Tài liệu Luận văn Thị trường vàng ở Việt Nam: tính chất, quan hệ với các thị trường đầu tư khác: Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -1-
Luận văn
Thị trường vàng ở Việt
Nam – tính chất, quan hệ
với các thị trường đầu tư
khác
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -2-
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu.
II. Phần nội dung.
2.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
2.2 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.
2.2.1 Thị trường chứng khoán.
2.2.2 Thị trương tiền tệ và dầu mỏ.
III. Phần kết luận.
IV. Tài liệu tham khảo.
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -3-
Thị trường vàng ở Việt Nam – tính chất, quan hệ với các
thị trường đầu tư khác.
I. Phần mở đầu.
Việt Nam là trường hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thế
giới mà cả vàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô lai Mỹ) được người dân tự do sử
dụng công khai, bình đẳng như nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toán
và giao dịch với ngân hàng, như nội tệ - Đồng Việt Nam, đồng tiền của quố...
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thị trường vàng ở Việt Nam: tính chất, quan hệ với các thị trường đầu tư khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -1-
Luận văn
Thị trường vàng ở Việt
Nam – tính chất, quan hệ
với các thị trường đầu tư
khác
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -2-
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu.
II. Phần nội dung.
2.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
2.2 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.
2.2.1 Thị trường chứng khoán.
2.2.2 Thị trương tiền tệ và dầu mỏ.
III. Phần kết luận.
IV. Tài liệu tham khảo.
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -3-
Thị trường vàng ở Việt Nam – tính chất, quan hệ với các
thị trường đầu tư khác.
I. Phần mở đầu.
Việt Nam là trường hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thế
giới mà cả vàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô lai Mỹ) được người dân tự do sử
dụng công khai, bình đẳng như nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toán
và giao dịch với ngân hàng, như nội tệ - Đồng Việt Nam, đồng tiền của quốc
gia. Các Ngân hàng thương mại (NHTM), tập trung là các NHTM cổ phần ở
thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bằng nội tệ
- Đồng Việt Nam, vừa thực hiện huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ,
vừa huy động vốn và cho vay bằng vàng. Nhiều NHTM cổ phần công bố
công khai lãi suất huy động vốn bằng vàng, lãi suất cho vay vốn bằng vàng.
mức lãi suất đó cao hơn so với USD và thấp hơn so với nội tệ.
Trong khi đó hầu hết các nước, giờ đây vàng chỉ sử dụng là đồ trang
sức của người dân và là một danh mục dự trữ quốc gia; còn người ta không
sử dụng trong thanh toán. Song ở Việt Nam, người ta sử dụng vàng làm đơn
vị thanh toán và phương tiện thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tập
trung tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Hàng ngày chúng
ta đọc trong mục quảng cáo của không ít tờ báo đăng các tin rao bán: đất ở
khu này, diện tích như thế này, giá 2 cây/1m2, hay 9 chỉ/m2, hoặc biệt thự nọ
giá 1.500 cây vàng. Việc công bố giao dịch như vậy cũng xuất hiện công
khai trong các giao dịch địa ốc của các ngân hàng, như: ACB... Trong thực
tế, ít người thanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị
thanh toán, người mua và người bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt,
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -4-
chủ yếu là đồng Việt Nam. Có thể nói thị trường vàng Việt Nam diễn ra rất
phức tạp, bên cạnh đó còn có mối quan hệ mật thiết với các thị trường đầu tư
khác như: Thị trường chứng khoán, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ…
Chính vì vậy việc nghiên cứu” Thị trường vàng Việt Nam – Tính chất,
quan hệ với các thị trường đầu tư khác” giúp các tác nhân trong nền kinh
tế có thể phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của thị trường vàng cũng
như ảnh hưởng của nó tới các thị trường khác từ đó nhanh chóng có những
giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực cũng như tận dụng những cơ
hội mà thị trường vàng mang lại.
II. Phần nội dung.
2.1 Tổng quan về thị trường vàng trong những năm gần đây.
Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng giá vàng liên tục
tăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số
liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ
tiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính.
