Tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông Hà Nội: LUẬN VĂN:
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NH Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội
Chương I
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ
I. Hoạt động TTQT của Ngân hàng thương mại và vai trò của TTQT.
1.1. khái quát về NHTM.
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt
động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch
vụ thanh toán. Mục tiêu hoạt động của NHTM khác hẳn mục tiêu của NHTƯ là kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ để tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi khuôn khổ
pháp luật, đây là mục tiêu cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động của NHTM.
ở nước ta, tổ chức tín dụng đầu tiên là Nhà tín dụng, được thành lập năm 1951. Đây
là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay hệ thống các NHTM đã
không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần vào sự tăng trưởng k...
76 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại NH Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội
Chương I
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ
I. Hoạt động TTQT của Ngân hàng thương mại và vai trò của TTQT.
1.1. khái quát về NHTM.
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt
động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch
vụ thanh toán. Mục tiêu hoạt động của NHTM khác hẳn mục tiêu của NHTƯ là kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ để tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi khuôn khổ
pháp luật, đây là mục tiêu cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động của NHTM.
ở nước ta, tổ chức tín dụng đầu tiên là Nhà tín dụng, được thành lập năm 1951. Đây
là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay hệ thống các NHTM đã
không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất
nước. Hiện nay Việt Nam có nhiều loại hình NHTM với các hình thức sở hữu, tính chất
pháp lý khác nhau (NHTM Quốc doanh hay còn gọi là NHTM nhà nước; NHTM cổ phần;
chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài).
Trong đó, hệ thống NHTM Quốc doanh gồm: NH Công Thương Việt Nam, NH Ngoại
thương Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Nông Nghiệp và phát triển
Nông thôn, NH Phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long. NHTM Quốc doanh được tổ
chức theo một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương. Dưới các NHTM QD là
các sở giao dịch, dưới sở giao dịch là các chi nhánh và tiếp theo là phòng giao dịch. Ngoài
mạng lưới trong nước và các ngân hàng này còn mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, thiết
lập quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên khắp các châu lục .
Ngày nay hoạt động của NHTM rất đa dạng không chỉ là cho vay và làm trung gian
thanh toán nó còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh mới : Tư vấn đầu tư chứng khoán,
bảo lãnh, đại lý, quản lý danh mục đầu tư... Đặc biệt trong Thương mại Quốc tế NHTM
còn có khả năng thanh toán, NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế,
tiết kiệm chi phí cho các chủ thể tham gia thanh toán và nâng cao khả năng tín dụng. Việc
mở tài khoản, cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán làm cho NHTM trở thành
một trung tâm thanh toán cho nền kinh tế. Thay cho việc thanh toán trực tiếp các doanh
nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể nhờ NHTM thực hiện những việc này trên cơ sở những
phương tiện thanh toán khác nhau, với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày một
đơn giản. Những dịch vụ thanh toán của NHTM ngày càng được ưa chuộng vì nó đem lại
sự thuận tiện, mau chóng, an toàn tiết kiệm chi phí hơn cho những chủ thể trong nền kinh
tế.
1.2. hoạt động TTQT của NHTM.
1.2.1. TTQT và sự hình thành phát triển của hoạt động TTQTtại NHTM.
TTQT là việc thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản tiền nợ phát sinh từ
các quan hệ giao dịch về kinh tế, chính trị, văn hóa... Chủ thể trong TTQT có thể là thể
nhân hoặc chính phủ của các nước.
TTQT đã hình thành từ rất lâu cùng với quá trình hình thành và phát triển hoạt động
xuất nhập khẩu quốc tế. Hình thức thanh toán xuất nhập khẩu sơ đẳng nhất là hàng đổi
hàng. Sự xuất hiện của tiền tệ làm cho việc mua bán trao đổi được diễn ra thuận tiện hơn.
Nhưng các quốc gia khác nhau lại sử dụng các đồng tiền khác nhau, chính vì vậy mà ngân
hàng xuất hiện làm trung gian chuyển hóa loại tiền này sang loại tiền khác, đại diện cho
bên mua thanh toán cho bên bán.
Khi kỹ thuật nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động phát triển hơn, ngân hàng có thể đại
diện cho bên bán yêu cầu bên mua trả tiền trị giá món hàng đã mua. Đến đây vai trò của
ngân hàng còn giới hạn ở mức làm dịch vụ giúp hai đối tác và không can thiệp vào quyết
định mua bán thanh toán của họ, hai bên mua bán vẫn phải hiểu rõ và tín nhiệm lẫn nhau.
Ngoại thương phát triển tạo ra khả năng để các đối tác dù chưa hiểu nhau vẫn có thể
mua bán với nhau để tạo thị trường và tăng lợi nhuận, cho dù họ cách xa nhau về mặt địa
lý, hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán, chưa hiểu rõ nhau để có thể làm ăn song phẳng
với nhau. Ngân hàng cung cấp thêm dịch vụ mới: dịch vụ cho mượn uy tín, giúp các đối
tác kinh doanh xuất nhập khẩu thanh toán mau chóng, thuận lợi và an toàn.
1.2.2. Vai trò của thanh toán Quốc tế
Tất cả các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác trong
nền kinh tế đều được kết thúc bằng khâu thanh toán. Thanh toán quốc tế không chỉ đem lại
lợi ích cho những bên tham gia mua bán hàng hóa dịch vụ, nó còn đem lại lợi nhuận cho
các ngân hàng cũng như đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.
vai trò của TTQT đối với doanh nghiệp XNK
Phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều không thể tự thực hiện TTQT do
có khó khăn về mặt địa lý, phong tục tập quán và rất nhiều khó khăn khác nữa dẫn đến nhu
cầu thanh toán hộ được thực hiện bởi các ngân hàng. Ngân hàng với sức mạnh về năng lực,
uy tín của mình có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi
ro trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Ngoài ra, cũng nhờ thanh toán qua ngân hàng
mà các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có thể tận dụng được các hình thức tín dụng hoặc tài
trợ xuất nhập khẩu đi kèm hoạt động thanh toán để hỗ trợ về tài chính cho hoạt động buôn
bán, kinh doanh đó của mình.
vai trò của TTQT đối với NHTM
- Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán ngân hàng sẽ có khả năng tăng doanh
thu và lợi nhuận thu từ phí các dịch vụ phát sinh như:
+ Những khoản thu được do kinh doanh ngoại tệ vì buôn bán với nước ngoài đòi hỏi
phải có ngoại tệ và ngân hàng chính là người đảm nhân vai trò cung cấp ngoại tệ cho các
bên tham gia buôn bán.
+ Những khoản lợi nhuận thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế, lãi thu được từ tài trợ
thương mại mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Cũng qua đó tạo điều kiện cho các
dịch vụ bảo lãnh thanh toán, tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ... của
ngân hàng ngày càng phát triển.
+ TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Bởi lẽ muốn thanh toán qua ngân
hàng khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng
huy động số dư tài khoản tiền gửi của ngân hàng để cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
- Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro nhất(rủi ro tín dụng, rủi
ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh toán...)TTQT giúp ngân hàng phân tán rủi ro thông
qua việc kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT sẽ hỗ
trợ khi thị trường biến động giúp ngân hàng phát triển ổn định bền vững. Hơn nữa thông
qua TTQT , ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, có thông tin chính xác về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này.
- Hoạt động TTQT giúp cho quy mô hoạt động của NH vượt ra khỏi phạm vi quốc
gia làm tăng cường quan hệ đối ngoại. NH thực hiện TTQT sẽ có được quan hệ đại lý với
ngân hàng và các đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ.
Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng mở rộng giúp khai
thác được các nguồn tài trợ của ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn trên thị trường tài chính
quốc tế.
1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp dụng trong TMQT
Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch
mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Trong quan hệ ngoại
thương, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau thông qua ngân hàng như: chuyển
tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ ... Mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm, thể hiện thành
mâu thuẫn quyền lợi giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.Vì vậy, việc chọn phương
thức thanh toán thích hợp phải được 2 bên bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng mua bán
ngoại thương.
1.3.1. Phương thức chuyển tiền.
a. Khái niệm:
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả
tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ...) ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình
trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho người khác ( người bán,
người xuất khẩu, chủ nợ...) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.
Việc chuyển tiền xem như hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người thụ hưởng;
trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu của người chuyển tiền
và người này có quyền hủy bỏ lệnh chuyển tiền, mà người thụ hưởng không thể khiếu nại
gì với ngân hàng. Như vậy, việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, quyền lợi
của người xuất khẩu không đảm bảo. Ngược lại nếu việc chuyển tiền được thực hiện trước
khi giao hàng hóa thì việc giao hàng phụ thuộc vào thiện chí của người bán, quyền lợi của
người nhập khẩu không đảm bảo.
Có hai hình thức chuyển tiền: chuyển tiền bằng thư (mail transfer, M/T) và chuyển
tiền bằng điện báo (telegraphic transfer T/T ).
b. quá trình tiến hành nghiệp vụ
Trong phương thức thanh toán này, có các bên liên quan:
- Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua, người nhập khẩu ...)
- Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng nơi đơn vị chuyển tiền mở
tài khoản tiền gửi ngoại tệ...)
-Ngân hàng trả chuyển tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền)
- Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu ...)
Bước 1: Sau khi thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức
xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu, đồng thời
chuyển giao toàn bộ chứng từ(vận đơn, hóa đơn, chứng từ về hàng hóa...) cho tổ chức nhập
khẩu.
Bước 2: Tổ chức nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, viết lệnh chuyển tiền
gửi đến ngân hàng phục vụ mình, trong đó phải ghi rõ ràng và đầy đủ những nội dung theo
quy định.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích
tài khoản của đơn vị để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ, giấy báo đã thanh toán cho đơn vị
nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh( bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý
mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người nhận tiền.
Bước 5: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng(trực tiếp hoặc gián tiếp
qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo Có cho đơn vị.
Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
- Ưu điểm: Thanh toán chuyển tiền là thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và
người nhận. Đối với các NH đây là phương thức thanh toán đơn giản, ít rủi ro, dễ thực hiện
nhất trong các phương thức TTQT. Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền,
chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để được hưởng hoa hồng, và không bị
ràng buộc gì cả đối với người mua lẫn người bán.
- Nhược điểm: Đối với người mua(khi trả tiền trước khi nhận hàng) và người bán(khi
giao hàng trước nhận tiền sau) thì đây là phương thức chứa đựng nhiều rủi ro. Còn đối với
NH khi thực hiện thanh toán theo phương thức này phí dịch vụ thu được thấp hơn so với
phương thức khác.
- Trường hợp áp dụng: phương thức này thường được áp dụng trong lĩnh vực chuyển
vốn hoặc cấp kinh phí ra nước ngoài, chuyển kiều hối, hay áp dụng trong thanh toán phi
mậu dịch hoặc thanh toán các chi phí có liên quan đến XNK hàng hóa. Tuy nhiên, nếu
được thực hiện để thanh toán tiền hàng thì chỉ sử dụng trong trường hợp 2 bên mua bán tin
cậy, tín nhiệm lẫn nhau.
1.3.2. Phương thức nhờ thu.
a. Khái niệm:
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán, mà qua đó tổ chức xuất
khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ gửi hàng, giao chứng từ hàng hóa ủy thác cho ngân
hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra ở người nhập khẩu
thông qua ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Người nhập khẩu khi nhận được giấy báo
nhờ thu của ngân hàng, phải tiến hành ngay việc chi trả tiền để nhận lại chứng từ hàng hóa
và đi lãnh hàng.
Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất
khẩu, chỉ tham gia với tư cách là người trung gian đi thu tiền hộ, có nhận giữ các chứng từ
có liên quan đến hàng hóa đã gửi đi, nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm, phải kiểm tra
các chứng từ gửi nhờ thu, cũng như việc giấy nhờ thu có được nhà nhập khẩu chấp nhận và
thanh toán hay không. Phương thức thanh toán này hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm lẫn
nhau giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, nó đảm bảo hơn hai hình thức thanh toán bằng
séc và chuyển tiền ở chỗ, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên mua không giao chứng từ
đi lãnh hàng cho nhà nhập khẩu, khi người này chưa thanh toán tiền. Tuy nhiên tốc độ
thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu lớn, trường hợp nhà nhập khẩu không chịu
thanh toán, từ chối nhận hàng vì lý do giá mua sản phẩm đang xuống thấp mà người bán
không chấp nhận giảm giá, và nhất là vì lô hàng nhập về không còn phù hợp thị hiếu người
tiêu dùng.
b. Quá trình tiến hành nghiệp vụ:
Trong phương thức thanh toán nhờ thu, có các bên liên quan như sau:
- Tổ chức xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ, người ký phát hối phiếu tức
là người ra lệnh.
- Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng nhận sự ủy thác thu tiền, ngân hàng bên
xuất khẩu.
- Ngân hàng nhận nhiệm vụ thu tiền: thông thường là ngân hàng đại lý của
ngân hàng bên xuất khẩu tại nước nhập khẩu.
- Tổ chức nhập khẩu là người quyết định thanh toán, là người mà hối phiếu,
chứng từ sẽ gửi đến cho họ.
Căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng nhờ thu, người ta chia
phương thức thanh toán này thành hai loại:
Nhờ thu phiếu trơn( Clean collection):Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho
người nhập khẩu, sau đó lập hối phiếu ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
tiền từ người nhập khẩu.
Nhờ thu kèm chứng từ( Documentary collection): Người xuất khẩu chỉ giao hàng cho
người nhập khẩu, sau đó lập hối phiếu cùng bộ chứng từ giao hàng ủy quyền cho
ngân hàng phục vụ mình nhờ thu.
