Tài liệu Luận văn Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
PHẠM VINH QUANG
THƠ CA DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thái Nguyên - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
PHẠM VINH QUANG
THƠ CA DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG
Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................
120 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
PHẠM VINH QUANG
THƠ CA DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thái Nguyên - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
PHẠM VINH QUANG
THƠ CA DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG
Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
6. Những đóng góp của luận văn ............................................................................. 7
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI VĂN HOÁ CỦA
NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI ......................................................... 8
1.1. Đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hoá của người Dao Tuyển ............................... 8
1.2. Khái quát về thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ..................................... 19
* Tiểu kết ................................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THƠ CA DÂN GIAN NGƯỜI DAO TUYỂN Ở
LÀO CAI ................................................................................................... 27
2.1. Vài nét khái quát về cuộc sống của người Dao Tuyển qua thơ ca dân gian 28
2.2. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển là tiếng ca ai oán của những người
mồ côi bất hạnh .......................................................................................... 30
2.3. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển thể hiện một quan niệm đẹp về tình
yêu và hôn nhân của con người .................................................................. 37
2.4. Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển là tấm gương phản chiếu đời sống tập
quán tín ngưỡng của con người ............................................................................. 50
* Tiểu Kết ................................................................................................................ 58
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA
NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI ....................................................... 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian ................... 60
3.1.1. Thi pháp và thi pháp học .................................................................. 60
3.1.2. Thi pháp văn học dân gian ............................................................... 60
3.2. Một số đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ................ 61
3.2.1. Thời gian nghệ thuật ........................................................................ 61
3.2.2. Không gian nghệ thuật ..................................................................... 70
3.2.3. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật .............................................................. 77
3.2.4. Hình thức diễn xướng thơ ca dân gian ...................................................... 85
*Tiểu kết .................................................................................................................. 97
KẾT LUẬN ............................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 102
PHỤ LỤC ................................................................................................ 108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Văn hoá là nền tảng, là nhân tố phản ánh trình độ phát triển của xã hội.
Văn hoá truyền thống thể hiện sự sáng tạo của mỗi dân tộc. Nền văn hoá Việt
Nam mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp, được tạo bởi dân
tộc Việt Nam trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các dân tộc thiểu số
sống trên đất nước Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Coi
trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển
giá trị mới về văn hoá văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một nhiệm
vụ vô cùng cấp bách”[77, tr.63].
Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của văn hoá dân gian, là
di sản văn hoá quí báu của dân tộc. Mỗi làn điệu dân ca, mỗi lời ca dao... đều
lấp lánh trong nó vẻ đẹp của bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, vẻ đẹp của
tính cách, tâm hồn con người. Thơ ca dân gian là một tiểu loại đặc sắc của
văn học dân gian. Tìm hiểu thơ ca dân dân gian của dân tộc Dao nói chung,
của người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng là một việc làm cần thiết, góp phần
gìn giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn hoá quý báu của dân tộc.
1.2.Lí do thực tiễn
Từ trước đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về người Dao đã
được tiến hành trong phạm vi cả nước, từ việc tìm hiểu cội nguồn lịch sử, tình
hình phân bố dân cư, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng cho đến việc phân tích sự
phát triển kinh tế xã hội và biến đổi văn hoá dân tộc Dao ở các địa phương.
Các công trình ấy cung cấp khá đầy đủ về một số khía cạnh dân tộc học, văn
hoá học. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu thơ ca dân gian
người Dao Tuyển ở Lào Cai. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm tìm
hiểu đời sống tinh thần của người Dao Tuyển qua thơ ca, đặc biệt là các giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
về nội dung và nghệ thuật của thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai.
Tìm hiểu thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai sẽ góp phần làm
sáng tỏ thêm về cuộc sống, văn hoá, tâm hồn của con người miền núi nói
chung và nhóm người Dao Tuyển nói riêng.
Hiện nay, tôi đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Văn tại nơi có nhiều
người Dao Tuyển sinh sống. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca dân gian
của người Dao Tuyển ở Lào Cai sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hoá tinh thần
của người Dao Tuyển. Từ đó có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy văn học dân gian của các tộc người thiểu số.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù riêng. Những giá trị văn
hoá đậm bản sắc đó đã tạo nên nền văn hoá thống nhất mà đa dạng Việt
Nam. Nghiên cứu nền văn học dân gian của các dân tộc là nhằm gìn giữ và
phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên
cứu để bảo tồn và phát triển bền vững thơ ca dân gian của người Dao Tuyển
ở Lào Cai có ý nghĩa thiết thực với địa phương. Trong nhiều thập kỉ qua, đã
có không ít nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về người Dao. Các công trình
nghiên cứu đó đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến một vài khía cạnh về
người Dao ở Lào Cai.
Từ thế kỉ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết tác phẩm Kiến văn
tiểu lục (1778). Trong tác phẩm này, Lê Quý Đôn không chỉ đề cập đến
nguồn gốc, mà còn miêu tả khái quát về cách ăn mặc, cuộc sống di cư của
một nhóm người Man (Dao) ở nước ta. Cũng vào năm đó, tác phẩm Hƣng
Hoá xứ – Phong Thổ lục của tiến sĩ Hoàng Bình Chính đã giới thiệu sơ lược
về người Dao ở Châu Thuỷ Vỹ (Lào Cai). Năm 1856, nhà sử học Phạm Thận
Duật đã viết tác phẩm Hƣng Hoá kí lƣợc, giới thiệu khái quát về phong tục
tập quán của các dân tộc ở Hưng Hoá, trong đó có nói tới phong tục tập quán
người Mán (Dao). Tuy nhiên, các tác phẩm trên đều chưa nói đến thơ ca dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
gian của người Dao mà chỉ giới thiệu khái quát về người Dao với những vấn
đề về lịch sử, dân tộc học.
Đến đầu thế kỉ XX, nhiều tài liệu viết về người Dao ở nước ta do các
tác giả người Pháp viết lần lượt được công bố. Đáng chú ý là các bài viết của
M.Abadie, đặc biệt là A.Bonifacy với các bài viết: Các dân tộc miền Bắc
Đông Dƣơng, Một cuộc công cán ở vùng ngƣời Mán. Những bài viết này đề
cập đến nhiều khía cạnh văn hoá của các nhóm Dao ở Việt Nam như ngôn
ngữ, sản xuất, phong tục tập quán...nhưng cũng chỉ mô tả khái quát và còn tản
mạn. Năm 1904, A.Bonifacy tiếp tục công bố các bài đã sưu tầm được về
truyền thuyết dân gian người Dao như Truyền thuyết Bàn Hồ, Quá Sơn
Bảng...rồi hàng loạt các chuyên khảo về người Dao như: Mán Quần cộc (1904
– 1905), Mán Quần Trắng (1905), Mán Đại Bản (1908)...Trong đó có trích
dẫn một số đoạn thơ ca từ sách cúng, từ đám cưới, đám tang của người Dao.
Mặc dù những đoạn thơ ấy chỉ được giới thiệu hết sức sơ lược hay chỉ làm
minh chứng cho những nhận định, nhưng cũng đã đánh dấu ông là học giả
đầu tiên đề cập đến thơ ca dân gian dân tộc Dao ở Việt Nam.
Sau năm 1945, các nhà khoa học ở nước ta tiếp tục sưu tầm và nghiên
cứu về người Dao. Đáng chú ý là tác phẩm Dân ca Dao do nhà nghiên cứu
Triệu Hữu Lý sưu tầm và biên dịch. Đây là tập dân ca đầu tiên của người Dao
gồm nhiều loại hình được xuất bản: hát đối đáp nam nữ, tình thư gửi (tín ca),
những lời răn lưu truyền, những lời bài hát đám cưới.
Ngƣời Dao ở Việt Nam của các tác giả Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc
Tụng - Nông Trung - Nam Tiến, do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản
năm 1971, là tác phẩm đề cập khá toàn diện về đời sống của người Dao trên
lãnh thổ Việt Nam như dân số, địa vực, tên gọi các nhóm Dao, các hình thái
kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt văn hoá tinh thần và
những đổi mới trong cuộc sống sinh hoạt của người Dao từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945 đến 1971. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập tới những nét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cơ bản về đời sống văn hoá của người Dao, trong đó có thơ ca dân gian, chưa
có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc thù về văn hoá, đặc
biệt là thơ ca dân gian của người Dao ở từng địa phương.
Cuốn Lễ hội cổ truyền Lào Cai của Trần Hữu Sơn, do Nxb Văn hoá
dân tộc xuất bản năm 1999, đã giới thiệu những sinh hoạt lễ hội truyền thống
tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Trong đó đề cập đến Lễ tết nhảy
của dân tộc Dao Đỏ Sa Pa, Lễ lập tịch của người Dao Họ. Trong sách, tác giả
có đề cập đến dân ca Dao nhưng chỉ dừng ở mức độ khái quát.
Cuốn Tập tục chu kì đời ngƣời của các tộc ngƣời ngôn ngữ H’Mông -
Dao ở Việt Nam của Nguyễn Đức Lợi, do Nxb Văn hoá dân tộc xuất bản năm
2002, đã đề cập đến tập tục, chu kì đời người của các dân tộc trong ngữ hệ
H’Mông - Dao ở Việt Nam.Trong đó đã đi sâu vào tìm hiểu một số tập tục
trong cuộc đời của người Dao như tập tục đánh dấu sự trưởng thành, lễ cấp
sắc, tục cưới xin, tục ma chay… nhưng chưa chú ý tới thơ ca dân gian của
người Dao.
Về người Dao Tuyển, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu
quan tâm, chú ý là các công trình nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Sơn.
Trần Hữu Sơn (2001), Lễ cƣới ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội, đã đề cập tương đối chi tiết đến hôn nhân và nghi lễ cưới hỏi của
người Dao Tuyển. Cuốn sách đã giới thiệu hàng trăm bài dân ca đám cưới của
người Dao Tuyển ở Lào Cai, Hà Giang (chủ yếu là ở Lào Cai).
Trần Hữu Sơn (2005), Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách là một nguồn tư liêụ quý nghiên cứu về kinh tế,
văn hoá, xã hội của người Dao. Công trình đã giới thiệu hàng trăm bài dân ca
lao động, dân ca nghi lễ phong tục, dân ca sinh hoạt của người Dao Tuyển
(chủ yếu là ở Lào Cai). Tuy nhiên, Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển mới chỉ
dừng lại ở việc giới thiệu về các loại hình thơ ca dân gian, trình bày sơ đôi nét
về nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Vì vậy, việc tìm hiểu thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai,
đặc biệt là việc đi sâu vào tìm hiểu những giá trị nội dung và thi pháp thơ ca
dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai vẫn còn là một khoảng trống. Trên
cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài
Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai nhằm góp phần tiếp tục
khai thác vốn văn hoá nghệ thuật cũng như những nét đẹp trong tâm hồn của
người Dao Tuyển. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính cấp thiết, tiếp
tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Dao
Tuyển ở Lào Cai nói riêng, văn hoá của của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học đã công bố về người Dao
Tuyển ở Việt Nam nói chung, về người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng, bằng
những nguồn tư liệu địa phương qua nghiên cứu, sưu tầm tại chỗ, tác giả muốn
đi sâu nghiên cứu về thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai. Qua đó,
nhận diện thực trạng đời sống văn hoá tinh thần phong phú của cộng đồng
người Dao Tuyển, đặc biệt là những giá trị của thơ ca dân gian.
Nghiên cứu thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai là một việc làm
cần thiết, là góp phần bổ sung những hiểu biết về một tiểu loại văn học trong sự
đa dạng phong phú của nền văn học dân gian dân tộc Dao. Từ đó, khẳng định
những giá trị cần được gìn giữ và bảo tồn.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi muốn giới thiệu những giá trị của
của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai nhằm giáo dục truyền thống
tốt đẹp của văn hoá tộc người và giá trị của nó trong cuộc đấu tranh xây dựng,
bảo vệ quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết làm cơ sở để triển khai đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội, phong tục tập
quán, tín ngưỡng tôn giáo của người Dao có liên quan đến đề tài.
Khảo sát, thống kê, phân tích tư liệu về dân ca Dao Tuyển để đi đến
những nhận định về giá trị của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.
Chỉ ra những nét đặc thù của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở
Lào Cai trên cơ sở so sánh đối chiếu với thơ ca dân gian của các dân tộc khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính Thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển ở
Lào Cai.
Xem xét thêm một số yếu tố khác có liên quan đến nội dung đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở
Lào Cai trong một số công trình đã được công bố:
1. Trần Hữu Sơn (2001), Lễ cƣới ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.
2. Trần Hữu Sơn (2005), Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát, phân tích một số lời thơ dân
gian của người Dao Tuyển và những tư liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi
thu thập được trong quá trình điền dã.
4.2.2.Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu
nội dung cơ bản và một số yếu tố về thi pháp tiêu biểu trong phần lời của dân
ca của người Dao Tuyển ở Lào Cai ( những yếu tố khác dùng để phân tích
tham khảo khi cần thiết).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Phương pháp khảo sát thống kê.
Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh.
Phương pháp điền dã.
6. Những đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên thơ ca của người Dao Tuyển ở Lào Cai được tìm hiểu một
cách hệ thống trên các phương diện nội dung và thi pháp. Bước đầu làm rõ
bản sắc riêng của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển so với thơ ca dân gian
của các dân tộc khác trên địa bàn.
Bên cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi sưu tầm được một số
lời ca dân gian, dù lời lẽ còn thô mộc, nhưng những lời ca ấy chính là minh
chứng sinh động cho sinh hoạt tinh thần phong phú rất đặc trưng của người
Dao Tuyển.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương viết:
- Chƣơng1: Khái quát về lịch sử, xã hội,văn hoá của ngƣời Dao
Tuyển ở Lào Cai.
- Chƣơng 2: Nội dung thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển ở
Lào Cai.
- Chƣơng3: Đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của ngƣời Dao
Tuyển ở Lào Cai.
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục của luận văn có một số tranh ảnh, bản đồ minh hoạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI VĂN HOÁ
CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
1.1. Đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hoá của ngƣời Dao Tuyển
1.1.1.Vài nét về nguồn gốc lịch sử của ngƣời Dao Tuyển
Trong trường kì lịch sử, Lào Cai là điểm hội lưu văn hóa của các tộc
người (Lào Cai có 27 dân tộc sinh sống), vì vậy diện mạo văn hoá của vùng
biên ải này khá đa dạng. Tính đa dạng trong văn hoá Lào Cai được thể hiện rõ
nét trong văn hóa các tộc người: “Lào Cai có mặt các cƣ dân của ba (trong số
bốn) ngữ hệ lớn ở Việt Nam: Ngữ hệ Nam Á có các tộc ngƣời Việt, Mƣờng,
Kháng, H.Mông, Dao, La Chí, La Ha ; Ngữ hệ Hán –Tạng có các tộc ngƣời
Hoa ( Xạ Phang), Hà Nhì , Phù Lá (cả nhóm Xá Phó ); Ngữ hệ Thái có các
tộc ngƣời Tày (cả nhóm Pá Dí ), Thái , Giáy, Lào Lự , Bố Y”[48, tr.13].
