Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao

Tài liệu Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM    Nguyễn Thị Thanh Thắm THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11- NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM    Nguyễn Thị Thanh Thắm THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 – NÂNG CAO Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, các em HS và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trang Thị Lân. Sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết cùng lòng thương mến của cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Vă...

pdf113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM    Nguyễn Thị Thanh Thắm THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11- NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM    Nguyễn Thị Thanh Thắm THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 – NÂNG CAO Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, các em HS và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trang Thị Lân. Sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết cùng lòng thương mến của cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Văn Biều, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều, cho tôi những lời khuyên bổ ích và sự động viên tinh thần rất lớn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ của phòng khoa học công nghệ và sau Đại Học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em HS trường THPT Gia Định, THPT chuyên Hùng Vương, THPT Lê Minh Xuân, THPT Thạnh Lộc và các anh chị em đồng nghiệp khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi xin hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy học và chú ý đến phương pháp tự học. Như Bác Hồ đã từng nói: “dạy học lấy tự học làm cốt”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ), mục 5.2 nêu rõ “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,…”[15]. Điều 24.2. Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[22]. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu: - Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động học tập của học sinh. - Bồi dưỡng phương pháp tự học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vậy làm sao có thể truyền “ngọn lửa tự học cho học sinh”? Làm sao tạo niềm say mê hứng thú cho các em? Có lẽ không thể thiếu được vai trò của CNTT. Chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức. Thời đại mà CNTT được nhúng ghép vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế xã hội. Cho nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, vào nâng cao tính tích cực trong dạy học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Theo chỉ thị số 29/2001/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, một trong bốn mục tiêu đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn học”. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu. Chính vì những lí do trên đã thôi thúc em chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11- NÂNG CAO với mong muốn phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, tạo niềm hứng thú học tập cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế SGK điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao nhằm hỗ trợ việc tự học của học sinh THPT. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả của e-book. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế SGK điện tử nhằm hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh lớp 11 trường THPT.  Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học hóa học ở trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.  Nghiên cứu SGK lớp 10, lớp 11, lớp 12.  Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng e – book vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT.  Nghiên cứu một số phần mềm để thiết kế e –book.  Thiết kế SGK điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 (nâng cao).  Thực nghiệm sư phạm. 5. Phạm vi nghiên cứu Phần hóa học vô cơ lớp 11 (nâng cao THPT). 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế SGK điện tử có nội dung đầy đủ, hấp dẫn, giao diện đẹp sẽ kích thích hứng thú học tập, hỗ trợ tốt cho HS tự học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 7. Phương pháp nghiên cứu  Đọc và nghiên cứu tư liệu.  Tổng hợp tư liệu.  Phương pháp điều tra.  Phân tích và tổng hợp.  Thực nghiệm sư phạm.  Phương pháp xử lí thông tin. 8. Những đóng góp mới của đề tài  Sử dụng CNTT thiết kế các bài học dưới dạng e-book, hỗ trợ HS tự học, tự nghiên cứu.  Giúp GV có nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương “Nhóm nitơ” và chương “Nhóm cacbon”. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hiện nay, với sự phát triển của Internet chỉ cần tìm trên mạng là đã có rất nhiều các website về hoá học nhưng chủ yếu đều là tiếng Anh, điều này gây trở ngại lớn trong việc tìm kiếm tri thức của HS phổ thông. Các website của các trường THPT phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các thông tin chung về trường, trợ giúp phụ huynh theo dõi điểm số của HS,… mà không có các dịch vụ liên quan đến học trực tuyến. Một số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí; còn các website khác thì mức độ tin cậy lại không đảm bảo, đòi hỏi HS phải biết chọn lọc thông tin để tiếp nhận nếu không sẽ rơi vào tình trạng bội thực thông tin nhưng lại đói kiến thức. Trên mạng có rất nhiều e- book nhưng chủ yếu là kênh chữ, ít sinh động. Bên cạnh đó, số lượng đề tài về nghiên cứu thiết kế website tự học trong các khóa luận và luận văn tốt nghiệp đến nay chưa nhiều. Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội: 1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Web site phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 9. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 10. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Thu Hà (2007), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 – nâng cao chương “ Nhóm halogen”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 12. Trần Tuyết Nhung (2007), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “ Dung dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Các website này đều có điểm chung là giúp HS có một công cụ tự học hiệu quả. Mặc dù vậy, còn tồn tại một số vấn đề sau: - Các website chủ yếu được xây dựng trên phần mềm Dreamweaver. - Phần tư liệu mỗi bài học chưa phong phú. - Các bài học chưa phân rõ mục lục để thuận tiện tìm kiếm trong quá trình học. HS xem từng phần phải kéo hết toàn bài. - Phần bài tập còn hạn chế. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học 1.2.1. Phương pháp dạy học Theo TS Trịnh Văn Biều [5], PPDH là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc hay không, phần lớn phụ thuộc vào PPDH của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục quan tâm. PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. PPDH theo nghĩa rộng bao gồm: + Phương tiện dạy học. + Hình thức tổ chức dạy học. + PPDH theo nghĩa hẹp. 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới trong phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chị thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chị thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”[22]. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực a) Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống thực tế của đời sống, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kỹ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. b) Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội. c) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy cô giáo. d) Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS. Trong phương pháp tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS. Nhìn chung từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 1.2.4. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của CNTT. CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong xã hội và là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Trong giáo dục – đào tạo, việc đổi mới PPDH bằng cách sử dụng CNTT đang là một xu thế của thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ XXI do ảnh hưởng của ICT”. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,… Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”[15]. Nghị quyết được cụ thể hóa bằng chỉ thị 58 – CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”. Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã quyết định chọn năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo. Chỉ thị cũng nêu rõ “CNTT là một phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”. Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa chỉ tiêu thi đua về ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương các cơ sở giáo dục và các cá nhân đã có đóng góp tích cực về ứng dụng CNTT trong giáo dục. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT và đánh giá xếp hạng website của các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 55/2008/CT – BGDĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 (30/09/2008) [11]. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 1.3. Tự học 1.3.1. Tự học là gì? Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [20], tự học là: “…quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo.”. Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. GS-TS Chu Hảo, thứ trưởng Bộ KHCNMT trả lời thẳng vào câu hỏi về kinh nghiệm của riêng ông trong việc tự học: “Mỗi khi muốn hiểu sâu đề tài nào, tôi tự yêu cầu mình phải viết một bài về vấn đề đó. Vậy là tôi phải tìm tài liệu đọc, hỏi han, lắng nghe và phải đào sâu, nắm vững mới viết ra mạch lạc được. Đó là chưa kể còn phải chuẩn bị các phụ lục tài liệu cho những chỗ khúc mắc, phức tạp phòng khi cần trình bày có thể bị chất vấn”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện,…Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. 1.3.2. Các hình thức của tự học Theo TS. Trịnh Văn Biều [7], có 3 hình thức tự học: - Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. - Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. - Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. Trong thực tế có thể học theo nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hình thức nào thì tự học vẫn là cốt lõi của quá trình học. Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức và hoàn thiện nhân cách của con người. 