Tài liệu Luận văn Thực trạng chính sách đầu tư đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam: 1
Luận văn
Thực trạng chính sách đầu
tư đối với việc phát triển
sản xuất nông nghiệp
Việt Nam
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 10 năm qua nhất là từ sau đại hội VI của Đảng công cuộc đổi
mới kinh tế đất nước bước đầu có những chuyển biến quan trọng, nền nông
nghiệp Việt Nam đạt bước tiến bộ rõ rệt. Tình hình sản xuất lương thực thực
phẩm phát triển khá đáp ứng được nhu cầu trong nước có dự trữ và xuất khẩu
góp phần ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu.
Đó là kết quả tổng hợp của việc cải tiến tổ chức sản xuất, thực hiện chính sách
khoán trong nông nghiệp, xoá bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà
cung cầu lương thực trên phạm vi cả nước.
Cùng với những thành tựu trong sản xuất, nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần bước đầu được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, Nhà nước
đã chủ động vận dụng có hiệu quả hơn các công cụ pháp luật, kế hoạch, ch...
109 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng chính sách đầu tư đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Thực trạng chính sách đầu
tư đối với việc phát triển
sản xuất nông nghiệp
Việt Nam
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 10 năm qua nhất là từ sau đại hội VI của Đảng công cuộc đổi
mới kinh tế đất nước bước đầu có những chuyển biến quan trọng, nền nông
nghiệp Việt Nam đạt bước tiến bộ rõ rệt. Tình hình sản xuất lương thực thực
phẩm phát triển khá đáp ứng được nhu cầu trong nước có dự trữ và xuất khẩu
góp phần ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu.
Đó là kết quả tổng hợp của việc cải tiến tổ chức sản xuất, thực hiện chính sách
khoán trong nông nghiệp, xoá bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà
cung cầu lương thực trên phạm vi cả nước.
Cùng với những thành tựu trong sản xuất, nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần bước đầu được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, Nhà nước
đã chủ động vận dụng có hiệu quả hơn các công cụ pháp luật, kế hoạch, chính
sách và các công cụ đòn bẩy khác, trong đó việc đổi mới các chính sách giá,
thuế, tín dụng, đầu tư, lưu thông, kinh tế đối ngoại..., có vai trò đặc biệt quan
trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đồng thời, Nhà nước đã thực hiện
chính sách điều chỉnh quan hệ sản xuất ở nông thôn bước đầu đã giải phóng
sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân.
Sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn chịu sự tác
động của nhiều nhân tố trong đó chính sách đóng vai trò gần như quyết định,
đó chính là tác động can thiệp của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp
nông thôn. Chính sách đóng vai trò quan trọng và là yếu tố bao trùm tác động
mạnh mẽ bảo đảm sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông
thôn và phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Chính sách đúng đắn
sẽ tạo động lực cho người lao động, cho các doanh nghiệp và các thành phần
kinh tế tham gia tích cực vào phát triển sản xuất mở rộng kinh doanh, phát
triển kinh tế xã hội với nhịp độ nhanh và ổn định.
3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I. Tổng quan về đầu tư
1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản
vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất
trong nền sản xuất xã hội.
2. Vai trò của đầu tư phát triển
2.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
2.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu
Về mặt cầu đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng cầu
của toàn bộ nền kinh tế, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu
tổng cầu của tất cả các nước trên thể giơí, đối với tổng cầu tác động của đầu tư
là ngắn hạn.
Về mặt cung khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng các năng lực
mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo
theo sản lượng tăng, giá giảm cho phép tăng tiêu dùng, tiếp tục lại kích thích
sản xuất hơn nữa.
2.1.2 Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Sự tác động không đồng thời về thời gian của đầu tư với tổng cầu và
tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù tăng hay
giảm đều vừa là yếu tố duy trì ổn định vừ là yếu tố phá vỡ sự ổn định. Khi
tăng đầu tư cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm giá cá của các hàng hoá liên
quan tăng. Khi tăng đầu tư cũng làm cho cầu của các yếu tố liên quan tăng,
sản xuất các ngành này phát triển thu hút lao động giảm tình trạng thất nghiệp.
2.1.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
4
Để tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-
25% so với GDP tuỳ thuộc vào Icor mỗi nước, chỉ tiêu Icor của mỗi nước tuỳ
thuộc vào nhiều nhân tố thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế.
2.1.4 Đầu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Con đường tất yếu có thể tăng nhanh tốc độ mong muốn là tăng cường
đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu công nghiệp và dịch vụ, đối với
các ngành nông nghiệp, lâm ngư nghiệp do hạn chế về đất đai và các khả năng
sinh học để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là khó khăn, như vậy chính sách
đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất
nước
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, đầu tư là điều kiện tiên
quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện
nay. Để có công nghệ thì phải tự nghiên cứu phát minh hoặc nhập công nghệ
từ nước ngoài nhưng vấn đề là phải có tiền, vốn đầu tư.
2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của cơ sở nào đó cần
phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng mua sắm lắp đặt thiết bị máy móc,
thực hiện các chi phí khác gắn liêng với sự hoạt động trong một chu kỳ của
các cơ sở vật chất - kỹ thuật. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư, sau
một thời gian hoạt động các cơ sở này hao mòn, hư hỏng và để hoạt động bình
thường hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới thì phải đầu tư
nâng cấp và tiến hành sửa chữa.
3. Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
3.1 Đầu tư trong nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, và
còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Khác với các lĩnh vực đầu tư khác, đầu tư trong nông nghiệp xuất nông
được thực hiện trên một địa bàn rộng (như áp dụng tiến bộ về giống cho cả
một huyện...). Ngoài ra, việc đầu tư còn lệ thuộc vào đất đai, thời tiết, khí hậu
và thuỷ văn của từng vùng. Do vậy, quá trình đầu tư diễn ra rất phức tạp, nó
không được dập khuôn mà phải diễn ra theo một quá trình, nó được xuất phát
từ việc điều tra các nguồn tài nguyên nông-lâm-ngư nghiệp của đất nước cũng
như của mỗi vùng để có sự đầu tư vào nghiên cứu và sử dụng các loại cây
trồng, các con vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
5
Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn việc đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất quan trọng, nó quyết định tới việc thành công của
việc sản xuất. Nhưng để cơ sở hạ tầng kinh tế này phát huy tác dụng cần phải
tiến hành phù hợp với đặc điểm của từng cây trồng, từng con vật nuôi, điều
kiện đặc biệt quan trọng là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình kinh
tế của từng vùng.
Quá trình đầu tư trên rất phức tạp và khó thực hiện. Vì vậy, để nông
nghiệp nông thôn ngày càng phát triển, cần đưa ra những chính sách thích hợp
với diều kiện cụ thể của từng vùng, từng khu vực nhất định. Đặc biệt là chính
sách ruộng đất, chính sách đầu tư và chính sách thuế. Làm được như vậy, chắc
chắn nông nghiệp sẽ phát triển nhanh và góp phần to lớn vào quá trình phát
triển kinh tế đất nước.
3.2 Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được. Do vậy đầu tư nông nghiệp là đầu tư để cải tạo ruộng đất.
Đất đai là diều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng tác
động kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghệp và các ngành kinh tế
khác, đất đai chỉ là nền móng để xây dựng các công xưởng trụ sở phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh. Trái lại trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được. Đất đai là tư liệu sản xuất nhưng có giới hạn về diện
tích, cố định về mặt vị trí mà nhu cầu sản xuất lại không ngừng tăng lên. Do
vậy, đầu tư để cải tạo ruộng đất là quá trình vô cùng quan trong, nó quyết định
đến quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống dân cư.
Vấn đề đặt ra là đầu tư cải tạo đất như thế nào cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên của từng vùng, lãnh thổ. Trong thời gian qua, nước ta đã chú trọng đầu
tư mở rộng, cải tạo đất thông qua các biện pháp khai hoang, tăng vụ, đẩy
mạnh đầu tư chiều sâu, thâm canh sản xuất. Không ngừng áp dụng các loại
giống mới, có chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời sử dụng các loại phân
bón vừa có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng, vừa có tác dụng cải tạo đất
và luôn luôn luân canh sản xuất làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng.
Để làm được như vậy, Nhà nước và các hộ dân cư tăng cường đầu tư cho lĩnh
vực này, đồng thời có sự hường dẫn đúng các quy định đã được đề ra trong
chính sách ruộng đất. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh lượng hàng hoá xuất
khẩu và đời sống nhân dân được tăng cao, Đảng và Nhà nước cần quan tâm
đầu tư hơn nữa đến lĩnh vực này, đồng thời có những biện pháp thu hút mạnh
6
mẽ các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn trong dân đầu tư cho cải tạo đất
và phát triển nông nghiệp.
3.3 Đầu tư trong nông nghiệp là quá trình đầu tư phát triển hệ thống giống và
chế biến nông sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Cây trồng và con vât nuôi - đối tượng sản xuất của nông nghiệp, là
những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh
học nhất định. Là những cơ thể sống do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường
tự nhiên. Mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm sóc của con người
đều tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng và
đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất. Vì vậy, đặc
trưng của đầu tư trong nông nghiệp là đầu tư cho phát triển hệ thống giống.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã đầu tư xây dựng được một số trung tâm
nghiên cứu và sản xuất giống với nhiều loại giống tốt góp phần to lớn cho quá
trình sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao. Trong thời gian tới, để ngành nông
nghiệp ngày càng phát triển, nhất thiết chúng ta phải tăng cường đầu tư hơn
nữa để cải tạo và xây dựng các trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống. Việc
làm này không chỉ ở một số nơi mà cần mở rộng ra nhiều nơi, mỗi vùng đặc
trưng ít nhất phải có một trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống. Ngoài việc
nghiên cứu và sản xuất các loại giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng vùng, cần phải đầu tư hơn nữa để tạo ra các loại giống có phẩm chất tốt
nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Có như vậy, quá trình sản xuất
nông nghiệp mới đạt kết quả cao, ngành nông nghiệp mới khẳng định được vai
trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Ngoài việc đầu tư phát triển hệ thống giống, đầu tư cho chế biến nông
sản cũng vô cùng quan trọng, nó giúp cho các nông sản sau khi thu hoạch
được bảo đảm và việc chế biến nông sản làm cho giá trị nông sản hàng hoá
được nâng cao, góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó đầu tư cũng nhằm phát triển giống cây, giống con có năng
suất, chất lượng tốt, cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế nuôi trồng các cây,
con có giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn.
II. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước
Nông nghiệp chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của đất nước, mặc dù nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
nhưng nền tảng vẫn là một nước có nền nông nghiệp truyền thống, nông
nghiệp đóng góp xấp xỉ 1/4 vào GDP của đất nước, trên 1/3 kim ngạch xuất
7
khẩu và tạo việc làm cho 2/3 lực lượng lao động với khoảng 80% dân cư sống
ở nông thôn do đó nông nghiệp không chỉ là nguồn sống mà còn là động lực
để phát triển kéo theo các ngành khác. Mục tiêu và định hướng phát triển
nông nghiệp nước ta cho đến năm 2010 được thể hiện trong báo cáo chính trị
tại đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4/2001: "Tăng cường sự chỉ
đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ nhất là công nghệ sinh học. Đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi tăng giá
trị thu được trên đơn vị diện tích quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đẩy mạnh thuỷ
lợi hoá, cơ gới hoá, điện khí hoá, phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp dịch
vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống
nông dân và dân cư nông thôn".
1. Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm - nhu cầu cần
thiết cho con người.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng và
phát triẻn đa dạng. Nhưng trước hết, như Mác đã khẳng định, con người trước
hết phải có ăn sau đó mới nói đến các hoạt động khác, rằng nông nghiệp là
ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người ... và việc sản xuất tư liệu sinh
hoạt là điều kiện đầu tiên của sự sống vàcủa mọi lĩnh vực sản xuất nói chung.
Đặc điểm này khẳng định vai trò đặc biệt quan trong của nông nghiệp trong
việc nâng cao mức sống dân cư, bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội của đất
nước. Từ đó khẳng định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến lược
phát triển nông nghiệp, của năng suất lao động nông nghiệp đối với việc bố trí
và phân công lại lao động trong xã hội.
Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với nước ta. Với gần 80% dân số
sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp đã cung cấp phần lớn tư liệu sinh hoạt
cho người dân, đồng thời nó cũng đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người
lao động. Quan trọng hơn, sản xuất nông nghiệp nước ta đóng một vai trò to
lớn trong nền kinh tế quốc dân.
2. Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn, tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các nước đang phát triển nói chung, nước ta nói riêng, nông
nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
và cơ cấu dân cư. Đời sống dân cư ngày càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế
8
nông thôn ngày càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp
nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn và ổn định của
nền kinh tế quốc dân. Nhờ vào sự phát triển mà nhu cầu của người dân ngày
càng tăng, không chỉ tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt đơn giản phục vụ cho
ăn no mặc ấm, mà nhu cầu ngày càng mở rộng, người ta càng quan tâm đến ăn
ngon, mặc đẹp và những phương tiện ngày càng hiện đại phục vụ cho đời sống
vật chất cũng như tinh thần. Cùng với quá trình đó, sản xuất nông nghiệp cũng
đòi hỏi ngày càng được cơ khí hoá và áp dụng những thành tựu khoa học và
công nghệ vào trong sản xuất. Chính vì vậy, nó không chỉ dừng lại ở đòi hỏi
sản phẩm nông nghiệp mà sản phẩm công nghiệp ngày càng được đòi hỏi
nhiều hơn, ngày càng đưa về phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn.
Cho nên, quá trình sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ đến sản xuất
công nghiệp và phát triển dịch vụ. Qua đó, sẽ giúp cho nền kinh tế quốc dân
ngày càng phát triển.
3. Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho xã hội.
