Tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn: 1
Luận văn
Thực trạng hoạt động kinh
doanh của Khách sạn
2
Lời mở đầu
Hiện nay, trên Thế Giới đã đang và sẽ bùng nổ dòng Du lịch từ Tây sang Đông,
từ Đông sang Tây, từ Bắc xuông Nam và ngược lại. Trong tương lai ăt hẳn còn có Du
lịch vươn lên tũ trụ. Trên bề mặt hành tinh chúng ta bằng những con đường khác nhau,
những phương thức khác nhau, những cấp độ khác nhau và những mục tiêu khác nhau…
suốt ngày đêm dòng khách Du lịch có mặt trên phạm vi toàn cầu. Nguồn thu nhập từ Du
lịch đạt đến con số kỷ lục, cao nhất trong các nghành kinh tế khác. Theo đánh giá của
Hội đồng Du lịch Thế Giới (World Travel and TouRism Council) thì hiện nay Du lịch
là môt nghành Công nghiệp lớn nhất trên hành tinh. Nguồn thu từ Du lịch của cả TG
năm 1993 lên tới 35 tỉ USD bằng 6 % tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của toàn cầu. Lực
lượng lao động trong nghành Du lịch lên tới 127 triệu người, nghĩa là trên Thế Giới cừ
15 lao động thì có một người làm Du lịch. Theo đánh giá của tổ chức Du...
77 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Thực trạng hoạt động kinh
doanh của Khách sạn
2
Lời mở đầu
Hiện nay, trên Thế Giới đã đang và sẽ bùng nổ dòng Du lịch từ Tây sang Đông,
từ Đông sang Tây, từ Bắc xuông Nam và ngược lại. Trong tương lai ăt hẳn còn có Du
lịch vươn lên tũ trụ. Trên bề mặt hành tinh chúng ta bằng những con đường khác nhau,
những phương thức khác nhau, những cấp độ khác nhau và những mục tiêu khác nhau…
suốt ngày đêm dòng khách Du lịch có mặt trên phạm vi toàn cầu. Nguồn thu nhập từ Du
lịch đạt đến con số kỷ lục, cao nhất trong các nghành kinh tế khác. Theo đánh giá của
Hội đồng Du lịch Thế Giới (World Travel and TouRism Council) thì hiện nay Du lịch
là môt nghành Công nghiệp lớn nhất trên hành tinh. Nguồn thu từ Du lịch của cả TG
năm 1993 lên tới 35 tỉ USD bằng 6 % tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của toàn cầu. Lực
lượng lao động trong nghành Du lịch lên tới 127 triệu người, nghĩa là trên Thế Giới cừ
15 lao động thì có một người làm Du lịch. Theo đánh giá của tổ chức Du lịch Thế Giới
thì Du lịch đã trở thành một hiện tượng quan trọngnhất của đời sống hiện đại. Lượng
khách Du lịch Quốc Tế tăng rất nhanh, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7 %- đó là
tốc độ tăng cao nhất so với các nghành kinh tế khác.
Đứng trước tốc độ phát triển của Du lịch , thấy được những lợi ích mà Du lịch
đem lại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu "Từng bước đưa nước ta rở thành một
trung tâm Du lịch, thương mại tầm cỡ khu vực để nước ta "hội nhâp với tất cả các nước
trên Thế Giới ". Đây là nhiệm vụ nặng nề mà nghành Du lịch nước ta phải phấn đấu và
thực hiện trong thời gian tới.
3
Phần I: Tình hình chung của cơ sở thực tập
I. Khái quát chung về du lịch - khách sạn.
1. Về du lịch:
Du lịch là một hiện tượng của con người nằm trong nội tại phát triển của loài người
do nhu cầu thẩm nhận về vật chất như thẩm nhận các cảnh quan, chỗ ở, món ăn, thức
uống, chỗ ngủ, phương tiện đi lại, trò chơi khác lạ, và nhu cầu thẩm nhận tinh thần tâm
linh như: thẩm nhận bề dày Văn hoá, lịch sử, thẩm nhận về văn học nghệ thuật, về
phong tục tập quán, lễ hội… để con người cân đối cuộc sống của chính mình trong xã
hội và trước thiên nhiên. Có thể nói một chách cách khái quát chung rằng, Du lịch là một
trong những nhu cầu tất yếu khách quan của con người từ thời cổ đại đến thời hiện dại,
từ đông sang Tây, bất luận nam nữ.
Ngày nay, Du lịch là một ngành "Công nghiệp không khói ", và còn được coi là
ngành " kinh tế mũi nhọn " ở một vài quốc gia. ở nước ta nghành Du lịch ra đời vào
những năm 1960 và cho đến thập kỷ 90, Du lịch bắt đầu khởi sắc phục vụ cho đường lối
mở cửa " Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới ". Do đó, lượng
khách Du lịch đổ vào Việt Nam ngày càng tăng làm thay đổi từng phần bộ mặt hoạt
động của ngành Du lịch. Có thể nói rằng từ khi nghành Du lịch nó đã kéo theo nền kinh
tế nước ta phát triển bởi nó đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động và một lợi
ích to lớn mà ta không thể không nói đến, đó chính là nguồn thu ngoại tệ nước ngoài từ
khách Du lịch Quốc tế.
2. Về khách sạn.
Kinh doanh Khách sạn là một loại hình quan trong kinh doanh Du lịch đặt trong tổng
thể Du lịch thì kinh doanh Khách sạn là công đoạn phục vụ khách Du lịch để họ hoàn
thành chương trình Du lịch mà họ đã lựa chọn. Tuy nhiên kinh doanh Khách sạn mang
tính độc lập tương đối của nó.
4
Xét về tính lịch sử, mầm mống của kinh doanh khách sạn có nguồn gốc từ nhà trọ
phục vụ những khách đi xa ( các thương nhân ). Những nhà trọ đó ban đầu là nhà dân
nằm ngay dọc đường lộ trình của khách. Khách ở nhờ không phải trả tiền mà thường để
lại một vật kỷ niệm cho chủ nhà lúc tiễn biệt ra đi. Dần dần do lực lượng sản xuất phát
triển, nền kinh tế hàng hoá xuất hiện, nhu cầu đi lại của con người tăng lên kéo theo nhu
cầu ở trọ, ăn uống trên đường cũng tăng lên tương ứng. Vì vậy, từ giai đoạn nhà trọ gắn
liền với nhà dân, các nhà kinh doanh đứng ra xây dựng cơ sở lưu trú ăn uống độc lập để
kinh doanh và đặt tên mới cho các cơ sở đó là Hotel - nghĩa là Khách sạn. Ngành kinh
doanh Khách sạn xuất hiện từ đó và phát triển hết sức nhanh chóng.
Khách sạn có 3 chức năng đó là, chứng năng kinh doanh, chức năng lưu thông và
chức năng phục vụ khách.
- Với chức năng kinh doanh, Khách sạn là một đơn vị kinh doanh độc lập, tự hạch
toán kinh doanh giống như mọi đơn vị sản xuất khác, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
của Khách sạn cho khách là nằm mục đích thu lợi nhuận. Vì vậy, chức năng kinh doanh
đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của Khách sạn và mục tiêu cơ bản của hoạt
kinh doanh Khách sạn chính là thu hút được nhiều khách, đạt công suất sử dụng phòng
cao nhất.
- Với chức năng lưu thông, khách sạn đóng vai trò là trung gian trong việc bán các
sản phẩm của các cơ sở sản xuất khác cung cấp bên cạnh việc bán các sản phẩm dịch vụ
cho chính Khách sạn tạo ra.
- Chức năng phục vụ khách gọi là chức năng chủ yếu trong kinh doanh Khách sạn
nhằm đáp ứng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
và các dịch vụ liên quan đến công việc của Khách sạn .
5
II. Giới thiệu về Khách sạn
1. Vị trí và cấp hạng của Khách sạn Mùa Xuân
Khách sạn Mùa Xuân địa chỉ 145 Lê Duẩn là một vị trí rất thuận lợi cho việc kinh
doanh của Khách sạn cũng như đối với khách( Khách sạn nằm cách ga Hà Nội 100 m
về phía Nam, trên trục đường Lê Duẩn ) đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh của Khách
sạn ngay từ những năm đầu thành lập .
Trong sự nghiệp công nghệp hoá và hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, nghành Du
lịch chiếm một vị trí hết sức quan trong. Bởi vậy mà mọi Khách sạn trong nước nói
chung, Khách sạn Mùa Xuân nói riêng đều không ngừng đào tạo và tuyển dụng đội ngũ
cán bộ công nhân viên có đủ năng lực và trình độ nghiệp vụ.
Khách sạn Mùa Xuân là sạn 1 sao do Sở Du lịch Hà Nội cấp ngày 25 tháng07 năm2002
2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Ban đầu, tại địa chỉ 145 là nhà nghỉ Đường Sắt thuộc Công ty dịch vụ - Du lịch -
Đường Sắt. Mãi cho đến năm 1994, được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty và Sở Du
lịch Hà Nội cấp giấy phép đầu tư, cải tạo, nâng cấp thành Khách sạn. Và vào tháng 4
năm 1995, một Khách sạn 4 tầng chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng với
tổng diện tích xây dựng là : 540 m2 . Từ dây, Khách sạn Mùa Xuân dưới sự quản lý
của đơn vị chủ quản là Công ty Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội bắt đầu hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Mùa Xuân
Khác với những Khách sạn khác, Khách sạn Mùa Xuân được xây dựng và trang trí
rất đơn giản, gọn gàng nhưng không mất đi vẻ sang trọng vốn có của một Khách sạn .
Khách sạn có 20 phòng nghỉ, 2 phòng Karaokê, 1 phòng Du lịch , 6 phòng
Massage, một phòng làm việc và mặt tiền rộng 11,5 m.
6
Với lớp áo màu xanh da trời và vẻ đẹp giản dị, Khách sạn Mùa Xuân nổi bật trên
đoạn đường Lê Duẩn lúc nào cũng đông người qua lại.
Khi khách vừa bước chân vào Khách sạn là có thể nhìn thấy ngay quầy Lễ tân
được đóng bằng gỗ quý, mặt quầy được ốp Focnica trông rất đẹp mắt. Bên tay trái của
khách là phòng Du lịch, bên tay phải khách là quầy đón tiếp còn nhìn thẳng là quầy bán
vé máy bay và quầy bán hàng lưu niệm. Trong khu đại sảnh, Khách sạn có kê 2 hàng
bàn ghế song song nhau và sát với 2 chiếc gương ốp tường tạo cảm giác như thể khu đại
sảnh rộng hơn rất nhiều
Phòng ngủ của Khách sạn khép kín và tương đối đầy đủ tiện nghi, bố trí hợp lý.
Trên 60 % tổng số phòng có ban công, diện tích buồng đơn là 9 m2, buồng đôi là 14m2
và buồng 3 giường là 20 m2. Tất cả các phòng trong Khách sạn đều được trải thảm,
100% số phòng có ti vi bắt được các kênh truyền hình trong và ngoài nước.
Khu công cộng có hệ thống cứu hoả, phương tiện phòng cháy chữa cháy đầy đủ,
hoạt động tốt. Hệ thông điện cung cấp 24/24 với độ chiếu sáng đảm bảo theo yêu cầu
của từng khu vực, Khách sạn có sân vườn nhỏ và có chỗ để xe cho khách .
