Tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động marketing của Công ty TNHH Minh Tiến: Luận văn
Thực trạng hoạt động
marketing của Công ty
TNHH Minh Tiến
Lời mở đầu
Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát triển, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao. Nhu cầu về hàng hoá cũng phong phú, đa dạng và
phức tạp hơn. Cách ăn mặc, tiêu dùng sản phẩm cũng có sự phân biệt rõ rệt
theo mục đích sử dụng, tính chất công việc, trình độ, nghề nghiệp…Đặc biệt
là sự tiện lợi của nó trong tiêu dùng. Với những điều kiện thuận lợi về tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào và không đòi hỏi trình độ quá
cao là cơ hội cho ngành dệt may và dày da nước ta phát triển trong nhiều năm
trở lại đây và đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhiều nước
quốc tế. Hàng năm các khoản thuế do lĩnh vực này đem lại chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách nhà nước, trong đó cũng có một phần đóng góp của công ty
TNHH Minh Tiến thương hiệu “Miti”. Sản phẩm chính của công ty là các mặt
hàng: túi xách, cặp công sở, cặp học sinh, balo du lịch, vali phục vụ nhu cầu
c...
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động marketing của Công ty TNHH Minh Tiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng hoạt động
marketing của Công ty
TNHH Minh Tiến
Lời mở đầu
Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát triển, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao. Nhu cầu về hàng hoá cũng phong phú, đa dạng và
phức tạp hơn. Cách ăn mặc, tiêu dùng sản phẩm cũng có sự phân biệt rõ rệt
theo mục đích sử dụng, tính chất công việc, trình độ, nghề nghiệp…Đặc biệt
là sự tiện lợi của nó trong tiêu dùng. Với những điều kiện thuận lợi về tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào và không đòi hỏi trình độ quá
cao là cơ hội cho ngành dệt may và dày da nước ta phát triển trong nhiều năm
trở lại đây và đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhiều nước
quốc tế. Hàng năm các khoản thuế do lĩnh vực này đem lại chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách nhà nước, trong đó cũng có một phần đóng góp của công ty
TNHH Minh Tiến thương hiệu “Miti”. Sản phẩm chính của công ty là các mặt
hàng: túi xách, cặp công sở, cặp học sinh, balo du lịch, vali phục vụ nhu cầu
của đông đảo khách hàng trên cả nước. Với nhiều cố gắng trong việc sáng tạo
ra các mẫu sản phẩm khác nhau trong nhiều năm qua sản phẩm của công ty đã
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả nước về thẩm mỹ và công dụng.
Những chiếc cặp, túi.. với các ngăn kích cỡ khác nhau là nơi để đồ lý tưởng
theo cách sắp xếp các tài liệu, đồ dùng của khách hàng trong công việc hàng
ngày đồng thời tạo sự tiện lợi, lịch sự và năng động trong phong cách. Tuy
vậy xong vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn xung quanh lĩnh vực này như
chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, nguồn nguyên liệu
vẫn phải nhập ngoại, bộ máy và phong cách quản lý còn nhiều bất cập… Do
vậy mà lý do em chọn cơ sở thực tập tại công ty TNHH Minh Tiến chi nhánh
miền Bắc là nhằm tìm hiểu thêm thực trạng, nguyên nhân của một vài sự yếu
kém để từ đó có thể có một vài kiến nghị, giải pháp nào đó góp phần nâng cao
hơn nữa vị thế cạnh tranh của ngành hàng tiềm năng này trên thị trường.
Trước khi đi vào việc tìm ra vấn đề cần giải quyết tại cơ sở thực tập thì
cần phải tìm hiểu khái quát chung về tình hình lĩnh vực kinh doanh của công
ty, vị thế của công ty, các chính sách nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của
công ty. Do vậy mục đích của báo cáo tổng hợp này là nhằm cụ thể hoá thực
tế hoạt động của công ty đã làm trong thời gian qua cũng như những thành
tựu đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để từ đó tìm ra
hướng đi tốt hơn trong tương lai cho doanh nghiệp. Thực trạng chung của
công ty TNHH Minh Tiến trong thời gian qua đã có những bước tiến điển
hình như: mở rộng thêm nhiều chủng loại sản phẩm mới hướng tới khách
hàng mục tiêu cụ thể hơn và đi sâu nghiên cứu nhóm khách hàng đó. Doanh
thu và tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng khá. Đời
sống của công nhân viên được cải thiện và đặc biệt công ty rất chú trọng đến
hoạt động mở rộng quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, xây dựng, phát
triển và bảo vệ thương hiệu của mình.
Mục tiêu mà em đặt ra trong đợt thực tập này là: thông qua thực tế tại
cơ sở thực tập thì những kiến thức mà em đã được học trong nhà trường sẽ
được vận dụng tốt. Thông qua môi trường làm việc thực tế em sẽ rèn luyện
được cho bản thân những tác phong nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, năng lực
nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là khả năng làm việc độc lập cũng như những
kỹ năng làm việc nhóm sao cho đạt hiệu quả nhất để khi ra trường sẽ nhanh
chóng hoà đồng, nắm bắt được công việc.
I Khái quát về doanh nghiệp
1. Khái quát chung
Tên công ty bằng tiếng Việt : Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến
Tên giao dịch quốc tế : Miti co.,ltd
Tên viết tắt : Công ty TNHH Minh Tiến
Địa chỉ trụ Sở chính : 155 Dạ Nam, Phường 3, Quận 8, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 088569114
Fax: 088511397
Email : miti@hcm.vnn.vn
Website : WWW.miti.com.vn
Số đăng ký kinh doanh :4102001226
Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh :Sở kế hoạch đầu tư TP Hồ Chí Minh
Mã số thuế : 0302009577
Tài khoản : 0071000583204 tại ngân hàng ngoại thương- chi nhánh TP Hồ
Chí Minh
Ngày đăng ký :
Đăng ký lần đầu : 1/6/2000
Đăng lý lần 2 : 9/3/2005
Chi nhánh miền Trung : 191 Lê Duẩn- TP Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Bắc : 58 Ngọc Khánh- Ba Đình- Hà Nội
Điện thoại : 04.8316777
Fax : 04.8316777
Do ông Nguyễn Văn Quý - Giám đốc chi nhánh Miền Bắclàm đại diện.
2. Quá trình hình thành và phát triển
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặc quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nền kinh tế chỉ
thực sự chuyển mình trong những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX. Khi đại
hội VII của Đảng đi vào cuộc sống. Với những đường lối đúng đắn " phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN hoạt động theo cơ
chế thị trường" đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển phá vỡ thế
độc quyền của hai thành phần kinh tế là thành phần kinh tế nhà nước và thành
phần kinh tế tập thể, thêm vào đó là các thành phần kinh tế mới trong đó có
thành phần kinh tế tư nhân. Đó là cơ sở quan trọng để thành phần kinh tế này
phát triển nhanh chóng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế. Hoà cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, hơn 10 năm qua cơ sở may
túi xách Minh Tiến đi lên từ một cơ sở sản xuất nhỏ theo kiểu gia đình với
những sản phẩm chủ yếu là những chiếc túi xách tay đơn giản. Khi cơ sở ngày
càng làm ăn có hiệu quả và sản phẩm càng được người tiêu dùng ưa chuộng
thì người đứng đầu cơ sở đã nghĩ tới việc mở rộng loại hình kinh doanh và đa
dạng thêm chủng loại sản phẩm.
Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến ra đời theo quyết định số
4102001226 ngày 1 tháng 6 năm 2000 do sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ
Chí Minh cấp. Số vốn điều lệ ban đầu là 800.000.000 đồng và công ty quyết
định mở rộng thêm chủng loại sản phẩm như : cặp học sinh, balo, túi du lịch,
catap, vali...Từ đó đến nay trải qua bảy năm đổi mới và phát triển, công ty đã
đạt được những thành tựu vượt bậc như sản phẩm đã được người tiêu dùng
trong cả nước tín nhiệm và tạo được vị thế nhất định trên thị trường.
Đến nay công ty đã tăng vốn điều lệ lên 6.000.000.000 đồng và đã
trang bị được nhiều máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực
sản xuất và đời sống của công nhân viên trong công ty được ổn định.
Để đạt được những thành công đó công ty đã trải qua một qúa trình nỗ
lực không ngừng vươn lên cải tiến đổi mới sản phẩm cho phù hợp với đặc
điểm nhu cầu khách hàng. Đặc biệt là trong những năm từ 2001 đến nay ;
thương hiệu “Miti” của công ty may túi xách Minh Tiến đã trở thành một
thương hiệu 6 năm liền được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao (2001->2007).
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm hai giai
đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ 1990->2000
Giai đoạn này Miti mới chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ thủ công theo
kiểu hộ gia đình nên có nhiều khó khăn do nhà xưởng chưa hoàn chỉnh, thiết
bị lắp đặt chưa đồng bộ, nhiều khâu còn thủ công. Số máy móc ban đầu chỉ là
vài cái máy khâu, máy cắt... thông thường. Nhiều nguyên liệu ban đầu chỉ là
sợi vải, cước ...thô sơ và sản phẩm chủ yếu là những chiếc túi xách tay đơn
giản.
Lực lượng lao động mới chỉ có vài chục người với trình độ tay nghề
hạn chế, thiếu đội ngũ kĩ thuật. Mặc dù vậy Minh Tiến vẫn không ngừng
vươn lên theo sự phát triển của đất nước. Trong những năm sau đó công ty đã
đạt được những thành tựu vượt trội về mọi mặt.