1.3.3. Chu trình dạy – tự học Theo Nguyễn Kỳ “Quá trình dạy – tự học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: thầy (dạy), trò (tự học), tri thức. Ba thành tố cơ bản đó luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau theo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt chẽ quá trình dạy của thầy với quá trình tự học của trò làm cho dạy học cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục cao.” [21]. 1.3.3.1. Chu trình tự học của trò Chu trình tự học diễn biến theo ba thời: Tự nghiên cứu (I), Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (III). Hình 1.1. Chu trình học ba thời của Nguyễn Kỳ - Thời (I): Tự nghiên cứu Trước một tình huống học tập, chủ thể bắt đầu thấy có nhu cầu hay hứng thú tìm hiểu. Các em sẽ tự tìm hiểu vấn đề, tiến hành thu nhận thông tin có liên quan đến vấn đề đó, xử lý thông tin, xây dựng các giải pháp, các giả thuyết, thử nghiệm giải pháp, kết quả, đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề. Chủ thể tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân. - Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy Qua thời (I), chủ thể đã tự thể hiện mình bằng văn bản, lời nói, tự đặt mình vào tình huống, tự giải quyết vấn đề và đưa ra sản phẩm có tính chất cá nhân. Giờ đây, cần tiếp tục tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại với các bạn và thầy bằng cách tự trình bày và bảo vệ sản phẩm học của mình, hỏi bạn và thầy về những gì mình chưa tự trả lời được. Tranh luận và kết luận của thầy và các bạn sẽ cho phép chủ thể bổ sung sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm khách quan hơn, có tính chất xã hội. - Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Thảo luận ở cộng đồng lớp và kết luận của thầy đã cung cấp thông tin phản hồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, lấy đó làm cơ sở cho người học so sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình và cuối cùng tổng hợp, chốt lại vấn đề rồi tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn chỉnh thành sản phẩm khoa học, và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình, sẵn sàng bước vào một tình huống học mới. 1.3.3.2. Chu trình dạy của thầy Chu trình học ba thời “Tự nghiên cứu – Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy – Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” chỉ có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy. Chu trình dạy của thầy cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình học của trò. + Thời (1): Hướng dẫn. Với vai trò thiết kế và ủy thác, thầy lập kế hoạch, chuẩn bị quá trình dạy học cả về mặt mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức, biến ý đồ dạy học thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của học sinh, chuyển giao cho trò không phải những tri thức dưới dạng có sẵn mà là những tình huống để trò hoạt động và thích nghi. + Thời (2): Tổ chức Ở thời (II), thầy là người tổ chức cách học hợp tác hai chiều đối thoại trò – trò, trò – thầy, như giúp đỡ cá nhân trình bày, bảo vệ sản phẩm học, tổ chức thảo luận ở cộng đồng lớp học, lái cuộc tranh luận theo đúng mục tiêu. Cuối cùng thầy là người trọng tài kết luận về những gì người học đã tự tìm ra và tranh luận thành tri thức khoa học. + Thời (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra. Ở thời (III), thầy là người cố vấn cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh như cung cấp thông tin liên hệ ngược về sản phẩm học (kết luận, đánh giá, cho điểm…), giúp đỡ trò tự đánh giá, tự sửa sai, tự rút kinh nghiệm về cách học. Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học, tự học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể, dưới sự hướng dẫn hợp lý của nhà giáo. 1.3.4. Vai trò của tự học Theo GS - TS Chu Hảo, thứ trưởng Bộ KHCNMT: “Tự học là một chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa tri thức’’. Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Ngày nay, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, do đó xã hội cũng liên tục biến đổi. Cách đây không lâu nhiều người vẫn nói: cứ khoảng 7 năm, vốn kiến thức của nhân loại lại tăng gấp đôi, nhưng bây giờ, “7 năm” đã trở nên lạc hậu và phải thay bằng “18 tháng”. Trong khi đó thì thời gian học không tăng, điều đó đòi hỏi mọi người cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, con người luôn ý thức về tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng lực lý giải cho tương lai mình. Để có được những năng lực ấy, con người phải học tập không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng. Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Cốt lõi của việc đổi mới dạy học là rèn cho HS phương pháp học tập tích cực. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho các em phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dạy nội lực vốn có. Kết quả học tập tăng lên gấp bội. Vì vậy có thể nói rèn luyện cho HS phương pháp học nói chung và phương pháp tự học nói riêng không chỉ là một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trên ghế nhà trường, HS có học thật, làm thật mới sống thật nên người, có tích cực tự học, tự làm dưới sự hướng dẫn của thầy, mới tự trang bị cho mình kỹ năng học, kỹ năng làm, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng sống - những kỹ năng tối cần thiết cho con người tiếp tục tự học hành sáng tạo suốt đời. Chỉ có tự học mới đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996. 1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích 1.3.5.1. Tự học qua mạng Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT thì việc học qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết. Với hình thức học này người học sẽ chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm,…với sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. 1.3.5.2. Lợi ích của tự học qua mạng Bill Gates, ông chủ tập đoàn Microsoft, đã khẳng định: “Một trong những điều kỳ diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính Internet đã làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san phẳng,… Một điều tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên thế giới đưa bài giảng lên Internet. Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài giảng, chủ đề…, thậm chí là những giáo sư danh tiếng để học tập mà không phải trả tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới”. Với tác động của Internet, môi trường dạy học đã thay đổi rất nhiều:  Yếu tố thời gian không bị ràng buộc chặt chẽ, xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ.  Yếu tố không gian sẽ không còn ràng buộc, xuất hiện các lớp học ảo có quy mô lớn.  Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu nữa. Người học phải tìm cách truy tìm thông tin họ cần, đáng giá và xử lý thông tin để biến tri thức qua giao tiếp.  Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hóa.  Mối quan hệ giữa người dạy và người học theo chiều dọc sẽ được thay thế bởi mối quan hệ theo chiều ngang. Người dạy trở thành chuyên gia, hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thật sự chủ động thích nghi. Nhóm trở nên rất quan trọng vì là môi trường để đối thoại, tư vấn và hợp tác.  Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần dần, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.  Việc đánh giá không còn dựa nhiều vào thi cử như trước nữa, mà dựa vào quá trình tiêu hóa tri thức, biểu hiện ở năng lực tiến hành nghiên cứu, thích nghi, giao tiếp, hợp tác,…  Sự khác biệt giữa các loại hình và cấp bậc giáo dục sẽ ít quan trọng hơn trước đây vì giáo dục thường xuyên sẽ quan trọng nhất.  Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp dẫn, tiện dụng cho người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.  Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo. Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng-1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho HS biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. 1.4. Sách giáo khoa điện tử (e-book) 1.4.1. Khái niệm e-book Theo trang web www.thuvien-ebook.com [61] “E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu theo cách đơn giản nhất, sách điện tử (e-books hay digital books) là phiên bản dạng số (hay điện tử) của sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vào người xuất bản. Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay e-book readers)”. Trong luận văn này, có thể hiểu sách giáo khoa điện tử thực chất giống như một cuốn sách giáo khoa bình thường nhưng có bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm, nhiều bài tập hoá học… và được sử dụng thông qua hệ thống máy tính.  Những tính năng ưu việt của e-book Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: - Rất gọn nhẹ, giá thành rẻ. - Nhiều hình ảnh, phim minh họa rõ nét, hấp dẫn. - Khả năng lưu trữ lớn, có thể chứa rất nhiều thông tin, hình ảnh, phim,… Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các thiết bị kỹ thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành sách điện tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để chúng ta tìm một tác phẩm nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo dạng e-book.  Nhược điểm của e-book - Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. - Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những “định dạng” khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như .pdf, .prc, .lit, … Những tập tin này sở dĩ khác nhau vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, ta cần phải có những chương trình tương ứng. 1.4.2. Mục đích thiết kế e-book Thiết kế SGK điện tử (e-book) hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của HS phổ thông như là một công cụ tự học thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả tự học thông qua những kiến thức được minh họa một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, khi GV ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể sử dụng SGK điện tử như là một tài liệu tham khảo. 1.4.3. Các yêu cầu thiết kế e-book Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước): 1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):  Hiểu rõ mục tiêu.  Các tài nguyên có thể có.  Đối tượng sử dụng. 2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):  Các chiến lược dạy học.  Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).  Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng. 3. Development (phát triển các quá trình):  Thiết kế đồ hoạ.  Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).  