Tài liệu Luận văn Sử dụng một số phần mềm tin học và phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần hoá hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC VÀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHỨC HỢP ĐỂ
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN HOÁ
HỮU CƠ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TỬU
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi đã hoàn thành xong luận văn
thạc sĩ với đề tài “Sử dụng một số phần mềm tin học và phương pháp dạy học
phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình
cơ bản”. Tôi vui mừng với thành quả đạt được và rất biết ơn đến các thầy cô
giáo, gia đình, bạn bè cùng các em học sinh đã giúp đỡ tôi khi thực hiện luận
văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- PGS.TS Trần Thị Tửu đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
- TS Trịnh Văn Biều đã góp ý cho tôi nhiều ý kiến quí báu để luận văn
được hoàn thiện hơn.
- TS Trang Thị...
120 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Sử dụng một số phần mềm tin học và phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần hoá hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC VÀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHỨC HỢP ĐỂ
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN HOÁ
HỮU CƠ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TỬU
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi đã hoàn thành xong luận văn
thạc sĩ với đề tài “Sử dụng một số phần mềm tin học và phương pháp dạy học
phức hợp để thiết kế bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình
cơ bản”. Tôi vui mừng với thành quả đạt được và rất biết ơn đến các thầy cô
giáo, gia đình, bạn bè cùng các em học sinh đã giúp đỡ tôi khi thực hiện luận
văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- PGS.TS Trần Thị Tửu đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
- TS Trịnh Văn Biều đã góp ý cho tôi nhiều ý kiến quí báu để luận văn
được hoàn thiện hơn.
- TS Trang Thị Lân, TS Lê Trọng Tín đã trao đổi giúp tôi có một số định
hướng ban đầu.
- Các thầy cô trường ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Hà
Nội đã giảng dạy, xây dựng cho tôi nền tảng kiến thức lí luận vững
chắc; tập thể thầy cô, cán bộ công nhân viên phòng sau đại học đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, hoàn thành các khóa học; tập
thể các thầy cô giáo, các em học sinh của nhiều trường phổ thông
trong Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành
thực nghiệm đề tài.
- Cuối cùng, cảm ơn gia đình, bạn bè đã tiếp sức, động viên tôi hoàn
thành tốt luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2009
Nguyễn Thị Thu Hiền
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có
thể nói là một trong những vấn đề giáo dục được quan tâm nhiều nhất hiện
nay. Vấn đề này đã thu hút nhiều sự quan tâm của hầu hết các nhà giáo dục,
GV, sinh viên, HS và cả phụ huynh học sinh…Có nhiều bài viết xoay quanh
việc đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT vào dạy học trên các sách, báo,
kỷ yếu, hội thảo, mạng internet…
- Báo Tuổi trẻ, liên tục các số trong thời gian tháng 11/ 2008 đăng nhiều
bài viết tham gia diễn đàn “ Đổi mới phương pháp dạy học”.
- Trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu có nhiều bài viết của những nhà giáo
dục tên tuổi: TS Trần Trung Ninh “Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học Hóa
học”, hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình cao đẳng sư phạm,
tháng 5- 2006; GS.TS Vũ Văn Tảo “Dạy cách học”, Đổi mới PPDH trong các
trường Đại học, Cao đẳng đào tạo GV THCS, Hà Nội tháng 8- 2003…
- Một số hội thảo, hội nghị đã được tổ chức qui mô như buổi tọa đàm
“Đổi mới phương pháp giảng dạy” ngày 18/11/2008, có sự tham dự của ông
Nguyễn Thiện Nhân- phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Huỳnh
Công Minh- giám đốc Sở GD-ĐT tp HCM cùng các nhà giáo, các cán bộ,
chuyên viên của Bộ GD, Sở GD-ĐT tp HCM, các trường sư phạm…
- Liên tục các đợt bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo
kết hợp với các Sở Giáo dục; trường Đại học Sư phạm tổ chức tập huấn cho
GV về việc đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT kể từ đợt hè năm 2004
đến nay.
- Nhiều luận văn, khóa luận của học viên, sinh viên trường Đại học Sư
phạm đã chọn hướng nghiên cứu về đề tài này.
1.1.2. Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp có hướng nghiên cứu gần với
đề tài
1.1.2.1. Các khóa luận tốt nghiệp
Tham khảo danh sách sinh viên làm đề tài tốt nghiệp của khoa Hóa trường
ĐH Sư phạm tp HCM, tính từ năm 2005 đến năm 2009 có các khóa luận gần
với hướng nghiên cứu của đề tài như sau:
- “Thiết kế giáo án điện tử chương trình hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ
thông bằng phần mềm powerpoint”- năm 2005- Vũ Thị Phương Linh.
- “Sử dụng phần mềm Powerpoint trong phương pháp dạy học phức hợp.
Vận dụng soạn một số giáo án phần hữu cơ, chương trình lớp 11 thí
điểm, ban khoa học tự nhiên” – năm 2005 – Lê Thị Thu Hà.
- “Thiết kế một số giáo án điện tử phần bài tập hóa hữu cơ lớp 11 THPT-
chương trình thí điểm phân ban khoa học tự nhiên bằng phần mềm
powerpoint”- năm 2005 – Nguyễn Thị Yến Trinh.
- “Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng chương
“Sự điện li” Hóa học 11” – năm 2009 – Lê Huỳnh Vy.
Nhận xét:
Nhìn chung, các khóa luận tốt nghiệp nêu trên đều đã thực hiện tốt nhiệm
vụ chính đặt ra là thiết kế BGĐT dựa trên phần mềm hỗ trợ Powerpoint để
phục vụ cho việc dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông. Các bài giảng
thiết kế được trình bày rõ ràng; đảm bảo tính chính xác, khoa học; có vận
dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực cho HS.
Tuy nhiên, các BGĐT trong những khóa luận này chưa đầy đủ cho các
kiểu bài lên lớp, số lượng bài được thiết kế chỉ mang tính minh họa, kết quả
thực nghiệm chưa có tính thuyết phục cao, chỉ đánh giá dựa một vài tiết dạy
thực tập. Mặt khác, những BGĐT của các khóa luận năm 2005 thuộc chương
trình phân ban thí điểm, không thể áp dụng cho SGK cải cách chương trình
cơ bản hiện nay.
1.1.2.2. Các luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ - khóa 16- trường ĐH Sư phạm tp HCM có 3 đề tài
gần với hướng nghiên cứu mà chúng tôi đang thực hiện:
1) “Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp có ứng dụng công nghệ thông
tin để thiết kế bài giảng điện tử bộ môn hóa học ở trường trung học cơ sở -
lớp 9” (Trần Thị Thu Trâm – 2008).
Luận văn đã trình bày rõ phần cơ sở lí luận về việc sử dụng phương pháp
dạy học phức hợp, sử dụng phương tiện dạy học trong đó có phần mềm
powerpoint. Trong luận văn, tác giả cũng đã nêu lên thực trạng việc sử dụng
phần mềm powerpoint và PPDH phức hợp trong dạy học hóa học ở trường
THCS, từ đó cho thấy tính cấp thiết của đề tài.
Dựa trên nền tảng cơ sở lí luận vững chắc, tác giả đã xây dựng 14 BGĐT
thuộc chương trình Hóa học THCS- lớp 9. Các BGĐT được trình bày rõ ràng,
vận dụng phức hợp nhiều phương pháp để tổ chức hoạt động lên lớp. Hầu hết
các vấn đề được xây dựng theo hướng HS tự hình thành kiến thức dưới sự
dẫn dắt của GV.
Kết quả thực nghiệm của tác giả trên 3 cặp lớp đối chứng cho thấy dạy học
bằng BGĐT có kết hợp PPDH phức hợp mang lại hiệu quả cao hơn.
2) “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng điện tử, nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học phần lớp 10 (nâng cao)”(Nguyễn
Thị Bích Thảo-2008).
Điểm nổi bật của luận văn là đã thiết kế được hệ thống các BGĐT tiêu
biểu của chương trình Hóa học nâng cao lớp 10 gồm 24 bài truyền thụ kiến
thức mới và 1 bài luyện tập. Các BGĐT được thiết kế rõ ràng, nội dung chi
tiết, việc dẫn dắt cho HS tìm hiểu vấn đề cũng được thể hiện rõ trong các
slide trình chiếu đã giúp HS nắm bắt vấn đề được dễ dàng hơn. Thể hiện
trong luận văn cho thấy tất cả các BGĐT đã thiết kế đều được tác giả trực
tiếp thực nghiệm trong quá trình giảng dạy tại trường THPT chuyên Trần Đại
Nghĩa và thu được kết quả cao. Điều này chứng tỏ, đã đến lúc GV cần nhận
thức việc dạy học bằng BGĐT hiện nay không còn mang tính hình thức,
chiếu lệ mà nó đã trở thành qui luật tất yếu phù hợp với nhu cầu xã hội.
3) “Thiết kế giáo án điện tử môn Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao
theo hướng dạy học tích cực” (Hà Tú Vân - 2008).
Có thể nói, đây là luận văn đạt yêu cầu cao về hệ thống các BGĐT được
thiết kế. Các slide nội dung trình bày rõ ràng, có tính thẩm mĩ. Để dẫn dắt HS
nắm bắt kiến thức, tác giả đã xây dựng nhiều tình huống có vấn đề, thường sử
dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đàm thoại nêu vấn đề, thí nghiệm nêu
vấn đề… một cách linh hoạt giúp cho HS phát huy được tính học tập chủ
động, sáng tạo. Đối với kiểu bài luyện tập, ôn tập được tác giả tổ chức dưới
hình thức trò chơi với nhiều ý tưởng độc đáo, thú vị. Kết quả thực nghiệm đã
chứng tỏ hệ thống BGĐT của tác giả đã được đưa vào giảng dạy có hiệu quả.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu các luận văn, khóa luận nêu trên cũng đã giúp
chúng tôi học hỏi được nhiều điểm hay để vận dụng có sáng tạo vào luận văn
của mình. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện thêm một số khía cạnh mà các tác
giả đi trước chưa khai thác. Chúng tôi sẽ phối hợp, sử dụng những mặt mạnh
của phần mềm powerpoint và violet để thiết kế bài giảng. Bên cạnh việc lựa
chọn, phối hợp PPDH nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao nhất, chúng tôi sẽ
chú trọng nhiều hơn đến việc cập nhật các thông tin mới nhất có liên quan đến
kiến thức bài học, cố gắng đưa kiến thức nhà trường gần gũi hơn với thực tế
đời sống.
1.2. Phương pháp dạy học
1.2.1. Định nghĩa phương pháp dạy học [6], [17]
- Phương pháp là một phạm trù rất quan trọng, có tính chất quyết định
đối với mọi hoạt động.
- Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức
tạp và đa dạng.
- Trong các tài liệu về Giáo dục và Lí luận dạy học bộ môn, hiện nay
chưa có một định nghĩa thống nhất về PPDH. Nhiều tác giả coi PPDH là “ tổ
hợp các hình thức hoạt động” của thầy và trò trong quá trình dạy học được
tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học.
- Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là cách
thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ
đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học
tập.”
Theo tôi, định nghĩa này đã đi sâu vào bản chất của PPDH, đã nêu rõ
được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học.
1.2.2. Phương pháp dạy học cơ bản [6], [17]
PPDH cơ bản (PPDH truyền thống) là những PPDH sơ đẳng (chưa
biến hóa), ổn định được dùng phổ biến và rộng rãi, có thể dùng để liên kết
thành những biến dạng khác nhau và những tổ hợp PPDH phức hợp.
Một số PPDH được coi là PPDH cơ bản bao gồm: phương pháp thuyết
trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp nghiên
cứu, phương pháp sử dụng bài tập.
1.2.2.1. Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thuyết trình là PPDH mà phương tiện cơ bản dùng để
thực hiện chúng là lời nói sinh động của GV.
- Phương pháp thuyết trình có 2 cấp độ: thuyết trình thông báo – tái
hiện và thuyết trình nêu vấn đề - Ơrixtic.
- Thuyết trình của GV khi nghiên cứu tài liệu mới là một PPDH phổ
biến, có tần suất sử dụng cao, có diện ứng dụng rộng rãi.
- Ưu điểm:
Truyền đạt được khối lượng thông tin lớn cho nhiều người trong
khoảng thời gian hạn chế.
Thích hợp cho việc dạy những kiến thức khó và trừu tượng. Nội dung
học tập được trình bày có logic, lập luận chặt chẽ.
Lời nói và nhân cách của GV có ảnh hưởng đến những tư tưởng, hoài
bão và tình cảm tốt đẹp cho HS.
- Nhược điểm:
Quá trình nhận thức của HS là thụ động, chỉ đạt được mức độ tái hiện
của sự lĩnh hội.
Khả năng diễn đạt bằng lời và các thao tác tư duy không được rèn
luyện, không phát triển được khả năng sáng tạo.
Kiến thức được truyền đạt theo một hướng, mang tính áp đặt nên HS
khó tiếp thu, dễ quên, không khí lớp học buồn tẻ.
1.2.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà trong đó GV đặt ra một
hệ thống câu hỏi để HS lần lượt trả lời và có thể trao đổi qua lại dưới sự
hướng dẫn của GV. Qua hệ thống hỏi đáp, HS lĩnh hội được nội dung bài học.
- Phương pháp đàm thoại có 3 cấp độ: đàm thoại tái hiện, đàm thoại
giải thích- minh họa, đàm thoại Ơrixtic.
- Ưu điểm:
Là phương pháp tốt nhất để rèn cho HS cách trình bày những suy
nghĩ, ý kiến riêng của mình.
Phát huy được tính tích cực cho HS.
Thông tin phản hồi thu được một cách nhanh chóng.
- Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian.
Có thể xuất hiện những câu hỏi trồi nằm ngoài “kịch bản” buổi học.
1.2.2.3. Phương pháp trực quan
- Phương pháp trực quan hay còn gọi là phương pháp sử dụng phương
tiện trực quan. Trong đó, phương tiện trực quan bao gồm mọi dụng cụ, đồ vật,
thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp , với tư cách là mô hình đại diện
cho hiện thực khách quan ( sự vật, hiện tượng), làm nguồn phát ra thông tin
về sự vật hiện tượng đó, làm cơ sở và tạo thuận lợi cho sự lĩnh hội kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo về sự vật, hiện tượng đó cho HS.
- Ưu điểm:
Giúp HS hiểu bài sâu sắc, là cơ sở là xuất phát điểm cho quá trình học
tập- nhận thức của HS.
Giúp nâng cao lòng tin vào khoa học và phát triển tư duy của HS.
Giúp HS hứng thú học tập.
- Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian.
Cần có sự đầu tư từ trước.
1.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp trong đó GV nêu lên vấn đề
cần nghiên cứu, giải thích rõ mục đích cần đạt tới, có thể vạch ra phương
hướng giải quyết vấn đề. HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể đề ra giả
thuyết, định ra phương hướng và kế hoạch nghiên cứu, HS trực tiếp tác động
vào đối tượng nghiên cứu và nhờ đó mà lĩnh hội kiến thức.
- Ưu điểm:
Rèn cho HS khả năng tư duy tự lực, sáng tạo.
HS tiếp thu kiến thức vững chắc cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
- Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian.
Chỉ áp dụng được với những bài học không quá khó.
1.2.2.5. Phương pháp sử dụng bài tập
Việc giải bài tập hóa học là lúc HS hoạt động tự lực để củng cố, trau
dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập cung cấp cho HS cả kiến thức , cả
con đường giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến
thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là
PPDH hiệu nghiệm.