Theo các nhà phân tích thì đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắn
hạn. Điều này tạo áp lực cho giới đầu tư và thôi thúc họ tiến về thị trường
kim loại quý, trong đó vàng là một điển hình. Giá vàng trong thời gian gần
đây liên tục lập kỷ lục mới và đã tăng trên 24% trong năm 2009.
Như vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu. Trên thực tế,
đồng USD mất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiến
của Mỹ tại Trung Đông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này còn
rất cam go. Vì thế, giá vàng có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chững
lại và bắt đầu xu hướng giảm khi cuộc chiến tại Afganistan có dấu hiệu kết
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -5-
thúc. Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nước trong việc chặn đà suy giảm
USD như đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏa thuận nào đó giữa
các nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện được tình hình. Tại những
thời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợ
phục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng. Qua theo dõi cho
thấy, giá vàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thường: củng cố, điều
chỉnh và tăng trở lại.
Trước đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu lửa vào cuối những
năm 70 của thế kỷ trước, giá vàng thế giới đã tăng cao và đạt mức kỷ lục
850 USD/ounce vào tháng 10/1980. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã giảm liên
tục và xuống dưới 260USD/ounce vào giữa năm 1999. Nhờ các biện pháp
chống bán phá giá nên giá vàng phục hồi dần, nhưng đã tăng mạnh sau sự
kiện 11/9/2001.
Tại Việt Nam, vàng được đưa vào lưu thông rất đa dạng về chủng loại
và mẫu mã, nhưng thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào vàng nhập
khẩu, cả về khối lượng và giá cả. Hàng năm, nước ta nhập khoảng trên 60
tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước, nhưng vàng không ảnh
hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù một bộ phận người
dân vẫn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán mua bán nhà đất, cất trữ
vàng làm tài sản hộ thân. Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụng trong thanh
toán cũng như giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ so với M2,
tổng vốn huy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng.
Trước những diễn biến của thị trường vàng trong nước (giá vàng trong
nước cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới trên 6%). Ngày 11/11/2009,
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -6-
Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị
kinh doanh vàng nhằm tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, góp phần ổn
định giá vàng trong nước.
Tiếp đó, ngày 30/12/2009, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản
số 369/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không được tổ chức và thực
hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức.
Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến
kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong
nước phải chấm dứt hoạt động.
Do hoạt động kinh doanh trên sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh
vàng trên tài khoản đã cho thấy một số yếu tố tiềm ẩn có thể gây bất ổn cho
kinh tế - xã hội.
Do đây là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, không phải là hoạt động
sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Hơn nữa, đến nay vẫn
chưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh này.
Do đó, Chính phủ cũng giao, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản
lý vàng để trình Chính phủ ban hành một quy định đầy đủ về quản lý kinh
doanh vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý hoạt động
kinh doanh vàng.
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -7-
Ngoài ra, ngày 11/01/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã
có văn bản số 258/NHNN-CSTT gửi các Ngân hàng thương mại và chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu
ngừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn vàng.
2.2 Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác.
2.2.1 Thị trường chứng khoán.
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho
nhau, nghĩa là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán,
hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời. Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch
chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất
sinh lời cao hơn. Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiều
cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầu
tư vào vàng.
Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều:
Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn cho
nhau, nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhà
đầu tư quan tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinh
doanh này hơn.
Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tài
chính. Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhà
đầu tư sự phấn khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia.
Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanh
nghiệp phá sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị. Đầu tư vào
vàng có thể lãi, có thể lỗ, nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -8-
nội tại của nó. Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn chia sẻ rủi ro bằng cách
trong khi đầu tư chứng khoán thì vẫn đầu tư vàng.
Tóm lại, khi chứng khoán lên, có thể một số nhà đầu tư sẽ dồn vốn
đầu tư sang kênh này, nhưng điều này không hẳn dẫn tới sự trầm lắng của thị
trường vàng.
