Tài liệu Luận văn Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” lớp 10 thpt ban khoa học tựnhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào lớp chuyên/đội tuyển: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________
Bùi Thị Bảo Ngọc
SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT
ĐỘNG LỰC HỌC” LỚP 10 THPT BAN KHOA HỌC
TỰ NHIÊN NHẰM TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÀO LỚP CHUYÊN/ĐỘI TUYỂN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của tất cả các mặt khoa học kỹ thuật,
kinh tế xã hội của thế kỷ XXI thì năng suất và chất lượng của lao động con người
đang trở thành sức mạnh quan trọng trong phát triển xã hội. Việc tìm kiếm tích cực
những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành người tài phục vụ
cho sự phát triển của đất nước đang là quốc sách không chỉ của các nước phát triển
mà cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm [32]. ...
144 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” lớp 10 thpt ban khoa học tựnhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào lớp chuyên/đội tuyển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________
Bùi Thị Bảo Ngọc
SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT
ĐỘNG LỰC HỌC” LỚP 10 THPT BAN KHOA HỌC
TỰ NHIÊN NHẰM TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÀO LỚP CHUYÊN/ĐỘI TUYỂN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của tất cả các mặt khoa học kỹ thuật,
kinh tế xã hội của thế kỷ XXI thì năng suất và chất lượng của lao động con người
đang trở thành sức mạnh quan trọng trong phát triển xã hội. Việc tìm kiếm tích cực
những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành người tài phục vụ
cho sự phát triển của đất nước đang là quốc sách không chỉ của các nước phát triển
mà cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm [32].
Theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng
Chính phủ, chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 đến 2010 là “phải đổi mới
và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động
thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy; dạy cho người học
phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân
tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động của
học sinh trong quá trình học tập...”. Với chủ trương trên, việc thay đổi phương pháp
giảng dạy và học tập nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh (HS) trong khi giáo viên
(GV) giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy
học đã được áp dụng cho chương trình THPT bắt đầu từ năm học 2006-2007 thông
qua bộ sách giáo khoa (SGK) mới.
Phương pháp dạy và học thay đổi bắt buộc phương pháp kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của HS cũng thay đổi cho phù hợp, nó giữ một trong những vai trò
quan trọng góp phần quyết định chất lượng trong đào tạo, là một khâu không thể
thiếu trong quá trình giáo dục. Và hiện nay, hình thức đánh giá kết quả học tập bằng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan là công cụ được sử dụng rộng rãi trong tất cả các kỳ
thi, kể cả thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học.
Với tinh thần đổi mới như vậy, công tác đào tạo học sinh giỏi (HSG), HS các
lớp chuyên vẫn không nằm ngoài quy luật đó (mặc dù hiện nay, các kỳ thi HSG cấp
thành phố và cấp quốc gia vẫn tổ chức thi theo hình thức cũ: hình thức tự luận). Bởi
vì bên cạnh việc tham gia các kỳ thi HSG, phần lớn các HS chuyên vẫn phải tham
dự các kỳ thi tú tài và tuyển sinh đại học - cao đẳng như các HS khác – các kỳ thi
này đang được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Và nếu thử
nhìn ra các nước như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ..., các kỳ thi HSG (thường
được gọi là các kỳ thi Olympic) đã được tổ chức với nội dung đề thi rất đa dạng,
phong phú, không chỉ gồm các bài toán tự luận, bài thực hành mà có cả phần TNKQ
[16], [20], [22], [23], [38]...
Hiện nay, quy chế trường chuyên [8] đã được nhà nước ban hành và các tỉnh
thành đã có nhiều đầu tư, quan tâm đến việc tuyển chọn HSG nhằm đào tạo, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá trong trường
chuyên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, tương xứng với việc đổi mới chương trình giáo
dục, trình độ của HS.
Theo chỉ thị đã ban hành của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân,
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục trong năm học 2007-
2008 là “đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo
tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài... đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất
nước ở mỗi tỉnh, thành phố”. Để làm được điều này, các trường THPT chuyên hoặc
lớp chuyên ở các trường THPT thường đều tuyển chọn HS có năng khiếu ngay từ
đầu vào. Bên cạnh đó, sau một thời gian, một số HS sẽ có thể không theo kịp với
chương trình chuyên, trong khi ở những lớp thường không thiếu các HS có năng
khiếu. Như vậy, việc tuyển chọn hoặc bổ sung thêm những HSG cho lớp chuyên/đội
tuyển là cần thiết, không chỉ có lợi cho chính các em mà cho cả công tác đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng HSG của nhà trường, của thành phố.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động
lực học” lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên nhằm tuyển chọn học sinh giỏi vào
lớp chuyên/đội tuyển”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp TNKQ nhằm xây dựng đề kiểm tra để tuyển chọn
HSG từ các lớp 10 thường vào lớp chuyên/đội tuyển hoặc thay thế một số học sinh
yếu trong lớp chuyên ở phần kiến thức chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động
lực học” lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu có một đề kiểm tra được xây dựng một cách khoa học và phù hợp thì sẽ:
- chọn được các HS giỏi, có khả năng về môn Lý từ các lớp 10 thường ban
nâng cao để bổ sung vào lớp chuyên Lý.
- giúp loại ra một số HS yếu, không đủ sức để tiếp tục theo chương trình
chuyên của lớp chuyên.
- giúp kiểm tra mức độ nắm kiến thức cơ bản của HS lớp chuyên - đây là
một nhược điểm thường gặp của các em: có thể giải được các bài toán nâng cao
nhưng lại làm không tốt ở các câu hỏi kiến thức đơn giản và dễ.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 chuyên Lý và một số lớp 10 ban A
(lớp 10A2, 10SN2, 10CH, 10CT) trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Soạn thảo một để kiểm tra TNKQ ở phần kiến thức
chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” nhằm tuyển chọn HSG từ các
lớp 10 thường ban khoa học tự nhiên vào lớp chuyên/đội tuyển.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương pháp TNKQ và nội dung chương trình của lớp 10
THPT ban khoa học tự nhiên, chương trình chuyên Lý 10 để xây dựng đề kiểm tra
dựa trên kiến thức của hai chương chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực
học” nhằm tuyển chọn HSG từ các lớp 10 thường ban khoa học tự nhiên trường
THPT Chuyên Lê Hồng Phong vào lớp chuyên, hoặc tuyển chọn HS từ lớp chuyên
Lý vào đội tuyển, hoặc có thể giúp GV lọc ra những em HS yếu trong lớp chuyên
không đủ khả năng tiếp tục chương trình chuyên (nhằm giảm bớt áp lực cho những
HS này và tạo điều kiện cho các em được học trong môi trường phù hợp với mình
nhất).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá câu hỏi (CH) TNKQ
theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển và lý thuyết trắc nghiệm hiện đại.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng khiếu, tài năng.
- Nghiên cứu nội dung chương trình chương “Chất khí” và “Cơ sở của
nhiệt động lực học” lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phần Chất khí lý tưởng – Nhiệt học
lớp 10 chuyên.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học của HS ở các lớp chuyên, trường chuyên.
- Vận dụng cơ sở lý luận để xây dựng đề kiểm tra TNKQ thuộc phần kiến
thức của hai chương trên.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
- Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã ra trong
đề kiểm tra, so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm – lớp đối chứng và so sánh với
kết quả học tập cả năm, kết quả thi học sinh giỏi thành phố vòng 1 hoặc kỳ thi
Olympic 30/4 để rút ra kết luận cho đề tài này.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu và xử lý thông tin từ sách, báo, tạp chí,
tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài đồng thời nghiên cứu nội dung, chương
trình chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” lớp 10 THPT ban khoa
học tự nhiên và lớp 10 chuyên.
- Thực nghiệm sư phạm: để đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của đề trắc
nghiệm; hiệu quả của việc sử dụng CH TNKQ nhằm chọn HSG vào lớp chuyên/đội
tuyển.
- Điều tra khảo sát: lập phiếu điều tra khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ những
nhận xét cuả HS trong việc áp dụng đề kiểm tra TNKQ để tuyển chọn HSG vào lớp
chuyên, các nguyên nhân ảnh hưởng trong quá trình làm bài và việc lựa chọn các
hình thức kiểm tra để đánh giá quá trình học của HS.
- Thống kê toán học: để xử lý, thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm sư
phạm.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐO LƯỜNG TRONG GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG
PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.1. Đo lường trong giáo dục
Đo lường là phép so sánh một đại lượng nào đó với một vật chuẩn đã biết, và kết
quả là đưa ra các con số để đánh giá [26, tr.13]
Trong một quá trình giáo dục bất kỳ, việc đánh giá hành vi của một người nào
đó trong một tình huống nhất định nhằm biết được những biến đổi xảy ra trong
người đó ở mức độ nào khi tham gia vào quá trình giáo dục đó.
1.1.1. Phân loại các phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục [9], [25],
[27], [28]
Theo cách thực hiện việc đánh giá:
Loại quan sát: giúp đánh giá các thao tác, hành vi, phản ứng vô thức, kỹ năng
thực hành, một số kỹ năng về nhận thức (cách giải quyết vấn đề trong một tình
huống đang được nghiên cứu).
Loại vấn đáp: nhằm đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách
tự phát trong một tình huống cần kiểm tra (cũng thường sử dụng khi sự tương tác
giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, xác định thái độ của người đối
thoại).
Loại viết: giúp đánh giá được nhiều thí sinh cùng lúc, có thể đánh giá một số loại
tư duy ở mức độ cao … Được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi tự luận: câu hỏi được trả lời dưới dạng mở, thí sinh
tự trình bày ý kiến của bản thân bằng hình thức viết để trả lời câu hỏi được nêu.
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: câu hỏi nêu lên vấn đề và
những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời một cách ngắn gọn.
Bảng 1.1. Phân loại các phương pháp đánh giá thành quả
học tập theo cách thực hiện việc đánh giá
QUAN
SÁT
VIẾT
VẤN
ĐÁP
TRẮC NGHIỆM
TỰ LUẬN
TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
Tiểu luận
Cung cấp thông tin
Ghép đôi
Điển khuyết
Đúng sai
Nhiều lựa chọn
……
CÁC
PHƯƠNG
PHÁP
ĐÁNH
GIÁ
THÀNH
QUẢ
HỌC TẬP
Theo mục tiêu của việc đánh giá:
Đánh giá trong tiến trình: được sử dụng trong quá trình dạy và học nhằm có
được những phản hồi từ học viên, từ đó giúp xem xét thành công, trở ngại trong
việc dạy và học và đưa ra cách khắc phục. Loại đánh giá này thường gắn chặt với
người dạy, độ chính xác vừa phải và có thể thảo luận, điều chỉnh khi có sai sót.
Đánh giá tổng kết: nhằm tổng kết những gì đạt được và xếp loại học viên, lựa
chọn học viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai; giúp đánh
giá tính hiệu quả của việc dạy và học. Loại đánh giá này có thể và nên tách khỏi
người dạy, thường bám sát vào mục tiêu dạy học nên đòi hỏi độ chính xác cao và
khó điều chỉnh khi sai sót.
Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá:
Đánh giá theo chuẩn: được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá
nhân so với các cá nhân khác trong cùng một nhóm cùng thm gia vào tiến trình
đánh giá trên.
Đánh giá theo tiêu chí: được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá
nhân so với các tiêu chí xác định trước của môn học hoặc chương trình học.
1.1.2. Phân loại các mục tiêu giáo dục
Lĩnh vực nhận thức
Trong lĩnh vực này, cá nhân thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận và đánh giá
có phê phán; được B. Bloom và các cộng sự chia thành 6 mức độ hành vi từ đơn
giản đến phức tạp như bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các mức độ của mục tiêu nhận thức
Đánh giá
Tổng hợp
Áp dụng
Phân tích
Hiểu
Biết
- Biết: là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện các dữ liệu, các
sự việc đã biết hoặc đã học trước đây.
- Hiểu: là khả năng nắm được ý nghĩa của kiến thức bằng việc chuyển kiến
thức từ dạng này sang dạng khác, giải thích, mô tả bằng ngôn từ của bản thân và
ước lượng được xu hướng tương lai.
- Áp dụng: là khả năng sử dụng kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể
mới.
- Phân tích: là khả năng phân chia một kiến thức, một tài liệu ra thành các
phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó, khả năng này đòi
hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
- Tổng hợp: là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một
tổng thể mới. Khả năng này nhấn mạnh các yếu tố sáng tạo, đặc biệt là việc hình
thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
- Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của tài liệu, phán quyết được về những
tranh luận, bất đồng ý kiến về tài liệu dựa trên các tiêu chí nhất định.
Lĩnh vực tình cảm
Lĩnh vực này liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, trong đó có cả
những mối quan hệ như yêu - ghét, thái độ nhiệt tình - thờ ơ …; được đề xuất phân
loại bởi nhóm nhà tâm lý học do David Krathworl chủ trì.
- Tiếp nhận: thể hiện độ nhạy cảm đối với việc tồn tại các kích thích.(sự tự
nguyện tiếp nhận, sự quan tâm có lựa chọn)
- Đáp ứng: thể hiện sự quan tâm tích cực đối với sự tiếp nhận, sự tự nguyện
đáp ứng và cảm giác thoả mãn.
- Chấp nhận giá trị: thể hiện niềm tin và sự chấp nhận giá trị, sự ưu chuộng
hơn và sự cam kết.
- Tổ chức: thể hiện sự khái quát hoá các giá trị và tổ chức hệ thống giá trị.
- Đặc trưng hoá: bao gồm sự tiếp nhận một tập hợp các giá trị và khái quát
thành đặc trưng hay triết lý của cuộc sống.
Lĩnh vực tâm lý vận động (lĩnh vực kỹ năng)
Đây là lĩnh vực liên quan đến những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo chân tay, sự
phối hợp các cơ bắp và khả năng của thân thể từ đơn giản đến phức tạp. Cách phân
loại dưới đây do E. J. Simpson đề xuất.
- Nhận biết: các đối tượng, tính chất hoặc quan hệ được nhận biết thông qua
các cơ quan cảm xúc, đây là bước đầu tiên và quan trọng trong chuỗi trạng thái -
giải thích - hành động dẫn đến thao tác.
- Bố trí: là sự điều chỉnh chuẩn bị cho một loại hoạt động hoặc trải nghiệm;
gồm ba phương diện là tâm linh, thể chất và cảm xúc.
- Đáp ứng được hướng dẫn: là một thao tác hành vi thể hiện của cá nhân dưới
sự hướng dẫn của cá nhân khác, là bước đầu của sự phát triển một kỹ năng thao tác.
- Cơ chế: ở mức độ này cá nhân đạt được sự tự tin và một mức kỹ năng để
thực hiện một thao tác.
- Đáp ứng thể hiện phức tạp: cá nhân có thể thực hiện một thao tác phức tạp do
mô hình vận động đòi hỏi một cách có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất.
1.2. Những vấn đề chung về trắc nghiệm khách quan [9], [25], [27], [28], [30]
1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm
Trắc nghiệm là một công cụ đo lường tâm lý, đo lường giáo dục nhằm đánh giá
thành quả học tập. Đây là một loại công cụ đo lường khả năng của người học, ở bất
kỳ cấp học nào, bất kỳ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học
xã hội [30].
