Tài liệu Luận văn Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi suất tín dụng ở Việt Nam: 1
Luận Văn:
Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi
suất tín dụng ở Việt Nam
2
MỤC LỤC
Phần một: Những vấn đề lí luận chung về lãi suất
I. Lãi suất-Cấu trúc -Chức năng và vai trò
1. Định nghĩa lãi suất
2. Cấu trúc của lãi suất
3. Chức năng của lãi suất
4. Vai trò của lãi suất
II. Nguyên tắc cơ bản hình thành lãi suất
1. Nguyên tắc
2. Hình thức lãi suất
3. Chính sách lãi suất
III. Sự phân biệt
1. Lãi suất và lợi tức
2. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
IV. Phân loại lãi suất :
1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng
2.Căn cứ vào các loại hình tín dụng
3
3.Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất
4.Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất
V. Nhân tố tác động đến lãi suất
1. Sự thay đổi của tổng cầu
2. Chi tiêu của Chính phủ
3. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư
4. Chính sách tiền tệ của Chính phủ
Phần hai: Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi suất tín dụng ở Việt Nam
I. Đánh giá khái quát quá trình đổi mới chính sách lãi...
49 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi suất tín dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận Văn:
Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi
suất tín dụng ở Việt Nam
2
MỤC LỤC
Phần một: Những vấn đề lí luận chung về lãi suất
I. Lãi suất-Cấu trúc -Chức năng và vai trò
1. Định nghĩa lãi suất
2. Cấu trúc của lãi suất
3. Chức năng của lãi suất
4. Vai trò của lãi suất
II. Nguyên tắc cơ bản hình thành lãi suất
1. Nguyên tắc
2. Hình thức lãi suất
3. Chính sách lãi suất
III. Sự phân biệt
1. Lãi suất và lợi tức
2. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
IV. Phân loại lãi suất :
1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng
2.Căn cứ vào các loại hình tín dụng
3
3.Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất
4.Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất
V. Nhân tố tác động đến lãi suất
1. Sự thay đổi của tổng cầu
2. Chi tiêu của Chính phủ
3. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư
4. Chính sách tiền tệ của Chính phủ
Phần hai: Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi suất tín dụng ở Việt Nam
I. Đánh giá khái quát quá trình đổi mới chính sách lãi suất
1. Giai doạn 1988-1992: thời kì lãi suất âm
2. Giai đoạn cuối 1992
3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể,
vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận
4. Giai đoạn từ 1/1/96
5. Nhìn lại diễn biến của lãi suất tín dụng trong năm 199 vừa qua
II. Tình hình điều hành lãi suất
1. Những sai lầm cũ
2. Đặc điểm thị trường tín dụng Việt Nam
3. Những mặt được cơ bản của chính sách lãi suất trần
4. Những mặt hạn chế của chính sách lãi suất trần
III. Thực trạng của việc giảm lãi suất trong chính sách kích cầu ở Việt Nam
hiện nay
1. Nguyên nhân tại sao NHNN Việt Nam đã giảm lãi suất trần đến 4 lần
mà mục đích kích cầu vẫn chưa thực hiện được
a. Tình hình kinh tế thế giới
b. Xu hướng giảm lãi suất trên thế giới
c. Các nguyên nhân trong nước
2. Mục đích của việc giảm lãi suất
4
Phần ba: Xu hướng- giải pháp để đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng
I. Một số vướng mắc pháp lí giữa lãi suất ngân hàng với các qui định về lãi
suất trong các văn bản pháp luật
1. Các qui định về lãi suất trong Bộ luật dân sự
2. Các qui định liên quan đến lãi suất tiết kiệm trong Luật lao động
3. Kết luận và kiến nghị
II. Định hướng điều hành lãi suất theo ý tưởng của Luật Ngân hàng Nhà
nước
1. Vừa áp dụng lãi suất trực tiếp vừa áp dụng lãi suất gián tiếp nhưng
tạm thời nghiêng về áp dụng lãi suất trực tiếp
2. Tự do hoá dần lãi suất thông qua lãi suất tái cấp vốn
III. Thực hiện lãi suất cơ bản để tiến tới tự do hoá lãi suất
1. Điều kiện cần và đủ để chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản
2. Căn cứ xác định và các phương án điều hành lãi suất cơ bản
3. Các bước cải cách lãi suất
5
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều phạm trù kinh tế-tài chính,trong
đó lãi suất tín dụng ngân hàng là một trong những phạm trù quan trọng. Nếu
xác định lãi suất hợp lí sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất, lưu thông
hàng hoá phát triển và ngược lại. Vì vậy, lãi suất ngân hàng vừa là công cụ
quản lí vĩ mô của Nhà nước vừa là công cụ vi mô của các NHTM. Một chính
sách lãi suất có hiệu quả là chính sách được áp dụng nhất quán trong một lãnh
thổ và đưọc NHNN điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo theo từng thời kì cho phù
hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn nhằm thu hút được nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời bảo đảm
được cho hoạt động của các NHTM thực sự có hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng phản ánh quan hệ giữa các
chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng đối với các nguồn vốn trong nền kinh tế
trên nguyên tắc hoàn trả có kèm theo lãi.Nhờ có hoạt động tín dụng mà một bộ
phận lớn vốn của xã hội dưới dạng hiện kim hoặc hiện vật được vận động từ
nơi tạm thời dư thừa sang nơi thiếu để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các
chủ thể trong nền kinh tế.Đối với chủ thể “thừa “ vốn ,tín dụng mang đến cho
họ cơ hội không những bảo toàn được vốn mà còn thu lãi.Đối với các chủ thể
6
“thiếu “ vốn ,tín dụng giúp cho họ bổ sung vốn để đáp ứng các nhu cầu sản
xuất,kinh doanh hoặc phục vụ cho đời sống sinh hoạt .
Công cụ và là đòn bẩy quan trọng không thể thiếu được cho hoạt động tín dụng
ngân hàng chính là lãi suất tín dụng ngân hàng.Chính nhờ lãi suất tín dụng tác
động đến lợi ích của các chủ thể ,mà các quan hệ tín dụng được xác lập và vận
động.Nếu không có lãi suất tín dụng ,hoặc có nhưng không hợp lý thì nó sẽ làm
triệt tiêu các quan hệ tín dụng ,làm giảm đi vai trò tích cực vốn có của tín dụng
đối với sự phát triển của nền kinh tế . Như vậy, xây dựng một chính sách lãi
suất là cơ bản để giải quyết mối quan hệ này mang lại sự ổn định và hiệu quả
kinh tế -xã hội.
Sau hơn 10 năm đổi mới, ngành ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất
định, góp phần không nhỏ vào những thành quả chung của nền kinh tế. Cùng
với quá trình từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, các nghiệp vụ ngân
hàng đã không ngừng được đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực
tiễn của nước ta. Trong nhiệm vụ thực hiện xây dựng và điều hành chính sách
tiền tệ, NHNN đã rất chú trọng đến việc đổi mới các công cụ điều tiết. Nhưng
quan trọng nhất vẫn là công cụ quản lí lãi suất. Lãi suất được coi là công cụ
nhạy cảm nhất, có ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất. Thời gian qua, từ thực tế sử
dụng công cụ lãi suất, chúng ta đã đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm, đặc
biệt là việc chuyển sang cơ chế lãi suất thực dương. Tuy cách thức áp dụng vẫn
còn mang nhiều tính chất áp đặt, trực tiếp. Chính vì vậy, vấn đề điều hành lãi
suất cần phải được cải tiến để phù hợp hơn trong thời gian tới.
Trong đề tài này , em xin trình bày những vấn đề xoay quanh chủ đề trên. Tuy
nhiên , với sự hiểu biết về những kiến thức chuyên ngành còn hạn chế, đề án
chắc chắn còn nhiều sai sót. Em mong nhận được sự nhận xét , góp ý của các
thầy, các cô để hoàn thiện thêm vốn kiến thức của bản thân..
7
PHẦN MỘT
LÍ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT
I. LÃI SUẤT - CẤU TRÚC,CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA LÃI
SUẤT
1. Định nghĩa lãi suất
Có nhiều cách định nghĩa về lãi suất tín dụng .Lãi suất tín dụng như
nhiều người nói là giá cả của tín dụng hay nói một cách khác là tỷ lệ phần trăm
tính theo một thời gian xác định (ngày ,tuần ,tháng ,quí ,năm..) dùng làm căn cứ
để tính toán số lợi tức tín dụng mà các chủ thể đi vay phải trả hoặc các chủ thể
cho vay phải nhận được,nhằm điều hoà lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia
quan hệ tín dụng .
Lãi suất cao hay thấp do quan hệ cung cầu vốn quyết định. Khi cung lớn
hơn cầu thì lãi suất giảm , khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng. Lãi suất vươn
tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thị trường với lãi suất đó
bằng tổng cung về vốn được cung ứng trên thị trường đó ứng với lãi suất đó.
Vậy thì lãi suất phải là bao nhiêu mới là hợp lý? Trong lý luận về tư bản cho
vay C.Mác đã khẳng định rằng: “ Tiền không đẻ ra tiền ,tiền chỉ có thể đẻ ra
tiền một khi tiền được đưa vào sử dụng dể sản xuất ,lưu thộng hàng hoá “,ông
khẳng định lợi tức tín dụng (tiền lãi ) là một bộ phận của lợi nhuận mà người đi
8
vay tạo ra trong sản xuất kinh doanh nhờ sử dụng vốn tín dụng ,và phân phối
lại cho người cho vay dưới hình thức lợi tức.Từ lập luận này cho phép ta khẳng
định giới hạn tối đa của lãi suất nói chung là tỷ suất lợi nhuận bình quân của
nền kinh tế ,còn giới hạn tối thiểu của lãi suất chính là chỉ số lạm phát ,bởi vì
nó làm cho người gửi ít nhất cũng bảo toàn được vốn .Nói chung ,để lãi suất tín
dụng trở thành đòn bẩy kích thích và mở rộng quan hệ tín dụng trong nền kinh
tế thì phải đảm bảo lãi suất tín dụng phải được kiểm soát trong khung giới hạn
sau đây:
Tỷ lệ lạm phát <=Lãi suất tín dụng <= Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Vượt qua giới hạn trên ,lãi suất tín dụng nói riêng và tín dụng nói chung sẽ gây
tác động tiêu cực tới nền kinh tế-xã hội ,hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào tình
trạng bất ổn rối loạn .
2.Cấu trúc của lãi suất
a.Cấu trúc rủi ro của lãi suất
Khái niệm:Tính tương quan giữa những loại lãi suất của những công cụ
nợ có cùng kỳ hạn thanh toán gọi là cấu trúc rủi ro của lãi suất
Các yếu tố gây ra hiện tượng này là:
*Rủi ro vỡ nợ
Rủi ro vỡ nợ là khả năng người đi vay không trả đủ tiền lãi,tiền gốc hoặc
cả hai khi đến hạn trả. Rủi ro vỡ nợ là một thuộc tính của các công cụ nợ
nhưng không phải mọi công cụ nợ đều có thuộc tính này .Ví dụ chứng khoán
của chính phủ không có rủi ro vỡ nợ .Khoảng cách (chênh lệch) giữa lãi suất
của một công cụ nợ có rủi ro với lãi suất của một công cụ nợ không có rủi ro
được gọi là mức bù rủi ro .Rủi ro vỡ nợ càng cao thì mức bù rủi ro càng lớn
.Đối với những công cụ có rủi ro vỡ nợ sẽ luôn có mức bù rủi ro dương và một
sự tăng rủi ro vỡ nợ của nó sẽ làm tăng mức bùi rủi ro này.
