Tài liệu Luận văn Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa: iMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................vii
Lời nói đầu .......................................................................................................viii
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................... viii
2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu: ............................................................... ix
2.1 Đối tượng: .......................................................................................................... ix
2.2 Mục tiêu: ............................................................................................................ ix
2.3 Phạm vi nghiên cứu: ................................
107 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................vii
Lời nói đầu .......................................................................................................viii
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................... viii
2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu: ............................................................... ix
2.1 Đối tượng: .......................................................................................................... ix
2.2 Mục tiêu: ............................................................................................................ ix
2.3 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... ix
3. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................... x
4. Điểm mới của luận văn: ............................................................................................. x
5. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................... xi
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong
phương thức tín dụng chứng từ.......................................................................... 1
1.1 Tổng quan về rủi ro ................................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm: ........................................................................................................ 1
1.1.1.1 Trường phái tiêu cực: ..................................................................................... 1
1.1.1.2 Trường phái trung hòa: .................................................................................. 1
1.1.2 Phân loại:.......................................................................................................... 2
1.1.2.1 Rủi ro do môi trường thiên nhiên: .................................................................. 2
1.1.2.2 Rủi ro do môi trường văn hóa: ....................................................................... 3
1.1.2.3 Rủi ro do môi trường xã hội: .......................................................................... 3
1.1.2.4 Rủi ro do môi trường chính trị:....................................................................... 3
1.1.2.5 Rủi ro do môi trường luật pháp: ..................................................................... 4
1.1.2.6 Rủi ro do môi trường kinh tế: ......................................................................... 4
1.1.2.7 Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức:.................................................. 5
1.1.2.8 Rủi ro do nhận thức của con người:................................................................ 5
1.1.3 Quản trị rủi ro ................................................................................................... 5
1.1.3.1 Khái niệm: ..................................................................................................... 5
1.1.3.2 Nhận dạng rủi ro: ........................................................................................... 6
1.1.3.3 Phân tích rủi ro: ............................................................................................. 6
1.1.3.4 Đo lường rủi ro: ............................................................................................. 6
1.1.3.5 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: ........................................................................ 7
1.1.3.5.1 Các biện pháp né tránh rủi ro:...................................................................... 7
1.1.3.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất:............................................................... 7
1.1.3.5.2 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: .............................................................. 7
1.1.3.5.3 Tài trợ rủi ro:............................................................................................... 7
1.2 Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ ............................................................... 8
1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ: ....................................................... 8
ii
1.2.2 Các bên tham gia trong nghiệp vụ chứng từ: ..................................................... 8
1.2.3 Trình tự thực hiện : ........................................................................................... 9
1.2.5 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ:................................................ 10
1.2.5.1 Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác: ........................ 10
1.2.5.2 Tuân thủ nghiêm ngặt: ................................................................................. 10
1.2.6 Phân loại thư tín dụng ..................................................................................... 10
1.3 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ .......................................................... 10
1.3.1 Đối với nhà nhập khẩu: ................................................................................... 11
1.3.2 Đối với nhà xuất khẩu: .................................................................................... 11
1.3.3 Đối với ngân hàng phát hành: ......................................................................... 12
1.3.3.1 Khi phát hành thư tín dụng:.......................................................................... 12
1.3.3.2 Từ phía nhà xuất khẩu:................................................................................. 12
1.3.3.3 Khi xử lý chứng từ bất hợp lệ:...................................................................... 13
1.3.3.4 Khi rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát: ..................................................... 13
1.3.3.5 Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng: .............................................................. 13
1.3.3.6 Từ ngân hàng xuất trình: .............................................................................. 13
1.3.4 Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng:...................................................... 14
1.3.5 Đối với ngân hàng chỉ định: ............................................................................ 14
1.3.6 Đối với ngân hàng xác nhận:........................................................................... 14
1.3.7 Đối với ngân hàng chiết khấu:......................................................................... 15
1.3.8 Rủi ro chính trị:............................................................................................... 15
1.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đặt nền tảng cho việc phòng chống rủi ro trong tín
dụng chứng từ ............................................................................................................. 16
1.4.1 Các tập quán quốc tế: ...................................................................................... 16
1.4.1.1 UCP:............................................................................................................ 16
1.4.1.2 ISBP: ........................................................................................................... 18
1.4.1.3 URR525:...................................................................................................... 18
1.4.1.4 ISP98:.......................................................................................................... 18
1.4.1.5 Incoterms 2000 ............................................................................................ 19
1.4.1.6 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982. ................................................... 19
1.4.1.7 Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ: ............................................................... 19
1.4.2 Các văn bản pháp luật trong nước: .................................................................. 19
1.4.3 Tài liệu nội bộ:................................................................................................ 20
1.4.4 Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật Việt Nam: ..................................... 20
1.5 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng
chứng từ của Citi Group: ......................................................................................... 20
1.5.1 Phát hành thư tín dụng: ................................................................................... 20
1.5.2 Kiểm tra chứng từ: .......................................................................................... 20
1.5.3 Bảo lãnh nhận hàng: ....................................................................................... 21
1.5.4 Thông báo, xác nhận thư tín dụng: .................................................................. 21
1.5.5 Chiết khấu thư tín dụng:.................................................................................. 21
1.5.6 Ngăn chận gian lận thương mại:...................................................................... 21
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 23
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương thức tín dụng
chứng từ tại VPBank ........................................................................................ 24
iii
2.1 Giới thiệu VPBank ................................................................................................ 24
2.1.3 Sơ đồ tổ chức: ................................................................................................. 26
2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế: ................................................................ 27
2.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế: ............................................................ 27
2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:............................................................. 27
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chứng từ ....................................... 29
2.3.1 Ảnh hưởng tích cực: ....................................................................................... 29
2.3.1.1 Các nhân tố khách quan: .............................................................................. 29
2.3.1.2 Các nhân tố chủ quan: .................................................................................. 30
2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực......................................................................................... 31
2.3.1.1 Các nhân tố khách quan: .............................................................................. 31
2.3.2.2 Các nhân tố chủ quan: .................................................................................. 31
2.4 Các rủi ro thường gặp đối với phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank............. 33
2.4.1 Đối với thư tín dụng nhập khẩu:...................................................................... 33
2.4.1.1 Rủi ro do thiên tai: ....................................................................................... 35
2.4.1.2 Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ: ............................................ 36
2.4.1.3 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa các ngân hàng:....................... 38
2.4.1.4 Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng: ...................... 40
2.4.1.5 Phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng:.............................................. 41
2.4.1.6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng: ..................................................................... 42
2.4.2 Đối với thư tín dụng xuất khẩu:....................................................................... 43
2.4.2.1 Không thể thực hiện những điều khoản trong thư tín dụng: .......................... 45
2.4.2.2 Chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ: ............................................................... 46
2.5 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank..................... 49
2.5.1 Trước khi phát hành thư tín dụng nhập khẩu: .................................................. 49
2.5.2 Khi nhận được bộ chứng từ hàng nhập khẩu: .................................................. 50
2.5.3 Thanh toán chứng từ hàng nhập khẩu:............................................................. 50
2.5.4 Phát hành bảo lãnh nhận hàng:........................................................................ 51
2.5.5 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu: .................................................................. 51
2.5.6 Đòi tiền / chiết khấu bộ chứng từ thư tín dụng xuất khẩu:................................ 52
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 54
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng
chứng từ tại VPBank ........................................................................................ 55
3.1 Mục đích xây dựng giải pháp ................................................................................. 55
3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp ................................................................................ 55
3.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro ........................................................................... 55
3.3.1 Giải pháp ngăn ngừa người bán giao hàng không đúng hợp đồng, lập chứng từ
giả để đòi tiền .......................................................................................................... 55
3.3.3 Giải pháp ngăn ngừa rủi ro không thể thực hiện những điều khoản thư tín dụng
................................................................................................................................ 58
3.3.3.1 Mục tiêu: ..................................................................................................... 58
3.3.3.2 Cách tổ chức thực hiện:................................................................................ 58
3.3.3.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:.......................................................................... 61
3.3.4 Giải pháp ngăn ngừa rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ ................... 61
3.3.4.1 Mục tiêu: ..................................................................................................... 61
iv
3.3.4.2 Cách tổ chức thực hiện:................................................................................ 62
3.3.4.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:.......................................................................... 63
3.3.5 Nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ thanh toán quốc tế ............... 63
3.3.5.1. Mục tiêu:..................................................................................................... 63
3.3.5.2 Cách tổ chức thực hiện:................................................................................ 63
3.3.5.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:.......................................................................... 65
3.3.6 Ngăn ngừa rủi ro do thiên tai:.......................................................................... 66
3.3.6.1 Mục tiêu: ..................................................................................................... 66
3.3.6.2 Cách tổ chức thực hiện:................................................................................ 66
3.3.6.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:.......................................................................... 66
3.3.7 Xây dựng cẩm nang kiểm tra chứng từ:........................................................... 66
3.3.8 Kỹ thuật công nghệ ......................................................................................... 67
3.3.9 Làm tốt công tác hỗ trợ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: ........................ 67
3.3.10 Mở các lớp chuyên đề UCP:.......................................................................... 69
3.5 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro: ................................................ 71
3.5.1 Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro của cán bộ nghiệp vụ: ........ 71
3.5.2 Kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua việc trích dự phòng rủi ro, xây dựng mức
ký quỹ hoặc mua bảo hiểm rủi ro: ............................................................................ 71
3.6 Kiến nghị:.............................................................................................................. 72
3.6.1 Chính phủ: ...................................................................................................... 72
3.6.2 Ngân hàng nhà nước: ...................................................................................... 73
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 74
Kết luận .............................................................................................................. A
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. B
PHỤ LỤC ........................................................................................................... D
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. D
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. K
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................R
vLỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu sách chuyên
ngành, hồ sơ giao dịch thực tế có liên quan đến rủi ro trong tín dụng chứng từ, soạn
thảo biểu mẫu khảo sát, gởi đi điều tra nhằm làm cơ sở giải thích các vấn đề liên
quan đến rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank. Tác giả xin cam
đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trong luận
văn là trung thực, có nguồn trích dẫn được đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Người viết
Bế Quang Minh
vi
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám Hiệu, khoa Thương Mại Du
Lịch, Khoa Đào Tạo Sau Đại Học trường Đại Học Kinh Tế TPHCM đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt khóa học và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo Sư – Tiến Sĩ Võ Thanh Thu,
người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tác giả rất cảm ơn Thư viện sau đại học và các chị đồng nghiệp ở
VPBank đã giúp đỡ cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn này.
