Tài liệu Luận văn Thiết kế e-Book hóa học lớp 12 phần crom sắt đồng hỗ trợhọc sinh tự học: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tống Thanh Tùng
THIẾT KẾ E-BOOK HÓA HỌC LỚP 12
PHẦN CROM SẮT ĐỒNG
HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường
ĐHSP TP. HCM, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.
Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa
học, chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng và
làm sâu sắc kiến thức chuyên môn, đã chuyển những hiểu biết hiện đại của nhân
loại về Giáo dục học Hóa học đến cho chúng tôi.
Đặc biệt, xin tri ân thầy Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa học trường
ĐHSP TP. HCM. Cảm ơn thầy đã quan tâm động viên, khuyến khích tác giả vượt
...
151 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế e-Book hóa học lớp 12 phần crom sắt đồng hỗ trợhọc sinh tự học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tống Thanh Tùng
THIẾT KẾ E-BOOK HÓA HỌC LỚP 12
PHẦN CROM SẮT ĐỒNG
HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường
ĐHSP TP. HCM, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.
Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa
học, chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng và
làm sâu sắc kiến thức chuyên môn, đã chuyển những hiểu biết hiện đại của nhân
loại về Giáo dục học Hóa học đến cho chúng tôi.
Đặc biệt, xin tri ân thầy Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa học trường
ĐHSP TP. HCM. Cảm ơn thầy đã quan tâm động viên, khuyến khích tác giả vượt
qua những khó khăn trong quá trình học tập. Cảm ơn thầy đã không quản ngại thời
gian và công sức, đã hướng dẫn tận tình và vạch ra những định hướng sáng suốt
giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn
Chí Thanh, thầy cô ở các trường THPT Phú Nhuận, Trần Phú, Tây Thạnh cũng như
quý thầy cô của nhiều trường PTTH trong và ngoài địa bàn TP. HCM đã có nhiều
giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh
thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................4
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học.....................................................................7
1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học..............................................7
1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH ...............................................8
1.2.3. Dạy học tích cực..................................................................................10
1.3. Tự học ........................................................................................................12
1.3.1. Sự cần thiết của tự học ........................................................................12
1.3.2. Khái niệm tự học .................................................................................13
1.3.3. Chu trình tự học...................................................................................14
1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học.................................................................18
1.4.1. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông....18
1.4.2. Ứng dụng ELearning trong dạy học..................................................21
1.5. Sách điện tử (E-Book) ...............................................................................27
1.5.1. Khái niệm ............................................................................................27
1.5.2. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử..................................................28
1.5.3. Giới thiệu các phần mềm thiết kế EBook .........................................29
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................35
Chương 2. THIẾT KẾ EBOOK PHẦN CROMSẮTĐỒNG LỚP 12
NÂNG CAO .......................................................................................37
2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học 12 nâng cao ....................................37
2.1.1. Cấu trúc chương trình..........................................................................37
2.1.2. Mục tiêu và phương pháp dạy học chương “Crom-sắt-đồng” ............38
2.2. Nguyên tắc thiết kế EBook......................................................................45
2.3. Qui trình thiết kế E-Book...........................................................................48
2.4. Cấu trúc E-Book ........................................................................................50
2.4.1. Cấu trúc của trang chủ.........................................................................50
2.4.2. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .................................................................56
2.4.3. Trang “Luyện tập giúp trí nhớ”...........................................................58
2.4.4. Trang “Bài tập tự luận” .......................................................................60
2.4.5. Trang “Bài tập trắc nghiệm” ...............................................................62
2.4.6. Trang “Thư giãn” ................................................................................64
2.4.7. Trang “Bảng tuần hoàn”......................................................................65
2.4.8. Trang “Phim tư liệu” ...........................................................................66
2.5. Nội dung của EBook................................................................................68
2.5.1. Hệ thống lý thuyết ...............................................................................68
2.5.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập.................................................................69
2.5.3. Trang thư giãn .....................................................................................76
2.5.4. Bảng tuần hoàn....................................................................................80
2.5.5. Phim tư liệu .........................................................................................81
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................84
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................86
3.1. Mục đích thực nghiệm ...............................................................................86
3.2. Đối tượng thực nghiệm ..............................................................................86
3.3. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm....................................................88
3.4. Tiến hành thực nghiệm ..............................................................................89
3.4.1. Chuẩn bị ..............................................................................................90
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm........................................................................90
3.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................................95
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh .......................................................95
3.5.2. Nhận xét của giáo viên về EBook.....................................................97
3.5.3. Nhận xét của học sinh về E-Book .....................................................103
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................108
KẾT LUẬN ............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................115
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : công nghệ thông tin
CD : compact disc đĩa quang được sử dụng để lưu trữ dữ liệu số
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐT : đào tạo
GV : giáo viên
GD : giáo dục
HS : học sinh
HTML : Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn
bản
ICT : information and communication technology – Công nghệ
thông tin và truyền thông
PMDH : phần mềm dạy học
PPDH : phương pháp dạy học
PTHH : phương trình hóa học
SGK : sách giáo khoa
SBT : sách bài tập
THPT : trung học phổ thông
TNPT : tốt nghiệp phổ thông
TV : television máy truyền hình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2. Qui trình thực nghiệm EBook ...............................................................89
Bảng 3.3. Qui trình tham khảo ý kiến GV về EBook ............................................90
Bảng 3.4. Kế hoạch trên lớp để GV thực hiện .........................................................90
Bảng 3.5. Danh sách giáo viên tham gia nhận xét ....................................................93
Bảng 3.6. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét ................................................95
Bảng 3.7. Bảng điểm bài kiểm tra.............................................................................95
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra......................96
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ............................................97
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra ........................................97
Bảng 3.11. Nhận xét của giáo viên về E-Book .........................................................98
Bảng 3.12. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của học sinh ..................................103
Bảng 3.13. Nhận xét của học sinh về E-Book ........................................................104
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tóm tắt chu trình học 3 thời.......................................................................14
Hình 1.2. Elearning hỗ trợ tạo lớp học không biên giới .........................................22
Hình 1.3. Một số thiết bị chuyên dùng để đọc EBook............................................28
Hình 1.4. Giao diện của phần mềm Microsoft Office Word.....................................30
Hình 1.5. Giao diện của phần mềm Mathtype 5.0 ....................................................31
Hình 1.6. Giao diện của phần mềm Aigo Video.......................................................32
Hình 1.7. Giao diện của phần mềm Adobe Photoshop CS4 .....................................33
Hình 1.8. Giao diện của phần mềm Adobe Flash CS3 Professional.........................34
Hình 2.1. Các đề mục của trang chủ .........................................................................50
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu file trong EBook .................................................50
Hình 2.3. Giao diện của trang chủ.............................................................................51
Hình 2.4. Thanh banner.............................................................................................52
Hình 2.5. Tạo các layer trong Flash ..........................................................................52
Hình 2.6. Thanh menu...............................................................................................53
Hình 2.7. Thiết lập các thông số cho movie clip.......................................................53
Hình 2.8. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .......................................................................56
Hình 2.9. Giao diện của trang “Giới thiệu” .............................................................56
Hình 2.10. Thiết lập các layer cho trang “Giới thiệu” ..............................................57
Hình 2.11. Layer “content” chứa 2 nội dung cần thể hiện mục: “Giới thiệu”
(a) và “Cách dùng” (b).............................................................................58
Hình 2.12. Đoạn code dùng điều khiển hoạt động của layer “content”....................58
Hình 2.13. Giao diện của trang “Luyện tập giúp trí nhớ”.........................................59
Hình 2.14. Thiết lập các layer cho trang “Luyện tập giúp trí nhớ” ..........................59
Hình 2.15. Đoạn code để làm ẩn nội dung của file “luyentaptrinho.swf” ...............60
Hình 2.16. Giao diện của trang “Bài tập tự luận” .....................................................61
Hình 2.17. Thiết lập các layer cho trang “Bài tập tự luận”.......................................61
Hình 2.18. Đoạn code dùng điều khiển các thành phần của trang “Bài tập tự
luận”.........................................................................................................62
Hình 2.19. Giao diện của trang “Bài tập trắc nghiệm” .............................................63
Hình 2.20. Thiết lập các layer cho trang “Bài tập trắc nghiệm”...............................63
Hình 2.21. Đoạn code dùng điều khiển các thành phần của trang “Bài tập trắc
nghiệm”....................................................................................................64
Hình 2.22. Giao diện của trang “Thư giãn” ..............................................................64
Hình 2.23. Thiết lập các layer cho trang “Thư giãn” ................................................65
Hình 2.24. Đoạn code dùng điều khiển các thành phần của trang “Thư giãn”........65
Hình 2.25. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học...................................................66
Hình 2.26. Giao diện của trang “Phim tư liệu”.........................................................66
Hình 2.27. Thiết lập các layer cho trang “Phim tư liệu”...........................................67
Hình 2.28. Một video clip phim hóa học ..................................................................67
Hình 2.29. Đoạn code dùng truy xuất các phim của trang “Phim tư liệu” ...............67
Hình 2.30. Sơ đồ hệ thống lý thuyết của EBook ....................................................68
Hình 2.31. Giao diện của phần “Tóm tắt lý thuyết” .................................................69
Hình 2.32. Giao diện của phần “Luyện tập giúp trí nhớ” .........................................70
Hình 2.33. Giao diện của loại câu hỏi “Tìm chỗ sai của một phương trình hóa
học”..........................................................................................................71
Hình 2.34. Bài giải hiển thị ngay khi nhắp chuột .....................................................71
Hình 2.35. Sơ đồ hệ thống bài tập tự luận.................................................................72
Hình 2.36. Giao diện của trang “Bài tập tự luận” .....................................................73
Hình 2.37. Bài tập khó kèm theo hướng dẫn và bài giải...........................................74
Hình 2.38. Cấu trúc trang “Bài tập trắc nghiệm”......................................................74
Hình 2.39. Nút “Hướng dẫn” được thiết kế ngay dưới đề bài ..................................75
Hình 2.40. Nút giải hiển thị khi HS đã đọc phần hướng dẫn....................................75
Hình 2.41. Bài giải hiển thị khi có yêu cầu...............................................................76
Hình 2.42. Cấu trúc trang “Thư giãn”.......................................................................77
Hình 2.43. Giao diện của mục “Lịch sử Hóa học” ...................................................77
Hình 2.44. Tiểu sử nhà hóa học kèm theo ảnh minh họa..........................................78
Hình 2.45. Giao diện của mục “Tin khoa học”.........................................................79
Hình 2.46. Các hằng số quan trọng của crom ...........................................................80
Hình 2.47. Hình ảnh của đồng kim loại ....................................................................81
Hình 2.48. Các mức năng lượng và cấu trúc electron lớp ngoài cùng của Cu..........81
Hình 2.49. Một cảnh trong đoạn phim thí nghiệm đồng(II) hiđroxit tác dụng
với axit .....................................................................................................82
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra ............................................................96
Hình 3.2. Đồ thị kết quả bài kiểm tra........................................................................97
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (Iformation
and Communication Technolagy ICT) trong những năm gần đây đã tác động vào
hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là
giáo dục.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông
tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là với giáo dục. Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã cụ thể hóa tinh thần này bằng chỉ thị số 29/2001/CTBGD & ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 20002005. Một trong 4 mục tiêu đặt ra là
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các
cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả
các môn học” [79].
Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự
lực, tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, một hình thức đào
tạo mới đã được du nhập vào nước ta: E-learning. Mô hình đào tạo trực tuyến này
đã nhanh chóng phát triển với những ưu thế nhất định trong việc hỗ trợ tối đa cho
việc tự học của người học.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “THIẾT KẾ EBOOK
HÓA HỌC LỚP 12, PHẦN CROM SẮT ĐỒNG HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ
HỌC” nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh phổ thông, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
2. Mục đích của đề tài
Thiết kế sách điện tử (E-Book) hóa học lớp 12 phần “Crom sắt đồng” hỗ trợ
cho hoạt động tự học của học sinh.
2
3. Nhiệm vụ đề tài
Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học, quá trình tự học
Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 12.
Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm dùng để xây dựng E-Book.
Thiết kế E-Book phần “Crom sắt đồng” thuộc chương trình 12 nâng cao.
Trong đó, trọng tâm là hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, phần hỗ trợ
thêm là tóm tắt lý thuyết, các thí nghiệm, bảng tuần hoàn, lịch sử hóa học, tin
khoa học, thí nghiệm vui,
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng E-Book
trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu nắm vững nội dung chương trình hóa học lớp 12, khai thác tốt tính năng
của các phần mềm tạo E-Book, biết rõ nhu cầu về tài liệu tự học của học sinh
thì sẽ thiết kế được một E-Book có chất lượng.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
o Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT Việt Nam.
o Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế E-Book, phần “Crom sắt đồng”, lớp 12 chương trình nâng cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: phần “Crom sắt đồng” thuộc lớp 12, chương trình nâng cao.
Trọng tâm là các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách
quan.
Địa bàn nghiên cứu:
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trường THPT Tây Thạnh, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
3
Trường THPT Trần Phú, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường THPT Phú Nhuận, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa
học, việc tự học.
Nghiên cứu chương trình hóa học vô cơ 12.
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm dùng cho việc xây
dựng E-Book: Exe, Hotpotatoes, Dreamweaver, Flash
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài như các
hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, đề thi tuyển sinh đại học,
o Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực trạng công tác dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay, thực
trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là việc sử dụng ICT
trong dạy học Hóa học ở Việt Nam.
Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên và các chuyên gia.
Thực nghiệm sư phạm.
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của E-Book thông qua việc đưa vào sử
dụng.
Triển khai việc sử dụng E-Book cho học sinh khối 12.
o Phương pháp toán học thống kê
Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm SPSS.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Xây dựng một hệ thống câu hỏi và bài tập chương “Crom sắt đồng” dưới
dạng E-book phục vụ cho việc tự học của học sinh.
Cung cấp một số giải pháp để cá thể hóa việc học ở nhà phù hợp với trình độ
và điều kiện học tập của học sinh.
4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sử dụng đa phương tiện nghe nhìn trong dạy học Hóa học ở bậc phổ thông
ngày nay đã phát triển sâu rộng tại hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt
sự xuất hiện và lớn mạnh không ngừng của việc dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin và truyền thông (ELearning) trong những năm gần đây đã góp phần quan
trọng làm tăng hiệu quả đào tạo. Có thể thấy sản phẩm ELearning hiện nay có 3
hình thức:
1) Các EBook mang nội dung lý thuyết Hóa học các lớp 10, 11, 12 và các đề
thi tuyển sinh đại học với 2 định dạng phổ biến:
EBook định dạng PDF. Loại EBook này một phần được xuất bản bằng
cách dùng máy scanner để sao chụp lại bản in của sách thường. Đây thực chất
chỉ là bản “số hóa” của sách in. Cũng có thể định dạng này được thực hiện
bằng cách chuyển từ các tập tin word với phần mở rộng .doc thành .pdf. Đây
là loại EBook rất phổ biến, thường gặp khi dùng chức năng “search” với từ
khóa là EBook trên Internet. Tính năng sử dụng của 2 loại EBook này thấp
nhất, chúng không khác gì sách in bình thường.
EBook định dạng HTML. Đa số EBook hiện nay có định dạng này.
Đây là loại EBook có đầy đủ các tính năng ưu việt như đã trình bày ở trên,
chúng có giá trị sử dụng cao hơn so với loại đầu tiên. Tuy nhiên, hầu hết các
E-Book tìm thấy ở các website hiện nay đều chỉ ngừng lại ở mức độ cung cấp
tài liệu lý thuyết, thiếu hẳn phần bài tập rèn luyện. Điều này gây khó khăn
không nhỏ cho người có nhu cầu tự học.
2) Các website hỗ trợ tự học hoặc cung cấp một số bài học trực tuyến. Đây là
hình thức ELearning mang lại hiệu quả to lớn cho người học nên đã phát triển rất
nhanh và mạnh trong thời gian qua. Tất cả các tiện ích cho người học đều được tích
hợp vào các trang web này. Đội ngũ đông đảo các thầy cô giáo và các kỹ thuật viên
tin học thành viên của website đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của học viên. Tuy
5
nhiên loại hình website học trực tuyến cũng có điểm hạn chế của nó. Cách học trực
tuyến đòi hỏi trong quá trình học, đường truyền Internet phải thông suốt và tốc độ
truy cập bài học cần ở mức tương đối. Nếu có quá nhiều người truy cập vào máy
chủ của website thì tình trạng nghẽn đường truyền làm cho tốc độ truy cập thông tin
là vô cùng chậm, làm nản lòng người dùng.
3) EBook có nội dung lý thuyết và bài tập hỗ trợ tự học. Về hình thức, loại
EBook này có giao diện đẹp và hấp dẫn như một website nhờ thiết kế dựa trên kỹ
thuật đồ họa. Về nội dung, người thiết kế có thể tích hợp thêm các đoạn phim thí
nghiệm và các phần mềm hóa học, phần mềm thư giãn, … EBook thường được
ghi lên 1 CD-ROM và người học có thể dùng bất cứ lúc nào với máy tính cá nhân,
không đòi hỏi trực tuyến. Những ưu thế kể trên làm cho loại EBook này được HS
đón nhận nồng nhiệt, góp phần hỗ trợ tốt cho việc tự học của HS.
Xuất bản EBook ở hình thức thứ ba rất phù hợp với việc nghiên cứu của cá
nhân hoặc một nhóm nhỏ GV tâm huyết. Không thể phủ nhận tính hiệu quả của loại
EBook này khi nó đem đến cho người học những tiện ích mà sách in không thể có.
Đây cũng là một giải pháp tốt, giúp nối dài cánh tay của GV tới từng HS khi các em
độc lập làm việc ở nhà; cũng có thể xem loại EBook này như là gia sư sẵn lòng
giúp đỡ các em khi cần.
Sự phát triển đầy hứa hẹn của loại hình EBook này đã nhanh chóng trở thành
đề tài nghiên cứu của sinh viên đại học và học viên cao học. Sau đây là một số khóa
luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về đề tài này ở trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và
ĐHSP Hà Nội:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn Hóa học lớp 11 chương
trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ
trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần hiđrocacbon
6
không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và
Macromedia Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử Hóa học 10 góp
phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.
HCM.
4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập
chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash
và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
5. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ
cho học sinh trong việc tự học môn Hóa học lớp 11 nhóm nitơ chương
trình phân ban thí điểm. Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
6. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ
trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học nhóm oxi lưu
huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và
Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học
Hóa học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận
tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
9. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi lưu
huỳnh lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
10. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (Ebook)
các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT,
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
Các tác giả nêu trên đều đã thành công trong việc làm phong phú nội dung các
7
bài giảng lý thuyết, làm sáng tỏ những khái niệm khó trong SGK, minh họa tốt các
phản ứng bằng thí nghiệm. Các EBook trên đã trở thành công cụ tự học hiệu quả
cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, việc thiếu vắng phần bài tập áp dụng đã làm giới hạn tính năng sử dụng,
giảm tính hấp dẫn của EBook.
11. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (EBook) lớp
10 nâng cao chương “Nhóm halogen”. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học,
ĐHSP TP. HCM.
EBook của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà có bước tiến mạnh trong việc thay
đổi giao diện, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn. Phần bài tập được biên soạn
khá công phu, đầy đủ để rèn những kỹ năng cần có khi học chương halogen. Các
phim thí nghiệm cũng được cung cấp sẵn, rất tiện lợi. Ngoài ra, tác giả cũng đã rút
kinh nghiệm, đưa thêm phần phương pháp giải bài tập nên EBook thực sự trở
thành người bạn không thể thiếu của HS lớp 10 học môn Hóa học.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Dựa vào các tài liệu khoa học và các kết quả điều tra thực tiễn trong những
năm gần đây, nhiều tác giả đã cho thấy toàn cảnh của việc đổi mới phương pháp
dạy học ở nước ta và trên thế giới.
Nghiên cứu của TS. Thái Duy Tuyên [57] cho thấy các xu hướng của việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay là:
1. Phát triển năng lực nội sinh của người học:
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
Hình thành năng lực tự học, ý chí tự cường.
Nâng cao khả năng làm việc độc lập, cá nhân hóa hoạt động học.
2. Điều chỉnh quan hệ thầy trò theo hướng “dạy học lấy học sinh làm trung
tâm”.
3. Đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường.
8
Cả 3 hướng nêu trên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp nhau trong thực
tiễn của hoạt động dạy học. Có thể, sẽ có lúc một hướng nào đó chiếm ưu thế để
giải quyết nhiệm vụ dạy học trong hoàn cảnh thích hợp.
Một cách cụ thể hơn, TS. Trịnh Văn Biều [9] đã đưa ra 7 xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học là:
1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển
trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái
hiện sang sáng tạo tìm tòi khám phá.
2. Cá thể hóa việc dạy học.
3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ
thông tin vào dạy học.
4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học
nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao theo từng
bậc học.
Như vậy, có thể kết luận: trong bối cảnh chung của hoạt động đổi mới phương
pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng tự học của HS là
những xu hướng quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa phương
tiện dạy học là một trong những biện pháp không thể thiếu để bảo đảm cho tốc độ
phát triển của nền giáo dục nước nhà.
1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH
Có thể nói, sự ra đời của CNTT trong thời gian qua đã tạo ra những nền tảng
cơ bản cho phép con người thay đổi phương thức tổ chức và xử lý thông tin trên
phạm vi rộng lớn toàn cầu.
Tác động của CNTT làm cho môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động
mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng
dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho
9
người học, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác, tính cá thể và có
hiệu quả cao hơn so với dạy học truyền thống.