Phương pháp trắc nghiệm tự luận (TNTL) (hay còn gọi là phương pháp luận đề)
là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài
giải theo cách riêng của mình.
Phương pháp TNKQ là loại hình CH, bài tập mà phương án trả lời đã có sẵn,
hoặc nếu HS phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất
có một cách viết đúng. Trắc nghiệm này gọi là “khách quan” vì tiêu chí đánh giá là
đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm.
1.2.2. So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp trắc
nghiệm tự luận
Hai phương pháp TNKQ và phương pháp TNTL có những ưu điểm và khuyết
điểm riêng. Bảng 1.3 dưới đây có sự so sánh dựa trên những đặc điểm chung trong
quá trình soạn đề của GV, làm bài của HS và khâu chấm bài của hai phương pháp
này.
Bảng 1.3 So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
- HS chỉ được chọn đáp án theo
những khả năng đã cho sẵn trong CH
- Bài trắc nghiệm có nhiều CH có tính
cách chuyên biệt nhưng đòi hỏi câu trả
lời ngắn gọn
- Thời gian làm bài chủ yếu để đọc và
- HS phải tự suy nghĩ và diễn đạt câu
trả lời bằng ngôn ngữ, cách hành văn của
bản thân
- Bài luận đề có ít CH có tính cách
tổng quát nhưng phải trả lời bằng lời lẽ
dài dòng
- Thời gian làm bài chủ yếu để suy
suy nghĩ
- Chất lượng bài làm phụ thuộc vào
kỹ năng của người ra đề
- Khó soạn, dễ chấm điểm và cho
điểm chính xác hơn
- Có thể dùng phương tiện kỹ thuật
hiện đại để chấm điểm và phân tích kết
quả
- HS chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua
tỉ lệ câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc
lộ kiến thức và giá trị của mình thông
qua việc đặt CH.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích
sự “phỏng đoán” đáp án.
- Sự phân bố điểm số của bài làm do
bài trắc nghiệm quyết định.
nghĩ và diễn đạt
- Chất lượng bài làm phụ thuộc vào kỹ
năng của người chấm bài và các yếu tố
ngẫu nhiên khác (tâm trạng người chấm,
thứ tự các bài chấm, chữ viết...)
- Dễ soạn, khó chấm điểm và khó cho
điểm chính xác
- Không thể sử dụng phương tiện kỹ
thuật hiện đại để chấm bài cũng như
phân tích kết quả
- HS tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân,
người chấm tự do cho điểm theo xu
hướng riêng.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích sự
"lừa phỉnh" đáp án thông qua việc sử
dụng ngôn từ hoa mỹ hay những bằng
chứng khó có thể xác định được.
- Sự phân bố điểm số của bài làm có
thể phần lớn do người chấm quyết định.
Thật ra, không có phương pháp nào hoàn toàn tốt hơn phương pháp nào, mỗi
phương pháp có những ưu thế riêng và những nhược điểm nhất định. Vấn đề còn lại
là phải nắm vững bản chất và việc triển khai cụ thể từng phương pháp sao cho có
thể sử dụng đúng quy trình, đúng lúc, đúng chỗ và mang lại hiệu quả cao nhất. Bảng
so sánh 1.4 rút gọn lại những ưu thế của mỗi phương pháp trong từng vấn đề.
Bảng 1.4 So sánh ưu thế
của phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận
Ưu thế thuộc về
Yêu cầu
PPTN PPTL
Ít tốn công ra đề
Đánh giá được khả năng diễn đạt và tư duy của HS
Đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo của HS ở mức độ cao
Đề thi có tính toàn diện, hệ thống
Ít tốn công chấm thi
Độ may rủi thấp, tránh học tủ
Khách quan trong chấm thi, hạn chế tiêu cực
Dễ bảo quản và giữ bí mật đề thi, hạn chế quay cóp khi thi
Có thể sử dụng công nghệ đo lường để phân tích, nâng cao
chất lượng CH và đề thi
Có thể lưu giữ số liệu để sử dụng đánh giá trong giáo dục
1.2.3. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng
Trong phương pháp TNKQ có nhiều kiểu CH khác nhau, và khi soạn thảo CH
trắc nghiệm, ta cần chú ý hai yêu cầu chung nhất:
Phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với HS.
Không hỏi quan điểm riêng của HS, chỉ hỏi sự kiện, kiến thức.
Ngoài ra, mỗi loại câu trắc nghiệm khác nhau thì có những yêu cầu riêng khi
soạn thảo.
Ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến một số loại CH TNKQ được sử dụng trong phần
thực nghiệm của luận văn.
1.2.3.1. Loại câu điền khuyết
Hình thức
Là những CH với giải đáp ngắn hoặc là những câu phát biểu với một hay nhiều
chỗ trống; HS phải tự nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống bằng một từ
hoặc một nhóm từ ngắn.
Ưu khuyết điểm
Ưu điểm
- Loại CH này có thể xem vừa là loại CH trắc nghiệm khách quan vừa là loại
CH luận đề ngắn, một hình thức không thể thiếu trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi;
do đó có thể kiểm tra được một phần khả năng diễn đạt và suy luận của HS.
- Câu trả lời thường rất ngắn và cách cho điểm có thể khách quan hơn các CH
luận đề.
- Xác suất HS chọn được phương án đúng do ngẫu nhiên (độ may rủi) là
không có.
- Dễ biên soạn.
Khuyết điểm
- Cách chấm bài không dễ dàng: việc chấm điểm sẽ rất khó khăn và mất thời
gian vì rất khó có thể đoán trước được tất cả các cách trả lời khác nhau nhưng vẫn
đúng. Do đó, hình thức trắc nghiệm này đòi hỏi ở người chấm khả năng đánh giá
câu trả lời để tránh chấm sai. Bên cạnh đó, hình thức này cũng khó có thể dùng máy
để chấm.
- Điểm số không đạt được tính khách quan cao: bởi vì như đã phân tích ở trên,
hình thức này vẫn phải phụ thuộc một phần vào trình độ của người chấm và cách
dùng từ/cụm từ của HS.
Một số lưu ý khi sử dụng
- Câu trả lời phải có tiêu chuẩn đúng sai rõ rệt và ngắn, nếu là một từ đơn nhất
có tính đặc trưng càng tốt (như người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm).
- Chỉ nên dùng một chỗ trống trong một câu. Tuy nhiên, đối với đối tượng
HSG thì ta có thể để nhiều chỗ trống trong một câu.
- Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời.
- Có thể dùng ý tưởng từ những câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn làm CH điền
khuyết khi không thể tìm đủ số mồi nhử tối thiểu cần thiết (thay vì phải cố đưa ra
những mồi nhử vô nghĩa).
1.2.3.2. Loại câu trắc nghiệm thực nghiệm
Hình thức
Tương tự như loại câu trắc nghiệm điền khuyết, tuy nhiên nội dung của CH này
gắn với thực nghiệm và những hiện tượng thực tế xảy ra trong cuộc sống
Ưu khuyết điểm
Ngoài những ưu khuyết điểm giống như CH trắc nghiệm điền khuyết, loại câu
này còn có những ưu điểm sau:
- Đòi hỏi kỹ năng thực nghiệm của HS.
- Không chỉ dừng ở mức độ áp dụng kiến thức mà còn phải có sự phân tích, tổng
hợp và đánh giá để có thể dự đoán chính xác hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào, giải
thích tại sao….; vì đây là những hiện tượng đòi hỏi ở HS có quá trình lâu dài làm
quen với thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc những hiện tượng thực tế mà
HS chưa gặp hoặc ít để ý đến. Như vậy, ở loại CH này đòi hỏi mức độ tư duy cao
của HS.
1.2.3.3. Loại câu trắc nghiệm đơn tuyển (trắc nghiệm nhiều lựa chọn MCQ)
Hình thức
CH gồm có hai phần:
- Phần gốc: là một CH hoặc một câu bỏ lửng hoặc cũng có thể có hình vẽ, đồ
thị đi kèm với CH.
- Phần lựa chọn: gồm nhiều đáp án (thông thường là 4 hoặc 5 đáp án) trong đó
có một và chỉ một đáp án là đúng hoặc đúng nhất, các đáp án còn lại là những “mồi
nhử”.
Ưu và khuyết điểm
Ưu điểm
- Là hình thức phổ biến nhất hiện nay.
- Xác suất chọn phương án đúng do ngẫu nhiên (độ may rủi) không cao
- Có thể chấm điểm và phân tích kết quả bằng máy giúp tiết kiệm thời gian,
giảm thiểu sai sót chủ quan của con người.
- Có thể phân tích được độ khó và độ phân cách của từng câu để từ đó có thể
có được các câu trắc nghiệm tốt, loại bỏ hoặc điều chỉnh những câu chưa hay.
- Có thể tạo ra ngân hàng CH và sử dụng lại CH nhiều lần mà không sợ lộ đáp
án.
- Nếu soạn đúng kỹ thuật và cẩn thận thì có thể kiểm tra được những kỹ năng,
mức độ nhận thức và hình thức tư duy cao hơn.
Khuyết điểm
- Phải mất rất nhiều thời gian để có thể xây dựng được các câu trắc nghiệm tốt.
- Nếu không cẩn thận, CH trắc nghiệm đơn tuyển có khuynh hướng chỉ để
kiểm tra khả năng nhận biết và nhớ.
- Làm tăng khuynh hướng nhìn nhận sự vật trắng đen rạch ròi.
- Làm cho HS có khuynh hướng chọn kiểu học dàn trải hay nói cách khác là
học gạo để nhớ.
- Ngoại trừ những CH đã được xem lại nhờ những đồng nghiệp dạy chung, HS
phải chịu sự ảnh hưởng từ sự không cẩn thận của người viết bài kiểm tra.
- Có khuynh hướng làm giảm các loại điểm (hay nói cách khác là làm giảm độ
lệch tiêu chuẩn) do mức độ của sự phân biệt.
Một số lưu ý khi soạn thảo
- Các phương án sai phải có vẻ hợp lý.
- Chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án lựa chọn.
- Đảm bảo câu dẫn nối liền với mọi phương án lựa chọn theo đúng ngữ pháp.
- Chỉ có một phương án là đúng hoặc đúng nhất.
- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là câu phủ định hai lần.
- Tránh lạm dụng kiểu khẳng định “Không phương án nào trên đây đúng”
hoặc “Mọi phương án trên đây đều đúng”
- Tránh làm cho phương án đúng khác biệt so với các phương án nhiễu (dài
hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn…).
- Phải sắp xếp phương án đúng và các phương án nhiễu theo một trật tự ngẫu
nhiên.
1.2.3.4. Loại câu trắc nghiệm đa tuyển (trắc nghiệm nhiều đáp án đúng MRQ)
Hình thức
Tương tự như hình thức của CH trắc nghiệm đơn tuyển MCQ, CH trắc nghiệm
đa tuyển MRQ cũng có hai phần:
- Phần gốc: là một CH hoặc một câu bỏ lửng hoặc cũng có thể có hình vẽ, đồ
thị đi kèm với CH.
- Phần lựa chọn: gồm nhiều đáp án (thông thường là 4 hoặc 5 đáp án) trong đó
có một hoặc nhiều hơn một đáp án đúng, các đáp án còn lại là những “mồi nhử”.
Ưu và khuyết điểm
Ngoài một số ưu khuyết điểm giống như câu trắc nghiệm đơn tuyển, câu trắc
nghiệm đa tuyển còn có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm
- Độ khó cao hơn loại CH đơn tuyển vì HS không thể biết trước được số đáp
án đúng phải chọn là bao nhiêu, khó có thể “phỏng đoán” được đáp án do đó độ
may rủi sẽ rất thấp.
- Độ phân cách cao hơn giúp phân biệt HS giỏi với các HS khác tốt hơn.
- Bắt buộc HS phải đọc kỹ từng lựa chọn.
Khuyết điểm
- Khó có thể sử dụng máy để chấm.
- HS có thể chọn nhiều đáp án để làm tăng khả năng chọn câu đúng, độ may
rủi cao (tuy nhiên điều này vẫn có thể khắc phục được dựa vào việc xây dựng một
thang điểm phù hợp làm giảm độ may rủi khi làm loại câu trắc nghiệm này)
Một số chú ý khi soạn thảo
Ngoài những lưu ý giống như câu trắc nghiệm đơn tuyển, cần lưu ý thêm những
yêu cầu sau:
- Các phương án lựa chọn phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai, không có
ngoại lệ.
- Phải có ít nhất một phương án lựa chọn là đúng.
- Số phương án đúng của mỗi câu cũng theo một trật tự ngẫu nhiên
- Với hình thức trắc nghiệm cho phép lựa chọn nhiều đáp án, một số HS sẽ cố
gắng kiếm điểm bằng cách đánh càng nhiều lựa chọn thì xác suất rơi vào đáp án
đúng càng cao. Để tránh tình trạng trên, với hình thức trắc nghiệm này người ra đề
trắc nghiệm sẽ phải xây dựng một thang điểm đánh giá phù hợp, khác so với các
loại trắc nghiệm khác, chẳng hạn như: chọn đáp án đúng và đủ: 3đ/câu; chọn đúng
nhưng không đủ : 1đ; chọn lựa chọn sai hoặc bỏ qua: 0đ.
1.3. Các chỉ số để đánh giá một CH hoặc một đề thi trắc nghiệm
Mục đích của việc phân tích câu hoặc đề trắc nghiệm là nhằm:
- Biết được mức độ khó dễ của từng câu/đề.
- Chọn được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được HS giỏi với
HS kém
- Biết được lý do tại sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn
và cần phải sửa đổi như thế nào để có được câu/đề trắc nghiệm tốt hơn
Để phân tích một câu/đề trắc nghiệm ta sẽ dựa trên các phương diện sau:
- Độ khó
- Độ phân cách
- Độ tin cậy (mức độ chính xác của phép đo)
- Độ giá trị (mức độ đạt mục tiêu của phép đo: đo được cái cần đo)
1.4. Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory CTT) [9], [25], [26],
[27]
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển được bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ 20 và hoàn thiện
dần cho đến thập niên 1970.
1.4.1. Độ phân cách của câu trắc nghiệm
Khả năng của một câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt HS giỏi với HS
kém được gọi là độ phân cách (độ phân biệt). Khi đó, nó sẽ làm tăng tính tin cậy và
giá trị của bài trắc nghiệm.
Công thức tính độ phân cách câu (D)
Dựa vào tổng điểm thô của từng người, ta tách ra một nhóm cao (nhóm giỏi)
gồm 27% số người của toàn nhóm có điểm cao từ trên xuống và một nhóm thấp
(nhóm kém) cũng gồm 27% số người của toàn nhóm có điểm thấp từ dưới lên.
N
LHD (1.1)
trong đó H là số người trả lời đúng trong nhóm cao
L là số người trả lời đúng trong nhóm thấp
N là số người của một trong hai nhóm trên (27% tổng số)
Ý nghĩa độ phân cách câu
Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến +1.00. Độ phân cách càng cao
thì CH càng khó hơn đối với HS kém.
