Tài liệu Luận văn Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam: LUẬN VĂN:
Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền
lực thống nhất ở Việt Nam
Phương hướng và giải pháp Hoàn thiện quyền
hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam
3.1. sự cần thiết phải hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà
nước việt nam hiện nay.
Quyền hành pháp là một nhánh quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam, có
chức năng rất quan trọng đối với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy
việc hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực có nghĩa là hoàn thiện về tổ chức
và thực hiện quyền này trong sự phân công phối hợp giữa các thiết chế quyền lực lập pháp
, hành pháp và tư pháp. Điều đó theo chúng tôi được xuất phát từ những yêu cầu sau:
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện Bộ máy Nhà nước.
Hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ sau công cuộc đổi mới
( sau năm 1996 ) đến nay. Điều này về phương diện pháp lý đã...
49 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền
lực thống nhất ở Việt Nam
Phương hướng và giải pháp Hoàn thiện quyền
hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam
3.1. sự cần thiết phải hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà
nước việt nam hiện nay.
Quyền hành pháp là một nhánh quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước Việt Nam, có
chức năng rất quan trọng đối với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy
việc hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực có nghĩa là hoàn thiện về tổ chức
và thực hiện quyền này trong sự phân công phối hợp giữa các thiết chế quyền lực lập pháp
, hành pháp và tư pháp. Điều đó theo chúng tôi được xuất phát từ những yêu cầu sau:
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện Bộ máy Nhà nước.
Hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ sau công cuộc đổi mới
( sau năm 1996 ) đến nay. Điều này về phương diện pháp lý đã được minh chứng qua lịch
sử lập hiến của nhà nước ta. Nhất là với sự ra đời của Hiến pháp 1992 , một mô hình tổ
chức quyền lực nhà nước được hình thành đáp ứng với các mục tiêu của quá trình dổi mới
, nhất là đổi mới về kinh tế. cũng như đổi mới về hệ thống chính trị. Đặc biệt là hiến pháp
1992 sửa đổi, một lần nũa đã củng cố một bước mới mô hình tổ chức quyền lực này với
các thiết chế quyền lực như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cũng như Toà án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân.
Trên cơ sở của hiến pháp1992 chúng ta đã từng bước có những cải cách để hoàn thiện dần
bộ máy nhà nước và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa khắc
phục được những hạn chế nhất định trong tổ chức quyền lực hiện nay làm ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả quản lý nhà nước cũng như các hoạt động khác… Theo chúng tôi
tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng vần còn bộc lộ
những hạn chế sau:
- Mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực ( lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn mang tính
hình thức, chưa phản ánh được bản chất của các mối quan hệ quyền lực này.
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết, thích hợp,
nhất là pháp luật hành chính.
- Bộ máy hành chính nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, chức năng,
nhiệm vụ chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng còn khá phổ biến.
- Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung không được đào tạo chính quy; trình độ, năng lực
và phẩm chất chưa ngang tầm với nhiệm vụ, kỹ năng hành chính kém, chế độ công vụ còn
lạc hậu...
Vậy để khắc phục những thiếu sót, sửa chữa những khuyết tật, xây dựng một nhà
nước vững mạnh, trong sạch, hiện đại, bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
đáp ứng các yêu cầu quản lý đất nước. Do vậy cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nhà nước, mà trọng tâm là tiến hành cải cách nền hành chính.
Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước thương xuyên phải đổi mới và hoàn thiện bộ máy
nhà nước, đặc biệt là đổi mới tổ hcức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Điều đó đã
được thể hiện rõ qua cac schủ chương của Đảng:
Từ năm 1991 chủ trương cải cách hành chính được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra
đến năm 1994 chủ trương cải cách hành chính bắt đầu được triển khai thực hiện, trong điều
kiện công cuộc đổi mới đất nước đã giành được những thành quả bước đầu trên các mặt kinh
tế, xã hội, chính trị...
Cải cách hành chính cho thấy đây là công việc phức tạp, có nhiều khó khăn, vì nó
trực tiếp đụng chạm đến lợi ích cục bộ của các ngành, các địa phương, cũng như của bản
thân đội ngũ cán bộ, công chức. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải đề ra được quan điểm
chỉ đạo nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm, có chương trình giải pháp thực hiện thiết
thực phù hợp cho từng giai đoạn, trên tinh thần vừa phải bám sát thực tiễn, phù hợp đặc
điểm, truyền thống, tính cách và bản sắc của Việt Nam, vừa tham khảo, học hỏi kinh
nghiệm của các nước trên thế giới về cải cách.
Năm 1996 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
mở ra một thời kỳ phát triển mới có tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, thời kỳ đổi
mới toàn diện đất nước, lấy đổi kinh tế làm trọng tâm, với mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh.
Nghị quyết Đại hội đã đề ra chủ trương "thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ
chức bộ máy của cơ quan nhà nước, theo phương hướng: Xây dựng và thực hiện một cơ
chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các
cấp. Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ
thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năng quản lý hành chính - kinh tế với
quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và
vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội.
- Về các giải pháp cụ thể để cải cách bộ máy nhà nước, Nghị quyết xác định phải:
"Thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có
chất lượng cao với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế, quản lý xã hội".
- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3/1989) đã đề cập
việc đổi mới hệ thống chính trị với mục tiêu: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở
đó, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng. Về mặt Nhà nước đòi hỏi đặt ra là phải thực hiện đúng đắn quyền lực của mình; quản
lý mọi mặt hoạt động của xã hội bằng pháp luật theo đường lối, chính sách của Đảng.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ
máy hành chính từ Trung ương đến địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, từng bước
chuyển mạnh sang thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật. Từng bước nâng
cao hiệu quả.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) đã tiến hành tổng kết 5 năm
thực hiện đổi mới, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Nghị quyết đã đề
ra chủ trương tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước; sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ,
của chính quyền địa phương các cấp.
Đặc biệt là gắn nhiệm vụ cải cách bộ máy Nhà nước với đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động của Đảng và các đoàn thể quần chúng. Nói cách khác, cải cách bộ
máy nhà nước lần đầu tiên được đặt trong một chỉnh thể thống nhất là đổi mới hệ thống
chính trị, trên tinh thần lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước và mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Nghị quyết Đại hội VII đã xác định mục tiêu có tính chất chiến lược cho tất cả
chặng đường 10 năm (1991 đến 2000) là "đặt trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống hành
chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính Nhà
nước thông suốt từ Trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực".
Như vậy, chủ trương cải cách hành chính do Nghị quyết VII đề ra tuy chủ yếu mới
dừng ở phạm vi cải cách bộ máy hành chính, nhưng về mặt nội dung cải cách được xác
định tương đối cụ thể và toàn diện, đã đặt nhiệm vụ cải cách bộ máy Nhà nước trên một
tầm cao mới, có tính hệ thống và toàn diện hơn, mà trọng tâm là cải cách bộ máy hành
chính...
Theo quy định của Hiến pháp mới 1992 "Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" (Điều 109).
Nó xác định lại vị trí của Chính phủ đồng thời nhận thức đầy đủ hơn về phân công
phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực thống
nhất của nhà nước. Với vị trí này, hành pháp trở thành một nhánh quyền lực độc lập tương
đối trong sự phân công phối hợp với các nhánh quyền lực khác.
