Tài liệu Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - Nâng cao chương “nhóm halogen”: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Nguyễn Thị Thu Hà
THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA
ĐIỆN TỬ LỚP 10 - NÂNG CAO
CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành
nhất đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP TP. HCM, Phòng Khoa học công nghệ và
Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
học viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Thầy Trịnh Văn Biều, Trưởng Khoa Hóa, ĐHSP TP. HCM. Cám ơn thầy đã
dành rất nhiều thời gian, công sức và cả những lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá
trình làm luận văn.
- Các thầy cô giáo ở các trường Ngô Quyền, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đĩnh
Chi… đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề t...
181 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - Nâng cao chương “nhóm halogen”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Nguyễn Thị Thu Hà
THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA
ĐIỆN TỬ LỚP 10 - NÂNG CAO
CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành
nhất đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP TP. HCM, Phòng Khoa học công nghệ và
Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
học viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Thầy Trịnh Văn Biều, Trưởng Khoa Hóa, ĐHSP TP. HCM. Cám ơn thầy đã
dành rất nhiều thời gian, công sức và cả những lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá
trình làm luận văn.
- Các thầy cô giáo ở các trường Ngô Quyền, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đĩnh
Chi… đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề tài.
- Các thầy cô ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng và TP. HCM
đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho e-book.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên,
giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh 2008
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : công nghệ thông tin
CSS : cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng
GV : giáo viên
HS : học sinh
HTML : hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản
ICT : information and communication technology – Công nghệ thông
tin và truyền thông
PPDH : phương pháp dạy học
SGK : sách giáo khoa
THPT : trung học phổ thông
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời đại hiện nay, Việt Nam đã là
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì giáo dục lại cần
phải phát triển hơn nữa để góp phần đào tạo những thế hệ con người Việt Nam mới
năng động, sáng tạo, có khả năng hội nhập toàn cầu, tự lập trong suốt cuộc đời…
Nhưng, biển học thì vô bờ mà bất cứ trường học nào cũng chỉ có thể cung cấp cho
con người khối lượng tri thức có giới hạn. Vậy nên học sao đây trong thời đại bùng
nổ công nghệ thông tin như hiện nay, kiến thức nhân loại tăng lên vùn vụt, mỗi
ngày một nhiều? Nên chăng cách giải quyết tốt nhất là rèn luyện cho học sinh khả
năng tự học như Bác Hồ đã dạy: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”; có như thế
thì khi ra trường họ vẫn có thể học mãi, học suốt đời và chỉ có thế họ mới không bị
lạc hậu so với tình hình phát triển của khoa học, kĩ thuật.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một bước tiến
mới, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đảng, Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm đến vấn đề này và đã cụ thể hóa bằng chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Một trong bốn
mục tiêu được đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công
nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Từ những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO
KHOA ĐIỆN TỬ LỚP 10 – NÂNG CAO CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” với
mong muốn hỗ trợ hoạt động tự học hóa học của học sinh và góp phần vào việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế sách giáo khoa điện tử để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh
THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Nhóm Halogen” sách giáo
khoa lớp 10 nâng cao để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh.
Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Nhóm Halogen”.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung sách giáo khoa điện tử được giới hạn trong chương “Nhóm
Halogen” hóa học lớp 10 nâng cao THPT.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu khai thác tốt các nguồn tài nguyên dạy học từ sách giáo khoa, sách tham
khảo, các phim thí nghiệm và từ mạng internet kết hợp với việc sử dụng máy vi tính
và các phần mềm thì sẽ thiết kế được sách giáo khoa điện tử có nội dung hấp dẫn,
giao diện đẹp kích thích hứng thú tự học của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Truy cập thông tin trên internet.
- Sử dụng các phần mềm tin học.
- Phân tích và tổng hợp.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi.
- Phỏng vấn.
- Thực nghiệm sư phạm.
7.3. Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài học chương “Nhóm
Halogen” dưới dạng e-book.
- Giúp học sinh có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển của Internet chỉ cần search trên mạng là đã có rất
nhiều các website về hoá học nhưng chủ yếu đều là tiếng Anh, do đó gây trở ngại
lớn trong việc tìm kiếm tri thức của học sinh phổ thông.
Bên cạnh đó, số lượng đề tài về thiết kế website tự học trong các khóa luận và
luận văn tốt nghiệp đến nay vẫn chưa nhiều. Sau đây là một số khoá luận và luận
văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà
Nội:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không
no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và
Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Web site phục vụ việc học tập và ôn tập
chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và
Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ
cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ
trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi
– lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và
Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá
học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương
Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
9. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu
huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ
thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
10. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các
chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
Các website này đều có điểm chung là giúp HS có một công cụ tự học hiệu quả.
Mặc dù vậy, các tác giả chưa quan tâm nhiều đến một số vấn đề sau:
- Nội dung kiến thức trình bày chưa thật sự hấp dẫn, chủ yếu được xây dựng
trên phần mềm Dreamweaver mà không phối hợp một số phần mềm khác.
- Chưa có phần mở đầu mỗi bài học.
- Ở phần bài tập, chưa cung cấp đủ các câu hỏi lí thuyết và đáp án cho từng bài
học. Trong phần trắc nghiệm, các tác giả chủ yếu đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm
kiểm tra chung cho cả chương mà chưa có những câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bài
học.
- Phim thí nghiệm không thể xem trực tiếp trên nội dung bài học mà thường
phải download về máy tính rồi mới xem được.
- Chưa cung cấp cho HS các phương pháp giải nhanh các bài toán hoá học….
1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học
1.2.1. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học
Theo TS. Trịnh Văn Biều [7], một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy
học trên thế giới và ở nước ta hiện nay là:
1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển
trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sáng
tạo, tìm tòi, khám phá.
2. Cá thể hóa việc dạy học.
3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ
thông tin vào dạy học.
4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối
học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt
đời.
7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo
sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học).
Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng
tự học của HS đang là những xu hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy và
học hiện nay (xu hướng 1 và 6).
1.2.2. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” của Quách Tuấn
Ngọc (2/11/2005)[24], tác giả đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy
và học với sự hỗ trợ của CNTT:
a. Xu hướng đổi mới nhờ CNTT
Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới nhờ CNTT
Từ Đến
Xây dựng trường lớp với bảng, bàn… Một hạ tầng tri thức (trường học, phòng
thí nghiệm, radio, TV, Internet)
Các lớp học Từng người học một (tính cá thể)
Giáo viên như là người cung cấp tri
thức
Giáo viên như là người hướng dẫn và
tạo điều kiện tìm tri thức
Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng
phụ trợ nghe nhìn tương tự (radio-
cassette…)
Dụng cụ đa phương tiện Multimedia (in
ấn, âm thanh, thiết bị số...) và nguồn
thông tin trên mạng máy tính
b. Đổi mới phương pháp dạy và học
Về phương pháp trình bày:
- Từ phấn bảng sang trình chiếu điện tử.
- Từ độc thoại, thầy đọc trò chép sang đối thoại, diễn giả, trình bày.
Về phương tiện trình chiếu:
Từ máy chiếu overhead (ảnh tĩnh) đơn giản sang máy chiếu
multimedia.
Về bài thí nghiệm:
Từ thí nghiệm trên hiện vật trực quan sang thí nghiệm ảo, sinh động,
không độc hại, đỡ tốn kém, cá thể hoá…
Về phương tiện truyền tải thông tin:
- Từ kênh chữ sang multimedia (đa phương tiện) với hình ảnh, video,
tiếng nói, âm thanh… sinh động.
- Từ SGK thuần chữ (text) sang e - book đa phương tiện (multimedia).
Vai trò thầy:
- Từ độc thoại, người dạy dỗ … sang vai trò hướng dẫn, kích hoạt các
hoạt động, để HS tự động não thu nhận, thảo luận …
- Thầy soạn bài, soạn giáo án ngay trên máy vi tính bằng word,
powerpoint...
Vai trò học sinh:
Tăng cường tính tự học, giao lưu quốc tế, nhiều khi trò giỏi hơn
thầy…
1.3. Tự học
1.3.1. Tự học là gì?
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [16], tự học là:
“…quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực
hành…”.
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó
cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người
học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu
cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người
học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết
quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại,
nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm,
xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những
người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách
lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã
đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm
đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư
viện… Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn,
các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học
đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.3.2. Các hình thức của tự học
Theo TS. Trịnh Văn Biều [8], có 3 hình thức tự học:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu,
vận dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho
người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu
hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết
trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.3.3. Chu trình học
Theo Nguyễn Kỳ “Chu trình học là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải
quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học với sự hợp tác của tác nhân và sự
hỗ trợ của môi trường sư phạm” [40, tr 113].
Cũng theo tác giả, chu trình học diễn biến theo ba thời: Tự nghiên cứu
(I), Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (III).
Hình 1.1. Chu trình học ba thời
Thời (I): Tự nghiên cứu
Trước một tình huống học, chủ thể bắt đầu thấy có nhu cầu hay hứng thú
tìm hiểu, nhận biết vấn đề của tình huống học: Đây là vấn đề gì? Có ý nghĩa ra sao?
Có thể giải quyết theo hướng nào? Từ chỗ nhận biết vấn đề, chủ thể tiến hành thu
nhận thông tin có liên quan đến vấn đề đó, xử lý thông tin, xây dựng các giải pháp,
thử nghiệm giải pháp, kết quả, đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề. Chủ thể ghi lại
kết quả “tự nghiên cứu” của thời (I) thành sản phẩm học cá nhân ban đầu.
Tất nhiên sản phẩm đó có thể mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa
học. Bằng con đường nào để làm cho sản phẩm ban đầu trở thành khách quan, khoa
học thật sự? Đó là con đường người học tự thể hiện mình để hợp tác với các bạn và
thầy trong cộng đồng lớp học. Tự thể hiện, hợp tác với bạn , đó là thời (II) của chu
trình học.
Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy
Qua thời (I), chủ thể đã tự thể hiện mình bằng cách tự đặt mình vào tình
huống, bằng sắm vai, bằng văn bản của sản phẩm học ban đầu. Giờ đây, cần tiếp tục
tự thể hiện để hợp tác với các bạn và thầy bằng cách tự trình bày và bảo vệ sản
phẩm học của mình, hỏi bạn và thầy về những gì đã tự hỏi mà không tự trả lời được,
tỏ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn; tham gia tranh luận. Tranh luận có
trọng tài, có kết luận của thầy. Tranh luận và kết luận của thầy sẽ cho phép chủ thể
bổ sung sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm khách quan hơn, có tính
hợp tác, xã hội, nhất là thông qua việc “tự kiểm tra, tự điều chỉnh” ở thời (III) dưới
đây.
Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Thảo luận ở cộng đồng lớp và kết luận của thầy đã cung cấp thông tin
phản hồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, lấy đó làm cơ sở cho người học so
sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình và cuối cùng
tổng hợp, chốt lại vấn đề rồi tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn chỉnh thành sản phẩm khoa
học, và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của
mình, sẵn sàng bước vào một tình huống học mới.
Chu trình học ba thời “Tự nghiên cứu – Tự thể hiện, hợp tác với bạn và
thầy – Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” – thực chất cũng chính là con đường “Nhận biết,
phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của việc nghiên cứu
khoa học – con đường xoắn ơristic kiểu học trò ở tầm vóc và trình độ của người
học, dẫn dắt người học đến tri thức khoa học, đến chân lý mới (chỉ mới đối với
người học) và chỉ có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy.
Ngay tự thời (I), thầy đã hướng dẫn người học cách tự nghiên cứu như
giới thiệu vấn đề (ý nghĩa, mục tiêu, định hướng), hướng dẫn cách thu nhận, xử lý
thông tin, cách giải quyết vấn đề và tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để trò có thể tự
nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức.
Ở thời (II), thầy là người tổ chức cách học hợp tác hai chiều đối thoại trò
– trò, trò – thầy, như giúp đỡ cá nhân trình bày, bảo vệ sản phẩm học, tổ chức thảo
luận ở cộng đồng lớp học, lái cuộc tranh luận theo đúng mục tiêu. Cuối cùng thầy là
người trọng tài kết luận về những gì người học đã tự tìm ra và tranh luận thành tri
thức khoa học.
Ở thời (III), thầy là người cố vấn cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh như
cung cấp thông tin liên hệ ngược về sản phẩm học (kết luận, đánh giá, cho điểm…),
giúp đỡ trò tự đánh giá, tự sửa sai, tự rút kinh nghiệm về cách học.