Dựa vào độ phân cách của CH, người ta sẽ xem xét chỉnh sửa và chọn lựa
CH phù hợp với mục tiêu phân loại HS.
Bảng 1.5 cho thấy thang đánh giá độ phân cách CH
Bảng 1.5 Thang đánh giá độ phân cách
Chỉ số D Đánh giá câu trắc nghiệm
D = +1.00
0.40 D <1.00
0.30 D 0.39
0.20 D 0.29
-1.00 < D 0.19
D = -1.00
Tất cả HS nhóm cao làm đúng, HS nhóm thấp làm sai→loại bỏ CH
này
Có độ phân cách rất tốt
Độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn
Độ phân cách tạm được, nhưng cần phải điều chỉnh
Độ phân cách kém, cần loại bỏ hoặc sửa chữa lại cho tốt hơn
Tất cả HS nhóm cao làm sai, HS nhóm thấp làm đúng→loại bỏ CH
này
1.4.2. Độ khó
Độ khó của một CH trắc nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ kiến thức,
thể loại, cách hỏi, đối tượng HS,… Tuy nhiên, nếu định nghĩa độ khó theo các đặc
tính nội tại nào đó của câu thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đo lường giáo
dục và tâm lý. Vì vậy, người ta định nghĩa độ khó của câu căn cứ vào số người trả lời
đúng CH ấy.
Độ khó của câu trắc nghiệm chính là tỷ lệ phần trăm số người trả lời đúng câu
trắc nghiệm trên tổng số người tham gia làm câu trắc nghiệm đó, ký hiệu là p.
Công thức:
Ý nghĩa của chỉ số p:
Độ khó có giá trị từ 0 → 1 (tương ứng với độ khó của CH từ dễ → khó).
Giá trị p càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại. Độ khó của một câu
trắc nghiệm thông thường nằm trong khoảng 0,25 – 0,75 là chấp nhận được.
Ta có thể dễ dàng xác định mức khó dễ của một câu trắc nghiệm mà không
cần xem xét nội dung của nó thuộc lĩnh vực khoa học nào; bởi vì tính chất khó dễ là
một đặc tính của cả câu trắc nghiệm lẫn người làm trắc nghiệm.
Chỉ số p cho ta một thứ đo lường chung về nhiều lĩnh vực hoàn toàn khác
nhau.
Từ giá trị p, ta xem xét nhằm chỉnh sửa hoặc loại bỏ, xếp loại CH và đưa
vào ngân hàng CH
Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:
Một bài trắc nghiệm tốt là một bài trắc nghiệm gồm những câu có độ khó trung
bình hay còn gọi là độ khó vừa phải.
Công thức tính độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:
Độ khó p của câu thứ i = Tổng số TS làm đúng CH (1.2)
(1.3)
Tổng số TS tham gia làm CH
100% + % may rủi
2
Độ khó vừa phải =
Như vậy, tùy vào mỗi loại câu trắc nghiệm sẽ có độ khó vừa phải khác nhau.
Ngoài ra, theo công thức trên, loại câu trắc nghiệm nào có tỷ lệ may rủi càng thấp
thì độ khó vừa phải sẽ càng thấp, tức là số HS làm đúng loại câu đó càng thấp, tức
là loại câu trắc nghiệm đó khó hơn.
- Loại đúng sai: loại CH này có hai lựa chọn nên tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 50%,
do đó độ khó vừa phải là 75%, tức là câu trắc nghiệm loại này sẽ là câu có độ khó
vừa phải nếu có 75% HS trả lời đúng.
- Loại câu điền khuyết: vì đây là loại CH trả lời tự do nên tỷ lệ may rủi là 0%
độ khó vừa phải là 50%.
- Loại câu đơn tuyển (xét câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn): tỷ lệ may rủi là 25%
độ khó vừa phải là 62,5%.
- Loại câu đa tuyển (xét câu trắc nghiệm 4 lựa chọn): nếu xây dựng được một
thang điểm phù hợp thì tỷ lệ may rủi là 0% độ khó vừa phải là 50%.
Độ khó của ĐTN
Độ khó của ĐTN phụ thuộc vào: độ khó của các CH trong ĐTN đối với một
nhóm HS nhất định nào đó, số CH trong đề, thời gian, đối tượng HS, điều kiện làm
bài, tâm lý…
Độ khó của ĐTN được đánh giá dựa trên việc so sánh điểm số trung bình của
ĐTN (1.4) với điểm trung bình lý tưởng (1.5) của đề đó.
Tổng số CH trả lời đúng (1.4) Điểm số trung bình =
Tổng số TS tham gia làm CH
Điểm trung bình lý tưởng = N + (N/n)
2
(1.5)
trong đó: N là số CH, n là số lựa chọn trong mỗi CH.
Nếu điểm trung bình lý tưởng nằm ở khoảng giữa hoặc ở phía trên hoặc ở phía
dưới phân bố các điểm quan sát được thì ĐTN đó là vừa sức hoặc khó hơn hoặc dễ
hơn đối với đối tượng làm bài.
Dựa vào độ khó của ĐTN, ta có thể xây dựng thang điểm qui đổi phù hợp cũng
như đánh giá trình độ của HS.
1.4.
ốt hơn, ngoài việc phân tích độ khó và độ phân
tâm đến các mồi nhử bằng cách xem xét tần số của
các
cứ trên một số nguyên tắc căn bản sau:
câu trắc nghiệm có chỉ số khó quá thấp hoặc quá cao, đồng thời chỉ
số xét
3. Phân tích các mồi nhử
Để một câu trắc nghiệm trở nên t
cách của câu, ta còn phải quan
đáp ứng sai (số người chọn từng mồi nhử) cho từng CH: số người lựa chọn từng
mồi nhử trong nhóm cao phải ít hơn số người lựa chọn mồi nhử này trong nhóm
thấp. Nếu ngược lại, tùy vào sự khác biệt nhiều hay ít mà ta sẽ có sự điều chỉnh cho
mồi nhử hấp dẫn hơn hoặc phải loại bỏ.
Kết luận:
Như vậy, để có một CH tốt thì ta căn
- Những
pâhn cách âm hoặc quá thấp, là những câu trắc nghiệm kém, cần phải xem
điều chỉnh lại hoặc loại bỏ.
- Với lựa chọn đúng: số người trả lời đúng trong nhóm cao phải nhiều hơn số
người trả lời đúng trong nhóm thấp.
nhóm thấp.
1.4.
ào để đánh giá một ĐTN là độ tin
ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ
ĐT
- Với lựa chọn sai (mồi nhử): số người lựa chọn câu này trong nhóm cao phải ít
hơn số người lựa chọn câu này trong
4. Đánh giá một ĐTN
Hai đại lượng quan trọng thường được dựa v
cậy và độ giá trị.
Độ tin cậy
Độ tin cậy của
N.
Cách tính độ tin cậy của ĐTN:
Có nhiều cách tính độ tin cậy của ĐTN, nhưng do giới hạn của luận văn không
đi c pháp trắc nghiệm khách quan nên người viết đề
cập
huyên sâu hoàn toàn về phương
thẳng vài phương pháp tính thông dụng, trong đó phương pháp phân đôi ĐTN
được sử dụng trong phần mềm phân tích số liệu thực nghiệm.
- Phương pháp phân đôi ĐTN: theo Spearman-Brown thì
1sr
s2rr (1.6)
với rs là hệ số tương quan được tính theo công thức (1.7) với N là số HS tham gia
làm ĐTN, x và y là hai bộ điểm số ứng với hai đề chẵn lẻ.
)
N
2)y(-2y)(
N
2)x(-2x(
N
yx-xy
r
(1.7)
- Công thức Kuder-Richardson-20: chỉ được áp dụng khi phải biết độ khó p
của mỗi CH.
)2σ
pq(1
1k
kr (1.8)
trong đó: k là số CH của ĐTN
rả lời đúng cho một CH (độ khó của một CH)
N.
c CH không
p là tỷ lệ trường hợp t
q = (1 – p) là tỷ lệ trường hợp trả lời sai cho một CH
σ2 là phương sai của tổng điểm mọi TS đối với cả ĐT
- Công thức Kuder-Richardson-21: áp dụng khi độ khó của cá
khác nhau nhiều, công thức sẽ dễ tính toán hơn.
)M1(M
2σ
k1
1k
kr (1.9)
trong đó M là giá trị trung bình của điểm số của cả ĐTN.
của ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho
phé
ị cao là khi nó được xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo và bám
sát
Độ giá trị
Độ giá trị
p đo nhờ ĐTN.
Một ĐTN có độ giá tr
mục tiêu đó trong suốt quá trình xây dựng CH trắc nghiệm cũng như khi tổ chức
triển khai kiểm tra.
Nói chung, một ĐTN sẽ chỉ có độ giá trị cao chỉ khi nó có độ tin cậy cao, tuy
nhiên ĐTN có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có độ giá trị cao. Khi đánh giá độ tin cậy,
phải xem xét các hệ số tin cậy và sai số chuẩn của phép đo. Còn khi đánh giá độ giá
trị, phải coi trọng sự phân bố nội dung hơn là các số liệu thống kê. Có thể làm tăng
độ tin cậy của ĐTN khi tăng mức độ thuần nhất về nội dung (tức là phải lược bỏ bớt
các CH khó chẳng hạn), và để đạt được như vậy đôi khi phải hy sinh độ giá trị.
Trong những trường hợp như vậy, nên coi trọng độ giá trị hơn độ tin cậy.
1.4.5. Kết luận
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển đã đóng vai trò quan trọng trong khoa học đo
lường giáo dục giúp việc định lượng và đánh giá được chất lượng của CH và đề thi
trắc nghiệm, và hiện nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, lý thuyết
này vẫn gặp một số trở ngại, đặc biệt là do sự phụ thuộc của các đặc trưng CH vào
mẫu thử và vào chính độ khó của CH nên gây khó khăn cho việc xây dựng các ĐTN
thật sự tương đương nhau cũng như trong việc xác định các sai số của phép đo.
1.5. Lý thuyết trắc nghiệm hiện đại [4], [27], [28], [42]
Trắc nghiệm là một phép đo, trong đó thước đo là ĐTN và đối tượng đo là năng
lực nào đó của các cá thể trong một nhóm TS.
Để phép đo được chính xác thì:
kết quả định cỡ ĐTN (tức các tham số của CH thu được) phải không phụ
thuộc vào mẫu TS được dùng để trắc nghiệm thử
các điểm số đo được của các TS không phụ thuộc vào một ĐTN cụ thể, tức
các điểm số đo được sẽ như nhau dù đo bằng ĐTN nào có cùng định cỡ.
Rõ ràng với hai yêu cầu trên thì lý thuyết trắc nghiệm cổ điển không thể đáp ứng
được. Vì vậy, người ta đi theo hướng mô hình hoá quá trình đo lường bằng trắc
nghiệm để có thể tính toán định lượng các quá trình này. Một trong các phương
hướng đó là Lý thuyết ứng đáp CH (Item Response Theory – IRT). Lý thuyết này
phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1970 và được hỗ trợ bởi công nghệ tính toán nhờ
computers; nên đạt được những thành tựu quan trọng giúp tăng độ chính xác của
phép đo lường trong giáo dục.
1.5.1. Giả thiết cơ bản của Rasch để xây dựng hàm ứng đáp CH (Item
Response Function-IRF)
Để xem xét quan hệ giữa TS và CH trong sự ứng đáp CH, đối với TS Rasch
chọn tham số năng lực, đối với CH Rasch chọn một tham số liên quan đến độ khó
(không xét đến độ phân biệt). Giả thiết cơ bản của Rasch đưa ra là:
“Một TS có năng lực hơn một TS khác thì TS này phải có một xác suất trả lời
đúng một CH bất kỳ lớn hơn TS kia, cũng tương tự như vậy, một CH khó hơn một
CH khác thì xác suất để một TS bất kỳ trả lời đúng CH đó phải nhỏ hơn so với CH
sau”
Để có thể so sánh năng lực θ của TS và độ khó b của CH với nhau thì chúng
phải là những con số không thứ nguyên hoặc có cùng thang đo. Do đó, năng lực TS
được biểu diễn bằng một tỷ số (so với một năng lực trung bình nào đó) và độ khó
cũng được biểu diễn bằng một tỷ số (so với một độ khó trung bình nào đó).
Hệ quả: xác suất P trả lời đúng một CH phụ thuộc vào tương quan giữa năng lực
TS và độ khó CH. Hàm P gọi là hàm ứng đáp CH (Item Response Function – IRF).
1.5.2. Ba mô hình ứng đáp CH thông dụng
- Mô hình Rasch hay mô hình một tham số
Trong mô hình này, Rasch chỉ sử dụng một tham số liên quan đến độ khó b của
CH, nên còn được gọi là mô hình một tham số.
Biểu thức IRF cho mô hình một tham số có dạng:
)ibν(θe1
)ibν(θe)ν(θiP (1.10)
- Mô hình hai tham số
Trong mô hình này, các nhà nghiên cứu đưa thêm thông số thứ hai liên quan đến
độ phân biệt a của CH.
Biểu thức IRF cho mô hình hai tham số:
)ibν(θiae1
)ibν(θiae)ν(θiP (1.11)
Với biểu thức này, tham số a càng lớn thì với một sự khác biệt về năng lực θ của
TS cũng gây ra một độ chênh lệch lớn về xác suất trả lời đúng P.
- Mô hình ba tham số
Thực tế, đôi khi một TS có năng lực θ = 0 vẫn có xác suất trả lời đúng một CH
khác không. Do đó, người ta đưa thêm tham số c (0 < c < 1) phản ánh hiện tượng
đoán mò vào hàm đặc trưng CH.
Biểu thức IRF cho mô hình ba tham số:
)ibν(θiae1
)ibν(θiae)ic(1ic)ν(θiP (1.12)
trong đó: Pi(θν) là xác suất trả lời đúng CH thứ i của TS thứ ν có năng lực là θ
θν là năng lực của TS thứ ν
ai là tham số liên quan đến độ phân biệt của CH thứ i (độ phân biệt)
bi là tham số liên quan đến độ khó của CH thứ i (độ khó)
ci là tham số phản ánh hiện tượng đoán mò của TS (độ phỏng đoán)
1.5.3. Mô hình Rasch và vai trò của nó
Mô hình Rasch là mô hình đơn giản nhất trong các mô hình IRT nhưng đầy đủ
và phản ánh tường minh nhất mối quan hệ giữa TS và CH. Đây cũng được xem là
mô hình thoả mãn các yêu cầu để xây dựng các phép đo lường khách quan trong xã
hội nói chung. Ngoài ra, dạng toán học của mô hình Rasch còn đem lại hiệu quả
trong việc đánh gía vì sự phù hợp với số liệu thực nghiệm chứ không chỉ thuần tuý
ở dạng toán học.
Theo các nhà nghiên cứu, mô hình Rasch với chỉ một tham số là độ khó đã giải
phóng được bế tắc của việc phát triển IRT torng nhiều thập niên, bởi vì chỉ có độ
khó là có thể ước lượng được một cách ổn định và đầy đủ qua số liệu quan sát đối
với loại CH trắc nghiệm lưỡng phân.