Đặc biệt Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tháng
01/1994 đã xác định những chủ trương và giải pháp lớn đưa Việt Nam chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết đã đề ra phương hướng chung là tiếp tục đổi mới và tăng cường hệ
thống hành pháp cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động, phát huy vai trò điều hành của
bộ máy hành pháp.
Ngày 4/5/1994 Chính phủ có nghị quyết số 38/CP về cải cách thủ tục hành chính
trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Theo Nghị quyết là phải đạt được
một bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ
quan nhà nước với nhau; giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội; giữa cơ quan nhà
nước với công dân. Tiếp đến Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) tháng 01/1995 đã đánh
dấu một bước phát triển mới về cải cách hành chính ở Việt Nam. Đây là Nghị quyết
chuyên đề về cải cách hành chính, Nghị quyết đã coi cải cách nền hành chính Nhà nước là
yêu cầu bức xúc, là trọng tâm của việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước, và mục tiêu của cải
cách hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử
dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công
việc của Nhà nước.
Các yếu tố cấu thành nền hành chính được khẳng định là: Thể chế hành chính, tổ
chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính, và đội ngũ cán bộ công chức
hành chính. Mỗi một bộ phận này đều có những nổi dung cải cách cụ thể và có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
Theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) thì cải cách hành chính thể hiện ở hai
yếu tố:
Một là, cải cách hành chính trở thành một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi
mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hai là, xác định đúng đắn về mục tiêu, quan điểm, nội dung, phương hướng tạo ra
những nhân tố động lực cơ bản cho việc đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trong
những năm tiếp theo.
- Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng
định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước.
Nghị quyết 8 tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, và sắp xếp lại bộ máy
hành chính từ Trung ương đến địa phương, hợp nhất một số cơ quan quản lý chuyên ngành
về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước của các
bộ, ngành.
- Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa VIII) (6 năm 1997) đã ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp
tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục thực hiện cải cách
hành chính là một trong những chủ trương và giải pháp lớn. Nghị quyết đã cụ thể hóa các
chủ trương quan trọng của Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra, là:
- Mở rộng dân chủ và tính công khai trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Mở
rộng mạnh mẽ quyền dân chủ của dân đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Thực hiện phân cấp mạnh mẽ trách nhiệm và thẩm quyền hành chính cho các cấp
chính quyền địa phương, trước nhất là giữa cấp Trung ương với cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Trên cơ sở xác định rõ chức năng quản lý của Nhà nước trong cơ chế thị trường và
đổi mới sự phân cấp, tiếp tục điều chỉnh hợp lý tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và bộ máy chính quyền địa phương.
Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 (khóa VIII) đã đánh dấu một bước chuyển mới
trong sự nhận thức về cải cách hành chính.
Đó là cải cách hành chính còn là yêu cầu bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ hóa
đời sống chính trị của xã hội, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân.
Tháng 10/1998, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Ban chỉ đạo cải cách hành chính có chức
năng tư vấn cho Thủ tướng trong việc quyết định chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác
cải cách hành chính hàng năm và trong từng thời kỳ, và những vấn đề khác về cải cách
hành chính, đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp các nguồn lực quản lý của
Chính phủ để thực hiện cải cách hành chính.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định
việc tiếp tục tiến hành cải cách hành chính và đặt cải cách hành chính trong tổng thể của
đổi mới về hệ thống chính trị đã đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức, bộ máy
Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng
tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước
bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện giảm biên chế, cải cách chính sách
tiền lương...
Các quan điểm về cải cách hành chính của Đảng được triển khai thực hiện một
cách tích cực, có hiệu quả như tại các bản báo cáo của Chính phủ trước các thời kỳ họp
của Quốc hội khóa IX và khóa X.
- Gần đây nhất tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng có nêu trong báo
cáo đó là việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế. Mục tiêu đề ra là:
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước trong đó có hoạt động
lập pháp, tư pháp và hành pháp: "Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức
hoạt động của Chính phủ... phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của địa phương,
kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của ủy ban
nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn..."
- Tóm lại, xuất phát từ đường lối đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Đồng thời, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, nhằm xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.Các quan điểm
về cải cách bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng của Đảng và Nhà
nước đã được hình thành và từng bước được thực hiện.
Vì vậy theo chúng tôi hoàn thiện Bộ máy nhà nước là nhu cầu đầu tiên cho việc
cần phải hoàn thiện quyền hành pháp cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
3.1.2. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng luôn đựơc đặt ra cùng với việc hoàn thiện
Bộ máy nhà nước, những năm gần đây những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện rõ các Nghị quyết
của Đảng, đặc biệt trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung) đã quy định: “Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân…”.
ở Nhà nước Việt Nam việc xây dựng Nhà nước pháp quyền điều đó còn có nghĩa
là nói đến một phương thức tổ chức nền chính trị XHCN cùng với cơ cấu tổ chức Nhà
nước duy trì bản chất giai cấp của Nhà nước vốn của dân do dân vì dân. Điều này cũng đã
được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX, đó là việc Đảng ta đã chủ chương thực
hiện một cách nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, và khẳng định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
dân, do dân và vì dân.
Trên cơ sở các giá trị của Nhà nước pháp quyền như :
- Tính tối cao của pháp luật- Một nhà nước pháp quyền là một nhà nước mà ở đó
pháp luật và các giá trị của nó luôn được đề cao. Lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền
hàng trăm năm của nhân loại đã chứng minh cho điều đó. ở Việt Nam việc đề cao pháp
luật cũng như các giá trị của nó cũng dã và đang dược củng cố hoàn thiện từ hàng chục
năm nay, nhất là từ sau công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng ( 1986) thì vai trò của
pháp luật đã được thể hiện rõ trong đời sống xã hội, mà truớc tiên đó là việc củng cố và
hoàn thiện hệ thống pháp luật.Sự hiện diện một hệ thống khách quan khoa học tự nó đã
xác định rõ bản chất của pháp luật, cũng như các giá trị xã hội của nó. ở nước ta từ khi ra
đời nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà( 1945) cho đến nay hệ thống pháp luật luôn
được củng cố và hoàn thiện nhằm đáp ứng với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Theo
các nhà nghiên cứu luật pháp Việt Nam thì hệ thống pháp luật của nuớc ta đã được hình
thành và phát triển qua các thời kỳ sau:
1- Thời kỳ từ 1945 đến 1959;
2- Thời kỳ 1959 đến 1980;
3- Thời kỳ 1980 dến 1992;
4- Thời kỳ 1992 đến nay.
Qua việc đánh giá sự phát triển của hệ thống pháp luật nuớc ta qua sự phân kỳ trên đã có
nhiều quan điểm chung cho thấy sự nhất quán về nhận thức giá trị của pháp luật trong đời
sống xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật.
