Tài liệu Luận văn Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: Luận văn
Đề tài: Tác động của Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới
hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ................... 6
1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa Kỳ ................................................ 6
1.1.1 Những đặc điểm cơ bản của thị trường nông sản Hoa Kỳ ........................... 6
1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản ........................................... 7
1.2. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ............................................. 15
1.2.1. Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ............ 15
1.2.2. Nội dung chính của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ............... 16
1.3....
61 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Tác động của Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới
hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ................... 6
1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa Kỳ ................................................ 6
1.1.1 Những đặc điểm cơ bản của thị trường nông sản Hoa Kỳ ........................... 6
1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản ........................................... 7
1.2. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ............................................. 15
1.2.1. Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ............ 15
1.2.2. Nội dung chính của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ............... 16
1.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ..... 18
1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung ................ 18
1.3.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ... 28
1.4. Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với
hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ........... 39
1.4.1. Tác động tích cực .................................................................................... 39
1.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - HOA KỲ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ .................................................................... 43
2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu
nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. .................................................................. 43
2.1.1. Thuận lợi ................................................................................................. 43
2.1.2. Khó khăn ................................................................................................. 44
2.2. Các định hướng về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị
trường Hoa Kỳ ................................................................................................ 49
2.3. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để
thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. ................................. 50
2.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước .................................................................... 50
2.3.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp ............................................................. 53
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 57
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Thuế suất MFN của Hoa Kỳ đối với một số nông sản nhập khẩu ....... 10
Bảng 1.2. Biểu thuế MFN và non-MFN của một số sản phẩm Nông sản và
mức chênh lệch giữa hai biểu thuế ......................................................................... 18
Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả giai đoạn 1996 - 2000 ....................... 20
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 1996 - 2000 ......................... 21
Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong giai đoạn 2001 - 2008 ............... 23
Bảng 1.5. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2000 .... 30
Bảng 1.6. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2009 .... 35
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu vào Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2009 .... 37
4
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Chúng ta đã biết Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, và
đang trên con đường phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa hướng
vào xuất khẩu. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là một trong những ngành nghề
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam vì
vậy việc kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đóng
góp một phần không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước
tiến lớn như mở rộng thị trường ra khoảng 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Âu, các nước ASEAN....
Trong đó, Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
đối với nước ta. Hoạt động xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ trong những năm
gần đây đã có những thành tựu nhất định như sự tăng trưởng về kim ngạch
xuất khẩu cũng như về chủng loại sản phẩm. Có được những thành tựu đó
một phần là nhờ tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
(Bilateral Trade Agreement, viết tắt là BTA) được ký giữa Chính phủ hai
nước vào ngày 13 tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích
cực thì Hiệp định cũng có những rào cản nhất định đối với hoạt động xuất
khẩu hàng nông sản. Do đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng
nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” để có thể đánh giá cụ thể hơn
các tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ và đưa ra những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn đối với việc phát
triển sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung cũng như xuất
khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng, từ đó đưa ra một số giải
5
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này được nghiên cứu với mục đích giúp cho người đọc thấy
được tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) tới hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó
có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường thế giới nói
chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Đề tài cũng đưa ra một số các rào cản
của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản có thể có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi xuất
khẩu nông sản sang Hoa Kỳ.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bài viết dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn, thu thập số liệu thực tế,
phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với các kiến thức chung về kinh tế
học và kiến thức chuyên ngành về kinh tế quốc tế.
Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 2 phần:
1. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó tới
hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
2. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để
thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ.
6
CHƯƠNG 1
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa Kỳ
1.1.1 Những đặc điểm cơ bản của thị trường nông sản Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có điều kiện để phát triển sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp như diện tích rộng lớn, khí hậu ôn hòa và khoa học kỹ thuật tiến
bộ, do đó Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về xuất khẩu các sản phẩm ngô, đậu
nành, thịt bò...Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng là một trong những nước nhập khẩu
nông sản lớn nhất thế giới, trong đó Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng
như gạo, rau quả, cà phê, thịt gia súc, ngũ cốc,...
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với thu
nhập GDP hàng năm thường đứng vị trí số một thế giới. Có thể nói Hoa Kỳ là
một thị trường tiềm năng đối với tất các các quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Nhưng để thâm nhập được thị trường Hoa Kỳ không phải là đơn
giản bởi bên cạnh việc thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, có sức
mua lớn và có tính mở cửa khá cao thì thị trường Hoa Kỳ lại có các quy định
pháp luật chặt chẽ và yêu cầu về chất lượng, nhãn hiệu, kỹ thuật... khá khắt
khe do tính chất bảo hộ cho nền nông nghiệp trong nước của chính sách
thương mại quốc tế. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ lại có môi trường pháp lý
hết sức phức tạp do Hoa Kỳ là một nước Liên bang nên pháp luật giữa các
Bang và Liên bang lại có sự khác biệt. Do đó muốn xuất khẩu hàng hóa nói
chung, hàng nông sản nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ thì phải có sự chuẩn
7
bị kỹ lưỡng như nắm vững hệ thống các quy định, tiêu chuẩn của Hoa Kỳ,
nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng,...
Thêm một đặc điểm nữa là thị trường Hoa Kỳ về cơ bản được “phân
chia” bởi hệ thống các tập đoàn lớn xuất nhập khẩu, bán buôn và vô số công
ty nhỏ, cửa hàng bán lẻ. Đại đa số hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ thường được các
tập đoàn Hoa Kỳ đặt mẫu mã cho nước ngoài rồi nhập khẩu vào thị trường nội
địa. Bởi vậy, để có đối tác ở Hoa Kỳ, ngoài việc đi chợ trên mạng internet thì
doanh nghiệp các nước còn phải tham gia các hội chợ về hàng nông sản tại
Hoa Kỳ, thử nghiệm sức cạnh tranh của mình ngay tại chỗ và qua đó tiếp xúc
trực tiếp đối tác để lập quan hệ.
1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản
1.1.2.1. Quy định về thông tin hàng hóa
Hoa Kỳ là một quốc gia có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, tiêu chuẩn
khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng lương
thực, thực phẩm. Do đó, các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ phải được kiểm tra chặt chẽ và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về chất
lượng mà Hoa Kỳ đưa ra. Các nhà xuất khẩu nông sản muốn đưa sản phẩm
của mình vào thị trường Hoa Kỳ cần đảm bảo cung cấp cho Cơ quan giám
định thực động vật Hoa Kỳ (Animal and Plant Health Inspection Service viết
tắt là APHIS) các thông tin như sau:
Tên khoa học: Ở các nước khác nhau thường sử dụng các tên gọi
khác nhau cho cùng một loại cây, do đó, APHIS cần phải dựa vào tên khoa
học để xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Tên khoa học gồm có tên
loài, chủng loại.
8
Mô tả các bộ phận của hàng sẽ giao: Để tránh việc lây lan sâu
bệnh do các phần khác nhau của cây có thể nhiễm các loại sâu bệnh khác
nhau thì nhà xuất khẩu cần nêu rõ các bộ phận của sản phẩm như gốc, thân,
ống, quả, hạt, lá, cuống...
Tên nước trồng, nước giao hàng loại sản phẩm nhập khẩu: Mỗi
nước có thể có những loại sâu bệnh khác nhau nên hàng hóa có thể bị nhiễm
sâu bệnh khi đi qua các nước khác nhau vì vậy cần cung cấp tên các nước
trồng sản phẩm và nước giao hàng để kiểm soát được tình trạng sâu bệnh của
sản phẩm.
Địa phương canh tác: Sản phẩm sẽ được chấp nhận khi canh tác
tại khu vực không có sâu bệnh.
Tên, địa chỉ công ty, tổ chức trồng loại cây nhập khẩu: APHIS
muốn sơ bộ chấp nhận lô hàng thông qua sự tín nhiệm một tổ chức hơn là sự
tín nhiệm từng cá nhân.
Dự kiến tổng trọng lượng hàng sẽ giao, số lượng chuyến hàng sẽ
giao sang Hoa Kỳ
Dự kiến thời gian thu hoạch và giao hàng.
Dự kiến cảng nhập, khu vực phân phối, tiêu thụ tại Hoa Kỳ
Phương thức vận chuyển.
Mô tả các đóng gói, bao bì, loại container được sử dụng trong
vận chuyển hàng hóa sang Hoa Kỳ: Việc đóng gói phải đảm bảo dễ làm giấy
giám định, một số loại bao bì và container phải được khử trùng trước khi nhập
khẩu vào Hoa Kỳ.
Sau khi nhận được các thông tin trên và các thông tin về sâu bệnh gắn
với sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cung
cấp, APHIS sẽ tiến hành xem xét sản phẩm. Nếu sản phẩm được APHIS chấp
9
nhận về mặt kỹ thuât, họ sẽ cho đăng ký sản phẩm liên bang (Federal Register
Proptal) và cấp giấy phép nhập khẩu.
1.1.2.2. Hàng rào thuế quan áp dụng cho hàng nông sản nhập khẩu
vào Hoa Kỳ
Một trong các đặc điểm nổi bật của chính sách thương mại quốc tế của
Hoa Kỳ là tính bảo hộ, trong đó thuế quan là một công cụ hết sức cần thiếu để
bảo hộ nền sản xuất nói chung và nền sản xuất nông nghiệp nói riêng. Biểu
thuế điều hòa và mô tả mã hóa hàng hóa HS (Harmony System) trong đó các
mặt hàng nông sản bao gồm gần 300 dòng thuế. Tuy nhiên, một tỷ lệ khá lớn
số dòng thuế được Hoa Kỳ quy định dưới hình thức thuế đặc định và thuế kết
hợp trong khi việc việc quy định đối với những dòng thuế đặc định và thuế
kết hợp sang thuế theo giá tương đương là không dễ dàng, nhờ đó đã che dấu
được mức độ bảo hộ thuế quan của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là
quốc gia tham gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mại của thế giới
nên Hoa Kỳ có nhiều ưu đãi về thuế quan theo các thỏa thuận của hiệp định
kinh tế song phương và đa phương. Các thỏa thuận này đã nới lỏng hàng rào
thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung và có sự ưu đãi lớn đối với
hàng nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cơ sở pháp lý để thực hiện công cụ
thuế quan của Hoa Kỳ là dựa trên cơ sở các đạo luật về thuế quan, luật chống
bán phá giá, luật về các biện pháp tự vệ trong thương mại, luật thuế đối
kháng. Hiện nay thì biểu thuế quan của Hoa Kỳ được trình bày theo hai cột:
Cột một là thuế quan tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation) được
áp dụng với hai nhóm nước là những nước đã có chế độ tối huệ quốc với Hoa
Kỳ và những nước được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt, bao gồm các nước
đang phát triển và chậm phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan GSP và các
10
nước được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt trong quan hệ thương mại với Hoa
Kỳ như các nước thuộc vùng biển Caribbean, Israel và một số nước đồng
minh khác. Mức thuế MFN trung bình với hàng nông sản là gần 10% cao hơn
hẳn so với mặt hàng phi công nghiệp chỉ là 5,7%, như vậy có thể thấy đối với
sản phẩm nông nghiệp thì Hoa Kỳ có sự bảo hộ rất cao. Tuy nhiên, nếu so
sánh thì thuế MFN đã thấp hơn hẳn so với non-MFN bởi vậy việc Việt Nam
được hưởng thuế MFN sau khi ký kết Hiệp định thương mại song phương với
Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường
Hoa Kỳ một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là bảng thuế MFN đối với một số
sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ:
Bảng 1.1. Thuế suất MFN của Hoa Kỳ đối với một số nông sản nhập khẩu
STT Mặt hàng Thuế suất MFN (%)
1 Gạo 17
2 Hạt ngũ cốc 0,6
3 Rau, quả, hạt 5,4
4 Hạt có dầu 8,3
5 Thịt gia súc 3,4
6 Dầu thực vật 3,7
7 Cà phê 0
8 Sợi có nguồn gốc thực vật 0,3
9 Điều 0
10 Lúa 5,8
11 Chè 0
12 Quế 0
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Hoa Kỳ)
11
Cột hai là cột thuế quan không tối huệ quốc non-MFN: được áp dụng
đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình
thường với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với
hàng hóa nhập khẩu: Đây là biện pháp cho phép hàng hóa nhập khẩu vào Hoa
Kỳ trong hạn ngạch thì sẽ được hưởng một mức thuế giảm bớt trong một
khoảng thời gian nhất định, nếu lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ vượt quá hạn
ngạch cho phép thì lượng vượt quá sẽ phảo chịu mức thuế cao hơn. Hoa Kỳ
áp dụng biện pháp này cho thịt bò, các sản phẩm từ sữa, lạc, đường,.... Với
các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo hạn ngạch thuế quan sẽ được hưởng
mức thuế khoảng 9,5% còn các hàng hóa ngoài hạn ngạch sẽ chịu mức thuế
khoảng 55,8% cao hơn rất nhiều so với mức thuế trong hạn ngạch.. Tuy
nhiên, trên 90% mức thuế ngoài hạn ngạch và 28% mức thuế trong hạn ngạch
không tính theo phần trăm. Hơn nữa, mức hạn ngạch lại được áp dụng khác
nhau giữa các năm và tùy vào mặt hàng nhập khẩu. Tuy Hoa Kỳ phải thực
hiện các cam kết về tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường, hạn ngạch của
Hoa Kỳ tăng dần qua các năm nhưng công cụ bảo hộ chính của Hoa Kỳ hiện
nay vẫn là hạn ngạch thuế quan.
