Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh 6 – thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh 6 – thành phố Hồ Chí Minh: 1 LỜI MỞ ĐẦU cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. 1. Sự Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khơng ngừng đổi mới và lớn mạnh, trong thời gian qua ngành Ngân hàng Việt Nam đã cĩ sự phát triển vượt bậc. Cơ cấu ngân hàng ngày càng đa dạng gồm Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh trực thuộc NHNN, Các hệ thống NH Thương Mại Cổ phần, Ngân hàng Liên Doanh, Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính…. Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cung cấp cho nền kinh tế ngày càng hiện đại, gĩp phần tích cực trong việc hỗ trợ các đơn vị kinh tế trong nước phát triển. Trong các loại hình dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tín dụng giữ vai trị chủ đạo tại các tổ chức tín dụng, thu nhập từ dịch vụ tín dụng luơn chiếm tỷ trọng chủ yếu,...

pdf70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh 6 – thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. 1. Sự Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, trong thời gian qua ngành Ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Cơ cấu ngân hàng ngày càng đa dạng gồm Ngaân haøng Thöông Maïi Quoác Doanh tröïc thuoäc NHNN, Caùc heä thoáng NH Thöông Maïi Coå phaàn, Ngaân haøng Lieân Doanh, Vaên phoøng ñaïi dieän, Chi nhaùnh cuûa Ngaân haøng nöôùc ngoaøi, Ngaân haøng Chính Saùch Xaõ Hoäi, Hôïp taùc xaõ tín duïng, Coâng ty taøi chính…. Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cung cấp cho nền kinh tế ngày càng hiện đại, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ các đơn vị kinh tế trong nước phát triển. Trong các loại hình dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tín dụng giữ vai trò chủ đạo tại các tổ chức tín dụng, thu nhập từ dịch vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đặc biệt tại các ngân hàng trong nước. Cùng với sự mở rộng thêm các dịch vụ mới trong thời gian qua của các ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Qua đó góp phần khẳng định tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện công nghệ ngân hàng hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trước những thời cơ và thách thức của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam có chức năng kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ cho các cá nhân, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong các loại hình dịch vụ, hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 ( chiếm đến 98 % thu nhập ). Cùng với xu thế thế hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam trong đó có Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tăng cường hợp tác để phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến khai thác thị Luận văn thạc sĩ kinh tế 2 trường phục vụ đời sống con người, đây cũng là chủ trương của lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Việt Nam từng bước mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng, giảm dần tỷ trọng thu từ dịch vụ tín dụng trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT- CN6, qua đó tìm ra các giải pháp nhằm mở rộng họat động kinh doanh dịch vụ cho ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : của luận văn là - thực trạng hoạt động dịch vụ ( trừ dịch vụ tín dụng ) của Ngân hàng Công thương VN – Chi nhánh 6 và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng. Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng hoạt động và định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 6 nói riêng. Sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực hiện có (vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ …) để mở rộng tiện ích ngân hàng hỗ trợ cho các hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế được diễn ra thuận lợi góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. - Phạm vi nghiên cứu : đề tài được đặt trong bối cảnh các ngân hàng trong nước đang chuẩn bị các nguồn lực về vốn, nhân lực, công nghệ mới để mở rộng thêm nhiều dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới, qua đó nâng cao khả năng cạnh của ngân hàng Việt Nam, chuẩn bị những bước tích cực để tham gia hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới. Để minh họa cho vấn đề nghiên cứu luận văn liên hệ trực tiếp đến thực trạng hoạt động dịch vụ ( trừ dịch vụ tín dụng ) của NHCT– CN6. 4. Phương pháp nghiên cứu : -Phương pháp phân tích, tổng hợp : Các bộ phận dịch vụ của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 6 sẽ được phân tích thành các bộ phận riêng biệt, vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp kết hợp với hệ thống hóa để có thể nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời điểm hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai. - Phương pháp so sánh đối chiếu : đối chiếu giữa lý luận và thực tiển để tìm ra và giải quyết những khó khăn thách thức trong việc mở rộng các loại hình dịch vụ mới Luận văn thạc sĩ kinh tế 3 và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng , so sánh khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 6 và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để tìm ra sự khác biệt. Qua đó giúp ta đánh giá được năng lực hiện tại của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 6- TPHCM. -Ngoài ra luận văn còn vận dụng phương pháp thống kê , thu thập và phân tích số liệu để làm rõ những nội dung liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 6, qua đó có thể giúp Ban lãnh đạo ngân hàng có cái nhìn tổng thể về thị trường dịch vụ ngân hàng, khả năng cạnh tranh và đường hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra luận văn còn đề ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. 6. Những điểm nổi bật của luận văn : - Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về các loại hình dịch vụ ngân hàng và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến khai thác thị trường phục vụ đời sống con người. - Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 6 nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần hỗ trợ Nhà nước để điều tiết nền kinh tế vĩ mô góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 7. Kết cấu của luận văn. -Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau : Chương 1 : Cơ sở lý luận về các dịch vụ ngân hàng Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh 6 – TPHCM hiện nay. Chương 3: Các giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 TPHCM từ nay đến 2010. Luận văn thạc sĩ kinh tế 4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng. - Dịch vụ ngân hàng là các lọai sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng của mình ( cá nhân và tổ chức ). - Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư. Ngòai ra, khi cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ngân hàng sẽ nhận được các khỏan phí dịch vụ, hoa hồng … - Kinh doanh dịch vụ ngân hàng, không những làm cho các ngân hàng thương mại trở thành ngân hàng đa năng mà còn qua họat động dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập khá lớn với chi phí thấp. Trong thực tế, ngân hàng nào hướng vào mở rộng họat động kinh doanh dịch vụ thì kết quả họat động kinh doanh sẽ tốt hơn, tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Tuy nhiên chỉ những ngân hàng lớn, hiện đại , mạng lưới rộng, quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trong và ngòai nước ... mới có khả năng và điều kiện để phát triển các lọai hình dịch vụ ngân hàng. - Các dịch vụ của ngân hàng thương mại không thể tách rời, độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. 1.2. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. 1.2.1. Dịch vụ huy động vốn. Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu (bao gồm của pháp nhân và thể nhân) mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng .Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì một NHTM nào , tính chất quan trọng của vốn huy động được thể hiện ở chỗ nó không chỉ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà vì nó là tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế-xã hội. Vốn huy động của ngân hàng bao gồm: - Nhóm 1: Vốn huy động họat kì, bao gồm tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi không kì hạn của các tổ chức tín dụng khác. Chủ tài khỏan đuợc quyền lập thư chuyển tiền, phát hành Sét rút tiền từ tài khỏan một cách tự do, không phải báo trước . Các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào tài khỏan này không nhằm mục đích hưởng lãi mà nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thanh tóan cho chính mình. Vì vậy Luận văn thạc sĩ kinh tế 5 đối với lọai vốn này lãi suất không phải là công cụ chính để thu hút nguồn vốn này, mà công cụ chính là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp kèm theo có đơn giản, thuận lợi an tòan và nhanh chóng kịp thời hay không. Thông thường khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng để mở tài khỏan là những ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, có hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại. - Nhóm 2: Vốn huy động định kì, gồm tiền gửi định kì ,tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức, tiền phát hành kì phiếu,trái phiếu…đặc điểm của lọai nguồn vốn này là khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn (tuy nhiên trong điều kiện bình thường, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn). Đối với vốn huy động định kì, người gửi tiền có mục đích xác định là hưởng lãi.Vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng có lãi suất cao hơn, chứ không đòi hỏi hệ thống dịch vụ hiện đại như đối với nguồn vốn họat kì. Với lý do đó, các ngân hàng thường sử dụng công cụ lãi suất để tập trung nguồn vốn này. Cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn vốn này là cuộc cạnh tranh hợp lý và gay gắt. - Việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản là hòan trả, bí mật và trả lãi. + Hòan trả: là nguyên tắc cao nhất,theo đó các NHTM phải có trách nhiệm hòan trả cho khách hàng khi có yêu cầu hoặc khi đáo hạn. Để hòan trả cho khách hàng, các ngân hàng cần có biện pháp sử dụng vốn an tòan, có hiệu quả.Trong trường hợp do kinh doanh thua lỗ, ngân hàng bị phá sản thì việc hòan trả tiền được áp dụng bằng cơ chế bảo hiểm tiền gửi.Theo cơ chế này,tất cả các ngân hàng có nhận tiền gửi của khách hàng đều bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi của chính phủ với tỉ lệ phí bảo hiểm từ 0,02% đến 0,2%/năm (ở Viêt Nam tỉ lệ này là 0,15%/năm,ở Mỹ là 3cent cho 100USD) + Bí mật: Đây là nguyên tắc quan trọng đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của khách hàng, theo nguyên tắc này các ngân hàng phải có trách nhiệm giữ bí mật tài khỏan của khách hàng (gồm số dư, số ghi nợ, số ghi có ) trừ trường hợp đặc biệt, có yêu cầu riêng của cơ quan điều tra. Giữ bí mật về tài khỏan và sự họat động trên tài khỏan của khách hàng trở thành một trong những tiêu chuẩn của hệ thống ngân hàng hiện đại. + Trả lãi : Ngân hàng có trách nhiệm không những hòan trả vốn gốc mà còn phải có trách nhiệm trả lãi cho khách hàng, bất kể ngân hàng họat động có lãi hay không, Luận văn thạc sĩ kinh tế 6 nguyên tắc này đảm bảo cho người gửi tiền vừa bảo tồn được giá trị (vốn) vừa có thu nhập đích đáng. 1.2.2. Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng. Ở Việt Nam hiện đang áp dụng các thể thức thanh tóan sau đây : -Séc . -Ủy nhiệm chi –hoặc lệnh chi . -Ủy nhiệm thu – hoặc nhờ thu. -Thư tín dụng . 1.2.2.1. Thanh toán bằng Séc . - Khái niệm về Séc . Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khỏan được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước qui định , yêu cầu đơn vị thanh tóan trích một số tiền từ tài khỏan tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc . Như vậy, Séc là một chi phiếu , lập trên mẫu in sẵn cho chủ tài khỏan phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh tóan tiền vật tư, hàng hóa, chi phí, dịch vụ .v.v. Các lọai séc sử dụng trong thanh tóan . - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng séc được chia làm hai lọai : + Séc ký danh : là séc ghi rõ họ tên , địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc . Lọai séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký hậu chuyển nhượng . Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên , địa chỉ cá nhân, hoặc tên, địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc . + Séc vô danh : là lọai séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng séc . Trên tờ séc sẽ ghi :”yêu cầu trả lại cho người cầm séc”. Lọai séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay . Lọai này tạm thời chưa sử dụng ở Việt Nam . - Căn cứ tính chất sử dụng : séc được chia làm hai lọai : + Séc chuyển khỏan : đây là lọai séc chỉ được dùng để thanh tóan theo lối chuyển khỏan bằng cách ghi có vào các tài khỏan liên quan. Séc chuyển khỏan được gạch hai đường song song chéo góc phía trên bên trái tờ séc , hoặc được đóng dấu có chữ “CHUYỂN KHỎAN” ở mặt trước tờ séc . Luận văn thạc sĩ kinh tế 7 + Séc tiền mặt : đây là lọai séc mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị thanh tóan . 1.2.2.2. Thanh tóan bằng ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi. Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khỏan lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khỏan , trích một số tiền nhất định từ tài khỏan của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịch vụ … hoặc chuyển vào một tài khỏan khác của chính mình . Với cách sử dụng thuận tiện, đơn giản, ủy nhiệm chi được dùng để thanh tóan các khỏan hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền một cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước không phân biệt trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng. 1.2.2.3. Thanh tóan bằng ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu. Ủy nhiệm thu là một thể thức thanh tóan được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh tóan đã ghi trong hợp đồng kinh tế . Ủy nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trừơng hợp với điều kiện hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức ủy nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh tóan . 1.2.2.4. Thanh tóan bằng thư tín dụng . - Khái niệm : Thư tín dụng là một tờ lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua ( theo đề nghị của người mua ) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành trả tiền cho người bán theo các chứng từ của người bán xuất trình về hàng hóa đã giao , dịch vụ đã được cung ứng cho bên mua , phù hợp với các khỏan đã ghi trong thư tín dụng . - Một số qui định cụ thể : + Thư tín dụng được dùng để thah tóan giữa các bên mua và bán khác địa phương trong hệ thống ngân hàng trong trường hợp bên bán đòi hỏi bên mua phải đảm bảo vốn để chi trả ngay sau khi giao hàng hóa , dịch vụ . + Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh tóan với một người bán duy nhất ( tức là với một người thụ hưởng). +Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng . Luận văn thạc sĩ kinh tế 8 +Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng 1.2.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối. 1.2.3.1. Nghiệp vụ giao ngay - Đây là nghiệp vụ mua bán ngọai tệ giao ngay với tỷ giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. - Thông thường, trong nghiệp vụ giao ngay, thời gian cần thiết để các bên mua bán hòan tất việc chuyển tiền và thanh tóan chậm nhất là sau hai ngày làm việc. Trong nghiệp vụ giao ngay , cần phân biệt: - Ngày thỏa thuận (ngày hợp đồng).Đây là thời điểm mà hai bên mua bán ngọai tệ thỏa thuận những điều khỏan của hợp đồng mua bán ngọai tệ giao ngay .Thời gian này là sau hai ngày làm việc. Nếu bên nào chậm trễ trong việc chuyển tiền , thanh tóan đều sẽ bị phạt chậm trả theo qui định. 1.2.3.2. Nghiệp vụ giao kì hạn. Giao kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngọai tệ mà mọi điều kiện của nó được xác định tại thời điểm kí hợp đồng, nhưng sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định trong tương lai (từ 1 đến 12 tháng). Nghiệp vụ giao kỳ hạn vừa cho phép đáp ứng nhu cầu ngọai tệ trong tương lai một cách chắc chắn vừa là một trong những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro về hối đóai. 1.2.3.3. Nghiệp vụ giao hóan đổi. (Swap) Hóan đổi là nghiệp vụ giao dịch kinh doanh ngọai hối chuyển đổi giữa hai chủ thể bằng cách phối hợp việc mua bán hai đồng tiền với điều kiện giao ngay với một giao dịch đối khỏan đồng thời cũng với hai đồng tiền đó theo một kỳ hạn nhất định .Một cách đơn giản , Swap được hiểu như là một sự phối hợp giữa mua bán giao ngay với mua bán có kỳ hạn là cam kết song phương giữa hai ngân hàng với việc mua bán ngọai tệ trả ngay và sẽ hòan lại vốn theo một kỳ hạn được xác định. Swap có lợi cho cả các bên tham gia là đều thỏa mãn các nhu cầu về ngọai tệ để kinh doanh mà không phải đi vay trên thị trường tiền tệ ,đồng thời , do tính chất hóan đổi (mua- bán ,bán – mua) nên rủi ro trong nghiệp vụ này sẽ bị triệt tiêu. 1.2.3.4. Nghiệp vụ quyền chọn . Luận văn thạc sĩ kinh tế 9 Nghiệp vụ quyền chọn là nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ của ngân hàng , trong đó ngân hàng sẽ ký hợp đồng quyền chọn với khách hàng của mình về việc mua hoặc bán ngọai tệ theo một số lượng , tỷ giá và thời hạn nhất định, nhưng dành quyền chọn cho khách hàng. Nghĩa là dành cho khách hàng quyền quyết định (quyền chọn) là có thực hiện hay không thực hiện hợp đồng mua bán ngọai tệ đã ký (hợp đồng quyền chọn ). Quyền chọn được chia làm hai lọai : + Quyền chọn mua : khách hàng sẽ ký hợp đồng mua ngọai tệ với ngân hàng của mình , nếu đến khi đến hạn thực hiện hợp đồng , tỷ giá thực tế trên thị trường có lợi ( tăng cao so với tỷ giá hợp đồng ) thì khách hàng sẽ mua ngọai tệ theo hợp đồng, nếu tỷ giá thực tế trên thị trường không có lợi cho mình (giảm nhiều so với tỷ giá hợp đồng) thì khách hàng sẽ không thực hiện hợp đồng đã ký để mua ngọai tệ giao ngay sẽ có lợi hơn . Tuy nhiên, khách hàng sẽ mất tiền đặt cọc của hợp đồng quyền chọn mua (phí quyền chọn ). + Quyền chọn bán : khách hàng sẽ ký một hợp đồng quyền chọn bán ngọai tệ với ngân hàng của mình , khi đến hạn thực hiện hợp đồng , nếu tỷ giá thực tế nhỏ hơn thì khách hàng sẽ thực hiện bán ngọai tệ theo hợp đồng, nếu ngược lại tỷ giá thực tế cao hơn thì khách hàng sẽ bỏ hợp đồng quyền chọn để bán ngọai tệ theo tỷ giá thị trường sẽ có lợi hơn. 1.2.3.5. Nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ giao sau. Kinh doanh ngọai tệ giao sau là việc giao dịch của các hợp đồng mua bán ngọai tệ giao sau, sau đây gọi tắt là hợp đồng giao sau . Hợp đồng giao sau được Thị Trường Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra lần đầu tiên năm 1972 ở Chicago nhằm cung cấp cho những nhà đầu cơ một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro một công cụ phòng tránh rủi ro hối đóai. Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngọai tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngọai tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch. Tuy nhiên , khác với hợp đồng có kỳ hạn , hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài lọai ngọai tệ mà thôi . Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng giao sau với sáu lọai ngọai tệ mạnh đó là GBP , CAD, EUR , JPY , CHF , và AUD. Thị trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ Luận văn thạc sĩ kinh tế 10 hạn được tiêu chuẩn hóa về lọai ngọai tệ giao dịch, số lượng ngọai tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngọai tệ . 1.2.4. Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu 1.2.4.1. Khái niệm. Thanh tóan xuất nhập khẩu là quá trình thực hiện các khỏan thu và các khỏan chi đối ngọai giữa các nước với nhau để hòan tất các khỏan về xuất nhập hàng hóa , dịch vụ , đầu tư vốn , vay nợ ,viện trợ .v.v… dưới các hình thức khác nhau bằng bù trừ hoặc chuyển ngân. Nói cách khác, thanh tóan xuất nhập khẩu là việc chi trả tiền lẫn nhau giữa các quốc gia nhằm hòan thành các quan hệ về kinh tế, thương mại , hợp tác khoa học kỹ thuật , xã hội , ngọai giao .v.v… Thanh tóan xuất nhập khẩu có thể được thực hiện giữa các chính phủ, giữa các cơ quan nhà nước, giữa các tổ chức, cá nhân hoặc giữa họ với nhau, nhưng tất cả đều được thực hiện qua trung gian thanh tóan không thể thiếu, đó là “Ngân hàng”.Như vậy Ngân hàng nói chung (Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước, các Ngân hàng lớn được tham gia các giao dịch quốc tế ) là những tổ chức giữ vai trò chủ yếu để thúc đẩy quá trình thanh tóan quốc tế phát triển nhanh chóng thuận lợi, an tòan và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. 1.2.4.2. Phương tiện thanh tóan . Trong thanh tóan xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều lọai phương tiện khác nhau theo thỏa thuận giữa các bên tham gia .Các phương tiện thanh tóan này gồm : * Hối phiếu. * Chi phiếu – Séc. * Giấy chuyển ngân. * Thẻ tín dụng. * Thư bảo đảm – Hay giấy bảo đảm của NH. 1.2.4.3. Phương thức thanh tóan . Trong thanh tóan quốc tế các phương thức như : tín dụng chứng từ , ủy thác thu , chuyển tiền và thanh tóan bù trừ . * Phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ . Luận văn thạc sĩ kinh tế 11 Đây là một phương thức thanh tóan sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay . Đặc biệt trong quan hệ ngọai thương tín dụng chứng từ được sử dụng để trả tiền hàng hóa và dịch vụ giữa các nhà sản xuất nhập khẩu . Theo phương thức này, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng nước nhập khẩu ) theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ lập và chuyển đến Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (Ngân hàng hàng nước xuất khẩu ) một văn bản cam kết trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng nước xuất khẩu, nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện đã qui định trong văn bản đó, về việc xuất hàng cho người nhập khẩu (lọai văn bản đó gọi là thư tín dụng - L/C ). Nhận được thư tín dụng ngân hàng nước xuất khẩu sẽ xác nhận và chuyển đến cho người xuất khẩu, để người xuất khẩu giao hàng hóa cho người nhập khẩu. Sau đó người xuất khẩu xuất trình các chứng từ hóa đơn, vận đơn và hối phiếu … (gọi tắt là bộ chứng từ ) để chứng minh việc xuất hàng đã được theo qui định của L/C qua ngân hàng nước xuất khẩu để chuyển đến ngân hàng nước nhập khẩu . ngân hàng (có thể là ngân hàng nước xuất hoặc nhập hoặc một ngân hàng bất kỳ) sẽ tiến hành thanh tóan cho người xuất khẩu theo đúng qui định của L/C. * Phương thức thanh tóan ủy thác thu. Ủy thác thu còn gọi là nhờ thu cũng là một phương thức sử dụng khá rộng rãi. Trong phương thức này người xuất khẩu (người bán ) chủ động đòi tiền người nhập khẩu ( người mua ) bằng cách gửi đến ngân hàng phục vụ giấy đòi tiền và các chứng từ liên quan sau khi đã chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho người nhập khẩu. Ngân hàng này tiếp tục chuyển bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, căn cứ vào đó ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ chuyển chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi đã thu được tiền ( hoặc đã chứng nhận hối phiếu ) của người nhập khẩu, ngay sau đó chuyển tiền (họăc hối phiếu đã chấp nhận) cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu sau khi đã thu một khỏan lệ phí nhất định. Trong nhờ thu kèm chứng từ cần phân biệt hai điều kiện ( hay lọai thanh tóan ) qui định cho người nhập khẩu ( người mua) sẽ nhận được chứng từ hàng hóa với điều kiện thanh tóan kèm theo . - Điều kiện D/P: Luận văn thạc sĩ kinh tế 12 Điều kiện D/P còn gọi là điều kiện “ chứng từ đối thanh tóan” nghĩa là người nhập khẩu phải tiến hành trả tiền ( trả ngay ) rồi mới nhận được chứng từ hàng hóa. Hối phiếu dùng trong trường hợp này là hối phiếu trả ngay . -Điều kiện D/A: Điều kiện D/A còn gọi là “điều kiện chứng từ đối chấp nhận” . Nghĩa là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền vào hối phiếu có kỳ hạn là được ngân hàng trao cho chứng từ hàng hóa . Điều kiện D/P còn gọi là “trả ngay” còn điều kiện D/A là “ trả theo chấp thuận”. * Phương thức chuyển tiền : Trong phương thức này, người chuyển tiền ( người nhập khẩu, người mua…) chủ động yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ( ngân hàng chuyển ) chuyển một số tiền nhất định để trả cho người nào đó ở nước ngòai . Phương thức này được dùng phổ biến trong các trường hợp chi trả khác như tiền bồi thường thiệt hại , tiền thừa , các khỏan dịch vụ … * Phương thức ghi số: Đây là phương thức thanh tóan mang tính chất bù trừ giữa hai bên xuất nhập khẩu. Theo phương thức này hai bên xuất nhập khẩu sẽ mở tài khỏan cho nhau để ghi những khỏan tiền phải chi trả nhau . Phương thức này thường chỉ áp dụng giữa những nhà xuất nhập khẩu quen biết tin cậy và quan hệ thường xuyên với nhau. Các phương thức nói trên dùng phổ biến trong dao dịch thương mại quốc tế, trong thanh tóan phi mậu dịch , người ta sử dụng phổ biến phương thức thanh tóan bằng séc hoặc các phương tiện hiện đại khác (tiền điện tử , thẻ tín dụng). 