Quy trình
Bước 1: Người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng, trong đó qui định phương thức thanh
toán là Nhờ thu, sẽ tiến hành giao hàng. Nếu là nhờ thu phiếu trơn thì giao cả bộ chứng từ
giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu sau đó chuyển hối phiếu ( nếu là nhờ thu trơn) hoặc bộ
chứng từ kèm hối phiếu (nếu là nhờ thu kèm chứng từ) cho ngân hàng phục vụ mình ủy
thác để nhờ thu.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu (hoặc hối phiếu kèm
chứng từ) cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu.
Bước 4: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu (hoặc hối phiếu kèm
chứng từ) cho người nhập khẩu để đổi lấy tiền hoặc đổi lấy sự chấp nhận của ngân hàng
mình.
Bước 5: Người nhập khẩu chuyển trả tiền hoặc trả lại hối phiếu đã chấp nhận cho
ngân hàng của mình.
Bước 6: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu đã chấp
nhận cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
Bước 7: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu báo Có hoặc trả lại hối phiếu cho người
xuất khẩu.
(Trong trường hợp nhờ thu đổi lấy sự chấp nhận, khi đến hạn thanh toán người nhập
khẩu tiến hành các bước (5)(6)(7) lần nữa để tiến hành thanh toán)
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu
Ưu nhược điểm :
- Nhờ thu phiếu trơn: Thích hợp khi hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau hoặc áp dụng
trong thanh toán một số dịch vụ liên quan đến xuất khẩu hàng hóa không cần chứng từ.
Tuy vậy, nó có nhược điểm là chưa ràng buộc trách nhiệm trả tiền của người nhập khẩu
dẫn đến rủi ro không nhận được tiền hàng của người xuất khẩu hoặc bị kéo dài thời hạn
thanh toán, điều này không đảm bảo quyền lợi cho người bán. nhưng đối với người mua
phương thức này cũng mang lại nhiều bất lợi khi áp dụng nếu hối phiếu đến sớm hơn
chứng từ hàng hóa, người mua trả tiền ngay nhưng sau đó không biết việc giao hàng của
người bán có đúng hợp đồng không.
- Nhờ thu kèm chứng từ: phương thức này có ưu điểm là khắc phục được một phần
nhược điểm của nhờ thu phiếu trơn do nhờ ngân hàng thu hộ tiền và khống chế bộ chứng
từ hàng hóa. điều đó có nghĩa là quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo vì thông qua
ngân hàng họ đã khống chế được quyền định đoạt hàng hóa đối với người mua. Nhưng
phương pháp này vẫn có nhược điểm là chưa hạn chế được việc trả tiền cũng như thời hạn
trả tiền của người mua, còn người mua thì lại không kiểm tra được số lượng, chất lượng
hàng hóa của người bán để biết có phù hợp như trong hợp đồng hay không.
1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ.
Đây là phương thức thanh toán khá phổ biến trong thương mại quốc tế.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thoả thuận mà trong đó một ngân
hàng (Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Inssuing bank) đáp ứng những yêu cầu của khách
hàng (Người xin mở thư tín dụng: Applicant) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác
(Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) cho trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của nhà xuất
khẩu theo đúng những điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng.
II. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
2.1. quy trình nghiệp vụ.
Như vậy, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ liên quan đến các bên:
- Người xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu hay người mua trong thư tín dụng:
“The applicant for the credit”
- Người thụ hưởng thư tín dụng, người xuất khấu hay người bán “benefitciary”
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: the Issuing bank; the Opening bank
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: the Advising bank
Ngoài ra, trong quá trình thương lượng, thanh toán thư tín dụng còn xuất hiện các bên:
- Ngân hàng thương lượng (Bộ chứng từ): the Negotiating bank
- Ngân hàng thanh toán: the Paying bank
- Ngân hàng xác nhận: the Confirming bank
- Ngân hàng hoàn tiền: the Remitting bank
Trong thực tế, ngân hàng Phát hành thường là ngân hàng Thanh toán hoặc ngân hàng
Hoàn tiền và ngân hàng Thông báo thường cũng đảm nhận luôn việc Thương lượng và
Xác nhận (nếu có yêu cầu của người thụ hưởng thông qua ngân hàng phát hành)
Sơ đồ quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Quy trình
Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, trong
đó quy định phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ
Bước 2: Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành tín
dụng theo thư yêu cầu của mình định trong hợp đồng ngoại thương
Bước 3: Ngân hàng sau khi xem xét đề nghị mở tín dụng thư, nếu chấp thuận sẽ phát
hành thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
Bước 4: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, sau khi nhận được thông báo này sẽ
thông báo tín dụng thư cho người xuất khẩu.
Bước 5: Người xuất khẩu sau khi xem xét những ràng buộc trong tín dụng thư phù
hợp với thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng. Nếu không sẽ đề nghị ngân
hàng phục vụ mình thực hiện việc tu chỉnh.
Bước 6: Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong thư tín dụng, xuất
trình chứng từ với ngân hàng phục vụ mình.
Bước 7: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu(ngân hàng thông báo) sau khi kiểm tra
chứng từ lần nữa, sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, yêu cầu
thanh toán theo chỉ định.
Bước 8: Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu tiến hành
thanh toán cho người xuất khẩu (nếu bộ chứng từ hợp lệ) hoặc thông báo bất hợp lệ chứng
từ thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
Bước 9: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (NH mở L/C)giao bộ chứng từ nhận
hàng cho người nhập khẩu để đổi lấy việc thanh toán hoặc cấp tín dụng.
Bước 10: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì thanh toán
cho ngân hàng nếu không sẽ từ chối thanh toán.
Đối với ngân hàng phương thức này có ưu điểm:
+ Phí dịch vụ thu được lớn hơn các hình thức khác. Ngoài việc thu phí mở thư tín
dụng, ngân hàng còn sẽ thu được thêm phí tu chỉnh, sửa đổi, xác nhận bảo lãnh hoặc thêm
các dịch vụ khác nếu có do khách hàng yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán
của khách hàng.
+ Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng tăng thu nhập, nâng cao trình độ
nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng.
+ Thông qua nghiệp vụ của ngân hàng sẽ góp phần giúp đỡ các khách hàng xuất nhập
khẩu của mình đồng thời thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế được phát triển.
Nhược điểm
+ Phương thức này phức tạp hơn hai phương thức trên, trách nhiệm của ngân hàng
trong phương thức này cũng rất cao.
+ Phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro vì ngân hàng phải dùng uy tín của mình
cam kết trả tiền nếu người nhập khẩu không chịu thanh toán hay không có khả năng thanh
toán cho người xuất khẩu.
Tóm lại phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo được quyền lợi của người bán,
người mua trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nâng cao vai trò của
ngân hàng trong hoạt động thanh toán khắc phục những mâu thuẫn của các phương thức
thanh toán khác, tuy vậy phương thức này còn nhiều phức tạp đòi hỏi các bên tham gia
phải có trình độ nghiệp vụ cao trong việc mở L/C và lập bộ chứng từ hoàn hảo.
2.2. Thư tín dụng là công cụ quan trọng của phương thức thanh toán TDCT.
2.1.1. Khái niêm về thư tín dụng:
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C )là văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng
mở thư tín dụng đối với nhà xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo điều khoản
thanh toán của hợp đồng ngoại thương nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với nội dung của L/C.
L/C được soạn thảo trên cơ sở hợp đồng mua bán đã được ký kết giữa hai đơn vị
nhưng vì L/C do ngân hàng mở cam kết, do đó L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua
bán. Tính chất độc lập của L/C thể hiện ở chỗ ngân hàng mở L/C không cần biết đến việc
thực hiện hợp đồng mua bán như thề nào; chỉ cần biết việc xuất khẩu có lập bộ chứng từ
hoàn toàn phù hợp với những điều khoản quy định trọng L/C là sẽ thanh toán, nó ràng
buộc các bên hữu quan tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như: Nhà
nhập khẩu(người làm đơn), Ngân hàng mở L/C, nhà xuất khẩu (người hưởng lợi L/C ),
ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán. Còn hợp hồng mua bán ngoại thương chỉ có
giá trị pháp lý ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Bên nhập khẩu còn có thể sử dụng thư tín dụng để cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc để bổ
sung một cách đầy đủ hơn vào điều khoản của hợp đồng mua bán và cũng có thể dùng thư
tín dụng để đính chính, sửa chữa những nội dung ký hớ trong hợp đồng ngoại thương.
Những nội dung liên quan tới hàng hóa,về vận chuyển, phương thức giao hàng cũng được
ghi cụ thể, đầy đủ vào nội dung L/C.
2.2.2. những nội dung cơ bản của một L/C
a. Số hiệu của thư tín dụng (L/C)
Mỗi L/C đều được đánh số nhằm tạo điều kiên thuận tiện trong việc trao đổi thông tin
giữa các bên có liên quan, trong quá trình thực hiện số hiệu này phải thể hiện trên chứng từ
trong bộ chứng từ thanh toán.
b. Địa điểm và ngày mở L/C:
- Địa điểm mở L/C là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người hưởng
lợi. Địa điểm này liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết xung đột, bất
đồng xảy ra.
- Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở
L/C đối với người thụ hưởng, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở
L/C của người nhập khẩu, đây cũng là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng
là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở thư tín
dụng có đúng thời hạn như trong hợp đồng không.
c. Loại thư tín dụng:
Mỗi loại thư tín dụng đều có tính chất nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của
những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Do đó, khi mở L/C, người có nhu
cầu phải xác định cụ thể loại L/C cần mở.
d. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chung chia làm 2
loại: một là các thương nhân, hai là các ngân hàng.
Các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu, là người yêu cầu mở L/C và
người xuất khẩu là người hưởng lợi L/C.
Các ngân hàng tham gia gồm: ngân hàng mở L/C; ngân hàng thông báo L/C; ngân
hàng thanh toán; ngân hàng xác nhận.
e. Số tiền của thư tín dụng:
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa đươc ghi bằng chữ và thống nhất với nhau.
Tên đơn vị tiền tệ cũng phải ghi rõ ràng cụ thể.
Không nên ghi rõ số tiền dưới dạng số tuyệt đối, vì như vậy có thể gây khó khăn
trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Vì vậy, ghi số tiền L/C ở một giới hạn
“khoảng chừng”.
f. Thời han hiệu lực của L/C :
Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người
này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với quy định trong thư tín
dụng. Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở(date of issue) đến ngày hết hiệu lực
(expiry day).
g. Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment):
Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào
quy định của hợp đồng.
Thời han trả tiền của L/C có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả tiền
ngay ) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả tiền có kỳ hạn) trong
trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận
trong thời hạn hiệu lực của L/C.
h. Thời han giao hàng (date of delivery):
Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và cũng do hợp đồng thương mại quy định.
Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín
dung có hiệu lực của L/C. Nếu hai bên thỏa thuận kéo dài thời gian giao hàng một số ngày,
thì đương nhiên ngân hàng mở L/C cũng phải hiểu rằng thời han hiệu lực của L/ C cũng
được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.
i. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dung cuối cùng của thư tín dụng
nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, trong các mẫu thư tín dụng là tương tự
nhau, nó có điểm chung là.
+ Đây là sự cam kết thực sự.
+ Là sự cam kết có điều kiện .
+ Là sự cam kết dự phòng (bảo lưu) tức là ngân hàng chỉ cam kết tôn trọng các hối
phiếu xuất trình đúng hạn và phù hợp với điều kiện của L/C, còn việc có trả tiền hay không
còn phụ thuộc vào việc xem xét bộ chứng từ thanh toán có phù hợp với L/C và không mâu
thuẫn với nhau.
k. Nhưng điều khoản đặc biệt khác: Ngoài những nội dung kể trên, khi cần thiết, ngân
hàng mở L/C và người nhập khẩu có thêm những nội dung khác, ví dụ như có thể hoàn trả
tiền bằng điện...
Những nội dung liên quan đến hàng hóa, vận chuyển cũng được ghi trong L/C.
l. Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng: L/C thực chất là một khế ước dân sự , do
vậy , người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vị, năng lực pháp lý để tham
gia thực hiện quan hệ dân luật.
m. Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình:
Đây cũng là nội dung rất quan trọng của L/C. Bộ chứng từ này là căn cứ để ngân
hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu để tiến hành
việc trả tiền cho người xuất khẩu, ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người xuất
khẩu phải thỏa mãn những yếu tố sau:
- Các loại chứng từ phải xuất trình: Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện
thanh toán trên cơ sở chứng từ, chứ không dựa vào hàng hóa. Vì vậy yêu cầu cần lập
chứng từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã quy
định.
Bộ chứng từ dùng trong thanh toán quốc tế bao gồm: các chứng từ tài chính và các
chứng từ thương mai quốc tế.
+ Chứng từ tài chính trong thanh toán bằng L/C là hối phiếu.
+ Chứng từ thương mại còn được gọi là chứng từ hàng hóa, là những chứng từ mô tả
về tình trạng hàng hóa và bao bì hàng hóa. Trong một số trường hợp, chúng là chứng từ
đại diện hợp pháp cho hàng hóa. Điều quan trọng là chứng từ hợp lệ phải được lập đúng
chỗ, đúng lúc; và để đẩy nhanh việc giao hàng và thanh toán, chúng phải được đầy đủ một
cách hợp lệ. Chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng từ chắc chắn sẽ dẫn đến sự khó
khăn trong việc thanh toán.
