Tài liệu Luận văn Thế debye - Hückel trong tương tác iôn nguyên tử của plasma loãng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
THẾ DEBYE - HÜCKEL TRONG
TƯƠNG TÁC IÔN NGUYÊN TỬ
CỦA PLASMA LOÃNG
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử hạt nhân
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ XUÂN HỘI
Thành phố Hồ Chí Minh-2010
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Vật Lí và Phòng Sau Đại Học của trường
Đại học Sư phạm TP.HCM đã cho em cơ hội tiếp nhận đề tài này và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành luận văn này đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đỗ Xuân Hội đã hướng
dẫn chu đáo và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn. Với sự giúp đỡ của thầy, luận
văn này đã được gợi ý, hướng dẫn thực hiện và đạt những kết quả mong muốn.
Xin chân thành cảm ơn
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
TÓM TẮT
Một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học có...
107 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thế debye - Hückel trong tương tác iôn nguyên tử của plasma loãng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
THẾ DEBYE - HÜCKEL TRONG
TƯƠNG TÁC IÔN NGUYÊN TỬ
CỦA PLASMA LOÃNG
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử hạt nhân
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ XUÂN HỘI
Thành phố Hồ Chí Minh-2010
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Vật Lí và Phòng Sau Đại Học của trường
Đại học Sư phạm TP.HCM đã cho em cơ hội tiếp nhận đề tài này và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành luận văn này đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đỗ Xuân Hội đã hướng
dẫn chu đáo và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn. Với sự giúp đỡ của thầy, luận
văn này đã được gợi ý, hướng dẫn thực hiện và đạt những kết quả mong muốn.
Xin chân thành cảm ơn
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
TÓM TẮT
Một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học có liên quan đến vật lí nguyên tử hạt nhân là
vấn đề tương tác giữa các ion nguyên tử trong môi trường plasma. Trong môi trường plasma loãng,
tức là khi năng lượng chuyển động nhiệt có thể so sánh với tương tác tĩnh điện Coulomb của các
ion, lí thuyết Debye – Hückel được sử dụng để mô tả ảnh hưởng của môi trường xung quanh lên
tương tác giữa hai ion. Tuy nhiên, thế màn chắn được tính toán từ lí thuyết Debye - Hückel (DH)
chỉ thể hiện sự chính xác trong những điều kiện nhất định.
Luận văn này nghiên cứu tổng quát “Thế Debye - Hückel trong tương tác iôn nguyên tử của
plasma loãng”, từ đó đưa ra giới hạn áp dụng của lí thuyết Debye - Hückel và xác định giới hạn này
cho lí thuyết thông qua việc sử dụng dạng đa thức của thế màn chắn theo định lí tổng quát Widom.
Sau đó sẽ so sánh kết quả thu được với các số liệu cung cấp bởi phương pháp mô phỏng Monte
Carlo.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 DH Debye – Hückel
2 MC Monte Carlo
3 HNC Hypernetted Chain
4 OCP One Component Plasma
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vật lí nguyên tử hạt nhân là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất của vật
lí. Việc nghiên cứu môi trường plasma liên quan mật thiết đến chuyên ngành vật lí nguyên tử
hạt nhân. Bởi vì plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, chiếm tới 99% trạng thái vật chất
tồn tại trong vũ trụ. Việc tìm hiểu sâu sắc về trạng thái này sẽ rất cần thiết cho việc tạo ra
nguồn năng lượng khổng lồ phục vụ cho nhân loại từ việc điều khiển các phản ứng nhiệt
hạch.
Bên cạnh việc nâng cao sự hiểu biết về plasma, thông qua đề tài này tôi có thể nắm
vững vàng hơn các kiến thức đã học về điện học, về vật lí nguyên tử (iôn, liên kết iôn trong
nguyên tử…) và phần “ Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê” sẽ giúp ích rất nhiều cho
chuyên ngành mà tôi đang học.
Hơn nữa, thực hiện đề tài này là cơ hội để tôi thực tập sử dụng các phần mềm tin học
như Maple, Matlab, … và đồng thời có cơ hội để nghiên cứu phương pháp xử lí số liệu thực
nghiệm, vận dụng những gì đã học nhằm giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra như vẽ đồ thị,
giải các phương trình toán phức tạp chỉ có thể thực hiện qua máy tính, …
2. Mục đích đề tài
Đề tài này nghiên cứu về thế Debye - Hückel (DH) trong tương tác iôn nguyên tử của
plasma loãng (là plasma trong đó năng lượng tương tác Coulomb là nhỏ so với năng lượng
chuyển động nhiệt). Đề tài này cũng chỉ ra giới hạn ứng dụng của thế Debye - Hückel trong
plasma loãng và đưa ra cách hiệu chỉnh phù hợp từ những mô hình đơn giản nhất để giải
quyết các vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, đề tài cũng khảo sát ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa
phương, là sự bắt đầu thiết lập những dao động tắt dần của hàm phân bố xuyên tâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chủ yếu nghiên cứu tới plasma loãng một thành phần (One Component
Plasma – OCP) cổ điển là plasma chỉ bao gồm một loại ion duy nhất tích điện dương nằm
trong một biển electron đồng nhất tạo thành một hệ trung hòa về điện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả lí thuyết về thế màn chắn, định lí Widom, hàm phân bố xuyên tâm,
lí thuyết Debye – Hückel trong plasma mà tương tác ion yếu, …
Sử dụng phần mềm tin học Matlab để xử lí kết quả mô phỏng Monte Carlo (MC) và
Hypernetted Chain (HNC) kết hợp với lí thuyết để cải tiến lí thuyết Debye – Hückel cho
plasma loãng một thành phần và xác định ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa phương.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Thế Debye - Hückel (DH) đa phần được đề cập trong các tài liệu chỉ dừng lại ở cách
giải gần đúng phương trình Poisson – Boltzmann, kết quả này sẽ dẫn đến ngộ nhận thế
Debye - Hückel (DH) được áp dụng vô điều kiện với độ chính xác cao. Thực tế không hoàn
toàn như vậy. Đề tài này cho thấy khi nghiên cứu plasma loãng, thế Debye - Hückel (DH)
chỉ áp dụng được trong những điều kiện nhất định. Từ các dữ liệu mô phỏng và định lí
Widom, đề tài còn đề cập đến dạng thế màn chắn đảm bảo sự chính xác tốt nhất. Từ những
kết quả này, ta có thể xác định được sự thiết lập những dao động của hàm phân bố xuyên
tâm.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên năm thứ tư chuyên ngành
vật lí (học môn vật lí thống kê) có cơ hội đào sâu những kiến thức liên quan đến tương tác hệ
nhiều hạt, ứng dụng của hàm phân bố thống kê chính tắc, phương pháp sử dụng một phần
mềm tin học để giải quyết một vấn đề cụ thể…
Từ những vấn đề mà đề tài đưa ra có thể mở ra nhiều hướng cho những ai muốn
nghiên cứu sâu về plasma: xác định dạng vạch phổ qua các kết quả thu được cho thế màn
chắn, dùng phương pháp số giải phương trình Poisson – Boltzmann để kiểm nghiệm biểu
thức thế màn chắn,…
NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
Chương 1: Tổng quan. Chương này giới thiệu những khái niệm cơ sở về plasma và một số
đại lượng đặc trưng cho một hệ plasma như các đại lượng nhiệt động học, hàm phân bố
xuyên tâm, ....
Chương 2: Mô hình nghiên cứu và các kết quả lí thuyết liên quan. Chương này trình bày
mô hình plasma một thành phần cũng như các kết quả lí thuyết: đa thức Widom, thế Debye –
Hückel, các mô phỏng Monte Carlo và Hypernetted Chain, giới hạn áp dụng lí thuyết Debye
– Hückel (DH).
Chương 3: Cải tiến thế DH sử dụng cho plasma loãng một thành phần. Phần này bao
gồm những tính toán để có được các kết quả mới cho việc giới hạn khoảng cách áp dụng lí
thuyết DH.
Chương 4: Xác định ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa phương. Chương này giới thiệu
phương pháp tính toán cũng như kết quả cho việc thiết lập các dao động của hàm phân bố
xuyên tâm.
Phần cuối cùng của luận văn là kết luận chung, trình bày những kết quả thu được.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Những hiểu biết sơ lược về plasma
1.1.1. Định nghĩa về plasma
Vào năm 1923, hai nhà vật lí người Mĩ là Laengomeare và Tolk đã dùng thuật ngữ
“plasma” để chỉ những chất khí bị ion hóa, trung hòa về điện tích và tồn tại trong các ống
phóng điện. Ở điều kiện bình thường, mọi chất khí không dẫn điện. Nhưng ở nhiệt độ khá
cao hay ở trong điện trường rất mạnh, thì tính chất của chất khí thay đổi: Nó bị ion hóa và trở
thành dẫn điện. Khi bị ion hóa các nguyên tử và các phân tử khí trung hòa về điện sẽ mất đi
một phần electron của mình và trở thành những hạt mang điện tích dương gọi là các ion.
Chất khí bị ion hóa là plasma. Như vậy, Plasma là một hỗn hợp các hạt mang điện, trong hỗn
hợp đó có giá trị tuyệt đối của điện tích dương bằng giá trị tuyệt đối của điện tích âm. Như
vậy plasma là một hệ trung hòa về điện và là một vật dẫn điện tốt. Plasma là trạng thái thứ tư
của vật chất. Nhìn chung khi ở nhiệt độ cao hơn 100000C, mọi chất đều ở trạng thái plasma.
Nếu mật độ các hạt trong plasma ít thì ta gọi là plasma loãng. Trong plasma loãng,
năng lượng tương tác coulomb là nhỏ so với năng lượng chuyển động nhiệt. Khi đó những
tính chất của plasma loãng gần giống với những tính chất của khí lý tưởng.
1.1.2. Khái quát về sự tương tác của các hạt trong plasma
a. Sự kích thích và iôn hóa
Cơ chế của sự kích thích và ion hóa do va chạm với điện tử như sau: khi điện tử
chuyển động gần đến nguyên tử hay hạt khác, điện tử thứ nhất tương tác trực tiếp bằng điện
trường của mình với một trong những điện tử liên kết trong nguyên tử gần nó nhất. Điện tử
liên kết đó sẽ dịch chuyển đối với hạt nhân. Như vậy, điện tử thứ nhất bị tán xạ, tức là bị lệch
khỏi hướng ban đầu. Nếu lực tương tác đủ lớn và đủ lâu thì điện tử liên kết có thể bị đưa lên
mức năng lượng cao hơn hay hoàn toàn bị tách khỏi nguyên tử. Quá trình ion hóa là tách
electron ra khỏi nguyên tử hoặc phân tử khí, đây là quá trình quan trọng không thể thiếu
trong plasma. Có hai kiểu ion hóa: với plasma đậm đặc, sự ion hóa chất khí sinh ra do tác
dụng va chạm giữa các nguyên tử hoặc phân tử trung hòa với electron; với plasma quá loãng
tác dụng bức xạ sóng cực ngắn là nguyên nhân gây ra sự ion hóa. Nhưng muốn ion hóa hoàn
toàn các hạt thì bản thân chúng cần phải có năng lượng cao hơn đáng kể so với trường hợp
trên. Nhờ sự va chạm, electron có thể ion hóa nguyên tử, phân tử trung hòa hoặc nguyên tử
bị ion hóa chưa hoàn toàn. Tiết diện hiêu dụng ion hóa bằng sự va chạm của electron vào
khoảng vài trăm electron – volt.
Mặt khác, kích thích và ion hóa nguyên tử, phân tử, và ion có thể xảy ra do điện tử, ion,
nguyên tử, và phân tử. Tiết diện ion hóa và kích thích đối với chúng không giống nhau. Đối
với điện tử có thể chuyển hết phần động năng của mình cho nguyên tử, đối với ion hay
nguyên tử thì phần động năng chuyển vào thế năng do va chạm càng nhỏ khi khối lượng của
chúng càng gần nhau. Trong plasma phóng điện khí, như trong phóng điện ẩn, kích thích và
ion hóa do ion và nguyên tử không đáng kể vì ở đây áp suất tương đối thấp và không đẳng
nhiệt lớn. Năng lượng của ion và nguyên tử trong phóng điện không cao, do đó ion hóa trong
thể tích do va chạm với chúng có thể bỏ qua. Trong hồ quang áp suất lớn (áp suất vào
khoảng vài trăm torr hay lớn hơn), nhiệt độ của hạt nặng lớn đến mức có thể xảy ra ion hóa
và kích thích do nhiệt.
b. Sự kích thích và iôn hóa phân tử
Trong phân tử có hai dạng chuyển động: chuyển động của điện tử trong nguyên tử và
chuyển động của hạt nhân. Chuyển động của hạt nhân có thể là chuyển động dao động và
chuyển động quay. Tuy nhiên năng lượng phụ thuộc vào sự chuyển động của điện tử là thành
phần lớn nhất. Nếu phân tử được kích thích, điện tử được chuyển lên mức năng lượng cao
hơn, thì do sự phân bố điện tích của điện tử trong phân tử thay đổi mà đường cong thế năng
cũng biến đổi. Chuyển động dao động trong phân tử cũng tuân theo quy luật lượng tử. Khi
dao động khoảng cách của hai hạt nhân biến đổi, dẫn đến thế năng sẽ biến đổi gián đoạn.
Những phân tử có hai hạt nhân giống nhau như O2, H2, N2… có cấu trúc đơn giản nên chúng
chỉ có chuyển động dao động đối xứng của nguyên tử dọc theo trục phân tử. Hơn nữa chúng
không có momen đipôn. Dịch chuyển đipôn giữa các mức dao động kích thích trong trạng
thái cơ bản điện tử với mức dao động là cấm, và chỉ mất đi do va chạm. Tuy nhiên tiết diện
va chạm giữa các phân tử với nhau để biến năng lượng dao động lượng tử thành động năng
thường rất nhỏ (nhỏ hơn 10-23 cm2). Vì vậy những trạng thái này có thời gian sống rất lớn.
c. Ứng dụng của plasma trong thực tế
Những vấn đề trong thiên văn và địa vật lý học như việc truyền sóng điện từ qua bầu
khí quyển, động lực học của địa từ trường, sự rối loạn của vật chất bị ion hóa và từ trường
gần bề mặt Mặt trời và các vì sao, sự tán sắc và mở rộng tín hiệu khi đi qua không gian giữa
các vì sao, sự tiến hóa và cấu trúc bên trong của các thiên thể… đều có mối quan hệ gần gũi
với các vấn đề cơ bản của plasma.