- Ưu điểm:
HS tích cực, tự lực, nhớ lâu.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề.
- Nhược điểm:
Tốn thời gian.
1.2.3. Phương pháp dạy học phức hợp
1.2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học phức hợp [6]
Từ những PPDH cơ bản đã xét ở trên, ta thấy mỗi một phương pháp
đều có những mặt mạnh và mặt yếu riêng. Với một PPDH cố định không thể
là chìa khóa chung cho mọi GV, mọi bài giảng. Chính vì vậy, việc sử dụng
đơn điệu một PPDH nào đó không đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
Trong hệ thống các PPDH, có một loại không thuộc về các phương
pháp cơ bản, mà có cấu trúc phức hợp . Chúng do một tập hợp phương pháp
tạo thành, trong đó có một phương pháp làm hạt nhân trung tâm. Cũng có khi
hạt nhân trung tâm là một phương tiện kĩ thuật dạy học chẳng hạn như máy
tính điện tử. Chúng ta qui ước gọi chúng là tổ hợp PPDH phức hợp; hay gọn
hơn là PPDH phức hợp .
Vậy: “ Tổ hợp PPDH phức hợp không phải là một phương pháp đơn
lẻ, mà là sự phối hợp biện chứng của một số phương pháp (và phương tiện)
dạy học trong đó một yếu tố giữ vai trò nòng cốt trung tâm, liên kết các yếu tố
khác còn lại thành một hệ thống nhất về phương pháp, nhằm tạo ra hiệu ứng
tích hợp và cộng hưởng về phương pháp của toàn hệ, nâng cao chất lượng
lĩnh hội lên nhiều lần”.
Mỗi tổ hợp PPDH phức hợp thường được tạo ra từ một phương pháp
(hoặc một phương tiện) giữ vai trò trung tâm. Như trong dạy học nêu vấn đề -
ơrixtic, đó là bài toán ơrixtic; trong dạy học bằng grap- đó là grap nội dung
dạy học; trong dạy học bằng máy tính điện tử- đó là máy tính điện tử. Phương
pháp cốt lõi trung tâm đó lại liên kết với một số phương pháp cơ bản khác
như thuyết trình, đàm thoại, thí nghiệm…
Vậy, hệ PPDH này sẽ tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng về phương pháp:
sức mạnh tổng hợp của hệ phức hợp này sẽ lớn hơn tổng số những sức mạnh
riêng của từng yếu tố riêng lẻ cộng lại.
PP nghiên
cứu
PP đàm
thoại
PP sử dụng
bài tập
PP trực
quan
PP thuyết
trình Yếu tố
nòng
cốt
Hình 1.1 Mô hình phương pháp dạy học phức hợp
1.2.3.2. Đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học phức hợp
- Tính khái quát cao và tính chuyển tải rộng
- Tính ổn định cao
- Có đồng thời cả hai chức năng: phương pháp dạy và phương pháp học
1.2.3.3. Một số phương pháp dạy học phức hợp
Một số PPDH phức hợp quan trọng là: dạy học nêu vấn đề - ơrixtic ,
phương pháp grap dạy học, phương pháp algorit dạy học, dạy học chương
trình hóa, dạy học với công cụ máy tính điện tử.
a. Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic [6], [14], [17]
Dạy học nêu vấn đề- ơrixtic là một trong những hướng đổi mới và
phối hợp các PPDH:
Dạy học nêu vấn đề- ơrixtic ( dạy học đặt và giải quyết vấn đề) không
phải là một PPDH riêng biệt mà là một tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ
với nhau và tương tác với nhau, trong đó phương pháp xây dựng tình huống
có vấn đề và dạy HS giải quyết vấn đề giữ vai trò trung tâm, gắn bó các
PPDH khác trong tập hợp. Dạy học nêu vấn đề có khả năng thâm nhập vào
hầu hết các PPDH khác và làm cho tính chất của chúng trở nên tích cực hơn.
Bản chất của dạy học nêu vấn đề- ơrixtic:
Bản chất của dạy học nêu vấn đề- ơrixtic là GV đặt ra trước HS các vấn
đề của khoa học và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề
đó; việc điều khiển quá trình tiếp thu kiến thức của HS được thực hiện theo
phương pháp tạo ra một hệ thống những tình huống có vấn đề, những điều
kiện bảo đảm việc giải quyết những tình huống đó và những chỉ dẫn cụ thể
cho HS trong quá trình giải quyết các vấn đề.
Đặt câu hỏi nêu vấn đề:
- Câu hỏi nêu vấn đề khác với “câu hỏi thông báo”. Những câu hỏi có
tính chất thông báo chỉ đòi hỏi sự nhớ lại (tái hiện) kiến thức cũ đã biết, yêu
cầu chủ yếu trí nhớ của HS mà không động viên sự tìm tòi của các em. Chẳng
hạn, HS đã học định nghĩa của oxit, GV chỉ hỏi “oxit là gì?”.
- Câu hỏi nêu vấn đề bao giờ cũng nhằm kích thích sự suy nghĩ tìm tòi
của HS, buộc các em phải vận dụng những thao tác tư duy khác nhau, phải
giải thích, chứng minh, tự kết luận. Để trả lời những câu hỏi nêu vấn đề, HS
cũng phải tái hiện kiến thức cũ, nhưng không phải dưới dạng “kiến thức cũ
nguyên xi” mà HS phải gia công thêm, kết hợp các kiến thức đó với nhau…
b. Phương pháp grap dạy học [6], [7]
Khái niệm phương pháp grap dạy học
Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến
thức chốt cơ bản cần và đủ của một nội dung dạy học và cả logic phát triển
bên trong nó.
Tính năng của phương pháp grap
- Tính khái quát: khi nhìn vào grap ta sẽ thấy được tổng thể của các
kiến thức, logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng.
- Tính trực quan: thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ , việc bố trí
các hình khối.
- Tính hệ thống: dùng grap có thể thể hiện được trình tự kiến thức của
chương, logic phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các
nhánh chi tiết của logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến
thức có liên quan.
- Tính súc tích: grap cho phép dùng các kí hiệu, qui ước viết tắt ở các
đỉnh nên đã nêu lên được dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ
những dấu hiệu thứ yếu của khái niệm.
- Về tâm lí của sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ
yếu, quan trọng và sự logic của cả một hệ thống kiến thức; hình ảnh trực
quan là những biểu tượng cho sự ghi nhớ và tái hiện kiến thức của HS.
Cách xây dựng grap nội dung dạy học
Nguyên tắc: dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, định luật, học
thuyết, bài học…), chọn những kiến thức chốt (kiến thức cơ bản cần và đủ về
cấu trúc ngữ nghĩa), đặt chúng vào các đỉnh của grap. Nối các đỉnh với nhau
bằng các cung theo dẫn xuất, tức là theo sự phát triển bên trong của nội dung.
Một số dạng grap dạy học:
- Grap ôn tập chương
- Grap bài tập
- Grap xây dựng nội dung bài học
- Grap ứng dụng
- Grap hệ thống hóa kiến thức
Ví dụ: Grap nội dung về đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Chủ yếu là liên kết cộng
hóa trị
LÍ TÍNH
HÓA TÍNH
Kém bền với nhiệt, dễ cháy
Phản ứng xảy ra chậm
Theo nhiều hướng khác nhau
T0nc, t0s thấp ( dễ bay hơi)
Không tan trong nước
Tan trong các dung môi hữu cơ
c. Phương pháp algorit dạy học [6], [7]
Khái niệm phương pháp algorit dạy học
Algorit thường được hiểu là bản ghi chính xác, tường minh tập hợp
những thao tác sơ đẳng, đơn trị theo một trình tự nhất định ( tùy mỗi trường
hợp cụ thể) để giải quyết bất kì vấn đề nào thuộc cùng một loại hay kiểu.
Tính năng của phương pháp algorit
- Tính xác định: những mệnh lệnh thực hiện, những thao tác ghi trong
algorit là đơn trị, xác định, tương ứng với những thao tác dạy học sơ đẳng, ai
cũng thực hiện đúng, dễ dàng và như nhau.
- Tính đại trà: chỉ algorit hóa những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần,
mang tính đại trà, phổ biến, thuộc cùng một thể loại nào đó như giải bài toán,
thí nghiệm, lắp ráp dụng cụ hóa học…
- Tính hiệu quả: nếu sử dụng phương pháp algorit chác chắn sẽ chỉ dẫn
tới thành công, xác suất đạt kết quả của nó về lí thuyết p= 12
Tiếp cận algorit Có 3 bước:
- Mô tả algorit
- Bản ghi algorit
- Quá trình algorit của hoạt động
Mô tả algorit
Đối với một hoạt động dạy mà ta muốn algorit hóa, trước hết cần phát
hiện ra cấu trúc của hoạt động đó và mô hình hóa cấu trúc của hoạt động.
Ví dụ: Oxihóa hoàn toàn m gam chất hữu cơ A , thu được m1(g) CO2,
m2(g) H2O, V(l) khí N2(đktc). Xác định CTPT của A biết khối lượng mol
phân tử của A là MA.
=> Mô tả algorit:
Theo phương pháp dựa vào phản ứng cháy:
CxHyOzNt xCO2 + y/2 H2O + t/2 N2
nA nCO2 nH2O nN2
x, y, t
m , M A A 2 2 2mCO mH O VN
Từ MA= 12x +y+ 16z+ 14t z CTPT
Bản ghi algorit:
Căn cứ vào sơ đồ mô tả cấu trúc của algorit giải theo sơ đồ grap giải ta
“cắt” nó ra thành những công đoạn, những thao tác sơ đẳng của quá trình giải
và biên soạn các bước dưới dạng tập hợp những mệnh lệnh thao tác sơ đẳng,
đơn trị theo một trình tự nhất định.
=> Lập bản ghi cho cấu trúc algorit ở trên:
Bước 1: Viết và cân bằng phương trình
CxHyOzNt + (x+y/4 – z/2) O2 xCO2 + y/2 H2O + t/2 N2
Bước 2: Tính số mol A, CO2, H2O, N2
Bước 3: Đặt số mol vào phương trình
CxHyOzNt + (x+y/4 – z/2) O2 xCO2 + y/2 H2O + t/2 N2
1 x y/2 t/2 (mol)
nA nCO2 nH2O nN2 (mol)
Quá trình algorit của hoạt động:
Dựa trên sự hướng dẫn của bản ghi algorit để thực hiện những mệnh
lệnh và đi tới đáp số .
Lợi ích của phương pháp algorit
- Giúp HS hình thành các bước giải quyết vấn đề.
- Giúp phát huy tính tích cực , tư duy có định hướng của HS.
- Hình thành phương pháp chung, phổ biến của tư duy khoa học và hoạt
động có mục đích.
Bước 4: Lập tỉ lệ => tính x, y, t
Bước 5: Từ MA= 12x+ y + 16z + 14t => tính z => CTPT A
1 x y/2 t/2
nCO2 nH2O nN2 nA
== =
- Giúp GV hình thành được các phương pháp giải bài toán, thực hành
thí nghiệm, “dạy học chương trình hóa” một cách hệ thống, trọng tâm.
d. Dạy học chương trình hóa [6]
Bản chất của dạy học chương trình hóa
Hiện nay người ta chưa đi đến một sự thống nhất về định nghĩa của
khái niệm “dạy học chương trình hóa” hay “chương trình hóa dạy học”. Điều
này phản ánh tình trạng ở giai đoạn thí điểm của việc dạy học chương trình
hóa. Nhưng hiệu quả sư phạm của nó đã có sẵn thuyết phục lớn. Có thể nêu ra
định nghĩa như sau:
Dạy học chương trình hóa là một kiểu dạy mà nội dung dạy học được
sắp xếp theo một chương trình trên cơ sở của nguyên tắc điều khiển hoạt động
nhận thức, có tính toán đến đầy đủ khả năng tiếp thu tốt nhất của HS.[6,
trang123]
Trong dạy học chương trình hóa, nhiều chức năng dạy học đã được trao
cho một chương trình dạy. GV không can thiệp trực tiếp vào quá trình học tập
của HS mà các em tự lực làm việc theo sự chỉ dẫn của chương trình dạy đó.
Những đặc điểm của dạy học chương trình hóa
- Sự khách quan: một số chức năng dạy được giao cho chương trình
dạy đảm nhiệm nên đã hạn chế được yếu tố chủ quan nếu việc dạy được thực
hiện bởi GV.
- Sự điều khiển: quá trình lĩnh hội của từng HS sẽ diễn ra đúng theo
algorit dạy, ghi trong chương trình dạy và do chương trình dạy điều khiển.
- Liên hệ nghịch: trong chương trình dạy, ứng với mỗi động tác cơ bản
đều có ghi lời đánh giá , mỗi HS sau khi thực hiện động tác đó có thể tự kiểm
tra xem mình làm đúng hay sai trước khi bước sang một động tác tiếp theo.
e. Dạy học với công cụ máy tính [13]
- Ngày nay, với ứng dụng của CNTT đã cho phép con người thay đổi
phương thức tổ chức và xử lí thông tin trên phạm vi toàn xã hội, từ tiềm năng
trở thành hiện thực, từ thụ động chuyển thành một sức mạnh chủ động sáng
tạo và làm nên sự giàu có của xã hội.
- Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác
động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lí, giảng dạy, đào tạo và
học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm ứng dụng, website và
hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học
theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học chương
trình hoá, dạy học nêu vấn đề… càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng
rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá
nhân cũng có những đổi mới. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng
CNTT (dạy học bằng máy tính ) là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học
tập cho HS, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ
không đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống.
- Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên
máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với
cách dạy theo lối truyền thống, chỉ cần “ bấm chuột” tức khác trên màn hình
hiện ra ngay nội dung bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu
hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS. Thông qua BGĐT, GV cũng có
nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều
hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt do việc dạy học bằng
máy tính đem lại sẽ làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách
tư duy của người học.
1.2.4. Xu hướng đổi mới PPDH
Xu hướng đổi mới PPDH nói chung, ở nước ta nói riêng: [20]
- Hướng 1: Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học,
tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với
thực tiễn luôn đổi mới.
- Hướng 2: Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc
sống, sản xuất luôn biến đổi.
- Hướng 3: Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái
hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể hóa cao độ, tiến
lên theo nhịp độ cá nhân.
- Hướng 4: Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp phương pháp
dạy học phức hợp.
- Hướng 5: Liên kết các PPDH với các phương tiện kĩ thuật dạy học
hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính…) tạo ra tổ hợp PPDH có dùng
kĩ thuật.
- Hướng 6: Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù
của môn học.
- Hướng 7: Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học,
các loại hình trường và các môn học.
1.3. Giới thiệu một số phần mềm dùng để thiết kế bài giảng điện tử
1.3.1. Phần mềm Powerpoint [24], [25]
Giới thiệu sơ lược phần mềm Powerpoint
Microsoft Powerpoint là phần mềm hỗ trợ cho thông tin quảng cáo do
hãng Microsoft sản xuất. Phần mềm này đã được khoa học giáo dục nhanh
chóng đón nhận và đưa vào trong giảng dạy. Với những ưu thế của mình,
Powerpoint đã góp phần đáng kể vào việc cải tiến những phương pháp giảng
dạy trong các trường học trên thế giới. Với phần mềm Powerpoint ta có thể
soạn thảo các văn bản, đưa các hình ảnh tĩnh, các hình động, các đồ thị hoặc
link tới các văn bản, các file ảnh, file audio, video và các phần mềm khác một
cách nhanh chóng và hiệu quả. Với các bản text layouts, content layouts , text
and content layouts, other layouts chúng ta có thể tùy ý chọn cách trình bày
một cách thích hợp với mục đích của trang trình diễn và mục đích của bài
giảng. Để tăng thêm hiệu quả của bài giảng ta có thể dùng các hiệu ứng
Costom Animation.
