Luận văn Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa

Tài liệu Luận văn Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa: LỜI CẢM ƠN Trong cuộc đời tôi thì 4 năm được làm sinh viên có thể nói là khoảng thời gian đẹp và quan trọng nhất; vì tôi có điều kiện học tập, giao lưu với rất nhiều bạn ở nhiều vùng miền, được truyền đạt nhiều kiến thức từ các thầy cô giỏi và tận tâm. Điều quan trọng nhất là khoảng thời gian đại học tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ tay nghề để tương lai có một nghề nghiệp ổn định. Để đạt được kết quả đó, tôi kính gởi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô Khoa NTTS thuộc Trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt cho tôi cũng như những sinh viên khác những kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc sống để tôi có thể vững vàng bước vào đời. Qua đây tôi kính gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị em tại Ninh Ích-Ninh Hòa đã có nhiều giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn KS.Nguyễn Thị Thúy đã giúp đỡ tôi trong vấn đề phân lập và nuôi cấy các loại tảo. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS.Nguyễn Tấn Sỹ, người đã tạo đ...

doc75 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong cuộc đời tôi thì 4 năm được làm sinh viên có thể nói là khoảng thời gian đẹp và quan trọng nhất; vì tôi có điều kiện học tập, giao lưu với rất nhiều bạn ở nhiều vùng miền, được truyền đạt nhiều kiến thức từ các thầy cô giỏi và tận tâm. Điều quan trọng nhất là khoảng thời gian đại học tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ tay nghề để tương lai có một nghề nghiệp ổn định. Để đạt được kết quả đó, tôi kính gởi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô Khoa NTTS thuộc Trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt cho tôi cũng như những sinh viên khác những kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc sống để tôi có thể vững vàng bước vào đời. Qua đây tôi kính gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị em tại Ninh Ích-Ninh Hòa đã có nhiều giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn KS.Nguyễn Thị Thúy đã giúp đỡ tôi trong vấn đề phân lập và nuôi cấy các loại tảo. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS.Nguyễn Tấn Sỹ, người đã tạo điều kiện về vật chất, kinh phí và tài liệu tốt nhất cho tôi làm thực tập. Ngoài ra, sự hướng dẫn tận tình của thầy là sự động viên lớn cho tôi vượt khó khăn để thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gởi lời chúc sức khỏe, thành công đến cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Sinh viên thực hiện Phan Thành Đông MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa NTTS Nuôi trồng thủy sản DO Hàm lượng oxy hòa tan ppt Tỷ lệ phần nghìn ppm Phần triệu HUFA Hàm lượng Acid béo không no bậc cao. L Lít mL Mililít tb Tế bào % Tỉ lệ phần trăm N Nauplii g gam kg kilogam DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả ấp nở thực tế của trứng A.franciscana 29 Bảng 3.2: Điều kiện môi trường các ao nuôi trước khi thả Nauplii 32 Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường các ao nuôi 37 Bảng 3.4: Tăng trưởng về chiều dài (mm) của A.franciscana ở các ao. 42 Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày (mm/ngày) của A.franciscana 43 Bảng 3.6: Tỉ lệ sống (%) của A.franciscana ở các ao thí nghiệm 44 Bảng 37: Năng suất sinh khối của các ao thí nghiệm 48 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế trên 1ha nuôi thu sinh khối Artemia 51 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1: Artemia franciscana 4 Hình1.2: Vòng đời phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982)[18] 7 Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19 Hình 2.2: Sơ đồ ao thí nghiệm 20 Hình 2.3: Máy đo YSI, Khúc xạ kế và nhiệt kế 21 Hình 2.4: Vị trí thu mẫu trong ao 22 Hình 3.1: Cải tạo ao nuôi 27 Hình 3.2: Kết quả gây màu nước 29 Hình 3.3: Tăng trưởng về chiều dài (mm) của A.franciscana ở các ao . 42 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng trung bình /ngày (mm/ngày) của Artemia 43 Hình 3.5: Tỉ lế sống (%) của A.franciscana ở các ao thí nghiệm. 44 Hình 3.6: Gia tăng mật độ quần thể trong ao nuôi thí nghiệm. 46 Hình 3.7: Thu sinh khối Artemia 49 Hình 3.8: Sinh khối A.franciscana chuẩn bị đem đi bảo quản 50 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt ngành nuôi hải sản đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thực phẩm của con người, nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ biển. Với đà gia tăng dân số hiện nay, cũng như nhu cầu đối với thực phẩm chất lượng cao, con người buộc phải chú ý đến nguồn lợi hải sản. Ngoài việc khai thác giống tự nhiên, việc sản xuất giống nhân tạo là vấn đề cần thiết để cung cấp con giống cho ngành nuôi trồng hải sản. Trong quá trình sản xuất giống nhân tạo hiện nay thì việc giải quyết thức ăn tươi sống là khâu then chốt quyết định đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Nhìn nhận từ vai trò quan trọng đó thì nhiều loại thức ăn tươi sống được quan tâm nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt trong đó phải kể đến Artemia. Artemia là loại thức ăn rất quan trọng và không thể thiếu được trong nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là trong khâu sản xuất giống. Ấu trùng A.franciscana lúc mới nở ở giai đoạn Instar I và Instar II có kích thước nhỏ hơn so với các dòng Artemia khác, là loại thức ăn lý tưởng cho giai đoạn đầu của ấu trùng giáp xác và cá con [5], [7], [9]… Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành được gọi là sinh khối. So với nauplii Artemia được ấp nở từ trứng bào xác thì sinh khối Artemia có những ưu điểm vượt trội như: Chi phí thấp, chất lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt sử dụng kích cỡ thích hợp sẽ đảm bảo cân bằng năng lượng tốt hơn trong việc lấy thức ăn và đồng hóa.Vì vậy đây là loại thức ăn phổ biến trong các trại sản xuất giống, trại ương giống hay nuôi vỗ tôm, cá bố mẹ. Điều kiện tự nhiên khu vực Ninh Hòa-Khánh Hòa có nhiều thuận lợi và phù hợp cho nuôi sinh khối Artemia. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu và nuôi thử nghiệm đối tượng này ở Khánh Hòa chỉ mới được thực hiện tại Cam Ranh và Đồng Bò (Nha Trang), hiện chưa có một nghiên cứu nào về nuôi sinh khối Artemia tại địa phương này. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trước đây tại Khánh Hòa còn nhiều thiếu sót nên chưa có một mô hình hoàn chỉnh nhất để nuôi đối tượng này trên diện rộng. Xuất phát từ yêu cầu trên và được sự đồng ý của Khoa NTTS Trường Đại học Nha Trang tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa”. Mục tiêu đề tài: Thử nghiệm nuôi và xây dựng quy trình nuôi thu sinh khối Artemia franciscana trong ao đất tại Ninh Hòa-Khánh Hòa. Nội dung đề tài: Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và thả giống. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sinh khối Artemia sau thu hoạch. Ý nghĩa đề tài: Đề tài kết hợp với một số đề tài khác sẽ dần hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối Artemia franciscana tại Khánh Hòa. Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài, mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng vượt qua mọi khó khăn nhưng vì một số điều kiện khách quan như thời tiết hay điều kiện cơ sở vật chất cùng với năng lực và kiến thức có hạn nên kết quả đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô và các bạn có những ý kiến đóng ghóp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm sinh học của Artemia. 1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm phân bố Artemia thuộc nhóm giáp xác có hệ thống phân loại như sau: Giới (Kingdom): Động vật (Animalia) Ngành(Phylum): Chân khớp (Arthropoda) Lớp ( Class): Giáp xác (Crustacea) Lớp phụ (Subclass): Chân mang (Branchiopoda) Bộ (Order): Anostraca Họ (Family): Artemiidae Grokwski, 1895 Giống (Genus): Artemia, Leach 1819 Loài (Species): Artemia franciscana Kellog, 1906[4]. Tên thường gọi: Artemia Tên tiếng anh: Brine shrimp [17][20] A.franciscana không phân bố tự nhiên ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay được nuôi rộng rãi tại Vĩnh Châu và Bạc Liêu. Đây là loài có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA) sau khi du nhập vào Việt Nam và đã thích nghi dần trở thành loài bản địa của nước ta. 1.1.2. Hình thái Artemia thường có thân nhỏ, dài khoảng 1,2 – 1,5cm. Artemia có thân phân đốt rõ rệt gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng, không có giáp đầu ngực[5]. Chính giữa phía trước đầu có mắt đơn, hai bên có đôi cuống mắt kép. Đầu có 5 đôi phần phụ. Đôi xúc giác thứ 2 của con cái con đực khác nhau. Ở con cái chỉ là một mấu lồi nhỏ. Ở con đực là thuỳ bám, thuỳ to khoẻ dùng để túm và cưỡi con cái trước khi giao cấu. Hàm lớn, hàm nhỏ 1 và 2 cấu thành miệng [5]. Phần ngực có 11 đốt và 11 đôi chân ngực; chân ngực có dạng bản rộng gồm lá trong, lá ngoài và lá quạt cấu thành. Giữa lá quạt và lá ngoài có một mảnh nhỏ mềm mại đó là mang–cơ quan hô hấp của Artemia. Chân ngực phát triển và có 3 chức năng: bơi lội, lọc thức ăn và hô hấp. [5]. Phần bụng có 8 đốt, không có chân phụ. Ở con cái đốt 1 và đốt 2 của phần bụng kết hợp với nhau hình thành nang trứng. Ở con đực hình thành đôi cơ quan giao cấu. Đốt cuối cùng phần bụng có chẽ đuôi dẹt và bằng, xung quanh có nhiều tiêm mao, đuôi lớn hay nhỏ, tiêm mao nhiều hay ít thay đổi theo sự biến đổi của độ mặn. Độ mặn càng cao, đuôi thu nhỏ lại. [5]. Hình 1.1: Artemia franciscana 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng của Artemia Reeve (1963) đã nghiên cứu về tính ăn của Artemia với thí nghiệm sử dụng các loại tảo và mật độ tảo khác nhau để xác định tính ăn lọc của chúng và kết luận Artemia là loại sinh vật ăn lọc không chọn. [4],[10] Nghiên cứu về tập tính bắt mồi và loại thức ăn của Artemia, một số tác giả cho rằng Artemia là loại ăn lọc không chọn lựa, thức ăn của chúng là vi tảo, mùn bả hữu cơ, vi khuẩn. Tuy nhiên kích thước của thức ăn là yếu tố giới hạn khả năng lọc thức ăn của Artemia, chúng chỉ lọc được thức ăn có kích thước nhỏ hơn 50µm (Sorgeloos et al., 1986). [4] Do vậy, một số nghiên cứu về sử dụng vi tảo làm thức ăn trong nuôi sinh khối Artemia đã được thực hiện trong những năm sau đó. Các sinh cảnh tự nhiên có hiện diện của Artemia cho thấy sự có mặt của chuỗi thức ăn đơn giản và rất ít thành phần giống loài tảo. Artemia thường hiện diện ở nồng độ muối cao mà ở nồng độ muối này hiếm gặp các loài tôm, cá dữ và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn, nồng độ muối là những yếu tố chính ảnh hưởng đến mật độ quần thể Artemia hoặc ngay cả đến sự vắng mặt tạm thời của chúng.[4] Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối nông dân thường sử dụng phối hợp phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân hữu cơ như Urea, NPK,… để gây màu trực tiếp trong ao nuôi Artemia hoặc gián tiếp ngoài ao bón phân (ao nuôi tảo) trước khi cấp nước xanh vào trong ao nuôi. Artemia có thể sử dụng trực tiếp phân gà và các phân hữu cơ khác khi bón vào ao nuôi. Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu hụt nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành… để duy trì quần thể.