Hình thức và nội dung các trang Web.  Phương tiện thực tế ảo. 4. Implementation (triển khai thực hiện): Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học:  Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.  Thủ tục tiến hành với thầy.  Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.  Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực). 5. Evaluation (lượng giá): Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp.  Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).  Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).  Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).  Bậc 4: Kết quả thực tế (Results). Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick 1.4.4. Các phần mềm thiết kế e-book 1.4.4.1. Macromedia Dreamweaver 8 Các tính năng biên soạn trực quan trong Dreamweaver cho phép bạn tạo nhanh các trang web mà không cần các dòng mã. Bạn có thể xem tất cả các thành phần trong website của bạn và kéo chúng trực tiếp từ một panel dễ sử dụng vào một văn bản. Bạn có thể nâng cao sản phẩm của mình bằng cách tạo và sửa các ảnh trong Adobe photoshop hoặc trong ứng dụng ảnh khác, rồi sau đó chèn trực tiếp vào Dreamweaver. Bên cạnh những tính năng kéo và thả giúp xây dựng trang web, Dreamweaver còn cung cấp một môi trường viết mã đầy đủ chức năng bao gồm các công cụ viết mã (như tô màu mã, bổ sung thẻ tag, thanh công cụ mã và thu bớt mã) và nguyên liệu tham chiếu ngôn ngữ trong Cascading Style Sheets (CSS), JavaScript, ColdFusion Markup Language (CFML) và các ngôn ngữ khác. Công nghệ Macromedia Roundtrip HTML nhập các văn bản HTML viết mã thủ công mà không định dạng lại mã; khi đó bạn có thể định dạng lại mã với phong cách định dạng của riêng mình. Dreamweaver cũng cho phép xây dựng các ứng dụng web động dựa theo dữ liệu sử dụng công nghệ máy chủ như CFML, ASP.NET, ASP, JSP, và PHP. Nếu sở thích của bạn là làm việc với dữ liệu XML, Dreamweaver cung cấp những công cụ cho phép bạn dễ dàng tạo các trang XSLT, chèn file XML và hiển thị dữ liệu XML trên trang web của bạn. Dreamweaver có thể tùy biến hoàn toàn. Bạn có thể tạo cho riêng mình những đối tượng và yêu cầu, chỉnh sửa shortcut bàn phím và thậm chí viết mã JavaScript để mở rộng những khả năng của Dreamweaver với những hành vi mới, những chuyên gia giám định Property mới và những báo cáo site mới. 1.4. Flash CS3 4.2. Adobe Ngày nay, Internet và đặc biệt là World Wide Web (WWW) đã trở thành một dịch vụ thông tin gắn chặt với đời sống kinh tế - xã hội và Adobe Flash trở thành một đồ họa hoạt hình cho web. Adobe Flash (trước đây là Macromedia Flash) là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động. Flash cũng có thể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpg,...để phù hợp với các ứng dụng của người sử dụng như trên Web, CD,.. Có thể nói rằng Adobe Flash là chìa khóa để thiết kế và cung cấp các trang Web với những nội dung có mô hình động và kích thước tập tin rất nhỏ. Trong luận văn, Adobe Flash CS3 sử dụng để thiết kế các hiệu ứng chuyển động và hệ thống thể hiện các dữ liệu hình ảnh và văn bản được kết nối chặt chẽ với nhau trong SGK Điện tử. 1.4.4.3. Adobe photoshop a. Giới thiệu Adobe Photoshop là một chương trình xử lí ảnh mạnh nhất hiện nay, dựa vào các công cụ và các lệnh thích hợp, bạn có thể hiệu chỉnh hình ảnh theo ý muốn như: - Khắc phục các lỗi kĩ thuật thông thường trong tấm ảnh. - Chỉnh sửa hình ảnh để loại bỏ các vết dơ, vết trầy, thậm chí có thể loại bỏ cả một mảng hình mà mình không thích. - Sửa chữa ảnh nghệ thuật. - Để tạo trang web, rất cần đến Photoshop vì nhờ nó mà hình ảnh trở nên nhẹ ký hơn và màu sắc phù hợp hơn. b. Hình ảnh Do hình ảnh được tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên Photoshop có thể nhận diện được nhiều dạng thức file khác nhau (dạng thức file được thể hiện thông qua phần mở rộng của tên file). Đồng thời sản phẩm được tạo ra từ Photoshop cũng có thể lưu lại dưới những dạng thức file khác nhau để các chương trình ứng dụng khác sử dụng được.  psd là file được tạo bởi chương trình Photoshop.  jpg (Joint Photographic Experts Group) là dạng thức file nén có tổn thất (hình ảnh được phục hồi không được đầy đủ như hình ảnh ban đầu), loại file này được dùng khá nhiều trong Photoshop và cũng thường được dùng trong trang Web).  png là dạng thức file nén không tổn thất “lossless” và có thể hiện thị dần khi tải xuống.  gip (Graphic Interchange Format) là một dạng thức file nén thường dùng trong trang Web).  bmp thường là sản phẩm của chương trình Paint trong Microsoft Windows.  tif (Tagged Image File Format) là loại file dùng được trên máy Macintosh và máy PC. c) Cửa sổ chương trình Khởi động chương trình: Start – Programs – Photoshop – Adobe Photoshop CS3 Cửa sổ chương trình chính của Photoshop hiện ra tương tự như hình sau. 1.4.4.4. Swf text Swf text là công cụ sáng tạo về văn bản Flash động. Nó bao gồm trên 160 hiệu ứng về chữ và trên 30 hiệu ứng hình nền, và người dùng cũng có thể tùy chỉnh tất cả các đặc tính của Flash, bao gồm font, màu chữ, bố trí,... Với Swf text, một người không chuyên nghiệp vẫn có thể dễ dàng tạo được một Flash banner hay một trang giới thiệu chỉ trong vài phút. Với Swf text, người dùng có thể tùy chỉnh một bộ phim Flash bằng cách điều chỉnh tất cả các thuộc tính, bao gồm cỡ phim, tốc độ playback, màu nền, ảnh nền, hiệu ứng nền, text, hiệu ứng chữ động, font, màu chữ, chữ alpha trong suốt, cỡ chữ, xoay ngang xoay dọc chữ, dàn chữ, link đến website.  Sử dụng phần mềm Swf text để tạo banner + Khởi động chương trình Swf text. + Vào menu Movie chọn kích thước của banner. + Vào menu Background chọn hình nền hoặc màu nền cho banner. + Vào menu Background effect chọn hiệu ứng của background. + Vào menu Text để đánh nội dung. Lưu ý: chỉ hỗ trợ bảng mã VNIWindowns. + Vào menu Text effect để tạo hiệu ứng cho chữ. + Hoàn chỉnh Save lại dưới đuôi.swf.  Cách chèn flash vào Dreamweaver: Trong cửa sổ thiết kế của Adobe Dreamweaver – vào menu Insert – chọn mục Media – Flash. Sau đó tìm đến file index intro .swf. 1.4.4.5. Sothink Swf Decomplier Đây là phần mềm chuyển các file flash từ swf sang flv. Giúp người dùng có thể sửa các file flash có sẵn theo ý muốn của mình  Sử dụng phần mềm Sothink Swf Decomplier để sửa flash Khởi động Sothink Swf Decomplier, vào menu Qick Open chọn file swf cần chuyển, sau đó vào menu Export Fla. File swf sẽ chuyển thành fla. Sau đó ta tiến hành sửa theo ý muốn và save lại. 1.4.4.6. Math Type 5.0 Đây là phần mềm toán học hỗ trợ rất mạnh trong việc đánh nhanh các phương trình hóa học, các biểu thức toán học nhờ các phím tắt. Phiên bản 5.0 tương thích với cả WinMe và XP, Office 97, 2000, XP. Rất dễ sử dụng.  Một số phím tắt sử dụng trong MathType Ctrl + Shift + Q: Khởi động màn hình MathType Ctrl + L : Subcript. Ctrl + H : Superscript. Ctrl+K, rights : → Ctrl+K, left: ← Ctrl + F : Phân số. Ctrl + K: Căn số 1.4.4.7. Avidemux Avidemux là một chương trình miễn phí dùng để thực hiện các thao tác chỉnh sửa video đơn giản như cắt, lọc hay encode một cách mạnh mẽ, mà không làm giảm chất lượng file, không cần convert, nhanh chóng và vẫn giữ nguyên dung lượng file như cũ. Chương trình hỗ trợ nhiều loại file, bao gồm AVI, MPEG tương thích DVD, MP4 và ASF, và sử dụng nhiều loại code khác nhau. Avidemux chạy được trên các hệ điều hành Windows, Linux, BSD và Mac OS X.  Cách cắt nhỏ phim có đuôi flv + Nhấp 'Open' mở file cần cắt. + Ở 2 box video và audio chọn "Copy". + Ở box format chọn định dạng là file Flv. Chú ý (nếu file có đuôi khác như .avi hay .mp4 thì ở box format người dùng phải chọn định dạng tương ứng, nếu chọn khác với định dạng gốc của file thì chương trình sẽ tự động convert file gốc của bạn thành file có đuôi ở box format). + Trên thanh timeline ta chọn điểm A tại frame bắt đầu muốn cắt. Sau đó kéo chuột tới frame cuối chọn điểm B. Sau đó bấm delete. Phim sẽ tự động cắt từ điểm A tới điểm B. + Nhấp 'Save' và lưu file dưới dạng tenphim.flv  Cách nối phim có đuôi flv Giả sử có 2 file 1.flv và 2.flv,để nối được chúng ta làm các bước sau: + Open file 1.flv lên trước + Nhấp File – Append - chọn tiếp 2 .flv + Ở khung video và audio chọn "Copy" , khung format chọn "FLV". + Save file với tênphim.flv 1.4.4.8. Aigo Video to AVI/MPEG/XVID/MOV/FLV/WMV/ASF/RM Converter 2.0.21 - Chương trình Aigo Video sử dụng để chuyển đổi các định dạng phim khác nhau về định dạng chuẩn chung dùng cho Flash là FLV.  Sử dụng phần mềm Aigo Video chuyển đuôi phim thành flv Các bước thực hiện + Khởi động chương trình Aigo Video. + Vào menu File – chọn Add file – chọn file cần chuyển đổi. + Trong mục Profile – chọn *.flv. + Trong mục Output – chọn nơi cần lưu file chuyển đổi. + Chọn nút Start – Convert để bắt đầu chuyển đổi. 1.4.4.9. Snagit 9  Sử dụng phần mềm Snagit + Nhấn Ctrl + ship + P để khởi động chương trình Snagit. + Chọn phần cần chụp. Lúc này Snagit xuất hiện một chương trình Snagit 9 Editor. Cửa sổ này dùng để chỉnh sửa lại hình ảnh vừa chụp được và lưu lại hình ảnh vừa chụp.  