Tài liệu Luận văn Thiết kế trang web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
ĐỖ XUÂN HÙNG
THIẾT KẾ TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC
HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10
Hƣớng dẫn khoa học
PGS – TS: ĐÀO THÁI LAI
Thái Nguyên – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
THPT Trung học phổ thông
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
SBT Sách bài tập
SGV Sách giáo viên
ĐH Đại học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 6
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài 11
1.1.2. Internet – Web 13
1.1.3. Một số quan niệm về tự học 15
1.1.4. Một số hình thức tự học 15
1.1.5. Chu trình tự học của học sinh 16
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học 16
1.1.7. Sự cần thiết rèn luyện ph...
120 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế trang web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
ĐỖ XUÂN HÙNG
THIẾT KẾ TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC
HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10
Hƣớng dẫn khoa học
PGS – TS: ĐÀO THÁI LAI
Thái Nguyên – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
THPT Trung học phổ thông
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
SBT Sách bài tập
SGV Sách giáo viên
ĐH Đại học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 6
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài 11
1.1.2. Internet – Web 13
1.1.3. Một số quan niệm về tự học 15
1.1.4. Một số hình thức tự học 15
1.1.5. Chu trình tự học của học sinh 16
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học 16
1.1.7. Sự cần thiết rèn luyện phương pháp tự học cho học
sinh trung học
17
1.1.8. Sổ tay toán học 17
1.1.9. Tự học với phương tiện là trang Web sổ tay toán học 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1. Mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 19
1.2.2. Chương trình toán học trong nhà trường THPT 19
1.2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Toán trường THPT 19
1.2.4. Điều kiện thực tế của nhà trường THPT 19
1.3. Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát 20
1.3.1. Mục đích khảo sát 20
1.3.2. Đối tượng khảo sát 20
1.3.3. Nội dung khảo sát 20
1.3.4. Các phương pháp khảo sát 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
1.4. Kết quả khảo sát 21
1.4.1. Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình học
tập của học sinh lớp 10 THPT
21
1.4.2. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của
giáo viên lớp 10 THPT
21
1.5. Kết luận chương I 22
Chƣơng II: Trang Web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
23
2.1. Cơ sở thiết kế nội dung trang web sổ tay toán học hỗ
trợ học tập cho học sinh lớp 10 THPT
23
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng toán học 10 THPT là một
căn cứ để xây dựng trang web.
23
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế trang web sổ tay
toán học
42
2.1.3. Các công cụ xây dựng website 43
2.2. Thiết kế trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
55
2.2.1. Xác định bài toán 55
2.2.2. Đặc tả website 62
2.2.3. Thiết kế các Modul của website 70
2.2.4. Hướng dẫn sử dụng trang web sổ tay toán học 82
2.2.5. Tổ chức dạy học có sử dụng website 82
2.3. Kết luận chương II 104
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm 105
3.1. Khái quát chung 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 105
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 105
3.1.3. Nội dung thực nghiệm 105
3.1.4. Tổ chức thực nghiệm 105
3.1.5. Phương pháp đánh giá 106
3.2. Kết quả thực nghiệm 106
3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm 106
3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 107
3.3. Kết luận chương III 108
KẾT LUẬN 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ như vũ bão, các
nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành nghề và công nghệ nào lại phát
triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như CNTT. Sự ra đời của
Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên thông tin. Nhiều chuyên gia đã
dự đoán: trong thập kỉ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD -
Rom, DVD sẽ mang đến những biến đổi có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu
trong nhiều lĩnh vực.
Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên
hàng đầu của nhiều Quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào
tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn
học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến
mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ, đặc
biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết sự lựa
chọn các phương pháp học tập phù hợp.
Xã hội học tập – đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Thành
tựu nổi bật nhất của CNTT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học
thông qua các trương trình chạy trên nền Website. Nó cung cấp một kho tàng
kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình
độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo
dục đều cho rằng, khi đưa CNTT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng
trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và
học.
Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một Nền kinh tế tri thức đòi
hỏi phương pháp dạy học phải phát huy được tích cực và chủ động đối với người
học để đào tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải
khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương
pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho HS”.
Luật Giáo dục (1998), Điều 24.2 đã nêu: Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho HS.
Các ứng dụng của CNTT đặc biệt là Internet - Website học tập góp phần
rèn luyện khả năng tự học. Đây đã thực sự trở thành cầu nối giữa GV và nhà
trường, giữa GV và HS, giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS
và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo
án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức
luyện thi ĐH liên tục được đưa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên
cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS tra cứu, học tập vẫn
còn là rất ít và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tự học của HS. Chính vì vậy
việc thiết kế các trang Web toán học giúp việc tự học cho HS là hết sức cần
thiết. Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài.
“Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở
trường Trung học phổ thông, đặc biệt là khả năng ứng dụng thành tựu của công
nghệ thông tin trong dạy học để từ đó thiết kế Website nhằm hỗ trợ quá trình
học toán cho HS lớp 10 nói riêng và cho học sinh THPT nói chung.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học toán của học sinh THPT với
sự hỗ trợ của CNTT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình sử dụng trang web hỗ trợ hoạt
động học tập môn toán của học sinh lớp 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được và sử dụng hợp lý trang Web sổ tay toán học thì sẽ góp
phần rèn cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tạo ra hứng thú học tập cho
học sinh góp phần nâng cao hiệu quả học toán cho HS lớp 10 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuẩn kiến thức toán học lớp 10 trung học phổ thông,
và cách thiết kế trang Web.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế trang Web
số tay toán học, các vấn đề về tự học, học tập không cần giáp mặt giáo viên, ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán học trong trường Trung
học phổ thông.
Phân tích chương trình cũng như phương pháp học tập môn Toán (Toán
học lớp 10) của các trường Trung học phổ thông.
Thiết kế một trang Web đơn giản hỗ trợ học tập toán cho HS lớp 10
nhằm cung cấp kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Tiến hành thực nghiệm việc sử dụng trang Web số tay toán học với HS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
lớp 10 trong quá trình dạy học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu phân tích các tài liệu về ứng
dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng (Toán lớp 10) trên thế
giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các tài liệu lí luận về tích cực hóa
hoạt động dạy học.
Phương pháp điều tra, quan sát, thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh
về hình thức học tập ứng dụng công nghệ thông tin, ưu nhược điểm của các
Website học tập đã có.
Nghiên cứu chuẩn kiến thức Toán lớp 10 và các tài liệu tham khảo cùng
với các ý kiến đóng góp của các giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng
dạy Toán lớp 10.
Nghiên cứu tài liệu về cách sử dụng một số phần mềm hỗ trợ xây dựng
Website, các công cụ xây dựng Website.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiệm đo chất lượng
nhận thức thức của HS trong quá trình dạy học có ứng dụng CNTT và so sánh
với quá trình dạy học không ứng dụng CNTT.
8. Những đóng góp mới của luận văn
Tổng quan về vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.
Đưa ra được các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp đặc thù trong
quá trình dạy học Toán học lớp 10 THPT có sử dụng CNTT.
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế trang Web số tay toán
học hỗ trợ việc tự học toán cho học sinh lớp 10.
Giáo viên và học sinh có thể khai thác các thông tin Toán học lớp 10 thông
qua địa chỉ:
Đề xuất phương án ứng dụng CNTT dạy học Toán trên phạm vi rộng.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hoá các lý luận về việc ứng
dụng CNTT trong dạy học và lý luận về việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Toán học lớp 10 ở trường THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học Toán học 10, minh chứng cho tính khả thi của việc ứng dụng CNTT
trong dạy học Toán học 10 để thực hiện dạy học phân hoá, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng tự học của HS nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Toán học lớp 10 ở trường THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương II: Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ tự học toán cho HS lớp
10 ở trường trung học phổ thông.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài
1.1.1.1. Công nghệ thông tin trong xã hội
Trong những năm gần đây, loài người đã được chứng kiến một kỷ
nguyên mới gắn liền sự phát triển như vũ bão của CNTT và hưởng nhiều thành
tựu do CNTT mang lại. Chúng ta có thể số hoá hầu hết thông tin đa dạng của
cuộc sống như văn bản, âm thanh, hình ảnh... và sau khi xử lý các thông tin này,
ta dễ dàng lưu trữ, chuyển giao cho các đối tượng khác và như vậy, thông tin đã
thực sự trở thành tài sản của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi quốc gia và của toàn
bộ loài người.
Sự phát triển Internet và công nghệ truyền thông đa phương tiện
(Multimedia) tạo ra nhiều ứng dụng như: Trao đổi thư tín qua mạng Internet: e-
mail; Chính phủ điện tử: e-government; Giáo dục điện tử: e-education; Dạy học
qua mạng: e-learning; văn hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture. Tất cả đều có
một đặc điểm chung là mọi công việc giao dịch được số hoá và thực hiện trên
mạng Internet. Sự thay đổi này kéo theo nhiều sự thay đổi sâu sắc trong xã hội.
Có thể khẳng định Computer đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống
và trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại.
Con người tiếp xúc với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại qua màn hình máy
tính và giao tiếp với nhau qua mạng Internet, khi đó mọi cản trở về không gian,
thời gian đã trở nên không đáng kể.
Những thành tựu của CNTT đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hầu hết
các lĩnh vực xã hội, kinh tế,...Sự thay đổi không chỉ thấy trong các ngành sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
xuất công nghiệp, điện tử, viễn thông mà trong các lĩnh vực khác như y tế, tài
chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước...thì CNTT cũng đã thực sự
mang lại cho các ngành này các công cụ mới cho phép đẩy nhanh gấp bội tốc độ
xử lý nghiệp vụ. Có thể kể ra rất nhiều các thành tựu khoa học mới ra đời dựa
trên cơ sở ứng dụng CNTT như các thành tựu trong y học (chụp cắt lớp, mổ nội
soi, chuẩn đoán bệnh và điều trị từ xa...), trong sinh học (các nghiên cứu mới về
gen, cấy ghép tế bào...).
Trong bối cảnh chung này, giáo dục không thể là trường hợp ngoại lệ,
giáo dục cũng đã và đang chịu sự tác động sâu sắc bởi các thành tựu của CNTT.
1.1.1.2. Công nghệ thông tin trong giáo dục
Từ cuối thập kỷ 20 nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada,
Cộng hòa liên bang Đức, Liên Xô (cũ), các nước khu vực châu Á – Thái bình
dương như: Australia, Ấn độ, Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo … Đã
sớm ứng dụng Computer trong dạy học và trở thành nét đặc trưng của nhà
trường hiện đại. Các nước phát triển đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực
nghiên cứu xây dựng và sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học.
Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Viện khoa học giáo dục
là cơ sở đầu tiên bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm việc dạy học tin học ở trường
phổ thông. Tuy nhiên, việc sử dụng Computer với tư cách là phương tiện dạy
học còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới chỉ là một số cá nhân và
tổ chức tham gia: Phân mềm dạy học Violet, … Chương trình trắc nghiệm một
số môn học … Trên một số tạp chí của ngành giáo dục và trường Đại học xuất
hiện một số bài báo cáo đề cập đến những vấn đề lý luận về sử dụng Computer
trong dạy học và thiết kế trang Web học tập.
Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu mới sử dụng Computer để dạy
môn tin học ở trường, việc sử dụng Computer với tư cách là một phương tiện
dạy học còn ít được nghiên cứu, chủ yếu được sử dụng ở trường Đại Học. Hiện
còn quá ít những trang Web học tập dành cho HS phổ thông, đặc biệt là những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
trang Web tự học. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu dành cho vấn đề
thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho HS lớp 10 ở trung học phổ
thông.
Ngày nay những thành tựu của CNTT đang được áp dụng rộng rãi vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo đã tạo ra sự
ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo trên nhiều khía cạnh khác nhau đặc
biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ CNTT với các thiết bị đa phương tiện
GV có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
Sử dụng CNTT như một phương tiện dạy học, sử dụng các phần mềm
công cụ hỗ trợ dạy học như phần mềm trình diễn Microsoft Power Point, các
phần mềm xử lý phim ảnh, âm thanh … để thiết kế một giáo án điện tử có chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu bài giảng là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục
nước ta hiện nay.
1.1.2. Internet – Web
1.1.2.1. Internet
Thuật ngữ Internet đã được sử dụng vào năm 1980. Internet – Cũng được
biết đến với tên gọi Net – Là mạng máy tính lớn nhất thế giới hoặc chính xác
hơn là mạng của các mạng, tức là bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại
với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (Còn gọi là
máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác nhau (còn gọi là máy trạm làm
việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet có quy mô lớn hơn, bao gồm
nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối
với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Một khi đã
được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu
thành viên của mạng khổng lồ này. Nhờ Internet, người dùng có thể nhận được
lượng thông tin khổng lồ một cách thuận tiện với thời gian tính bằng giây mà chi
phí cực thấp.
