Luận văn So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào

Tài liệu Luận văn So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN THÔNG SO SÁNH TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VN THÔNG SO SNH SO SÁNH TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 36 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 2. PGS.TS. Lại Phi Hùng HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc luận án 8 Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào 10 1.1 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 10 1.1.1. Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào 10 1.1.2. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 14 1.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 18 1.2.1. Về địa lý và tự nhiên 19 1.2.2. Văn hoá - tộc ...

doc223 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN THÔNG SO SÁNH TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VN THÔNG SO SNH SO SÁNH TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 36 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 2. PGS.TS. Lại Phi Hùng HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc luận án 8 Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào 10 1.1 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 10 1.1.1. Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào 10 1.1.2. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 14 1.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 18 1.2.1. Về địa lý và tự nhiên 19 1.2.2. Văn hoá - tộc người 24 1.2.2.1. Mối quan hệ giữa các tộc người 24 1.2.2.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 29 1.2.2.3. Về ngôn ngữ 31 1.2.2.4. Về chữ viết 32 1.2.2.5. Phật giáo ở Việt Nam và Lào 33 Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào 39 2.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 39 2.1.1. Tục ngữ Việt, Lào thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên; phản ánh quê hương, đất nước 39 2.1.1.1. Thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên 39 2.1.1.2. Phản ánh quê hương, đất nước 43 2.1.2. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi 55 2.1.2.1. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất 55 2.1.2.2. Đúc kết kinh nghiệm về chăn nuôi 59 2.1.3. Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội 60 2.1.4. Phê phán giai cấp thống trị và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, chế giễu những thói hư, tật xấu 68 2.1.4.1. Phê phán giai cấp thống trị 68 2.1.4.2. Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, lối sống trọng tình 70 2.1.4.3. Chế giễu những thói hư, tật xấu 73 2.1.5. Phản ánh văn hoá ẩm thực của nhân dân 78 2.1.6.Tục ngữ Việt phản ánh thực tế người Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo 87 2.1.7. Tục ngữ Lào phản ánh thực tế người Lào chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo 94 2.1.8. Hiện tượng trái nghĩa trong tục ngữ Việt 100 2.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 107 2.2.1. Sự giống nhau 107 2.2.2. Sự khác nhau 112 Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào 116 3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 116 3.1.1. Ngữ nghĩa 116 3.1.2. Kết cấu 125 3.1.3. Vần 150 3.1.4. Nhịp 161 3.1.5. Lối tỉnh lược 165 3.1.6. Lối nói 167 3.1.6.1. Các hình thức tu từ trong tục ngữ 167 3.1.6.2. Hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Lào 178 3.1.7. Từ ngữ 181 3.1.7.1. Tục ngữ Việt sử dụng nhiều phương ngữ 181 3.1.7.2. Tục ngữ Việt ảnh hưởng của tiếng Hán và văn hoá Hán 183 3.1.7.3. Tục ngữ Lào sử dụng nhiều tiếng Pali - Sanskrit 184 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 184 3.2.1. Sự giống nhau 185 3.2.2. Sự khác nhau 186 Kết luận 189 Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 192 Tài liệu tham khảo 195 Phụ lục 213 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn đề được mô tả, phân tích và tổng kết trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nguyễn Văn Thông BẢNG CHÚ GIẢI VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN GS Giáo sư Ngđ Nghĩa đen PGS Phó Giáo sư Ngb Nghĩa bóng TS Tiến sĩ // Ngắt đoạn VS Viện sĩ TN Tục ngữ Nxb Nhà xuất bản / Ngắt ý H Hà Nội ThN Thành ngữ BK Bản khác NCS Nghiên cứu sinh Db Dị bản TCN Trước công nguyên Sđd Sách đã dẫn ĐVTG Đơn vị trung gian tr Trang xb Xuất bản Tp Thành phố ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội TK Thế kỷ ĐHTHHN Đại học Tổng hợp Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Lào có câu xú pha xít Khái niệm xú pha xít của người Lào đồng nghĩa với khái niệm tục ngữ và khái niệm thành ngữ của người Việt, tức là trong xú pha xít có hai bộ phận, một bộ phận là thành ngữ, bộ phận còn lại là tục ngữ. “Mạy huồm co po huồm xược” (Đay chung dây, cây chung khóm). Quan hệ Việt Nam - Lào như tre chung một bụi, như đay chung một dây. Hai nước liền kề nhau về địa lý và có quan hệ bang giao thân thiết lâu đời vì cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á. Cho nên, bên cạnh những điểm khác nhau như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc dân tộc, nền văn hoá hai nước nói chung, tục ngữ hai nước nói riêng có những điểm tương đồng như là bản chất chung trong quá trình sáng tạo folklore nhân loại cũng như sự giống nhau do những điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và những quan hệ giao lưu văn hoá mang lại. Nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau này, về chính trị, sẽ góp phần khẳng định tính độc lập của mỗi dân tộc; đồng thời, những yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội giống nhau giữa hai nước cũng tạo nên những nét giống nhau trong mối bang giao thân thiết giữa hai dân tộc; về khoa học, không chỉ giúp cho những người quan tâm hiểu biết thêm về tục ngữ mỗi nước, hiểu rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của chính mình và của người bạn láng giềng mà còn góp phần làm sáng tỏ sự giống nhau kỳ lạ, đến từng chi tiết của một bộ phận tục ngữ hai dân tộc. Qua đó, về lý luận, sẽ góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc; về thực tiễn, cũng góp phần quảng bá nền văn hoá của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thống Việt Nam - Lào ngày càng phát triển. Qua một số năm chiến đấu, công tác ở Lào và nhiều năm dạy tiếng Việt cho người Lào, tác giả luận án đã đi điền dã và thu thập được một số lượng đáng kể những câu tục ngữ Lào Xem Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt (Phần phụ lục luận án) do tác giả luận án sưu tầm, biên soạn. , đã cảm nhận được một phần tâm thức của người Lào trên mảnh đất thân yêu của họ. Chúng tôi cũng đã công bố một số công trình khoa học và bài viết nhất định về nó Xem Danh mục những công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án ở tr. 192. . Về tục ngữ của người Việt, trong giới nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, đã có nhiều công trình, bài viết với một lực lượng khá hùng hậu và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Còn nghiên cứu so sánh tục ngữ Việt với tục ngữ Lào trên cả hai phương diện nội dung và hình thức là một đề tài hoàn toàn mới. Do vậy, việc so sánh tục ngữ Việt, Lào là một việc làm cần thiết. 2. LÞch sö vÊn ®Ò nghiªn cøu Từ xa xưa, văn học dân gian Lào đã bắt đầu phát triển với những câu chuyện kể, những bản trường ca, những câu thơ Lào hùng tráng mà mượt mà, những câu tục ngữ Lào thâm thúy mà bóng bẩy, trong đó có công đóng góp vô cùng to lớn của đội ngũ sư sãi và “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào. Sư sãi Lào đã góp phần phát triển đạo Phật ở Lào và cũng là những người đáng được ghi tên trong văn học Phật giáo; còn các “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào lại là những người có những đóng góp quan trọng đối với nền văn học dân gian Lào. Lùc l­îng nh÷ng ng­êi lµm c«ng t¸c s­u tÇm, biªn so¹n, ®¸nh gi¸, giíi thiÖu v¨n häc d©n gian Lµo nãi chung, tôc ng÷ Lµo nãi riªng ë Lµo tõ tr­íc ®Õn nay cßn rÊt máng vµ ch­a có nhiều thµnh tùu. Từ những năm 1940, khi Lào còn bị Pháp xâm lược, Ma hả Xi La Vị La Vông và nhóm những người bạn trí thức Tây học của ông đã sưu tầm, biên soạn, trích đăng thành sách ngoài một số truyện thơ có nguồn gốc Ấn Độ, còn có ca dao, tục ngữ (sau này đã được tái bản nhiều lần). Đó là những công trình sưu tầm, biên soạn và giới thiệu tục ngữ rất đáng quý. Năm 1987, cuốn Văn học Lào dày 527 trang, một công trình hợp tác giữa Uỷ ban Khoa học Xã hội Lào với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam in tại Nhà xuất bản Quốc gia Lào (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Viêng Chăn in lại theo hình thức rônêô năm 1989), là một công trình đầu tiên ở Lào nghiên cứu dài hơi, tương đối có hệ thống, có độ tin cậy khoa học về văn học Lào từ trước đến nay. Do phải giới thiệu một cách khái quát về văn học Lào, nên phần giới thiệu và nghiên cứu tục ngữ Lào còn quá sơ lược. Vài chục năm nay, Chính phủ Lào đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác giữ gìn, phát triển nền văn học truyền thống của dân tộc. Người Lào đã đưa văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học. Do vậy, đã có người sưu tầm, biên soạn tục ngữ Lào thành những tập từ điển mini mỏng, gồm vài chục câu đến vài trăm câu. Cuốn Văn học phổ thông [186] của nhiều tác giả Lào, giới thiệu một cách sơ lược tình hình văn học Lào, trong đó có văn học dân gian dành cho học sinh hệ phổ thông trung học Lào của Nxb Giáo dục Thể thao và Lễ nghi, xuất bản năm 1982; cuốn Câu thơ dân gian Lào [189] của Bò Xẻng Khăm, Xúc Xạ Vàng, Bun Khiển, được biên soạn chung, gồm nhiều phần, trong đó phần tục ngữ gồm một số câu mới được sưu tầm, biên soạn không theo chủ đề hoặc tiêu chí nào; cuốn Tục ngữ cổ truyền Lào [187] của Ma hả Xi La Vị La Vông, 63 trang, gồm năm phần (xuất bản lần đầu năm 1996, in 2000 cuốn) do Đa Ra Căn Nạ Nha giới thiệu, riêng phần tục ngữ có 450 câu (sách được tái bản lần thứ ba, năm 2000, do Công Đươn Nẹt Thạ Vông giới thiệu, in 3000 cuốn) bao gồm những câu tản mạn, không sắp xếp theo cách làm truyền thống; cuốn Từ thông dụng và tục ngữ Lào [190] của Xi Ri Xu Văn Na Xỉ, xuất bản năm 2000, 62 trang, gồm bốn phần, riêng phần tục ngữ Lào mới chỉ được dịch và đối chiếu từ 235 câu tục ngữ Anh; cuốn Tục ngữ dân gian Lào [191] của Đuông Chăn Văn Na Bu Pha xuất bản năm 2005 cũng được biên soạn với cấu trúc tương tự,... Gần đây, Lăm Phon Xay Xa Na đã làm luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ẩm thực, 1999 [137] mới chỉ so sánh tục ngữ hai nước ở một khía cạnh của nội dung. Ở Việt Nam, văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng chưa được nhiều người Việt Nam biết đến, vì đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ở Việt Nam chưa đông, việc giới thiệu chúng với độc giả Việt Nam cũng mới được khởi động. Đinh Việt Anh [1], trong chương 2 viết về văn học dân gian Lào, ngoài phần khái quát chung, tác giả lần lượt khảo cứu từng thể loại, trong đó tục ngữ Lào được nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học nhưng còn sơ lược. Trong số không nhiều nhà folklore Lào phải kể đến Nguyễn Năm với một số bài viết trong sách hoặc trên các tạp chí chuyên ngành. Cuốn Hợp tuyển văn học Lào [140] dày 511 trang, do Nguyễn Năm giới thiệu khắc hoạ bức tranh chung về tình hình văn học Lào qua các thời kỳ nhưng chưa nêu được đặc điểm của từng thể loại. Nguyễn Đình Phúc, tác giả cuốn Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [138], lần đầu tiên sưu tầm, dịch nghĩa 691 câu tục ngữ Lào sang tiếng Việt, giới thiệu, bình giảng sơ lược ở một vài khía cạnh của nội dung mà chưa đi sâu tìm hiểu toàn diện nội dung và nghệ thuật tục ngữ Lào. Trong công trình tập thể Văn học Đông Nam Á [131], Lại Phi Hùng đã nhận diện một cách rất khái lược tục ngữ trong mối tương quan thể loại của nền văn học Lào nói chung, văn học dân gian Lào nói riêng. Những năm gần đây, một số tác giả người Việt cũng góp thêm những tiếng nói nhằm giới thiệu tục ngữ Lào ở Việt Nam. Trịnh Đức Hiển có bài “Sơ bộ tìm hiểu luật hiệp vần và vần trong xú pha xít Lào” [55] và bài “Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong xú pha xít Lào” [56]; tác giả luận án có bài: “Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo ở Lào qua mảng xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [4] và bài “Phong cách ăn uống của người Lào” [6]. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào [14] và hai đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào [16] và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt [17] của tác giả luận án không chỉ tìm hiểu, so sánh một số khía cạnh của tục ngữ hai nước mà còn đối sánh nghĩa trong quan hệ đối ứng của chúng. Luận văn thạc sĩ: Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về Văn hoá ứng xử [2] và các bài: “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [3], “Về hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Việt và xú pha xít Lào” [8], “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua tục ngữ” [12] “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục ngữ Việt và Lào” [13], “Tìm hiểu một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào” [18] của tác giả luận án, đã góp thêm tiếng nói về một số khía cạnh của tục ngữ, làm phong phú thêm mảng văn học so sánh ở Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều tác giả biên soạn, nghiên cứu, so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ một số nước trên thế giới để thấy được cái hay, cái đẹp của tục ngữ Việt. Trước hết, phải kể đến các tập từ điển, luận văn, bài viết so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ nước ngoài. Đó là các cuốn từ điển đa ngữ như: Tục ngữ Nga - Anh- Pháp - Việt [7] của Lê Đình Bích, Trần Quỳnh Dân; Tục ngữ, thành ngữ trên thế giới [23] của Lê Du, Lê Hải; Tục ngữ các nước trên thế giới [57] của Vương Trung Hiếu; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt [99] của Nguyễn Gia Liên; Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây [170] của Nguyễn Văn Tố; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt và một số thành ngữ danh ngôn [178] của Lê Ngọc Tú; Từ điển thành ngữ tục ngữ Pháp - Anh - Việt [181] của Thanh Vân, Nguyễn Duy Nhường, Lưu Hoài...Và sau đó là các cuốn từ điển song ngữ như: Tục ngữ Nga - Việt [8] của Lê Đình Bích; Tục ngữ và câu đố Đức - Việt [71] của Lương Văn Hồng; Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt - Pháp [96] của Nguyễn Lân,... Ngoài một vài cuốn dành một lượng trang ít ỏi tìm hiểu một cách sơ lược tục ngữ hoặc thành ngữ - tục ngữ trên một số khía cạnh, còn phần lớn chỉ là những cuốn từ điển song ngữ hoặc đa ngữ mà chưa có được những câu tục ngữ đối ứng, chưa phân tích đầy đủ các mặt nội dung và hình thức của chúng. Các cuốn từ điển đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ một số nước đồng văn như: Từ điển thành ngữ - tục ngữ Hoa - Việt [79] của Nguyễn Văn Khang; Tục ngữ Nhật - Việt [167] của Nguyễn Thị Hồng Thu; Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa - Việt [175] của Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh... cũng được trình bày tương tự. Năm 2005, luận án tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Tìm hiểu văn hoá ứng xử Nhật Bản qua Kôtôwaza, có so sánh với tục ngữ Việt Nam [168] của Nguyễn Thị Hồng Thu lấy tục ngữ Nhật làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhưng có so sánh với tục ngữ Việt Nam. Tuy còn chưa thật nhiều nhưng những công trình, bài viết nói trên cũng đã góp thêm cho mảng văn học so sánh ở Việt Nam một không khí học thuật mới. Nhìn chung lại, khi nghiên cứu văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng, các tác giả Việt Nam và Lào mới chỉ xem xét một cách đơn tuyến, tách rời; cách tiếp cận chưa đặt trong tư duy bối cảnh, nghĩa là chưa đặt sự so sánh tục hai nước trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt không chỉ trong tục ngữ mà còn cả trong giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc đó. Chưa có những công trình nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội dung tư tưởng, nghệ thuật và thi pháp của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào do vấn đề nghiên cứu chúng theo phương pháp này còn mới. Bởi vậy, thành tựu của việc so sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào đang còn trong giai đoạn khởi đầu, kết quả thu được chưa nhiều. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận án Theo tương đối luận, giữa các nền văn hoá không có sự hơn, kém mà chỉ có sự giống và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ không đi tìm sự hơn kém giữa tục ngữ Việt với tục ngữ Lào mà thống kê, phân tích, so sánh nội dung và nghệ thuật của hai hệ thống tục ngữ Việt và Lào để phát hiện sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau, qua đó làm rõ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trong bối cảnh Đông Nam Á. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ còn góp phần để nhân dân hai nước Việt Nam - Lào không chỉ hiểu nhau hơn mà còn góp phần quảng bá nền văn hóa của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thống Việt - Lào ngày càng phát triển. 3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là 16.098 câu tục ngữ của người Việt trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập) [90] do Nguyễn Xuân Kính chủ biên; - Phần tục ngữ Lào gồm 691 câu trong cuốn Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [138] của Nguyễn Đình Phúc cũng là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án; Tuy nhiên, nếu lấy 16.098 câu tục ngữ Việt (một lượng câu quá lớn) để so sánh với 691 câu tục ngữ Lào (một lượng câu còn rất hạn chế) thì sự chênh lệch về tư liệu là rất lớn. Để khắc phục sự “khập khiễng” khó tránh khỏi này, cách tốt nhất là, “khuôn” chúng lại ở những nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu, thông qua những tỷ lệ so sánh có tính chất tương đối. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Thuật ngữ “tục ngữ Việt” mà chúng tôi đề cập đến trong luận án đồng nghĩa với “tục ngữ cổ truyền” của người Việt (người Kinh); - Khái niệm “tục ngữ Lào” trong luận án tương đương với “tục ngữ cổ truyền” của người Lào Thay (Lào Lùm). Như trên đã nói, nội dung phản ánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào là vô cùng phong phú, nghệ thuật của chúng cũng rất đa dạng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm”, ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc là nhằm giải mã tâm thức dân tộc đó thông qua hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá. Vì vậy, trong luận án này, ngoài việc tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng những kiến thức chuyên ngành mà còn tiếp cận đến những tri thức liên ngành và đa ngành từ nhân học, văn hoá, khảo cổ học, dân tộc học, văn học, địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội… Ngoài hai phương pháp khảo cứu chính là thống kê và so sánh, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác là phương pháp điền dã, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp cùng một số thao tác cụ thể khác. 5. Cấu trúc luận án Mở đầu Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào. Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào. Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào. Kết luận Chương 1 nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh mang tính khái quát về đất nước, con người Lào và quan hệ Việt Nam - Lào từ xa xưa, nhận diện đặc trưng văn hoá hai nước từ cái chung đến những nét riêng để có cơ sở giải thích kết quả so sánh nội dung và nghệ thuật tục ngữ hai nước ở hai chương sau. Ở chương 2, chúng tôi so sánh nội dung tục ngữ hai nước trên các bình diện: môi trường tự nhiên và xã hội, quê hương xứ sở, kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi, quan hệ gia đình xã hội, phê phán thống trị và các thói hư tật xấu. Qua đó, chúng tôi chỉ ra sự giống nhau; đồng thời, tập trung phân tích các bình diện có những nét khác nhau khá rõ ràng. Đó là tục ngữ Việt nói đến văn hoá ẩm thực đậm đặc và sâu sắc, văn hoá đậm ảnh hưởng Nho giáo của người Việt và văn hoá đậm ảnh hưởng Phật giáo của người Lào. Sau đó, tác giả luận án tìm hiểu lý do dẫn đến sự giống và khác nhau đó. Trong chương 3, NCS so sánh ngữ nghĩa, kết cấu, vần, nhịp, tỉnh lược, lối nói, ngôn ngữ...; đồng thời, giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau ấy. Chương 1 TỔNG QUAN VĂN HOÁ - Xà HỘI VIỆT NAM - LÀO 1.1. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 1.1.1. Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào Thời phong kiến, xã hội Lào thuộc chế độ quân chủ tập quyền. Đây là thời kỳ dài nhất trong lịch sử nước Lào và cũng là thời gian chủ yếu để ra đời những câu tục ngữ cổ truyền. Lịch sử nước Lào còn thấp thoáng hình ảnh và chiến tích của các vị vua, những người mà tên tuổi còn được lưu giữ qua các truyền thuyết và kỳ tích. Nói một cách khác, các truyền thuyết Lào còn lại đều thấy thấp thoáng hình ảnh những ông vua trong lịch sử nước Lào. Ở Lào, có ba vị vua được ghi danh trong lịch sử nước Lào dưới hình thức huyền thoại và truyền thuyết. Người thứ nhất là Khún Bu Lôm, người mở đầu cho các dòng họ vua Lào được phản ánh trong truyền thuyết Khún Bu Lôm, Khún Bu Lo. Theo dã sử, Khún Bu Lôm từ phía Bắc xuống giành quyền làm chủ đầu tiên vùng Mường Xoa (Luông Pha Băng ngày nay), vốn là nơi có cuộc gặp gỡ lịch sử tất yếu giữa người Khạ (Lào Thơng) và người Lào - Thay (Lào Lùm) đến đây sinh sống. “Nị than” (truyền thuyết) Khún Bu Lôm, Khún Bu Lo cũng tương tự như huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ của người Việt. Người Lào coi Khún Bu Lôm là thánh Tổ của dân tộc Lào, người mở đầu cho lịch sử Lào từ thế kỷ thứ VIII mà Xiêng Đôông Xiêng Thoòng (Luông Pha Băng) được chọn làm kinh đô. Người thứ hai được ghi danh trong lịch sử Lào là Chậu Phà Ngừm (1316 - 1371). Năm 1353, với uy quyền và tài năng của mình, Phà Ngừm đã lên ngôi vua, lấy Luông Pha Băng làm kinh đô. Năm 1356 ông đem quân đánh dẹp các mường ở phía Bắc và quay về Xiêng Đôông Xiêng Thoòng (Kinh đô Luông Pha Băng) rồi tiếp tục hành quân tiến về Viêng Chăn, đánh dẹp các mường ở đó và thống nhất quốc gia Lạn Xạng làm một vào năm 1357. Phà Ngừm đã thống nhất quốc gia Lạn Xạng và tổ chức lễ mừng chiến thắng khai sinh quốc gia Lạn Xạng tại Viêng Chăn. Trong buổi lễ long trọng đó, ngoài việc tuyên dương công trạng quân đội, tổ chức lại bộ máy chỉ huy cai trị hành chính theo các mường, Phà Ngừm đã có một “Lời huấn thị” lịch sử, còn được ghi trong chính sử mà người Lào coi như là bản hiến pháp đầu tiên của mình. Người thứ ba có ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước Lào là vua Sệt Tha Thi Rạt (1534 -1572). Phải đến năm 1553, nghĩa là 200 năm sau, vì lý do địa lý chính trị đối với các vương hầu phía Nam và để tránh sự dòm ngó đặc biệt của quân Miến Điện, quốc vương Sệt Tha Thi Rạt mới là người tiếp tục thực thi những ý tưởng của Phà Ngừm, thiên đô từ Luông Pha Băng xuống Viêng Chăn (cách 210 km), mang theo tượng Phật bằng ngọc bích (cao 0,70 cm), cho xây “Vắt Pha kẹo” (Chùa ngọc) để an vị tượng Phật đó, đồng thời dựng “Thạt Luổng” (Tháp lớn) năm 1566, lưu giữ xá lợi là một sợ tóc (hay một đốt xương?) của Đức Phật. Vua Sệt Tha Thi Rạt băng hà trong một cuộc thân chinh dẹp loạn người Khạ ở phía Nam năm 1572. Sau đó là thời kỳ hỗn quan, hỗn quân vô chính phủ của nước Lào. Mãi đến nửa đầu thế kỷ XVII mới tái lập được sự ổn định dưới triều vua Sou Ri NaVong Sa (1637 -1694), một đại vương của nước Lào trị vì hơn 50 năm, người có công lớn trong việc giữ được sự ổn định lâu nhất của quốc gia Lạn Xạng. Dưới triều đại Sou Ri NaVong Sa, Viêng Chăn là trung tâm Phật giáo lớn, nơi sư sãi các nước Khơme, Phù Nam hay Xiêm (Thái Lan) đến tu học. Từ đó đến nay, Viêng Chăn luôn là thủ đô, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Lào. Sự kiện thống nhất quốc gia Lạn Xạng của Phà Ngừm (1357) và sự kiện dời đô của Sệt Tha Thi Rạt (1553) là hai biến cố lớn có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ về chính trị mà còn đến đời sống văn hoá, văn học Lào hơn cả. Giờ đây, vương quyền đã gắn chặt với một biểu tượng mới bao trùm lên tất cả các mường là ông Phật. Trong số ba vị vua anh minh và có nhiều chiến tích nói trên thì Chậu Phà Ngừm để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất. Trong Historie du Laos francais, Paul de Boulanger coi Phà Ngừm là một vị vua tài giỏi về quân sự, luôn luôn ở trong hàng quân. Không lúc nào sợ hãi (...) Phà Ngừm cũng đã dùng sức mạnh hoặc chỉ bằng uy danh của mình đã khuất phục tất cả các dân tộc ở bán đảo Đông Dương trừ hai nước Việt Nam và Campuchia. Vị hoàng đế vĩ đại đó là người sáng lập thật sự nước Lạn Xạng thống nhất. Đó là một nhân vật kỳ lạ và phi thường, không ngờ lại xuất hiện trong lịch sử một dân tộc vốn yêu chuộng trật tự và yên ổn... Bằng nhiều cách, Phà Ngừm đã quy tụ được thủ lĩnh của các địa phương, các vùng miền, từ những đồng bằng phía Tây, những thung lũng và núi non phía Bắc đến những cao nguyên phía Nam gắn kết lại dưới một cái tên chung: nước Lạn Xạng. Đất nước Lào xuất hiện theo bước chân chinh phạt của người anh hùng dân tộc Phà Ngừm để bước vào một giai đoạn lịch sử mới đầy náo động mà trước đó là cả một thời kỳ dài phát triển gần như âm thầm. Phà Ngừm yêu cầu vua Khơme cử hai mươi ba nhà sư, ba nhà bác học mang theo tượng Phật, kinh sách, cây bồ đề sang Lào. Cùng đi còn có các thợ lành nghề về rèn, nấu đồng, đúc tượng, kim hoàn. Vua Khơme còn tặng vua Lào một số nhạc cụ. Như vậy, tuy là gián tiếp nhưng Lào đã tiếp nhận mạnh mẽ văn hoá Ấn, gần gũi về văn hoá với các nước láng giềng phía Tây và Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Điện, Khơme. Tuy nhiên, ảnh hưởng văn hoá của các nước này tới Lào hãy còn hạn hẹp, bởi văn hoá Ấn - Phật lúc này vẫn còn do những nhà sư và những người từ Khơme mang đến nên chỉ loanh quanh ở kinh đô mà thôi. Mặt khác, truyền thống Mường Xoa tuy được nâng lên thành truyền thống toàn quốc nhưng chưa kịp được hội nhập vào nền văn hoá chung. Văn hoá Ấn - Phật tuy thế, cũng còn xa lạ và chưa gắn kết được với truyền thống dân gian bản địa. Từ thuở Phà Ngừm lập quốc gia Lạn Xạng thế kỷ XIV (1357), các