1.1.2.3. Hàng rào phi thuế quan áp đối với nông sản
Theo kết quả của vòng đàm phán Urugoay thì các nước cam kết phải
thuế hóa các biện pháp phi thuế khác. Vì thế chỉ còn rất ít các mặt hàng nông
sản chịu sự kiểm soát về hạn ngạch khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trong đó, hạn
ngạch tuyệt đối được áp dụng với các mặt hàng: Cồn ethyl; sữa và kem đặc và
khô; các chất thay thế bơ (có trên 45% bơ); thức ăn động vật có sữa hoặc chất
dẫn xuất từ sữa; bơ tổng hợp có trên 5,5% nhưng không quá 45% thành phần
12
là bơ; các loại kẹo bọc sôcôla và các kẹo tương tự có trên 5,5% trọng lượng là
bơ; sữa khô có tối đa 5,5% là bơ; lạc bóc hoặc chưa bóc, tẩy trắng hoặc đã
được gia công hay bảo quản (trừ bơ lạc); một số loại pho mát cứng; một số
loại đường trộn,...(Theo: Tạp chí Thương mại số 27/2005).
1.1.2.4. Những nông sản không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Đối với các mặt hàng nông sản như cà chua, bưởi, tiêu, nho khô, cam,
hành, chà là, mận, táo, kiwi, dưa chuột,... nếu không đáp ứng các yêu cầu về
kích cỡ, chất lượng, cấp loại sẽ bị cấm nhập khẩu theo điều khoản 8e của Luât
điều chỉnh Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các yêu cầu này dựa trên tiêu chuẩn sản
phẩm mà Hoa Kỳ sản xuất, đáp ứng theo nhu cầu tại Hoa Kỳ.
1.1.2.5. Các quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ đối với
hàng nông sản nhập khẩu
Các quy định này chịu sự kiểm soái của các Cơ quan: Cục thực phẩm
và dược phẩm (Food and Drug Administration viết tắt là FDA) và Cục vệ sinh
dịch tễ Hoa Kỳ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân đạo Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ với các cơ quan: Cục dịch vụ nông nghiệp nước ngoài quy định về vệ
sinh dịch tễ hàng nông sản, Cục quản lý kiểm định đóng gói và lưu kho hạt
ngũ cốc (Grain Inspection, Packers and Stockyards Administration, viết tắt là
GIPSA), Cục kiểm định hạt Liên bang (Federal Grain Inspection Service viết
tắt là FGIS), Cục tiếp thị nông sản (Agricultural Marketing Service viết tắt là
AMS), Cơ quan Bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency viết
tắt là EPA) chịu trách nhiệm đưa ra các quy đinh về tiêu chuẩn thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, diệt nấm. Cơ sở pháp lý của các quy định này là dựa trên Luật
Nông nghiệp của Hoa Kỳ và Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm của
Hoa Kỳ.
13
Luật Nông nghiệp của Hoa Kỳ quy định trực tiếp đối với các sản phẩm
nông sản các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về
nhãn mác để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm của Hoa Kỳ quy định cụ thể
các tiêu chuẩn đối với nhóm các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm và mỹ
phẩm tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ.
1.1.2.6. Quy định về an toàn thực phẩm đối với rau, quả, củ, hạt đưa
vào thị trường Hoa Kỳ
Các sản phẩm Nông nghiệp như cà chua, cam, dâu, chanh, ớt, khoai
tây, dưa chuột,... phải đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ, loại hình, độ chín của
cây và những sản phẩm này phải được Cục kiểm tra cấp giấy Chứng nhận
hàng hóa đã qua kiểm tra và tuân thủ các quy định về hàng nhập khẩu.
1.1.2.7. Quy định nhập khẩu các loại quả và hạt nhập khẩu và thị
trường Hoa Kỳ.
Các loại quả như cà chua, quả bơ, cam, nho, mận, ôliu,... và các loại hạt
như tiêu, điều, cà phê,...phải đảm bảo các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ,
chất lượng và phải được Cục kiểm tra và an toàn thực phẩm (Food Safety
Inspectation Service) thuộc Bô Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận
giám định. Ngoài ra còn có thể chịu sự kiểm soát của Cơ quan giám định thực
động vật Hoa Kỳ (APHIS) theo Đạo luật kiểm dịch thực vật, theo Cục thực
phẩm và dược phẩm FDA.
Việc cấp giấy phép nhập khẩu cho các sản phẩm quả và hạt cũng phải
tuân theo các quy định nghiêm ngặt giống như các loại rau quả tươi.
14
1.1.2.8. Quy định về kiểm soát các loại thịt và sản phẩm từ thịt đưa vào
thị trường Hoa Kỳ
Thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trước khi
được thông quan thì phải chịu sự kiểm tra của APHIS và Cục kiểm tra và an
toàn thực phẩm Hoa Kỳ, đồng thời phải đáp ứng được các quy định của Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với sản phẩm nông sản nhập khẩu.
1.1.2.9. Quy định về kiểm soát các loại gia cầm và sản phẩm từ gia cầm
đưa vào Hoa Kỳ
Các loại gia cầm và trứng gia cầm (còn sống, đã qua chế biến hoặc
đóng hộp) đều phải tuân thủ các quy định của APHIS và Cục kiểm tra và an
toàn thực phẩm Hoa Kỳ. Các sản phẩm phải được cấp giấy phép, có ký mã
hiệu và dán nhãn đặc biệt. Trong một số trường hợp phải có giấy chứng nhận
kiểm tra của nước ngoài.
1.1.2.10. Qui định dán nhãn xuất xứ đối với một số sản phẩm nông
nghiệp
Luật ghi nhãn xuất xứ (Country of Origin Labeling viết tắt là COOL)
được ban hành từ ngày 30/9/2008 bắt đầu được thực hiện từ ngày 16/3/2009.
Theo Cơ quan Dịch vụ kiểm tra và an toàn thực phẩm (Food Safety and
Inspection Service viết tắt là FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các sản
phẩm yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ bao gồm: thịt bò (kể cả bê), cừu, gà, dê,
heo ở dạng cắt và xay, rau quả tươi và đông lạnh, các loại hạt được bán trong
các cửa hàng bán lẻ, quả hồ đào (pecan), sâm và lạc.
Ngoài ra các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ còn chịu sự kiểm soát
của các quy định như Hệ thống tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis
15
Critical Controls Points)- Phân tích mối nguy cơ xác nhận điểm kiểm soát
tới hạn thuộc Quy chế kiểm dịch động thực vật của FDA, là hệ thống kiểm
soát chất lượng sản phẩm dựa trên phân tích và xác định các tiêu chuẩn
thực phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;
Quy định về thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices viết tắt
là GMP) đưa ra các quy định về an toàn trong quá trình sản xuất sản phẩm,
chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn với người sử dụng; Quy định về
trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc bảo vệ môi trường.
1.2. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
1.2.1. Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Từ tháng 9 năm 1996, Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán về
Hiệp định Thương mại. Sau 4 năm với 11 vòng đàm phán, ngày 13 tháng 7
năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (viết tắt là BTA)
được ký kết tại Washington. Dưới đây là quá trình của 11 vòng đám phán
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ :
Vòng 1: từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 9 năm 1996 tại Hà Nội
Vòng 2: từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 12 năm 1996 tại Hà Nội
Vòng 3: từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4 năm 1997 tại Hà Nội.
Phía Hoa Kỳ giao cho Việt nam dự thảo Hiệp định
Vòng 4: từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 10 năm 1997 tại
Washington.
Vòng 5: từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 5 năm 1998 tại
Washington
Vòng 6: từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 9 năm 1998 tại Hà Nội
Vòng 7: từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 3 năm 1999 tại Hà Nội
16
Vòng 8 : từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 6 năm 1999 tại
Washington
Vòng 9: từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội
Vòng 10: từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 năm 1999 tại
Washington
Vòng 11: từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 7 năm 2000 tại
Washington. Hiệp định được ký kết vào ngày 13 tháng 7 năm 2000.
1.2.2. Nội dung chính của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
1.2.2.1. Nội dung chính của Hiệp định
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ gồm 7 chương với 72 điều
và 9 phụ lục.
Chương 1. Thương mại hàng hóa: Gồm 9 điều khoản
Chương 2. Các quyền sở hữu trí tuệ: Gồm 18 điều khoản
Chương 3. Thương mại dịch vụ: Gồm 11 điều khoản
Chương 4. Phát triển các quan hệ đầu tư: Gồm 15 điều khoản
Chương 5: Tạo thuận lợi cho kinh doanh: Gồm 3 điều khoản
Chương 6: Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai
và quyền khiếu kiện: Gồm 8 điều khoản
Chương 7: Những điều khoản chung: Gồm 8 điều khoản
1.2.2.2. Nội dung Hiệp định liên quan đến hàng nông sản
Phía Việt Nam cam kết đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Hoa Kỳ về
lịch trình hạn chế số lượng nhập khẩu từ 3 đến 10 năm (kể từ ngày 10 tháng
12 năm 2001) bao gồm 69 mặt hàng: 6 mặt hàng có lộ trình 3 năm, 44 mặt
hàng có lộ trình 4 năm, 14 mặt hàng có lộ trình 5 năm, 5 mặt hàng có lộ trình
17
10 năm. Và đối với hàng xuất khẩu, có 2 mặt hàng hạn chế số lượng xuất
khẩu được ghi trong hiệp định là gạo và tấm nhưng chưa đưa vào lộ trình cam
kết cắt giảm.
