Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov

Tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Nguyễn Công Hoan còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc. Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật là truyện ngắn. Nhiều trong số các truyện ngắn của ông được xếp vào truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc. Chúng ta có thể sánh ông với những nhà văn viết truyện ngắn trào phúng nổi tiếng nhất như Guy dơ Mopatxang, Sekhov…. [37,tr. 181]. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều th ế hệ độc g iả, cho tới nay vẫn được tiếp tục khám phá và đào sâu để tìm tiếp những " vỉa vàng" lấp lánh. Sekhov (1860 - 1904) là đại biểu xuất sắ...

pdf100 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Nguyễn Công Hoan còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc. Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật là truyện ngắn. Nhiều trong số các truyện ngắn của ông được xếp vào truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc. Chúng ta có thể sánh ông với những nhà văn viết truyện ngắn trào phúng nổi tiếng nhất như Guy dơ Mopatxang, Sekhov…. [37,tr. 181]. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều th ế hệ độc g iả, cho tới nay vẫn được tiếp tục khám phá và đào sâu để tìm tiếp những " vỉa vàng" lấp lánh. Sekhov (1860 - 1904) là đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học Nga thế kỷ XIX, là nhà văn, nhà cách tân nghệ thuật mới mẻ trong lĩnh vực truyện ngắn. Hơn hai mươi năm cầm bút, Sekhov để lại một khối lượng lớn truyện ngắn có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học Nga và thế giới. Sự nghiệp sáng tác của ông vẫn luôn là hiện tượng hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu phê bình "nghĩ tiếp" và khơi sâu vào những " địa tầng" mới trong thế giới nghệ thuật của ông. Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov vẫn ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ, truyện ngắn của hai nhà văn này vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa đạt được những giá trị chung phổ quát của văn học thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 1.2. Đối với bạn đọc Việt Nam, Nguyễn Công Hoan rất quen thuộc và gần gũi. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Sekhov cũng là một hiện tượng văn học lớn không xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Ở Nga đã có hẳn một ngành Sekhov học, với nhiều công trình nghiên cứu về Sekhov. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình chuyên biệt nào xem xét thế giới nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov trong mối quan hệ so sánh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov”. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng tìm ra những nét tương đồng trong việc tổ chức hệ thống nhân vật ở truyện ngắn của hai nhà văn, chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật, hiệu quả thẩm mĩ của cách thức tổ chức đó; tìm ra những nét khác biệt thể hiện cái độc đáo, cái sắc nét của mỗi nhà văn với đặc trưng dân tộc, đặc trưng văn hoá khác nhau. 1.3. Trong khoa học giáo dục Việt Nam, Nguyễn Công Hoan và Sekhov là hai tác gia trong số các tác gia tiêu biểu được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường.Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một cách “đọc, hiểu” mới tác phẩm của hai nhà văn nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. Điều này bổ sung và làm mới cách thức tiếp nhận văn học, cũng như công tác giảng dạy của chúng tôi trong nhà trường. Đồng thời đề tài của chúng tôi góp một phần nhỏ bé vào việc chứng tỏ vai trò của bộ môn văn học so sánh - một bộ môn khoa học có tính chất quốc tế mà hiện nay đang được giới nghiên cứu văn học nghệ thuật trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng quan tâm. 2. Lịch sử vấn đề Với đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov”, chúng tôi tập trung xem xét những tư liệu có liên quan đến nhân vật, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 thế giới nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn. Từ những tài liệu thu thập được chúng tôi có những nhận xét sau: 2.1. Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến “ một đời văn lực lưỡng” . Ông không chỉ có những đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 mà còn có công xây dựng nên một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong mấy chục năm qua. Nguyễn Công Hoan đã gây được sự chú ý của dư luận ngay từ tập truyện ngắn đầu tiên “Kiếp hồng nhan”, xuất bản năm 1923. Nhưng phải đến những năm 1929 – 1933 nhà văn mới thực sự khẳng định mình bằng những truyện ngắn in ở mục Xã hội ba đào ký trong An Nam tạp chí do Tản Đà chủ trương. Những truyện ngắn này được độc giả yêu thích. Tên tuổi của nhà văn chuyên viết những “cảnh đi xuống của xã hội” đã nhanh chóng trở nên quen thuộc với bạn đọc. Tháng 6 – 1935, khi tập truyện ngắn “Kép Tư Bền” ra đời, sáng tác của Nguyễn Công Hoan đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình.. Tập Kép Tư Bền đã mở đầu cho trào lưu văn học tả chân xã hội, đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.. Với Nguyễn Công Hoan, Kép Tư Bền có thể xem là mốc đánh dấu trong đời văn chương Ông viết: “ việc cuốn Kép Tư Bền được hoan nghênh làm tôi tin rằng tôi có thể viết nổi tiểu thuyết và tôi có thể theo đuổi được nghề văn" [35, tr.118]. Tập truyện với nghệ thuật độc đáo mới lạ, đã thu hút được đông đảo bạn đọc trong cả nước, Họ chú tâm nhiều hơn đến những tác phẩm hiện thực của Nguyễn Công Hoan. Năm đó Kép Tư Bền là tập truyện được đánh giá hay nhất, được mười tám tờ báo Bắc, Trung, Nam viết bài khen ngợi và trở thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 đề tài cho một cuộc tranh luận về nghệ thuật. Phái nghệ thuật vị nhân sinh của Hải Triều đã viết nhiều bài đanh thép để công kích phái nghệ thuật vị nghệ thuật của Hoài Thanh. Khi cuộc tranh luận đang trong độ gay cấn nhất thì Hải Triều đọc được Kép Tư Bền. Kép Tư Bền trở thành cứu cánh đưa phái Nghệ thuật vị nhân sinh đến thắng lợi. Trong một bài bút chiến Hải Triều có viết: “ Cái chủ trương Nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện bằng những bức tranh linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của văn sĩ Nguyễn Công Hoan”[66, tr.64] Sau khi tập truyện Kép Tư Bền ra đời, Thiếu Sơn đã xếp Nguyễn Công Hoan và Tam Lang ở cùng một phái " tả chân xã hội" và cho rằng: " Cũng như Tam Lang, tác giả của Kép Tư Bền ưa nói đến những bề trái của xã hội, ưa phanh phui, bày tỏ những cái hèn kém, xấu xa gian tà, độc ác của người đời" và cuối cùng tác giả đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả (...) ". Cái đặc sắc của ông Hoan là ỏ chỗ biết quan sát những cái gì chung quanh mình, biết kiếm ra những câu truyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét ngộ nghĩnh thần tình, viết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch (...) còn nói về cái tài vẽ người của ông thì thật là tuyệt diệu, có lẽ không thua gì những Carcteres và Paraits của La Bruyere" [71, tr.441- 442]. Trần Hạc Đình khi nhận xét về “Kép Tư Bền”, qua nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật có viết "Ông ưa tả , ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt đê tiện của cả một hạng người xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Hạng người này có gặp ở đời, ta thường lầm vì cái bề ngoài mà phải kính trọng nể nang họ” và tác giả kết luận “Nhà văn ở đây vô tình lại có cái đau đớn, khổ sở lầm than của hạng người cùng đinh nghèo khổ và cái giả trá xấu xa bất lương của bọn quyền quý trưởng giả, nhà văn đã nhận thấy rằng: “cái xã hội hiện thời đầy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 rẫy sự ô trọc, giả dối lại xây lên trên mọi sự bất bình, là một xã hội cần phải đạp đổ”” [17, tr.40]. Về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Ngọc Phan đã nhận định : “Ông miêu tả đủ hạng người trong xã hội, nhưng ít khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uất của họ thì không bao giờ ông đả động, bao giờ cũng đặt họ vào một khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục mà họ đã " ra trò" với những bộ mặt phường tuồng của họ” [64, tr.1078] Trên đây là những ý kiến đánh giá và phê bình về thế giới nhân vật được miêu tả, khắc hoạ trong truyện ngắn Nguyễn công Hoan trước năm 1945. Sau năm 1945 các nhà nghiên cứu đi vào khai thác sâu hơn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông và đi đến những ý kiến thống nhất về nghệ thuật mô tả nhân vật, xây dựng tính cách nhân vật, chân dung nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Nhóm tác giả trong cuốn Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam có nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật như sau: " ông có sở trường về cách mô tả tư cách hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại, bọn hãnh tiến giầu có, sang trọng và khinh người" [ 9, tr.101]. Nói về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Công Hoan qua thủ pháp nghệ thuật trào phúng, Trương Chính lại cho rằng: "cách vẽ phóng đai, cách vẽ biếm hoạ của nghệ thuật gây cười... cách tập trung tất cả những cái xấu về hình thức cũng như về tư tưởng vào nhân vật phản diện không phải là cách sáng tạo điển hình. Cách đó sẽ làm cho nhân vật kỳ dị, méo mó, không thật. Bệnh công thức, bệnh sơ lược bắt đầu từ đây chứ còn từ đâu nữa" [8, tr.169] Tại cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định: "Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú, ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực, những mâu thuẫn, những cảnh tượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 trái và phản nhau…. Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới những những kẻ khốn khổ đáng thương. Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan người đọc như được trực tiếp sống giữa cái xã hội khốn cùng của những con người dưới đáy, những thói hư tật xấu của đám thanh niên tiểu tư sản thành thị chạy theo lối sống "Âu hoá". Hoặc “khi nhân vật ông miêu tả vừa là kẻ có tiền, có quyền vừa có nhân cách và hành động trái ngược với thứ đạo đức ông ưa, thì ông lên án bằng cả lý trí và tình cảm. Tiếng cười đả kích của ông sảng khoái, nhân vật của ông sống, tác phẩm của ông thành công” [75, tr.222]. Nguyễn Hoành Khung trong Từ điển văn học - tập 2 đánh giá về nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Công Hoan: "Mỗi nhân vật nhà văn thường chỉ nêu lên một nét tính cách cơ bản, bộc lộ qua hành động ngôn ngữ, tình huống nào đó (...). Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chưa có bề sâu tâm lý. Song không vì vậy mà chúng không chân thực, không sinh động. Có thể nói trái lại, chỉ bằng vài nét vẽ, nhà văn đã phác ra được một bộ mặt, một tư thế, một chân dung khá sinh động với nét tâm lý chủ yếu nổi bật, phù hợp với bản chất xã hội nhân vật" [39, tr.56]. Vũ Ngọc Khánh trong Thơ văn trào phúng Việt Nam , có viết về thủ pháp nghệ thuật, cách mô tả nhân vật của Nguyễn Công Hoan như sau: "Thủ pháp quen thuộc và độc đáo của Nguyễn Công Hoan là hay làm cho bộ mặt đối tượng trở nên méo mó hơn, lố bịch hơn để bản chất ti tiện của nó được nổi rõ hơn" [38, tr.375]. Nhóm Lê Trí Dũng - Trần Đình Hựu Trong cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 nhận xét về ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, cho rằng: "Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả đâu là ngôn ngữ nhân vật và mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ của riêng mình. Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại đã hình thành" [13, tr.386] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã nhận xét như sau: “Với số lượng khá lớn như vậy… Nguyễn Công Hoan đã hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, nhà báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, tư sản, các nhà buôn, nha thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào,nghị viên, công chức, học sinh đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp…từ các giai cấp bị bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”. “Quả thật, Nguyễn Công Hoan là một nhà văn có tài xây dựng nhân vật phản diện (...) việc xây dựng nhân vật phản diện cho phép nhà văn được tô đậm khuếch ®¹i những nét tiêu biểu” [14, tr.351] Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan nhiều nhất phải kể đến Lê Thị Đức Hạnh, với những công trình nghiên cứu sâu sắc, cụ thể, bà đã chỉ ra được những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Khi nhận xét về cách miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, bà viết: “Cách miêu tả nhân vật trong sự đối lập giữa hai sự vật bản chất khác nhau, giữa bản chất với hiện tượng, nội dung với hình thức..." [28, tr.58] Nhận xét về chân dung nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả Hoàng Anh trong Văn tập 39 khẳng định: "Những chân dung Nguyễn Công Hoan vẽ nên là những ký hoạ hoặc biếm hoạ linh hoạt, không chỉ đặc tả tính cách của từng loại nhân vật qua cái thần của họ, mà xếp bên cạnh nhau còn hiện lên lồ lộ bức tranh toàn cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến, mặc dù chúng cố tình che đậy, giấu giếm sau tấm phông loè loẹt, mỹ miều" [67, tr.54] Nhìn dưới góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử nhận xét: "Con người trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là con người bị tha hoá, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 vật hoá, sống và hoạt động hầu như phi nhân tính. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là thế giới làm trò, nhân vật là những kẻ làm trò” [21, tr.142] Những tổng hợp ý kiến trên, một mặt cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt Nam hiện đại, một mặt đã ít nhiều chú ý đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Từ những ý kiến đó đã gợi ý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài. 2.2. A.Sekhov và truyện ngắn Nhà văn lão thành Nga Grigôrôvich là người đầu tiên có công phát hiện và đưa ra ý kiến đánh giá mang tính dự báo về tài năng nghệ thuật độc đáo của Sekhov. Đồng thời ông còn khích lệ cổ vũ và xác định ưu thế vượt trội của tác giả trong thể loại văn học này: “Tôi rất kinh ngạc về sự độc đáo của các chi tiết trong truyện, và nhất là tính trung thực, chân xác sâu sắc trong việc mô tả các nhân vật và cả thiên nhiên nữa (...), anh đã có khả năng phân tích nội tâm rất sâu, cả tài tả cảnh điêu luyện” [20, tr.161-162] Yêu mến tài năng nghệ thuật của nhà văn Sekhov, đại văn hào Nga L.Tonxtoi không chỉ coi ông như một người kế tục và thừa hưởng đầy đủ truyền thống văn hoá, tinh thần tốt đẹp của dân tộc Nga, mà còn là người cách tân của văn học Nga. “Điều chủ yếu là bao giờ Sekhov cũng chân thành, và đó là phẩm chất cao quý của nhà văn, nhờ đó mà Sekhov đã sáng tạo ra được những hình thức viết mới, hoàn toàn mới” [20, tr.330] hoặc “đây là một viên ngọc, một ngôn từ tuyệt diệu. Cả Tuôcghênhep và Gônsarôp, cả tôi không ai viết được như ông ta” [58, tr.41]. Nhận xét này có ý nghĩa định hướng và cổ vũ A.sêkhov vững tin sáng tạo. G.N. Pospelôp với chuyên luận “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, khi xây dựng lý thuyết về cốt truyện cũng đánh giá quan trọng về những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn: “ Cơ sở của truyện không phải là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 các sự kiện đột biến, mà là những cơn thăng trầm trong cảm xúc của nhân vật, thường là độc lập với bất cứ sự kiện nào, sự cảm thụ và lý giải các hiện tượng và sự thực ngày càng mới, những sự bừng sáng của trí tuệ, các bước chuyển hoá từ quan niệm hư ảo đến cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc có tính phê phán đối với thế giới, hoặc là ngược lại, ngày càng phụ thuộc vào sức ỳ của cái tầm thường”[63, tr.42] M.Gorki là người rất say mê Sekhov. Ông đã nhận xét: “Sự tầm thường ti tiện là kẻ thù của anh, suốt đời anh đã đấu tranh với nó, bắt nó hiện nguyên hình nghiêm khắc qua ngòi bút của anh, anh biết moi móc ra vết mốc meo hôi hám của nó ở ngay chỗ mà mới nhìn tưởng như mọi vật đều sắp đặt khéo léo và có vẻ choáng lộn nữa” [59, tr.36]. Đồng thời ông cũng khẳng định tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Sekhov: “Mỗi một truyện của Sekhov đưa ra, là nhấn sâu thêm vào cái điểm dũng cảm và yêu thương cuộc đời, nó là một điểm rất quý và rất cần cho chúng ta”… “ Mỗi một truyện ngắn là một cái thảm kịch nhỏ, nó cảm người một cách sâu sắc” [78, tr.258] M.Gorki đã có những nhận xét chân thành và sâu sắc về tính hiện thực trong sáng tác của Sêkhov: "Tất cả những con người ấy, kẻ xấu cũng như người tốt, đều sống trong câu chuyện của Sekhov đúng như họ sống trong hiện thực. Trong các truyện ngắn của Sekhov, không hề có một cái gì mà lại không có thật trong cuộc sống. Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng ông, chính là ông không bịa đặt ra một cái gì, “không có trên đời này”, tuy có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước. Ông không bao giờ tô vẽ cho con người...” [22, tr.5] Nhận xét về đầu óc nô lệ trong thế giới nhân vật của Sekhov M. Gorki viết: “Trước mắt ta diễu qua cả một chuỗi dài vô tận những kẻ nô lệ và nô tỳ của tình yêu, của sự ngu dại và của thói lười biếng, của sự tham lam đối với những lạc thú trần gian; đó là nhưng kẻ nô lệ của một nỗi sợ hãi, tối t ăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 trước cuộc sống, họ quằn quại trong một nỗi lo âu mơ hồ và trút ra những lời lẽ đầu Ngô mình Sở về tương lai vì cảm thấy trong hiện tại không có chỗ cho mình đứng...” [22, tr.5] Là đại diện xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga cuối thế kỷ XIX Sekhov được giới thiệu ở Việt Nam khá sớm. Nhiều nhà văn Vi ệt Nam say mê Sekhov như Nguyễn Tuân, Nam Cao. Những truyện ngắn đầu tiên của Sekhov được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943. Nguyễn Tuân đã có bài nghiên cứu đầu tiên về ông. Đến nay ở Việt Nam A.Sêkhov được coi là một tài năng đặc biệt, được hâm mộ và ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng. Nhà văn Nguyễn Tuân trong lời giới thiệu ở tập truyện ngắn Sekhov, đã nhận xét: “Trong sáng tác, Sekhov không chen vào mà giải quyết vấn đề, hoặc gián tiếp giải quyết bằng nhân vật này khác. Sekhov cho ta thấy, cho ta xem hết ông nọ bà kia, cho ta gặp nhưng thằng, những con người và như ngụ ý hỏi lại những người đồng điệu chúng ta rằng: “ Trò đời là vậy đó? Vậy thì có nên để nó tồn tại thế không? Có nên bắt chước họ sống một cách tồi tàn, bậy bạ như thế không?” [77, tr.14] Nhấn mạnh cái tính chất ban đầu, tính chất khởi điểm trong cách miêu tả nhân vật của Sekhov, Hoàng Xuân Nhị nhận xét: “lần đầu tiên trong văn học Nga và thế giới chúng ta thấy toàn bộ sáng tác của nhà văn tập trung vào biểu hiện những con người nhìn bề ngoài mà nói rất tầm thường, biểu hiện cảnh sống buồn chán, nghẹt thở, đau thương của họ”[ 65, tr.79] Dịch giả Đỗ Khánh Hoan cho rằng: Thế giới nhân vật Sekhov "là một nhân loại nho nhỏ", qua đó ông nhấn mạnh tính phức tạp của những "mảnh đời" những "mảng sống" của đủ mọi hạng người trong xã hội. Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang đã đưa ra những nhận định để khái quát số lượng nhân vật đông đảo, nhân vật trong truyện ngắn của Sekhov "đó là những cảnh tượng đông đúc huyên náo thật đáng kinh ngạc, hàng nghìn con người, chải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 chuốt và bê tha… nói tóm lại chúng ta sẽ gặp được cả một thế giới trên cái đường phố tưởng tượng kia một thế giới thu nhỏ dường như thật hơn, cô đọng hơn, vừa xấu xa hơn mà cũng vừa cao cả hơn" [20, tr.12] Năm 2004 ở Việt Nam đã có một cuộc hội thảo kh oa học kỉ niện 100 năm ngày mất Sekhov. Chúng tôi chú ý đến một số ý kiến về nhân vật trong truyện ngắn Sekhov. Đi sâu tìm tòi những cái mới trong truyện ngắn Sekhov, Nguyễn Hải Hà đã chú trọng khám phá “Sekhov không trực tiếp miêu tả nhân vật như F.Dostoievski, L.Tonxtoi nhưng ông vẫn quan tâm đến thể hiện tâm lý theo cách riêng của mình, qua hành động, đối thoại, cảm nhận thiên nhiên và qua chân dung nữa". Đồng thời chú ý đến bút pháp nghệ thuật trong miêu tả chân dung của Sekhov, ông viết: "Ông rất chú trọng đến chân dung nhân vật, nắm bắt tâm lý của nó". [22, tr.6]. Bên cạnh đó, Nguyễn Hải Hà trong bài Cái mới trong truyện ngắn Sekhov, đã chỉ ra thói tật nô lệ của những nhân vật trong truyện ngắn của Sekhov: “Có thể nói thói nô lệ ngấn sâu và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà, trí thức, viên chức, quan nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, “ những con người không biết kính trọng cái phẩm giá làm người của mình, đành tâm ngoan ngoãn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô lệ”[22, tr.5]. Sekhov muốn giúp con người “chắt lọc, loại bỏ khỏi con người mình từng giọt nô lệ”. Phạm Xuân Nguyên cũng gặp gỡ Nguyễn Hải Hà khi khẳng định tài năng của Sekhov trong miêu tả tâm lý nhân vật "... Sekhov có biệt tài khám phá những khả năng kinh ngạc của bản tính con người, sự phân tích tâm lý của ông rất sâu sắc và linh động”[57, tr.6]. Trong bài Sekhov - Người trần thuật điềm tĩnh tài hoa, Nguyễn Trường Lịch lại chú ý tới giọng điệu, điểm nhìn của người thuật truyện như: “lối dẫn truyện khách quan, sự vắng mặt cả người thuật truyện. Ông đã chứng minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 cho các luận điểm của mình bằng các tác phẩm như Người đàn bà có con chó nhỏ, Hai kẻ thù....” [44, tr.89] Đến với thế giới nhân vật đông đảo của Sekhov nhiều nhà nghiên cứu khẳng định lần đầu tiên trong văn học những con người bình thường trong cuộc sống chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của Sekhov…. Nói cách khác, có thể khẳng định "gu" thẩm mĩ hay cái tạng của Sekhov là "nhà văn của đời thường”. Như vậy hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng Sekhov là nhà văn của tầng lớp bình dân, nhân vật của ông chỉ loay hoay với cuộc sống đời thường với những lo lắng tủn mủn về vật chất, những biến động tinh thần không lớn lắm trong từng nhân vật. Tuy nhiên, với tài năng của mình, thông qua cái thế giới nhân vật sám xịt ấy, Sekhov đã phản ánh và nói lên được những vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga hoàng lúc bấy giờ. Với một loạt bài viết của mình, Đào Tuấn Ảnh là một trong những người mở đầu cho khuynh hướng nghiên cứu Sekhov theo lối so sánh loại hình. So sánh truyện ngắn của Sekhov với truyện ngắn của Nam Cao nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tương đồng loại hình trong sáng tác của hai nhà văn thể hiện ở kiểu truyện “không cốt truyện” , ở nghệ thuật trần thuật (người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn…), ở nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật. Từ những so sánh nêu trên nhà nghiên cứu đã hướng tới kết luận về một “chủ nghĩa hiện thực kiểu mới” mà người mở đầu trong văn học Nga giao thời thế kỉ XIX- XX là Sekhov, trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, là nhà văn Nam Cao. Tóm lại: Từ những ý kiến trên chúng tôi nhận thấy: - Về vị trí, vai trò của hai nhà văn viết truyện ngắn Sêkhov và Nguyễn Công Hoan, hầu hết các ý kiến đều nhất trí khẳng định tài năng cùng những đóng góp của họ cho văn học nước nhà và văn học thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 - Các ý kiến đó đều thống nhất khẳng định thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, độc đáo trong truyện ngắn của hai nhà văn. - Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa tập trung phân tích thế giới nhân vật của hai nhà văn, nhất là đặt nó trong hệ thống tiếp cận thi pháp học. Hơn nữa, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu và so sánh thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. - Mặc dù vậy, những ý kiến chúng tôi thu thập trên đều là những gợi mở, định hướng tốt cho chúng tôi khi lựa chọn và thực hiện đề tài. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn những truyện ngắn tiêu biểu trong tập Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2005 và những truyện ngắn trong Truyện ngắn Sekhov, NXB Văn học 1978, tập I, II, để khảo sát và trích dẫn. Số lượng tác phẩm ở hai tập truyện ngắn của hai nhà văn rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ chọn ở mỗi nhà văn 30 tác phẩm để khảo sát và phân tích . Trước hết, chúng tôi căn cứ vào yêu cầu về dung lượng của truyện ngắn để chọn tác phẩm. Căn cứ tiếp theo để chúng tôi lựa chọn là tính tiêu biểu của tác phẩm đã được khẳng định theo thời gian và quá trình nghiên cứu, tiếp nhận. Đối tượng khảo sát của chúng tôi là nhân vật và cách thức tổ chức hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn công Hoan (trước năm 1945) và truyện ngắn Sekhov (tập I, II do Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch). 3.2. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Sekhov có thể có nhiều vấn đề nghiên cứu như : nghệ thuật kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời - không gian nghệ thuật…, nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov trên hai phương diện hình thức và nội dung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 3.3. Từ việc khám phá cách thức tổ chức hệ thống nhân vật, chúng tôi xem xét hai nhà văn đã cắt nghĩa những vấn đề của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, xã hội Nga cuối thế kỉ XIX như thế nào, với những phương thức biểu hiện nào. 4 Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhằm nghiên cứu so sánh truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và A.Sêkhov trong tính chỉnh thể 4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học nhằm giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra. Phương pháp này cho phép không chỉ dừng lại xem xét tác phẩm nói lên cái gì mà phải xem còn được nói như thế nào. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu này chúng tôi sẽ tìm hiểu thông qua việc tổ chức hệ thống nhân vật trong các truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan và Sekhov đã cắt nghĩa những vấn đề gì của xã hội đương thời. 4.3. Phương pháp so sánh: giúp cho chúng tôi chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt của hai nhà văn, ở hai quốc gia khác nhau trong những điều kiện lịch sử (dựa trên phông văn hoá khác nhau, lịch đại, lịch sử khác nhau). Sử dụng phương pháp loại hình nhằm so sánh truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov trên một cấp độ và bình diện cụ thể, để từ đó chỉ ra những nét tương đồng mang tính phổ quát và cả những nét khác biệt mang tính đặc thù. 4.4. Phương pháp phân tích tổng h ợp: giúp chúng tôi đi vào phân tích nhân vật cụ thể nhằm thuyết minh cho những luận điểm, từ đó quy nạp, tổng hợp lại vấn đề. 5. Những đóng góp mới của luận văn So sánh thế giới nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn có “cơ địa sáng tác” khác nhau này, chúng tôi muốn hướng tới những tương đồng về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 loại hình nhân vật trong truyện ngắn của hai ông, đồng thời chỉ ra những điểm độc đáo trong phương thức xây dựng thế giới nhân vật của từng nhà văn, qua đó xác định những đóng góp của hai nhà văn đối với chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam, văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Thực hiện được điều này, luận văn bước đầu đóng góp thêm vào việc tìm kiếm những cách thức tiếp cận mới sáng tác của Nguyễn Công Hoan, nhằm phát hiện những giá trị về nội dung, tư tưởng nghệ thuật đang còn tiềm ẩn trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Điều này bổ sung thêm một cách “đọc hiểu” hiện tượng văn học được coi là có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học thế kỉ XX ở Việt Nam. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Chương 2: Nhân vật - những dị tật của xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Chương 3: Nhân vật - những nạn nhân bi thảm trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Chương 1: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ TRUYỆN NGẮN A.SEKHOV 1.1. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 1.1.1. Nguyễn Công Hoan và thời đại Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) được xem là một trong những đại thụ của văn xuôi Việt Nam, là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy của văn học Việt Nam. Được sinh ra trong một gia đình nho học thất thế, cuộc sống của anh em Nguyễn Công Hoan đã trải ra trong khó khăn, vất vả. Nhà nghèo, đông anh em, Nguyễn Công Hoan phải đến ở với bác ruột - một Phó bảng, làm Tri huyện. Những năm tháng sống ở nhà bác, Nguyễn Công Hoan chứng kiến rất nhiều chuyện xung quanh mối quan hệ quan - dân. Chuyện nhà quan, chuyện làm quan đã để lại những ấn tượng sâu sắc, làm thành ý thức khám phá thời cuộc ở Nguyễn Công Hoan. Năm 1926, Nguyễn Công Hoan tốt nghiệp trường sư phạm, bắt đầu cuộc sống tự lập của một ông giáo tiểu học. Cuộc đời dạy học của ông không mấy suôn sẻ. Vốn tinh tường, sắc sảo, trung thực, khảng khái, Nguyễn Công Hoan không được cấp trên vừa ý. Ông bị chuyển chỗ dạy nhiều nơi. Thị xã Hải Dương, Thị xã Lao Cai, Thị xã Nam Định, Trà cổ… là những nơi Nguyễn Công Hoan bị điều đến và dạy học. Mỗi nơi, ông và gia đình không ở quá được 2 năm. Vất vả, long đong, nhưng bù lại, ông có điều kiện đi nhiều nơi, biết và khám phá được nhiều điều. Năm 17 tuổi, truyện ngắn đầu tay “Quyết chí phiêu lưu” (1920) của Nguyễn Công Hoan ra đời. Năm 20 tuổi, tập truyện ngắn “Kiếp hồng nhan” ra mắt độc giả. Cũng như “Quyết chí phiêu lưu”, tập “Kiếp hồng nhan” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 không được độc giả đón đợi nhiều. Năm 1935, truyện ngắn “Kép tư bền” ra đời, gây một tiếng vang lớn trên văn đàn, khẳng định tài năng nghệ thuật, mở ra một giai đoạn mới, sung sức trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Có thể coi, sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan được bắt đầu từ những năm 20 và thực sự được khẳng định ở những năm 30 của thế kỷ XX, với thể loại truyện ngắn. Giai đoạn sáng tác truyện ngắn thành công nhất của Nguyễn Công Hoan được tính từ 1920 đến 1945. Đây là thời kỳ mà tình hình chính trị, xã hội Việt Nam rất phức tạp, rối ren với tính chất thực dân nửa phong kiến. Nhà nước phong kiến già nua, lỗi thời, phản động, chế độ thực dân tàn bạo hiện hữu và cùng với nó là sự đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh của nhân dân, là phong trào Âu hóa rầm rộ, lố lăng…, sự vận động của phong trào yêu nước ở các sỹ phu, những manh nha đầu tiên của các tổ chức cộng sản v…v… là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, làm biến đổi đời sống tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại, khoa bảng, Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Công Hoan là tư tưởng yêu nước, yêu con người. Con gái ông - Nhà văn Lê Minh - khẳng định: “Cha tôi trước khi là nhà văn đã là một nhà giáo yêu nước” [81]. Sống trong thời thế rối ren, đảo lộn đó, ông ghi nhận và đồng tình với tâm lý bất mãn của tầng lớp quan lại thất thế với xã hội nửa Tây, nửa Tầu nhố nhăng. Ông cũng không chấp nhận, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm bởi sự xu nịnh, luồn cúi của bọn quan lại “thức thời”, lũ “liếm gót giầy cho Tây”. Ông khinh bỉ bọn hãnh tiến, bọn tư sản chạy theo lối sống Âu hóa đồi bại. Ông đau đớn trước sự biến đổi khôn lường của những thước đo giá trị cho những vấn đề, vốn được coi là thiêng liêng. Những khái niệm nghĩa: cha - con, tình chồng - vợ, bạn bè… đã được thay đổi nội hàm, được đem ra hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 xử theo kiểu xu thời mẫn thế. Xã hội, nhất là nơi thành thị, nhan nhản những rởm đời, học đòi, đua chen, bẩn thỉu. Thời đại, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống… đã tạo nên ở Nguyễn Công Hoan một cái nhìn sắc sảo. Ông viết: “Do gia đình tôi là một gia đình quan lại lỗi thời lép vế, hằn học với bọn quan lại đương lên, ôm chân bọn đế quốc để có thể có tiền, bản thân tôi làm cái nghề bị bạc đãi là cái nghề dạy học, lại làm thêm nghề viết tiểu thuyết kiểu tôi, là nghề mà bọn thống trị chẳng ưa tý nào. Tất cả những cái ấy giáo dục cho tôi nhìn đế quốc, phong kiến, tư sản bằng con mắt căm thù” [35, tr.282]. Nguyễn Công Hoan là người quan tâm nhiều đến thời cuộc với những biến đổi khi ồn ào, dữ dội, lúc bình lặng, tinh vi. Không một câu chuyện nào ngoài đời, không một cảnh tượng nào bất chợt xuất hiện…, lại không được ông lưu giữ. Một gánh tuồng với những đào kép son phấn lòe loẹt diễu qua phố lúc chiều muộn, một mẩu tin trên báo đọc hàng ngày, có thể thoáng qua, vô nghĩa đối với người khác, nhưng với ông lại có giá trị và ông không bỏ qua. Với lòng yêu nước, với cái nhìn sắc sảo, tỉnh táo, Nguyễn Công Hoan quan niệm cuộc đời là một sân khấu hài kịch. Ông từng tự bạch : “Tôi là một người bi quan, hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và hay chế nhạo. Sống dưới chế dộ thống trị của thực dân, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật là buồn cười. Cho nên tôi hay chế giễu, mỉa mai để khôi hài tác giả việc khôi hài. Tôi coi thường tất cả. Tất cả đối với tôi chỉ là trò cười. Vì vậy tôi hay pha trò cười” [35, tr.367]. Cái nhìn thời cuộc, xã hội thuộc địa thực dân phong kiến này của Nguyễn Công Hoan gặp gỡ cái nhìn của Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng cũng nhìn thấy sự quay cuồng, hỗn loạn, điên đảo của “xã hội chó đểu”. Ông cũng phanh phui thực chất sự vô luân lý, vô nghĩa lý của xã hội, khi bố con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 trở thành kẻ thù, vợ chồng hóa ra anh em, nghèo đói trở thành triệu phú, mạt hạng trở thành vĩ nhân. Có thể nói, cả Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng đều nhìn đời là một trò diễn sân khấu đầy bi hài. Bằng cách của riêng mình, mỗi ông đã giải phẫu những sinh thể quái dị ấy, “xé toạc mọi trạng thái đang bị che giấu”. Không chỉ nhìn đời bằng con mắt lạnh lùng, kết hợp khôi hài để chế giễu những trò diễn sân khấu, Nguyễn Công Hoan còn nhìn đời bằng con mắt trắc ẩn, đầy cảm thông, đau xót. Là một người nhân hậu, sống ở thời kỳ đất nước bị đô hộ, dân chúng lầm than, đói nghèo, loạn lạc. Ông luôn khuyên, dạy các con: “Con người sống phải biết căm thù bọn bóc lột và yêu thương những người cùng khổ [81] Cái nhìn chân thực, cảm thông đối với những kiếp lầm than như hệ quả tất yếu của cái nhìn đời là một trò diễn và không hề mâu thuẫn, trái lại, đó là cái nhìn hiện thực hết sức tinh nhạy, tỉnh táo. Có thể nói, quan điểm đạo đức phong kiến, dẫu có sâu sắc, cũng không là quan điểm nhìn nhận hiện thực duy nhất và của Nguyễn Công Hoan. Từ cái nhìn hiện thực nhiều chiều đó, Nguyễn Công Hoan đã phát hiện mâu thuẫn giầu - nghèo trong xã hội. Đó là “nỗi ám ảnh thường trực, trở thành ý thức nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan” [37,tr.359]. Ý thức nghệ thuật đã chi phối Nguyễn Công Hoan trong sáng tác chính là “yếu tố quyết định một tác phẩm bao giờ cũng là sự sống” [35,tr.236]. Ông luôn đứng về phía những con người nghèo khổ, bần cùng, bị ức hiếp, bóc lột để lên án bọn giầu có, quyền thế, bất nhân, bất nghĩa. Đó chính là cảm quan hiện thực khỏe khoắn và tiến bộ cuả ông. Trong thời của ông, khi người ta đang say sưa với chủ nghĩa lãng mạn, thì Nguyễn Công Hoan dứt khoát chọn con đường hiện thực phê phán. Sức mạnh thuyết phục của cách thức phản ánh này là bám rất chặt và o đời sống, nhìn thẳng vào nh÷ng vấn đề của xã hội đương thời, công khai đả kích, phê phán không thương tiếc những thói hư tật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 xấu, những cái ác, thói rởm đời và bênh vực những con người bé nhỏ, cơ cực. Mục đích sáng tác mà Nguyễn Công Hoan nhằm tới là “(…) yêu quan ngày xưa, so sánh với quan ngày nay, sẽ khinh ghét, kinh tởm bọn đỉa đói”. Để người đọc nhận biết, hiểu được điều mình nói ra, Nguyễn Công Hoan chú ý khai thác đề tài trong xã hội hiện hành và tìm tới hình thức t ruyện ngắn. Nguyễn Công Hoan quan niệm: “Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ, với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc” [35, tr.301]. Mỗi truyện ngắn “chỉ có thể tóm tắt bằng một câu, nêu lên một ý” [35, tr.307]. Từ những sự có thật trong cuộc sống, tìm cho nó được hình thức Nguyễn Công Hoan còn rất chú ý tới kỹ thuật viết để sao cho thích hợp với ngòi bút trào phúng của mình, đồng thời làm cho truyện nổi rõ tư tưởng, chủ đề. Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về một truyện hay là “dễ hiểu. Người đọc phải nhận ra được, phải hiểu tác giả định nói cái gì?” [35, tr.132]. Theo Nguyễn Công Hoan để người đọc hiểu được truyện, nhận thấy được từ truyện những cái đang có rất nhiều ở ngoài đời, điều căn bản mà nhà văn phải làm là biết sử dụng chi tiết, phải biết “bớt cái thừa, thêm cái thiếu, nhấn mạnh cái cần ở trong sự việc có thật” [35, tr.315]. Nguyễn Công Hoan sử dụng chi tiết với tư cách là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để p hản ánh cuộc sống với tất cả sự rộng lớn bên trong. Tóm lại, thời đại, hoàn cảnh xã hội cụ thể, điều kiện gia đình, đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành, phát triển tài năng của Nguyễn Công Hoan. Hiện thực cuộc sống của một trí thức yêu nước đã trở thành nguồn nguyên liệu quý giá để Nguyễn Công Hoan kiến tạo nên hệ thống hình tượng trong sáng tác của mình. Những quan niệm về cuộc đời, về con người đã giúp nhà văn tìm hiểu, khám phá hiện thực, phản ánh hiện thực một cách sống động trong tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 1.1.2. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Mỗi tác phẩm nghệ thuật hàm chứa một thế giới nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra và nó mang tính chỉnh thể. Đó là toàn bộ những yếu tố hợp thành, cấu tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tạo nên giá trị thẩm mỹ, tư tưởng và nội dung cho tác phẩm. Đối tượng phản ánh của thế giới nghệ thuật là hiện thực khách quan. Qua thế giới nghệ thuật, nhà văn bộc lộ quan niệm về thế giới, con người và cách cắt nghĩa về thế giới đó, con người đó. Tính chỉnh thể bao hàm cả cách thức tổ chức các yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật, mang đậm tính sáng tạo của nhà văn. Trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật được coi là thành tố quan trọng nhất, giữ vị trí trung tâm. “Có bao nhiêu nhà văn sẽ có bấy nhiêu thế giới nhân vật riêng biệt” [46,tr.700]. Tạo nên thế giới nhân vật trong tác phẩm là nhân vật và hệ thống nhân vật. Nhân vật là trung tâm của nhận thức, là nơi tập trung tư tưởng nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Từ cái nhìn của tác giả, nhân vật được khắc họa, miêu tả ở nhiều góc độ và thực hiện những chức năng khác nhau. Vì vậy, đọc tác phẩm, người đọc tiếp xúc trực tiếp với một hệ thống hình tượng nhân vật và thông qua đó, nắm bắt được những vấn đề nhà văn đặt ra, giải quyết. Thế giới nhân vật được cấu thành bởi nhiều kiểu loại nhân vật với những đặc điểm tÝnh cách, số phận khác nhau. Chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống, thực hiện nhiệm vụ chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thế giới nhân vật cũng tạo cho tác phẩm sự độc đáo - dấu ấn sáng tạo của mỗi cá nhân. Từ sự phong phú của thế giới nhân vật người ta có thể phân loại nhân vật dựa trên những tiêu chí khác nhau. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tổ chức tác phẩm, có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Dựa vào phương thức xây dựng nhân vật, có nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật loại hình và nhân vật chức năng. Tuy nhiên, sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Dù là kiểu nhân vật nào, thì nhân vật khi xuất hiện tr ong tác phẩm, cũng đều là kết quả sự lựa chọn của tác giả, nhằm đạt đến hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Đó chính là đối tượng miêu tả mà nhà văn tìm đến và mục đích của việc tổ chức đối tượng đó. Từ những vấn đề lý luận trên, tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngăn Nguyễn Công Hoan và Sekhov, chúng tôi dựa trên tiêu chí chung nhất: đối tượng miêu tả và mục đích phản ánh. Với tiêu chí này, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện ngắn. Chúng tôi tiếp tục xem xét, các nhà văn đã cắt nghĩa những vấn đề thời đại như thế nào qua hệ thống nhân vật đó. Đề tài và những vấn đề xã hội mà Nguyễn Công Hoan đề cập trong truyện ngắn rất đa dạng, phong phú. Xuyên suốt các tác phẩm là bức tranh đời sống, hiện thực xã hội Việt Nam những năm đầu XX phức tạp, đảo điên. Bức tranh đó được hiện ra với hai mảng mầu đối lập. Một bên là những quan lại, cường hào, tư sản ăn trên, ngồi trốc. Một bên là những số phận nghèo hèn, lầm than, khổ nhục. Khảo sát 30 truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi có kết quả sau: TT Tên tác phẩm Nhân vật Ghi chú Nhân vật là những dị tật của Xã hội Nhân vật là những nạn nhân bi thảm của xã hội 1 Răng con chó nhà tư sản X 2 Oẳn tà roằn X 3 Hai thằng khốn nạn X 4 Người ngựa ngựa người X 5 Gói đồ nữ trang X 6 Thằng ăn cắp X 7 Báo hiếu trả nghĩa cha X 8 Báo hiếu trả nghĩa mẹ X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 9 Cụ Chánh Bá mất giầy X 10 Mất cái ví X 11 Kép tư bền X 12 Thanh! Dạ! X 13 Đàn bà là giống yếu X 14 Một tấm gương sáng X 15 Cái vốn để sinh nhai X 16 Nhân tài X 17 Xuất giá tòng phu X 18 Được chuyến khách X 19 Quyền chủ X 20 Phành phạch X 21 Chiếc quan tài X 22 Đồng hào có ma X 23 Thằng ăn cướp X 24 Thịt người chết X 25 Sáu mạng người X 26 Sáng, chị phu mỏ X 27 Hé! He! He! X 28 Công dụng của cái miệng X 29 Người thứ ba X 30 Bữa…no đòn X Tổng số 19 11 Kết quả khảo sát cho chúng tôi nhận xét: nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, về cơ bản, được tổ chức thành hai tuyến rõ rệt. Tuyến một gồm những nhân vật thuộc lớp quan lại, địa chủ, cường hào, ác bá, tư sản mới lên. Tuyến này chiếm tỷ lệ tương đối nhiều (19/30) trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Có thể nói, đây là những nhân vật quen thuộc và là những nhân vật xấu trong xã hội thuộc địa, phong kiến. Đó là bọn nhà giầu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 cậy quyền cậy thế mà ức hiếp người nghèo. Đó là bọn quan lại, địa chủ, tư sản, tiểu tư sản với những nét nhơ bẩn cả về vật chất lẫn tinh thần. Loại người này xuất hiện nhiều trong xã hội nhốn nháo, nửa Tây, nửa Ta, nửa Tầu. Chúng là sản phẩm tấ t yếu của xã hội đó. Nguyễn Công Hoan đã đưa chúng vào tác phẩm, tạo điều kiện cho chúng diễn đủ trò. Điều mà Nguyễn Công Hoan nhìn thấy và muốn chỉ cho mọi người thấy là ở chỗ: xã hội đầy rẫy sự bất công, lừa bịp, xấu xa, trơ trẽn, bẩn thỉu, nhưng, kẻ thống trị lại cố tìm mọi cách để che đậy. Đưa chúng vào tác phẩm, Nguyễn Công Hoan phanh phui những mâu thuẫn đó, phơi bầy những xấu xa, tàn bạo đó. Loại nhân vật này xuất hiện dưới hai dạng thức. Một là bọn quan lại phong kiến, vô trách nhiệm, “ăn bẩn” , bọn tư sản hãnh tiến ác độc. Đó là quan huyện, xuất hiện lúc là Quan, lúc là Huyện Hinh, lúc là Tổng đốc Lê Thăng …; Đó là các cụ chánh bá, lý trưởng…. Những điển hình này mang tính khái quát về lũ sâu mọt (nhân danh nhà nước, đại diện nhà nước) chuyên đục kho ét, áp bức dân lành với đủ mánh khóe, thủ đoạn. Đó là các ông chủ hãng xe hơi, ông chủ báo, nhà tư sản… vô nhân tính, keo bẩn, độc ác. Hai là hệ thống nhân vật bị đồng tiền chi phối mà trở nên mất nhân cách, vô liêm sỉ, mất lương tâm. Loại này xuất hiện tương đối nhiều (10/19) truyện. Cuộc sống xã hội Việt Nam buổi giao thời hiện ra với bao điều kệch cỡm, xa hoa, lố lăng, nhảm nhí. Thói đạo đức giả, đểu cáng được phơi bầy trong một loạt các truyện như: “Mất cái ví”, “Xuất giá tòng phu”…. Hình ảnh ông Tham bày trò mất ví để đuổi khéo cậu ruột ra khỏi nhà khiến người đọc bật ra tiếng cười khinh miệt. Tiếp nhận hình ảnh ông chủ hãng xe hơi đuổi mẹ già về quê ngay trong ngày làm giỗ, báo hiếu cha, thì người đọc chỉ còn biết thở dài cho sự vô sỉ, vô lương tâm ... Và, không còn gì để nói khi một quan Tham lấy luân thường đạo lý ra dạy vợ, bắt vợ ngủ với quan trên để tiến thân ... Nguyễn Công Hoan đã tập trung phơi bầy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 bản chất xấu xa của bọn này. Tiền, danh vọng với chúng là trên hết. Đó là căn bệnh do xã hội sản sinh ra và nhà văn đã giải phẫu một cách kiên quyết. Tuyến nhân vật thứ hai là những kiếp người nghèo khổ, bị áp chế, ức hiếp. Tuyến này chiếm tỷ lệ (11/30) trên tổng số truyện ngắn. Họ là những con người sống lay lắt trong xã hội Việt Nam ở cả thành thị lẫn nông thôn. Đó là những anh phu kéo xe, kép hát, gái điếm… không chỉ đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mà còn nhục nhã, khốn cùng (“Người ngựa ngựa người”, “Kép tư bền”). Đó là những người nông dân do dốt nát mà bị ức hiếp (“Hai thằng khốn nạn”, “Gánh khoai lang”, “Thịt người chết” ). Cái cách mà Nguyễn Công Hoan sử dụng ở những truyện kiểu này là những phi lý trở thành có lý. Người đọc tiếp nhận hiện thực ở góc độ vô lý nhất, bật ra tiếng cười chua xót, cay đắng, đầy nước mắt và nhận thấy sự có lý hiển nhiên. Đó là “được đến chỗ đau đớn của người đời, truyện như bịa chơi mà trò đời thường có”[37,tr. 412]. Tham gia vào tuyến nhân vật này còn là những nhân vật trẻ em (“Thanh! Dạ”, “Giá ai cho cháu một hào”, “Thằng bé ăn mày”, “Quyền chủ”…). Đó là những đứa bé đi ở, ăn trộm, ăn cắp, ăn mày…. Chúng cũng bị đánh đập, bóc lột như bất kỳ kẻ nghèo đói, cùng quẫn nào. Cuộc sống của chúng là chuỗi dài đầy ải khủng khiếp. Chúng là thú vui của bọn nhà giầu hợm hĩnh, ác độc. Sự góp mặt của những nhân vật trẻ em đã gia tăng sự phong phú của những con người nghèo khổ, là những mảng màu bổ sung cho bức tranh xã hội vốn đã xám xịt, càng xám xịt thêm. Ngoài ra, Nguyễn Công Hoan còn sáng tạo ra loại nhân vật đặc biệt: nhân vật - đồ vật. Nhân vật hóa đồ vật là một thủ pháp các nhà trào phúng thường sử dụng và khai thác triệt để khả năng phản ánh hiện thực của chúng. Nói về cuộc sống khốn khổ của người dân bằng chính họ chưa đủ, Nguyễn Công Hoan còn sử dụng đồ vật như nhân vật để làm tăng cái nghèo, cái bấp bênh, cái khốn cùng của kiếp người (“Chiếc quan tài”). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Tóm lại, thế giới nhân vật trong truyện ngăn Nguyễn Công Hoan thật phong phú, đa dạng. Đó là một thế giới đông đúc với đủ hạng người, đủ các thành phần. Tất cả từ quan lại, tư sản, đến me Tây, gái điếm, phu phen, nông dân, kéo xe, ăn mày, từ người lớn đến trẻ con, từ sang trọng đến thấp hèn … đều đang nhố nhăng, đi lại, nói cười trong truyện ngắn của ông. Thế giới nhân vật ấy thật sinh động, góp phần thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời, về con người. Thế giới ấy cũng góp phần chứng minh cho nguyên lý: xã hội thế nào thì con người thế ấy. 1.2. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn A.Sekhov 1.2.1. A.Sekhov và thời đại A.P.Sekhov (1860 -1904) là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy của văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Ông được sinh ra trong một gia đình tiểu th ị d ân ở th ị trấn Tagan roc - một thành phố cảng cổ, một nơi buôn bán sầm uất. Dòng họ Sekhov có tới năm đời là nô lệ. Đến đời ông nội của Sekhov dòng họ mới chuộc được tự do. Thoát khỏi kiếp nô lệ, là người tự do, nhưng cuộc sống của gia đình Sekhov vẫn rất chật vật. Họ sống trong sự chắt bóp, dè sẻn, tằn tiện. Cuộc sống vất vả đã cho cha Sekhov - ông Peven E.S. một bài học giáo dục đáng sợ và ông thực hiện nó với con cái. Cần phải có quy củ trong cuộc sống; cần phải có luật lệ trong gia đình; cần phải nghiêm khắc với con cái…. Vì thế, sinh hoạt trong gia đình Sekhov là thời gian biểu bất di bất dịch. Sáng, lũ trẻ cùng bố mẹ đi lễ nhà thờ, về ăn qua quít, người cha bán hàng. Trưa, đi lễ nhà thờ và tối đến, sau bữa ăn, Paven đọc báo cho cả nhà nghe và ông sẽ không chịu nổi nếu ai đó tỏ vẻ không lắng nghe. Trước khi đi ngủ, họ lại cầu nguyện. Bản thân Sekhov nhiều lần suýt bị đánh đòn, vì đã lấy làm lạ, sao lại cứ phải cúi rạp, chạm trán xuống sàn nhà. Có thể nói, tuổi thơ của anh em Sekhov trải qua trong nhàm chán, buồn tẻ, sợ hãi. Cầu kinh, đi học, trông hàng, đòn roi ở nhà và đòn roi ở trường…, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 đó là vßng luẩn quẩn, tẻ nhạt mà họ phải chịu đựng. Khi đã trưởng thành, Sekhov chua chát nhắc lại: “Thuở nhỏ, tôi không có thời thơ ấu…”. Quyền lực, trật tự gia đình mà Peven muốn gây dựng, cuối cùng không thực hiện được. Buôn bán khó khăn, vỡ nợ, phá sản, ông buộc phải trốn đi, để lại gánh nặng cho Sekhov. Năm 1876, gia đình Sekhov thực sự phá sản, phải chuyển đến Maxcơva. Đang học dở trung học, Sekhov ở lại Taganroc với cô ruột. Cuộc sống khó khăn, nhờ sự giúp đỡ của bà cô, cộng với nghị lực của bản thân, Sekhov đã vượt qua. Cuộc sống “không có thời thơ ấu” , nỗi đau của cha, mẹ, những vất vả của họ, sự tráo trở, đê tiện của người vốn là bạn của cha, những tháng năm một mình bươn trải để sống ở Taganroc đã tạo cho Sekhov cái nhìn tỉnh táo, lạnh lùng, nghiêm khắc. Không chỉ có thế, nỗi đau vì nghèo đói, nô lệ đã thấm sâu trong Sekhov. Tốt nghiệp trung học, Sekhov quyết định lên M axcơva. Trước khi đi, Sekhov chào bà cô với tâm trạng bùi ngùi: “Đừng buồn cô ạ. Cháu đi Maxcơva rồi sẽ thành bác sỹ. Cháu sẽ sống đàng hoàng, sống cho ra con người cô ạ”. Đây, không đơn giản là một lời chào, mà là một tâm niệm, được xuất phát từ thực tế cuộc sống, để rồi trở thành quan niệm về cuộc đời, về con người của nhà văn Sekhov sau này. Ở Maxcơva, Sekhov vừa học trường y, vừa bắt đầu viết văn. Chất hài hước xuất hiện trong những tác phẩm đầu tay của ông. Mặc dù còn trẻ, nhưng Sekhov đã trở thành chỗ dựa cho mẹ và các em ở Maxcơva. Ông rất quan tâm đến việc giáo dục các em, uốn