Luận văn Thiết kế e-Book dạy học môn hóa học lớp 12 – chương trình nâng cao

Tài liệu Luận văn Thiết kế e-Book dạy học môn hóa học lớp 12 – chương trình nâng cao: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ------------------------- Đàm Thị Thanh Hưng Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO -1- LỜI CẢM ƠN  Luận văn tốt nghiệp là kết quả sự nỗ lực học tập của tôi trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý, động viên của các thầy cô, đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP. TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tại trường. Tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa, người đã trực tiếp giảng dạy môn Nghiên cứu khoa học trong dạy học Hóa học và truyền đạt những kinh nghiệm để thực...

pdf151 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế e-Book dạy học môn hóa học lớp 12 – chương trình nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ------------------------- Đàm Thị Thanh Hưng Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO -1- LỜI CẢM ƠN  Luận văn tốt nghiệp là kết quả sự nỗ lực học tập của tôi trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý, động viên của các thầy cô, đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP. TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tại trường. Tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa Hóa, người đã trực tiếp giảng dạy môn Nghiên cứu khoa học trong dạy học Hóa học và truyền đạt những kinh nghiệm để thực hiện một đề tài khoa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Anh Tuấn – Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đề tài, đã giúp đỡ và dành thời gian cũng như tâm huyết để sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm cho đề tài và đề ra những hướng giải quyết tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học này và hỗ trợ kinh phí thực hiện luận văn; Ban giám hiệu, tổ Hóa trường THPT Trấn Biên, Ngô Quyền và các trường THPT khác trong tỉnh cùng các em học sinh đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, tham khảo ý kiến và tiến hành thực nghiệm để có số liệu viết luận văn, cũng như những góp ý cho E-book để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong phòng CN & SĐH đã hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện cho tôi nộp luận văn đúng thời hạn. Cuối cùng, không thể quên gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, đã giúp đỡ, ủng hộ về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều đầu tư về thời gian và công sức để thực hiện, nhưng luận văn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô và các bạn. Xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công! -2- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ..............................................................................................................0 Lời cảm ơn .................................................................................................................1 Mục lục........................................................................................................................2 Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................5 Danh mục các bảng .....................................................................................................6 Danh mục các hình vẽ, đồ thị......................................................................................7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................12 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................12 1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.....................................................13 1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ...........................................13 1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực ...............................................................13 1.3. Tự học................................................................................................................20 1.3.1. Thế nào là tự học? ..................................................................................20 1.3.2. Các hình thức tự học...............................................................................21 1.3.3. Chu trình tự học......................................................................................21 1.3.4. Vai trò của tự học ...................................................................................24 1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học .................................25 1.4.1. Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT)...............................25 1.4.2. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học ...................................................26 1.4.3. Xu hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.....................................27 1.4.4. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và nghiên cứu hóa học................29 1.5. E-book..............................................................................................................29 1.5.1. Khái niệm về E-book .............................................................................29 1.5.2. Các yêu cầu thiết E-book .......................................................................30 1.5.3. Các phần mềm tin học dùng thiết kế E-book........................................32 -3- 1.6. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn hóa học tại trường trung học phổ thông ở Đồng Nai .........................................................45 Kết luận chương 1 ...................................................................................................48 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12, CHƯƠNG 6 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ..................................................49 2.1. Nội dung sách giáo khoa chương 6, hóa học 12-Nâng cao ...........................49 2.1.1. Cấu trúc của chương...............................................................................49 2.1.2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng ...................................................................53 2.1.3. Phương pháp dạy học cơ bản..................................................................57 2.2. Cấu trúc E-book ...............................................................................................58 2.3. Thiết kế E-book ................................................................................................60 2.3.1. “Trang chủ” ............................................................................................60 2.3.2. Trang “Giới thiệu”..................................................................................64 2.3.3. Trang “Hướng dẫn” ................................................................................66 2.3.4. Trang “Bài học”......................................................................................68 2.3.5. Trang “Bài tập”.......................................................................................70 2.3.6. Trang “Tư liệu” ......................................................................................76 2.3.7. Trang “Vui học” .....................................................................................78 2.4. Hướng dẫn sử dụng E-book ............................................................................80 Kết luận chương 2 ...................................................................................................81 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................82 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................82 3.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................................82 3.3. Thời gian và đối tượng thực nghiệm ..............................................................82 3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm .......................................................83 3.5. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................85 3.6. Kết quả thực nghiệm........................................................................................85 3.6.1. Kết quả nhận xét của giáo viên về E-book.............................................85 3.6.2. Kết quả nhận xét của học sinh về E-book ..............................................89 -4- 3.6.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ..........................................................93 Kết luận chương 3 .................................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 PHỤ LỤC ...............................................................................................................112 -5- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line - Đường dây thuê bao số bất đối xứng CNTT&TT: Công nghệ thông tin và truyền thông ĐC: Đối chứng GV: Giáo viên HS: Học sinh HTML: HyperText Markup Language – Ngôn ngữ siêu văn bản LAN: Local area network – Mạng cục bộ PP: Phương pháp PPDH: Phương pháp dạy học Sở GD-ĐT: Sở Giáo dục và Đào tạo TN: Thực nghiệm THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông WAN: Wide area network – Mạng diện rộng -6- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm và đối chứng............................................83 Bảng 3.2. Danh sách các giáo viên nhận xét E-book................................................86 Bảng 3.3. Bảng kết quả nhận xét của GV về E-book................................................87 Bảng 3.4. Bảng kết quả nhận xét của HS về E-book ................................................90 Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1....................................................................93 Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 .............93 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ............................................94 Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ...........................95 Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2................................................................... 95 Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...........95 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ..........................................96 Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 .........................97 Bảng 3.13. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2..................................................................97 Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 ...........98 Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ..........................................99 Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3 .........................99 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra ....................................................100 Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra100 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra........................................101 Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra.............................101 -7- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chu trình học ba thời.................................................................................22 Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick............................................32 Hình 1.3. Màn hình khởi động Macromedia Dreamweaver 8 ..................................33 Hình 1.4. Cửa sổ làm việc của Macromedia Dreamweaver 8...................................33 Hình 1.5. Màn hình khởi động của Macromedia Flash 8 .........................................34 Hình 1.6. Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8 ................................................34 Hình 1.7. Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2 .......................................35 Hình 1.8. Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS...............................................36 Hình 1.9. Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda ........................................................37 Hình 1.10. Màn hình khởi động FLIP Flash Album Deluxe ....................................38 Hình 1.11. Cửa sổ làm việc của FLIP Flash Album Deluxe.....................................38 Hình 1.12. Cửa sổ làm việc của Easy Button & Menu Maker..................................39 Hình 1.13. Màn hình khởi động Crystal Button 2007...............................................40 Hình 1.14. Cửa sổ làm việc của Crystal Button 2007...............................................40 Hình 1.15. Màn hình khởi động ProShow Producer.................................................41 Hình 1.16. Cửa sổ làm việc của ProShow Producer .................................................42 Hình 1.17. Cửa sổ làm việc của EclipseCrossword ..................................................42 Hình 1.18. Màn hình kết quả của EclipseCrossword................................................43 Hình 1.19. Màn hình khởi động Articulate QuizMaker ’09 .....................................44 Hình 1.20. Cửa sổ làm việc của Articulate QuizMaker ’09......................................44 Hình 1.21. Cửa sổ làm việc của CamStudio .............................................................45 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương 6 ............................................................51 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc E-book...............................................................................59 Hình 2.3. Giao diện Trang chủ..................................................................................60 Hình 2.4. Cửa sổ làm việc Crystal Button- định dạng chữ cho nút liên kết .............62 Hình 2.5. Cửa sổ làm việc Crystal Button- thay đổi kích thước nút liên kết ............63 Hình 2.6. Cửa sổ làm việc M.Dreamweaver – tạo bố cục trang bằng CSS ............63 Hình 2.7. Giao diện trang Giới thiệu.........................................................................65 -8- Hình 2.8. Giao diện trang Hướng dẫn.......................................................................66 Hình 2.9. Cửa sổ làm việc PS – vẽ hình elip.............................................................67 Hình 2.10. Tô màu elip .............................................................................................67 Hình 2.11. Tạo dải màu Gradient..............................................................................67 Hình 2.12. Thao tác cuối cùng tạo nút nhấn liên kết ................................................68 Hình 2.13. Giao diện trang Bài học ..........................................................................69 Hình 2.14. Giao diện trang Bài tập ...........................................................................71 Hình 2.15. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Start .............................72 Hình 2.16. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Option..........................73 Hình 2.17. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Assets ..........................74 Hình 2.18. Cửa sổ tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Articulate Quizmaker '09.............75 Hình 2.19. Cửa sổ tạo thuộc tính cho bài kiểm tra bằng Articulate Quizmaker '09 76 Hình 2.20. Giao diện trang Tư liệu ...........................................................................77 Hình 2.21. Giao diện trang Vui học ..........................................................................79 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 ...................................................94 Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ..................................................94 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...................................................96 Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ..................................................97 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 ...................................................98 Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ..................................................99 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra .......................................................100 Hình 3.8. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra ................................101  -9- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI”, đó là dự báo mà UNESCO đã đưa ra từ thập niên 90 của thế kỉ trước. Quả đúng như vậy, thế giới đang chịu những biến động về nhiều mặt dưới tác động của công nghệ thông tin, trong đó nền giáo dục không phải là ngoại lệ. Công nghệ thông tin ngày càng khẳng định vai trò và sức mạnh to lớn của nó trong mọi phương diện của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Với ngành giáo dục nó đang và sẽ tạo ra cuộc “cách mạng” trong công tác dạy- học. Hòa nhập với xu thế chung của toàn thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề này và đưa ra nhiều chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị có viết: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT: “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng Công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. Và mới đây, Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách -10- địa lý đem lại”. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12, CHƯƠNG 6 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO” nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ giáo viên dạy học được thuận tiện hơn và tích cực hóa hoạt động học tập ở học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. 2. Mục đích của việc nghiên cứu Tạo ra một E-book hỗ trợ cho việc dạy và học môn Hóa học lớp 12, chương 6 – Chương trình nâng cao. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12, chương 6 - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Chương trình nâng cao. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của E-book đã thiết kế. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12, chương 6 - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Chương trình nâng cao. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế E-book dùng cho việc dạy học chương 6, môn Hóa học lớp 12 – Chương trình nâng cao. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được E-book có chất lượng sẽ tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thường xuyên hơn; giúp giáo viên có thêm tư liệu dạy học để đưa vào bài giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh; tạo công -11- cụ giúp học sinh tự học, mở rộng kiến thức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông. 7. Đóng góp mới của đề tài Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12, chương 6 – Chương trình nâng cao. 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp:  Đọc và nghiên cứu các tài liệu về các phần mềm tin học phục vụ cho đề tài.  Đọc và chọn lọc các tư liệu dạy học hóa học trên các sách, báo tạp chí, trên internet, … - Phương pháp hệ thống- cấu trúc. - Phương pháp chuyên gia. - Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn. - Thực nghiệm sư phạm. - Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu.  -12- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các phần mềm phục vụ cho dạy học đã bắt đầu được nhen nhóm trong các phong trào học tập, nghiên cứu của sinh viên các trường Sư phạm những năm gần đây. Có thể kể ra một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn cao học của các sinh viên, học viên như sau: 1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TP.HCM. 2. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TP.HCM. 3. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hóa học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TP.HCM. 4. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hoá học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. TP.HCM. 5. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP. Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 nâng cao chương “Nhóm halogen”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP. TP.HCM. 7. Trần Tuyết Nhung (2008), Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP. TP.HCM. -13- Mặc dù các sinh viên, học viên này chưa qua đào tạo chính quy về tin học nhưng cũng đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng, ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn với giao diện đẹp mắt, có thể ứng dụng được vào thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: chưa cân xứng về bố cục, nội dung còn đơn giản, chưa nghiên cứu, sử dụng thêm các phần mềm khác vào việc thiết kế mà chủ yếu chỉ là Macromedia Dreamweaver và Flash. 1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998) và được khẳng định lại trong Luật Giáo dục ban hành ngày 14/7/2005, điều 5.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 28.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói vấn đề chủ yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. 