Chứng từ thương mại bao gồm các loại chứng từ sau:
1.Hóa đơn thương mại(commercial invoice) là chứng từ do người bán lập tạo cho
người mua để chứng minh thực sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng. Chi tiết của hóa đơn phải đúng như trong hợp đồng bán hàng; nếu một
thư tín dụng được mở, hóa đơn phải tuân theo chính xác các điều khoản của nó. Thông
thường người ta có vài bản sao hóa đơn để phục vụ cho người mua hải quan và các cơ
quan phụ trách nhập khẩu ở nước ngoài. Một số nước còn yêu cầu “hóa đơn chứng thực”
hay “giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa” để khẳng định hàng hóa xuất đi từ một nước cụ
thể.
2.Chứng từ vân tải( Bill of transport) là chứng từ vân tải cung cấp cho người gửi
hàng đồng thời xác định quan hệ pháp lý giữa đôi bên trong suốt quá trình vận chuyển
hàng hóa.
Vận đơn được coi là “sạch” khi chúng không có bất cứ điều khoản nào nó về tình
trạng hư hỏng của hàng hóa; ngược lại vận đơn bị coi là “phốt” hay “bẩn”.
Tùy theo từng loại phương tiện vận tải mà có nhiều loại vận đơn: như vận đơn đường
biển, vận đơn hàng không.
3.Các chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo
hiểm hàng hóa trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Hàng hóa xuất khẩu luôn được bảo
hiểm đầy đủ từ thời điểm rời máy bay tới khi người mua nhận hàng. Người mua phải trả
bảo hiểm phí và công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất rủi ro xẩy ra
theo những điều khoản đã được ký kết.
Ngoài ra con một số giấy chứng nhận như :
- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa (certificate of quality)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (certificate of origin)
- Giấy chứng nhận số lượng / trong lượng(certificate of quantity / weigh)
- Giấy chứng nhận vệ sinh (sanitary certificate), kiểm nghiệm thực vật
(phytosanitary certificate), kiểm dịch động vật ( veterinary certificate), phiếu đóng gói
(packing list)...
Các điều khoản hợp đồng ghi rõ ai sẽ có trách nhiệm đối với việc thu xếp và thanh
toán bảo hiểm trong quá trình vận chuyển, lộ trình được bảo hiểm, v.v... Các rủi ro bảo
hiểm phải giống như những rủi ro được bên mua yêu cầu.
2.2.3. Phân loại L/C:
Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
hữu quan cũng rất khác nhau. Do đó, cần phải xác định loại L/C cần mở.
* Các loại L/C cơ bản:
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở và người mua có quyền tự ý đề nghị ngân hàng
mở L/C sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ L/C mà không cần sự chấp thuận của người bán. Tuy
nhiên khi hàng hóa đã giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có
giá trị; Nghĩa là khi đó các ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam
kết, coi như không có việc hủy bỏ này.
- Thư tín dụng không hủy ngang(Irrevocable L/C)
Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở ra, thì mọi việc liên quan đến sửa đổi,
bổ sung hay hủy bỏ nó, ngân hàng mở L/C chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự thỏa
thuận của các bên liên quan. Như vậy, nếu không có sự nhất trí của bên bán, của ngân hàng
xác nhận thì ngân hàng mở không được phép thực hiện theo yêu cầu của bên mua, do đó
quyền lợi của bên bán được bảo đảm.
Theo quy định trong bản UCP 500 thì: Nếu không có ghi chú đặc biệt khác thì loại
thư tín dụng sẽ được hiểu là thư tín dụng không hủy ngang.
- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận(confirmed irrevocable L/C)
Đây là loại L/C không hủy ngang, được một ngân hàng có uy tín đứng ra đảm bảo
thanh toán tiền cho người hưởng lợi khi ngân hàng mở gặp các rủi ro nên không có khả
năng thanh toán. Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng lợi không tin
tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng xác nhận có thể do
người hưởng lợi chỉ định, hay ngân hàng mở lựa chọn nhưng phải được sự đồng ý của
người hưởng lợi.
- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without Recourse L/C)
Đây là loại L/C không hủy ngang trong đó quy đinh rằng sau khi đã thanh toán cho
người hưởng, ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền trong bất kỳ trường hợp
nào. Khi phát hành hối phiếu theo L/C này người hưởng phải ghi trên hối phiếu không
được truy đòi người phát(without recourse to drawers). Loại L/C này được sử dụng phổ
biến trong thanh toán quốc tế đặc biệt là các hợp đồng mua chịu hàng hóa.
* Các loại L/C đặc biệt:
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực của
nó thì nó (tự động) có giá trị lại như cũ và tiếp tục tuần hoàn trong một thời gian nhất định
cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.
* Một thư tín dụng tuần hoàn có hai loại:
+ Thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ: Cho phép chuyển số dư sang giai đoạn tiếp
theo và cứ như vậy cộng dồn cho đến L/C cuối cùng.
+ Thư tín dụng tuần hoàn không tích luỹ: không cho phép chuyển số dư của giai
đoạn trước sang giai đoạn kế tiếp.
*Thư tín dụng tuần hoàn theo 3 cách:
Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị không cần có sự thông báo của ngân
hàng phát hành L/C.
Tuần hoàn không tự động: Là chỉ khi nào ngân hàng phát hành L/C thông báo cho
người bán thì L/C sau mới có giá trị hiệu lực.
Tuần hoàn hạn chế: Nếu sau một vài ngày kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử
dụng hết mà không có ý kiến gì của ngân hàng phát hành thì L/C kế tiếp tự động có giá trị
hiệu lực.
L/C tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp 2 bên mua bán những mặt hàng có giá
trị lớn, có quan hệ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ thường xuyên, giao nhiều lần trong năm
với số lượng đều đặn.
- L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)
Thường là loại L/C không huỷ ngang cho phép chuyển từ người hưởng lợi ban đầu
sang một hay nhiều bên khác (người hưởng lợi thứ 2) theo yêu cầu của người hưởng lợi
thứ nhất.
Một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng một lần, những phần tiền chuyển
nhượng (mà tổng cộng không được quá số tiền của thư tín dụng).
Thủ tục phí và lệ phí chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi thứ nhất chịu.
Đây là loại L/C sử dụng khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hoá
mà chỉ là một người môi giới và người này muốn chuyển nhượng từng phần hay toàn bộ
quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi thứ 2). Sự
chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của L/C gốc. Một số điều kiện
của L/C gốc như: Cảng xếp, cảng dỡ hàng kho chuyển nhượng không được phép thay đổi.
- L/C giáp lưng (Back to back L/C)
Là L/C thứ hai được mở ra trên cơ sở L/C thứ nhất đã được mở; có nghĩa là nhà xuất
khẩu căn cứ vào một L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho mình hưởng (gọi đó là L/C gốc) sẽ
yêu cầu ngân hàng phục vụ cho mình mở một L/C cho người khác hưởng (L/C sau gọi là
L/C giáp lưng).
Về cơ bản L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, ngoài một số điểm khác biệt như
sau:
Người hưởng lợi L/C gốc là người xin mở L/C giáp lưng.
Kim ngạch L/C gốc lớn hơn kim ngạch L/C giáp lưng.
Thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của L/C gốc dài
hơn của L/C giáp lưng.
Loại L/C giáp lưng thường được áp dụng trong trường hợp người mua muốn mua
hàng của khách nước ngoài nhưng họ không thể mở L/C trực tiếp cho người đó hưởng mà
phải thông qua người trung gian hay sử dụng trong mua bán chuyển khẩu.
- L/C điều khoản đỏ (Red cause L/C)
L/C điều khoản đỏ còn gọi là tín dụng ứng trước.Gọi là điều khoản đỏ và điều khoản ban
đầu được viết bằng mực đỏ để lưu ý tính chất riêng của loại tín dụng này.
Tín dụng ứng trước là một tín dụng kèm theo một điều khoản đặc biệt ủy nhiệm cho
ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ứng tiền trước cho người hưởng trước khi
xuất trình các thủ tục. Điều khoản này được đưa ra theo yêu cầu riêng của người mở tín
dụng và việc trình bày phụ thuộc vào yêu cầu của bên đó. Số tiền ứng trước trong một vài
trường hợp có thể bằng toàn bộ số tiền của L/C
L/C dự phòng (Stand by L/C)
Tín dụng dự phòng là một trong các bảo đảm trả tiền ngay khi có yêu cầu lần đầu,
được các ngân hàng trên thế giới sử dụng rộng rãi bên cạnh các hình thức bảo lãnh cổ điển
như bảo lãnh tham dự đấu thầu, bảo lãnh bồi hoàn tiền ứng trước, bảo lãnh việc hoàn thành
dịch vụ... cả người mua (nhập khẩu) lẫn người bán (nhà xuất khẩu) đều có quyền mở tín
dụng thư dự phòng hoặc yêu cầu bên đối tác mở cho mình nếu muốn quyền lợi của mình
được bảo đảm chắc chắn.
*Nếu không thực hiện đúng điều kiện đã quy định, người thụ hưởng tín dụng dự
phòng sẽ phát hành một văn bản nêu rõ những điều khoản cam kết không được tôn trọng,
ngân hàng mở tín dụng dự phòng sẽ phải thanh toán ngay số tiền bồi thường cho người thụ
hưởng.
L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại L/C không thể hủy ngang này chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C kia đối ứng với
nó được mở.
L/C đối ứng được áp dụng trong phương thức mua bán đổi hàng hay gia công, nó
đảm bảo quyền lợi cho người gia công bởi vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người
đặt hàng quy định nên hầu như chỉ có người đặt hàng tiêu thụ.
2.3. Trách nhiệm quyền hạn của các nhtm tham gia thanh toán theo phương
thức TDCT.
- Ngân hàng mở L/C:
Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìm cách
thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu.
Tiến hành việc sửa đổi, bổ sung những nội dung của L/C theo yêu cầu và thỏa thuận
của các bên xuất, nhập khẩu rồi thông báo ngay để các sửa đổi đó cho các bên liên quan.
Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của bên xuất khẩu gửi, nếu thấy phù hợp với
những quy định trong L/C thì trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không có quyền từ chối
thanh toán. Theo quy định của UCP 500 thì ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm khiểm tra “bề
ngoài” của chứng từ có phù hợp với L/C hay không chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra
tính pháp lý hay tính xác thực của chứng từ. Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong ”
của chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu tự giải quyết.
Ngân hàng được miễn trách nếu rơi vào các trường hợp bất khả kháng như chiến
tranh, đình công, nổi loạn, thiên tai... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không
chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có quy định
dự phòng.
Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C đều phải chịu trách nhiệm.
- Ngân hàng thông báo:
Khi nhận được thông báo của ngân hàng mở L/C về L/C đã mở và bản gốc L/C đó
thì chuyển ngay cho bên xuất khẩu.
Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển
ngay và nguyên ven bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở L/C.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh ra do sự mất mát,
chậm trễ về chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn là chứng minh rằng mình
đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện.
- Ngân hàng trả tiền:
Có thể là ngân hàng mở L/C hoặc một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C ủy
nhiệm.
Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền
thường là ngân hàng thông báo.
Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ
chứng từ của người xuất khẩu gửi đến.
- Ngân hàng xác nhận:
Thường là một ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tài chính và tín dụng quốc tế,
chịu trách nhiệm thanh toán tiền L/C cho người hưởng lợi khi ngân hàng trả tiền không
thanh toán được cho người hưởng lợi khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ.
Ngân hàng xác nhận được hưởng phí xác nhận khá cao và thường yêu cầu NH mở
L/C đặt tiền ký quỹ có khi tới 100% trị giá của L/C.
2.4. Những rủi ro đối với NHTM trong thanh toán bằng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ
Trong thanh toán quốc tế tùy thuộc vào phương thức thanh toán do người xuất nhập
khẩu sử dụng mà vị trí vai trò của ngân hàng cũng như những rủi ro và thu nhập của nó
cũng sẽ khác nhau.
Đối với phương thức đơn giản như chuyển tiền, nhờ thu, trao chứng từ giao tiền ... thì
vai trò của ngân hàng chỉ làm trung gian trong việc thực hiện lệnh chi trả hay nhờ thu cho
khách hàng để thu phí mà không chịu trách nhiệm trong việc có thu được tiền hay không,
hay không thể chủ động trong việc thanh toán. Cũng chính vì vậy mà khi tham gia thưc
hiện các phương thức này ngân hàng ít bị rủi ro là mất tiền hay không thu được tiền do
người bán không thực hiện hợp đồng hay người mua không chịu trả tiền và ngân hàng
cũng chỉ thu được lợi nhuận bằng phí các bên trả khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Đối với TDCT thì rủi ro cho ngân hàng thường xảy ra ở chỗ ngân hàng đã cho vay rồi
nhưng không thu được nợ vì người vay mất khả năng trả nợ. Tín dụng chứng từ với mức
độ rủi ro của nó cũng không kém gì so với một số loại tín dụng ngắn hạn khác như tín
dụng ngân quỹ hay bảo lãnh vay vốn của khách hàng. Vì cơ sở đảm bảo nợ ở đây là một
con nợ, nghĩa là khi con nợ không thể trả được nợ thì ngân hàng sẽ mất vốn
Rủi ro cho ngân hàng từ phía người mua: Ngân hàng vì phải đứng ra cam kết thanh
toán cho người bán (người hưởng lợi ) rủi ro sẽ xảy ra khi người mua do nhiều lý do mà
hủy bỏ L/C hay không nhận hàng, từ chối bộ chứng từ không hợp lệ, hay vì họ không có
khả năng thanh toán trong khi ngân hàng không bắt buộc ký quỹ 100% trị giá L/C thì ngân
hàng sẽ phải lãnh chịu mọi hậu quả.
Rủi ro cho ngân hàng từ phía người bán: Vì tính chất thư tín dụng chỉ được xử lý trên
chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hóa. Nếu nhà xuất khẩu có ý đồ gian lận tuân theo
các điều khoản của thư tín dụng, thì họ sẽ được thanh toán, cho dù hàng hóa họ giao chỉ là
những thứ không đáng giá.