Đối với các nước đang phát triển nói chung, nước ta nói riêng, nguyên
liệu từ đầu vào là bộ phận chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Một số loại nông sản, nếu tính
trên một đơn vị diện tích, có thể tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn
hoặc tương đương với việc làm của chính khâu sản xuất ra nông sản ấy. Hơn
nữa, thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông sản được tăng lên và đa
dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc
tế. Vấn đề này đã được thể hiện rõ ở nước ta, đó là nông nghiệp đã cung cấp
nguyên liệu như thuỷ, hải sản, cao su, cà phê, chè..., tạo điều kiện cho phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho xã hội. Để
thực hiện vai trò này của công nghiệp, đòi hỏi phải giả quyết tốt mối quan hệ
giữa nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt giữa nông nghiệp và công nghiệp
chế biến. Vấn đề cần giải quyết chính là quá trìng phân bố sản xuất, quy trình
kỹ thuật, mô hình tổ chức và quan hệ về lợi ích kinh tế.
4. Nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn để xuất
khẩu
Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ phận hàng hoá xuất
khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu. Theo quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, tỷ lệ nông sản xuất khẩu nhất là
9
xuất khẩu thô có xu hướng giảm xuống nhưng thường vẫn tăng lên về giá trị
tuyệt đối. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, ở nhiều nước nông
nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ yếu tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và
phát triển nền kinh tế quốc dân.
5. Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các
lĩnh vực hoạt động xã hội khác
Đây là xu hướng có tính quy luật trong phân công lao động lại xã hội.
Tuy vậy, yêu cầu chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác phụ
thuộc vào nhiều nhân tố: trước hết là năng suất lao động nông nghiệp phải
không ngừng tăng lên, công nghiệp và dịch vụ ở thành thị ngày càng mở rộng,
chất lượng nguồn lao động ở nông thôn phải được nâng cao.
6. Nông nghiệp là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái
Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với sử dụng thường xuyên đất
đai, nguồn nước, các loại hoá chất..., đồng thời việc trồng và bảo vệ rừng, luân
canh cây trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc...đều có ảnh hưởng lớn đến môi
trường. Phải thấy rằng việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái còn là điều kiện để quá trình tái sản xuất nông nghiệp diễn ra bình
thường có hiệu quả.
III. Kinh nghiệm xây dựng về một số chính sách đầu tư nông nghiệp từ
một số nước
1. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu triển khai nông nghiệp, nhằm giúp
nông dân các kiến thức sản xuất và tiếp cận thị trường nông sản trong và
ngoài nước.
(Đây là một trong những chính sách tác động trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp)
Chính sách này được thể hiện qua việc đầu tư của Chính phủ vào công
tác nghiên cứu và triển khai nông nghiệp. Số liệu của R.F.EVernon cho thấy ở
các nước đâng phát triển mức chi bình quân cho một cán bộ nghiên cứu nông
nghiệp vào năm 1980 là khoảng 40000USD, chi bình quân cho một cán bộ
triển khai khoảng 2000-10000USD; còn ở các nước phát triển, công nghiệp
hoá mức chi tương ứng: nghiên cứu 93000USD và triển khai là 29000USD.
Trong số các nước đang phát triển, Thái Lan là một điển hình tốt về chính
sách này. Nhà nước chú trọng xây dựng các trạm trại nghiên cứu nông nghiệp.
Chính phủ đã chi cho công tác nghiên cứu triển khai nông nghiệp lớn hơn 1,7
10
lần so với công tác nghiên cứu và sử dụng quỹ này một cách tập trung có hiệu
quả vào các cây trồng phục vụ xuất khẩu và có giá trị chiến lược đối với nền
kinh tế. Cục triển khai nông nghiệp Thái Lan (DOEA) là cơ quan khuyến nông
rất có hiệu quả của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động triển khaiđể
thực hiện chính sách đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp DOEA không chỉ triển
khai thông qua tham quan, đào tạo mà còn sản xuất một khối lượng các hạt
giống mới cho nông dân trong hầu hết các vụ chính. Chính sách nghiên cứu và
triển khai nông nghiệp ở Thái lan có tác động lâu dài đến sự thay đổi về năng
suất nông nghiệp. Một trong những kinh nghiệm hay của Thái Lan là Chính
phủ đã lôi kéo, thu hút được đông đảo tư nhân tham gia vào các chương trình
khuyến nôngnhằm tạo ra các mô hình trồng trọt hỗn hợp, canh tác đa dạng.
Điều đáng lưu ý là các nguồn kinh phí cho nghiên cứu trong nông
nghiệp được Nhà nước tài trợ liên tục, ổn định trong nhiều năm. Điều đó rất
quan trọng đảm bảo cho sự triển khai có hiệu quả của cơ quan khuyến nông
Thái Lan (DOEA).
2. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế nông thôn
(Đây là một trong những chính sách tác động gián tiếp lên sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn)
Từ những kinh nghiệm chung của nhiều nước, giáo sư Ran-dolph
Barker đã tổng kết rằng: trong suốt thời kỳ quá độ chuyển nền kinh tế từ nông-
công nghiệp sang nền kinh tế công-nông nghiệp, Chính phủ phải thực hiện
một số chức năng sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, gồm có: công trình tưới, tiêu, đường
xá. điện, phương tiện giao thông
- Nhập khẩu các kỹ thuật nhất định từ nước ngoài và tăng cường khả
năng nghiên cứu triển khai trong nước
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển và bảo vệ các tài nguyên và môi trường
- Động viên tiết kiệm từ nông sản dư thừa và chuyển chúng đến nơi cần
thiết
- Giảm thất nghiệp và đói nghèo
- Chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho dân cư
- Đổi mới các thể chế và tổ chức như Hợp tác xã nông dân, ngân hàng,
hiệp hội
11
Như vậy, chức năng lớn nhất mà chính phủ phải đảm nhận là đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Gánh nặng về phát triển cơ sở hạ tầng chỉ
có thể giảm nhẹ khi khu vực tư nhân ở nông thôn phát triển mạnh mẽ đủ sức
để hỗ trợ Chính phủ một phần trong việc thoả mãn nhu cầu chung về phát
triển cơ sở hạ tầng.
Trên thực tế các nước và các vùng lãnh thổ xung quanh Việt Nam như
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia đều có chính sách đầu
tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất hàng hoá thường đi
trước một bước (chủ yếu là đường xá, điện và thông tin liên lạc) và phát triển
đường bộ. Trong hệ thống hạ tầng trực tiếp cho nông nghiệp cụ thể là thuỷ lợi
được quan tâm khá cao.
Ở Trung Quốc trong thời gian cải cách kinh tế, Nhà nước đã tăng vốn
vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhiều hơn số lượng vốn có được kể từ
ngày giải phóng cho đến năm 1990. Ở Malayxia, Chình phủ đã đầu tư xây
dựng toàn bộ các công trình tưới tiêu và không thu thuỷ lợi phí.
Điều rất rõ ràng là: chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn là chính sách kinh tế lớn, thường chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của
Chính phủ các nước. Ngoài việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cứng (đường
xá, kho hàng, bến bãi, điện, thông tin liên lạc) nhà nước còn bỏ nhiều tiền để
đầu tư vào cơ sở hạ tầng mềm-đó là chi phí cho việc đầo tạo, phát triển tri thức
kinh doanh cho lao động ở nông thôn... Coi các khoản chi tiêu này là đầu tư
dài hạn khôn khéo. Đặc biệt sự thành công trong phát triển kinh tế nói chung
và nông thôn nói riêng ở các nước công nghiệp mới (NEW), ở Châu Á và
ASEAN đã cho thế giới một bài học kinh nghiệm lớn về chính sách đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm 1960-1970. Trong giai đoạn này các
nước kể trên đã đầu tư cao cho nông nghiệp thể hiện qua biểu sau:
Biểu 1: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và mức đầu tư của Chính phủ
vào nông nghiệp ở một số nước Châu Á (giai đoạn 1975-1980)
Đơn vị: %
Tên nước Tỷ trọng nông
nghiệp trong
GDP
Phần đầu tư của Chính
phủ vào nông nghiệp
trong tổng đầu tư
Tổng đầu tư của
Chính phủ cho nông
nghiệp theo GDP
1. Hàn Quốc 27 24,6 5,0
2. Inđônêxia 38,8 18,9 9,8
12
3. Malayxia 27,7 20,2 10,0
4. Philippin 26,6 25,7 5,1
5. Thái Lan 30,4 10,2 4,1
Số liệu biểu trên cho thấy Thái Lan là nước thực hiện chính sách đầu tư
ít vào nông nghiệp. Chính sách này của Chính phủ Thái Lan đã bị nhiều nhà
kinh tế phê phán, trên thực tế cơ sở hạ tầng nông thôn Thái Lan còn kém phát
triển và nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc tăng gia sản xuất.
Tuy nhiên trong phê phán chung về chính sách đầu tư của các nước
Châu Á trong những năm qua, Randolph Barker đánh giá rằng: "đã quá nhấn
mạnh vào đầu tư phần cứng (cơ sở hạ tầng vật chất), mà ít quan tâm đến phần
mềm tức là đầu tư phát triển nguồn nhân lực để có đủ khả năng quản lý, khai
thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng phần cứng" Đây là một kinh nghiệm mà Việt
Nam cần rút ra và không nên lặp lại.
3. Bài học kinh nghiệm
Từ các kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành cồn trong xấy
dựng các chính sách đầu tư tác động trực tiếp và tác động gián tiếp lên kinh tế
nông thôn ở các nước và lãnh thổ đẫphân tích trên, có thể rút ra:
Một là: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận quan trọng của
mỗi hệ thống kinh tế, nó chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn, kém phát triển so
với khu vực khác, vì vậy chính sách đầu tư của Chính phủ phải thể hiện:
- Coi trong phát triển sản xuất, tạo cơ sở bảo đảm nguồn lương thực cho
chính dân cư nông thôn và toàn xã hội. Trên cơ sở đó mà phát triển toàn nền
kinh tế.
- Sự nâng đỡ, ưu đãi cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển
kinh tế đất nước, khi nông nghiệp và nông thôn còn yếu kém và trong hoàn
cảnh lạc hậu, trợ giúp nông dân nghèo ở nông thôn được xem là tư tưởng
chung nhất trong chính sách đầu tư đối với nông nghiệp và nông thôn.
Hai là: Sự lựa chon chính sách phù hợp cho từng giai đoạn phát triển,
đối với từng khu vực nông thôn khác nhau đóng vai trò quyết định sự thành
công của quá trình vận hành. Không chính sách nào có thể tác động mọi mặt
theo chủ quan, vì vậy sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách tác động trực
tiếp với các chính sách tác đông gián tiếp là một yêu cầu rất quan trọng.
Ba là: Cải cách và đổi mới chính sách đầu tư đối với nông nghiệp nông
thôn là quá trình liên tục, không có khuôn mẫu định sẵn cho bất kỳ một hệ
thống hay một tiểu hệ thống cụ thể nào.
13
Kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển thành công trong kinh tế thị trường khi
các thể chế kinh tế đối với nông thôn hoạt động đồng bộ, có mục tiêu tác động
cùng chiều và hiệu ứng cao.
Đó là những bài học tổng quát rút ra từ phân tích kinh nghiệm chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số nước có điều kiện gần
giống với Việt Nam. Các kinh nghiệm quý trên đây có tính gợi mở rất bổ ích
đối với Việt Nam trong qua trình hoạch định, hoàn thiện các chính sách đầu tư
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
A. Quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam
Mục tiêu cơ bản lâu dài trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn nước
ta đến năm 2000 được thể hiện trong Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khoá
VII của Đảng Công sản Việt Nam là:
* Trên cơ sở phát triển nhanh chóng và vững chắc nông lâm ngư
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn , nâng cao
chất lượng và hiệu quả kinh doanh thu hút đại bộ phận lao động dôi thừa, tăng
năng suất lao động xã hội, giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân
dân, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu nông lâm thuỷ sản cho công nghiệp tăng
kim ngạch xuất khẩu bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái.
* Tăng thu nhập, cải thiện một bước đời sống vật chất văn hoá của nông
dân, giảm mức tăng dân số, khắc phục nạn suy dinh dưỡng, tăng thêm diện
giàu và đủ ăn, xoá đói giảm nghèo nhất là ở các vùng cao dân tộc thiểu số
vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ cách mạng.
* Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển đời sống văn hoá phong
phú, lành mạnh có cơ sở hạ tầng xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
của nông dân có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ bảo đảm
14
công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định chính trị trong nông thôn,
giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh.
I. Quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 1995
Nền nông nghiệp nước ta đã có những khởi sắc mới, bộ mặt nông thôn
có những thay đổi đáng mừng, thành tựu nổi bật khởi sắc mới của nông
nghiệp nước ta là sức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn đã thực sự được
giải phóng. Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp mang nặng tính chất tự
nhiên chuyển sang nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần. Cơ cấu
nông nghiệp và nông thôn đang từng bước chuyển đổi phù hợp với phương
hướng và chiên lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm khai thác
tiềm năng của cả nước và mỗi vùng theo hướng sản xuất hàng hoá, công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Từ một nước hàng năm trước vẫn phải
nhập lương thực thì giờ đã có lương thực dự trữ và xuất khẩu. Từ năm 1990
đến nay lương thực xuất khẩu tăng lên trên 1,5 triệu tấn/năm, sản lượng lương
thực tăng liên tục từ 21,5 triệu tấn năm 1989 lên 25 triệu tấn năm 1993.
Bên cạnh sản xuất lương thực đã tăng khá nhanh một số loại cây công
nghiệp hàng hoá chủ yếu, hình thành một số vùng chuyên canh tập trung như
cà phê, cao su, dâu tằm, mía đường... Các loại cây rau đậu cũng tăng khá
nhanh, các loại cây có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu đang có xu
hướng tăng lên đã tác động mạnh mẽ góp phần thay đổi cơ cấu ngành trồng
trọt. Sản phẩm chế biên cũng tăng lên. Giá trị sản phẩm chế biến từ 33,6%
năm 1990 tăng lên 35,7% năm1992. Giá trị sản phẩm chăn nuôi cũng tăng lên
và chất lượng đàn gia súc được cải thiện hơn. Ở nông thôn các ngành nghề
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng được mở mang góp phần
làm thay đổi cơ cấu kinh tế và bộ mặt nông thôn, thu hút lao động và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn
nước ta thao tinh thần Nghị quyết đại hội VI, VII và được cụ thể hoá bằng
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 "Nghị
quyết này khắc phục mâu thuẫn và hạn chế trong cách "khoán 100", đổi mới
một cách cơ bản cơ chế quản lý nông nghiệp, Nghị quyết 10 là sự cụ thể hoá
đường lối đổi mới kinh tế toàn diện do Đảng đề ra". Đây là những chiến lược
cho sự phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nông thôn nước ta,
15
các chính sách nông nghiệp tạo môi trườngthuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
phát triển, đời sống kinh tế xã hội nông htôn theo hướng tốt hơn.