Chu trình học ba thời không có nghĩa tuyệt đối là có “ba bước”, “ba giai
đoạn”, có ranh giới rạch ròi, máy móc, tách rời nhau, mà có thể đan xen, hoà nhập
lẫn nhau và có thể biến động theo hoàn cảnh người học. Ngay trong lúc đang tham
gia thảo luận (thời II), chủ thể có thể động não, suy nghĩ (tự nghiên cứu – thời I),
hoặc tự kiểm tra, tự phê bình về sản phẩm học của mình (thời III). Thời chỉ có nghĩa
là vào lúc đó, nổi bật lên vai trò của cá nhân người học, của lớp hay của thầy. Thời
nào cũng có vai trò và hoạt động của trò và thầy, song ở thời (I), nổi lên vai trò lao
động cá nhân (học cá nhân) của người học với kết quả là sản phẩm học ban đầu.
Thời (II) là vai trò của lao động hợp tác (học hợp tác) với thầy và bạn ở lớp học, tạo
ra sản phẩm học mang tính hợp tác – xã hội. Ở thời (III), nổi lên vai trò lao động cá
nhân (học cá nhân) ở trình độ cao hơn thời I: tự kiểm tra, tự phê bình, tự sửa sai, tự
điều chỉnh, rút kinh nghiệm…
Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động
học, tự học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể, dưới
sự hướng dẫn hợp lý của nhà giáo.
Ba thời cũng có thể xem như là ba cách học tổng quát: cách tự nghiên
cứu, cách học hợp tác, cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Chu trình học ba thời bắt đầu từ “Tự nghiên cứu” dưới sự hướng dẫn của
thầy, qua các thời “Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy” và “Tự kiểm tra, tự điều
chỉnh” rồi trở lại “Tự nghiên cứu” ở một tình huống học mới, ở trình độ cao hơn
trình độ ban đầu “một ít”, theo con đường xoắn ốc nhiều tầng từ tự học đến học hợp
tác rồi trở lại tự học để dần dần kiến tạo cho bản thân chủ thể trình độ và năng lực
tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Tổng thể các chu trình học là “cuộc hành trình nội tại” phát triển bền
vững ở mỗi người học năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời “để hiểu”, “để
làm”, “để hợp tác cùng chung sống” và “để làm người” lao động tự chủ, năng động
và sáng tạo của thế kỷ XXI.
1.3.4. Vai trò của tự học
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối
lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục
nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn.
Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả
của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ
đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây
dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực
hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo” [21, tr.25].
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới
giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì
vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân
loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc
biệt đối với HS THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên
cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… HS sẽ khó thích
ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có
khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời”
mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.
1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó
1.3.5.1. Tự học qua mạng
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc học qua mạng
ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết. Với hình thức học này người học
sẽ chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự
củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ
của máy tính và mạng Internet.
1.3.5.2. Lợi ích của tự học qua mạng
Trong thời đại ngày nay, muốn thoát khỏi lạc hậu với khoa học và kĩ thuật,
mỗi người phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai, vào bất
cứ lúc nào, cũng có điều kiện đến trường, đến lớp để học. Thế nhưng tự học như thế
nào, tự học cái gì, phải bắt đầu tự học từ đâu và ai là người hướng dẫn? Đó là
những vấn đề khó khăn mà người tự học thường gặp phải. Để giải quyết tình trạng
đó, tự học qua mạng ra đời nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học
một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học ở
trường lớp. Sự hướng dẫn này có cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Cấp độ chung
hướng dẫn học về các mặt tư tưởng, quan điểm, phương pháp luận, những phương
pháp chung nhất, phổ biến nhất. Cấp độ cụ thể hướng dẫn học môn cụ thể, từng bài
học cụ thể. Cấp độ chung soi sáng cho cấp độ cụ thể và cấp độ cụ thể minh họa,
củng cố cấp độ chung. Cả hai cấp độ hướng dẫn này khi vào học sẽ hòa quyện vào
nhau, tác động lẫn nhau để tạo nên một phong cách tự học có hiệu quả, người học
sẽ có trong tay một công cụ cơ bản để học suốt đời. Một sự hướng dẫn được coi là
có hiệu quả nếu người tiếp thu thật sự chủ động khiến cho yêu cầu “được hướng
dẫn” cũng sẽ giảm dần cho đến khi người học có thể tự học hoàn toàn.
Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa
biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát
hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần
dần, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc
lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng
một khối lượng lớn thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so
với việc tìm kiếm trên sách báo.
Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp
dẫn, tiện dụng cho người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.
* Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định
khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của
mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng
không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người
thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học
trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”
(Thủ tướng Phạm Văn Đồng-1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự
học thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho
HS biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc
chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
1.4. Sách giáo khoa điện tử (e-book)
1.4.1. Khái niệm e-book
Theo trang web www.thuvien-ebook.com [62] “E-book là từ viết tắt của
electronic book (sách điện tử). Hiểu theo cách đơn giản nhất, sách điện tử (e-books
hay digital books) là phiên bản dạng số (hay điện tử) của sách. Nội dung của sách
số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vào người xuất bản.
Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách
dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay e-book readers)”.
Trong luận văn này, có thể hiểu sách giáo khoa điện tử thực chất giống như
một cuốn sách giáo khoa bình thường nhưng có bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí
nghiệm, nhiều bài tập hoá học… và được sử dụng thông qua hệ thống máy tính.
Những tính năng ưu việt của e-book
Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông thường không có được:
- Rất gọn nhẹ, giá thành rẻ.
- Nhiều hình ảnh, phim minh họa rõ nét, hấp dẫn.
- Khả năng lưu trữ lớn, có thể chứa rất nhiều thông tin, hình ảnh, phim…
Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các
thiết bị kỹ thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm
thành sách điện tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để chúng ta tìm
một tác phẩm nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo
dạng e-book.
Nhược điểm của e-book
- Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy
tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem.
- Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những
“định dạng” khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như
.pdf, .prc, .lit, … Những tập tin này sở dĩ khác nhau vì chúng được làm từ những
chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, ta cần phải có những
chương trình tương ứng.
1.4.2. Mục đích thiết kế e-book
Thiết kế sách giáo khoa điện tử (e-book) hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa
học của HS phổ thông như là một công cụ tự học thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả
tự học thông qua những kiến thức được minh họa một cách sinh động, hấp dẫn.
Ngoài ra, khi GV ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể sử dụng sách giáo
khoa điện tử như là một tài liệu tham khảo.
1.4.3. Các yêu cầu thiết kế e-book
Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những
đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ [37] để
đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế
dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước):
1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):
Hiểu rõ mục tiêu.
Các tài nguyên có thể có.
Đối tượng sử dụng.
2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):
Các chiến lược dạy học.
Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).
Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.
3. Development (phát triển các quá trình):
Thiết kế đồ hoạ.
Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).
Hình thức và nội dung các trang Web.
Phương tiện thực tế ảo.
4. Implementation (triển khai thực hiện):
Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học :
Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.
Thủ tục tiến hành với thầy.
Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.
Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).
5. Evaluation (lượng giá):
Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do
Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn
được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá
ở bậc kế tiếp:
Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).
Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).
Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).
Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).
Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick
1.4.4. Các phần mềm thiết kế e-book
1.4.4.1. Macromedia Dreamweaver 8 [32], [33], [54]
Dreamweaver là công cụ để thiết kế và phát triển web rất hiệu quả của
Macromedia, cho phép xây dựng những trang web có giao diện tuyệt vời. Vì
Dreamweaver rất dễ sử dụng nên nó tạo ra môi trường rất linh hoạt trong thiết kế
web. Sẽ rất hữu ích nếu sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình web, nhưng với
Dreamweaver, vẫn có thể tạo được các website hấp dẫn mà không cần biết nhiều về
HTML, JavaScript…
Với Dreamweaver ta có thể:
Xây dựng trang chủ của e-book và các trang liên kết khác.
Tạo kiểu, bố trí nội dung trang.
Tạo các liên kết từ trang này đến các trang khác.
Bổ sung các file Flash Slide Presentation …
1.4.4.2. Macromedia Flash Professional 8
Flash là một công cụ sáng tạo, cho phép tạo ra các thiết kế, các ứng dụng có
khả năng tương tác cao. Có thể sử dụng Flash để tạo các thí nghiệm, mô phỏng cơ
chế phản ứng, tạo những hiệu ứng hoạt hình sinh động…
Với nhiều tính năng ưu việt, Macromedia Flash Professional 8 – phiên bản
mới ngày càng khẳng định vai trò của mình. Khác với các phiên bản trước đây,
phiên bản mới này cho phép tạo các trình diễn (Slide Presentation) với nhiều hình
ảnh đẹp, có thể tích hợp các film thí nghiệm vào trong các slide trình diễn. Ngoài ra,
Macromedia Flash Professional 8 còn hỗ trợ việc tạo nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm
như: câu hỏi đúng – sai, câu hỏi nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, câu hỏi ghép cặp
dạng kéo – thả… Đặc biệt các tập tin flash (.swf) có kích thước nhỏ, gọn có thể đưa
lên website một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây cũng là phần mềm chính mà
chúng tôi đã sử dụng để tạo nội dung các bài học cũng như các câu hỏi trắc nghiệm
trong e-book.
1.4.4.3. Sothink Glanda
Sothink Glanda là một công cụ tạo Flash hoàn hảo cho những người dùng
không chuyên nghiệp. Nó có nhiều đặc tính nổi bật nhưng lại rất dễ sử dụng như tạo
một đoạn văn bản có hiệu ứng. Có thể tạo những đoạn film Flash như album, tiêu đề
hoạt hình sinh động và cả những nút hoặc menu tương tác… một cách dễ dàng và
nhanh chóng. Trong e-book, toàn bộ các tiêu đề đều được tạo ra từ phần mềm
Sothink Glanda.
1.4.4.4. ChemOffice 2005
Chương trình ChemOffice có rất nhiều tính năng và hỗ trợ nhiều chương
trình Hóa học khác. Trong ChemOffice 2005 chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 chương
trình sau:
- ChemDraw Ultra 9.0: dùng để vẽ công thức cấu tạo (dạng 2D) của các
chất vô cơ và hữu cơ, từ công thức có thể biết tên chất hoặc ngược lại, có thể viết
tên gọi của chất, sau đó ChemDraw có thể tự vẽ công thức cấu tạo của chất.
- Chem3D Ultra 9.0: dùng để vẽ hoặc chuyển công thức dạng 2D sang 3D.
1.5. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
Quán triệt tư tưởng về đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo, giáo viên THPT đã tiếp cận với PPDH mới, bước đầu ứng dụng CNTT vào
giảng dạy các bộ môn đạt kết quả, thể hiện rõ nét nhất qua việc sử dụng Power point
kết hợp nhiều phần mềm dạy học khác để tự thiết kế giáo án điện tử và thực hiện
giờ dạy trên lớp với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị hiện đại như projector, camera,
máy tính, máy scan…
Theo Thông tấn xã Việt Nam (nguồn www.vnanet.vn):
Đến nay, đã có 20% giáo viên trung học, 30% trường Trung học phổ
thông, ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2-5% số bài giảng được sử dụng
phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT. Ngoài ra, còn có nhiều phần
mềm hỗ trợ khác đã được sử dụng rộng rãi trong các trường.
Trường THPT U Minh là trường đầu tiên trong tỉnh Cà Mau tổ chức ứng dụng
CNTT vào dạy và học. Các GV đã tự trang bị cho mình giáo án điện tử và tìm hiểu,
nghiên cứu các phần mềm dạy học như: Geometer’s, Sketchpad, Graph,
Cabri…Các tổ chuyên môn có nhiều giáo viên đã sử dụng thành thạo một số phần
mềm dạy học. Toàn trường có hơn 200 tiết dạy, thao giảng, dạy rút kinh nghiệm, dự
thi giáo viên giỏi vòng tỉnh có sử dụng giáo án điện tử với các môn: Toán, Vật lí,
Hóa học, Anh văn, Công nghệ, Văn, Tin học. (nguồn www.camau.gov.vn).
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ phát triển mạnh ở
các thành phố lớn mà còn phát triển ở nhiều tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo nhiều
chuyên gia ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học vẫn là thách
thức với đội ngũ giáo viên. Trước hết đòi hỏi GV phải thông thạo việc sử dụng máy
tính; phải mất nhiều thời gian để soạn một giáo án điện tử trong khi đó chương trình
học, chỉ tiêu, tỉ lệ phần trăm chất lượng vẫn luôn là sức ép đối với mỗi GV; lớp học
đông, HS trình độ không đồng đều, đa số chưa quen tính tự chủ trong học tập; cơ sở
vật chất trong nhà trường chưa được trang bị đồng bộ, chưa đầy đủ… Hiện còn 21%
trường THPT chưa được trang bị máy tính.
Theo đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông
Việt Nam” do PGS. TS. Đào Thái Lai, công tác tại Viện Chiến lược và Chương
trình giáo dục, làm chủ nhiệm thì: “Số lượng phần mềm dạy học hạn chế, tài liệu
hướng dẫn giáo viên sử dụng phầm mềm dạy học còn thiếu. Giáo viên còn hạn chế
về kiến thức và kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học”[53].