1.2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. 1.2.5.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của Ngân hàng bảo lãnh được lập trên một văn bản để cam kết với bên có quyền ( gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh). Nếu khi đến hạn bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết đã nêu trong hợp đồng, thì mình với tư cách là ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. 1.2.5.2. Các lọai bảo lãnh ngân hàng: Luận văn thạc sĩ kinh tế 13 -Bảo lãnh dự thầu ; -Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ; -Bảo lãnh thanh tóan ; -Bảo lãnh bảo hành ; -Bảo lãnh hòan thanh tóan / Bảo lãnh tiền ứng trước ; -Bảo lãnh vay vốn ; -Các lọai bảo lãnh khác . 1.2.5.3. Các hình thức phát hành bảo lãnh : -Phát hành bảo lãnh bằng thư / điện. -Phát hành bảo lãnh đối ứng. -Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác. -Xác nhận bảo lãnh. -Thông báo thư bảo lãnh. 1.2.5.3. Điều kiện bảo lãnh : - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật ; - Có mục đích bảo lãnh hợp pháp . 1.2.5.4. Các hình thức đảm bảo bảo lãnh : -Ký quỹ bằng tiền ; -Cầm cố sổ tiết kiệm , kỳ phiếu ,trái phiếu ; -Cầm cố / thế chấp tài sản ; -Bảo lãnh của bên thứ ba; -Các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. 1.2.5.5. Phí dịch vụ : là số tiền mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh. -Biểu phí có nhiều mức phù hợp ; -Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ lâu dài, uy tín . -Có 2 loại phí có ký quỹ và không có ký quỹ. 1.2.6.Kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử - Thẻ Ngân hàng là một phương tiện thanh tóan tiên tiến , hiện đại do ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cấp cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết , để khách Luận văn thạc sĩ kinh tế 14 hàng sử dụng thẻ trong việc thanh tóan tiền hàng hóa , dịch vụ , hoặc rút tiền mặt tại các máy trả tiền tự động (ATM). - Ở các nước có nền kinh tế phát triển với một nền công nghệ Ngân hàng hiện đại, thì thẻ thanh tóan được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Ở Việt Nam, do yêu cầu đẩy nhanh công tác thanh tóan, mở rộng phạm vi thanh tóan cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong giai đọan hiện nay; mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam với việc từng bước trang bị hệ thống thông tin hiện đại tiên tiến … đã cho phép áp dụng các công cụ thanh tóan mới hiện đại để bổ sung cho những công cụ thanh tóan trong nền kinh tế. Trong sự đòi hỏi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 371/QĐ-NH1 ngày 19-10-1999 ban Quy chế phát hành sử dụng và thanh tóan thẻ Ngân hàng . Các lọai thẻ Ngân hàng : - Căn cứ vùng phạm vi sử dụng .Thẻ Ngân hàng chia làm hai lọai : + Thẻ nội địa : đây là lọai thẻ Ngân hàng được phát hành tại Việt Nam , được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam . + Thẻ quốc tế : là lọai thẻ do ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam được sử dụng ngòai phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc được phát hành ở nước ngòai sử dụng tại Việt Nam. - Căn cứ vào tính chất sử dụng . Thẻ ngân hàng chia làm hai lọai : + Thẻ thanh tóan (còn gọi là thẻ ký quỹ thanh tóan ): Lọai thẻ này áp dụng rỗng rãi cho mọi đối tượng khách hàng ở trong và ngòai nước. Với điều kiện là khách hàng phải mở tài khỏan tại ngân hàng phát hành thẻ và phải lưu ký tiền trên tài khỏan này một số dư nhất định theo quy định ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ được sử dụng thẻ này để thanh tóan tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tài khỏan tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ . + Thẻ tín dụng ( Credit card): Thẻ tín dụng là lọai thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ tin tưởng và cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ không phải ký quỹ trên tài khỏan tiền gửi, nhưng được phép sử dụng thẻ để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng. Luận văn thạc sĩ kinh tế 15 Chủ thẻ sau khi sử dụng thẻ phải thanh tóan nợ gốc và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ trong thời hạn quy định. 1.2.7.Tư vấn về tài chính và đầu tư - Dịch vụ tư vấn về tài chính là việc Ngân hàng tham gia tư vấn cho các khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) trong công tác quản lý tài chính, tổ chức tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia đầu tư vào nền kinh tế. Ngòai ra, các ngân hàng còn tư vấn tài chính hỗ trợ các Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu … - Dịch vụ đầu tư : Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác đầu tư dưới các hình thức như : Hùn vốn, mua cổ phần của các Công ty, mua trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương … Tất cả các hành động đầu tư đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ họat động đầu tư mà các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân tán. 1.2.8. Một số lọai hình dịch vụ khác Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng (kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán- môi giới; bảo lãnh phát hành; quản lý tiền mặt; quản lý danh mục đầu tư; lưu ký; bảo quản tài sản; dịch vụ quản lý tài sản theo uỷ quyền của khách hàng; kinh doanh vàng…) coi đây là các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nhằm đa dạng hoá cơ cấu nguồn thu, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng cơ sở khách hàng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi, phòng ngừa rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng. Từ đó, hình thành nên hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng đáp ứng nhu cầu của xã hội về dịch vụ tài chính để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả các tài sản tiết kiệm trên cơ sở mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng và cơ hội kinh doanh. 1.3. Sự cần thiết khách quan phải mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng và kinh nghiệm một số nước trên thế giới. 1.3.1. Sự cần thiết khách quan phải mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Việc mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng là cần thiết vì các dịch vụ ngân hàng góp phần mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho các khách hàng và cả bản thân ngân hàng. Luận văn thạc sĩ kinh tế 16 - Đối với nền kinh tế: Thông qua dịch vụ ngân hàng, làm tăng quá trình chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế có hiệu quả. Các nguồn vốn nhà rỗi trong xã hội sẽ được tập trung lại để đáp ứng cho nhu cầu họat động kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, các họat động tiêu dùng và phát triển kinh tế. Nhờ vào những tiện ích của các lọai hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp giúp các họat động trong xã hội được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều khỏan chi phí. Chẳng hạn theo Ngân hàng Nhà nước, chi phí cho in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt là rất lớn. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế góp phần giảm chi phí cho xã hội. Mặt khác, mỗi một doanh nghiệp, cá nhân đều giữ một lượng tiền mặt nhất định để chờ sử dụng. Nếu khách hàng gửi vào ngân hàng để thanh toán bằng chuyển khoản thì số tiền này sẽ giảm. Ngân hàng sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế. - Đối với các khách hàng là Doanh nghiệp : tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi, nhịp nhàng, giúp cho đồng vốn luân chuyển nhanh, đẩy nhanh tốc độ sản xuất lưu thông hàng hóa. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả họat động của khách hàng. - Đối với các khách hàng dân cư : việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp người dân làm quen với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến phục vụ cho những nhu cầu đa dạng của con người và làm cho người dân không còn cảm thấy xa lạ với những khái niệm ngân hàng tự động. Điều này đặc biệt cần thiết đối với nước ta nơi mà thanh tóan bằng tiền mặt được xem là rất phổ biến. - Đối với các ngân hàng thương mại: việc mở rộng các lọai hình dịch vụ theo hướng đa dạng, nhiều tiện ích sẽ tạo điều kiện thu hút thêm nhiều khách hàng, qua đó đem lại cho cho ngân hàng ngân hàng những khỏan thu nhập lớn về phí dịch vụ, đồng thời tận dụng được nguồn vốn trong thanh tóan của khách hàng đang lưu ký trên tài khỏan thanh tóan, ký quỹ. Hiện nay, các ngân hàng đang hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt cho doanh nghiệp và cá nhân thông qua hệ thống Internet banking, Luận văn thạc sĩ kinh tế 17 home banking, phone banking, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua hình thức ủy nhiệm thu-chi, séc, nhờ thu...; dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Qua đó, yêu cầu các ngân hàng phải nâng cao qui trình phục vụ để tăng khả năng họat động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân các ngân hàng thương mại góp phần làm vững mạnh nền tài chính nước nhà. 1.3.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới Các lọai hình dịch vụ ngân hàng trên thế giới được phát triển cùng với sự phát triển của nền tảng công nghệ ngân hàng, trong đó Mỹ, các quốc gia Châu Âu, Úc là những nước đi đầu, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan. Ngòai các dịch vụ truyền thống, ngày nay các lọai dịch vụ được mở rộng và đa dạng. Đáng kể nhất là sự ra đời của các lọai thẻ ( ATM, Visa, Master Card …) và các hình thức giao dịch điện tử như ( Internet banking, Mobile banking, home banking….). - Ngoài chức năng rút tiền mặt thẻ ATM còn là phương tiện thanh tóan hiện đại và hiệu quả được sử dụng thanh tóan các dịch vụ thông thường như thanh toán cước phí điện, nước, điện thọai, cước dịch vụ viễn thông, truy vấn thông tin tài khoản, chuyển khoản thanh tóan ... - Dịch vụ giao dịch điện tử nhằm mục đích giúp cho cuộc sống của vốn bận rộn của khách hàng dễ dàng hơn. Dịch vụ Internet Banking cho phép khách hàng có thể sử dụng nhiều loại dịch vụ ngân hàng với mức độ an toàn được quốc tế công nhận vào bất cứ thời điểm nào (24 giờ trong ngày/7 ngày trong tuần), từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể thực hiện được hàng loạt các dịch vụ như: kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản thanh tóan, yêu cầu báo cáo tài khoản và yêu cầu sổ séc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các loại hình giao dịch được qua Internet Banking sẽ ngày càng được mở rộng hơn. Trên thế giới, Thụy sĩ là một trong những nước có nền tảng dịch vụ và công nghệ ngân hàng lâu đời và phát triển mạnh. Các ngân hàng ở đây rất ít nhân viên giao dịch do nước này không dùng tiền mặt, mọi giao dịch của người dân đều qua tài khoản, thanh toán qua Internet, mobile... ở bất cứ đâu cũng làm được. Nếu có đến ngân hàng, họ chỉ sử dụng các phương tiện tự động, không cần nhân viên giao dịch. Vì vậy mở rộng các lọai hình dịch vụ ngân hàng chỉ phát triển trọn vẹn khi nền kinh tế sử dụng thanh tóan chuyển khoản phát triển, tiền mặt được quản lý tốt. Luận văn thạc sĩ kinh tế 18 Một kinh nghiệm khác của Mỹ về mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng cải thiện cuộc sống con người là hỗ trợ cho tài chính siêu nhỏ. Đây là tâm điểm của các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ trong hơn 25 năm qua. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hàng năm cung cấp trên 100 triệu đô-la cho các dự án tạo ra các dịch vụ tài chính siêu nhỏ có quy mô lớn, hiệu quả và lâu dài để phục vụ người nghèo ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Hoa Kỳ bổ sung đầu tư trực tiếp cho phát triển dịch vụ tài chính siêu nhỏ thông qua hỗ trợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế (IFIs) như Ngân hàng Thế giới, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và các ngân hàng phát triển khu vực. Một số tổ chức tài chính quốc tế trong đó có Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ, Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Tài thiết và Phát triển châu Âu đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Kết quả đầu tư của USAID trong thời gian qua đầy ấn tượng (xem bảng đầu tư cho doanh nghiệp siêu nhỏ). ĐẦU TƯ CỦA USAID CHO DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ 1999 2000 2001 2002 Khách hàng vay tiền 1.997.839 2.175.198 2.904.152 2.723.146 Tổng tín dụng $655.906.588 $883.273.258 $934.253.554 $1.269.622.200 Khách hàng gửi tiết kiệm 3.069.604 3.155.100 3.514.200 3.196.300 Tổng tiết kiệm $349.663.487 $533.500.000 $424.800.000 873.400.000 Khách hàng dùng BDS* 401.530 254.809 835.458 668.808 Khách hàng là phụ nữ (MF) 69% 70% 73% 69% Khách hàng là phụ nữ (BDS) 61% 75% 47% 48% Khách hàng rất nghèo (MF) 67% 67% 69% 59% Khách hàng rất nghèo (BDS) 29% 18% 30% 53% *BDS - Dịch vụ Phát triển Kinh doanh MF - Tài chính siêu nhỏ Luận văn thạc sĩ kinh tế 19 Nguồn : Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2004 Ở một số nước, hỗ trợ cho dịch vụ tài chính siêu nhỏ trong thời gian qua đã làm biến đổi tình hình tài chính quốc gia bằng việc tập hợp được hàng trăm ngàn khách hàng và khuyến khích cải tiến làm thay đổi cách thức kinh doanh của những ngân hàng lớn. Khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính siêu nhỏ hiện nay chiếm đa số trong số khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính nói chung ở các nước Kyrgyzstan, Uganda và Bolivia. Ví dụ, ở Bolivia, chương trình tài chính siêu nhỏ của USAID đã giúp mở rộng quy mô các dịch vụ tài chính nếu xét về số lượng người vay tiền và gửi tiết kiệm cũng như toàn bộ hoạt động của các thị trường tài chính trong nước. Theo thông tin của USAID dựa trên số liệu của các ngân hàng trung ương, tài sản đô-la của các tổ chức tài chính siêu nhỏ (MFIs) - là những nhóm cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và các gia đình có thu nhập thấp - đang hoạt động ở Bolivia tăng gần 300% trong thời gian từ 1992 đến 2001, một tỷ lệ tăng trưởng gấp hơn tám lần các ngân hàng thương mại. Đến năm 2001, số lượng người đi vay của các tổ chức tài chính siêu nhỏ đã tăng hơn hai lần số người đi vay của các ngân hàng thương mại và 797.000 người Bolivia có tài khoản tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng siêu nhỏ nếu so với 658.000 người gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại. USAID cung cấp phần lớn tiền cho dịch vụ tài chính siêu nhỏ thông qua các "văn phòng" tại địa phương ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Hiện nay có khoảng 50 văn phòng của USAID hỗ trợ các chương trình tài chính siêu nhỏ và phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ. Tiền được chia đều cho bốn khu vực hoạt động của USAID - châu Phi, Mỹ Latinh và Caribê, châu Á và Cận Đông, và châu Âu. 1.4. Ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng ở nước ta. 1.4.1. Thuận lợi. - Hội nhập quốc tế là động lực để các Ngân hàng thúc đẩy cải cách, buộc các Ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình hội Luận văn thạc sĩ kinh tế 20 - Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế đối với các tổ chức tài chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, các NHTM trong nước có điều kiện để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Vì thế, các ngân hàng cần tăng cường hợp tác để chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, khai thác thị trường. Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại…, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ. - Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. 1.4.2. Những khó khăn, thử thách. Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngòai có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ hiện đại và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về Luận văn thạc sĩ kinh tế 21 - Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên chưa hợp lý, chưa có cơ chế gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp với đơn vị sử dụng trong bối cảnh ngày càng phát sinh nhiều nghiệp vụ mới một cách khách quan. Đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn khá xa so với khu vực. - Trong thời gian qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước tăng nhanh, tuy nhiên sức cạnh tranh còn thấp, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao. - Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích các dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ thấp. Qui trình quản trị trong các ngân hàng Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý chưa hiệu quả. - Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành. Hoạt động thanh toán còn mang tính phân tán và hiện đaị hoá cục bộ theo từng ngân hàng thương mại và nhất là thiếu một trung tâm thanh toán quốc gia - là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nền kinh tế Việt Nam chưa thoát ra khỏi một nền kinh tế tiền mặt. - Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên. Luận văn thạc sĩ kinh tế 22 Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và khả năng kiểm soát rủi ro thấp khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế. * Tóm lại , chương 1 của luận văn trình bày cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng. Sự cần thiết khách quan phải mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, đồng thời nhận biết ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng ở nước ta. Luận văn thạc sĩ kinh tế 23 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 6 – TPHCM HIỆN NAY. 2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.1.1. Sơ lược hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển : Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở Vụ Tín Dụng Công Nghiệp và Vụ Tín Dụng Thương Nghiệp. Tại các địa phương, được hình thành từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã, quận. NHCTVN ra đời từ tháng 7 năm 1988 theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 và Quyết định số 402 / HĐBT ngày 14/ 11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính Phủ ). Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. NHCTVN có tổng tài sản chiếm hơn 20% thị phần trong tòan bộ hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước. Nguồn vốn của NHCTVN luôn tăng trưởng qua các năm, đạt bình quân hơn 20%/năm. NHCTVN là một pháp nhân thực hiện chế độ hạch tóan độc lập, được Ngân hàng Nhà Nước cấp vốn pháp định ban đầu là 200 tỷ đồng, vốn này được bổ sung hàng năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHCTVN họat động dưới sự điều chỉnh của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng như các Ngân hàng thương mại khác . NHCTVN từ khi ra đời với không ít khó khăn, trong điều kiện nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, tổ chức bộ máy NHCTVN chưa ổn định, các cơ chế, quy chế kinh doanh và quản lý chưa đồng bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, cán bộ công nhân viên nhiều nhưng lại thiếu kiến thức kinh doanh trong thời kỳ đổi mới. Trước tình hình đó, để hòa nhập với sự nghiệp đổi mới tổ chức và họat động chung của tòan ngành ngân hàng, NHCTVN đã quyết tâm phấn đấu thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế và thực thi Luận văn thạc sĩ kinh tế 24 chính sách tiền tệ. Từ đó NHCTVN đã xác định được rõ vị trí , vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, nhằm đứng vững và phát triển với qui mô ngày càng lớn mạnh, nhất là ở những vùng, khu vực có kinh tế phát triển mạnh. Qua quá trình hình thành và phát triển, NHCTVN lớn mạnh tương đối nhanh, từ vốn đầu tư ban đầu vài trăm tỷ đồng bây giờ đã lên tới hơn 12 nghìn tỷ đồng và quan trọng là ngân hàng có mạng lưới Chi nhánh rộng khắp, phương tiện , thiết bị hiện đại hơn. NHCTVN có bước phát triển nhanh, không ngừng cải tiến , đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào họat động ngân hàng nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội, góp phần tích cực thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước, phục vụ chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 2.1.1.2.Mục tiêu họat động: Trong giai đọan hiện nay, khi việt nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, chính phủ Việt Nam đã ký kết hiệp định về Hợp tác thương mại dịch vụ ( AFTA), Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đang gấp rút chuẩn bị gia nhập WTO thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói riêng cần có những chiến lược tăng tốc thực sự để hội nhập quốc tế. Có như vậy NHCTVN mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng thương mại khác trong và ngòai nước. NHCTVN đã xác định rõ mục tiêu phát triển đến năm 2010 đó là: “Xây dựng NHCTVN thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, họat động kinh doanh có hiệu quả , tài chính lành mạnh , có kỹ thuật công nghệ cao kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam.” Bên cạnh đó, cần xây dựng phong cách giao dịch riêng của NHCT theo phương châm “Hiện đại – văn minh – lịch sự - hiệu quả” , để uy tín và vị thế của NHCT ngày càng được khẳng định cao trên thương trường. 2.1.1.3. Mô hình tổ chức của NHCTVN. Để hòan thành mục tiêu đề ra, NHCTVN đã xây dựng mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp tòan quốc với : 01 Hội sở chính tại Hà Nội , 02 Sở giao dịch I và II tại Hà Nội và TPHCM, 134 chi nhánh ,145 phòng giao dịch, 400 quỹ tiết kiệm với hơn 12.000 CBCNV. 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm đào tạo và Trung tâm Công nghệ thông tin; Luận văn thạc sĩ kinh tế 25 03 công ty hạch tóan độc lập là: Công ty Cho thuê Tài chính , Công ty TNHH Chứng khóan , Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản. NHCTVN còn là thành viên đồng sáng lập và là cổ đông của : ƒ Ngân hàng Sài Gòn Công Thương . ƒ Indovina Bank. ƒ Công ty cho thuê tài chính Quốc Tế Việt Nam . ƒ Công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á- NHCT. Có mạng lưới đại lý với 600 ngân hàng trên khắp thế giới , NHCT là thành viên chính thức của : ƒ Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam (VNBA). ƒ Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA). ƒ Hiệp hội thanh tóan viễn thông liên ngân hàng tòan cầu (SWIFT) ƒ Hiệp hội thẻ Visa , Master Card quốc tế. ƒ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2.1.2. Ngân hàng Công thương - Chi nhánh 6 là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển : Tiền thân của Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh 6 là Ngân Hàng Nhà Nước Quận 6 được hình thành sau Miền Nam Việt Nam hòan tòan giải phóng, họat động với chức năng là trung tâm tiền tệ , tín dụng và thanh tóan phục vụ cho nhu cầu hồi phục và phát triển kinh tế. Năm 1988 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được thành lập, tổ chức hệ thống ngân hàng thương mại 3 cấp và NHCT-CN6 là chi nhánh trực thuộc NHCT-TPHCM theo QĐ109/ NH-TCCB ngày 12/10/1988. Sau đó để phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế, NHCT được thành lập theo cơ cấu tổ chức NHTM 2 cấp gồm Hội sở chính và các chi nhánh trực thuộc theo QĐ67/QĐ-NH5 ngày 27/02/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam , theo đó NHCT-CN6 được tách ra khỏi NHCT TP.HCM ( nay là Sở giao dịch II NHCT VN) để trở thành một chi nhánh cấp I trực thuộc NHCTVN và được hạch tóan phụ thuộc, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHCTVN, chịu trách nhiệm trước NHCTVN về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn vốn được giao. Luận văn thạc sĩ kinh tế 26 Trụ sở của NHCT-CN6 đặt ở 78-80 Tháp Mười, Quận 6 , Tp. Hồ Chí Minh ( đối diện chợ Bình Tây). Dưới NHCT-CN6 còn có 3 Quỹ Tiết Kiệm khu vực . - Quỹ tiết kiệm số 1 : Tại Trung Tâm Chi Nhánh . - Quỹ tiết kiệm số 2 : 48 Tháp Mười , F2, Q6 , TPHCM. - Quỹ tiết kiệm số 3 : 26-28 Tháp Mười , F2, Q6, TPHCM. 