Tài liệu Luận văn Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 1
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI --------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TTCK------------------------------------- 4
1.1.1. Khái niệm TTCK ------------------------------------------------------------ 4
1.1.2. Phân loại TTCK-------------------------------------------------------------- 4
1.1.3. Chức năng của TTCK ------------------------------------------------------- 6
1.1.4. Vai trò của TTCK------------------------------------------------------------ 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ---------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.1. Khái niệm “đầu tư gián tiếp nước ngoài” -------------------------------- 8
1.2.2. Các kênh, hình thức FPI ...
110 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI --------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TTCK------------------------------------- 4
1.1.1. Khái niệm TTCK ------------------------------------------------------------ 4
1.1.2. Phân loại TTCK-------------------------------------------------------------- 4
1.1.3. Chức năng của TTCK ------------------------------------------------------- 6
1.1.4. Vai trò của TTCK------------------------------------------------------------ 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ---------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.1. Khái niệm “đầu tư gián tiếp nước ngoài” -------------------------------- 8
1.2.2. Các kênh, hình thức FPI ---------------------------------------------------11
1.2.3. Quy mô và tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài -----------------12
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NĐTNN
TRÊN TTCK Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI -------------------------------17
1.3.1. Bài học kinh nghiệm về thu hút và quản lý hoạt động của NĐTNN
trên TTCK Trung Quốc -----------------------------------------------------------18
1.3.2. Kinh nghiệm của Chilê trong việc thu hút và quản lý vốn đầu tư gián
tiếp trên TTCK ---------------------------------------------------------------------21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------------26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA-----------27
2.1. TTCK VN – NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ---------------------------------------27
2.1.1. Quy mô niêm yết trên thị trường -----------------------------------------27
2
2.1.2. Sự gia tăng hàng hóa -------------------------------------------------------28
2.1.3. Sự phát triển của các công ty chứng khoán -----------------------------29
2.1.4. Quy mô giao dịch trên thị trường-----------------------------------------30
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) TRÊN TTCK VN THỜI GIAN QUA ---------------31
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK VN -31
2.2.2. Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
trên TTCK VN----------------------------------------------------------------------37
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA------------------------------------------------44
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI---------------49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------------56
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI) VÀO TTCK VN THỜI GIAN TỚI--------------------57
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VN ĐẾN NĂM 2010 -----------------57
3.1.1. Mục tiêu----------------------------------------------------------------------57
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK -----------------------------57
3.1.3. Định hướng phát triển TTCK VN đến năm 2010 ----------------------58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO TTCK VN ------------------------------------------------------59
3.2.1. Các quan điểm thu hút và quản lý FPI -----------------------------------59
3.2.2. Các giải pháp thu hút và quản lý vốn FPI -------------------------------63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 --------------------------------------------------------------------77
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
Phụ lục 1: Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (Foreign Trading) – Bản tin ngày
29/06/2007
Phụ lục 2: Bản câu hỏi điều tra đề tài: “Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại
VN”
Phụ lục 3: Thu thập ý kiến, nhận định của một số nhà quản lý, chuyên gia của các
công ty, quỹ đầu tư về “TTCK VN và cơ chế thu hút vốn đầu tư gián tiếp trên TTCK
VN”
Phụ lục 4: Danh sách một số quỹ đầu tư nước ngoài và liên doanh có quy mô vốn lớn
đang hoạt động tại VN
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT: Giá trị gia tăng
HOSE: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HCM City Stock Exchange)
NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài
OTC: Over The Counter, thị trường phi tập trung
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
TMCP: Thương mại cổ phần
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTCK: Thị trường chứng khoán
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
UBGQCK: Ủy ban Giám quản chứng khoán
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Động thái FPI của thế giới
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn đầu tư FPI của thế giới qua các năm
Bảng 2.1: Quy mô niêm yết trên TTCK
Bảng 2.2: Danh sách các công ty có kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết năm 2007
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán
Bảng 2.4: Quy mô giao dịch trên TTCK
Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư vào trái phiếu và chứng chỉ quỹ của NĐTNN
Bảng 2.6: Xu hướng phát triển của TTCK VN
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi NĐTNN
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của NĐTNN
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với người nước ngoài do
có những điều kiện thuận lợi cả về mặt kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách.
Trong một thời gian dài, Việt Nam được xem là quốc gia có tình hình chính trị
nội bộ rất ổn định, hứa hẹn tính nhất quán trong chính sách phát triển quốc gia nói
chung cũng như trong chính sách đối với đầu tư nước ngoài nói riêng. Những nỗ lực
của Việt Nam trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội qua cuộc khủng hoảng Châu Á
được đánh giá cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tình hình của nhiều nước bị chao
đảo do nạn khủng bố và nội chiến thì Việt Nam được giới đầu tư đánh giá là một điểm
đến an toàn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi ở tầm vĩ mô mà Việt Nam cần
phải khai thác một cách triệt để để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có
đầu tư qua TTCK.
TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2000 nhưng việc
người nước ngoài đầu tư nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam có từ
trước đó thông qua chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Chương trình cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện thí điểm từ năm 1992 và việc bán cổ phần cho
người nước ngoài cũng được bắt đầu thực hiện một năm sau đó. Sự lệch pha về thời
điểm đã dẫn đến những quy định pháp luật không thống nhất về đầu tư của người nước
ngoài vào các doanh nghiệp hiện có của người Việt Nam, cùng với việc chậm ban hành
các quy định liên quan đến việc quản lý ngoại hối, thuế, phí,.. đối với đầu tư nước
ngoài đã phần nào ảnh hưởng tới nguồn đầu tư của người nước ngoài thông qua TTCK.
Tuy nhiên, đây là một thị trường mới và được đánh giá là hấp dẫn. Mối quan
tâm của NĐTNN ngày càng tăng và các giao dịch chính thức đầu tiên của người nước
6
ngoài qua TTCK bắt đầu được thực hiện từ năm 2001. Với một khoảng thời gian chưa
dài, khối lượng vốn đầu tư chưa lớn so với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ),
vay thương mại hay quỹ hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) nhưng việc thu hút và
quản lý vốn đầu tư của người nước ngoài qua TTCK đã phát sinh những vấn đề cần
được nghiên cứu và phân tích để có những bước điều chỉnh thích hợp.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, việc chọn đề tài “Thu hút và quản lý vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam” là một điều cần thiết và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm:
o Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của TTCK, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp nước ngoài
o Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài của Nhà nước trong thời gian qua
o Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra nhận định của các NĐTNN về TTCK
Việt Nam
o Đề ra một số giải pháp giúp cho công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài trong thời gian tới đạt kết quả khả quan hơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là cá nhân các NĐTNN và các quỹ đầu
tư nước ngoài đang hoạt động trên TTCK
Phạm vi nghiên cứu : tại Việt Nam và trong giai đoạn hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tương quan, khảo sát,
thống kê và tổng hợp đánh giá qua các số liệu báo cáo của SGDCK TPHCM, các số
liệu do quỹ đầu tư nước ngoài cung cấp, các bài báo trên các tạp chí chứng khoán và sử
dụng kết quả của cuộc khảo sát quan điểm của các NĐTNN về TTCK Việt Nam thông
qua hình thức trả lời bảng câu hỏi trắc nghiệm.
7
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm ba chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Chương 2 : Thực trạng tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài trên TTCK Việt Nam thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
TTCK Việt Nam thời gian tới.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TTCK
1.1.1. Khái niệm TTCK
TTCK, theo nghĩa rộng được gọi là thị trường vốn ( Capital market ). Ở đây các
giấy nợ trung, dài hạn ( chứng khoán có thời hạn trên 1 năm ) và các loại cổ phiếu được
mua bán.
TTCK là thị trường tạo lập và cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.
Các công cụ ở TTCK bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công
ty, trái phiếu chính quyền địa phương, các hợp đồng vay thế chấp.
Các công cụ trên thị trường vốn thường có thời hạn dài như trái phiếu, cổ
phiếu,… do đó giá cả của nó dao động rộng hơn so với các công cụ của thị trường tiền
tệ. Vì vậy, nó được coi là những chứng khoán có độ rủi ro cao hơn, và vì vậy cơ chế
phát hành và lưu thông chúng khá chặt chẽ nhằm hạn chế những biến động và thiệt hại
cho nền kinh tế xã hội.
1.1.2. Phân loại TTCK
Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán, TTCK được chia
làm 2 cấp:
- Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành: là hoạt động chào bán ra công
chúng lần đầu tiên một loại chứng khoán của Chính phủ hay doanh nghiệp, đó chính là
việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Trừ trái phiếu Chính phủ, tất cả các tổ
chức kinh tế muốn phát hành chứng khoán đều phải được phép của UBCKNN. Thông
9
thường việc phát hành chứng khoán ra công chúng được sự trợ giúp của các tổ chức tài
chính trung gian như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư,….
- Thị trường thứ cấp hay thị trường lưu hành chứng khoán là hoạt động chuyển
nhượng quyền sở hữu chứng khoán từ tay nhà đầu tư này sang tay nhà đầu tư khác.
Trên thị trường này các nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán rất nhiều lần. Hàng
ngày một khối lượng rất lớn chứng khoán được giao dịch qua các TTCK trên thế giới
lên đến hàng ngàn tỷ dollar.
- Mối liên hệ giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp. Thị trường sơ cấp là
tiền đề cho hoạt động của thị trường thứ cấp bởi vì chính nơi đây đã tạo ra hàng hóa
cho thị trường giao dịch.
Ngược lại, thị trường thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ
cấp. Chính việc giao dịch mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp đã tạo ra tính thanh
khoản cho chứng khoán, đó là tính chất dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Các nhà
đầu tư nắm giữ các loại chứng khoán thường nhắm các cơ hội để bán đi chứng khoán
để kiếm lời, chính tính thanh khoản đã thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK.
Căn cứ vào tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường chia ra: TTCK
tập trung ( SGDCK ) và TTCK không tập trung ( thị trường OTC ).
TTCK tập trung: là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng
khoán còn gọi là SGDCK. Đó là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ
để đấu giá, thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình
theo những nguyên tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật
chứng khoán.
TTCK không tập trung ( thị trường OTC ): là hoạt động giao dịch chứng khoán
không qua SGDCK, mà được thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên ở rải
rác khắp nơi trên đất nước. Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và vi tính.
10
Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, chia ra 2 loại thị trường:
Thị trường giao ngay ( Spot market ) là thị trường của những giao dịch chứng
khoán mà lệnh của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ vào giá cả hiện tại và sẽ
được thanh toán vào một ngày gần sau đó.
Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai ( Future market ) là thị trường của
các hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng được ký kết
căn cứ vào giá cả hiện tại, nhưng ngày giao dịch thanh toán lại diễn ra một ngày ở
tương lai trong kỳ hạn.
1.1.3. Chức năng của TTCK
Công cụ tập trung vốn cho nền kinh tế : Vai trò quan trọng đầu tiên của
TTCK là thu hút tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để hình
thành các nguồn vốn khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư dài
hạn phát triển kinh tế cũng như tài trợ cho các nhu cầu tăng vốn mở rộng sản
xuất kinh doanh. TTCK là công cụ huy động vốn hết sức hữu hiệu không
những trong nước mà cả ngoài nước. Đối với nước ta, các nguồn vốn lớn còn
tiềm tàng trong nhân dân chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh, thì việc
cần có một TTCK song hành với sự ra đời của các công ty cổ phần là một
chiến lược phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư : TTCK tạo cơ hội thuận tiện khuyến khích
mọi người dân tiết kiệm và biết cách sử dụng tiền tiết kiệm một cách tích cực
mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Khả năng sinh
lợi của các loại chứng khoán gây ra ý muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư.
Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền tiết kiệm bé nhỏ, nhưng tổng số
tiền tiết kiệm của cả xã hội sẽ to lớn hơn bất cứ tài sản của cá nhân nào. Mặt
khác, trong xã hội cũng luôn tồn tại các quỹ tiền tệ tập trung : ngân hàng đầu
tư, ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư… đều có mục đích
11
khuyến khích tiết kiệm, nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác
dụng của nó khi có một TTCK tồn tại song hành với nó.
1.1.4. Vai trò của TTCK
• Công cụ đảm bảo thanh khoản cho số tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn : Vai
trò của TTCK bảo đảm cho việc nhanh chóng chuyển thành tiền mặt của các
chứng khoán có giá. Đây chính là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu
tư đến với TTCK, với một TTCK hoạt động càng hữu hiệu thì tính thanh
khoản càng cao.
• Công cụ đo lường giá trị các tích sản của doanh nghiệp : Những thông tin
doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư trên TTCK qua các bảng phân
tích đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, triển vọng của doanh
nghiệp trên thị trường, khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh,
xu thế phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương lai từ 3 đến 5 năm đã
phần nào lượng giá được tích sản của doanh nghiệp một cách khách quan và
khoa học. Mặt khác, với tính chất đặc biệt nhạy bén của TTCK, sự lên xuống
giá cả chứng khoán trên thị trường cũng nói lên sự biến động của giá trị
doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào.
• Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu
quả : Với nguyên tắc hoạt động chủ đạo trên TTCK là công khai, công bằng
và trung thực, mọi thông tin về doanh nghiệp đều được công chúng kiểm tra
đánh giá. TTCK vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp không
những phải hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật mà còn phải hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
• Vai trò chống lạm phát của TTCK : TTCK còn làm giảm áp lực lạm phát.
Ngân hàng trung ương với vai trò điều hòa hệ thống tiền tệ sẽ tung ra nhiều
12
trái phiếu kho bạc bán trên TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền lưu
hành, nhờ đó số tiền sẽ giảm bớt và áp lực lạm phát cũng giảm đi.
• Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển : Có thể nói, hai
loại định chế tài chính này đi đôi với nhau như hình với bóng. Thật vậy,
TTCK là điều kiện không thể thiếu trong việc đưa cổ phiếu ra công chúng
giúp cho quá trình phát hành và lưu hành cổ phiếu đạt hiệu quả.
Những đóng góp của TTCK đối với nền kinh tế hiển nhiên là rất to lớn. Hiện
nay, hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có tổ chức TTCK, ngay
cả các quốc gia đang phát triển cũng đang hình thành và phát triển TTCK
của họ làm công cụ đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư và tăng
trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, TTCK được coi là một công cụ cực kỳ nhạy bén và tinh xảo cũng
có những mặt trái của nó, những tác động tiêu cực vô cùng nguy hiểm đối
với nền tài chính của một quốc gia nếu nó không được điều hành một cách
lành mạnh, hợp pháp và đúng quy luật.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Khái niệm “đầu tư gián tiếp nước ngoài”
Lý thuyết và thực tiễn hoạt động đầu tư đã phân biệt hai hình thức đầu tư chủ
yếu: trực tiếp và gián tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài dùng để chỉ các hoạt động đầu tư vật chất của nhà
đầu tư của một nền kinh tế vào việc hình thành nên một doanh nghiệp ở một nền kinh
tế khác nhằm mục đích kinh doanh lâu dài
Khái niệm đầu tư gián tiếp xuất hiện khi TTCK phát triển, việc mua bán cổ
phiếu, trái phiếu trở nên phổ biến, nhiều nhà đầu tư thay vì phương thức đầu tư trực
13
tiếp truyền thống đã lựa chọn phương thức đầu tư thông qua một công ty khác ( thường
là các tổ chức tài chính ) hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp, các tổ
chức tự trị có hạch toán hoặc của Chính phủ.
Để phản ánh các hoạt động đầu tư nêu trên, thuật ngữ “Portfolio Investment”
được đưa ra.
Như vậy, Portfolio Investment là thuật ngữ phản ánh các hoạt động đầu tư
không phải là đầu tư trực tiếp truyền thống.
Khi TTCK phát triển ở quy mô quốc tế, hoạt động mua bán chứng khoán được
mở rộng cho các nhà đầu tư quốc tế và được tổ chức liên thông ở nhiều TTCK khác
nhau, ranh giới giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và đầu tư gián tiếp nước ngoài
( FPI ) trở nên khó phân định, từ đó cách hiểu về FDI và FPI có sự thay đổi đáng kể.
Khái niệm FDI được mở rộng cho cả các hoạt động đầu tư thông qua mua cổ
phiếu của doanh nghiệp nước ngoài ( tức là thông qua phương thức đầu tư gián tiếp )
với điều kiện quyền sở hữu cổ phiếu đạt tới hoặc vượt giới hạn cho phép, nhà đầu tư có
quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. Giới hạn này, cho đến nay được thống nhất khá
cao ở các nước trên thế giới là 10%. Riêng ở Việt Nam, giới hạn này cho đến nay vẫn
được quy định là 30%. Bên cạnh đó, sự phát triển của các dạng thức sở hữu nhiều tầng
theo mô hình mẹ – con hoặc sở hữu chéo ( ví dụ Công ty A sở hữu 40% Công ty B ở
nước ngoài, công ty B lại sở hữu 20% Công ty C ), dẫn đến sự phức tạp trong việc xác
định đâu là đầu tư trực tiếp, đâu là đầu tư gián tiếp. Về vấn đề này, đã có nhiều quan
điểm học thuật về thống kê và đến nay đã hình thành ba phương pháp khác nhau trong
việc xác định đầu tư trực tiếp : phương pháp của Mỹ ( USM ), phương pháp của EU
( EUM ) và phương pháp của tổ chức OECD ( FCS ). Trong khi đó, thuật ngữ FPI
( Foreign Portfolio Investment ) được sử dụng dùng để chỉ các hoạt động đầu tư ở nước
ngoài thông qua mua cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá khác hoặc thông qua
các quỹ đầu tư trung gian.
14
Trong hệ thống thuật ngữ kinh tế quốc tế, bên cạnh thuật ngữ Portfolio
Investment vẫn tồn tại và phát triển thuật ngữ “Indirect Investment”. Nhiều nhà khoa
học và hoạch định chính sách coi 2 thuật ngữ trên là đồng nghĩa, không có sự phân biệt
( Marie Montanjees – 2004 ). Có quan điểm lại cho rằng Indirect Investment được sử
dụng trong mối quan hệ với đầu tư trực tiếp – tức là chỉ bao gồm những đầu tư vào
doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phiếu doanh nghiệp ( không kể đầu tư mua trái
phiếu hoặc các chứng chỉ có giá khác ) ở giới hạn chưa trở thành đầu tư trực tiếp. Còn
Portfolio Investment có nghĩa rộng hơn: đó là hình thức đầu tư bằng việc mua cổ phiếu,
trái phiếu mà thông qua đó, nhà đầu tư có thể trực tiếp sở hữu và quản lý doanh nghiệp
( trở thành đầu tư trực tiếp ) hoặc không trực tiếp quản lý doanh nghiệp ( Indirect
Investment ).
Trong hệ thống thuật ngữ kinh tế và chính sách của Việt Nam đã sử dụng thuật
ngữ đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ( chưa có thuật ngữ thứ ba ). Do vậy, chúng ta
có thể coi thuật ngữ đầu tư gián tiếp của Việt Nam tương đương với cả hai thuật ngữ
Portfolio Investment và Indirect Investment.
Trong Luật Đầu tư 2006 cũng đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp ( điều 3 ) và ở các điều 21, 26 có giải thích nội dung của 2 hình thức đầu tư
này. Tuy nhiên, các định nghĩa và giải thích trong Luật Đầu tư 2006 vẫn không cho
phép chúng ta có được sự phân định tường minh khái niệm đầu tư gián tiếp xét trong
mối quan hệ với đầu tư trực tiếp.
Vì vậy đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể tạm hiểu theo nghĩa khá rộng thông
qua 3 hình thức:
- “Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác” ( kể cả của
doanh nghiệp, các tổ chức tự trị được phép phát hành và của Chính phủ )
- Đầu tư “thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán”
15
- “Thông qua các định chế tài chính trung gian khác”.
Với nghĩa rộng như vậy, đầu tư gián tiếp nước ngoài được hiểu tương đương với
thuật ngữ Foreign Portfolio Investment ( FPI ).
1.2.2. Các kênh, hình thức FPI
Xét trên bình diện quốc tế, FPI có hai kênh chính: FPI trực tiếp và FPI gián tiếp.
Mỗi kênh này lại có một số hình thức đầu tư cụ thể.
1.2.2.1. FPI theo phương thức trực tiếp : kênh FPI này có hai hình thức:
- Mua các chứng chỉ đầu tư nước ngoài tại thị trường nước ngoài.
- Mua các chứng chỉ đầu tư nước ngoài tại thị trường tài chính trong nước.
1.2.2.2. FPI theo phương thức gián tiếp : kênh này có 3 hình thức sau:
- Mua các trái phiếu Châu Âu có quyền mua cổ phiếu ( Equity – linked
eurobonds ). Trên thị trường tài chính có lưu hành 2 loại trái phiếu Châu Âu: trái phiếu
gắn với quyền mua cổ phiếu ( eurobond with warrante ) và trái phiếu chuyển đổi
( transation eurobond ).
- Mua cổ phiếu của các công ty liên quốc gia ( MNC ), các MNC luôn có đầu tư
( trực tiếp và gián tiếp ) vào các quốc gia khác.
- Đầu tư thông qua các quỹ tương hỗ quốc tế ( International Mutual Funds ).
Mỗi một kênh, hình thức đầu tư nêu trên có đặc điểm riêng nhất định.
Xét về hình thức chứng từ có giá trong đầu tư gián tiếp, ta có các hình thức FPI
sau:
- Mua cổ phiếu công ty và các tổ chức được phép phát hành.
- Mua trái phiếu công ty.
- Mua trái phiếu chính phủ.
16
- Mua các chứng chỉ có giá khác do Chính phủ hoặc các tổ chức tài chính phát
hành.
- Đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư, quỹ bảo
hiểm,…
1.2.3. Quy mô và tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.2.3.1. Quy mô
Số liệu về FPI rất khó đo lường chính xác. Lý do một phần ở phương pháp luận
thống kê và tính toán chưa thống nhất, phần khác nhiều hoạt động FPI diễn ra ở các thị
trường và hình thức khác nhau rất dễ tính trùng lặp hoặc bỏ sót.
Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF ) thông qua chương trình khảo sát FPI toàn cầu đã có
số liệu thống kê trong nhiều năm. Theo số liệu của IMF, quy mô FPI tăng rất mạnh
trong gần 2 thập niên qua. Nếu như tổng FPI của thế giới năm 1997 đạt mức 5.885 tỷ
USD thì năm 2001 đạt 12.711 tỷ và đến năm 2004 đạt mức 23.263 tỷ ( xem bảng 1.1 )
BẢNG 1.1 : Động thái FPI của thế giới
Đơn vị tính: tỷ USD
Chỉ tiêu 1997 2001 2002 2003 2004
Tổng FPI 5.885 12.711 14.122 19.044 23.263
Trong đó: hình thức cổ phiếu 2.600 5.200 4.803 6.954 8.706
Nguồn: IMF ( 2004 ), Global Portfolio Investment Survey
Như vậy, quy mô FPI của thế giới đã tăng gần 2 lần trong 4 năm và xu hướng
tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn hiện nay. Trong đó đầu tư theo hình thức cổ phần
luôn chiếm tỷ lệ 30-35% tổng FPI.
17
Cũng theo số liệu của IMF, các nước có quy mô FPI ra nước ngoài lớn nhất
cũng đồng thời là những nước có quy mô lớn về FPI vào trong nước. Tính ra, đến 65%
FPI tập trung vào 8 quốc gia hàng đầu: đó là Mỹ, Anh, Nhật, Lucxămbua, Đức, Pháp,
Italia, Hà Lan.
Cũng theo số liệu của IMF qua chương trình khảo sát đầu tư gián tiếp ( CPIS ),
cơ cấu vốn FPI của thế giới được phân bổ trên 1/3 cho hạng mục cổ phiếu, trên 1/2 cho
trái phiếu dài hạn và chỉ một số lượng nhỏ cho trái phiếu ngắn hạn ( xem bảng 1.2 )
BẢNG 1.2 : Cơ cấu vốn đầu tư FPI của thế giới qua các năm
Đơn vị tính : nghìn tỷ USD
Năm Cổ phiếu Trái phiếu dài hạn Trái phiếu ngắn hạn Tổng số
1997 2,6 3,2 - 5,8
2001 5,2 6,4 1,1 12,7
2002 4,8 8,0 1,3 14,1
2003 6,9 10,5 1,5 19,0
2004 8,7 12,6 1,9 23,2
Nguồn: IMF, 2004, Coordinated Portfolio Investment Survey ( CPIS )
1.2.3.2. Tác động của FPI
FPI có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và đối với từng nước
nói riêng. FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư và
nước nhận vốn đầu tư.
1.2.3.2.1. Tác động tích cực
Đối với nước đầu tư
18
¾ Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư, cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đến
những thị trường mới nổi có mức lợi nhuận kinh doanh cao ( kèm theo hệ số
rủi ro lớn hơn ). Bằng cách đầu tư FPI, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng
khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
¾ San sẻ rủi ro kinh doanh sang các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực thị
trường mới nổi. So với đầu tư trực tiếp ( FDI ), khả năng san sẻ rủi ro qua
đầu tư gián tiếp ( FPI ) nhạy bén hơn và đa dạng hơn.
¾ Thông qua đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu và thâm nhập thị
trường mới, thích nghi từng bước với thị trường mới.
Đối với nước nhận đầu tư
¾ Trước hết FPI là một kênh dẫn vốn có quy mô lớn hơn nhiều so với đầu tư
trực tiếp truyền thống, cho phép có thể thu hút lượng vốn lớn của nước ngoài
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và các mục tiêu tài
chính. Hơn nữa, chính hình thức đầu tư FPI còn giúp đẩy mạnh FDI ( thông
qua việc mua cổ phiếu, NĐTNN có thể dễ dàng sở hữu và trực tiếp quản lý
doanh nghiệp trong nước ). Ngoài ra FPI giúp các doanh nghiệp trong nước
có thể hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn và nâng cao giá trị của mình
( ví dụ, công ty Vinamilk đã nâng cao giá trị của mình lên rất nhiều do có sự
tham gia mua cổ phiếu của NĐTNN ). Hơn nữa, đối với toàn bộ nền kinh tế,
FPI là hình thức giúp các nước có nền kinh tế mới nổi và chuyển đổi như
Việt Nam nhanh chóng hơn trong việc mở cửa, tham gia hội nhập vào thị
trường vốn quốc tế, nâng cao sự tín nhiệm trong hoạt động kinh tế đối với
nước ngoài.
¾ Bên cạnh đó, vốn FPI chảy vào có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của một
nước bằng cách làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường
19
vốn nội địa. Thị trường vốn với khả năng thanh khoản và hiệu suất cao cho
phép nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả nhất dẫn đến đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng.