Đối với bộ môn hoá học, việc đổi mới PPDH, phương tiện, thiết bị dạy học đã
và đang từng bước được cải tiến. Hầu hết các giáo viên đã thấy được internet là một
kho tàng kiến thức khổng lồ nếu biết khai thác tốt nó sẽ giúp ít cho việc soạn giảng,
giúp bài giảng sinh động hơn; còn phần mềm dạy học là một phần không thể thiếu
trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tuy nhiên do trình độ tin học và ngoại
ngữ còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư vào các phương tiện, thiết bị dạy học còn
hạn hẹp nên việc khai thác các phần mềm vi tính trong dạy học hoá học ở trên lớp
và dạy học qua mạng internet bước đầu gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều phần mềm, tư liệu dạy học hoá học phong
phú như: ChemWindow, ChemOffice được dùng để viết và vẽ công thức cấu tạo
dạng 2D, 3D; các chương trình tính toán hóa lượng tử như HyperChem, Gaussian…
hoặc các đĩa CD về thí nghiệm hóa học (Cyber Chem, Crocodile Chemistry 605),
các mô hình, các câu hỏi trắc nghiệm tự kiểm tra (Quiz), sách điện tử về hóa học…
Tuy nhiên phần lớn giáo viên vẫn chưa khai thác các phần mềm hỗ trợ bài
giảng, chưa có điều kiện tìm kiếm thông tin trên internet và cũng chưa có điều kiện
tìm hiểu về thiết kế phần mềm hóa học… Đối với các phần mềm thì vấn đề bản
quyền cũng là thách thức không nhỏ trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học vì bản
quyền phần mềm đang có giá rất cao so với mức lương của giáo viên; một số phần
mềm lại do các chuyên gia tin học viết nên tính sư phạm còn thiếu, do đó việc kết
hợp sử dụng phần mềm đòi hỏi kỹ năng của mỗi giáo viên.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học,
kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét và đầu óc học sinh
khối lượng kiến thức khổng lồ mà phải dạy cho các em phương pháp tự học, không
chỉ tự học ở trường có sự hướng dẫn của giáo viên mà tự học cả ở nhà. Ngoài SGK,
sách bài tập, sách tham khảo được các tác giả biên soạn rất công phu, thì việc tìm
kiếm một cuốn sách tự học rất khó khăn. Phần lớn website của các trường THPT
mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các thông tin chung về trường, trợ giúp phụ
huynh theo dõi điểm số của HS… mà không có các dịch vụ liên quan đến học trực
tuyến; một số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí; còn các website khác thì
mức độ tin cậy lại không đảm bảo, đòi hỏi học sinh phải biết chọn lọc thông tin để
tiếp nhận nếu không sẽ rơi vào tình trạng bội thực thông tin nhưng lại đói kiến thức.
Sử dụng phần mềm trong dạy học là một công cụ không thể thiếu được trong
giáo dục, nó giúp giáo viên có thể thực hiện được phương pháp dạy học nhằm phát
huy khả năng sáng tạo của học sinh. Xu hướng dạy và học hiện đại đó đang được
phổ biến ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, cần khẳng định một điều là: phần mềm
dạy học không thể thay thế được hoàn toàn vai trò của người thầy, của SGK và các
công cụ dạy học khác. Các thí nghiệm mô phỏng và các thí nghiệm ảo không thể
thay thế được các thí nghiệm thực ở phòng thí nghiệm dù là còn thô sơ. Việc xây
dựng và sử dụng phần mềm trong dạy học là một hướng nghiên cứu mới mẻ, cần
được quan tâm nghiên cứu để tiếp tục phát triển.
Chương 2. THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”
2.1. Vị trí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nhóm Halogen” [25],
[42], [43]
2.1.1. Vị trí, mục tiêu của chương
Trong sách giáo khoa hóa học lớp 10 nâng cao, chương “Nhóm Halogen”
là chương thứ 5 được nghiên cứu sau các chương về lí thuyết chủ đạo như nguyên
tử; bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, định luật tuần hoàn; liên kết hoá học và
phản ứng hoá học.
1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hoá của các halogen trong các
hợp chất.
- Tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của các halogen và một số hợp
chất quan trọng của chúng.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất quan trọng
của halogen.
Học sinh hiểu:
- Vì sao halogen có tính oxi hoá mạnh.
- Nguyên nhân làm cho halogen có sự giống nhau về tính chất hóa học cũng
như sự biến đổi có quy luật, tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng.
- Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế halogen.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng:
- Quan sát và giải thích các hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm về
halogen (tính tan của hidro clorua, tính tẩy màu của clo ẩm, nhận biết ion clorua...).
- Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học,
độ âm điện, số oxi hoá và phản ứng oxi hoá khử để giải thích một số tính chất của
đơn chất và hợp chất halogen.
- Giải bài tập định tính và định lượng trong chương 5.
3. Giáo dục tình cảm, thái độ
- Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học, kỹ
thuật.
- Ý thức phòng bệnh do thiếu iot.
- Ý thức bảo vệ môi trường.
2.1.2. Cấu trúc nội dung của chương
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Nhóm Halogen”
Clo
Flo
Brom
Iot
Khái quát về
nhóm Halogen
Đơn chất
halogen
Bài thực
hành 1
Hiđro halogenua –
Axit halogenhiđric
Hợp chất có oxi
của clo
HF
HCl
HBr
HI
Axit có oxi của clo
Nước Gia-ven
Clorua vôi
Muối clorat
Hợp chất
halogen
Luyện tập
Bài thực
hành 2
Kiến thức cần nắm vững:
Bảng 2.1. Quy luật biến đổi tính chất đơn chất và hợp chất của nhóm Halogen
Quy luật biến đổi tính chất hóa học
Đơn chất F2 Cl2 Br2 I2
Tính oxi hóa giảm
HF HCl HBr HI
Tính axit tăng
Tính khử tăng
Hợp chất
HClO HClO2 HClO3 HClO4
Tính bền và tính axit tăng
Tính oxi hóa giảm
2.1.3. Một số nội dung mới và khó
1. Những nội dung mới của chương “Nhóm Halogen” sách giáo khoa lớp
10 nâng cao là:
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen ở trạng thái
cơ bản và trạng thái kích thích giải thích khả năng tồn tại các trạng thái oxi hóa của
clo, brom, iot.
- Khái niệm năng lượng liên kết: Năng lượng liên kết là năng lượng ít
nhất cần để phá vỡ liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử.
- Clo tác dụng với dung dịch kiềm, tác dụng với các chất khử khác
(FeCl2, SO2, …).
- Tính khử của các halogen tăng dần từ flo đến iot, flo không thể hiện
tính khử, clo thể hiện tính khử yếu, brom và iot thể hiện tính khử rõ rệt.
- Trong phân tử HCl, clo có số oxi hóa -1 HCl (ở thể khí và trong
dung dịch) thể hiện tính khử.
- Tính khử của các hiđro halogenua tăng dần từ HF đến HI, HF không
thể hiện tính khử, HCl có tính khử yếu, HBr có tính khử rõ rệt và HI có tính khử
mạnh.
- Sự biến đổi tính chất (tính bền, tính axit, khả năng oxi hóa) trong dãy
axit có oxi của clo.
- Nước Gia-ven, clorua vôi và kali clorat có tính oxi hóa mạnh là do số
oxi hóa của nguyên tử clo trong phân tử.
- Một số hợp chất của flo (OF2); brom (HBrO, HBrO3, HBrO4, AgBr);
iot (AgI, PbI2).
2. Sách giáo khoa ban cơ bản không chứng minh tính oxi hóa mạnh của
clo; không giới thiệu về các oxit và các axit có oxi của clo; flo, brom và iot được
phân bố trong một bài trong khi sách giáo khoa nâng cao chia thành 3 bài riêng biệt.
3. Một số lưu ý về nội dung sách giáo khoa nâng cao:
- Sách giáo khoa ban cơ bản giải thích F có số oxi hóa -1 trong các hợp
chất là do F có độ âm điện lớn nhất nên trong các hợp chất F chỉ thu electron của
nguyên tử liên kết với nó; sách giáo khoa nâng cao giải thích sâu hơn đó là do F
không có AO d trống nên các electron không chuyển lên trạng thái kích thích. Đối
với các halogen khác như Cl, Br, I ngoài số oxi hóa -1 còn có số oxi hóa +1, +3, +5,
+7, thì sách giáo khoa ban cơ bản giải thích là do bên cạnh Cl, Br, I còn có nguyên
tố có độ âm điện lớn hơn như oxi nên đôi electron góp chung chuyển sang O; sách
giáo khoa nâng cao giải thích là do Cl, Br, I có AO d trống, khi được kích thích các
electron ghép đôi chuyển lên các AO d trống tạo ra 3, 5 hoặc 7 electron độc thân.
- Giải thích sự giống nhau về tính chất của các halogen và các hợp chất
của chúng dựa vào cấu tạo tương tự nhau của lớp electron ngoài cùng của các
nguyên tử halogen. Sự khác nhau định tính về tính chất của các halogen là do
khoảng cách khác nhau từ hạt nhân đến lớp electron hoá trị.
- Giải thích sự thay đổi về tính chất vật lý của halogen cần chú ý đến khả
năng tạo liên kết cộng hoá trị không cực trong phân tử đơn chất và lý thuyết về cấu
tạo nguyên tử để lý giải sự đột biến về năng lượng liên kết giữa clo và flo. Nếu dựa
vào sự phụ thuộc của độ bền liên kết vào khoảng cách giữa 2 hạt nhân thì học sinh
dự đoán phân tử F2 bền hơn Cl2. Thực tế giá trị năng lượng liên kết mâu thuẫn, điểm
bất thường gây ngạc nhiên là phân tử Cl2 này bền quá mức (Elk = 239,4kJ/mol) vì
trong phân tử Cl2, ngoài liên kết bằng đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử,
còn có các liên kết cho - nhận giữa chúng, ở F2 không có liên kết cho – nhận này vì
nguyên tử chỉ có 4AO hóa trị, nguyên tử Cl còn có 5 AO-d trống. Khả năng tạo liên
kết cho - nhận giảm khi bán kính nguyên tử tăng.
- Cần giải thích cho học sinh vì sao phản ứng của Cl2 với H2O thuận
nghịch:
Cl2 + H2O HCl + HClO
Chính do HClO là chất oxi hoá mạnh, nó oxi hoá HCl đến Cl2.
- Tính tẩy màu của clo ẩm chính là do tính oxi hoá mạnh của axit
hipoclorơ H +1Cl O, cụ thể là tính oxi hoá mạnh của hipoclorit (ClO- ).
Tính tẩy màu của nước Javen chính là do tính oxi hoá mạnh của muối
natri hipoclorit (Na
+1
Cl O), cũng là do tính oxi hoá mạnh của hipoclorit (ClO-).
Không nên giải thích là các chất trên không bền, dễ phân huỷ tạo thành
oxi nguyên tử và oxi nguyên tử là nguyên nhân gây nên tính oxi hoá mạnh của
HClO và NaClO.
- Trong các nhà máy giấy, nhà máy sợi người ta điều chế nước Javen để
dùng ngay, vì nước Javen không để được lâu do có phản ứng với CO2 trong không
khí:
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HclO
và: 2HClO as 2HCl + O2
Trong dung dịch, axit hipoclorơ phân huỷ theo 3 hướng sau :
2HClO → 2HCl + O2 (1)
2HClO → H2O + Cl2O (2)
2HClO → 2HCl + HClO3 (3)
Khi có mặt một số chất xúc tác, chất khử, hoặc dưới tác dụng trực tiếp
của ánh sáng mặt trời xảy ra theo phản ứng (1). Khi có chất hút nước, phản ứng xảy
ra theo (2). Khi đun nóng phản ứng xảy ra theo (3).
Điều này giúp học sinh hiểu vì sao có phản ứng:
Cl2 + 2NaOH
o thuongt NaCl + NaClO + H2O
3Cl2+ 6NaOH
ot 5NaCl + NaClO3 +3H2O
- Clorua vôi là hỗn hợp CaCl2, Ca(ClO)2và CaOCl2. Để đơn giản ta coi
clorua vôi là muối hỗn tạp CaOCl2.
2.1.4. Phương pháp dạy học
2.1.4.1. Sử dụng phương pháp diễn dịch và phương pháp loại suy
Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi học sinh đã
được học các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, bảng tuần hoàn,
định luật tuần hoàn, liên kết hóa học phản ứng oxi hoá khử...). Vì vậy cần dùng
phương pháp suy diễn hay diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng) để dự đoán tính
chất xuất phát từ định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
theo sơ đồ:
Vị trí → cấu tạo nguyên tử → tính chất → ứng dụng → điều chế
Trong nhóm halogen thì nguyên tố clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và
sản xuất hóa học nên được chọn làm đại diện cho cả nhóm để nghiên cứu kỹ. Sau
đó dùng phép loại suy để xem xét các nguyên tố còn lại là flo, brom, iot. Phép loại
suy không xuất phát từ quy luật chung mà xuất phát từ một số điểm giống nhau của
các đặc điểm khác. Cần chú ý là kết luận đi tới được bằng phép loại suy bao giờ
cũng gần đúng, có tính chất giả thiết, phải kiểm chứng bằng thực nghiệm hay thực
tiễn.