Nhờ các dịch vụ của Internet mà người dùng có thể truy cập, tìm kiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
thông tin, nghe nhạc, xem Video, chơi game, hội thảo …. Trong những ứng
dụng đó phải kể đến ứng dụng phổ biến là tổ chức và truy cập thông tin.
1.1.2.2. Web
1.1.2.2.1. Web là gì?
World Wide Web là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều
nhất hiện nay. Người ta viết tắt là WWW hay ngắn gọn hơn là Web. Theo nghĩa
Tiếng Anh Web có nghĩa là mạng nhện, diễn tả các thông tin trên Web được kết
nối nhằng nhịt với nhau trên khắp thế giới như mạng nhện. Web là một công cụ,
hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của
Net, Web chứa các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm trí
cả Video được kết nối với nhau. Web cho phép người sử dụng chui vào các ngõ
ngách trên Net, là những điểm chứa CSDL gọi là Website. Nhờ có Web nên dù
không phải là chuyên gia, người sử dụng vẫn có thể sử dụng được Internet. Phần
mềm sử dụng để định hướng Web gọi là bộ duyệt (Browser). Hiện nay bộ duyệt
thông dụng nhất là Internet Explorer của Microsoft, tiếp đó là Navigator của
Netscape.
1.1.2.2.2. Trang Web học tập
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet việc khai thác và sử dụng
World Wide Web một cách triệt để nhằm phục vụ cho giáo dục đang trở thành
một xu hướng của nền giáo dục hiện đại. Với những ưu điểm nổi bật của mình
không chỉ cho phép giáo viên kết hợp với văn bản, âm thanh, hình ảnh một cách
hiệu quả trong bài dạy mà còn có thể giúp họ cập nhập thông tin thường xuyên,
tự động hóa quá trình đào tạo, nâng cao năng lực của người học.
Bản chất của việc thiết kế một trang Web học tập chính là quá trình thiết
kế một tài liệu dạy học. Chính vì vậy khi xây dựng một trang Web học tập cần
phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các ý đồ sư phạm của nhà giáo dục và kỹ
thuật thiết kế Web đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các bước của việc thiết kế một
tài liệu dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.1.2.2.3. Những tiện ích của trang Web học tập
Kết nối và cập nhập thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, thông qua
trang Web học tập, học sinh có thể ôn tập, bổ sung kiến thức, học các kiến thức
mới, trau dồi vốn hiểu biết của mình hàng ngày, hàng giờ.
Trang Web trực quan, sinh động, thu hút, hấp dẫn học sinh, giúp các em
hiểu bài nhanh chóng, hiệu quả hơn, kích thích hứng thú học tập và nâng cao
năng lực của bản thân.
Với trang Web học tập việc học không chỉ giới hạn trong không gian lớp
học mà còn có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi.
1.1.3. Một số quan niệm về tự học
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Tự học là một cách học tự động” tức là:
Học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai
giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch chủ động cho mình rồi tự
mình triển khai thực hiện kế hoạch đó.
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có
khi có cả cơ bắp cùng với phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh
quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, chí tiến thủ, không ngại khó, ngại
khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học ….) để chiếm lĩnh một lĩnh vực
khoa học nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Tự học của học sinh thực chất là quá trình cá nhân nắm bắt kinh nghiệm
của xã hội loài người gồm: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực hoạt động sáng
tạo và thái độ.
Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại trong đó chủ thể tự thể
hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử
lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người.
1.1.4. Một số hình thức tự học
Hoạt động tự học của học sinh diễn ra nhằm đáp ứng yêu cầu hiểu biết
riếng, bổ sung và mở rộng tri thức ngoài chương trình đào tạo ở trường và cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
không cần có sự điều kiển của giáo viên. Người tự học tự đọc tài liệu, tự suy
nghĩ, tự rút kinh nghiệm. Đó là tự học ở mức cao.
Hoạt động tự học của học sinh cũng có thể diễn ra khi không có sự điểu
khiển trực tiếp của giáo viên. Học sinh phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều
kiện vật chất để tự ôn, tự củng cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành
những kỹ năng, kỹ xảo ở một năng lực nào đó theo yêu cầu của giáo viên hoặc
quy định trong chương trình đào tạo nhà trường.
Họat động tự học của học sinh diễn ra dưới sự điều kiển trực tiếp của giáo
viên, thấy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn để trò phát huy những phẩm
chất và năng lực của mình như khả năng chú ý, óc phân tích, năng lức khái
quóat hóa …. Tự tìm ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà thầy đã định hướng cho
hoạt động này.
1.1.5. Chu trình tự học của học sinh
1.1.5.1. Pha 1: Tự tìm tòi.
Người học tự quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải
quyết vấn đề, giải quyết vần đề, tự tìm ra kiến thức mới (kiến thức này chỉ mới
đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô đối với cá nhân
người học.
1.1.5.2. Pha 2: Tự thể hiện.
Người học tự thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ
kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự tự học,
hợp tác, trao đổi, với các bạn và thầy cô giáo để tạo ra sản phẩm có tính chất xã
hội của cộng đồng lớp học.
1.1.5.3. Pha 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy cô
giáo, sau khi thầy cô giáo kết luận, người tự học kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm
ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh.
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng. Để tạo ra chất
lượng này cần có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là vấn đề tự
học, tự giáo dục của học sinh.
Tự học giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghề nghiệp
trong tương lai. Trong quá trình tự học, mỗi học sinh tự vận động, từng bước
biến vốn kinh nghiệm lịch sử của loài người thành vốn tri thức riêng của bản
thân mình.
Tự học tạo nền móng cho sự xuất hiện của các nhà nghiên cứu khoa học
học phương pháp tự học rất gần gũi với phương pháp nghiên cứu khoa học. Do
đó quá trình tự học cũng chính là quá trình các em tiếp xúc, làm quen với hoạt
động nghiên cứu khoa học.
Tự học giúp học sinh hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn
đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, lòng say mê khoa học ….
Tự học phát huy cao nhất vai trò tích cực, độc lập, tự giác nhận thức của
học sinh nhưng không tách rời vai trò điều kiển của giáo viên.
1.1.7. Sự cần thiết rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh trung học
Trước sự biến đổi không ngừng của xã hội hiện tại, một trong những kỹ
năng không thể thiếu của người lao động là kỹ năng tự học. Chỉ có sự nỗ lực học
tập và rèn luyện không ngừng mới có thể giúp con người thích ứng với sự thay
đổi nhanh chóng của xã hội.
Phương pháp dạy học tích cực coi trong việc rèn luyện phương pháp tự
học cho học sinh như một mục tiêu dạy học, nhấn mạnh đến việc dạy phương
pháp học để có thể pháp triển khả năng tự học của học sinh trong những tiết học
có người hướng dẫn và cả những lúc không có người hướng dẫn.
1.1.8. Sổ tay toán học
1.1.8.1. Khái niệm: Sổ tay toán học có thể hiểu là một tài liệu bao hàm:
- Hệ thống kiến thức cơ bản.
- Hỗ trợ tra cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
- Có thể có hệ thống bài tập rèn luyện.
1.1.8.2. Tính chất của sổ tay toán học
+) Gọn, dễ sử dụng.
+) Hấp dẫn mọi đối tượng.
+) Phù hợp nhiều đối tượng.
+) Có thể sử dụng tiện lợi, dùng mọi lúc, mọi nơi.
- Sổ tay toán thông thường thì lượng kiến thức hạn hẹp, nội dung tĩnh.
1.1.8.3. Đặc điểm của sổ tay toán học “điện tử”
+) Lượng kiến thức rộng, nội dung mang tính chất động.
+) Khả năng tra cứu nhanh.
Ngoài ra sổ tay Toán điện tử có thể đáp ứng các nhu cầu khác như:
+) Tự kiểm tra đánh giá đối với người sử dụng.
+) Quản lý mọi đối tượng tham gia khai thác thông tin trên sổ tay toán học.
+) Diễn đàn, trao đổi.
+) Vui học: Trò chơi toán, truyện vui toán, bài toán vui.
Hỗ trợ việc tự học:
+) Cho phép chia việc tự học thành các cấp độ. Người học phải tích lũy tri
thức tới mức độ nào đó mới được chuyển sang bước tiếp theo.
+) Đưa ra các thông tin phản hồi giúp người học tự điều chỉnh quá trình học
tập của mình.
1.1.9. Tự học với phương tiện là trang Web số tay toán học
Trang Web số tay toán học có khả năng kết nối và cập nhập thông tin một
cách nhanh chóng, hiệu quả vì vậy thông qua trang Web số tay toán học, học
sinh có thể ôn tập, hoàn thiện, hệ thống, bổ sung kiến thức mới, rèn luyện kỹ
năng giải toán, trau dồi vốn hiểu biết của mình hàng ngày, hàng giờ.
Trang Web số tay toán học trực quan, sinh động, thu hút, hấp dẫn học
sinh, giúp các em hiểu bài nhanh chóng, hiệu quả hơn, kích thích hứng thú học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
tập và nâng cao năng lực học tập của bản thân.
Thông qua trang Web số tay toán học giáo viên có thể tham khảo, bổ sung
kiến thức cho bài dạy, kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của học sinh từ đó
có thể có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình giảng dạy.
Trang Web tạo ra sự liên kết tổng thể nội dung kiến thức toán học với các
hình thức trực quan, khác với phương tiện dạy học riêng rẽ.
Với những ưu điểm trên việc thiết kế trang Web số tay toán học góp phần
hỗ trợ cho quá trình học tập của học sinh và góp phần vào quá trình rèn khả
năng tự học cho học sinh trung học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương trình toán học của Trung học phổ thông được xây dựng trên cơ sở
các căn cứ chính sau đây:
1.2.1. Mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Tăng cường bồi
dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, lòng nhân ái, ý
thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ.
- Phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học, khả năng ứng dụng các
kiến thức đã học của học sinh, quan tâm đúng mức tới các loại trình độ học tập.
- Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới.
- Đảm bảo tính kế thừa, phát huy ưu điểm của chương trình thí điểm
chương trình Trung học phổ thông.
- Đảm bảo các tiêu chí cơ bản, tinh giảm, sát thực tiễn và điều kiện của
nền giáo dục Việt Nam.
Các mục tiêu nêu trên là bắt buộc cho việc xây dựng chương trình của một
môn học, trong đó có môn toán.
1.2.2. Chương trình toán học trong nhà trường THPT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Toán học là môn học bắt buộc cho mọi đối tượng học sinh Trung học phổ
thông, phân hoá theo chuyên ban cho cả lớp 10, 11 và 12.
1.2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Toán trường THPT
Chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng toán đã được xây dựng dựa trên
kết quả thí điểm triển khai chương trình và sách giáo khoa, ý kiến các hội đồng
thẩm định, ý kiến đóng góp của các cơ sở, trường học, giáo viên môn toán của
một số địa phương có thí điểm.
1.2.4. Điều kiện thực tế của nhà trường THPT
Khi xây dựng chương trình và chuẩn đã xem xét các yếu tố thực tế như:
+) Năm 2009 sẽ kết nối Internet bằng đường truyền cáp quang tới tất cả
các trường THPT.
+) Khả năng trang bị máy tính ở các trường THPT ngày càng tốt hơn.
+) Hiện nay học sinh phổ thông có điều kiện truy nhập Internet tốt hơn (Ở
gia đình, ở nhà trường, ở các điểm Internet khác).
+) Nhu cầu học tập, tra cứu trên mạng ngày càng lớn.
1.3. Khảo sát khả năng sử dụng Internet trong dạy học ở các trƣờng THPT
tại Hà Giang và Thái Nguyên.
1.3.1. Mục đích khảo sát
Xác lập cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế trang Web sổ tay toán học hỗ trợ
học tập cho học sinh lớp 10 THPT.
1.3.2. Đối tượng khảo sát
Học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý của một số trường trung học phổ
thông tại Hà Giang và Thái Nguyên.
1.3.3. Nội dung khảo sát
Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học toán và khả
năng tự học toán học của học sinh lớp 10 trung học phổ thông.
Đối với học sinh: Thăm dò thực tế sự tiếp xúc của học sinh đối với mạng
Internet và các website học tập cụ thể là môn toán, nhu cầu trao đổi thông tin về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
toán như thế nào? Lợi ích của các website học tập đối với các em?
Đối với giáo viên: Thăm dò thực tế sự tiếp xúc của giáo viên đối với
mạng Internet và các website giáo dục cụ thể là môn toán, nhu cầu trao đổi
thông tin về công tác giảng dạy và tài liệu chuyên môn cụ thể là môn toán như
thế nào? Sự cần thiết của các website học tập đối với giáo viên và học sinh?