Một số thao tác cơ bản trong MS.Powerpoint
- Khởi động chương trình: Start\ MS. Powerpoint hoặc click vào biểu
tượng của MS. Powerpoint trên màn hình.
- Khi khởi động, chương trình sẽ tự tạo một tập tin ( file) mới gọi là
Presetation 1, sau khi thiết kế, lưu lại tập tin: File\ Save…
- Nếu muốn mở một tập tin có sẵn: File \ Open …
- Một file gồm nhiều slide. Mỗi slide gồm một hay nhiều đối tượng (các
dòng chữ , hình ảnh, phim …). Trong mỗi slide:
+ Để tạo các dòng chữ: đánh chữ trong các text box mặc định sẵn hoặc
tự tạo các text box: Insert \ Text box …
+ Để chèn hình ảnh: Insert \Picture…
+ Để chèn phim, âm thanh: Insert \ Movies… và Insert \ Sound …
- Trong mỗi slide, muốn chọn hiệu ứng cho các đối tượng: Slide show \
Custom Animation \ click vào đối tượng \ Add effect (có 4 loại hiệu ứng
chính để lựa chọn: entrance - xuất hiện ; emphasis - làm nổi bật ; exit - làm
biến mất; motion path - tạo chuyển động).
- Muốn trình chiếu file thì click vào ô slide show.
- Tạo siêu liên kết ( tạo đường dẫn từ đối tượng được chọn đến một slide
khác hoặc 1 tập tin khác …): click vào đối tượng \ Insert \ Hyperlink…
- Chèn slide từ file khác vào: Insert \ Slide from file …
- Tạo slide master (nếu muốn thiết kế bài trình diễn một cách đồng bộ,
nghĩa là tạo các slide giống nhau về font chữ, hiệu ứng của đối tượng):
+ View \ Master\ Slide master …
+ Trong slide master, đặt các thông số như font, size, date, time,
hiệu ứng.
+ Quay lại màn hình ban đầu để tiếp tục thiết kế từng slide:
close master view.
- Đóng gói bài giảng: File\ Save as \ Tools \ Save options …
1.3.2. Phần mềm Violet [30]
Giới thiệu sơ lược phần mềm Violet 1.5
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng
để tạo các trang nội dung bài giảng . Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều
mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng như: bài tập trắc nghiệm, bài tập ô
chữ, bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh.
Một số thao tác cơ bản trong Violet 1.5
- Khởi động chương trình violet.
- Tạo nội dung bài giảng bằng cách:
+ Chọn “nội dung” \ click “ thêm đề mục” \ nhập chủ đề, mục, tiêu đề
của bài giảng vào các ô tương ứng\ click “ tiếp tục”.
+ Để nhập text: chọn “ văn bản”.
+ Để di chuyển khung văn bản: rê chuột tới viền màu xanh xám đến khi
hiện biểu tượng rồi rê đến nơi cần đến.
+ Để thay đổi kích thước , rê chuột tới góc của khung đến khi hiện biểu
tượng , rồi rê đến kích thước mong muốn.
+ Để thay đổi thuộc tính đối tượng như in đậm, in nghiêng, gạch chân,
font chữ, size, canh trái, canh phải… chọn biểu tượng
+ Để gõ công thức hóa học . Ví dụ để gõ công thức hóa học H2SO4 thì
đánh như sau: LATEX( H_2SO_4).
+ Để tạo hiệu ứng cho đối tượng , chọn biểu tượng . Để xem trước
hiệu ứng chọn biểu tượng
- Để tạo liên kết đến một địa chỉ web hoặc 1 file trên ổ cứng hoặc đề
mục , chọn biểu tượng , chọn siêu liên kết, chọn file cần liên kết, sau đó
chọn “đồng ý”.
- Để chèn ảnh, film: chọn “ ảnh, film” \ chọn biểu tượng chọn
ảnh, phim cần chèn, sau đó chọn đồng ý.
- Để vẽ hình, chọn “công cụ” \ “vẽ hình”
- Để soạn thảo văn bản nhanh, gần giống trong word chọn “công cụ” \
“soạn thảo văn bản”
- Để tạo bài tập trắc nghiệm, chọn “công cụ” \ “ bài tập trắc nghiệm”\
chọn kiểu bài tập trắc nghiệm.
- Kiểu bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng:
+ Nhập nội dung câu hỏi.
+ Chọn kiểu bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng.
+ Nhập nội dung các phương án trả lời.
+ Đánh dấu kết quả cho phương án đúng.
+ Chọn “ đồng ý”.
- Kiểu bài tập trắc nghiệm ghép đôi:
+ Nhập nội dung câu hỏi.
+ Chọn kiểu bài tập trắc nghiệm ghép đôi.
+ Nhập nội dung các ý cho cột trái và cột phải.
+ Chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa kết quả đúng đằng sau mỗi
phương án.
+ Chọn “ đồng ý”.
- Kiểu bài tập tạo ô chữ:
+ Chọn kiểu bài tập tạo ô chữ.
+ Nhập nội dung câu hỏi hàng dọc, câu hỏi hàng ngang, từ trả lời, từ
trên ô chữ, vị trí chữ.
+ Chọn “ đồng ý”.
- Kiểu bài tập thả chữ:
+ Chọn kiểu bài tập thả chữ.
+ Nhập liệu nội dung văn bản.
+ Bôi đen những từ cần được ẩn đi, nhấp nút “chọn chữ”.
+ Khi thực hiện bài tập, HS sẽ kéo các phần trả lời vào chỗ trống.
- Kiểu bài tập điền khuyết:
+ Chọn kiểu bài tập điền khuyết.
+ Nhập liệu nội dung văn bản.
+ Bôi đen những từ cần được ẩn đi, nhấp nút “chọn chữ”.
+ Khi thực hiện bài tập, HS sẽ click chuột vào các ô trống và nhập
phương án trả lời vào đó.
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử
1.4.1. Khái quát về bài giảng điện tử [12], [28]
Khái niệm BGĐT
BGĐT (hay giáo án điện tử) là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động
dạy học của gv trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó đã được multimedia hóa
một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được qui định bởi cấu trúc bài
học. BGĐT là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện
bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
BGĐT gồm 3 thành tố: kế hoạch bài dạy học ; bài trình diễn và tư
liệu hỗ trợ dạy học.
Kế hoạch bài dạy học: gồm
+ Mục tiêu: tương tự giáo án thường.
+ Chuẩn bị của thầy và trò: bao gồm cả việc tìm tư liệu bài học
trên internet, chuẩn bị phòng máy, máy chiếu …
+ Phương pháp và phương tiện dạy học.
+ Kế hoạch về thời gian.
+ Thông tin phản hồi.
Bài trình diễn: soạn thảo bằng phần mềm Powerpoint hoặc phần
mềm khác.
Tư liệu hỗ trợ dạy học: gồm
+ Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung.
+ Tư liệu các mô phỏng sản xuất hóa học, các quá trình tự nhiên,
cơ chế phản ứng hữu cơ…
+ Các video thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, các phản ứng hóa học
diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm.
Ưu, nhược điểm [5], [19]
Ưu điểm
- Giúp giờ học sinh động, hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học.
- Thuận lợi cho việc áp dụng PPDH hướng vào người học.
- Có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức từ thực tế mà SGK không truyền
tải hết thông qua những âm thanh, hình ảnh thật trong cuộc sống.
- Biểu diễn được các quá trình xảy ra quá nhanh hay quá chậm, những thí
nghiệm khó, trừu tượng, độc hại, nguy hiểm.. mà giáo viên và học sinh không
thể hoặc khó tiến hành trong một giờ dạy (kể cả thí nghiệm đơn giản nhưng
thiếu hóa chất, dụng cụ).
- Khi diễn đạt các nội dung, mô phỏng các thí nghiệm, các quá trình tự
nhiên…, có thể bỏ qua các chi tiết thứ yếu, nhấn mạnh điểm quan trọng giúp
người học hiểu nhanh, chính xác.
- Tiết kiệm được một phần kinh phí so với tiến hành TN thật, và có thể
tiết kiệm được thời gian trong giờ lên lớp do không phải mô tả dài dòng.
- GV dễ dàng cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng bài giảng theo
thời gian.
- Có thể chuẩn bị trước để giảng dạy ở nhiều nơi, chuyển lên mạng
internet giảng dạy trực tuyến, dễ dàng trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian hơn để soạn giáo án.
- Đòi hỏi GV phải có một trình độ tin học, ngoại ngữ nhất định. Phải có
cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cần thiết như: máy vi tính, máy chiếu dữ
liệu…
- Dù sao nghiên cứu các TN, các quá trình qua mô phỏng vẫn có phần
không hiệu quả bằng tiến hành thật như: không ngửi được mùi, không cảm
nhận được sự thay đổi nhiệt độ, màu sắc không trung thực bằng thí nghiệm
thật … Có thể gây tác dụng ngược khi bài giảng quá lạm dụng hình ảnh, âm
thanh, màu sắc.
1.4.2. Các kiểu bài giảng điện tử [8], [12], [28]
- Bài truyền thụ kiến thức mới: thường trình chiếu các quá trình tự
nhiên, mô hình cấu trúc phân tử, các thí nghiệm hóa học, qui trình sản xuất,
ứng dụng của các chất…
- Bài ôn tập, luyện tập: thường trình chiếu sơ đồ tóm tắt lí thuyết, các
câu hỏi kiểm tra củng cố lí thuyết, các đề bài tập kèm theo hướng dẫn giải…
- Bài thực hành: thường trình chiếu các yêu cầu, các lưu ý quan trọng
trong quá trình thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành…
1.4.3. Các yêu cầu cơ bản của một bài giảng điện tử [8], [12], [28]
- Đáp ứng đủ yêu cầu của một bài giảng truyền thống:
Dựa theo tiêu chí của Allan Ornstein và Frances Hunkin, lựa chọn và
cấu trúc nội dung bài học cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Tính giá trị.
2. Tính khoa học.
3. Tính vừa sức.
4. Tính cân đối.
5. Gây được hứng thú.
6. Tạo ra khả năng học tập.
7. Tính hiệu quả.
- Đáp ứng đủ các nguyên tắc khi xây dựng một bài giảng điện tử:
1. Đơn giản, rõ ràng.
2. Tinh giản, biểu tượng hóa nội dung.
3. Chọn đồ họa , hiệu ứng tránh làm phân tán sự chú ý của người học.
4. Chỉ nên chỉ có một ý tưởng lớn trên mỗi slide.
5. Không quá 5 ý nhỏ trên mỗi slide.
Để bổ sung vào các nguyên tắc trên, TS Đoàn Việt Nga- trường Cao
đẳng Sư pham Hà Nội còn góp ý thêm: “Giáo án điện tử cần góp phần tích
cực vào việc tổ chức hoạt động dạy- học giúp người học phát huy được khả
năng tư duy sáng tạo trong quá trình tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy
người GV phải hình dung được tiến trình giờ dạy và cách tổ chức hoạt động
trong giờ dạy. Giáo án điện tử hoàn toàn chỉ là công cụ giúp cho người GV tổ
chức giờ giảng tốt hơn chứ không thể thay thế người GV trong phương pháp
truyền thụ kiến thức mới hoặc ôn luyện kiến thức cũ”…[13]
1.5. Thực trạng sử dụng PPDH và BGĐT ở trường THPT
1.5.1. Mục đích
Nhằm nắm được thực trạng việc sử dụng PPDH và BGĐT ở trường PT
hiện nay.
1.5.2. Đối tượng điều tra
- 55 GV dạy môn hóa nói riêng và các GV khác nói chung.
- 664 HS THPT (khảo sát của báo Tuổi trẻ)
Bảng 1.1: Danh sách các trường được điều tra về thực trạng sử dụng
PPDH và BGĐT .
STT Tên trường Địa bàn
1 Trần Đại Nghĩa
2 Trưng Vương
3 Tân Phong
4 Lương Thế Vinh
5 Trần Khai Nguyên
6 Ernst Thalman
7 Gia Định
8 Thanh Đa
9 An Lạc
10 Trương Vĩnh Kí
11 Lê Thánh Tôn
12 Lê Minh Xuân
Tp Hồ Chí Minh
13 Thủ Khoa Huân
14 Dưỡng Điềm
15 Trương Định
16 Nguyễn Đình Chiểu
Tỉnh Tiền Giang
1.5.3. Tiến trình thực hiện
- Đọc tham khảo các bài viết điều tra về thực trạng sử dụng PPDH và
đổi mới PPDH ở các trường phổ thông hiện nay.
- Phát phiếu điều tra cho các GV đang trực tiếp giảng dạy ở trường
PTTH thuộc địa bàn tp HCM và một số tỉnh lân cận.
1.5.4. Kết quả điều tra
Từ số phiếu thu về là 55 phiếu của các GV ở 16 trường PTTH khác
nhau trong và ngoài thành phố, ta được những kết quả sau đây:
Câu 1: Trường Thầy (Cô) có bao nhiêu phòng có thể dạy bằng bài BGĐT?
Bảng 1.2: Kết quả điều tra câu 1.
Số GV lựa chọn Phần trăm (%)
- Không có phòng nào 0 0.00
- Có 1 phòng 26 47.27
- Có 2 phòng 21 38.18
- Có 3 phòng trở lên 8 14.54
Nhận xét:
- Tất cả các trường tham gia thực hiện phiếu điều tra đều có phòng chức năng
để dạy được BGĐT.
- Tuy nhiên, số lượng phòng để phục vụ cho việc dạy BGĐT ở hầu hết các
trường còn quá khiêm tốn so với số phòng giảng dạy thực có ở mỗi trường.
- Từ đó cho thấy hoặc cơ sở vật chất thực tế chưa đáp ứng được cho việc dạy
học có ứng dụng CNTT; hoặc GV của các trường chưa có nhu cầu dạy học có
ứng dụng CNTT.
Câu 2: Mức độ sử dụng BGĐT của Thầy(Cô) hiện nay là:
Bảng 1.3: Kết quả điều tra câu 2.
Số GV lựa chọn Phần trăm (%)
- Chưa bao giờ sử dụng 4 7.27
- Đã từng dạy một vài lần 26 47.27
- Mỗi năm học dạy vài tiết 18 37.72
- Thường xuyên 7 12.72
Nhận xét:
- Số GV thường xuyên sử dụng BGĐT còn ít, chủ yếu là GV ở trường chuyên
Trần Đại Nghĩa và trường dân lập Trương Vĩnh Kí.
- Vẫn còn số ít GVchưa từng sử dụng BGĐT. Tập trung là những GV đã lớn
tuổi, điều này có thể giải thích vì những lí do sau: khả năng tiếp cận tin học
kém; sức ì tâm lí lớn, họ ngại thay đổi phương pháp dạy vốn đã ăn sâu từ bao
nhiêu năm...
- Hầu hết các GV dạy BGĐT với số tiết rất ít, không đáng kể so với số tiết
thực dạy theo qui định của bộ. Điều này cho thấy việc thực hiện đổi mới
PPDH, ứng dụng CNTT vào giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ và hiệu
quả.
Câu 3: Khả năng thiết kế bài giảng điện tử của Thầy (Cô) là:
Bảng 1.4: Kết quả điều tra câu 3.
Số GV lựa chọn Phần trăm (%)
- Chưa làm được 3 5.45
- Biết sơ nhưng chưa soạn bài nào 10 18.18
- Thiết kế được vài bài đơn giản 26 47.27
- Rất thành thạo 16 29.09
Nhận xét:
- Đã có số lượng lớn GV biết soạn BGĐT. Chỉ có 5.54 % trong số GV được
điều tra là chưa làm được, và đây là những GV có tuổi nghề cao.