4. Sơ đồ tổ chức bộ máy Khách sạn
Với hơn 30 người lao động trong các lĩnh vực kinh doanh Khách sạn, nhà hàng, Du
lịch Quốc tế và nội địa, đại lý thương mại cho nên bộ máy của Khách sạn được phân
chia, sắp xếp như sau :
Bộ phận quản lý điều hành : Giám đốc + Phó giám đốc
Bộ phận Đón tiếp khách : Tổ Lễ tân, tổ bảo vệ và tổ buồng + giặt là
Bộ phận văn phòng : Kế toán
Bộ phận kinh doanh ăn uống : Tổ bếp + tổ nhà hàng
Các bộ phận kinh doanh khác: Phòng Du lịch + đại lý bán vé
7
Sơ đồ tổ chức bộ máy Khách sạn Mùa Xuân
Lãnh đạo
- Giám đốc
- Phó giám đốc
Bộ phận kd
lưu trú & ăn
uống
Văn phòng Bộ phận kd các
dv bổ sung
khác
Bộ
phận
kế
toán
Phòng
Du
lịch
Đại
lý
bán
vé
Tổ
nhà
hàn
g
Tổ
Lễ
tân
Tổ
bảo
vệ
Tổ
buồn
g +
giặt
là
8
Chức năng nhiệm vụ của từng chức danh
4.1. Giám đốc:
Chức năng: Giám đốc là người có chức năng cao nhất để quản lý Khách sạn, chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động diễn ra trong Khách sạn và cũng là ngưòi quyết định cuối
cùngvề đường lối chính sách, chiến lược kinh doanh của Khách sạn. Trong công việc,
Giám đốc cùng với Phó giám đốc phối hợp hoạt động để kiểm tra, đôn đốc các nhân
viên cấp dưới.
Nhiệm vụ : là người điều hành chính mọi công việc của Khách sạn, lập kế hoạch công
tác và các quy tắc điều lệ đồng thời cũng là người đưa ra phương hướng hoạt động của
Khách sạn trong mọi thời điểm.
Hàng ngày, Giám đốc trực tiếp kiểm tra tình hình thuê phòng và kiểm tra biên
bản giao ban của trợ lý để nắm bắt đựoc các sự việc xảy ra nảy sinh trong kinh doanh và
trong các bộ phận kinh doanh.
Giám đốc quản lý chỉ đạo công việc của nhóm đón tiếp khách và nhóm cho thuê
phòng để đảm bảo cho việc kinh doanh lưu trú của Khách sạn đạt lợi nhuận tối đa.
Thống kê, thu thập tình hình kinh doanh của tất cả các bộ phận ăn uống lưu trú và
các dịch bụ bổ sung
Vạch kế hoạch công tác, trình tự thao tác, tiêu chuẩn phục vụ, điều lệ quy chế của
bô phận tiếp nhận khách, đôn đóc cấp dưới thực hiện.
Kiểm tra giám sát chất lượng phục vụ của nhân viên dưới quyền để đảm bảo cho
khách được phục vụ nhanh chóng nhưng không mất đi vẻ ân cần niềm nở, lịch sự của
mọi nhân viên
Cùng với Phó giám đốc phối hợp với các bộ phận khác cùng duy trì hoạt động
kinh doanh trong Khách sạn.
Là người quyết định tuyển nhân viên mới và cũng là ngưới định kỳ đánh giá công
việc của nhân viên dưới quyền, tiến hành thưởng phạt đồng thời vạch kế hạch bồi dưỡng
9
đào tạo nhân viên trong Khách sạn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và tố chất của
nhân viên.
Giải quyết các khiếu nại của khách, đọc và trả lời thư từ của khách.
Phải thường xuyên lập buổi họp toàn thể cán bộ công nhân viên trong Khách sạn
để rút ra kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động của Khách sạn .
4.2 Phó giám đốc :
Làm công tác tham mưu, chịu trách nhiệm từng phần và những công việc mà Giám
đốc đã phân công.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo các bộ phận thực hiện hoàn thành công
việc được giao.
Cùng với Giám đốc phối hợp sự hoạt động của Khách sạn và có thể thay Giám đốc
quyết định công việc khi Giám đốc vắng mặt nhằm đảm bảo và duy trì hoạt động của
Khách sạn diễn ra bình thường.
43.Bộ phận kinh doanh lưu trú và ăn uống :
a, Bộ phận kinh doanh lưu trú :
Bao gồm hai nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cho
khách suốt thời gian lưu trú tại Khách sạn như nhóm đón tiếp, nhóm phục vụ phòng.
Nhóm đón tiếp bao gồm 2 tổ : tổ Lễ tân và tổ bảo vệ, mỗi tổ có 3 người (1 tổ trưởng
và 2 nhân viên )
+ Chức năng của nhóm đón tiếp :
Là trung tâm vận hành mọi nghiệp vụ của toàn bộ Khách sạn, là nút liên hệ giữa
khách với Khách sạn, là nơi theo dõi và phục vụ khách từ khi khách đến ăn nghỉ tại
Khách sạn cho đến khi thanh toán và tiễn khách.
Ngoài ra bộ phận đón tiếp còn là cầu nối giữa khách với các bộ phận kinh doanh
khác trong và ngoài Khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ như ăn uống, vui trơi giải trí,
tham quan Du lịch v.v..
10
+ Nhiệm vụ của nhóm đón tiếp :
- Lễ tân là nhân viên trực tiếp giao dịch với khách, bán phòng cho khách căn cứ vào
yêu cầu của khách, đồng thời cũng là người cung cấp các thông tin về loại hình dịch vụ
mà khách yêu cầu trong thời gian lưu trú.
Quầy lễ tân của Khách sạn Mùa Xuân là nơi diễn ra các hoạt động của bộ phận lễ
tân như : làm thủ tục đăng ký thuê, nhận phòng thanh toán, thu và đổi tiền , chuyển thư
từ, tổng đài điện thoại và cung cấp mọi yêu cầu (trong phạm vi quy dịnh của Khách sạn )
cho khách.
- Nhân viên bảo vệ là người tiếp xúc đầu tiên với khách, dẫn khách tới khu vực quầy
đón tiếp, trông giữ xe cho khách và bao quát tình hình an ninh trật tự ở cửa chính. Trong
Khách sạn Mùa Xuân tổ bảo vệ có 3 người, chia làm 3 ca phối hợp cùng nhau làm việc
để đản vảo an toàn cho tính mạng, tài sản của khách cũng như của Khách sạn .
Nhóm phục vụ phòng của Khách sạn là bộ phận đóng vai trò cơ bản trong việc cung
cấp các dịch vụ cho khách trong thời gian lưu trú đồng thời cũng là bộ phân hỗ trợ
quan trọng nhất cho bộ phận Lễ tân điều phối phòng khi khách có yêu cầu. Ngoài ra
nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của bộ phận này là đảm nhận vệ sinh buồng cho
khách và đảm bảo việc giao buồng nhanh có hiệu quả nhằm đưa công suất sử dụng
buồng là tối đa. Chính vì vậy mà ta có thể nói chức năng của bộ phận buồng là :
+ Chức năng kinh doanh và phục vụ.
+ Chức năng tuyên truyền và đối ngoại
+ Chức năng đảm bảo an ninh cho khách và tài sản của khách.
Kinh doanh buồng có hiệu quả sẽ mang lại doanh thu lớn hơn doanh thu của các bộ
phận kinh doanh khác nhưng nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoài yếu tố về vật
chất (chất lượng phòng), nó còn phụ thuộc vào thái độ phục vụ tận tình ,chu đáo, cộng
với thái độ đón tiếp niềm nở của nhân viên phục vụ cũng như nhân viên quản lý tạo cho
khách ấn tượng tốt về Khách sạn và khách có thể còn quay trở lại Khách sạn trong
những lần tới.
11
b, Bộ phận ăn uống:
Tổ bếp và tổ nhà hàng trong Khách sạn gồm có 7 người (1 tổ trưởng và 6 nhân viên
). Do quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh còn nhiều hạn chế vì vậy bộ phận nhà
hàng của Khách sạn Mùa Xuân chưa được coi là bộ phận tạo ra doanh thu lớn cho
Khách sạn .
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên
trong Khách sạn
4.4 Bộ phận văn phòng-bộ phận kế toán :
Bộ phận kế toán của Khách sạn gồm có 3 nhân viên :1 kế toán trưởng và 2 nhân
viên ,chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính của Khách sạn .
Nhiệm vụ của bộ phận này bao gồm các công việc sau:
+ Phân tích các báo cáo về các khoản thu-chi trong Khách sạn
+ Sử lý các thông tin về lương
+ Thu thập các dữ liệu của mọi giao dịch tài chính và làm các báo
cáo tài chính cụ thể.
+ Chịu trách nhiệm lập các khoản tiền nộp Ngân hàng
+ Phối hợp với bộ phận Lễ tân trong việc bảo quản tiền mặt của
Khách sạn và làm tốt công tác do Giám đốc giao phó.
4.5 Bộ phận kinh doanh các dịch vụ khác :
Bên cạnh chức năng kinh doanh chính là lưu trú, Khách sạn Mùa Xuân còn kinh
doanh các dịch vụ khác như : dịch vụ lữ hành, dịch vụ bán vé tàu và vé máy bay - đây
là hai dịch vụ đem lại doanh thu tương đối cho Khách sạn .
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các dịch
vụ mà khách đã đặt qua mọi hình thức giao dịch trực tiếp và gián tiếp qua điện thoại,
Fax, Telex, hoặc thông qua nhân viên Lễ tân của Khách sạn .
12
Ngoài ra, Khách sạn còn có các dịch vụ khác như dịch vụ giặt là, môi giới phương
tiện giao thông và dịch vụ điện tín.
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy của Khách sạn Mùa Xuân và thông qua việc tìm hiểu
chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong Khách sạn (từ Giám đốc quản lý điều
hành cho đến các nhân viên ) đã phần nào giúp em hiểu rõ hơn về quy mô hoạt động
của một Khách sạn nhà nước trong thời mở cửa.
5. Nguồn khách đến Khách sạn:
Là một đơn vị kinh doanh mới đi vào hoạt động cho đến nay số lượng khách tới Khách
sạn ngày một đông hơn cả về số lượng và về nguồn khách.
Nếu như trước kia khi còn là nhà nghỉ đường Sắt thì nguồn khách tới Khách sạn chủ
yếu là cán bộ công nhân viên trong nghành và khách vãng lai chờ đợi tàu thì cho đến
nay ngoài 2 nguồn khách trên Khách sạn còn thu hút đươc số lượng khách Du lịch trong
và ngoài nước.
6. Tình hình kinh doanh của Khách sạn
Nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong Khách sạn
bởi vậy mà tình hình kinh doanh tăng trưởng hàng năm của Khách sạn Mùa Xuân luôn
là :
10 13%.
Là một đơn vị tự hạch toán kinh doanh có đầyđủ chức năng kinh doanh trong lĩnh
vực kinh doanh Khách sạn - Nhà hàng tuy luôn phải cố gắng phấn đấu từng bước hoàn
thiện mình song Khách sạn còn rất nhiều hạn chế kìm hãn sự phát triển kinh doanh của
Khách sạn. Có thể lấy một ví dụ điểm hình như: Khách sạn kinh doanh lưu trú là chủ
yéu nhưng do mặt bằng chật hẹp nên số lượng phòng ít và các dịch vụ phục vụ cho
khách ăn nghỉ lại không nhiều nên không đáp ứng được nhu cầu của khách.Chính điều
này đã làm giảm bớt lượng khách lui tới khách sạn đồng nghĩa với việc kinh doanh của
Khách sạn cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy đòi hỏi Khách sạn phải tìm cách đổi mới và nâng
13
cao cả về chất lượng và số lượng các sản phẩn dịch vụ của mình tránh tình trạng tụt hậu
so với các Khách sạn khác. Qua các bảng số liệu sau đây ta có thể thấy được tình hình
kinh doanh của Khách sạn :
14
Phần II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn
I. Nghiệp vụ Lễ tân
1. Giới thiệu
Bộ phận Lễ tân được ví là "trung tâm thần kinh " của Khách sạn, là nút liên hệ giữa
khách với Khách sạn và là cầu nối giữa khách với các dịch vụ trong và ngoài Khách sạn
Tại quầy Lễ tân, khách đến đặt buông, đăng ký Khách sạn, trao đổi thông tin, thanh toán,
trả phòng … Mọi hoạt động diễn ra trong Khách sạn đều hướng về bộ phận Lễ tân, Lễ
tân còn là nơi thu nhận thông tin và truyền phát mọi thông tin với các bộ phận khác
trong Khách sạn.
Bộ phận Lễ tân của Khách sạn Mùa Xuân gồm 2 tổ : tổ bảo vệ và tổ lễ tân
Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ:
- Có trách nhiệm mở cửa Khách sạn cho khách.
- Vận chuyển hành lý của khách khi cần thiết .