Đối với cán bộ quản lý: Tìm hiểu mức độ cần thiết của công tác chuyên
môn đối với các website học tập.
1.3.4. Các phương pháp khảo sát
Sử dụng kết hợp các phương pháp Anket, phương pháp quan sát, phương
pháp đàm thoại, phương pháp thống kê toán học.
1.4. Kết quả khảo sát
1.4.1. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình học tập
của học sinh lớp 10 THPT
Qua quan sát và tìm hiểu thực tế cho thấy hầu hết các trường trung học
phổ thông tại địa bàn Hà Giang và Thành phố Thái Nguyên đều có phòng máy
vi tính. Như vậy việc hướng dẫn sử dụng máy tính có nhiều tín hiệu khả quan
còn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là số học sinh
truy cập thường xuyên các trang Web chưa cao đặc biệt là ở Hà Giang, nhất là
đối với các trang Web giáo dục, số học sinh truy cập thường xuyên là rất thấp.
Bởi vì các website học tập chưa đề cập tới một khối học cụ thể. Số lượng học
sinh tham gia giao lưu trực tuyến rất ít điều này phản ánh một thực tế là có rất ít
các diễn đàn trên mạng dành riêng cho một khối học cụ thể.
Khó khăn lớn nhất của học sinh là chưa biết cách tự học có hiệu quả. Để
kích thích năng lực tự học của học sinh cần có sự hỗ trợ các tài liệu và phương
tiện mới lạ, có nội dung và hình thức hấp dẫn đối với học sinh. Kết quả điều tra
tại một số trường tại hai tỉnh Hà Giang và Thái Nguyên về vấn đề tiếp cận công
nghệ thông tin hỗ trợ việc tự học đối với học sinh như sau.
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Hà Giang 1% 5% 94%
Thái Nguyên 3% 16% 81%
1.4.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo
viên lớp 10 THPT
Qua tọa đàm, trao đổi cho thấy các cấp quản lý giáo dục đã nhận thấy
được tầm quan trọng và khả năng vô tận của công nghệ thông tin trong dạy học.
Giáo viên rất hứng thú trong việc sử dụng máy tính điện tử trong dạy học, song
chưa nắm đươc phương pháp sử dụng và chưa biết khai thác những ưu việt của
máy tính trong dạy học.
Việc tổ chức cho học sinh trung học, học tập trên máy tính đã tạo điều
kiện cho giáo viên thực hiện cá thể hóa trong dạy học. Nó đã làm thay đổi
phương thức dạy – học trong nhà trường trung học phổ thông, làm cơ sở cho
việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học trung học phổ thông. Kết quả
điều tra tại một số trường tại hai tỉnh Hà Giang và Thái Nguyên về vấn đề tiếp
cận công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học của giáo viên như sau.
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ
Hà Giang 1% 35% 64%
Thái Nguyên 2% 62% 36%
1.5. Kết luận chƣơng I
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy toán ở trường phổ thông chúng tôi có một số nhận xét sau:
Ngày nay, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ đã đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam những thách thức mới. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy trở thành vấn đề sống còn đối với nước ta nói
riêng với mọi Quốc gia trên thế giới nói chung.
Kết quả điều tra cho thấy rất ít cán bộ, giáo viên có ý thức và điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, hầu như chỉ có giáo viên ở những tỉnh
thành lớn mới làm được như vậy. Mặt khác, phần lớn cán bộ, giáo viên khi ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chỉ dừng lại ở mức sử dụng các
phần mềm hỗ trợ dạy học chứ rất ít người tự xây dựng giáo án điện tử hoặc thiết
kế trang Web học tập hay phần mềm dạy học.
Trong điều kiện đưa đường truyền Internet cáp quang tới tận trường THPT,
cần xây dựng nội dung học tập trên mạng, hỗ trợ việc dạy - học.
Thiết kế và sử dụng trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh
lớp 10 ở trung học phổ thông hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học đồng thời đẩy mạnh phong trào khai thác và ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ở nước ta. Chính vì thế các cán bộ, giáo viên trung học
phổ thông cần được tạo điều kiện tiếp xúc, cập nhập thông tin hàng ngày từ đó
dần hình thành nhu cầu, thói quen đưa những thành tựu mới của công nghệ
thông tin vào giảng dạy.
CHƢƠNG II
TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 10 THPT
2.1. Cơ sở thiết kế nội dung trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng toán học 10 THPT là một căn cứ để
xây dựng trang web
2.1.1.1. Đại số
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
I – MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
MỆNH ĐỀ
Mệnh đề.
Mệnh đề chứa biến.
Phủ định của một mệnh đề.
Mệnh đề kéo theo.
Mệnh đề đảo.
Hai mệnh đề tương đương.
Điều kiện cần, điều kiện
đủ, điều kiện cần và đủ.
*) Kiến thức:
- Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định,
mệnh đề chứa biến.
- Biết ký hiệu phổ biến (
) và kí hiệu tồn tại (
)
- Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương
đương.
- Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ,
giả thiết và kết luận.
*) Kĩ năng:
- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của
một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một
mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề
tương đương.
- Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho
trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
1. KHÁI NIỆM TẬP HỢP
Khái niệm tập hợp.
Hai tập hợp bằng nhau.
Tập con. Tập rỗng.
Hợp, giao của hai tập hợp.
Hiệu của hai tập hợp, phần
bù của một tập con.
*) Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai
tập hợp bằng nhau.
- Hiểu các phép toán: Giao của hai tập hợp, hợp
của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
*) Kĩ năng:
- Sử dụng đúng các kí hiệu:
, , , , , \ , .EA B C A
.
- Biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử
của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các
phần tử của tập hợp.
- Vận dụng được các khái niệm tập hợp con, tập
hợp bằng nhau và giải bài tập.
- Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai
tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp,
phần bù của một tập con. Biết dùng sơ đồ Ven để
biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập
hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
CÁC TẬP HỢP SỐ
Tập hợp số tự nhiên, số
nguyên, số hữu tỉ, số thập
phân vô hạn (Số thực).
Số gần đúng. Sai số. Số
quy tròn. Độ chính xác của
số gần đúng.
*) Kiến thức:
- Hiểu được các kí hiệu N*; N; Z; Q; R và mối
quan hệ giữa các tập hợp đó.
- Hiểu đúng các kí hiệu (a ; b); [a ; b]; (a ; b];
[a ; b); (-
; a); (-
; a]; (a ; +
);
[a ; +
); (-
; +
).
- Biết khái niệm số gần đúng, sai số.
*) Kĩ năng:
- Biết biểu diễn các khoảng, đoạn trên trục số.
- Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ
chính xác cho trước.
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toans với
các số gần đúng.
II. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
ĐẠI CƢƠNG VỀ HÀM SỐ
Định nghĩa.
Cách cho hàm số.
Đồ thị của hàm số.
Hàm số đồng biến, nghịch
biến.
Hàm số chẵn, hàm số lẻ.
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số,
đồ thị của hàm số.
- Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến,
hàm số chẵn, lẻ. Biết được tính chất đối xứng của
đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.
*) Kĩ năng:
- Biết tìm tập xác định của hàm số đơn giản.
- Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch
biến của một số hàm số trên một khoảng cho
trước.
- Biết xét tính chẵn lẻ của một hàm số đơn giản.
HÀM SỐ y = ax + b
Ôn tập và bổ sung về hàm
số y = ax + b và đồ thị
của nó.
Đồ thị hàm số
y x
.
*) Kiến thức:
- Hiểu được sự biến thiên và đồ thị của hàm số
bậc nhất.
- Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị
hàm số
y x
. Biết được đồ thị hàm số
y x
nhận Oy làm trục đối xứng.
*) Kĩ năng:
- Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ
đồ thị của hám số bậc nhất.
- Vẽ đồ thị y = b;
y x
.
- Biết tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng
có phương trình cho trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
HÀM SỐ BẬC HAI
2 , 0y ax bx c a
Và đồ thị của nó.
*) Kiến thức:
- Hiểu sự biến thiên của hàm số bậc hai trên
.
*) Kĩ năng:
- Lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai;
Xác định được tọa độ đỉnh, trục đối xứng, vẽ được
đồ thị hàm số bậc hai.
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai, từ đồ thị
xác định được: Trục đối xứng, các giá trị của x để
y > 0; y < 0.
- Tìm được phương trình Parabol
2y ax bx c
Khi biết một trong các hệ số và biết đồ thị đi qua
hai điểm cho trước.
III. PHƢƠNG TRÌNH. HỆ PHƢƠNG TRÌNH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
ĐẠI CƢƠNG VỀ PHƢƠNG TRÌNH
Khái niệm phương trình.
Nghiệm của phương trình.
Nghiệm gần đúng của
phương trình. Phương trình
tương đương, một số phép
biến đổi tương đương
phương trình. Phương trình
hệ quả.
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm phương trình, nghiệm của
phương trình.
- Hiểu định nghĩa hai phương trình tương đương
và các phép biến đổi tương đương phương trình.
- Biết khái niệm phương trình hệ quả.
*) Kĩ năng:
- Nhận biết một số cho trước là nghiệm của
phương trình đã cho; Nhận biết được hai phương
trình tương đương.
- Nêu được điều kiện xác định của phương trình
(Không cần giải các điều kiện).
- Biết biến đổi tương đương phương trình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
PHƢƠNG TRÌNH QUY VỀ
PHƢƠNG TRÌNH BẬC NHẤT,
BẬC HAI
Giải và biện luận phương
trình ax + b = 0.
Công thức nghiệm phương
trình bậc hai.
Ứng dụng định lý Vi-et.
Phương trình quy về bậc
nhất, bậc hai.
*) Kiến thức:
- Hiểu cách giải và biện luận phương trình
ax + b = 0; phương trình 2 0ax bx c .
- Hiểu cách giải các phương trình quy về dạng bậc
nhất, bậc hai: Phương trình có ẩn ở mẫu số,
phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối, phương
trình chứa căn thức đơn giản, phương trình đưa về
phương trình tích.
*) Kĩ năng:
- Giải và biện luận thành thạo phương trình
ax + b = 0. Giải thành thạo phương trình bậc hai.
- Giải được các phương trình quy về bậc nhất, bậc
hai: Phương trình có ẩn ở mẫu số, phương trình có
chứa dấu giá trị tuyệt đối, phương trình chứa căn
đơn giản, phương trình đưa về phương trình tích.
- Biết vận dụng định lý Vi-et vào việc xét dấu
nghiệm của phương trình bậc hai.
- Biết giải các bài toán thực tế đưa về giải phương
trình bậc nhất, bậc hai bằng cách lập phương
trình.
- Biết giải phương trình bậc hai bằng máy tính bỏ
túi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
PHƢƠNG TRÌNH VÀ HỆ
PHƢƠNG TRÌNH
BẬC NHẤT NHIỀU
Phương trình:
ax + by = c
Hệ phương trình
1 1 1
2 2 2
a x b y c
a x b y c
Hệ phương trình
1 1 1 1
2 2 2 2
3 3 3 3
a x b y c z d
a x b y c z d
a x b y c z d
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm nghiệm của phương trình bậc
nhất hai ẩn, nghiệm của hệ phương trình.
*) Kĩ năng:
- Giải được và biểu diễn được tập nghiệm của
phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Giải được hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng
phương pháp cộng và phương pháp thế.
- Giải được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn đơn
giản (Có thể dùng máy tính).
- Giải được một số bài toán thực tế đưa về việc lập
và giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
- Biết dùng máy tính bỏ túi để giải hệ phương
trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
IV. BẤT ĐẲNG THỨC. BẤT PHƢƠNG TRÌNH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
BẤT ĐẲNG THỨC
Bất đẳng thức. Tính chất
của bất đẳng thức. Bất
đẳng thức chứa dấu giá trị
tuyệt đối. Bất đẳng thức
giữa trung bình cộng và
trung bình nhân.
*) Kiến thức:
- Biết khái niệm và các tính chất của bất đẳng
thức.
- Hiểu bất đẳng thức giữa trung bình cộng và
trung bình nhân của hai số.
- Biết được một số bất đẳng thức có chứa giá trị
tuyệt đối như:
: 0; ; .x R x x x x x
x a a x a
( Với a > 0 );
x a
x a
x a
( Với a > 0 );
.a b a b
*) Kĩ năng:
- Vận dụng được tính chất của bất đẳng thức hoặc
dùng phép biến đổi tương đương để chứng minh
một số bất đẳng thức đơn giản.
- Biết vận dụng bất đẳng thức giữa trung bình
cộng và trung bình nhân của hai số vào việc
chứng minh một số bất đẳng thức hoặc tìm giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức đơn
giản.
- Chứng minh được một số bất đẳng thức đơn giản
có chứa giá trị tuyệt đối.