¾ Khi nguồn vốn FPI chảy vào sẽ có tác động làm tăng tính thanh khoản của
thị trường, bởi các giao dịch vốn trên thị trường trở nên sôi động hơn khi có
sự tham gia của các NĐTNN, qua đó sẽ tạo điều kiện phát triển phân phối
nguồn lực và từ đó có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
¾ Thị trường vốn phát triển có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản. Thị
trường vốn với khả năng thanh khoản cao làm cho đầu tư dài hạn hấp dẫn
hơn, bởi vì nó cho phép người gửi tiết kiệm có thể nhanh chóng bán chứng
khoán với chi phí giao dịch thấp khi họ cần sử dụng khoản tiền tiết kiệm của
mình. Khi đầu tư dài hạn trở nên hấp dẫn hơn sẽ tạo điều kiện cải thiện tình
hình phân phối vốn và tăng năng lực sản xuất.
¾ Thị trường phát triển đồng thời làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
TTCK phát triển tạo điều kiện quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn vì tính
công khai, minh bạch thông tin của thị trường, buộc các nhà quản lý doanh
nghiệp phải thực hiện vai trò quản lý tốt hơn. Mặt khác, nếu TTCK phát triển
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bên ngoài có thể mua lại các doanh nghiệp
hoạt động không hiệu quả, thay đổi bộ máy quản lý và khuyến khích sản
xuất kinh doanh phát triển.
1.2.3.2.2. Tác động tiêu cực
Đối với nước đầu tư : Cùng với các lợi ích cơ bản, các nhà đầu tư FPI phải chịu
những rủi ro nhất định.
20
¾ Thứ nhất, những rủi ro đặc biệt của thị trường tài chính nước ngoài, đáng
chú ý là rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức và rủi ro kinh tế của thị trường mới
nổi.
¾ Thứ hai, các rào cản về thủ tục hành chính và nhất là về thuế có thể làm triệt
tiêu lợi ích thu được.
¾ Thứ ba, những chính sách điều tiết thị trường vốn của các nước nhận vốn
FPI
¾ Thứ tư, chi phí giao dịch trong đầu tư FPI có thể cao hơn so với dự kiến.
Đối với nước nhận đầu tư :
¾ So với các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư gián tiếp có xu hướng không
ổn định hơn so với các hình thức đầu tư khác do đặc tính thị trường và khả
năng thanh khoản cao. Sự không ổn định của nguồn vốn FPI ở một mức độ
nhất định là có giá trị, bởi vì nó tạo cơ hội tiềm năng thu hút các nhà đầu tư
và kích thích thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tính không ổn
định cũng sẽ gây ra rủi ro, những rủi ro này nếu không được quản lý hiệu
quả có thể gây ra tình trạng mất ổn định của hệ thống tài chính và các khó
khăn kinh tế khác.
¾ Những rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư nước ngoài chảy vào nhiều, nhất là đầu
tư gián tiếp đó là những rủi ro vĩ mô: Dòng vốn lớn chảy vào cũng có thể
làm mất cân bằng vĩ mô, đặc biệt khi chính sách vĩ mô lại không nhất quán
và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn. Nguy cơ phổ biến nhất là tỷ giá
tăng lên quá mức ( đồng bản tệ lên giá ), chính điều đó phá vỡ cân bằng tài
khoản vốn và làm tích tụ nợ nước ngoài ( tỷ giá hối đoái thực tăng sẽ thúc
đẩy khả năng vay ngoại tệ không có bảo đảm và gieo mầm cho tình trạng
mất vốn khi tỷ giá giảm xuống mức thấp hơn mức có thể kiểm soát được ).
21
Tuy nhiên những rủi ro này sẽ được hạn chế trong bối cảnh các yếu tố kinh
tế cơ bản được cải thiện, đó là: cán cân thanh toán có vị thế, lạm phát thấp so
với thế giới hoặc năng suất lao động cao hơn so với các nước khác. Và chính
những yếu tố cơ bản này sẽ giảm sức ép tăng tỷ giá hối đoái thực.
¾ Bên cạnh đó, vốn đổ vào có thể gây ra áp lực lạm phát trong một số trường
hợp như; khi tỷ giá cố định được duy trì, dòng vốn đổ vào dẫn đến tình trạng
mở rộng điều kiện tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó sẽ tác động đến mức giá,
tỷ lệ lạm phát có thể gia tăng. Điều đó sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh tế
nói chung và hoạt động của hệ thống trung gian tài chính nói riêng.
Rủi ro khủng hoảng tài chính tiền tệ có thể xảy ra khi các NĐTNN rút vốn ào ạt, nhất
là đối với các nguồn đầu tư gián tiếp. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mexico
( 1994 ), Thái Lan ( 1997 ) là một minh chứng rất rõ nét về rút vốn ào ạt của đầu tư
gián tiếp. Mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ có thể xuất phát từ những
nguyên nhân khác nhau ( khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng các chỉ số kinh tế cơ
bản…), nhưng trong bối cảnh đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng cao trong
các khoản vay nợ nước ngoài sẽ càng làm trầm trọng thêm mức độ khủng hoảng. Chính
vì vậy, để tránh những tác động xấu của đầu tư gián tiếp, việc kiểm soát chặt chẽ luồng
vốn này là rất cần thiết
1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NĐTNN
TRÊN TTCK Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Như vừa trình bày ở trên, vốn đầu tư gián tiếp vừa có mặt tích cực đối với nền
kinh tế của một nước nhưng đồng thời nếu quản lý không đúng, không chặt nguồn vốn
này cũng sẽ gây ra khủng hoảng tài chính mà bài học đối với Thái Lan năm 1997 là
một ví dụ.
22
Đối với nước ta là một nước có thể nói còn non yếu về mọi mặt nên chỉ cần một
tác động nhỏ cũng có thể gây ra tình trạng rút vốn ồ ạt làm khuynh đảo nền kinh tế.
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp là một việc nên làm để phát triển kinh tế đất nước. Song
cũng không vì thế mà thu hút vốn bằng mọi cách mà không có sự kiểm soát. Bài học
kinh nghiệm đối với một số nước được nêu sau đây đáng để chúng ta suy ngẫm
1.3.1. Bài học kinh nghiệm về thu hút và quản lý hoạt động của NĐTNN trên TTCK
Trung Quốc.
1.3.1.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý của Trung Quốc
Với dự trữ ngoại hối lớn, tiềm lực tài chính trong nước mạnh, cho đến nay quan
điểm của Trung Quốc rất rõ ràng đối với các nhà đầu tư tài chính quốc tế, đó là:
Hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ( Trung Quốc quy định theo định
lượng để phân biệt đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp là việc nắm giữ
dưới 10% cổ phần tại một tổ chức phát hành. Nắm giữ trên 10% được coi là đầu tư trực
tiếp ), do đó chỉ cho phép các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lớn, có kinh nghiệm và uy
tín trên thế giới được tham gia đầu tư một cách hạn chế để định hướng sự phát triển
bền vững của TTCK
Với quan điểm này, Trung Quốc đã có những quy định cụ thể như sau:
- Đối với nhà đầu tư cá nhân nước ngoài: Không cho phép các nhà đầu tư cá
nhân tham gia TTCK Trung Quốc
- Đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài: Cấp phép đầu tư theo hạn ngạch cho
một số các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới sau khi đã đáp ứng một số các điều kiện tối
thiểu – gọi là nhà đầu tư tổ chức đủ tiêu chuẩn ( QFII )
Hạn chế đối với hoạt động đầu tư của các tổ chức đầu tư QFII
Các tổ chức đầu tư QFII chỉ được phép đầu tư vào cổ phiếu B hoặc cổ phiếu
niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán ( cổ phiếu A ), các loại trái phiếu niêm yết,
23
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu doanh nghiệp và các loại chứng khoán khác được
UBGQCK chấp thuận. Tuy nhiên:
- Một tổ chức đầu tư QFII không được sở hữu trên 10% vốn cổ phần hoặc cổ
phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết tại một tổ chức phát hành
- Tỷ lệ nắm giữ của tất cả các tổ chức đầu tư nước ngoài QFII tại một tổ chức
phát hành không được vượt quá 20% vốn cổ phần hoặc cổ phiếu đang lưu hành có
quyền biểu quyết.
- Tổ chức đầu tư QFII, ngoại trừ các quỹ đầu tư dạng đóng, được phép rút vốn
sau 1 năm hoạt động. Quy mô rút vốn không vượt quá 20% cho một đợt rút vốn.
Khoảng cách giữa các đợt rút vốn tối thiểu là 1 tháng. Các quỹ đầu tư dạng đóng chỉ
được phép rút vốn sau 3 năm hoạt động đầu tư tại Trung Quốc.
- Tổ chức đầu tư QFII đã thực hiện đầu tư hơn 3 tháng được phép chuyển
nhượng hạn ngạch đầu tư cho một tổ chức đầu tư QFII khác hoặc một tổ chức đầu tư
nước ngoài đã đáp ứng đủ các điều kiện QFII.
Chính sách ngoại hối đối với các tổ chức QFII
Trung Quốc khuyến khích và không hạn chế dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI. Đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp FPI, do dòng vốn này có tính
thanh khoản cao, vì vậy cần phải được quản lý chặt chẽ. Trung Quốc thực hiện chính
sách thận trọng và từng bước mở cửa thị trường cho NĐTNN
Cục Quản lý ngoại hối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động ngoại hối cho cả
dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI và dòng vốn gián tiếp FPI. Theo quy định, các nhà đầu
tư trực tiếp phải xin giấy phép đầu tư trực tiếp từ Bộ thương mại và các nhà đầu tư gián
tiếp phải xin giấy phép đầu tư chứng khoán từ UBGQCK. Sau khi nhà đầu tư được cấp
phép, họ phải xin CtyQLCục Quản lý ngoại hối phê duyệt hoặc cấp hạn ngạch đầu tư
để được chuyển vốn đầu tư từ ngoại tệ sang đồng Nhân dân tệ.
24
1.3.1.2. Nhận xét
Với quan điểm là hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để ngăn ngừa
tối đa khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã có những thành công nhất định trong các
biện pháp điều tiết của mình, cụ thể là
- Trung Quốc đã sử dụng dòng vốn đầu tư gián tiếp có chất lượng, được quản lý
chặt chẽ để phát triển thị trường : Trung Quốc cho rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp luôn
tiềm ẩn nhiều rủi ro do tính linh hoạt của dòng vốn này và nguồn vốn của NĐTNN có
thể ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư của nhà đầu tư trong nước.
Xuất phát từ chủ trương trên, Trung Quốc có chính sách quản lý chặt chẽ dòng
vốn đầu tư gián tiếp. Mặc dù Trung Quốc đưa ra những tiêu chí rất cao để lựa chọn
những nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp có uy tín và có mục tiêu đầu tư dài hạn tham
gia đầu tư trên thị trường nhưng Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt quy mô đầu tư của các
tổ chức này thông qua cơ chế xét duyệt hạn ngạch đầu tư. Với quy mô đầu tư chiếm
dưới 1% mức vốn hoá của thị trường, các NĐTNN sẽ không thể là nguồn gốc gây
khủng hoảng trên thị trường nước này.
- Trung Quốc đã có chính sách nhằm lợi dụng ưu thế về kinh nghiệm và kỹ
thuật của NĐTNN để phát triển TTCK Trung Quốc, chứ không phải vì mở cửa thị
trường nhằm mục đích thu hút vốn
- Hoạt động quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp của Trung Quốc là hợp lý và phù
hợp với chủ trương của Trung Quốc.
Tuy nhiên Trung Quốc chưa có những phương án cụ thể xử lý cho các trường
hợp khủng hoảng TTCK : Do sự quản lý chặt chẽ về hạn ngạch đầu tư đối với các tổ
chức đầu tư nước ngoài, Trung Quốc khó có thể gặp phải rủi ro khủng hoảng tài chính
bắt nguồn từ hoạt động mang tính đầu cơ của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Đó cũng
25
có thể là lý do mà Trung Quốc chưa thể hiện là đã có sự chuẩn bị nhất định trong các
trường hợp khủng hoảng như vậy.
Với quan điểm là để TTCK tự điều chỉnh, do đó Trung Quốc cũng không có ý
định can thiệp khi TTCK có biến động mạnh, trừ trường hợp có ảnh hưởng nghiêm
trọng tới an ninh kinh tế quốc gia.
1.3.2. Kinh nghiệm của Chilê trong việc thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp trên
TTCK
1.3.2.1. Đặc điểm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Chilê
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Chilê được thực hiện thông qua việc
nước này phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường quốc tế. Giá trị cổ phiếu do
Chilê phát hành trên thị trường không lớn ( dưới 1 tỷ dollar Mỹ ), rất không ổn định
trong thời kỳ 1990-1998 và hoàn toàn không phát hành trong thời kỳ tiếp theo (1999-
2003). Trong khi đó giá trị trái phiếu do nước này phát hành trên thị trường quốc tế đã
tăng từ mức vài trăm triệu dollar Mỹ thời kỳ 1990-1994 lên đến trên 1 tỷ dollar Mỹ
thời kỳ 1998-2002 và 2,9 tỷ dollar Mỹ năm 2003.
Dòng vốn FPI dưới dạng cổ phần chiếm ưu thế trong nửa đầu những năm 1990,
tuy nhiên dòng vốn dưới dạng chứng khoán nợ lại chiếm ưu thế trong nửa sau những
năm 1990 và trong những năm đầu của thế kỷ XXI
Trong thời kỳ 1990-2002, dòng vốn nước ngoài vào Chilê chủ yếu vẫn là vốn
FDI. So với dòng vốn này FPI chỉ vào khoảng trên 17% đến hơn 50%, đặc biệt có
những năm FPI chỉ bằng 1,62% FDI vào năm 1995, âm 3,49% vào năm 2000 và tăng
mạnh vào năm 2001, 2002 (78% FPI/FDI). Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào nền kinh tế Chilê được quyết định bởi các nhân tố sau:
- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế cao và môi trường kinh tế vĩ mô tương đối lành
mạnh.
