Tài liệu Luận văn Sản xuất hàng hóa: LUẬN VĂN:
Sản xuất hàng hóa
Lời nói đầu
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất,nên
sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp
trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành
tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế
sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển ngày càng mạnh Tuy
nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là trong chế độ xã hội TBCN , một chế
độ xã hội ở đó chỉ có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến sự phân hoá xã hội
sâu sắc và quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ.
Nhận biết trước tình hình đó, trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế
xã hội Mac và Anghen đã đưa ra dự đoán: CNTB sớm muộn cũng bị thay thế bởi
một chế độ xã hội cao hơn , chế độ xã hội trong đó con người hoàn toàn tự do, văn
minh và bình đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững, xã hôị công bằng. Đó là ...
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Sản xuất hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Sản xuất hàng hóa
Lời nói đầu
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất,nên
sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp
trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành
tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế
sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển ngày càng mạnh Tuy
nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là trong chế độ xã hội TBCN , một chế
độ xã hội ở đó chỉ có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến sự phân hoá xã hội
sâu sắc và quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ.
Nhận biết trước tình hình đó, trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế
xã hội Mac và Anghen đã đưa ra dự đoán: CNTB sớm muộn cũng bị thay thế bởi
một chế độ xã hội cao hơn , chế độ xã hội trong đó con người hoàn toàn tự do, văn
minh và bình đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững, xã hôị công bằng. Đó là chủ
nghĩa cộng xản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH - thời kì chuyên chính của giai
cấp vô sản.
Nước ta sau khi giành được độc lập ở miền bắc , Đảng đã xác định đưa đất
nước lên tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Khi miền bắc hoàn toàn
được giải phóng thì cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH. Đại hội Đảng VI
(1986) là một bước ngoặt lịch sử của nền kinh tế vói đường lối mới của Đảng để
phát triển đất nước.
Qua 1 số suy nghĩ và giải pháp nghiên cứu sản xuất hàng hoá, đang diễn ra ở
nước ta hiện nay sẽ phần nào giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng của nước ta trong
thời kì quá độ này.
Nội dung
1. Sơ lược về lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế nó trong quá
trình lịch sử lâu dài.
ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản xuất giản đơn
chỉ giữ vai trò phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản xuất hàng hoá giản đơn đã tạo khả
năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị
kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau.
Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã
và góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là
sản xuất hàng hoá TBCN. Dưới CNTB quan hệ hàng hoá thâm nhập vào mọi lĩnh
vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hoá trở thành tế bào của nền sản
xuất xã hội . Nó mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao
động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng
dư.
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH. Đặc điểm của
sản xuất hàng hoá XHCN là nó không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và
nó nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội
trên cơ sở sản xuất kinh doanh .
2. Tính ưu việt của sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm
của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi vậy nó có nhiều ưu thế, và là một
phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự túc :
Nó làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất
lao động xã hội .Nó thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh tróng làm cho sự
phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình
thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất
hình thành thị trường trong nước và thế giới.
Nó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở để
thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
3. ở Việt Nam:
Trong giai đoạn quá độ lên CNXH, ở nước ta những đIều kiện chung của
kinh tế hàng hoá vẫn còn bởi vậy nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách
quan:
Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những
không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. sự chuyên
môn hoá và hợp tác hoá lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia và ngày càng
mang tính quốc tế.
Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của
nền kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động. Sự phân công lao động của ta đã
ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở và ở phạm vi rộng hơn nữa là
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. hiện nay ta đã có hàng loạt các thị trường được hình
thành từ sự phan công lao động đó là: Thị trường công nghệ, thị trường các yếu tố
sản xuất,…Tạo đà cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển giúp ta
nhanh chóng hoà nhập được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của những
người sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu hỗn hợp, đồng sở
hữu,…Chế độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp trong cùng một
hình thức sở hữu vẫn chưa đều nhau. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu kinh tế của ta giờ
là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất
yếu khách quan .
Sản xuất hàng hoá là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người sản
xuất có điều kiện để chuyên môn hoá cao. Trình độ tay nghề được nâng lên do tích
luỹ kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới. Công cụ chuyên dùng được cải tiến, kỹ
thuật mới được áp dụng do đó cạnh cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho năng
suất lao động được nâng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và tốt
hơn. Hiệu quả kinh tế được trú trọng làm mục tiêu đánh giá sự hoạt động của các
thành phần kinh tế. Việc trao đổi hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá khiến cho
người sản xuất luôn tìm cách tiết kiệm giảm đến mức tối đa những chi phí cá biệt,
giảm giá trị hàng hoá cá biệt để có lợi nhuận khi trao đổi. Trên cơ sở phân công lao
động, sản xuất hàng hoá phát triển. Khi sản xuất hàng hoá phát triển sẽ làm phân
công lao động ngày càng cao hơn, sâu hơn. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị
trường ngày càng được chủ thể sản xuất hàng hoá vận dụng có hiệu quả hơn và từ đó
ngoài các quan hệ kinh tế phát triển mà các quan hệ pháp lý xẫ hội, tập quán, tác
phong cũng thay đổi.
Chính từ tính ưu việt rất riêng, rất có lợi ( tuy bên cạnh đó vẫn còn có
những khuyết tật ) của sản xất hàng hoá mà tại đại hội VII Đảng ta đã xác định
phương hướng : Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Kết luận
Việt Nam hiện nay trong giai đoạn quá độ lên CNXH đó là một thời kỳ phức
tạp và đầy biến động, một thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho CNXH để
hoàn thành cách mạng dân dân chủ.
Với điểm xuất phát thấp, điều kiện kinh tế khó khăn và có nhiều trở ngại.
Muốn phát triển kinh tế bền vững ta thực hiện nền kinh tế hàng hoá là một bước
ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một tất yếu và cần
thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã
xuất hiện nhiều khó khăn, phức tạp và đã tác động đến mặt xã hội nói chung. Để hạn
chế những tác độnh tiêu cực này ta cần định hướng cho nền kinh tế phát triển, buộc
nó phải đi theo con đường mà chúng ta lựa chọn là xây dựng CNXH. Chính vì vậy
chính sách phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự định hướng
XHCN là một yêu cầu cấp thiết và hợp lý của quy luật phát triển, nó thể hiện tư
tưởng tiến bộ, sáng suốt của Đảng. Trong khi thực hiện từng bước sự chuyển đổi này
chúng ta phải giữ vững định hướng XHCN, đứng ngang tầm với mục tiêu phát triển
kinh tế. Muốn vậy cần phải ngày càng hoàn chỉnh bộ máy Nhà Nước, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đảm bảo đưa nước ta đi theo con đường XHCN như đã chọn.
Tài liệu tham khảo
1. Đề cương bải giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII
4. Nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Sản xuất hàng hóa.pdf