- Đề cao chủ nghĩa lập Hiến: Như chúng ta đã biết nói đến chủ nghĩa lập hiến
là nói đến sự hiện diện của Hiến pháp với tư cách là nền móng của hệ thống pháp luật với
những mặt tích cực của nó trong đời sống chính trị xã hội của đất nước. Nói đến chủ nghĩa
lập hiến là nói đến là sự tác động của Hiến pháp đối với các quan hệ cơ bản, quan trọng
trong đời sống xã hội chính trị, xã hội như quan hệ chính trị, kinh tế, tổ chức nhà nước, các
quyền cơ bản của con người... Chính vì vậy Hiến pháp luôn đuợc coi là đạo luật cơ bản
của nhà nuớc, với hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia và là
văn bản chính trị- pháp lý với những tính chất đặc biệt của nó như tính cơ bản, tính ổn
định, tính phổ biến, tính hoàn chỉnh...
ở Việt Nam việc xây dựng Hiến pháp cũng như việc xây dựng pháp luật luôn đuợc Đảng
và nhà nước xác định đó là phướng hướng rất quan trọng để thể hiện rõ bản chất của nhà
nuớc : của dân, do dân, vì dân.
Nhìn lại lịch sử lập hiến ở nước ta cho thấy với 4 bản hiến pháp thì mỗi bản đều ở những
điểm nhấn quan trọng của lịch sử, kể cả hiến pháp 1992 sửa đổi hiện nay.
- Đảm bảo tính pháp lý của quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước ở Việt Nam là
quyền lực thống nhất, sự thống nhất ở đây được hiểu đó là sự thống nhất về mục đích là
đem lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước và cho dân tộc. Theo cơ chế tổ chức quyền lực
thì quyền lực tối cao thuộc về cơ quan đại diện của dân, nhân dân đã giao phó quyền lực
dó cho những nguời đại diện của mình thông qua các cơ quan dân cử đó là Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp. Theo quy định của Hiến pháp thì Quốc hội có quyền lập hiến,
lập pháp và quyền giám sát tối cao. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phuơng, dại diẹn cho ý chí , nguỵên vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Với vị trí
quan trọng đó trong cơ cấu quyền lực nhà nước hiện nay, với sự phân công phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để
cho sự phân công phối hợp một cách khoa học và có hiệu quả trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước, vấn dề ở đay phải có một cơ chế phối hợp chặt chẽ và đúng với bản chất của
nó. ở nướ ta nhánh quyền hành pháp chưa thực sự là một nhánh quyền dộc lập vì thế tính
pháp lý của quyền lực hành chính chưa cao, nó kéo theo hàng loại những hạn chế nhất
định trong tổ chức hành pháp hiện nay.
Sự phân công và phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nuớc hiện nay còn cần phải được thể
hiện quau sự phân cấp hành chính hiện nay giữa trung ương với địa phương, giữa cấp trên
với cấp dưới.
- Một giá trị quan trọng khác của nhà nước pháp quyền đó là quyền con người và các lợi
ích hợp pháp của công dân được bảo đảm:
Để có được một Nhà nước pháp quyền thì cần phải có một sự phân công quyền lực một
cách hợp lý giữa các quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp, điều đó đòi hỏi cần xác định
rõ bản chất của hành pháp trong khối quyền lực Nhà nước Việt Nam hiện nay. Với tư cách
là một nhánh của quyền lực nhà nước, quyền hành pháp cũng được xuất phát từ bản chất
của nhà nuớc Việt Nam, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của nhà nước
pháp quyền XHCN là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con
người, không ngừng phát huy mọi năng lực của con người. Vì vậy cần phải có một nền
hành chính trong sạch, không vụ lợi, một nền hành chính phục vụ đắc lực vì lợi ích công.
3.1.3. Yêu cầu củng cố và mở rộng dân chủ.
Củng cố và mở rộng dân chủ luôn được Đảng và nhà nuớc ta chú trọng, điều này đã
được thể hiện ngay trong các bản hiến pháp từ hiến pháp 1946 đến hiến pháp hiện hành (
hiến pháp 1992 sửa đổi) và nó đã trở thành một nguyên tắc hiến định. Hơn nữa đây còn
được coi là mục tiêu quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính hiện nay. Bác Hồ đã
từng nói: Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Dân chủ và mở rông dân chủ cũng
đã trở thành nội dung quan trọng trong các Nghị quyết Đảng, đặc biệt tại Đại hội IX của
Đảng nó đã được đề cập ở cấp đố cao hơn và hoàn thiện hơn, nhất là dân chủ trong vịêc
thực hiện quyền hành pháp. Nghị quyết IX đẫ nêu: " Xây dựng một nền hành chính nhà
nước dân chủ,trong sạch vững mạnh, từng buớc hiện đại hoá..."
[ tr135]. Xây dựng một nền hành chính dân chủ dièu đó trước hết là hoàn thiện mối quan
hệ giữa cơ quan công quyền với công dân, mối quan hệ này vừa thể hiện được quyền làm
chủ của nhân dân, thông qua cơ chế quản lý của nhà nuớc và dưới sự lãnh đạo của đảng.
Để mở rộng dân chủ Đảng và nhà nuớc đã và đang từng bước cải cách nền hành chính nhà
nước mà trước hết dó là cải cách thủ thục hành chính để cho người dân thật sự có cơ hội
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Để mở rộng dân chủ Đảng và nhà nước ta cũng đã
tiến hành xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Có thể nói dân chủ ở cơ sở vừa
là động cơ vừa là mục đích để hoàn thiện và phát huy nền dân chủ XHCN. Để mở rộng
dân chủ điều đó còn được gắn liền với việc tăng cuờng sự kiểm soát của người dân đối với
chính quyền. Một trong những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền đó là việc cán bộ,
công chức và cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép ( thuộc
phạm vi thẩm quyền ). Để cho nguyên tắc này được thực hiện một cách có hiệu quả thì
ngoài việc đòi hỏi tính tự giác chấp hành pháp luật từ phía cán bộ công chức nhà nước, còn
có sự kiểm soát tích cực từ phía người dân. Từ nhiều năm nay phương thức này cũng đã
được thực hiện song chưa đem lại hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự cản trở
không nhỏ từ một nền hành chính quan liêu, của quyền, một nền hành chính làm mất đi
bản chất của dân, do dân và vì dân. Vì vậy để mở rộng dân chủ thì việc xác định đúng bản
chất của quyền hành pháp là mọt đòi hỏi rất quan trọng.
3.1.4. Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị truờng định huớng XHCN...
Phát triển nền kinh tế thị truờng định hướng XHCN ở nước ta đã được hình thành từ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Từ đó đến nay đường lối này luôn được ghi nhận qua các
kỳ Đại hội và đặc biệt là tại Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ IX đã khẳng định: " Đảng và
nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường , có sự quản lý của nhà nuớc
theo định hướng xa hội chủ nghĩa;đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa" [ tr 86 ]. Về đuờng lối kinh tế Nghị quyết cũng nêu rõ cần đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ , đưa đất nước trở thành một nước
công nghiệp; phát triển lực lựợng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất
mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối ; phát huy cao độ nội lực, đồng
thời tranh thủ nguồn lực ben ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững ; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng
bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội... Trên cơ sở đó Đảng cũng đã đề ra được chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-
2010, Nghị quyết nêu rõ : " Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp" [tr 148]. Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 đó là: " Đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người , năng lực khoa học và công nghệ, kết
cấu hạ tầng ,tiềm lực kinh tế, quốc phòng , an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên
trường quốc tế được nâng cao"[ tr 159].