26
- Thứ hai, xu hướng tự do hóa tài chính trong nước và nới lỏng các hạn chế của
TTCK.
- Thứ ba, những năm 1980 và đầu 1990, một số công ty Chilê, đặc biệt trong
lĩnh vực điện bắt đầu thu được lợi nhuận lớn đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
tới mức họ có thể bán được những trái phiếu với kỳ hạn 100 năm
- Thứ tư, từ giữa những năm 1990, ngoại trừ Chilê, nhiều nước Châu mỹ La tinh
bị tác động mạnh mẽ của hiện tượng lây lan tài chính, do đó nước này trở thành bến
cảng an toàn cho các NĐTNN tại khu vực Mỹ La tinh.
- Thứ năm, ngoài những nguyên nhân kể trên, sự gia tăng mạnh mẽ của dòng
vốn tư nhân nước ngoài ngắn hạn vào nền kinh tế Chilê còn được quyết định bởi sự
chênh lệch lãi suất trong nền kinh tế Chilê cao so với mức lãi suất quốc tế trong những
năm đầu thập kỷ 1990 do thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát,
đồng thời đồng nội tệ được củng cố bởi điều kiện thương mại được cải thiện và TTCK
tương đối phát triển và các điều kiện kinh tế vĩ mô lành mạnh đã tạo điều kiện cho
Chilê bắt đầu vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ.
1.3.2.2. Những biện pháp điều tiết cơ bản của Chilê
¾ Đánh thuế và quy định mức dự trữ bắt buộc không lãi suất đối với dòng vốn
vào. Hệ thống này nhằm khuyến khích dòng vốn dài hạn và không khuyến
khích dòng vốn ngắn hạn bằng cách tăng chi phí của chúng khi đầu tư vào
Chilê.
¾ Điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái và thắt chặt chính sách tài chính
Chilê sử dụng chính sách điều tiết linh hoạt tỷ giá hối đoái với tư cách là một
công cụ điều tiết gián tiếp ( chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết biên độ dao động ). Sự
linh hoạt hay một mức độ bất ổn định nhất định của tỷ giá sẽ khiến cho các nhà đầu tư
phải tính toán thận trọng hơn khi đầu tư vào Chilê.
27
¾ Tự do hóa dòng vốn ra
Từ những năm đầu 1990, trên cơ sở cán cân thanh toán thặng dư lớn, Chilê đã
tiến hành tự do hóa dòng vốn ra. Việc tự do hóa này giúp tránh được hậu quả của bất
ổn định kinh tế vĩ mô do sự đảo ngược của dòng vốn gây ra, nhưng mặt khác, sự tự do
hóa dòng vốn ra còn khuyến khích dòng vốn vào vì nó làm tăng lòng tin của các nhà
đầu tư cũng như làm giảm giá cả của tài sản nội địa. Kết quả là dòng vốn vào ròng sẽ
không giảm mà chỉ có sự thay đổi sở hữu đối với các tài sản nội địa.
¾ Tăng cường điều tiết và giám sát thận trọng đối với hệ thống tài chính
Trên thực tế hệ thống tài chính Chilê đã bắt đầu được củng cố từ sau khủng
hoảng 1982-1983. Năm 1986, nhiều văn bản pháp luật về ngân hàng và hệ thống tài
chính đã được sửa đổi nhằm tăng cường sự điều tiết thận trọng, giảm thiểu sự can thiệp
của Nhà nước vào hệ thống tài chính và thúc đẩy sự điều tiết của thị trường.
1.3.2.3. Những tác động tích cực và hạn chế của các biện pháp điều tiết
Tác động tích cực
Những biện pháp điều tiết sự di chuyển của dòng vốn vào trong nước đã giúp
Chilê tránh được nguy cơ rút vốn bất ngờ của các NĐTNN, giảm thiểu được rủi ro sai
lệch về thời hạn vốn vào và qua đó bảo đảm được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra,
sự điều tiết này còn giúp Chilê điều chỉnh được cơ cấu và thời hạn dòng vốn vào, đặc
biệt trong thời kỳ các biện pháp điều tiết được thắt chặt 1994-1995, làm gia tăng dòng
vốn dài hạn, tạo điều kiện cho Chilê có được sự độc lập trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ và củng cố được hệ thống tài chính với những tác động tích cực tới việc ổn định
kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Theo số liệu kinh tế cho thấy tốc độ
lạm phát của Chilê liên tục giảm từ mức cao 26% năm 1990 xuống còn dưới mức một
con số thời kỳ 1995-2002.
28
Những biện pháp điều tiết linh hoạt tỷ giá và can thiệp vô hiệu đã giúp cho đồng
pêso tăng giá thực tế tuần tự chứ không đột biến với những tác động tích cực tới cán
cân thanh toán. Vì vậy Chilê không bị sức ép tấn công của đầu cơ khi xảy ra khủng
hoảng tài chính Mehico 1994-1995 và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998
Hạn chế
Mặc dù có những tác động tích cực nhưng biện pháp điều tiết sự di chuyển của
dòng vốn nước ngoài vào Chilê cũng có những hạn chế nhất định:
- Thứ nhất, mặc dù có tác động làm thay đổi cơ cấu và thời hạn của dòng vốn
nhưng những biện pháp kể trên đã không ngăn cản được sự gia tăng của dòng vốn vào
Chilê
- Thứ hai, những điều tiết kể trên của Chilê đã làm tăng chi phí vốn đối với các
công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ ( khoảng 21% và 19% vào năm
1996 và 1997 ) do nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Hơn
thế nữa, những biện pháp điều tiết của Chilê đã hạn chế khả năng đa dạng hóa rủi ro
của các nhà đầu tư trong nước, bởi vì một tập hợp danh mục đầu tư bao gồm đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế được rủi ro thông qua việc làm giảm sự
phụ thuộc vào một nguồn trong nước duy nhất và do đó làm tăng mức độ ổn định của
thu nhập trong nước, nhờ đó bù đắp được cho những rủi ro thu nhập quốc gia do việc
bất ổn định giá xuất khẩu của các mặt hàng riêng lẻ vốn thường xảy ra đối với một nền
kinh tế mở.
- Thứ ba, những biện pháp điều tiết trên đã không ngăn chặn được nhiều hình
thức di chuyển vốn trá hình như đánh giá thấp giá trị hóa đơn nhập khẩu và nâng cao
giá hóa đơn xuất khẩu, cố tình thanh toán chậm đối với hàng nhập khẩu hoặc thanh
toán nhanh đối với hàng xuất khẩu, chuyển vốn vào thông qua thị trường ngoại tệ
không chính thức…
29
1.3.2.4 Nhận xét
Như vậy mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng những biện pháp điều tiết
sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài vào Chilê được đánh giá là thành công bởi vì
những biện pháp này đã giúp Chilê đạt được mục tiêu đặt ra là ổn định nền kinh tế và
thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù những biện pháp kể trên đã không ngăn cản được sự gia
tăng của dòng vốn nước ngoài vào trong nước nhưng nếu thiếu những biện pháp đó,
dòng vốn vào sẽ còn lớn hơn nhiều và Chilê sẽ không có được sự độc lập trong chính
sách tiền tệ như đã từng có trong thập kỷ 1990.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua kinh nghiệm thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở một
số nước trên thế giới, đề tài rút ra một số nhận xét sau:
Dòng vốn gián tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam có một số đặc tính: có tính thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn, dễ bị đảo
ngược cũng như tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp
Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng Trung Quốc và Chilê vẫn được xem
là hai nước thành công trong việc quản lý và thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Qua đó chúng ta có thể rút ra được một số bài học cho Việt Nam như sau:
¾ Việc thu hút phải đi đôi với quản lý vốn đầu tư gián tiếp.
¾ Đối với một nền kinh tế còn non yếu như Việt Nam, sự bảo hộ của Nhà nước
là rất cần thiết. Tuy trước mắt chúng ta rất cần vốn để phát triển kinh tế đất
nước nhưng cũng cần tính đến hậu quả lâu dài một khi nguồn vốn đó là
nguồn vốn không ổn định. Khi TTCK phát triển và hoàn thiện, hệ thống
pháp luật tương đối đầy đủ, thị trường đồng bộ lúc đó mới nên nới lỏng tỷ lệ
sở hữu vốn đối với người nước ngoài để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường.
¾ Nhà nước cần quy định rõ danh mục các lĩnh vực, ngành nghề mà NĐTNN
không được phép đầu tư hoặc hạn chế đầu tư. Mặt khác Nhà nước cũng cần
có những biện pháp khuyến khích các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nước
ngoài rót vốn vào Việt Nam thay vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ ( như Trung Quốc
đã làm ) để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa khủng hoảng tài chính tiền tệ
cho đất nước
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VIỆT NAM THỜI
GIAN QUA
2.1. TTCK VIỆT NAM – NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ
Kể từ khi tiếng chuông đầu tiên được rung lên đánh dấu một sự kiện trong nền
kinh tế Việt Nam – TTCK được thành lập đến nay đã gần 7 năm hoạt động. Trong 7
năm qua TTCK Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên nhiều phương diện từ
hoạt động và niêm yết đến công bố thông tin và giám sát thị trường. Điểm chung lại
các hoạt động trên, sau 7 năm hoạt động TTCK Việt Nam đã đạt được những kết quả
sau
2.1.1. Quy mô niêm yết trên thị trường
Khi mới đi vào hoạt động, SGDCK TPHCM chỉ có 2 loại cổ phiếu ( năm 2000 ),
11 loại cổ phiếu ( năm 2001 ), 20 loại cổ phiếu ( năm 2002 ), 22 loại cổ phiếu ( năm
2003 ), 23 loại cổ phiếu ( năm 2004 ) và 71 loại cổ phiếu ( năm 2005 ) thì đến năm
2006 số lượng công ty niêm yết đã tăng lên nhanh chóng, mở đầu bằng sự kiện cổ
phiếu VNM của công ty cổ phần sữa Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch với khối
lượng cổ phiếu là 159 triệu cổ phiếu. Và tiếp đó là việc ngân hàng TMCP Sài gòn
Thương tín là ngân hàng cổ phần đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam với khoảng
190 triệu cổ phiếu. Điều đáng quan tâm là đã có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia niêm yết là Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Việt Nam ( Taya ), Công
ty cổ phần Full Power, Công ty cổ phần gạch men Chang Yih và Công ty cổ phần Thực
phẩm Quốc tế Interfood. Và sau khi Bộ tài chính ban hành công văn 10997/BTC-CSR
ngày 08/09/2006 về việc bãi bỏ những ưu đãi về thuế TNDN áp dụng cho các tổ chức
32
niêm yết chứng khoán đã được quy định trước đó gần 2 năm ( công văn 11924/TC-
CST ngày 20/10/2004 ), chỉ trong 21 phiên giao dịch của tháng cuối năm 2006,
SGDCK TPHCM đã thực hiện niêm yết hơn 460 triệu cổ phiếu của 50 công ty cổ
phần ). Bên cạnh chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1, thị trường có thêm 1 loại chứng chỉ
quỹ mới là chứng chỉ quỹ đầu tư cân bằng Prudential với khối lượng niêm yết là 50
triệu.
Tính đến hết quý II/2007, số lượng các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM
đã lên tới 107 công ty, 2 chứng chỉ quỹ đầu tư và 363 loại trái phiếu niêm yết, trong đó
có 309 loại trái phiếu Chính phủ, 46 loại trái phiếu chính quyền địa phương và 8 loại
trái phiếu doanh nghiệp ( xem bảng 2.1 )
BẢNG 2.1 : QUY MÔ NIÊM YẾT TRÊN TTCK
Tính đến hết ngày 30/06/2007 Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ
quỹ
Trái phiếu
Tổng số CK đang niêm yết 472 107 2 363
Tỷ trọng: (%) 100% 22,67% 0,42% 76,91%
Khối lượng CK đang niêm yết 2.569.173.825 1.878.363.975 100.000.000 590.809.850
Tỷ trọng: (%) 100% 73,11% 3,89% 23%
Giá trị CK đang niêm yết (đv: trđồng) 78.982.975 18.783.640 1.000.000 59.199.335
Tỷ trọng: (%) 100% 23,78% 1,27% 74,95%
Nguồn: SGDCK TPHCM
Sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường với các nhà đầu tư không chỉ dừng lại
ở số lượng mà còn ở cả sự đa dạng và chất lượng của hàng hóa trong thời gian qua, lần
đầu tiên có một ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TPHCM, và cổ phiếu của
nhiều công ty kinh doanh những ngành nghề mới như khu chế xuất, kinh doanh bất
động sản, đầu tư khai thác khoáng sản… được đưa vào giao dịch đã chứng tỏ được sự
hấp dẫn của thị trường đối với các công ty. Thành quả này được ghi nhận như một
thành công lớn, khẳng định vai trò là kênh huy động và luân chuyển vốn của TTCK
Việt Nam.