1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực 1.2.2.1. Tính tích cực [23], [24] Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà còn -14- chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ đây, con người bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng khám phá, tạo ra các nền văn minh ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Quá trình hình thành và phát triển tính tích cực của con người trong đời sống xã hội hiện hành là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Chính thông qua giáo dục sẽ đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo, chủ động, tích cực trong công việc, biết thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm góp phần cải tạo và phát triển cộng đồng. Như vậy, có thể xem tính tích cực vừa là điều kiện vừa là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục tổng thể. Ở đây, khi bàn đến tính tích cực, không thể không nói đến tính tự giác và tính độc lập trong nhận thức. Các phẩm chất này nằm trong tổng thể nhân cách một con người. a) Tính tự giác thể hiện ý thức trong hoạt động của mỗi người. Thông qua hoạt động sẽ làm rõ ý thức, thái độ của con người với công việc, với đời sống xã hội trong cộng đồng. b) Tính độc lập là đề cập tới tự bản thân con người giải quyết các công việc, không nhờ cậy vào người khác. Độc lập trong nhận thức thể hiện tính sáng tạo và niềm tin vào bản thân của mỗi người. 1.2.2.2. Tính tích cực trong học tập [23], [24] Tính tích cực được biểu hiện trong hoạt động của mỗi người, đặc biệt là các hoạt động mang tính chủ động của chủ thể. Trong giáo dục, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của chủ thể giáo dục. Tính tích cực trong học tập, về bản chất, là tính tích cực nhận thức, sự mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnh tri thức về thế giới khách quan. Quá trình nhận thức của loài người là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm khám phá thế giới khách quan. Quá trình nghiên cứu khoa học có thể thành công, có thể -15- thất bại. Nếu thành công, nhà khoa học tìm ra cái mới cho loài người, mà chúng ta quen gọi là các phát minh hay kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được đưa vào trong các loại hình nhà trường thông qua nội dung các môn học nhằm giúp người học chiếm lĩnh những tri thức mà loài người đã tích lũy. So với quá trình nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập là quá trình nhận thức các vấn đề đã được nghiên cứu, chủ động khám phá những điều chưa biết đối với bản thân. Theo thời gian, người học sẽ tích lũy dần vốn tri thức và làm biến đổi chính bản thân mình. Đến một trình độ nhất định nào đó, sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và chính người học lại tìm ra những tri thức mới cho nhân loại. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập có liên quan đến động cơ học tập. Động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là cơ sở, tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập trong nhận thức. Suy nghĩ độc lập là nguồn gốc của sáng tạo. Và đây chính là mục tiêu của giáo dục, đào tạo ra sản phẩm là những con người năng động, sáng tạo, có tư duy độc lập và phát triển nhân cách hài hòa. Tính tích cực trong học tập thể hiện ở các hoạt động khác nhau như hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài; tích cực trình bày các vấn đề được nêu; hay nêu thắc mắc; không thỏa mãn với các câu trả lời của mọi người, kể cả câu trả lời của bản thân; chịu khó tư duy trước các vấn đề khó; kiên trì giải quyết các bài tập theo nhiều cách khác nhau… Có thể nêu ra sau đây các mức độ từ thấp đến cao về tính tích cực học tập: - Bắt chước: cố gắng hành động theo mẫu của giáo viên và bạn bè…(kĩ năng thực hành). - Tìm tòi: độc lập trong tư duy khi giải quyết các vấn đề, tìm kiếm các cách giải quyết khác nhau về một vấn đề …(mức độ kỹ xảo). - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo… -16- 1.2.2.3. Phương pháp dạy học tích cực [24] Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn, để chỉ các phương pháp nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Như vậy, phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Thuật ngữ tích cực trong PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng trái nghĩa với tiêu cực. 1.2.2.4. Đặc trưng của dạy học tích cực [24] a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. -17- Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo. -18- Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. -19- Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. 1.2.2.5. Một số phương pháp dạy học tích cực [24], [1] Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Trong hệ thống các PPDH quen thuộc đã có nhiều PPDH tích cực. Về mặt hoạt động nhận thức, các phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan là “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời. Một số PPDH tích cực cần được áp dụng ở trường phổ thông là: - Vấn đáp (đàm thoại) tìm tòi. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Trên cơ sở các phương pháp dạy học tích cực ở trên có thể áp dụng cụ thể cho việc dạy học hóa học như sau: - Sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực. + Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu. + Sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng. -20- + Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề. - Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực. + Sử dụng bài tập hóa học như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, hình thành khái niệm. + Sử dụng bài tập mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống. + Sử dụng bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề. + Sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng, năng lực nghiên cứu hóa học. - Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực. - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế e-book phục vụ cho dạy học các bài ở một chương trong sách giáo khoa. 1.3. Tự học 1.3.1. Thế nào là tự học? Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [21], tự học là: “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo”. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu [44], tự học là một phương pháp đào tạo cho mọi đối tượng và là hình thức dạy học có thể phối hợp với các hình thức tổ chức dạy học khác, phát huy được tính tích cực chủ động của người học. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư -21- viện, … Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh, biết tự học cũng có nghĩa là biết tra cứu những thông tin cần thiết, biết khai thác những ngân hàng dữ liệu của những trung tâm lớn, kể cả trên internet để hỗ trợ cho nhiệm vụ học tập của mình. 1.3.2. Các hình thức tự học [3], [44] Tự học không có hướng dẫn: là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác thầy trò, HS phải tự lực chiếm lĩnh kiến thức thông qua tài liệu, hoạt động thực tế, thí nghiệm, ... Tự học có hướng dẫn: là hoạt động tự lực của HS để chiếm lĩnh kiến thức với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV thông qua các phương tiện học tập (tài liệu học tập, tài liệu tra cứu, đĩa VCD, phần mềm dạy học, ...). 1.3.3. Chu trình học [48], [49] Chu trình học là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học với sự hợp tác của tác nhân và sự hỗ trợ của môi trường sư phạm”. Chu trình học diễn biến theo ba thời: Tự nghiên cứu (I), Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chỉnh (III). -22- Hình 1.1. Chu trình học ba thời  Thời (I): Tự nghiên cứu Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ yêu cầu mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân.  Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.  Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). Chu trình học ba thời “Tự nghiên cứu – Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy – Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” – thực chất cũng chính là con đường “Nhận biết, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của việc nghiên cứu khoa học – con đường xoắn ơristic kiểu học trò ở tầm vóc và trình độ của người học, dẫn -23- dắt người học đến tri thức khoa học, đến chân lý mới (chỉ mới đối với người học) và chỉ có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy. Ngay tự thời (I), thầy đã hướng dẫn người học cách tự nghiên cứu như giới thiệu vấn đề (ý nghĩa, mục tiêu, định hướng), hướng dẫn cách thu nhận, xử lý thông tin, cách giải quyết vấn đề và tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để trò có thể tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức. Ở thời (II), thầy là người tổ chức cách học hợp tác hai chiều đối thoại trò – trò, trò – thầy, như giúp đỡ cá nhân trình bày, bảo vệ sản phẩm học, tổ chức thảo luận ở cộng đồng lớp học, lái cuộc tranh luận theo đúng mục tiêu. Cuối cùng thầy là người trọng tài kết luận về những gì người học đã tự tìm ra và tranh luận thành tri thức khoa học. Ở thời (III), thầy là người cố vấn cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh như cung cấp thông tin liên hệ ngược về sản phẩm học (kết luận, đánh giá, cho điểm…), giúp đỡ trò tự đánh giá, tự sửa sai, tự rút kinh nghiệm về cách học. Chu trình học ba thời không có nghĩa tuyệt đối là có “ba bước”, “ba giai đoạn”, có ranh giới rạch ròi, máy móc, tách rời nhau, mà có thể đan xen, hoà nhập lẫn nhau và có thể biến động theo hoàn cảnh người học. Ngay trong lúc đang tham gia thảo luận (thời II), chủ thể có thể động não, suy nghĩ (tự nghiên cứu – thời I), hoặc tự kiểm tra, tự phê bình về sản phẩm học của mình (thời III). Thời chỉ có nghĩa là vào lúc đó, nổi bật lên vai trò của cá nhân người học, của lớp hay của thầy. Thời nào cũng có vai trò và hoạt động của trò và thầy, song ở thời (I), nổi lên vai trò lao động cá nhân (học cá nhân) của người học với kết quả là sản phẩm học ban đầu. Thời (II) là vai trò của lao động hợp tác (học hợp tác) với thầy và bạn ở lớp học, tạo ra sản phẩm học mang tính hợp tác – xã hội. Ở thời (III), nổi lên vai trò lao động cá nhân (học cá nhân) ở trình độ cao hơn thời I: tự kiểm tra, tự phê bình, tự sửa sai, tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm… -24- Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học, tự học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể, dưới sự hướng dẫn hợp lý của nhà giáo. Ba thời cũng có thể xem như là ba cách học tổng quát: cách tự nghiên cứu, cách học hợp tác, cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Chu trình học ba thời bắt đầu từ “Tự nghiên cứu” dưới sự hướng dẫn của thầy, qua các thời “Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy” và “Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” rồi trở lại “Tự nghiên cứu” ở một tình huống học mới, ở trình độ cao hơn trình độ ban đầu “một ít”, theo con đường xoắn ốc nhiều tầng từ tự học đến học hợp tác rồi trở lại tự học để dần dần kiến tạo cho bản thân chủ thể trình độ và năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Tổng thể các chu trình học là “cuộc hành trình nội tại” phát triển bền vững ở mỗi người học năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời “để hiểu”, “để làm”, “để hợp tác cùng chung sống” và “để làm người” lao động tự chủ, năng động và sáng tạo của thế kỷ XXI. 1.3.4. Vai trò của tự học [3], [20] Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới -25- phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông. Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với HS THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… HS sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996. 1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học 1.4.1. Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) [23] 1.4.1.1. Công nghệ thông tin (Information Technology) – (Năm 1995) Công nghệ thông tin là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin. Công nghệ thông tin là thuật ngữ bao gồm tất cả những dạng công nghệ được dùng để xây dựng, sắp xếp, biến đổi, và sử dụng thông tin trong các hình thức đa dạng của nó. Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại- chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. 1.4.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông Information and Communication Technologies- ICT-(năm 2000) Information and Communication Technologies- ICT-(năm 2003) Là một tổ hợp được dùng để mô tả phạm vi các công nghệ thu nhận, sắp xếp, khôi phục, xử lý, phân tích và truyền thông tin. -26- ICTs là công nghệ đòi hỏi cho các quá trình thông tin. Cụ thể là việc sử dụng các máy tính điện tử và các phần mềm lưu trữ, sắp xếp, bảo mật, truyền dẫn, và khôi phục thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Trong một chừng mực nào đó có thể coi công nghệ thông tin và truyền thông là sự giao thoa nhau của 3 ngành Điện tử + Tin học + Viễn thông. Toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính được gọi chung là phần cứng. Các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm. 1.4.2. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học [23] CNTT&TT có vai trò thúc đẩy, điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung sau: - CNTT&TT hỗ trợ việc xây dựng kiến thức: + Giúp biểu thị các ý tưởng, sự hiểu biết của người học. + Giúp người học tạo ra các kiến thức có hệ thống và sử dụng đa phương tiện. - CNTT&TT góp phần khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ quá trình học tập qua xây dựng kiến thức mới: + Giúp truy cập các thông tin cần thiết. + Giúp so sánh các điểm khác biệt. - CNTT&TT tạo môi trường để hỗ trợ học tập thông qua thực hành trên máy tính (thực hành ảo, thực tế ảo): + Giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hiện tượng của thế giới vật chất thực. + Giúp xác định một không gian an toàn, kiểm tra được vấn đề tư duy của học sinh. - CNTT&TT tạo môi trường xã hội để hỗ trợ học tập qua trao đổi trong cộng đồng: -27- + Giúp cộng tác với nhau. + Tạo các cuộc tranh luận, bàn bạc thảo luận và đạt đến sự nhất trí của các thành viên trong cộng đồng. - CNTT&TT là người đồng hành với tri thức để hỗ trợ học tập qua phản ánh: + Hỗ trợ học sinh trình bày, diễn đạt điều mình biết. + Phản ánh những điều đã học và bằng cách nào để lĩnh hội các kiến thức như thế. + Giúp kiến tạo cách biểu diễn ý nghĩa hiểu biết được theo phong cách riêng của mỗi học sinh. 1.4.3. Xu hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học [23] Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi đa phương tiện (Multimedia) và quá trình dạy học là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng. Việc ứng dụng Multimedia vào việc dạy học sẽ nâng cao tính tích cực tự lực nhận thức của học sinh vì khi “thầy dạy bằng đa phương tiện, trò học bằng đa giác quan” thì vai trò của người thầy lúc này chỉ giữ chức năng định hướng, tư vấn còn người học tùy vào năng lực, điều kiện và nhu cầu của bản thân sẽ đầu tư một khoảng thời gian và công sức hợp lý để chiếm lĩnh kiến thức mới, đạt được mục đích mình mong muốn. Albert Einstein đã nói : “Nghệ thuật cao cả của người thầy là khơi dậy niềm vui trong sự diễn tả và nhân thức sáng tao”. Những thành tựu tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật đã làm cho nhà trường phải thay đổi cả về nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của thầy, phương pháp học của học sinh lẫn hình thức tổ chức dạy học… Xu hướng phát triển của thiết bị dạy học: - Các thiết bị nghe nhìn được số hóa. -28- Kỹ thuật điện tử số đầu tiên được áp dụng cho máy tính, sau đó vào các thiết bị nghe nhìn trở nên chính xác, rõ ràng và được tải nhanh, tạo cho việc truyền tải đồng bộ cả hình và tiếng trên cùng công cụ như sóng cực ngắn và vệ tinh. - Thiết bị dạy học nhỏ và mạnh hơn. Các thiết bị tương tác. Các thiết bị như máy vi tính hay truyền hình tương tác không còn thụ động, chỉ thuần túy là một vật để biểu diễn theo sự điều khiển của con người mà còn tạo điều kiện tương tác với học sinh, cho phép cá nhân hóa giáo dục. Giáo dục vượt ra ngoài biên giới. Mạng vi tính và internet làm cho việc trao đổi thông tin vượt qua khỏi biên giới quốc gia. Hệ thống hóa đào tạo từ xa trở thành một mạng lưới đào tạo toàn cầu. Sự tác động của các ngành khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phân bố nhân lực trong hệ thống giáo dục, số học sinh theo học tại các trường tăng lên, kiến thức truyền đạt trong nhà trường cũng nhiều hơn đòi hỏi thêm các nhân viên quản lý, thầy giáo trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy sẽ giảm đi. Việc học tập của học sinh cũng có nhiều thay đổi, trước đây chủ yếu theo SGK và một số sách tham khảo. Ngày nay họ phải tự tìm kiếm thêm thông tin từ các thiết bị nghe nhìn, mạng máy tính (LAN, WAN, internet). Vì vậy để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách có hiệu quả thì cần phải xây dựng các phần mềm dạy học, khai thác sử dụng các phần mềm công cụ đa phương tiện khác nhau như Microsoft Producer for PowerPoint 2003, Photoshop, Video Maker, ProshowGold… để thiết kế các bài giảng điện tử hỗ trợ hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo của HS. Ngoài ra cùng với sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là sự thay đổi về nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học với các thuật ngữ đã trở nên gần quen thuộc hiện nay như E-books, E- -29- learning, … Điều đó có nghĩa là tất yếu phải xây dựng hệ thống các bài giảng điện tử cho từng môn học. 1.4.4. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và nghiên cứu hóa học [14] Có thể kể những ứng dụng quan trọng của CNTT&TT trong dạy học và nghiên cứu hóa học hiện nay: - Sử dụng các phương pháp tính số, giải quyết các bài toán lý thuyết hóa học (hóa lượng tử, cơ học thống kê, động lực hóa học, nhiệt động học, động hóa học,…). - Ghép nối trợ giúp cho các đo đạc thí nghiệm, nâng cao tính năng các công cụ đo đạc. - Xây dựng các đĩa CD thí nghiệm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng một số trang Web dạy học một số nội dung hóa học có các mô hình xây dựng khái niệm và có thí nghiệm mô phỏng. - Làm các bài giảng tiện nghi để có thể dạy cho lớp học đông người, dạy từ xa, làm các phần mềm quản lý, chấm bài trắc nghiệm,…phục vụ dạy học. 1.5. E-book 1.5.1. Khái niệm về E-book E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hóa tùy theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nổi bật của sách điện tử - e-book chính là khả năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy, với sức chứa của 1 CD-ROM, bạn có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách, một con số quá ấn tượng. -30- Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các thiết bị kỹ thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành sách điện tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để bạn tìm một tác phẩm nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo dạng e- book. Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những “định dạng” khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như .PDF, .PRC, .LIT v.v… Những tập tin này sở dĩ khác nhau là vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, bạn cần phải có những chương trình tương ứng. * Một số ví dụ về E-book: • E-book có thể là một cuốn tiểu thuyết 400 trang với nhiều tranh ảnh minh họa hay một truyện ngắn. • E-book có thể là một cuốn sổ tay đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. • Là một cuốn sách chuyên ngành, giải quyết một tình huống cụ thể nào đó. • E-book có thể là một CD-ROMs đa năng có đầy đủ âm thanh, hình ảnh và video clips. [80] Trong đề tài thì E-book là một giáo trình hóa học, được thiết kế dựa theo nội dung sách giáo khoa giấy của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhưng có bài tập cho phép tự kiểm tra và đánh giá, bên cạnh đó còn bổ sung nhiều hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, nhiều tư liệu và trò chơi hấp dẫn khác. E-book được thiết kế dưới dạng giao diện Web, với nhiều tập tin được tạo bằng nhiều phần mềm khác nhau nhưng được xuất dưới dạng tập tin .swf nên để đọc được E-book máy tính của bạn cần có một trình duyệt Web (như Internet Explorer, Mozilla Firefox, …) và một chương trình đọc tập tin .swf (như Macromedia Flash, Flash Player, …). 1.5.2. Các yêu cầu thiết E-book -31- Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ [46] để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước): 1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):  Hiểu rõ mục tiêu.  Các tài nguyên có thể có.  Đối tượng sử dụng. 2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):  Các chiến lược dạy học.  Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).  Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng. 3. Development (phát triển các quá trình):  Thiết kế đồ họa.  Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).  Hình thức và nội dung các trang Web.  Phương tiện thực tế ảo. 4. Implementation (triển khai thực hiện): Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học :  Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.  Thủ tục tiến hành với thầy.  Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.  Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực). 5. Evaluation (lượng giá): Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp:  Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions). -32-  Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).  Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).  Bậc 4: Kết quả thực tế (Results). Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick 1.5.3. Các phần mềm tin học dùng thiết kế E-book 1.5.3.1. Macromedia Dreamweaver [72] Dreamweaver là một chương trình Visual Editor chuyên nghiệp để tạo và quản lý các trang web. Dreamweaver cung cấp các công cụ phác thảo trang web cao cấp, hỗ trợ các tính năng DHTML (Dynamic HTML) mà không cần viết các dòng lệnh giúp các bạn không biết lập trình web cũng có thể thiết kế được các trang web động một cách dễ dàng, trực quan. Với Dreamweaver bạn có thể dễ dàng nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như Flash, Fireworks, Shockwave, Generator, Authorwave vv.... Với Dreamweaver bạn có thể quản lý các Local và Remote site giúp cho việc quản lý các trang web trong các site cục bộ và các website điều khiển từ xa có thể đồng bộ. Ngoài ra Dreamweaver còn cho phép bạn chỉnh sửa trực tiếp HTML.Với Quick Tag Editorbạn có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xóa bỏ một HTML mà không cần thoát khỏi cửa sổ tài liệu. Chế độ soạn thảo trang web bằng HTML giúp các bạn có thể thiết kế trang trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML. -33- Dreamweaver còn hổ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet (CSS) giúp bạn định dạng trang web nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt các trang web này. Hình 1.3. Màn hình khởi động Macromedia Dreamweaver 8 Hình 1.4. Cửa sổ làm việc của Macromedia Dreamweaver 8 -34- 1.5.3.2. Macromedia Flash [73] Macromedia Flash là một phần mềm ứng dụng multimedia giúp bạn tạo ra các ứng dụng chuyển động đơn giản cho đến các tương tác phức tạp trong web. Flash cho phép bạn tích hợp các hình vẽ, hình ảnh, văn bản, âm thanh, video. Nhờ vậy, bạn có thể tạo một đoạn phim hoạt hình, bản trình diễn, website, ứng dụng, … Hình 1.5. Màn hình khởi động của Macromedia Flash 8 -35- Hình 1.6. Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8 1.5.3.3. Macromedia FlashPaper [74] Flashpaper là một công cụ đặc biệt của hãng Macromedia, giúp chuyển đổi các dạng văn bản thông thường như *.DOC (Word), *.XLS (Excel), *.PPT (Powerpoint), *.PDF (Acrobat), v.v... sang dạng SWF. Như vậy, với công cụ này, văn bản được soạn bằng bất kỳ chương trình nào đều có thể đưa được vào trang web. Hình 1.7. Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2 -36- 1.5.3.4. Adobe Photoshop CS [65] Adobe Photoshop (PS) là một chương trình phần mềm đồ họa của hãng Adobe System, ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. PS hiện nay là sản phẩm đứng đầu thị trường phần mềm chỉnh sửa ảnh, và được coi là tiêu chuẩn của các nhà đồ họa chuyên nghiệp. Photoshop CS, trình bày các kỹ thuật xử lý ảnh cao cấp, các tính năng mới giúp bạn tạo được các hình ảnh đẹp mắt rõ nét, và mang tính mỹ thuật cao, hỗ trợ đắc lực cho các chương trình dàn trang và tách màu điện tử, đặc biệt các hình thể dạng Vector được sử dụng trong môi trường làm việc của Photoshop. Image Ready với các kỹ thuật tối ưu ảnh, tạo được các đoạn hoạt hình Rollover ứng với các thao tác Mouse, tạo các nút cho trang Web, bạn sẽ tạo đoạn hoạt hình từ một mảnh đơn bằng cách sử dụng các file GIF hoạt hình, một file GIF hoạt hình là một chuỗi liên tiếp nhiều ảnh hoặc nhiều Frame (khung) hợp thành. Hình 1.8. Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS 1.5.3.5. Sothink Glanda 2005 [77] -37- Sothink glanda cung cấp cho bạn một thư viện hình ảnh tạo nền, tạo nút, tiêu đề, âm thanh, biểu tượng, ảnh động, movie, thật phong phú. Ngoài ra bạn có thể tạo liên kết trên đối tượng, có thể nhập hình ảnh có sẵn trên tài nguyên máy tính của mình hoặc tài nguyên trên mạng. Các file được xuất ra từ chương trình Sothink glanda có định dạng .swf . Với định dạng .swf bạn có thể nhập vào chương trình Macromedia Dreamweaver để xuất file lên web. Hình 1.9. Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda 1.5.3.6. Flip Flash Album Deluxe [71] Sau khi bạn đi thăm thú nhiều nơi bạn sẽ có nhiều bức ảnh số. Làm thế nào để gửi chúng đến những người bạn của bạn? Với FLIP Flash Album Deluxe bạn có thể tạo một album dễ dàng, giống như một album bóng nhoáng thực sự với cả tiếng sột soạt của giấy. Và hơn nữa, bạn có thể thiết kế trang bìa đầu và bìa cuối, thêm nền cho bức ảnh và SWF, tựa đề và khung cho ảnh. Cuối cùng thêm một chút âm nhạc, bạn đã có một album ảnh trong gia tài của mình. -38- FLIP Flash Album Deluxe là chương trình mạnh, nhưng để tạo một album ảnh số thì chưa bao giờ dễ như thế này! Bạn cần thêm những bức ảnh của bạn và chọn một khuôn mẫu, có thế thôi. Chúng tôi có nhiều khuôn mẫu cho những ngày lễ và cuối khóa. Và bạn có thể tạo những khuôn mẫu của riêng bạn để chia sẻ. Hình 1.10. Màn hình khởi động FLIP Flash Album Deluxe Hình 1.11. Cửa sổ làm việc của FLIP Flash Album Deluxe -39- 1.5.3.7. Easy Button & Menu Maker [69] Với Easy Button & Menu Maker bạn có thể dễ dàng tạo ra những nút nhấn phức tạp và thanh thực đơn động cho website của bạn trong khi chỉ mất có vài phút. Những đặc tính:  Dễ dàng tạo ra những nút nhấn trên web.  Dễ dàng tạo ra những thực đơn động nhiều cấp.  Trực tiếp biên soạn những thực đơn cho WYSIWYG (soạn thảo web trực quan).  Dùng những kiểu chữ do bạn chọn.  Thêm những biểu tượng cho nút và thực đơn.  Dễ dàng chèn những nút và thực đơn đã tạo vào website.  Tất cả những trình duyệt web và hệ thống đều được hỗ trợ. Hình 1.12. Cửa sổ làm việc của Easy Button & Menu Maker 1.5.3.8. Crystal Button 2007 [68] -40- Ứng dụng này cho phép bạn tạo ra những nút nhấn đơn nhất, gây được sự chú ý cho trang web của bạn chỉ trong vài phút. Bạn có thể tạo ra những thực đơn hay thanh trượt, với những hiệu ứng ánh sáng hoặc đưa những sáng tạo của bạn chạm tới không gian 3 chiều. Những nút nhấn hoàn toàn có thể kết cấu được như thay đổi chữ, đường viền, hình thù, màu sắc, độ bóng. Bạn sẽ có nhiều sự chọn lựa cho các nút nhấn cho web của bạn như nút nhấn pha lê, chất dẻo, kim loại hay thậm chí một phong cách Windows XP. Hình 1.13. Màn hình khởi động Crystal Button 2007 Hình 1.14. Cửa sổ làm việc của Crystal Button 2007 -41- 1.5.3.9. Photodex ProShow Producer [76] Sau một chuyến du xuân thú vị đầu năm thì trong hành trang trở về của các bạn chắc chắc sẽ có thêm những bức ảnh hay các đoạn phim ghi lại những giây phút đáng nhớ của chuyến đi này. Các bạn có thể thử một công cụ xử lý ảnh và phim có tên là ProShow Producer của hãng phần mềm PHOTODEX, đây là công cụ giúp các bạn có thể tạo ra các album ảnh hay phim thật ấn tượng để chia sẻ với người thân hay bạn bè. Tất cả các tính năng mới của ProShow Producer 3.0 cho phép bạn tạo các kiệt tác trình chiếu cao cấp và mức độ chuyên nghiệp mà không chỉ rất ấn tượng và tác động mạnh mẽ đến người xem mà còn làm cho nó trở nên có tính thương mại. Với bộ tính năng nổi danh của mình bao gồm tạo lớp ảnh/video không giới hạn, trình diễn các mẫu, đóng nhãn, bảo vệ sao chép và bản quyền media tích hợp, cộng thêm các tính năng sáng tạo độc đáo mới như tạo mặt nạ (masking), làm mờ nét ảnh (vignetting) và khung hình chính chuyển động, vấn đề trong sáng tác còn lại chỉ là phụ thuộc vào óc tưởng tượng của bạn mà thôi. Hình 1.15. Màn hình khởi động ProShow Producer -42- Hình 1.16. Cửa sổ làm việc của ProShow Producer 1.5.3.10. EclipseCrossword [70] Hình 1.17. Cửa sổ làm việc của EclipseCrossword -43- Bạn là người rất thích chơi trò chơi ô chữ, chắc chắn bạn sẽ thích thú hơn khi biết rằng việc tạo các trò chơi này dễ dàng hơn bao giờ hết với EclipseCrossword. Đây là phần mềm miễn phí, giúp biên soạn các bảng đố ô chữ chỉ trong vài phút. Người sử dụng chỉ việc nạp danh sách các từ muốn đố, giải thích cho mỗi từ. Sau đó, EclipseCrossword sẽ tự tạo ra bảng từ phù hợp. Hình 1.18. Màn hình kết quả của EclipseCrossword 1.5.3.11. Articulate Quizmaker '09 [66] Chương trình cho phép bạn tạo câu hỏi trắc nghiệm hay chưng cầu ý kiến về một vấn đề nào đó, có thể xuất để chạy trực tiếp trên mạng hay xuất tập tin dưới dạng trình diễn như powerpoint, hay ra Word. Chương trình cho phép người tạo nhập câu hỏi trắc nghiệm và thời gian để người tham gia có thể trả lời các câu hỏi này, khi hết giờ chương trình tự động khóa và ghi nhận kết quả và báo cho người tham gia. -44- Hình 1.19. Màn hình khởi động Articulate QuizMaker ‘09 Hình 1.20. Cửa sổ làm việc của Articulate QuizMaker ‘09 -45- 1.5.3.12. CamStudio [67] CamStudio là chương trình miễn phí cho phép bạn ghi lại toàn bộ hoạt động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành một đoạn phim. Với nó, bạn có thể ghi lại toàn bộ hoạt động trên toàn màn hình, hay trong từng khu vực mà bạn lựa chọn với những kích cỡ khác nhau. Với CamStudio, bạn vừa có thể ghi lại toàn bộ màn hình, lại vừa có thể ghi âm chèn vào đoạn phim được ghi. 1.6. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông ở Đồng Nai Theo trang Web [88], tại hội nghị chuyên đề về ứng dụng CNTT trong giảng dạy vừa được Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức, nhiều ý kiến của các trường cho rằng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như quản lý học sinh. Nhiều trường đã triển khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên, học sinh, sinh viên như đăng ký môn học, quản lý điểm, quản lý kế hoạch học tập, đồ dùng dạy học, thư viện và còn thiết lập website để giao tiếp với phụ huynh học sinh... Ông Lê Minh Hoàng – Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, ngành luôn khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính, khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua các diễn đàn giáo dục trên mạng. Hiện nhiều trường đã ứng dụng các phần mềm trong quản lý điểm, học sinh, nhân viên nhưng vẫn chưa đồng nhất nên trong thời gian tới Sở sẽ cung cấp một phần mềm dùng chung để có những mẫu báo cáo thống nhất phù hợp với hệ thống tích hợp dữ liệu giáo dục. Hình 1.21. Cửa sổ làm việc của CamStudio -46- Theo thống kê, hiện nay có 6.046 máy vi tính được trang bị cho các trường trong toàn tỉnh, trong đó khối THPT có 2.678 máy với tỉ lệ 30 học sinh/máy, khối THCS có 3.368 máy với tỉ lệ 60 học sinh/máy. Cho đến thời điểm này, mới có 78 trường học có kết nối ADSL, trong đó khối THPT có 44/57 trường, THCS có 34/167 trường. Ngành giáo dục đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy từ nhiều năm nay, đặc biệt là soạn giảng bằng trình chiếu, sử dụng máy chiếu và các phần mềm trình diễn biết tích hợp hình ảnh, sơ đồ, âm thanh và video clip đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, một số