[9] 1.1.4. Khả năng thích nghi với điều kiện sống của Artemia A.franciscana cũng như các loài khác trong giống Artemia là sinh vật có tính rộng muối, chúng sống được trong môi trường nước lợ (vài phần ngàn) đến nước mặn bão hoà (250ppt)[20]. Tuỳ theo điều kiện môi trường mà chúng có đặc điểm sinh trưởngvà sinh sản khác nhau. Artemia được tìm thấy trên 500 hồ nước mặn và ruộng muối trên thế giới. Artemia được tìm thấy chủ yếu trong những ao hồ có nồng độ muối cao (80ppt - 120ppt)[20], đây cũng là ngưỡng chịu đựng cao nhất về nồng độ muối của các sinh vật dữ. Từ 250 ppt trở lên mật độ Artemia giảm và có thể chết hàng loạt [7] mặc dù chúng có thể sống ở nồng độ muối cao hơn nhưng nhu cầu về năng lượng để điều hoà áp suất thầm thấu tăng làm ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và sinh sản của chúng, thậm chí chúng bị đói và bị chết do môi trường trở nên độc và việc trao đổi chất cực kỳ khó khăn. Mặc dù Artemia có thể sống tốt trong môi trường nước biển tự nhiên nhưng do Artemia không có cơ chế chống lại sinh vật dữ (cá, tôm…) và cạnh tranh với các loài ăn lọc khác nên chúng có một cơ chế thích nghi rất tốt với độ mặn cao (80 ppt – 120 ppt), mà hầu như các loài sinh vật dữ và sinh vật cạnh tranh không thể tồn tại. Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và sinh sản của Artemia. Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004)[4], khi nhiệt độ thấp dưới 20oC Artemia sinh trưởng chậm hoặc chết rải rác, khi nhiệt độ lên cao trên 36oC Artemia có thể chết rải rác hoặc chết hàng loạt, sức sinh sản giảm và khả năng phục hồi quần thể chậm. Khi nuôi Artemia ở phòng thí nghiệm (nhiệt độ ổn định) cũng đã tìm thấy: ở nhiệt độ 30oC số lứa đẻ con (nauplii) cao gấp chín lần so với nuôi ở nhiệt độ 26oC Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2000. Đối với Artemia dòng Vĩnh Châu-Việt Nam có đặc điểm thích nghi khá cao, đặc biệt với nhiệt độ, chúng có thể tồn tại được ở nhiệt độ 38-41oC, thậm chí 42oC [7]. 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời của Artemia Theo Sorgeloos (1980) Artemia có vòng đời ngắn (ở điều kiện tối ưu Artemia có thể phát triển thành con trưởng thành và tham gia sinh sản sau 7-8 ngày nuôi). Trong quần thể Artemia luôn có hai hình thức sinh sản là đẻ con và đẻ trứng; sức sinh sản cao (trung bình 1500-2500 phôi). [19], [10] Sự đẻ con (Ovoviviparity): trứng thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng bơi lội tự do và được con cái phóng thích ra ngoài môi trường nước. Sự đẻ trứng (Oviparity): các phôi chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị (gastrula) và sẽ được bao bọc bằng một lớp vỏ dày (được tiết ra từ tuyến vỏ trong tử cung) tạo thành trứng nghỉ (cyst) hay còn gọi là sự “tiềm sinh” (diapause) và được con cái sinh ra. [9] Lượng ôm trứng của con cái khoảng từ 70 – 300 trứng, nếu gây nuôi trong phòng thí nghiệm thì chỉ khoảng 30 – 40 trứng. [4] Theo Sorgeloos và ctv.,,1980; Jumalon và ctv., 1982,… Artemia có vòng đời phát triển như sau: Hình1.2: Vòng đời phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982)[18] Ngoài tự nhiên, Artemia đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió thổi giạt vào bờ. Các trứng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và ngưng phát triển khi được giữ khô. Nếu cho vào nước biển, trứng bào xác có hình cầu lõm sẽ hút nước, phồng to. Lúc này, bên trong trứng, sự trao đổi chất bắt đầu. Sau khoảng 20 giờ, màng nở bên ngoài nứt ra (breaking) và phôi xuất hiện. Phôi được màng nở bao quanh. Trong khi phôi đang treo bên dưới vỏ trứng (giai đoạn bung dù = umbrella) sự phát triển của ấu trùng được tiếp tục và một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vỡ (giai đoạn nở = hatching) và ấu thể Artemia được phóng thích ra ngoài.[9] Ấu trùng Artemia mới nở (Instar I), có chiều dài 400-500 μm có màu vàng cam, có mắt Nauplius màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ (anten I có chức năng cảm giác, anten II có chức năng bơi lội và lọc thức ăn và bộ phận hàm dưới để nhận thức ăn). Mặt bụng ấu trùng được bao phủ bằng mảnh môi trên lớn (để nhận thức ăn: chuyển các hạt từ tơ lọc thức ăn vào miệng). Ấu trùng giai đoạn này không tiêu hóa được thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng.[9] Sau khoảng 8-10 giờ từ lúc nở (phụ thuộc vào nhiệt độ), ấu trùng lột xác thành giai đoạn II (Instar II). Lúc này, chúng có thể tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ (tế bào tảo, vi khuẩn) có kích thước từ 1 đến 50 μm nhờ vào đôi anten II, và lúc này bộ máy tiêu hóa đã hoạt động.[9] Ấu trùng phát triển và biệt hóa qua 15 lần lột xác. Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực và biến thành chân ngực. Mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt. Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái và chức năng quan trọng bắt đầu: anten mất chức năng vận chuyển và trải qua sự biệt hóa về giới tính. Ở con đực chúng phát triển thành càng bám, trong khi anten của con cái bị thoái hóa thành phần phụ cảm giác. Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng. Các đốt chân chính và các nhánh chân trong (vận chuyển và lọc thức ăn) và nhánh chân ngoài dạng màng (mang). Artemia trưởng thành dài khoảng 10 mm (tùy dòng), cơ thể thon dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa thẳng, anten cảm giác và 11 đôi chân ngực. Con đực có đôi gai giao cấu ở phần sau của vùng ngực. Đối với con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11. Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở ruộng muối khoảng 40-60 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường [3]. Tuy nhiên, quần thể Artemia trong ruộng muối vẫn tiếp tục duy trì ngay cả trong mùa mưa khi độ mặn trong ao nuôi giảm thấp (60ppt) nếu ruộng nuôi không bị địch hại (tôm, cá, copepoda...) tấn công và vẫn được cung cấp đầy đủ thức ăn [15]. Vì thế nên có thể kéo dài vụ nuôi nếu dự trữ đủ nguồn nước mặn trong hệ thống ao chứa hoặc khi độ mặn giảm thấp đến 60ppt thì phải quản lý tốt hệ thống ao nuôi kiểm soát và khống chế sự phát triển của các địch hại của Artemia. [10] 1.2. Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 khi người ta phát hiện ra chúng là loài thức ăn sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương giống các loại thuỷ sản như tôm cá, động vật thân mềm. Seale (1930) và Rollefeson (1939) đã khám phá ra ấu trùng Nauplius của Artemia là một loại thức ăn lý tưởng cho ấu trùng tôm cá.[7]Artemia có thể đáp ứng rất tốt nhu cầu dinh dưỡng cho giai đoạn ấu trùng của phần lớn các loại tôm cá. Hiện nay các trại sản xuất giống, ấu trùng Artemia được sử dụng rộng rãi nhất bởi những lý do sau. [5] Giá trị dinh dưỡng cao (protein, acid béo không no HUFA cao). Sẵn có trên thị trường dưới dạng trứng bào xác (còn gọi là cyst). Không phụ thuộc mùa vụ, thời tiết và có thể thu với số lượng lớn (trứng bào xác nở sau 24giờ tính từ khi ấp). Có thể khống chế được bệnh cho ấu trùng nuôi (xử lý ấu trùng Artemia trước khi cho ăn hoặc sử dụng chúng như một bao sinh học để chứa các chất dinh dưỡng đặc biệt là thuốc phòng trị bệnh chuyển tới ấu trùng nuôi).[9] Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành được gọi là sinh khối có giá trị dinh dưỡng cao hơn Artemia mới nở từ trứng và được sử dụng là thức ăn phổ biến trong các trại sản xuất giống, trại ương giống hay nuôi vỗ tôm, cá bố mẹ. Artemia trưởng thành có giá trị dinh dưỡng rất cao (lớp vỏ giáp mỏng hơn 1µm), chiếm 60% lượng đạm và rất giàu amino acid tính trên trọng lượng khô. Thêm vào đó Artemia còn chứa một lượng đáng kể vitamin, sắc tố. Sử dụng sinh khối Artemia trưởng thành có thể gây phát dục cho tôm bố mẹ mà không cần cắt mắt. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh việc sử dụng Artemia sinh khối để nuôi vỗ tôm, cá bố mẹ đã kích thích sự thành thục của buồng trứng, gia tăng số lần đẻ và cải thiện chất lượng ấu trùng. [5] Artemia có thân mềm với lớp vỏ mỏng, chúng bơi lội chậm chạp trong môi trường nước có màu sắc hấp dẫn, trong điều kiện nước ngọt chúng có thể sống khoảng 8 giờ. Chính vì vậy, Artemia là loại thức ăn lý tưởng cho ấu trùng các loại tôm cá ở giai đoạn phát triển sớm. Artemia không chỉ có giá trị sử dụng tiện lợi mà còn có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng protein chiếm 62% và 27% lipid (tính theo trọng lượng khô)…[5]. Các đặc điểm trên kết hợp với kỹ thuật làm giàu hoá sinh học nhằm tăng chất lượng của sinh khối Artemia, làm thức ăn tươi sống tối ưu cho ương nuôi tôm, cá và có thể thay thế trứng nước và trùn chỉ (nguồn thức ăn có nhiều mầm bệnh) trong nghề nuôi cá cảnh nhiệt đới.[5] Sinh khối Artemia còn được dùng để làm thành phần hoặc chất kích thích trong thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm, cá. Tuy nhiên khá phổ biến là dùng sinh khối đông lạnh Artemia để thay thế cho ấu trùng Artemia mới nở trong sản xuất giống tôm he (Marsupenaneus japonicus). Các nhà nghiên cứu cũng nêu lên rằng để sản xuất 1 triệu con tôm he giống chỉ cần 1,8kg bột sinh khối Artemia. [5] Trong nuôi Artemia thu sinh khối thì Artemia trưởng thành được quan tâm nhiều hơn do kích thước lớn hơn 20 lần và khối lượng nặng hơn 500 lần so với ấu trùng Artemia mới nở. Đồng thời thành phần dinh dưỡng của Artemia trưởng thành chứa đầy đủ các acid amine cần thiết như: Histidine, Methionine, Phenylalanine và Threonine mà ở ấu trùng nauplius không có đầy đủ.[5] Hiện nay việc sử dụng sinh khối Artemia vẫn chưa được chấp nhận ở mức độ công nghiệp do hạn chế về tính thời vụ và số lượng sinh khối tươi cũng như sinh khối đông lạnh, chi phí sản xuất cao, chất lượng biến động. Ở Việt Nam, mức độ sử dụng sinh khối vẫn chỉ ở mức độ thí nghiệm và thử nghiệm là thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh, tôm cua biển và cá cảnh ở dưới dạng tươi sống, đông lạnh và thức ăn chế biến. [1] 1.3. Hoạt động nuôi sinh khối A.franciscana. Artemia được sử dụng làm thức ăn để ương nuôi ấu trùng các động vật thủy sản trên thế giới bắt đầu từ những năm 1930. Trong những năm 1940 hầu hết lượng trứng bào xác của Artemia có trên thị trường đều được thu vớt từ các hồ nước mặn tự nhiên. Vào đầu những năm 1950, do Artemia có giá trị cao nên ngành sản xuất trứng bào xác Artemia được thiết lập và trứng Artemia đã được thương mại hóa trên thị trường thế giới. [7] Trong giai đoạn gần đây nghề nuôi tôm, cá biển ở nhiều nước trên thế giới phát triển mạnh (Thái lan, Trung Quốc, philippin…) nên nhu cầu trứng bào xác và sinh khối Artemia ngày càng tăng. Do đó nhiều quốc gia bắt đầu quan tâm đến nuôi sinh khối Artemia. [10] Sorgeloos (1975) nuôi sinh khối trong các thể tích từ 1-20 L, trong môi trường nước biển tự nhiên, nồng độ muối 35ppt, pH từ 8-8.5, nhiệt độ 28oC- 30oC. Ông sử dụng tảo sống và tảo khô làm thức ăn cho Artemia. Bossuyt và Sorgeloos (1980) đã thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia với 2 mật độ nuôi là 5.000-10.000 Nauplii/lít, trong thể tích bể nuôi 2-5 m3 và sử dụng thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp như bột bắp, bột cám gạo, và cũng vào năm này Duivodi etal., (1980) đã nuôi sinh khối trong bể xi măng, so sánh sự phát triển của Artemia ở các nồng độ muối khác nhau. Zmora etal., (2002) nuôi sinh khối Artemia ở Israel bằng cách bổ sung 3- 5 triệu nauplii vào ao nuôi mỗi ngày, năng suất trung bình đạt được 5kg/ngày/1000m2 (≈1500 kg/ha/tháng) trong nhiều tháng. Vào năm 2003, Teresita et al., thí nghiệm nuôi sinh khối sử dụng thức ăn bằng phân gà với các liều lượng khác nhau trao các ao thể tích 4m3, trong 55 ngày nuôi chỉ thu được năng suất cao nhất là 467.33g/ao. Ở Trung Quốc, hàng ngàn tấn sinh khối Artemia đã đã được thu từ các ruộng