Ví dụ: Khi nghiên cứu bài clo ta có thể dựa vào sự giống nhau về một số tính
chất đã được học kỹ ở bài clo để suy ra tính chất tương tự sẽ có ở F, Br, I; nhưng
cuối chương GV phải tổng kết lại để kết luận về tính chất đặc trưng của các nguyên
tố halogen.
Trong dạy học hóa học, phép loại suy có tác dụng rất lớn vì thời gian học tập
hạn chế, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu kỹ một số chất mà chương trình đã lựa
chọn, nhưng nhờ phương pháp loại suy ta có thể dẫn học sinh đi tới những kết luận
xác thực về tính chất của những chất không có điều kiện nghiên cứu.
2.1.4.2. Tìm ra tính quy luật trong sự biến đổi tính chất của dãy đơn chất
và hợp chất
Việc dạy học nhóm halogen quan trọng nhất là chỉ ra tính quy luật trong sự
biến đổi tính chất của các dãy đơn chất và hợp chất của chúng, giải thích sự biến đổi
đó dựa vào độ âm điện, năng lượng ion hóa và cấu tạo nguyên tử.
a. Đơn chất halogen
Nguyên tử của các nguyên tố halogen đã có 7 electron ở lớp ngoài cùng,
chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm. Vì
vậy 2 nguyên tử góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có một liên kết đơn.
Liên kết đơn không bền nên phân tử dễ bị phân cắt liên kết tạo ra nguyên tử có khả
năng hút electron mạnh, do đó là chất oxi hóa mạnh.
Các đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn nguyên tử
halogen tương ứng vì cần phải tốn một năng lượng để bẽ gãy liên kết X – X.
Khi đi từ Flo đến Iot, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân
với các electron lớp ngoài cùng giảm dần nên tính oxi hóa giảm dần.
F2 Cl2 Br2 I2
Tính oxi hóa giảm
Ví dụ 1: Khả năng phản ứng với nước của các halogen giảm, F2 oxi hóa
được nước, các halogen khác không oxi hóa được nước.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Ví dụ 2: Khả năng phản ứng với H2 của các halogen giảm, F2 oxi hóa H2
ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ thấy và gây nổ. Cl2 oxi hóa mạnh H2 và gây nổ khi
có chiếu sáng hoặc đun nóng. Br2 chỉ oxi hóa H2 khi đun nóng nhưng không gây nổ
còn iot chỉ oxi hóa H2 khi đun nóng mạnh và phản ứng xảy ra thuận nghịch.
H2 + F2 → 2HF
H2 + Cl2 as 2HCl
H2 + Br2
ot 2HBr
H2 + I2
ot 2HI
Ở đây GV có thể cho HS tự giải thích được quy luật biến đổi tính oxi
hóa của các đơn chất halogen dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, bán kính
nguyên tử mà các em đã được học ở các chương trước.
b. Hợp chất halogen
Hiđro halogenua và axit halogenhiđric (HX)
HF HCl HBr HI
Tính axit tăng
Tính khử tăng
(1) Giải thích tính axit tăng:
HS khó có thể giải thích chính xác quy luật biến đổi tính axit của HX
do đó GV cần hướng dẫn, lưu ý các em rằng mặc dù độ phân cực của liên kết HX
giảm dần từ HF → HI nhưng yếu tố quan trọng hơn là kích thước của anion. Kích
thước các anion tăng dần theo thứ tự sau: F- → Cl- → Br- → I-
Mật độ điện tích âm ở anion I- bé nhất nên lực hút giảm dần theo thứ tự:
HF > HCl > HBr > HI
Nên trong dung dịch HI phân ly mạnh nhất, sau đó đến HBr, HCl, HF.
Ngoài ra axit HF là axit yếu, trong khi các axit còn lại trong dãy trên đều là các axit
mạnh là do HF có liên kết hiđro giữa các phân tử.
(2) Giải thích tính khử tăng từ HF → HI
HS có thể giải thích được quy luật biến đổi tính khử từ HF đến HI là
do bán kính của các anion tăng dần nên khả năng nhường electron tăng dần.
Chứng minh tính khử tăng dần từ HF → HI: dung dịch HBr không
màu để lâu chuyển màu vàng có ánh nâu do bị oxi không khí oxi hóa, nhưng HCl
không có phản ứng này. Chứng tỏ tính khử của HBr mạnh hơn HCl.
4HBr + O2 → 2Br2 + 2H2O
Axit có oxi của clo
HClO HClO2 HClO3 HClO4
Tính bền và tính axit tăng
Tính oxi hóa giảm
Đây là phần kiến thức nâng cao mà ban cơ bản không có.
(1) Giải thích tính bền và tính axit tăng:
Bảng 2.2. Độ dài liên kết Cl – O trong các ion
ion -ClO -2ClO -3ClO -4ClO
dCl – O (Ao) 1,70 1,64 1,57 1,45
Khi đi từ HClO đến HClO4, số liên kết xung quanh nguyên tử clo
tăng, độ dài liên kết Cl – O giảm nên độ bền phân tử tăng.
Số oxi hóa của nguyên tử trung tâm Cl tăng từ +1 đến +7, đồng thời số
nguyên tử oxi không ở nhóm OH tăng dần làm cho mật độ electron chuyển dịch về
phía nguyên tử oxi, kéo theo sự phân cực của liên kết O – H, dẫn đến tính axit tăng
dần.
(2) Giải thích tính oxi hóa giảm dần:
Khi đi từ HClO đến HClO4, độ bền phân tử tăng nên tính oxi hóa
giảm.
2.1.4.3. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa và kiểm chứng
Các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên trong chương này chủ yếu được tiến
hành theo phương pháp minh họa, kiểm chứng để khẳng định những dự đoán về
tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất hoặc hợp chất của halogen là đúng đắn.
Ví dụ: Xét phản ứng của clo với natri:
+ Clo là phi kim có độ âm điện lớn nên là chất oxi hoá mạnh.
+ Natri là kim loại kiềm có tính khử mạnh .
Phản ứng giữa clo và natri phải xảy ra mãnh liệt và toả nhiều nhiệt.
Phương pháp dạy học này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng
vận dụng kiến thức đã học, phát triển tư duy của học sinh.
2.1.4.4. Lồng ghép giáo dục môi trường vào nội dung bài học
Trong chương này có rất nhiều nội dung giáo dục môi trường như bài Clo
(tính độc của clo, các biện pháp xử lý ô nhiễm khí clo), Axit clohiđric và muối
clorua (axit clohiđric dễ bay hơi, KCl làm phân bón, BaCl2 làm thuốc trừ sâu), bài
Một số hợp chất chứa oxi của clo (KClO3 dùng sản xuất diêm; nước Javen, clorua
vôi dùng tẩy trắng vải, giấy, tẩy uế), … do đó GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài
dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho các em.
2.1.4.5. Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu khi ôn tập
Trong bài luyện tập chương 5 cần dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để
thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các halogen về cấu hình electron của nguyên
tử, độ âm điện, tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất và hợp chất quan trọng
của chúng. Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu có tác dụng khắc sâu, hệ thống
hoá kiến thức và nêu bật sự biến đổi có quy luật tính chất vật lý và hóa học của các
halogen.
Tóm lại, chương Halogen thuộc phần phi kim, được xây dựng trên nguyên lý
đường xoáy trôn ốc. HS đã được nghiên cứu ở THCS, lên THPT được nghiên cứu
sâu hơn, cụ thể hơn và có thể nói dưới một góc độ khác; nếu như ở THCS phần tính
chất hóa học có thể sử dụng thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kết luận về tính chất
hóa học của các phi kim thì lên THPT đi theo tiến trình ngược lại từ vị trí suy ra cấu
hình electron, từ cấu hình suy ra CTCT, CTPT của phân tử halogen và cũng từ cấu
hình suy ra tính chất vật lí, tính chất hóa học của các halogen và sử dụng thí nghiệm
để kiểm chứng tính chất hóa học.
Chương halogen không khó dạy, được học ngay sau phần lí thuyết chủ đạo vì
vậy GV nên khai thác tích cực lý thuyết chủ đạo, khắc sâu lý thuyết chủ đạo để HS
không những nắm chắc kiến thức mà còn hiểu bài thật cặn kẽ. Chương này cũng có
một lợi thế là có thể làm được nhiều thí nghiệm, làm cho HS hứng thú học tập hơn
khi các em được tự tay làm thí nghiệm.
2.2. Cấu trúc và nội dung sách giáo khoa điện tử
2.2.1. Cấu trúc sách giáo khoa điện tử
TRANG CHỦ
GIÁO KHOA
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Khái quát về nhóm Halogen
Clo
BÀI TẬP
LIÊN HỆ
CHƠI MÀ HỌC
BẢNG TUẦN HOÀN
TRỢ GIÚP
Hiđro clorua – Axit clohiđric
Hợp chất có oxi của clo
Flo
Brom
Iot
Câu hỏi lí thuyết
Bài kiểm tra
Trắc nghiệm
Phương pháp dạy
Phương pháp học
Phương pháp giải nhanh
2.2.2. Nội dung sách giáo khoa điện tử
2.2.2.1. Trang chủ
a. Ý tưởng thiết kế
Đây là trang giới thiệu các nội dung có trong e-book một cách khái quát
nhất để HS dễ dàng sử dụng và nhanh chóng đạt được mục đích học tập của mình.
HS có thể từ trang chủ nhấp vào các link đến các trang con như:
Giáo khoa: Giới thiệu hệ thống các bài trong chương “Nhóm Halogen”.
Các bài được thiết kế giống như nội dung trình bày trong sách giáo khoa, có lí
thuyết và cả các bài tập trong sách giáo khoa nhưng ở phần lí thuyết có thêm các
câu chuyện kể hấp dẫn, các hình ảnh minh họa, phim thí nghiệm và một số kiến
thức mở rộng, giúp các em có thể tự học một cách hào hứng và dễ dàng nhất. Ngoài
ra ở một số bài còn được lồng vào các câu chuyện hấp dẫn để gây hứng thú học tập,
kích thích trí tò mò của các em trước khi bắt đầu nghiên cứu nội dung bài học.
Bài tập: Sau khi đã xem xong phần lí thuyết ở trang Giáo khoa, HS có
thể vận dụng kiến thức để làm các câu hỏi lí thuyết, các bài tập trắc nghiệm theo
từng bài học cụ thể. Mỗi câu hỏi đều có đáp án, giúp HS có thể kiểm tra bài làm dễ
dàng và nhanh chóng. Cuối cùng HS có thể kiểm tra kiến thức đã lĩnh hội được
bằng cách hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm. Sau khi làm xong máy sẽ tự chấm
điểm giúp cho HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình.
Phương pháp dạy học: Trang này cung cấp một số phương pháp dạy,
phương pháp học và các cách để giải nhanh bài toán hoá học rất hữu ích mà GV và
HS không thể nào bỏ qua được.
Chơi mà học: Gồm các câu hỏi lý thú, đố vui hóa học và trò chơi ghép
hình về nhóm Halogen giúp HS vừa giải trí với những kiến thức bổ ích, hấp dẫn mà
lại vừa học.
Bảng tuần hoàn: Bảng tuần hoàn được thiết kế đẹp mắt với 111 nguyên
tố hóa học. Mỗi nguyên tố có chú thích với hình ảnh minh họa rõ nét; đặc biệt khi
nhìn vào bảng tuần hoàn sẽ phân biệt được nguyên tố thuộc chất khí, chất lỏng hay
chất rắn; ngoài ra còn giới thiệu thêm mức năng lượng của các obitan và cấu trúc
Browser
Nơi đặt music
Folders
Thời gian
chạy ảnh
Thời gian hiệu ứng
chuyển động
lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tố được tham khảo từ phần mềm Plato. Một
điểm độc đáo khác là nó được cập nhật thông tin mới nhất từ bảng tuần hoàn của
IUPAC (22/6/2007).
Trợ giúp: Giới thiệu cấu trúc và hướng dẫn cách sử dụng e-book.
Liên hệ: Cung cấp họ tên và địa chỉ liên lạc của người thiết kế e-book.
b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver và ProShow Producer
Dùng ProShow Producer để thiết kế film cho trang chủ
- Mở chương trình ProShow Producer bằng cách nhấp biểu tượng trên
màn hình Desktop:
- Trong Folders, mở thư mục chứa hình rồi nhấp và kéo ảnh xuống dưới
(Phần có chữ "Drop photo or Video here).
View
Thumbnails
Nơi đặt ảnh
Preview
Dung
lượng
của file
Video
- Chỉ định thời gian ảnh chạy (tức là thời gian ảnh hiện lên) và thời gian
để hiệu ứng chuyển động (từ ảnh này đến ảnh khác) thường tính theo giây bằng
cách nhấp chuột và điền vào.
