gây ứ đọng vốn. + Phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. + Phụ thuộc vào năng lực kiểm soát và điều khiển vốn: tránh được vốn bị chiếm dụng. Về thuế, VICOSTONE được hưởng ưu đãi Thuế TNDN theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ cụ thể là: + Được hưởng thuế suất ưu đãi là 20% trong thời gian 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động SXKD (từ năm 2004 đến hết năm 2013) + Được miễn thuế 02 năm (2006,2007) và giảm 50% trong 05 năm tiếp theo (từ năm 2008 đến hết năm 2012) 10 + Từ năm 2014 Công ty nộp thuế TNDN với thuế suất 25% (theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 667/BKH/DN ngày 29/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư). Về thuế nhập khẩu: Được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư là đá, hoá chất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Chi phí kinh doanh có thể dự trù ở mức tối đa cho phép. 2. Dự tính Gía xuất khẩu Cần định giá sản phẩm thế nào ở thị trường nước ngoài? Giá cả sản phẩm sẽ đứng ở vị trí tương đối nào so với giá cả của đối thủ cạnh tranh? Doanh nghiệp sẽ xuất khẩu theo giá của điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, FAC, CRF, CIF...)? có chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng nhất định nào đó không...? giá cả mà doanh nghiệp mong muốn bán được là bao nhiêu? Các cách tính giá xuất khẩu: - Giá thành chế tạo(manufacturing cost) + các chi phí xuất khẩu(special exporting cost) = giá thành sản xuất ( factory cost) - Giá thành sản xuất – thuế được hoàn lại = giá thành sản xuất thuần - Giá thành xuất khẩu + lợi nhuận + chi phí bán hàng = giá xuất xưởng(Ex Works Price). - Giá xuất xưởng + chi phí vận tải nội địa + các chi phí lưu kho, lưu bãi cầu cảng, bốc xếp = giá FOB - Giá FOB + chi phí vận tải = giá CFR - Giá CFR + phí bảo hiểm = giá CIF Ngoài ra còn cần phải cộng thêm chi phí khác như : phí ngân hàng, phí ký quỹ ( phí bảo đảm); ngoại hối kỳ hạn (cost of forward exchange cover); các phí EFIC v.v... Giá hàng xuất khẩu được xác định liên quan đến 2 điểm cơ bản: Mức giá nào người nhập khẩu có thể đảm bảo chi phí lợi nhuận dự tính hợp lý và mức giá nào được thị trường chấp nhận. Gía xuất khẩu dự tính ở mức thấp nhất cho phép. 11 Lưu ý: Doanh nghiệp không nên đặt ra một mức giá thấp giả tạo ( giá thấp không phải do chi phí thấp) khi đưa sản phẩm vào một thị trường xuất khẩu bởi vì nếu đã đặt giá thấp thì sẽ rất khó để có thể nâng mức giá đó lên mức thực tế của nó trong thời gian sau. 3. Ngoài những công việc trên, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải dự báo tỷ giá hối đoái . Tỷ giá hối đoái dự báo ở thời điểm thanh toán ở mức xuống thấp nhất của đồng USD so với VND 1.3.3. Tạo nguồn hàng. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho đến các nghiệp nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu. Yêu cầu đối với việc thu gom hàng xuât khẩu là phải đúng về phẩm chất, đủ về số lượng hàng hoá và đảm bảo thời gian giao hàng. Như vậy công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu có thể được chia thành 2 loại hoạt động chính: Loại những hoạt động sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì là cơ bản và quan trọng nhất. Loại những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu, thường do các tổ chức ngoại thương làm những chức nằng trung gian cho xuất khẩu hàng hoá. [1,I, Chương XI, trang 220- GT quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu] . Đối với những doanh nghiệp không tự sản xuất sản phẩm để xuất khẩu thì giai đoạn này có hai công việc chính: 1. Ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị có hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể quan hệ với đơn vị “chân hàng” theo một trong những quan hệ hợp đồng sau: 12 • Hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu: Đơn vị “chân hàng” chuyển vào quyền sở hữu của đơn vị xuất khẩu một hoặc một số lô hàng xuất khẩu nhất định, còn doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. • Hợp đồng gia công xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất và yêu cầu đơn vị sản xuất, gia công, chế biến chúng thành sản phẩm xuất khẩu. • Hợp đồng đại lý thu mua hàng xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu uỷ nhiệm cho đơn vị nội thương tiến hành thu mua hàng xuất khẩu tại một địa phương nhất định và trả cho đơn vị nội thương phí đại lý thu mua. • Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu: Đơn vị “ chân hàng” ( bên uỷ thác) uỷ thác cho doanh nghiệp xuất khẩu (bên nhận uỷ thác) tiến hành xuất khẩu những hàng hoá nhất định với danh nghĩa của mình nhưng với chi phí do bên uỷ thác chịu. • Hợp đồng liên doanh, liên kết xuất khẩu: Đơn vị “ chân hàng” và doanh nghiệp xuất khẩu cùng chung vốn, chung sức, chung chịu rủi ro để kinh doanh xuất khẩu, lãi lỗ chia theo tỷ lệ góp vốn của hai bên. 2. Tiếp nhận hàng. Có hai công việc chính trong giai đoạn này • Chuẩn bị nhận hàng: Chuẩn bị kho chứa, phương tiện bốc dỡ- vận chuyển, thiết bị dụng cụ cân đo đong đếm và dụng cụ kiểm nghiệm hàng; chuẩn bị cán bộ và công nhân tiếp nhận; chuẩn bị các giấy tờ và chứng từ cần thiết theo thủ tục quy định. • Nhận hàng: Tiến hành đồng thời việc nhận hàng theo số lượng ( kiểm tra số lượng hàng thực nhận và đối chiếu với số lượng hàng giao trên chứng từ kèm theo như hợp đồng kinh tế, phiếu giao hàng , hoá đơn .v.v..) và nhận hàng theo chất lượng( xác định hàng hoá giao có đúng chất lượng quy định trong hợp đồng hay không). 13 1.3.4. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng trong mua bán quốc là cả một quá trình cần có kiến thức sâu rộng. Bởi, việc mua bán ở đây là mua bán giữa các quốc gia khác nhau về nhiều mặt : ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp,…Do vậy, trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng phải hiểu rõ các điều khoản mà đối tác đưa ra. Trong quá trình đàm phán còn phải căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Có các hình thức đàm phán sau thường được áp dụng : - Đàm phán qua thư tín. Đàm phán qua thư tín là phương thức trao đổi thông tin giữa các đối tác bằng hình thức viết thư. Phương thức này cho phép đàm phán được nhiều bạn hàng nhưng lại giảm được chi phí đàm phán. Các quyết định đưa ra đượccân nhắc kỹ lưỡng vì có sự chuẩn bị trước của cả một tập thể. Bên cạnh những ưu điểm thì việc đàm phán qua thư tín có hạn chế là khó kiểm soát được ý đồ của đối tác, hơn nữa việc trao đổi bằng thư từ đòi hỏi thời gian dài, do đó dễ mất cơ hội kinh doanh. - Đàm phán qua điên thoại, điện tử tin học. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thông tin liên lạc thì phương thức đàm phán qua điện thoại càng trở nên phổ biến. Ưu điển nổi bật của phương thức này là tiết kiệm được thời gian, nó cho phép ta nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu đàm phán kinh doanh qua điện thoại thì không có gì làm bằng chứng hợp phápcho sự thoả thuận giữa hai bên. Do đó, người ta thường sử dụng kết hợp đàm phán qua điện thoại với dùng telex, fax. Đàm phán qua điên thoại thường sử dụng để thoả thuận các chi tiết nhỏ trong hợp đồng, và thường sử dụng các hợp đồng mua bán trong nước. Ngày nay, việc đàm phán được thực hiện thông qua điện tử tin học, điển hình là đàm 14 phán qua internet. Đàm phán qua Internet cho phép đàm phán đa phương, song phương với đặc điểm và thời gian trải rộng toàn cầu. - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Đàm phán gặp gỡ trực tiếp truyền thống là “phải nắm bắt được tận tay, nhìn thấy mặt nhau, đối diện nhau”. Ngày nay vẫn nhìn thấy mọi hành vi của nhau, đối diện nhau nhưng không thể “bắt tay nhau”. Đó là hình thức đàm phán qua cầu truyền hình trực tiếp. Trong quá trình đàm phán trực tiếp thì các bên nắm bắt được tâm lý và phản ứng của nhau một cách trực tiếp thông qua cử chỉ, vẻ mặt, điệu bộ,…qua đó các bên các bên có thể tác động đến quan điểm và mong muốn của nhau bằng cách thức cụ thể để đi đến sự thống nhất chung, tìm ra giải pháp dung hoà lợi ích của các bên. Phương thức đàm phán trực tiếp đẩy nhanh tốc độ giải quyết và nhiều khi là lối thoát duy nhất cho những cuộc đàm phán qua thư tín, điện thoại điện tử đã kéo dài lâu mà vẫn chưa có kết quả. Quá trình đàm phán thường diễn ra theo các bước sau: 1. Chào hàng( Offers) Đây là bước nhà xuất khẩu chào hàng tới nhà nhập khẩu. Có 2 loại chào hàng là chào hàng cố định (Firm offer or Binding offer) và chào hàng tự do ( Free offer). Nội dung chào hàng: Số hiệu chào hàng, tên người mua, tên người bán, tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, kỹ mã hiệu, thể thức giao nhận hàng v.v.... 2. Hoàn giá ( Counter Offer) Có thể xuất phát từ phía người bán hoặc người mua. Thực chất hoàn giá là việc mặc cả các điều kiện giao dịch trong thương mại. Khi một hoàn giá đã được đưa ra, nó làm vô hiệu bản phát giá trước đó và được coi là một bản phát giá mới. 3. Chấp nhận ( Acceptance) 15 Bên nhận chào hàng hoặc hoàn giá thông báo chấp nhận toàn bộ nội dung đã nêu ra trong chào hàng hoặc hoàn giá. * Điều kiện hiệu lực của chấp nhận: - Chấp nhận hoàn toàn không có bảo lưu: Không thay đổi 6 nội dung chủ yếu: Tên hàng, Chất lượng, Số lượng, Giá cả, Thanh toán, Giao hàng. - Chấp nhận đó phải do chính tay người được chào hàng (Offeree) chấp nhận. * Giá trị pháp lý của chấp nhận: - Đối với chào hàng tự do: Hợp đồng chưa được ký kết. - Đối với chào hàng cố định: Hợp đồng được ký kết. 4. Xác nhận ( Confirmation) Là việc khẳng định lại các điều kiện hai bên đã thoả thuận bằng văn bản. Xác nhận thường làm thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cả hai bản cho phía bên kia, sau khi ký bên nhận giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản cho bên lập xác nhận. 1.3.5. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền hàng. Sau khi đã ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Tất cả những sai sót là cơ sở phát sinh khiếu lại. Các công việc trong giai đoạn này gồm: - Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: Doanh nghiệp đóng gói hàng hoá, chuẩn bị hàng hóa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. Đồng thời doanh nghiệp phải sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. - Tiến hành làm các thủ tục để giao hàng như: thuê phương tiện vận tải, mua bao hiểm, làm thủ tục hải quan. Tuy theo điều khoản trong hợp đồng mà doanh nghiệp tiến hành làm các thủ tục khác nhau. - Giao hàng theo đúng điều kiện đã được thể hiện trong hợp đồng : giao theo điều kiện FOB, CIF,…tuỳ theo hợp đồng đã thoả thuận theo hình thức nào. 16 - Cuối cùng là nghiệp vụ thanh toán tiền hàng : thanh toán theo hình thức nhờ thu, L/C,…: + Thanh toán bằng thư tín dụng.. Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng. Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức. + Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Hình thức L/C là hình thức thanh toán phổ biến vì đảm bảo được lợi ích của cả hai bên. 1.3.6. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu là việc làm rất quan trọng nó sẽ quyết định việc tồn tại hay phát triển của một doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần phải thực hiện cùng một lúc hướng vào cả hai đối tượng là người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu. Cụ thể: Về xúc tiến bán hàng: Các doanh nghiệp xuất khẩu gửi hàng đến các khác hàng và khuyến khích họ dùng sản phẩm của doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt những phản ứng của họ đối với sản phẩm, thời gian giao hàng, phương thức giao hàng,… Các doanh nghiệp tổ chức những hội nghị khác hàng, tham gia hội 17 chợ,…chủ yếu với khách hàng nước ngoài nhằm giới thiệu cho họ thấy rõ khả năng trong việc đáp ứng tốt các nhu cầu của các nhà nhập khẩu. Về hoạt động quảng cáo: Quảng cáo không chỉ đơn thuần là vấn đề thông tin mà còn giới thiệu, thuyết phục người tiêu dùng. Thông qua các phương tiện thông tin như truyền hình, qua các webside, các tạp chí ở nước ngoài… để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Về bán hàng trực tiếp: Các doanh nghiệp tổ chức bán hàng tại các cửa hàng, các văn phòng đại diện. Doanh nghiệp cần bố trí gian hàng và đào tạo nhân viên bán hàng. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ. 1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 1.3.1.1. Những nhân tố khách qua. 1. Nhân tố luật pháp và chính trị. Khi kinh doanh xuất nhập khẩu ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đòi hỏi các công ty phải xem xét tình hình chính trị và luật pháp của quốc gia đó.Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động cảu các doanh nghiệp.Nói cách khái quát là luật sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực, những hoạt động và những hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh và những lĩnh vực, những hình thức, mặt hàng doanh nghiệp không được phép tiến hành hoặc được phép nhưng phải có điều kiện nhất định. Môi trường chính trị và luật pháp có thể đưa lại những cơ hội hoặc thách thức cho các công ty, vì vậy, hiểu và kiểm soát được môi trường này là yếu tố quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Tình hình chính trị ổn định, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như trao đổi chuyển giao công nghệ. Sự hợp tác giữa các doanh nhgiệp trong và ngoài nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị 18 phần và thành lập các công ty liên doanh với quy mô lớn nhằm nâng cao vị thế cũng như hiệu quả kinh doanh đối với từng doanh nghiệp. Với đặc thù sản phẩm của công ty được chủ yếu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì hệ thống quy phạm pháp luật (đặc biệt là các quy định về xuất nhập khẩu) cần hoàn chỉnh, ổn định và chặt chẽ. 2. Nhân tố kinh tế. Môi trường kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong một vài thập kỷ trở lại đây, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh, với việc hình thành và ra đời của nhiều liên minh, liên kết mang tính khu vực và toàn cầu. Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế đã góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên, làm giảm tỷ lệ mậu dịch giữa các nước không phải là thành viên. Bên cạch đó, khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thì nền kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng nhiều của kinh tế thế giới. Đối với công ty, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu, cùng với đó là nguyên vật liệu để sản xuất cũng chủ yếu là nhập khẩu, do đó, tình hình kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước và của nước nhập khẩu đều là nhân tố ảnh hưởng lớn của công ty. Trong thời gian qua, giá dầu thô trên thế giới không ngừng biến động đã có ảnh hưởng đáng kể đến đơn giá nguyên vật liệu nhập khẩu của công ty, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, do tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín, bên cạnh đó nhờ có chiến lược hợp lý, công ty luôn ổn định được nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng yêu cầu và giá cả cạnh tranh cao nhất. Đồng thời chính sách thị trường linh hoạt, phù hợp có thể hạn chế ảnh hưởng của sự biến động đầu vào. Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung tối đa nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước, hợp tác xây dựng với các nhà máy khai thác, chế biến thạch anh ngay tại mỏ để giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chủ động nguồn thạch anh. 19 3. Nhân tố xã hội. Nhân tố xã hội cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty, thể hiển ở nhu cầu của xã hội về sản phẩm của công ty. Thị trường đá ốp lát cao cấp nhân tạo thế giới đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, nguồn cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường thế giới. Trong khi đó, nguồn đá tự nhiên thì hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên ngày càng cao, vì vậy nhu cầu sử dụng đá ốp lát nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới, đặc biệt trong các ứng dụng ốp mặt đứng, lát sàn, bàn bếp, bồn rửa trong nhà tắm là tất yếu. Bởi đá nhân tạo có nhiều ưu việt như: tính thẩm mỹ cao, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn đối với các loại sản phẩm, có thể ứng dụng đa dạng vào các công trình xây dựng, sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng,… Đây là một cơ hội lớn cho công ty. Riêng tại Việt Nam ngày càng có rất nhiều các công trình xây dựng, đặc biệt các khu đô thị mới, các toà nhà cao tầng, khu căn hộ cao cấp… được triển khai. Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu sử dụng đá ốp lát cao cấp ngày càng cao. Có thể nói đây là thị trường tiềm năng. 4. Nhân tố công nghệ. Nhân tố công nghệ là yếu tố mang đầy kịch tính nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt công nghệ trước đó và một khi doanh nghiệp không theo đuổi được sự phát triển của công nghệ thì doanh nghiệp sẽ không đứng vững được trên thị trường. Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty thì công nghệ là một nhân tố tạo nên sự thành công của công ty trên thị trường thế giới. Các dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo của VICOSTONE được sản xuất trên các dây truyền công nghệ tiên tiến, hiên đại, tự động hoá, sử dụng công nghệ vật liệu mới, cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm độc đáo, mang 20 nhiều tính năng vượt trội so với đá tự nhiên, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của các nhà thi công công trình, đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế nên đã trinh phục thị trường quốc tế và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Một số sản phẩm của Vicostone là sản phẩm khó, đòi hỏi trình độ công nghệ cao nên hiện nay trên thế giới có ít nhà máy sản xuất được. 5. Nhân tố của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường đá ốp lát cao cấp nhân tạo thế giới đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, nguồn cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường thế giới. Trong khi đó, nguồn đá tự nhiên là hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên ngày càng tăng cao, vì vậy xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, trên thế giới có khoảng 40 doanh nghiệp có kinh nghiệm 30 – 40năm cùng hoạt động trong lĩnh vực này . Từ những phân tích thấy được, thị trường thế giới đang là cơ hội cho VICOSTONE thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng Công ty cũng phải có những chiến lược riêng cho mình để năng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp có kinh nghiêm lâu năm, 1.3.1.2. Những nhân tố chủ quan. 1. Tài chính của công ty. Tài chính công ty là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định sức mạnh, năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Một khi công ty có nguồn vốn, công ty sẽ có những kế hoạch hợp lý cho sản xuất để đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như: công ty có sẵn nguồn vốn lớn công ty sẽ mua được nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ, từ đó giảm được giá thành sản phẩm. Một mặt nữa là công ty sẽ không phải huy động nguồn vốn ở bên ngoài như vay ngân hàng, điều đó có nghĩa cơ cấu Nợ/ Vốn chủ sở hữu thấp, chi phí lãi vay giảm. Sự trường vốn cũng tạo ra khẳ năng nắm bắt thông tin nhanh chóng hơn, chính xá hơn do có điều kiện sử dụng các thông tin hiện đại. Ngoài ra, nó còn cho phép công ty thực hiện các công cụ marketing quốc tế trên thị trường về giá 21 cả, cách thức phân phối, hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng, do vậy mà tạo điều kiện xuất khẩu được nhiều hơn. Vicostone là công ty hoạt động theo hình thức cổ phần, công ty có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Đây là hình thức huy động vốn tối ưu. 2. Mặt hàng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu là một yếu tố quan trọng, nó quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Ảnh hưởng của nhân tố này đến hoạt động xuất khẩu thể hiện ở: chất lượng, màu sắc, kích thước, chủng loại của sản phẩm. M ặt hàng xuất khẩu càng có được nhiều các đặc tính trên thì càng đáp ứng cao nhu cầu của thị trư ờng.Một khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường thế giới chấp nhận và tin nhiệm thì đó là một thành công lớn, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng chiến lĩnh được thị phần lớn. VICOSTONE là công ty sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo duy nhất ở Đông Nam Á và là một trong hai công ty duy nhất,có quy mô lớn nhất ở Châu Á. Sản phẩm của công ty độc đáo về kích thước, chủng loại, mầu sắc,… Đây là mặt hàng đang được thị trường đón nhận mạnh mẽ, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, uy tín và thương hiệu VICOSTONE trên thị trường tiếp tục được khẳng định và ngày càng nâng cao; cơ cấu, mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế được khách hàng tín nhiệm. 3. Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực bao gồm: nguồn đất đai, khoáng sản, lực lượng lao động cơ bắp, đội ngũ chuyên gia, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao,… Xét về tiềm lực doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất đánh giá sức mạnh công ty đó như thế nào. Đăc biệt, quy trình sản xuất của công ty là cả một quá trình cần mức độ chặt chẽ, tỷ mỉ và chính xác cao. Do đó, một lực lượng công nhân có tay nghề cao để đảm bao sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn là không thể thiếu và xem nhẹ. Hơn nữa, trong hoạt động xuất nhập khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, đối tác đến công tác giao dịch kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng nếu được thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhẹn, trình độ 22 chuyên môn cao thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được tiến hành một cách liên tục và suôn sẻ. Bởi vậy, công ty luôn xác định “Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VICOSTONE”, công tác đào tạo cán bộ, trong đó có đội ngũ làm công tác bán hàng, được Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm. 4. Thương hiệu, uy tín. Kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới thì thương hiệu và uy tín là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh của công ty. VICOSTONE mới tham gia vào thị trường thế giới được 5năm nhưng công ty đã nhanh chóng xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên những thị trường lớn và khó tính. Hiên nay, uy tín và thương hiệu sản phẩm của công ty đang được thị trường thế giới biết đến và đón nhận lồng nhiệt. Công ty nhanh chóng giành được chỗ đứng trên thị trường thế giới , ngày càng tăng nhanh thị phần. Công ty đang mở rộng phạm vi xuất khẩu sang những thị trường mới đầy khó tính. 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu. 1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính. Thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp là sự tin tưởng của khách hàng. Uy tín ở đây bao gồm: đảm bảo đúng thời gian giao hàng, giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng,… . Đặc biệt trên thị trường thế giới, uy tín của doanh nghiệp được coi là vấn đề quan trọng đầu tiên quyết định một mối làm ăn lâu dài, mở ra những thị trường mới. Ngay từ khi tham gia thị trường Vicostone đã tạo được niềm tin với mọi đối tác, từ ngay khâu quản lý chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm luôn giữ được tiêu chuẩn chất lượng, đến thời gian giao hàng, đủ số lưọng và các điều khoản trong hợp đồng. 23 1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng. 1. Chỉ tiêu kết quả :  Kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thể hiện giá trị của tổng lượng hàng xuất khẩu.Thông thường kim ngạch xuất khẩu được thống kê theo hàng năm, (thể hiện dưới đơn vị tiền tệ VND hoặc đơn vị ngoại tệ của nước xuất khẩu). Giá trị kim ngạch xuất khẩu càng lớn thì càng thể hiện được năng lực hoạt động xuất khẩu của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của VICOSTONE trong những năm qua liên tục tăng, đã khẳng định được năng lực xuất khẩu của công ty. Năm 2005 là 8,04 triệu USD, năm 2006 là 12,3 triệu USD, năm 2007 16,19 triệu USD, năm 2008 đạt 21,53 triệu USD.  Sản lượng xuất khẩu. Đi cùng với chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu là sản lượng xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu thể hiện khối lượng sản phẩm xuất khẩu( tấn, tạ, chiếc, cái, thùng,...). Sản lượng xuất khẩu cao chưa thể hiện được hiệu quả xuất khẩu hay nói cách khác không đánh giá được hoạt động xuất khẩu của công ty đạt kết quả tốt hay không tốt. Sản lượng xuất khẩu phải được đem ra so sánh, tính toán với giá trị kim ngạch thu được từ việc xuất khẩu khối lượng hàng đó. Nếu xuất một khối lượng hàng lớn mà thu được giá trị kim ngạch thấp thì hoạt động xuất khẩu đó chưa đạt hiệu quả. Điều đó cho thấy, có thể : sản phẩm của công ty chưa đạt tiêu chuẩn; phương thức xuất khẩu chưa phù hợp; hoặc kế hoạch cho phương án xuất khẩu chưa đạt hiệu quả;...  Tỷ trọng hàng xuất khẩu. Tỷ trọng hàng xuất khẩu cho thấy bao nhiêu % sản phẩm sản xuất xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mà hàng xuất khẩu chiếm trọng ít, tỷ trọng hang tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng nhiều thì doanh nghiệp đó chưa thành công trong hoạt động xuất khẩu của mình. Khi đó, doanh nghiệp cần xem lại chiến lược của mình. 24 Hiên nay, sản phẩm của VICOSTONE xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chiếm đến 90%, chỉ 10% là được tiêu thụ ở thị trường nội tại. 2.Chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu hiệu quả đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty thể hiện ở khả năng sinh lời, tức lợi nhuận ( hoặc lợi nhuận sau thuế) thu được trên doanh thu thuần( DTT); vốn chủ sở hữu(VCSH); tổng tài sản. Nhưng quan trọng nhất và thực tế nhất là chỉ tiêu : Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu. Bởi chỉ tiêu này cho thấy, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhiều hay ít trong lượng tiền bỏ ra để kinh doanh xuất khẩu và hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn đó. Bảng sau đã được tính toán và đưa ra kết qủa. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 1. Tỷ xuất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần. % -5,96 2,76 15,22 22,35 2.Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu. % -34,72 15,89 22,50 24,93 3.Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. % -2,13 1,47 8,7 13,44 (Nguồn: BCTC Vicostone) Các tỷ suất sinh lời của công ty năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, 2006, 2005. Cụ thể, Hệ số lợi nhuận sau thế/doanh thu thuần năm 2005 vẫn còn ở mức ( -5,96)% đến năm 2007 tăng 15,22% và ở mức cao là 22,35%. Hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng nhanh từ -34,72 năm 2005 tăng lên 24,93% vào năm 2008. Hệ số này tăng cho thấy khả năng huy động và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. 25 Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, có rất nhiều yếu tố tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Công ty vẫn hoạt động tốt, duy trì các chỉ số tài chính ở mức cao và ổn định. 1.4. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GẠCH ĐÁ VIỆT NAM. Nhiều trung tâm khai thác chế biến đá ốp lát đã hình thành ở các địa phương, nổi bật nhất là tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, miền Đông Nam bộ… Ngày nay, thực trạng đá ốp lát ở nước ta rất đa dạng và phong phú về màu sắc đỏ, đen, hồng, xanh, xám, trắng, lục…Kích thước lớn nhỏ khác nhau 10 X 10 X 10 cm, 10 X 20 X 4 cm, 30 X 50 X 10 từ 30 X 30 cm, 40 X40 cm, 50 X 50 cm, 60 X 60 cm và lớn hơn theo yêu cầu kiến trúc, chất lượng đá khác nhau từ đá Granite, đá cẩm thạch đến đá bazan, đá Gabro…đáp ứng nhu cầu xây dựng cho mọi công trình, thay thế hàng nhập khẩu loại đá cao cấp cho các công trình kiến trúc hiện đại. Đá ốp lát Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong nhà, ngoài nhà, tường rào, lát vỉa hè đường phố. Đá ốp lát nước ta không chỉ lưu thông trên thị trường nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngoài được thị trường thế giới ưa chuộng có mặt trên thị trường của 85 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 99.317.547 USD so với năm 2001 tăng gấp 7,2 lần; với tốc độ tăng trưởng bình quân 38,5% năm. Xuất khẩu lớn nhất là công ty Vicostone. Trong số 85 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu đá ốp lát Việt Nam, chỉ có 15 nước có kim ngạch nhập khẩu trên 1 triệu USD, 22 nước có kim ngạch nhập khẩu trên 100.000 USD, còn hơn 48 thị trường có kim ngạch dưới 100.000 USD. Tổ chức xuất khẩu của ta do nhiều đơn vị cùng làm với kim ngạch nhỏ bé, phân tán không có sức mạnh tổng hợp, sức cạnh tranh còn yếu, chưa đủ sức vào các thị trường lớn . Ngoại trừ công ty Vicostone sản xuất và xuất khẩu đá ốp lát thạch anh nhân tạo trực tiếp 16 triệu USD năm 2007 và 22 triệu USD năm 2008. 1.4.1. Về tổ chức khai thác, chế biến đá ốp lát. 26 Trừ một số mỏ cấp cho các công ty có năng lực tổ chức khai thác lớn với trang thiết bị cơ giới có thiết bị cưa, cắt, khoan, nêm, tách theo công nghệ trung bình, còn đa số các mỏ được cấp cho các chủ, xí nghiệp nhỏ không đủ năng lực tổ chức khai thác manh mún, khai thác theo phương pháp thủ công, không có thiết kế, không theo đúng quy chuẩn khai thác mỏ đá ốp lát mà tiến hành khoan nổ bắn mìn nêm phá nát làm rạn nứt khối đá, phá nát mỏ đá, do đó không thu được đá chất lượng tốt, khối lượng lớn. Về chế biến đá ngoại trừ một số công ty lớn có năng lực trang thiết bị thiết bị cưa, xẻ mài, đánh bóng hiện đại, sử dụng máy cưa dây, cưa dàn, máy mài liên tục 10-16 đầu mài tự động, máy cắt mài cạnh chuẩn xác, sản phẩm đạt chất lượng cao cấp, kích thước lớn. Còn lại đa số xí nghiệp nhỏ dùng công nghệ cũ, kết hợp cơ giới và thủ công sản xuất sản phẩm kích thước nhỏ, chất lượng không đồng nhất, thiếu sức cạnh tranh, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, không vào được các công trình xây dựng cao cấp. 1.4.2. Về tiềm năng phát triển. Tiềm năng khoáng sản để sản xuất đá ốp lát của nước ta rất đa dạng phong phú về chủng loại đá Granite, đá cẩm thạch, đá gabro, đá bazan, đá mabro, thạch anh màu sắc các loại: màu đỏ, vàng, trắng, hồng, xanh, lục, đen… với trữ lượng rất lớn, theo tài liệu tìm kiếm thăm dò của 6 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ, có 325 mỏ, với trữ lượng tìm kiếm là 37 tỉ m3, đến nay chưa có khảo sát đầy đủ, chỉ khảo sát một số lượng mỏ rất nhỏ do các chủ xí nghiệp khảo sát để khai thác. Dự kiến trữ lượng có thể khai thác được trên 4 tỉ m3. Đây là một trữ lượng đá rất lớn có thể khai thác, chế biến hàng trăm tỷ m2 đá ốp lát phục vụ xây dựng đất nước và xuất khẩu lâu dài. Về thị trường tiêu thụ đá ốp lát ngày càng mở rộng theo khuynh hướng “kiến trúc thân thiện với môi trường” dùng đá xây dựng, đá ốp lát trong nhà, sân vườn, làm hàng nội thất tạo ra môi trường mát mẻ đưa cuộc sống gắn liền với thiên nhiên. Cộng với những yếu tố khác lượng đá ốp lát tiêu thụ nội địa ở nước 27 ta tăng hàng năm từ 25 – 30% và trong tương lai là thị trường tiêu thụ lớn. Đồng thời thị trường tiêu thụ đá toàn cầu cũng tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất nhập khẩu đá ốp lát toàn cầu tăng nhanh năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu dự kiến 26 tỉ USD tăng 2 lần so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát của nước ta trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu toàn cầu từ 0,23% lên 0,793%, đá ốp lát Việt Nam đã cắm chân ở một số thị trường quan trọng để làm bàn đạp cho xuất khẩu. Đây là thị trường rộng mở cho ngành đá ốp lát Việt Nam thâm nhập trong bối cảnh hội nhập Quốc tế (năm 2006 Trung Quốc xuất khẩu 1,482 triệu tấn đá ốp lát với kim ngạch xuất khẩu 2,869 tỉ USD chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu đá toàn cầu). 