Rủi ro do tính chất phức tạp của nhiều loại L/C: Điều này làm cho việc kiểm tra bộ
chứng từ có nhiều khó khăn ngân hàng kiểm tra bỏ qua những sai sót và đã thanh toán cho
người hưởng lợi nhưng người mua lại phát hiện và từ chối thanh toán bộ chứng từ, ngân
hàng phải chịu hậu quả tìm cách giải quyết bộ chứng từ và lô hàng đó.
Rủi ro cho ngân hàng xác nhận từ phía các ngân hàng mở L/C: Trong quan hệ giữa
các ngân hàng về thanh toán TDCT thì thấy thường nảy sinh quan hệ tín dụng giữa ngân
hàng mở thư tín dụng và ngân hàng xác nhận. Một khi ngân hàng được chỉ định xác nhận
thì nó không luôn luôn sẵn sàng xác nhận, mặc dù chi xác nhận thư tín dụng thì ngân hàng
xác nhận thu một khoản phí không nhỏ. Chính vì ngân hàng xác nhận không tin tưởng vào
khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C. Vì rằng khi đã đồng ý xác nhận L/C thì nghĩa
vụ của ngân hàng xác nhận không khác ngân hàng ngân hàng mở L/C, nghĩa là họ cũng sẽ
trả tiền, chấp nhận hối phiếu hay chiết khấu hối phiếu. Nếu tất cả sự việc nêu trên được
thực hiện bằng vốn của ngân hàng xác nhận thì họ khó có khả năng đòi ngân hàng mở L/C
khi ngân hàng này khả năng tài chính không tốt.
Chương II
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội
I. Tổng quan về NHNo &PTNT Đông Hà Nội.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội được thành lập theo quyết định
170/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 2/7/2003 của Chủ tịch HĐQT HNNo & PTNT Việt Nam để
đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường của NHNo&PTNT VN.
Cơ sở vật chất và nhân sự của chi nhánh chủ yếu là tiếp nhận từ Tổng công ty Vàng Bạc
Đá Quý Việt Nam và một chi nhánh Bà Triệu được tách ra từ chi nhánh Láng Hạ.Trụ sở
chính của chi nhánh đặt tại 23b Quang Trung, đây cũng là trụ sở do Tổng công ty VBĐQ
Việt Nam chuyển giao. Hiện tại biên chế cán bộ toàn chi nhánh là 87 người, chi nhánh có
7 phòng ban hoạt động tại trụ sở chính, một chi nhánh trực thuộc đóng tại Bà Triệu và hai
phòng giao dịch, phòng giao dịch 1 đóng tại số 8 Kim Mã, phòng giao dịch 2 đóng tại 39
Nguyễn Công Trứ.
Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội là đại diện ủy quyền của NHNo & PTNT
Việt Nam, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc NHNo Việt Nam và có con dấu, mã số
thuế, có bảng cân đối để hạch toán các hoạt động kinh doanh theo luật định.
Chỉ sau hai năm hoạt động, đến nay NH Đông Hà Nội đã và đang phát triển mạnh mẽ,
luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao đồng thời liên tục hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của NH Đông Hà Nội.
Nhiệm vụ:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của NHNo.
- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả phục vụ phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Chấp hành quy chế của Ngân hàng Nhà nước, NHNo về dự trữ bắt buộc, báo cáo
thống kê, kiểm tra kiểm toán...
- Thực hiên các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và thực hiện một số
nhiệm vụ khác do tổng giám đốc NHNo giao.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao NHNo có quyền thực hiện:
- Thực hiện các nhiệp vụ huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng chỉ tiền
gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu NH... và nghiệp vụ tín dụng như nhận tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán của các tổ chức dân cư trong ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay trung dài hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế,
cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng
Nhà Nước và quy định của NHNo Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái
bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, kinh doanh ngoại tệ, rút tiền tự động, dịch
vụ thẻ tín dụng, dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, chuyển tiền trong nước và quốc tế...
- Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với các ngân hàng
nước ngoài.
- Đầu tư dưới nhiều hình thức như: liên doanh mua cổ phần... với các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế khác khi được NHNo VN cho phép.
- Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát
triển...
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh.
Căn cứ Quyết định169/QĐ-HĐQT ngày 7/9/2000 của Chủ tịch HĐQT-
NHNo&PTNT Việt Nam, được sự cho phép của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
tại văn bản số 2481/NHNo-TCCB ngày 5/8/2003, Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội
có cơ cấu sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
Ban giám đốc: Gồm giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người đứng đầu Chi nhánh, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi
nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội
- Phó giám đốc: Giúp việc Giám đốc điều hành công tác của Chi nhánh, phụ trách
một hoặc một số lĩnh vực nghiệp vụ, chỉ đạo một hoặc một số phòng theo mảng nghiệp vụ
liên quan.
Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp thực hiện:
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về kế hoạch, chiến lược kinh doanh, huy động nguồn
vốn, tổ chức điều phối kinh doanh, nguồn nhân lực...
- Phòng đảm nhận việc thực hiện toàn bộ các công việc do ban lãnh đạo giao thuộc
nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất trong khoảng thời gian yêu cầu và đạt kết quả tốt.
Phòng Tín dụng:
- Tiến hành vay ngắn trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay chiết khấu các
giấy tờ có giá, cho vay theo dự án...,tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục
khách hàng, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng, tổ chức thực hiện thông tin phòng
ngừa, xử lý rủi ro về tín dụng.
Phòng Thẩm định:
- Là bộ phận chuyên môn, có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong
việc quản lý, chỉ đạo hoạt động thẩm định tại chi nhánh và trực tiếp thẩm định các dự án,
phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp
dưới, các món vay do Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh quy định, chỉ định. Tổ chức
học tập nghiệp vụ và tiếp thu công nghệ mới để hoàn thành nhiệm vụ trong từng thời kỳ.
Phòng Thanh toán quốc tế:
+ Đảm nhận dịch vụ TTQT theo yêu cầu của khách hàng.
+ Tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ và thanh toán khác mà NHNN, NHNo cho phép.
+ Cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm bảo yêu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo
trạng thái ngoại tệ...
Phòng Kế toán- Ngân quỹ:
-Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ như công
tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát
nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí, xác định kết
quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
- Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹ đối với các
đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ:
- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội là bộ
phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, thực hiện
việc xét khiếu nại tố cáo, công tác đấu tranh chống tham nhũng, tham ô lãng phí trong toàn
Chi nhánh
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của
giám đốc chi nhánh và quyền điều hành của kiểm tra trưởng chi nhánh, hoạt động theo
nguyên tắc tập trung, thống nhất, trung thực, khách quan và đúng pháp luật.
- Những người trong phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các công
việc khác của chi nhánh.
Phòng Hành chính-Nhân sự
- Với chức năng hành chính, phòng hành chính nhân sự thực hiện công tác văn thư,
hành chính, quản trị tuyên truyền, tiềp thị, lễ tân, tiếp khách nhằm thực hiện mục tiêu xây
dựng Ngân hàng văn minh, lịch sự. Với chức năng nhân sự, phòng giúp Giám đốc quy
hoạch và xắp xếp cán bộ ngân hàng, thực hiện các quyết định khen thưởng và kỷ luật, thực
hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động và đề xuất cán bộ của ngân hàng đi học
tập tham quan.
1.4. Tình hình hoạt động chung tại NH Đông Hà Nội:
1.4.1. Tình hình huy động vốn:
Nguồn vốn tăng trưởng cao, đến 31/12/2004 chỉ tiêu nguồn đã vượt xa so với kế
hoạch, tốc độ tăng trưởng gấp 2,5 lần nếu so với cùng thời điểm 2003. Xét về thành phần,
chủ yếu là của TCTD, chiếm tỷ trọng 57%. Nguồn từ khu vực dân cư giảm và chiếm tỷ
trọng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý của người dân lo ngại sự mất giá của đồng tiền
trước các biến động tăng giá tiêu dùng. Mặt khác trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng cạnh
tranh. Nhiều kênh huy động vốn của các tổ chức khác cũng được tăng cường như trái
phiếu Chính phủ, kho bạc, giáo dục...được phát hành với lãi suất hấp dẫn đã thu hút hàng
nghìn tỷ đồng từ dân cư.
Bảng 1: Phân tích tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
Đơn vị tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04
Tăng giảm KH Tăng giảm
so năm 2003 2004 so KH
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1 Tổng nguồn 594 1513 910 155% 987 526 53%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH Đông Hà Nội
1.4.2. Tình hình đầu tư vốn:
Bảng 2: Tình hình đầu tư vốn Đơn vị tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04
Tăng giảm KH Tăng giảm
so năm 2003
2004
so KH
Số
tiền
%
Số
tiền
%
I Tổng d nợ 300 700 400 134% 505 196 39%
1 D nợ theo thời hạn
Ngắn hạn 239 458 219 92% 348 110
Trung hạn
61
149
237 76% 157 86 54%
Dài hạn 92
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH Đông Hà Nội
Đánh giá chung: tính đến 31/12/2004, đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ khá. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm, thực hiện chủ trương chung,
hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng với hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNo quy
định, chi nhánh đã phải hạn chế cho vay và hầu hết chỉ giải ngân cho các hợp đồng tín
dụng đã ký. Nhìn chung cơ cấu dư nợ là hợp lý, theo đúng định hướng của NHNo. Cơ cấu
trên đã tác động tăng hơn lãi suất đầu ra đảm bảo được hiệu quả kinh doanh đồng thời về
mặt kinh tế xã hội, sự đầu tư đúng hướng đã phát huy tác dụng của nguồn lực, thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước.
1.4.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ:
Trong năm 2004, doanh số mua bán ngoại tệ tiếp tục tăng trưởng ở mức khá. Kết quả
này cho thấy sự nỗ lực cao của các cán bộ phòng TTQT vì đây là năm NHNo & PTNT
Đông Hà Nội thực hiện cơ chế kinh doanh ngoại tệ tập trung. Phòng TTQT là đầu mối
thực hiện mua ngoại tệ phục vụ thanh toán cho toàn chi nhánh
Bảng 4: Doanh số mua bán ngoại tệ đơn vị: USD
N
g
u
ồ
n
:
B
á
o cáo tổng kết phòng TTQT- NH Đông Hà Nội
. 1.4.4. Kết quả tài chính:
Thu nhập năm 2004 tăng cao, tăng 325% so với năm trước. Nguyên nhân do Chi
nhánh mới thành lập, chủ yếu nguồn thu ban đầu là từ hoạt động của chi nhánh Bà Triệu.
Trong 1 năm, quy mô tăng trưởng cao, mạng lưới mở rộng đã dẫn đến tăng trưởng doanh
số hoạt động cao.
II. quy trình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại NHNo Đông Hà Nội.
Để thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế một cách hiệu quả, an toàn và thuận lợi,
Chỉ Tiêu 2003 2004
Tăng
Giảm %
Doanh số mua ngoại tệ từ
khách hàng tổ chức, cá nhân
8.177.900 41.360.654 405.76%
Doanh số bán ngoại tệ
cho Trụ sở chính
6.972.300 34.992.988 401.88%
Giám đốc Chi nhánhNHNo Đông Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn thực hiện “Quy trình
thanh toán quốc tế ” tại chi nhánh. Về cơ bản hướng dẫn này tuân theo quy định chung về
quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong toàn bộ hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam.
2.1. Quy trình thanh toán L/C Nhập khẩu:
2.1.1. L/C Nhập khẩu trả ngay:
a) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở L/C của khách hàng:
1- Phòng TTQT tổ chức tiếp nhận hồ sơ mở L/C do khách hàng xuất trình theo quy
định tại Điều 5 Quyết định 447/QĐ-NHNo-QHQT. Hồ sơ gồm: Thư yêu cầu mở L/C theo
mẫu; bản sao có xác nhận sao y bản chính về hợp đồng xuất nhập khẩu, giấy phép nhập
khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập
khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu).
2- Thanh toán viên thuộc phòng TTQT chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung thư yêu
cầu mở L/C, tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của chứng từ xuất trình. Nếu nội dung không
rõ, mâu thuẫn hoặc có sự khác biệt với các điều kiện liên quan trong hợp đồng nhập khẩu
cần thông báo cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sửa chữa, hoàn chỉnh trước khi
mở.
3- Xác định mức ký quỹ:
- Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng: Thanh toán viên được phân công
phụ trách khách hàng căn cứ vào mức độ rủi ro của mặt hàng, uy tín của khách hàng, để đề
xuất mức ký quỹ, lập tờ “Trình duyệt mở L/C”, Giấy đề nghị trích quỹ với số tham chiếu
phản ánh số của L/C tương ứng và chuyển toàn bộ hồ sơ trình phụ trách phòng và lãnh đạo
ký duyệt.
Đối với khách hàng đáp ứng một trong ba điều kiện sau đây sẽ không yêu cầu có
Giấy đề nghị vay vốn và Giấy nhận nợ ký sẵn trong hồ sơ xin mở L/C:
+ Khách hàng đã ký quỹ 100%
+ Khách hàng được giám đốc duyệt đưa vào dạng quy hoạch, có chính
sách ưu tiên.
+ Là khách hàng lâu năm, không có nợ quá hạn, thường xuyên có quan hệ tiền gửi ở
mức 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ) trở lên, mặt hàng nhập khẩu của L/C là mặt hàng
ưu tiên hoặc dễ tiêu thụ.
- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng (kể cả khách hàng đề nghị mở L/C thanh toán
bằng vốn vay lẫn vốn tự có):
+ Thanh toán viên chuyển hồ sơ mở L/C kèm phiếu “ Yêu cầu xác định mức ký quỹ ”
cho phòng Tín dụng.
+ Phòng tín dụng chịu trách nhiệm xác định mức ký quỹ mở L/C, lập “Phiếu đề nghị
mức ký quỹ mở L/C” trình lãnh đạo duyệt. Việc xác định mức ký quỹ phải được thực
hiện trong vòng 8 tiếng làm việc và “ Phiếu đề nghị mức ký quỹ mở L/C ” cùng hồ sơ
liên quan phải được chuyển cho phòng TTQT trước 14h30 hàng ngày để thực hiện
mở L/C
4- Trường hợp khách hàng đề nghị cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo cho giao dịch mở
L/C:
- Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng: Giao cho phòng TTQT thực hiện
các thủ tục cầm cố, thế chấp theo quy định.
- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng(kể cả khách hàng đề nghị mở L/C thanh
toán vốn vay lẫn vốn tự có): Giao cho phòng tín dụng thực hiện các thủ tục cầm cố, thế
chấp làm căn cứ mở L/C, có ký nhận của phòng TTQT. Thời gian cuối cùng để phòng
TTQT nhận hồ sơ mở L/C trong ngày là 14h30.
5- Thanh toán viên chịu trách nhiệm kiểm tra số dư trên tài khoản khách hàng đảm
bảo số tiền ký quỹ theo yêu cầu. Trưởng phòng Kế toán xác nhận số dư trên tài khoản
khách hàng theo mẫu “Xác nhận số dư trên tài khoản khách hàng”.
6- Tùy theo yêu cầu của khách hàng, tình hình ngoại tệ trên thị trường, khả năng cân
đối ngoại tệ của chi nhánh, Phòng TTQT có thể tiến hành thủ tục bán ngoại tệ cho khách
hàng để ký quỹ.
7- Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thanh toán viên hoàn tất bộ hồ sơ mở L/C trình
Phụ trách phòng, lãnh đạo ký duyệt.
b) Mở L/C:
Sau khi lãnh đạo duyệt mở L/C, phòng TTQT theo mạng SWIFT-IN, truyền L/C lên
phòng SWIFT sở quản lý, kinh doanh vốn và ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài theo quy
định. Trước đây, khi mở L/C tất cả các chi nhánh truyền L/C lên sở giao dịch nay truyền
lên sở nguồn vốn.
Thanh toán viên chuyển hồ sơ cho phòng Kế toán để hạch toán, có ký xác nhận của
phòng Kế toán. Hồ sơ gồm:
+ Trình duyệt mở L/C
+ Yêu cầu mở L/C
+ Một bản L/C đã phê duyệt
+ Phiếu báo nợ
+ Giấy đề nghị trích ký quỹ(nếu phát sinh)
+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ(nếu phát sinh)
NH Đông Hà Nội sẽ đăng ký số tham chiếu L/C, chọn ngân hàng thông báo. Nếu
khách hàng không chỉ định Ngân hàng thông báo thì ưu tiên chọn ngân hàng thông báo có
quan hệ đại lý với NHNo Việt Nam.
Cán bộ phòng TTQT đưa dữ liệu vào máy để mở L/C, có thể mở L/C bằng điện hoặc
bằng thư.
Nếu là mở L/C xác nhận, người mua hoặc người bán phải trả phí xác nhận. Trường
hợp ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận phải ghi rõ và chỉ rõ trong L/C
ai chịu phí xác nhận. Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, khách hàng phải ký quỹ
một khoản không nhỏ hơn số tiền mà NH Đông Hà Nội phải ký quỹ với ngân hàng xác
nhận.
Trong L/C phải chỉ định ngân hàng hoàn trả, ủy quyền cho ngân hàng đòi tiền được
đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả khi chứng từ phù hợp. Uỷ quyền hoàn trả sẽ do NHNo Đông
Hà Nội cấp mã hoặc bằng thư có đầy đủ chữ ký được ủy quyền, trong đó yêu cầu ngân
hàng hoàn trả khi nhận được lệnh thanh toán từ ngân hàng đòi tiền phải thông báo cho NH
Đông Hà Nội trước khi ghi nợ 2 ngày làm việc.
Đối với các L/C cho phép tự động ghi nợ, trong nội dung của L/C phải quy định rõ
“chỉ thị ghi Nợ phải được thông báo cho ngân hàng mở L/C trước 2 ngày làm việc”
c) Tu chỉnh và tra soát.
Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng lập và xuất trình thư
yêu cầu sửa đổi L/C theo mẫu, kèm theo văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Chi nhánh phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo và giao 1 bản gốc cho khách hàng
có dấu, chữ ký của lãnh đạo chi nhánh.
d) Xử lý điện, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ.
Chi nhánh sau khi nhận được bộ chứng từ, thanh toán viên ký nhận, kiểm tra tất cả
các chứng từ trước khi giao cho khách hàng. Cần kiểm tra, đối chiếu chứng từ với hồ sơ
L/C, sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản quy định
trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có). Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với
nhau và ghi ý kiến của mình lên phiếu kiểm tra chứng từ rồi thông báo cho khách hàng sau
khi báo cáo với lãnh đạo.
Nếu kiểm tra thấy chứng từ không có sai sót hoặc có sai sót nhưng sau khi thông báo
với khách hàng, khách hàng chấp nhận sai sót đó, thanh toán viên lập điện thông báo chấp
nhận chứng từ, thực hiện trả tiền và đòi phí sai sót.
Trường hợp sai sót không được khách hàng chấp nhận, thanh toán viên lập điện từ
chối và đòi hoàn trả tiền(nếu đã trả tiền), đồng thời nếu sau 10 ngày thông báo cho người
nước ngoài và 5 ngày tiếp theo thông báo cho khách hàng mà nếu không nhận được chỉ thị
của các bên thì sẽ chủ động hoàn trả nguyên trạng bộ chứng từ nước ngoài.
Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán một phần, thông báo cho ngân hàng
nước ngoài biết và chờ chỉ thị của họ để xử lý.
e) Bảo lãnh nhận hàng:
Khi khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh / ký hậu vận đơn để nhận hàng:
- Nếu khách hàng thanh toán bằng vốn tự có: Phòng TTQT yêu cầu khách hàng nộp
đủ 100% trị giá phải thanh toán bộ chứng từ.
- Nếu khách hàng đề nghị thanh toán bằng tiền vay: Thanh toán viên được phân
công phụ trách đơn vị có trách nhiệm thông báo cho cán bộ tín dụng phụ trách
đơn vị và tiến hành các thủ tục cần thiết để ký hậu vận đơn/ phát hành bảo lãnh
nhận hàng.
- Thanh toán viên hoàn tất hồ sơ trình phụ trách phòng và lãnh đạo ký duyệt.
f) Thanh toán L/C :
- Cán bộ phụ trách mua bán ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp của phòng TTQT căn cứ vào
giá trị thanh toán của L/C và số dư tài khoản USD của Chi nhánh NHNo Đông Hà Nội tại
sở quản lý, KD vốn và ngoại tệ, sẽ tiến hành mua ngoại tệ nếu cần thiết và phải đảm bảo
trên tài khoản của Chi nhánh NHNo Đông Hà Nội tại sở quản lý, KD vốn và ngoại tệ có đủ
số dư khi chuyển điện thanh toán L/C (điện MT202) lên sở.
- Trường hợp khách hàng thanh toán bằng vốn tự có: phòng TTQT thực hiện các thủ tục
thanh toán L/C như quy định của NHNo.
- Trường hợp khách hàng thanh toán L/C có sử dụng vốn vay:
+ Phòng TTQT có trách nhiệm thông báo cho phòng Tín dụng ngày dự định thanh
toán khi nhận được bộ chứng từ.
+ Đến ngày thanh toán: Phòng Tín dụng có trách nhiệm chuyển 01 bản Giấy nhận
nợ của khách hàng cho phòng TTQT trước 14h30 hàng ngày để phòng TTQT thực
hiện thủ tục thanh toán L/C.
- Thanh toán viên hoàn tất hồ sơ thanh toán L/C, trình phụ trách phòng và lãnh đạo ký
duyệt.
- Sau khi lãnh đạo ký duyệt, phòng TTQT thực hiện thanh toán L/C theo quy định.
- Thanh toán viên chuyển hồ sơ cho phòng Kế toán hạch toán, bao gồm:
+ Điện chuyển tiền đã được phê duyệt
+ Phiếu báo Nợ
+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu phát sinh)
2.1.2 L/C nhập khẩu trả chậm:
a) Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng và đề nghị ngân hàng mở L/C trả
chậm ký quỹ 100% hoặc có đảm bảo bằng giấy tờ có giá:
Giao cho phòng Thanh toán quốc tế tiếp nhận hồ sơ, xem xét và trình lãnh đạo duyệt
mở L/C.
b) Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng đề nghị mở L/C trả chậm
thanh toán bằng vốn vay:
- Giao cho phòng Tín dụng tiếp nhận hồ sơ, xem xét và trình lãnh đạo duyệt mở
L/C trả chậm của khách hàng.
- Sau khi lãnh đạo phê duyệt đề nghị mở L/C trả chậm, phòng Tín dụng chuyển hồ
sơ cho phòng TTQT để thực hiện nghiệp vụ mở L/C theo quy định. Riêng đối với
L/C trả chậm thời hạn quá 1 năm thì phải được sự chấp nhận của Tổng giám đốc
NHNo Đông Hà Nội.
c) Các giao dịch khác liên quan đến L/C trả chậm: Thực hiện như đối với L/C nhập
khẩu trả ngay.
Phân công trách nhiệm:
- Phòng TTQT có trách nhiệm thông báo tình hình liên quan đến L/C cho các phòng ban
liên quan.
- Bộ phận nào đề xuất mức ký quỹ phải giải trình cơ sở của việc áp dụng mức ký quỹ đó
trước Ban giám đốc (nếu có yêu cầu) và phải chịu trách nhiệm theo dõi khả năng thanh
toán của khách hàng, đôn đốc thanh toán khi đến hạn và làm đầu mối quan hệ với khách
hàng trong phối hợp công tác với các phòng ban khác thuộc chi nhánh.
- Khi gặp rủi ro thanh toán đối với khách hàng do bộ phận mình đề xuất ký quỹ và khách
hàng không chuyển vốn về thanh toán đúng hạn thì bộ phận đó phải chịu trách nhiệm làm
thủ tục, báo cáo Ban giám đốc, xử lý theo ý kiến chỉ đạo cho đến khi hoàn tất vụ việc.
- Việc xử lý cho vay bắt buộc áp dụng trong trường hợp L/C đã đến hạn thanh toán nhưng
khách hàng không chuyển đủ vốn để thanh toán. Việc cho vay bắt buộc được thực hiện
như sau:
+ Cán bộ phụ trách điền đầy đủ thông tin vào Giấy đề nghị vay vốn, Giấy nhận nợ,
trình phụ trách phòng và lãnh đạo ký duyệt.
+ Xử lý ngay bộ chứng từ, cử người đi nhận hàng, đưa hàng về kho của ngân hàng bảo
quản. Tiến hành các thủ tục cần thiết để phát mại lô hàng thu hồi vốn.
- Các chi nhánh trực thuộc cũng tuân thủ các quy trình như trên.
-Các cá nhân thực hiện nghiệp vụ chịu trách nhiệm theo quy chế của NHNo&PTNT VN và
quy định của chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
2.2. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu:
a) Kiểm tra thông báo L/C:
Sau khi L/C do ngân hàng nước ngoài chuyển được sở nguồn vốn kiểm tra. Nếu L/C
gửi bằng TELEX được xác nhận mã đúng, bằng SWIFT đúng với mẫu điện quy định, bằng
thư có chữ ký đúng. Sở nguồn vốn sẽ chuyển L/C tới NHNo Đông Hà Nội.
Khi nhận được L/C, sửa đổi L/C, ngân hàng Đông Hà Nội kiểm tra xem L/C đã có mã
khoá đúng hoặc chữ ký đúng chưa, một số trường hợp phải có dẫn chiếu UCP 500, kiểm
tra tên, địa chỉ người hưởng lợi, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành về thông báo L/C
(thông báo trực tiếp hay qua ngân hàng thứ hai…), loại L/C để chọn hình thức thông báo
cho phù hợp và tiến hành đăng ký số tham phiếu, lập thông báo để gửi khách hàng.
Sau khi hoàn tất công việc kiểm tra, kiểm soát, đóng dấu, ghi ngày ký, giao một bản
gốc L/C hoặc sửa đổi L/C kèm như thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng của
người thụ hưởng. Lưu một bản có chữ ký khách hàng. Nếu được yêu cầu, phải thông báo
cho ngân hàng phát hành về việc nhận được L/C, sửa đổi L/C hoặc ý kiến khách hàng về
việc sửa đổi L/C.
b) Tiếp nhận bộ chứng từ:
Khách hàng xuất trình bộ chứng từ kèm bản gốc L/C, các sửa đổi L/C có liên quan
(nếu có) cùng thư thông báo L/C có xác nhận mã, chữ ký đúng của ngân hàng thông báo và
thư yêu cầu thanh toán theo mẫu. Thanh toán viên tiến hành kiểm tra sơ bộ trước khi ký
nhận, sau đó sẽ kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện,
điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có), kiểm tra sự phù hợp của
các chứng từ với nhau và với UCP 500.
Những chứng từ nào cần sửa chữa hoặc thay thế thì giao lại cho khách hàng thực hiện
sửa chữa, thay thế trong thời hạn xuất trình chứng từ cho phép của L/C.