- Như vậy, việc tiếp cận và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy không
còn là vấn đề đáng lưu tâm mà vấn đề cần giải quyết ở đây là tinh thần đổi
mới PPDH của GV và sự đầu tư thích đáng của các bộ phận chức năng có liên
quan.
Câu 4: Thầy(Cô) cho biết hiệu quả dạy học khi dạy bằng bài giảng điện tử:
Bảng 1.5: Kết quả điều tra câu 4.
Số GV
lựa chọn
Phần
trăm (%)
- Tốt ( HS hứng thú, dễ hiểu bài) 31 56.36
- Khá ( HS thích nhưng kết quả học tập không cao) 15 27.27
- Trung bình (HS không thể hiện sự thích thú, kết
quả không cao hơn dạy bằng giáo án truyền thống)
7 12.27
- Kém (HS không thích, kết quả kém hơn dạy bằng
giáo án truyền thống)
2 3.64
Nhận xét:
- Qua số liệu điều tra cho thấy đa số GV đều đánh giá HS thích được học
bằng BGĐT.
- Tuy nhiên, cũng có một số lượng đáng kể các GV nhận xét HS chưa hứng
thú với BGĐT Theo tôi, số liệu này đã phản ánh trung thực hiệu quả giảng
dạy BGĐT.
- Như vậy, không phải cứ sử dụng BGĐT là đem lại hiệu quả như mong
muốn. Vấn đề ở đây là dạy như thế nào? Tức là khả năng vận dụng PPDH.
Đây có thể nói là thành tố quan trọng trong việc dạy và học, cho dù là dạy học
theo lối truyền thống hay dạy bằng BGĐT.
Câu 5: Việc xây dựng kiến thức mới cho HS thường dựa trên cơ sở:
Số GV
lựa chọn
Phần trăm
(%)
- Hoạt động của GV là chủ yếu 31 56.40
- Hoạt động thuyết trình của HS là chủ yếu,
GV chỉ phân công nhiệm vụ \ \
- Hoạt động của HS dưới sự dẫn dắt, tổ
chức của GV 23 43.60
- Không chú ý đến các hoạt động, GV chỉ
thông báo kiến thức \ \
Bảng 1.6: Kết quả điều tra câu 5.
Nhận xét:
- Trong câu hỏi thăm dò số 5 có 2 ý các GV không đồng tình là:Việc xây
dựng kiến thức mới cho HS thường dựa trên cơ sở hoạt động thuyết trình của
HS là chủ yếu, GV chỉ phân công nhiệm vụ; và không chú ý đến các hoạt
động, GV chỉ thông báo kiến thức.
-Có 54/55 GV được thăm dò đều hiểu việc xây dựng kiến thức mới cho HS
phải dựa trên cơ sở các hoạt động. Thế nhưng, rất nhiều các ý kiến thu được
là chỉ quan tâm đến hoạt động của GV. Điều này cho thấy, những GV này
chưa chú ý đến việc “dạy học theo hướng phát huy khả năng chủ động, sáng
tạo cho HS” theo tinh thần đổi mới PPDH.
Câu 6: Thầy cô thường phối hợp các PPDH nào khi giảng dạy bằng
BGĐT?
Bảng 1.7: Kết quả điều tra câu 6
Phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
sử dụng
Thuyết trình 23 40 37 \
Đàm thoại 21 72 7 \
Bài tập hóa học 38 46 26 \
Hoạt động nhóm \ 12 72 16
Thí nghiệm hóa học 12 46 42 \
Dạy học nêu vấn đề 18 42 34 6
Algorit 6 14 60 20
Grap dạy học 4 16 62 18
Trò chơi \ \ 16 84
Nhận xét:
- Nhìn chung GV có sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình
dạy học.
- Tuy nhiên, một số phương pháp được xem là phát huy tốt khả năng hoạt
động của HS ít được các GV sử dụng thường xuyên như: hoạt động nhóm,
algorit, grap dạy học, trò chơi.
- Trong khi đó,cuộc khảo sát tìm hiểu nhu cầu học tập của 664 HS do nhóm
phóng viên giáo dục báo Tuổi trẻ có kết quả như sau: Hầu hết ý kiến của HS
khi được hỏi “bạn thích GV sử dụng phương pháp nào trong bài giảng?” đều
có chung một câu trả lời là thích cách học vận động. Có 67,5% muốn có hình
ảnh minh họa cho bài giảng; 66,3% đề nghị các phương pháp giảng dạy khác
như tổ chức cho HS đi thực tế, thảo luận, làm việc nhóm, sắm vai , thuyết
trình. Nhiều ý kiến cho rằng thầy cô giáo nên giảng thêm những kiến thức
cuộc sống có liên quan đến bài học, tổ chức trò chơi để HS có thể vừa học
vừa chơi mà vẫn hiểu bài.
Điều này cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa nhu cầu học tập
của HS và phương pháp giảng dạy của GV.
Tóm lại, qua cuộc khảo sát điều tra ở trên, mặc dù chưa tìm hiểu
được tất cả các GV ở nhiều địa bàn khác nhau trên cả nước . Nhưng nhìn
chung ta có thể thấy được:
- Khả năng tiếp cận tin học, soạn giảng BGĐT không còn là vấn đề đối với
hầu hết các GV.
- Trong quá trình dạy học các GV có sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
- Tuy nhiên, các tiết dạy bằng BGĐT còn quá ít;cơ sở vật chất chưa đáp ứng
được cho việc dạy và học đúng theo tinh thần đổi mới giáo dục của Đảng ,
Nhà nước đã đề ra; GV chưa chú ý nhiều đến các PPDH nhằm tăng cường sự
hoạt động cho HS. Thực trạng này có thể nói đã tạo ra những bước đi chậm
chạp cho công cuộc phát triển giáo dục và đào tạo con người trong kỉ nguyên
mới- kỉ nguyên của sự phát triển CNTT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài giữ vai trò là nền tảng cho bất kì
hướng nghiên cứu nào. Vì vậy, trước khi xây dựng và đưa hệ thống BGĐT
vào giảng dạy có hiệu quả chúng tôi đã tìm hiểu các vấn đề sau:
1. Các PPDH truyền thống và PPDH phức hợp.
2. Những xu hướng và định hướng đổi mới PPDH.
3. Sử dụng một số phần mềm để thiết kế BGĐT.
4. Cơ sở lí thuyết về BGĐT.
5. Thực trạng việc sử dụng PPDH và BGĐT ở trường THPT.
Từ đó chúng tôi nhận thấy:
- Thực hiện đổi mới PPDH là một xu hướng tất yếu trong đó việc
ứng dụng CNTT và sử dụng PPDH cần phải được quan tâm để đạt hiệu
quả cao nhất.
- Dạy học là một hoạt động phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức
tạp và đa dạng. Không có PPDH nào là vạn năng, vì vậy cần phải có sự
lựa chọn và phối hợp các phương pháp nhằm phát huy hết các mặt tích
cực của mỗi phương pháp, tạo ra một hiệu quả tích hợp, cộng hưởng về
phương pháp.
- Phần mềm tin học đang được sử dụng rộng rãi vào công việc soạn
giảng hiện nay là Powerpoint . Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm phần
mềm Violet để hỗ trợ cho phần soạn bài tập. Trong phần mềm này có
cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn như bài tập trắc nghiệm, bài tập
ô chữ, bài tập kéo thả chữ...
- BGĐT có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều
mặt hạn chế. Vì vậy, để thực hiện BGĐT được thành công cần lưu ý
đến việc xây dựng, thiết kế ban đầu. Mặt khác, GV cần chú ý BGĐT
chỉ là công cụ để giúp GV tổ chức tốt giờ giảng chứ không thể thay thế
cho toàn bộ hoạt động dạy học trên lớp.
- Thực trạng việc sử dụng PPDH và BGĐT ở trường THPT còn
nhiều bất cập: các tiết dạy bằng BGĐT còn quá ít, cơ sở vật chất chưa
đáp ứng được cho việc dạy và học đúng theo tinh thần đổi mới giáo
dục, GV chưa chú ý nhiều đến các PPDH nhằm tăng cường sự hoạt
động cho HS...
Cuối cùng, dựa trên những kết quả thu được từ quá trình nghiên
cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã đưa ra những định
hướng lựa chọn PPDH đối với từng kiểu bài lên lớp để từ đó tiến hành
thiết kế hệ thống một số các BGĐT phần Hóa hữu cơ lớp 11- chương
trình cơ bản.
Chương 2
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC PHỨC HỢP ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
PHẦN HÓA HỮU CƠ 11- CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
2.1. Qui trình thiết kế một BGĐT
Xây dựng kế hoạch bài dạy học
- Kế hoạch bài dạy cần căn cứ theo chương trình, nhiệm vụ của
chương, bài, đặc điểm trang thiết bị dạy học, trình độ HS….
- Kế hoạch bài dạy cần phải:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu của tiết học.
+ Xác định những kiến thức cơ bản mà HS phải nắm vững trong
tiết học.
+ Chuẩn bị của thầy và trò : Bao gồm cả việc tìm tư liệu bài dạy
trên Internet như tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm
có liên quan đến kiến thức cơ bản đã được xác định. Chuẩn bị
phòng, máy tính, máy chiếu.
+ Phương pháp và phương tiện dạy học.
Xây dựng và tìm kiếm các tư liệu hỗ trợ bài giảng, khai thác tư
liệu trên internet
+ Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung.
+ Tư liệu mô phỏng sản xuất Hoá học, các quá trình tự nhiên, các
cơ chế của phản ứng hữu cơ.
+ Các video thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, các phản ứng xảy ra
quá nhanh hay quá chậm.
Xây dựng bài trình diễn
Kiểm tra toàn bộ bài giảng điện tử và ghi lại tập tin
2.2. Nguyên tắc thiết kế BGĐT theo PPDH phức hợp phần hóa hữu cơ
- Đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của một BGĐT đã nêu ở chương 1.
- Đảm bảo các nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy phần hóa hữu cơ.
- Chú trọng hệ thống bài tập nhận thức, bài tập hóa học để hoàn thiện
kiến thức, rèn luyện kĩ năng hóa học, phương pháp giải các dạng bài
tập trong hóa hữu cơ, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
- Chú trọng tính thiết thực, gắn nội dung bài học với thực tế đời sống.
- Chú ý việc lựa chọn, phối hợp các PPDH phù hợp với đối tượng HS,
điều kiện giảng dạy và phù hợp cho từng kiểu bài cụ thể.
2.2.1. Nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy phần hóa hữu cơ
- Chú trọng vận dụng kiến thức lí thuyết cấu tạo HCHC để làm tăng
khả năng giải thích, dự đoán lí thuyết nhằm tích cực hóa hoạt động
nhận thức, tư duy cho HS.
- Chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học trong nghiên
cứu các chất hữu cơ để hình thành khả năng tư duy khái quát, tư duy
trừu tượng cho HS.
- Tăng cường sử dụng mô hình, các phần mềm mô tả đúng đắn cấu trúc
phân tử các chất hữu cơ để giúp HS quan sát, hiểu đúng đặc điểm cấu
tạo phân tử, sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân
tử. Dựa trên cơ sở đó HS dự đoán tính chất hóa học, quá trình phản ứng
của các chất hữu cơ.
- Chú trọng liên hệ, củng cố, phát triển các kiến thức có liên quan trong
quá trình nghiên cứu các loại chất hữu cơ từ đó giúp HS có được
phương pháp nhận thức, khả năng tư duy khái quát và hệ thống hóa
kiến thức.
2.2.2. Định hướng lựa chọn PPDH cho từng kiểu bài
2.2.2.1. Những chú ý khi chọn PPDH
Không có PPDH nào là vạn năng
“ Không có PPDH nào là vạn năng”, đó là một điều cơ bản mà bất kì
người giáo viên nào cũng hiểu. Việc lựa chọn phương pháp cho một bài dạy
cụ thể cũng giống như việc lựa chọn đồ nghề của một anh thợ mộc. Anh ta
phải chọn đồ nghề tùy thuộc vào việc anh ta muốn khoét một cái mộng, hay
tháo ốc vít, hay cưa một miếng gỗ… Như vậy, dù là chọn đồ nghề hay PPDH
đều phải dựa trên cơ sở mục đích sử dụng. Trong dạy học, khi soạn giáo án,
người giáo viên trước hết cần xác định rõ mục đích của buổi dạy rồi mới lựa
chọn các hoạt động thích hợp để đạt được những mục đích đó. Những hoạt
động học tập, hoặc PPDH đã lựa chọn và cách dùng những phương pháp này
sẽ không chỉ phụ thuộc riêng vào mục đích dạy học mà còn phụ thuộc nhiều
vào các yếu tố khác. Ví dụ như: nội dung bài dạy, điều kiện trang thiết bị,
năng lực bản thân, thời gian cho phép…
Cần phối hợp đa dạng các phương pháp [2], [5], [20]
Các PPDH khác nhau sẽ phát triển những kĩ năng khác nhau cho học
sinh. Sử dụng tờ bài tập giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc và lưu ý tới chi
tiết. Phương pháp dùng lời phát triển kĩ năng nghe và tư duy. Phương pháp
làm việc nhóm giúp phát triển kĩ năng thảo luận, thuyết phục, làm việc với
người khác. Phương pháp học độc lập giúp phát triển kĩ năng tự học…
Phương pháp dạy học đa dạng làm cho công việc của người giáo viên
thú vị và hứng khởi hơn. Giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp trong một
tiết dạy thì trước tiên đã tự cảm thấy chán và càng không thể mong chờ đến sự
hứng thú học tập của học sinh.
2.2.2.2. Các PPDH được sử dụng trong bài truyền thụ kiến thức
mới phần hóa hữu cơ
Các chất hữu cơ đa dạng, phong phú nhưng được phân chia theo các
nhóm và có mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm cấu trúc phân tử với tính chất
hóa học đặc trưng của chúng. Đồng thời giữa các loại hợp chất hữu cơ còn có
mối liên hệ di tính rõ rệt, tính chất của loại chất này cũng là phương pháp điều
chế cơ bản của loại hợp chất khác. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho giáo
viên có thể hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức về tính chất các chất dưới
dạng các sơ đồ bằng công thức tổng quát, công thức chung của các loại chất
trong mối liên hệ qua lại giữa các chất với nhau. Vì vậy trong dạy học phần
hóa hữu cơ ta có thể sử dụng các PPDH đặc thù của hóa học và các phương
pháp tổ chức hoạt động học tập làm tăng tính tích cực nhận thức và hứng thú
học tập của học sinh. Ta có thể sử dụng các PPDH chủ yếu sau:
Phương pháp trực quan
- Cần sử dụng các mô hình, tranh vẽ, biểu đồ, sơ đồ, phần mềm dạy học
để giúp cho học sinh có biểu tượng đúng đắn về cấu trúc phân tử của chất.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình, tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ... từ đó cho
nhận xét, tìm ra các qui luật chung, đưa ra những dự đoán khoa học.
Thí nghiệm hóa học
Thí nghiệm biểu diễn
- GV sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu, hạn
chế sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa.
- Trước khi biểu diễn thí nghiệm, GV nêu mục đích thí nghiệm, yêu cầu
học sinh quan sát các chất tham gia phản ứng , dự đoán các khả năng xảy ra
phản ứng. GV hoặc đại diện HS tiến hành thí nghiệm, HS quan sát, mô tả hiện
tượng thí nghiệm quan sát được, vận dụng kiến thức đã có giải thích hiện
tượng , xác nhận dự đoán đúng, chỉ ra những điều không phù hợp của dự đoán
không đúng, nêu kết luận.