Việt Nam còn cam kết lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh
và quyền phân phối hàng nông sản như sau: Về quyền kinh doanh, bao gồm
41 mặt hàng, trong đó: 1 mặt hàng có lộ trình 4 năm, 14 mặt hàng có lộ trình
3 năm, 15 mặt hàng có lộ trình 5 năm, 1 mặt hàng có lộ trình 6 năm; Về
quyền phân phối: 1 mặt hàng có lộ trình 3 năm, 25 mặt hàng có lộ trình 5
năm, 16 mặt hàng loại bỏ.
Theo cam kết, tới năm 2005 mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập
khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm xuống 10 đến 29% từ mức 30 đến 40%
trước Hiệp định. Đối với hàng nông lâm thủy sản giảm 195 dòng thuế, từ mức
35,5% xuống còn 25,7%. Ngoài ra, Việt Nam còn cam kết mở cửa thị trường
đối với một số mặt hàng nông sản mà Hoa Kỳ có thế mạnh như: bột mỳ, sữa
và các sản phẩm từ sữa, ngô, hoa quả tươi,...
Đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bên phía Hoa Kỳ
cam kết giảm thuế nhập khẩu từ 40 đến 70% xuống còn 3 đến 7% và phía
Hoa Kỳ phải thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song
phương. Riêng mặt hàng rau quả tươi được giảm thuế từ 10 đến 50% xuống
còn 3 đến 21%. Một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, hạt tiêu,... là những
mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vẫn giữ mức thuế bằng 0 hoặc có chênh lệch
không đáng kể về thuế giữa thuế MFN và non-MFN. Dưới đây là bảng thuế
MFN vào non-MFN đối với một sản phẩm nông sản và mức chênh lệch giữa
hai biểu thuế.
18
Bảng 1.2. Biểu thuế MFN và non-MFN của một số sản phẩm Nông sản và
mức chênh lệch giữa hai biểu thuế
Mặt hàng MFN Non-MFN Chênh lệch
Rau tươi (thân, lá, củ, rễ) 3% - 21% 10% - 50% 7% - 39%
Rau quả chế biến
Riêng đậu phộng chế biến
0% - 25,7%
135,7%
20% - 67%
155%
20% - 41,3%
19,3%
Nấm 1,8% 45% 43,2%
Đào lộn hột 3,2% 35% 31,8%
(Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ)
Ngoài ra, hai nước cùng cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn của WTO về
vệ sinh an toàn thực phẩm, về kỹ thuật, các thước đo về chất lượng, vệ sinh
được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia và trong chừng mực cần thiết với
những mục đích chính đáng như bảo vệ con người, cuộc sống động thực vật.
Về việc cấp giấy phép nhập khẩu, phía Việt Nam cam kết loại bỏ các
thủ tục cấp giấy phép tùy ý, thực hiện theo quy định của WTO. Còn phía Hoa
Kỳ cam kết cung cấp giấy phép cho các công ty Việt Nam khi có yêu cầu, phù
hợp với Luật thương mại Hoa Kỳ.
1.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa
Kỳ
1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung
Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên nhân lực cùng với truyền thống,
kinh nghiệm làm nông nghiệp, hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của
Việt Nam đã có những bước phát triển lớn như mở rộng thị trường ra khoảng
19
50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc, Đông Âu, các nước ASEAN.... với mức tăng trưởng về kim ngạch cũng
như mặt hàng xuất khẩu ra thị thị trường thế giới. Trong tỷ trọng hàng hóa
xuất nhập khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới thì xuất khẩu hàng nông
sản vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, thể hiện được tầm quan trọng của ngành sản
xuất và xuất khẩu nông sản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy
nhiên, còn nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa thực sự có chỗ đứng
trên thị trường thế giới, chưa tạo được tác động chi phối tới thị trường thế giới
và còn gặp nhiều khó khăn khi xâm nhập các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ,
Nhật Bản,... do còn có nhiều hạn chế trong việc chế biến, bảo quản và khả
năng đáp ứng các yêu cầu, quy định của các quốc gia nhập khẩu. Bên cạnh
đó, hàng nông sản của Việt Nam còn gặp phải những sự canh tranh gay gắt từ
các quốc gia khác như Thái Lan, Philippines, Brazil, Trung Quốc,...
1.3.1.1.Kim ngạch xuất khẩu
a. Giai đoạn từ năm 1996 tới năm 2000
Giai đoạn này, hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Thời kỳ 1995
- 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản bình quân chiếm khoảng 70% và
hàng thủy sản chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm, thủy sản. Trong đó, xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng
23,8%), thứ hai là cà phê (13,5%), tiếp đến hạt điều (4,4%) và cao su
(3,2%), còn rau quả thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ từ 0,5 đến 1,4%), chưa
tương xứng với tiềm năng của ngành. Nhưng nếu xét về tốc độ gia tăng kim
ngạch xuất khẩu thì rau đứng thứ nhất, kim ngạch năm 1998 mới chỉ đạt
20
được 53,4 triệu USD thì năm 1999 đã là 104,9 triệu USD và năm 2000 là
204,5 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 1999.
Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị: Triệu USD
Đứng thứ hai là hạt tiêu với chỉ số tăng là 51%, tuy có sự suy giảm vào
năm 1998 so với năm 1997 là 67,23 triệu USD xuống 64,5 triệu USD nhưng
đến năm 1999 và 2000 thì lại có sự tăng mạnh về sản lượng cũng như giá trị
xuất khẩu với giá trị xuất khẩu năm 1999 là 137,26 triệu USD và năm 2000 là
145,93 triệu USD, rồi đến cà phê là 28% và cao su là 22%. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 là gạo, cà phê, hạt điều, đây
là những mặt hàng xuất khẩu với sản lượng lớn, thu về nhiều ngoại tệ.
90.2
71.2
53.4
104.9
204.56
0
50
100
150
200
250
Kim ngạch
(Triệu USD)
1996 1997 1998 1999 2000
Năm
21
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị: Nghìn Tấn
Triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000
Gạo
Sản lượng 3.234,5 3.575 3.748,8 4.508,2 3.476,7
Giá trị 854,63 875,56 1024 1025,1 667,35
Cà phê
Sản lượng 283,7 391,6 381,8 482,46 733,94
Giá trị 400,26 493,71 593,8 585,3 501,45
Chè
Sản lượng 20,8 32,9 33,21 36,44 55,66
Giá trị 29 48,81 50,5 45,15 69,61
Hạt tiêu
Sản lượng 25,33 24,7 15,1 34,78 37
Giá trị 46,75 67,23 64,5 137,26 145,93
Hạt điều
Sản lượng 16,6 33,3 25,2 18,39 34,2
Giá trị 75,6 133,33 116,95 109,75 167,32
Lạc nhân
Sản lượng 127,14 86,4 86,8 55,54 76,25
Giá trị 69,96 46,3 42,1 32,75 41,04
Rau quả Giá trị 90,2 71,2 53,4 104,9 204,56
Cao su
Sản lượng 194,5 194,2 191 265,33 273,4
Giá trị 262,23 90,85 127,5 146,84 166,02
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Quy hoạch - Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông
thôn)
Trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản thì bên cạnh những
hạn chế về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm còn thấp, sản lượng xuất
khẩu chưa ổn định, hàng hóa chưa có thị phần thì các sản phẩm nông sản của
Việt Nam khi xuất khẩu còn gặp phải các trở ngại về giá. Trong giai đoạn
này, giá cả của thị trường thế giới luôn luôn biến động, gây bất lợi cho hoạt
22
động xuất khẩu hàng nông sản của nước ta. Khối lượng nông sản xuất khẩu
giai đoạn này tuy có tăng lên qua các năm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu
lại không tăng lên tương xứng. Có những mặt hàng có sự gia tăng về sản
lượng xuất khẩu nhưng do giá bán thấp nên kim ngạch xuất khẩu lại giảm
xuống như cà phê năm 1998 có sản lượng xuất khẩu là 381,8 nghìn tấn, năm
1999 sản lượng tăng lên là 482,46 nghìn tấn và năm 2000 là 733,94 nghìn tấn
nhưng do giá giảm nên giá trị xuất khẩu lại giảm từ 593,8 triệu USD năm
1998 xuống còn 585,3 triệu USD năm 1999 và 501,45 triệu USD năm 2000;
năm 1999 gạo của ta xuất khẩu được 4,5 triệu tấn tức là tăng khoảng 20% so
với năm 1998, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng lên khoảng 0,1%, từ 1024
triệu USD lên 1025,1 triệu USD. Đặc biệt trong năm 2000, giá cà phê và gạo
của thế giới giảm mạnh làm cho giá bán cà phê thấp hơn giá thành sản xuất,
giá bán lúa bằng với giá thành sản xuất. Có nhiều nguyên nhân khiến giá bán
nông sản Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia khác như chất lượng chưa
đạt yêu cầu nên bị ép giá, các hạn chế về bảo quản, chế biến, chủng loại sản
phẩm. Ví dụ như giá gạo 5% tấm của Việt Nam theo giá FOB luôn thấp hơn
so với giá FOB quốc tế như năm năm 1996 giá FOB Bangkok là 362 USD/tấn
nhưng giá của Việt Nam chỉ là 342 USD/tấn, sang năm 1997 là 364 USD/tấn
và 345 USD/tấn (Nguồn: Bộ Thương mại và FAO Facsimile Tranmision
1999). Hay như giá cà phê của Việt Nam cũng luôn thấp hơn giá thị trường
quốc tế do loại cà phê Việt Nam sản xuất và xuất khẩu là loại Robusta, là loại
cà phê có giá thấp hơn so với Arabica là loại cà phê được thị trường thế giới
ưa chuộng.
b. Giai đoạn từ năm 2001 tới nay
Giai đoạn này Việt Nam được đánh giá là nhà xuất khẩu hàng đầu về
gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu… với sản lượng và giá trị của các mặt hàng
23
này đều có sự tăng trưởng so với thời kỳ trước. Đặc biêt, công nghiệp chế
biến nông sản của Việt Nam giai đoạn này đã có những bước phát triển
vượt bậc, nhiều nhà máy đã trang bị các dây chuyền công nghệ hiện đại
giúp tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế
giới. Như năm 2005, xuất khẩu cà phê và hạt tiêu của Việt Nam đã đứng
thứ nhất trên thị trường thế giới với sản lượng xuất khẩu của cà phê là
892,4 nghìn tấn, chiếm khoảng từ 9 đến 13% thị phần thế giới và hạt tiêu là
108,9 nghìn tấn, chiếm tới 50% thị phần thế giới. Đứng thứ hai là gạo và
hạt điều, với sản lượng xuất khẩu gạo khoảng 5 triệu tấn, chiếm 16% thị
phần thế giới và sản lượng hạt điều là 108,9 nghìn tấn, chiếm 28% thị phần
thế giới. Đến năm 2009 thì hạt điều của Việt Nam đã chiếm 37% thị phần
thế giới.
Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong giai đoạn 2001 - 2008
Đơn vị: Nghìn Tấn
Triệu USD
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Gạo
Sản
lượng
3.729 3.240 3.813 4.087 5.251 4.643 4.558 4.742
Giá trị 624,7 725,5 720,5 950,4 1.407 1.275 1.911 2.894
Cà
phê
Sản
lượng
931,2 718,6 749,2 974,7 892,4 980,9 1.229 1.059
Giá trị 391,3 322,3 504,8 641 735,5 1.217 1.911 2.111
Chè
Sản
lượng
68,22 74,81 59,8 99,35 87,92 105,6 114,4 104,5
Giá trị 78,40 82,52 59,85 95,55 96,93 110,4 130,8 146,9
24
Tiếp bảng 1.4.
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Hạt
tiêu
Sản
lượng
57,02 76,61 74,12 111,7 108,9 116,7 - -
Giá trị 91,24 107,2 104,9 154,4 150,5 190,4 271 311,2
Hạt
điều
Giá trị 151,7 208,9 284,5 435,9 501,5 503,8 653,9 911
Lạc
nhân
Sản
lượng
78,16 105,1 82,71 44,85 54,51 14,24 36,75 14,29
Giá trị 38,15 50,8 47,97 27,06 32,93 10,47 30,84 13,56
Rau
quả
Giá trị 329,9 201,2 151,47 178,8 235,5 259,1 305,6 407
Cao
su
Sản
lượng
308,1 448,6 433,1 513,2 587,1 707,9 714,9 658,3
Giá trị 165,9 267,8 377,9 596,9 804,1 1.286 1.393 1.603
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Ngoài ra, các sản phẩm nông sản khác như cao su, rau quả, chè,... cũng
có tốc độ tăng trưởng cao, mang về kim ngạch xuất khẩu lớn. Thời gian gần
đây các mặt hàng gạo, cà phê, chè, hạt điều, rau quả, hạt tiêu, cao su đã trở
thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong đó có các mặt
hàng đã đạt được kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo với kim ngạch
năm 2005 là 1,4 tỷ USD, năm 2008 đã là 2,8 tỷ USD; cà phê với kim ngạch
năm 2006 là 1,2 tỷ USD, sang năm 2008 là 2,1 tỷ USD và cao su có kim
ngạch năm 2008 là 1,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay thì nền công
nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế như các cơ
25
sở chế biến thường mang tính tự phát với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, lao
động có trình độ thấp,... đã khiến cho tỷ lệ sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn
quốc tế chỉ chiếm khoảng 1% đến 5% tổng sản lượng. Điều đó cũng gây ảnh
hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như tiềm năng phát triển của hoạt
động xuất khẩu nông sản, ví dụ như gạo của Việt Nam, tuy đứng thứ hai thế
giới về sản lượng xuất khẩu, chỉ sau Thái Lan nhưng theo nghiên cứu của
Viện cơ điện Nông nghiệp thì phải 15 đến 20 năm nữa chúng ta mới có thể
theo đạt được trình độ công nghệ của Thái Lan hiện nay. Cũng do thiếu công
nghệ nên hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô hoặc
sơ chế vì vậy sẽ làm cho giá bán của sản phẩm thấp, không đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng cao của thị trường thế giới. Có thể lấy ví dụ về sản phẩm chè và
cà phê, hiện nay thế giới đang có xu hướng tiêu dùng chề gói nhúng uống liền
và cà phê hòa tan nhưng Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu chè búp khô và cà
phê nhân khô hay như các sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu
là cao su mủ khô trong khi thế giới đã chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm cao
su kỹ thuật. Hơn nữa với công nghệ lạc hậu sẽ gây ra tổn hao nguyên liệu
nhiều mà thành phẩm thu về ít, gây tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh
của hàng nông sản Việt Nam. Khi tổn hao nhiều nguyên liệu sẽ làm cho giá
thành của sản phẩm tăng cao, sản phẩm sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh về
giá. Không chỉ vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến các quốc gia khác trở
thành khách hàng của Việt Nam khi họ chỉ mua các sản phẩm thô và sơ chế,
sau đó về chế biến và tái xuất, thu được phần giá trị tăng thêm. Chính vì
nguyên nhân này mà sản lượng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng nhưng giá trị
xuất khẩu thì không tăng lên tương ứng.
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi công nghệ sản xuất, bảo quản mà hàng
nông sản của Việt Nam còn chịu tác động của giá cả nông sản thế giới. Năm
26
2008, 2009 thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cũng như
nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia giảm xuống làm ảnh hưởng tới khả năng
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung, hàng nông sản nói riêng. Bị tác
động bởi khủng hoảng, năm 2008, sản lượng chè, cà phê, cao su xuất khẩu
của Việt Nam đều giảm xuống so với năm 2007 và tới năm 2009 thì do khủng
hoảng và việc các quốc gia đều được mùa nên đã làm giá nông sản của Việt
Nam giảm xuống, khiến cho kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản
giảm mạnh. Đối với mặt hàng cà phê, là một trong các mặt hàng chủ lực của
xuất khẩu nông sản Việt Nam thì thời gian gần đây đang gặp rất nhiều khó
khăn, chỉ tính riêng năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 thì cà phê xuất
khẩu của Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị. Giai đoạn này được gọi
là “báo động đỏ” đối với ngành cà phê do giá xuất khẩu cà phê hiện nay đang
xuống rất nhanh, từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010, ngành cà phê
đã xuất 450 nghìn tấn cà phê nhân, chỉ giảm 20% về sản lượng so với cùng kì
năm trước nhưng về giá lại giảm đến gần 40%.
Tuy nhiên, sang đến những tháng đầu năm 2010 thì một số mặt hàng
nông sản đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng về xuất khẩu như hạt tiêu,
tính đến tháng 3 năm 2010 nước ta xuất khẩu được 9 nghìn tấn hạt tiêu, đạt
kim ngạch là 23 triệu USD, lượng tiêu xuất khẩu cả quý 1 năm 2010 đạt 23
nghìn tấn, kim ngạch gần 66 triệu USD, tăng 1,54% về kim ngạch so với cùng
kỳ năm trước, hay như trong 2 tháng đầu năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu
chè đã tăng 33%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 21,5%, cao su tăng 64,8%,
sản phẩm từ cao su tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2009 do giá của các sản
phẩm nông sản xuất khẩu đã tăng lên, như hạt tiêu tăng 17%, gạo tăng 24%,
cao su tăng 86%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 92%.
27
1.3.1.2. Mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là gạo, cà phê, hạt tiêu,
hạt điều, cao su, chè. Trong đó thì mặt hàng điều và hạt tiêu đang là mặt hàng
có sức phát triển mạnh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam. Theo
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) thì năm 2008 Việt Nam đã leo lên vị trí số
1 thế giới về xuất khẩu điều nhân và sang năm 2009 Việt Nam vẫn duy trì
được vị trí số 1 này. Hạt điều của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa
Kỳ với 30% sản lượng, thứ hai là Trung Quốc với 20% sản lượng, châu Âu
với 20%, còn lại là xuất khẩu sang thị trường Nga, các nước Trung Đông,
Nhật Bản. Hạt tiêu của Việt Nam cũng đang đứng đầu thế giới về sản xuất và
xuất khẩu, trong 24 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam thì hiện
nay Hoa Kỳ và Đức là 2 thị trường chiếm kim ngạch cao với kim ngạch xuất
khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ tháng 1 năm 2010 đạt gần 3,8 triệu USD, chiếm
16,1% tổng kim ngạch và Đức nhập khẩu 3,51 triệu USD, chiếm 14,97% tổng
kim ngạch, tiếp theo là 2 thị trường Ấn Độ và Hà Lan cũng đạt kim ngạch cao
trên 1 triệu USD. Xếp sau hạt điều và hạt tiêu là mặt hàng gạo và cà phê hiện
đang đứng thứ hai thế giới. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ sau Brazil với
sản lượng của niên vụ 2008 - 2009 chiếm tới 14,4% tổng sản lượng cà phê
toàn cầu. Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam thì năng suất cà phê hàng
năm của Việt Nam ổn định ở mức 1 triệu tấn/500 nghìn ha và nước ta hiện có
khoảng 1,24 triệu ha cà phê. Xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đứng thứ 2
thế giới, chỉ sau Thái Lan và sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm
khoảng 15% tới 16% thị phần gạo thế giới. Hiện nay thì giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo của Thái Lan nên gạo của Việt Nam
có khả năng cạnh tranh cao đối với gạo Thái Lan. Theo Tổ chức Nông -
Lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization, viết tắt là FAO),
28
xuất khẩu gạo của Việt Nam đang rất thuận lợi nhờ trúng mùa, giá cả giảm và
kho dự trữ dồi dào. Với mặt hàng cao su thì hiện nay Việt Nam là nước xuất
khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới, đứng sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
70% lượng cao su xuất khẩu của nước ta là sang Trung Quốc, các thị trường
xuất khẩu quan trọng khác bao gồm Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga,
Đài Loan, Mỹ, Nhật và EU. Chè cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam và hiện xuất khẩu chè của Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới, trong đó
chủ yếu là chè đen, chiếm tới 80% lượng chè xuất khẩu. Các quốc gia nhập
khẩu chè của Việt Nam đó là Đài Loan, đứng đầu với 17% sản lượng xuất
khẩu của Việt Nam, tiếp đến là Nga, Irắc, Pakistan, Đức và Singapore.
Bên cạnh đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng
đa dạng với sản lượng và giá trị xuất khẩu thường tăng lên năm sau cao hơn
năm trước như rau quả, lạc nhân, sắn và các sản phẩm từ sắn, quế,... Trong đó
phải kể đến rau quả với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và con người, hoạt
động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam những năm qua đã có
những thành tựu đáng kể với giá trị xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, năm
2007 mới chỉ xuất khẩu 305,6 triệu USD, sang tới năm 2008 là 407 triệu
USD, tăng 33,18%. Ngoài ra các mặt hàng như lạc, quế cũng đang có sự tiến
bộ qua các năm và vừa qua chúng ta đã xuất khẩu được thêm nhiều loại mặt
hàng mới như thanh long, nhãn, chôm chôm, vải,...
1.3.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn với dân số khoảng 300 triệu người
lại có thu nhập đầu người rất cao đang là một thị trường đầy tiềm năng với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của hàng nông sản nói riêng.
29
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ với nhau, Việt Nam luôn nỗ lực
phát triển hoạt động ngoại giao và xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ.
Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam trong những năm
gần đây tăng lên rất nhanh cả về mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu. Hoa Kỳ
đang dần trở thành quốc gia bạn hàng số 1 của Việt Nam với tổng kim ngạch
nhập khẩu từ Việt Nam năm 2009 là 11,4 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu nông
sản sang Hoa Kỳ cũng đang đươc các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và
phát triển.
