Tài liệu Luận văn Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 1
Luận văn
THỰC TRẠNG CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ
2
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
I. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.Nhận thức chung về cơ cấu kinh tế
1.1. Khái luận về cơ cấu kinh tế
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “ cơ
cấu”. Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ
lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu
hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau
của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật
hiện thượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng”. Vì thế khi
nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Ở trên là khái niệm về cơ cấu, cũng như vậy đối với nền kinh tế quốc
dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ
ph...
62 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
THỰC TRẠNG CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ
2
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
I. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.Nhận thức chung về cơ cấu kinh tế
1.1. Khái luận về cơ cấu kinh tế
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “ cơ
cấu”. Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ
lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu
hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau
của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật
hiện thượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng”. Vì thế khi
nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Ở trên là khái niệm về cơ cấu, cũng như vậy đối với nền kinh tế quốc
dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ
phận và các kiểu cơ cấu hợp thành của chúng, tuỳ theo cách mà chúng ta tiếp
cận khi nghiên cứu.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể
hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của
nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác
qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện
kinh tế -xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định.
Theo quan điểm này cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ
cấu xã hội và chế độ xã hội.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy
đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian
nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả
về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với
mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được bản chất chủ yếu
của cơ cấu kinh tế đó là các vấn đề:
Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của
một quốc gia.
Số lượng, tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành
hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
3
Các mối quan hệ thương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu
tố hướng vào các mục tiêu đã xác định.
Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian luôn bao hàm
trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu
cơ cấu. Cho nên dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào cũng có thể thấy rằng.
Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất
lượng, số lượng giữa các bộ phận cơ cấu thành đó trong một thời gian và
trong những điều kiện kinh tế -xã hội nhất định.
1.2. Những đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế hình thành một cách khách quan: do trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Một cơ cấu kinh tế
mới trong từng thời kỳ bao giờ cũng dựa vào cơ cấu kinh tế của thời kỳ
trước để lại. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, sự
hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ
quyết định tính đặc thù về cơ cấu kinh tế của vùng, nước. Do vậy cơ cấu
kinh tế phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển, nhưng những biểu
hiện cụ thể phải thích ứng với điều kiện của từng vùng, từng nước về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử. Không có một cơ cấu mẫu chung cho mọi
phương thức sản xuất, mọi vùng kinh tế hược đại diện chung cho nhiều nước
khác nhau; cũng không thể nóng vội, kìm hãm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
không phù hợp với yêu cầu và khả năng. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và
cần thiết phải lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử phát
triển.
Cơ cấu kinh tế không thể cố định mà phải có sự biến đổi điều chỉnh và
chuyển dịch cho thích hợp với sự biến đổi các điều kiện kinh tế – xã hội và
tiến bộ khoa học công nghệ để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển kinh
tế. Cơ cấu kinh tế luôn luôn vận động phát triển và chuyển hoá cho nhau
theo hướng ngày càng hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế cũ chuyển dịch dần dần và
ra đời cơ cấu mới thay thế nó. Cơ cấu mới, sau một thời gian lại trở nên
không phù hợp. Cứ thế cơ cấu kinh tế vận động biến đổi không ngừng từ
đơn giản đến phức tạp, từ đơn điệu đến đa dạng và thêm hoàn thiện.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình. Không phải cơ cấu kinh
tế được hình thành ngay một lúc và lập tức thay thế cơ cấu cũ. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải là một quá trình tích luỹ về lượng, thay đổi
về lượng đến một mức nào độ nhất định mới dẫn đến thay đổi về chất. Trong
quá trình đó, cơ cấu cũ thay đổi dần dần và chuyển sang cơ cấu mới. Quá
trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự
tác đọng trực tiếp rất quan trọng của các chủ thể lãnh đạo và quản lý.Sự
nóng vội hay bảo thủ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều có hại đối
4
với sự phát triển của nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất thiết
phải là một quá trình nhưng không phỉa và không thể là một quá trình tự
phát với cac bước tuần tự, mà ở đó con người bằng nhận thức vượt trước và
am hiểuthực tế sâu sắc hoàn toàn có thể tạo ra những tiền đề, tác đọng cho
quá trình đó diễn ra nhanh hơn theo đúng hướng. Quan trọng là quá trình đó
bắt đầu từ đâu, dùng những biện pháp nào để bắt đầu, gây được tác động lan
truyền trong tổng thể nền kinh tế.
2.Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng; muốn nắm vững được
bản chất cơ cấu kinh tế và thực thi giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế. Mỗi một
loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận và các cách mà
chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Nền
kinh tế quốc dân dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấu
khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh
tế. Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của
nền kinh tế quốc dân bao gồm:
2.1. Cơ cấu ngành kinh tế:
Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ
giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh
phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi phân tích cơ cấu ngành của một
quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông lâm, ngư nghiệp.
Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, du lịch. . .
Chúng ta cần nghiên cứu loại cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính
tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung cao nguồn lực
có hạn của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất.
2.2.Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế:
Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội
và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu vùng -lãnh thổ lại được hình thành
chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu vùng - lãnh
thổ kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một hệ thống
nhất và đều là biểu hiện cuả sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu vùng lãnh
thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế.
Trong cơ cấu vùng -lãnh thổ kinh tế có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong
5
điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Loại cơ cấu này phản ánh những
mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nước trong hoạt động
kinh tế. Thông thường cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị
và nông thôn, khu vực kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế
đồng bằng và miền núi.
2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế:
Nếu như phân công lao động sản xuất đã là cơ sở hình thành cơ cấu ngành
và cơ cấu lãnh thổ - vùng, thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành
phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ cấu
ngành kinh tế và cơ cấu vùng - lãnh thổ. Sự tác động đó là biểu hiện sinh
động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. Loại cơ cấu
này phản ánh các mối quan hệ giữa con người trong quá trình sản xuất sản
xuất trong đó nổi bật lên hàng đầu là quan hệ sở hữu đối với các tư liệu sản
xuất. Mô hình chung về số lượng thành phần kinh tế trong nền kinh tế các
nước bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn
hợp. Tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế này thường không giống nhau. Điều
này tạo ra tính đặc thù trong chiến lước phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
cũng như trong mỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia.
Trên đây là ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế trong đó cơ cấu
ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả cơ cấu ngành và thành phần kinh
tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ
và trên phạm vi cả nước. Mặt khác việc phân bố không gian vùng một cách
hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần
kinh tế trên vùng, lãnh thổ kinh tế.
Ngoài ba cơ cấu cơ bản trên còn có các cơ cấu sau:
2.4.Cơ cấu xuất nhập khẩu:
Đó là loại cơ cấu phản ánh mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế. Ngày nay xu hướng
hội nhập để phát triển, không còn tồn tại nền kinh tế tự cung tự cấp trong
phạm vi một quốc gia mà mọi nền kinh tế đều có sự trao đổi lẫn nhau để
phát huy cao nhất lợi thế so sánh, cũng như khắc phục những điểm yếu trong
quá trình phát triển. Bởi vậy cơ cấu xuất nhập khẩu được xem như là tất yếu
khách quan của mọi nền kinh tế. Theo tiến trình chung có tính quy luật mà
mỗi nước phải trải qua trong quá trình chuyển đổi loại cơ cấu này là đi từ
nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, tiếp theo sản xuất thay thế nhập khẩu, cuối
cùng là phát triển nền kinh tế theo định lượng xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu
chiếm tỷ trọng cao.
2.5.Cơ cấu công nghệ sản xuất:
6
Phản ánh số lượng và tỷ lệ các loại cộng nghệ đang và sẽ sử dụng trong nền
kinh tế. Một nền kinh tế thường sử dụng những loại công nghệ khác nhau:
công nghệ kém hiện đại, công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ
sử dụng nhiều lao động, sử dụng ít lao động, công nghệ sạch, công nghệ gây
ô nhiễm. Vai trò, vị trí quan hệ tương hỗ và tỷ lệ giữa các loại công nghệ nói
trên trong quá trình phát triển nền kinh tế tạo thành cơ cấu công nghệ của
nền kinh tế đó.
2.6.Cơ cấu kết cấu hạ tầng:
Nền kinh tế quốc dân muốn phát triển phải có cơ cấu hạ tầng hợp lý, cơ cấu
kết cấu hạ tầng của nền kinh tế là số lượng, quan hệ tỷ lệ, vị trí, vai trò của
các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Thuộc các ngành cơ sở hạ
tầng kỹ thuật có ngành điện, giao thông, nước, thông tin liên lạc, các ngành
thuộc cơ sở hạ tầng xã hội gồm: giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, pháp lý.
Ngoài các loại cơ cấu kinh tế kể trên còn có nhiều loại cơ cấu khác nữa
nhưng trong phạm vi bài viết xin được chỉ nêu những cơ cấu cơ bản có sự
ảnh hưởng lớn đến cơ cấu ngành mà thôi.
3. Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển kinh
tế các nước. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì phải hợp lý,
tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại không một nền kinh tế nào chỉ
dựa vào nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho
phép khai thông tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong
ngoài nước.
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sao cho
thích nghi với quá trình phát triển là điểm mấu chốt, có tính chất quyết định.
Vấn đề đặt ra là chuyển dịch như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Nói đến quá
trình phát triển kinh tế người ta thường quan tâm đến hiệu quả sử dụng các
nguồn lực hiện có, sự gia tăng các nguồn lực sản xuất theo thời gian và cách
thức phân phối sản phẩm và thu nhập cho các nhân tố sản xuất. Còn khi nói
đến cơ cấu của một nền kinh tế, ta thường quan tâm đến các thành phần có ý
nghĩa cơ bản, tồn tại lâu dài, là cơ sở cho những biến đọng có tính chất
thường xuyên trong đời sống kinh tế.Cơ cấu xã hội và kinh tế là cơ sở cho
những nhân tố quyết định phúc lợi vật chất của nhân dân.
Việc hình thành cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hai quá trình tự phát và có
kế hoạch. Ngày nay để được thực hiện được mục tiêu tổng quát trong phát
triển kinh tế, chính phủ các nước chủ động xác định cơ cấu kinh tế trong
chiến lước phát triển của mình, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế luôn là trọng
tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế các nước.
7
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế
Xác định và thực hiện các phương hướng và biện pháp nhằm thực
hiện chuyển dịch cơ cấu ngành cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của
quản lý nhà nước về kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải nghiên cứu
và phân tích kỹ các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành cơ cấu kinh tế.
4.1Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm các nhân tố tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên( khoáng sản, hải sản,
lâm sản, nguồn nước .. .) và các điều kiện tự nhiên( khí hậu, thời tiết, bờ
biển ...) phong phú và thuận lợi tạo điều kiện phát triển các ngành công
nghiệp du lịch, ngư nghiệp và nông nghiệp...Chính Các Mác đã viết: “ Bất
cứ một nền sản xuất xã hội nào cũng là việc con người chiếm hữu lấy những
đối tượng tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định”. Tuy vậy,
việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Thông thường ở
mỗi giai đoạn phát triển, người ta tập trung khai thác tài nguyên có lợi thế,
trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn và ổn định... Như
vậy sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự
nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
là nhân tố phải tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu.
Nhóm các nhân tố kinh tế – xã hội:
Dân số và lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh
tế. Sự tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học công
nghệ mới... là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật
cao và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành hoạt động,
là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỳ thuật trong sản xuất.
Thứ hai, quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng
đến quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
Thứ ba, sự phát triển của các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp
cũng như tong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền
thống, phong tục của một địa phương. Sự phát triển và chuyển hoá các nghề
này gắn chặt với đội ngũ các nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này
hầu hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuông trên thi
trường quốc tế.
8
Vị trí địa lý cũng là một yếu tố phải được xem xét khi hình thành cũng như
định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Yếu tố này trở nên quan
trọng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế.