*Tính lỏng
Tính lỏng của một tài sản là nói tới khả năng có thể chuyển đổi nó
thành tiền mặt một cách nhanh chóng và ít tốn kém.Tính lỏng có ảnh hưởng
9
đến lãi suất vì một tài sản càng lỏng ,càng được ưa chuộng (điều kiện :mọi yếu
tố khác không đổi ),cầu về nó tăng lên so với cung nên làm lãi suất giảm xuống
.Một công cụ nợ càng kém “lỏng “ ,lãi suất của nó sẽ càng cao so với những
công cụ “lỏng “ hơn .Khoảng cách lãi suất giữa công cụ nợ kém lỏng so với
công cụ lỏng hơn cũng gọi là mức bù rủi ro ,đôi khi còn gọi là mức bù tính lỏng
*Qui chế thuế thu nhập
Nếu qui chế thuế thu nhập qui định :có những công cụ nợ phải
chịu thuế thu nhập khi thanh toán tiền lãi thì thuế thu nhập là một yếu toó tạo
nên sự khác nhau trong lãi suất của công cụ nợ .Đối với những công cụ nợ mà
tiền thanh toán lãi của nó được miễn ,thuế thu nhập có lãi suất thấp hơn lãi suất
của công cụ nợ chịu thuế thu nhập .Sở dĩ như vậy vì :Do không phải chịu thuế
thu nhập nên có lợi tức dự tính sau thuế cao hơn so với công cụ nợ phải chịu
thuế thu nhập khiến cho nó được ưa chuộng hơn ,cầu về nó tăng so với cung
làm lãi của nó giảm xuống thấp hơn so lãi suất của công cụ nợ phải chịu thuế
thu nhập .
Như vậy ,Cấu trúc rủi ro của lãi suất được giả thích bằng ba
yêú tố :
Rủi ro vỡ nợ ,tính lỏng và qui chế thuế thu nhập đối với công cụ nợ .Khi rủi ro
vỡ nợ của một công cụ nợ tăng khoảng cách giữa lãi suất của nó với lãi suất của
công cụ nợ không có vỡ nợ tăng lên (mức bù rủi ro tăng lên).Khi tính lỏng của
một công cụ nợ được cải thiện ,lãi suất của nó giảm xuống.Nếu một công cụ nợ
được hưởng một qui chế thu nhập thuận lợi thì lãi suất của nó sẽ thấp hơn lãi
suất của những công cụ nợ so sánh không có những thuận lợi về thuế này.
b.Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
-Khái niệm :Tính tương quan giữa những lãi suất của các công cụ nợ có
cùng đặc tính rủi ro ,tính lỏng và thuế thu nhập nhưng có kỳ hạn thanh toán
khác nhau gọi là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất.
*Giả thuyết về dự tính:
10
Giả thuyết hình thành xuất phát từ tiền đề cho rằng những người mua
công cụ nợ không ưu tiên nhưngx công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán này hơn là
những công cụ nợ có một hạn kỳ thanh toán khác mà họ ưu tiên cho những
công cụ nợ nào có tỷ suất lợi tức cao hơn bất kể kỳ hạn của nó ngắn hạn hay
dài .
Giả thuyết về dự tính coi lãi suất dài hạn của một công cụ nợ bằng trung
bình của những lãi suất ngắn hạn tương lai được trông đợi xuất hiện trong suốt
thời gian tồn tại của công cụ nợ dài hạn đó. Nội dung của giả thuyết dự tính có
thể cụ thể hoá bằng công thức sau:
it + ie t+1 + iet+2 + .. . . . . .+ ie t+n-1
int =
n
Trong đó :
int :Lãi suất hôm nay(tại thời điểm t) của công cụ n giai đoạn.
it :Lãi suất hôm nay(tại thời điểm t) của một công cụ nợ loại1
giai đoạn
i et+1 ,ie t+2 ,. . . ,ie t+n-1 :Lãi suất của một công cụ nợ loại 1các giai
đoạn dự tính tiếp theo
Giả thuyết dự tính giải thích về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất bao gồm
:
+Giải thích lãi suất của những công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán khác nhau thì
khác nhau chín là do những lãi suất ngắn hạn được trông đợi là có những giá trị
khác nhau trong tương lai.
+Gải thích các đường lãi suất có hình dạng khác nhau là thể hiện cấu trúc có
kỳ hạn của lãi suất
Đường lãi suất dốc lên là do lãi suất ngắn hạn được trông đợi tăng lên trong
tương lai.
Đường lãi suất dốc xuống lá do trung bình của các lãi suất ngắn hạn tương lai
được trông đợi sụt giảm .
11
Đường lãi suất nằm ngang là do các lãi suất ngắn hạn không được trông đợicó
sự thay đổi tính theo trung bình trong tương lai.
+Giả thích vì sao những lãi suất của những công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán
khác nhau diễn biễn theo nhau .
-Ưu điểm của giả thuyết :Mang lại sự giải thích giản đơn về hình thái diễn biến
của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất .
-Nhược điểm :Không giải thích được hiện tượng xảy ra trên thực tế là các lãi
suất ngắn hạn có khả năng sụt giảm như khả năng tăng lên.
*Lý thuyết thị trường phân cách :
Lý thuyết này xuất phát từ tiền đè cho rằng lãi suất của những công cụ nợ có kỳ
hạn thanh toán khác nhau hoàn toàn không thể thay thế cho nhau.Theo lý
thuyết này lãi suất cho một công cụ nợ lúc đó được xác định theo lượng cung
và cầu đối với công cụ nợ hạn kỳ đó và không chịu tác dụng của lợi tức dự tính
của những công cụ nợ có kỳ hạn khác.Lượng cung và cầu về các công cụ nợ có
kỳ hạn thanh toán khác nhau thì khác nhau ,cụ thể :
Các đườnglãi suất dốc lên vì lượng cầu về những công cụ nợ ngắn hạn tương
đối cao hơn so với lượng cầu về những công cụ nợ dài hạn .Công cụ nợ ngắn
hạn có giá cao hơn và lãi suất thấp hơn công cụ dà hạn
Các đường cong lãi suất dốc xuống là vì lượng cầu về công cụ nợ ngấn hạn là
tương đối cao hơn .
-Ưu điểm : Giải thích được tại sao đường lãi suất thường có xu hướng dốc lên.
-Nhược điểm :Không giải thích được trường hợp xảy ra trong thực tiễn là
những lãi suất của những công cụ nự khác nhau có diễn biến theo nhau.
*Lý thuyết môi trường ưu tiên:
Lý thuyết này xuất phát từ cả hai tiền đề của cả hai lý thuyết trên.Lý thuyết giải
thích những công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán khác nhau lại diễn biến theo nhau
qua thời gian là do một sự tăng các lãi suất ngắn hạn chỉ ra rằng các lãi suất
ngắn hạn ,tính trung bình ,sẽ cao hơn trong tương lai và các lãi suất dài hạn sẽ
tăng theo chúng
12
Lý thuyết này coi các lãi suất dài hạn là bằng trung bình của những lãi suất
ngắn hạn tương lai được trông đợi xảy ra trong suốt thời gian tồn tại của một
trái khoán dài hạn cộng với một mức bù hạn kỳ ,mức bù này phản ánh mức
cung và cầu về những trái khoán có những kỳ hạn khác nhau.Lý thuyết này cho
phép ta suy ra những dự tính của thị trường về những những diễn biến của
những lãi suất ngắn hạn tương lai dựa trên đường lãi suất hoàn vốn.
Một đường dốc mạnh cho biết rằng các lãi suất ngắn hạn được trong đợi trong
tương lai tăng lên .Một đường dốc lên thoai thoải cho biết rằng các lãi suất
ngắn hạn được trông đợi sẽ gữ nguyên không đổi .Một đường nằm ngang cho
biết lãi suất được trông đợi sẽ giảm nhẹ .Một đường dốc xuống cho biết sự
giảm sút nghiêm trọng của các lãi suất ngắn hạn được trông đợi trong tương
lai .
-Ưu điểm :Lý thuyết môi trường ưu tiên đã kết hợp các đặc điểm của các giả
thuyết trước đó nên nó có một cách giải thích khá hoàn hảo các sự việc xảy ra
trên thực tế về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất .nó là lý thuyết được chấp nhận
rộng rãi nhất trong việc giải thích cấu trúc có kỳ hạn của lãi suất.Mặt khác ,nó
chỉ ra cho nhà đầu tư biết những dự đoán của thị trường về diễn biến lãi suất
ngắn hạn trong tương lai chỉ bằng cách nhìn vào hướng dốc của các đường lãi
suất hoàn vốn.
3.Chức năng
a. Phân phối
Trong chức năng này, các lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ khoản tiết
kiệm vào những cách sử dụng khác nhau. Đối với những người có tiền tiết
kiệm thì lãi suất là tiền thưởng cho việc hạn chế tiêu dùng và chờ đợi tiêu dùng
vào thời gian trong tương lai. Lãi suất tiết kiệm càng cao càng khuyến khích
được nhiều người gửi tiền tiết kiệm.
Đối với những người đi vay, lãi suất là cái giá phải trả cho số tiền vay để
đầu tư hay tiêu dùng. Lãi suất cho vay càng cao, người ta vay mượn để đầu tư
hay tiêu dùng càng ít. Trường hợp một gia đình vay tiền để mua nhà thì lãi suất
13
tiền vay là lãi suất cầm cố. Những người vay tiền để kinh doanh, khi quyết định
đầu tư bao nhiêu phải so sánh lãi suất phải trả cho khoản vay với số tiền kiếm
được từ các dự án đầu tư.
b. Kiểm soát
Lãi suất có vai trò trung tâm trong chính sách tiền tệ của chính phủ.
Trong nền kinh tế hiện đại, chính sách tiền tệ của chính phủ sử dụng lãi suất
như một công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng cung
ứng tiền tệ. Khi mức cung ứng tiền tăng lên, nếu đem số tiền tạm thời thừa ra
cho vay, đầu tư thì lãi suất sẽ hạ xuống. Khi lãi suất giảm, giá thành đầu tư
giảm theo, các doanh nghiệp lại tăng đầu tư, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng
lên, lãi suất lại tăng lên.
Lãi suất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thông qua sự biến động
của lãi suất, người ta có thể dự đoán được nền kinh tế đang phát triển hay đang
suy thoái.
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong
nền kinh tế vì nó trực tiếp tác động đến đời sống hàng ngày của mỗi người cũng
như sức khoẻ của nền kinh tế.
Lãi suất tác động đến những quyết định cá nhân như chi tiêu hay để
dành, mua nhà , mua chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng.
Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh
nghiệp hoặc gia đình như dùng vốn đầu tư vào nhà máy mới, mua thêm tư liệu
sản xuất, đầu cơ chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng. Mỗi mức lãi suất
đều có tác động trực tiếp đến tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, giá cả, tỷ
giá hối đoái và lạm phát. Khi lãi suất ổn định, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư ổn
định, nền kinh tế phát triển theo kế hoạch. Khi lãi suất tăng, nhu cầu tiêu dùng
và đầu tư tăng, việc làm tăng, sản lượng tăng, thu nhập tăng. Tóm lại , lãi suất
14
là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế vì nó tác động đến chi phí
đầu tư, quyết định tổng mức đầu tư và tổng mức cầu tiền tệ.
4.Vai trò :
Lãi suất đóng một vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế ,thể hiện:
-Trong nền kinh tế có những chủ thể thừa vốn hoặc không đưa vốn vào kinh
doanh ,khiến cho số vốn đó nằm im trong túi và trở thành “vốn chết “.