Qua mô hình này, Rasch đã giảm bớt việc dựa vào tổng thể TS khi phân tích các
ĐTN; và nó chỉ đáng giá thực sự khi dựa vào từng cá nhân TS, với các tham số của
TS và của CH được tách rời nhau. Quan điểm của Rasch đánh dấu sự chuyển tiếp từ
lý thuyết trắc nghiệm cổ điển dựa trên tổng thể với việc nhấn mạnh biện pháp tiêu
chẩn hoá và ngẫu nhiên hoá, sang lý thuyết trắc nghiệm hiện đại với mô hình xác
suất tương tác giữa một CH và một TS.
1.5.4. Đường cong đặc trưng CH ICC
Đường cong đặc trưng CH một tham số (mô hình Rasch)
Hàm số (1.10) cho ta đường cong đặc trưng của CH trắc nghiệm theo mô hình
một tham số có dạng như hình 1.1.
Hình 1.1 Đường cong đặc trưng CH (ICC) theo mô hình một tham số
Tính chất của ICC một tham số
Hàm có dạng như biểu thức (1.10) được gọi là hàm logistic.
Khi θ = b thì P = 0,5.
Đặt trục θ (-∞ → +∞) với gốc ở 0 thì khi b = 0 sẽ có P = 0,5.
Khi b biến đổi thì các ICC một tham số sẽ dịch chuyển theo trục hoành,
tạo thành họ ICC không cắt nhau.
Đường cong đặc trưng CH hai và ba tham số
Hàm số (1.11) cho ta đường cong đặc trưng của CH trắc nghiệm theo mô hình
hai tham số và hàm số (1.12) cho ta đường cong đặc trưng của CH trắc nghiệm theo
mô hình ba tham số có dạng như hình 1.3.
Những tính chất của ICC hai và ba tham số:
Khi c = 0 thì trở về mô hình hai tham số.
Khi a = 0 thì trở về mô hình một tham số
Đồng biến như các ICC một tham số.
Sự khác biệt so với các đường cong khác: Từ biểu thức IRF (1.12), khi
cho θ → -∞ thì hàm P(θ) → c tức là tiệm cận trái không về 0.
Cũng từ biểu thức IRF (1.8), khi θ = b thì P(θ) = (1 + c)/2
Hệ số a biểu diễn độ dốc của đường cong đặc trưng CH tại điểm có hoành
độ θ = b và tung độ P(θ) = (1 + c)/2
P(θ)
2
c1
θ = b
I(θ) = c a
θ
Hình 1.2 Đường cong đặc trưng câu hỏi theo mô hình 3 tham số
Ý nghĩa của đường cong đặc trưng CH:
Nói chung, đường cong đặc trưng CH là những đường cong đồng biến (trong
một vài trường hợp có dạng gần như là đường thẳng trong một khoảng năng lực nào
đó). Mức năng lực ứng với trung điểm của thang điểm thực (ứng với N/2) xác định
vị trí của CH trên thang năng lực. Hoành độ ứng với điểm đó cho biết độ khó của
CH. Độ nghiêng của đường cong cho biết điểm thực phụ thuộc vào năng lực như
thế nào, tức là độ phân biệt của CH. Và phần tiệm cận trái của đường cong với trục
hoành sẽ phản ánh hiện tượng đoán mò của TS khi trả lời CH.
1.5.5. Đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm – điểm thực
Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển: điểm trung bình τ của một TS qua hàng loạt
phép đo bằng một ĐTN là điểm thực, ε là sai số của phép đo, X là điểm quan sát
(điểm thô); thì mối quan hệ giữa ba đại lượng trên: ε = X – τ
Đối với lý thuyết ứng đáp CH, điểm thực của một TS có năng lực θ là tổng của
các xác suất trả lời đúng của mọi CH của ĐTN tại giá trị θ:
N
1j j
Pτ trong đó N là số CH trong ĐTN. (1.14)
Như đã biết, mỗi CH có một đường cong đặc trưng được xác định bởi hàm đáp
ứng CH. Như vậy, với mọi giá trị năng lực trên trục θ, khi cộng tất cả các đường
cong đặc trưng của mọi CH trong ĐTN ta sẽ thu được đường cong đặc trưng của
ĐTN, tức cũng là đường cong điểm thực.
Các đặc điểm của đường cong đặc trưng ĐTN cũng được mô tả tương tự như
đường cong đặc trưng CH.
Tính chất của đường cong điểm thực
Không biểu diễn được bằng công thức đơn giản.
Đồng biến và bất biến. Hình dạng của nó không phụ thuộc vào phân bố
tần số điểm năng lực của HS trên thang năng lực.
Tiệm cận trái của đường cong bằng ∑ci, tiệm cận phải của đường cong
bằng N (là số CH có trong ĐTN)
Giữa điểm thực và điểm năng lực có quan hệ đơn trị: điểm thực là một
chuyển đổi phi tuyến của năng lực.
Ý nghĩa của đường cong điểm thực: đường cong điểm thực cho thấy mối
quan hệ hàm số giữa điểm thực và thang năng lực; nếu biết được một mức năng lực
cụ thể thì từ đường cong này ta có thể tìm được điểm thực tương ứng của HS mà
không cần phải làm bài thi. Mức năng lực ứng với trung điểm của đường cong (tại
giá trị N/2) cho biết vị trí của ĐTN trên thang năng lực và điểm thực ứng với điểm
đó cho biết độ khó của ĐTN. Tiệm cận trái của đường cong cho biết độ phỏng đoán
của HS khi làm bài trắc nghiệm này. Độ nghiêng của đường cong cho biết sự phụ
thuộc của điểm thực vào năng lực của HS (tức là liên quan đến độ phân biệt của
ĐTN)
Hình 1.3 Đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm (đường cong điểm
thực) theo mô hình 2 tham số
1.5.6. Hàm thông tin của CH
Biểu thức hàm thông tin của CH do A. Birnbaum đề xuất có dạng:
Ii(θ) là thông tin cung cấp bởi CH thứ I ở mức năng
lực θ
ii
i QP
'2
iPI Q(θ) = 1 - Pi(θ) (1.14)
P’i(θ) là đạo hàm của Pi(θ) theo θ.
Ý nghĩa: hàm thông tin CH là công cụ đánh giá sự đóng góp của từng CH
trắc nghiệm, dựa vào đó có thể tạo nên các ĐTN thích hợp nhằm đo các khoảng
năng lực mong muốn.
1.5.7. Hàm thông tin của đề trắc nghiệm
Hàm thông tin của ĐTN là tổng các hàm thông tin của các CH có trong ĐTN:
N
1i i
II (1.15)
Từ định nghĩa này, ĐTN càng có nhiều CH thì giá trị hàm thông tin ĐTN càng
cao, tức là một ĐTN dài sẽ đo năng lực chính xác hơn một ĐTN ngắn.
Ý nghĩa: hàm thông tin ĐTN là một công cụ quan trọng của lý thuyết IRT,
giúp thiết kế các ĐTN cho các phép đo với các mục tiêu xác định.
Hình 1.4 Hàm thông tin đề thi và đường cong sai số chuẩn
theo mô hình 2 tham số
1.5.8. Sai số chuẩn của đề trắc nghiệm
Iσ
1 (1.16)
Biên độ của sai số chuẩn phụ thuộc vào:
- số CH trong ĐTN (số CH càng lớn thì σ càng nhỏ)
- chất lượng của các CH trong ĐTN (CH có độ phân biệt càng lớn thì khả
năng đoán mò càng thấp, sai số σ càng nhỏ)
- độ khó CH gắn với giá trị năng lực được đo (ĐTN không quá khó không quá
dễ)
1.5.9. Tính bất biến của các đặc trưng CH và năng lực của thí sinh
Từ những nội dung cơ bản của lý thuyết ứng đáp CH IRT, có thể thấy các hệ quả
quan trọng của lý thuyết này:
- Các tham số của CH đo được không phụ thuộc vào mức năng lực của TS trả
lời CH đó, nghĩa là các tham số của CH có giá trị bất biến đối với mẫu thử TS trả
lời CH. Từ đó cho thấy rằng các tham số của CH là thuộc tính riêng của chính CH
chứ không phải của mẫu thử TS tham gia vào quá trình trả lời CH đó. Đây là một
đặc tính quan trọng của lý thuyết IRT, nó hoàn toàn trái ngược với lý thuết CTT.
- Giá trị ước lượng năng lực của TS là bất biến đổi với các CH được dùng để
xác định nó, nghĩa là một TS cụ thể khi làm một ĐTN dễ hay khó thì đều thu được
một ước lượng năng lực như nhau. Đây cũng là một sự khác nhau rõ rệt với lý
thuyết CTT (cần nói rõ thêm, năng lực TS là bất biến trong những điều kiện đã cho,
nhưng không phải là cái không thể thay đổi được). Như vậy, năng lực là thuộc tính
riêng của TS, không phụ thuộc vào mức độ khó dễ của ĐTN mà TS làm.
Tuy nhiên, trong tính toán thực tế, đối với hai nhóm TS trả lời cùng các CH như
nhau hoặc một TS làm hai ĐTN khác nhau thì các giá trị tham số CH hoặc năng lực
của TS là không hoàn toàn giống nhau. Đó là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân
khách quan: kích thước mẫu, cấu trúc số liệu và chỉ số trùng khớp, loại kiến thức,
tâm lý, độ dài của ĐTN, thời gian làm bài…
1.5.10. So sánh những ưu thế vượt trội của lý thuyết IRT so với lý thuyết CTT
Từ những phân tích, ta có thể thấy lý thuyết trắc nghiệm cổ điển vẫn có những
vai trò quyết định không thể thiếu trong việc đo lường đánh giá CH và ĐTN. Bên
cạnh đó, lý thuyết trắc nghiệm hiện đại ra đời với những ưu thế nổi bật đã bổ sung
những nhược điểm của lý thuyết trắc nghiệm cổ điển. Bảng 1.6 dưới đây cho ta một
vài so sánh những ưu thế nổi bật của thuyết IRT so với thuyết CTT.
Bảng 1.6 So sánh những ưu thế vượt trội của thuyết IRT so với thuyết CTT
Đặc điểm Theo CTT Theo IRT
Các tham số của CH ước
lượng (thước đo của phép đo -
kết quả định cỡ ĐTN)
phụ thuộc vào mẫu TS không phụ thuộc vào
mẫu TS
Năng lực đo được của TS
(thuộc tính của đối tượng được
đo–các điểm số đo được của
TS)
→ năng lực thật sự của TS
ảnh hưởng bởi các
thước đo–các ĐTN khác
nhau
→ không thể biết chắc
chắn
không ảnh hưởng bởi
các thước đo–các
ĐTN khác nhau
→xác định một cách
chính xác
Điểm thực τ là một sự trừu tượng toán
học, không thể xác định
được xác định một
cách cụ thể, rõ ràng
Thông tin của một CH đóng
góp trong ĐTN để đánh giá
năng TS
ảnh hưởng lên mọi chỉ số
của các CH khác và
ĐTN
độc lập với các CH
khác trong ĐTN
1.6. Kết luận
TNKQ có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ. Đặc biệt, CH trắc nghiệm
đơn tuyển và đa tuyển có thể đánh giá cả ba trình độ “nhận biết”, “thông hiểu” và
“vận dụng” cũng như có thể xây dựng cho cả bài tập định tính và định lượng. Trắc
nghiệm thực nghiệm như những bài toán tự luận nhỏ, đặc biệt yêu cầu cao ở HS sự
vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng vật lý trong cuộc sống.
Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn đóng một
vai trò quan trọng trong việc phân tích đánh giá các CH và ĐTN. Ngoài ra, khoa
học đo lường trong giáo dục được hỗ trợ thêm bởi những lý thuyết trắc nghiệm hiện
đại, trong đó có lý thuyết ứng đáp CH, giúp cho việc vận dụng CH trắc nghiệm vào
việc đánh giá năng lực HS ngày một chính xác hơn.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG KHIẾU, TÀI NĂNG VÀ VIỆC ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU Ở CÁC TRƯỜNG THPT
TẠI VIỆT NAM
Theo lịch sử phát triển của nhân loại, thời nào cũng có nhân tài và nhân tài thời
nào cũng có những đóng góp vào sự phát triển nhất định của xã hội thời đó. Theo
nghiên cứu của nhà tài năng học người Mỹ Renzulli (1985) thì việc lựa chọn và đào
tạo người tài phục vụ cho đất nước được cho là xuất hiện đầu tiên vào khoảng 2200
năm trước Công nguyên tại Trung Hoa. Theo nghiên cứu của nhà tài năng học
người Đức Klaus K. Urban thì kế hoạch “Phát triển có hệ thống những thanh niên
có năng khiếu cao đặc biệt” được đề xuất lần đầu tiên cách đây khoảng 2500 năm
bởi nhà triết học Trung Hoa Khổng Phu Tử (551 – 479 TCN). Kế hoạch trên đã
được vua Hán Vũ Đế (140 – 87 TCN) đưa ra thực hiện và những thanh niên có năng
khiếu trên trung bình này (năng khiếu cao) sau khi được đào tạo đã được nhà nước
phong kiến ưu đãi, tôn vinh; và được xem là những người bảo đảm cho sự giàu
mạnh, trường tồn của nước Trung Hoa thời bấy giờ.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của tất cả các mặt khoa học kỹ thuật,
kinh tế xã hội của thế kỷ XXI thì năng suất và chất lượng của lao động con người
đang trở thành sức mạnh quan trọng trong phát triển xã hội. Việc tìm kiếm tích cực
những thanh thiếu niên có năng khiếu cao và đào tạo họ trở thành người tài phục vụ
cho sự phát triển của đất nước đang là quốc sách không chỉ của các nước phát triển
mà cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm.
Các nước phát triển nhất thường cũng là nước có chính sách nhân tài sớm nhất
và đầu tư cho việc đào tạo nhân tài nhiều nhất. từ năm 1958, Mỹ đã có đạo luật về
tuyển chọn và đào tạo HS tài năng bậc phổ thông. 1960, Mỹ từ bỏ việc giáo dục
đồng loạt và chủ trương phát triển tối đa tài năng của mỗi cá nhân. 1972, Bộ Giáo
dục Hoa Kỳ thành lập Liên bang về đào tạo trẻ em tài năng. Các nước khác như
Đức, Pháp, Ý, Nga, Trung Quốc đều có những chính sách nhân tài. Gần đây, các
nước đang phát triển cũng đầu tư nhiều vào việc đào tạo nhân tài và cũng được sự
hậu thuẫn, góp sức của cộng đồng quốc tế nhằm thu ngắn khoảng cách giữa các
nước và dễ dàng hội nhập vào thế giới hiện đại thông qua các hội nghị khu vực [32].
2.1. Năng lực [1], [2], [13], [14], [15], [32], [40], [41]
Năng lưc là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động
đó diễn ra có kết quả.
2.1.1. Phân loại năng lực
Theo nguồn gốc phát sinh
Năng lực tự nhiên: là năng lực có nguồn gốc sinh vật, có mối liên hệ trực tiếp
với các yếu tố bẩm sinh di truyền, tư chất.
Năng lực xã hội: được hình thành và phát triển trong quá trình sinh hoạt xã hội
và chỉ có con người mới có năng lực này. Đây là sản phẩm của sự phát triển lịch sử
xã hội loài người, đồng thời nó được hình thành trong hoạt động nhằm thoả mãn
nhu cầu của con người.