nắn họ. Hơn ai hết, Sekhov hiểu rõ, cay đắng, căm phẫn với sự nô lệ đã trở thành máu thịt của bao kiếp người, trong đó có cha ông, anh, em ông. Cho nên, theo ông, cần phải tẩy rửa đến cùng những giọt máu nô lệ. Trong thư gửi anh trai Nicolai, Sekhov đã nói rõ quan niệm của mình về một con người có đạo đức, có giáo dục. Đó là người cần thỏa mãn những điều kiện: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 “- Phải biết tôn trọng cá tính con người, luôn độ lượng, nhã nhặn, lễ độ… - Không chỉ yêu thương những con người nghèo khổ mà còn phải biết yêu thương những con mèo. - Phải biết đau xót tâm hồn…” [ 19,tr.2]. Sự nghiệp văn học của Sekhov được tính từ những năm 80 của thế kỷ XIX. Những năm 80,90 của thế kỷ XIX là những năm cực kỳ phức tạp của lịch sử xã hội Nga. Nhận xét về thời kỳ này, Sekhov viết: “Cảnh sống chung quanh thật tồi tệ… theo như sự suy xét của tôi về trật tự sự vật, thì cuộc đời hầu như chỉ gồm toàn những điều khủng khiếp, cãi cọ, cấu xé nhau. Sự ti tiện, thấp hèn, xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc”. Do đâu mà có hiện thực đó? Nước Nga nửa sau thế kỷ XIX thật sự rối ren. Cuộc cải cách nông nô 19- 12-1861 với tính chất nửa vời, bịp bợm đã làm đảo lộn toàn bộ xã hội. Chế độ nông nô không những không bị thủ tiêu m à còn trở nên tàn bạo hơn, tinh vi hơn trong việc áp chế nhân dân. Chế độ phong kiến Nga hoàng bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng không thể cứu vãn. Đó là “tình trạng bế tắc, đứng ở ngã ba đường về xu hướng chính trị, xã hội, cuộc sống tràn ngập vô vàn mâu thuẫn” [61,tr. 45]. Để tồn tại, giai cấp quý tộc già nua câu kết với giai cấp tư sản vừa “thoát thai từ giai cấp nông nô” , non yếu, bạc nhược và cũng đầy toan tính. Giai cấp vô sản mới ra đời chưa đủ sức trở thành một lực lượng chính trị độc lập, như ng đã phần nào thể hiện những yếu tố tiến bộ, cách mạng, tác động nhất định đến phong trào đấu tranh của nhân dân Nga. Những năm 80,90 của thế kỷ XIX là những năm trì trệ nhất trong lịch sử xã hội Nga. Sekhov tận mắt nhìn thấy đời sống khổ cực của nhân dân do nạn mất mùa xảy ra liên tiếp trong mấy năm. Ông cũng chứng kiến sự tàn bạo, hà khắc của Nga hoàng và nhà nước phong kiến trong ngày tàn, cùng sự ngoi lên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 của tầng lớp tư sản mới trở lại. Không khí ngột ngạt, oi bức bao trùm toàn bộ đất nước. Tư tưởng nhân dân bị phân tách. Phần đông giới trí thức hoang mang, dao động, rơi vào tình trạng bế tắc không lối thoát. Tầng lớp tiến bộ muốn rời bỏ vũ đài chính trị, thậm chí thỏa hiệp, đầu hàng. Học thuyết “không chống lại cái ác bằng bạo lực” của L.Tonxtoi có điều kiện phát huy tác dụng. Có thể nói, Đây là giai đoạn thoái trào của cách mạng. Nước Nga rơi vào hoàn cảnh ảm đạm, xám xịt, phá sản về nhiều mặt và nổi bật nhất là sự phá sản về tinh thần của giới trí thức Nga. Họ lặn ngụp trong sự tầm thường và dung tục. Như vậy, những năm 80,90 của thế kỷ XIX là thời kỳ giao thời của xã hội với những rối ren, đảo lộn. Cái cũ chưa mất đi, cái mới chưa hình thành. Đời sống văn học lúc này, về cơ bản, là bế tắc. Tuy nhiên văn học hiện thực vẫn có thành tựu. Sekhov sống và sáng tác trong buổi giao thời đó. Ô ng được coi là đại biểu xuất s¾c cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Sekhov bước vào lịch sử văn học Nga với tư cách nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn. Sekhov - nhà văn của thời đại. Năng khiếu quan sát, nhạy bén với xã hội đã giúp nhà văn hình thành nhận thức khách quan. Bằng sự tinh tế, sự trải nghiệm, nhà văn thu lượm chất liệu cho truyện ngắn từ đời sống hàng ngày, gần gũi với tất cả mọi người. Chứng kiến sự thật trần trụi của xã hội đảo điên, Sekhov đau xót và hi vọng vào sự thức tỉnh của nhân cách. Ông không chỉ đưa ra lời khuyên mà còn khích lệ tích cực cho sự bảo vệ, hoàn thiện nhân cách. Quan niệm về cuộc đời và con người luôn được Sekhov duy trì. Trong thư gửi em trai, Sekhov viết: “Việc gì em phải tôn sùng người khác bằng cách tự gọi mình là kẻ hèn mọn, không đáng để ý đến…. Không! Giữa người đời cần phải ý thức được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 nhân phẩm của mình…. Em hãy biết rằng con người nhỏ bé, trung thực, không phải là người hèn mọn”. [19,tr. 82] Khuyên em và cũng là nhắc mình. “Phải sống sao cho ra con người”, “(…) Giữa người đời phải ý thức được nhân phẩm của mình” - Đó cũng là mục đích sáng tạo của Sekhov. Có thể nói, toàn bộ sự nghiệp văn học của Sekhov đã và chỉ phục vụ cho mục đích cao cả ấy. Trong sự phá sản tinh thần khủng khiếp của thời đại, Sekhov là người dũng cảm lôi ra những xấu xa, tội lỗi chui rúc sâu trong ngõ ngách tâm hồn, phản ánh thực trạng xã hội đen tối. Ông cũng là người lên tiếng phê phán xã hội qua những cuộc đời khổ ải, bất công…. Tất c ả những việc làm đó của ông đều nhằm tìm và trả lại cho con người ý nghĩa đẹp đẽ và cao cả của chính nó. Cuộc sống vất vả, chật vật tạo điều kiện cho Sekhov khả năng quan sát, khám phá hiện thực. Cùng lúc Sekhov vừa làm thày thuốc chữa bệnh, vừa làm nhà văn. Nghề y buộc ông tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hội. Nhà giải phẫu, nhà chữa bệnh thân xác, nhà châm biếm, thầy thuốc tâm hồn có thêm điều kiện hiểu cặn kẽ mỗi loại người. Nhờ thế, trong tác phẩm, những xấu xa, ti tiện được ông moi ra từ mỗi đường gân, thớ thịt để xem xét, mô tả, phê phán, đớn đau. Bất kỳ ở đâu, chỗ nào, Sekhov cũng nhìn ra căn bệnh tinh thần khủng khiếp. Sau thời gian làm việc ở đảo Xakhalin - nơi Nga hoàng đầy ải các tù nhân - Sekhov chứng kiến nhiều nỗi kinh hoàng của tù nhân. “Chúng ta làm chết dần chết mòn hàng vạn người trong n hà tù, làm lụi dần ánh bình minh (…) Chúng ta là những kẻ vô nhân đạo; chúng ta đã xua đuổi nhiều người vào nơi băng giá, trong gông cùm…. Chúng ta đã làm sinh sôi, nảy nở ra những tên tội phạm và chú ng ta đã trút tất cả điều đó cho những tên cai ngục mũi đỏ. Không phải những tên cai ngục có tội mà tất cả chúng ta đều có tội”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Trung tâm chú ý của Sekhov là “mong muốn khám phá và mô tả thân phận nô lệ, đầu óc nô lệ của con người biểu hiện qua vô vàn dạng thức (…) Thói nô lệ ngấm sâu và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà, trí thức, viên chức, quân nhân, thương gia, sinh viên, nông dân - những con người không biết kính trọng cái phẩm giá làm người của mình, đành tâm ngoan ngoãn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô lệ”. Chính vì vậy, khao khát của Sekhov là ở chỗ, tác phẩm của ông không chỉ phanh phui, lên án, công kích hiện tại, mà còn hướng đến tương lai qua nhận thức của người đọc. Đây là những lời ông nói với một thanh niên, khi anh ta khóc trước vở kịch của ông: - “Đấy, annh kể với tôi rằng anh đã khóc khi xem kịch của tôi. Mà không phải chỉ mình anh. Nhưng tôi đâu có viết để thấy những giọt nước mắt? Tôi muốn cái khác kia. Tôi chỉ muốn nói thật, nói thẳng với mọi người rằng: “Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tệ như thế nào? Cái quan trọng nhất là để họ thấu hiểu điều đó, và khi đã thấu hiểu, thế nào họ cũng phải tạo cho mình cuộc sống tốt hơn. Tôi không thấy cuộc sống đó, nhưng tôi biết rằng nó sẽ hoàn toàn khác, không giống gì với cuộc sống hiện tại. Và bây giờ, khi nó chưa tới, tôi sẽ còn mãi mãi nói với mọi người: Hãy nhận ra đi, các người sống thật tồi, thật tệ”. Vậy, thì có gì phải khóc?” [19,tr.282] Những năm cuối đời, Sekhov vẫn tiếp tục quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật vì con người đó. Nhờ vậy, sự phản ánh mặt trái xã hội ở ông thời kỳ này nghiêm khắc hơn, quyết liệt hơn. Vấn đề gay cấn của thời đại, của xã hội đã hiện hình rõ nét. Đó là cuộc sống tầm thường, dung tục trở nên phổ biến, bao vây con người. Sekhov đã vật lộn với cuộc sống, tìm tòi trong đó, và bẳng thái độ lạnh lùng, khách quan, ông đã phản ánh thực trạng xã hội, phanh phui, lật tẩy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 những cái xấu, cái ác bọc trong nhung lụa, hào nhoáng. Theo ông, khi viết truyện có thể khóc lóc, có thể rên rỉ, có thể đau đớn cùng nhân vật của mình. Càng tỏ ra khách quan bao nhiêu, ấn tượng gây ra càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Đó chính là sự hi vọng vào cộng đồng sáng tạo ở độc giả của Sekhov, thể hiện rất rõ quan hệ giữa sáng tạo và đời sống hiện thực. Quan niệm về cuộc đời, con người, nghệ thuật đã đem lại cho nhà văn những giá trị riêng. Toàn bộ sáng tác của Sekhov đã phản ánh một cách đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc thời đại mà ông sống, hoạt động nghệ thuật. Từ hoàn cảnh sống, đến sự vận động, phát triển và những thay đổi của thời đại… đều được thâu tóm bằng cái nhìn tinh tế, nhạy bén và sâu sắc của nghệ sỹ Sekhov. Tác phẩm của Sekhov không chỉ cất lên tiếng nói của thời đại nước Nga những năm 80 - 90, mà còn phản ánh được hơi thở chung, sự gần gũi của các dân tộc khác trong những hoàn cảnh tương tự. “Chắc rằng người đọc chúng ta ngày nay vẫn tìm thấy trong tác phẩm Sekhov cái thế giới và cuộc sống của nước Nga những năm 80 không có gì rạng rỡ đó, những con người, những tâm hồn sao mà gần gũi, giống như họ đang sống đâu đây” [45,tr.215] 1.2.2. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Sekhov Truyện ngắn Sekhov là truyện ngắn hiện thực, do vậy, nhân vật, sự việc được đề cập đến đều xuất phát từ những nguyên mẫu ngoài đời. Cũng như khi phân loại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi cũng lấy đối tượng miêu tả và mục đích phản ánh của tác giả làm tiêu chí để khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sekhov. Đối tượng miêu tả của Sekhov là tất cả các tầng lớp người trong xã hội. Từ bọn quan lại trí thức, những người bình thường, đến tầng lớp đáy cùng của xã hội… đều xuất hiện trong tác phẩm của Sekhov với tư cách là nhân vật chính. Mục đích phản ánh của Sekhov, như ông viết trong thư gửi Pleseev: “Tôi căm thù sự dối trá và bạo lực trong mọi dạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 thức của chúng, thói giả nhân giả nghĩa, sự đần độn và thói độc đoán ngự trị không chỉ trong các gia đình thương gia và cả trong nhà tù” [52,Tr. 252] Chúng tôi đã khảo sát 30 truyện ngắn của Sekhov và có bảng khảo sát thế giới nhân vật sau: TT Tên tác phẩm Nhân vật Ghi chú Nhân vật là những dị tật của xã hội Nhân vật là những nạn nhân bi thảm của xã hội 1 Cái chết của một viên chức X 2 Anh béo anh gầy X 3 Con kỳ nhông X 4 Phẫu thuật X 5 Mặt nạ X 6 Lão quản Prisubeep X 7 Vanka X 8 Chuyện đời vặt vãnh X 9 Vé trúng số X 10 Đánh cược X 11 Những người đàn bà X 12 Các bà X 13 Ionuts X 14 Người trong bao X 15 Lũ trẻ X 16 Quân ăn hại X 17 Một phiên tòa X 18 Buồn ngủ X 19 Một chuyện đùa nho nhỏ X 20 Khóm phúc bồn tử X 21 Một chuyện tình yêu X 22 Nỗi khổ X 23 Nỗi nhớ X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 24 Trong thung lũng X 25 Hai kẻ thù X 26 Thủ đoạn X 27 Cái mề đay X 28 Thày giáo dạy văn X 29 Cô đào hát X 30 Rối ren X Tổng số 23 07 Từ bảng khảo sát, chúng tôi nhận xét: nhân vật trong truyện ngắn Sekhov, về cơ bản, được tổ chức thành hai tuyến cơ bản. Tuyến một gồm những nhân vật thuộc lớp quan lại, công chức, trí thức. Loại nhân vật này chiếm một số lượng lớn truyện ngắn (23/30). Loại nhân vật này của Sekhov không là những người tai to mặt lớn như các quan tri huyện, tuần phủ của Nguyễn Công Hoan, mà thuộc loại trung bình trong xã hội (Họ trung bình về tất cả mọi mặt: thành phần giai cấp, vị trí xã hội, tài sản, trình độ…). Họ là lớp người được sản sinh ra sau cải cách 1861, trong sự đảo lộn, rối ren của xã hội Nga n ửa sau thế k ỷ XIX và đ an g có rất n h iều ở xã h ội Nga. Lo ại này trong cuộc sống, có chút công việc ổn định, chút của cải, chút ít danh vị, học thức, nhưng chưa leo được vào xã hội thượng lưu. Đây là cái mới của Sekhov khi lựa chọn đối tượng phản ánh.Cái gọi là tinh thần trống rỗng, vô liêm sỉ của những ông chủ, các quý bà đã được các nhà văn lớp trước đề cập và giải quyết trọn vẹn. Đến lượt mình Sekhov chú ý đến tầng lớp tiểu tư sản, thị dân và chĩa mũi nhọn phê phán vào chúng, tạo ra sự phê phán mang tính toàn diện trong văn học Nga nói chung. Lớp người này xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Sekhov. Tỷ lệ 23/30 truyện có loại nhân vật này cho thấy mối quan tâm đặc biệt và tập trung “giải phẫu” cho lớp người này của tác giả. Tỷ lệ này cũng cho thấy họ - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 