2.1.2. Sự gia tăng hàng hóa
33
Nhìn chung nguồn cung chứng khoán trên TTCK Việt Nam đến từ 3 nguồn cơ
bản sau: cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi và cổ phần hóa các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, niêm yết các công ty cổ phần, trong đó cổ phần hóa
vẫn là kênh chính cung cấp hàng hóa cho thị trường. Với quá trình cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước đang được đẩy mạnh cả về số lượng, vốn, lĩnh vực, ngành nghề hoạt
động kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời từ năm 2000, TTCK Việt Nam hứa hẹn sẽ đón
nhận ngày càng nhiều hơn nữa hàng hóa chất lượng cao lên sàn. Cụ thể khi các ngân
hàng và tổng công ty lớn hoàn tất quá trình cổ phần hóa và thực hiện niêm yết sẽ mang
lại luồng sinh khí mới cho TTCK Việt Nam ( xem bảng 2.2 )
BẢNG 2.2 : DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CÓ KẾ HOẠCH CỔ PHẦN
HÓA VÀ NIÊM YẾT NĂM 2007
STT TÊN CÔNG TY
1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long
3 Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
4 Tổng công ty rượu bia Hà Nội
5 Tổng công ty rượu bia Sài Gòn
6 Công ty Xây dựng và XNK Việt Nam
7 Công ty xi măng Hà tiên 1
8 Công ty xi măng Hà tiên 2
9 Công ty Mobifone
10 Công ty Vinafone
11 Công ty Vận tải và thuê tàu
12 Công ty CP Dịch vụ và Kỹ thuật Dầu khí ( PTSC )
Nguồn: Bộ tài chính
Hơn thế nữa, với hơn 3.000 cổ phiếu công ty trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề
hiện đang giao dịch tại thị trường OTC, thị trường chính thức sẽ được tăng cường đáng
kể về chất và lượng khi những công ty này chính thức niêm yết.
2.1.3. Sự phát triển của các công ty chứng khoán
34
Cùng với tốc độ ngày càng nhanh của quá trình cổ phần hóa, sự phát triển vượt
bậc cả về chất và lượng của TTCK, sự bùng nổ “làn sóng lên sàn” của các công ty
niêm yết trong thời gian qua, số lượng các công ty chứng khoán thành viên cũng tăng
mạnh và có sự thay đổi về quy mô công ty lẫn cách thức hoạt động. Qua hơn 6 năm
hoạt động, số công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TPHCM không ngừng tăng
về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Với 9 công ty chứng khoán ( năm 2002 ),
11 công ty chứng khoán ( năm 2003 ), 13 công ty chứng khoán ( năm 2004 ) và 13
công ty chứng khoán ( năm 2005 ). Tính đến hết ngày 30/06/2007, SGDCK TPHCM
đã có 48 công ty chứng khoán thành viên với tổng số vốn điều lệ đạt đến 4.644,75 tỷ
đồng, trong đó có 31/48 công ty hoạt động đủ 5 nghiệp vụ.
Sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng hóa niêm yết đã thu hút nhiều nhà đầu tư,
trong cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như tổ chức mở tài khoản giao dịch tại các
công ty chứng khoán. So với con số khoảng 16.000 tài khoản ( năm 2003 ), 21.200 tài
khoản ( năm 2004 ) và 31.000 tài khoản ( năm 2005 ), 95.000 tài khoản ( năm 2006 ),
thì đến 30/06/2007, số lượng tài khoản đã tăng hơn 240.000, trong đó có trên 5.000 tài
khoản của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nước ngoài ( xem bảng 2.3 )
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CK
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cuối
T6/2007
Số lượng CTCK 7 8 9 12 13 13 21 48
Số tài khoản 2.997 8.774 13.651 16.502 21.616 31.316 95.220 243.809
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 257 321 392 548,7 655,7 1.845 2.434 4.645
Gtrị giao dịch (tỷ đồng) 92,357 1.034 1.082 2.997 19.887 30.435 173.158 519.896
(Nguồn: SGDCK TP.HCM)
2.1.4. Quy mô giao dịch trên thị trường
Từ mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN Index tăng đạt mức kỷ lục 809,86
điểm trong phiên ngày 20/12/2006 và bứt phá đạt mức kỷ lục mới là 1.170,67 điểm
trong phiên 12/03/2007. Tính đến phiên cuối cùng trong năm 2006, VN Index đóng
cửa ở mức 753,81 điểm, tăng 446,31 điểm, tương ứng 145,14% so với cuối năm 2005.
35
Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu trong phiên này đạt gần 150.000 tỷ đồng ( 9,4
tỷ USD ), xấp xỉ 17% GDP ước tính cho 2006. Tính đến 30/06/2007, tổng giá trị vốn
hóa cổ phiếu đạt trên 211.000 tỷ đồng với 107 cổ phiếu niêm yết.
Tổng khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2007
đạt trên 100% so với toàn bộ giao dịch trong năm 2006 ( xem bảng 2.4 )
BẢNG 2.4 : QUY MÔ GIAO DỊCH TRÊN TTCK
Năm Toàn thị trường
Entire market
Cổ phiếu
Com.Stocks
Chứng chỉ quỹ
Fund’s Cer
Trái phiếu
Bonds
Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị
2000 3.662.790 92.357 3.641.000 90.215 0 0 21.790 2.143
2001 19.721.930 1.034.721 19.028.200 964.020 0 0 693.730 70.702
2002 37.008.649 1.080.891 35.715.939 959.330 0 0 1.292.710 121.561
2003 53.155.990 2.998.321 28.074.150 502.022 0 0 25.081.840 2.496.299
2004 248.072.240 19.887.150 72.894.288 1.970.969 3.498.720 32.899 171.679.232 17.883.282
2005 353.070.622 26.877.959 94.846.187 2.784.291 26.113.610 256.079 232.110.825 23.837.589
2006 1.120.781.696 86.829.273 538.536.869 35.472.342 104.744.380 2.702.683 477.500.447 48.654.249
30/06/07 1.135.007.203 122.733.726 789.482.038 95.852.455 120.406.010 3.227.236 225.119.155 23.654.035
% 101,27% 141,35% 146,60% 270,22% 114,95% 119,41% 47,15% 48,62%
Giá trị : triệu đồng
Nguồn : SGDCK TPHCM
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ( FPI ) TRÊN TTCK VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam
2.2.1.1. Sự quan tâm của các NĐTNN đến TTCK Việt Nam.
Đối tượng tham gia mua chứng khoán hiện là các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu
tư tổ chức như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán và
các định chế tài chính khác. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn là nhân tố chính tham gia vào
thị trường, chiếm hơn 99% tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán với khối lượng
giao dịch đạt hơn 70% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường. Theo thống kê của
UBCKNN, tính đến cuối tháng 6/2007, TTCK Việt Nam có 243.809 tài khoản, tăng 2,5
36
lần so với tháng 12/2006 ( 95.220 tài khoản ), trong đó 242.624 tài khoản của nhà đầu
tư cá nhân và 1.185 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức.
TTCK Việt Nam không chỉ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước mà
còn có sự tham gia tích cực của NĐTNN thể hiện qua tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của họ
tăng nhanh qua các năm ( xem biểu đồ 2.1 )
B I Ể U Đ Ồ 2 . 1 : S Ố L Ư Ợ N G C Ố P H IẾU N Ắ M G IỮ B Ở I N Đ T N N
0
1 0 0
2 0 0
3 0 0
4 0 0
5 0 0
0 3 - 0 2 0 9 - 0 2 0 3 - 0 3 0 9 - 0 3 0 3 - 0 4 0 9 - 0 4 0 3 - 0 5 0 9 - 0 5 0 3 - 0 6 0 9 - 0 6 0 3 - 0 7
Tr
iệ
u
cổ
p
hi
ếu
Nguồn : Cty CP CK Sài Gòn (SSI)
Nếu như từ năm 2005 trở về trước, vai trò của NĐTNN không nổi bật trên
TTCK Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng
mạnh của TTCK, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng
khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các NĐTNN cũng
không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu, thì mãi
đến tháng 10/2005 khi NĐTNN được phép nắm giữ tối đa 49% số lượng cổ phiếu niêm
yết của một công ty niêm yết thay vì mức 30% như trước đây, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu
này mới tăng lên đáng kể.
Hiện có khoảng 5.568 tài khoản giao dịch của NĐTNN ( 5.353 tài khoản cá
nhân và 215 tài khoản tổ chức ) và có khoảng 260 quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào
TTCK Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Riêng số
37
tài khoản cá nhân của các nhà đầu tư Nhật chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân
của NĐTNN
Trong thời gian qua, một phần do bị giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trên thị
trường OTC ít hơn so với thị trường chính thức ( 30% so với 49% ) và do đánh giá thị
trường OTC còn đầy những rủi ro chỉ đầu tư mang tính thăm dò nên đa phần các
NĐTNN đầu tư mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu
của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư, đầu tư vào trái phiếu
niêm yết chiếm 25%, đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào
cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1% ( xem biểu đồ 2.2 )
BIỂU ĐỒ 2.2 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CỦA NĐTNN
T r á i p h iế u c h ư a
n iê m y ế t 6 %
T r á i p h iế u n iê m
y ế t 2 5 %
C ổ p h iế u n iê m y ế t
6 8 %
C ổ p h iế u c h ư a
n iê m y ế t 1 %
Nguồn: SGDCK TPHCM
Trong số 109 loại cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết tại HOSE hiện đã có
6 loại cổ phiếu ( tính đến ngày 30/06/2007 ) là AGF, GIL, GMD, REE, STB, và TYA
đã hết room ( tỷ lệ được phép sở hữu cổ phiếu niêm yết dành cho NĐTNN là 30% đối
với ngành ngân hàng và 49% còn lại đối với các ngành khác ). Đáng chú ý là cả 6 loại
cổ phiếu trên đều không có cổ phiếu nào nằm trong TOP 5 cổ phiếu có giá cao nhất sàn
TPHCM hiện nay. Năm cổ phiếu cao giá nhất gồm BMC, FPT, TCT, SJS, DHG lại
38
không phải là những cổ phiếu được ưa chuộng nhất. Cổ phiếu “đầu bảng” BMC chỉ
được các NĐTNN sở hữu hơn 325.000 cổ phiếu và chiếm tỷ lệ 8,29%, các cổ phiếu
còn lại cũng đang còn khá nhiều room cho NĐTNN như DHG còn hơn 1,1 triệu cổ
phiếu trong số 3,9 triệu cổ phiếu NĐTNN được phép mua, FPT còn đến trên 27,5 triệu
/ 44,6 triệu, SJS còn 6,5 triệu / 9,8 triệu và TCT còn 766.000 cổ phiếu ( NĐTNN mới
sở hữu 1,02% tương đương với 16.300 cổ phiếu )
Không những vậy, với những cổ phiếu tăng nóng và phi mã trong thời gian qua
thì NĐTNN cũng khá thận trọng, ngoài BMC và TCT thì LBM còn đến trên 780 ngàn /
803 ngàn cổ phiếu, SGH dù đồn đoán NĐTNN thu gom nhưng room vẫn còn khá nhiều
( trên 286 ngàn cổ phiếu ) riêng HAX còn đến trên 548 ngàn / 796 ngàn cổ phiếu.
Hai loại chứng chỉ quỹ là BF1 và và VF1 cũng sắp hết room dành cho NĐTNN,
chỉ còn chưa đến 5% dù BF1 hiện là loại chứng khoán có giá thấp nhất sàn TPHCM và
VF1 mang nhiều “tai tiếng” thời gian qua. ( xem phụ lục 1 đính kèm )
Điều này cho thấy từ trước đến nay các NĐTNN chưa bao giờ đầu tư mạnh vào
những cổ phiếu có dấu hiệu bị đẩy giá hay tăng quá giá trị thực dù lợi nhuận trước mắt
khá cao. Họ chỉ ưa chuộng các loại cổ phiếu giá không quá cao cũng không quá thấp vì
nhận thấy triển vọng sẽ lên và có tính thanh khoản tương đối.
Trong số 6 loại cổ phiếu đã hết room dành cho NĐTNN, trừ TYA thì 5 loại cổ
phiếu còn lại đều mang tên các doanh nghiệp làm ăn khá hiệu quả trong nhiều năm qua
và hầu hết đã được NĐTNN biết đến trước khi đầu tư vào TTCK Việt Nam vì thông tin
và tình hình tài chính của họ khá minh bạch. Riêng TYA ( doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài đầu tiên niêm yết ) chưa phải là một “blue chip” đúng nghĩa nhưng được ưa
chuộng do cổ đông nước ngoài muốn nắm quyền kiểm soát nên tăng cường mua vào rất
lớn.
Các NĐTNN cũng rất chủ động trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Trong
đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như NĐTNN luôn giữ một tư thế
39
độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư trong nước. Trong đợt điều
chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của
NĐTNN khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào những thời
điểm thị trường sụt giảm mạnh khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong
nước thì NĐTNN vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường. Không
những thế có nhiều ý kiến cho rằng các đợt “làm giá” trên thị trường vừa qua có sự
thao túng không nhỏ của các NĐTNN. Với tỷ trọng nắm giữ từ 20 – 25% số cổ phiếu
niêm yết, nếu trong trường hợp các NĐTNN đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên
đến 3,5 – 4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước
nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam
hiện còn khá lớn.
2.2.1.2. Sự tham gia của các tổ chức nước ngoài vào TTCK Việt Nam
Ngay cả khi TTCK Việt Nam còn chưa thành lập, vào năm 1991 đã manh nha
có 8 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn, với
tổng số vốn là 417,6 triệu USD. Tuy nhiên họ đã phải rút hết về nước vì không tìm
thấy cơ hội, ngoại trừ Dragon Capital.
Từ năm 1999 đến nay làn sóng đầu tư của các quỹ vào Việt Nam ngày càng có
xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của SGDCK TPHCM, đến hết ngày 24/12/2003 SGD
đã tổ chức được 242 phiên giao dịch, với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường ước hơn
2.700 tỷ đồng cổ phiếu và trái phiếu, trong đó 27% là do các NĐTNN thực hiện. Giao
dịch của các NĐTNN sôi động hơn hẳn các nhà đầu tư trong nước. Số liệu của SGDCK
TPHCM cũng cho thấy, số lượng NĐTNN mở tài khoản giao dịch tại các công ty
chứng khoán tăng hơn 36% so với năm 2002, tập trung nhiều nhất ở công ty cổ phần
chứng khoán Sài Gòn ( SSI ). Cùng với sự sôi động trong giao dịch của NĐTNN, sự
quan tâm nhiều hơn đối với TTCK của các quỹ nước ngoài thật sự là điểm nổi bật
trong những năm vừa qua. Bên cạnh Dragon Capital, trong năm 2003 đã có thêm 2 quỹ
40
nước ngoài tham gia trên TTCK là Vina Capital và Mekong Capital. VOF là quỹ đầu tư
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiệu quả nhất trong năm 2004 với mức độ tăng
trưởng tài sản ròng ( NAV ) là 24,5%.