Trong số các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, người Dao là một trong những
tộc người có dân số khá đông (85.428 người, chiếm tỉ lệ 15,24% dân số toàn
tỉnh - số liệu thống kê năm 2006), gồm 3 nhóm Dao khác nhau: Dao Đỏ, Dao
Họ và Dao Tuyển. Nhóm Dao Tuyển ở Lào Cai có số dân 31.325 người. Theo
nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn: “Dân tộc Dao Tuyển ở Việt Nam có khoảng
45.000 người”[50, tr.7]. Như vậy, xét theo mức độ tập trung dân cư, người
Dao Tuyển ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Lào Cai.
Người Dao Tuyển cư trú trên một địa bàn rộng. Trên thế giới người Dao
Tuyển sinh sống ở 4 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Ở
Việt Nam, người Dao Tuyển cư trú tại 4 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên
Quang và Lai Châu. Tại Lào Cai, người Dao Tuyển cư trú tập trung tại các
huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Cam Đường, Bắc Hà và Mường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Khương. Dù ở các quốc gia khác nhau, sinh sống trên các vùng miền khác
nhau nhưng tất cả người Dao Tuyển đều có chung một cội nguồn lịch sử, đều
gần gũi nhau về các mặt như tên gọi, tiếng nói, văn hoá. Tuy nhiên, người
Dao Tuyển ở mỗi vùng đều có những nét đặc thù riêng do nhiều nguyên nhân
khách quan đem lại như điều kiện địa lí, môi trường sinh thái, giao lưu kinh
tế, văn hóa với các tộc người anh em mà họ sinh sống trên cùng một địa bàn
trong một thời gian dài.
Ở Việt Nam, dân tộc Dao Tuyển có nhiều tên gọi khác nhau như ở Lào
Cai được gọi là Dao Tuyển; ở Phong Thổ Lai Châu người Dao Tuyển đuợc
gọi là Dao Đầu Bằng; ở Hà Giang, Tuyên Quang người Dao Tuyển được gọi
là Dao Aó Dài. Cho dù tên gọi ở các địa phương có khác nhau nhưng đó đều
là tên gọi chỉ một bộ phận của nhóm Dao Làn Tiẻn (Dao Lan Điền).
Về nguồn gốc của người Dao nói chung, người Dao Tuyển nói riêng, cho
đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ. Đó là
câu chuyện giải thích về nguồn gốc của họ : Bàn Hồ là con long khuyển mình
dài ba thƣớc, lông đen vằn vàng mƣớt nhƣ nhung, từ trên trời giáng xuống
trần gian đƣợc Bình Hoàng yêu quý nuôi trong cung. Một hôm Bình Hoàng
nhận đƣợc chiến thƣ của Cao Vƣơng. Bình Hoàng liền họp bá quan văn võ để
bàn mƣu tính kế diệt họ Cao nhƣng không ai tìm đƣợc kế gì . Trong khi đó thì
con long khuyển Bàn Hồ từ trong kim điện nhảy ra sân rồng quỳ lạy xin đi
giết Cao Vƣơng. Trƣớc khi Bàn Hồ ra đi nhà vua có hứa, nếu thành công sẽ
gả công chúa cho. Bàn Hồ bơi qua biển bảy ngày, bảy đêm mới tới nơi Cao
Vƣơng ở. Cao Vƣơng thấy con chó đẹp tới phủ phục trƣớc sân rồng thì cho đó
là điềm lành, nên đem vào cung nuôi. Nhân một hôm Cao Vƣơng say rƣợu
Bàn Hồ cắn chết Cao Vƣơng và ngoặm lấy đầu đem về báo công với Bình
Hoàng. Bàn Hồ lấy đƣợc cung nữ đem vào núi Cối Kê ( Chiết Giang ) ở. Vợ
chồng Bàn Hồ không bao lâu sinh đƣợc 6 con trai và 6 con gái. Bình Hoàng
ban sắc cho con cháu Bàn Vƣơng thành 12 họ, riêng ngƣời con cả đƣợc lấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
họ cha, còn các con thứ lấy tên làm họ, gồm các họ: Bàn, Lan, Mãn, Uyển,
Đặng, Trần, Lƣơng, Tống, Phƣợng, Đối, Lƣu, Triệu. Con cháu Bàn Vƣờng
sinh sôi nảy nở mỗi ngày một nhiều và phân tán khắp nơi để sinh sống [6,
tr.19]. Như vậy, Bàn Hồ là một nhân vật thần thoại, được người Dao thừa
nhận là “ông tổ” của mình và được thờ cúng rất tôn nghiêm.
Ngoài ra, sử sách lưu truyền cũng có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn
gốc của người Dao, nhưng tất cả đều thống nhất một quan điểm: người Dao
có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư sang Việt Nam qua nhiều con đường khác
nhau, trong một quá trình lâu dài. Quá trình thiên di của người Dao Tuyển tới
Lào Cai đã được nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn trình bày một cách khá cụ thể
: Người Dao Tuyển di cư vào Việt Nam bằng hai con đường chính. Tuyến thứ
nhất vào cuối Triều Minh (Thế kỉ 17), người Dao Làn Tiẻn từ Quảng Đông
vào Móng Cái (Quảng Ninh), qua Lục Ngạn sông Đuống đến Yên Bái, ngược
sông Chảy lên Lào Cai. Tuyến thứ hai vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh
(1668), người Dao Tuyển đến Việt Nam ở hai vùng Vân Sơn và Mộng Tự.
Năm Tân Dậu triều Thanh (1801), người Dao từ Mộng Tự đến Kiến Thuỷ, Hà
Khẩu theo sông Hồng vào Châu Thuỷ Vĩ (Lào Cai). Như vậy đầu thế kỉ XIX,
người Dao Tuyển đã có mặt ở vùng sông Hồng Lào Cai. Liên tiếp cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, người Dao Tuyển đã có một số đợt thiên di đến vùng Bát
Xát [51, tr.10].
Người Dao Tuyển bên cạnh những đặc điểm mang tính cội nguồn, còn
có những đặc trưng riêng mang đậm dấu ấn môi trường tự nhiên, văn hoá xã
hội của vùng miền. Đến cư trú ở Lào Cai, người Dao Tuyển mong muốn có
một cuộc sống ổn định, ấm no hạnh phúc. Thời kì mà người Dao đến Lào Cai
là thời kì mà sự thống trị của triều đình phong kiến đối với những vùng xa xôi
hẻo lánh không chặt chẽ. Trong điều kiện đó, người Dao làm ăn tương đối tự
do. Vì vậy, mà đồng bào tin rằng Việt Nam là nơi có thể sinh sống tốt:
Thăm hết các nơi cùng ngõ hẻm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Đất nƣớc Việt Nam lòng thấy vui
Việt Nam giàu đẹp đừng quên nhé
Mau mau dọn nhà đến Việt Nam [6, tr.40].
Ngày nay, sống trong môi trường xã hội chủ nghĩa, nhờ có đường lối
chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam,
đời sống của người Dao Tuyển đã có những biến đổi sâu sắc: từ thân phận nô
lệ trở thành người làm chủ đất nước, có cuộc sống bình đẳng với các dân tộc
anh em, mọi mặt đời sống được cải thiện rõ nét, bản sắc văn hoá được bảo tồn
và phát triển.
1.1.2. Một vài đặc điểm về văn hoá xã hội truyền thống của ngƣời Dao
Tuyển
Như chúng tôi đã trình bày ở mục 1.1.1, người Dao Tuyển ở Lào Cai
không cư trú tập trung mà phân tán ở hầu khắp các huyện. Môi trường sống
của họ là vùng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông không thuận tiện. Điều
đó đã tạo ra sự ngăn cách và khép kín về kinh tế, văn hoá xã hội. Nhưng mặt
khác, trong điều kiện hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập và đi
những bước đi vững chắc về mọi mặt, người Dao Tuyển ngày càng có điều
kiện giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc anh em. Do vậy, đời sống kinh tế, văn
hoá của họ đang từng bước được phát triển phong phú và đa dạng. Xét về đặc
điểm văn hoá truyền thống của họ, có thể chia thành những khía cạnh sau:
1.1.2.1. Quan hệ xã hội, bản làng và gia đình
Người Dao Tuyển sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự
túc. Quan niệm “trọng nông khinh thƣơng” đã ăn sâu vào tâm lí của họ. Hình
thái tâm lí văn hoá của người Dao Tuyển là luôn coi trọng luân lí đạo đức, coi
trọng lợi ích cộng đồng dân tộc, tôn trọng ý thức cộng đồng, tôn trọng quan
niệm giá trị an cư lạc nghiệp, không muốn tiến thủ ra bên ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Kết cấu xã hội của người Dao Tuyển gồm 3 cấp độ khác nhau: Cộng
đồng theo địa vực cư trú (làng, bản), cộng đồng mang tính huyết thống (dòng
họ) và cộng đồng gia đình.
Làng của người Dao Tuyển được gọi là “giăng”. Làng thường được lập
trên các sườn núi. Người Dao Tuyển không cư trú xen kẽ với các dân tộc khác
trong làng. Đứng đầu mỗi làng là trưởng làng “giăng châu”. Trưởng làng
thông thường là người trưởng họ trong dòng họ lớn nhất trong làng, những
cũng có nơi là người có uy tín, giỏi làm ăn. Họ là người nắm vững các luật
tục, quy ước chung của làng, có khả năng tập hợp, chỉ đạo dân làng. Đồng
thời, họ am hiểu pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước, có khả năng
truyền đạt chủ trương chính sách đó đến với người dân. Bên cạnh trưởng làng,
mỗi làng còn có một già làng. Đó là người am hiểu phong tục tập quán, biết
nghi lễ cúng bái và có uy tín cao. Ngoài ra, già làng còn có vai trò giám sát
thực hiện các nghi lễ chung của làng và của gia đình, hoặc giám sát việc cúng
của thầy cúng ở nơi khác đến làm lễ cho các gia đình trong làng.
Mỗi làng của người Dao Tuyển có một hệ thống các luật tục như luật tục
bảo vệ nguồn nước, luật tục về quan hệ giữa các thành viên, chống thả rông
gia súc, bảo vệ mùa màng…Hệ thống luật tục của làng đều được dân làng dân
chủ thảo luận. Luật tục đã trở thành một công cụ quản lí làng. Nếu ai vi phạm
luật tục, sẽ bị dân làng phạt. Người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng quy định
mức phạt như sau: Ai chặt phát một cây con ở rừng chung của làng bị phạt 5
đồng bạc trắng, chặt một cây to phạt 10 đồng bạc trắng, đốt rừng chung làm
nương rẫy bị phạt 20 đồng bạc trắng [50, tr.31].
Người Dao Tuyển có 12 họ chính. Mỗi họ lại có nhiều dòng họ khác
nhau. Dòng họ là những người có chung một ông tổ 6 đời. Mỗi dòng họ có
một hệ thống 6 tên đệm riêng (mỗi tên đệm tương ứng với một thế hệ), có một
ông trưởng họ - con trai trưởng của ngành trưởng. Trưởng họ phải là người
am hiểu tôn giáo, tín ngưỡng, nếp sống của người Dao, có trách nhiệm chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đạo các việc chung của dòng họ, đại diện cho dòng họ, giao tiếp, giao dịch với
các dòng họ khác. Các thành viên trong dòng họ có trách nhiệm tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau khi có công việc lớn như: làm nhà, cưới xin, ma chay,…
Gia đình người Dao Tuyển là gia đình phụ hệ, tính chất phụ hệ chi phối
chặt chẽ quan hệ gia đình: Chủ gia đình là đàn ông, nếu bố chết thì con trai
trưởng thay thế. Trong gia đình, người chồng giữ vị trí quan trọng, có trách
nhiệm chỉ đạo sản xuất, đảm nhiệm toàn bộ những công việc nặng nhọc, thực
hiện các nghi lễ gia đình, đồng thời có trách nhiệm giáo dục các con trai và
quan hệ với người ngoài. Người vợ phụ trách các công việc nội trợ và giáo
dục các con gái. Riêng công việc đồng áng và làm vườn thì dường như không
có sự phân chia rõ ràng. Trong công việc hàng ngày thì tính chất phụ hệ và
thứ bậc chi phối đậm nét trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình: vợ phải nghe lời chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe lời anh chị.
1.1.2.2. Tôn giáo tín ngƣỡng
Tôn giáo tín ngưỡng có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
của người Dao Tuyển. Điểm nổi trội trong tôn giáo tín ngưỡng của họ là
chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tam giáo. Trong đó ảnh hưởng sâu đậm nhất là
Đạo giáo.
Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc và đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống
tinh thần của người Dao Tuyển, được họ tiếp thu và cải biến cho phù hợp với
điều kiện xã hội của mình. Thực tế cho thấy: Hầu hết các vị thần linh của Đạo
giáo đều trở thành hệ thống các vị thần linh của người Dao Tuyển như hệ
thống miếu vạn thần là hệ thống miếu thờ thần của Đạo giáo. Ngoài ra, các
hệ thống bùa chú, vũ khí trừ tà như đạo tiên (soi đạo), đồng linh (chuông
đồng), thần trượng (gậy thần), đại lực xoa (đinh ba đại lực) đều là các khí cụ
của Đạo giáo.
Bên cạnh Đạo giáo, Phật giáo cũng có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời
sống của người Dao Tuyển. Những phép thuật của Phật như uống nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
thiêng, tư tưởng hoá kiếp luân hồi của Phật giáo đều thâm nhập vào đời sống
của con người. Bên cạnh đó, các hình thức xem tử vi tướng số, xem ngày
tháng tốt, thực hiện các nghi lễ cưới xin, làm nhà mới đều được sử dụng
rộng rãi.
Sau Đạo giáo, Phật giáo, đời sống cuả người Dao Tuyển còn chịu ảnh
hưởng của Nho giáo. Biểu hiện rõ nhất là ở việc thờ cúng tổ tiên, sùng bái
thầy cấp sắc.
Tuy ảnh hưởng của Tam giáo nhưng tàn dư tôn giáo sơ khai vẫn tồn tại.
Đó là tàn dư ma thuật tình yêu với các loại bùa ngải, ma thuật làm hại với
quan niệm về ma Ngọ Hải. Đặc biệt là tín ngưỡng liên quan đến việc chữa
bệnh phát triển khá mạnh. Từ quan niệm hồn đến nguyên nhân ốm đau, bệnh
tật là do bị hồn ma bắt, đến việc cúng bái chữa bệnh.
Các tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp tồn tại với nhiều
hình thức như việc cầu cúng miếu làng, làm phép thuật trừ sâu bệnh, tổ chức
lễ cúng cơm mới ...