1.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
a. Trước khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Sau khi Việt Nam giải phóng năm 1975, Hoa Kỳ đã chấm dứt quan hệ
buôn bán với Việt Nam, cấm vận về kinh tế cũng như các lĩnh vực khác với
Việt Nam cho tới năm 1994. Trong thời kỳ cấm vận tuy hàng hóa Việt Nam
vẫn vào Hoa Kỳ thông qua một số con đường trung gian nhưng kim
ngạch xuất nhập khẩu rất nhỏ. Đến năm 1993, khi tổng thống Bill
Clinton tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và tới
ngày 3 tháng 2 năm 1994 thì Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ cấm vận Việt Nam
và tháng 4 năm 1996, Hoa Kỳ trao cho Việt Nam bản yếu tố bình thường
hóa quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam thì mối quan hệ kinh tế
nói chung và quan hệ xuất nhập khẩu nói riêng giữa hai quốc gia mới bắt
đầu phát triển.
Giai đoạn đầu của quan hệ thương mại, hàng hóa của Việt Nam
xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là nông sản và nguyên liệu thô do Việt
Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có thể huy động được các nguồn
lực có sẵn như nhân công, đất đai,... Hơn nữa sản xuất và xuất khẩu các
30
mặt hàng này rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam lúc đó do không yêu
cầu nhiều vốn, kỹ thuật, công nghệ. Trong đó, nông sản là một trong năm
nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ, bên cạnh
dệt may, đồ gỗ, thủy sản và giày dép. Xét về các mặt hàng nông sản của Việt
nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lúc đó thì cà phê, chè, hạt điều, gia vị là những
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn do thị trường Hoa Kỳ nhiều nhu cầu và
thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này thấp, thậm chí với một số mặt hàng
như cà phê, hạt điều, chè thì thuế nhập khẩu bằng 0. Chúng ta có thể thấy rõ
điều đó thông qua bảng số liệu dưới đây về kim ngạch xuất khẩu nông sản
sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996 - 2000.
Bảng 1.5. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị: Tấn
Triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000
Gạo
Sản lượng 356.940 304.760 153.930 22.340 61.040
Giá trị 100,24 63,5 39,03 4,95 10,66
Cà phê
Sản lượng 24.106 55.699 56.265 51.810 52.176
Giá trị 32,51 75,23 86,31 59,21 69,93
Chè
Sản lượng 91 63 11 658 452
Giá trị 0,05 0,09 0,01 0,57 0,37
Hạt tiêu
Sản lượng - - - 2102 1063
Giá trị - - - 9,02 7,08
Hạt điều
Sản lượng 2.776 3.422 3.738 3.635 9.389
Giá trị 12,49 14,65 16,74 21,18 44,70
31
Tiếp bảng 1.5
1996 1997 1998 1999 2000 1996
Lạc nhân
Sản lượng - - - - 36
Giá trị - - - - 0,02
Rau quả Giá trị 1,23 5,30 2,56 3,21 2,18
(Nguồn: Vụ kế hoạch và Quy hoạch - Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn)
Cà phê là mặt hàng giữ vị trí số một về xuất khẩu của Việt Nam sang
Hoa Kỳ và là một trong năm mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam trong giai đoạn 1995 - 1999. Do Hoa Kỳ hoàn toàn miễn thuế nhập khẩu
và không phân biệt đối xử với sản phẩm cà phê nhập khẩu nên Việt Nam đã
tăng cường xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ. Trong hai năm 1994, 1995
là hai năm sau khi bỏ cấm vận thì cà phê xuất khẩu của Việt Nam có tỷ trọng
về giá trị trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng rất cao,
năm 1994 là 59,4% và sang năm 1995 đã là 72,97%. Các năm sau tuy tỷ trọng
có giảm do giá giảm nhưng cà phê vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam thời kỳ này. Tuy nhiên cà phê của Việt Nam lại chịu
ảnh hưởng rất lớn từ giá cà phê thế giới cộng thêm những tác động của điều
kiện tự nhiên khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng lên
nhưng lại không đồng đều, năm 1996 lượng cà phê xuất khẩu được là 24.106
tấn, đem về cho Việt Nam 32,51 triệu USD, sang năm 1997 là 55.699 tấn đem
về 75,23 triệu USD, năm 1998 tiếp tục tăng lên 56.265 tấn và 86,31 triệu
USD nhưng đến năm 1999 và 2000 thì sản lượng lại giảm xuống còn 51.810
tấn và 52.176 tấn tương ứng với giá trị xuất khẩu là 59,21 và 69,93 triệu USD.
Thêm vào đó giai đoạn này Việt Nam sản xuất và xuất khẩu loại cà phê
Robusta, không được ưa chuộng và giá bán thấp nên sự tăng lên về giá trị
32
xuất khẩu của cà phê của Việt Nam còn thấp so với sự tăng lên về sản lượng
xuất khẩu.
Mặt hàng nông sản chủ lực thứ hai mà Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ giai đoạn này là hạt điều. Sản lượng và giá trị xuất khẩu của hạt điều Việt
Nam sang Hoa Kỳ tăng đều qua các năm và đặc biệt tăng nhanh trong năm
2000. Từ năm 1996 tới năm 2000, sản lượng điều xuất khẩu đã tăng từ 2.776
tấn lên 9.389 tấn với giá trị xuất khẩu tăng từ 12,49 triệu USD lên đến 44,7
triệu USD, như vậy là tăng lên gấp 3,5 lần chỉ trong vòng 4 năm
Gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn trong giai đoạn này.
Hoa Kỳ là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới do gạo Hoa
Kỳ nhập về không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn phục vụ nhu cầu tái xuất,
đảm bảo nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu của Hoa Kỳ. Ngoài
ra nhiều khách hàng Hoa Kỳ cũng mua gạo Việt Nam để xuất khẩu sang châu
Phi theo các chương trình viện trợ của chính phủ Hoa Kỳ. Mức thuế đối với
gạo nhập khẩu của Việt Nam thấp và thị trường Hoa Kỳ rộng mở đối với Việt
Nam. Nhưng do gạo Việt Nam có chất lượng chưa cao, không đảm bảo được
các yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ nên sản lượng và giá trị xuất khẩu của gạo
bị giảm đi, đặc biệt là vào năm 1999, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 22.340 tấn
gạo với giá trị xuất khẩu là 4,95 triệu USD, thấp hơn hẳn so với năm 1998,
chúng ta xuất khẩu được 153.930 tấn với giá trị là 39,03 triệu USD.
Ngoài ra còn có những mặt hàng nông sản khác cũng được xuất khẩu
nhiều sang Hoa Kỳ. Có thể kể đến đó là chè, hạt tiêu và một số mặt hàng gia
vị khác. Đối với hạt tiêu hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu một số lượng lớn hạt
tiêu chưa xay và đã xay. Tuy hạt tiêu thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê
nhưng tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lại rất cao và
33
trong tương lai còn tăng nhanh hơn nữa vì các quốc gia đứng trên Việt Nam
về xuất khẩu hạt tiêu như Trung Quốc hay Tây Ban Nha lại không có nguồn
hạt tiêu nhiều như Việt Nam. Mặt hàng chè và gia vị khác cũng đang dần
dần thâm nhập thị trường Hoa Kỳ với lợi thế là có nhiều người gốc châu Á
sinh sống tại thị trường Hoa Kỳ nên có nhu cầu lớn về sử dụng chè, gia vị
vốn là những sản phẩm truyền thống được sử dụng trong cuộc sống của
người châu Á.
Bên cạnh các mặt hàng có sự kim ngạch xuất khẩu lớn thì cũng có
những mặt hàng phải chịu thuế cao như rau quả nên việc xuất khẩu sang Hoa
Kỳ còn gặp nhiều khó khăn. Mặt hàng này bước đầu được thị trường Hoa Kỳ
chấp nhận nhưng giá rau quả của Việt Nam còn cao do chưa được hưởng
MFN và thêm một nguyên nhân nữa là rau quả nhập khẩu vào Hoa Kỳ đòi hỏi
phải là rau sạch, chất lượng cao, là một điều kiện mà rau quả xuất khẩu của
Việt Nam chưa đáp ứng được. Việt Nam còn thiếu những nhà máy chế biến
rau quả hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả sản xuất, chế biến rau quả
cho xuất khẩu còn thấp bởi vậy đây là một trong những mặt hàng có tỷ trọng
thấp trong kim ngạch. Tuy tỷ trọng xuất khẩu thấp nhưng mặt hàng rau quả
cũng là mặt hàng xuất khẩu đáng được quan tâm và phát triển do đây là mặt
hàng có tiềm năng, giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh và khá ổn định. Năm
1996 Việt Nam mới chỉ thu được 1,23 triệu USD từ xuất khẩu rau quả nhưng
năm 1997 đã tăng lên 5,3 triệu USD, tuy các năm sau có giảm so với năm
1997 nhưng vẫn có sự tăng trưởng về kim ngạch khi năm 1998 giảm xuống
2,56 triệu USD nhưng năm 1999 lại tăng lên 3,21 triệu USD.
Như vậy giai đoạn này xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có những
thành công sau khi quan hệ giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ được bình thường hóa
34
và hoạt động nông sản sẽ có khả năng phát triển cao hơn nữa trong tương lai,
đặc biệt là sau khi hai nước ký Hiệp định Thương mại.
b. Sau khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Vào ngày 13 tháng 7 năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tại Washington và Hiệp định này
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001, đánh dấu một bước
tiến quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia. Kể
từ sau khi Hiệp định có hiệu lực, thương mại giữa hai quốc gia đã có
những bước tiến đáng kể, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ đã có những thành tựu lớn, thậm chí Việt Nam đã
trở thành nước xuất siêu trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và hiện
nay Hoa Kỳ là một trong các quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của
Việt Nam. Và nằm trong các nhóm hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì nhóm
hàng nông sản cũng có những thành công đáng kể trong sản xuất, xuất
khẩu. Từ sau Hiệp định, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng lên cả
về sản lượng lẫn giá trị. Các mặt hàng như cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều,
rau quả xuất khẩu đã tăng lên nhanh chóng so với thời kỳ trước khi có
Hiệp định Thương mại. Trong đó các mặt hàng như cà phê, hạt tiêu, hạt
điều, chè tuy không chịu ảnh hưởng từ những thay đổi về thuế nhập khẩu
do từ trước đã có thuế nhập khẩu là 0% nhưng do chất lượng tăng lên, có
công nghệ hiện đại nhờ được đầu tư tăng lên theo cam kết của Hiệp định
Thương mại nên sản lượng cũng như giá trị lớn hơn giai đoạn trước. Còn
những mặt hàng được hưởng lợi ích từ thuế MFN như rau quả, gạo, cao su
nên giá giảm xuống, làm tăng sức cạnh tranh với hàng hóa các nước khác
tại thị trường Hoa Kỳ.