Đến năm 2006, có thể coi là thời kỳ hoàng kim của TTCK Việt Nam, chỉ với hai
báo cáo của tổ chức tài chính Merrilynch ( Mỹ ) một vào tháng 2/2006 và một vào
tháng 10/2006, động thái trên thị trường đã thay đổi rõ rệt, các quỹ đầu tư nước ngoài
đua nhau đầu tư vào Việt Nam và mở rộng quy mô hoạt động. Gần đây nhất, quỹ đầu
tư mạo hiểm GrandFord ( Anh ) đã liên kết với công ty cổ phần quản lý quỹ Phú Lân
( Lion Capital ) để cùng thực hiện việc huy động vốn cho các dự án bất động sản ở Việt
Nam. Trước đó không lâu, VinaCapital cũng đưa quỹ Vietnam Infrastructure Limitid
( Quỹ cơ sở hạ tầng Việt Nam ) niêm yết tại sàn chứng khoán London với mã giao dịch
“VNI”. VNI là một dạng quỹ đóng với vốn đầu tư ban đầu 402 triệu USD. Đây là quỹ
công chúng đầu tiên hoạt động đầu tư chuyên sâu vào các dự án cơ sở hạ tầng thuộc
các ngành kinh tế chiến lược của Việt Nam như năng lượng, giao thông, viễn thông,
nước… Với việc thành lập VNI, VinaCapital đang nghiên cứu các dự án liên quan đến
đường cao tốc, sân bay, đường, nhà máy điện, viễn thông và “chờ đón cơ hội đầu tư từ
việc cổ phần hóa tài sản cơ sở hạ tầng của Nhà nước”. Cũng trong năm này, công ty
Mekong Capital cũng đã chuẩn bị cho ra mắt quỹ thứ ba, quỹ Azalea Fund với số vốn
100 triệu USD. Mục tiêu chính của Azalea Fund là tập trung đầu tư vào các công ty
Nhà nước cổ phần hóa. Có thể nói, sự phát triển của Mekong Capital thể hiện rất rõ qua
nguồn vốn đầu tư của các quỹ. Nếu như quỹ đầu tiên của Mekong chỉ có số vốn 18,5
triệu USD thì quỹ thứ hai tăng lên 50 triệu USD và đến quỹ thứ ba, con số này đã tăng
gấp đôi như trên. Ngoài ra, còn có hàng loạt các quỹ khác cũng đang chờ UBCKNN
cấp phép, trong đó có một quỹ đầu tư của Nhật, dự kiến số vốn 200 triệu USD. Các tổ
chức tài chính của Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã đặt chân đến Việt Nam thông qua
việc thành lập công ty tư vấn đầu tư tài chính với mục tiêu trước mắt là các đợt IPO
của các doanh nghiệp Nhà nước lớn cổ phần hóa sắp tới.
41
Theo số liệu của UBCKNN, hiện có khoảng 206 quỹ đầu tư nước ngoài đã đăng
ký tham gia thị trường hoạt động đầu tư thông qua hai hình thức: qua văn phòng đại
diện, nhân viên làm việc tại các văn phòng đại diện và đầu tư ủy thác thông qua các đại
diện giao dịch ủy quyền. Phần lớn quỹ đầu tư không cho vay tiền mà chỉ mua cổ phần
và hạn chế đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp mà một chủ
nắm giữ hơn 50% vốn ( trừ Nhà nước ). Lớn nhất hiện nay phải kể đến 3 quỹ đầu tư
trên TTCK: Dragon Capital, Vina Capital và Indochina Capital đang nắm giữ gần 4 tỷ
USD. Dragon Capital đang quản lý khoảng 1,5 tỷ USD, kế đến là Vina Capital với gần
1,3 tỷ USD và Indochina Capital gần 1 tỷ USD. Ngoài ra còn có các quỹ đầu tư khác
với số vốn không nhỏ như VEIL ( 190 triệu USD ) và VGF ( 90 triệu USD ) cũng đã đi
vào hoạt động. Các nhà đầu tư tầm cỡ như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman
Sachs, JP Morgan Chase bước đầu có những hoạt động kiểm soát, tìm hiểu thị trường
Việt Nam. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các quỹ đầu tư nước ngoài đã làm tăng
thêm niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt
Nam trong thời gian tới
2.2.2. Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt
Nam
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của NĐTNN trên TTCK Việt Nam
Trong thời gian qua Nhà nước đã trực tiếp điều hành và quản lý giám sát vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam thông qua các văn bản pháp lý chủ
yếu sau:
• Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của người nước
ngoài trên TTCK Việt Nam bao gồm:
1/ Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 có hiệu lực ngày 1/1/2007 thay thế cho
Nghị số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK đánh dấu quan
trọng cho sự phát triển TTCK Việt Nam
42
2/ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán năm 2006
3/ Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam
4/ Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam ( thay thế cho
Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg )
5/ Quyết định số 289/2004/QĐ-UBCK ngày 27/10/2004 của UBCKNN về tỷ lệ
nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư đã niêm yết của NĐTNN
6/ Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế góp vốn mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp
Việt Nam
7/ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
8/ Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP
9/ Thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ
sung thông tư 126/2004/TT-BTC
10/ Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ tài chính hướng
dẫn thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán
11/ Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ
sung thông tư 100/2004/TT-BTC
• Các văn bản pháp lý hướng dẫn về ngoại hối có liên quan đến hoạt động đầu
tư của NĐTNN trên TTCK bao gồm
43
1/ Thông tư số 03/2004/TT-NHNN ngày 25/05/2004 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của
NĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam
2/ Quyết định số 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 06/12/2004 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của NĐTNN
tại TTGDCK.
3/ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối
2.2.2.2. Những mặt tích cực trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước
Có thể nói rằng thời gian qua TTCK Việt Nam tồn tại và ngày càng phát triển,
đạt được những thành tựu như ngày nay phần lớn là nhờ vào công tác quản lý, điều
hành của Nhà nước thể hiện qua các văn bản pháp lý trên mà những văn bản sửa đổi,
bổ sung sau đều thể hiện sự cải tiến vượt bậc so với những văn bản trước đó chứng tỏ
Nhà nước luôn “quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu” nhu cầu của thị trường và kịp thời
có những bước điều chỉnh thích hợp, cụ thể như sau:
- Theo Quyết định 146/2003/QĐ-TTg và Quyết định 289/2004/QĐ-UBCK thì
các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh
nghiệp Việt Nam tối đa là 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực, ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc ủy quyền cho Bộ kế hoạch và
Đầu tư công bố trong từng thời kỳ. Còn đối với các doanh nghiệp có cổ phần niêm yết
trên TTCK tập trung, tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài cũng được quy định tối đa là
30% tổng số cổ phiếu niêm yết hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư.
Hai quyết định trên khiến NĐTNN chỉ có thể là cổ đông thiểu số trong các công
ty cổ phần vì bị khống chế tỷ lệ. Trong khi đó, đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đều
là doanh nghiệp nhỏ so với thế giới cho nên số vốn đầu tư dành cho NĐTNN trên thực
44
tế là rất thấp, không đạt yêu cầu về quản lý danh mục đầu tư. Đơn cử một trường hợp
quỹ đầu tư Dragon Capital muốn đầu tư vào một công ty ít nhất là 2 triệu USD, tức là
tương đương 32 tỷ VNĐ thì với quy định tỷ lệ 30% đòi hỏi quy mô của doanh nghiệp
đó ít nhất là 100 tỷ VNĐ. Nhưng ở Việt Nam hiện nay không có nhiều những doanh
nghiệp có số vốn như vậy sẵn sàng bán cổ phiếu cho NĐTNN.
Mặt khác, theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã cho phép rộng rãi các nhà đầu tư
trong nước, nước ngoài tham gia đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ
phần hóa thì việc giới hạn tỷ lệ tham gia của các NĐTNN tối đa là 30% vô hình chung
không tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến
tham gia vào quá trình cổ phần hóa và làm hạn chế hiệu quả cổ phần hóa.
Nhận thức được điều này, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ra đời thay thế cho
Quyết định 146/2003/QĐ-TTg theo đó tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
niêm yết trên TTCK của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nâng lên từ 30% lên
49% và không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của các tổ chức phát
hành.
Quyết định 238/2005/QĐ-TTg vừa được ban hành vào cuối năm 2005 thì đầu
năm 2006 thị trường đã có những biến đổi rõ rệt. Các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết
trên sàn liên tục tăng về mặt giá trị và khối lượng mua vào, ngày càng có nhiều nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài tham gia giao dịch trên TTCK. Sự ra đời của Quyết định
238/2005/QĐ-TTg có ý nghĩa không chỉ tại thời điểm được ban hành với tác động kích
hoạt thị trường, hình thành xu thế tăng trưởng mới mà nó còn có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam, là cơ hội mới mở ra cho
NĐTNN đầu tư vào TTCK Việt Nam đầy tiềm năng và phát triển trong tương lai.
Quyết định trên đã làm thay đổi cơ bản quy mô TTCK và thúc đẩy tiến trình cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước.
45
- Một thay đổi nữa tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên
TTCK nhưng cũng chứng tỏ phần nào công tác quản lý và giám sát chặt chẽ của Nhà
nước đối với việc đánh thuế GTGT và thuế TNDN trong lĩnh vực chứng khoán đó là
thông tư 72/2006/TT-BTC. Trong thông tư này Nhà nước đã quy định rõ hơn về mức
thu khoán đối với chuyển nhượng chứng khoán và việc kê khai, nộp thuế chứng khoán
theo đó
“Các tổ chức khác, bao gồm quỹ đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài được
thành lập theo pháp luật nước ngoài, không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam nhưng
có mở tài khoản đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, các tổ chức thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam ( trừ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,..) thực hiện
nộp thuế TNDN theo phương thức khoán như sau
Mức thu khoán
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán ( cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái
phiếu trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế ) số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1%
tổng giá trị chứng khoán bán ra tại thời điểm chuyển nhượng.
- Đối với lãi trái phiếu, số thuế phải nộp bằng 0,1% tổng giá trị trái phiếu ( bao
gồm mệnh giá và số lãi được nhận )
Kê khai và nộp thuế khoán
- Đối với chứng khoán niêm yết: công ty chứng khoán chịu trách nhiệm khấu trừ
thuế TNDN và thay mặt tổ chức đầu tư kê khai nộp thuế.
- Đối với chứng khoán chưa niêm yết
Trường hợp công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông,
công ty chứng khoán đó chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay cho nhà đầu tư
Trường hợp công ty chứng khoán không được ủy quyền quản lý danh sách cổ
đông, đối với tổ chức là quỹ đầu tư của nước ngoài, tổ chức nước ngoài không có tư
46
cách pháp nhân chỉ mở tài khỏan tại Việt Nam để đầu tư chứng khoán sẽ do ngân hàng
thương mại nơi quỹ đầu tư đó mở tài khoản chịu trách nhiệm kê khai và nộp thay. Còn
đối với tổ chức trong nước, công ty cổ phần, công ty quản lý quỹ sẽ do tổ chức chi trả
lãi trái phiếu có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay”
Thông tư trên ra đời vừa đảm bảo nguồn thu đủ cho Nhà nước vừa đảm bảo cho
nhà đầu tư an tâm đầu tư trên TTCK. Việc giao cho các tổ chức có trách nhiệm kiểm
tra chéo và nộp thuế thay cho nhà đầu tư sẽ giúp cho các tổ chức đầu tư không phải tốn
nhiều thời gian kê khai, nộp thuế và giúp cho Nhà nước quản lý chặt hơn các nguồn thu
cho ngân sách. Mặt khác việc quy định “cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư
chứng khoán tại Việt Nam tạm thời chưa phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu
nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán và các khoản thu nhập
khác từ đầu tư chứng khoán” cũng có tác dụng khuyến khích nhất định đến các đối
tượng trên nhất là trong giai đoạn đầu Việt Nam cần quảng bá và thu hút đầu tư
2.2.2.3. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước
Không thể phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước trên TTCK Việt Nam thời
gian qua. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực công tác quản lý của Nhà nước vẫn
còn nhiều kẽ hở khiến những kẻ đầu cơ, cơ hội và các giao dịch nội gián liên tục xuất
hiện và làm lũng đoạn thị trường. Một trong những kẻ hở đó là Nhà nước khống chế tỷ
lệ đầu tư vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào các công ty chưa niêm yết là
30% nhưng lại không quy định mức giá trần trong giao dịch mua bán trên thị trường
OTC. Điều này đã có tác động hạn chế việc thu hút vốn FPI nhưng lại tạo ra “thiên
đường rửa tiền” cho những kẻ làm ăn phi pháp. Theo quy định tại thông tư
03/2004/TT-NHNN thì “Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của
pháp luật Việt Nam, NĐTNN được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép để chuyển ra
nước ngoài”. Chính vì Nhà nước không quy định mức giá trần nên các tổ chức, cá nhân
nước ngoài có thể đưa ra mức giá khống gấp hàng chục lần mệnh giá cổ phiếu mà
47
không thể kiểm soát được. Các ngân hàng thương mại khi bán ngoại tệ cho các đối
tượng này đều liệt các giao dịch này vào những giao dịch “đáng ngờ” và lập báo cáo
phòng chống rửa tiền hằng ngày gửi cho Ngân hàng Nhà nước, nhưng vẫn không thể từ
chối việc bán ngoại tệ do trên thực tế những giao dịch trên vẫn được coi là hợp lệ theo
các văn bản pháp luật hiện hành và theo đó một lượng ngoại tệ khổng lồ được chuyển
ra khỏi nước ta gây thất thoát rất nhiều trong công tác quản lý ngoại hối mà đến nay
vẫn chưa giải quyết được.