Nếu L/C quy định chứng từ xuất trình thanh toán tại ngân hàng phát hành hoặc ngân
hàng do ngân hàng phát hành chỉ định thì nếu khách hàng yêu cầu, NHNo Đông Hà Nội có
thể giúp khách hàng kiểm tra chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì và trên thư gửi
chứng từ không xác nhận tình trạng bộ chứng từ.
c) Gửi chứng từ và đòi tiền:
Trường hợp chứng từ phù hợp, thanh toán viên lập điều đòi tiền kèm thư gửi chứng từ.
Thư gửi chứng từ lập theo quy định của L/C, phải có 01 bản kèm 01 bản sao hoá đơn và
bộ chứng từ sao lưu hồ sơ L/C. Nếu L/C quy định đòi tiền bằng thư thì lập thư đòi tiền.
Trường hợp chứng từ không phù hợp:
Chứng từ sai sót không thể thay thế, sửa chữa được, trước hết đề nghị khách hàng yêu
cầu người mua sửa đổi L/C. Nếu không:
- Đối với L/C quy định đòi tiền bằng điện:
+ Trường hợp L/C quy định đòi tiền trực tiếp ngân hàng phát hành, thanh toán viên
lập điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền
nếu được chấp nhận, đồng thời lập thư gửi chứng từ cũng với nội dung trên.
+ Trường hợp L/C quy định đòi tiền ngân hàng hoàn trả thì không điện đòi tiền ngân
hàng hoàn trả mà lập điện gửi ngân hàng phát hành trước đồng thời yêu cầu ngân hàng
phát hành khi chấp nhận thanh toán điện báo cho NHNo Đông Hà Nội để đòi tiền ngân
hàng hoàn trả. Bộ chứng từ kèm thư thanh toán gửi ngân hàng phát hành cũng phải ghi rõ
các điểm không phù hợp như nội dung điện.
- Đối với L/C quy định đòi tiền bằng thư: việc lập thư đòi tiền phải được thực hiện
theo đúng chỉ thị hướng dẫn trong L/C.
+Trường hợp L/C quy định đòi tiền trực tiếp ngân hàng phát hành, thanh toán viên
lập thư đòi tiền kèm chứng từ và hối phiếu (nếu có) nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ
thị trả tiền nếu được chấp nhận.
+ Trường hợp L/C quy định đòi tiền ngân hàng hoàn trả, thanh toán viên không gửi
hối phiếu đòi tiền ngân hàng hoàn trả mà chỉ lập thư gửi chứng từ yêu cầu ngân hàng phát
hành khi chấp nhận thanh toán điện báo cho NHNo Đông Hà Nội để đòi tiền ngân hàng
hoàn trả.
Trường hợp chứng từ sai sót không được ngân hàng phát hành chấp nhận, đề nghị
khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu (theo L/C) hoặc trả lại chứng từ cho
khách hàng.
Về việc chiết khấu chứng từ: Không chỉ riêng ngân hàng Đông Hà Nội mà toàn hệ
thống cho nhánh của NHNo Việt Nam đều phải tuân theo các quy định hết sức chặt chẽ.
- Hiện nay, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, ngân hàng vẫn chưa thực hiện vì
đây là nghiệp vụ rủi ro cao. Muốn thực hiện phải có sự đồng ý của tổng giám đốc NHNo
Đông Hà Nội.
- Chiết khấu truy đòi: Cơ sở để ngân hàng thực hiện triết khấu truy đòi là ngân hàng
phát hành phải là ngân hàng có uy tín, mặt hàng được phép xuất khẩu và thị trường xuất
khẩu là thị trường truyền thống, khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại
NHNo, vay trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt và có tình hình tài chính lành mạnh.
Ngoài ra, khách hàng phải có cam kết hoàn trả số tiền NHNo đã chiết khấu trong trường
hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán, giấy nhận nợ và đơn xin vay được ký và đóng
dấu sẵn, thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu phải có chữ ký của chủ tài khoản và
kế toán trưởng. Đối với những bộ chứng từ của L/C trả chậm có thời hạn 30 ngày trở lên,
ngân hàng Đông Hà Nội chỉ thực hiện chiết khấu khi đã nhận được chấp nhận thanh toán
của ngân hàng phát hành/ ngân hàng chấp nhận.
Tỷ lệ chiết khấu tối đa là 95% giá trị bộ chứng từ, một điều cũng hết sức quan trọng
là khi giá trị chiết khấu lớn hơn 1 tỷ đồng thì phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc.
Trường hợp chứng từ bị thất lạc trên đường đi, NHNo sẽ không chịu trách nhiệm.
NHNo chỉ có thể cung cấp các thông tin liên quan đến việc gửi chứng từ. Nếu khách hàng
có yêu cầu hỗ trợ, chi nhánh có thể thông báo cho ngân hàng phát hành L/C (hoặc ngân
hàng chỉ định hoàn trả) về việc mất chứng từ, đề nghị thanh toán bằng bộ chứng từ sao
hoặc phát hành thư bảo lãnh nhận hàng.
2.3. Các loại L/C được nhà xuất nhập khẩu và NHNo Đông Hà Nội áp dụng
Hiện nay, tại NH Đông Hà Nội các L/C được mở theo yêu cầu của nhà XNK. NH
Đông Hà Nội thực hiện các loại L/C không hủy ngang, L/C không hủy ngang có xác nhận,
L/C đối ứng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng. Tuy nhiên, được sử dụng nhiều nhất vẫn là
L/C không hủy ngang, L/C không hủy ngang có xác nhận còn các L/C đặc biệt khác chỉ
chiếm tỷ lệ rất ít. Hai loại L/C này có quy trình rất chặt chẽ tránh được rủi ro cho ngân
hàng và khách hàng, hơn nữa lại phù hợp và quen thuộc với các doanh nghiệp XNK Việt
Nam hiên nay. Đối với L/C nhập khẩu trả chậm nếu thời hạn trả lớn hơn 1 năm phải được
sự đồng ý của Tổng giám đốc NHNo VN. Tuy quy định này là tương đối chặt so với các
ngân hàng khác, nhưng thực tế cho thấy qua các vụ án kinh tế lớn như EPCO Minh Phụng
TAMEXCO... hệ thống NHNo VN ít bị ảnh hưởng như các ngân hàng khác.
Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C có xác nhận:
Trong trường hợp này các thanh toán viên vẫn phải kiểm tra điều khoản quy định phí
xác nhận trong hợp đồng thương mại.
Trong L/C phải chỉ ra tên và địa chỉ của Ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi
“ Please add your comfirmation ” (đối với L/C mở bằng telex hoặc bằng thư) và chỉ rõ phí
xác nhận do ai chịu. Nếu ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo thì phải
liên hệ trước với ngân hàng đại lý có quan hệ tốt với NHNo Đông Hà Nội, đề nghị họ xác
nhận, nếu họ chấp nhận thì căn cứ theo yêu cầu của họ khi mở L/C phải thông báo cho họ
biết để họ gửi xác nhận L/C cho ngân hàng thông báo. NHNo Đông Hà Nội sẽ không chịu
trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào gây ra do chậm xác nhận L/C của ngân hàng
nước ngoài.Thanh toán phải theo dõi chặt chẽ và hạch toán tiền ký quỹ theo chế độ hiện
hành số tiền Ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ không được thấp hơn số tiền NHNo
Đông Hà Nội phải ký quỹ ở nước ngoài.
* Đối với L/C tuần hoàn: Tại NHNo Đông Hà Nội việc áp dụng L/C tuần hoàn rất
hạn chế chỉ áp dụng cho khách hàng nào được cấp hạn mức tín dụng, còn nếu không khách
hàng phải ký quỹ cộng tổng giá trị các lần tuần hoàn của L/C. Nhưng trước yêu cầu của
khách hàng cần nhập hàng thường xuyên, NHNo Đông Hà Nội linh hoạt giải quyết bằng
cách khuyến khích khách hàng thay vì mở L/C tuần hoàn khách hàng sẽ mở L/C không
huỷ ngang sau mỗi đợt giao hàng xong, sẽ thực hiện việc tu chỉnh tăng giá trị của L/C bao
nhiêu lần tuần hoàn thì bấy nhiêu lần tu chỉnh.
* Đối với L/C đối ứng: cũng được mở với số lượng rất ít, thường khách hàng là
những đơn vị gia công nhập nguyên vật liệu từ tổ chức nước ngoài, sau khi gia công chế
biến sẽ xuất trình thành phẩm cho tổ chức giao nguyên vật liệu.
*Đối với L/C chuyển nhượng: Tại NHNo Đông Hà Nội việc mở L/C chuyển nhượng
theo yêu cầu của khách hàng nhập số lượng khá lớn vì các nhà nhập khẩu Việt Nam chưa
tiếp cận được nhiều thị trường cung cấp tận gốc nên thường phải mua bán qua trung gian.
Khi mở L/C chuyển nhượng NHNo Đông Hà Nội chỉ yêu cầu cung cấp tên người được
chuyển nhượng và nếu có thương lượng bộ chứng từ thì chỉ cho phép ngân hàng chuyển
nhượng làm nhiệm vụ ngân hàng thương lượng. Quy trình này NHNo Đông Hà Nội chỉ
làm nhiệm vụ ngân hàng phát hành L/C có thể chuyển nhượng chứ không phải là ngân
hàng chuyển nhượng thực tế NHNo Đông Hà Nội ít khi làm nhiệm vụ ngân hàng chuyển
nhượng.
2.4. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo Đông HàNội:
BIỂU PHÍ DỊCH VỤ
Nếu so sánh hệ thống NHNo với
các NH khác thì thấy biểu phí dịch vụ
TTQT theo phương thức TDCT
tương đối cạnh tranh.
- Ngân hàng áp dụng hình thức thu
phí tối thiểu, tối đa, điều này rất có lợi
cho khách hàng khi có khối lượng
giao dịch lớn chỉ phải trả theo một
mức tối đa. Nếu so sánh mức phí này
với NH Ngoại Thương VN, một trong
những ngân hàng có uy tín trong
TTQT, thì mức phí của NH Đông Hà
Nội cũng không hề cao hơn. Hơn nữa
NH Đông Hà Nội còn quy định thêm
nếu khách hàng ký quỹ đủ 100% thì
mức thu chung là 20USD, trong khi
NH Ngoại Thương không hề có ưu
đãi này.
- Tuy nhiên, tỷ lệ phí tại NH Ngoại
Thương lại thấp hơn NH Đông Hà
Nội, nếu mở L/C có ký quỹ thì số tiền
đã ký quỹ chỉ phải chịu phí 0,75% còn
trong thanh toán hàng nhập khẩu nếu
NH Đông Hà Nội tỷ lệ này là 0,2% thì
ở NH Ngoại Thương tỷ lệ này chỉ có
0,18%
III. TìNH HìNH THANH
TOáN THEO PHƯƠNG THứC TDct
TạI NGÂN HàNG ĐÔNG Hà NộI
(2003 - 2004):
Năm 2004 đánh dấu một bước
Các loại dịch vụ
Mức phí (tỷ lệ, tối
thiểu, tối đa)
đó bao gồm vat
H. THƯ TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ
1. Hàng xuất khẩu :
1.1 Thông báo thư tín
dụng
20 USD
1.2 Thanh toán một bộ
chứng từ
0,065% trị giá báo
Có
Tối thiểu 10 USD
tối đa: 150 USD
1.3 Xác nhận L/C của
NH đại lý phỏt hành
0,2% trị giá L/C
(tối thiểu 10USD,
tối đa 150 USD)
2. Hàng Nhập khẩu
2.1 Mở thư tín dụng 0,1%
Nếu khỏch hàng ký quỹ
đủ 100%, mức thu chung
là 20USD
Tối thiểu: 20
USD; Tối đa: 300
USD
2.2 Thanh toán (1 bộ
chứng từ)
0,2%
Tối thiểu: 20 USD
Tối đa: 400 USD
phát triển mới về mọi mặt của toàn chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Tiếp tục lộ
trình phát triển đã được hoạch định sẵn, chi nhánh từng bước mở rộng các hoạt động kinh
doanh của mình và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Giám đốc
chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội từ khi mới thành lập là: phòng TTQT là đầu mối tổ
chức nghiệp vụ TTQT, trong những năm qua phòng đã tích cực triển khai các công tác cần
thiết một cách đồng bộ, chú trọng phát triển nghiệp vụ TTQT. Sau hai năm nỗ lực, bộ phận
TTQT đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp một phần vào sự thành công chung
của NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
1.Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế:
Trong năm 2004, hoạt động TTQT của toàn NHNo&PTNT Đông Hà Nội tăng trưởng
vượt bậc. Doanh số tăng cả trong thanh toán hàng xuất lẫn hàng nhập. Về hàng xuất, từ
chỗ doanh số còn rất nhỏ 64.540 USD trong năm 2003 đã đạt 355.000 USD trong năm
2004 tăng 450%. Doanh số hàng nhập còn tăng với tốc độ lớn hơn từ 9000,930 USD năm
2003 đã tăng 67.800.000 USD năm 2004, tăng 653,3% so với 2003.