Ngược lại ,lại có những chủ thể muốn đi vào kinh doanh nhưng không có vốn
,thiếu vốn .Thật là có lợi nếu như hai chủ thể đó trao đổi cho nhau .Vậy cơ sở
nào để có thể tiến hành sự trao đổi ?Lãi suất chính là điểm gặp của những
người tiết kiệm (thừa vốn ,có vốn nhàn rỗi ) với những nhà đầu tư (thiếu vốn
,cần vốn ).Lãi suất làm dung hoà lợi ích của các bên .Người tiết kiệm ,nếu đem
tiền của mình cho người khác vay,họ sẽ nhận được một khoản lãi nhất định
được tính theo lãi suất ngân hàng hoặc lãi suất do hai bên tự thoả thuận .Người
đầu tư đem khoản tiền vay được đó đi vào kinh doanh ,biến số tiền đó thành
vốn .Khi sản xuất kinh doanh phát triển ,làm ăn có lãi ,ngoài việc họ trả được
số tiền vay ,họ còn thu được thêm lợi nhuận .Như vậy họ đã biết cách dùng tiền
của người khác để tạo ra tiền cho mình .
-Mặt khác ,vì là lãi suất đem lại lợi ích cho nhà tiết kiệm ,nên với mức lãi suất
hợp lý sẽ khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế.Theo một mô thức logic
,tiết kiệm tăng sẽ khiến cho đầu tư cũng tăng và thúc đẩy sản xuất xã hội phát
triển .
-Một vai trò không thể thiếu là :lãi suất là một công cụ quan trọng để nhà
nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế .Thông qua lãi suất ,nhà nước thực hiện
chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá của mình .Đối với chính sách
tiền tệ ,khi lãi suất tăng sẽ làm cho cung tiền giảm và ngược lại .
Đối với chính sách tài khoá ,lãi suất cao sẽ tác động gián tiếp tới cung cầu của
thị trường hàng hóa.Lãi suất tiền gửi tăng sẽ kéo theo sự tăng lãi suất cho
vay.Sự tăng lãi suất sẽ đẩy giá bán của hàng hoá lên.Giả sử ban đầu nền kinh tế
đang cân bằng (cung hàng hoá bằng cầu hàng hoá ),khi lãi suất tăng dẫn tới giá
15
cả hàng hoá tăng sẽ làm cho cầu về hàng hoá đó giảm,nền kinh tế trở nên dư
cung hàng hoá ,các nhà sản xuất phải thu hẹp sản lượng .Ngược lại ,lãi suất
thấp sẽ dẫn tới giá bán hàng hoá giảm ,kích thích tiêu dùng , làm cho cầu về
hàng hoá đó tăng .Cầu tăng ,trong khi cung không đổi sẽ dẫn tới tình trạng dư
cầu hàng hoá .Để đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của xã hội ,các nhà sản xuất có
thể đẩy được giá bán lên hoặc tiếp tục mở rộng sản xuất ,tạo ra hàng hoá ngày
càng đa dạng cho thị trường
-Ngoài ra ,lãi suất còn có tác động rất lớn tới chế độ tỉ giá .Nếu lãi suất trên thế
giới lớn hơn lãi suất trong nước thì nguồn vốn của tư bản nước ngoài đổ vào
trong nước ,làm cho cung ngoại tệ tăng lên ,tỉ giá giảm .Ngược lại ,nếu lãi suất
thế giới nhỏ hơn lãi suất trong nước sẽ dẫn tới hiện tượng nguồn vốn trong
nước chảy ra nước ngoài ,làm cho cung ngoại tệ giảm ,tỉ giá tăng.
Như vậy ,lãi suất là một công cụ không thể thiếu được trong bất kỳ nền kinh tế
của nước nào .
II. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN HÌNH THÀNH LÃI SUẤT
1. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bảo toàn giá trị đồng tiền: đòi hỏi lãi suất ít nhất phải bằng tỷ
lệ lạm phát.
- Nguyên tắc bảo đảm thu nhập hợp lí cho người gửi tiền
Lãi suất tiền gửi = Tỷ lệ lạm phát + Tỷ lệ nhất định
- Nguyên tắc bảo đảm thu nhập hợp lí cho các tổ chức tín dụng
Lãi suất cho vay = Lsuất tiền gửi + Chi phí + Thuế + Tỷ lệ nhất định
- Nguyên tắc bảo đảm thu nhập hợp lí cho người vay vốn ngân hàng
Tỷ lệ lạm phát < Lsuất tiền gửi < Lsuất cho vay<Mức sinh lợi bình quân
2. Hình thức lãi suất
16
Lãi suất tín dụng của NHNN : là công cụ vĩ mô của Nhà nước, điều chỉnh
cung cầu tiền tệ, điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế. Đâycó thể là lãi
suất tái chiết khấu, tái cấp vốn căn cứ vào nhiều tiêu thức, yếu tố nhưng cơ bản
là mục tiêu chính sách tiền tệ thời kì đó.
Lãi suất tín dụng của NHTM: là công cụ kinh tế vi mô, bao gồm lãi suất
đầu vào, lãi suất đầu ra hay gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của
NHTM.
3. Chính sách lãi suất
Đây là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia. Vì thế,
trước hết nó phải hướng tới những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Đó
là ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế. Thứ hai,
chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay phải nhằm tiến tới hình thành một thị
trường tiền tệ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa các tổ chức tín
dụng, xoá bỏ sự khác biệt về lãi suất giữa các khu vực. Thứ ba, chính sách lãi
suất phải tạo điều kiện để giảm chi phí hoạt động tín dụng, tránh tình trạng biến
tướng chi phí của các TCTD vào giá thành sản xuất của xã hội. ngoài ra, đối
với các TCTD, chính sách lãi suất còn phải đảm bảo có sự chênh lệch lãi suất
đủ để duy trì và phát triển hoạt ddộng kinh doanh.
III. SỰ PHÂN BIỆT
1. Lãi suất và lợi tức
Nhiều người nghĩ rằng lãi suất của một trái khoán cho họ biết đủ những
gì cần thiết về việc họ đã khá lên như thế nào do sở hữu nó. Một người thu lợi
như thế nào khi nắm giữ một trái khoán hay một chứng khoán bất kì khác qua
một khoảng thời gian nhất định sẽ được lượng định một cách chính xác bằng
lợi tức . Đối với một chứng khoán bất kì, tỷ suất lợi tức được định nghĩa là tiền
17
trả cho chủ sở hữu nó cộng với sự thay đổi về giá trị của chứng khoán đó rồi
chia cho giá mua.
Lợi tức của một trái khoán không nhất thiết bằng lãi suất của nó. Tuy
hiên, trong nhiều trường hợp, lợi tức và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau.
2. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Trong thời kì lạm phát, cần phân biệt giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh
nghĩa.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất bằng tiền trên các tài sản bằng tiền.
Lãi suất thực tế là lãi suất tính theo giá trị thực tế của hàng hoá và dịch vụ. Nó
được chỉnh lại theo những thay đổi về mức giá, phản ánh đúng chi phí thật của
việc vay tiền. Đây là một cách tính toán chính xác cho những người muốn đi
vay hoặc muốn cho vay. Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi mức
lạm phát.
Theo Fisher, lạm phát tăng lên 1% sẽ kéo lãi suất danh nghĩa tăngthêm
1%. Lãi suất danh nghĩa thường tăng ngang với mức lạm phát để giữ nguyên lãi
suất thực tế. Mức chênh lệch giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa càng lớn
có nghĩa là lạm phát càng cao. Lãi suất danh nghĩa tăng hay giảm liên quan mật
thiết tới lạm phát dự kiến.
Lãi suất danh nghĩa không phải lúc nào cũng cho biết lãi suất thực tế là
dương. Trường hợp này đã từng có ở Việt Nam trong những năm 80, khi trong
nhiều năm liền lãi suất tiền gửi tiết kiệm luôn thấp hơn mức lạm phát.
IV.PHÂN LOẠI LÃI SUẤT:
1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng :
Lãi suất được chia thành 3 loại chính sau:
Lãi suất ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn .
Lãi suất trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn.
Lãi suất tín dụng áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn .
2.Căn cứ vào các loại hình tín dụng :
18
a.Lãi suất tín dụng thương mại (TDTM):
Mệnh giá thương phiếu-Giá cả hàng hoá trả ngay
Lãi suất TDTM=
Mệnh giá thương phiếu
b.Lãi suất tín dụng ngân hàng:
Lãi suất tiền gửi :là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi.Mức lãi suất tiền
gửi phụ thuộc vào thời hạn ,qui mô tiền gửi .
Lãi suất tiền vay :là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do
việc sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Lãi suất chiết khấu:áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình
thức chiết khấu thương phiếu hoặc các chứng từ có giá khác chưa đến hạn
thanh toán của khách hàng.Nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của chứng
từ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng
.Như vậy nếu nếu xét trong quan hệ giữa ngân hàng với người vay chiết
khấu,lãi suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi
suất thông thường.
Mệnh giá thương phiếu-giá bán thương phiếu
Lãi suất chiết khấu=
Mệnh giá thương phiếu
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG LÃI SUẤT TÍN DỤNG Ở VIỆT
NAM
I. NHẬN ĐỊNH KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH
LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM
19
1. Giai đoạn 1988-1992: Thời kì lãi suất âm
Nghị định 53/HĐBT ngày 26//3/88 và hai Pháp lệnh về Ngân hàng
(1/10/90) tách hệ thống ngân hàng 1 cấp thành 2 cấp, từng bước cuyển hoạt
động ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do lạm phát còn ở mức cao
nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo lãi suất
âm. NHNN qui định cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và cho vay để các NHTM
thực hiện. Lãi suất âm có đặc điểm:
- Lãĩ suất tiền gửi thấp hơn lạm phát
- Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn lạm phát.
2. Giai đoạn cuối năm 1992 :chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương:
Khi lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi tương đối thấp, có điều kiện
thực hiện chính sách lãi suất dương tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy
động và lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lạm phát. Tháng 10/92, NHNN bắt
đầu từng bước thực hiện lãi suất dương và đến tháng 3/93 thì thực hiệ lãi suất
dương hoàn toàn, nhưng NHNN vẫn qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho
vay cụ thể có sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế: cho vay đối với
doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất cho
vay ngắn hạn còn cao hơn lãi suất cho vay trung, dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết
kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi các tổ chức kinh tế.
3. Giai đoạn vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể ,
vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận:
Từ 1/10/93, NHNN qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể,
vừa cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi
suất cho vay cụ thể ( Quyết định 184/QĐ-NH1 ngày 28/9/93)”
- Lãi suất giai đoạn này có hai loại: lãi suất cho vay doanh nghiệp nhà nước
và lãi suất cho vay kinh tế ngoài quốc doanh.
20
- Lãi suất cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng: nếu vốn
huy động tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất qui định mà không đủ
để cho vay thì các TCTD được phép phát hành kì phiếu với lãi suất cao
hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn tối đa là 0,2%/tháng và cho vay với lãi
suất cao hơn trên cơ sở thoả thuận với khách hàng theo phương châm:
ngân hàng kinh doanh được và người vay chấp nhận được. Cơ chế lãi suất
cho vay thoả thuận có người gọi đó là đã “ tự do hoá lãi suất một nửa”.
Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các NHTM đã cho vay với tỷ
lệ khá cao: từ 30-60% dư nợ và đối tượng chịu lãi suất thoả thuận chủ yếu là
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân . Điều đó cũng nói lên một
thực tế khách quan là lãi suất đã theo nhu cầu vốn ở nông thôn lớn hơn và chi
phí hoạt động ngân hàng ở nông thôn cao hơn.
Thời kì này, các ngân hàng đạt mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và
lãi suất huy động cao, phổ biến là từ 0,7%-1%/tháng, cho nên, hầu hết các
NHTM đều có mức lợi nhuận cao, trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn
về tài chính. Từ thực trạng này , Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 tháng 10/95 đã
thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh htu hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng
thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Đồng
thời khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động
0,35%/tháng. Đó là lí do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách
trần lãi suất.