muối ở vịnh Bohai, được sử dụng trong các trại giống địa phương và các trại nuôi thương phẩm tôm thẻ Trung Quốc dưới dạng bánh đông lạnh và được làm giàu các loại acid béo không no bật cao. [5] Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển nghề nuôi Artemia trên thế giới cho đến nay chủ yếu nhằm để gia tăng hiệu quả cho việc thu hoạch trứng bào xác (Cyst) Artemia. Trong khi đó, những nghiên cứu về sinh khối Artemia chưa được quan tâm đúng mức và sinh khối Artemia chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường thế giới. 1.4.Tình hình nghiên cứu về A.franciscana tại Việt Nam Artemia không phân bố tự nhiên ở Việt Nam, nhưng do giá trị dinh dưỡng cao và là loại thức ăn không thế thiếu được trong sản xuất thủy sản nên được nhiều đơn vị nghiên cứu trong nước quan tâm đến. Năm 1982, Artemia được du nhập vào Việt Nam thông qua bước đầu nuôi ở Nha Trang từ dòng San Francisco Bay, Mỹ. [8] Năm 1984, trường Đại học Cần Thơ tiến hành thí nghiệm nuôi Artemia thu trứng bào xác ở vùng ven biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và Bạc Liêu. Đến năm 1990, đối tượng này được triển khai sản xuất đại trà cho các hộ diêm dân và trở thành hai vùng trọng điểm cung cấp trứng bào xác Artemia có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. [3] Bắt đầu từ năm 1990 trở đi đã có một số thí nghiệm nuôi sinh khối Artemia được thực hiện như sau: Nguyễn Thị Thảo, 1990 và Ngô Thị Thu Thảo, 1992 đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến năng suất sinh khối Artemia, kết quả thu được sau 3 tháng nuôi ở nghiệm thức nước xanh có bón phân gà và bổ sung cám gạo đạt năng suất (2,6 tấn/ha) cao hơn nghiệm thức chỉ cấp nước xanh (2 tấn/ha). Tuy nhiên nghiên cứu này chưa quan tâm đến thành phần loài và mật độ tảo trong nuồn nước xanh cấp cho hệ thống nuôi thí nghiệm. [11] Vũ Dũng, 1991 tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi Artemia ở đồng muối Ninh Hải, Cà Ná. Tác giả đã nuôi 7 dòng khác nhau trong bể kính 30L với thức ăn là tảo, kiểm tra các chỉ tiêu sinh học, chọn ra dòng tốt nhất đem ra nuôi ở ruộng muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng San Francisco Bay, USA (A. franciscana) có kích thước Cyst và nauplius nhỏ, thành thục sớm, sức sinh sản cao, thích hợp với điều kiện nuôi ở miền trung. Độ muối trên dưới 80ppt kích thích dòng Artemia đẻ con, độ muối từ 80-120ppt cho năng suất trứng cao nhất và độ muối là một trong nhiều yếu tố chi phối việc đẻ con hay đẻ trứng của Artemia. Kết quả nghiên cứu mở ra triển vọng lớn cho việc nuôi sinh khối A.franciscana tại các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. [2] Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của quần thể; đặc biệt là nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng và sinh sản của A.franciscana. Ngô Thị Thu Thảo, 1992; Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv.,1997; Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hoà, 2004…Cho thấy rằng nếu nhiệt độ quá thấp 36oC gây ra hiện tượng chết, có khi chết hàng loạt, giảm khả năng sinh sản và quần thể phục hồi rất chậm. [1], [4], [11] Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., (1997); tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu. Các thí nghiệm được thực hiện tại hợp tác xã muối Vĩnh Phước, Huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng trong hai mùa khô 1994 và 1995. Nguồn giống làm thí nghiệm này là trứng A.franciscana thu ở Vĩnh Châu từ vụ nuôi trước. Kết quả cho thấy có thể nuôi sinh khối theo hướng một chu kỳ, kết hợp thu trứng bào xác năng suất cao. Năng suất trung bình khi nuôi ao nhỏ (200m2/ao) 6521±1559 kg/ha/vụ và ở các ao lớn 2000 m2/ao 1716 ±229kg/ha/vụ. [1] Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., (1997) ; Nghiên cứu ảnh hưởng của mức nước trong ao nuôi khác nhau đến năng suất sinh khối: ao sâu được duy trì mức nước trung bình 60cm đạt 8 tấn/ha/vụ, trong khi đó ao nông với mức nước 30 cm chỉ đạt 5 tấn/ha/vụ[1]. Nguyễn Thị Ngọc Anh ctv., 1997; Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ nuôi đến năng suất sinh khối (nuôi một chu kỳ là chỉ thả giống một lần và nuôi liên tục cho đến khi kết thúc vụ nuôi và nhiều chu kỳ là thả giống mới sau mỗi đợt nuôi. Mỗi chu kỳ nuôi khoảng 6 tuần, và mội vụ nuôi khoảng 3 chu kỳ) năng suất sinh khối thu được ở nghiệm thức nuôi 1 chu kỳ và nhiều chu kỳ là 2,3 và 3,8 tấn/ha/vụ, theo thứ tự. [1] Ngô Thị Thu Thảo và Vũ Đỗ Quỳnh (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm các mức thức ăn khác nhau đến tuổi thọ và sức sinh sản của A.franciscana. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc giảm mức thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của con cái ở A.franciscana. Quá trình theo dõi các thông số sinh sản cho thấy: tổng số phôi/con cái, số phôi/lứa đẻ, số phôi/ngày đẻ, số lứa đẻ giảm cùng với việc giảm mức thức ăn.[12] Nguyễn Ngọc Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh đã nghiên cứu cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của Artemia. Khi độ mặn giảm sản lượng trứng bào xác giảm dần, và mật độ quần thể cái tham gia sinh sản thấp, sức sinh sản kém[8]. Tuy nhiên nghiên cứu chưa xác định rõ độ mặn tối ưu để đạt sản lượng sinh khối và trứng bào xác cao nhất. Năm 1999, Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ đã nuôi sinh khối A. francisccana trong ao đất tại Đồng Bò – Nha Trang làm thức ăn cho cá Ngựa đen. Mật độ cấy giống 100 con/lít, diện tích ao 300m2, độ sâu 0,3 – 0,5m, độ mặn 75 – 86ppt, sinh khối Artemia được thu cách nhau 2 – 3 ngày, khối lượng thu thay đổi từ 0,5 – 2kg, thời gian thu kéo dài 1 tháng 22 ngày, sản lượng Artemia thu hoạch là 25kg [7]. Tuy nhiên, thí nghiệm chỉ tiến hành một lần (không lặp), trên một ao nuôi nhằm cung cấp sinh khối Artemia cho nuôi thương phẩm cá ngựa đen nên số liệu thu thập không đảm bảo tin cậy. [7], [8] Nguyễn văn Hòa (2002) cho thấy độ mặn 120ppt thì sức sinh sản và năng suất trứng Artemia thấp hơn nhiều so với nuôi ở độ mặn 80ppt. [4] Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004) nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức thu hoạch sinh khối. Kết quả cho thấy sau 16 tuần nuôi, sinh khối thu được ở nghiệm thức thu 3 ngày một lần (2,3 tấn/ha) cao hơn cao hơn nghiệm thức thu sinh khối mỗi ngày (2,1 tấn/ha), mặc dù sự sai khác giữa hai nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. [4] Nguyễn văn Hòa và ctv (2006) thực hiện đề tài nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghề nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối tại ruộng muối Vĩnh Châu –Bạc Liêu. Kết quả cho thấy sử dụng tảo Chaetoceros phân lập tại Vĩnh châu nuôi Artemia cho kết quả tốt nhất so với các loài tảo khác (Nitzschia, Oscillatoria); mặt khác khi so sánh hoạt động sinh sản của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros và tảo tạp thì thấy Artemia tham gia sinh sản lâu hơn (> 28 ngày) cũng như tổng số phôi cao hơn (661 ± 406 phôi/con mẹ) so với Artemia nuôi bằng tảo tạp (284 ± 99 phôi/con cái). Ngoài ra, hàm lượng HUFA (Highly Unsaturated Fatty Acids) của sinh khối khi sử dụng tảo Chaetoceros là khá cao: 26,63 mg/g trọng lượng khô Artemia, đặc biệt là hàm lượng EPA chiếm 22,2 g/kg trọng lượng khô trong tổng hàm lượng HUFA so với sinh khối nuôi bằng tảo tạp. [4] Bên cạnh đó nhân giống tảo Chaetoceros sp. có thể thực hiện được ở hệ thống ngoài trời và ở thể tích 15 m3 trong hệ thống ao nổi được lót nilon; sau 7 ngày mật độ tảo có thể đạt 2,2 –2,5 triệu tb/mL. Tuy nhiên những khó khăn gặp phải là điều kiện nhiệt độ biến động lớn và hiện tượng nhiễm tạp (Ciliate, Navicula, Tetraselmis). Ngoài ra, khi nâng thể tích nuôi tảo lên thì vấn đề sục khí cũng cần được quan tâm vì liên quan đến sự xáo trộn các chất dinh dưỡng cũng như hạn chế hiện tượng lắng kết trong quá trình nuôi.[4] Huỳnh Văn Tới và ctv., (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Chaetoceros sp. lên chất lượng sinh khối Artemia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự vượt trội về tỉ lệ sống và các chỉ tiêu sinh sản của nghiệm thức nuôi bằng tảo thuần Chaetoceros sp. so với nghiệm thức nuôi bằng tảo tự nhiên. Hàm lượng acid béo, đặc biệt là lượng HUFA ở nghiệm thức trên cao hơn nghiệm thức nuôi bằng tảo tạp gấp 3,7 lần. [4] Tuy nhiên thí nghiệm này chỉ mới thí nghiệm trong bể nuôi cá cảnh ở thể tích nhỏ. Khi nuôi sinh khối Artemia ở thể tích lớn thì ảnh hưởng của mỗi loại tảo lên chất lượng sinh khối Artemia phụ thuộc vào ưu thế của loại tảo mong muốn, thành phần loại tảo tạp trong ao,… Nguyễn Tấn Sỹ và ctv., (2009) thử nghiệm nuôi sinh khối và thu trứng bào xác A.franciscana trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh-Khánh Hòa. Kết quả đạt được là có thể gây màu nước trực tiếp trong ao nuôi bằng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ; nuôi sinh khối và thu trứng A.franciscana ở độ mặn 90ppt và mật độ thả 100 nau/L cho năng suất sinh khối và trứng cao nhất.[10] Sinh khối Artemia có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là sinh khối Artemia trưởng thành và tiền trưởng thành có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với giai đoạn ấu trùng [5]. Với đặc điểm dinh dưỡng của Artemia và những lợi ích khác mà sinh khối Artemia đem lại thì hiện nay sinh khối Artemia bên cạnh sử dụng cho các loài giáp xác và các loài cá truyền thống mà còn đang sử dụng cho các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như ốc hương, cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng…Tuy nhiên hiện nay các công trình nghiên cứu và quy mô nuôi sinh khối trong ao đất còn khá nhiều thiếu sót nên cần có những nghiên cứu nhằm dần hoàn thiện quy trình nuôi Artemia tại địa bàn Khánh Hòa. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Artemia franciscana Kellog, 1906. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 12/06/2010 (14 tuần) Địa điểm nghiên cứu: Tân Ngọc – Ninh Ích – Ninh Hòa – Khánh Hòa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Kỹ thuật ấp trứng và thả giống Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và cấy giống Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản Kỹ thuật cải tạo ao nuôi Kỹ thuật gây nuôi tảo Quản lý ao nuôi Quản lý các yếu tố MT Theo sự tăng trưởng tỉ lệ sống Kỹ thuật thu sinh khối Kỹ thuật bảo quản sinh khối Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia trong ao đất tại Ninh Ích-Ninh Hòa” Kết luận và đề xuất ý kiến Đánh giá hiệu quả kinh tế Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp bố trí ao nuôi, thu thập và xử lý số liệu. 2.2.2.1. Phương pháp bố trí ao nuôi. Bố trí nuôi Artemia trong 4 ao (ký hiệu là: ao A1, A2, A3 và A4). Ao có dạng hình chữ nhật 100m2/ao (chiều rộng 5m, chiều dài 20m), bờ rộng 0,2-0,3 m, mức nước nuôi là 0,4 – 0,5m. Ao nuôi tảo có diện tích 200m2, bên cạnh ao thí nghiệm A1. Ao chứa nước mặn A4 A3 A2 A1 Ao nuôi tảo và chứa nước có độ mặn thấp Ao chứa nước mặn có diện tích 400m2 Hình 2.2: Sơ đồ ao thí nghiệm Hình 2.2: Sơ đồ ao thí nghiệm 2.2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Từ sách, báo, tập chí khoa học, từ cán bộ hướng dẫn, từ các đề tài và các công trình nghiên cứu liên quan và từ internet… Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu về các yếu tố môi trường ao nuôi: Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ (oC), độ mặn (ppt), pH, DO (mg/L) được theo dõi vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày. Các yếu tố môi trường trên được xác định bằng máy xác định đa yếu tố YSI. Độ trong được đo bằng đĩa Sechi 1 lần/ ngày vào lúc 14 giờ. Mức nước được đo bằng thước kẻ vào lúc 7 giờ hàng ngày. Ngoài ra độ mặn còn được đo bằng khúc xạ kế và nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế để so sánh đối chiếu với các số liệu thu được. Hình 2.3: Máy đo YSI, Khúc xạ kế và nhiệt kế Phương pháp pha độ mặn: Thể tích nước mặn cần pha được tính theo công thức [5]: Trong đó: S: độ mặn trong ao sau khi cấp nước (ppt) V1, S1: thể tích (m3), độ mặn (ppt) trong ao trước khi cấp nước V2, S2: thể tích (m3), độ mặn (ppt) của nước nguồn cấp Xác định tỉ lệ nở và lượng trứng ấp. Tỉ lệ nở của trứng bào xác (Cyst) bằng cách tiến hành 3 lô thí nghiệm, mỗi lô đều ấp 100 trứng và ấp trong cốc thủy tinh chứa 250mL nước có độ mặn là 28ppt, tỉ lệ nở là trung bình tỉ lệ nở của 3 lô. Lượng trứng cần ấp (g) = số trứng/1g trứng x thể tích nước cần thả (m3) x tỉ lệ nở (%) x mật độ thả (con/L). Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống. Phương pháp thu mẫu: Thời gian thu mẫu: 8 giờ sáng, 2 ngày/lần. Dụng cụ thu mẫu: ống nhựa Φ =49 mm, chiều dài ống 1m, cốc thủy tinh 500 mL có chia vạch, xô nhựa 12L, lưới gas 68 và lọ đựng mẫu. Vị trí thu mẫu: + + + + + + + + + Hình 2.4: Vị trí thu mẫu trong ao Cách thu mẫu: thu tại 9 điểm trong ao, nhúng ống thu mẫu xuống mặt nước ao (không cho ống chạm đáy), dùng tay giữ chặt đầu dưới ống không cho nước chảy ra ngoài, lượng nước thu được đưa vào xô, tiếp tục như thế đến điểm thứ 9. Sau đó trộn đều nước trong xô và lấy mẫu xác định tỉ lệ sống và sự tăng trưởng. Xác định tỉ lệ sống: Khuấy đều để Artemia phân bố đều trong xô sau đó lấy 1L nước trong xô xác định số lượng cá thể có trong 1L nước. Mỗi ao thí nghiệm tiến hành xác định 3 lần và tỉ lệ sống được lấy trung bình của 3 mẫu trên. Tỉ lệ sống xác định 2 ngày/lần và xác định đến ngày thứ 11 vì từ ngày thứ 12 trở đi trong quần thể đã xuất hiện thế hệ mới. Xác định sự tăng trưởng của Artemia Đo chiều dài ngẫu nhiên của 30 cá thể/lần thu mẫu và thu 2 ngày/lần để xác định chiều dài trung bình. Ấu trùng nhỏ hơn 4 ngày tuổi đo kích thước trên kính hiển vi bằng trắc vi thị kính.Từ 4 ngày tuổi trở đi đo kích thước bằng giấy kẻ ô mm. Kích thước Artemia đo bằng kính hiển vi được xác định theo công thức: Trong đó: A : là số vạch đọc trên kính. γ : bội giác của vật kính. L :chiều dài thực của mẫu. Xác định tốc độ tăng trưởng. Dựa vào tăng trưởng chiều dài của Artemia ta có thể xác định tốc độ tăng trưởng theo ngày theo công thức: L1: chiều dài đo tại thời điểm t1 (mm) L2: chiều dài đo tại thời điểm t2 (mm) Xác định gia tăng mật độ quần thể: Từ ngày thứ 15 trở đi tiến hành thu mẫu 10 ngày/lần. Phương pháp thu mẫu giống như thu mẫu xác định mật độ. Phân chia các giai đoạn phát triển quần thể Artemia theo tài liệu của Sorgeloos, 1986.[4] Nauplii: Chỉ có 3 đôi phần phụ. Tiền trưởng thành: xuất hiện chân bơi đến trước giai đoạn sinh sản. Trưởng thành: con cái bắt đầu xuất hiện túi ấp, con đực xuất hiện đôi càng to. Phương pháp thu sinh khối Thu sinh khối lần đầu được tiến hành sau khi cấy giống 15 ngày và lần tiếp theo cứ 3 ngày/lần. Dùng lưới thu có kích thước No=1 mm dùng để thu các cá thể trưởng thành, cân khối lượng tươi sau khi thu, sau đó bảo quản làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản. Chỉ cấy giống một lần và duy trì quần thể để thu sinh khối liên tục cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Thu toàn bộ sinh khối kết thúc thí nghiệm bằng lưới thu có mắt lưới 2a=0,5 mm. 2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. Các số liệu được xử lý qua phần mềm Microsoft Excel 2007 để tính trung bình, độ lệch chuẩn, tốc độ tăng trưởng và vẽ các đồ thị biểu diển. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao và cấy giống 3.1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao Trong nuôi trồng thủy sản cải tạo ao nuôi là một khâu quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cả vụ nuôi. Đối với Artemia cải tạo ao tốt không những loại trừ địch hại, mầm bệnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho Artemia, thực vật phù du và nguồn vi sinh vật thuận lợi trong ao nuôi. Ao nuôi thí nghiệm được cải tạo theo phương pháp cải tạo khô và được tiến hành theo các bước sau: Mở hết các tấm phai chắn cống ra để khi thuỷ triều xuống thì nước trong ao được rút cạn hết, do cao trình của ao cao hơn cao trình của kênh cấp và thoát nước thông với biển. Nạo vét đáy ao để dọn bùn đáy, lab-lab, rong… Gia cố lại bờ ao, sữa chữa cống, lưới chắn… Bón vôi bột (CaCO3) với liều lượng 10kg/100m2. Sau khi phơi đáy ao từ 3-5 ngày tiến hành cấp nước mặn vào ao nuôi. A.franciscana là loài rộng muối, chúng có thể sống được từ độ mặn vài phần ngàn đến nước mặn bão hòa (250ppt), ngay cả trong nước ngọt A.franciscana vẫn có thể hoạt động bình thường từ 1- 2 giờ. Vì thế, có thể nuôi A.franciscana trong nước biển bình thường (30 - 35ppt) nhưng do điều kiện môi trường này rất thuận lợi cho tôm cá tạp sinh sống, ngoài ra còn có sự phát triển của luân trùng, copepoda và nhiều loại tảo độc không tốt với A.franciscana. Để hạn chế địch hại đối với A. franciscana ta phải nuôi ở độ mặn 70-100 ppt và phải giữ cho độ mặn dao động ổn định trong khoảng này. Nước cấp được bơm trực tiếp từ khu vực trung cấp của ruộng muối có độ mặn 150ppt vào ao nuôi qua lưới lọc có mắt lưới 120µm để trứng, ấu trùng của động vật nổi và cá không lọt vào ao. Sau khi cấp nước có độ mặn 150ppt vào ao nuôi để giảm độ mặn xuống 80ppt, dùng phương pháp đường chéo để pha độ mặn và bơm trực tiếp nước biển có độ mặn 30ppt vào ao qua lưới lọc có mắt lưới 120µm. Khi cấp nước 150ppt và nước 30ppt cần phải tính toán để mức nước đạt được 80ppt và mực nước trong ao cần đạt được từ 40cm trở lên để tạo môi trường phát triển tốt cho Artemia. Đồng thời còn giúp Artemia tránh được các địch hại như chim, cò, hoặc cua …và hạn chế sự phát triển của lab-lab vì nếu lab-lab phát triển sẽ cạnh tranh với các tảo đơn bào là thức ăn của A.franciscana. Kết quả pha độ mặn của 4 ao như sau: Ao A1: 89 ppt; ao A2: 89 ppt; ao A3: 90 ppt và ao A4: 91ppt. Nhìn chung độ mặn trong ao sau khi pha đạt như yêu cầu của đề tài nên tiến hành gây tảo và thả nuôi. Hình 3.1: Cải tạo ao nuôi 3.1.1.2. Kỹ thuật gây nuôi tảo Trong ao nuôi thủy sản tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn nên gây nuôi tảo đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của vụ nuôi. Đặc biệt Artemia với dinh dưỡng bằng hình thức lọc không chọn lọc vì vậy tảo là loại thức ăn phù hợp nhất. Tuy nhiên không phải loại tảo nào cũng là thức ăn phù hợp với Artemia; chỉ những loại tảo có kích thước nhỏ hơn 50 µm mới thích hợp với Artemia.[4] Thành phần loài, mật độ tảo không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng acid béo không no bậc cao của sinh khối [4]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hòa, (2005) Artemia đạt kết quả cao nhất (về thành phần acid béo, tỉ lệ sống, sinh sản, sinh khối) khi nuôi bằng tảo Chaetoceros sp.[4] Sau khi nước trong ao đã đạt yêu cầu (độ mặn 80-100 ppt, mực nước <40cm, không có địch hại như cá, copepoda, tảo độc…) thì tiến hành bón phân gây màu nước cho ao nuôi: Phân gà: 40 kg/100m2, phân gà để nguyên trong bao và dùng cây châm lỗ nhỏ vừa phải (nếu lỗ nhỏ quá thì không đủ dinh dưỡng cho tảo; còn nếu quá lớn phân thoát ra ngoài nhiều lắng xuống đáy ao và sẽ làm bẩn ao nuôi). Phân gà không những là nguồn thức ăn tốt cho Artemia, nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì màu nước trong ao. Phân NPK: bón với liều lượng 10ppm. Phân Urea: 20ppm. Đối với phân NPK và Urea thì phải hòa tan hoàn toàn trước khi tạt xuống ao để tránh phân chưa kịp tan lắng xuống đáy gây độc cho Artemia. Nhằm tạo điều kiện cho các loài tảo có chất lượng tốt phát triển trong ao nuôi, khi bón phân gây màu nước tôi cấp bổ sung tảo thuần Chaetoceros sp., được phân lập tại phòng thí nghiệm Sinh lý-Sinh thái thuộc Khoa NTTS Trường Đại học Nha Trang sau đó được nuôi sinh khối trong các xô nhựa 100L và cung cấp với liều lượng là 100L/ao nuôi. Kết quả sau 3 ngày gây nuôi tảo theo quan sát như sau: ao A1 có màu nâu đậm, ao A2 có màu nâu nhạt, ao số A3 có màu xanh lục và ao A4 có màu xanh lá chuối non. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về màu nước của các ao trong điều kiện độ mặn, tảo bổ sung vào cùng mật độ. Sự khác biệt này có thể giải thích dựa vào nguồn dinh dưỡng sẵn có trong ao nuôi và sự chiếm ưu thế của các loại tảo trong nguồn nước cấp. Màu nước thể hiện thành phần loài và mật độ tảo trong ao nuôi. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.,(2007) màu nước trong ao có liên quan đến các loại phiêu sinh vật hiện diện trong ao. Màu nâu do nhóm tảo khuê chiếm ưu thế, màu xanh do nhóm tảo lục chiếm ưu thế, màu đỏ trong ao là do hiện diện của tảo Dunallila hoặc Halobacterium [5]. Vì vậy, ta có thể kết luận rằng trong ao nuôi có mật độ và thành phần tảo phù hợp để có thể tiến hành ấp trứng và thả nuôi. Hình 3.2: Kết quả gây màu nước 3.1.2. Kỹ thuật ấp trứng và thả giống a) Xác định tỉ lệ nở thực tế của trứng bào xác Trước khi thả nuôi thí nghiệm với mật độ hợp lý biết trước thì chúng ta cần biết tỉ lệ nở của trứng bào xác (nguồn giống được chọn nuôi) theo điều kiện thực tế tại địa điểm nghiên cứu. Từ tỉ lệ nở này là căn cứ để xác định lượng trứng ấp cần thiết. Kết quả xác định tỉ lệ nở thực tế của trứng A.franciscana dòng Vĩnh Châu đạt trung bình 90 ± 3,6(%) (bảng 3.1). Căn cứ vào tỉ lệ nở, số lượng trứng có trong một gam trứng, mật độ thả giống và lượng nước trong ao sẽ xác định lượng trứng bào xác cần ấp nở trong một đợt thả. Bảng 3.1: Kết quả ấp nở thực tế của trứng A.franciscana Lô thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 Trung bình Tỉ lệ nở (%) 89 87 94 90 ± 3,6 b) Xác định lượng trứng cần ấp Khi xác định được tỉ lệ nở thực tế của trứng bào xác, căn cứ vào lượng trứng có trong một gam trứng, diện tích ao, mực nước trung bình trong ao, mật độ thả giống từ đó xác định được lượng trứng cần ấp. Trong thực tế thí nghiệm được bố trí ở 4 ao, diện tích 100m2/ao, mực nước nuôi trung bình 40cm, lượng trứng có trong 1 gam khoảng 350.000 trứng, mật độ thả thí nghiệm 100 con/L vậy lượng trứng cần ấp được tính: Thể tích nước của các ao nuôi thí nghiệm: 100m2/ao x 0.4m x 4 ao =160 (m3) = 160,000 lít Số lượng Nauplii cần thả trong một đợt thí nghiệm: 160.000 lít x 100 Nauplii/ lít =16.000.000 Nauplii Số lượng trứng cần ấp là: 16.000.000 Nauplii x 100/90=17.777.778 trứng Khối lượng trứng cần ấp là: 17.777.778/350.000 =50,79 gam trứng bào xác c) Kỹ thuật ấp trứng Nguồn giống: Trứng được ấp nở là A.francistana dòng Vĩnh Châu-Sóc Trăng tiền thân là dòng Artemia SFB (Mỹ) du nhập vào Việt Nam và đã thích nghi với điều kiện tự nhiên nước ta và trở thành dòng Artemia bản địa (Vĩnh Châu). Chuẩn bị: Nước ấp được lấy từ kênh dẫn nước có độ mặn 35ppt được lọc qua lước lọc 120 µm để loại bỏ hết trứng, ấu trùng động vật phù du và cá. 2 sục khí nhỏ Bình ấp có thể tích 20L, đáy có dạng hình chóp. Bóng đèn điện huỳnh quang 60cm Tiến hành ấp: Tiến hành pha độ mặn xuống còn 25-28ppt nhằm tăng hiệu suất nở của trứng. Cho 20L nước vào bình ấp đã được lắp sục khí. Gắn bóng đèn điện huỳnh quang cách bình 30cm. Đo các điều kiện môi trường trước khi ấp : pH: 8,5 Nhiệt độ: 31oC Độ mặn: 28ppt Cường độ chiếu sáng: 2000lux Lượng trứng cần ấp: 50,79g Ngâm trứng trong nước ngọt 1 giờ. Sau đó dùng vợt vớt trứng đưa vào bình ấp với mật độ từ 2-5g/L. Thường xuyên theo dõi ánh sáng, điều chỉnh sục khí tránh hiện tượng lắng đáy, dính trứng lên thành bể. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thì trong khoảng 18-22 giờ hầu như toàn bộ trứng nở thì bắt đầu chuẩn bị thả giống. 3.1.3. Kỹ thuật thả giống Thu nauplii: Sau 20-24 giờ quan sát thấy trứng nở gần như hoàn toàn, thì tắt sục khí để cho vỏ trứng và trứng không nở nổi lên mặt nước, tiến hành siphon để thu ấu trùng nauplii. Phân đều lượng nauplii thành 4 lô bằng phương pháp thể tích và so màu, cần phải tiến hành các bước nhanh chóng vì để lâu dẫn đến nauplii có thể chết ngạt vì thiếu oxi. Nauplii: Ấu trùng nauplii lúc mới nở ở giai đoạn Instar I có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi đột ngột của độ mặn khi chuyển từ bể ấp vào ao nuôi (28-30 ppt lên 80-100 ppt). Thời gian thả giống: Mặc dù nauplii lúc mới nở có khả năng thích ứng cao với độ mặn nhưng rất mẫn cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, chỉ cần nhiệt độ trong bể ấp và ao nuôi chênh lệch nhau lớn hơn 2oC thì nauplii có thể chết hàng loạt sau khi thả giống vài giờ. Theo Nguyễn Văn Hòa (2007) thời gian thả nauplii tốt nhất là vào sáng sớm (7-8 giờ) hoặc chiều tối (17-19 giờ) khi trời mát [5]. Tuy nhiên theo Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) thả giống vào chiều mát thì tỉ lệ sống thấp hơn nhiều so với thả vào sáng sớm [7]. Ở điều kiện ao nuôi thí nghiệm chúng tôi thường xuyên kiểm tra sự biến động môi trường trong ngày và thấy rằng lúc 6 giờ sáng là lúc nhiệt độ môi trường ít biến động nhất, thích hợp để thả nauplii. Trước khi thả giống 30 phút, tôi tiến hành kiểm tra điều kiện môi trường ao nuôi và kết quả như sau: Bảng 3.2: Điều kiện môi trường các ao nuôi trước khi thả Nauplii Điều kiện ao nuôi Ao A1 Ao A2 Ao A3 Ao A4 Độ mặn (ppt) 89 90 90 91 Nhiệt độ (oC) 30 32 32 33 pH 8,04 7,96 7,78 8,05 DO (mg/L) 2,18 2,58 3,83 3,16 Mực nước (cm) 40 40 40 40 Ta thấy điều kiện ao hoàn toàn phù hợp để có thể tiến hành thả nauplii, với độ mặn từ 89-91ppt cùng với khâu cung cấp nước vào thực hiện đúng kỹ thuật thì ta có thể đảm bảo không có địch hại ảnh hưởng đến nauplli. Bên cạnh đó nhiệt độ ao nuôi và bể ấp không có sự khác biệt lớn chỉ giao động trong khoảng 1oC nên sẽ không gây sóc cho nauplii. Từ thuận lợi đó tôi tiến hành thả giống. Địa điểm thả: Để nauplii nhanh chóng phân bố đều trong ao nuôi khi thả giống thì việc chọn địa điểm thả giống thích hợp là một yêu cầu quan trọng. Khi thả giống mà có gió mạnh nên thả giống ở trên mặt nước đầu hướng gió và nhờ gió luân chuyển dòng nước giúp Artemia phân bố khắp ao. Khi không có gió nên chia nhỏ lượng nauplii và thả đều khắp ao. Cách thả giống: Giống như các loài thủy sản khác, nauplii Artemia trước khi thả cần được thuần độ mặn và nhiệt độ bằng cách cho từ từ nước ao vào trong xô để nauplii làm quen lần với điều kiện môi trường ao nuôi. Sau khi thả Nauplii 2 giờ thì tiến hành xác định mật độ thả và kết quả là: Ao A1: 109 N/L, ao A2: 115 N/L, ao A3: 105 N/L ao A4: 118 N/L. Với mật độ thả giống như trên đã phù hợp với mật độ yêu cầu thí nghiệm đưa ra. Vì vậy có thể nói rằng quá trình ấp trứng và thả giống thành công, đây là thuận bước đầu để tôi thực hiện tốt các bước sau của quy trình nghiên cứu. 3.2. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi. 3.2.1. Quản lý ao nuôi a) Quản lý thức ăn Thức ăn tốt và phù hợp nhất của Artemia là vi tảo nên mật độ tảo trong ao nuôi cần được duy trì thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho Artemia. Trong thí nghiệm này tôi tiến hành gây nuôi tảo trực tiếp trong ao nuôi nên sau khi thả giống vài ngày mật độ vi tảo giảm rất nhanh do khả năng ăn lọc của Artemia vì vậy cần tiến hành bón phân để kích thích sự phát triển của tảo đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho Artemia. Bón phân: Phân bón sử dụng để duy trì mật độ tảo chủ yếu là phân vô cơ và phân gà; đối với phân vô cơ thì được bón với liều lượng Urê 20ppm, NPK 10ppm và bón 1-2 lần/tuần tùy sự diễn biến màu nước trong ao. Phân gà được sử dụng để bón kết hợp với phân vô cơ với liều lượng 20 kg/100m2/ tháng. Biện pháp bón phân có thể thực hiện được trong điều kiện môi trường thuận lợi; khi điều kiện môi trường không thuận lợi như mưa nhiều, mất tảo đột ngột… tôi tiến hành cung cấp tảo cho ao nuôi. Cấp nước tảo: Được thực hiện nhằm cung cấp một lượng tảo làm thức ăn cho Artemia khi ao mất tảo, ngoài ra cấp nước nhằm giảm độ mặn và tăng mực nước ao nuôi sau những ngày nắng lớn. Nước được cấp từ ao nuôi tảo (đồng thời là ao chứa nước) với độ mặn 30-35ppt, cấp khoảng 2-3m3/100m2/ngày. Thức ăn bổ sung: Trong khi ao nuôi mất màu tảo, có thể cung cấp thêm một số loại thức ăn bổ sung cho Artemia. Nếu trong ao nuôi mất màu tảo khi ấu trùng từ 1-4 ngày tuổi thì cần cung cấp thêm tảo khô với liều lượng 10g/100m2/ngày vì từ khi nauplii từ 1-4 ngày tuổi cỡ miệng còn nhỏ. Tảo khô khi sử dụng được cà qua lưới sau đó hòa tan trong nước và tạt đều xuống ao. Ngoài ra có thể bổ sung cám gạo làm thức ăn bổ sung cho Artemia với liều lượng 0,5kg/100m2/ngày cho đến khi ao có màu tảo trở lại. Cám gạo được hòa tan vào nước sau đó tạt đều khắp ao. Bừa đáy: được thực hiện vào 7 giờ và 14 giờ hàng ngày, nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của tảo đáy, làm cho vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm thức ăn cho Artemia. Ngoài ra bừa đáy còn hạn chế hiện tượng phân tầng nhiệt độ và độ mặn trong nước. b) Theo dõi tình trạng và sức khỏe của Artemia trong ao nuôi: Theo dõi thường xuyên ao nuôi là điều cần thiết để có biện pháp xử lý kịp thời. Quan sát đường ruột của A.franciscana bằng kính hiển vi để kiểm tra thức ăn trong đường ruột (độ no đói, hiện tượng “thả diều”: Artemia có đuôi phân kéo dài do thức ăn không tiêu hoá được) để đánh giá tình trạng sức khoẻ của chúng. Quan sát tập tính bơi lội của quần thể (tập trung thành đàn, bơi lội nhanh và liên tục là khoẻ). Quan sát tình trạng phát triển quần thể: mật độ, các giai đoạn xuất hiện trong ao, không có hiện tượng đỏ thân hay chết hàng loạt[10]. c) Địch hại Trong quá trình thí nghiệm trong ao xuất hiện Copepoda và Rotifer (sau những ngày trời mưa lớn làm giảm độ mặn trong ao), các địch hại này có thể tấn công ấu trùng Artemia hoặc cạnh tranh thức ăn với Artemia gây suy giảm số lượng cá thể trong ao nuôi hoặc làm giảm tốc độ tăng trưởng của Artemia. Với trường hợp này để ngăn chặn và tiêu diệt các địch hại này, có nhiều biện pháp như sinh học hay sử dụng hóa chất. Nhìn chung các biện pháp này thường tốn kém, ít đạt hiệu quả mà còn tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của Artemia. Vì vậy tôi thực hiện biện pháp nâng độ mặn ao nuôi lên đến 100 ppt hoặc cao hơn trong thời gian ngắn để gây sốc và tiêu diệt hết các địch hại mà không làm ảnh hưởng đến Artemia. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số loài địch hại khác như: Chim, cua, cá… Tuy nhiên chúng xuất hiện với số lượng không đáng kể nên tôi chỉ thực hiện các biện pháp như đuổi chim và sử dụng Saponin để diệt cá nếu xuất hiện trong ao. Nhìn chung các biện pháp thực hiện khá đơn giản, chi phí thấp nhưng có thể hạn chế và tiêu diệt được phần lớn địch hại, tạo điều kiện thuận lợi để Artemia sinh trưởng và phát triển. 3.2.2. Quản lý một số yếu tố môi trường trong ao nuôi Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường các ao nuôi YTMT Ao A1 Ao A2 Ao A3 Ao A4 Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Độ mặn (ppt) Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/L) Mức nước (cm) 3,18 42,58 4,89 35,247,25 41,164,56 Độ trong (cm) 293,67 303,89 34,98 24,12 Ghi chú: YTMT: yếu tố môi trường Tử số: Khoảng dao động ( nhỏ nhất÷ lớn nhất) Mẩu số:Số trung bình ± độ lệch chuẩn DO: hàm lượng oxy hòa tan a) Nhiệt độ Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng và buổi chiều trong các ao nuôi nằm trong khoảng dao động từ 26-40oC. Đầu vụ nuôi nhiệt độ khá cao, có lúc nhiệt độ tăng đến 40oC và Artemia có hiện tượng tập trung thành đàn bơi lờ đờ trên mặt nước ao, cơ thể có màu đỏ và có hiện tượng chết rải rác. Điều này đúng với mô tả của Nguyễn Văn Hoà (1994) “Khi nhiệt độ cao cùng với độ mặn cao đã làm giảm sự hoà tan của khí Oxy vào nước làm cho Artemia hô hấp khó khăn và chúng phải huy động sắc tố Hemoglobin (Hb) nên cơ thể có màu đỏ”. Biện pháp khắc phục là cấp nước và thường xuyên cào đáy để trộn đều các lớp giảm nhiệt độ trong ao nuôi. Vào tuần thứ 2 và thứ 3 nhiệt độ ao nuôi giảm là do trong thời gian này thường có mưa với lượng lớn. Nhiệt độ nước vào buổi sáng ở 4 ao dao động từ 26-33oC. Tuy nhiên nhiệt độ nước trong 4 ao vào buổi chiều tương đối cao, dao động từ 33-40oC. Nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm là 33oC. Nhìn chung vào tuần đầu tiên nhiệt độ tăng cao sau đó giảm thấp ở tuần thứ 3 do trời mưa. Tuy nhiên từ tuần thứ 4 đến khi kết thúc thí nghiệm, nhiệt độ khá ổn định. b) Độ mặn Trong quá trình nuôi thí nghiệm, độ mặn ao nuôi trung bình dao động trong khoảng từ 70-100 ppt, độ mặn trung bình các ao nuôi đạt 87 ppt. Độ mặn các ao thí nghiệm có xu hướng giảm vào những ngày đầu đợt thí nghiệm vì trong thời gian này ao mất tảo nên phải thường xuyên cấp nước từ ao nuôi tảo. Sau đó từ ngày thứ 6 trở đi độ mặn ổn định nhưng ngày 14 đến 16 độ mặn giảm đột ngột; nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này trời mưa với lưu lượng lớn. Tuy nhiên, độ mặn trong ao vẫn ở điều kiện chấp nhận được là khoảng 70 ppt. Từ ngày 23 trở đi độ mặn được duy trì ở mức ổn định cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Vì điều kiện tự nhiên khu vực có lượng nắng lớn nên độ mặn tăng nhanh. Theo ta biết Artemia thường chỉ hiện diện tự nhiên ở những nơi có độ mặn cao, là ngưỡng trên của những địch hại của chúng. Ở độ mặn quá cao trên 250ppt có thể gây chết cho Artemia do môi trường thiếu dinh dưỡng kéo dài. Độ mặn cao là dẫn xuất tốt cho nhiệt độ, vì vậy trong ao nuôi duy trì độ mặn tốt nhất từ 80-100ppt [5]. Vì vậy, để duy trì được độ mặn trong khoảng thích hợp phải thường xuyên cấp nước độ mặn thấp từ ao nuôi tảo vào ao nuôi mỗi khi độ mặn trong ao tăng cao (>90ppt). Cần chú ý trong quá trình cấp nước độ mặn thấp vào ao nuôi cần được lọc kỹ để tránh địch hại và nên cấp từ từ để tránh gây sốc cho Artemia. c) pH pH có sự khác biệt lớn giữa sáng và chiều. pH buổi chiều tăng cao hơn so buổi sáng do buổi chiều tảo phát triển mạnh sẽ làm quá trình tự phân hủy HCO3- tạo ra CO32- được giữ lại trong nước làm pH tăng cao. Kết quả cho thấy ở các ao buổi chiều pH trong khoảng từ 8,4-8,5 và buổi sáng từ 8,0-8,2. Nhìn chung pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của A. franciscana. d) DO Kết quả nghiên cứu cho thấy, DO các ao trung bình vào buổi sáng thấp so với buổi chiều (DO trung bình các ao vào buổi sáng đạt 3,99 mg/L và buổi chiều đạt 6,01 mg/L). Nguyên nhân của sự khác nhau này là do nhiệt độ cao kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ nên tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng sụt giảm oxy về đêm và sáng sớm. Khi DO ao nuôi dưới 2mg/L tôi đã tăng cường bừa đáy vào buổi sáng sớm để hạn chế sự phân tầng của oxy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng oxy vào buổi chiều cao nhất đạt 7,98mg/L ở ao A4 và ao A3; đạt 6,89 mg/L ở ao A1 và 7,27 mg/L ở ao A2. Có thời điểm DO buổi chiều xuống 2,18mg/L và buổi sáng 1,68mg/L do trời mưa kéo