TPHCM, ngày 01 tháng 09 năm 2008
Người viết
Bế Quang Minh
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB Asia Commercial Bank (Ngân hàng Á Châu)
CIC Credit Information Center
(Trung tâm thông tin tín dụng Ngân Hàng Nhà Nước)
ICC International Chamber of Commerce (Phòng Thương Mại Quốc Tế)
ISBP International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents under Documentary Credit
(Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra
chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế)
ISP International Standby Practices
(Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế)
L/C Letter of Credit (Thư tín dụng)
OCBC Oversea Chinese Banking Banking Corporation Ltd
(Ngân hàng Hoa kiều Singapore)
SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu)
UCP Uniform Customs and Practice for Documentary Credit
(Quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ)
VPBANK Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Private Enterprises
(Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Việt Nam)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
viii
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động
kinh tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế
khu vực và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt
động dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên của
tổ chức thương mại thế giới (WTO) và bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày
01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tuy
nhiên, mức độ rủi ro tiềm ẩn cũng gắn liền với các cơ hội do nền kinh tế hội nhập
mang lại.
Vì vậy, VPBank cũng như các ngân hàng thương mại khác không ngừng đầu tư
nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế: chuyển tiền,
nhờ thu, tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp
vụ đơn giản, rủi ro tín dụng chứng từ, nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển cũng như uy tín của ngân hàng đó. Thực tế đã cho
thấy khi xảy ra rủi ro tín dụng chứng từ không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà
cả các tổ chức xuất nhập khẩu tham gia phương thức tín dụng chứng từ.
Vì lý do đó với VPBank, một ngân hàng cổ phần có hệ thống chi nhánh trải dài từ
Bắc vô Nam, trải qua 15 năm hoạt động và phát triển bên cạnh những thành tựu đạt
được cũng gặp không ít rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Những rủi ro
này gây thiệt hại cho VPBank không chỉ về mặt tài chính mà còn uy tín trên thị
trường quốc tế. Chính vì vậy, việc phòng ngừa hạn chế rủi ro trong phương thức tín
dụng chứng từ là việc làm cần thiết mà VPBank và các ngân hàng thương mại Việt
Nam cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm.
ix
Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro và những kinh
nghiệm thực tế trong quá trình làm việc tại VPBank, tác giả quyết định nghiên cứu
đề tài: “Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng
ngừa”. Với mong muốn những giải pháp này không chỉ có thể áp dụng tại VPBank
mà còn có thể áp dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
2.1 Đối tượng:
Các rủi ro phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ và các biện pháp phòng
ngừa cho VPBank.
2.2 Mục tiêu:
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Phân tích các quy định trong các văn bản pháp lý liên quan đến tín dụng chứng từ,
nhất là UCP600, ISBP681.
- Thực trạng hoạt động tín dụng chứng từ tại VPBank từ 2005 – 2007
- Phân tích các rủi ro phát sinh khi VPBank là ngân hàng phát hành, ngân hàng
thông báo, ngân hàng chiết khấu… bằng các ví dụ thực tế xảy ra ở VPBank
- Đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho VPBank khi thực hiện phương thức tín
dụng chứng từ.
2.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
VPBank. Tác giả đứng trên góc độ của ngân hàng nghiên cứu về rủi ro trong tín
dụng chứng từ tại VPBank
- Thời gian: Giai đoạn 2005 – 2007.
x3. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến rủi ro, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra
các giải pháp có tính khả thi, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
sau:
- Mô tả, phân tích, tổng hợp các tư liệu thực tế về rủi ro trong tín dụng chứng từ tại
VPBank.
- Để nghiên cứu các rủi ro thường gặp nhằm mục đích đề ra các giải pháp ngăn
ngừa rủi ro cho VPBank khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, tác giả đã lập
bảng câu hỏi khảo sát tập trung vào vấn đề các rủi ro thường gặp cũng như các kiến
nghị trong việc hạn chế rủi ro. Kế đó, gửi bảng câu hỏi cho 100 người đang làm
việc trong hệ thống VPBank để thu thập ý kiến người trả lời. Sau đó, tập hợp và xử
lý dữ liệu trên SPSS từ 100 mẫu trả lời để ra kết quả. (phụ lục 1).
- Case study bằng việc chọn lọc minh họa các tình huống rủi ro phát sinh thực tế tại
VPBank.
4. Điểm mới của luận văn:
Phương thức tín dụng chứng từ không phải là vấn đề mới và đã có các đề tài nghiên
cứu gần đây như:
- “Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương
Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại” của tác giả Biện Phi
Hùng
- “Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, giải pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân.
Tuy nhiên tác giả nhận thấy hai đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu phạm vi của
ngân hàng thương mại quốc doanh và trong thời gian UCP600 mới bắt đầu có hiệu
lực và các rủi ro được nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu được điều chỉnh bởi
xi
UCP500 & ISBP645. Bên cạnh đó, sau khi UCP600 ra đời cần có văn bản bổ sung
giải thích cụ thể thay thế cho ISBP645.
Do đó, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của hai công trình
trên, điểm mới của luận văn này là nghiên cứu rủi ro tín dụng chứng từ tại một ngân
hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình, VPBank. Hơn nữa, bởi vì từ trước
đến nay chưa có chương trình nào của ngân hàng nghiên cứu về phòng chống rủi ro
tín dụng chứng từ tại VPBank. Kế đó, việc nghiên cứu các tình huống rủi ro phát
sinh trong giai đoạn UCP600 đã có hiệu lực hơn một năm và văn bản bổ sung giải
thích UCP600 đã ra đời. Đó là Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng
cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại
Quốc Tế, số xuất bản 681 năm 2007- International Standard Banking Practice for
the Examination of Documents under Documentary Credit (ISBP681). Đây là tài
liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600.
5. Nội dung nghiên cứu:
Luận văn gồm có 3 chương và có kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong
phương thức tín dụng chứng từ
Chương này nêu những lý luận cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro, phương thức tín
dụng chứng từ và những rủi ro đối với phương thức này cũng như các văn bản pháp
lý điều chỉnh. Đây là cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích rủi ro trong tín
dụng chứng từ ở chương tiếp theo.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương thức tín dụng
chứng từ tại VPBank
- Giới thiệu khái quát về VPBank cũng như thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế
giai đoạn 2005 - 2007.
xii
- Phân tích những ví dụ rủi ro thực tế đã xảy ra ở VPBank để từ đó biết được những
nguyên nhân dẫn đến rủi ro, rút ra những bài học kinh nghiệm làm căn cứ cho việc
đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.
- Đánh giá công tác phòng chống rủi tín dụng chứng từ tại VPBank.
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng
chứng từ tại VPBank
- Mục đích và căn cứ xây dựng các giải pháp.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ ở
VPBank.
- Kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước.
1Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị
rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
1.1 Tổng quan về rủi ro
1.1.1 Khái niệm:
Cho đến nay vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái
khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định
nghĩa này rất đa dạng phong phú nhưng tóm lại có thể chia thành hai trường phái
lớn
1.1.1.1 Trường phái tiêu cực:
- Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì
“Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.
- Theo Giáo sư Nguyễn Lân thì “Rủi ro là sự không may” (Từ điển và từ ngữ Việt
Nam, năm 1998, trang 1540).
- Theo từ điển Oxford thì “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, bị đau đớn, thiệt
hại”.
- Một số từ điển khác đưa ra các khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bất trắc
gây ra mất mát, hư hại” hay “Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó
khăn điều không chắc chắn”
- Trong kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay
là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” hoặc ”Rủi ro là
những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”.
Tóm lại, theo trường phái tiêu cực thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không
chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
1.1.1.2 Trường phái trung hòa:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight).
2- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố
không mong đợi” (Allan Willet).
- “Rủi ro là những tổng hợp ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác xuất” (Irving
Preffer)
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”
- Trong cuốn Risk management and Insurance, các tác giả C.Arthur William, Jr.
Micheal, L. Smith viết “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro
có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro,
người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro
gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động
dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”.
Như vậy, theo trường phái trung hòa “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang
đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang
đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận diện, đo lường rủi ro, người ta có
thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ
hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. Tóm lại, rủi ro là những trở ngại thử
thách trong cuộc sống mà mỗi người ai cũng gặp phải. Vấn đề là chúng ta vượt qua
những thách thức này như thế nào để ngày càng trưởng thành hơn.
1.1.2 Phân loại:
1.1.2.1 Rủi ro do môi trường thiên nhiên:
Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: Động đất, núi lửa, bão, lũ
lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán… gây ra. Những rủi ro này thường dẫn đến
những thiệt hại to lớn về người và của làm cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh
nghiệp xuất nhập khẩu bị thiệt hại nặng nề.
31.1.2.2 Rủi ro do môi trường văn hóa:
Là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống,
nghệ thuật, đạo đức… của dân tộc khác, từ đó dẫn đến cách hành xử không phù
hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh.
Trong điều kiện hội nhập, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, số công dân ở
nước ngoài đến làm việc, học tập ở Việt Nam ngày càng đông, nếu không nghiên
cứu văn hóa của các dân tộc khác thì có thể gặp rủi ro ngay trên chính quê hương
mình.
1.1.2.3 Rủi ro do môi trường xã hội:
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định
chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được điều này có thể phải
gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Chẳng hạn: khi kinh doanh tại Nhật, nếu không
biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như xem trọng tuổi tác, địa vị xã hội, trọng
nam khinh nữ, ngay buổi đầu đã cử một nữ đàm phán trẻ tuổi thì rất khó thành công.
Hay kinh doanh ở Nga hay Đông Âu hiện nay mà vẫn theo tư duy kiểu cũ (trước
1990) thì chắc chắn sẽ thất bại.
1.1.2.4 Rủi ro do môi trường chính trị:
Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi
trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Khi
một chính thể mới ra đời sẽ có thể làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp,
tổ chức. Trong kinh doanh quốc tế, ảnh hưởng của môi trường chính trị lại càng lớn.
Chỉ có những ai biết nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược sách lược
thích hợp với môi trường chính trị không chỉ ở nước mình mà còn ở nước mình đến
kinh doanh thì mới có thể gặt hái được thành công rực rỡ.
41.1.2.5 Rủi ro do môi trường luật pháp:
Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp. Luật pháp đề ra các chuẩn mực
mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng trị những ai vi phạm. Luật
pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp chống lại sự cạnh tranh không
lành mạnh. Nhưng xã hội luôn phát triển, tiến hóa, nếu các chuẩn mực luật pháp
không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu
luật pháp thay đổi quá thường xuyên, không ổn định cũng gây ra những khó khăn
rất lớn. Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức cá nhân không nắm vững những đổi
thay, không theo kịp những chuẩn mực mới chắc chắn sẽ gặp rủi ro.
Trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp phức tạp hơn rất nhiều, bởi chuẩn
mực luật pháp của các nước khác nhau là khác nhau. Nếu chỉ nắm vững và tuân thủ
các chuẩn mực luật pháp nước mình mà không am hiểu luật pháp nước đối tác thì sẽ
gặp rủi ro.
1.1.2.6 Rủi ro do môi trường kinh tế:
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới. mặc dù trong mỗi nước
môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, nhưng ảnh hưởng
môi trường kinh tế chung của thế giới đến từng nước là rất lớn. Mặc dù hoạt động
của một chính phủ (đặc biệt là chính phủ của các siêu cường quốc) có thể ảnh
hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới nhưng họ cũng không thể kiểm soát nổi toàn
bộ thị trường thế giới rộng lớn này và từ đó có rất nhiều rủi ro, bất ổn trong môi
trường kinh tế.
Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế,
khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát… đều ảnh hưởng đến các hoạt động của
doanh nghiệp gây ra những rủi ro, bất ổn.
51.1.2.7 Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức:
Trong quá trình hoạt động của mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều rủi ro. Rủi ro
có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực như: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức,
tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, quan hệ với khách hàng (nhà cung cấp, người tiêu
thụ), đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người lãnh đạo… Rủi ro do môi trường hoạt
động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng. Ví dụ như: thiếu thông tin hoặc
thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo, máy móc thiết bị bị sự cố, xảy ra tai
nạn lao động, hoạt động quảng cáo khuyến mãi bị sai sót, chính sách tuyển dụng,
đãi ngộ, sa thải nhân viên không phù hợp…
1.1.2.8 Rủi ro do nhận thức của con người:
Môi trường nhận thức là rủi ro đầy thách thức. Một khi nhận diện không đúng sẽ
đưa ra kết luận sai. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro sẽ vô
cùng lớn.
1.1.3 Quản trị rủi ro
1.1.3.1 Khái niệm:
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều trường phái
nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản trị rủi ro rất
khác nhau, thậm chí mâu thuẫn trái ngược nhau.
Có những tác giả cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Ngược
lại, có những tác giả cho rằng cần phải quản trị tất cả mọi rủi ro của tổ chức một
cách toàn diện nghĩa là “tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”.
Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung: nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro, kiểm
soát phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện.
61.1.3.2 Nhận dạng rủi ro:
Để quả trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình
xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tinh về nguồn gốc rủi ro, các
yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro
gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ
mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được các rủi ro đang xảy ra mà còn dự
báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Việc nhận dạng rủi ro có thể
thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như: lập bảng câu hỏi về rủi ro và tiến
hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện
trường, phân tích các hợp đồng.
1.1.3.3 Phân tích rủi ro:
Đây là bước tiếp theo để xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở
đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Đây là công việc phức tạp bởi vì
không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên
nhân xa.
1.1.3.4 Đo lường rủi ro:
Bởi vì rủi ro có nhiều loại nên một tổ chức không thể nào cùng một lúc kiểm soát,
phòng ngừa tất cả rủi ro. Do đó, cần phải phân loại rủi ro để biết được đối với tổ
chức loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu
quả nghiêm trọng, loại nào gây ra hậu quả không nghiêm trọng… từ đó có biện
pháp quản trị rủi ro thích hợp. Kế đó, xác định tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.
71.1.3.5 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro:
Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt
động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng
không mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro
gồm có:
1.1.3.5.1 Các biện pháp né tránh rủi ro:
Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất,
mất mát có thể có. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp: chủ
động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân
gây ra rủi ro.
1.1.3.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất:
Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm
mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm: tập
trung tác động vào chính mối nguy cơ để ngăn ngừa tổn thất, tác động vào môi
trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro.
1.1.3.5.2 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:
Đây là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao
gồm: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng và thực hiện
các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng, phân tán rủi ro.
1.1.3.5.3 Tài trợ rủi ro:
Nhằm bù đắp những thiệt hại mất mát khi có tổn thất xảy ra. Các biện pháp tài trợ
gồm có:
- Tự khắc phục rủi ro là phương pháp người, tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán
các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là vốn tự có của chính tổ chức đó và các khoản đi
vay.
8- Chuyển giao rủi ro bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho
người, tổ chức khác và thông qua con đường ký hợp đồng với người, tổ chức khác
trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro không chuyển giao tài sản cho người nhận
rủi ro (mua bảo hiểm) hoặc đa dạng hóa rủi ro.
1.2 Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín
dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi
số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong
phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này
hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy
tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP600 do Phòng Thương mại
Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 2007).
1.2.2 Các bên tham gia trong nghiệp vụ chứng từ:
- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân
hàng phát hành.
- Người yêu cầu (người mua): Là bên yêu cầu mở thư tín dụng.
- Người thụ hưởng (người bán):
- Ngân hàng phát hành: Là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của
người mua
- Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng được sự ủy quyền của ngân hàng phát hành
thêm sự xác nhận của mình vào thư tín dụng.
- Ngân hàng chỉ định: Là ngân hàng mà thư tín dụng quy định có giá trị tại ngân
hàng đó hoặc có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp thư tín dụng quy
định có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào.
91.2.3 Trình tự thực hiện :
Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng.
Bước 2: Người nhập khẩu gởi yêu cầu phát hành thư tín dụng cho ngân hàng phát
hành.
Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của người nhập khẩu, ngân hàng phát
hành trích tài khoản ký quỹ của người nhập khẩu và phát hành thư tín dụng gởi cho
ngân hàng thông báo.
Bước 4: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo
kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng và thông báo cho người xuất khẩu.
Bước 5: Người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng sẽ kiểm tra các điều khoản thư
tín dụng rồi mới tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, nếu có những điều khoản trên thư
tín dụng không thực hiện được, người xuất khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu thực
hiện việc sửa đổi thư tín dụng rồi mới giao hàng.
Bước 6: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ gởi ngân hàng thông báo.
Bước 7: Ngân hàng thông báo nhận chứng từ của người xuất khẩu và kiểm tra
chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì sẽ gởi cho ngân hàng phát hành để thu tiền.
Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ, ngân hàng thông báo sẽ yêu cầu người xuất khẩu
điều chỉnh chứng từ cho phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
Người
nhập khẩu
Người
xuất khẩu
Hợp đồng (1)
Đề
nghị
mở
thư
tín
dụng
(2)
Phát hành thư tín dụng (3)
Thông
báo thư
tín
dụng
(4)
Giao hàng (5)
Lập
chứng
từ
(6)
Gởi chứng từ (7)
Nộp
tiền,
nhận
chứng
từ
(8)
Thanh toán (9)
Thanh
toán
(9)
10
Bước 8: Ngân hàng phát hành nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ. Nếu bộ chứng từ
hợp lệ sẽ thông báo người nhập khẩu nộp tiền để lấy chứng từ đi nhận hàng. Nếu bộ
chứng từ có bất hợp lệ thì sẽ thông báo cho người nhập khẩu để người nhập khẩu có
ý kiến chấp nhận hay từ chối thanh toán.
Bước 9: Ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho ngân hàng thông báo và
ngân hàng thông báo ghi có tài khoản người xuất khẩu.
1.2.5 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ:
1.2.5.1 Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác:
Về bản chất, thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng thương mại
mà thư tín dụng được phát hành dựa trên cơ sở của hợp đồng thương mại ngay cả
khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Kế đó, ngân hàng chỉ giao dịch
bằng chứng từ và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến chứng
từ.
1.2.5.2 Tuân thủ nghiêm ngặt:
Thư tín dụng là sự bảo lãnh của ngân hàng phát hành cho thanh toán cho người thụ
hưởng khi họ xuất trình chứng từ phù hợp với tín dụng thư. Do đó, ngân hàng phát
hành sẽ kiểm tra kỹ bộ chứng từ của người thụ hưởng xuất trình để quyết định thanh
toán hay từ chối thanh toán.
1.2.6 Phân loại thư tín dụng
Thư tín dụng trả ngay, trả chậm, xác nhận, chuyển nhượng, giáp lưng, đối ứng, tuần
hoàn, có điều khoản đỏ, dự phòng.
1.3 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Rủi ro trong hoạt động phương thức tín dụng chứng từ là vấn đề xảy ra ngoài ý
muốn trong quá trình tiến hành hoạt động và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
11
doanh. Trong quá trình tiến hành hoạt động tín dụng chứng từ, rủi ro có thể xảy ra
với tất cả các bên tham gia.
1.3.1 Đối với nhà nhập khẩu:
Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất
trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa. ngân hàng chỉ kiểm tra
tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất
trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo
đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng,
chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải
hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành. Kế đó, nhà nhập khẩu
phải chịu chi phí bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp hàng đã về đến cảng nhưng
chứng từ chưa đến tay ngân hàng phát hành. Hơn nữa, một số hãng tàu không chấp
nhận bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng làm nhà nhập khẩu bị chậm trễ việc nhận
hàng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
1.3.2 Đối với nhà xuất khẩu:
Nhà xuất khẩu gặp khó khăn khi thực hiện các điều khoản trong thư tín dụng hoặc
không thể thực hiện được do nhà nhập khẩu yêu cầu phát hành thư tín dụng không
đúng với hợp đồng. Kế đó, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp
với thư tín dụng thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà
xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến
khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu còn
phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng
hóa… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận
hàng vì lý do bộ chứng từ có bất hợp lệ. Sau đó, nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân
hàng xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hợp lệ
cũng không được thanh toán. Do đó, nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín
12
nhiệm của ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính
sách của nhà nước thay đổi.
1.3.3 Đối với ngân hàng phát hành:
1.3.3.1 Khi phát hành thư tín dụng:
Việc phát hành thư tín dụng luôn mang yếu tố rủi ro khi nhà nhập khẩu ký quỹ
không đủ 100% trị giá thư tín dụng. Vào thời điểm thanh toán, ngân hàng phát hành
sẽ gặp rủi ro khi phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của
thư tín dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không
có khả năng thanh toán: không có tiền, thị trường hàng hóa nhập khẩu có sự biến
động giá cả, cố tình không thanh toán hoặc bị phá sản. Do đó, ngân hàng phát hành
sẽ phải thanh toán cho ngân hàng xuất trình khi nhà nhập khẩu viện lý do hàng hóa
có vấn đề để từ chối thanh toán. Kế đó, khi phát hành thư tín dụng, nếu ngân hàng
phát hành chuyển tải không hết, hoặc không đúng nội dung trên đơn đề nghị mở thư
tín dụng của nhà nhập khẩu. Nếu có tranh chấp thì ngân hàng phát hành phải chịu
rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho ngân hàng phát
hành.
