Luận văn Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hoá ở trường trung học phổ thông

Tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hoá ở trường trung học phổ thông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Lê Thị Thu Hà THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ Ở TRƯỜNG THPT Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện tại Đại học Sư phạm TP.HCM. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đối với: - TS.Trang Thị Lân, người hướng dẫn đề tài đã dành nhiều thời gian đọc bản thảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn. - TS.Trịnh Văn Biều, người thầy đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. - Các thầy cô giáo đã nhiệt tình hợp tác, hỗ ...

pdf127 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hoá ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Lê Thị Thu Hà THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ Ở TRƯỜNG THPT Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện tại Đại học Sư phạm TP.HCM. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đối với: - TS.Trang Thị Lân, người hướng dẫn đề tài đã dành nhiều thời gian đọc bản thảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn. - TS.Trịnh Văn Biều, người thầy đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. - Các thầy cô giáo đã nhiệt tình hợp tác, hỗ trợ cho tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ba mẹ, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Lê Thị Thu Hà MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thế kỉ 21 – kỷ nguyên của thời đại kỹ thuật số và thông tin toàn cầu, xã hội loài người có nhiều chuyển biến và do đó quan niệm giáo dục cũng đã có những thay đổi cơ bản. Dạy học không còn là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều mà hướng tới việc đào tạo theo khả năng và nhu cầu của người học, tạo điều kiện để họ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Thời gian đào tạo không chỉ giới hạn trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà mọi người cần phải được rèn luyện để có thể tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Để đạt được mục tiêu đó, việc tạo hứng thú học tập là rất quan trọng, nó vừa có vai trò là động cơ tích cực, vừa đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm có triển vọng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Vì vậy, việc liên hệ giữa kiến thức lý thuyết và các ứng dụng hoá học là một yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với sự năng động và sở thích tìm tòi khám phá, học sinh chỉ thật sự yêu thích môn hóa khi được tiếp xúc với một thế giới hóa học kỳ diệu, những kiến thức phong phú được trình bày một cách logic, rõ ràng và học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của hoá học đối với đời sống. Hóa học giúp các em giải thích được các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, những bí ẩn của thế giới xung quanh và nhiều phát minh mang lại lợi ích cho loài người … Hiện nay, với sự phát triển của CNTT, việc sử dụng internet ngày càng thuận tiện và phổ biến, các website có khả năng tương tác cao là công cụ tuyệt vời để hỗ trợ cho quá trình dạy và học. Thông qua website, hệ thống kiến thức hoá học được truyền tải một cách nhanh chóng với những hình ảnh minh họa sống động. Học sinh có thể phản hồi trực tiếp, nêu thắc mắc hay trao đổi ý kiến thật dễ dàng trên website, xoá bỏ mọi trở ngại của không gian và thời gian. Các tiện ích của website giúp cho việc học tập trở nên hào hứng hơn bao giờ hết, học sinh có thể tiếp cận với những nội dung bổ ích, đa dạng, được trình bày một cách trực quan và gần gũi. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa ở trường THPT, cũng như tạo ra một môi trường học tập, trao đổi kiến thức cho học sinh, tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ Ở TRƯỜNG THPT”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế website cung cấp hệ thống kiến thức hoá học cơ bản với nhiều tính năng linh hoạt để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá ở trường THPT – phần hoá vô cơ lớp 10. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: - Đổi mới PPDH hóa học. - Ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học. - Cơ sở lý thuyết hoá học vô cơ lớp 10 ở trường THPT. - Nghiên cứu chương trình và nội dung sách giáo khoa hoá học 10. - Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website. 3.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website trong dạy và học môn hoá ở trường THPT. 3.3. Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT – phần hoá vô cơ lớp 10. 3.4. Thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu theo thống kê toán học để: - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của website đã thiết kế trong việc hỗ trợ quá trình dạy và học môn hoá ở trường THPT. - Tìm ra ưu – nhược điểm để cải tiến website phù hợp hơn với yêu cầu dạy học và trình độ nhận thức của HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng website. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website bằng ngôn ngữ lập trình PHP nhằm hỗ trợ việc dạy và học bộ môn hoá ở trường THPT, phần hóa vô cơ lớp 10. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU: quan điểm duy vật biện chứng. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, tổng kết cơ sở lí luận. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Trò chuyện, phỏng vấn. - Điều tra bằng phiếu câu hỏi. - Phương pháp chuyên gia. - Thực nghiệm sư phạm. 6.3. Phương pháp nghiên cứu toán học: phân tích số liệu và xử lý kết quả theo thống kê toán học. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: nghiên cứu phần hóa vô cơ trong chương trình hóa học lớp 10 THPT. - Địa bàn thực nghiệm sư phạm: một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. 8. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế được website tốt về hình thức và nội dung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hoá ở trường THPT. Khi học tập với sự hỗ trợ của website, học sinh không chỉ được củng cố kiến thức lý thuyết mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề hoá học, và qua đó HS thêm yêu thích việc học hóa. 9. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN Xây dựng website www.hoahoc365.com với nhiều tiện ích, hỗ trợ cho quá trình dạy và học phần hóa vô cơ trong chương trình lớp 10 THPT: - Website là nguồn cung cấp hệ thống kiến thức đầy đủ, chính xác. Phần lý thuyết được trình bày rõ ràng, sinh động để giúp HS tự học và tìm hiểu các kiến thức hóa học. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp mỗi HS tự rèn luyện và đánh giá kết quả học tập của mình. - Phần “Đố vui hóa học” với nhiều hình thức phong phú, thi giải ô chữ trực tuyến,… khuyến khích HS vận dụng kiến thức để giải thích những hiện tượng trong thực tế và tạo hứng thú học tập cho HS. - Đặc biệt, website với các tính năng tương tác là môi trường thân thiện để HS và GV có thể thảo luận, nêu thắc mắc và trao đổi ý kiến về môn hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng; từ đó học sinh thêm yêu thích, say mê tìm hiểu hóa học. - Đối với GV, website là nguồn tư liệu phong phú, hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới PPDH, giúp GV có thể tổ chức những hoạt động đa dạng như thuyết trình, thảo luận nhóm,… nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của HS trong học tập. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Từ cuối thế kỉ 20, những phát minh về CNTT (phần mềm máy tính, thiết bị tin học, mạng internet…) đã có tác động mạnh lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, khoa học, việc làm, giải trí,… Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống mạng toàn cầu internet đã làm thay đổi hoàn toàn cách con người tiếp cận tri thức: không chỉ đọc để biết, mà còn nghe, thấy, cảm nhận những sự kiện xảy ra trên khắp thế giới như đang diễn ra trước mắt. Đến nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với thế hệ những “công dân toàn cầu”. Hệ thống website được phát triển đa dạng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Khi tìm kiếm trên mạng internet, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều website về hoá học nhưng chủ yếu đều sử dụng tiếng Anh, đó là khó khăn lớn đối với HS phổ thông trong việc tìm hiểu, mở rộng tri thức. Trong tình hình đó, một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu việc thiết kế website hỗ trợ quá trình dạy và học môn hóa. Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội: 1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 9. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11(nâng cao), luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 10. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. Các website đều có nội dung đa dạng, giao diện trình bày đẹp với nhiều hình ảnh, đoạn phim giúp cho nội dung lý thuyết thêm sinh động và đã tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo hứng thú học tập. Qua đó, các website bước đầu đã giúp HS có một công cụ tự học hiệu quả, hỗ trợ cho GV trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, các tác giả chưa quan tâm đến một số vấn đề như sau: - Nội dung trình bày chưa hấp dẫn, còn thiếu các tính năng tương tác giữa người dùng và website (HS nêu ý kiến - đặt câu hỏi và GV hướng dẫn - trả lời). - Việc bổ sung nội dung kiến thức, những tính năng mới còn khó khăn, phức tạp. - Trong phần trắc nghiệm, các tác giả chủ yếu đưa ra những câu hỏi kiểm tra chung cho cả chương mà chưa có bộ câu hỏi cho mỗi bài học. Còn thiếu công cụ hỗ trợ để tạo dựng ngân hàng câu hỏi và ghi nhận câu trả lời một cách hiệu quả. - Chưa tạo được một môi trường giao lưu, trao đổi kiến thức hóa học cho HS. Còn chưa tổ chức được những trò chơi đố vui gây hứng thú, tạo ra sự thi đua học tập giữa HS từ các trường khác nhau …. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học [7], [17] 1.2.1. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học Bước vào thế kỉ 21 – kỷ nguyên phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là CNTT, quá trình toàn cầu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Và yếu tố quyết định thắng lợi của công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế không gì khác hơn chính là con người. Nguồn nhân lực cần được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí ngày càng nâng cao. Người lao động có những phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, khả năng ghi nhớ tri thức không còn được đánh giá cao mà thay vào đó là năng lực tìm kiếm, tiếp thu và ứng dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng làm việc hợp tác; năng lực nhận xét - đánh giá được vận dụng linh hoạt trong lao động và cuộc sống. Để đáp ứng được yêu cầu cấp bách đó, ngành giáo dục cần phải tập trung đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học thì mới có thể tạo được sự đổi mới thực chất trong giáo dục, nhằm đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005). Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 1.2.2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải được tiến hành đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH. Có thể nói mục tiêu cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Bảng 1.1. So sánh mô hình dạy học thụ động và mô hình dạy học tích cực Mô hình dạy học thụ động Mô hình dạy học tích cực 1. Thầy thông báo kiến thức, trò thụ động tiếp thu. 1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy. 2. Thầy truyền thụ một chiều, độc thoại. 2. Đối thoại : trò – trò, trò - thầy, hợp tác với bạn và thầy, do thầy tổ chức. 3. Thầy giảng giải, trò ghi nhớ, học thuộc lòng. 3. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống. 4. Thầy độc quyền đánh giá. 4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp liên hệ ngược cho thầy đánh giá có tác dụng khuyến khích tự học. 5. Thầy là thầy dạy : dạy chữ, dạy nghề, dạy người. 