Sự phát triển của các loại thị trường: cần khẳng định ngay rằng thị
trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ thi trường là yếu tố hướng dẫn và
điều tiết các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi
doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ qua hệ cung cầu hàng
hoá trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh của
mình. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp để thích ứng với điều kiện của thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy
sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vậy sự hình thành và phát
triển đồng bộ các loại thị trường trong nước ( thị trường hàng hoá -dịch vụ,
thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ... ) có
tác động mạnh đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước tạo điều kiện phát
triển đồng bộ, điều tiết các loại thị trường và tạo môi trường, điều kiện cho
thị trường và các hoạt động sản xuất –kinh doanh thông qua các chính sách
vĩ mô. Hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nào là phụ
thuộc vào chiến lược và các định hướng phát triển của Nhà nước trong từng
thời kỳ có tính đến các yếu tố trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
-Tiến bộ khoa học - công nghệ không những chỉ tạo ra những khả
năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ
trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế (làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành công
nghiệp non trẻ công nghệ tiên tiến như: dầu khí, điện tử... do đó có triển
vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, tiến bộ khoa học – công nghệ
cho phép tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao , chi phí kinh doanh hạ, do
đó co sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập
khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Khoa hoạc và
công nghệ phụ thuộc 2 yếu tố:
Thứ nhất, chính sách khoa học- công nghệ của Đảng và Nhà nước.
9
Thứ hai, sự yếu kém của hệ thống kỹ thuật – công nghệ đang sử dụng
trong các ngành kinh tế quốcdân và khả năng hạn hẹp về vốn đầu tư cho đổi
mới kỹ thuật công nghệ.
-Nhóm các nhân tố bên ngoài như quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp
tác phân công lao động quốc tế. Do sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở
trong nước, đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở mức
độ và phạm vi khác nhau. Trong trao đổi quốc tế mỗi nước đều phát huy lợi
thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá vào các ngành, lĩnh vực có
chi phí tương đối thấp. Chính chuyên môn hoá đã thúc đẩy quá trình phân
công lao động xã hội phát triển và kết quả là làm biến đổi cơ cấu kinh tế.
Đối với một tỉnh, cơ cấu kinh tế chụ sự chi phối bởi cơ cấu kinh tế cả nước,
ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng như thị trường đầu ra,
thị trường đầu vào ...
Trong điều kiện quốc tế hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế hiện nay,
cơ cấu kinh tế của một nước còn chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế các
nước trong khu vực. Khái quát hoá tác động qua lại đó, các nhà kinh tế đã
nêu lên một số đặc trưng quan trọng về biến đổi cơ cấu kinh tế theo kiếu làn
sóng. Khi phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, dựa trên
những số liệu thống kê dài hạn Kamane Akamatsu đã sử dụng thuật ngữ “
đội ngỗng trời bay- flock fomation of flying wild geese pattern” để mô tả sự
nối tiếp tăng trưởng liên tục của các ngành trong cơ cấu kinh tế được xét cả
về mặt số lượng lẫn chu kỳ biến thiên trong quá trình xuất nhập khẩu. Năm
1963, kết hợp với sự phân tích của Akamatsu với chu kỳ sản phẩm của
Vesnon, Kojima đã đặt tên lại cho mô hình “Đàn ngỗng trời bay” là mô hình
“ chu kỳ đuổi kịp sản phẩm- catching up product cycle”. Mô hình này phản
ánh một thực tế sống động gọi là “hiệu ứng chảy tràn” về cơ cấu kinh tế từ
các quốc gia ở các nấc thang phát triển cao hơn sang quốc gia phát triển thấp
hơn. Sự quan sát thực tế cho thấy khi Nhật bản khởi động và đạt được thành
tích tăng trưởng rực rỡ vào thập niên 1950- 1960, bốn quốc gia hiện đã trở
thành NICs đã tiếp theo đó bắt nhịp vào quá trình tăng trưởng vào thập niên
1960- 1970; đến thập kỷ 1970 và 1980 là một số nước thuộc ASEAN và từ
thập niên 1980 đến nay “ hiệu ứng chảy tràn” đang lan sang Trung Quốc và
Việt Nam. Rõ ràng đây là một quá trình tăng trưởng liên tục và diễn ra theo
đúng kiểu “ làn sóng”.
4.2.Nhóm các nhân tố chủ quan
10
Nhân tố chủ quan như đường lối chính sách Nhà nước, cơ chế quản lý,
chiến lược phát triển kinh tế –xã hội trong từng thời kỳ ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Môi trường thể chế là yếu cơ sở cho quá trình xác định và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Môi trường thể chế thường gắn bó chặt chẽ với thể chế chính
trị và đường lối xây dựng kinh tế. Nói cách khác, quan điểm, đường lối
chính trị nào sẽ có môi trường thể chế đó, đến lượt nó, môi trường thể chế lại
ước định các hướng chuyển dịch cơ cấu ngàn kinh tế nó chung cũng như cơ
cấu nội bộ từng ngành, từng vùng và từng thành phần kinh tế. Môi trường
thể chế là biểu hiện cụ thể của những quan điểm, ý tưởng, hành vi của Nhà
nước can thiệp và định hướng phát triển tổng thể, cũng như sự phát triển các
bộ phạn cấu thành của nền kinh tế. Trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ( dù là chuyển dịch theo hướng nào) thì Nhà nước đóng vai trò quyết
định. Vai trò đó thể hiện tập trung ở:
Thứ nhất, Nhà nước xây dựng và quyết định chiến lược và kế hoạch
kinh tế – xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội tổng thể của
đất nước. Đó thực chất là các định hướng phát triển, định hướng phân bổ
nguồn lực đầu tư cũng theo ngành và theo vùng lãnh thổ.
Thứ hai, bằng hệ thống pháp luật, chính sách... Nhà nước khuyến
khích hay hạn chế, thậm chí gây áp lực để các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh theo định hướng Nhà nước đã xác định.
Như vậy sự đồng bộ và tính ổn định của môi trường thể chế có ý
nghĩa quantọng đối với quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành,
cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố
hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Đó là sự thay đổi về số lượng các
ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành
phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng
giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều. Sự thay đổi của cơ
cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi
trường phát triến gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây không phải đơn
thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về chất và lượng trong nội bộ
11
cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng cơ sở một cơ
cấu hiện có do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu
cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dụng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện
và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù
hợp hơn. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên
3 mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế, đó là cơ cấu ngành, cơ cấu thành hần
kinh tế, cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế. Nhằm hướng sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời
kỳ phát triển.
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố
hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Đó là sự thay đổi về số lượng các
ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành
phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng
giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều. Sự thay đổi của cơ
cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi
trường phát triến gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây không phải đơn
thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về chất và lượng trong nội bộ
cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng cơ sở một cơ
cấu hiện có do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu
cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dụng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện
và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù
hợp hơn. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên
3 mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế, đó là cơ cấu ngành, cơ cấu thành hần
kinh tế, cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế. Nhằm hướng sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời
kỳ phát triển.
2.Quy luật phổ biến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chịu tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, sự biến đổi của cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của
hai lực: thị trường và Nhà nước.
- Thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ tác động qua lại giữa
người tiêu dùng và doanh nghiệp để xác định sản lượng và giá cả, thông qua
giá cả thị trường thực hiện chức năng phân phối nguồn lực vào các ngành,
các lĩnh vực, bộ phận cảu nền kinh tế.
- Nhà nước với tư cách là chủ thể kinh tế, can thiệp vào nền kinh tế
thông qua pháp luật, kế hoạch, chính sách và các đòn bẩy kinh tế nhằm đạt
được mục tiêu đã xác định trước.
12
Cơ cấu kinh tế được hình thành từ hai động lực tác động đó tất yếu là
một cơ cấu có định hướng, hợp lý và hiệu quả. Cơ cấu kinh tế hợp lý không
chỉ biểu hiện về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ giữa các bô
phận cấu thành nền kinh tế.Tính hợp lý của một cơ cấu kinh tế chính là sự
hài hoà, ăn khớp giữa các bộ phận cấu thành, cho phép sử dụng hiệu quả
nhất các nguồn lực xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Quá trình hình thnàh
cơ cấu hợp lý chịu sự chi phối của các xu hướng có tính quy luật phổ biến
sau đây:
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, cùng với xu hướng
quốc tế hoá đời sống kinh tế, cơ cấu kinh tế các nước có thể và cần phải
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá đời sống kinh tế, cơ cấu kinh tế
các nước có thể và cần phải chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên
nhanh chóng, còn tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống mặc dù số lượng
tuyệt đối vẫn tănglên không ngừng.
Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế
biến tăng lên, cơ cấu sản xuất thay đổi theo hướng chuyển từ ngành sản xuất
các sản phẩm chứa hàm lượng lao động cao sang sản xuất sản phẩm chứa
hàm lượng cao về vón và khoa học công nghệ.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tỷ trọng của
khu vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong giá trị sản lượng tăng lên
và tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần tuý giảm xuống. Trong nội bộ nông
nghiệp tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi sẽ tăng lên và tỷ trọng giá trị sản
lượng ngành trồng trọt giảm xuống tương ứng.
Xét về cơ cấu thành phần, theo đà phát triển của thị trường bộ phận
kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, do xu hướng tự do hoá kinh tế
ngày càng mở rộng. Kinh tế Nhà nước có thể giảm xuống về tỷ trọng song sẽ
namứ giữ phần lớn cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp quan trọng có
tính chất quyết định, và có vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Theo khu vực lãnh thổ, sự phát triển kinh tế giữa các vùg sản xuất
đảm bảo tính chất hài hoà hơn, một mặt khác sẽ xuất hiện các trung tâm
công nghiệp, các vùng hình thành các khu công nghiệp tập trung như vậy là
tất yếu khách quan nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất các nguồn lực
của đất nước. Để lượng hoá mức độ chuyển hoá giữa hai thời điểm t1, t2
người ta thường dùng công thức sau:
Cos =Si(t ).
3. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
13
Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra yêu cầu cần phải
chuyển dịch cơ cấu ngành
Đảng ta đã xác định “ công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghiệp,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng xuất lao động xã
hội cao.” Đối với nước ta, đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội nhằm cảibiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã
hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ,
ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất của chế độ mới.
Nền kinh tế nước ta bước vào quá trình công nghiệp hoá với điểm xuất
phát thấp; nền công nghiệp lạc hậu không cân đối, công nghiệp thấp kém.
Do vậy, để sử dụng sức lao động một cách phổ biến với công nghệ hiện đại
nhằm khai thác tối đa nguồn lực của đất nước, không ngừng tăng năng xuất
lao động, làm nền cho kinh tế tăng trưởng nhanh, đòi hỏi phải chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát
triển hiện nay cho ta bài học kinh nghiệm về công nghiệp hoá, đó là phải
điều hỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế.
III. Một số lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.Một số mô hình lý thuyết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đã được các trường phái thuyết kinh tế đề cập từ nhiều góc
độ tiếp cận khác nhau. Vì vậy, trước hết cần điểm qua những quan điểm cơ
bản nhất của các trường phái kinh tế. Ba trường phái lớn là: kinh tế học
Macxit, kinh tế học thuộc trào lưu chính và kinh tế học phát triển.
1.1.Kinh tế học Macxit
Trong kinh tế học Macxit, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
được trình bầy tập trung trong hai học thuyết: học thuyết phân công lao động
xã hội và học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội.
Trong học thuyết về phân công lao động xã hội, kinh tế học Macxit
không những chỉ rõ những điều kiện tiền đề cần thiết mà còn vạch ra khuôn
khổ, thể chế quyết định sự thay đổi về chất của cuộc cách mạng công nghiệp
- cơ sở vật chất của phương thức sản xuất TBCN hiện đại. Những tiền đề ấy
là:
+Sự tách rời giữa thành thị và nông thôn.
+Số lượng dân cơ và mật độ dân số.
14
Năng xuất lao động trong nông nghiệp được nâng cao, đủ đểcung cấp
sản phẩm “tất yếu” cho cả những người lao động trong nông nghiệp lẫn
những người lao động thuộc những ngành sản xuất khác.
Điều kiện thể chế có ý nghĩa quyết định cuộc cách mạng công nghiệp
trong TBCN là sản xuất hàng hoá, là kinh tế thị trường.
Từ tiền đề trên có thể suy ra rằng, việc thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá nói chung và chuyển dịch cơ cấu nói riêng không thể có kết quả
nếu không tới độ chín muồi của những tiền đề này. Nó cũng hàm ý rằng
trong điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế, độ chín muồi của mỗi loại tiền đề
có thể không giống nhau và con đường để hoàn thiện hay thay thế những
tiền đề nói trên sẽ không giống nhau.
Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội đã phân tích mối quan hệ giữa các
ngành sản xuất trong quá trình vận động và phát triển. Sau những phân tích
công phu, đặc biệt là tính tới ảnh hưởng của khoa học – kỹ thuật dưới thuật
ngữ “ cấu tạo hữu cơ”, có thể tóm tắt tinh thần cơ bản về mối quan hệ giữa
các ngành trong học thuyết tái sản xuất xã hội tư bản như sau: “ sản xuất tư
liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất; sau đó đến sản xuất
tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng và chậm nhất là sự phát triển của
tư liệu tiêu dùng.”