- Bao quát khu vực đại sảnh.
- Kiểm soát và trông giữ xe cho khách, điều hành xe đến đúng khu vực để xe của
Khách sạn.
Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên Lễ tân:
+ Chức năng :
Nhân viên Lễ tân là người bán phòng và đăng ký phòng trước cho khách là người
chịu trách nhiệm đòi nợ khi khách rời Khách sạn dựa và hoá đơn thanh toán của các bộ
phận dịch vụ khác chuyển tới.
Chịu rrách nhiệm lắng nghe ý kiến khen, che của khách về Khách sạn và về chất
lượng phục vụ. Từ đó thông báo lại cho bộ phận quản lý Khách sạn để khắc phục kịp
thời.
+ Nhiệm vụ :
15
- Chào đón khách
- Điều phối phòng cho khách
- Làm thủ tục cho khách nhận phòng và trả phòng.
- Ghi lại thông tin giữ liệu cần thiết
- Giải đáp các yêu cầu, thắc mắc của khách.
- Trả lời điện thoại và nối đường dây điện thoại cho khách
- Lắng nghe và ghi nhận các ý kiến đóng góp của khách.
- Thanh toán và thu nợ để trả cho các dịch vụ khác mả Khách sạn đã cung ứng cho
khách.
- Tiếp nhận và môi giới các loại hình dịch vụ cho khách mà khách có yêu cầu.
- Báo cáo lại với tổ trưởng những vấn đề bất thường xảy ra trong ca làm việc của
mình.
- Lập sổ báo cáo tình hình kinh doanh buồng nộp cho cấp trên.
Nhiệm vụ của người tổ trưởng tổ Lễ tân:
Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của tổ mình, là người phân
chia công việc trong tổ cho các thành viên, điều hành chỉ đạo các nhân viên dưới quyền
phối hợp cùng nhau hoạt động.
2. Tổ chức bộ máy đón tiếp của Khách sạn .
Tổ chức bộ máy đón tiếp của Khách sạn Mùa Xuân được sắp xếp theo sơ đồ sau :
Sơ đồ số 02: Bộ máy đón tiếp của khách sạn Mùa Xuân
Ban Giám đốc
Nhân viên đón tiếp
16
3. Sơ đồ bố trí khu đại sảnh của Khách sạn
Khu đại sảnh là phần diện tích thoáng mát, được thiết kế lộng lây, thẩm mĩ cao (kết
hợp gữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây). Tại khu vực này, Khách sạn Mùa
Xuân có bố trí một quầy đón tiếp, một quầy bán vé và một quầy lưu niệm .
Đây cũng là nơi làm việc của các nhân viên trong tổ Lễ tân và tổ Bảo vệ .
Khu đại sảnh là nơi đón tiếp khách đầu tiên, là bộ mặt của Khách sạn và cũng là một
điểm để đánh giá cấp hạng của Khách sạn. Nơi đây được lắp đặt các trang thiết bị hiện
đại nhất như : hệ thống cửa tự động, điều hoà hai chiều và các lối đi chính trong đại sảnh
đều được trải thảm.
Quầy đón tiếp được bố trí gần với cửa chính ra vào Khách sạn, phía trên cao của
quâỳ có gắn biển "Reception" ngang tầm nhìn của khách.
17
Sơ đồ 03: Sơ đồ bố trí khu đại sảnh khách sạn Mùa Xuân
1. Cửa chính giành cho khách
2. Quầy lễ tân
3. Lối ra vào của các nhân viên trong Khách sạn
4. Lối ra đi lên các tầng(khu lưu trú của khách)
5. Quầy bán vé máy bay và vé tầu
6. Quầy hàng lưu niệm
6 5
4
7 8 7
2
3
1
18
7. Bàn ghế giành cho khách
8. Giá để tạp chí sách báo
4. Các nghiệp vụ lễ tân
4.1. Quy trình làm việc của nhân viên Lễ tân
Quy chình làm việc của nhân viên lễ tân chia làm 3 ca :
Ca 1 từ 6 h - 14 h
Ca 2 từ 14 h - 22 h
Ca 3 từ 22h - 6 h sáng ngày hôm sau.
Và quy trình phục vụ tại bộ phận Lễ tân được chia làm 4 giai đoạn sau :
Giai đoạn 1 : Nhận đặt phòng
Giai đoạn 2 : Đón tiếp và phục vụ khách trong thời gian ban đầu
Giai đoạn 3 : Phục vụ khách trong thời gian lưu trú.
Giai đoạn 4 : Thanh toán và tiễn khách.
4.2. Các nghiệp vụ Lễ tân diễn ra trong Khách sạn Mùa Xuân:
Nghiệp vụ 1: Nhận đặt phòng trực tiếp
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : Lễ tân chào hỏi khách.
Bước 2 : Khi nhận được yêu cầu đặt phòng, nhân viên Lễ tân cần kiểm tra sổ sách
có liên quan
+ Sổ sơ đồ phòng
+ Sổ đặt phòng trước
để biết xem Khách sạn có thể đáp ứng được yêu cầu đặt phòng của khách không.
TH1 : Nếu Khách sạn không đáp ứng được yêu cầu đặt phòng của khách thì nhân
viên Lê tân nhẹ nhàng từ chối khéo và nêu gợi ý khách có thể sử dụng loại hạng phòng
nào khác trong Khách sạn không. Hoặc nếu được sự đồng ý của khách Lễ tân sẽ liên hệ
với các Khách sạn khác giúp khách.
19
TH2 : Nếu Khách sạn đáp ứng được yêu cầu đặt phòng của khách thì nhân viên Lễ
tân tiếp tục làm các bước sau.
Bước 3 : Lễ tân cần tìm hiểu các thông tin về khách
- Tên
- Địa chỉ
- Quốc tịch
- Thời gian lưu trú
- Phương tiện và phương thức thanh toán
- Thời gian thanh toán.
Bước 4 : Ghi "Phiếu đặt buồng" theo yêu cầu của khách và xin khách để lại giấy
tờ tuỳ thân (Chứng minh thư, Bằng lái xe, bằng tiến sĩ …) đồng thời yêu cầu khách điền
vào "Phiếu báo nhân khẩu"
Bước 5 : Ghi "Phiếu báo phòng" để chuyển cho bộ phận buồng dẵn khách lên
phòng đồng thời trao chìa khoá phòng cho khách.
Bước 6 :
+ Ghi ký hiệu " phòng có khách " vào "Sổ sơ đồ phòng".
+ Ghi lại các thông tin về khách vào "Sổ đăng ký tạm trú" để cuối ngày mang đến
cơ quan công an điạ phương làm thủ tục đăng ký tạm trú cho khách.
20
Khách sạn Mùa Xuân phiếu đặt buồng
145 Lê Duẩn - Hà Nội
ĐT: 8221160-8221162 Fax: 8221159
Tên khách: Trần Viết Thắng
Tên khách: Bùi Huyền Châu
Tên khách:…………………
……………………………..
………………………………
Phòng 1giường: 204. Mức giá: 160.000đ
Phòng 2giường: …... Mức giá:
…………
Phòng 3giường: …... Mức giá:
…………
Thời gian đến: 14h ngày: 23/9/2002
Yêu cầu đặc biệt : ……………………...
………………………………………….
………………………………………….
Đặt phòng theo yêu cầu Ghi chú
Cá nhân
Địa chỉ: Đoan
Hùng. Phú Thọ
SĐT: ………...
Số Far: ………
Công ty
Địa chỉ:………
……………….
SĐT: ………...
Số Far: ………
21
Công an Hoàn Kiếm phiếu báo nhân khẩu tạm trú
Đồn trạm : 10
Họ và tên: Trần Viết Thắng…………………..tuổi:…38…………….. ….
Tên thường gọi:…………………………………………………………….
Nghề nghiệp, chức vụ : ……………………………………………………
Dân tộc:….kinh ………..Quốc tịch: …Việt Nam…………………………
Tôn giáo : ….không……………………………………………………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :…Đoan Hùng- Phú Thọ………………..
……………………………………………………………………………..
Giấy CM hay giấy tờ khác: ..130570237 …………………………………..
Cấp ngày:….19/7/1990 …….tại:..Phú Thọ…………………………………
Trú từ ngày:..23/9…đến ngày:…24/9………………………………..
Nơi tạm trú : ..Khách sạn Mùa Xuân
Số phòng: …204……………………………………………………………
Báo ngày: 23 tháng .09 năm.2002.
Người khai ký tên
Khách sạn Mùa Xuân
Phiếu báo phòng
22
Số phiếu:..5599..
Họ và tên khách: Trịnh Lê Hoa
………………………………………………………………………
Số phòng: .301.. Giá tiền: 130.000 đ
Thời gian đến: 10h 15'
Thời gian lưu trú: Ngày 23/9 đến ngày: 27/9.
Ngày 23 tháng 9 năm 2002
Lễ tân
23
Sổ sơ đồ phòng
407VN1
khách lưu
TP : 9h
401VN1
khách lưu
TP : 9h30'
402VN3
Vào 12h
(22/9)
403VN2
khách lưu
TP: 9h 45'
404VN3
khách lưu
TP:15h20'
405VN2
khách lưu
TP : 16h5'
406VN3
Vào:8h30'
Vineco
VN2
Vào:5h45'
VN2
Vào: 10h
(22/9)
307VN1
khách lưu
TP:17h30'
301VN1
Vào: 10h
15'
302VN3
Vào:9h20'
303VN2
Vào:7h45'
(22/9)
304VN2
Vào: 14h
(22/9)
305 406VN3
Vào: 11h
408
201VN1
Vào:7h40'
202VN3
Vào:8h30'
Vineco
203VN2
khách lưu
204VN2
Vào: 14h
205VN1
Vào:8h45'
206VN2
khách lưu
TP: 10h5'
24
Sổ đăng ký tạm trú
stt Họ và tên
Q
tịch
Năm sinh
Số CM ND
Sổ Hộ
Chiếu
Số
phòng
Ngày
Nhân viên cơ
sở trình báo
Ký, xác nhận
của cơ quan
công an
Nam Nữ Đến Đi
1. Nguyễn Xuân hùng VN 1957 Giấy đi đường 303 22/9 28/9
2. Trần Anh Tuấn VN 1963 Nt 303 22/9 28/9
3. Trần Văn Hà VN 1970 012207787 403 22/9 24/9
4. Nguyễn Mỹ Lê VN 1975 614369713 403 22/9 24/9
5. Lê đình Thanh VN 1958 016232278 304 22/9 25/9
6. Nguyễn T Thanh VN 1959 022345679 304 22/9 25/9
7. Lê Kim Chi VN 1972 0133457862 402 22/9 27/9
8. Nguyễn MaiHương VN 1970 012366507 402 22/9 27/9
9. Phạm Minh Hoà VN 1967 223465719 402 22/9 03/10
10. Nguyễn Quỳnh Anh VN 1977 Giấy đi đường 401 23/9 30/9
11. đăng Bá Minh VN 1969 Danh sách đoàn 406 23/9 30/9
12. Nguyễn Ngọc Hạ VN 1965 Nt 406 23/9 30/9
13. Trần Anh Dũng VN 1960 Nt 406 23/9 30/9
14. Phạm Mai Linh VN 1977 Nt 202 23/9 30/9
15. Lê Như Hoa VN 1970 Nt 202 23/9 30/9
16. Chu Thu Cúc VN 1968 Nt 202 23/9 25/9
25
17. Bùi Duy Hoà VN 1977 Giấy đi đường 201 23/9 02/10
18. Nhân Phúc Chung VN 1963 3221765443 205 23/9 26/9
19. Phùng Khắc Chính VN 1965 176599332 302 23/9 26/9
20. Nguyễn Tiến Dũng VN 1975 023169778 302 23/9 26/9
21. Đinh Nguyên Khiêm VN 1963 122157949 302 23/9 26/9
22. Trịnh Lê Hoa VN 1955 Giấy đi đường 301 23/9 27/9
23. Trần Việt Quang VN 1952 Nt 306 23/9 28/9
24. Nguyễn Duy Lân VN 1958 Nt 306 23/9 28/9
25. Minh Quốc Dũng VN 1962 Nt 306 23/9 28/9
26. Trần Viết Thắng VN 1964 130570237 204 23/9 24/9
27. Bùi Huyền Châu VN 1960 069778922 204 23/9 24/9
26
Nghiệp vụ 2 : Nhận đặt phòng trước
Trường hợp : Khách đặt phòng trực tiếp bằng điện thoại
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : Nhấc điện thoại nhanh chóng, giới thiệu tên Khách sạn
Thông thường khách cho biết tên, địa chỉ và các yêu cầu đặt phòng, lúc này Lễ tân phải chú ý lắng nghe rồi ghi lại rõ ràng tất cả
các thông tin, đồng thời trong lúc ghi cần nhắc lại xem có chính xác không.