- Giai đoạn 2: Từ 2000-> nay
Từ những năm 2000, khi nền kinh tế nước ta ngày càng mở cửa rộng
rãi với những chính sách thông thoáng hơn cho các doanh ngiệp nhỏ và vừa
thì trong giai đoạn này cơ sở may Minh Tiến cùng dần đi vào ổn định và có
những bước phát triển mới với những mục tiêu và định hướng phát triển cao
hơn. Trong đó có những mốc đánh dấu quan trọng không thể phủ nhận đó là :
Năm 2000 doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một công ty TNHH hai
thành viên trở lên với số vốn điều lệ ban đầu là 800.000.000 đồng lấy tên là
công ty TNHH may túi xách Minh Tiến. Đến nay công ty đã tăng vốn điều lệ
lên 6.000.000.000 đồng.
Quy mô doanh nghiệp hiện nay tăng lên 4 dây chuyền may là:
Dây chuyền may valy
Dây chuyền may cặp công sở, cặp học sinh
Dây chuyền may balô học sinh, balo du lịch
Dây chuyền may túi thời trang
Đội ngũ công nhân viên hiện nay của doanh nghiệp là 386 người được
chuyên môn hoá theo từng công đoạn của dây chuyền. Đặc biệt là có đội ngũ
kĩ thuật vận hành, kiểm tra máy móc, thiết bị ngày càng được nâng cao tay
nghề và năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng với những
sản phẩm có chất lượng cao hơn. Đời sống của các anh chị em công nhân
cũng được cải thiện theo. Thu nhập bình quân một người hàng tháng từ
800.000 đồng->4.000.000đồng tuỳ theo tay nghề và trình độ đã đảm bảo ổn
định chất lượng cuộc sống cho họ yên tâm làm việc.
Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, họ không chỉ ăn no,
mặc ấm mà giờ đây họ đã biết làm đẹp hơn cho bản thân bằng các loại sản
phẩm khác nhau. Việc tiêu dùng sản phẩm là cách mà họ thể hiện đẳng cấp,
phong cách, cá tính của mình. Nắm bắt xu thế đó công ty đã bắt đầu chú ý tới
những nhu cầu, sở thích, mong muốn của từng đối tượng khách hàng và từ đó
đa dạng thêm nhiều mặt hàng mới với những kiểu dáng mẫu mã mới không
ngừng được cải tiến.
Tuy nhiên khi cơ chế mở cửa thông thoáng hơn, điều kiện kinh doanh
dễ dàng hơn thì lại có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường. Để
cạnh tranh được Minh Tiến đã đi sâu vào nghiên cứu thị trường hơn và định
rõ vị thế sản phẩm của mình, tập trung vào phân khúc và lựa chọn nhóm
khách hàng mục tiêu của mình cụ thể hơn. Nhờ vậy mà đến nay Minh Tiến
không chỉ sản xuất một mặt hàng túi xách mà đã mở rộng ra nhiều loại sản
phẩm khác nhau như: valy, cặp học sinh, túi du lịch, balo...và với mỗi loại sản
phẩm đó được phân chia tập trung vào một vài nhóm khách hàng mục tiêu
nhất định như:
+ Túi xách dành cho giới trẻ, túi kiểu văn phòng dành cho nhân viên đi
làm hàng ngày phổ biến là mẫu túi vuông hay chữ nhật với chất liệu simili giả
hay vải có gắn thêm các hình thú vật dễ thương với giá phù hợp.
+ Balo và cặp sách giành cho học sinh cấp I, cấp II với nhiều ngăn, kiểu
dáng phong phú với nhiều hình hoạ nhân vật hoạt hình, chuyện tranh đang
được các bạn nhỏ yêu thích.
+ Valy, catap là những sản phẩm chủ yếu giành cho người đi du lịch,
công tác...với những tính năng phù hợp với tính chất công việc.
+ Balo và túi du lịch với nhiều kích cỡ, kiểu dáng phù hợp với địa hình,
địa điểm du lịch như có loại kéo, xách hoặc đeo rất tiện lợi cho mọi thành
viên trong gia đình.
Khi đã xác định được vị thế nhất định trên thị trường. Sản phẩm đã bắt
đầu được người tiêu dùng tín nhiệm, Minh Tiến đã bắt đầu nghĩ tới việc xây
dựng thương hiệu cho mình. Năm 2001 thương hiệu "Miti" của công ty may
túi xách Minh Tiến ra đời là thương hiệu đầu tiên cho các sản phẩm túi xách
đã đánh dấu một bước đi đúng dắn hợp xu thế phát triển của đất nước và thế
giới. Trong xu thế mở cửa với sự tràn ứ của hàng hoá gây không ít khó khăn
cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hoá thì việc xậy dựng thương
hiệu và định vị sản phẩm hướng tới một nhóm khách hàng cùng với những
cam kết mà doanh nghiệp giành cho khách hàng đó là một hướng đi đúng.
Các sản phẩm mang thương hiệu "Miti"đều có gắn các họa tiết thời
trang, logo và được bảo hành cho từng loại sản phẩm. Các loại cặp học sinh,
balo thường được bảo hành 1 năm, còn các sản phẩm vali thường được bảo
hành 3 năm.
Không chỉ tập trung vào việc cải tiến kiểu dáng, mẫu mã mà doanh
nghiệp còn tìm cách thay đổi chất liệu làm ra sản phẩm phù hợp từng khách
hàng. Mùa tựu trường năm 2004 Miti đã tung ra thị trường dòng sản phẩm
cặp siêu nhẹ được sản xuất theo công nghệ riêng. Cặp siêu nhẹ Miti có nhiều
tính năng mới mẻ tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác cùng loại trên thị
trường giúp các em học sinh nhất là ở độ tuổi tiểu học mang vác sách vở đến
trường hàng ngày nhẹ nhõm hơn. Cũng trong thời gian này Miti còn sản xuất
các loại vali, túi xách có cần kéo mang thương hiệu Miti tăng tính tiện nghi
cho người sử dụng với các bánh xe quayđược 3600. Cần kéo của các Vali đảm
bảo độ chịu lực lên đến 50kg/cm2. Túi xách, valy du lịch có các bộ gồm nhiều
cỡ lớn nhỏ khác nhau để các thành viên gia đình có thể chọn theo ý thích.
Với từng bước đổi mới không ngừng với những sáng tạo nhằm làm
thoả mãn nhu cầu khách hàng đến nay Miti đã có một chỗ đứng vững chắc
trong tâm trí người tiêu dùng trong cả nước và đang từng bước đặt ra các mục
tiêu cao hơn nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển với bên ngoài nhằm
từng bước vươn ra thị trường thế giới.
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng túi xách, balo, catap, túi du lịch, vali...Vì
vậy nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của công ty là sản xuất ra nhiều sản
phẩm, hàng hoá chất lượng cao để phục vụ khách hàng, tạo lợi nhuận cho
doanh nghiệp, và đảm bảo đời sống cho anh chị em công nhân trong công ty.
3.1. Chức năng của công ty:
- Công ty TNHH Minh Tiến được xuất hiện nhằm thoả mãn khách
hàng người tiêu dùng về nhu cầu các sản phẩm túi xách, balo, catap, valy, túi
du lịch, cặp học sinh....Là cầu nối giữa những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng
với những mong muốn cao hơn, tiện lợi hơn về một phong cách, cá tính của
khách hàng được thể hiện qua sản phẩm. Để thực hiện chức năng này các
công ty may nói chung và công ty TNHH may túi xách Minh Tiến nói riêng
đều tiến hành hoạt động trên các lĩnh vực như: Sản xuất và phân phối các mặt
hàng, nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình, kế hoạch, quảng cáo
khuếch trương sản phẩm tới người tiêu dùng...
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu để gia công,
sản xuất các sản phẩm.
- Tạo nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo tự trang trải chi phí, đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị luôn phát triển và đứng vững
trên thương trường.
- Tạo ra nguồn thu, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước thông qua
việc nộp thuế như: Thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
3.2. Nhiệm vụ của công ty
Công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi
trường chính trị, pháp luật của một nhà nước vì vậy công ty phải thực hiện
đầy đủ những nhiệm vụ của mình là :
- Nộp các khoản thuế theo quy định của nhà nước, góp phần tăng thêm
ngân sách cho nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo pháp luật hiện
hành của nhà nước và theo hướng dẫn của bộ thương mại nhằm thực hiện tốt
các mục tiêu đề ra.
Khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên thì đó là điều kiện đảm bảo sự
chắc chắn phát triển ổn định và vững chắc của Công ty trong tương lai.
4. Các nguồn lực kinh doanh của của doanh nghiệp.
4.1 Về lao động
Mỗi một công ty đều phải có một bộ máy cơ cầu tổ chức nhất định sao
cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô, điều kiện và chức năng kinh
doanh của mình. Cơ cấu tổ chức của công ty may túi xách Minh Tiến có quy
mô trung bình được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc
Phó giám
đốc
Khối sản
xuất
Khối văn
phòng
Phòng
thiết
kế
Phòng
cắt
Chuyền
may
Phòng
hoàn
tất
Phòng
KCS
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
nhân
sự
Phòng
điều
hành
sản
xuất
Phòng
tài
chính-
kế
toán
Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Hội đồng
thành viên
Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu công ty, lãnh đạo và quản lý công ty về
mọi mặt công tác, đảm bảo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của công ty.