4. Từ 1/1/96 là giai đoạn thực hiện chính sách trần lãi suất
Trên cơ sở Nghị quyết của quốc hội về bỏ thuế doanh thu hoạt động tín
dụng , yêu cầu ngân hàng giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay và khống chế
chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức
0.35%/tháng, nên NHNN đã quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần
lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng
chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả phí, thuế, lợi nhuận thay cho việc qui định
21
các mức lãi suất cụ thể và xoá bỏ lãi suất cho vay theo thoẻ thuận . Chính sách
điều hành lãi suất vừa qui định trần lãi suất vừa khống chế chênh lệch nên có
quan điểm cho rằng thực chất của nó là vừa qui định trần, vừa qui định sàn lãi
suất.
Trần lãi suất cho vay được qui định nhiều mức trần khác nhau, xuất phát
từ đặc điểm có nhiều loại hình thức tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn
khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, qui mô khác nhau và do đó chi phí hoạt
động khác nhau, nên qui định nhiều mức trần cho vay khác nhau. Lúc đầu có 4
loại :
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn ( áp dụng cho khu vực thành thị)
- Trần lãi suất cho vay trung , dài hạn
- Trần lãi suất áp dụng cho các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông
thôn
- Trần lãi suất cho vay của quĩ tín dụng nhân dân
Giữa các trần lãi suất này lúc đầu có mức chênh lệch với nhau khá xa
nhưng sau mỗi lần điều chỉnh khoảng cách này đã rút ngắn lại và chỉ còn chênh
lệch ít.
Một thực tế khách quan của cơ chế thị trường là nơi có chi phí cao , cho
vay món nhỏ chi phí lớn, rủi ro cao, thiếu vốn là khu vực nông thôn có nhu cầu
vốn lớn nhưng huy động tại chỗ được rất ít và chi phí hoạt động ngân hàng ở
đây cao, nên NHNN qui định trần lãi suất cho vay nông thôn cao hơn thành thị
nhằm thu hút vốn từ thành thị về nông thôn cho vay bằng công cụ lãi suất và
bảo đảm cho các NHTM ở nông thôn bù đắp được chi phí. Nhưng nhiều quan
diểm cho rằng lãi suất cho vay nông thôn phải thấp hơn hoặc bằng thành thị
mới ưu đãi nông nghiệp, mới khuyến khích nông nghiệp phát triển. Cho nên,
với quyết định số 39/1998/QĐ/NHNN1 của Thống đốc NHNN từ 21/1/98 đã
xoá bỏ sự cách biệt về lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, rút từ 4
mức trần cuống còn 3, khoảng cách giữa chúng cũng không xa nhau như trước
và không qui định chênh lệch 0,35%/tháng. Qui định này có ưu việt là giảm sự
22
chênh lệch lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở thành thị với mức lãi suất
cho hộ nông dân vay nhưng ở nông thôn lại thiếu vốn và không bảo đảm an
toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nhất là ở khu vực nông thôn.
Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN cũng khống chế trần lãi suất
cho vay và khi có sự biến động tỷ giá, đã phối hợp chặt chẽ giữa công cụ lãi
suất và tỷ giá như khống chế trần lãi suất tiền gửi các doanh nghiệp để tăng
cường quản lí ngoại tệ và chống hiện tượng đôla hoá.
5.Nhìn lại diễn biến lãi suất tín dụng năm 1999 vừa qua:
Năm 1999 ,NHNN tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành chính sách
lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn đối với các
TCTD ;trong khôn khổ trần lãi suất cho vay ,TCTD được phép qui định các
mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu
về vốn tín dụng từng giai đoạn ,nhằm mở rộng tín dụng ,góp phần quan trọng
vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm vừa qua.
Trần lãi suất trong năm 1999 được NHNN điều chỉnh liên tục ,phù hợp với chỉ
số lạm phát ,quan hệ cung cầu vốn tín dụng tại từng thời điểm và góp phần thực
hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ thông qua cơ chế nới lỏng lãi
suất tín dụng.Có thể nói đây là năm NHNN điều chỉnh lãi suất tín dụng nhiều
nhất từ trước đến nay ,lãi suất năm 1999 luôn co sxu hướng giảm sau các lần
điều chỉnh ,cụ thể như sau :
Ngày 17/1/1999 ,Thống đốc NHNN có chỉ thị 01/1999/Ct-NHNN1 điều chỉnh
giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHTM quốc doanh đối với
khách hàng ở khu vực thành thị từ 1.2-1.25% /tháng xuống 1.1-
1.15%/tháng;các TCTD khác vẫn thực hiẹntheo mức trần 1.2%/tháng đối với
cho vay ngắn hạn và 1.25%/tháng đối với cho vay trun gvà dài hạn.
Ngày29/05/1999 do nền kinh tế đang có dấu hiệu thiểu phát ,tăng trưởng kinh
tế chậm lại ,sức mua giảm sút .,Thống đốc NHNN đã có Quyết định
184/199/QĐ-NHNN1 về việc điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng
Việt Nam từ 1.2-1.25%/tháng xuống mức 1.15%/tháng áp dụng chung cho các
23
TCTD cho vay trên địa bàn thành thị và nông thôn .Cùng với việc giảm trần lãi
suất cho vay ,NHNN còn giảm lãi suất tái cấp vốn của NH từ 1%/tháng và lãi
suất tái cấp vốn về cho vay chỉ định thu mua tạm trữ xuất khẩu 0.9%/tháng
xuống thống nhất một mức là 0.85%/tháng.Như vậy ,từ tháng 6/1999 từ chỗ
nhiều trần lãi suất ngắn ,trung ,dài hạn ,trần lãi suất cho vay khu vực thành thị
và nông thôn khác nhau đã thống nhất một trân fáp dụng chung cho các TCTD
,không phân biệt quốc doanh hay cổ phần .
Tháng 9/1999,Thống đốc NHNN có chỉ thị 05/1999/CT-NHNN1 điều chỉnh
giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHTM qốc doanh đối với
khách hàng ở khu vực thành thị từ 1.05%/tháng xuống 0.95%/tháng Đây là
một bước tiến chính trong chính sách lãi suất ,tạo thế chủ động hơn cho các
TCTD trong việc ấn định lãi suất tiền gửi và cho vay phù hợp với điêù kiện về
chi phí ,cung cầu với trên từng vùng khác nhau và mức độ rủi ro của từng
khoản vay ,tạo tiền đề cho việc áp dụng cơ chế điều hành chính sách lãi suất
của NHNN theo lãi suất cơ bản
II. TÌNH HÌNH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
1. Những sai lầm cũ
Trong thời kì quan liêu trì trệ trước năm 1988, lãi suất của Việt Nam
không theo qui luật lãi suất thực nên lãi suất âm do NHNN áp đặt là một trong
những nguyên nhân gây ra và kéo dài lạm phất phi mã. Đến tháng 3.89, qui luật
lãi suất thực mới được công nhận nhưng tư tưởng lãi suất ngân hàng phải áp sát
lãi suất thị trường đã dẫn đến lãi suất tiết kiệm cực kì cao 12%/tháng mặc dù tỷ
lệ lậm phát nửa cuối năm 1988 chỉ còn 7%/tháng , tháng 5/89 còn 0,87%. Lãi
suất cực kì cao vẫn còn ảnh hưởng tâm lí đến ngày nay, người gửi tiền đòi hỏi
lãi suất cao.
Năm 1994, NHNN công bố chủ trương hạ lãi suất trong cuộc họp Giám
đốc đầu năm. Nhưng chủ trương này không được thực hiện với lí do tỷ lệ lạm
24
phát bị đẩy cao lên gấp đôi năm 1993. Trong 3 năm chậm hạ lãi suất, tiền gửi
các ngân hàng chỉ sử dụng hết một nửa.
Các doanh nghiệp đã è cổ ra gánh một lãi suất cao để trả cho những
người nước ngoài đem ngoại tệ vào đổi lấy VND để gửi tiết kiệm với lãi suất
cao gấp 4-5 lần lãi suất thế giới trong hàng loạt sổ tiết kiệm hàng tỷ đồng một
sổ.
Vì vậy, khi dồn dập hạ 3 lần lãi suất trong năm 1996, số dư nguồn vốn
tiền gửi đã giảm đột ngột vào quí 4 năm đó, chuyển các NHTM từ vị thế thừa
vốn sang thiếu vốn. Cộng với cái vô lí là bắt các NHTM phải gánh chịu số lỗ
do thực hiện chính sách hạ lãi suất, và áp đặt chênh lệch lãi suất 0,35%, các
NHTM và nhất là các ngân hàng cổ phần đã bị giảm lợi nhuận nặng nề. Tài
chính vẫn duy trì mức thuế lợi tức 45% và cho rằng tỷ lệ đó vẫn phù hợp, cộng
với việc tính thuế không cho ghi các khoản chi phí trích trước đã dồn các ngân
hàng vào tình trạng hầu như không tích luỹ được vốn. Việc tăng vốn điều lệ vì
vậy hầu như không thực hiệ được. Các NHTM đã yếu và để nợ quán hạn, nợ
xấu tăng cao lại bị suy yếu thêm vì những chính sách dồn các NHTM vào chỗ
khong duy trì được tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Năm 1997, lãi suất cho vay trần lại được hạ xuống còn 1% để kích thích
kinh tế phát triển, nhưng các ngân hàng cổ phần không tán thành vì các nước
láng giềng phải nâng lãi suất tiền gửi lên để chống làn sóng rút tiền gửi ra khỏi
ngân hàng để mua USD.Để phòng ngừa cơn bão tiền tệ có thể lướt qua, các
ngân hàng trong nước cũng phải giữ lãi suất gần như cũ, đến mức lãi suất tiền
gửi có kì hạn chỉ còn chênh với lãi suất cho vay từ 0,05% đến 0,1% ggây lỗ về
tín dụng.. Cộng thêm vào đó, tin tức các vụ Epco, Minh Phụng làm cho một số
người gửi tiền đổ xô vào rút tiền gửi ở các ngân hàng mà họ nghi là có cho 2
công ty này vay. Các ngân hàng này bị một phen hú vía phải vay cao , vay cấu
bên ngoài để đối phó kịp thời và khi đã giải thích làm dịu cơn sốt rút tiền thì đã
phaỉ tăng chi phí đến mức tỷ suất lợi nhuận giảm hẳn. NHNN đã không có loại
tín dụng điều chỉnh như ở Mỹ để ứng phó cho vay tiếp quĩ kịp thời vào nhãng
25
lúc khó khăn như vậy lại thờ ơ với tình trạng phải giảm mạnh lợi nhuận nên các
NHTM đã phản ứng khá mạnh. Vì vậy, đầu năm 1998, NHNN đã phải nâng lãi
suất trần lên 1,2%, làm cho chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay có được cải
thiện hơn nhưng vẫn còn quá thấp không đủ đảm bảo tỷ suất lợi nhuận ngành
Ngân hàng xấp xỉ lợi nhuận bình quân và không hấp dẫn người mua cổ phiếu
ngân hàng. Một ngân hàng quốc doanh nâng ngầm lãi suất bằng cách trả lãi
trước, lên đến 1,167% và 1,357% sát nút và vượt lãi suất trần cho vay trong
một đợt huy động vốn đột xuất đầu năm 1998 càng làm cho cuộc chạy đua
nâng lãi suất tiền gửi lên đến mức nguy hiểm.
2. Đặc điểm của thị trường tín dụng Việt Nam
Nước ta đổi mới xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu khi
kinh tế thị trường mới thoát ra khỏi mức sản xuất của chế độ phong kiến. Vì
vậy, thị trường tín dụng vẫn bao hàm cả thị trường cho vay nặng lãi ở vùng
nông thôn rộng lớn và ngay cả ở các chợ ở thành phố. Lãi suất cho vay ở các
chợ thành phố là 3%-4%, lãi suất tiền gửi là 1,5-2%. ở nông thôn, lãi suất thị
trường cũng là 3-4%. Vì vậy, nông dân rất mừng khi được vay với lãi suất “sé
rào” tới 3-3,3% năm 1996 của các ngân hàng nông thôn.