1.2.Kinh tế học thuộc trào lưu chính
“ Kinh tế học thuộc trào lưu chính” là một trong những trường phái
kinh tế lớn nhất hiện nay. Nó có cội nguồn từ kinh tế học cổ điển. Vì đối
tượng của kinh tế học thuọc trào lưu chính là kinh tế thị trường phát triển
nên về phương diện nào đó có thẻe thấy rằng vấn đề chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá không phải là mục tiêu phân
tích chính của nó. Song, không phải vì vậy mà vấn đề này không được đề
cập đến dưới hình thức này hay hình thức khác. khi nhằm mục tiêu duy trì
hiệu quả của nền kinh tế, kinh tế học thuộc trào lưu chính một mặt đi sâu
phân tích các điều kiện đảm bảo cho sự hoạt động hữu hiệu của thị trường
với tư cách alf động lực phát triển kinh tế, mặt khác đề cao vai trò của Nhà
nước qua một loạt các chính sách kinh tế vĩ mô với chức năng đảm bảo cho
thị trường hoạt động tốt và duy trì sự ổn định vĩ mô. ở địa hạt này, những
phân tích về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những nền kinh tế phát
triển đang diễn ra dưới tác động của khoa học- kỹ thuật và xu hướng quốc tế
hoá đời sống kinh tế thế giới cùng những biện pháp can thiệp của Nhà nước,
đặc biệt là những chương trình tái tạo cơ cấu nền kinh tế quốc gia, trong đó
có chính sách cơ cấu nên được xem là những tài liệu khảo cứu có giá trị.
15
Thật vậy, trong điều kiện bình thường, các công ty căn cứ vào các chỉ
báo của thị trường như giá cả, chi phí cơ hội, chỉ số ICOR .... để quyết định
xem nên đầu tư vào những lĩnh vực nào có hiệu quả nhất. Song cơ chế thị
trường tự nó không đảm bảo được sự phát triển với hiệu quả kinh tế- xã hội
mong muốn. Vì thế, sự can thiệp của Nhà nước thông qua các chính sách
kinh tế vĩ mô trở thành một trong những nội dung quan trọng trong phân tích
lý thuyết của trường phái này.
Như vậy, những phân tích về mặt lý thuyết của trường phái kinh tế
này đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng.
Cũng vì lẽ đó mà hầu như công cụ phân tích động thái tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu của trường phái lý thuyết này đang được sử dụng trong
các lý thuyết phát triển ( đối tượng là các nền kinh tế phát triển ).
1.3.Các lý thuyết phát triển
Với tư cách là lý thuyết chủ yếu nghiên cứu các con đường hay các mô hình
phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang nỗ lự tiến hành
công nghiệp hoá, các lý thuyết phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp đều bàn tớ
một nội dung cơ bản nhất của công nghiệp hoá là chuyển dịch cơ cấu ngành.
Song, do bản thân thế giới châm phát triển bao gồm nhiều quốc gia với
những đặc điểm đặc thù khác nhau, do xuất phát từ các quan điểm và các
góc độ nghiên cứu khác nhau nên cách giải quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu
ngành của các lý thuyết phát triển cũng rất khác nhau. Có thể tháy điều này
qua một số lý thuyết phát triển chủ yếu sau:
1.3.1. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế
Tư tưởng cơ bản của người chủ xướng lý thuyết này- Walt Rostow- cho
rằng, quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng đều trải qua 5
giai đoạn tuần tự như sau:
Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống: với đặc trưng là nông nghiệp giữ
vai trò thồng trị trong đời sống kinh tế, năng xuất lao động thấp và kém linh
hoạt.
Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: với những thay đổi quan
trọng là trông xã hội đã xuát hiện tầng lớp chủ xí nghiệp có khả năng đổi
mới kết cấu hạ tầng sản xuất, nhất là giao thông đã phát triển. Bắt đầu hình
thành những khu vực đầu tàu ( leading sectors) có tác động lôi kéo nền kinh
tế phát triển .
Giai đoạ 3: Giai đoạn cất cánh ( take off): với những dấu hiệu quan
trọng như tỷ lệ đầu tư so với thu nhập quốc dân đạt mức 10%, xuất hiện
ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, có những chuyển
16
biến mạnh mẽ trong thể chế xã hội, thuận lợi cho sự phát triển của khu vực
sản xuất hiện đại và kinh tế đối ngoại.
Giai đoạn 4: Giai đoạn chuyển tới sự chín muồi kinh tế : là giai đoạn
mà tỷ lệ đầu tư trong thu nhập quốc dân đạt mức cao ( 10- 20%) và xuất hiện
nhiều cực tăng trưởng mới.
Giai đoạn 5: Kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt: là giai đoạn kinh tế phát
triển cao, sản xuất đa dạng thỉtường linh hoạtvà có hiện tượng suy giảm nhịp
độ tăng trưởng.
Theo lý thuyết phân kỳ phát triển này, hầu hết các nước đang phát
triển tiến hành công nghiệp hoá hiện nay ở khoảng giai đoạn 2 và 3, tuỳ theo
mức độ của từng nước. Ngoài những dấu hiệu kinh tế – xã hội khác, về mặt
cơ cấu phải bắt đầu hình thành một số ngành công nghiệp chế biến có khả
năng kéo toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, cùng với sự chuyển
tiếp từ giai đoạn 2 sang 3 là sự thay đổi của lĩnh vực đóng vai trò đầu tàu.
Nghĩa là trong chính sách cơ cấu cần xét đến trật tự ưu tiên phát triển những
lĩnh vực có thể đảm trách vai trò đó qua mỗi giai đoạn phát triển cụ thể.
Do tiếp cận vấn đề góc độ lịch sử của nhiều nước, lý thuyết phân kỳ
phát triển kinh tế không mô tả sâu những khía cạnh đặc thù của từng nước
hay từng nhóm nước, song những nhận xét khái quát chung ấy có thể xem
như những gợi ý rất có ý nghĩa đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong quá
trình công nghiệp hoá của những nước đang phát triển hiện nay.
1.3.2Lý thuyết nhị nguyên
Lý thuyết nhị nguyên do A. Lewis ( giải thưởng Nobel kinh tế học năm
1979 ) khởi xướng, tiếp cận vấn đề từ đời sống kinh tế của các nước đang
phát triển, ông đã có những kiến giải khá cụ thể về chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện nay. Lý thuyết nhị nguyên
cho rằng ở các nền kinh tế này có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu
vực kinh tế truyền thống, chủ yếu sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế
công nghiệp hiện đại- du nhập từ bên ngoài. Khu vực truyền thống có đặc
điểm là trì trệ, năng xuất lao động thấp và dư thừa lao động. Vì thế có thể
chuyển một phần lao động từ khu vực này sang công nghiệp hiện đại mà
không làm ảnh hưởng tơí sản lượng nông nghiệp. Do có năng xuất cao nên
khu vực công nghiệp hiện đại có thể tự tích luỹ để mở rộng sản xuất một
cách độc lập mà không phụ thuộc vào điều kiện chung của toàn bộ nền kinh
tế.
Kết luận đương nhiên rút ra từ những nhận định này là thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của những nước chậm phát triển, cần phải bằng mọi cách mở
rộng khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại càng nhanh càng tốt mà không
17
cần quan tâm tới khu vực truyền thống. Sự gia tăng của khu vực công nghiệp
hiện đại tự nó sẽ rút dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang và biến nền
sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên thành một nền kinh tế công nghiệp
phát triển.
Phải nói rằng, những kết luận của lý thuyết nhị nguyên đã gây được ấn
tượng mạnh mẽ đối với các quốc gia chậm phát triển đang muốn đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá. Trên thực tế các chính sách công nghiệp hoá và
cơ cấu kinh tế ở các quốc gia chậm phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ
II đến thời gian gần đây đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của lý thuyết này.
Lý thuyết kinh tế nhịn nguyên còn được nhiều nhà kinh tế ( J.Fei, G.
Ranis, Harris, Tadora,..) tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Luận điểm xuất
phát của họ là khả năng phát triển và thu nạp lao động của khu vực công
nghiệp hiện đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn kỹ thuật, trong đó
có những loịa kỹ thuật có hệ số sử dụng lao động cao, nên về nguyên tắc, có
thể thu hút lao đông dư thừa từ khu vực nông nghiệp truyền thống. Nhưng
việc di chuyển lao động được giả định là chênh lệch về mức thu nhập của
lao động của hai khu vực kinh tế trên quyết định. Có nghĩa là, khu vực công
nghiệp hiện đại chỉ có thể thu hút được lao động từ khu vực nông nghiệp
trong treường hợp đang có nạn nhân mãn, khi có mức lương cao hơn mức
thu nhập khi họ còn ở nông thôn. nhưng khả năng duy trì chênh lệch này sẽ
cạn dần cho tới khi nguồn lao động dư thừa từ nông nghiệp không còn nữa.
Đến khi đó, việc tiếp tục di chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp
sẽ làm cho sản lượng nông nghiệp giảm đi,khiến cho giá cả hàng hoá nông
phẩm tiêu dùng tăng lên kéo theo mức lương tương ứng trong khu vực sản
xuất công nghiệp. Chính sự tăng lương của khu vực sẽ đặt ra giới hạn về
mức cầu tăng thêm về lao động của bản thân nó. Như vậy, mặc dù về kỹ
thuật- công nghệ khu vực công nghiệp hiện đại có thể có khả năng thu dụng
không hạn chế lao động, nhưng về mặt thu nhập và độ co giãn cung cầu
nhân lực của hai khu vực thì sức thu nạp lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp là có hạn.
Một hướng phát triển dựa trên lý thuyết nhị nguyên là phân tích khả
năng di chuyển lao động từ nông thôn ra khu vực công nghiệp – thành thị.
Quá trình dịch chuyển lao động chỉ trôi trảy khi “ tổng cung” về lao động từ
nông nghiệp phù hợp với “ tổng cầu” ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển
này không chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch về thu nhập mà còn phụ thuộc
vào xác suất tìm được việc làm đối với nhưngx người lao động nông nghiệp.
Khi đưa thêm yếu tố “ xác suất tìm được việc làm” vào phân tích, người ta
18
thấy xuất hiện các yếu tố làm yếu đi khả năng di chuyển lao động giữa hai
khu vực như sau:
Sự năng động của bản thân khu vực công nghiệp: vè mặt này so với
công nghiệp ở các nước phát triển khu vực gọi là “ công nghiệp hiện đại” ở
các nước chậm phát triển yếu kếm hơn rất nhiều. Vì vậy, để có thể tăng
cường khả năng cạnh tranh với nền công nghiệp nước ngoài khác, vừa làm
đầu tầu lôi kéo sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thì khu vực công
nghiệp phải hướng tới những kỹ thuật cao. Nhưng những ngành này cần tăng
hàm lượng vốn đầu tư hơn là cần tăng hàm lượng lao động. Vì thế khu vực “
công nghiệp hiện đại” ở các nước chậm phát triển cũng có nghuy cơ gặp
phải vấn đề dư thừa lao động chứ không riêng gì khu vực nông nghiệp.
Khả năng đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của người lao động khi
chuyển sang lĩnh vực công nghiệp. Về mặt này, một thực tế là người lao
động nông thôn có trình độ học vấn thấp hơn nhiều so với lao động thành thị
và thậm trí chưa quen với môi trường lao động công nghiệp. Việc đào tạo lại
lao động công nghiệp kỹ thuật cao chẳng những đòi hỏi nhiều thời gian mà
còn có vốn đầu tư lớn, đến mức người ta xem như một trong những lĩnh vực
đầu tư quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Với những phân tích trên, người
ta thấy rằng sá suất tìm được việc làm mới ở khu vực công nghiệp đối với
người nông dân rời bỏ ruộng đồng là có giới hạn.
Tóm lại khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai lĩnh vực
sản xuất vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế chậm phát triển trong thời
kỳ công nghiệp hoá, các ký thuyết nhị nguyên đi từ chỗ cho rằng chỉ cần tập
chung vào phát triển sản xuất công nghiệp mà không cần chú ý đến nông
nghiệp đến chỗ chỉ ra những giới hạn của chúng và vì thế, cần quan tâm
thích đáng tới nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế này.