Tóm lại: Tam Giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tín ngưỡng của
đồng bào Dao Tuyển ở Lào Cai. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là sự biển hiện
của từng tôn giáo trong tín ngưỡng của người Dao Tuyển là không rõ nét. Tất
cả các tôn giáo trên đều quyện chặt với nhau, cùng với những tàn dư tôn giáo
sơ khai tạo nên hệ thống tín ngưỡng - tôn giáo hỗn hợp, phức tạp và đa dạng
trong đời sống văn hoá của con người.
Tôn giáo tín ngưỡng của người Dao Tuyển ở Lào Cai gồm nhiều hình
thức, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số hiện tượng tiêu biểu:
*Thờ cúng tổ tiên
Theo quan niệm của người Dao Tuyển: Tổ tiên là những người đã khuất
trong dòng họ tính từ 6 đời trở xuống. Khi ông bà cha mẹ mất, linh hồn của
họ trở về thế giới bên kia nhưng những linh hồn ấy vẫn thường xuyên đi lại
chăm nom cho con cháu nơi dương thế. Tổ tiên thuộc loại ma lành, phù hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
cho con cháu, nếu không thờ cúng thì tổ tiên có thể bắt tội, làm cho con cháu
ốm đau, bệnh tật, đói khổ. Vì vậy, thờ cúng tổ tiên là việc thờ cúng chủ yếu
trong gia đình. Những ngày mà người Dao Tuyển thờ cúng tổ tiên là ngày
mùng một tết, ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch, ngày cúng cơm mới.
*Thờ cúng Bàn Vƣơng
Bên cạnh việc thờ tổ tiên, người Dao Tuyển ở Lào Cai cũng như các
ngành Dao khác còn thờ ông tổ cộng đồng dân tộc Dao là Bàn Vương. Bàn
Vương được thờ cúng chung với tổ tiên gia đình vào các dịp lễ cấp sắc, đám
chay, tết lễ, ngày rằm, mùng một hàng tháng. Ngoài việc thờ cúng hàng ngày
còn có những lễ cúng Bàn Vương riêng. Hình thức cúng Bàn Vương thường
có các nghi lễ như lễ khất, lễ cúng Bàn Vương, lễ tiễn đưa.
*Lễ cấp sắc
Người Dao Tuyển có nghi lễ quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của
người nam giới được tổ chức trang trọng gọi là lễ cấp sắc. Cấp sắc là một nghi
lễ rất phổ biến trong dân tộc Dao. Khi gia đình người Dao Tuyển có con trai
từ 11 đến 17 tuổi cần phải làm lễ cấp sắc. Người được cấp sắc mới được công
nhận là con cháu của Bàn Vương và mới được Bàn Vương phù hộ. Người
không được cấp sắc thì cho dù tuổi già cũng vẫn bị coi là trẻ con và khi chết
hồn không được đoàn tụ với tổ tiên. Tiến trình của lễ cấp sắc có rất nhiều tình
tiết phức tạp, lễ diễn ra suốt ba ngày hai đêm với các nghi lễ chính như: lễ ăn
sư, lễ kêu thầy, lễ công tào, lễ khởi sự, lễ cấp sắc, lễ điệu binh, lễ hợp vũ, lễ
hương hoa, lễ giải tuế, lễ mời thánh, lễ an đòn, lễ tú đăng, lễ hi diên, lễ du
thần, lễ búa nhị, lễ túc bị, lễ tảo chiền, lễ phá ngục, lễ hưởng thực, lễ thiết
điện, lễ đăng chương, lễ tháo lâu, lễ thăng đô, lễ tống thánh. Người Dao
Tuyển tin rằng, người được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt
mọi mặt mới được thuận lợi, dòng tộc mới được phát triển. Vì vậy, cho dù tốn
kém, họ vẫn tổ chức bằng được nghi lễ này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
*Nghi lễ đám cƣới
Lễ cưới là phong tục trọng đại của đời người, là một trong những sinh
hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, in đậm dấu ấn tín ngưỡng của con người.
Người Dao Tuyển có quy định chặt chẽ về việc cưới, tạo thành những nguyên
tắc trong hôn nhân. Chẳng hạn như nguyên tắc ngoại hôn dòng họ chi phối
mọi quan hệ hôn nhân. Trong phạm vi sáu đời con cháu không được kết hôn,
dựa vào thứ tự hệ thống tên đệm của từng dòng họ, các thành viên của mỗi
dòng họ biết được quan hệ nội tộc và tránh kết hôn cùng dòng họ, không vi
phạm quan niệm loạn luân. Nghi lễ đám cưới ở mỗi nhóm Dao, ở mỗi vùng
có những nét riêng. Lễ cưới người Dao Tuyển ở Lào Cai được chia thành các
nghi thức: lễ so tuổi, lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt.
*Nghi lễ tang ma
Người Dao Tuyển khi chết, con gái phải tắm nước lá thơm cho bố mẹ,
con trai cắt tóc cho người chết. Họ tổ chức khâm liệm cho người chết một
cách chu tất. Trước kia, người Dao Tuyển ở Lào Cai làm hoả táng cho người
chết. Sau khi hoả táng họ lấy tro bỏ vào lọ, đem chôn ở núi đá theo từng dòng
họ. Nhưng ngày nay, người Dao Tuyển tổ chức địa táng. Tuy nhiên, trong một
số phong tục, bài cúng vẫn còn dấu vết hoả táng. Trong lễ tang thầy cúng phải
đọc cuốn sách cúng “Tán Tảng” bài cúng đốt lửa hoả táng được tượng trưng
bằng nến.
Trên đây chỉ là một số hiện tượng tiêu biểu trong truyền thống tôn giáo
tín ngưỡng phong phú, phức tạp và đa dạng của tộc người Dao Tuyển ở Lào
Cai. Qua những hiện tượng này, chúng tôi thấy rằng: Trong cộng đồng người
Dao Tuyển vẫn còn tồn tại những tàn tích của chủ nghĩa đa thần nguyên thuỷ.
Đặc biệt là tam giáo (nổi trội nhất là Đạo giáo), đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống tinh thần, đã ăn sâu vào tư tưởng của họ. Những yếu tố tích cực cần phải
được bảo tồn và phát huy để góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc
của tộc người này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.1.2.3. Một số thể loại văn học dân gian của ngƣời Dao Tuyển
Trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài chống lại thiên nhiên khắc
nghiệt và xã hội phong kiến bất công để tồn tại và phát triển, người Dao
Tuyển đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá truyền thống giàu bản sắc, đặc biệt
là văn học dân gian. Văn học dân gian của người Dao Tuyển có đầy đủ các
thể loại như: thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, dân ca …,với những
nội dung phong phú phản ánh muôn mặt của cuộc sống, thể hiện khả năng
nhận thức của con người.
*Thần thoại
Khác với các dân tộc anh em cho rằng, nhiều người sáng tạo ra thế giới,
người Dao Tuyển quan niệm chỉ một mình Bàn cổ sinh thế giới vũ trụ:
Bàn Cổ hình ngƣời, lông quỉ, mồm nhƣ cái kim
Đầu ngài là trời
Chân ngài là đất
Mắt trái của ngài là mặt trời
Mắt phải của ngài là mặt trăng [50, tr.45].
*Truyện cổ tích
Đồng bào Dao Tuyển thường kể chuyện cổ tích cho nhau nghe vào
những đêm trăng, những lúc đi đường, trong khi lao động sản xuất… ở đâu có
người tụ họp thì đồng bào lại kể cho nhau nghe. Truyện cổ tích của người Dao
Tuyển khá phong phú, bao gồm cả truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần
kì và truyện cổ tích sinh hoạt. Đặc biệt, trong kho tàng cổ tích của người Dao
Tuyển có hệ thống truyện kể về các sự tích trong lễ cưới như sự tích gói muối
trong lễ vật cưới, sự tích vôi ăn trầu trong lễ vật cưới … Mỗi sự tích là một
truyện cổ tích, vừa lí giải các nghi lễ đám cưới, vừa có giá trị giáo dục mọi
người khuyến thiện trừ ác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
* Ca dao - dân ca
Ngay từ khi cất tiếng khóc trào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay, người
Dao Tuyển đều tắm mình trong dòng suối dân ca. Ca dao - dân ca của người
Dao Tuyển phong phú, đa dạng, phản ánh mọi lĩnh vực của cuộc sống, gồm
ba loại hình cơ bản: Dân ca giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ và
phong tục.
* Câu đố
Câu đố của người Dao Tuyển được sử dụng rất nhiều trong các sinh hoạt
văn hoá. Căn cứ vào đối tượng, có thể phân chúng ra thành ba loại: Loại câu
đố về tự nhiên (các hiện tượng thiên nhiên, cây cỏ, loài vât), loại câu đố về đồ
dùng (đồ dùng sinh hoạt, sách, vũ khí) và loại câu đố về con người.
* Tục ngữ
Tục ngữ cuả người Dao Tuyển khá phong phú, với nội dung đúc kết kinh
nghiệm sản xuất, kinh nghiệm về cuộc sống, răn dạy cách ứng xử trong xã
hội. Trong ứng xử, tục ngữ đề cao lối ứng xử hoà đồng, đề cao lối sống tình
nghĩa đoàn kết:
Rừng rộng chiêu nhiều thú
Lòng rộng chiêu nhiều khách [50, tr.48].
Ngoài các loại hình văn nghệ dân gian trên, người Dao Tuyển còn có
một loại hình văn nghệ dân gian khác khá độc đáo. Đó là nghệ thuật tạo hình
dân gian. Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Dao Tuyển được thể hiện ở
trang phục, ở nghệ thuật vẽ tranh thờ, ở nghệ thuật trang trí bàn thờ trong lễ
cấp sắc…
Người Dao Tuyển ở Lào Cai tuy có dân số không đông, lại cư trú rải rác ở
hầu khắp các huyện nhưng vẫn có một nền văn nghệ dân gian khá độc đáo, góp
phần không nhỏ làm phong phú thêm nền văn hoá truyền thống giàu bản sắc
của dân tộc Dao nói riêng và cả nền văn nghệ dân gian Vịêt Nam nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.2. Khái quát về thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển
1.2.1. Khái niệm thơ ca dân gian
Trước đây, cùng với thuật ngữ Ca dao, giới nghiên cứu khi nói về những
bài hát dân gian thường dùng thuật ngữ Phong dao (những câu hát dân gian
có ý nghĩa giáo huấn đạo lí hoặc có liên quan đến phong tục truyền thống, tập
quán của người dân). Đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX, với sự ra đời của
công trình Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (in lần đầu
năm 1956), song song với thuật ngữ Ca dao, có thêm thuật ngữ Dân ca.
Hiện nay, trong các công trình nghiên cứu về văn học dân gian, các nhà
nghiên cứu vẫn dùng thuật ngữ Ca dao dân ca hoặc Thơ ca dân gian.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, các nhà nghiên cứu quan niệm
về Ca dao và Dân ca như sau: Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần
giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường
khung cảnh ca hát. Còn “Ca dao đƣợc hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca
dao ngƣời ta thƣờng nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca, ngƣời ta nghĩ đến
cả làn điệu và những thể thức hát nhất định”[22, tr.79].
Như vậy, có thể nhận định:“dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành
phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng
đệm, tiếng láy, tiếng đƣa hơi)” [70, tr.26].
Theo Hoàng Tiến Tựu: “Thơ ca dân gian là một loại hình văn học dân
gian có đối tƣợng rộng hơn, bao gồm phần lời thơ của tất cả các loại dân ca
và lời thơ trong các hình thức sáng tác dân gian khác” [70, tr.139].
Như vậy, thuật ngữ Thơ ca dân gian người Dao Tuyển bao gồm phần lớn
các bài hát dân ca, các bài hát kể chuyện sự tích… của người Dao Tuyển. Thơ
ca dân gian với hàm nghĩa như trên sẽ là cơ sở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
1.2.2. Sơ lƣợc về thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển
Ca hát là một trong những sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống độc
đáo, đồng thời cũng là nhu cầu sinh hoạt văn nghệ phổ biến của người Dao
Tuyển. Người Dao Tuyển có hai thuật ngữ gọi các sinh hoạt ca hát là “jủng”
và “có”:
“Jủng” là hình thức hát các bài hát ngẫu hứng, người hát tự đặt lời, tự hát
và truyền miệng hoặc ghi chép lại cho các thế hệ. Ví dụ như: “Lô xây jủng”
(hát ru); “Ăy con jủng” (hát đám cưới); “Ăy cỏi mần jủng” (hát đám tang)…
“Có” là hình thức hát các bài hát theo nghi thức, nội dung được ghi chép
trong các sách dạy hát bằng chữ Nôm Dao. Ví dụ như: “Bốn Vôồng có” (Hát
kể về sự tích Bàn Vương), “Trang thấy có”(Tương tư ca),… Muốn học các
bài hát này phải biết tiếng Nôm Dao hoặc nhờ người dạy hát.
Kho tàng thơ ca dân gian Dao khá đồ sộ, nhưng cho đến nay, mặc dù đã
được các học giả trong và ngoài nước dày công sưu tầm, được Đảng và Nhà
nước quan tâm đúng mức nhưng thơ ca dân gian người Dao Tuyển vẫn là một
di sản văn hoá quý báu mang đậm bản sắc tộc người mà chúng ta vẫn chưa
thể nắm bắt hết được cả về số lượng và nội dung. Công tác phân loại thơ ca
dân gian người Dao Tuyển cũng chưa được đề cập nhiều nên chưa thực sự rõ
ràng và thống thất. Tuy vậy, căn cứ vào cách phân loại thơ ca dân gian của
các nhà nghiên cứu văn học dân gian, và dựa vào nội dung các bài thơ ca dân
gian của người Dao Tuyển, chúng tôi đồng tình với cách phân loại của tác giả
Trần Hữu Sơn, tạm thời chia thơ ca dân gian Dao Tuyển thành các loại hình
như sau: Thơ ca lao động, thơ ca nghi lễ phong tục, thơ ca sinh hoạt [51,
tr.24].
1.2.2.1. Thơ ca lao động
Thơ ca phản ánh quá trình lao động sản xuất của người Dao Tuyển tuy
không nhiều so với các loại hình khác nhưng cũng có một số bài rất đáng chú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
ý như: Các bài ca nông lịch 12 tháng. Tuy chưa có những bài ca phản ánh sự
gắn bó giữa nhịp điệu lao động với cảm xúc của con người trong lao động
nhưng thơ ca lao động của người Dao Tuyển cũng đã gắn công việc lao động
với nội dung phản ánh kinh nghiệm sản xuất, kinh lao động của con người.
Điều đặc biệt là trong các bài ca lao động xuất hiện tương đối nhiều bài ca
đối đáp, trao đổi tình cảm nam nữ mang tính chất giao duyên trên khung
cảnh lao động.