Hiện nay người ta đã ứng dụng plasma để chế tạo “động cơ plasma”. Lần đầu tiên trên
thế giới các nhà bác học và kỹ sư người Nga đã sử dụng động cơ plasma vào hệ thống định
hướng các con tàu vũ trụ. Ngoài ra plasma còn là yếu tố cơ bản của “máy phát điện plasma”.
Những quá trình xảy ra trong máy phát điện plasma được mô tả bằng lý thuyết từ thủy động
lực học nên người ta gọi chúng là các máy phát điện từ thủy động lực chuyển hóa trực tiếp
nhiệt năng thành điện năng. Hơn nữa, plasma còn được nghiên cứu để khống chế nguồn năng
lượng khổng lồ từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trong tương lai các nhà khoa học hy
vọng con người có thể sẽ nhận được một nguồn năng lượng vô tận từ các phản ứng nhiệt
hạch tổng hợp có điều khiển, năng lượng này đủ dùng cho nhiều triệu năm.
1.2. Các đại lượng nhiệt động học. Hàm phân bố xuyên tâm
1.2.1. Các đại lượng nhiệt động học
Hệ plasma loãng được xem như một hệ chính tắc có hàm tổng thống kê như sau :
( ) 113
1
... ...
!
K V
NNN
Z e d p d p dR dR
h N
Trong đó,
2
1 2
N
ipK
m
là động năng toàn phần của hệ, V là thế năng tương tác
Coulomb
,
2 2
,
1 1
1 1 1
( )
2 2
N N
i j i
d rd r d r
V Ze n n
R R R rr r
, iR
là vectơ vị trí của ion
thứ i. r
là vectơ vị trí của các electron chứa trong một thể tích nguyên tố. Như vậy thế năng
tương tác trên là thế năng toàn phần bao gồm thế năng tương tác Coulomb giữa ion – ion,
electron – electron, và giữa ion – electron.
Như vậy, ta có thể viết : Z = Z0Q trong đó Z0 là hàm tổng thống kê của khí lý tưởng,
khi đó ta xem các hạt không tương tác lẫn nhau, năng lượng của hệ chính là động năng
chuyển động nhiệt của các hạt :
0 3 /213 3... (2 )! !
N N
K N
NN N
V V
Z e d p d p mkT
h N h N
Q là tích phân cấu hình đặc trưng cho sự tương tác Coulomb trong plasma
1
1
...V NNQ e dR dRV
Theo công thức năng lượng tự do của hệ F = - kTlnZ và tính cộng tính của đại lượng
này ta phân tích năng lượng F làm hai thành phần : F = F0 + Fex
Trong đó, F0 là năng lượng tự do của khí lý tưởng
Fex là năng lượng phát sinh từ tương tác Coulomb
Mặt khác ta thấy Q phụ thuộc vào β, tức là phụ thuộc vào nhiệt độ T (với
1
T
k
) và
mật độ ρ thông qua tham số tương liên ở giới hạn nhiệt động lực học ( được trình bày rõ
ở chương II), ,V N (trong khi
N
const
V
), ta có thể viết : ( )NfQ e
Như vậy, ( ) ex
F
f
NkT
, phần dư của năng lượng tự do đối với ion tính theo đơn vị
năng lượng kT, chỉ phụ thuộc vào . Từ đây ta có các công thức đơn giản để tính các đại
lượng nhiệt động học của hệ :
a/ Áp suất p:
0
1
1 ( )
3
F d
p p f
V d
với 0p
b/ Năng lượng toàn phần :
2 0
2
1 ( )
3
F d
E T E f
T T d
với 0
3
2
N
E
c/ Nhiệt dung đẳng tích :
2
2
0 2
1 ( )V V
E d
C C f
T d
với 0
3
2
V
Nk
C
Mặt khác ta cũng có một biểu thức để tính phần dư của năng lượng đối với ion tính
theo đơn vị năng lượng kT khi mô phỏng trên máy tính :
1
'
'
1 '
( )
( ) ( )
u
f f d
với 0
E E
u
NkT
, 1 được chọn bằng đơn vị.
1.2.2. Hàm phân bố xuyên tâm
Sự tương tác giữa một iôn và các iôn kế cận được phản ánh qua giá trị của hàm phân
bố xuyên tâm g(r). Nếu gọi u(rij) là thế năng tương tác giữa hai ion i và j trong hệ plasma có
N ion, thì thế năng toàn phần của hệ là :
1 2( , ,..., ) ( )
N
N ij
i j
U U r r r u r
Xác suất để ion 1 ở trong 1d r
tại vị trí 1r
,..., ion N ở trong Nd r
, tại vị trí Nr
không
phụ thuộc vào vận tốc của mỗi hạt nên được tính :
1
1
...U Ne dr dr
Q
trong đó 1...U N
V
Q e d R dR
Vậy xác suất để ion 1 ở trong 1dr
tại vị trí 1r
,..., ion n ở trong nd r
, tại vị trí nr
là :
( )
1 1 1 1
( )
1 1
1
( ,..., ) ... ... ...
1
( ,..., ) ...
n U
n n n N N
V
n U
n n N
V
P r r d r dr e dr dr dr dr
Q
P r r e dr dr
Q
(1.2a)
Đồng thời nếu ta gọi ( ) 1 1( ,..., ) ...n n nP r r d r dr
là xác suất để có một ion nào đó (không
nhất thiết là ion 1) ở trong 1dr
tại vị trí 1r
,..., để một ion khác ở trong nd r
, tại vị trí nr
thì
có N khả năng để có ion trong 1dr
, N – 1 khả năng để có ion trong 2d r
, ..., và N - n + 1 khả
năng để có ion trong Nd r
, tức là tất cả có :
!
( 1)( 2)...( 1)
( )!
N
N N N N n
N n
khả năng.
Khi đó
( )
1 1
( )
1
! 1
( ,..., ) ...
( )!
!
( ,..., )
( )!
n U
n n N
V
n
n
N
r r e dr dr
N n Q
N
P r r
N n
(1.2b)
Nếu xác suất để có một ion của ở trong 1d r
tại vị trí 1r
độc lập với xác suất để có
một ion thứ hai ở trong 2d r
tại vị trí 2r
,...độc lập với xác suất để có một ion thứ n ở trong
nd r
, tại vị trí nr
thì :
( ) (1) (1)1 1 1 1( ,..., ) ... ( ) .... ( )n n n n nr r d r d r r d r r d r
Khi có sự tương quan giữa một ion này và một ion khác thì ta có :
( ) (1) (1) ( )1 1 1( ,..., ) ( )... ( ) ( ,..., )n nn n nr r r r g r r
Trong đó ( ) 1( ,..., )n ng r r
, cho biết mức độ mà ( )n lệch khỏi giá trị của nó khi các xác
suất trên độc lập nhau.
Vì mọi điểm ir
trong thể tích V đều tương đương nhau nên
(1) (1) (1)1 2( ) ( ) ... ( )n
N
r r r
V
: mật độ hạt trong plasma
Khi đó ta có : ( ) ( )1 1( ,..., ) ( ,..., )n n nn nr r g r r
. Thế (1.2a) và (1.2b) vào ta suy ra :
( ) ( )
1 1
1
!
( ,..., ) ( ,..., )
( )!
! 1
...
( )!
n n n
n n
U
n N
V
N
g r r P r r
N n
N
e dr dr
N n Q
(1.2c)
Qua đó ta thấy các bài toán của vật lý nguyên tử cho plasma, đặc biệt là những vấn đề
liên quan tới việc mở rộng của các vạch quang phổ nhất thiết phải biết sự tương tác giữa hai
ion kế cận nhau, cách nhau một khoảng r12 nào đó. Lúc này theo hệ thức tổng quát (1.2c) sẽ
xuất hiện hàm g(2)( 1 2,r r
), kí hiệu là g(r) gọi là hàm phân bố xuyên tâm. Ta được :
2 (2) 1 2 3
( 1)
( , ) ...U N
V
N N
g r r e dr d r
Q
Như vậy : 32
( 1)
( ) ...U N
V
N N
g r e dr dr
Q
CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ LÍ THUYẾT
2.1. Mô hình plasma cổ điển một thành phần (OCP)
2.1.1. Mô hình được sử dụng và các thông số liên quan
Plasma được xem như một hỗn hợp gồm nhiều ion, electron và những hạt trung hòa
về điện. Theo quan điển nhiệt động học, có thể phân biệt plasma làm hai loại plasma cân
bằng và plasma không cân bằng. Trong hệ cô lập, khi plasma ở trang thái cân bằng với môi
trường xung quanh (như trên các vì sao) thì động năng trung bình của tất cả các hạt là bằng
nhau. Chúng đều có hàm phân bố theo vận tốc Maxwell; tức là có một nhiệt độ T giống nhau
cho tất cả các loại hạt, ta gọi đây là plasma đẳng nhiệt. Trong một đơn vị thể tích của plasma
đẳng nhiệt, số điện tích dương luôn bằng số điện tích âm, tức là 0i i eZ n n . Đây là điều
kiện trung hòa điện trong plasma. Khi đó điện tích khối hoàn toàn bằng 0 nên điện trường
cũng bằng 0. Lúc này phương trình Poisson chuyển thành phương trình Laplace: 2 0 .
Như vậy trong plasma đẳng nhiệt các hạt mang điện mất đi do quá trình tái hợp trong thể tích
luôn luôn được bù lại do quá trình ion hóa.
Plasma một thành phần (OCP – One Component Plasma) là một hệ thống kê gồm
một loại những ion tích điện dương chuyển động trong một biển các hạt electron. Các hạt sẽ
tương tác nhau bởi lực tĩnh điện nhưng toàn bộ hệ vẫn ổn định do điều kiện trung hòa điện.
Vì vậy, chúng ta sẽ khảo sát mô hình plasma một thành phần (OCP – One Component
Plasma) là một hệ vật lí ở nhiệt độ T gồm N ion mang điện tích Ze nằm trong môi trường
đồng nhất gồm ZN electron, là hệ quy chiếu thích hợp để khảo sát một số thiên thể như bên
trong sao lùn trắng, các hành tinh nặng dạng Jupiter,…
Để đơn giản người ta đưa ra mô hình “hình cầu ion” để mô tả plasma. Mô hình này
gồm một iôn riêng biệt mang điện tích Ze và một đám mây điện tử bao quanh nó. Ta có thể
hình dung plasma dưới dạng N hình cầu iôn và mỗi hình cầu chứa Z electron để trung hòa
điện tích dương của ion. Từ đó ta tính được bán kính hình cầu iôn qua biểu thức:
1/3
4
3
a
Trong đó
N
V
là mật độ ion của khối plasma đang xét. Như vậy mật độ của
electron là:
3
3
4
e
Ze
a
Hình 1: Mô hình hình cầu ion
Các plasma thường được phân loại làm plasma liên kết yếu và plasma liên kết mạnh
dựa vào tỷ số giữa thế năng tương tác Coulomb
2( )Ze
a
với năng lượng chuyển động nhiệt
trung bình kT. Tỷ số này kí hiệu là , gọi là tham số tương liên của plasma:
2( )Ze
akT
+ Plasma liên kết mạnh khi 1 , tức là
2( )Ze
kT
a
: năng lượng Coulomb rất lớn so
với năng lượng chuyển động nhiệt, vị trí của các ion bắt đầu có trật tự hơn, và bắt đầu xuất
hiện các cực trị của hàm phân bố xuyên tâm g(r). Khi đó trang thái plasma gần với trạng thái
rắn. Plasma liên kết mạnh thường tồn tại trong các thiên thể, các sao lùn trắng ( = 10 –
200), sao neutron ( = 10 – 10-3), bên trong sao mộc,… Có thể tạo plasma này trong phòng
thí nghiệm bằng các chum tia laser hay ion ( vào khoảng 0.5 – 10).
+ Plasma liên kết yếu khi 1 , tức là
2( )Ze
kT
a
: năng lượng Coulomb rất bé so
với năng lượng chuyển động nhiệt, khi đó plasma xem như gần đúng với trạng thái khí lí
tưởng, được coi là plasma mà hiệu ứng trật tự địa phương chưa xuất hiện. Hàm phân bố
xuyên tâm g(r) có dáng điệu biến thiên là tăng đơn điệu theo khoảng cách liên ion. Vì thế nó
sẽ tuân theo những định luật vật lí thống kê, đặc biệt là hàm phân bố Boltzmann trong trường
lực đối xứng của hạt riêng biệt. Điều này phù hợp với lí thuyết cổ điển nên plasma liên kết
a •
3
3
4
e
Ze
a
yếu thường sử dụng lí thuyết Debye – Hückel. Một số hệ vật lí mà tham số có giá trị tương
đối thấp, như trong sao Lùn nâu, ta có 0.76 , bên trong Mặt Trời, 0.072 0.076 , và
đặc biệt, trong những thí nghiệm tổng hợp hạt nhân bằng phương pháp hãm quán tính (ICF –
Inertial Confinement Fusion), tham số có giá trị khá thấp, chỉ khoảng 0.002 0.010 , hay
plasma xuất hiện trong hiện tượng phóng điện ( ≈ 10-3), trong những máy Tokamark ( ≈
10-5)…[24]. Với các hệ plasma loãng kể trên, lí thuyết Debye-Hückel được sử dụng. Tuy
nhiên khi xét ở những khoảng cách r nhỏ thì lí thuyết này bị mắc sai số lớn so với thực
nghiệm (được trình bày rõ ở phần 2.3).
Trường hợp có giá trị trung gian thì tính chất của plasma là tính chất của lưu chất.
2.1.2. Thế màn chắn
Thế màn chắn (screening potential), được định nghĩa là hiệu số giữa thế năng tương
tác của hai hạt và thế của lực trung bình (potential of mean force), là một dữ liệu quan trọng
để nghiên cứu hiệu suất phản ứng hạt nhân (nuclear reaction rates), sự hình thành những
chuẩn phân tử (quasi molecules) và bề rộng vạch phổ trong những môi trường đậm đặc, đặc
biệt là trong môi trường plasma.
Để tính đến tương tác của các ion khác và cả các electron trong plasma ta dùng thế
màn chắn hiệu dụng:
2( )
( ) ( )
Ze
V R H R
R
(2.1.2)
Trong đó
2( )Ze
R
là thế năng tương tác Coulomb giữa hai ion cách nhau một khoảng
R. H(R) biểu thị độ giảm của thế năng trên do môi trường bên ngoài của hai ion đang xét.
+ Khi
2( )
( )
Ze
V R
R
thì ( ) 0H R : lúc này có sự che chắn không hoàn toàn.
+ Khi ( ) 0V R thì
2( )
( )
Ze
H R
R
: lúc này có sự che chắn hoàn toàn.