- Biết biểu diễn các điểm trên trục số thỏa mãn
các bất đẳng thức
x a
;
x a
( với a > 0 ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
BẤT PHƢƠNG TRÌNH
Khái niệm bất phương
trình. Nghiệm của bất
phương trình. Bất phương
trình tương đương. Phép
biến đổi tương đương các
bất phương trình.
*) Kiến thức:
- Biết khái niệm bất phương trình, nghiệm của bất
phương trình.
- Biết khái niệm hai bất phương trình tương
đương, các phép biến đổi tương đương của bất
phương trình.
*) Kĩ năng:
- Nêu được điều kiện xác định của bất phương
trình.
- Nhận biết được hai bất phương trình tương
đương trong trường hợp đơn giản.
- Vận dụng được phép biến đổi tương đương bất
phương trình để đưa một bất phương trình đã cho
về dạng đơn giản hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT
Dấu của nhị thức bậc nhất.
Minh họa bằng đồ thị. Bất
phương trình bậc nhất và
hệ bất phương trình bậc
nhất một ẩn.
*) Kiến thức:
- Hiểu và nhớ được định lý về dấu của nhị thức
bậc nhất.
- Hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất, hệ bất
phương trình bậc nhất một ẩn.
*) Kĩ năng:
- Vận dụng được định lý về dấu của nhị thức bậc
nhất để lập bảng xét dấu tích các nhị thức bậc
nhất, xác định tập nghiệm của các bất phương
trình tích (Mỗi thừa số trong bất phương trình tích
là một nhị thức bậc nhất).
- Giải được hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Giải được một số bài toán thực tế dẫn tới việc
giải bất phương trình.
BẤT PHƢƠNG TRÌNH BẬC
NHẤT HAI ẨN.
HỆ BẤT PHƢƠNG TRÌNH BẬC
NHẤT HAI ẨN.
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm bất phương trình và hệ bất
phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền
nghiệm của chúng.
*) Kĩ năng:
- Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình
và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt
phẳng tọa độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI.
BẤT PHƢƠNG TRÌNH BẬC HAI
*) Kiến thức:
- Hiểu định lý về dấu của tam thức bậc hai.
*) Kĩ năng:
- Áp dụng được định lý về dấu của tam thức bậc
hai để giải bất phương trình bậc hai; Các bất
phương trình quy về bậc hai: Bất phương trình
tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
- Biết áp dụng việc giải bất phương trình bậc hai
để giải một số bài toán liên quan đến phương trình
bậc hai như: Điều kiện để phương trình có
nghiệm, có hai nghiệm trái dấu.
V. THỐNG KÊ
BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ - TẦN
SUẤT.
BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ - TẦN
SUẤT GHÉP LỚP
*) Kiến thức:
- Hiểu các khái niệm: Tần số, tần suất của mỗi giá
trị trong dãy số liệu (Mẫu số liệu) thống kê, bảng
phân bố tần số - tần xuất, bảng phân bố tần số -
tần suất ghép lớp.
*) Kĩ năng:
- Xác định được tần số, tần suất của mỗi giá trị
trong dãy số liệu thống kê.
- Lập được bảng phân bố tần số - tần suất ghép
lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ tần số, tần suất
hình cột.
Đường gấp khúc tần số, tần
suất.
Biểu đồ tần suất hình quạt.
*) Kiến thức:
- Hiểu các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu
đồ tần suất hình quạt và đường gấp khúc tần số,
tần suất.
*) Kĩ năng:
- Đọc được các biểu đồ hình cột, hình quạt.
- Vẽ được biểu đồ tần số, tần suất hình cột.
- Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.
SỐ TRUNG BÌNH.
SỐ TRUNG VỊ VÀ MỐT
*) Kiến thức:
- Biết được một số đặc trưng của dãy số liệu: Số
trung bình, số trung vị, mốt và ý nghĩa của chúng.
*) Kĩ năng:
- Tìm được số trung bình, số trung vị, mốt của dãy
số liệu thông kê
(Trong những tình huống đã học).
PHƢƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH
CHUẨN CỦA DÃY SỐ LIỆU
THỐNG KÊ
*) Kiến thức:
- Biết khái niệm phương sai, độ lệch chuẩn của
dãy số liệu thống kê và ý nghĩa của chúng.
*) Kĩ năng:
- Tìm được phương sai và độ lệch chuẩn của dãy
số liệu thống kê.
VI. CUNG VÀ GÓC LƢỢNG GIÁC. CÔNG THỨC LƢỢNG GIÁC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
CUNG VÀ GÓC LƢỢNG GIÁC
Độ và Radian.
Góc và cung lượng giác.
Số đo của góc và cung
lượng giác.
Đường tròn lượng giác.
*) Kiến thức:
- Biết hai đơn vị đo góc và cung tròn là độ và
radian.
- Hiểu khái niệm đường tròn lượng giác; Số đo
của góc và cung lượng giác.
*) Kĩ năng:
- Biết đổi đơn vị góc từ độ sang radian và ngược
lại.
- Tính được độ dài cung tròn khi biết số đo của
cung.
- Biết cách xác định điểm cuối của một cung
lượng giác và tia cuối của một góc lượng giác hay
một họ góc lượng giác trên đường tròn lượng giác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
GIÁ TRỊ LƢỢNG GIÁC CỦA
MỘT CUNG (GÓC)
Giá trị lượng giác sin,
cosin, tang, cotang và ý
nghĩa hình học.
Bảng các giá trị lượng giác
của các góc thường gặp.
Quan hệ giữa các giá trị
lượng giác.
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm giá trị lượng giác của một góc
(Cung); Bảng giá trị lượng giác của một số góc
thường gặp.
- Hiểu được hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng
giác của một góc.
- Biết quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các
góc có liên quan đặc biệt: Bù nhau, phụ nhau, đối
nnhau, hơn kém nhau góc
.
- Biết ý nghĩa hình học của tang và cotang.
*) Kĩ năng:
- Xác định được giá trị lượng giác của một góc
khi biết số đo của góc đó.
- Xác định được dấu các giá trị lượng giác của
cung AM khi điểm cuối M nằm ở các góc phần tư
khác nhau.
- Vận dụng được các hằng đẳng thức lượng giác
cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc để
tính toán, chứng minh các hệ thức đơn giản.
- Vận dụng được công thức giữa các giá trị lượng
giác của các góc có liên quan đặc biệt: Bù nhau,
phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau góc
vào việc
tính giá trị lượng giác của góc bất kì hoặc chứng
minh các đẳng thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
CÔNG THỨC LƢỢNG GIÁC
Công thức cộng.
Công thức nhân đôi.
Công thức biến đổi tích
thành tổng.
Công thức biến đổi tổng
thành tích.
*) Kiến thức:
- Hiểu công thức tính sin, cosin, tang, cotang của
tổng, hiệu hai góc.
- Từ các cộng thức cộng suy ra công thức nhân
đôi.
- Hiểu được công thức biến đổi tích thành tổng và
công thức biến đổi tổng thành tích.
*) Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính sin, cosin, tang,
cotang của tổng, hiệu hai góc, công thức góc nhân
đôi để giải các bài toán như tính giá trị lượng giác
của một góc, rút gọn những biểu thức lượng giác
đơn giản và chứng minh một số đẳng thức.
- Vận dụng được công thức biến đổi tích thành
tổng, công thức biến đổi tổng thành tích vào một
số bài toán biến đổi, rút gọn biểu thức.
2.1.1.2. Hình Học
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
I . VECTƠ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Vectơ.
Độ dài của Vectơ.
Hai Vectơ cùng phương,
cùng hướng.
Hai Vectơ bằng nhau.
Vectơ – không.
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm Vectơ, Vectơ không, độ dài
Vectơ, hai Vectơ cùng phương, hai Vectơ cùng
hương, hai Vectơ bằng nhau.
- Biết được Vectơ không cùng phương, cùng
hướng với mọi Vectơ.
*) Kĩ năng:
- Chứng minh được hai Vectơ bằng nhau.
- Khi cho trước điểm A và Vectơ
a
, dựng được
điểm B sao cho
AB a
.
TỔNG VÀ HIỆU HAI VECTƠ
Tổng hai Vectơ: Quy tắc
ba điểm, quy tắc hình bình
hành, tính chất của phép
cộng Vectơ.
Vectơ đối.
Hiệu hai Vectơ.
*) Kiến thức:
- Hiểu cách xác định tổng, hiệu hai Vectơ, quy tắc
ba điểm, quy tắc hình bình hành và các tính chất
của phép cộng Vectơ: Giao hoán, kết hợp, tính
chất của Vectơ không.
- Biết được
a b a b
*) Kĩ năng:
- Vận dụng được: Quy tắc ba điểm, quy tắc hình
bình hành khi lấy tổng hai Vectơ cho trước.
- Vận dụng được quy tắc trừ:
OB OC CB
vào
chứng minh các đẳng thức Vectơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
TÍCH CỦA VECTƠ VỚI MỘT SỐ
*) Kiến thức:
- Hiểu định nghĩa tích của Vectơ với một số (tích
một số với một Vectơ).
- Biết các tính chất của phép nhân Vectơ với một
số: Với mọi
,a b
và mọi số thực k, m ta có:
1) k( m
a
) = (km)
a
.
2) ( k + m )
a
= k
a
+ m
a
3) k(
a b
) = k
a
+ m
b
- Biết được điều kiện để hai Vectơ cùng phương.
*)Kĩ năng:
- Xác định được Vectơ
b
= k
a
khi cho trước số k
và Vectơ
a
.
- Diễn đạt được bằng Vectơ: Ba điểm thẳng hàng,
trung điểm của một đoạn thẳng, trọng tâm của tam
giác, hai điểm trùng nhau và sử dụng các điều đó
để giải một số bài toán hình học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
TRỤC TOẠ ĐỘ
*) Kiến thức:
- Hiểu khái niệm trục tọa độ, tọa độ của Vectơ và
của điểm trên trục.
- Biết khái niệm độ dài đại số của một Vectơ trên
trục.
*) Kĩ năng:
- Xác định được tọa độ của điểm, của Vectơ trên
trục.
- Tinh được độ dài đại số của một Vectơ khi biết
tọa độ hai điểm đầu mút của nó.
HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ
TRONG MẶT PHẲNG
*) Kiến thức:
- Hiểu được tọa độ của Vectơ, của điểm đối với
một hệ trục.
- Biết được biểu thức tọa độ của các phép toán
Vectơ, độ dài Vectơ và khoảng cách giữa hai điểm,
tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa độ của
trọng tâm tam giác.
*) Kĩ năng:
- Tính được tọa độ của Vectơ nếu biết được tọa độ
hai đầu mút. Sử dụng được biểu thức tọa độ của
các phép toán Vectơ.
- Xác định được tọa độ trung điểm của đoạn thẳng
và tọa độ của trọng tâm tam giác.
II. TÍCH VÔ HƢỚNG CỦA HAI VECTƠ VÀ ỨNG DỤNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
TÍCH VÔ HƢỚNG
*) Kiến thức:
- Hiểu được giá trị lượng giác của góc bất kỳ từ 00
đến 1800.
- Hiểu khái niệm góc giữa hai Vectơ, tích vô
hướng của hai Vectơ, các tính chất của tích vô
hướng, biểu
- Xác định được góc giữa thức tọa độ của tích vô
hướng.
*) Kĩ năng:
- Tích vô hướng của hai Vectơ.
- Tính được độ dài của Vectơ và khoảng cách giữa
hai điểm.
- Vận dụng được các tính chất sau của tích vô
hướng của hai Vectơ vào giải các bài tập.
Với các Vectơ
, ,a b c
bất kì:
. .
( ) . .
( ). ( . )
. 0
a b b a
a b c a b a c
ka b k a b
a b a b
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
CÁC HỆ THỨC LƢỢNG
TRONG TAM GIÁC
*) Kiến thức:
- Hiểu định lý côsin, định lý sin, công thức về độ
dài đường trung tuyến trong một tam giác.
- Biết được một số công thức tính diện tích tam
giác như:
1
2
1
sin
2
4
( )( )( )
aS ah
S ab C
abc
S
R
S pr
S p p a p b p c
(Trong đó R, r lần lượt là bán kính đường tròn
ngoại tiếp, nội tiếp tam giác, p là nửa chu vi tam
giác)
- Biết một số trường hợp giải tam giác.
*) Kĩ năng:
- Áp dụng được định lý côsin, định lý sin, công
thức về độ dài đường trung tuyến, các công thức
tính diện tích để giải một số bài toán có liên quan
đến tam giác.
- Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn
giản. Biết vận dụng kiến thức giải tam giác vào các
bài toán có nội dung thực tiễn. Kết hợp với việc sử
dụng máy tính bỏ túi khi giải toán.
III. PHƢƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
PHƢƠNG TRÌNH ĐƢỜNG
THẲNG
*) Kiến thức:
- Hiểu Vectơ pháp tuyến, Vectơ chỉ phương của
đường thẳng.
- Hiểu cách viết phương trình tổng quát, phương
trình tham số của đường thẳng.
- Hiểu được điều kiện hai đường thẳng cắt nhau,
song song, trùng nhau, vuông góc với nhau.
- Biết công thức tính khoảng cách từ một điểm đến
một đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng.
*) Kĩ năng:
- Viết được phương trình tổng quát, phương trình
tham số của đường thẳng d đi qua điểm M(xo,yo)
và có phương cho trước hoặc đi qua hai điểm cho
trước.
- Tính được tọa độ của Vectơ pháp tuyến nếu biết
được tọa độ của Vectơ chỉ phương của một đường
thẳng và ngược lại.
- Biết chuyển đổi giữa phương trình tổng quát và
phương trình tham số của đường thẳng.
- Sử dụng được công thức tính khoảng cách từ một
điểm đến một đường thẳng.
- Tính được số đo của góc giữa hai đường thẳng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
PHƢƠNG TRÌNH ĐƢỜNG TRÕN *) Kiến thức:
- Hiểu cách viết phương trình đường tròn.
*) Kĩ năng:
- Viết được phương trình đường tròn biết được tâm
I(a ; b) và bán kính R. Xác định được tâm và bán
kính đường tròn khi biết phương trình đường tròn.
- Viết được phương trình tiếp tuyến với đường tròn
khi biết tọa độ của tiếp điểm.
ELIP *) Kiến thức:
Biết định nghĩa Elip, phương trình chính tắc, hình
dạng của Elip.
*) Kĩ năng:
Từ phương trình chính tắc của Elip:
2 2
2 2
1
x y
a b
(a > b > 0)
Xác định được độ dài trục lớn, trục nhỏ, tiêu cự
của Elip; xác định được tọa độ các tiêu điểm, giao
điểm của Elip với các trục tọa độ.
Các nội dung kiến thức có thể được chia làm các modul khác nhau theo
một logíc chặt chẽ, rất tiện lợi cho giáo viên, học sinh trong khi truy cập để học
tập và tham khảo. Mặt khác nội dung còn đảm bảo sự thống nhất giữa SGK,
chương trình và nội dung website. Có thể hình dung về cấu trúc của số tay toán
học lớp 10 bằng mô hình như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Sơ đồ logic kiến thức
Chương
I
Kiến
Thức
Bài Tập
Kiểm
Tra
Vui Học
ĐAI SỐ HÌNH HỌC
Chương
V
Chương
II
Chương
III
Chương
VI
Chương
I
Chương
IV
Chương
III
Chương
II
TOÁN HỌC 10
Tham
khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế trang Web số tay toán học
2.1.2.1. Quán triệt mục tiêu dạy học
Thực chất của việc xác định mục tiêu bài học là xác định yêu cầu đạt được
của người học, sau khi học bài học đó chứ không phải là việc mô tả những yêu
cầu của nội dung chương trình quy định.
Mục tiêu dạy học đặt ra cho học sinh thực hiện nó phải được diễn đạt
ngắn gọn, cụ thể bằng những cụm từ cho phép ta dễ dàng đo được kết quả các
hành động học tập của học sinh.
2.1.2.2. Bảo đảm tính chính xác
Chất lượng của trang Web phụ thuộc vào nội dung của từng phần trong
trang Web đó, việc gia công sư phạm đảm bảo tính chính xác nội dung là yêu
cầu quan trọng hàng đầu. Những nội dung kiến thức mới trong sách giáo khoa
được cung cấp qua phần kiến thức chuẩn là cơ sở xây dựng dạng câu hỏi trắc
nghiệm để học sinh áp dụng những kiến thức đó vào giải bài tập.
2.1.2.3. Đảm bảo tính sư phạm
Tính sư phạm thể hiển ở việc kết hợp gia công nội dung phù hợp với các
hình ảnh, âm thanh, tạo nên những biểu tượng trực quan sinh động và trung
thực, học sinh kết hợp quan sát kênh chữ với kênh hình dễ dàng tự chiếm lĩnh
kiến thức mới thông qua hoạt động trả lời các câu hỏi bảng biểu.
Đảm bảo tính sư phạm không chỉ thực hiện ở việc phân tích nội dung, gia
công nội dung mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả dạy học.
2.1.2.4. Đảm bảo tương tác giữa người và máy tính
Quá trình dạy học mang tính phát triển nên nó không dừng lại ở việc học
kiến thức mà quan trọng hơn là học phương pháp là tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi
dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
Để phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm thực hiện tốt nguyên tắc
này, khi gia công sư phạm giáo viên có thể biến đổi nội dung cung cấp thông tin
trong SGK thành nội dung học tập để học sinh phải tự tìm tòi hoàn thiện nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
dung kiến thức đó.
2.1.2.5. Đảm bảo nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc này xuất phát từ lý luận nhận thức “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng”. Trong lý luận dạy học, một trong những nguyên tắc cơ
bản là khi vận dụng phương pháp dạy học không thể tách rời phương tiện dạy
học, trong đó có phương tiện trực quan.
2.1.2.6. Đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt
Bất kỳ một sản phẩm nào, đặc biệt là sản phẩm trí tuệ, việc đánh giá giá
trị của nó phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sử dụng và hiệu quả sử dụng. Thiết
kế Web phải được ứng dụng và triển khai rộng rãi trong quá trình dạy học đem
lại hiệu quả cao.
2.1.3. Các công cụ xây dựng webite
Với mục tiêu là giới thiệu cho giáo viên những công cụ biên soạn website
phổ thông, đơn giản không đòi hỏi cao về trình độ tin học nên chúng tôi tập
trung vào tìm hiểu những phần mềm công cụ có tính phổ cập cao.
Nếu ta dùng các công cụ như Font Page, Dreamwaver, PSP… thì ngoài
công việc chuẩn bị nội dung thích hợp cho website người quản trị còn cần có
một kiến thức về tin học như một chuyên gia thiết kế web chuyên nghiệp điều
này không khả thi khi mà nội dung kiến thức mà website cần đăng tải là một hệ
thống học tập thì nội dung kiến thức đăng tải là quan trọng nhất, vì thế ta phải
lựa chọn các công cụ phù hợp để đăng tải nội dung được đầy đủ.
Từ các phân tích trên chúng tôi quyết định chọn các cộng cụ sau để thiết kế
trang web.
2.1.3.1. E_Learning XHTML Editor
2.1.3.1.1. Tổng quan về E_Learning XHTML Editor
- Trước đây, khi Interent chưa phát triển, máy tính đã trở thành một công cụ
đắc lực cho giáo viên xây dựng các bài giảng điện tử, các phần mềm mô
phỏng… qua đó giúp giáo học sinh có thể hiệu được bài một cách dễ dàng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
- Khi thiết kế website hỗ trợ dạy học học sinh và giáo viên không nhất thiết
phải gặp nhau theo hình thức mặt đối mặt. Thay vào đó, học sinh sẽ tiến hành
hoạt động học tập của mình thông qua các thao tác với website chịu trách nhiệm
quản lý học sinh, tổ chức hệ thống các hoạt động học tập của mình thông qua
các thao tác với website. Bản thân các chức năng của website chịu trách nhiệm
quản lý học sinh tổ chức hệ thống các hoạt động học tập giành cho học sinh.
Giáo viên lúc này căn cứ vào chương trình học tập trung xây dựng nội dung
chương trình, kiến tạo những hoạt động để giúp học sinh tiếp thu được các kiến
thức cần thiết.
- Website cho phép học sinh tương tác thông qua các ngôn ngữ kịch bản, để
làm được điều này giáo viên phải tự xây dựng nội dung này thông qua các ngôn
ngữ được sử dụng trên website như HTML, XML, PSP,… điều này hạn chế rất
nhiều khả năng mở rộng của website cũng như đưa nội dung lên website.
- Đối với giáo viên khả năng sử dụng thành thạo HTML, XML, PSP là rất
khó khăn, vì thế cần có một phần mềm hỗ trợ việc thiết kế nội dung một cách
trực quan và chuyên môn.
- E_Learning XHTML Editor (eXe) là một công cụ xậy dựng nội dung
được thiết kế chạy trên môi trường website để giúp giáo viên thiết kế và xuất
bản các tài liệu dạy và học trên website mà không cần phải thành thạo về
HTML, XML hay các ứng dựng xuất bản web rắc rối khác. Phần mềm eXe
hướng tới việc cung cấp một công cụ trực quan dễ sử dụng cho phép giáo viên
xuất bản các trang web chuyên nghiệp để dạy học.
- eXe sẽ phát triển một công cụ cho phép cung cấp những khả năng chuyên
nghiệp về xuất bản web, sao cho chúng có thể tham chiếu một cách dễ dàng
chấp nhận kỹ thuất này để xuất bản nội dung kiến thức.
- Các ứng dụng như FontPage có thể cung cấp cho giáo viên một công cụ
khá tinh vi để thiết kế web. Tuy nhiên, trong việc thiết kế nội dung học tập thì
các công cụ này yêu cầu giáo viên phải có một trình độ khá cao, tiêu tốn nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
thời gian. Trong môi trường eXe, các mẫu này được biết đến dưới dạng các
iDevices. Bằng cách xây dựng một trình tự học tập bao gồm cấu trúc nội dung
và một số các iDevices, giáo viên có thể bắt đầu để phát triển các mẫu riêng của
mình để tạo ra và tái sử dụng nội dung. Nều như các iDevices có sẵn không đủ
dùng, eXe cho phép chúng ta có thể tự xây dựng các iDevices khác. Trên mỗi
iDevices cũng có sẵn những dìng típ hỗ trợ, chỉ dẫn và sử dụng các iDevices.
Các típ được cung cấp trường trên mẫu biểu của iDevices’s để giúp đỡ người
soạn trong việc sinh ra các nội dung thích hợp.
- eXe là một chương trình hoàn toàn miễn phí, các phiên bản mới thường
xuyên được phát trên và cập nhật tại website giáo
viên có thể download phần mềm này tại địa chỉ trên.
2.1.3.1.2. Thiết kế nội dung cho website
Trên môi trường eXe nội dung chương trình sẽ được nhìn tổng thể như sau:
- Mô hình cấu trúc nội dung
Nội dung kiến thức chương trình toán học 10 là nội dung chính của website,
được phân thành nhiều modul khác nhau. Trong mỗi modul, có thể phân thành
các modul nhỏ hơn. Như vậy toàn bộ chương trình là một modul chính, chứa các
modul con.
Việc phân thành các modul như vậy đem lại nhiều thuận lợi: Người kiến tạo
nội dung có thể đưa ra một cấu trúc cây hoàn chỉnh, sau đó có thể phân chia cho
những người tham gia viết nội dung, mỗi người phụ trách một số modul nào đó.
Bản thân mỗi modul sẽ được đóng thành file chạy trên nền web, mỗi gói này có
kích thước khác nhau.
- Cấu trúc một trang tài liệu trong eXe
Một trang tài liệu eXe được cấu thành bởi một hay nhiều thành phần riêng
biệt gọi là các iDevices nằm xen kẽ lẫn nhau. mỗi iDevices sẽ xác định một nội
dung cụ thể có iDevices để hiển thị một hình ảnh, có iDevices để xây dựng một
thư viện ảnh, có iDevices cho phép nhận nội dung xác định nội dung của một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
phần…
Bảng danh sách các iDevices
Activity Các hoạt động xẩy ra trong quá trình học tập
Attachment Đính kèm một file vào nội dung học tập.
Case Study
Một tình huống có liên quan đến nội dung học tập, qua đó
có thể đưa vào các câu hỏi thảo luận và rút ra các kết luận
Cloze Activity
Tạo một câu hỏi điền khuyết hỗ trợ học sinh nắm được nội
dung bài học.
External Website
Đưa một trang web vào nội dung học tập, qua đó học sinh
có thể duyệt nội dung của website ngay trong nội dung của
bài học mà không cần mở cửa sổ khác.
Flash with Text
Đưa một file hoạt hình vào flash và văn bản mô tả vào nội
dung tài liệu.
Free Text Nhập văn bản đơn thuần vào nội dung tài liệu
Image Magnifier Cho phép xem phòng đại ảnh được kèm theo.
Image with Text Chèn một ảnh và văn bản vào tài liệu
Java Applet Chèn một đoạn mã JavaScript vào trang web xuất bản
MP3 Đưa một file âm thanh dạng MP3 vào tài liệu
Maths Đưa các kí hiệu toán học đơn giản vào trong tài liệu.