1.3.3 Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành
Những người ủng hộ quan điểm này như R. Nurkse, P. Rosenstein-,
Rodan...cho rằng để nhanh chóng công nghiệp hoá, cần thúc đẩy sự phát
triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân. Họ chủ yếu dựa vào
những luận cứ sau:
Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành kinh tế liên quan mật thiết với
nhau trong chu trình “ đầu ra” của ngành này là “đầu vào” của ngành kia. Vì
thế, sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu
trong sản xuất.
Sự phát triển cân đối giữa các ngành như vậy còn giúp tránh đước ảnh
hưởng tiêu cực của những biến động của thị trường thế giới và hạn chế mức
19
độ phụ thuộc vào các nền kinh tế khác, tiết kiệm nguồn ngoại tệ vốn rất khan
hiếm và thiếu hụt.
Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối hoàn chỉnh như vậy chính là nền
tảng vững chắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước thuộc thê giới thứ
ba chống lại chủ nghĩa thực dân.
Lý do sau cùng tỏ ra rất hấp dẫn đối với nhiều quốc gia chậm phát triển
mới giành được độc lập về chính trị trong những năm sau đại chiến thế giới
lần thứ hai. Vì thế, mô hình phát triển theo cơ cấu cân đối khép kín- mô hình
công nghiệp hoá “hướng nội” hay “thay thế nhập khẩu”- đã trở thành trào
lưu thời kỳ đó.
Tuy nhiên, thực tế đã dần cho thấy những yếu điểm rất lớn của mô hình
lý thuyết này. ở đây có hai vấn đề cần đặc biệt xem xét lại là:
Thứ nhất, việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối, hoàn chỉnh đã đưa nền
kinh tế khép kín với thế giới bên ngoài. Điều này chẳng những ngược với xu
hướng chung của tất thẩy mọi nền kinh tế trong điều kiện hiện đại là khu vực
hoá và toàn cầu hoá, mà trong lúc ngăn ngừa các tác động tiêu cực của thị
trường thế giới, đã loại bỏ cả những ảnh hưởng tích cực do bên ngoài mang
lại.
Thứ hai, các nền kinh tế chậm phát triển không đủ khả năng về nhân tài, vật
lực để có thể thực hiện những mục tiêu cơ cấu đặt ra ban đầu.
Cả hai yếu tố này đều góp phần làm cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành
theo hướng công nghiệp hoá gặp khó khăn, bởi lẽ cách tiếp cận vấn đề trên
đã làm phân tán các nguồn lực phát triển rất có hại cho quốc gia, khiến cho
ngay cả việc sửa chữa lại di sản cơ cấu kinh tế què quặt của thời kỳ thuộc địa
cũ cũng bị trở ngại. Chính vì thế, sau một thời kỳ tăng trưởng các nền kinh
tế theo đuổi mô hình cơ cấu cân đối này đã nhanh chóng rơi nvào tình trạng
thiểu năng (maldevelopment).
1.3.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay cực
tăng trưởng
Ngược lại với quan điểm phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu cân
đối nêu trên, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối ( A.
Hirschman, F. Perrons, G. Destanne de Bernis...) cho rằng không thể và
không nhất thiết phải bảo đảm tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ
cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia, vơi những luận cứ chủ yếu sau:
Việc phát triển cơ cấu không cân đối gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích
đầu tư . trong mối trương quan giữa các ngành, nếu cung bầng cầu thì sẽ triệt
tiêu động lực khuyến khích đầu tư ,nâng cao năng lực sản xuất .do đó nếu có
những dự án đầu tư lớn hơn vào một số lĩnh vực thì áp lực đầu tư sẽ xuất
20
hiện bởi câu lớn hơn cung lúc đầu và sau đó thì cung lớn hơn cầu ở một số
lĩng vực .Chính những dự án đó có tác dụng lôi kéo đầu tư rtheo kiểu lí
thuyết số nhân .
Trong mổi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá ,vai trò “cực
tăng trưởng “ của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau .Vì thế
,cần tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong thời
điểm nhất định.
Lúc đầu,lý thuyết này tỏ ra không hấp dẫn lắm vì dường như nó bỏ qua
những nỗ lực xây dựng một nền kinh tế độc lập có cơ cấu ngành cân đối để
chống lại chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, đằng sau cách đặt vấn đề xây dựng
một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên ngoài là chấp nhận sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế- mà thường thì các nền kinh tế chậm phát triển
gặp phải nhiều bất lợi. Song, do những hạn chế ngày càng trở nên rõ ràng
của ý tưởng thực hiện mô hình công nghiệp hoá hướng nội có cơ cấu ngành
hoàn chỉnh và những thành công “thần kỳ “ của những nước tiên phong,
điển hình là nhóm NICs Đông á, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân
đối hay các cực tăng trưởng ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Trên thực
tê, mô hình công nghiệp mở cửa, hướng ngoại đã trở thành một xu hướng
chính yếu ở các nước chậm phát triển từ thập niên 1980 trở lại đậy.
1.3.5.Lý thuyết phát triển theo mô hình Đàn nhạn bay
Từ sự phân tích thực tế lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia và dựa
trênlý thuyết lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế, người khởi xướng
lý thuyết này, giáo sư Kaname Akamatsu đã đưa ra những kiến giải về quá
trình “ đuổi kịp” các nước tiên tiến nhất của các nước kếm phát triển hơn.
trong số những ý tưởng về sự “đuổi kịp” này, vấn đề cơ cấu ngành có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Xét trên góc độ toàn bộ ngành công nghiệp, từng
phân ngành hay thậm trí từng ngàh riêng biệt, quá trình đuổi kịp về mặt kinh
tế và kỹ thuật của chúng được chia thành 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ
các nước phát triển hơn và xuất khẩu một số sản phẩm thủ công nghiệp đặc
biệt. Giai đoạn này xảy ra sự phân liệt hay phân công lao động quốc tế ngay
trong lòng các nước kếm phát triển –chuyên sản xuất một số loại sản phẩm
thủ công đặc biệt để bán và nhập khẩu hàng tiêu dùng công nghiệp khác từ
các nước công nghiệp phát triển.
Giai đoạn 2: các nước chậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước
công nghiệp phát triển để tự chế tạo lấy hàng hoá công nghiệp tiêu dùng
trước đây vẫn phải nhập. Đây là giai đoạn các nước kém phát triển bắt đầu
tích luỹ tư bản ( vốn) và phỏng theo ( bắt chước ) công nghệ chế tạo từ các
21
nước công nghiệp phát triển. Ngoài việc nâng cao và mở rộng một số ngành
công nghiệp sản xuất và xuất khẩu, nhìn toàn cục, giai đoạn 2 mang dáng
dấp của mô hình công nghiệp hoá “ thay thế nhập khẩu” đối với nhiều ngành
sản xuất hàng tiêu dùng. Vì thế nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng thay thế nhập khẩu phát triển mạnh trong giai đoạn này. Song, những
điều chỉnh cơ cấu vĩ mô lại được dành ưu tiên cho các ngành công nghiệp
trợ giúp ( kết cấu hạ tầng kinh tế) cho những ngành sản xuất hàng tiêu dùng
phát triển như: điện nước và giao thông vận tải.
Giai đoạn 3: là giai đoạn mà những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập ở
giai đoạn 2 đã có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu. Những sản phẩm đầu tư
trước đây phải nhập giờ đay có thể dần dần thay thế bằng nguồn khai thác
sản xuất trong nước. Như vậy, khoảng cách kỹ thuật giữa các nước đi sau
với các nước công nghiệp phát triển ( trước hết là trong lĩnh vực sản xuất
hàng tiêu dùng) không còn cách xa bao nhiêu. Vì vậy, mà số lượng và quy
mô mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng. Cơ cấu công nghiệp đã trở nên
đa dạng hơn do chỗ có nhiều khả năng hơn về kỹ thuật để lựa chọn và sử
dụng các lợi thế so sánh so với trước đây.
Giai đoạn 4: là giai đoạn việc xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt
đầu giảm xuống, nhường chỗ cho việc xuất khẩu các loại hàng hoá đầu tư
vốn đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn 3. Về mặt kỹ thuật, nền công nghiệp đã
đạt mức ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển và chuyển giao một
sốngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng sang các nước kém phát triển
hơn.
Mô hình “ đàn nhạn bay vẫn tiếp tục diễn ra theo phương thức này, mặc dù
có sự thay đổi vị trí đối với một số quốc gia nhất định.
Như vậy, với việc phân chia quá trình công nghiệp hoá của các nước “ đi
sau” thành 4 giai đoạn trong mối liên quan với các nền kinh tế khác theo mô
hình “đàn nhạn bay”, quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành của lý thuyếtphát
triển này có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết phát triển cơ cấu ngành “
không cân đối” hay “ cực tăng trưởng” ở đây cũng thay đổi theo từng giai
đoạn và nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thay đổi này là lợi thế so sánh
trong quan hệ ngoại thương.
Trên phương diện lý luận, qua các trường phái ly thuyết kinh tế chủ yếu trên
đây cho thấy nó được đề cập từ nhiều góc độ và nhieèu cách tiếp cận khác
nhau. Kinh tế học Mac xit quan tâm trước hết đến quy luật hình thành và xu
hướng vận động chung của các ngành sản xuất vật chất thông qua cách phân
tích dựa trên phương pháp trừu tượng hoá. Kinh tế học thuộc trào lưu chính
đề cập đến các hình thái vận động của các ngành kinh tế trên nền tảng của
22
kinh tế thị trường hiện đại trong mối quan hệ tương tác giữa các lực lượng
thị trường và Nhà nước. Kinh tế học của sự phát triển chủ yếu hướng vào
tình hình cụ thể của các nước chậm phát triển, đang tiến hành công nghiệp
hoá để khảo cứu và coi vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành là một trong những
nội dung cơ bản của sự phát triển.
Do đứng từ những góc độ khác nhau và từ nhiều cách tiếp cân khác nhau mà
giữa các trường phái lý thuyết này đã có nhiều kiểu quan hệ khác nhau đối
với vấn đề cơ cấu ngành kinh tế. Đó là cách thức phân chia các ngành của
nền kinh tế quốc dân, là tiêu trí đánh giá vai trò của mỗi ngành trong quá
trình vận động của toàn bộ nền kinh tế nói chung, là các khía cạnh được
nhấn mạnh không giống nhau trong các kết luận rút ra. Bởi vậy mà mỗi lý
thuyết kể trên mặc nhiên được thừa nhận là có những mảnh đất hoạt động
riêng rẽ và tồn tại song hành. Song, sự phát triển của thực tế và nhận thức
cho thấy rằng sự phê phán lẫn nhau theo kiểu cái này thì đúng còn cái kia thì
sai đã tỏ ra quá đơn giản và thiếu thiên kiến. Thực ra, mỗi lý thuyết đều bao
hàm trong nó những mặt mạnh và mặt yếu nhất định. Vấn đề là ở chỗ, khi
xem xét chúng, phải đứng trong logic của mỗi loại lý thuyết mà không được
bỏ qua đối tượng cũng như phương pháp mổ xẻ vấn đề.
2.Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đều biết rằng chuyển đổi cơ cấu là một đặc trưng vốn có của quá
trình phát triển kinh tế dài hạn. Một nền kinh tế có cơ cấu linh hoạt sẽ đạt
được một sự phát triển nhanh chóng đó là một nền kinh tế mà trong đó mục
tiêu và công cụ được điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với sự
thay đổi của giới hạn và cơ hội kinh doanh. Nghĩa là bao gồm sự linh hoạt
về cơ cấu thể chế của hệ thống kinh tế-xã hội, sự linh hoạt của Chính phủ
trong việc điều chỉnh chính sách khi điều kiện thay đổi.
Điều kiện để có một nền kinh tế linh hoạt là: sự tồn tại của một hệ thống
thông tin và khuyến khích có hiệu quả; có khả năng tiếp nhận sự thay đổi
hoặc phản ứng đối với các tín hiệu kinh tế của mọi người và vai trò quan
trọng của Chính phủ trong việc sắp xếp xử lý thông tin; có khả năng thích
nghi, mở cửa và phát triển.