Thế màn chắn đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành vật lí khi cần tính đến tác
dụng của mật độ lên các hiện tượng vật lí. Trong môi trường plasma, thế màn chắn tăng rất
nhanh theo mật độ môi trường và có khuynh hướng làm thay đổi tính chất nhiệt động học
của hệ vật lí. Đối với plasma liên kết mạnh, hàng rào thế coulomb giữa hai ion bị giảm rất
nhanh do hiệu ứng màn chắn của môi trường chứa hạt mang điện trong plasma. Khi đó thế
màn chắn đặc trưng cho độ hạ của rào thế Coulomb giữa hai ion dẫn đến thừa số khuếch đại
trong hiệu suất phản ứng hạt nhân 0hA e , trong đó 0 2
(0)
( ) /
H
h
Ze a
, H(0) là thế màn
chắn ở khoảng cách tính theo khoảng cách hạt nhân.
Bên cạnh đó trong vật lí thống kê, thế màn chắn cho phép ta tính các đại lượng nhiệt
động lực học phân tử như phần dư ra của nội năng, phần dư ra của năng lượng tự do so với
khí lí tưởng. Hơn nữa, thế màn chắn cũng cho phép ta thiết lập phương trình trạng thái của
plasma.
Từ chương 1, ta có biểu thức hàm phân bố xuyên tâm:
( )( ) V Rg R e , trong đó
1
kT
Nếu ta biểu diễn chiều dài và năng lượng theo đơn vị của a là bán kính khối cầu ion
và
2( )Ze
a
, đồng thời kí hiệu
R
r
a
, ta suy ra
( ) exp[ ( )]
( ) ln ( )
g r V r
V r kT g r
Từ (2.1.2) ta suy ra
2
2 2
2
( )
( ) ln ( )
( ) ( )
( ) ln ( )
1 1 ( )
( ) ln ( ) .
Ze
H r kT g r
ra
Ze Ze
H r g r
ra a
Ze
H r g r
r a
Như vậy theo quy ước thế năng được tính theo đơn vị của
2( )Ze
a
, ta có:
1 1
( ) ln ( )H r g r
r
1
( ) exp ( )g r H r
r
Ta thấy khi
1
( )H r
r
thì ( ) 0V r và ( ) 1g r ta nói rằng hiệu ứng màn chắn là
hoàn toàn.
2.1.3. Định lí Widom
Widom phát biểu rằng: “Trong lưu chất hay trong mạng tinh thể, thế màn chắn là
hàm chẵn theo khoảng cách giữa hai ion hay hai nguyên tử và trong vùng bán kính hội tụ,
được biểu thị bởi một đa thức luân phiên dấu”. Định lí này được Widom chứng minh đầu
tiên với plasma lưu chất năm 1963.[31]
Ta có dạng khai triển của biểu thức thế màn chắn như sau:
2 4 6 20 1 2 3
0
( ) ...... ( 1)i ii
i
H r h h r h r h r h r
(2.1.3)
Từ biểu thức (2.1.3), ta thấy 0
0
lim ( )
r
h H r
là hệ số khuếch đại khi có sự tổng hợp
hai hạt nhân nguyên tử, có liên quan đến hiệu suất phản ứng hạt nhân. Hệ số h1 bằng 0.25, đã
được Jancovici chứng minh chính xác năm 1977. Các hệ số còn lại sẽ được tìm dựa vào tính
chất của plasma là plasma liên kết mạnh hay plasma liên kết yếu, hay plasma lưu chất.
Trong luận văn này thì định lí Widom được áp dụng cho plasma loãng, nhằm đưa ra
một biểu thức giải tích góp phần mở rộng giới hạn áp dụng của lí thuyết Debye - Hückel.
Điều này sẽ được thể hiện rõ ở chương 3 và 4 dưới đây.
2.1.4. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo và phương pháp Hypernetted Chain cho
plasma một thành phần
2.1.4.a. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu,
cho phép ta nhận các giá trị của hàm phân bố xuyên tâm theo bán kính g(r) và phần dư ra của
nội năng U(r) của mỗi iôn trong plasma. Mô phỏng Monte Carlo có nhiều thuận lợi hơn so
với phương pháp động học phân tử vì được thực hiện trên máy tính một cách dễ dàng hơn,
độ chính xác cao, có thể áp dụng cho tập hợp thống kê chính tắc, chính tắc lớn…còn phương
pháp động học phân tử chỉ sử dụng cho tập hợp vi chính tắc.
Yếu tố quan trọng của mô phỏng Monte Carlo là xét trong hệ vài trăm hạt là đủ. Đối
với plasma một thành phần thì phương pháp này đã mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên ta
cũng cần lưu ý phương pháp Monte Carlo cho số liệu không được chính xác trong những
khoảng cách r nhỏ. Có rất nhiều tính toán mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo do
nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều năm qua. Nghiên cứu gần đây nhất là của DeWitt et
al đã thực hiện các mô phỏng Monte Carlo với độ chính xác rất cao khoảng phần ngàn cho
hàm phân bố xuyên tâm g(r). Trong luận văn này ta cũng sử dụng số liệu mô phỏng Monte
Carlo (MC) chủ yếu của DeWitt et al, Hansen…
2.1.4.b. Phương pháp Hypernetted Chain
Phương pháp Hypernetted Chain cho ta kết quả chính xác với các giá trị Г nhỏ đối
với hệ plasma loãng. Còn với plasma đậm đặc thì phương pháp này cho ta kết quả khá sai
lệch so với mô phỏng Monte Carlo gần đây nhất. Ta có hệ thức:
( ) exp ( ) ( )g r h r c r
r
(2.1.4.1)
Với h(r) = g(r) -1: hàm phân bố xuyên tâm toàn phần, c(r) là hàm tương liên trực
tiếp. Mối liên hệ giữa h(r) và c(r) qua hệ thức Orstein – Zernike:
' ' '( ) ( ) ( )h r c r dr c r r h r
(2.1.4.2)
Hai hệ thức (2.1.4.1) và (2.1.4.2) tạo thành hệ kín, khi đó ta sẽ thực hiện các bước
lặp.
Trong luận văn này ta cũng sử dụng số liệu mô phỏng Hypernetted Chain (HNC) chủ
yếu của Carley, Springer, ….
GHI CHÚ: Mô hình plasma hai thành phần
Ngoài plasma một thành phần ta còn có plasma hỗn hợp. Tùy theo plasma đang xét
được cấu tạo bởi một, hai hay ba loại ion mà được gọi là plasma một thành phần (One
Component Plasma – OCP) mà ta đã khảo sát ở trên, plasma hỗn hợp hai thành phần (Binary
Ionic Mixture – BIM), hay plasma hỗn hợp ba thành phần (Ternary Ionic Mixture – TIM).
Tổng quát ta sẽ có plasma hỗn hợp nhiều thành phần (Multi Ionic Mixture – MIM). Các
plasma BIM và TIM là các mô hình thực tế rất gần với cấu tạo của các sao Lùn Trắng. Phần
lớn các sao này được tạo bởi hỗn hợp carbon và oxy còn lại sau khi khí heli cháy hết, và một
số tạp chất như neon, chì. Các mô hình BIM và TIM đều được mô phỏng dựa trên các mô
phỏng Monte Carlo được thực hiện cho mô hình plasma một thành phần OCP. Trong luận
văn này ta chỉ nghiên cứu chủ yếu đến plasma loãng một thành phần.
2.2. Lí thuyết Debye – Hückel sử dụng cho plasma loãng
Lí thuyết Debye - Hückel là phát minh của hai nhà khoa học Peter Debye và Erich
Hückel. Phương pháp này được phát triển từ năm 1923 để tính toán các giá trị nhiệt động lực
học của dung dịch điện phân mạnh như bazơ mạnh, axít mạnh… Đây là một môi trường
dung dịch ion, nếu xét về phương diện hạt tích điện thì các hệ vật lí này tương tự với môi
trường plasma. Tuy nhiên thuyết Debye – Hückel chỉ được áp dụng trong trường hợp nồng
độ dung dịch thấp (mức độ tập trung của các điện tích của hệ thấp), và không được áp dụng
khi nồng độ dung dịch điện phân lớn hơn khoảng 100mM. Vì vậy đối với môi trường
plasma, lí thuyết Debye – Hückel chỉ áp dụng cho plasma liên kết yếu (hay plasma loãng).
2.2.1. Phương trình Poisson – Boltzmann
Ta xét một iôn mang điện tích q của một hệ plasma nào đó. Chọn gốc tọa độ tại vị trí
iôn đang xét. Iôn này sẽ tương tác với các iôn khác và với các electron xung quanh bằng lực
tĩnh đện. Do đó, xung quanh iôn này sẽ hình thành một đám mây tich điện dưới dạng đối
xứng cầu. Để đơn giản ta xem như điện tích tập trung ở đám mây là phân bố liên tục, mật độ
điện tích khối là ρ(R). Gọi V(R) là thế hiệu dụng (hay thế năng trung bình) do iôn đang xét
và đám mây điện tích của nó gây ra. Như vậy để xác định được ρ(R) và V(R) ta cần thiết lập
được hai phương trình:
a. Phương trình Poisson
Phương trình này thể hiện tính chất tĩnh điện, cho ta biết mối liên hệ giữa thế năng
và mật độ điện tích tại mỗi điểm:
( ) 4 . (0) 4 ( )V R eZ eZ n R (2.2.1a)
Trong đó (0) là hàm delta Dirac, biểu thị mật độ điện tích ngay tại iôn đang xét. N
là mật độ điện tích trung bình của các ion và ∆ là toán tử Laplace.
Ta thấy: ( )
Ze
V R
R
khi 0R
( ) 0V R
khi R
b. Phương trình Boltzmann
Giả sử rằng nhiệt độ của plasma đủ lớn, khi đó mật độ điện tích trong plasma tuân
theo thông kê Boltzmann:
. ( )
( ) .exp
ZeV R
R n
kT
(2.2.1b)
k: hằng số Boltzmann.
kT: nhiệt năng trung bình.
Thay (III.1.1a) vào (III.1.1b) ta được phương trình Poisson – Boltzmann như sau:
. ( )
( ) 4 . (0) 4 1 exp
ZeV R
V R eZ eZn
kT
(2.2.1)
2.2.2. Thế Debye – Hückel
Thế Yukawa đầu tiên được đưa vào vật lí hạt cơ bản để mô tả tương tác giữa hai
nucleon và dẫn đến việc tiên đoán sự tồn tại của các meson [33]. Tuy nhiên, cho đến nay,
khái niệm về thế tương tác dạng Yukawa đã được sử dụng rộng rãi để mô tả từ các quá trình
hóa học đến các quá trình liên quan đến vật lí thiên văn, và đặc biệt, được xem như là dạng
tổng quát hóa của thế Debye-Hückel khi ta khảo sát thế tương tác hiệu dụng giữa hai ion
cách nhau một khoảng R của một hệ plasma loãng:
Re
V
R
, (*)
Trong đó, là một tham số dương, đặc trưng cho tác dụng màn chắn của môi
trường lên hai ion đang xét. Dạng tương tác (*) ở trên thường được áp dụng mà không xác
định rõ các điều kiện cụ thể cho khoảng cách R cũng như giới hạn của mức độ loãng của môi
trường như đã được chỉ ra trong các công trình [3, 33]. Trong luận văn sẽ đề nghị những giới
hạn cho việc vận dụng thế Yukawa (*) cho plasma một thành phần liên quan đến khoảng
cách liên ion cũng như đến tham số tương liên. Đồng thời, với công cụ tính toán mới, tôi sẽ
đề cập đến việc xuất hiện hiệu ứng trật tự địa phương trong plasma tương tác mạnh.
Cơ sở của lí thuyết Debye-Hückel bắt đầu từ phương trình Poisson-Boltzmann
(2.2.1). Để có được thế Debye - Hückel ta dùng thủ thuật đổi biến
R
r
a
và tính V(R) theo
đơn vị của
Ze
a
.
Đặt
( )
( )
/
V R
y rV r
Ze R
(2.2.2)
Do tính đối xứng cầu trong plasma xung quanh iôn đang xét và V(r) chỉ phụ thuộc
vào khoảng cách r nên
2 2
2 2
1 1 ( )
( ) . ( )
d d y r
V r rV r
r dr r dr
Phương trình Poisson - Boltzmann (2.2.1) cho hệ plasma OCP được diễn tả dưới
dạng cô đọng như sau:
2
2
( )
3 1 exp ( )
d y r
r y r
dr r
(2.2.2a)
Với các điều kiện biên:
0
lim ( ) 1
lim ( ) 0
r
r
y r
y r
Biểu thị cho thế tương tác giữa hai iôn sẽ là thế Coulomb khi hai iôn này ở khoảng
cách rất nhỏ (không còn hiệu ứng màn chắn) và khi ở đủ xa nhau thì thế này triệt tiêu.
Trong biểu thức (2.2.2a) thì
2( )Ze
akT
là tham số tương liên dùng để đo lường mức
độ của tính lưu chất trong một hệ OCP và thường quy ước 1 cho plasma đậm đặc. Khi
đó, thế năng tương tác Coulomb chiếm ưu thế so với năng lượng chuyển động nhiệt. Và
1
34
3
a n
là bán kính hình cầu iôn (được thể hiện ở phần 2.1) với n là mật độ iôn.
Sử dụng phương pháp tuyến tính hóa thừa số Boltzmann với phép tính gần đúng: ex
≈ 1 + x khi 0 < x << 1. Khi đó với khoảng cách r đủ lớn, ta có hệ thức sau:
exp ( ) 1 ( )y r y r
r r
. Thế vào (2.2.2a) ta được:
2
2
( )
3 1 1 ( )
d y r
r y r
dr r
2
2
( )
3 ( )
d y r
y r
dr
(2.2.2b)
Phương trình (2.2.2b) là một phương trình vi phân cấp 2. Nghiệm tổng quát có dạng:
3 3( ) . .DH
r ry r Ae B e
Với các điều kiện biên ta suy ra A = 0, B = 1. Vậy 3( )DH
ry r e , được gọi là
nghiệm Debye-Hückel, là một trường hợp đặc biệt của thế Yukawa.