Bảng 7: Doanh số Thanh toán quốc tế
Đơn vị: USD
Doanh sè thanh to¸n
hµng xuÊt khÈu
64,54 355
9000,39 67.800Doanh sè thanh to¸n
hµng nhËp khÈu
20042003ChØ Tiªu % T¨ ng gi¶m
450%
653.3%
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2003, 2004 - phòng TTQT NHNo Đông Hà Nội
Nếu xét theo phương thức thanh toán, có thể thấy phương thức TDCT được sử dụng
một cách rộng rãi, chiếm tỉ trọng khá cao khoảng hơn 80%. Sau đó là phương thức chuyển
tiền và cuối cùng là phương thức nhờ thu. Cụ thể, năm 2003 phương thức thanh toán
TDCT chiếm 83,82% trên tổng số doanh số TTQT, đến năm 2004 phương thức này vẫn
tiếp tục duy trì là một phương thức thanh toán được sử dung nhiều nhất, chiếm tỉ trọng
85,91%
Bảng 8: So sánh tỉ trọng thanh toán theo phương thức TDCT với các phương thức thanh
toán khác
Đơn vị: USD
2.004.597 68.154.728
440.011 9.064.930
7.597.316
1.026.694
Tæng doanh
sè TTQT
theo phu¬ng
thøc chuyÓn
tiÒn
Tæng doanh
sè TTQT theo
phu¬ng thøc
nhê thu
Tæng doanh
sè TTQT
theo phu¬ng
thøc TDCT
Tæng doanh
sè TTQT
Tû träng
thanh to¸ n
theo
phu¬ng
thøc TDCT
83,82%
85,91%
7.598.224
58.552.995
N¨ m
2003
2004
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2003, 2004 - phòng TTQT NHNo Đông Hà Nội
Biểu đồ so sánh tỉ trọng thanh toán theo phương thức TDCT với các phương thức
TTQT khác
Sở dĩ phương thức TDCT được sử dụng rộng rãi như vậy là do phương thức này có
quy trình thanh toán chặt chẽ, hạn chế được rủi ro cho các bên giao dịch. Hàng xuất khẩu
của Việt Nam thường là hàng gia công, nguyên liệu thô chưa qua tinh chế, sự tín nhiệm
của khách hàng nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao. Hơn nữa
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không có kênh thông tin để tìm hiểu về
bạn hàng nước ngoài cho nên sử dụng phương thức này là an toàn nhất.
Để hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán TDCT ta có thể xem xét trong từng hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu.
2.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu:
Bảng 9: Khối lượng mở, thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị:USD
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2003, 2004 - phòng TTQT NHNo Đông Hà Nội
Mấy năm trở lại đây, nước ta dần dần chuyển mình và đang trên đà phát triển nhất là
sau khi tham gia các tổ chức quốc tế như AFTA và sắp tới là WTO. Kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng đáng kể. Điều này là dấu hiệu đáng
mừng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Qua các hệ thống ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam nói chung cũng như chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng. Cụ thể qua số
liệu tại chi nhánh Đông Hà Nội ta thấy rõ việc mở và thanh toán L/C tăng một cách rõ rệt
cả về số lượng lẫn trị giá.
Qua chưa đầy 2 năm 2003 – 2004, chi nhánh đã mở được 587 L/C trị giá 65.786.952
USD, trong đó thanh toán được 492 món, trị giá 69.440.995 USD. Sự chênh lệch giữa số
lượng L/C mở và thanh toán trong 2003, 2004 là do nhiều L/C thời gian mở và thanh toán
không đồng thời, L/Cđược mở và cuối năm trước nhưng sang năm sau mới được thanh
toán. Một số món thanh toán hàng nhập Ngân hàng chỉ đóng vai trò ngân hàng thanh toán
chứ không phải ngân hàng mở L/C. Chính vì vậy mà tổng giá trị L/C được thanh toán lớn
hơn tổng giá trị L/C được mở. Ta có thể thấy rõ hơn doanh số mở và thanh toán L/C qua
biểu đồ sau:
Biểu đồ tình hình phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu (2003 - 2004)
Nếu tách doanh số mở L/C và thanh toán L/C để so sánh thì ta thấy khối lượng mở
L/C tại chi nhánh tăng lên rõ rệt, gần gấp 5 lần doanh số 2004 đạt 58.328.818, khoảng
682% so với 2003. Sở dĩ khối lượng và doanh số tăng nhiều như vậy vì năm 2003 ngân
hàng mới thành lập và hoạt động trong 4 tháng. Tuy nhiên nếu xét cả yếu tố thời gian thì
2004 hoạt động vẫn tốt hơn 2003, tính trung bình năm 2004 cứ 4 tháng chi nhánh mở
được 159 L/C và doanh số khoảng 19 triệu USD, nếu đem con số này so với 2003 cũng
hoạt động trong 4 tháng thì số món mở L/C tăng 44,54% với trị giá cũng tăng 160%. Tốc
độ tăng doanh số lớn hơn tốc độ tăng số món L/C mở qua 2 năm 2003, 2004 cho ta thấy
giá trị của mỗi L/C được mở ra cũng ngày càng tăng.
Bảng 10: So sánh trị giá tăng giảm tuyệt đối và tương đối của L/C nhập khẩu
Đơn vị: USD
ChØ tiªu T¨ng gi¶m so TrÞ gi¸
ví i 2003
% t¨ng gi¶m so
ví i 2003
7.458.134 58.328.818
7.076.854 62.364.141
N¨m 2004
TrÞ gi¸
N¨m 2003
Më L/C
Thanh
to¸ n L/C
682%
781%
50.870.684
55.287.287
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2003, 2004 - phòng TTQT NHNo Đông Hà
Nội
Có được như vậy là do năm 2004 chi nhánh đã thu hút thêm một lượng khách hàng
mới, chủ yếu là các đơn vị có quy mô hoạt động lớn nên giá trị giao dịch tăng cao, các
công ty có giao dịch thường xuyên tại chi nhánh cũng tăng lượng thanh toán. Hiện tại các
công ty có giao dịch thường xuyên với chi nhánh là PROSIMEX, công ty XNK tổng hợp I,
công ty cổ phần Hà Anh, công ty cổ phần Tuổi Trẻ,… Hơn nữa nhờ NHNo đã có quan hệ
đại lý với hơn 900 ngân hàng trên 110 nước trên thế giới và việc sử dụng mạng thanh toán
viễn thông liên ngân hàng trên thế giới (SWIFT) làm cho tốc độ mở và xử lý chứng từ
nhanh chóng hiệu quả. Đây cũng là yếu tố làm tăng khối lượng mở và thanh toán L/C tại
chi nhánh. Về doanh số thanh toán L/C 2004 cũng tăng 781% so với 2003.
Hiện nay, các mặt hàng nhập khẩu thanh toán qua chi nhánh chủ yếu từ các nước
Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật, Mỹ….Trong đó Singapo chiếm 27,99%, Hàn Quốc và
Trung Quốc chiếm 30,82%; Nhật chiếm 15,22%; Mỹ Pháp 8% và các nước khác. Giá trị
hàng nhập từ thị trường Châu á chiếm khoảng 70 – 80% tổng giá trị nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao năng
lực kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất nên các mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất ra đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân, hơn nữa do chủ
trương chính sách của Nhà nước hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng, những mặt
hàng trong nước sản xuất cũng phần nào đáp ứng nhu cầu trong nước. Chính vì vậy mà các
mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu vào nước ta giảm dần thay vào đó số lượng các mặt hàng
máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất lại tăng, do nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Cụ thể năm 2004, các mặt hàng nhập khẩu thực hiện thanh toán qua ngân
hàng có: nguyên vật liệu sản xuất như sắt, thép, nhựa, phân bón, xăng dầu chiếm tới 50%.
Các mặt hàng máy móc, thiết bị sản xuất chiếm 17%, hàng tiêu dùng chủ yếu là các mặt
hàng đồ điện gia dụng như máy bơm nước, tủ lạnh, điều hoà… chiếm 15%, thuốc cũng là
mặt hàng nhập khẩu nhiều (chiếm 5%) còn lại là các mặt hàng khác chiếm 13%.
Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng NK thanh toán băng PT TDCT tại Chi nhánh
3. Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Nó giúp cải thiện
cán cân thanh toán, góp phần phát triển đất nước. Vai trò của xuất khẩu đối với các NHTM
tại Việt Nam hiện nay cũng không kém phần quan trọng. Chính vì vậy mà các ngân hàng
đã không ngừng hoàn thiện mình, tìm cách thu hút khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu.
Nhìn chung, công tác thanh toán hàng xuất khẩu tại chi nhánh Đông Hà Nội trong thời
gian qua đã có kết quả đáng mừng mặc dù cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt.
Qua bảng số liệu sau ta thấy doanh số thanh toán xuất khẩu bằng phương thức TDCT
tại chi nhánh là rất thấp so với số lượng, doanh số mở L/C và thanh toán L/C nhập. Đây là
tình trang chung của các ngân hàng Việt Nam chứ không chỉ riêng NHNo Đông HN, vì
Việt Nam ta vẫn là nước nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu rất nhiều. Hơn
nữa các đơn vị có hàng xuất khẩu lớn là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng vì thiếu ngoại tệ để thanh toán
L/C hàng nhập.
Bảng 11: Khối lượng thông báo và thanh toán L/C xk
Đơn vị: USD
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2003, 2004 - phòng TTQT NHNo Đông Hà Nội
Qua 2 năm hoạt động tổng số thông báo L/C tại chi nhánh là 8 món với trị giá
344.267 USD. Thanh toán L/C xuất khẩu là 9 món với trị giá là 375.512 USD. Sở dĩ trị giá
thanh toán L/C xuất và thông báo L/C chênh lệch là do trong quá trình thanh toán các bên
giao dịch có thay đổi như người bán, người mua thay đổi hay người bán không đủ hàng….
Bảng 12: So sánh trị giá tăng giảm tuyệt đối và tương đối của L/C xuất khẩu
Đơn vị: USD
ChØ tiªu T¨ ng gi¶m so TrÞ gi¸
ví i 2003
% t¨ng gi¶m so
ví i 2003
120.090 224.177
115.070 260.442
N¨m 2004
TrÞ gi¸
N¨m 2003
Th«ng
b¸ o L/C
Thanh
to¸ n L/C
86,67%
126,33%
104.087
145.372
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2003, 2004 - phòng TTQT NHNo Đông Hà Nội
Cụ thể về tình hình thông báo L/C thì năm 2004 doanh số tăng 104.087 USD,
khoảng 86,67% so với 2003 khối lượng thông báo L/C năm 2004 cũng bằng 3 lần năm
2003.
Nếu xét yếu tố thời gian thì năm 2004 trung bình cứ 4 tháng chi nhánh thực hiện
được 2 thông báo L/C với trị giá khoảng 86.814 như vậy xét cả yếu tố thời gian thì số
lượng thông báo L/C của chi nhánh so với 2003 là không tăng nhưng về trị giá lại giảm
27,7%.
Từ phân tích trên có thể thấy qua số liệu giữa năm 2003 và 2004 thì doanh số thông
báo L/C tăng lên đáng kể nhưng thực chất tình hình hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu
2004 không được tốt bằng 2003 và giá trị của mỗi L/C thông báo qua chi nhánh giảm. Đây
là điều mà chi nhánh cần quan tâm và tìm cách khắc phục.
Về tình hình thanh toán L/C nhập thì năm 2004 doanh số tăng 145.372 USD vào
khoảng 126,33% So với 2003.
Thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng là Nga,
Nhật, Mỹ, Hàn Quốc trong đó Nga chiếm 27%; Nhật 20%, Hàn Quốc 10%, Trung Quốc
5% và các nước này chủ yếu nhập các mặt hàng nông sản thực phẩm như chè, cà phê
chiếm 18%, gạo 40%. Mặt hàng gia công chiếm 17%, đồ gỗ 10% còn lại là các mặt hàng
khác chiếm 15%.
Cơ cấu này được biểu hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ cơ cấu hàng XK thanh toán bằng phương thức TDCT tại Chi nhánh
4. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại NHNo
Đông Hà Nội:
4.1.Những kết quả đã đạt được:
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc chi nhánhNHNo%PTNT Đông Hà Nội từ khi mới
thành lập đến nay: Phòng TTQT là đầu mối tổ chức nghiệp vụ TTQT, các nghiệp vụ thu
hút ngoại tệ, trong hai năm qua phòng đã tích cực triển khai các công tác cần thiết một
cách đồng bộ, chú trọng phát triển nghiệp vụ TTQT. Từ những nỗ lực đó bộ phận TTQT
đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp một phần vào thành công chung của
NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Cụ thể hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đã đạt
được một số kết quả như sau.
4.1.1.Phí thu được từ dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT:
Trong hai năm 2003 – 2004, lợi ích mà dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT đã
đem lại cho NHNo&PTNT Đông HN không phải là nhỏ, góp phần tăng lợi nhuận cho toàn
chi nhánh. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thường chiếm hơn 80%
hoạt động thanh toán quốc tế chính vì vậy mà phí dịch vụ thu được thông qua hoạt động
này là rất lớn chiếm 80% – 85% trên tổng phí thu được thông qua hoạt động thanh toán
quốc tế.
Cụ thể, ta có thể thấy được tỷ trọng phí dịch vụ thu được theo phương thức tín dụng
chứng từ so với tổng phí thanh toán quốc tế mà NHNo Đông HN thu được trong hai năm
qua.
Bảng 13: Phí thu từ dịch vụ thanh toán TDCT so với tổng phí thu TTQT
Đơn vị: USD
Biểu đồ phí dịch vụ TTQT và TTQT theo phương thức TDCT (2003- 2004)
4.1.2.Dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT góp phần thúc đẩy hoạt động của các
bộ phận khác:
Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT khi thực hiện không chỉ đem lại lợi ích
cho NHNo Đông HN thông qua phí dịch vụ thu được mà nó còn tác động vào rất nhiều
hoạt động khác tại ngân hàng. Cụ thể, các doanh nghiệp mở L/C tại chi nhánh thường mua
ngoại tệ của chi nhánh để thanh toán cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài. Các doanh nghiệp
xuất khẩu thông qua chi nhánh thu tiền hàng về cũng bán ngoại tệ cho chi nhánh, chính vì
vậy mà hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của chi nhánh.