- Chọn hiệu ứng cho hình ảnh chuyển động từ ảnh này sang ảnh khác
bằng cách nhấp chuột vào chữ AB và chọn trong hộp thoại Choose Transition.
- Để chèn nhạc vào đoạn phim: kéo bản nhạc xuống dưới dòng chữ
"Drop Background songs here ". Cũng làm tương tự như kéo ảnh.
- Để áp dụng hiệu chỉnh cho từng bức hình, có thể nhấp đúp chuột vào
tấm hình hoặc nhấn chuột phải, chọn Slide Options.
- Nhấp vào nút Play để xem thử.
- Để xuất ra film vào menu Create, chọn Create Video File để ghi thành
file Video (.mpg).
Dùng Dreamweaver để thiết kế trang chủ
- Sử dụng công cụ Table để thiết kế bố cục trang.
+ Ở chế độ Layout View, vẽ các Layout Table tại nơi muốn chèn bảng.
+ Trong mỗi Layout Table vẽ các Layout cell để chèn các file hình ảnh.
- Định thuộc tính và thiết lập các liên kết cho hình ảnh đến các trang con
bằng cách chọn hình ảnh và đánh địa chỉ vào Link trong hộp kiểm soát Property.
- Chèn film vào trang chủ bằng cách đặt con trỏ ở vị trí cần chèn, trên
thanh menu chọn Insert > Media > Plugin. Chọn film cần chèn và nhấp OK.
- Định thuộc tính của film vừa chèn trong hộp kiểm soát Property như
W: 326; H: 258.
2.2.2.2. Trang “Giáo khoa”
a. Ý tưởng thiết kế
Đây là phần chính của e-book, cung cấp các kiến thức trong chương
“Nhóm Halogen” theo sách giáo khoa lớp 10 nâng cao.
Trang “Giáo khoa” bao gồm:
- Tựa đề: Chương 5 – Nhóm Halogen.
- Phần giới thiệu về chương “Nhóm Halogen”.
- 11 bài trong chương "Nhóm Halogen" tương ứng với 11 trang.
Cấu trúc trang “Giáo khoa”
GIÁO KHOA
Khái quát về nhóm Halogen
Hiđro clorua – Axit clohiđric
Lý thuyết
Clo
Brom
Hợp chất có oxi của clo
Luyện tập
Flo
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Iot
Bài thực hành số 4
Bài thực hành số 3
Luyện tập chương 5
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Lý thuyết
Bài tập sách giáo khoa
Từ trang “Giáo khoa”, HS sẽ đi đến các bài học cụ thể thuộc chương “Nhóm
Halogen” khi nhấp vào tên bài tương ứng. Trong các bài học thì mỗi bài được cấu
trúc gồm 2 phần: Lý thuyết và bài tập sách giáo khoa (trừ 2 bài thực hành). Trong
phần lý thuyết, mỗi bài học đều được soạn chủ yếu dựa vào sách giáo khoa nhưng
có thêm nhiều hình ảnh minh hoạ phong phú, phim thí nghiệm rõ nét và một số nội
dung mở rộng (được ghi bằng font chữ nhỏ).
b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda
Dùng Sothink Glanda để thiết kế tiêu đề chương và tiêu đề các bài học
- Mở chương trình Sothink Glanda: Start > Sothink Glanda.
- Trong cửa sổ New From Template chọn Banner, rồi nhấp OK.
- Chọn banner kiểu SunShine trong ô Template, nhấp Next, cuối cùng
nhấp Finish.
- Chỉnh sửa kích thước và đánh chữ vào banner cho phù hợp. Ví dụ tiêu
đề chương “Nhóm Halogen”:
Width: 720 ; Height: 60
- Xuất ra file .swf bằng cách nhấp chọn Export Movie trên thanh menu.
Dùng Dreamweaver để thiết kế trang “Giáo khoa”
- Sử dụng công cụ Table để thiết kế bố cục trang bằng cách vẽ Layout
table và Layout cell.
- Chèn hình ảnh, đặt thuộc tính liên kết đến các trang Giáo khoa, Bài tập,
Phương pháp dạy học, Chơi mà học, Bảng tuần hoàn, Trợ giúp, Liên hệ được làm
tương tự trang chủ.
- Đối với tên các bài học cần tạo class CSS và áp cho tên bài học.
- Mỗi tên bài sẽ được liên kết đến trang bài học của bài bằng cách điền
vào mục Link trong hộp kiểm soát Property.
Ví dụ đối với tên bài Clo, gõ địa chỉ: giaokhoa_2.html vào mục Link.
Khi nhấp vào tựa bài “Clo”:
Bài Clo sẽ hiện ra
- Trong mỗi bài học có 2 phần Lý thuyết và Bài tập sách giáo khoa.
Tạo liên kết cho từng phần, khi nhấp vào nút sẽ liên kết với
trang giaokhoa_2_lt.html; nhấp vào nút sẽ liên kết với trang
giaokhoa_2_bt.html.
- Chèn tiêu đề từng trang và file flash của phần Lý thuyết bằng cách chọn Insert >
Media > Flash.
Dùng Flash để thiết kế phần Lý thuyết của bài học
Trong phần này có thể lấy bài Clo làm ví dụ.
- Tạo một Presentation: File > New > Flash Slide Presentation.
- Lưu lại với tên: bai30_Clo.fla.
- Trên slide Presentation: tạo nút back và previous trong 1 layer.
- Tạo các slide tương ứng với bố cục và nội dung của bài. Đặt tên cho
từng slide.
Ví dụ cấu trúc của bài Clo: gồm slide Presentation và 6 slide; trong 6
slide còn có các slide con.
Presentation
Điều chế
Trạng thái tự nhiên
Ứng dụng
Tính chất hoá học
Tính chất vật lí
Giới thiệu người đã tìm ra clo
- Đánh nội dung, chèn hình ảnh và film vào các slide. Chú ý các film
phải được chuyển thành đuôi .flv.
Ví dụ chèn film Na tác dụng với Cl2 vào bài Clo:
+ Chuyển movie thành file .flv bằng phần mềm Macromedia Flash 8
Video Encoder và đặt tên là Na_puCl.flv.
+ Chọn slide cần đặt movie. Từ menu Window chọn Components. Cửa
sổ Component Inspector & Components xuất hiện. Chọn FLV Playback – Player 8
và kéo FLV Playback vào Stage.
+ Chọn mục Component Inspector > Parameters và điền các nội dung
cần thiết vào bảng:
- Sau khi hoàn tất bấm Ctrl + Enter để kiểm tra và xuất file từ .fla sang
.swf.
2.2.2.3. Trang “Bài tập”
a. Ý tưởng thiết kế
Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một
biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Chỉ khi vận dụng
được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập thì HS mới hiểu được kiến thức một
cách sâu sắc.
Trang “Bài tập” cung cấp hệ thống câu hỏi lí thuyết, câu hỏi trắc nghiệm
của chương “Nhóm Halogen” và một bài kiểm tra giúp HS tự ôn tập, củng cố kiến
thức và tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Cấu trúc trang “Bài tập” bao gồm:
BÀI TẬP
Câu hỏi lí thuyết
Trắc nghiệm
Khái quát về nhóm Halogen
Khái quát về nhóm Halogen
Clo
Hiđro clorua – Axit clohiđric
Hợp chất có oxi của clo
Flo
Brom
Iot
Luyện tập chương 5
Clo
Hiđro clorua – Axit clohiđric
Hợp chất có oxi của clo
Flo
Brom
Iot
Luyện tập chương 5
Bài kiểm tra
Từ trang “Bài tập” HS sẽ đi đến trang chứa các câu hỏi lí thuyết, câu hỏi trắc
nghiệm của các bài:
Các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm đều có đáp án để HS có thể tham khảo
sau khi làm bài xong. Ngoài ra sau khi trả lời xong các câu hỏi trắc nghiệm, máy
tính sẽ hiện kết quả số câu đúng, số câu sai và phần trăm số điểm đạt được. Đối với
bài kiểm tra gồm 25 câu trắc nghiệm được chọn lọc kĩ và làm trong vòng 30 phút,
HS phải hoàn thành bài đúng thời gian quy định, nếu HS nộp bài muộn thì máy sẽ tự
động khóa lại và không chấm điểm.
b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Bài tập”
- Do cấu trúc gần như tương tự trang “Giáo khoa” nên từ trang “Giáo
khoa” chọn File > Save As và lưu lại với tên là Bài tập. Từ trang “Bài tập” mới tạo
chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
- Tiêu đề “Bài tập” được tạo ra từ phần mềm Sothink Glanda.
- Dùng CSS đã tạo trong trang “Giáo khoa” áp vào tựa đề: câu hỏi lí
thuyết, trắc nghiệm và bài kiểm tra.
- Tạo liên kết cho từng phần, khi nhấp vào nút sẽ liên kết
với trang baitap_cauhoilithuyet.html; nhấp vào nút sẽ liên kết với trang
baitap_tracnghiem.html; nhấp vào nút sẽ liên kết với trang
baitap_kiemtra.html.
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Câu hỏi lí thuyết”
- Do cấu trúc gần như tương tự trang “Bài tập” nên từ trang “Bài tập”
chọn File > Save As và lưu lại với tên là baitap_cauhoilithuyet.html. Từ trang “Câu
hỏi lí thuyết” mới tạo chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
- Tiêu đề “Câu hỏi lí thuyết” và được tạo ra từ phần mềm Sothink
Glanda.
- , … được thiết kế bằng Flash Text. Các
tựa bài này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ vào mục Link trong
hộp thoại Insert Flash Text). Ví dụ như tạo tựa bài Clo: Để con trỏ tại vị trí cần
chèn, trên thanh menu chọn Insert > Media > Flash Text và điền thông tin vào cửa
sổ sau (chú ý đặt tên trong mục Save as: text_chlt_clo.swf), rồi nhấp OK.
- Khi nhấp vào các tựa bài, ví dụ: , sẽ dẫn đến trang
baitap_cauhoilithuyet_clo.html; chứa các câu hỏi lí thuyết liên quan đến bài clo và
có cả phần đáp án:
Nút được thiết kế bằng Flash Button. Các nút này được liên
kết đến các trang tương ứng (gõ địa chỉ các trang đáp án vào mục Link trong hộp
thoại Insert Flash Button). Ví dụ đáp án câu thứ nhất trong bài Clo: đặt con trỏ tại
nơi cần chèn, trên thanh menu chọn Insert > Media > Flash Button, điền thông tin
vào cửa sổ và nhấp OK.
Dùng Dreamweaver, Sothink Glanda và Flash để thiết kế trang “Trắc
nghiệm”
- Do cấu trúc gần như tương tự trang “Câu hỏi lí thuyết” nên từ trang
“Câu hỏi lí thuyết” chọn File > Save As và lưu lại với tên là
baitap_tracnghiem.html. Từ trang “Trắc nghiệm” mới tạo chỉnh sửa nội dung cho
phù hợp.
- Tiêu đề “Trắc nghiệm” được tạo ra từ phần mềm Sothink Glanda.
- , … là của trang “Câu hỏi lí thuyết” nên
trong trang “Trắc nghiệm” phải nhấp đúp vào các tựa bài, thay đổi đường Link và
lưu lại với một tên khác ở ô Save as trong hộp thoại Insert Flash Text. Ví dụ tựa bài
Clo:
- Khi nhấp vào các tựa bài, ví dụ: , sẽ dẫn đến trang
giaokhoa2_tn.html; chứa các câu hỏi trắc nghiệm của bài Clo:
Cửa sổ chứa các câu hỏi trắc nghiệm của 8 bài được tạo ra từ phần
mềm Macromedia Flash 8. Ví dụ để tạo các câu hỏi trắc nghiệm trong bài Clo, cần
làm như sau:
+ Thanh menu chọn File > New > Templates > Quiz > Quiz_style1.
Nhấp OK.
+ Lưu lại với tên tracnghiem_bai30_clo.fla.
+ Xóa các Frame khác chỉ giữ lại Frame đầu, Frame cuối và Frame
chứa dạng câu hỏi nhiều lựa chọn.
+ Nhấp vào Frame chứa dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, vào Modify >
Break Apart.
+ Nhấp chọn Frame đầu, chỉnh sửa cho phù hợp theo ý.
+ Nhấp chọn hộp Multiple Choice Interaction ở bên phải, vào menu
Window > Component Inspector, điền thông tin vào hộp thoại.
Mục Start
o Interaction ID: Interaction_01 (tương ứng với câu 1; nếu câu 2 thì
điền Interaction_02, …).
o Question: không cần điền vào ô này vì khi ra ngoài màn hình
Flash có thể nhập trực tiếp phần câu dẫn bằng công cụ Text Tool.
o Label: chỉ đánh lựa chọn A, B, C, D ứng với Checkbox 1,
Checkbox 2, Checkbox 3, Checkbox 4; còn phần trả lời được nhập trực tiếp ở ngoài
màn hình Flash bằng công cụ Text Tool.
o Trong câu 1, lựa chọn A là đúng nên nhấp chọn vào mục Correct
của A.