5. Thầy là thầy học, chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên nguời. Khi áp dụng PPDH tích cực, người GV không phải là nguồn cung cấp kiến thức mà đóng vai trò tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Việc học là một quá trình kiến tạo, HS tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới với sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. Thông qua đó, HS không chỉ nắm vững kiến thức mà còn được hình thành các năng lực tự học, sáng tạo và tinh thần hợp tác. Đổi mới PP dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở tất cả các nước trên thế giới. Muốn đổi mới PPDH hiệu quả thì cần bắt đầu từ cách dạy của GV. Người GV cần được bồi dưỡng một cách có hệ thống về PPDH, phải kiên trì cách dạy theo PPDH tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức tử đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS. Cách dạy quyết định cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Do vậy, trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa hoạt động dạy và học thì mới đạt được hiệu quả cao. 1.2.3. Đổi mới theo hướng dạy học tích cực Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với nghĩa là thụ động chứ không phải là trái nghĩa với tiêu cực. PPDH tích cực có những đặc điểm như sau: - Dạy học phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS. Quá trình dạy học là một loạt các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, trong đó HS được cuốn hút vào quá trình tìm hiểu, phát hiện ra những kiến thức mới, chứ không phải tiếp thu một cách thụ động những kiến thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, HS có cơ hội rèn luyện khả năng quan sát, thảo luận và giải quyết vấn đề một cách chủ động, qua đó các em được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS. PP tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học quan trọng. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, quá trình học tập ở trường lớp không thể theo kịp với sự tăng lên nhanh chóng của tri thức, vì vậy mỗi người đều cần có khả năng tự học. Việc rèn luyện kĩ năng, ý chí tự học sẽ giúp khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên nhiều lần. - Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác. Trong lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng PPDH tích cực cần phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ thực hiện nhiệm vụ học tập. Mặt khác, trong quá trình toàn cầu hóa năng lực hợp tác đã trở thành một kĩ năng quan trọng mà nhà trường phải chuẩn bị cho HS. Lớp học được tổ chức thành môi trường giao tiếp thân thiện giữa thầy – trò, trò – trò, HS được khuyến khích nêu lên ý kiến của mình, thông qua thảo luận trong tập thể để tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh tri thức. - Hoạt động đánh giá đa dạng, kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn và tự đánh giá. - Xây dựng kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống thực tế, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại một cách hợp lý. - Tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS, nâng cao chất lượng dạy học. 1.3. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học [17], [21], [33] 1.3.1. Dạy và học với sự hỗ trợ của CNTT Với sự phát triển như vũ bão của CNTT, việc phổ biến kiến thức ngày càng nhanh chóng thông qua mạng internet, lao động của con người được đơn giản hóa và hiệu quả hơn. Do đó, việc dạy và học cũng cần thích ứng với công nghệ mới và tận dụng những thành tựu này để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học.  Về phương pháp trình bày: - Kết hợp phấn bảng với trình chiếu điện tử. - Từ hình thức độc thoại, thầy đọc trò chép sang đối thoại, diễn giải.  Về phương tiện trình chiếu: từ máy chiếu overhead (ảnh tĩnh) sang máy chiếu multimedia, thể hiện được những kiến thức trực quan như mô hình dây chuyền sản xuất, cơ chế phản ứng,…  Về thí nghiệm: đối với những thí nghiệm độc hại, tốn kém thì không tiến hành trực tiếp mà chuyển sang sử dụng các thí nghiệm mô phỏng sinh động trên máy tính.  Về phương tiện truyền tải thông tin: - Chuyển đổi từ kênh chữ sang multimedia (đa phương tiện) với hình ảnh, video, tiếng nói, âm thanh… sống động. - Từ SGK thuần chữ sang e-book đa phương tiện.  Vai trò GV: từ người dạy dỗ, độc thoại,… sang vai trò hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để giúp HS động não, thảo luận và thu nhận kiến thức.  Vai trò HS: tăng cường khả năng tự học, hợp tác, học tập một cách tích cực và chủ động. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ từ cuối thế kỉ 20 đến nay đã tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ, vượt qua mọi dự đoán. Vì vậy, khả năng thu nhận, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi những tiêu chí đào tạo trong xã hội hiện nay, cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả năng tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra [11]. Hiện nay, không còn tranh cãi về việc liệu có nên hay không nên ứng dụng công nghệ giáo dục mới trong trường học. Hầu như mọi người đều đồng ý là HS phải tiếp cận được với máy vi tính, internet và các công nghệ hiện đại khác. Nhiều người còn tin tưởng khả năng sử dụng những công nghệ này là đặc điểm thiết yếu cho việc chuẩn bị nghề nghiệp của HS. 1.3.2. Vai trò của CNTT trong dạy học [2] Các ứng dụng CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho HS và cũng làm thay đổi vai trò của GV trong dạy học. Từ vai trò là nhân tố quyết định trong kiểu dạy học tập trung vào người dạy, thì nay GV chuyển sang giữ vai trò nhà điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào HS (dạy học lấy HS làm trung tâm). Kiểu dạy học hướng tập trung vào HS và hoạt động hoá người học có thể thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng hơn với sự trợ giúp của máy tính và mạng internet. Đối với ngành hoá học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới PPDH. Cụ thể là : - CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới. Nhờ các ứng dụng CNTT, việc giảng dạy hóa học có thể khắc phục được những khó khăn trong việc minh họa các khái niệm trừu tượng của lí thuyết về cấu tạo chất và phản ứng hóa học, thể hiện sinh động mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất. - CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức, hỗ trợ quá trình học tập thông qua thực hành, qua cộng đồng và qua phản ánh. - CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng kết quả học tập chính xác, công bằng hơn. Để phục vụ cho việc đổi mới PPDH, GV có thể dựa vào điều kiện cụ thể mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo CNTT trong từng bài trên lớp. Nhờ các công cụ đa phương tiện (multimedia) như văn bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, GV sẽ xây dựng được những bài học sinh động, thu hút sự tập trung của HS và qua đó tăng tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập. 1.3.3. Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học 1.3.3.1. Ưu điểm Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học bộ môn hoá nhờ các ưu điểm nổi bật sau: - CNTT là công cụ đắc lực, hỗ trợ cho việc xây dựng các bài học phong phú, hấp dẫn đối với HS. - Giúp HS dễ tiếp thu kiến thức, hiểu bài sâu sắc và nhớ bài lâu hơn do việc thu nhận kiến thức được tổ chức một cách sinh động, trực quan, từ đó nâng cao hứng thú học tập, xây dựng lòng tin của HS vào khoa học. - Giúp HS tiếp cận, làm quen với các thiết bị CNTT hiện đại. - Giúp GV tổ chức, điều khiển được hoạt động nhận thức của HS; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thuận lợi và có hiệu quả cao hơn. - Đặc biệt nếu áp dụng hình thức đào tạo điện tử (E-Learning) thông qua internet sẽ đáp ứng được những yêu cầu cá thể hóa quá trình dạy học: “Hình thức đào tạo đa dạng, học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ và học mềm dẻo, học một cách mở, học suốt đời và tiết kiệm chi phí cho cả người dạy lẫn người học.” [2]. 1.3.3.2. Nhược điểm - Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất lớn. - Đòi hỏi GV và HS phải có trình độ tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh) nhất định. - Khi sử dụng máy tính, người ta dễ đánh mất cảm giác chân thực, thiếu những xúc giác và ấn tượng thực. Do đó CNTT chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế được các thí nghiệm thực hành. - Việc sử dụng CNTT tự phát đã tạo ra nhiều bài giảng chỉ đơn thuần là đưa nội dung bài học trong sách giáo khoa sang văn bản điện tử với màu sắc sặc sỡ, đồ họa vui mắt chứ chưa thay đổi được cách thức tổ chức quá trình dạy học. Như vậy, có thể khẳng định rằng “Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT là xu thế của thời đại ngày nay” nhưng để ứng dụng hiệu quả CNTT vào dạy học hoá học lại cần phải có những nghiên cứu cụ thể và nghiêm túc. 1.4. Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website 1.4.1. Sơ lược về World Wide Web WWW (Word Wide Web) là mạng trao đổi thông tin toàn cầu xây dựng trên nền internet, trong đó các máy chủ (Server) cung cấp thông tin cho máy khách (Client) sử dụng thông tin. Trên các máy chủ cần chạy các chương trình phần mềm làm nhiệm vụ đón nhận thông tin và gửi trả thông tin gọi là Web Server. Trên các máy khách cần chạy chương trình phần mềm có khả năng giao tiếp với Web Server để gửi yêu cầu và nhận thông tin gọi là Web Browser (trình duyệt Web). Web Server và Web Browser trao đổi với nhau những thông tin theo định dạng HTML giao thức HTTP (giao thức truyền tải qua các siêu liên kết). Một số Web Server thông dụng hiện nay là IIS (Internet Information Services), Apache, Server2Go… Một số Web Browser thông dụng hiện nay là IE (Internet Explorer), Mozilla, Opera, NetsCape,... Các chương trình phần mềm chạy trên máy chủ cung cấp dịch vụ WWW gọi là chương trình ứng dụng web. Kiến trúc tổng thể của chương trình được thực hiện qua 3 lớp sau: Hình 1.1. Kiến trúc 3 lớp của chương trình ứng dụng web 1.4.1.1. Tầng trên cùng – giao diện người dùng Là nơi trình duyệt web hoạt động. Các trình duyệt web kết nối với Web Server yêu cầu trang HTML, sau đó sẽ hiển thị trang HTML nhận được theo khuôn dạng phù hợp cho người sử dụng. 1.4.1.2. Tầng giữa – ứng dụng phần trung gian a) Kiến trúc 2 lớp đơn giản Ở mức cơ bản, Web Server cung cấp nội dung tĩnh cho các trình duyệt web. Điều đó có nghĩa là một Web Server nhận được một yêu cầu về một trang web và ánh xạ URL đó tới tập tin địa phương tại máy chủ. Sau đó server sẽ tải tập tin đó từ đĩa và gửi nó qua mạng tới trình duyệt web của người sử dụng. Trình duyệt web và server liên lạc với nhau qua giao thức HTTP. Quá trình đơn giản này cho phép cung cấp các nội dung tĩnh như siêu văn bản và các tập tin hình ảnh cho các trình duyệt web. Hình 1.2. Kiến trúc 2 lớp đơn giản b) Kiến trúc của trang web động Đối với nội dung động, sự trao đổi thông tin phức tạp hơn rất nhiều giữa trình duyệt web và Web Server. Hình 1.3. Web động và CGI Bước 1: Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ, yêu cầu một file nào đó. Bước 2: Máy chủ sẽ chuyển yêu cầu này đến chương trình xử lý tương ứng, chính là chương trình Web server. Bước 3: Web server phân tích chuỗi yêu cầu nhận được, kiểm tra xem trình duyệt ở máy khách yêu cầu gì. Nếu đó là các file bình thường (không phải là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ), nó sẽ tìm kiếm file đó và trả về cho trình duyệt ở máy khách. Còn nếu đó là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ (các chương trình CGI, hay các file thư viện liên kết động ISAPI, hoặc các file *.asp hay *.php), nó sẽ triệu gọi chương trình thực thi các đoạn mã này. Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm chạy các đoạn mã, trả chúng về cho Web server dưới khuôn dạng của HTML. Bước 4: Web server trả kết quả lấy được cho trình duyệt. Như vậy, chương trình phải được thực thi trên máy chủ, sau đó mới được trả về cho trình duyêt. Và đây chính là cái gọi là "Trang Web động". Không như các trang web tĩnh, trang web động cho phép có sự tương tác với máy chủ thông qua các đoạn script thực thi phía server. Nhờ có sự tương tác này, người dùng có thể truy xuất cơ sở dữ liệu, lấy thông tin người sử dụng, điều khiển các hoạt động khác... 1.4.1.3. Tầng thứ ba – lưu trữ Nơi lưu trữ dữ liệu của các ứng dụng web và các Application Server. 