Tỷ lệ người gửi tiền ngân hàng ở nước ta , năm 1994, được một tài liệu
nước ngoài ước tính chỉ có 6% dân số. Đặc biệt ở nông thôn miền Nam, người
nông dân có thói quen mua vàng cất trữ. Miền Bắc đã có phongtrào gửi tiết
kiệm khá cao ở nông thôn hồi kháng chiến chống Mỹ với các hợp tác xã tín
dụng xã. Nhưng phong trào này đã tan vỡ vì lãi suất âm trong thời kì lạm phát
phi mã và chưa hồi phục. Tình hình này tạo ra đặc điểm: thị trường tín dụng ở
nước ta không đồng nhất và tự nhiên tồn tại những lãi suất khác biệt khá xa ở
các vùng khác nhau, do cung cầu tín dụng khác nhau. Nó đã dẫn tới tình trạng
có lúc lãi suất tiền gửi của một vài ngân hàng ở thành phố cao hơn cả lãi suất
cho vay của các ngân hàng khác gây ra tình trạng phải đồng loạt nâng lãi suất
để tránh bị hút mất tiền gửi.
26
Nước ta mới có từng mảnh thị trường tài chính và tiền tệ như thị trường
tín phiếu kho bạc hoạt động không thường xuyên và cung cấp không đủ lượng
tín phiếu cho thị trường liên ngân hàng qua những đấu thầu quá ít ỏi. Thị
trường liên ngân hàng đã có từ lâu nhưng hầu như không hoạt động vì các
ngân hàng ít vay mượn lẫn nhau hoặc vay mượn trực tiếp qua bảo đảm bằng tín
phiếu kho bạc . Đến khi lượng tín phiếu kho bạc cạn dần do không phát hành
thêm thì hầu như thị trường liên ngân hàng không còn hoạt động. NHNN sử
dụng vốn phát hành qua tín dụng bằng cách cung ứng nguồn vốn trực tiếp cho
các ngân hàng quốc doanh để thực hiện những loại cho vay ưu đãi như cho vay
mua gạo xuất khẩu. Đó là trở ngại rất lớn của việc hình thnàh lãi suất thị trường
có sự chỉ đạo của lãi suất cơ bản.
Thị trường chứng khoán sắp hình thành thí điểm ở Việt Nam trong bối
cảnh khủng hoảng tiền tệ diễn ra trên các châu lục và những đòi hỏi phải cải
cách thị trường tài chính thế giới khiến ta phải cảnh giác và thận trọng . Nhưng
suy từ hoạt động của thị trường chứng khoán các nước, có thể hình dung ra hai
hướng mua bán chứng khoán sẽ xảy ra khi khai trương 2 trung tâm giao dịch
chứng khoán:
- Hướng thứ nhất là việc cạnh tranh mua những cổ phiếu có cổ tức cao hơn
lãi suất tiết kiệm. Người mua nhiều, người bán ít ( vì muốn giữ lấy để
hưởng cổ tức cao) sẽ đẩy giá cổ phiếu này lên cao hơn mức bình thường.
- Hướng thứ hai là bán tống tháo những cổ phiếu có cổ tức thấp hơn lãi suất
tiết kiệm. Thị giá cổ phiếu hạ thấp quá có thể gây đổ vữ ngân hàng.
Như vậy sẽ lập tức hình thành lãi suất tự phát của thị trường tiền tệ mà
ảnh hưởng của nó tới lãi suất tín dụng sẽ không nhỏ.
3. Những mặt được cơ bản của chính sách lãi suất trần
Điều hành lãi suất theo trần là NHNN chỉ quản lí lãi suất cho vay tối đa,
dần từng bước tự do hoá lãi suất theo định hướng của Nghị quyết Tw 4. Trong
phạm vi trần lãi suất đã qui định, các TCTD được tự do ấn định các mức lãi
27
suất cho vay và tiền gửi cụ thể một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt
động, tình hình cung cầu vốn , chính sách khách hàng và cạnh tranh của từng
TCTD và phù hợp với đặc điểm, chi phí hoạt động ngân hàng giữa các vùng
khác nhau.
Điều hành chính sách lãi suất theo trần khuyến khích các TCTD trong
việc cạnh tranh lành mạnh và tăng cường vai trò tự chủ trong kinh doanh tiền tệ
, chủ động trong việc điều hoà quan hệ cung cầu về vốn kinh doanh bằng công
cụ lãi suất một cách linh hoạt, nhạy bén theo cơ chế thị trường.
Việc qui định cho vay theo trần lãi suất tạo ra mặt bằng chung về lãi suất
cho vay trong phạm vi cả nước, xoá bỏ tình trạng cho vay theo lãi suất thoả
thuận vượt xa các mức lãi suất do NHNN qui định.
Các TCTD không cho vay với lãi suất vượt trần, bảo vệ được lợi ích của
người vay, tạo mặt bằng về phân phối lợi nhuận giữa các thành phần kinh tế với
các TCTD và người gửi tiền.
Đảm bảo được vai trò quản lí Nhà nước của NHNN về lãi suất và tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách lãi suất của NHNN.
4. Những hạn chế của chính sách trần lãi suất
Việc qui định cho vay theo trần lãi suất của NHNN, thực chất là các
TCTD được cho vay theo mức trần tối đa. Vì vậy một số TCTD đã có xu
hướng luôn cho vây hết trần lãi suất để đạt mức lợi nhuận tối đa. Không phân
biệt các mức lãi suất khác nhau giữa các vùng có điều kiện khó khăn thuận lợi
và cung cầu về vốn khác nhau.
Việc qui định chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn
là 0,35%/tháng trong thời kì đầu đã tạo nên sự gò bó, cứng nhắc và triệt tiêu
tính cạnh tranh, tính chủ động tự chủ trong kinh doanh của các TCTD.
28
III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢM LÃI SUẤT TRONG CHÍNH SÁCH
KÍCH CẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Nguyên nhân tại sâo NHNN đã giảm lãi suất trần đến 4 lần mà mục
tiêu kích cầu vẫn chưa thực hiện được?
a. Tình hình kinh tế thế giới
Theo báo cáo mới nhất của IMF ,trong năm 1998, nền kinh tế thế giới
tăng trưởng chậm lại ở tốc độ hơn 2% so với mức 3,5% của năm 1997 và ở
từng khu vực đều có những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế.
Châu á đang lún sâu hơn vào tình trạng suy thoái kinh tế khi nền kinh tế
của cả Ma-lai-xia, Hàn quốc bị giảm sút trong 3 quí liên tiếp. Hai nước này đã
gia nhập nhóm các nước và khu vực suy thoái kinh tế.
Sự hỗn loạn về ngoại hối đã dẫn đến sự giảm sút đột ngột về xuất khẩu,
các thị trường cổ phiếu và bất động sản suy sụp, thất nghiệp tràn lan, mức tiêu
dùng giảm mạnh, những vụ phá sản và số công ty bị đóng cửa tăng lên. Theo
các nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu tại Viện nghiên cứu Nhật Bản: “ Cuộc
khủng hoảng kinh tế ở châu á đang ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, nề
kinh tế Trung Quốc- động lực thúc đẩy đối với nền kinh tế châu á- đang sa sút
vì xuất khẩu và nhu cầu trong nước giảm đáng kể do ảnh hưởng tiêu cực của
nạn lụt và khủng hoảng từ các nước châu á khác”.
Tình hình kinh tế yếu kém ở châu á đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật
Bản trong khi mức tăng trưởng âm của Nhật lại tác động trở lại châu á. Nếu
Nhật không phục hồi nền kinh tế của mình, nước này và châu á có thể gây ra
một cuộc suy thoái trên toàn thế giới. Đây là điều đặc biệt đáng lo ngại nếu nền
kinh tế Mỹ bắt đầu suy yếu trước khi Nhật bắt đầu phục hồi. Theo IMF, tăng
trưởng kinh tế châu á năm 1998 chỉ đạt khoảng 1,8%.
b. Xu hướng giảm lãi suất trên thế giới
29
Giảm lãi suất được xem là một phương thức truyền thêm sinh khí cho
nền kinh tế thế giới đang suy yếu hiện nay qua kích thích nhu cầu tiêu dùng.
IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế thế giới đang ngày càng giảm sút và đưa ra
lời kêu gọi các quốc gia hàng đầu hãy sẵn sàng giảm lãi suất để chống lại nguy
cơ suy thoái.
Chính sách tiền tệ thắt chặt do IMF sắp đặt và sự phá giá cạnh tranh ở
các nước thị trường mới nổi đã làm lãi suất thực ở đây lên quá cao, các ngân
hàng không cho vay, các doanh nghiệp đang đi vào phá sản. Chính sách tiền tệ
thắt chặt sai lầm của IMF đang làm cho tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi
tệ hơn nhiều. Tại các nước phương Tây và Nhật, lậm phát tiêu dùng đã giảm
mạnh nhưng các NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ngắn hạn, thậm chí còn
tăng lãi suất này. Vì vậy, lãi suất thực trung bình ở Nhật, Anh, Pháp...đã tăng
gấp 2 lần từ tháng đầu của năm 97, từ mức 1,2 lên 2,4%.
Theo các nhà kinh tế cần có sự phối hợp giảm lãi suất trên toàn cầu mà
người đứng đầu phải là Mỹ, điều này sẽ là hành động duy nhất quan trọng để
ổn định sự suy thoái toàn cầu, và bây giờ chính là thời điểm hành động.
Tại Mỹ: trong vòng 2 tháng qua, Mỹ đã 3 lần liên tiếp giảm lãi suất.
Tại châu á: đồng tiền các nước châu á đang dần được phục hồi, là cơ sở
để các nước này giảm lãi suất, khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Tại Thái Lan, theo Bộ trưởng tài chính, lãi suất cơ bản sẽ giảm ít nhất là
1,5% vào cuối năm nay. Lãi suất cơ bản hiện nay ở Thái Lan là 14,25% và thị
trường đang kêu gọi giảm lãi suất. Ông cho biết cuối năm nay lãi suất có thể sẽ
ở mức dưới 13%.
Tại Trung Quốc , ngày7/12/98, NHTƯ quyết địng cắt giảm 0,5% lãi suất
tiền gửi và lãi suất cho vay. Đây là lần thứ 3 NHTƯ Trung quốc cắt giảm lãi
suất trong năm 99 nhằm hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu
quả , ngăn chặn nguy cơ giảm phát.
c. Nguyên nhân trong nước
30
Nguyên nhân của các đợt điều chỉnh là tình trạng thiểu phát diễn ra trong
nền kinh tế từ đầu năm nay: loại trừ hai tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng
tháng sau tăng so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên
trong dịp Tết Nguyên đán; từ tháng 3 tới tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục
giảm xuống và so với thời điểm cuối tháng 12/98, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng
0,8%.
Mặt khác, do chỉ số giá tiêu dùng thấp dẫn đến tiền gửi của dân cư vào hệ
thống ngân hàng tăng lên khá mạnh, trong khi đó đầu ra của cácNHTM lại gặp
nhiều khó khăn, vốn ứ đọng trong hệ thống ngân hàng khá lớn do tình hình sản
xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế bị định trệ. Thậm chí trong trường hợp các
TCTD đã buộc phải giảm lãi suất huy động thì khối lượng tiền gửi tiết kiệm
cũng tăng khá mạnh, bởi vì trong khi lạm phát 6 tháng đầu năm chỉ là
2,3%/năm thì trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn là 0,85%/tháng ( !0,2%/năm),như
vậy người gửi tiết kiệm vẫn thu được lãi thực lên đến 7,9%/năm. Đâylà một tỷ
lệ lợi nhuận hấp dẫn và an toàn trong điều kiện đầu tư vào sản xuất kinh doanh
hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp và rủi ro kinh doanh lớn.