Mục Options
Mục Assets
+ Sau khi điền đủ thông tin quay trở lại màn hình Flash, dùng công cụ
Text Tool để nhập nội dung phần dẫn và phần trả lời cho câu 1.
+ Nhấp chọn Frame cuối, chỉnh sửa text và nhập thêm phần đáp án.
+ Làm tương tự cho 33 Frame (tương ứng với 33 câu trắc nghiệm) còn
lại.
+ Sau khi hoàn tất, nhấp Ctrl + Enter để kiểm tra và chuyển sang file
.swf; rồi insert vào trang web.
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Bài kiểm tra”
- Do cấu trúc gần như tương tự trang “Bài tập” nên từ trang “Bài tập”
chọn File > Save As và lưu lại với tên là baitap_kiemtra.html. Từ trang “Bài kiểm
tra” mới tạo chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
- Tiêu đề “Kiểm tra” được tạo bằng phần mềm Sothink Glanda.
- Thiết kế bài trắc nghiệm bằng phần mềm Course Builder:
Đặt con trỏ tại vị trí muốn đặt câu hỏi. Chọn Insert > CourseBuilder
Interaction.
Chọn Multiple Choice chọn loại 2. Khi đó xuất hiện 4 tab là:
Gallery, General, Choices, Action Mgr.
Chọn General.
Ví dụ làm câu 1
Interaction name: cau1
Question Text : Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:
Judge Interaction: chọn On a specific event (set using the Judge
Interaction Behavior).
Chọn Choices
Chọn câu A là câu đúng click chuột vào choice1 và chọn correct
trong mục Choice Is đối với các câu khác ta chọn Incorrect, điểm câu đúng ghi 1 và
câu sai ghi 0 vào mục Score.
Ghi nội dung của từng câu: nhấp chuột chọn choice tương ứng
(choice1: câu A, choice2 : câu B, choice3:câu C, choice4: câu D) và ghi nội dung
trong mục Text (opitional).
+ Chọn Action Mgr
Trong phần If Correct, nhấp chuột chọn Popup Message sau đó
chọn Edit, ghi nội dung máy sẽ báo khi người làm chọn đáp án đúng, ví dụ: Câu 1
đúng.
Làm tương tự với phần else If Correct (khi người làm chọn đáp án
sai) và esles If Unknown Response (khi người làm bỏ trống câu đó).
Làm tương tự đối với các câu còn lại.
Sau khi làm xong 25 câu, ta thiết kế kết quả:
Insert Course Builder Interaction Action Manager.
Đặt tên trong mục Interaction Name. Trong Judge Interaction, chọn
“when the user clicks a button labelled”, ghi vào ô trống “Kết quả”.
Chọn Action Mgr. Chọn Segment, click nút Add và ghi vào ô
Segment name: ketqua. Chọn OK.
Thiết lập để máy đánh giá từng câu, khi người chọn nhấp vào nút
kết quả:
Chọn ketqua Judge Interaction Add cau1, cau2, …., cau25 ;
nhấp OK.
Thiết lập để máy thông báo điểm của toàn bài:
Click chuột vào dòng Judge Interaction cuối cùng, chọn Call Javascript, nhấp
nút Add, ghi vào ô Javascript dòng lệnh: alert(“Điểm toàn bài:” + eval(G01.score +
G02.score + G03.score + G04.score + G05.score + G06.score + G07.score +
G08.score + G09.score + G10.score + G11.score + G12.score + G13.score +
G14.score + G15.score + G16.score + G17.score + G18.score + G19.score +
G20.score + G21.score + G22.score + G23.score + G24.score + G25.score) ; +
“/25”) ;
+ Thiết kế nút thời gian:
Insert Course Builder Interaction Timer. Có thể chọn
1 trong 2 kiểu đồng đồ.
Kiểu 1 sẽ báo một lần khi đến thời điểm mà người soạn trắc nghiệm yêu cầu.
Kiểu 2 sẽ báo hai lần khi đến thời điểm mà người soạn trắc nghiệm yêu cầu.
Chọn kiểu 2 General
o Interaction Name : thoigian.
o Appearance (kiểu đồng hồ): chọn Gradient.
o Duration (thời gian làm bài): 1800 giây.
o Judge Interaction: chọn when any trigger condition is met (khi
đến thời điểm yêu cầu, máy sẽ báo hiệu).
o Correct when: Any Correct and None Incorrect (máy sẽ đánh giá
câu chọn lựa đúng hay sai).
Chọn Trigger (Chọn thời điểm yêu cầu máy sẽ báo hiệu)
o Máy sẽ báo hiệu ở 2 mốc thời gian là trigger 1 và trigger 2.
o Trigger 1: trong Trigger Once After chọn 1500 (khi còn 5 phút
máy sẽ báo hiệu).
o Trigger Is : Correct.
o Score : 0.
o Interaction Is: Not Judged.
o Làm tương tự đối với Trigger 2.
Chọn Action Mgr
Trong phần if Trigger 1 Selected, chọn Popup Message, click Edit ta đánh
nội dung máy sẽ hiện lên khi đến thời điểm của Trigger 1 (thời điểm còn 5 phút nữa
hết giờ). Tương tự đối với Trigger 2.
+ Thiết kế nút kết quả và nút thời gian liên hệ với nhau (khi hết thời
gian thì máy sẽ tự động khoá). Ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thiết lập sự phụ thuộc của nút kết quả đối với nút thời
gian
Chọn nút kết quả Edit Action Mgr Set Interaction Properties Add.
o Set: Interaction.
o Interaction: thoigian (tên của nút thời gian).
o Property: Disabled.
o Type: True/False.
True
Bước 2 : Thiết lập sự phụ thuộc của nút thời gian đối với nút kết
quả
Chọn nút thời gian Edit Action Mgr Set Interaction Properties Add.
o Set: Interaction.
o Interaction: ketqua.
o Property: Disabled.
o Type: True/False.
True
+ Thiết kế nút ở cuối bài kiểm tra bằng Flash Button và
thêm đường Link tới trang baitap_kiemtra_dapan.html trong Insert Flash Button.
2.2.2.4. Trang “Phương pháp dạy học”
a. Ý tưởng thiết kế
Trang “Phương pháp dạy học” giới thiệu cho GV và HS một số phương
pháp dạy học hiện đại, một số phương pháp học cho hiệu quả và các phương pháp
giải nhanh bài toán hoá học rất hữu ích cho việc giải các bài tập trắc nghiệm trong
các kì thi.
Cấu trúc trang “Phương pháp dạy học” bao gồm:
Từ trang “Phương pháp dạy học”, HS sẽ đi đến các trang “Phương pháp
dạy”; trang “Phương pháp học” và trang “Phương pháp giải nhanh”.
- Trang “Phương pháp học” cung cấp cho HS cách thu thập thông tin, xử
lý thông tin, ghi nhớ, vận dụng kiến thức và cách lập kế hoạch học tập.
- Trang “Phương pháp giải nhanh” giới thiệu 7 phương pháp giải nhanh
bài toán hóa học:
1. DỰA TRÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT ĐẦU VÀ CHẤT CUỐI
2. DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON
3. DỰA VÀO ĐẶC ĐIỂM KHI HÒA TAN MUỐI CACBONAT VÀO DUNG DỊCH AXIT
4. DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
5. DỰA TRÊN CÁCH TÍNH KHỐI LƯỢNG MUỐI MỘT CÁCH TỔNG QUÁT
6. DỰA VÀO PHẢN ỨNG “OXIT BAZƠ + AXIT MUỐI + NƯỚC”
7. DỰA TRÊN SỰ BẰNG NHAU CỦA NTK HAY PTK CỦA CÁC CHẤT
Trong mỗi phương pháp đều có các ví dụ minh họa. Bên cạnh đó, e-book
còn cung cấp thêm một số các bài toán hóa học dưới dạng trắc nghiệm để HS quen
với các phương pháp giải trên. HS có thể nhấp vào nút "Bài tập" để làm bài.
b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY
PHƯƠNG PHÁP HỌC
PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp dự án
Phương pháp Grap dạy học
Phương pháp Algorit dạy học
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Lý thuyết
Bài tập
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Phương pháp
dạy học”
- Cấu trúc trang được thiết kế tương tự như trang “Bài tập”.
- Tiêu đề “Phương pháp dạy học” được tạo ra từ phần mềm Sothink
Glanda.
- Dùng CSS đã tạo trong trang “Giáo khoa” áp vào tựa đề: Phương pháp
dạy, Phương pháp học và Phương pháp giải nhanh.
- Tạo liên kết cho từng phần, khi nhấp vào nút sẽ liên kết
với trang ppday.html; nhấp vào nút sẽ liên kết với trang pphoc.html;
nhấp vào nút sẽ liên kết với trang ppgiai.html.
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Phương pháp
dạy”
- Do cấu trúc gần như tương tự trang “Phương pháp dạy học” nên từ
trang “Phương pháp dạy học” chọn File > Save As và lưu lại với tên là ppday.html.
Từ trang “Phương pháp dạy” mới tạo cần chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp.
- Tiêu đề “Những phương pháp dạy học hiện đại” và được tạo ra từ
phần mềm Sothink Glanda.
- , … được thiết kế bằng
Flash Text. Các tên phương pháp này được liên kết đến các trang tương ứng (gõ địa
chỉ vào mục Link trong hộp thoại Insert Flash Text).
- Khi nhấp vào các tên phương pháp, ví dụ: , sẽ
dẫn đến trang ppday_ppthaoluan.html.
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Phương pháp
học”
- Do cấu trúc gần như tương tự trang “Phương pháp dạy học” nên từ
trang “Phương pháp dạy học” chọn File > Save As và lưu lại với tên là pphoc.html.
Từ trang “Phương pháp học” mới tạo cần chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp.
- Tiêu đề “Phương pháp học” được tạo ra từ phần mềm Sothink Glanda.
Dùng Dreaweaver, Flash và Sothink Glanda để thiết kế trang “Phương
pháp giải nhanh”
- Cấu trúc trang được thiết kế tương tự trang “Phương pháp dạy học”.
- Tiêu đề “Phương pháp giải nhanh bài toán hoá học” được tạo từ phần
mềm Sothink Glanda.
- Tạo liên kết từng phần, khi nhấp vào nút sẽ liên kết
với trang ppgiai_LT.htm (được tạo từ phần mềm Microsoft Office FrontPage 2003),
khi nhấp vào nút sẽ liên kết với trang ppgiai_TN.html.
- Trang ppgiai_TN.html được tạo ra từ phần mềm Dreamweaver và
Flash.
Cửa sổ chứa các câu hỏi trắc nghiệm được tạo ra từ phần mềm Flash, cách
tạo tương tự như trong trang “Bài tập”.
2.2.2.5. Trang “Chơi mà học”
a. Ý tưởng thiết kế
Trang “Chơi mà học” được thiết kế với các các câu hỏi lý thú, đố vui
hóa học và trò chơi ghép hình về nhóm Halogen giúp HS vừa giải trí với những kiến
thức bổ ích, hấp dẫn mà lại vừa học.
Cấu trúc trang “Chơi mà học” bao gồm:
b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver, Flash và Sothink Glanda
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Chơi mà học”
- Cấu trúc trang được thiết kế tương tự trang “Giáo khoa”.
- Tiêu đề “Chơi mà học”, các mục đố vui hoá học, câu hỏi lí thú, ghép
hình được thiết kế từ phần mềm Sothink Glanda.
- Tạo liên kết từng phần, khi nhấp vào nút sẽ liên kết với
trang Choimahoc_dovui.html; nhấp vào nút sẽ liên kết với trang
CHƠI MÀ HỌC
Đố vui hoá học
Câu hỏi lí thú
Ghép hình
Choimahoc_cauhoi.html; nhấp vào nút sẽ liên kết với trang
Choimahoc_ghephinh.html.
Dùng Dreaweaver và Sothink Glanda để thiết kế trang “Đố vui hóa học”
- Nút được làm từ phần mềm Sothink Glanda.
- Câu hỏi được thiết kế ở bên trái, chỉ khi rê chuột đến nút
thì câu trả lời mới hiện ra ở bên phải. Mỗi nút đáp án và câu trả lời được đặt trên
các layer; các layer chứa câu trả lời ẩn; các layer chứa nút đáp án hiện. Tạo hiệu
ứng ẩn hiện với Behavior.
Dùng Dreaweaver để thiết kế trang “Câu hỏi lý thú”
Trang này gồm 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi được tạo liên kết với một trang
chứa câu trả lời. Ví dụ khi nhấp vào câu hỏi thứ nhất: Khắc những hoa văn lên thủy
tinh, pha lê như thế nào? sẽ liên kết đến trang Khachoavan1.htm.