Với định huớng và những mục tiêu cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta
đòi hỏi phải có một nền hành pháp mạnh, trước hết đó là vai trò của các chủ thể quyền
hành pháp mà đướng đầu là Chính phủ. Việc xác định rõ vị trí của hành pháp cũng như
mối quan hệ qua lại giữa các thiết chế quyền lực qua sự phân công phối hợp để thực hiện
các quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp có một ý nghĩa rât lớn đối với sự phát triển nền
kinh tế :
- Xây dựng được một hệ thống pháp luật kinh tế về cơ bản sẽ là cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển của các doanh nghiệp, nó đảm bảo cho các thành phần kinh tế chủ động
và bình đẳng trong sản xuất kinh doanh;
- Nâng cao được hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nuớc, thông qua việc điều tiết vi mô,
phân cấp quản lý rõ ràng, tạo ra nhưng "sân chơi" thông thoáng cho các doanh nghiệp.
3.1.5. Yêu cầu hợp tác quốc tế và hội nhập.
Sự cần thiết phải hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực hiện nay ở
nước ta còn được bắt nguồn từ những yêu cầu mang tính thời đại, tính xu huớng, đó là xu
thế toàn cầu hoá. Nghị quyết IX của Đảng có nêu:" Thực hiện nhất quán đuờng lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển... Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định
huớng xã hội chủ nghĩa..." [ tr119 - 120]. Về thực tế hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập
cũng đã và đang được nhà nước ta tiến hành trong nhiều năm nay gần đây. Việt nam đã
tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế cả song phương và đa phương ( là thành viên của
gần 200 điều ước quốc tế). Việt nam cũng đã ký rát nhiều Hiệp dịnh thương mại song
phuơng, đặc biệt là Hiệp dịnh thương mại Việt - Mỹ và tương lai không xa Việt nam sẽ là
thành viên của WTO. Để thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại mà Việt nam
tham gia, nhất là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ gần đây, điều đó đòi hỏi phải có một
quyền hành pháp mạnh theo đúng nghĩ của nó, một hành pháp "độc lập"" có "thực quỳên".
Muốn là được như vậy thì việc thừơng xuyên phải tiến hành đo là cải cách nền hành chính
sao cho thích ứng với nền hành chính trong khu vực và trên thế giới trong xu hướng toàn
cầu hoá.
Từ các yêu cầu nêu trên cho thấy việc hoàn thiện quyền hành pháp trong cơ cấu
quyền lực ở nước ta hiện nay là một việc làm rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Nó sẽ giải quyết được nhiều bức xúc đang đặt ra trong quá trình thực thi quyền lực này
không những ở trong nước mà nó còn đặt ra trong quá trình hợp tác quốc tế và hội nhập
hiện nay. Vì vậy theo chúng tôi cần phải có quan điểm chỉ đạo nhất quán, đúng đắn và
khoa học cũng như những giải pháp đồng bộ, khả thi thì mới có thể đạt được mục đích.
3.2. Một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quyền hành pháp
ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Tiếp tục công cuộc cải cách Bộ máy hành chính nhà nước
Một nhà nước có năng lực hơn có thể là một nhà nước có hiệu quả hơn, nhưng
hiệu quả và năng lực không phải là cùng một sự việc. Năng lực trong trường hợp áp dụng
cho các nhà nước là khả năng theo đuổi và thúc đẩy các hành động chung một cách có hiệu
quả - Như luật pháp và trật tư, y tế công cộng và cơ sở hạ tầng cơ bản; hiệu quả là kết quả
của việc sử dụng năng lực đó để đáp ứng nhu cầu xã hội đối với những hàng hóa này. Một
Nhà nước có thể có năng lực nhưng không có hiệu quả lắm nếu như năng lực đó không
được sử dụng vì lợi ích của xã hội [ 72 , tr.16 ].
3.2.1.1. Cải cách bộ máy hành chính
Trong những năm qua việc cải cách Bộ máy hành chính đã được đặt ra một cách
thường xuyên, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay. Việc cải cách đó
đã đem lại những kết quả nhất định.
Giới hạn trong việc tìm hiểu về quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực ở Nhà
nước Việt Nam, vì vậy, trước hết chúng tôi muốn đưa ra vài nét về sự hình thành và phát
triển của Bộ máy hành chính từ hơn 50 năm trở lại đây. Để từ đó mạnh dạn đưa ra những
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quyền hành pháp hiện nay.
Với hơn 50 năm hình thành và phát triển Bộ máy hành chính nhà nước theo chúng
tôi có thể phân kỳ theo các giai đoạn sau:
- Bộ máy hành chính giai đoạn 1945 - 1954:
Đây là giai đoạn đầu tiên của nền hành chính Nhà nước Việt Nam hơn 50 năm qua
(nền hành chính Nhà nước Việt Nam mới), một nền hành chính mà ngay từ đầu đã thể hiện
bản chất nhà nước "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân".
Chúng ta đều biết từ sau ngày tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945. Một cuộc tổng tuyển cử quốc dân đồng bào đầu tiên được
tiến hành trên cả nước để thành lập ra Chính phủ (Chủ thể quan trọng nhất của quyền hành
pháp - một yếu tố quyết định cho sự hình thành lên Bộ máy hành chính Nhà nước).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc Hội.
Quốc Hội sẽ cử ra Chính phủ của toàn dân. Đặc biệt với sự ra đời của bản Hiến pháp đầu
tiên - Hiến pháp 1946, cơ sở pháp lý cho sự hình thành nên bộ máy hành chính nhà nước
đầu tiên với một chính thể "Dân chủ cộng hòa". Điều 1 Hiến pháp 1946 quy định: "Nước
Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo".
Điều 2 còn khẳng định: "Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung, Nam, Bắc
không thể phân chia". Với những quy định trên đây được coi là những điều kiện quan
trọng, một sự đảm bảo pháp lý cho tính thống nhất của bộ máy hành chính.
Điều 57 Hiến pháp còn quy định: "Nước Việt Nam về phương diện hành chính
gồm có 3 bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi
huyện chia thành xã".
"Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hòa" (Điều 43).
Hiến pháp còn quy định:
Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó chủ tịch và
nội các. Nội các có Thủ tướng, Các Bộ trưởng, Thứ trưởng có thể có Phó Thủ tướng.
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn trong nghị viện nhân dân... Phó
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn trong nhân dân...
Như vậy về cơ bản ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng tháng tám thành
công, một hệ thống Bộ máy hành chính đã được hình thành một cách thống nhất từ Trung
ương xuống địa phương, mà người đứng đầu Bộ máy hành chính ở giai đoạn này là Chủ
tịch nước (Nguyên Thủ quốc gia) có thể nói đây là một chế định thể hiện rất cơ bản về vị
trí cũng như giá trị quyền lực của hành pháp (chế định nguyên thủ quốc gia đồng thời là
người đứng đầu hành pháp đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng).
Để tìm hiểu về Bộ máy hành chính ở giai đoạn này trước hết chúng ta tìm hiểu về
Bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương.
- Trung ương có Chính phủ (cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc).
Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó chủ tịch và nội các. Nội các gồm có Thủ
tướng, các Bộ trưởng và có thể có Phó thủ tướng. ở giai đoạn này Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa có nhiều sự thay đổi về tên gọi, cũng như về số lượng các bộ như sau:
- Ngày 2/9/1945 thành lập Chính phủ lâm thời;
- Ngày 1/1/1946 Chính phủ lại được đổi là Chính phủ Liên Hiệp Lâm thời;
- Ngày 2/3/1946 Chính phủ lại đổi thành Chính phủ Liên Hiệp kháng chiến;
- Và từ sau ngày 3/11/1946 đến đầu năm 1955 Chính phủ mới được thành lập.
(Cụ Hồ Chí Minh Chủ tịch nước và kiêm thủ tướng; Ông Phạm Văn Đồng giữ
chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ; và nội các gồm có 12 Bộ).
Về cơ cấu các Bộ, với tư cách là cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn
về hành pháp nên cũng có sự thay đổi thường xuyên để đáp ứng với nhiệm vụ của hành
pháp lúc bấy giờ. Ví dụ: Trong thời gian đầu số lượng các Bộ là 13 bộ với 15 vị Bổ trưởng
(trong đó có Bộ trưởng ngoại giao do Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm nhiệm với hai Bộ
trưởng không bộ). Về sau thì thành lập thêm Bộ canh Nông, Bộ nội vụ đổi thành Bộ Công
An. Tháng 5/1952 thì Ngân hàng Quốc gia được thành lập.
Các thành viên của Chính phủ lâm thời (2/9/1945) gồm có:
- Chủ tịch CPLT, kiêm Bộ trưởng ngoại giao: Cụ Hồ Chí Minh.
- Bộ trưởng Bộ nội vụ: Ông Võ Nguyên Giáp.
- Bộ trưởng Bộ thông tin tuyên truyền: Ông Trần Huy Liệu.
- Bộ trưởng Bộ quốc phòng: Ông Chu Văn Tấn.
- Bộ trưởng Bộ Thanh niên: Ông Dương Đức Hiền.
- Bộ trưởng Bộ Bộ kinh tế quốc gia: Ông Nguyễn Mạnh Hà.
- Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội: Ông Nguyễn Văn Tố.
- Bộ trưởng Bộ tư pháp: Ông Vũ Trọng Khánh.
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Ông Phạm Ngọc Thạch.
- Bộ trưởng Bộ giao thông công chính: Ông Đào Trọng Kim.
- Bộ trưởng Bộ lao động: Ông Lê Văn Hiến.
- Bộ trưởng Bộ tài chính: Ông Phạm Văn Đồng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục: Ông Vũ Đình Hòe.
- Bộ trưởng không Bộ: Ông Cù Huy Cận và Ông Nguyễn Văn Xuân
[ 90 , tr 23 ].
Trong giai đoạn này số lượng cán Bộ cũng như số thành viên nội các có sự thay
đổi cho đến đầu năm 1955 chúng ta có Chính phủ mới với số thành viên mới.
- Đối với cơ quan hành chính địa phương, trong thời kỳ này nền hành chính được
hình thành theo địa giới hành chính mà Hiến Pháp - 1946 đã quy định: "Nước Việt Nam về
phương diện hành chính gồm có 3 bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh
chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã" (điều 57). "ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có
Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra. Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố, thị xã hay xã cử ra ủy ban hành chính, Bộ và huyện chỉ có UBHC, UBHC Bộ
do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. UBHC huyện do Hội đồng các xã bầu ra. Tuy
nhiên khi nghiên cứu về Bộ máy hành chính ở địa phương trong thời kỳ này chúng ta phải
dựa trên hai văn bản pháp lý quan trọng, đây được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên về tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương. Đó là sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 về "tổ
chức Hội đồng nhân dân và UBHC xã, huyện, tỉnh, kỳ" và sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945
về "tổ chức Hội đồng nhân dân và UBHC thành phố, khu phố". Nếu như theo quy định của
2 văn bản này thì Bộ máy hành chính địa phương ở giai đoạn đầu này được tổ chức theo
các cấp sau: Cấp kỳ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
ở cấp kỳ có UBHC (do HĐND của tỉnh, thành phố thuộc kỳ bầu ra, ở cấp không
có HĐND).
Cấp tỉnh có HĐND và UBHC (UBHC do HĐND tỉnh bầu ra).
Cấp huyện có UBHC (do HĐND các xã trong huyện bầu ra, cấp huyện không có
HĐND).
Cấp cơ sở là chính quyền xã có HĐND và UBHC.
Đối với cấp thành phố và khu phố, do xuất phát từ đặc điểm của thành phố và khu
phố nên việc quy định về cơ cấu Bộ máy hành chính có khác với tỉnh, huyện và xã (tìm
hiểu thêm sắc lệch 77 ngày 21/12/1945).
Như vậy ở vào giai đoạn này, bộ máy hành chính ở địa phương cũng đã được thiết
lập, để từng bước thực hiện quyền lực nhà nước. Trong giai đoạn này do hoàn cảnh lịch sử
nên mặc dù Bộ máy hành chính (nhất là ở Trung ương có những thay đổi nhất định, song
nhìn chung một hệ thống Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam đã được thiết lập đầu
tiên ở khu vực Đông Nam á. Nó là thành quả của công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt
Nam, đây là lần đầu tiên người dân được thực hiện quyền lực của mình thông qua Bộ máy
hành chính, chủ thể của quyền hành pháp.
- Bộ máy hành chính giai đoạn 1955 - 1975
Đây là giai đoạn xét về mặt lịch sử thì đó là thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta tiến
hành đồng thời hai cuộc cách mạng, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, (chúng tôi chỉ tìm hiểu bộ máy hành
chính ở miền Bắc XHCN).
Khi tìm hiểu về bộ máy hành chính ở thời kỳ này chúng ta phải thấy được nhiệm
vụ trọng tâm của cách mạng Việt Nam, bởi lẽ hành chính "phụ thuộc" vào chính trị vì vậy
bộ máy hành chính ở đây phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH bảo vệ thành quả
cách mạng, xây dựng phát triển về kinh tế để miền Bắc XHCN trở thành hậu phương vững
chắc cho cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Để hoàn
thành tốt những nhiệm vụ mới được đặt ra ở giai đoạn này Hiến pháp 1959 đã ra đời, cơ sở
pháp lý mới cho sự hình thành về tổ chức cũng như những nguyên tắc hoạt động của bộ
máy hành chính. Tuy nhiên trước đó (trước khi có Hiến pháp 1959) thì Bộ máy hành chính
cũng đã có những thay đổi nhất định để đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ mới đó.
Ví dụ ở Trung ương, Chính phủ cũng đã có sự thay đổi về cơ cấu, thành phần như
từ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I ngày 20/9/1955 đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I ngày
27/5/1959 cơ cấu thành phần Chính phủ được mở rộng như sau:
- Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Cụ Hồ Chí Minh.
- Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Ông Phạm Văn Đồng.
- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ông Phan Kế Toại.
- Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Ông Võ Nguyên Giáp.
- Phó Thủ tướng: Ông Trường Trinh.
- Phó Thủ tướng: Ông Phạm Hùng.
Và hàng loạt các Bộ như: Bộ Công An; Giáo dục; Tài chính; Giao thông và Bưu
điện; Thủy lợi và Kiến trúc; Công nghiệp; Thương nghiệp; Nội thương; Ngoại thương; Y
tế; Lao động; Tư pháp; Văn hóa; Bộ thương binh; Cứu tế; Nông lâm và một số ủy ban như
ủy ban Kế hoạch Nhà nước; ủy ban Khoa học Nhà nước.