Thí nghiệm HS:
Khi tiến hành hoạt động học tập này HS sẽ thảo luận nhóm về các nội
dung: chọn thí nghiệm, chọn hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm,
phân công thực hiện các thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét kết
luận về tính chất cần nghiên cứu.
Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
Với các nội dung lí thuyết khó như chương đại cương, nghiên cứu các
qui luật, mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử... ta
có thể sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề.
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
Khi sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề trong giảng dạy phần
hóa hữu cơ, giáo viên có thể cấu trúc hệ thống câu hỏi theo logic diễn dịch
phù hợp với logic trình bày của nội dung bài dạy. Cụ thể là:
- Phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử: dạng liên kết, đặc điểm liên kết,
xác định nhóm chức quyết định tính chất đặc trưng của chất.
- Từ đặc điểm cấu trúc phân tử, dự đoán tính chất đặc trưng của chất.
- Dùng thí nghiệm hoặc dữ kiện thực nghiệm để xác định tính đúng đắn
của sự dự đoán lí thuyết.
- Nhận xét, kết luận về tính chất của chất.
- Vận dụng kiến thức thu nhận được.
Hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học
- Với các nội dung học tập không quá khó đối với hoạt động nhận thức
hoặc các nội dung mang tính chất thống kê, trình bày sự kiện ta có thể tổ
chức cho học sinh hoạt động độc lập theo nhóm hoặc cá nhân như: quan sát
biểu bảng, sơ đồ, đồ thị , đọc sách, tài liệu học tập, tiến hành thí nghiệm, lập
bảng tổng kết kiến thức...
2.2.2.3. Các PPDH được sử dụng trong bài luyện tập, ôn tập
Khi dạy bài luyện tập, ôn tập GV có thể sử dụng các PPDH sau:
Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
- Phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các bài ôn tập cuối học
kì, cuối năm học hoặc ôn tập kết thúc chương trình theo các chuyên đề. Với
yêu cầu trong một khoảng thời gian ngắn (1-2 tiết học) cần phải hệ thống hóa
kiến thức trong một học kì, một năm học hoặc một chuyên đề xuyên suốt cả
chương trình học thì việc sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề trong
giờ ôn tập là hợp lí và có hiệu quả cao.
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
- Đây là PPDH được sử dụng phổ biến trong các giờ luyện tập, ôn tập.
- GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi để điều khiển các hoạt động học
tập như: hệ thống hóa các kiến thức cần nắm vững, lập mối quan hệ giữa các
kiến thức, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng của HS.
- Các câu hỏi có thể được sắp xếp trong phiếu học tập để HS hoàn
thành theo nhóm hoặc cá nhân.
Phương pháp grap dạy học
- Đây là phương pháp có tính khái quát cao giúp GV hệ thống kiến
thức, tìm ra mối liên hệ các kiến thức dưới dạng các sơ đồ trực quan.
- Trong giờ ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng phối hợp phương pháp
grap với các phương pháp khác như : phối hợp grap với thuyết trình nêu vấn
đề; phối hợp grap với đầm thoại nêu vấn đề; phối hợp grap với việc sử dụng
phương tiện kĩ thuật.
Sử dụng bài tập hóa học
- Bài tập hóa học được coi là một trong các PPDH có hiệu quả và được
sử dụng nhiều trong các giờ luyện tập, ôn tập với mục đích rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức, giải các bài tập đặc thù của hóa học và phát triển năng
lực nhận thức, năng lực tư duy cho HS.
- Trong giờ luyện tập, ôn tập GV thường sử dụng các câu hỏi lí thuyết
và bài tập hóa học để thực hiện các nhiệm vụ như: tái hiện kiến thức cơ bản;
vận dụng kiến thức; khái quát, hệ thống hóa kiến thức; kiểm tra kiến thức...
- GV cần giúp HS phân tích đề bài, tìm ra những con đương giải quyết
vấn đề, rút ra được những kiến thức mới, kĩ năng mới, phương pháp tư duy,
lập luận mới thông qua việc giải các bài tập tổng hợp.
Như vậy, trong giờ luyện tập, ôn tập thì các bài tập trở thành nguồn
kiến thức để học sinh tìm tòi, khám phá những phương pháp, cách thức vận
dụng các kiến thức để giải quyết những vấn đề học tập.
2.2.2.4. Các PPDH được sử dụng trong bài thực hành thí nghiệm
- Bài thực hành thí nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hình thành
và phát triển năng lực hành động, năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển tư
duy tích cực sáng tạo cho HS.
- Trong bài thực hành thí nghiệm, phương pháp sử dụng thí nghiệm là
PPDH chính. Tuy nhiên, tùy theo nội dung bài học và phương pháp sử dụng
thí nghiệm được lựa chọn mà GV có thể kết hợp với các PPDH khác. Ví dụ:
Dùng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề để tổ chức cho học sinh dự
đoán kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận, nêu bản chất vấn đề...
Dùng phương pháp algorit dạy học để hướng dẫn các thao tác thực
hành thí nghiệm...
Dùng phương tiện kĩ thuật để trình chiếu những thao tác kĩ thuật, lắp
dụng cụ, sử dụng hóa chất, những lưu ý cần thiết, những yêu cầu thí nghiệm...
Tóm lại, các PPDH hóa học rất đa dạng, phong phú. Mỗi phương
pháp đều có những ưu điểm, hạn chế của nó nên việc lựa chọn phương pháp
nào cho phù hợp thì GV còn phải căn cứ vào nội dung kiến thức, mục tiêu bài
học, khả năng nhận thức của HS, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học...
2.3. Thiết kế một số BGĐT
- BGĐT được trình bày theo 2 cột:
+ Cột nội dung là các thiết kế được trình chiếu trên lớp.
+ Cột tiến trình là những hoạt động của GV và HS được tổ chức diễn ra
tương ứng với các trình chiếu.
- Tất cả những bài học bằng BGĐT HS đều có phiếu ghi bài gồm 2 phần:
+ Phần I: phần ghi nội dung bài học.
+ Phần II: phiếu học tập.
- Vì số trang luận văn có giới hạn, do đó trong phạm vi của chương 2 tôi
chỉ trình bày những BGĐT thiết kế minh họa cho những kiểu bài lên
lớp trong chương trình. Các bài còn lại được đưa vào phần phụ lục.
2.2.1. Dạng bài truyền thụ kiến thức mới
Bài 20 MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I/ Mục tiêu bài học:
- HS biết: các đặc điểm của HCHC, cách phân loại HCHC, phương pháp
xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong HCHC.
- HS hiểu: Vì sao tính chất của các HCHC khác so với các hợp chất vô
cơ, tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong HCHC.
- HS vận dụng: Tính thành phần khối lượng và phần trăm khối lượng các
nguyên tố trong phân tử HCHC.
II/ Chuẩn bị:
Bốn khay hóa chất gồm: benzen, đường, ancol etylic, giấm ăn, đá vôi,
nước, muối ăn, axit sunfuric.
III/ Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp trực quan, suy diễn, qui nạp, nêu vấn đề, thảo
luận nhóm, sử dụng bài tập,sử dụng sơ đồ, biểu bảng, alogrit dạy học.
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung trình chiếu Tiến trình dạy học
1
Chương 4
ĐẠI CƯƠNG
VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
2 Bài 20 MỞ ĐẦU
VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
II/ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
III/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
3
Hợp chất hữu cơ là gì?
Hãy tiến hành phân loại các chất sau…
- Giới thiệu bài mới.
+ Hóa học hữu cơ đa dạng, phong
phú về số lượng HCHC.
+ Nhưng thành phần nguyên tố trong
HCHC chỉ chủ yếu tập trung ở một
số ít nguyên tố: C, H, O, N…
Đó là điều lí thú của hóa học hữu
cơ.
- Giới thiệu nội dung bài học.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái
niệm hợp chất hữu cơ và hóa học
hữu cơ
4 Trong khay hóa chất có:
Muối ăn
Đường
Nước
Axit axetic
Benzen
Đá vôi
Ancol etylic
Axit sunfuric
5 Hãy để riêng các hóa chất theo 2 nhóm:
hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ?
Muối ăn
Đường
Nước
Axit axetic
Benzen
Đá vôi
Ancol etylic
Axit sunfuric
6
HỢP CHẤT
HỮU CƠ
Muối ăn
Đường
Nước
Axit axetic
Benzen
Đá vôi
Ancol etylic
Axit sunfuric
HỢP CHẤT
VÔ CƠ
7 Hãy cho biết công thức hóa học
của các hợp chất này?
Muối ăn
Đường
Nước
Axit axetic
Benzen
Đá vôi
Ancol etylic
Axit sunfuric
C6H6
C6H12O6
C2H5OH
CH3COOH
NaCl
CaCO3
H2O
H2SO4
- Tổ chức cho HS tiến hành phân
loại các chất quen thuộc đặt trong
khay theo 2 loại:
+ Chất hữu cơ.
+ Chất vô cơ.
- Các nhóm HS lần lượt báo cáo kết
quả của nhóm mình.
- GV ghi nhận kết quả, cho ý kiến và
trình chiếu kết quả cuối cùng.
- Yêu cầu HS cho biết CT hóa học
của các hợp chất vừa phân loại.
8
Hãy nhận
xét về
thành phần
nguyên tố
tạo nên
hợp chất
hữ cơ ?
Đường
Axit axetic
Benzen
Ancol etylic
C6H6
C6H12O6
C2H5OH
CH3COOH
HỢP CHẤT
HỮU CƠ
9 I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
( SGK )
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon ( trừ
CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua…)
- Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết
phải có cacbon, hay gặp hidro, oxi, nitơ, sau đó
đến halogen, lưu huỳnh,…
- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên
cứu các hợp chất hữu cơ.
10
Bài 20 MỞ ĐẦU
VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
II/ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
III/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
11
Hợp chất hữu cơ được
phân loại như thế nào?
- GV đàm thoại gợi mở: Từ CT hóa
học hãy nhận xét về thành phần
nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ?
- HS:
+ Có C, H.
+ Có thể có oxi.
GV chỉnh sửa và bổ sung.
- Trình chiếu slide nội dung bài học .
Hướng dẫn HS đánh dấu vào SGK.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự
phân loại hợp chất hữu cơ
12 Hãy sắp xếp các hợp chất hữu cơ
sau đây thành 2 loại ?
CH4, CH3COOH, C2H5Cl,
C6H6, C2H5OH, C2H2, C2H4,
C6H5NH2, CxHy, CxHyCHO
13 Hãy cho biết cơ sở để phân loại ?
CH3COOH, C2H5Cl,
C2H5OH, C6H5NH2,
CxHyCHO
CH4 ,C6H6 ,
C2H2, C2H4 ,
C4H10, CxHy
HIDROCACBON DẪN XUẤT CỦA HIDROCABON
14
II/ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
HIDROCACBON
Phân tử chỉ chứa các nguyên tử
cacbon và hidro
DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON
Phân tử có nguyên tử nguyên tố khác thay
thế nguyên tử hidro của hidrocacbon
HC
no
HC
không
no
Dẫn
xuất
halogen
Ancol,
phenol,
ete
Andehit
, xeton
Amin,
nitro
Axit,
este
Hợp
chất
tạp
chức,
polime
HC
thơm
( SGK)
15
Bài 20 MỞ ĐẦU
VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
II/ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
III/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
-GV cho ví dụ bảng các hợp chất
hữu cơ, yêu cầu HS sắp xếp các chất
đó thành 2 loại.
- Lấy ý kiến của vài HS.
- GV nhận xét, cho kết quả chính xác
và giới thiệu sự phân loại được chia
thành 2 nhóm chính: hidrocacbon và
dẫn xuất của hidrocacbon.
Yêu cầu HS cho biết sự phân loại
được dựa trên cơ sở nào?
- GV ghi nhận phần trả lời của HS.
- GV chiếu bảng phân loại HCHC,
thuyết trình lại các nhóm chất đã
phân loại.
- Cho HS đánh dấu nội dung bài học
trong SGK.
3. Hoạt động 3: Đặc điểm chung
của hợp chất hữu cơ
* Xác định loại liên kết hóa học
trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- HS dựa vào bảng giá trị độ âm điện
16
Cho giá trị độ âm điện một số nguyên tố
như sau:
3,162,583,043,442,22,55
ClSNOHC
Vậy loại liên kết hóa học chủ yếu trong phân
tử hợp chất hữu cơ là………………………….liên kết cộng hóa trị
17
III/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Chủ yếu là liên kết
cộng hóa trị
TÍNH CHẤT
VẬT LÍ
TÍNH CHẤT
HÓA HỌC
T0nc, t0s thấp ( dễ bay hơi)
Không tan trong nước
Tan trong các dung môi hữu cơ
Kém bền với nhiệt, dễ cháy
Phản ứng xảy ra chậm
Theo nhiều hướng khác nhau
18
Các nhóm hãy lấy ví dụ minh họa
cho đặc điểm tính chất vật lí và
hóa học của hợp chất hữu cơ?
THẢO LUẬN L
Sau 2 phút, nhóm trưởng mỗi nhóm
sẽ trình bày ví dụ của nhóm mình!!…
au 2 phút, nhó tr ng ỗi nhó
sẽ trình bày ví dụ của nhó ình!!
19
Bài 20 MỞ ĐẦU
VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
II/ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ
III/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
các nguyên tố trong phân tử HCHC
để rút ra được loại liên kết hóa học
chủ yếu giữa các nguyên tử trong
phân tử HCHC.
+ Thành phần hóa học các nguyên tố
trong HCHC chủ yếu:C, H, O, N…
+ Hiệu độ âm điện giữa các nguyên
tố này < 1,77.
Liên kết hóa học trong phân tử
HCHC là liên kết cộng hóa trị.
* Đặc điểm chung của HCHC:
- GV giới thiệu các đặc điểm chung
của HCHC.
- HS dựa vào kinh nghiệm thực tế và
kiến thức đã học để lấy ví dụ minh
họa cho những đặc điểm của HCHC
mà GV đã trình bày.
- Các nhóm tiến hành thảo luận, sau
đó các nhóm trưởng báo cáo.
- GV nhận xét và bổ sung thêm.
20 … Để xác định công thức của một hợp chất nàođó, nhất thiết phải xác định được thành phần
nguyên tố và phần trăm khối lượng nguyên tố có
trong hợp chất !!!
21 Xác định thànhphần nguyên tố có
trong HCHC
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
Xác định thành phần
phần trăm khối lượng
nguyên tố có trong
HCHC
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
CÔNG THỨC PHÂN TỬ
22
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
1. Phân tích định tính
Nguyên tắc:
Chuyển các nguyên tố trong HCHC thành các chất vô
cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các pư đặc trưng.
Xác định C và H
HCHC CuO, t
0 Sp
vô cơ
CuSO4 kh
Dd
Ca(OH)2
CuSO4 hóa xanh Sp có H2O
Có kết tủa Sp có CO2
HCHC có mặt C, H
Xác định N
CuO, t0
HCHC Sp vô cơ NaOH, t
0
Có khí mùi khai Sp có NH3
HCHC có mặt N
23
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
2. Phân tích định lượng
Nguyên tắc:
Phân hủy HCHC thành HCVC rồi định lượng chúng
bằng phương pháp khối lượng hoặc thể tích.