35
Bảng 1.6. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 - 2009
Đơn vị: Nghìn Tấn
Triệu USD
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Gạo
Lượn
g
46,3 21,6 - 0,89 - 1,04 1,32 2,62 -
Giá
trị
7,15 5,69 - 0,24 - 0,4 0,52 1,61 -
Cà
phê
Lượn
g
147,
1
90,1
109,
4
135,
4
117,
7
130,
9
134,
9
106,
4
128,
1
Giá
trị
60,0
1
39,5 73,1 88,8 97,5
166,
4
212,
7
210,
8
196,
7
Chè
Lượn
g
1,03 2,25 1,33 2,49 1,26 2,09 3,63 3,76 5,35
Giá
trị
0.79 1,74 1,04 1,61 1,03 1,58 2,43 3,02 5,73
Hạt
tiêu
Lượn
g
3,18 11,2 10,6 18,8 19,8 17,7 6,74
13,5
7
14,8
Giá
trị
5,41 16,8 15,9 27,3
29,0
3
30,0
5
20,7
4
46,6 43,6
Lạc
nhâ
n
Lượn
g
- - -
0,01
4
- - - - -
Giá
trị
- - -
0,01
7
- - - - -
Rau
quả
Giá
trị
1,97 5,94 8,07 14,9
13,1
6
18,4 20,3
19,4
5
21,6
8
36
Hạt
điều
Lượn
g
12,9 20,9 29,1 44,1 34,9 41,6 51,9 48,6 53,2
Giá
trị
44,1 71,5 99,8
177,
8
156,
9
166,
8
227,
8
267,
7
155,
2
Cao
su
Lượn
g
3,94
16,4
8
12,2
5
16,0
6
19,2
1
17,3
6
22,8
3
20,1
7
18,7
4
Giá
trị
2,13
10,1
1
10,8
4
16,8
9
24,7
5
27,8
8
39,1
2
43,3
4
28,5
2
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hoa Kỳ hiện là một trong những nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn
nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là 196,7 triệu USD, đứng
thứ hai trong các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam chiếm 11,36% tổng
kim ngạch cà phê của Việt Nam xuất khẩu, chỉ sau Đức với 11,66% kim
ngạch. Có thể thấy Hoa Kỳ là một thị trường lớn cho ngành cà phê Việt Nam
khai thác, số lượng cà phê một người dân Hoa Kỳ tiêu dùng một năm có thể
từ 4 tới 5 kg, tương đương với khoảng 2 cốc/ngày. Biết được đặc điểm đó, các
doanh nghiệp kinh doanh cà phê đã coi thị trường Hoa Kỳ là một thị trường
trọng điểm, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ,
điển hình là năm 2001 sản lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ tăng đột biến so với năm 2000, từ 52,176 nghìn tấn tăng lên 147,1 nghìn
tấn và mặc dù bị giảm xuống 90,1 nghìn tấn vào năm 2002 do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng thừa trên thế giới nhưng đến năm 2003 lại tăng lên 109,4
nghìn tấn. Tuy nhiên kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ
2 năm gần đây lại đang có dấu hiệu khó khăn khi năm 2009 đã có sự sụt giảm
so với kim ngạch năm 2008 là 210,8 triệu USD, một phần là do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân
37
cũng như rắc rối của hệ thống ngân hàng làm hạn chế khả năng thanh khoản
của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, nhiều đối tác ở Hoa
Kỳ đã không mở được LC, và một phần là do giá cà phê năm 2009 giảm 32%
so với năm 2008. Và tới những tháng đầu năm 2010 thì kim ngạch cà phê vẫn
đang có xu hướng giảm xuống.
Đứng ngay sau hạt tiêu về kim ngạch xuất khẩu là hạt điều. Năm 2009,
Hoa Kỳ là nước đứng thứ hai về nhập khẩu hạt điều Việt Nam, chỉ sau Trung
Quốc. Kim ngạch của hạt điều xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh khi năm
2001 sản lượng xuất khẩu mới chỉ là 12,9 nghìn tấn nhưng tới năm 2009 đã là
53,2 nghìn tấn, tức là tăng hơn 4 lần. Tuy rằng hiện nay việc xuất khẩu điều
cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng Hoa Kỳ
vẫn đang nằm trong sáu nước nhập khẩu hạt điều Việt Nam với kim ngạch
trên 1 triệu USD, cụ thể là đến tháng 2 năm 2010 thì kim ngạch nhập khẩu
điều Việt Nam của Hoa Kỳ là 8,79 triệu USD. Mặt hàng tiếp sau có kim
ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn là hạt tiêu. Trong 24 thị trường nhập khẩu
chính của Việt Nam về hạt tiêu thì hiện Hoa Kỳ đang đứng thứ nhất, cụ thể là
trong tháng 1 năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ đạt gần
3,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng kim ngạch; tăng 9,46% so với tháng 12 năm
2009 và tăng 61,97% so với cùng kỳ năm 2009. Trong những năm gần đây thì
sản lượng hạt tiêu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ luôn tăng với tốc độ khá
nhanh cộng với giá hạt tiêu cũng đang có xu hướng tăng lên nên giá trị xuất
khẩu hạt tiêu của Việt Nam nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng
luôn có sự tăng trưởng năm sau so với năm trước. Có thể thấy được sự tăng
trưởng đó qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu vào Hoa Kỳ
giai đoạn 2001 - 2009
38
5.41
16.8 15.9
27.3 29.03 30.05
20.74
46.6
43.6
0
10
20
30
40
50
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
K
im
n
gạ
ch
(
T
ri
ệu
U
SD
)
Ngoài 3 mặt hàng nói trên thì các mặt hàng như cao su, chè, rau quả
cũng là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, đem về nhiều ngoại tệ.
Đặc biệt là rau quả, giá trị rau quả xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong
những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh, năm 2001 giá trị xuất khẩu
rau quả sang thị trường Hoa Kỳ là 1,97 triệu USD và đến năm 2009 là 21,68
triệu USD, tăng gần 21 lần trong vòng 8 năm.
Nhưng bên cạnh những thành công của các mặt hàng nói trên thì mặt
hàng gạo lại có sự suy giảm về kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần
đây do những nguyên nhân như chất lượng gạo không đảm bảo đáp ứng được
các yêu cầu của Hoa Kỳ đồng thời lại phải cạnh tranh với gạo từ Trung Quốc
và Thái Lan và Hoa Kỳ đang có sự thắt chặt về nhập khẩu gạo từ nước ngoài.
1.3.2.2. Mặt hàng xuất khẩu
Hiện nay những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ đó là cà phê,
hạt điều, hạt tiêu, chè,... là những mặt hàng ngày càng có chỗ đứng trên thị
trường Hoa Kỳ. Đây là những mặt hàng có tiềm năng và thế mạnh của Việt
39
Nam, đã và đang khẳng định vị trí tại thị trường thế giới nói chung, thị trường
Hoa Kỳ nói riêng. Trong đó, Hoa Kỳ đang là đối tác quan trọng của Việt Nam
về nhập khẩu hạt điều khi 30% sản lượng hạt điều Việt Nam được xuất khẩu
sang Hoa Kỳ. Mặt hàng hạt tiêu cũng là mặt hàng đáng quan tâm và phát triển
trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vì hiện nay Hoa Kỳ đang
là một trong những nước dẫn đầu về sản lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Việt
Nam, tính đến đầu năm 2010 thì Hoa Kỳ đang là quốc gia xếp thứ nhất trong
số các quốc gia nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam, trong đó chủ yếu là tiêu thụ
cà phê Arabica, chiếm tới 70% tổng sản lượng cà phê nhập khẩu. Bên cạnh đó
thì các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm đã qua chế biến cũng đang dần chiếm
được vị trí tại thị trường Hoa Kỳ do Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu rất
nhiều thực phẩm chế biến từ thịt, tôm, cá với mức nhập khẩu tăng trung bình
từ 20% tới 30% mỗi năm.
Ngoài ra thì gần đây Việt Nam đã có thêm nhiều mặt hàng mới thâm
nhập thị trường Hoa Kỳ như thanh long, nhãn, chôm chôm, vải. Đây là những
mặt hàng tiềm năng mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ trong những năm tới.
1.4. Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ
1.4.1. Tác động tích cực
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã đem lại các tác động tích
cực đối với nền kinh tế - thương mại Việt Nam như sau:
40
Thứ nhất là thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm xuống tạo điều kiện
thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là đối
với các mặt hàng được giảm thuế nhiều như rau quả, trước khi có Hiệp định
thuế non-MFN đối với rau quả khoảng 50% nhưng sau Hiệp định, thuế MFN
đối với rau quả giảm xuống chỉ còn khoảng 3% đến 7% đã giúp cho giá rau
quả Việt Nam giảm xuống, tăng sức cạnh tranh của mặt hàng này tại thị
trường Hoa Kỳ.
Thứ hai là các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Hoa Kỳ được tăng lên. Nhờ có những cam kết trong Hiệp định
Thương mại nên nhiều mặt hàng của Việt Nam trước đây bị hạn chế hoặc cấm
nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã được phép nhập khẩu. Gần đây nhất Việt Nam đã
có được giấy phép cho thanh long, nhãn, chôm chôm, vải được nhập khẩu vào
Hoa Kỳ.
Thứ ba là có được sự cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp
nước khác tại thị trường Hoa Kỳ. Khi hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế
MFN sẽ giúp giá cả thấp hơn, tăng được khả năng cạnh tranh về giá đối với
các quốc gia khác. Hơn nữa, theo cam kết của Hiệp định, sự đối xử với hàng
hóa Việt Nam cũng công bằng hơn, tạo được sự bình đẳng cho hàng hóa Việt
Nam đối với hàng hóa các nước khác.
Thứ tư là được tiếp nhận nhiều công nghệ mới áp dụng trong sản xuất,
chế biến, bảo quản và xuất khẩu nông sản. Theo Hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ thì các hoạt động đấu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng được
phát triển, nhờ đó Việt Nam thu hút được vốn đầu tư, công nghệ hiện đại để
phát triển các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản.
41
Thứ năm là Hiệp định thương mại đã tạo ra sự chuyển biến về nhận
thức trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đồng thời buộc Việt Nam phải
điều chỉnh, cải cách thủ tục hành chính, chính sách kinh tế đối với nông
nghiệp theo xu hướng tự do hóa thương mại, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu
hàng nông sản, mở rộng thị trường nước ngoài.
1.4.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực thì Hiệp định thương mại cũng đem lại
các tác động tiêu cực như:
Một là, do Hoa Kỳ đánh thuế thấp vào mặt hàng nguyên liệu đầu vào
nên nhiều doanh nghiệp đã vì lợi ích trước mắt mà tích cực xuất khẩu nguyên
liệu thô và sơ chế. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên
thiên nhiên của Việt Nam đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
khi giá của các loại nguyên liệu thô và sơ chế rất thấp, cho dù sản lượng xuất
khẩu có tăng lên thì giá trị xuất khẩu cũng không tăng lên.
Hai là, cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa sản xuất tại Hoa Kỳ, với
các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Việt Nam nhận được sự đối xử bình đẳng về hàng
hóa nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên do hàng hóa của Hoa Kỳ và
của các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, một số nước
ASEAN,...thường có chất lượng tốt hơn của Việt Nam lại được hưởng MFN
trước Việt Nam nên đã chiếm sẵn thị phần tại thị trường Hoa Kỳ khiến việc
các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ cũng như
để cạnh tranh được với các hàng hóa của Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã có
mặt sẵn tại Hoa Kỳ là tương đối khó khăn.