Là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về mọi hoạt động của
công ty, đại diện cho công ty trong giao dịch, trong sản xuất kinh doanh và
đối tác bạn hàng. Đồng thời quyết định phương hướng kinh doanh, phương
án, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Giám đốc được quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyết định giá bán của
sản phẩm hàng hoá, cũng như giá nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh, quyết định các khoản chiết khấu giảm giá cho khách hàng
mua hàng, ngoài ra còn có quyền tuyển dụng, bố trí, phân công lao động đưa
ra các chính sách khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm hay miễn nhiệm các thành
viên khác trong công ty ...
+ Tổ chức bộ máy điều hành để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Phó giám đốc
Là người hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý công ty, được phân
công hoặc uỷ quyền giải quyết một số công việc của Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được phân công hoặc uỷ quyền đó. Các
Phó giám đốc luôn phải làm đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình để vận
hành các phòng ban hoạt động một cách có hiệu quả. Trực tiếp chỉ đạo hoạt
động kinh doanh của công ty khi giám đốc vắng mặt.
Ngoài Giám đốc và Phó giám đốc, có thể chia cơ cấu của công ty
thành: Khối sản xuất và khối văn phòng.
- Khối sản xuất: bao gồm các phòng ban:
+ Phòng thiết kế: Bao gồm các thành viên phụ trách thiết kế các mẫu
theo các ý tưởng đưa ra được tập hợp từ các kết quả nghiên cứu của phòng thị
trường. Các mẫu thiết kế phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như quy cách
của sản phẩm. Đặc biệt phải làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.
+ Phòng cắt: Cắt là khâu tiếp theo sau khi các mẫu được phòng thiết kế
hoàn tất, có nhiệm vụ vẽ và cắt vải, nguyên liệu theo các mẫu đã được thiết
kế. Với những đường cắt cơ bản thì sẽ do máy đảm nhiệm, tuy nhiên cũng có
một vài chi tiết phức tạp, cầu kỳ thì không thể dùng máy và phải làm thủ công
bằng tay để đảm bảo tính thẩm mỹ.
+Chuyền may:
Gồm 4 dây chuyền may: túi xách, valy,cặp học sinh, catap. Các sản
phẩm sau khi được cắt sẽ chuyển qua dây chuyền may. Trong dây chuyền
này cũng được phân chia thành nhiều bộ phận chuyên môn hoá như: May
quai, may thân, may khoá...Sau khâu này sẽ cho ra sản phẩm về cơ bản.
+ Phòng hoàn tất.
Gồm các công đoạn cuối cùng để hoàn tất sản phẩm như: Nhặt chỉ, lắp
khoá, trang trí các hoạ tiết,.... Đến đây sản phẩm đã được hoàn chỉnh.
+ Phòng KCS
Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm duyệt các sản phẩm theo đúng quy cách,
chất lượng, mẫu mã... đã đề ra theo những thiết kế, tiêu chuẩn ban đầu.
+ Phòng kỹ thuật.
Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì máy móc và các vấn đề liên quan đến
máy móc, kỹ thuật.
- Khối văn phòng: Bao gồm các phòng ban:
+ Phòng nhân sự.
Có chức năng theo dõi các biến động về nhân sự, có sự điều chỉnh nhân
sự theo yêu cầu của sản xuất. Theo dõi việc thực hiện kỷ luật, quy định của
công nhân và các nhân viên trong công ty. Từ đó có bảng tính lương nộp cho
phòng tài chính, kế toán. Phòng nhân sự cũng là nơi lắm giữ các thông tin, hồ
sơ của công nhân và nhân viên trong công ty.
+ Phòng điều hành sản xuất.
Phòng này có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hàng ngày, tuần, tháng
và giao cho các bộ phận, công đoạn. Theo dõi và nghiệm thu kết quả của các
bộ phận đó.
+ Phòng tài chính-kế toán.
Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn vốn của công
ty có hiệu quả. Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán của công ty,
lập các chứng từ, ghi sổ sách kế toán, lên báo cáo tài chính theo quy định của
Nhà nước và những quy định riêng của công ty. Ngoài ra, phòng kế toán còn
phải lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán của công ty theo đúng thời
hạn được Nhà nước quy định hay do yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
+ Phòng thị trường.
Có chức năng xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và lập kế hoạch
kinh doanh. Tổ chức các hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. tiếp nhận, xử
lý, quản lý thông tin từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh. Triển khai
nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin thị trường, phục vụ chiến lược kinh
doanh. Đặc biệt là chức năng xây dựng và quản lý thương hiệu.
Với bộ máy phân công lao động như trên thì số lượng công nhân viên
hiện có trong công ty là 386 người. Trong đó phân theo các tiêu thức khác
nhau được thể hiện qua bảng:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị : Người
Stt Chỉ tiêu phân
loại
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Theo Cơ cấu
LĐ trực tiếp 242 86,74 267 86,41 341 88,34
LĐ gián tiếp 37 13,26 42 13,59 45 11,66
2 Theo trình độ
Đại học 15 5,38 22 7,12 31 8,42
CĐ và TCấp 45 16,13 56 18,12 74 19,17
Phổ thông 219 78,49 231 74,76 281 72,41
3 Theo giới tính
Nam 78 27,96 92 29,77 145 37,56
Nữ 201 72,04 217 70,23 241 62,41
Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Minh Tiến
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy cơ cấu lao động của công ty có
những đặc điểm sau:
Số lượng lao động của doanh nghiệp qua các năm đều tăng ở cả lao
động trực tiếp, gián tiếp cũng như ở tất cả các trình độ, giới tính với mức tăng
tương đối đồng đều và ổn định. Nguyên nhân của mức tăng trên là trong một
vài năm gần đây tình hình sản xuất của công ty đã đi vào ổn định và các biến
động từ môi trường vĩ mô ít ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của công ty.
Tuy nhiên mức tăng này vẫn có sự khác nhau trong từngchỉ tiêu cơ cấu.
+ Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp năm 2005 tăng so với năm
2004 là sấp xỉ nhau nên tỷ lệ giữa hai loại lao động này trong hai năm đó là
tương đối không đổi. Số lượng lao động gián tiếp năm 2005 tăng là do trong
thời gian này công ty chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu
nên cần tuyển nhiều nhân viên hoạt động thị trường hơn. Sang năm 2006 thì
lại có một chút thay đổi đó là số lượng thì vẫn tăng và lao động trực tiếp tăng
nhiều hơn nhưng tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên và giảm tỷ lệ lao động gián
tiếp. Điều này là do lúc này cơ cấu bộ máy văn phòng của công ty đã đi vào
ổn định nên không nhất thiết phải tăng bộ phận này. Mức tăng của lao động
trực tiếp lớn hơn mức tăng của lao động gián tiếp là hợp lý. Điều này sẽ giúp
cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí tiền lương cho lao động
gián tiếp đồng thời nâng cao năng lực sản xuất hoạt động của doanh nghiệp.
+ Theo trình độ : Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự chênh lệch rất lớn
trong tỷ lệ trình độ lao động trong công ty. Đó là sự chiếm đa số của lao động
có trình độ phổ thông. Lý giải cho sự chênh lệch này đó là do doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may, gia công nên tính chất công việc
không đòi hỏi nhiều đến trình độ cao. Hầu hết những người có trình độ cao
đều là những lao động gián tiếp làm việc trong các văn phòng là chủ yếu và là
đội ngũ quản lý công ty. Ngoài ra những nhân viên kỹ thuật sửa chữa, bảo
trì... máy móc cũng phải là người có trình độ. Còn lại hầu hết lao động trình
độ phổ thông đều là những công nhân làm việc trong các nhà máy phân
xưởng sản xuất.
Lực lượng lao động phân theo trình độ qua các năm đều tăng ở mức độ
tương đối đồng đều từ 1->2% và lực lượng lao động ngày càng tăng chứng tỏ
trong quá trình làm việc công ty có tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho
công nhân viên.
+ Lực lượng lao động phân theo giới tính cũng có sự chênh lệch rất lớn
giữa nam và nữ. Số lượng lao động nữ trong công ty chiếm tỷ lệ lớn gấp hơn
hai lần so với lực lượng lao động nam. Trong các năm sau lại có sự chuyển
dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ lệ lao động nam và giảm tỷ lệ lao động nữ.
Điều này có thể là do trong những năm gần đây công ty đã nhập thêm nhiều
dây chuyền công nghệ mới đòi hỏi công nhân phải có sức khoẻ nhanh nhạy
khi làm việc với dây chuyền máy móc và có sự thay đổi một số công việc từ
thủ công sang máy móc.
Với cơ cấu lao động đó là tương đối phù hợp với tính chất công việc và
bộ máy tổ chức của công ty. Năng lực sản xuất của công ty trong những năm
qua là tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên một phần có thể là do
công ty có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích làm việc lên các anh chị
em đã gắn bó với công ty, ít có tình trạng bỏ việc .
4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc thiết bị, cơ sở
hạ tầng kinh doanh.
Hiện nay doanh nghiệp có hai nhà xưởng sản xuất lớn đó là: Nhà
xưởng I ở D8/46 ấp Hưng Long-Bình Chánh- TP Hồ Chí Minh. Đây là nhà
xưởng chính lớn đầu tiên của doanh nghiệp với bốn dây chuyền may vali, túi
xách, cặp học sinh, balo. Xưởng thứ II mới được xây dựng và đang hoàn
thành ở Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện nay xưởng này đang trong giai đoạn xây
dựng và hoàn thành nên mới chỉ có hai dây chuyền may cặp học sinh và túi
xách. Ở các xưởng này đều được trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động bảo vệ
cho công nhân như gang tay, khẩu trang, hệ thống điện, quạt, nước…và nhiều
thiết bị khác.