Sử dụng phần mềm Photoshop để lưu lại hình ảnh chụp được dưới dạng tốt nhất Copy hình ảnh chụp được trong Snagit. Paste sang vùng làm việc của Photoshop. Chỉnh sửa hình ảnh theo ý muốn. Save lại dưới dạng Save for Web &Devices. Chọn Quality: 100. Định dạng file cần lưu. Sau đó save lại. 1.5. Thực trạng việc sử dụng e-book vào dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được chú trọng; quá trình kỹ thuật hoá hoạt động giảng dạy trong nhà trường đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý. Hiện nay các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng internet và tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera…), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad, ChemOffice, Chemsketch, Cyber Chem, Crocodile Chemistry 605, đĩa thí nghiệm quay sẵn, các mô hình, mô phỏng thiết kế sẵn các câu hỏi trắc nghiệm tự kiểm tra (Quiz), phần mềm bảng hệ thống tuần hoàn, phần mềm soạn thảo bài giảng: Powerpoint, Violet,... Do sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Tuy nhiên phần lớn GV vẫn chưa khai thác các phần mềm hỗ trợ bài giảng, chưa có điều kiện tìm kiếm thông tin trên internet và cũng chưa có điều kiện tìm hiểu về PMDH. Một số GV có sử dụng đồ dùng dạy học nhưng cũng chủ yếu là ở những tiết đánh giá hay thao giảng. Việc sử dụng CNTT và truyền thông như một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy và học mới ở mức sử dụng các phương tiện nghe, nhìn như xem băng, đĩa hình các tiết dạy minh họa hoặc tư liệu hình ảnh. Tỷ lệ GV và HS dùng máy vi tính truy cập mạng internet để tìm kiếm, khai thác thông tin chưa nhiều. Đặc biệt việc sử dụng e-book trong dạy học hầu như không có. Việc GV tự mình đầu tư thiết kế một e-book cũng rất ít. Thông thường đó là sản phẩm khóa luận tốt nghiệp hoặc luận văn của sinh viên và học viên. Khi hoàn thành, một số người phát triển thêm đưa vào trang web của trường làm tư liệu tự học cho HS. Một số GV khác sử dụng tư liệu trong e-book để làm phong phú thêm bài giảng của mình. Hiện nay, trên thị trường có sách giáo khoa điện tử hóa học lớp 8, lớp 9 do nhà xuất bản Giáo dục phối hợp với Công ty Tin học Công Tâm sản xuất và tung ra thị trường. Nhưng sách giáo khoa điện tử lớp 10, lớp 11, lớp 12 hiện nay vẫn chưa thấy xuất hiện. Đối với các em phổ thông hiện nay, tài liệu học tập chủ yếu vẫn là những cuốn SGK truyền thống, việc tự học trên SGK điện tử với những hình ảnh, âm thanh, video, tư liệu còn rất mới lạ. Hầu hết các GV đều thấy được tầm quan trọng của e-book trong việc nâng cao khả năng tự học của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Nhưng thực tế hầu hết các trường phổ thông đều chưa xây dựng cho mình kho SGK điện tử bộ môn hóa học và mang vào trong giảng dạy. Thậm chí, hiện nay phương tiện dạy học đối với hầu hết các GV chỉ là cuốn giáo án, chiếc micro và viên phấn trắng. Nhiều giờ dạy được GV tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí nhiều GV còn đọc chậm cho HS chép lại những gì có sẵn ở giáo án. Điều đó có thể là do rất nhiều nguyên nhân sau: - Kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. - Nhiều GV không quan tâm đến việc ứng dụng CNTT; chưa đầu tư suy nghĩ nhiều về cách thức sử dụng phương tiện dạy học; chưa chịu khó sưu tầm và tự tạo ra các thiết bị dạy học phù hợp. - Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. - Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. - Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. - Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả. Trước tình hình hiện nay, một vấn đề được đặt ra: Liệu có quá viễn vông khi mơ ước rằng một ngày nào đó các SGK của chúng ta được để trong một trang web nào đó, cho học trò tải xuống miễn phí, và tự học. Ta sẽ có một thư viện online khổng lồ. Kiến thức sẽ đến với bất kỳ ai sau một cái click chuột. HS nghèo nhất cũng có khả năng liên lạc với bậc thầy nổi tiếng nhất. Một môi trường học tập, tham khảo mà ai cũng có cơ hội tham gia, bổ túc cho nhau, học hỏi lẫn nhau. Chẳng phải đấy là mục đích tối hậu của phổ cập giáo dục. Tất cả có thể bắt đầu bằng một ước mơ -ước mơ bắt kịp phần còn lại của thế giới.Và đó thật sự là một thách thức lớn đối với giáo dục Việt Nam. Chương 2 THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “NHÓM NITƠ” VÀ CHƯƠNG “NHÓM CACBON” LỚP 11 - NÂNG CAO 2.1. Vị trí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nhóm nitơ” 2.1.1. Vị trí, mục tiêu của chương “Nhóm nitơ” 2.1.1.1. Vị trí Trong SGK hóa học lớp 11 nâng cao, chương “Nhóm nitơ” là chương thứ 2 được nghiên cứu sau chương về lí thuyết chủ đạo “Sự điện li”. 2.1.1.2. Mục tiêu  Kiến thức  HS biết: - Tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho. - Tính chất vật lí, hóa học của một số hợp chất: NH3, NO, NO2, HNO3, P2O5, H3PO4. Phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và một số hợp chất của nitơ, photpho.  HS hiểu: - Sự liên quan giữa vị trí của nitơ và photpho trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, phân tử của chúng.  Kĩ năng Rèn kỹ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử, thuyết điện li, khái niệm axit – bazơ để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất nitơ, photpho. - Viết phương trình hóa học dạng phân tử, ion thu gọn, phương trình phản ứng oxi hóa khử biểu diễn tính chất hóa học của nitơ, photpho và các hợp chất quan trọng của chúng. - Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học. - Giải bài tập định tính và định lượng có liên quan tới kiến thức của chương. - Vận dụng kiến thức hóa học giải thích một số hiện tượng thực tế.  Giáo dục tình cảm, thái độ - Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống. 2.1.2. Nội dung của chương “Nhóm nitơ” Tổng số tiết : 13 tiết (10 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành) Với hệ thống các bài sau: Bài 9. Khái quát nhóm nitơ Bài 10. Nitơ Bài 11. Amoniac và muối amoni Bài 12. Axit nitric và muối nitrat Bài 13. Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ Bài 14. Photpho Bài 15. Axit photphoric và muối photphat Bài 16. Phân bón hoá học Bài 17. Luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của photpho Bài 18.Thực hành Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học 2.1.3. Một số nội dung mới và khó 2.1.3.1. Những nội dung mới của chương “Nhóm nitơ” SGK lớp 11 nâng cao so với sách cơ bản - Khái quát về nhóm nitơ. - Phản ứng tạo phức của NH3 và phản ứng oxi hóa NH3 bằng CuO. - Phản ứng oxi hóa photpho bằng một số hợp chất HNO3 đặc, KClO3, KNO3, K2Cr2O7. - Phản ứng thủy phân muối photphat. - Vận dụng triệt để hơn các kiến thức về sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất, hợp chất để giải thích tính chất hóa học của chúng. Lí thuyết về cân bằng hóa học, sự phân li axit, bazơ, hằng số phân li axit, bazơ được đưa ra nhiều hơn. 2.1.3.2. Một số lưu ý về nội dung SGK nâng cao - Cần nhấn mạnh sự khác nhau về cấu tạo và độ bền của phân tử nitơ và phân tử photpho. - Ở nguyên tử nitơ không có khả năng kích thích cặp electron đã ghép ở phân lớp 2s đã chuyển sang obitan 3s của lớp thứ 3,vì vậy trong các hợp chất nitơ có hóa trị ba. Trong khi các nguyên tố khác trong nhóm có thể có hóa trị năm trong các hợp chất. - Trước đây người ta cho rằng tính bazơ là do NH3 kết hợp với H2O tạo thành phân tử NH4OH, nhưng thực tế không có bằng chứng chứng minh sự tồn tại của phân tử này. - Khả năng kết hợp của NH3 với H2O, với axit tạo thành ion NH4+ và với ion kim loại như Zn2+, Cu2+, Ag+… tạo thành cation phức (gọi chung là amoniacat kim loại) [Zn(NH3)4]2+, [Cu(NH3)4]2+, [Ag(NH3)2]+… là do sự tạo thành liên kết cho - nhận (gọi là liên kết phối trí) giữa cặp electron chưa sử dụng của nguyên tử N trong phân tử NH3 và obitan còn trống của ion kim loại. - Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi đun nhẹ phân hủy thành amoniac. - Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân sẽ sinh ra sản phẩm khác nhau của nitơ do xảy ra tương tác oxi hóa khử. Lưu ý: Với muối (NH4)2SO4: ot(NH ) SO NH NH HSO4 2 4 3 4 4  Tiếp tục đun nóng thêm, muối NH4HSO4 sẽ bị phân hủy: otNH HSO N NH SO H O4 4 2 3 2 23 3    6 - Trong môi trường trung tính, ion NO3 không có khả năng oxi hóa. - Trong môi trường axit, ion NO3 có khả năng oxi hóa giống như HNO3. - Trong môi trường kiềm mạnh lấy dư, ion NO3 bị Al (hoặc Zn) khử đến NH3. Al OH NO H O AlO NH3 2 2 38 5 3 2 8 3         - Một trong những điểm cần nhấn mạnh của muối photphat là phản ứng thủy phân. + Trong số các muối photphat trung hòa tan, muối của kim loại kiềm thủy phân mạnh trong dung dịch cho môi trường bazơ. + Muối hidrophotphat bị thủy phân yếu hơn: Quá trình thủy phân này xảy ra mạnh hơn so với quá trình phân li axit: Nên dung dịch có môi trường bazơ yếu. + Muối đihiđrophotphat bị thủy phân yếu hơn nữa: Quá trình thủy phân này xảy ra kém hơn so với quá trình phân li axit Nên dung dịch có môi trường axit yếu. 2.1.4. Phương pháp dạy học chương “Nhóm nitơ” 2.1.4.1. Sử dụng phương pháp diễn dịch Khi nghiên cứu nhóm nitơ, do HS đã được học đầy đủ các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, sự điện li, khái niệm axit, bazơ, muối). Vì vậy cần dùng phương pháp suy diễn hay diễn dịch. Sự suy lí diễn dịch được tiến hành trong mối quan hệ: + Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử (cấu hình electron) suy ra dạng liên kết hóa học trong phân tử, hoặc từ cấu tạo phân tử, xác định các dạng liên kết và số oxi hóa. Từ đó yêu cầu HS dự đoán tính chất của các đơn chất và hợp chất. + Dùng thí nghiệm hóa học hoặc phương trình hóa học để kiểm chứng khẳng định những dự đoán là đúng đắn. + Từ tính chất suy ra: Cách bảo quản, ứng dụng, điều chế, trạng thái tự nhiên. Ví dụ: Khi nghiên cứu bài amoniac. - Dựa vào cấu tạo của NH3, giải thích tính bazơ của NH3. - Dựa vào lí thuyết axit – bazơ của Bronsted viết phương trình điện li của NH3 trong nước. - Dùng những hóa chất đã có, yêu cầu HS hãy chứng minh điều dự đoán của mình. 2.1.4.2. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa và kiểm chứng Các thí nghiệm biểu diễn của GV trong chương này chủ yếu được tiến hành theo phương pháp minh họa, kiểm chứng để khẳng định những dự đoán về tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất hoặc hợp chất của nitơ, photpho là đúng đắn. Ví dụ: GV giới thiệu mục đích thí nghiệm: Hãy xác minh xem axit nitric có khả năng oxi hóa một số kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ( như Cu, Ag...) hay không? GV thảo luận với HS định làm thí nghiêm gì? Làm như thế nào? HS tiến hành thí nghiệm và tự rút ra kiến thức cần học. Phương pháp dạy học này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, phát triển tư duy của HS. 2.1.4.3. Sử dụng bài tập có thao tác tư duy so sánh đối chiếu Trong dạy học hóa học, khi hình thành kiến thức mới, GV thường so sánh với kiến thức đã học trước, để giúp HS dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức mới. Ví dụ 1: Khi hình thành kiến thức mới về axit nitric, GV có thể so sánh với axit sunfuric đặc. Ví dụ 2: Khi dạy bài photpho, giáo viên có thể đưa câu hỏi so sánh khả năng hoạt động của nitơ – photpho, của photpho trắng và photpho đỏ. Photpho có độ âm điện bé hơn nitơ. Nhưng tại sao ở nhiệt độ thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ? Em hãy so sánh khả năng hoạt động của photpho trắng và photpho đỏ? Giải thích? 2.1.4.4. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ Thông qua phương pháp trên, GV đã hoạt động hóa người học. Mặt khác người học chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng. Có thể trao đổi hỗ trợ nhau trong quá trình khám phá kiến thức mới. Có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kiến thức đúng hay sai. 2.1.4.5. Lồng ghép giáo dục môi trường vào nội dung bài học Trong chương này có rất nhiều nội dung giáo dục môi trường như bài phân bón hóa học (bón phân hợp lí và vấn đề ô nhiễm môi trường đất), axit nitric (mưa axit, khói mù quang hóa,…) do đó GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em. 2.2. Vị trí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nhóm cacbon” 2.2.1. Vị trí, mục tiêu của chương “Nhóm cacbon” 2.2.1.1. Vị trí Trong SGK hóa học lớp 11 nâng cao, chương “Nhóm cacbon” là chương thứ 3 được nghiên cứu sau chương về lí thuyết chủ đạo “ Sự điện li” và chương 2 “Nhóm nitơ”. 