Theo xu hướng chuyên môn hoá:
Năng lực chung: là những phẩm chất tâm lý cá nhân đảm bảo cho mọi lĩnh vực
hoạt động nhanh chóng, thành thạo và đạt hiệu quả cao. Đó là năng lực cần thiết cho
nhiều ngành hoạt động khác nhau như trí nhớ tốt, tư duy linh hoạt, sâu sắc, óc tưởng
tượng sáng tạo…
Năng lực riêng: là những phẩm chất tâm lý cá nhân phù hợp với một lĩnh vực
hoạt động nhất định và đạt được kết quả, hiệu quả cao trong lĩnh vực đó.
Hai năng lực trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo điều kiện phát triển cho
nhau. Trong thực tế cuộc sống, mọi hoạt động đều có những yêu cầu nhất định đối
với cá nhân cả về năng lực chung cũng như năng lực riêng.
Theo mức độ sáng tạo trong hoạt động:
Năng lực tái tạo: là những phẩm chất đảm bảo cho cá nhân có thể nhanh chóng
biến những kinh nghiệm của người khác thành kinh nghiệm của bản thân, hành
động theo mẫu một cách nhanh chóng và chính xác (có thể theo sự chỉ dẫn của
người khác hoặc theo sự chỉ dẫn của tài liệu)
Năng lực sáng tạo: là những phẩm chất đảm bảo cho cá nhân tìm ra được cái
mới trong hoạt động dựa trên cơ sở chế biến những kinh nghiệm cũ làm cho hoạt
động đạt hiệu suất, chất lượng cao.
Hai năng lực trên không thể tách rời nhau. Trong hoạt động sáng tạo thường
chứa đựng cả những yếu tố tái tạo nhất định. Ngược lại, khi hoạt động tái tạo
thường bao hàm những yếu tố sáng tạo nào đó, vì trong thực tiễn thường hoàn cảnh
cụ thể không có sự lặp lại.
2.1.2. Những biểu hiện của năng lực trong quá trình phát triển của con người
Tư chất là những đặc điểm giải phẫu - sinh lý của con người, quan trọng là
những đặc điểm của hệ thần kinh, mang tính chất bẩm sinh – di truyền và là cơ sở
tự nhiên, tiền đề vật chất, mầm mống đầu tiên của năng lực cá nhân.
Thiên hướng là những phẩm chất đầu tiên của năng lực được bộc lộ trong hoạt
động trên cơ sở của những tố chất nhất định. Tố chất gặp những điều kiện hoạt động
phù hợp sẽ phát triển thành thiên hướng.
Năng khiếu (giftedniss) là toàn bộ những phẩm chất dựa trên những tư chất bẩm
sinh di truyền làm cho hoạt động của con người trong một hoặc vài lĩnh vực đạt
được kết quả đặc biệt, và làm cho họ nổi bật lên so với những người khác cùng học
tập, cùng hoạt động trong điều kiện như nhau (chưa qua đào tạo).
Phân công xã hội phù hợp với thiên hướng sẽ phát triển thành năng khiếu. Năng
khiếu được bộc lộ trong hoạt động mang tính chất nghề nghiệp.
Mọi người bình thường đều có năng khiếu ở một mức độ nhất định trong một
lĩnh vực nào đó nên trong lĩnh đào tạo tài năng, khi nói đến những người có “năng
khiếu” thì thật ra là nói đến những người có “năng khiếu cao” – cấp độ chất
lượng cao của năng khiếu, một tiền đề của tài năng chứ không đề cập đến “năng
khiếu” nói chung – một năng lực tự nhiên có ở mọi người bình thường [34].
Năng khiếu cao (high giftedniss) là toàn bộ những phẩm chất dựa trên những tư
chất bẩm sinh di truyền và những yếu tố được hình thành trong đời sống cá thể của
con người, cho họ khả năng giải quyết với chất lượng cao một yêu cầu nhiệm vụ
nhất định nào đó.
Năng khiếu cao là bậc chất lượng của hệ thống các thuộc tính nhân cách tạo điều
kiện tối đa cho con người đạt thành tích tốt nhất trên một lĩnh vực ở một thời điểm
và có thể mở rộng nâng cao hơn nữa.
Có năng khiếu cao không tất yếu trở thành tài năng nếu thiếu tính kiên trì, chăm
chỉ trong học tập hằng ngày, không nhận được sự hỗ trợ, khích lệ kịp thời của gia
đình, nhà trường và xã hội. Đây là một chặng đường phát triển không phải tất cả
đều có thể vượt qua.
Tài năng (talent) là một tổ hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài đặc biệt
thuận lợi cho phép con người hoạt động đạt được kết quả độc đáo và mới mẻ, có sự
hoàn thiện cao và có ý nghĩa xã hội lớn, đặc biệt là khả năng sáng tạo cao; tuy
những kết quả này về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ những điều đã đạt được của
xã hội loài người ở thời điểm đó.
Năng khiếu cao là cái trời phú, nhưng tài năng là cái do con người tự tạo ra
trong quá trình hoạt động có ý thức của bản thân trong cuộc sống của con người.
Có năm loại tài năng khác nhau: tài năng trí tuệ - tinh thần, tài năng ngôn ngữ,
tài năng nghệ thuật, tài năng tâm – vận động, tài năng xã hội.
Thiên tài (genius) là trình độ phát triển cao nhất của tài năng, cho phép con
người tạo ra một cái gì mới mẻ hoàn toàn về nguyên tắc trong một lĩnh vực hoạt
động mang ý nghĩa lịch sử toàn xã hội và toàn nhân loại, mở ra một thời đại mới
trong lĩnh vực hoạt động đó, đánh dấu một bậc phát triển mới cao hơn của xã hội
loài người.
Thiên tài là trình độ rất cao của năng lực cá nhân, là hiện tượng rất hiếm và đáng
quý trọng của xã hội.
Nguồn gốc và quá trình hình thành của nhân tài vẫn là một bí ẩn đối với khoa
học. Do đó, với tầm phát triển hiện nay của nhân loại, chúng ta không thể giáo dục
đào tạo được thiên tài mà chỉ có thể giáo dục đào tạo được tài năng, nhân tài mà
thôi.
2.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự hình thành và phát triển năng lực
Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất
Năng lực là kết quả của sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động.
Tư chất là mầm mống đầu tiên của năng lực cá nhân. Tuy nhiên, tư chất chỉ là
điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ của sự phát triển năng lực. Sự khác biệt về
năng lực không do tư chất quyết định, mà là sản phẩm của toàn bộ quá trình phát
triển nhân cách, trong đó tư chất được xem là điều kiện xuất phát. Trong những điều
kiện cụ thể của hoạt động, tư chất lại có thể phát triển theo những hướng khác nhau
(hoặc được phát triển đến mức hoàn thiện, hoặc bị mai một dần).
Di truyền về mặt sinh học cũng là một trong những điều kiện cho sự phát triển
tâm lý người, nhưng năng lực không phải là chức năng trực tiếp của di truyền. Cũng
như tư chất, bẩm sinh, di truyền không quy định trước sự phát triển năng lực.
Trong sự phát triển tâm lý người, trong đó có năng lực, quy luật lịch sử - xã hội
là quy luật chiếm độc tôn. Do đó, có thể nói, năng lực được “di truyền” về mặt xã
hội (“di truyền xã hội”)
Mối quan hệ giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Muốn có năng lực trong một lĩnh vực nào đó, nhất thiết phải có tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo trong lĩnh vực đó - đây là điều kiện không thể thiếu. Mặt khác đến lượt mình,
năng lực lại được biểu hiện trong việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Năng lực sẽ
khác nhau khi điều kiện bên ngoài như nhau nhưng khả năng tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo khác nhau.
Mối quan hệ giữa năng lực và xu hướng
Xu hướng cá nhân, đơn giản là nguyện vọng của một người về một cái gì đó
(mục tiêu) và quá trình thực hiện mục tiêu của xu hướng chính là quá trình hình
thành và phát triển năng lực. Ngược lại, trình độ phát triển năng lực lại quyết định
quá trình hiện thực hoá xu hướng cá nhân. Cả hai phát triển đồng thời cùng với các
nhân tố khác của một nhân cách trọn vẹn.
2.2. Quan niệm hiện đại về cấu tạo tài năng
Sự ra đời của xã hội thông tin, sự phát triển của kinh tế, sự hội nhập toàn cầu đã
làm thay đổi quan niệm của tâm lý học về tài năng của con người.
Từ sự kế thừa có phê phán các quan niệm tài năng của các nhà tâm lý học hiện
đại nước ngoài và xuất phát từ thực tế xã hội Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa
học cho rằng “tài năng trí tuệ là tổ hợp tương tác của trí thông minh nhận thức cao,
trí sáng tạo cao, động cơ ý chí – môi trường mạnh mẽ với những tác động đồng bộ
của các yếu tố môi trường thuận lợi là nhà nước, nhà trường, gia đình và bạn bè
thân” [32]
2.3. Quan niệm hiện đại về đào tạo tài năng
Bồi dưỡng tài năng cho HS chính là tạo điều kiện để các em hình thành cho
mình những đặc điểm, thuộc tính nhân cách quan trọng của người tài năng như: có
nhu cầu và hứng thú trí tuệ cao, có tính nhạy cảm cao, trí tưởng tượng sáng tạo cao,
có khả năng làm việc hiệu quả cao trong thời gian hạn định, có năng lực cộng tác
với người khác [32].
Bồi dưỡng tài năng không phải truyền thụ có tính áp đặt những tri thức, kỹ năng
mà đơn giản là tạo cơ hội cho HS thể hiện tài năng, động viên khuyến khích, hỗ trợ
HS đương đầu với những thử thách ngày càng cao trong học tập. Và nhà trường là
nơi tạo ra những điều kiện để HS có năng khiếu cao thử sức nhiều lần trong các
hình thức hoạt động độc lập và sáng tạo.
2.4. Những đặc điểm của học sinh giỏi, lớp chuyên, trường chuyên tại Việt Nam
2.4.1. Một vài đặc điểm chung của HS năng khiếu
Bảng 2 dưới đây cung cấp một vài đặc điểm mà một số trường nước ngoài sử
dụng trong việc tư vấn và chọn HS năng khiếu hoặc chọn du HS nước ngoài tham
gia vào các hoạt động học tại các trường này.
Bảng 2.1 Một vài đặc điểm của HS năng khiếu
ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ ĐẶC ĐIỂM KỸ NĂNG
- Có khả năng tiếp thu tốt khi nghe,
quan sát và hành động
- Có tính thích tìm hiểu, muốn biết
và muốn đào sâu suy nghĩ hơn HOẶC
luôn đặt ra các CH, không muốn tuân thủ
theo các quy tắc
- Quan tâm đến nhiều thứ và dành
rất nhiều thời gian cho những điều quan
tâm
- Luôn tự cải thiện HOẶC luôn
thấy không có cái gì là hoàn hảo và
không thể dừng lại khi chưa thấy hoàn
hảo
- Có những quan sát tinh tế và đặt
ra những CH hóc búa
- Thích thú khi khám phá ra cái
mới và sẵn sàng chia sẻ nó với người
khác
- Có những ý tưởng táo bạo, đột
phá và khác thường, có những câu trả lời
thông minh
- Có tính sáng tạo, sẵn sàng khám
phá cái mới HOẶC ít quan tâm đến
những cái đã biết rồi
- Tiếp thu nhanh qua kinh nghiệm
HOẶC miễn cưỡng làm những việc
được giao vì việc đó là “đã biết rồi”
- Ghi nhớ, xử lý ý tưởng và thông
tin tốt HOẶC vừa chơi đùa mà vẫn làm
các bài kiểm tra tốt
- Có nhiều phát kiến, có khả năng
giải quyết vấn đề bằng các giải pháp
thông minh
- Có khả năng toán học cao; giải
được các bài toán cao hơn một hoặc hai
lớp
- Có khả năng đọc cao hơn một
hoặc hai lớp
- Thích đọc sách và đọc nhiều
- Có khả năng giao tiếp tốt; kỹ năng
ngôn ngữ tốt; từ vựng phong phú
- Có trí nhớ tuyệt vời HOẶC suy
luận tốt
- Thường đưa ra kết luận
- Thích học tập
- Chỉ cần nhắc lại một hoặc hai lần
là nắm vững
ĐẶC ĐIỂM SÁNG TẠO ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI/GIAO TIẾP
- Thích sáng chế ra những cái mới
- Kể chuyện giàu trí tưởng tượng,
ngôn ngữ giàu hình ảnh
- Quan tâm và/hoặc có khả năng về
nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, kịch nghệ,
nhảy múa)
- Có cảm xúc mạnh mẽ và chính
kiến rõ ràng
- Thích chơi với bạn đồng trang
lứa, ưa thích chơi với người lớn
- Có khả năng tự phê bình cao
- Thể hiện khả năng lãnh đạo trong
- Suy nghĩ giàu trí tưởng tượng
- Có tư chất và sáng tạo trong suy
nghĩ
- Có tính hài hước sắc sảo hoặc đặc
biệt, có thể gặp khó khăn với bạn đồng
trang lứa do sự tinh tế hài hước
- Cho thấy có sự liên hệ giữa những
ý tưởng bộc phát rời rạc và chính xác,
vận dụng lối biện luận HOẶC khó tập
trung vào một vấn đề vì những suy nghĩ
và ý kiến chợt nảy sinh
- Có nhiều phát kiến, có khả năng
giải quyết vấn đề bằng các giải pháp
thông minh; có những câu trả lời thông
minh, độc đáo, khác thường
nhóm bạn đồng trang lứa
- Sớm hình thành lý tưởng và khái
niệm về xã hội công bằng HOẶC quan
tâm rất nhiều đến các vấn nạn xã hội
- Có thể khái quát hóa các xúc cảm
chưa từng trải qua
- Đồng cảm sâu sắc với những
mong muốn và cảm xúc của người khác
- Nhận thức được những khác biệt
của chính mình
- Thể hiện thái độ không tuân thủ
HOẶC biểu hiện theo cách riêng hoặc
cách khác với các bạn đồng trang lứa
- Có thể thách thức ý kiến của
người khác HOẶC tự do biểu đạt ý kiến
riêng
2.4.2. Học sinh giỏi
Giỏi là một mức độ cao của năng lực chỉ về sự lành nghề, sự thành thạo một
hoạt động với những kỹ xảo tinh tế hoàn hảo, sự uyên thâm kinh nghiệm đến mức
điêu luyện trong lĩnh vực hoạt động này.
Giỏi là cái con người tạo ra cho mình trong quá trình hoạt động có nhận thức của
bản thân chứ không phải là cái được trời ban cho.
Những HS có năng khiếu cao trong một lĩnh vực thì trở thành giỏi trong lĩnh vực
ấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không có năng khiếu đặc biệt nhưng có sự
luyện tập chăm chỉ với lòng say mê cao độ trong những điều kiện thuận lợi cũng có
thể trở thành những người giỏi ở một lĩnh vực nhất định (HSG Toán, HSG Lý,…)
[32].