Bước 2 : Lễ tân kiểm tra khả năng tiếp nhận của Khách sạn thì xin lỗi, từ chối khách
TH1 : Khách sạn không đủ khả năng tiếp nhận thì xin lỗi và từ chối khách.
TH2 : Nếu Khách sạn đủ khả năng tiếp nhận yêu cầu đặt phòng của khách thì Lễ tân giới thiệu qua về tiện nghi trong phòng,
mức giá các loại phòng cho khách (có thể thoả thuận mức giá nếu khách yêu cầu )
Bước 3 : Khi khách đã đồng ý đặt phòng thì nhân viên Lễ tân vào "Sổ đặt phòng trước" các thông tin đã ghi lại được trong
qúa trình nghe điện thoại về
+ Tên và địa chỉ của khách
+ Số lượng người
+ Số lượng và loại hạng phòng
+ Thời gian lưu trú
+ Thời gian hẹn đến
+ Phương thức thanh toán
+ Những yêu cầu đặc biệt
27
Sổ đặt phòng trước
STT
Ngày
khách
đặt
Tên khách
Tên cơ quan
Địa chỉ và SĐT
Số
người
Số
lượng
phòng
T/g lưu trú
T/g hẹn
đến
Tiền đặt
cọc
Lễ tân
nhận
tin
1 12/9/02
Đoàn
Vineco
Q.Bình Thạnh. TP
HCM
ĐT: 091.2074815
6 2
23/9 30/9
8h 30'
2 13/9/02 A. Trung
Số 5. Lê Lợi- Hải
Phòng
ĐT: 090 2223146
1 1 23/9 02/10 9 h
3 16/9/02 A. Hoà
ý Yên- Lý Nhân- Nam
Hà
1 1 23/9 25/9 8 h
4 18/9/02 C. Quỳnh Anh
Số 9 Trần Khát Chân-
HP. ĐT: 0914376221
1 1 23/9 03/10 5 h
28
Trường hợp: Nhận đặt phòng trước bằng văn bản (thư , Fax, Telex)
Quy trình nghiệp vụ :
Sau khi nhận được yêu cầu đặt phòng bằng văn bản, Lễ tân thực hiện các bước sau :
Bước 1 : + Tìm hiểu yêu cầu đặt phòng
+ Kiểm tra xem khả năng tiếp nhận của Khách sạn
Bước 2 : + Trả lời khách bằn văn bản
Bước 3 : + Vào "Sổ đặt phòng trước" các nội dung mà khách đã viết trong văn
bản.
Nghiệp vụ 3 : Phục vụ khách đặt phòng trước
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : + Khách đến quầy, Lễ tân chào hỏi khách
+ Thông thường khách cho biết tên, địa chỉ và nói là đã đặt phòng trước rồi.
Bước 2 : + Lễ tân xin khách chờ cho một lát để kiểm tra trên sổ đặt phòng trước.
+ Thoả thuận với khách về các phòng mà Khách sạn đã giành phòng cho họ
và về giá cả (nếu có phát sinh)
Bước 3 : Làm thủ tục nhập phòng cho khách
TH1 : Nếu là khách đi lẻ thì nhân viên Lễ tân làm các bước tiếp theo giống Bước 4 và
Bước 5 của Nghiệp vụ 1.
TH2 : Nếu là khách đi theo đoàn thì nhân viên Lễ tân làm việc với người trưởng đoàn,
yêu cầu cho xe thị thực của cả đoàn (đối với người nước ngoài ), để lại chứng minh nhân
dân, hay các giấy tờ tuỳ thân khác (đối với người Việt Nam)
Bước 4 : Vào các loại sổ sách có liên quan như
+ Sổ sơ đồ phòng
+ Sổ đăng ký tạm trú
+ Đánh dấu khách đã tới vào "Sổ đặt phòng trước"
Nghiệp vụ 4 : Giao nhận và bảo quản chìa khoá phòng cho khách
Quy trình nghiệp vụ :
29
Bước 1 : Sau khi làm xong thủ tục trong việc nhập phòng cho khách, Lễ tân trao
chìa khoá phòng cho khách và không quên nhắc khách nếu đi ra ngoài thì gửi lại chìa
khoá phòng tại quầy dón tiếp.
Bước 2 : Khách đi ra ngoài gửi lại chìa khoá, nhân viên Lễ tân để chìa khoá vào
đúng ô có số phòng của khách
Bước 3 : Khách xin lại chìa khoá, Lễ tân đưa hai tay hoặc đặt lên bàn cho khách tự
lấy.
Nghiệp vụ 5 : Nhận và bảo quản hành lý cho khách
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : Lễ tân nhận số lượng, chủng loại hành lý của khách
Bước 2 : Viết vào giấy tên khách và số phòng, rồi dán lên hành lý
Bước 3 : Xếp gọn hành lý của khách và vào sổ bàn giao
Nghiệp vụ 6 : Tiếp tân và nhắn tin
Quy trình nghiệp vụ tiếp tân:
Khi khách bên ngoài đến quầy đón tiếp xin gặp khách lưu trú trong Khách sạn thì :
Bước 1 : Lễ tân tìm hiểu người mà khách cần gặp (tên, số phòng, quốc tịch, mục
đích của cuộc gặp và đã hẹn trước chưa)
Bước 2 : Lễ tân kiểm tra trên ô chìa khoá xem khách có ở trong phòng không.
TH1: Nếu khách ở trên phòng thì gọi điện lên phòng báo cho khách biết là có người cần
gặp và mời khách xuống quầy đón tiếp.
TH2: Nếu khách không có nhà, Lễ tân thông báo lại cho khách và hỏi khách có cần nhắn
lại gì không.
Quy trình nghiệp vụ nhắn tin:
TH1: Nhắn tin từ bên ngoài vào cho khách lưu trú
Bước 1 : Kiểm tra ô chìa khoá nếu khách ở trong phòng thì gọi điện lên phòng mời
khách xuống nhận tin, nếu khách đi vắng thì xin lỗi người đưa tin và hỏi xem khách có
cần nhắn lại gì không.
30
Bước 2 : Ghi lại nội dung tin nhắn cho khách vào "Phiếu nhắn tin" và đặt vào ô để
chìa khoá phòng.
Phiếu nhắn tin
Người được nhận tin: .A. Hoà
……Phòng:…201………….
Tin nhận lúc: ..9h., ngày .23..tháng.9...năm..2002………...
Nội dung tin nhắn:
A. Hoà gọi điện cho chị Thanh có việc cần theo số:
091.6642078
TH2 : Nhắn tin cho khách ngoài
Bước 1 : Tìm hiểu nội dung thông tin, tên , địa chỉ người được nhận tin.
Bước 2 : Ghi vào "Phiếu nhắn tin" và không quên nhắc lại cho khách kiểm tra xem
đã chính xác chưa.
Bước 3 : Khi khách bên ngoài đến nhận tin thì nhân viên Lễ tân truyền đạt lại nội
dung tin nhắn hoặc đưa phiếu nhắn tin cho khách xem.
Nghiệp vụ 7 : Tiếp nhận nhu cầu ăn uống của khách
31
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : Khi khách đến quầy Lễ tân đưa ra nhu cầu về ăn uống thì nhân viên Lễ tân
cần tìm hiểu rõ các mục sau
+ Thực đơn ăn
+ Số lượng người ăn
+ Thời gian ăn
Bước 2 : Ghi "Phiếu báo ăn" rồi chuyển cho bộ phận bếp của Khách sạn.
Khách sạn Mùa Xuân
Phiếu báo ăn
Ngày ..23 .tháng..9..năm..2002..
Số phòng..203 Sáng Trưa Tối
Số lượng suất ăn
Giá:
Thực đơn:
2 suất
15.000đ / 1
suất
Nghiệp vụ 8 : Thanh toán và tiễn khách
32
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : Thông thường khách sẽ thông báo với Lễ tân thời gian trả phòng (trong TH
khách không thông báo thì Lễ tân có thể căn cứ vào" Sổ đặt phòng " ) để chuẩn bị làm
các thủ tục cần thiết.
Bước 2 : Trong khi làm thủ tục thanh toán Lễ tân gọi điện lên tổ buồng để họ nhận
phòng và nếu có chuyện gì xảy ra thì họ báo lại cho Lễ tân biết, kịp thời giải quyết.
Bước 3 : Dựa vào "Hoá đơn dịch vụ và điện thoại" để lập "Hoá đơn tổng hợp"và
tiến hành thanh toán với khách.
Chú ý : Cần phải tính toán chính xác và yêu cầu khách ký nhận.
Bước 5 : Chào và chúc khách đi đường bình an
Bước 6 : Vào "Sổ thu" của Lễ tân
33
Khách sạn Mùa Xuân
145- Lê Duẩn- HN
ĐT: 8221160- 8221162
Fax: 8221159
Phiếu thanh toán tiền điện thoại, fax
Phòng : 403
Ngày Số máy bị gọi Thời gian gọi Số phút gọi Thành tiền
21/9 091.3276812 9h 20' 3' 7.500
22/9 0241.753427 7h 30' 3' 6.000
034.828590 10h 1' 1.500
23/9 091.3276812 8h 40' 2' 5.000
: 20.000 đ
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2002.
Xác nhận của khách hàng. Người thanh toán
34
35
Khách sạn Mùa Xuân
145- Lê Duẩn- HN
ĐT: 8221160- 8221162
Fax: 8221159
Phiếu thanh toán tổng hợp
Phòng số:.401.
stt Danh mục Thành tiền
1. Tiền phòng từ 18- 23/9: 130.000 450..000
2. Điện thoại: 111 12. 000
3. Mini bar:
5 Seven up 30.000
3 Khoáng 18.000
2 Halida 16.000
4. Giặt là: 42.000
5. Bếp 80.000
6. Thu khác: 2 Lipton 10.000
: 658.000 đ
36
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2002.
Xác nhận của khách hàng. Người thanh toán
37
Khách sạn mùa xuân
145- Lê duẩn- hn
Sổ thu
Ngày
giờ
Nội dung thu
Tiền
phòng
tel
Minibar Giặt là Bếp
Thu dịch vụ
Số tiền Shđ
Số
tiền
Shđ
Số
tiên
Shđ
Ca 1
Ngày
23/9/02
Ngọc
Tp 407 (20-23/9) 160*3 15.000 2k = 12.000 40 45.000 33 20.000 63 4 ice tea = 28.000
ĐT: 111 7.000 3 Tiger = 30.000 47 50.000 65 1 Lipton = 5.000
5 333 = 40.000 52
TP 401 (18- 23/9) 130*5 5Seven-up = 30.000 55 42.000 37 30.000 67 2 Lipton = 10.000
3 k =18.000 57 50.000 70
ĐT: 111 12.000 1bia H =16.000 63
TP 403 (21-23/9 ) 160*2 20.000 1k = 6.000 65 15.000 40 10.000 73
1bia 333 = 8.000 69 40.000 76 2 Cafêđen =14.000
2Coca =12.000 72 1 ice-tea = 7.000
TP 206 (19-23/9 ) 160*4 2k =12.000 75 55.000 47
38
3biaH = 24.000 79 90.000 78
Tổng thu: 2.869.000
Ca2
Ngày
23/9/02
Phượng
TP 404 (9-23/9) 220*4 25.000 4sevenup =24.000 81 45.000 53 70.000 91 6 Lipton = 30.000
ĐT 111 13.000 3Tiger = 30.000 84
4k = 24.000 87 2 Cafênâu =14.000
TP 307 (20- 23/9) 150*3 11.000 2Coca = 12.000 91 20.000 55 40.000 92
39
Nghiệp vụ 9 : Nộp tiền cho bộ phận kế toán
Quy trình nghiệp vụ :
Sau mỗi ca làm việc nhân viên Lễ tân phải nộp tiền cho bộ phận kế toán trong Khách
sạn theo các bước sau:
Bước 1 : Chuyển giao toàn bộ số tiền thu được trong ca.