thành viên của xã hội Nga sau 1861 - đã là lực lượng phổ biến, chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ của một xã hội rối ren, trì trệ, đầy ung nhọt. Sekhov đã không nương tay khi phanh phui từng lớp tâm hồn lũ người này, lôi ra chân tướng của chúng để đả kích, phê phán, làm thành những toa thuốc trị bệnh. Một tuyến nhân vật nữa được Sekhov lưu tâm. Đó là những người đáy cùng trong xã hội. Truyện về loại người này (“Cô đào hát”, “Con ở”, “Quân ăn hại”…) xuất hiện không nhiều, có 7/30 truyện. Trước Sekhov, loại nhân vật này đã xuất hiện trong sáng tác của Puskin, Gogon, Turghenhev. Đó là những con người bé nhỏ, thấp cổ bé họng. Dù bị chà đạp, hủy diệt, nhưng dẫu sao, họ vẫn ở bậc thấp nhất của ngạch công chức nhà nước, được cấp cho một loại công việc, một chút lương để tạm duy trì cuộc sống. Sekhov tiếp tục đề tài con người bé nhỏ với diện mạo mới. Những năm 90 của thế kỷ, nước Nga đã phô ra rất nhiều điều khủng khiếp, mà phải gần dân lắm, phải từ cùng khổ mà ra như Sekhov mới thấu hiểu hết cái kiếp tôi đòi, nô lệ đó. Sekhov đã hết sức tỉnh táo, khám phá những biểu hiện nhỏ nhất, từ đó nói lên kiếp người trong cõi tối tăm, khổ nhục. Về mặt này, Sekhov đã kế tục xuất sắc truyền thống văn học trước đó và dọn đường tích cực cho M.Gorki sau này. Bên cạnh những người lớn bị đầy đọa, là những đứa trẻ với thân phận tôi đòi, bị đầy đọa không kém gì người lớn. Cuộc sống cơ cực của những em bé này xuất hiện không nhiều, chỉ 3/7 truyện, nhưng sức tố cáo thật lớn. T rong những truyện ngắn này (“Vanka”, “Buồn ngủ”, “Lũ trẻ”) chuyện tưởng như không có chuyện. Một đứa bé mới 9 tuổi viết thư, một đứa bé đi ở phải trông con cho nhà chủ làm nhiều quá và buồn ngủ, những đứa bé chơi với nhau vô tư…, tưởng như không có gì đáng nói. Vậy mà, qua ngòi bút Sekhov, nó mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng lớn. Những câu chuyện đơn giản nhưng đã làm xúc động người đọc. Mục đích Sekhov muốn đạt đến là tất cả cùng nhìn cuộc sống xung quanh mình, trăn trở và sửa đổi cuộc sống thực, nhìn ra tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 lai. Những câu hỏi về số phận những nhân vật này cứ treo lơ lửng, không có kết thúc như bức thư của Vanka, số phận của Varka…. Miêu tả loại người này trong tác phẩm với ngòi bút lạnh lùng khách quan, Sekhov tái hiện lại những lát cắt hiện thực khắc ngh iệt. Èn sâu dưới hình thức lạnh lùng là tấm lòng nhân đạo, sự cảm thông, thấu hiểu của Sekhov. Nỗi khổ nhục, cùng quẫn của loại nhân vật này đã như bản cáo trạng, lên án chế độ nông nô chuyên chế của Nga Hoàng kéo dài. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sekhov cũng có nhân vật đặc biệt - nhân vật là đồ vật. Đó là bức thư trong truyện ngắn “Vanka”. Nhân vật là đồ vật, thứ vô tri nhưng lại mang tiếng nói rõ ràng, sâu sắc. Đây là phát hiện mới của Sekhov trong lịch sử văn học Nga, thể hiện sự đồng cảm với những con người nghèo khổ bị chà đạp. Nhân vật - đồ vật của Sekhov cũng mang ý nghĩa phê phán xã hội rất lớn. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sekhov phong phú, đa dạng, đã chuyển tải một dung lượng hiện thực lớn, và làm nên tài năng của Sekhov. “Nếu có một phép màu nào làm nhân vật của Sekhov rời khỏi trang sách, bước xuống đường phố, thì chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng đông đúc, huyên náo, thật là đáng kinh ngạc; hàng nghìn con người, mỗi người một vẻ, lớn bé già trẻ, nữ, nam, chải chuốt, bê tha, nghèo hèn và giàu có, xinh đẹp và dị dạng, cao sang và bần tiện…” [19,tr. 29]. Nguyễn Công Hoan và Sekhov đều là những nhà văn viết truyện ngắn tài ba. Họ sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau. Sekhov sống trọn vẹn 44 năm cuối của thế kỷ XIX. Nguyễn Công Hoan sống 73 năm của thế kỷ XX. Mặc dù sống và viết ở hai thời đại kh¸c nhau với truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc khác nhau, nhưng truyện ngắn của họ có những nét tương đồng. Cơ sở của sự tương đồng đó, trước hết là ở tính chất thời đại mà chúng tôi đã chỉ ra. Lịch sử nước Nga cuối thế kỷ XIX và lịch sử Việt Nam đầu XX đều mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 một đặc điểm cơ bản: giao thời giữa cái cũ (nhà nước phong kiến lỗi thời, phản động) và cái mới (giai cấp tư sản, giai cấp vô sản hình thành với những định hướng chính trị khác nhau), sự cấu kết giữa phong kiến và tư sản hòng ngăn chặn phong trào đấu tranh của nhân dân. Đặc điểm cơ bản này đã chi phối đời sống chính trị, kinh tế, tinh thần của tất cả mọi tầng lớp xã hội, tạo ra sự khủng hoảng, phá sản về tinh thần, sự đảo lộn trật tự xã hội. Xã hội đó đã đẻ ra những quái thai, dị tật, đẻ ra lớp quần chúng bần hàn, mông muội. Cơ sở thứ hai thuộc về hai nhà văn. Họ đều là những người tôn trọng đạo lý, giá trị tinh thần đích thực. Họ đều là những người thông minh, nhạy bén, có cảm quan xã hội khỏe khoắn. Họ đều trải qua cuộc sống gần gũi với mọi lớp người trong xã hội. Họ đều hiểu biết xã hội, con người sâu sắc. Quan trọng hơn cả, họ đều nắm được đời sống bên trong con người thông qua những biểu hiện hết sức vụn vặt, thậm chí rất bình thường bên ngoài. Vì thế, ở họ có quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về con người. Họ gặp gỡ nhau về quan niệm nghệ thuật, gặp gỡ nhau ở cách xây dựng truyện ngắn, lấy truyện ngắn làm công cụ giải phẫu xã hội bệnh. Họ khao khát gạt bỏ chất nô lệ trong con người, đem và trả lại giá trị đích thực cho con người. Xã hội Nga cuối XIX, Việt Nam đầu XX đã cung cấp cho họ những đề tài, chủ đề về sự méo mó, sự thô lậu, bẩn thỉu của nhân cách. Họ đã phản ánh tất cả sự thực đó trong tác phẩm của mình thông qua hệ thống nhân vật hết sức phong phú và sinh động. Có khác chăng là ở cách thức sử dụng những phương tiện nghệ thuật trào phúng, châm biếm, tạo cái cười…. Tựu chung lại, đối tượng, mục đích sáng tác của họ đều gặp gỡ nhau, và họ đóng góp cho văn học nước nhà, văn học thế giới từ thực tế sáng tác của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Chương 2: NHÂN VẬT – NHỮNG DỊ TẬT CỦA XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN CÔNG HOAN VÀ A.SEKHOV Một trong những cơ sở quan trọng tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc cho truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov là thông qua hệ thống nhân vật phong phú và đa dạng, hai tác giả đã phản ánh chân thực mối quan hệ giữa thời đại và con người của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX và văn học Nga cuối thế kỉ XIX. Ở chương 1 chúng tôi đã chỉ ra những yếu tố lịch sử xã hội tương đồng, tác động đến quá trình hình thành quan niệm về cuộc đời, về con người, về nghệ thuật của hai tác giả. Rõ ràng, cả hai nhà văn, trong điều kiện xã hội cụ thể mà họ đã sống, chứng kiến, trải qua…, đã khám phá mối quan hệ giữa thời đại và con người. Họ đã tiến hành những cuộc giải phẫu bằng ngôn từ, để làm rõ mối quan hệ một chiều này. Đó là quan hệ mà trong đó, thời đại có vai trò quyết định, tác động đến tâm lý, tình cảm, tư tưởng con người, làm thay đổi số phận con người. Con người chịu sự chi phối của thời đại, không có khả năng cải tạo xã hội. Giải quyết, làm rõ mối quan hệ này, cả hai nhà văn đều thực hiện nhiệm vụ tố cáo, đả kích, lên án những bất công phi lý, thói tật xấu xa, nô lệ mà xã hội đẻ ra nhằm thức tỉnh con người. 2.1. Nhân vật – những quái thai đắc lực của nhà nước thống trị Thời đại thế nào sẽ sản sinh ra loại người tương ứng với nó. Những nhân vật là công cụ đắc lực này cùng xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov với những cách thức khác nhau. Ở Nguyễn Công Hoan, loại nhân vật này xuất hiện trong 9/10 truyện (“Răng con chó nhà tư sản”, “Báo hiếu trả nghĩa cha”, “Đàn bà là giống yếu”, “Thịt người chết”, “Đồng hào có ma” ….). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Viết về loại nhân vật này, Nguyễn Công Hoan rất chú ý đặc tả ngoại hình và hành động của chúng. Thể loại tr uyện ngắn không cho phép để nhà văn miêu tả cặn kẽ ngoại hình nhân vật. Chính vì vậy, Nguyễn Công Hoan thường chọn một trong số những yếu tố ngoại hình, tập trung bút lực đặc tả, tạo ra nét chân dung chứa đựng tâm lý bên trong. Khi đặc tả, tác giả thường kết hợp lời bình trực tiếp, cộng với giọng điệu châm biếm, vì thế, chân dung nhân vật hiện lên rất rõ nét, đập ngay vào nhận thức của người đọc. Ví dụ, tả cái béo của quan huyện Hinh trong “Đồng hào có ma”, tác giả viết: “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗ i…”. Không cần phải mô tả thêm, người đọc cũng hình dung ra được Huyện Hinh thế nào. Cách thức đặc tả của Nguyễn Công Hoan là phóng đại, cường điệu một số đặc điểm ngoại hình, tô đậm, tăng cường sự đối lập, làm tăng tính trào phúng, châm biếm. Cách thức nà y tác động ngay tới sự chú ý của người đọc, tạo ấn tượng khó quên về nhân vật. Đây là hình ảnh Nghị Trinh trong “Hai thằng khốn nạn”: “Mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt”. [ 36,tr.36] Mỗi người mỗi vẻ, tập hợp thành bức tranh mà trong đó sự no đủ, phè phỡn là ấn tượng chủ đạo. Bà chủ trong “Phành phạch” được miêu tả: “Bà nằm đó. Nhưng, thoạt trông đố ai bảo là một người (…) Cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chùn” (…) Thật thế, bà béo lắm, một cái béo rất hùng vĩ” [36,tr.378]. Không cần nhân vật phải hoạt động, không cần phải vẽ kỹ lưỡng chân dung, chỉ cần thế thôi, người đọc cũng đã phát ngấy, phát nóng trước phản thịt ấy. Cũng cách tả như vậy, cái béo ngốt người của một bà chủ khác lại hiện ra: “Bà béo quá. Gớm! Béo đâu béo lạ béo lùng thế! Béo đến nỗi hai má chảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 ra, rụt cổ lại. Béo đến nỗi bụng sệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên” [ 36,tr.378]. Những câu: - Chà! Chà! Béo ơi là béo. - Thoạt trông đố ai bảo là người. - Gớm! Béo đâu béo lạ béo lùng. - Béo đến nỗi…. là những lời bình trực tiếp của tác giả, tác động ngay đến trí tưởng tượng của người đọc. Chưa cần phải có những chi tiết cụ thể, người đọc đã có cái nhìn khái quát về nhân vật rồi. Không chỉ có thế, các nhân vật thuộc lớp nhµ giầu này còn được tác giả miêu tả chân dung luôn có nét thô kệch. Cũng dễ hiểu, một khi đã béo quá, thô kệch cũng là đương nhiên. Có điều, những nét chân dung thô kệch đó, qua ngòi bút châm biếm của Nguyễn Công H oan trở lên tởm lợm. Quan bà (một tấm gương sáng) - một góa phụ “đoan chính” - được tả chỉ bằng hai bộ phận trên cơ thể: “Cặp môi đỏ nẫn” và “Cái ngực đầy lù lù nóng hổi”, đã đủ để người đọc biết góa phụ này có đoan chính thật hay không. Và quả nhiên, cặp môi đỏ nẫn, cái ngực đầy lù lù nóng hổi ấy đã từng bước đưa bà từ cái bóng nghèo hèn, lên dần, lên cao dần thành bà Phủ, rồi cụ Tuần. Chân dung quan bà trong “Đàn bà là giống yếu” được tác giả vẽ: “Chỉ riêng bộ mặt cũng đủ long trọng. Người ta tưởng chiếc bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự và ngay đầu quả chuối nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cái mắt híp (…) thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thẳm, sâu như bụng dạ đàn bà” [36,tr.191]. Chân dung đó phù hợp với tâm địa của một mụ đàn bà hư hỏng, trơ trẽn, khi mụ ta ném vào mặt chồng: “Tôi cứ nói. Rồi tôi đi khắp chỗ quen thuộc, bạn bè với ông, báo với họ rằng: Mười mấy lần bà phủ ngủ với trai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 ngay trong buồng quan Phủ”. Cái trơ trẽn đã giúp bà chuyển bại thành thắng, chuyển xấu xa thành tốt đẹp, chuyển có lỗi thành không có lỗi. Chân dung, ngoại hình bọn quan lại giầu có hiện ra rất đa dạng. Không phải chỉ có cái béo đến phì nộn, phát ngấy, phát tởm, mà chúng còn là “những hình thể khác hẳn. Vì ở người ngài cái gì cũng cong cong, từ cái sống mũi, đến cái lương tâm, từ cái lưng đến cái xử kiện”. Nguyễn Công Hoan không che giấu thái độ của mình qua cách miêu tả đó. Ông lôi chúng ra để chế giễu, khinh miệt. Bất kỳ một tên quan lại, tư sản nào cũng bị ông vẽ thành bức biếm họa. Có điều, mỗi cái biếm họa theo một kiểu khác nhau. Bọn quan lại, phong kiến béo nẫn, béo nần. Bọn tư sản đang lên cũng béo, nhưng cái béo cũng có vẻ “tân tiến” hơn . Vẽ bọn tư sản, tác giả thường chú ý đến đầu, tóc hơn là mặt mũi. Nhà tư sản trong “Báo hiếu trả nghĩa cha” được tả: “Cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp, cũng thẳng như cái hộp. Tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo úp trên đầu, không chịu kém với bộ ria sửa khéo như vẽ” [ 36,tr.118 ]. Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Công Hoan chọn lựa cho nhân vật của mình những diện mạo, hình dạng như thế. Chân dung của mỗi người như thế nào sẽ phản ánh cái con người bên trong của họ như thế. Trên thực tế, không phải tự nhiên mà hầu hết các quan, đến các quan bà đều béo nứt, béo trương. Nguyễn Công Hoan đã để cho nhân vật xưng tôi trong “Một tấm gương sáng” phát biểu: “Vì “thế sự” đã xoay thành ngược, mà “đời” ngày nay chẳng phải là một bà hiền mẫu biết thưởng phạt công minh. “Đời” đã hóa ra một con mụ chửa hoang, đẻ bậy, sinh non ra toàn những hạng hoặc mất dạy, hoặc đói cơm (…) Hạng đói cơm thì ngài thấy nhan nhản khắp nơi (…) Còn hạng mất dạy, cũng chẳng ít. Họ rất no đủ, sang trọng, chuyên môn đeo mặt nạ để lừa dối, bóc lột lẫn nhau” [36,tr.218]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Đó, có thể nói, là chỉ dẫn của Nguyễn Công Hoan cho người đọc đi vào thế giới nhân vật no đủ, phè phỡn của ông. Lập luận của Nguyễn Công Hoan rất rõ ràng: “Ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả” [36,tr.406]. Ăn bẩn, trong khám phá của Nguyễn Công Hoan là công cụ, cách thức để ức hiếp dân nghèo của bọn quan lại. Bọn quan lại, được mệnh danh là những bậc phụ mẫu của dân, nhưng thực chất chúng là lũ sâu mọt. Điều đó đã được miệng một quan bà phát ra và nó có sức mạnh như một chân lý: “Chữ “tử tế” của ông bêu lên cho mọi người, giá viết của nó là “bắt bí”, mà đọc nó là “bóp nặn” thì đúng hơn (…) Đào trong ruột những thằng dân của ông, chứ còn đâu nữa! Ông quên rằng, ô tô của bọn các ông chẳng phải chạy bằng etxăng, mà chạy bằng mồ hôi nước mắt của dân đen à”. Lấy “Đồng hào có ma” làm ví dụ. Sự ăn bẩn của huyện Hinh, hiếm có ai bằng. Đường đường là một quan Huyện, quyền sinh quyền sát, nhưng ông ta ăn chặn của dân từng đồng một. Ăn chặn, ăn của đút lót là bản chất của quan. Cách thức ăn chặn của huyện Hinh mới thật độc đáo. Cái hay là ở chỗ, huyện Hinh ngay mở đầu tác phẩm đã được giới thiệu: “Chà! Chà! Béo ơi là béo!”. Cái béo được giải thích bằng tác phong làm việc của quan với dân. Dân vào cửa quan, ngoài chờ đợi lâu la, phải đút lót tiền cho cai, cho lệ mới được vào hầu quan. Dân có cần nhưng quan chưa vội. Dân sợ càng tốt cho quan. huyện Hinh cứ đủng đỉnh “dặn dò cậu lệ xuống nhà bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giò”. Con mẹ Nuôi đứng khép nép ở đó không làm quan chú ý, nhưng, chỉ nghe hai con gà Tây béo mẫm quàng quạc kêu, thì “Quan đang ngồi, choàng một cái, ngài đứng dậy, chạy vội ra hiện, đứng ngay cạnh nhà Nuôi và gọi váng: Có đứa nào đấy, lừa hai con gà vào cho tao” [36,tr.409]. Chi tiết “chân giò” hầm, gà Tây béo được đưa ra, gián tiếp giải thích vì sao quan lại béo đến thế, và như thế là hợp lẽ đời. Ăn ngon, quan béo là phải. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Đồng thời, những chi tiết đó cũng là sự chuẩn bị cho người đọc tiếp nhận sự chuyển nghĩa của từ “ăn ngon” sang “ăn bẩn”, từ nghĩa đen sang nghĩa bóng của “ăn bẩn”. Dân vào hầu, trì nh quan việc mất trộm, phải có tiền để vi thiềng quan. Con mẹ Nuôi cởi giải yếm để lấy tiền, sợ vía quan lớn mà run, làm rơi hết cả tiền, “choáng váng cả người, hoa cả mắt”. Chị ta tìm tiền. Đến mạt kiếp, chị ta cũng không sao giải thích được vì sao chỉ có chị ta và quan phụ mẫu, mà năm hào đôi của chị ta biến mất. Tác giả để cho chị ta vừa tìm tiền, vừa sợ hãi. Tác giả diễn tả ý nghĩ của người đàn bà tội nghiệp: “Nó phải có năm hào đôi. Năm hào đôi mới thành đồng bạc được (…) Không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được (…) Trình đơn có tám hào, tất nó bị quan chửi (…) Nó tần ngần chắp hai tay, vái: “Lạy quan lớn ạ”. Rồi nó lùi lùi bước ra cửa. Rồi nó đi về…” [36,tr.411]. Tác giả kết câu chuyện bằng một cảnh: “Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi thoát, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và, vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giầy dính vào, rồi bỏ tọt v ào túi” [36,tr.411]. Không một lời bình luận nào được đưa ra, và người đọc hiểu rõ tại sao tác giả lại phải tranh luận về vấn đề ăn uống vệ sinh ở đầu tác phẩm, cũng hiểu vì sao huyện Hinh béo đến thế. Hơn thế, cái tức cười mà tác phẩm đạt đến chính là sự nhập nhằng giữa có và không ngay tại cửa pháp luật này. Dân mất trộm, trình quan để tìm trộm, lại mất trộm ngay trong cửa quan. Quan là nơi điều hành luật lệ, tìm trộm cho dân lại chính là kẻ lấy trộm của dân một cách trắng trợn. Ý nghĩa tố cáo, sự phơi bầy bản chất sâu mọt, ăn bẩn của quan lại là ở chỗ đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Những tên quan ăn bẩn, vô trách nhiệm như thế không phải là hiếm trong xã hội Việt Nam ngày đó. Chúng chỉ biết “ăn tiền và chơi gái” (“Đồng hào có ma”). Chúng cũng chỉ biết “cả đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về”. Mọi việc quan mặc kệ. Sự ăn bẩn được Nguyễn Công Hoan đưa lên đỉnh điểm trong tác phẩm “Thịt người chết”. Vì sự vô trách nhiệm của quan mà người chết đã hai hôm không được chôn cất. Người ta trình báo, người ta chờ đợi cuộc khám xét của quan phụ mẫu. Tác giả đã cho xuất hiện ba cảnh song hành. Cảnh 1 - cảnh gia đình người chết, buồn thương, ảm đạm, người chết “chờ chôn, mỗi lúc một trương to, rập rình cảnh cái quan tài ngoác miệng chờ việc”. Cảnh 2 - cảnh hoạt động tấp nập của những loài “khác giống” với tử thi: “Dưới nước, lũ cá mương vui vẻ, nô giỡn nhau, chui vào kẽ nách, lỗ tai, đớp thật nhanh, rồi chạy nhào biến mất. Rồi lại đớp, rồi lại chạy. Trên không, vo ve đàn ruồi nhặng, rủ nhau đậu đen kịt vào mặt mũi, chân tay, mải miết hút chất đồ ăn bổ (…) Trên ngọn tre, một con quạ đen (…) rồi một con nữa (…) chẳng mấy chốc, hai ba con nữa bay lại (…) cả lũ theo nhau, mổ rỉa từng nơi một (…) Như thế anh Xích vô tình là ân nhân của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ” [36,tr.442]. Cảnh 3 - “cho đến tận 9 giờ sáng hôm sau, còi ô tô đằng xa thét váng” [36,tr.442]. Quan huyện tư pháp về, làm tan mất cuộc rỉa mồi của lũ quạ, ruồi nhặng, cá mương…. Cảnh này sinh động nhất. Ngoài những “họ hàng, người làng, ai nấy khoanh tay im lặng nuốt đờm, n hìn chằm chặp vào xác chết. Người thở dài, người lau nước mắt” ra còn có hẳn một lực lượng tranh ăn trên xác chết của Xích. Đó gồm “quan huyện là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc, cùng trịnh trọng khạc nhổ”. Nếu chỉ có vậy, chưa đáng nói. Nguyễn Công Hoan đã dàn một cuộc đối thoại rất hợp về hình thức (hỏi, lấy thông tin xung quanh về người chết) nhưng lại không hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 lý về nội dung (khả năng thu nhập, nguồn tài chính của khổ chủ), để quan đi đến quyết định “tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích có nhiều vết khả nghi (…) xin đốc-tờ về khám cẩn thận”. Cuộc đối thoại chỉ chỉ có hai người tham gia, mỗi người đại diện cho một lực lượng đối lập nhau về tất cả mọi mặt. Quan huyện - phụ mẫu - đại diện cho lực lượng hành pháp nhà nước, ông Cửu (bố Xích) đại diện cho lực lượng được chăn dắt. Quan lạnh lùng, sắt đá. Nhà Cửu run cầm cập, não ruột. Cuộc đối thoại vẫn tiếp tục. Mỗi một lượt tham thoại của quan là một lần tiến gần đến mục đích moi tiền khổ chủ. C uộc đối thoại thư hai có thêm cụ lục sự, là đối tượng để quan trao đổi, nhưng không cần trả lời. Đó là khâu trung gian đối thoại, mà nội dung cuộc thoại dành cho ông Cứu. Kết quả của hai cuộc thoại: “- Xin quan lớn cho con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn. - Anh định tạ tôi bao nhiêu” [36,tr.445]. Cuộc thoại thứ ba xuất hiện. Lần này, lục sự tham gia với tư cách tác động đẩy nội dung và mục đích cuộc thoại lên cao trào. Việc lục sự tham thoại đồng lượt với cả quan và ông Cửu. Với quan : “- Bẩm quan lớn, việc này to chứ chẳng vừa”. Với ông Cửu: “- (…) Anh muốn chôn ngay con anh, anh không tạ ơn quan nổi một bách hay sao?”. Kết quả cuộc ngã giá: ông Cửu đành chấp nhận vì: “(…) ít ra, anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ?”.Nhờ vậy, “một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ” [36,tr.446]. Huyện Hinh trong “Đồng hào có ma” đã là ăn bẩn. Ăn sống ăn sượng đồng hào đôi của người dân đen tội nghiệp - huyện Hinh đã bẩn lắm rồi. Quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 huyện trong “Thịt người chết” còn bẩn gấp bội lần. Huyện Hinh ăn vì đồng hào lăn một cách vô thức vào chân ông ta. Quan huyện tư pháp ăn bẩn một cách có tính toán, vì thế mà bẩn hơn, tởm lợm hơn. Nguyễn Công Hoan hạ bút: “chúng (lũ ruồi, cá, quạ) có biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng” [36,tr.446]. Vì, “thịt người chết, ai hay cũng là món đồ ăn quý hóa”. Mỉa mai thay, đó là những quan lại, thay mặt nhà nước mà chăn dắt con dân. Đó là lũ sâu mọt, vô nhân đạo. Mục đích của Nguyễn Công Hoan như ông đã từng khẳng định: mở mắt cho nhân dân, để họ nhìn rõ hơn chân tướng lũ quan lại nhơ bẩn, lũ đỉa đói ấy. Viết về công cụ đại diện cho nhà nước, Nguyễn Công Hoan tập trung vào các nhân vật làm quan to , những tư sản lớn. Sekhov, trái lại, tập trung vào tầng lớp công chức bình thường, có chức phận bình thường. Trước Sekhov, văn học Nga đã lên tiếng tố cáo, phê phán sự áp bức bóc lột của lớp quan chức, giai cấp quý tộc và nhà nước phong kiến. Những cái ác trong xã hội đã được phanh phui, mổ xẻ. Đến lượt mình, Sekhov không chọn đối tượng đó nữa. Ông chọn lớp người là công cụ đắc lực cho nhà nước phong kiến và khai thác họ ở góc độ: những quái thai, dị dạng do chính xã hội, nhà nước phong kiến cũ, tư sản mới đẻ ra. Những nhân vật này xuất hiện 5/23 truyện (“Con kỳ nhông”, “”Lão quản Prisubeep”, “Đánh c­îc”, “Một phiên tòa” v…v….). Với “Con kỳ nhông”, Sekhov chỉ ra một chất nô lệ quánh đặc ở nhân vật Otsumelov - thày quản coi g iữ trật tự ở một kh u ph ố chợ. Sekhov gặp gỡ Nguyễn Công Hoan ở nghệ thuật kết cấu truyện ngắn “Thịt người chết”. Câu chuyện được kết cấu theo lối hướng tâm, mà tiêu điểm kết cấu là con chó con cắn ngón tay người thợ kim hoàn Khriukin. Làm tăng giá trị của kết cấu kiểu này là sự tổ chức chi tiết theo kiểu: một chi tiết trung tâm và hỗ trợ cho nó là các chi tiết xung quanh. Chiều hướng vận động của các chi tiết theo hướng đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 lên, tăng dần mức độ và xoáy chặt, làm nổi bật nội dung, tư tưởng tác phẩm. Trong “Con kỳ nhông”, tình tiết duy nhất là con chó cắn người thợ, khi anh ta trêu nó. Vì nó cắn tay mình mà K hriukin chửi mắng nó, bắt nó trình với thày quản Otsumelov. Vì nó cắn người khi chạy rông, nên thày phải có trách nhiệm xử lý vi phạm trật tự công cộng. Vì là chó thả rông nên phải tìm ra chủ nó để bắt phạt. Vì chủ nó khó xác định, lúc người này, lúc tưởng không là người này, nên thái độ thầy quản phải thay đổi theo. Những chi tiết xung quanh có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho việc thể hiện nội dung. Tác giả để Otsumelov có hai lần hắng giọng và đi liền với hắng giọng là hành động nhờ Endurin cởi áo, mặc áo hộ. Tình huống để hai chi tiết này xuất hiện: con chó con được xác định của tướng Giugalov. Lần 1: Trước đó, Otsumelov ra lệnh đập chết con chó con. Nhưng, có ai đó nói: “Hình như của tướng Giugalov…”. Nghe thấy, Otsumelov liền: “- Hèm… Endurin! Cởi hộ tao cá i áo bành tô với… Chà, thật khủng khiếp, nóng chi là nóng! Hình như trời sắp mưa rồi hay sao ấy…”[68,tr.16]. Lần 2: Người ta lại bảo chó con không phải của Giugalov. Otsumelov lại xoay giở đủ kiểu, đòi đánh đập, chê bai con chó. Khi người ta lại khẳng định nó là của Giugalov thật, Otsumelov lại: “- Hèm… Endurin, mặc hộ ta cái áo bành tô một tý…. Trời chuyển gió rồi đấy…ren rét là…” và, ông ta quay ra nịnh con chó. Câu chuyện ngày càng trở nên hấp dẫn, khi con chó được coi là vô chủ. Otsumelov hống hách, kiên quyết đòi đập nó, xúc phạm nó và không cần phải cởi áo hay mặc áo, không cần bình luận về thời tiết. Qua cách để các chi tiết xung quanh này xuất hiện đúng lúc (chó được coi là của tướng Giugalov), tác giả cho thấy: Otsumelov hành động không phải theo bản năng. Từ chính mình, ông ta thừa biết sự quay quắt, thay đổi thái độ theo vị trí con chó con của mình là vô lý, đáng khinh. Biết thế, nhưng ông ta vẫn làm, tự phỉ nhổ vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 mình. Vì thế, ông ta mới đánh lạc sự chú ý của mọi người bằng sự cởi áo, mặc áo, bằng sự trời thoắt nóng đấy, lại rét ngay đấy. Cái hay của câu chuyện con ở chỗ: với con chó, Otsumelov thay đổi thái độ liên tục còn với người bị chó cắn, người dưới mình, nhất loạt, ông ta chỉ có