* Chính sách ruộng đất: Luật đất đai năm 1993 được coi là một trong
những chính sách lớn tạo cơ sở tiền đề và là trung tâm trong việc giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp và nông thôn. Kèm theo Luật đất đai
là những quy định về thuế sử dụng đất và một số văn bản khác có liên quan đã
có tác dụng to lớn làm chuyển biến nền nông nghiệp, nông thôn nước ta. Luật
đất đai năm 1993 khẳng định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý", còn việc sử dụng đất đai được Luật quy định, Nhà nước
giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Luật
cũng quy định người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp, thừa kế và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất bị thu hồi. Có
thể nói các quyền quy định trong Luật đất đai năm 1993 là cơ sở pháp lý, dồng
thời là cơ sở tiền đề cho việc thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo
hướng mở rộng và tăng diện tích đất trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao,
giá trị hàng hoá lớn để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu trên cở sở
một nền nông nghiệp thâm canh và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
* Chính sách thị trường và giá cả: Nét nổi bật của chính sách thị trường
và giá cả là tự do lưu thông trong thị trường nội địa và mở rộng trao đổi ra
nước ngoài bằng việc mở rộng xuất khẩu. Việc đổi mới chính sách giá cả,
chính sách tự do lưu thông hàng hoá giữa các vùng, cùng với nhiều thành phần
tham gia vào lưu thông đã tạo nên một thị trường thống nhất trong cả nước tạo
điều kiện cho các vùng phát huy được lợi thế của mình để sản xuất kinh doanh
có hiệu quả hơn.
*Chính sách xuất nhập khẩu, đặc biệt chính sách xuất khẩu nông sản đã
có tác dụng mạnh mẽ đến việc khuyến khích phát triển sản xuất các loại sản
phẩm phục vụ cho thị trường quốc tế, đưa nền nông nghiệp nước ta tham gia
vào thị trường thế giới.
* Chính sách giá cả theo hướng giá cả vật tư nông sản trong nước thực
hiện theo giá thị trường. Nhờ đó đã có tác dụng bình ổn gia cả, đặc biệt là giá
lương thực. Các tỷ giá giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp, giữa hàng tư
liêu sản xuất với giá hàng nông sản và giữa các loại hàng nông sản đã có tác
động như là tín hiệu giúp cho nông dân hướng vào việc sản xuất các sản phẩm
có lợi hơn đối với họ.
16
* Một số chính sách khác như chính sách thuế tín dụng, tiến bộ khoa
học kỹ thuật, vốn, khuyến nông... cũng có những tác động nhất định góp phần
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và đổi mới bộ mặt nông thôn nước
ta.
II. Chính sách đầu tư nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2001
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã thông qua phương hướng phát triển
king tế xã hội 5 năm 1996 - 2001, trong đó chính sách đầu tư phát triển sản
xuất nông nghiệp được thể hiện qua những vấn đề sau:
1. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao
động lại ở nông thôn:
Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình thoát lũ và ngọt hoá đồng bằng
sông Cửu Long, củng cố hệ thống đê điều trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh
việc áp dụng công nghệ sinh học, ưu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi
có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định, đặc biệt coi trọng
các sản phẩm quý hiếm ta có lợi thế. Hết sức chú trọng phát triển công nghệ
sau thu hoạch và công nghiệp chế biến. Quy hoạch cụ thể và triển khai việc
thực hiện dự án phát triển trồng mới 5 triệu hecta rừng, kết hợp với bảo vệ môi
trường để đạt tỷ lệ phủ xanh 40% diện tích cả nước, áp dụng chính sách sử
dụng gỗ tiết kiệm. Thực hiện nhất quán chủ trương giao đất, giao rừng cho các
hộ gia đình thực sự làm chủ, có thể sống bằng nghề rừng, ổn định đời sống
cho đồng bào định canh, định cư. Thu hẹp, tiến tới xoá tình trạng du canh, du
cư. Phối hợp, tổ chức chặt chẽ có hiệu quả việc di chuyển dân ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc, không để tái diễn tình trạng di dân tự do. Tổ chức lại công
nghiệp chế biến thuỷ hải sản và các dịch vụ trên bờ, cải tạo và nâng cấp hệ
thốnh hạ tầng cơ sở nghề cá. Tạo điều kiện và khuyến khích các hộ, nhóm hộ
ngư dân tự đầu tư mua sắm tàu thuyền lớn ra khơi, sản xuất và chế biến hải
sản, làm dịch vụ.
* Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông
nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu
nhập cho nông dân nghèo. Khẩn trương hoàn thành việc giao đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, khuyến khích và giúp đỡ các hộ
nông dân đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và
manh mún. Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo
đúng pháp luật, không để nông dân nghèo sống bằng nghề nông phải bán đất,
ngăn chặn và xử lý các thủ đoạn chèn ép, cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân
17
nghèo. Chưa đặt vấn đề mở rộng mức hạn đối với đất canh tác. Kiểm tra việc
thực hiện chính sách hạn điền đối với đất canh tác phù hợp với điều kiện đất
đai ở các vùng khác nhau, có chính sách, biện pháp quy định cụ thể, hợp lý để
xử lý đối với từng loại đất vượt hạn điền theo nguyên tắc sử dụng đất có hiệu
quả, đồng thời nghiêm cấm hành vi mua bán đất kiếm lời bảo đảm công bằng
xã hội. Đánh giá phân loại các trường hợp nông dân không còn ruộng đất để
sản xuất để có chính sách, giải pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp theo
hướng vừa không để nông dân bị bần cùng hoá do không có đất để sản xuất,
vừa thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất hợp lý theo tiến trình công nghiệp
hoá. Bổ xung thể chế, ngăn chặn tình trạng lãng phí đất đai. Có chính sách
phân biệt việc đền bù cho nông dân bị lấy đất để sử dụng vào mục đích kinh
doanh và mục đích công ích, giúp nông dân bị lấy đất có việc làm và nguồn
thu nhập mới.
Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủ yếu
để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất,
khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích nông.
* Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ ở nông thôn: tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, xây dựng và
nâng cấp kết cấu hạ tầng. Bổ xung chính sách khuyến khích tối đa mọi người
dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn
nông thôn. Ưu đãi, khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong
nước vào phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn, kể cá các dự án ở quy
mô hộ gia đình. Miễn toàn bộ hoặc giảm tối đa tiền thuế đất đối với các dự án
đầu tư vào các vùng khó khăn, kể cả các dự án 100% vốn nước ngoài. Tổ chức
các cơ sở chế biến nông sản, thuỷ sản theo hướng gắn kết các đơn vị cung cấp
nguyên liệu-sản xuất-chế biến và tiêu thụ.
* Tăng nhanh trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn: Nhà
nước hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất và sử dụng sản phẩm cơ khí
phục vụ nông nghiệp nhất là các thiết bị vừa và nhỏ có sức cạnh tranh với sản
phẩm của nước ngoài. Có chính sách ưu đãi về vốn và thuế để nhập khẩu
những sản phẩm cơ khí cho nông nghiệp trong nước chưa sản xuất hoặc sản
xuất chưa đủ nhu cầu. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm cả bồi
dưỡng kỹ năng lao động, đào tạo kỹ thuật viên và hình thành đội ngũ các nhà
kinh doanh giỏi ở nông thôn.
18
2. Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản: thực hiện cơ chế lưu
thông thật sự thông thoáng trên thị trong nước.
Củng cố hệ thống thương nghiệp Nhà nước trên địa bàn nông thôn, đặc
biệt coi trọng phát triển các hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước
với Hợp tác xã, nông dân và lực lượng thương nghiệp nhỏ, khắc phục tình
trạng thả nổi thị trường nông thôn gây thiệt hại đến lợi ích nông dân.
Tạo cho được một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Đánh thuế xuất khẩu cao đối với hàng xuất khẩu dưới
dạng nguyên liệu thô mà trong nước đã có năng liực chế biến. Cho nhập khẩu
miễn thuế hoặc thuế suất thấp các loại nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp
nông thôn mà trong nước chưa sản xuất được hoặc còn thiếu.
Xây dựng các quỹ bảo hiểm sản xuất dưới nhiều hình thức. Nhà nước
có chính sách cho nông dân nghèo vay tiền vào đầu vụ thu hoạch để không
phải bán nông sản ở thời điểm bất lợi về giá. Phát triển các loại hình kinh
doanh kết hợp công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu theo phương thức ký
kết hợp đồng dài hạn với nông dân.
3. Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của
các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ
sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa: tiếp tục phát huy vai trò tự chủ của kinh
tế hộ gia đình, kể cả kinh tế tiểu chủ. Tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các
hình thức kinh tế hợp tác của nông dân theo tinh thần Chỉ thị 68/CT-TƯ của
Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII và Luật hợp tác xã.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông
nghiệp và nông thôn theo hướng tập trung làm dịch vụ (điện, nước, kỹ thuật,
tài chính-ngân hàng, thương mại, vận tải...vv) công nghiệp chế biến và chuyển
giao cho nông dân, trên cở sở đó phát triển thêm một số cơ sở quốc doanh
nông, lâm nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đổi mới và củng cố các quốc
doanh đánh cá theo hướng tăng nhanh khả năg bám trụ dài ngày trên biển, làm
dịch vụ ngoài biển và trên bờ để tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi bám biển.
Phát triển các hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các hợp
tác xã và các hộ nông dân. Xây dựng hiệp hội ngành nghề hoạt động theo cơ
chế dân chủ, tự quản, trong đó cơ sở quốc doanh trong hiệp hội có vai trò
nòng cốt.
B. Thực trạng về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp qua các năm
19
I. Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 1990-
1995
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
1.1 Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu nông nghiệp đã từng bước phát triển toàn diện hơn, hạn chế dần
tính độc canh. Cơ cấu giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi có sự thay đổi
theo hướng tích cực.
Trong ngành trồng trọt thì lương thực là ngành trọng tâm của nông
nghiệp đã có những tiến bộ rõ rệt. Từ năm 1989 đến 1995 mỗi năm ta xuất
khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Sự tiến bộ của sản xuất lương thực đã góp phần quan
trọng đảm bảo nhu cầu cho xã hội. Trong cơ cấu cây lương thực cần ghi nhận
một chuyển hướng tích cực là ở miền Bắc vụ lúa chiêm dài ngày, năng suất
thấp đã được thay bằng vụ lúa xuân ngắn ngày có năng suất cao và vụ Đông
đang trở thành vụ sản xuất chính, góp phần tăng thêm khối lượng nông sản. ở
đồng bằng sông Cửu long, vụ lúa nổi được thay bằng vụ lúa Đông xuân, tăng
thêm vụ lúa Hè thu.
Ngành chăn nuôi cũng được phát triển mạnh mẽ. Đàn lợn đã tăng từ 8,9
triệu con năm 1976 lên 13,8 triệu con năm 1991. Trong đó tỷ lệ đàn lợn lai
kinh tế ngày càng tăng. Do vậy trong lượng xuất chuồng bình quân tăng
nhanh. Đàn trâu bò tăng từ 3,3 triệu con lên 6,08 triệu con, trong đó đàn bò
tăng rất nhanh, từ 1,585 triệu con năm 1976 lên 3,201 triệu con năm 1992. ở
các tỉnh phía Bắc, 20 năm đàn bò liên tục bị giảm, từ năm 1981 trở lại đây đã
tăng nhanh, kể cả ở vùng đồng chiêm trũng.
1.2 Cơ cấu thành phần trong nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã được thực hiện phổ biến trong nông
nghiệp, đã có sự chuyển biến quan trọng từ chỗ chủ yếu là quốc doanh và tập
thể sang chủ yếu là kinh tế hộ - lấy hộ làm đơn vị sản xuất cơ bản trong nông
nghiệp. Nền nông nghiệp nhiều thành phần đã nhanh chóng vào cuộc sống có
tác dụng quan trọng trong việc khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động,
tiền vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đẩy mạnh sản xuất nông sản
hàng hoá.
1.3 Cơ cấu vùng trong nông nghiệp: đang được hình thành như các vùng trọng
điểm trong cây lương thực ở đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông
Hồng. Các vùng cao su, cà phê đang hình thành ở Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bộ. Vùng chè tập trung chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía
20
Bắc. Điều đó đã tạo ra sự phân bố lại lao động, vốn đầu tư và tư liệu sản xuất,
thúc đẩy các vùng kinh tế lạc hậu phát triển.
1.4 Cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn nước ta có sự
chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
nghề và dịch vụ phi nông nghiệp. Do đó cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu có
sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế
quốc dân: năm 1993 nông nghiệp chiếm 29,2% trong GDP và hơn 70% lực
lượng lao động. Tuy vậy, trong nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi phát triển
chậm, sản xuất và cân đối lương thực tuy đã khá hơn những vẫn chưa thật
vững chắc, cây công nghiệp bị giảm sút cả số tuyệt đối và tỷ trọng 8,1% năm
1985 xuống còn 6,6% năm 1992, chăn nuôi chưa trở thành ngành chính.
Cơ cấu kinh tế nông thôn chậm biến đổi, ở nhiều nơi vẫn mang nặng
tính thuần nông, ví dụ ở đồng bằng sông Hồng, trong giá trị tổng sản
lượng,phần phi nông nghiệp mới có 15%, ở miền núi phía Bắc 10,7%. Trong
nhiều năm chúng ta thực hiện ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, do đó vốn
đầu tư cho nông nghiệp còn chưa thoả đáng. Nếu tính bình quân 10 năm 1976-
1986 vốn đầu tư cho nông nghiệp và thuỷ lợi chiếm 18,75 trong tổng vốn đầu
tư, riêng nông nghiệp là 9,8% và thuỷ lợi là 8,9%. Từ năm 1986 đến nay tuy
Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ "nông nghiệp thật sự là mặt trận hàng đầu"
nhưng vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với công
nghiệp. Vì đầu tư cho nông nghiệp chưa thoả đáng nên cơ sở vật chất kỹ thuật
trong nông nghiệp còn thấp. Các công trình thuỷ lợi mới đảm bảo tưới được
40,5% diện tích gieo trồng hàng năm. Tình trạng úng hạn xảy ra thường
xuyên, phân hoá học và thuốc trừ sâu còn thiếu , diện tích cày bừa bằng máy
mới chiếm khoảng 20%. Việc chế biến nông sản còn ở mức thấp làm ảnh
hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu nông sản.
Mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta trong những năm
1990-1995 đã có những biến đổi cơ bản và tích cực nhưng sự biến đổi đó diễn
ra với tốc độ rất chậm. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá công nghiệp hoá với tốc độ
nhanh là một đòi hỏi cấp thiết khách quan.
2. Cơ sở hạ tầng nông thôn
21
2.1 Điện, đường giao thông và cơ sở vật chất khác cho phát triển nông nghiệp
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp năm 1994 cá nước
có 60% số xã có điện, 86,4% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 98% số xã
có trường cấp I, 76% có trường cấp II, 92% số xã có trạm xá xã, 37% có nhà
trẻ và 49,3% số xã có trạm biến thế điện. Cơ sở hạ tầng nông thôn đã được
nâng cao so với các thời kỳ trước, điều kiện nhà ở, học hành, bảo vệ sức khoẻ
của nhân dân nông thôn có bước tiến rõ nét; 57,7% số hộ nông thôn có nhà
kiên cố, 65% số hộ có nguồn nước sạch. Tình trạng học sinh nông thôn bỏ học
đã giảm dần. Đời sồng tinh thần của nông dân có nhiều tiến bộ: tỷ lệ hộ có
máy thu thanh từ 11%lên 32,8% trong cùng thời gian, 53% số hộ nông thôn có
điện dùng trong sản xuất và sinh hoạt.
Máy móc công cụ phục vụ sản xuất ở nông thôn tăng nhanh, gắn liền
với sự đầu tư mua sắm của các hộ nông dân tự chủ. Đến năm 1995 cả nước có
41700 máy kéo, 584000 máy bơm nước các loại, 52000 máy xay xát, 99000
máy tuốt lúa có động cơ và hàng trăm ngàn các loại công cụ cơ khí phục vụ
sản xuất và chế biến nông, lâm thuỷ sản. Điện dành cho nông thôn và nông
nghiệp từ 801 triệu kwh năm 1991 tăng lên 1166 triệu kwh năm 1994 và 1300
triệu kwh năm 1995, tỷ trong từ 15% lên 20% điện sản xuất trong 5 năm
tương ứng. Nông thôn có điện nên điều kiện lao động và bộ mặt nông thôn có
nhiều đổi mới, thiết bị, đồ dùng trong gia đình hộ nông dân tăng lên, rõ nhất là
vùng đồng bằng và nông thôn ven thành phố, thị xã, khu công nghiệp.
Vấn đề tồn tại hiện nay là nông thôn vùng núi, vùng cao, vùng sâu cơ sở
hạ tầng còn thấp kém, nhất là điện và đường ô tô, ở đồng bằng giá điện còn
cao 730 đồng/kw, kéo theo sự gia tăng của chi phí thuỷ lợi, phí ở các vùng đã
được thuỷ lợi hoá.
2.2 Hệ thống các công trình thuỷ lợi
Một số các công trình thuỷ lợi tuy đầu tư vốn lớn nhưng đã xuống cấp
nên năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Thực tế cho thấy
rằng, năng lực tưới của các công trình thuỷ nông cả nước mới đảm bảo tưới tự
chảy trên 2,2 triệu ha canh tác, tưới bán điện trên 1,1 triệu ha canh tác, tổng
công 3,3 triệu ha canh tác. Nhưng thực tế hàng năm chỉ khai thác được khoảng
90% công suất thiết kế do máy móc cũ kỹ, kênh mương sụt lở, thiếu điện,
không đồng bộ giữa công trình đầu mối và hệ thống kênh mương. Các hồ đập
thuỷ lợi tuy công suất thiết kế tưới lớn, nhưng về mùa khô thường xuyên thiếu
nước do tệ phá rừng đầu nguồn, đốt nương làm rẫy. Cây trồng quan trọng nhất
22
của Việt Nam là cây lúa thì năm 1995 diện tích lúa được tưới là 5,6 triệu ha,
chiếm 84% tổng diện tích gieo cây lúa cả nước, trong đó vụ lúa Đông xuân 2,5
triệu ha, lúa Hè thu 2 triệu và 1,1 triệu ha vụ mùa. Diện tích lúa bị hạn, bị úng
hàng năm vẫn còn lớn nhất là ở vùng đồng băng sông Hồng và miền Trung.
Khả năng chống hạn, chống úng của các công trình thuỷ nông hiện có dù có
khá hơn trước song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước theo nhu
cầu sinh trưởng của cây lúa. Tỷ lệ diện tích lúa được tưới, tiêu theo khoa học
chưa đạt 50% tổng diện tích gieo cấy hàng năm.
Biểu2. Số lượng các công trình thuỷ lợi
ĐVT 1991 1992 1993 1994 1995
Số công trình thuỷ lợi Cái 5112 5263 5310 5350 5415
Thuỷ nông '' 5020 5168 5180 5215 5319
Đại thuỷ nông '' 424 425 454 457 460
Trạm bơm điện '' 2742 2882 2905 3047 3120
Trạm bơm dầu '' 355 355 366 376 394
Thuỷ điện kết hợp thuỷ
nông
'' 92 95 105 119 125
Máy kéo tiêu chuẩn (15
CV)
'' 35375 37627 38000 46800 57500
Máy bơm 1000
cái
35375 37637 38000 46800 57500
Điện cung cấp cho Nông
nghiệp
Triệu
Kwh
807,4 975,0 1000 1166 1300
3. Chính sách đầu tư vốn thời kỳ 1990-1995
Nông nghiệp và nông thôn nước ta có vị trí rất quan trọng (chiếm hơn
80% cư dân cả nước và chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản phẩm của nền kinh tế
quốc dân). Trong nhiều năm qua chúng ta chỉ chú ý đến nông nghiệp, lãng
quên địa bàn nông thôn vì vậy kinh tế nông thôn nước ta chủ yểu là thuần
nông với cơ sở vật chất nghèo nàn, kết cấu hạ tậng thấp kém. ở các nước phát
triển công nghiệp nông thôn khá phát triển. ở đây không chỉ có tiểu công
nghiệp và thủ công nghiệp với kỹ thuật truyền thống mà còn có cả công
nghiệp lớn với kỹ thuật tiên tiến, gắn với hoạt động nông nghiệp nông thôn.
Bên cạnh đó dịch vụ thương mại cũng rất phát triển.
23
Vốn là điều kiện và tiền đề để phát triển và mở rộng sản xuất, nâng cao
đời sống và dân cư nông thôn từng bước xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, một mặt
phải huy động nguồn vốn tự có trong nông dân, mặt khác Nhà nước phải giúp
đỡ nông dân, cho họ vay vốn với nhiều hình thức phong phú và có hiệu quả.
3.1 Chính sách đầu tư vốn
Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị nền kinh tế nước ta từng bước
chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước . Chính sách đầu tư
vốn đã thay đổi: vốn bao cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh giảm hẳn và
chuyển những đầu tư đó sang hình thức tín dụng vay vốn và phải trả lãi suất
để tạo cho các xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh quan tâm đến việc sử dụng
vốn có hiệu quả.
Vốn ngân sách dành cho khai hoang vẫn giữ tỷ lệ 5%-7%, tỷ lệ dành
cho các nông trường quốc doanh từ 40% của những năm 1986-1987 giảm
xuống còn trên 10%. Đảng lưu ý là vốn ngân sách tập trung đầu tư cho thuỷ
lợi (chủ yếu là thuỷ nông) - một bộ quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng
nông thôn cũng giảm.
Biểu 3. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong
ngành nông nghiệp năm 1990-1995.
Đơn vị: Số lượng (tỷ đồng)-Tỷ trọng (%)
1990 1991 1992 1993
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ
trọng
Tổng số 409127 100 615400 100 839807 100 1140000 100
I.Trồng trọt 91296 22,6 189300 30,7 228069 27,2 314000 27,5
1.Khai hoang 29473 7,2 37200 6,0 126654 15,1
2.Nông
trường
55559 13,5 145500 23,6 90542 10,8
24
Cao su 20780 5,1 60600 9,8 29970 3,6
Cà phê 2599 0,6 16000 2,5 6992 0,8
Chè 906 0,2 19600 3,1 5851 0,7
3.Trang trại 7324 0,2 6660 1,0 10873 1,3
II.Chăn nuôi 16903 4,1 20700 3,4 30102 3,6 40000 3,5
Chuồng trại 4400 1,1 9505 1,1
Trạm trại 12503 3,7 400 0,06 20597 2,4
IVThuỷ lợi 299830 73,3 405000 65,8 581636 69,2 786000 69,0
Thuỷ nông 244435 59,7 234000 56,1 438335 55,2
Nhà nước đã dành số vốn lớn đề thực hiện chương trình 327 nhằm bảo
vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có gắn với định canh định cư, phủ xanh đất trống
đồi trọc, tăng khả năng phòng hộ của rừng, tạo ra sản phẩm hàng hoá, giải
quyết việc làm, góp phần phân bố lại lao động dân cư và củng cố an ninh quốc
phòng. Triển khai thực hiện chương trình 327 trong hai năm 1993-1994 Nhà
nước đã đầu tư 416 tỷ đồng trong đó đầu tư cho lâm nghiệp 291,2 tỷ đồng, cho
vay 67,2 tỷ đồng, đã đầu tư trực tiếp đến hộ 60% tổng số vốn đầu tư và 85%
so với đầu tư lâm sinh (bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng) bình quân một hộ
năm 1993: 0,8-1,2 triệu đồng, năm 1994: 1,4-2 triệu đồng.
3.2 Chính sách tín dụng cho nông nghiệp
Cùng với sự đổi mới của nề kinh tế tổ chức ngân hàng đã có sự cải tổ.
Bắt đầu thử nghiệm mô hình ngân hàng hai cấp : ngân hàng Nhà nước Trung
ương làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và các ngân hàng Thương mại với chức
năng kinh doanh tiền tệ, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Trong
thời gian này, các Hợp tác xã tín dụng ở cơ sở bị tê liệt hoàn toàn. Hoạt động
tín dụng ở nông thôn chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam.
Từ khi hộ gia đình được coi là đơn vị kinh doanh tự chủ, nó đã trở thành
đối tượng khách hàng chủ yếu của tín dụng ngân hàng nông nghiệp. Tuy vậy,
việc triển khai cho vay vốn tới hộ nông dân những năm 1989-1990 vẫn tranh
luận với những ý kiến khác nhau. Một số người lo ngại rằng cho các hộ nông
dân vay sẽ dẫn tới xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa. Về phía Ngân hàng
Nông nghiệp lo ngại việc thu hồi vốn và khả năng hoàn trả của nông dân. Cuối
1990 đầu năm 1991, trước áp lực to lớn về vốn của các hộ nông dân, Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam đã thí điểm cho vay tới 90 hộ nông dân ở 3 xã
thuộc huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh với số vốn vay trên 31 triệu
đồng, lãi suất 2,4%/tháng để mua phân bón. 85% đã hoàn trả lại Ngân hàng
25
huyện sau vụ thu hoạch. Tỉnh An Giang cho 15260 hộ vay với 31 tỷ đồng để
mua phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu. Sau vụ thu hoạch, đúng thời hạn ngân
hàng đã thu đủ cả vốn và lãi.
Từ kết quả thí điểm tháng 6/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ra chỉ thị
202/HĐBT về việc cho vay vốn sản xuất đến hộ nông dân. Chỉ thị đã được
triển khai và mở rộng ở nhiều địa phương trong cả nước. Từ 63 tỷ đồng dư nợ
năm 1990 tăng lên 245 tỷ năm 1991, 1431 tỷ năm 1992 và 6 tháng đầu năm
1993 tăng lên 2479 tỷ đồng. Trong lúc đó quốc doanh nông nghiệp năm 1992
dư nợ 142 tỷ và các Hợp tác xã 109 tỷ.
Lượng vốn cho các hộ nông dân vay chủ yểu là tín dụng ngắn hạn,
doanh số cho vay chiếm 96-99%. Số lượt hộ được vay ở các vùng có khác
nhau, theo các thời gian cũng khác nhau. ở thời kỳ này, lãi suất cho vay uyển
chuyển hơn, tỷ lệ lãi suất theo xu hướng giảm xuống. Từ 5/1992 lãi suất cho
các hộ vay là 3,3-4,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và trung hạn. Từ
8/1992 lãi suất tín dụng giảm xuống tương ứng còn 3,0-3,2%/tháng và 2,1-
2,4%/tháng. Từ 10/1993 lại giảm còn 1,4-1,8% và 1,2%. Tuy vậy, tổ chức
Ngân hàng Thương mại vẫn chưa đạt lãi suất dương. Hàng năm Ngân hàng
Nông nghiệp còn bị lỗ. Năm 1992 lỗ kinh doanh toàn ngành là 52 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện một số mô hình tín
dụng và phương thức chuyển tải vốn xuống các vùng nông thôn với các đối
tượng: hộ giầu, trung bình và nghèo. Có hai phương thức cho vay tới hộ: cho
vay trực tiếp theo 2 dạng: cho vay tại Hội sở ngân hàng và thành lập tổ cho
vay lưu động cho vay và thu nợ trực tiếp tới hộ nông dân, cho vay thông qua
tổ nhóm tương hỗ tín chấp... do nông dân tự nguyện thành lập và cho vay
thông qua tổ chức kinh tế tài chính trung gian (hợp tác xã, nông trường, xí
nghiệp, ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng...) làm dịch vụ hưởng hoa
hồng (20% chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thu nộp vào ngân hàng).