1.2.2.2. Thơ ca nghi lễ phong tục
Người Dao Tuyển quan niệm rằng: cuộc đời của mỗi con người đều phải
trải qua 5 giới (5 thời kì). Giới Nhi (từ khi đứa bé trong bào thai đến 10 tuổi),
Giới Hưng (thời kì từ 10 tuổi đến 50 tuổi), Giới Lão (thời kì ngoài 50 tuổi đến
trước khi chết), Giới Ma (thời kì từ khi chết đến khi giỗ đầu), Giới Tiên (thời
kì sau khi giỗ đầu).
Ứng với mỗi giới lại có nhiều nghi lễ phong tục khác nhau. Trong các
nghi lễ này đều có dấu ấn của thơ ca. Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở
Lào Cai được sử dụng dưới các hình thức như hát cầu cúng, hát kể lại sự tích
các thần nhằm cảm ơn, ca ngợi các thần thánh cai quản hoặc nhằm mục đích
cầu khẩn cho các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho con người.
* Thơ ca trong lễ cúng trẻ sơ sinh
Khi đứa trẻ sinh ra được ba ngày tuổi, người Dao Tuyển tổ chức lễ cúng
hát đặt tên. Trong nghi lễ cúng, người cha đứa trẻ sơ sinh trực tiếp múa và hát
bài hát với nội dung cầu mong thần linh phù hộ cho đứa trẻ được khỏe mạnh,
chiến thắng cái ác, cái xấu.
* Thơ ca trong lễ cấp sắc
Lễ cấp sắc được tổ chức khi con trai người Dao Tuyển chuẩn bị đến tuổi
trưởng thành (khoảng từ 10 đến 17 tuổi). Trong lễ cấp sắc có nhiều lễ khác
nhau như lễ cấp sắc, lễ khai quang, khai khởi kinh đàn… và nhiều nghi lễ bên
Đạo giáo. Trong một số nghi lễ thầy cúng truyền dạy cho đứa trẻ cấp sắc các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
bài kinh dưới dạng thơ ca. Các quyển kinh được đọc và ngâm theo điệu nhạc
có đệm trống, chiêng hay thanh la. “Châu báu tác thành độ nhấn huyền;
Thuyền lướt qua trong luân hồi đó; Khi tụng như cơn mưa xuân nhỏ; Muôn
dân vạn vật nảy sinh sôi…”[51, tr.31].
* Thơ ca trong lễ cƣới
Lễ cưới người Dao Tuyển ở Lào Cai là một hình thức sinh hoạt văn hoá
dân gian độc đáo, được chia thành các nghi lễ: Lễ so tuổi, lễ dạm hỏi, lễ cưới,
lễ lại mặt. Thơ ca đám cưới của người Dao Tuyển chủ yếu gắn chặt với các
nghi lễ ấy. Đó là một hệ thống các bài hát được trình diễn giữa một bên là nhà
trai và một bên là nhà gái từ khi nhà trai đi đón dâu đến khi kết thúc lễ cưới ở
nhà trai. Hệ thống các bài hát này được ghi chép thành tập thơ “Vằn ẳn có”
(Hôn ân ca).
* Thơ ca trong lễ mừng nhà mới
Sau khi tổ chức xong các nghi lễ khánh thành nhà mới, người Dao
Tuyển còn tổ chức lễ hát mừng nhà mới. Mở đầu là những bài hát của nam nữ
trung niên có nhà cửa khang trang, có đủ con trai con gái đứng lên hát đối đáp
chúc mừng gia chủ. Sau đó, chủ nhà trực tiếp hát để cầu mong thần thánh phù
hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, cảm ơn sự giúp đỡ của họ hàng và dân
làng. Cuộc hát được tổ chức đến tận đêm khuya, diễn ra ngay bên mâm rượu,
mọi người đều trong tâm trạng vui vẻ.
* Thơ ca trong tang lễ
Thơ ca là một bộ phận không thể thiếu trong tang lễ của người Dao
Tuyển. Khi có người thân quá cố, gia đình tang chủ phải mời người hát giỏi,
đến hát phụ hoạ cho tiếng khóc than. Đồng thời thầy cúng trong một số nghi
lễ cũng trở thành thầy hát, hát các bài ca nghi lễ. Suốt các nghi lễ trong đám
tang đều có người hát. Nội dung các bài hát đều bày tỏ sự xót thương của
người thân đối với người quá cố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
* Thơ ca trong các nghi lễ khác
Ngoài các nghi lễ đã nêu trên, người Dao Tuyển còn tổ chức các nghi lễ
tôn giáo khác như lễ cúng thần nông, lễ giải hạn, lễ làm chay…Các nghi lễ ấy
đều được tổ chức trang trọng và các thầy cúng đều diễn xướng các bài ca tôn
giáo. Tuy đây là những bài ca mang tính chất tôn giáo nhưng vẫn lấp lánh ánh
sáng soi rọi vào lịch sử hoặc phản ánh cuộc sống của con người.
1.2.2.3. Thơ ca sinh hoạt
Thơ ca nghi lễ phong tục chủ yếu thể hiện mối quan hệ khách quan
giữa người hát đối với đối tượng, qua đó người hát ít nhiều gửi gắm tình cảm
chủ quan của mình. Khác với thơ ca nghi lễ phong tục, thơ ca sinh hoạt của
người Dao Tuyển chủ yếu thể hiện tình cảm chủ quan của người hát đối với
những đối tượng gần gũi, thân thiết như người mẹ với đứa con trong các điệu
hát ru, những đứa trẻ trong hát đồng dao, các chàng trai, cô gái hát đối đáp
trong các bài ca giao duyên. Vì vậy, thơ ca sinh hoạt của người Dao Tuyển
chủ yếu là do người hát tự đặt lời truyền khẩu nên ít bị gò bó như hát theo
nghi lễ.
* Hát ru
Hát ru của người Dao Tuyển ở Lào Cai khá phong phú với những bài
hát ru của bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em và tuỳ theo thời gian mà có những
bài hát ru buổi sáng, hát ru buổi trưa, hát ru buổi tối. Chức năng chủ yếu của
lời hát ru là tạo nên nhịp điệu êm ái để đưa đứa trẻ vào giấc ngủ, nội dung chủ
yếu là thể hiện tình cảm của người hát ru đối với đứa trẻ. Đặc biệt, người Dao
Tuyển có bài hát ru của bà nội đối với cháu đích tôn “Bồ hôố xây sủn tòn
con” – Bài hát ru cháu trai gốc. Nội dung của nó vừa thể hiện tình cảm yêu
quý của bà nội vừa nhắc nhở trách nhiệm nối dõi tông đường của cháu :
Cháu nội của bà ngủ ngoan
Ôi vàng của bà, bà qúi cháu lắm
Bao nhiêu của quí bà không thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Bà yêu cháu vàng nối tổ tông
Bánh trƣng bàn thờ cháu thờ cúng
Đừng quên ông bà và tổ tiên [ 51, tr.44].
* Hát đồng dao
Người Dao Tuyển gọi hát vui chơi của trẻ em là “Ăy đao jủng” có
nghĩa là vừa hát vừa chơi. Hầu hết các trò chơi của người Dao đều có bài hát
phụ hoạ. Các bài hát này thường miêu tả các trò chơi, cách chơi theo qui định
của trẻ em với nhịp điệu dễ hát, phù hợp với nhịp điệu các trò chơi, thể hiện
tính chất hồn nhiên vui vẻ của lứa tuổi thơ.
* Hát giao duyên
Tiếng hát giao duyên là phương tiện chủ yếu giãi bày tình cảm, trò
chuyện tìm hiểu, trao đổi tình yêu của người Dao Tuyển. Hình thức hát giao
duyên của họ khá phong phú nhưng chủ yếu gồm hai hình thức: Hát tự phát
đơn lẻ và hát có lề lối tổ chức. Hát tự phát đơn lẻ là hình thức hát của một nam,
một nữ hoặc một tốp nam nữ tình cờ gặp nhau giữa chợ, trên nương, trên
đường đi chơi, tự cất tiếng hát với nhau. Nội dung những bài hát này do hoàn
cảnh ứng tác và người hát tự quyết định. Hát có lề lối tổ chức là hình thức hát
được hai bên chuẩn bị trước, được thống nhất tổ chức theo những nghi thức
khá chặt chẽ, điển hình như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm.
* Tín ca (Thƣ ca)
Ở Lào Cai, có lẽ chỉ có người Dao mới có hình thức thơ ca dân gian
độc đáo này. Thư ca là loại dân ca được ghi chép thành sách (bằng chữ Nôm
Dao) để lưu truyền cho con cháu. Người Dao Tuyển ở vùng thượng nguồn
sông Hồng còn lưu giữ 4 loại thư ca khác nhau. Đó là thư ca giao duyên, thư
ca than thân, thư ca nhờ giúp đỡ và thư ca thiên di. Thư ca than thân và thư ca
giao duyên được gọi là “Chắn”, còn thư ca thiên di và thư ca nhờ giúp đỡ
được gọi là “jủng”. Hai loại này có đặc điểm riêng là : “Chắn” thường có tính
chất giãi bày tâm sự, thiên về tính chất trữ tình, hướng nội. Còn “jủng” thì có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
tính chất kể lể, kêu gọi, thiên về tự sự và hướng ngoại, hướng tới cộng đồng.
Thư ca được sáng tác bằng thể thơ 7 chữ, có thể chỉ do một người viết nhưng
lại được lưu giữ, diễn xướng phổ biến trong cộng đồng người Dao Tuyển và
trở thành bài hát, là tài sản chung của cộng đồng.
1.2.3. Vai trò của thơ ca dân gian trong đời sống tinh thần của ngƣời
Dao Tuyển
Thơ ca dân gian là một thể loại tiêu biểu, là di sản văn hóa phi vật thể có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao Tuyển ở Lào
Cai. Cùng vời các thể loại văn học dân gian khác như sử thi, thần thoại,
truyền thuyết, truyện cổ tích…thơ ca dân gian người Dao Tuyển đã góp phần
làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian của dân tộc Dao nói riêng,
góp phần tạo nên bản sắc văn hoá người Dao trong bản sắc chung của văn hoá
các dân tộc Việt Nam.
Qua thơ ca dân gian người Dao Tuyển chúng ta có thể thấy được phần
nào bản sắc văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng và vẻ đẹp tâm hồn phong phú, đa
dạng của con người. Thơ ca dân gian được diễn xướng trong các lễ hội dân
gian, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong lao động sản xuất và trong
vui chơi, giải trí, trên đường đi nương, khi khánh thành những ngôi nhà mới,
khi lại thu hút cả bản làng vào những cuộc hát giao duyên như hát hội đầu
xuân, hát qua làng, hát xin cốm…Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng: sinh
hoạt thơ ca dân gian là một hình thức sinh hoạt văn hoá giữ vai trò quan trọng
trong đời sống văn hoá tinh thần của người Dao Tuyển.
Thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai là một nguồn tư liệu quý về
phản ánh đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Dao. Đặc biệt là qua thơ
ca (tín ca) người đọc sẽ hình dung ra được lịch sử di cư, nguồn gốc của người
Dao Tuyển. Kho tàng thơ ca dân gian ấy chứa đựng những tri thức về nhiều
mặt như lịch sử văn hoá, địa lí, dân tộc học…và có giá trị văn học nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
vô cùng độc đáo đòi hỏi phải tiếp tục bảo tồn và phát huy những yếu tố tích
cực phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Thơ ca dân gian đối với người Dao Tuyển không chỉ thực hiện chức
năng biểu hiện trao gửi tình yêu lứa đôi mà còn soi chiếu phong tục tập quán,
truyền thống tín ngưỡng của đồng bào Dao Tuyển với một thái độ nhân sinh
sâu sắc. Qua diễn xướng thơ ca dân gian biết bao chàng trai cô gái đã nên vợ
nên chồng rồi biết bao đôi lứa khi đã yêu nhau thường muốn mượn lời ca
tiếng hát để bộc bạch tâm sự. Tình cảm của mẹ dành cho con, của bà đối với
cháu, của chị đối với em nhỏ thật thiết tha, sâu nặng nghĩa tình.
* Tiểu kết
Tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai có truyền thống lịch sử lâu đời, có nền
văn hoá văn học dân gian khá phong phú và đa dạng. Trong tổng thể văn hoá
dân gian nói chung và văn học dân gian của cộng đồng người Dao Tuyển nói
riêng, thơ ca dân gian giữ một vai trò hết sức quan trọng, phản ánh mọi mặt đời
sống tinh thần, phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người. Có thể nói rằng,
thơ ca dân gian người Dao tuyển như một nguồn suối ngọt ngào hoà vào dòng
chung văn hoá văn nghệ dân gian của đồng bào Dao, góp phần làm cho con
người đẹp lên cả về nhân cách và tài năng, khơi dậy niềm vui trong cuộc sống
sinh hoạt, trong lao động sản xuất làm cho bản làng ngày càng tươi đẹp hơn.
Trên đây chỉ là một vài nét khái quát về lịch sử tộc người, đặc điểm
truyền thống văn hoá, văn học dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai,
trong đó có thơ ca dân gian. Những vấn đề đó chỉ mang tính chất giới thiệu,
làm nền cho việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về nội dung và nghệ thuật của Thơ
ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG THƠ CA DÂN GIAN NGƢỜI DAO
TUYỂN Ở LÀO CAI
Thơ ca dân gian không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con
người. Lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống, thơ ca dân gian được sáng tạo nên.
Nó là cái hay cái thơm của dân tộc. Nhất là đối với người Dao Tuyển ở Lào
Cai, cư trú ở những nơi non xanh, núi biếc, suối sâu, rừng thẳm. Ở những
vùng như thế chỉ có ca hát mới làm cho vui bản, vui làng. Hát để cho cuộc
sống bớt vắng lặng, hát để giãi bày tâm sự, để trao duyên tình tứ, để thể hiện
ước mơ, để hăng say lao động làm cho bản làng ngày càng giàu đẹp hơn. Vì
thế nó phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Các già làng dùng lời ca nghi
lễ để bày tỏ niềm tôn kính đối với các vị thần linh, các em nhỏ mượn lời hát
đồng dao để vui chơi, giải trí, các chàng trai cô gái dùng lời hát giao duyên để
bày tỏ nỗi niềm với nhau. Đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Đúng như
Gorki đã từng nhận định: “Con ngƣời không thể sống mà không vui sƣớng
đƣợc, họ phải biết cƣời đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tƣơi, họ thích
nhảy múa” [69, tr.8]. Trong kho tàng thơ ca các dân tộc Việt Nam, đã có
không ít các lời thơ thể hiện nhu cầu thiết yếu đó. Đây là khúc hát giao duyên
của người Dao:
Bốn bề các bạn hát đều hay
Thua đƣợc cần gì ta cứ say [69, tr.198].
Hay trong thơ ca M.Nông:
Thiếu tiếng đàn tiếng hát
Nhƣ thiếu muối thiếu cơm [18, tr.708].