Bước 2 : Giao cho bộ phận kế toán
+ Hoá đơn chứng từ cần thiết có liên quan đến dịch vụ tiêu dùng của khách.
+ Sổ thu của Lễ tân
+ Hoá đơn thuế GTGT(nếu có)
+ Sổ theo dõi thanh toán hàng ngày "Sổ nộp tiền"
Bước 3 : Sau khi thanh toán xong yêu cầu kế toán phải ký nhận vào sổ nộp tiền.
Sổ nộp tiền
Ngày nộp Số tiền Người nộp
Kế toán ký
nhận
Ghi chú
Ca 1
23/9/02
Ca 2
23/9/02
Ca 3
23/9/02
2.869.000
2.324.000
1.986.400
Ngọc
Phượng
Phương
Hạnh
Hạnh
Hạnh
Ca1
24/9/02
40
Nghiệp vụ 10 : Đăng ký tạm trú cho khách
Quy trình nghiệp vụ :
Cuối ngày làm việc vào khoảng 23h, Lễ tân ca 3 đến cơ quan công an tiến hành làm
thủ tục đăng ký tạm trú cho khách.
Bước 1 : Lễ tân mang theo các sổ sách giấy tờ sau
+ Danh sách khách lưu trú trong ngày
+ Các giấy tờ tuỳ thân của khách
+ Phiếu đăng ký tạm trú mà khách đã tự khai khi đặt phòng
+ Sổ đăng ký tạm trú
Bước 2 : Khi đăng ký xong cho khách có thể trả lại một số giấy tờ tuỳ thân cần thiết
cho khách.
Chú ý : Nếu từ 23h cho tới 6h sáng ngày hôm sau khách mới tới thì nhân viên Lễ tân
phải làm thủ tục đăng ký bổ sung cho khách.
Danh sách khách lưu trú
Ngày ..23..tháng .9..năm ..2002….
STT Họ và tên khách Số phòng Ngày đi Ghi chú
1 Nguyễn Quỳnh Anh 401 3/10
41
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đặng Bá Ninh
Nguyễn Ngọc Hạp
Trần Anh Dũng
Phạm Mai Linh
Lê Thị Như Hoa
Chu Thu Cúc
Bùi Duy Hoà
Nhân Phúc Trung
Phùng Khắc Chinh
Nguyễn Tiến Dũng
Đinh Nguyên Khiêm
Trịnh Lê Hoa
Trần Việt Quang
Nguyễn Duy Lân
Minh Quốc Dũng
Trần Viết Thăng
Bùi Huyền Châu
406
nt
nt
202
nt
nt
201
205
302
nt
nt
301
306
nt
nt
204
nt
30/9
nt
nt
nt
nt
nt
25/9
2/10
26/9
nt
nt
27/9
28/9
nt
nt
24/9
nt
Nghiệp vụ 11 : Bàn giao ca
Quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 : Làm nhiệm vụ cho đến đúng thời điểm bàn giao ca là
Ca 1 : 6h kém 5'
42
Ca 2 : 2h kém 15'
Ca 3 : 10h kém15'
Bước 2 : Bàn giao những công việc đã là xong như thanh toán, xếp phòng, những
công việc còn dở dang và những tồn tại sau ca làm việc, cũng như những kiến nghị cần
giải quyết cho người làm ca sau làm tiếp.
Sổ bàn giao
Ngày, giờ Bàn giao Ghi chú
Người bàn giao
14h, 23/9 Tiền thu từ khách: 2.869.000đ
Xem sổ đặt phòng trước
1 bao tải khô phòng 403 gửi
A.Quang P 306 dặn khoảng 5h
gọi điện nhắc anh ra ngoài có
việc.
Ngọc
22h, 23/9 Tiền thu từ khách: 2.324.000đ
Xem sổ đặt phòng
A.Hoà P 201 nhờ mua hộ lãng
hoa khoảng 9h sáng mai lấy
A.Hà và C.Lệ P 403 đặt mua 2
vé tàu đi Quảng Bình, đã mua rồi
nhớ đưa cho họ
Phượng
43
5 Mối quan hệ bới các bộ phận khác
Vì bộ phận Lễ tân là nút liên hệ giữa khách với Khách sạn và là cầu nối giữa khách
với các dịch vụ trong và ngoài Khách sạn. Bởi vậy mà bộ phận Lễ tân có mối liên hệ
mật thiết, chặt chẽ với tất cả các bộ phận trong Khách sạn. Cụ thể :
- Với bộ phận buồng:
Lễ tân phải thường xuyên phối hợp để làm tốt công tác đón tiép và tiễn khách.
Thông báo kịp thời cho bộ phận nhà phòng biết các yêu cầu ghi trong phiếu đặtphòng
hoặc những yêu cầu đặc iệt để bộ phận nhà phòng chuẩn bị đón khách. Thường xuyên
thông báo cho bộ phận nhà phòng về tình hình biến động khách đẻ đáp ứng kịp thời.
44
Đặc biệt trong việc khách trả phòng, Lễ tân cần thông báo ngay cho bộ phận nhà
phòng biết để kiểm tra sự an toàn của phòng. Sau đó bộ phận nhà phòng có trách nhiệm
thông báo lại tình trạng phòng cho Lễ tân biết để kịp thời sử lý.
- Với bộ phận nhà hàng:
Lễ tân thông báo cho bộ phận nhà hàng nhu cầu về ăn uống của khách đồng thời
chuyển ngay phiếu báo ăn của khách tránh bỏ quên.
- Với bộ phận bảo vệ :
Hàng ngày thông báo về tình hình khách cho bộ phận bảo vệ, giúp nhân viên bảo
vệ làm tốt nhiện vụ bảo vệ an ninh cho Khách sạn và cho khách trong suốt thời gian lưu
trú
- Với bộ phận kế toán :
Nộp tiền thu được từ khách và thu của các dịch vụ khác trong Khách sạn sau mỗi
ca làm việc cho bộ phận kế toán.
Chuyển cho bộ phận kế toán các công văn giấy tờ từ trên gửi xuống.
- Với bộ phận kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác:
Thông báo kịp thời những yêu cầu của khách cho bộ phận này và phối hợp với
bộ phận này cung cấp các dịch vụ cho khách. Đồng thời truy thu tiền của các dịch vụ
này từ các hoá đơn mà khách đã tiêu dùng trong thời gian lưu trú.
30
II nghiệp vụ buồng
1. Giới thiệu :
Theo truyền thống, Khách sạn có 2 chức năng kinh doanh cơ bản là lưu trú và ăn
uống. Tuy nhiên trong thực tế có những Khách sạn chỉ kinh doanh lưu trú, phần ăn uống
thuộc các nhà hàng. Ngoài kinh doanh lưu trú, ăn uống, các Khách sạn ngày càng mở
rộng kinh doanh các dịch vụ bổ xung như : giải trí: mua bán hàng hoá lưu niệm và hàng
tiêu dùng; thuê phương tiện vận chuyển (Taxi, xe đạp, xích lô…); giặt là; bán văn hoá
phẩm; thuê hộ phiên dịch, tổ chức đăng cai hội nghị, hội thảo v.v.. Tuy nhiên, chức năng
chủ yếu của Khách sạn là kinh doanh lưu trú, không có dịch vụ lưu trú thì không thể gọi
là Khách sạn và Khách sạn tồn tại được là nhờ kinh doanh buồng và bên cạnh đó còn
nhờ vào việc bán đồ ăn đồ uống cùng với một số dịch vụ hỗ trợ khác cho khách lưu trú.
Trong thực tế, doanh thu buồng thường xuyên chiếm khoảng 80 85 % tổng doanh
thu của Khách sạn điều đó đã chứng minh rằng việc kinh doanh của Khách sạn phụ
thuộc rất nhiều vào việc kinh doanh của tổ buồng.
Buồng không chỉ là sản phẩm chính của Khách sạn mà nó còn là tiêu chuẩn để đánh
giá Khách sạn. Khách thường đánh giá một buồng tốt hay xấu họ không chỉ dựa vào các
trang thiết bị trong phòng, cách bài trí buồng hay vệ sinh buồng sạch sẽ an toàn mà họ
còn đánh giá qua cách phục vụ của các nhân viên buồng. Do vậy mà công việc mỗi nhân
ở tổ buồng và sự hoạt động của tổ buồng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh
doanh buồng nói riêng, kinh doanh toàn Khách sạn nói chung.
Tổ buồng cũng như các tổ khác, có tổ trưởng tổ buồng và dưới là các nhân viên
buồng. Người tổ trưởng tổ buồng có điều hành tốt công việc ở tổ mình thì mới đảm bảo
cho việc bán buồng đạt lợi nhuận tối đa.
1.1 Chức năng của tổ buồng:
Chức năng kinh doanh và phục vụ
31
Chức năng tuyên truyền và đối ngoại
Chức năng đảm bảo an ninh.
1.2 Nhiệm vụ của nhân viên buồng:
+ Chấp hành tốt mọi chỉ thị nghị quyết chủ chương của nhà nước, của nghành, của
Khách sạn.
+ Hoàn thành tốt kế hoạch được giao, tích cực phấn đấu đưa công suất sử dụng
buồng vượt chỉ tiêu doanh số. Giải phóng buồng nhanh để đáp ứng nhu cầu thuê phòng
của khách trong lúc đông khách cũng như khi có khách đột suất.
+ Phải thường xuyên làm vệ sinh phòng ngủ, làm vệ sinh nơi công cộng và toàn bộ
khu vực làm việc của tổ buồng theo đúng quy định và khi khách có yêu cầu.
+ Thực hiện đúng các quy trình phục vụ khách một cách thành thạo
+ Phải thường xuyên chăm lo sự nghỉ ngơi của khách và phục vụ đầy đủ kịp thời các
dịch vụ bổ sung mà khách yêu cầu trong thời gian lưu trú.
+ Phòng chống độc hại, phòng chống cháy và phòng gian, bảo mật, bảo vệ an toàn
cho khách ở Khách sạn. Sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan chức năng hay địa phương để
ngăn ngừa và chống lại ngững hành vi phi pháp và chống lại các dịch bệnh.
Bên cạnh những nhiệm vụ đó, nhân viên buồng cần phải:
+ Nắm vững pháp luật.
+ Trong quá trình làm việc phải thực hiện tiết kiệm để giảm đến mức thấp nhất chi
phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
+ Phổ biến nội quy cho khách và hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị tránh
hỏng hóc.
+ Phải đoàn kết giúp đỡ lẫm nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Phải yêu nghề và thường xuyên học tập để nâng cao trình độ.
Nhiệm vụ của người trưởng buồng:
- Quản lý, điều hành và phân công lao động hợp lý trong tổ.
- Hàng ngày phải kiểm tra nhân viên về trang phục, về thao tác kỹ thuật về thái độ
phục vụ, về về sinh và uốn nắn các thao tác của nhân viên trước khi vào công việc.
32
- Quản lý hàng hoá vật tư của tổ và lên kế hoạch dự trù mua sắm để đáp ứng nhu cầu
phục vụ khách.
- Nắm vững số khách đi, đến để biết được doanh thu của tổ buồng trong tuần, trong
tháng và năm.
- Lấy số liệu đẻ báo cáo với cấp trên, với bộ phận đón tiếp về tình trạng trang thiết bị
buồng.
- Phải thường xuyên theo dõi và giúp đỡ bồi dưỡng những nhân viên tay nghề yếu
kém.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận có liên quan để đáp ứng mọi nhu cầu của khách.
- Tổ chức họp trong tổ để rút kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của
nhân viên nhằm cải tiến lề lối làm việc và nâng cao chất lượng phục vụ, lắng nghe ý kiến
nguyện vọng của nhân viên để tìm biện pháp giải quyết.