42
Ba là, các mặt hàng Hoa Kỳ có lợi thế được phép nhập khẩu vào Việt
Nam. Theo như Hiệp định đã ký thì Việt Nam cam kết mở cửa cho các mặt
hàng của Hoa Kỳ, đặc biệt là các mặt hàng mà Hoa Kỳ có lợi thế, điều này
gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh
với hàng hóa của Hoa Kỳ vốn có chất lượng tốt hơn.
Bốn là, hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của
thị trường Hoa Kỳ. Khi hàng hóa không đáp ứng được có thể dẫn đến sụt
giảm về kim ngạch. Ví dụ: mặt hàng gạo...Thị trường Hoa Kỳ là một thị
trường khó tính với các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn dịch tễ rất
chặt chẽ cộng thêm sự cam kết của hai quốc gia về việc tuân thủ theo các
tiêu chuẩn kỹ thuật của WTO đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, do đó
muốn thâm nhập được thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần hết
sức chú ý trong khâu sản xuất, đóng gói và bảo quản hàng hóa để đảm bảo
đáp ứng được các yêu cầu của thị trường khó tính này.
43
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -
HOA KỲ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong hoạt động xuất
khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ.
2.1.1. Thuận lợi
Như đã nói ở trên, Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã đem lại
một số tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ. Dựa vào các tác động tích cực đó có thể thấy được
những thuận lợi hay cơ hội mà việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam có
được, đó là:
Thứ nhất, do được hưởng ưu đãi nên có nhiều hơn các cơ hội tiếp cận
và mở rộng thị trường. Trước khi có Hiệp định, hàng hóa Việt Nam nói chung
và hàng nông sản nói riêng luôn chịu sự cạnh tranh không bình đẳng so với
các quốc gia khác, bởi vậy hàng hóa Việt Nam rất khó thâm nhập thị trường
Hoa Kỳ cũng như rất có chiếm lĩnh được thị phần tại thị trường này. Kể từ khi
có Hiệp định, hàng nông sản của Việt Nam được hưởng mức thuế MFN lại
được giảm bớt các hàng rào phi thuế quan, giúp cho hàng nông sản của Việt
Nam có nhiều cơ hội tiến vào thị trường Hoa Kỳ hơn.
Thứ hai, Việt Nam sẽ tiếp thu được công nghệ hiện đại để phát triển
sản xuất, kinh doanh hàng nông sản. Thông qua hoạt động thu hút đầu tư,
chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được
các công nghệ tiên tiến để phát triển hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao chất
44
lượng, năng suất sản phẩm nông sản, giúp đảm bảo hàng nông sản của Việt
Nam đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, đóng gói, bảo quản,...khi xuất
khẩu hàng nông sản sang thị trường Hoa Kỳ.
Thứ ba, hệ thống luật pháp, hành chính của Việt Nam ngày càng được
hoàn thiện theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho hoạt động xuất
khẩu nông sản được thực hiện dễ dàng hơn. Các cam kết của Hiệp định
Thương mại buộc Việt Nam phải điều chỉnh, đổi mới các chính sách, quy
định về xuất khẩu cho phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO) và các thông lệ, tập quán của thương mại quốc
tế. Từ đó, hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng sẽ có những thuận
lợi nhất định trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Thứ tư, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo tiền đề cho quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO của Việt Nam. Ký kết Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là bước thành công đầu tiên của Việt
Nam trên con đường thực hiện tự do hóa thương mại và hội nhập nền kinh tế
thế giới, tạo điều kiện cho hàng nông sản của Việt Nam có chỗ đứng hơn trên
thị trường thế giới và mở ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam thâm
nhập thị trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát
triển giao thương với Hoa Kỳ. Theo Cục Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ thì hiện
nay Hoa Kỳ đang rất quan tâm tới quan hệ thương mại với Việt Nam, Hoa Kỳ
đánh giá cao việc Việt Nam gia nhập WTO và việc Việt Nam triển khai thực
hiện các cam kết của WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ
thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
2.1.2. Khó khăn
Một là, hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh với hàng nông sản các
45
nước khác trong khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu. So với các
quốc gia khác thì công nghệ sản xuất, chế biến hàng nông sản của Việt Nam
còn nhiều hạn chế. Ngay tại thị trường nội địa, khi thực hiện mở cửa thị
trường thì hàng nông sản của Việt Nam đã phải cạnh tranh với hàng nông sản
của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Còn đối với thị trường Hoa Kỳ, dù hàng
nông sản của Việt Nam được hưởng MFN nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn
khi phải cạnh tranh với hàng nông sản của các quốc gia như Trung Quốc, các
nước châu Mỹ, các nước ASEAN, vốn đã có thị phần tại Hoa Kỳ.
Hai là, các quy định khắt khe về nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ gây
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị
trường Hoa Kỳ. Theo cam kết trong Hiệp định thì hàng nông sản Việt Nam
muốn nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng được các yêu cầu của
Hoa Kỳ về chất lượng, đóng gói, vệ sinh,...trong khi chính sách thương mại
quốc tế của Hoa Kỳ lại mang tính chất bảo hộ cao cho nền nông nghiệp trong
nước nên các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản nhập khẩu là rất cao
và khó vượt qua. Để có thể vượt qua các rào cản này, các doanh nghiệp Việt
Nam phải có sự tìm hiểu kỹ về thị trường, các quy định, tiêu chuẩn của Hoa
Kỳ về hàng nông sản từ đó mới có hướng đi đúng trong quá trình thúc đẩy
xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ.
Ba là, công tác sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều lạc hậu,
lao động trình độ thấp, thiết bị thô sơ,... So với các quốc gia khác thì công
nghệ sản xuất, chế biến của Việt Nam còn nhiều yếu kém lại không có nhiều
nhân công lành nghề, có khả năng sử dụng các công nghệ hiện đại, do đó
hàng nông sản Việt Nam sản xuất ra chưa đạt được các tiêu chuẩn về chất
lượng, về bảo quản, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, gây bất lợi cho hoạt động
xuất khẩu.
46
Bốn là, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Tuy phải thực
hiện việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật cho phù hợp
với các thông lệ quốc tế, các quy tắc của WTO nhưng hiện nay hệ thống luật
pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều chỗ hở, chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu
còn rườm rà, thiếu mềm dẻo, năng động. Thêm vào đó là năng lực của cán bộ
quản lý còn nhiều yếu kém, chưa đủ khả năng lãnh đạo, hoạch định chính
sách phát triển hoạt động xuất khẩu.
Năm là, hàng nông sản của Việt Nam còn yếu kém về xây dựng thương
hiệu tại thị trường Hoa Kỳ, nhãn hiệu hàng nông sản của Việt Nam có nguy
cơ bị xâm phạm rất cao. Thực tế đã có không ít các thương hiệu như của
thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng
Hương, Petro... đã bị tranh chấp ở nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ mà nguyên
nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một
cách kịp thời.
Sáu là, Hoa Kỳ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP (Generalized System of Preference). Đây là Quy chế mà Hoa Kỳ
dành mức thuế ưu đãi 0% cho một số mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang
phát triển và kém phát triển, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng thương mại,
tạo cơ sở hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia được hưởng GSP. Trong
khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận để Việt Nam hưởng GSP
nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa chịu trao cho Việt Nam quy chế này. Nếu Việt Nam
được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì thuế nhập khẩu hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ
sẽ được giảm đáng kể, thậm chí có những mặt hàng sẽ được giảm thuế từ 50%
xuống 0% và như vậy hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói
riêng sẽ có đủ sức để cạnh tranh với hàng hóa các nước khác tại thị trường
Hoa Kỳ; các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là các doanh nghiệp có lợi nhất khi
47
Việt Nam được hưởng GSP. Để được hưởng GSP, hàng hóa nhập khẩu phải
đạt được các yêu cầu sau:
Hàng hóa phải được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu tới lãnh
thổ hải quan của Hoa Kỳ, không được phép bốc xếp và xử lý dọc đường.
Tỷ trọng chi phí sản xuất và các chi phí khác có liên quan có
nguồn gốc từ nước được hưởng GSP phải ít nhất chiếm 35% giá trị hàng hóa
nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu và Hoa Kỳ phải đảm bảo tất cả các quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Việt Nam đã chính thức nộp đơn đề nghị lên Bộ thương mại Hoa Kỳ để
được hưởng GSP, nhưng đến giờ Việt Nam vẫn chưa có được sự chấp nhận từ
phía Hoa Kỳ với nguyên nhân là Việt Nam chưa cải thiện được vấn đề về
quyền của người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên
theo phía Việt Nam thì vấn đề về quyền của người lao động mà phía Hoa Kỳ
đưa ra là không phù hợp vì “đối với các nước đang phát triển khác thì vấn đề
IP hay lao động không trở thành nội dung cho hưởng quy chế GSP. Đối với
hầu hết các trường hợp khác của các nước công nghiệp hóa ban quy chế cho
các nước đang phát triển thì cũng không đặt ra điều kiện đó” (Trích lời bà
Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại
và Công nghiệp Việt Nam). Thời gian vừa qua, Việt Nam đã có những nỗ lực
đáng kể để cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của người lao
động và quyền con người nhưng theo Hoa Kỳ thì vấn đề sở hữu trí tuệ của
Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc thực thi pháp luật và tỷ lệ
vi phạm bản quyền ở Việt Nam còn rất cao.
48
Bảy là, Việt Nam hiện vẫn chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế
thị trường và vẫn phải chịu những bất lợi mà nền kinh tế phi thị trường (Non-
market Economy, viết tắt là NME) gặp phải. Nền kinh tế phi thị trường là
thuật ngữ dùng để chỉ các nền kinh tế nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần
như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định giá cả nội địa. Theo Luật
thương mại Hoa Kỳ thì khi xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay
phi thị trường, Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải dựa trên 6 tiêu chí đó là:
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền
Tự do thỏa thuận mức lương
Đầu tư nước ngoài
Sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước đối với các ngành sản xuất
Quản lý của Nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực
Các yếu tố thích hợp khác
Theo phía Hoa Kỳ thì Việt Nam đã có rất nhiều cải cách và Hoa Kỳ
cũng công nhận những kết quả tích cực những cải cách đó của Việt Nam, đặc
biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên Hoa Kỳ cũng
cho rằng mức độ đổi mới của một vài lĩnh vực kinh tế quan trọng như Ngân
hàng, Công nghiệp còn rất nhiều hạn chế, từ đó tạo ra những lo ngại về sự
kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế còn rất lớn. Theo Hoa Kỳ thì
quyết định không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường của mình
không vi phạm và cũng không liên quan đến những cam kết trong Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã ký năm 2000; quyết định này chỉ liên
quan đến hiện trạng nền kinh tế Việt Nam hiện giờ, dựa trên luật chống bán
phá giá và luật thuế chống trợ giá của Hoa Kỳ. Việc Việt Nam không được
Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường đã đưa đến nhiều bất lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ như việc
49
phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, trợ giá, gặp phải sự phân biệt
đối xử không công bằng so với các doanh nghiệp nước được công nhận là nền
kinh tế thị trường và chịu nhiều bất lợi trong hợp tác song phương.
2.2. Các định hướng về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản
sang thị trường Hoa Kỳ
Định hướng thứ nhất là cần dựa vào lợi thế so sánh của từng vùng, địa
phương để phát triển sản xuất hàng nông sản xuất khẩu một cách phù hợp.