2.2.2 Thị trường tiền tệ và dầu mỏ.
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng
(3/4 trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bán
vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng
thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi như
một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá
vàng dao động quanh ngưỡng 35USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng.
Năm 1971, Mỹ ngừng bán vàng ra thị trường thế giới. Để đáp lại, các
nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) buộc phải bán lượng USD đang dự trữ đề
mua vàng trên thị trường thế giới. Hệ quả là đã đẩy giá dầu tăng lên gấp
chục lần lên mức 40USD/thùng và vàng là 850 USD/ounce (tính theo thời
giá hiện nay là khoảng 2500 USD/ounce). Đây được đánh giá là một cú sốc
lớn đối với nền tài chính thế giới, là hệ quả của việc gỡ bỏ hệ thống bản vị
vàng ra khỏi đồng USD trong tháng 8/1971 của tổng thống Mỹ Richard M
Nixon.
Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ này một cách đơn giản như sau:
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -9-
Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự
biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế
thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền
kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và
tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.
Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu
mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có
xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và
kéo theo sự tăng giá của vàng.
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu và
một lần nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu. Giá
dầu đạt mức kỷ lục 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006. Mức kỷ lục này
cao hơn 39% so với mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng
(ngày 26/10/2004) và trên 10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85
USD/thùng vào ngày 27/8/2005.
Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó
cũng không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn
cung hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự
trữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517
USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732
USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong
vòng 1 tháng.
Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức
675 USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 - 2006. Một biến động chưa từng có
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -10-
trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới trong
phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần
23% so với thời điểm đầu năm.
Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục
cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị
trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân
hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là chính phủ
các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp tung các gói hỗ
trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự bơm vốn mạnh mẽ của các Chính phủ khiến gia tăng sự
thâm hụt ngân sách nặng nề. Ở đây ta hãy khoan bàn đến vấn đề thâm hụt
ngân sách Chính phủ, mà chỉ đánh giá tác động của việc bơm tiền cứu nền
kinh tế.
Trước hết, các gói hỗ trợ kinh tế có mặt tốt là thúc đẩy sự thanh khoản
của thị trường, cung ứng vốn cho các lính vực sản xuất quan trọng. Tuy
nhiên, viêc tăng cung tiền khi nền kinh tế chưa “hấp thụ” được đã khiến
đồng USD bị giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR, đồng
Yên Nhật. Điều này dĩ nhiên gây nên mối lo ngại sâu sắc đối với các nước
OPEC và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn.
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -11-
III. Kết luận.
Có thể nói trong thời gian gần đây thị trường vàng diễn biến rất phức tạp, giá
vàng liên tuc tăng mặc dù nhà nước đã có những chính sách nhằm bình ổn
giá vàng trong nước. Tuy nhiên thị trường vàng trong nước phụ thuộc vào
vàng nhập khẩu, cả về khối lượng và giá cả. Hàng năm, nước ta nhập khoảng
trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước vì vậy khi mà giá
vàng quốc tế lên cao như hiện nay làm cho giá vàng trong nước cung tăng
lên theo mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để bình ổn giá vàng.
Khi giá vàng tăng cao như vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến các thị trường
đầu tư khác như thị trường tiền tệ, chứng khoán, dầu mỏ… vì vậy đứng dưới
góc độ một nhà đầu tư việc tìm hiểu về thị trường vàng cũng như mối quan
hệ giữa thị trường này và các thị trường khác là hết sức cần thiết. Điều đó
giúp các tác nhân đó tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội do thị
trường vàng biến đổi đem lại để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất cũng như
phản ứng một cách linh hoạt vơi những rủi ro mà nó mang lại để nhanh
chóng thay đổi phương thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới
để việc kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi.
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi
Tiểu luận Tài chính tiền tệ -12-
IV. Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí kinh tế và phát triển
2. Giáo trình tài chính tiền tệ (Trường đại học bưu chính viễn thông)
3. Các thông tin trên mạng Internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thị trường vàng ở Việt Nam – tính chất, quan hệ với các thị trường đầu tư khác.pdf