Quan sát hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy
vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện ở nhiều mức
độ khác nhau như sau:
Ở mức độ thường xuyên, phổ biến nhất là truy cập Internet để tìm thông tin
phục vụ cho công tác giảng dạy của GV. Sử dụng máy tính như là công cụ
để soạn bài giảng, chuẩn bị tư liệu dạy, kết hợp với máy chiếu (projector)
để trình chiếu trong giờ học, soạn bài kiểm tra, …
Ít phổ biến hơn là việc sử dụng các phần mềm đặc thù của Hóa học trong
các lĩnh vực như: thu thập kiến thức mới (ChemOffice, Chemskectch,
ChemWin, Chemix, …), thí nghiệm ảo (Chemlab, Crocodile Chemistry,
…), kiểm tra đánh giá (các phần mềm soạn và đánh giá câu hỏi trắc
nghiệm).
Mức độ bắt đầu phát triển ở bậc đại học và đầy hứa hẹn trong giáo dục ở
bậc phổ thông là Elearning. Chủ yếu có hai hình thức Elearning là học
trực tuyến qua website hoặc ngoại tuyến qua CDROM. E-learning có các
đặc điểm nổi bật sau:
- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là khai thác
công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán,
… để tổ chức lớp học.
- Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E-
Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho
người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học
tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
- E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện
nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên
thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning
ra đời.
10
Nền kinh tế thế giới và cả ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn kinh tế tri
thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là thu hút được nhiều lao động tham gia, nhất là
những lao động có tri thức cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục,
đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
1.2.3. Dạy học tích cực
1.2.3.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập
Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bảo [6], thực chất của “học là hoạt động tích
cực, tự lực nhận thức”.
Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi thực hiện một
nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy. Tính tích cực cũng có quan hệ mật thiết
với tính tự lực, với xúc cảm và ý chí...
Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể,
thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí để giải quyết các vấn đề
trong học tập. Tùy theo việc huy động chức năng tâm lí nào và mức độ huy động
chức năng tâm lí đó cao đến đâu, có thể chia tính tích cực nhận thức thành 3 mức
độ:
Tính tích cực tái hiện. Đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa
vào trí nhớ để tái hiện những điều đã nhận thức được. Bắt chước cũng là
một dạng tích cực tái hiện. Qua mô phỏng, bắt chước, tái hiện mà người
học tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ trước.
Tính tích cực tìm tòi là sự bình phẩm, phê phán, lòng khát khao hiểu biết,
hứng thú học tập. Đây là sự phát triển tính tích cực ở mức độ cao hơn,
không bị hạn chế bởi khuôn khổ của GV trong giờ học.
Tính tích cực sáng tạo. Đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực.
Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình
nhằm tạo ra cái mới, có giá trị. Tính tích cực sáng tạo hình thành điều kiện
cho sự phát triển các khả năng và tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Tính tự lực nhận thức là hạt nhân của tính tự lực, đó là sự sẵn sàng về mặt
11
tâm lí cho việc tự học thông qua một số biểu hiện:
Ý thức được nhu cầu học tập, mục đích học tập của mình. Thực hiện được
mục đích sẽ làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức.
Suy nghĩ kỹ, đánh giá đúng điều kiện học tập của mình. Từ đó xác định
đúng cách thức hợp lí hơn để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Dự đoán trước diễn biến của quá trình trí tuệ, cảm xúc, động cơ, ý chí của
mình. Động viên mọi sức lực để phù hợp với điều kiện và đáp ứng được
nhiệm vụ học tập.
1.2.3.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ
trung tâm của người thầy trong quá trình dạy học. Tư tưởng dạy học tích cực sáng
tạo đã là một chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục
nước ta.
Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động của người dạy nhằm biến người
học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm
kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Tính tích cực trong học tập của HS chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
Nhu cầu tìm hiểu tích cực là để thỏa mãn nhu cầu đó.
Hứng thú tích cực do bị lôi cuốn bởi lòng say mê, yêu thích bộ môn.
Động cơ tích cực vì hướng tới động cơ nhất định.
Vì thế, để tích cực hóa hoạt động học tập của HS cần phải có những biện pháp
tác động trực tiếp vào các yếu tố nêu trên. Có thể tóm tắt các biện pháp đã và đang
được sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay như sau:
Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học. Học trên lớp, theo nhóm; Học ở
phòng thí nghiệm, tổ chức tham quan, lập câu lạc bộ ngoại khoá, …
Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học
tập của HS. Chẳng hạn nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan
trọng của vấn đề nghiên cứu, …
12
Kích thích hứng thú qua nội dung. Nội dung bài học càng hay, càng thiết
thực, vừa sức thì HS càng có hứng thú tiếp thu.
Kích thích hứng thú qua phương pháp dạy học. Cùng một nội dung như
nhau nhưng bài học diễn ra có hứng thú không, có để lại những ấn tượng
sâu đậm trong tâm hồn các em không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào
phương pháp dạy học và tài năng sáng tạo của người thầy.
Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đây là biện pháp
hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh
và giúp nhà trường đưa chất lượng dạy học lên một tầm cao mới.
Elearning, như đã trình bày ở trên là một định hướng phát triển cực kỳ
quan trọng và tất yếu, là cách thức có hiệu quả cao trong việc tích cực hóa
hoạt động học tập của HS.
1.3. Tự học
1.3.1. Sự cần thiết của tự học
Qua giao tiếp với GV và bạn cùng học trên lớp, HS tiếp thu kiến thức mới một
cách tổng quát. Để hiểu sâu sắc và có thể vận dụng kiến thức mới nhằm giải quyết
những vấn đề liên quan đòi hỏi HS phải biết tự học.
Thật vậy, thời gian tự học là lúc HS tự nghiền ngẫm vấn đề học tập theo một
phong cách riêng và với tốc độ thích hợp với bản thân mình. Hoạt động tự học, xét
trước mắt, giúp người học nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; còn xét lâu
dài thì đây chính là phẩm chất cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành của mỗi
con người.
Hoạt động tự học không những giúp người học thu thập kiến thức, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề học tập, mà còn góp phần củng cố
ý chí “vượt qua chính mình”, san bằng những khó khăn trong học tập để tiến bộ. Ở
mức độ tốt hơn nữa, hoạt động tự học còn giúp người học có hứng thú học và đây
chính là cội nguồn của sự hình thành năng lực hoạt động sáng tạo. Những thành tựu
đạt được trong học tập không ai cung cấp được nếu HS không thông qua hoạt động
bản thân.
13
Sống trong kỷ nguyên mà khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì
người học phải tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng làm việc cho mình để đáp
ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực. Phương pháp
dạy học dù hay đến đâu, thầy giáo dù giỏi đến đâu cũng không thể giải quyết được
mâu thuẫn giữa thời gian đào tạo với lượng kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho
người học.
Vì vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng, mỗi người mới có thể bù đắp được cho
mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộc sống đang phát
triển. Tự học là một trong những phẩm chất không thể thiếu của người học, nó có
ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả khi đã bước vào cuộc
sống.
1.3.2. Khái niệm tự học
Theo từ điển Giáo dục học NXB Từ điển Bách khoa 2001 [26], tự học là
“quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực
hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ
sở giáo dục, đào tạo.”
Theo TS. Trịnh Văn Biều [11], có 3 kiểu tự học:
Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu,
vận dụng các kiến thức trong đó. Đối tượng dùng kiểu tự học này khá đa dạng, có
thể là những người đã trưởng thành, những nhà khoa học; cũng có thể là HS phổ
thông có sự đam mê về một lĩnh vực hoặc bộ môn nào đó (tự học tin học, tự học đồ
họa, …).
Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc
bằng các phương tiện thông tin khác. Đó là việc tự học của sinh viên, thực tập sinh,
nghiên cứu sinh,...
Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và gặp trực tiếp thầy một số tiết
trong tuần, được thầy chỉ dẫn, giảng giải, sau đó về nhà tự học. Đây là hình thức cần
được đưa vào phổ biến trong nhà trường phổ thông vì mức độ của nó phù hợp với
khả năng của HS.
14
1.3.3. Chu trình tự học
1.3.3.1. Chu trình học
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [47], chu trình học diễn biến theo ba thời:
Ruùt kinh
nghieäm Nhaän bieát
Thu nhaän
Xöû lí
Giaûi quyeát
Trình baøyHoûi
Tranh luaän
Toång hôïp
Ñieàu chænh
Th
ôøi
(II
I)
Thôøi (I)
Thôøi (II)
Hình 1.1 Tóm tắt chu trình học 3 thời
Thời (I): Tự nghiên cứu.
Bắt đầu một tình huống học, chủ thể thấy có nhu cầu hoặc hứng thú để tìm
hiểu, đây là giai đoạn nhận biết vấn đề.
Qua các kênh nghe, nhìn, chủ thể lĩnh hội thông tin của vấn đề quan tâm, đây
là giai đoạn thu nhận thông tin.
Trong quá trình thu nhận thông tin, chủ thể xây dựng giải pháp để hiểu được
và nhớ thông tin đó, thử nghiệm giải pháp, đưa ra kết luận. Đây là giai đoạn xử lý
thông tin và giải quyết vấn đề.
Sản phẩm của thời (I) Tự nghiên cứu mang tính chủ quan, phiến diện, có thể
thông tin bị lệch lạc, bị nhiễu. Nó sẽ được hoàn thiện ở thời học tiếp theo.
Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy.
Sản phẩm học ở thời (I) mà chủ thể đạt được bây giờ được thử thách bởi các
yêu cầu tự trình bày, trả lời và tranh luận với các bạn về những mâu thuẫn xuất hiện
khi tranh luận. Kết luận cuối cùng của thầy và của tập thể cùng tranh luận không
15
những có tác dụng giúp chủ thể chỉnh sửa sản phẩm ban đầu của mình được khách
quan hơn, toàn diện hơn, chính xác hơn, mà còn làm cho thông tin của chủ thể đã
ghi nhận khắc sâu được vào trí nhớ của mình.
Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Đây là thời học mà chủ thể chuyển kết luận của thầy thành của bản thân. Tức
là sau khi so sánh, đối chiếu sản phẩm học của mình với sản phẩm chuẩn để sửa sai,
chủ thể sẽ rút ra kinh nghiệm về cách học, cách tư duy để giải quyết vấn đề. Từ đó,
chủ thể sẽ tiến bộ một bước trong học tập và sẵn sàng bước vào tình huống học tập
mới.
Ba thời của chu trình học, trong thực tế, không tuyệt đối tách biệt nhau, mà có
thể hòa nhập, lồng ghép vào nhau trong quá trình học tập. Việc phân tích hoạt động
học thành ba thời đã nêu bật được vai trò lao động tự học của người học. Ở thời (I)
là lao động cá nhân, chủ thể tự thân vận động để có được sản phẩm học ban đầu của
mình. Ở thời (II) là lao động mang tính xã hội, tập thể cùng học sẽ hợp tác với nhau
để xem xét sản phẩm học của mình. Thời (III) cho thấy vai trò lao động cá nhân ở
trình độ cao hơn, chủ thể đạt được thành tựu học tốt nhất ở thời học này.
1.3.3.2. Chu trình học của HS phổ thông
Phân tích để thấy rõ chu trình học của HS phổ thông hiện nay là việc làm cần
thiết, không chỉ cho các nhà nghiên cứu giáo dục, mà cho cả các thầy cô giáo
những người trực tiếp hướng dẫn các em tự học và thiết kế ra những sản phẩm hỗ
trợ hoạt động tự học.