một thái độ: hống hách, đe dọa. Lựa chọn chi tiết, đặt chúng trong những tình huống cụ thể, đẩy chúng lên cao, cho chúng phát huy tối đa khả năng diễn tả, Sekhov làm nối bật sự xu nịnh, tồi tệ trong nhân cách của Otsumelov. Sự thay hình đổi dạng của con người trước một con chó hiện lên cứ tự nhiên như không, nhưng lại tạo được ấn tượng sâu đậm, khó quên. Sự tiếp nhận của người đọc, nhờ thế nhanh hơn, luôn giữ lâu hơn. Sự đau đớn, day dứt của người đọc nhiều hơn. Những công cụ, những người máy phục vụ đắc lực cho nhà nước phong kiến còn được tác giả thể hiện ở những góc độ khác nhau. Dưới ngòi bút Sekhov, một loạt người vừa đần độn, vừa hống hách, vừa thảm hại hiện ra. Những giám đốc nhà băng, những thủ quỹ, những thầy quản, những cảnh binh…, vừa hung hăng, đầy nộ khí đấy thôi, khi đứng trước một “mặt nạ” ngang ngược, đã vội “nhũn như con chi chi”, xum xoe, bợ đỡ khi cái mặt nạ được bỏ ra, hiện nguyên cái “khuôn mặt trơ tráo, bị thịt, nhẵn bóng, đỏ lừ vì rượu” của một thân hào truyền kiếp. Nhân vật là quái thai, dị tật của xã hội xuất hiện trong truyện ngắn Sekhov làm nhức nhối tâm hồn người đọc. “Lão quãn Prisubeev” và “Rối ren” là ví dụ điển hình. Trong “Lão quãn Prisubeev”, tác giả đảo trình tự kết cấu. Câu chuyện được trình bày từ giữa, tức cảnh phiên tòa xử Prisubeev vì tội đã quá mẫn cán, về hưu rồi vẫn thực thi nhiệm vụ giữ trật tự như thuở còn đi làm. Cách đảo lộn này cho thấy những lý do đưa ra buộc tội lão quản là rất đúng luật pháp. Về hưu rồi mà lão còn dám làm nhục trương tuần, chánh tổng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 những người thi hành công vụ. Nên, lão bị xử là thích đáng. Sự tức cười dẫn đến nỗi đau là ở chỗ: công việc đã in sâu vào tim, óc lão, đến nỗi, không còn ai khiến nữa mà lão vẫn cứ lo lắng cho luật pháp nhà nước. Đến nỗi, nhà nước cũng bị làm phiền vì lão. Sự việc kết thúc, đặt đúng vị trí, đã làm nổi bật cái quái dị trong lão quản Prisubeev. Bị tòa tuyên án, phạt một tháng tù giam. Vậy mà: “Khi bước ra khỏi phòng xử án, nhìn thấy đám nông phu tụ tập nói với nhau cái gì đấy, thì lão ta, theo một thói quen, không thể nào tẩy rửa được, bèn duỗi thẳng tay theo đường nẹp quần và quát to bằng cái giọng rè rè, giận dữ: Ê, dân chúng, giải tán ngay! Không được xúm đông thế này! Ai về nhà nấy!” [68,tr.29]. Cái kết chuyện với sự góp mặt của chi tiết quát dân chúng của lão quản đã đẩy sự khôi hài lên cao độ. Rõ ràng, đây không là con người nữa mà là một cái máy. Đằng sau sự khôi hài đó, là nỗi đau ám ảnh. Thực tế tàn nhẫn, nghiệt ngã mà lão quản không nhận ra: Ngay cả chế độ Nga Hoàng cũng không chấp nhận loại nhân viên “người máy” ấy. Không chấp nhận không phải vì nhà nước cần những công cụ có lương tâm, không trì độn, mà họ còn bênh vực những kẻ lười nhác, vô trách nhiệm, vô lương tâm khác. Mỗi người một cách tiếp nhận, khám phá, phản ánh hiện thực khách quan khách quan khác nhau, nhưng chung lại, cả Nguyễn Công Hoan và Sekhov đều đưa người đọc trở lại với thế giới tù túng, ngột ngạt, người bóc lột người một cách thậm tệ, tàn bạo và bẩn thỉu. Những sâu mọt đục khoét dân lành, những công cụ hành pháp trơ tráo, máy móc đã hiện ra vô cùng sinh động trong tác phẩm của hai nhà văn. Mỗi thế hệ người đọc đều nhận thấy câu hỏi hai nhà văn đặt ra và đều tìm cho mình câu trả lời từ những câu chuyện khôi hài mà đau đớn đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 2.2. Nhân vật - những kẻ dung tục, nô lệ Nguyễn Công Hoan và Sekhov không chỉ phê phán bọn quan lại - những công cụ đắc lực của nhà nước phong kiến, mà còn tập trung lôi ra những thói tật nô lệ ẩn sâu dưới mẽ n go ài chải ch uốt, đ ẹp đ ẽ. Nguyễn Công Hoan và Sekhov gặp gỡ nhau ở chỗ, lôi ra chân tướng của lũ người này, cả hai nhà văn đều nhằm thức tỉnh con người trước hiện thực xấu xa. Nguyễn Công Hoan đưa vào tác phẩm những cảnh đời nhố nhăng lai tạp của xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông đã xây dựng khá thành công một thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng với nhiều màu sắc, một thế giới người đông đúc và cũng thật là lúc nhúc. Với đủ các thàn h phần từ quan lại, me tây, gái điếm, ph u phen, th ợ thuyền, nông dân, tư sản đến người ăn mày… Cả một xã hội nhố nhăng đang đi lại, nói cười trong tác phẩm của ông. Thế giới nhân vật ấy góp phần thể hiện được quan niệm của ông về con người tha hoá theo lối vật hoá, con người làm trò, diễn trò để tồn tại. Nguyễn Công Hoan phơi bầy bản chất xấu xa, đạo đức giả, đua đòi rởm của bọn tư sản, lũ nhà giầu. Những nhân vật kiểu này có trong 10/19 truyện. Với chúng đồng tiền và danh vọng là tất cả. Có thể nhận ra chúng trong các truyện: “Báo hiếu trả nghĩa cha”, “Báo hiếu trả nghĩa mẹ”, “Xuất giá tòng phu”, “Mất cái ví”…. Từ tầng lớp này Nguyễn Công Hoan đã phát hiện thêm một căn bệnh nữa của xã hội mà cần phải mổ xẻ, phanh phui. Tâm hồn chúng đã hoàn toàn chai sạn trước tiền bạc, của cải. Lấy “Báo hiếu trả nghĩa cha” làm ví dụ. Ý nghĩa mỉa mai nằm ngay trong nhan đề câu chuyện: “Báo hiếu…”. Đạo đức của người con thể hiện ở việc làm cỗ giỗ cha. Nhà văn đã sử dụng từ ngữ gây cười để bộc lộ bản chất sự việc. Tác giả miêu tả vợ chồng ông chủ hãng xe Con Cọp: “(…) Miệng lúc nào cũng chực tóe ra một chuỗi cười. Vì ngày hôm nay, bổn phận ông bà là phải hay cười. Mà đã cười thì cười thật to, ôm bụng mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 cười, cười cả từ câu nói buồn cười đến cả câu nói không buồn cười. Nghĩa là ông hết sức khoe cái cười lấy lòng, cái cười thiệp đời của nhà tư bản” [36,tr.119 ]. Vợ chồng nhà tư bản “tươi như hoa” đón rước khách đến dự buổi “kỵ cố ông”. Thoáng qua, ai cũng thấy họ thật có hiếu. Thường thì, Nguyễn Công Hoan ít miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên xuất hiện trong tác phẩm của ông thường là những đoạn tả rất ngắn. Ông chọn lựa yếu tố thiên nhiên phù hợp , diễn tả được đúng bản chất sự v iệc. Bức tranh thiên nhiên ở đây được cấu thành bởi hai yếu tố: gió, mưa và mang tính chất rét buốt. Câu chuyện báo hiếu được diễn ra trong cái nền thiên nhiên rất đặc biệt. Có ba lần, bức tranh thiên nhiên xuất hiện, 2/3 bức được tả ngắn, gọn: “Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt thấu tận xương” . Đi liền với hai bức tranh đó là hai nghịch cảnh. Cảnh 1: Bữa tiệc linh đình báo hiếu cha diễn ra bên trong, sang trọng, ấm áp. Cảnh 2: ngoài đường phố, một bà cụ rách rư ới như ăn mày, lọ mọ tìm đến “ông chủ” và bị chửi mắng, đuổi đi. Đó là mẹ đẻ của ông chủ. Bà được đưa vào từ cửa ngách thông ra ngõ nhỏ, được chính ông chủ “tiếp” bằng câu: “Một suýt nữa làm tôi ê cả mặt. Ai bảo bà ra làm gì? (…) Bà không biết để sĩ diện cho tôi (…) Mặc kệ bà…” [ 36,tr.124]. Bức tranh thiên nhiên thứ ba xuất hiện làm nhiệm vụ kết thúc câu chuyện buồn tủi của bà lão, đã trót đẻ ra thằng con “có hiếu”, và cũng làm rõ bộ mặt thật của ông chủ hãng xe hơi Con Cọp: “Mưa để khóc, gió để rên. Rét để cắt đứt ruột mẹ người con mà họ đang khen là hiếu tử” [ 36,tr.125 ]. Tác giả không dừng sự mổ xẻ ở đây. “Báo hiếu trả nghĩa mẹ” đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò phanh phui thói đạo đức giả, sự bất hiếu của lũ người giầu có. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Nguyễn Công Hoan vận dụng lối kết cấu chương hồi của tiểu thuyết cổ điển vào sáng tác truyện ngắn. Hiệu quả nghệ thuật của lối kết cấu này rất lớn. Hai câu chuyện độc lập với nhau, nhưng được xâu chuỗi với nhau bởi tư tưởng, chủ đề. Nhân vật ông chủ hãng xe hơi Con Cọp cùng vợ ông ta lại xuất hiện. Mở đầu “Báo hiếu trả nghĩa mẹ” không là bức tranh thiên nhiên nữa, mà là một cuộc đối thoại. Những lượt tham thoại không ăn nhập cho phép xuất hiện lớp nghĩa hàm ẩn. “- Thưa cụ (…) cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không ạ? - Không phải, con vú già đây! - Kia có phải là bà chủ không? - Không phải, đấy là mẹ đấy!” [36,tr.126]. Không giải thích, ai cũng hiểu vú già là mẹ chồng và “mẹ đấy” là con dâu - tức vợ ông chủ hãng xe Con Cọp. Ai cũng hiểu, giữa mẹ chồng nàng dâu đang có va chạm, xung đột lớn. Cuộc thoại thứ hai xuất hiện, gồm ông chủ và bà chủ tham gia đối thoại. Có 5 lượt thoại và 5 lượt hồi đáp. Cả 10 lượt thoại đều bóc trần bản chất khốn nạn của vợ chồng ông chủ hãng xe Con Cọp. Thằng con trai đuổi mẹ, thề thốt với vợ sự bất hiếu của mình (“Tôi không đuổi thì tôi chết! Mợ cứ chửi đứa nào nói dối mợ”). Đứa con dâu vật vã vì “bà ấy ở đây ngày nào, tôi ê chề ngày ấy”. Con trai: “Tôi xin mợ! Tôi van mợ! Tôi lạy mợ!” Con dâu: “Đồ mặt dày! Thế mà không biết nhục! Sao nó không chết đi cho người ta nhẹ nợ!” [36,tr.127]. Kết thúc cuộc thoại: “Cậu buông tôi ra. Tôi không để con mẹ ấy yên đêm nay được” [ 36,tr.127]. Vẫn giọng điệu lạnh lùng khách quan, vẫn cái cách kết cấu không cần lời bình, bản thân câu chữ, giọng điệu đã nói lên tất cả. Tính dự báo của lời thoại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 rất cao. Đạo đức, hiếu tử của vợ chồng ông chủ hiện rõ trong cuộc đối thoại đó. Hơn thế, số phận b à cụ được địn h đoạt bởi chính “đạo đức” của bọn chúng. Cái đám ma linh đình ngày hôm sau, lại một lần chứng tỏ cho thiên hạ thấy “hiếu thảo” của bọn chúng. Cách tả của tác giả đậm tính chất chất gây cười. Đây là thằng con trai - ông chủ: “Người ấy mặc đồ sô gai, chứ còn bụng dạ nào mà áo quần chải chuốt (…) người ta lại sợ hiếu chứ thương mẹ quá mà đập đầu vào quan tài, lỡ chết thì hoài”. Đây là đứa con dâu - bà chủ: “Người con dâu mới lại đáng ngại nữa chứ! (…) kêu khản cả tiếng, khóc hết cả hơi (…) Áo quan chưa ngắm đúng hướng, người ấy đã nhảy đánh tụp xuống mà nằm thẳng cẳng…” [36,tr.132]. Với cách thức tổ chức nhân vật, tổ chức thiên nhiên, những cuộc thoại, lối kết cấu chương hồi, tác giả bày ra trước người đọc những cảnh diễn bi hài, mà diễn viên là những nhân vật đại tài. Họ diễn trò hay bao nhiêu, sự thối tha, bẩn thỉu trong họ bày ra đậm đặc bấy nhiêu. Không chỉ vạch trần sự vô đạo, xấu xa, đê tiện của những kẻ giầu sang Nguyễn Công Hoan còn viết về thói dâm ô, bỉ ổi, cùng với sự đua đòi rởm của chúng. Có thể nói bọn người này là sản phẩm của một xã hội tối tăm, mục ruỗng, hỗn loạn, thiếu hẳn một nền đạo đức luân lý chính thống. Người đọc ghê tởm vị quan hèn hạ đến mức đánh vợ, ép vợ đi ngủ với quan trên để cho mình thăng chức (“Xuất giá tòng phu”). Có vị quan tham lam, keo kiệt, bỉ ổi đến không còn nhân cách, bầy mưu để có được đôi giầy mới (“Cụ Chánh Bá mất giầy”). Người đọc cũng ghê tởm khi một bà vợ lăng loàn rước trai về nhà, chồng bắt được lại té tát mắng chửi chồng, thậm chí, còn ngang nhiên tuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 bố ngủ với trai ngay trong buồng chồng tới mười bảy lượt (“Đàn bà là giống yếu”). Một cô gái tự cho mình là thuỷ chung tiết hạnh nhưng chính cô cũng không biết cái thai trong bụng mình là con của ai (“Oẳn tà roằn”). Đám đàn bà truỵ lạc đám gái mới lẳng lơ đó là những hiện hình sinh động nhất của sự băng hoại về đạo đức, đánh mất đi nhân phẩm của mình. Nguyễn Công Hoan miêu tả đám đàn bà xấu xa ấy, kẻ nào cũng phổng phao, hồng hào, sang trọng quý phái nhờ vào luồng gió " Âu hoá" đang tràn lan khắp các hang cùng ngõ hẻm của đô thị. Chúng đã đi ngược lại luân lý đạo đức của truyền thống dân tộc bằng lối sống lố lăng, đồi bại. Cái bụng "tròn như cái thúng" và một chú "Oẳn tà roằn đen như cột nhà cháy" mà cô Nguyệt có được sau những mối tình "thuỷ chung" với không biết bao nhiêu đàn ông, chính là kết quả của những ngày tháng " ăn gió nằm sương" của người đàn bà chung tình nhất thế gian. Hay truyện Một tấm gương sáng là bà Phủ Bống, một người đàn bà goá nhưng chẳng thủ tiết chờ chồng mà lại tìm mọi cách có được một tấm bảng phong tặng " tiết hạnh khả phong" và trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo. Cái thực trạng xã hội nhố nhăng, đồi bại ấy ông gọi chung đó là " đời" và quan niệm "...Đời ngày nay chẳng phải là một bà hiền mẫu biết thưởng phạt công minh. Đời đã hoá ra một mụ chửa hoang, đẻ bậy, sinh non ra những hạng mất dạy hoặc đói cơm” [36,tr.218]. Lấy nhân vật làm phương tiện phản ánh hiện thực, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã giúp bao thế hệ người đọc cách sống triết lý nhân sinh. Trong đó lối sống “Âu hoá” một lối sống rởm hợm đã làm cho xã hội nhốn nháo hơn. Thước đo giấ trị nhân phẩm đã bị thay đổi. Các nhân vật đã tự xổ toẹt nhân cách mình, vứt nó xuống tận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov.pdf
Tài liệu liên quan