2.4.3. Trường chuyên - Lớp chuyên tại Việt Nam
Theo luật Giáo dục 2005 điều 62 “trường chuyên được thành lập ở cấp THPT
dành cho những HS đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu
của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện”
Lớp chuyên là lớp tập hợp những HS có năng khiếu về một lĩnh vực hay một
môn học nào đó.
Các lớp chuyên có các điều kiện học tập tốt hơn lớp bình thường: số HS ít hơn,
trình độ HS cao hơn và đồng đều hơn, GV dạy lớp là những GV giỏi.
Thành phần lớp chuyên hàng năm có thay đổi do một số em không theo kịp
chương trình chuyên sẽ trở về học ở lớp thường, bên cạnh đó có thể bổ sung thêm
những em mới đạt yêu cầu và có năng khiếu cũng như yêu thích bộ môn.
2.4.4. Mục tiêu đào tạo của trường chuyên
Theo Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, mục tiêu của trường chuyên là
“phát hiện , đào tạo, đào tạo và phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ và tiềm năng
sáng tạo của những HS năng khiếu nhằm tạo ra một đội ngũ những cá nhân có
năng lực chuyên sâu trong một lĩnh vực để sau này trở thành những tài năng có
năng lực hoạt động thực tiễn, có khả năng sáng tạo đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [40].
2.5. Năng khiếu Vật lý và lớp chuyên Lý
2.5.1. Năng khiếu về Vật lý
Thật sự là rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này! Tuy
nhiên, chúng ta có thể căn cứ trên một số biểu hiện sau:
- Năng khiếu vật lý có một vài biểu hiện giống như năng khiếu toán học, đó là:
Tư duy nhạy bén, thấy được bản chất của vấn đề một cách nhanh chóng
tuy hiện tượng bên ngoài phức tạp.
Về trí nhớ: có sự liên hệ đặc biệt giữa các phần của não, khiến cho HS có
khả năng liên hệ và tái hiện nhanh, chính xác các kiến thức đã học, cần thiết để giải
một bài toán mới.
- Tuy nhiên, khác với HS có năng khiếu toán học, HS có năng khiếu vật lý lại
thường thích tìm hiểu về các hiện tượng thực tế, các thiết bị kỹ thuật, tìm cách giải
thích chúng, thích chế tạo, lắp ráp các dụng cụ và thuộc loại trẻ em khéo léo chân
tay.
- Ngoài ra, các HS này cũng phải có những phẩm chất chung của các HS giỏi
như say mê học tập, có tinh thần chủ động tìm hiểu kiến thức.
- Một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng khiếu Vật lý là trực
giác Vật lý (một khả năng do rèn luyện mà có) thông qua những kỹ năng thực
nghiệm và phương pháp thực nghiệm. (Bởi vì nếu dựa vào việc học qua sách vở thì
chỉ khi đã đạt trình độ uyên bác nhất định mới có được trực giác vật lý tốt. HS phổ
thông chưa có những điều kiện như vậy nên tốt nhất là phải rèn luyện thông qua
thực nghiệm, vì trong thực nghiệm bản chất của hiện tương được bộc lộ với đủ khía
cạnh của nó).
2.5.2. Mục tiêu đào tạo của các lớp chuyên Lý
Theo GS Dương Trọng Bái [11], việc mở ra các lớp chuyên nhằm:
- thúc đẩy việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Vật lý trong HS phổ thông
trung học, hướng các em đó phấn đấu theo đường khoa học..,trở thành những cán bộ
kỹ thuật giỏi, một số nhỏ trở thành cán bộ nghiên cứu vật lý.
- thực nghiệm những nội dung và phương pháp giảng dạy vật lý hiện đại, tiếp
cận với trình độ quốc tế, để khi có điều kiện thì vận dụng đại trà.
2.5.3. Phương pháp giáo dục ở các lớp chuyên Lý
- Giáo dục toàn diện
- Giáo dục tính khiêm tốn, kính trọng thầy cô nhưng phải phát huy tư duy độc
lập, chủ động; khuyến khích mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của bản thân về các
vấn đề khoa học.
- Giáo dục tính trung thực
- Giáo dục tinh thần đào sâu suy nghĩ để nắm vững bài, HS phải biết cách tìm
tài liêu, tự nghiên cứu tài liệu và biết cách thuyết trình trước lớp.
- Giáo dục HS cách sử dụng các dụng cụ đo đạc cơ bản trong thí nghiệm và
những kỹ năng cơ bản của phương pháp thực nghiệm để phát triển trực giác Vật lý
và phát huy khả năng độc lập trong công việc.
- Giáo dục HS khi tham gia các kỳ thi HSG như là một biện pháp kích thích
học tập và kiểm tra kết quả học tập
2.6. Thực trạng của việc đào tạo HS giỏi ở các trường chuyên, lớp chuyên tại
Việt Nam
Thực tế trong việc dạy và học ở chương trình chuyên còn tồn tại một số vấn
đề sau:
HS chuyên giải bài tập khó, bài tập nâng cao rất tốt nhưng lại “bí” những
bài tập dễ, đơn giản → điểm kiểm tra trong lớp cao (đề khó) nhưng điểm thi HK lại
thấp (đề dễ vì thi chung với cả khối)
Học sâu các chuyên đề nâng cao nhưng lại thi đại học với chương trình
SGK.
Bài làm chủ yếu trong lớp là những bài tập nâng cao dưới hình thức là tự
luận, trong khi đề thi kiểm tra chung toàn khối và đề thi tú tài, đại học dưới hình
thức trắc nghiệm.
Học “hàn lâm”, thực nghiệm chưa được chú trọng trong chương trình
học (thậm chí gần như không có vì toàn bộ thời gian dành cho việc học kiến thức
chuyên sâu và nâng cao) → HS thiếu kiến thức thực tế, gây sự nhàm chán khi học
Lý ở HS chuyên Lý (thật ra, đây là tình hình chung chứ không chỉ ở HS chuyên,
nhưng với HS chuyên Lý thì điều này càng đòi hỏi cao hơn)
Ngoài ra, trong quy chế trường THPT chuyên (2002) [8] chỉ nêu các nhiệm vụ
của trường THPT chuyên chứ không nêu rõ mục tiêu đào tạo của loại hình trường
này. Chỉ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị các trường THPT Chuyên
toàn quốc vào tháng 8/2007 thì mục tiêu đào tạo của các các trường chuyên, lớp
chuyên mới được nêu ra và bàn luận (như ở mục 2.2.4. trang 31,32) [40].
Vì vậy, thực trạng hoạt động bồi dưỡng đào tạo HSG hiện nay là đang đào tạo
HS thành “thợ học”, quá thiên về lý thuyết mà ít chú trọng đến thực hành, thiếu thực
tế, không phát triển được tính sáng tạo của HS theo yêu cầu của giáo dục hiện đại.
Bản thân HS thì vẫn còn thụ động, chưa chú ý phát triển năng lực tự học để mở
rộng kiến thức và tự chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác HS lại mất rất nhiều thời gian
học ở nhà trường nên khả năng thích nghi với thực tế, các kỹ năng sống thấp; đa số
là các em phải tự bổ sung từ môi trường xung quanh chứ không phải học được từ
chương trình học của nhà trường. Các trường THPT năng khiếu lại nhắm tới các
mục tiêu khác so với công tác bồi dưỡng tài năng thật sự; đó là đạt nhiều giải HS
giỏi quốc gia, quốc tế, đạt tỷ lệ tốt nghiệp và thi đậu đại học cao. Nguyên nhân xuất
phát từ chỉ tiêu thành tích, cách đánh giá chất lượng của trường THPT hiện nay, áp
lực từ phụ huynh và HS.
Chương 3
SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THUỘC PHẦN
KIẾN THỨC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG
LỰC HỌC” NHẰM TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI VÀO LỚP
CHUYÊN/ĐỘI TUYỂN
3.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động
lực học” phần Nhiệt học lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên
Hai chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” thuộc hai chương IV
và VIII trong SGK lớp 10 ban khoa học tự nhiên. Mặc dù hai chương này được
phân bố cách xa nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì cùng áp dụng
chung chủ yếu cho trạng thái vật chất là khí lý tưởng. nội dung của hai chương này
được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Bảng phân tích nội dung kiến thức chương “Chất
khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” lớp 10 ban khoa học tự
nhiên
Chương Nội dung Mức độ cần đạt
Thuyết động
học phân tử
chất khí.
Cấu tạo chất
Kiến thức:
- Nêu được tính chất, cấu trúc của chất khí. Lượng chất,
mol.
- Phát biểu được thuyết động học phân tử chất khí.
Kỹ năng:
- Vận dụng được thuyết động học phân tử để nêu được cấu
tạo của các chất và giải thích được các tính chất và sự khác
nhau của chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Chương
IV
Chất
khí
Định luật
Bôilơ – Mariốt
Kiến thức:
- Nêu được điều kiện áp dụng của định luật Bôilơ-Mariôt.
- Phát biểu được định luật Bôilơ-Mariôt.
- Viết được công thức của định luật Bôilơ-Mariôt và ý
nghĩa của các đại lượng trong công thức.
- Vẽ được đường đẳng nhiệt và nắm được ý nghĩa của
đường.
Kỹ năng:
- Vận dụng mối quan hệ giữa p và V trong điều kiện đẳng
nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Vận dụng định luật Bôilơ-Mariôt để giải các bài toán
đẳng nhiệt.
Định luật Sác-
lơ.
Nhiệt độ tuyệt
đối
Kiến thức:
- Nêu được điều kiện áp dụng của định luật Sác-lơ.
- Nêu và hiểu được khái niệm nhiệt độ tuyệt đối.
- Nêu được công thức đổi nhiệt độ từ thang bách phân sang
thang tuyệt đối.
- Phát biểu được định luật Sác-lơ theo thang nhiệt giai
Celcius và thang nhiệt giai Ken-vin.
- Viết được công thức của định luật Sác-lơ và ý nghĩa của
các đại lượng trong công thức theo thang nhiệt giai Celcius
và thang nhiệt giai Ken-vin.
- Vẽ được đường đẳng tích trong hai trường hợp (theo t và
T) và nắm được ý nghĩa của đường.
Kỹ năng:
- Vận dụng mối quan hệ giữa p và T trong điều kiện đẳng
tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Vận dụng định luật Sác-lơ để giải các bài toán đẳng tích.
Phương trình
trạng thái của
khí lý tưởng.
Định luật Gay
Luy-xắc
Kiến thức:
- Nêu được điều kiện áp dụng của kiến thức này.
- Biết cách tổng hợp kết quả các ĐL Bôi-Mariốt, Sác-lơ để
tìm ra PTTT.
- Phát biểu và viết được công thức của định luật Gay Luy-
xắc.
- Viết được phương trình trạng thái và áp dụng cho từng
trường hợp cụ thể (đẳng nhiệt, đẳng tích và đẳng áp).
- Nêu được định nghĩa về chu trình
Kỹ năng:
- Vận dụng mối quan hệ giữa p, V và T để giải thích một số
hiện tượng đơn giản.
- Vận dụng phương trình trạng thái để giải các bài toán.
- Vẽ được các đường của các đẳng quá trình trong các hệ
trục khác nhau.
- Vận dụng kiến thức về các đường của các đẳng quá trình
để giải các bài toán về đồ thị.
Phương trình
Cla-pê-rôn -
Menđêlêep
Kiến thức:
- Biết cách thiết lập công thức.
- Viết được công thức và hiểu ý nghĩa của các đại lượng
trong công thức.
- Nêu được cách tính và đơn vị của hằng số khí lý tưởng.
Kỹ năng:
- Vận dụng mối quan hệ giữa các đại lượng trong công thức
để giải thích một số hiện tượng liên quan.
- Vận dụng phương trình Clapêrôn - Menđêlêep để giải các
bài toán.
Chương
VIII
Cơ sở
nhiệt
động
lực học
Nguyên lý I
nhiệt động lực
học
Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa nội năng và các cách làm biến đổi
nội năng, các ví dụ về hai cách làm biến đổi nội năng
- Phát biểu được nguyên lý I của nhiệt động lực học
- Viết được hệ thức của nguyên lý I và nêu được quy ước
về dấu của các đại lượng.
Kỹ năng:
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ
và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản
Ap dụng NL I
nhiệt động lực
học cho khí lý
tưởng
Kiến thức:
- Viết được công thức tính công trong các quá trình: đẳng
tích, đẳng áp.
- Viết được hệ thức nguyên lý I cho từng đẳng quá trình cụ
thể
Kỹ năng:
- Vận dụng được các công thức tính công và hệ thức
nguyên lý I để tính nhiệt lượng độ biến thiên nội năng
trong một số quá trình biến đổi của khí lý tưởng.
Nguyên tắc
hoạt động của
động cơ nhiệt
và máy lạnh
Nguyên lý II
nhiệt động lực
học
Kiến thức:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy
làm lạnh.
- Nêu được những hạn chế của nguyên lý I.
- Phát biểu được nguyên lý II của nhiệt động lực học.
- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt và
máy làm lạnh hoạt động theo chu trình Carnot.
Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức tính hiệu suất của động cơ
nhiệt để giải những bài toán cơ bản.
3.2. Phân tích nội dung kiến thức về phần Chất khí lý tưởng - Nhiệt học lớp 10
chuyên
Theo Hướng dẫn nội dung dạy học môn chuyên Vật lý lớp 10 THPT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo thì nội dung dạy và học gồm hai phần: nội dung Vật lý nâng
cao và nội dung Vật lý chuyên sâu [6].
Nội dung nâng cao: là nội dung và cấu trúc của chương trình Vật lý nâng cao
THPT (lớp 10 THPT ban khoa học tự nhiên). Kế hoạch dạy học nội dung này được
lấy đúng như kế hoạch dạy học chương trình Vật lý 10 nâng cao THPT
Nội dung chuyên sâu của phần Vật lý phân tử và Nhiệt học gồm 14 tiết, 7
chuyên đề. Riêng phần kiến thức liên quan đến hai chương trên thuộc những chuyên
đề sau:
- Chuyên đề 3: Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử (bảng
3.2)
- Chuyên đề 6: Nguyên lý I của Nhiệt động lực học (bảng 3.3)
- Chuyên đề 7: Nguyên lý II của Nhiệt động lực học (bảng 3.4)
Các nội dung chuyên sâu có thể dựa trên Tài liệu giáo khoa chuyên Vật lý lớp
10 tập một, các tài liệu tham khảo khác hoặc GV có thể tự biên soạn.
Bảng 3.2 Chuyên đề 3: Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử
STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú
1 Phương trình cơ
bản của thuyết
động học phân
tử các chất khí.
Số trung bình
các va chạm vào
thành bình. Các
vận tốc đặc
trưng của phân
tử khí
Kiến thức:
- Viết được phương trình cơ bản của thuyết
động học phân tử các chất khí.
- Viết được các công thức tính các tốc độ đặc
trưng của phân tử khí.
Kỹ năng:
- Vận dụng được các công thức tính các tốc độ
đặc trưng của phân tử khí trong một số trường
hợp đơn giản.