1.4.2. Ngôn ngữ lập trình web PHP 1.4.2.1. Giới thiệu về PHP PHP (viết tắt từ "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ (server script). PHP là một phần mềm mã nguồn mở, được chạy trên nền PHP Engine cùng với ứng dụng Web server để quản lí chúng. Hiện nay, PHP là một ngôn ngữ lập trình web phổ biến trên thế giới với các ưu điểm sau: - PHP được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn. - Có thể chạy trên nhiều hệ điều hành như Windows, Unix,… - Cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác. - PHP cho phép xây dựng ứng dụng web trên mạng internet hay intranet, tương tác với mọi CSDL như mySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL server và Access. - Luôn được cải tiến và cập nhật bởi hàng ngàn chuyên gia lập trình trên thế giới (làm việc phi lợi nhuận). - Có thể được sử dụng hoàn toàn miễn phí. 1.4.2.2. Hoạt động của trang PHP Sau khi các file .php được thực thi xong, kết quả sẽ được trả lại cho Web Server ở dạng HTML, tiếp theo Browser sẽ nhận được nội dung cần trình bày từ Web Server thông qua giao thức HTTP. Một trang PHP cũng sẽ được Browser tham khảo tới bình thường như một trang HTML của web. Hình 1.4. Trang PHP khi ở trên Web Server và khi được đưa ra Browser 1.4.2.3. Một vài đặc điểm của PHP - Các đoạn mã thực thi PHP luôn luôn được đặt trong thẻ . Chương trình xử lý phía máy chủ sẽ chỉ thực thi các đoạn mã nằm trong thẻ này. Tất cả các đoạn mã khác nằm ngoài thẻ trên đều không được xử lý trực tiếp trên server mà được đưa về trình duyệt. - Chương trình phải được đặt trong các file *.php thì mới hoạt động được, vì nguyên tắc của chương trình Web server là chỉ triệu gọi các chương trình xử lý tương ứng với các file có đuôi xác định trước. - Trong file *.php, ngoài các đoạn script PHP có thể đặt thêm khuôn dạng HTML, kể cả các đoạn JavaScript chạy trên máy khách. - Có thể đặt nhiều đoạn mã xử lý PHP khác nhau trong cùng một file PHP. Các đoạn mã PHP này sẽ được thực thi lần lượt từ trên xuống dưới. - Kết thúc mỗi câu lệnh của PHP đều là một dấu chấm phẩy (";"), ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt. 1.4.3. Cơ sở dữ liệu MySQL MySQL là hệ quản trị CSDL có mã nguồn mở, được sử dụng cho các ứng dụng web có qui mô vừa và nhỏ. MySQL cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác và quản lí CSDL. Khi làm việc với MySQL, ta có thể đăng kí kết nối, tạo CSDL, quản lí người dùng, phân quyền sử dụng, thiết kế đối tượng Table và xử lý dữ liệu. 1.4.4. Ngôn ngữ truy vấn SQL 1.4.4.1. Giới thiệu về SQL SQL (Structure Query Language – ngôn ngữ truy vấn cấu trúc) là một chuẩn ngôn ngữ của ANSI (American National Standards Institude – Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) để truy cập CSDL, chỉ làm việc với những dữ liệu có cấu trúc dạng bảng như Foxpro, DBase, Access,... Đối tượng của SQL là các bảng dữ liệu và các bảng này bao gồm nhiều cột và hàng. Cột được gọi là trường và hàng là bản ghi của bảng. Khi bảng được tổ chức có hệ thống cho một mục đích, công việc nào đó ta có một CSDL. SQL dùng để phân tích, tổng hợp số liệu từ các bảng đã có sẵn, tạo nên dạng bảng mới, sửa đổi cấu trúc, dữ liệu của các bảng đã có. Vì mục tiêu của các chương trình quản lý CSDL là quản lý dữ liệu được lưu trữ trong các bảng nên SQL được dùng rất thường xuyên trong mọi công việc. 1.4.4.2. Các ưu điểm của SQL Một trong những lý do khiến SQL ngày càng phổ biến hơn là SQL rất dễ sử dụng. Trong các ngôn ngữ như Visual Foxpro hay Access còn cung cấp các công cụ trực quan giúp tạo ra các câu lệnh SQL một cách dễ dàng, hiệu quả. Đó là các Query (câu hỏi truy vấn) trong các phần mềm có sử dụng SQL. Mỗi Query là một câu lệnh SQL được xây dựng hoàn chỉnh và ghi lại để có thể mang ra sử dụng bất cứ lúc nào. Sử dụng Query rất dễ dàng và ít có khả năng mắc lỗi. - Tất cả các chức năng của SQL đều có thể được thực hiện bằng các công cụ khác của các phần mềm có sử dụng SQL. Tuy nhiên dùng SQL có nhiều ưu điểm lớn so với các cách khác như: + Câu lệnh đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng và rất ngắn gọn + Tốc độ rất cao do được tối ưu hóa với những công nghệ mới + Khả năng thực hiện những yêu cầu phức tạp của công việc. - Khả năng của SQL là rất lớn nên nó có phạm vi ứng dụng rộng trong việc quản lý CSDL bằng máy tính. Trong một số trường hợp cụ thể nó có thể kết hợp với những công cụ lập trình khác để có được hiệu quả tối đa. 1.5 Thực trạng việc sử dụng website trong dạy và học môn hoá ở trường THPT 1.5.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website hỗ trợ cho quá trình dạy và học môn hóa ở các trường THPT. - Tìm hiểu sở thích và nhu cầu của HS trong quá trình học tập bộ môn hóa. - Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các hoạt động nhằm liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống và tạo hứng thú học tập bộ môn hóa cho HS tại các trường THPT. 1.5.2. Đối tượng điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra với 48 giáo viên và 281 học sinh của các trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Bảng 1.2. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến HS về thực trạng sử dụng website trong dạy và học môn hóa ở trường THPT Số phiếu STT Trường Phát ra Thu lại 1 Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, TP.HCM 46 45 2 Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM 47 47 3 Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, TP.HCM 49 47 4 Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM 51 50 5 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM 42 40 6 Võ Trường Toản, quận 12, TP.HCM 46 43 Tổng cộng 281 272 Bảng 1.3. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến GV về thực trạng sử dụng website trong dạy và học môn hóa ở trường THPT Số phiếu STT Trường Phát ra Thu lại 1 Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, TP.HCM 9 9 2 Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM 11 11 3 Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, TP.HCM 8 8 4 Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM 6 6 5 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM 2 2 6 Võ Trường Toản, quận 12, TP.HCM 5 5 7 Lê Hồng Phong, quận 5, TP.HCM 1 1 8 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP.HCM 2 2 9 Gia Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM 3 3 10 Phổ thông dân lập quốc tế, quận Phú Nhuận, TP.HCM 1 1 Tổng cộng 48 48 1.5.3. Nội dung điều tra 1.5.3.1. Điều tra trên đối tượng HS Trong phiếu điều tra HS (phụ lục 1), chúng tôi đưa ra 3 nhóm câu hỏi, tập trung vào các nội dung: a) Thực trạng việc sử dụng website hỗ trợ việc học tập bộ môn hóa. b) Sở thích và nhu cầu của HS trong quá trình học tập môn hóa ở trường THPT. c) Các hoạt động được GV tổ chức tại lớp nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn hóa cho HS. 1.5.3.2. Điều tra trên đối tượng GV Trong phiếu điều tra GV (phụ lục 2), chúng tôi đưa ra 4 nhóm câu hỏi, tập trung vào các nội dung: a) Các hoạt động được GV tổ chức, nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b) Các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS. c) Những hình thức GV sử dụng để liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống. d) Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc dạy học. 1.5.4. Phương pháp xử lí kết quả Chúng tôi thống kê ý kiến trả lời cho mỗi câu hỏi, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi như bảng 1.4. Bảng 1.4. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi 1 Nhiều A 4 điểm 2 Vừa phải B 3 điểm 3 Ít C 2 điểm 4 Không D 1 điểm Tổng số điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo công thức sau: Tổng số điểm = 4.MA + 3.MB + 2.MC + 1.MD (với M: số phiếu cùng ý kiến) 1.5.5. Kết quả điều tra 1.5.5.1. Kết quả điều tra trên đối tượng HS Qua thăm dò ý kiến, chúng tôi nhận thấy HS đã thể hiện được ý thức xây dựng, trả lời nghiêm túc và thẳng thắn đối với những vấn đề được đặt ra. Dựa vào phiếu ý kiến, chúng tôi tính điểm trung bình và tỉ lệ % các ý kiến, từ đó phân tích, đưa ra kết luận về nội dung điều tra. Kết quả cụ thể của từng nội dung cần tìm hiểu: a) Ý kiến HS về thực trạng việc sử dụng website hỗ trợ cho việc học tập môn hóa Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là đối với HS. Tuy nhiên, các em chưa có thói quen sử dụng internet để phục vụ cho việc học tập, mở rộng kiến thức mà chỉ dừng lại ở việc trò chuyện với bạn bè và giải trí. Bảng 1.5. Thực trạng sử dụng internet hỗ trợ quá trình học môn hóa Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1. Em có thường xuyên truy cập Internet? 4 1,47 12 4,41 72 26,47 184 67,65 2. Em có sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, hỗ trợ cho việc học tập môn hóa? 32 11,76 65 23,9 150 55,15 25 9,19 Dựa vào bảng 1.5, chúng tôi nhận thấy đa số các em đều biết sử dụng internet, số lượng HS thường xuyên truy cập internet chiếm đến 67,65%. Nhưng số lượng HS thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, hỗ trợ cho việc học tập môn hóa lại rất hạn chế, chỉ mới chiếm 9,19%. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì trong thời đại ngày nay, internet đã trở thành một công cụ hữu hiệu để tự học, bổ sung kiến thức, nhưng các em HS vẫn chưa được hướng dẫn để sử dụng internet một cách tích cực, tận dụng được những lợi ích của CNTT. Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng internet hỗ trợ việc học môn hóa Số lượng Yếu tố Không Vừa phải Nhiều Rất nhiều Điểm TB Thuận lợi 1. Nguồn tư liệu phong phú. 5 56 107 104 3.14 2. Thông tin cập nhật thường xuyên. 6 106 91 69 2.82 3. Có hình ảnh, phim minh họa sinh động. 9 86 90 87 2.94 4. Tìm kiếm tư liệu nhanh chóng, thuận tiện (so với tìm kiếm trên sách báo). 13 89 89 81 2.88 Khó khăn 1. Kỹ năng sử dụng máy tính còn hạn chế. 128 94 43 7 1.74 2. Chưa quen tìm kiếm thông tin trên Internet. 151 84 26 11 1.62 3. Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ việc học tập hóa học còn ít. 59 160 41 12 2.02 Dựa vào bảng 1.6, chúng tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn mà các em thường gặp trong quá trình sử dụng internet để tìm kiếm thông tin như sau: - Nguồn tư liệu phong phú (3,14 điểm). - Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động (2,94 điểm). - Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện (so với tìm kiếm trên sách báo) (2,88 điểm). - Thông tin được cập nhật thường xuyên (2,82 điểm). - Đa số các em không gặp nhiều khó khăn về kĩ năng sử dụng máy tính (1,74 điểm) nhưng vẫn chưa quen tìm kiếm thông tin trên internet (1,62 điểm). Ngoài ra, HS còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin do số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ học tập còn ít. Phần lớn website của các trường THPT mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các thông tin chung về trường, trợ giúp phụ huynh theo dõi điểm số của HS… mà chưa có các chức năng học trực tuyến; một số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí; còn các website khác thì mức độ tin cậy lại không đảm bảo, đòi hỏi học sinh phải biết chọn lọc thông tin để tiếp nhận nếu không sẽ rơi vào tình trạng bội thực thông tin nhưng lại đói kiến thức. Bảng 1.7. Mức độ thành thạo của HS trong việc sử dụng các website Thấp Trung bình Cao SL % SL % SL % 1. Xem nội dung website 225 82.72 41 15.07 6 2.21 2. Xem và download các file hình ảnh, video 188 69.12 65 23.9 19 6.98 3. Đăng kí thành viên 182 66.91 46 16.91 44 16.18 4. Đăng bài viết, cho ý kiến (comment) 104 38.24 85 31.25 83 30.51 5. Làm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến 90 33.09 76 27.94 106 38.97 6. Giải ô chữ trực tuyến 48 17.65 84 30.88 140 51.47 7. Tìm kiếm thông tin 221 81.25 43 15.81 8 2.94 Dựa vào bảng 1.7, chúng tôi nhận thấy đa số HS sử dụng thành thạo tính năng tương tác của các website như sau: - Xem nội dung website (82,72%). - Tìm kiếm thông tin (81,25%). - Xem và download các file hình ảnh, video (69,12%). - Đăng kí thành viên (66,91%). Tuy nhiên còn một số tính năng rất tiện lợi mà các em chưa quen sử dụng và cần được hướng dẫn như: - Đăng bài viết, cho ý kiến (comment) (38,24%). - Làm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến (33,09%). - Giải ô chữ trực tuyến (17,65%). b) Ý kiến của HS về sở thích và nhu cầu trong quá trình học tập bộ môn hóa ở trường THPT Tổng hợp từ ý kiến HS, chúng tôi nhận thấy đa số các em yêu thích môn hóa (3,17 điểm) và nhận thức được đặc trưng của môn hóa là một môn khoa học thực nghiệm, luôn gắn liền với các thí nghiệm hóa học. Đây là một điểm thuận lợi mà người GV hóa học cần phát huy trong quá trình giảng dạy, từ sự yêu thích của các em có thể nâng cao kết quả học tập bộ môn. Bảng 1.8. Sở thích và nhu cầu của HS trong quá trình học tập môn hóa Số lượng Yếu tố Không Bình thường Thích Rất thích Điểm TB 1. Em có thích học môn hóa ? 