Kế đó, khi phát hành thư tín dụng với điều khoản “một bản vận đường đường biển
bản gốc gởi cho nhà nhập khẩu” dù cho vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng
phát hành nhưng vẫn có rủi ro. Bởi vì nhà nhập khẩu có thể lợi dụng mối quan hệ
giữa mình và hãng tàu để nhận hàng trước khi bộ chứng từ gởi cho ngân hàng rồi từ
chối thanh toán.
1.3.3.2 Từ phía nhà xuất khẩu:
Ngân hàng phát hành chỉ có thể kiểm tra tính phù hợp của chứng từ trên bề mặt so
với thư tín dụng chứ không thể thẩm định tính chân thực của chứng từ và tình trạng
hàng hóa. Do đó, nếu nhà xuất khẩu cố tình giao hàng hóa không phù hợp với thư
13
tín dụng hay không giao hàng nhưng lập chứng từ giả phù hợp với quy định thư tín
dụng để đòi tiền thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.
1.3.3.3 Khi xử lý chứng từ bất hợp lệ:
Ngân hàng phát hành mất quyền từ chối thanh toán và phải thực hiện việc thanh
toán bất kể tính hợp lệ của chứng từ khi:
- Thông báo từ chối chứng từ nhưng không nêu rõ các bất hợp lệ.
- Thông báo chứng từ bất hợp lệ bị ngân hàng xuất trình bác bỏ bằng các luận điểm
phù hợp với UCP600 và ISBP681.
- Thông báo chứng từ bất hợp lệ vượt quá 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ.
1.3.3.4 Khi rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát:
Theo điều 35 UCP600, ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho ngân hàng
xuất trình khi chứng từ xuất trình phù hợp quy định thư tín dụng bị thất lạc trong
quá trình chuyển từ ngân hàng xuất trình đến ngân hàng phát hành.
1.3.3.5 Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng:
Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán sau khi phát hành bảo lãnh nhận
hàng ngay cả khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh.
1.3.3.6 Từ ngân hàng xuất trình:
Đối với thư tín dụng cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng phát hành thanh toán
cho ngân hàng xuất trình dựa trên điện đòi tiền có xác nhận tình trạng chứng từ hợp
lệ. Sau đó, khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành kiểm tra và phát hiện
bất hợp lệ và thông báo tình trạng chứng từ cho nhà nhập khẩu. Khi nhà nhập khẩu
từ chối thanh toán, ngân hàng phát hành phải tiến hành đòi tiền lại ngân hàng xuất
trình nhưng ngân hàng xuất trình không đồng ý hoàn trả lại số tiền đã thanh toán.
14
1.3.4 Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng:
Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín
dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông
báo cho nhà xuất khẩu. Bất kỳ sự chậm trễ hay thiếu chính xác của về việc thông
báo thư tín dụng do sai sót của ngân hàng thông báo làm thương vụ không thành thì
ngân hàng phát hành hay nhà nhập khẩu có thể khởi kiện ngân hàng thông báo để
đòi bồi thường. Ngoài ra, khi gặp phải một thư tín dụng giả (hoặc sửa đổi giả) mà
không có ghi chú gì thì theo điều 9 UCP600, ngân hàng thông báo phải thông báo
ngân hàng phát hành không kiểm tra được tính chân thật của thư tín dụng nhưng lại
thông báo cho người thụ hưởng mà không kèm ghi chú “Chúng tôi không chịu
trách nhiệm tính xác thực của thư tín dụng”. Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng
thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi người thụ hưởng đã giao hàng nhưng
không được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
1.3.5 Đối với ngân hàng chỉ định:
Ngân hàng chỉ định không có trách nhiệm phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước
khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các ngân hàng
chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện có truy đòi để trợ
giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng
đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
1.3.6 Đối với ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ
tiền gửi, tiền vay với ngân hàng phát hành, được ngân hàng yêu cầu xác nhận và
cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện được
nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự
ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán thư tín dụng khi có tranh
chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy ra khi họ không nắm
vững được năng lực tài chính của ngân hàng phát hành mà xác nhận theo yêu cầu
15
của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho
ngân hàng phát hành do ngân hàng phát hành thiếu thiện chí hay mất khả năng
thanh toán, thậm chí bị phá sản hay việc xác nhận không được đảm bảo bằng tài sản
đảm bảo hay ký quỹ.
1.3.7 Đối với ngân hàng chiết khấu:
Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào
nếu thư tín dụng có điều khoản chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào. Cũng như ngân
hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực
hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600.
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của
ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể
gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu
trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ
chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do ngân hàng phát hành bị phá sản; rủi ro do
ngân hàng chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600.
Ngoài ra, còn có một số rủi ro khác có thể gặp trong phương thức tín dụng chứng từ
như:
1.3.8 Rủi ro chính trị:
Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi
một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và
sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh
tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế. Trong thực tế, những
thay đổi này thường khiến các bên không thể thực hiện được các cam kết của mình
làm việc thanh toán, giao hàng bị hoãn lại, thậm chí hủy bỏ gây thiệt hại cho các
bên liên quan.
16
Rủi ro chính trị còn liên quan đến lệnh cấm vận của các nước nhất là lệnh cấm vận
của Hoa Kỳ đối với một số nước và tổ chức. Nếu thực hiện thanh toán cho những
nước nằm trong danh sách cấm vận mà bị phát hiện lập tức khoản tiền đó lập tức bị
phong tỏa và tài khoản của ngân hàng thực hiện việc thanh toán sẽ bị đóng băng.
1.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đặt nền tảng cho việc phòng chống
rủi ro trong tín dụng chứng từ
1.4.1 Các tập quán quốc tế:
1.4.1.1 UCP:
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Uniform Customs and
Practice for Documentary Credit - viết tắt là UCP của Phòng Thương Mại Quốc Tế,
mặc dù chỉ là những quy định được soạn thảo bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế
(Paris) nhưng được coi là Luật quốc tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng
từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới . Điều này nói lên vai trò thiết yếu của
bản quy tắc này trong việc kiến tạo hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của
ngân hàng, phục vụ nền thương mại thế giới.
Vì vậy, UCP là văn bản giải thích, hướng dẫn cách thực hành nghiệp vụ tín dụng
chứng từ trên phạm vi toàn thế giới. Khi thỏa thuận áp dụng, UCP sẽ được dẫn
chiếu vào thư tín dụng và ràng buộc các bên liên quan. Từ khi được ban hành năm
1933 đến nay, UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bản sửa đổi mới nhất năm 2007 là
UCP600. UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500 như sau:
- Thứ nhất, về hình thức, UCP600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều
khoản của UCP500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới
để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP500. Chẳng hạn,
điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như:
Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation,
Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…
17
- Thứ hai, UCP600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các
chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five
banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là
“Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để
kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.
- Thứ ba, UCP600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và
người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như
trong thư tín dụng.
- Thứ tư, theo UCP600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ
chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ
bất hợp lệ của họ.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong UCP600.
Chẳng hạn như chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng
chuyển nhượng (Điều 38 UCP600). Ngoài ra, chưa phân biệt “one copy of” và “in
one copy”. Như vậy, về cơ bản, UCP600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và
giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ mà UCP500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành
tựu, UCP600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và
phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự
thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.
Ý nghĩa của việc nắm vững bản quy tắc này:
- Khi thư tín dụng được phát hành theo quy tắc UCP600 thì các bên liên quan:
người yêu cầu phát hành thư tín dụng, người hưởng lợi, ngân hàng phát hành, ngân
hàng thông báo… đều căn cứ vào bản quy tắc này để thực hiện quyền lợi và nghĩa
vụ của mình.
- Bởi vì những sai biệt, khoảng 70% chứng từ xuất trình theo hình thức thư tín dụng
đã bị từ chối thanh toán ngay lần xuất trình đầu tiên. Kế đó, việc các ngân hàng thu
18
phí sai biệt đã làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề này, nhất là khi những sai biệt
thường gặp được cho là không rõ ràng hay không có cơ sở pháp lý. Do đó việc nắm
vững bản quy tắc này là điều kiện tiên quyết để các bên liên quan tránh những tranh
chấp phát sinh khi xử lý chứng từ.
1.4.1.2 ISBP:
Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ
trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế, số xuất bản 681 năm
2007 - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents
under Documentary Credit (ISBP681). Đây là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn
cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế
nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hằng ngày.
Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực
hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử
dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng
từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên.
1.4.1.3 URR525:
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ của
phòng Thương Mại Quốc Tế số xuất bản 525 năm 1996 - Uniform Rules for Bank
Reimbursement under Documentary Credit (URR 525).
1.4.1.4 ISP98:
International Standby Practices (Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế) do
Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp
vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lập có liên quan
như thư tín dụng dự phòng. ISP98 là một sản phẩm mang tính cách mạng về việc áp
19
dụng UCP đối với thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có
thể được phát hành theo UCP nếu các bên quyết định như vậy.
1.4.1.5 Incoterms 2000
1.4.1.6 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982.
1.4.1.7 Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ:
Các khoản thanh toán bằng USD qua các nước sau dây không thể thực hiện:
Balkans, Burma (Myanmar), Cuba, Iran, Iraq, Liberia, Libya, North Korea, Sudan,
Syria, Zimbabwe.
1.4.2 Các văn bản pháp luật trong nước:
- Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy
chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
- Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước sửa
đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng
Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
- Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán ngoại tệ đối với
giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức.
- Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định các khoản vay trả nợ nước ngoài của
doanh nghiệp.
- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ
Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành.
- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PL-
UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh
ngoại hối.
20
1.4.3 Tài liệu nội bộ:
- Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VPBank.
- Tài liệu huấn luyện thanh toán quốc tế của ACB.
1.4.4 Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật Việt Nam:
Việt Nam cũng như các nước khác chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động tín dụng
chứng từ. Tuy nhiên, luật Việt Nam vẫn cho phép áp dụng tập quán quốc tế vào các
giao dịch mà Việt Nam chưa có luật điều chỉnh. Quan điểm của luật Việt Nam là
chỉ áp dụng tập quán quốc tế nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật Việt
Nam hay không bị luật Việt Nam cấm. Nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với
luật Việt Nam thì luật Việt Nam sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ.