Căn cứ vào phần lý thuyết tổng quát đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn cụ thể
hóa chu trình tự học nói chung thành chu trình tự học của HS phổ thông, với mục
đích làm rõ cơ chế của hoạt động tự học, ngõ hầu tìm ra những giải pháp hỗ trợ có
hiệu quả việc nâng cao chất lượng học tập của các em.
Thời (I): Tự nghiên cứu. Bao gồm các bước cơ bản:
+ Xác định nhu cầu học tập, kích thích hứng thú học tập
Tự mình khởi phát hoạt động tự học một cách hứng thú đối với lứa tuổi HS là
việc làm không đơn giản. Những hoạt động vui chơi khác luôn tranh chấp với việc
16
học tập. Nếu xét về mặt khách quan thì các yếu tố sau đóng vai trò tích cực đối với
việc tạo hứng thú học tập cho HS:
Môi trường sư phạm của cơ sở đào tạo;
Năng lực sư phạm của GV bộ môn;
Năng khiếu, sở trường của HS.
Còn nếu xét về mặt chủ quan thì năng lực tiềm tàng trong bản thân HS quyết
định sự hứng thú của các em. Đó là sự quyết tâm, sức mạnh của ý chí, tinh thần thi
đua học tập
+ Tiếp nhận thông tin
HS tiếp cận thông tin của bài học mới thông qua phương pháp làm việc của
GV. Có thể đó là lời giảng của thầy, một hoạt động nhóm hoặc một hoạt động học
tập trên lớp khác như nghiên cứu SGK, làm thí nghiệm, tham quan. Trong các
phương thức nhận thông tin, nghe giảng là dạng thường được sử dụng nhất nhưng
yếu tố nhiễu cũng lớn nhất.
+ Xử lý thông tin
Bước xử lý thông tin được thực hiện khi HS tiến hành các hoạt động mã hóa
kiến thức như:
Tóm tắt;
Xây dựng sơ đồ grap;
Phân loại;
Trong hầu hết các giờ học, ít khi HS tự mình thực hiện bước xử lý thông tin
bởi các em thường được GV hướng dẫn cặn kẽ bằng các chữ thần, mẹo nhớ, sơ đồ
thiết kế sẵn.
Song song với hoạt động xử lý thông tin, nếu có thời gian, GV thường tổ chức
cho các em thực hiện việc luyện tập trên lớp. Đây là giải pháp rất tích cực để rà
soát, uốn nắn những hiểu biết “lệch lạc” và khẳng định cách hiểu đúng, từ đó giúp
các em dễ dàng tự mình tiếp cận thời học tiếp theo.
Thời (II): Vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề.
Với HS phổ thông, đây là thời học với hoạt động chủ đạo là làm các bài tập
17
vận dụng. Một quy luật được nhận ra là thời (I) được thực hiện tốt không phải là
“điều kiện đủ” để thời (II) diễn ra suôn sẻ. Nghĩa là rất có thể HS đã tập hợp được
lượng thông tin lớn nhưng vẫn không vận dụng được để giải quyết vấn đề. Theo ý
kiến chúng tôi, HS có thể vượt qua thời học (II) tốt đến mức độ nào là tùy thuộc vào
hệ thống câu hỏi và bài tập. Một hệ thống câu hỏi và bài tập tốt phải được thiết kế
trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu:
Phạm vi vừa phải, phù hợp với nội dung bài học, vị trí bài học trong chương
và thời điểm học trong năm.
Độ khó đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng HS giỏi khá trung bình
yếu (tức là bảo đảm tính vừa sức và xu hướng cá thể hóa việc học).
Lựa chọn đúng đắn những vấn đề then chốt, những vấn đề có thể giải quyết
được mâu thuẫn cơ bản nhất đang cản trở hệ thống tri thức đang nghiên cứu.
Tính hấp dẫn, lôi cuốn HS bằng chuỗi các câu hỏi và bài tập hay. Đó là hệ
thống bài tập được biên soạn có lưu ý đến những sai lầm HS thường mắc phải
như: những suy nghĩ lệch do hiểu không đúng, những phán đoán tương tự, …
Hỗ trợ HS tự học bằng những hướng dẫn hoặc gợi ý cần thiết khi HS “bí”.
Cũng phải có bài giải cụ thể để HS có cơ hội so sánh, rút kinh nghiệm. Từ đó,
HS tự điều chỉnh suy luận logic của mình, học được cách giải hay hơn, đầu óc
linh hoạt hơn và HS đạt được tiến bộ trong học tập cũng bắt nguồn chủ yếu từ
thời học này.
Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
HS có thể tự đánh giá kết quả tự học của mình thông qua các hoạt động như tự
giải các bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc tham gia làm bài kiểm tra trên lớp.
Những đợt kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ ở trường là cơ hội rất tốt
để HS cọ xát với thực tế và trưởng thành trong nhận thức cũng như kỹ năng học.
Thông qua các bài kiểm tra, HS có thể tự đánh giá quá trình học tập của mình để rút
kinh nghiệm và đề ra những giải pháp giúp mình tự tiến xa hơn, đạt được thành tích
học cao hơn.
18
1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học
1.4.1. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định lấy chủ đề năm học 20082009 là
"Năm học ứng dụng công nghệ thông tin". Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ
GD & ĐT về năm học 2008-2009 cũng nêu rõ: "Đẩy mạnh một cách hợp lí việc
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở
từng cấp học". Vậy, thực tế qua 1 năm thực hiện quyết định của Bộ, ngành giáo dục
phổ thông đã đạt được gì?
Theo Thông tấn xã Việt Nam [67], việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã
được nhiều trường học trong cả nước phát triển để nâng cao chất lượng bài giảng.
Đến cuối năm 2008, đã có 20% giáo viên trung học, 30% trường Trung học phổ
thông, 25% trường Trung học cơ sở ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2-5% số bài
giảng có sử dụng phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT. Ngoài ra, còn có nhiều
phần mềm hỗ trợ khác đã được sử dụng rộng rãi trong các trường.
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các
thành phố lớn, mà còn phát triển ở nhiều tỉnh miền núi. Các trường phổ thông đều
trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet, một số trường còn trang bị
thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (sound recorder, camera, camcorder),
máy quét hình (scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo
viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó, các phần mềm giáo dục cũng
đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,
SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathematica, ChemOffice, ChemWin,
Chemsketch, LessonEditor/ VioLet, hệ thống Elearning và các phần mềm đóng
gói, tiện ích khác.
Kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng của GV cũng có nhiều tiến bộ
đáng ghi nhận, giáo án được thiết kế và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động
hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền
thống. Những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú
19
nơi học sinh. Thông qua các phương tiện hỗ trợ, giáo viên có điều kiện làm cho học
sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của
công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách làm việc, tư
duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS.
Tại hội nghị tổng kết 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Giáo
dục-Đào tạo tổ chức tại Vũng Tàu vào tháng 4/ 2009, [70], việc đưa công nghệ
thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo được đánh giá
là bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn
còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía
trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, chẳng hạn:
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy-học vẫn còn nhiều bất cập.
Những bài giảng với giáo án điện tử còn mang tính hình thức. Ông Nguyễn
Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa, Vũng Tàu cho biết:
“Nhiều tiết dạy sử dụng CNTT tràn lan, thiếu cân nhắc hoặc sử dụng các
hiệu ứng vi tính một cách không khoa học, thiếu tính sư phạm, đã làm rối
rắm bài giảng. Một số giáo viên tuy ứng dụng CNTT nhưng chỉ đơn giản là
trình chiếu bài giảng mà không có sự đổi mới, phương pháp dạy vẫn theo
lối truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức. Chưa kể, có không ít giáo viên
sử dụng CNTT qua loa, không chú ý đến đối tượng học sinh, dẫn đến việc
học sinh không thể theo kịp bài”.
Máy tính điện tử chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không
phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân. Chẳn hạn với những bài
học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo
phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ
ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng
củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như
khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi
giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy
học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh.
20
Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn
chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng
lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời
gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách
có hiệu quả.
Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy
quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học
tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng
tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung
sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi
hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, đồng thời
phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, làm hạn chế những nhược
điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ
thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy
tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không
đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng,
chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính
sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong
thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và
chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều
sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường
truyền.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
21
ở trường phổ thông Việt Nam” [68], PGS. TS. Đào Thái Lai chủ nhiệm Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục đã đúc kết: Nếu căn cứ vào hoạt động của
quản lý, của người dạy và người học thì có 4 mức ứng dụng CNTT & TT cơ bản
nhất:
Mức 1: Sử dụng CNTT & TT để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác
nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng
chưa sử dụng CNTT& TT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của
môn học.
Mức 2: Ứng dụng CNTT & TT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó
trong toàn bộ quá trình dạy học.
Mức 3: Sử dụng PMDH để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một
vài chủ đề môn học.
Mức 4: Tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học.
Căn cứ vào những thành tựu đã trình bày trên, có thể nhận định rằng ngành
giáo dục phổ thông nước ta trong thời gian qua đang ở mức 3. Như vậy, hướng phấn
đấu và phát triển tiếp theo sẽ là tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học. Trong
đó, ELearning là mục đích ưu tiên cần phải đạt được.
1.4.2. Ứng dụng ELearning trong dạy học
“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta.
Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của
mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất
được dạy bởi các giáo viên giỏi nhất.” (The Road Ahead, Bill Gates)
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc
nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi công ty, gia đình và cá nhân. Hơn nữa,
việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học, mà là học suốt
đời. ELearning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
22
1.4.2.1. Khái niệm eLearning
ELearning (viết tắt của electronic learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo
các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau, có nhiều cách hiểu về E-Learning.
Hiểu theo nghĩa rộng, ELearning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào
tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông [64], [70].
Theo quan điểm hiện đại, ELearning là sự phân phát các nội dung học bằng
cách sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng
Internet, Intranet, … trong đó, nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD,
băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có
thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực
tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video, …
Hình 1.2. Elearning hỗ trợ tạo lớp học không biên giới
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ
(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là
hình thức giao tiếp trong đó, có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao
đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài
phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ là hình
thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một
thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc
23
trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá
học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
1.4.2.2. Một số hình thức ELearning
Theo báo cáo tại hội nghị VINAREN tổ chức tại Hà Nội của Ths. Vũ Anh
Tuấn và Ths. Trần Việt Tiến thuộc trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia [65], ELearning có một số hình thức cụ thể như sau:
1. Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình
thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
2. Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo
nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy
tính. Nhưng thông thường, thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các
ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc
lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được
hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.
3. Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training). Hình thức đào tạo sử
dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về
người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông
qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng
các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng
nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
4. Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training). Hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học
với nhau và với giáo viên...
5. Đào tạo từ xa (Distance Learning). Thuật ngữ này nói đến hình thức đào
tạo trong đó, người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng
một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình
hoặc công nghệ web.