dài gây mất tảo nên DO giảm thấp. e) Mức nước Kết quả cho thấy, trước khi thả giống mực nước trong ao đạt trung bình 40cm và mực nước trung bình trong cả đợt thí nghiệm mức nước trung bình trong các ao đạt 36,76 cm. Mức nước càng cao sẽ hạn chế nhiệt độ tăng cao, hạn chế sự phát triển của lab-lab (tảo đáy) và tăng không gian sống cho quần thể Artemia càng nhiều và sẽ cho năng suất sinh khối cao (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 1997). Tuy vậy, muốn giữ lượng nước cao đòi hỏi công trình phải kiên cố nhất là bờ ao phải đủ cao và đất không có sự rò rỉ. Trong quá trình nuôi, nước trong ao thường xuyên bị rò rỉ và bốc hơi làm mực nước trong ao giảm xuống nên tôi thường xuyên cấp nước vào để duy trì mức nước thích hợp. Bên cạnh cũng có khoảng thời gian trời mưa lớn nên mực nước trong ao nuôi tăng khá cao, tiến hành dùng bơm để bơm bớt lượng nước trên tầng mặt. Nhìn chung, trong suốt thời gian thí nghiệm thì mức nước trong ao được duy trì ở mức phù hợp nhất cho sự phát triển của A.franciscana. f) Độ trong Các tác nhân như sự bừa trục, bón phân, cấp nước, gió, vật chất hữu cơ… thường đưa đến sự biến động độ trong trong ao nuôi, độ trong trung bình ở các ao nuôi thí nghiệm là 30 ± 4,17cm. Đối với ao nuôi Artemia thì độ trong không hẳn hoàn toàn được dùng để đánh giá lượng thức ăn tự nhiên (tảo) trong ao vì khi cấp nước tảo vào Artemia sẽ sử dụng hết các loại tảo có kích thước thích hợp. Tuy nhiên, độ trong phản ánh được hiện trạng của ao nuôi vì vậy nên duy trì độ trong trong khoảng 28-35 cm Là thích hợp nhất. Đối với các ao thí nghiệm, khi nước trong ao có độ trong từ 35 cm trở lên thường được khắc phục bằng cách tăng số lần bừa trục ở đáy ao để hạn chế sự phát triển của tảo đáy và tạo các chất mùn bã hữu cơ ở dạng lơ lửng là thức ăn tốt cho Artemia đồng thời tăng lượng nước cấp để đảm bảo đủ thức ăn cho Artemia. Nhìn chung, trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm độ trong được duy trì ở mức ổn định nhất đây là điều kiện thuận lợi về điều kiện môi trường và dinh dưỡng cho A.franciscana. 3.2.3. Theo dõi sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và mật độ quần thể 3.2.3.1. Sự tăng trưởng về chiều dài và tốc độ tăng trưởng theo ngày của Artemia a) Sự tăng trưởng về chiều dài của Artemia Chiều dài nauplii sau khi thả 2 giờ trung bình 0,66 ± 0,007 mm, đến ngày thứ 13 thì chiều dài ở ao A1 là 8,75 ± 0,60 mm, ao A2 là 8,98 ± 0,52 mm, ao A3 là 8,75 ± 0,52 mm và ao A4 là 9,17 ± 0,96 mm. Chiều dài trung bình của Artemia ở ngày thứ 13 đạt 8,91 ± 0,20 mm. Kết quả nghiên cứu của Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) cho thấy kích thước cực đại của loài này là 8mm sau 24 ngày nuôi tại Đồng Bò-Nha Trang hay kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Sỹ (2009) tại Khu Đồng Muối-Cam Ranh-Khánh Hòa đạt trung bình 8 mm sau 14 ngày nuôi. Như vậy sự tăng trưởng của A.franciscana trong ao nuôi tại Ninh Hòa phát triển nhanh hơn so với Đồng Bò và Cam Ranh. Cũng như hầu hết các loài sinh vật khác, trong giai đoạn đầu Artemia tăng nhanh về chiều dài cơ thể, sau đó giảm dần. Từ ngày 11 trở về sau sự gia tăng kích thước gần như không đáng kể ở các nghiệm thức (Bảng 3.3 và hình 3.4). Bảng 3.4: Tăng trưởng về chiều dài (mm) của A.franciscana ở các ao. Ngày Nuôi Ao nuôi A1 A2 A3 A4 1 0,65 ± 0,06 0,66 ± 0,05 0,66 ± 0,06 0.66 ± 0.03 3 1,73 ± 0,07 1,78 ± 0,1 1,74 ±0,07 1.81±0.16 5 3,06 ±0,41 3,37 ± 0,45 2,96 ±0,34. 3,74± 0,4 7 5,06 ± 0,49 5,77 ± 0,41 5,23 ± 0,57 6,12 ± 0,47 9 7,15 ± 0,70 7,65 ± 0,57 7,48 ± 0,66 8,03 ± 0,56 11 8,17 ± 0,65 8,53 ± 0,64 8,33 ± 0,58 8,82 ± 0,69 13 8,75 ± 0,60 8,98 ± 0,52 8,75 ± 0,52 9,17 ± 0,96 Hình 3.3: Tăng trưởng về chiều dài (mm) của A.franciscana ở các ao . b) Tốc độ tăng trưởng bình quân/ ngày (mm/ngày) của A.franciscana Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày(mm/ngày) của A.franciscana Ngày nuôi 2 4 6 8 10 12 Ao A1 0,54 ± 0,02 0,67 ±0,1 1,00 ±0,17 1,04±0,21 0,51±0,18 0,29±0,23 Ao A2 0,56 ± 0,03 0,79 ±0,11 1,20 ±0,18 0,94±0,18 0,44±0,20 0,23±0,20 Ao A3 0,54 ±0,02 0,61 ±0,08 1,14 ±0,13 1,14±0,21 0,43±0,22 0,21±0,19 Ao A4 0,57 ± 0,04 0,96 ±0,10 1,19 ±0,15 0,96±0,17 0,39±0,21 0,18±0,18 Trung bình 0,55 ± 0,03 0,76 ±0,1 1,13 ±0,16 1,01 ±0,19 0,44 ±0,21 0,23± 0,20 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng trung bình/ngày (mm/ngày) của Artemia Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng của A.franciscana ở các ao thí nghiệm tăng nhanh từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 6 và đạt 1,13±0,16 (mm/ngày), từ ngày thứ 7 trở đi thì tốc độ tăng trưởng giảm dần và đạt mức 0,23± 0,20 (mm/ngày). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi có cùng quy luật với các sinh vật khác là giai đoạn đầu tăng trưởng nhanh sau đó phát triển chậm lại. 3.2.3.2. Tỉ lệ sống Ngày nuôi Ao nuôi A1 A2 A3 A4 3 87,77 ± 7,23 82.32 ± 8,74 88,89 ± 5,13 79,10 ± 4,04 5 78,90 ± 4,00 71,30 ± 3,00 84,76 ± 2,00 68,93 ± 3,21 7 75,84 ± 4,04 68,70 ± 3,61 82,22 ± 5,51 65,82 ± 6,66 9 71,87 ± 3,06 63,19 ± 5,03 71,43 ± 1,73 60,73 ± 3,21 11 71,25 ± 4,16 62,03 ± 4,04 68,57±1,00 59,04 ± 2,52 Bảng 3.6: Tỉ lệ sống (%) của A.franciscana ở các ao thí nghiệm Hình 3.5: Tỉ lế sống (%) của A.franciscana ở các ao thí nghiệm. Ở tất cả 4 ao mật độ thả giống ban đầu được ước tính khoảng 100 nauplii/L. Kết quả thí nghiệm sau 11 ngày nuôi cho thấy tỉ lệ sống đạt 65,22%, trong đó tỉ lệ sống ao A1 là cao nhất (71,25±4,16 %) đến ao A3 (68.57±1,00%), ao A2 (62,03±4,04%) cuối cùng là ao A1. Từ kết quả này ta có thể nhận định rằng sinh trưởng ở ao A1 và A3 chậm hơn 2 ao còn lại là do tỉ lệ sống cao dẫn đến mật độ cao từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của Artemia. Điều này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004) khi mật độ quần thể Artemia tăng cao sẽ gây ra cạnh tranh thức ăn, oxy, không gian sống…nên sinh trưởng chậm[4]. Trong 2 ngày đầu tiên tỉ lệ sống giảm mạnh hơn các ngày tiếp theo và đạt trung bình 84,52%. Nguyên nhân của sự giảm tỉ lệ sống trong hai ngày đầu tiên có thể là: Do quá trình nâng mực nước trong ao làm giảm mật độ, khi thu mẫu thì sự phân bố Artemia trong ao không đồng đều, ngoài ra nguyên nhân quan trọng là nauplii Artemia mới thả chưa thích ứng với điều kiện môi trường dẫn đến hiện tượng chết rải rác trong ao. Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv (2004), các ao nuôi được chuẩn bị tốt, tỉ lệ sống của ấu trùng Artemia 24 giờ sau khi thả giống có thể đạt khoảng 70-80%, sau một tuần nuôi khoảng 50-60%[4]. Vì vậy cho thấy các ao đã được chuẩn bị tốt và việc cấy giống bước đầu đã thành công. Từ ngày thứ 3 trở đi ta thấy tỉ lệ sống của Artemia ở các ao A1 và A3 không có sự biến động lớn nhưng ao A2 và A4 thì tỉ lệ sống vẫn tiếp tục giảm mạnh vào ngày thứ 5. Lý do là vào những ngày này trong 2 ao A2 và A4 thiếu thức ăn. 3.2.3.3. Biến động mật độ quần thể Hình 3.6: Gia tăng mật độ quần thể trong ao nuôi thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến ngày thứ 7 ở các ao đã bắt đầu xuất hiện bắt cặp nhưng với tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ bắt cặp cao ở ngay thứ 10 nên nauplli đã bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 12, đến ngày thứ 15 thì nauplii xuất hiện nhiều trong ao làm mật độ quần thể tăng cao (trung bình đạt 220 cá thể/ L). Vì vậy tôi đã tiến hành thu tỉa các cá thể trưởng thành. Nhìn chung, từ ngày 21 đến ngày thứ 25 thì mật độ quần thể ít biến động lớn vì vào khoảng thời gian này các điều kiện về dinh dưỡng và các điều kiện môi trường nhất là độ mặn, nhiệt độ được quản lý tốt và luôn ở khoảng hợp lý nên Artemia có điều kiện phát triển tốt. Các số liệu để xác định mật độ được thu vào khoảng thời gian sau khi thu tỉa sinh khối nên chủ yếu là nauplii và Artemia tiền trưởng thành, có rất ít Artemia trưởng thành. Xu hướng chung ở các ao là càng về cuối vụ nuôi thì mật độ quần thể Artemia giảm xuống. Nguyên nhân là do quá trình thu tỉa sinh khối chưa hợp lý và sức sinh sản thế hệ sau thường giảm so với thế hệ trước. Nói chung, phương pháp thu mẫu sinh học quần thể chỉ mang tính ước lượng, chưa phản ánh chính xác lượng sinh khối và thành phần quần thể trong ao nuôi ngay thời điểm thu mẫu. Tuy nhiên, nó đã biểu thị khuynh hướng tăng hoặc giảm về mật độ và sự biến động về thành phần quần thể trong ao nuôi, từ đó chúng ta có thể dự đoán được sản lượng và điều chỉnh chu kỳ thu sinh khối thích hợp.[4] Ngoài ra, mật độ và thành phần quần thể còn bị ảnh hưởng bởi việc phân tích mẫu. Đối với mẫu có số lượng Nauplii và Juvenile nhiều thì cần hệ số pha loãng cao có thể dẫn đến sự sai số lớn. [4] 3.3. Kỹ thuật thu và bảo quản sinh khối A.franciscana. 3.3.1. Kỹ thuật thu sinh khối Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở 4 ao thí nghiệm đã xuất hiện nauplii ở ngày nuôi thứ 12, đến ngày nuôi thứ 15 thành phần trong ao nuôi gồm: Nauplii (ấu trùng), Adult (con trưởng thành) và mật độ quần thể tăng cao. Vì vậy tôi tiến hành thu tỉa các con trưởng thành từ ngày nuôi thứ 15, khi mật độ quần thể Artemia tăng thì có thể làm tăng năng suất ao nuôi, nhưng khi tỉ lệ này quá cao thì sẽ tạo ra mật độ quần thể trong ao tăng gấp nhiều lần vượt quá sức chứa của ao, đặc biệt vào lúc thời tiết bất lợi. Điều này gây ra sự cạnh tranh thức ăn, oxy, không gian sống…dẫn đến quần thể chết rải rác hoặc hàng loạt và số còn lại sinh trưởng rất chậm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi tự nhiên của quần thể trong ao nuôi [4]… Khi thu sinh khối dùng lưới thu có mắt lưới 1mm để thu các cá thể trưởng thành và định kỳ 3 ngày/ lần đến ngày thứ 51. Tiến hành thu sinh khối vào sáng sớm 5-6 giờ là thuận lợi nhất so với các thời điểm khác, vì thời gian này ao thường thiếu oxy nên Artemia trưởng thành thường bơi lội trên bề mặt của ao nuôi nên có thể kéo lưới thu sinh khối một cách dễ dàng. Sinh khối thu được có nhiều tạp chất nên sau khi thu cần lọc qua các cỡ lưới khác nhau để loại bỏ tạp chất và rửa qua nước ngọt trước khi cân để xác định lượng sinh khối tươi. Bảng 37: Năng suất sinh khối của các ao thí nghiệm Chỉ tiêu Ao nuôi Trung bình A1 A2 A3 A4 Sinh khối tươi (kg/100m2) 33,4 36,9 33,4 41,4 36,28±3,79 Năng suất sinh khối(tấn/ha) 3,34 3,36 3,34 4,14 3,63 ± 0,38 Kết quả cho thấy năng suất sinh khối Artemia đạt 3,63 ± 0,38 (tấn/ha). Trong đó ao số A4 là ao có năng suất sinh khối cao nhất với 4,14 tấn/ha và thấp nhất là ở ao số A1 và A3 đạt 3,34 tấn/ha. Có thể giải thích rằng điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi trường ao A4 ổn định hơn các ao còn lại. Bên cạnh đó, mật độ ao A4 thưa hơn vì vậy Artemia có điều kiện phát triển tối đa và đạt năng suất sinh khối lớn. So với kết quả của Trần Thị Bích Hà (2006) (Cam Ranh) 17,4 kg/ 200m2/45 ngày nuôi [3], Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (Đồng Bò-Nha Trang) 25 kg/300m2/52 ngày nuôi [10] và Nguyễn Tấn Sỹ , 2006 (Cam Ranh–Khánh Hòa) 2.26 tấn/ha/500m2 thì nuôi sinh khối ở Ninh Ích – Ninh Hòa có năng suất sinh khối cao hơn (3,63 ± 0,38 tấn/ha/100m2). Có thể giải thích rằng, điều kiện ở Ninh Ích–Ninh Hòa phù hợp với A.franciscan hơn so với Cam Ranh hay Đồng Bò (Nha Trang) vì ở đây nắng lớn, ít mưa nên độ mặn trong ao nuôi luôn duy trì ở mức độ phù hợp nhất. Ngoài thuận lợi trên thì các ao nuôi thu sinh khối có diện tích nhỏ (100m2) nên quản lý và chăm sóc ao nuôi chặt chẽ hơn so với các ao nuôi có diện tích lớn hơn. Điều này là thích hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và