Tại các văn phòng làm việc đều được trang bị các dụng cụ làm việc cho
mỗi nhân viên. Cụ thể ở văn phòng chi nhánh Miền Bắc tại Hà Nội có:
4 máy điện thoại cố định
2 máy fax
6 máy tính có nối mạng
6 bàn làm việc
2 tủ lưu trữ hồ sơ
1 két sắt
1 máy in
1 bộ bàn ghế tiếp khách
2 xe chở hàng
Và nhiều vật dụng khác
Với cơ sở vật chất như vậy trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ cố gắng
hoàn thiện hơn nữa để tạo môi trường làm việc tôt nhất và nâng cao năng lực
sản xuất của công ty đáp ứng nhu cầu khách hàng.
4.3 Nguồn lực tài chính của công ty:
Dựa vào bảng báo cáo tài chính của công ty qua các năm ta có thể thấy
được nguồn lực tài chính của công ty thể hiện qua bảng sau :
Bảng 3: Nguồn lực tài chính của công ty:
Đơn vị tính: VNĐ
Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng nguồn vốn 20.107.788.649 23.255.396.566 25.601.784.350
2 Vốn cố định 12.134.220.896 14.865.785.439 16.46.129.452
3 Vốn lưu động 7.973.567.753 8.389.611.127 9.132.654.898
4 Vốn chủ sở hữu 8.954.431.962 12.543.916.633 13.676.332.554
Vốn vay 11.153.356.687 10.711.479.933 11925451796
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu nguồn lực tài chính của công ty có một số
đặcđiểm sau:
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đều tăng qua các năm tăng đều ở
mức 12->16%. Mức tăng này là đáng mừng nhưng chưa cao.
- Cả vốn lưu động và vốn cố định ở các năm sau đều tăng so với các
năm trước nhưng mức độ có sự khác nhau, đó là mức tăng của vốn cố định
hàng năm đều tăng nhiều hơn so với mức tăng của vốn lưu động từ 1->2 tỷ.
Năm 2005 mức tăng của vốn cố định là xấp xỉ 2,73 tỷ(22,5%) còn mức tăng
của vốn lưu động xấp xỉ 400 triệu(5%) so với năm 2004. Năm 2006 mức tăng
của vốn cố định là 1,6 tỷ (10,76%) còn mức tăng của vốn vốn lưu động là 700
triệu(8,3%) so với năm 2005.
Sự tăng lên của vốn cố định hàng năm là do trong các năm sau công ty
đã nhập thêm các dây chuyền mới và nâng cao chất lượng của các dây chuyền
cũ. Điều này là đáng mừng vì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn ngày càng có
hiệu quả.
Sự tăng lên của vốn lưu động có thể là do tiền mặt, khoản phải thu hay
hàng tồn kho tăng. Tuy nhiên mức tăng này không lớn lắm và có thể chấp
nhận được nếu đó là tiền mặt vì chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của doanh
nghiệp tốt và sẽ làm tăng khả năng thanh toán, chi trả, hỗ trợ phân phối... của
doanh nghiệp, còn nếu do hàng tồn kho thì nên xem xét lại.
Xét cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay: Có sự thay đổi trong cơ cấu
vốn chủ sở hữu và vốn vay trong các năm sau đó. Năm 2004 lượng vốn vay
lớn hơn vốn CSH, sang năm 2005,2006 thì cả vốn CSH và vốn vay đều tăng
nhưng lượng vốn CSH đã tăng và vượt mức vốn vay tức là trong các năm sau
tỷ lệ nợ/ vốn CSH giảm chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
càng lớn. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các năm sau khi doanh nghiệp muốn
mở rộng thêm các xưởng sản xuất ở Bắc Ninh sẽ dễ dàng hơn trong việc vay
vốn để mua máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên do tỷ lệ vốn
chủ sở hữu chiếm nhiều hơn lên doanh nghiệp sẽ ít được hưởng các khoản tiết
kiệm nhờ thuế do nợ mang lại nhưng lại chứng tỏ được nguồn lực vững chắc
của doanh nghiệp
4.4 Sản phẩm sản xuất kinh doanh và cung ứng ra thị trường
Hàng năm công ty TNHH may túi xách Minh Tiến đã cung ứng ra thị
trường hàng chục nghìn các loại sản phẩm túi xách, balo, cặp công sở, cặp
học sinh phục vụ nhu cầu khách hàng trong cả nước đem về lợi nhuận cho
công ty và nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Các mặt hàng của công ty
đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước tín nhiệm và từ lâu thương
hiệu “Miti” đã trở lên quen thuộc với khách hàng khu vực phía Nam. Trong
thời gian tới công ty tiếp tục quảng bá thương hiệu của mình ra Bắc cùng với
các dòng sản phẩm mới cải tiến theo nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian
tới công ty sẽ cố gắng phát triển hơn nữa để thương hiệu “Miti” sẽ được
người tiêu dùng trong cả nước nhắc đến đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm về túi
xách,cặp học sinh…
II Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây
1. Kết quả về mặt tài chính của quá trình kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài năm
gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Doanh thu 24.166.534.000 28.142.918.000 33.749.009.000
2 Giá vốn 19.753.090.000 22.512.363.000 26.784.109.000
3 Lãi gộp 4.413.443.000 5.630.655.000 6.964.899.000
4 Nộp NSNN 1.295.746.000 1.635.365.000 2.501.003.000
5 Lãi sau thuế 3.117.697.000 3.995.290.000 4.463.896.000
6 TN/người/tháng 850.000 950.000 1.200.000
Nguồn: Phòng tài chính-kế toán
Qua bảng kết quả tình hình hoạt đổng sản xuất kinh doanh của công ty
trong các năm qua ta thấy doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng ở
mức xấp xỉ từ 16%->20% và mức lợi nhuận tăng từ 20%->27%. Mức lợi
nhuận tăng nhiều hơn doanh thu là do trong thời gian này công ty có nhập
thêm nhiều máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất làm cho giá vốn đơn
vị bình quân của sản phẩm giảm. Kết quả đó phản ánh chiều hướng đi lên và
làm ăn ngày càng có lãi đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng mỗi
năm. Đồng thời với kết quả đạt được đó hàng năm công ty cũng tích luỹ được
một khoản lợi nhuận tái đầu tư cho quá trình sản xuất tiếp theo và nâng cao
thu nhập cho người lao động giúp người lao động có cuộc sống ổn định và
yên tâm làm việc, gắn bó với công ty .
2 Khối lượng và tỷ lệ bán theo mặt hàng trong 3 năm gần đây.
Dựa vào tổng doanh thu, phần trăm doanh thu bán của từng mặt hàng
và bảng báo giá ta có bảng kết quả khối lượng bán được của từng nhóm mặt
hàng trong một vài năm gần đây của công ty như sau:
Bảng 5: Kết quả khối lượng bán theo mặt hàng:
Đơn vị tính: Chiếc
Stt Nhóm sảp phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1 Cặp công sơ 40.324 29,2
45.833 28,5 42.813 22,2
2 Cặp học sinh 101.197 33,5 121.015 34,4 146.808 34,8
3 Túi đeo thời trang 37.216
15,4 412.917 17,9 73.235 21,7
4 Balo du lịch 18.907 13,3 143.835 10,6 24.220 12,2
5 Vali 3.867 7,6 4.176 8,6 6.466 9,1
Từ bảng trên ta thấy: hai nhóm mặt hàng là cặp học sinh và cặp công sở
là những mặt hàng đem lại nhiều doanh thu nhất cho doanh nghiệp và là mặt
hàng chính. Điều đó phần nào cũng chứng tỏ mặt hàng này được người tiêu
dùng ưa chuộng hơn các nhóm sản phẩm khác của doanh nghiệp. Đồng thời
điều đó cũng sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ. Và thực tế
cũng đã chứng minh là trong thời gian qua doanh nghiệp cũng đã có nhiều cải
tiến đối với các loại sản phẩm này như thayđổi chất liệu làm bằn vải dù mịn
và có nhiều tính năng như có nhiều ngăn, dây đeo, có ngăn đựng laptop với
cặp công sở. Cặp cho học sinh cấp I và cấp II được làm bằng chất liệu vải
nhẹ, đáy đế được làm bằng nhựa rất bền, hình ảnh 3D hấp dẫn: Siêu nhân,
barbie, nhiều màu. Cặp học sinh mặc dù đem lại doanh thu lớn nhất nhưng
mặt hàng này lại không tiêu thụ đều trong các tháng mà chủ yếu là vào các
dịp như năm học mới và sau tết. Tiếp đến là túi đeo thời trang và balo du lịch,
đây là nhóm mặt hàng trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ tìm cách cải tiến và
mở rộng bởi đây là mặt hàng không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ lên có
thể đem lại doanh số ổn định cho doanh nghiệp. Hơn nữa trong tương lai cùng
với xu thế phát triển của đất nước việc sử dụng túi xách như một vật thời
trang làm đẹp cho phái nữ sẽ làm cho mặt hàng này có khả năng tiêu thụ tốt.
Còn lại là mặt hàng vali chiếm phần trăm doanh thu ít nhất bởi đây là mặt
hàng có giá trị đơn vị lớn và nhu cầu mua của khách hàng không cao.