1.5 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo phương thức
tín dụng chứng từ của Citi Group:
1.5.1 Phát hành thư tín dụng:
- Đơn đề nghị mở thư tín dụng: phân tích kỹ lưỡng động cơ, mục đích của hợp đồng
mua bán. Nếu thấy hợp đồng không mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn thực hiện
hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật mang lại rủi ro cho ngân hàng thì sẽ kiên quyết
từ chối.
- Kiểm tra chữ ký hữu quyền, hình thức thư tín dụng, ngân hàng thông báo, điều
khoản thực hiện trong thư tín dụng có phù hợp với UCP600 không? Trách nhiệm
thanh toán của người yêu cầu mở thư tín dụng.
1.5.2 Kiểm tra chứng từ:
Kiểm tra qua hai người (một nhân viên, một kiểm soát viên), kiểm tra tất cả chứng
từ cẩn thận để biết được tình trạng chứng từ nhằm ràng buộc trách nhiệm của người
yêu cầu mở thư tín dụng, cũng như quyết định từ chối thanh toán khi chứng từ có
bất hợp lệ.
21
1.5.3 Bảo lãnh nhận hàng:
Phải nhận được đơn yêu cầu từ người yêu cầu phát hành thư tín dụng với lưu ý
“chấp nhận tất cả bất hợp lệ của bộ chứng từ”
1.5.4 Thông báo, xác nhận thư tín dụng:
Xác định tính xác thực của thư tín dụng, kiểm tra toàn bộ nội dung của thư tín dụng
để xác định vai trò của ngân hàng trong giao dịch chỉ là ngân hàng thông báo hay có
vai trò khác như: ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết
khấu… Xem xét quy tắc điều chỉnh (UCP600), tính phù hợp của thư tín dụng…
1.5.5 Chiết khấu thư tín dụng:
Xác định lãi suất và tỷ lệ chiết khấu khi chiết khấu có truy đòi đối với bộ chứng từ
hợp lệ, rủi ro có thể xảy ra khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ. Các tiêu chí cần
được quan tâm xem xét và đánh giá gồm: Uy tín của ngân hàng phát hành thư tín
dụng, tính khả thi của những điều kiện yêu cầu thực hiện trong thư tín dụng, các
điều kiện bất khả kháng…
1.5.6 Ngăn chận gian lận thương mại:
Các hình thức gian lận mà ngân hàng có thể gặp là:
- Tài trợ cho những giao dịch có sự thông đồng giữa người mua và người bán, và
người nhận tài trợ không có ý định hoàn trả số tiền nợ.
- Chiết khấu chứng từ xuất khấu theo thư tín dụng trả chậm nhưng ngân hàng phát
hành không thanh toán.
- Vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối, rửa tiền khi số tiền chuyến ra nước
ngoài lớn hơn giá trị thực của hàng hóa.
22
Một giao dịch có hành vi gian lận thương mại không chỉ gây tổn thất một số tiền lớn
mà còn ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh và tính pháp lý của ngân hàng. Các rủi
ro do hành vi gian lận thương mại mang lại gồm có:
- Rủi ro tài chính: Bị mất một số tiền lớn và khó lòng khôi phục dù có nhiều thời
gian kinh doanh sau đó.
- Rủi ro thị trường: Bị tổn thất lợi nhuận, sút giảm lượng khách hàng và ngân hàng
đại lý vì mất lòng tin và uy tín đối với họ.
- Rủi ro pháp lý: Bị khởi tố theo luật định, bị phạt tiền, các cá nhân có liên quan đến
giao dịch bất hợp pháp có thể bị bỏ tù
Ngăn chận gian lận thương mại là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng. Cách
tốt nhất để ngăn chận gian lận thương mại là nhận diện và xử lý thông qua các dấu
hiệu:
- Thư tín dụng không quy định mô tả hàng hóa hay dịch vụ cung cấp.
- Thư tín dụng đề cập đến việc di chuyển của hàng hóa nhưng không yêu cầu xuất
trình chứng từ vận tải.
- Giá cả hàng hóa không bình thường.
- Hóa đơn thương mại thể hiện lệ phí không bình thường.
23
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Khái niệm về rủi ro theo cách hiểu của trường phái tiêu cực và trung hòa. Từ khái
niệm về rủi ro, luận văn nêu ra phương thức phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây
ra rủi ro để thấy được trong hoạt động kinh doanh rủi ro có thể xảy ra mọi lúc, mọi
nơi. Sau khi đã biết được những nguyên nhân gây ra rủi ro, luận văn giới thiệu khái
niệm quản trị rủi ro và quy trình xử lý khi xảy ra rủi ro.
- Giới thiệu khái niệm và quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, các
loại thư tín dụng… Đây là cơ sở để phân tích những rủi ro ẩn chứa trong phương
thức tín dụng chứng từ cho tất cả đối tượng có liên quan: doanh nghiệp xuất nhập
khẩu và ngân hàng, nhất là ngân hàng. Khi đã nhận biết được các rủi ro phát sinh
cho ngân hàng, luận văn sẽ căn cứ vào những rủi ro này để làm nền tảng phân tích
những rủi ro xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ của VPBank ở chương 2.
- Phân tích các văn bản pháp lý quốc tế và trong nước để làm cơ sở cho việc phòng
chống rủi ro trong thanh toán quốc tế. Từ đó, thấy được ý nghĩa và tầm quan trong
của việc hiểu và nắm vững các văn bản pháp lý này nhất là UCP600 để tránh phát
sinh tranh chấp.
- Nêu ra một số phương thức quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ của
Citi Group để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu góp phần hoàn thiện và
phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ cho VPBank và hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam khi mà lĩnh vực này ngày càng đa dạng và phức tạp
trong điều kiện hội nhập hiện nay.
24
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương
thức tín dụng chứng từ tại VPBank
2.1 Giới thiệu VPBank
- Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Private
Enterprises
- Tên viết tắt: VPBank
- Hội sở chính: 8 Lê Thái Tổ, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website: www.vpb.com.vn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian
hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo
Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của
ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng
từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ
ngân hàng khác theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó, do nhu cầu phát triển,
theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của
VPBank đã tăng lên 2.100 tỷ đồng.
25
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng
quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu
hoạt động, mạng lưới của VPBank chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. Đến
nay VPBank đã có 135 điểm giao dịch hiện diện tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên
cả nước bao gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai,
Long An, Kiên Giang… Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây,
VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tiến hành khai
trương thêm sàn giao dịch bất động sản.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600
người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học
(chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của
ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong
giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.
26
2.1.3 Sơ đồ tổ chức:
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức VPBank
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007
27
2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế:
2.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế:
Năm 1994, VPBank được sự cho phép của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước thực
hiện nghiệp vụ ngoại hối. Đây là cơ sở để VPBank thực hiện dịch vụ thanh toán
quốc tế phục vụ yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu phát
triển thương mại quốc tế của đất nước. Hiện nay mô hình hoạt động thanh toán quốc
tế của VPBank được tổ chức như sau:
- Hội sở quản lý hệ thống SWIFT phục vụ cho hoạt động gởi và nhận điện ra nước
ngoài, tài khoản Nostro để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế của toàn hệ thống.
- Các chi nhánh cấp 1: Trực tiếp thực hiện toàn bộ các giao dịch thanh toán quốc tế
như: tiếp nhận hồ sơ khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác và rủi
ro của các giao dịch, gởi điện soạn thảo về hội sở thông qua phần mềm ứng dụng.
- Các chi nhánh cấp 2: Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế gián tiếp. Các chi
nhánh này tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nhưng giao dịch sẽ được chuyển về chi
nhánh cấp 1 để thực hiện.
2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:
Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống: Huy động vốn, tín dụng
ngày càng chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ ngân hàng, VPBank ngày càng chú trọng đến dịch vụ trong đó có dịch vụ
thanh toán quốc tế, coi đây là một trong những chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày
càng nhiều của khách hàng, đồng thời đa dạng hóa hoạt động theo mô hình ngân
hàng hiện đại. Do đó, doanh số thanh toán quốc tế tăng mạnh qua các năm thể hiện
sự phát triển về quy mô và chất lượng
28
Bảng 1: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005-2007
Đơn vị tính: ngàn USD
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Trị giá L/C nhập mở 38,225 61,049 97,068
Trị giá L/C xuất thông báo 6,243 5,655 5,372
Trị giá chuyển tiền 44,685 80,078 160,156
Trị giá nhờ thu 3,618 5,159 7,739
Dịch vụ phí (triệu đồng) 4,015 6,122 11,326
Tỷ trọng % Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Trị giá L/C nhập mở 41 40 36
Trị giá L/C xuất thông báo 7 4 2
Trị giá chuyển tiền 48 53 59
Trị giá nhờ thu 4 3 3
Nguồn: Báo cáo thường niên 2005-2006-2007
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế
Trị giá L/C nhập mở
Trị giá L/C xuất thông báo
Trị giá chuyển tiền
Trị giá nhờ thu
29
Từ năm 2005 đến 2007 mạng lưới giao dịch thanh toán quốc tế không ngừng mở
rộng, từ 5 chi nhánh cấp 1 trực tiếp thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế đến cuối
năm 2007 đã có 29 chi nhánh cấp 1. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước
bình quân 50%. Tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế luôn đạt mức
99%. Tuy nhiên, so với các dịch vụ khác: Huy động vốn (60%), tín dụng (60%-
70%) thì tỷ lệ tăng trưởng này vẫn còn khiêm tốn.
Ngoài ra, bên cạnh cách sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế truyền thống: chuyển
tiền, nhờ thu, thư tín dụng đến nay VPBank đã triển khai thêm dịch vụ bao thanh
toán, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu… Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán
quốc tế đòi hỏi phải liên tục cập nhật các văn bản luật và công nghệ mới liên tục có
thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng đa dạng. Trong đó, về mặt công nghệ
ngoài hệ thống SWIFT đã được đầu tư sẵn trước đó, đến năm 2007 VPBank triển
khai hệ thống T24 (Core Banking) của hãng Temenos kết nối toàn hệ thống.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chứng từ
2.3.1 Ảnh hưởng tích cực:
2.3.1.1 Các nhân tố khách quan:
- Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cơ hội
cho các nhà doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hoạt động thương mại trên thị trường
thế giới. Điều này làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cũng
như doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, trong đó có VPBank.