tộc người từ các mường dần quy tụ lại, hướng về Mường Xoa, tức kinh đô Luông Pha Băng. Từ đó, mỗi dân tộc và bộ tộc đã từng bước xây dựng cuộc sống văn hoá riêng của mình, gia nhập vào đại gia đình các bộ tộc Lào: từ cách thức dựng nhà ở (nhà sàn), việc xây dựng các hệ thống mương phai đưa dẫn nước vào đồng ruộng đến những lời ca, điệu múa, tiếng hát, những đám tang, đám cưới, lễ hội truyền thống đều mang những dáng vẻ riêng. Vào giữa thế kỷ XIV, sau khi lên ngôi (1353), Phà Ngừm đứng ra thống nhất các mường cát cứ, chia rẽ trước đây thành quốc gia Lạn Xạng thống nhất để hình thành một nhà nước tập quyền (trên cơ sở một nền nông nghiệp lúa nước cổ truyền) có cơ cấu ruộng rẫy với một hệ thống thuỷ lợi (mương - phai - lái- lịn) mềm dẻo và thích nghi với điều kiện tự nhiên, khác với hệ thống mương phai của Đại Việt (kết hợp với hệ thống đê điều đồ sộ ở miền Bắc và kênh rạch chằng chịt ở miền Nam). Như vậy, sự kiện Phà Ngừm lên ngôi (năm 1353) và lập ra quốc gia Lạn Xạng thống nhất (năm 1357) đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử quốc gia dân tộc và lịch sử văn hoá văn học Lào. Có thể coi đây là một cột mốc quan trọng khi xem xét những chặng đường lớn của văn hoá văn học Lào. Cư dân Lào Thay ngoài thể nghiệm mô hình kinh tế - xã hội lúa nước như nói trên còn tổ chức xã hội hai cấp: bản - mường. Người đứng đầu mỗi bản là “phò bản” (bố bản). Bộ máy quản lý còn đậm dấu ấn “dân chủ công xã” với chế độ già làng. Ruộng đất thuộc về của công do ông “phò bản” là người đại diện (“Đìn ạt nha, na phò bản”: “Đất của quan, ruộng làng của trưởng bản”) (TN Lào). Vì có sự phân quyền trong quản lý đất đai nên hình thành chế độ bóc lột, xã hội phân chia thành đẳng cấp quý tộc và bình dân. Trong mỗi bản gồm nhiều gia đình hạt nhân (từ gia đình lớn mẫu hệ trong công xã thị tộc phân nhỏ thành gia đình nhỏ phụ hệ trong công xã nông thôn). Mỗi bản đều có ma làng (phỉ bản) do thầy mo (thầy cúng) đảm nhiệm. Thầy mo cũng là người nhưng vì được học hành, nắm được phép thuật nên hiểu được tiếng nói của thế giới ma (phỉ). Nhiều bản hợp lại thành một mường, do một người đứng đầu gọi là “chậu mường” (chủ mường) hình thành những cơ cấu quyền lực của nhà nước. Bản nơi ông chủ mường sống người Thái gọi là bản Chiềng (bản lớn nhất mường) được đặt làm trụ sở ở trung tâm của mường để làm chức năng hành chính và văn hoá. Trụ sở này được xây thành bao quanh gọi là viêng. Trong quá trình tích hợp xã hội lớn hơn mường, người ta vẫn dùng từ mường để chỉ các vương quốc, thậm chí một quốc gia như mường Lào, mường Thái với cấu trúc ba cấp: bản, mường, mường luổng (mường lớn). Người đứng đầu mường lớn được gọi là chậu xi vít (vua) dựa trên quan hệ huyết thống đã lập bộ máy trung ương tập quyền cai quản từ trên xuống dưới. 1.1.2. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào Theo Nguyễn Hào Hùng [127, tr.97], quan hệ Việt Nam - Lào đã có từ thời cổ trung đại. Nhưng mối quan hệ này được phản ánh trong các văn bản là rất muộn so với sự thật lịch sử. Cho đến ngày nay, cư dân sống hai bên dãy Trường Sơn còn lưu truyền truyền thuyết Quả bầu mẹ xa xưa về nguồn cội của mình. Trời làm nạn hồng thuỷ khủng khiếp, từ trong quả bầu có hàng loạt người chui ra. Những ai sang phía Đông thì trở thành người Việt, sang phía Tây trở thành người Miến, xuống phía Nam thành người Khơme, còn ở lại đó là người Thái, người Lào, người Khạ (Lào Thơng). Theo Truyện cổ Ba Na (Nxb Văn học, 1965, tr.2), chàng Léo (Lào) đã vượt Trường Sơn sang Việt Nam phối hợp với chàng Ngọc để tiêu diệt xà tinh. Truyện Ca Phúc (Truyện dân gian Lào, Nxb Văn hoá, 1962) của người Lào lại khắc hoạ hình tượng một chàng trai Việt, vốn cùng quê hương của chàng Ngọc sang Lào tìm diệt quỷ quái Thao Xun. Các câu chuyện trên đã ngợi ca tình nghĩa anh em Việt - Lào qua những hình tượng tiêu biểu của văn học dân gian. Như vậy, văn học dân gian cũng có thể được coi là nguồn tư liệu quan trọng và phong phú trong việc phản ánh tình đoàn kết Việt Nam - Lào. Tuy nhiên, cũng thật khó khăn khi đi tìm sự kiện lịch sử và thời điểm đầu tiên ghi nhận mối quan hệ Việt - Lào. Như trên đã nói, thư tịch ghi chép được là rất muộn so với sự thật lịch sử. Nhiều sự kiện lịch sử qua đi rất lâu sau này mới được ghi chép lại. Qua các bản dịch sau này về Dư địa chí của Nguyễn Trãi (TK XV), Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (TK XVIII) và một số nguồn sử liệu khác, có thể thấy quan hệ buôn bán, giao lưu giữa người Lào và người Việt có từ rất sớm. Sách Dư địa chí đã so sánh y phục của những tộc người sống vùng biên giới Cao Lạng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) “giống như người Lào”; Vân đài loại ngữ cho rằng, gỗ bạch đàn của Lào đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ thời Trần; người Lào thường mang trâu bò sang khu vực phía Tây Nghệ Tĩnh để bán; Nguyễn Trãi đã kể tên những mặt hàng khá phong phú và nổi tiếng của Lào như tê giác, voi, sáp trắng, vải chiên, chiêng đồng tốt nhất cũng có mặt ở Việt Nam. Chiêng đồng giống như trống đồng của Việt Nam, được người Lào coi là đồ quốc phẩm dùng trong việc bang giao hoặc để trao đổi. Nhiều dân tộc ít người vùng Tây Nguyên (Việt Nam) còn giữ được những chiếc chiêng Lào dùng đánh trong những ngày hội của buôn làng. Lê Quý Đôn còn cho biết nguồn gốc của cây thuốc hút mà người Việt Nam mang về trồng và hay dùng được du nhập từ Lào nên gọi là cây thuốc Lào. Nguyễn Hào Hùng [127, tr.95], khi trích dẫn một số nguồn sử liệu của Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn nói trên đã cho rằng, người Việt Nam sớm có những nhận xét về người Lào như “người Lào thuần hậu chất phác”, trong giao dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác”. Nguyễn Trãi đã từng nhận xét “tiếng Lào là tiếng họng”, còn y phục thì người Lào lấy vải cuốn vào mình như áo cà sa nhà Phật. Những tư liệu lịch sử trên đây là một trong rất nhiều bằng chứng nói lên mối quan hệ mật thiết hàng ngày giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào. Nhìn chung, “trong thời kỳ cổ trung đại, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã có quan hệ đi lại và trao đổi hàng hoá vật phẩm với nhau. Người Việt Nam đã biết đến nhiều mặt hàng nổi tiếng của Lào như các sản vật tự nhiên, sừng voi, tê giác, lông chim, sáp trắng, quế, sâm…thường dùng vào việc cống phẩm hoặc các vật dụng do người Lào sản xuất như vải, chiêng đồng” dùng trong việc mua bán [127, tr.92 - 94]. Các tài liệu ghi chép về các sự kiện lịch sử đã qua đều cho rằng, mối quan hệ Việt - Lào có từ thời cổ trung đại. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (TK XV) ghi lại sự kiện “giao hiếu” đầu tiên (năm 1067) của những bộ lạc Lào giáp Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh (Việt Nam) với nước Đại Việt dưới thời Lý Thánh Tôn. Sau này, sách Đại Nam chính biên liệt truyện (quốc sử triều Nguyễn) cũng cho sự kiện “thông hiếu” năm 1067 này là sự kiện mở đầu. Từ xa xưa, người Việt Nam đã gặp gỡ và liên hệ với các bộ tộc Lào ở khu vực lân cận. Năm 1075 Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống, sau đó kịp thời chấn chỉnh cương giới, trong đó có biên giới phía Tây. Nhờ đó, người Việt Nam có sự cảm thông với các bộ tộc Lào. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên dưới thời Trần của Việt Nam cũng dựa vào tuyến phòng thủ phía Tây của Lào. Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần, đất nước bị nhà Minh xâm lược, nhiều nhà yêu nước cũng chạy sang đất Lào lánh nạn. Ngay sau khi lên ngôi (1353) và lập ra quốc gia Lạn Xạng (1357), vua Phà Ngừm (1316- 1371) đã gửi tặng phẩm đến vua Đại Việt để mở đầu cho sự xác lập mối bang giao giữa hai nước. Lê Thái Tổ đã cử nhiều tướng lĩnh, nghĩa quân thông thạo tiếng Lào sang Lào mua sắm voi, ngựa, lương thực để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các tù trưởng và nhân dân Lào vùng biên giới truy đuổi quân Minh trốn chạy sang Lào. Vua Lào còn sai tù trưởng Mãn Sát cùng nghĩa quân và voi chiến sang giúp Lê Lợi chống lại quân Minh. Khi nhà Mạc chiếm ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim cùng nhiều triều thần khác đã chạy sang trú ngụ trên đất Lào (Sầm Nưa). Đến thời vua Sệt Tha Thi Rạt (1534 - 1572) mối quan hệ hữu hảo giữa Lạn Xạng với Đại Việt vẫn tiếp tục được duy trì thông qua cuộc hôn nhân giữa nhà vua với công chúa Ngọc Hoa (con vua Lê Anh Tôn) năm 1564. Nhờ chính sách đối ngoại khôn khéo này, Vương quốc Lạn Xạng trong suốt nửa sau thế kỷ XVI đã ba lần đánh bại quân A Vạ (Miến Điện) xâm lược. Sang thế kỷ XVII, dưới triều vua Sou Ri Na Vông Xa (1637 - 1694), quan hệ Lạn Xạng với Đại Việt không ngừng được củng cố. Khi nhà vua băng hà, Lạn Xạng xảy ra rối ren, cháu nội của nhà vua đang cư trú ở Việt Nam đã đề nghị vua Đại Việt giúp đỡ, kéo về Viêng Chăn ổn định trật tự. Đến 1713, Lạn Xạng bị chia cắt thành ba mường lớn thì nhân dân đã vùng dậy chống lại áp bức xã hội và liên kết với Đại Việt để tăng cường sức mạnh. Nhưng sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ Việt - Lào đầu thế kỷ XIX phải nói đến những hoạt động của nhà yêu nước Chậu A Nụ (Chiêu A Nỗ) trên đất Việt Nam gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm của nhân dân Lào. Ngay sau khi lên ngôi (1805), Chậu A Nụ, quốc vương Viêng Chăn đã nối lại mối bang giao thân thiện với Việt Nam. Nhân dân vùng mường Xiềng Kôm (nay thuộc Kỳ Sơn, Nghệ An) còn lưu truyền nhiều câu chuyện về những hoạt động của ông và sự tiếp tế của nhân dân Việt Nam cho nghĩa quân Lạn Xạng. Qua nghiên cứu những tài liệu và sự kiện lịch sử trên đây, cho phép đi tới một số nhận định dưới đây về quan hệ Việt - Lào thời kỳ cổ trung đại: a) Do điều kiện tự nhiên và quan hệ láng giềng gần gũi, quan hệ Việt Nam - Lào hình thành từ rất sớm, có thể nói ngay từ khi xuất hiện những cư dân Việt Nam và Lào trên khu vực địa lý lịch sử này; b) Trong qúa trình dựng nước và giữ nước của từng dân tộc cũng như trong giao lưu về kinh tế và văn hoá, không chỉ các nhà nước phong kiến hai nước quan hệ với nhau mà nhân dân hai nước cũng thường xuyên liên hệ với nhau, ủng hộ và giúp đỡ nhau một cách tự phát, nhất là những cư dân khu vực vùng giáp biên giới hai nước. c) Trong quá trình phát triển mở mang bờ cõi, người Việt không có hướng di chuyển về phía Tây mà Nam tiến. Dãy Trường Sơn trở thành biên giới tự nhiên, nên nhìn chung trong quan hệ Việt Nam - Lào không có vấn đề chiếm đất. 1.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á Khi nghiên cứu nền văn hoá các nước Đông - Nam Á nói chung, tục ngữ Việt và tục ngữ Lào nói riêng với tư cách là những sản phẩm văn hoá tinh thần của các dân tộc đang cư trú ở các quốc gia, chúng tôi phân tích một số thành tố của văn hoá Việt Nam và Lào như: địa lý, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, nhà cửa, nghệ thuật,... 1.2.1. Về địa lý và tự nhiên Xét về mặt địa lý, Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam châu Á (Lào nằm ở 13º55’- 22º30’ vĩ Bắc, 100º05’- 107º37’ kinh Đông; Việt Nam nằm ở 8º27’- 23º23’vĩ Bắc, 102º8’-109º27’ kinh Đông). Lào có đường biên giới chung với Trung Quốc (505 km) và Myanma (236 km) ở phía Tây Bắc, với Campuchia (435 km) ở phía Đông Nam, với Việt Nam (2130 km) ở phía Đông, với Thái Lan (1835 km) ở phía Tây. Còn Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc (1281 km), với Campuchia về phía Tây Nam (1120 km), với Vịnh Thái Lan về phía Nam, với Vịnh Bắc Bộ và biển Đông về phía Đông (3260 km), với Lào về phía Tây (2130 km). Diện tích tự nhiên của Việt Nam lớn gần gấp rưỡi Lào (Việt Nam: 329.600 km2, Lào: 236.800 km2). Địa hình hai nước rất đa dạng, đều có đồng bằng, rừng núi và cao nguyên (rừng núi và cao nguyên chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ mỗi nước). Theo sự phân chia của các nhà dân tộc học thì Đông Nam Á có năm cảnh quan: - Một là, cảnh quan sườn núi cao với mô hình canh tác rẫy dốc; - Hai là, cảnh quan cao nguyên với mô hình canh tác rẫy bằng; - Ba là, cảnh quan thung lũng với mô hình canh tác ruộng - rẫy; - Bốn là, cảnh quan đồng bằng châu thổ với mô hình canh tác ruộng - vườn; - Năm là, cảnh quan duyên hải và đảo với mô hình kết hợp và khai thác biển. Ở Lào có ba cảnh quan đầu, còn Việt Nam có đủ cả năm cảnh quan nói trên. Nói cách khác, Việt Nam và Lào cùng có chung ba cảnh quan đầu nhưng khác nhau là Lào không có hai cảnh quan cuối. Mô hình tiêu biểu của người Lào là mô hình thung lũng với những cánh đồng dọc theo sông Mê Kông như: Viêng Chăn, Luông Nặm Thà, Chăm Pa Xắc, Khăm Muộn. Mô hình tiêu biểu của người Việt là vùng đồng bằng châu thổ với hai châu thổ lớn: đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Cao nguyên vùng Tây Nguyên bạt ngàn cây cà phê, cao su, chè; vùng Trung du phía Bắc Việt Nam cũng mênh mông rừng cọ, đồi chè. Ở Lào, có cao nguyên Mường Phuôn, Bô Lô Ven. Lào là một nước dường như bị khép kín, không có biển, nhưng Việt Nam có tới 3.260 km bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo. Cuộc sống của một bộ phận cư dân vùng biển và hải đảo Việt Nam gắn liền với biển khơi với những hoạt động đánh bắt hải sản và vận tải biển. Vì vậy, con người ở đây ưa phóng