ctv (1993), năng suất sinh khối Artemia giảm theo diện tích ao nuôi cụ thể thu được 3 tấn/ha vụ ở ao có diện tích 300m2 và 2,1 tấn/ha/vụ ở ao 600 m2 [11]. Bên cạnh đó, để đạt được năng suất sinh khối trên còn do thời điểm và chu kỳ thu sinh khối mà tôi đã chọn là hợp lý và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa và ctv.,2005 Phương thức thu hoạch là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất sinh khối Artemia được nuôi trong ruộng muối và khi thu hoạch sinh khối Artemia với nhịp độ 3 ngày/lần sẽ giúp duy trì quần thể tối đa và đạt năng suất cao nhất [4]. Hình 3.7: Thu sinh khối Artemia 3.3.2. Kỹ thuật bảo quản sinh khối Hiện nay, nghề nuôi Artemia sinh khối chưa phát triển bởi một lí do là còn khó khăn trong quá trình bảo quản sau khi thu hoạch. Hiện nay sản phẩm từ sinh khối Artemia được sử dụng nhiều nhất trên thế giới cũng như Việt Nam là sản phẩm sinh khối đông lạnh. Ngoài ra sinh khối còn được bảo quản bằng cách bảo quản sống và sấy hoặc phôi khô. Hiện nay ở Khánh Hòa, nghề sản xuất giống và nuôi các đối tượng thủy sản như Ốc hương, cá chim vây vàng, cá bớp… ngày càng phát triển vì vậy cần lượng lớn sinh khối Artemia để làm thức ăn cho các giai đoạn của ấu trùng. Với hình thức bảo quản sinh khối Artemia dưới dạng đông lạnh là hình thức bảo quản phù hợp nhất vì biện pháp này có nhiều ưu điểm và thích hợp với quá trình sử dụng của các trại sản xuất. Sau khi thu hoạch sinh khối, Artemia được rửa sạch qua nước ngọt và được đóng thành những bịch sau đó cho vào tủ cấp đông ở nhiệt độ -20 đến -30oC để đảm bảo chất lượng không thay đổi so với sinh khối tươi trong thời gian dài. Nhìn chung với biện pháp bảo quản này thì chất lượng sinh khối được bảo đảm, quá trình thực hiện dể dàng, thuận tiện vận chuyển và dể sử dụng. Hình 3.8: Sinh khối A.franciscana chuẩn bị đem đi bảo quản Khi nguồn sinh khối dư thừa có thể bảo quản khô và kỹ thuật bảo quản như sau: Sinh khối Artemia sau khi thu hoạch rửa sạch để ráo nước rồi dàn đều thành một lớp mỏng khoảng vài mm trên tấm lưới. Sau đó đặt trên nền xi măng và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Trong quá trình phơi cần thường xuyên đảo để Artemia khô đều. Nên chọn giai đoạn nắng tốt, nhiệt độ cao, trời không mưa để thu sinh khối và phơi sinh khối thì chất lượng sinh khối mới ổn định [10]. Theo Nguyễn văn Hòa và ctv (2007) thì tỉ lệ khô tươi đạt 9:1. Nhìn chung cách bảo quản này có thể giữ được ở thời gian rất dài, dễ bảo quản và sử dụng nhưng gặp khó khăn ở những nơi có điều kiện không ổn định. 3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế trên 1ha nuôi thu sinh khối Artemia TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Định giá (đồng) Thành tiền (đồng) Ghi chú 1 Thuê ao ao 2 3.000.000 6.000.000 5.000m2/ao 2 Cải tạo ao công 50 100.000 5.000.000 3 Máy bơm cái 1 4.000.000 4.000.000 4 Giống kg 1 4.000.000 4.000.000 5 Nhiên liệu 2.100.000 -Dầu lít 100 16.000 1.600.000 -Nhớt lít 10 50.000 500.000 6 Lương công nhân(3 tháng x 2.000.000đ/tháng) Người 3 6.000.000 18.000.000 7 Nhân viên kỹ thuật Người 1 9.000.000 9.000.000 8 Phân gà Tấn 1 2.000.000 2.000.000 9 Cám gạo kg 200 3.000 600.000 10 Tảo gốc lít 10 50.000 500.000 11 Hóa chất gây nuôi tảo lít 10 100.000 1.000.000 12 Tảo khô Lon 20 90 1.800.000 13 Phân bón 8.000.000 -Ure kg 800 5.500 4.400.000 -NPK kg 400 9.000 3.600.000 14 Thuốc và hóa chất 2.505.000 - Vôi Tấn 1 1.250.000 1.250.000 - Saponin bao 10 98.000 980.000 - CPSH kg 5 55.000 275.000 15 Vật công cụ lao động 1.500.000 - Xô 10L,12L, 20L cái 10 1.000.000 -Vợt, lưới thu 500.000 16 Các chi phí khác 10.000.000 I Tổng chi phí đầu tư 76.005.00 76.005.000 0 Thu hoạch sinh khối Tấn 4 45.000.000 180.000.000 II Tổng thu 180.000.000 III Lợi nhuận 103.995.000 Từ bảng 3.7 ta thấy, trên diện tích 10.000m2 thả nuôi thu sinh khối Artemia với chi phí đầu tư ban đầu là 76.005.000 đồng. Sau 3 tháng nuôi có thể thu được năng suất là 4 tấn/ha, với mức giá thị trường là 45.000 đồng/kg thì tổng thu là 180.000.000 đồng. Sau khi trừ hết các chi phí đầu tư thì lợi nhuận có thể thu được là 103.995.000 đồng. So với Nguyễn Văn Hoà và ctv.,1994 lợi nhuận của việc nuôi thu trứng bào xác Artemia trên ruộng muối đạt khoảng 4.146.457 đồng/ha/vụ thì lợi nhuận của việc nuôi Artemia thu sinh khối đạt cao hơn nhiều và thời gian nuôi ngắn hơn. Từ tình hình phát triển NTTS ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận cho thấy trong các trại sản xuất giống ốc hương và các loài cá biển có nhu cầu lớn về sinh khối Artemia. Nhận thấy được vai trò và tiềm năng phát triển của đối tượng này nên thời gian gần đây có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về đối tượng này trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cá nhân hoặc tổ chức nào tiến hành nuôi trên diện rộng. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đây là đối tượng với kỹ thuật nuôi khá đơn giản, lợi nhuận thu cao, có đặc điểm phù hợp với đất Khánh Hòa và có thị trường tiêu thụ rộng. Vì vậy, đây là một đối tượng nuôi có nhiều triển vọng lớn cần có biện pháp hợp lý để nhân rộng trên quy mô lớn. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận Điều kiện tự nhiên và sự biến động các yếu tố môi trường nước trong hệ thống ao đất Ninh Ích – Ninh Hòa là phù hợp với A.franciscana. Có thể gây màu nước trực tiếp trong ao nuôi bằng phân gà kết hợp với phân vô cơ với liều lượng: Phân gà 40kg/100m2 và 10ppm NPK + 20ppm Ure để tạo nguồn thức ăn trực tiếp cho Artemia. Có thể duy trì tảo trong ao nuôi ổn định bằng cách bón phối hợp phân gà 20kg/100m2/4 tuần và phân vô cơ với liều lượng 5ppm NPK + 10ppm Ure bón 3 ngày/lần. Có thể bổ sung tảo khô với liều lượng 10g/100m2/ngày và cám gạo 0.5-1kg/100m2/ngày khi ao nuôi thiếu thức ăn. Có thể diệt trừ địch hại bằng cách nâng độ mặn ao nuôi lên trên 100ppt hoặc hơn trong thời gian ngắn. Kích thước ấu trùng sau khi thả 2 giờ đạt trung bình: 0,66 ± 0,007 mm, đến ngày thứ 13 thì chiều dài trung bình của Artemia của các đạt 8,91± 0,20 mm . Tỉ lệ sống sau 11 ngày nuôi đạt 65,22% . Năng suất sinh khối sau 51 ngày nuôi đạt khá cao trung bình đạt 3,63 ± 0,38 (tấn/ha) cao hơn nhiều so với nhiều nghiên cứu khác. Bảo quản đông lạnh có thể lưu giữ sản phẩm vài tuần trước khi sử dụng. Artemia franciscana là đối tượng nuôi mới và triển vọng tại Khánh Hòa. 4.2. Đề xuất ý kiến Mở rộng quy mô nuôi thủ nghiệm ở các diện tích lớn hơn để đánh giá chính xác về quy trình nuôi thu sinh khối A.franciscana, từ đó có thể tiến hành nuôi trên quy mô lớn tại Khánh Hòa. Nghiên cứu thử nghiệm các loại thức ăn khác nhau để nâng cao năng suất và chất lượng ở A.franciscana trong ao nuôi. Cần tiếp tục nghiên cứu thành phần vi tảo của địa phương và xác định các loại tảo có thành phần dinh dưỡng cao để có thể phân lập, gây nuôi sinh khối làm thức ăn bổ sung cho A.franciscana nhằm nâng cao chất lượng sinh khối. Nghiên cứu chế biến từ sinh khối Artemia thành các sản phẩm dinh dưỡng dành cho các loài động vật khác và kể cả người. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Thị Ngọc Anh – Vũ Đỗ Quỳnh - Nguyễn Văn Hoà – Peter Baert, 1997. Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ nhất. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.Trang 410-417. 2. Vũ Dũng, 1991. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học hội nghị về biển toàn quốc lần thứ 3. Viện Khoa học Việt Nam, tập 1. Trang 61-66. Vt 227 3. Nguyễn Văn Hoà – Vũ Đỗ Quỳnh - Nguyễn Kim Quang, 1994. Kỹ thuật nuôi Artemia ở ruộng muối. Chương trình EC-IP. 4. Nguyễn Văn Hoà, 2005. Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ. 5. Nguyễn Văn Hoà, 2007. Artemia – Nghiên cứu & Ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh 6. Đỗ Văn Hoàng, 1998. Mô hình sản xuất kết hợp Artemia - muối trên ruộng muối Sóc Trăng, Bạc Liêu. Luận văn Thạc Sỹ - Trường Đại Học Nha Trang. 7. Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ, 1999. Nuôi sinh khối Artemia ở khu vực Đồng Bò – Nha Trang. Tuyển tập Báo Cáo Khoa học Hội Nghị Sinh Học biển toàn quốc lần thứ IV, tập II : 948 – 951. 8. Nguyễn Ngọc Lâm – Vũ Đỗ Quỳnh, 1991. Nghiên cứu cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ran –Khánh Hòa. Tuyển tập báo cáo khoa học về biển lần thứ 3, tập I. Viện Khoa học Việt Nam. Trang 230-235. 9. Patrick Laven & Patrick Sorgeloos, 1966. Cẩm nang sản xuất & sử dụng thức ăn tươi sống để nuôi thuỷ sản. trang 79-248. 10.Nguyễn Tấn Sỹ, 2009. Thử nghiệm nuôi thu sinh khối và trứng bào xác Artemia franciscana trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh- Khánh Hòa. Báo cáo khoa học đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. 11.Ngô Thị Thu Thảo, 1992. Sử dụng nguồn thức ăn khác nhau nuôi sinh khối Artemia. Trung tâm nghiên cứu và phát triển Artemia-Tôm, Đại học cần thơ. 12. Ngô Thị Thu Thảo và Vũ đỗ Quỳnh, 1997. Ảnh hưởng của giảm các mức thức ăn đến tuổi thọ và sinh sản của Artemia franciscana ở Vĩnh Châu. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Sinh học Biển toàn quốc lầ thứ nhất. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.trang 418-424. 13. Phạm Minh Thọ. Nghiên cứu nuôi luân trùng Brachionus plicatilis Muller1786 và Artemia sinh khối trong ao đất tại trại Hải sản Cam Ranh, Đại học Thủy sản-Nha trang, 45 trang. 14. Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Phỉ, 1989. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tuổi thọ và khả năng sinh sản của Artemia franciscana. Tài liệu tiếng nước ngoài 15. Brands J.T., Vũ Đỗ Quỳnh, BosteelsT., Baert p., 1995.The potential ò Artemia biomass production in the salinas of southern Vietnam and its valorization aquaculture. 71p. 16. Dhont J., Lavens p., 1996.Tank production and uses of Artemia. In: Manual on the productionanh Uses of Live Food for Aquaculuter (Ed.by P.Sorgeloos &P.lavens), PP.164-195.Fisheries Technical paper No.316.Food and Feed Agriculuture Organization of the United Nation, Room. 17. Johnson, D ., 1980. Evaluation of various diets for opimal growth and survial of selected life of Artemia.In: Persoone,G.,Sorgeloos, p., Roels, o., Jaspers, E. (Eds).the brine shrimp Artemia, Vol 3.Universa, Wettern, begiumm, 185-192. 18. Jumalon, NA., Bombeo, R.E. and Estenor, D.C., 1982.Pond production and uses of Brine shrimpm(Artemia) in Phillipines.SEAFDEC Aquculuter Dapartment Tigbauan, Iloito, Philippines.61s. 19. Sorgeloos, p.,1980.the use of brine shrimp in aquaculture.In: Artemia research and Applications.Vol.3, Proceeding of the socond International Symposium on the brine shrimp Artemia, p.Sorgeloos, D.A.Bengtson, W.Decleir,E.Jaspers (Eds.), Universal Press, Wettern, Belgium, 25-46. 20. Van Stappen,G,. 