Vd:
3(g) HCHC A Phân tích sp
H2SO4 đặc
KOH
m bình tăng 1,8(g)
m bình tăng 4,4(g)Ta có:
m H2O = 1,8(g); m CO2 = 4,4(g)
mH=2
mH2O
18
= 0,2(g)
mC=12
mCO2
44
1,2(g)=
mO= 3-(0,2+1,2) = 1,6(g)
%mH=
0,2 . 100%
3
= 6,67%
%mC=
1,2 . 100%
3
= 40%
%mO=100-(6,67+40)=53,33%
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về
phương pháp phân tích các
nguyên tố trong HCHC
* Tại sao phải phân tích nguyên tố?
- GV trình chiếu và giới thiệu tại sao
phải phân tích nguyên tố, sau đó giới
thiệu tiếp:
+ Xác định thành phần nguyên tố
trong HCHC gọi là phép phân tích
định tính.
+ Xác định thành phần phần trăm
nguyên tố trong HCHC gọi là phép
phân tích định lượng.
Dựa vào kết quả phân tích định tính
và định lượng xác định được CTPT.
* Phân tích định tính:
- GV nêu nguyên tắc của phép phân
tích định tính.
- Ví dụ phương pháp xác định C, H;
GV thuyết trình nêu vấn đề:
+ Dẫn sản phẩm cháy qua CuSO4
khan (màu trắng) thì CuSO4 hóa
xanh. Chứng tỏ điều gì? Sản phẩm
24
IV/ SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
2. Phân tích định lượng
Tổng quát:
m(g) HCHC A Phân tích Sp ( CO2, H2O, N2)
Ta có:
mC=12.nCO2
mH=2.nH2O
mN=28.nN2
mO=mA–(mC+mH+mN)
%mC=
mC . 100%
mA
%mH=
mH . 100%
mA
%mN=
mN . 100%
mA
%mO=100%–(%mC+%mH+%mN)
25
CỦNG CỐ
- Caroten … có nhiều trong củ cà rốt
… có màu da cam
Hãy phân tích - caroten có thành phần nguyên
tố nào và phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố là
bao nhiêu?
Biết:
0,67(g)
-caroten
Oxi hoá sp
H2SO4 đặc
dd Ca(OH)2
m bình tăng 0,63(g)
m bình tăng 4,4(g)hoàn toàn
26
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền
BT 1,3 ( SGK- trang 91)
cháy có H2O => HCHC có H.
+ Dẫn sản phẩm cháy qua dd
Ca(OH)2 thì có kết tủa trắng. Chứng
tỏ điều gì? Sản phẩm cháy có CO2
=> HCHC có C.
* Phân tích định lượng:
- GV nêu nguyên tắc của phép phân
tích định lượng.
- GV cho ví dụ, dùng phương pháp
thuyết trình nêu vấn đề và đàm thoại
nêu vấn đề để xác định được thành
phần khối lượng và phần trăm khối
lượng các nguyên tố trong HCHC.
- Từ ví dụ , GV tổng kết thành dạng
tổng quát và CT tổng quát.
- Tổ chức cho HS làm BT củng cố.
- Dặn dò HS làm BTVN.
Nhận xét:
- Đây là bài học mở đầu cho phần hóa học hữu cơ lớp 11 và nối tiếp cho
chương trình lớp 12 nên việc tạo sự hứng thú cho HS là cần thiết.
- Tuy nhiên, nội dung của bài mở đầu lại tương đối khô khan. Vì vậy, nếu chỉ
dạy học theo phương pháp thông báo thuyết trình sẽ tất yếu dẫn đến sự nhàm
chán cho học sinh.
- Để việc truyền thụ những nội dung lí thuyết của bài được dễ dàng, không
mang tính áp đặt và tạo sự hứng thú cho HS bài giảng đã tập trung sử dụng
các phương pháp suy diễn , qui nạp, nêu vấn đề, trực quan…
+ Để dẫn dắt đến khái niệm hợp chất hữu cơ, thay cho việc thông báo HCHC
là gì như SGK thì HS sẽ không có hứng thú với nội dung này. Thay vào đó, ta
tổ chức cho các nhóm tự phân loại, chọn ra những HCHC theo hiểu biết của
các em, nêu công thức hóa học của các chất hữu cơ tương ứng, dựa vào đó HS
tự tìm ra được HCHC là những hợp chất chứa loại nguyên tố gì.
+ Để tìm hiểu về cách phân loại HCHC, thay vào việc giới thiệu cách phân
loại như SGK ta có thể cho HS nhiều chất gồm cả hidrocacbon và HCHC có
nhóm chức. Dựa vào trực quan ban đầu, HS đều có thể phân thành 2 loại một
cách tương đối chính xác. GV có thể hỏi làm sao các em lại phân thành 2
nhóm chất này? HS sẽ nêu ra cách của các em: do có một số chất chỉ có C và
H, những chất còn lại có cả nguyên tố khác. Vậy trực quan của các em cũng
chính là cơ sở của việc phân loại HCHC.
+ Việc tổ chức cho các nhóm thảo luận tìm ra ví dụ minh họa cho các đặc
điểm lí tính, hóa tính của HCHC cũng làm tăng sự hứng thú cho HS. Các em
đưa ra được ví dụ minh họa tạo cho các em cảm giác mình là người am hiểu ,
giàu kiến thức, từ đó tạo sự hứng thú học tập cho HS.
- Tóm lại, bài giảng với định hướng chính HS là người tự khám phá kiến thức
từ đó quyết định được việc chọn PPDH phù hợp. Bài giảng đã tập trung phần
lớn thời gian cho HS tự xây dựng kiến thức, tận dụng tối đa SGK, hạn chế
việc ghi chép, điều này giúp cho việc học của HS trở nên nhẹ nhàng, hứng
thú…
Bài 22 CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ Mục tiêu bài học:
- HS biết: Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng
đẳng, đồng phân.
- HS hiểu: Tầm quan trọng của thuyết cấu tạo hóa học, sự hình thành
liên kết đơn, đôi, ba.
- HS vận dụng: Lập được dãy đồng đẳng, viết được CTCT các đồng
phân.
II/ Chuẩn bị: Hộp mô hình phân tử.
III/ Phương pháp: Kết hợp các phương pháp trực quan, đàm thoại nêu vấn
đề, sử dụng sơ đồ, biểu bảng, hoạt động nhóm.
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung trình chiếu Tiến trình dạy học
1 Bài 22
CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP
CHẤT HỮU CƠ
II/ THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
III/ ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN
IV/ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ CÔNG THỨC CẤU TẠO
2 HOẠT ĐỘNG NHÓM
Dùng hộp mô hình phân tử, hãy tạo mô
hình cho các phân tử sau:
C2H6O C2H6 C2H4 C2H2
- GV giới thiệu bài mới.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái
niệm CTCT và các loại CTCT
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm
tạo mô hình phân tử C2H6O, C2H6,
C2H4, C2H2.
3
…Các mô hình phân tử vừa tạo được
biểu diễn cấu tạo hóa học của các phân
tử, gọi là công thức cấu tạo.
Hãy nêu khái niệm công thức cấu tạo?
4 I/ CÔNG THỨC CẤU TẠO
1. Khái niệm
Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên
kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử
(SGK)
2. Các loại công thức cấu tạo
CTCT rút
gọn nhất
CTCT rút
gọn
CTCT khai
triển
H C C C H
H
H
C
H H
H
H HH
H C C C C
C
H HH
H
H
H
H
H
H
CH3 CH CH3
CH3
CH3 CH CH CH2
CH3
5 Bài 22
CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP
CHẤT HỮU CƠ
II/ THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
III/ ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN
IV/ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ CÔNG THỨC CẤU TẠO
6 THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
VẤN ĐỀ 1:
Đimetyl eteCH3-O-CH3
Ancol etylicCH3-CH2-OH
C2H6O
Hợp chấtCTCTCTPT
Các nguyên tử trong HCHC
liên kết tự do với nhau hay
theo một trật tự nhất định?
- GV giới thiệu: những mô hình phân
tử mà HS vừa tạo, biểu diễn cấu tạo
hóa học của các phân tử được gọi là
công thức cấu tạo.
- Vậy: hãy nêu khái niệm CTCT?
- GV nhận xét phần trả lời của HS và
bổ sung thêm.
- GV trình chiếu nội dung và giới
thiệu các loại CTCT.
- HS đánh dấu phần kiến thức trong
SGK.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thuyết
cấu tạo hóa học
- GV trình chiếu bảng ví dụ, yêu cầu
HS nhận xét những nội dung trong
bảng.
+ CTPT: như nhau.
+ CTCT: khác nhau => hóa tính
khác nhau.
- GV đặt câu hỏi: vậy trong mỗi
HCHC, các nguyên tử liên kết với
7 THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
VẤN ĐỀ 2:
CTCT
CH3-CH=CH2CH3-CH2-CH2-CH3
C3H8C4H10CTPT
CH3 CH CH3
CH3
Nguyên tử C có thể liên kết với
nhau tạo thành những dạng
mạch nào với hóa trị mấy?
CH2
H2C CH2
8 THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
VẤN ĐỀ 3:
Tính chất các chất phụ
thuộc vào yếu tố nào ?
Chất lỏngt0s=360CCH3-CH2-CH2-CH2-CH3
Chất khít0s=-0,50CCH3-CH2-CH2-CH3
Tan ít trong nướct0s=-230CCH3-O-CH3
Tan tốt trong nướct0s=78,30CCH3-CH2-OH
Đốt -> không cháyt0s=77,50CCCl4
Đốt -> cháyt0s=-1620CCH4
9
VẤN ĐỀ 3:
Chất lỏngt0s=360CCH3-CH2-CH2-CH2-CH3
Chất khít0s=-0,50CCH3-CH2-CH2-CH3
Tan ít trong nướct0s=-230CCH3-O-CH3
Tan tốt trong nướct0s=78,30CCH3-CH2-OH
Đốt -> không cháyt0s=77,50CCCl4
Đốt -> cháyt0s=-1620CCH4
CT
CT
CH3-CH=CH2CH3-CH2-CH2-CH3
C3H8C4H10
CT
PT
CH3 CH CH3
CH3
CH2
H2C CH2
VẤN ĐỀ 1:
Đimetyl eteCH3-O-CH3
Ancol etylicCH3-CH2-OH
C2H6O
Hợp chấtCTCTCTPT
VẤN ĐỀ 2:
Các nguyên tử liên kết theo đúng
hóa trị và theo 1 thứ tự nhất định.
Thứ tự liên kết thay đổi sẽ tạo ra
chất mới.
C có hóa trị 4.
C có thể liên kết với nhau tạo
thành mạch thẳng, mạch nhánh,
mạch vòng.
Tính chất các chất
phụ thuộc vào:
Thành phần phân
tử.
Cấu tạo hóa học.
10
But-lê-rop(1828-1886)
Giữa thế kỉ 19, người ta đã tổng hợp
được nhiều hợp chất hữu cơ.
Từ đó, đòi hỏi khoa học cần phải làm
sáng tỏ cấu tạo của các hợp hất hữu cơ.
Thuyết cấu tạo được phát triển qua
nhiều giai đoạn, gắn liền với tên tuổi của
những nhà khoa học lớn đương thời:
Franklin, Kekule, Couper, …
Cuối cùng, dựa vào những luận thuyết
được báo cáo tại buổi hội nghị khoa học ở
Speyer (Đức) ngày 19/9/1961 , Butlerov đã
tập hợp lại thành thuyết cấu tạo hóa học.
Thuyết cấu tạo hóa học đã chỉ ra con đường cơ bản cho sự phát
triển hóa học hữu cơ và những thành tựu khoa học ra về sau đã khắng
định tính đúng đắn của thuyết cấu tạo hóa học.
nhau tự do hay theo đúng một trật tự
nhất định?
- HS rút ra kết luận.
- GV trình chiếu bảng ví dụ thứ 2.
- HS nhận xét nội dung trong bảng.
+ CTPT: như nhau.
+ CTCT: khác nhau ở mạch C.
- GV hỏi: Vậy nguyên tử C có thể
liên kết với nhau tạo thành những
dạng mạch nào, với hóa trị mấy?
- HS rút ra kết luận.
- GV trình chiếu bảng ví dụ thứ 3.
- HS nhận xét nội dung trong bảng.
-+ Các chất khác nhau về thành phần
nguyên tử, cấu tạo hóa học.
+ Tính chất các chất khác nhau.
- GV hỏi: Vậy tính chất các chất phụ
thuộc vào yếu tố nào?
- HS rút ra kết luận.
- GV trình chiếu tổng kết lại các
vấn đề đã rút ra được.
11
II/ THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC (SGK)
Nội dung:
Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên
tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất
định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ
tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp
chất khác.
Luận điểm 2: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có
hóa trị bốn. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với
nguyên tử của nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo
thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng , mạch
nhánh, mạch không nhánh).
Luận điểm 3:Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành
phần phân tử ( bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo
hóa học ( thứ tự liên kết các nguyên tử).
Ý nghĩa: Giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
12
Bài 22
CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP
CHẤT HỮU CƠ
II/ THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
III/ ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN
IV/ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ CÔNG THỨC CẤU TẠO
13
CTPT chung : CnH2n
Hóa tính tương tự nhau ( giống etilen)
…………………
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3
C4H8
CH2=CH-CH3C3H6
CH2=CH2C2H4
CTCTCTPT
DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETILEN
CH2 C CH3
CH3
Hãy nhận xét
sự khác nhau
về thành phần
phân tử của
các chất trong
dãy đồng
đẳng?
Thành phần phân tử: hơn
kém nhau n nhóm CH2
14
CTPT chung : CnH2n
Hóa tính tương tự nhau ( giống etilen)
…………………
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3
C4H8
CH2=CH-CH3C3H6
CH2=CH2C2H4
CTCTCTPT
DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETILEN
CH2 C CH3
CH3
Hãy so sánh đặc
điểm cấu tạo các
chất trong dãy
đồng đẳng để rút
ra nhận xét về
hóa tính của
chúng???
Đặc điểm cấu tạo: tương
tự nhau => hóa tính tương
tự nhau
- GV giới thiệu lịch sử và tầm quan
trọng của thuyết cấu tạo hóa học.
- HS đánh dấu nội dung thuyết cấu
tạo hóa học trong SGK.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái
niệm đồng đẳng
- GV trình chiếu bảng ví dụ.
- HS nhận xét nội dung trong bảng
về:
+ Sự khác nhau về thành phần phân
tử của các chất.
+ So sánh đặc điểm cấu tạo của các
chất.
- Kết luận: Các chất trong cùng dãy
đồng đẳng:
+ Thành phần phân tử hơn kém
nhau một hay nhiều nhóm –CH2-
15
Hãy nêu khái niệm đồng đẳng?
16
III/ ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN
1. Đồng đẳng (SGK)
Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là
những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
Vd: Dãy đồng đẳng của etilen: C2H4, C3H6, C4H8… , CnH2n
17 SUY NGHĨ KĨ NHÉ !!!
CH3OH và CH3OCH3 có phải làđồng đẳng của nhau không?
18
Hãy nêu khái niệm đồng phân?
C2H6O
+ Đặc điểm cấu tạo tương tự nhau.
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm
đồng đẳng.
- HS đánh dấu nội dung trong SGK.
- HS vận dụng để nhận xét bài tập ví
dụ GV đưa ra. Yêu cầu HS nhận ra
được CH3OH và CH3OCH3 không
phải là đồng đẳng của nhau, mặc dù
thành phần phân tử hơn kém nhau 1
nhóm -CH2- nhưng về cấu tạo, hóa
tính khác nhau.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu khái
niệm đồng phân
- GV đưa mô hình cấu tạo C2H6O
HS đã lắp ghép từ trước.