So sánh các chỉ tiêu kết quả đạt được qua các năm của từng mặt hàng ta
thấy: Tỷ trọng nhóm mặt hàng cặp công sở giảm qua các năm nhưng vẫn là
nhóm mặt hàng chiếm phần lớn doanh thu. Thay vào đó là mặt hàng cặp học
sinh và túi đeo thời trang ngày càng giữ tỷ trọng lớn, nhất là túi thời trang bởi
nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng và trong tương lai doanh nghiệp
cũng đưa nhóm mặt hàng này trở thành nhóm mặt hàng chính. Nhóm mặt
hàng balo du lịch biến động không đều cả về số lượng và tỷ trọng. Riêng mặt
hàng vali chiếm ít nhất cả về tỷ trọng và số lượng nhưng cũng tăng hàng năm
chứng tỏ đây cũng là mặt hàng có tiềm năng trong tương lai.
3.Khách hàng của doanh nghiệp.
Từ các sản phẩm sản xuất phục vụ cho khách hàng có thể thấy các
nhóm khách hàng chính của doanh nghiệp bao gồm:
+ Nhóm khách hàng là các em học sinh cấp I, II. Đây là nhóm khách
hàng chiếm tương đối lớn. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là tuổi còn
nhỏ, phụ thuộc vào bố mẹ, việc mua hàng chịu nhiều tác động của người lớn.
Chúng thường thích những sản phẩm có nhiều màu sắc, hình họa các nhân vật
hoạt hình pokemon, chuột micky, siêu nhân, búp bê barbie...với nhiều ngăn
kích cỡ khác nhau.
+ Nhóm khách hàng là những nhân viên công sở: Họ là những người trí
thức, có thu nhập, địa vị và giao tiếp rộng. Do đó sản phẩm phải làm bằng
chất liệu tốt và màu sắc sang trọng như màu đen bóng, nâu đỏ.
+ Nhóm khách hàng là nữ giới với phong cách trẻ trung.
Việc sử dụng sản phẩm của nhóm này cũng là cách họ thể hiện sự nữ
tính và lãng mạn của mình. Vì vậy mà sản phẩm giành cho nhóm này khá đa
dạng như có gắn hình các con gấu bông dễ thương, đính các vỏ ốc nhỏ thành
hình bông hoa hay có gắn các hạt thuỷ tinh óng ánh...
III Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình kinh doanh
1. Thuận lợi
Với những lợi thế của doanh nghiệp đi đầu trên thị trường, đến nay trải
qua một quá trình phát triển công ty đã tạo dựng được những lợi thế nhất định
đó là:
+ Công ty đã được thành lập lâu năm nên đội ngũ cán bộ đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, lãnh đạo. Công nhân có tay
nghề vững vàng.
+Cơ sở vật chất khang trang ngày càng được mở rộng về quy mô, máy
móc thiết bị hiện đại và trang bị thêm dây truyền sản xuất mới.
+ Công ty có một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và tiện lợi như:
điện thoại, Fax, nối mạng internet....nên đảm bảo giao dịch kinh doanh được
thông suốt và nhanh chóng.
+Công ty có các mối quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp với chính quyền địa
phương sở tại, các bạn hàng và cơ quan báo chí .
+ Trong thời gian tới công ty sẽ mở thêm một cơ sở sản xuất mới ở Bắc
Ninh. Điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc như
trước do vậy mà giá hàng có thể giảm hơn tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cho
sản phẩm.
+Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam
chất lượng cao và tổ chức các buổi nói chuyện, gặp gỡ với khách hàng tạo
mối quan hệ gắn bó.
+ Một lợi thế rất quan trọng và cần thiết trong thời kỳ hội nhập ngày
nay là công ty đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị
trường và được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được công ty cũng còn gặp phải không
it những khó khăn, vướng mắc.
+ Việt Nam đang trong quá trình mở của và hội nhập với nền kinh tế
thế giới nên công ty không chỉ gặp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm trong
nước mà còn cả sản phẩm nhập ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc không
thua kém về màu sắc, kiểu dáng. Do vậy nguy cơ thu hẹp thị trường là khó
tránh khỏi
+ Liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực còn lỏng lẻo và
yếu kém, nhất là trong xu thế hội nhập sẽ khó cạnh tranh được với những mặt
hàng nhập khẩu từ bên ngoài.
+ Nguyên liệu trong nước không đáp ứng được do đó phần lớn nguyên
liệu đều nhập khẩu từ Trung Quốc vì vậy mà giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng
do chịu thuế nhập khẩu.
+ Vẫn còn nhiều vướng mắc không thông suốt trong quá trình giao
hàng cho khách hàng là những người bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối.
+ Nguồn lực doanh nghiệp còn hạn chế, khó khăn trong cập nhật thông
tin từ khách hàng.
+ Mô hình quản lý của công ty vẫn theo kiểu “gia đình trị” do vậy khó
phát huy hết nguồn lực trong nội bộ tổ chức.IV Thực trạng hoạt động
marketing của doanh nghiệp
1. Thực trạng về bộ máy hoạt đông marketing
Sơ đồ 6: Bộ máy hoạt động marketing
Bộ phận marketing trong công ty có những chức năng và nhiệm vụ liên
quan đến các công việc xúc tiến ngoài thị trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu
là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Giám đốc kế
hoạch- thị
trường
Bộ phận
mua NVL
Bộ phận
tiếp thị-
marketing
Bộ phận
kinh
doanh
Bộ phận
kế hoạch
Đội xe
Bộ
phận
khovận
+ Chức năng:
Xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và lập kế hoạch kinh doanh
doanh
Tổ chức các hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin từ khách hàng, thị trường, đối thủ
cạnh tranh
Triển khai nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin thị trường, phục vụ
chiến lược kinh doanh
Tham mưu cho giám đốc về việc phát triển thương hiệu, nguồn nguyên
liệu, vật tư.
Hỗ trợ các đơn vị giải quyết các vấn đề về vật tư nguyên liệu để quá
trình sản xuất trôi diễn ra trôi chảy và hiệu quả .
Giao hàng cho khách hàng và thu tiền
+ Nhiệm vụ:
Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến
lược chung
Tổ chức các hoạt động thị trường để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến
khách hàng và kích thích tiêu dùng
Tổ chức mạng lưới phân phối, quản lý thông tin khách hàng.
Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về nhu cầu khách
hàng, xử lý và dự báo cầu thị trường.
Nhận thông tin từ khách hàng, đại lý, bộ phận tiếp thị, giao hàng.
Đề xuất phương án quảng cáo, tiếp cận tuyên truyền để mở rộng thị
trường
Xác lập các kênh thông tin để thu thập thông tin về thị trường phục vụ
quá trình kinh doanh.
Xây dựng các mối quan hệ, quản lý danh sách khách hàng, phân khúc
thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
Để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra yêu cầu tất cả mọi
người, mọi bộ phận phải nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách
nhiệm cá nhân nhằm từng bước xây dựng môi trường văn hoá doanh
nghiệp.
2. Thực trạng về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch
marketing
Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing là một hoạt động mà
công ty phải làm trong thời gian tới để phát triển thương hiệu và thúc đẩy tiêu
thụ sản phẩm. Trong thời gian qua thực trạng xây dựng chiến lược và kế
hoạch marketing tại công ty là:
+ Chiến lược:
Trước hết để xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing doanh nghiệp
đã xác định rõ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng
may túi xách, cặp công sở,….Khách hàng của doanh nghiệp những nhân viên
công sở, học sinh, sinh viên, nữ giới. Khu vực thị trường mà doanh nghiệp
hướng tới là tất cả các tỉnh trên cả nước. Đối thủ cạnh tranh chính trên thị
trường là các sản phẩm của Trung Quốc, Chip, Elite power và black paw của
công ty may túi xách Sài Gòn, Mc Kinley, Millet, Legamex, Polo, Saleaco….
Trong tương lai công ty sẽ phấn đấu trở thành một doanh nghiệp sản
xuất các mặt hàng túi xách, vali, balo…với các kiểu dáng, mẫu mã đa dạng có
uy tín lớn trên cả nước. Để đạt được điều đó doanh nghiệp cũng đã xác định
những công việc cần làm ngay bây giờ là:
Đề ra nhiệm vụ: Thường xuyên tổ chức các trương trình mở rộng quan
hệ tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng. Đánh
giá tình hình phát triển của từng khu vực thị trường, các trung gian, các mặt
hàng để phát hiện khả năng sinh lời của các yếu tố đó. Để từ đó có kế hoạch
phát triển hoặc thu hẹp một bộ phận, mặt hàng,…dựa trên các chỉ tiêu như
mức tăng trưởng, mức lợi nhuận thu được, cường độ cạnh tranh…
Hướng phát triển chiến lược của doanh nghiệp là theo chiều sâu tức là
triển khai những kế hoạch và giải pháp marketing mạnh mẽ hơn trên thị
trường đã có. Đưa hàng hoá hiện có của mình vào các thị trường mới. Cải tiến
thêm tính năng của sản phẩm cũ để bán chúng trên thị trường hiện tại nhằm
tăng thêm sức mua và tăng lượng tiêu thụ.
+Lập kế hoạch marketing.
Các chỉ tiêu đặt ra cho năm 2007 là:
- Doanh thu toàn công ty phải đạt được 40 tỷ đồng tăng 20% so với
năm trước. Trong đó doanh thu miền Bắc phải đạt 15 tỷ.
- Mức lợi nhuận tăng khoảng 30% tương ứng với 5 tỷ đồng
- Tăng ngân sách cho quảng bá thương hiệu, kích thích tiêu thụ.
Để thực hiện tốt hơn nữa những mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra công ty
phải cố gắng nỗ lực hết mình hơn nữa nhất là khi ngày càng có nhiều đối thủ
tham gia vào thị trường này. Doanh nghiệp cần đề ra những kế hoạch cụ thể
hơn nữa, chi tiết hơn nữa và có sự phân chia trách nhiệm chuyên môn hoá
nhằm nâng cao tính khả thi của kế hoạch.
3. Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix
3.1 Thực trạng về sản phẩm
Bám sát thị hiếu người tiêu dùng trong những năm qua công ty may túi
xách Minh Tiến đã cung ứng ra thị trường nhiều loại sản phẩm với tính năng
và mẫu mã đa dạng, phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty gồm có 5
nhóm mặt hàng chủ yếu và mỗi nhóm lại có nhiều loại mặt hàng khác nhau.
Bảng 7: Các nhóm mặt hàng bán trên thị trường của doanh nghiệp
Đơn vị: Chiếc
I. Nhóm cặp công sở
STT Tên hàng Mã Giá bán
1 Cặp dù 210 C2018 135.000
2 Cặp dù 207 C3006 135.000
3 Cặp dù 209 C3007 125.000
4 Cặp dù 204 C3028 155.000
5 Cặp dù 215 C3033 150.000
6 Cặp dù 217 C3035 215.000
7 Cặp tép C3047 97.000
8 Cặp tép hộp ngoài C3053 99.000
9 Cặp dù 222 C3055 169.000
10 Cặp dù 223 C3056 139.000
11 Cặp dù 224 C3057 169.000
12 Cặp dù 226 C3058 159.000
13 Cặp dù 227 C3059 169.000
14 Cặp dù 229 C3061 199.000
15 Cặp dù 230 C3062 169.000
16 Cặp dù 231 C3063 179.000
17 Cặp dù 208 C3123 149.000
18 Cặp vi tính nút đóng C3129 175.000
19 Cặp vi tính hộp nổi C3131 179.000
20 Cặp 2 hộp trước C3135 189.000
21 Cặp dù 225 C3144 199.000
22 Cặp si 2 xéo C4084 135.000
23 Cặp si 1 hộp trước C4087 155.000
24 Cặp si 306 C4110 149.000
II. Nhóm cặp học sinh( dành cho học sinh cấp I, II)
Stt Tên hàng Mã hàng Giá hàng
1 Cặp hộp đóng đế C1078 95.000
2 Cặp 3D lớn C1083 85.000
3 Cặp 3D nhỏ C1084 82.000
4 Cặp 3D nhỏ thường C1087 72.000
5 Cặp 3D lớn thường C1088 75.000
6 Cặp mền 3D nhỏ C1089 96.000
7 Cặp mền 3D lớn C1090 99.000
8 Cặp 3D nhỏ hộp bầu C1091 89.000
9 Cặp 3D lớn hộp bầu C1092 92.000
10 Cặp 3D nhỏ trung C1094 82.000
11 Cặp mền C1095 99.000
12 Cặp 3D lớn trung C1096 85.000
13 Cặp dù mền C2021 65.000
14 Cặp bố 103 C2024 92.000
15 Cặp bố 104 C2025 95.000
16 Cặp bố 25 khoá xéo C2122 75.000
17 Cặp 2 khoá chú văn C3010 89.000
18 BL mèo nhỏ BL1046 35.000
19 BL 103 BL1053 62.000
20 BL eo BL1069 69.000
21 BL cần đẩy BL1147 138.000
III. Nhóm hàng túi đeo( dành cho học sinh cấp I, II và
sinh viên)
Stt Tên hàng Mã hàng Giá bán
1 Túi bố 107 T 1047 109.000
2 Túi 121 T 1061 139.000
3 Túi đai nẹp nắp T 1070 119.000
4 Túi đai nẹp dọc T 1071 135.000
5 Túi nắp lượn T1073 89.000
6 Túi kim Túi tuyến T1075 63.000
7 Túi 131 T1077 75.000
8 Túi 132 T1078 62.000
9 Túi 133 T1080 115.000
10 Túi 134 T1081 39.000
11 Túi 135 T1082 99.000
12 Túi 136 T1083 99.000
13 Túi 137 T1084 109.000
14 Túi 138 T1085 115.000
15 Túi sicalo T1086 89.000
16 Túi 139 T1087 125.000
17 Túi 140 T1088 109.000
18 Túi 141 T1089 99.000
19 Túi nắp tròn xịn T2010 88.000
20 Túi ghép nắp T2018 115.000
21 Túi Jean suple T3003 92.000
22 Túi CY49 TT49 49.000
23 Túi CY 815 T8015 125.000
24 Túi CY 819 T8019 108.000
25 Túi CY 821 T8021 125.000
26 Túi CY 822 T8022 115.000
27 Túi CY 823 T8023 98.000
28 Túi CY 824 T8024 122.000
29 Túi CY 825 T8025 125.000
IV. Nh óm balo du l ịch
Stt Tên hàng Mã hàng Giá bán
1 BLLN vi tính BL 4081 165.000
2 BLLN 612 BL 4093 155.000
3 BLLN615 BL 4096 125.000
4 BL cánh bướm BL 4105 175.000
5 BLLN HN03 BL 4108 195.000
6 BLLN NT01 BL 4109 169.000
7 BLLN 625 BL 4110 159.000
8 BLLN 626 BL 4111 149.000
9 Du lịch 704 DL 1017 255.000
10 Du lịch 705 DL 1018 85.000
11 Du lịch 706 DL 1019 115.000
12 Du lịch 716 DL 1030 135.000
13 Du lịch 717 DL 1031 229.000
V. Nhóm vali
STT Tên hàng Mã hàng Giá bán
1 Vali 5T cần chìm VL 7110 445.000
2 Vali 6T cần chìm VL 7112 475.000
3 Vali 7T cần chìm VL 7113 495.000
4 Vali 4T7 cần chìm VL 7114 395.000
5 Vali 6T2 hộp cần
chìm
VL 7117 475.000
6 Vali 7T2 hộp cần
chìm
VL 7118 495.000
7 Vali 5T hộp cần chìm VL 7119 445.000
8 Vali 6T1 2 hộp nổi VL 7122 515.000
9 Vali 5T2 hộp nổi VL 7124 445.000
10 Vali 5T cần tự động VL 7125 299.000
Nguồn: Bộ phận bán h àng
+ Nhóm mặt hàng cặp, túi đi làm công sở có đến 24 mẫu khác nhau
trong đó có những mẫu được người tiêu dùng ưa chuộng như các loại cặp dù,
cặp tép, cặp vi tính nút đóng, cặp si 2 xéo, cặp si 1 hộp trước...Hầu hết chất
liệu bằng vải xù mịn, xốp nhẹ, giả da. Các mặt hàng này thường không cầu kỳ
về hoạ tiết nhưng yêu cầu về độ tiện dụng với môi trường công sở là rất lớn,
đòi hỏi sự sang trọng, lịch lãm thể hiện rõ tính chất nghề nghiệp, địa vị, học
vấn của người sử dụng nó. Hình khối sản phẩm này chỉ có một kiểu duy nhất
là khối hộp chữ nhật cứng cáp và chỉ có quai xách tay hoặc đeo với giá bán
dao động từ 99->215 ngàn đồng.
+ Nhóm cặp học sinh có 21 mặt hàng như cặp hộp đóng đế, cặp 3D lớn,
cặp mền, cặp hai khoá chú văn, balo mèo nhỏ, balo eo...Các loại cặp có nhiều
ngăn tiện dụng đựng nhiều loại đồ dùng khác nhau như ngăn đựng sách vở to
hơn ở giữa, ngăn đựng hộp bút nhỏ và rộng hơn ở ngoài. Ngoài ra còn có
ngăn túi nhỏ đan dạng lưới nhỏ ở cạnh cặp tiện dụng khi đựng chai nước...Các
loại cặp và balo đều làm bằng chất liệu xốp nhẹ có quai xách, quai đeo bản to
không tạo cảm giác đau vai khi đeo, giúp các em dễ dàng hơn trong việc
mang vác xách vở đến trường. Đặc biệt là đáy đế được làm bằng nhựa rất bền
và hình ảnh 3D hấp dẫn, vui nhộn, màu sắc sống động cho các khách hàng
nhỏ tuổi chọn lựa, với mức giá phải chăng từ 35->138 ngàn đồng.
+ Nhóm cặp túi đeo thời trang dành cho học sinh cấp III, sinh viên, nữ
giới có đến 29 mặt hàng phong phú như: túi kim tuyến, túi nắp tròn xịn, túi
jean suple, túi CY... Đây là nhóm đa dạng nhất về kiểu dáng, kích cỡ như kiều
"túi xách văn phòng" dành cho các nhân viên đi làm hàng ngày phổ biến là
mẫu túi vuông hoặc hình chữ nhật, loại này làm bằng chất liệu simili giả da
hoặc vải có gắn thêm các hình thú vật dễ thương. Loại túi xách thời trang mới
có các loại si tạo hạt trên bề mặt như lớp cát mịn, vải nhựa in hoa văn hay tạo
vân màu nâu, vàng nhạt nhã nhặn với nhiều kiểu hình chữ nhật, hình vuông,
hình ống. Với những mẫu túi xách có nhiều màu sắc kết hợp như màu hồng,
màu xanh, màu cốm, màu cam…cùng với những hoạ tiết hoa văn dành cho
những người phụ nữ nhẹ nhàng, nữ tính. Những mẫu túi với những hình khối
góc cạnh và đường kẻ với màu xanh ghi, nâu, đen, ít hoạ tiết nhưng tiện dụng
thường dành cho những người phụ nữ ưa hoạt động, cá tính, phong cách mạnh
mẽ, trẻ trung, đầy năng động. Trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng và nâng
cao tỷ trọng nhóm này. Mức giá cho nhóm này phụ thuộc nhiều vào các hoạ
tiết trang trí, kích cỡ và dao động trong khoảng 39->139 ngàn đồng.