2.1.Chuyển dịch cơ cấu theo hướng kết hợp khai thác nguồn nội lực với
mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Mô hình chung nhất cảu hầu hết các nước trên thế giới là một nền kinh
tế năng động: công nghiệp hoá cùng với sự phát triển cân đối giữa các
ngành; phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ tài chính
nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao: vai trò quan trọng của Chính phủ
23
trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh, có khả năng đối phó với những
biến động của trong nước cũng như ở nước ngoài
Công ngiệp hoá cùng với sự phát triển cân đối các ngành
Đây là loại yếu tố có lợi đặc biệt so với phương án chuyên môn hoá
trong sảh xuất nông nghiệp .Mô hình này cũng không ủng hộ chiến lược
phát triển một ngành duy nhất .Nó khẳng định đầu tư là yếu tố quan trọng
quyết định phát triển Nó cũng có khăng ứng phó linh hoạt với những biến
động bất thường và dễ hoà nhập với quốc tế .Thực vậy, chẳng hạn một nước
tìm cách phát triển mà lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo , nước đó phải
thực hiện chính sác sản xuất sao cho xuất khẩu nông sản phải có một thu
nhập đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng về sản phẩm chế
biến thông qua nhập khẩu .Trong một điều kiện là hệ số co giãn của nhu cầu
trên thế giới về hàng nông sản là rất thấp ,vì vậy con đường phát triển sẽ gặp
nhiều khó khăn .Mặt khác ngành công nghiệp còn là ngành có ưu thế hơn
trong việc tạo ra tiến bộ kỹ thuật ,tận dụng những đặc trưng của nền sản
xuất hiện đại ,khuyến khích tăng trưởng trong các khu vực khác của nền
kinh tế thông qua việc mua sắm cá yếu tố đầu vào ,sản xuất đàu ra là các
thành phẩm và tư liệu sản xuất
Tuy nhiên sư phát triển lành mạnh của ngành nông nghiệp và khai
khoáng có ý nghĩa sống còn đối với thành công của tiến trình công nghiệp
hoá .Chúng không những cung cấp phần lớn nguyên liệu cho nhành công
nghiệp chế biến ,mà còn là nguồn vốn và lao động cho công nghiệp và là
nguòn tạo ra nhu cầu trong nước về sản phẩm tiêu dùng của công nghiệp
.Ngoài ra sự thành công của hai ngành naỳ còn có nghĩa sống còn trong giai
đoạn đầu củacong nghiệp hoá.
Phát triển hệ thống tài chính ,tăng cường các mối quan hệ nhằm
khuyến khích đạt tỉ lệ đầu tư cao. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh cụ
thể sau:
Giảm được rủi ro và tạo ra được phần thưởng tài chính, do đó có xu
hướng thu hút ngày càng tăng mức tổng tiết kiệm, tạo điều kiện tăng vốn đầu
tư cho sản xuất, ngăn cản được tình trạng thất thoát vốn đầu tư ra ngoài.
Thúc đẩy việc hình thành tư bản bằng cách tăng cung về các nguồn
lực có thể đầu tư được, thúc đẩy năng suất hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện cho
đa dạng hoá đầu tư thông qua việc đa dạng hoá các công cụ tài chính; đáp
ứng nhu cầu của người tiết kiệm và các nhà đầu tư về mức độ rủi ro và lợi
nhuận.
Gây áp lực để buộc các nhà đầu tư phải sử dụng các nguồn lực nhằm
thu được lợi nhuận tối đa đểm trả nợ và giữ được chữ tín để tiếp tục vay.
24
Cung cấp một hệ thống thanh toán có hiệu quả và an toàn hơn, giảm
rủi ro và các chi phí của các giao dịch tài chính.
Như vậy khu vực tài chính hoạt động tốt sẽ thúc đấy gia tăng đầu tư với
tỷ xuất lợi nhâun khả quan nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Điều quan
trọng là nó có thể khuyến khích tính linh hoạt kinh tế bằng cách:
Tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ tạo một môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định và cân đối. Cụ thể là bằng cách tăng tỷ lệ giao dịch thông qua
ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác để làm tăng khả năng
phản ứng của nền kinh tế đối với các biến số tiền tệ.
Tăng khả năng điều chỉnh nhu cầu về tiền tệ thông qua chính sách lãi
xuất và các chính sách khác, cải thiện cơ sở thể chế, kiểm soát cung ứng tiền
tệ thông qua các giao dịch trên thị trường mở.
Vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước:
Chúng ta đều biết rằng một Nhà nước hoạt động có hiệu quả sẽ tạo ra
những thàn phần có tính chất sống còn cho sự phát triển. Một lựa chọn tốt
nhất là thị trường phải được phát triển trong sự vận hành của Nhà nước với
một nền móng của sự hợp pháp và một môi trường chính sách lành mạnh và
ổn định cộng thêm một số dịch vụ xã hội cơ bản. Chính phủ là cơ quan hành
chính sự nghiệp cao nhất của hệ thống hành chính Nhà nước sẽ phải tìm
được sự tương xứng đúng đắn giữ vai trò và năng lực của những chính sách
tới kết quả của sự phát triển. Đó là việc điều tiết, tự do hoá và những chính
sách công nghiệp được lập ra để khuyến khích thị trường và xã hội: tạo cơ
hội và điều kiện phát triển cho khu vực tư nhân, tận dụng sáng kiến tư nhân
và các thị trường cạnh tranh: cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cộng
thuần tuý mà các thị trường không cung cấp đủ: hoạch định những chính
sách hợp lý nhằm củng cố và tăng cường niềm tin trong dân chúng... Dưới
đây là một số công việc mà Nhà nước cần làm trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu nền kinh tế.
Đảm bảo những nguyên tắc cơ bản về kinh tế- xã hội để có một sự
phát triển bền vững Nhà nước cần chú trọng phát triển các vấn đề là:
. Xây dựng một nền móng cho hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
. Duy trì một môi trường chính sách ôn hoà và ổn định.
. Đầu tư vào dân chúng và cơ sở hạ tầng.
. Thực thi các chính sách hỗ trợ xã hội
Xây dựng một thể chế cho một khu vực Nhà nước có năng lực
Kiềm chế hành động độc đoán chuyên quyền của Nhà nước và nạn
tham nhũng.
Đưa Nhà nước tới gần dân hơn.
25
Tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động tập thể quốc tế.
Chiến lược của chính sách điều chỉnh:
. Sự lựa chọn chính sách giữa đóng cửa và mở cửa nền kinh tế là một
quyết định có nhiều tác đọng quan trọng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với chính quá trình chuyển đổi cơ cấu tới
việc phân bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được và không trao đổi
được, giữa các mặt hàng trao đổi được xuất khẩu và nhập khẩu, tới cường độ
sử dụng nguồn lực...
. Môi trường và chính sách. Việc lựa chon và quyết định chính sách
chiến lược và tạm thời theo từng giai đoạn của Nhà nước có một tầm quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Nó cho phép các nguồn lực
và hình thức sản xuất được hình thành trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế về
hiệu quả cạnh tranh, vì điều này cũng gần như là quyết định cho phép các
nguồn lực được phân bổ thông qua các tín hiệu thị trường. Ngoài ra, môi
trường, chính sách cũng quan trọng đối với những mặt khác như khả năng
duy trì sự ổn định hợp lý về kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tránh tình trạng
lạm phát nhanh, thất nghiệp với quy mô lớn do giảm phát và thâm hụt lớn về
cán cân thanh toán...Nó cũng tạo ra sự bền vững và khả năng dự báo tác
dụng của những khuyến khích góp phần thúc đẩy đầu tư dài hạn và phản ửng
của giá cả, những yếu tố rất quan trọng có khả năng thích ứng với nền kinh
tế.
2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng ngoại
Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu
đưa nên kinh tế phát triển theo hướng mở cửa nhiều hơn có thể thúc đẩy
thương mại và các luồng tư bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc
sản xuất ở thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài, tạo ra khả năng
sinh lãi cao trong việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Có hai loại hình của chiến lược kinh tế mở cửa đó là:
Tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực theo hướng có
lợi cho xuất khẩu ( chẳn hạn thông qua trợ cấp xuất khẩu).
Tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường
trong nước và thị trường ngoài nước. Tức là chuyển các khuyến khích có lợi
cho sự mở cửa.
Đặc điểm của chính sách hướng ngoại ban đầu ở nhiều nước đang phát
triển là hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và thực
hiện chính sách thuế nhập khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho Chính phủ
nâng cao cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hình này được thực hiện
với các chính sách thương mại thiên về ủng hộ sự thay thế nhập khẩu tạo
26
một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần tới sự
bảo hộ mạnh mẽ. Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đàu của việc thay
thế nhập khẩu, các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách
hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy. Cách tốt nhất là cung cấp các
đầu vào cho nhà xuất khẩu trong khi cơ sở hạ tậng chưa đáp ứng đày đủ. Tài
quản lý của Chính phủ ở đay là sự lựa chọn sáng suốt, sự thay thế nhập khẩu
có hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng một chính sách thương mại
quốc tế cho phù hợp với nền kinh tế đang phát triển, nhằm phục vụ tốt nhất
các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại rất có ý nghĩa đối với
thuế quan và các hình thức khác của chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách
tỷ giá hối đoái và quản lý kinh tế vĩ mô trong nước. Vấn đề mở cửa có liên
quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân
thanh toán. việc quyết định hướng ngoại cho dù ở mức độ nào thì nó cũng có
nhiều tác đọng quan trọng đến các mặt của đời sống kinh tế. Nó sẽ ảnh
hưởng tới việc phan bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được xuất và
nhập khẩu: đối vơi cường độ sử dụng nguồn lực và tới sự phân phối thu
nhập thông qua nhngx tác động đối với thị trường nhân tố sản xuất và thị
trường sản phẩm, tới cơ cấu và tốc độ công nghiệp hoá, tới việc phân bố đất
đai và các nguồn lực khác, giữa cây lương thực và cây phục vụ xuất khẩu...
Ưu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năng
suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi nền kinh tế, tác động tốt đến
quá trình phát triển dài hạn, có tác động tốt đối với sự tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên chiến lược kinh tế mở cửa sẽ mang lại cho Chính phủ nước
đó ít có khả năng hoạt động theo ý mình hơn: có tác đọng xấu với công nghệ
trong nước do phải dựa vào tư liệu sản xuất và công nghệ nhập khẩu, đặc
biệt đối với các nước nhỏ có thu nhập thấp mà nền kinh tế của họ ở vào vị trí
không thuận lợi. Việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thấp ở giai đoạn
đầu có thể đem lại ảnh hưởng xấu là tăng giá cả tiêu dùng và một số ngành
sản xuất thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, khi các điều kiện quốc tế trở nên
không thuận lợi thì rủi ro có thể xảy ra, đem lại không ít hậu quả xấu cho
nền kinh tế- xã hội trong nước.
2.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội
Với mục tiêu là phát huy tính năng động của Chính phủ trong quản lý
kinh tế, đảm bảo và duy trì sự phát triển của ngành sản xuất truyền thống của
dân tộc, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo mô hình hướng nội.
27
Mô hình hướng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu
hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn. nó khuyến khích theo
hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập
khẩu tự lực về lương thực và có thể có cả các mặt hàng phi mậu dịch.
Ban đầu Chính phủ các nước đang phát triển nhiều khi cũng lựa chọn
các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc
gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản, khoáng sản
mà chúng không được nhập khẩu. Các biểu thuế nhập khẩu hoặc quota nhập
khẩu lương thực được thực hiện đồng thời Chính phủ cững đánh thuế vào
hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm nâng cao nguồn thu và làm giảm sức thu hút
của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu tương đối so với nền nông
nghiệp hướng nội.
Các chính sách trếnẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp
nhỏ với sự trợ cấp thích hợp và dần dần khuyến khích nền công nghiệp hoá
thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chung, họ có thể thực hiện
sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tên là
công nghiệp non trẻ.
Chiến lược đóng cửa là thực hiện công nghiệp hoá theo hướng thay thế
nhập khẩu núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch. Do vậy, ít tạo ra sức ép
về cạnh tranh hơn, là cho cơ cấu kinh tế ít nhạy bén hơn, đông cứng hơn.
Ngoài ra một chiến lược dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập
khẩu có xu hướng kềm theo sự hối lộ độc đoán, gây trì trệ cho quá trình phát
triển, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng và GDP.
28
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1996 - 2000
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
1.Vị trí địa lý
Nam định là một tỉnh đồng bằng ven biển ( có bờ biển dài 72 km), ở
phía nam châu thổ Sông Hồng, diện itchs tự nhiên là 1671,6 km2. Với vị trí
cách thủ đô Hà Nội gần 90 km và gần khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên tỉnh có nhiều điều kiện phối hợp với
quá trình phát triển mạnh mẽ của khu vực này.