19
IV/ ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN
Vd:
2. Đồng phân (SGK)
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử
được gọi là các chất đồng phân của nhau.
CH3-CH2-CH2-CH2-OHĐồng phân vị
trí nhóm chức
CH3-O-CH3CH3-CH2-OHĐồng phân
loại nhóm
chức
CH3-CH=CH-CH2-CH3CH2=CH-CH2-CH2-CH3Đồng phân vị
trí lk bội
CH3-CH2-CH2-CH3Đồng phân
mạch cabon
CH3 CH CH3
CH3
CH3 CH2 CH CH3
OH
20
Bài 22
CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP
CHẤT HỮU CƠ
II/ THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
III/ ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN
IV/ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ CÔNG THỨC CẤU TẠO
21
IV/ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
Liên kết đơn : ( liên kết σ)
Liên kết đôi: ( 1liên kết σ + 1liên kết π)
Liên kết ba: ( 1liên kết σ + 2liên kết π)
Vd: CH3-CH3
Vd: CH2 = CH2
Vd: CH CH
Ghi chú
Liên kết σ
bền hơn
liên kết π
22
- Yêu cầu HS cho biết thế nào là
hiện tượng đồng phân.
Kết luận: đồng phân là hiện tượng
các chất có cùng CTPT nhưng khác
nhau về CTCT.
- GV trình chiếu nội dung bài học.
- HS đánh dấu vào SGK.
5. Hoạt động 5: Liên kết hóa học
- GV giới thiệu sự hình thành các
loại liên kết trong phân tử HCHC.
- GV lưu ý HS: liên kết σ bền hơn
liên kết π.
6. Hoạt động 6: Bài tập củng cố
HS hoàn thành bài tập để củng cố
lại những kiến thức đã học.
23
24
BT 4,5,6,7 ( trang 101, 102 - SGK)
GV: NGUYỄN THỊ THU HIỀN
- GV dặn dò HS về nhà học bài, làm
bài đầy đủ.
Nhận xét:
- Đây là dạng bài lí thuyết chủ đạo trong chương trình hóa học hữu cơ. Đối
với HS, những bài dạng này thường mơ hồ, khó hiểu. Do đó, rất cần sự đầu tư
kĩ lưỡng của GV cho bài dạy để dẫn dắt HS nắm và hiểu được những nội
dung lí thuyết nền tảng này.
- HS tự sử dụng đồ dùng dạy học là hộp mô hình phân tử đã giúp cho việc
hình thành khái niệm CTCT được dễ dàng, HS dễ hiểu hơn nhiều so với cách
dạy học thông báo thuyết trình.
- Để nắm được các luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học nhất thiết
phải có ví dụ kèm theo để minh họa. Tuy nhiên, việc đưa ví dụ trước, cùng
với sự dẫn dắt của GV , HS đã tự mình rút ra được những kiến thức cần thiết.
Như vậy, với phương pháp này HS sẽ cảm thấy tự bản thân mình khám phá ra
được chân lí, giúp các em có thêm niềm vui, say mê trong học tập và tin
tưởng vào khoa học. Hơn nữa, việc truyền đạt những phần lí thuyết tưởng
chừng như khô khan, mơ hồ như thuyết cấu tạo hóa học lại trở nên dễ dàng
hơn.
Bài 37 NGUỒN HIDROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu bài học:
- HS biết: Thành phần, tính chất, tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên
nhiên và than mỏ; quá trình chưng cất, chế hóa dầu mỏ.
- HS hiểu: Tầm quan trọng của lọc hóa dầu đối với nền kinh tế.
- HS vận dụng: Phân tích, khái quát hóa nội dung kiến thức SGK thành
những kết luận khoa học.
II/ Chuẩn bị: Các thông tin, tư liệu mới liên quan đến việc khai thác dầu mỏ,
hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu liên hợp khí điện đạm Cà
Mau, giá xăng dầu…
III/ Phương pháp: Kết hợp các phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, trực
quan, nghiên cứu SGK.
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung trình chiếu Tiến trình dạy học
1 NGUỒN HIDROCACBON
TRONG THIÊN NHIÊN
2
1. Có những loại hidrocacbon nào?
Ví dụ??
- HS quan sát tranh và đặt slogan
cho bức tranh.
- Slogan của GV: “bổ nhào vì dầu”
=> GV giải thích ý nghĩa của slogan
này và giới thiệu dầu mỏ là một
trong những nguồn hidrocacbon
quan trọng.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các
nguồn hidrocacbon có trong thiên
nhiên
- HS nhắc lại kiến thức cũ: có
3
2. Trong thiên nhiên, hidrocabon có từ
những nguồn nào? [ SGK-163,167,168 ]
4 I/
D
Ầ
U
M
Ỏ
5
7
- Dầu mỏ có ở đâu???
- Dầu mỏ hình thành từ đâu???3.
những loại hidrocacbon nào? (no,
không no, thơm).
- HS nghiên cứu SGK cho biết có
những nguồn hidrocacbon nào trong
thiên nhiên? (dầu mỏ, khí thiên
nhiên và khí mỏ dầu, than mỏ).
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự
hình thành và cấu tạo mỏ dầu
- HS xem phim để biết được mỏ dầu
hình thành như thế nào? ( do sự
phân hủy chậm của xác động, thực
vật).
- HS xem bản đồ cấu tạo lục địa để
xác định rõ khu vực tập trung nhiều
mỏ dầu.
- HS trả lời câu hỏi: dầu mỏ có
nhiều ở đâu? ( trong lòng đất, tập
trung nhiều ở thềm lục địa).
8 Trữ lượng dầu mỏ của thế giới tập trung
nhiều nhất ở các nước Trung Cận Đông và
Liên Xô cũ, phần còn lại có rải rác ở nhiều nơi
trong lòng đại dương và thềm lục địa…
9
Bản
đồ
các lô
thăm
dò và
các
vùng
triển
vọng
có
dầu
khí ở
Việt
Nam
10
Túi dầu là gì? [ SGK -163 ]
Cấu tạo của túi dầu? [ SGK-163 ]
•Dầu mỏ nằm trong các túi dầu
ở trong lòng đất…
4.
5.
11 6. Đặc điểm , tính chất của dầu mỏ?
- GV giới thiệu các nước có trữ
lượng dầu lớn trên thế giới.
- HS xem bản đồ để biết những
vùng có mỏ dầu ở Việt Nam.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về khái
niệm và cấu tạo của mỏ dầu
- HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu
khái niệm túi dầu, cấu tạo của túi
dầu.
- HS quan sát hình ảnh dầu thô trên
màn hình và kết hợp với SGK để
cho biết đặc điểm, tính chất của dầu
mỏ.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu thành
phần hóa học trong dầu mỏ
12 7. Thành phần hóa học chủ yếu trongdầu mỏ?[SGK -163,164]
Daàu moû
Ankan Aren
Chaát höõu cô
chöùa O, S
vaø caùc chaát
voâ cô
Xiclo
ankan
13
8.Làm thế nào để khai thác dầu mỏ?[SGK-164]
- Mỏ dầu đầu tiên trên thế
giới có lỗ khoan sâu 21m.
- Ngày nay việc khoan
dầu càng đi sâu vào lòng
đất, có nơi phải khoan sâu
tới 9000m, người ta cũng
đang thiết kế lỗ khoan sâu
tới 15000m…
14
9. Khai thác dầu mỏ để làm gì?
15 9. Khai thác dầu mỏ để làm gì?
Dầu mỏ
- Sản xuất các loại nhiên liệu
cho các động cơ, nhà máy
- Làm nguyên liệu cho quá
trình sản xuất hóa học
- HS nghiên cứu SGK cho biết
thành phần hóa học chủ yếu có
trong dầu mỏ?
- GV nêu vấn đề: tại sao trong thành
phần dầu mỏ lại không có các
hidrocacbon không no? ( vì trong
lòng đất, áp suất cao, liên kết π
trong hợp chất hidrocacbon không
no bị phá vỡ).
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu phương
pháp chế biến dầu mỏ và ứng
dụng của các sản phẩm chế biến
từ dầu mỏ
- HS quan sát hình ảnh trên màn
hình để rút ra những ứng dụng
chính của sản phẩm khai thác, chế
biến dầu mỏ. ( dùng làm nhiên liệu,
nguyên liệu).
16
10. Chế biến dầu mỏ như thế nào?
[SGK - 164,165,166]
17 Nguyên tắc: Mỗi hidrocarbon trong dầu mỏ có mộtnhiệt độ sôi khác nhau. Do đó, nếu ta đun nóng dầu
thô đến nhiệt độ sôi của chất nào thì ta sẽ thu được
chất đó.
CHƯNG CẤT
CRĂCKINH
Laø quaù trình duøng xuùc
taùc vaø nhieät bieán ñoåi caáu
truùc cuûa hiñrocacbon töø
khoâng phaân nhaùnh thaønh
phaân nhaùnh, töø khoâng
thôm thaønh thôm
Laø quaù trình beû gaõy phaân töû
hiñrocacbon maïch daøi thaønh
caùc phaân töû hiñrocacbon maïch
ngaén hôn nhôø taùc duïng cuûa
nhieät( craêckinh nhieät) hoaëc
cuûa xuùc taùc( craêkinh xuùc taùc)
RIFOMINH
Nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng
nhiên liệu và nhu cầu của công nghiệp hóa chất…
18
DAÀU THOÂ
Chöng caát döôùi
aùp suaát cao
Rifominh
Taùch taïp
chaát chöùa
löu huøynh
Craêckinh
Chöng caát
döôùi aùp suaát
thaáp
Nhieân lieäu khí
Khí hoùa loûng
Daàu hoûa
Daàu ñieâzen
Daàu
nhôøn
Nhöïa ñöôøng(atphan)
3800C
3000C
3400C
260oC
220oC
1800C
80oC
Chöng caát döôùi
aùp suaát thöôøng
Khí
Xăng
19 NHÀ MÁY LỌC DẦU
DUNG QUẤT
- HS nghiên cứu SGK và cho biết
phương pháp chế biến dầu mỏ?
( dầu thô -> xử lí sơ bộ -> chưng cất
-> chế biến).
- GV phân tích rõ hơn 2 phương
pháp dùng để chế biến dầu mỏ là
crackinh và rifoming.
- HS xem sơ đồ chưng cất , chế hóa
và ứng dụng của dầu mỏ để hiểu rõ
những ứng dụng khác nhau từ
những sản phẩm chưng cất khác
nhau từ dầu mỏ.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về
nhà máy lọc dầu Dung Quất.
20 BỒN CHỨA
DẦU
21 II/
KHÍ
THIÊN
NHIÊN
&
KHÍ
MỎ
DẦU
22 Phim mô hình chuyển khí thành điện năng
23
6. Hoạt động 6: Tìm hiểu về khí
thiên nhiên và khí mỏ dầu
- GV giới thiệu mỏ khí thiên nhiên
đang được khai thác với sản lượng
lớn tại Cà Mau.
- HS xem phim chuyển hóa khí
thiên nhiên thành điện năng.
- GV giới thiệu hệ thống ống dẫn
khí Nam Côn Sơn hai pha dài nhất
thế giới .
24
Ứng
dụng
Thành
phần
Tồn
tại
KHÍ MỎ DẦUKHÍ THIÊN NHIÊN
11. - Khí thiên nhiên có ở đâu?[SGK - 167]
- Khí mỏ dầu có ở đâu?[SGK - 167]
Trong mỏ khí Trong mỏ dầu
25
12.
13.
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí
mỏ dầu? [SGK - 167]
Ứng dụng của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu?
[SGK - 167]
CH4( 95% thể tích) CH4( 50-70% thể tích)
- Dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất
- Dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.Ứngdụng
Thành
phần
Tồn
tại
KHÍ MỎ DẦUKHÍ THIÊN NHIÊN
Trong mỏ khí Trong mỏ dầu
26 III/ THAN MỎ
Than mỏ hình thành từ đâu?[SGK - 168]14.
27 III/ THAN MỎ
15.
16.
Thành phần hóa học chủ yếu có
trong than?
Có những loại than nào?
- HS nghiên cứu SGK cho biết khí
thiên nhiên và khí mỏ dầu có ở đâu?
Thành phần? Ứng dụng của nó?
- GV trình chiếu nội dung.
7. Hoạt động 7: Tìm hiểu về than
mỏ
- GV giới thiệu những vùng có
nhiều mỏ than ở Việt Nam.
- HS nghiên cứu SGK cho biết
thành phần hóa học có trong than?
Các loại than?
28
Than đá
(than béo)
LÒ CỐC 1000
0C
Không có không khí
Sản
phẩm
SƠ ĐỒ CHẾ BIẾN, ỨNG DỤNG
CỦA THAN ĐÁ
KHÍ
66% H2
35% CH4
LỎNG
RẮN
Lớp nước NH3
Lớp dầu Chưngcất
Benzen&đồng đẳng
Naphtalen,phenol
Hợp chất đa vòng
Hắc ínThan cốc
Luyện kim
Phân đạm
Nhiên liệu
29
Dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ là
nguồn hidrocacbon quí giá để sản xuất
nhiên liệu và nguyên liệu hóa chất!!!
Vậy
30
Nhưng…
31
HÃY TRĂN TRỞ VÀ SUY NGHĨ??!!!
Sự ảnh hưởng đến
môi trường của việc
sử dụng nguồn nhiên
liệu dầu mỏ, than, khí
thiên nhiên???
- GV trình chiếu sơ đồ giới thiệu
qui trình chế biến và ứng dụng của
than mỏ.
- GV tổ chức cho HS thảo luận về
sự ảnh hưởng đến môi trường của
việc sử dụng nguồn nhiên liệu từ
mỏ dầu, mỏ than, mỏ khí thiên
nhiên.
- GV trình chiếu một số hình ảnh
minh họa.
32
33
34
Hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường do việc
sử dụng nhiên liệu dầu mỏ, than, khí thiên nhiên?
35
- GV tổ chức cho HS thảo luận về
các biện pháp bảo vệ môi trường do
việc sử dụng nguồn nhiên liệu từ
mỏ dầu, mỏ than, mỏ khí thiên
nhiên.
- GV trình chiếu hình ảnh minh họa
cho một số phương pháp sử dụng
nguồn nhiên liệu thay thế không
gây ô nhiễm môi trường.
36
Hãy yêu và bảo vệ môi trường!!!
Nhận xét:
- Đây là một bài học mà kiến thức gắn liền với thực tế. Vì vậy bài giảng được
thiết kế dựa trên cơ sở HS tự xây dựng bài theo một hệ thống câu hỏi gợi mở.
- Ngoài kiến thức SGK, bài giảng còn cập nhật cho các em nhiều thông tin
thiết thực như hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất; khu liên hợp khí-
điện - đạm Cà Mau; vị trí các mỏ dầu, mỏ than đang được khai thác hiện nay;
các phương pháp sử dụng nguồn nhiên liệu thay thế như xe động cơ chạy
bằng không khí lỏng, dầu sinh học làm từ mỡ cá …
- HS được thảo luận với nhau về sự ảnh hưởng đến môi trường do việc sử
dụng nguồn nhiên liệu từ mỏ dầu, mỏ than, mỏ khí thiên nhiên, từ đó giúp
nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cho HS.
Bài 29 ANKEN
I/ Mục tiêu bài học:
- HS biết: Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất của anken.
- HS hiểu: Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng; vì
sao anken có pư tạo polime.
- HS vận dụng: Viết được các đồng phân, các PTPƯ thể hiện hóa tính
của anken; làm bài tập nhận biết.
II/ Chuẩn bị: Hộp mô hình phân tử, các mô phỏng thí nghiệm.
