Luận văn Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 - 2005)

Tài liệu Luận văn Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 - 2005): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHÍ VĂN LIỆU SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1988 - 2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHÍ VĂN LIỆU SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1988 - 2005) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Với lòng biết ơn chân thành, ...

pdf125 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 - 2005), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHÍ VĂN LIỆU SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1988 - 2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHÍ VĂN LIỆU SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (1988 - 2005) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Tiến - Người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Lê Xoay và các thầy cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tới Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Văn phòng tỉnh uỷ Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên … đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2009 Tác giả Phí Văn Liệu DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 ĐB : Đồng bằng HN : Hà Nội Nxb : Nhà xuất bản m, s, th ( ’’ ’’ ’’ ) : Mẫu, sào, thước MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................................................................................... 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 NỘI DUNG ................................................................................................................................................................................................................ 10 Chương 1: TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1988 ...................................................................................................................... 10 1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................................. 10 1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1988 .................... 18 1.3. Phương thức khai thác ruộng đất ............................................................................................................... 46 Chương 2: SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN SAU KHOÁN 10 (1988 – 2005) ..................................................................................................................................... 57 2.1. Những chuyển biến về sở hữu ruộng đất ...................................................................................... 57 2.2. Phương thức khai thác ruộng đất ............................................................................................................... 85 2.3. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân .......................................................................................................................................... 99 KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................................................................................109 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................................................................................114 Phụ lục DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Số dân di cư đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938 ......................................................................... 17 Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của người Pháp ở Thái Nguyên ..................................................... 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Biểu 3: Các đồn điền của người Việt ở Thái Nguyên đến năm 1945 21 Biểu 4: Ruộng đất 7 đồn điền của Pháp và Việt gian phản động bỏ chạy đem tạm cấp cho nông dân năm 1950 .................................................................................................................. 22 Biểu 5: Tỷ lệ số địa chủ phát canh thu tô và thuê mướn nhân công ....................................... 24 Biểu 6: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và sự chuyển dịch ruộng đất trước cái cách ruộng đất ...................................................................................................................................................................... 25 Biểu 7: Chiếm hữu ruộng đất của phú nông (năm 1945) ............................................................................... 26 Biểu 8: Biến động ruộng đất của phú nông qua các thời kỳ .................................................................. 26 Biểu 9: Sở hữu ruộng đất của trung nông, bần nông và cố nông (năm 1945) ............................................................................................................................................................................................................................................. 28 Biểu 10: Sở hữu ruộng đất của nông dân qua các thời kỳ .......................................................................... 30 Biểu 11: Số ruộng đất chia cho nông dân 75 xã cải cách ruộng đất ..................................... 32 Biểu 12: Diện tích ruộng đất công tại 75 xã trước cải cách ruộng đất ............................ 33 Biểu 13: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp ở Thái Nguyên qua các năm........... 40 Biểu 14 : Diện tích cây lương thực ở Thái Nguyên qua các năm ............................................. 51 Biểu 15: Diện tích, năng suất và sản lượng chè ở Thái Nguyên qua một số năm ..................................................................................................................................................................................................................................................... 52 Biểu 16: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp qua các năm ..................................................................... 68 Biểu 17: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1996- 2005 .............................. 78 Biểu 18: Các loại đất nông nghiệp ở Thái Nguyên năm 2005 ......................................................... 80 Biểu 19: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ 1990 đến 2005 ................................................................................................................................................................................................................................................ 82 Biểu 20: Bình quân lương thực trên đầu người trên năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cả nước và Thái Nguyên ....................................................................................................................................................................................................................................... 84 Biểu 21: Diện tích đất lúa và lúa màu của huyện Đại Từ năm 2000 ............................................... 86 Biểu 22: Diện tích đất trồng lúa, lúa màu huyện Võ Nhai năm 2000 ............................................ 87 Biểu 23: Diện tích các loại cây trồng ...................................................................................................................................................... 90 Biểu 24: Diện tích cây lương thực có hạt ở Thái Nguyên từ 2000 - 2005 ............. 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Biểu 25: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lạc, đậu tương ở Thái Nguyên qua các năm. .................................................................................................................................................................................. 92 Biểu 26: Diện tích và sản lượng chè ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 ........................ 93 Biểu 27: Diện tích một số loại cây ăn quả ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 .............. 96 Biểu 28: Số trang trại phân theo huyện thành phố, thị xã .......................................................................... 98 Biểu 29: Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005 ............................................................ 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ruộng đất - tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của cư dân nông nghiệp. Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng và quý giá. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, Nhà nước phong kiến luôn luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Các vương triều phong kiến Việt Nam đều coi vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt và luôn đề ra được những chính sách để nắm được ruộng đất. Thông qua việc nắm ruộng đất trong tay, Nhà nước phong kiến lấy đó làm nguồn thu thuế, làm bổng lộc, lương cho đội ngũ quan lại và binh lính, đồng thời giải quyết được một phần những đòi hỏi của nông dân - lực lượng chiếm đông đảo và quan trọng nhất của xã hội nhằm tạo ra sự bình ổn cho đất nước. Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược và đặt ách cai trị lên đất nước ta. Dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của đế quốc Pháp cùng với việc bao chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến đã làm cho sở hữu ruộng đất của người nông dân ngày càng bị thu hẹp. Nông dân phần lớn rơi vào tình cảnh hoặc là có ít ruộng đất hoặc không có ruộng đất để canh tác, nên nguồn sống chính của họ phải đi lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê cho gia đình địa chủ. Bởi vậy, khát vọng có ruộng đất để làm ăn đi liền với độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết với nông dân. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đề ra nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để giành lại độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc. Với đường lối cách mạng đúng đắn như trên đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân và các tầng lớp xã hội khác, làm nên thắng lợi của cuộc cánh mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất và từng bước có những chính sách nhằm đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Thông qua những chính sách ruộng đất tích cực đó của Đảng và Chính phủ có tác dụng bồi dưỡng sức dân, kích thích nông dân hăng hái đóng góp nhanh nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954). Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra nhiều chính sách trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn. Đáng chú ý nhất là từ năm 1958 trở đi, Đảng chủ trương tiến hành tập thể hoá nông nghiệp. Theo đó, toàn bộ miền Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Với tư cách là đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã đứng ra quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là khâu quản lý và tổ chức sản xuất. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất và sản lượng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa cao, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được triệu tập tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Kể từ đó, nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói riêng có những bước chuyển biến mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm ngày càng tăng. Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua bắt nguồn từ chính sách đổi mới trong quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất. Trước yêu cầu đổi mới và để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá VI) về Đổi mới quản lý nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) đã ra đời. Theo đó, ruộng đất vẫn thuộc sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 hữu tập thể nhưng người nông dân có quyền sử dụng ổn định, lâu dài tuỳ theo loại cây canh tác. Người nông dân bên cạnh quyền chủ động sử dụng ruộng đất vào mục đích sản xuất kinh tế theo quy định của Nhà nước còn có quyền chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, thế chấp ruộng đất. Như thế, về thực chất ruộng đất đã chuyển từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ công hữu tư dụng (tức là sở hữu tư nhân hạn chế). Thái Nguyên là một trong mười ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có vị trí rất quan trọng, là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc Bắc Bộ, là vùng nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kể từ sau Khoán 10 (năm 1988), năng suất lúa ở Thái Nguyên đã tăng lên gần ba lần so với năm 1990, đưa sản lượng lúa thu được đạt 322 153 tấn (năm 2005) [34,119]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ sau Khoán 10 đến năm 2005 là bắt nguồn từ sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất. Chính sự thay đổi về diện tích, đặc biệt là sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên. Nhưng, hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên đã thay đổi như thế nào và nó có tác động gì đối với những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Khoán 10 (năm 1988) đến năm 2005 là một vấn đề lớn và rất quan trọng còn đang bỏ ngỏ. Nếu tìm hiểu được vấn đề này sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn và đề ra được những chính sách phù hợp để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đồng thời giúp nông dân Thái Nguyên sử dụng ruộng đất - thứ tài sản quý giá một cách hợp lý hơn để tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học hay một tài liệu chuyên khảo nào nghiên cứu một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 – 2005)” làm luận văn thạc sỹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Từ trước đến nay, vấn đề ruộng đất đã được trình bày trong nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ta và các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Về lịch sử chế độ ruộng đất thời kỳ cổ trung đại và cận đại có các chuyên khảo của các tác giả như: Phan Huy Lê: Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1959; Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVII, Nxb Khoa học xã hội, Tập 1, HN, 1982, Tập II, HN, 1983; Vũ Huy Phúc: Tìm hiểu về chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1979; … Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, trước hết phải kể đến tác phẩm: Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, Nxb Sự Thật, HN, 1965 của đồng chí Lê Duẩn; Vấn đề dân cày, Đức Cường, xuất bản năm 1937 của Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp); Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Nxb Sự Thật, HN, 1975 của đồng chí Trường Chinh … Bên cạnh đó, có nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu như: Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, Nxb Sự thật, HN, 1959 của Nguyễn Kiến Giang; Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, HN, 1932 của Yvơ-Hăng Ri; Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội,Tập I, HN, 1990, Tập II, 1992 Về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới có những tác phẩm như: Thực trạng nông nghiệp nông thôn và nông dân Việt Nam từ 1976 đến 1990, Nxb Thống Kê, HN, 1991 của Nguyễn Sinh Cúc; Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã), Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2001 của Nguyễn Văn Khánh; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1999 của Trương Thị Tiến; Vấn đề sở hữu và sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 phần ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1999 của Hoàng Việt (Chủ biên). Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các Tạp chí như: Một số vấn đề ruộng đất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của Nguyễn Điền, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 238, tháng 3/1998; Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu của Trương Hữu Quýnh, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1993; Những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đồng bằng sông Hồng của Vũ Phạm Quyết Thắng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 215 tháng 4 năm 1996; … Về vấn đề “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 – 2005)” mới chỉ được trình bày một cách sơ lược ở các cuốn sách như: “Quá trình thực hiện quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở Thái Nguyên (1945- 1957)”, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 2002 của Nguyễn Duy Tiến, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái”, Xuất bản 1980; “Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ”, Xuất bản năm 1990; “Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ”, Xuất bản năm 1996; “Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên”, Xuất bản năm 1990; “Lịch sử đảng bộ huyện Phú Bình”, Đảng bộ huyện Phú Bình, … Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã phác hoạ được bức tranh toàn cảnh về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp ở nước ta thời kỳ phong kiến tự chủ đến nay. Nhưng vấn đề “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên(1988 – 2005)” vẫn chưa có một công trình khoa học nào được công bố. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trước đây đã giúp cho chúng tôi phương hướng và phương pháp tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi đặt ra. 3. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN * Đối tƣợng nghiên cứu - Tìm hiểu về hình thức sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) đến năm 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Tìm hiểu về tình hình sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó nhấn mạnh về phương thức khai thác ruộng đất. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các nguồn tư liệu về ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1988 đến năm 2005. - Xem xét sự thay đổi về tình hình sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên dưới tác động của chính sách Khoán 10. - Xem xét những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1988 đến năm 2005, trong đó nhấn mạnh những biến đổi về diện tích, năng suất và sản lượng lúa. - Tìm hiểu thực trạng về ruộng đất ở Thái Nguyên, đồng thời nêu lên được một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân Thái Nguyên. * Giới hạn nghiên cứu Vấn đề ruộng đất là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều mặt, do đó, trong luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu những nội dung cơ bản như sau: - Khái quát tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên trước khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (năm1988). - Xem xét những tác động của chính sách Khoán 10 làm cho tình hình sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên thay đổi như thế nào. Đồng thời tìm hiểu hệ quả của chính sách Khoán 10 đối với sự phát triển của nền nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm đổi mới. - Xem xét chế độ sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất trong thời kỳ đổi mới nhưng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực đất sản xuất nông nghiệp. * Phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 - Phạm vi địa bàn được nghiên cứu của luận văn là toàn bộ tỉnh Thái Nguyên hiện nay. - Phạm vi thời gian được luận văn nghiên cứu là từ khi có chính sách Khoán 10 (năm1988) đến năm 2005. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Nguồn tài liệu Luận văn đã tham khảo các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu chuyên khảo: Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Tập I, Tập II, Tập III; Các tác phẩm thông sử đã được công bố và xuất bản; Các Tạp chí chuyên ngành; Báo; Tạp chí địa phương. - Tài liệu lưu trữ: Các Báo cáo về tình hình ruộng đất, Niên giám thống kê, Tổng kiểm kê đất đai hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên. Đây là những tư liệu gốc đáng tin cậy. - Tài liệu điền dã: Để tìm hiểu thực tế các vấn đề có liên quan đến ruộng đất trong thời kỳ này cũng như để nắm được một số vấn đề mà các tài liệu lưu trữ không nói rõ, hoặc các tư liệu mâu thuẫn, chúng tôi đã đi thực tế một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, gặp gỡ một số cụ già cao tuổi, nhân chứng lịch sử để vừa bổ sung, vừa thẩm định các tài liệu lưu trữ. - Luận văn còn kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn từ trước đến nay. * Phƣơng pháp nghiên cứu - Từ nguồn tư liệu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và lôgíc là chủ yếu. Do đó, các khía cạnh liên quan đến vấn đề ruộng đất ở địa bàn và thời điểm được nghiên cứu được đánh giá dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 - Luận văn cũng sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh lịch sử. Trong đó việc phân tích các số liệu thống kê, các Báo cáo tổng kết được coi trọng. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điền dã. Đặc thù của đề tài là sử dụng các nguồn tư liệu chính là các Báo cáo và số liệu thống kê nên nhiều chỗ cần làm rõ. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa một số nơi để sưu tầm tư liệu mà các Báo cáo, các số liệu thống kê không phản ánh đầy đủ. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Từ việc thống kê các nguồn tư liệu, luận văn làm rõ được những biến đổi về sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Khoán 10 (1988) đến năm 2005 về các phương diện: Sở hữu ruộng đất, phương thức khai thác ruộng đất. - Luận văn cũng chỉ ra thực trạng ruộng đất ở Thái Nguyên trong những năm đổi mới, đồng thời nêu ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân Thái Nguyên. Qua đó, giúp các nhà hoạch định hiểu rõ và đề ra được những chính sách phù hợp thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển, giúp nông dân Thái Nguyên sử dụng ruộng đất một cách hợp lý hơn để tăng năng suất cây trồng. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1988 Chương 2: Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên sau Khoán 10 (1988 – 2005) Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1988 1.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1.1 Địa lý hành chính Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3541,5 km 2, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc. Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh : Bắc Kạn (phía Bắc), Bắc Giang (phía Nam), Lạng Sơn (phía Đông Nam), Thành phố Hà Nội (phía Nam), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang (phía Tây và Tây Nam). Với một vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên được coi là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Thái Nguyên có hai đoạn quốc lộ chạy qua, quốc lộ số 3 chạy theo hướng Bắc Nam, từ cầu Đa Phúc (thuộc địa phận huyện Phổ Yên) đến Phú Lương lên tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có hai tuyến đường sắt: Hà Nội – Quan Triều- Núi Hồng và tuyến đường sắt Lưu Xá (Thái Nguyên)- Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện giữa Thái Nguyên với các tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì Thái Nguyên là phên dậu thứ hai về phương Bắc [80, 238] Địa danh Thái Nguyên xuất hiện từ đầu thời Lý. Khi đó, Thái Nguyên là một châu tương đương với cấp lộ. Đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt giang lộ. Đến năm 1226, nhà Trần lại đổi thành trấn Thái Nguyên bao gồm phần đất của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và một phần của tỉnh Cao Bằng ngày nay. Sang thời thuộc Minh (1407 - 1428), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên, trực thuộc ty Bố Chính, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 lãnh 11 huyện. Năm Vĩnh Lạc thứ 6(1408), thăng làm phủ. Năm thứ 17 nhập huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỷ vào huyện Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá. Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 vương triều Lê được thành lập. Bấy giờ, vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo gồm: Tây Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo. Trong đó, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), để tăng cường sự thống nhất hành chính, vua Lê Thánh Tông tiến hành chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu. Bấy giờ, vùng đất Thái Nguyên ngày nay được đổi thành Thái Nguyên thừa tuyên. Đến năm 1469, Thái Nguyên thừa tuyên được đổi thành Ninh Sóc thừa tuyên. Cho đến năm 1483, Thái Nguyên ngày nay đổi thành xứ Thái Nguyên với 3 phủ, 7 huyện, 6 châu [45, 147]. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thì Thái Nguyên gồm 2 phủ (Phú Bình và Tông Hoá), 11 huyện, 2 châu, 79 tổng, 379 xã, thôn, phường, trang, phố [ 96, 78-82]. Sang thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành 12 tỉnh. Dưới tỉnh là các đơn vị phủ, huyện, châu, tổng và xã. Xứ Thái Nguyên được đổi thành một tỉnh gồm có hai phủ là Phú Bình và Thông Hoá. Năm 1835, châu Định và ba huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương được tách ra thành phủ Tòng Hoá. Do vậy, Thái Nguyên lúc này có 3 phủ, 9 huyện, 2 châu. - Phủ Tòng Hoá gồm có 1 châu, 3 huyện là châu Định, huyện Đại Từ, Phú Lương, Văn Lãng. - Phủ Phú Bình gồm có 5 huyện: Đồng Hỷ, Phổ Yên, Bình Xuyên (nay thuộc Vĩnh Phúc), Tư Nông và Vũ Nhai. - Phủ Thông Hoá gồm có 1 huyện, 1 châu là: Cảm Hoá, Bạch Thông (nay thuộc tỉnh Bắc Cạn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Đến thời thuộc Pháp, sau khi hoàn thành công cuộc bình định ở tỉnh Thái Nguyên, ngày 20-10-1890, thực dân Pháp tiến hành cắt huyện Bình Xuyên (thuộc phủ Phú Bình) rồi sáp nhập và tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc). Các huyện còn lại của phủ Phú Bình và phủ Tòng Hoá tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần tạo nên Tiểu khu Thái Nguyên (một trong 3 tiểu khu thuộc đạo Quan binh I Phả Lại thành lập ngày 9/9/1891) [ 75, 356-365]. Châu Bạch Thông tách ra khỏi phủ Thông Hoá tạo thành một bộ phận của Tiểu quân khu Lạng Sơn. Huyện Cảm Hoá thuộc phủ Thông Hoá trước kia nay bị tách ra để trở thành bộ phận của Tiểu khu Cao Bằng. Như thế, tính từ thời điểm tháng10/1890 đến tháng 9/1892, tỉnh Thái Nguyên có sự thay đổi lớn về hành chính. Tỉnh Thái Nguyên với tư cách là một tỉnh dân sự đã bị xoá bỏ và được sáp nhập vào các địa bàn khác nhau, đặt dưới sự quản lí của thực dân Pháp. Cho đến tháng 10/1892, thực dân Pháp lập lại tỉnh Thái Nguyên gồm phủ Tòng Hoá, phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá, đặt dưới quyền cai trị của một viên công sứ [18, 10] Từ tháng 10/1892 đến hết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954), địa lý hành chính của tỉnh Thái Nguyên không có gì thay đổi. Sau ngày ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn và chuyển sang làm cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa với hai nhiệm vụ: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu mới của cách mạng, tỉnh Thái Nguyên cũng có sự thay đổi. Tháng 6/1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập bao gồm 6 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên). Thái Nguyên là một trong 6 tỉnh và cũng trở thành thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Cho đến ngày 21/4/1965, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn thành tỉnh Bắc Thái. Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới, ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã chính thức ra Nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 quyết về việc phân lại địa giới hành chính của một số tỉnh trong cả nước. Trên cơ sở đó, ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái được tách ra thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn. Tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái lập tỉnh đến nay gồm có một thành phố là thành phố Thái Nguyên, một thị xã là thị xã Sông Công và bảy huyện bao gồm: Đại Từ, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Phổ Yên và Võ Nhai. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Đây là một vùng đệm nối các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với đồng bằng sông Hồng. Thái Nguyên có toạ độ địa lý là: 20020’ - 22025’ vĩ độ Bắc và 105 0 22 ’ - 106 0 16 kinh Đông. Phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên giáp với Bắc Cạn, phía Nam của tỉnh giáp với tỉnh Lạng Sơn và thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn. Với một vị trí như vậy, Thái Nguyên xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc. Về mặt địa hình của tỉnh Thái Nguyên bao gồm ba vùng rõ rệt - Vùng núi bao gồm các dãy núi cao ở phía Bắc tỉnh chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam, dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Vùng này bao gồm các huyện: Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một phần của tỉnh Phú Lương. Địa hình cao, chia cắt phức tạp do quá trình Castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 đến 1000 mét, độ dốc khoảng 25 - 300. - Vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò phía Nam thuộc huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ và phía Nam của huyện Phú Lương. Vùng này bao gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dãy núi đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Vùng đồi cao, núi thấp có độ cao trung bình từ 100 đến 300 mét, độ dốc khoảng từ 15- 250. - Vùng đồi gò thường tập trung ở phía Nam của tỉnh, là vùng đồi thấp và đồng bằng. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng đồi gò phân bố ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 phần Đồng Hỷ, Phú Lương, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên. Độ cao trung bình từ 30 đến 50 mét, độ dốc thấp khoảng dưới 100. Với địa hình, địa mạo như trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh về quân sự. Trong điều kiện khi có chiến tranh xảy ra, địa hình của tỉnh Thái Nguyên sẽ phát huy được tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp giữa tấn công và phòng ngự. Tuy nhiên, trong thời bình, tỉnh Thái Nguyên sẽ có thế mạnh và tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. - Về khí hậu, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của tỉnh đã phân hoá khí hậu nơi đây thành 3 vùng: phía Tây có khí hậu nóng và mưa nhiều, phía Đông có khí hậu lạnh và ít mưa, phía Nam có tính chất trung gian chuyển tiếp giữa phía Tây và phía Đông, giữa các tỉnh miền núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. - Tài nguyên đất đai của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng về nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất Ferarit, đất đá vôi và đất ruộng. Khu vực đất đồi rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp như: cà phê, chè. Vùng đồi còn thuận tiện cho việc chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê, … Với tiềm năng đất như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các đồn điền trồng các loại cây công nghiệp. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, cho nên, trong lòng đất có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng như: than, vàng, sắt, thiếc, titan,… Trong đó, có nhiều loại khoáng sản rất có ý nghĩa như: sắt, than, … Ở Thái Nguyên, các mỏ sắt, vàng, chì, kẽm có từ rất lâu đời, đã được nhiều nhà khai khoáng trong và ngoài nước chú ý đến. Theo Đại Nam nhất thống chí, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian trị vì của 4 triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cả tỉnh Thái Nguyên có 139 mỏ được khai thác (có 4 mỏ chì). Trong đó, có mỏ chì ở Quán Triều là một mỏ lớn. Do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 đó, ở đây đã hình thành một công trường thủ công khai thác mỏ có quy mô và tập trung hàng trăm công nhân. Vẫn theo Đại Nam nhất thống chí, thời Nguyễn, thuế mỏ vàng ở Võ Nhai là 53 lạng/1 năm; thuế sắt ở các mỏ Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương là 10 400 cân/1 năm [45, 171]. Về tài nguyên nước, tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào. Do Thái Nguyên có điều kiện địa hình, địa thế dốc, phân cách mạnh, mặt khác, hiện nay diễn ra một thực tế là thảm thực vật rừng che phủ thấp, cho nên vào mùa mưa dòng chảy tăng mạnh, thường gây ra lũ lụt lớn. Ngược lại, khi mùa khô đến, dòng chảy lại rất cạn kiệt nên thường gây ra tình trạng thiếu nước, hạn hán, nhất là khu vực núi đá vôi thuộc địa phận các huyện: Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ,… Như vậy, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đây đã khẳng định Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nền nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp. Trong nền nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên thế mạnh nhất vẫn là cây công nghiệp trên vùng đồi như: chè, cà phê,…Trong đó, cây chè là một loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng Thái Nguyên, trên thực tế, chè Tân Cương đã trở thành đặc sản nổi tiếng và có thương hiệu. 1.1.3. Điều kiện xã hội Theo số liệu thống kê dân số toàn tỉnh năm 2004, Thái Nguyên có 1 095 991 người với 246 160 hộ gia đình. Trong đó, dân số thành thị là 251 058 người (22,91 %), dân số nông thôn là 844 933 người (77,09 %). Thái Nguyên từ lâu là địa bàn cư tụ của nhiều dân tộc. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 8 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, H’mông. Trong đó, đông nhất vẫn là dân tộc Kinh (75,47%), dân tộc Tày (10,68%), … [2, 22]. Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm số lượng đông nhất và mang nguồn gốc bản địa. Mặt khác, dân tộc Kinh cũng do nhiều bộ phận hợp thành như: dân bản địa, dân được tuyển mộ vào làm thuê trong các mỏ khai thác, trong các đồn điền. Ngoài ra, còn có một bộ phận khác di cư từ các vùng đồng bằng lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Dân tộc Kinh mang tính chất bản địa ở tỉnh Thái Nguyên không nhiều. Theo Đại Nam nhất thống chí, đến thời Gia Long cả tỉnh có 6700 suất đinh. [45, 157] Tuy nhiên, do những tiềm năng nông, lâm nghiệp, khoáng sản của tỉnh mà đã thu hút nhiều người ở các tỉnh đến Thái Nguyên để sinh cơ lập nghiệp, làm ăn sinh sống. Để thấy rõ điều này, chúng tôi căn cứ vào số liệu Báo cáo của Công sứ tỉnh Thái Nguyên (năm 1938) thì số dân các tỉnh chuyển đến Thái Nguyên sinh sống là 3165 người, trong đó có người ở các tỉnh là: Lạng Sơn (989 người), Thái Bình (909 người), Nam Định (807 người), Bắc Ninh (315 người), Hưng Yên (268 người), Hải Dương(243 người), Hà Nam (217 người), Ninh Bình (151 người), Bắc Giang (132 người), Sơn Tây (122 người), số còn lại là dân cư của các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Cao Bằng, Hải Dương. Cũng theo Báo cáo trên thì, hàng năm có một số lượng lớn người các tỉnh đến Thái Nguyên lập nghiệp. Điều này được thể hiện rõ qua biểu 1 Biểu 1: Số dân di cƣ đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938 [43, 20] Năm Số hộ Số khẩu 1930 598 2001 1935 1410 5502 1936 1695 6473 1937 2386 6887 1938 (đến 30/6) ? 3165 Cộng 6089 24 028 Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp các huyện của tỉnh, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở thành phố Thái Nguyên. Theo niên giám thống kê năm 1997 tỉnh Thái Nguyên thì số lượng người Kinh sinh sống ở các huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 thị được cụ thể như sau: thành phố Thái Nguyên (171 203 người), Phổ Yên (35 013 người), Đại Từ (22 272 người) và Võ Nhai (125 279 người). [30, 12] Nhìn chung, người Kinh có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, đồng thời họ cũng tiếp thu nhanh nhẹn những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất. Dân tộc Tày có số lượng là 108 946 (chiếm 10,68%) trong toàn tỉnh [30, 12]. Dân tộc Tày là một trong những dân tộc có mặt ở Thái Nguyên từ lâu. Địa bàn cư trú của dân tộc Tày rộng khắp ở các huyện, thị trong toàn tỉnh nhưng chủ yếu ở những huyện vùng cao của tỉnh như: Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, … Nhìn chung, người Tày sống bằng nghề nông là chính và có những nét văn hoá đặc trưng. Họ đã lưu giữ và phát triển được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có 52 220 người dân tộc Nùng (chiếm 5,12%), 24 997 người dân tộc Sán Dìu, 21 825 người dân tộc Dao và 41 572 người thuộc các thành phần dân tộc khác như: Hmông, Sán Chỉ, Cao Lan [30, 12]. Các dân tộc này chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng đặc sắc. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều hoà nhập thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, cùng sống xen kẽ trên một lãnh thổ với một nền văn hoá chung, cùng với những nét văn hoá riêng biệt của từng dân tộc, tạo nên được những nét văn hoá đa dạng trong sự thống nhất trong một nền văn hoá Việt. Như vậy, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt nam, có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự, nơi được đánh giá là “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Đây là tỉnh đệm nối các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thái Nguyên cũng là một tỉnh có nhiều thế mạnh, tiềm năng về đất, khoáng sản, nhân công,… Cho nên, ngay từ khi đặt ách cai trị ở đây, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền để vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 thu lợi nhuận cao. Trải qua gần một thế kỷ xây dựng và đấu tranh, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tô thắm thêm những trang sử truyền thống, vinh quang của tỉnh Thái Nguyên. Đây chính là cơ sở vững chắc để nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên vững bước tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.2. TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1988 1.2.1 Quá trình chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp và sự thành lập các đồn điền Như đã trình bày ở phần trên ta thấy, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có rất nhiều tiềm năng, lợi thế. Đây là một vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và phòng thủ quân sự. “Đây là một tỉnh nông nghiệp, đây cũng là tỉnh giàu khoáng sản, đây lại là một tỉnh lâm nghiệp… Khi cuộc khủng hoảng kinh tế chung hiện nay đã qua đi, thì cái tỉnh đẹp đẽ này, nơi có nhiều chỗ có phong cảnh giống như vùng Nooc- măng- di của chúng ta nhất định sẽ thịnh vượng lên một cách không lường trước được. Vì nó có vô vàn phương tiện thuận lợi để trao vào tay những con người dũng cảm không ngần ngại truớc khó khăn gian khổ”[42, 59-60]. Nhận thấy rõ vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thái Nguyên, vào năm 1887, tức là vào thời điểm thực dân Pháp chưa hoàn thành công cuộc bình định Thái Nguyên thì chúng đã cấp giấy phép cho các điền chủ người Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để lập ra các đồn điền. Các điền chủ người Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để tước đoạt ruộng đất của nông dân tỉnh Thái nguyên. Việc tước đoạt ruộng đất đối với nông dân của các điền chủ được thực dân Pháp ủng hộ, khuyến khích. Nghị định ngày 1/5/1900 cho phép Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ có quyền cấp cho mỗi người 300 ha trở xuống, còn Toàn quyền Đông Dương có quyền cấp ít nhất từ 300 ha trở lên [99, 298]. Thông qua Nghị định trên, các điền chủ người Pháp được phép khai khẩn những vùng đất bỏ trống để lập ra các đồn điền. Bọn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 điền chủ người Pháp còn dùng cả những biện pháp cứng rắn, thậm chí dùng cả vũ lực để xua đuổi hàng trăm gia đình nông dân đi nơi khác, rồi chiếm đoạt ruộng đất của họ. Biện pháp này của các điền chủ người Pháp chẳng khác gì cảnh “rào đất cướp ruộng” của tư sản Anh trong thời kỳ tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Do đó, ngay trong những năm đầu tiên, đã có một loạt đồn điền của Pháp được thành lập. Số liệu đồn điền được thể hiện rõ qua biểu 2. Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của ngƣời Pháp ở Thái Nguyên [42, 19] STT Tên điền chủ thời gian lập Diện tích (ha) Địa điểm (huyện) 1 Boisđam 4/1887 277 Phú Bình 2 Deraytus (nữ) 8/1897 13679 Phú Bình 3 Decacmailes 6/1898 3650 Đồng Hỷ 4 Reynaud 7/1898 14605 Phổ Yên 5 Commains 1/1903 209 Đồng Hỷ 6 Guilaume 7/1898 10576 Phổ Yên Tổng cộng 42996 Theo cuốn sách Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884- 1918 của Tạ Thị Thuý thì tính đến năm 1918, số đồn điền của người Pháp được thiết lập ở Thái Nguyên từ 1884 là 24 đồn điền. Trong đó có ba đồn điền có diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 dưới 50ha, 21 đồn điền có diện tích từ 50ha trở lên, với các ông chủ: “Dreyfus và Công ty”, “Công ty Văn Gia”, “Reynaud, Blanc và Công ty”, “anh em Guilaume, Metman, Hermel, Commaille, Darribe, Girard…”[88, 110-111] Ngoài những tên điền chủ người Pháp và diện tích đồn điền của họ, còn xuất hiện những thành phần địa chủ người Việt. Địa chủ người Việt được sự che chở, dung dưỡng của bọn thực dân cũng ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập ra các đồn điền. Tính đến thời điểm năm 1945, trên phạm vi toàn tỉnh có tới 6 đồn điền của người Việt. Số liệu cụ thể ở biểu 3. Biểu 3: Các đồn điền của ngƣời Việt ở Thái Nguyên đến năm 1945 [42, 20] STT Tên điền chủ Địa điểm Diện tích (ha) Số hộ Năm thành lập 1 Nguyễn Trọng Thuật Đồng Hỷ 808 20 4/1936 2 Béc Na Hiếu Đồng Hỷ 700 120 ? 3 Nguyễn Kim Lân Phú Bình 5845 478 8/1920 4 Phạm Bá Nhu Đại Từ 115 32 2/1927 5 Nguyễn Đức Mai Đồng Hỷ 300 ? 1/1937 6 Phạm Bá Oanh Định Hoá 125 35 11/1911 Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong các đồn điền của người Pháp chủ yếu là theo lối tư bản chủ nghĩa. Còn hoạt động kinh doanh trong các điền chủ của người Việt vẫn theo lối truyền thống “phát canh thu tô”. Thành phần lĩnh canh ruộng đất của các điền chủ người Việt là những người nông dân địa phương, thậm chí còn có cả nông dân phiêu bạt từ nơi khác đến. Số dân phiêu bạt đến đây phần lớn là những người nghèo khổ, bị phá sản từ các tỉnh đồng bằng lên, số khác là người của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh lân cận. Việc đóng tô thuế của người đi lĩnh canh ruộng đất cũng được quy định rõ: “mức tô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 bình quân của các đồn điền người Việt được áp dụng là 7 nồi thóc một mẫu, tuỳ ruộng tốt hay xấu mà có thể tăng giảm, mỗi nồi là 22 kg. Như vậy, mỗi một mẫu ruộng người lĩnh canh phải nạp 154 kg, một sào là 15,4 kg. Nếu năng suất một sào chỉ có 40 kg- như báo cáo của Công sứ Thái Nguyên năm 1938 thì mức tô ở đây là trên dưới 40%” [81, 37] Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, diện tích đồn điền của người Pháp và người Việt có nhiều chuyển biến và bị thu hẹp. Từ năm 1948 trở đi, Chính phủ ta đã tiến hành tịch thu một loạt các đồn điền vắng chủ để cấp cho nông dân. Để nắm được sơ bộ về vấn đề này, chúng tôi đưa ra biểu 4. Biểu 4: Ruộng đất 7 đồn điền của Pháp và Việt gian phản động bỏ chạy đem tạm cấp cho nông dân năm 1950 [4, 4] STT Tên đồn điền Huyện Diện tích (m,s,th) Sồ ngƣời đƣợc cấp 1 Đinh Huy Quang Đồng Hỷ 49’’ 4’’ 13 61 2 Gari (Yên Thuận) Đại Từ 299’’ 5’’ 05 257 3 Képle Đồng Hỷ 2584’’ 1’’ 10 2418 4 Ghiôm Phổ Yên 2482’’ 0’’ 00 3716 5 Reynaud Phổ Yên 1027’’ 0’’ 00 1156 6 Feraud Phổ Yên 676’’ 0’’ 00 523 7 Nông Kinh Giầu Phú Bình 68’’ 0’’ 00 ? Cộng 7186 ’’ 1 ’’ 13 8131 1.2.2 Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ ngƣời Việt Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam, địa chủ chiếm khoảng 5% dân số nhưng chúng có trong tay tới hơn 50% diện tích ruộng đất canh tác. Ở tỉnh Thái Nguyên trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vẫn chưa có tư liệu và số liệu chính thức về tình hình chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Tuy nhiên, để từng bước làm sáng tỏ điều này, chúng tôi phải dựa vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Báo cáo tổng kết cải cách ruộng đất và tài liệu điều tra điển hình của 5 xã và 28 xã (thuộc 6 huyện). Trên cơ sở đó, tình hình chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên từng bước được thể hiện rõ. Cũng như trong phạm vi cả nước, giai cấp địa chủ Thái Nguyên đều được sự giúp đỡ của chính quyền thực dân để ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân bằng mọi thủ đoạn khác nhau, thậm chí địa chủ còn dùng cả vũ lực. Vì nghèo đói, bần cùng, cuộc sống khó khăn đói khổ, người nông dân đành phải bán phần ruộng đất của mình và trở thành người bị phá sản. Để thấy được những thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ đối với nông dân Thái Nguyên, chúng tôi dựa vào Báo cáo sơ kết tình hình nông dân của tỉnh Thái Nguyên [15, 3]. Trên cơ sở đó, chúng tôi thấy, thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ lớn thường là: - Địa chủ dựa vào sự nâng đỡ của chính quyền thực dân để cướp đoạt ruộng đất hoặc bắt dân địa phương đi khai phá đất đai. Bao chiếm, tức là mua xung quanh, không cho dân địa phương vào khu vực đồn điền rồi tiến tới bắt ép dân ở đây phải bán rẻ hoặc chiếm đoạt cả vùng, sau đó đuổi hẳn dân từng làng đi nơi khác. - Hình thức mở sòng bạc, buôn thuốc phiện, cho vay nặng lãi để đưa dân vào bẫy rồi buộc họ phải đem gán ruộng để trả nợ. - Bỏ tiền mua ngôi thứ cho nông dân rồi bắt nông dân phải hoàn nợ bằng cách gán ruộng. - Sau khi Phát xít Nhật nhảy vào xâm chiếm nước ta, nhiều tên địa chủ đã đầu cơ thầu dầu, vừng, lạc. Lợi dụng chính quyền Nhật bắt chẹt dân khi dân cần mua để nộp cho Nhật. - Bán chịu các thứ hàng tạp hoá cho nông dân rồi thành nợ nần, đương nhiên nông dân phải thế chấp ruộng đất cho địa chủ. - Ngoài ra, một số trường hợp còn dựa vào chính quyền thực dân và bản đồ sổ sách không rõ ràng để cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Cũng dựa vào Báo cáo điều tra 5 xã điển hình và 28 xã (thuộc 6 huyện), chúng tôi đã thấy rõ được hình thức bóc lột của giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên. Trong đó, hình thức bóc lột theo kiểu phát canh thu tô kết hợp với thuê mướn nhân công là hình thức bóc lột chủ yếu của các địa chủ ở đây. Để thấy rõ được điều này, chúng tôi đưa ra những số liệu ở biểu 5. Biểu 5: Tỷ lệ số địa chủ phát canh thu tô và thuê mƣớn nhân công [6, 25] Hình thức bóc lột 5 xã điển hình 28 xã của 6 huyện Số địa chủ Tỷ lệ (%) Số địa chủ Tỷ lệ (%) Phát canh thu tô 18 23,08 22 13,17 Thuê muớn nhân công là chính kết hợp với thu tô 39 50,00 101 60,48 Kết hợp cả hai hình thức và cho vay nặng lãi 21 26,92 44 26,35 Cộng 78 100,00 167 100,00 Từ Biểu 5 cho thấy, hình thức thuê mướn nhân công là chính kết hợp với thu tô là hình thức bóc lột chủ yếu của địa chủ ở Thái nguyên. Tại 5 xã điển hình có tới 39 trên tổng số 78 địa chủ áp dụng hình thức này (chiếm Tỷ lệ 50%), ở 28 xã của 6 huyện có tới 101 trên tổng số 167 địa chủ áp dụng hình thức này (chiếm 60,48%). Ngoài hình thức thuê mướn nhân công và thu tô, các chủ ruộng còn làm giàu bằng cách cho vay nặng lãi theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con. Với hình thức này, địa chủ giàu lên rất nhanh, ngược lại nông dân chính là người phải chịu hậu quả. Cuộc sống của họ thực là khó khăn, bần hàn.Từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, ruộng đất chiếm hữu của địa chủ cũng có sự chuyển biến lớn. Để thấy rõ được sự chuyển biến này, chúng tôi xin đưa ra biểu 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Biểu 6: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và sự chuyển dịch ruộng đất trƣớc cái cách ruộng đất [89, 1] Địa bàn Hộ Khẩu Diện tích chiếm hữu (S-m-th) Diện tích chuyển dịch (S-m-th) % diện tích chuyển dịch Hộ % Khẩu % 6 xã thí điểm 97 3,66 352 5,39 1577’’4’’10’’ 1258’’0’’12’’ 81,5 47 xã đợt I 696 3,21 4589 4,86 10808’’4’’07’’ 9095’’0’’00’’ 84,1 22 xã đợt II 393 3,1 2908 4,55 4271’’0’’7’’ 3500’’0’’00’’ 81,9 (Ghi chú: Tỷ lệ % hộ, khẩu so với hộ, khẩu ở các xã; tỷ lệ % ruộng đất so với tỷ lệ ruộng đất chiếm hữu) 1.2.3. Chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp phú nông Phú nông là một bộ phận trong giai cấp nông dân Việt Nam gồm: phú nông, trung nông, bần nông và cố nông. Tầng lớp phú nông trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng là người có tương đối nhiều ruộng đất. Cách thức làm giàu của phú nông có nhiều nét tương đồng với cách làm giàu của giai cấp địa chủ như: vừa thuê mướn nhân công, vừa phát canh thu tô vừa kết hợp cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, hình thức thuê mướn nhân công vẫn là chính. Trong điều kiện làm nông nghiệp như ở nước ta thì gianh giới giữa địa chủ và phú nông là rất khó để phân biệt một cách rạch ròi. Về tình hình chiếm hữu của tầng lớp phú nông, chúng tôi lại dựa vào Báo cáo tổng kết cải cách ruộng đất ở 5 xã điển hình và 28 xã trong 6 huyện thì đến 1945, tình hình chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp phú nông được thể hiện rõ. Điều này được phản ánh qua biểu 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Biểu 7: Chiếm hữu ruộng đất của phú nông (năm 1945) [6,12] Địa bàn Diện tích chiếm hữu Tỷ lệ % so với tổng số diện tích Bình quân nhân khẩu 28 xã của 6 huyện 18’’ 9 ’’12’’ 8,68 2’’ 4’’ 0’’ 5 xã 333 ’’ 4 ’’ 13 ’’ 8,53 1 ’’ 8 ’’ 0 ’’ Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ, diện tích chiếm hữu ruộng đất của phú nông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là không lớn. Diện tích chiếm hữu ruộng đất của phú nông chưa được 10% so với tổng diện tích của 28 xã của 6 huyện và 5 xã. Mức độ sở hữu ruộng đất của phú nông không lớn, bình quân một nhân khẩu khoảng 2 mẫu ruộng, con số này nhỏ hơn nhiều so với diện tích chiếm hữu ruộng đất của địa chủ. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính phủ thực hiện nhiệm vụ dân chủ, từng bước đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Điều này làm cho tình hình chiếm hữu ruộng đất của phú nông có sự chuyển biến. Diện tích chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp phú nông đã giảm. Mức độ giảm được thể hiện qua biểu 8. Biểu 8: Biến động ruộng đất của phú nông qua các thời kỳ [6, 12] Loại xã Thời gian Diện tích chiếm hữu m- s- th Tỷ lệ (%) Bình quân nhân khẩu 28 xã (6 huyện) 1945 1883 ’’ 9 ’’ 12 ’’ 8,68 2 ’’ 4 ’’ 0 ’’ 1953 1201 ’’ 1 ’’ 5 ’’ 5,53 0 ’’ 1 ’’ 6 ’’ 5 xã (điển hình) 1945 333 ’’ 4 ’’ 13 ’’ 8,53 1 ’’ 8 ’’ 6 ’’ 1953 141 ’’ 2 ’’ 0 ’’ 3,62 1 ’’ 5 ’’ 0 ’’ (Ghi chú: Tỷ lệ % so với tổng số ruộng đất ở 28 xã và 5 xã) Bảng số liệu trên cho ta thấy rõ diện tích chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp phú nông ngày một giảm. Nếu như diện tích chiếm hữu của phú nông ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 28 xã của huyện năm 1945 là 1883’’ 9’’12’’ thì đến năm 1953 giảm xuống còn 1201 ’’ 4 ’’ 13 ’’ và bình quân một nhân khẩu còn 1 sào 6 thước. Trong 5 xã điển hình, chúng tôi cũng thấy diện tích chiếm hữu từ 333’’ 4’’ 13’’ (1945) giảm xuống còn 141’’ 2’’ 01’’. Còn về phương thức bóc lột của phú nông từ sau 1945 đến 1953 vẫn là hình thức thuê mướn nhân công là chính. 1.2.4. Sở hữu ruộng đất của các tầng lớp nông dân Nước ta là một nước nông nghiệp, cho nên nông dân chiếm một số lượng khá lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng nông dân của Việt Nam chiếm tới hơn 90% dân số. Mặc dù giai cấp nông dân chiếm số lượng lớn nhưng họ lại có trong tay diện tích ruộng đất khá ít ỏi, cá biệt còn có một số bộ phận trong giai cấp nông dân “không có một tấc đất cắm dùi”, nguồn sống của họ chỉ là đi làm thuê, làm mướn, đi ở cho gia đình địa chủ. Thái Nguyên là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, nhưng diện tích ruộng đất trong tay giai cấp nông dân trước năm 1945 là tương đối ít. Khẳng định được điều này là chúng tôi căn cứ vào số liệu điều tra 5 xã điển hình. Từ đó, chúng tôi nắm được sơ bộ tình hình sở hữu ruộng đất của bộ phận trung nông, bần nông và cố nông trong toàn tỉnh. Từ biểu 9 ta thấy, nông dân của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 đều không có hoặc có rất ít ruộng đất. Vì thế, để sống và tồn tại, nông dân phải đi lĩnh canh ruộng đất hoặc đi làm thuê cho gia đình địa chủ, cho chủ đồn điền. Nhiều khi, người nông dân phải biếu xén, đút lót mới nhận được ruộng lĩnh canh. Khi được lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, nông dân phải “đổ mồ hôi”, quần quật sớm hôm để canh tác ruộng đất, rồi sau đó nộp tô cho địa chủ. Biểu 9: Sở hữu ruộng đất của trung nông, bần nông và cố nông (năm 1945) [6,12] Thời gian Sở hữu ruộng đất Sở hữu ruộng đất Sở hữu ruộng đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 của trung nông của bần nông của cố nông Năm 1945 1453’’ 0’’ 8’’ 388’’ 5’’ 08’’ 57’’ 2’’ 05’’ Tỷ lệ % so với tổng diện tích của 5 xã 37,35 9,97 1,46 Bình quân nhân khẩu 0 ’’ 5 ’’ 13 ’’ 0 ’’ 2 ’’ 02 ’’ 0 ’’ 0 ’’ 08 ’’ Trong khi canh tác ruộng đất được lĩnh canh, người nông dân thiếu đủ thứ, trăm thứ “bà giằng” khiến họ phải đi vay lãi gia đình địa chủ. Tuy nhiên, đi vay gia đình địa chủ lãi suất rất cao. Nếu vay thóc gia đình địa chủ, thường thì vay 1 phải trả 2 (tức là gấp đôi). Đến khi thu hoạch được sản phẩm đem đến trả cho gia đình địa chủ thì địa chủ lại dùng mọi thủ đoạn để “kiếm chác” thêm sản phẩm hoa lợi mà nông dân “năm nắng mười sương” mới làm ra như: “khi cho nông dân vay thóc, địa chủ tiến hành tiểu xảo dùng thùng nhỏ và đong nhẹ gạt nặng, đến khi thu tô của nông dân lại dùng thùng to và đong mạnh gạt nhẹ” [81,49]. Với tiểu xảo này, địa chủ đã lợi lại càng lợi thêm. Còn nông dân chính là người “thiệt đơn thiệt kép”. Trong các đồn điền, nông dân làm thuê ở đây cũng cơ cực chẳng kém. Các đồn điền đã thành lập bộ máy cai trị riêng và rất hà khắc. Chủ đồn điền coi tá điền làm thuê chẳng khác gì nô lệ của họ như: đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái (Phổ Yên) … [81, 49]. Thậm chí, chủ đồn điền còn đặt ra những quy định riêng rất hà khắc và bắt tá điền phải tuân theo. Một khi tá điền không tuân theo thì chủ đồn điền sẽ đánh đập tàn nhẫn hoặc đem bỏ tù. Bằng những phương thức và thủ đoạn như trên, địa chủ và chủ đồn điền đã bóc lột nông dân một cách tàn nhẫn đến tận xương tuỷ, đẩy nông dân vào cảnh đường cùng ngõ tận. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 giai cấp giữa nông dân tá điền với địa chủ và chủ đồn điền ngày càng trở nên sâu sắc. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đặc biệt là trong thời kỳ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, để bồi dưỡng sức dân, Đảng và Chính phủ ta từng bước đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. - Trong giai đoạn từ 1945 đến 1949, Đảng chủ trương tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn tay sai phản động đem chia cho nông dân, chia lại ruộng đất công một cách công bằng hơn (cho cả nam và nữ, xoá bỏ hoặc tước bớt những đặc quyền, đặc lợi của các tầng lớp trên trong làng), thực hiện giảm tô 25% so với mức tô trước Cách mạng Tháng Tám. Trong những năm đầu kháng chiến, chính quyền cách mạng còn đem ruộng đất vắng chủ tạm giao cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng. - Trong giai đoạn 1949 đến 1953, chính sách ruộng đất của Đảng được đẩy lên một mức cao hơn nhằm bồi dưỡng sức dân, dốc sức vào cuộc kháng chiến ngày càng gay go, quyết liệt. Trong giai đoạn này, Đảng còn chủ trương tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng bỏ hoang, ruộng hiến cho nông dân. Từ năm 1951, Chính phủ còn ban hành chính sách thuế nông nghiệp và thu theo hình thức biểu luỹ tiến. Bằng cách này có tác dụng to lớn, một mặt sẽ hạn chế được sự bóc lột của giai cấp địa chủ, mặt khác sẽ thoả mãn được với mức cao hơn về yêu cầu ruộng đất của nông dân. Tính đến thời điểm năm 1953, nông dân đã giành được quyền lợi rất to lớn về ruộng đất. Cũng thời điểm đó, chính quyền cách mạng đã tịch thu được 56,8% ruộng đất của địa chủ đem chia cho nông dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và quyền sở hữu ruộng đất của nông dân có sự thay đổi lớn. - Trong giai đoạn từ 1953 đến 1957, Đảng chủ trương triệt để giảm tô và Cải cách ruộng đất nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Ở Thái Nguyên, việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân từ năm 1945 đến năm 1957 được thực hiện qua nhiều bước và qua từng giai đoạn như trên, trong đó bước cao nhất là Cải cách ruộng đất. Thông qua những chính sách ruộng đất tích cực của Đảng và chính phủ, tình hình sở hữu ruộng đất của nông dân ở Thái Nguyên đã có sự chuyển biến rõ rệt. Để thấy rõ sự chuyển biến này, chúng tôi xin lấy số liệu ở 5 xã điều tra điển hình để minh họa. Biểu 10: Sở hữu ruộng đất của nông dân qua các thời kỳ [6, 13] Thành phần Thời gian Sở hữu ruộng đất (m- s- th) Tỷ lệ (%) Bình quân một nhân khẩu m-s-th Trung nông 1945 1453 ’’ 0 ’’ 08 ’’ 37,35 0 ’’ 5 ’’ 13 ’’ 1945- 1949 1864 ’’ 0 ’’ 12 ’’ 47,91 0 ’’ 6 ’’ 05 ’’ 1953 2013 ’’ 4 ’’ 09 ’’ 51,74 0 ’’ 5 ’’ 13 ’’ Sửa sai 1831’’ 9’’ 4’’ 47,06 0’’ 6’’ 03’’ Bần nông 1945 388 ’’ 5 ’’ 08 ’’ 9,97 0 ’’ 2 ’’ 02 ’’ 1945- 1949 642 ’’ 5 ’’ 08 ’’ 16,50 0 ’’ 3 ’’ 03 ’’ 1953 913 ’’ 7 ’’ 10 ’’ 23,46 0 ’’ 3 ’’ 06 ’’ Sửa sai 1239’’ 9’’ 04’’ 30,84 0’’ 4’’ 10’’ Cố nông 1945 57 ’’ 2 ’’ 05 ’’ 1,46 0 ’’ 0 ’’ 08 ’’ 1945- 1949 112 ’’ 6 ’’ 07 ’’ 2,87 0 ’’ 1 ’’ 01 ’’ 1953 304 ’’ 9 ’’ 07 ’’ 7,81 0 ’’ 2 ’’ 03 ’’ Sửa sai 575’’ 4’’ 03’’ 14,77 0’’ 4’’ 03’’ Qua biểu thống kê trên ta thấy rõ, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi Cải cách ruộng đất (1953), tỷ lệ sở hữu ruộng đất của nông dân ngày càng tăng lên rõ rệt. Đây chính là những thành quả ruộng đất mà cách mạng đã đem lại cho nông dân Thái Nguyên. Trong số các bộ phận của giai cấp nông dân thì tỷ lệ sở hữu ruộng đất của bần, cố nông là tăng lên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 nhanh. Bần nông là một bộ phận của giai cấp nông dân có rất ít ruộng đất trong tay. Nếu như năm 1945 bần nông ở Thái Nguyên chỉ có 388’’ 5’’ 08’’ ruộng thì đến thời kỳ sửa sai thì có trong tay 1239’’ 9’’ 04’’ ruộng để canh tác. Còn cố nông chính là bộ phận nghèo khổ nhất trong giai cấp nông dân. Họ hầu như không có ruộng đất, nguồn sống của họ chính là đi làm thuê, làm mướn cho gia đình địa chủ và điền chủ. Năm 1945, bộ phận này chỉ nắm trong tay số ruộng đất rất ít ỏi (57’’ 2’’ 05’’), nhưng đến thời kỳ sửa sai bộ phận này lại có trong tay 575’’ 4’’ 03’’. Diện tích ruộng đất này chủ yếu là do Đảng và Chính phủ ta lấy từ diện tích ruộng đất của thực dân Pháp, của Việt gian, ruộng vắng chủ và sau nữa là lấy ruộng đất của địa chủ đem chia cho nông dân. Vì thế, sở hữu cá thể theo hình thức hộ gia đình ngày càng chiếm ưu thế. Từ đầu 1953, Đảng đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc ở Thái Nguyên làm cuộc cách mạng “long trời lở đất”, đánh bại thế lực chính trị, làm yếu thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện Cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem ruộng đất về cho dân cày, hoàn thành những bước cuối cùng của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc Cải cách ruộng đất đã đem lại những quyền lợi thiết thực cho nông dân Thái Nguyên. Để thấy rõ điều này, chúng tôi xin nêu ra số liệu ruộng đất được đem chia cho các thành phần nông dân trong đợt cải cách thí điểm của 6 xã huyện Đại Từ, 47 xã trong cải cách ruộng đất đợt I và 22 xã đợt II. Biểu 11: Số ruộng đất chia cho nông dân 75 xã cải cách ruộng đất [89,1] Số xã đã cải cách ruộng đất Tầng lớp Thực đƣợc chia trong cải cách ruộng đất Số hộ Số người 558’’ 1’’ 02’’ 6 xã thí điểm 47 xã đợt I Trung nông 336 1674 573 ’’ 4 ’’ 05 ’’ 3140 18316 4637 ’’ 2 ’’ 07 ’’ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 22 xã đợt II Cộng 2050 11600 10929 ’’ 1 ’’ 02 ’’ 5526 31590 558 ’’ 7 ’’ 14 ’’ 6 xã thí điểm 47 xã đợt I 22 xã đợt II Cộng Bần nông 534 2747 873 ’’ 0 ’’ 13 ’’ 4937 22491 6919 ’’ 9 ’’ 06 ’’ 2625 12495 4222 ’’ 3 ’’ 01 ’’ 8096 37733 12015 ’’ 3 ’’ 05 ’’ 6 xã thí điểm 47 xã đợt I 22 xã đợt II Cộng Cố nông 490 1248 508 ’’ 0 ’’ 13 ’’ 4690 13946 6919 ’’ 9 ’’ 06 ’’ 2220 7202 4222 ’’ 3 ’’ 01 ’’ 7404 22396 11650 ’’ 3 ’’ 05 ’’ Như vậy, thông qua công cuộc Cải cách ruộng đất, chính quyền cách mạng thực sự đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân, biến ước mơ ngàn đời “người cày có ruộng” của nông dân thành hiện thực, sức sản xuất của người nông dân ở nông thôn được giải phóng, tạo ra sự phát triển mới trong nông nghiệp. Nông dân không phải đi lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê, làm mướn hay đi ở cho gia đình địa chủ như trước kia nữa mà thực sự là chủ nhân trên mảnh ruộng của mình. Đây chính là thành quả của sự xác lập quyền làm chủ của hộ nông dân đối với ruộng đất. 1.2.5. Ruộng đất công và bán công bán tƣ a. Ruộng đất công của làng xã Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, cho nên tại hầu hết các