+Nhóm balo du lịch có 13 mặt hàng với chất liệu bằng dù chắc chắn, có
nhiều ngăn tiện dụng, có ngăn đựng laptop, có dây đeo, cần đẩy, ngăn đựng
đồ rộng. Mặt hàng này cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng
địa điểm du lịch, loại đồ mang theo, phương tiện đi khi đi du lịch như có loại
kéo, đeo, xách với nhiều kích cỡ rất đa dạng. Thông thường loại có dây đeo
thường dành cho du lịch liên quan đến các địa hình không bằng phẳng như leo
núi hay vào rừng. Loại có cần đẩy, cần kéo khi đi du lịch xa, có nhiều đồ và
địa hình bằng phẳng. Còn các loại túi xách thường dùng cho các quý bà, quý
cô khi đi dạo biển…Các sản phẩm không chỉ có túi, quai hay cần kéo riêng
mà trên một sản phẩm còn có thể có cả quai và cần đẩy hoặc túi và quai…rất
tiện dụng khi thay đổi kiểu mang. Giá của sản phẩm này từ 85->255 ngàn
đồng.
+ Nhóm vali gồm 10 mặt hàng như vali cần chìm, vali 2hộp cần chìm,
vali cần tự động..., với chất liệu bằng dù, 4 khung bằng sắt, tay kéo làm bằn
inox đựng đựơc từ 15->35 kg. Đây là vật dụng đựng được khối lượng lớn lên
hầu hất đều có cần đẩy, cần kéo và chỉ dùng cho địa hình bằng phẳng. Giá bán
sản phẩm này khá cao từ 299->515 ngàn đồng.
Từ những phân tích về sự phù hợp của sản phẩm công ty với khách
hàng cho thấy công tác nghiên cứu thiết kế sản phẩm của công ty trong thời
gian qua có nhiều nỗ lực, cố gắng hết mình nhất là nhóm sản phẩm túi xách.
Thành quả đó chứng tỏ đội ngũ thiết kế phải là những người lắm bắt nhanh và
chính xác xu hướng tiêu dùng của thị trường và tâm lý khách hàng, am hiểu
về hành vi tiêu dùng của cá nhân.
Tất cả các sản phẩm của công ty đều có gắn thương hiệu Miti và được
bảo hành một năm với các loại cặp và balo, 3 năm đối với các loại vali. Đó là
một ưu thế và tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của đối thủ.
3.2 Thực trạng về quyết định giá cả
Giá cả có vai trò rất quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Một mặt nó tác động tới khả năng bồi hoàn chi phí của doanh
nghiệp và mức lợi nhuận trong một đơn vị sản phẩm. Mặt khác nó tác động
tới tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc tác động đến sản
lượngbán ra. Vì vậy việc quyết định mức giá bán bao nhiêu để đảm bảo đem
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo sức cạnh tranh trên thị trường doanh
nghiệp cần phải căn cứ vào rất nhiều các nguyên tắc, mục tiêu, nhân tố ảnh
hưởng, đặc điểm ngành hàng sản xuất kinh doanh. Sau khi căn cứ vào các chỉ
tiêu đó và có sự cân nhắc đánh giá, công ty TNHH Minh Tiến đã quyết định
lựa chọn kết hợp hai phương pháp định giá là: phương pháp định giá theo lợi
nhuận mục tiêu và phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh cho tất cả các
nhóm hàng.
Nội dung của phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu là:
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần thiết để xác định mức giá dự kiến
theo công thức:
Giá (bảo đảm lợi
nhuận mục tiêu)
= Chi phí đơn vị +
Lợi nhuận mục tiêu
tính trên vốn đầu tư
Số lượng tiêu thụ
Ví dụ: Năm 2005 tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp là xấp xỉ 26 tỷ đồng.
Chi phí sản xuất trung bình tính cho một đơn vị sản phẩm là 100.000 đồng.
Doanh nghiệp muốn đạt mức lợi nhuận tính trên vốn đầu tư =15%.
Vậy tổng lợi nhuận mong muốn là:
15%X26.000.000.000=3.900.000.000đồng.
Số sản phẩm sản xuất dự kiến là:
26.000.000.000 – 3.900.000.000
= 221.000 (sản phẩm)
100.000
Vậy mức giá dự kiến sẽ là:
100.000 +
3.900.000.000
= 118.000 (đồng)
221.000
Bước 2: Xác định sản lượng hoà vốn theo công thức:
Khối lượng
hoà vốn
=
Tổng chi phí cố định
Giá – Chi phí biến đổi đơn vị
Bước 3: Xác định khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu theo công
thức:
Khối lượng
bán đạt lợi
nhuận mục
tiêu
=
Tổng chi phí cố định + Tổng lợi
nhuận mục tiêu
Giá – Chi phí biến đổi đơn vị
Tiếp tục ví dụ trên năm 2005:
Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm =60.000đồng
Vậy tổng chi phí cố định =(80.000-60.000)x118.000=8.320.000.000đồng.
Khi đó doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các mức giá dự kiến khác nhau sẽ
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Giá dự
kiến
Chi phí
cố định
CP
biến
đổi
Q hoà
vốn
Qđạt lợi
nhuận
mục tiêu
Doanh
thu
Tổng
chi phí
Lợi
nhuận
mục tiêu
0,01 8320 0,04 137.000 203.666 20366,6 16466,6 3.900
0,118 8320 0,04 107.000 221.000 26078 22178 3.900
0,12 8320 0,04 104.000 152750 18330 14430 3.900
Đồ thị 9: Đồ thị hoà vốn
(Đơn vị: 1000 sản phẩm, triệu đồng)
Dựa vào đồ thị chúng ta dễ dàng nhận thấy để có 3,9 tỷ đồng, có thể
bán sản phẩm ở các mức giá khác nhau. Nhưng bán bán sản phẩm với giá nào
còn phụ thuộc vào lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường.
Phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu có ưu điểm :
+Có kết hợp với phân tích hoà vốn nên đảm bảo có lợi nhuận và xác
định được mức sản lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu mong muốn.
+ Có tính đến khả năng tiêu thụ của thị trường nên giảm tình trạng hàng
tồn kho.
0
19278
22178
26078
Lợi nhuận
mục tiêu
Tổng doanh thu
(TR)
Chi phí
cố định
107 221
Sản lượng (Q)
Doanh thu và chi phí
(R&TC)
+ Chưa tính đến những biến động có thể ảnh hưởng đến cầu trên thị
trường.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn có nhược điểm:
+ Chưa tính đến độ co giãn của cầu thị trường vì vậy mức sản lượng
tiêu thụ dự kiến tương ứng với mức giá dự kiến chưa chính xác tuyệt đối. Mặc
dù vậy đây là mặt hàng có nhiều mẫu mã, chủng loại trong một nhóm với
nhiều mức giá khác nhau, hơn nữa độ co giãn theo giá ở mặt hàng này là
không lớn lắm nên nhược điểm trên ít ảnh hưởng.
+ Phương pháp này chưa tính đến sự cạnh tranh trên thị trường vì vậy
sức cạnh tranh của giá thấp. Để khắc phục nhược điểm này và đảm bảo không
bị lạc lõng trên thị trường doanh nghiệp đã kết hợp phương pháp định giá này
với phương pháp địnhgiá cạnh tranh.
Nội dung của phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh là doanh
nghiệp dựa vào giá của sản phẩm cạnh tranh hay tương đồng để xác định mức
giá của mình. Hình thức giá cạnh tranh mà Minh Tiến áp dụng là định giá
theo thời giá. Tức là với những sản phẩm mà có sự khác biệt như túi xách, cặp
học sinh doanh nghiệp sẽ định mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh. Còn
những sản phẩm còn lại doanh nghiệp sẽ định mức giá tương đương vì sản
phẩm đó cũng không thua kém gì đối thủ hơn nữa nó cũng đã có thương hiệu.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải dựa vào mức chênh lệch về chất
lượng, giá trị cảm nhận của khách hàng để xác định mức chênh lệch về giá
cho phù hợp. Thương hiệu Miti được khách hàng trong Nam quen thuộc hơn
do vậy mức chênh lệnh của cùng một sản phẩm ở các khu vực mà doanh
nghiệp áp dụng cũng khác nhau. Thông thường mức chênh lệch về giá ở thị
trường miền Nam cao hơn thị trường miền Bắc từ 10.000->15.000 đồng.
Thương hiệu Miti cũng chưa được quen thuộc trên cả nước nên mức chênh
lệch giá do thương hiệu mang lại cũng chưa lớn.
Việc áp dụng phương pháp định giá này hoàn toàn có thể khi sản phẩm
của doanh nghiệp đã có thương hiệu và uy tín đứng đầu trên thị trường cả
nước. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể dựa vào thương hiệu của
mình để định giá bằng hay cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường,
nhất là với những sản phẩm có sự khác biệt. Tuy nhiên mức chênh lệch về giá
cũng phải hợp lý để khách hàng có thể cảm nhận được.
Phương pháp nàycó ưu điểm: Đơn giản trong tính toán, tiết kiệm thời
gian và chi phí do không phải điều tra, có tính đến chi phí, có tính đến giá của
đối thủ cạnh tranh nên mức giá góp phần vào việc ổn định mức giá trong
ngành hàng.