Sau đó trên cơ sở của Hiến pháp 1959 thì Chính phủ cũng như về cơ cấu thành
phần của Chính phủ có sự thay đổi nhất định qua mỗi khóa của Quốc hội từ khóa II (1960 -
1964) đến khóa V (1975 - 1976).[ 90 tr 219-220]
Theo Hiến pháp 1959 Chính phủ được đổi tên là Hội đồng Chính phủ là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hội đồng chính phủ gồm có: Thủ tướng,
các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm các ủy ban nhà nước, Tổng giám đốc
Ngân hàng Nhà nước.
Về cấp hành chính ở giai đoạn này bộ máy hành chính ở địa phương bao gồm các
cấp như: Cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương. huyện, thành phố, thị xã,
xã và thị trấn, không có cấp bộ nhưng lại có khu tự trị (khu Việt Bắc và Tây Bắc).
Điều 78 Hiến pháp quy định:
Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn.
Các đơn vị hành chính trên đều thành lập HĐND và UBHC (đây là điểm khác biệt
so với các đơn vị hành chính ở giai đoạn trước).
Nhìn chung bộ máy hành chính ở vào giai đoạn này được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở của Hiến pháp 1959 cũng như các văn bản luật quy định về tổ chức hoạt động
của Hội đồng Chính phủ và UBHC.
-Bộ máy hành chính giai đoạn 1976 - 1992:
Sau giải phóng miền Nam năm 1975, năm 1976 chúng ta thống nhất về mặt Nhà
nước. Cả nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội vì vậy mà nhiệm vụ của bộ
máy hành chính trong giai đoạn này là nhằm khắc phục lại những hậu quả do chiến tranh
để lại, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và giữ vững an ninh quốc
phòng trên phạm vi cả nước. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với Bộ máy hành chính
mà ở đó cần phải có sự thống nhất về mọi mặt giữa hai miền Nam, Bắc và với mục tiêu là
xây dựng CNXH. Vì thế để có cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả của
quyền hành pháp trong giai đoạn mới Hiến pháp 1980 đã có những thay đổi nhất định cả
về quy mô lẫn cơ cấu, về tổ chức và hoạt động của cả hệ thống cơ quan hành chính.
Ví dụ như nếu ở giai đoạn trước khi nói về bộ máy hành chính thì đó là Bộ máy
hành chính ở miền Bắc XHCN, còn sang giai đoạn này là chúng ta đề cập đến cả một hệ
thống các cơ quan hành chính thống nhất từ Bắc vào Nam. Điều 1 Hiến pháp 80 đã quy
định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất của các dân tộc, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo". Tại
Điều 5 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam...". Theo chúng tôi thì sự thống
nhất này cũng là một trong những đảm bảo quan trọng cho việc thực thi quyền hành pháp.
Trong thời kỳ này trên cơ sở của Hiến pháp 80 thì bộ máy hành chính ở Trung
ương có một số thay đổi sau: Điều 104 quy định:
Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước...
Hiến pháp cũng còn quy định 26 nhiệm vụ cụ thể của HĐBT. Để thực hiện những
nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra như vậy thì cơ cấu và thành phần của HĐBT cũng có sự thay
đổi. Theo Hiến pháp thì HĐBT gồm có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; các Phó chủ tịch
HĐTB; các Bộ trưởng và Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước. Cụ thể là số thành viên Chính phủ
nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII (1981 - 1987) gồm có:
- Chủ tịch HĐBT: Ông Phạm Văn Đồng.
- Phó chủ tịch HĐBT: Gồm 18 Phó chủ tịch, và 1 Bộ trưởng Tổng thư ký HĐBT.
- Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các ủy ban Nhà nước và thủ tướng các cơ quan
ngang Bộ gồm có 43 thành viên.
Sang đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII thì số thành viên Chính phủ có giảm từ 18
Phó chủ tịch HĐBT xuống còn có 10 Phó chủ tịch, song số lượng các Bộ và các ủy ban
Nhà nước vẫn là một con số lớn trên 40 Bộ và cơ quan ngang bộ.
Đối với chính quyền địa phương thì trên cơ sở có sự thay đổi về địa giới hành
chính cụ thể là bỏ các khu tự trị, địa giới hành chính được mở rộng trên phạm vi cả nước,
do vậy mà các đơn vị hành chính đã được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương
đương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố tỉnh và thị xã; thành phố và thị trấn; thành phố
trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và
xã; quận chia thành phường.
Tất cả các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập HĐND và UBND. Như vậy sau
khi nước nhà thống nhất một hệ thống các cơ quan hành chính mới đã được thiết lập trước
hết là sự phân định các vùng địa giới hành chính trên phạm vi cả nước với 3 cấp ở địa
phương, bước đầu tạo ra sự ổn định về lãnh thổ sau bao nhiêu năm bị chia cắt, sự ổn định
này cũng là một trong những yếu tố để cho Bộ máy hành chính phát triển và thực thi có
hiệu quả.
-Bộ máy hành chính từ 1992 đến nay:
Đây là một giai đoạn có thể nói đó là sự "chấn hưng" của nền hành chính Việt
Nam, một sự chấn hưng có tính quyết định cho sự phát triển của đất nước chuẩn bị bước
sang một thiên niên kỷ mới với nhiều triển vọng và những thách thức mới.
Với sự ra đời của Hiếp pháp 1992 đó là cơ sở pháp lý cho sự chấn hưng này của
nền hành chính nói chung, bộ máy hành chính nói riêng. Trước hết đó là hàng loạt các chế
định, với những nguyên tắc được xác lập như chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp quy định:
"Chủ tịch là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đối nội và đối ngoại" (Điều 101), cùng với việc xác định hàng loạt những nhiệm
vụ và quyền hạn cho Chủ tịch nước như công bố Hiến pháp, lệnh, pháp lệnh; thống lĩnh
các lực lượng vũ trang nhân dân ... (Điều 103).
Điều 109 quy định: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống
nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại của Nhà nước..." Hơn nữa Hiến pháp còn quy định 11 nhiệm vụ quyền
hạn cho Chính phủ (Điều 112). Những nhiệm vụ và quyền hạn này còn được quy định
trong luật tổ chức Chính phủ 1992. Cùng với nguyên tắc trách nhiệm tập thể của Chính
phủ và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các Bộ trưởng.
Bộ máy hành chính ở địa phương ở giai đoạn này nhìn chung không có gì thay đổi.
Về cấp hành chính, Hiến pháp 92 vẫn quy định: "Các đơn vị hành chính của Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung
ương chia thành quận, huyện và thị xã.
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và
xã; quận chia thành phường..." (điều 118). Tất cả các cấp kể trên đều có HĐND và UBND.
Song ở đây về số lượng các cấp hành chính từ cấp tỉnh đến xã, phường đều có sự gia tăng
về cơ số, nó tạo thành một hệ thống,g thống nhất từ Trung ương đến địa phương ở cả hai
miền Nam, Bắc trong một khối thống nhất;
(Thống nhất về quyền lực, về lãnh thổ, về dân tộc và một Đảng duy nhất lãnh
đạo).