2.1.2.2. Một số họat động chủ yếu của NHCT CN6: - Huy động vốn : Các hình thức huy động vốn đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng . Ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm các lọai bằng VNĐ và ngọai tệ . Ngòai ra, ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp từ tài khỏan tiền gửi thanh tóan của khách hàng . - Họat động tín dụng : Đây là một họat động quan trọng và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Họat động tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm và có những chính sách phát triển để đảm bảo an tòan đồng vốn của ngân hàng đồng thời mang lại lợi nhuận cao. - Họat động thanh tóan : Là họat động mang lại lợi nhuận cao và đang rất phát triển , các hình thức thanh tóan đang được mở rộng nhằm tăng hiệu quả của họat động thanh tóan vốn và thu hút khách hàng. Thanh tóan dưới nhiều hình thức : Thanh tóan điện tử liên Ngân hàng, thanh tóan song biên với Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam , Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và Ngân hàng Citibank, chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam, thanh tóan bù trừ thủ công , thanh tóan qua tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, thanh tóan qua tài khỏan tiền gửi ở Ngân hàng khác… Chi nhánh 6 đã phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trên các mặt nghiệp vụ : Huy động vốn , cho vay , tài trợ XNK , dịch vụ thanh tóan , chuyển tiền , kiều hối , mua bán ngọai tệ , đổi séc du lịch , chuyển tiền nhanh Western Union, thanh tóan thẻ tín dụng quốc tế Visa Card , Master Card … 2.1.2.3. Sơ lược tổ chức bộ máy : Tổng số lao động : 72 người , gồm : 22 Nam , 50 Nữ . Luận văn thạc sĩ kinh tế 27 - Trình độ chuyên môn: Đại học và cao đẳng tương đương : 38 người. Trung cấp : 4 người. Chưa qua đào tạo : 30 người. - Trình độ chính trị : Cử nhân chính trị : 02 người . Cao cấp chính trị : 02 người . Tổ chức mạng lưới : Số phòng nghiệp vụ gồm : Phòng Khách hàng , phòng Hành chánh, phòng Kế tóan, phòng thanh toán XNK, phòng Kiểm tra – kiểm sóat nội bộ , phòng Ngân quỹ , Ba Quỹ tiết kiệm khu vực . Tổ chức Đảng : Tổng số Đảng viên 10 người , trong đó : 04 nam và 06 nữ . Tổ chức công đòan : Tổng số đòan viên Công Đòan : 72 người , trong đó : 22 nam và 50 nữ. Với sự gắn kết chặt chẽ, sự lãnh đạo của Chi Ủy, sự động viên quan tâm đến người lao động và các phong trào thi đua của Công Đòan Chi nhánh và sự điều hành năng động , chặt chẽ của Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tạo nên sự đòan kết nhất trí của tập thể CBNV tòan đơn vị. Chi nhánh 6 đã từng bước khắc phục khó khăn, tồn tại, đưa Chi nhánh từ một Chi nhánh lỗ trở thành một Chi nhánh ổn định, họat động kinh doanh ngày càng phát triển một cách bền vững, luôn hòan thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 trong những năm gần đây. * Kết quả tài chính: Luận văn thạc sĩ kinh tế 28 Bảng 2.1- Kết quả họat động kinh doanh của NHCT CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : triệu đồng. KẾT QUẢ TÀI CHÍNH 2003 2004 2005 6T/2006 - Tổng thu nhập 59,488 92,535 103,040 49,020 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 45.2 55.6 11.4 -2.6 Trong đó :'+ Thu lãi cho vay 57,706 90,366 98,787 47,219 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 65.4 56.6 9.3 -2.6 '+ Thu dịch vụ 1,782 2,169 2,472 1,090 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 32.8 21.7 14.0 -1.3 - Tổng chi phí 40,613 65,263 79,822 46,709 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 30.2 60.7 22.3 29.9 - Lợi nhuận hạch tóan 17,174 27,272 23,217 2,311 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 31.7 58.8 -14.9 -83.9 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHCT CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006) Nhận xét : Nhìn chung họat động ngân hàng ở nước ta trong thời gian qua được nhiều thuận lợi. Ngành ngân hàng đã chủ động thực hiện các chủ trương chính sách của Chính phủ về đổi mới kinh tế và đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã xây dựng được những cơ sở quan trọng cho một nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp dần với cơ chế thị trường, hiện đại hóa công nghệ và tự do hóa hoạt động kinh doanh tiền tệ, góp phần củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng. Trong đó, thể chế hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện đáng kể, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ được đổi mới căn bản, các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về hoạt động của các ngân hàng thương mại đang từng bước được áp dụng, chất lượng các dịch vụ ngân hàng vì thế đã được cải thiện rõ rệt. Từ đó, các ngân hàng họat động ngày càng có hiệu quả, doanh thu lợi nhuận tăng trưởng nhanh. - Họat động kinh doanh của NHCT-CN6 trong thời gian qua cũng đạt hiệu quả khá cao. Tổng thu nhập năm 2003 là 59.488 triệu đồng tăng 45,2% so với năm 2002, trong đó thu từ lãi cho vay là 57.706 triệu đồng tăng 65,4% so với năm 2002, thu từ cung cấp dịch vụ cho khách hàng 1.782 triệu đồng, tăng 32.8% so với năm 2002. Tổng Luận văn thạc sĩ kinh tế 29 chi phí năm 2003 40.613 triệu đồng tăng 30.2% so với năm 2002. Lợi nhuận hạch tóan 2003 là 17.174 triệu đồng, tăng 31.7% so với năm 2002. Họat động kinh doanh 2003 tăng trưởng và đạt hiệu quả cao do Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, tăng dư nợ cho vay. Ngòai ra từng bước quảng cáo đưa các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng đến khách hàng nên đã thu hút thêm một lượng đáng kể khách hàng mới. - Trong năm 2004, tổng thu nhập của Chi nhánh 6 là 92.535 triệu đồng tăng 11,4% so với năm 2003, trong đó thu từ lãi cho vay là 90.366 triệu đồng tăng 56,6% so với năm 2003, thu từ cung cấp dịch vụ cho khách hàng 2.169 triệu đồng, tăng 21.7% so với năm 2003. Tổng chi phí năm 2004 65.263 triệu đồng tăng 60.7% so với năm 2003. Lợi nhuận hạch tóan 2004 là 27.272 triệu đồng, tăng 58,8% so với năm 2003. Họat động kinh doanh năm 2004 đạt được kết quả cao là do tình hình kinh tế xã hội năm 2004 đạt được những kết quả nhất định, kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định ( năm 2004 tăng trưởng 7.8%), kinh tế Thành phố năm 2004 tăng trưởng 11.5%, những định hướng chung của Thành phố năm 2004 phần lớn đều đạt kế họach. - Họat động ngân hàng đã bắt đầu phát sinh những khó khăn mới cụ thể đó là giá vàng diễn biến phức tạp cùng với chênh lệch tỷ gía mua, bán giữa hai ngọai tệ ( USD và Euro), giá nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao như sắt, thép, xăng dầu, chất dẻo, nhựa, gas và phân bón…Một số mặt hàng xuất khẩu còn nhiều khó khăn do cạnh tranh thị trường, do sức ép giá cả trong khu vực, do hạn ngạch của thị trường xuất bị thu hẹp như gạo, thủy hải sản, dệt may, nông sản …Từ đó làm ảnh hưởng đáng kể đến kế họach sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngòai ra, lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng khá đa dạng, với nhiều hình thức và có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm. Thị phần trên địa bàn tiếp tục có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Chi nhánh ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần. Sang năm 2005 họat động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thị trường trong nước chịu tác động mạnh của việc tăng giá đối với nhiều mặt hàng mà nguyên nhân chính là do hầu hết các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đều phải nhập khẩu với giá cao như xăng dầu, hóa chất, chất dẻo.. đồng thời hạn hán nắng nóng kéo dài, Luận văn thạc sĩ kinh tế 30 tiếp theo là bão lũ, cùng với dịch cúm gia cầm tái phát. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế năm 2005 vẫn đạt trên 8,4%. Nền kinh tế tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững do phụ thuộc giá nhiều lọai nguyên vật liệu đầu vào, xăng dầu, giá vàng và USD biến động mạnh làm cho họat động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn. Ñoái vôùi hoaït ñoäng ngaân haøng, thöïc hieän loä trình hoäi nhaäp kinh teá quoác teá, NHCT ñaõ trieån khai soå tay tín duïng, coâng taùc hieän ñaïi hoùa ngaân haøng, ña daïng caùc hoaït ñoäng dòch vuï ngaân haøng, coi troïng coâng taùc huy ñoäng voán vaø naâng cao chaát löôïng tín duïng. Beân caïnh ñoù NHNN ñaõ ban haønh, söûa ñoåi nhieàu qui ñònh lieân quan ñeán hoaït ñoäng cho vay, phaân loaïi nôï, trích laäp vaø söû duïng döï phoøng ñeå xöû lyù ruûi ro, qui ñònh veà caùc tyû leä baûo ñaûm an toaøn trong hoaït ñoäng ngaân haøng. Nhöõng qui ñònh naøy coù söï thay ñoåi veà quan ñieåm, caùch thöùc quaûn lyù, giaùm saùt tín duïng vaø taùc ñoäng maïnh meõ ñeán hoaït ñoäng tín duïng cuûa caùc ngaân haøng thöông maïi. Hơn nữa, söï caïnh tranh giöõa caùc ngaân haøng, nhaát laø veà laõi suaát cho vay, laõi suaát huy ñoäng vaø dòch vuï ngaân haøng ngaøy caøng aùc lieät. Treân ñòa baøn Quaän 6, hieän nay ñaõ coù gaàn 20 TCTD cuøng caïnh tranh vaø phaân chia thò phaàn. Chính vì vaäy thò phaàn cuûa Chi nhaùnh bò thu heïp daàn vaø lónh vöïc ñaàu tö cuõng gaëp nhieàu khoù khaên hôn, khaùch haøng löïa choïn vaø so saùnh nhieàu hôn. Maëc duø coù nhöõng khoù khaên, phöùc taïp neâu treân nhöng döôùi söï chæ ñaïo saâu saùt, chaët cheõ cuûa NHCT/VN, NHCT-CN6 ñaõ chuû ñoäng, kòp thôøi ñaùp öùng caùc nhu caàu voán vaø dòch vuï ngaân haøng cho caùc doanh nghieäp treân ñòa baøn, ñaûm baûo thanh toaùn thoâng suoát, goùp phaàn quan troïng trong vieäc phaùt trieån kinh teá ñòa phöông noùi rieâng vaø caû nöôùc noùi chung. Trong năm 2005, tổng thu nhập của Chi nhánh 6 là 103.040 triệu đồng tăng 11,4% so với năm 2004, trong đó thu từ lãi cho vay là 98.787 triệu đồng tăng 9,3% so với năm 2004, thu từ cung cấp dịch vụ cho khách hàng 2.472 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2004. Tổng chi phí năm 2005 là 79.822 triệu đồng tăng 22,3% so với năm 2004. Lợi nhuận hạch tóan 2005 là 23.217 triệu đồng, giảm 14,9% so với năm 2004. Luận văn thạc sĩ kinh tế 31 - Lợi nhuận năm 2005 có giảm so với năm 2004 là do : Năm 2005 , tình hình kinh tế, chính trị trên tòan thế giới diễn biến phức tạp , nhiều biến động đã gây tác động xấu đến các nhà đầu tư , làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam và họat động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, dư nợ cho vay bình quân cả năm là 994.000 triệu đồng, giảm 4% so với năm 2004. Bên cạnh đó, ngân hàng còn gặp sức ép cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động thu hẹp. Ngòai ra trong năm 2005 Chi nhánh đã thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng nên một số chi phí tăng cao như chi phí giấy tờ, chi phí điện và chi phí khấu hao đã ảnh hưởng trực tiếp kết quả kinh doanh trong năm 2005 của NHCT- CN6. Để khắc phục tình trạng này và nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu đa dạng và phong phú của thị trường, trong những năm qua chi nhánh NHCT 6 đã từng bước xây dựng và thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển các dịch vụ, các sản phẩm ngân hàng, nhằm mục đích đưa Chi nhánh trở thành NHCT có thế mạnh trên địa bàn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của lãnh vực họat động ngân hàng , nhu cầu thanh tóan ngày càng lớn , sôi động ,đa dạng và phát triển rộng lớn hơn. Chi nhánh NHCT 6 được trang bị hệ thống máy móc, phương tiện kỹ thuật, đường truyền thông Laesed line có khả năng thực hiện và triển khai tất cả các chương trình quản lý, chương trình thanh tóan của NHNN và NHCTVN. Chi nhánh đã phấn đấu liên tục trên các mặt họat động để khắc phục những khó khăn . Với phương châm phát triển mọi mặt nghiệp vụ , nâng cao chất lượng công tác tín dụng , đầu tư , các dịch vụ tiện ích Ngân hàng , tận thu mọi nguồn , tiết kiệm chi phí đưa chi nhánh họat động ngày càng có hiệu quả. * Một số thành tích nổi bật khác : Với sự cố gắng nỗ lực vươn lên của chi nhánh, trong những năm qua chi nhánh đã nhận được nhiều phần thửơng cao quí của Nhà nước, Ngành, chính quyền thành phố, với hơn 26 lượt người đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp ngành, trên 370 lượt người đã đạt danh hiệu lao động giỏi . Năm 2003 : - Bằng khen của thống đốc NHNN. Luận văn thạc sĩ kinh tế 32 - Giấy khen “tập thể lao động xuất sắc”. (và 01 BK + 72 cá nhân LĐG + 07 CSTĐ và 15 cá nhân LĐXS) 03 CSTĐ Cấp ngành . Chi nhánh NHCT 6 Tp.HCM còn được Chủ tịch nước tặng thưởng “Huân chương lao động hạng ba”. Năm 2004: Bằng khen của LĐLĐ/TP (QĐ 330/QĐ-KT/LĐLĐ ngày 10/01/2005). - Giấy khen “Tập thể Lao động xuất sắc “. Năm 2005: Chi nhánh đạt danh hiệu xuất sắc , được NHCTVN đề nghị Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 2. 