Địa giới hành chính của tỉnh:
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Nam Định có mạng lưới giao thông với đường sắt Bắc Nam đi qua dài
45 km. Tổng chiều dài đường bộ các loại là 3973 km, mật độ 2,37km/km2.
Trong những năm qua với chương trình nâng cấp cải tạo đường giao thông
của tỉnh, chất lượng các tuyến đường được nâng lên, việc đi lại, vận chuyển
thuận lợi. Chiều dài đường sông của 4 tuyến sông lớn là 217 km trong đó:
sông Hồng 60km, sông Đào 30km, sông Đáy 70km, sông Ninh Cơ 57km.
Bốn cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng chảy ra biển ( cửa Ba Lạt, cửa
Hà Lạn, cửa Ninh Cơ, cửa Đáy). Nam Định là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi
bằng đường sông đi từ biển vào. Vùng ven biển và biển có cảng Hải Thịnh
với công suất 30 vạn tấn đã và đang xây dựng, tương lai sẽ lên 70 vạn tấn, sẽ
là điều kiện để giao lưu với các tỉnh bạn và quốc tế được dễ dàng.
2.Đặc diểm tự nhiên và dân số
2.1.Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm
23 – 24 độ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình tương đối bằng
phẳng, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa sông Hồng tiến ra
biển và có thể chia làm hai vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng (vùng nội đồng) màu mỡ, có nhiều
khả năng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, phát triển công
nghiệp và các ngành dịch vụ.
Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhập khẩuả
năng phát triển nhanh kinh tế tổng hợp ven biển.
Về đặc điểm tài nguyên:
29
-Tài nguyên nước: nguồn nước của tỉnh chưa được khảo sát kỹ, nhưng
có thể đánh giá là phong phú. Nước ngầm vùng ven biển đã có chương trình
nghiên cứu, mới nghiệm thu cho thấy: trữ lượng và chất lượng khá tốt, trong
đó nước khoáng Hải Sơn (Hải Hậu) sẽ được nghiên cứu đầu tư công nghệ để
khai thác sử dụng. Nguồn nước mặn chứa trong các sông, hồ, ao rất lớn,
nước các sông thuộc hệ thống sông Hồng có lượng phù sa nhiều, hiện đang
được khai thác phục vụ cho sản xuất công- nông nghiệp, tưới tiêu và sinh
hoạt.
-Tài nguyên đất: theo số liệu của Sở địa chính Nam Định đến năm 1997
toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 166.936 ha được sử dụng theo cơ cấu
sau:
Bảng 1: Cơ cấu diện tích đất tỉnh Nam Định
Diện tích (ha) % diện tích
Tổng diện tích đất tự nhiên
Trong đó: Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng
166.936
25. 341
105.320
23.499
9.079
3.799
100
63
2,3
15,2
5,4
14,1
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Đất bình quân đầu người khoảng 550 m2 (bình quân của Tỉnh Hà Nam
trước đây 600m2/người, của cả nước 1100m2/người), nhưng đất thuộc loại
màu mỡ; kết hợp với hệ thống thuỷ lợi được đầu tư từ nhiều năm qua đã và
đang phát huy tác dụng, các yếu tố khí hậu, thời tiết thuận lợi, cùng với
những kinh nghiệm của người lao động tạo cho đất đai của tỉnh có nhiều khả
năng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, nâng hệ số quay vòng của đất.
-Tài nguyên khoáng sản: theo điều tra của Cục địa chất khoảng sản Việt
Nam cho thấy khoáng sản Nam Định nghèo cả về chủng loại và trữ lượng,
chỉ có đất sét làm gạch, ngói nung phân bố ở các bãi ven sông ngư Nam An,
Xuân Châu, Cồn Nhất... vành phân tán sa khoáng Inmenit và Ziricon ở ven
bờ Hải Hậu đang tiếp tục nghiên cứu.
-Tài nguyên biển: nước biển của vùng có độ mặn khá cao từ 2-3,2%,
thuận lợi cho nghề sản xuất muối, bình quân mỗi năm sản xuất được khoảng
100 ngàn tấn, năm cao nhất đạt 120 ngàn tấn và là vùng có trọng điểm sản
xuất muối của miền Bắc. Theo số liệu điều tra của Bộ thuỷ sản, sinh vật phù
du ở đây khá phong phú về thành phần loài làm thức ăn cho tôm cá. Sản
lượng đánh bắt năm 1997 là 24,557 ngàn tấn, trong đó: cá 19.125 tấn và thuỷ
sản khác 4.384 tấn.
30
Nam Định còn có rất nhiều di tích lịch sử như đền Trần, Phủ Dầy...và
các bãi biển có tiềm năng như Hải Thịnh, Quất Lâm để thu hút khách du
lịch.
Như vậy, đặc điểm tự nhiên trên tạo cho Nam Định một số thuận lợi
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và mai sau.
2.2Dân số và lao động
Theo số liệu tổng điều tra dân số 1/4/1999 dân số của tỉnh Nam Định là
1.912.100 người, có quy mô dân số lớn (đứng thứ 6/61 tỉnh, thành) và mật
độ dân số cao 1140 người/km2, đứng thứ hai trong các tỉnh đồng bằng sông
Hồng về mật độ dân số (sau tỉnh Thái Bình). Tỷ lệ dân số thành thị năm
2000 là 12,5%, nông thôn là 87,5%. Chất lượng nguồn nhân lực nói chung
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về trí tuệ, thể lực cho con người Việt
Nam trong giai đoạn mới. Điều đáng lo ngại là tình trạng suy sinh dưỡng của
tre em sẽ ảnh hưởng và tác động đến chất lượng lao động trong tương
laiNăm 2000, tổng nguồn lao động của tỉnh có 1.023.500 người chiếm
53,45% dân số, trong đó lao động trong độ tuổi 901.500 người chiếm
47,08% dân số. Cân đối lao động xã hội trong toàn tỉnh có 98,2% làm việc
trong các ngành kinh tế quôc dân và còn 1,8% chưa có việc làm. Trong 20
năm đầu của thế kỷ 21, Việt nam nói chung, Nam Định nói riêng sẽ có cấu
trúc “dân số vàng” nghĩa là tỷ lệ trẻ em sẽ xuống thấp, tỷ lệ người cao tuổi
chưa lên đến mức quá cao, tỷ lệ người ở trong độ tuổi lao động ở mức cao
nhất. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Đó là những nhân tố thuận và nghịch về phương diện dân số đang dan
xen, tác động đến phát triển kinh tế – xã hội.
3.Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh
Trong thời kỳ 1990- 2000 nền kinh tế của Nam Định phát triển liên tục,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 7% năm, GDP bình quân đầu
người tăng bình quân theo các năm, năm 1990 là 790ngàn đòng/ người thì
năm 1995 là 1951 ngàn đồng/ người và năm 1999 tăng lên 2560 ngàn đồng/
người .Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định chuyển dich theo hướng tỷ trọng
ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Tuy
nhiên, qúa trình diễn ra còn chậm và chưa đạt yêu cầu đặt ra, còn chậm so
với tốc độ của cả nước, nhất là so với một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
yếu thì tốc độ này còn rất thấp. Điều đó thể hiện ở bảng sau:
Bảng2: Cơ cấu các ngành trong GDP của tỉnh Nam Định và cả nước
giai đoạn 1990- 2000
Đơn vị: %
Ngành kinh tế 1990 1994 2000
31
NĐ Cả nước NĐ
Cả nước NĐ Cả nước
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
46,2
20,80
33,00
38,7
22,7
38,6
45,17
18,95
35,88
29,5
28,8
41,7
42,0
20,0
38,0
25,5
32,6
41,9
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Như vậy, so với cả nước qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Nam
Định đã đi đúng hướng nhưng còn châm. Trong cơ cấu GDP ngành nông-
lâm-thuỷ sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 40% sovới 25-27% của
cả nước. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ thay đổi chậm
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nhờ có nỗ lực của địan phương và cơ chế chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, tỉnh Nam Định đã thoát ra khỏi tình trạng thiếu lương
thực. Sản lượng lương thực sản xuất tại địa phương năm 1995 là 906.200
tấn, 1996 là 870.000, năm 1997 là 950.000 tấn, năm 1998 là 962.000, năm
1999 là 1.014.000 tấn quy thóc. Kinh tế vùng lãnh thổ dần được hình thành
với vùng trọng điểm lúa có giá trị kinh tế cao là Giao Thuỷ, Hải Hậu. Công
nghiệp đã dần dần được khôi phục và phát triển với quy mô không lớn.
Về thu chi ngân sách:
Về thu ngân sách trên địa bàn nhìn chung tăng chậm, năm 1990 chỉ đạt
47,112 tỷ đồng, năm 1999 đạt 172,6 tỷ đồng vượt 14% so với dự toán của
tỉnh. Nhưng trong thu chi ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể trong
năm 1997 một số khoản thu dự kiến lớn nhưng thâm hụt là: thu ngoài quốc
doanh hụt 32%, thuế Nhà nước hụt 18%, thu cấp đất hụt 63%, tiền thuê đất
hụt 21%, kế hoạch bán nhà chưa thực hiện được. Còn những khoản thu vượt
kế hoạch đều là những khoản thu nhỏ như thu từ Xí nghiệp trung ương vượt
21%, xổ số vượt 20%...
Về chi ngân sách: tổng chi năm 1990 là 42,045 tỷ đồng, năm 2000 là
526 tỷ đồng, tăng 13% so với dự toán.
Như vậy, thu ngân sách từ ngân sách trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được
khoảng 30% nhu cầu thu chi ngân sách địa phương.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn nhìn chung đúng hướng,
nhiều công trình phát huy được hiệu quả, thu hồi được vốn có đóng góp cho
ngân sách. Khối lượng xây dựng cơ bản ngân sách tập trung do địa phương
quản lý năm 1997 đạt 103 tỷ đồng. Một số công trình đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng như nhà máy vỏ bao xi măng Nam Hà với công xuất 25 triệu
bao/năm, đường bờ sông Nam Định, đường 55, đường 51B, bể bơi Nam
32
Định và cầu Thức Khoá.v.v...Năm 1999 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội là
561 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 462 tỷ tập trung vào các công trình
thuỷ lợi, giao thông vận tải, công trình đô thị...
- Về hoạt động kinh tế đối ngoại: xuất khẩu của tỉnh có chuyển biến tích
cực, doanh số đạt khá, tổng kim ngạch tăng đều qua các năm: năm 1991 đạt
13,166 triệu USD, nă 1995 đạt 32,638 triệu USD, năm 1999 đạt 40 triệu
USD
năm 2000 tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông- lâm- thuỷ sản
như: lạc nhân, thuỷ sản đông lạnh, thịt đông lạnh,gạo, tơ tằm.v.v... nhưng
chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
- Về các lĩnh vực văn hoá xã hội:
+Các lĩnh vực văn hoá, thông tin, báo trí, phát thanh truyền hình có
nhiều hình thức phong phú. Đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,
biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hoá, tổ chức các ax hội văn hoá.v.v...
+Công tác y tế đã được tích cực triển khai phòng trống dịch bệnh,
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng, vận động toàn dân dùng
muối Iot. Số người sinh con thứ ba giảm dần, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn
1,4%, năm 2000 tỷ xuất sinh giảm 0,067% so với năm 1999.
+Đời sống nhân dân nhìn chung ổn định, giá cả ít biến động, các nhu
cầu thiết yếu, các dịch vụ ngày càng được hoàn thiện. Tỉnh đã giải quyết
việc làm cho 7,14 vạn hộ nghèo vay vốn xoá đói giảm nghèo với số vốn là
116 tỷ đồng, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 8%. Tuy vậy, vẫn còn một bộ
phận lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
+Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, phụng dưỡng Bà
mẹ Việt Nam anh hùngcó nhiều cố gắng. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được nhân
dân hưởng ứng thu trên 5 tỷ đồng, lập được 30.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa.
Tỉnh và các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo công tác tôn giáo bảo đảm tự
do tín ngưỡng theo chính sách của Đảng và Nhà nước , thực hiện đạiđoàn
kết dân tộc.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng
địa phương được đảm bảo tốt.