Bên cạnh nguyên nhân lãi suất thực vẫn còn cao, còn các nguyên nhân
khác như: đối với những người có lượng tiền tiết kiệm nhỏ, không có khả năng
kinh doanh thì dù lãi suất có thấp thì vẫn là có lãi , vốn vẫn được bảo toàn.
Những người có lượng tiền tiết kiệm lớn thì không có cơ hội đầu tư do đầu tư
vào sản xuất kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro cao, trong khi ngược
lại gửi tiền vào ngân hàng thì rủi ro thấp và lợi nhuận cao, chi dùng cũng không
lớn vì đa số thoả mãn được nhu cầu trung bình tối thiểu hiện nay; cho dù lãi
suất cho vay đã giảm khá mạnh song các doanh nghiệp vẫn không dám vay vì
tỷ suất lợi nhuận của họ vẫn thấp hơn so với tỷ lệ lãi suất cho vay của ngân
hàng, do vậy, nếu tiếp tục vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì với
việc lợi nhuận không đủ để trả lãi ngân hàng sẽ làm tình trạng nợ nần của
doanh nghiệp càng nặng thêm ( thêm vào đó là sự giảm giá hàng tiêu dùng liên
tục trong thời gian qua càng làm khả nâưng thua lỗ tăng lên) . Với một phép
31
tính đơn giản chúng ta có thể dễ dàng tính ra được mức trần lãi suất cho vay
hiện nay vào khoảng 10-11%/năm, liệu có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp
trong điều kiện hiện nay kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức lãi suất
cho vay của ngân hàng để dám vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất kinh
doanh; đối với khu vực nông thôn, cho dù nhu cầu tiêu dùng , nhất là hàng tiêu
dùng đối với các loại hàng tư liệu sản xuất là rất lớn song cũng không thể vay
được vì thủ tục quá ohức tạp, không có vật cầm cố để thế chấp và cũng gần như
không có khả năng trả nợ do tỷ lệ lãi suất cho vay chưa hợp lí.
Tóm lại, do sự nghèo nàn về chủng loại các sản phẩm đầu tư tài chính đã
dẫn đến tình trạng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn tăng trong khi lãi suất huy
động liên tục giảm xuống.
2. Mục đích của việc giảm lãi suất
Các quan chức ngân hàng cho răng đây là một quyết định quan trọng
nhằm khắc phục tình trạng ắch tắc đầu ra tín dụng trong tình hình nền kinh tế
đang có nhiều hướng đi xuống như hiện nay; góp phần kích thích phát triển nền
kinh tế tạo sự chủ động hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc ấn định lãi suất
huy động tiền gửi và cho vay phù hợp với điều kiện về chi phí , cung cầu vốn
trong từng vùng khác nhau và mức độ rủi ro của từng khoản vay.
32
PHẦN BA:
XU HƯỚNG – GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG.
I. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC PHÁP LÍ GIỮA
LÃI SUẤT NGÂN HÀNG VỚI CÁC QUI ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT
TRONG CÁCVĂN BẢN PHÁP LUẬT.
1. Các qui định liên quan đến lãi suất cho vay trong Bộ luật dân sự
Mức trần lãi suất cho vay của các TCTD hiện nay được NHNN qui định
tương đối rõ ràng, tương ứng với 2 loại thời hạn: cho vay ngắn hạn và trung-
dài hạn. Nhưng khi lấy nó làm căn cứ để thực hiện các qui định về thời hạn và
lãi suất cho vay theo các văn bản pháp luật khác lại phát sinh không ít vướng
mắc.
Khoản 1 điều 473 Bộ luật dân sự qui định lãi suất cho vay do các bên
thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN
qui định đối với loại cho vay tương ứng.
Theo quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 ngày 17/1/98 của Thống đốc
NHNN, qui định về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thì hiện nay có 2 mức
lãi suất cao nhất : cho vay ngắn hạn là 1,2%/tháng và cho vay trung-dài hạn là
1,25%/tháng . Nhưng theo điều 10 qui chế cho vay củaTCTD đối với khách
hàng ban hành kèm theo quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/98 của
Thống đốc NHNN, thì cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn đều có thể là
12 tháng. Không hiểu lí do gì mà thời hạn cho vay lại có sự thay đổi, dẫn đến 1
thời điểm trùng lặp khi phải áp dụng lãi suất theo điều 473 Bộ luật dân sự.
Từ trước đến nay, trong các thể lệ và văn bản liên quan về tín dụng của
NHNN đều qui định: cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn không quá
12 táng . Nhưng đối với 1 số ngành , khi vận dụng các văn bản của NHNN lại
33
xác định và hướng dẫn khác về thời hạn cho vay. Tại điểm b, mục 1, phần I
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/97 của Toà án nhân dân tối cao,
Viên Kiểm sát nhân dân tối cao Bộ tư pháp và Bộ tài chính, hướng dẫn việc xét
xử và thi hành án về tài sản.
Theo quyết định số 26/QĐ-NH1, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là
1,25%/tháng, tức lãi suất quá hạn tối đa là 1,875%/tháng chứ không phải là
2,025%/tháng theo như hướng dẫn của thông tư liên tịch.
2. Các qui định liên quan đến lãi suất tiết kiệm trong Bộ luật lao động
và Bộ luật dân sự
Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, kể từ ngày 1/1/96, việc NHNN không
còn qui định cụ thể về các mức lãi suất tiết kiệm là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng
hiện nay vẫn còn nhiều qui định pháp luật căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm
do NHNN qui định: Khoản 1 điều 59 Bộ luật lao động qui định “ người lao
động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Trong
trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm quá 1 tháng và
người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất
bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do NHNN công bố tại thời điểm trả lương”.
Điều 6 Nghị định 197CP ngày 31/12/94 của Chính phủ qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành 1 số điều của Bộ luật lao động về tiền lương đã xác định,
lãi suất nói trên là loại lãi suất tiền gửi tiết kiệm không ì hạn.
Khoản 4 , điều 471, Bộ luật dân sự qui định về nghĩa vụ trả nợ của bên
vay trong trường hợp vay không có lãi như sau: “ Trong trường hợp vay không
có lãi mà khi đến hạn, bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay
phải trả lãi đối với khoản nợ chậm , trả theo lãi suất tiết kiệm có kì hạn của
NHNN tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm chậm trả nếu có thoả
thuận”.
Khoản 2 điều 473, Bộ luật dân sự về lãi suất cũng qui định: “Trong
trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không
34
xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm
có kì hạn do NHNN qui định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Nhưng liên quan đến lãi suất tiết kiệm nói riêng và lãi suất huy động vốn
nói chung, NHNN chỉ qui định ; “Tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi
suất huy động vốn bình quân là 0,35%/tháng. Từ 1996 đến nay , NHNN đã bãi
bỏ việc công bố lãi suất tiết kiệm và lãi suất tiết kiệm do mấy chục NHTM tự
quyết định với nhiều mức khác nhau. Cho nên, cả về mặt pháp lí cũng như thực
tế không thể xác định được đâu là lãi suất tiết kiệm do NHNN công bố. Như
vậy, vô hình chung, các qui định về lãi suất nói trên của Bộ luật Lao động và
Bộ luật dân sự đã bị vô hiệu hoá. Để những vấn đề quan trọng và phát sinh rất
phổ biến như trên không bị rơi vào bế tắc, hoặc là NHNN cần quay trở lại việc
ấn định cụ thể từng mức lãi suất tiết kiệm hoặc là phải nhanh chóng thay đổi
qui định của luật lệ liên quan.
Điều đáng nói là điều bất cập đó đã tồn tại mấy năm qua, trong khi các
văn bản hướng dẫn lại không quan tâm giải quyết. Tại điểm d, mục4, phần I
của TTLT số 01/TTLT nói trên vẫn tiếp tục hướng dẫn: “ Trong trường hợp
các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay nhưng không xác định rõ laĩ
suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kì hạn do
NHNN qui định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo
qui định tại khoản 2, điều 413 Bộ luật dân sự”. Hướng dẫn này chỉ thay đổi thời
điểm trả nợ trong diều 473 Bộ luật dân sự thành “ thời điểm xét xử sơ thẩm”.
Như vậy, thông tư đã phần nào “sửa đổi” qui định trong bộ luật, vì 2 thời điểm
này thường khác nhau. Có lẽ, lí do đơn giản dẫn đến việc thay đổi thời điểm là
do , khi xét xử, toà án chỉ có thể xác định được thời điểm xét xử sơ thẩm, chứ
khó có thể xác định được thời điểm trả nợ. Tuy nhiên dù có thay đổi thời điểm
tính lãi suất , thì cũng không thể xác định được đâu là lãi suất tiết kiệm có kì
hạn do NHNN qui định. Còn về lý thuyết thì lãi suất tiết kiệm có kì hạn trong
giai đoạn này có thể nằm trong khoảng từ lớn hơn 0% cho đến nhỏ hơn, bằng
hoặc thậm chí cao hơn trần lãi suất cho vay.
35
3. Kết luận và kiến nghị
a. Về trách nhiệm của NHNN
Điều 43, pháp lệnh NHNN Việt Nam trước đây qui định “ NHNN công
bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tối thiểu về tiền gửi, tối đa về cho vay của các
TCTD” . Còn điều 18, Luật NHNN Việt Nam hiện nay qui định: “NHNN xác
định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”. Và khoản 12 điều 9 của
Luật đã định nghĩa: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do nHNN công bôs làm cơ sở
cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh”. Như vậy, về mạt pháp lí, theo
Pháp lệnh cũ hay theo Luật hiện hành, NHNN không có trách nhiệm trực tiếp
trong việc xác định các mức lãi suất để áp dụng trong các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, trong thực tế, ngoài vấn đề huy động vốn , cho vay và dịch vụ
trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, Lãi suất do NHNN qui định đương
nhiên còn đang nằm trong các mối quan hệ khá phức tạp của luật pháp đa
ngành. Hay nói cách khác, qui định về lãi suất của NHNN đang và sẽ còn liên
quan chặt chẽ đến nhiều qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội
khác nhau. Cụ thể, lãi suất do NHNN qui định để làm căn cứ xác định các lãi
suất dưới đây:
- Lãi suất cho vay trong các hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự;
- Lãi suất cho vay cầm đồ
- Lãi suất chậm thanh toán trong các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và
hợp đồng lao động;
- Lãi chậm thanh toán trong thi hành án về tài sản bao gồm án kinh tế, án
dân sự, án lao động, án hành chính và phần tài sản trong các vụ án hình sự;
- Lãi suất làm căn cứ truy tố, xét xử một loại tội phạm về kinh tế ( tội cho
vay nặng lãi)
b. Yêu cầu hoàn thiện các qui định pháp luật về lãi suất
36
Nếu giữ nguyên các qui định về lãi suất của pháp luật liên quan như đã
trình bày ở trên, thì NHNN sẽ tiếp tục phải qui định và qui định thêm các mức
lãi suất sau:
- Mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn và trung- dài hạn
- Mức trần lãi suất cho vay cầm đồ
- Mức lãi suất tiết kiệm loại không kì hạn, loại có kì hạn ngắn hạn và trung-
dài hạn
- Mức lãi suất quá hạn cụ thể
- Và một số mức lãi suất cụ thể trong một vài trường hợp riêng biệt khác.
Điều này sẽ không đúng với tinh thần của Luật NHNN Việt Nam, không
hợp lí trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Đã đến lúc NHNN cần bỏ
việc qui định các mức lãi suất như hiện nay, mà chỉ cần qui định lãi suất cơ bản
để làm căn cứ xác định các mức lãi suất liên quan. Tất nhiên, các qui định về
lãi suất trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác cũng cần phải được
sửa đổi, bổ sung theo hướng tính theo các tỷ lệ ổn định nào đó dựa trên cơ sử
lãi suất cơ bản.