8 14 173 77 3,17 2. Em có thích được trực tiếp làm các thí nghiệm và xem thí nghiệm biểu diễn của thầy cô ? 0 8 57 207 3,73 3. Em có thích xem hình ảnh minh họa các chất, phim thí nghiệm hóa học ? 1 24 71 176 3,55 4. Em có thích làm bài tập giúp củng cố, ôn tập những kiến thức đã học ? 14 42 164 53 2,95 5. Em có thích vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải đáp các câu đố vui ? 7 39 92 134 3,3 6. Em có thường xuyên đặt câu hỏi, nêu ý kiến của mình về các vấn đề hóa học? 42 129 69 32 2,33 Dựa vào bảng 1.8, chúng tôi nhận thấy sở thích và nhu cầu của HS trong quá trình học tập môn hóa ở trường THPT như sau: - Đa số HS thích được trực tiếp làm các thí nghiệm và xem thí nghiệm biểu diễn của thầy cô (3,73 điểm). - Các em thích xem hình ảnh minh họa các chất, phim thí nghiệm hóa học (3,55 điểm). - Nhiều HS thích vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải đáp các câu đố vui (3,3 điểm). - Các em thích làm bài tập củng cố, ôn tập những kiến thức đã học (2,95 điểm). - Tuy nhiên, HS vẫn còn thụ động trong quá trình học tập môn hóa, chưa mạnh dạn đặt câu hỏi, nêu ý kiến của mình về các vấn đề hóa học (2,33 điểm). Nguyên nhân của thực trạng này là thời lượng tiết học ít mà kiến thức cần truyền đạt lại nhiều, không đủ thời gian để thầy cô giải đáp thắc mắc, tổ chức cho các em trao đổi thêm các vấn đề về hóa học. c) Ý kiến của HS về các hoạt động được GV tổ chức tại lớp nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn hóa Ngoài việc giảng dạy trên lớp, thầy cô còn tổ chức các hoạt động khác nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Bảng 1.9. Các hoạt động được GV tổ chức tại lớp nhằm tạo hứng thú học tập Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1. Tìm hiểu, tranh luận các vấn đề về hóa học và đời sống. 17 6.25 49 18.01 164 60.29 42 15.45 2. Giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học. 7 2.57 42 15.44 103 37.87 120 44.12 3. Tìm hiểu các câu đố vui, ô chữ hóa học. 26 9.56 101 37.13 125 45.96 20 7.35 Dựa vào bảng 1.9, chúng tôi nhận thấy thầy cô đã cố gắng tổ chức thêm các hoạt động cho HS tại lớp nhưng mức độ chưa thường xuyên: - Giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học (44,12%). - Tìm hiểu, tranh luận các vấn đề về hóa học và đời sống (15,45%). - Tìm hiểu câu hỏi đố vui, ô chữ hóa học (7,35%). Nguyên nhân của tình trạng này là do nội dung kiến thức cần truyền đạt nặng về lý thuyết, thời gian học tập trên lớp hạn chế, nên dù mong muốn GV cũng khó tổ chức thêm các hoạt động khác cho HS. 1.5.5.2. Kết quả điều tra trên đối tượng GV Dựa vào phiếu ý kiến của các GV, chúng tôi tính điểm trung bình và tỉ lệ % các ý kiến, từ đó phân tích, đưa ra kết luận về nội dung điều tra. Kết quả cụ thể của từng nội dung cần tìm hiểu như sau: a) Ý kiến GV về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ cho việc dạy học Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên phổ biến, giúp ích cho việc bổ sung, mở rộng kiến thức và hỗ trợ cho quá trình dạy học của người GV. Bảng 1.10. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc dạy học Số lượng Yếu tố Không Vừa phải Nhiều Rất nhiều Điểm TB Thuận lợi 1. Nguồn tư liệu phong phú. 0 12 17 19 3.15 2. Thông tin được cập nhật thường xuyên. 2 21 12 13 2.75 3. Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động. 0 20 19 9 2.77 4. Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. 3 19 15 11 2.71 Khó khăn 1. Kỹ năng sử dụng máy tính còn hạn chế. 13 23 7 5 2.08 2. Chưa quen tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. 19 21 5 3 1.83 3. Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ dạy học hóa học còn ít. 5 26 11 6 2.38 4. Kiến thức hóa học trên các trang web chưa được hệ thống hóa. 0 16 22 10 2.88 Dựa vào bảng 1.10, chúng tôi thấy những thuận lợi mà GV thường gặp khi sử dụng website hỗ trợ việc dạy học: - Nguồn tư liệu phong phú (3,15 điểm). - Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động (2,77 điểm). - Thông tin được cập nhật thường xuyên (2,75 điểm). - Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện (2,71 điểm). - Đa số GV không gặp nhiều khó khăn về kĩ năng tìm kiếm thông tin trên internet (1,83 điểm) và kĩ năng sử dụng máy tính. Tuy nhiên, các GV lại gặp khó khăn do kiến thức trên các website chưa được hệ thống hóa (2,88 điểm) và số lượng website tiếng Việt hỗ trợ học tập còn ít (2,38 điểm). b) Ý kiến của GV về các hoạt động được tổ chức tại lớp nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn hóa cho HS Ngoài việc giảng dạy lý thuyết, giải bài tập, củng cố và ôn tập kiến thức trong tiết học, thầy cô còn tổ chức các hoạt động khác nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Bảng 1.11. Các hoạt động do GV tổ chức nhằm tạo hứng thú học tập Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1. Tìm hiểu, tranh luận về các vấn đề hóa học và đời sống. 1 2.09 9 18.75 28 58.33 10 20.83 2. Giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học. 0 0 4 8.33 24 50 20 41.67 3. Tìm hiểu các câu đố vui, ô chữ hóa học. 10 20.84 18 37.5 16 33.33 4 8.33 Dựa vào bảng 1.11, chúng tôi nhận thấy các thầy cô đã cố gắng tổ chức thêm các hoạt động cho HS tại lớp học nhưng mức độ còn ít và kết quả thăm dò GV cho thấy phù hợp với ý kiến của HS trong cùng nội dung: - Hoạt động giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học (41,67%). - Hoạt động tìm hiểu, tranh luận về các vấn đề hóa học và đời sống (20,83%). - Hoạt động tìm hiểu các câu đố vui, ô chữ hóa học (8,33%). - Ngoài ra, một số GV đã tổ chức thêm các hoạt động khác như tổ chức ngoại khóa, học theo dự án, thi đố vui giữa các tổ trên lớp, tổ chức HS tìm hiểu về an toàn thực phẩm, … Chúng tôi đánh giá kết quả này phù hợp với thực tế giảng dạy ở nước ta hiện nay, nội dung môn học còn nặng lý thuyết, áp lực về kết quả kiểm tra thi cử nên thầy cô khó tổ chức các hoạt động khác cho HS. c) Ý kiến của GV về biện pháp tạo hứng thú học tập bộ môn hóa cho HS Bảng 1.12. Các biện pháp tạo hứng thú học tập bộ môn hóa cho HS Không cần thiết Bình thường Cần thiết SL % SL SL SL % 1. Liên hệ bài giảng với kiến thức thực tế. 0 0 3 6.25 45 93.75 2. Tạo bầu không khí lớp học tương tác tích cực. 1 2.08 3 6.25 44 91.67 3. Xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện. 1 2.08 14 29.17 33 68.75 4. Sử dụng phương tiện trực quan (thí nghiệm hóa học). 0 0 9 18.75 39 81.25 5. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học. 0 0 4 8.33 44 91.67 6. Tổ chức cho HS tìm hiểu các vấn đề về hóa học và đời sống. 0 0 8 16.67 40 83.33 Dựa vào bảng 1.12 chúng tôi nhận thấy, đa số GV đều nhận thức được việc tạo hứng thú học tập cho HS là cần thiết và có thể tiến hành thông qua nhiều biện pháp: - Liên hệ bài giảng với kiến thức thực tế (93,75%). - Tạo bầu không khí lớp học tương tác tích cực (91,67%). - Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học (91,67%). - Tổ chức cho HS tìm hiểu các vấn đề về hóa học và đời sống (83,33%). - Sử dụng phương tiện trực quan (thí nghiệm hóa học) (81,25%). - Xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện (68,75%). d) Ý kiến của GV về những hình thức liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống Để tạo hứng thú học tập cho HS thì đa số GV đều cho rằng việc liên hệ bài giảng hóa học với thực tế cuộc sống là việc làm cần thiết nhất. Bảng 1.13. Những hình thức liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1. Nêu ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng. 0 0 0 0 16 33.33 32 66.67 2. Giải thích hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và thực tiễn sản xuất. 0 0 0 0 20 41.67 28 58.33 3. Sử dụng bài tập có tính thực tiễn. 0 0 15 31.25 23 47.92 10 20.83 4. Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ minh họa. 0 0 9 18.75 19 39.58 20 41.67 5. Tổ chức tham quan, ngoại khóa, xem phim tài liệu hóa học. 2 4.17 29 60.41 15 31.25 2 4.17 Dựa vào bảng 1.13, chúng tôi nhận thấy GV sử dụng nhiều hình thức liên hệ bài giảng hóa học với thực tế cuộc sống ở các mức độ khác nhau: - Nêu ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng (66,67%). - Giải thích hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và thực tiễn sản xuất (58,33%). - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ minh họa (41,67%). - Tuy nhiên, việc sử dụng các bài tập hóa học có tính thực tiễn (20,83%) và tổ chức tham quan, ngoại khóa, xem phim tài liệu hóa học (4,17%) vẫn chưa được sử dụng thường xuyên do những lí do về điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài liệu hạn chế. Bảng 1.14. Những khó khăn của GV khi liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống Số lượng Yếu tố Không Vừa phải Nhiều Rất nhiều Điểm TB 1. Khó tìm tư liệu về kiến thức thực tế. 10 30 8 0 1.96 2. Không đủ thời gian trong tiết dạy. 5 18 15 10 2.63 3. Chưa quen cách phối hợp nội dung bài giảng với kiến thức thực tế. 31 12 5 0 1.46 Dựa vào bảng 1.14, chúng tôi nhận thấy, dù nhận thức được tầm quan trọng của việc liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống nhưng GV còn gặp rất nhiều khó khăn: - Không đủ thời gian trong tiết dạy (2,63 điểm). - Khó tìm tư liệu về kiến thức thực tế (1,96 điểm). - Chưa quen phối hợp nội dung bài giảng với kiến thức thực tế (1,46 điểm). Như vậy, việc sử dụng một kênh thông tin khác ngoài giờ học để hỗ trợ cho việc liên hệ kiến thức hóa học với thực tế là hết sức cần thiết, giúp các em HS thêm yêu thích môn hóa và quá trình dạy học ngày càng hoàn thiện hơn. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: - Nghiên cứu tổng quan vấn đề. - Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học. - Tìm hiểu việc ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy và học. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website dạy học. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng website hỗ trợ quá trình dạy học bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến cho HS và GV. Kết quả thu về 48 phiếu của GV và 272 phiếu ý kiến của HS tại 10 trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV đều nhận thức được internet là một kho tàng kiến thức rộng lớn, nếu khai thác tốt nó sẽ giúp bài giảng sinh động và phong phú hơn, nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên với trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế, GV và HS khó sử dụng các website hoá học của nước ngoài. Trong khi đó, phần lớn website của các trường THPT mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu thông tin chung mà không có các dịch vụ liên quan đến học trực tuyến, một số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí. Việc sử dụng website hỗ trợ quá trình dạy và học chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Chương 2 THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC – PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 10 THPT 2.1. Tổng quan phần hóa vô cơ lớp 10 THPT [8], [34], [35] 2.1.1. Cấu trúc nội dung của phần hóa học vô cơ lớp 10 THPT Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Nhóm halogen” Clo Flo Brom Iot Khái quát về nhóm Halogen Đơn chất halogen Bài thực hành 3 Hiđro halogenua – Axit halogenhiđric Hợp chất có oxi của clo HF HCl HBr HI Axit có oxi của clo Nước Gia-ven Clorua vôi Muối clorat Hợp chất halogen Luyện tập Bài thực hành 4 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Nhóm oxi” 2.1.2. Vị trí, mục tiêu của phần hóa vô cơ lớp 10 THPT - Trong SGK hóa học lớp 10, chương “Nhóm halogen” và chương “Nhóm oxi” được nghiên cứu sau các chương lí thuyết chủ đạo như “Nguyên tử”, “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn”, “Liên kết hoá học” và “Phản ứng hoá học”. - Mục tiêu dạy học của chương “Nhóm Halogen” và chương “Nhóm Oxi” là 1. Về kiến thức Học sinh biết: - Cấu tạo nguyên tử, số oxi hoá của các halogen trong hợp chất. - Tính chất vật lý, hóa học của các halogen và một số hợp chất quan trọng. - Ứng dụng, phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất quan trọng. - Tính chất vật lí, hóa học của các đơn chất, hợp chất của oxi và lưu huỳnh. - Một số ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng. Học sinh hiểu: - Nguyên nhân làm cho halogen có tính oxi hoá mạnh. - Nguyên nhân làm cho halogen có sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng. Khái quát về nhóm oxi Đơn chất nhóm oxi Bài thực hành 5 Oxi Ozon Lưu huỳnh Hidro sunfua Hiđro peoxit Hợp chất có oxi của lưu huỳnh Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit Axit sunfuric Hợp chất của nhóm oxi Luyện tập Bài thực hành 6 - Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế halogen. - Vận dụng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxi hóa - khử ...) để giải thích tính chất của đơn chất O2, O3, S và một số hợp chất của oxi, lưu huỳnh. 