Bảng 3.3 Chuyên đề 6: Nguyên lý I của Nhiệt động lực học
STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú
1 Nguyên lý I của
Nhiệt động lực
Kiến thức:
- Nêu được nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ
Ôn lý
thuyết và
học và thể tích
- Nêu được ví dụ về hai cách làm biến đổi nội
năng
- Phát biểu được nguyên lý I của nhiệt động
lực học
- Viết được hệ thức U = A + Q và nêu được
quy ước về dấu của các đại lượng
Kỹ năng:
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng
với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số
hiện tượng đơn giản
chủ yếu
làm bài
tập nâng
cao
2 Những áp dụng
của nguyên lý I
Nhiệt động lực
học. các công
thức tính công,
nhiệt dung, nhiệt
lượng cho các
quá trình: đẳng
tích, đẳng áp,
đẳng nhiệt, đoạn
nhiệt.
Kiến thức:
- Viết được các công thức tính công, nhiệt
lượng trong các quá trình: đẳng tích, đẳng áp,
đẳng nhiệt, đoạn nhiệt.
- Viết được công thức tính nội năng của khí lý
tưởng.
- Viết được hệ thức Mayer.
Kỹ năng:
- Vận dụng được các công thức tính nội năng,
công, nhiệt lượng để giải các bài toán về các
quá trình nhiệt.
Bảng 3.4 Chuyên đề 7: Nguyên lý II của Nhiệt động lực học
STT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú
1 Quá trình đoạn
nhiệt
Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa về quá trình đoạn nhiệt
- Viết được công thức Poisson
Kỹ năng:
- Giải được các bài tập về quá trính đoạn nhiệt
2 Các cách phát
biểu khác nhau
của nguyên lý II
Nhiệt động lực
học
Chu trình
Carnor. Định lý
Carnot
Kiến thức:
- Phát biểu được nguyên lý II của nhiệt động
lực học
- Nêu được chu trình Carnot và viết được
công thức tính hiệu suất củ động cơ nhiệt hoạt
động theo chu trình Carnot.
- Phát biểu được định lý Carnot.
Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức tính hiệu suất của
động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình
Carnot.
Ôn lý
thuyết và
chủ yếu
làm bài
tập nâng
cao
3.3. Bảng trọng số của đề kiểm tra trắc nghiệm thực nghiệm
Trong đề kiểm tra được tiến hành thực nghiệm, có một số chú ý sau:
- Về phần kiến thức:
một số CH sẽ có kiến thức nằm ở phần đọc thêm: phương trình cơ bản.
một số CH nằm ngoài chương trình nâng cao trong SGK thuộc các kiến
thức sau: định luật Dalton, công của khí lý tưởng trong quá trình đẳng nhiệt (phần
này đã được GV cung cấp kiến thức trước khi kiểm tra), quá trình đoạn nhiệt, công
thức tính nội năng của khí lý tưởng, nhiệt dung mol.
Hai lý do cho việc làm trên:
Thứ nhất: Đây được xem là phần kiến thức đào sâu, mở rộng mà HS nào
muốn vào lớp chuyên phải tự tìm hiểu thêm thông qua các tài liệu tham khảo – một
kỹ năng cần có ở các HSG Lý.
Thứ hai: vì đây là đề kiểm tra chung cho cả HS chuyên Lý lẫn HS lớp
thường nên bắt buộc phải có những kiến thức chuyên, nếu không thì sẽ rất dễ đối
với HS chuyên.
- Về phần kỹ năng:
CH trắc nghiệm đa tuyển được sử dụng để đánh giá chính xác hơn khả
năng nắm kiến thức của HS, tránh được độ may rủi và đoán mò khi làm bài của HS,
khả năng thích nghi với những điều mới lạ.
CH trắc nghiệm điền khuyết được sử dụng như là hình thức của những
bài toán tự luận, đánh giá nhanh khả năng suy luận, khả năng trình bày và cách diễn
đạt của HS.
Bên cạnh đó, những CH liên quan tới thực nghiệm, kỹ năng thực nghiệm
và khả năng ứng dụng linh hoạt kiến thức vào những hiện tượng cụ thể trong cuộc
sống cũng được đưa vào bài kiểm tra thông qua những CH điền khuyết thực nghiệm.
Mục đích là để đánh giá trực giác Vật lý của các em, một trong những tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá năng khiếu Vật lý của HS.
Bảng 3.5. Ma trận kiến thức của đề kiểm tra thực nghiệm
Mức trí năng
Kiến thức Biết Hiểu
Áp
dụng
Phân
tích
Tổng
hợp
Đánh
giá
Tổng
Cấu tạo chất 1 1 1 3
Các định luật thực
nghiệm – Pt trạng thái 2 2 1 2 7
Phương trình cơ bản 2 2
Quá trình đoạn nhiệt 1 1 2
Nội năng 1 2 1 1 5
Công của khí lý tưởng 2 1 3
Nguyên lý I NĐLH 4 4 1 10
Tổng hợp 3 3
Thực nghiệm 1 1 3 1 5
Tổng 1 3 12 13 10 1 40
3.4. Kết luận
Họạt động dạy và học chương trình chuyên vật lý lớp 10 chương “Chất khí” và
“Cơ sở của nhiệt động lực học” phần Nhiệt học chủ yếu dựa trên kiến thức chung
của SGK nâng cao, song song với những chuyên đề nâng cao do GV tự biên soạn
dựa trên phân phối chương do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. Để có thể hoàn
thành tốt việc học, người học đòi hỏi phải có năng lực tự học, tự tìm tòi kiến thức và
phải thật sự có niềm yêu thích môn Lý. Để hoàn thành công việc dạy học tại lớp
chuyên, người GV phải tự nâng cao, trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng truyền đạt,
dạy HS phương pháp tự học và đặc biệt, phải là người giữ “lửa” và truyền thêm
ngọn lửa yêu thích môn học này tới HS, giúp HS có thể vượt qua được những trở
ngại để đi hết con đường “chuyên” này.
Chương 4
THỰC NGHIỆM
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Việc thực nghiệm sư phạm là một bước quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá
tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài luận văn. Từ những kết quả phân
tích của đề kiểm tra trắc nghiệm sẽ có được những kết luận cần thiết nhằm hoàn
chỉnh hơn cách thức kiểm tra đánh giá HS, đặc biệt là đối tượng HSG có năng khiếu
Vật lý. Và nếu cách này có tính thực tế cao thì có thể áp dụng đại trà cho các bài
kiểm tra trong lớp của HS chuyên Lý cũng như các kỳ thi chọn HSG vào lớp
chuyên/đội tuyển trong nhà trường.
4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm trắc nghiệm lớp 10CL trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
- Thực nghiệm trắc nghiệm kiểm chứng các lớp 10SN2, 10CT, 10CH, 10A2
trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
- Thực nghiệm tự luận lớp 10CL.
4.2.2. Phương pháp thực nghiệm
4.2.2.1. Cách tiến hành
Lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng được cho làm một bài kiểm tra trắc
nghiệm trong khoảng thời gian 90 phút nhằm so sánh độ khó của bài trắc nghiệm
của các đối tượng thực nghiệm với các đối tượng kiểm chứng.
Lớp thực nghiệm làm thêm một bài tự luận gồm hai bài toán trong khoảng thời
gian 60 phút nhằm so sánh mối tương quan giữa bài trắc nghiệm và bài tự luận
4.2.2.2. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
Đối với bài kiểm tra trắc nghiệm, tôi sử dụng phần mềm phân tích câu trắc
nghiệm VITESTA (xem phần giới thiệu ở phụ lục 10) để xử lý kết quả của những
HS lớp thực nghiệm và HS lớp đối chứng. Từ những kết quả đó, tôi sẽ nhận xét,
đánh giá từng đối tượng HS và có sự so sánh, đánh giá hai đối tượng HS này với
nhau.
Ngoài ra, vì hệ số điểm của từng CH trong ĐTN khác nhau nên tôi sử dụng phần
mềm myMarker để tính điểm và quy đổi điểm về thang điểm 10 (hoặc một thang
điểm tuỳ ý theo sự lựa chọn của người sử dụng, tính phần trăm làm bài được của HS
đồng thời có thể xuất báo cáo dưới dạng word hoặc excel để xử lý kết quả.
Đối với bài kiểm tra tự luận của HS lớp thực nghiệm, tôi sẽ chấm bài trên một
thang điểm xác định. Sau đó tôi sẽ đánh giá, so sánh hai bài kiểm tra trắc nghiệm và
kiểm tra tự luận của riêng đối tượng HS thực nghiệm.
Cuối cùng, dựa trên những phân tích, tôi sẽ đi đến kết luận của hướng nghiên
cứu của luận văn.
4.2.2.3. Giới hạn của phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm bằng các phần
mềm
Phần mềm myMarker của công ty EDTECH-VN giúp ta có thể nhanh chóng
chấm điểm dựa trên file bài làm của HS một cách rất nhanh chóng, xuất ra điểm thô
lẫn điểm quy đổi ứng với thang điểm tuỳ chọn của người sử dụng. Đặc biệt phần
mềm còn có thể chấm ĐTN với những CH có hệ số khác nhau trong đề (kể cả CH
có hệ số âm như trong ĐTN được thực nghiệm); đồng thời phần mềm cho biết phần
trăm làm đúng của HS và xuất báo cáo dưới dạng file word hoặc file excel giúp ta
dễ dàng sử dụng số liệu trong việc xử lý kết quả. Nói chung, phần mềm này không
chỉ tiện ích trong phạm vi của luận văn mà còn là một công cụ chấm bài rất hữu ích
cho GV.
Phần mềm VITESTA chủ yếu được viết cho loại CH nhiều lựa chọn hoặc trong
trường hợp riêng là loại CH đúng sai (2 lựa chọn). Lý do là công ty viết phần mềm
dựa trên nhu cầu chung hiện nay là loại CH trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Vì thế,
dùng phần mềm VITESTA để phân tích loại câu đơn tuyển (phần 1) và câu điền
khuyết (phần 3 và 4) là rất phù hợp (câu điền khuyết sẽ chuyển về dạng CH 2 lựa
chọn đúng/sai). Riêng phần 2, loại CH đa tuyển, tôi tạm thời chuyển 1 CH đa tuyển
có 4 phương án lựa chọn thành 4 CH nhỏ, xem mỗi phương án lựa chọn là một CH
đúng/sai nhỏ để có thể dùng phần mềm đánh giá. Về mặt lý thuyết, điều này hoàn
toàn phù hợp với yêu cầu của ĐTN: HS phải phân tích, đánh giá từng lựa chọn là
đúng hay sai để quyết định xem có chọn hay không dựa trên yêu cẩu của CH. Tuy
nhiên, độ khó do phần mềm phân tích sẽ thấp hơn trong thực tế, vì hai lý do:
Thứ nhất: phần mềm phân tích từng phương án lựa chọn như những CH 2
lựa chọn độc lập nhau, trong khi đó mội CH đa tuyển có 4 phương án lựa chọn có
sự ảnh hưởng nhất định lẫn nhau giữa các phương án đó.
Thứ hai, HS còn bị áp lực bởi thang điểm dành cho loại CH này: nếu chọn
đúng thì được điểm, nhưng nếu chọn sai thì sẽ bị trừ điểm chứ không phải bị không
điểm như bình thường. Vì vậy, trong thực tế độ khó của phần này sẽ phải cao hơn
so với kết quả phân tích của phần mềm.
Để khắc phục nhược điểm trên, tôi sẽ phối hợp kết quả xử lý của phần mềm
VITESTA với phần báo cáo xử lý của phần mềm myMarker để có được những kết
luận chính xác hơn về phần thực nghiệm của luận văn.
4.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm đề tài
Thuận lợi:
- HS có kiến thức cơ bản vững vàng, tư duy tốt, khả năng lý luận tốt.
Khó khăn:
- Chỉ có thể kiểm tra phần kiến thức chương “Chất khí” và một phần của
chương "Cơ sở của nhiệt động lực học” (phần nguyên lý I NĐLH) vì vào thời điểm
tiến hành thực nghiệm, HS các lớp đối chứng chưa được học phần này hoặc mới
vừa học. Trong khi đó, để có thể đáp ứng được bài kiểm tra này đòi hỏi HS phải có
một khoảng thời gian rèn luyện nhất định.
- Thời gian thực nghiệm rơi vào tuần lễ cuối cùng của năm học, HS thi
xong nên có tâm lý vui chơi, không muốn học. Đây là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả của bài kiểm tra thực nghiệm.
- Trong bài có nhiều dạng trắc nghiệm khác nhau, có những dạng mới lạ
hoàn toàn đối với HS nên gây nhiều bỡ ngỡ cho HS, HS có thể sẽ phải mất nhiều
thời gian khi lần đầu tiên làm quen với loại bài này.
4.4. Kết quả thực nghiệm
4.4.1. Phân tích CH trong đề kiểm tra trắc nghiệm
Tham gia làm bài trắc nghiệm này (xem phụ lục 1) là các HS lớp 10A2, 10CT,
10CH, 10SN2 và 10CL trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, tổng cộng có 158
HS. Kết quả trắc nghiệm (xem phụ lục 2) được phân tích theo mô hình Rasch một
tham số - là mô hình không đòi hỏi mẫu HS quá lớn. Nhìn vào hình 4.1, ta cũng có
thể thấy đường cong đặc trưng đề thi qua ước lượng và sự phân bố điểm thô của HS
qua thực nghiệm có sự trùng khớp cao và tốt (chỉ số trùng khớp bằng 0)
Hình 4.1 Sự phân bố của số liệu thực nghiệm và đường cong đặc trưng ĐTN
thu được qua phép ước lượng của HS tham gia thực nghiệm
Hình 4.2 trích minh họa ví dụ về hình ảnh của một cặp đường cong đặc trưng
CH và hàm thông tin của câu số 3 trong ĐTN. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát về
tất cả các CH trong ĐTN, ta có thể xem hình ảnh các đường cong đặc trưng và hàm
thông tin của tất cả các CH trong ĐTN (xem ở phụ lục 4 và 5). Có thể thấy là các
đường cong đặc trưng CH đều có dạng như nhau và tương tự với các đường cong
hàm thông tin, vì kết quả phân tích theo mô hình Rasch một tham số chỉ dựa trên
giá trị của độ khó CH nên chúng chỉ dịch chuyển tương đối theo trục hoành (độ dốc
như nhau và bằng 1). Giá trị cực đại của hàm thông tin sẽ cho biết khoảng giá trị
năng lực mà CH có thể đo chính xác nhất (vì ở giá trị này cho nhiều thông tin nhất).
Những CH nào có đường cong lệch càng sang phải thì sẽ có độ khó dương và càng
lớn, chứng tỏ những câu đó càng khó. Ngược lại, những câu nào có đường cong
lệch sang trái thì sẽ dễ hơn.
Hình 4.2 Đường cong đặc trưng CH và hàm thông tin
của câu hỏi số 3 trong ĐTN
Bảng 4.2 cũng cho giá trị của tham số b của mọi CH theo lý thuyết IRT trong đề
thực nghiệm, cao nhất là 1,9923 và thấp nhất là -2,4042 có nghĩa là tất cả các giá trị
b đều nằm trong khoảng cho phép của lý thuyết là -5,00000 đến +5,00000. Giá trị
sai số bình phương trung bình MSE (Mean Square Error) cũng là những giá trị
dương và nhỏ cho biết độ chính xác của phép đo đối với từng CH.