2. Tổ chức bộ máy bộ phận buồng Khách sạn Mùa Xuân
33
Sơ đồ 04: sơ đồ tổ chức bộ máy bộ phận buồng
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy được bộ máy làm việc của bộ phận buồng của Khách sạn
Mùa Xuân, người trưởng buồng là người có trách nhiệm cao nhất ở tổ buồng, hàng ngày
người trưởng buồng phải phân công công việc cho các nhân viên buồng. Và ngược lại
các nhân viên buồng phải làm tốt nhiệm vụ người trưởng buồng giao phó.
Nhân viên bảo dưỡng chịu trách nhiệm sửa chữa kịp thời cac máy móc trang tiét bị
trong Khách sạn dưới sự chỉ đaọ của người trưởng buồng và nhân viên Lễ tân.
Nhân viên trực buồng luôn luôn phải có mặt trong phòng trực của tổ buồng để làm
công tác đón, tiếp khách.
3. Danh sách các trang thiết bị trong phòng
Trưởng buồng
Nhân
viên
dọn
phòng
và giặt
là.
Nhân
viên bảo
dưỡng và
sửa
chữa.
34
3.1 Trong phòng ngủ:
Khách sạn Mùa Xuân có 20 phòng nghỉ được phân chia thành loại hạng sau :
- Phòng loại 1 : Giá 220.000 đ /1ngày đêm (có 3 giường)
- Phòng loại 2 : Giá 160.000 đ /1ngày đêm (có 2 giường)
- Phòng loại 3 : Giá 130.000 đ/1ngày đêm (có 1 giường)
Đồ gỗ :
- Giường đôi : 1,6 * 2m
Giường đơn : 1,2 * 2m
- Tủ :
Tủ đầu giường
Tủ đứng
Tủ trang điểm
- Bàn ghế
Đồ vải
- Ga phủ đệm và ga đắp :
Ga đôi : 2,6 * 3,2m
Ga đơn : 2,2 * 3m
- Vỏ bọc đệm
- Vỏ gối và ruột gối
- Chăn len, chăn bông
- Các loại rèm cửa, ri đô
- Túi giặt là
Nhóm đồ điện
- Ti vi - Điện thoại
- Quạt điện - Đèn bàn
- Điều hoà 2 chiều - Tủ lạnh
- ổ cắm
Nhóm sành sứ thuỷ tinh và các đồ dùng khác.
35
- ấm chén - Dụng cụ mở chai, hộp
- Lọ hoa - Bồ đựng rác
- Gạt tàn - Dép nhựa
- Cốc uống nước - Danh mục điện thoại
- Bình đựng nước - Bô đựng nước thừa
- Phích nước - Thảm
- Lọ chè - Cặp nội quy
- Táp đơ nuy
3.2 Trong phòng Vệ sinh:
- Đèn chiếu sáng - Mắc treo quần áo
- Quạt thông gió - Khăn mặt, khăn tắm
- Bình nóng lạnh - Bệ xí và két nước
- Gương soi - Giá kính
- Lavabor - Giá để xa phòng
- Lược - Bàn chải và thuốc đanh răng
- Hộp để giấy vệ sinh - Cốc đánh răng
- Nước gội đầu - Bồ đựng rác
4. Quy trình kiểm tra phòng ngủ, phòng vệ sinh
Đây là nhiệm vụ chính của nhân viên buồng, thể hiện trình độ văn minh của Khách
sạn và là yếu tố quan trọng để thu hút khách. Bởi vây, đòi hỏi nhân viên buồng phải có
trách nhiệm đối với công việc của mình, đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.
Quy trình làm việc:
Bước 1 : Chuẩn bị dụng cụ phương tiện làm vệ sinh và đồ dùng thay thế.
+ Dụng cụ cho phòng ngủ: Máy hút bụi
Chổi quýet trần, quýet nhà
Khăn lau, nước hoa xịt phòng
Bàn chải thảm
36
+ Dụng cụ cho phòng VS: Các loại chổi, bàn chải, xô xẻng
Khăn lau
Nước tẩy rửa
Bình xịt nước thơm, nước sát trùng
Chậu rửa, găng tay
+ Đồ dùng thay thế : Ga, gối và đồ vải cần thay
Khăn tắm, khăn mặt
Phích nước sôi, bình nước lọc
Giấy vệ sinh, nước gội đầu
Xà phòng tắm, bàn chải và thuốc đánh răng.
Bước 2 : Gọi điện xuống quầy Lễ tân hỏi xem phòng nào khách đã đi ra ngoài rồi
mới vào làm vệ sinh buồng.
Bước 3 : Trình tự thao tác làm vệ sinh (Công viêc thực hiện)
Phòng ngủ :
+ Đẩy xe chuyên dùng bên trong có đầy đủ các dụng cụ làm vệ sinh và dồ dùng thay
thế đã chuẩn bị ở hành lang vào phòng.
+ Gõ cửa (hoặc bấm chuông) nếu không có ai ở trong phòng thì dùng chìa khoá
phòng mở cửa.
+ Mở rộng cửa ra vào, bật đèn, mở cửa sổ, kéo rèm, ri đô
+ Lật ga gối đem ra ngoài
+ Ruột gối, chăn len gấp gọn để vào tủ tránh bụi khi làm vệ sinh
+ Thu dọn cốc, ấm chén, bình nước thải, gạt tàn, dép nhựa đưa vào nhà vệ sinh đánh
sạch, lau khô.
+ Thu dọn các đồ phế thải mang ra ngoài
+ Tắt quạt, tắt điều hoà
+ Lật đệm, đập vụi
+ Lau bụi tất cả các trang thiết vị như tủ, bàn ghế, ô tuyến
+ Quýet nền nhà, ban công
37
+ Làm gường theo mùa
+ Xếp đặt bàn nước, bình đựng nước thải
+ Đặt phích nước mới, bình nước lọc
+ Kiểm tra phòng lần cuối xem còn thiếu gì thì bổ sung
+ Đóng cửa sổ, kéo đô
Chú ý : Nếu khách có ở trên phòng thì gõ cửa hỏi khách có cần làm vệ sinh hay không.
Nếu khách không cần thì không nhất thiết phải làm vệ sinh mà chỉ cần hỏi khi nào có thể
làm vệ sinh được.
Phòng vệ sinh:
+ Bật đèn, bật quạt thông gió
+ Mở nắp bệ xí, xả nước cho trôi chất bẩn
+ Thu dọn khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, xà phòng và thuốc đánh răng đem ra ngoài
+ Thu dọn đồ phế thải, bồ đựng rác
+ Cọ rửa các đồ dùng ấm chén, cốc, gạt tàn
+ Lau gương soi, giá kính.
+ Cọ dép nhựa, bình đựng nước thừa, bồ đựng rác
+ Cọ rửa Lavabor, bệ xí, nền nhà bằng chất tẩy rửa
+ Lau khô toàn bộ các trang thiết bị, đậy nắp bệ xí
+ Thu dọn các dụng cụ làm vệ sinh đưa ra ngoài
+ Đặt các dụng cụ thay thế (khăn mặt, khăn tắm, bàn trải xà phòng, kem đánh răng
và nước gội đầu)
+ Lau khô nền nhà
+ Đặt bồ đựng rác
+ Kiểm tra lại xem đã sạch và các đồ dùng để đúng vị trí chưa
+ Xịt nước thơm, tắt đèm và khép cửa nhà vệ sinh
Sơ đồ 05: kiểm tra tình trạng phòng
38
Điểm tra tình trạng vệ sinh phòng ngủ, phòng vệ sinh
Kiểm tra hệ thống điện
Kiểm tra các phương tiện, đồ dùng trong phòng
Kiểm tra sự hoạt động của bình nóng lạnh
Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước
Thông báo tình trạng phòng cho bộ phận đón tiếp.
Công việc thực hiện :
Khi vào phòng việc trước tiên là xem xét tình trạng vệ sinh phòng ngủ, phòng vệ
sinh có đảm bảo quy định về độ sạch sẽ, thoáng mát hay không, nếu có bụi bẩn thì phải
tiến hành làm lại.
Tiếp đó kiểm tra hệ thống điện trong phòng xem có đồng đầy đủ an toàn hay không
và các thiết bị đó có hoạt động bình thường hay không nếu hỏng cần phải thay hoặc sửa
chữa ngay.
Kiểm tra các phương tiện, đồ dùng trang bị có đầy đủ không nếu thiếu thì bổ sung,
nếu không đạt chất lượng tiêu chuẩn thì phải thay thế ngay.
39
Kiểm tra sự hoạt động của bình nóng lạnh để kịp thời sửa chữa đảm bảo việc chống
nóng, lạnh cho khách theo mùa và nhân viên phục vụ phòng nên để nhiệt độ cho phù
hợp không quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài.
Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước trong nhà vệ sinh tức là kiểm tra sự hoạt động của
bình nóng lạnh, của vòi hoa sen, vòi nước ở lavabor, két nước và quạt thông gió.
Cuối cùng là thông báo lại tình trạng phòng cho nhân viên lễ tân để nhân viên lễ tân
điều phối phòng cho hợp lý.
5. Cách ký hiệu phòng và sổ sách có liên quan
5.1 Các loại sổ
Sổ 1 : Sổ theo sõi khách đi, đến
Số
phòng
Tên đoàn khách
(tên khách)
Số
lượng
người
Số phiếu
báo
Ngày đến Ngày đi
Người
nhận
303 Hùng +Tuấn 2 5590 22/9 28/9
403 Hà + Lệ 2 5591 22/9 24/9
402 Chi, Hường, Hà 3 5592 22/9 27/9
304 A.Thanh +C.Thanh 2 5593 22/9 25/9
401 Quỳnh Anh 1 5594 23/9 3/10
201 A.Hoà 1 5595 23/9 25/9
406
202
Đoàn Vineco
nt
6 5596 23/9 30/9
205 A. Trung 1 5597 23/9 2/10
302 Dũng,Chính,Khiê
m
3 5598 23/9 26/9
40
301 Chị Hoa 1 5599 23/9 27/9
Sổ 2: Sổ theo dõi các dịch vụ khách tiêu dùng
Phòng 401
Ngày
Các dịch vụ Giá Ghi chú
18/9
19/9
20/9
21/9
1 Sevenup
2 khoáng
G.l:1bộ quần áo
3 Sevenup
1 bia Halida
G.l:1bộ quần áo +1mũ
1 khoáng
6.000
12.000
10.000
18.000
8.000
12.000
6.000
Khách sạn Mùa Xuân
145 - Lê Duẩn
phiếu báo minibar
Ngày 20 tháng 9 năm 2002
Phòng số : 401
41
Số thứ tự Tên hàng Giá tiền Lượng dùng
Thành
tiền
1 Bia Tiger 10.000
2 Bia 333 8.000
3 Bia Halida 8.000 1 8.000
4 Coca - Cola 6.000
5 Seven-up 6.000 3 18.000
6 Khoáng Lave 6.000
7 Đậu phộng 1.500
8
9
10
Tổng cộng: 26.000
Lễ tân ký nhận
42
Sổ 3 : Sổ theo dõi đồ giặt là của khách
Ngày
Tên
khách
Số
phòng
Loại đồ giặt Số lượng
Thời
gian lấy
Người tổ
buồng
nhận
23/9 Q.Anh 401 Quần áo vải 1 bộ 20h,23/9
V.Hà
M.Lệ
403
áo lót
Quần bò
Quần bò
áo thun
1 áo
1 quần
1 quần
1 áo
8h,24/9
L. Hoa 301 Quần vải 2 quần 7h,24/9
D.Lân
Q.Dũng
306 áo lót+quần vải
áo sơ mi trắng
quần Kaki
1áo+1quần
1 áo
1 quần
M. Linh
Thu Cúc
202 áo lót+1sơ mi
áo sơ mi
quần vải
2 áo
1 áo
1 quần
9h,24/9
43
44
Sổ 4 : Danh sách phòng ở
Ngày 23 tháng 9 năm 2002
STT Họ và tên khách
Số phòng
Đổi phòng Ghi chú
1 Mai Huyền Dương
203
2 Phạm Lan Hương
3 Nguyễn Xuân Hùng
303
4 Trần Anh Tuấn
5 Trần Văn Hà
403
6 Nguyễn Thị Mỹ Lệ
7 Lê Thị Kim Chi
402
8 Phạm Minh Hoà
9 Nguyễn Mai Hương
10 Lê Đình Thanh
304
11 Nguyễn Thị Thanh
12 Nguyễn Quỳnh Anh 401
13 Bùi Duy Hoà 201
14 Đặng Bá Ninh
406
15 Nguyễn Ngọc Hạp
16 Trần Anh Dũng
17 Phạm Mai Linh
202
18 Lê Thị Tuyết
19 Chu Thu Cúc
20 Nhân Phúc Trung 205
45
21 Nguyễn Tiến Dũng
302
22 Phùng Khắc Chinh
23 Đinh Nguyên Khiêm
24 Trịnh Lê Hoa 301
25 Trần Việt Quang
306
26 Nguyễn Duy Lân
27 Minh Quốc Dũng
28 Trần Viết Thắng
204
29 Bùi Huyền Châu
46
Sổ 5 : Sổ theo sõi tài sản bị hỏng, mất, vỡ
Ngày
tháng
năm
Số
phòng
Tên người làm hỏng
Số lượng, chủng
loại đồ vật
Người trực
buồng
Khách Nhân viên
22/9/2002 402 Kim Chi Vỡ cốc
302 Tiến
Dũng
Hỏng đèn bàn
24/9/2002 204 ViếtThắng Vỡ gương
28/9/2002 306 Hạnhbuồng Vỡ điều khiển TV
Sổ 6: Sổ nhập hàng hoá vật tư
Ngày
Tên hàng hoá Số lượng Thành tiền Người nhận
47
22/9/2002
Bia Halida
Bia 333
Seven-up
Khoáng Lave
Đậu phộng
1 két
2 két
2 thùng
3 thùng
2500 gói
:
28/9/2002
48
6. Các thao tác của nhân viên buồng
Thao tác của nhân viên buồng đòi hỏi phải:
- Nhanh, đúng nguyên tắc và quy trình làm việc
- Đạt yêu cầu chất lượng làm gường, yêu cầu vè cách bài trí sắp xếp các trang thiết
bị tiện nghi trong phòng đặc biệt là vệ sinh phòng phải đạt tiêu chuẩn.