Dùng Dreaweaver và Flash để thiết kế trang “Ghép hình”
Trò chơi này được thiết kế trong Flash với dạng câu hỏi Kéo – thả, phải
kéo hình ảnh nhà bác học và thả vào hình nguyên tố mà nhà bác học đó tìm ra. Nếu
làm sai được làm thử thêm một lần nữa. Nếu vẫn chưa đúng nhấp vào nút để
xem đáp án.
Cách tạo tương tự như tạo câu hỏi trắc nghiệm trong trang “Trắc nghiệm”.
2.2.2.6. Trang “Bảng tuần hoàn”
a. Ý tưởng thiết kế
Trang “Bảng tuần hoàn” được thiết kế công phu, cung cấp cho HS bảng
tuần hoàn của 111 nguyên tố hóa học với 4 nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố s,
nguyên tố p, nguyên tố d và nguyên tố f. Mỗi nguyên tố được giới thiệu chi tiết,
hình ảnh minh hoạ đẹp; đặc biệt bảng tuần hoàn còn giúp xác định nguyên tố nào
thuộc chất khí, lỏng hoặc rắn.
Bảng tuần hoàn được thiết kế dựa vào bảng tuần hoàn trong SGK lớp 10
nâng cao, trang 41. Hình ảnh mức năng lượng, cấu trúc lớp electron của từng
nguyên tố được tham khảo từ bảng tuần hoàn của Plato. Thông tin từ nguyên tố 104
đến 111 được tham khảo từ bảng tuần hoàn của IUPAC (ngày 22/6/2007).
b. Thể hiện ý tưởng bằng Dreamweaver và Flash
Bảng tuần hoàn được thiết kế trên Flash, được chuyển qua file .swf rồi
insert vào Dreamweaver.
- Khi rê chuột lên mỗi nguyên tố sẽ hiện ra hình ảnh nguyên tố và chú
thích kí hiệu về nguyên tố đó.
- Khi nhấp chuột lên mỗi nguyên tử sẽ hiện ra trang chứa hình ảnh về
mức năng lượng và cấu trúc electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
Nhấp nút để quay lại bảng tuần hoàn.
2.2.2.7. Trang “Trợ giúp”
Trang này được thiết kế với mục đích giới thiệu cấu trúc e-book và hướng
dẫn cách sử dụng từng phần trong e-book. Ở đây hướng dẫn chi tiết cách sử dụng
trang Giáo khoa, trang Bài tập, trang Phương pháp dạy học một cách tỉ mỉ, giúp HS
nhanh chóng làm quen và sử dụng e-book, phục vụ tốt hơn cho việc học.
2.2.2.8. Trang “Liên hệ”
Trang này được thiết kế với mục đích cung cấp họ tên và địa chỉ liên lạc
của người thiết kế e-book nhằm mong nhận được sự phản hồi từ phía HS, GV khi
sử dụng e-book, góp phần nâng cao chất lượng của e-book.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng e-book.
3.1.1. Tính khả thi
Tính khả thi được thể hiện qua số lượng HS sử dụng được e-book để tự
học.
3.1.2. Tính hiệu quả
Tính hiệu quả của việc sử dụng e-book được thể hiện qua:
- Kết quả học tập của HS được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm
tra).
- Nâng cao khả năng tự học (đánh giá qua việc HS báo cáo những nội
dung được GV phân công).
- Độ bền kiến thức được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra).
- HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua phiếu tham
khảo ý kiến).
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã chọn 2 bài để thực nghiệm sư phạm dựa trên các tiêu chí sau:
Bài “Khái quát về nhóm halogen”: là bài đầu tiên được nghiên cứu sau khi
HS đã được học các lý thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên
kết hoá học, phản ứng oxi hóa – khử,…). Vì vậy HS có thể dựa vào vị trí, cấu tạo để
dự đoán tính chất của các nguyên tố trong nhóm halogen.
Bài “Iot”: đối với bài này HS dựa vào sự giống nhau về một số tính chất
(đã được học kỹ ở bài clo) để suy ra những tính chất tương tự sẽ có ở bài “Iot” (tuy
nhiên cũng cần phải kiểm chứng bằng thực nghiệm). Bên cạnh đó, cấu trúc bài “Iot”
tương tự như cấu trúc bài “Flo” và bài “Brom” mà HS đã được học trước đó nên rất
thuận tiện để HS tự học. Ngoài ra, iot lại gắn liền với cuộc sống hằng ngày (muối
iot).
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm tại khối 10 của 3 trường:
Trường THPT Ngô Quyền – TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - TP. HCM.
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - TP. HCM.
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng
Số
tt
Lớp thực nghiệm –
đối chứng Lớp thực tế Số học sinh
1 T.N 1 10A4 (Ngô Quyền) 39
2 ĐC 1 10A3 (Ngô Quyền) 39
3 T.N 2 10A7 (Ngô Quyền) 38
4 ĐC 2 10A9 (Ngô Quyền) 38
5 T.N 3 10A10 (Nguyễn Thị Minh Khai) 34
6 ĐC 3 10A3 (Nguyễn Thị Minh Khai) 34
7 T.N 4 10A1 (Mạc Đĩnh Chi) 45
8 ĐC 4 10A3 + 10A11 (Mạc Đĩnh Chi) 45
312
Lí do chính để chọn thực nghiệm tại các trường này là:
- HS của trường có chất lượng học tập tương đối đồng đều.
- Trường có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, hầu hết GV và HS
đều có máy vi tính có thể đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị để tiến hành việc sử
dụng sách giáo khoa điện tử.
3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học theo các
bước sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập
4. Tính các tham số thống kê đặc trưng
a. Trung bình cộng
1 1 2 2 k k
i i
11 2 k
n x + n x + ... + n x 1x = = n x
n + n +... + n n
k
i
ni: tần số của các giá trị xi
n: số HS tham gia thực nghiệm
b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân
phối. S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán.
S2 =
2
i in (x -x)
n-1
và S = 2i in (x -x)
n-1
c. Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng
phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác
nhau.
V = S
x
.100%
d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m
Sm =
n
e. Đại lượng kiểm định Student
t = TN DC 2 2
TN DC
n(x - x )
(S + S )
(trong biểu thức trên n là số HS của nhóm thực nghiệm)
- Chọn xác suất (từ 0,01 0,05). Tra bảng phân phối Student [11], tìm giá trị ,kt
với độ lệch tự do k = 2n - 2.
- Nếu , kt t thì sự khác nhau giữa TNx và DCx là có ý nghĩa với mức ý nghĩa .
- Nếu , kt t thì sự khác nhau giữa TNx và DCx là không có ý nghĩa với mức ý
nghĩa .
3.5. Tiến hành thực nghiệm
3.5.1. Chuẩn bị
- Gởi đĩa CD đến các trường tiến hành thực nghiệm cùng phiếu tham khảo
ý kiến, giáo án và các bài kiểm tra.
- Tập huấn, trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách
thực hiện…
- Đối với lớp thực nghiệm: GV hướng dẫn HS cách sử dụng e-book và
phương pháp học tập.
- Đối với lớp đối chứng: GV sử dụng các phương pháp dạy học truyền
thống và HS không dùng e-book.
3.5.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp
Sau khi đã chuẩn bị các nội dung cần thiết, GV tiến hành giảng dạy theo
kế hoạch.
Trước tiết học 1 tuần GV thực hiện các bước cơ bản sau:
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát đĩa CD và phiếu học tập cho từng HS.
- Nhóm và cá nhân tự lực tìm hiểu trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
rồi nộp cho GV.
- GV đọc, trả lại cho HS và chọn nhóm báo cáo (trình bày bằng phần
mềm powerpoint) theo từng nội dung trong phiếu học tập.
Trong tiết học GV thực hiện các bước sau:
- Tổ chức cho HS báo cáo theo nhóm.
- GV đóng vai trò cố vấn, theo dõi hoạt động của các nhóm để kịp thời
hỗ trợ và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
- Các nhóm trả lời câu hỏi do GV đặt ra hoặc thảo luận các câu hỏi phát
sinh.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại các ý chính.
Đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra 15’ sau mỗi buổi báo cáo, thảo luận (bài “Khái quát về nhóm
Halogen” và bài “Iot”).
- Kiểm tra 15’ sau bài thực hành số 4.
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả nhận xét của giáo viên về e-book
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của các GV dạy THPT trong đó có
4 GV đã trực tiếp sử dụng e-book vào việc giảng dạy.
Bảng 3.2. Danh sách giáo viên nhận xét e-book
STT Họ tên giáo viên Trường Tỉnh, Thành phố
1 Nguyễn Thị Liễu Nguyễn Thị Minh Khai
2 Hỉ A Mổi Mạc Đĩnh Chi
3 Tống Thanh Tùng Nguyễn Chí Thanh
4 Nguyễn Thị Thanh Thắm Trung cấp nhân đạo
5 Trịnh Lê Hồng Phương Trung học Thực hành
6 Trần Huy Hùng
7 Lê Trung Thu Hằng
8 Kim Nguyễn Quỳnh Giao
Lương Thế Vinh
9
Trần Thị Tú Anh – Vũ Thị
Phương Linh Dân lập Quốc Tế
10 Trần Khai Nguyên
Bắc Sơn
TP. HCM
11
Nguyễn Phúc Hậu
Lê Thị Mỹ Trang Lê Khiết Quãng Ngãi
12 Lê Thị Thùy Anh Đà Lạt
13 Dương Thị Kim Tiên Nguyễn Bỉnh Khiêm Bà Rịa – Vũng Tàu
14 Nguyễn Hoàng Hương Thảo Trần Quang Khải
15 Nguyễn Cao Biên Ngô Quyền
16 Đặng Thị Ngọc Trang Nguyễn Trãi
17 Nguyễn Thị Thanh Hoa Tam Hiệp
18 Trần Tưởng Nguyễn
19 Ngô Minh Đức
20 Nguyễn Thị Bích Thủy
Trị An
21 Phan Kim Oanh Nhơn Trạch
22 Phạm Thùy Linh Đinh Tiên Hoàng
23 Phạm Ngọc Thanh Tâm Vĩnh Cửu
24 Nguyễn Quốc Giáp Bàu Hàm
25 Nguyễn Thị Linh Hương
26 Mạc Viễn Đông Lê Hồng Phong
27 Ngô Minh Tuấn Trấn Biên
28 Trần Tuyết Nhung Lương Thế Vinh
Đồng Nai
Sau khi tiến hành phát phiếu điều tra, chúng tôi đã thu được 28 phiếu của các giáo
viên ở TP. HCM và một số tỉnh khác.
Bảng 3.3. Nhận xét của giáo viên về e-book
mức độ
Tiêu chí đánh giá
1 2 3 4 5
TB
Đánh giá về NỘI DUNG
- Đầy đủ thông tin cần thiết
- Phong phú
- Kiến thức chính xác, khoa học
- Thiết thực
0
0
0
0
0
0
0
0
1
6
0
2
9
13
6
13
18
9
22
13
4,61
4,11
4,79
4,39
Đánh giá về HÌNH THỨC
- Tính khoa học
- Nhất quán về cách trình bày
0
0
1
0
2
3
12
6
13
19
4,32
4,57
- Giao diện đẹp, hấp dẫn
- Thân thiện
0
0
1
0
5
3
6
13
16
12
4,32
4,32
Đánh giá về TÍNH KHẢ THI
- Dễ sử dụng
- Phù hợp với trình độ học tập của học sinh
- Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của
học sinh
- Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có
máy vi tính)
- Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học
sinh
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
7
2
4
6
2
5
19
12
12
15
16
7
12
9
10
4,32
4,18
4,29
4,04
4,21
Hiệu quả của việc sử dụng e-book
- Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
- Làm tăng hứng thú học tập
- Nâng cao khả năng tự học
- Chất lượng giờ học được nâng lên
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy học
0
0
0
0
0
0
3
1
0
0
6
2
2
6
1
16
10
13
11
11
6
13
12
11
16
4,00
4,18
4,29
4,18
4,54
Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt
- Đánh giá về NỘI DUNG: các GV đều nhận xét e-book chứa đầy đủ thông tin cần
thiết (4,61), nội dung phong phú (4,11). Kiến thức đưa ra trên e-book là chính xác
và khoa học (4,79). Ngoài ra e-book còn đưa thêm một số kiến thức rất thiết thực
với cuộc sống (4,39).
- Đánh giá về HÌNH THỨC: e-book được tạo ra tuân thủ tính khoa học, nhất quán
về cách trình bày (4,57), bên cạnh đó giao diện còn được thiết kế đẹp, hấp dẫn, thân
thiện và đều được GV đánh giá rất cao.
- Đánh giá về TÍNH KHẢ THI: nhìn chung e-book dễ sử dụng (4,32); phù hợp với
trình độ học tập của học sinh; phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh;
phù hợp với điều kiện thực tế là học sinh có máy vi tính và phù hợp với thời gian tự
học ở nhà của học sinh (4,21).