Hạn chế thứ hai trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước là quy định quá
cứng nhắc tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong các doanh nghiệp chưa niêm yết là 30% và
doanh nghiệp niêm yết là 49%. Điều này đã vô tình đánh đồng tỷ lệ sở hữu của
NĐTNN trong tất cả các lĩnh vực đầu tư. Đối với những lĩnh vực Nhà nước không
kham nổi vốn như giao thông vận tải, đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng, công nghệ,..
cần thu hút nhiều vốn đầu tư của nước ngoài thì tỷ lệ này xem ra là còn quá thấp. Trong
khi đó những lĩnh vực trọng yếu đối với nền kinh tế đất nước như ngân hàng, tài chính,
thuế, bưu chính viễn thông, điện, nước,… vẫn cần sự bảo hộ của Nhà nước thì tỷ lệ này
lại là quá cao. Ở các nước khác, Chính phủ họ không quy định rập khuôn tỷ lệ sở hữu
đối với NĐTNN trong các doanh nghiệp cổ phần hóa như ở Việt Nam mà thay vào đó
quy định những lĩnh vực mà NĐTNN được phép đầu tư ( tỷ lệ sở hữu có khi lên đến
100% ) và quy định những lĩnh vực hạn chế hoặc cấm đầu tư. Như vậy một mặt sẽ tạo
ra sự chủ động hơn cho các NĐTNN và mặt khác Chính phủ cũng có thể bảo hộ cho
các doanh nghiệp trong nước.
Hơn nữa việc Nhà nước quy định tỷ lệ như trên cũng sẽ gây một số khó khăn
cho các công ty niêm yết
Thứ nhất, việc huy động vốn của các công ty niêm yết từ các nhà đầu tư tổ chức
cả trong lẫn ngoài nước bị giới hạn
48
Thứ hai, hạn chế quyền của doanh nghiệp trong việc hợp tác với các đối tác
nước ngoài nhất là với các nhà đầu tư chiến lược.
Thứ ba, việc giới hạn tỷ lệ mua cổ phần của các NĐTNN sẽ hạn chế trào lưu
mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và đây chính là rào cản trong việc hình
thành các tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh.
Thứ tư, tính thanh khoản của thị trường vốn không cao, làm tăng rủi ro trong
đầu tư chứng khoán và như vậy sẽ mang lại nhiều bất lợi cho nhà đầu tư. Một khi tính
thanh khoản của cổ phiếu không cao thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc áp
dụng các hình thức trả lương phi vật chất như phát hành cổ phiếu ưu đãi, phát hành
quyền cho người lao động… và sẽ khó khăn trong tiến trình tích tụ vốn.
Hạn chế thứ ba trong quản lý FPI của Nhà nước là việc ban hành các văn bản
pháp lý còn quá nhiều điểm chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản. Mặc dù
Nhà nước đã cố gắng ban hành Luật chứng khoán và Pháp lệnh ngoại hối nhưng hai
văn bản trên cũng không thể cải thiện được tình hình vì thực chất Luật chứng khoán
không đề cập gì nhiều đến đối tượng là NĐTNN còn Pháp lệnh ngoại hối chủ yếu chỉ
quy định các giao dịch ngoại hối liên quan đến giao dịch vãng lai. Do đó khi giao dịch
trên thị trường, NĐTNN và các cơ quan chức năng luôn tỏ ra lúng túng khi “sờ” vào
những quy định trong luật của Việt Nam, cụ thể
Theo tinh thần Luật đầu tư là không hạn chế các NĐTNN đầu tư vào những
ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm ( tức là NĐTNN được quyền nắm giữ
100% cổ phần trong công ty niêm yết ). Nhưng cũng vào thời điểm mà Luật đầu tư vẫn
còn hiệu lực thi hành thì Quyết định 238/2005/QĐ-TTg và Quyết định 36/2003/QĐ-
TTg lại phủ nhận hoàn toàn Luật đầu tư trên khi quy định tỷ lệ đầu tư tối đa cho
NĐTNN trong doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết.
Như vậy, có thể thấy rằng trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước vẫn còn
nhiều điểm bất cập cần được tháo gỡ, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Nếu làm được điều
49
đó thì Việt Nam sẽ thực sự trở thành một thiên đường, một điểm đến an toàn cho các
nhà đầu tư trên thế giới nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ TRONG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN FPI THỜI GIAN QUA
Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích sự tham gia của các quỹ đầu tư, tổ chức
đầu tư nước ngoài và thực chất các thành phần kinh tế nước ngoài đã từ lâu trở thành
một bộ phận không tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy rằng, các luồng vốn
đầu tư nước ngoài luôn thực sự là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng
tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới. Tuy nhiên, có thể nói tình hình thu hút
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ( vốn FPI ) của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn so
với các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Mặc dù vốn
FPI ( được đầu tư chủ yếu qua các quỹ đầu tư và định chế tài chính ) vào Việt Nam bắt
đầu tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng có những hạn chế sau:
- Chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ). Theo
thống kê chưa đầy đủ, vốn FPI vào Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% so với vốn FDI năm
2002; 2,3% trong năm 2003 và 3,7% vào năm 2004. Đây là tỷ lệ quá khiêm tốn so với
nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ này ở
các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm từ 30 – 40%
- Một trong những kênh dung nạp dòng vốn FPI là TTCK cũng chỉ mới đạt giá
trị vốn hóa trên 9 tỷ USD, quá nhỏ so với các thị trường khác trong khu vực như Trung
Quốc ( 480 tỷ USD ), Philippines ( 80 tỷ USD ), hoặc Thái Lan ( 100 tỷ USD ).
- Thực tế cho thấy vốn FPI vào Việt Nam còn thấp, nguyên nhân từ cả hai phía
Nhà nước và doanh nghiệp
Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Việt Nam
50
Đa số doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn, tuy nhiên trước nguồn vốn đầu tư
nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam “hình như” từ chối hay rất ít doanh nghiệp
Việt Nam biết tận dụng nguồn vốn này. Những suy nghĩ về vấn đề giải quyết nhu cầu
vốn của mình được bộc lộ qua những quan điểm sau:
- Những công ty tư nhân hầu hết đều không sẵn lòng hoặc không thể đáp ứng
yêu cầu về tính minh bạch
- Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, phương thức tìm vốn để phát triển công
việc sản xuất kinh doanh xưa nay chủ yếu vẫn là từ ngân hàng
- Về phía doanh nghiệp, dù rất cần vốn nhưng vẫn e ngại khi làm việc với các
quỹ đầu tư. Có thể nói doanh nghiệp không có động lực thu hút vốn FPI vì sợ tuột mất
quyền quản lý, sở hữu doanh nghiệp và tài sản của mình. Đó là do doanh nghiệp chưa
sẵn sàng đón nhận khái niệm “công ty đại chúng”, doanh nghiệp chưa tin tưởng để trao
cho quỹ quyền tham dự vào Hội đồng quản trị của công ty cũng như doanh nghiệp
chưa muốn công khai hết mọi vấn đề về tài chính. Trong khi đó, đây là các yếu tố then
chốt để quỹ đầu tư quyết định chọn doanh nghiệp hay không
- Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều e ngại công khai tình hình hoạt động kinh
doanh. Hội đồng quản trị chưa phải là tổ chức quy tụ những cổ đông lớn và không hoạt
động độc lập…
- Số doanh nghiệp cần vốn thì nhiều mà quỹ đầu tư thì ít. Do đó các nhà đầu tư
luôn “kén cá chọn canh”. Chẳng hạn việc Dragon Capital đưa ra điều kiện chỉ tham gia
vào một công ty khi giá trị thị trường của công ty này đạt từ 7 triệu USD trở lên đã là
một hạn chế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Các công ty tư nhân ở Việt Nam được thành lập trong vòng 10 năm với quy
mô khá nhỏ, nên không thích hợp với việc nhận đầu tư từ các quỹ. Hầu như quỹ tư
nhân trong khu vực đang tìm các cơ hội đầu tư với mức đầu tư tối thiểu là 5 triệu USD.
51
- Điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư là muốn hiểu được hoạt động của
doanh nghiệp một cách chân thực và chính xác qua bản báo cáo tài chính, nhưng phần
lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều coi việc báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan
thuế chứ không phải là dành cho cổ đông cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. Trong
khi đó, hệ thống kiểm toán còn nhiều bất cập, có những quy định không tuân theo
chuẩn mực quốc tế. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần
hóa chủ yếu là tính theo giá trị sổ sách chứ không sử dụng phương pháp chiết khấu
dòng tiền, nên để đánh giá giá trị thực một doanh nghiệp là rất khó. Bên cạnh đó, hệ
thống thông tin của doanh nghiệp còn yếu, không cung cấp đầy đủ cho nhà đầu tư về
tình hình hoạt động cũng như những dự báo trong tương lai.
Nguyên nhân từ phía Nhà nước
- Nhà nước chưa có một hệ thống chính sách rõ ràng, minh bạch đối với FPI.
Các quy định còn nhiều chồng chéo, bất cập và tỏ ra “thiên vị” đối với các nhà đầu tư
trong nước hơn là các NĐTNN. Sự thiên vị dễ thấy nhất là việc Nhà nước giới hạn tỷ lệ
tham gia góp vốn mua cổ phần đối với NĐTNN. Việc giới hạn này đã góp phần làm
giảm sức thu hút vốn FPI vào Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công ty, tập đoàn tài
chính lớn trên thế giới đang tìm đến thị trường Việt Nam và coi Việt Nam như một địa
chỉ đầu tư đáng tin cậy và đầy hứa hẹn. Tuy nhiên điều này chưa có nghĩa là sẽ chắc
chắn có làn sóng đầu tư ồ ạt đổ vào Việt Nam khi cơ hội đầu tư của họ bị hạn chế. Mục
đích của các NĐTNN vào Việt Nam không phải là để hưởng ưu đãi mà họ muốn tham
gia ban điều hành để có thể cải cách về quản trị cũng như phương thức kinh doanh của
doanh nghiệp. Thời gian vừa qua Nhà nước chỉ cho phép các NĐTNN tham góp vốn
với một tỷ lệ nhỏ nên dù rất muốn đầu tư lâu dài vào một doanh nghiệp tại Việt Nam,
các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đành bán bớt cổ phiếu để chuyển sang đầu tư ở một
lĩnh vực khác hoặc rút vốn ra khỏi Việt Nam vì đã hết “room”.
52
Bên cạnh đó ở Nhà nước vẫn còn tồn tại những nhận thức không thiện cảm về
các quỹ đầu tư trong hoạch định chính sách khi cho rằng các quỹ đầu tư nước ngoài chỉ
đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn sinh lãi cao và gắn liền với các quỹ này
là những khả năng làm thất thoát vốn cho nền kinh tế. Những nhận thức không “thân
thiện” như trên tuy có những lý lẽ đáng để thông cảm do những rủi ro tiềm ẩn vốn có
của dòng vốn này. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến việc nới lỏng hơn nữa để quá
trình hội nhập của Việt Nam vào WTO diễn ra nhanh chóng hơn và quan trọng hơn hết
là điều này sẽ làm cho môi trường đầu tư của chúng ta trở nên tốt “đồng đều” hơn giữa
hai khu vực thu hút vốn FPI và FDI. Đến lượt mình, FPI lại có tác động ngược trở lại
trong việc thu hút dòng FDI và qua đó cũng làm giảm đi những mất cân đối nghiêm
trọng giữa hai dòng vốn này trong quá trình hội nhập.
- Nhà nước vẫn còn dè dặt trong việc phát triển thị trường vốn và các dịch vụ
tài chính ở Việt Nam. TTCK Việt Nam quy mô hiện nay vẫn còn quá nhỏ so với các
nước trên thế giới. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường hiện nay mới đạt gần 9 tỷ USD,
chỉ bằng tổng vốn đầu tư của khoảng 10 quỹ đầu tư nước ngoài có quy mô lớn. Vì vậy
khả năng hấp thu vốn của TTCK Việt Nam bị đánh giá là thấp và đây cũng là nguyên
nhân chính khiến Việt Nam chưa thu hút được các tổ chức đầu tư lớn hoặc nếu họ đã
xuất hiện tại thị trường thì vẫn tham gia giao dịch hết sức dè dặt. Nếu quy mô thị
trường không được nâng lên, không hội tụ được những doanh nghiệp lớn niêm yết thì
TTCK Việt Nam khó có khả năng thu hút những nhà đầu tư tài chính nước ngoài có
tiềm lực mạnh.
- Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra quá chậm chạp làm cản
trở quá trình tự do hóa kinh tế và hạn chế tăng trưởng bền vững của khu vực tư nhân.
Hiện nay Nhà nước mới chỉ cổ phần hóa được khoảng 70% doanh nghiệp trong đó
phần nhiều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn. Hy
vọng rằng từ đây đến cuối năm một loạt các doanh nghiệp Nhà nước lớn sắp được cổ
53
phần hóa tiếp theo như ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương, Công ty
Bưu chính viễn thông Viettel, Vinafone, Mobifone,… sẽ góp phần gia tăng cung hàng
hóa cho thị trường và mở ra nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư vốn cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước.