Biểu 4. Tình hình cho vay tín dụng nông nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Đến 31/12/1991 Đến 31/12/1992 Đến 31/12/1993
Dư nợ
đến
31/12/
1991
Doanh
số cho
vay
Dư nợ Doanh
số cho
vay
Dư nợ Doanh
số cho
vay
Dư nợ
26
Tổng số 62,9 369,7 245 2501 1430,8 2781,7 2479,3
Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 100
Vay ngắn hạn 56,7 398,3 243,9 2423,4 1363,9 2735,3 2384,3
Tỷ trọng % 90,7 69,9 99,5 96,9 95,3 98,7 97,2
Vay dài hạn 6,2 11,4 1,1 77,6 66,9 5,7 46,4
Tỷ trọng % 9,3 3,1 0,5 3,1 4,7 1,3 2,8
Theo vùng
ĐB Sông Hồng 1,1 18,7 14,9 442,0 263,6 444,2 442,8
ĐB Sông Cửu
Long
11,4 122,8 80,3 736,0 434,8 791,4 704,9
D.hải Miền
Trung
4,3 50,8 29,9 287,9 165,5 338,0 283,0
Đông Nam bộ 13,8 38,8 25,0 249,8 126,9 262,8 202,4
TD MN Phía bắc 19,7 71,5 45,7 404,1 241,2 477,7 428,3
Khu IV cũ 11,0 60,2 43,0 285,0 145,8 302,0 305,3
Tây nguyên 1,6 6,8 6,2 95,4 53,0 165,6 112,6
4. Thành tựu đạt được trong nông nghiệp
Đây là thời kỳ phát triển ổn định của nông nghiệp nước ta trên cả hai
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt phát triển toàn diện, trong đó nổi bật
nhất là sản lượng lương thực. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân thời
kỳ 1990-1995 đạt 25 triệu tấn tăng 27,3% (5,3 triệu tấn) so với bình quân
1986-1990. Tốc độ tăng sản lượng lương thực bình quân một năm đạt 4,3%,
cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số 2,2% nên lương thực bình quân nhân khẩu
năm sau cao hơn năm trước, bình quân 1991-1995 đạt 351 kg so với 310 kg
bình quân 5 năm trước đó, chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong biểu sau:
Biểu 5: Sản lượng lương thực bình quân/người giai đoạn 1990-1995
Đơn vị: kg
Năm 1991 1992 1993 1994 1995
Lương thực
bình quân/người
324,9 348,9 359 361 364
27
Có thể khẳng định rằng, thành tựu về sản xuất lương thực 5 năm qua là
to lớn và có ý nghĩa nhiều mặt, cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Việt Nam từ
một nước thiếu lương thực triền miên trước 1989, hàng năm phải nhập khẩu
0,8 triệu tấn gạo, thì 5 năm qua không những sản xuất đủ thoả mãn mọi nhu
cầu tiêu dùng của hơn 70 triệu dân (mỗi năm tăng thêm 1,5 triệu người), phát
triển chăn nuôi, tăng dự trữ quốc gia, phục vụ công nghiệp chế biến... mà còn
dư thừa để xuất khẩu gạo với số lượng lớn: 8,65 triệu tấn trong 5 năm, bình
quân 1,73 triệu/năm và có xu hướng tăng dần từ 1 triệu tấn năm 1991 lên 1,95
triệu tấn năm 1992; 1,75 triệu tấn năm 1993; 1,95 triệu tấn năm 1994 và 2
triệu tấn năm 1995. Nước ta vẫn giữ vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất trên thế giới sau Thái Lan và Mỹ. Nạn đói giáp hạt ở miền Bắc đã
bị đẩy lùi, kể cả những năm thời tiết không thuận lợi như 1991, 1993, 1994.
An toàn lương thực quốc gia được đảm bảo khá vưng chắc trong phạm vi cả
nước.
Với kết quả đó, chúng ta không chỉ đạt mà còn vượt xa mục tiêu sản
xuất lương thực kế hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội VII đề ra (kế hoạch
1995 đặt 25 triệu tấn, thực hiện 27,4 triệu tấn). Đây là lần đầu tiên kế hoạch 5
năm về sản xuất lương thực của nước ta được thực hiện trọn vẹn nhất. Đạt
được kết quả đó, trước hết và chủ yếu do sản xuất lúa có tiến bộ toàn diện và
vượt bậc cả về mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất. Diện tích từ 6,3
triệu hecta năm 1991 tăng lên 6,71 triệu hecta năm 1995, cơ cấu mùa vụ thay
đổi, diện tích lúa Đông xuân từ 2,15 triệu hecta tăng lên 2,47 triệu hecta, lúa
Hè thu từ 1,3 triệu hecta lên 1,6 triệu hecta còn lúa mùa giảm từ 2,83 triệu
hecta xuống 2,63 triệu hecta trong 5 năm. Tăng diện tích bằng khai hoang,
tăng vụ kết hợp chuyển vụ lúa mùa năng suất thấp, không ổn định sang hai vụ
lúa Đông xuân và Hè thu năng suất cao và ổn định là một yếu tố quyết định
làm tăng sản lượng lúa 5 năm qua. Cùng với yếu tố diện tích tăng, năng suất
lúa trong thời gian đó cũng tăng từ 31,4 tạ/hecta lên 46,4 tạ/hecta. Nếu tính
bình quân 5 năm 1991-1995 so bình quân 5 năm 1986-1990, năng suất lúa
tăng từ 35,3 tạ/ha lên 40,4 tạ/ha, trở thành nguyên nhân chủ yếu quyết định
quy mô và tốc độ tăng sản lượng lúa nói riêng, lương thực nói chung. Bình
quân giữa hai thời kỳ, sản lượng lúa cả nước tăng thêm 5,2 triệu tấn (22,4 so
với 17,2) riêng năng suất tăng đã làm sản lượng lúa tăng 3,1 triệu tấn. Các yếu
tố thâm canh lúa như thuỷ lợi, phân bón, chăm sóc đặc biệt giống mới, khuyến
nông đều góp phần tích cực vào quá trình và kết quả thâm canh, tăng năng
28
suấtlúa những năm qua. Giá vật tư, phân bón ổn định, số lượng và chủng loại
phong phú, phương thức mua, bán linh hoạt, lưu thông tự do đã tạo điều kiện
cho nông dân thâm canh tăng năng suất lúa cao hơn các thời kỳ trước đó.
Điều đặc biệt có ý nghĩa là: những kết quả đó đạt được trong điều kiện
thời tiết không thuận lợi, vụ Đông xuân 1990-1991 sâu rày phá hoại làm giảm
nửa triệu tấn lúa ở đông bằng sông Cửu Long, mưa lớn ở đồng bằng sông
Hồng làm thiệt hại hơn triệu tấn thóc. Nếu không có những khó khăn khách
quan trên đây, chắc chắn sản lượng lương thực còn đạt mức cao hơn, thành
tựu còn to lớn hơn.
Hai vùng điểm lúa hàng hoá đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long,
đều đạt những tiến bộ mới về thâm canh tăng vụ, trong đó nổi lên nhiều tỉnh
vượt mức lương thực 1 triệu tấn/năm.
Màu lương thực tuy phát triển chậm hơn, sản lượng quy thóc (từ 2,44
triệu tấn lên 2.58 triệu tấn trong hai thời kỳ) nhưng cũng có những nét mới về
cơ cấu sản xuất. Cây ngô tăng nhanh cả về diện tích lẫn năng suất 1991: diện
tích 44 vạn ha, năng suất 15 tạ/ha; 1995: diện tích 53 vạn ha, năng suất 20
tạ/ha, đưa sản lượng ngô từ 67,2 vạn tấn lên 1,1 triệu tấn trong 5 năm. Đó là
một tiến bộ quan trọng góp phần ổn định và tăng nhanh sản lượng lương thực
cả nước theo hướng thị trường. Các cây màu khác như khoai sắn... phát triển
chậm và giảm sút do kém hấp dẫn đối với thị trường, giá cả thấp, khả năng
tiêu dụng thu hẹp do được mùa lúa. Sự điều chỉnh như trên là hợp lý.
Sản xuất rau, đậu, cây công nghệ, cây ăn quả có những bước phát triển
mới. Những cây trồng có sản phẩm phục vụ công nghiệp chế biến và xuất
khẩu tăng khá nhanh. Bình quân 5 năm 1991-1995 so với bình quân 5 năm
1986-1990 sản lượng lạc tăng 21% (45 nghìn tấn), mía tăng 25,9% (1,3 triệu
tấn), đỗ tương tăng 18,9% (16,4 nghìn tấn), bông tăng gấp 2,38 lần, tiêu tăng
68,5%, diện tích cây ăn quả tăng 6,9%. Diện tích rau đậu, nhất là rau vụ Đông
ở miền Bắc tăng nhanh, số lượng, chủng loại đa dạng, chất lượng cao hơn đă
đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng trong nước về rau xanh, tươi quanh năm.
Nét mới trong sản xuất trồng trọt 5 năm qua là bước đầu đă hình thành
các vùng sản xuất tập trung có tỷ xuất hàng hoá lớn gắn vơi thị trường trong
nước và suất khẩu như lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, cao su, cà phê ở
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở trung du và miền núi phía bắc, cây
ăn quả ở đồng bằng Nam Bộ và các tỉnh Bắc Bộ; rau, đậu vụ đông ở đồng
bằng sông Hồng... Phương thức sản xuất hàng hoá đă tác động trực tiếp đến
29
các vùng đó, khơi dậy những tiềm năng về đất đai, lao động, khoa học kĩ
thuật, tạo nên tốc độ tăng trưởng cao của một số sản phẩm có thị trường tiêu
thụ. Riêng vùng đồng băng sông Cửu Long sản lượng lúa năm 1995 ước đạt
trên 13 triệu tấn tăng 3 triệu tấn so với 1991 và là vùng cung cấp toàn bộ gạo
xuất khẩu của nước ta hiện nay. Vùng cà phê Tây Nguyên với sản lượng năm
1994 đạt trên 166 nghìn tấn cà phê nhân, năm 1995 ước đạt 175 ngàn tấn, tăng
gấp đôi năm 1992, trong đó trên 90% đã xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn
thứ hai sau gạo; các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như xoài, nhãn ở Vĩnh
Long, Tiền Giang, nho Ninh Thuận, vải thiều Hải Hưng, Hà Bắc, Quảng Ninh,
mận hậu, mận tam hoa ở Lào Cai, Sơn La... rau Đà Lạt, lạc Tây Ninh, Nghệ
An đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao
trong ngành trồng trọt, từng bước đa dạng hoá cây trồng, gắn với thị trường.
Những cây trồng giảm diện tích và sản lượng trong 5 năm qua là cói, đay, dừa,
thuốc lá, sắn chủ yếu là do sản phẩm khó tiêu thụ, giá thấp. Việc chuyển diện
tích gieo trồng các cây này sang nhiều cây trồng có hiệu quả hơn là sự điều
chỉnh cần thiết (trừ những loại đất không điều chỉnh được như đất trồng cói,
trồng dừa...)
Chăn nuôi phát triển ổn định cả trâu bò lợn và gia cầm. Bình quân 5
năm 1991- 1995 so với bình quân 5 năm 1986- 1990, đàn trâu tăng 5,7%, đàn
bò tăng 10,1%, đàn lợn tăng 24%, đàn gia cầm tăng 28,7%, sản lượng thịt hơi
xuất chuồng tăng 25,6%, sản lượng trứng tăng 33,6% là những thực tế chứng
minh sự phát triển khá nhanh và ổn định của chăn nuôi trong cơ chế mới.
Không chỉ tăng đầu con mà trọng lượng xuất chuồng bình quân cũng tăng
nhanh, nên sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng tăng từ 918 nghìn tấn lên
1,15 triệu tấn trong hai thời kỳ, riêng 1995 đạt 1,29 triệu tấn. Chất lượng sản
phẩm chăn nuôi được nâng cao nhất là thịt lợn, theo chương trình nạc hoá, để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản lượng trứng, sữa bò,
mật ong... đều tăng nhanh. Đặc biệt, chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh ở các
vùng ven đô thị nhất là ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tổng
đàn bò sữa cả nước năm 1995 ước đạt 20 nghìn con trong đó riêng thành phuố
Hồ Chí Minh có trên 11 nghìn con (năm 1991 có 5492 con, 1994 có 10420
con), chủ yếu theo quy mô hộ gia đình và các nông trại nhỏ.
Chăn nuôi phát triển, thực phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu tăng nhanh, nhiều vùng chăn nuôi hàng hoá đa hình và tăng trưởng
ổn định là một nét mới trong sản xuất nông nghiệp nước ta 5 năm 1991-1995.
30
Các sản phẩm xuất khẩu như thịt chế biến, trứng vịt muối, lông vịt tuy còn ít
về số lượng, nhưng chất lượng có tiến bộ, nên thị trường được mở rộng và ổn
định hơn. Sản lượng thịt chế biến năm 1993 lên tới 19,7 nghìn tấn, so với 12,8
nghìn tấn năm 1992.
Chăn nuôi gia súc khác có bước phát triển mới: nhất là đàn dê tăng
nhanh, chăn nuôi hươu, nuôi ong , nuôi tằm mở rộng theo hướng sản xuất
hàng hoá và đã góp phần quan trọng cung cấp thêm nhiều sản phẩm có giá trị
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một số tỉnh đã bắt đầu phát triển đàn cừu,
bổ xung nguồn thực phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang tăng lên
của dân cư và khách du lịch. Đàn dê từ 312 nghìn con năm 1991 tăng lên 370
nghìn con năm 1994, đàn cừu từ vài trăm con tăng lên trên một nghìn con chủ
yếu ở tỉnh Ninh Thuận.
Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi trong những năm qua, đặc biệt 3 năm
1993-1995 khá ổn định: Đàn trâu 4,3%, đàn bò 6,4%, đàn lợn 20%, đàn gia
cầm 21%, trọng lượng thịt hơi xuất 22,8% so với mức bình quân 1989-1992.
Nguyên nhân làm cho chăn nuôi phát triển những năm qua là sản lượng
lương thực tăng, sản lượng và chất lượng thức ăn gia súc ổn định, gia cả hợp
lý, người chăn nuôi có lãi, mặt khác nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi tăng do
đời sống dân cư được cải thiện, mức tiêu dùng, thịt, sữa, trứng cao hơn trước.