Bên cạnh sử dụng lý thuyết trắc nghiệm hiện đại để phân tích, phần mềm cũng
cung cấp cho ta các tham số cổ điển của các CH trong ĐTN theo lý thuyết CTT.
Các tham số này đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích sơ bộ chất lượng của
từng CH và từng phương án của CH trong ĐTN. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho ta
biết số HS chọn từng phương án trả lời (phương án đúng lẫn phương án nhiễu/sai)
và tương quan điểm nhị phân. Từ những số liệu này ta có thể đánh giá chất lượng
của từng phương án lựa chọn trong mỗi CH của ĐTN.
Theo bảng 4.1 (xem chi tiết ở phụ lục 6), độ khó cổ điển của các CH nằm trong
khoảng giá trị từ 0,0395 đến 0,981. Như vậy, các CH của ĐTN có độ khó cổ điển
nằm trong khoảng giá trị cho phép cùa lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (với số lượng
HS ít thì độ khó nằm trong khoảng từ 0,04 đến 0,99). Tuy nhiên, có một số câu có
độ phân biệt cổ điển âm; đó là các câu 38 và 41 (ứng với câu 21C, 22B) phần đa
tuyển. Tôi phân tích từng câu như sau:
Câu 38 (ứng với câu 21C đa tuyển): câu này liên quan đến kiến thức cơ bản ở
phần mở đầu của chương Chất khí nhưng số HS chọn phương án sai nhiều hơn
phương án đúng chứng tỏ có sự không chắc chắn của HS khi tiếp thu kiến thức phần
này hoặc do sự truyền đạt kiến thức của GV gây nhầm lẫn cho HS. Có thể do HS có
sự liên tưởng chưa chính xác đến chuyển động Brown.
Câu 41 (ứng với câu 22B): câu này cũng liên quan đến kiến thức cơ bản, có
số HS trả lời đúng cao hơn số HS trả lời sai (133/25) nhưng vẫn có độ phân biệt âm
vì số HS trả lời đúng trong nhóm giỏi ít hơn số HS trả lời đúng trong nhóm yếu.
Đây cũng là một những CH cho thấy sự chủ quan của đối tượng HSG: bài tập khó
và nâng cao làm rất tốt nhưng lại “bí” hoặc sai ở những kiến thức cơ bản.
Bảng 4.1 Trích bảng các tham số cổ điển của các câu hỏi đề thực nghiệm
=========================================================================
Câu số: 1
Bỏ qua: 1
Độ phân biệt (cổ điển): 0.19964
Độ khó (cổ điển): 0.29936
Các phương án: A B C D*
Số TS chọn: 91 15 4 47
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 57.96 9.55 2.55 29.94
Tương quan điểm nhị phân: -0.00908 -0.10801 -0.14526 0.19964
Giá trị t: -0.11336 -1.35702 -1.83375 2.54470
Giá trị p: 0.45494 0.08837 0.03430 0.00595
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu số: 38
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): -0.06041
Độ khó (cổ điển): 0.48101
Bảng 4.1 (tiếp theo)
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 82 76 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 51.90 48.10 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.06041 -0.06041 0.00000 0.00000
Giá trị t: 0.75587 -0.75587 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.22543 0.22543 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 39
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): 0.05284
Độ khó (cổ điển): 0.94937
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 8 150 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 5.06 94.94 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.05284 0.05284 0.00000 0.00000
Giá trị t: -0.66088 0.66088 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.25483 0.25483 0.50000 0.50000
========================================================================
Câu số: 40
Bỏ qua: 2
Độ phân biệt (cổ điển): 0.14599
Độ khó (cổ điển): 0.78846
Các phương án: A B* C D
Số TS chọn: 33 123 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 21.15 78.85 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.00255 0.14599 0.00000 0.00000
Giá trị t: -0.03190 1.84317 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.48730 0.03360 0.50000 0.50000
=========================================================================
Câu số: 41
Bỏ qua: 0
Độ phân biệt (cổ điển): -0.18677
Độ khó (cổ điển): 0.84177
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 133 25 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 84.18 15.82 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: -0.18677 0.18677 0.00000 0.00000
Giá trị t: -2.37457 2.37457 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00939 0.00939 0.50000 0.50000
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu số: 81
Bỏ qua: 16
Độ phân biệt (cổ điển): 0.27051
Độ khó (cổ điển): 0.19718
Các phương án: A* B C D
Số TS chọn: 28 114 0 0
Tỉ lệ TS chọn PA (%) 19.72 80.28 0.00 0.00
Tương quan điểm nhị phân: 0.27051 0.36437 0.00000 0.00000
Giá trị t: 3.50956 4.88693 0.00000 0.00000
Giá trị p: 0.00029 0.00000 0.50000 0.50000
=========================================================================
Bảng 4.2 Các tham số câu hỏi IRT của ĐTN
|---------------------------||---------------------------|
¦ Câu| b | MSE |¦ Câu| b | MSE |
|------+----------+---------||------+----------+---------|
¦ 1¦ 0.54133¦ 0.18028¦¦ 42¦ -0.31226¦ 0.16934¦
¦ 2¦ 0.30794¦ 0.17019¦¦ 43¦ -1.07309¦ 0.22564¦
¦ 3¦ 0.61975¦ 0.18497¦¦ 44¦ -1.54394¦ 0.30331¦
¦ 4¦ -0.81499¦ 0.19839¦¦ 45¦ -2.09394¦ 0.45649¦
¦ 5¦ 0.88713¦ 0.20629¦¦ 46¦ 0.22330¦ 0.16759¦
¦ 6¦ 0.66059¦ 0.18768¦¦ 47¦ -2.40422¦ 0.58452¦
¦ 7¦ 0.30794¦ 0.17019¦¦ 48¦ 0.59771¦ 0.18337¦
¦ 8¦ -0.09981¦ 0.16556¦¦ 49¦ -0.56187¦ 0.18014¦
¦ 9¦ 0.20739¦ 0.16754¦¦ 50¦ -1.35413¦ 0.26710¦
¦ 10¦ 0.48493¦ 0.17733¦¦ 51¦ -0.46905¦ 0.17533¦
¦ 11¦ 0.41236¦ 0.17401¦¦ 52¦ -1.13509¦ 0.23366¦
¦ 12¦ 0.54133¦ 0.18028¦¦ 53¦ -0.74482¦ 0.19253¦
¦ 13¦ 0.61975¦ 0.18497¦¦ 54¦ -0.85927¦ 0.20240¦
¦ 14¦ -0.23009¦ 0.16750¦¦ 55¦ -1.27439¦ 0.25396¦
¦ 15¦ 0.52233¦ 0.17925¦¦ 56¦ -0.58107¦ 0.18125¦
¦ 16¦ -0.36487¦ 0.17130¦¦ 57¦ 1.10660¦ 0.23084¦
¦ 17¦ -0.60281¦ 0.18270¦¦ 58¦ -0.11531¦ 0.16540¦
¦ 18¦ -1.54820¦ 0.30349¦¦ 59¦ 0.59771¦ 0.18337¦
¦ 19¦ 0.17450¦ 0.16689¦¦ 60¦ -0.98734¦ 0.21553¦
¦ 20¦ -0.72585¦ 0.19112¦¦ 61¦ 0.20681¦ 0.16722¦
¦ 21¦ -0.78925¦ 0.19616¦¦ 62¦ -0.29544¦ 0.16885¦
¦ 22¦ -1.16781¦ 0.23814¦¦ 63¦ 0.06091¦ 0.16514¦
¦ 23¦ -0.05113¦ 0.16496¦¦ 64¦ 0.96174¦ 0.21385¦
¦ 24¦ -0.74482¦ 0.19253¦¦ 65¦ 1.99227¦ 0.41950¦
¦ 25¦ -0.19628¦ 0.16655¦¦ 66¦ -1.20185¦ 0.24298¦
¦ 26¦ -0.50558¦ 0.17711¦¦ 67¦ 0.57805¦ 0.18218¦
¦ 27¦ 0.55865¦ 0.18104¦¦ 68¦ -0.60052¦ 0.18242¦
¦ 28¦ -0.32918¦ 0.16986¦¦ 69¦ 0.96174¦ 0.21385¦
¦ 29¦ -0.43322¦ 0.17373¦¦ 70¦ -0.88364¦ 0.20472¦
¦ 30¦ -1.23732¦ 0.24823¦¦ 71¦ -0.74482¦ 0.19253¦
¦ 31¦ -0.68106¦ 0.18776¦¦ 72¦ 0.48330¦ 0.17699¦
¦ 32¦ 0.55865¦ 0.18104¦¦ 73¦ 0.14151¦ 0.16603¦
¦ 33¦ -0.38061¦ 0.17163¦¦ 74¦ -0.68106¦ 0.18776¦
¦ 34¦ 0.22330¦ 0.16759¦¦ 75¦ 1.44969¦ 0.28449¦
¦ 35¦ -0.43322¦ 0.17373¦¦ 76¦ -0.01913¦ 0.16488¦
¦ 36¦ 0.61762¦ 0.18463¦¦ 77¦ 0.55865¦ 0.18104¦
¦ 37¦ -1.27439¦ 0.25396¦¦ 78¦ -0.76683¦ 0.19430¦
¦ 38¦ 0.04487¦ 0.16504¦¦ 79¦ 0.44681¦ 0.17526¦
¦ 39¦ -1.80261¦ 0.36537¦¦ 80¦ 0.50182¦ 0.17793¦
¦ 40¦ -0.78925¦ 0.19616¦¦ 81¦ 0.96174¦ 0.21385¦
¦ 41¦ -1.04362¦ 0.22204¦ |
4.4.2. So sánh độ khó giữa các phần trong ĐTN đối với từng mẫu HS
Ở phần này, tôi tách mẫu HS chung thành hai mẫu HS: mẫu HS thực nghiệm là
các em HS lớp 10CL có tổng số là 28HS, mẫu HS đối chứng là các em lớp 10 ban A
(ban KHTN) còn lại có tổng số là 130 HS. Với đề thực nghiệm, tôi tách thành 3
phần: đơn tuyển, đa tuyển và điền khuyết (bao gồm cả CH thực nghiệm) và sử dụng
phần mềm VITESTA để phân tích từng phần đối với từng mẫu HS trên.
4.4.2.1. Đối với lớp đối chứng
Biểu đồ 4.1, 4.2 và 4.3 cho thấy sự phân bố độ khó – năng lực của HS lớp đối
chứng ở từng phần 1 (đơn tuyển), phần 2 (đa tuyển), phần 3 và 4 (điền khuyết) theo
mô hình một tham số. Kết quả phân tích của phần mềm cho thấy độ khó trung bình
của phần 1 là 0,585; phần 2 là -0,468; phần 3-4 là 0,43. Từ các đồ thị và số liệu này
ta thấy:
- Độ khó của các phần (trừ phần 2) đều cao hơn năng lực trung bình của HS
các lớp đối chứng tham gia làm bài kiểm tra. Điều này chứng tỏ rằng các phần này
là khó đối với các HS này.
- Phần đơn tuyển: có độ khó khá cao, lý do: ngoài những kiến thức cơ bản đã
được nâng độ khó, còn có một số kiến thức nâng cao ngoài SGK, nếu HS nào không
có sự chuẩn bị và đầu tư để bổ sung kiến thức khi vào lớp chuyên thì sẽ không làm
được những câu này. Đây là một trong những yêu cầu đối với HS chuyên là tự học
và tự đào sâu kiến thức.
- Phần đa tuyển: theo phân tích của phần mềm, thì phần này có độ khó thấp
nhất trong các phần, thậm chí có độ khó thấp hơn năng lực trung bình của HS. Lý
do: phần mềm chỉ đơn thuần phân tích các phương án lựa chọn của từng câu đa
tuyển như những câu đúng - sai độc lập nhau mà chưa đưa vào yếu tố thang điểm
và sự ảnh hưởng qua lại giữa các phương án lựa chọn trong tổng thể một CH đa
tuyển. Vì vậy trong thực tế, khi bị chi phối bởi những yếu tố trên, phần này chắc
chắn sẽ có độ khó cao hơn nhiều và gây không ít khó khăn cho HS trong quá trình
làm bài.
- Phần điền khuyết: vì số CH trong phần 3 và 4 không nhiều nên không thể
dùng phần mềm để phân tích riêng hai phần này (vì sẽ dẫn đến sai số phép đo lớn
và độ chính xác không cao). Kết quả độ khó của cả hai phần này đều cao hơn năng
lực trung bình của HS và kết hợp với bảng 4.1, ta thấy rằng tỷ lệ CH có độ khó cao
trong phần CH thực nghiệm (từ câu 76 đến câu 81) cao hơn so với trong phần điền
khuyết (từ câu 64 đến câu 75). Điều này cho thấy phần thực nghiệm có phần khó
hơn và rõ ràng kiến thức thực nghiệm của HS không tốt, đây chính là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến kết quả làm bài của phần này.
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ phân bố độ khó – năng lực của HS lớp 10 đối chứng
(phần 1- đơn tuyển) theo mô hình một tham số
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ phân bố độ khó – năng lực của HS lớp 10 đối chứng
(phần 2- đa tuyển) theo mô hình một tham số
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ phân bố độ khó – năng lực của HS lớp 10 đối chứng
(phần 3, 4- điền khuyết) theo mô hình một tham số
4.4.2.2. Đối với lớp thực nghiệm
Tương tự phần 4.4.2.1., phần mềm sau khi phân tích kết quả cho ta biểu đồ 4.4,
4.5 và 4.6 phân bố độ khó – năng lực của HS lớp thực nghiệm của các phần trong
bài kiểm tra thực nghiệm. Kết quả độ khó trung bình của các phần 1,2 và 3-4 lần
lượt là -3,207; -4,704 và -0,321. Từ các đồ thị, ta thấy:
- Độ khó của các phần thấp hơn so với năng lực trung bình của lớp 10CL,
điều này thể hiện trình độ HS 10CL tốt, tuy nhiên vẫn có sự phân biệt rõ về năng
lực của HS.
- Phần đơn tuyển là dễ nhất trong các phần đối với 10CL. Mục đích của tôi
khi soạn phần này cũng chỉ dừng ở mức độ kiểm tra kiến thức cơ bản và một chút
nâng cao đối với đối tượng HS này, nên kết quả như vậy là đánh giá đúng năng lực
của các em ở phần này.
- Phần đa tuyển: tương tự như lớp 10 đối chứng, mặc dù kết quả phân tích độ
khó có thấp hơn so với các phần khác, nhưng trong thực tế, khi kết hợp với các
phương án lựa chọn khác lại thành một CH lớn và khi HS bị chi phối bởi thang
điểm của ĐTN thì độ khó của phần này sẽ tăng lên nhiều rất nhiều. Điều này cũng
được ghi nhận đúng như vậy từ sự phản hồi của HS thông qua kết quả khảo sát HS
(mục 4.5).
- Phần điền khuyết: so với HS lớp đối chứng thì HS lớp thực nghiệm có làm tốt
hơn (thông qua giá trị độ khó trung bình của phần này thấp hơn) khi kết qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doko.vnSudungcauhoitracnghiemkh.pdf