6. E-Training. Mô tả việc đào tạo thông qua E-Learning.
24
7. Synchronous Learning - Học đồng bộ. Mô tả việc học tập online, thời
gian thực, trong đó, mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông
tin trực tiếp với nhau. Ví dụ: video/audio conferencing, chat room, …
8. Asynchronous Learning - Học không đồng bộ. Cách học trong đó không
cần đảm bảo tính thời gian thực, không hỗ trợ trao đổi trực tiếp với nhau. Ví dụ
như:
• Các cua tự học qua Internet
• CD-ROM
• E-mail
• Forum
Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khóa học trước
khi khóa học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khóa học.
9. Formal Learning - Học tập chính thống. Đa số thời gian học tập tuân theo
một chương trình được xác định trước. Mô hình đào tạo có giáo viên hướng dẫn
(instructor led) là dựa trên formal learning.
10. Informal Learning - Học tập không chính thống. Việc học tập không
dựa theo một chương trình được xác định trước. Một ví dụ là việc trao đổi thông tin
giữa các học viên khi cùng làm chung một vấn đề. Một ví dụ khác là khi học viên
được giao một nhiệm vụ thực hiện một mình. Khi đó, học viên có thể tự tìm kiếm,
thu thập các tài nguyên trên mạng hoặc có thể hỏi trực tiếp chuyên gia.
1.4.2.3. Tình hình phát triển và ứng dụng ELearning trên thế giới
E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới.
E-Learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, ELearning cũng
rất có triển vọng, còn châu Á là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp
của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển
và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD) và theo
các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data
Corporation, IDC) [65], cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao
25
đẳng Mỹ đưa ra mô hình ELearning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm
trong khoảng thời gian 1999 - 2004. ELearning không chỉ được triển khai ở các
trường đại học, mà ngay ở các công ty, việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất
mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-Learning thay cho
phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng
lớn và sức thu hút mạnh mẽ của ELearning nên hàng loạt các công ty đã chuyển
sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về ELearning như:
Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force...
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc
phát triển CNTT cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt
là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong cộng đồng châu Âu đều nhận
thức được tiềm năng to lớn mà CNTT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm
phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
Ngoài việc tích cực triển khai ELearning tại mỗi nước, giữa các nước châu
Âu, có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực ELearning. Điển hình là dự án
xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng ELearning của 36 trường
đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh,
Pháp cùng hợp tác với công ty ELearning của Mỹ nhằm cung cấp các khoá học về
các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người, phù hợp với nhu cầu học của các
sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
Tại châu Á, ELearning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều
thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa
chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng
nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy
vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời. Nhu cầu đào tạo chất lượng cao trở nên ngày
càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc
gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà
ELearning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát
26
triển hơn, cũng đang có những nỗ lực phát triển ELearning tại đất nước mình như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,...
1.4.2.4. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning ở Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về
E-Learning ở Việt Nam còn rất ít. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu
E-Learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây, các hội nghị,
hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề
E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo
nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm
2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo
khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai
E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông
tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa
học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai
E-Learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và
cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT -
ĐHQGHN, Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính
Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển
khai cổng ELearning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin
E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở
Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm
này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp
phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network -
AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ
Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách khoa, Bộ Bưu chính Viễn thông...
27
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang
được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, ELearning
ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.
TS. Quách Tuấn Ngọc, giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ Giáo
dục-Đào tạo) cho biết: Cổng E-Learning (E-Learning Portal) đầu tiên của Việt Nam
đã được chính thức ra mắt cùng câu lạc bộ E-Learning.
Khai thác E-Learning ngày càng trở lên phổ biến trên thế giới và bước đầu đã
được sử dụng tại một số trường Đại học Bách khoa và Đại học Quốc gia... của Việt
Nam. Một số công ty trong nước cũng có phát triển công nghệ E-Learning nhưng
vẫn chưa công bố được các sản phẩm rộng rãi trong thực tế, và nếu có thì cũng
không đầy đủ các kiến thức E-Learning cần thiết cho mọi người.
Dự kiến, E-Learning Portal sẽ là cổng đầu mối tập trung toàn bộ thông tin,
kiến thức cơ bản về công nghệ E-Learning; cung cấp các bài viết chuyên sâu về
công cụ chuẩn, thuật ngữ, thiết bị và mạng. Trong khi đó, hoạt động của CLB sẽ tập
trung vào việc tổ chức các hội thảo, khoá huấn luyện, tuyên truyền, phổ cập
E-Learning qua diễn đàn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong CLB.
1.5. Sách điện tử (E-Book)
1.5.1. Khái niệm
Theo trang web Wikipedia bản tiếng Anh [72], E-Book là từ viết tắt của
electronic book (sách điện tử). Hiểu một cách đơn giản, EBook là sản phẩm “số
hóa” cuốn sách in. EBook là một hình thức văn bản, mà để đọc được, cần phải có
máy tính điện tử (computer) hoặc máy đọc sách điện tử (E-book readers,
smartbook). Một số điện thoại di động (smartphone) cũng có thể dùng để đọc
EBook.
28
Hình 1.3. Một số thiết bị chuyên dùng để đọc EBook
Ý tưởng số hóa sách in thành thư viện EBook được ra đời từ năm 1971 bởi
dự án Gutenberg do Michael S. Hart phát triển. Các định dạng thường được sử dụng
là HTML, PDF, EPUB, MOBI, EXE và Plucker. Ngày nay, các dịch vụ về EBook
phát triển mạnh mẽ, điển hình như trang web amazon.com cung cấp gần 1 triệu đầu
sách đủ mọi thể loại cho độc giả toàn thế giới.
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi phát triển khái niệm EBook theo
hướng như là một cuốn sách tham khảo được số hóa, bổ sung hình ảnh, phim thí
nghiệm và khai thác thế mạnh của kỹ thuật đồ họa để làm cho giao diện sách thêm
phần sinh động, hấp dẫn. Sách chỉ được dùng hiệu quả với máy tính điện tử kết hợp
với 1 CDROM hoặc có thể chép và cài thẳng vào máy tính.
1.5.2. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử
EBook có những tính năng ưu việt mà sách in thông thường không thể có
được:
Sách cung cấp tối đa tư liệu nghe nhìn như chữ in, hình ảnh, video clips thí
nghiệm, … thậm chí có thể kèm theo một số phần mềm tiện ích khác như
bảng tuần hoàn hoặc vài game để thư giãn.
Có thể truy xuất rất nhanh đến các mục, phần trong sách nhờ các tham
chiếu chéo (hyperlinks).
Không gian lưu trữ không còn là vấn đề, có thể mang bên mình cả một thư
viện hàng ngàn cuốn sách và đọc chúng mọi nơi, mọi lúc rất tiện lợi. Thậm
chí, ở đâu có Internet và máy tính thì tại đó có thể đọc được sách mong
muốn.
29
Người dùng có thể điều chỉnh cỡ chữ đến mức tốt nhất của mình.
Có thể in thành bản in, nếu được sự chấp nhận của tác giả.
Các thiết bị chuyên dùng để đọc EBook (E-book readers) còn cho phép
đọc sách trong điều kiện thiếu sáng.
Các phần mềm chuyên dùng để đọc EBook còn cung cấp nhiều tiện ích
như: cho phép ghi chú, highlight vào các đoạn văn hoặc thậm chí tự động
mở trang cuối cùng cho lần đọc tiếp theo.
Giá thành của EBook rẻ hơn sách in khá nhiều, không bị hỏng theo thời
gian. Thậm chí, có thể sao lưu dự phòng nếu được tác giả chấp nhận.
Việc xuất bản EBook với giao diện cơ bản hiện nay được thực hiện dễ
dàng. Bộ Office mới của Microsoft đã tích hợp công cụ tạo EBook với
định dạng PDF rất tiện lợi. Hiển nhiên, việc sản xuất không hao tốn giấy
in, mực in.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, EBook cũng có một số hạn chế nhất định
sau:
Để đọc EBook, yêu cầu phải có một thiết bị đọc, đó là máy tính hoặc
Ebook reader hoặc smartphone. Chúng đều chỉ hoạt động khi có năng
lượng (pin, điện).
Cần có phần mềm tương thích với định dạng của EBook cài sẵn lên thiết
bị đọc thì mới đọc được EBook.
Đọc EBook trên máy tính lâu, có hại cho mắt.
1.5.3. Giới thiệu các phần mềm thiết kế EBook
1.5.3.1. Microsoft word 2003
Microsoft Office Word trong bộ Microsoft Office được xem là phần mềm phổ
biến nhất hiện nay dùng để soạn thảo văn bản thông thường, văn bản khoa học,
định dạng các tư liệu, xuất bản Web, tạo và gởi thư, ...
30
Hình 1.4. Giao diện của phần mềm Microsoft Office Word
Toàn bộ các tư liệu như lý thuyết, câu hỏi, bài tập trong Ebook này đều được
soạn thảo trên nền của phần mềm Microsoft Office Word.
1.5.3.2. Mathtype 5.0
Mathtype 5.0 là phần mềm chuyên dùng để biểu thị đầy đủ các ký hiệu dùng
trong toán học. Với tính năng mạnh mẽ, Mathtype 5.0 còn hỗ trợ người dùng biểu
thị nhiều ký hiệu phổ biến khi soạn thảo các tài liệu lý thuyết và bài tập hóa học
như:
Ký hiệu ion: 4NH , 24SO , ...
Điều kiện phản ứng: ot¾ ¾® , oH SO ñaëc, t2 4 , ...
Các đại lượng trung bình như khối lượng mol trung bình ( M ), số nguyên
tử cacbon trung bình ( x ), …
31
Hình 1.5. Giao diện của phần mềm Mathtype 5.0
1.5.3.3. Aigo Video Converter 2.0.21
Phần mềm Aigo Video được sử dụng để chuyển đổi các định dạng phim khác
nhau về định dạng chuẩn chung dùng cho Flash là FLV.
Tính năng chủ chốt:
Hỗ trợ chuyển đổi tệp video giữa tất cả các định dạng video phổ biến như
chuyển đổi AVI, WMV, MPEG, MOV, DIVX, FLV, MP3, XVID, ASF, RM,
RMVB, SWF, MPEG I - II MPEG4, ...
Cho phép người dùng thiết lập các thông số mã hóa (bao gồm bit, tỷ suất, tỷ
lệ khung, tỉ lệ), để lấy các đoạn video chất lượng tốt nhất.
Tốc độ xử lí rất nhanh chóng và không có bất kỳ tổn thất nào về chất lượng
hình ảnh và âm thanh.
Giao diện thân thiện với người sử dụng giao diện.
Làm việc tốt đối với các tập tin video lớn, thậm chí lớn hơn 2 GB.
32
Hình 1.6. Giao diện của phần mềm Aigo Video
1.5.3.4. Adobe Photoshop CS4
Phần mềm Adobe Photoshop CS4 là một phần mềm xử lý ảnh (image-
processing software) chuyên nghiệp. Photoshop cho phép người sử dụng chỉnh sửa
ảnh (retouching), ghép ảnh (composing), phục chế ảnh (restoration), tô màu tranh
ảnh (painting), … một cách dễ dàng và hiệu quả.