Vấn đề là cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan để xây dựng
được các qui phạm pháp luật về lãi suất một cách đồng bộ, thống nhât, tránh
tình trạng mâu thuẫn, sơ hở như hiện nay. Trước mắt, các cơ quan có trách
nhiệm cần nhanh chóng hướng dẫn các vướng mắc trên để có thể hiểu, thực
hiện và giải quyết các vụ việc liên quan đến lãi suất ngân hàng một cách chính
xác và đúng pháp luật.
II. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
THEO Ý TƯỞNG CỦA LUẬT NHNN.
1. Trong những năm trước mắt: vừa áp dụng lãi suất trực tiếp vừa áp
dụng lãi suất gián tiếp, nhưng tạm thời nghiêng về phía áp dụng lãi suất trựctiếp
37
là chính thông qua việc xác định công bố lãi suất trần ( hoặc lãi suất sàn) làm
lãi suất cơ bản đi dôi với lãi suất tái cấp vốn mặc dầu mơí sơ khai, tác dụng còn
rất yếu, rất hạn chế.
2. Khi có điều kiện sẽ chuyển hẳn sang phương pháp tác động gián tiếp, tự
do hoá dần lãi suất thông qua lãi suất tái cấp vốn mà một trong những biến tấu
của nó là lãi suất cho vay qua đêm. Đi đôi với việc áp dụng lãi suất tái cấp vốn
chính thức của NHNN, cần thông báo lãi suất đã hình thành thựctế trên thị
trường liên ngân hàng nhằm hướng dẫn thị trường.
Trong khi đang sử dụng phương pháp điều hành theo lãi suất cơ bản cũng
dần hoàn htiện tưng bước lãi suất này, chuyển từ lãi suất trần qua lãi suất sàn.
Cụ thể như sau:
a.Trong thời gian trước mắt, nên tiếp tục xác định và công bố lãi suất
trần tối đa làm lãi suất cơ bản, nhằm vừa phục vụ yêu cầu điều hành chính sách
tiền tệ , vừa có sự quan tâm đúng mức đến người sản xuất và người gửi tiền.
Hiện nay lãi suất trần không chỉ là giá cả mua bán quyền sử dụng vốn
đơn thuần mà nó còn là áp lực bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và người vay
vốn đối với hệ thống ngân hàng mang tính chính trị, cần phải được xử lí hài
hoà. Trường hợp này thực chất đã tự do hoá lãi suất tiền gửi. NHNN có thể
không khống chế lãi suất đầu vào. Công thức như sau:
Lsuất cho vay = Mức lạm phát + Lsuất tiền gửi + Chi phí + Biên độ
tối đa dự kiến (thực dương) (có lãi) dao động
Biên độ dao động nhằm dành cho các tCTD một dư địa để thích ứng với
điều kiện kinh tế và hoạt động ngân hàng ở các vùng, nhành khác nhau.
38
b.Tuy nhiên, vì một sự cạnh tranh lành mạnh và an toàn hệ thống, chúng ta
cần chuyển dần sang cơ chế khống chế lãi suất tiền gửi tối đa làm lãi suất cơ
bản theo thông lệ quốc tế. Cụ thể:
Lsuất tiền gửi tối đa = Mức lạm phát dự kiến+ lãi thực của người gửi
Từ đó các TCTD được tự xác định lãi suất cho vay cụ thể của mình. Tất
nhiên, thực hiện bước chuyển này là phù hợp theo thông lệ quốc tế, nhưng đây
là một thay đổi không nhỏ trong tư duy truyền thống lâu nay của ta, cần hết sức
thận trọng và toàn diện. Tuy thông lệ quốc tế và yêu cầu của ta cũng đòi hỏi
phải quan tâm đến yếu tố cạnh tranh lành mạnh và an toàn hệ thống ngân hàng,
nhưng không thể xem nhẹ yêu cầu huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp
ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước đang đặt ra gay gắt. Cho nên không thể từ bỏ một cách quá dễ dãi
việc dùng lãi suất cho vay tối đa làm lãi suất cơ bản. Do đó, việc chuyển sang
lấy lãi suất tiền gửi tối đa làm lãi suất cơ bản như thông lệ quốc tế phải có đủ
tiền đề và thời gian.
Trong việc xác định lãi suất cơ bản phải được tính đến tổng thể quan hệ
cung cầu vốn thông qua hàng loạt yếu tố trong hoạt động kinh doanh tiền tệ
thông thường. Đó là:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế
- Chỉ số lạm phát dự báo hàng quí, năm
- Lãi suất thực dương cho người gửi tiền, bù đắp chi phí và có lãi cho
TCTD;
- Yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ từng thời kì
- Rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Mức độ dự trữ bắt buộc
- Lãi suất đấu giá tín phiếu kho bạc và lãi suất hình thành trên thị trường tiền
tệ nói chung;
- Mức tương quan giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ
- Mức tương quan giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
39
Tuy phải tính đến tất cả cácn yếu tố đó, khi xác định lãi suất cơ bản
nhưng tựu chung là phải đảm bảo yêu cầu huy động vốn, đầu tư mở rộng sản
xuất, tăng trưởng kinh tế, lợi ích và an toàn các tổ chức tín dụng.
Việc chuyển lãi suất cơ bản được khống chế theo lãi suất cho vay tối đa
qua khống chế lãi suất tiền gửi tối đa, tức là đã cho phép tự do hoá lãi suất cho
vay theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường ở từng vùng, miền, lĩnh vực sản
xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, NHNN điều chỉnh lãi suất cho vay
thông qua việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa: Muốn hạ lãi suất cho vay thì
hạ lãi suất tiền gửi tối đa và ngược lại. Thực ra, tác động vào lãi suất thị trường
qua cơ chế điều hành lãi suất tiền gửi tối đa vẫn là cách điều hanh cứng, trực
tiếp, mang tính áp đặt hành chíh trong giai đoạn quá độ và cũng có những hạn
chế của nó:
+ Trong điều kiện yếu tố cạnh tranh trên thị trường tiền tệ còn yếu như ở
nước ta, thì việc điều hành lãi suất tiền gửi tối đa sẽ chưa có tác động thật
mạnh đến việc tăng giảm laĩ suất cho vay. Các TCTD sẽ nâng lãi suất cho vay
cao để đạt được lợi nhuận nhiều như kinh nghiệm thời kì NHNN cho phép áp
dụng lãi suất thoả thuận đã cho thấy.
+ Nguồn cung ứng vốn ở nước ta còn nhỏ, các doanh nghiệp lại ít vốn tự
có, dù lãi suất cho vay vốn cao vẫn phải chấp nhân, thiệt thòi và nguy cơ rủi ro
cho họ khá lớn.
+ Vì hạch toán chưa thật tách bạch, việc thực hiện chính sách ưu đãi lãi
suất đối với một số đối tượng sẽ gặp khó khăn.
Để khắc phục những nhược điểm trên, điều quan trọng là tìm các giải
pháp để ngăn ngừa xu hướng muốn hạ quá đáng lãi suất tiền gửi và nâng quá
mức lãi suất cho vay vì lợi ích của bản thân các TCTD, làm phương hại lợi ích
của các doanh nghiệp vay vốn và người gửi tiền. Để ngăn ngừa xu hướng tiêu
cực nói trên, phải tạo điều kiện để phát huy đầy đủ cơ chế cạnh tranh trên thị
trường tiền tệ. cụ thể:
40
+ Khách hàng có thể gửi tiền dễ dàng ở bất kì ngân hàng nào, nhất là mở
tài khoản tiền gửi cá nhân có phát hành séc, thẻ thanh toán và thẻ tín dụng các
loại. Đồng thời, việc vay vốn có thể tiến hành ở đâu cũng được, khách hàng có
diều kiện chọn ngân hàng để giao dịch.
+ Thị trường tiền tệ trong đó có thị trường nội tệ liên ngân hàng, ngày
càng phát triển và hoạt động có hiệu quả, có khả năng nhanh chóng hoà đồng
lãi suất thị trường cả phía tiền vay và phía tiền gửi.
+ Tuyên truyền cho người gửi tiền và người vay vốn hiểu rõ lợi ích của
phương pháp điều hành lãi suất này.
Xu hướng chung không thể né tránh là tự do hoá hoàn toàn lãi suất có sự
diều tiết của NHNN thông qua lãi suất tái cấp vốn đi đôi với việc thông tin lãi
suất Libor, Sibor và lãi suất hình thành trên thị trường liên ngân hàng nước ta.
Tuy nhiên, để thực hiện được cơ chế tự do hoá lãi suất , cần hội đủ các
điều kiện sau đây:
- NHNN thực hiện một cách bình thường nghiệp vụ tái chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo thông lệ quốc tế;
- Thị trường tiền tệ trong đó có thị trường nội tệ liên ngân hàng hoạt động có
hiệu quả. Qua đó, NHNN là người cho vay cuối cùng;
- Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá khác hoạt động
nhạy cảm, NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trên các thị trường
này.
III. THỰC HIỆN LÃI SUẤT CƠ BẢN ĐỂ TIẾN TỚI
TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT.
1. Những điều kiện cần và đủ để chuyển sang điều hành
theo lãi suất cơ bản ở Việt Nam
41
Luật NHNN và Luật các TCTD có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/98;đã
quy ddinhj việc ngân hàng nhà nước chuyển sang điều hành lãi suất bằng lãi
suất cơ bản .Trong đó, điều 18 Luật NHNN qui định: “ NHNN xác định và
công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn”,khoản 12 điều 9 luật ngân hàng
nhà nước quy định : “Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố là cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh “
Qui định trần lãi suất cho vay của NHNN đối với các TCTD đã có những
dấu hiệu chỉ mang tính chất định hướng. Một số NHTM do điều kiện cụ thể
của mình , đã thực hiện 1 số mức lãi suất cho vay dưới trần qui định của
NHNN, trong khi đó, 1 số NHTM cổ phần, đặc biệt là TCTD nông thôn, do
nhu cầu của khách hàng của thị trường vốn ở địa phương và được sự chấp
thuận của UBND tỉnh, đã có những vận dụng thu thêm phí ngoài mức trần lãi
suất qui định.
Yêu cầu phải tiếp tục hoà nhập với hoạt động ngân hàng các nước trong
khu vực và cộng đồng ngân hàng quốc tế, yêu cầu tự do hoá hơn nữa thị trường
tiền tệ và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.
Phải có hệ thống thanh toán tốt đặc biệt là thanh toán tổng tức thời mới
hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành
thông suốt thị trường tiền tệ và lãi suất cơ bản .
Để có thể điều hành chính sách tiền tệ bằng lãi suất cơ bản ,phải có một
hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động năng động và cạnh tranh.Các tổ
chức tín dụng có quyền định đoạt lãi suất huy động ,lãi suất cho vay của mình
.Vì thế trên thị trường có rất nhiều mức lãi suất khác nhau .Tuy nhiên trong một
môi trường cạnh tranh tốt thì lãi suất của các tổ chức tín dụng sẽ dao động gần
sát với lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương.Hơn nữa trong môi trường
cạnh tranh ,hệ thống gân hàng sẽ cung cấp cho nền kinh tế và dân cư các sản
phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn ,thuận tiện hơn và kinh tế hơn
2. Căn cứ xác định và các phương án điều hành lãi suất cơ bản
a. Căn cứ xác định
42
NHNN có thể căn cứ vào những yếu tố sau đây để xác định và công bố
lãi suất cơ bản:
- Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến hàng năm;
- Chỉ số lạm phát dự kiến trong năm;
- Lãi thực của người gửi tiền được hưởng từ 3-4%/năm nhằm bảo đảm lãi
suất tiền gửi là số dương để khuyến khích người gửi tiền vào ngân hàng;
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kì thắt chặt hay nới lỏng tiền
tệ;
- Tình hình cung cầu vốn tín dụng trên thị trường;
- Mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá ngoại tệ;
- Lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc nhà nước
- Lãi suất bình quân trên thị trường nội tệ liên ngân hnàg thời gian gần
nhất...
b. Phương án điều hành lãi suất cơ bản
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định và điều hành
lãi suất cơ bản của NHNN. Em xin trình bày 1 số cách hiểu:
Các phương án đối với lãi suất bằng VND
Phương án 1: Lấy lãi suất tái cấp vốn của NHNN làm lãi suất cơ bản
- Ưu điểm:
+ Là biện pháp phổ biến được NHTƯ các nước áp dụng. Tuy nhiên , lãi
suất được lựa chọn là lãi suất tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn. Lãi suất này do
NHTƯ chủ động công bố và xem xét tín toán tương đối thường xuyên nên thực
sự đóngvai trò quyết định đôí với các mức lãi suất kinh doanh cũng như cung
cầu vốn của các TCTD.