Song nhìn chung thực trạng kinh tế- xã hội của tỉnh còn nhiều khó
khăn: quy mô địa giới tỉnh thay đổi nhiều lần, xuất phát điểm của nền kinh tế
thấp, GDP bình quân đầu người mới chỉ bằng 70% mức trung bình của cả
nước. Tốc dộ phát triển kinh tế thấp, lại chưa đồng đều, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế diễn ra chậm, tỷ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp vẫn
là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp mang tính thuần nông, trong đó cây lương
33
thực là chính. Sản xuất công nghiệp trang bị kỹ thuật thấp, công nghệ lạc
hậu lại thiếu vốn để thay đổi, hiệu quả và tỷ trọng công nghiệp trong công
nghiệp phục vụ nông nghiệp và dịch vụ chưa cao. Những năm gần đây công
ty dệt Nam Định lâm vào tình trạng sa sút nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn
tới ngành công nghiệp của tỉnh. Tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hoá
doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh do khả năng đầu tư hạn chế nên
đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh vừa được tái lập, nhiều mặt phải tiếp tục
củng cố lại, đồng thời phải triển khai chia tách tái lập một số huyện, đòi hỏi
phải xây dựng mới các khu làm việc mới của ba huyện lỵ mới được chia
tách, trong khi đó khả năng đáp ứng rất hạn chế, nhất là vốn đầu tư tập trung
cua Nhà nước.
III> THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH
1.Cơ cấu ngành kinh tế
Những năm qua, các ngành kinh tế của tỉnh Nam Định đã có sự chuyển
biến tích cực, ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ theo hướng thâm canh,
đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hoá. Công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ đến nay đã từng bước phát triển và ngày càng có
vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua,tỉnh đã
chú ý đến cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển có hiệu quả. Sự phát triển cơ
cấu kinh tế của tỉnh được phân theo ba ngành kinh tế chính:
Ngành I: nông- lâm- thuỷ sản (gọi tắt là nông nghiệp)
Ngành II: công nghiệp- xây dựng cơ bản (gọi tắt là ngành công nghiệp)
Ngành III: thương nghiệp- dịch vụ vận tải (gọi tắt là dịch vụ )
Bảng3: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định
Đơn vị: %
Năm 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
46,25
18,48
34,82
45,17
18,95
35,88
44,67
19,02
36,13
44,18
19,24
36,53
43,71
19,39
36,90
42,0
20,0
38,0
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Qua bảng số liệu tên ta thấy cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của ngành II và ngành III trong cơ
cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng của ngành I, tuy tổng sản lượng vẫn tăng qua
các năm. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này là không đáng kể. Trong những
năm qua, nền kinh tế của Nam Định tuy đã có nhiều chuyển biến đúng
34
hướng song vẫn còn chậm, vẫn mang nặng tính nông nghiệp. Công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu
GDP. Nếu so với cả nước thì cơ cấu ngành của tỉnh Nam Định còn nhiều
điểm bất cập; nếu như trong cơ cấu cả nước, công nghiệp thường chiếm
khoảng 39%, dịch vụ chiếm trên 40% trong cơ cấu kinh tế, thì ngược lại, ở
Nam Định thì ngược lại tỷ trọng ngành nông nghiệp thường chiếm 40%
trong cơ cấu kinh tế. Đây không phải là điều gì đó bất thường, bởi mỗi tỉnh
có thế mạnh và điều kiện dặc thù riêng của nó. Và thế mạnh của tỉnh Nam
Định là sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, một tỉnh nhỏ như Nam Định, thị
trường đầu ra cho công nghiệp là hạn chế, sức tiêu dùng của nhân dân trong
tỉnh là hạn chế do thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Sản xuất công
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chậm thay đổi tiến bộ công nghệ, kết cấu hạ
tầng (bao gồm: đường giao thông, thông tin liên lạc viễn thông, trung tâm
giao dịch.v.v...) quá yếu kếm, lạc hậu và bị xuống cấp nghiêm trọng làm cản
trở mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh đang có những cố
gắng nhằm cải tổ lại tổ chức, xắp xếp lại sản xuất, trong vài năm tới dự báo
ngành công nghiệp của tỉnh sẽ gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và hình thành các ngành
trọng điểm còn chậm so với yêu cầu đặt ra kể cả trên tổng thể và trong nội
bộ từng ngành. Công nghiệp có phát triển nhưng còn chậm, tỷ trọng nhỏ bé,
chưa có ngành công nghiệp nào mũi nhọn, làm đòn bẩy cho nền kinh tế.
Tỷ trọng đầu tư trên GDP tuy có gia tăng nhưng chủ yếu là từ ngân sách
Nhà nước cấp, chứng tỏ nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài, nội lực còn
kém, tỷ lệ tiết kiệm còn nhỏ bé. Đây là một hạn chế lớn tác động tới quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.
2.Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động
Bảng4: Cơ cấu lao động của tỉnh Nam Định .
Chỉ tiêu Đơn vị 1990 1994 1998 1999
Dân số 1000
người
1.708,1 1887,8 1992,1 1927
Lao động trong
ngành KTQD
1000
người
818 903 927 950
Trong đó:
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Dịch vụ
1000
người
653,0
90,0
75,0
719,0
108,2
75,8
729,9
115,6
81,9
733,6
121,0
95,4
35
Cơ cấu %
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Dịch vụ
%
79,8
11,0
9,2
79,6
12,0
8,4
78,7
12,5
8,8
77,2
12,7
10,1
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Nam Định có gần 86,5% dân số sống ở nông thôn, quần tụ trong hơn
202 xã, 9 thị trấn. Mật độ 1.230 người/km2 , lao động nông nghiệp chiếm
77,2%, công nghiệp chiếm 12,8%, dịch vụ chiếm 10% lao động xã hội toàn
tỉnh.
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Lao động trong nông nghiệp có tỷ trọng ngày càng giảm, ngược lại tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng dần trong cơ cấu lao động của tỉnh,
trong đó tốc độ tăng của lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng
nhanh hơn do sự hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công kỹ thuật
trong lĩnh vực này. So với cả nước, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của
tỉnh Nam Định còn chiếm gần 80% lao động, của cả nước là 60%. Ngược lại
tỷ trọng lao động dịch vụ của tỉnh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng
của cả nước. Đó là do dân số của tỉnh sống chủ yếu ở nông thôn, mà phần
đông làm nông nghiệp . Nhưng nếu so với cơ cấu sản lượng của tỉnh ta thấy:
lao động nông nghiệp chiếm 77,2% chỉ tạo ra 39,3% giá trị sản lượng.
Lao động trong công nghiệp: do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ của các nước trong khu vực từ giữa những năm 1997 đã làm hạn chế
việc tiêu thụ sản phẩm, mà phần lớn là các sản phẩm công nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp như: dệt, giầy da, may mặc.v..v...đây là những ngành thế mạnh
của tỉnh, từ đó làm giảm số lao động của ngành này năm 1997. Tuy nhiên
đến năm 1998, 1999, 2000 một số ngành đã được khôi phục, điển hình như
công nghiệp dệt may và một số làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp
được mở rộng, số lao động có việc làm lại dần được tăng lên.
Lao động ngành dịch vụ tăng lên từ 9,2% năm 1990 đã lên tới 10,1% năm
1999. Do đó, hoạt động của ngành này càng mở rộng thì khả năng thu hút
lao động càng lớn.
Về chất lượng nguồn lao động của tỉnh đã qua đào tạo có xu hướng ngày
càng gia tăng:
Bảng5: Trình độ lao động trong các khối ngành
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 2000
1. Lđ đã qua đào tạo
- Tỷ lệ so với tổng số LĐ
1000người
%
112,2
11,9
129
13,3
36
2.Lđ đã qua đào tạo trong ngành CN
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành CN
1000người
%
34,7
0,8
2,5
10,9
32,5
39,9
1,2
4,0
17,5
36,1
3.Lđ đã qua đào tạo ngành XD
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành XD
1000người
%
5,8
0,08
0,5
3,4
63,7
6,7
0,09
0,6
3,9
63,8
4.Lđ đã qua đào tạo ngành NN
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ trong ngành NN
1000người
%
25,7
1,3
7,3
8,8
3,5
29,5
1,5
8,3
10,2
4,0
5.Lđ đã qua đào tạo ngành DV
Trong đó: Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
-Tỷ lệ so với LĐ ngành DV
1000người
%
46,0
14,3
20,4
4,0
56,2
52,5
16,4
23,5
4,6
55,5
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Qua bảng số liệu ta thấy chất lượng lao động ngày càng được nâng cao:tỷ
lệ đã qua đào tạo trìng độ đại học so với tổng số lực lượng lao động đã qua
đào tạo ngày càng gia tăng: ngành cônh nghiệp tăng từ 1100người lên
1200người, xây dựng từ 80 người lên 90 người, nông nghiệp từ 1300 người
lên 1300 người, dịch vụ từ 14.300 người lên 16.400 người từ năm 1998đến
năm 2000.
Nhìn chung nguồn nhân lực của tỉnh là một thế mạnh nổi bật:dân đông
góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt.người dân cần cù
lao động, có tinh thần hiếu học và nhiều người có tay nghề truyền thống,nếu
thường xuyên được đào tạo và bố trí hợp lý thì đây sẽ là một trong những
yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1996-2000
Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế hai thời kỳ này sử dụng
phương pháp vectơ để đánh giá tốc độ chuyển dịch và sử dụng số liệu của
những năm cuối hai thời kỳ này.
Bảng6: Cơ cấu GDP tính theo giá hiện hành
37
Đơn vị:%
Chỉ tiêu 1995 2000
Nông nghiệp 45,17 41,6
Công nghiệp 18,95 22,3
Dịch vụ 35,88 36,1
Dựa vào công thức xác độ mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế ta có:
= . Ta thấy (00, 900), mà càng gần 900 thì sự thay đổi cơ cấu
càng lớn, do đó qua hai thời kỳ này sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không lớn
nhưng nó phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh. Điều đó
chứng tỏ, sự lựa chọn phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
thời gian vừa qua tương đối phù hợp. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo ( giai
đoạn 2001- 2005) cần lựa chọn phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong tiến
trình hội 0nhập với nền kinh tế quốc tế.
4.Cơ cấu nội bộ ngành.
4.1.Cơ cấu ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành có quá trình phát triển lâu đời. Thời gian trước
đây ngành này phát triển còn rất lạc hậu, công cụ lao động còn thô sơ, sử
dụng sức lao động của con người, của trâ bò là chủ yếu, sản xuất mang tính
độc canh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất còn thấp.
Trong chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi còn lạc hậu, sản phẩm của ngành không
cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng theo nhu cầu thị trường.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định còn chậm và tự phát
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong ngành nông- lâm- ngư nghiệp thì
ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 90% trong cơ cấu nông-
lâm- ngư nghiệp, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 1-2% và ngành thuỷ sản
chiếm từ 3-7%. Sự thay đổi về cơ cấu không đpá ứng được yêu cầu đặt ra.
Bảng7: Cơ cấu GDP các ngành nông- lâm- ngư nghiệp trong nội bộ
ngành ở Nam Định giai đoạn 1995-2000
Đơn vị:%
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
100
93,97
1,20
4,93
100
92,8
1,4
5,8
100
92,75
1,13
6,12
100
92,55
1,22
6,23
100
92,47
1,27
6,26
100
92,25
1,28
6,47
38
Nguồn: Niên giám thống kê
Qua bảng số liệu trên ta thấy sự chuyển dịch ở đâymang tính tự phát và
không ổn định, cơ cấu các ngành không đúng theo yêu cầu đặt ra là phải
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản vì đây là
ngành mà tỉnh có tiềm năng tương đối lớn.
4.1.1.Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp hiện nay có ba ngành chính là trồng trọt và
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên dịch vụ trong nông nghiệp
chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của hai ngành khác,
thể hiện ở chỗ nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 1996- 2000 có
những thay đổ đúng hướng song còn chậm so với yêu cầu đặt ra, tỷ trọng
ngành chăn nuôi là22,32% năm1994, 22,80% năm1998, 22,96% năm 1999
và
Bảng8: cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nội bộ
ngành nông nghiệp Nam Định.