Như vậy cả hai yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản phẩm chăn nuôi phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Theo số liệu tổng điều tra nông thôn 1994
cả nước có 25213 hộ nhăn nuội kiểu trang trại với quy mô từ 11 con lợn thịt
trở lên, nhiều hộ nuôi bò đàn với số lượng 50 con đến 100 con, đàn gia cầm
hàng nghìn con... Phương thức chăn nuôi tự cấp, tự túc đã và đang chuyển dần
sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.
Đó là bước tiến quan trọng tạo nên sự thay đổi về chất trong chăn nuôi 5 năm
1990-1995 ở nước ta, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa chăn nuôi với
trồng trọt trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp.
II. Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 1996-
2001
1. Chính sách cơ cấu kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một trong hai bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế
quốc dân: Kinh tế nông thôn được phân biệt với kinh tế thành thị không đơn
thuần ở tính đặc trưng ngành mà là đặc trưng lãnh thổ. Sự phân biệt đó gắn
với điều kiện tự nhiên và sự phân công lao đông xã hội. Kinh tế nông thôn bao
31
gồm các hợp đồng được sản xuất và dịch vụ được thực hiện tren địa bàn nông
thôn bất kể đó là nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Cùng với tiến trình lịc sử
và sự phát triển của kinh tế, xu hướng chung của sự vận động kinh tế nông
thôn có thay đổi tỷ trọng nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng các hoạt động phi
nông nghiệp tăng dần. Sự vận động đó bắt nguồn từ thu nhập và đời sống của
bộ phận dân cư sống ở nông thôn và đó là sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế
nông thôn. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp giữ vị trí quan trọng
nhất nhưng không phải là tất cả. Cùng với nông nghiệp là các hoạt đông sản
xuất và dịch vụ phi nông nghiệp, xác lập cơ cấu kinh tế chính là giải quyết
mối quan hệ tương tác giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế
nông thôn dưới sự tác đông của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa
tự nhiên và con người trong các điều kiện cụ thể về thời gian và không gian.
Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát triển
của phân công lao động xã hội của quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá
giữa sản xuất và tiêu dùng của xã hội nói chung. Cơ cấu kinh tế nông thôn là
thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế mỗi nước và chừng mực nhất định
còn phản ánh tính chất văn minh của xã hội.
Thông thường vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế
được đánh giá theo các chỉ tiêu như: nông nghiệp chiếm khoảng 45% (1976-
1990) có lúc trên 50% thu nhập quốc dân, sử dụng trên 70% lao động: tăng
trưởng của nông nghiệp có ảnh hưởngquyết định đến tăng trưởng của nền kinh
tế, lúa và giá lúa trong nhiều năm đã được xem là vật chuẩn để định ra các thứ
giá cả hàng hoá khác trong chính sách giá của Nhà nước. Kể từ sau năm 1990
tuy tình hình đã thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp chậm tương đối so với
ngành khác, nhưng sự tăng trưởng của nông nghiệp đã góp phần ổn định kinh
tế xã hội nước ta trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực và giảm sút
tăng trưởng của Việt Nam trong thời kỳ 1997-2000. Từ năm 1998 mặc dầu
tăng trưởng kinh tế nước ta chậm lại, đầu tư nước ngoài sút giảm, các ngành
công nghiệp dịch vụ bị ảnh hưởng lớn, nhưng nông nghiệp vẫn giữ được nhịp
độ tăng khản định 3,6% (năm 1998) và 5,5% (năm 1999) (tính theo GDP của
nông nghiệp). Tỷ trong của nông nghiệp trong GDP cũng giảm từ dưới 40%
năm 1990 còn dưới 25% năm 1995. Có quan điểm cho rằng đây là sự chuyển
dịch cơ cấu theo hướng tích cực, nhưng nếu đi sâu phân tích sự thay đổi này
một phần do tốc độ tăng của nông nghiệp, nhưng cơ bản vẫn là do giá thực tế
của nông sản tăng chậm hơn giá cả hàng công nghiệp dịch vụ mơí thực sự là
32
tác nhân chính làm giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Điều này thể
hiện khá rõ qua diễn biến chỉ số giá lương thực, thực phẩm từ năm 1993 và
nhất là từ 1997 đến nay. Thành ra nông nghiệp có tăng trưởng, lương thực và
nhiều loại nông sản khác tăng nhanh đến mức dư thừa (biểu 5)
nhưng đời sống nông dân chậm được cải thiện. Khoảng cách thu nhập nông
thôn, thành thị đang ngày một doãng ra. Đó là một nghịch lý đã xảy ra trong
quá trình thay đổi cơ cấu của nền kinh tế và là vấn đề đáng phải suy nghĩ về
những chính sách áp dụng với nông nghiệp trong tương lai.
Biểu 6: Tăng trưởng nông nghiệp từ 1995->1999
Đơn vị: %
Năm Nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi
1995 4,9 4,7 5,7
1996 5,1 5,2 5,3
1997 7,0 7,0 7,8
1998 3,9 3,8 4,8
1999 7,1 7,3 7,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000. Tính theo giá trị sản xuất nông nghiệp.
1.1 Cơ cấu ngành nông nghiệp: sự tập trung tối đa cho lương thực một thời
gian khá dài đã giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, nhưng
do hầu hết nguồn tài nguyên được thu hút vào đó nên không chỉ chăn nuôi mà
còn nhiều loại cây trồng khác đã nằm trong tình trạng thiếu đầu tư thích đáng,
giá thành rất cao không cạnh tranh được khi nền kinh tế mở cửa. Cơ cấu kinh
tế của nông nghiệp đặt ra còn nhiều vấn đề khi nền kinh tế hội nhập. Biểu 9
cho thấy cơ cấu của nông nghiệp, trồng trọt đã giữ vị trí chi phối trong nhiều
năm với mức trên dưới 80%, riêng lương thực đã chiếm 1/ 2 giá trị sản lượng
toàn ngành. Sự phát triển yếu ớt của chăn nuôi và các ngành phụ trong nông
nghiệp là điều rất cần được phân tích tỉ mỉ có lẽ dưới góc độ chính sách hơn là
điều kiện thiên nhiên, thời tiết.
33
Biểu 7: Cơ cấu nông nghiệp
Đơn vị: %
Năm
Ngành
1995 1996 1998 1999
Toàn ngành Nông nghiệp 100 100 100 100
Trồng trọt 78,1 77,8 79,5 79,4
Chăn nuôi 18,9 19,3 18,0 18,2
Dịch vụ 3,0 2,9 2,5 2,4
Lương thực (Nông
nghiệp)
51,2 51,6 51,0 51,2
Nguồn: Niên giám thông kê (tính theo giá cố định 1994)
Biểu 8: Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1995 85507,6 66793,8 16168,2 2545,6
1996 92006,2 71589,4 17791,8 2625,0
1997 98852,3 76858,3 19287,0 2707,0
1998 113269,2 90077,9 20365,2 2826,1
1999 126901,4 100133,2 23773,2 2995,0
Sơ bộ 2000 125384,3 97308,8 24938,9 3136,6
Nguồn : Niên giám thống kê 2000
Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp trong các ngành trồng trọt,
chăn nuôi, dịch vụ đều tăng từ năm 1995 đến năm 2000 trừ trường hợp trong
ngành trồng trọt duy nhất năm 1999 giá trị sản xuất đạt 100133,2 tỷ giảm
xuống còn 97308,8 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất , hơn
rất nhiều so với giá trị sản xuất nông nghiệp trong ngành chăn nuôi và dịch vụ.
Năm 1995 ngành trồng trọt đạt 66793,8 tỷ so với ngành chăn nuôi 16168,2 tỷ,
ngành dịch vụ 2545,6 tỷ. Năm 2000 ngành trồng trọt đạt 97308,8 tỷ so với
ngành chăn nuôi 24938,9 tỷ và ngành dịch vụ 3136,6. Tỷ trọng ngành chăn
nuôi, dịch vụ còn thấp so với ngành trồng trọt do đó cần phải có chính sách
34
thích hợp cho việc khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi và dịch vụ để tạo
ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển mạnh mẽ bền vững.
1.2 Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.
Sau nghị quyết 10 chưa đầy 1 năm từ 1988, sản xuất lương thực Việt
Nam chẳng những vượt đỉnh cao của các năm trước mà còn tạo ra xu hướng
tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước trong suốt 10 năm. Bình quân
mỗi năm tăng 5,6% (1,29 triệu tấn) cao nhất trong khu vực Châu á (1,8%)
cũng như thế giới (1,7%). Với kết quả này năm 1997, Việt Nam đã đạt và vượt
mục tiêu năm 2000 về sản xuất lương thực do Đại hội VIII của Đảng đề ra và
đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và
Mỹ. Lương thực bình quân đầu người từ 280 kg (1987) tăng lên 392 kg
(1997). Vựa lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long 4 năm liền kể từ 1994 bị lũ
lụt nhấn chimg hàng vạn ha lúa Hè thu, vậy mà từ sau Nghị quyết 10 sản
lượng lúa vẫn cứ tăng dần hàng năm; 1996: 7,6 triệu tấn, 1998 đã đạt trên
13,79 triệu tấn, gấp đôi năm được mùa trước Nghị quyết 10. Đồng băng Sông
Hồng, cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước tuy đất chật người đông, diện tích
gieo trồng đã đội trần nhưng nhờ thâm canh tăng năng suất và đổi mới cơ cấu
giống nên sản lượng lúa vẫn tăng đều hàng năm. Sản lượng lúa toàn vùng năm
1996 vẫn đạt 4,8 triệu tấn (trong điều kiện lũ lụt làm thất thu nửa triệu tấn)
tăng 1,9 triệu tấn so với 1987 và 1,4 triệu tấn so với 1988. Năm 1997 vựa lúa
này đã vươn tới con số 5,1 triệu tấn, lúa hàng hoá đạt con số kỷ lục 1 triệu tấn.
Vùng khu 4 cũ vẫn thiếu lương thực triền miên, đói giáp hạt cũng diễn ra
nghiêm trọng với quy mô trước Nghị quyết 10, vậy mà 10 năm gần đây sản
xuất lương thực cũng không ngừng tăng tiến. Sản lượng qui thóc năm 1996
đạt 2,47 triệu tấn so với 1,8 triệu tấn 1988 tăng 67 vạn tấn. Vụ đông xuân 97
vừa qua sản lượng lúa vùng này đã đạt gần 1,4 triệu tấn so với 71 vạn tấn của
đông xuân 87, và 87 vạn tấn của vụ đông xuân 1988. Năm 1997 vùng đồng
bằng sông Hồng bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng lớn mà giá lúa gạo vùng
này đã thấp hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều tháng. Đó là hiện
tượng lạ đánh dấu sự sang hạng của sản xuất lúa gạo miền Bắc Việt Nam.
Đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung chuyên
canh với quy mô lớn như lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây
Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây ăn quả ở Nam Bộ và
miền núi phía Bắc, mía ở duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long,
bò sữa ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các vùng sản xuất hàng
35
hoá tập trung có tỷ xuất hàng hoá cao, chất lượng ngày càng tiếp cận với yêu
cầu của thị trường trong và ngoài nước trong đó có một số sản phẩm đủ sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế như cà phê, cao su, hạt điều. Sản lượng cà
phê nhân năm 1988 mới có 31,3 ngàn tấn đến năm 1996 đã lên tới 252 ngàn
tấn và năm 1997 này đạt 350 ngàn tấn gấp 10 lần năm 1988 và gấp 6,3 lần
năm 1987 chất lượng và giá cả cà phê Việt Nam hiện nay không còn khoảng
cách quá xa so với cà phê Brazil, Indonesia...Cây cà phê đã góp phần biến đổi
kinh tế xã hội Tây Nguyên, rõ nét nhất là Đắc Lắc sản lượng cà phê năm 97
ước đạt gần 200 ngàn tấn. Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 1996 đạt 248 ngàn
tấn đem về cho đất nước hơn nửa tỷ USD đứng vị trí thứ 2 nông sản xuất khẩu
sau gạo và năm 1997 sẽ tăng khoảng 300 ngàn tấn, tăng 20% so với 96. Cùng
với cà phê là cao su tự nhiên 10 năm qua đã có bước phát triển vượt bậc cả về
diện tích và sản lượng. Năm 1987 cả nước mới có 203 ngàn ha và 51,4 ngàn
tấn mủ khô, năm 1996 lên tới 283 ngàn ha và 138 ngàn tấn trong đó xuất khẩu
110 ngàn tấn. Trên các vùng chuyên canh tập trung, đã hình thành mô hình
trang trại sản xuất lớn, kỹ thuật hiện đại hơn, gắn sản xuất với chế biến và xuất
khẩu tạo ra tiền đề cơ bản để phát triển nông nghiệp hàng hoá gằn với xuất
khẩu
Biểu 9: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo vùng từ 1995-1999 (
theo giá cố định 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
1995 1997 1998 1999
Cả nước 82307,1 92530,2 96102,7 102932,9
Đồng bằng Sông Hồng 16575,8 18101,2 18815,3 19603,9
Đông Bắc 6549,8 7312,9 7490,3 7910,6
Tây Bắc 1567,5 1729,3 1702,7 1918,3
Bắc Trung Bộ 7395,6 8395,0 8246,7 9829,2
Duyên hải Nam Trung Bộ 5000,5 5439,7 5687,4 5942,7
Tây Nguyên 4825,2 6803,1 7000,0 8512,0
Đông Nam Bộ 9145,1 10474,2 10352,5 11415,7
Đồng bằng Sông Cửu Long 31247,6 34274,8 36807,8 38700,5
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000
36
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng giá trị sản xuất nông nghiệp của
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là lớn nhất trong cả
nước và trên thực tế lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp cho 2 vùng này chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư ở vùng đồng bằng sông Hồng năm 1995
giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 16575,8 tỉ đồng, năm 1997 sản lượng tăng đạt
18101,2 tỷ tới năm 1998 đạt 18815,3 tỷ. Cho tới năm 1999 tiếp tục tăng đạt
19603,9 tỷ, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 1995 : 31247,6 tỷ; năm
1997 : 34274,8; năm 1998: 36807,8; năm 1999:38700,5 tỷ. Rõ ràng là có điều
bất hợp lý trong đầu tư phát triển cho các vùng kinh tế vì vậy cần phải có
chính sách đầu tư thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng.
2. Cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn
2.1 Điện cho phát triển nông nghiệp nông thôn
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra '' đến năm 2000 sẽ có
100% số huyện và 80% số xã có điện lưới và điện tại chỗ ''. Vì vậy một trong
những mục tiêu đối với ngành điện trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 đã được
chính phủ đề ra là '' Phủ điện tất cả các tỉnh lỵ, huyện lỵ và 80% số xã trong
toàn quốc trong đó có 60% số hộ nông dân dùng lưới điện quốc gia''.
Hiện trạng lưới điện nông thôn còn nhiều bất cập, mỗi miền được hình
thành ở các giai đoạn khác nhau và có những đặc điểm riêng, ở miền Bắc lưới
điện nông thôn lúc đầu được hình thành trên cơ sở các trạm bơm tiêu nước
phục vụ nông nghiệp. Lấy các trạm bơm làm điểm xuất phát, các hợp tác xã
nông nghiệp huy động công quỹ và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng
các đường dây tải điện đến hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời
sống. Vì vậy, có sự chênh lệch lời về mức độ và tỷ lệ số xã, số hộ có điện giữa
địa phương khác nhau. Nơi nào có phong trào thuỷ lợi phát triển mạnh và
tranh thủ sự ủng hộ tích cực của nhà nước thì nơi đó có lưới điện phát triển
tương đối tốt. Sau này tình hình chung còn có khác hơn nhưng về căn bản điện
nông thôn miền Bắc vẫn là gắn với thuỷ lợi. Còn ở miền Nam do những năm
đầu sau giải phóng thiếu nguồn điện nên nhà nước chỉ đầu tư lưới điện phục
vụ các trạm thuỷ nông đầu mối. Sau khi nhà máy thuỷ điện Trị An đi vào hoạt
động năm 1988 và đặc biệt từ giữa những năm 1990 các hợp tác xã mới huy
động nông dân đóng góp để xây dựng đường dây điện hạ thế đưa điện về xóm
ấp. Tuy vậy tỷ lệ số hộ nông dân có điện mới chỉ là 34%. Riêng ở miền Trung
việc đưa điện về nông thôn mới chỉ bắt đầu từ khi xây dựng xong đường dây
220 kv Vinh-Đồng Hới cùng trạm 220 kv Đồng Hới và phát triển mạnh sau
37
khi hoàn thành hệ thông tải điện 500 kv Bắc Nam. Bởi vậy kết quả trên bình
diện toàn quốc, toàn bộ các thành phố trực thuộc Trung ương đã được nối lưới
điện quốc gia. Đến cuối 1996, lưới điện quốc gia đã đến với 60/61 tỉnh lỵ,
426/470 huyện lỵ (đạt tỷ lệ 90,6%), 5698/9022 xã có điện, đạt tỷ lệ 63,2% và
6031323/11887452 hộ nông thôn có điện đạt tỷ lệ 50,7%.
Điều đáng lo ngại là do có nhiều nhu cầu bức xúc về sử dụng điện cùng
vốn đầu tư hạn hẹp nên lưới điện nông thôn trong những năm vừa qua ở nhiều
nơi được xây dựng không theo quy hoạch, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật,
trong thời gian sử dụng không đảm bảo thường xuyên việc bảo trì cải tạo dẫn
đến việc cung cấp điện không ổn định, chất lượng thấp, không an toàn và tỷ lệ
tổn thất mất điện cao. Trong khi đó việc quản lý điện chưa thống nhất ( trong
5698 xã có điện và 6031323 hộ nông dân được dùng điện ) chủ yếu theo các
mô hình Ban điện xã, thầu tư nhân của địa phương hoặc hợp tác xã tiêu thụ
điện năng và ngành điện lực bán điện đến hộ nông dân. Không những thế ngay
cả về giá điện ở nông thôn cũng không thống nhất. Bởi vì, ngành điện hiện
nay chỉ bán điện trực tiếp đến được hộ nông dân khoảng 30 xã trong toàn quốc
và bán theo đúng giá quy định. Số xã còn lại, ngành điện bán tại công tơ tổng
với giá 360 đồng/kwh cho các tổ chức quản lý điện nêu trên để bán lẻ cho hộ
nông dân. Do nhiều nguyên nhân về kĩ thuật về quản lý, giá điện thực tế mà
các hộ nông dân phải trả có nhiều mức khác nhau tuỳ theo từng địa phương và
nhìn chung đều cao hơn so với giá quy định. Chẳng hạn có 60,9% số xã có
điện giá 450 đồng/kwh đến 700 đồng/kwh, 32,4% số xã có điện giá từ 700
đồng/kwh đến 900 đồng/kwh và 6,9% số xã có điện giá từ 900 đồng/kwh trở
lên...
Theo số liệu điều tra tại thời điểm 30/12/1999 điện lưới quốc gia đã
được đưa về toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trong cả nước, 470 huyện trên tổng số
491 huyện đạt tỷ lệ 95,7% (còn 12 huyện miền núi và 9 huyện đảo chưa có
điện lưới nhưng hầu hết đã được lắp đặt các trạm diesel hay thuỷ điện nhỏ),
6918 xã trên tổng số 8891 xã (đạt 77,8%) với 8953247/12841487 hộ dân nông
thôn được sử dụng điện lưới quốc gia (chiếm tỷ lệ 69,7%). Ước tính giá trị tài
sản lưới điện trung áp và hạ áp nông thôn tại thời tháng 6/1998 là 6725,5 tỷ
đồng; trong đó vốn ngân sách Trung ương và ngành Điện là 1357,1 tỷ đồng
(20,2%), vốn ngân sách và vốn phụ thu của các địa phương là 21,18 tỷ đồng
(31,5%), vốn của dân đóng góp là 3259,4 tỷ đồng (48,3%). Điện về nông thôn
đã khắc phục thiên tai, thay đổi cơ cấu nông nghiệp, thay đổi quy mô và tập
38
quán canh tác, chăn nuôi, tăng năng suất và sản lượng lương thực, phát triển
công nghiệp, chế biến nông lâm hải sản, phát huy các làng nghề truyền thống,
mở ra các ngành nghề mới, cải thiện đời sống văn hoá, nâng cao dân trí và làm
thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn.
Tuy nhiên công tác phát triển và quản lý điện nông thôn đang còn
nhiều bất cập. Trước hết, cần phải thấy rằng vấn đề phát triển lưới điện nông
thôn là loại đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế,
chính trị xã hội, nhưng về mặt tài chính lại không có khả năng hoàn vốn vì
mức đầu tư kinh phí để đưa điện về nông thôn đòi hỏi quá lớn, mức tiêu thụ
điện lại không tương xứng, doanh thu tiền điện không trang trải chi phí quản
lý và khấu hao tài sản. Thiện hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng
làm" nhưng cả Nhà nước và nhân dân đều thiếu vốn, tình trạng đó đã diễn ra
từ nhiều năm trước đây cũng như hiện nay và trong thời gian tới. Cũng do
thiếu vốn nên lưới điện nông thôn được xây dựng trước đây phần lớn là không
đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành nhất là đối với lưới điện hạ áp, dẫn
đến tình trạng vận hành kém an toàn, tổn thất điện tăng cao và chất lượng điện
xấu. Do không được bảo trì cải tạo, lưới điện xuống cấp nghiêm trọng. Đây là
nguyên nhân chủ yếu làm cho giá điện bán đến hộ dân tăng cao, dẫn tới việc
ngành Điện không thể tiếp nhận, quản lý nguyên trạng lưới điện nông thôn mà
phải có một số vốn không nhỏ phục vụ cho công tác đầu tư, cải tạo lưới điện
(bình quân mỗi xã khoảng một tỷ đồng và cả nước hiện có hơn 6500 xã có
lưới điện cần đầu tư cải tạo).
Về tổ chức bộ máy quản lý điện nông thôn, do các công trình lưới điện
nông thôn xây dựng từ nhiều nguồn vốn nên hiện tại có 6 mô hình quản lý.
Quy chế tổ chức hoạt động, phân công trách nhiệm... không được rõ ràng,
nghiêm túc nên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc bất hợp lý, nhất là
quản lý tài chính, giá điện, dẫn tới việc đẩy giá điện đến hộ dân tăng cao giả
tạo, thậm chí có nơi nảy sinh tiêu cực. Riêng về giá điện ánh sáng sinh hoạt
nông thôn, các công ty điện lực bán buôn qua công tơ tổng với giá 360
đồng/kwh sau sáu lần điều chỉnh tăng giá nhưng đến nay giá điện này vẫn giữ
nguyên và bán lẻ theog giá Nhà nước quy định ở các xã quản lý bán điện trực
tiếp đến hộ nông dân nông thôn. Các tổ chức quản lý điện do địa phương
thành lập đã bán điện đến hộ nônh dân theo nhiều mức khác nhau. ở những địa
phương mà chính quyền quan tâm ban hành được các qyu định về sử dụng
39
điện và giá điện thì ở đó giá điện hợp lý.Những nơi mà chính quyền ít quan
tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, khoán trắng cho Ban điện xã hoạc cai thầu tư
nhân thì phần phần lớn giá điện tăng cao ơhải chịu nhiều khoản chi phí bất
hợp lý. Theo số liệu điều tra năm 1999 thì cả nước có 3993 xã giá điện dứoi
7000đ/kwh (tỷ lệ 57,8%), giá điện từ 700đ-900đ/kwh có2199 xã (32,2%), từ
900đ/kwh trở lên có 670 xã (9,9%).
Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá IX: giao cho ngành Điện xây
dựng quy chế trực tiếp quản lý lưới điện nông thôn, tính lại giá bán điện hợp
lý, trước mắt công bố giá điện trần đối với nông thôn, cùng các bô hữu quan
lập phương án trình Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng các công trình
điện nông thôn. Tổng công ty Điện lực đã tập trung nghiên cứu, tính toán xây
dựng các phương án quản lý, đồng thời tổ chức thí điểm, tiếp nhận trực tiếp
bán điện đến hộ nông dân, đầu tư nguồn vốn của Tổng công ty để tiếp nhận
đầu tư cải tạo tối thiểu, phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc trong
quá trìnhtriển khai.
2.2 Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Năm 2001, đẫ bổ xung 200-300 tỷ đồng thuộc chương trình 135 để hỗ trợ xây
dựng các đường giao thông hliên xã, các địa phương được dùng 40% thuế sử
dụng đất nông nghiệp và các nguồn huy động khác và vay ưu đãi với lãi suất
bằng không.
Biểu 10: Vốn Ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
xã
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 1999 2000 2001
Vốn ngân sách đầu tư xây
dựng CSHT cho các xã
408 701 880
Qua số liệu thống kê chỉ tính trong ba năm từ 1999-2001, ngân sách Trung
ương đã đàu tư 1989 tỷ đồng để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết
yếu cho các xã: năm 1999 là 408 tỷ đồng, 2000 là 701 tỷ đồng, 2001 là 880 tỷ
đồng. Trong hai năm 1999-2000 các dịa phương đã xây dựng xong và đưa vào
sử dụng 4140 công trình gồm: đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, cấp
nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ vùng cao... Đó là sự
cố gắng lớn trong khi ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung, cơ sở
40
hạ tầng nông thôn vẫn còn thấp kém, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn trong
những năm tới và phải có chính sách đồng bộ nhất quán.
2.3 Đầu tư thuỷ lợi cho phát triển nông nghiệp
Do sự biến động của thời tiết đã ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
nông nghiệp ở nước ta. Chỉ tính riêng vụ Đông xuân năm 1998-1999, thiên tai,
hạn hán kéo dài đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp hàng trăm tỷ đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia về nông nghiệp thì sự yếu kém của hệ thống
thuỷ lợi hiện nay cũng là một trong những tác nhân góp phần gây ra những tổn
thất nặng nề nêu trên. Do vậy việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi để phục vụ
việc phát triển hệ thống nông nghiệp và nông thôn đang là đòi hỏi bức xúc.
Có thể nói rằng công tác thuỷ lợi luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ những năm đầu khi
đất nước được giải phóng, công tác thuỷ lợi đã được triển khai với phương
châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm","vừa ích nước vừa lợi nhà"để xây
dựng các công trình thuỷ lợi. Với cách làm đó hàng loạt các công trình thuỷ
lợi được xây dựng trên khắp mọi miền đất nước, từ đồng bằng miền núi, từ
miền bắc đến miền nam,Tây Nguyên như các công trình: Thạch Nham, Phú
Ninh, Sông Rác, Bảo Ninh, Yaun hạ, vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp
Mười... Thực tế cho thấy, những công trình hệ thống thuỷ lợi này đã làm bật
dậy tiềm năng của những vùng đất đai rộng lớn, thuần hoá được những vùng
trước đây được coi là sản xuất bấp bênh theo mùa vụ, và tạo cho đồng bào các
dân tộc thiểu số quen với phương thức canh tác thâm canh, tăng vụ dần xoá đi
tập quán du canh du cư, phá rừng bừa bãi... và cũng chính các công trình thuỷ
lợi này là điều kiện tiên quyết tăng năng suất cây trồng, góp phần không nhỏ
đưa sản lượng lương thực của cả nước đạt trên 31 triệu tấn trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Tính đến thời điểm hiện nay theo số liệu thống kê trên địa bàn cả nước
đã có 75 hệ thống thuỷ lợi với 734 hồ chứa nước vừa và lớn, trên 10000 hồ
chứa nước nhỏ, 1017 đập, 4716 cống tưới tiêu lớn, 1796 trạm bơm điện, 854
km các tuyến kênh trục chính. Những công trình thuỷ lợi trên theo đánh giá đủ
khả năng đáp ứng nước tưới cho hơn 3 triệu ha đất canh tác , tiêu ch0 2,24
triệu ha, đó còn chưa kể gần 8000 km đê (trong đó đê sông trên 5000 km, đê
biển khoảng 2000km) và trên 3000 đê ngăm lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long...