2.2.1.2. Mục tiêu  Kiến thức  HS hiểu: - Cấu tạo nguyên tử và vị trí của các nguyên tố nhóm cacbon trong BTH. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic. - Phương pháp điều chế đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic.  Kĩ năng Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng: + Quan sát, tổng hợp, phân tích và dự đoán. + Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên. + Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.  Tình cảm, thái độ Thông qua nội dung kiến thức của chương, giáo dục cho HS tình cảm biết yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường đất, không khí. 2.2.2. Nội dung của chương “Nhóm cacbon” Tổng số tiết : 6 tiết (5 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập) Với hệ thống các bài sau: Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon Bài 20. Cacbon Bài 21. Hợp chất của cacbon Bài 22. Silic và hợp chất của silic Bài 23. Công nghiệp silicat Bài 24. Luyện tập tính chất của cacbon , silic và hợp chất của chúng 2.2.3. Một số nội dung mới và khó - Đối với cacbon: + Do khác nhau không nhiều về năng lượng giữa các phân lớp 2s và 2p, nên khi tham gia phản ứng hóa học cặp electron 2s được tách ra và chuyển lên phân lớp 2p. Khi đó ở lớp ngoài cùng xuất hiện 4 elctron độc thân và với sự lai hóa của 4 electron độc thân này mà nguyên tử cacbon có thể tạo thành 4 liên kết cộng hóa trị tương đương, hướng đến 4 đỉnh của hình tứ diện. + Nét nổi bật của cacbon là khả năng các nguyên tử của nó tạo thành những mạch cacbon dài một chiều, hai chiều, ba chiều. + Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử C và nguyên tử O đều có hai electron độc thân ở phân lớp 2p nên giữa chúng có thể tạo thành 2 liên kết cộng hóa trị. Nếu chỉ có liên kết đôi như vậy thì phân tử CO là phân tử có cực mạnh, vì oxi có độ âm điện (3,5) lớn hơn độ âm điện của cacbon (2,5). Trên thực tế, phân tử CO lại gần như không có cực (momen lưỡng cực của CO là 0,118 D). Mặt khác, CO có năng lượng liên kết rất lớn (1070 kJ/mol). Bởi vậy, người ta cho rằng nguyên nhân làm giảm độ phân cực của CO là do nguyên tử O đưa ra một cặp electron để tạo thành liên kết cho – nhận với obitan 2p còn trống của nguyên tử cacbon. Khi đó giữa hai nguyên tử C và O hình thành liên kết ba: + CO không tác dụng với nước và với dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường, do tính bền cao của liên kết ba trong phân tử. Với ý nghĩa này, người ta nói CO là oxit không tạo muối. Nhưng ở nhiệt độ cao các tương tác sau đây xảy ra: Về hình thức người ta coi CO là anhidrit của axit formic HCOOH. + Mặc dù không phải là chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như các khí khác, nhưng khí CO2 có liên quan mật thiết với môi trường. Khí CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (tức những bức xạ nhiệt của mặt trời và để cho phần còn lại (những tia có bước sóng từ 5.000 nm đến 10.000 nm) đi qua dễ dàng đến Trái Đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ngược lại từ mặt đất (các tia có bước sóng trên 14.000 nm) bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái đất nóng lên. Hiệu ứng trên gọi là hiệu ứng nhà kính. + Trong nước, muối cacbonat tan đều dễ bị thủy phân cho môi trường bazơ. Ví dụ: Nấc thủy phân thứ hai xảy ra không đáng kể (thực tế coi như không xảy ra). Dung dịch nước của Na2CO3 có pH ≈10. Khi tan trong nước, muối hiđrocacbonat cũng bị thủy phân, nhưng mức thủy phân rất yếu. Dung dịch muối này có pH ≈8. - Đối với silic: Do có phân lớp d còn trống nên các liên kết tạo bởi Si không hoàn toàn là liên kết cộng hóa trị thuần túy (p-p). Ở một số hợp chất, các obitan d còn trống có năng lượng không quá cao có thể xen phủ với một số obitan p tạo thành liên kết kép p - làm thay đổi trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.  2.2.4. Phương pháp dạy học chương “Nhóm cacbon” Vì là chương nghiên cứu các chất cụ thể nên cũng sử dụng các phương pháp dạy học giống chương 2. - Khai thác các kiến thức sẵn có của HS về cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học, sự biến đổi tuần hoàn tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn,... để phát hiện giải thích tính chất của chất. - Các thí nghiệm thường dùng để chứng minh cho tính chất đã được dự đoán. Vì vậy cần đảm bảo tính khoa học, chính xác và thành công. - Cần liên hệ thực tế: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sản xuất sođa, gốm, sứ, thủy tinh, xi măng ở Việt Nam để bài giảng hấp dẫn phong phú. - Cần dùng tranh ảnh, mô hình để tăng tính trực quan cho bài dạy. 2.3. Nguyên tắc thiết kế sách giáo khoa điện tử SGK điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Hướng vào mục tiêu của từng bài, từng chương, chú ý các nội dung quan trọng làm nổi bật phần trọng tâm. - Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết, bám sát chương trình SGK phổ thông và có phát triển thêm. - Cung cấp đầy đủ các phương pháp giải bài tập trọng tâm của chương. - Hệ thống bài tập phong phú đa dạng, có bài tập khó cho HS khá giỏi, bài tập dễ cho HS yếu kém. - Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ người sử dụng. - Phù hợp với trình độ vi tính HS và điều kiện cụ thể. - Đa dạng về hình thức. - Thiết kế khoa học, đảm bảo tính hợp lí, logic. Truy cập dễ dàng thuận tiện vào các mục cần thiết. - Giao diện đẹp, thân thiện. - Thu hút sự chú ý và làm tăng hứng thú học tập của HS, nâng cao khả năng tự học, giúp HS hiểu bài và tiếp thu bài nhanh hơn. 2.4. Cấu trúc và nội dung sách giáo khoa điện tử 24.1. Cấu trúc sách giáo khoa điện tử Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc SGK điện tử Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu file trong SGK điện tử. Phương thức hoạt động : - Khi mở chương trình, file home.swf sẽ hoạt động mang nội dung giới thiệu về chủ đề của SGK điện tử. - Khi người xem nhấn tùy ý 01 trong 07 nút có sẵn (GIÁO KHOA, PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP, BÀI TẬP, HÓA HỌC VUI, Trợ giúp, Liên hệ, Bảng tuần hoàn), chương trình sẽ lấy nội dung của file swf, html tương ứng với nút được nhấn để thể hiện ra màn hình. - Trong file sgk_mucluc.swf đã thiết lập sẵn các lệnh để thể hiện nội dung các file bai09.swf đến bai24.swf tương ứng với bài 09 đến bài 24. - Trong file baitap.swf cũng đã thiết lập sẵn các lệnh để thể hiện nội dung các file html được thiết kế sẵn. - Tương tự cho các file hoahocvui.swf và pp_giaibaitap.swf. - Đối với các nút phụ (lienhe, trogiup, tuanhoan), cũng đã thiết lập sẵn để thể hiện các file html 2.4.2. Nội dung sách giáo khoa điện tử 2.4.2.1. Trang chủ a. Ý tưởng thiết kế Trang chủ là nơi mà các nội dung quan trọng nhất cần được liên kết với nhau một cách hợp lý và khoa học nhằm mục đích tạo mọi điều kiện dễ dàng cho người sử dụng nhanh chóng tra cứu được các nội dung cần xem. Bên cạnh đó trang chủ cần được thể hiện một cách sinh động và đẹp mắt để người xem không có cảm giác nhàm chán, đây cũng chính là ưu điểm của SGK điện tử mà SGK thường không có được. Với mục tiêu đó trang chủ được trình bày thiết kế như sau : 1/ Banner giới thiệu tựa đề SGK điện tử và người biên soạn. 2/ Menu chứa 4 mục chính gồm các nội dung sau:  Giáo khoa: Giới thiệu hệ thống các bài trong chương 2 “Nhóm nitơ” và chương 3 “Nhóm cacbon”. Các bài được thiết kế giống nội dung trình bày trong SGK. Mỗi một bài có lý thuyết, tư liệu. Ở phần lí thuyết có hình ảnh minh họa, phim và mô phỏng thí nghiệm rất sinh động gây hứng thú học tập cho học sinh. Ở phần tư liệu có các kiến thức cuộc sống liên quan đến nội dung bài học giúp các em hiểu sâu hơn và thấy rõ vai trò của hóa học trong cuộc sống.  Phương pháp giải bài tập: Trang này cung cấp cho các em phương pháp giải bài tập của từng chương. Có nội dung từng phương pháp, bài tập mẫu và bài tập tự luyện có gợi ý giúp các em rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học.  Bài tập: Sau khi đã xem xong phần lí thuyết ở trang Giáo khoa, rèn luyện kĩ năng giải toán trong trang phương pháp giải bài tập, HS có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm các bài tập trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi đều có đáp án, giúp HS có thể kiểm tra bài làm dễ dàng và nhanh chóng. Cuối cùng HS có thể kiểm tra kiến thức đã lĩnh hội được bằng cách hoàn thành các đề kiểm tra trắc nghiệm. Sau khi làm xong máy sẽ tự chấm điểm giúp cho HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình.  Hóa học vui: Gồm đố vui hóa học, ảo thuật hóa học và game giúp HS vừa học vừa giải trí với những kiến thức bổ ích, hấp dẫn. 3/ Nội dung giới thiệu: Lời mở đầu giới thiệu e-book. 4/ Menu chứa 3 mục phụ gồm các nội dung sau:  Liên hệ: Cung cấp họ tên và địa chỉ liên lạc của người thiết kế e-book.  Trợ giúp: Giới thiệu cấu trúc và hướng dẫn cách sử dụng e-book.  Bảng tuần hoàn: Giúp các em tra cứu dễ dàng khi sử dụng. b. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3 và Adobe flash CS3 + ActionScript 2.0 (ngôn ngữ kịch bản) Trình tự các bước thiết kế: - Thiết kế giao diện tổng thể bằng Photoshop. - Thiết kế banner bằng Photoshop (hình ảnh) và Flash CS3 (chuyển động).  Dùng Photoshop chuẩn bị các hình ảnh cần thiết để sử dụng như hình nền, các hình text tựa đề.  