1996. Introducetion, biology and ecology of Artemia and use of cysts.In: Manual on the Prdoduction and use of live food fof aquacultuter.Vaven, P.,Sorgeloos P. (Eds), FAO Fisheries Technical Paper 361.Rome, 101-170. PHỤ LỤC 1: BIẾN ĐỘNG ĐỘ MẶN TRONG CÁC AO NUÔI (ppt)  TT Ao A1 Ao A2 Ao A3 Ao A4 Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 89 90 89 90 90 93 91 93 2 87 87 87 88 93 94 88 91 3 82 88 83 85 91 92 85 85 4 82 84 83 84 82 87 80 83 5 84 84 86 87 83 85 84 86 6 86 87 88 89 86 88 87 90 7 88 90 93 91 87 87 80 82 8 91 91 90 94 86 87 83 86 9 91 92 90 92 87 88 84 87 10 93 95 90 91 84 85 82 89 11 85 88 84 87 85 87 81 82 12 87 90 88 90 88 88 84 89 13 90 91 91 92 90 90 87 90 14 70 72 72 71 71 73 70 74 15 72 73 72 75 72 73 72 76 16 72 74 72 73 72 75 73 74 17 75 75 73 74 74 75 73 75 18 73 74 73 75 72 76 72 73 19 73 74 71 75 76 79 74 80 20 74 76 75 79 77 79 80 85 21 75 77 76 79 76 79 80 84 22 78 84 80 85 77 80 81 86 23 81 81 81 86 79 83 84 85 24 82 84 83 88 81 84 84 87 25 83 83 86 90 84 87 84 87 26 85 84 87 92 86 89 86 90 27 85 85 88 93 86 88 86 89 28 88 88 90 95 88 89 88 90 29 88 89 89 93 89 91 88 90 30 88 90 90 93 88 89 89 90 31 87 90 91 96 86 88 89 91 32 81 82 86 90 81 85 84 88 33 81 82 85 90 81 84 86 89 34 82 83 87 91 82 86 87 90 35 84 85 87 93 84 86 88 93 36 86 86 90 94 85 89 89 92 37 88 89 93 96 88 90 92 93 38 89 92 95 99 91 95 91 92 39 90 92 96 97 93 96 91 93 40 86 87 92 94 88 93 90 94 41 84 85 89 91 85 90 86 91 42 85 87 89 93 87 91 88 92 43 86 88 91 94 89 91 90 93 44 87 89 91 94 90 92 89 92 45 89 91 94 95 93 95 92 94 46 90 93 94 96 93 94 93 95 47 91 93 96 99 95 96 93 96 48 90 93 96 98 94 96 93 96 49 90 93 97 97 96 98 94 97 50 90 93 97 98 97 97 96 100 PHỤ LỤC 2: BIẾN ĐỘNG NHIỆT ĐỘ CÁC AO NUÔI (oC) TT Ao A1 Ao A2 Ao A3 Ao A4 Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 30 38 32 37 32 38 33 37 2 30 37 32 40 33 39 32 40 3 31 37 32 38 31 39 32 40 4 31 37 31 37 31 38 33 39 5 30 37 29 38 31 37 31 38 6 30 37 29 37 31 38 31 38 7 29 37 29 37 31 37 31 37 8 30 36 29 36 31 37 30 36 9 29 37 29 36 32 36 31 37 10 28 37 29 37 29 36 30 36 11 29 35 29 37 29 36 29 36 12 28 35 29 37 29 37 28 38 13 29 37 29 37 29 37 29 37 14 26 35 26 34 27 35 26 34 15 27 35 27 35 28 37 27 34 16 27 36 26 35 29 37 28 37 17 26 34 26 33 26 33 27 34 18 27 36 27 35 27 34 28 36 19 28 36 27 35 27 35 29 38 20 28 37 29 37 28 37 29 38 21 29 38 29 38 28 39 29 39 22 28 37 28 37 29 38 29 39 23 28 37 28 38 28 38 29 39 24 28 36 28 38 28 37 28 37 25 28 38 28 37 29 38 28 38 26 28 36 28 37 28 38 28 38 27 28 37 28 37 28 39 28 37 28 29 37 28 37 29 39 29 38 29 28 37 28 37 29 39 28 38 30 28 37 28 37 28 37 28 38 31 27 36 29 36 27 36 28 37 32 27 36 27 36 26 35 27 36 33 27 37 28 37 27 36 28 37 34 28 37 27 38 27 36 29 39 35 28 38 28 38 28 38 29 39 36 29 38 28 37 28 39 29 39 37 28 37 28 39 27 37 28 38 38 28 38 28 39 29 38 29 39 39 28 36 29 39 29 39 29 37 40 26 36 27 36 27 37 27 37 41 28 36 28 37 28 38 28 38 42 28 37 28 38 28 38 29 38 43 28 37 28 38 29 38 29 39 44 28 37 28 38 29 38 29 39 45 28 37 28 38 28 38 28 38 46 28 35 27 36 28 38 28 38 47 27 36 27 36 29 38 28 38 48 27 34 27 36 28 38 28 38 49 26 35 28 36 28 38 28 38 50 28 37 27 38 29 38 29 39 PHỤ LỤC 3: BIẾN ĐỘNG pH TRONG CÁC AO NUÔI TT Ao A1 Ao A2 Ao A3 Ao A4 Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 8.04 8.13 7.96 8.09 7.78 8.09 8.05 8.2 2 8.07 8.54 7.98 8.11 8.01 8.23 7.98 8.1 3 8.07 8.56 8.05 8.27 7.99 8.07 8.15 8.6 4 7.79 7.99 8.15 8.25 8.02 8.25 8.23 8.7 5 7.92 8.05 8.23 8.56 8.17 8.56 8.27 9.0 6 8.01 8.17 8.07 8.79 8.29 8.36 8.19 8.3 7 8.05 8.89 8.14 8.67 8.35 8.87 8.34 8.7 8 7.98 8.37 7.96 8.07 8.03 8.36 8.25 8.7 9 8.12 8.92 8.15 8.25 8.16 8.76 8.17 8.4 10 8.14 8.45 8.26 8.57 8.18 8.35 8.29 8.5 11 8.01 8.43 8.03 8.47 8.09 8.76 8.14 8.4 12 8.52 8.79 8.48 8.64 8.52 8.57 7.87 8.0 13 8.34 8.45 8.35 8.99 8.25 8.78 7.98 8.1 14 7.96 8.24 7.87 8.09 7.98 7.99 8.05 8.2 15 7.67 7.98 7.89 8.25 7.76 7.98 8.25 8.4 16 8.03 8.46 8.13 8.57 8.01 8.07 8.08 8.3 17 8.09 8.38 8.16 8.89 8.17 8.25 8.45 8.8 18 8.56 8.68 8.76 8.97 8.57 8.87 8.23 8.4 19 8.29 8.36 8.25 8.41 8.36 8.46 8.47 8.6 20 8.35 8.56 8.27 8.76 8.26 8.79 8.66 9.0 21 8.46 8.78 8.56 8.88 8.58 9.01 8.54 8.8 22 8.37 8.86 8.45 8.86 8.57 8.97 8.34 8.6 23 7.97 8.07 8.03 8.47 8.07 8.34 8.26 8.5 24 7.99 8.14 7.98 8.07 7.99 8.06 8.08 8.2 25 8.01 8.47 7.97 8.01 7.89 8.15 7.78 8.0 26 8.15 8.36 8.17 8.25 8.18 8.23 7.99 8.0 27 7.68 8.76 7.98 8.16 8.09 8.56 8.07 8.3 28 6.99 7.45 7.01 7.67 7.12 7.85 7.78 8.7 29 7.43 7.97 7.76 7.95 7.67 8.23 7.75 8.5 30 7.93 8.27 8.01 8.26 8.14 8.47 7.98 8.1 31 8.31 8.79 8.56 8.76 8.78 9.04 8.06 8.7 32 8.04 8.35 8.27 8.34 8.34 8.54 8.24 8.4 33 8.07 8.76 8.34 8.49 8.27 8.83 8.19 8.4 34 8.11 8.46 8.14 8.76 8.38 8.67 8.35 8.8 35 8.47 8.57 8.37 8.56 8.76 8.87 8.67 9.0 36 7.76 7.99 7.75 7.92 7.98 8.05 8.35 8.5 37 7.97 8.57 7.98 8.05 7.56 7.99 8.06 8.2 38 8.05 8.75 7.96 8.01 8.03 8.43 8.02 8.4 39 8.27 8.45 8.05 8.66 8.19 8.47 7.99 8.1 40 8.09 8.72 8.58 8.79 8.45 8.79 8.26 8.3 41 7.99 8.09 8.26 8.85 8.34 8.46 8.12 8.3 42 7.69 8.18 8.09 8.37 8.16 8.65 8.26 8.4 43 8.05 8.28 7.98 8.67 8.25 8.73 8.15 9.0 44 8.08 8.39 8.04 8.65 7.86 8.05 7.87 8.5 45 8.13 8.37 7.95 8.26 8.08 8.69 7.88 8.7 46 7.95 8.28 8.01 8.35 7.99 8.27 8.04 8.6 47 7.98 8.17 8.17 8.23 8.15 8.48 8.17 8.6 48 8.09 8.42 8.26 8.35 8.27 8.88 8.55 9.0 49 8.05 8.35 8.24 8.87 8.57 8.97 8.67 8.9 50 8.14 8.65 8.19 8.79 8.23 8.78 8.78 8.9 PHỤ LỤC 4: BIẾN ĐỘNG OXY TRONG AO NUÔI (mg/L) STT AO A1 AO A2 AO A3 AO A4 Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 2.18 6.08 2.58 7.05 3.83 7.18 3.16 7.23 2 2.45 6.03 2.68 6.68 4.46 7.01 4.18 7.01 3 2.54 5.99 2.59 6.98 4.53 7.19 3.26 7.15 4 3.67 5.65 2.01 6.57 4.96 6.98 4.87 7.02 5 3.87 5.65 2.78 6.34 3.11 6.55 3.03 7.96 6 4.86 5.15 3.99 5.12 3.12 5.69 4.12 7.98 7 3.21 5.04 4.28 6.15 4.01 6.04 3.16 7.81 8 3.96 4.87 3.01 5.99 3.23 5.23 4.25 7.24 9 3.11 5.87 4.32 5.78 4.26 6.18 3.52 7.25 10 3.25 6.01 4.26 5.76 4.15 6.25 3.96 6.15 11 4.18 5.18 4.13 5.49 4.19 6.45 3.88 6.23 12 3.36 4.85 3.86 5.58 3.98 5.89 4.01 6.18 13 3.56 4.36 3.72 5.01 3.96 5.99 4.56 6.58 14 2.02 3.11 1.87 2.18 1.68 3.36 2.06 4.23 15 2.25 3.89 2.03 3.27 2.12 3.03 2.12 4.11 16 2.16 3.06 2.28 3.33 2.23 4.09 3.34 3.41 17 2.11 3.18 3.39 3.67 2.25 4.58 3.01 4.02 18 3.68 3.05 3.01 5.87 3.78 4.98 4.96 7.58 19 3.25 5.29 3.38 6.01 5.02 7.21 4.69 7.12 20 3.12 5.45 4.18 6.15 5.09 7.01 5.08 7.55 21 2.99 4.26 4.02 5.23 5.17 7.15 5.18 7.45 22 3.69 4.15 4.06 5.15 4.65 6.25 5.32 7.89 23 3.67 4.76 4.17 5.24 4.25 7.02 4.65 7.9 24 4.28 4.87 4.44 5.16 4.95 5.65 4.69 7.58 25 2.12 3.56 4.57 5.11 5.03 7.02 4.91 6.95 26 4.15 5.98 4.12 7.01 5.12 7.01 5.23 7.01 27 3.01 5.01 4.27 6.96 5.28 7.92 5.39 7.14 28 3.68 4.95 3.36 6.18 6.01 7.85 6.01 7.92 29 3.36 4.39 3.87 7.27 6.08 7.73 6.28 7.83 30 3.65 4.87 3.32 6.87 5.26 7.15 6.03 7.91 31 2.69 4.96 4.19 6.34 5.53 7.11 5.99 7.15 32 3.56 5.02 4.89 5.45 5.02 6.55 6.02 7.66 33 4.01 5.07 4.38 5.14 4.95 6.12 5.67 6.23 34 3.98 4.99 4.11 5.67 4.16 6.23 5.12 6.25 35 4.25 6.01 3.98 5.12 4.06 7.23 4.98 6.12 36 4.16 6.02 3.95 5.16 3.98 6.08 4.88 6.04 37 3.14 5.68 3.87 6.15 3.56 6.01 4.23 6.15 38 4.15 6.12 3.84 5.07 3.94 6.03 4.01 6.01 39 3.99 5.26 4.03 6.56 4.06 7.05 4.05 6.25 40 4.02 5.64 4.18 6.35 4.28 7.69 4.28 6.23 41 3.15 6.89 4.27 6.14 4.19 6.99 4.97 6.18 42 4.18 5.61 3.99 5.98 4.05 6.65 4.95 5.98 43 4.34 6.02 3.01 6.07 4.68 6.76 5.03 6.03 44 3.65 6.55 4.17 6.18 3.06 6.08 5.66 6.12 45 4.65 5.99 3.05 6.09 3.07 7.28 5.69 6.02 46 4.76 6.04 3.96 5.78 4.65 6.52 5.01 5.94 47 4.54 6.16 3.18 6.98 4.52 7.01 5.55 6.03 48 4.23 6.25 4.29 5.56 4.23 7.04 5.12 6.25 49 4.16 6.04 4.35 6.01 4.02 6.99 4.96 6.01 50 4.09 6.01 3.01 7.23 3.16 7.98 5.18 6.12 PHỤ LỤC 5A:THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU DÀI AO A1 VÀ A2 STT Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Ngày 9 Ngày 11 Ngày 13  A1 A2  A1 A2  A1 A2  A1 A2  A1 A2  A1 A2  A1 A2 1 0.7 0.7 1.8 1.8 3.0 3.5 5.5 6.0 6.5 8.0 8.0 8.5 8.5 9.0 2 0.7 0.7 1.7 1.8 4.0 3.5 5.5 5.0 6.0 8.5 8.5 8.5 8.5 9.0 3 0.6 0.7 1.7 1.8 3.5 4.5 4.5 5.0 7.0 7.0 7.0 8.0 8.0 9.5 4 0.7 0.7 1.8 1.8 3.0 3.5 5.5 5.5 7.5 7.5 9.0 9.0 9.0 8.5 5 0.6 0.7 1.6 1.7 3.5 3.0 5.0 5.5 7.5 7.5 8.0 8.5 8.5 8.0 6 0.6 0.6 1.7 1.8 3.5 2.8 4.5 6.0 8.0 8.0 8.5 8.0 9.0 8.5 7 0.7 0.7 1.8 1.8 3.0 3.0 4.5 6.0 8.5 6.5 8.0 7.5 8.0 8.0 8 0.7 0.7 1.6 1.7 2.8 2.8 4.5 5.5 6.5 7.5 7.5 8.0 9.0 8.5 9 0.7 0.6 1.7 1.7 2.5 2.8 5.0 5.0 6.0 7.0 8.0 8.5 9.5 8.5 10 0.6 0.6 2.0 2.0 3.0 2.8 4.0 5.5 7.0 8.0 7.5 8.0 9.5 9.0 11 0.6 0.6 1.8 1.8 3.5 3.0 5.0 6.0 7.0 8.0 8.0 10.0 8.0 9.0 12 0.7 0.7 1.8 2.0 3.5 3.5 5.5 6.0 7.5 7.5 8.5 9.0 8.0 9.5 13 0.7 0.7 1.7 1.8 3.0 3.5 5.0 6.0 7.5 8.5 9.0 8.5 8.0 9.5 14 0.7 0.7 1.8 1.8 2.8 3.5 5.0 5.5 6.0 8.5 7.0 8.0 8.5 10.0 15 0.7 0.6 1.8 1.8 2.8 3.2 5.5 6.0 6.5 8.0 8.5 7.5 9.0 10.0 16 0.7 0.7 1.8 1.8 3.5 3.5 5.0 6.0 6.5 8.0 7.5 9.0 9.0 9.5 17 0.7 0.7 1.8 1.7 3.0 3.5 5.5 6.5 7.5 8.0 8.5 9.5 8.0 9.5 18 0.7 0.7 1.7 1.8 3.0 4.0 6.0 6.0 7.0 7.0 7.0 8.5 9.5 9.0 19 0.8 0.7 1.6 1.8 2.8 3.0 5.5 5.5 8.0 7.0 9.5 9.0 8.0 8.5 20 0.6 0.6 1.7 2.0 2.5 4.0 6.0 6.0 8.0 7.5 8.5 8.5 8.5 9.0 21 0.7 0.6 1.7 1.7 3.0 2.8 5.5 6.0 7.5 8.0 9.0 9.0 9.5 9.0 22 0.6 0.6 1.7 1.7 3.5 4.0 5.0 6.5 7.5 6.5 8.5 8.0 9.0 9.0 23 0.6 0.7 1.7 1.7 3.0 3.5 4.5 6.0 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 24 0.6 0.7 1.7 1.7 3.5 3.5 4.5 6.0 6.0 8.0 8.5 8.0 9.5 9.0 25 0.7 0.7 1.7 1.8 2.5 2.8 5.5 5.0 6.5 8.0 7.5 7.5 10.0 8.5 26 0.6 0.7 1.7 1.8 2.0 3.5 5.0 5.5 8.0 8.5 7.5 10.0 8.5 8.5 27 0.7 0.7 1.7 1.7 2.8 3.0 5.0 6.0 7.0 8.0 8.0 8.5 8.0 9.0 28 0.6 0.7 1.8 1.8 3.0 3.5 5.0 5.5 7.5 7.0 8.5 9.0 9.0 9.0 29 0.5 0.7 1.8 2.0 3.2 3.5 4.4 6.0 7.5 7.5 9.0 8.5 8.5 9.5 30 0.6 0.6 1.7 1.7 3.1 4.0 5.0 6.0 8.0 7.0 8.5 9.0 9.5 8.5 PHỤ LỤC 5B: THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG CHIỀU DÀI AO A3 VÀ A4 STT Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Ngày 9 Ngày 11 Ngày 13  A3 A4  A3 A4  A3 A4  A3 A4  A3 A4  A3 A4  A3 A4 1 0.6 0.7 1.7 1.8 3.0 4.0 6.0 6.0 8.0 8.5 8.0 8.5 8.5 9.5 2 0.7 0.7 1.7 1.7 3.5 4.5 5.5 6.5 6.0 8.0 8.5 9.0 8.0 8.5 3 0.7 0.7 1.7 1.7 3.0 3.5 5.0 6.0 6.5 7.5 8.5 9.0 8.5 9.0 4 0.6 0.7 1.8 1.7 2.5 3.5 5.0 6.5 6.5 7.0 7.5 9.5 8.0 8.5 5 0.6 0.6 1.7 1.9 3.0 3.2 5.5 6.5 7.5 7.0 8.5 8.5 8.5 9.0 6 0.6 0.7 1.7 1.6 3.5 3.5 4.0 6.0 7.5 7.5 8.0 10.0 9.0 9.5 7 0.7 0.7 1.7 1.7 3.5 3.2 5.0 5.5 8.0 6.5 8.5 8.0 9.0 9.0 8 0.7 0.7 1.7 1.6 2.5 3.0 5.5 6.0 8.0 7.5 8.0 7.5 9.5 8.5 9 0.7 0.7 1.7 1.7 3.0 3.8 6.0 6.5 8.5 8.0 9.0 8.0 9.0 9.0 10 0.6 0.6 1.8 1.9 3.0 4.0 5.0 6.0 8.0 8.0 8.5 8.5 8.5 9.0 11 0.6 0.7 1.9 2.0 2.8 4.0 5.0 6.5 8.0 8.5 8.5 9.0 9.0 10.0 12 0.7 0.7 1.7 2.1 3.5 3.5 4.5 6.0 7.5 8.5 7.5 8.5 10.0 9.0 13 0.7 0.7 1.8 2.0 3.0 3.8 4.5 6.5 7.0 8.0 9.0 9.0 8.5 9.5 14 0.7 0.7 1.8 1.7 2.7 4.0 5.0 6.5 7.0 8.5 7.0 9.0 9.0 9.0 15 0.7 0.7 1.8 1.7 2.8 4.5 5.0 5.5 6.5 9.0 8.5 8.5 8.5 10.0 16 0.7 0.7 1.8 1.7 3.0 3.0 5.5 6.5 6.5 8.5 9.5 10.0 8.0 10.0 17 0.7 0.6 1.7 1.7 2.2 3.5 5.0 6.0 7.5 8.0 8.0 9.0 8.0 9.0 18 0.7 0.6 1.6 2.0 3.0 4.0 5.5 6.5 7.5 8.5 9.0 9.5 8.5 9.5 19 0.7 0.6 1.7 1.9 3.0 3.8 6.0 6.5 8.0 8.0 7.5 8.5 8.5 9.0 20 0.7 0.7 1.8 1.7 2.5 3.8 6.0 6.0 8.0 8.5 9.0 8.0 9.0 9.0 21 0.7 0.6 1.7 1.7 2.5 3.5 5.5 6.5 8.0 8.5 8.5 9.5 8.5 10.0 22 0.6 0.7 1.8 1.8 2.8 4.0 6.5 6.5 7.5 8.0 9.0 7.5 9.5 9.5 23 0.6 0.7 1.9 1.8 3.0 3.5 5.0 6.0 7.5 8.5 8.0 9.0 9.0 9.0 24 0.7 0.6 1.7 1.7 2.8 4.0 4.5 5.5 8.0 7.5 8.5 8.5 9.5 8.5 25 0.6 0.6 1.7 1.8 3.0 3.5 4.5 4.5 8.0 8.0 8.0 10.0 9.0 9.0 26 0.6 0.7 1.7 1.8 2.8 3.5 5.0 6.0 8.5 8.0 8.5 9.5 8.5 8.5 27 0.7 0.7 1.8 1.8 3.5 4.5 5.0 6.0 8.0 8.5 7.5 8.0 8.0 9.5 28 0.5 0.7 1.8 1.8 3.0 4.0 5.5 6.5 7.5 8.0 8.0 9.0 8.5 9.0 29 0.6 0.7 1.7 2.3 3.5 3.5 5.0 6.5 7.0 8.0 9.0 9.5 9.5 9.5 30 0.7 0.6 1.7 2.0 3.0 4.0 6.0 5.5 6.5 8.5 8.5 8.5 9.0 9.0  Ngày nuôi Ao Nauplii Tiền trưởng thành Trưởng thành 15 A1 129 0 96 A2 120 0 90 A3 124 0 87 A4 126 0 96 25 A1 160 190 130 A2 170 156 104 A3 128 176 106 A4 129 162 114 35 A1 156 219 107 A2 147 149 104 A3 151 167 89 A4 144 145 122 45 A1 108 159 69 A2 115 198 59 A3 100 123 80 A4 107 109 89 PHỤ LỤC 6: BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ QUẦN THỂ TRONG AO NUÔI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_thanh_dong_do_an_5327.doc
Tài liệu liên quan