làng xã cổ truyền của người Việt tính đến thời điểm trước khi Đảng ta tiến hành cải cách ruộng đất (1953), vẫn còn tồn tại bộ phận ruộng đất công. Tỉnh Thái Nguyên không năm ngoài tình trạng chung đó. Số liệu ruộng đất công ở Thái Nguyên tính đến thời điểm trước Cải cách ruộng đất được thể hịên ở biểu 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Biểu 12: Diện tích ruộng đất công tại 75 xã trƣớc cải cách ruộng đất [89, 1] Số xã Diện tích 6 xã thí điểm cải cách ruộng đất 549’’ 7’’ 06’’ 47 xã cải cách đợt I 13 154’’ 2’’ 11’’ 22 xã cải cách đợt II 2 735’’ 1’’ 07’’ Cộng 16 457 ’’ 1 ’’ 09 ’’ Nhìn chung, hầu hết ruộng đất công ở Thái Nguyên được các làng sử dụng vào việc thờ tự trong các dịp lễ, tiệc hàng năm. Vẫn là ruộng công nhưng cách thức sử dụng của mỗi làng lại có sự khác nhau. Chẳng hạn, một số làng cho đấu thầu để lấy tiền cho các giáp sửa lễ, có làng ruộng đất công lại chia cho các chức dịch, hoặc có thể cho đấu thầu để lấy tiền dùng vào các hoạt động của làng xã, có làng lại dùng một phần đất công đem chia cho những người đi lính. Việc sử dụng ruộng đất công của mỗi làng cũng biểu hiện sự bất bình đẳng. Để nắm sơ bộ điều này, chúng tôi xin dẫn ra tình hình sử dụng ruộng đất công của xã Hùng Sơn (Đại Từ). Xã Hùng Sơn có 29’’ 2’’ 02 do hội đồng hàng tỉnh bán đấu thầu để sung vào quỹ của tỉnh. Mỗi lần đấu thầu là 3 năm, ruộng hạng nhất thì bán 8 đồng 2 một mẫu, ruộng hạng hai thì 6 đồng một mẫu. Người đấu thầu đều là kỳ hào, chức dịch như: phó hội Tuần (trung nông), Hồ Công Luận (phú nông), … [90, 5] Sau Cách mạng Tám năm 1945, ruộng đất công ở các làng xã của tỉnh Thái Nguyên được thu lại để dùng vào việc chung của xã và do chính quyền cách mạng quản lý. Tuy nhiên, mỗi một địa phương lại có cách sử dụng ruộng đất công khác nhau, hoặc là đấu thầu sung quỹ, cho tự vệ làm, hoặc là để duy trì một số nghi lễ thờ cúng. Không phải là toàn bộ, nhưng ở một số địa phương ruộng đất công vẫn bị các chức dịch chi phối. Để chứng minh điều này, chúng tôi xin viện dẫn trường hợp của xã Hùng Sơn (Đại Từ). Tại đây, xã đã cho đấu thầu ruộng đất công để lấy một phần sung vào quỹ của xã, một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 phần dùng vào việc thờ cúng cho các đình chùa. Mỗi mẫu ruộng loại tốt xã lấy 6 nồi, loại trung bình xã lấy 5 nồi, loại xấu xã lấy 4 nồi. Trong thời gian này, một số làng vẫn do người có uy thế trong xã hội cũ được làm. Ví dụ, ở xóm Bàn Cờ có 13 mẫu 0 sào 06 thước ruộng công thì có 1 địa chủ và 1 phú nông chiếm 36%, 8 trung nông chiếm 51% và chỉ có 1 bần nông chiếm 5%. [7, 4] b. Ruộng nhà thờ thiên chúa giáo Việt Nam là một quốc gia từ rất sớm đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, nên số lượng nhà thờ nếu đem so sánh với số lượng các chùa chiền thì rất khiêm tốn. Thái Nguyên cũng không năm ngoài tình trạng đó. Đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thái Nguyên có 5 nhà thờ xứ và 12 nhà thờ họ, có 3 nhà thờ lớn là: Nhã Lộng (Phú Bình), An Huy (Đại Từ), Túc Duyên (Đồng Hỷ). [81,55] Cho đến nay, chúng tôi chưa có đủ tài liệu để làm rõ tình hình chiếm hữu ruộng đất của nhà thờ thiên chúa giáo trong phạm vi toàn tỉnh. Do đó, để hiểu sơ bộ về vấn đề này, chúng tôi xin dẫn tài liệu ruộng đất của nhà thờ An Huy (Đại Từ), nhà thờ Túc Duyên (Đồng Hỷ). Tính đến thời điểm trước Cải cách ruộng đất, nhà thờ An Huy có 125 mẫu ruộng, chiếm 16,3% tổng số ruộng của làng xã và 20 mẫu đất. Phần lớn số ruộng trên vốn là đất công bỏ hoang do Chánh Tre bán cho Linh mục Quang (người Pháp) cách thời điểm Cải cách ruộng đất khoảng 40- 50 năm. Sau đó, cha Quang mộ giáo dân khai phá thành ruộng. Số ruộng này hoàn toàn được nhà thờ đem phát canh thu tô cho đến Cải cách ruộng đất. [8, 8] Khác hẳn với cách chiếm hữu ruộng đất của nhà thờ An Huy, nhà thờ Túc Duyên (Đồng Hỷ) đã dùng biện pháp thần quyền để chiếm đoạt, tích tụ ruộng đất. Năm 1922, nhà thờ Túc Duyên mua một quả chuông 55 đồng, các cha cố bày ra việc tổ chức lễ “rửa tội” cho chuông, thu được của giáo dân 3822 đồng mà thực chất chỉ có 145 đồng. Vào những dịp lễ các thánh hàng năm, họ bắt giáo dân phải nộp các lễ như: lễ Misa hát thì nộp 1 đồng 2, lễ Misa thường nộp 6 hào. Số tiền thu được khá lớn. Có lần họ đem tậu 55 mẫu ruộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 với số tiền là 155 đồng. Thường thì trong kỳ lễ các thánh, có năm nhà thờ thu đến 6 000 đồng, rồi đem tiền này lên Hùng Sơn (Đại Từ) để tậu ruộng. [6, 3] Diện tích ruộng đất của nhà thờ nhìn chung vẫn còn tồn tại đến năm 1945. Thậm chí, đến vài năm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ruộng đất này vẫn do từng nhà thờ quản lý, chính quyền cách mạng vẫn chưa đụng đến. Tuy nhiên, phải đến năm 1949, chính qyền cách mạng bắt đầu can thiệp vào ruộng của nhà thờ. Xin lấy ví dụ của xã Hùng Sơn (Đại Từ). Giữa tháng 7 năm 1949, Đảng và Chính phủ ta ra sắc lệnh giảm tô 25%, thành lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh để tiến hành tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân cày nghèo. Tại xã Hùng Sơn (Đại Từ), Uỷ ban kháng chiến hành chính xã cho gọi già Sơ (người quản lý ruộng của nhà thờ) lên trụ sở uỷ ban bắt ký giao kèo phải giảm mỗi loại xuống 2 phương. Tuy nhiên, già Sơ lại tỏ ra chống đối chính quyền và việc thực hiện của nhà thờ không diễn ra một cách triệt để. Theo thống kê của 20 gia đình cấy ruộng nhà thờ ở xứ Đông Cả thì chỉ có 5 người được giảm 11 phương, 2 người tăng 3 phương, còn nói chung vẫn phải nộp như cũ. Năm 1951, Chính phủ đã ban hành chính sách thuế nông nghiệp và thu theo hình thức biểu luỹ tiến. Bấy giờ, già Sơ lại đối phó với chính quyền bằng cách không nộp thuế nông nghiệp với lí do thu tô không đủ nộp thuế, nhưng chính quyền xã vẫn bắt ông ta phải nộp đủ số thóc thuế theo quy định. [5, 4] 1.2.6. Sở hữu ruộng đất tập thể Thắng lợi công cuộc Cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế (1954- 1957) đã góp phần cải thiện một bước đời sống của nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, ở trên phạm vi toàn miền Bắc nước ta (trong đó có Thái Nguyên) nền kinh tế vẫn nhỏ lẻ, phân tán, cá thể. Trên thực tế “nền sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở nhỏ không có được tính chất phong phú và sự phát triển của nền sản xuất cũng như các điều kiện vật chất và tinh thần của nó, đồng thời cũng không có được các điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 kiện của một nền canh tác hợp lý. Chế độ này càng tạo ra một giai cấp những người lạc hậu, sống ngoài lề xã hội, một giai cấp biểu hiện sự đau khổ, bần cùng của một nước văn minh. Chính vì vậy, mặc dù sở hữu ruộng đất nhỏ tồn tại dai dẳng trong nhiều hình thái kinh tế xã hội, có trước sở hữu chủ nô, địa chủ, tư sản nhưng giai cấp nông dân, sản xuất nhỏ luôn là người bị thua thiệt, sống trong cảnh khó khăn nhất so với các tầng lớp lao động và giai cấp khác trong mỗi xã hội hiện hữu” [100, 30] Trước thực trạng trên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (11/1958) đã đề ra chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và công thương nghiệp tư bản tư doanh mà khâu chính là tập thể hoá nông nghiệp. Thái Nguyên, là một tỉnh miền núi, trung du với hơn 90% dân số sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên công tác lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Thái Nguyên trước hết và chủ yếu là công tác lãnh đạo vận động nông dân đi vào làm ăn tập thể. Đây là một cuộc vận động to lớn và hết sức khó, khăn phức tạp. Bởi vì, tập quán làm ăn, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã có từ ngàn đời và ăn sâu vào tiềm thức của người dân Thái Nguyên, cho nên, nó đã trở thành thói quen, nếp nghĩ của người nông dân Thái nguyên. Trong khi đó, trình độ quản lý sản xuất nông nghiệp tập thể của đội ngũ cán bộ tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Do đó, đòi hỏi trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp phải vừa làm, vừa tổng hợp để đúc rút kinh nghiệm. Từ năm 1955, Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng thí điểm hợp tác xã nông nghiệp, đó là 3 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp: Cầu Thành, Sơn Tập, Xóm Gò (thuộc xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ). Đến năm 1956, Tỉnh uỷ Thái Nguyên lãnh đạo thí điểm xây dựng thêm 2 hợp tác xã nữa ở Tiên Hội (Đại Từ). Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của những hợp tác xã như trên là không cao, hoạt động cầm chừng và có nguy cơ tan vỡ.[56, 333] Trước thực trạng trên, để quyết tâm thực hiện đường lối phát triển nông thôn của Đảng, kiên quyết đưa nông dân vào làm ăn tập thể, Tỉnh uỷ Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Nguyên đã thành lập các đoàn cán bộ rồi đưa xuống giúp đỡ xây dựng và phát triển hợp tác xã. Kết quả đến năm 1958, toàn tỉnh có 4257 tổ đổi công, xây dựng được 28 hợp tác xã với 192 hộ gia đình xã viên. [56, 335] Đang trên đà phát triển lại được sự khẳng định và khích lệ của Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II (11/1958), phong trào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Nguyên càng có điều kiện phát triển. Đến cuối năm 1959, toàn tỉnh đã xây dựng được 577 hợp tác xã nông nghiệp với 20 145 hộ xã viên (bằng 48,46% số hộ nông dân toàn tỉnh). Với số liệu trên cho ta thấy số lượng hợp tác xã xây dựng được không đạt so với chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ toàn tỉnh lần thứ V đề ra. Đứng trước thực tế này, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục vượt khó, vươn lên, vừa xây dựng, vừa củng cố tổ chức và phát triển sản xuất trong các hợp tác xã, tạo ra sự tiến bộ vượt bậc so với làm ăn cá thể. Đây chính là động lực thúc đẩy, động viên nhân dân tiếp tục gia nhập hợp tác xã. Do đó, đến năm 1960, toàn tỉnh đã xây dựng được 951 hợp tác xã (trong đó có 63 hợp tác xã bậc cao), với 36 122 hộ xã viên, bằng 96,9% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh, trong đó có hai huyện Phú Bình và Định Hoá đạt hơn 93% số hộ nông dân gia nhập hợp tác xã. [56, 338] Như vậy, tính đến năm 1960, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế văn hoá (1958- 1960). Thông qua đó, ruộng đất tỉnh Thái Nguyên từ chỗ phân tán, manh mún, nhỏ lẻ đã được khắc phục bằng cách tập thể hoá ruộng đất. Người nông dân từ chỗ làm ăn cá thể đến chỗ làm ăn tập thể trong hợp tác xã nông nghiệp. Về sở hữu ruộng đất ở miền Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng chủ yếu là có 2 hình thức sở hữu là: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã làm cho quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được xác lập, có tác dụng mở đường cho sức sản xuất phát triển. Trên cơ sở đó, các giai cấp bóc lột từng bước bị xoá bỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đã hoàn chỉnh và cụ thể hoá đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, cách mạng Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc được giải phóng sẽ chuyển sang làm cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa với hai nhiệm vụ: Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn miền Nam phải tiếp tục hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ xâm lược, của bọn tay sai để giải phóng miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước. Mặc dù yêu cầu khác nhau, nhưng chiến lược cách mạng hai miền Nam Bắc lại có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau mà còn tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Đại hội cũng thông qua phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1961- 1965). Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Thái Nguyên đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI diễn ra từ ngày 10 đến 18/3/1961 tại thị xã Thái Nguyên. Đại hội đã đề ra Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá trong kế hoạch 5 năm (1961- 1965) là: “Ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, phát triển lâm nghiệp, đồng thời tích cực phát triển công nghiệp địa phương trên cơ sở củng cố và hoàn thành tốt công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ. Hai nhiệm vụ phát triển công nghiệp và củng cố, phát triển phong trào hợp tác hoá nông nghiệp là hai nhiệm vụ trung tâm, gắn chặt với nhau, thúc đẩy nhau phát triển nhằm dần dần đảm bảo được những nhu cầu chính về lương thực, thực phẩm, về nông cụ cải tiến, nông cụ thường và hàng tiêu dùng trong tỉnh”. [61, 7] Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được đẩy mạnh. Đến năm 1961, Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp trong toàn tỉnh đã thu được kết quả to lớn. Toàn tỉnh đã xây dựng được 813 hợp tác xã, thu hut 87,3% số hộ nông dân đi vào con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 đường làm ăn tập thể [56, 356]. Trong thời gian này, phong trào xây dựng hợp tác xã phát triển nhanh, nhưng không thực sự vững chắc. Bởi vì, hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong các hợp tác xã không cao, diện tích gieo trồng có tăng nhưng năng suất lại không tăng. Tổng sản lượng lương thực tăng chậm và rất bấp bênh, bình quân lương thực tính theo đầu người trong các hợp tác xã giảm, thu nhập của hộ gia đình xã viên thấp hơn thu nhập của các hộ làm ăn riêng lẻ, xã viên không tha thiết với hợp tác xã, muốn trở lại con đường làm ăn cá thể. Liên tục trong hai năm 1962, 1963, số xã viên làm đơn xin ra hoặc từ bỏ hợp tác xã ra làm ăn cá thể ngày càng nhiều. Hợp tác xã tan vỡ từng mảng. Tỷ lệ số hộ nông dân trong các hợp tác xã giảm từ 87,3% (1961) xuống còn 70,4% (1963). [56, 357- 358] Đứng trước thực tế trên, để quyết tâm đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, từ cuối năm 1965, Ban thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo công tác củng cố hợp tác xã nông nghiệp. Thông qua các cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã vòng 1 và vòng 2 đã thu được những kết quả rất to lớn. Đến cuối 1967, trên phạm vi toàn tỉnh tỷ lệ số hộ nông dân trong các hợp tác xã là 90%. Riêng thành phố Thái Nguyên và các huyện: Phổ Yên, Phú Bình có 100% số hợp tác xã đã chuyển lên bậc cao. [57, 46] Biểu 13. Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp ở Thái Nguyên qua các năm [26, 5] Năm Tổng số HTX Trong đó HTX bậc cao Hộ nông dân lao động của địa phƣơng Hộ gia nhập HTX Trong đó Tỷ lệ % hộ vào HTX Hộ bậc cao Hộ bậc thấp 1956 6 8 81 1957 4 66 66 1958 37 1 55 581 792 27 765 1,4 1959 824 31 56 262 2 556 2 640 22 787 45,4 1960 1 425 119 56 799 47 137 5 073 42 064 82,9 1961 1 265 194 56 949 49 698 10 849 37 849 85,5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 1962 1 224 218 57 881 47 898 14 248 42 410 82,7 1963 1 197 238 63 007 45 692 12 607 30 045 72,5 1964 1 335 371 66 435 49 406 74,3 1965 1 333 512 71 589 61 480 33 779 27 700 85,8 1966 1 215 607 72 824 63 643 43 558 20 145 87,3 1967 1 079 741 76 927 68 306 55 505 11 476 88,7 1968 929 731 79 299 72 552 91,4 1969 882 712 80 449 73 084 90,8 1970 858 721 81 060 72 206 66 721 5 485 89,0 Qua số liệu thống kê trên cho thấy, số hộ nông dân gia nhập hợp tác xã ở Thái Nguyên ngày càng tăng. Năm 1958, tỷ lệ hộ nông dân vào hợp tác xã chỉ chiếm 1,4 %, sau ba năm tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, số hộ nông dân vào hợp tác xã chiếm 82,9 %, đến năm 1970, tỷ lệ đó là 89,0 %. Do số hộ nông dân gia nhập hợp tác xã ngày càng nhiều, nên diện tích ruộng đất canh tác được tập thể hoá ngày càng lớn. Một khi chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất được xác lập sẽ tạo ra nhiều tác dụng lớn. Thông qua đó, chúng ta có thể làm nhanh, làm tốt hơn một số khâu như: thuỷ lợi, cải tạo và quy hoạch đồng ruộng… Trong điều kiện đất nước có chiến tranh việc tập thể hoá nông nghiệp, đặc biệt là việc thực hiện chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất lại càng có tác dụng to lớn, góp phần động viên hàng vạn thanh niên nông thôn ra tiền tuyến, cung cấp một số lượng đáng kể lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Chỉ tính trong thời gian từ tháng 1/1973 đến tháng 4/1975, Thái Nguyên đã có trên 8600 người vào bộ đội, con em nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã có mặt trên khắp các chiến trường. Ngoài ra, trung bình mỗi năm, nhân dân Thái Nguyên đã đóng góp cho Nhà nước 20000 tấn lương thực. [57, 13] Những đóng góp này của nhân dân Thái Nguyên cùng với nhân dân cả nước đã làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh mặt tích cực vừa trình bày ở trên, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất lại tồn tại nhiều mặt hạn chế: Ruộng đất- thứ tư liệu sản xuất quý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 giá lại rơi vào tình trạng lãng phí trong quản lý và sử dụng. Chính chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và mô hình hợp tác hoá kiểu cũ đã làm cho nông dân miền Bắc nói chung và nông dân Thái Nguyên nói riêng không thiết tha với ruộng đất, không tạo ra được động lực vật chất để thúc đẩy họ tích cực sản xuất. Mặt khác, trong các hợp tác xã, xã viên không được hưởng quyền lợi trực tiếp do sức lao động của mình làm ra mà lại được phân phối qua hệ thống công điểm. Trong khi đó, việc quản lý công điểm lại hết sức lỏng lẻo, hiện tượng “dong công”, “phóng điểm” xảy ra lan tràn, dẫn tới tình trạng làm dối, làm ẩu, làm cốt sao cho được nhiều công, nhiều điểm mà không cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào đồng ruộng ở nhiều Hợp tác xã còn mang tính chất nửa vời. Khẩu hiệu “cày sâu, bừa kỹ”, “làm cỏ sục bùn” không được xã viên thực hiện nhưng năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh thấp. Cái vòng luẩn quẩn này kéo dài trong nhiều năm, thậm chí đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Sự không tha thiết của người nông dân đối với ruộng đất còn được phản ánh trong câu ca dao: “Bảy giờ trống đánh, kẻng la, Chín giờ đủng đỉnh mới ra đến đồng” Nhìn chung, từ 1976 đến 1981, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất vẫn tiếp tục được củng cố và xây dựng phổ biến trong nông thôn. Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Người nông dân từ chỗ là chủ sở hữu ruộng đất được chia trong Cải cách ruộng đất đến chỗ là người làm công cho hợp tác xã. Hình thức sở hữu ruộng đất theo hộ gia đình được thay thế bởi hình thức sở hữu ruộng đất hợp tác xã. Đây cũng là thời kỳ mà ruộng đất sử dụng hiệu quả thấp bởi tình trạng ăn chung, làm chung dẫn tới trì trệ. Ruộng đất chung của tập thể không được chú trọng mà nông dân lại đặc biệt quan tâm đến phần ruộng đất 5% của mình. Từ thực tế trên, Đảng ta đã dần dần nhận thấy rằng, cần phải khắc phục mô hình hợp tác cũ, tìm tòi các bước đi và hình thức thích hợp, phấn đấu để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 thoát khỏi những ràng buộc của các quan niệm lỗi thời. Trên cơ sở đó, ngày 31/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100- CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp” gọi tắt là “Khoán 100”. Theo đó, Khoán 100 cho phép áp dụng rộng rãi chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động mà thực chất là đến hộ gia đình xã viên. Lúc này, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tập thể, song hộ gia đình được giao đảm nhận. Gia đình xã viên được trao lại quyền làm chủ trong một số khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp gắn với sản phẩm cuối cùng. Đó chính là 3 khâu: cấy trồng, chăm bón và thu hoạch. Còn lại các khâu: làm đất, làm giống, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ đồng ruộng vẫn do hợp tác xã điều hành. Tuy mới chỉ được giải phóng một phần, nhưng chỉ riêng điều này thôi đã có sự kích thích các hộ gia đình nông dân phấn khởi đầu tư thêm vốn, vật tư, lao động để thâm canh trên mảnh ruộng nhận khoán nhằm thu về phần sản lượng cao hơn mức quy định của hợp tác xã. Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành điều chỉnh quy mô hợp tác xã cho phù hợp với năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ ở từng địa phương. Căn cứ vào Báo cáo sơ kết cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động, người lao động trong sản xuất nông nghiệp, chúng tôi thấy mức độ khoán ở các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sự khác nhau: “- Phổ Yên có 52 hợp tác xã, có 48 hợp tác xã khoán sản phẩm, 41 hợp tác xã khoán 100% diện tích, 7 hợp tác xã khoán từ 50% đến 70% diện tích. - Phú Bính có 74 hợp tác xã thì có 73 hợp tác xã khoán sản phẩm, 6 hợp tác xã khoán 100% diện tích, 67 hợp tác xã khoán trên diện tích đất 10%- 15% đất chăn nuôi. Nhưng thực chất nhiều hợp tác xã khoán từ 25%- 50% diện tích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 - Đồng Hỷ có 86 hợp tác xã, có 57 hợp tác xã khoán sản phẩm, 3 hợp tác xã khoán toàn bộ diện tích, 54 hợp tác xã khoán từ 30% diện tích, nhưng thực chất có một số hợp tác xã khoán 50%- 60% diện tích. - Thành phố có 15 hợp tác xã trồng lúa, có 9 hợp tác xã khoán sản phẩm, 2 hợp tác xã khoán toàn bộ diện tích, một số hợp tác xã khoán một phần diện tích. - Đại Từ có 41 hợp tác xã, có 28 hợp tác xã khoán sản phẩm, 12 hợp tác xã khoán 100% diện tích, 16 hợp tác xã khoán từ 50% -70% diện tích”. [3,3] Thông qua khoán sản phẩm, người lao động (hộ gia đình) đã phát huy được quyền làm chủ, cho nên nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển trong hợp tác xã. Để thấy được sơ bộ kết quả bước đầu việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi xin dẫn ra những số liệu trong Báo cáo sơ kết cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động, người lao động trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1981, “ nhờ có khoán sản phẩm, thời tiết thuận lợi, có đại thuỷ nông Hồ núi Cốc, nên diện tích tăng hơn vụ đông xuân năm trước 2126 ha, tăng chủ yếu là huyện phía Nam 1874 ha. Trong đó, Phổ Yên tăng 639 ha, Đồng Hỷ tăng 538 ha, Phú Bình tăng 487 ha, Đại Từ tăng 217 ha…Năng suất cây trồng năm nay cũng tăng lên rõ rệt, bình quân toàn tỉnh vụ đông xuân đạt 17,31 tạ/ha. Trong đó, huyện tăng cao là Phú Bình 1,9 tạ/ha, Đại Từ 1,6 tạ/ha, thành phố 84 kg/ha, Đồng Hỷ 53kg/ha, Phổ Yên 30 kg/ha. Những hợp tác xã khoán sản phẩm tăng khá nhanh như: Mỹ Yên năng suất đạt 21 tạ/ha tăng 2,2 tạ/ha, tổng sản lượng tăng 24 tấn; Tân Hương năng suất đạt 15,3 tạ/ha tăng so với bình quân 3 năm là 4,1 tạ/ha, tổng sản lượng tăng 70 tấn so với đông xuân năm trước… ”[3, 4] Cho đến năm 1987, Thái Nguyên đã tiến hành tổng kết phong trào hợp tác xã qua 6 năm thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng tới nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã và hầu hết các hợp tác xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 trong toàn tỉnh. Qua 6 năm thực hiện cơ chế khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100 – CT/TW, trong nông nghiệp của tỉnh đã đạt được một số kết quả như sau: “1- Sản phẩm nông nghiệp phát triển với một tốc độ khá cả trồng trọt và chăn nuôi. Sự phát triển đó được chia làm 2 giai đoạn: + Từ 1981-1984 có tốc độ tăng khá, sản lượng lương thực tăng 1 vạn tấn bằng 5-6% + Từ 1985-1987 tốc độ tăng chậm lại chỉ đạt bình quân1-2% sản lượng hàng năm. 2- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn so với thời kỳ 1979- 1980 được ổn định hơn, một số địa phương có bước tiến rõ rệt, nhiều hợp tác xã đã điều chỉnh lại qui mô phù hợp với trình độ quản lý. 3- Người sản xuất bước đầu gắn bó với ruộng đất và các tư liệu sản xuất được giao khoán nên trình độ thâm canh khá hơn trước, cơ cấu mùa vụ có những chuyển biến tích cực. 4- So với những năm trước khi khoán thì đời sống nông dân có được cải thiện, thu nhập lương thực tăng hơn trước.” [68, 1] Như vậy, từ năm 1958 đến năm 1987 trên toàn bộ miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, hầu hết ruộng đất đều được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, Trong thời gian này, đứng ở góc độ sở hữu ruộng đất đã có sự thay đổi lớn. Nếu như trong thời kỳ 1953- 1957, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện những chính sách tiến bộ, từng bước đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân, do đó, sở hữu ruộng đất theo hộ gia đình đã chiếm ưu thế. Người nông dân thực sự trở thành người chủ sở hữu trên chính mảnh ruộng mà cách mạng đã đem lại cho họ. Còn từ 1958 đến đầu