2. Về kĩ năng - Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm về halogen (tính tan của hidro clorua, tính tẩy màu của clo ẩm, nhận biết ion clorua...). - Vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi hoá và phản ứng oxi hoá khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất halogen. - Thực hiện các thí nghiệm về tính chất hóa học của đơn chất O2, S và một số hợp chất của oxi, lưu huỳnh. - Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán tính chất ... để giải thích các hiện tượng thí nghiệm và một số hiện tượng trong tự nhiên như ô nhiễm không khí, lỗ thủng tầng ozon... - Lập phương trình phản ứng hóa học, đặc biệt là phản ứng oxi hóa khử, xác định chất khử, chất oxi hóa ... - Giải bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương “Nhóm Halogen” và chương “Nhóm Oxi”. 3. Về giáo dục tình cảm, thái độ - Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật. - Ý thức phòng bệnh do thiếu iot. - Hình thành cho HS thái độ và ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, thái độ đúng đắn đối với các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ý thức bảo vệ tầng ozon. 2.1.3. Một số lưu ý khi dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 THPT 2.1.3.1. Sử dụng phương pháp diễn dịch Nhóm halogen và nhóm oxi là các nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi HS đã học các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hoá khử...). Vì vậy, GV cần dẫn dắt HS sử dụng phương pháp diễn dịch, từ cấu tạo nguyên tử dự đoán tính chất, ứng dụng và cách điều chế các chất theo sơ đồ: Vị trí → cấu tạo nguyên tử → tính chất → ứng dụng → điều chế Dựa trên kiến thức về định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, GV hướng dẫn HS suy luận, giải thích, chứng minh tính chất của các chất. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy GV cần hướng dẫn HS so sánh về tính chất và khả năng phản ứng giữa các nguyên tố nhóm A, từ đó rút ra những dẫn chứng nhằm chứng minh tính đúng đắn của các kiến thức đã học về lí thuyết chủ đạo. 2.1.3.2. Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề Trong quá trình dạy học các nguyên tố nhóm A, quan trọng nhất là chỉ ra tính quy luật trong sự biến đổi tính chất của các dãy đơn chất và hợp chất. GV cần hướng dẫn cho HS giải thích sự biến đổi theo quy luật đó dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện và năng lượng ion hóa mà các em đã học ở các chương trước. Ví dụ 1: Giải thích các đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. Nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Vì vậy 2 nguyên tử góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có một liên kết đơn. Liên kết đơn không bền nên phân tử dễ bị phân cắt liên kết tạo ra nguyên tử có khả năng hút electron mạnh, do đó halogen thể hiện tính oxi hóa mạnh. Từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm dần nên tính oxi hóa giảm dần. F2 Cl2 Br2 I2 Tính oxi hóa giảm GV có thể gợi ý để HS tìm những phản ứng chứng minh tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot, như khả năng phản ứng với H2: F2 oxi hóa H2 ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ thấp và gây nổ; Cl2 oxi hóa mạnh H2 và gây nổ khi có chiếu sáng hoặc đun nóng; Br2 chỉ oxi hóa H2 khi đun nóng nhưng không gây nổ; còn I2 chỉ oxi hóa H2 khi đun nóng mạnh và phản ứng xảy ra thuận nghịch. H2 + F2 → 2HF H2 + Cl2 as 2HCl H2 + Br2 ot 2HBr H2 + I2 ot 2HI Ví dụ 2: Giải thích các axit halogenhidric có tính axit tăng dần và tính khử tăng dần từ HF đến HI. HF HCl HBr HI Tính axit tăng Tính khử tăng - Giải thích tính axit tăng: Với kiến thức của mình, HS khó có thể giải thích được quy luật biến đổi tính axit của HX, do đó GV cần dẫn dắt các em phân tích. Từ HF → HI, độ phân cực của liên kết HX giảm dần nhưng yếu tố quan trọng hơn là kích thước của anion lại tăng dần theo thứ tự F- → I-. Mật độ điện tích âm ở anion I- bé nhất nên lực hút giảm dần từ HF đến HI. Trong dung môi nước, axit HI phân li mạnh nhất, sau đó đến HBr, HCl, HF. Ngoài ra axit HF là axit yếu, trong khi các axit còn lại trong dãy trên đều là các axit mạnh là do HF có liên kết hiđro giữa các phân tử. - Giải thích tính khử tăng từ HF → HI Dựa vào kiến thức đã học, HS có thể giải thích được quy luật biến đổi tính khử từ HF đến HI là do bán kính của các anion tăng dần nên khả năng nhường electron tăng dần. Thí nghiệm chứng minh tính khử tăng dần từ HF → HI: dung dịch HBr không màu để lâu chuyển thành màu vàng có ánh nâu nhưng HCl không có phản ứng này. Đó là do tính khử của HBr mạnh hơn HCl, nó bị oxi hóa bởi oxi không khí. 4 HBr + O2 → 2 Br2 + 2 H2O 2.1.3.3. Sử dụng phương tiện trực quan - Các thí nghiệm biểu diễn của GV trong phần này chủ yếu được tiến hành theo hình thức minh họa, để khẳng định những dự đoán về tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất và hợp chất là đúng đắn. Ví dụ: Trong hidro peoxit, O có số oxi hóa là -1 (số oxi hóa trung gian) nên H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. GV biểu diễn 2 thí nghiệm kiểm chứng: + H2O2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch KI, sản phẩm của phản ứng là I2 (làm hồ tinh bột có màu xanh tím). H2O2 + 2 KI  I2 + 2 KOH + H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch KMnO4, trong môi trường axit làm mất màu thuốc tím. 5 H2O2 + 2 KMnO4 + 3 H2SO4  5 O2 + K2SO4 + 2 MnSO4 + 8 H2O - PPDH này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, phát triển tư duy của học sinh. Mặt khác, đối với một số tính chất mới mà HS chưa được học vẫn có thể khai thác các thí nghiệm dưới dạng thí nghiệm nghiên cứu. Ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc. GV dùng PP đàm thoại nêu vấn đề để dẫn dắt HS: + Sản phẩm của phản ứng giữa Fe và H2SO4 loãng là gì? Khí H2 và muối sắt(II) sunfat  thể hiện tính oxi hóa của H+. + Nếu thay H2SO4 loãng bằng H2SO4 đặc thì sản phẩm của phản ứng thay đổi như thế nào? GV làm thí nghiệm và hướng dẫn HS quan sát hiện tượng phản ứng để nêu sản phẩm là khí SO2 và muối sắt (III) sunfat  đối với H2SO4 đặc thì SO42- thể hiện tính oxi hóa mạnh. 2.1.3.4. Kết hợp giáo dục môi trường và kiến thức thực tiễn với nội dung bài học Các đơn chất và hợp chất của nguyên tố nhóm halogen, nhóm oxi rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Khi dạy học nội dung này, GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Một số bài học có thể kết hợp với nội dung giáo dục môi trường: bài “Clo” (tính độc của clo, các biện pháp xử lý ô nhiễm khí clo), bài “Axit clohiđric và muối clorua” (ứng dụng của các hợp chất chứa clo), bài “Một số hợp chất chứa oxi của clo” (KClO3 dùng sản xuất diêm; nước Javen, clorua vôi dùng tẩy trắng vải, giấy, tẩy uế), bài “Oxi” (vai trò của oxi đối với sự sống, tác nhân gây thủng tầng ozon), bài “Hợp chất của lưu huỳnh” (nguyên nhân và tác hại của mưa axit, ứng dụng của axit sunfuric trong công nghiệp),… Kết luận: Nhóm halogen và nhóm oxi đã được HS tìm hiểu ở cấp THCS nên đối với HS cấp THPT, GV cần khai thác tích cực lý thuyết chủ đạo để các em không những nắm chắc nội dung bài học mà còn hiểu bài thật cặn kẽ. HS biết vận dụng lý thuyết và cả thực nghiệm để tự xây dựng kiến thức cho bản thân, tạo niềm vui cho các em trong việc chinh phục tri thức mới. 2.2. Yêu cầu đối với website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT, mạng internet ngày càng xâm nhập sâu rộng vào cuộc sống của mỗi người và ở nước ta đã bắt đầu xuất hiện những website giáo dục hết sức đa dạng. Để đạt được mục đích giáo dục nhất định, các website này phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt hiệu ứng nghe, nhìn, tương tác, khác với những website thông tin và giải trí. Vì vậy trước khi thiết kế website, chúng tôi xác định các yêu cầu cần đạt được để website phù hợp với mục đích dạy học, nội dung phần hóa học vô cơ lớp 10 và đặc điểm nhận thức của HS THPT, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất việc dạy và học. 2.2.1. Về nội dung - Kiến thức phải đầy đủ, đảm bảo được tính khoa học. Đối với một website dạy học thì tính chính xác của kiến thức truyền đạt là yếu tố quan trọng nhất, có như vậy thì mới tạo được niềm tin ở HS, giúp các em học tập tiến bộ hơn. - Nội dung trình bày phong phú, ngoài phần lý thuyết hóa vô cơ lớp 10 THPT, website cần mở rộng thêm những kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn như vai trò của axit clohidric và muối iot đối với cơ thể, có nên pha thêm flo vào nước uống (nhóm halogen), ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính (nhóm oxi),… 2.2.2. Về hình thức - Bố cục phải rõ ràng, hợp lý, thống nhất về cách trình bày để giúp HS dễ theo dõi, sử dụng website. - Giao diện thiết kế đẹp, hấp dẫn, phù hợp với sở thích của lứa tuổi HS lớp 10 THPT. Các hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp với nội dung, tránh việc sử dụng quá nhiều hình ảnh làm loãng nội dung bài học, HS mất tập trung. 2.2.3. Về tính năng - Website cần được thiết kế một cách thân thiện, dễ sử dụng. Nhờ đó, người dùng không cần có trình độ tin học cao cũng có thể truy cập website nhanh chóng, không phải thao tác quá nhiều. - Các tính năng tương tác giữa người dùng và website được thiết kế hợp lí, HS dễ dàng nêu câu hỏi, viết ý kiến trao đổi, làm trắc nghiệm trên website và giải ô chữ trực tuyến,… 2.2.4. Về tính khả thi - Nội dung website phải được xây dựng phù hợp với trình độ học tập của HS, đảm bảo tính vừa sức và tạo điều kiện để các em phát triển tư duy. - Trên website, các tính năng được phát triển phù hợp với đặc điểm của HS (kĩ năng sử dụng máy vi tính, truy cập mạng,…) và với điều kiện thực tế (chất lượng đường truyền internet,…). 