tầm mắt nhìn ra khơi xa không có bến bờ nên đã kích thích các giác quan của họ, nhất là thị giác và thính giác. Người vùng biển thích màu sắc, âm thanh. Trái lại, Lào lại là ngã tư đường của mọi cuộc tiếp xúc giao lưu với các nước trong khu vực trên đất liền một cách thuận lợi. Việt Nam và Lào đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc gắn cư dân hai nước với những hoạt động ở vùng sông nước và nghề chài lưới. Đây không chỉ là nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn là hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện. Hệ thống sông ngòi chằng chịt đó đã góp phần hình thành ở mỗi nước những đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Sông Đà, sông Đa Nhim của Việt Nam, sông Phà Ngừm của Lào và một số sông suối khác còn mang lại cho mỗi nước trữ năng thuỷ điện đáng kể Việt Nam 20 triệu kw, Lào 12,4 triệu kw (dẫn theo Mai ngọc Chừ [13, tr.18]). . Dòng Mê Kông Dòng Mê Kông (dài 4350 km) bắt nguồn từ Trung Quốc (đoạn chảy trong Trung Quốc chiếm gần một nửa độ dài, 1650 km), chảy qua Myanma và Thái Lan (dài 1.864 km), chảy dọc theo nước Lào, qua Campuchia (dài 453 km), chảy vào miền Nam Việt Nam (dài 231 km) gọi là sông Cửu Long, tiếng Lào gọi là Mè Nặm Khoỏng, có nghĩa là sông Mẹ rồi đi ra biển Đông. không chỉ tạo nên những vựa lúa, vựa cá cho người dân các nước mà nó chảy qua mà còn là nơi kết nối, giao thoa giữa các nền văn hoá trong khu vực; đồng thời tạo cho khu vực này những đặc trưng của nền văn hoá sông Mê Kông. Qua bao đời nay, tầm quan trọng hàng đầu của sông Mê Kông vẫn luôn luôn được khẳng định, bởi nó đưa lại nguồn lợi kinh tế và tạo nên trục giao lưu kinh tế - văn hoá chủ yếu của cả nước Lào và vùng Nam bộ Việt Nam. Các dòng sông, ngọn suối của hai nước không chỉ là nguồn nước tự nhiên cần thiết đối với đời sống hàng ngày của các cư dân mỗi nước ngay từ buổi đầu tiền sử của họ mà còn đã từng đưa những đoàn người đông đúc đi khai phá bản mường và lánh nạn trong các cuộc chiến tranh trước đây. Sông suối, kênh rạch cũng là những yếu tố tạo cho hai nước Việt Nam - Lào những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng sông nước. Tục cầu mưa, lễ cầu Mẹ nước, tục té nước, tục lấy nước thờ của người Thái, người Lào và một số dân tộc ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ mục đích chính là xin nước cho cây cối để mùa màng bội thu. Vì vậy, theo các nhà khảo cổ học, việc đóng bè mảng và thuyền để đi lại trên sông suối, kênh rạch có từ rất sớm. Sông suối còn là nơi diễn ra những ngày hội bơi thuyền (bơi chải) ở cả hai nước đầy hào hứng và sôi nổi. Theo Nguyễn Năm, “người Lào đã sinh sống trên một vùng đất tạo nên do sự đối lập thống nhất: sông suối - núi rừng. Đặc điểm này đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong nền văn hoá văn học dân tộc” [140, tr.7]. Dãy Trường Sơn, người Lào gọi là dãy Phu Luổng (dài 1100 km) không chỉ là chiến luỹ của nhân dân Lào và Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù mà còn là biên giới tự nhiên vững chãi, tạo ra hai vùng khí hậu khác biệt giữa hai nước. Dải Trường Sơn chắn ngang biên giới phía Đông của nước Lào có tác dụng ngăn cản cũng như điều hoà ảnh hưởng của các trận cuồng phong từ biển Thái Bình Dương đổ vào Lào nên khác với Việt Nam, Lào không bị những trận bão biển khủng khiếp như Việt Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của Lào mang tính lục địa với hai mùa tương phản nhau rất rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Còn ở Việt Nam, cạnh khí hậu nóng, ẩm, gió mùa, một điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại luôn bị đe doạ bởi thiên tai và khí hậu khốc liệt, không bị bão lụt thì cũng hạn hán hoặc những đợt gió Lào nắng, nóng gần như suốt mùa hè hàng năm từ sườn Tây Trường Sơn (Lào) thổi sang khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cùng với sông suối, rừng ở Việt Nam và ở Lào với những thảm thực vật hết sức phong phú cũng gắn bó không thể thiếu với cuộc sống của nhân dân hai nước. Có thể nói, hầu hết các tỉnh của Lào Theo thống kê ngày 01/3/2005, ở Lào hiện có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chưa kể đến 16 tỉnh thành với 20 triệu dân do thực dân Pháp- Anh toa rập cắt của Vương quốc Lào ký ráp vào đất Thái Lan. Còn ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh, thành đều có rừng, có núi (tập trung nhiều nhất ở phía Bắc). đều có núi, có rừng (vì rừng núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ). Rừng không chỉ luôn là biểu tượng được gắn trên quốc huy mà còn là nơi nương tựa, là niềm tin, niềm tự hào và nguồn sống của mỗi người dân Lào. Ở Nam Lào, rừng chen lấn với đồng bằng, tạo nên một màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên nhiệt đới. Ở miền Trung Việt Nam, rừng lan ra tận biển; một số nơi rừng còn xen lẫn với đồng bằng. Như vậy, rừng mãi mãi giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống của nhân dân Việt Nam và của nhân dân các bộ tộc Lào. Rừng núi cũng là nơi che chở họ trong các cuộc lánh nạn hoặc chiến tranh. Lào là nước duy nhất ở Đông Dương không có biển và đường xe lửa. Vì thế, sông nước lại càng quan trọng trong đời sống văn hoá của nhân dân Lào, bởi sông nước vốn không chỉ là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống con người và của bất kỳ nền văn minh nông nghiệp lúa nước nào mà còn là một tiềm năng, đưa lại nhiều nguồn lợi lớn cho con người. Ngoài sông Mê Kông, Lào còn có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, hình thành các sông nhánh ở miền Bắc và miền Nam Lào. Nếu như hệ thống sông nhánh phía Bắc Lào bắt đầu từ chữ “Nậm” (có nghĩa là nước hoặc sông) như ba con sông bắt nguồn từ cao nguyên Mường Phuôn chảy qua Việt Nam: sông Nậm Mạ (sông Mã), Nậm Sằm (sông Chu), Nậm Nơn (sông Lam) thì các sông phía Nam Lào lại bắt đầu bằng chữ “Xê” (cũng có nghĩa là nước hoặc sông) như: Xê Băng Phay, Xê Băng Hiêng, Xê Đôn, Xê Công. Theo các nhà dân tộc học, đây được coi là một tiêu chí để phân biệt lãnh thổ của cộng đồng tộc người trên đất Lào. Mối giao lưu giữa Lào với các nước trong khu vực chủ yếu được thực hiện trên đất liền hoặc đường thuỷ. Có thể nói, sự kết hợp núi rừng - sông suối đã tạo nên phức hợp văn hoá của các cư dân Lào. Những đặc điểm địa hình và khí hậu nói trên đã giúp cho người Việt Nam và người Lào ở vùng thấp có cây lúa nước với phương thức gieo mạ và cấy, tạo nên những đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn (các đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long của Việt Nam; Viêng Chăn, Khăm Muộn, Luông Nặm Thà, Chăm Pa Xắc của Lào) với những bãi bồi phù sa màu mỡ. Ở vùng núi và cao nguyên có các lối canh tác rẫy dốc, rẫy bằng, ruộng - rẫy hoặc trồng trọt theo phổ rộng (đa loài nhưng mỗi thứ một tý), từ đó hình thành nông nghiệp làm vườn với việc trồng rau củ, làm rẫy với cây lúa cạn theo phương thức gieo thẳng tạo nên loại hình nương rẫy có tính thâm canh. Hình thành một phức thể canh tác trồng lúa được phân bố theo địa hình từ cao xuống thấp: rẫy, ruộng - rẫy, ruộng - nương, ruộng - vườn. Đồng bằng đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hoá lúa nước. Vì vậy, các quốc gia cổ đại đều ra đời ở đồng bằng và tộc người chủ thể bao giờ cũng chiếm lĩnh đồng bằng (dẫn theo Phạm Đức Dương [29, tr.10]). Như vậy, xét về mặt tự nhiên, Việt Nam có đầy đủ cả ba yếu tố: đồng bằng, núi và biển với một phức thể văn hoá gồm ba yếu tố: văn hoá đồng bằng, văn hoá núi, văn hoá biển. Yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo. Trong khi đó, theo địa lý hiện tại thì nước Lào chỉ có đồng bằng và miền núi mà không có biển nhưng không vì thế mà Lào lại thiếu đi yếu tố văn hoá biển. Xưa kia, chắc chắn văn hoá biển đã thẩm thấu vào Lào. Các đặc điểm tự nhiên đó tạo ra các vùng văn hoá đặc trưng của mỗi nước. Nói cách khác, các yếu tố địa - văn hoá nói trên đã làm nên bức tranh đa dạng sắc màu tuy còn rất sơ lược về đất nước Việt Nam và đất nước Lào. 1.2.2. Văn hoá - tộc người 1.2.2.1. Mối quan hệ giữa các tộc người Việt Nam và Lào đều là hai quốc gia đa dân tộc. Lào hiện có 49 bộ tộc chính với số dân 5.622.000 người Theo thống kê của Mặt trận Dân tộc Tổ quốc Lào ngày 01/3/2005. , trong đó dân tộc chủ thể là người Lào hiện chỉ chiếm 56% dân số với 1,6 triệu người; một vương quốc một thời rộng lớn nay chỉ là một quốc gia nhỏ bé bị phân cắt vì có tới 20 triệu người Lào (Lào Y sản) của 16 tỉnh bị cắt cho Thái Lan theo Hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 03/10/1893 hiện cư trú ở Đông Bắc Thái Lan. Còn Việt Nam có 54 dân tộc với số dân khoảng 86 triệu người Theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 2009. . Như trên đã nói, nước Lào là nơi giao thoa của nhiều luồng chuyển cư của nhiều bộ tộc cho nên “bức tranh tộc người ở đây đan xen, chồng chéo, nhiều lớp, xáo qua trộn lại, rất khó bóc tách rạch ròi” [29, tr.16]. Căn cứ vào nhân chủng, ngôn ngữ học, người ta chia 49 bộ tộc Lào nói trên thành bốn nhóm chính: Nhóm Lào - Thái (8 bộ tộc), nhóm Môn - Khơme (31 bộ tộc); nhóm Hoa - Tạng (8 bộ tộc), nhóm H’mông - Miêng (2 bộ tộc). Trong quan hệ giữa các bộ tộc ở Lào và các dân tộc ở Việt Nam, trước hết là ở sự gần gũi, tương đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc ở hai nước. Ngôn ngữ của người Phu Nọi ở Lào có nhiều nét tương đồng, gần gũi với người Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Si La ở Việt Nam (nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến); người Lào cùng nói tiếng Thái tương tự như người Tày Nùng, Sán chay, Giáy, Bố y, Lự, La Ha ở Việt Nam (Ngữ hệ Thái). Nhưng dựa vào địa dư cư trú, 49 bộ tộc Lào nói trên được người Lào chia thành ba nhóm dân tộc chính trong tương quan nơi cư trú, tập quán, văn hoá với các dân tộc khác ở Việt Nam. Đó là người Lào Lùm (Lào đồng bằng), Lào Thơng (Lào giữa) và Lào Xủng (Lào vùng cao). Nhưng tất cả đều là Lào. a) Nhóm tộc người Lào Lùm Nhóm tộc người Lào Lùm (Lào, Thái) nói ngôn ngữ Lào -Thay tức là cộng đồng người Lào quen sống ở vùng thấp vừa có đồng bằng vừa có rừng núi, cơ cấu kinh tế ruộng - rẫy, đại diện cho mô hình kinh tế - xã hội lúa nước vùng thung lũng, gồm 8 phầu (tộc người) trong đó, tộc người nói tiếng Lào Thay đóng vai trò chủ thể (chiếm 70% dân số cả nước Lào). Nhóm này cùng với cư dân Lào Thơng nói ngôn ngữ Môn - Khơme (Môn - Khóm) xây dựng mái nhà chung quốc gia Lạn Xạng thuộc văn hoá lúa nước. Theo các cứ liệu khảo cổ học, người Lào Lùm có mặt ở Lào ít nhất từ thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Theo Nguyễn Năm, Mường Xoa là trung tâm tập hợp tất cả các mường của người Lào - Thay ở rải rác lưu vực sông Mê Kông. Người Lào Lùm sống tập trung chủ yếu ở phía Tây nơi có nhiều đồng bằng phì nhiêu màu mỡ dọc hai bên sông Mê Kông. Mô hình kinh tế - xã hội lúa nước của họ được hình thành rất sớm, khá thống nhất và bền vững. Ngoài ra, người Lào Lùm còn làm nghề chài lưới, trồng tỉa hoa màu, chăn nuôi gia súc, dệt vải… Đời sống văn hoá của người Lào Thay khá phát triển và là hạt nhân của nền văn hoá dân tộc sau này. Bởi vậy, trong thế kỷ XIV vai trò chủ thể của người Lào Thay không chỉ được xác nhận ở Mường Xoa mà còn ở các mường khác trên đất nước Lạn Xạng thống nhất. Ở Việt Nam, có một bộ phận không nhỏ nói tiếng Lào Thay phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc (Tày Nùng) và Tây Bắc (Thái), kéo dài vào miền núi Bắc Trung bộ, đến ranh giới các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh (chiếm khoảng 5% dân số cả nước). Người Tày chiếm số lượng đông nhất (khoảng 70% cư dân nói tiếng Lào Thay), sau đó đến người Nùng rồi đến tộc người Thái. Người Cao Lan, Sán Chỉ, Giáy, Bố Y cũng nói tiếng Lào Thay. Nhưng gần gũi với người Lào Lùm về mặt địa lý - sinh hoạt - truyền thống - bản sắc văn hoá là người Kinh ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Điều này lý giải tại sao nguồn tục ngữ của người Lào Lùm (ở Lào) và người Việt (ở Việt Nam) có nhiều điểm giống nhau, thậm chí trùng hợp nhau đến từng chi tiết. b) Nhóm tộc người Lào Thơng Nhóm tộc người Lào Thơng là tên gọi cộng đồng người Lào cư trú ở vùng trung du, trước đây gọi là người Khạ hoặc Lào Cang, chủ yếu là cư dân nói ngôn ngữ Môn - Khóm, quen với cuộc sống nương rẫy trên các sườn núi hay cao nguyên, ưa tiếng vọng trầm hùng của núi rừng, đại diện cho văn hoá núi, gồm 31 bộ tộc. Theo Phạm Đức Dương, do làm rẫy, du canh du cư nên bị phân nhỏ, có đến 99 tên gọi trong 19 bộ tộc (trong khi đó nhóm Lào Thay chỉ có 45 tên gọi trong 5 bộ tộc) và ngôn ngữ rất khác nhau. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khóm ở Lào dân số chỉ bằng 1/3 nhóm Lào Thay. Người Lào Thơng là cộng đồng người có nguồn gốc bản địa lâu đời hơn so với người Lào Lùm và Lào Xủng, là tộc người gốc đã sinh sống không chỉ trên đất Lào mà còn sống ở nhiều nước Đông Nam Á. Mường Xoa (Luông Pha Băng) là nơi cư trú của người Lào Thơng với cuộc sống đông đúc và phồn vinh nhất nước Lào. Vì vậy, đến thế kỷ XIV chiến thắng của Phà Ngừm cũng chính là chiến thắng của Mường Xoa đối với tất cả các mường khác. Người Khạ hay người Lào Thơng thành một bộ phận không tách rời của cư dân Lào nhưng vai trò chủ thể, vai trò “anh cả” vẫn thuộc về người Lào Thay. Khi người Lào Lùm đến đây đã thấy người Lào Thơng có mặt từ trước sống rải rác trên vùng Đông và Tây dãy Trường Sơn, gần địa bàn cư trú của các dân tộc Môn - Khơme Việt Nam. Do vậy, có sự tương đồng về cảnh quan, môi trường sinh thái, tập quán canh tác, tư tưởng tình cảm, thị hiếu…của người Lào Thơng với các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở Tây Bắc, Tây Thanh Hoá, Nghệ An và dọc theo dãy Trường Sơn của Việt Nam. Bởi vậy, nếu có sự tương đồng tục ngữ và văn hóa giữa cộng đồng người Lào Thơng với người Việt trên các khu vực nói trên cũng là điều dễ hiểu. Điều đảng lưu ý là, các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơme chia thành 2 vùng Bắc và Nam bị cắt bởi ranh giới Hà Tĩnh (vùng tiếp giáp giữa hai nước Đại Việt và Champa xưa). Do đó, Hà Tĩnh ở Việt Nam là vùng trống về mặt dân tộc. c) Nhóm tộc người Lào Xủng Nhóm tộc người Lào Xủng là cộng đồng người Lào cư trú ở vùng núi cao, ôn đới thuộc Bắc và Trung Lào, gồm các bộ tộc thuộc dòng ngôn ngữ Hán - Tạng và H’mông - Dao. Đó là những tộc người di chuyển từ phương Bắc xuống cách đây vào khoảng vài thế kỷ, trong đó người H’mông chiếm đa số. Theo các tài liệu khảo cổ học của Xôranh và Prômagiê, của Madơlen Côlaini, từ năm 1935 - 1938 và những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, đến thế kỷ thứ XVIII người Lào Xủng mới từ phía Bắc xuống sống chủ yếu ở vùng núi cao thượng Lào (phía Bắc), nghĩa là người Lào Xủng mới đến sống ở Lào khoảng 2 - 3 thế kỷ trở lại đây. Phương thức canh tác chủ yếu của người Lào Xủng là làm nương rẫy, ruộng bậc thang, hái lượm, trồng tỉa hoa màu và trồng cây thuốc phiện. Người Lào Xủng sống theo lối vừa định canh, vừa du canh, du cư nên trình độ canh tác còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Thực tế ấy đã chi phối cốt cách, văn hoá, đời sống…của người Lào Xủng là ít nhiều ảnh hưởng của văn hoá du mục như giỏi săn bắn và họ có nhiều nét tương đồng với người H’mông, người Dao ở Việt Nam. Nền văn hoá Lào thống nhất là sản phẩm của quá trình cộng cư và hoà hợp văn hoá giữa ba khối dân tộc trên. Bản sắc văn hoá Lào biểu hiện trong sự trao đổi và sự kết hợp hài hoà những phẩm chất gần gũi của các cư dân sống ở vùng rẻo cao và những cư dân sống ở vùng thung lũng ven chân núi hay đồng bằng ven sông, trong đó như lịch sử đã chỉ rõ khuynh hướng quy tụ về thung lũng, đồng bằng cũng như địa vị chủ thể của thung lũng đồng bằng (Lào Lùm) ngày càng được khẳng định. Sau khi điểm qua thành phần các bộ tộc trong đại gia đình các dân tộc Lào (và Việt Nam), chúng ta có thể rút ra một số nhận xét dưới đây: Hai nước Việt Nam và Lào cùng nằm trên bản đảo Đông Dương, cùng gồm nhiều thành phần dân tộc có quan hệ cội nguồn với nhau. Ở mỗi nước, các dân tộc cư trú đan xen, sống hoà đồng và đoàn kết trải dài trên một địa bàn rộng lớn từ Bắc xuống Nam. Tính chất phong phú, đa dạng đó thể hiện rõ trên bình diện dân số, nguồn gốc, văn hoá, địa bàn cư trú…Nếu như toàn Đông Nam Á có bốn dòng ngôn ngữ tộc người: - Ngôn ngữ Tạng - Miến; - Ngôn ngữ Tày - Thái; - Ngôn ngữ Nam Á; - Ngôn ngữ Nam Đảo thì ở Việt Nam có đủ cả bốn dòng ngôn ngữ nói trên, còn ở Lào chỉ có ba dòng đầu. Trên bình diện sinh hoạt văn hoá, ngôn ngữ, nhân chủng, ở mỗi nước, có nhiều nét đồng nhất và mối quan hệ khá gần gũi giữa các dân tộc. Nói cách khác, tuy có những điểm khác nhau về thời gian có mặt, về tên gọi dân tộc, nơi cư trú, trình độ sản xuất, số dân, bản sắc văn hoá nhưng ở mỗi nước, các nhóm dân tộc đều sống chung trên cùng một quốc gia thống nhất, cùng chung một cội nguồn dân tộc (qua các truyền thuyết Quả bầu mẹ của người Lào, người Dao; bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ của người Việt) Chúng ta đều biết, “Chuyện quả bầu” (“Mạc nặm tàu”) là câu chuyện phổ biến khắp Đông Nam Á tiền sử. Hiện nay đã tìm thấy khoảng 130 dị bản. Nguyễn Tấn Đắc cho rằng, dù có nhiều dị bản nhưng rút lại cũng chỉ có ba mô típ chủ yếu: thứ nhất là bầu sinh ra người, biểu tượng quả bầu - mẹ, huyền thoại về nguồn gốc loài người; thứ hai, đại hồng thuỷ - hai anh em ruột nhờ quả bầu mà thoát chết và lấy nhau đẻ ra loài người, biểu tượng quả bầu- thuyền, huyền thoại về nạn lụt hay sự băng hoại về chế độ hôn nhân thị tộc. Thứ ba, bầu - con là sự hồi tưởng lại huyền thoại bầu - mẹ sau trận lụt. Nếu như phần lớn dị bản ở các nước Đông Nam Á thuộc mô típ thứ hai, thì ở Lào các dị bản đều thuộc loại quả bầu - mẹ (mô típ thứ nhất). . Dù là người Lào Lùm, Lào Thơng hay Lào Xủng, tên riêng từng bộ tộc và tên chung dân tộc không tách rời nhau - tất cả đều là Lào. Mọi người Lào, dù Lào Thơng, Lào Xủng hay Lào Lùm đều coi nước Lào là của họ; người Việt và cả 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều sinh ra từ bọc trăm trứng, đều là con Rồng cháu Tiên. 1.2.2.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á Trong quan hệ giữa Việt Nam và Lào, giữa các nước Đông Nam Á, từ xa xưa, đất Lào đã là ngã tư giao thông, chốn dừng chân, nơi lưu trú của nhiều cư dân thuộc các bộ tộc khác nhau. Do vậy, cư dân Lào có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với các cư dân khác trong vùng. Còn người Việt tiếp giáp với biển nên có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với những quốc gia đến từ đường biển và chịu sự tác động của những yếu tố văn hoá biển. Trong quan hệ hai nước Việt Nam - Lào, từ xa xưa, lịch sử hai nước đã có các cuộc di chuyển cư dân tự nhiên, nhất là cư dân trên các vùng biên giới. Bởi vậy, có hiện tượng hình thành từ lâu đời những vùng cư trú của nhóm cư dân nào đó có cùng ngôn ngữ văn hoá trên suốt dải biên giới Lào - Việt. Ngoài ra, sức ép của các cuộc bùng nổ dân số dẫn đến các nhu cầu đi tìm vùng đất mới để định cư; để trốn chạy ách áp bức bóc lột nặng nề; tập quán sống du canh du cư; sự tranh chấp giữa các tập đoàn thống trị... cũng tạo ra hoặc hình thành những nhóm và những đợt di dân lớn. Từ đó đã làm thay đổi bộ mặt phân bố cư dân và các mối quan hệ giữa các tộc người trong vùng. Tuy nhiên, sự di chuyển cư dân khá đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào chủ yếu lại do vị trí địa lý của hai nước quyết định. Từ thời trung đại, tù trưởng Nhọt Chăm Căm thuộc tộc người nói tiếng Lào - Thay đã từ đất Lào đến đất Mường Xang (Mộc Châu) lập nghiệp. Có tài liệu truyền miệng còn truyền lại quy ước cống nạp sản vật của các mường Lào lệ thuộc cho Mường Xang, vốn là một mường lớn lúc đó. Mường Khoỏng nộp rượu cau, mường Hồm nộp cá tươi, mường Hẳng nộp bọ vừng dưới ruộng (mường Hồm, mường Hẳng thuộc đất Lào, mường Khoỏng thuộc đất Bá Thước, Việt Nam). Sau này, dòng họ quý tộc Lò Khăm cũng từ Mường Bua, Mường Xà (Lào) thiên cư đến Quan Hoá (Thanh Hoá) lập nghiệp. Khi có tang ma, dòng họ này đều cúng đưa linh hồn người chết về Lào. Thậm chí trong những ngày tết, những người con dâu trưởng còn búi tóc, mặc váy theo kiểu người Lào nhằm nhắc nhở mọi người hãy nhớ đến nguồn cội của mình. Ngoài ra, nhiều cuộc di dân tị nạn tránh sự đàn áp từ các cuộc khởi nghĩa nông dân thất bại thời phong kiến hoặc do thần phục phụ thuộc vào chính trị hay cống nạp diễn ra ở vùng biên giới hai nước thuộc khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Lai Châu, Hoà Bình. Vì vậy, các cuộc di dân ở các vùng biên giữa Việt Nam và Lào đã làm cho bức tranh phân bố cư dân vùng biên giới giữa hai nước thêm đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, cũng từ lâu đời đã diễn ra cuộc sống hoà đồng, xen kẽ, hoà bình và hữu nghị của một bộ phận cư dân hai nước, nhất là đối với nhóm cư dân nói tiếng Lào Thay. Người Lào và người Việt sống trên vùng biên sinh hoạt, chợ búa, qua lại thăm hỏi nhau như một lẽ tự nhiên. Thậm chí, họ xây dựng gia đình cũng tự nhiên như những người cùng trong một nước. Biên giới không còn là sự cách trở trong tình yêu mà như một chiếc cầu hữu nghị, một chứng nhân lịch sử cho mối quan hệ giao lưu văn hoá Việt - Lào để cùng tiếp nhận qua lại những ảnh hưởng văn hoá của nhau. Từ đó, mối quan hệ văn hoá giữa cư dân các vùng di dân, nhất là cư dân nói tiếng Lào - Thay ở hai nước là mối quan hệ hữu hảo. 1.2.2.3. Về ngôn ngữ Một điều dễ nhận thấy là, sự phong phú, đa dạng và phức tạp của bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á nói chung, của hàng chục ngôn ngữ khác nhau, đan xen vào nhau đang tồn tại ở Việt Nam và ở Lào nói riêng. Điều này tạo nên một đặc điểm đáng chú ý là, một ngôn ngữ có thể tồn tại ở nhiều quốc gia, nhiều quốc gia có thể dùng chung một ngôn ngữ. Bởi vậy, có một bộ phận người Việt và người Lào cùng nói chung một ngôn ngữ cũng là điều không có gì lạ. Ở Việt Nam có bốn dòng ngôn ngữ: Nam Á, Nam Đảo, Tày Thái và Tạng Miến, trong đó tiếng Việt đóng vai trò ngôn ngữ quốc gia và là tiếng mẹ đẻ của người Việt. Ở Lào chỉ có ba dòng ngôn ngữ là Nam Á, Tày Thái và Tạng Miến, trong đó tiếng Lào đóng vai trò ngôn ngữ quốc gia và là tiếng mẹ đẻ của người Lào. Bức tranh ngôn ngữ tộc người giữa hai nước là khá gần gũi và có cùng quan hệ cội nguồn và tiếp xúc. Theo kết quả nghiên cứu của Maspero, Haudricourt và gần đây là Phạm Đức Dương thì tiếng Việt là ngôn ngữ pha trộn với hai ngôn ngữ chủ đạo: ngôn ngữ Môn - Khơme đóng vai trò cơ tầng và ngôn ngữ Thái đóng vai trò cơ chế. Vì thế, xét về mặt nguồn gốc thì tiếng Việt gắn với tiếng Môn - Khơme, nhưng xét về mặt loại hình thì tiếng Việt vận hành giống tiếng Thái, tiếng Lào. Do đó, tiếng Việt và tiếng Lào có mối quan hệ tiếp xúc rất lâu đời (khi nhóm Lào - Thái chưa tách nhau) và cùng một loại hình với cấu trúc CVC có thanh điệu. Vì vậy, giữa hai ngôn ngữ có rất nhiều yếu tố cùng gốc và cấu tạo rất giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu là tiếng Lào là một ngôn ngữ đơn tiết có cấu trúc CVC, có thanh điệu, âm tiết trùng với hình vị và từ nhưng lại vay mượn rất nhiều từ Pali và Sanskrit vốn là một ngôn ngữ biến hình đa tiết; trong khi đó, tiếng Việt vay mượn tiếng Hán vốn cùng loại hình. Sự khác nhau đó làm cho tiếng Lào trở thành ngôn ngữ có nhiều từ đa tiết và mỗi âm tiết đều không có nghĩa, làm cho cấu tạo từ của tiếng Lào trở nên khác biệt về mặt ngữ âm. 1.2.2.4. Về chữ viết Chữ viết ở Đông Nam Á ra đời muộn. Ngày nay, các dân tộc ở Đông Nam Á đều vay mượn ba thứ chữ viết: - Chữ Hán được mọi người Việt đều dùng từ thời Bắc thuộc và sau này, thời độc lập, người Việt vẫn dùng chữ Hán là ngôn ngữ quốc gia cho đến thế kỷ XX. Bên cạnh đó, người Việt dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt và có sự biến đổi thành chữ Nôm. Chữ Nôm chưa bao giờ được dùng làm quốc tự mà được sử dụng trong việc sáng tác thơ văn, ghi hương ước, gia phả… - Chữ Ấn Độ (Pali - Sanskrit) được người Thái, người Lào, người Khơme, người Miến vay mượn và chế biến thành chữ Lào, chữ Thái, chữ Khơme. - Chữ Latinh do các giáo sĩ phương Tây đưa vào để ghi tiếng Việt, ta gọi đó là chữ quốc ngữ. Để ghi được tiếng Lào bằng con chữ Ấn Độ, người Lào đã phải biến đổi chữ Ấn Độ. Chữ Ấn Độ có nhiều phụ âm (trung, cao, thấp) nhưng không có thanh điệu. Để ghi thanh điệu tiếng Lào, người ta dùng 3 loại phụ âm: trung, cao, thấp và 2 dấu “thô” (X), “ệc” (X) để ghi 6 thanh điệu. Chữ cái Ấn Độ ghi âm tiết, có chút ít ghi âm tố - phụ âm đầu nhưng vào Lào cách ghi âm tố được phát triển. Đó là cách ghi vần (thành một khối) cạnh phụ âm đầu. Các ký tự ghi nguyên âm có thể đặt trước, sau, trên, dưới, xung quanh ký tự phụ âm. Thanh điệu được ghi gắn với phụ âm và hai dấu. Thí dụ: p a i ghi là į; m u ghi là À´ö¾. Cái mà người Lào quan niệm là ngữ pháp, thật ra, đó là những quy định chính tả như cuốn ĸ-¨½¡º­ì¾¸ (“Vay nhạ còn Lào” - Ngữ pháp tiếng Lào) của Phu Mi Vông Vi Chít [184]. Cuốn Lịch sử chữ Lào của Ma hả Xi La Vị La Vông (1973) đi sâu nghiên cứu nguồn gốc và quá trình hình thành chữ Lào. Hiện nay, ở Lào có hai dạng chữ từ Ấn Độ đến Lào qua người Môn và người Khóm. Chữ Phạn (Sanskrit) một loại chữ gãy ở miền Bắc Ấn Độ được dùng để ghi kinh Phật Đại thừa và phái Xay Nha Xạt thuộc đạo Bà la môn. Đó là chữ Thay Nhơ. Còn chữ Pali, loại chữ tròn được cải biến thành chữ Thặm. Cả hai thứ chữ trên được kết hợp lại thành chữ Lào ngày nay. Chữ Lào hiện nay với nguyên tắc ghi âm phù hợp với tiếng Lào, có một hình thức gọn gàng, giản đơn, không bị ràng buộc bởi nguyên mẫu như kiểu chữ Thái Lan. Nhiều tác phẩm văn học, biên niên sử, dã sử... đều được ghi lại trên sách bằng lá cọ “bay lan”. 