Objectives Mục tiêu của môi modul học tập
Preknowledge Điều kiện tiên quyết của mỗi modul học tập
Quiz Các câu hỏi sau mỗi đơn vị kiến thức
RSS
Đưa một file RSS vào tài tài liệu để trao đổi thông tin giữa
các website.
Reading Activity Một thu gọn của Case Study với một hoạt động thành phần
Reflection Cho phép đưa vào tài liệu các câu hỏi phản chiếu.
SCORM Quiz Câu hỏi đa lựa chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Multichoice
Question
Các câu hỏi nhiều lựa chọn.
True-False
Question
Các câu hỏi đúng sai.
WikipediArtcle
Đưa vào các nội dung của bộ từ điển bách khoa trực tuyến
Wikipedia.
Cấu trúc một nội dung trong eXe
- Xuất bản nội dung chương trình
Hiện eXe sử dụng 4 loại định dạng file chính:
.elp Các gói nội dung eXe (content packages) được lưu lại
dướu các file có đuôi .elp (elearing packages); định dạng
này chủ yếu được sử dụng bên trong môi trường eXe, chỉ
có thể được sử dụng để trao đổi nội dung giữa những giáo
viên cần cộng tác với nhau.
Xác định những mục
tiêu cần đạt được
trong từng phần
Nội dung cụ thể của từng phần có thể gồm các
hoạt động như đọc - trả lời câu hỏi, xem các
đoạn video mô phỏng, giải quyết bài tập, các
thao tác thực hiện…Mỗi hoạt động này sẽ
được thể hiện bởi một iDevices có chức năng
tương đương.
Các bài tập dạng trắc
nghiệm và nhiệm vụ
giáo viên cho học sinh
hoàn thành để củng cố
kiến thức của từng phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
SCRM
Export
Gói được lưu lại dưới dạn một file nén zip, cho phép gói
tất cả các trang được tạo ra cùng với file IMSmanifest.xml
IMS Export Định dạng này đóng gói nội dung theo cách tương tự như
việc xuất ra file chuẩn SCORM.
HTML Export Tạo ra một thư mục chứa các trang HTML, hình ảnh và
các style sheet cần thiết để xuất bản gói nội dung lên web
2.1.3.2. Hệ thống quản lý học tập của website Dotnetnuke
2.1.3.2.1. Tổng quan về phần mềm DotnetNuke
DotNetNuke lµ mét hÖ thèng qu¶n lý néi dung m· nguån më viÕt b»ng
ng«n ng÷ lËp tr×nh VB.NET trªn nÒn t¶ng ASP.NET. §©y lµ mét hÖ thèng më,
tïy biÕn dùa trªn skin vµ module. DotNetNuke cã thÓ ®•îc sö dông ®Ó t¹o c¸c
trang web céng ®ång mét c¸ch dÔ dµng vµ nhanh chãng.
DotNetNuke ®•îc ph¸t triÓn dùa trªn cæng ®iÖn tö IBuySpy ®•îc Microsoft
giíi thiÖu nh• lµ mét øng dông mÉu dùa trªn nÒn t¶ng .NET Framework.
DotNetNuke ®· ®•îc ph¸t triÓn qua nhiÒu phiªn b¶n vµ hiÖn nay ®ang ë phiªn
b¶n 4.5.5 Phiªn b¶n hiÖn t¹i ®ßi hái .NET Framework 2.0 trong khi c¸c phiªn
b¶n tr•íc ®ã ch¹y trªn nÒn .NET Framework 1.1.
Mét cµi ®Æt DotNetNuke cã thÓ phôc vô nhiÒu trang web, mçi trang cã thÓ
cã giao diÖn vµ céng ®ång ng•êi sö dông riªng biÖt. Phiªn b¶n hiÖn t¹i còng cho
phÐp chøc n¨ng ®a ng«n ng÷.
2.1.3.2.2. Cài đặt DotNetNuke sử dụng trình chủ web IIS
Với các ứng dụng thật trên quy mô lớn, với nhiều người sử dụng thì ta nên đặt
riêng lể từng phần sau:
+SQL sever/PostgeSQL/Oracle.
+ IIS.
Tuy nhiên, khi cài đặt trên host cần chú ý xem nhà cung cấp host có hỗ trợ
cài đặt các phiên bản ASP.net, SQL sever tương thích với các phiên bản của
Dotnet nuke hay không (ví dụ để cài đặt được Dotnetnuke 4.0 thì cần cài phiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
bản NetFrame 2.0 và SQL sever 2000 trở lên), nếu không quá trình cài đặt sẽ
không thực hiện được hay sẽ gặp nhiều lỗi trong quá trình hoạt động.
Nếu chỉ cần cài đặt trên PC, không cần kết nối mạng Internet thì việc cài
đạt Dotnetnuke sẽ đơn giản hơn rất nhiều, và nếu là người mới làm quyen với hệ
thống này thì ta nên dùng trên PC trước khi cài đặt trên host thử nghiệm. Sau
đây là các bước cài đặt Dotnetnuke 4.0
Cài đặt SQL sever 2000
Vào trong thư mục chứa bộ cài đặt SQL sever 200 chạy file Setup.bat
Sau khi chương trình cài đặt hiện ra hộp thoại bắt nhập CD key của SQL
sever 2000 ta nhập số CD key đã được cung cấp và nhấn next. Tùy chọn các giá
trị mặc định của SQL sever trong quá trình cài đặt.
Sau khi cài đặt xong ta vào start
program
Microsoft SQL
sever
Enterprise Manager
Trong SQL sever Enterprise Manager chọn mục database sau đó click chuột
phải vào mục database chọn new database.
Hộp thoại create database hiện nên trong mục Database name đặt tên là
Dotnetnuke4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Khi đó quá trình cài đặt SQL sever và tạo cơ sở dữ liệu kết thúc.
2.1.3.2.3.Các bước cài đặt Dotnetnuke
Giải nén DotNetNuke vào một thư mục bất kỳ trên ổ cứng.
VD: "C:\web\dotnetnuke".
Cho phép process ASP.NET quyền read/write đối với thư mục trên. Đối với
IIS5 (Win 2000, XP) tài khoản này tên là {Server}\ASPNET, đối với IIS 6 (Win
2003) tài khoản này là NT AUTHORITY\NETWORK SERVICE. Để thực hiện
được điều này click chuột phải lên thư mục bạn đặt DotNetNuke, chọn
Properties và chọn tab Security.
Lƣu ý : Một số hệ thống , thường là mới cài đặt windows sẽ kh ông có tab
Security trên cửa sổ Properties . Để hiển thị tab này , bạn mở Windows Explorer
(click đúp vào MyComputer ), chọn menu Tool
Folder Options , chọn tab
View. Bạn kéo danh sách xuống dưới cùng và bỏ chọ n (uncheck) mục Use
Simple File Sharing.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Tạo virtual directory và map đến thư mục trên. VD cho alias của virtual
directory: dotnetnuke
Cấu hình web.config: chỉ cần đặt connectionString đến database vừa tạo.
VD: server = (local); database = DotNetNuke4; uid = sa; pwd = sa (trong ví dụ
này tôi sử dụng tài khoản “sa” với password mặc định trong SQL Server 2000)
Mở trình duyệt và browse đến Đợi cho quá
trình cài đặt hoàn tất.
Màn hình của Dotnenuke
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
2.1.3.3. Các chế độ hiển thị của Dotnenuke
Dotnetnuke có 3 chế độ hiển thị như sau:
+) Chế độ hiển thị đối với khách (Đối với thành viên chưa đăng nhập): Đối với
chế độ hiển thị này thì các thành viên khi vào trang web mà chưa đăng nhập chỉ
được xem những gì mà người quản trị cho phép ở một mức độ nhất định.
+) Chế độ hiển thị đối với thành viên đã đăng nhập. Đối với chế độ hiển thị này
thì các thành viên khi vào trang web mà đăng nhập thành viên sẽ được xem
những gì mà người quản trị cho phép ở một mức độ cao hơn.
+) Chế độ hiển thị đối với người quản trị: Đối với chế độ hiển thị này chỉ dành
riêng cho người quản trị đăng nhập vào website để thay đổi hay chỉnh sửa các
nội dung hay thuộc tính của web.
2.1.3.4. Tạo một trang Web trong Dotnetnuke
Đăng nhập vào donetnuke bằng tài khoản người quản trị.
Sau đó vào menu admin chọn page
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Chọn Add new page
2.1.3.5. Đặt tiêu đề cho một trang Web
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
2.1.3.6. Lưu một trang Web
Sau khi đặt tiêu đề, tên trang web, các tuỳ chọn ta chọn update
§¸nh tªn trang web
§¸nh tiªu ®Ò trang web
L•u trang web
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
2.1.3.7. Chèn thêm một tập tin vào trang Web
Chọn trang web muốn thêm một tệp tin sau đó chọn view select page
Trong module chọn module Text/Html, trong mục pane chọn vị trí muốn
chèn vào trang web( leftpage: bên trái, contentpane: giữa, rightpage: bên phải)
Sau đó chọn nút edit text khi đó trang web sẽ hiện ra màn hình soạn thảo như
sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
2.2. Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10
THPT
2.2.1. Xác định bài toán
2.2.1.1. Tính cấp thiết của Website sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh
lớp 10 THPT
Ngày nay việc truy cập vào mạng và sử dụng các lợi ích của mạng đã trở
thành phổ biến trong cả giáo viên và học sinh. Hầu hết các trường trung học phổ
thông đều đấu mạng tạo điều kiện cho việc tìm hiểu các kiến thức bên ngoài làm
phong phú kho tàng kiến thức ngoài những kiến thức học trong sách vở. Với
điều kiện thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy và học chủ yếu ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong việc dạy và học. Một vấn đề đặt ra, mạng máy tính
không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức, mà giáo viên cùng với học sinh có thể
NhÊn vµo ®©y
®Ó chÌn file
flash
NhÊn vµo ®©y
®Ó chÌn h×nh
¶nh
NhÊn vµo ®©y
®Ó liªn kÕt ®Õn
trang kh¸c
Màn hình
soạn thảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
trực tiếp dạy và học trên mạng được không? Thực tế nhiều chương trình đào tạo
từ xa như Đào tạo trực tuyến, E-learning đã và đang được áp dụng và thu được
những thành công rực rỡ.
Vậy một yêu cầu đặt ra là tại sao mỗi môn học không xây dựng một
website để cung cấp các kiến thức cho học sinh, website có thể cài đặt trên mạng
cục bộ của trường trợ giúp cho quá trình dạy và học, cũng có thể cài đặt trên
mạng Internet để những ai có nhu cầu trao đổi thông tin có thể truy cập và tìm
kiếm thông tin cần thiết. Giáo viên và học sinh có thể khai thác những kiến thức
dạng tĩnh và dạng động.
Mặt khác trong quá trình dạy và học toán 10, việc tạo ra một môi trường
học trên mạng là rất cần thiết. Khi xây dựng trương trình học tập trên một
website khả năng cung cấp kiến thức lớn hơn rất nhiều so với kiến thức mà giáo
viên cung cấp cho học sinh trên bảng. Nhiều kiến thức nâng cao mà nếu giáo
viên muốn truyền cho học sinh ngay trên lớp thì thời lượng chương trình không
cho phép do đó trên môi trường website sẽ giải quyết được hạn chế này.
Với những kiến thức khó, nội dung của bài tập dài, khó hiểu không đủ thời
gian trình bày trên lớp thì trên môi trường mạng sẽ đáp ứng được các yêu cầu
này. Ngoài ra yếu tố trực quan sinh động của website sẽ làm cho người học có
hứng thú hơn (nhất là các bài tập về đồ thị, biểu đồ, các bài tập về hình học, đặc
biệt là các bài toán quỹ tích…thì người quản trị có thể cài đặt sẵn các file chạy
bằng các phần mền ứng dụng để minh hoạ cho học sinh).
Một ưu thế cần phải nói đến khi xây dựng môi trường dạy và học toán 10
trên website đó là: Các em có thể tham gia vào các bài tập trắc nhiệm để kiểm
tra trực tiếp khả năng lĩnh hội kiến thức của mình. Các em có thể cùng nhau trao
đổi về một bài toán, một cách giải hay trên diễn đàn của website, thư giãn với
các bài toán vui...
2.2.1.2. Đối tương khai thác và mục đích sử dụng website
- Giáo viên: Đối với giáo viên có thể tham khảo, sử dụng website như là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
một hệ thống kiến thức bài bản, khoa học, một nguồn đề bài có thể sử dụng làm
đề kiểm tra, một diễn đàn giao lưu chuyên môn, trao đổi phương pháp dạy học
và những cách giải hay của những bài toán khó với các đồng nghiệp và người
học toán…
- Học sinh và những người yêu toán: Sử dụng, khai thác website như là
một kho dữ liệu tương đối đầy đủ, hoàn thiện có thể tìm hiểu, tra cứu để tìm và
lĩnh hội kiến thức một cách chuẩn mực, khoa học, thông qua website học sinh
thấy được sự logic của kiến thức, bổ sung kiến thức cho bản thân và nâng cao
trình độ về bộ môn toán cụ thể là toán lớp 10.