III/ Phương pháp: Kết hợp các phương pháp so sánh, suy diễn, đàm thoại
nêu vấn đề, trực quan, sử dụng bài tập, hoạt động nhóm.
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung trình chiếu Tiến trình dạy học
1
HIDROCACBON
KHÔNG NO
Chương 6
GV: NGUYỄN THỊ THU HIỀN
2
HIDROCACBON KHÔNG NOHIDROCACBON NO
C C
H
H
HH
H
H
C C
HH
H H
C
H
HC C CH H
C C
H
H
H
H H
H
Thế nào là hidrocacbon không no?
3 Chương 6
HIDROCACBON KHÔNG NO
Hidrocacbon không no: là hidrocacbon mà phân tử có liên
kết đôi C=C hoặc liên kết ba CC hoặc cả hai loại liên kết đó.
ANKEN (1 liên kết đôi)
Hiđrocacbon
không no, mạch hở ANKADIEN (2 liên kết đôi)
ANKIN (1 liên kết ba)
GV giới thiệu bài mới
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
hidrocacbon không no
- GV trình chiếu bảng ví dụ so sánh
giữa hidrocacbon no và hidrocacbon
không no.
- Từ sự khác nhau giữa hai ví dụ HS
phát biểu thế nào là hidrocacbon
không no?
-GV nhận xét và trình chiếu nội dung
bài học.
- HS theo dõi cùng vở ghi.
4
ANKEN
I/ ĐỒNG ĐẲNG- ĐỒNG PHÂN- DANH PHÁP
V/ ỨNG DỤNG
II/ LÍ TÍNH
III/ HÓA TÍNH
IV/ ĐIỀU CHẾ
5
I/ ĐỒNG ĐẲNG- ĐỒNG PHÂN- DANH PHÁP
1. Đồng đẳng:
Etilen : C2H4
ANKEN
CTPT các đồng đẳng tiếp theo của C2H4???
6
I/ ĐỒNG ĐẲNG- ĐỒNG PHÂN- DANH PHÁP
1. Đồng đẳng:
CT chung: CnH2n ( n≥2)
2. Đồng phân:
ANKEN
Dãy đồng đẳng của etilen (anken –olefin)
7
Viết CTCT có thể có của các anken sau :
1/ C2H4
2/ C3H6
3/ C4H8
4/ C5H10
( không kể đồng phân trong không gian)
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về dãy
đồng đẳng của etilen
- GV giới thiệu mô hình phân tử etilen
là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng
anken.
- HS cho biết các chất đồng đẳng tiếp
theo của etilen.
- Từ đó lập CT chung cho anken với
só nguyên tử cacbon là n.
- Nêu điều kiện giá trị n? Giải thích?
- GV trình chiếu nội dung.
- HS ghi chép bổ sung vào vở ghi.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về đồng
phân của anken
* Đồng phân cấu tạo:
- Phân công cho HS mỗi tổ viết CTCT
trong phiếu học tập.
- HS đại diện cho từng tổ lên bảng
trình bày.
8
C2H4: CH2=CH2
C3H6: CH2=CH - CH3
C4H8: CH2= CH2-CH2-CH3 ; CH3- CH=CH-CH3 ;
C5H10: CH2=CH-CH2-CH2-CH3 ; CH3-CH=CH-CH2-CH3
Anken từ mấy C trở lên có nhiều đồng phân cấu tạo?
4C
CH2 = C – CH3
CH3
CH3 CH CH CH2
CH3
CH2 C
CH3
CH2 CH3 CHC
CH3
CH3CH3
C C
C
C
C
; ;
9
Đồng
phân
cấu
tạo
CH2= CH2-CH2-CH3
CH2 = C – CH3
CH3
CH3- CH = CH - CH3
Đồng phân vị trí nối đôi
Đồng phân mạch cacbon
C4H8
Dùng hộp mô hình phân tử hãy biểu diễn
cấu tạo của CH3-CH=CH-CH3 ???
10 Đồng
phân
cấu
tạo
CH2= CH2-CH2-CH3
CH2 = C – CH3
CH3
CH3- CH = CH - CH3
Đồng phân vị trí nối đôi
Đồng phân mạch cacbon
Trong không gian
C C
CH3
H
CH3
H
C C
CH3
HCH3
H
Cis – but – 2 - en
t0nc : -1390C
t0s : 40C
t0nc : -1060C
t0s : 10C
Trans – but – 2 - en
C4H8
( 1 )
( 2 )
( 3 )
11
I/ ĐỒNG ĐẲNG- ĐỒNG PHÂN- DANH PHÁP
1. Đồng đẳng:
CT chung: CnH2n ( n≥2)
2. Đồng phân:
ANKEN
Dãy đồng đẳng của etilen (anken –olefin)
Anken từ 4C trở lên có các đồng phân sau:
+ Đồng phân mạch cacbon
+ Đồng phân vị trí nối đôi
- Đồng phân hình học ( đồng phân cis-trans)
- Đồng phân cấu tạo:
- GV nhận xét, bổ sung ( nếu có ).
- GV trình chiếu nội dung trả lời đầy
đủ.
- Yêu cầu HS cho biết anken từ mấy C
trở lên có nhiều đồng phân cấu tạo?
- GV trình chiếu lại các đồng phân cấu
tạo của C4H8.
- Đàm thoại với HS: Nhận xét sự khác
nhau về cấu tạo giữa đồng phân 1 và
2; 1 và 3?
Chỉ cho HS biết anken ngoài đồng
phân mạch C còn có đồng phân vị trí
nối đôi.
* Đồng phân hình học:
- Cho 4 nhóm HS dùng hộp mô hình
phân tử để biểu diễn CTCT của
CH3-CH=CH-CH3
- GV chọn 2 CTCT ở 2 dạng khác
nhau để cho HS xem và nhận xét:
+ Hai mô hình này giống hay khác
nhau về thành phần nguyên tử? (
Giống nhau, đều là C4H8).
12
Ví dụ: Các đồng phân của anken C4H8
Đồng phân cấu tạo:
Đồng phân cis-trans:
CH2= CH2-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 CH2 = C – CH3
CH3
C C
CH3
H
CH3
H
C C
CH3
HCH3
H
13
Đồng phân hình học ( cis- trans)
R
Có dạng: C C
1
R2
R3
R4
Điều kiện: - Có nối đôi C=C
- R1 ≠ R2 ; R3 ≠ R4
Mạch chính nằm cùng phía của nối đôi C =C
Đồng phân cis:
Mạch chính nằm trái phía của nối đôi C =C
Đồng phân trans:
BT
14
Ví dụ: Các đồng phân của anken C4H8
CH2= CH2-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 CH2 = C – CH3
CH3
Đồng phân cấu tạo:
Đồng phân cis-trans:
C C
CH3
H
CH3
H
C C
CH3
HCH3
H
Cis Trans
15
3. Danh pháp:
- Tên thay thế:
(Tên quốc tế)
Tên ANKEN = tên ANKAN - AN + EN
Lưu ý:
1/ Mạch chính là mạch C dài nhất, chứa nhiều nhánh,
chứa nối đôi
2/ Số 1 đánh từ đầu C gần nối đôi
+ Hai mô hình này giống hay khác
nhau về cấu tạo? ( Khác nhau).
+ Hiện tượng các chất có cùng CTPT
nhưng khác nhau CTCT được gọi là
gì? ( Đồng phân ).
Vậy 2 chất này là 2 đồng phân của
nhau.
- GV trình chiếu hình ảnh 2 đồng phân
này và cung cấp thêm sự khác nhau về
một số tính chất.
- GV trình chiếu nội dung bài học
HS ghi chép bổ sung vào vở ghi.
- GV trình chiếu tiếp nội dung tổng
quát về đồng phân hình học, cách xác
định đồng phân cis, đồng phân trans.
- Vận dụng:
+ GV link tới “ phiếu học tập số 2”
yêu cầu HS trả lời.
+ GV nhận xét, cho đáp án chính xác.
- Áp dụng trở lại vào ví dụ đã xét ở
trên, HS phân biệt đồng phân nào là
đồng phân cis? Đồng phân nào là
16
Ví dụ: Các đồng phân của anken C4H8
Đồng phân cấu tạo:
Đồng phân cis-trans:
CH2= CH2-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 CH2 = C – CH3
CH3
C C
CH3
H
CH3
H
C C
CH3
HCH3
H
………………………….. ………………………….. …………………………..But -1-en But -2-en 2-metylpropen
1 2 3
…………………………..- But -2-en …………………………..- But -2-enCis Trans
1 2 3 4 1 2 3 4
17
3. Danh pháp:
- Tên thay thế:
(Tên quốc tế)
Tên ANKEN = tên ANKAN - AN + EN
Lưu ý:
1/ Mạch chính là mạch C dài nhất, chứa nhiều nhánh, chứa nối đôi
2/ Số 1 đánh từ đầu C gần nối đôi
- Tên thông thường: Tên ANKEN = tên ANKAN - AN + ILEN
C2H4
C3H6
C4H8
etilen
propilen
butilen
Ví dụ :
18 ANKEN
I/ ĐỒNG ĐẲNG- ĐỒNG PHÂN- DANH PHÁP
II/ LÍ TÍNH
III/ HÓA TÍNH
IV/ ĐIỀU CHẾ
V/ ỨNG DỤNG
19
II/ LÍ TÍNH
- Ở điều kiện thường:
C2→ C4 : thể khí
C5 trở lên : thể lỏng hoặc rắn
- Các anken đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
- Khi số cacbon tăng thì KLPT tăng tos, tonc tăng.
đồng phân trans?
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về danh
pháp của anken
- GV hướng dẫn qui tắc gọi tên thay
thế.
- Nêu những lưu ý cần thiết.
- HS vận dụng gọi tên các đồng phân
của C4H8 đã nêu ở trên.
- GV nhận xét, chỉnh sai ( nếu có ).
- Trình chiếu nội dung đầy đủ.
- HS ghi chép bổ sung vào vở ghi.
- GV giới thiệu qui tắc gọi tên thông
thường.
- HS vận dụng gọi tên các ví dụ.
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu lí tính
- HS nghiên cứu SGK và trình bày lí
tính của anken.
20
A
N
K
E
N
- CT chung?
- Đặc điểm cấu tạo?
- Anken từ 4C trở lên có những loại đồng phân nào?
- Ankan không có loại đồng phân nào giống anken?
- Điều kiện để có đồng phân cis- trans?
- Phân biệt đồng phân cis với đồng phân trans?
- Qui tắc gọi tên thay thế , tên thông thường của anken?
21
1/ Viết CTCT, gọi tên thay thế các đồng phân có thể có của:
a/ Anken có 10 H trong phân tử.
b/ Anken có tỉ khối hơi so với H2 là 21.
2/ Viết CTCT của các hợp chất sau:
a/ 3-etyl-2,3- đimetyl hex-1-en.
b/ 2-clo-4,4-đimetyl pent-2-en.
c/ cis-3-metylpent-2-en.
d/ trans-3-metylpent-2-en.
22
Những chất nào sau đây có đồng phân hình học???
1/
2/
3/
4/
CH3-CH=CH-CH2-CH3
CH3CH=C(CH3)2
C2H5(CH3)C=CHCH3
(CH3)2CHCH2CH3 Back
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
6. Hoạt động 6: Củng cố nội dung
bài học
- GV lần lượt nêu các câu hỏi theo
một hệ thống.
- HS lần lượt trả lời.
- GV cho nội dung BTVN, dặn dò các
em học bài và làm bài đầy đủ.
Nội dung trình chiếu Tiến trình dạy học
1
ANKEN (tt)
V/ ỨNG DỤNG
IV/ ĐIỀU CHẾ
I/ ĐỒNG ĐẲNG- ĐỒNG PHÂN- DANH PHÁP
II/ LÍ TÍNH
III/ HÓA TÍNH
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa tính
chung của anken
- Trình chiếu mô hình cấu tạo phân
tử etilen.
2
Liên kết
H
H
H
H
CC
bền vững
ké m bền
Liên kết
Pư đặc trưng: cộng, trùng hợp và oxi hóa
III/ HÓA TÍNH
NHẬN XÉT:
3 III/ HÓA TÍNH
ANKEN
PƯ CỘNGPƯ CỘNG
PƯ TRÙNG HỢPPƯ TRÙNG HỢP
PƯ OXIHÓAPƯ OXIHÓA
R-CH=CH-R’
ANKAN
PƯ THẾPƯ THẾ
PƯ TÁCHPƯ TÁCH
PƯ OXIHÓA
R-CH2-CH2-R’
PƯ OXIHÓA
4 1. Phản ứng cộng
Cộng tác nhân đối xứng: H2, Br2…
a. Cộng H2:
CH3 CH3
Ni, t0Vd: CH2 CH2 + H H
CnH2n + H2 CnH2n + 2
Ni, t0
b. Cộng Br2:
Vd: CH2 CH2 + Br - Br CH2 CH2
Br Br
CnH2n + Br2 CnH2nBr 2
5 Quan saùùt thí nghie ääm:
dd Brom ñaõ bò maát maøu
dd Brom
etylen
C2H5OH vaø
H2SO4ññ
Anken laøm maát maøu dd Brom
- Phân tích đặc điểm cấu tạo của
chất để dự đoán hóa tính.
PƯ đặc trưng của anken: cộng,
trùng hợp, oxihóa.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại hóa tính
của ankan.
- Từ đó so sánh những điểm giống
nhau và khác nhau cơ bản giữa hóa
tính của anken và ankan?
- Nguyên nhân của sự khác nhau về
hóa tính là gì?
2. Hoạt động 2: Xét phản ứng
cộng
- Yêu cầu HS viết pư cộng H2, Br2.
- HS đại diện trình bày bảng và nêu
cơ chế tạo thành sản phẩm.
- GV nhận xét bổ sung.
- Trình chiếu nội dung bài học.
- HS quan sát thí nghiệm.
- Yêu cầu HS giải thích sự mất màu
của dd Br2.
- HS viết tiếp pư cộng HCl, H2O.
6
Cộng tác nhân không đối xứng:
( HX: HCl, HBr hay H-OH…)
c. Cộng HCl, H2O
Vd: CH2 = CH2 + HCl CH3 – CH2Cl
CH3-CH=CH2 + HCl
CH3-CHCl-CH3
CH3-CH
1. Phản ứng cộng Qui tắc cộng Mac-côp-nhi-côp:
2-C 2ClH
CH3-CH=CH2 + H-OH
Khi cộng 1 tác nhân không đối
xứng vào 1 anken không đối
xứng, pư chủ yếu xảy ra theo
hướ
vào
ng: đầu dương tác chất gắn
cacbon có nhiều hidro hơn.
(sp chính)
(sp chính)
H+
CH3-CH-CH3
OH
CH3-CH2-CH2
OH
7 2. Phản ứng trùng hợp
Quan sát mô phỏng sau, cho biết thế nào là phản
ứng trùng hợp?
8
H
H
H
H
toC
tác
P
Xúc
H
H
toC
tác
P
XúcNeáu 2 phaân tử Etylen thì sản phẩm laø … …
H
H
9
Neáu 3 phaân töû Etylen thì saûn phaåm laø … … … ..
CH2 CH2 + CH2 CH2CH2 CH2 +
- HS đại diện trình bày bảng và cho
biết cơ chế pư.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Trình chiếu nội dung bài học.
- GV cho biết sản phẩm chính sinh
ra trong hỗn hợp sản phẩm ở ví dụ
2,3. Từ đó đưa ra qui tắc cộng
Maccopnhicop.
3. Hoạt động 3: Xét pư trùng hợp
- HS quan s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90275LVHHPPDH036.pdf