1.4.3. Cơ hội đầu tư phát triển đá ốp lát Việt Nam Như phân tích ở trên, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đá ốp lát rất phong phú, đa dạng, thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài rất rộng lớn, lại có nguồn lao động dồi dào có năng khiếu tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật. Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển. Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO tham gia vào thị trường toàn cầu không chỉ có xuất khẩu mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đá khối có chất lượng tốt, màu sắc đẹp mà nước ta không có để về gia công chế biến cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài, tăng năng lực cạnh tranh của đá ốp lát Việt Nam trên thị trường Quốc tế. - Cần xây dựng chiến lược đầu tư phát triển bền vững ngành công nghiệp đá ốp lát nước ta đạt mục tiêu 20 triệu m2 với kim ngạch xuất khẩu 400 triệu – 500 triệu USD vào năm 2020 và 35 – 40 triệu m2 với kim ngạch xuất khẩu từ 800 triệu – 1 tỉ USD vào năm 2030. - Sắp xếp cơ cấu lại tổ chức xí nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát có quy mô hợp lý, thật sự có năng lực, có điều kiện đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại. Hình thành một số doanh nghhiệp có quy mô lớn, một số trung tâm sản xuất đá ốp lát ở một số địa phương thành các trọng điểm phát triển ngành đá ốp lát như 28 Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Đồng Nai, Tp.HCM, Hà Nội, Yên Bái… - Cơ cấu sắp xếp lại tổ chức kinh doanh xuất khẩu đá ốp lát hình thành các trung tâm thương mại lớn trong nước và nước ngoài. Năm 2006 có 340 doanh nghiệp xuất khẩu đá với tổng kim ngạch xuất khẩu 60 triệu USD, trong đó chỉ có 8 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD, 76 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100.000 USD còn lại 256 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dưới 100.000 USD. Hình thành một cách đa dạng thị trường xuất khẩu đá ốp lát Việt Nam ở một số nước ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc để hỗ trợ cho nhau bảo đảm tổng kim ngạch xuất khẩu ổn định. 29 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP CỦA VICOSTONE. 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển . Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) được thành lập vào năm 1988 và nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực đá ốp lát các loại. Với phương châm liên tục đổi mới và phát triển, với tư cách là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, VINACONEX đã đầu tư xây dựng VICOSTONE trở thành đơn vị sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo cốt liệu thạch anh. Chỉ sau ba năm kể từ ngày thành lập, VICOSTONE đã trở thành một trong những thương hiệu có uy tín tại cả năm châu lục. Trụ sở chính và nhà máy sản xuất của VICOSTONE được đặt tại Khu công nghiệp Phú Cát, tỉnh Hà Tây, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Việc xây dựng được khởi công từ năm 2001 trên khu đất có diện tích 30.085 m2. Nhà máy được trang bị hai dây chuyền sản xuất (Terastone và Bretonstone) chuyển giao từ hãng Breton Italy vào năm 2002. Việc lắp đặt được hoàn tất vào năm 2003, vận hành chạy thử từ tháng 9 năm 2003 và sản xuất hàng loạt từ đầu năm 2004. Ngày 01 tháng 09 năm 2004: lô hàng xuất khẩu đầu tiên rời nhà máy sang Úc, đánh dấu thời kỳ tăng trưởng xuất khẩu liên tục cho đến ngày hôm nay. - Ngày 17 tháng 12 năm 2004 Bộ trưởng Bộ xây dựng ký Quyết định số 2015/QĐ – BXD chuyển Nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp VINACONEX. - Ngày 02 tháng 06 năm 2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000293 do Sở 30 Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp, vốn điều lệ đăng ký là 30.000.000.000 đồng, trong đó Tổng công ty VINACONEX giữ 60%. - Ngày 14 tháng 03 năm 2007, ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 của Công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 30.000.000.000 đồng lên 100.000.000.000 đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là Tổng công ty VINACONEX chiếm 51%. - Ngày 05 tháng 12 năm 2007, cổ phiếu VICOSTONE đã được chấp thuận niêm yết tại TTGDCK Hà Nội theo Quyết định số 670/QĐ-TTGDHN của Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2007 Công ty chính thức khai trương phiên giao dịch đầu tiên đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Công ty.  Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng Công ty đã đạt được - Cờ thi đua Bộ xây dựng tặng năm 2006 - Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc do Bộ xây dựng tặng năm 2004 - Bằng khen của Bộ xây dựng tặng tập thể CBCNV Công ty năm 2005 - Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc do Bộ xây dựng tặng năm 2005 - Bằng khen của Công đoàn ngành xây dựng tặng Công đoàn Công ty năm 2005 - Bộ Thương Mại tặng Bằng khen Công ty có thành tích khai thác mặt hàng mới, thị trường mới và xuất khẩu có hiệu quả năm 2005 - Bằng khen của Hội Vật Liệu Xây Dựng về thành tích xuất sắc trong Xuất khẩu Vật liệu xây dựng 2001 - 2005. - Bằng khen của Tổng Công ty VINACONEX tặng Đơn vị thi đua xuất sắc tiêu biểu VINACONEX 2006. - Thương hiệu sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam tại Hội chợ quốc tế chuyên ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất (VICONSTRUCT 2006) 31 Trong năm 2006, VICOSTONE đã được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 và Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO14001-2004 . Nhãn hiệu VICOSTONE đã được đăng ký tại các nước: + Việt Nam : số đăng ký 68123, ngày 18/11/2005. + Mỹ :số đăng ký 3100072, ngày 06/06/2006. + Úc :số đăng ký 1016504, ngày 19/08/2004. + New Zealand : số đăng ký 717549, ngày 03/03/2005. 2.1.2. Triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty. 2.1.2.1. Triết lý kinh doanh của công ty. Triết lý kinh doanh của công ty đó là: “Khách hàng là trung tâm của mọi công việc. Chất lượng, dịch vụ định hướng theo yêu cầu của khách hàng là ưu tiên số một, luôn cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh”. Bên cạnh đó “chủ động và đi trước một bước trong việc định hướng cho khách hàng tới những cái mới về thẩm mỹ, ưu thế vượt trội về đặc tính kỹ thuật” Ngoài ra, công ty luôn xác định “Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VICOSTONE”, công tác đào tạo cán bộ, trong đó có đội ngũ làm công tác bán hàng, được Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm. 2.1.2.2. Chiến lược kinh doanh của công ty. Ngay từ khi bước vào kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gạch đá ốp lát cao cấp Công ty đã có những chiến lược riêng cho mình: - Đa dạng hoá về mẫu mã, chủng loại sản phẩm - Tăng công suất vận hành dây chuyền - Xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong những năm tới - Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm ngay từ những ngày đầu tiên, đặc biệt là đảm bảo chất lượng sản phẩm về dịch vụ sau bán hàng 32 - Mở rộng, củng cố hệ thống đại lý, phân phối trong nước và quốc tế, có chính sách bán hàng linh hoạt. - Không ngừng hoàn thiện hệ thống sản xuất, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. - Thiết lập hệ thống theo dõi và dự đoán chính xác thay đổi của thị trường và khả năng cung cấp nguyên liệu. - Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, EU ... Duy trì và tăng thị phần tại thị trường Úc và New Zealand. - Chủ động về nguồn nguyên vật liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Hợp tác xây dựng với các nhà cung cấp xưởng nghiền sàng ngay tại nơi khai thác mỏ để có thể giảm được chi phí vận chuyển các phần nguyên liệu không sử dụng được. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu lao động của công ty. 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty. Sơ đồ tổ chức của Công ty VICOSTONE HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Nhà máy sản xuất đá nhân tạo cao cấp Công ty Liên doanh STYLE STONE CTCP Chế tác đá Việt Nam (STONE VIETNAM) Các Phòng - Ban 33 Hiện tại, Công ty VICOSTONE có 01 nhà máy sản xuất đá nhân tạo cao cấp (gồm 03 phân xưởng sản xuất) và 08 Phòng chuyên môn nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất và các phòng chuyên môn như sau: 1.1 Nhà máy sản xuất đá nhân tạo cao cấp. Gồm 03 phân xưởng: phân xưởng Bretonstone, phân xưởng Terastone và phân xưởng Nghiền sàng - Phân xưởng Bretonstone và Terastone : Nhiệm vụ chính của hai phân xưởng này là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo theo kế hoạch, mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật và tiến độ của các đơn hàng đã được chấp thuận - Phân xưởng Nghiền sàng : Nhiệm vụ chính của Phân xưởng Nghiền sàng là tổ chức sản xuất cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ và số lượng cho hai phân xưởng Terastone và Bretonstone. 1.2 Các phòng chuyên môn Gồm 08 phòng chuyên môn nghiệp vụ: 1. Phòng Tổ chức - Lao động, 2. Phòng Hành chính - Quản trị, 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch, 4. Phòng Vật tư, 5. Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu, 6. Phòng Đầu tư, 7. Phòng Công nghệ - Chất lượng, 8. Phòng Kỹ thuật - Phòng Tổ chức - Lao động: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương - bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Phòng Hành chính - Quản trị: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản trị hành 34 chính, xây dựng hệ thống nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, thực hiện lưu giữ các văn bản của công ty, đảm bảo an ninh chung của toàn Công ty. - Phòng Tài chính - Kế hoạch: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kế toán - tài chính của Nhà nước. - Phòng Vật tư: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì đề xuất phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. - Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch. - Phòng Đầu tư: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành. - Phòng Công nghệ - Chất lượng: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định kế hoạch chất lượng, xây dựng và điều phối thực hiện hệ thống quản lý ISO 9001-2000, chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình và công thức sản xuất, chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn. 35 - Phòng Kỹ thuật: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty. 2.1.2.2. Cơ cấu lao động của công ty. Tổng số lao động trong Công ty tính đến thời điểm ngày 28 tháng 02 năm 2009 là: 457 lao động, cơ cấu lao động được phân theo các tiêu chí sau: Bảng 2.1. Cơ cấu lao động phân theo trình độ TT Trình độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 01 Trên đại học 03 0,7 02 Đại học 98 21,4 03 Cao Đẳng 28 6,1 04 Trung cấp 19 4,2 05 Công nhân kỹ thuật 303 66,3 06 Lao động phổ thông 6 1,3 Tổng số 457 100 (Nguồn:BC thường niên 2008 VICOSTONE) Là một doanh nghiệp chuyên về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nên cơ cấu Công ty nghiên về lao động trực tiếp. Trong đó đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm số lượng lớn ( hơn gần 70%) tiếp theo là nhân lực từ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 27,5%, tăng 3,5% so với cuối 2007 ( 24%, tức 87 người), còn lại là lao động có trình độ trung cấp và tương đương trung cấp, lao động do Công ty tự đào tạo ( khoảng 6%). Xác định con người là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Công ty, lên Công tác nhân sự luôn được Công ty chú trọng. 