2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương- Chi nhánh 6 – TPHCM. 2.2.1. Dịch vụ huy động vốn. Bảng 2.2- Nguồn vốn huy động của NHCT-CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : triệu đồng. Chỉ tiêu / Năm 2003 2004 2005 6T/2006 I Nguồn vốn huy động 526,120 511,614 568,613 579,000 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 3.2 -2.8 11.1 7.1 -VNĐ 430,260 426,000 499,000 509,000 - Ngọai tệ qui VNĐ 95,860 85,614 69,613 70,000 1 Tiền gửi Doanh nghiệp 148,592 152,502 156,502 167,000 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 2.7 2.6 2.6 17.0 -VNĐ 114,637 120,000 144,000 144,000 - Ngọai tệ qui VNĐ 33,955 32,502 12,502 23,000 2 Tiền gửi cá nhân 377,528 359,112 412,111 412,000 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 3.8 -4.9 14.8 20.0 -VNĐ 332,659 306,000 355,000 352,000 - Ngọai tệ qui VNĐ 44,869 53,112 57,111 60,000 (Nguồn : Báo cáo vốn kinh doanh của NHCT CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). Luận văn thạc sĩ kinh tế 33 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn chủ yếu do trên địa bàn hiện nay có quá nhiều TCTD ( hơn 20 Chi nhánh ngân hàng) cùng cạnh tranh thị phần, lãi suất. Tổng vốn huy động năm 2003 là 526.120 triệu đồng tăng 3,2% so với năm 2002, trong đó huy động bằng VNĐ là 430.260 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,8%, huy động ngọai tệ qui VNĐ là 95.860 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,2%. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi Doanh nghiệp là 148.592 triệu đồng tăng 2,7% so với năm 2002, huy động từ dân cư 377.528 triệu đồng, tăng 3.8% so với năm 2002. Tổng vốn huy động năm 2004 là 511.614 triệu đồng giảm 2,8% so với năm 2003, trong đó huy động bằng VNĐ là 426.000 chiếm tỷ trọng 83,3%, huy động ngọai tệ qui VNĐ là 85.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,7%. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi Doanh nghiệp là 152.502 triệu đồng tăng 2,6% so với năm 2003, huy động từ dân cư 359.112 triệu đồng, gỉam 4,9% so với năm 2003. Khó khăn là trên địa bàn có quá nhiều TCTD và các hệ thống ngân hàng cùng cạnh tranh thị phần, lãi suất khiến cho việc kinh doanh dịch vụ trở thành dịch vụ đối kháng, quảng cáo nhiều hình thức huy động vốn một cách thiếu nhất quán, cụ thể để thu hút khách hàng các ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên cao, áp dụng các hình thức lãi suất thưởng, khuyến mại trúng thưởng… Thuaän lôïi do Chi nhaùnh laø moät NHTM quốc doanh kinh doanh ñuùng höôùng, coù uy tín, hieäu quaû, ñöôïc söï uûng hoä nhieät tình cuûa khaùch haøng, ñöôïc söï chæ ñaïo chaët cheõ cuûa NHNN, söï hoã trôï vaø chi vieän cuûa NHCTVN . Chaáp haønh vaø tuaân thuû moïi cheá ñoä qui ñònh cuûa ngaønh, luaät phaùp cuûa Nhaø nöôùc. Phaùt huy ñöôïc hieäu quaû cuûa ñoàng voán vôùi söï tin töôûng cuûa khaùch haøng ngaøy caøng taêng. Tổng vốn huy động năm 2005 là 568.613 triệu đồng tăng 11,1% so với năm 2004, trong đó huy động bằng VNĐ là 499.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87,7%, huy động ngọai tệ qui VNĐ là 69.613 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,3%. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi Doanh nghiệp là 156.502 triệu đồng tăng 2,6% so với năm 2004, huy động từ dân cư 412.111 triệu đồng, tăng 14.8% so với năm 2004. Nhìn chung, tình hình huy ñoäng voán taïi Chi nhaùnh naêm 2005 taêng chuû yeáu laø do taêng huy ñoäng tieàn göûi daân cö, coøn tieàn göûi doanh nghieäp taêng khoâng ñaùng keå do Luận văn thạc sĩ kinh tế 34 tieàn göûi doanh nghieäp baèng ngoaïi teä giaûm. Sôû dó coù tình hình treân laø do trong naêm tyû giaù ngoaïi teä taêng giaûm thaát thöôøng neân caùc doanh nghieäp khoâng döï tröõ ngoaïi teä maø chuyeån qua VNÑ. Beân caïnh ñoù do hoaït ñoäng thanh toaùn nhaäp khaåu giaûm neân tieàn göûi thanh toaùn baèng ngoaïi teä cuõng giaûm theo. Coâng taùc huy ñoäng voán nhìn chung gaëp nhieàu khoù khaên, moät phaàn do chæ soá giaù tieâu duøng taêng taùc ñoäng ñeán taâm lyù ngöôøi göûi tieàn, moät phaàn do laõi suaát huy ñoäng cuûa heä thoáng NHCT thaáp hôn heä thoáng ngaân haøng thöông maïi coå phaàn cuøng vôùi söï caïnh tranh gay gaét giöõa caùc ngaân haøng treân ñòa baøn. Do vaäy, ngay töø ñaàu naêm chi nhaùnh ñaõ tích cöïc trieån khai caùc ñôït huy ñoäng voán theo chæ ñaïo cuûa NHCT nhö phaùt haønh kyø phieáu, tieát kieäm döï thöôûng, phaùt haønh chöùng chæ tieàn göûi … nhöng toác ñoä huy ñoäng voán môùi ñaït 98% keá hoaïch. Tuy nhiên, công tác huy động vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ đầu tư tín dụng, nên Chi nhánh thường xuyên phải tiếp nhận vốn điều hòa từ NHCTVN. Tình hình sử dụng vốn điều chuyển từ NHCTVN qua các năm thể hiện như sau : Bảng 2.3- Sử dụng vốn điều chuyển từ NHCTVN của NHCT-CN6 năm 2003- 2005. Đơn vị tính : triệu đồng. Chỉ tiêu / Năm 2003 2004 2005 6T/2006 Sử dụng vốn điều chuyển từ NHCTVN 216.000 362.000 353.000 348.000 Tỷ trọng/Tổng nguồn vốn 25.7% 38.2% 38.0% 34.1 (Nguồn : Báo cáo vốn kinh doanh của NHCT CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). 2.2.2. Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng. Bảng 2.4- Kết quả Thanh tóan chuyển tiền NHCT -CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : triệu đồng. Thanh tóan chuyển tiền trong nước 2003 2004 2005 6T/2006 Doanh số thanh tóan chung 19,264,000 26,163,000 24,674,000 12,727,000 Luận văn thạc sĩ kinh tế 35 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 12.3 35.8 -5.7 11.6 -Doanh số thanh tóan không dùng TM 14,755,000 21,033,000 19,297,000 10,658,000 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 15.7 42.5 -8.3 18.4 -Doanh số thanh tóan dùng TM 4,509,000 5,130,000 5,377,000 2,069,000 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 8.1 13.8 4.8 -5.5 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHCT CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). ới -Cùng v sự tăng trưởng của họat động kinh doanh, công tác thanh tóan điện tử cũng phát triển nhanh chóng. Mọi dịch vụ chuyển tiền đều đảm bảo an tòan kịp thời trong ngày, do đó đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Cụ thể tốc độ tăng trưởng về doanh số họat động chung năm 2004 tăng 35.8% so với năm 2003 ( 26.163/19.264 triệu đồng) trong đó doanh số thanh tóan không dùng tiền mặt năm 2004 là 21.033 triệu đồng, tăng 42,5% so với năm 2003 chiếm tỷ trọng 80,4% doanh số thanh tóan chung. - Sang năm 2005, khoái löôïng khách hàng giao dòch qua heä thoáng thanh toaùn chuyeån tieàn ngaøy caøng taêng. Vôùi heä thoáng chuyeån tieàn ñieän töû VNÑ môùi cuûa NHCTVN ñaõ ñaùp öùng ñöôïc muïc tieâu môû roäng maïng löôùi thanh toaùn trong vaø ngoaøi heä thoáng, ñaùp öùng ñöôïc yeâu caàu veà thôøi gian, veà möùc ñoä xöû lyù töï ñoäng vôùi ñoä chính xaùc cao. Doanh số thanh tóan chung năm 2005 chỉ đạt 24.674 triệu đồng, giảm 5,7% so với năm 2004, trong đó doanh số thanh tóan không dùng tiền mặt năm 2005 là 19.297 triệu đồng, gỉam 8,3% so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 78,2% doanh số thanh tóan chung. Họat động thanh tóan 2005 giảm so với 2004 do Việt Nam bị kiện bán phá giá đối với một số mặt hàng thủy hải sản, nên lượng chứng từ xuất trình qua ngân hàng của Công ty Kinh Doanh Thủy Hải Sản giảm. - Sáu tháng đầu năm 2006, họat động thanh tóan của ngân hàng được cải thiện đáng kể, Doanh số thanh tóan chung 6 tháng năm 2006 đạt 12.727 triệu đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó doanh số thanh tóan không dùng tiền mặt là Luận văn thạc sĩ kinh tế 36 10.658 triệu đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2004 chiếm tỷ trọng 83,7% doanh số thanh tóan chung, doanh số thanh tóan dùng tiền mặt là 2.069 triệu đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2004 chiếm tỷ trọng 16,3% doanh số thanh tóan chung. Việc giảm tỷ trọng thanh tóan bằng tiền mặt và tăng tỷ trọng thanh tóan không dùng tiền mặt là phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. 2.2.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối. Bảng 2.5- Kết quả kinh doanh ngọai hối NHCT-CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : Triệu USD. Kinh doanh ngọai hối 2003 2004 2005 6T/2006 - Doanh số mua 47,731 65,007 63,011 32,400 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 20.0 36.2 -3.07 1.82 - Doanh số bán 47,833 65,314 62,937 29,700 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 17.4 36.6 -3.64 -4.19 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHCT CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). Họat động kinh doanh ngọai hối của Chi nhánh trong những năm qua luôn đạt ở mức cao. Doanh số mua năm 2003 đạt 47,731 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002, doanh số bán năm 2003 đạt 47,833 triệu USD, tăng 17,4% so với năm 2002. Doanh số mua năm 2004 đạt 65,007 triệu USD, tăng 36,2% so với năm 2003, doanh số bán năm 2004 đạt 65,314 triệu USD, tăng 36,6% so với năm 2003. Họat động kinh doanh ngọai tệ trong năm 2003, 2004 thuận lợi do ngân hàng đã thỏa thuận được việc mua lại ngọai tệ đối với một số đơn vị xuất khẩu thủy hải sản, Công ty lương thực xuất khẩu, giầy da …; đồng thời bán lại ngọai tệ cho các đơn vị có nhu cầu thanh tóan tiền nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Trong năm 2005 giaù nhaäp khaåu moät soá maët haøng taêng cao nhö : Saét, theùp, xaêng daàu, chaát deûo, nhöïa, gas, vaø phaân boùn…v…v…..Moät soá maët haøng xuaát khaåu coøn nhieàu khoù khaên do caïnh tranh thò tröôøng, do söùc eùp giaù caû trong khu vöïc, do haïn ngaïch cuûa thò tröôøng xuaát bò thu heïp vôùi nhieàu yeáu toá chung cuûa caùc loaïi haøng nhö : Gaïo, thuyû haûi saûn, deät may, löông thöïc, noâng saûn thöïc phaåm vaø haøng ñieän töû……v…v…. Luận văn thạc sĩ kinh tế 37 Kim ngaïch nhaäp khaåu luoân cao hôn xuaát khaåu. Laõi suaát ñoàng USD treân thò tröôøng quoác teá thieáu oån ñònh, löôïng huy ñoäng ngoaïi teä vaø doanh soá mua vaøo trong nöôùc giaûm, trong khi löôïng ngoaïi teä baùn ra laïi taêng, aûnh höôûng chung ñeán hoaït ñoäng thò tröôøng noäi teä lieân haøng vaø taâm lyù söû duïng ngoaïi teä (dollars) so vôùi noäi teä cuûa caùc doanh nghieäp cuõng nhö nhaân daân coù taêng leân. Sang năm 2005, Doanh số mua ngọai tệ chỉ đạt 63,011 triệu USD, giảm gần 2 triệu USD ( 3,07% ) so với năm 2004, Doanh số bán ngọai tệ chỉ đạt 62,937 triệu USD, giảm gần 2,4 triệu USD ( 3,64% ) so với năm 2004. Họat động kinh doanh ngọai tệ 2005 giảm so với 2004 do Việt Nam bị kiện bán phá giá đối với một số mặt hàng thủy hải sản, giầy da nên lượng hàng xuất giảm, số ngọai tệ các Doanh nghiệp bán cho ngân hàng giảm. Ngòai ra, các đơn vị sản xuất mặt hàng thủy hải sản không tuân thủ qui trình nuôi thủy hải sản, để tồn chất kháng sinh quá qui định, bị các khách hàng trả hàng, ép giá gây không ít khó khăn cho các đơn vị trong nước. Nhìn chung, Khoù khaên cuûa coâng taùc kinh doanh ngoaïi teä do treân ñòa baøn söùc caïnh tranh khaù quyeát lieät (keå caû nguoàn thu mua taïi choã vaø nguoàn troâi noåi) vieäc chæ thu ñoåi moät loaïi ngoaïi teä maïnh (USD) trong thôøi gian qua vaø gaàn hai naêm nay (Euro) tyû giaù laïi thieáu oån ñònh (thöôøng thaáp hôn ngoaøi thò tröôøng) taïo taâm lyù so saùnh nôi khaùch haøng (chöa keå luùc giaù vaøng taêng cuõng taùc ñoäng maïnh ñeán vieäc giao dòch ngoaïi teä ngoaøi thò tröôøng töï do). Thuaän lôïi veà kinh doanh ngoaïi teä laø ñaõ taïo ñöôïc moái quan heä gaén boù vôùi moät soá Coâng ty (Löông thöïc, thuyû haûi saûn XK...) coù doanh soá hoaït ñoäng maïnh veà ngoaïi teä ñeå thöïc hieän hai chieàu (mua /thu vaøo vaø baùn/chi ra vôùi moät söï hôïp taùc ñöôïc thoaû thuaän nhaát quaùn trong baát cöù giai ñoaïn naøo, theo tyû giaù thoáng nhaát töøng thôøi ñieåm). Do vaäy, Chi nhaùnh luoân ñaûm baûo oån ñònh nguoàn ngoaïi teä cho caùc doanh nghieäp/ñôn vò truyeàn thoáng vaø hôïp taùc chaët cheõ trong kinh doanh xuaát nhaäp khaåu, nhaèm hoã trôï nhau khi caàn thieát. Luận văn thạc sĩ kinh tế 38 2.2.4. Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh tóan trong nước, kinh doanh ngọai hối, họat động kinh daonh xuất nhập khẩu cũng có sự phát triển rõ rệt, cụ thể : Bảng 2.6- Họat động thanh tóan xuất nhập khẩu NHCT-CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : Triệu USD. Thanh tóan xuất nhập khẩu 2003 2004 2005 6T/2006 Thanh tóan L/C - Mở L/C nhập + Số lượng 149 146 119 59 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 35.5 -2.0 -18.5 1.2 + Giá trị 15,571 18,875 11,916 5,993 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 92.5 21.2 -36.9 3.5 - Thanh tóan L/C nhập + Số lượng 137 175 134 47 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 2.2 27.7 -23.4 -14.9 + Giá trị 11,682 19,775 13,125 1,892 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 40.1 69.3 -33.6 -72.3 - L/C xuất nhận + Số lượng 287 222 128 60 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 4.4 -22.6 -42.3 -0.5 + Giá trị 7,288 16,080 11,561 3,738 Tăng/ giảm so với năm trước (%) -5.2 120.6 -28.1 -32.7 - L/C xuất thanh tóan + Số lượng 289 220 137 54 Tăng/ giảm so với năm trước (%) -15.4 -23.9 -37.7 -2.7 + Giá trị 7,308 15,994 11,973 3,427 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 23.9 118.9 -25.1 -38.2 Thanh tóan nhờ thu - Đi + Số lượng 15 37 19 16 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 45.2 146.7 -48.6 60.0 + Giá trị 1,500 3,988 1,683 949 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 27.0 165.9 -57.8 1.7 - Đến + Số lượng 145 149 219 97 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 1.8 2.8 47.0 -11.2 + Giá trị 5,439 6,721 11,374 4,906 Luận văn thạc sĩ kinh tế 39 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 15.7 23.6 69.2 -10.9 Thanh tóan chuyển tiền - Chuyển tiền đi 15,580 18,944 18,149 8,459 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 1.2 21.6 -4.2 -6.7 - Chuyển tiền đến 6,376 6,626 5,558 2,844 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 4.2 3.9 -16.1 3.7 Tổng thanh tóan nhập 32,701 45,440 42,648 15,257 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 12.3 39.0 -6.1 -16.8 Tổng thanh tóan xuất 15,184 26,608 19,214 7,220 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 14.5 75.2 -27.8 -11.2 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh XNK của NHCT-CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006) Họat động thanh tóan xuất nhập khẩu của Chi nhánh trong những năm qua luôn đạt ở mức cao. Doanh số thanh tóan mậu dịch nhập khẩu năm 2003 đạt 32,701 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2002, doanh số thanh tóan mậu dịch xuất khẩu năm 2003 đạt 15,184 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2002. Doanh số thanh tóan mậu dịch nhập khẩu năm 2004 đạt 45,440 triệu USD, tăng 39% so với năm 2003, doanh số thanh tóan mậu dịch xuất khẩu năm 2004 đạt 26,608 triệu USD, tăng 75,2% so với năm 2003 . Họat động thanh tóan xuất nhập khẩu trong năm 2003, 2004 thuận lợi do các đơn vị có nhu cầu thanh tóan tiền nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Sang năm 2005, Doanh số thanh tóan nhập khẩu chỉ đạt 42,648 triệu USD, giảm hơn 2 triệu USD ( 6,1% ) so với năm 2004, Doanh số thanh tóan xuất khẩu chỉ đạt 19,214 triệu USD, giảm 7,4 triệu USD ( 27,8% ) so với năm 2004. Cũng như họat động kinh doanh ngọai hối, họat động thanh tóan xuất nhập khẩu năm 2005 giảm so với 2004 do Việt Nam bị kiện bán phá giá đối với một số mặt hàng thủy hải sản, giầy da nên lượng hàng xuất giảm, số ngọai tệ bán cho ngân hàng giảm. Ngòai ra, các đơn vị sản xuất mặt hàng thủy hải sản không tuân thủ qui trình nuôi thủy hải sản, để tồn chất khách sinh quá qui định, bị các khách hàng trả hàng, ép giá gây khó khăn cho các đơn vị trong nước xuất khẩu hàng hóa. Luận văn thạc sĩ kinh tế 40 2.2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Hiện NHCT-CN6 cung cấp đầy đủ các lọai hình bảo lãnh cho các khách hàng của mình. Lọai hình bảo lảnh trong nước chủ yếu là : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh tóan. Bảo lãnh nước ngòai gồm có bảo lãnh thanh tóan và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các đơn vị trong nước để thực hợp đồng xuất khẩu lương thực, thủy hải sản cho nước ngòai. Tình hình bảo lãnh ngân hàng tại Chi nhánh như sau: Bảng 2.7- Họat động bảo lãnh tại NHCT-CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : triệu đồng Số dư bảo lãnh 2003 2004 2005 6T/2006 - Bảo lãnh trong nước 29,407 26,267 1,236 170 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 250.0 -10.7 -95.3 -86.2 - Bảo lãnh nước ngòai 12,183 9,812 1,765 11,008 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 75.0 -19.5 -82.0 319.8 TỔNG 41,590 36,079 3,001 11,178 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 212.7 -13.3 -91.7 272.5 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHCT-CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). Số dư bảo lãnh năm 2003 đạt 41.590 triệu đồng, tăng 212.7% so với năm 2002, trong đó số dư bảo lãnh trong nước là 29.407 triệu đồng, tăng 250% so với năm 2002, số dư bảo lãnh nước ngòai là 12.183 triệu đồng, tăng 75% so với năm 2002. Họat động kinh doanh bảo lãnh từ năm 2004 đến nay giảm mạnh, số dư bảo lãnh năm 2004 đạt 36.079 triệu đồng, gỉam 13.3% so với năm 2003, trong đó số dư bảo lãnh trong nước là 26.267 triệu đồng, gỉam 10.7% so với năm 2003, số dư bảo lãnh nước ngòai là 9.812 triệu đồng, gỉam 19,5% so với năm 2003. Sang năm 2005, số dư bảo lãnh đạt 3.001 triệu đồng, gỉam 91,7% so với năm 2004, trong đó số dư bảo lãnh trong nước là 1.236 triệu đồng, gỉam 95.3% so với năm 2004, số dư bảo lãnh nước ngòai là 1.765 triệu đồng, gỉam 82% so với năm 2004. Qua số liệu phân tích trên cho thấy họat động kinh doanh bảo lãnh của ngân hàng giảm nhanh chóng từ năm 2004 đến nay. 6 tháng đầu năm 2006, họat động bảo lãnh đã được cải thiện đáng kể , số dư bảo lãnh đạt 11.178 triệu đồng, tăng 272.5% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó số dư bảo lãnh trong nước là 170 triệu đồng, gỉam Luận văn thạc sĩ kinh tế 41 86,2% so với cùng kỳ năm 2005, số dư bảo lãnh nước ngòai là 11.008 triệu đồng, tăng 391,8% so với cùng kỳ năm 2005. Họat động bảo lãnh trong nước tại Chi nhánh tiếp tục suy giảm do một số nguyên nhân sau: -Phí bảo lãnh : đối với số tiền bảo lãnh có ký quỹ ( 1%/năm), không có ký quỹ (2%/năm) là quá cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn, không thu hút thêm được khách hàng đến ngân hàng giao dịch. Do đó, một số khách hàng của Chi nhánh đã chuyển sang các ngân hàng khác có mức phí rẻ hơn. -Số tiền khách hàng ký quỹ tại chi nhánh vẫn không được trả lãi, trong khi đó ở một số ngân hàng khác để duy trì khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, giữ vững các khách hàng chiến lược, ngân hàng đã trả tiền lãi không kỳ hạn cho số tiền khách hàng ký quỹ. -Mặc dù đã nỗ lực cải thiện trong qui trình phục vụ khách hàng nhưng vẫn còn hạn chế, làm cho khách hàng còn phải chờ lâu. 2.2.6. Kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. Hieän nay treân ñòa baøn quaän 6 ñaõ coù söï canh tranh gay gaét giöõa caùc ngaân haøng ñoái vôùi caùc dòch vuï ngaân haøng. Đây laø moät höôùng thu huùt voán töø caùc doanh nghieäp, caù nhaân, caùc toå chöùc, ñaëc bieät laø dịch vụ cung cấp các lọai thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong năm 2004, ngoøai maùy ATM taïi trung taâm, NHCT-CN6 ñaõ khaûo saùt laép ñaëït theâm 02 maùy söû duïng theû ATM taïi caùc ñòa ñieåm trieån khai caùc dòch vuï cuûa moät soá khaùch haøng quen thuoäc nhö Beänh Vieän Trieàu An, Cöûa haøng tieâu thuï saûn phaåm Coâng Ty Ñoàng Taâm. Heä thoáng theû ATM ñaõ ñöôïc trieån khai vaø ñaõ thu huùt moät soá löôïng khaùch haøng töông ñoái ñaõ coù thoùi quen duøng theû. Nhöng hieän nay do ngöôøi daân chöa tieáp caän vôùi heä thoáng naøy ñoàng thôøi bieåu phí laøm theû laø nhöõng khoù khaên nhaát ñònh cho ngaân haøng trong caïnh tranh vaø phaùt haønh theû. Ngoaøi ra Ngaân haøng giaûm soá dö toái thieåu caàn phaûi coù ñeå duy trì theû nhaèm thu huùt khaùch haøng. Luận văn thạc sĩ kinh tế 42 Bảng 2.8- Kết quả phát hành thẻ NHCT-CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : thẻ Nghiệp vụ thẻ 2003 2004 2005 6T/2006 - Theû ATM 58 98 685 1,450 - Thẻ VISA 0 5 18 21 - Thẻ MASTER 0 0 2 3 Tổng 58 103 705 1,474 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHCT-CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). Cùng với quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, dịch vụ thẻ được NHCTVN và NHCT- CN6 chú trọng đẩy mạnh phát triển. Họat động kinh doanh thẻ của Chi nhánh qua các năm đã có bước phát triển đáng kể. Cụ thể năm 2003 chỉ phát hành được 58 thẻ ATM, chủ yếu để rút tiền mặt, chuyển tiền trong hệ thống. Đến năm 2004, Chi nhánh đã phát hành được 103 thẻ gồm 98 thẻ ATM và 5 thẻ tín dụng quốc tế VISA. Trong năm 2005 Chi nhánh phát hành thêm được tổng cộng 705 thẻ, trong đó có 685 thẻ ATM, 18 thẻ VISA, 2 thẻ MASTER. Sáu tháng 2006 chi nhánh phát hành thêm được tổng cộng 1.474 thẻ, trong đó có 1.450 thẻ ATM, 21 thẻ VISA, 3 thẻ MASTER. Năm 2005, Chi nhánh 6 đã lắp đặt thêm 01 máy ATM tại trường Mạc Đỉnh Chi phục vụ cho các khách hàng địa phương và học sinh, thầy cô nhà trường. Đến nay, chi nhánh đang quản lý 4 máy ATM, tất cả các máy ATM của chi nhánh đều họat động 24/24 nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Họat động kinh doanh thẻ của chi nhánh phát triển thuận lợi do NHCTVN đã mạnh dạn đầu tư thiết lập hệ thống đường truyền hiện đại, kết nối nhanh chóng đến các Chi nhánh, điểm giao dịch. Ngòai chức năng rút tiền mặt, thanh tóan chuyển tiền trong hệ thống, các lọai thẻ ATM của NHCTVN còn được sử dụng thanh tóan tiền điện, nước, dịch vụ điện thọai, cước viễn thông …Trong năm 2005 cùng với thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, NHCTVN đã đưa công nghệ thông tin vào hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ theo hướng “ ngân hàng điện tử ” như phonebanking, Luận văn thạc sĩ kinh tế 43 internetbanking …Qua đó hệ thống thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại nhiều lợi ích cho các khách hàng giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Biểu 2.9. Tổng số thẻ phát hành của NHCTVN qua các năm như sau : 5 21 62 235 0 50 100 150 200 250 2002 2003 2004 2005 năm 1. 