2.2.1.3. Xác định bài toán
Website sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10 cần đạt được
các yêu cầu sau:
- Về tài nguyên tĩnh: Cung cấp đầy đủ và có hệ thống chương trình toán
lớp 10, hệ thống nội dung chương trình toán lớp 10 bao gồm lý thuyết, bài tập,
hướng dẫn giải bài tập, kiến thức nâng cao, bài tập nâng cao, bài kiểm tra trắc
nghiệm và các bài toán vui… cho cả chương trình chuẩn và nâng cao, được tổ
chức tuần tự theo các chương, các phần, các mục tương ứng với các nội dung
trong sách giáo khoa toán lớp 10 chuẩn và nâng cao để người học dễ dàng tìm
kiếm và tra cứu.
- Về tài nguyên dạng động: Để kiểm tra trực tiếp trình độ và nhận thức
của người học cần có. Những bài tập dạng trắc nghiệm, điền khuyết… có thể
kiểm tra đúng/sai trực tiếp. Người học có thể tự kiểm tra và biết đựơc mức độ
nắm kiến thức của mình.
- Về quyền của người quản trị: Là người chủ trang Web nên có quyền
cao nhất trong trang Web và cũng là người chịu trách nhiệm trước các nội dung
trên trang Web đó. Là người trực tiếp đưa nội dung lý thuyết, các bài tập, các bài
giải, các đề kiểm tra, các tài liệu khác lên trang web. Là người quản trị website
nên có quyền thay đổi về giao diện, thêm bớt các chức năng, chỉnh sửa về nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
dung, cho phép quảng cáo. Cho phép đăng kí thành viên và quản lý các thành
viên truy cập vào website.
- Về quyền của các thành viên:
a) Đối với người chưa đăng ký thành viên.
- Được xem nội dung cơ bản, bài tập cơ bản.
- Được xem nội dung nâng cao, bài tập nâng cao.
- Được xem phần vui học.
- Không được tham gia vào diễn đàn.
- Không được thay đổi bất kể gì trong trang Web, từ form tới nội dung.
b) Đối với người đã đăng ký thành viên.
- Được xem nội dung cơ bản, bài tập cơ bản.
- Được xem nội dung nâng cao, bài tập nâng cao.
- Được xem hướng dẫn giải các bài tập từ cơ bản tới nâng cao và tự
kiểm tra kết quả qua phần kiểm tra.
- Được tham gia vào diễn đàn.
- Cã quyÒn ®•a ra nh÷ng gãp ý, nh÷ng lêi gi¶ng hay, ®éc ®¸o cïng b¹n
bÌ vµ gi¸o viªn tham kh¶o.
- Không được thay đổi bất kể gì trong trang Web, từ form tới nội dung.
- Về mặt quản lý kết quả đào tạo: Website không chỉ là môi trường học
tập, thông qua website người quản trị cần theo dõi được kết quả học tập của các
thành viên trong toàn bộ chương trình. Để làm được công việc này website cần
phải có cơ sở dữ liệu để lưu lại điểm của các thành viên qua từng bài kiểm tra, ở
mỗi lần kiểm tra người quản trị lại cập nhập điểm vào cơ sở dữ liệu. Đây chính
là căn cứ để đánh giá kết quả học tập.
Lược đồ mô tả tương tác giữa người quản trị và các thành viên thông
qua website
Người quản trị Thành viên
WEBSITE
Quản lí thành viên Tham gia Website
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Để thực hiện được các yêu cầu khi xác định bài toán ta cần thiết kế
website liên kết với cơ sở dữ liệu thực hiện các chức năng:
- Quản lý thành viên khi tham gia vào website: Mỗi thành viên khi tham
gia vào website được người quản trị cung cấp cho các quyền cụ thể.
- Quản lý tài nguyên tĩnh: Nội dung chương trình, các kiến thức nâng cao
các lời giảng độc đáo…Chính là tài nguyên của website tài nguyên này cần sự
chính xác hoá cao, do đó việc quản lý kiến thức đưa lên là rất cần thiết. Chỉ có
người quản trị mới có quyền cung cấp các nội dung này cho website.
- Quản lý điểm của các thành viên khi tiến hành thực hiện các bài kiểm tra
trên mạng.
- Tạo ra diễn đàn để các thành viên trao đổi ý kiến với nhau và phản ảnh
với người quản trị.
Trong môi trường Dotnetnuke ta tạo ra một cơ sở dữ liệu có tên được khai
báo khi tiến hành cài đặt hệ thống sau đó hệ thống tự động hỗ trợ tạo ra các
bảng, mẫu hỏi, mẫu biểu, báo các cần thiết.
Mô hình liên kết cơ sở dữ liệu của website
Người quản trị tương tác với cơ sở dữ liệu thông qua website nhằm quản
Website
Người
quản trị
Thành viên
CSDL
Cập nhật
Truy vấn
Khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
lý thành viên, quản lý điểm của thành viên. Người quản trị có quyền cập nhập cơ
sở dữ liệu (đọc từ cơ sở dữ liệu và ghi lên cơ sở dữ liệu). Các thành viên chỉ
tương tác một chiều với cơ sở dữ liệu (đọc thông tin từ cơ sở dữ liệu) như khi
học sinh muốn biết thông tin chi tiết về điểm…
Mô hình thực thể chức năng của hệ thống
Các thực thể tham gia vào hệ thống bao gồm
- Thành viên: Là người sử dụng website, khai thác thông tin và tham gia
chương trình học do người quản trị đề xuất, yêu cầu và được sự quản lý của
người quản trị.
- Người quản trị: Là người đưa ra các chương trình học tập, các bài tập, các bài
giải, các câu hỏi đánh giá, xử lý kết quả đánh giá…
Người quản trị muốn quản lý được các thành viên tham gia các chương
trình học tập cần thông qua cơ chế truy cập vào website. Để tham gia vào
website một cách triệt để các thành viên phải thông qua một trình tự các bước,
khi thực hiện xong các bước đó thành viên mới được cấp các quyền truy cập,
khai thác website một cách đầy đủ.
Quyền truy cập vào website do người quản trị cung cấp cho từng thành viên
thông qua các bước cụ thể:
- Đăng nhập thành viên.
- Hệ thống tiến hành kiểm tra mật khẩu bạn nhập vào form.
Thành viên
Quản trị
Quản lý tài
nguyên
Quản lý
diễn đàn
Quản lý học
sinh
Quản lý
điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
+) Nếu mật khẩu đúng bạn được công nhận là thành viên của website và được
cung cấp các quyền cũng như các nghĩa vụ cụ thể.
+) Nếu mật khẩu sai hay không tồn tại tên tài khoản như bạn vừa đăng nhập bạn
hãy kiểm tra lại các thông tin cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Sơ đồ chế độ bảo mật của website
Đúng Sai
Xem đề
bài tập
cơ bản,
nâng cao
hướng
dẫn giải
Xem
phần
vui học
Xem lý
thuyết
cơ bản,
nâng cao
Thành viên
Đăng nhập
Thông
báo lỗi
Kiểm tra
mật khẩu
Xem
phần
vui học
Trao đổi
thông
tin, phản
hồi
thông
tin.
Xem đề bài
tập cơ bản,
nâng cao,
tham khảo,
hướng dẫn
giải BT.
Xem
thông
tin về
thành
viên
Xem lý
thuyết
cơ bản,
nâng cao,
tham
khảo
Hiển
thị là
thành
viên
Người quản trị
CSDL
Quản lý
Tự
kiểm
tra
đánh
giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
2.2.2. Đặc tả website
2.2.2.1. Các thực thể chính
Hai thực thể chính tham gia vào website đó là: Người quản trị và Thành viên
tham gia.
- Người quản trị tương tác với website theo hai chiều:
Chiều thứ nhất (Người quản trị tác động vào website): Thiết kế, xây dựng,
cung cấp nội dung cho website, ta có thể coi môi trường tương tác website như
một lớp học và người quản trị giữ vai trị điều hành lớp học. Sự thành công của
lớp học mà người quản trị tạo ra phụ thuộc vào trình tự của kịch bản trong
website. Phần mềm Dotnetnuke cung cấp môi trường tạo website với giao diện
cửa sổ rất dễ để người quản trị không cần tập trung vào việc viết lệnh để tạo ra
website mà tập trung vào xây dựng nội dung, tạo ra kịch bản cho các thành viên
tham gia khám phá kiến thức, chiếm lĩnh tri thức.
Chiều thứ hai (website tương tác trở lại người quản trị): website lại tương
tác ngược lại với người quản trị thể hiện ở chức năng website cung cấp cho
người quản trị danh sách các thành viên tham gia vào website, khả năng tiếp thu
kiến thức,… được đánh giá thông qua các bài kiểm tra của các thành viên.
Website còn cung cấp môi trường lưu trữ điểm của các thành viên là cơ sở để
đánh giá kết quả học tập của các thành viên. Mỗi chức năng của Website do
người quản trị thiết kế tạo ra môi trường học tập của các thành viên, nếu chức
năng được thiết kế tinh tế, phù hợp với kiến thức của môn học sẽ mang lại hiệu
quả học tập cao, ngược lại cần tạo ra các kịch bản hợp lý hơn.
- Thành viên tương tác với website theo một chiều (Thành viên khai thác
website): Với các chức năng mà website tạo ra cung cấp cho các thành viên môi
trường học tập thuận lợi, các thành viên truy cập vào website như là khách nghĩa
là chỉ có thể tìm kiếm kiến thức cho môn học, tham gia vào các hoạt động của
lớp học… Các thành viên có một ý nghĩa quan trọng đối với website, thành viên
Quản trị Website Thành viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
sẽ đánh giá những chức năng được thiết kế, nội dung được tải lên website có
mang lại hiệu quả học tập hay không.
- Thực tế, về mặt đối tượng website cần phải đạt được hai mục tiêu lớn đó
là thông qua môi trường website giáo viên và học sinh có thể dạy và học.
2.2.2.2. Các mối quan hệ
Hai quan hệ cơ bản mà ta cần quan tâm khi thiết kế website đó là:
- Quan hệ giữa các chức năng của website
- Quan hệ giữa hệ thống nội dung mà website đăng tải
Về quan hệ giữa các chức năng của website: các chức năng của website
có mối quan hệ logíc với nhau, căn cứ vào các chức năng đó ta thiết kế website
một cách hợp lý. Cụ thể, chức năng đăng kí, đăng nhập như hoạt động vào lớp
và điểm danh, sau đó thành viên tham gia vào quá trình học tập, tiếp theo thành
viên tham gia vào diễn đàn trao đổi bài với nhau.
Tiến trình học tập thông thường
Tiến trình học tập với website
Về quan hệ của hệ thống nội dung mà website đăng tải:
- Nội dung mà website đăng tải khác với nội dung sách giáo khoa đưa ra ở
chỗ: Khi các thành viên học đến một vấn đề gì đó liên quan đến một khái niệm,
Điểm danh Học bài Trao đổi Rèn luyện
Đăng
nhập
Làm việc
với các
nội dung
Tham gia
diễn đàn
Tìm kiếm
thông tin
về kết quả
học tập
Tự kiểm
tra đánh
giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
một công thức,… thì các thành viên không cần phải lật từng trang để tìm kiếm
thức đó mà website cung cấp các đường link trực tiếp đến các kiến thức đó.
- Nội dung chương trình được biên chế theo nội dung học để các thành
viên dễ theo dõi. Tạo ra các mỗi liên kết để các thành viên dễ tra cứu tìm kiếm.
2.2.2.3. Các chức năng của website
Website cung cấp cho người sử dụng những dịch vụ cơ bản sau:
Cung cấp cho giáo viên:
- Cung cấp khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương
pháp dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên có thể sử dụng
form của website này rồi chỉnh sửa cho phù hợp với bộ môn của mình để
tạo ra một website khác.
- Tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên tiến hành bài giảng theo đúng
trình tự và khối lượng kiến thức bổ sung lớn. Giáo viên có thể tạo các bài
giảng mới trên nềm word thông thường rồi đưa lên website.
- Cung cấp môi trường để kiểm tra đánh giá. Giáo viên có thể tao ra hệ
thống đề kiểm tra mới bổ sung vào website.
- Cung cấp môi trường quản lý chất lượng học tập. Giáo viên có thể tìm
kiểm học sinh có điểm kiểm tra là 10 hoặc học sinh có 2 bài kiểm tra dưới
trung bình…
Cung cấp cho học sinh:
- Cung cấp môi trường học tập cho học sinh.