Trong Flash tạo các layer tương ứng như hình mô tả. Trên các layer chèn các hình ảnh đã chuẩn bị vào và sử dụng các kỹ thuật của Flash như MotionTween và Mask Layer để tạo được các hiệu ứng như mong muốn. - Thiết kế menu các nút bấm bằng Photoshop (hình ảnh) và Flash CS3. Chèn hình nút bấm “Giáo khoa” vào Flash, nhấp chuột phải vào hình chọn “Covert to symbol” chọn loại symbol là MovieClip và đặt tên là bt_mc_sgk, sau đó kéo symbol bt_mc_sgk vừa tạo trong Library ra Stage, đặt đúng vị trí cần hiển thị và đặt tên instance name là “bt_sgk”. Tạo 1 MovieClip có kích thước 900x368px, có tên là loader và có instance name là loaderM. Thực hiện các thao tác tương tự cho các nút còn lại và thay đổi tên instance name của movieclip loader lần lượt như sau “loaderM2”, “loaderM3”, “loaderM4”. Viết mã lệnh vào các nút để tải được nội dung các file SWF vào movieclip loaderM như sau: * Nút “GIÁO KHOA” loaderM.loadMovie("sgk_mucluc.swf"); loaderM2.unloadMovie("pp_giaibaitap.swf"); loaderM3.unloadMovie("baitap.swf"); loaderM4.unloadMovie("hoahocvui.swf"); * Nút “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP” loaderM2.loadMovie("pp_giaibaitap.swf"); loaderM.unloadMovie("sgk_mucluc.swf"); loaderM3.unloadMovie("baitap.swf"); loaderM4.unloadMovie("hoahocvui.swf"); *Nút “BÀI TẬP” loaderM3.loadMovie("baitap.swf"); loaderM.unloadMovie("sgk_mucluc.swf"); loaderM2.unloadMovie("pp_giaibaitap.swf"); loaderM4.unloadMovie("hoahocvui.swf"); *Nút “HÓA HỌC VUI” loaderM4.loadMovie("hoahocvui.swf"); loaderM.unloadMovie("sgk_mucluc.swf"); loaderM3.unloadMovie("baitap.swf"); loaderM2.unloadMovie("pp_giaibaitap.swf"); *Nút “Liên hệ” bt_lienhe.onRollOver = function () { lienhe._alpha = 100;}; bt_lienhe.onRollOut = function () {lienhe._alpha = 0;}; *Nút “Trợ giúp” trogiup.onPress = function(){getURL("trogiup.html","_blank");} *Nút “Bảng tuần hoàn” bangtuanhoan.onPress = function(){getURL("bangtuanhoan.html","_blank");} 2.4.2.2. Trang “GIÁO KHOA” a. Ý tưởng thiết kế Trang “GIÁO KHOA” có chức năng liệt kê tất cả các bài học sẽ có trong SGK nhằm mục đích cho người xem nắm bắt được nội dung toàn bộ SGK một cách tổng quát nhất. Nhiệm vụ chính của trang “GIÁO KHOA” là chuyển đổi nhanh chóng nội dung của các bài có trong SGK qua sự tương tác của người sử dụng. Nếu có nhiều nội dung tựa bài so với màn hình thể hiện, sẽ có chức năng “scroll” màn hình để thấy được nội dung các bài bên dưới. Với mục tiêu đó trang “GIÁO KHOA” được trình bày thiết kế như sau: b. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3 và Adobe flash CS3 + ActionScript2.0 (ngôn ngữ kịch bản) Trình tự các bước thiết kế: - Thiết kế giao diện tổng thể bằng Photoshop. - Thiết kế các chức năng trang “GIÁO KHOA” bằng Flash. - Trong Flash tạo các layer tương ứng như hình mô tả. - Action Layer dùng để viết các mã lệnh điều khiển. - Layer “msk” dùng để chứa 01 movieclip có instance name là “msk” kích thước 835x360, có chức năng chỉ cho phép xem nội dung trong vùng kích thước này, vùng nội dung bên ngoài kích thước này sẽ không thấy được. - Layer “content” chứa 1 movieclip có instance name là “content” chứa nội dung (là các tựa bài trong sách giáo khoa). - Layer “scroller” chứa 01 movieclip có instance name là “scroller” chức năng giúp người dùng điều khiển nội dung bên trong lên xuống tùy theo nhu cầu xem nội dung. - Layer “scroller_bg ” chứa hình nền có chiều dài giới hạn cho việc kéo xuống của người dùng. - Vào frame 1 của Action Layer sử dụng đoạn code sau để điều khiển các thành phần làm việc đúng chức năng và trùng khớp với nhau. - Sử dụng lệnh loadMovie cho các nút nhấn là tiêu đề các bài để hiện nội dung các file SWF đã được thiết kế sẵn (bai09.swf đến bai24.swf) và lệnh unloadMovie để làm ẩn nội dung của file “sgk_mucluc.swf”. Hoàn tất phần thiết kế trang “GIÁO KHOA”. 2.4.2.3. Trang “Nội dung sách giáo khoa” a. Ý tưởng thiết kế Trang “Nội dung” có chức năng và nhiệm vụ thể hiện nội dung của bài theo các mục lớn tương ứng với SGK, nội dung các mục lớn này có thể nhanh chóng chuyển đổi với nhau nhờ hệ thống menu bên trái, SGK có bao nhiêu bài thì sẽ có bấy nhiêu trang “Nội dung” tương ứng đi kèm. Trong trang nội dung gồm phần lý thuyết, tư liệu. Phần lý thuyết được soạn thảo dựa vào nội dung của SGK nhưng có thêm nhiều hình ảnh minh hoạ phong phú, phim thí nghiệm sinh động, các mô phỏng flash hấp dẫn, tăng tính trực quan và hứng thú cho các em. Phần tư liệu là các kiến thức cuộc sống liên quan đến nội dung bài học. Khi xem sẽ mở ra một trang html mới chứa nội dung phim ảnh. Lấy “Bài 11: Amoniac và Muối Amoni” làm mẫu, trang này được trình bày thiết kế như sau : b. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3 và Adobe flash CS3 + ActionScript2.0 (ngôn ngữ kịch bản) Trình tự các bước thiết kế: - Thiết kế các chức năng trang “Nộidung” bài 11 bằng Flash. - Trong Flash tạo các layer tương ứng như hình mô tả: + Action Layer dùng để viết các mã lệnh điều khiển. + Frame Name dùng để đánh dấu frame từ “f1” đến “f9” , tùy theo nội dung của các mục lớn trong từng bài sẽ có số frame tương ứng, cụ thể trong trường hợp bài này ta có 09 nội dung cần thể hiện nên cần 09 frame khác nhau, mỗi frame mang một nội dung đã được định trước đặt tại layer “content”. + Layer “tieude” dùng để chứa các tiêu đề “A: Amoniac” & “B: Muối Amoni”. + Layer “button” chứa 09 button ở menu bên trái, có ten instance name lần lượt là “bt1” đến “bt9”. + Layer “line”chứa hình đường phân cách giữa phần menu trái và nội dung. + Layer “content” chứa 08 movieclip đều có instance name là “content” chứa 08 nội dung khác nhau, nội dung bao gồm hình ảnh, văn bản, phim và các file flash minh họa cho bài học. + Vào frame 1 của Action Layer sử dụng đoạn code sau để điều khiển khi nhấn các nút bên menu trái sẽ đến được frame nội dung mong muốn. - Chuyển đến giai đoạn thiết kế các frame nội dung. Nhấp 2 lần vào frame 1 layer content để thấy cấu trúc movieclip “content”. - Frame nội dung chứa movieclip “content” có các layer như hình mô tả: Tương tự như trang SGK, nếu nội dung dài hơn màn hình thể hiện sẽ có thanh cuộn để kéo nội dung lên xuống. Nhấp tiếp 02 lần vào frame trên layer “content” vào cấu trúc của phần nội dung chính. - Nội dung chính gồm có 04 layer như hình trên. - Layer AS chứa lệnh điều khiển. - Layer “swf” chứa movieclip loadMovie có tên instance name là “loadswf”, có nhiệm vụ thể hiện các file flash minh họa đã đuợc để sẵn ở thư mục bên ngoài vào màn hình. - Layer “video” chứa các đối tượng có nhiệm vụ thể hiện các file film FLV. - Layer “noidungchinh” là hình ảnh chứa nội dung văn bản của bài học. * Để load các file flash minh họa vào ta dùng lệnh sau: * Để chèn phim FLV vào ta kéo đối tượng từ Library vào Sau đó nhấn Shift+F7 để mở bảng Component Inspector và chỉnh sửa lại 02 thông số như sau: Làm tương tự cho các frame nội dung còn lại. Hoàn tất phần thiết kế trang “Nộidung” cho “Bài 11: Amoniac và Muối Amoni”. Tiếp tục làm cho đến hết các bài có trong SGK. 2.4.2.4. Trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP” a. Ý tưởng thiết kế Trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP” có chức năng và nhiệm vụ tương tự như trang “GIÁO KHOA”, có một chút khác biệt so với trang “GIÁO KHOA” là những nút nhấn của trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP” sẽ mở ra cửa sổ mới các trang html được thiết kế sẵn, Trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP” được thiết kế như sau: b. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3 và Adobe flash CS3 + ActionScript2.0 (ngôn ngữ kịch bản) Trình tự các bước thiết kế:. - Thiết kế các chức năng trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP” bằng Flash. - Trong Flash tạo các layer tương ứng như hình mô tả. - Action Layer dùng để viết các mã lệnh điều khiển. - Layer “msk” dùng để chứa 01 movieclip có instance name là “msk” kích thước 835x360, có chức năng chỉ cho phép xem nội dung trong vùng kích thước này, vùng nội dung bên ngoài kích thước này sẽ không thấy được. - Layer “content” chứa 1 movieclip có instance name là “content” chứa nội dung (là các phương pháp giải bài tập). Mỗi một button là một nội dung tương ứng khi bấm vào. - Tương tự Layer “scroller” chứa 01 movieclip có instance name là “scroller” chức năng giúp người dùng điều khiển nội dung bên trong lên xuống tùy theo nhu cầu xem nội dung. - Sử dụng lệnh getURL cho các nút nhấn là tiêu đề các bài để hiện nội dung các file html đã được thiết kế sẵn (đặt tại các thư mục pp2 & pp3) để mở cửa sổ mới chứa nội dung của file html đó. . - Hoàn tất phần thiết kế trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ”. 2.4.2.5. Trang “BÀI TẬP” a. Ý tưởng thiết kế Trang “BÀI TẬP” có chức năng và nhiệm vụ tương tự như trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP”, trang này được trình bày thiết kế như sau : b. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3 và Adobe flash CS3 + ActionScript2.0 (ngôn ngữ kịch bản) Trình tự các bước thiết kế: - Thiết kế các chức năng trang “BÀI TẬP ” bằng Flash. - Trong Flash tạo các layer tương ứng như hình mô tả. + Action Layer dùng để viết các mã lệnh điều khiển. + Layer “msk” dùng để chứa 01 movieclip có instance name là “msk” kích thước 835x360, có chức năng chỉ cho phép xem nội dung trong vùng kích thước này, vùng nội dung bên ngoài kích thước này sẽ không thấy được. + Layer “content” chứa 1 movieclip có instance name là “content” chứa nội dung (bao gồm các nội dung trong trang). Mỗi một nội dung tương ứng với một nút. + Tương tự Layer “scroller” chứa 01 movieclip có instance name là “scroller” chức năng giúp người dùng điều khiển nội dung bên trong lên xuống tùy theo nhu cầu xem nội dung. + Sử dụng lệnh getURL cho các nút nhấn là tiêu đề các bài để hiện nội dung các file html đã được thiết kế sẵn (đặt tại các thư mục bt2 & bt3) để mở cửa sổ mới chứa nội dung của file html đó. Hoàn tất phần thiết kế trang “BÀI TẬP ”. 2.4.2.6. Trang “HÓA HỌC VUI” a. Ý tưởng thiết kế Trang “HÓA HỌC VUI” có chức năng và nhiệm vụ tương tự như trang “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP”, trang này được trình bày thiết kế như sau: b. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3 và Adobe flash CS3 + ActionScript2.0 (ngôn ngữ kịch bản) Trình tự các bước thiết kế: - Thiết kế giao diện tổng thể bằng Photoshop. - Thiết kế các chức năng trang “HÓA HỌC VUI” bằng Flash. - Trong Flash tạo các layer tương ứng như hình mô tả. + Action Layer dùng để viết các mã lệnh điều khiển. + Layer “bt” chứa các nút, mỗi một nút chứa một nội dung (là các nội dung trong các trang html). + Layer “bg” chứa hình nền của trang. . - Sử dụng lệnh getURL cho các nút nhấn là tiêu đề các bài để hiện nội dung các file html đã được thiết kế sẵn để mở cửa sổ mới chứa nội dung của file html đó. Hoàn tất phần thiết kế trang “HÓA HỌC VUI ”. 2.4.2.7. Dùng Dreamweaver và Swf text để thiết kế trang html a. Dùng Dreamweaver và Swf text để thiết kế trang “trắc nghiệm” - Do cấu trúc gần như tương tự trang “tư liệu” nên từ trang “tư liệu” chọn File > Save As và lưu lại với tên là 1.html trong folder “ Trắc nghiệm chương 2”. Từ trang “Tư liệu” mới tạo chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. - Tiêu đề “Trắc nghiệm chương 2” được tạo bằng phần mềm Swf text. - Thiết kế bài trắc nghiệm bằng phần mềm Course Builder:  Đặt con trỏ tại vị trí muốn đặt câu hỏi. Chọn Insert > CourseBuilder Interaction. Chọn Multiple Choice chọn loại 3.  