những năm 80, xuất phát từ nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội, từ sự hiểu biết giáo điều về luận điểm “Sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ không ngừng đẻ ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 cách tự phát trên quy mô rộng lớn”, cho nên, sự phân tích của các nhà hoạch định chính sách và nhiều nhà khoa học lúc đó chủ yếu là nhằm chứng minh cho sự cần thiết phải ngăn chặn sự “phân hoá giai cấp” ở nông thôn, đưa ngay nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Đến đây, hình thức sở hữu ruộng đất cá thể theo hộ gia đình đã được thay thế bởi hình thức sở hữu tập thể. Ruộng đất từ chỗ được làm chủ bởi hộ gia đình đến chỗ được làm chủ bởi hợp tác xã. Đây là thời kỳ mà việc sử dụng ruộng đất của tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả thấp không tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Từ tháng 1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100. Đây chính là sự kiện đánh dấu bước đột phá mở đường cho quá trình đổi mới quản lý trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Dưới ánh sáng của Chỉ thị 100, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo nhân dân thực hiện đúng tinh thần của Chỉ thị 100. Qua việc thực hiện Chỉ thị 100, người nông dân từ chỗ bị tước mất quyền làm chủ đối với ruộng đất (đã được chia trong Cải cách ruộng đất) bởi cơ chế quản lý tập thể hoá trong các hợp tác xã, nay được lấy lại dần vai trò đó nhờ cơ chế khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100- CT/TW. Quá trình chuyển từ chế độ làm chủ ruộng đất bởi tập thể sang làm ăn bởi hộ gia đình nông dân đã không những không gây sáo trộn, ngược lại còn tạo ra sự tăng trưởng vững chắc của nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời kỳ chuyển đổi. 1.3. PHƢƠNG THỨC KHAI THÁC RUỘNG ĐẤT 1.3.1. Giai đoạn trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Về phương thức khai thác ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1945, chúng tôi chưa đủ tư liệu cụ thể, nhưng để hiểu sơ bộ về vấn đề này, chúng tôi chỉ xin dẫn ra phương thức canh tác trong các đồn điền của người Pháp và người Việt là chủ yếu. Như ở phần điều kiện tự nhiên đã trình bày, Thái Nguyên là một tỉnh rất giàu tiềm năng về nông nghiệp, vùng giữ một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Ngay từ năm 1887, khi mà chưa hoàn thành công cuộc bình định tỉnh Thái Nguyên, thực dân Pháp đã cấp giấy phép cho các điền chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 người Pháp tiến hành chiếm đất để lập đồn điền. Qúa trình chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền của điền chủ người Pháp diễn ra liên tục từ năm 1887 đến giữa thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Điều này làm cho số lượng và diện tích đồn điền của người Pháp cũng như của người Việt ở tỉnh Thái Nguyên tăng nhanh. Cho đến năm 1918, theo Tạ Thị Thuý, số đồn điền của người Pháp được lập ở Thái Nguyên từ năm 1884 là 24 đồn điền. Với tổng số 24 đồn điền của tỉnh Thái Nguyên chiếm 5% tổng số đồn điền của Bắc Kỳ. Tổng số diện tích đồn điền của người Pháp ở Thái Nguyên đến năm 1918 là 80 757,5625ha (chiếm 19,35% tống số diện tích đồn điền Bắc Kỳ). [88, 110-141] Về hoạt động kinh doanh trong các đồn điền: qua báo cáo còn lưu trữ được và qua khảo sát được ở một số địa phương cho thấy, trồng trọt và chăn nuôi là 2 hoạt động kinh doanh chính trong các đồn điền. Trong trồng trọt, lúa được trồng nhiều nhất, sau đó là chè và cà phê. Theo thống kê chưa đầy đủ từ 12 đồn điền cỡ lớn cho thấy, năm 1938 diện tích trồng lúa là 2 794 ha (chiếm 10,26% trong tổng số diện tích là 27 234 ha). Chè, trẩu có diện tích là 669 ha, cà phê chỉ có 56,25 ha. Số diện tích còn lại dùng để chăn nuôi và trồng rừng. [81, 57] Trong các đồn điền chuyên canh, cây lúa chiếm ưu thế. Tuy nhiên, các đồn điền chỉ cấy được một vụ vì thiếu nước, thiếu những hệ thống thuỷ nông. Do nhiều yếu tố khác nhau mà năng suất lúa rất thấp, mỗi mẫu chỉ cho khoảng 20 đến 30 thúng thóc (mỗi thúng khoảng 20 kg). Mặc dù năng suất thấp nhưng trồng lúa vẫn đem lại cho các điền chủ những nguồn lợi lớn. Bởi vì, ruộng lúa được cấp không mất tiền và tá điền khai thác bằng sức lao động thủ công chứ không hề có bất cứ một sự đầu tư nào. Do đó, trồng lúa là sự lựa chọn số một của các điền chủ. Ở Thái Nguyên, trong các đồn điền đa canh, ngoài cây lúa là chủ yếu, các điền chủ còn trồng thêm các loại cây công nghiệp: Cà phê, chè, trẩu,… Có thể kể tên các đồn điền đa canh như: đồn điền của liên doanh Raynaud, Blanc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bernisi; đồn điền của Guillaume; đồn điền của công ty Văn Gia và của Commaille. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lúa không còn giữ vị trí độc canh như trước nữa. Để tăng thêm lợi nhuận, phục vụ cho xuất khẩu, điền chủ đã cho trồng thí nghiệm các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, lại phù hợp với đồng đất của Thái Nguyên như: cà phê, chè. Trong đồn điền Vạn Già, các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, các loại cây lấy hạt có dầu) được đưa vào trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, do ít vốn, kỹ thuật canh tác lạc hậu, nên kết quả thu hoạch không giống như những mong đợi của điền chủ. Bên cạnh cây cà phê, cây xả cũng được các điền chủ rất quan tâm và đưa vào canh tác. Thực ra, xả là loại cây để ép lấy tinh dầu, hoặc làm gia vị. Theo một số tài liệu còn lưu lại, chúng tôi thấy, cây xả thường được trồng tại các đồn điền đa canh ở Phú Bình, Phổ Yên như: đồn điền Sơn Cốt, đồn điền Thác Nhái, đồn điền Phúc Thuận. Trên thực tế, cây xả được trồng nhiều nhưng chưa tạo thành một vùng chuyên canh lớn mà lại được trồng xen kẽ với các loại cây khác trong đồn điền. Tại các đồn điền Sơn Cốt, Thác Nhái, Phúc Thuận đã có lò nấu xả để chưng cất tinh dầu. Đây là những nồi hơi được đun bằng củi. Các khâu trồng cấy, chăm sóc, thu hoạch, chưng cất xả đều được tiến hành bằng phương pháp thủ công thông qua sức lực lao động của tá điền. Thái Nguyên là một vùng có nhiều điều kiện thích hợp với cây chè cho nên, các điền chủ kể cả người Pháp và người Việt đều đưa loại cây này vào canh tác. Cây chè được đưa vào trồng ở các đồn điền thuộc các huyện: Đại từ, Đồng Hỷ với các đồi chè lớn mang tính chất chuyên canh. Giống như các loại cây công nghiệp khác, việc trồng và chế biến chè cũng được tiến hành bằng những phương pháp thủ công. Thông thường, người ta dùng các chảo lớn được đúc bằng sắt để sao chè. Cây chè là một trong những loại cây công nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận cho điền chủ, nhưng các điền chủ không chịu đầu tư vốn và kỹ thuật, nên năng suất và sản lượng của cây chè không cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Cùng với việc mở rộng trồng trọt, trong các đồn điền đa canh các điền chủ rất chú trọng đến việc kết hợp chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, ngựa nhằm để cung cấp thực phẩm, sức kéo và phân bón. Nhất là trong các đồn điền trồng lúa, trâu được chăn nuôi nhiều. Để chứng minh điều này, chúng tôi xin lấy dẫn chứng ở các đồn điền thuộc địa phận hai huyện Phổ Yên và Phú Bình. Đồn điền của Guillaume có 704 con trâu; đồn điền của Raynaud nuôi 1400 con trâu, bò sữa; Công ty Văn Gia đã dành 2400 ha đất để làm cỏ nuôi trâu bò. Trong các đồn điền, trâu bò được nuôi không chỉ để lấy thực phẩm, sức kéo, phân bón mà còn được điền chủ đem cho tá điền thuê để canh tác ruộng đất. Riêng nguồn thu từ tô trâu hàng năm cũng mang lại cho các điền chủ một khoản thu lớn, “ tá điền còn phải thuê trâu của chủ với giá thuê một vụ là 10 phương thóc đối với một con trâu đực và 6 phương thóc đối với một con trâu cái. Thời kỳ khủng hoảng kinh tế, mức tô tăng từ 1- 2 phương”.[81, 26] Để phục vụ cho việc canh tác và khai thác ruộng đất tốt hơn, thực dân Pháp đã cho xây dựng một vài công trình thuỷ lợi. Ngày 14/6/1929, hệ thống thuỷ nông ở sông Cầu được hoàn thành. Hệ thống này gồm một con kênh dài 52,5 km nối từ sông Cầu đến sông Thương. Trong đó có hệ thống các đập như: Thác Huống, Đá Gân, Lữ Yên,… Nhờ có hệ thống thuỷ nông này đã phục vụ cho việc tưới tiêu của 28000 ha diện tích đồn điền. Mặc dù vậy, hàng năm vào mùa khô trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị thiếu nước tưới. Tại Phổ Yên, nơi có nhiều đồn điền lớn, nhưng địa hình đi lại khó khăn, nên các chủ đồn điền đã mở mang nhiều con đường rải đá từ Chã ra Ba Hàng, từ Phúc Thuận đến Sơn Cốt. Như vậy, ở Thái Nguyên cây lúa vẫn là cây trồng chiếm ưu thế trên tất cả các đồn điền. Đây là loại cây trồng truyền thống, lại phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. Với cây lúa, từ khâu sản xuất giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch đều được các điền chủ áp dụng theo lối kỹ thuật lạc hậu. Trên thực tế đây chỉ là hình thức tập trung sản phẩm cho thương mại chứ không hề cải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 tạo hay thay đổi phương thức canh tác cũ. Các điền chủ, kể cả người Việt và người Pháp đều sử dụng nguyên trạng lối bóc lột phong kiến. Mặc dù đã xuất hiện việc canh tác thêm các loại cây công nghiệp như: chè, cà phê, trẩu, xả…nhưng các điền chủ rất ít đầu tư kỹ thuật. Do đó, năng suất và sản lượng cây trồng trong nông nghiệp tương đối thấp. 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1988 Từ năm 1945 đến trước năm 1958, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, việc sản xuất nông nghiệp cũng như việc khai thác ruộng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được đẩy mạnh. Đây là thời kỳ kinh tế hộ gia đình từng bước được xác lập. Người lao động (hộ gia đình) là người chủ thực sự trên mảnh ruộng mà chính quyền cách mạng đã đem lại cho họ. Do đó, người nông dân rất phấn khởi đẩy mạnh tăng gia sản xuất khai thác tốt hơn diện tích ruộng đất của gia đình nhà mình. Qua nhiều tài liệu còn lưu trữ cho thấy, trong thời gian từ 1945- 1958, nhìn chung cây lúa vẫn chiếm ưu thế. Ngoài ra, người nông dân còn trồng thêm các loại cây hoa màu ngắn ngày để giải quyết khâu thiếu lương thực, đồng thời để phục vụ cho cuộc kháng chiến. Để phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng công tác thuỷ lợi. Đầu năm 1954, tỉnh đã huy động tới 738 nhân công, 60 cây gỗ để tiến hành phục hồi đập sông máng Vạn Già (Phú Bình). Trong việc khôi phục đập Thác Huống, tỉnh Thái Nguyên đã huy động 450 dân công, hơn 800 cây gỗ. Cho đến hết tháng 6/1954, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đào thêm được 470 cái ao, chuôm để chứa nước, làm 96 con nước, đào mới 197 giếng chống hạn. Ba huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phổ Yên đã chủ động tưới nước cho gần 2000 mẫu lúa. Nhờ những cố gắng đó mà diện tích lúa chiêm và lúa Nam Ninh của tỉnh đạt 31 730 mẫu, tăng gần 8 lần so với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.[56, 290-291] Được sự quan tâm của tỉnh, nhân dân Thái Nguyên hăng hái làm công tác thuỷ lợi. Nhờ hệ thống thuỷ lợi mà nhân dân Thái Nguyên có thể khái thác ruộng đất một cách tốt hơn. Nhiều loại cây trồng được nhân dân Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 đưa vào canh tác. Tuy nhiên, qua một số tài liệu còn lưu lại, chúng tôi thấy, cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu ở đây. Điều này được phản ánh qua biểu số liệu sau đây: Biểu 14 : Diện tích cây lƣơng thực ở Thái Nguyên qua các năm [26, 178] Đơn vị tính: ha Năm Loại cây trồng 1956 1958 1960 1962 1964 1966 1968 1970 Tổng số diện tích gieo trồng 88 282 79 599 82 847 79 384 102 204 105 650 98 198 96 430 Cây lương thực 81 610 72 121 75 035 87 689 99 945 95 607 88 865 87 644 a. Cây lúa 68 296 63 913 65 035 72 321 74 085 77 603 72 676 72 146 b. Cây hoa màu 13 314 8 208 9 122 15 366 17 860 17 970 16 189 15 498 Ngoài cây lúa, hoa màu thì các loại cây công nghiệp như: bông, lạc, vừng, mía, chè, … cũng được nông dân Thái Nguyên đưa vào canh tác. Tuy nhiên, do việc đầu tư chưa thỏa đáng về kỹ thuật, phân bón, cho nên, diện tích canh tác chưa được mở rộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1.pdf
Tài liệu liên quan