Từ nghiệm yDH ta suy ra thế trung bình:
3( )
( )
r
DH
y r e
V r
r r
(2.2.2c)
Khi này, hàm phân bố xuyên tâm hay hàm tương quan cặp biểu thị cho xác suất gặp
nhau của hai ion phụ thuộc thế trung bình V(r) theo hệ thức:
3( ) exp rDHg r e
r
(2.2.2d)
Đồng thời, nếu ta định nghĩa thế màn chắn như là tác dụng của môi trường ngoài lên
tương tàc giữa hai ion thử:
1
( ) ( )H r V r
r
, thì trong trường hợp này, ta có:
31
( )
r
DH
e
H r
r
(2.2.2e)
2.3. Những hạn chế của Thế Debye – Hückel
Hàm phân bố xuyên tâm gDH(r) ở (2.2.2d) là một hàm tăng đơn điệu theo khoảng
cách r, phù hợp với các kết quả mô phỏng Monte Carlo (MC) cho hệ plasma OCP loãng đã
thực hiện cho đến nay bởi các tác giả khác nhau. Đồng thời, ta cũng nhận xét rằng kể từ một
giá trị C nào đó của tham số tương liên, bắt đầu xuất hiện các dao động tắt dần của hàm
g(r), dấu hiệu của hiệu ứng trật tự địa phương C.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
r
g(
r)
g1
g3.174802
g5
g80
g160
g20
Theo các dữ liệu mô phỏng MC của DeWitt [20] ta thấy đồ thị hàm phân bố xuyên
tâm g(r) ứng với = 1 tăng đơn điệu theo khoảng cách liên kết iôn r và không xuất hiện dao
động. Từ = 3.174802 trở lên thì đồ thị g(r) bắt đầu xuất hiện dao động nhỏ, những dao
động của g(r) tăng lên theo và giảm dần khi r tăng.
Theo các dữ liệu mô phỏng MC của Hansen [24] ta thấy đồ thị hàm phân bố xuyên
tâm g(r) ứng với = 2 tăng đơn điệu theo khoảng cách liên kết iôn r và không xuất hiện dao
động. Từ = 3, 4 thì đồ thị g(r) bắt đầu xuất hiện dao động nhỏ.
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
r
g(
r)
g2
g3
g4
Hình 2.3.1: Thể hiện đường biểu diễn g(r) theo dữ liệu Monte
Carlo của DeWitt ứng với = 1, 3.174802, 5, 20, 80, 160
Hình 2.3.2: Thể hiện đường biểu diễn g(r) theo dữ
liệu Monte Carlo của Hansen ứng với = 2, 3, 4
Theo các dữ liệu mô phỏng của Brush ta thấy ứng với các = 0.5, 1, 2.5 đồ thị hàm
phân bố xuyên tâm g(r) tăng đơn điệu theo khoảng cách liên kết iôn r và không xuất hiện dao
động, = 5 thì đồ thị g(r) xuất hiện dao động nhỏ.
Như vậy, các nghiệm Debye – Hückel chỉ được chấp nhận với điều kiện C , tức
là đảm bảo cho hàm phân bố xuyên tâm g(r) không có dao động.
Mặt khác thế màn chắn HDH khi r nhỏ lại không đáp ứng được định lí tổng quát
Widom. Vì khi khai triển Taylor của hàm HDH(r) quanh r = 0 ta thấy:
3 2 31 1 ( 3 ) ( 3 )
( ) 1 1 3 ...
2 3!
r
DH
e r r
H r r
r r
2
1 1
( ) 3 1 3 ...
2 2
DHH r r r
(2.3.1)
Ta thấy hàm HDH(r) ở (2.3.1) vi phạm tính chẵn đối với biến r theo định lí Widom.
Như vậy, lí thuyết Debye – Hückel chỉ đúng khi được xét ở khoảng cách liên iôn r > rDH nào
đó đối với từng tham số tương liên tương ứng.
Hơn nữa, để sử dụng được phương pháp tuyến tính hóa thừa số Boltzmann ở (2.2.2b)
thì
( )
1
y r
r
, tức là r phải lớn hơn một giá trị giới hạn rDH nào đó.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
r
g
(r
)
g0.5
g1
g2.5
g5
Hình III.3: Thể hiện đường biểu diễn g(r) theo dữ liệu
Monte Carlo của Brush ứng với = 0.5, 1, 2.5, 5
Qua các mặt hạn chế nêu trên, ta thấy vùng áp dụng của thế Debye – Hückel là Г <
ГC và r > rDH. Vì vậy, ta cần thiết phải cải tiến lí thuyết Debye – Hückel cho phù hợp với
định lí Widom bằng cách đưa vào thế màn chắn dưới dạng đa thức bậc 8, luân phiên dấu như
sau:
2 4 6 80 2 3 4
1
( )
4
H r h r h r h r h r (r ≤ rDH)
Vậy thế màn chắn H(r) sau khi được cải tiến để sử dụng cho plasma loãng là:
3
2
0
1
( )
( 1)
r
DH
i i
i DH
i
e
khi r r
r
H r
h r khi r r
Vấn đề này sẽ được phân tích rõ ở chương 3.
CHƯƠNG 3
CẢI TIẾN THẾ DEBYE-HÜCKEL SỬ DỤNG CHO PLASMA LOÃNG MỘT THÀNH PHẦN
Ở chương 2 ta nhận thấy rằng lí thuyết Debye – Hückel được áp dụng khi < C vì hàm g(r)
bắt đầu xuất hiện dao động ở giá trị ngưỡng trật tự địa phương C. Hơn nữa hàm g(r) tăng đơn điệu
và tiệm cận với giá trị 1 khi r . Mặt khác ta thấy khi so sánh với các dữ liệu Monte Carlo, thế
màn chắn Debye - Hückel HDH(r) mắc một sai số rất lớn ở những khoảng cách r nhỏ, tới một khoảng
cách r > rDH thì lí thuyết Debye – Hückel mới được áp dụng.
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0
0.5
1
1.5
r
Hình 3.1: Đường liền nét biểu diễn HDH(r) theo công thức (2.2.2e), các
chấm tròn biểu diễn H(r) theo công thức
1 1
( ) ln ( )H r g r
r
, với g(r)
theo bảng dữ liệu Monte Carlo ứng với = 1 của DeWitt.
Trái với mô phỏng MC có thể cho ta các giá trị chính xác của hàm phân bố xuyên tâm g(r)
đối với plasma đậm đặc, các mô phỏng HyperNetted Chain (HNC) tỏ ra chính xác hơn cho những hệ
plasma loãng (như đã trình bày ở chương ). Qua các số liệu cho bởi dữ liệu MC và HNC đối với các
giá trị của tham số không quá lớn : 10 cho thấy ta có thể viết đa thức Widom (2.1.3) giới hạn ở
bậc 8 với độ chính xác tương đương với độ chính xác của MC là khoảng 0.2%, tức là ta sẽ chấp nhận
dạng:
4
2 4 6 8 2
0 2 3 4
0
1
( ) ( 1)
4
i i
i
i
H r h r h r h r h r h r
(3a)
Vì vậy ta có thể dùng hệ thức trên để mở rộng độ chính xác của lí thuyết Debye – Hückel
cho những khoảng cách DHr r . Một lý do khác khiến ta chỉ khai triển hàm H(r) đến bậc 8 vì đối với
plasma loãng các số hạng từ bậc 10 trở lên rất bé gần như bằng không, nên xem như không ảnh
hưởng đáng kể đến hàm H(r).
Qua các yếu tố nêu trên ta sẽ sử dụng thế màn chắn H(r) dưới dạng:
3
4
2
0
1
;
( )
( 1) ;
r
DH
i i
i DH
i
e
r r
rH r
h r r r
(3b)
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
r
Hình 3.2: Đường liền nét biểu diễn HDH(r) theo công thức (2.2.2e), các
chấm tròn biểu diễn H(r) theo công thức
1 1
( ) ln ( )H r g r
r
, với g(r)
theo bảng dữ liệu Monte Carlo ứng với = 3.174802 của DeWitt.
Trong chương này ta sẽ đi tìm biểu thức h0 của đa thức
4
2( ) ( 1)i ii
i o
H r h r
. Bên cạnh đó
còn đề cập đến những công trình h0 mới nhất của nhiều tác giả. Tiếp đến, ta sẽ thiết lập các biểu thức
hệ số h2, h3, h4 của đa thức
4
2( ) ( 1)i ii
i o
H r h r
. Sau đó, ta tìm biểu thức rDH(). Cuối cùng ta sẽ đi
tìm giá trị ngưỡng trật tự địa phương C.
3.1. Các hệ số của đa thức thế màn chắn H(r)
Trong phần này, ta sẽ xác định các hệ số hi của đa thức Widom (3a) bằng cách xác định tạm
thời các hệ số hi trên qua việc tối thiểu hóa ∆g của g(r) có được từ đa thức này với các dữ liệu MC và
HNC của g(r). Một khi đã có số liệu do h0 ứng với mỗi , ta sẽ thiết lập biểu thức giải tích cho h0.
Với biểu thức h0 ta ta lặp lại phép tính tối thiểu ∆g để tìm lại giá trị của h2, h3, h4. Khi đó, các biểu
thức hi với i ≠ 0 sẽ được đề nghị tiếp theo.
Bảng 3.1: Sơ đồ thể hiện quá trình tìm các hệ số của đa thức thế màn chắn H(r)
3.1. 1. Biểu thức h0 của đa thức thế màn chắn H(r)
Yes
Chấp nhận các biểu thức các hệ
số hi của thế màn chắn H(r)
No
Số liệu h0
Biểu thức giải tích của hệ số h0
No
Yes
Số liệu h2, h3, h4
Biểu thức giải tích của các hệ số h2, h3, h4
Biểu thức thế màn chắn H(r)
∆g cỡ vài phần ngàn
∆g cỡ vài phần ngàn
Tối thiểu hóa ∆gmin
Các số liệu liên quan đến hệ số h0 của đa thức
4
2( ) ( 1)i ii
i o
H r h r
là một đề tài thảo luận sôi
nổi từ nhiều năm nay do vai trò quan trọng của hệ số này trong sự khuếch đại phản ứng áp suất hạt
nhân xảy ra ở một số thiên thể có mật độ khối lượng lớn như trong sao lùn trắng, sao neutron,... Bằng
phương pháp tối ưu hóa sự tương hợp giữa hệ thức (3a) và các dữ liệu số MC, ta có thể tìm h0 trong
luận văn này qua các bước sau :
Từ bảng dữ liệu theo mô phỏng Monte Carlo, ta có các giá trị r và g(r) tương ứng với từng ,
ta suy ra các giá trị H(r) theo công thức:
1 1
( ) ln ( )H r g r
r
(3.1.1)
Với bộ số r và H(r) ta chạy chương trình Matlab tìm được biểu thức giải tích là một đa thức
bậc chẵn (bậc 8) luân phiên dấu có dạng:
2 4 6 8
0 1 2 3 4( )H r h h r h r h r h r (3.1.2)
Trong đó h1 = 0.25, gọi là hệ số Jancovici (đã được Jancovici tính chính xác bằng vật lý
thống kê).
Để kiểm chứng mức độ chính xác của đa thức (3.1.2), ta thế các giá trị H(r) nhận được từ
(3.1.2) vào biểu thức:
1
( ) exp ( ( ))g r H r
r
(3.1.3)
Ta so sánh giá trị g(r) ở biểu thức (3.1.3) với giá trị g(r) có được từ bảng dữ liệu Monte Carlo
để tìm sai số ∆g. Trong mọi trường hợp ∆g phải luôn cỡ phần nghìn.
Ta rút ra các h0 từ các biểu thức giải tích (3.1.2) tương ứng với từng . Từ đó ta tìm được
biểu thức h0 theo bằng việc lập trình Matlab. Bên cạnh đó ta so sánh với các biểu thức h0 gần đây
nhất đã được đề nghị bởi nhiều tác giả khác nhau.
3.1.1.1. Khảo sát
3.1.1.1a. Khảo sát = 0.1 của Carley [16]
2 4 6 8( ) 0.515 0.25 0.2645 0.1251 0.0196H r r r r r
Ta thấy ∆g cỡ 0.9‰. Vậy ứng với = 0.1, ta chọn h0 = 0.515
3.1.1.1b. Khảo sát = 0.2 của Carley [16]
2 4 6 8( ) 0.6615 0.25 0.1241 0.02857 0.002212H r r r r r
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6
0.35
0.4
0.45
0.5
0.55
0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
-1
-0.5
0
0.5
1
x 10
-3
Hình 3.1.1: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
Hình 3.1.2: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
r
r
H(r)
Ta thấy ∆g cỡ 2.8‰. Vậy ứng với = 0.2, ta chọn h0 = 0.6615.
3.1.1.1c. Khảo sát = 0.5 của Springer [30]
2 4 6 8( ) 0.8741 0.25 0.05385 0.005343 0.0001871H r r r r r
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.4
0.5
0.6
0.7
0 0.5 1 1.5 2 2.5
-4
-2
0
2
4
x 10
-3
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
0.2
0.4
0.6
0.8
Hình 3.1.3: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các
chấm tròn là các giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
Hình 3.1.4: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.5: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
H(r)
r
r
H(r)
r
Ta thấy ∆g cỡ 8‰. Vậy ứng với = 0.5, ta chọn h0 = 0.8741.
3.1.1.1d. Khảo sát = 1 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 0.9586 0.25 0.04873 0.004362 (9.363.10 )H r r r r r
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
-0.01
-0.005
0
0.005
0.01
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 0.5 1 1.5 2
-0.01
-0.005
0
0.005
0.01
Hình 3.1.6. Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.7: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các
chấm tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte
r
r
r
H(r)
Ta thấy ∆g cỡ 9.1‰. Vậy ứng với = 1 ta chọn h0 = 0.9586.
3.1.1.1e. Khảo sát = 3.174802 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 1.057 0.25 0.03774 0.002752 (6.88.10 )H r r r r r
Ta thấy ∆g cỡ 5.2‰. Vậy ứng với = 3.174802 ta chọn h0 = 1.0570.
3.1.1.1f. Khảo sát = 5 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 1.078 0.25 0.03498 0.002284 (5.016.10 )H r r r r r
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.5
1
1.5
0 0.5 1 1.5 2
-4
-2
0
2
4
6
x 10
-3
Hình 3.1.8: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.10: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.9: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
r
r
H(r)
Ta thấy ∆g cỡ 8.1‰. Vậy ứng với = 5 ta chọn h0 = 1.0780.
3.1.1.1g. Khảo sát = 10 của DeWitt [20]
2 4 6 6 8( ) 1.092 0.25 0.03254 0.001702 (8.5.10 )H r r r r r
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 0.5 1 1.5 2
-0.01
-0.005
0
0.005
0.01
0.5 1 1.5 2 2.5
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Hình 3.1.12: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.13: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
Hình 3.1.11: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các
chấm tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
r
r
H(r)
r
H(r)
Ta thấy ∆g cỡ 7.9‰. Vậy ứng với = 10 ta chọn h0 = 1.0920.
3.1.1.1h. Khảo sát = 20 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 1.091 0.25 0.03381 0.00219 (5.349.10 )H r r r r r
0.5 1 1.5 2 2.5
-5
0
5
x 10
-3
0.5 1 1.5 2 2.5
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Hình 3.1.14: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.15: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các
chấm tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
r
r
H(r)
Ta thấy ∆g cỡ 4.8‰. Vậy ứng với = 20 ta chọn h0 = 1.0910.
3.1.1.1k. Khảo sát = 40 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 1.086 0.25 0.03428 0.002284 (5.903.10 )H r r r r r
0.5 1 1.5 2 2.5
-6
-4
-2
0
2
4
x 10
-3
0.5 1 1.5 2 2.5
0.2
0.4
0.6
0.8
1
Hình 3.1.16: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.17: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
r
r
H(r)
Ta thấy ∆g cỡ 6‰. Vậy ứng với = 40 ta chọn h0 = 1.0860.
3.1.1.1i. Khảo sát = 80 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 1.081 0.25 0.03489 0.00238 (6.299.10 )H r r r r r
0.5 1 1.5 2 2.5
-6
-4
-2
0
2
4
x 10
-3
1 1.5 2 2.5
0.4
0.6
0.8
1
1 1.5 2 2.5
-6
-4
-2
0
2
4
x 10
-3
Hình 3.1.18: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.19: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
r
r
H(r)
r
Ta thấy ∆g cỡ 5.8‰. Vậy ứng với = 80 ta chọn h0 = 1.0810.
3.1.1.1j. Khảo sát = 160 của DeWitt [20]
2 4 6 5 8( ) 1.075 0.25 0.03546 0.002461 (6.549.10 )H r r r r r
Ta thấy ∆g cỡ 5.4‰. Vậy ứng với = 160 ta chọn h0 = 1.0750.
Tóm lại, từ các khảo sát trên các sai số ∆g khoảng vài phần ngàn (tương đương với sai số của mô
phỏng, ta có bảng số liệu của hệ số h0 như sau:
1 1.5 2 2.5
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
1 1.5 2 2.5
-2
0
2
4
6
x 10
-3
Hình 3.1.20: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.22: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Hình 3.1.21: Đường liền nét biểu diễn thế màn chắn H(r), các chấm
tròn là những giá trị H(r) tính được từ số liệu Monte Carlo.
r
r
H(r)
Bảng1: Giá trị số của h0 theo tham số
h0
0.1 0.5150
0.2 0.6615
0.5 0.8741
1 0.9586
3.174802 1.0570
5 1.0780
10 1.0920
20 1.0910
40 1.0860
80 1.0810
160 1.0750
3.1.1.2. Theo nghiên cứu của L. R. Gasque et al [21]
Ở giới hạn chế độ nhiệt hạt nhân cổ điển tương ứng với 1 thì 1/20 3h , L. R. Gasque et
al đã đề nghị hệ thức:
1/2
0 1/44
2
1.0754
1.0754
3
Gh
(3.1.4a)
Ta thấy biểu thức h0G cho giá trị h0 có sai số tương đối nhỏ hơn 5.6‰ đối với các 80 , còn
đối với các khác thì sai số là khá lớn (cỡ 8.29%). Tuy nhiên theo các tác giả, các sai số trên là chấp
nhận được nếu so sánh với sai số do phép tính thừa số vật lí thiên văn S().
Dựa vào công thức (3.1.4a) của L. R. Gasque et al ta đề nghị biểu thức sau:
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
0.4
0.6
0.8
1
-4 -2 0 2 4 6
-0.02
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
Hình 3.2.1a: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.4a)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
Hình 3.2.1b: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công
thức (3.1.4a) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
h0
ln
1/2
0 1/44 2
1.074
0.7101
h
(3.1.4b)
Ta thấy hệ thức h0 đề nghị cho giá trị h0 có sai số tương đối nhỏ hơn 7‰ đối với các 80 ,
còn đối với các khác thì sai số là khá lớn (cỡ 5.63%)
3.1.1.3. Theo nghiên cứu của A. I. Chugunov [17]
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
0.4
0.6
0.8
1
-4 -2 0 2 4 6
-0.06
-0.04
-0.02
0
0.02
0.04
0.06
Hình 3.2.1c: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.4b)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
Hình 3.2.1d: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.4b) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
ln
h0
1/2 3 31 10 2
2 42
1
CHU
A BA B
h
B BA
(3.1.5a)
với 1 2.7822A , 2 98.34A , 3 1 23 / 1.4515A A A
1 1.7476B , 2 66.07B , 3 1.12B , và 4 65B
Đặc điểm của hệ thức (3.1.5a) ở trên là ta thu được dạng tiệm cận: 1/20 3CHUh (3.1.5b) đối
với rất bé. Các giá trị của h0 tương ứng với hai hệ thức trên sẽ trùng nhau (với sai số 0.3‰) kể từ
giá trị 0.0032 , tức là đối với plasma cực kì loãng.
-6 -4 -2 0 2 4 6
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-0.01
0
0.01
0.02
0.03
0.04
Hình 3.2.2a: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.5a)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
Hình 3.2.2b: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.5b) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
h0
ln
Ta thấy biểu thức h0CHU cho giá trị h0 có sai số tương đối nhỏ hơn 3.72% cho các 10 , đối
với 10 sai số nhỏ hơn 8.7‰.
Dựa vào công thức (3.1.5a) của A. I. Chugunov và các giá trị số của h0 được cho bởi bảng I, ta
có thể đề nghị hai hệ thức sau:
a. 1/2 3 31 10 2
2 42
1
A BA B
h
B B cA b
(3.1.5c)
với 1 2.776A , 2 98.34A , b = -90.51, 3 0.665A
1 1.7476B , 2 2.777B , 3 1.692B , c = -25.56 và 4 65B
Ta có được (3.1.5c) từ việc lập trình Matlab với các số liệu đã có ở bảng 1.
-6 -4 -2 0 2 4 6
0
0.5
1
1.5
2
Hình 3.2.2c: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.5a) theo
ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1, đường
đứt nét biểu diễn h0 theo công thức (3.1.5b).
ln
h0
Ta nhận thấy với các hệ số được hiệu chỉnh ở trên, ta có sai số giữa hệ thức (1.5c) và số liệu h0
ở bảng 1 tốt hơn khoảng 1.2% nhưng hệ thức: 3 1 23 /A A A không được nghiệm đúng.
b.
1/2 5
0
1
3
ln(1 )
1
i
i
i
h a
(3.1.5d)
Với các hệ số được cho bởi bảng dưới đây:
-4 -2 0 2 4 6
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-0.015
-0.01
-0.005
0
0.005
0.01
a1 a2 a3 a4 a5
0.03198 0.2323 -0.08435 0.01171 -0.000579
Hình 3.2.2d: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.5c)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1,
đường đứt nét biểu diễn h0 theo công thức (3.1.5a).
Hình 3.2.2e: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.5c) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
ln
h0
Ta nhận thấy sai số giữa hệ thức được đề nghị (3.1.5d) và số liệu h0 ở bảng 1 tốt hơn khoảng
1.57% cho các 10 , và sai số nhỏ hơn 3.2‰ đối với 10 . Đồng thời thỏa mãn điều kiện khi
1 thì 1/20 3h .
Mặt khác theo công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Hội, biểu thức h0 được thể hiện như
sau:
-6 -4 -2 0 2 4 6
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
h
0
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-0.015
-0.01
-0.005
0
0.005
0.01
0.015
0.02
Hình 3.2.2f: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.5d) theo
ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1, đường đứt
nét biểu diễn h0 theo công thức (3.1.5a).
Hình 3.2.2g: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công
thức (3.1.5d) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
ln
0
3
1 ( )
h
k
(3.1.5e)
Trong đó 2( ) 1.75424 0.424395 arctan(1.60269 )
x
k x
x
10
ln
2
x
Ta thấy từ 10 hai đường biểu diễn gần như trùng nhau.
3.1.1.4. Theo nghiên cứu của H. E. DeWitt [20]
0 0 ( )
100
DWSh h lm
(3.1.6a)
Trong đó 0 0.676936
1.039957 1
( ) 1.056299 0.274823ln 1.084319h lm
2.71ln 4.8
0 0.676936
1.039957 1 1
1.056299 0.274823ln 1.084319 0.0271ln 0.048DWSh
-6 -4 -2 0 2 4 6
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
h
0
Hình 3.2.2h: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.5e) theo
ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1, đường
đứt nét biểu diễn h0 theo công thức (3.1.5d).
ln
Ta thấy sai số giữa biểu thức h0DWS (3.1.6a) và số liệu ở bảng 1 tương đối lớn cho các 1 ,
đối với 1 sai số nhỏ hơn 8.5‰.
Dựa vào công thức (3.1.6a) của H. E. DeWitt ta đề nghị biểu thức sau:
0 0.676936
0.3348 1 1
1.078 0.274823ln 1.084319 0.1773ln 0.6445h
(3.1.6b)
Ta có được (3.1.6b) từ việc lập trình Matlab với các số liệu đã có ở bảng 1.
-4 -2 0 2 4 6
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
-1 0 1 2 3 4 5 6
-5
0
5
10
15
20
x 10
-3
Hình 3.2.3a: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.6a)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
Hình 3.2.3b: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.6a) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
ln
h0
Ta thấy sai số giữa hệ thức h0 ở (3.1.6b) và số liệu ở bảng 1 nhỏ hơn 1.48% .
3.1.1.5. Theo h0 được đề nghị của các tác giả Đỗ Xuân Hội - Lý Thị Kim Thoa [6]
-4 -2 0 2 4 6
0.4
0.6
0.8
1
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-0.01
0
0.01
0.02
Hình 3.2.3c: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.6b) theo
ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
Hình 3.2.3d: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.6b) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
h0
ln
ln
Dựa trên nghiên cứu của De Witt, các tác giả Đỗ Xuân Hội - Lý Thị Kim Thoa đã đề nghị một
hệ thức h0 cho ≥ 5, bằng cách thay đổi hàm trong hệ thức (3.1.6a) như sau:
0 0 ( )
100
h h lm
(3.1.7a)
Trong đó:
0 0.676936
1.039957 1
( ) 1.056299 0.274823ln 1.084319h lm
5
0
(ln )kk
k
a
Các hệ số ak trong hàm Φ được cho bởi bảng dưới đây :
-4
0
1
2
3
4
5
6
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-2
0
2
4
6
a0 a1 a2 a3 a4 a5
6.69370 0.69922 2.80549 1.95369 0.43372 0.03298
Hình 3.2.4a:
ln, các ch
Hình 3.2.4b: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.7a) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
h0
ln
Ta thấy sai số giữa biểu thức h0Thoa (3.1.7a) và số liệu ở bảng 1 tương đối lớn cho các 1 ,
đối với 1 sai số nhỏ hơn 1.95%.
Dựa vào công thức (3.1.6a) của De Witt ta cũng đề nghị biểu thức tương tự sau:
0 0 ( )
100
h h lm (3.1.7b)
Trong đó: 0 0.676936
1.039957 1
( ) 1.056299 0.274823ln 1.084319
h lm
kk
k
a (ln )
5
0
Các hệ số ak được cho bởi bảng dưới đây :
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
0.4
0.6
0.8
1
1.2
a0 a1 a2 a3 a4 a5
4.976 4.802 2.026 -1.196 -0.181 0.06925
Hình 3.2.4c: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.7b)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
ln
h0
Ta thấy sai số giữa biểu thức h0 ở (3.1.7b) và số liệu ở bảng 1 nhỏ hơn 3.6‰.
3.1.1.6. Để thuận tiện trong việc thực hiện tính toán trên máy tính, ta đề nghị hệ thức h0 dưới đây:
5
0
0
(ln )kk
k
h b
(3.1.8)
Các hệ số bk cho bởi bảng sau:
0b
b1 b2 b3 b4 b5
0.9485 0.1269 -0.03277 0.0006258 0.0006855 -6.6224.10-5
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-5
0
5
x 10
-3
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Hình 3.2.4d: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.7b) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
Hình 3.2.5a: Đường liền nét biểu diễn h0 ở công thức (3.1.8)
theo ln, các chấm tròn biểu diễn h0 theo các số liệu ở bảng 1.
h0
ln
ln
Ta thấy biểu thức h0 đề nghị ở (3.1.8) cho giá trị h0 có sai số tương đối nhỏ hơn 1.47% so với số
liệu ở bảng 1.
*Kết luận: Qua phần 3.1 nêu trên ta chọn biểu thức h0 (3.1.5d) do sự tương thích với hệ thức của
A. I. Chugunov (3.1.5a) áp dụng cho môi trường plasma loãng một thành phần, và thỏa mãn điều kiện
1/2
0 3h ( 1 ), đồng thời có sai số so với bảng I nhỏ hơn. Bên cạnh đó luận văn này lấy số liệu
Monte Carlo của Dewitt 96 để đưa ra biểu thức đề nghị (3.1.5d), trong khi đó kết quả của A. I.
Chugunov và H. E. DeWitt dựa trên số liệu Monte Carlo của Dewitt 99. Mặc dù h0 được đề nghị theo
nghiên cứu của H. E. DeWitt cho kết quả sai số tốt hơn nhưng hệ thức h0 của H. E. DeWitt lại áp
dụng phần lớn cho môi trường plasma đậm đặc hai thành phần. Như vậy ta sẽ lựa chọn hệ thức h0 đề
nghị (3.1.5d) để phù hợp với dữ liệu MC đang sử dụng và các điều kiện cần thiết của hệ plasma loãng
một thành phần theo A. I. Chugunov. Khi đó, ta được bảng số liệu sau:
Bảng 2: Các số liệu của hệ số h0
h0
0.1 0.5030
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
-0.02
-0.01
0
0.01
Hình 3.2.5b: Đồ thị biểu diễn sai số h0 ở công thức
(3.1.8) theo ln so với số liệu ở bảng 1.
ln
0.2 0.6586
0.5 0.8623
1 0.9743
2 1.0363
3.174802 1.0586
5 1.0735
10 1.0888
20 1.0940
40 1.0882
80 1.0782
160 1.0757
3.1.2. Các biểu thức h2, h3, h4 của đa thức thế màn chắn H(r)
Đồng thời với h0, phương pháp trên cũng cho ta kết quả số cho các hệ số còn lại h2, h3, và h4 của
đa thức thế màn chắn H(r) (3a)
Để kiểm chứng mức độ chính xác của đa thức H(r) vừa tìm được ứng với từng , ta thế các giá trị
H(r) này vào biểu thức:
1
( ) exp ( ( ))g r H r
r
(3.2a)
Ta so sánh giá trị g(r) ở biểu thức (3.2a) với giá trị g(r) có được từ bảng dữ liệu Monte Carlo để
tìm sai số ∆g. Trong mọi trường hợp ∆g phải luôn cỡ phần nghìn.
Từ các giá trị h2, h3, và h4 có được ứng với từng , ta lập bảng số liệu và thiết lập các biểu thức
giải tích tổng quát cho h2, h3, và h4 dưới dạng :
5
0
(ln )
ki k
k
h b ; i = 2, 3, 4
3.1.2.1. Khảo sát
a. Đối với = 0.1 của Carley [16]
2 4
6 8
( ) 0.503015769010927 0.25 0.285915060438606
0.155198109701399 0.029888282893724
H r r r
r r
(3.2.1a)
0 0.5 1 1.5 2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
r
H
(r
)
0 0.5 1 1.5
-2
-1
0
1
2
x 10
-3
r
g(
r)
M
C
-g
(r
)
Hình 3.3.1: Đường liền nét biểu diễn H(r) ở công thức (3.2.1a),
các chấm tròn là các giá trị H(r) theo số liệu Monte Carlo.
Hình 3.3.2: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Ta thấy ∆g cỡ 1.8‰ trong khoảng r < 1.5
b. Đối với = 0.2 của Carley [16]
2 4
6 8
( ) 0.658551399742624 0.25 0.184492331076672
0.077715900074554 0.012241461112476
H r r r
r r
(3.2.1b)
Ta thấy ∆g cỡ 1.8‰ trong khoảng r < 1.5.
c. Đối với = 0.5 của Springer [30]
0 0.5 1 1.5 2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
r
H
(r
)
0 0.5 1 1.5
0
5
10
15
20
x 10
-4
r
g
(r
)M
C
-g
(r
)
Hình 3.3.3: Đường liền nét biểu diễn H(r) ở công thức (3.2.1b),
các chấm tròn là các giá trị H(r) theo số liệu Monte Carlo.
Hình 3.3.4: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
2 4
6 8
( ) 0.862341373428701 0.25 0.074081485695092
0.012769012829292 0.000884383965232
H r r r
r r
(3.2.1c)
Ta thấy ∆g cỡ 5‰ trong khoảng r < 2.2
d. Đối với = 1 của DeWitt [20]
2 4
6 8
( ) 0.974321293799084 0.25 0.051772798477136
0.006294988481791 0.000330087506749
H r r r
r r
(3.2.1.d)
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
r
H
(r
)
0 0.5 1 1.5 2
0
2
4
6
x 10
-3
r
g
(r
)M
C
-g
(r
)
Hình 3.3.5: Đường liền nét biểu diễn H(r) ở công thức (3.2.1c),
các chấm tròn là các giá trị H(r) theo số liệu Monte Carlo.
Hình 3.3.6: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Ta thấy ∆g cỡ 7.7‰ trong khoảng r < 2.2
e. Đối với = 2 của Hansen [24]
2 4
6 8
( ) 1.036290604574693 0.25 0.040240623194478
0.003260542637896 0.000096930800218
H r r r
r r
(3.2.1e)
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
0
0.5
1
1.5
r
H
(r
)
0 0.5 1 1.5 2
-5
0
5
x 10
-3
r
g(
r)
M
C
-g
(r
)
Hình 3.3.7: Đường liền nét biểu diễn H(r) ở công thức (3.2.1d),
các chấm tròn là các giá trị H(r) theo số liệu Monte Carlo.
Hình 3.3.8: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Ta thấy ∆g cỡ 6.4‰ trong khoảng r < 2.2
f. Đối với = 3.174802 của DeWitt [20]
2 4
6 8
( ) 1.058561778870926 0.25 0.035570374493529
0.002016639102562 0.000001542697782
H r r r
r r
(3.2.1f)
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0
0.5
1
1.5
r
H
(r
)
0 0.5 1 1.5 2
-4
-2
0
2
4
6
x 10
-3
r
g(
r)
M
C
-g
(r
)
Hình 3.3.9: Đường liền nét biểu diễn H(r) ở công thức (3.2.1e),
các chấm tròn là các giá trị H(r) theo số liệu Monte Carlo.
Hình 3.3.10: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
Ta thấy ∆g cỡ 1.5% trong khoảng r < 2.2
Qua các đồ thị trên ta thấy đa thức thế màn chắn H(r) mà ta đề nghị cho từng rất phù hợp với
số liệu theo mô phỏng Monte Carlo và HyperNetted Chain ở những khoảng cách nhỏ khi r nhỏ hơn
một giá trị nào đó (sai số ∆g cỡ phần ngàn tương đương với sai số phạm phải do chính các mô phỏng
này), giá trị này là rDH sẽ được trình bày rõ ở phần 3.2. Điều này thể độ chính xác của hệ thức thế màn
chắn mà ta đã đề nghị cải tiến lý thuyết Debye Hückel cho plasma loãng một thành phần (3b).
3.1.2.2. Các biểu thức h2, h3, h4 của đa thức thế màn chắn H(r)
Từ việc khảo sát các tham số tương liên ở (3.1.2.1), ta rút ra các giá trị h2, h3 và h4 trong biểu
thức giải tích thế màn chắn H(r) ứng với từ . Ta được bảng số liệu sau:
Bảng 3: Giá trị số của các hệ số h2, h3, h4 trong đa thức Widom
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
0
0.5
1
1.5
r
H
(r
)
0 0.5 1 1.5 2
-15
-10
-5
0
5
x 10
-3
r
g
(r
)M
C
-g
(r
)
Hình 3.3.11: Đường liền nét biểu diễn H(r) ở công thức
(3.2.1e), các chấm tròn là các giá trị H(r) theo số liệu Monte
Hình 3.3.12: Đồ thị biểu diễn sai số ∆g.
h2 h3 h4
0.1 0.285915 0.155198 0.0298883
0.2 0.184492 0.077716 0.0122415
0.5 0.074081 0.0127690 0.00088438
1 0.051772 0.0062949 0.00033008
2 0.040241 0.0032605 0.00009693
3.174802 0.035570 0.0020166 0.00000154
Các giá trị số của các hệ số trên có thể tìm lại với biểu thức giải tích tổng quát dưới dạng:
5
0
(ln )ki k
k
h b
với i = 2, 3, 4.
Với bk là các giá trị cho bởi bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Các hệ số của các biểu thức giải tích h2, h3, h4
h2 h3 h4
b0 0.05177 0.006295 0.0003301
b1 -0.01518 -0.0004388 0.0005552
-2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5
0
0.1
0.2
-2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5
0
0.05
0.1
0.15
b2 0.007324 0.0004114 -0.0002833
b3 -0.02167 -0.01502 -0.002602
b4 0.008098 0.006594 0.001285
b5 0.005127 0.003445 0.0005493
Hình 3.4.1: Đồ thị biểu diễn biểu thức hệ số h2 theo ln của
thế màn chắn H(r) bằng đường liền nét, các chấm tròn thể
hiện các giá trị của hệ số theo số liệu ở bảng 3.
Hình 3.4.2: Đồ thị biểu diễn biểu thức hệ số h3 theo ln của thế
màn chắn H(r) bằng đường liền nét, các chấm tròn thể hiện các
giá trị của hệ số này theo số liệu ở bảng 3.
h2
ln
ln
h3
Qua khảo sát sự biến thiên của các hệ số hi trên theo tham số ta thấy dáng điệu của đại lượng
này là giảm đều, không cho thấy có điểm bất thường nào khi thay đổi.
* Như vậy ta lựa chọn các biểu thức hi (với i = 0, 2, 3, 4) của đa thức thế màn chắn H(r) như sau:
1/2 5
0
1
3
ln(1 )
1
i
i
i
h a
Với các hệ số ai được cho bởi bảng dưới đây:
Các biểu thức giải tích của h2, h3, h4 được cho bởi
5
0
(ln )ki k
k
h b
, i = 2, 3, 4. trong đó các hệ
số bk được cho bởi bảng 2.3.
3.2. Xác định khoảng cách giới hạn rDH()
Với mỗi ta sẽ tìm được thế Debye – Hückel tương ứng:
31
( )
r
DH
e
H r
r
(3.2a)
-2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5
0
0.01
0.02
0.03
Hình 3.4.3: Đồ thị biểu diễn biểu thức hệ số h4 theo ln của
thế màn chắn H(r) bằng đường liền nét, các chấm tròn thể
hiện các giá trị của hệ số này theo số liệu ở bảng 3.
a1 a2 a3 a4 a5
0.03198 0.2323 -0.08435 0.01171 -0.000579
ln
h4
Như phần đầu ta đã biết thế màn chắn Debye - Hückel HDH(r) chỉ được áp dụng ở khoảng cách r
> rDH. Vì vậy để nâng cao độ chính xác của lý thuyết Debye – Hückel ta sử dụng hệ thức sau:
3
4
2
0
1
;
( )
( 1) ;
r
DH
i i
i DH
i
e
r r
rH r
h r r r
(3.2b)
Một khi đã xác định rằng thế Debye-Hückel chỉ được sử dụng kể từ một khoảng cách rDH nào đó
đối với mỗi giá trị của tham số , ta sẽ sử dụng điều kiện liên tục (3.2b) cho các hàm số, cụ thể là:
3
8 6 4 2
4 3 2 1 0
1
( )
DH
DH
r
DH DH DH DHr r
DH
e
H r h r h r h r h r h
r
(3.2c)
để tìm được rDH cho mỗi . Do thế Debye – Hückel chỉ có đối với plasma loãng nên ta sẽ tìm rDH cho
những 2 . Thông qua đó ta lập bảng số liệu rDH theo và sử dụng chương trình Matlab để tìm
biểu thức rDH().
Khảo sát những 2 cho ta kết quả như sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
r
H
(r
)
1.29072
Hình 3.5.1a : Ta thấy kể từ điểm có hoành độ nhỏ hơn 1.29072, thế
Debye Hückel (đường đứt nét) phải được thay bằng đa thức Widom
(đường liền nét). Các chấm tròn là các giá trị HyperNetted Chain.
Đối với 0.1 : Ta thấy kể từ những điểm có 1.29072DHr r , hệ thức có dạng (3.2a) mới
tương thích với các số liệu của thế màn chắn cho bởi phương pháp HNC. Điều này chứng tỏ rằng kể
từ giá trị 1.29072DHr về phía nhỏ hơn, thế DH không còn thích hợp để mô tả hiệu ứng màn chắn.
1.2 1.25 1.3 1.35
0.39
0.395
0.4
0.405
r
H
(r
)
1.29072
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
r
H
(r
)
1.40899
1.36 1.38 1.4 1.42
0.465
0.47
0.475
r
H
(r
)
1.40899
Hình 3.5.2b : Tại điểm có hoành độ 1.40899, hai đường biểu diễn
cắt nhau và có cùng độ dốc.
Hình 3.5.2a : Ta thấy kể từ điểm có hoành độ nhỏ hơn 1.40899, thế Debye
Hückel (đường đứt nét) phải được thay bằng đa thức Widom (đường liền nét).
Các chấm tròn là các giá trị HyperNetted Chain.
Hình 3.5.1b : Tại điểm có hoành độ 1.29072, hai đường biểu
diễn cắt nhau và có cùng độ dốc.
Đối với 0.2 : Ta thấy kể từ những điểm có 1.40899DHr r , hệ thức có dạng (3.2a) mới
tương thích với các số liệu của thế màn chắn cho bởi phương pháp HNC. Điều này chứng tỏ rằng kể
từ giá trị 1.40899DHr về phía nhỏ hơn, thế Debye-Hückel không còn thích hợp để mô tả hiệu ứng
màn chắn.
Đối với 0.5 : Ta thấy kể từ những điểm có 2.01509DHr r , hệ thức có dạng (3.2a) mới
tương thích với các số liệu của thế màn chắn cho bởi phương pháp HNC. Điều này chứng tỏ rằng kể
từ giá trị 2.01509DHr về phía nhỏ hơn, thế Debye-Hückel không còn thích hợp để mô tả hiệu ứng
màn chắn.
0 0.5 2 1.5 2 2.5 3 3.5
0.4
0.6
0.8
1
r
H
(r
)
2.01509
1.9 2 2.1 2.2
0.42
0.44
0.46
0.48
0.5
r
H
(r
)
2.01509
Hình 3.5.3b : Tại điểm có hoành độ 2.01509, hai đường
biểu diễn cắt nhau và có cùng độ dốc.
Hình 3.5.3a : Ta thấy kể từ điểm có hoành độ nhỏ hơn 2.01509, thế
Debye Hückel (đường đứt nét) phải được thay bằng đa thức Widom
(đường liền nét). Các chấm tròn là các giá trị HyperNetted Chain.
Đối với 1 : Ta thấy kể từ những điểm có 2.09863DHr r , hệ thức có dạng (3.2a) mới tương
thích với các số liệu của thế màn chắn cho bởi phương pháp HNC. Điều này chứng tỏ rằng kể từ giá
trị 2.09863DHr về phía nhỏ hơn, thế Debye-Hückel không còn thích hợp để mô tả hiệu ứng màn
chắn.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
0
0.5
1
1.5
r
H
(r
)
2.09863
1.8 2 2.2
0.4
0.45
0.5
0.55
r
H
(r
)
2.09863
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
r
H
(r
)
2.12295
Hình 3.5.5a : Ta thấy kể từ điểm có hoành độ nhỏ hơn 2.12295, thế
Debye Hückel (đường đứt nét) phải được thay bằng đa thức Widom
(đường liền nét). Các chấm tròn là các giá trị Monte Carlo.
Hình 3.5.4b : Tại điểm có hoành độ 2.09863, hai đường biểu
diễn cắt nhau và có cùng độ dốc.
Hình 3.5.4a : Ta thấy kể từ điểm có hoành độ nhỏ hơn 2.09863, thế Debye
Hückel (đường đứt nét) phải được thay bằng đa thức Widom (đường liền
nét). Các chấm tròn là các giá trị Monte Carlo.
Đối với 2 : Ta thấy kể từ những điểm có 2.12295DHr r , hệ thức có dạng (3.2a) mới
tương thích với các số liệu của thế màn chắn cho bởi phương pháp HNC. Điều này chứng tỏ rằng kể
từ giá trị 2.12295DHr về phía nhỏ hơn, thế Debye-Hückel không còn thích hợp để mô tả hiệu ứng
màn chắn.
Kết quả chung của rDH cho mỗi giá trị của được trình bày trong bảng 4. Bảng này cho ta thấy
rõ giới hạn áp dụng của thế dạng Yukawa cho plasma loãng.
Bảng 4 : Các giá trị số của điểm nối rDH giữa thế Debye-Hückel và đa thức Widom.
rDH
0.1 1.29072
0.2 1.40899
0.5 2.01509
2.1 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15
0.462
0.464
0.466
0.468
0.47
0.472
r
H
(r
)
2.12295
Hình 3.5.5b : Tại điểm có hoành độ 2.12295, hai đường
biểu diễn cắt nhau và có cùng độ dốc.
1 2.09863
2 2.12295
Các giá trị số ở bảng 4 được biểu diễn bởi hệ thức giải tích:
1.69 0.3059arctan(3.394ln 4.156)DHr (3.2d)
Để thấy rõ thêm tầm ảnh hưởng của đa thức Widom lên thế màn chắn, ta có thể quan sát hình
3.5.6a đường biểu diễn sự biến thiên của rDH theo như công thức (3.2d). Ta thấy giá trị của rDH tăng
theo chứng tỏ rằng thế Yukawa chỉ thể hiện chính xác tác dụng màn chắn đối với plasma loãng và
ngay cả khi này thì thế Yukawa cũng chỉ được áp dụng đối với khoảng cách r đủ lớn.
0 0.5 1 1.5 2
-1
-0.5
0
0.5
1
x 10
-3
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
1.4
1.6
1.8
2
2.2
rD
H
r D
H
Hình 3.5.6a: Sự biến thiên của rDH theo . Ta thấy thế Yukawa
giảm dần ảnh hưởng khi plasma càng đậm đặc.
Hình 3.5.6b: Đồ thị thể hiện sai số giữa hệ thức (3.2d) với
số liệu ở bảng 4.
Ta thấy sai số ở đây nhỏ hơn 0.7‰.
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Hội đã được đề nghị ở [3]
1.62540 0.34536arctan 3.04030ln
0.25412
DHr
(3.2e)
Hệ thức (3.2d) ở trên có dạng đơn giản, dễ vận dụng hơn hệ thức tính rDH đề nghị trong (3.2e),
trong khi sai số giữa hai công thức tối đa chỉ là khoảng 9% cho giá trị 0.1 .
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
1.4
1.6
1.8
2
2.2
rD
H
0 0.5 1 1.5 2
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
Hình 3.5.6d: Đồ thị biểu diễn sai số giữa biểu thức đề nghị
rDH ở (3.2d) với hệ thức (3.2e)
Hình 3.5.6c: Đường liền nét biểu diễn rDH ở công thức (3.2e), các
chấm tròn là các giá trị rDH theo số liệu ở bảng 4.
Cần chú ý rằng ngoài điều kiện (3.2c) thể hiện sự liên tục về biên độ, ta cũng cần kiểm nghiệm
lại tính liên tục về độ dốc của hai hàm số cũng như sự bảo đảm hai hàm số có cùng bề lõm tại điểm
nối rDH, cụ thể là:
3 3
7 5 3
4 3 2 12
3 3 32
6 4 2
4 3 2 12 3 2
3 1
( ) 8 6 4 2
2( 1) 2 3 3
( ) 56 30 12 2
DH DH
DH
DH DH DH
DH
r r
DH DH DH DHr r
DH DH
r r r
DH DH DHr r
DH DH DH
e e
H r h r h r h r hr
r r r
e e e
H r h r h r h r h
r r r r
Sau khi tính toán bằng chương trình Matlab ta thấy đạo hàm bậc nhất và bậc hai của hai hàm này
tại điểm rDH ứng với từng ở bảng 4 là bằng nhau (với sai số khoảng 10
-11, coi như gần bằng không).
Điều này thể hiện sự đúng đắn của hệ thức (3.2b) mà ta đã đề nghị để hiệu chỉnh lí thuyết Debye –
Hückel cho plasma loãng.
Như vậy, lí thuyết DH chỉ đúng ở khoảng cách khi r > rDH, với rDH được cho bởi hệ thức:
1.69 0.3059arctan(3.394ln 4.156)DHr .
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
1.4
1.6
1.8
2
2.2
rD
H
Hình 3.6e: Đường liền nét biểu diễn hệ thức rDH đề nghị, đường
đứt nét biểu diễn hệ thức rDH theo tác giả Đỗ Xuân Hội. Các chấm
tròn là các giá trị rDH theo số liệu ở bảng 4.
CHƯƠNG 4
XÁC ĐỊNH NGƯỠNG CỦA HIỆU ỨNG TRẬT TỰ ĐỊA PHƯƠNG C
4.1. Xác định biểu thức rmax()
4.2. Các hệ số của đa thức thế màn chắn HC(r)
4.3. Giá trị ngưỡng C
Ta đã biết C là giá trị giới hạn của tham số tương quan mà kể từ đó hàm phân bố xuyên tâm bắt
đầu chuyển dáng điệu biến thiên từ hàm tăng đơn điệu sang dao động tắt dần theo khoảng cách liên
iôn r. Giá trị ngưỡng C đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu bằng nhiều cách khác nhau. Hansen dựa
trên việc nghiên cứu các dữ liệu Monte Carlo tìm ra C trong khoảng [2, 3]. Rio và De Witt đã nghiên
cứu tìm ra C = 1.8206. Choquard và Sari đã dựa trên tính toán theo phương pháp HyperNette Chain
và đưa ra kết luận C ≈ 0.99. Tác giả Đỗ Xuân Hội đã đề nghị giá trị C = 1.75 [3]. Như vậy C vẫn
còn là vấn đề để nghiên cứu, chưa tìm ra giá trị duy nhất mà chỉ dự đoán C đúng trong môt khoảng
nào đó mà thôi. Dưới đây là một cách để đề nghị cho giá trị ngưỡng C
của trật tự địa phương.
Để tìm giá trị ngưỡng C
của trật tự địa phương, trước tiên ta sẽ tìm biểu thức rmax là giá trị tại đó
hàm g(r) có cực đại đầu tiên. Kế đến bằng cách dùng tính liên tục của HC(r) tại điểm tiếp nối rmaxC ta
tìm biểu thức các hệ số h2C, h3C, h4C của thế màn chắn HC(r) khi tiến tới C. Cuối cùng ta kết hợp đồ
thị để tìm C từ các điểm tiếp nối của các đồ thị h2 và h2C, h3 và h3C, h4 và h4C.
4.1. Xác định biểu thức rmax()
Ta tìm giá trị rmax tương ứng với điểm gmax của từng trong bảng dữ liệu Monte Carlo. gmax là giá
trị của điểm cực đại đầu tiên khi đồ thị g(r) bắt đầu có dao động. Từ đó ta lựa chọn các giá trị phù hợp
và đưa ra bảng số liệu sau:
Bảng 5: Các giá trị rmax theo
rmax
3.174802 1.9297
5.0 1.7539
10 1.6837
Quan sát các số liệu ở bảng 5, ta thấy rmax giảm dần theo .
Ta đề nghị biểu thức rmax như sau:
2max 2.84 1.076ln 0.2491(ln )r (4.1a)
2 4 6 8 10
1.5
2
2.5
3
Hình 4.1.1: Đường liền nét biểu diễn rmax ở công thức (4.1a), các
chấm tròn là các giá trị rDH theo số liệu ở bảng 5.
rmax
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Hội được đề nghị ở [3]
2
max 2.31382 0.794931ln 0.248395 ln
1.75 1.75
r
(4.1b)
3 4 5 6 7 8 9 10
-8
-6
-4
-2
0
x 10
-8
2 4 6 8 10
1.5
2
2.5
3
3 4 5 6 7 8 9 10
0.8
0.9
1
1.1
1.2
1.3
x 10
-3
Hình 4.1.3: Đường liền nét biểu diễn rmax ở công thức (4.1b),
các chấm tròn là các giá trị rmax theo số liệu ở bảng 5.
Hình 4.1.2: Đồ thị biểu diễn sai số giữa biểu thức đề
nghị rmax ở (4.1a) với số liệu ở bảng 5
rmax
Ta thấy sai số tương đối nhỏ hơn 6% .
Như vậy, sai số của biểu thức rmax đề nghị tốt hơn, cho giá trị rmax có sai số rất bé gần bằng
không.
4.2. Biểu thức các hệ số h2C, h3C, h4C của đa thức thế màn chắn HC(r)
Khi tiến tới C thì g(r) tiến tới gC, rmax tiến tới rmaxC. Từ các dữ liệu Monte Carlo và
HyperNetted Chain cho thấy gC ≡ 1, tức có sự che chắn hoàn toàn tại một giá trị rmacC. Như vậy ta sẽ
sử dụng hệ thức dưới đây để xác định biểu thức các hệ số h2C, h3C, h4C của đa thức thế màn chắn tại
giá trị ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa phương khi lim ( ) ( )
C
CH r H r
:
max
4
2
max
0
1
;
( )
( 1) ;
C
C
i i
iC C
i
r r
r
H r
h r r r
Ta cũng sử dụng các điều kiện liên tục cho biên độ, đạo hàm bậc nhất và bậc hai cho HC(r) tại
điểm tiếp xúc rmaxC(), ta được:
max
max
max
8 6 4 2
4 max 3 max 2 max 1 max 0
max
7 5 3
4 max 3 max 2 max 1 max2
max
2
6 4 2
4 max 3 max 2 max 12 3
max
1
( )
1
( ) 8 6 4 2
2
( ) 56 30 12 2
C
C
C
C C C C C C Cr r
C
C C C C C C Cr r
C
C C C C C Cr r
C
H r h r h r h r h r h
r
H r h r h r h r h r
r r
H r h r h r h r h
r r
Giải hệ 3 phương trình trên với 3 ẩn h2C, h3C, h4C; ta sẽ tìm được giá trị của h2C, h3C, h4C phụ
thuộc vào h0, h1, rmaxC như sau:
Hình 4.1.4: Đồ thị biểu diễn sai số giữa biểu thức rmax ở
(4.1b) của tác giả Đỗ Xuân Hội với số liệu ở bảng 5.
3
1 max 0 max
2 5
max
3
1 max 0 max
3 7
max
3
1 max 0 max
4 9
max
24 48 63
8
12 32 45
4
8 24 35
8
C C
C
C
C C
C
C
C C
C
C
h r h r
h
r
h r h r
h
r
h r h r
h
r
(4.2)
Với h0 được tính theo công thức (1.5d), h1=0.25, rmaxC được tính theo công thức (4.1a), ta thế vào
hệ (4.2) được bảng số liệu sau:
Bảng 6: Các giá trị của các hệ số h2C, h3C, h4C theo
h2C h3C h4C
2 0.0423 0.0040 0.1605.10-3
3.174802 0.0377 0.0030 0.1172.10-3
4 0.0371 0.0034 0.2338.10-3
Như vậy với thế màn chắn HC(r) thì các biểu thức giải tích của các hệ số h2C, h3C, h4C có thể
được viết dưới dạng:
2
0
(ln )kiC k
k
h a
với i = 2, 3, 4.
Với ak là các giá trị cho bởi bảng sau:
Bảng 3.2: Các hệ số ak của các biều thức giải tích h2C, h3C, h4C
h2C h3C h4C
a0 0.05784 0.01007 0.000917
a1 -0.03 -0.01282 -0.00169
a2 0.01086 0.005792 0.0008636
-3 -2 -1 0 1 2
0.05
0.1
0.15
0.2
-3 -2 -1 0 1 2
0
0.02
0.04
0.06
0.08
Hình 4.2.1: Đồ thị biểu diễn biểu thức hệ số h2C, theo ln của thế
màn chắn HC(r) bằng đường liền nét, các chấm tròn thể hiện các
giá trị của hệ số theo số liệu ở bảng 6.
Hình 4.2.2: Đồ thị biểu diễn biểu thức hệ số h3C, theo ln của thế
màn chắn HC(r) bằng đường liền nét, các chấm tròn thể hiện các
giá trị của hệ số theo số liệu ở bảng VI.
ln
h2C
ln
h3C
4.3. Giá trị ngưỡng C
So sánh đồ thị biểu diễn các hệ thức 102h2 và 10
2h2C, 10
3h3 và 10
3h3C, 10
4h4 và 10
4h4C với các hệ
số được đề nghị tương ứng ở bảng 2.3 và bảng 3.2.
-3 -2 -1 0 1 2
0
5
10
x 10
-3
0.45 0.5 0.55 0.6 0.65 0.7
0
1
2
3
4
5
6
h3
h2
h4
h0
Hình 4.3.1: Đồ thị thể hiện các hệ số của đa thức xấp xỉ của thế
màn chắn quanh giá trị ngưỡng C. Đường liền nét biểu diễn đồ thị
các hệ số của thế màn chắn H(r). Đường đứt nét biểu diễn đồ thị
các hệ số của thế màn chắn HC(r).
Hình 4.2.3: Đồ thị biểu diễn biểu thức hệ số h4C, theo ln của thế
màn chắn HC(r) bằng đường liền nét, các chấm tròn thể hiện các
giá trị của hệ số theo số liệu ở bảng 6.
ln
h4C
ln
Ta thấy hai đường biểu diễn h2 và h2C rất gần nhau và sự chênh lệch giữa hai đường biểu diễn h3
và h3C khá nhỏ cỡ phần nghìn trong khoảng ln từ 0.45 đến 0.7. Mặt khác ta thấy chỉ có hai đường
biểu diễn h4 và h4C giao nhau, nên ta sẽ chọn điểm tiếp nối này làm C, khi đó các hệ số của đa thức
thế màn chắn H(r) sẽ xấp xỉ các hệ số của đa thức thế màn chắn HC(r). Bằng thủ thuật đồ thị ta tìm
được hoành độ của điểm giao nhau này là 0.58814 tương ứng với C = 1.8006. Ta nhận thấy giá trị
ngưỡng trật tự địa phương vừa đề nghị rất gần với kết quả của Rio và De Witt đã nghiên cứu là C =
1.8206.
Thật vậy khi = 1.8006 thì h2 = 0.043955, h2C = 0.042298, sai số giữa h2 và h2C là 1.66‰; h3 =
0.0045353, h3C = 0.0041555, sai số giữa h3 và h3C là 0.38‰; h4 = 0.00022177, h4C = 0.00022178, sai
số giữa h4 và h4C là rất bé (10
-8), gần bằng không. Kết quả, ta thu được:
0.5881 0.58815 0.5882 0.58825 0.5883
2.2165
2.217
2.2175
2.218
2.2185
Hình 4.3.4: Đồ thị thể hiện sự chênh lệch giữa 104h4 và 10
4h4C.
Đường liền nét biểu diễn 104h4, đường đứt nét biểu diễn 10
4h4C.
ln
Bảng 7: Các số liệu liên quan đến ngưỡng C
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0.4
0.6
0.8
1
C 1.8006
rmaxC 2.29334
h0C 1.029561
h1C 0.25
h2C 0.042298
h3C 0.0041555
h4C 0.00022178
Hình 4.3.5: thể hiện đồ thị của thế màn chắn so sánh giữa số liệu Monte
Carlo với = 1 (biểu diễn bởi ***); = 2 (biểu diễn bởi các chấm tròn)
và giá trị ngưỡng C = 1.8006 (biểu diễn bởi đường liền nét).
r
H(r)
Trong hình 4.3.5 thế màn chắn H(r) của C = 1.8006 được tính theo đa thức giải tích với các hệ
số cho bởi bảng (2.3) mà ta đã đề nghị để hiệu chỉnh lý thuyết Debye – Hückel cho plasma liên kết
yếu; đối với = 1 và = 2 ta sử dụng số liệu Monte Carlo được cho bởi De Witt và Hansen.
Trong hình 4.3.6 hàm phân bố xuyên tâm của C = 1.8006 được tính theo công thức
1
( ) exp ( ( ))C Cg r H r
r
sau khi ta có được HC(r); đối với = 1 và = 2 ta sử dụng số liệu
Monte Carlo được cho bởi De Witt và Hansen.
Qua các đồ thị hình 4.3.5 và hình 4.3.6 ta thấy dạng thế màn chắn và hàm phân bố xuyên tâm
ứng với C tương đối phù hợp với các số liệu Monte Carlo của các lân cận C. Hơn nữa, ở phần
3.1.2.1 ta thấy đối với = 0.1 thì ∆g cỡ 1.8‰, = 0.2 thì ∆g cỡ 1.8‰, = 0.5 thì ∆g cỡ 5‰, = 1
thì ∆g cỡ 7.7‰, = 2 thì ∆g cỡ 6.4‰, = 3.17 thì ∆g cỡ 1.6%. Vậy với những nhỏ lân cận giá trị
ngưỡng C thì sai số ∆g khá nhỏ có thể chấp nhận được, với những lớn hơn giá trị ngưỡng C như
= 3.17 thì sai số ∆g khá lớn, điều này chứng tỏ độ chính xác của hệ thức (3.3b) tổng quát mà ta đã
đề nghị để hiệu chỉnh lý thuyết Debye – Hückel cho plasma loãng.
0 0.5 1 1.5 2 2.5
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
Hình 4.3.6: Thể hiện đồ thị của hàm phân bố xuyên tâm g(r) so sánh giữa số
liệu Monte Carlo với = 1 (biểu diễn bởi ***); = 2 (biểu diễn bởi các
chấm tròn) và giá trị ngưỡng C = 1.8006 (biểu diễn bởi đường liền nét).
r
g(r)
Như vậy, từ giá trị giới hạn của tham số tương quan C = 1.8006 thì hàm phân bố xuyên tâm
bắt đầu chuyển dáng điệu biến thiên từ hàm tăng đơn điệu sang dao động tắt dần theo khoảng cách
liên iôn r.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
0
0.5
1
1.5
2
r
g
(r
)
2.29334
Hình 4.3.7: Đồ thị thể hiện sự biến thiên của hàm phân bố
xuyên tâm với các giá trị khác nhau của tham số tương liên
quanh giá trị ngưỡng trật tự địa ph C =1.8006.
KẾT LUẬN
Đối với plasma loãng một thành phần, thế Debye-Hückel (D-H), một dạng đặc biệt của thế
Yukawa, được suy ra từ phương trình Poisson-Boltzmann tổng quát, thường được sử dụng rộng rãi để
mô tả tác dụng màn chắn của môi trường xung quanh lên tương tác giữa hai ion nào đó của hệ, lại
chứng tỏ có những giới hạn không thể không hiệu chính để có những lời giải chính xác cho các vấn
đề liên quan. Các giới hạn này bao gồm: Bắt đầu từ một khoảng cách nhỏ hơn một giá trị nào đó, thế
D-H không còn chính xác mà ta phải sử dụng một dạng khác của thế tương tác. Giới hạn trên của lí
thuyết D-H dẫn đến một vấn đề hệ trọng khác; ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa phương. Đó là sự thiết
lập các dao động tắt dần của hàm phân bố xuyên tâm kể từ một mức độ đậm đặc nào đó của hệ
plasma.
Mục đích của luận văn này là giải quyết những vấn đề trên nhằm có một lý thuyết hoàn chỉnh có
thể vận dụng cho hệ plasma loãng một thành phần (OCP).
Tham khảo những kết quả liên quan đến lý thuyết xây dựng cho hệ lưu chất ion hóa cũng như
những kết quả mô phỏng MC và HNC được xem như là chính xác nhất cho đến nay ở mức độ quốc
tế, với sự hỗ trợ của phần mềm tin học Matlab, tác giả luận văn đã đạt được những kết quả quan
trọng:
- Xác định các giá trị của khoảng cách liên ion kể từ đó ta có có thể vận dụng thế D-H đối với
mỗi mức độ đậm đặc của hệ plasma đồng thời, đề nghị các biểu thức của thế màn chắn thay
thế cho thế D-H ở những khoảng cách nhỏ, đó là các đa thức Widom bậc chẵn, luân phiên
dấu, với các hệ số được cho trong các bảng. Các giá trị của khoảng cách giới hạn trên cũng
như các hệ số của đa thức Widom cũng được trình bày dưới dạng các biểu thức giải tích,
thuận tiện cho việc vận dụng trên máy tính cho những áp dụng rộng rãi hơn, như tính hiệu
suất của phản ứng tổng hợp hạt nhân chẳng hạn. Các kết quả thu được ở trên là nội dung của
một bài báo khoa học đã gửi đăng.
- Sử dụng tính liên tục giữa thế D-H và thế Widom, tác giả đã tính toán và đề nghị giá trị
chính xác cho ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa phương, đó là C = 1.8006. Giá trị này rất gần
với một số kết quả cho bởi một số công trình khác.
Những vấn đề đã được giải quyết trong luận văn này hoàn toàn tương thích với đề cương của
luận văn có được từ đầu, đồng thời cũng gợi ý cho một số đề tài nghiên cứu thú vị khác. Ví dụ như kể
từ giá trị nào của tham số tương liên , ta không cần sử dụng thế D-H mà chỉ đa thức Widom cũng đủ
để mô tả tác dụng màn chắn của các ion lân cận? Hoặc câu hỏi liệu các biểu thức cho khoảng cách
giới hạn áp dụng của lý thuyết D-H và độ lớn giới hạn C có được từ luận văn này có còn giá trị đối
với hệ plasma hai thành phần hay plasma nhiều thành phần?
Các câu hỏi còn để ngỏ ở trên sẽ có thể được thực hiện như là phần tiếp tục mở rộng của luận
văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Xuân Hội, Thế màn chắn trong plasma với tham số tương liên Г [5, 160], Tạp chí khoa học
– Khoa học Tự Nhiên, trường ĐHSP TP. HCM, số 28, 55-66 (12/2001).
2. Đỗ Xuân Hội, Lý thuyết Debye - Hückel cải tiến áp dụng cho plasma liên kết yếu, Tạp chí khoa
học – Khoa học Tự Nhiên, trường ĐHSP TP. HCM, tập 30, số 2/2002, 92-100 (07/2002).
3. Đỗ Xuân Hội, Lý thuyết Debye-Hückel cho plasma liên kết yếu, Tạp chí khoa học Tự nhiên, ĐHSP
TP.HCM, 30, tr. 92-100 (2002),
4. Đỗ Xuân Hội, Nguyễn Lâm Duy, Nguyễn Trọng Khoa, Ngưỡng của hiệu ứng trật tự địa phương
trong plasma liên kết yếu, Tạp chí khoa học – Khoa học Tự Nhiên, trường ĐHSP TP. HCM, tập 30,
số 1/2003, 92-100 (10/2003).
5. Đỗ Xuân Hội, Thế màn chắn trong plasma OCP bắt đầu kết tinh và cho plasma BIM carbon-oxy,
Tạp chí khoa học – Khoa học Tự Nhiên, trường ĐHSP TP. HCM, số 2/2004.
6. Đỗ Xuân Hội, Lý Thị Kim Thoa, Khuếch đại của tốc độ phản ứng tổng hợp hạt nhân trong môi
trường plasma OCP đậm đặc, Tạp chí khoa học Tự nhiên ĐHSP TP HCM, 21 (55), tr. 69-79 (2010).
7. Đỗ Xuân Hội, Vật lý thống kê và nhiệt động lực thống kê, khoa Vật lý, trường ĐH Sư Phạm TP
HCM, 2003.
8. Đỗ Xuân Hội, cộng tác viên Đinh Thị Hạnh, Quan hệ giữa trật tự địa phương và thế màn chắn
trong plasma (Relationship between short range order and screening potential in plasma), đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ, trường ĐHSP TP. HCM.
9. Đỗ Xuân Hội, Lý Thị Kim Thoa (2010), “Khuếch đại của tốc độ phản ứng tổng hợp hạt nhân
trong môi trường plasma OCP đậm đặc”, Tạp chí Khoa học Tự nhiên ĐHSP TP HCM, 21 (55), tr.
69-79.
10. Nguyễn Lâm Duy, Hàm phân bố xuyên tâm trong plasma lưu chất, luận văn tốt nghiệp đại học,
khoa vật lý trường ĐHSP TP. HCM (07/2002).
11. Nguyễn Trọng Khoa, Khảo sát ngưỡng trật tự địa phương trong plasma loãng một thành phần,
luận văn tốt nghiệp đại học, khoa vật lý trường ĐHSP TP. HCM (07/2003).
12. Trương Tinh Hà, Lý thuyết Debye - Hückel sử dụng cho plasma loãng một thành phần, luận văn
tốt nghiệp đại học, khoa vật lý trường ĐHSP TP. HCM (07/2001).
13. Nguyễn Hữu Chí, Vật lý Plasma (khí iôn hóa), tủ sách ĐH KHTN, 1998.
14. A. Alastuey and B. Jancovici, “Nuclear reaction rate enhancement in dense stellar matter”,
University Paris-sud, Orsay, France, received 1978 March 27, accepted 1978 June 14.
15. B. Widom, “Some Topics in the Theory of Fluids”, J. Chem. Phys. 39, 2808 (1963)
16. Carley D. D. (1965), “Recent Studies of the Classical Electron Gas”, J. Chem. Phys. 43, pp.
3489-3497.
17. Chugunov A. I., DeWitt H. E., Yakovlev D. G. (2007), “Coulomb tunneling for fusion reactions
in dense matter: Path integral Monte Carlo versus mean field”, Phys. Rev. D, 76(2), pp. 025028-1-
025028-13.
18. Chugunov A.I., DeWitt H.E. (2009), “Nuclear fusion reaction rates for strongly coupled ionic
mixtures”, Phys. Rev. C, 80(1), pp.014611-1- 014611-12.
19. De Witt H. E., Graboske H. C., and Cooper M. S. (1973), “Screening Factors for Nuclear
Reactions. I. General Theory”, Astrophys. J. 181, 439.
20. DeWitt H. E., Slattery W., and Chabrier G., (1996), “Numerical simulation of strongly coupled
binary ionic plasmas”, Physica B, 228(1-2), pp. 21-26.
21. Gasques L. R., Afanasjev A. V., Aguilera E. F., Beard M., Chamon L. C., Ring P., Wiescher M.,
and Yakovlev D. G. (2005), “Nuclear fusion in dense matter: Reaction rate and carbon burning”,
Phys. Rev. C, 72(2), pp. 025806-1-025806-14.
22. G. Gervino – A. Lavagno – P. Quarati, “Quantum Uncertainty in weakly non-ideal Astrophysical
plasma”, Brazilian Journal of Physics, vol. 35, no. 2B, June, 2005.
23. Gilles Chabrier and Alexander Y. Potekhin, “Equation of state of fully ionized electron-ion
plasma”, Phys. Rev. E, 58, 4941 (1998).
24. Hansen J. P. (1973), “Statistical Mechanics of Dense Ionized Matter. I. Equilibrium Properties of
the Classical One-Component Plasma”, Phys. Rev. A 8, pp. 3096–3109.
25. Ichimaru S. (1993), “Nuclear fusion in dense plasmas”, Rev. Mod. Phys. 65255, pp. 255–299.
26. Jancovici B. (1977), “Pair correlation function in a dense plasma and pycnonuclear reactions in
stars”, J. Stat. Phys., 17(5), pp. 357-370.
27. M. Caillol and D. Gilles, “Monte Carlo simulation of the screening potential of the Yukawa one-
component plasma”, J. Phys. A. Math. Gen, 6243 – 6249 (6 June, 2003).
28. Potekhin Alexander Y. and Chabrier Gilles (2009), “Equation of state of classical Coulomb
plasma mixtures”, Phys. Rev. E 79, pp. 016411-1-016411-6.
29. Salpeter E. E. and Van Horn H. M. (1969), “Nuclear Reaction Rates at High Densities”,
Astrophys. J. 155, 183 (1969),
30. Springer J. F., Pokrant M. A., and Stevens F. A. (1973), “Integral equation solutions for the
classical electron gas “, J. Chem. Phys., 58, pp. 4863-4868.
31. Widom B. (1963), “Some Topics in the Theory of Fluids”, J. Chem. Phys., 39(11), pp. 2808-
2812.
32. Xuan Hoi Do (1999), Thèse de Doctorat de l’Université Paris 6 –Pierre et Marie Curie, Paris
(Pháp).
33. Yukawa H. (1935), “On the Interaction of Elementary Particles”, Proc. Phys. Math. Soc. Jap. 17
48.
PHỤ LỤC
Bài báo gửi đăng trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên,
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
(Ngày gửi 18/09/2010)
GIỚI HẠN ÁP DỤNG CỦA THẾ YUKAWA CHO PLASMA OCP LƯU CHẤT
ĐỖ XUÂN HỘI*, NGUYỄN THỊ THANH THẢO**
TÓM TẮT
Thế Debye-Hückel, một dạng đặc biệt của thế tổng quát Yukawa, thường được sử dụng cho plasma
loãng mà không được biện minh đầy đủ. Trong công trình này, sau khi giới thiệu ngắn gọn phương trình
Poisson – Boltzmann áp dụng cho plasma một thành phần (OCP), chúng tôi xử lí chi tiết các dữ liệu số liên
quan đến hàm phân bố xuyên tâm cho bởi các mô phỏng Monte Carlo và HyperNetted Chain cho loại plasma
này, đặc biệt là các plasma liên kết yếu. Dựa trên một vài kết quả mới nhất cho thế màn chắn ở khoảng cách
liên hạt nhân gần bằng không, chúng tôi đề nghị các công thức tính thế màn chắn này bằng cách phối hợp thế
Yukawa cho khoảng cách lớn hơn một giới hạn gọi là khoảng cách Debye-Hückel, và khai triển Widom cho
khoảng cách nhỏ hơn. Bằng cách này, chúng tôi cũng đã chỉ ra những giới hạn áp dụng của thế Yukawa cho
plasma OCP.
ABSTRACT
Limits of application of Yukawa potential to fluid OCP plasmas
Debye-Hückel potential, a special f
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLVLNT011.pdf