2.2.5. Về hiệu quả Để hỗ trợ tốt cho quá trình dạy học, website cần xây dựng môi trường tự học hiệu quả, sử dụng các phương tiện trực quan một cách hợp lý, với vai trò là nguồn để HS nghiên cứu, tìm hiểu tri thức hoá học. Cần hạn chế tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học quá mức nhưng chỉ dừng lại ở mức độ minh họa hình ảnh, kết quả thí nghiệm mà không có tác dụng gợi mở, khắc sâu kiến thức. Như vậy, website cần tạo được hứng thú cho HS trong quá trình tự học, giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn và say mê tìm hiểu hóa học. 2.3. Quy trình thiết kế website Chúng tôi xác định việc xây dựng website dạy học, về bản chất cũng là thiết kế quá trình dạy học đặc biệt, đáp ứng cho nhu cầu tự học, cần thực hiện theo 7 bước sau đây: Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng sử dụng. – Xác định rõ mục tiêu dạy học, mục đích của website là giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản của phần hóa vô cơ lớp 10, ngoài ra các em được tìm hiểu những kiến thức hóa học thú vị liên quan đến thực tế cuộc sống để từ đó thêm yêu thích môn học. – Xác định đối tượng sử dụng: HS và GV môn hóa THPT. Đối tượng HS ở các lứa tuổi khác nhau có quá trình nhận thức rất khác biệt, vì vậy nội dung và hình thức của website phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em. Bước 2. Xây dựng hệ thống CSDL. Nghiên cứu kiến thức lý thuyết của phần hóa vô cơ lớp 10 THPT, tập hợp các tài nguyên cho website như tư liệu hóa học, hình ảnh, mô phỏng quá trình hóa học, đoạn phim,... Bước 3. Xây dựng nội dung – Thiết lập cấu trúc của website, phân chia chuyên mục phải rõ ràng, hợp lí để tiện quản lý và sử dụng. Chúng tôi chia nội dung website thành 3 chuyên mục lớn là phần góc học tập (lý thuyết), phần vui cùng hóa học (bài tập ứng dụng), phần hóa học kì diệu (thông tin mở rộng về hóa học). – Việc xây dựng nội dung của website phải phù hợp với mục đích dạy học, PPDH và đối tượng dạy học đã xác định ở trên. Bước 4. Thiết kế website – Thiết kế đồ họa cho website không nên quá cầu kì, sặc sỡ mà chỉ cần đơn giản, đẹp mắt để làm nổi bật nội dung cũng như tiện ích của website. – Quá trình phát triển các tiện ích trên website cần phù hợp với đối tượng sử dụng và mục đích dạy học của website. – Xây dựng hình thức, nội dung website phải tuân theo cấu trúc và mục đích dạy học đã đề ra. Bước 5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm – Lập kế hoạch cho việc sử dụng website hỗ trợ quá trình dạy và học, chúng tôi tìm câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi “GV sử dụng website như thế nào để hỗ trợ cho việc dạy học?”, “HS có thể sử dụng những tiện ích gì của website để nâng cao hiệu quả học tập?”,… – Giới thiệu nội dung và hướng dẫn các tiện ích của website cho người sử dụng (HS và GV). Bước 6. Đánh giá hiệu quả website. Sau một quá trình sử dụng website hỗ trợ cho việc dạy học thì việc đánh giá hiệu quả là rất cần thiết. Dựa vào ý kiến của GV và HS, chúng tôi đánh giá hiệu quả của website theo 4 cấp độ: – Phản hồi từ người sử dụng: HS có thích sử dụng website hay không, nhận xét của GV và HS về giao diện, cách trình bày nội dung, các tiện ích của website,... – Hiệu quả học tập: website giúp HS hiểu rõ bài học, xây dựng kiến thức vững chắc và tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới. – Khả năng chuyển đổi: website có thể cải tiến nội dung và hình thức một cách linh hoạt, dễ dàng bổ sung các tính năng mới. – Kết quả thực tế: kết quả học tập của các HS sử dụng website được nâng cao, HS ngày càng yêu thích môn học hơn. Bước 7. Chỉnh sửa và hoàn thiện website. – Từ ý kiến đóng góp của GV và HS, chúng tôi chỉnh sửa hình thức và các tính năng của website để ngày càng hoàn thiện hơn. – Trên cơ sở của website đã thiết kế, chúng tôi bổ sung thêm các nội dung kiến thức khác trong chương trình hóa học THPT, giúp website ngày càng mở rộng, đa dạng hơn. 2.4. Thiết kế website www.hoahoc365.com hỗ trợ việc dạy và học môn hóa 2.4.1. Cài đặt web server, PHP, MySQL Công cụ cài đặt được chúng tôi lựa chọn là XAMPP - Bộ công cụ cài đặt trọn gói bao gồm Web server Apache, bộ xử lý PHP, và CSDL My SQL. Trước khi cài đặt và vận hành hệ thống, hãy ngắt toàn bộ các website mặc định của IIS/PWS, và tắt luôn dịch vụ nếu máy tính đã từng cài các webserver này. Nếu Apache và MySQL đang chạy thì cũng gỡ bỏ (uninstall) đi. Tiến hành cài đặt XAMPP vào một thư mục nào đó (chẳng hạn như c:\xampp). Sau khi cài đặt xong, có thể vận hành hệ thống, vào thư mục của hệ thống (c:\xampp theo ví dụ trên), chạy file xampp-control.exe. Tiếp đó start các dịch vụ Apache và MySQL lên. Nếu quá trình khởi động thành công, khi gõ địa chỉ hoặc vào trình duyệt thì sẽ hiển thị trang chủ XAMPP. Một số thông tin về hệ thống: - Thư mục tài liệu: là thư mục gốc của Apache. Mọi địa chỉ URL gửi lên server sẽ được phân tích thành đường dẫn tương ứng với đường dẫn của thư mục gốc ảo trên. Theo mặc định, thư mục này được lưu trong thư mục cài đặt XAMPP với tên là htdocs. - Thư mục dữ liệu của MySQL: nằm trong thư mục /mysql/data. Trong thư mục này, MySQL sẽ lưu trữ các CSDL (Database) dưới dạng các thư mục, mỗi bảng trong CSDL được ghi trong một file riêng biệt. - Để thao tác với CSDL MySQL, có thể mở trình duyệt và vào trang - Để xem các thông tin của hệ thống, mở trang 2.4.2. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho website Chúng tôi tiến hành phân tích CSDL, xác định các đối tượng trong website và lập bảng với các trường tương ứng. Mỗi bảng tương ứng với một đối tượng và các trường trong bảng là những đặc tính của đối tượng. Hiện nay chúng tôi đã xây dựng CSDL của website hoahoc365.com với 21 bảng như sau: Nhóm: categories Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã nhóm Khóa chính name Varchar (255) Tên nhóm display_order Int (11) Thứ tự active TinyInt(1) Chế độ hoạt động Bài học: posts Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã bài học Khóa chính category_id Int (11) Mã nhóm Khóa ngoại subject Varchar (255) Tên bài học content Text Nội dung tags Text Thẻ display_order Int (11) Thứ tự active TinyInt(1) Chế độ hoạt động Câu hỏi củng cố: qna Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã câu hỏi củng cố Khóa chính post_id Int (11) Mã bài học Khóa ngoại question Text Câu hỏi answer Text Trả lời display_order Int (11) Thứ tự active TinyInt(4) Chế độ hoạt động Bình luận: post_comments Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã bình luận Khóa chính post_id Int (11) Mã bài học Khóa ngoại name Varchar (255) Tên email Varchar (255) Địa chỉ email content Text Nội dung active TinyInt(1) Chế độ hoạt động date Timestamp Thời gian Thư viện hình ảnh: albums Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã thư viện hình Khóa chính name Varchar (255) Tên hình Hình ảnh: photos Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã hình Khóa chính name Varchar (255) Tên hình Filename Varchar (255) Tên file hình ảnh album_id Int (11) Mã thư viện hình Khóa ngoại Thư viện phim: movie_albums Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã thư viện phim Khóa chính name Varchar (255) Tên phim Phim: movies Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã phim Khóa chính name Varchar (255) Tên phim code Text Code nhúng file phim album_id Int (11) Mã thư viện phim Khóa ngoại Chủ đề thảo luận: discussion_topics Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã chủ đề Khóa chính group_id TinyInt(1) Mã nhóm date Timestamp Thời gian Thảo luận: discussion_posts Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã thảo luận Khóa chính topic_id Int (11) Mã chủ đề Khóa ngoại first_post TinyInt(4) Câu hỏi content Text Nội dung name Varchar (255) Tên email Varchar (255) Địa chỉ email date Timestamp Thời gian Thành viên: users Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã thành viên Khóa chính email Varchar (255) Địa chỉ email password Varchar (32) Mật khẩu username Varchar (255) Tên thành viên birthday Date Ngày sinh school Text Trường học location Text Tỉnh/thành phố avatar Varchar (255) Hình đại diện score SmallInt(6) Điểm tích lũy active TinyInt(1) Chế độ hoạt động date Timestamp Thời gian Tạo ô chữ: crosswords Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã ô chữ Khóa chính name Varchar (255) Tên ô chữ description Text Giới thiệu ô chữ num_rows SmallInt(6) Số hàng num_columns SmallInt(6) Số cột clue Text Gợi ý từ khóa answer Varchar (255) Từ khóa answer_index SmallInt(6) Cột chứa từ khóa explanation LongText Thông tin thêm status Enum(…) Trạng thái ô chữ date Timestamp Thời gian Nội dung ô chữ: crossword_rows Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú crossword_id Int (10) Mã ô chữ Khóa ngoại, Cặp khóa chính row_index SmallInt(5) Ô bắt đầu hàng ngang Cặp khóa chính word Varchar (255) Chi tiết ô chữ clue Text Gợi ý hàng ngang Đáp án ô chữ: crossword_answers Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã đáp án ô chữ Khóa chính crossword_id Int (11) Mã ô chữ Khóa ngoại user_id Int (11) Mã thành viên Khóa ngoại answer Varchar (255) Kết quả ô chữ state Enum(…) Trạng thái correct TinyInt (4) Đúng/Sai date Timestamp Thời gian Kết quả ô chữ: crossword_answer_rows Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú crossword_answers_id Int (10) Mã kết quả ô chữ Khóa ngoại, Cặp khóa chính row_index SmallInt(5) Ô bắt đầu hàng ngang Cặp khóa chính word Varchar (255) Kết quả ô chữ Ngân hàng câu hỏi: test_questions Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã câu hỏi Khóa chính post_id Int (10) Mã bài học Khóa ngoại question Text Câu hỏi answer1 Text Lựa chọn 1 answer2 Text Lựa chọn 2 answer3 Text Lựa chọn 3 answer4 Text Lựa chọn 4 right_answer TinyInt (1) Đáp án display_order Int (10) Thứ tự câu hỏi active TinyInt (1) Chế độ hoạt động Đề thi: test_exams Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã đề thi Khóa chính post_id Int (10) Mã bài học Khóa ngoại exam_name Varchar (255) Tên đề thi question_ids Text Mã câu hỏi Khóa ngoại num_of_question TinyInt (2) Số lượng câu hỏi total_mark TinyInt (2) Tổng số điểm display_order Int (10) Thứ tự câu hỏi active TinyInt (1) Chế độ hoạt động Kết quả trắc nghiệm: test_results Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú user_id Int (10) Mã thành viên Khóa ngoại, cặp khóa chính test_id Int (10) Mã kết quả Khóa ngoại, cặp khóa chính answer_list Text Danh sách trả lời total_marks Int (2) Tổng số điểm finished Int (1) Hoàn thành/Chưa hoàn thành Bảng thông tin: boxes Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã bảng thông tin Khóa chính title Varchar (255) Tiêu đề content Text Nội dung Thông số cài đặt: settings Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú key Varchar (255) Mã khóa Khóa chính value LongText Giá trị thiết lập Trang thông tin: pages Thuộc tính Kiểu dữ liệu Diễn giải Ghi chú id Int (10) Mã trang Khóa chính section Varchar (255) Chủ đề title Text Tiêu đề image Varchar (255) Hình minh họa description Text Tóm tắt detail LongText Nội dung Hình 2.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL 2.4.3. Sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và các phần mềm để để thiết kế website Phần mềm Dreamweaver do hãng Macromedia sản xuất là một công cụ biên soạn HTML chuyên nghiệp, thường dùng để thiết kế và quản lý các website. Môi trường đồ họa với các bảng điều khiển và các cửa sổ của Dreamweaver rất linh hoạt và dễ sử dụng. Ngoài ra, Dreamweaver có nhiều tính năng như HTML, CSS và tham chiếu Javasript, Javasript Debugger và các công cụ tạo mã khác nhằm cho phép biên soạn Javasript. Chúng tôi sử dụng Dreamweaver để thiết kế website vì tính thân thiện và linh hoạt của phần mềm này. Đối với website động, chúng tôi sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP, là một phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. PHP được tối ưu hóa cho các ứng dụng web và luôn được cải tiến nên rất phù hợp để xây dựng những website giáo dục với đặc điểm đơn giản và phi lợi nhuận. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng tập tin định dạng theo tầng (CSS – cascading style sheet) thiết lập các kiểu định dạng chung cho website để đảm bảo các trang thành phần đều được trình bày một cách thống nhất. Các đối tượng như màu nền của website, font chữ, màu sắc, kích thước của chữ trong tiêu đề, nội dung, các siêu liên kết,… được định dạng trong tập tin admin.css, main.css, crossword.css và menu.css. Hình 2.4. Lập trình các tập tin CSS cho website Khi thiết kế bằng ngôn ngữ PHP, chúng tôi sử dụng dạng Form. Một trang thiết kế bao gồm 4 form ghép lại là  form tiêu đề (header).  form menu  form nội dung của trang (body)  form đáy của trang (footer). Phần tiêu đề và menu của trang được giữ cố định, còn phần nội dung sẽ được thay đổi tùy theo đặc điểm của từng trang. Hình 2.5. Bố cục các form trên giao diện website Hình 2.6. Lập trình các form cho website Sau khi thiết kế định dạng trong CSS và các form, chúng tôi đăng nhập trang admin để bắt đầu nhập dữ liệu cho website theo từng chuyên mục: - “Góc học tập”: lý thuyết về nhóm halogen, nhóm oxi. - “Vui cùng hóa học”: phần câu hỏi trắc nghiệm, đố vui hóa học, ô chữ và ảo thuật hóa học. - “Hóa học kì diệu”: phần lịch sử tìm ra nguyên tố, nhân vật hóa học, thông tin hóa học. Để giúp cho website sinh động và phong phú, chúng tôi bổ sung các hình ảnh và đoạn phim có nội dung về hóa học, những kiến thức hóa học liên quan đến thực tế cuộc sống,… kết hợp với phần lý thuyết và các trang thông tin của website. 