Trên trang html xuất hiện nội dung sau:  Ghi trực tiếp nội dung của từng câu và 4 sự lựa chọn.  Sau đó click vào nút đỏ để chọn toàn bộ câu. Tiến hành Edit từng câu. + Chọn Multiple Choice → chọn loại 1. Khi đó xuất hiện 4 tab là: Gallery, General, Choices, Action Mgr. + Chọn General. Ví dụ làm câu 1  Interaction name: cau1  Judge Interaction: chọn When the user click a choice. Chọn Choices.  Chọn câu A là câu đúng click chuột vào choice1 và chọn correct trong mục Choice Is đối với các câu khác ta chọn Incorrect + Chọn Action Mgr  Trong phần If Correct, nhấp chuột chọn Popup Message sau đó chọn Edit, ghi nội dung máy sẽ báo khi người làm chọn đáp án đúng, ví dụ: Câu 1 đúng.  Làm tương tự với phần else If Correct (khi người làm chọn đáp án sai) và esles If Unknown Response (khi người làm bỏ trống câu đó).  Làm tương tự đối với các câu còn lại. b. Dùng Dreamweaver và Swf text để thiết kế trang bài kiểm tra Tiến hành tương tự như trang trắc nghiệm. Điểm khác là có tính điểm và thời gian + Trong thẻ General  Judge Interaction: chọn On a specific event (set using the Judge Interaction Behavior).  Trong thẻ Choices  Chọn câu A là câu đúng click chuột vào choice1 và chọn correct trong mục Choice Is đối với các câu khác ta chọn Incorrect, điểm câu đúng ghi 1 và câu sai ghi 0 vào mục Score. + Thẻ Action Mgr: làm tương tự như trên  Sau khi làm xong 25 câu, ta thiết kế kết quả:  Insert Course Builder Interaction Action Manager.  Đặt tên trong mục Interaction Name. Trong Judge Interaction, chọn “when the user clicks a button labelled”, ghi vào ô trống “Kết quả”.  Chọn Action Mgr. Chọn Segment, click nút Add và ghi vào ô Segment name: ketqua. Chọn OK.  Thiết lập để máy đánh giá từng câu, khi người chọn nhấp vào nút kết quả: Chọn ketqua  Judge Interaction  Add  cau1, cau2, …., cau25 ; nhấp OK.  Thiết lập để máy thông báo điểm của toàn bài: Click chuột vào dòng Judge Interaction cuối cùng, chọn Call Javascript, nhấp nút Add, ghi vào ô Javascript dòng lệnh: alert (“Điểm toàn bài:” + eval(G01.score + G02.score + G03.score + G04.score + G05.score + G06.score + G07.score + G08.score + G09.score + G10.score + G11.score + G12.score + G13.score + G14.score + G15.score + G16.score + G17.score + G18.score + G19.score + G20.score + G21.score + G22.score + G23.score + G24.score + G25.score) ; + “/25”) ; + Thiết kế nút thời gian:  Insert Course Builder Interaction Timer. Có thể chọn 1 trong 2 kiểu đồng đồ. Kiểu 1 sẽ báo một lần khi đến thời điểm mà người soạn trắc nghiệm yêu cầu. Kiểu 2 sẽ báo hai lần khi đến thời điểm mà người soạn trắc nghiệm yêu cầu.  Chọn kiểu 2 General o Interaction Name : thoigian. o Appearance (kiểu đồng hồ): chọn Gradient. o Duration (thời gian làm bài): 1800 giây. o Judge Interaction: chọn when any trigger condition is met (khi đến thời điểm yêu cầu, máy sẽ báo hiệu). o Correct when: Any Correct and None Incorrect (máy sẽ đánh giá câu chọn lựa đúng hay sai).  Chọn Trigger (Chọn thời điểm yêu cầu máy sẽ báo hiệu). o Máy sẽ báo hiệu ở 2 mốc thời gian là trigger 1 và trigger 2. o Trigger 1: trong Trigger Once After chọn 1500 (khi còn 5 phút máy sẽ báo hiệu). o Trigger Is : Correct. o Score : 0. o Interaction Is: Not Judged. o Làm tương tự đối với Trigger 2.  Chọn Action Mgr Trong phần if Trigger 1 Selected, chọn Popup Message, click Edit ta đánh nội dung máy sẽ hiện lên khi đến thời điểm của Trigger 1 (thời điểm còn 5 phút nữa hết giờ). Tương tự đối với Trigger 2. + Thiết kế nút kết quả và nút thời gian liên hệ với nhau (khi hết thời gian thì máy sẽ tự động khoá). Ta tiến hành theo các bước sau:  Bước 1: Thiết lập sự phụ thuộc của nút kết quả đối với nút thời gian Chọn nút kết quả Edit Action Mgr Set Interaction Properties Add. o Set: Interaction. o Interaction: thoigian (tên của nút thời gian). o Property: Disabled. o Type: True/False. True  Bước 2 : Thiết lập sự phụ thuộc của nút thời gian đối với nút kết quả Chọn nút thời gian Edit Action Mgr Set Interaction Properties Add. o Set: Interaction. o Interaction: ketqua. o Property: Disabled. o Type: True/False. True c. Dùng Dreamweaver và Swf text để thiết kế các trang html chứa nội dung của trang phương pháp giải bài tập, đố vui hóa học và ảo thuật hóa học, trợ giúp, bảng tuần hoàn - Ý tưởng thiết kế: Khi rê chuột đến nút “Hướng dẫn”, “ Đáp án” hay tên phim thí nghiệm thì câu trả lời và phim mới hiện ra ở dưới. Khi không cần xem rê chuột vào sẽ tự mất phần hướng dẫn, đáp án hoặc phim. - Sử dụng đoạn code sau để điều khiển: Hướng dẫn hoặc tên phim thí nghiệm nội dung đáp án hoặc phim được chèn vào . Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng e-book. - Tính khả thi được thể hiện qua số lượng HS sử dụng được e-book để tự học. - Tính hiệu quả của việc sử dụng e-book được thể hiện qua: + Kết quả học tập của HS được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra). + Nâng cao khả năng tự học (đánh giá qua việc HS báo cáo những nội dung được GV phân công). + Độ bền kiến thức được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra). + HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua phiếu tham khảo ý kiến). 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi đã chọn chương (Nhóm nitơ) để thực nghiệm sư phạm với các lý do sau:  Chương có vị trí quan trọng trong toàn bộ chương trình. Tổng số tiết nhiều nhất trong toàn bộ chương trình lớp 11: 13 tiết / 87,5 tiết.  Là chương có thể vận dụng đầy đủ các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, sự điện li, khái niệm axit, bazơ, muối) để các em có thể tự giải thích, nghiên cứu, tìm tòi, rất thuận tiện để tự học.  Là chương có nhiều phương pháp giải toán nhất. HS vận dụng kiến thức đã học, cùng các phương pháp giải nhanh để rèn luyện kĩ năng giải toán.  Là chương có nguồn tư liệu phong phú nhất. Tạo điều kiện thuận tiện cho các em tự học.  Kiến thức của chương thường có mặt rất nhiều trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi tuyển sinh đại học,… 3.3. Đối tượng thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm tại khối 11 của 4 trường:  Trường THPT Gia Định – TP. HCM  Trường THPT chuyên Hùng Vương – Bình Dương.  Trường THPT Lê Minh Xuân – TP.HCM.  Trường THPT Thạnh Lộc – TP. HCM. Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng STT Lớp TN - ĐC Số HS Lớp GV hướng dẫn 1 T.N 1 31 11 Toán (Hùng Vương) 2 ĐC 1 21 11 Sinh (Hùng Vương) Uông Thị Mai 3 T.N 2 42 11 A1 (Thạnh Lộc) 4 ĐC 2 43 11 A4 (Thạnh Lộc) Nguyễn Thị Thanh Tuyền 5 T.N 3 50 11A1(Gia Định) 6 ĐC 3 47 11 A9 (Gia Định) Trần Thị Phương Thảo 7 T.N 4 40 11B12 (Lê Minh Xuân) 8 ĐC 4 40 11 B13 (Lê Minh Xuân) Võ Ngọc Tuấn  314 Lí do chính để chọn thực nghiệm tại các trường này là: - HS của trường có chất lượng học tập tương đối đồng đều. - Trường có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, hầu hết GV và HS đều có máy vi tính có thể đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị để tiến hành việc sử dụng SGK điện tử. 3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo các bước sau: 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích 3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng a. Trung bình cộng 1 1 2 2 k k i i 11 2 k n x + n x + ... + n x 1x = = n x n + n +... + n n k i  ni: tần số của các giá trị xi n: số HS tham gia thực nghiệm b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán. S2 = 2 i in (x -x) n-1  và S = 2i in (x -x) n-1  c. Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau. V = S x .100% d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m Sm = n e. Đại lượng kiểm định Student TN DC 2 2 1 2 1 2 1 2 (x - x )t (n 1). ( 1). 1 1( ) 2       tn dcS n S n n n n n1: số HS lớp thực nghiệm. n2 : số HS lớp đối chứng. - Chọn xác suất  (từ 0,01 0,05). Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị ,kt với độ lệch tự do k = n1 + n2 - 2. - Nếu , kt t thì sự khác nhau giữa TNx và DCx là có ý nghĩa với mức ý nghĩa  . - Nếu , kt t thì sự khác nhau giữa TNx và DCx là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa  . 3.5. Tiến hành thực nghiệm 3.5.1. Chuẩn bị - Gởi đĩa CD đến các trường tiến hành thực nghiệm cùng phiếu tham khảo ý kiến. - Trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách thực hiện,… - Đối với lớp thực nghiệm: GV hướng dẫn HS cách sử dụng e-book và phương pháp học tập. - Đối với lớp đối chứng: GV sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và HS không dùng e-book. 3.5.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp Sau khi đã chuẩn bị các nội dung cần thiết, GV tiến hành giảng dạy theo kế hoạch.  Trước mỗi bài học, GV yêu cầu HS các lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) chuẩn bị trước bài ở nhà: - Chia lớp thực nghiệm thành các nhóm nhỏ, phát đĩa CD và phiếu học tập cho từng HS. - Nhóm và cá nhân tự lực tìm hiểu trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập rồi nộp cho GV. - GV đọc, trả lại cho HS và nhận xét.  Trong tiết học GV thực hiện các bước sau: - Đặt nhiều câu hỏi để kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS và nhóm. - GV đóng vai trò cố vấn, theo dõi hoạt động của các nhóm để kịp thời hỗ trợ và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. - Các nhóm trả lời câu hỏi do GV đặt ra hoặc thảo luận các câu hỏi phát sinh. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại các ý chính.  Đánh giá kết quả học tập bằng 2 bài kiểm tra - Kiểm tra 1tiết (sau bài 12: Axit nitric và muối nitrat). - Kiểm tra 15 phút (sau bài 15: Axit photphoric và muối photphat). 3.6. Kết quả thực nghiệm 3.6.