Nên quy hoạch, triển khai phát triển các mặt hàng nông sản cho phù hợp với
điều kiện của từng nơi. Từ đó sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho người
dân địa phương, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.
Thứ hai là cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất, xuất khẩu dựa
trên nhu cầu thị trường. Nên đi theo phương hướng “sản xuất những gì thị
trường cần”, lấy thị trường là cơ sở để xây dựng các kế hoạch sản xuất và
xuất khẩu hàng nông sản.
Thứ ba là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm. Cần dựa vào việc thu hút đầu tư, thu hút công nghệ hiện
đại từ các quốc gia khác, đồng thời khuyến khích các hoạt động sáng tạo, sáng
chế ra các kỹ thuật sản xuất mới để ứng dụng vào sản xuất, chế biến,...tạo
điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Định hướng thứ tư là khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản. Không nên phân biệt doanh
nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động xuất khẩu hàng
50
nông sản, như vậy mới có thể huy động được mọi nguồn vốn, nguồn lực từ tất
cả các thành phần kinh tế để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
2.3. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ.
2.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước
Trước hết, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách,
quy định về xuất nhập khẩu nông sản phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định
cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhà nước cũng cần đào tạo đội ngũ
cán bộ có năng lực để quản lý, hoạch định chính sách phát triển sản xuất, xuất
khẩu. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, Nhà nước cần
tạo ra cơ chế thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với việc cấp
phép xuất khẩu hàng nông sản.
Thứ hai là đưa ra các giải pháp về quản lý chất lượng nông sản xuất
khẩu, sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định quốc tế đối với hàng nông
sản. Các Bộ, Ngành, Cơ quan có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản
cần nghiên cứu và phổ biến các quy định, tiêu chuẩn của Hoa Kỳ đối với hàng
nông sản nhập khẩu cho các doanh nghiệp, người sản xuất, xuất khẩu hàng
nông sản đồng thời triển khai công tác kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông
sản trước khi đưa ra xuất khẩu.
Giải pháp thứ ba là xây dựng các chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc nghiên cứu, thâm nhập thị
trường, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu... Nhà nước nên phát triển
các dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin thị trường, phổ biến các quy định của
Hoa Kỳ về chất lượng, đóng gói, vệ sinh, an toàn đối với sản phẩm nông sản
51
nhập khẩu, khuyến khích việc sáng tạo, sử dụng các công nghệ tiến tiến trong
sản xuất nông sản, đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo về phát triển hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Ngoài ra, Nhà nước có thể thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, lai tạo giống,
tạo ra những giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, phát triển công
nghệ chế biến, sau thu hoạch để thu được nhiều thành phẩm có chất lượng,
đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ.
Thứ tư là Nhà nước cần đầu tư phát triển hoạt động sản xuất, xuất khẩu
nông sản, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: cà phê, chè, hạt
điều, hạt tiêu,... Nhà nước cần tích cực thu hút đầu tư, công nghệ mới và dành
sự quan tâm đặc biệt tới các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh.
Thứ năm là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và nâng cao
thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Như đã
nói ở trên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế trong
việc khẳng định thương hiệu, bởi vậy Nhà nước cần tạo điều kiện để các
doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, xây dựng thương hiệu tại thị trường Hoa
Kỳ bằng cách thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại, nghiên cứu và
cung cấp các nguồn thông tin về việc đăng ký thương hiệu tại Hoa Kỳ, thông
tin về thị hiếu tiêu dùng tại Hoa Kỳ, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp
Việt Nam muốn đăng ký thương hiệu tại thị trường Hoa Kỳ, đồng thời xây
dựng nguồn nhân lực về xúc tiến thương mại với trình độ chuyên môn, trình
độ ngoại ngữ cao, am hiểu thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ sáu từ phía Nhà nước là hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
như việc phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ
52
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, mở các lớp đào
tạo nghề, đào tạo công nhân lành nghề phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng
nông sản vào thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ bảy là Nhà nước có thể thành lập các tổ chức, các Hiệp
hội ngành hàng như Hiệp hội Điều Việt Nam, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt
Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam,... để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm
kiếm bạn hàng, đối tác, hợp đồng xuất khẩu, điều hành hoạt động sản xuất,
xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) được thành lập từ
năm 1990 và hiện nay đã có trên 72 Hội viên bao gồm các Doanh nghiệp,
Công ty sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, các Viện và Trung
tâm nghiên cứu về cà phê. Mục đích của Hiệp hội hướng tới là có thể tham
gia kiểm soát thị trường cà phê thế giới để giúp các Doanh nghiệp đẩy mạnh
được xuất khẩu nhưng vẫn bảo vệ được quyền lợi của mình.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) được thành lập năm 2003,
năm 2005 được trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế
(IPC). Hiện nay VPA đã có trên 100 hội viên bao gồm các doanh nghiệp, nhà
khoa học, nhà quản lý, ngân hàng và các đơn vị dịch vụ khác.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được thành lập năm
1989, hiện nay có trên 100 hội viên bao gồm mọi thành phần kinh tế có đủ
điều kiện tham gia theo quy định của Điều lệ. Số lượng gạo xuất khẩu của
các Hội viên Hiệp hội hằng năm chiếm trên 90% tổng số lượng gạo xuất
khẩu chung của cả nước.
Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) được thành lập năm 1988 đến
nay đã có gần 200 hội viên phân bố ở 21 tỉnh có chè trong cả nước.
53
Đồng thời phải có giải pháp để phát triến các Hiệp hội này như: Nhà
nước, Chính phủ tạo điều kiện để các Hiệp hội nghiên cứu, xây dựng cơ chế
hợp lý, hỗ trợ tài chính để tạo lập quỹ để hỗ trợ giá cho người sản xuất trong
điều kiện gặp bất lợi về giá hay thị trường không ổn định, đảm bảo mức độ dự
trữ phù hợp các mặt hàng nông sản khi giá cả thay đổi. Xây dựng và phát triển
các Hiệp hội ngành hàng theo hướng: Nâng cao năng lực của Hiệp hội, tăng
khả năng dự trữ khi sản phẩm xuống giá, kiểm soát giá xuất khẩu, ngăn ngừa
hiện tượng ép giá, hạ giá gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu, hỗ trợ cho người
sản xuất và xuất khẩu. Các Hiệp hội cần tăng cường tổ chức các hoạt động
khảo sát và giao dịch thương mại tại thị trường các nước, đặc biệt là thị
trường Hoa Kỳ, làm việc và hợp tác với Hiệp hội ngành hàng ở các nước để
tiếp thu kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh cũng như phát triển quan hệ buôn
bán với các nước.
2.3.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp
Giải pháp thứ nhất là các doanh nghiệp cần tăng cường thâm nhập, tìm
hiểu về nhu cầu, đặc điểm, xu hướng tiêu dùng của thị trường nông sản Hoa
Kỳ. Từ đó đưa ra những bước đi, chiến lược đúng đắn thể thâm nhập và
chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của thị
trường Hoa Kỳ là một thị trường có sự bảo hộ cho nông nghiệp rất lớn bằng
những rào cản thuế quan, phi thuế quan bởi vậy để có thể tiếp cận với thị
trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần có những chiến
lược cụ thể, có đội ngũ nhân viên có năng lực, am hiểu thị trường Hoa Kỳ để
có những bước đi đúng đắn khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ hai là các doanh nghiệp cần ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và vệ
54
sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu. Hoa Kỳ có những yêu cầu về
chất lượng, vệ sinh, đóng gói sản phẩm rất khắt khe do đó các doanh nghiệp
nên chú trọng việc đầu tư, sử dụng công nghệ hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói hàng nông
sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Thứ ba là cần phát triển hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, xuất khẩu
các mặt hàng đươc hưởng thuế MFN, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cà
phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, rau quả,... Các doanh nghiệp nên xác định
đúng mặt hàng có thế mạnh, có nhiều khả năng phát triển tại thị trường
Hoa Kỳ để có nhiều cơ hội và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh
của mình tại Hoa Kỳ.
Thứ tư là đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của
mình trên thị trường Hoa Kỳ. Muốn tồn tại và phát triển tại thị trường Hoa
Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần xây dựng thương hiệu cho các
mặt hàng của mình đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo uy tín
của sản phẩm tại tại thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ năm là nắm vững các quy định, luật pháp, tiêu chuẩn của
Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản, từ đó sẽ tránh được những thất bại không
đáng có khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ sáu đối với doanh nghiệp là phát triển hoạt động quảng
cáo, tiếp thị cho sản phẩm rau quả của mình trên thị trường Nhật Bản. Các
doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân viên marketing, xúc tiến bán hàng
cho doanh nghiệp mình đồng thời tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm
giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ.
55
KẾT LUẬN
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất
và xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng. Đối với Việt Nam
hiện nay, thâm nhập được thị trường Hoa Kỳ là một bước đi quan trọng để
phát triển nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
Nhưng bên cạnh là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thì Hoa Kỳ cũng
là một thị trường hết sức khó tiếp cận với những biện pháp bảo hộ tinh vị và
là thị trường có tính cạnh tranh rất khốc liệt. Đây chính là trở ngại lớn nhất
cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, một mặt hàng có sức nhạy cảm lớn
trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam cũng có
những thuận lợi nhất định khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, nhất là sau khi
Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại, đem lại sự bình đẳng cho
hàng nông sản Việt Nam khi cạnh tranh với các quốc gia khác đang hoạt động
tại thị trường Hoa Kỳ, đồng thời giảm bớt một số rào cản thuế quan và phi
thuế quan cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Thông qua đề tài nghiên cứu này có thể thấy được những bước tiến của
Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ thời gian
qua, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký
kết. Chúng ta có thể thấy được những thành tựu mà hoạt động xuất khẩu nông
sản của chúng ta đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Từ đó sẽ
thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và qua đó có thể đưa ra
một số giải pháp đối với Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng nông sản để hoạt động
xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng thành công.
56
Hy vọng thông qua bài nghiên cứu này với những gợi ý về các giải
pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản cùng với những tiềm năng,
nguồn lực mà Việt Nam có được sẽ góp phần phát triển hoạt động sản xuất,
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và thị
trường Hoa Kỳ nói riêng.
57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Vụ Kế hoạch và Quy hoạch,
“Số liệu Thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1996 -
2000”, NXB Nông nghiệp.
2. Bộ Tài chính Mỹ - Tổng cục Hải quan, Xuất khẩu sang thị trường Mỹ
(2001), “Hướng dẫn chi tiết về Thương mại và Thủ tục Hải quan cho
hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ”.
3. TS. Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hùng (2003), “Cẩm nang về xâm nhập thị
trường Mỹ), NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 09 (114)/2007
5. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/2000
6. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 53/2001
7. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 146/2009
8. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 322, tháng 3/2005
9. Tạp chí Thương mại số 27/2005
10. Các website:
(Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao)
(Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam)
(Blog Thông tin thị trường cao su, giá cao su)
(Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử)
(Trung tâm Thông tin PTNNNT | Viện Chính sách
và Chiến lược PTNNNT)
(Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam)
58
(Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam)
(Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
(Hiệp hội Chè Việt Nam)
(Hiệp hội Điều Việt Nam)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.pdf