33
Hình 1.7. Giao diện của phần mềm Adobe Photoshop CS4
Adobe Photoshop CS4 được sử dụng để thiết kế, vẽ khung, pha màu cho các
layer và background làm nền cho trang chủ và các trang con, chỉnh sửa các đối
tượng đồ họa, các hình ảnh và giao diện có trong EBook.
1.5.3.5. Adobe Flash CS3
Phần mềm Adobe Flash CS3 Professional được dùng để sáng tạo và thiết kế
những nội dung tương tác, chuyển động. Flash Professional CS3 bao hàm các công
cụ đơn nhất cho việc thiết kế các hiệu ứng đồ họa, text, video, và các nội dung cho
sự chuyển động. Các hiệu ứng bao gồm drop shadow, blur, glow, bevel, và color
adjust cho phép thiết kế hấp dẫn và thuyết phục với việc điều khiển hoàn toàn các
điểm ảnh thật chính xác. Công cụ tùy biến cho phép điều khiển tỉ mỉ trên hoạt cảnh.
Các công cụ của phần mềm được dùng để thực hiện EBook gồm:
Thanh ghi thời gian dựa trên khung hình: có thể chèn nhanh chóng chuyển
động cho các đối tượng đồ họa bằng thanh ghi thời gian dựa trên khung hình, khả
năng kiểm soát cao, dễ sử dụng.
34
Các mẫu hình khối cơ bản: dễ dàng tạo các các hình chóp, các góc chữ nhật
cong, xác định bán kính đường tròn trong, và nhiều thứ khác. Điều chỉnh trực quan
các tính chất hình học trực tiếp. Tạo các khối hình học bất kì với các API
JavaScript.
ActionScript 3.0: Tiết kiệm thời gian với ngôn ngữ ActionScript™ 3.0 mới,
cải tiến hiệu suất hoạt động, tăng cường sự linh hoạt với tiến trình phát triển có cấu
trúc và trực quan.
Bộ công cụ vẽ: cung cấp khả năng vẽ hình phong phú, điều chỉnh trực quan
các thuộc tính trực tiếp với các công cụ vẽ hình khối thông minh, tạo các mô hình
vector chính xác với công cụ Pen.
Hình 1.8. Giao diện của phần mềm Adobe Flash CS3 Professional
Phần mềm Adobe Flash CS3 sử dụng để thiết kế các hiệu ứng chuyển động
và hệ thống thể hiện các dữ liệu hình ảnh và văn bản được kết nối chặt chẽ với nhau
trong EBook.
35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung của chương được trình bày qua 5 mục chính như sau:
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Sản phẩm của dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
(Elearning) hiện nay có 3 hình thức:
EBook định dạng PDF và HTML.
Website cung cấp bài học trực tuyến.
EBook hoạt động như một website nhưng không trực tuyến.
Hình thức thứ ba tuy mới xuất hiện nhưng rất hứa hẹn sẽ phát triển mạnh.
Nghiên cứu các công trình đã viết từ năm 2005 đến năm 2008 gồm 9 khóa luận tốt
nghiệp Đại học Sư phạm và 2 luận văn thạc sĩ Giáo dục học về lĩnh vực EBook,
tác giả của luận văn này đã rút ra được những điểm mạnh và điểm còn hạn chế của
các EBook đã thực hiện.
2. Đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả đề cập đến các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó,
ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa phương tiện dạy học là hướng đi
được quan tâm. Công nghệ thông tin giữ vai trò then chốt trong hướng đi này và
đang được các trường phổ thông thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, Elearning là
mục tiêu cần phải đạt đến.
Mặt khác, tác giả phân tích khái niệm về tính tích cực, tính tự lực nhận thức;
tìm hiểu nguyên nhân tại sao phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh; từ
đó đưa ra các biện pháp làm cho người học thấy được nhu cầu học tập của mình, có
hứng thú tiếp thu kiến thức mới, có niềm đam mê học tập mạnh mẽ.
3. Tự học
Trong mục này, tác giả đã trình bày sự cần thiết phải tự học của học sinh phổ
thông, xác định rõ khái niệm tự học và các kiểu tự học.
Ngoài ra, căn cứ vào chu trình học nói chung, tác giả đã cụ thể hóa và vạch rõ
chu trình học của học sinh phổ thông. Trong đó, tác giả khẳng định rằng ở thời (II)
36
của chu trình học, người học có thành công hay không là tùy thuộc vào hệ thống câu
hỏi và bài tập. Tác giả cũng đã xây dựng được các yêu cầu cơ bản của một hệ thống
câu hỏi và bài tập có khả năng hỗ trợ tốt cho học sinh tự học.
4. Ứng dụng của CNTT trong dạy học
Tác giả đã nêu ra thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ
thông hiện nay; xây dựng khái niệm Elearning, các hình thức của Elearning, tình
hình phát triển Elearning trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
5. Sách điện tử (EBook)
Tác giả trình bày khái niệm về EBook và các phần mềm hiện nay được sử
dụng để tạo EBook.
37
Chương 2. THIẾT KẾ EBOOK PHẦN CROMSẮTĐỒNG
LỚP 12 NÂNG CAO
2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học 12 nâng cao
2.1.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình Hóa học 12 nâng cao gồm có:
Phần hóa học hữu cơ nối tiếp chương trình của lớp 11, gồm 4 chương:
Chương 1. Este Lipit.
Este.
Lipit.
Chất giặt rửa.
Chương 2. Cacbohiđrat.
Glucozơ.
Saccarozơ.
Tinh bột.
Xenlulozơ.
Chương 3. Amin - Amino axit -Protein
Amin
Amino axit.
Peptit và protein.
Chương 4. Polime và vật liệu Polime
Đại cương về polime.
Vật liệu polime.
Phần hóa học vô cơ bao gồm những vấn đề đại cương về kim loại, một
số nhóm kim loại, một số kim loại quan trọng và những hợp chất tiêu biểu của
chúng. Ngoài ra, còn có khảo sát kỹ thuật phân tích hóa học, hóa học với vấn đề
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Toàn bộ phần hóa vô cơ gồm 4 chương:
Chương 5. Đại cương về kim loại
Kim loại và hợp kim.
38
Dãy điện hoá của kim loại.
Sự điện phân. Sự ăn mòn kim loại.
Điều chế kim loại.
Chương 6. Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm
Kim loại kiềm. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Kim loại kiềm thổ. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Nhôm. Một số hợp chất quan trọng của nhôm.
Chương 7. Crom – Sắt – Đồng
Crom. Một số hợp chất của crom.
Sắt. Một số hợp chất quan trọng của sắt. Hợp kim của sắt.
Đồng. Một số hợp chất của đồng.
Sơ lược về Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb.
Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch
Nhận biết một số cation, anion trong dung dịch.
Nhận biết một số chất khí.
Chuẩn độ axit – bazơ.
Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp pemanganat.
Chương 9. Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
2.1.2. Mục tiêu và phương pháp dạy học chương “Crom-sắt-đồng”
2.1.2.1. Vị trí, mục tiêu của chương
Trong chương trình Hóa học 12 nâng cao, chương “CROM-SẮT-ĐỒNG”
là chương thứ 7, tiếp nối sau khi nghiên cứu hoàn thiện các kim loại thuộc nhóm A.
Đây là chương đầu tiên đưa HS tiếp cận những kim loại nhóm B để thấy được điểm
khác biệt về cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học của đơn chất và các hợp chất
tương ứng. Đây cũng là chương cuối cùng bao gồm các bài học về chất cụ thể.
1. Kiến thức
Biết:
- Cấu tạo nguyên tử và vị trí của một số kim loại chuyển tiếp trong bảng tuần
39
hoàn.
- Cấu tạo đơn chất của một số kim loại chuyển tiếp.
Hiểu:
- Sự xuất hiện các trạng thái oxi hóa.
- Tính chất lí hóa học của một số đơn chất và hợp chất.
- Sản xuất và ứng dụng của một số kim loại chuyển tiếp quan trọng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích tính chất các chất.
- Biết phán đoán và so sánh để tìm hiểu tính chất của các chất.
3. Thái độ
- Biết yêu quý thiên nhiên và bảo vệ tài nguyên, khoáng sản.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức hóa học để khai thác, giữ gìn và bảo vệ
môi trường.
2.1.2.2. Mục tiêu dạy học các bài cụ thể
2.1.2.2.1. Crom
Kiến thức
HS hiểu được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion
hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom.
- Tính chất hoá học: crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).
- Phương pháp sản xuất crom.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của
crom.
- Viết các PTHH minh họa tính khử của crom.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác
định tên kim loại phản ứng, các bài tập khác có liên quan.
40
2.1.2.2.2. Một số hợp chất của crom
Kiến thức
HS biết được: tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số
hợp chất của crom.
HS hiểu được:
- Tính khử của hợp chất crom(II): CrO, Cr(OH)2, muối crom(II).
- Tính oxi hóa/ khử của hợp chất crom(III): Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III).
- Tính oxi hóa mạnh của hợp chất crom(VI): CrO3, muối cromat và đicromat.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các
hợp chất của crom.
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học.
- Giải bài tập: tính % khối lượng oxit crom, muối crom trong phản ứng, xác
định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, các bài tập
khác có nội dung liên quan.
2.1.2.2.3. Sắt
Kiến thức
HS hiểu được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử sắt, ion Fe2+, Fe3+,
năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/ Fe2+, Fe2+/ Fe, số oxi hoá, tính
chất vật lí.
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh,
clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
HS biết được: Trong tự nhiên sắt ở dưới dạng các oxit sắt, FeCO3, FeS2.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của
sắt.
41
- Viết các PTHH minh họa tính khử của sắt.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng, xác định
tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm, các bài tập khác có nội dung liên quan.
2.1.2.2.4. Một số hợp chất của sắt
Kiến thức
HS biết được: Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số
hợp chất của sắt.
HS hiểu được:
- Tính khử của hợp chất sắt(II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt(II).
- Tính oxi hóa của hợp chất sắt(III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt(III).
- Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các
hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản
ứng, xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm, các bài tập khác
có nội dung liên quan.
2.1.2.2.5. Hợp kim của sắt
Kiến thức
HS biết được:
- Khái niệm và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo
và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật).
- Khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp
Mác - tanh, Be- xơ - me, lò điện: ưu điểm và hạn chế).
- Ứng dụng của gang, thép.
Kĩ năng
42
Rèn kĩ năng:
- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá
trình sản xuất gang, thép.
- Viết các phương trình phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang,
luyện thép.
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí được đồ dùng hợp kim của sắt.
- Giải được bài tập: Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng
gang xác định theo hiệu suất, các bài tập khác có nội dung liên quan.
2.1.2.2.6. Đồng và một số hợp chất của đồng
Kiến thức
HS hiểu được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion
hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học: đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim,
dung dịch muối, axit có tính oxi hoá mạnh).
HS biết được:
- Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính lưỡng tính, tính tan), CuSO4.5H2O (màu,
tính tan, nhiệt phân).
- Ứng dụng của đồng và hợp chất.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Viết được các PTHH minh họa tính chất của đồng và một số hợp chất.