trường còn ứng dụng các phần mềm chuyên môn như: cabri, sketchpad, geogebra, crocodile… và sử dụng các phần mềm quản lý điểm, quản lý học sinh, các ứng dụng nghiệp vụ khác. Về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học Hóa học trung học phổ thông ở Đồng Nai, chúng tôi tiến hành điều tra giáo viên dạy Hóa và học sinh tại các trường THPT ở Đồng Nai, đã thu về 77 phiếu tham khảo ý kiến GV và 98 phiếu tham khảo ý kiến HS, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy: - Đa số GV đều cho rằng ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (67,53%), những tiết dạy có ứng dụng CNTT làm tăng húng thú nơi HS (97,40%), GV dễ truyền đạt kiến thức (88,31%), vì vậy các GV (75,32%) đồng ý rằng CNTT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học. Tuy nhiên, GV cũng gặp phải một số khó khăn như kĩ năng sử dụng CNTT của nhiều GV còn hạn chế, GV chỉ mới dừng lại ở việc biết sử dụng chương trình Microsoft Word để soạn giáo án dạng text (80,52%), và sử dụng Powerpoint soạn một số bài giảng điện tử để trình chiếu trên lớp (84,42%), một số GV đã tự thiết kế được các phần mềm dạy học khác (33,77%), trong số đó chỉ có ít GV (6,49%) đã từng thiết kế e-book. Nhìn chung GV ít sử dụng hoặc chưa biết cách khai thác các phần mềm khác vào dạy học (84,42%) nên cảm thấy việc soạn một bài giảng điện tử thì mất thời gian và không có hiệu quả, còn một số GV tỏ ra lúng túng không biết cách sử dụng các thiết bị CNTT (6,49%). -47- Một khó khăn nữa cũng cần phải kể đến, mặc dù đã được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh, Sở, ban Giám hiệu nhưng cơ sở vật chất của các trường hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV, rất ít trường được trang bị phòng chuyên biệt để thực hiện các tiết dạy có ứng dụng CNTT nên 70,13% số GV được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng mới thực hiện bài trình chiếu trên lớp (thường là các tiết hội giảng). - Về phía HS, thì hầu hết các em cũng cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là rất cần thiết (56,12%), nhưng nhiều em vẫn chưa được trang bị máy vi tính dùng cho việc học tập (43,88%). Thỉnh thoảng các em mới được sử dụng máy vi tính khi ở trường, khi học các tiết thực hành tin học (67,35%), hoặc chủ yếu là ở các tiệm internet, nhưng lại ít khi sử dụng vào việc học hay tìm kiếm thông tin cho việc học (31,63%), số còn lại sử dụng vì mục đích khác. Nguyên nhân mà các em cho rằng ít khi sử dụng máy vi tính cho việc học tập là do khó tìm (34,69%) hay không biết sử dụng các phần mềm hóa học (26,5%). Kết luận chương 1 Ở chương này chúng tôi đã trình bày được những vấn đề sau: Tìm hiểu một số đề tài thiết kế website, e-book Hóa học của sinh viên, học viên trong những năm gần đây, phân tích những ưu, nhược điểm, rút ra những kinh nghiệm để thực hiện đề tài, dựa trên cơ sở lí luận, những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích cực và dạy học có ứng dụng CNTT và truyền thông. Giới thiệu sơ lược những phần mềm tin học dùng để thiết kế E-book. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Hóa học ở một số trường trung học phổ thông ở Đồng Nai. Nhận định từ tình hình trên chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc ứng dụng CNTT chưa được triển khai rộng một phần là do cơ sở vật chất chưa được đáp ứng được, phần khác là do trình độ tin học của giáo viên và học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy mà một số tiêu chí của chúng tôi đưa ra cho E-book sắp thiết kế là: -48- - Dễ sử dụng, phù hợp với GV và HS: giao diện tiếng Việt, có hướng dẫn sử dụng, thao tác đơn giản chỉ bằng cái “click chuột”, cài đặt các chương trình hỗ trợ dễ dàng. - Phù hợp với cơ sở vật chất của GV và HS: Nếu ở trường cơ sở vật chất không đáp ứng được, GV và HS có thể sử dụng tại nhà. GV có thể đưa thêm những tư liệu có trong E-book vào bài giảng hay có thể dùng ngân hàng câu hỏi để ra đề kiểm tra cho HS mà không còn tốn nhiều công sức và thời gian sưu tầm từ nhiều nguồn khác. Với học sinh, nếu có điều kiện các em sẽ dùng E-book để học ở nhà, tự tìm hiểu bài học và luyện tập với nhiều bài tập trắc nghiệm có chấm điểm và hướng dẫn hay mở rộng thêm bằng các bài tập có sẵn trong ngân hàng câu hỏi, luyện thi đại học. Nếu ở nhà không có máy vi tính, các em có thể đem đĩa CD đến nhà người thân, bạn bè, tiệm internet để cùng nhau học tập, lúc rảnh có thể đọc phần tư liệu để tích lũy thêm kiến thức, từ đó càng thêm yêu thích môn Hóa học. Với trường đã có đủ cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT trong dạy học thì E-book như một bài giảng điện tử có thể trình chiếu trên lớp, GV không mất công soạn mà tiết học vẫn sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh. - Thông tin phải phong phú, bổ ích; giao diện đẹp, hấp dẫn, có như thế mới lôi cuốn GV và HS thường xuyên sử dụng E-book cho việc dạy học chương 6, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng E-book. Việc thiết kế e-book hay các sản phẩm CNTT ứng dụng vào dạy học hiện nay là cần thiết, cần phải tạo được nhiều công cụ hỗ trợ dạy học cho GV và HS, có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS ứng dụng CNTT vào dạy học được thường xuyên hơn, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. ------ -49- CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12, CHƯƠNG 6 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO 2.1. Nội dung kiến thức cơ bản của chương 6, hóa học 12 - Chương trình nâng cao 2.1.1. Cấu trúc của chương Chương 6 – Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm gồm 7 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập và 2 tiết thực hành, cụ thể như sau: - Bài 28: Kim loại kiềm. Nội dung chính gồm: Vị trí,cấu tạo; Tính chất vật lí; Tính chất hóa học; Ứng dụng và điều chế kim loại kim loại kiềm. - Bài 29: Một số hợp chất quan trong của kim loại kiềm (NaOH, NaHCO3, Na2CO3). Nội dung chính gồm: Tính chất hóa học; Điều chế NaOH; Ứng dụng của các chất. - Bài 30: Kim loại kiềm thổ. Nội dung chính gồm: Vị trí, cấu tạo; tính chất vật lý; tính chất hóa học; Ứng dụng và điều chế kim loại kiềm thổ. - Bài 31: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Nội dung chính gồm: Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất cụ thể (canxi hiđro xit, canxi cabonat, canxi sunfat); Khái niệm nước cứng , tác hại của nước cứng và các biện pháp làm mềm nước cứng. - Bài 32: Luyện tập. Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Nội dung chính gồm: Tính chất vật lí, hóa học và điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và một số hợp chất của chúng. - Bài 33: Nhôm. Nội dung chính gồm: Vị trí, cấu tạo; Tính chất vật lí; tính chất hóa học; Ứng dụng và sản xuất nhôm. - Bài 34: Một số hợp chất của nhôm. Nội dung chính chính gồm: Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất cụ thể: nhôm oxit, nhôm hiđroxit, nhôm sunfat. -50- - Bài 35: Luyện tập. Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm. - Bài 36: Bài thực hành 5. Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. - Bài 37: Bài thực hành 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm. [53] Mối quan hệ giữa các bài trong chương được thể hiện qua sơ đồ cấu trúc nội dung chương như hình 2.1. -51- Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương 6 Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm Bài 35. Luyện tập Bài 37. Bài thực hành 6 Bài 33. Nhôm Chương 6. Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Nhôm Bài 32. Luyện tập Bài 36. Bài thực hành 5 Bài 28. Kim loại kiềm Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Bài 30. Kim loại kiềm thổ Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ -52- 2.1.2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng [56]  Bài 28. Kim loại kiềm  Kiến thức Hiểu được:  Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hóa, số oxi hóa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm.  Tính chất hóa học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).  Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm.  Kĩ năng  Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.  Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.  Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hóa học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân.  Giải được bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.  Trọng tâm  Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm.  Phương pháp điều chế kim loại kiềm.  Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm  Kiến thức Biết được: Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3. -53- Hiểu được: Tính chất hóa học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3 (lưỡng tính, phân hủy bởi nhiệt); Na2CO3 (muối của axit yếu); KNO3 (có tính oxi hóa mạnh khi đun nóng).  Kĩ năng  Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và rút ra kết luận về tính chất hóa học của một số hợp chất kim loại kiềm.  Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất một số hợp chất.  Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của một số hợp chất.  Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp chất phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.  Trọng tâm  Tính chất hóa học cơ bản của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.  Bài 30. Kim loại kiềm thổ  Kiến thức Hiểu được:  Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, năng lượng ion hóa, số oxi hóa, thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm thổ.  Tính chất hóa học: Tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm (tác dụng với oxi, clo, axit).  Kĩ năng  Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học chung của kim loại kiềm thổ.  Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chất hóa học.  Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học.  Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng; Xác định tên kim loại và một số bài tập khác có nội dung liên quan. -54-  Trọng tâm  Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ.  Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ.  Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ  Kiến thức Hiểu được:  Tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.  Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; Cách làm mềm nước cứng.  Kĩ năng  Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của Ca(OH)2.  Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học.  Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phương pháp hóa học.  Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.  Trọng tâm  Tính chất hóa học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3.  Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng.  Bài 33. Nhôm  Kiến thức Hiểu được:  Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.  Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại).  Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy. -55-  Kĩ năng  Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm.  Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của nhôm.  Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.  Giải được bài tập: Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại phản ứng, một số bài tập có nội dung liên quan.  Trọng tâm  Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm.  Phương pháp điều chế nhôm.  Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm  Kiến thức Biết được: Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm. Hiểu được:  Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3.  Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.  Kĩ năng  Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm.  Nhận biết ion nhôm.  Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của hợp chất nhôm.  Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.  Giải bài tập: Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan.  Trọng tâm  Tính chất hóa học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. -56-  Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.  Bài 36. Thực hành tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng  Kiến thức Biết được: Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:  So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.  Phản ứng của MgO với nước.  So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4.  Kĩ năng  Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.  Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hóa học. Rút ra nhận xét.  Viết tường trình thí nghiệm.  Trọng tâm  So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.  Tính tan và phản ứng của hợp chất kim loại kiềm thổ với nước.  Bài 37. Thực hành tính chất của kim nhôm và hợp chất của nhôm  Kiến thức Biết được: Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:  Phản ứng của Al với dung dịch CuSO4.  Phản ứng của Al với dung dịch NaOH.  Điều chế Al(OH)3.  Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.  Kĩ năng -57-  Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.  Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hóa học. Rút ra nhận xét.  Viết tường trình thí nghiệm.  Trọng tâm  Tính chất hóa học của Al (với dung dịch muối và dung dịch kiềm).  Điều chế Al(OH)3 và thử tính chất lưỡng tính của Al(OH)3. 2.1.3. Phương pháp dạy học cơ bản của chương [53] Do những đặc điểm về những nội dung vừa nêu trên, phương pháp dạy học chủ yếu là: GV nêu nhiệm vụ qua hệ thống câu hỏi và bài tập để HS tích cực hoạt động và tự lực rút ra được những kiến thức cần nắm vững.  Phương pháp dạy học từng nội dung cụ thể như sau:  Về vị trí, cấu tạo, năng lượng ion hóa, oxi hóa, tính chất vật lý: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, quan sát bảng số liệu, đọc thông tin trong SGK, kết nối các thông tin để hiểu được.  Về tính chất hóa học của nhóm nguyên tố kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm, GV nêu nhiệm vụ để: - HS dự đoán tính chất hóa học dựa trên những thông tin đã có về vị trí, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn,… - HS kiểm tra dự đoán bằng cách làm thí nghiệm, sử dụng kiến thức cũ, đọc và thu thập thông tin trong SGK hoặc xem băng hình, đĩa hình,…. HS sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng và thí nghiệm kiểm chứng kết hợp với những kiến thức thực tiễn có liên quan. - HS kết luận về tính chất hóa học.  Về tính chất hóa học của hợp chất natri, canxi, nhôm: - HS suy đoán tính chất hóa học dựa trên những thông tin đã có về tính chất chung của các kim loại hợp chất oxit bazơ, bazơ, hợp chất lưỡng tính đã biết,… -58- - HS kiểm tra dự đoán bằng cách: Làm thí nghiệm ( thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng và thí nghiệm kiểm chứng ,…) kiến thức cũ, kiến thúc thực tiễn, thông tin trong SGK hoặc xem băng hình, đĩa hình,… - HS kết luận về tính chất hóa học của các hợp chất.  Về phương pháp điều chế chất: HS có thể tìm được các thông tin cần thiết dưa vào kiến thức đã biết về tính chất hóa học và các thông tin trong bài học. HS quan sát hình vẽ, sơ đồ, băng hình hoặc đĩa hình để khai thác thông tin, rút ra kiến thức mới.  Về ứng dụng của chất: HS đọc thông tin trong SGK và xác định được mối liên hệ giữa một số ứng dụng với tính chất vật lý và tính chất hóa học. - Chú ý cho HS vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế và sử dụng một cách có hiệu quả các đồ dùng, vật liệu… - HS nêu một số ứng dụng của các chất có liên quan trong thực tiễn đời sống. - GV sử dụng sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ đã có trong SGK hoặc phóng to để HS quan sát. - GV chú ý tổ chức tạo điều kiện để nhiều HS được tham gia hoặc động xây dựng bài và báo cáo kết quả sau mỗi hoặc động cụ thể. 2.2. Cấu trúc E-book E-BOOK (Sách điện tử) GIỚI THIỆU HƯỚNG DẪN BÀI HỌC BÀI TẬP TƯ LIỆU VUI HỌC Sách điện tử Tác giả Sử dụng sách điện tử Bài 28 Bài 29 ... Bài 37 Bài 28 ... Hình ảnh về kim loại Đặc tính của kim loại Chuyện kể về kim loại Chuyện kể về nhà bác học Đố vui Tìm từ Thử tài Giải trí Bài 35 Tổng hợp PP giải nhanh Ngân hàng câu hỏi Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc E-book 2.3. Thiết kế E-book 2.3.1. “Trang chủ” Hình 2.3. Giao diện Trang chủ Trang chủ (TrangChu.html) là tập tin được mở ra khi bạn nhắp chuột vào nút trên tập tin autorun.exe (tự động mở ra khi cho đĩa CD E-book vào ổ đĩa), hay nếu bạn vào E-book bằng cách mở trên ổ đĩa cứng máy tính của bạn. Đây là nơi chứa liên kết đến các trang khác trong E-book. Trang chủ được thiết kế như sau:  Thanh tựa đề (banner): Thiết kế bằng phần mềm Sothink Glanda. Tựa đề Nội dung Thông tin tác giả Phim trang chủ Nút nhấn liên kết -61- - Mở chương trình Sothink Glanda vào cửa sổ làm việc, nhấp chọn Banner và OK, chọn khuôn mẫu SunShine > next > next > finish. - Điều chỉnh kích thước phim theo mong muốn (Modify >Movies Properties), nhập lại (Width:1000; Height:120) > OK. - Thay hình nền, nhấp chọn hình nền của khuôn mẫu và nhấn phím delete trên bàn phím, nhấp chuột vào Import > Fit to movie > OK để thêm hình nền mới vào. - Đổi chữ tựa đề, nhấp vào biểu tượng chữ T trong thẻ Tools của thanh công cụ (View > Tools), chọn kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ hay các định dạng khác như mong muốn. - Thêm hình động vào phim, chọn thẻ Files trên thanh công cụ, chọn đường dẫn đến tập tin có chứa các hình động đã được thiết kế trên file.swf. Nhấp vào dấu “+” trước tên tập tin/chọn thư mục movieclips/nhấp vào hình muốn chèn rồi kéo, thả vào vị trí thích hợp trên phim. - Chạy thử phim, nhấp chuột vào trên thanh công cụ. - Xuất tập tin dưới dạng file.swf, nhấp chuột vào trên thanh công cụ, đặt tên tuaWeb_chinh.swf, chọn đường dẫn myEbook/film để lưu phim.  Phim trang chủ: Thiết kế bằng Proshow Producer. - Mở chương trình Proshow Producer vào cửa sổ làm việc, trên cửa sổ Folder List chọn thư mục chứa hình ảnh cần chèn vào phim, nhấp chọn từng hình ảnh ở cửa sổ bên dưới rồi kéo và thả vào từng slide ở cửa sổ Slide List. - Thêm hiệu ứng chuyển cảnh cho hình ảnh, nhấp chuột vào ở giữa các slide, chọn hiệu ứng như mong muốn. - Thêm nhạc cho phim, nhấp chuột phải vào khung SoundTrack chọn Manage Soundtracks > > Add Sound file, rồi chọn nhạc như ý. - Xem trước phim, nhấp biểu tượng trên thanh công cụ. -62- - Xuất bản phim, nhấp chọn , chọn kiểu file muốn xuất. Ở đây, chọn Flash: Menus/no menus; Shows/bỏ chọn Include Intro Show; Output Options/ mặc định, sau đó nhấp chọn Create, chọn thư mục đường dẫn myEbook/film và đặt tên tập tin (filmChinh.swf)/Save. Lưu ý: chương trình tự tạo thêm một tập tin khác là fimChinh-show0.flv.  Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007. - Mở chương trình vào cửa sổ làm việc, chọn thẻ Smooth 2, nhấp chọn nút mong muốn. - Viết chữ lên nút, nhấp vào biểu tượng , định dạng chữ như ý muốn. Hình 2.4. Cửa sổ làm việc Crystal Button- định dạng chữ cho nút liên kết - Thay đổi kích thước nút, nhấp vào , chọn các thuộc tính -63- Hình 2.5. Cửa sổ làm việc Crystal Button- thay đổi kích thước nút liên kết - Xuất nút nhấn, File/Export Button Image, chọn thư mục myEbook/image, chọn định dạng file là .png hay .jpg và đặt tên file là BH1. png. - Tiến hành làm tương tự đối với các file BH2.png, BT1.png, BT2.png, …, HD1.png, HD2.png.  Giao diện chính: Thiết kế bằng Macromedia Dreamweaver 8. - Mở chương trình, Start >Macromedia Dreamweaver 8 trên trang khởi động ở ngăn Create from Samples nhấp chọn Page Design (CSS), chọn kiểu trang, nhấp Create. Hình 2.6. Cửa sổ làm việc M.Dreamweaver – tạo bố cục trang bằng CSS -64- - Chỉnh sửa lại bố cục trang, màu sắc của các thẻ div (masthead, content, info) như mong muốn. - Tạo tựa đề web, nhấp chọn thẻ div masthead, Insert/Media/Flash/tuaWeb_chinh.swf. - Chèn hình nền cho trang chủ, nhấp chọn div content, chọn Windows > CSS styles > Curent > background-image/duocsach.png, > background-color: #D9FFD9. - Chèn phim chính vào, Insert > Layer Objects > Layer, sau đó Insert > Media > Flash, chọn filmChinh-show0.flv, kéo layer về vị trí mong muốn. - Chèn các nút liên kết, Insert > Layer Objects > Layer, rồi Insert > Image Objects > Rollover Image, nhấp Browse chọn BH1.png (Original image) và BH2.png (Rollover image), tiếp tục nhấp Browse chọn baiHoc.html (When clicked, Go to URL) > OK. Làm tương tự cho các nút nhấn liên kết khác. - Chèn thêm các chữ động vào vùng content, Insert > Image. - Tương tự, chèn Rollover Image cho thẻ div info, sửa lại chữ. - Lưu tập tin là TrangChu.html trong thư mục myEbook/site. 2.3.2. Trang “Giới thiệu” - “Giới thiệu” là trang để giới thiệu về Sách điện tử và Tác giả. Bố cục tương tự như Trang chủ nên ta chỉ cần File > Save as đặt tên là GioiThieu.html. -65- Hình 2.7. Giao diện trang Giới thiệu - Thanh tựa đề “Giới thiệu” thiết kế bằng Sothink Glanda. - Insert > Table để chèn bảng, gõ chữ Sách điện tử và Tác giả vào từng cột, sau đó chèn hình ngôi sao Insert > Image Objects > Rollover Image. - Dùng Sothink Glanda để thiết kế GTSDT.swf và GTTG.swf. Vào cửa sổ làm việc File > New (Blank Document), import hình nền, gõ chữ, thêm hiệu ứng cho chữ. Nhấp chuột phải vào cửa sổ scene 1 > Add scene. Làm tương tự để thêm các scene 2, 3, … Để cho tập tin ở chế độ trình chiếu tự động: diễn hết scene này rồi -66- chuyển sang scene kế tiếp, chọn scene, chuột