36 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh. Theo Giấy chứng nhận ĐKKD, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; - Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp - Khai thác, chế biến các loại khoáng sản; - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội, ngoại thất; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng; - Đại lý - Buôn bán vật tư thiết bị chậm luân chuyển và thanh xử lý - Xây dựng công trình điện có cấp điện áp đến 35KV - San lấp mặt bằng - Sản xuất và buôn bán bao bì bằng giấy, nhựa PE, mỹ phẩm, xà phòng, các chất tẩy rửa - Sản xuất, gia công các sản phẩm bằng gỗ, các sản phẩm bằng da - Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc xuất khẩu; Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít. - Sản xuất và chế biến hàng nông, lâm, thổ sản, hải sản - Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, kế toán) - Tư vấn đào tạo trong lĩnh vực sản xuất - Mua bán máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất bao bì - Chuyển giao công nghệ 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 2.2.1.1. Sản phẩm chính của Công ty. VICOSTONE có ba dòng sản phẩm gồm: đá Bretonstone, đá Terastone và đá Hi-tech Stone 37 1. Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone. Đá nhân tạo Bretonstone sử dụng cốt liệu đá thạch anh kết dính bằng nhựa Polyester Resin. Với kích thước khổ lớn (3.000 x 1.400 mm), thiết kế bề mặt và màu sắc theo ý muốn và các đặc tính về cơ, lý, hoá ... nổi trội, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone trở thành một loại nguyên vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng công cộng, các công trình nhà ở, hay các công trình công nghiệp trang trí. Trong công nghiệp xây dựng, đá nhân tạo Bretonstone được sử dụng cho lát sàn, ốp tường, cả phía bên trong và phía bên ngoài, mặt tiền, thềm cửa sổ, bậc thang, hệ thống sàn chịu lực … Khả năng ứng dụng lớn nhất của đá Bretonstone trong công nghiệp đồ dùng được thể hiện qua các ứng dụng như: mặt bàn văn phòng, mặt bàn quầy thu ngân, các bề mặt chống axit trong phòng thí nghiệm, bàn bếp, bàn quầy rượu, bàn trang điểm, phòng phẫu thuật của bệnh viện, trang trí phòng tắm … Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone khắc phục được mọi nhược điểm về kỹ thuật và có ưu điểm vượt trội so với các loại vật liệu khác, cụ thể: Kích thước: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có kích thước tấm lớn, được hoàn thiện và cắt thành các kích thước khác nhau theo yêu cầu. Trọng lượng: Do ưu thế vượt trội của vật liệu nên có thể tạo ra những viên đá có chiều dày 8 mm, thích hợp cho lát sàn hoặc ốp tường, tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng. Khả năng chịu mài mòn: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone được tạo ra từ nguyên liệu là các hạt thạch anh, là những vật liệu chịu mài mòn, độ cứng chỉ sau kim cương do đó nó cũng có tính chịu mài mòn cao. Khả năng chịu tác động cơ học: Nhờ vào quy trình sản xuất tiên tiến và độc đáo cùng với việc sử dụng các thành phần nguyên liệu đặc biệt nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có khả năng chịu tác động cơ học rất cao (va đập, chịu uốn …). Khả năng chống chịu với các tác nhân hoá học: Được làm bởi tổ hợp vật liệu thạch anh và chất kết dính Pô-ly-me, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone mang đặc tính của loại vật liệu Compozit, có tính năng chống, chịu ăn mòn của 38 axit và hoá chất, vì vậy chúng được dùng phổ biến để làm bàn bếp, mặt bàn các quán Bar, phòng thí nghiệm …, đặc biệt chúng còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, không cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên bề mặt sản phẩm, thích hợp cho việc ốp tường, lát sàn trong các phòng mổ ở các bệnh viện. Khả năng chống bám bẩn, không hút nước: Được tạo hình bằng cách rung ép vật liệu trong môi trường chân không nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone đảm bảo tính đặc chắc tối đa, không có các lỗ khí trong khối vật liệu, do vậy nó có khả năng chống lại mọi quá trình hấp phụ của chất bẩn lên bề mặt. 2. Sản phẩm đá nhân tạo Terastone. Đá nhân tạo là một loại sản phẩm đá lát mỏng và nhẹ, cốt liệu đá marble và đá granite sử dụng chất kết dính bằng xi măng dưới dạng tấm hoặc viên, cho phép người sử dụng sau khi lát sàn có thể đánh bóng lại bằng máy cầm tay, nâng cao thẩm mỹ. Sản phẩm Terastone có hai loại kích cỡ: - Kích cỡ sản phẩm dạng tấm: 1530 x 680 mm, độ dày 20, 25 và 30 mm. - Kích cỡ sản phẩm dạng viên: 400 x 400 mm, độ dày 12, 15, 20 và 30 mm; 600 x 600 mm, độ dày 15, 20, 30 mm. 3. Sản phẩm đá nhân tạo Hi-tech Stone. Với bí quyết độc đáo trong việc cải tiến công nghệ, VICOSTONE đã tạo ra dòng sản phẩm đầu tiên trên thế giới sử dụng chất kết dính bằng xi măng liên kết bền chặt với hạt thạch anh nhỏ mịn, tạo ra loại sản phẩm có độ bền gấp 1,5 lần so với sản phẩm Terastone thông thường và có độ cứng của đá thạch anh (7,8 Moh), đảm bảo bề mặt viên đá không bị trầy xước trong quá trình sử dụng. Sản phẩm Hi-tech Stone được sản xuất trên cùng dây chuyền với Terastone, tuy nhiên nhờ áp dụng những nghiên cứu khoa học mới nhất trong công thức pha trộn, công nghệ sản xuất và phương pháp xử lý chống bám bẩn, Hi-tech Stone đã khắc phục được những nhược điểm lớn của đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone thông thường, có những đặc tính vượt trội sau đây: - Khả năng chống bám bẩn và không thấm nước cao hơn rất nhiều so với đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone. 39 - Khả năng chịu mài mòn cao do sản phẩm được tạo bởi từ các loại đá tự nhiên silicat, quartz … có độ cứng khoảng 6 - 7 Moh. - Độ bền va đập cao hơn các sản phẩm ốp lát làm bằng xi măng theo công nghệ thông thường, sức chịu va đập cao, không bị nứt vỡ. - Độ bền màu: Áp dụng những công nghệ mới với các chất phụ gia đặc biệt, Hi-tech Stone có thể sử dụng cả trong và ngoài trời mà không bị bạc màu, không bị loang màu ở mép tấm đá. Với các kích thước khuôn khác nhau, màu sắc theo ý muốn, Hi-tech Stone là loại nguyên vật liệu lý tưởng cho công nghiệp xây dựng, công nghiệp trang trí, đặc biệt khả năng thi công dễ dàng như sản phẩm Terastone thông thường trong khi phạm vi ứng dụng lại rộng hơn rất nhiều. Sản phẩm của VICOSTONE là sản phẩm gạch ốp lát nhân tạo, là loại sản phẩm độc đáo về kích thước, chủng loại, màu sắc, bền, nhẹ... và gần gũi, thân thiện với môi trường, được kết tinh từ hơn 40 năm nghiên cứu với bí quyết công nghệ độc đáo. Hơn thế nữa, trong nhưng năm gần đây nhu cầu xây dựng tăng cao, kéo theo nhu cầu về gạch đá ốp lát cũng tăng cao, đặc biệt trong các ứng dụng ốp mặt đứng, lát sàn, bàn bếp, bàn rửa trong buồng tắm là tất yếu. Thị trường thế giới là thị trường đầy tiềm năng đối với sản phẩm của Công ty. 2.2.1.2. Về công nghệ. Công ty có một nhà máy được đầu tư theo hình thức chuyển giao công nghệ độc quyền giao từ hãng Breton Italy vào năm 2002 với hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, tính tự động hoá cao. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những ưu thế vượt trội của sản phẩm đá ốp lát VICOSTONE chính là: ngoài bí quyết về công thức phối liệu (đã được tối ưu hoá), Công ty sử dụng công nghệ rung ép hỗn hợp liệu trong môi trường chân không, ở tần số định trước để tạo độ đặc chắc tuyệt đối của tấm đá. Công nghệ này cho phép kết dính các nguyên liệu khô (được tạo ra từ các loại đá nguyên liệu trong tự nhiên) bằng chất kết dính hữu cơ chuyên dụng hoặc vô cơ tạo thành một loại đá nhân tạo có độ chắc chắn tuyệt đối, màu sắc theo ý muốn, không thấm nước và độ bền cao. Những đặc tính cơ bản của công nghệ: 40  Khả năng điều chỉnh và sử dụng chính xác tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu trước khi rung ép.  Môi trường chân không giúp loại bỏ hoàn toàn không khí trong hỗn hợp nguyên liệu trộn trong suốt quá trình nén ép và kết dính nguyên liệu.  Thực hiện đồng thời cả hai quá trình rung và ép trong môi trường chân không. Sự phối hợp một cách thông minh và khoa học giữa bản chất, kích thước và màu sắc của nguyên liệu đá với việc phối màu, thành phần phối liệu và phương pháp hỗn hợp nguyên liệu với nhau đã tạo ra tính thẩm mỹ độc đáo của sản phẩm đá nhân tạo VICOSTONE. Việc sử dụng bổ sung các loại nguyên liệu khác như thuỷ tinh màu, gương, kim loại đồng, vỏ sò.... đã nâng tính thẩm mỹ của sản phẩm lên một tầm cao mới, lạ và hết sức độc đáo. Với những đặc tính ưu việt nói trên, với bí quyết của riêng mình Công ty đã tạo ra ba dòng sản phẩm độc đáo mang nhãn hiệu VICOSTONE đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế nhanh chóng chinh phục thị trường quốc tế và đáp ứng được yêu cầu đa dạng, khó tính nhất của khách hàng. Một số sản phẩm của Vicostone là những sản phẩm khó, hiện nay trên thế giới có rất ít nhà máy sản xuất được. 2.2.1.3. Về thị trường xuất khẩu và đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, VICOSTONE là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sản xuất dòng sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ và xi măng. Do đó, Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà máy khác trên thế giới cùng sản xuất loại sản phẩm tương tự và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại trên thế giới có khoảng trên 40 nhà máy hoạt động trong cùng lĩnh vực với VICOSTONE với kinh nghiệm hoạt động 30 – 40 năm. Tuy nhiên, do đã xây dựng cho mình được bí quyết công nghệ riêng (know- how) cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, cùng với việc tiềm năng thị trường đá ốp lát nhân tạo cao cấp trên thế giới được đánh giá là rất lớn, Công ty tin tưởng sản phẩm của mình sẽ có vị trí nhất định trên thị trường thế giới. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và có mặt tại trên 30 nước ở năm châu lục. Trong đó có những thị 41 trường lớn như : Úc, Ý, Mỹ và các nước Châu Âu. Hàng năm, mức tăng trưởng của Công ty liên tục đạt trên 40% về doanh số. Bảng 2.2. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu biểu trong lĩnh vực gạch gốm ốp lát.(Đơn vị tính: USD) TT Doanh nghiệp Kim ngạch xuất khẩu 1 Công ty CP công nghiệp gốm Taicera 28.708.237 2 Công ty gạch men Hoàng Gia 4.826.399 3 Công ty TNHH dịch vụ quốc tế Thiên Phú 3.220.215 4 Công ty cổ phần Vitaly 3.148.706 5 Công ty gạch men Mỹ Đức 2.535.937 6 Công ty gạch granit Tiên Sơn 1.473.971 7 Công ty gạch ốp lát Hà Nội 1.437.971 8 Công ty CP Hạ Long Viglacera 1.437.699 9 Công ty TNHH Shja 926.657 10 Công ty TNHH Norco Tiles 753.989 Nguồn tin: T/C VLXD đương đại, số 2/2007 Hiện tại, công ty đã xây dựng cho mình được bí quyết công nghệ riêng (know-how) cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, cùng với việc tiềm năng thị trường đá ốp lát nhân tạo cao cấp trên thế giới được đánh giá là rất lớn, Công ty tin tưởng sản phẩm của mình sẽ có vị trí nhất định trên thị trường thế giới. 2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 2.2.2.1. Báo cáo tài chính. Phân tích khái quát tình hình biến độn tài sản: Tổng tài sản của Vicostone có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2004-2008. Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản là chủ yếu ở tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn. 42 Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của VICOSTONE 2004- 2008 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo tài chính VICOSTONE Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 60.226 37.027 199.724 260.070 361.378 2.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 60.226 37.027 199.724 260.070 361.378 3.Giá vốn hàng bán 49.124 27.983 153.174 184.641 314.294 4. Lợi nhuận gộp. 11.101 9.044 46.550 75.429 47.084 5.Doanh thu tài chính 949 248 447 1.258 2.897 6.Chi phí tài chính. 15.363 18.976 31.211 26.242 18.814 7.Chi phí bán hàng 1.217 1.775 6.173 7.877 9.678 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.096 1.385 7.402 8.871 9.856 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (7.565) (12.842) 2.211 33.697 74.774 10.Thu nhập khác 9.163 1.131 3.429 9.102 10.582 11.Chi phí khác 407 793 18 1.650 2.929 12.Lợi nhuận khác (398) 338 3.311 7.452 9.328 13.Tổng lợi nhuận trước thuế (7.963) (12.504) 5.622 41.149 82.977 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp. - - - - - 15.Lợi nhuận sau thuế. 7.963 12.504 5.622 41.149 75.692 43 Hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều có sự gia tăng mạnh mẽ gồm có: đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2006, tài sản ngắn hạn của công ty là 154,961 tỷ đồng, năm 2007 là 236,579 tỷ đồng, tăng thêm 81,617 tỷ đồng tương đương tăng 52,66% so với năm 2006. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn tăng lên nhanh chóng là do sự tăng đột biến của hàng tồn kho trong năm 2007( tăng 54,01% so với 2006) cùng với khoản mục tiền và tương đương tiền( tăng thêm 565%). Cơ cấu tài sản năm 2006 đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2007 khi tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn chiếm 40,39% trong năm 2006 nhưng đã có xu hướng khá cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong năm 2007 là 50,16%. Tài sản dài hạn của Vicostone trong giai đoạn 2004-2008 tăng nhẹ, công ty có nhiều hoạt động đầu tư trong tài sản cố định (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 2007 là 84,43%), nhắm tăng công suất, nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất nhà máy hiện tại bao gồm các hạng mục như: đầu tư bổ sung dây chuyền mài bóng, đầu tư mở rộng kho chứa vật tư, thành phẩm, xây dựng xưởng cơ điện,… đã được công ty thực hiện với tổng vốn đầu tư 8triệu USD trong năm 2007 và hoàn thành vào quý I/2008. Ngoài ra, công ty còn tham gia góp vốn vào Công ty liên doanh Style Stone được thành lập trong dự án hợp tác giữa Vicostone và đối tác nước ngoài là Công ty W.K Marble và Granite (Úc) với số vốn góp là 35tỷ đồng, tương đương 35% vốn điều lệ. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn : Tổng nguồn vốn của Vicostone cũng tăng tương ứng với mức tăng tổng tài sản. Nhưng có một điểm rất đáng chú ý trong cơ cấu vốn của Vicostone đó là tỷ trọng nợ dài hạn đã giảm đáng kể trong hai năm 2006, 2007, tương ứng là sự tăng lên về tỷ trọng của nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Do vậy, các khoản vay ngân hàng, chi phí lãi vay của Công ty (hàng năm hiên nay khoảng 30tỷ đồng) không những sẽ giảm đi mà từ năm 2010 công ty sẽ có thu nhập từ tiền lãi gửi. 44 Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và khoản lợi nhuận được giữ lại. Trong 2005-2007 công ty đã thông qua 2lần tăng vốn liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tỷ trọng tổng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều ở mức cao, cụ thể: 84,8%, 77% cho các năm 2006, 2007. 2.2.2.2. Báo cáo hoạt đông sản xuất kinh doanh. Bảng 2.4. Giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu các năm 2005, 2006 2007 và 2008. Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng Giá trị SX KD 452.327 584.605 768.156 1.013.773 Trong đó: - Giá trị SXCN 229.622 257.085 344.404 424.419 - Giá trị kim ngạch XNK (Triệu USD) 14.14 20.47 26.32 32.66 Tương đương Triệu VNĐ 222.705 327.520 423.752 589.354 Doanh thu thuần 133.554 199.723 260.070 366.867 Trong đó - Giá trị xuất khẩu (triệu VNĐ) 127.733 197.514 258.148 365.795 Tương đương Triệu USD 8,04 12,30 16,19 21.53 - Bán hàng nội địa 5.821 2.209 1.922 1.072 Lợi nhuận sau thuế (7.963) 5.622 41.149 58.047 Doanh thu của Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc tương ứng là 49,54% và 30,21% trong các năm từ 2005-2008. Ấn tượng hơn là chỉ sau 3 năm từ mức lỗ 7,96 năm 2005 thì công ty đã có lãi trong năm 2006 là 5,62 tỷ, đến năm 2007 đạt mức lợi nhuận đột biến là 41,149 tỷ( tăng 631%), đạt 58,047 tỷ vào năm 2008. 45 Có được điều này là do ngoài việc công ty tăng công suất sản xuất với sự cải tiến công nghệ, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được nâng cao hơn làm giá thành sản xuất năm 2007 giảm so với giá thành 2006 từ 3% đến 7% tuỳ từng loại sản phẩm. Không những thế, Công ty còn hướng tới những khác hàng mới bên cạnh những khách hàng truyền thống lâu năm. Đặc biệt, Vicostone đã mở được thị trường lớn và tiềm năng là Mỹ với mức tiêu thụ lớn, đồng thời tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần tại Úc, cơ cấu xuất khẩu của Công ty thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi địa lý tiêu thụ sản phẩm mà không phụ thuộc vào một thị trường như trước đây. Trong năm 2008 vừa qua, nền kinh tế thế giới khủng hoảng, sự biến động tỷ giá cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của Công ty, đặc biệt biến động giá đầu vào cho sản xuất, nhưng Công ty vẫn giữ được kết quả khá tốt. Đó là do: Công ty có nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào ổn định; một đội ngũ cán bộ có trình độ trong nghiệp vụ ký kết các hợp đồng thanh toán kỳ hạn, đồng thời có sự trợ giúp đắc lực của Tổng công ty mẹ. Đây là ưu điểm mạnh của VICOSTONE. 2.3. THỰC TRẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠCH ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP CỦA VICOSTONE. 2.3.1. Thực trạng hoạt động Xuât khẩu của Công ty. 2.3.1.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Ngay từ khi tham gia thị trường Công ty đã đặt cao nhiệm vụ của hoạt động nghiên cứu thị trường. Xác định “Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VICOSTONE”, Công ty đã có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, trợ giúp đắc lực ngay từ công tác nghiên cứu thị trường. Công ty nhanh chóng tìm hiểu, phân tích đánh giá các thị trường và lựa chọn thị trường để tiến hành thâm nhập . Từ khi bước vào sản xuất, Công ty đã lưạ chọn thị trường Australia là thị trường thâm nhập và nhanh chóng trinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ. Với sự hỗ trợ của Công ty mẹ, Công ty thường xuyên cử người sang thị trường hiện tại và các thị trương mới - thị trường mục tiêu trong tương lai. Một 46 mặt, để nghiên cứu, nắm bắt kịp thời biến động nhu cầu của thị trường để có kế hoạch sản xuất sản phẩm, thiết kể sản phẩm mới đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, luôn đứng vững trên các thị trường hiên tại. Mặt khác, tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới. Khi mới vào đầu tư, thị trường tiêu thụ khá thuận lợi do đang xây dựng đã có đơn đặt hàng nhưng chất lượng sản phẩm thế nào để thị trường nước bạn chấp nhận, thực sự là một bài toán khó. Để làm ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, yếu tố con người và vấn đề đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến kỹ thuật được công ty coi là những khâu then chốt. Trước tiên là tuyển chọn đội ngũ kỹ sư và công nhân có trình độ, có tay nghề cao, xây dựng nề nếp làm việc, củng cố công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Bằng những chính sách nhân sự cụ thể như xây dựng chế độ khoán tiền lương, khoán sản phẩm cho từng bộ phận; xây dựng chế độ thưởng, phạt với mức cao trong các công đoạn sản xuất để giảm sản phẩm kém chất lượng, từ đó đã nâng cao trách nhiệm của công nhân với công việc và khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Hiện nay, Công ty có 457 lao động, kỹ sư, cử nhân . Lực lượng công nhân cũng được doanh nghiệp cho đi đào tạo nghề 18 tháng. Cuối năm 2004, thực hiện xong việc cổ phần hóa, doanh nghiệp như có thêm sức mạnh do được tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Nhà máy tại thị trường trong nước và quốc tế, Công ty đã tích cực nghiên cứu thị trường đá ốp lát trong nước và quốc tế để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, hiệu quả. Lúc mới đầu tư, cơ cấu sản phẩm Terastonne của doanh nghiệp chủ yếu là kích cỡ 40 x 40 cm, chưa phù hợp với thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để mua thêm khuôn và các thiết bị phụ trợ sản xuất ra các sản phẩm có kích cỡ lớn hơn, được khách hàng ưa chuộng. Mục