2.5. Giới thiệu website www.hoahoc365.com 2.5.1. Tên gọi và mục đích của website Chúng tôi đặt tên website là hoahoc365.com với ý nghĩa mỗi ngày học hóa đều là một niềm vui đối với các em HS. Khi truy cập vào website, HS được biết thêm những thông tin thú vị về hóa học, các em nhận thấy không chỉ có lý thuyết khô khan mà kiến thức hóa học rất gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Website hoahoc365.com ra đời với mong muốn sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để hỗ trợ cho GV cũng như HS trong dạy và học môn hóa ở trường THPT. Lý thuyết phần hóa vô cơ lớp 10 THPT cùng với hình ảnh minh họa và hệ thống phim thí nghiệm là một nguồn tư liệu phong phú. Các tiện ích của website giúp việc học tập trở nên hào hứng, HS dễ dàng tiếp cận với những nội dung đa dạng, thiết thực và được trình bày một cách trực quan. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, thế hệ HS hiện nay rất năng động, tiếp thu nhanh những điều mới lạ và thích tìm tòi khám phá. Các em chỉ thật sự yêu thích môn hóa khi nhận thức được tầm quan trọng của hoá học đối với cuộc sống. Vì vậy, website tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc liên hệ giữa lý thuyết và ứng dụng của hoá học, giới thiệu những phát minh mới và khuyến khích các em vận dụng kiến thức hóa học để giải thích những hiện tượng trong thực tế thông qua các câu đố vui, trò chơi ô chữ, … Ngoài ra, chúng tôi còn tạo dựng một môi trường tương tác thân thiện để HS có thể thảo luận, nêu thắc mắc và trao đổi ý kiến về môn hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng ngay trên website. 2.5.2. Sơ đồ cấu trúc website Website được thiết kế để hỗ trợ cho việc dạy và học môn hóa ở trường THPT thông qua 2 đối tượng sử dụng: - Đối tượng HS: website cung cấp hệ thống kiến thức lý thuyết và thực tiễn về hóa học, các tiện ích như làm kiểm tra trắc nghiệm, giải ô chữ trực tuyến,… giúp HS nâng cao hiệu quả học tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới và từ đó càng yêu thích môn hóa hơn. - Đối tượng GV: là những người tham gia xây dựng nội dung, thiết kế các hoạt động học tập trên website thông qua các tiện ích như tạo lập đề thi trắc nghiệm, biên soạn các câu đố vui, trò chơi “Giải mã ô chữ”,… Vì vậy, chúng tôi xây dựng website gồm 2 phần là phần user (dành cho HS) và phần admin (dành cho GV) theo sơ đồ cấu trúc sau: Hình 2.7. Sơ đồ cấu trúc trang user (dành cho HS) của website Hình 2.8. Sơ đồ cấu trúc trang admin (dành cho GV) của website 2.5.3. Tiện ích của website Song hành với sự phát triển của CNTT, việc sử dụng internet ngày càng thuận tiện, các website có khả năng tương tác là công cụ tuyệt vời phục vụ cho quá trình dạy và học. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng website hoahoc365.com với nhiều tiện ích để hỗ trợ cho hoạt động tự học của HS và giúp các em có thêm niềm vui, hứng thú trong việc học tập bộ môn hóa. 2.5.3.1. Tiện ích đối với HS a) Chuyên mục “Góc học tập” Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nên việc tự học theo phương pháp cổ điển (qua sách, báo…) có phần bị hạn chế. Trong giới hạn tĩnh của trang sách, HS khó hình dung các phản ứng hóa học xảy ra như thế nào, các quy trình sản xuất trong công nghiệp ra sao?…Trong khi đó, với sự hỗ trợ của CNTT nhược điểm ấy đã được khắc phục, những hình ảnh và đoạn phim thí nghiệm giúp HS quan sát một cách dễ dàng, chân thực các hiện tượng hóa học xảy ra trong thực tế. Chúng tôi xây dựng hệ thống kiến thức hóa vô cơ lớp 10 ngắn gọn, rõ ràng theo cấu trúc của chương trình hóa học phổ thông để giúp HS tự học và khắc sâu những kiến thức đã được thầy cô giảng giải trên lớp. Sau mỗi bài học, HS có thể ôn luyện lại kiến thức bằng các câu hỏi củng cố và nêu thắc mắc ngay trên website mà không cần chờ gặp trực tiếp GV. b) Phần trắc nghiệm “Hiểu bài nhớ lâu” Trắc nghiệm là một hình thức đánh giá kết quả học tập khách quan, chính xác và được sử dụng hiệu quả trong những kì thi lớn có hàng triệu thí sinh. Với nhu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, trắc nghiệm đang được áp dụng rộng rãi bên cạnh hình thức kiểm tra tự luận truyền thống, việc luyện tập cho HS các kĩ năng làm bài trắc nghiệm là rất cần thiết. Đáp ứng xu thế này, website hoahoc365.com xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với kiến thức lý thuyết, tạo điều kiện cho HS kiểm tra kiến thức mà các em đã lĩnh hội được. Mỗi câu trả lời đều được chấm điểm trực tiếp trên website giúp HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình. c) Phần “Đố vui hóa học” và “Giải mã ô chữ” Website mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích dành cho các em HS yêu thích hóa học thông qua trò chơi ô chữ, các câu hỏi vui về kiến thức thực tiễn,… Website hoahoc365.com đã tổ chức cho các thành viên tham gia thi đua giải đáp các câu đố vui với nhiều hình thức phong phú như các đố vui bằng thơ, câu hỏi bằng các đoạn phim thí nghiệm, câu hỏi yêu cầu tìm số liệu chứng minh,… Qua đó, chúng tôi khuyến khích các em vận dụng kiến thức hóa học để giải thích những hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc liên hệ giữa lý thuyết và các ứng dụng của hoá học. Đặc biệt, lần đầu tiên HS có thể giải ô chữ trực tiếp ngay trên website, lưu lại bài làm và được chấm điểm tự động. Tiện ích này giúp các em HS tham gia website hoahoc365 một cách thuận tiện và hào hứng hơn. d) Chuyên mục “Hóa học kì diệu” Website xây dựng nội dung mở rộng về các vấn đề thời sự của hóa học nhằm mang lại cho HS sự yêu thích đối với môn hóa. Đó là kiến thức về các chủ đề: + Những câu chuyện về các nguyên tố hóa học. + Tiểu sử và những câu chuyện về các nhà hóa học nổi tiếng trên thế giới. + Ảo thuật hóa học. + Thông tin hóa học (gồm có các chuyên mục hóa học và đời sống, hóa học và môi trường, phát minh hóa học, hóa học và công nghệ - sản xuất, tìm hiểu thế giới hóa học, hóa học quanh ta,…) + Thuật ngữ hóa học. Những nội dung này giúp HS thấy môn hóa học thật gần gũi với cuộc sống, hóa học giúp các em giải thích được những hiện tượng xung quanh và có nhiều phát minh hóa học mang lại lợi ích cho loài người,… từ đó sẽ kích thích sự ham học hỏi, ham hiểu biết của các em. 2.5.3.2. Tiện ích đối với giáo viên Ngoài việc phục vụ đối tượng chính là các em học sinh THPT, hoahoc365.com cũng rất hữu ích đối với GV. Website cung cấp hệ thống kiến thức chính xác cùng với hình ảnh, đoạn phim minh họa là một nguồn tư liệu phong phú, hỗ trợ người GV trong việc đổi mới PPDH, tổ chức những hoạt động đa dạng như thuyết trình, thảo luận nhóm,… nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của HS. Thông qua các mục Ảo thuật hóa học, Câu chuyện nguyên tố hóa học, Nhân vật hóa học và Thông tin hóa học,… GV bổ sung được nhiều thông tin thực tiễn thú vị và cập nhật vào nội dung bài giảng. Bên cạnh đó, GV có thể tham gia trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc cho HS và góp phần quan trọng giúp cho website ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức trình bày. 2.6. Website dành cho HS 2.6.1. Trang chủ Trang chủ giới thiệu khái quát về nội dung - cấu trúc website, giúp HS làm quen và sử dụng hiệu quả những tiện ích trên website tùy vào nhu cầu của mỗi HS. Từ trang chủ, HS có thể vào các trang con thông qua đường dẫn siêu liên kết của từng trang hay click vào menu phụ ở bên trái. Website gồm 3 chuyên mục chính: - Góc học tập gồm có các kiến thức lý thuyết về nhóm halogen, nhóm oxi với những hình ảnh và phim thí nghiệm minh họa. - Vui cùng hóa học gồm có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, các câu đố vui, ô chữ về kiến thức hóa học tổng quát và hướng dẫn cách thực hiện những màn ảo thuật hóa học hấp dẫn. - Hóa học kì diệu là chuyên mục giới thiệu những câu chuyện thú vị về các nguyên tố hóa học; tiểu sử và giai thoại về những nhà hóa học nổi tiếng thế giới và những thông tin mới về hóa học, ứng dụng hóa học trong cuộc sống,... Phần cuối trang là địa chỉ liên lạc của tác giả, qua đó các em HS và người dùng có thể trao đổi trực tiếp và đóng góp ý kiến để website ngày càng hoàn thiện hơn. Cấu trúc của trang chủ:  Nút tắt trở về trang chủ.  Menu của website, gồm có 2 cấp menu con, từ đây người dùng có thể vào xem từng chuyên mục hay truy cập vào bài học cụ thể.  Phần nội dung giới thiệu website.  Đăng kí, đăng nhập thành viên.  Danh sách 5 thành viên nổi bật của website.  Giới thiệu những nội dung mới trong các chuyên mục. Hình 2.9. Giao diện trang chủ của website 2.6.2. Chuyên mục “Góc học tập” 2.6.2.1. Ý tưởng thiết kế Đây là phần nội dung chính của website, hỗ trợ quá trình dạy và học môn hóa ở trường THPT. Phần “Góc học tập” cung cấp kiến thức lý thuyết được thiết kế thành các bài học sinh động giúp HS tự học. Nội dung kiến thức được mở rộng và bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm minh họa và ứng dụng của các chất hóa học trong đời sống,… giúp cho bài học hấp dẫn hơn. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi xây dựng hệ thống lý thuyết phần hóa vô cơ lớp 10 THPT gồm có 2 nhóm kiến thức:  Nhóm Halogen: “Khái quát về nhóm halogen”, “Clo”, “Flo”, “Brom”, “Iot”, “Axit clohidric – muối clorua”, “Hidro halogenua – Axit halogenhidric”, “Hợp chất có oxi của clo”.  Nhóm Oxi: “Khái quát về nhóm oxi”, “Oxi”, “ Ozon – hidro peoxit”, “Lưu huỳnh”, “Hidro sunfua”, “Oxit của lưu huỳnh”, “Axit sunfuric - Muối sunfat”. Cuối mỗi bài là phần câu hỏi củng cố (có đáp án) giúp HS luyện tập những nội dung vừa học và qua đó được củng cố, mở rộng thêm kiến thức. Ngoài ra, HS có thể phản hồi về bài học hay nêu thắc mắc trực tiếp trên website, xoá bỏ trở ngại về không gian (dù ở TP.HCM hay địa phương khác thì các em đều có thể trao đổi ý kiến) và thời gian (có thể đặt câu hỏi bất cứ khi nào các em truy cập vào website, không cần gặp gỡ trực tiếp GV hay các thành viên khác). Từ ý tưởng đã có, chúng tôi tạo các file quản lý phần “Góc học tập” bằng ngôn ngữ lập trình PHP như sau       2.6.2.2. Nội dung chuyên mục “Góc học tập” - Chúng tôi xây dựng chuyên mục “Góc học tập” theo hướng mở, qua đó khuyến khích HS chủ động trong quá trình học tập của chính mình. Khi HS muốn xem nội dung cụ thể của bài học, có thể di chuyển chuột về menu bên trái. Menu sẽ mở ra một menu cấp hai để HS chọn nhóm kiến thức, menu cấp ba để chọn bài học trong mỗi nhóm. Hình 2.10. Truy cập nội dung bài học từ menu - Khi HS chọn một nhóm kiến thức, ví dụ là “Nhóm halogen” thì sẽ xuất hiện trang giới thiệu các bài học trong nhóm halogen, tiếp tục chọn một bài học cụ thể. Hình 2.11. Truy cập nội dung bài học từ trang giới thiệu nhóm nguyên tố - Phần lí thuyết của website không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản theo SGK mà còn có phần mở rộng để giúp bài học sinh động hơn: + Phần tóm tắt lịch sử tìm ra nguyên tố: giới thiệu nhà hóa học, quá trình nghiên cứu và phát hiện các nguyên tố,... + Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý: có hình ảnh các mẫu khoáng vật, dạng tồn tại của các chất hóa học…. + Tính chất hóa học: được bổ sung nhiều hình ảnh minh họa và phim thí nghiệm phản ứng hóa học. + Ứng dụng và điều chế: giới thiệu các ứng dụng trong thực tế, hình minh họa sơ đồ sản xuất và thí nghiệm điều chế các chất,... - Chúng tôi còn tạo ra nhiều liên kết trong cùng trang bài học để tăng tính tiện ích khi sử dụng như từ danh mục ở dàn bài đầu trang HS có thể truy cập ngay đến từng phần nội dung của bài hay cuối mỗi nội dung có liên kết để trở về đầu trang,… 2.6.2.3. Giới thiệu một bài học cụ thể của chuyên mục “Góc học tập” Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài “Clo” thuộc nhóm Halogen. Ở đầu trang, chúng tôi thiết kế một dàn bài giúp cho HS khái quát được các phần nội dung sẽ được trình bày. Nhờ vậy, HS có thể lựa chọn đọc ngay nội dung nào các em cần tìm hiểu mà không cần phải đọc hết toàn bộ bài từ trên xuống dưới. Hình 2.12. Phần dàn bài và lịch sử tìm ra nguyên tố clo (bài “Clo”) - Mở