Tóm lại, với vài nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Bộ máy hành
chính nhà nước sau hơn nửa thế kỷ cho chúng ta thấy được phần nào quyền hành pháp
được thực hiện, chủ yếu thông qua các chủ thể này để thực hiện quyền lực nhà nước với
mục đích thi hành pháp luật trong từng giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam...
Để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng, cải cách bộ máy nhà
nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng đã và đang được tiến hành từng bước, từ
việc ban hành các thể chế vì tổ chức và hoạt động của bộ máy cho đến việc tổ chức thực
hiện. Trong thời gian vừa qua, cải cách bộ máy hành chính đã được tiến hành ở các cấp
như sau:
ở Trung ương:
Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương lần thứ 8, khóa VII (23/1/1995); Nghị
quyết Trung ương lần thứ 3 khóa VIII (6/1997) căn cứ vào Hiến pháp 1992 và luật tổ chức
Chính phủ, ngày 24/1998, Chính phủ đã ra Nghị định số 11-1998/NĐ-CP Ban hành quy
chế làm việc của Chính phủ. Quy chế mới đã quy định rõ mối quan hệ giữa cấp trưởng và
cấp phó, giữa các thành viên Chính phủ, giữa Chính phủ và cơ quan Nhà nước ở địa
phương.
* Chính phủ cũng đã tiến hành sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan trực thuộc đảm
bảo gọn nhẹ, xác định rõ thẩm quyền cũng như trách nhiệm của mỗi cơ quan từng cấp,
khắc phục sự chồng chéo lẫn nhau. Ví dụ:
-Năm 1986 có 37 Bộ và cơ quan ngang Bộ; 40 cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng,
Tổng số là 77 cơ quan.
- Năm 1992 có 27 Bộ và cơ quan ngang Bộ; 23 cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng số
là 50 cơ quan.
- Từ năm 1998 trở lại đây có 23 Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng số là 48 cơ
quan .
Như vậy, từ năm 1986 đến 1992 cơ cấu của cơ quan hành chính ở Trung ương đã
giảm được 27 đầu mối, từ năm 1992 đến 1998 đã giảm được 2.
Bên cạnh việc tính giảm đầu mối chúng ta cũng thành lập các Bộ mới trên cơ sở
nghiên cứu, sắp xếp lại. Cụ thể:
- Đã thành lập Bộ kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở nhập ủy ban Nhà nước về hợp tác
và đầu tư với ủy ban Khoa học Nhà nước.
- Thành lập Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở 3 bộ: Bộ nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ lâm nghiệp và Bộ thủy lợi.
- Thành lập bộ Công nghiệp trên cơ sở Bộ Năng lượng, Bộ công nghiệp nặng, Bộ
công nghiệp nhẹ.
- Thành lập Bộ Thương mại trên cơ sở Bộ kinh tế đối ngoại, Bộ nội thương và Bộ
vật tư.
Đặc biệt là việc điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hoạt động nội bộ của một số bộ để
đáp ứng với điều kiện mới như:
1. Tổng cục thuế được thành lập (theo Nghị định 281-HĐBT ngày 7/8/1990) nhằm
thống nhất công việc thu thuế vào một đầu mối.
2. Thành lập Kho bạc Nhà nước để quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước tách khỏi
Ngân hàng Trung ương.
3. Giải thể Tổng cục Đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài chính và thành lập mới
hai tổ chức:
- Vụ đầu tư trực thuộc Bộ tài chính.
- Vụ thanh toán vốn đầu tư trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở trung ương (Nghị định
145/1999/NĐ-CP).
4. Thành lập Cục Tài chính Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, trên cơ sở tổ
chức và biên chế của Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp có chức
năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp
trong cả nước (Nghị định 84/1999/NĐ-CP).
* Hình thành các cơ quan hành chính mới mà trước đây chưa có như: Thành lập ủy
ban chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam... để quản lý trong những lĩnh vực
mới.
* Bên cạnh việc sắp xếp các cơ quan hành chính ở Trung ương thì có một loại tổ
chức trong một năm gần đây liên tục gia tăng, đó là các tổ chức liên ngành trực thuộc Thủ
tướng Chính phủ. Tính đến cuối năm 1998 số tổ chức này là 103. Đến tháng 6/2000 đã giải
thể và sắp xếp lại được 15 tổ chức. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo rà soát và
sẽ có quyết định giải thể và sắp xếp lại trên 60 tổ chức liên ngành khác.
Bên cạnh việc điều chỉnh cơ cấu, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ đã có
sự đổi mới về hình thức hội nghị, phương thức chỉ đạo và điều hành của Chính phủ đối với
các vấn đề nóng hổi, nhạy cảm của đất nước, các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị...
Về quy chế làm việc của Chính phủ trong nhiệm kỳ 1997 - 2002 đã thể hiện nhiều điểm
mới. Theo đó, Chính phủ thường xuyên kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo,
điều hành, khắc phục những khuyết điểm trong từng tháng, từng quý...
ở địa phương:
- Thứ nhất về địa giới hành chính
Việc điều chỉnh địa giới hành chính là một trong những nội dung của chương trình
cải cách cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước. Trong những năm qua, để tăng cường hiệu
quả quản lý của Nhà nước đối với địa phương chúng ta đã tiến hành chia tách tỉnh theo
Nghị quyết của Quốc hội; chia tách huyện, xã theo Nghị định của Chính phủ. Năm 1976
trong toàn quốc có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 287 huyện và tương đương;
5768 xã, phường, thị trấn. Năm 1986 có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 353
huyện, thị và tương đương. Đến tháng 8/1999 có 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; 615 đơn vị cấp huyện và tương đương; 10457 xã phường, thị trấn.
- Thứ hai về tổ chức hoạt động:
Nhìn chung công cuộc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước những năm qua mới
chỉ tập trung thực hiện ở Trung ương, còn chính quyền địa phương chưa tiến hành cải cách
hành chính với tinh thần mạnh dạn, sáng tạo. Những kết quả cải cách bộ máy hành chính
Nhà nước ở địa phương chưa xuất phát từ thực tiễn hoạt động và những đặc thù của địa
phương.
Tuy nhiên, thời gian qua bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương cũng có
những thay đổi đáng kể sau:
- Về cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương từng bước được tinh gọn, sắp xếp
hợp lý hơn. Các Sở, Ban, ngành ở Tỉnh; Phòng, Ban ở huyện là cơ quan chuyên môn của
UBND được tổ chức lại theo hướng giảm dần số lượng.
- Năm 1986 ở cấp tỉnh có từ 30 - 40 đầu mối.
cấp huyện có từ 20 - 25 đầu mối.
- Hiện nay, ở cấp tỉnh có từ 21 - 25 đầu mối.
cấp huyện có từ 10 - 15 đầu mối
Như vậy, số lượng các cơ quan chuyên môn của UBND đã giảm được gần 1/2.
- Về hoạt động: Hiện nay, gần hết UBND các cấp đều đã có nhiều quy chế làm
việc, thường xuyên xem xét bổ sung cho phù hợp nên đã có nhiều tiến bộ trong phân định
thẩm quyền, vai trò chức năng và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong ủy ban. Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND đã có những bước chuyển biến trong việc thực hiện
nhiệm vụ của mình .