- Thông qua quá trình làm việc nắm được tình trạng các trang thiết bị trong phòng để
kịp thời giải quyết.
6.1 Thao tác kỹ thuật làm buồng.
Thao tác kỹ thuật làm giường
- Lồng gối : Lật mặt dưới của gối lên tên, đưa tay lùa vào cho vỏ gối phồng lên rồi
đưa ruột gối vào, kéo khoá và nắn cho đều.
- Trải ga phủ đệm : Hai người đứng 2 bên đầu gường, mỗi người cầm một mép ga
(mặt trái ở dưới) dùng tay tung lên rồi đặt xuống lựa cho ga phủ đều 4 góc thừa bằng
nhau.
- Giắt ga phủ đệm : Mỗi người một tay nâng đệm phía đầu giường, tay kia bẻ góc ga
đều vuông vắn rồi đặt đệm xuống và giắt ga xuống dưới đệm. Phía cuối gường làm
tương tự. Cuối cùng, 2 người hai bên đầu gường luồn tay xuống dưới ga kéo cho phẳng
và giắt phần ga thừa xuống dưới đệm.
- Trải ga đắp: Trải lên trên ga đắp ga phủ đệm sao cho ở phía đầu gường mép ga
bằng mép đệm còn phía cuối giường gập phần ga thừa lên trên đệm (mép gấp trùng với
mép đệm). Tiếp đó đặt chăn len cách đầu giường 50 cm, dùng 2 tay kéo mép ga đắp
xuống phủ lên chăn len (chú ý phần thừa ở cửa giường của ga đắp và chăn len phải bằng
phần thừa của ga đắp vừa gập xuống). Một tay giữ đoạn ga đắp cách mép giường 50 cm,
tay kia nâng phần thừa của ga đắp và chăn len ở cửa giường lên vuông góc, phần còn lại
của chăn len và ga đắp cùng với những phần ga phía trong và phía cuối giường giắt hết
xuống dưới đệm.
- Đặt gối vào chính gữa đầu gường và trải khăn lót gối mới
49
6.2 Thao tác kỹ thuật làm vệ sinh buồng
Làm vệ sinh phòng ngủ :
- lật đệm ra, quýet phía dưới đệm, đập bụi ở đệm rồi đặt đeemj xuống nắn các góc
cho đều.
- Lau các trang thiết bị trong phòng theo thứ tự : Tủ đứng tủ trang điểm đèn bàn
tủ lạnh Ti vi bàn ghế các vật dụng nhỏ khác.
- Vệ dinh thảm : Dùng máy hút bụi hoặc cuốn thảm đem ra ngoài rũ sạch.
Làm vệ sinh phòng vệ sinh :
- Việc trước tiên là lau gương soi và giá khíh bằng nước tẩy rửa có mùi thơm
- Sau đó, cọ rửa lavabor và cả thành ống thoat nước, xả nước cho trôi hết bọt bẩn.
- Cọ bệ xí : Xả nước cho trôi hếtchất bẩn dùng chất tẩy rửa cọ nắp và viền bệ xí
cọ két nước xả nước trong và ngoài bệ xí.
- Dùng khăn nhúng vào chất tẩy rửa thoa lên khắp tường nhà vệ sinh và cả dưới nền
( có thể cùng bàn chải cọ ) rồi dội nước cho trôi hết bọt .
- Lau khô : Theo thứ tự từ trên xuống dưới, gương soi giá kính bệ xí trần
tường nền nhà.
6.3 Thao tác kỹ thuật làm vệ sinh nơi công cộng
Hàng ngày, ngoài nhiệm vụ làm vệ sinh phòng nghỉ cho khách, bộ phận buồng trong
Khách sạn Mùa Xuân còn chịu trách nhiệm vệ sinh nơi công cộng như hành lang, cầu
thang của Khách sạn. Các nhân viên buồng khi làm vệ sinh Khách sạn phải làm theo
đúng trình tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
III.Nghiệp vụ bàn
1. Giới thiệu :
1.1 Vị trí
Nhà bàn là một bộ phận quan trọng nhất trong kinh doanh Khách sạn chỉ đứng sau
bộ phận buồng vì nó đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho khách Du lịch. ở một số Khách sạn
50
lớn hiện nay, bộ phận nhà bàn còn đem lại doanh thu cao hơn bộ phận buồng và một số
bộ phận khác trong Khách sạn.
Dù bộ phận nhà bàn có thể hoặc không thể đem lại doanh thu lớn song nó vẫn được
coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất bởi lẽ nhà bàn là bộ phận trực tiếp tiếp
xúc với khách, từ đó có thể hiểu được nhu cầu cũng như nắm được mọi ý kiến đóng góp
của khách và trao đổi lại với lãnh đạo.
Thông qua nghiệp vụ bàn để đánh giá trình độ chuyên môn của nghành Du lịch nói
chung và của chính Khách sạn đó nói riêng. Đồng thời qua nghiệp vụ bàn có thể phát
hiện được tệ nạn Xã Hội và các tệ nạn tiêu cực khác.
1.2 Chức năng
- Là một bộ phận kinh doanh - phục vụ, bán các sản phẩm do Khách sạn tự sản xuất .
- Có chức năng tuyên truyền, đối ngoại trong quá trình phục vụ khách
- Có chức năng đảm bảo an ninh trật tự.
1.3 Nhiệm vụ
Để có thể làm tốt công việc của một nhân viên nhà bàn là phục vụ khách chu đáo và
đảm bảo mọi quyền lợi cho khách thì ngoài trình độ nghiệp vụ ra nhân viên nhà bàn phải
chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị nghị quyết của cấp trên, pháp luật của nhà nước và
mọi quy định của Khách sạn mói riêng của nghành Du lịch nói chung.
Trong quá trình phục vụ khách ăn uống hàng ngày cũng như trong các bữa tiệc lớn
nhỏ, nhân viên nhà bàn luôn phải đúng giờ, kịp thời, chu đáo với khách. Đặc biệt nhân
viên nhà bàn phải nhớ được tên các món ăn, phương pháp chế biến và giá cả để giới
thiệu cho khách. Phải biết cách chọn thực đơn cho khách, biết cách sắp xếp phòng ăn,
phòng tiệc gọn sạch, mỹ thuật để thu hút khách.
Hàng ngày phải kết hợp với bộ phận buồng, bar, bếp để giải quyết kịp thời nhu cầu
ăn uống của khách.
51
Trong quá trình phục vụ không được phân biệt đối sử giữa các loại khách phải luôn
luôn vui vẻ, lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ khách khi cần thiết.
Ngoài những nhiệm vụ trên, nhân viên nhà bàn còn có nhiệm vụ :
+ Quản lý kế hoạch
+ Quản lý vật tư
+ Quản lý lao động
+ Quản lý kỹ thuật
+ Quản lý tài sản
và:
- Phải nêu cao tinh thần cảnh giác đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khách khi ăn uống
- Thường xuyên trao đổi kỹ thuật, học tập chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ.
- Đoàn kết nội bộ giúp đỡ lẫn nhau để cùng làm tốt nhiệm vụ.
2. Tổ chức bộ máy bộ phận nhà bàn của Khách sạn Mùa Xuân .
sơ đồ 06: sơ đồ tổ chức bộ máy bộ phận bàn
Trưởng bàn
Nhân
viên
Ca 1
Nhân
viên
Ca 3
Nhân
viên
Ca 2
52
Nhiệm vụ của người trưởng bàn:
- Là người thay mặt cho Giám đốc quản lý và điều hành công việc trong tổ.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của cấp trên
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi hướng dẫn nghiệp vụ, kèm cặp các công nhân
viên trong tổ.
- Quản lý và thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng tài sản vật tư của tổ mình.
đồng thời phải có kế hoạch dừ trù mua sắm đảm bảo theo yêu cầu của công việc.
- Hàng ngày phải thống kê cụ thể số lượng khách mà tổ đã phục vụ, đối chiếu với chỉ
tiêu kế hoạch mà cấp trên giao cho để tìm biện pháp phấn đấu.
- Phải thường xuyên kiểm tra sổ sách, hoá đơn bán hàng để báo cáo với cấp trên và
kiểm tra việc thanh toán của nhân viên với khách.
- Hàng tháng, tổ chức sinh hoạt tổ để bàn bạc rút kinh nghiệm và để thu thập ý kiến,
nguyện vọng của anh chị em trong tổ cùng nhau giải quyết, kiến nghị lên cấp trên.
Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên bàn:
- Bố trí sắp xếp chỗ ngồi cho khách một cách hợp lý đảm bảo đúng yêu cầu về vị trí,
cự ly đã quy định.
- Phục vụ khách ăn đúng giờ, kịp thời, không nhầm lẫn các thức ăn, đồ uống, phục
vụ đúng trình tự.
- Chấp hành và làm tốt nhiệm vụ được giao
- Cuối ca kiểm tra toàn bộ dụng cụ phục vụ ăn uống và thu gom các đồ vải bẩn để
đưa đi giặt là.
- Báo cáo lại những sự việc bất thường xảy ra trong ca làm việc của mình với người
trưởng bàn.
53
3. Kỹ thuật bày bàn
Dựa trên:
- Quy định chung về bày bàn:
+ Trước khi bày bàn phải kiểm tra bàn ăn, sắp xếp và kê đều đặn, gọn gàng,
ngay ngắn, chăc chắn.
+ Khăn trải bàn trải phẳng và cân đối.
+ Khi bày và khi bưng ra phục vụ ăn uống cho khách phải đi theo chiều kim
đồng hồ.
- Căn cứ để bày bàn:
+ Căn cứ vào số lượng khách.
+ Căn cứ vào thực đơn.
+ Căn cứ vào tính chất bữa ăn.