- Đồng USD mất giá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ để
nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
của đất nước.
- Các doanh nghiệp lớn đã có quan hệ với VPBank lâu năm vẫn tiếp tục sử dụng các
sản phẩm thanh toán của VPBank do thói quen và phương thức phục vụ khách hàng
của VPBank.
30
- UCP600 và ISBP681 ra đời sửa đổi, bổ sung UCP500 và ISBP 645 tạo điều kiện
cho phương thức giao dịch tín dụng chứng từ thuận lợi hơn (quy định thời gian
thanh toán, lập chứng từ …)
2.3.1.2 Các nhân tố chủ quan:
- VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực
thanh toán quốc tế nên được đa số các doanh nghiệp tin cậy và thực hiện giao dịch.
Hơn nữa, trong nhiều năm liên tiếp, VPBank luôn được các ngân hàng lớn như
CitiBank, The Bank of New York... công nhận về chất lượng hoạt động trong các
giao dịch thanh toán quốc tế. Tỷ lệ điện đạt chuẩn trong giao dịch với các ngân hàng
này luôn đạt trên 99%. Ngoài ra, một số khách hàng nước ngoài chỉ đồng ý thực
hiện giao dịch với khách hàng trong nước thông qua thư tín dụng mở tại VPBank.
- Mạng lưới ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, mang lại sự an tâm,
tin tưởng của khách hàng khi giao dịch với VPBank. Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ
thuật và cơ sở vật chất hiện đại như hệ thống SWIFT và hệ thống T24 (Core
Banking) giúp cho việc quản lý tài khoản, chuyển và nhận điện tự động … đã làm
cho việc thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu giao
dịch ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng.
- Một số chi nhánh lớn: Hồ Chí Minh, Sài Gòn … và Hội sở bộ phận thanh toán
quốc tế có đội ngũ nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh
nghiệm xử lý các giao dịch tín dụng chứng từ phức tạp và chính sách phục vụ khách
hàng lâu năm: Phí dịch vụ giảm, tỷ lệ ký quỹ thấp so với mức chuẩn.
- Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn cũng như mua ngoại tệ để thanh toán
tiền hàng nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ của doanh nghiệp.
31
2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực
2.3.1.1 Các nhân tố khách quan:
- Hệ thống ngân hàng ngày càng đông đúc với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới
như: Liên Việt, Dầu Khí, Bảo Việt … cùng với sự đổ bộ của các ngân hàng nước
ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như các ngân hàng cũ như: ACB,
Sacombank … nên việc mở rộng mạng lưới giao dịch là một thách thức đối với
VPBank và hệ thống ngân hàng. Do đó, vấn đề cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần,
khách hàng … là điều không thể tránh khỏi.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của Ngân hàng nhà nước: tăng
dự trữ, mua trái phiếu bắt buộc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của hệ
thống ngân hàng trong đó có VPBank. Bởi vì thiếu nguồn tiền để cho vay nên các
ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gởi dẫn đến tăng lãi suất cho vay hoặc
hạn chế cho vay nhất là đối với chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Do đó, doanh
nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để có vốn hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Giá dầu và lạm phát tăng cao làm chi phí sản xuất hàng xuất khẩu và chi phí nhập
khẩu tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.
2.3.2.2 Các nhân tố chủ quan:
Dù có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách hàng mới nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế
so với các ngân hàng khác cụ thể như:
- Sự phối hợp giữa bộ phận tín dụng và thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
chưa phát huy được hiệu quả. Bởi vì khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế (thư
tín dụng) có những đặc thù khác biệt so với khách hàng cho vay thông thường. Tuy
nhiên, việc tiếp thị khách hàng thanh toán quốc tế mới lại do bộ phận tín dụng thực
hiện nhưng bộ phận tín dụng lại không am hiểu sâu nghiệp vụ thanh toán quốc tế
nên gặp khó khăn khi tư vấn cho khách hàng. Kế đó, khi khách hàng có nhu cầu
thanh toán hàng nhập khẩu thì bộ phận thanh toán quốc tế không thể trả lời ngay
32
được do không biết số lượng ngoại tệ đang có nên phải mất thời gian liên lạc với bộ
phận kinh doanh ngoại tệ sau đó mới thông báo cho khách hàng. Điều này làm
chậm trễ việc xử lý các giao dịch và làm khách hàng mất thời gian chờ đợi.
- Giải pháp thu hút khách hàng mới chỉ dừng lại việc giảm phí giao dịch. Tuy nhiên,
việc giảm phí giao dịch lại dẫn đến cuộc chạy đua về phí giao dịch giữa các ngân
hàng khác Mặt khác, phí giao dịch lại chưa có sự linh hoạt thiếu hợp lý chẳng hạn
như: phí mở thư tín dụng trả ngay và trả chậm là bằng nhau nhưng mức độ rủi ro
của thư tín dụng trả chậm cao hơn trả ngay rất nhiều. Kế đó, với mức phí mở và
thanh toán tối đa 300 USD thì VPBank chỉ thu được mức phí tối đa là 300 USD đối
với thư tín dụng trị giá > 200.000 USD vì thực tế nghĩa vụ thanh toán của VPBank
cao hơn.
- Không có thông tin về phí dịch vụ của bên ngân hàng nước ngoài để tư vấn và giải
thích cặn kẽ cho khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí khi giao dịch mà chỉ quan tâm
đến việc thu tiền hàng cho khách hàng. Do đó, khi khách hàng khiếu nại phí ngân
hàng bị khấu trừ quá cao thì nhân viên chỉ có thể xuất trình điện của ngân hàng
nước ngoài gởi cho mình và giải thích với khách hàng là other bank charge.
- Về đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế: có sự chênh lệch về trình độ và kinh nghiệm
làm việc. Ngoài Hội sở và 2 chi nhánh lớn ở phía nam: Hồ Chí Minh và Sài Gòn có
đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Bởi vì đây là hai trung tâm
đào tạo đội ngũ nhân viên cho các chi nhánh khác và được ưu tiên đầu tư công nghệ
phục vụ công tác thanh toán quốc tế. Các chi nhánh khác cử người lên hội sở hoặc
chi nhánh Hồ Chí Minh và Sài Gòn để đào tạo trong 2 tháng rồi về làm việc. Do đó,
kỹ năng nghiệp vụ nhận định những sai biệt trong việc soạn thảo thư tín dụng và
kiểm tra chứng từ là điều không thể tránh khỏi.
- Hệ thống công nghệ thông tin giữa các chi nhánh còn có sự chênh lệch: Để tiết
kiệm chi phí chỉ có hội sở được trang bị hệ thống SWIFT để truyền điện trực tiếp ra
nước ngoài. Các chi nhánh còn lại chủ yếu soạn thư tín dụng trên phần mềm ứng
dụng rồi gởi ra hội sở. Tuy nhiên, chương trình ứng dụng này vẫn chưa tương thích
với hệ thống SWIFT nên đôi khi hội sở nhận điện soạn thảo từ chi nhánh vẫn phải
33
cập nhật dữ liệu thủ công. Việc này làm Hội sở tốn thêm thời gian và chi phí xử lý
điện của chi nhánh và đôi khi khó tránh khỏi những sai sót.
2.4 Các rủi ro thường gặp đối với phương thức tín dụng chứng từ tại
VPBank
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao so với các phương
thức thanh toán khác ở VPBank. Đây là phương thức thanh toán thu được nhiều phí
dịch vụ nhất so với các phương thức thanh toán khác nhưng cũng hàm chứa những
rủi ro cho VPBank khi tham gia phương thức này. Do đó, khi xảy ra rủi ro dù là lỗi
của khách hàng hay các ngân hàng tham gia tín dụng chứng từ thì cũng gây ra
những thiệt hại đáng kể về mặt tài chính và uy tín của VPBank. Tuy nhiên, cho đến
nay, VPBank vẫn chưa có một tài liệu chính thức để đánh giá về rủi ro trong
phương thức tín dụng chứng từ. Do đó để đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này, tác giả
đã tiến hành điều tra tại các chi nhánh từ 100 người, trong đó có chi nhánh Hồ Chí
Minh và Sài Gòn. Đây là 2 chi nhánh có quy mô hoạt động thanh toán quốc tế lớn
nhất trên toàn hệ thống VPBank. Danh sách các đối tượng khảo sát và kết quả chi
tiết khảo sát được đính kèm ở phần phụ lục. Kế đó, cùng với việc phân tích, đánh
giá các tình huống thực tế, tác giả xin trình bày một cách khái quát các vấn đề rủi ro
như sau:
2.4.1 Đối với thư tín dụng nhập khẩu:
Ở góc độ ngân hàng phát hành, rủi ro phát sinh của VPBank rất đa dạng và phân tán
ở nhiều chi nhánh khác nhau. Do đó, để tập hợp các rủi ro này nhằm mục đích
nghiên cứu một cách có hệ thống cần có sự khảo sát thu thập ý kiến của những nhân
viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hàng ngày. Thông qua việc khảo sát, tác giả sẽ có
thể nhận biết được những rủi ro thường gặp và đánh giá những ảnh hưởng của các
rủi ro này đối với VPBank. Kết quả khảo sát cho thấy các rủi ro phát sinh do trình
độ nghiệp vụ nhân viên của VPBank và khách hàng. Chi tiết các loại rủi ro và ý
kiến trả lời được thể hiện trong bảng 3 dưới đây:
34
Bảng 3: Rủi ro đối với thư tín dụng nhập khẩu (có 100/100 người trả lời câu hỏi)
STT Loại rủi ro Số
phiếu
Tỷ lệ
(%)
1 Người yêu cầu phát hành thư tín dụng mất khả năng thanh
toán
20 20
2 Giá cả hàng hóa biến động bất lợi 5 5
3 Thông báo chứng từ bất hợp lệ không đúng quy định thời
gian của UCP600
5 5
4 Khách hàng khiếu kiện về tình trạng bất hợp lệ của chứng
từ do sự thiếu hiểu biết của nhân viên
5 5
5 Một bản vận đơn đường biển bản gốc nằm ngoài sự kiểm
soát của ngân hàng
15 15
6 Tranh chấp liên quan đến phát hành bảo lãnh nhận hàng 5 5
7 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa ngân hàng
phát hành và ngân hàng xuất trình khi đã thông báo bất
hợp lệ cho khách hàng
10 10
8 Thông báo từ chối thanh toán nhưng vẫn giao chứng từ
cho người yêu cầu phát hành thư tín dụng khi họ muốn
nhận hàng mà không chờ ý kiến của ngân hàng xuất trình
20 20
9 Thanh toán không đúng chỉ thị của ngân hàng xuất trình
nên tiền bị trả lại
3 3
10 Người thụ hưởng lập chứng từ giả để lừa ngân hàng 2 2
11 Khách hàng khiếu kiện vì không phát hành thư tín dụng
đúng nội dung hợp đồng
3 3
12 Khách hàng không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận
trong hợp đồng
5 5
13 Khách hàng không nhận được hàng vì gặp thiên tai 2 2
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
35
Những rủi ro chiếm tỷ lệ lớn (>10%) ở bảng 2 thường được quan tâm kiểm soát rất
chặt chẽ nên ít khi xảy ra. Trái lại, những rủi ro khác mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng
khi rủi ro này xảy ra ảnh hưởng đến uy tín của VPBank và hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng rất nhiều. Những rủi ro này được minh họa bằng các tình
huống thực tế dưới đây:
2.4.1.1 Rủi ro do thiên tai:
Ví dụ 1: Công ty Trường Sao yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị
giá USD250,000 mặt hàng gỗ tròn, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port,
Incoterms 2000. Theo đề nghị của VPBank trước khi phát hành thư tín dụng, công
ty Trường Sao đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện ICC clause C 1982. Khi
nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng Standard Chartered Bank,
Singapore, người bán tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, do cơn bão Durian làm tàu
chở hàng chìm trên đường đi từ Indonesia về Việt Nam. Khi nhận được tin này,
công ty Trường Sao đã liên hệ với Pjico để xúc tiến việc bồi thường thiệt hại của lô
hàng. Tuy nhiên, Pjico thông báo công ty Trường Sao khi người bán giao hàng đã
không đóng gói hàng trong kiện do đó tổn thất này thuộc điều khoản loại trừ nên
không được bồi thường. Công ty Trường Sao đã thông báo với VPBank về việc này
và đề nghị VPBank tìm cách từ chối thanh toán bộ chứng từ. Vì vậy, sau khi nhận
được bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với
quy định thư tín dụng. Theo điều 5, 15 UCP600, VPBank có trách nhiệm thanh toán
USD250,000 cho Standard Chartered Bank Singapore, ngay cả khi công ty Trường
Sao không nhận được hàng. Trước tình hình đó, VPBank đề nghị Công ty Trường
Sao nộp tiền để thanh toán thư tín dụng này. Bởi vì trong đơn yêu cầu phát hành thư
tín dụng, phần cam kết của người yêu cầu mở thư tín dụng có điều khoản “Công ty
chúng tôi cam kết thanh toán thư tín dụng khi bộ chứng từ xuất trình hợp lệ dù hàng
hóa bị hư hỏng hoặc mất mát”.