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính 3.6.1.1. Kết quả nhận xét của GV về e-book Tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của các GV dạy THPT trong đó có 4 GV đã trực tiếp sử dụng e-book vào việc giảng dạy. Bảng 3.2. Danh sách GV nhận xét e-book STT Họ và tên giáo viên Trường Tỉnh, Thành phố 1 Trần Thị Phương Thảo Gia Định 2 Võ Ngọc Tuấn 3 Lưu Quốc Thành Lê Minh Xuân 4 Nguyễn Thị Thanh Tuyền Thạnh Lộc 5 Nguyễn Chí Linh Dân lập An Đông 6 Võ Phương Thi 7 Vũ Thị Kim Trinh Dân lập Phan Châu Trinh 8 Vũ Thị Phương Linh Dân lập Quốc Tế 9 Võ Thị Lợi TTGDTX Tôn Đức Thắng 10 Trần Thị Lộc 11 Mai Anh Hùng Đại học Sư phạm 12 Nguyễn Thị Hoài Thu Sương Nguyệt Anh 13 Lương Công Thắng THPT Tư Thục Đông Du 14 Phạm Dương Hoàng Anh Phân hiệu THPT Lý Tự Trọng 15 Thái Hoàng Minh Nguyễn Hữu Huân 16 Trịnh Hoàng Hiếu Trung tâm Lý Tự Trọng 17 Lê Nhật Ngân TP. HCM 18 Trương Công Chánh 19 Phan Thị Mỹ Linh 20 Lương Thị Thu Hiền Chuyên Lê Quý Đôn Bình Dương 21 Uông Thị Mai 22 Trần Thị Hồng Thủy 23 Trần Thị Nương 24 Trần Ngọc Hoàng Nguyễn Trãi 25 Phan Thị Như Lê Tam Hiệp 26 Phạm Ngọc Thanh Tâm Vĩnh Cửu Đồng Nai 27 Bùi Ngọc Mỹ Trâm Lý Tự Trọng 28 Nguyễn Ngọc Vân Linh Chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa 29 Nguyễn Ngọc Linh Nguyễn Văn Thoại 30 Nguyễn Chí Thành Đại học An Giang An Giang Sau khi tiến hành phát phiếu điều tra, tôi đã thu được 30 phiếu của các GV ở TP. HCM và một số tỉnh thành khác. Bảng 3.3. Nhận xét của GV về e-book (Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt) Mức độ Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 TB Đánh giá về nội dung - Đầy đủ kiến thức cần thiết - Phong phú - Kiến thức chính xác, khoa học - Thiết thực 0 0 0 0 1 1 0 0 4 2 2 3 9 12 11 11 16 15 17 16 4,33 4,37 4,50 4,43 Đánh giá về hình thức - Thiết kế khoa học - Bố cục hợp lí, logic - Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện 0 0 0 1 0 3 4 2 4 12 12 7 13 16 16 4,23 4,47 4,20 Đánh giá về tính khả thi - Dễ sử dụng - Phù hợp với trình độ học tập của HS - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS - Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính) - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS 0 3 1 2 0 1 2 1 4 3 2 3 6 6 4 12 9 11 10 12 15 13 11 8 11 4,37 3,90 4,00 3,60 4,03 Hiệu quả của việc sử dụng e-book - HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh - HS hứng thú học tập - Nâng cao khả năng tự học của HS - Chất lượng giờ học được nâng lên - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 4 3 1 2 12 9 12 15 9 13 17 15 14 19 4,27 4,43 4,40 4,43 4,57 - Đánh giá về nội dung: + E – book chứa đầy đủ kiến thức cần thiết: 4,33. + Nội dung phong phú : 4,37. + Kiến thức chính xác, khoa học: 4,50. + Tính thiết thực: 4,43. - Đánh giá về hình thức: + Thiết kế khoa học: 4,23. + Bố cục hợp lí, logic: 4,47. + Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện: 4,20. - Đánh giá về tính khả thi: + Dễ sử dụng: 4,37. + Phù hợp với trình độ học tập của HS: 3,90. + Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS: 4,00. + Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính): 3,60. + Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS: 4,03. - Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng e-book: + Giúp HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh: 4,27. + Tăng hứng thú học tập: 4,43. + Nâng cao khả năng tự học của HS: 4,40. + Chất lượng giờ học được nâng lên: 4,43. + Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học: 4,57. Như vậy, phần lớn GV cho rằng e-book góp vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của HS. E-book giúp học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh, tăng hứng thú học tập, nâng cao khả năng tự học của các em. Về mặt thiết kế, e-book cũng đạt những yêu cầu về nội dung cũng như hình thức. 3.6.1.2. Nhận xét của HS về e-book Tham khảo ý kiến 163 HS ở 4 lớp thực nghiệm (bảng 3.1) chúng tôi thu được số liệu sau: Bảng 3.4. Nhận xét của HS về e-book (Theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt) Mức độ Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 TB Đánh giá về nội dung - Đầy đủ thông tin cần thiết - Phong phú - Kiến thức chính xác, khoa học - Thiết thực 0 3 2 1 8 5 4 3 12 7 15 20 30 48 37 37 113 100 105 102 4,52 4,45 4,47 4,45 Đánh giá về hình thức - Tính khoa học - Bố cục hợp lí, logic - Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện 0 1 2 2 4 8 8 14 24 57 65 46 96 79 83 4,52 4,33 4,23 Đánh giá về tính khả thi - Dễ sử dụng - Phù hợp với trình độ học tập của HS - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS - Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính) - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS. 1 3 2 6 1 7 4 13 15 10 20 21 26 47 30 47 53 44 50 62 88 82 78 45 60 4,31 4,27 4,12 3,69 4,04 Hiệu quả của việc sử dụng e-book - HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh - HS hứng thú học tập - Nâng cao khả năng tự học của HS - Chất lượng giờ học được nâng lên - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 1 1 3 3 9 2 2 3 3 13 7 22 22 8 58 30 51 47 31 82 123 87 88 118 4,29 4,67 4,36 4,31 4,58 - Đánh giá về nội dung: + E – book chứa đầy đủ kiến thức cần thiết: 4,52. + Nội dung phong phú : 4,45. + Kiến thức chính xác, khoa học: 4,47. + Tính thiết thực: 4,45. - Đánh giá về hình thức: + Thiết kế khoa học: 4,52. + Bố cục hợp lí, logic: 4,33. + Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện: 4,23. - Đánh giá về tính khả thi: + Dễ sử dụng: 4,31. + Phù hợp với trình độ học tập của HS: 4,27. + Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của HS: 4,12. + Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính): 3,69. + Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của HS: 4,04. - Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng e-book: + Giúp HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh: 4,29. + Tăng hứng thú học tập: 4,67. + Nâng cao khả năng tự học của HS: 4,36. + Chất lượng giờ học được nâng lên: 4,31. + Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học: 4,58. 3.6.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng 3.6.2.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1 Điểm xi Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB T.N 1 31 0 0 0 0 0 0 1 4 9 12 5 8,52 ĐC 1 21 0 0 0 0 0 2 2 6 8 3 0 7,38 T.N 2 42 0 0 0 0 1 4 7 9 10 7 4 7,43 ĐC 2 43 0 0 0 2 3 6 7 13 7 4 1 6,58 T.N 3 50 0 0 0 0 0 1 3 8 17 13 8 8,24 ĐC 3 47 0 0 0 0 2 3 7 17 13 4 1 7,11 T.N 4 40 0 0 0 0 1 2 10 13 8 4 2 7,13 ĐC 4 40 0 0 1 2 2 6 14 10 3 2 0 6,03 3.6.2.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2 Điểm xi Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB T.N 1 31 0 0 0 0 0 0 1 3 10 11 6 8,58 ĐC 1 21 0 0 0 0 0 2 2 6 7 3 1 7,48 T.N 2 42 0 0 0 0 0 4 6 8 10 8 6 7,71 ĐC 2 43 0 0 0 1 2 7 8 12 6 5 2 6,77 T.N 3 50 0 0 0 0 0 1 4 6 17 14 8 8,26 ĐC 3 47 0 0 0 0 1 3 6 16 14 5 2 7,32 T.N 4 40 0 0 0 0 0 3 10 12 7 5 3 7,25 ĐC 4 40 0 0 0 1 1 3 14 11 6 3 1 6,70 3.6.2.3. Kết quả tổng hợp 2 bài kiểm tra Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả của 2 bài kiểm tra Điểm xi Lớp Số bài kiểm tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB T.N1 62 0 0 0 0 0 0 2 7 19 23 11 8,55 DC1 42 0 0 0 0 0 4 4 12 15 6 1 7,43 TN2 84 0 0 0 0 1 8 13 17 20 15 10 7,57 DC2 86 0 0 0 3 5 13 15 25 13 9 3 6,67 TN3 100 0 0 0 0 0 2 7 14 34 27 16 8,25 DC3 94 0 0 0 0 3 6 13 33 27 9 3 7,21 TN4 80 0 0 0 0 1 5 20 25 15 9 5 7,19 DC4 80 0 0 1 3 3 9 28 21 9 5 1 6,38 Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số 2 bài kiểm tra Số học sinh đạt điểm xi Điểm xi TN1 ĐC1 TN2 ĐC2 TN3 ĐC3 TN4 ĐC4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 1 3 0 0 0 3 0 0 0 3 4 0 0 1 5 0 3 1 3 5 0 4 8 13 2 6 5 9 6 2 4 13 15 7 13 20 28 7 7 12 17 25 14 33 25 21 8 19 15 20 13 34 27 15 9 9 23 6 15 9 27 9 9 5 10 11 1 10 3 16 3 5 1 Tổng 62 42 84 86 100 94 80 80 Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất 2 bài kiểm tra % Số học sinh đạt điểm xi Điểm xi TN1 ĐC1 TN2 ĐC2 TN3 ĐC3 TN4 ĐC4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 1,25 3 0 0 0 3,49 0 0 0 3,75 4 0 0 1,19 5,81 0 3,19 1,25 3,75 5 0 9,52 9,52 15,12 2,00 6,38 6,25 11,25 6 3,20 9,52 15,48 17,44 7,00 13,83 25,00 35,00 7 11,30 28,57 20,24 29,07 14,00 35,11 31,25 26,25 8 30,65 35,71 23,81 15,12 34,00 28,72 18,75 11,25 9 37,10 14,29 17,86 10,47 27,00 9,57 11,25 6,25 10 17,75 2,39 11,90 3,48 16,00 3,20 6,25 1,25 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Bảng 3.10. Bảng phân phối tần suất lũy tích 2 bài kiểm tra % HS đạt điểm xi trở xuống Điểm xi TN 1 ĐC 1 TN 2 ĐC2 TN 3 ĐC 3 TN 4 ĐC 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 1,25 3 0 0 0 3,49 0 0 0 5,00 4 0 0 1,19 9,30 0 3,19 1,25 8,75 5 0 9,52 10,71 24,42 2,00 9,57 7,50 20,00 6 3,20 19,04 26,19 41,86 9,00 23,40 32,50 55,00 7 14,50 47,61 46,43 70,93 23,00 58,51 63,75 81,25 8 45,15 83,32 70,24 86,05 57,00 87,23 82,50 92,50 9 82,25 97,61 88,10 96,52 84,00 96,80 93,75 98,75 10 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TN 1 ĐC1 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TN 2 ĐC2 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TN 3 ĐC3 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN3 và ĐC3 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TN 4 ĐC4 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra lớp TN4 và ĐC4 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm tra KHÁ – GIỎI TRUNG BÌNH YẾU – KÉM LỚP SỐ HS SL % SL % SL % TN1 62 60 96,77 2 3,23 0 0,00 ĐC1 42 34 80,95 8 19,05 0 0,00 TN2 84 62 73,81 21 25,00 1 1,19 ĐC2 86 50 58,14 28 32,56 8 9,30 TN3 100 91 91,00 9 9,00 0 0,00 ĐC3 94 72 76,60 19 20,21 3 3,19 TN4 80 54 67,50 25 31,25 1 1,25 ĐC4 80 36 45,00 37 46,25 7 8,75 0 20 40 60 80 100 Kh-G TB Y - K TN1 ĐC1 Hình 3.5. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 020 40 60 80 100 Kh-G TB Y - K TN2 ĐC2 Hình 3.6. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 0 20 40 60 80 100 Kh-G TB Y - K TN3 ĐC3 Hình 3.7. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN3 và ĐC3 0 20 40 60 80 100 Kh-G TB Y - K TN4 ĐC4 Hình 3.8. Đồ thị tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra lớp TN4 và ĐC4 Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra Lớp x m S V % T ,kt KẾT LUẬN TN1 8,55 ± 0,13 1,02 11,93 ĐC1 7,43 ± 0,19 1,21 16,29 5,095 2,62 CÓ Ý NGHĨA TN2 7,57 ± 0,17 1,54 20,34 ĐC2 6,67 ± 0,18 1,63 24,44 3,699 2,61 CÓ Ý NGHĨA TN3 8,25 ± 0,12 1,21 14,67 ĐC3 7,21 ± 0,13 1,27 17,61 5,843 2,60 CÓ Ý NGHĨA TN4 7,19 ± 0,15 1,34 18,64 ĐC4 6,38 ±0,16 1,47 23,04 3,647 2,61 CÓ Ý NGHĨA Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm  = 0,01; k = n1+n2 - 2 . Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt . Ta thấy t > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa  = 0,01). Từ kết quả tổng hợp của 2 bài kiểm tra, ta thấy: - Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ việc sử dụng e-book để tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập. - Học sinh ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu với đĩa CD do giáo viên phát nên kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng, các em nhớ bài lâu hơn. Từ những kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy e-book đã góp vai trò quan trọng trong việc lĩnh hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90272LVHHPPDH034.pdf
Tài liệu liên quan