+ Đối với Việt Nam, do các nghiệp vụ chiết khấu của NHTƯ chưa phát
triển, việc tái cấp vốn thực hiện tương đối trực tiếp, vì vậy , lấy lãi suất tái cấp
vốn của NHNN để điều hành lãi suất sẽ thích hợp hơn là lãi suất tái chiết khấu.
NHNN chỉ cần xác định và công bố 1 mức lãi suất chỉ đạo đối với các TCTD,
43
do vậy, thuận tiện cho việc điều hành, quản lí chính sách lãi suất của NHNN và
tạo điều kiện chủ động trong kinh doanh của các TCTD.
- Nhược điểm:
+ Điều 18 Luật NHNN qui định : “ NHNN xác định và công bố lãi suất cơ
bản và lãi suất tái cấp vốn”. Vì vậy, có quan điểm cho rằng, không thể lấy lãi
suất tái cấp vốn làm lãi suất cơ bản mà phải công bố 1 mức lãi suất khác với tên
gọi là lãi suất cơ bản.
+ Lãi suất tái cấp vốn là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, trực tiếp để
điều tiếtlượng tiền cung ứng và khối lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân
hàng đối với nền kinh tế và gián tiếp tác động vào lãi suất cho vay và huy động
vốn.
Tuy nhiên, do cơ chế tái cấp vốn vận hành chưa thông suốt theo cơ chế thị
trường, các TCTD chưa được tự do tiếp cận nguồn vốn của NHNN nên mức độ
tác động của lãi suất tái cấp vốn đến mặt bằng lãi suất chung còn rất hanj chế.
Do vậy, nếu lấy lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất cơ bản thì có thể NHNN sẽ
không đạt được mục tiêu tác động vào lãi suất của các NHTM, kể cả khi qui
định 1 biên độ so với lãi suất này.
Phương án 2: NHNN công bố trần lãi suất cho vay như hiện nay làm lãi suất
cơ bản, các TCTD căn cứ vào trần lãi suất để ấn định ra các mức lãi suất của
mình tuỳ từng thời kì và từng vùng khác nhau.
Qui định như phương án này về nguyên tắc là phù hợp với Luật NHNN, vì
ở đây lựa chọn trần lãi suất cho vay là lãi suất cơ bản để làm cơ sở cho các
TCTD ấn định các mức lãi suất cụ thể. NHNN công bố 1 mứclãi suất trần
nhưng có thể qui định 1 số mức biên độ so với trần lãi suất phù hợp voứi đặc
thù các loại hình TCTD, các vùng khác nhau và các loại cho vay ngắn, trung,
dài hạn như hiện nay.
- Ưu điểm:
44
+ Tạo chủ động, linh hoạt cho các TCTD trong kinh doanh và điều tiết quan
hệ cung cầu về vốn.
+ Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD trong khuôn khổ
trần lãi suất.
+ Các TCTD không cho vay với lãi suất vượt trần, nhằm bảo vệ lợi ích của
người vay, tạo mặt bằng về phân phối lợi nhận giữa các thành phần kinh tế với
các TCTD và người gửi tiền.
+Tạo ra mặt bằng chungvề lãi suất cho vay trong phạm vi cả nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về lãi suất của NHNN.
+ Việc xác định, công bố , điều hành chính sách lãi suất dễ dàng, linh hoạt,
thuận tiện.
- Nhược điểm
+ Không phù hợp thông lệ quốc tế và mang nặng tính hànhchính trong điều
hành chính sách tiền tệ. Do đó, có thể sẽ cản trở quá trìng tự do hoá lãi suất
cũng như định hướng chuyển dần từ công cụ điều hanhf trực tiếp sang gián
tiếp của NHNN.
+ Tiếp tục có tình trạng nhiều trần lãi suất như hiện nay do tính chất kinh
doanh, địa bàn hoạt động của các TCTD khác nhau.
Phương án 3: NHNN công bố một mức lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất đầu
vào đồng thời công bố giới hạn biên độ tối đa để các TCTD được phép ấn định
lãi suất cho vay.
- Ưu điểm:
+ NHNN quản lí theo lãi suất cho vay cao nhất và chủ động điều chỉnh lãi
suất cơ bản cũng như biên độ dao động so với lãi suất cơ bản.
+ TCTD chủ động và linh hoạt trong việc ấn định lãi suất tiền gửi và cho
vay phù hợp với đặc điểm biến động của thị trường tiền tệ và từng loại hình và
giữa các vùng khác nhau.
45
+ Việc điều hành chính sách mang tính chất qui định về nguyên tắc chung,
không can thiệp trực tiếp vào lãi suất kinh doanh của TCTD.
- Nhược điểm:
+ Biến động sẽ phải tương đối rộng vì vậy giảm hiệu lực điều hành của
NHTƯ.
+ Nếu qui định nhiều biên độ cũng có phức tạp khi xác định biên độ dao
động và các TCTD nào và trong điều kiện nào sẽ được cộng thêm biên độ.
+ Các TCTD sẽ đồng loạt cộng biên độ vào lãi suất cơ bản, tạo ra một trần
lãi suất chung trong cả nước, không phù hợp với tính chất đặc điểm của các
TCTD, triệt tiêu tính cạnh tranh lành mạnh, không điều hoà được vốn tín dụng
từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Phương án 4: NHNN công bố lãi suất cơ bản dựa trên cơ sơ lãi suất cho vay
tối thiểu đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận của các TCTD và biên độ dao
độngđể các TCTD được phép ấn định các lãi suất chovay cụ thể.
- Ưu điểm:
+ Về nguyên tắc, NHNN kiểm soát cả lãi suất cho vay tối thiểu và tối đa,
tự do hoá lãi suất tiền gửi. Việc điều hành mang tính chất chỉ đạo, không can
thiệp trực tiếp.
+ Các TCTD chủ động, linh hoạt trong việc ấn định lãi suất
- Nhược điểm:
+ Vì có nhiều loại cho vay, đối tương vay, địa bàn hoạt động khác nhau,
nên nếu NHNN qui định một mức biên độ thì mức này sẽ phải tương đối rộng
dẫn đến phức tạp khi áp dụng.
+ Triệt tiêu tính cạnh tranh, không điều hoà được vốn.
Lãi suất cơ bản bằng ngoại tệ
- Lãi suất cơ bản: lấy lãi suất Sibor của USD kì hạn 6 tháng hoặc 1 năm làm
lãi suất cơ bản, TCTD được cộng biên độ dao động do NHNN qui định.
46
- Cơ sơ xác định lãi suất cơ bản và biên dộ dao động:
+ Căn cứ vào lãi suất Sibor của USD để công bố lãi suất cơ bản và điều
chỉnh khi cần thiết.
+ Căn cứ xác định biên độ dao động của lãi suất ngoại tệ:
$ Lãi suất thị trường quốc tế
$ Mức phí của thị trường quốc tế về cho vay ngoại tệ
$ Quan hệ tỷ giá ngoại tệ trong nước
$ Quan hệ cung cầu vốn ngoại tệ và nội tệ trong nước
$ Chủ trương thu hút vốn trong nước và ngoái nước của Nhà nước
- Tiếp tục qui định các mức lãi suất tiền gửi bằng USD, theo chính sách quản
lí ngoại hối và tỷ giá trong từng thời kì.
3. Các bước cải cách lãi suất
a. Đối với đồng Việt Nam
- Dự kiến mức lạm phát
- Xác định mức lợi nhuận bình quân của nền kinh tế
- Dự kiến mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
- Xác định mức chi phí cho một đồng vốn huy động
- Xác định mức chi phí tối thiểu đảm bảo cho số lớn các tổ chức tín dụng
thực hiện được nguyên tắc của hạch toán kinh doanh.
- Xác định mức lãi suất cơ bản
- Xác định biên độ dao động cho phép.
b. Đối với ngoại tệ
- Xác định mức lãi suất cơ bản can cứ vào mức lãi suất mà các doanh nghiệp
trong nước đã vay vốn nước ngoài.
- Xác định biên độ dao động dựa trên cơ sở chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài của Đảng, Chính phủ và phân tích tình hình tài chính của các tổ
chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối.
47
48
KẾT LUẬN
Lãi suất là một vấn đề kinh tế hết sức nhạy cảm và phức tạp. Nó tác
động trực tiếp đến quá trình tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế và thu hút
nguồn vốn từ bên ngoài, đến việc phân bổ các luồng vốn cho đầu tư phát triển
và sử dụng cá hiệu quả vốn đầu tư. Yêu cầu mới của thực tiễn đòi hỏi NHNN
không thể giữ nguyên cách điều hành lãi suất như hiện nay nhưng cũng không
thể nôn nóng thực hiện ngay cơ chế điều hành lãi suất như các nền kinh tế
phát triển. Vì vậy, cần có sự trao đổi rộng rãi và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
thực hiện một chính sách kinh tế quan trọng, tạo điều kiện cho mọi người dân,
TCT , các doanh nghiệp và nhà kinh doanh tham gia đầy đủ và bình đẳng vào
thị trường tiền tệ.
Như vậy, tự do hoá lãi suất là cái mốc cần đạt được. Nhưng với bước đi
phù hợp, trên tinh thần nhanh chóng khắc phục yếu kém, tích cực chuẩn bị để
có thể tự do hoá trong thời gian ngắn, để tận dụng những lợi thế cơ bản do tự
do hoá lãi suất mang lại.Tất nhiên, mỗi cuộc cải cách đều có những khó khăn
riêng của nó. Và thông thường một cuộc cải cách thực hiện nhanh và triệt để
nếu cải cách là do khủng hoảng thúc đẩy. Nhưng nếu chúng ta trì hoãn đến khi
khủng hoảng xảy ra và gây sức ép mới tiến hành cải cách, thì những chi phí sẽ
rất tốn kém. Do đó, năng lực nhận biết một cuộc khủng hoảng tiềm năng và
tạo ra những cải cách thích hợp là rất cơ bản để giảm thiểu những chi phí sẽ
phải gánh chịu.
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S.Mishkin
2. Thanh toán và tín dụng quốc tế của Phan Quang Tuệ- Trung tâm đào tạo
và nghiên cứu khoa học ngân hàng-Hà Nội 1995.
3. Lãi suất trong nền kinh tế thị trường- Nguyễn Bá Nha, Nguyễn Duy
Thông, Nguyễn Ngọc Anh dịch, NXB Thống kê1997.
4. Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng- Lê Văn Tư, LêTùng Vân, Lê Nam Hải.
5. Tín dụng ngân hàng dành cho các doanh nghiệp- Nguyễn Lâm, Đặng Văn
Tạo dịch và biên soạn-NXB Thống kê 1996.
6. Kinh tế học- Tập I- Paul Samuelson and William D. Nordhaus.
7. Kinh tế học – Tập II- David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch-
NXB Giáo dục , HN,1992.
8. Tạp chí thị trường tài chính các số trong 2 năm 1998,1999.
9. Tạp chí ngân hàng các số trong năm1999,2000
10. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 1999,2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Thực trạng của việc thực hiện chính sách lãi suất tín dụng ở Việt Nam.pdf