Với con số nêu trên, chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của ngành thuỷ lợi để phát
41
triển nông nghiệp và nông thôn, và đó cũng chính là cơ sở hạ tầng thiết yếu
tạo tiền đề cho thực hiện công nghiệp hoá, hiện đậi hoá ở nông thôn.
Song song với việc xây dựng và đưa vào khai thác các công trình thuỷ
lợi, Nhà nước đã xây dựng các văn bản pháp luật để đưa công tác khai thác
các công trình thuỷ lợi vào kỷ cương như: Pháp lệnh Đê điều năm 1989, Pháp
lệnh phòng chống lụt bão năm 1993, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công
trình thuỷ lợi năm 1994, gần đây nhất tháng 5 năm 1998 Quốc hội đã thông
qua Luật tài nguyên nước... Đó là những cơ sở hành lang pháp lý cơ bản để
báo vệ, khai thác các công trình thuỷ lợi hiệu quả hơn.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia về thuỷ lợi thì hiện nay hệ
thống này còn tỏ ra nhiều bất cập, sự phát triển của nó chưa tương xứng với vị
thí hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp và nổi lên một số vấn đề cơ bản sau:
Do mức đầu tư cho những công trình thuỷ lợi đã được xây dựng còn
thấp (1000-1500 USD/ha) trong khi mức đầu tư bình quân của thế giới là
3000-4000 USD/ha nên các công trình đã được làm chất lượng chưa cao,
nhiều công trình hiện nay đang trong trạng thái đắp chiếu chờ kinh phí để tu
bổ. Mặt khác, hiện nay mức thu thuỷ lợi phí mỗi năm chỉ vào khoảng 500-600
tuỷ đồng bằng 25% nhu cầu vốn đầu tư cho việc tu bổ, bảo dưỡng, quản lý,
nâng cấp, khôi phục các công trình hư hỏng, trong khi đó nguồn Ngân sách
của Nhà nước hàng năm chi co hoạt động thuỷ lợi rất ít ỏi chỉ đáp ứng được
5% nhu cầu về vốn. Với nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp như vậy đã, đang làtác
nhân chính làm nên nhiều công trình trong hệ thống thuỷ lợi xuống cấp
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và đời sống của người nông
dân ở vùng nông thôn.
Một trong những vấn đề đang bộc lộ nhiều bất hợp lý trong hoạt động
thuỷ lợi hiện nay là mức thu thuỷ lợi phí. Theo ông Ninh Văn Sơn-Phó Viện
trưởng Viện khoa học kinh tế thuỷ lợi: phí thuỷ lợi hiện tại chưa biểu thị hết
chi phí một đơn vị sản phẩm là1m3 nước. Với mức phí thu như hiện nay Nhà
nước không những chưa bù đắp được kinh phí bỏ ra chứ đừng nói tới lợi
nhuận để tái đầu tư, bảo dưỡng, xây mới các công trình thuỷ lợi, việc định giá
thu thuỷ lợi phí mới là việc làm cấp thiết. Hơn nữa tính bình quân mức thu
thuỷ lợi phí hiện nay cũng là một nghịch lý. Thực tế hiện nay các đối tượng sử
dụng nước qua các công trình thuỷ lợi điện, nuôi cá, du lịch, sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp... không phải trả tiền nước và nếu có trả thì giá chỉ 50
đồng/m3 không phân biệt chất lượng phục vụ tốt hay xấu... do vậy chưa
42
khuyến khích được mọi người sử dụng nước tiết kiệm. Thêm nữa hiện nay các
kênh mương nội đồng đang xuống cấp nghiêm trọng. Thiết nghĩ, với tất cả
công việc bề bộn nêu trên đang đòi hỏi ngành thủy lợi có sự nỗ lực rất lớn
song những thực tế đó cũng đang cần và rất cần sự trợ giúp vốn của Nhà nước,
cơ chế chính sách, khoa học kỹ thuật để hệ thống này hoạt động có hiệu quả
hơn. Trong năm 1999 Nhà nước đã đầu tư trên 4000 tỷ đồng để xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn trong đó các công trình thuỷ lợi được xem là mục tiêu
chính. Song để nguồn vốn hoạt động có hiệu quả vẫn cần có sự quản lý tài
chính hết sức chặt chẽ và sự công khai, dân chủ từ khâu quy hoạch, khảo sát,
thi công và vận hành.
Khoảng 80% trong số 7 triệu ha diện tích đất canh tác Việt nam được
trang bị hệ thống tưới tiêu, đa số trong đó dành cho sản xuất lúa. Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn thường chịu trách nhiệm cơ sở hạ tầng thuỷ
nông cấp một còn chính quyền địa phương chịu trách nhiệm các kênh cấp hai
cấp ba. Các công trình thuỷ lợi quy mô lớn và vừa do 172 công ty quản lý
thuỷ nông quản lý, 3 trong đó thuộc Bộ nông nghiệp và pháta triển nông thôn
và 169 thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương. Thuỷ lợi nhận
khoảng 50-55% Ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp, 80-90% trong số đó là
chi đầu tư (xem biểu 9). Tổng chi tiêu công cho thuỷ lợi đã tăng gần gấp đôi
từ năm 1992 những phần dành cho chi thường xuyên lại giảm mạnh từ khoảng
20% năm 1992-1993 xuống 10% năm 1997-1998. Điều này phản ánh rằng
khoảng 50% chi phí vận hành bảo dưỡng hiện do các công ty thuỷ nông chịu
mà chi tiêu của những công ty này không được tính vào Ngân sách Nhà nước.
Song việc phân bổ Ngân sách Nhà nước để trang trải phần còn lại trong chi
phí vận hành bảo dưỡng vẫn không đủ để duy tu hiệu quả hệ thống hiện hành
dẫn đến việc xuống cấp cơ sở hạ tầng và công suất sử dụng thấp. Như mô tả
dưới đây sự mất cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong thuỷ lợi đã
làm giảm hiệu quả của những khoản đầu tư mới.
Biểu 11: Chi tiêu cho thuỷ lợi
Đơn vị: Tỷ đồng
1992 1993 1994 1995 1997 1998
Tổng chi tiêu 558 184 1542 1804 1806 2470
Chi thường xuyên 102 191 302 288 155 163
43
Chi đầu tư 456 623 1240 1516 1651 2307
Nguồn: Việt Nam-Đánh giá chi tiêu công 2000
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng giá trị ước tính của
các công trình thuỷ lợi tính theo giá năm 1994 là 60 nghìn tỷ đồng. Chi phí vận
hành và bảo dưỡng là 1200 đến 1500 tỷ đồng một năm. Thuỷ lợi phí thu từ
người sử dụng là khoảng 600 tỷ đồng năm. Phần thiếu hụt giữa chi phí vận
hành và bảo dưỡng và phí thu được một phần do Nhà nước bao cấp, khoảng 22
tỷ đồng năm, dùng để trực tiếp tài trợ cho các công ty quản lý thuỷ nông. Phần
tiền còn lại là dùng vốn tài trợ, do thiếu kinh phí hệ thống thuỷ lợi thường bị
xuống cấp. ở nhiều vùng nhất là những vùng nghèo, các xã phải dựa vào đóng
góp tự nguyện của nông dân.
3. Chính sách đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp.
3.1 Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp thời kỳ 1996-2000
Biểu 12: Tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp 1996-2000
Đơn vị: Tỷ
đồng
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
1. Tính theo giá
hiện hành
Tổng số 79367,4 96870,4 97336,1 103771,9 120600,0
Trong đó:
Nông nghiệp và
lâm nghiệp
5140,6 6190,2 6148,6 6563,3 7005,6
Tỷ trọng (%) 6,5 6,4 6,3 6,3 5,8
2. Tính theo giá so
sánh 1994
Tổng số 67489,3 79204,6 75579,7 78997,0 91800,0
Trong đó
Nông nghiệp và
lâm nghiệp
4371,3 5061,3 4774,3 4996,3 5228,6
Tỷ trọng (%) 6,5 6,4 6,3 6,3 5,7
44
Nhìn chung qua biểu trên ta thấy lượng vốn đầu tư xã hội cho nông
nghiệp thời kỳ 1996-2000 (tính theo giá hiện hành) đều tăng dần theo thời
gian: năm 1996 đạt 5140,6 tỷ đồng đến năm 1997 tăng đạt mức 6190,2 tỷ
đồng, năm 1998 là 6148,6 tỷ đồng, năm 1999 là 6563,3 tỷ đồng và anưm 2000
đạt mức cao nhất 7005,6 tỷ đồng. Mặc dù lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp
có tăng những tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp lại giảm dần:
năm 1996 chiếm 6,5% đến năm 1997 giảm xuống còn 6,4%, năm 1998 là
6,3%, năm 1999 chiếm 6,3%, cho tới năm 2000 đạt mức thấp nhất chiếm 5,8%
vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp.
3.2 Chính sách vốn đầu tư nông nghiệp
Muốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn trước hết phải có vốn. Vốn
đầu tư được khai thác và huy động từ nhiều nguồn: trong nước và ngoài nước.
Cơ sở để hình thành nguồn vốn trong nước là đầu tư phát triển sản xuất, tạo
tích luỹ thực hiện tái sản xuất mở rộng, vì vậy tập trung phát triển các ngành
tạo nguồn tích luỹ là cơ sở quan trọng để tài sản xuất mở rộng. Một vấn đề hết
sức quan trọng là phải tạo lập được một hệ thống chính sách phát huy tính
năng động sáng tạo của từng cơ sở và người lao động, có cơ chế xử lý lợi ích,
khuyến khích các tầng lớp tích cực khai thách mọi khả năng tiềm tàng.
Nông thôn Việt Nam là, một vùng rộng lớn, nơi cư trú của 80% dân số
cả nước tập trung trên 70% lao động xã hội. Trong quá trình đổi mới diện mạo
của nông thôn đã có những thay đổi căn bản, nhưng nhìn chung đây vẫn là khu
vực lạc hậu và đói nghèo khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với
đô thị đang dần tăng lên, Thiếu vốn và những ách tắc trong thực hiện chính
sách ưu đãi cho phát triển nông thôn là một trong những nguyên nhân quan
trọng hạn chế phát huy tiềm năng rất lớn tại khu vực này. Vốn đầu tư cho
nông thôn bao gồm: vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn nước ngoài
(ODA, FDI, các nguồn tài trợ khác), vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Hàng năm nông nghiệp đóng góp vào GDP 25-26% nhưng nguồn vốn ngân
sách dành cho khu vực nông thôn còn quá ít mức tăng chậm thua xa các ngành
kinh tế khác. Đầu tư cho nông nghiệp ước tính chỉ chiếm 8% trong tổng số
vốn đầu tư xã hội như vậy là quá thấp so với tỉ lệ đóng góp của ngành vào
tổng GDP.
Hiện nay đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chủ yếu là bằng
nguồn vốn ngân sách và nguồn tín dụng đầu tư. Hàng năm, vốn ngân sách
trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là 17-18% chủ yếu
45
là xây dựng các công trình thuỷ lợi, trạm trại, giống cây, con. Nếu kể cả các
chương trình phát triển kinh tế xã hội đưa về thực hiện ở nông thôn thì tỷ lệ
đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư
ngân sách đầu tư phát triển, tỷ lệ này không phải là thấp. Tuy nhiên vốn đầu tư
của toàn xã hội cho nông nghiệp, nông thôn đúng là còn thấp, vì nguồn vốn
tích luỹ trong khu vực nông dân chưa nhiều và sức hút các nguồn vốn khác
vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn kém hấp dẫn.
Trong cơ cấu đầu tư, nông nghiệp chỉ chiếm 8,2%, mức tăng hàng năm
chỉ đạt 16,7% trong khi đó các ngành kinh tế khác có mức đầu tư trung bình
đạt không dưới 20%. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp nông thôn
vừa ít lại không tập trung, hiệu quả thấp và trong nhiều trường hợp không
đúng mục đích, đối tượng.
Chúng ta xem xét cơ cấu và hiệu quả vốn đầu tư trong nền kinh tế thông qua
Biểu sau:
Biểu 13: Cơ cấu & hiệu quả vốn đầu tư trong nền kinh tế
Đơn vị: %
Cơ cấu đầu tư Hiệu quả đầu tư
1995 1996 1997 1998 1999 1995 1996 1997 1998 1999
Nền
kinh tế
100 100 100 100 100 3,8 4,0 4,0 4,8 5,1
Khu
vực I
8,0 7,2 7,3 7,8 7,4 13,4 15,5 14,0 16,5 17,3
NôngN
, lâmN
7,3 6,5 6,4 6,3 6,3 13,2 15,0 14,0 17,0 17,8
Thuỷ
sản
0,8 0,7 0,9 1,1 1,1 15,0 19,7 13,8 13,6 14,2
Khu
vực II
39,0 40,8 39,0 41,0 41,0 2,9 2,9 3,3 3,8 4,3
Khu
vực III
53,0 52,0 53,7 51,1 51,1 3,0 3,3 3,1 3,9 3,9
Nguồn: tính toán từ Niên giám Thống kê
(1) Cơ cấu vốn đầu tư là % trong tổng vốn đầu tư
(2) Hiệu quả vốn đầu tư = GDP/vốn đầu tư tính theo giá hiện hành
46
Khu vựcI: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng
Khu vực III: Dịch vụ
Các số liệu do cơ quan thống kê cung cấp trong khoảng thời g1995 đến
1999 cho thấy đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm không đầy 7% trong tổng
đầu tư quốc gia, đầu tư của Nhà nước vào đây cũng chỉ từ 8-9% trong số vốn
đầu tư của Nhà nước.
Qua Biểu 13 cho ta thấy cơ cấu vốn đầu tư của nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản trong tổng vốn đầu tư là: 8,1% trong năm 1995 đến năm 1996
giảm 0,9% còn 7,2%. Năm 1997 tăng 0,2% lên mức 7,3% so với năm 1996.
Năm 1998 tăng 0,5% lên mức 7,8% so với năm 1997. Năm 1999 lại giảm
0,4% chỉ còn 7,4% so với năm 1998. Như vậy vốn đầu tư cho nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng vốn đầu tư còn ít và thay đổi trong từng
năm, vì vây Nhà nước cần có ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Thực trạng chính sách đầu tư đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam.pdf