- Nhà nước vẫn chưa chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh của Việt Nam. Mặc dù mối quan tâm của các NĐTNN ngày càng tăng, nhưng
việc tìm kiếm thông tin về TTCK Việt Nam của người nước ngoài còn gặp rất nhiều
khó khăn do thiếu thông tin bằng tiếng nước ngoài. Các công ty niêm yết và chưa niêm
yết thông thường chỉ chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh để phục vụ cho việc giới thiệu,
quảng cáo, chào hàng, chưa nhằm mục đích thu hút cổ đông nước ngoài. Các bản cáo
bạch, báo cáo định kỳ và đột xuất gửi SGDCK TPHCM và UBCKNN chưa được dịch
sang tiếng Anh phục vụ công chúng đầu tư nước ngoài. Bản thân UBCKNN và
SGDCK TPHCM cũng chưa tổ chức cung cấp các thông tin nêu trên qua trang web. Hệ
thống dịch vụ thông tin chuyên nghiệp chưa phát triển, chi phí tìm kiếm thông tin cao
làm ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của NĐTNN nhất là các nhà đầu tư cá thể.
- Chính sách thuế hiện nay chưa được đổi mới nên chưa tạo ra bước đột phá
trong vấn đề minh bạch hóa của các doanh nghiệp. Ngoại trừ các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK bắt buộc phải công bố thông tin minh bạch thì các doanh nghiệp còn lại
rất sợ nếu công bố thông tin thì sẽ gặp rắc rối với cơ quan thuế. Làm sao các NĐTNN
có thể yên tâm đầu tư vào doanh nghiệp khi không thực sự nắm bắt được thông tin
chính xác về doanh nghiệp đó? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời trong một thời gian
ngắn
Ngoài ra, chính sách của Nhà nước về việc tham gia của NĐTNN vào các công
ty cổ phần hóa cũng chưa rõ ràng. Cụ thể, đợt phát hành lần đầu của Vietnam Ocean
Shipping Agency ( VOSA ) lẽ ra đã diễn ra vào ngày 14/02/2006 với hơn 900 nhà đầu
tư tham gia nhưng đã bị hủy bỏ. Lý do là vì VOSA chờ mãi nhưng chưa thấy Chính
54
phủ có ý kiến về việc tham gia của NĐTNN. Mãi đến sau này Chính phủ mới có văn
bản cho phép VOSA được bán cổ phần cho NĐTNN. VOSA và Gemadept ( hiện niêm
yết tại SGDCK TP.HCM ) chẳng khác nhau gì nhưng NĐTNN lại có thể nắm đến 49%
vốn của Gemadept.
Nhu cầu về vốn của Việt Nam rất lớn song có nhiều kênh hút vốn vẫn chưa
được khai thác hết, thậm chí còn bỏ ngỏ, trong đó có quỹ đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng muốn đầu tư vào Việt Nam bằng cách gián tiếp
nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đối tác. Một phần, do doanh nghiệp Việt Nam rất ít
hoạt động xúc tiến thu hút FPI, trong khi đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI ) lại có hàng chục hội nghị xúc tiến mỗi năm.
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI
Để phần nào khẳng định những đánh giá, phân tích nêu trên không hoàn toàn
theo ý chủ quan của người viết và phần nào giúp cho những người đọc và đánh giá luận
văn này có được cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn về quan điểm của NĐTNN khi đầu tư vào
TTCK Việt Nam, người viết đã thực hiện một cuộc khảo sát trong vòng 80 ngày với 87
nhà đầu tư cá nhân và 5 tổ chức nước ngoài bằng cách đề nghị các nhà đầu tư trả lời
bản câu hỏi trắc nghiệm ( phụ lục 2 đính kèm ) đồng thời thu thập thêm trên các tạp
chí ý kiến nhận định của một số chuyên gia, một số nhà quản lý của các công ty, quỹ
đầu tư có danh tiếng trên thị trường ( phụ lục 3 đính kèm ). Sau đó bằng phương pháp
tổng hợp, thống kê để đưa ra kết quả. Sau đây là kết quả phỏng vấn điều tra.
- Trong phần câu hỏi lựa chọn khi được hỏi đã dùng bao nhiêu tiền để đầu tư
vào TTCK Việt Nam và thâm niên đầu tư trên thế giới thì có 97,8% ( trong đó có 100%
nhà đầu tư cá nhân và 3 tổ chức ) đầu tư vào Việt Nam với số vốn dưới 5 triệu USD.
Cá biệt chỉ có 2 tổ chức đầu tư với số vốn từ 5 đến 10 triệu USD. Thâm niên đầu tư của
các vị này trên thế giới từ 3 đến 6 năm.
55
¾ Điều này cho thấy đây là những nhà đầu tư có thể nói là chuyên nghiệp
nhưng số vốn họ rót vào Việt Nam vẫn còn ít, chứng tỏ họ vẫn còn tỏ ra dè
dặt đối với TTCK mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên 97% nhà đầu tư đều trả lời
rằng sẽ gia tăng vốn và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Đây
có thể được xem là tín hiệu khả quan cho TTCK Việt Nam.
- Về cơ cấu đầu tư : có 83% NĐTNN đầu tư vào cổ phiếu trong đó 97% vào cổ
phiếu niêm yết và 3% vào cổ phiếu chưa niêm yết. Nhưng khi được hỏi về dự định đầu
tư trong thời gian tới thì có 81% NĐTNN đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và 19% đầu tư
vào cổ phiếu chưa niêm yết. Tỷ lệ này ở trái phiếu và chứng chỉ quỹ là:
BẢNG 2.5 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO TRÁI PHIẾU VÀ CHỨNG CHỈ QUỸ CỦA
NĐTNN
Hiện tại Tương lai
Trái phiếu 7% 12%
Chứng chỉ quỹ 10% 15%
¾ Sở dĩ có sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết trong
tương lai là do NĐTNN đánh giá tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu chưa niêm yết
cao hơn. Một phần vì cổ phiếu niêm yết trên TTCK đã liên tục giảm giá
trong những tháng gần đây, giá mua vào và bán ra không chênh lệch bao
nhiêu trong khi đối với cổ phiếu chưa niêm yết nếu nắm được những thông
tin ngoài lề và là cổ đông chiến lược có thể mua vào với giá rất thấp và bán
ra với giá rất cao. Phần nữa là do trong thời gian qua nhà đầu tư cũng bị
khống chế tỷ lệ đối với cổ phiếu chưa niêm yết thấp hơn cổ phiếu niêm yết,
và một số công ty khi phát hành không có chính sách cho NĐTNN mua cổ
phiếu chưa niêm yết do đó đã hạn chế tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu này rất nhiều.
Còn về thị trường trái phiếu và chứng chỉ quỹ theo các NĐTNN là chưa hấp
56
dẫn, nhất là lãi suất trái phiếu trong thời điểm hiện tại là quá thấp so với kỳ
vọng của nhà đầu tư.
- Trong phần câu hỏi theo thang điểm, khi được hỏi về mức độ quan trọng của
các mục tiêu đầu tư thì 30,6% nhà đầu tư mong muốn đạt được lợi nhuận trong ngắn
hạn; 64,4% đạt được lợi nhuận trong dài hạn và 5% hưởng lợi từ việc chia cổ tức
¾ Điều này cho thấy đa số các nhà đầu tư đều theo đuổi ý định đầu tư lâu dài
tại Việt Nam và họ xác định mục đích đầu tư chứ không đầu cơ như một số
nhà đầu tư trong nước vẫn làm trong thời gian qua. Do đó khi thị trường có
dấu hiệu đi xuống các NĐTNN vẫn mua vào một lượng cổ phiếu lớn thay vì
bán ra như các nhà đầu tư trong nước.
- Còn về phần câu hỏi trong những phương pháp đánh giá, phương pháp nào
thường sử dụng nhất, phần đông nhà đầu tư cá nhân sử dụng phương pháp phân tích cơ
bản, còn các nhà đầu tư tổ chức sử dụng kết hợp hai phương pháp: phân tích cơ bản và
phân tích kỹ thuật. Rất ít các nhà đầu tư phụ thuộc vào các công ty môi giới và dịch vụ
tư vấn đầu tư.
¾ Điều này nói lên đa phần các NĐTNN là các nhà đầu tư có chuyên môn cao.
Khi muốn đầu tư vào một lọai chứng khoán nào đó họ thường phân tích kỹ
và dựa vào tiềm năng phát triển của công ty, cân nhắc đến yếu tố phát triển
của công ty trong tương lai hơn là quan tâm đến lợi nhuận hiện tại và không
đầu tư theo tâm lý “bầy đàn” như các nhà đầu tư trong nước. Như vậy, Việt
Nam chỉ cần cải thiện môi trường pháp lý, đồng bộ và nhất quán trong các
chính sách thì có thể hy vọng giữ chân lâu dài các NĐTNN, còn đối với
những thông tin “vỉa hè” về một công ty nào đó đa phần là các nhà đầu tư
trong nước bị tác động hơn là các nhà đầu tư nước ngoài. Sau đây là kết quả
khảo sát câu hỏi 11 và 12 được đa phần các nhà đầu tư lựa chọn
57
1 2 3 4 5
a. Phân tích cơ bản [ ] [ ] [ ] [ ] [X]
( Basic analysis )
b. Phân tích kỹ thuật [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( Technical analysis )
c. Kết hợp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Combination of basic and technical analysis )
d. Phụ thuộc vào các công ty môi giới chứng khoán [ ] [X] [ ] [ ] [ ]
( Relying on securities brokerage companies )
e. Phụ thuộc vào các dịch vụ tư vấn đầu tư [ ] [X] [ ] [ ] [ ]
( Relying on investment consultancies )
1 2 3 4 5
a. Danh tiếng công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Good reputation of that company )
b. Quy mô vốn của công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Equity extent of that company )
c. Lợi nhuận của công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]
( Revenue of that company )
d. Thông tin về công ty trong thời gian gần đây [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( Recent information about that company )
e. Tiềm năng phát triển của công ty [ ] [ ] [ ] [ ] [X]
( Potentiality of that company )
f. Tính thanh khoản cao [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( High liquidity of that security )
g. Tỷ số P/E [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
( The P/E rate )
h. Chỉ số EPS ( The EPS rate ) [ ] [ ] [X] [ ] [ ]
58
- Về mức độ tin cậy của nguồn thông tin, đa phần các nhà đầu tư cho rằng họ tin
cậy nhất nguồn thông tin có được từ các kết quả nghiên cứu rồi đến thông tin từ các địa
chỉ web về chứng khoán, các chuyên gia tư vấn đầu tư, các tạp chí và sau cùng mới là
bạn bè, người thân và các công ty môi giới chứng khoán.
¾ Điều này chứng tỏ rằng các NĐTNN chủ động rất nhiều trong việc đầu tư.
Họ chỉ tin tưởng vào những thông tin được công bố trên các địa chỉ, website
có uy tín, còn những thông tin “rỉ tai” và chưa được công bố chính thức
không tác động lắm đến tâm lý đầu tư của họ.
- Phần lớn các nhà đầu tư đều tin tưởng vào quyết định đầu tư của mình nên có
đến 88,5% nhà đầu tư lựa chọn trên mức trung bình về khả năng sinh lợi của chứng
khoán chọn mua. Trong khi đó chỉ có khoảng 22% cho rằng rủi ro mà họ có thể gặp
phải khi đầu tư trên mức trung bình. Theo họ rủi ro đó chủ yếu là do chính sách của
Nhà nước hay thay đổi có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Chẳng hạn như gần đây
khi Chính phủ dự thảo Luật thuế TNCN đánh trên cổ tức chứng khoán ( dự kiến 5% )
và đánh trên giá trị chuyển nhượng ( dự kiến 25% ) đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý
của nhà đầu tư khiến giao dịch trên thị trường không còn sôi động như trước đây và đa
số những ý kiến phản hồi từ nhà đầu tư có liên quan đến dự thảo trên đều cho rằng mức
thuế như vậy là quá cao và chưa hợp lý, nếu Chính phủ không xem xét lại thì họ có thể
sẽ rút vốn về nước.
- Nhận định về xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư đã đưa
ra những đánh giá sau ( xem bảng 2.6 )
59
BẢNG 2.6: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM
Nội dung
( Content )
Điểm (1 – 5)
Marks (1 – 5)
Số lượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
( The quantity of shares in Vietnamese securities market )
5
Số lượng công ty chứng khoán
( The quantity of the stock companies )
4
Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
( The quantity of investors in Vietnamese securities market )
5
Khối lượng giao dịch
( The volume of deals )
4
Giá trị giao dịch
( The value of deals )
4
- Về phần câu hỏi mở chỉ có khoảng 18% các nhà đầu tư cho ý kiến và đã được
người viết tổng hợp trong phụ lục 3
60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn bức tranh tổng thể về tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua có thể thấy Nhà nước vẫn còn thiên vị
cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi bỏ mặc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức của Nhà
nước về tầm quan trọng của nguồn vốn này nên bằng những nỗ lực của mình Nhà nước
đã và đang làm mọi cách để thu hút một lượng vốn khổng lồ trên thế giới nhằm phát
triển đất nước và cũng để phát triển một thị trường tài chính lành mạnh, có chiều sâu
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Dần dần vai trò của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng đã được khẳng
định. Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và góp
phần làm cho TTCK sôi động, phát triển lên một mức cao hơn. Tuy nhiên để nguồn
vốn này thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thì
Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa, biết
khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh của mình để đưa Việt Nam “hóa rồng”
trong một tương lai không xa.
61
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI ( FPI ) VÀO TTCK VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
3.1.1. Mục tiêu
Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy
động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài
chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý,
giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng
bước nâng cao khả năn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47549.pdf