1.2.2.5. Phật giáo ở Việt Nam và Lào Việt Nam và Lào là hai quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, trong đó Phật giáo là tôn giáo lớn chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội. Có thể nói, đạo Phật có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá và tâm linh của nhân dân mỗi nước ở những mức độ khác nhau. Một số học giả phương Tây xếp văn hoá Việt Nam vào vùng văn hoá Đông Á và được coi là “đồng văn” với Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Hơn nghìn năm Bắc thuộc, văn hoá Việt Nam bị ảnh hưởng một cách cưỡng bức từ văn hoá Hán, trong khi sự giao lưu văn hóa Lào - Ấn Độ gần như là tự nhiên, bằng con đường hoà bình. Phật giáo ở Ấn Độ được truyền vào Việt Nam rất sớm theo hai con đường: - Con đường Nam truyền: theo đường biển qua Si Ri Lan Ka. Đây là con đường sớm nhất, có thể từ thế kỷ III - II trước công nguyên. Phật giáo qua Myanma - Vân Nam rồi theo thung lũng sông Hồng vào Việt Nam. - Con đường Bắc truyền: theo hướng đường bộ vào Trung Quốc đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tư tưởng Phật giáo đậm trong dân gian và Nho giáo ảnh hưởng chính trong cung đình. Còn Phật giáo ở Lào được xem là quốc giáo, có ảnh hưởng rất lớn đến dân gian và cung đình. Do đó, khác với Việt Nam, ở Lào, Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Trên khắp đất nước Việt Nam và Lào, hầu hết các làng lớn của người Việt và người Lào Thay đều rợp bóng những mái chùa cong Theo thống kê của Mặt trận Dân tộc Tổ quốc Lào, hiện ở Lào có 4937 chùa (thuộc Phật giáo Tiểu thừa của người Lào) và 8 chùa (thuộc Phật giáo Đại thừa chủ yếu của người Việt). cùng với những ngọn tháp trầm tĩnh. Từ khi Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo chính (58%) [13, tr.133], người Lào có lệ các vua trước khi lên ngôi hoặc những người dân trước khi đảm nhận một chức vụ hoặc công việc nào đó thường phải đi tu. Các chùa được xây dựng thêm nhiều thay cho việc phá bỏ đền miếu. Người Lào không chỉ thờ Phật mà còn thờ và cúng thần (thẻn)), ma (phỉ). Các loại ma (ma nhà, ma bản, ma mường) được người Lào Thay coi là thần bảo hộ của họ, nhưng đạo Phật lại được coi là nền tảng tư tưởng chung của toàn xã hội. Tuy bị lép vế so với Phật giáo nhưng địa vị của các thần, các ma vẫn không bị gạt ra khỏi đời sống tinh thần của nhân dân Lào. Theo Nguyễn Năm, “trong chừng mực nào đó, chính nền văn hoá gốc dân tộc vẫn là nền tảng bền chặt, nằm ở tầng sâu, còn đạo Phật, do được nhà nước phong kiến bảo hộ, trở thành chiếc áo khoác trùm lên trên tất cả” [140, tr.19]. Phật giáo vào Lào làm cho văn học Phật giáo ở Lào phát triển. Từ đó, không chỉ tầng lớp tăng lữ, sư sãi am hiểu sâu sắc kinh Phật mà nhiều tầng lớp khác cũng tiếp nhận thêm nguồn ảnh hưởng Phật giáo từ Miến Điện đến. Một số truyện cổ dân gian được viết bằng chữ “Thặm” trên các lá cọ như: Cham pa xì tộn (bốn cây cham pa), Phút Xa Thên, Ma hả Vệt như những đoá hoa văn học đầu mùa đều lấy đề tài từ văn học Phật giáo. Đến lượt mình, các truyện cổ dân gian ấy lại được lấy làm đề tài cho các bản trường ca như: Thạo Hùng, thạo Chương, Xỉn Xay, Nang Tèng On, Ka La Kẹt, Xu Li Vông... Có thể nói, thế kỷ XVII là thế kỷ thịnh vượng ở Lào. Trong thế kỷ này, các bản trường ca Lào được ra đời một cách rầm rộ và rực rỡ mà đội ngũ sư sãi và “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào là những người có công rất lớn. Sư sãi Lào không chỉ mang lại sự khởi sắc về Phật giáo cho xã hội Lào mà còn là những người đáng được ghi danh trong văn học Phật giáo; còn các “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào lại là những người có những đóng góp quan trọng đối với nền văn học dân gian Lào. Người Lào Thay theo đạo Phật, vì vậy ông mo không còn giữ được vị trí quan trọng như khi thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên và các ma theo quan niệm đa thần, bởi vì đội ngũ sư sãi đã thay thế họ trong nghi lễ Phật giáo. Truyền thuyết Khún Bu Lôm, Khún Bu Lo không chỉ kể về huyền thoại vua Khún Bu Lôm, người mở đầu cho các dòng họ vua Lào mà còn là nguồn tư liệu quý báu để nhà sư Ma hả Thếp Luổng và vua sư Ma hả Mông Khun Xít Thi viết bộ “Nị than” (sử thi) Khún Bu Lôm, Khún Bu Lo, dạng ban đầu còn sơ khai của những bộ lịch sử Lào sau này. Thơ ca Lào đạt đến trình độ cổ điển, đa dạng và phong phú cũng được dịp đua hương, khoe sắc với vần điệu mềm mại, êm tai là phương tiện thích hợp để xây dựng những truyện thơ dài. Có thể nói, sự kết hợp núi - rừng - sông - suối đã tạo nên những giai điệu cơ bản và đặc trưng riêng của văn hoá văn học Lào. Vì vậy, sông suối và những cuộc đi rừng, săn bắn luôn có mặt trong tục ngữ Lào. Còn ở Việt Nam, dưới triều Phật hoàng đức độ Trần Nhân Tông, Phật giáo Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đã nở rộ nhiều tác phẩm đồ sộ bởi những nhà sư có học vấn uyên thâm, trong đó có nhiều bài thơ vịnh cảnh nổi tiếng. Phật giáo cũng góp phần ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng cốt cách đôn hậu, nhân văn của người Việt. Qua kho tàng văn học dân gian Lào, ta thấy thấp thoáng bóng dáng của xã hội Lào xưa kia, thấy ẩn hiện quá trình hình thành âm thầm mà sôi động của xã hội Lào từ 1353 (thế kỷ XIV) khi đất nước Lạn Xạng ra đời cùng với bước chân chinh phạt của Phà Ngừm. Đó cũng chính là thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc nguyên thuỷ để chuyển sang một hình thái nhà nước còn rất sơ khai với các xiềng, các mường cổ đại. Từ nửa sau thế kỷ XIV và cả thế kỷ XV là thời kỳ Lào bắt đầu xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền sơ khai, vừa phải chống đỡ với tư tưởng ly khai của một số mường địa phương, vừa tiếp nhận một hình thái chuyển tiếp là sự qui phục của các mường đối với Mường Xoa. Từ đó, đạo Phật không chỉ có vai trò rất lớn trong xã hội và đời sống của nhân dân Lào mà còn được các chế độ quân chủ sử dụng để củng cố vương quyền. Tới thế kỷ XVI nước Lào bước vào thời kỳ xây dựng trên quy mô cả nước. Sau 24 năm lệ thuộc vào Miến Điện, Lào vừa phải chống chọi với các cuộc nổi dậy của một số mường phía Nam vừa xoá đi những ảnh hưởng đồng hoá của quân Miến Điện. Phà Ngừm đã sớm thấy được vị trí quan trọng và lợi thế của Viêng Chăn trong quốc gia Lào thống nhất. Nhưng phải đến năm 1553, nghĩa là sau hai thế kỷ, vua Xệt Tha Thi Rạt mới quyết định dời đô từ Xiêng Đôông Xiêng Thoòng (Luông Pha Băng), một dải đất vừa chật hẹp lại nằm lệch về phía Bắc trên con đường đi lại của quân Miến Điện về Viêng Chăn, một mường lớn, trung tâm, rộng rãi lại dồi dào lương thực thực phẩm. Từ đây, nhiều cung điện, chùa tháp nổi tiếng được xây dựng như Thạt Luổng (Tháp lớn) năm 1566, tháp Xỉ Khốt Ta Boong thuộc mường Ma Rúc Khạ Nạ Khon ở tỉnh Thà Khẹc, tháp Pha Nom, chùa Xi Xả Kệt (đầu thế kỷ XIX). Như vậy, trong nhiều năm, chùa, tháp, cung điện ở Lào đã được xây dựng khá nhiều, không chỉ ở Viêng Chăn, Luông Pha Băng mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Lào vốn là một quốc gia rộng lớn nhưng Hiệp ước Pháp - Xiêm (năm 1893) đã chia cắt 16 tỉnh và 20 triệu cư dân Lào cho Thái Lan nên ngày nay Lào chỉ là một quốc gia nhỏ bé, bị phân tán. Lào là một nước chậm phát triển với nền nông nghiệp tự cung tự cấp, còn dựa nhiều vào tự nhiên, khép kín đến từng gia đình và một cuộc sống ổn định, hiền hoà mang đậm nét riêng. Đạo Phật cũng ảnh hưởng đến tính cách của người dân Lào. Cuộc sống của người Lào bình yên đến mức phẳng lặng, không bao giờ to tiếng với nhau, làm gì cũng từ từ, không vội vàng, hấp tấp (“khòi khòi pay”). Đó là lối ứng xử cân bằng, mềm mại, hài hoà, êm thấm, không có gì thái quá. Cũng mang tính cách và văn hoá dân tộc nhưng tính cách ấy ở người Lào không giống người Việt, người Khơme và cả người Thái. Nó hoà quyện vào nhau, thâm nhập và hoà hợp với nhau, ít sự phân biệt, nhất là sự phân biệt giữa dân tộc chủ thể (người Lào Lùm) với các dân tộc thiểu số khác. Tinh thần hoà hợp dân tộc biểu hiện một cách nhất quán trong mọi mặt đời sống xã hội Lào, từ cách ăn mặc, lối cư xử đến tín ngưỡng, tôn giáo. Người Lào không muốn thay đổi hay xáo trộn, không ưa xung đột hay vũ lực mà thích đắm say trong tiếng khèn bè, tiếng hát lăm và điệu múa lăm vông rạo rực. Người Lào thích đông vui nhưng vừa phải, không quá ồn ào vì Lào là một nước nhỏ, dân số ít, lại trải dài dọc sông, dọc núi, sống bên cạnh những người láng giềng lớn hơn mình. Không có một đối sách nào mầu nhiệm hơn là người Lào phải đoàn kết, hoà hợp dân tộc, hoà hiếu với lân bang để cùng tồn tại hoà bình. Có thể nói, tính độc đáo của nền văn hoá Lào không những bị quy định bởi những điều kiện môi trường, lịch sử xã hội mà còn vì người Lào cũng như người Việt Nam hay người Thái Lan, ngay cả khi rất gần nhau, như họ với Thái Lan, vẫn có một tâm lý khu biệt nhau. Hơn nữa, sự phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng không như nhau. Mỗi dân tộc có sự đam mê riêng nên đã để lại những di sản văn hoá, những lối ứng xử không giống nhau. Có thể nói, so với Việt Nam, Lào là một quốc gia đất không rộng (vào loại trung bình ở Đông Nam Á), người không đông nhưng lại giống Việt Nam ở sự đa dạng thành phần dân tộc, đa nền văn hoá, cùng chung mối quan hệ mật thiết từ lâu đời và những trang sử hào hùng, rạng rỡ. Tiểu kết: Nói chung, Việt Nam thuộc mô hình văn hoá lúa nước vùng châu thổ, Lào là mô hình văn hoá lúa nước vùng thung lũng. Cái chung là làm ruộng nước, cái riêng là ruộng - rẫy (Lào) và ruộng - vườn (Việt); cái chung là đa dân tộc, cái riêng là Lào không có cư dân biển và chủ thể là người Lào, còn ở Việt Nam có đủ cư dân núi, đồng bằng và biển do người Việt làm chủ thể. Quan hệ Việt Nam - Lào, nói chung là hữu hảo và lâu đời nhưng tốt đẹp nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và lãnh đạo từ ngày 03/02/1930. Nếu như xưa kia, người Việt coi người Lào là phên dậu hơn là liên minh tự nhiên thì ngày nay, quan hệ hai nước được nâng lên thành liên minh chiến đấu, tình hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện. Nếu như quan hệ Việt Nam - Champa, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Thái Lan...có nhiều va chạm trong lịch sử thì Việt Nam và Lào ít xung đột vì không có sự lấn chiếm đất đai (người Việt và người Lào bị ngăn cách bởi dãy Trường Sơn). Chương 2 SO SÁNH NỘI DUNG TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀO 2.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 2.1.1. Tục ngữ Việt, Lào thể hiện nhận thức, tri thức về tự nhiên, thiên nhiên; phản ánh quê hương, đất nước 2.1.1.1. Thể hiện nhận thức, tri thức về tự nhiên, thiên nhiên Trong kho tàng tục ngữ của người Việt và người Lào có một bộ phận lớn khá quan trọng là phần tục ngữ về hai chủ đề: Giới tự nhiên, quan hệ của con người với giới tự nhiên; con người - đời sống vật chất, đời sống xã hội và tinh thần. Hai chủ đề này cùng phản ánh văn hoá ứng xử của con người trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nói cách khác, văn hoá ứng xử của con người không chỉ bó gọn trong sự giao tiếp giữa con người với con người (trong môi trường xã hội) mà còn được thể hiện trong nhận thức, tri thức của con người về tự nhiên, thiên nhiên (trong môi trường tự nhiên). Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc; nắng nóng, khắc nghiệt ở miền Trung; mưa, khô ở miền Nam. Mỗi miền với những đặc điểm riêng biệt của từng vùng, thời tiết vừa hiền hoà vừa dữ dằn. Thiên tai không còn là chuyện của trời đất mà liên quan và tác động đến cuộc sống con người, thậm chí không ít lần đã gây ra những thảm hoạ kinh hoàng không chỉ đẩy người dân vào cảnh “màn trời chiếu đất” mà còn cướp đi tài sản và sinh mạng bao người. Nghề nông, nhất là nghề trồng lúa lại càng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, thời tiết. Do vậy, trong kho tàng tục ngữ người Việt, có một tỷ lệ nhất định những câu nói về thời tiết với đầy đủ các khía cạnh của nó. Người Việt Nam, nhất là người nông dân không thể dửng dưng với các biểu hiện của thời tiết mà luôn tìm hiểu, chinh phục nó. Qua quan sát, theo dõi và nhận xét diễn biến của các hiện tượng thiên nhiên mà người lao động đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm xem thời tiết, tổng hợp tương đối chính xác tình hình khí hậu từng vùng, từng mùa và cả năm. Người Việt Nam chiêm nghiệm, nhận xét các triệu chứng của tự nhiên để dự đoán về thời tiết. Người Việt đã tích luỹ được một kho kinh nghiệm các căn cứ dự báo hết sức phong phú về tình hình thời tiết qua mối quan hệ giữa các hiện tượng của thiên nhiên: “Gió nam đưa xuân sang hè”, “Gió thổi là chổi trời”, “Trống tháng bảy không hội thì chay, gió tây may không dông thì bão”... (căn cứ vào gió); “Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng”, “Sao mau thì nắng, sao vắng thì mưa”, “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”... (dựa vào trăng, sao); “Mây thành vừa hanh vừa giá”, “Mây kéo ngược nước tràn bờ”, “Vẩy mại thì mưa, bối bừa thì nắng”... (dựa vào mây); “Sương sa hoa nở” (dựa vào sương); “Cò ăn ruộng sâu thì nắng, cò ăn ruộng cạn thì mưa”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”, “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”, “Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa”, “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”, “Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét”, “Kiến dọn tổ thời mưa”, “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”, “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”; “Ao tù vẩn đục và hôi, bọt nổi lên nước thì trời sắp mưa”, “Chĩnh đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng”, “Cỏ gà loang lổ, trời đổ mưa ngay”, “Đá đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng”, “Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc đến... (dựa vào dấu hiệu ở động, thực vật, đồ vật xung quanh); “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng tây mưa dây