Thơ ca dân gian người Dao Tuyển có nội dung khá đa dạng, phản ánh
một cách sinh động hiện thực đời sống, thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm,
tâm hồn, tính cách, phong tục tập quán, đời sống tín ngưỡng, tình yêu lứa đôi
của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
2.1. Vài nét khái quát về cuộc sống của ngƣời Dao Tuyển qua thơ
ca dân gian
Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, người Dao Tuyển có nguồn gốc
từ Trung Quốc. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, loạn
lạc, do bị bóc lột ức hiếp hoặc do cuộc sống làm ăn khó khăn mà họ đã di cư
đến Việt Nam. Thư ca thiên di người Dao Tuyển ở Lào Cai đã phản ánh rõ nét
quá trình thiên di của tộc người này đến Lào Cai sinh sống với thời gian, niên
đại, các địa danh đi qua, lưu trú… rất cụ thể. Người Dao từ Quảng Tây (
Trung Quốc ) đến Vân Nam rồi theo hướng sông Hồng vào Việt Nam, định cư
ở Châu Thuỷ Vĩ ( Lào Cai ):
Năm Giáp Thân triều Minh kết thúc
Ngƣời Dao li tán khắp nơi nơi
Một đƣờng là núi Nam bộ Quý Châu
Đƣờng thứ hai là đất Giao Chỉ của Việt Nam
Toạ lạc ở núi phƣơng Bắc của Việt Nam
Đƣờng thứ ba trôi theo hƣớng Hải Nam
Đƣờng thứ tƣ đến Vân Nam phân thành hai ngả
Một ngả ở phủ giám biên sông Hồng
Sinh sống theo hƣớng châu Mộng Tự
Cho đến năm Tân Dậu triều Thanh
Đến Hà Khẩu, đến Quỳnh Sơn [51, tr.57].
Đến Lào Cai, người Dao Tuyển mong muốn có một cuộc sống ổn định
ấm no và hạnh phúc. Nhưng là những người đến sau, thiếu đất, thiếu ruộng
nên họ phải cư trú ở những vùng núi cao. Thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng
không kém phần dữ dằn và khắc nhiệt bởi gió mưa, thác lũ, nắng hạn… thêm
vào đó là thú rừng tàn phá nương rẫy, làm cho cuộc sống của họ hết sức vất
vả và khó khăn. Trai gái người Dao Tuyển vẫn thường nhắc lại hình ảnh
những năm trời hạn kéo dài trong khúc hát giao duyên của mình:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Trời hạn ba năm hoa khô rụng
Nông dân cày cấy chẳng đƣợc mùa
Chợt nghe sấm rền mƣa gió đến
Chín năm ao tù thấy nƣớc trôi [51, tr.177].
Cuộc sống khắc nghiệt khiến cho con người phải đối mặt với trăm bề
thiếu thốn. Thế nhưng với bản tính cần cù chịu khó, với lòng lạc quan yêu
đời, trong sâu thẳm con người vẫn ấp ủ một niềm tin tưởng và hi vọng vào
tương lai tốt đẹp:
Suốt đời làng bản không ánh sáng
Chờ đợi nắng trời soi khắp nơi [51, tr.165].
Mong cho thời tiết đƣợc thuận hoà
Năm năm cày cấy, mùa bội thu
Vạn vật sinh sôi, ngƣời vui vẻ
Nam nữ gọi tình chẳng nghỉ ngơi [51, tr.177].
Trong cuộc sống, mỗi khi gặp khó khăn khắc trở, gặp cảnh ngộ éo le,
con người lại dùng lời ca tiếng hát của mình để bộc bạch tâm sự, để chia sẻ
bớt nỗi niềm, để mọi người thấu hiểu và cảm thông với hoàn cảnh éo le. Khi
xã hội cộng đồng bị phá vỡ thì sự phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo
diễn ra. Những kẻ giàu có coi khinh người nghèo không bằng con vật nuôi
trong nhà chúng. Đây là lời bộc bạch của một người nghèo:
Con chó đến làng đƣợc ăn cơm
Ngƣời nghèo đến nhà ngồi ngoài cửa [51, tr. 268].
Cái nghèo đã dẫn đến cảnh bao chàng trai cô gái phải chia lìa đôi lứa.
Bởi tục lệ của người Dao vẫn còn nặng nề với tính chất mua bán rất rõ. Đây là
lời của chàng trai nghèo trước tình yêu lỡ dở:
Phúc mạng không có đời buồn tâm
Bàn tay không tiền là vì số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Chỉ bởi nhà nghèo đau thƣơng lòng
Vì em không lấy đời anh khổ
Trăm nhớ ngàn thƣơng nƣớc mặt rơi [51, tr.267].
Những lời thơ ấy không chỉ phản ánh hiện thực xã hội của người Dao
xưa mà còn là tiếng lòng đầy ai oán, tủi hờn của những con người bất hạnh.
Tiếng hát than thân của người Dao Tuyển là một mảng nội dung đáng được
quan tâm, bởi nó thể hiện ý thức của người Dao về thân phận của mình.
2.2. Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển là tiếng ca ai oán của những
ngƣời mồ côi bất hạnh
Hầu hết các tộc người thiểu số ở Lào Cai đều có tiếng hát than thân
như: Người H.Mông có tiếng hát làm dâu nói về nỗi khổ của người làm dâu
(chủ yếu là do bị ép duyên) và tiếng hát mồ côi kể, than về những nhọc nhằn,
cơ cực của kiếp người mồ côi, không nơi nương tựa, với những ước mơ cháy
bỏng có cuộc sống bình thường như bao người bình thường khác; Người Dao
Tuyển có thơ ca than thân (Thằn thỉm chắn), chủ yếu là những tiếng hát than
dành cho những kẻ mồ côi, không nơi nương tựa; Tiếng hát than thân dân tộc
Giáy thể hiện nỗi khổ cực của người con gái bị ép duyên, những người mồ côi
hoặc những người phải chịu cảnh khổ cực khác trong cuộc sống.
Trong phần này, chúng tôi xin được đề cập đến thơ ca than thân của tộc
người Dao Tuyển. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp, người viết chỉ đề cập
đến một dạng bài ca - tiếng hát than thân của những kẻ mồ côi.
Tiếng hát mồ côi bao gồm những những bài ca miêu tả nỗi khổ đau, cơ
cực, đa số mang tính chất tự thán của những người mồ côi bất hạnh. Tiếng hát
mồ côi có thể được diễn xướng trong những ngày thường, khi kẻ mồ côi cảm
nhận nỗi buồn khổ, trống vắng, đơn côi mà cất lên tiếng hát than, cũng có khi
được cất lên trong một cuộc hát giao duyên nào đó. Tiếng hát mồ côi không
chỉ có người mồ côi hát mà tất cả mọi người đều có thể hát như là một tiếng
lòng chung vậy, cho nên nó có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Về nội dung tiếng hát mồ côi của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai khá
phong phú, tuy nhiên có thể khái quát thành những vẫn đề chủ yếu sau:
2.2.1. Nghịch cảnh của những thân phận mồ côi
Tiếng hát mồ côi thường nêu lên nghịch cảnh của người mồ côi qua đó tố
cáo những ngang trái, bất công trong xã hội cũ. Đây chủ yếu là những bài tự
thán của người mồ côi kể về nỗi khổ của mình. Người thì khi sinh ra không có
cha mẹ hoặc cha mẹ chết sớm :
Khi sinh ra không còn bố mẹ
Bố mẹ chết lúc bò tập lẫy
Khi tập nói gọi bố không thƣa
Khi đói lòng không dòng sữa mẹ [51, tr.263].
Kẻ thì mất cha từ khi còn bé, mẹ đi lấy chồng khác, bỏ lại con bơ vơ
một mình:
Trƣớc kia còn bé bố đã chết
Mẹ lấy chồng khác con bơ vơ
Mẹ vui vẻ đâu biết con đau [51, tr.258].
Sống không nơi nương tựa, thiếu thốn tình thương yêu của mẹ cha,
người mồ côi bị mọi người đối xử tồi tệ, bị anh em xa lánh, thậm chí bị coi
thường, khinh rẻ không bằng những con vật nuôi trong nhà:
Con chó đến làng đƣợc ăn cơm
Ngƣời nghèo đến nhà ngồi ngoài cửa
Trên đời ăn mày thật khổ sở
Anh em mọi ngƣời cũng chia rẽ [51, tr.268].
Ăn xin ăn mày đâu cũng tới
Anh em xa cách chẳng hiểu nhau [51, tr. 257].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Từ đó, người mồ côi nhận thấy những nghịch cảnh của cuộc sống: mình
thì không cha, không mẹ, người đời thì có mẹ có cha; cùng trang lứa nhưng
thân phận mồ côi hoàn toàn khác với con người bình thường khác:
Ngƣời cùng tuổi sƣớng sao tôi khổ [51, tr. 262].
Đƣợc thấy anh em có thành đôi
Tôi lại cô đơn ve sầu thƣơng [51, tr264].
Mẹ ngƣời nuôi đƣợc nam nữ vui
Những ngƣời sinh, đẹp ai cũng thích
Tôi sinh, không đẹp bằng ngƣời khác
Thân thể không lành thấy xấu hổ [51, tr. 266].
Từ những nhận thức so sánh ấy, dẫn đến những nhận thức về cuộc đời
của kiếp người mồ côi cơ cực, bi thương và tạo nên tiếng hát than. Tiếng hát
mồ côi nêu lên nghịch cảnh của người mồ côi không chỉ có trong thơ ca dân
gian người Dao Tuyển ở Lào Cai mà dường như nó là tiếng lòng chung của
những người mồ côi trong thơ ca than thân của các tộc người thiểu số. Trong
dân ca Giáy cũng thường xuyên xuất hiện những lời thơ nói lên nghịch cảnh
này. Cũng là con trẻ nhưng thân phận mồ côi hoàn toàn khác với những đứa
trẻ kia:
Trẻ ngƣời dùng bát hoa
Cho mình dùng bát đất
Trẻ ngƣời ăn xôi lá múng
Còn mình hai tay bốc
Bữa ăn không khác lợn
Bữa ăn chẳng khác chó [56, tr.69].
Cũng là con người nhưng:
Đời ngƣời sinh ra
Số may gặp đƣợc toàn điều tốt lành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Đời ta sinh ra
Số không may sao khổ vậy [18, tr.729].
2.2.2. Tâm trạng đau thƣơng của kẻ mồ côi
Hầu hết tiếng hát mồ côi đều bộc lộ tâm sự đau thương, đôi khi là những
lời than vãn đến nao lòng của người mồ côi. Đây chính là cảm hứng chủ đạo
trong tiếng hát mồ côi của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai. Tự thân những bài
hát đó đã có sức lay động lòng người, gợi lên trong lòng người đọc những
tình cảm nhân văn, xót thương cho những thân phận bất hạnh.
Cái khổ của người mồ côi được thơ ca dân gian miêu tả là nỗi khổ đương
nhiên, vốn có của những con người vô thừa nhận, những con người không nơi
bấu víu, lang thang nay đây mai đó, ở đợ hết nhà này đến nhà khác để kiếm
miếng ăn, làm những công việc nặng nhọc vất vả, đầu tắt mặt tối nhưng cuộc
đời rốt cục vẫn cô quạnh:
Tôi là kẻ lang thang cơ nhỡ
Đợ hết mọi nhà kiếm miếng ăn
Phải làm vất vả đầu mặt tối
Cuộc đời cô quạnh số mệnh tôi [51, tr.262].
Đây là lời khóc than của một kẻ mồ côi về già mà ai cũng phải chạnh
lòng nước mắt:
Già rồi trong ngƣời trăm thứ bệnh
Tối ngủ đến trƣa không dậy đƣợc
Lúc khát nƣớc không có con lấy
Chống gậy bò lo hết cả đời
Giờ lang thang nhƣ con ma đói
Chỗ nào cũng bò đi tìm ăn [51, tr.260].
Còn đây là lời khóc than của một chàng trai mồ côi, vì nghèo mà lỡ dở
trong tình yêu:
Chỉ bởi nhà nghèo đau thƣơng lòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Vì em không lấy đời anh khổ
Trăm nhớ ngàn thƣơng nƣớc mắt rơi [51, tr.267].
Những lời ca thực sự là những tiếng khóc than của những cuộc đời đầy
khổ đau, đoạ đầy:
Một năm ba trăm sau mƣơi ngày
Mọi ngày trầm luôn chẳng thấy sáng [51, tr.274].
Nƣớc mắt lăn dài qua ngày tháng [51, tr.272].
Tình cảnh này, chúng ta cũng thường thấy trong dân ca H.Mông:
Mặt trời mọc, mồ côi theo mặt trời mà khóc
Mặt trời lặn, mồ côi theo mặt trăng mà than [18, tr.728].
Những lời ca không chỉ thể hiện tình cảnh khổ đau triền miên của kẻ
mồ côi, mà nhiều khi còn làm cho chúng ta thấy “nhân vật mồ côi đã nảy sinh
những tâm trạng khác nhau nhƣ thế nào trƣớc tình cảnh đó. Đứng trƣớc cuộc
đời tăm tối, khổ đau đó, chƣa đƣợc ánh sáng chân lí nào soi rọi, chỉ đƣờng, ta
dễ cảm thông với những tâm lí tiêu cực nảy sinh trong những con ngƣời bất
hạnh đó”[ Dẫn theo 18, tr.729].
Tiếng hát mồ côi không đơn thuần chỉ là sự ca thán cho cảnh khổ cực
vì phải đi làm thuê, làm mướn… mà hơn tất cả những điều đó là những cảm
nhận xót xa về cảnh cô đơn. Đó chính là sự mất mát, thiệt thòi của thân phận
con người trước cuộc đời, không chỉ là mồ côi bố mẹ mà là cảm nhận về sự
mồ côi trước cuộc đời:
Cuộc đời cô quạnh số mệnh tôi
Tôi không có nụ cƣời ánh mắt
Bởi nƣớc mắt nó đã cạn dòng [51, tr.263].
Không chỉ có người Dao Tuyển mà tiếng hát mồ côi của dân tộc khác
cũng bộc lộ sự cảm nhận về sự mồ côi trước cuộc đời như bài hát chàng Dăm
Tông của người Xơ Đăng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Mẹ ta đã đi
Cha ta đã khuất
Cậu ta đã đi lấy vợ
Chị ta mải lo trông con
Ta còn biết bám vào đâu
Ta còn biết bấu níu vào ai.
Hay tiếng khóc than trong dân ca H.Mông:
Mẹ cha chết mồ côi không gia đình
Nhƣ ve sầu rên rỉ trời xanh [18, tr.728].
Nếu như nhận vật mồ côi trong các truyện cổ tích thường được những
lực lượng thần kì trợ giúp chiến đấu và giành được chiến thắng trở thành
những anh hùng trong ước mơ của nhân dân thì trong tiếng hát mồ côi, tộc
người Dao Tuyển đã bổ sung thêm một phần quan trọng mà cổ tích không đề
cập hết được. Đó là việc đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, đi sâu vào
khai khác những diễn biến tình cảm trong chiều sâu tâm hồn con người,
những mặc cảm, những day dứt, những đau đớn xót xa của những thân phận
mồ côi bất hạnh.