- Sử dụng và bảo quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất của nó.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng đồng hay hợp chất đồng trong hỗn
hợp chất phản ứng, các bài tập khác có nội dung liên quan.
2.1.2.2.7. Sơ lược về một số kim loại khác
Kiến thức
HS biết được:
43
- Vị trí của vàng, bạc, niken, kẽm, chì và thiếc trong bảng tuần hoàn, cấu hình
electron nguyên tử, tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: tính khử (tác dụng với phi kim, dung dịch axit).
- Ứng dụng quan trọng.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất của mỗi kim loại cụ thể.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại vàng, bạc, niken,
kẽm, thiếc và chì.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng, xác
định tên kim loại, các bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
2.1.2.3. Nguyên tắc, phương pháp dạy học
Chương CROM SẮT ĐỒNG tập hợp các bài giảng về chất cụ thể nên cần
bảo đảm các nguyên tắc sư phạm cơ bản sau:
1. Sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hoá học để truyền thụ kiến
thức. Quá trình nhận thức của HS được thực hiện theo con đường: từ trực quan sinh
động đến biểu tượng và hình thành khái niệm. Chỉ từ sự quan sát các chất thực, các
mẫu chất, các mô hình, thí nghiệm, tranh vẽ sinh động, học sinh mới có thể biểu
tượng hóa đúng đắn và hiểu đầy đủ về tính chất của các chất và quá trình biến đổi
của chúng. Nhờ đó, kiến thức mới được khắc sâu trong trí óc học sinh.
2. Khi nghiên cứu một chất, phải đặt chúng trong mối liên hệ với các chất
khác theo sự biến đổi qua lại với nhau. Các chất chỉ thể hiện tính chất của mình
thông qua sự biến đổi, tương tác với các chất khác.
3. Vận dụng lý thuyết chủ đạo để giải thích bản chất các biến đổi, giúp HS
hiểu sâu sắc các kiến thức, đồng thời thông qua đó rèn thao tác tư duy. Nhiệm vụ
chính của GV là cần làm rõ mối quan hệ:
Giữa thành phần, cấu tạo với tính chất lý, hóa học của chất.
Tính chất của chất với ứng dụng và phương pháp điều chế chất đó.
44
4. Chú trọng việc xử lí chất thải trong thí nghiệm và sản xuất để góp phần làm
tăng ý thức, hiểu biết và kinh nghiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Chương CROM SẮT ĐỒNG ở vị trí cuối cùng của loạt bài giảng về chất
cụ thể. Lúc này, HS đã được trang bị gần như hoàn chỉnh các kiến thức cơ bản giúp
nghiên cứu tính chất của chất như: cấu tạo nguyên tử, cấu tạo đơn chất, độ âm điện,
liên kết hóa học, thế điện cực, …. HS cũng đã tích lũy được kinh nghiệm đủ để tự
giải quyết mối quan hệ giữa cấu tạo tính chất ứng dụng điều chế, qua đó HS
hiểu bài. Như vậy, việc chọn lựa phương pháp dạy học để giảng dạy chương này là
hết sức quan trọng. Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời được
xem là kinh điển cho giảng dạy các bài về chất. Sự phối hợp thường trực các
phương pháp này theo hình thức minh họa hoặc nghiên cứu là để tích cực hoá hoạt
động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra, qua kinh nghiệm
thực tiễn giảng dạy, chúng tôi thấy rằng tổ hợp các phương pháp dạy học sau đây là
phù hợp để giảng dạy kiến thức trong chương:
Tái hiện kiến thức cũ bằng phương pháp vấn đáp, đàm thoại
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng giờ học qua hệ
thống các câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học, hấp dẫn và sát đối tượng. Đặc
biệt đối với chương này, nếu kết hợp tốt khâu chuẩn bị bài của HS ở nhà với hệ
thống câu hỏi đàm thoại trên lớp, GV sẽ dễ dàng nâng mức độ từ vấn đáp tái hiện
thành vấn đáp giải thích, thậm chí cả vấn đáp tìm tòi. Làm được như vậy, giờ học
chắc chắn sinh động và bài học chắc chắn hấp dẫn, lôi cuốn HS hứng thú học tập.
Tiếp thu kiến thức mới bằng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với thao
tác tư duy diễn dịch, so sánh và sự liên tưởng
HS sẽ tự chiếm lĩnh kiến thức mới khi thấy có điểm giống kiến thức đã học.
Ngược lại, nếu phát hiện kiến thức mới mâu thuẫn với qui luật đã học thì HS đã tự
đưa mình vào tình huống có vấn đề. Tiếp theo, HS sẽ tự giải quyết vấn đề bằng cách
xem xét lại mối liên hệ cấu tạo tính chất ứng dụng điều chế, và sẽ có ngay câu
trả lời, đó chính là kiến thức mới.
Chẳng hạn, sự liên tưởng đến tính chất lưỡng tính của nhôm hiđroxit sẽ giúp
45
cho HS hiểu ngay tính lưỡng tính của crom(III) hiđroxit. Sự tương đồng trong các
hiện tượng, các thí nghiệm và phương trình hóa học của nhôm hiđroxit và crom(III)
hiđroxi làm cho HS nắm vững ngay tính lưỡng tính của crom(III) hiđroxit. Đến khi
khảo sát thí nghiệm của crom(III) oxit không tan trong dung dịch axit loãng và kiềm
loãng, HS rơi vào tình huống bế tắc mà để vượt qua, con đường duy nhất là giải
thích qua cấu tạo của oxit này.
Đẩy mạnh việc tự học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập ở nhà
Lượng kiến thức có trong chương này rất lớn, nhiều trạng thái oxi hóa dẫn đến
sự biến đổi khả năng oxi hóa khử, đồng thời tính chất axit bazơ cũng biến đổi
theo. Mặt khác, đây là một trong những chương trọng tâm của phần hóa học vô cơ,
hầu hết các đề thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học từ 1975 đến nay đều
đề cập đến nội dung của chương. Vì thế, nhu cầu tự học bằng phương pháp giải bài
tập của HS đối với chương này là rất lớn. Đẩy mạnh việc tự học bằng cách giải bài
tập thì cả thầy và trò sẽ giải quyết được mâu thuẩn giữa lượng kiến thức lớn với thời
gian học tập ít ỏi trên lớp. Hệ thống bài tập tốt giúp HS củng cố kiến thức, tăng
năng lực suy luận và làm tăng niềm say mê học tập bộ môn. Giải bài tập ở nhà là
một trong những biện pháp thực thi cá thể hóa việc học đến mức cao nhất.
2.2. Nguyên tắc thiết kế EBook
Để có thể xuất bản một EBook có chất lượng, quá trình thiết kế EBook đòi
hỏi phải dựa trên những nguyên tắc chặt chẽ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản
mà tác giả của luận văn này đã mạnh dạn tự xây dựng và sử dụng chúng xuyên suốt
từ ban đầu đến khi hoàn thành EBook.
1. Cấu trúc EBook chặt chẽ và dễ sử dụng
EBook cần có cấu trúc càng rõ ràng, dễ hiểu. Phải thiết kế sao cho người
dùng thấy được ngay thông tin mà họ hy vọng có thể nhận được từ EBook. Bắt
đầu từ trang chủ cần hết sức đơn giản, dễ hình dung nội dung bên trong và có sức
thu hút người đọc.
46
2 . Từ ngữ nhất quán, dễ hiểu
Với đối tượng sử dụng là HS phổ thông, từ ngữ được dùng trong EBook cần
dễ hiểu. Thuật ngữ hóa học cũng cần phải cập nhật theo SGK mới nhất để bảo đảm
tính nhất quán, chẳng hạn không dùng khái niệm “phân tử gam” mà thay vào đó là
khái niệm “khối lượng mol phân tử”.
Nếu không có trở ngại gì về mặt kỹ thuật thì cần phải bảo đảm nhất quán các
tiêu chí sau:
Tiêu đề nào, font chữ đó. Không dùng nhiều quá nhiều font chữ vì sẽ làm rối
mắt người xem, gây phản cảm với một tài liệu khoa học.
Giữ nguyên kiểu thiết kế (cấu trúc, màu sắc) của các trang con đối với trang
chủ hoặc chỉ thay đổi ít, nếu thấy thực sự cần thiết.
3. Dễ dàng khám phá các đường link
Tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để người
dùng có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút "Back" hay
"Forward" như các website.
4. Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường
Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hình
thấp không bị chậm đi khi dùng Ebook. Sử dụng đồ họa để trang trí là rất tốt
nhưng không lạm dụng, bởi việc này vừa làm giảm tính thẩm mỹ vừa làm tăng dung
lượng EBook lên gấp nhiều lần.
Phần mềm điều khiển hoạt động của EBook phải tương thích với đa số trình
duyệt web hiện có. Nếu không thì cần để sẵn tập tin cài đặt phần mềm bổ sung
trong CD và được thiết kế thành tập tin tự kích hoạt khi người dùng nạp CD vào
máy tính.
Hãy xem xét cẩn thận việc nội dung của EBook sẽ hiển thị như thế nào ở các
trình duyệt khác nhau (Internet Explorer, Netscape, Firefox, …), ở tất cả các cấp độ
phân giải (800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024, 1400 x 1050) và ở các màn hình tỷ
lệ khác nhau (4:3 hay 16:9).
47
5. Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập
Với nguồn kiến thức và số lượng bài tập rất lớn từ các tài liệu tham khảo,
người soạn sẽ dễ dàng làm cho EBook trở nên quá tải đối với HS. Để tránh tình
huống này, cần bảo đảm nguyên tắc bám SGK và SBT.
Cần cân nhắc kỹ những nội dung ngoài SGK, chỉ phát triển thêm những vấn
đề thực sự cần thiết cho HS trong việc ôn tập thi TNPT hoặc TSĐH.
6. Không biến EBook thành bản tóm tắt của sách giáo khoa
Sẽ rất đơn điệu và thiếu sáng tạo nếu thiết kế EBook theo hướng như thế. Vì
vậy, phần lý thuyết phải có định hướng bổ sung thêm những kiến thức hỗ trợ giúp
HS hiểu và nhớ bài tốt hơn; phần bài tập không được giống hệt SGK và SBT. Các
bài tập phải có phân chia dạng, loại và cần được viết lại cho gọn, đổi chất và thay số
liệu. Thiết kế EBook cần chú ý tạo cho HS cảm giác rằng, khi làm việc với
EBook, các em sẽ thấy tự tin hơn, đáp ứng tốt hơn cho những yêu cầu của GV
đứng lớp và SGK đặt ra.
7. Kiểm tra kỹ từng phần trước khi tiếp tục
Đọc và kiểm tra cẩn thận tất cả các nội dung:
Kiểm tra lỗi chính tả. Thường, khi nạp nội dung trong phần mềm M. Word,
tác giả đã kiểm tra chính tả. Nhưng đó chỉ là lần kiểm tra thứ nhất, những sai sót sẽ
vẫn còn đó và chỉ được phát hiện khi nhờ đồng nghiệp đọc và sửa giúp.