bão giật”, “Mống đông, vồng tây, không mưa dây cũng bão giật”, “Sấm động gió tan”, “Vồng chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm”... (căn cứ vào các hiện tượng trong khí quyển). Có khi xem các hiện tượng thiên nhiên người nông dân cũng có thể dự báo được kết quả của mùa vụ, cây trồng: “Cày ruộng tháng năm, xem trăng rằm tháng tám”. Ngược lại, đôi khi kết quả của cây trái, mùa màng cũng cho ta những dự báo về thời tiết: “Được mùa nhãn, hạn nước lên”, “Được mùa sim sắm xóc, được mùa móc sắm tơi”. Không chỉ chiêm nghiệm, nhận xét các hiện tượng về thiên nhiên, thời tiết, người Việt còn có những hiểu biết nhất định về quy luật của tự nhiên. Tục ngữ Việt có những câu sau: “Đã hay nắng lắm mưa nhiều”, “Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”, “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”, “Không có mây sao có mưa”, “Nắng chóng trưa, mưa chóng tối”. Con người đã biết lợi dụng hiện tượng thuỷ triều: (“Nước lên rồi nước lại ròng”) và hướng gió: (“Thuyền ngược ta khấn gió nam, thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may”) để phục vụ cho đời sống của mình. Thiên tai ở Việt Nam diễn biến thất thường, khó lường. Khi mùa thu hoạch đến, người nông dân vẫn phải chủ động phòng ngừa với tinh thần “xanh nhà hơn già đồng”. Không chỉ phòng ngừa trước mắt: “Chớp xa chạy trước, chớp gần, chậm bước chẳng sao”, “Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống”, dân ta còn đắp đê để chống lụt lâu dài: “Đê cao chẳng quản nước sông tràn vào”. Tuy nhiên, từ bao đời nay, nói chung, con người vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vẫn phải “trông trời trông đất trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm”, bởi cho đến bây giờ thì từ nước phát triển cho đến nước đang phát triển trên thế giới đều nhận ra rằng, con người tìm cách hoà điệu, thân thiện với thiên nhiên, nương theo tự nhiên là cách ứng xử khôn ngoan nhất và duy nhất đúng trước thiên nhiên. Thiên nhiên vốn mênh mang và bí ẩn. Những dự báo thời tiết qua những câu tục ngữ Việt như đã trình bày ở trên mới chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, bằng sự cảm nhận của các giác quan mà chưa nâng thành kiến thức khoa học có căn cứ lý luận vững chắc nên chỉ đúng với từng thời kỳ. Nhiều kinh nghiệm thời tiết qua tục ngữ chỉ phản ánh được những biểu hiện cụ thể của những quy luật tự nhiên tác động ở từng vùng, từng địa phương: “Chớp Bàu Tró không gió cũng lụt” (Bàu Tró ở Đồng Hới), “Chớp chài đội mũ, mây phủ Đá Bia, ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút” (núi Đá Bia ở Phú Yên), “Chớp Bùng thì chớ, chớp Lớ thì mưa” (Núi Bùng và núi Lớ ở Ninh Nhất, Hoa Lư, Ninh Bình), “Chớp chợ Chè không què thì trệt” (Chợ Chè ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình), “Chớp Đèo Le lấy ghè đựng nước” (Đèo Le ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam), “Chớp gành Gà ở nhà mà ngủ, chớp Phủ Cũ không rủ cũng đi, chớp Đề Gi dễ đi dễ chết” (thuộc Quảng Bình), “Chớp ngã Cồn Tiên mưa liền một trộ” (thuộc Quảng Trị), “Chớp ngả Eo không nghèo chi nước” (ở Thừa Thiên - Huế), “Cơn mưa đằng Ghềnh lấy trành hứng nước” (ở Phú Thọ). Bởi vậy, những câu tục ngữ này mang tính địa phương, đúng ở từng thời điểm nhất định. Đây là kết quả của sự tập hợp những quan sát được hoặc trong quá trình lao động và khai thác tự nhiên. Dù sao, những kinh nghiệm trực quan đã được tích luỹ ấy cũng giúp ích cho con người trong việc hoà điệu với thiên nhiên, tổ chức cuộc sống của mình. Trong khi đó, tục ngữ Lào chỉ có một số lượng câu rất hạn chế đề cập đến những kinh nghiệm về thời tiết. Thí dụ: “Đẹt oọc moọc vai” (“Nắng lên sương tan”), “Phổn tốc phạ chẹng, phổn xị lẹng phạ mựt” (“Sắp mưa trời sáng, sắp hạn trời tối”), “Phạ xị phổn àu lôm ma ạng, phủa xị hạng àu lường ma xày” (“Sắp mưa trời khoe gió, chồng sắp bỏ vu chuyện cho”). Tuy ít bị thảm hoạ thiên tai hơn Việt Nam và các nước láng giềng nhưng người Lào vẫn không quên ý thức phòng ngừa những tác hại do thời tiết gây ra: “Phòng ngừa tốt hơn chữa chạy”. Mặt khác, hầu như tục ngữ Lào ít nói về thời tiết ở từng địa phương hơn, nếu ta so với tục ngữ của người Việt. Tóm lại, tuy cùng nói về chủ đề thời tiết nhưng về mức độ, người Lào nói ít hơn người Việt rất nhiều, phải chăng vì ở Lào ít xảy ra thiên tai, các hiện tượng thời tiết ít diễn biến thất thường như ở Việt Nam. Nội dung của những câu tục ngữ Việt về thời tiết hoàn toàn khác biệt với những câu tục ngữ Lào cùng chủ đề này, bởi điều kiện địa lý và tự nhiên cũng như khí hậu của hai nước về cơ bản là khác nhau. 2.1.1.2. Phản ánh quê hương, đất nước a) Phản ánh lễ hội, lễ nghi, phong tục Ở cả hai nước, lễ hội cổ truyền diễn ra quanh năm, không vùng nào, nơi nào là không có. Ở Việt Nam, các lễ hội hàng năm ở vùng Kinh Bắc tuân theo một sự biến đổi thời tiết rất chặt chẽ: “Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Dóng”. Có những lễ hội tưởng niệm các anh hùng dân tộc đã có công với nước như hội Dóng ở Gia Lâm và Sóc Sơn (Hà Nội): “Ai ơi mồng chín tháng tư, không đi hội Dóng cũng hư một đời”, hội Khám, hội Dâu ở đồng bằng Bắc Bộ: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu nhớ về hội Dóng”. Dân gian tôn xưng Bà Liễu Hạnh là Mẹ và người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo là Cha: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Lễ hội thật sự cuốn hút và cần thiết với người dân Việt như hội Cổ Loa ở Đông Anh (Hà Nội): “Bỏ con bỏ cháu, không bỏ hội mồng sáu tháng giêng” hoặc hội mang tính tâm linh như chợ cầu may đầu năm mới ở một số vùng quê Nam Định: “Bỏ con bỏ cháu không ai bỏ hai mươi sáu chợ Yên, bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám” (ở chợ Yên, chợ Viềng). Có nhiều lễ hội độc đáo như hội chọi trâu ở Đồ Sơn: “Mồng mười tháng tám, đúng đám chọi trâu, dù ai buôn đâu bán đâu, mồng mười tháng tám chọi trâu cùng về”. Đó còn là những buổi chợ phiên mang đậm nét văn hoá tiêu biểu của các vùng miền như chợ Trôi, chợ Sêu ở Hoài Đức (Hà Nội): “Bỏ con bỏ cháu, chớ bỏ 26 chợ Trôi”, “Bỏ con bỏ cháu, chớ bỏ 26 chợ Sêu”; chợ Ninh (Hải Hậu- Nam Định): “Bỏ con bỏ cháu không bỏ 26 chợ Ninh”; chợ Hoàng (ở Nga Sơn- Thanh Hoá): “Bỏ con bỏ cháu, không bỏ phiên hăm sáu chợ Hoàng”; chợ Chìa (ở Tĩnh Gia- Thanh Hoá): “Bỏ con bỏ cháu, không bỏ phiên mùng sáu chợ Chìa”,... Tục ngữ như cuốn sổ không chỉ ghi chép thời gian các phiên chợ mà còn lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng ở các chợ miền quê. Các lễ hội ở Lào được các cư dân Lào Thay gọi là “bun”. “Bun” còn có nghĩa là phúc, sự trùng hợp giữa quan niệm của đạo Phật (“Làm phúc được phúc”) với lời cầu khẩn của dân gian. Người Lào Thay tự hào là chủ nhân của những lễ hội truyền thống tốt đẹp, mang đậm nét đặc trưng của người Lào. Năm 1566, tháp Thạt Luổng (Tháp lớn) được xây dựng không chỉ là một thắng cảnh đáng tự hào của người dân Viêng Chăn mà còn là nơi diễn ra ngày hội Thạt Luổng vào dịp trăng rằm tháng 12. Từ đây, đời sống văn hoá từ thủ đô Viêng Chăn toả về các địa phương trong cả nước Lào. Một số hội ở Viêng Chăn cũng mang tính tiêu biểu cho cả nước… Xu hướng văn hoá địa phương được quốc gia hoá, gia nhập vào sinh hoạt văn hoá chung của cả nước cũng đã thể hiện. Nói cách khác, văn hoá trung tâm lan toả đến các địa phương làm cho nhịp sống văn hoá địa phương được thu hút vào nhịp sống văn hoá chung cả nước. Hội “Bun băng phay” (hội đốt pháo thăng thiên) gắn với nghi lễ cầu mưa được tổ chức rầm rộ ở Phù Thay Trung Lào để cầu mong cho nông dân gặp mưa thuận gió hoà, cầu cho quốc thái dân an. Giống như Việt Nam, mỗi địa phương ở Lào cũng đều có những ngày lễ hội riêng của mình, dần dần quy mô được mở rộng thành lễ hội tiêu biểu trong cả nước như: “Bun xồng hưa” (hội đua thuyền) với những cuộc đua thuyền rộn rã trên sông, thường gắn với hội thả đèn và lễ chào trăng nên rất được người dân Lào ưa thích. Ngoài ra, còn có “Bun Thạt xỉ khôốt Ta boong” vào tháng 12, “Bun Thạt Pha nom”, “Bun Vát Phu” (hội chùa Đá) ở Chăm Pa Xắc vào tháng 3. “Bun hốt nặm” (hội té nước) còn gọi là hội năm mới (bun pi mày) là ngày hội lớn nhất và quan trọng nhất. Đó cũng là ngày Tết cổ truyền của nhân dân Lào (vào các ngày 13, 14, 15 tháng tư dương lịch). Trên đất nước Việt Nam, nhiều lễ tết cổ truyền trên khắp các vùng miền cũng được tổ chức như lễ Nguyên tiêu tức tết Thượng Nguyên, tết hướng Thiên cầu phúc: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Trong đó, tết Nguyên Đán ở Việt Nam là một lễ hội đặc biệt và thiêng liêng. Người Việt xưa “ăn tết” và “vui tết” là chủ yếu nên mới có câu “Đói cho chết ngày tết cũng no”, “Đói giỗ cha no ba ngày tết”, với những nét văn hoá ẩm thực rất đặc trưng: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Sau này, người ta mới chú ý đến việc “chơi tết”: “Làm cả quanh năm, chơi ba ngày tết”. Khi tết đến, người Việt quây quần, sum họp gia đình trong niềm vui đoàn tụ (“vui như tết”), còn người Lào thường tham gia các hoạt động vui chơi tập thể hoặc lễ Phật tại các chùa vì người Lào thường nói với nhau “khồn Lào mắc muồn” (người Lào thích vui). Hội năm mới (bun pi mày) còn gọi là hội té nước (bun hốt nặm) của người Lào gắn với nghi lễ nông nghiệp (cầu mưa), còn là nghi thức của Phật giáo, nhờ nước mà con người tẩy rửa được cái xấu của năm cũ, đón nhận cái tốt đẹp, thanh khiết của năm mới. Tết Nguyên Đán ở Việt Nam và tết năm mới của người Lào đều có chung mục đích là cầu mùa và cầu phúc. Nhưng người Việt tiếp thu tết Nguyên Đán của phương Bắc nên thiên về cầu phúc; còn tết năm mới của người Lào lại thiên về cầu mùa (lễ té nước). Do đó, có những nghi lễ giống nhau nhưng cũng có nhiều nghi lễ khác nhau. Như vậy, lễ hội và lễ tết ở Việt Nam và ở Lào cùng có những điểm tương đồng của cư dân trồng lúa nước tuy thời gian, không gian, mục đích và phương thức tổ chức lễ hội mang những dáng vẻ khác nhau. Dù ở đâu thì lễ hội cũng gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức tế tự để con người giao tiếp với thần linh. Phần tế tự mang đậm ý nghĩa tâm linh, thần bí, linh thiêng, khác với thế giới trần tục của con người. Người Việt và người Lào đều có tục xem quẻ, dùng bài khấn, bài tụng, đốt vàng mã để cầu xin, bùa chú để trừ tà ma và các hình thức diễn xướng khác. Trong không gian linh thiêng, con người như được hoà vào thế giới của thần linh. Còn phần hội luôn tạo ra một không khí vui tươi, náo nhiệt (“vui như hội”) với các cuộc thi đua sức đua tài, đua trí như đua thuyền, đấu vật, kéo co, chọi gà, đánh cờ người, đánh đu, đốt pháo thăng thiên... lôi cuốn và thôi thúc con người thăng hoa trong tình cảm cộng đồng. Có nơi, trong những ngày hội còn có thêm các hình thức diễn xướng dân gian mang tính tổng hợp gồm cả ca, nhạc, múa. Người Việt có thêm ca múa nhạc cổ truyền; người Lào Thay có “lăm” (múa) như: lăm vông, lăm vạy, lăm loòng, lăm tơi, lăm tắt, lăm đơn đông, lăm phơn, lăm lường... và những “lăm” có tính địa phương như: lăm Xa La Van, lăm Xì phăn đon; đồng thời có tới dăm bảy chục điệu “khắp” (hát dân ca) mang tính địa phương như: khắp Xầm Nưa, khắp Ngừm, khắp Xa La Van dưới hình thức hát đối đáp hấp dẫn những chàng trai, cô gái Lào. Có thể nói, vai trò của các nghệ sĩ dân gian (“mỏ lăm”) là đặc biệt quan trọng trong các hình thức diễn xướng dân gian nói trên. Các lễ hội ở hai nước đều diễn ra quanh năm, trong không khí tưng bừng và niềm vui rộn ràng nhưng chủ yếu vào mùa xuân hoặc những lúc nông nhàn, với mục đích chủ yếu là giao lưu, cầu nguyện và tạ ơn. Người Việt và người Lào tạ ơn trời, Phật và cầu nguyện tổ tiên, ông bà, cha mẹ phù hộ độ trì cho cuộc sống của cháu con. Họ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Tuy nhiên, thời gian, không gian, phương thức tổ chức lễ hội ở hai nước, thậm chí ở từng vùng của mỗi nước cũng mang những sắc thái riêng. Các ngày hội truyền thống của người Lào đều theo Phật lịch, trong khi đó lễ hội của người Việt lại theo âm lịch và tập trung nhiều vào mùa xuân, chủ yếu là tháng giêng sau tết: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Nhưng tiếc rằng, các lễ hội ở Lào rất ít được ghi lại trong những câu tục ngữ Lào. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có những nét văn hoá đặc trưng của riêng mình. Trong bức tranh đa sắc màu văn hoá ấy, tục ăn trầu và uống chè của người Việt ở châu thổ sông Hồng đã có từ ngàn xưa. Khi tiếp khách, người Việt thường mời nước, mời trầu: “Uống nước trà tàu, ăn trầu cơi thiếc”. Câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cho thấy miếng trầu không chỉ là sự khởi đầu của tình cảm mà với nam nữ thanh niên nó còn là cội nguồn để bắt đầu một tình yêu, một lời hẹn ước: “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Hình tượng trầu cau có một ý nghĩa nhân bản. Đó là tình yêu thuỷ chung và khoan dung. Chuyện kể rằng, có hai anh em rất giống nhau. Người anh cưới vợ nhưng người vợ không phân biệt được ai là chồng mình. Người em liền bỏ đi để anh chị sống được hạnh phúc và cuối cùng biến thành hòn đá. Người anh đi tìm và chết, biến thành cây cau. Người vợ đi tìm chồng và chết hoá thành cây trầu không. Quả cau ăn với lá trầu không, thêm tí vôi sẽ cho một màu đỏ, ăn vào ấm bụng, môi đỏ. Từ đó, triết lý trầu cau trở thành triết lý sống nghĩa tình của người Việt. Trầu cau không chỉ gắn bó chặt chẽ và lâu đời với đời sống của người dân Việt Nam mà còn là một nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người Việt. Trầu cau được dùng làm đồ sính lễ trong các đám hỏi, đám cưới, thay cho thiếp báo, lời mời trước ngày hôn lễ. Cô gái nhận trầu tức là đã nhận lời yêu. Trầu cau thành vật trao duyên giữa đôi trai gái, là sự giao hoà tình cảm giữa đôi bên. Miếng trầu ngày cưới làm đắm say tình duyên đôi lứa, thêm đậm lòng bà con, khách mời đến chung vui. Ngoài ra, tục cúng cơm mới của người Việt đồng bằng châu thổ sông Hồng còn lưu giữ được nét đẹp tự ngàn xưa đối với ông bà tổ tiên; tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” khi đi chợ “ra hàng” đầu năm mới còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Câu “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam” nói về tập tục chọn hướng nhà theo thuật phong thuỷ của người Việt ở Bắc bộ. Có nhiều câu tục ngữ Việt nói về các lễ nghi, cưới hỏi, các tập tục hàng ngày. Các câu “Con dâu về nhà mụ gia ra cổng”, “Dâu vô nhà mẹ già ra ngõ” phản ánh phong tục trong lễ cưới ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ xưa kia. Trong các gia đình nông thôn Việt Nam, người phụ nữ được coi là “nội tướng”, chuyên đảm trách việc nội trợ gia đình. Khi cưới con dâu về, người mẹ chồng ôm bình vôi ra khỏi ngõ, tránh sang hàng xóm là có ý muốn nhường quyền “nội tướng” của mình cho con dâu, là cầu mong cho gia đình trên thuận dưới hoà. Câu “Thuyền theo lái, gái theo chồng” cũng nói về phong tục cưới hỏi. Người con gái lấy chồng phải đi theo chồng và lo toan mọi việc cho gia đình chồng, khác với một số dân tộc ít người khác là người chồng về sống ở rể nhà người vợ (thí dụ người Chăm, người Ê Đê). Trong tang ma, người Việt chuẩn bị khá chu đáo và kỹ lưỡng. Ở một số địa phương, người cao tuổi mất đi được xem như là một sự mừng: “Trẻ làm ma, già làm hội”. Có nơi còn đốt pháo để đưa tiễn người thân về nơi cực lạc. Tục ngữ Việt có những câu nói về cách thức đưa tang này. Lúc đưa tang bố, con trai phải mặc áo xô, đội mũ rơm và chống gậy tre đi sau quan tài (“cha đưa”); khi đưa tang mẹ, con trai cũng áo xô, mũ rơm nhưng chống gậy vông đi giật lùi phía đầu quan tài (“mẹ đón”): “Cha đưa mẹ đón”, “Bố gậy tre, mẹ gậy vông”, “Bà gậy vông, ông gậy tre” (Câu “Cha đưa mẹ đón” còn có cách hiểu là nói về tục dẫn dâu ở một số địa phương đồng bằng Bắc bộ. Người con gái đi lấy chồng thường được người cha đưa về nhà chồng). Những người là con gái, con dâu thì xoã tóc, đội mũ mấn (bằng vải xô khâu thành chóp) có miếng vải xô che mặt: “Cha buông mẹ vén”. Có thể nói, ở Việt Nam không đám tang nào là không có tiếng kèn, tiếng trống thảm thiết, não nùng để hoà cùng hoặc thay cho tiếng khóc: “Sống dầu đèn, chết kèn trống”. Trong tang ma, còn song hành hai quan niệm, hai cách nhìn đối lập. Một quan niệm cho rằng, chết chưa phải là hết mà là sự tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác nên việc tang ma được tổ chức như là một cuộc tiễn đưa, bởi người Việt quan niệm “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Có nơi còn cho cả cây cối để tang gia chủ. Lại có người coi cái chết là sự kết thúc tất thảy nên việc tang ma là việc đau đớn, thương xót, đầy lưu luyến cần níu giữ lại. Dù nghi lễ, cách thức tổ chức tang ma mỗi nơi mỗi khác nhưng tất thảy đều thể hiện niềm tiếc thương vô hạn của người thân đối với người đã mất, đều mong muốn linh hồn người đã khuất được siêu thoát nơi chín suối hoặc được lên cõi niết bàn. Người Việt và người Lào cùng có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ở Việt Nam, trên phạm vi cả nước, người Việt có đền Hùng để thờ các vua Hùng và coi ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Từ lâu, ở các vùng quê, nhiều làng đã lập đền thờ các Thành hoàng của làng, nhiều dòng họ xây dựng từ đường để thờ cúng tổ tiên. Trong mỗi nhà, người ta lập bàn thờ ông bà, cha mẹ ở nơi trung tâm và trang trọng nhất, bởi người Việt nghĩ: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Họ thành kính dâng lên tổ tiên, ông bà, cha mẹ những nén hương thơm, những miếng ngon miếng lạ trong những ngày rằm, mồng một hoặc những khi đi xa về gần. Họ cầu khấn linh hồn tổ tiên về chứng giám và phù hộ độ trì cho con cháu. Ngày cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là những ngày đoàn tụ ấm cúng, con cháu được ăn ngon hơn, thoải mái hơn: “Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông”. Trong những dịp ấy, người ta thường mang một số món sang biếu hàng xóm hoặc giúp đỡ kẻ nghèo khó, bởi “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Tục thờ cúng cá Ông (hay cá voi) của ngư dân miền biển: “Ông lên hiệu, liệu mà trốn” lại là sự kết nối những nét đẹp văn hoá biển của hầu hết các nước có biển trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài Tết, ngày lễ Vu lan của Phật giáo vào rằm tháng bảy âm lịch là ngày báo hiếu. Đây là ngày ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là dịp để xua tan hận thù, hỉ xả khoan dung. Lễ Vu lan không chỉ là ngày quan trọng đối với tăng ni Phật tử mà đã trở thành phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, một ngày lễ đi vào đời sống tâm linh của nhiều người dân Việt Nam. Lễ Vu lan báo ơn cha mẹ, không những cúng cho những người đã khuất mà còn là dịp để mọi người nhìn nhận lại những việc đã làm với người còn sống. Đây cũng là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và báo đáp công ơn ông bà cha mẹ với dạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Lễ Vu lan còn được dân gian gọi là ngày “xá tội vong nhân” hay ngày “cúng chúng sinh”, bởi trong ngày này, những linh hồn oan khuất được xá tội để về hưởng chút hương khói của cháu con. Ngày này, bát cháo cô hồn, tục “phóng sinh” ở một số địa phương mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Người ta thả chim, thả cá để cho chúng được trở về với thiên nhiên, thoát kiếp cá chậu chim lồng. Người ta đến với lễ hội với những mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để tạ ơn trời đất, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cầu xin mưa thuận gió hoà, mọi sự an lành, hỉ xả. Người Lào cũng có tục “phóng sinh”, đi “khất thực”, có chum nước trước nhà để giúp đỡ người cơ nhỡ, kẻ nghèo khó và quyên góp cho nhà chùa. Tóm lại, tục ngữ phản ánh về phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền của hai dân tộc Việt - Lào đã mang đến những vẻ đẹp văn hoá, những nghi lễ cổ truyền, những âm vang truyền thống, những giá trị muôn đời, những trang trọng ngàn xưa. Tuy nhiên, tục ngữ Lào còn thiếu vắng những câu ghi lại nét đẹp về các khía cạnh văn hoá nói trên của người Lào. b) Hình ảnh quê hương, đất nước giàu đẹp Tục ngữ Việt và tục ngữ Lào đều có những câu khắc hoạ bức tranh toàn cảnh, tươi tắn và đẹp đẽ về quê hương, đất nước. Qua tục ngữ Việt, hình ảnh quê hương đất nước Việt Nam tươi đẹp hiện lên lung linh với những luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình: “Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”. Sự đa dạng của địa hình, lãnh thổ và khí hậu Việt Nam đã tạo nên sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp vùng nhiệt đới. Tục ngữ Việt đã giới thiệu những “của ngon vật lạ” trên khắp các miền quê. Vùng nào cũng có những sản vật nổi tiếng: “Rượu kẻ Mơ, cờ Mộ Trạch”, “Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ”, “Tương Nhật Tảo, đào Nhật Tân”, “Khoai lang Triều Khúc, bánh đúc Đơ Bùi”, “Nước mắm Kẻ Đô, cá rô đầm Sét”... Có nhiều sản vật nổi tiếng được tục ngữ ghi lại như là những đặc điểm địa phương. Có những món chỉ tồn tại ở một vùng: “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, “Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dì (dày) Quán Gánh”. Trong tục ngữ có nhiều địa chỉ ẩm thực của các vùng quê. Những địa danh gắn liền với những sản vật nổi tiếng đã được liệt kê khá đầy đủ trong tục ngữ, như: “Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Dú...”, như: “Rau cải làng Tiếu nấu nước điếu cũng ngon”; như: “Dứa Hướng Đạo, gạo Long Trì”; như: “Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ”... Mỗi loại sản vật đều gắn với một miền quê đã đi vào lịch sử ẩm thực của bao thế hệ người Việt Nam. Nhiều kinh nghiệm chế biến và nấu nướng được truyền lại cho con cháu, gọi là gia truyền hoặc bí truyền. Do đó, từ lâu ở Việt Nam đã hình thành nhiều làng nghề truyền thống: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”, “Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dì (dày) Quán Gánh”, “Chè vối Cầu Tiên, bún sen Tứ Kỳ”... Nhiều gia đình đã có những người giỏi nghề nấu ăn. Tục ngữ về ẩm thực Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hoá ẩm thực của các vùng miền. Tục ngữ nói về các món ngon và phong cách ăn uống của người Việt mà như nói với ta nhiều hơn về quê hương, đất nước và truyền thống văn hoá tốt đẹp ở làng quê. Trong khi đó, hình ảnh nông thôn, đất nước Lào giàu đẹp và hùng vĩ cũng in đậm trong tục ngữ Lào. Ở đó có những cánh đồng xanh ngút ngàn như: Mường Sỉnh, Xay Nhạ Bu Li với những thung lũng trù phú như: Nặm Bạc, Nặm Thà; với những rừng cam trĩu quả soi mình trên mặt nước sông lấp loá; Và nổi bật lên là cao nguyên Mường Phuôn của Xiêng Khoảng với rừng khôộc, rừng đào, rừng lê trĩu quả và hương thơm ngào ngạt. Con người như đắm chìm trong màu xanh, sắc vàng của cỏ cây, hoa trái. Ở đó có Cánh đồng Chum (“Thông hảy hỉn”) Cánh đồng Chum là một di sản văn hoá nổi tiếng của Lào trên cao nguyên Mường Phuôn (Xiêng Khoảng). Nơi đây có hàng nghìn chiếc chum đá nặng từ 600 kg đến 1 tấn nằm rải rác trên cánh đồng dọc theo biên giới phía Bắc của dãy Trường Sơn với ba địa điểm chính là Bản Ang, Bản Lắt Sén và Bản Sua. Cánh đồng Chum tại Bản Ang nằm trên một ngọn đồi gió lộng, xung quanh là khu rừng khoọc thưa thớt, xa xa là dãy Trường Sơn điệp trùng. Một bậc hang đá dài dẫn tầm nhìn của du khách xuyên qua hàng phi lao, thấp thoáng trong ánh bình minh bóng những chiếc chum lớn nằm nghiêng nghiêng cô độc. Cánh đồng Chum hiện ra mênh mang với những cái chum lớn nhỏ, nằm cô độc, cái quây tụ thành nhóm…nằm ngổn ngang trên nền đất khô cằn xơ xác rộng khoảng 25 héc ta. Bản Ang là địa điểm nổi tiếng nhất với 334 chum được tìm thấy. Đa phần là những chiếc chum không có nắp, có hình dạng vuông tròn khác nhau, cái đứng hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất, có chiếc đã vỡ, thủng đáy hoặc sứt mẻ (dẫn theo Báo điện tử Vnexpress.net, ngày 11/5/2007).Có nhiều truyền thuyết về những chiếc chum đá. Có người cho rằng, đây là những bình ủ rượu mà vị vua Lào cổ đại Thạo Chương (Khun Chengung), vị anh hùng dân tộc, đã dùng để khao quân sau khúc khải hoàn. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng về giả thuyết cho rằng, Cánh đồng Chum là một nghĩa trang khổng lồ, mỗi chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng một xác người. Một số người khác cho rằng, những chum đá này chỉ để chứa nước mưa, nước suối làm nước uống cho quân lính thời xưa. với những bãi chum đá, một minh chứng cho nền văn hoá cổ xưa của người Lào. Cánh đồng Chum qua các truyền thuyết Lào không chỉ là chứng tích lịch sử mà đã trở thành cái tên riêng cho một cánh đồng đã đi vào huyền thoại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Lào. Ngoài ra, Lào còn là xứ xở của núi rừng. Rừng Lào là nơi hội tụ của các loài chim muông, cầm thú. Trong đó, voi không những có giá trị lớn về vận tải trong điều kiện núi non hiểm trở của Lào mà còn cung cấp ngà làm hàng mỹ nghệ. Voi còn là người bạn gắn bó thân thiết từ lâu với đời sống của nhân dân Lào. Ngay từ khi lên ngôi, Phà Ngừm đã đặt tên cho xứ sở của hoa cham pa và những điệu Lăm vông nổi tiếng là “Lạn Xạng” (triệu voi). Câu “Ắt Ta Pư bán vàng đổi lấy gà, Xa Ra Van bán voi đổi lấy đuốc” nói về vẻ đẹp và sự giàu có của hai tỉnh Ắt Ta Pư và Xa Ra Van ở Hạ Lào. Hai tỉnh này thừa voi, thừa vàng nên đã đem đổi lấy gà để ăn, lấy đuốc để thắp sáng. Câu “Ắt Ta Pư bán vàng đổi lấy gà, Phạ Phô bán voi đổi lấy đuốc” cũng có nội dung tương tự. Phạ Phô xưa nay vốn có nhiều voi nhưng đất Phạ Phô lại có nhiều đá sỏi lổn nhổn nên mùa mưa mà có voi chuyên chở thì tiện nhất. Vì vậy, người dân Phạ Phô đi mua voi ở Ắt Ta Pư trước tiên là để dùng sau đó vì nhu cầu ngày càng lớn, lại là một nguồn lợi kinh tế nên họ đã nuôi voi thành đàn để bán lại. Cảnh vật thiên nhiên Lào hấp dẫn in bóng những mái chùa cong, những ngọn tháp vừa cổ kính, vừa nên thơ. Có thể nói, đất đai, núi rừng, thiên nhiên Lào tươi đẹp và hùng vĩ đã in đậm trong văn học Lào nói chung, trong tục ngữ Lào nói riêng. Câu “Chết thì cũng muốn chết nhưng chỉ sợ chết rồi lại tiếc mỏ muối” của nhân dân lao động tỉnh Phong Xa Lì (Bắc Lào), nơi có nhiều mỏ muối lộ thiên nói về sự giàu có của tỉnh này. Ở Trung Lào còn có nhiều loại chim muông cầm thú, có mỏ thiếc Bò Nèng, Phôn Tựu; có cánh đồng Ma hả Xay rộng lớn, lúa vàng mẩy hạt trĩu bông, nơi q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docso_sanh_tuc_ngu_viet_va_tuc_ngu_lao_7682.doc