2.2.3. Tinh thần tự chủ, ƣớc mơ về một tƣơng lai tƣơi sáng
Đứng trước những cuộc đời tăm tối, khổ đau của kiếp mồ côi, ta dễ cảm
thông với những tâm lí tiêu cực nảy sinh trong những con người bất hạnh đó.
Họ nghĩ quẩn quanh theo cách suy nghĩ thông thường thủa xưa:
Ngƣời đã ăn mày khổ suốt đời
Sớm sớm đêm đêm khổ thân tôi [51, tr.268].
Người mồ côi cố tìm nguyên nhân của cuộc sống khổ cực, đôi khi quy
cho số phận cay đắng:
Số sinh ngày khổ em không biết
Biết nhờ cùng ai đƣợc cùng em [51, tr.55].
Có khi nảy sinh tâm trạng tuyệt vọng ở cõi trần:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Ngƣời nghèo không tiền tiếc mà thôi
Chỉ đợi ngày đến gặp Diêm Vƣơng
Mới vay tiền cho đời phú quý [51, tr.261].
Hay:
Ngƣời già sống đời khổ thế nào?
Chắc là đời sau tôi mới sƣớng [51, tr.262].
Tuy vậy, đâu đó vẫn lóe lên những ý nghĩ đúng đắn, vốn có trong ý thức
của con người lao động, khẳng định tinh thần tự tin, tự cường của con người,
có thể vượt qua được số mệnh khắc nghiệt như lời của người Dao:
Cây cải chịu sƣơng còn nảy lộc
Con ngƣời hẳn vƣợt vận khổ đau [18, tr.729].
Họ tin vào sức lực của mình có thể vượt qua được gian khổ để xây dựng
cuộc sống ấm no hạnh phúc như những người bình thường khác:
Con chim côi chịu rét vẫn bay cao
Mồ côi chăm chỉ vẫn bằng ngƣời [51, tr.55].
Thì cố chịu cực, đợi lớn khoẻ
Làm ăn, gắng sức khắc bằng ngƣời [18, tr.730].
Niềm tin đó, ước mơ đó, không chỉ có trong tiếng hát mồ côi người Dao,
mà hầu như ta bắt gặp nó, nhận thấy nó trong tiếng hát mồ côi của các tộc
người thiểu ở Việt Nam. Đây là ước mơ của người H.Mông về một cuộc sống
tương lai tươi sáng, được sung sướng hạnh phúc:
Ƣớc chi ngày sau đây, gái mồ côi yêu trai mồ côi
Trai mồ côi yêu gái mồ côi
Gái mồ côi lấy đƣợc trai mồ côi
Trai mồ côi lấy đƣợc gái mồ côi
Trai mồ côi sẽ cày xong ba đƣờng
Gái mồ côi sẽ cai quản gia đình đông vui tấp nập [59.].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Tiếng hát mồ côi toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc. Đó là tinh thần
“thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”. Đó là tình thương yêu, đùm bọc lẫn
nhau giữa con người với con người. Tiếng hát mồ côi đã giúp ta cảm nhận
được sự gần gũi giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Phải chăng, vì vậy mà các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết
gắn bó, tương thân tương ái trong suốt thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước.
2.3. Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển thể hiện một quan niệm đẹp về
tình yêu và hôn nhân của con ngƣời
Cuộc sống của người Dao Tuyển xưa rất bấp bênh, thiếu đói triền miên,
xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái khiến cho muôn vàn thân phận phải
chịu cảnh cơ cực, éo le, trắc trở. Thế nhưng, trong cuộc sống cùng cực, tăm
tối đó, con người vẫn luôn toả sáng những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, tâm
hồn đáng được trân trọng, ngợi ca. Vẻ đẹp ấy, trước hết được thể hiện trong
quan niệm về tình yêu và hôn nhân của con người.
2.3.1. Những cung bậc tình cảm trong tình yêu của ngƣời Dao Tuyển
2.3.1.1. Niềm vui buổi đầu gặp gỡ
Ngay từ những buổi đầu gặp gỡ, trai gái người DaoTuyển đã bộc lộ niềm
vui, khát vọng giao lưu tình cảm, giãi bày tâm sự của mình qua câu hát. Đây
là lời hát mời các chàng trai vào hội của cô gái:
Đƣợc thấy các anh đã đến đây
Cả làng trai gái đều vui vẻ [51, tr.172].
Còn đây là lời hát hỏi của chàng trai:
Xin chào!
Đi theo hƣớng gió thổi đƣờng đƣa đến
Làng trù phú, gái làng đẹp có cho vào.
Bên nữ hồ hởi hát đáp:
Vƣờn xuân! Ông chủ đƣa hoa hƣơng thơm nức
Cửa làng rộng mở. Hƣơng bay cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Gõ cửa? Đôi lời cùng cất cao ngây ngất
Đón gió tình xuân đêm nay vui [51, tr.48].
Lời hát diễn tả thật sinh động niềm vui sướng, niềm khát khao được gặp
gỡ để bộc bạch nỗi lòng của các chàng trai, cô gái. Có chứng kiến những cuộc
hát giao duyên như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm, chúng ta mới
hiểu rõ tâm hồn của những con người sống trong môi trường khép kín, vốn ít
nói kiệm lời, vậy mà lúc gặp gỡ nhau họ lại say sưa hết mình với một tâm hồn
rộng mở, chân thành:
Nếu có sấm kêu thì vui vẻ
Nhộn nhịp phóng liêng hát đêm nay [51, tr.164].
Khi đã bước vào cuộc vui, họ hăng say hát hết mình mà không nghĩ đến
chuyện thắng thua, hát hay hay hát dở:
Một hai ba bài chƣa nhƣ ý
Lại hát thêm nhiều đừng thắc mắc [51, tr.166].
Câu nào phạm lỗi thông cảm cho
Câu nào đáng yêu anh nhớ lòng [51, tr.168].
Đó là một cách ứng xử phù hợp với điều kiện xã hội dân cư thưa thớt,
phù hợp với cách sống của con người miền núi. Mỗi năm mở hội một lần như
vậy cũng đủ để họ bước vào cuộc sống lao động mới vui vẻ, tự tin hơn.
Ngay từ những buổi đầu gặp gỡ, khát vọng tình yêu trong tâm hồn nam
nữ đã ăm ắp tràn đầy. Bởi cuộc hát giao duyên không chỉ là nơi để những
người bạn cũ gặp nhau tâm tình, những người có đôi có lứa được sống trong
những ngày tự do, vui vẻ ca hát mà nó còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc - cuộc
hát là nơi để trai gái bày tỏ tình yêu lứa đôi. Câu hát dưới đây bộc lộ rõ khát
vọng ấy:
Nếu gọi đƣợc tình thoả ý nguyện
Chẳng quên nghĩa sâu nơi Đông Viên [51, tr.175].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Ngƣời muốn gặp ngƣời bởi tình riêng
Nếu trời không phụ lòng lƣơng thiện
Tơ duyên đêm nay mong thoả ý [51, tr.176].
Hay:
Thật thoả đôi lòng uổng nhớ mong
Làm cho đêm thâu nghĩ quẩn quanh
Ta nhƣ mặt trời phơi cỏ mới…
Quyết không thể rời nơi lâm ngọc
Mong cho cha mẹ kết cho ta [51, tr.163].
Trai gái gặp nhau để thoả lòng mong nhớ, họ gặp nhau với niềm vui phơi
phới như mặt trời phơi cỏ mới và họ quyết không rời xa nhau. Những hình
ảnh đêm thâu nghĩ quẩn quanh, mặt trời phơi cỏ mới đã diễn tả thật sâu sắc,
thấm thía tâm trạng của con người.
Niềm vui trong buổi đầu gặp gỡ, khi tình yêu mới chớm nở không chỉ
có trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển mà nó còn khá quen thuộc trong
thơ ca dân gian của các tộc người anh em khác. Đây là tâm trạng xao xuyến
và thiết tha trìu mến của chàng trai người Vân Kiều trên đường đến gặp
người yêu:
Bóng em lấp loáng nhƣ sao mới mọc
Dáng em lấp loáng nhƣ vành trăng non
Hình em vằng vặc nhƣ trăng đêm mƣời bảy, ngƣời ơi!
Ta đi tìm gặp , ngƣời ơi!
Chàng trai người Thái từ xa nhác thấy cô gái, lòng đã rạo rực hẳn lên
nhưng còn ý tứ vòng vo:
Thấy má đỏ hồng muốn hỏi
Thấy đôi mắt liếc muốn say
Rau ai đây, xin mƣợn hái
Bạn tình ai, xin mƣợn trò chuyện [18, tr.720].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Nhìn chung những câu hát giao duyên buổi đầu gặp thường mang âm
hưởng sôi nổi, vui tươi. Nhưng đối với mỗi dân tộc trong từng câu hát âý, bản
sắc vẫn được thể hiện. Nếu các chàng trai, cô gái Vân Kiều sôi nổi, thiết tha
ngay từ buổi đầu gặp gỡ; trai gái Thái biểu hiện tình cảm một cách vòng vo
tình tứ, thì các chàng trai, cô gái người Dao Tuyển lại bộc lộ tình cảm một
cách bộc bạch chân thành nhưng cũng không kém phần tinh tế, thiết tha.
Những câu hát thể hiện niềm vui trong buổi đầu gặp gỡ của các chàng
trai, cô gái người Dao Tuyển đã phần nào nói lên vẻ đẹp tâm hồn của họ -
luôn lạc quan, yêu đời và tràn đầy khát vọng tình yêu.
2.3.1.2. Nỗi nhớ khi xa cách
Trong thơ ca giao duyên của tộc người Dao Tuyển các sắc thái tình cảm
diễn ra khá tinh tế đa dạng, song có lẽ, sắc thái tình cảm đọng lại sâu lắng
nhất trong tâm khảm những người đương cuộc là những lời hát thắm thiết
trong chặng dặn dò chia tay. Đây là tâm trạng đau như dứt lòng của chàng trai
khi sắp phải chia tay cô gái trong đêm hát qua làng:
Lời qua ý lại câu câu đẹp
Câu đến câu đi nhƣ dứt lòng [51, tr.196].
Và đây là tâm trạng của chàng trai trong hát hội đầu xuân:
Nƣớc mắt tuôn rơi cũng phải về
Chỉ mang thân khô về đất cũ
Đêm về hồn đơn chẳng nơi yên [51, tr.184].
Đêm ngắn ngày dài sao đau ý
Một tiếng gà gáy lệ mƣời dòng [51, tr.179].
Khi chia tay nhau, họ dùng dằng chẳng muốn rời nhau. Tình yêu gặp gỡ
một lần nhưng nỗi nhớ đã khắc sâu trong tâm khảm của kẻ ở người đi:
Quay chân lui bƣớc nƣớc mắt rơi
Chẳng biết khi nào lại gặp gỡ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Gặp gỡ một lần nhớ vạn lần [51, tr.198].
Khi xa cách, họ luôn hướng về nhau, luôn lo lắng cho nhau, có những lời
thơ nói lên nỗi thương nhớ của những con người vốn ít nói, kiệm lời nhưng
tình cảm thì không ai dám nói là không sâu sắc mãnh liệt:
Chẳng thấy đƣợc em não não lòng
Chƣa gặp đƣợc em lòng lo lắng
Thƣơng hoa, hoa nở ở chốn nào [51, tr.219].
Nỗi nhớ đã ăn sâu vào trong tâm thức, in đậm trong từng giấc mộng đẹp:
Đêm đêm ngủ mơ đƣợc cùng em
Tỉnh giấc dậy rồi đâu có phải
Xuân ơi xuân! [51, tr.219].
Anh ơi anh?
Nằm mơ đƣợc thấy ở bên anh [51, tr.221].
Sự xa cách với nỗi niềm nhớ nhung còn được thể hiện qua nhiều câu
hát nữa. Đây là sự bộc bạch nỗi lòng của chàng trai:
Mặt trời chẳng mọc đời lạnh tanh
Chƣa từng gặp gỡ chƣa biết nhớ
Gặp rồi nhớ mặt lòng chẳng quên [51, tr.180].
Mặt trời chẳng mọc ấy chính là những ngày đôi lứa phải xa cách nhưng
lòng thì bồi hồi nhớ mong bởi Gặp rồi nhớ mặt lòng chẳng quên.
2.3.1.3. Nỗi buồn đau, cay đắng khi tình yêu tan vỡ
Tình yêu nơi trần thế có lắm nỗi éo le, cay đắng. Đâu phải cứ yêu nhau là
lấy được nhau và được sống bên nhau đến trọn đời. Đó là vấn đề muôn thủa
của tình yêu loài người. Con người khi yêu, họ có thể vượt qua muôn vàn gian
khó để đến với nhau nhưng chẳng may duyên bạc, phận rủi mà không kết
duyên thành đôi lứa thì nỗi buồn đau, cay đắng ấy kể sao cho xiết. Những câu
hát của những con người trong cảnh ngộ này thấm đẫm nước mắt khổ đau với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
tâm trạng oán trách, tủi cực. Đây là nỗi lòng cay đắng của chàng trai khi tình
yêu lỡ dở:
Em ơi em!
Con tim ta có ai nhìn thấy
Dƣới bóng cây hoa nở tin vui
Cây quả rồi đôi ta xa cách
Sao đối cho nhau để mãi lâu
Chẳng dám chê trách lòng u sầu [51, tr.222].
Hay:
Đi đến rừng sâu, cảnh thê lƣơng
Hoa nở không hƣơng, không quả vị
Ngƣời ngƣời tuyệt tình biết làm sao [51, tr.180].
Đứng trước cảnh ngộ đó, ta dễ thông cảm với những tâm lí tiêu cực nảy
sinh trong những con người bất hạnh ấy. Họ thường suy nghĩ quẩn quanh theo
cách suy nghĩ thông thường, đổ cho số mệnh của mình:
Uyên ƣơng kết nghĩa thành tình riêng
Mệnh chẳng xe duyên cho hợp lại
Chỉ lợi nhân duyên kẻ khác đƣợc [51, tr.208].
Còn đây là lời oán trách của cô gái khi bị phụ tình:
Nếu không có lòng đừng có hẹn
Bỏ thân núi Bắc chết hận sầu [51, tr.200].
Trách kẻ khác nghe giết hại sầu
Nếu không có lòng đừng giả dối
Nếu nhớ ngƣời khác đừng đoạn ngôn [51, tr.202].