phải, Properties > Action > Exit scene > Goto scene, chọn scene kế tiếp trong phim trình chiếu. - Tạo hành động cho chữ Sách điện tử, Tác giả để khi nhấn vào chữ nào thì nội dung hiển thị là tập tin tương ứng. Nhấp chọn chữ, trong mục Properties > Link đặt dấu #. Mở Windows >Behaviors >onClick >Show-hide layer, hide layer 1 (chứa GTSDT.swf) và unhide layer 2 (chứa GTTG.swf), làm tương tự nhưng chọn ngược lại cho chữ Tác giả. 2.3.3. Trang “Hướng dẫn” - File > Save as từ tập tin GioiThieu.html và đặt tên là HuongDan.html. - Xóa table, layer 2, chèn tập tin HD.swf vào layer 1. Hình 2.8. Giao diện trang Hướng dẫn -67- - Tạo tập tin HD.swf bằng chương trình CamStudio. Khởi động chương trình vào cửa sổ làm việc, nhấn chọn nút (record), mở sách điện tử ra và thực hiện những thao tác để giới thiệu sách. Khi hoàn tất nhấn nút , chọn đường dẫn myEbook/film, lưu file (có thể lưu ở dạng file.avi). - Tạo nút nhấn liên kết bằng Adobe Photoshop CS. Mở cửa sổ làm việc của chương trình, mở một tập tin mới (ctrl+N), kích thước 100/100, nền white. + Dùng công cụ Eliptical Maquee tool, tạo 1 layer mới (Ctrl+Shift+N), sau đó vẽ 1 vòng tròn và tô màu xanh cho nó. + Tạo tiếp 1 layer nữa, sau đó vẽ 1 hình elip như hình 2.9. + Chọn công cụ Gradient, màu trước là màu trắng, loại màu Gradient từ trắng đến mờ dần. Kích chuột vào điểm trên của quả cầu và kéo xuống dưới tâm. + Tiếp tục tạo 1 layer mới, và vẽ 1 hình elip nhỏ ở phía dưới. + Chọn công cụ Brush (B), tô vào vùng elip như hình 2.10. + Vào Fiter >Blur > Gausian Blur, thông số Radius: 25.4. + Chọn công cụ Gradient, màu trước là màu đen – dải màu từ đen đến mờ dần. Sau đó kéo từ trên xuống dưới như hình 2.11. Hình 2.9. Cửa sổ làm việc PS – vẽ hình elip Hình 2.10. Tô màu elip Hình 2.11. Tạo dải màu Gradient -68- + Chọn chế độ hòa trộn cho layer 3 là Overlay. + Mở tập tin home.png, sao chép hình ngôi nhà và dán vào lớp mới (layer 4), kéo layer 4 xuống dưới layer 2 như hình 2.12. Hình 2.12. Thao tác cuối cùng tạo nút nhấn liên kết + Lưu tập tin (File>Save as) với tên home.png trong thư mục myEbook/images. 2.3.4. Trang “Bài học” Trang này gồm các bài học được cấu trúc như sách giáo khoa. Nội dung từng bài được chia thành các mục lớn để tiện theo dõi, có kèm theo phim và hình ảnh minh họa. - Dùng CSS trong Macromedia Dreamweaver để tạo bố cục cho trang Bài học (tương tự cách làm trang Giới thiệu). Chỉnh sửa lại bố cục như mong muốn. -69- Hình 2.13. Giao diện trang Bài học - Tựa đề web và tựa bài học được thiết kế bằng Sothink Glanda. - Các nút nhấn liên kết là các quả cầu pha lê được thiết kế bằng Adobe Photoshop CS. - Thanh thực đơn bài học được thiết kế bằng Easy Button & Menu Maker: -70- + Khởi động chương trình Easy Button & Menu Maker vào cửa sổ làm việc. Nhấp chọn thẻ Menu Templates, chọn kiểu thể hiện cho thực đơn. + Nhấn Add Item, gõ chữ lên thực đơn, định dạng chữ như ý muốn. + Nhấn Add Submenu tạo menu cấp con. + Khi hoàn tất thực đơn, nhấn Insert into Web Page >Next, đặt tên cho thư mục chứa thực đơn. Sao chép mã lệnh và dán vào vị trí mong muốn trên trang web đang thiết kế. - Nội dung bài học được thiết kế bằng Macromedia Flash 8: + Khởi động Flash > Flash Slide Presentation. + Gõ nội dung bài học và chèn hình ảnh, phim vào từng slide 1, 2, … + Chèn các nút liên kết được làm bằng Crystal Button vào từng slide. + Tạo hành động cho các nút liên kết, nhấp chọn nút, Window/Behaviors, nhấn nút “+” (Add behavior), Screen > Go to Next Screen hoặc Go to Previous Screen cho nút “Tiếp tục” và nút “Quay lại”. 2.3.5. Trang “Bài tập” Gồm các bài tập đi kèm theo mỗi bài học (trừ hai bài thực hành 36, 37). Được chia làm 3 phần chính: bài tập giáo khoa, bài tập làm thêm, bài tập kiểm tra. Bên cạnh đó còn có một số phương pháp để giải nhanh bài tập trắc nghiệm và một ngân hàng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm cho các bạn tham khảo. - Cách tạo bố cục, tựa đề, các nút liên kết, thanh thực đơn, nội dung bài tập tương tự như trang Bài học. -71- Hình 2.14. Giao diện trang Bài tập - Các bài tập kiểm tra trắc nghiệm sau mỗi bài được tạo bằng chương trình Macromedia Flash 8. + Khởi động Flash > More …>Template > Quiz/Quiz_style1 > OK. -72- + Nhấp vào layer Interactions, xóa bỏ các frame chỉ giữ lại frame đầu, frame cuối và frame có chứa Multiple Choice Interaction. Thêm các frame giữa (nhấp chuột phải > Insert Frame) cho đủ số lượng câu hỏi trắc nghiệm. + Chỉnh sửa lại frame đầu và cuối như ý muốn. + Nhấp chuột phải vào nội dung frame giữa, chọn Break Apart. + Nhấp chọn Multiple Choice Interaction ở bên trái, vào Window >Component Inspector (Alt+F7). Điền các thông tin vào các thẻ Start, Options, Assets như hình sau:  Thẻ Start Hình 2.15. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Start -73- Interaction ID tương ứng với thứ tự của câu hỏi trong bài kiểm tra. Chọn Correct ở Checkbox1 nếu đáp án là câu A.  Thẻ Options Hình 2.16. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Option  Thẻ Assets -74- Hình 2.17. Điền thông tin tạo câu hỏi trắc nghiệm trên thẻ Assets + Trở lại màn hình Flash, gõ câu hỏi và câu trả lời tương ứng với các checkbox đã được tạo. + Làm tương tự với các frame còn lại ứng với các câu hỏi tiếp theo. + Sau khi hoàn tất bài kiểm tra, nhấn ctrl+s, rồi ctrl+enter để xuất phim, chép phim vào thư mục myEbook/film. - Các bài kiểm tra tổng hợp được tạo bằng Articulate Quizmaker '09. + Nhấn vào trong cửa sổ làm việc của chương trình để bắt đầu tạo câu hỏi 1. Nhập nội dung câu hỏi; nội dung câu trả lời và nhấn chọn trước đáp án đúng; -75- chọn điểm cho mỗi đúng là 1, câu sai là 0; gõ câu thông báo khi người tham gia trả lời đúng hay sai (như hình 2.18). Hình 2.18. Cửa sổ tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Articulate Quizmaker '09 + Nhập xong, nhấn Save & Close để lưu câu hỏi, làm tương tự với các câu hỏi tiếp theo. + Nhấn vào để vào cửa sổ tạo các thuộc tính cho bài kiểm tra. -76- Hình 2.19. Cửa sổ tạo thuộc tính cho bài kiểm tra bằng Articulate Quizmaker '09 + Xuất (Publish) tập tin ra dưới dạng web, chép cả thư mục lưu trữ vào thư mục bài tập. 2.3.6. Trang “Tư liệu” Đây là trang bổ sung thêm các kiến thức ngoài bài học trong sách giáo khoa. Cấu trúc trang gồm 4 phần chính: Hình ảnh về kim loại, Đặc tính của kim loại, Chuyện kể về kim loại, Chuyện kể về nhà bác học. Tên tập tin sẽ xuất Thời gian làm bài Số % điểm cần đạt -77- Hình 2.20. Giao diện trang Tư liệu - Cách tạo bố cục trang, tựa đề, các nút nhấn liên kết, thanh thực đơn, chèn hình ảnh, nội dung các mục tương tự như trang Bài tập. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày hai chỗ khác biệt: -78-  Nội dung phần Đặc tính của kim loại được tạo bằng chương trình Macromedia FlashPaper.  Kể chuyện về kim loại hay Kể chuyện về nhà bác học được tạo bằng FLIP Flash Album Deluxe.  Tạo tập tin dacTinh_Li.swf bằng Macromedia FlashPaper. + Khởi động Macromedia FlashPaper, vào cửa sổ làm việc. Đồng thời mở thư mục có chứa tập tin TSVL_Li.doc, nhấp chuột trái vào tên tập tin này rồi kéo thả vào vùng làm việc của FlashPaper. + Nhấp chuột vào Save as Macromedia Flash trên thanh tác vụ, chọn đường dẫn đến thư mục myEbook/film, rồi đặt tên tập tin như trên.  Tạo keVeKL.swf bằng FLIP Flash Album Deluxe. + Vào cửa sổ làm việc của FLIP Flash Album Deluxe > Add Photos, chọn hình ảnh muốn đưa vào câu chuyện. + Nhấp chọn thẻ Cover Pg, gõ tên cuốn sách và tác giả vào khung Title và Desc. Add Flash Color Page để chọn định dạng cho bìa sách. + Chọn thẻ End Pg, làm tương tự như trên. + Chọn thẻ Page Info để gõ số trang, chủ đề chuyện. + Thẻ Advance, để chọn chất lượng hình ảnh, khuôn mẫu cho sách. + Lưu tập tin, xem thử phim (Preview), và xuất phim (Export Flash Album) vào thư mục myEbook/film. 2.3.7. Trang “Vui học” Là trang với giao diện vui nhộn, chứa các thông tin bổ ích, giúp các em học sinh có thể vừa học, vừa chơi và thư giãn sau khi học bài và làm bài tập. Cấu trúc trang có 4 phần chính: Đố vui, Tìm từ, Thử tài, Giải trí. -79- Hình 2.21. Giao diện trang Vui học - Các nội dung trong trang được thiết kế tương tự như các trang ở phần khác. Riêng chỉ có trò chơi ô chữ (Tìm từ) được tạo bằng phần mềm EclipseCrossword, cách tạo như sau: -80- + Vào cửa sổ làm việc gõ các từ sẽ là đáp án vào khung Word, câu hỏi cho từ đó vào khung Clue for this word, rồi Add word to list. + Khi hoàn thành tất cả các từ nhấp chọn Next, chọn thư mục, đặt tên để lưu đáp án và câu hỏi. + Trong cửa sổ “What would you like to call this crossword puzzle?”, gõ tên “Ochu1” vào khung Name of this crossword (có thể gõ tên tác giả vào khung Your name), chọn Next > Next, nhấp chuột vào “Make another puzzle like this one” để chọn cách thể hiện ô chữ, nhấp Next > Save crossword, đặt tên để lưu ô chữ. + Nhấp chọn thẻ Save as a web page > Interaction with JavaScript đặt tên cho tập tin là oChu1.html. + Mở tập tin oChu1.html bằng Dreamweaver, ở chế độ làm việc Code, sao chép đoạn mã lệnh và dán vào trang timTu.html. + Thoát khỏi chương trình tạo ô chữ (Close) và hoàn tất công việc. 2.4. Hướng dẫn sử dụng E-book - Nếu mở E-book từ đĩa cứng trên máy tính của bạn, chọn thư mục myEbook/ site, nhấp đúp chuột vào tập tin TrangChu.html để vào Trang chủ. (Nếu trình duyệt web của bạn đang ở chế độ bảo vệ, chương trình sẽ khóa tập tin lại, bạn nhấp chuột trái lên hộp thoại này và nhấp chọn Allow Blocked Content...) Từ Trang chủ, bạn nhấp chuột vào nút nhấn liên kết để xem phim hướng dẫn sử dụng E-book. - Còn nếu chạy trên đĩa CD, khi cho đĩa CD vào ổ đĩa, chương trình sẽ tự động chạy tập tin autorun.exe và từ đó bạn mở Trang chủ ra, làm tương tự như trên để xem hướng dẫn sử dụng. -81- - Bạn cũng có thể xem hướng dẫn khi đang ở bất cứ trang nào trong E-book bằng cách nhấp chuột vào quả cầu liên kết này. Kết luận chương 2 Chương này chúng tôi đã trình bày được những vấn đề sau: Tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng, phương pháp dạy học cơ bản của chương 6 - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Chương trình nâng cao định hướng cho việc thiết kế E-book. Đồng thời trình bày khá chi tiết các thao tác thiết kế một số giao diện chính trong E-book. ------ -82- CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá hiệu quả của E-book đã thiết kế vào việc dạy học chương 6, Hóa học 12 – nâng cao thể hiện qua tiêu chí sau: - Kết quả học tập của học sinh được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra của HS). - Độ bền kiến thức được nâng lên (đánh giá qua kết quả bài kiểm tra của HS). - HS hứng thú trong học tập, yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90270LVHHPPDH032.pdf
Tài liệu liên quan