Nhược điểm: không phản ánh sự biến động kịp thời của cầu thị trường
và sự co giãn của cầu vì vậy mức giá không thu hút được số lượng khách
hàng như mong muốn. Để khắc phục nhược điểm đó doanh nghiệp đã có sự
kết hợp cùng với các biến số khác của marketing-mix như nâng cao tính năng
và chất lượng sản phẩm. Tăng cường quảng bá, quan hệ công chúng… để
người tiêu dùng tìm đến sản phẩm, thúc đẩy việc mua hàng.
Về chiến lược giá mà doanh nghiệp áp dụng là là chiến lược giá áp
dụng cho danh mục sản phẩm bởi trên thực tế nhiều doanh nghiệp nhận thấy
rằng sẽ thu được doanh số và lợi nhuận kinh doanh cao hơn nếu họ theo quan
điểm hình thành giá cho cả danh mục sản phẩm tức là doanh nghiệp phải xây
dựng một bộ giá bán cho từng chủng loại mặt hàng khác nhau dựa vào cầu,
chi phí, cạnh tranh. Tức là doanh nghiệp định giá cho các sản phẩm cùng một
nhóm nhưng khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng , mẫu mã không có sự
chênh lệch nhiều. Thực tế là các sản phẩm trong một nhóm của công ty có
mức giá bán cũng khá tương đồng.
3.3 Thực trạng về phân phối
Kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng có cấu trúc sau:
Sơ đồ 10: Cấu trúc kênh phân khối
-Việc doanh nghiệp lựa chọn kênh một cấp là phù hợp với đặc điểm sản
phẩm và nguồn lực của công ty bởi:
Đây là hàng tiêu dùng mà các nhà bán lẻ có thể mua với khối lượng lớn
từ nhà sản xuất theo các đơn đặt hàng.
Hàng hoá này đòi hỏi phải có chi phí lưu kho do vậy việc sử dụng kênh
một cấp sẽ đảm bảo hàng hoá được phân phối rộng rãi, tiết kiệm chi phí lưu
kho.
Hơn nữa việc sử dụng ít trung gian trong còn kênh đảm bảo khả năng
kiểm soát các thành viên trong kênh, quy định mức giá, triết khấu ổn định
tránh các mâu thuẫn trong kênh.
Ở mỗi một miền Bắc, Trung, Nam đều có một chi nhánh đại diện của
công ty thực hiện chức năng phân phối sản phẩm và chăm sóc các khách hàng
này một cách hiệu quả.
-Phương thức phân phối mà doanh nghiệp áp dụng là phân phối chọn
lọc. Các chi nhánh uỷ quyền của ba miền có nhiệm vụ chọn lọc ra các trung
Nhà sản xuất
Các cửa hàng bán và giới thiệu
sản phẩm, đại lý, siêu thị, cửa
hàng bán lẻ
Người tiêu dùng
gian dựa theo các tiêu thức địa lý, điều kiện kinh doanh, uy tín, nguồn lực để
tập trung các nỗ lực quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty.
-Các thành viên trong kênh không chỉ bán một sản phẩm của công ty
mà còn bán sản phẩm của nhiều hãng khác do vậy việc chăm sóc và khuyến
khích các thành viên kênh là cần thiết và được công ty giao cho giám đốc các
chi nhánh đảm nhiệm bằng các chính sách như:
+ Hỗ trợ việc vận chuyển hàng hoá đến tận cửa hàng, đảm bảo giao
hàng đúng tiến độ.
+ Xử lý và giải quyết thoả đáng những vấn đề liên quan đến giao nhận
hàng và thanh toán.
+ Xác định tỷ lệ chiết khấu và mức giá bán hợp lý để đảm bảo lợi ích
cho các trung gian và khách hàng.
+ Có chính sách thưởng cho những thành viên kênh bán được nhiều
hàng hoá.
Với tư cách là thành viên kênh thì các thành viên trong kênh cũng phải
có chức năng là tìm mọi cách để bán được nhiều hàng hoá và quảng bá
thương hiệu, tạo uy tín cho công ty đồng thời thu thập ý kiến đóng góp từ phía
khách hàng tới doanh nghiệp.
Với cấu trúc kênh của doanh nghiệp như vậy là hợp lý và hiện nay công
ty cũng đang tìm cách phát triển bề rộng của kênh ra nhiều khu vực thị trường
mới. Tuy vậy công ty cũng cần có sự liên kết giữa các thành viên kênh hơn
nữa để nâng cao vai trò của kênh và có nhiều chính sách khuyến khích và
chăm sóc các thành viên kênh hơn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
3.4 Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Từ việc nghiên cứu khả năng tài chính của bản thân công ty, đặc điểm
khách hàng và bản chất các công cụ truyền thông công ty đã lựa chọn được
công cụ truyền thông hữu hiệu cho mình bao gồm các công cụ chủ yếu là:
Quảng cáo, tuyên truyền và xúc tiến bán.
- Các phương tiện và hình thức quảng cáo mà công ty thực hiện gồm:
+ Tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền.
Thông qua hội chợ này doanh nghiệp đã tìm cách giới thiệu và quảng bá hình
ảnh sản phẩm của mình tới người tiêu dùng trong cả nước và đã được người
tiêu dùng đánh giá cao và bình chọn là hàng việt Nam chất lượng cao nhiều
năm liền.
+ Đưa thông tin mới về những sản phẩm cải tiến, tăng thêm tính năng
cho sản phẩm lên các trang Website: vnexpress.net hay các số báo Sài Gòn
tiếp thị và có mối quan hệ mật thiết với hai cơ quan ngôn luận này.
+ Bao bì bên ngoài sản phẩm có gắn thương hiệu Miti cũng là một công
cụ quảng cáo rất hữu hiệu.
+ Công ty cũng có trang website riêng để giới thiệu về các sản phẩm
của mình là: miti.com.vn
- Các công cụ tuyên truyền gồm: Công ty đã tham gia tài trợ cho các sự
kiện của báo Sài Gòn tiếp thị như: tài trợ quà tặng cho các bạn đọc thường
xuyên của báo Sài Gòn tiếp thị nhân dịp sinh nhật lần thứ 10 của tờ báo này.
Tham gia hội chợ mua sắm vui chơi cùng các em thiếu nhi nhân dip tết 1/6 do
báo SGTT tổ chức. Qua sự kiện này công ty cũng đã giới thiệu và tặng sản
phẩm của mình cho các em thiếu nhi.
- Hình thức khuyến mại mà công ty sử dụng đó là có tặng thêm những
con gấu bông cho các sản phẩm túi xách, balo học sinh hoặc những chiếc
vòng cổ, vòng đeo tay... nhằm khuyến khích hành động mua của khách hàng.
Với những chính sách marketing của công ty như vậy cho thấy doanh
nghiệp đang từng bước nâng cao vai trò của hoạt động marketing. Sự kết hợp
các biến số marketing –mix trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh, quảng bá
đã chứng tỏ bước đi đúng đắn, vững chắc trên thương trường.
Kết luận
Thông qua tìm hiểu tổng quan chung về tình hình thực tiễn tại công ty
TNHH Minh Tiến em đã được hiểu biết thêm thực tiễn tại một công ty may(
túi xách), một lĩnh vực đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Mặc dù đây mới chỉ
là giai đoạn thực tập tổng hợp thời gian không nhiều nhưng qua đó em cũng
đã phần nào hiểu rõ hơn về lĩnh vực này trên thực tế và cùng với những thuận
lợi và khó khăn khi nước ta gia nhập WTO. Mặc dù chất lượng sản phẩm của
chúng ta không thua kém sảm phẩm nhiều nước trên thế giới nhưng do lỏng
lẻo liên kết trong nước và chưa có biện pháp khuếch trương phù hợp nên vẫn
bị ép giá. Điều này là một thực trạng mà trong thời gian tới nhà nước cần có
chính sách phù hợp hơn nữa nhằm từng bước nâng cao vị thế sản phẩm Việt
Nam trên thị trường quốc tế. Trong đó không thể thiếu vai trò của marketing.
Mục lục
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
I Khái quát về doanh nghiệp ...................................................................... 4
1. Khái quát chung ................................................................................... 4
2. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 4
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .................................................... 9
3.1. Chức năng của công ty: ................................................................. 9
3.2. Nhiệm vụ của công ty .................................................................. 10
4. Các nguồn lực kinh doanh của của doanh nghiệp. .............................. 10
4.1 Về lao động .................................................................................. 10
4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc thiết bị,
cơ sở hạ tầng kinh doanh. ................................................................... 17
4.3 Nguồn lực tài chính của công ty: .................................................. 18
4.4 Sản phẩm sản xuất kinh doanh và cung ứng ra thị trường ............. 19
II Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây20
1. Kết quả về mặt tài chính của quá trình kinh doanh. ............................ 20
2 Khối lượng và tỷ lệ bán theo mặt hàng trong 3 năm gần đây. ............. 21
3.Khách hàng của doanh nghiệp. ........................................................... 24
III Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình kinh doanh ............. 24
1. Thuận lợi ........................................................................................... 24
2. Khó khăn ........................................................................................... 25
IV Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp .......................... 26
1. Thực trạng về bộ máy hoạt đông marketing ....................................... 26
2. Thực trạng về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch
marketing............................................................................................... 28
3. Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix ............................ 29
3.1 Thực trạng về sản phẩm ................................................................ 29
3.2 Thực trạng về quyết định giá cả .................................................... 36
3.3 Thực trạng về phân phối ............................................................... 41
3.4 Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp .................................... 43
Kết luận ....................................................................................................... 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng hoạt động marketing của Công ty TNHH Minh Tiến.pdf