Mỗi cuộc hát giao duyên ngoài mục đích giao lưu còn có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc - để thanh niên nam nữ tìm hiểu, yêu đương mà từ đó nên vợ, nên
chồng. Thế nhưng, trong nhiều cuộc gắp gỡ có những chàng trai, cô gái không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
thể tâm đầu ý hợp vì một lí do nào đó, cho nên những lời hát này của họ
thường bộc lộ nỗi buồn:
Mẫu đơn hoa nở không kết trái
Vân đầu ra quả chẳng nở hoa
Hoà hoả thêm tâm qua một đời
Gạch ngang lƣng nguyệt chẳng thành đôi [51, tr.211].
Như vậy, thơ ca giao duyên của đồng bào Dao Tuyển ở Lào Cai biểu
hiện khá đầy đủ những cung bậc tình cảm của con người khi yêu: có niềm
vui trong buổi đầu gặp gỡ, có nỗi nhớ khi xa cách, có nỗi buồn đau, cay
đắng khi tình yêu tan vỡ. Những cung bậc tình cảm ấy vốn là vẻ đẹp chung
trong tình yêu của con người. Song điều đáng nói ở đây là thơ ca giao duyên
người Dao Tuyển không chỉ chú trọng đến việc miêu tả trực tiếp các trạng
thái tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình, mà còn chú trọng đến việc lấy
thiên nhiên, lấy những đối tượng trong giới tự nhiên rất gần gũi với cuộc
sống của đồng bào để thể hiện sự phong phú của tư tưởng, tình cảm và trạng
thái tâm hồn nhân vật.
2.3.2. Tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung
Sinh sống ở những vùng rừng núi xa xôi cách trở, người Dao Tuyển có
truyền thống khép kín tộc người một cách khá vững chắc. Tính chất cố kết
cộng đồng của tộc người Dao Tuyển rất chặt chẽ. Điều này được thể hiện qua
việc người Dao Tuyển xưa ít xây dựng gia đình với người thuộc các dân tộc
khác. Họ có những quy định chặt chẽ trong hôn nhân. Trong dòng họ, các
thành viên tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Khi nam giới đến tuổi
trưởng thành muốn kết hôn với một cô gái, ông trưởng họ phải tra gia phả
dòng họ. Cô gái đó không thuộc con cháu trong dòng họ, chàng trai mới được
kết hôn. Ở Lào Cai, trong phạm vi 6 đời con cháu không được kết hôn với
nhau. Nếu vi phạm nguyên tắc đó thì sẽ bị coi là loạn luân, bị xử phạt rất nặng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
và bị đuổi đi nơi khác. Trong câu hát giao duyên của người Dao, truyền thống
ấy thể hiện rất rõ:
Cầu hôn đừng cầu cùng dòng họ
Cùng họ lấy nhau ngƣời trách cƣời
Cùng họ lấy nhau nên chuyện xấu
Con cháu đời sau nát cửa nhà [6, tr.205].
Rõ ràng quan niệm hôn nhân ấy đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của
người Dao Tuyển và kết thành những nguyên tắc rất cụ thể, chi phối hôn
nhân, biểu hiện qua từng câu hát.
Trong các cuộc hát giao duyên, trai gái khi đã ưng ý nhau thường bày
tỏ ước mơ xây dựng hạnh phúc gia đình với nhau một cách thẳng thắn hồn
nhiên. Có chứng kiến tận mắt những đêm hát như hát hội đầu xuân, hát qua
làng, hát xin cốm… chúng ta mới thấy rõ khát vọng ấy. Cách tìm hiểu bằng
lời ca tiếng hát đã để lại bao lời ca say đắm với những ước mơ cháy bỏng của
đôi lứa yêu nhau. Thế nhưng khi lứa đôi đã có lời ước hẹn thì vấn đề thuỷ
chung gắn bó được đặt lên trên hết. Trong các cuộc hát giao duyên các cô gái
vẫn thường hát:
Cùng anh nhƣ đôi chim cùng cây
Vạn niên đời đời ta chung sống [51, tr.223].
Hay:
Vợ chồng hứa hẹn lòng thuỷ chung [51, tr.207].
Khát vọng thuỷ chung đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người
đương cuộc, có khi trở thành lời thề nguyền thuỷ chung:
Hôm nay gặp gỡ cùng ở hội
Hai bên cùng nguyền chẳng phân li [51, tr.194].
Để thề nguyền chung thuỷ, người ta còn đi xa hơn nữa. Đó là hẹn ước
đến kiếp sau :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Đời này chẳng đƣợc ở cùng làng
Đời sau có duyên chung một nhà [51, tr.197].
Đời này sinh không đƣợc ở đất này
Đời sau ắt phải ở phủ đƣờng này [51, tr.182].
Khát vọng tình yêu thuỷ chung, gắn bó được thể hiện vừa tế nhị vừa sâu
sắc mà không kém phần bay bổng trong những câu hát giao duyên. Đây là
cách nói của chàng trai trong hát hội đầu xuân ở trong làng:
Ƣớc gì hoá thân thành lá dong
Cho nàng gói muối ngọt bốn mùa [51, tr.182].
Còn đây là cách nói của một chàng trai khác:
Ƣớc gì đƣợc hoá dây thắt lƣng
Đƣợc cuốn lƣng rồng chẳng oán gì [51, tr.84].
Mong ước tình yêu gắn bó, thuỷ chung cũng được thể hiện qua câu hát
của cô gái:
Ƣớc gì đƣợc hoá hộp đựng thuốc
Lúc ở trƣớc mặt, lúc kề bên
Khi ở trƣớc mặt lòng vui vẻ
Khi ở đằng sau lòng lại sầu [51, tr.85].
Những con người trong cuộc luôn ao ước mình biến thành, hoá thành
những vật dụng dường như nhỏ bé, tầm thường nhưng rất cần thiết cho cuộc
sống. Ước thành lá dong, dây lƣng, hộp đựng thuốc. Hay đó chính là ước
nguyện có được một tình yêu gắn bó, thuỷ chung. Khát vọng tình yêu gắn bó
nên duyên vợ chồng được thể hiện chân thành, thẳng thắn, hồn nhiên qua
nhiều câu hát nữa:
Tra hạt hai ta thành một đôi
Xuống nƣớc lên non tay dắt tay
Khổ đau cùng nhau chẳng oán trời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Rửa mặt cũng mong rửa cùng chậu
Đêm ngủ cũng mong chung một gối [51, tr.188].
Vì khi đã nên vợ nên chồng thì phải thương yêu, phải đồng cam cộng
khổ trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống:
Đắng cay cả hai cùng cam chịu
Phúc thì cùng hƣởng, hoạ cùng cam [51, tr.194].
Quan niệm tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung đã trở
thành ước nguyện không chỉ của thanh niên nam nữ mà của cả cộng đồng
người Dao Tuyển. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Đạo giáo.
Mặt khác, tính chất phụ hệ là một đặc điểm nổi trội trong truyền thống gia
đình người Dao Tuyển xưa: Người vợ bao giờ cũng thuộc hẳn về người
chồng, việc vợ li hôn chồng dường như không bao giờ đặt ra trong xã hội.
Họ xem việc li hôn là tội lỗi. Hơn nữa, các chàng trai người Dao Tuyển vẫn
thường nhắc nhở nhau câu nói: “ Nhà có hai vợ nhà chẳng vui – Nƣớc có hai
vua nƣớc chẳng an”. Với truyền thống tư tưởng ấy người Dao Tuyển quan
niệm rằng: Tình yêu phải gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung. Đã yêu
nhau thì phải cùng vượt qua mọi gian khó để đến với nhau trong niềm vui
hạnh phúc. Đó chính là một trong những nét đẹp của tâm hồn con người
đáng được trân trọng ngợi ca.
2.3.3. Tình yêu gắn liền với lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh
phúc ấm no, bản làng giàu đẹp
Tình yêu gắn liền với lao động, xây dựng gia đình thực chất là quan niệm
thẩm mĩ của đồng bào Dao Tuyển về bản chất cái Đẹp gắn với con người và
bản chất các quan hệ của con người trong cộng đồng người Dao Tuyển. Nói
cách khác, con người đẹp ngoài những phẩm chất như có tình yêu thương
chung thuỷ còn phải biết lao động để xây dựng cuộc sống cho bản thân và gia
đình, nói rộng ra là để bảo tồn cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bản chất của người Dao Tuyển vốn cần cù, chịu khó, yêu lao động. Đến
với bản làng của họ, ta dễ nhận thấy cuộc sống “ Mặt trời mọc thì làm, mặt
trời lặn thì nghỉ” đã gắn chặt với cuộc đời mỗi con người. Họ luôn đề cao lao
động, lấy lao động làm thước đo giá trị con người. Điều này được phản ánh
đậm nét trong thơ ca dân gian. Hình ảnh con người lao động chăm chỉ hiện
lên thật đẹp đẽ:
Con ngƣời lao động phải dậy sớm
Gà gáy mình đã phải dậy rồi
Cho gà, cho lợn ăn đã nuộm
Khi đến giờ thìn phải lên nƣơng [51, tr.79].
Tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu lao động luôn được trai gái bày tỏ
trong những khúc hát giao duyên của mình:
Hết ngày xuân mới, tháng Nguyên Đán
Hai bên dắt tay đi cấy cày
Chặt cây hái cỏ ta cùng làm
Tra hạt hai ta thành một đôi
Xuống nƣớc lên non tay dắt tay [51, tr.188].
Những câu hát ấy thể hiện niềm vui, tinh thần đoàn kết trong lao động,
nhưng đằng sau nó ẩn chứa một quan niệm về tình yêu của con người. Dù có
phải “ Xuống nƣớc lên non” nhưng những đôi lứa yêu nhau vẫn tay trong tay
vượt qua mọi gian khó. Trong khung cảnh lao động, trời nắng gắt như đổ lửa,
các chàng trai cô gái vất vả tra lúa nương nhưng tiếng hát nam nữ như làn gió
thoảng, như đám mây vẫn cất cao:
Mùa hè tra hạt trời nắng nóng
Soi rát mặt ngƣời đẹp sắc tàn phai
Nếu ngƣời có thƣơng nàng trẻ đẹp
Ban cho mây lành che mặt trời
Gió mát thổi nhẹ qua đỉnh núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Trăm họ gieo trồng đỡ khó khăn
Nếu không mây gió che nắng nóng
Có tiếng hát xa thoả tấm lòng [51, tr.27].
Khung cảnh lao động trên nương rẫy là nơi để nam nữ trao đổi tình cảm,
tất cả từ hạt thóc, sợi bông, khung dệt, ruộng nƣơng đều là nguyên cớ cho
chàng trai, cô gái bày tỏ nỗi lòng được chung sống:
Lấy sợi dệt vải cả hai lần
Sinh con nối dõi nhờ cả hai
Đạo lí trời sinh mong làm bạn
Đâu phải một bên ân tình sâu
Hạt giống mọc cây ta hợp duyên
Thóc lúa về bồ ta chung sống [51, tr.28].
Trong niềm vui gặp gỡ, các chàng trai, cô gái luôn mong kết duyên đôi
lứa, khao khát nên duyên vợ chồng không chỉ đơn thuần là khao khát hạnh
phúc lứa đôi, mà mong thành đôi lứa để cùng nhau chung tay lao động, bồi
đắp cho tình yêu vững bền.
Đây là lời hát của cô gái trong hội hát xin cốm:
Nếu đƣợc vui vầy ngày đến ngày
Dắt tay gặt lúa chẳng muốn rời
Gặt hái lúa vàng trên đỉnh núi
Chẳng hết duyên ý, tình uyên ƣơng [51, tr.217].
Còn đây là lời hát của chàng trai:
Lúa vàng năm nào đƣợc mùa về
Uyên ƣơng năm nào cũng ngọt ngào
Đêm nay cạn chén rƣợu Trùng Dƣơng
Ngọt nhƣ hoa quả ở Đào Nguyên
Hai bên ghi lòng đợi ngày sau
Cùng nhau lên núi để gặt lúa [51, tr.216].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Công việc lao động của người Dao Tuyển rất vất vả, ruộng ít, chủ yếu là
nương rẫy nơi hốc đá, năng xuất lao động thấp. Đã bao đời cái nghèo, cái khó
đè nặng lên cuộc đời những người dân lao động. Thế nhưng họ vẫn tin tưởng,
lạc quan vào công việc lao động của mình sẽ cho kết quả tốt:
Hôm nay tra lúa hát cho hay
Năm nay nhất định đƣợc mùa vàng [51, tr.85].
Họ không lo đất xấu, rừng sâu, chỉ lo thiếu chăm chỉ:
Lƣời biếng vợ chồng ôm nhau ngủ
Chẳng cày, chẳng cấy lấy gì thu [51, tr.213].
Họ gắng sức lao động không phải chỉ để nuôi sống gia đình, bản thân mà
còn để gìn giữ cho thể hệ tương lai:
Trên nƣơng tất cả trai gái hát
Trai gái cùng ca lòng càng vui
Chung hát lời ca chung gắng sức
Nuôi sống đời sau cháu cháu con [51, tr.90].
Biết lao động để xây dựng gia đình, để gìn giữ thế hệ con cháu là một
tiêu chuẩn quan trọng vì thực chất nó liên quan đến vấn đề sống còn của gia
đình và cộng đồng. Khát vọng lao động để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm
no cũng chính là góp phần làm cho bản làng thêm tươi đẹp:
Mong cho thời tiết đƣợc thuận hoà
Năm năm cày cấy mùa bội thu
Vạn vật sinh sôi, ngƣời vui vẻ
Nam nữ gọi tình chẳng nghỉ ngơi [51, tr.177].
Vậy là, khát vọng xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no, bản làng giàu đẹp
luôn thường trực trong tâm hồn của mỗi chàng trai, cô gái. Khát vọng ấy có
giá trị nhân văn sâu sắc. Bởi con người chỉ đẹp khi có đủ những phẩm chất
như lòng nhân ái, tình đoàn kết, sự thuỷ chung và cả tình yêu lao động nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
2.4. Thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển là tấm gƣơng phản chiếu đời
sống tập quán tín ngƣỡng của con ngƣời
Hiện nay, thơ ca nghi lễ phong tục của tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai
đã được sưu tập khá đầy đủ, tuy số lượng chưa phải là nhiều nhưng khá phong
phú về tiêủ loại. Đặc biệt trong cuốn sưu tầm Thơ ca dân gian ngƣời Dao
Tuyển của tác giả Trần Hữu Sơn, diện mạo thơ ca nghi lễ của tộc người này
hiện lên khá rõ nét với các tiểu loại thơ ca trong lễ đặt tên con, thơ ca trong lễ
cấp sắc , thơ ca trong lễ cưới, thơ ca trong tang lễ, và thơ ca trong một số nghi
lễ khác như lễ gọi hồn lúa, hát gọi hồn lúa cái, thơ dâng hiến. Đọc các tiểu
loại này, chúng tôi nhận thấy: đời sống tập quán tín ngưỡng của con người với
một quan niệm nhân sinh tích cực được phản chiếu rất rõ trong thơ ca. Sau
đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu một số tiểu loại ấy.
2.4.1. Thơ ca trong lễ đặt tên con
Khi đứa trẻ sinh ra được 3 ngày tuổi, người Dao Tuyển tổ chức lễ đặt tên
con. Trong lễ đó, người cha đứa trẻ trực tiếp cúng và hát. Nội dung bài hát
toát lên một quan niệm nhân sinh tích cực: cầu mong cho các bậc tổ tiên, thần
thánh phù hộ, che chở cho đứa trẻ gặp điềm lành, không bị tà ma, khí độc
quấy nhiễu:
Cầu che chở con đƣợc phúc
Mang điềm lành đuổi tan ác dữ
Dù đi đâu không gặp gió độc
Bƣớc ra ngoài không mặt trời phơi.
Đặc biệt là cầu mong cho đứa trẻ mạnh mẽ chiến thắng được cái ác,
cái xấu:
Gặp ma ác, ma phải cúi đầu
Cái gì xấu bỏ đi nơi khác
Cái gì xấu không dám về gần [51, tr.91].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Hơn thế nữa, bài hát còn là ước mong của những người làm cha mẹ
mong cho con mình trở thành người lương thiện, được mọi người yêu mến,
biết làm ăn, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đồng thời bày tỏ niềm vui
chung với mọi người khi gia đình có thêm thành viên mới:
Khi lớn lên không làm điều xấu
Biết buôn bán gặp nhiều phúc dày
Chắp tay khấn vái các thần trên
Cúi đầu khấn vái các thần dƣới
Báo hôm nay có thêm một ngƣời
Niềm vui lớn ghi tên dòng họ [51, tr.92].
Những câu thơ trên đã khái quát được những nét chính về thế giới quan,
nhân sinh quan truyền thống của người Dao tuyển. Qua đó ta thấy được phong
tục thờ cúng, thấy được thái độ sống chan hoà với anh em với xóm làng, thấy
được tinh thần hướng thiện, niềm tin vào tương lai của người Dao Tuyển.
2.4.2. Thơ ca trong lễ cấp sắc
Lễ cấp sắc được người Dao Tuyển tổ chức khi người con trai chuẩn bị
đến tuổi trưởng thành (trong khoảng từ 10 đến 17 tuổi), chủ yếu do thầy cúng
diễn xướng các bài kinh dưới dạnh thơ ca. Thơ ca trong lễ cấp sắc thấm đẫm
tinh thần Đạo giáo, Phật giáo. Lời lẽ trong các bài thơ có nhiều thuật ngữ kinh
Phật, kinh Đạo khá trừu tượng:
Ba nén hƣơng thơm mời Tam phẩm
Thầy sƣ Tam phẩm nhận vô cùng
Long não trình lên trƣớc án ngọc
Tam nguyên trông thấy tủm tỉm cƣời [51, tr.94].
Song điều đáng quý là tư tưởng nhân sinh trong đó: ước nguyện cho đứa
trẻ được trưởng thành, có cuộc sống sung sướng và trở thành con người tài
giỏi, có ích cho cộng đồng. Điều này có thể có tìm thấy ở hầu hết các bài ca.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn trong phần “ Thụ giới ngũ đài ca” thể
hiện rõ tư tưởng nhân sinh ấy.
Ngọc nữ hát bài lên đèn:
Mong thầy mang đèn soi sáng tỏ
Đèn soi sáng cho từng đệ tử
Thân hình đẹp đẽ, dạ thông minh [51, tr.93].
Ngọc nữ hát bài lên hương:
Thầy truyền khuôn vàng nhƣ Đồng Nhi
Ban cho ân mới đƣợc trƣờng thọ
Văn võ giỏi dang nhƣ rồng bay [51, tr. 94].
Ngọc nữ hát khi ra ngoài:
Ta sẽ chuyển phép cấp sắc cho
Sau này thập phƣơng mong hành hoá
Trừ tà, diệt quỷ cứu dân thƣờng [51, tr.95].
Mặc dù lễ cấp sắc theo tinh thần của Đạo giáo và thơ ca trong lễ cấp
sắc chủ yếu là các bài kinh do ông thầy diễn xướng nhưng cách trao truyền
những bài thơ đó cho thế hệ sau thì hết sức độc đáo: gần kết thúc buối lễ, đứa
trẻ được cấp sắc cũng phải đọc từng bài thơ như cấp nghiên mực, cấp bút
lông…Người được cấp sắc muốn hát được phải học và như vậy, một cách tự
nhiên những người đàn ông trong cộng đồng đã thuộc một số bài dân ca trong
lễ cấp sắc. Đồng thời, những người dự lễ cấp sắc, vừa được thưởng thức, vừa
có thể nhập tâm mà thuộc những bài ca đó. Điều này đã làm nên sự trường tồn
của dân ca cấp sắc trong cộng đồng người Dao Tuyển.
2.4.3. Thơ ca trong lễ cƣới
Trong các bài ca nghi lễ đám cưới của người Dao Tuyển, một kho tàng
tri thức hết sức đồ sộ, uyên bác về lịch sử, văn hoá được trình bày bằng hệ
thống các điển tích, điển cố dày đặc. ảnh hưởng của tư tưởng văn hoá Trung
Hoa cổ đại và các tư tưởng Đạo, Phật, Nho trong các bài ca là rất rõ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Cái gì mở đƣợc miệng phƣợng hoàng
Lâu li mấy chén phụng âm dƣơng
Núi non nào ai khai ruộng đất
Ai cấy trồng thóc gạo đến nay?
Quả gáo mở đƣợc miệng phƣợng hoàng
Lâu li sáu chén hiến âm dƣơng
Lịch sơn Chu Công khai thành ruộng
Thần Nông thóc lúa truyền đến nay [51, tr.103].
Đây là điểm khác biệt của thơ ca đám cưới người Dao Tuyển so với thơ
ca đám cưới của một số dân tộc khác như H.Mông, Giáy…Điều đặc biệt là
thông qua cách nói đầy tính ước lệ trên, các bài ca nghi lễ đám cưới chủ yếu
đề cập đến vấn đề sinh sôi nảy nở của vạn vật và con người:
Ai khơi nhẹ trong, đặt nặng đục
Măng trúc thành rừng núi nào sinh?
Ngƣời nào chỉ ra âm dƣơng khí
Phù du dân yếu niệm thời nao [51, tr.100].
Mong mở ra, âm dƣơng cùng dụng
Câu ơn đƣợc nhận đón rồng non [51, tr.105].
Nói về việc sinh sôi của vạn vật trong đám cưới chính là bày tỏ ước
nguyện của con người về sự trường tồn của giống nòi, về sự sống tồn tại vĩnh
viễn trên thế gian.
2.4.4. Thơ ca trong tang lễ
Trong đám tang của người Dao Tuyển, gia chủ phải mời người hát giỏi
đến hát phụ hoạ cho tiếng khóc than; đồng thời thầy cúng cũng trở thành thầy
hát, hát các bài ca nghi lễ. Tang ca ra đời luôn gắn liền với một quan niệm
nhân sinh tích tực của đồng bào Dao Tuyển. Họ cho rằng, con người có linh
hồn, khi chết linh hồn người chết vẫn ở bên cạnh người sống. Vì vậy, việc tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
chức tang ma với những nghi lễ truyền thống rất được coi trọng. Những tác
phẩm tang ca ra đời và tồn tại như một sản phẩm tinh thần quan trọng trong
cuộc sống của cộng đồng người Dao Tuyển.
Tang ca của người Dao Tuyển đề cập đến sự ra đời của con người, sự
sống, cái chết, tả cảnh dẫn hồn người chết về với tổ tiên trên cơ sở cảm hứng
xót thương đối với người đã khuất. Chúng ta có thể thấy nhiều phía cạnh khác
nhau của cuộc sống trong tang ca. Tuy nhiên, giá trị nội dung bản chất nhất là
tính nhân văn đối với con người và cuộc sống con người. Thông qua việc
miêu tả những việc hiếu thảo mà con cháu đã làm để đền đáp công ơn sinh
thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ; qua việc dẫn dắt linh hồn người chết
về với tổ tiên, cầu mong cho linh hồn người chết được thanh thản ở thế giới
bên kia, đồng bào Dao Tuyển đã dăn dạy, giáo dục con cháu về thái độ đúng
đắn đối với cuộc sống, về luân lí, về đạo đức, đạo lí làm người cho người
đang sống.
Tang ca trước hết bày tỏ tình cảm xót thương của người đang sống
đối với người đã chết. Đó là tình cảm của những người thân trong gia đình
(vợ hoặc chồng, con cái, dâu rể, cháu chắt), được bày tỏ qua giọng điệu của
thầy cúng:
Khi sống ân tình nặng nhƣ núi
Một đƣờng cùng tế tình hoà thuận
Oán trời ban cho số chẳng theo
Bắt bố ( mẹ ) ta sớm quy tiên
Giá biệt thân sinh lòng đau đớn [51, tr.107].
Dẫn đưa linh hồn người chết về với thế giới bên kia thấm đẫm tinh thần,
quan điểm nhân sinh quan đạo Phật, đặc biệt là quan điểm nhân quả:
Năm thành tâm với Diên La đế
Diên La con trời phán linh hồn
Ngự bút phân cho kiếp đời sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Vui vẻ linh hồn nhận làm quan [51, tr.108].
Hát cúng về người chết nhưng tang ca lại luôn hướng về sự sống, cầu
mong cho người sống được bình an, giàu có và hạnh phúc vẹn toàn:
Mong cha (mẹ) vui chúc con cháu
Ban phúc bình an cho kiếp sau
Trăm thức tươi tốt và xinh đẹp
Nam thăng quan chức, nữ đoan trang [51, tr.115].
Như vậy, các câu thơ trong đám tang là một bộ phận quan trọng trong
diễn xướng đám ma và trong đời sống tinh thần, phản ánh nhân sinh quan, thế
giới quan phong phú tích cực và những tình cảm sâu nặng, thuỷ chung trong
đời sống cộng đồng người DaoTuyển.
2.4.5. Thơ ca trong một số nghi lễ khác
Là cư dân nông nghiệp, người Dao Tuyển có nhiều nghi lễ gắn liền với
các chu trình sản xuất nông nghiệp. Trong các nghi lễ đó, thơ ca dân gian là
một bộ phận quan trọng dùng để cúng tế hát ca, trở thành nội dung cơ bản của
các nghi lễ.
Thơ ca trong các nghi lễ nông nghiệp của người Dao Tuyển khá phong
phú như hát trong lễ gọi hồn lúa, cúng thần nông; hát đón hồn lúa cái; các bài
hát dâng hiến các sản phẩm nông nghiệp. Tất cả các bài hát ấy đều do thầy
cúng diễn xướng. Chúng mang đậm tính chất tôn giáo, có nhiều yếu tố ma
thuật, nhưng vẫn “ lấp lánh sáng soi rọi vào lịch sử hoặc phản ánh hiện thực
cuộc sống của ngƣời Dao”[51, tr.40].
Trong lễ gọi hồn lúa cúng thần nông, thầy cúng hát một cách thành kính
bài ca dài trước sự kính cẩn của cả làng. Mở đầu bài ca nêu lên mục đích của
việc cúng thần nông, gọi hồn lúa là để: Bảo vệ lúa non, mùa tƣơi tốt; mƣời
cây sinh đẻ trăm cây tròn, và kết thúc là Lúa hồn đƣa đến mọi kho tàng.
Nhưng phần lớn bài ca là một câu chuyện huyền thoại về sự tích ông Thần
Nông dạy người dân làm ra lúa gạo và chăn nuôi. Câu chuyện ấy có thể được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
tóm tắt như sau: Ngày xưa Ngọc Hoàng làm ra thiên địa, Phục Nhị Tề Muội
sinh ra loài người nhưng không có gì ăn Chỉ ăn cỏ cây cùng ngọn sóng, Thần
Nông nghĩ thương mà Nƣớc mắt ròng ròng chảy bèn đến Phùng Lai Sơn
Thượng ( nơi có hồn lúa đựng trong kho Thạch Ri ), rồi cho năm Thánh quân
hoá thành chuột trắng cắn bao tải ở Thạch Ri và lấy được giống lúa về hạ giới
trồng. Loài người không có trâu để cày bừa, Thần Nông sai lợn và chó đi dũi
dất để trồng lúa; lợn dũi được đất để trồng lúa, còn chó chỉ ngủ nhưng chó
tranh công của lợn, thế là từ đó Thần Nông chỉ cho lợn ăn cám, rau cỏ, còn
chó được ăn cơm:
Bây giờ truyền cho thế giới cƣời
Chó con ăn cơm không thành bảo ( ngọc )
Lợn con ăn chuối mới đáng tiền [51, tr.120].
Phần còn lại của bài ca là những lời cầu khẩn hồn lúa không phân tán
mọi nơi mà quy tụ trong kho nhà gia chủ:
Lúa hồn tứ phía lên bàn tâm
Bên trái lúa hồn canh cùng bếp
Bên phải lúa hồn nếp cùng tẻ
Tan rồi lúa hồn quay kho bịch [51, tr.121].
Cùng với nghi lễ cúng thần nông gọi hồn lúa, nghi lễ đón hồn lúa cái
cũng được người Dao Tuyển tổ chức một cách trang trọng và thành kính. Vào
đầu vụ, khi gặt những gánh lúa đầu tiên về nhà, người gánh lúa phải đứng ở
ngoài sân hát đối còn chủ nhà ra đón và hát đáp. Nội dung cuộc hát đôi đáp
với đại ý: Sau bao ngày mong đợi, nhờ có mưa thuận, gió hòa, nay lúa đã
chín, cần phải nhập kho để cho chủ quản; người gặt lúa, cầu chúc cho chủ nhà
được mùa, có nhiều thóc gạo; chủ nhà cảm ơn người gặt và mời các chàng
vào nhà uống rượu mừng, chúc các nàng gặt lúa tươi đẹp, đằm thắm.
Như vậy, các bài ca trong lễ gọi hồn lúa, cúng thần nông và đón hồn lúa
cái đã phản ánh tín ngƣỡng thờ nhiên thần của đồng bào DaoTuyển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Trong các nghi lễ cúng tổ tiên, cúng người quá cố, người Dao Tuyển có
hệ thống các bài ca, gọi chung là thơ ca dâng hiến như hiến trà, hiến rượu,
hiến cơm…Nội dung các bài ca đều đề cập đến nguồn gốc xuất xứ, quá trình
sản xuất, giá trị của những sản phẩm dâng hiến đối với cuộc sống con người.
Đây là một nghi thức dâng cúng các sản phẩm nông nghiệp rất phổ biến trong
tín ngưỡng của các dân tộc. Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn thơ ca dâng
hiến của người Dao Tuyển .
Hiến trà:
Chè là riêng hai ba tháng chè
Chƣa từng cốc vũ sớm nảy mầm
Ngọc nữ hái về xao trong chảo
Trong bếp xao ra hoa mẫu đơn
Ngày xƣa dƣới phàm không biết uốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI.pdf