- Hiệu quả của việc sử dụng e-book: e-book có tác dụng tốt đối với học sinh, giúp
học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh; làm cho các em hứng thú học hóa học hơn
(4,18); nâng cao khả năng tự học cho các em (4,29). Từ đó làm cho chất lượng giờ
học được nâng lên và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
theo hướng tích cực hơn (4,54).
Một số ý kiến khác của GV:
- GV Nguyễn Hoàng Hương Thảo trường THPT Trần Quang Khải Bà Rịa – Vũng
Tàu: “Nhìn chung e-book dễ sử dụng, có bổ sung nhiều kiến thức, hình ảnh, các
đoạn phim thí nghiệm phong phú, một số kiến thức thực tiễn cũng được đề cập khá
kĩ. Phần mở đầu của bài Clo, Flo, Brom, Iot hay, theo kiểu đặt vấn đề, dẫn dắt HS
tìm câu trả lời, gây được hứng thú. Những câu hỏi trắc nghiệm hay, vừa là kiến
thức cơ bản, vừa vận dụng phương pháp giải nhanh, thiết kế theo kiểu HS phải
chọn đáp án và cho biết sự chọn lựa đó đúng hay sai, có giải đáp.”
- GV Trần Thị Tú Anh và Vũ Thị Phương Linh trường PTDL Quốc Tế TP. HCM:
“Lượng kiến thức trong một chương là rất đầy đủ, chính xác, khoa học. Tuy nhiên,
e-book nên mở rộng thêm các chương khác như chương Oxi – Lưu huỳnh cũng có
rất nhiều thông tin và tăng tính sáng tạo cho người thực hiện. Giao diện đẹp, màu
sắc chọn trung tính, nền đơn giản, dễ gần, lồng ghép được nhiều thí nghiệm hay,
hấp dẫn. Lượng bài tập khá tốt, nhiều bài trong SGK, SBT đã được chọn lọc.”
- GV Trần Huy Hùng trường THPT Lương Thế Vinh TP. HCM: “Phần Chơi mà
học thiết kế hay nhưng cần làm phong phú hơn, đưa kiến thức nhiều hơn vào trong
phần này.”
- GV Đặng Thị Ngọc Trang trường THPT Nguyễn Trãi Đồng Nai: “Việc sử dụng e-
book là một hình thức giúp cho HS có thói quen học tập theo nhóm. Từ đó hình
thành cho các em thói quen tự tìm tòi, sáng tạo. Được dạy học theo hình thức sử
dụng e-book là một phương tiện hỗ trợ rất tích cực cho cả GV và HS. Mong rằng
hình thức này sẽ được phổ biến rộng rãi ở các trường phổ thông.”
- GV Nguyễn Thị Bích Thủy trường THPT Trị An Đồng Nai: “Có các bài tập từng
phần để HS củng cố thêm kiến thức, đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm. Có nhiều
hình thức học tập khác nhau, giúp HS mở rộng và củng cố kiến thức mà không
nhàm chán.”.
3.6.2. Kết quả nhận xét của học sinh về e-book
Tham khảo ý kiến 156 học sinh (ở 3 trường THPT) chúng tôi thu được số
liệu sau:
Bảng 3.4. Nhận xét của học sinh về e-book
mức độ
Tiêu chí đánh giá
1 2 3 4 5
TB
Đánh giá về NỘI DUNG
- Đầy đủ thông tin cần thiết
- Phong phú
- Kiến thức chính xác, khoa học
- Thiết thực
3
1
1
2
6
9
2
11
27
45
12
36
53
54
41
46
67
47
100
61
4,12
3,88
4,52
3,98
Đánh giá về HÌNH THỨC
- Tính khoa học
- Nhất quán về cách trình bày
- Giao diện đẹp, hấp dẫn
- Thân thiện
1
4
3
6
8
14
14
21
32
35
35
36
57
46
37
40
58
57
67
53
4,04
3,88
3,97
3,72
Đánh giá về TÍNH KHẢ THI
- Dễ sử dụng
- Phù hợp với trình độ học tập của học sinh
- Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của
học sinh
- Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có
máy vi tính)
- Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học
sinh
9
1
5
9
10
27
9
17
26
25
30
31
33
37
44
39
48
40
47
39
51
67
61
37
38
3,62
4,10
3,87
3,49
3,45
Hiệu quả của việc sử dụng e-book
- Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh
- Làm tăng hứng thú học tập
5
3
10
9
55
30
40
52
46
62
3,72
4,03
- Nâng cao khả năng tự học
- Chất lượng giờ học được nâng lên
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy học
2
4
4
12
14
2
36
39
21
60
45
44
46
54
85
3,87
3,84
4,31
Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt
- Đánh giá về NỘI DUNG: e-book chứa đầy đủ thông tin cần thiết (4,12), nội dung
phong phú (3,88), kiến thức chính xác và khoa học (4,52). Ngoài ra e-book còn có
một số kiến thức thiết thực (3,98).
- Đánh giá về HÌNH THỨC: e-book đáp ứng được tính khoa học (4,04); nhất quán
về cách trình bày (3,88); giao diện được thiết kế đẹp, hấp dẫn (3,97) và thân thiện
(3,72).
- Đánh giá về TÍNH KHẢ THI: các em có thể sử dụng được e-book (3,62). E-book
được thiết kế phù hợp với trình độ học tập (4,10); phù hợp với khả năng sử dụng vi
tính (3,87); phù hợp với điều kiện thực tế và cũng phù hợp với thời gian tự học ở
nhà của các em.
- Hiệu quả của việc sử dụng e-book: việc sử dụng e-book trong quá trình tự học ở
nhà giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh (3,72). E-book còn cung cấp cho các
em nhiều hình ảnh minh họa, nhiều đoạn phim hấp dẫn làm cho các em hứng thú
học hóa học hơn (4,03) và nâng cao khả năng tự học cho các em (3,87). Ngoài ra
các em đồng ý rằng tự học qua e-book cũng giúp cho chất lượng giờ học được nâng
lên và góp phần đổi mới phương pháp dạy học (4,31).
3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh
3.6.3.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 (bài Khái quát nhóm Halogen)
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1
Điểm xi Lớp Số
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 1 39 0 0 0 0 0 2 3 9 11 7 7 8,00
ĐC 1 39 0 0 0 0 2 2 4 15 10 5 1 7,23
T.N 2 38 0 0 0 0 0 2 5 9 11 8 3 7,71
ĐC 2 38 0 0 0 0 3 0 7 12 9 5 2 7,24
T.N 3 34 0 0 0 0 0 0 6 5 15 7 1 7,76
ĐC 3 34 0 0 0 0 4 1 9 15 4 1 0 6,50
T.N 4 45 0 0 0 0 6 3 7 9 9 7 4 7,09
ĐC 4 45 0 0 0 1 5 8 12 13 4 2 0 6,13
TN 156 0 0 0 0 6 7 21 32 46 29 15 7,62
DC 156 0 0 0 1 14 11 32 55 27 13 3 6,76
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở
xuống
Điểm xi
T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 1 0 0,64 0 0,64
4 6 14 3,85 8,97 3,85 9,61
5 7 11 4,49 7,05 8,34 16,66
6 21 32 13,46 20,52 21,80 37,18
7 32 55 20,51 35,26 42,31 72,44
8 46 27 29,49 17,31 71,80 89,75
9 29 13 18,59 8,33 90,39 98,08
10 15 3 9,61 1,92 100,00 100,00
156 156 100,00 100,00
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
T.N
ĐC
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Lớp % Yếu - Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 3,85 17,95 78,2
ĐC 9,61 27,57 62,82
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Y - K TB K - G
T.N
ĐC
Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1
Lớp x m S V%
T.N 7,62 0,12 1,48 19,42
ĐC 6,76 0,11 1,42 21,01
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,01;
k = 2n - 2 = 2.156 - 2 = 310. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,58.
Ta có t = 5,24 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1)
giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,01).
3.6.3.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 (bài Iot)
Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2
Điểm xi Lớp Số
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 1 39 0 0 0 0 0 0 1 3 12 14 9 8,69
ĐC 1 39 0 0 0 0 1 2 4 12 12 5 3 7,51
T.N 2 38 0 0 0 0 0 0 5 6 8 6 13 8,42
ĐC 2 38 0 0 0 2 1 7 8 5 9 3 3 6,76
T.N 3 34 0 0 0 0 0 2 2 4 5 13 8 8,44
ĐC 3 34 0 0 0 0 1 2 8 7 9 6 1 7,26
T.N 4 45 0 0 0 0 1 1 3 9 13 9 9 8,10
ĐC 4 45 0 0 0 3 1 6 7 10 11 7 0 6,80
TN 156 0 0 0 0 1 3 11 22 38 42 39 8,40
DC 156 0 0 0 5 4 17 27 34 41 21 7 7,07
Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở
xuống
Điểm xi
T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 5 0 3,21 0 3,21
4 1 4 0,64 2,56 0,64 5,77
5 3 17 1,92 10,90 2,56 16,67
6 11 27 7,05 17,31 9,61 33,98
7 22 34 14,10 21,79 23,71 55,77
8 38 41 24,36 26,28 48,07 82,05
9 42 21 26,93 13,46 75,00 95,51
10 39 7 25,00 4,49 100,00 100,00
156 156 100,00 100,00
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
T.N
ĐC
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Lớp % Yếu - Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 0,64 8,97 90,39
ĐC 5,77 28,21 66,02
0
20
40
60
80
100
Y - K TB K - G
T.N
ĐC
Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2
Lớp x m S V%
T.N 8,40 0,11 1,35 16,07
ĐC 7,07 0,13 1,60 22,63
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,01;
k = 2n - 2 = 2.156 – 2 = 310. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,58.
Ta có t = 7,94 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2)
giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,01).
3.6.3.3. Kết quả bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.13. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3
Điểm xi Lớp Số
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 1 39 0 0 0 0 0 3 3 11 18 2 2 7,49
ĐC 1 39 0 0 0 2 4 7 11 7 6 2 0 6,10
T.N 2 38 0 0 0 0 0 1 1 4 14 13 5 8,37
ĐC 2 38 0 0 0 1 1 5 10 7 9 5 0 6,79
T.N 3 34 0 0 0 0 1 2 3 9 8 8 3 7,68
ĐC 3 34 0 0 0 1 2 3 9 7 5 6 1 6,85
T.N 4 45 0 0 0 0 1 5 12 10 8 7 2 7,07
ĐC 4 45 0 0 0 3 4 10 10 14 0 2 2 6,02
TN 156 0 0 0 0 2 11 19 34 48 30 12 7,62
DC 156 0 0 0 7 11 25 40 35 20 15 3 6,41
Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở
xuống
Điểm xi
T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 7 0 4,49 0 4,49
4 2 11 1,28 7,05 1,28 11,54
5 11 25 7,05 16,02 8,33 27,56
6 19 40 12,18 25,64 20,51 53,20
7 34 35 21,80 22,44 42,31 75,64
8 48 20 30,77 12,82 73,08 88,46
9 30 15 19,23 9,62 92,31 98,08
10 12 3 7,69 1,92 100,00 100,00
156 156 100,00 100,00
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
T.N
ĐC
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3
Lớp % Yếu - Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 1,28 19,23 79,49
ĐC 11,54 41,66 46,8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Y - K TB K - G
T.N
ĐC
Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3
Lớp x m S V%
T.N 7,62 0,11 1,38 18,11
ĐC 6,41 0,13 1,61 25,12
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,01;
k = 2n - 2 = 2.156 – 2 = 310. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,58.
Ta có t = 7,13 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 3)
giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,01).
3.6.3.4. Kết quả tổng hợp 3 bài kiểm tra
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra
Điểm xi Lớp Số bài
kiểm tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 468 0 0 0 0 9 21 51 88 132 101 66 7,88
DC 468 0 0 0 13 29 53 99 124 88 49 13 6,75
Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra
Số bài đạt điểm xi % số bài đạt điểm xi % số bài đạt điểm xi trở xuốngĐiểm
xi T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 13 0 2,78 0 2,78
4 9 29 1,92 6,20 1,92 8,98
5 21 53 4,49 11,32 6,41 20,30
6 51 99 10,90 21,15 17,31 41,45
7 88 124 18,80 26,50 36,11 67,95
8 132 88 28,21 18,80 64,32 86,75
9 101 49 21,58 10,47 85,90 97,22
10 66 13 14,10 2,78 100,00 100,00
468 468 100,00 100,00
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
T.N
ĐC
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra
Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra
Lớp % Yếu - Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 1,92 15,39 82,69
ĐC 8,98 32,47 58,55
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Y - K TB K - G
T.N
ĐC
Hình 3.8. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra
Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra
Lớp x m S V%
T.N 7,88 0,067 1,45 18,40
ĐC 6,75 0,073 1,57 23,26
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,01;
k = 2n - 2 = 2.468 – 2 = 934. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,58.
Ta có t = 11,44 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực
nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,01).
Từ kết quả tổng hợp của 3 bài kiểm tra, ta thấy:
- Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ
việc sử dụng e-book để tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập.
- Học sinh ở l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90148-LVHH-PPDH011.pdf