Như đă giới thiệu trong Phần I, bộ phận nhà hàng của Khách sạn Mùa Xuân chủ yếu
phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên và một số ít khách lưu trú phần lớn là người
Việt Nam (nếu họ có yêu cầu) nên bàn ăn của khách trong Khách sạn được bày như sau:
Đối với bàn ăn điểm tâm:
+ Đĩa kê bát đặt trước mặt khách, cách mép bàn 2 cm
+ Bát ăn đặt trên đĩa kê bát, hoa văn của bát quay về phía khách, bát bày ngửa và có
khăn ăn bên trong.
+ Đũa ăn đặt trên gối gác đũa bên tay phải khách và đũa cách mép bàn 2 cm còn gối
gác đũa cách đĩa kê 2 3 cm.
+ Thìa ăn được đặt trong đĩa kê cách đũa 3 cm và cách mép bàn 2 3cm.
+ Bát nước chấm đặt phía trên gối gác đũa.
Bày bàn ăn trưa, tối:
- Cách bày tương tự bày bàn ăn điểm tâm.
- Giữa bàn bày lọ hoa, gạt tàn, bộ gia vị, tăm.
54
- Nếu khách uống bia, rượu thì bày ly cốc phía ngoài đĩ a kê bát hoặc có thể ở giữa
bàn ăn.
Quy trình nghiệp vụ bàn:
- Bước 1 : Nhân viên bàn tìm hiểu nhu cầu ăn (thực đơn ăn) của khách trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua bộ phận Lễ tân của Khách sạn.
- Bước 2 : Phối hợp với bộ phận bếp để triển khai công việc.
- Bước 3 : Phục vụ ăn uống cho khách
- Bước 4 : Viết hoá đơn thanh toán hoặc thu tiền từ Lễ tân (nếu Lễ tân thu của
khách).
4. Hoá đơn thanh toán
Khách sạn Mùa Xuân
145 - Lê Duẩn
ĐT: 8221190-8551162 . Far: 8221159
Hóa đơn thanh toán
STT Ăn theo suất
Ăn tự do
Thành tiền Ghi chú
1 2 suất: 20.000 40.000
2 1 bia 333 8.000
2 Seven-up 12.000
1 Coca-cola 6.000
: 66.000
55
Xác nhận của khách hàng Nhân viên bàn
IV. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Mùa Xuân
Kết quả HĐ SX- KD năm 1999, 2000,2001
Khoản mục 1999 2000 2001
So sánh
2000 / 1999
2001 / 2000
CL % CL %
56
Tổng doanh
thu
1.090.443 3.617.196 2.423.844 2.526.753 331,7 -1.193.352 67
Giá vốn hàng
bán
300.961 269.336 1.477.339 -31.625 89,5 1..208.003 548,5
Lãi gộp 789.428 293.836 946.560 134.354 117
22.670
102.5
Thuế VAT
phải nộp
90.161 93.974 101.375 3.813 104,2 7.401 107,9
Lương bình
quân
4.555 5.558 5.771 1.003 122 213 103,8
Lợi nhuận 4.472 41 -21.642 4.431 0,92 -21.683 52.785
* Doanh thu tăng cao (2.526.753 ngđ tương ứng 331,7 % của năm 2000 so với năm
1999), tuy nhiên đến năm 2001 thì tỷ lệ này lại quá thấp, giảm xuống tận 1.193.352 ngđ
hay chỉ đạt 67 % so với năm 2000
* Lãi gộp của năm 2001 giảm xuống đáng kể, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999
là 17% xuống chỉ còn 2,5% (số tuyệt đối là từ 134.351 ngđ xuống 22.670 ngđ). Nguyên
nhân trên là do giá vốn hàng bán tăng quá cao năm 2000/ 1999 con số này chỉ là 89,5% (
tức giảm xuống 31.625 ngđ) đến năm 2001/ 2000 thì lên tới 518,8 % hay tăng
1.208.003 ngđ.
* Tiền lương bình quân của CB CNV có tăng với con số còn nhỏ năm 2001 so với
năm 2000 chỉ tăng 213 ngđ tương ứng 3,8%.
* Do doanh thu giảm rõ rệt trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng cao điều này dẫn
đến lợi nhuận ngày càng giảm đến năm 2001 chỉ còn - 21.642 ngđ tức là giảm 21.683
ngđ so với năm 2001.
57
Phần III. Nhận xét và ý kiến đề xuất.
1. Đánh giá tình hình các nghiệp vụ:
* Ưu điểm:
Các nghiệp vụ diễn ra đơn giản, nhanh chóng và không gây phiền phức cho khách
trong việc thuê phòng cũng như trong quá trình phục vụ khách hàng ngày.
* Nhược đểm:
Đối với bộ phận Lễ tân, do đảm nhận quá nhiều công việc nên chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những sai sót.
Đối với bộ phận buồng, bàn do thiếu nguồn nhân lực làm ảnh hưởng đến việc phục
vụ khách.
2. Phương hướng thực hiện các nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đứng trước thực trạng và xu hướng phát triển của nghành kinh doanh Khách sạn -
Du lịch hiện nay và thông qua việc phân tích những mặt mạnh, mặt yếu cần khắc phục,
ban lãnh đạo Khách sạn đã vạch ra phương hướng thực hiện các nghiệp vụ để nâng cao
hiệu quả kinh doanh cụ thể như sau:
+ Về nghiệp vụ Lễ tân: Đào tạo, đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân viên đón tiếp và
tạo điều kiện cho nhân viên học tập thêm trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại
ngữ.
+ Về nghiệp vụ buồng, bàn: Khách sạn đang có dự định tuyển thêm một số nhân
viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
3. ý kiến đề xuất:
Tính đến thời điểm này, Khách sạn Mùa Xuân đã đi vào hoạt động được gần 8 năm,
đây là khoảng thời gian không phải là ngắn. Trong thời gian này, một số trang thiết bị
của Khách sạn đã bị xuống cấp, bị lỗi thời thậm trí là mất đi giá trị sử dụng. Vì vậy để
58
không bị lạc hậu so với các Khách sạn khác thì Khách sạn Mùa Xuân cần phải đầu tư
nâng cấp kịp thời.
Để chất lượng dịch vụ đảm bảo tính đồng bộ cao thì Khách sạn phải thay mới lại một
số trang thiết bị nội thất và vật dụng đã quá cũ như: thảm trải, đèn bàn, đèn cửa… Đồng
thời cần sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc như tủ lạnh, máy điều hoà,
bình nóng lạnh v v… tránh để xảy ra hỏng hóc trong quá trình khách sử dụng.
Để tăng doanh thu, Khách sạn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào Khách sạn ăn uống
bằng cách tuyển thêm nhân viên phục vụ ăn uống và mở rộng phạm vi kinh doanh trong
lĩnh vực này. Nếu Khách sạn làm tốt công tác này thì không những đã làm tăng số lượng
các dịch vụ phục vụ khách mà nó còn có thể tạo ra doanh thu lớn đứng thứ hai sau kinh
doanh lưu trú.
Đối với các dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ bán vé cho khách và hãng lữ hành Du
lịch của Khách sạn bên cạnh việc đẩy mạnh mối quan hệ với các hãng Du lịch trong
nước để đón khách và thì cần phải thu hút khách, cần phải được mọi người biết đến qua
các hình thức quảng cáo. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả chính là chất lượng của các
dịch vụ đó như thế nào. Nếu như khách hàng hài lòng với chất lượng của nó thì chính
khách hàng sẽ là người quảng cáo đạt hiệu quả hơn so với các hình thức quảng cáo khác
trên thị trường. Ngoài ra để sản phẩm dịch vụ bổ sung của Khách sạn có sức hấp dẫn cao
thì không những chỉ dựa vào chất lượng các dịch vụ cơ bản mà còn phải dựa vào số
lượng, chủng loại dịch vụ bổ sung khác để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, đòi hỏi Khách sạn cần phải tăng số lượng các loại dịch vụ bổ sung.
Song song với tất cả các công việc cần phải làm trên thì giải pháp nâng cao chất
lượng phục vụ cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu bởi nhiệm vụ của nghành
kinh doanh Khách sạn là phục vụ khách. Chính vì thế mà các nhân viên trong Khách sạn
cần phải yêu nghề, hết lòng phục vụ khách và quan trọng là phải có trình độ nghiệp vụ.
Điều đó đòi hỏi Khách sạn cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác đào tạo lại và đào
tạo thường xuyên đội ngũ nhân viên đặc biệt là Khách sạn Mùa Xuân cần phải có
phuơng án trẻ hoá đội ngũ nhân viên trong tất cả các bộ phận vì trên thực tế đội ngũ cán
59
bộ công nhân viên lớn tuổi trong Khách sạn chiếm tới 70 %. Điều này đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động phục vụ khách nói riêng, hoạt động kinh doanh của
Khách sạn nói chung. Vì vậy bên cạnh việc tuyển chọn nhân viên trẻ, có trình độ Đại
học, Khách sạn cần phải có những giải pháp động viên khuyến khích và có những giải
quyết hợp lý cho một số nhân viên đã đến tuổi về hưu hoặc áp dụng các chế độ, chính
sách của nhà nước dành cho số lao động này. Từ đó mới có điều kiện tuyển những nhân
viên trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế
hoạch đề ra nhằm xây dựng Khách sạn ngày một phát triển.
60
Kết luận
Du lịch đã trở thành một hiện tượng khổng thể thiếu trong đời sống hiện đại, đòi hỏi
nghành kinh doanh Khách sạn cần phải khẳng định rõ vai trò của mình trong sự phát
triển kinh tế của nghành Du lịch nói riêng, của đất nước nói chung.
Muốn vậy, ngành Du lịch phải biết lợi dụng những mối quan hệ giao lưu giữa Việt
nam với các nước khác, phải dựa vào cơ hội và những thế mạnh sẵn có để có thể nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Song bên cạnh đó, nghành Du lịch nước ta vẫn còn gặp không
ít khó khăn, trở ngại, rất cần sự đầu tư, quan tâm của Đảng và nhà nước, của các cấp các
nghành.
Khách sạn Mùa Xuân đã đang và sẽ tự hoàn thiện mình để theo kịp với nhịp độ phát
triển của ngành kinh doanh Khách sạn nước nhà.
61
Mục lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1- Tình hình chung của cơ sở thực tập. 2
I- Khái quát chung về du lịch- Khách sạn. 2
1. Về Du lịch. 2
2. Về Khách sạn. 2
II- Giới thiệu về Khách sạn. 3
1. Vị trí và cấp hạng của Khách sạn. 3
2. Sơ lược về qúa trình hình thành và phát triển của KS. 3
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn. 3
4. Sơ đồ tổ chức bộ máy KS. 4
5. Nguồn khách đến Khách sạn. 8
6. Tình hình kinh doanh của KS. 8
Phần 2- Thực trạng hoạt động kinh doanh của KS. 9
I- Nghiệp vụ lễ tân. 9
1. Giới thiệu. 9
2. Tổ chức bộ máy đón tiếp. 10
3. Sơ đồ bố trí khu đại sảnh. 10
4. Các nghiệp vụ lễ tân diễn ra trong KS. 11
5. Mối quan hệ với các bộ phận khác. 28
II- Nghiệp vụ buồng. 30
1. Giới thiệu. 30
2. Tổ chức bộ máy bộ phận buồng của KS. 31
3. Danh sách các trang thiết bị trong phòng ngủ. 32
62
4. Quy trình kiểm tra phòng ngủ và khu vệ sinh. 33
5. Cách ký hiệu phòng và sổ sách có liên quan. 36
6. Thao tác nhân viên buồng. 41
III- Nghiệp vụ bàn. 42
1. Giới thiệu 42
2. Tổ chức bộ máy bộ phận bàn của Khách sạn. 43
3. Kỹ thuật bày bàn. 44
4. Viết hoá đơn thanh toán. 45
IV- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của KS. 46
Phần 3- Nhận xét - ý kiến đề xuất. 47
1. Đánh giá tình hình thực hiện các nghiệp vụ. 47
2. Phướng hướng thực hiện các nv để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 47
3. ý kiến đề xuất. 47
Kết luận 49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh của Khách sạn.pdf