đích của loại sản phẩm này là cung cấp cho các công trình dân sinh và cao cấp ở trong nước. Bretonstone là sản phẩm được doanh nghiệp tập trung sản xuất với mục tiêu xuất khẩu là chính, vì vậy bên cạnh chất lượng sản phẩm tốt, doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã để theo 47 kịp với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường nước ngoài. Phương châm của doanh nghiệp là sử dụng vật liệu trong nước để hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh và phân đoạn thị trường để phát triển các mẫu mã sản phẩm thời trang, phù hợp với từng thị trường xuất khẩu. Trong đó tập trung vào một số sản phẩm phổ biến trong từng giai đoạn để đảm bảo tính ổn định về nguồn nguyên vật liệu và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp thực hiện cải tiến công nghệ ở từng khâu công việc trong quy trình sản xuất theo phương thức "sản phẩm có điểm yếu nào thì nghiên cứu khắc phục ngay điểm yếu đó", đồng thời nghiên cứu, xây dựng sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất sản phẩm Bretonstone, nhận thấy chất lượng sản phẩm tốt nhưng mầu sắc chưa bền như mong muốn, sản phẩm Terastone của doanh nghiệp lại đang bộc lộ những yếu điểm nên tiêu thụ khó khăn, đầu năm 2005, doanh nghiệp đã nảy ra ý định sản xuất sản phẩm mới từ xi măng và cát trắng. Sau 6 tháng nghiên cứu, sản xuất thử, chỉnh sửa và hoàn thiện, đến nay sản phẩm đá cao cấp mang tên "Hai-tếch" đã ra đời có chất lượng rất tốt, sản phẩm đẹp hơn, mầu sắc bền hơn và giá rẻ hơn sản phẩm Bretonstone do sử dụng nguồn nguyên liệu xi măng và cát trắng trong nước. Sản phẩm này cũng giúp doanh nghiệp khôi phục dây chuyền sản xuất sản phẩm Terastone đang phải tạm dừng sản xuất do sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Hiện nay, doanh nghiệp đang tích cực cải tiến các vị trí máy móc của dây chuyền sản xuất Tesrastone để chuẩn bị sản xuất sản phẩm mới. Bên cạnh việc đổi mới công nghệ, xây dựng sản phẩm mới, doanh nghiệp còn đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng và củng cố thị trường tiêu thụ. Khắc phục khó khăn là thị trường nước ngoài khó tiếp cận, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch tiếp thị, hợp tác với tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị các sản phẩm tương tự như của Nhà máy, đồng thời cử cán bộ kế hoạch thị trường chuyên tìm hiểu, khai thác mở rộng thị trường. Nhờ vậy, chỉ sau một năm hoạt động, doanh nghiệp đã xây dựng được 20 đại lý trong nước và 3 đại lý ở nước ngoài. Sản phẩm đá ốp lát cao cấp của doanh nghiệp đang là sản phẩm được người tiêu dùng của các nước úc, Singapo, Ấn Độ và Tây Ban Nha ưa 48 chuộng. Giá trị sản lượng của doanh nghiệp đã đạt 341 tỷ đồng, doanh thu 10 tháng năm 2005 đạt 120 tỷ, nộp ngân sách hơn 6 tỷ đồng. Hiện nay, doanh nghiệp đang xin thuê thêm hơn 4 ha đất để mở rộng Nhà máy với dự định đưa thêm một dây chuyền sản xuất sản phẩm Bretonstone vào sản xuất. Với những nỗ lực và tiềm năng hiện có, hy vọng rằng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường khi cả nước tham gia hội nhập. 2.3.1.2. Tạo nguồn hàng. Công ty sở hữu một nhà máy được chuyển giao công nghệ hiện đại, tự động hoá cao. Nhưng nguồn nguyên liệu, nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm đá ốp lát cao cấp của Công ty chủ yếu là nhập khẩu. Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm: Đá thạch anh là nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm của VICOSTONE, chiếm tỷ lệ khoảng 93% trọng lượng và 30% giá thành sản phẩm. Nhựa nguyên sinh dạng lỏng (nhựa Polyester Resin) cũng là một nguyên liệu chính, chiếm tỷ trọng 15% trong giá thành sản phẩm. Đây là sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ, vì vậy sự biến động của giá dầu trên thế giới có tác động rất lớn tới giá của nhựa nguyên sinh Resin. Ngoài đá thạch anh và nhựa Polyester Resin, sản phẩm của VICOSTONE còn sử dụng các loại nguyên vật liệu khác như: đá Marble, đá Granite, các loại hoá chất Sylan, Catalyst ... , đặc biệt là nguồn nguyên liệu cát Silic được khai thác trong nước đang được Công ty sử dụng như là loại nguyên liệu thay thế cho đá thạch anh nhập khẩu sản xuất một số sản phẩm chính. Các loại nguyên liệu khác được sử dụng bổ sung để nâng cấp tính thẩm mỹ sản phẩm của VICOSTONE như thuỷ tinh màu, gương, kim loại đồng, vò sò ... đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng. 49 Bảng 2.5. Tỷ trọng của từng loại nguyên vật liêu trong sản phẩm của VICOSTONE Đơn vị:% TT Nguyên vật liệu Tỷ trọng khối lượng Tỷ trọng giá thành 1 Đá thạch anh; cát Silic 93% 30% 2 Nhựa Polyester Resin và các loại hóa chất khác 6,9% 15% 3 Bột màu các loại 0,1% 1% (Nguồn:VICOSTONE) Hiện nay, nguồn nguyên liệu đá trong nước tuy phong phú về số lượng nhưng chất lượng không ổn định, khả năng khai thác còn thấp, vì vậy Công ty phải nhập nguyên liệu đá hạt từ thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn các loại hoá chất và vật tư phụ trợ khác cũng phải nhập khẩu. Thời gian làm thủ tục và nhập hàng thường khá lâu (hơn 2 tháng kể từ ngày ký hợp đồng). Đáng chú ý là nguồn cát Silic phù hợp với công nghệ sản xuất của Công ty rất sẵn có ở khu vực miền Trung, đảm bảo về số lượng và chất lượng, là nguồn nguyên liệu sẵn có để Công ty có thể phát triển dòng sản phẩm sử dụng loại nguyên liệu này. Việc tập trung phát triển các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu cát tự nhiên sẽ góp phần giảm chi phí giá thành nguyên liệu đầu vào vì giá của cát tự nhiên rẻ hơn rất nhiều so với đá hạt nhập khẩu. Ngay từ đầu để đảm bảo ổn định của các nguồn cung cấp nguyên vật liệu Công ty đã có kế hoạch cho rieng mìmh: Để ổn định về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, Công ty đã chủ động đặt quan hệ với các nhà cung cấp có năng lực cả về tài chính và nguồn mỏ tại Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Braxin, Đức . . . tạo dựng mối quan hệ hợp tác 50 tin cậy nhằm tạo ra những nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ổn định, đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất. Công ty đã ký Hợp đồng khung nhập khẩu đá thạch với Công ty Chettinad Quartz Products PVT Ltd, Công ty Chettinad Morimura Semiconductor (Ấn Độ), đá thạch anh còn được nhập khẩu theo từng Hợp đồng riêng lẻ từ Công ty Kaltun Madencilik và Công ty Polat Maden (Thổ Nhĩ Kỳ). Mặt khác, VICOSTONE đã thỏa thuận với tập đoàn Chettinad về việc liên doanh đầu tư mua mỏ và khai thác đá thạch anh tại thị trường Ấn Độ, đảm bảo chủ động về nguồn thạch anh cho lâu dài, giảm giá thành. Đối với nhựa Polyester Resin hiện Công ty mua từ hai nhà cung cấp ổn định là Công ty Singapore Highpolymer Chemical Products - SHCP (Singapore) và Công ty Eternal Chemical (Đài Loan). Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều trong các ngành kinh tế khác trong tương lai gần với sự phát triển của công nghiệp dầu khí Việt Nam cùng nguồn dầu mỏ tiềm tàng, loại nhựa này cũng sẽ được sản xuất ở Việt Nam. Công ty cũng hết sức chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm sử dụng cát Silic là nguồn nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam, sản xuất những sản phẩm có giá trị đồng thời chủ động được nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước chiếm 40% trong cơ cấu sản phẩm của Công ty. 51 SƠ ĐỒ QUẢN LÝ VẬT TƯ, NGUỒN CUNG CẤP Công ty luôn căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm và các hợp đồng kinh tế để có kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu kịp thời đảm bảo sản xuất liên tục và tồn kho hợp Trong những năm tới, Công ty sẽ tập trung khai thác tối đa nguồn nguyên vật liệu trong nước, hợp tác xây dựng với các nhà máy khai thác, chế biến thạch anh ngay tại mỏ để có thể giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chủ động nguồn thạch anh. Kế hoạch vật tư mua hàng Quản lý vật tư & nhà cung cấp Đánh giá lựa chọn nhà cung cấp Phát triển nhà cung cấp Các nhà cung cấp được phê Hành động khắc phục Theo dõi nhà cung cấp Tồn kho tối ưu Quản lý kho tàng T.tục nhập xuất C. lượng lưu kho 52 Bảng 2.6. Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty TT Loại nguyên vật liệu Nhà cung cấp 1 Đá thạch anh Cát Silic - Chettinad Quartz Products Pvt Ltd (Ấn Độ) - Chettinad Morimura Semiconductor Material Pvt Ltd (Ần Độ) - Kaltun Madencilik San ve tic.A.S (Thổ Nhĩ Kỳ) - Công ty Vicoximex Miền Trung 2 Hóa chất - Breton S.P.A (Ý) - Eternal Chemical Co., Ltd; (Đài Loan) - Polynt S.P.A (Ý) - Singapore Highpolymer Chemical Products Pte Ltd (Singapore) - Degussa GmbH (Đức) - Akzo Nobel Polymer Chemical Bv (Hà Lan) 3 Bột màu - Du Pont company Singapore pte., Ltd (Singapore) - Orking Co., Ltd (Đài loan) - The Shepherd Color Company (Mỹ) - BASF Catalyst LLC (Mỹ) - Rockwood Pigments (Anh) - Công ty TNHH TM & SX Việt Đức (Nguồn:VICOSTONE) 53 Hiện tại, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng từ 38 % đến 40 % trong tổng giá thành sản phẩm đá nhân tạo cao cấp của Công ty. Trong thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới không ngừng biến động đã có ảnh hưởng đáng kể đến đơn giá nguyên vật liệu nhập khẩu của Công ty đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, do tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín, bên cạnh đó nhờ có chiến lược hợp lý, Công ty luôn ổn định được nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng yêu cầu và giá cả cạnh tranh nhất. Đồng thời, chính sách thị trường linh hoạt, phù hợp có thể hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào. 2.3.1.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. Cùng với sự hỗ trợ của Công ty mẹ - Tổng công ty Vinaconex, Công ty có đội ngũ trình độ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ luôn đảm bảo cho hoạt động đàm phán giữa các đối tác thành công và đạt hiệu quả cao. Thông thường vấn đề đàm phán chủ yếu được thưc hiện qua điện thoại – đàm phán trực tiếp với các đối tác thông qua điện thoại kết hợp với qua email.Cụ thể: - Trong quá trình hoàn giá, Công ty và đối tác sẽ trao đổi qua điện thoại. - Sau khi Công ty đã chấp nhận hoàn giá của đối tác, hai bên sẽ thoả thuận các điều khoản thông qua hình thức gửi email và đàm phán qua email. Quá trình ký kết hợp đồng cũng được thực hiện qua email kết hợp với gửi fax. Đối với một số đối tác lớn và quan trọng, Công ty cử người sang gặp gỡ, đàm phán trực tiếp, đồng thời tìm hiểu thêm về Công ty và nhu cầu thị trường nước ngoài. 