36
Nguyên nhân: Trong kinh doanh có những rủi ro mà cả người mua và người bán
đều không thể dự đoán được.
Kết quả: Mặc dù công ty Trường Sao không nhận được hàng nhưng vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng cam kết. VPBank thanh toán cho Standard
Chartered Bank Singapore USD250,000.
Lời bình:
Để tiết kiệm chi phí, khi mua bảo hiểm theo yêu cầu của VPBank, công ty Trường
Sao chỉ mua bảo hiểm rủi ro theo điều kiện ICC clause C 1982 (mức thấp nhất).
Mặt khác, lĩnh vực bảo hiểm là lĩnh vực hoàn toàn khác biệt với hoạt động dịch vụ
ngân hàng. Do đó, VPBank không thể nào nắm được hết các điều khoản loại trừ
trong bộ điều khoản ICC clause C 1982. Khi rủi ro này xảy ra, VPBank là người
phải có trách nhiệm thanh toán cho Standard Chartered Bank, Singapore ngay khi
hàng hóa không về được Việt Nam. Bởi vì theo UCP600, ngân hàng giao dịch dựa
trên chứng từ chứ không phải hàng hóa.
2.4.1.2 Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ:
Ví dụ 2: Công ty Môi trường xanh yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay
trị giá EUR40,000 mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh
city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định
chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Môi trường xanh nộp tiền để nhận chứng từ.
Tuy nhiên, khi công ty Môi trường xanh làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối
cho công ty Môi trường xanh nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng
nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Môi trường xanh đã
đề nghị VPBank giải thích “VPBank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty
không được nhận hàng?”. VPBank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681
không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên
không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công
37
ty Môi trường xanh có thể nhận hàng, VPBank đã gởi điện cho ngân hàng người
bán ở Ý đề nghị gởi lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và VPBank sẽ gởi trả lại
bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau
VPBank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Môi trường
xanh đi nhận hàng.
Nguyên nhân: UCP vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật
quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan không chấp
nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. VPBank không có thông tin Tổng cục Hải
Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay.
Kết quả: Công ty Môi trường xanh nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản
xuất. VPBank tốn chi phí gởi trả lại giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất
trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với thư tín
dụng nhưng chưa chắn đã phù hợp với luật trong nước.
Lời bình:
Khi phát hành thư tín dụng, VPBank chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng ở
phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Kế đó, khi
nhận được bộ chứng từ xuất trình, VPBank đã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ
căn cứ theo quy định của UCP600 và ISBP681. Hơn nữa, đối với việc Hải Quan
không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, VPBank hoàn toàn ở thế bị
động vì VPBank không thể nào biết được Tổng cục Hải Quan ban hành văn bản như
vậy. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ
của VPBank. Do đó, nếu ngay từ khi phát hành thư tín dụng VPBank thể hiện điều
khoản “giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình 3 bản được đánh máy và do cơ quan xxx
phát hành” thì rủi ro này đã không xảy ra. Tuy nhiên, sau khi rủi ro này xảy ra,
VPBank có thêm được bài học kinh nghiệm làm thanh toán quốc tế không chỉ nắm
38
bắt các tập quán quốc tế và trong nước liên quan đến thanh toán mà còn phải biết và
nắm rõ các quy định của Hải Quan.
2.4.1.3 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa các ngân hàng:
Ví dụ 3: Chi nhánh công ty Hùng Hưng tại quận 7 yêu cầu VPBank phát hành thư
tín dụng trị giá USD850,000 để nhập gỗ sao, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh
city port, Incoterms 2000. Chi Nhánh công ty Hùng Hưng đã mua bảo hiểm cho lô
hàng. Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng BNP Paribas,
Singapore, người bán tiến hàng giao hàng và lập chứng từ đòi tiền. Khi nhận bộ
chứng từ, VPBank kiểm tra và phát hiện các sai biệt sau:
- Hối phiếu lập trước ngày giao hàng dựa trên nguyên tắc là phải giao hàng xong rồi
mới được lập hối phiếu đòi tiền.
- Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất
xứ lập tên người mua là Công ty TNHH Hùng Hưng (thiếu chữ chi nhánh) căn cứ
điều 14a UCP600 kiểm tra trên bề mặt chứng từ. Mặt khác, Công ty TNHH Hùng
Hưng cũng có giao dịch thanh toán quốc tế với VPBank nhưng địa chỉ công ty này
ở Nghệ An.
VPBank đã thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng và chờ ý kiến phản hồi.
Kế đó, chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng thông báo VPBank thời gian 5 ngày
làm việc quá ngắn để thanh toán một số tiền lớn như vậy. Do đó, đề nghị VPBank
thông báo từ chối chứng từ, 10 ngày sau chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng mới
có thể thanh toán. Vì vậy, VPBank đã gởi điện thông báo những sai biệt trên cho
ngân hàng BNP Paribas, Singpore. Tuy nhiên, ngân hàng BNP Paribas, Singapore
từ chối những sai biệt này dựa trên căn cứ sau:
- Điều 14i UCP600 quy định “Một chứng từ có thể ghi ngày phát hành trước ngày
phát hành tín dụng nhưng không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ”.
39
- Theo luật của Singapore thì công ty mẹ có trách nhiệm trả tiền cho chi nhánh nên
chứng từ có hay không thể hiện “chi nhánh” vẫn hợp lệ vì chứng từ đã thể hiện
đúng địa chỉ người yêu cầu phát hành thư tín dụng.
Ngoài ra, BNP Paribas còn gọi điện qua gặp trực tiếp trưởng phòng thanh toán quốc
tế của VPBank để tranh luận các sai biệt trên. Cuối cùng, VPBank chỉ đồng ý việc
phủ nhận bất hợp lệ của hối phiếu.
Nguyên nhân:
- Chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng chưa làm thủ tục vay vốn kịp do tài sản thế
chấp chưa làm xong thủ tục công chứng và thẩm định theo yêu cầu của VPBank.
- VPBank cho rằng mình đã hành động đúng theo điều 14a UCP600 để xác định
chứng từ có sai biệt. Đối với ngân hàng BNP Paribas, Singapore thì lại cho rằng
mình làm đúng theo luật Singapore nên cả hai bên đều bảo lưu ý kiến của mình.
Kết quả: 10 ngày sau chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng nộp tiền để thanh toán
thư tín dụng trên.
Lời bình:
Công ty TNHH Hùng Hưng và chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng đều do một
ông chủ điều hành. Người bán ở Singapore biết rõ điều này nên nghĩ rằng chứng từ
để tên công ty có thể hiện “chi nhánh” hay không cũng sẽ được thanh toán. Đối với
VPBank mặc dù biết 2 công ty này do một người chủ điều hành nhưng để bảo vệ uy
tín của mình và quyền lợi khách hàng nên đã bắt sai biệt để kéo dài thời hạn thanh
toán thành 10 ngày. Tuy nhiên, nếu VPBank bắt sai biệt chứng từ mà ngân hàng
xuất trình có lý do để phản biện thì VPBank sẽ gặp rủi ro phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán đúng thời hạn quy định của UCP600 trong khi người mua chưa có tiền
để thanh toán.