Kiểm tra độ chính xác của kiến thức. Tôn trọng kiến thức được trình bày
trong SGK. Đối với những kiến thức đưa thêm vào EBook, cần được xem xét,
thẩm định cẩn thận, tốt nhất là tìm hiểu kỹ trong các tài liệu chuyên ngành hoặc hỏi
trực tiếp các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu vấn đề mà tác giả quan
tâm.
Kiểm tra độ tin cậy của các bài tập. Giải lại các bài tập đã viết là cách tốt
nhất để kiểm đề bài. Tuy nhiên, để chắc chắn giảm thiểu sai sót, cần tổ chức cho HS
giải rồi thu thập bài làm để xem xét.
Kiểm tra hoạt động của trang. Nhắp vào các đường link xem hoạt động có
48
chính xác không. Nên kiểm tra nhiều lần trên nhiều máy tính khác nhau.
2.3. Qui trình thiết kế E-Book
Tính đến thời điểm này, EBook đến với nhân loại như là một hệ quả tất yếu
của sự phát triển của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên hầu như chưa có tài liệu
nào nghiên cứu một cách hệ thống và sâu rộng về EBook. Để xây dựng qui trình
thiết kế EBook phục vụ cho việc tự học, chúng tôi căn cứ vào "Các bước của việc
thiết kế dạy học” của TS. Nguyễn Trọng Thọ [42] và mạnh dạn cụ thể hóa thành các
bước như sau:
1. Phân tích
Xác định đối tượng sử dụng, thời điểm sử dụng trong quá trình dạy học.
Xác định mục tiêu cần đạt được về nội dung và hình thức của EBook.
Xác định các tài nguyên cần thiết phải có dùng làm tài liệu tham khảo quan
trọng để biên soạn nội dung EBook như: SGK, sách bài tập, sách giáo viên, đề thi,
sách tham khảo, …
Xác định công cụ để thực hiện EBook. Đó là những phần mềm liên quan
cũng như phần mềm chuyên dùng để tạo EBook theo đúng ý tưởng của tác giả.
Đây là bước quan trọng nhất trong qui trình thiết kế EBook, nó có tác dụng
định hướng, đặt nền móng cho công việc tiếp theo. Định hướng đúng sẽ không làm
lệch đề tài nghiên cứu, nền móng vững chắc giúp cho việc phát triển các chủ đề của
EBook được thực hiện một cách suôn sẻ, đa dạng, làm tăng thêm tính hiệu quả sử
dụng cho sản phẩm.
2. Xây dựng nội dung
Căn cứ mục tiêu đã xác định ở bước 1 để tiến hành xây dựng, soạn thảo nội
dung của EBook.
Dùng các phần mềm soạn thảo văn bản để tiến hành biên soạn:
Hệ thống các bài tóm tắt lý thuyết.
Hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận và trắc nghiệm kháck quan.
Hướng dẫn, bài giải cần thiết cho các bài tập nêu trên.
49
Tập hợp các phương pháp giải bài tập.
Tập hợp các video clips về thí nghiệm hóa học liên quan đến chủ đề chính
của EBook.
Tăng cường các bài viết, tư liệu đọc thêm để tăng tính sinh động, hấp dẫn
cho EBook.
Phần lớn dữ liệu được biên soạn hoặc sưu tầm ở bước này là các tập tin
word (.doc,), tập tin video (.mpg, wmp, flv …), hoặc tập tin ảnh (.cr2, .jpg, png …).
Chúng sẽ được chuyển thành định dạng thống nhất và phù hợp.
3. Thiết kế và xây dựng hình thức EBook
Xác định màu chủ đạo của EBook và phong cách phối màu của trang chủ.
Thiết kế các đường link có mặt trên giao diện của mỗi phần, mỗi mục sao
cho đạt 3 yêu cầu: tiện dùng, thẩm mỹ và kỹ thuật thực hiện đơn giản.
Tiến hành chuyển từng câu hỏi, bài tập, hướng dẫn, bài giải từ tập tin .doc
thành tập tin .png. Chuyển video clips sang định dạng flv.
4. Chạy thử sản phẩm trên máy tính
Sản phẩm được đóng gói trên từng CD-ROM và gởi cho một nhóm nhỏ GV,
HS sử dụng thử rồi phản hồi kết quả.
Thu thập ý kiến phản hồi và tiến hành chỉnh sửa.
5.Thiết kế bìa CD và cho in sao hàng loạt
Cần lấy tổng số HS các lớp thực nghiệm và tổng số GV cần tham khảo ý kiến
để quyết định số lượng CD cần in sao.
6. Thực nghiệm sư phạm
Biên soạn phiếu tham khảo ý kiến GV và kế hoạch lên lớp. Thống nhất kế
hoạch với GV bộ môn Hóa học ở lớp được chọn làm thực nghiệm.
Biên soạn phiếu tham khảo ý kiến HS và gởi kèm CD cho HS thuộc các lớp
thực nghiệm.
7. Đánh giá
Thu thập số liệu qua bài kiểm tra một tiết, các phiếu tham khảo ý kiến GV và
50
HS để tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng EBook trong tự học.
2.4. Cấu trúc E-Book
2.4.1. Cấu trúc của trang chủ
Trang chủ của E-Book bao gồm 7 đề mục cùng cấp. Từ trang chủ, người dùng
có thể truy xuất đến bất cứ đề mục nào.
Hình 2.1. Các đề mục của trang chủ
2.4.1.1. Phương thức hoạt động của trang chủ
Điều khiển hoạt động của 7 đề mục là các tập tin flash định dạng .swf được
thiết kế sẵn ngay trong trang chủ.
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu file trong EBook
51
- Khi mở chương trình, file home.swf sẽ lấy dữ liệu file gioithieu.swf mang
nội dung giới thiệu sơ lược về EBook.
- Khi người dùng nhấn tùy ý một trong bảy thẻ có sẵn (Giới thiệu, Luyện tập
giúp trí nhớ, Bài tập tự luận, Bài tập trắc nghiệm, Thư giãn, Bảng tuần hoàn, Phim
tư liệu), chương trình sẽ lấy nội dung của file swf tương ứng với thẻ được nhấn để
thể hiện ra màn hình.
- Trong file luyentaptrinho.swf đã thiết lập sẵn các lệnh để thể hiện nội dung
các file bai0_lt.swf đến bai7_lt.swf (đặt trong thư mục “luyentap”) tương ứng với
bài 01 đến bài 07.
- Trong file baitaptuluan.swf đã thiết lập sẵn các lệnh để thể hiện nội dung các
file bai0_lt.swf đến bai5_lt.swf (đặt trong thư mục “bt_tuluan”) tương ứng với bài
01 đến bài 05 và đường dẫn đến các file html nội dung từ bài 06 đến bài 17.
- Trong file baitaptracnghiem.swf cũng đã thiết lập sẵn các lệnh để thể hiện
nội dung các file HTML được thiết kế sẵn, tương tự cho file thugian.swf.
2.4.1.2. Ý tưởng thiết kế
Trang chủ cần được thiết kế sinh động nhằm mang lại cảm giác mới lạ, tránh
sự đơn điệu, nhàm chán. Thiết kế sao cho phát huy được hết các yếu tố đặc trưng
của EBook mà sách in thường không có được.
Hình 2.3. Giao diện của trang chủ
Từ thanh Menu có thể truy xuất vào 7 đề mục chính:
52
1. Giới thiệu;
2. Luyện tập giúp trí nhớ;
3. Bài tập tự luận;
4. Bài tập trắc nghiệm;
5. Thư giãn;
6. Bảng tuần hoàn;
7. Phim tư liệu.
2.4.1.3. Thể hiện ý tưởng bằng Adobe Photoshop CS3, CS4 và Adobe flash
CS3 + ActionScript2.0 (ngôn ngữ kịch bản)
Trình tự các bước thiết kế:
- Thiết kế giao diện tổng thể bằng Photoshop, các hình ảnh được lấy từ
Internet.
- Thiết kế banner bằng Photoshop (hình ảnh) và Flash CS3 (chuyển động).
Hình 2.4. Thanh banner
- Dùng Photoshop chuẩn bị các hình ảnh cần thiết để sử dụng như hình nền,
các hình text tựa đề.
Hình 2.5. Tạo các layer trong Flash
53
- Trên các layer, chèn các hình ảnh đã chuẩn bị vào, sử dụng các kỹ thuật của
Flash như MotionTween và Mask Layer để tạo được các hiệu ứng xuất hiện và biến
mất như mong muốn.
- Thiết kế menu các thẻ bấm bằng Photoshop (hình ảnh) và Flash CS3 (lập
trình).
Hình 2.6. Thanh menu
- Tạo 1 MovieClip có kích thước 900*368px, có tên là loader và có instance
name là loader0 tương ứng với thẻ “giới thiệu”.
- Thực hiện các thao tác tương tự cho 06 thẻ còn lại và thay đổi tên instance
name của movieclip loader lần lượt như sau “loader1”, “loader2”, “loader3”,
“loader4”, “loader5”, “loader6”.
- Viết mã lệnh vào các thẻ để tải được nội dung các file SWF vào movieclip
loader như sau:
Hình 2.7. Thiết lập các thông số cho movie clip
54
* Thẻ “Giới thiệu”
loader0.loadMovie("gioithieu.swf");
loader1.unloadMovie("luyentaptrinho.swf");
loader2.unloadMovie("baitaptuluan.swf");
loader3.unloadMovie("baitaptracnghiem.swf");
loader4.unloadMovie("thugian.swf");
loader5.unloadMovie("bangtuanhoan.swf");
loader6.unloadMovie("phimtulieu.swf");
* Thẻ “Luyện tập giúp trí nhớ”
loader0.unloadMovie("gioithieu.swf");
loader1.loadMovie("luyentaptrinho.swf");
loader2.unloadMovie("baitaptuluan.swf");
loader3.unloadMovie("baitaptracnghiem.swf");
loader4.unloadMovie("thugian.swf");
loader5.unloadMovie("bangtuanhoan.swf");
loader6.unloadMovie("phimtulieu.swf");
*Thẻ “Bài tập tự luận”
loader0.unloadMovie("gioithieu.swf");
loader1.unloadMovie("luyentaptrinho.swf");
loader2.loadMovie("baitaptuluan.swf");
loader3.unloadMovie("baitaptracnghiem.swf");
loader4.unloadMovie("thugian.swf");
loader5.unloadMovie("bangtuanhoan.swf");
loader6.unloadMovie("phimtulieu.swf");
*Thẻ “Bài tập trắc nghiệm”
loader0.unloadMovie("gioithieu.swf");
loader1.unloadMovie("luyentaptrinho.swf");
loader2.unloadMovie("baitaptuluan.swf");
loader3.loadMovie("baitaptracnghiem.swf");
55
loader4.unloadMovie("thugian.swf");
loader5.unloadMovie("bangtuanhoan.swf");
loader6.unloadMovie("phimtulieu.swf");
*Thẻ “Thư giãn”
loader0.unloadMovie("gioithieu.swf");
loader1.unloadMovie("luyentaptrinho.swf");
loader2.unloadMovie("baitaptuluan.swf");
loader3.unloadMovie("baitaptracnghiem.swf");
loader4.loadMovie("thugian.swf");
l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90268LVHHPPDH030.pdf