00 0 th ẻ số lượng thẻ phát hành (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh NHCTVN). Qua các họat động trên thì các sản phẩm và các tiện ích của dịch vụ thẻ của NHCTVN đã đến gần với người sử dụng và phương hướng sắp tới NHCTVN sẽ tiếp tục bổ sung thêm các tiện ích thẻ như cho vay qua thẻ, tín dụng tiêu dùng thấu chi…. Ngòai ra NHCT-CN6 cũng đang tiếp tục khảo sát lắp đặt thêm một số máy ATM tại các điểm có khả năng thu hút được lượng khách hàng lớn, đồng thời kiểm sóat được họat động của những máy đã lắp đặt. 2.2.7.Tư vấn về tài chính, đầu tư. Đây là dịch vụ phổ biến ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển, tuy nhiên tại Việt nam các ngân hàng chỉ mới bắt đầu tham gia cung cấp dịch vụ này cho khách hàng của mình. Cụ thể, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khóan, các ngân hàng đã bắt đầu tham gia hỗ trợ các Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu …thông qua các Công ty Chứng khóan của mình. Hiện NHCT-CN6 chưa tiến hành cung cấp dịch vụ tư vấn về tài chính, đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cung cấp các dịch vụ khác như trong tín dụng đầu tư dự án, ngân hàng đã hỗ trợ tư vấn cho các khách hàng trong việc quản lý tài chính, tìm hiểu thị trường tiêu thụ…. Trong dịch vụ thanh tóan XNK, ngân hàng hỗ trợ khách hàng của mình thỏa thuận các điều khỏan trong hợp đồng sao cho có lợi, đảm bảo an tòan cho khách hàng của mình. Luận văn thạc sĩ kinh tế 44 2.2.8. Dịch vụ kiều hối. Trong những năm gần đây lượng kiều hối từ nước ngòai chuyển về trong nước ngày càng nhiều. Nếu như trước đây kiều hối chủ yếu thể hiện ở cải thiện đời sống, nay kiều hối đã thật sự khẳng định xu hướng đầu tư vào các họat động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Trong năm 2006, NHCTVN đã tổ chức tập huấn về chuyển tiền, chi trả kiều hối cho các Chi nhánh trong hệ thống để phục vụ khách hàng ngày một nhanh chóng hơn, góp phần thu hút lượng kiều hối chuyển về qua ngân hàng. Bảng 2.10- Dịch vụ chi trả kiều hối NHCT-CN6 2003- 2005. Đơn vị tính : triệu USD Dịch vụ chi trả kiều hối 2003 2004 2005 6T/2006 Số lượt 350 463 630 154 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 17.3 32.3 36.1 -14,1 Doanh số qui đổi USD 0,649 0,919 1,174 0,315 Tăng/ giảm so với năm trước (%) 15.8 41.6 27.7 -20.5 (Nguồn : Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHCT-CN6 các năm 2003, 2004, 2005, 6T/2006). Dòch vuï chuyeån tieàn kieàu hoái, hieän nay taïi Chi nhaùnh 6 dòch vuï naøy (soá moùn, soá tieàn) taêng tröôûng ñeàu ñaën haèng naêm, phaùt trieån ñoàng boä ôû nhieàu loaïi ngoaïi teä, ñaùp öùng ñöôïc phaàn naøo nhu caàu cuûa khaùch haøng, chi nhaùnh ñaõ taän thu nguoàn ngoaïi teä naøy, thoâng qua vieäc khuyeán khích khaùch haøng göûi tieát kieäm baèng ngoaïi teä hoaëc nhöôïng đổi laïi cho ngaân haøng. Rieâng dòch vuï Westen Union trong naêm 2004 taêng 6%, năm 2005 tăng 10% tuy tyû leä taêng coøn khieâm toán nhöng Chi nhaùnh coá gaéng duy trì vaø phaùt trieån ñeå caïnh tranh thò phaàn vôùi caùc NHTM khaùc treân ñòa baøn hoaït ñoäng. 2.3. Những yếu kém tồn tại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh 6 - TPHCM và nguyên nhân của những yếu kém tồn tại. 2.3.1. Những yếu kém tồn tại. - Khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng và các văn bản hướng dẫn của NHCTVN không ngừng được hoàn thiện, làm cơ sở để các Chi nhánh cải tiến qui trình Luận văn thạc sĩ kinh tế 45 giao dịch. Tuy nhiên do thay đổi thường xuyên nên các văn bản NHCTVN ban hành thiếu ổn định gây khó khăn cho công tác tổ chức triển khai thực hiện tại Chi nhánh. - Chưa đa dạng các lọai hình dịch vụ : Các dịch vụ mà hệ thống NHCTVN cung cấp trên thị trường chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống như huy động vốn và cấp tín dụng đối với nền kinh tế. Điều này thể hiện: Doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% trong nguồn thu của NHCTVN, riêng tại Chi nhánh 6 doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 95% trong nguồn thu của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập từ những loại hình dịch vụ khác trong tổng nguồn thu của ngân hàng thấp hơn nhiều so với các NHTMCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và càng thấp hơn nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự đơn điệu được thể hiện ngay cả trong các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống : huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi, còn cấp tín dụng chủ yếu dưới dạng cho vay. - Trong thời gian qua, NHCTVN chủ yếu quan tâm nhiều tới dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ bước đầu đã được chú trọng và hiện nay còn rất nhiều tiềm năng cần phát triển đặc biệt là đối với dịch vụ thanh toán thẻ trong dân cư. Với hơn 82 triệu người dân, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, thị trường Việt nam sẽ có khoảng hơn 10 triệu người có khả năng sử dụng các loại thẻ thanh toán - trong khi hiện nay số lượng khách hàng sử dụng thẻ mới đạt tới con số 2 triệu. Đây là cơ hội và cũng là những thách thức đối với NHCTVN nói chung và Chi nhánh 6 nói riêng bên cạnh các ngân hàng thương mại Việt Nam. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các TCTD triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng... Các dịch vụ ngân hàng của NHCTVN thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng. Chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành Ngân hàng vì thế đã vừa gây tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích trong dân cư. Máy ATM hay bị trục trặc, tiền không được đưa vào máy kịp thời làm cho người sử dụng đôi khi không rút được tiền khi cần. Mặt khác việc hạn chế số tiền rút/lần và số lần rút/ ngày cũng làm giảm đi tính tiện ích của dịch vụ ATM. Cơ sở hạ tầng của ngân hàng phát triển không đồng đều, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũng không đồng bộ nên không kết nối được theo mô Luận văn thạc sĩ kinh tế 46 Biểu 2.11. Tỷ trọng họat động kinh doanh thẻ so với các NHTM khác. 51% 12% 11% 10% 11% 5% Vietcombank Incombank Agribank BIDV ACB NH KHÁC Nguồn: Báo cáo hiệp hội thẻ (2005) - Hiện NHCTVN vẫn chưa đáp ứng căn bản nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó phải kể tới các đối tượng là người có thu nhập thấp, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Qui mô của từng dịch vụ ngân hàng còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao trong khi hoạt động Marketing ngân hàng còn hạn chế nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Đối tượng sử dụng thẻ thanh toán chủ yếu vẫn là tầng lớp công chức trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, du lịch…Séc thanh toán, chuyển khoản, thanh toán điện tử… hầu như chỉ có các cơ quan, tổ chức sử dụng, còn cá nhân thì rất ít. Thẻ ngân hàng được một phần nhỏ dân số tại các thành phố lớn sử dụng còn dân chúng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hầu như chưa sử dụng phương tiện này. - Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng đã được hiện đại hóa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng đã giúp cho Chi nhánh mở rộng các loại hình và phương thức cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên vẫn chưa được hòan chỉnh, đôi khi còn bị trục trặc nghẽn mạch, nhất là vào giờ cao điểm, các giao dịch không thực hiện được làm Luận văn thạc sĩ kinh tế 47 - Chất lượng đội ngũ CBCNV phục vụ công tác : Khó khăn lớn nhất hiện nay là yếu tố con người, do Chi nhánh 6 được thành lập từ NHNN Quận 6 và ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ nên phần lớn CBCNV đã lớn tuổi, chưa qua đào tạo chính qui. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng cùng với sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ, năng động trong công việc, nhạy bén trong điều hành vạch ra đường lối phát triển chung. Hoaït ñoäng kinh doanh ngaân haøng trong ñieàu kieän hieän nay raát ña daïng vaø phong phuù. Rieâng hoaït ñoäng tín duïng ngaøy caøng môû roäng vaø taêng tröôûng, laø moät trong nhöõng keânh ñaùp öùng voán chuû löïc cho neàn kinh teá. Hoaït ñoäng caøng ña daïng phong phuù, caøng taêng tröôûng vaø phaùt trieån thì caøng ñoøi hoûi phaûi naâng cao trình ñoä, naêng löïc cuûa caùn boä. Chính caùn boä laø ngöôøi thöïc hieän moïi chuû tröông, ñöôøng loái, chính saùch, caùc qui ñònh cuûa ngaân haøng, laø ngöôøi tröïc tieáp tieáp xuùc, thu nhaän nhöõng thoâng tin phaûn hoài töø phía khaùch haøng. 2.3.2. Nguyên nhân của những yếu kém tồn tại. 2.3.2.1. Do những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế, hệ thống dịch vụ ngân hàng Việt Nam. - Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, trình độ dân trí của số đông dân cư về các hoạt động ngân hàng còn hạn chế. Với thu nhập bình quân đầu người ước đạt 630USD thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và là nứớc có nền kinh tế sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu. Thói quen của người dân Việt nam khi sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa thể thay đổi được một mặt do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam chưa thực sự tiện ích và chưa tiếp cận được mọi người dân. Đại đa số công chúng Việt Nam chưa sử dụng nên chưa biết được các tiện ích của dịch vụ ngân hàng; các dịch vụ ngân hàng (nhất là dịch vụ thẻ thanh toán) chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, các hãng sản xuất lớn…nên còn xa lạ với số đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhiều khi cũng có ý muốn thu tiền mặt cho Luận văn thạc sĩ kinh tế 48 - Thị trường tài chính Việt nam chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các tổ chức tín dụng về huy động vốn và đầu tư làm hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng của các TCTD. Thị trường tài chính phát triển thiếu cân bằng ( nhất là thị trường vốn dài hạn) không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Việc hoạt động ngân hàng chủ yếu là tín dụng và vấn đề tăng trưởng tín dụng quá nóng (đặc biệt rủi ro sai lệch kỳ hạn và rủi ro thanh khoản ngày càng lớn khi các TCTD mở rộng cho vay trung, dài hạn không tương xứng với cơ cấu nguồn vốn) đã tạo ra áp lực cho hệ thống ngân hàng phát triển kém bền vững. Bên cạnh đó, mặc dù tiến trình hội nhập đang tiến đến rất gần nhưng mức độ mở cửa và cạnh tranh của các ngân hàng trong nước chưa cao. Chưa có sản phẩm dịch vụ ngân hàng nào của Việt Nam chiếm được chỗ đứng và có thị phần đáng kể trên thị trường tài chính - tiền tệ của khu vực và trên thế giới. Chính vì thế trong tương lai các ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn với những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ để có thể phục vụ cho việc củng cố hoàn thiện các hoạt động dịch vụ đồng thời đáp ứng được nhu cầu đầu tư vốn cho nền kinh tế. - Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng Luận văn thạc sĩ kinh tế 49 - Năng lực điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất của NHNN còn hạn chế: Tính hiệu ứng, tính lan toả của một số công cụ chính sách tiền tệ chưa mạnh. Cơ chế điều hành lãi suất chưa được vận hành hữu hiệu, thiếu hệ thống lãi suất chủ đạo để định hướng lãi suất thị trường. Cơ chế điều hành lãi suất Đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ chưa gắn kết chặt chẽ với nhau và chưa được đặt trong quan hệ hợp lý với điều hành tỷ giá khiến cho nhu cầu đầu tư, thanh toán, nắm giữ tài sản và tích trữ giá trị bằng bất động sản, vàng, ngoại tệ còn khá phổ biến và tình trạng đô la hoá còn ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. - Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Chính sách quản lý ngoại hối chậm được đổi mới theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn đối với việc cung ứng của các TCTD và các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về dịch vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền, tín dụng và đầu tư quốc tế). Hiệu lực chính sách quản lý ngoại hối chưa cao, chưa thu hút được một khối lượng đáng kể ngoại tệ đang trôi nổi trên thị trường, ngoài tầm quản lý, kiểm soát của ngân hàng. Cơ chế điều hành tỷ giá còn có những bất hợp lý, chưa mang tính thị trường làm tăng rủi ro tỷ giá cho các giao dịch ngoại hối, đầu tư và việc nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ. - Cơ chế quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng chưa theo kịp tiến trình hiện đại hoá ngân hàng và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. NHNN đã từng bước hình thành môi trường chính sách thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế đặt ra, nhất là về tiếp cận cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả điều kiện, thủ tục cấp phép đối với cung cấp dịch vụ mới và thành lập tổ Luận văn thạc sĩ kinh tế 50 2.3.2.2. Do nền tảng công nghệ phát triển thấp. - Hạ tầng công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng và viễn thông quốc gia còn nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ do đó đã không thể hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể song tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ không ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45352.pdf
Tài liệu liên quan