40
2.4.1.4 Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng:
Ví dụ 4: Công ty Hiệp Thành Phát yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay
trị giá USD25,000 cho người bán ở Hàn Quốc, mặt hàng hóa chất Soda Ash, điều
kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Bởi vì mô tả hàng hóa
trong hợp đồng nhiều hơn số ký tự thể hiện trong vùng mô tả hàng hóa của SWIFT
nên phần mô tả hàng hóa được ghi trong thư tín dụng là: “Mô tả hàng hóa theo chi
tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx”. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng xuất
trình, VPBank kiểm tra, xác định chứng từ phù hợp với thư tín dụng. Kế đó,
VPBank thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng và đề nghị nộp tiền để nhận
chứng từ. Sau khi khách hàng nộp tiền và nhận chứng từ, VPBank tiến hành thanh
toán cho ngân hàng của người bán. Tuy nhiên, hai ngày sau khi thanh toán, khách
hàng thông báo với VPBank hàng hóa nhận được lại khác với hàng hóa đã thỏa
thuận trong hợp đồng đề nghị VPBank ngưng lại việc thanh toán. VPBank tiến hành
kiểm tra lại phần hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán thì phát hiện trên hóa
đơn thương mại ngoài dòng “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx
ngày xxx” phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, các loại hàng hóa được giao khác
với hợp đồng. Vì vậy, VPBank giải thích với khách hàng việc thanh toán căn cứ
theo điều 4, 5 và 14 UCP600 là phù hợp với tập quán quốc tế. “Ngân hàng chỉ giao
dịch bằng chứng từ chứ không phải hàng hóa. Thư tín dụng độc lập với hợp đồng
ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng như vậy”. VPBank đã thanh
toán căn cứ dựa trên bề mặt chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng
nên không có căn cứ để yêu cầu ngân hàng xuất trình trả lại tiền. Tuy nhiên,
VPBank tư vấn cho khách hàng trong trường hợp này nên khiếu nại với người bán
về việc giao hàng không đúng hợp đồng. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì
khách hàng nên khởi kiện ra tòa để yêu cầu người bán thực hiện đúng nghĩa vụ giao
hàng trong hợp đồng.
Nguyên nhân: Tại thời điểm giao hàng, giá cả lô hàng giao cho công ty Hiệp Thành
Phát tăng. Do đó, nếu người bán giao hàng theo đúng hợp đồng sẽ bị thua lỗ.
41
Kết quả: Sau khi hai bên người mua và người bán thương lượng. Người bán đồng ý
giảm giá 5% trị giá lô hàng và sẽ được cấn trừ lại trong lô hàng kế tiếp
Lời bình:
Về nguyên tắc người mua không được can thiệp vào quá trình thanh toán của
VPBank cho ngân hàng của người bán. Bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
VPBank và trái thông lệ quốc tế UCP600. Tuy nhiên, nếu VPBank chỉ căn cứ vào
quy tắc UCP600 để bảo vệ quyền lợi của mình mà không quan tâm đến quyền lợi
của khách hàng thì rủi ro VPBank bị mất khách hàng là điều không thể tránh khỏi.
2.4.1.5 Phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng:
Ví dụ 5: Khách hàng Nguyên Khang yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng
chuyển nhượng trả ngay trị giá USD20,000 với điều kiện giao hàng CIF
HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Sau khi VPBank phát hành thư tín dụng và
thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng
thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty Nguyên
Khang khiếu nại VPBank khách hàng của họ vẫn chưa nhận được thông báo thư tín
dụng nên chưa thể giao hàng. Sau khi VPBank kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín
dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là hợp đồng ký
tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết hợp
đồng và hợp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng.
Nguyên nhân: Đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ
hưởng thư tín dụng nhưng đối với hợp đồng mua bán qua tay ba thì người bán và
người thụ hưởng thư tín dụng khác nhau. Đây là sơ sót của nhân viên VPBank chưa
hiểu hợp đồng mua bán tay ba nên đã hướng dẫn khách hàng mở thư tín dụng sai
tên người thụ hưởng.
42
Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng.
VPBank phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vì đây là
lỗi của mình.
Lời bình:
Mặc dù VPBank đã phát hiện và sửa đổi thư tín dụng, tuy nhiên do đây là thư tín
dụng không hủy ngang nên VPBank và người mua phải chờ sự đồng ý của ngân
hàng người bán gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu
người bán không chấp nhận sửa đổi thư tín dụng thì VPBank phải chịu rủi ro nếu
người mua từ chối nhận chứng từ và thanh toán. Kế đó, trình độ nghiệp vụ của
VPBank sẽ không tạo được sự tin tưởng của khách hàng ảnh hưởng đến việc quan
hệ lâu dài trong tương lai
2.4.1.6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng:
Ví dụ 6: Công ty BCD yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá
USD30,000 mặt hàng bột giấy, dung sai +/- 20%, điều kiện giao hàng CIF
HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Hai tuần sau khi phát hành thư tín dụng,
khách hàng điện thoại liên lạc VPBank đã có bộ chứng từ chưa vì hàng đã về tới
cảng và khách hàng cần nhận hàng gấp. Bởi vì VPBank vẫn chưa nhận được bộ
chứng từ nên tư vấn khách hàng làm đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng.
VPBank sẽ phát hành bảo lãnh nhận hàng để công ty có thể nhận hàng trước khi có
vận đơn đường biển. Sau đó, khách hàng đồng ý nộp USD30,000 để VPBank phát
hành bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên, khi nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thì trị
giá bộ chứng từ là USD33,000. Do đó, VPBank đã yêu cầu khách hàng nộp thêm số
tiền chênh lệch USD3,000 để thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, khách hàng
không đồng ý nộp thêm số tiền chênh lệch và lập luận rằng “đã nộp đủ tiền trị giá
thư tín dụng và đề nghị phát hành bảo lãnh không có điều khoản nào yêu cầu phải
nộp thêm khoản tiền chênh lệch khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá bảo lãnh”.
43
Nguyên nhân: Đây là sơ sót của VPBank đã để khách hàng tự soạn thảo đề nghị
phát hành bảo lãnh nhận hàng và không dự đoán được trước bất lợi khi mình phát
hành thư bảo lãnh. Khách hàng chỉ quan tâm đến việc làm sao nhận được hàng,
phần hậu quả còn lại để ngân hàng gánh.
Kết quả: VPBank phải bù thêm USD3,000 để thanh toán cho người bán. Đây là bài
học kinh nghiệm xương máu của VPBank. Sau đó, VPBank soạn thảo giấy đề nghị
phát hành bảo lãnh nhận hàng có thêm điều khoản “trong trường hợp trị giá bộ
chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh, công ty chúng tôi có trách nhiệm thanh toán
thêm phần chênh lệnh này” và “khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, công ty chúng tôi
đồng ý tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ”. Kế đó, khi phát hành bảo lãnh nhận
hàng, ngoài giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của VPBank,
khách hàng còn phải xuất trình thêm hóa đơn thương mại và vận đơn đường biển
bản sao để VPBank căn cứ trên chứng từ này mà phát hành bảo lãnh nhận hàng
đúng với trị giá của hóa đơn thương mại bản sao.
Lời bình:
Vì mối quan hệ với khách hàng và tin tưởng và thiện chí thanh toán của khách hàng,
VPBank đã không xem xét kỹ những điều khoản trên đề nghị phát hành bảo lãnh có
thể gây ra những ảnh hưởng gì bất lợi cho mình. Do đó, khi xảy ra rủi ro VPBank là
người bị thiệt hại.
2.4.2 Đối với thư tín dụng xuất khẩu:
Tuy số lượng khách hàng giao dịch nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu tại VPBank
không nhiều như khách hàng giao dịch thư tín dụng nhập khẩu nhưng trong qua
trình giao dịch vẫn có một số rủi ro nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy có rất
nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch thư tín dụng xuất khẩu. Chi tiết các
loại rủi ro và ý kiến trả lời được thể hiện trong bảng 4 ở dưới đây:
44
Bảng 4: Rủi ro đối với thư tín dụng xuất khẩu (có 100/100 người trả lời câu hỏi)
STT Loại rủi ro Số
phiếu
Tỷ lệ
(%)
Khi thông báo thư tín dụng, sửa đổi
1 Sai sót của bưu điện, dịch vụ chuyển phát thư làm thất lạc
thư tín dụng, sửa đổi gốc
25 25
2 Bị khách hàng khiếu kiện vì thông báo, chuyển tiếp chậm 35 35
3 Xác định tính xác thực của thư tín dụng, sửa đổi 40 40
Khi chiết khấu chứng từ có truy đòi / Đòi tiền ngân hàng phát hành
4 Không phát hiện hết sai sót của chứng từ nên ngân hàng
phát hành từ chối thanh toán
15 15
5 Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ 5 5
6 Chứng từ phù hợp với thư tín dụng nhưng ngân hàng phát
hành trì hoãn thanh toán hoặc không thanh toán
25 25
7 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ với ngân hàng
phát hành
15 15
8 Không thể thực hiện những điều khoản quy định trong thư
tín dụng
10 10
9 Gửi chứng từ không đúng quy định của thư tín dụng 10 10
10 Chứng từ bị bất hợp lệ do thời hạn xuất trình chứng từ và
hiệu lực thư tín dụng quá ngắn
5 5
11 Không đòi lại được tiền đã chiết khấu cho nhà xuất khẩu
khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán và nhà xuất
khẩu không có khả năng hoàn trả
3 3
12 Chứng từ bất hợp lệ ngân hàng phát hành, người mua ép
giá khi giá cả hàng hóa biến động
5 5
13 Cung cấp chỉ thị thanh toán cho ngân hàng phát hành
không chính xác
2 2
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
45
2.4.2.1 Không thể thực hiện những điều khoản trong thư tín dụng:
Ví dụ 1: VPBank nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng
chứng từ của khách hàng Thu Hoạch trị giá USD25,000. Khi VPBank kiểm tra
chứng từ phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ do thư tín dụng có điều khoản không thể
thực hiện được “Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và
ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là
FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể
hiện “freight collect”. Do đó, VPBank đã đề nghị Thu Hoạch thông báo người nhập
khẩu sửa đổi thư tín dụng trước khi giao hàng để ngân hàng phát hành không thể từ
chối thanh toán. Tuy nhiên, 2 ngày sau Thu Hoạch thông báo người nhập khẩu từ
chối sửa đổi thư tín dụng, yêu cầu gởi chứng từ gấp nếu không sẽ từ chối nhận hàng
và Thu Hoạch phải bồi thường việc vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Thu
Hoạch đã yêu cầu VPBank gởi chứng từ đòi tiền nhưng phải lập văn bản gởi
VPBank với điều khoản “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị VPBank gởi chứng từ.
Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bộ chứng xuất trình bị ngân
hàng phát hành từ chối thanh toán”.
Nguyên nhân: Khi ký kết hợp đồng, người mua soạn sẵn hợp đồng với điều khoản
chứng từ vận tải ghi cước phí trả trước “freight prepaid” còn điều kiện giao hàng là
FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi Thu Hoạch ký kết hợp đồng đã
không kiểm tra điều khoản này bất lợi cho mình vì không thể lập được bộ chứn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rui ro trong tin dung chung tu tai VPBANK va cac bien phap phong ngua..pdf