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 Nhịp độ tăng
trưởng b/q %
1-Giá trị sản xuất(giá 1994)
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Dịch vụ
2-Cơ cấu sản xuất
-Trồng trọt
-Chăn nuôi
-Dịch vụ
Tỷ đồng
%
2.230,4
1.768,0
439,5
22,7
100
79,3
19,7
1,0
2.722,8
2.053,9
593,9
75
100
75,1
21,8
2,8
4,1
3,1
6,2
27
Nguồn: Niên giám thống kê
-Về trồng trọt: cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng
trọt.Tỉnh đã có gạo để xuất khẩu, năm 1997 Nam Định xuất khẩu 46.300 tấn
gạo. Mặt hãng xuất khẩu trong nông nghiệp của tỉnh bao gồm gạo tẻ, lạc
nhân, dâu tăm ...Như vậy, về cơ bản tỉnh đã giải quyết được vấn đề lương
thực, sản lưong thực bình quân quy thóc đầu ngươi dần dần được tăng lên từ
496kg/người năm 1995 tăng lên 529kg năm 1998, 502kg năm 1999 và năm
39
2000 lên 535kg. Cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp từng bước được
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị sản phẩm. Cùng với
sản xuất lương thực, chăn nuôi tiếp tục phát triển. Bình quân trong 4 năm
1997- 2000 tốc độ tăng đàn lợn 2,6%, đàn bò 9,1%, đàn gia cầm 7,1%... thịt
lợn hơi xuất chuồng bình quân đầu người tăng từ 19kg( năm 1995) lên 23kg
(năm 2000). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 ha đất canh tác
đạt khoảng 28 triệu đồng (tính theo giá thực tế) tăng 3 triệu đồng so với mục
tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XV.
Bảng9: Sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người quy thóc
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000
1-Sản lượng lương
thực
-Tỷ lệ tăng giảm
2-Sản lượng
LT/người
-Tỷ lệ tăng giảm
1000tấn
%
kg
%
840,1
-
446,8
-
857,1
2,02
449,4
0,58
950,5
10,90
491,4
9,35
987,5
3,89
503,5
2,46
1.014
2,68
507,5
0,79
1.034,4
2
510
0,5
Nguồn: Niên giám thống kê
Như vậy, sản lượng lương thực có xu hướng tăng lên, nhưng không ổn
định. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp cũng đem lại hiệu quả tích
cực, đó là sự tăng lên về sản lượng lương thực bình quân đầu người. Điều đó
cho thấy nông dân không những đủ lương thực ăn mà còn dư thừa để dự trữ
và trao đổi hàng hoá khác.
Về diện tích các loại cây trồng nhìn chung đều tăng, trong đó diện tích
cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, diện tích cây công nghiệp lâu
năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể so với tổng diện tích. Điều đócho
thấy sự chênh lệch mất cân đối trong diện tích các loại cây trồng của tỉnh.
Bảng10: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của tỉnh Nam Định
Nhóm cây trồng Đơn vị 1994 1998 1999 2000
1-Diện tích
-Cây lương thực
-Cây công nghiệp hàng năm
-Cây rau đậu
-Cây công nghiệp lâu năm
-Cây ăn quả
2-Cơ cấu
-Cây lương thực
-Cây công nghiệp hàng năm
1000ha
%
195,26
8
176,14
3
5,211
8,903
0,18
1,76
100
198,5
180,5
5,5
11,9
0,123
1,755
100
90,9
2,54
199,24
181,34
5,46
11,84
0,131
1,747
100
91,015
2,74
199,82
182
5,61
11,9
0,13
1,78
100
91,08
2,807
40
-Cây rau đậu
-Cây công nghiệp lâu năm
-Cây ăn quả
90,2
2,67
4,55
0,09
0,88
6,00
0,062
0,88
5,934
0,065
0,877
5,955
0,065
0,851
Nguồn: Niên giám thống kê
Ta thấy, diện tích cây lương thực tăng từ 176.143ha năm 1994 lên
182ha năm 2000 nhưng không tăng đều qua các năm mà có sự biến động
nhỏ, tỷ trọng diện tích cây lương thực tăng qua các năm năm 1994 chiếm
90,2%, năm 1998 tăng lên 90,9% và đến năm 2000 tăng lên 91,08%; cây
công nghiệp hàng năm tương đối đều qua các năm từ 5.211ha (1994) lên
5.500ha (1998) và 5.610ha (2000)- tỷ trọng tăng qua các năm từ2,67%
(1994) lên 2,807% (2000).Cây rau đậu biến đổi liên tục về diện tích. Cây
công nghiệp lâu năm có biến động, nhưng tỷ trọng còn quá nhỏ, từ 176ha
(1994) tăng lên 130ha (2000)- nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 0,065%. Diện tích
cây ăn quả hầu như không tăng 1715ha (1994) và 1780ha (2000), tỷ trọng
diện tích cây ăn quả trong tổng diện tích cây trồng giảm từ 0,88% năm 1994
xuống 0,851% năm 2000 điều này phản ánh sự chuyển dịch chậm trễ trong
trồng cây ăn quả.
Diện rích trồng cây lương thực chiếm 91,08% nhưng giá trị sản lượng
chỉ đạt 78% giá trị của ngành trồng trọt. Vì vậy, việc tăng diện tích cây công
nghiệp và cây ăn quả sẽ làm hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên
do giá trị của loại cây nảytong ngành trồng trọt là không nhỏ.
-Về chăn nuôi: trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã thu được
những kết quả đáng khích lệ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có xu hướng
tăng cả về số lượng và chất lượng. Thời điểm 1/10/1997 đàn bò là21.715con,
tăng 7,3%, đàn trâu 15.272 giảm 9,1%, đàn lợn 513.869 con tăng 4,8%. Đàn
gia cầm tăng nhanh theo hướng nuôi những con có năng suất cao, có chất
lượng. Đàn lợn tăng lên do đời sống nhân dân ngày càng tăng, nhu cầu tiêu
dùng thực phẩm cũng tăng lên đáng kể.
Bảng11: Tình hình chăn nuôi của tỉnh Nam Định
Đơn vị: 1000 con
1994 1999 2000
Đàn trâu
Đàn bò
Đàn lợn
21,0
16,8
448,5
15,3
23
540
14,2
25
602
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Do sự tăng lên của đàn lợn trong tỉnh nên sản lượng thịt hơi xuất
chuồngtăng từ 32.896 tấn (1994) lên 43.000 tấn (1999) và 46.200 tấn (2000).
41
Đàn bò có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng từ 382 tấn (1994) lên 430 tấn
(2000) và không ổn định qua các năm. Còn đàn trâu có xu hướng giảm do
máy móc được sử dụng trong khâu canh tác ngày càng tăng lên do nhu cầu
sức kéo giảm.
Đàn gia cầm của tỉnh tiếp tục tăng do những năm gần đây sản lượng
lương thực liên tục tăng lên là nguồn thức ăn chủ yếu cho gia cầm. Trong
chăn nuôi gia cầm xuất hiện những giống mới có tốc độ tăng trưởng nhanh,
sản lượng thịt lớn, cho nhiều trứng, năng xuất và hiệu quả cao như gà tam
hoàng,gà siêu trứng, vịt siêu trứng.v.v...
Việc gia tăng đàn gia súc, gia cầm làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi
tăng lên trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời phát huy được ưu thế
của vùng là phát triển cây lương thực. Sự tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
phản ánh sự chuyển biến tích cực và đúng hướng góp phần đem lại sự cân
bằng về tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi cho ngành nông nghiệp.
4.1.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp
Với diện tích 3.799ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên, ngành lâm
nghiệp có vị trí thứ yếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Việc phát
triển ngành này của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu là phát triển rừng phòng hộ
ven biển với các loại cây sú, vẹt... Do diện tích đất lâm nghiệp nhỏ nên giá
trị sản lượng lâm nghiệp trong toàn ngành nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng
rất nhỏ
Bảng12: Diện tích trồng rừng và sản lượng khai thác
Đơn vị 1994 1998 2000
Diện tích rừng trồng mới ha 717 450 509
Trong đó trích giao đất giao rừng
Khai thác: Gỗ tròn
Củi
Tre luồng
ha
m3
tấn
1.000cây
574
37.468
55.059
1.716
450
25.500
44.000
1.400
495
24.50
39.870
1.350
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Lao động trong ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, các hộ
chủ yếu vừa làm nông nghiệp vừa làm lâm nghiệp, số hộ chỉ thuần về lâm
nghiệp chỉ còn rất ít. Bên cạnh đó việc bảo vệ rừng còn kém nên diện tích
42
đất lâm nghệp bị giảm đi. Nguyên nhânlà do một phần diện tích đất lâm
nghiệp chuyển sang đất nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao
sản lượng lâm sản khai thcác trong những năm gần đây giảm đi nhanh
chóng.
4.1.3.Chuyển dịch cơ cấu ngành ngư nghiệp
Ngành thuỷ sản là ngành có tiềm năng tương đối lớn với chiều dài bờ
biển là 72 km, có nhiều hải sản có giá trị. Bên cạnh đó, diện tích ao hồ cùng
với hệ thống sông ngòi là điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng và đánh
bắt hải sản.
Diện tích mặt đất nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây tăng lên
liên tục nhưng với số lượng không lớn. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Bảng13: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nam Định
thời kỳ 1994-2000
Đơn vị: ha
Năm 1994 1998 2000
Diện tích mặt nước nuôi
trồng
Trong đó: Nuôi thuỷ sản
Trồng thuỷ sản
9.387
9.038
340
11.110
10.860
250
13.500
13.100
400
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích mặt nước nuôi trông thuỷ
sảnông nghiệpăm 1994 là 9.387ha trong đó diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản
là 9.038 ha, năm 2000 là 13.500 ha và 13.100 ha, như vậy diện tích mặt
nước chủ yếu là nuôi thuỷ sản.
Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản sau một thời gian kém phát
triển nay đang phục hồi và có dấu hiệu phát triển nhanh.
Bảng14: Giá trị tổng sản lượng của ngành thuỷ sản Nam Định thời kỳ 1994-
2000
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 1994 1998 1999 2000
Giá trị tổng sản lượng 104,8 145,8 188,5 231,4
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Số liệu trong bảng cho thấy, giá trị tổng sản lượng ngành thuỷ sản tăng
nhanh trong các năm vừa qua: năm 1994 giá trị tổng sản lượng của ngành
thuỷ sản là 104,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,1% trong cơ cấu ngành nâong-
lâm- ngư nghiệp, đến năm 1998 tăng lên145,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
5,84%, và đến năm 2000 là 231,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,4%.
43
Về cơ cấu nuôi trồng và đánh bắt, tỷ trọng nuôi trồng tăng lên đáng kể,
tuy nhiên việc đánh bắt không theo quy hoạch vẫn xảy ra thường xuyên và
rất khó quản lý.
Bảng15: Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Nam Định thời kỳ 1994- 2000
Đơn vị: tấn
Năm 1994 1998 2000
Sản lượng thuỷ sản đánh bắt
Trong đó:
-Sản lượngthuỷ sản nuôi
-Sản lượng hải sản đánh bắt
15.166
6.384
8.818
28.080
15.580
12.500
42.000
28.500
13.500
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng lên
đáng kể, năm 1994 là 15.166 tấn, năm 1998 là 28.080 tấn và năm 2000 là
42.000 tấn. Trong đó, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với
sản lượng đánh bắt, năm 1994 sản lượng nuôi trồng là 6.348 tấn, năm 1998
là 15.580 tấn và đến năm 2000 là 28.500 tấn. Sản lượng khai thác tăng lên
không ngừng qua các năm là do những năm qua chúng ta đã có những biện
pháp khai thác và bảo vệ đúng hướng, bên cạnh đó khả năng về nuôi trồng
hải sản rất lớn với ưu thế các bãi bồi ven biển ở Giao thuỷ và Nghĩa Hưng.
Tuy nhiên do phương tiện đánh bắt xa bờ còn hạn chế nên việc khai thác
nguồn thuỷ sản ngoài khơi chưa phát triển, làm cho tốc độ gia tăng sản
lượng chưa tương xứng với tiềm năng khai thác của tỉnh.
Về cơ cấu mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, theo số liệu điều tra năm 1994
có 63,4% tổng diện tích nuôi cá, 36,6% là nuôi tôm trong khi tỷ lệ này cả
nước tương ứng là 38,3% và 50,8%. Các loại hải sản của tỉnh rất phong phú
và đa dạng với nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao và hiện đang là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh như tôm, cua biển...Theo số liệu
điều tra của Bộ thuỷ sản sinh vật phù du ở đây khá phong phú về thành phần
loài làm thức ăn cho tôm cá. Mặt nước và các cửa sông có nhiều tảo trần, tảo
lục, khuê tảo cùng các loài thực vật thuỷ sinh làm thức ăn cho cá, ốc, tôm,
cua.
•Về cá: nhìn chung phong phú về giống loài nhưng nghèo về mật độ và
trữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ.pdf