- Cung cấp nội dung học tập. Học sinh có thể tra cứu lý thuyết, đề bài tập
và hướng dẫn giải bài tập.
- Cung cấp khả năng mở rộng các chương trình học tập. Học sinh có thể
tham khảo lý thuyết, bài tập và hướng dẫn giải bài tập mở rộng.
- Qua mục diễn đàn tạo môi trường để học sinh trao đổi ý kiến, tìm kiếm
kiến thức trên mạng.
- Học sinh có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
- Một số chức năng tìm kiếm, xem các thành viên online, xem các thông
báo mới nhất…
Khi thiết kế những chức năng người quản trị cần quan tâm đến việc những
chức năng đó sẽ được các thành viên khai thác như thế nào? Những chức năng
đó có cung cấp nội dung kiến thức, kích thích nhu cầu nhận thức hay không?
Tiến hành học tập trên website khác với tiến hành lớp học truyền thống đó
là khả năng mở rộng bài giảng vượt ra ngoài kiến thức sách giáo khoa và các
tiện ích do lớp học truyền thống cung cấp. Vậy người quản trị phải tạo cho
website những chức năng gì để khai thác được tất cả các tiện ích đó? Một hệ
thống các chức năng được đặt ra sao cho phù hợp với trình độ của giáo viên và
khả năng của học sinh. Các chức năng được thiết kế phù hợp nhất với nội dung
bài học, nội dung quản lý, tránh rườm rà làm học sinh phân tán, mang tính hữu
ích cao.
Tóm lại, chức năng của website cần thiết kế phù hợp với nội dung môn
học yêu cầu, các chức năng cần rõ ràng đảm bảo giáo viên có thể thiết kế được
và học sinh có thể khai thác được các chức năng này.
2.2.2.4. Các nội dung về chương trình toán học lớp 10 đăng tải trên website
Nội dung về chương trình toán lớp 10 mà website đăng tải như sau:
2.2.2.4.1. Kiến thức
2.2.2.4.1.1. Đại số
a) Mệnh đề, tập hợp
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương I
b) Hàm số bậc nhất và bậc hai
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương II
c) Phương trình, Hệ phương trình
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương III
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
d) Bất đẳng thức, Bất phương trình
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương IV
e) Thống kê
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương V
g) Cung và góc lượng giác, công thức lượng giác
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương VI
2.2.2.4.1.2. Hình học
a) Vectơ
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Hình Học \ Chương I
b) Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Hình Học \ Chương II
c) Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng
Xem trên website phần:
Kiến thức (Cở bản hoặc nâng cao) \ Hình Học \ Chương III
2.2.2.4.2. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập
2.2.2.4.2.1. Đại số
a) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Mệnh Đề, Tập hợp
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương I
b) Củng cố kiến thức và kỹ năng về hàm số bậc nhất và bậc hai
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương II
c) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Phương trình Hệ phương trình
Xem trên website phần:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương III
d) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Bất đẳng thức. Bất phương trình
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương IV
e) Củng cố kiến thức và kỹ năng về thống kế
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương V
g) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Cung và góc lượng giác. Công thức
lượng giác
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Đại số \ Chương VI
2.2.2.4.2.2. Hình học
a) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Vectơ
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Hình học \ Chương I
b) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Tích vô hướng của hai vectơ và ứng
dụng
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Hình học \ Chương II
c) Củng cố kiến thức và kỹ năng về Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng
Xem trên website phần:
Bài tập (Cở bản hoặc nâng cao) \ Hình học \ Chương III
2.2.2.4.3.Tài liệu nâng cao
2.2.2.4.3.1. Đại số
a) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Mệnh Đề, Tập hợp
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Đại số \ Chương I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
b) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về hàm số bậc nhất và bậc hai
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Đại số \ Chương II
c) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Phương trình Hệ phương trình
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Đại số \ Chương III
d) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Bất đẳng thức. Bất phương trình
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Đại số \ Chương IV
e) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về thống kế
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Đại số \ Chương V
g) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Cung và góc lượng giác. Công thức
lượng giác
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Đại số \ Chương VI
2.2.2.4.2.2. Hình học
a) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Vectơ
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Hình học \ Chương I
b) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Tích vô hướng của hai véctơ và ứng
dụng
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Hình học \ Chương II
c) Bổ sung kiến thức và kỹ năng về Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng
Xem trên website phần:
Tài liệu tham khảo (Lí thuyết hoặc bài tập) \ Hình học \ Chương III
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
2.2.2.4.4. Kiểm tra kết quả tự học
2.2.2.4.1.1. Đại số
a) Mệnh đề, tập hợp
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Đại số \ Chương I
b) Hàm số bậc nhất và bậc hai
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Đại số \ Chương II
c) Phương trình, Hệ phương trình
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Đại số \ Chương III
d) Bất đẳng thức, Bất phương trình
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Đại số \ Chương IV
e) Thống kê
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Đại số \ Chương V
g) Cung và góc lượng giác, công thức lượng giác
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Đại số \ Chương VI
2.2.2.4.1.2. Hình học
a) Vectơ
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Hình Học \ Chương I
b) Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
Xem trên website phần:
Kiểm tra \ Hình Học \ Chương II
c) Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng
Xem trên website phần:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Kiểm tra \ Hình Học \ Chương III
2.2.2.4.5. Vui học
*) Truyện vui toán học.
*) Trò chơi toán học.
*) Bài toán vui.
Xem trên website phần: Vui học.
2.2.3. Thiết kế các modul của website
Cấu trúc của website nhƣ sau
2.2.3.1. Modul đăng ký quyền sử dụng
Để tham gia khai thác tài nguyên của website công vịêc đầu tiên là bạn
cần là tạo ra một tài khoản dành riêng cho bạn. Tài khoản này sau đăng kí sẽ
được ghi lên cơ sở dữ liệu, là cơ sở để nhà quản trị website quản lý được các
thành viên tham gia trong website.
Trang chủ
Đăng ký
Đăng nhập
Quản lý
thành
viên
Nội dung
chương
trình
Quản lý
điểm
Quản lý
Diễn đàn
Hệ thống
lý thuyết
Hệ thống
bài tập cơ
bản (bài tập
SGK, SBT,
hướng dẫn).
Hệ thống
bài tập nâng
cao (bài tập
SBT, SCK,
hướng dẫn
Hệ thống
kiến thứcđể
kiểm tra và
đánh giá.
Một số
nội dung
khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Cụ thể khi áp dụng chức năng này để quản lý website giáo viên sẽ căn cứ
vào tên đăng nhập để biết các thông tin đầy đủ về học sinh tham gia. Trên cơ sở
đó đánh giá ý thức học tập, trình độ nhận thức của học sinh.
Có thể khi áp dụng chức năng này để quản lý website người quản trị sẽ
căn cứ vào tên đăng nhập để biết các thông tin đầy đủ về các thành viên tham
gia website. Trên cơ sở đó đánh giá ý thức học tập, trình độ nhận thức của các
thành viên.
Có thể nói đây là cửa ngõ của website toàn bộ các chức năng khác muốn
hoạt động được cần căn cứ vào tên đăng nhập và mật khẩu có đúng hay không.
Khi đăng kí ta cần điền đầy đủ các thông tin sau
- Tên đăng nhập - Địa chỉ email
- Họ - Mật khẩu
- Tên - Xác nhận mật khẩu
Giao diện cửa sổ đăng kí nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Sau khi điền đầy đủ các thông tin, nhấn nút Tạo tài khoản mới máy sẽ tự
động ghi các thông tin này lên cơ sở dữ liệu, đồng thời hệ thống tự động xác
thực tài khoản qua địa chỉ email. Nếu địa chỉ email không đúng hay máy tính
không nối mạng thì hệ thống sẽ báo lỗi. Vì không xác thực địa chỉ email nên khi
đăng nhập bạn chỉ là khách.
Nếu các thông tin trong tài khoản này không được điền đầy đủ hệ thống sẽ
thông báo lỗi thiếu thông tin khi đó bạn phải điền đầy đủ.
Chú ý: Vậy cơ chế quản lý có account thứ hai đăng kí giống tên một
account đã có trước đó như thế nào? Hệ thống quản lý học tập Dotnetnuke cung
cấp cơ chế kiểm soát hai account cùng tên. Acount đăng kí sau sẽ không được
chấp nhận.
Người quản trị hướng dẫn các thành viên tham gia vào website, mỗi thành
viên tạo cho mình một tài khoản riêng, sau khi tiến hành đăng kí tài khoản thành
công tại email đã đăng ký có thư xác thực tài khoản, thành viên có thể click vào
thư này để truy cập trực tiếp vào website mà không cần thực hiện thao tác đăng
nhập hệ thống.
2.2.3.2. Modul đăng nhập hệ thống
Để vào được website ta cần điền thông tin về tên đăng nhập và mật khẩu
vào trang đăng nhập. Khi đăng kí thành công tên, mật khẩu và các thông tin
khác của bạn được lưu lại trong cơ sở dữ liệu, bạn muốn đăng nhập vào hệ thống
bạn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu mà phần mềm quản lý đề ra, tức là bạn
phải xác thực tài khoản của bạn có tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay không? Đây là
một thao tác truy xuất tới cơ sở dữ liệu và so sánh giá trị nhập vào của form
nhập có phù hợp với các trường được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hay không.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Giao diện cửa sổ đăng nhập
Sau khi điền đầy đủ và chính xác các thông tin ở cửa sổ này bạn hãy nhấn
vào nút Đăng nhập. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra tên đăng nhập của bạn đã tồn
tại hay chưa, nếu chưa tồn tại hệ thống sẽ báo lỗi, nếu đã tồn tại sẽ kiểm tra tiếp
mật khẩu cũ trùng với mật khẩu đã đăng kí hay không, và khi tất cả các thông tin
trên đều chính xác hệ thống sẽ cho phép bạn truy cập vào các tài nguyên của
website. Tại mỗi máy tính có một account đăng nhập thì hiển thị tên đăng nhập
thành công ở cuối cửa sổ và bên phải của trang chủ hiển thị toàn bộ các thành
viên đã đăng nhập vào hệ thống.
Khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ thông báo bạn đã đăng nhập ở phần
cuối của trang website. Bạn là thành viên của trang web, các quyền mà một
thành viên được cung cấp đó là:
- Tham gia học tập theo chương trình đã đề ra.
- Tham gia diễn đàn trao đổi ý kiến giữa các thành viên, gửi thông điệp
đến người quản trị website.
- Tham gia như một thành viên của lớp học, khai thác các tài nguyên liên
quan đến môn học do người quản trị đề xuất.
- Tìm kiếm các diễn đàn liên quan đến vấn đề mà các thành viên đang
quan tâm.
- Xem thông tin về các thành viên trong cùng website.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Nếu bạn chưa có tài khoản để tham gia như một thành viên vào website
thì bạn hãy kích chuột vào nút tạo tài khoản mới, website cung cấp cho bạn giao
diện đăng kí như ở chức năng trên đã giới thiệu.
2.2.3.3. Modul quản lý thành viên
Mục tiêu của website cần đạt được là tạo ra môi trường học tập không
giáp mặt, trong đó giáo viên vẫn giữ vai trò l người thầy quản lý việc học tập,
tiếp thu kiến thức của các thành viên. Khi các em đăng nhập vào website các em
đã trở thành thành viên của website, có thể thực hiện các bài tập, làm các bài
kiểm tra tại website.
Trong chức năng đăng kí, các thông tin về từng thành viên được lưu lại
làm cơ sở để người quản trị quản lý thành viên. Khi muốn xem danh sách các
thành viên trong website ta chỉ cần nhấn vào menu danh sách, khi đó website
triệu gọi cửa sổ hiển thị các thành viên tham gia website. Thực tế đây là thao tác
website tương tác với bảng đăng nhập của cơ sở dữ liệu để đưa ra các trường đã
được lưu trữ khi tiến hành đăng nhập. Không một ai có quyền sửa đổi, thêm
thông tin…trong cơ sở dữ liệu này, vì thế các thông tin đưa ra là hoàn toàn chính
xác với các thông tin mà các thành viên đã đăng nhập.
Tuỳ theo người quản trị hệ thống thiết lập các thông tin liên quan đến việc
acount đó: có thể thiết lập nếu sau 120 ngày acount không tham gia vào website
sẽ bị xoá khỏi cơ sở dữ liệu, có nhiều lựa chọn khác… Dotnetnuke là phần
mềm hỗ trợ khá đầy đủ khi tiến hành thiết kế website liên quan đến cơ sở dữ
liệu. Nếu ta sử dụng cách dùng thủ công gõ lệnh ASP thì nhiều khả năng không
được khai thác hết.
Giao diện của chức năng quản lý học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
- Danh sách các thành viên này do người quản trị kết nạp, sau khi đăng kí
bạn là thành viên của website được cung cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_TH_DXH.pdf