54 Bảng 2.7. Danh mục các Hợp đồng đã ký kết và đang thực hiện. Đơn vị tính: USD/năm Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty Vicostone. Với bất kỳ hình thức đàm phán, ký kết hợp đồng nào Công ty cũng đề cao uy tín của mình. Tuy Công ty đã đạt được những hợp đồng lớn của một số Công ty ở các thị trường khó tính nhưng Công ty vẫn phải có những chiến lược để giữ vững thị phần tại các thị trường này, bởi sự cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm tại các thị trường này là rất cao. Hơn nữa, các Hợp đồng đã ký hiện nay đang vượt gấp 2 lần công suất hiện có của VICOSTONE. Do đó, hiện nay Công ty đang tăng công suất đế sản xuất T T Khách hàng Thời hạn Hợp đồng Giá trị bình quân ( USD/năm) 1 Công ty W.K Marble & Granite PTY Ltd (Úc) 9/2007 - 9/2012 12.000.000 2 Công ty Sincrest International PTE Ltd (Singapore) 7/2007 - 7/2011 6.000.000 3 Công ty Brachot - Herman NV (Bỉ) 5 năm 4.500.000 4 Công ty TFI (Mỹ) 2007 - 2010 7.500.000 5 Công ty Venerable Capital SL (Tây Ban Nha) 7/2005-7/2009 1.500.000 6 Các khách hàng lẻ 8.500.000 Tổng 40.000.000 55 lượng hàng đã ký kết trong hợp đồng, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, giữ uy tín cho Công ty. 2.3.1.4. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền. Công ty luôn đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng ngay từ khi thâm nhập thị trường Úc. Đơn hàng đầu tiên Vicostone xuất sang Australia vào tháng 1/2004. Trong năm đó, doanh số xuất khẩu của công ty này là 1,5 triệu USD, 2005 tăng lên hơn 8 triệu USD, 2006 là 12 triệu USD và Vicostone đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu đá nhân tạo hàng đầu sang Australia. Công ty nhanh chóng tạo uy tín và trở thành nhà sản xuất và phân phối đá nhân tạo lớn nhất tại các nước này. Công ty rất linh hoạt trong phương thức giao hàng. Với đặc tính của sản phẩm đá ốp lát cồng kềnh, dễ vỡ chỉ có thể vận chuyển bằng đường biển, cùng với điều kiện của nước ta là vận tải đường biển chưa phát triển, các loại tàu chyên chở chưa có và trọng tải còn nhỏ. Do đó, với những hợp đồng lớn Công ty thường giao hàng theo hình thức FOB, đối với hợp đồng nhỏ và địa lý gần Việt Nam thì Công ty sử dụng hình thức CIP nhằm thu được hiểu qủa cao nhất cho mỗi phi vụ xuất khẩu. Để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, Công ty sử dụng hình thức L/C at sight ( thanh toán ngay khi nhìn thấy hàng) hoặc hình thức T/T ( chuyển tiền ngay khi chứng từ, hoá đơn hợp lệ). Đây là hai hình thức được sử dụng phổ biến trong kinh daonh xuất nhập khẩu hiện nay, điều này cũng chứng tỏ Vicostone đã tạo được uy tín và sự tin cậy với khách hàng, đảm bảo kết quả kinh doanh của Công ty luôn ổn định. Công ty có kế hoạch đảm bảo đúng hợp đồng ngay từ khâu sản xuất bằng việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng, luôn lấy uy tín của Công ty ra đảm bảo để thực hiện hợp đồng. 56 Quy trình thực hiện hợp đồng của Công ty. Tuy nhiên, Công ty phải không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên phụ trách các mảng kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng và các điều khoản trong L/C. Bởi có nhiều thuật ngữ được hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây lên tình trạng tranh chấp về sau. Bên cạch đó, Công tác làm phiếu nhập xuất, bàn giao hàng hóa còn chậm so với yêu cầu công việc. Do đó, Công ty cần triển khai các công việc cho các bộ phận một cách nhanh nhất. 2.3.1.5. Hoạt động xúc tiến 1. Hoạt động tiếp thị: Khắc phục khó khăn là thị trường nước ngoài khó tiếp cận, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch tiếp thị, hợp tác với tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị các sản phẩm tương tự như của Nhà máy, đồng thời cử cán bộ kế hoạch thị trường chuyên tìm hiểu, khai thác mở rộng thị trường. Nhờ vậy, chỉ sau một năm hoạt động, doanh nghiệp đã xây dựng được 20 đại lý trong Chuẩn bị hàng Giải quyết khiếu lại(nếu có). Giao hàng (FOB hoặc CIF) Thông báo cho ngân hàng để tiến hành thanh toán tiền hàng( L/C hoặc T/T). Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm( nếu giao hàng theo hình thức CIF) Kiểm tra hàng hoá Thuê tàu( nếu giao hàng theo hình thức CIF) Hợp đồng đã ký Hệ thống quản lý chất lượng 57 nước và 3 đại lý ở nước ngoài. Sản phẩm đá ốp lát cao cấp của doanh nghiệp đang là sản phẩm được người tiêu dùng của các nước úc, Singapo, Ấn Độ và Tây Ban Nha ưa chuộng. Giá trị sản lượng của doanh nghiệp đã đạt 341 tỷ đồng, doanh thu 10 tháng năm 2005 đạt 120 tỷ, nộp ngân sách hơn 6 tỷ đồng. Hiện nay, doanh nghiệp đang xin thuê thêm hơn 4 ha đất để mở rộng Nhà máy với dự định đưa thêm một dây chuyền sản xuất sản phẩm Bretonstone vào sản xuất. 2. Chiến lược bán hàng: Công ty đã xây dựng và thực hiện chiến lược bán hàng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:  Xác định khách hàng cần gì, mong muốn gì, càng tạo hấp dẫn cho khách hàng, càng có thị phần lớn và duy trì được nó.  Luôn luôn lắng nghe khách hàng.  Cần phải biết đáp ứng theo định hướng của khách hàng đồng thời với việc định hướng cho khách hàng hướng tới những giá trị mới mà mình có thể đem lại cho họ.  Từ đó định hướng việc tiếp thị phù hợp và hiệu quả dựa trên các yếu tố: Sản phẩm hoặc dịch vụ; Chính sách giá; Phương pháp phân phối sản phẩm; Dịch vụ khách hàng và giao nhận.  Chú trọng 5 hoạt động cần phải kiểm soát trong chiến lược tiếp thị là: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến và dịch vụ. Điều phối, kiểm soát tốt 5 hoạt động nội bộ này sẽ tạo hiệu quả cao trong quảng bá tiếp thị sản phẩm.  Phân đoạn thị trường phù hợp với quy mô của mình và đối thủ cạnh tranh.  Nghiên cứu kỹ thị trường, dự báo chính xác nhất có thể nhu cầu thị trường, năng lực đối thủ cạnh tranh và hiểu được họ Trên cơ sở đó, hệ thống bán hàng tiếp thị của Công ty, trực thuộc Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu của Công ty được triển khai, thực hiện với đầy đủ 58 các yếu tố: đội ngũ bán hàng, quy chế chính sách website, danh sách giá sản phẩm, các điều khoản hợp đồng bán hàng, bảo hành ... Xác định “Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VICOSTONE”, công tác đào tạo cán bộ, trong đó có đội ngũ làm công tác bán hàng, được Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm. Công ty đã mở khoá đào tạo về kinh doanh và bán hàng quốc tế sản phẩm đá nhân tạo, do chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực này giảng dạy. Nhờ được đào tạo và cọ sát, đội ngũ bán hàng quốc tế ngày càng có nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh. Với sự cầu thị và lắng nghe, đội ngũ này đã phát huy năng lực, nhanh chóng mở rộng được thị trường như hiện nay và triển vọng rất tốt trong thời gian tới. VICOSTONE luôn đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng nhanh trước hạn là yếu tố quyết định thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Các chính sách linh hoạt về bán hàng và cam kết về dịch vụ chất lượng đã tạo niềm tin cho khách hàng, thu hút khách hàng, nhanh chóng mở rộng được thị trường. Các thông tin từ khách hàng được Công ty nghiên cứu kỹ lưỡng, việc chuẩn bị sản xuất, phát triển sản phẩm mới được triển khai sớm và đón đầu mọi cơ hội giúp quảng bá cho sản phẩm VICOSTONE. Toàn bộ những thông tin phản hồi từ khách hàng được xử lý kịp thời và theo đúng trình tự của quy trình xử lý khiếu nại khách hàng. Đặc biệt, các thông tin về chất lượng sản phẩm được triển khai ngay tới toàn bộ hệ thống để việc khắc phục phòng ngừa được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Việc trao đổi thông tin thường xuyên với các đại lý độc quyền tại các quốc gia trên thế giới, tham gia các hội trợ triển lãm về vật liệu xây dựng nói chung, đá ốp lát nói riêng trong nước cũng như quốc tế đã giúp Công ty nắm được tình hình, thị hiếu và xu hướng phát triển của thị trường, các thành tựu kỹ thuật, các mẫu mã sản phẩm mới từ đó có các kế hoạch phát triển sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. 59 Chiến lược bán hàng của Công ty theo sơ đồ sau: 2.3.2. Kết quả đạt dược trong những năm qua. 2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. Bảng2.8. B¶ng thèng kª kim ngh¹ch XK qua c¸c n¨m. §¬n vÞ : TriÖu USD Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty VICOSTONE. Qua bảng thống kê thấy được tổng kim ngạch xuất khẩu của Vicostone tăng nhanh qua các năm. Kim ngạch năm 2005 là 8,04 triệu USD, năm 2007 là 16,19, đến năm 2008 tăng lên 21,53 triệu USD tăng 38% so với 2007 và Lần đầu tiên Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1,75 8,04 12,30 16,19 21,53 60 từ ngày thành lập, Công ty đã lập kỷ lục doanh thu xuất khẩu tháng 10 đạt 2,129 triệu USD. Đây là một thành công lớn của Vicostone. Vicostone mới bắt đầu đi vào hoạt động năm 2004, chỉ sau 2năm công ty đã giành được chỗ đứng trên thị trường quốc tế và giá trị xuất khẩu không ngừng tăng cao. Dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 24 triệu USD năm 2009. Trong 2008, kinh tế toàn cầu găp phải suy thoái lớn, làm cho rất nhiều doanh nghiệp phải lao đao, nhưng VICOSTONE vẫn giữ được tốc độ tăng trửơng của mình, giá trị kim gạch xuất khẩu vẫn đạt kế hoạch đề ra. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm qua đạt được một phần là do Công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu Vicostone trên thị trường trong nước và thế giới; cơ cấu, mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 30 quốc gia ở 5 Châu lục, trong đó có Úc, Mỹ, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Nam Phi, Canađa, Trung Quốc, Israel, .... và được Bộ Thương mại tặng bằng khen về thành tích Xuất khẩu. 2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty qua các năm qua không có gì thay đổi nhiều. Các loại sản phẩm xuất khẩu: - Đá ốp lát cao cấp nhân tạo Bretonstone (đá ốp lát nhân tạo cốt liệu thạch anh sử dụng chất kết dính resin). - Đá ốp lát cao cấp nhân tạo Terastone (đá ốp lát nhân tạo cốt liệu granite, marble sử dụng chất kết dính xi măng). - Đá ốp lát cao cấp nhân tạo Hi-tech Stone (đá ốp lát nhân tạo cốt liệu thạch anh sử dụng chất kết dính xi măng). 61 Bảng 2.9. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2004- 2008 Đơn vị tímh: %, Triệu USD Nguồn: Vicostone Qua bảng thống kê, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm Bretonstone, tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này chiếm khoảng 90% , 10 % còn lại là đá nhân tạo Terastone và Hi-tech Stone. Sản phẩm Bre

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp của Công ty xuất khẩu gạch đá ốp lát cao cấp VICOSTONE và đưa ra giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan