Tài liệu Luận văn Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ vàXuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO): Thực trạng và giải pháp: Luận văn
Đề Tài:
Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất
khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ
&Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
(HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà
ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế
giới. Hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối
với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia
khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại
tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện
thắng lợi mục tiêu công ng...
97 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ vàXuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO): Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất
khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ
&Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
(HAPRO) – Thực trạng và giải pháp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà
ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế
giới. Hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối
với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia
khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại
tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện
thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất
khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham
gia vào hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế
đất nước. Chính vì vậy nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham
gia của các Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản là
một trong những mặt hàng được Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu
Nam Hà Nội (HAPRO) chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình.
Với định hướng trên cùng nhận thức : Trong quy trình hoạt động xuất khẩu,
tạo nguồn và mua hàng là khâu cơ bản mở đầu và hết sức quan trọng đem lại thắng
lợi cho hoạt động xuất khẩu; sau một thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã chọn đề
tài: “Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch
vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp”. Tôi
hy vọng sử dụng được những kiến thức đã học ở trường kết hợp với tình hình hoạt
động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu thực tế của Công ty để có thể học
hỏi, nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động xuất khẩu nông
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
2
sản nói chung và hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản nói riêng của Công ty
trong thời gian tới.
Từ mục tiêu trên, kết cấu của luận văn gồm 3 phần:
Chương I. Một số vấn đề về hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản
xuất khẩu.
Chương II. Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
ở Công ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.
Chương III. Giải pháp tạo nguồn và mua hàng nông sản cho xuất khẩu ở
Công ty Sản xuất- Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.
Tôi xin chân thàh cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần
Hoè cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 4
Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong
việc hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do sự tìm tòi nghiên cứu của
bản thân và sự hướng dẫn của TS.Trần Hoè, không hề có sự sao chép của các luận
văn khác.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
3
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG
TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
1.1 Hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
1.1.1 Nguồn hàng cho xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm nguồn hàng cho xuất khẩu
Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một công ty, một địa
phương, một vùng hoặc toàn bộ nền kinh tế có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất
khẩu.
Như vậy, nguồn hàng cho xuất khẩu vừa phải được gắn với một địa danh cụ
thể (ví dụ nguồn chè cho xuất khẩu của Việt Nam) vừa phải bảo đảm những yêu
cầu về chất lượng quốc tế. Do đó, không phải toàn bộ khối lượng hàng hoá của một
đơn vị, một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ có
phần hàng hoá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu.
1.1.1.2 Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu
Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp là việc phân chia, sắp
xếp các hàng hoá có được từ hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu theo
các tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp
nhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng.
Các nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp có thể phân loại dựa trên
các tiêu thức sau:
a. Theo khối lượng hàng hoá mua được:
Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:
- Nguồn hàng chính : Là nguồn hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng khối
lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kì.
Đối với nguồn hàng chính, nó quyết định khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp
mua được, nên phải có sự quan tâm thường xuyên để bảo đảm sự ổn định của
nguồn hàng này.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
4
- Nguồn hàng phụ, mới: Đây là nguồn hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong trong khối
lượng hàng mua được. Khối lượng mua từ nguồn hàng này không ảnh hưởng tới
doanh số bán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khả năng phát
triển của nguồn hàng này và nhu cầu thị truờng quốc tế đối với mặt hàng, cũng như
những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.
- Nguồn hàng trôi nổi : Đây là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vị
tiêu dùng hoặc đơn vị kinh doanh bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ
chất lượng hàng hoá, cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, giá cả hàng hoá,.
Nếu có nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể mua để tăng thêm
nguồn hàng cho doanh nghiệp.
b. Theo nơi sản xuất ra hàng hoá :
Theo tiêu thức này, nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:
- Nguồn hàng hoá sản xuất trong nước: Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước
bao gồm các loại hàng hóa do các xí nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các xí nghiệp
khai thác, chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế: Nhà nước,
tập thể, tư nhân, cá thể, liên doanh với nước ngoài hoặc của nước ngoài đặt trên
lãnh thổ Việt Nam. Đối với nguồn hàng này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu khả
năng sản xuất, chất lượng hàng hoá, điều kiện mua hàng, đặt hàng, giao nhận, vận
chuyển, thời gian giao hàng để ký kết các hợp đồng kinh tế mua hàng và thực hiện
việc mua hàng để đảm bảo đúng số lượng, kết cấu, thời gian và địa điểm giao nhận.
Doanh nghiệp cũng có thể nhận làm đại lý, tổng đại lý để bán hàng cho các doanh
nghiệp sản xuất – kinh doanh.
- Nguồn hàng tồn kho: Nguồn hàng này có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữ
của nhà nước (chính phủ) để điều hoà thị trường; nguồn tồn kho của doanh nghiệp ,
các đơn vị tiêu dùng do thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc các lý do khác không cần
dùng có thể huy động được trong kỳ kế hoạch… Doanh nghiệp biết khai thác, huy
động nguồn hàng này cũng làm phong phú thêm nguồn hàng cho xuất khẩu của
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
5
doanh nghiệp và còn góp phần sử dụng tốt các nguồn khả năng trong nền kinh tế
quốc dân.
c. Theo điều kiện địa lý:
Theo tiêu chuẩn này, nguồn hàng được phân theo khoảng cách từ nơi khai
thác, đặt hàng, mua hàng đưa về doanh nghiệp.
- Ở các miền của đất nước: miền Bắc (miền núi tây bắc, miền núi đông bắc);
miền Trung (miền núi, trung du, duyên hải); miền nam (Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, Cực Nam v.v…), các vùng có đặc điểm xa, gần, giao thông vận tải khác nhau.
- Ở các tỉnh, thành phố, trong tỉnh, ngoài tỉnh.
- Theo các vùng nông thôn: đồng bằng, trung du, miền núi… với cách phân
loại này doanh nghiệp lưu ý điều kiện khác để khai thác nguồn hàng được đúng
yêu cầu.
d. Theo mối quan hệ kinh doanh:
Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp được chia thành:
- Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác: Đây là nguồn hàng do chính doanh
nghiệp tổ chức bộ phận (xưởng, xí nghiệp…) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoá
để đưa vào kinh doanh.
- Nguồn liên doanh, liên kết: Doanh nghiệp liên doanh, liên kết với đơn vị
khác có thế mạnh cùng để khai thác, sản xuất, chế biến ra hàng hoá và đưa vào
xuất khẩu.
- Nguồn đặt hàng và mua: Đây là nguồn hàng doanh nghiệp đặt hàng với
các đơn vị sản xuất trong nước hoặc xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng và mua về
cho doanh nghiệp để cung ứng cho thị trường quốc tế v.v…
- Nguồn hàng của đơn vị cấp trên: Trong cùng một hãng (tổng công ty) có
các công ty trực thuộc (cấp dưới), nguồn hàng được điều chuyển từ đơn vị đầu mối
về các cơ sở xuất khẩu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
6
- Nguồn hàng nhận đại lý: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng đại lý cho các
hãng, doanh nghiệp sản xuất ở trong nước, hoặc các hãng nước ngoài. Nguồn hàng
này là của các hãng khác, doanh nghiệp nhận đại lý chỉ được hưởng đại lý theo
thoả thuận với số hàng bán được.
- Nguồn hàng ký gửi: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi của các
doanh nghiệp sản xuất, các hãng nước ngoài, các tổ chức và cá nhân.Doanh nghiệp
được hưởng tỷ lệ ký gửi so với doanh số bán hàng.
Ngoài các tiêu thức trên, nguòn hàng của doanh nghiệp còn được phân loại
theo một số tiêu thức khác nhau: theo chất lượng hàng hoá (tính chất kỹ thuật cao,
trung bình, thông thường); theo thời gian (nguồn hàng đã có, chắc chắn có, sẽ có);
theo sự tín nhiệm (lâu dài, truyền thống, mới, không có quan hệ trước).
1.1.1.3 Vai trò của nguồn hàng xuất khẩu
Đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất khẩu thì nguồn hàng xuất
khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh. Với doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện hoạt động mua
để bán, nghĩa là mua hàng không phải để tiêu dùng cho chính mình mà mua để bán
lại cho người tiêu dùng trên thị trường quốc tế. Như thế, các doanh nghiệp này cần
phải hoạt động trên thị trường đầu vào nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết
cho quá trình sản xuất kinh doanh như vốn, sức lao động, các bằng phát minh sáng
chế và đặc biệt là hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Do vậy, có
nguồn hàng ổn định, đạt yêu cầu là một nhân tố không thể thiếu được trong quá
trình kinh doanh.
Nguồn hàng xuất khẩu được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng được ba yếu tố
cơ bản sau:
+ Số lượng: đáp ứng đầy đủ yêu cầu kinh doanh
+ Chất lượng: theo yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn cần thiết.
+ Thời gian và địa điểm: Phải hợp lý nhằm giảm bớt tối đa chi phí bỏ ra cho
hoạt động tạo nguồn và mua hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
7
Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm một số loại hàng hoá
mà các doanh nghiệp khác không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách, một
nguồn hàng ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới,
củng cố uy tín với khách hàng cũ. Như vậy, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả
năng bán hàng.
- Nguồn hàng tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh
doanh.Các chiến lược cũng như các kế hoạch kinh doanh thường được xây dựng
theo tình huống thực tại thời điểm xây dựng.Tuy có tính đến biến động của thị
trường song không được vượt qua một tỷ lệ biến động nào đó. Sự thay đổi quá
mức của “đầu vào” sẽ ảnh hưởng đến “giá đầu vào”, chi phí, thời điểm giao hàng,
khối lượng cung cấp...đã được tính đến trong hợp đồng “đầu ra”. Không kiểm soát,
chi phối, hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn hàng cho
doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nguồn hàng tốt còn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuận
lợi. Bởi vì, khi đó hàng hoá sẽ được bán ra có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu
của khách hàng về số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng. Điều này khiến cho
doanh nghiệp bán được hàng nhanh, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, cung
ứng hàng diễn ra liên tục, tránh đứt đoạn. Mặt khác, nó còn hạn chế bớt được tình
trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, không bán
được. Tất cả những điều trên sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, có tiền
bù đắp chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăng
thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.1.2 Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Khái niệm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản
xuất, kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng,
thực hiện hợp đồng nhằm tạo ra hàng hoá có những tiêu chuẩn cần thiết cho xuất
khẩu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
8
Hình thức của hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
* Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, việc có sẵn các cơ sở sản
xuất kinh doanh nhưng do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, kỹ
thuật, thiếu cơ sở tiêu thụ sản phẩm… làm cho các doanh nghiệp không nâng cao
được chất lượng và sản lượng mặt hàng. Doanh nghiệp có thể lợi dụng ưu thế của
mình về vốn, về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ, cùng với các doanh
nghiệp khác liên doanh, liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản
lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Liên doanh, liên
kết bảo đảm lợi ích của cả hai bên và lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu.
* Gia công hoặc bán nguyên liệu mua thành phẩm
Có mặt hàng chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp phải tiến
hành gia công mặt hàng. Gia công là hình thức đưa nguyên vật liệu đến xí nghiệp
gia công và trả phí gia công khi xí nghiệp gia công đã giao hàng đủ tiêu chuẩn cho
doanh nghiệp. Hàng đã gia công phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Hình thức bán nguyên liệu mua thành phẩm là hình thức doanh nghiệp bán
nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất và mua thành phẩm theo hợp đồng. Với
hình thức này nguyên liệu là của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sản xuất
phải quản lý và sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm và bảo đảm chất lượng sản phẩm
khi bán cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải theo dõi, kiểm tra khi đưa
nguyên liệu vào sản xuất.
* Tự sản xuất, khai thác hàng hoá
Với doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, có nguồn nguyên liệu có thể tự sản
xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc tự khai thác nguồn hàng để
đưa vào kinh doanh. Thực chất của hoạt động này là nhằm thực hiện đa dạng hoá
kinh doanh để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, phân tán rủi ro và bành trướng
thế lực của doanh nghiệp trên thị trường. Đầu tư vào sản xuất thì nguồn hàng vững
chắc, vừa đảm bảo lợi ích của người sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của người kinh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
9
doanh (bộ phận kinh doanh). Tuy nhiên, đầu tư vào sản xuất đòi hỏi nguồn vốn
lớn, sinh loại chậm và đặc biệt phải biết công nghệ mới, tiên tiến.
* Đầu tư cho cơ sở sản xuất và chế biến
Với những thế mạnh về vốn, về máy móc trang thiết bị, các bí quyết kỹ
thuật, các bằng sáng chế phát minh, doanh nghiệp có thể đầu tư cho các cơ sở sản
xuất và chế biến để sản xuất ra hàng hóa.
1.1.3 Hoạt động mua hàng xuất khẩu
Khái niệm
Mua hàng xuất khẩu là hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán hàng
hoá nhằm có được hàng hoá xuất khẩu.
Do đó, mua hàng xuất khẩu là khâu kế tiếp tạo nguồn hàng xuất khẩu
Hình thức hoạt động mua hàng cho xuất khẩu
* Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước
Để có hàng hoá, dựa vào mối quan hệ kinh doanh và các nguồn hàng sẵn có,
hoặc chào hàng của người cung cấp, doanh nghiệp phải đặt hàng với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đơn hàng là yêu
cầu cụ thể về loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần mua để đảm bảo nguồn hàng
cung ứng cho các khách hàng.
Đối với loại hàng hoá có nhiều quy cách, cỡ loại, nhiều dạng, kiểu, màu sắc,
cách đóng gói khác nhau thì đơn hàng là bản phụ lục hợp đồng để hai bên mua bán
ký kết và thực hiện việc giao nhận.
Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực hiện việc giao nhận hàng
có chuẩn bị trước, có kế hoạch trong hoạt động kinh doanh. Hình thức mua hàng
này giúp cho doanh nghiệp ổn định được nguồn hàng, có nguồn khá chắc chắn để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần quan tâm, theo dõi, kiểm tra,
giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với đơn vị nguồn hàng để thực hiện đúng hợp đồng đã
ký.
* Mua hàng không theo hợp đồng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
10
Trong quá trình kinh doanh, tìm hiểu thị trường, nguồn hàng, có những loại
hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, có nhu cầu của khách hàng, có thể mua hàng
không theo hợp đồng ký trước bằng quan hệ hàng – tiền, hoặc trao đổi hàng –
hàng. Đây là hình thức mua đứt, bán đoạn và mua hàng trôi nổi (vẵng lai) trên thị
trường. Với hình thức mua hàng này, người mua phải có trình độ kỹ thuật và
nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hoá và
nếu có thể phải xem xét nguồn gốc hàng hoá để bảo đảm hàng mua về có thể bán
được.
* Mua qua đại lý
Ở những nơi tập trung nguồn hàng, doanh nghiệp có thể có mạng lưới mua
trực tiếp. ở những nơi nguồn hàng không tập trung, không thường xuyên, doanh
nghiệp có thể ký các hợp đồng với các đại lý mua hàng. Việc mua hàng qua các đại
lý thu mua, giúp cho doanh nghiệp có thể gom được những mặt hàng có khối lượng
không lớn, không thường xuyên. Mua hàng qua đại lý, doanh nghiệp cần có lựa
chọn đại lý, ký kết hợp đồng chặt chẽ về chất lượng hàng mua, giá cả mua và bảo
đảm lợi ích kinh tế của cả hai bên.
* Nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi
Để có thể tận dụng mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp có thể nhận với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc các doanh nghiệp thương mại khác bán
hàng uỷ thác. Đây là loại hàng hoá không thuộc sở hữu và vốn của doanh nghiệp,
mà là hàng của doanh nghiệp uỷ thác, doanh nghiệp bán hàng uỷ thác sẽ nhận chi
phí uỷ thác.
Cũng tương tự như vậy, doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi. Đây là
những hàng hoá do người ký gửi mang đến, họ đặt giá bán và nếu bán được, doanh
nghiệp sẽ được tỷ lệ phí ký gửi theo doanh số bán. Đối với loại hàng hoá bán uỷ
thác hoặc bán ký gửi, doanh nghiệp cần có điều lệ về nhận uỷ thác, nhận ký gửi để
làm phong phú thêm nguồn hàng của doanh nghiệp.
1.1.4 Sự cần thiết của hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
11
Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, hoạt động thương mại quốc
tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đang trở nên hết sức cấp bách và
cần thiết. Trong hoạt động xuất khẩu, hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất
khẩu là một khâu rất quan trọng. Nó là vấn đề cơ bản quyết định hoạt động xuất
khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp thương mại.
Mục đích của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là thu lợi nhuận.
Nhưng để thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng
hoá. Và muốn bán được nhiều hàng hoá thì nhất thiết doanh nghiệp phải có được
một nguồn hàng tốt và ổn định. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức tốt
hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu.
Mặt khác, doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng sẽ chủ động được hoạt
động kinh doanh của mình. Nếu quá trình tạo nguồn và mua hàng tốt, có hiệu quả
sẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng hàng hoá,
mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, nâng cao được uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu không chỉ của một hay
một số thị trường nhỏ hẹp nào đó mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường
khác với những đơn hàng có giá trị lớn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, duy trì sự ổn định và tăng trưởng cao.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động tạo nguồn và mua hàng không tốt
sẽ không đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp
mất dần đi bạn hàng và thị trường. Vì vậy, không ngừng hoàn thiện hoạt động tạo
nguồn và mua hàng xuất khẩu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh
nghiệp.
1.2 Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1.1 Đặc điểm chung của mặt hàng nông sản
- Các mặt hàng nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đời
sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Nó là một trong những mặt hàng có tính chiến
lược bởi vì đại bộ phận việc mua bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thông
qua hiệp định giữa các Chính phủ, mang tính dài hạn. Cho nên đa số các nước trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
12
thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu
lương thực và nước nào cũng quý trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông
nghiệp, coi an ninh lương thực là vấn đề cấp bách.
- Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ
bởi vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định.
Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự
thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Vào
những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng
khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chất
lượng không đồng đều và giá bán thường cao.
- Mặt hàng nông sản chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự
nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. Chúng rất nhạy cảm
với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực
tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận
lợi thì cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch
cao, chất lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắng
nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt… sẽ gây sụt giảm sản lượng và
chất lượng cây trồng.
- Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người
tiêu dùng. Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm.
Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu
được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, kiểm dịch, xuất xứ… Vì vậy, để xâm nhập vào các thị trường khó tính này
buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra.
- Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong
thời gian dài. Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính không phù
hợp giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó phải quan tâm đến khâu chế biến và bảo
quản cho tốt. Đó là một khâu quyết định đến chất lượng hàng nông sản xuất
khẩu.Hàng nông sản thêm vào đó dễ bị hư hỏng, ẩm mốc,biến chất ; chỉ cần để
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
13
một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ... thì mặt
hàng nông sản sẽ bị hư hỏng ngay.
- Chủng loại hàng nông sản hết sức phong phú đa dạng, chất lượng của
một mặt hàng cũng rất phong phú. Hàng nông sản được sản xuất ra từ các địa
phương khác nhau, với các yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ,
mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác
nhau. Vì vậy, chất lượng hàng nông sản không có tính đồng đều, hàng loạt như sản
phẩm công nghiệp, do đó vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được quan tâm
trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản
- Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xuất khẩu hàng nông sản
và cũng nhập khẩu hàng nông sản do điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở các
quốc gia là khác nhau. Do đó, mỗi quốc gia lại có mặt hàng nông sản đặc trưng.
Tuy nhiên, để phát huy lợi thế tương đối thì thông thường các nước chậm phát
triển và đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu, hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản có tầm ý nghĩa chiến lược đối với các quốc gia này.
Song do công nghệ chế biến thu hái còn lạc hậu nên sản phẩm chủ yếu ở dạng thô
hay chỉ qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu chưa cao.
1.2.1.2 Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính.
Để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, các mặt hàng nông sản cần có các tiêu
chuẩn sau:
Gạo
Gạo được hiểu là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ các vỏ trấu,
một phần hay toàn bộ cám và phôi. Tùy theo kích thước, hình dạng hạt gạo, tỷ lệ
gạo tấm, gạo được phân thành: hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn. Về mặt
cảm quan, gạo phải có mùi vị, màu sắc đặc trưng cho từng loại gạo. Về mức xát thì
tùy thuộc vào thỏa thuận của hợp đồng mua bán có thể chia ra: xát rất kỹ, xát kỹ,
xát bình thường. Về tiêu chuẩn vệ sinh, các tiêu chuẩn thường đề cập đến là: dư
lượng hóa chất, vi nấm, côn trùng. Về cách bao gói, bảo quản và vận chuyển:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
14
Bao gói: gạo thường đóng trong bao đay mới, không rách thủng, phải bền
chắc, khô sạch, không mốc, không nhiễm sâu mọt, hóa chất, mùi vị lạ; thường
đóng khối lượng tịnh 50-100kg/bao. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng có thể
dùng bao PE, PP, vải…
Bảo quản: gạo bảo quản trong bao phải được đóng bao. Kho đảm bảo chống
mưa, chống hắt, chống thấm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, chống lây nhiễm nấm
mốc, côn trùng, chuột bọ. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 18-22 độ C, có thể dùng
các loại thuốc trừ côn trùng theo quy định của cơ quan chuyên ngành.
Gạo bảo quản trong kho phải xếp riêng từng lô, trên bục thoáng đáy và cách
tường không cao quá 15 lớp, xếp bao theo kiểu so le. Không xếp chung với gạo hư
hỏng và các hàng hóa có mùi, hóa chất… thường xuyên mở cửa thông gió tự nhiên
khi ngoài trời nắng ráo và độ ẩm không khí không quá 80%.
Vận chuyển: gạo được vận chuyển bằng mọi phương tiện nhưng phải khô
sạch, không nhiễm bẩn và không có mùi vị lạ, không nhiễm thuốc sâu, hóa chất,
xăng dầu, côn trùng; có trang bị chống mưa, chống nắng, không bốc dỡ khi trời
mưa, không dùng dụng cụ bốc dỡ có thể gây rách bao.
Lạc.
Lạc được chia thành hai loại: lạc quả và lạc hạt.
Lạc quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: lạc quả phải khô, độ ẩm không lớn
hơn 2% khối lượng. Lạc quả phải tương đối đồng đều, không được để lẫn 5% lạc
quả các loại và không được lẫn phép lẫn các hạt khác. Màu sắc, mùi vị và trạng
thái bên ngoài bình thường đặc trưng cho lạc quả đã được chế biến khô. Lạc quả
không có sâu mọt, mốc.
Lạc hạt: phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn 70%.
Lạc hạt phải sạch, không có sâu mọt, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bị
mốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốc vàng xanh. Lạc hạt không
được phép lẫn các hạt lạc khác loại quá 5% và không được lẫn các hạt ve trấu. Màu
sắc, mùi vị, trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt lạc đã chế biến khô.
Cách bao gói, vận chuyển bảo quản:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
15
Bao gói: lạc hạt, lạc quả phải được đựng trong bao gói bền, sạch, khô. Bao
gói không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng, không có hiện tượng nhiễm bẩn và
nấm mốc. Lạc được đóng chặt, không lỏng, miệng bao xếp bằng nhau, mép gấp hai
lần, được khâu kín bằng dây khâu bền chắc, khô sạch.
Bảo quản: kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, độ ẩm không khí tương
đối được 70%. Lạc có thể bảo quản ở hai hình thức: đóng bao hoặc lạc đổ rời. Thời
hạn bảo quản đối với lạc vỏ không quá 12 tháng, đối với lạc hạt không quá 6 tháng.
Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô, có điều kiện che
mưa che nắng.
Chè:
Chè thường được chia thành 2 loại chính là chè xanh và đen: Chè xanh là
chè sau khi làm héo được duyệt men, sau đó đem sao sấy.Chè đen là chè sau khi
làm héo thường được lên men bằng phòng lạnh với điều kiện nhiệt độ thích hợp rồi
mới đem sao sấy.
Tuỳ theo các chỉ tiêu cảm quan về ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị, chè
xanh và chè đen lại được phân thành nhiều loại khác nhau: OP, P, FBOP, PS, BPS,
F, DUST.
Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng và
được trình bày trong bảng sau:
Hệ số quan trọng
Tên chỉ tiêu
Theo % Bằng số
1. Ngoại hình
2. Màu nước pha
3. Mùi
4. Vị
25
15
30
30
1,0
0,6
1,2
1,2
Các chỉ tiêu được đánh giá riêng rẽ bằng cách cho theo thang điểm 5, điểm
thấp nhất là 1. Có thể quan sát bã chè để xem xét các chỉ tiêu khác.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
16
Ngoài ra, chè còn phải đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh theo quy định của Bộ Y
Tế như: hàm lượng chất hoà tan không nhỏ hơn 32%, hàm lượng tro không hoàn
tan trong axit không lớn hơn 1%, hàm lượng tro tổng số: 4 8%, độ ẩm không lớn
hơn 7 7.5%, hàm lượng tanin không nhỏ hơn 9%, hạmg lượng càfein không nhỏ
hơn 1,8%, hàm lượng sắt không lớn hơn 16,5%…
Bao gói: chè thường được đóng trong bao PE, PP, không rách thủng, phải
bền chắc, khô sạch, không có mùi lạ, miệng bao phải được khâu kín bằng dây khâu
bền, sạch, khô. Chè thường đóng với khối lượng tịnh: 40 kg/bao.
Bảo quản: chè bảo quản trong kho phải được đóng bao.Kho bảo đảm chống
mưa, chống hắt, chống thấm, chống nấm mốc, thoáng mát, khô sạch, độ ẩm không
khí không quá 70%.Chè bảo quản trong kho phải xếp lên palet, xếp bao theo kiểu
so le, không xếp chung với chè hư hỏng và các hàng hoá có mùi…
Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô, không nhiễm bẩnm
không có mùi vị lạ, chống mưa, chống nắng.
Rau quả xuất khẩu
Sản phẩm rau quả xuất khẩu các loại (ở dạng tươi hoặc đã chế biến) ngày
càng giữ một vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống con người.
Rau quả không chỉ có tác dụng dinh dưỡng mà còn cung cấp cho con người nguồn
dược liệu quý giá vì trong rau quả có những chất khoáng, vitamin B, C, E, catoren
và một số yếu tố vi lượng khác. Đặc biệt rau quả còn có những chất xơ, giúp cho
bộ máy tiêu hoá hoạt động dễ dàng. Đối với rau quả, độ tươi được đánh giá rất cao,
tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng như các
mặt hàng nông sản khác, thời hạn sử dụng và chất lượng rau quả phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Do đó để đảm bảo chất lượng rau quả cho xuất
khẩu, cần có hình thức bảo quản hợp lý, tuỳ theo từng mặt hàng, cụ thể:
- Bảo quản trên điều kiện thường: nghĩa là không bảo quản lạnh hoặc bất kỳ
cách xử lý nào khác ngoài hệ thống thông gió. Loại kho này thường dùng cho:
khoai tây, cà rốt, củ cải, cải bắp, chuối quả, chuối buồng…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
17
- Bảo quản lạnh: kho lạnh phải đạt tiêu chuẩn, trần và sản nhà đều phải cách
nhiệt tốt.
- Bảo quản bằng điều chỉnh khí quyển: Phòng kho phải kín lạnh hoặc không
lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp các khí oxy, nitơ, cacbonic, với thiết bị đo
nhiệt độ, độ ẩm các khí này một cách tự động. Phương pháp này áp dụng cho táo,
lê, măng tây, cải bắp, xà lách…
- Ngoài ra còn bảo quản rau quả tươi bằng các hoá chất được phép sử dụng,
trong đó có chất chống thối, mốc, chống nảy mầm…
Riêng đối với rau quả chế biến, có thể chia thành các nhóm sau:
- Sơ chế
- Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể sắt miếng cho vào bao bì thích
hợp, bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, vận chuyển đi xa.
- Sấy khô: sấy bằng không khí nóng, với các sản phẩm đặc trưng là táo,
chuối, mận, nhãn, vải … Sấy thăng hoa áp lực cao có thể áp dụng đối với hầu hết
các loại rau quả.
- Sản phẩm muối: muối mặn và muối chua, dùng cho ngô, hành kiệu, chanh,
cà, dưa chuột…
Bao bì: Bao bì đóng gói rau quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảo vệ tốt các sản phẩm trước tác động của môi trường
- Có hình thức đẹp, hấp dẫn, dễ gây chú ý.
- Chất liệu phải phù hợp với tính chất của sản phẩm.
- Chứa dựng các thông tin cần thiết (nơi sản xuất, thời gian, hạm lượng chất
dinh dưỡng, các chất phụ…)
1.2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động tạo nguồn và mua hàng
nông sản xuất khẩu.
1.2.2.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:
Điều kiện tự nhiên
Như đã trình bày ở trên, mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp của
điều kiện tự nhiên. Do vậy, trong công tác tạo nguồn và mua hàng, các doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
18
nghiệp cần tính đến những rủi ro có thể xảy ra bởi các điều kiện tự nhiên và có kế
hoạch dự phòng.
Mặt khác cần đi sâu nghiên cứu, phát hiện và khai thác những vùng có lợi
thế so sánh về điều kiện tự nhiên so với các vùng khác để từ đó có kế hoạch tạo
nguồn và mua hàng thích hợp, đảm bảo số lượng đầy đủ và chất lượng cao.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ:
Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại,
chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàng
nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. Chính vì
vậy, đối với hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của doanh
nghiệp, việc nghiên cứu và nắm bắt rõ thời điểm gieo trồng và thu hoạch của các
loại nông sản là hết sức cần thiết, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những dự
báo phục vụ cho quá trình thu mua, dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc
trái vụ.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật:
Việc chế biến hàng nông sản sau khi thu hoạch đòi hỏi rất nhiều công đoạn
kỹ thuật với những máy móc, thiết bị khác như: máy xay xát lúa, máy sàng, máy
cán chè…
Ngoài ra, do đặc tính tươi sống và chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên
của mặt hàng nông sản , trong quá trình bảo quản cần có hệ thống kho bãi đủ tiêu
chuẩn quy định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…; đồng thời cũng cần có cách bao
gói, chồng xếp hợp lý. Cũng do đặc tính trên của hàng nông sản , các phương tiện
vận chuyển cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định như: phải khô sạch, không
nhiễm bẩn, không có mùi vị lạ, không nhiễm thuốc sâu, hoá chất, xăng dầu…
Mặt khác, do dự phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng của mặt
hàng nông sản việc phân loại hàng nông sản phải dựa vào rất nhiều chỉ tiêu khác
nhau. Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu này cần có sự hỗ trợ của các máy móc
kiểm tra chất lượng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
19
Tóm lại, có đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nói trên thì
hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp mới đem
lại hiệu quả cao.
Thị trường nông sản thế giới:
Mặt hàng nông sản cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác đều chịu ảnh
hưởng của cung và cầu trên thị trường thế giới. Mỗi sự thay đổi của nhu cầu và giá
trên thị trường nông sản thế giới đòi hỏi sự điều chỉnh tương ứng của doanh nghiệp
trong hoạt động xuất khẩu. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tạo nguồn
và mua hàng của doanh nghiệp.
Mặt khác, mỗi loại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cũng quy định cách
thức tạo nguồn và mua hàng khác nhau. Những thị trường lớn đòi hỏi cách thức tạo
nguồn và mua hàng khác với thị trường có dung lượng nhu cầu nhỏ. Thị trường
nhập khẩu hàng nông sản ở các nước chậm phát triển thường là hàng sơ chế phục
vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân, do đó không đỏi hỏi nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn chất lượng, mẫu mã, chủng loại, vấn đề quan trọng chỉ là giá cả và thời gian.
Đối với các nước phát triển, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản rất lớn các tiêu chuẩn
về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi
hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Hệ thống chính sách pháp luật:
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động tạo nguồn và mua
hàng. Những ưu đãi về thuế, về tín dụng của Nhà nước như: đầu tư vốn lớn cho
lĩnh vực sản xuất nông sản, đặc biệt là với cây trồng lâu năm; miễn thuế sử dụng
đất đối với một số loại cây trồng… là một thuận lợi không nhỏ đối với các doanh
nghiệp đang muốn đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn, tự sản xuất ra sản phẩm.
1.2.2.2 Nhân tố của bản thân doanh nghiệp:
Tiềm lực tài chính:
Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đối với mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung và hoạt động tạo nguồn, mua hàng nói riêng của doanh
nghiệp. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp quyết định đến các phương án tạo
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
20
nguồn và mua hàng. Với nguồn vốn kinh doanh dồi dào, công việc mua hàng sẽ
được đảm bảo kịp thời trong những trường hợp cần thiết phải đáp ứng những hợp
đồng lớn, có thời hạn giao nhận ngắn.
Nhân tố con người:
Các mặt hàng nông sản rất đa dạng, phong phú. Đối với mỗi mặt hàng, dựa
vào các tiêu chuẩn kỹ thuật lại phân ra làm nhiều loại khác nhau. Ngoài các chỉ tiêu
về ngoại hình, cấu tạo và thành phần hóa học… còn cần đánh giá các chỉ tiêu về
cảm quan. Do đó, công việc của người cán bộ nghiệp vụ khi đi mua hàng thường
gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu, rộng về các mặt hàng
mà còn cần có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực này.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp:
Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động tạo nguồn và mua hàng
nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng đạt được hiệu quả cao song lại tách riêng với
các mặt hoạt động khác thì chưa chắc toàn bộ hoạt động kinh doanh đã đạt được
hiệu quả cao. Hoạt động tạo nguồn được coi là có hiệu quả cao khi và chỉ khi đặt
nó trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động khác để đem lại hiệu quả chung cho
toàn bộ các mặt hoạt động. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có trình độ quản lý
cao, bao quát, tập trung vào mối quan hệ tương tác của tất cả các mặt hoạt động để
mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
1.2.3 Nội dung hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
1.2.3.1 Nội dung hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu
Hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu được thể hiện dưới sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu môi trường kinh
doanh v tiềm lực của doanh
nghiệp
Xác lập phương án
tạo nguồn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
21
Bước 1.Tìm hiểu cơ hội và xác lập phương án tạo nguồn
A. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường nguồn hàng trong nước và thị trường xuất khẩu nhằm
các mục đích sau:
Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về các mặt: khối lượng
hàng hoá; cơ cấu mặt hàng; quy cách chủng loại cụ thể; kiểu dáng, mẫu mã, màu
sắc; thời hạn khách hàng cần giao hàng, địa điểm giao hàng; giá cả mà khách hàng
chấp nhận.
Nhu cầu của khách hàng có thể được xác định thông qua:
- Nghiên cứu số liệu thống kê về tình hình bán hàng.
- Điều tra chọn mẫu.
- Tổng hợp đơn hàng của khách hàng.
- Dự đoán nghiên cứu nhu cầu thị trường kỳ kế hoạch.
Tìm hiểu nguồn hàng và lựa chọn bạn hàng
Ở hình thức tự sản xuất, doanh nghiệp không cần phải thực hiện công đoạn
này.
Nguồn hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn sản xuất
trong nước. Nó cũng bao hàm cả nguồn hàng dự trữ trên thị trường.
Nghiên cứu thị trường nguồn hàng, doanh nghiệp phải nắm được các nội
dung sau:
- Uy tín của các nhà cung cấp trên thị trường.
- Khả năng tài chính của các nhà cung cấp.
Thực hiện tạo nguồn
Khai thác nguồn h ng
Đánh giá hoạt động tạo nguồn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
22
- Khả năng cung ứng các dịch vụ kèm theo.
- Khối lượng hàng hoá nhà cung ứng có thể cung cấp cho doanh nghiệp.
- Chất lượng hàng hoá.
- Thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận.
- Phương thức thanh toán.
Sau khi tìm hiểu, phân tích các nhà cung ứng, doanh nghiệp có thể lựa chọn
nhà cung ứng phù hợp với mình.Doanh nghiệp cần ưu tiên cho những đơn vị cung
ứng sau:
- Có thể cung cấp hàng hoá theo chất lượng, kiểu dáng hay mẫu mã yêu
cầu.
־ Có sẵn hàng với mức giá cả và những điều khoản mong muốn với số
lượng cần thiết.
־ Tin cậy được.
־ Có sự bảo vệ hợp lý và hợp lệ cho những lợi ích của người mua hàng
như bảo đảm về chất lượng, khối lượng hàng mua…
־ Cung cấp dịch vụ tốt.
Trong việc lựa chọn nhà cung ứng, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét và
quyết định hoạt động tạo nguồn từ một hay nhiều nhà cung ứng. Thông thường với
doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thì doanh nghiệp thường chọn nhiều nhà
cung ứng, bởi lẽ: thứ nhất, với quy mô kinh doanh của mình khó có những nhà
cung ứng nào đáp ứng được; thứ hai, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng;
thứ ba, bảo vệ cho doanh nghiệp trước rủi ro nếu như đơn vị cung ứng quyết định
thay đổi mặt hàng kinh doanh.
B. Nghiên cứu đánh giá hoàn cảnh môi trường kinh doanh và tiềm lực
doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh
doanh là một công việc rất quan trọng trong hoạt động tạo nguồn hàng nông sản
xuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh. Sự biến động của môi trường sẽ tác
động mạnh mẽ tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để hoạt động tạo nguồn thích
ứng được sự biến đổi đó cần phải nghiên cứu chúng kỹ lưỡng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
23
Các yếu tố của môi trường kinh doanh cần được xem xét là:
Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có rất nhiều nhưng quan trọng
nhất là sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, các chính sách tiền tệ
tín dụng, sự gia tăng đầu tư… Chúng tác động đến sức mua, dạng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, là "máy đo nhiệt độ" của thị trường, quy định cách thức doanh
nghiệp sự dụng các nguồn lực của mình.
Dự báo về kinh tế là cơ sở để dự báo ngành kinh doanh: dự báo hoạt động
kinh doanh và dự báo hoạt động tạo nguồn của doanh nghiệp.
Dự báo về kinh tế Dự báo ngành kinh doanh Dự báo mại vụ của
(Ảnh hưởng xa) (Ảnh hưởng gần) doanh nghiệp
Chính trị pháp luật và hệ thống chế độ chính sách của Nhà nước: sự
hoàn thiện và hiệu lực thi hành của pháp luật tác động đến việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp trong cạnh tranh, chống lối
kinh doanh vô trách nhiệm như làm hàng kém chất lượng, buôn lậu. Chế độ chính
sách ưu đãi dành cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động của hệ
thống thuế…
Điều kiện cơ sở hạ tầng: trình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuất
kinh doanh như đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc…
Các yếu tố khác…
Tiềm lực doanh nghiệp.
Tiềm lực tài chính: là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của
doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào
kinh doanh; khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn; khả năng
quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Tiềm lực tài chính có ảnh
hưởng quan trọng trong việc xác lập các phương án và hình thức tạo nguồn, quy
mô khối lượng nguồn hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
24
Khả năng kiểm soát nguồn hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ: yếu
tố này tác động trực tiếp đến hoạt động tạo nguồn của doanh nghiệp và hoạt động
kinh doanh. Nó chi phối cả hoạt động tạo nguồn và mua hàng, tác động gián tiếp
đến các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Cũng như tiềm lực tài chính nó chi
phối hình thức và phương án tạo nguồn, quy mô khối lượng nguồn hàng.
Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết của doanh
nghiệp.
Trình độ quản lý, tổ chức.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Bước 2. Lựa chọn phương án tạo nguồn
Tìm hiểu ba nội dung chủ yếu này bao gồm nghiên cứu thị trường, môi
trường kinh doanh, tiềm lực doanh nghiệp để trả lời câu hỏi có nên tiếp tục tạo
thêm nguồn hàng mới hay không và nếu có thì tạo nguồn hàng theo phương án
nào. Để đưa ra được phương án tạo nguồn phù hợp, thì với từng tiêu thức đã trình
bày ở trên, người ta sẽ tiến hành cho điểm theo từng phương án. Thông thường,
phương án tạo nguồn nào có điểm cao nhất sẽ được lựa chọn.
Chú ý: Trong mỗi lần nghiên cứu, để lựa chọn ra phương thức tạo nguồn
không nhất thiết người ta phải lựa chọn hoặc chỉ tự sản xuất hoặc chỉ liên doanh
liên kết hoặc đầu tư cho cơ sở sản xuất. Ngược lại, người ta có thể có nhiều
phương án tạo nguồn, mỗi phương án lại có nhiều hình thức tạo nguồn khác nhau
tùy theo từng loại hàng hóa nhất định.
Tùy thuộc vào mỗi phương án tạo nguồn ta sẽ có những bước đi tiếp theo.
Nội dung chủ yếu của phương án tạo nguồn :
־ Xem xét khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quát có liên quan đến việc
thực hiện và phát huy tác dụng của phương án tạo nguồn.
־ Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành
các hoạt động dịch vụ.
־ Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của phương án.
־ Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân lực của phương án.
־ Phân tích khía cạnh tài chính của phương án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
25
־ Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của phương án.
Bước 3.Thực hiện tạo nguồn theo phương án đã lựa chọn.
Thời gian thực hiện phương án tạo nguồn phụ thuộc nhiều vào hình thức tạo
nguồn của phương án đã chọn, vào công tác chuẩn bị, vào việc quản lý quá trình
thực hiện và việc quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực
tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong phương
án tạo nguồn.
Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện tạo nguồn theo phương án đã chọn tỏ
ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm
thích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này và
mục tiêu của phương án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt
động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu và thực
hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các
kết quả đầu tư.
Bước 4.Khai thác nguồn hàng.
Các bước trên doanh nghiệp đã tạo nguồn trong một thời gian dài sao cho
cân đối được. Để hàng năm có một lượng hàng cần thiết, doanh nghiệp cần phải
tiến hành các hoạt động sau:
Lập bảng biểu ghi rõ năng lực cung ứng sản phẩm của từng nhà máy
và đơn vị cung ứng.
Lên kế hoạch và tổ chức hệ thống kho tàng tại các điểm nút của các
kênh để tiếp nhận các dòng hàng.
Lên kế hoạch tổ chức vận chuyển sản phẩm theo các địa điểm quy
định, làm các thủ tục cần thiết để thuê phương tiện vận chuyển thích hợp, thuê bốc
dỡ sao cho cước phí phù hợp.
Đưa các cơ sở chế biến hoạt động theo các phương án kinh doanh đã
định. Tiến hành làm việc cụ thể các cơ sở này để hạn chế các vướng mắc phát sinh.
Đánh giá việc khai thác nguồn hàng theo từng năm để có thể đúc rút
kinh nghiệm cho các năm sau.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
26
Bước 5.Đánh giá hoạt động tạo nguồn.
Sau một thời kỳ cần phải đánh giá lại toàn bộ hoạt động tạo nguồn, đưa ra
những kết luận về ưu điểm, hạn chế để có thể điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, nó
còn là cơ sở quan trọng để quyết định có nên tiếp tục xây dựng dự án đầu tư tạo
nguồn hay không.
1.2.3.2 Nội dung hoạt động mua hàng nông sản xuất khẩu
Cũng giống như hoạt động tạo nguồn, công việc trước tiên của hoạt động
mua hàng là nghiên cứu thị trường; đánh giá hoàn cảnh kinh doanh và tiềm lực của
doanh nghiệp. Đây sẽ là các căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch mua hàng.
Lập và thực hiện kế hoạch mua hàng.
Dựa vào các căn cứ quan trọng ở trên, các doanh nghiệp xây dựng
kế hoạch mua hàng. Kế hoạch mua hàng là bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh
doanh, nó quan hệ mật thiết với hoạt động tạo nguồn, ngoài ra nó còn có mối quan
hệ với các kế hoạch khác như kế hoạch bán hàng, kế hoạch tài chính.
Nội dung của kế hoạch mua hàng: Kế hoạch mua hàng xác định lượng hàng
cần mua, các nhà cung ứng, khối lượng, chất lượng từng chủng loại hàng hóa cụ
thể, tổng giá trị của từng loại.
Thực hiện kế hoạch mua.
Đối với mỗi hình thức mua hàng khác nhau thì quá trình mua hàng cũng
khác nhau, ở đây ta sẽ xem xét trường hợp tương đối khái quát là mua hàng theo
hợp đồng. Quá trình mua hàng theo hợp đồng được thực hiện theo các bước sau:
+ Tổ chức giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng.
Đàm phán: được tiến hành nhằm thỏa thuận các điều khoản về hàng
hóa, giá cả và điều kiện thanh toán. Nói một cách đơn giản, đàm phán là sự trao
đổi, mặc cả, tranh luận với cùng một mục đích là đi đến thỏa thuận giữa các bên.
Đàm phán là một khâu rất cần thiết, kết quả của nó là cơ sở để ký kết một hợp
đồng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
27
Các hình thức đàm phán bao gồm: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện
thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.
Trình tự quá trình đàm phán: hỏi giá-> thương lượng-> đặt hàng-> xác nhận
điều kiện-> chấp nhận và ký hợp đồng.
Ký kết hợp đồng:
Việc giao dịch đàm phán có kết quả sẽ dẫn đến một hợp đồng mua bán. Hợp
đồng mua bán chính là sự thỏa thuân giữa bên mua và bên bán, trong đó quy định
bên bán phải cung cấp hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh
toán tiền hàng và nhận hàng. Hợp đồng mua bán là cơ sở để các bên chuẩn bị hàng
hóa, làm tốt nghĩa vụ của mình, là căn cứ để phân xử trách nhiệm mỗi bên khi có
tranh chấp và xử lý vi phạm hợp đồng. Hợp đồng thể hiện dưới hình thức văn bản
là bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một hợp đồng phải có các điều
khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong các điều khoản này thì coi như hợp đồng chưa
hình thành. Các điều khoản chủ yếu gồm: tên hàng; số lượng và cách xác định; quy
cách, phẩm chất và cách xác định; giá cả, đơn giá, tổng giá; điều khoản thanh toán;
điều khoản giao hàng.
Với hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thêm các phụ lục của hợp
đồng, nó là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Nếu trong trường hợp không
quy định khác về điều khoản tùy nghi thì hai bên coi như sẽ thực hiện theo quy
định của Nhà nước.
+ Tổ chức thực hiện hợp đồng.
Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên đã được xác lập, doanh nghiệp với tư cách là một bên ký hợp đồng, tiến hành
sắp xếp những phần việc phải làm, ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện
hợp đồng. Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của mình, doanh nghiệp còn phải yêu cầu
bên bán thực hiện trách nhiệm của họ để hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ,
tránh gây cản trở hoặc chậm thời gian thực hiện, dẫn đến những hậu quả xấu ảnh
hưởng đến kinh tế của hai bên.
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng được thể hiện dưới sơ đồ sau :
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
28
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
TRONG NƯỚC
Theo dõi và đánh giá hoạt động mua hàng.
Để việc theo dõi được thuận lợi, doanh nghiệp nên lập hồ sơ về nguồn cung
ứng. Trong bộ hồ sơ đó, doanh nghiệp sẽ lưu trữ một phiếu theo dõi của mỗi nhà
cung cấp có ghi chép đầy đủ kết quả của tất cả các vụ giao dịch buôn bán với nhà
cung cấp đó. Bộ hồ sơ bao gồm số liệu về giá cả, số lượng hàng đã nhập, mức
chiết khầu và những thông tin mua bán khác. Một bộ hồ sơ như vậy sẽ là môt chỉ
dẫn có giá trị cho việc mua hàng sau này. Doanh nghiệp dựa vào kết quả theo dõi
dó để đánh giá toàn bộ hoạt động mua hàng, so sánh kết quả đạt được với kế hoạch
đề ra.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ
MUA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SẢN
XUẤT-DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI
Đôn đốc bên giao h ng
Tổ chức tiếp nhận v vận
chuyển
Thanh toán
Giải quyết khiếu nại (nếu có)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
29
2.1 Khái quát về Công ty sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Sản xuất- Dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là
“Ban đại diện phía Nam” của Liên hiệp Sản xuất – Dịch vụ và xuất nhập khẩu Tiểu
thủ công nghiệp Hà Nội được thành lập ngày 14/8/1991 tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Ngày 06/4/1992 công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số 672/QĐ-UB
của UBND Thành phố Hà Nội. Cơ cấu hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu của chi
nhánh trong thời gian này là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có một số
hàng nông sản như chè, tiêu, lạc nhân…Tháng 8/1992, chi nhánh đổi tên thành Chi
nhánh liên hiệp sản xuất- dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội
và đến năm 1993 lại chuyển đổi pháp nhân thành Chi nhánh Công ty Sản xuất -
Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 1/1999, Chi nhánh Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà
Nội đã sáp nhập với Xí nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân và đổi tên
thành Công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, lấy trụ sở chính tại 28B Lê
Ngọc Hân- Hà Nội. Lúc này, Chi nhánh tại Sài Gòn trở thành Văn phòng đại diện
của Công ty tại phía Nam.
Đến tháng 12/2000, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 6908/QĐ-
UB ngày 12/12/2000 nhập Công ty ăn uống dịch vụ bốn mùa và đổi thành Công ty
sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, chuyển về Sở Thương Mại quản
lý về mặt Nhà nước.Cơ cấu tổ chức của Công ty ngày càng được mở rộng và đặc
biệt là thành lập thêm Trung tâm dịch vụ và cung ứng lao động Hà Nội và Trung
tâm dịch vụ bốn mùa.
Tháng 3/2002, để triển khai dự án xây dựng Xí nghiệp Liên hiệp chế biến
thực phẩm Hà Nội , UBND Thành phố ra Quyết định số 1757/QĐ-UB ngày
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
30
20/3/2002 sáp nhập Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giống
cây trồng Hà Nội vào Công ty sản xuất-dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội.
Bên cạnh các xí nghiệp trực thuộc, Công ty còn là cổ đông sáng lập của 4
công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm truyền thống,
rượu vang, nước uống tinh khiết, mành trúc. Đặc biệt Công ty được TP. Hà Nội
giao nhiệm vụ quản lý phần vốn chi phối của Nhà nước tại Công ty cổ phần Sản
xuất- Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Simex) vào tháng 1/2003 , Công ty cổ phần sứ
Bát tràng (Hapro - Bát tràng) tháng 6/2003 và 40% vốn nhà nước tại công ty cổ
phần Thăng Long tháng 11/2003.
Công ty là chủ đầu tư và quản lý cụm công nghiệp thực phẩm Hapro trên phần
đất 66 ha tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Hiện nay, Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
(Haprosimex Sài Gòn) là doanh nghiệp nhà nước hạng I có trụ sở tại 38-40 Lê Thái
Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Sản xuất- kinh doanh- xuất nhập khẩu các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ,
Nông lâm sản, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và đời
sống, hoá chất, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và đồ uống…
Sản xuất- kinh doanh các mặt hàng Thực phẩm, Rượu, Bia, Nước giải
khát…
Kinh doanh bất động sản.
Xây dựng dân dụng và dịch vụ thương mại: du lịch, khách sạn , ăn uống,
quảng cáo, tư vấn thương mại, hội chợ,dịch vụ cung ứng lao động …
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Bộ máy tổ chức của Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà
Nội hiện nay được thiết kế theo mô hình phân cấp quản lý và tập trung lãnh đạo
nhằm phát huy tối đa năng lực điều hành của các cấp quản lý và khả năng sáng tạo
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
31
của cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhanh, chính xác các yêu cầu nhiệm vụ trong
sản xuất kinh doanh
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban Giám đốc
+ Giám đốc Công ty
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty.
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ .
- Phụ trách công tác đầu tư, sản xuất chế biến thực phẩm.
+ Các Phó Giám đốc
Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của
Công ty theo sự uỷ quyền của giám đốc Công ty. Hiện nay công ty có 4 Phó giám
đốc.
Phòng Tổng hợp
- Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc Công ty xây dựng chương trình phát
triển ngắn hạn, dài hạn hoặc chuyên đề đột xuất nhằm phát triển: thị trường, ngành
hàng, mặt hàng, thương hiệu, tổ chức của Công ty, thực hiện nghiệp vụ kế hoạch,
báo cáo thống kê, tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các chỉ thị, quyết định chương trình
công tác, chủ trương của Lãnh đạo Công ty triển khai xuống các phòng ban, đơn vị
- Đăng ký, đôn đốc và quản lý thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tiêu chuẩn
chất lượng, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, giữ uy tín nhãn hiệu hàng
hoá trên thị trường, lưu trữ một số tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh
Phòng kế toán tài chính
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính.
- Lập kế hoạch tài chính, triển khai, thực hiện kế hoạch tài chính
- Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách, vốn
tự có, vốn vay, vốn huy động. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách.
Phòng Tổ chức hành chính
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
32
- Tham mưu cho giám đốc về các công tác: Qui hoạch tổ chức bộ máy công
ty,tổ chức nhân sự, tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật, soạn thảo các văn bản pháp quy của công ty có liên quan tới công tác tổ
chức hành chính.
- Thực hiện các công tác nghiệp vụ tổ chức hành chính: xây dựng và triển
khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng và đào tạo, quản lý và điều hành hoạt động
của đội bảo vệ và đội xe ôtô của công ty.
Phòng Khu vực thị trường
Chức năng : Giao dịch đối ngoại nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm
hàng hóa của công ty.
Nhiệm vụ :
- Giao dịch, chào bán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,
nông sản và các sản phẩm hàng hóa khác, ký kết hợp cùng các phòng nghiệp vụ,
triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký.
- Làm các dịch vụ sau bán hàng và giải quyết khiếu nại với khách ngoại (nếu
có), làm thủ tục cho các đoàn đi nước ngoài tìm kiếm và phát triển thị trường, luân
chuyển thông tin trong nội bộ công ty : Gửi thông tin đi các nơi qua email, fax, tel.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 1(XNK 1)
- Tổ chức thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (Mây, tre lá, gốm sứ)
phục vụ xuất khẩu nhằm đảm bảo và phát triển hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
- Kinh doanh nội địa.
Phòng kinh doanh XNK 2
- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng chiến lược sản xuất, tạo nguồn hàng,
kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản và nông sản thực phẩm.
- Xây dựng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tổ chức khai thác thị trường, nguồn hàng XNK tổng hợp.
Phòng kinh doanh XNK 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
33
- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng chiến lược sản xuất tạo nguồn hàng
kinh doanh xuất khẩu nhóm hàng: tạp phẩm, nông sản, lương thực, thực phẩm
đóng hộp, thêu ren may mặc.
- Chủ động chào giá bán cho khách ngoại đối với mặt hàng nông sản, lương
thực thực phẩm, tổ chức, khai thác nguồn cung cấp hàng ổn định đảm bảo xuất
khẩu hàng đạt chất lượng.
Phòng kinh doanh XNK 4
- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng chiến lược sản xuất, tạo nguồn hàng,
kinh doanh XNK các mặt hàng chè và các mặt hàng nông sản thực phẩm khác. Xây
dựng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tổ chức khai thác thị trường, nguồn hàng xuất nhập khẩu tổng hợp.
Trung tâm xuất nhập khẩu máy và thiết bị
- Kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu
dùng, các loại máy móc, phương tiện vận tải.
- Nhập khẩu uỷ thác, đại lý mua bán hàng xuất nhập khẩu, liên doanh liên
kết sản xuất và thương mại.
Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng
- Xây dựng thị trường, khai thác nguồn hàng để tổ chức kinh doanh bán
buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng thực phẩm, tổ chức hệ thống đại lý bán hàng
tại các tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước.
- Nhập khẩu uỷ thác hoặc làm đại lý phân phối tiêu thụ cho các hãng sản
xuất trong và ngoài nước, nghiên cứu đề xuất mở rộng mặt hàng mới bằng cách
nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước để cung cấp cho thị trường.
Trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ Bốn mùa
- Kinh doanh Thương mại - Du lịch - Dịch vụ ăn uống nội địa
- Sản xuất kinh doanh kem que, kem ly, nước giải khát , thức ăn nhanh.
Trung tâm du lịch lữ hành
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
34
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch từng bước ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở phát triển nghề du lịch bền vững và có hiệu
quả.
- Thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức, đầu mối du lịch trong và ngoài
nước, tổ chức kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, nghiên cứu khảo sát
tiến tới xây dựng đại lý lâu dài trong và ngoài nước.
- Xây dựng các chương trình Tours phục vụ khách có phong cách riêng của
Công ty phù hợp với yêu cầu của các đối tượng khách du lịch.
Phòng quảng cáo tạo mẫu
- Xây dựng chiến lược, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quảng cáo, tiếp
thị nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài (khi có yêu cầu).
- Tổ chức quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các phòng mẫu, triển
lãm, tổ chức các hội chợ trong nước, thiết kế các gian hàng hội chợ nước ngoài
(nếu đủ điều kiện), đặc trách khâu in ấn, các loại ấn phẩm, catalogue…phục vụ
công tác quảng cáo, tiếp thị.
Phòng đầu tư
- Thực hiện công tác lập dự án bao gồm: viết hoặc giám sát công việc viết
báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án, thực hiện các công phê duyệt dự án,
làm việc với các cơ quan chức năng để triển khai dự án, thiết kế hoặc giám sát
công tác thiết kế, thẩm định, đấu thầu, giám sát thi công.
- Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chủ trương, chính sách, kế
hoạch đầu tư, quản lý Cụm Công nghiệp: kêu gọi đầu tư, lập quy chế quản lý khu
Công nghiệp, quản lý hoạt động đầu tư, duy trì sự hoạt động của hệ thống hạ tầng
cơ sở Khu Công nghiệp.
Phòng bán hàng
- Nghiên cứu phương thức bán hàng qua các kênh phân phối để hướng dẫn
tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước có hiệu quả cao nhất, năm
bắt ý kiến khách hàng, đánh giá thị trường, tham mưu với Công ty, các xí nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
35
- Nghiên cứu xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm của
Công ty (các nhà phân phối, các đại lý, siêu thị, các đầu mối tiêu thụ khác…)
2.1.3.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty:
- Quan hệ giữa các phòng ban trong công ty là mối quan hệ bình đẳng ngang
nhau, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty
- Căn cứ vào các nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng, các
phòng ban chủ động trong công tác, giải quyết công việc theo sự phân công của
Giám đốc
- Giữa các phòng ban trong công ty có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Các phòng ban phải có trách nhiệm cung cấp số liệu, thông tin cần thiết có
liên quan cho Giám đốc để Giám đốc có đầy đủ số liệu tham gia quyết định điều
hành sản xuất kinh doanh cho các phòng ban.
2.2 Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến công tác
tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu
2.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1.1 Mặt hàng kinh doanh của Công ty
Là doanh nghiệp hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanh
xuất nhập khẩu và thương mại tới cung cấp các dịch vụ ăn uống ,giải khát... ,do đó
các mặt hàng kinh doanh của Công ty cũng rất đa dạng, bao gồm:
Xuất khẩu: Nông sản: gạo, lạc nhân, sắn lát và tinh bột sắn, chè, cà phê, hạt
tiêu, hoa hồi, quế, nghệ nhộng, hành đỏ...
Thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng mây tre đan, mành trúc, gốm
sứ, sắt, gỗ mỹ nghệ...
Nhập khẩu: Thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hàng gia
dụng và tiêu dùng trong nước.
Dịch vụ: Xuất nhập khẩu, ăn uống, giải khát, du lịch lữ hành...
Sản xuất: Các sản phẩm thực phẩm chế biến chất lượng cao từ thịt, thuỷ
hải sản, rau củ quả...Đồ uống có cồn: rượu nếp Hapro Vodka, vang nho, vang
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
36
Hibiscus và đồ uống không cồn: các loại chè xanh, chè đắng, nước uống tinh khiết,
các loại nước hoa quả, cà phê...
2.2.1.2 Nguồn lực của Công ty
a. Nguồn lực tài chính của Công ty
Cơ sở vật chất :
Nhà: 10500m được phân bổ như sau:
- Trụ sở: 38-40 Lê Thái Tổ : 2000m nhà.
- Chi nhánh TPHCM : 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1: 800m nhà.
- Xí nghiệp Bình Dương : 3500m xưởng, kho
- Xí nghiệp Chu Đậu : 2700m.
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội : 1500m nhà xưởng.
Đất: 750000m tại Hà Nội , Hưng Yên, Hải Dương, TP.HCM, Bình Dương.
Phương tiện xe: 10 chiếc, thiết bị văn phòng đầy đủ.
Nguồn vốn và cơ cấu vốn của Công ty:
Tài sản và nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm và đặc
biệt tăng mạnh vào năm 2003, được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2.1-Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty
Đơn vị : triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Năm 2003
I Tài sản
1 TSLĐ và ĐT ngắn hạn 19.200.988 28.718.538 33.976.719 148.320.441
Tiền 2.329.875 4.193.260 5.776.042 8.101.496
Các khoản phải thu 13.207.314 19.721.069 20.386.031 103.658.888
Hàng tồn kho 3.864.046 3.630.574 4.077.206 26.847.607
Tài sản lưu động khác 599.753 1.173.635 3.737.440 9.712.450
2 TSCĐ và ĐT dài hạn 8.727.038 19.858.607 23.494.591 60.133.419
Tài sản cố định 8.727.038 18.361.703 21.723.613 22.701.069
Các khoản ĐTTC dài
hạn
0 0 0 14.581.502
Chí phí XDCB dở dang 0 1.469.613 1.738.681 22.412.981
Các khoản ký quỹ DH 0 27.291 32.297 437.867
Tổng tài sản 27.928.026 48.577.145 57.471.310 208.453.860
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
37
II Nguồn vốn
1 Nợ phải trả 22.230.438 40.605.604 48.726.725 181.901.414
2 Nguồn vốn chủ sở hữu 5.697.588 7.971.541 8.744.585 26.552.446
Nguồn vốn kinh doanh 4.849.582 5.824.490 6.527.612 21.399.549
Tr đó:-Ngân sách cấp 4.838.408 5.772.201 6.464.865 21.275.890
-Tự bổ sung 11.174 52.289 62.747 123.651
Chênh lệch tỷ giá 177.458 647.131 770.086 1.142.221
Quỹ phát triển KD 400.440 628.067 772.524 1.372.562
Quỹ dự trữ tài chính 94.521 124.551 146.970 218.481
Lãi chưa phân phối 0 432.030 0 2.015.385
Quỹ KT, phúc lợi 166.251 305.936 518.057 393.470
Nguồn vốn ĐT XDCB 9.336 9.336 9.336 10.778
Tổng nguồn vốn 27.928.026 48.577.145 57.471.310 208.453.860
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Sở dĩ tài sản và nguồn vốn của công ty tăng mạnh vào năm 2003 (tăng
262,7% so với năm 2002) là do năm 2003, Công ty đã được quản lý phần vốn của
Nhà nước tại 3 Công ty cổ phần: Simex, Hapro Bát Tràng, Công ty cổ phần Thăng
Long và được Nhà nước cấp vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, nhìn chung giá trị TSLĐ và vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài
sản của Công ty. Đây là một xu thế tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vì TSLĐ có khả năng thanh khoản
cao nên giúp Công ty mở rộng vốn kinh doanh của mình, tạo điều kiện tốt cho đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng.
Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của Công ty cũng tăng dần qua các năm.Với
nguồn vốn như vậy thì khả năng tự chủ tài chính của Công ty là cao. Đây là điều
kiện tốt cho Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài
nước, thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn.
b. Nguồn nhân lực
Công ty có cơ cấu lao động tương đối đồng đều với tỷ lệ nam/nữ gần tương
đương nhau qua các năm.
Lực lượng lao động của Công ty là rất trẻ và có xu hướng trẻ hoá qua các
năm. Tỷ trọng cán bộ công nhân viên <30 tuổi tăng dần : năm 2000 chiếm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
38
45,78%,năm 2001 chiếm 49%, năm 2002 tăng lên 54,75% và năm 2003 lên đến
55,47%. Chính sự trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên đã khiến Công ty có
nhiều lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì đội ngũ cán bộ công nhân
viên trẻ thường có khả năng nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng, có nhiều ý
tưởng sáng tạo và lòng nhiệt tình, hăng say lao động.
Trình độ của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Năm
2000, Công ty chưa có một cán bộ nào có trình độ trên đại học. Đến năm 2001 đã
có 4 lao động có trình độ trên đại học, năm 2002 là 6 người và năm 2003 lên đến 7
người. Ngoài ra số lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng ngày càng tăng.
Điều đó chứng tỏ Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ
nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công
việc.
Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.2- Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị tính: người, %
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 T
T
Chỉ tiêu
SL TT SL TT Sl TT SL TT
1 Giới tính 332 100 500 100 694 100 750 100
Nam 192 57,8 275 60 416 55 425 56,67
Nữ 140 42,2 225 40 278 45 325 43,33
2 Độ tuổi 332 100 500 100 694 100 750 100
<30 152 45,78 245 49 380 54,75 416 55,47
30-40 67 20,18 107 21,4 149 21,47 169 22,53
40-50 70 21,08 110 22 124 17,87 124 16,53
50-60 43 12,96 38 7,6 41 5,91 41 5,47
3 Trình độ 332 100 500 100 694 100 750 100
Trên Đại học 0 0 4 0,8 6 0,86 7 0,93
Đại học 85 25,6 124 24,8 155 22,33 214 28,53
Cao đẳng 14 4,22 16 3,2 18 2,6 59 7,87
Trung cấp 23 6,93 27 5,4 31 4,47 53 7,07
Công nhân kỹ thuật 21 6,32 35 7,0 51 7,35 36 4,80
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
39
Lao động phổ thông 189 56,93 294 58,8 433 62,39 381 50,80
Nguồn : Phòng tổ chức hành chính
2.2.1.3 Các thị trường của Công ty
Thị trường trong nước :
Công ty đã triển khai mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại 16 tỉnh, thành trong cả
nước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây,Hải Dương, Hải Phòng, Thái
Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An...
Tại Hà Nội, sản phẩm của Công ty có mặt ở 30 siêu thị và chợ, 110 nhà
hàng, khách sạn, 76 cửa hàng bán lẻ, 48 công ty và đơn vị.
Công ty có quan hệ làm ăn với hơn 100 làng nghề, đồng thời khôi phục
nhiều làng nghề bị thất truyền.
Thị trường nước ngoài :
Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với khách hàng quốc tế ở 53 nước,
giao dịch với khách hàng thuộc 70 nước trên thế giới.
Công ty đã giao dịch với hơn 20000 khách hàng quốc tế, đã và đang làm ăn
với trên 1000 khách hàng quốc tế.
Công ty cũng đã trực tiếp khảo sát thị trường trên 30 nước.
Công ty là một công ty đầu tiên của Việt Nam bán trực tiếp hạt tiêu vào
AICAP (theo tin từ Vụ Châu Phi Tây Nam Á- Bộ Thương Mại ) sau đó nhiều công
ty đã xuất khẩu vào thị trường này.
Công ty là một trong những doanh nghiệp phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
vào Châu Âu qua hội chợ Frankfut T/M 1996 chỉ có 2-5 doanh nghiệp, nay có 80
doanh nghiệp vào Châu Âu qua con đường này.
Thông qua quan hệ làm ăn với Công ty, trên 100 khách hàng chưa biết đến
Việt Nam, nay đã vào việt Nam làm ăn thường xuyên, với quy mô lớn và ngày
càng mở rộng mặt hàng.
Công ty là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam sớm mở thị trường
Trung Đông, Nam Mỹ, Hoa Kỳ.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
40
2.2.1.4 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh
doanh nội địa, việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị
trường được tổ chức chặt chẽ .Đối với hàng hoá xuất khẩu, Công ty đã tổ chức,
duy trì đội kiểm hoá tại kho hàng nhiều năm nay, kiên quyết không giao hàng kém
chất lượng cho khách hàng.
Đối với các sản phẩm do các đơn vị của Công ty sản xuất, Công ty đã ban
hành các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các quy trình này liên tục được
bổ sung nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cao nhất và ổn định cho mỗi sản
phẩm. Đặc biệt, Công ty đã quyết tâm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, đến cuối năm 2003 đã cơ bản hoàn
tất các công việc chuẩn bị và sẵn sàng cho việc đánh giá cấp chứng chỉ. Hoạt động
của hệ thống quản lý chất lượng này của Công ty được trình bày ở sơ đồ dưới đây:
( Nguồn: Phòng tổng hợp )
41
Sơ đồ hoạt động của hệ thống
Chính sách chất lượng
Mục tiêu chất lượng
Xem xét của lãnh đạo
KH CH
H NG
Xúc tiến thương
mại; Nghiên cứu
thị trường trong
nước
Ký kết hợp đồng;
thiết kế tạo mẫu;
thiết kế sản
phẩm
Lập kế hoạch
v triển khai
Mua hàng XK;
NK hàng hoá;
Cung cấp dịch
vụ AU & GK
Nhập kho
Cung cấp
sản phẩm:
NK, XK ủy
thác
Giao sản phẩm: ký
kết hợp đồng XK,
dịch vụ AU & GK
Kiểm
tra
Kiểm tra/
nghiệm thu
Đánh giá thoả mãn
khách hàng/ phân tích
dữ liệu
Nhận biết xác
định sản phẩm
Kiểm soát tài liệu,
hồ sơ
Cung cấp nguồn lực,
tuyển dụng và đào tạo
Qui trình đầu tư
Khắc phục
phòng ngừa
Đánh giá
chất lượng
nội bộ
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 42
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2000-2003
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng cao qua
các năm .Năm 2003, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: tình hình thế giới bất ổn,
chiến tranh IRAQ, dịch bệnh SARS ...song doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công Công ty vẫn đạt được 565,79 tỷ đồng, đạt 203% kế hoạch ngành
giao, tăng 109,3% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty đang ngày càng phát triển.
Bảng 2.3 -Tình hình hoạt động của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003
Doanh thu Tỷ đồng 138,21 168,72 270,33 565,79
Tốc độ
tăng
% 12,16 22,08 60,22
109,3
Kim ngạch
XNK
Triệu USD 19,51 20,02 28,3 46,24
Triệu USD 10,31 11,5 15,2 24,22 Xuất khẩu
Nhập khẩu Triệu USD 9,2 7,87 13,1 22,02
Tốc độ
tăng
% 1,05 2,61 41,36
63,39
Số lao
động
Người 332 500 694
750
Tốc độ
tăng
% 12,16 50,60 38,8
8,07
Thu nhập
bình quân
nghìn đồng
/người/
tháng
1.550 1.570 1.600 1.680
Tốc độ
tăng
% 3,33 1,29 1,91
5,00
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 43
Nộp ngân
sách
tỷ đồng 13,152 16,108 23,715 49,634
Tốc độ
tăng
% 19,25 22,48 47,22
109,29
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh-Phòng tổng hợp
Về kim ngạch xuất nhập khẩu: mặc dù hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của cả nước gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt, sự suy giảm sức mua ở thị
trường nước ngoài nhưng Công ty không những giữ được thế ổn định mà còn đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu.Nhìn vào bảng có thể thấy
kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm
2002 và năm 2003 với tốc độ: 41,36% (2002) và 63,39% (2003).
Cùng với sự phát triển nhanh về lực lượng lao động, đặc biệt là sau khi sáp
nhập với các Công ty, Xí nghiệp khác, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân
viên cũng ngày càng ổn định và tăng cao, từ 1.550.000 đồng/người/tháng (2000)
lên 1.680.000 đồng/người/tháng (2003). Mức tăng thu nhập bình quân của năm
2003 là 5%. Mức tăng này sẽ là đòn bẩy quan trọng để tạo ra niềm tin và nhiệt tình
trong công việc của người lao động, kích thích mọi người làm việc hăng say hơn
và trung thành gắn bó với Công ty.
Về nộp ngân sách: Hàng năm Công ty đều thực hiện nghiêm túc các nghĩa
vụ nộp thuế đối với Nhà nước và là một doanh nghiệp có tốc độ nộp ngân sách
tăng cao qua các năm, cụ thể: năm 2000 là 19,25%, năm 2001 đạt 22,48%, năm
2002 lên 47,22% và năm 2003 lên tới 109,29%.
Bên cạnh việc doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, lợi nhuận
của Công ty cũng không ngừng tăng. Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu chiếm tỷ
lệ lớn trong tổng doanh thu chứng tỏ kinh doanh xuất khẩu đã đem lại hiệu quả cao
(Bảng 2.4- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Tuy nhiên, doanh thu tăng lên lớn nhưng lợi nhuận lại tăng không đều. Đặc
biệt, năm 2003 doanh thu tăng 109,3% song lợi nhuận sau thuế lại chỉ tăng 15%.
Điều này được giải thích là do cùng với sự tăng lên của doanh thu, tổng chi phí
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 44
cũng tăng theo. Tổng chi phí tăng lên là do Công ty đang đầu tư và quản lý cụm
công nghiệp thực phẩm Hapro tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội ; đồng thời
việc sáp nhập thêm các xí nghiệp, mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng khiến chi phí quản lý của Công ty tăng lên.
2.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua
Hoạt động xuất khẩu luôn được xác định là hoạt động kinh doanh quan trọng
nhất, có tính chiến lược, quyết định sự phát triển của Công ty.
Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty, nông sản và thủ công mỹ
nghệ là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty
(trên dưới 50%). Gần đây, trong năm 2002 và 2003, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chiều hướng giảm (37,19% năm 2002 xuống
29,95% năm 2003) song vẫn được đánh giá là ngành hàng xuất khẩu lớn trong cả
nước.
Bảng 2.5- Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty
Đơn vị tính: 1000 USD
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Số
TT
Nhóm hàng
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
1 Hàng TCMN 5.274,5 52,06 5.278,8 45,89 5.657,4 37,19 7.254,7 29,95
2 Nông sản 4.097,1 40,44 5.774,7 50,20 9.245,4 60,77 15.983,8 65,98
3 Hàng CN nhẹ 759,6 7,50 449,5 3,91 311,9 2,04 985,5 4,07
4 Tổng 10.131,2 100 11.503 100 15.214,7 100 24.224 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh-Phòng Tổng hợp
BIỂU ĐỒ 2.1
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 45
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
2000 2001 2002 2003
Hµng TCMN
N«ng s¶n
Hµng CN nhÑ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY
Giá trị các mặt hàng xuất khẩu tăng đều qua các năm. Riêng năm 2003, mặt
hàng tạp phẩm có giá trị xuất khẩu giảm nhẹ do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới
thay đổi, mặt hàng chè giảm đáng kể: từ 946.440 USD (2002) xuống 364.730 USD
(2003) do chiến tranh IRAQ xảy ra dẫn đến mất thị trường tiêu thụ lớn của mặt
hàng này. Tuy nhiên, tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Công ty vẫn tăng, đạt
24.224.120 USD, tăng 57% so với cùng kỳ, vượt 44% so với kế hoạch ngành giao.
Bảng 2.6 - Giá trị các mặt hàng xuất khẩu
Đơn vị tính: 1000 USD
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số
TT
Mặt hàng
Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá
I TCMN 5.274,52 5.278,79 5.657,39 7.254,74
1 Mây tre 2.394,02 2.521,16 3.143,13 4.055,56
2 Gốm sứ 893,85 1.036,23 1.298,00 1.874,17
3 Hàng tạp phẩm 1.314,56 1780,21 266,83 259,26
4 Gỗ mỹ nghệ 466,71 478,77 461.28 567,42
5 Sắt mỹ nghệ 205.38 462,42 488,15 498,33
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 46
II Nông sản 4.097,17 5.774,72 9.245,43 15.983,83
1 Lạc 991,51 1663,30 3.744,90 6.755,76
2 Chè 219,20 912,60 946,44 364,73
3 Tiêu 2.384,53 2129,09 3.333,94 3.702,48
4 Gạo 335,56 721,50 852,13 2.274,34
5 Bột sắn 72,11 175,57 193,57 1.711,95
6 Dừa sấy 47,53 102,35 108,60 496,57
7 Quế 12,34 16,80 213,12
8 Nghệ 14,59 17,70 104,46
9 Khác 46,73 43,38 31,35 360,42
III Hàng khác 759,54 449,6 311,92 985,55
IV Tổng 10.131,23 11.503,11 15.214,74 24.224,12
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng Tổng Hợp
2.3 Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu ở Công
ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
2.3.1 Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian qua
Mặc dù thị trường thế giới đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt nhưng trong
những năm qua, hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập
khẩu Nam Hà Nội vẫn có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là mặt hàng nông sản
thể hiện:
2.3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty không ngừng tăng qua các năm.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Đông Nam Á, nền kinh tế các nước
trong khu vực đã bắt đầu hồi phục, do đó cầu về nông sản trên thế giới bắt đầu tăng
trở lại. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty cũng được cải thiện dần qua
các năm. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty đạt 4097178
USD.Năm 2001, mặc dù thị trường nông sản có nhiều biến động mạnh, giá một số
mặt hàng nông sản giảm, đặc biệt là mặt hàng tiêu đen giảm 40-50% so với năm
2000 nên đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy vậy, kim ngạch
năm 2001 vẫn đạt 5774720 USD, tăng 40,95% so với năm 2000. Năm 2002 và
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 47
2003 đánh dấu bước thành công vượt bậc của mặt hàng nông sản xuất khẩu của
Công ty. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, đạt 9245430 USD năm 2002 và
15983831 USD năm 2003 với tốc độ tăng tương ứng là 60,1% và 72,88%.
Bảng 2.7- Tỷ trọng và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003
Tổng KNXK (nghìn USD) 10.131,2 11.503,1 15.214,7 24.224,1
KN XKNS (nghìn USD) 4.097,1 5.774,7 9.245,4 15.983,8
Tỷ trọng XKNS (%) 40,44 50,20 60,77 65,98
Tốc độ tăng KNXKNS
(%)
- 40,95 60,10 72,88
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh-Phòng tổng hợp
Không chỉ kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty không ngừng tăng
lên mà tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu
chung của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Hàng nông sản trở thành mặt hàng
xuất khẩu chủ lực quan trọng của Công ty, đóng góp không nhỏ vào tổng kim
ngạch xuất khẩu của toàn Công ty. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng
nông sản luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.Riêng năm
2000, giá trị xuất khẩu nông sản tuy vẫn tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu nông sản
lại giảm sút, chỉ đạt 40,44% tổng kim ngạch xuất khẩu do giá trị xuất khẩu mặt
hàng thủ công mỹ nghệ đạt kết quả cao hơn. Năm 2001, 2002 và 2003, hàng nông
sản đã có ưu thế trở lại trong cơ cấu xuất khẩu. Năm 2003, tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu nông sản chiếm 65,98% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Hiện tại và trong
thời gian tới, mặt hàng nông sản vẫn sẽ là mặt hàng chủ lực và chiến lược của
Công ty.
Biểu đồ 2.2
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 48
0
5000
10000
15000
20000
25000
2000 2001 2002 2003
MÆt hµng kh¸c
N«ng s¶n
TỶ TRỌNG & TỐC ĐỘ TĂNG
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty tăng qua các năm một mặt là do
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty đều tăng, mặt khác số
lượng các mặt hàng cũng được mở rộng (năm 2001 có thêm quế, nghệ...). Riêng
năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu đen của Công ty giảm do giá hàng tiêu
đen trên thị trường thế giới giảm 40- 50% so với năm 2000. Năm 2003, kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty giảm đáng kể (từ 946440 USD năm 2002
xuống 364730 USD năm 2003) do chiến tranh xảy ra ở IRAQ dẫn đến mất thị
trường tiêu thụ lớn của mặt hàng này. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu nông
sản năm 2003 vẫn tăng, đạt 15983827 USD, tăng 72,88% so với năm 2002.
Bảng 2.8- Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty
Đơn vị tính: USD
STT Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1 Lạc Nhân 991.507 1.663.303 3.744.901 6.755.762
2 Chè 219.197 912.600 946.440 364.730
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 49
3 Tiêu 2.384.534 2.129.096 3.333.938 3.702.476
4 Gạo 335.556 721.500 852.132 2.274.342
5 Bột sắn 72.109 175.570 193.566 1.711.953
6 Dừa sấy 47.527 102.350 108.604 496.568
7 Quế 12.341 16.802 213.124
8 Nghệ 14.594 17.703 104.457
9 Hàng khác 46.732 43.381 31.346 360.415
TỔNG CỘNG 4.097.172 5.774.721 9.245.432 15.983.827
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh-Phòng tổng hợp
2.3.1.2 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của
Công ty
Trong cơ cấu nông sản xuất khẩu của công ty, mặt hàng lạc nhân chiếm tỷ
trọng lớn với mức tỷ trọng ngày càng tăng qua các năm (năm 2000 là 24,20%, năm
2001 đạt 28,8%, năm 2002 đạt 40,5% và năm 2003 lên tới 42,27%). Mặt hàng hồ
tiêu cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu nông sản của công ty, tuy
nhiên mức tỷ trọng này ngày càng giảm, năm 2000 là 58,2%, đến năm 2003 chỉ
còn 23,16%. Tuy vậy, đây là hai mặt hàng có giá trị cao đang được ưa chuộng
rộng rãi trên thị trường quốc tế. Vì vậy, công ty đã có những chính sách đặc biệt
ưu đãi để phát triển hai mặt hàng này, đông thời tăng cường phát triển một số mặt
hàng nông sản khác.
Riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu năm 2001 giảm 10,7% so với
năm 2000, kim ngạch của mặt hàng chè năm 2003 giảm 61,46% so với năm 2002,
còn lại các mặt hàng nông sản khác đều có kim ngạch xuất khẩu tăng. Đặc biệt,
năm 2003, một số mặt hàng nông sản mới của công ty như: bột sắn, dừa sấy, quế,
nghệ, có tốc độ tăng trưởng rất cao, cụ thể: bột sắn tăng 784,43%; dừa sấy tăng
357,23%; quế tăng 1168,44%; nghệ tăng 490,05%. Điều này chứng tỏ công ty đã
có sự đầu tư thích đáng và đúng đắn để phát triển những mặt hàng này. Có thể thấy
rõ cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty
thông qua các số liệu sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 50
Bảng 2.9- Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng
các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty
Đơn vị tính: %
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
STT
Mặt hàng
TT TĐ TT TĐ TT TĐ TT TĐ
1 Lạc Nhân 24,2 49,23 28,80 67,76 40,5 125,1 42,27 80,40
2 Chè 5,35 99,16 15,80 316,3 10,24 3,71 2,28 -61,4
3 Tiêu 58,2 0,5 36,87 -10,71 36,06 56,6 23,16 11,05
4 Gạo 8,19 82,33 12,49 115 9,22 18,11 14,23 166,9
5 Bột sắn 1,76 - 3,04 143 2,09 10,25 10,71 784,4
6 Dừa sấy 1,16 - 1,77 115 1,17 6,11 3,11 357,2
7 Quế 0,21 - 0,18 36,13 1,33 1168
8 Nghệ 0,25 - 0,19 21,28 0,65 490
9 Hàng khác 1,14 128,4 0,75 -7,27 0,35 -27,6 2,25 1049
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
2.3.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty
Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty có mặt ở các thị trường Châu Á,
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc
Thị trường Châu Á
Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất nông sản của Công ty trong những
năm qua. Thị trường này gồm các nước như Singapo, Indonêxia, Malaixia,
Philipin, Ấn độ...chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản như: lạc nhân, hạt
điều, chè..của Công ty Trong đó, thị trường Singapore và thị trường ASEAN là thị
trường lớn nhất của Công ty. Đặc biệt, thị trường Singapore là thị trường chuyển
tải, tạm nhập tái xuất, chiếm tỷ trọng >18% tổng giá trị xuất khẩu nông sản trên tất
cả các thị trường
Các nước này tiến hành nhập khẩu hàng nông sản của Công ty ngoài mục
đích cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước họ còn chế biến lại để thực hiện
tái xuất khẩu. Thuận lợi của Công ty khi xâm nhập vào thị trường này là :
- Đây là khu vực có vị trí địa lý gần Việt Nam nên chi phí vận chuyển hàng
hóa thấp. Đây là cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh về giá sản phẩm của Công ty.
- Khu vực này có yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm không cao.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 51
Tuy nhiên Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn tại khu vực thị trường này
bởi đây là khu vực thường có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, tài chính. Đồng
thời khả năng chi trả của thị trường này cũng chưa cao.
Trong hiện tại và tương lai Công ty vẫn rất chú trọng đến việc khai thác tốt
thị trường này bởi thị trường này có những yếu tố thuận lợi trên.
Thị trường Châu Âu
Đây là thị trường lớn thứ hai tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Thị trường này
có nhu cầu tương đối lớn, Châu Âu luôn được đánh giá là một thị trường tiêu thụ
đầy tiềm năng nhưng cũng rất “khó tính”. Tại thị trường này người tiêu dùng chỉ
chấp nhận hàng hóa có chất lượng cao mặc dù họ phải trả giá đắt, các tiêu chuẩn về
hàng hóa đặc biệt là đối với hàng nông sản được thị trường này đề ra rất ngiêm
ngặt. Vì vậy, Công ty đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Thị trường Châu Phi
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty sang thị trường này
vẫn còn nhỏ, Công ty phải chấp nhận hệ số rủi ro cao do khả năng thanh toán có
hạn, bị động bởi các nước viện trợ. Tại châu lục này các sản phẩm là nông sản của
Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước ở Tây Phi như Camarun, Côtđiva.
Mới đây, Liên Hợp Quốc đã quyết định thực hiện chính sách chỉ hỗ trợ nhập khẩu
lương thực cho những nước có khủng hoảng về chính trị đã làm cho thị trường của
Công ty ở khu vực này bị thu hẹp trong hiện tại và tương lai.Cụ thể, giá trị xuất
khẩu nông sản của Công ty vào Châu Phi năm 2000 đạt 695.848 USD, chiếm tỷ
trọng 16,95% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Công ty, đến năm 2003 chỉ đạt
426.760 USD, chiếm tỷ trọng 2,67%.
Thị trường Châu Mỹ và châu Úc
Châu Mỹ, Châu Úc là 2 thị trường khá mới mẻ, mặt khác thị trường Châu
Mỹ cũng là thị trường có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông
sản, nên hiệu quả kinh doanh của Công ty các trên thị trường này thấp hơn so với
các thị trường khác, song vẫn có một số lượng nhỏ hàng nông sản của Công ty
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 52
được xuất khẩu sang thị trường này. Điều đó chứng tỏ Công ty luôn tận dụng mọi
cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu , mở rộng thị trường này.
Giá trị và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty theo thị
trường được thể hiện ở sau:
Bảng 2.10- Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TT Thị trường
Giá trị ($) TT(%) Giá trị ($) TT(%) Giá trị ($) TT(%) Giá trị ($) TT(%)
1 Châu Á 2.765.603 67,50 4.140.628 71,70 6.803.615 73,59 11.796.064 73,80
Singapo 776.648 18,96 1.117.954 19,35 1.885.044 20,39 3.593.164 22,48
Malaixia 461.021 11,25 633.508 10,97 1.047.246 11,33 1.777.402 11,12
Nhật Bản 378.947 9,25 558.977 9,68 907.614 9,82 1.615.965 10,11
Inđônêxia 470.707 11,49 665.116 11,51 1.008.840 10,91 1.446.536 9,05
Philipin 251.970 6,15 414.057 7,17 837.797 9,06 1.480.102 9,26
Ấn độ 288.954 7,05 434.760 7,53 767.980 8,31 1.365.019 8,54
TT khác 137.355 3,35 316.256 5,48 349.085 3,78 517.876 3,24
2 Châu Âu 463.898 11,32 863.988 14,96 1.785.834 19,31 3.215.946 20,12
3 Châu Phi 695.848 16,98 465.225 8,06 357.017 3,86 426.768 2,67
4 Châu Úc 153.251 3,74 252.440 4,37 201.952 2,18 393.202 2,46
5 Châu Mỹ 18.572 0,45 52.440 0,91 97.014 1,05 151.847 0,95
Tổng 4.097.172 100 5.774.721 100 9.245.432 100 15.983.827 100
Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh-P. KVTT
2.3.2 Thực trạng hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
của Công ty
2.3.2.1 Phân tích kết quả nguồn hàng
Theo khu vực địa lý:
Giá trị nguồn hàng ở các tỉnh tăng mạnh qua các năm trong khi tỷ trọng
trong cơ cấu nguồn hàng lại chênh lệch rất ít. Các tỉnh dẫn đầu về giá trị nguồn
hàng trong hoạt động tạo nguồn và mua hàng của Công ty là Tây Nguyên, Nghệ
An (đều chiếm trên 15% tổng giá trị nguồn hàng) do đây là 2 tỉnh trồng tiêu (Tây
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 53
Nguyên) và lạc (Nghệ An), tiếp đó là Thái Bình (trồng lúa), Quảng Trị (cà phê +
tiêu) ...
Bảng 2.11- Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 T
T Tỉnh Giá trị
(triệu đ)
TT
(%)
Giá trị
(triệu đ)
TT
(%)
Giá trị
(triệu đ)
TT
(%)
Giá trị
(triệu đ)
TT
(%)
1 Phú Thọ 2.867,6 4,46 6.771,5 7,47 7.946,0 5,47 13.127,6 5,23
2 Lào Cai 757,8 1,18 2.914,5 3,21 2.944,9 2,02 1.383,7 0,55
3 Sơn La 922,2 1,43 3.132,5 3,45 3.236,3 2,23 1.439,6 0,57
4 Lai Châu 839,6 1,30 3.189,7 3,52 3.380,8 2,33 1.463,0 0,58
5 Tây Nguyên 31.794,7 49,43 30.272,8 33,4 50.453,6 34,76 54.972,2 21,9
6 Thanh Hoá 1.945,8 3,02 3.270,7 3,6 8.134,4 5,6 13,297,5 5,3
7 Nghệ An 11.675,0 18,15 19.585,3 21,6 40.956,2 28,2 79.784,6 31,8
8 Thái Bình 5.268,2 8,19 9.316,8 10,27 11.813,9 8,14 31.028,6 12,36
9 Yên Bái 1.132,1 1,76 2.950,2 3,25 3.289,5 2,26 30.223,7 12,04
10 Quảng Trị 5.638,9 8,76 6.319,5 6,97 9.691,7 6,67 14.518,1 5,78
11 Đồng Nai 176,8 0,27 405,9 0,45 454,8 0,31 1.502,8 0,6
12 Bến Tre 746,2 1,16 1.606,9 1,77 1.705,1 1,17 6.226,1 2,48
13 Tỉnh khác 560,6 0,89 926,6 1,04 1.146,1 0,84 1.978,5 0,81
Tổng 64.325,6 100 90.663,1 100 145.153,3 100 250.946,1 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng Tổng Hợp
Năm 2001, giá trị nguồn hàng ở tỉnh Tây Nguyên giảm do giá mặt hàng tiêu
giảm mạnh. Năm 2003, giá trị nguồn hàng tại các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu
cũng có sự sụt giảm do đây chủ yếu là các tỉnh trồng chè, mà năm 2003 thời tiết
xấu ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng thu hoạch và chất lượng cây chè, mặt khác
Công ty lại mất thị trường xuất khẩu lớn nên giá trị tạo nguồn mua hàng ở các tỉnh
này cũng giảm. Trái lại, giá trị nguồn hàng ở tỉnh Yên Bái tăng mạnh (từ 3.289,5
triệu đồng năm 2002 lên 30.223,7 triệu đồng năm 2003) do năm 2003, giá trị tạo
nguồn mua hàng của mặt hàng bột sắn và quế của Công ty tăng mạnh.
Theo hình thức tạo nguồn và mua hàng
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 54
Năm 2000 và 2001, nguồn hàng xuất khẩu của Công ty có được đều thông
qua hoạt động mua hàng. Đến năm 2002, sau khi triển khai dự án xây dựng Xí
nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội và sáp nhập Xí nghiệp giống cây
trồng Toàn Thắng, Công ty đã bắt đầu thực hiện chiến lược tạo nguồn hàng và đã
đạt được kết quả nhất định: hoạt động tạo nguồn đạt giá trị 6.329 triệu đồng, chiếm
4,36% giá trị nguồn hàng. Năm 2003, do tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược tạo
nguồn hàng, xúc tiến xây dựng hệ thống cung cấp nguyên liệu, công tác quy hoạch
vùng nguyên liệu, ký hợp đồng nguyên liệu cho Xí nghiệp Liên hiệp Chế biến thực
phẩm Hà Nội..., hoạt động tạo nguồn đã đạt được kết quả khả quan hơn, giá trị
nguồn hàng tăng từ 6.329 triệu đồng năm 2002 lên 14.003 triệu đồng năm 2003.
Bảng 2.12- Kết quả tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chỉ
tiêu Giá trị
(triệu
đ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu
đ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ
trọng
(%)
Tạo
nguồn
0 0 0 0 6.329 4,36 14.003 5,58
Mua
hàng
64.326 100 90.663 100 138.825 95,64 236.943 94,42
Tổng 64.326 100 90.663 100 145.154 100 250.946 100
Nguồn: Phòng Tổng Hợp
Kết quả tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu theo phương thức:
Hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cho đến nay chỉ
được thực hiện bằng hai hình thức đem nguyên liệu gia công sản phẩm và tự sản
xuất, khai thác hàng hoá. Trong hai hình thức này, hình thức tự xản xuất, khai thác
hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn (67,54% năm 2002 và 88,65% năm 2003). Đó là do
Công ty đã thực hiện việc đầu tư cho sản xuất theo chiều sâu để tạo ra nguồn hàng
lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua việc hình thành các xí
nghiệp sản xuất hàng hoá:
- Xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 55
- Xí nghiệp Sinh thái.
Các xí nghiệp này đã đi vào hoạt động và đạt được hiệu quả cao. Chắc chắn trong
những năm tiếp theo, sau khi các xí nghiệp này đã ổn định, hoạt động tạo nguồn
của Công ty sẽ ngày càng phát triển.
Bảng 2.13 - Kết quả tạo nguồn hàng nông sản theo phương thức
Năm 2002 Năm 2003 Hình thức
Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng(%) Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng(%)
1. Liên doanh, liên
kết
0 0 0 0
2. Đem nguyên liệu
gia công sản phẩm
2.054 32,46 1.589 11,35
3. Bán nguyên liệu
mua thành phẩm
0 0 0 0
4. Tự sản xuất khai
thác hàng hoá
4.274 67,54 12.414 88,65
5.Đầu tư cho cơ sở
sx và chế biến
0 0 0 0
6. Tổng 6.328 100 14.003 100
Nguồn: Phòng Tổng Hợp
Kết quả mua hàng nông sản xuất khẩu theo phương thức:
Các hình thức mua hàng nông sản xuất khẩu mà Công ty đã thực hiện trong
những năm gần đây gồm:
- Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước:
Đây là hình thức chủ yếu trong hoạt động mua hàng nông sản xuất khẩu của
Công ty. Hình thức này chiếm một tỷ trọng đáng kể (trên 80% tổng giá trị hàng
mua của Công ty). Giá trị nguồn hàng theo hình thức này ngày càng tăng qua các
năm (năm 2000 chỉ đạt 55.037 triệu đồng, chiếm 85,56% giá trị mua hàng, đến
năm 2003 đã đạt 204.624 triệu đồng, chiếm 86,36% giá trị nguồn hàng mua của
Công ty).
- Mua qua đại lý:
Hình thức mua hàng này thường chiếm tỷ trọng khoảng 12% trong tổng giá
trị nguồn hàng mua, và cũng có giá trị ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: năm
2000 là 7.970 triệu đồng, đến năm 2003 đã đạt 28.078 triệu đồng. Hình thức này
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 56
được công ty áp dụng đối với những nguồn hàng đòi hỏi phải có sự đấu trộn của
nhiều loại hàng hoá khác nhau: chè, lạc...
- Nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi:
Hình thức này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong các hình thức mua hàng
của doanh nghiệp ( 2%). Đối với hình thức này, hàng không thuộc sở hữu và vốn
của Công ty. Công ty chỉ việc bán hàng và nhận được chi phí uỷ thác, kí gửi. Tuy
nhiên, mức chi phí này không cao, do đó hình thức này ít được Công ty quan tâm
hướng tới.
Bảng 2.14- Kết quả mua hàng nông sản theo phương thức
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hình thức
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
1. Mua theo
đơn đặt hàng &
HĐKT ký trước
55.037 85,56 76.148 83,99 117.057 84,32 204.624 86,36
2. Mua hàng
không theo HĐ
0 0 0 0 0 0 0 0
3. Mua qua đại
lý
7.970 12,39 12.548 13,84 18.963 13,66 28.078 11,85
4. Nhận bán
hàng uỷ thác &
ký gửi
1.318 2,05 1.957 2,17 2.804 2,02 4.241 1,79
Tổng 64.325 100 90.653 100 138.824 100 236.943 100
Nguồn: Phòng Tổng Hợp
2.3.2.2 Nội dung hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu:
Qua 2 năm thực hiện chiến lược tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, hoạt động
tạo nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu của Công ty đã thực hiện được các nội
dung sau:
Tìm hiểu cơ hội và xác lập phương án tạo nguồn:
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thu thập thông tin, nghiên cứu
thị trường, Phòng Khu vực thị trường ở ngoài Bắc và Phòng Đối ngoại tại chi
nhánh phía Nam của Công ty đã cử cán bộ chuyên trách công tác tìm hiểu thị
trường thực hiện việc thu thập thông tin về tình hình cung, cầu, giá cả, sự thay đổi
LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò Thu Chinh
Líp Th¬ng m¹i Quèc tÕ 42 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 57
trong tiêu dùng mặt hàng nông sản, thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách đầy
đủ nhất và nhanh nhất trên từng thị trường qua đài báo, thông tin từ việc tham gia
các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thông tin từ các cán bộ công nhân mà
Công ty cử đi khảo sát thị trường nước ngoài, qua mạng Internet, qua các đại lý
chi nhánh của Công ty, qua những khách hàng quen thuộc, qua các tổ chức của
Nhà nước như Sở Thương Mại, Cục xúc tiến thương mại. Hàng năm Công ty đã
cử các phái đoàn đi thâm nhập, tìm hiểu thị trường nước ngoài. Tuy đây là hoạt
động khá tốn kém song Công ty vẫn duy trì để đảm bảo thông tin về thị trường
được cụ thể và sát với tình hình thực tế hơn. Năm 2001, Công ty đã tổ chức 8 đoàn
cán bộ, năm 2002 là 23 đoàn cán bộ, năm 2003 là 35 đoàn cán bộ ra nước ngoài
nghiên cứu thị trường, tiếp xúc khách hàng, tham gia hội chợ quảng bá hàng hoá
tại nhiều nước. Kết quả là Công ty đã giữ vững được các thị trường truyền thống
như Châu Á, Tây Bắc Âu, Nhật Bản đồng thời khảo sát, mở rộng được các thị
trường mới ở Châu Mỹ, Đông Âu, Nam Phi ...Đặc biệt là thị trường Mỹ tuy mới
thâm nhập nhưng các sản phẩm của Công ty đã được thị trường rộng lớn này chấp
nhận, ngày càng có nhiều khách hàng lớn từ Mỹ đến với Công ty, trong tương lai
gần giá trị xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng nhanh.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được về thị trường nước ngoài, Công ty
tiến hành sàng lọc phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá và nhu cầu hiện tại
của thị trường. Từ đó Ban lãnh đạo và các phòng xuất nhập khẩu lập các phươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp.pdf