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh cũng phát triển hơn, khi các doanh nghiệp mở L/C,
thanh toán L/C thực hiện ký quỹ bằng vốn vay chi nhánh. Hay các doanh nghiệp xuất khẩu
thực hiện chiết khấu chứng từ tại chi nhánh.
4.1.3.Xây dựng được quy trình nghiệp vụ thanh toán:
- Để thống nhất quy trình nghiệp vụ TTQT trong toàn chi nhánh, NHNo&PTNT
Đông Hà Nội đã xây dựng văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ TTQT (số
470/NHNoĐHN/TTQT). Văn bản này không chỉ phù hợp với các quy định của toàn hệ
thống NHNo VN mà còn tạo ra sự thống nhất trong kỹ thuật nghiệp vụ cũng như luân
chuyển chứng từ giữa các bộ phận tại hội sở chi nhánh.
- Đối với các cán bộ phòng TTQT thì việc quy trình các bước tiến hành thanh toán,
các bước kiểm tra chứng từ, sửa chữa chứng từ, các mẫu đơn được quy định rõ ràng đã tạo
điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt công việc, tránh được những rủi ro, sai sót trong quá
trình thực hiện.
- Các khách hàng của chi nhánh khi thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT
cũng được các thanh toán viên cấp mẫu đơn với những lời giải thích tỉ mỉ cho từng điều
khoản. Do vậy khách hàng rất yên tâm khi làm việc với chi nhánh.
- Chứng từ của mỗi lần chuyển giao đều được lưu lại trong hồ sơ để tránh nhầm lẫn.
- Việc kiểm tra chứng từ do ngân hàng nước ngoài gửi đến đều được tiến hành kỹ
lưỡng, chính vì vậy mà đến nay vẫn chưa có sai sót nào đáng tiếc xảy ra.
- Việc thanh toán cho khách hàng cũng được tiến hành đầy đủ, đúng hạn do có sự
phối hợp chặt chẽ với kế toán ngoại tệ thanh toán quốc tế cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm
bảo yêu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo trạng thái ngoại tệ.
4.1.4.Tạo được niềm tin của khách hàng trong thanh toán đồng thời thu hút thêm
được những khách hàng mới:
Ngân hàng Đông HN là một ngân hàng mới được thành lập, hơn nữa lại nằm trong
địa bàn tập trung nhiều ngân hàng lớn cạnh tranh rất gay gắt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của
Ban giám đốc, cùng với sự nỗ lực của các cán bộ phòng TTQT. NHNo Đông HN đã dần
khẳng định mình, chú trọng công tác phục vụ khách hàng, tạo được niềm tin cho khách
hàng từ đó thu hút thêm được những khách hàng mới.
Thực tế cho thấy, thời gian đầu khách hàng thực hiện TTQT qua chi nhánh chủ yếu là
các khách hàng của chi nhánh Bà Triệu, hay những khách hàng cũ của các nhân viên từ Sở
giao dịch, chi nhánh khác chuyển đến. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm hoạt động đã có rất nhiều
khách hàng mới thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh. Nếu như trong năm
2003, thanh toán trên 100 L/C thì đến 2004 con số này đã là 1006 món. Sở dĩ đạt được như
vậy là do chi nhánh đã hoàn thành tốt công việc sau.
- Phục vụ tốt khách hàng truyền thống như: công ty XNK tổng hợp, công ty FPT,
tổng công ty lương thực miền Bắc…
- Các thanh toán viên không ngừng tìm kiếm thêm những khách hàng, đối tác mới,
thực hiện tốt công tác tiếp thị khách hàng.
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng những sản phẩm dịch vụ mới như, dịch vụ thanh
toán bằng thẻ thanh toán, dịch vụ chi trả kiều hối Western Union, dịch vụ bảo hiểm…
- Tăng cường đầu tư, nâng cấp kỹ thuật, công nghệ thông tin, triển khai thực hiện các
dự án hiện đại. Đổi mới không ngừng hoàn thiện chương trình quản lý, điều hành và quy
trình nghiệp vụ thanh toán.
- Thực hiện chiến lược thu hút tiền gửi, chiến lược cho vay linh hoạt phù hợp với
khách hàng.
4.1.5.Thực hiện tốt công tác tự đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ và hỗ
trợ cho các chi nhánh:
Các cán bộ TTQT của chi nhánh phần lớn đều mới thực hiện nghiệp vụ này. Để đảm
bảo tính an toàn, chất lượng của dịch vụ, chi nhánh đã đề cao công tác tự đào tạo, chấn
chỉnh việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chi nhánh đã đề cao công tác tự đào tạo, chấn
chỉnh việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, các quy định, văn bản của ngành, của
NHNo&PTNT Việt Nam cho các cán bộ để giảm thiểu các sai sót trong quá trình giao dịch.
Chi nhánh thường xuyên thảo luận, rút kinh nghiệm, trao đổi tài liệu tham khảo với
các cán bộ tại chi nhánh cấp II, hỗ trợ nhau thực hiện tốt công việc.
Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, phát huy vai trò của chi nhánh cấp I, được sự
chỉ đạo của Ban giám đốc, phòng TTQT thường xuyên có văn bản quy định hướng dẫn
thực hiện để đảm bảo sự thông suốt giữa hội sở và chi nhánh cấp II.
Phòng TTQT cũng đã tổ chức các buổi hội thảo về các chuyên đề khác nhau thuộc
TTQT cho cán bộ của các bộ phận liên quan của hội sở và chi nhánh để trao đổi các kiến
thức, nghiệp vụ mới mà phòng TTQT đã lĩnh hội được như: Hệ thống thanh toán của Hoa
Kỳ, tiêu chuẩn mẫu điện SWIFT trong thanh toán, các dịch vụ tài trợ hàng xuất khẩu…
4.1.6.Làm tốt công tác thanh toán quốc tế, giữ vững doanh số và khối lượng giao dịch:
Trong năm 2004, hoạt động TTQT đã tăng trưởng vượt bậc. Doanh số tăng cả trong
thanh toán hàng xuất lẫn nhập khẩu. Về hàng xuất từ chỗ không có giao dịch nào trong
năm 2003, đến 2004 đã có hơn 250.000 USD. Doanh số hàng nhập đạt hơn 44 triệu USD
tăng 653% so với năm 2003.
Không chỉ tăng mạnh về doanh số, khối lượng giao dịch trong năm 2004 cũng tăng
trưởng rất đáng khích lệ. Cụ thể từ hơn 100 L/C năm 2003 đã tăng lên 447 L/C nhập, 6
L/C xuất, thanh toán 500 L/C…
4.2. Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT:
Thiếu ngoại tệ phục vụ cho TTQT
Một hạn chế lớn nhất đối với NHNo Đông Hà Nội khi tiến hành hoạt động TTQT là
thiếu ngoại tệ, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi thanh toán qua NH buộc
chi nhánh phải mua ngoại tệ bên ngoài với giá cao, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh
tranh của NH.
Chi nhánh mới thành lập nên trình độ cán bộ kinh nghiệm còn hạn chế, uy tín chưa
cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của NH:
Với vị thế là một chi nhánh đóng địa bàn tại trung tâm là nơi tập trung nhiều ngân
hàng lớn kể cả trong và ngoài nước có lợi thế trong công nghệ ngân hàng tiên tiến, trình độ
nhân viên cũng như tiềm lực về tài chính. Các ngân hàng này có bề dày kinh nghiệm và
uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy trong 2 năm qua NHNo Đông Hà Nội đã nỗ
lực hết sức, tạo được niềm tin cho khách hàng và thu hút thêm một số khách hàng mới.
Nhưng khoảng thời gian này vẫn chưa đủ để NHNo Đông HN khẳng định mình một cách
rõ nét trên thị trường.
Hạn chế về sản phẩm, các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ phương thức TT TDCTchưa đa
dạng, ngay cả các loại L/C đăc biệt cũng ít được sử dụng :
Các dịch vụ thanh toán đang triển khai của Chi nhánh còn nghèo nàn so với một số
Chi nhánh khác trong hệ thống NHNo và so với các ngân hàng thương mại khác. Hoạt
động thanh toán quốc tế hiện nay của Chi nhánh mới chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực cơ bản,
còn nhiều dịch vụ chưa được triển khai như phát hành bảo lãnh nước ngoài, thanh toán
biên giới v.v… Trong lĩnh vực thanh toán biên giới, mặc dù Chi nhánh đã ký kết thoả
thuận về thanh toán biên giới với một số Chi nhánh khác ở vùng biên, nhưng hiện nay Chi
nhánh chưa tiếp cận được khách hàng có nhu cầu thanh toán biên giới, chưa tận dụng được
ưu thế về thanh toán biên giới của hệ thống NHNo.
Chưa có chính sách thu hút khách hàng cụ thể
Tuy thời gian qua số lượng khách hàng TTQT qua Ngân hàng có tăng nhưng con số
này vẫn còn ít so với thực lực của Ngân hàng. Khách hàng hiện nay đa số là khách hàng
thực hiện giao dịch nhập khẩu, chưa có chính sách ưu đãi thu hút khách hàng xuất khẩu
như giảm phí, đòi tiền nhanh, v.v…, chưa cạnh tranh được với Ngân hàng Ngoại thương
và các ngân hàng nước ngoài. Khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng do không thể đưa ra
các điều kiện cạnh tranh có lợi hơn các điều kiện mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
đang được hưởng. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển nghiệp vụ TTQT
tại chi nhánh.
Đội ngũ cán bộ còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng:
Riêng về mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hiện tại Chi nhánh có 9 cán bộ đảm
nhiệm mảng nghiệp vụ này (kể cả cán bộ ở Chi nhánh trực thuộc). Tuy nhiên, số cán bộ
được đào tạo chính thức về nghiệp vụ ngân hàng và hoạt động ngoại thương chỉ chiếm
50% số cán bộ, còn lại các cán bộ khác mới chỉ có điều kiện tham gia các lớp học nghiệp
vụ ngắn hạn, chủ yếu vẫn là tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trình độ ngoại ngữ của một
số cán bộ cũng còn hạn chế.
Ngoài ra, khả năng tư vấn của cán bộ Chi nhánh cho khách hàng về hoạt động thanh
toán quốc tế còn hạn chế, nhất là ở các bộ phận không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ (Kế
toán, Tín dụng, Kế hoạch v.v…).
4.3. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan:.
4.3.1.Những nguyên nhân khách quan:
- Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói
riêng còn thiếu, bất cập. Các văn bản pháp lý hiện hành còn chồng chéo, hiệu lực pháp lý
chưa cao, nhiều quy định thiếu tính tổng quát, dẫn đến tình trạng “ vừa thiếu, vừa thừa ”,
không đủ linh hoạt để thích nghi với tính đa dạng phong phú của các giao dịch thực tiễn.
Về giao dịch TDCT các quốc gia đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định
trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến tính đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của
nước họ. Nước ta hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập
khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế.
- Việt Nam vẫn chưa có các cơ quan làm công tác thu thập thông tin, dự báo sớm
những rủi ro có thể xảy ra, hay cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và các ngân hàng
thương mại. Có thể thấy rõ điều này ngay trong NHNo Đông HN, hiện tại mặt hàng phân
bón đang khan hiếm trên thị trường, NHNo Đông HN có thể tìm các đối tác nước ngoài có
hàng thì sẽ giúp ngân hàng lôi kéo được các khách hàng thanh toán qua ngân hàng. Tuy
nhiên, việc tìm được những bạn hàng có uy tín, NHNo Đông HN hiểu rõ là rất hiếm và gần
như là không có. Trong khi cũng có rất nhiều công ty cũng muốn bán mặt hàng này nhưng
ngân hàng không giám làm vì thiếu thông tin về họ.
- Cán cân vãng lai là cán cân thương mại quốc tế còn thâm hụt dẫn đến mất cân đối
giữa cung và cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của NHNo VN dành
đáp ứng nhu cầu cho hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh.
- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt, có rất nhiều ngân hàng nước
ngoài, họ am hiểu về hoạt động TTQT hơn, quy mô hoạt động lớn hơn
- Sự am hiểu của khách hàng khi tham gia vào hoạt động TTQT còn rất thấp. Đôi khi
sự thiếu am hiểu này dễ phát sinh rủi ro, tạo khó khăn cho các cán bộ làm công tác thanh
toán, họ phải giải thích, hướng dẫn cặn kẽ cho khách hàng. Theo số liệu của phòng
Thương mại và công nghiệp Việt Nam, có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ
chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và TTQT trong khi 80 – 85% số doanh
nghiệp đó tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu. Ngay cả ở
các ngân hàng thương mại, số cán bộ thông thạo quy tắc TTQT và ngoại ngữ (tiếng Anh)
cũng không phải nhiều.
4.3.2. Những nguyên nhân chủ quan:
Hạn chế về công nghệ
Hiện nay Chi nhánh vẫn đang áp dụng hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng
theo kiểu cũ, do đó ngoài hoạt động kế toán và quản lý điện SWIFT trong thanh toán quốc
tế, thì các hoạt động nghiệp vụ khác đều thực hiện và quản lý thủ công. Trong thời gian
đầu hoạt động, mạng kế toán cũng chưa hoàn thiện, hay phát sinh trục trặc làm ảnh hưởng
đến hoạt động của các bộ phận cũng như của khách hàng. Thời gian đầu, Chi nhánh chưa
triển khai nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng và chuyển tiền điện tử, do đó việc lựa chọn
phương thức thanh toán thuận tiện cho khách hàng và ngân hàng cũng rất hạn chế.
Bên cạnh đó, công cụ lao động phục vụ hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội.pdf