đầu bài học là thông tin cơ bản về nguyên tố clo, phần tóm tắt lịch sử tìm ra nguyên tố từ thời cổ đại đến khi clo được công nhận là một nguyên tố hóa học. - Phần trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế clo được trình bày ngắn gọn. Trên website, HS có thể quan sát những dạng tồn tại của clo trong tự nhiên, ứng dụng của nó trong thực tế và quá trình sản xuất clo trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp,… Hình 2.13. Giao diện phần trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí (bài “Clo”) Hình 2.14. Giao diện phần ứng dụng (bài “Clo”) - Tiếp theo, phần tính chất hóa học của clo được trình bày rõ ràng và hệ thống. Chúng tôi phân tích đặc điểm về độ âm điện, số electron hóa trị,… để giúp HS rút ra tính chất hóa học đặc trưng của clo là tính oxi hóa mạnh. Tính chất này được thể hiện rõ trong các phản ứng giữa clo và các chất (kim loại, khí hidro, nước, muối của halogen yếu hơn và các chất khử khác,…) với những thí nghiệm sinh động. Thông qua website, HS có thể quan sát dễ dàng những thí nghiệm độc hại và phức tạp của clo, trong khi GV không đủ điều kiện để thực hiện những thí nghiệm này ở trên lớp. Kiến thức về đơn chất clo được hình thành cùng với tri giác cụ thể sẽ chính xác và bền vững, giúp HS hiểu được cấu tạo quyết định tính chất hóa học của các chất. Với mỗi đoạn phim thí nghiệm, chúng tôi đều biên tập một bộ hình ảnh mô tả hiện tượng, qua đó HS có thể nhận biết hiện tượng đặc trưng của phản ứng mà không cần chờ download hết file phim (quá trình này thường mất rất nhiều thời gian do tốc độ đường truyền internet ở Việt Nam còn hạn chế). Khi muốn xem toàn bộ diễn biến thí nghiệm, HS chỉ cần click vào các đoạn link xem phim tương ứng, file phim được mở ra trong một cửa số mới, giúp HS dễ quan sát hơn và góp phần tối ưu hóa tốc độ download website. Hình 2.15. Giao diện phần tính chất hóa học (bài “Clo”) Hình 2.16. Cửa sổ xem phim thí nghiệm natri cháy trong khí clo (bài “Clo”) - Mỗi bài học còn có phần “Câu hỏi củng cố” là những câu hỏi tự luận, tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức vừa học để giải thích, chứng minh tính chất của các chất. Phần đáp án được giấu đi để giúp HS xây dựng tinh thần tự học. Sau khi có câu trả lời của mình, HS click vào câu hỏi thì đáp án sẽ hiện ra, giúp các em điều chỉnh những kiến thức chưa chính xác, khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học. Hình 2.17. Giao diện của phần “Câu hỏi củng cố” (trước khi hiện đáp án) Hình 2.18. Giao diện của phần “Câu hỏi củng cố” (sau khi chọn đáp án) - Cuối bài học, chúng tôi thiết kế chức năng trao đổi ý kiến. Đây là ưu điểm nổi bật của website động, giúp tạo ra sự tương tác giữa HS và website. Qua đó, HS có thể nêu ý kiến của mình hay trao đổi, tranh luận với các thành viên khác về những vấn đề của bài học. Ngoài ra, các em có thể đặt câu hỏi bất cứ lúc nào thuận tiện, chỉ cần một máy tính nối mạng để truy cập website mà không cần phải gặp trực tiếp GV. HS cũng có thể đóng góp những ý kiến thiết thực để góp phần xây dựng, hoàn thiện website, phù hợp với nhu cầu học tập của các em. Hình 2.19. Giao diện phần điều chế và bình luận (bài “Clo”) 2.6.3. Chuyên mục “Vui cùng hóa học” “Vui cùng hóa học” là sân chơi thú vị dành cho các em HS yêu thích môn hóa. HS có thể click vào menu ở bên trái hay đường dẫn siêu liên kết từ trang giới thiệu để xem nội dung 4 phần của chuyên mục: - Phần “Hiểu bài nhớ lâu” là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được phân chia theo từng nội dung lý thuyết, giúp HS kiểm tra, củng cố lại các kiến thức đã học. Làm bài xong các em có thể biết ngay đáp án và kết quả được ghi nhận vào bảng thành tích của từng thành viên. - Phần “Đố vui hóa học” gồm có các câu đố để HS thử tài giải đáp, vận dụng kiến thức hóa học giải thích những hiện tượng thực tế, những bí ẩn của thế giới xung quanh,… - Phần “Giải mã ô chữ” giúp HS kiểm tra nhanh kiến thức hóa học tổng quát và thực tiễn. HS có thể giải ô chữ trực tiếp trên website, lưu trữ kết quả và chỉnh sửa một cách dễ dàng. - Phần “Ảo thuật hóa học” hướng dẫn HS cách thực hiện những màn ảo thuật hóa học hấp dẫn, có thể tiến hành trong các buổi ngoại khóa hay sinh hoạt tập thể. Hình 2.20. Giao diện trang giới thiệu chuyên mục “Vui cùng hóa học” 2.6.4. Phần trắc nghiệm “Hiểu bài nhớ lâu” 2.6.4.1. Ý tưởng thiết kế Tương ứng với từng bài học lí thuyết, chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp HS vận dụng và củng cố kiến thức của mình. Mỗi câu hỏi đều có đáp án nên HS phát hiện được sai sót trong kiến thức để kịp thời sửa chữa, có thái độ học tập phù hợp, nhờ vậy các em học môn hóa ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, bài làm của HS được chấm điểm tự động và ghi nhận vào thành tích cá nhân trên website. Điều này giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình so với các bạn khác và tạo ra không khí thi đua học tập giữa các thành viên của website. Từ ý tưởng đã có, chúng tôi sử dụng ngôn ngữ PHP để lập trình các file quản lý phần trắc nghiệm “Hiểu bài nhớ lâu” như sau: 2.6.4.2. Hoạt động của phần “Hiểu bài nhớ lâu” - Để tham gia làm trắc nghiệm, đầu tiên HS cần phải đăng kí tài khoản của mình trên website. Từ đó, câu trả lời của các em được ghi nhận vào hệ thống CSDL, giúp cho GV theo sát các hoạt động và đánh giá được hiệu quả học tập của mỗi HS. Hình 2.21. Giao diện trang đăng kí thành viên trên website - Trong phần trắc nghiệm, HS có thể chọn bất kì một bài kiểm tra, tùy theo nhu cầu, sở thích mỗi em hay từ yêu cầu của GV. Đầu tiên, HS truy cập vào phần “Hiểu bài nhớ lâu” từ menu bên trái rồi chọn chương và bài học tương ứng. - Với mỗi bài học lý thuyết, chúng tôi xây dựng nhiều bài kiểm tra về lý thuyết, kiểm tra về bài toán hay bài kiểm tra nhanh,… HS chỉ cần click chọn vào tên bài kiểm tra là đã có thể bắt đầu làm bài. - Chúng tôi không giới hạn thời gian làm bài để khuyến khích các em suy nghĩ cẩn thận và mỗi câu hỏi chỉ được trả lời một lần. Sau khi HS chọn nút trả lời thì đáp án sẽ hiện ra, nếu HS làm đúng thì điểm số được tính vào thành tích của em đó. - Khi HS làm sai thì câu đó không được tính điểm và phần trả lời sẽ bị đánh dấu đỏ. Việc đối chiếu ngay với đáp án giúp cho HS phát hiện ra những chỗ sai sót trong kiến thức của mình để kịp thời sửa chữa, ôn tập lại. 2.6.5. Phần trò chơi “Giải mã ô chữ” 2.6.5.1. Ý tưởng thiết kế Để tạo cho HS sự yêu thích môn hóa thì qua những kiến thức lý thuyết là chưa đủ mà còn cần những sân chơi bổ ích dành cho các em. Thông qua việc “chơi mà học, học mà chơi”, kiến thức hóa học của HS sẽ bền vững hơn, các em nhận thấy kiến thức lý thuyết không hề khô cứng mà được vận dụng rất linh hoạt, đa dạng trong thực tế cuộc sống. Từ suy nghĩ đó, chúng tôi tổ chức cho các thành viên website tham gia thi đua giải đáp ô chữ, khuyến khích các em tìm hiểu các kiến thức thực tiễn của hóa học. Để giúp HS giải ô chữ một cách thuận tiện và hào hứng hơn, chúng tôi sử dụng ngôn ngữ PHP để lập trình các file quản lý phần “Giải mã ô chữ”. Nhờ các tiện ích của website động, HS có thể giải ô chữ trực tiếp ngay trên website, lưu lại bài làm và được chấm điểm một cách tự động. Hình 2.22. Lập trình phần “Giải mã ô chữ” 2.6.5.2. Hoạt động của phần “Giải mã ô chữ” - Để tham gia “Giải mã ô chữ”, HS chọn phần tương ứng trên menu “Vui cùng hóa học” rồi tùy chọn một ô chữ từ danh sách. - Tiếp theo, HS đăng nhập vào tài khoản của mình để bắt đầu giải ô chữ trực tuyến. Do mỗi ô chữ có nhiều câu hỏi, HS khó có thể trả lời đầy đủ ngay một lúc nên chúng tôi tạo lập chức năng lưu trữ câu trả lời của các em. Trong thời hạn 1 tháng của mỗi ô chữ, HS được truy cập nhiều lần để chỉnh sửa và hoàn thiện câu trả lời của mình. - Đến cuối tháng, các thành viên không còn được điều chỉnh câu trả lời nữa, những bài làm lưu trong CSDL được chấm điểm tự động và đáp án của ô chữ sẽ thể hiện trên website. - Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp cho HS thông tin mở rộng về những kiến thức hóa học trong ô chữ. Từ đó, kiến thức của các em được củng cố và phát triển, không chỉ giới hạn trong phần lý thuyết mà được liên hệ với thực tiễn. - Kết quả bài làm của HS cũng được công bố nhằm tạo ra một môi trường thi đua lành mạnh giữa các thành viên, khuyến khích HS tham gia tích cực hơn và cùng nhau tìm hiểu các vấn đề hóa học. Như vậy, thông tin về các thành viên của website đều được lưu vào CSDL, giúp cho GV đánh giá hiệu quả học tập của HS một cách khách quan và chính xác. Thông qua môi trường học của các HS (tên trường, thuộc tỉnh/thành phố nào) và các hoạt động các em tham gia trên website, GV hiểu được phần nào đặc điểm, nhu cầu học tập cũng như sở thích của các em, từ đó website sẽ được cải tiến để ngày càng phù hợp hơn. Hiện nay, website đã có 551 thành viên đến từ 46 trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh thành khác tham gia (phụ lục 5). Hình 2.23. Danh sách và thành tích của các thành viên trên website 2.6.6. Chuyên mục “Hóa học kì diệu” Kiến thức hóa học vô cùng phong phú và mỗi ngày lại được bổ sung thêm lượng thông tin rất lớn. Trong giới hạn tiết học, GV không thể giới thiệu cho HS nhiều thông tin mở rộng, việc học môn hóa chưa gắn với thực tế cuộc sống. Để khắc phục điều đó, chúng tôi giới thiệu những câu chuyện thú vị về các nguyên tố hóa học; tiểu sử và giai thoại về những nhà hóa học nổi tiếng thế giới và những thông tin mới, ứng dụng của hóa học trong cuộc sống,... , qua đó HS được tăng thêm vốn hiểu biết và yêu thích bộ môn hóa. Chuyên mục “Hóa học kì diệu” gồm có 3 phần:  Phần “Câu chuyện các nguyên tố hóa học” gồm có 5 bài viết - Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố hóa học. - Lịch sử phát hiện iot. - “Vua của các kim loại” – Kim loại của các vua. - Nguyên tố siêu nặng 112 – Corpenicium. - Plutonium – Người anh em song sinh của Uranium. Hình 2.24. Giao diện của trang “Câu chuyện các nguyên tố hóa học” Hình 2.25. Giao diện bài viết “Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố hóa học”  Phần “Nhân vật hóa học” gồm có bài viết giới thiệu về 9 nhà hóa học: Hình 2.26. Giao diện của trang “Nhân vật hóa học” - Dmitri Mendeleev (1834 – 1907): cha đẻ của bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Ferdinand F.Henri Moissan (1852 – 1907): nhà hóa học cô lập thành công nguyên tố flo. - Carl William Scheele (1742 – 1786): nhà hóa học tìm ra nguyên tố clo. - Antoine Jerome Balard (1802 – 1876): nhà hóa học tìm ra nguyên tố brom. - Bernard Courtois (1777 – 1838): nhà hóa học tìm ra nguyên tố iod. - Humphry Davy (1778 – 1829): nhà hóa học đã chứng minh flo, clo, iod là những nguyên tố chứ không phải là những hợp chất. - Linus Pauling (1901 – 1994): nhà hóa học hiện đại đã góp phần to lớn trong việc xây dựng thuyết “Cấu tạo hóa học” và đạt được 2 giải Nobel hóa học. - Antoine Laurent de Lavoisier (1743 – 1794): nhà hóa học tìm ra định luật bảo toàn nguyên tố, đề ra học thuyết oxi về sự cháy (1777). - Mikhail Vasilyevich Lomonosov Lomonosov (1711 – 1765): người đầu tiên nêu định nghĩa ngành hoá học, soạn thảo thuyết hạt về cấu tạo chất. Hình 2.27. Giao diện bài viết “Dimitri Mendeleev (1834 – 1907) – Cha đẻ của Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố”  Phần “Thông tin hóa học” được chia làm 6 chủ đề Hình 2.28. Giao diện của trang “Thông tin hóa học” Chủ đề “Hóa học và đời sống” gồm 13 bài viết: - Chất gây nghiện là những chất gì? - Axit clohidric có vai trò như thế nào đối với cơ thể? - Đối với cơ thể, muối iot có vai trò như thế nào? - Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào? - pH và sâu răng liên quan với nhau như thế nào? - Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe con người - Nên chế biến nước sốt cà chua như thế nào? - Coi chừng các món kị rơ - Vì sao ion âm có lợi cho sức khỏe? - Quần áo chứa formaldehyde – mối nguy hiểm tiềm tang - Mối nguy từ thủy ngân - Rượu – mối nguy hiểm tiềm ẩn - Có thêm pha thêm flo vào nước uống? Chủ đề “Phát minh hóa học” gồm 10 bài viết: - Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ …v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH052.pdf
Tài liệu liên quan