Như vậy về cơ bản, theo chúng tôi việc cải cách bộ máy hành chính (chủ thể cơ
bản) để thực hiện quyền hành pháp đã đem lại những kết quả nhất định, phần nào đã tăng
cường được hiệu lực và hiệu quả của hành pháp.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về quyền hành pháp, chúng tôi thấy phải có một số giải
pháp cụ thể sau đối với cuộc cải cách bộ máy hành chính ở cả Trung ương và địa phương:
- Đối với các cơ quan hành chính ở Trung ương. Theo quy định của Hiến pháp
1992, luật tổ chức Chính phủ 1992 thì cơ quan hành chính ở Trung ương gồm có Chính
phủ; Bộ; cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thường trực Chính phủ. Về nguyên lý thì đây là
những cơ quan có chức năng hành pháp. Chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp chung,
còn Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng như cơ quan trực thuộc Chính phủ có quyền hành pháp
riêng ở từng lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy việc cải cách cần phải tiến hành những biện
pháp cụ thể sau:
- Xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, giữa Chính phủ với
TANDTC và VKSNDTC; giữa Chính phủ với Chủ tịch nước;
- Tăng cường tính độc lập của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ
chức và thực hiện quyền hành pháp;
- Củng cố và hoàn thiện địa vị pháp lý của Chính phủ theo hướng tăng cường vai
trò của hành pháp (về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động...);
- Xác định, điều chỉnh lại về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, sao cho các cơ quan này thật sự
là những chủ thể có quyền hành pháp "riêng" ở Trung ương;
- Xây dựng rõ chế độ trách nhiệm cá nhân phụ trách với lãnh đạo tập thể trong
Chính phủ cũng như trong mỗi cơ quan Bộ...
- Đối với cơ quan hành chính ở địa phương: Hiện nay cũng theo quy định của Hiến
pháp 1992 thì cơ quan hành chính ở địa phương bao gồm UBND các cấp (3 cấp hành
chính). Thực tế trong nhiều năm qua các cấp hành chính của chúng ta luôn có sự thay đổi
về địa giới hành chính. Sự thay đổi này bên cạnh những mặt tích cực của nó đã kéo theo
nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quản lý nhà nước. Vì vậy theo chúng tôi giải
pháp trước tiên đối với cơ quan hành chính ở địa phương là phải có sự hoạch định cụ thể
rõ ràng và ổn định về địa giới hành chính, nhất là đối với cấp tỉnh. Tiếp đến là việc phân
cấp cho chính quyền địa phương. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước đơn
nhất, điều đó không có nghĩa là chính quyền địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào trung
ương, mà cần phải có sự áp dụng một trong những nguyên tắc về phân quyền hành chính
hoặc tản quyền hành chính. Có làm được như vậy thì vai trò của chính quyền địa phương
mới thực sự là nơi thực hiện quyền lực của nhân dân. Mặt khác chính quyền địa phương cũng
cần phải xác định lại vai trò, vị trí cũng như mối quan hệ giữa HĐND và UBND, cũng như
các cơ quan chuyên môn của nó...
3.2.1.2. Cải cách về thể chế hành chính
Hiện nay có nhiều khái niệm về thể chế. Ví dụ, theo từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa
học xã hội - 1994 thì thể chế được hiểu là những quy định, luật lệ của chế độ xã hội, buộc
mọi người phải tuân theo. " thể chế là thiết chế toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật tạo lên"
[ 80 tr 730]. Hoặc theo quan điểm của nhóm nghiên cứu thể chế hành chính, Học viện
hành chính quốc gia thì thể chế là toàn bộ các chuẩn mực, quy tắc có tính hệ thống, điều
chỉnh theo một định hướng các quan hệ xã hội, được hợp thức hóa bằng cách nghi nhận
trong các văn bản nhà nước đem đến tư cách hợp pháp cho Nhà nước, được bảo đảm bằng
quyền lực (công quyền) có hiệu lực của Nhà nước để thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội...
Với hơn 50 năm hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật
hành chính nói riêng luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để đáp ứng một cách đồng bộ
với xu hướng phát triển của xã hội, nhất là từ một nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển
sang một nền kinh tế phi tập trung, một nền kinh tế thị trường, với một xã hội có xu hướng
dân chủ hóa... Mặt khác để đáp ứng cho sự phát triển của một xã hội với sự đan sen của
nhiều yếu tố như vậy, vậy cộng với tính định hướng CHXH của nhà nước, vì vậy việc sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện về thể chế hành chính đòi hỏi hoạt động xây dựng pháp luật nói
chung, công tác lập quy nói riêng phải xây dựng những thể chế làm sao đảm bảo phát huy
được tính tích cực của các yếu tố đó trong một NHC đang chuyển đổi như ở Việt Nam
hiện nay.
Vấn đề này trong những năm qua đã đạt được ý đồ đó, tuy nhiên còn có những hạn
chế nhất định, song về tính tích cực của nó thì không thể phủ nhận được. Ví dụ như sự ra
đời của Hiến pháp 1992, cũng như hàng các văn bản luật và dưới luật đã ban hành nhất là
từ năm 1986 trở lại đây mà chủ yếu với sự xuất hiện của nhiều thể chế hành chính bên
cạnh những thể chế về kỹ thuật, có lẽ xuất hiện của những cặp "phạm trù" thể chế đó đã
phần nào cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa hành chính và kinh tế nhất là mối quan hệ này
được củng cố ngay trong lòng của nền kinh tế thị trường. Sự gắn bó giữa hành chính và
kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay điều đó chứng tỏ những quan điểm trước đây
về hành chính và kinh tế là không có căn cứ. Theo họ hành chính và kinh tế là hai địa hạt
khác nhau nhất là kinh tế trong nền kinh tế thị trường thì điều đó lại càng xa lạ với hành
chính. Vì vậy mà gần đây có quan điểm cho rằng chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường
thì cũng có nghĩa là chất dứt sự can thiệp của hành chính vào kinh tế, theo chúng tôi đó là
những góc nhìn phiến diện, không biện chứng, phi triết học, nhất là đối với nền kinh tế thị
trường của chúng ta lại được phát triển theo định hướng XHCN và có sự quản lý của Nhà
nước. Vì thế vai trò của hành chính trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa rất lớn trong
sự nghiệp đổi mới hiện nay cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Có thể nói với sự xuất hiện của nhiều thể chế hành chính trong giai đoạn hiện nay
là một thành tựu mang tính "định khung" cho sự phát triển nền hành chính phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một con số thực tế cho thấy với sự bổ sung, hoàn thiện TCHC trong những năm qua
các ngành, các cấp cũng đã tiến hành rà soát để điều chỉnh hàng nghìn văn bản pháp quy mà
không đảm bảo được tính hợp pháp cũng như tính hợp lý của nó. Ví dụ trong 7059 văn bản
pháp quy thuộc CP và Bộ thì có tới 2014 cần phải được hủy bỏ, 1107 văn bản cần được bổ
sung, sửa đổi; trong đó có số văn bản sai sót chiếm gần 45%. Đối với văn bản của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong số 54.806 văn bản thì có tới 9985 văn bản cần được
hủy bỏ và 1276 văn bản cần được bổ sung, sửa đổi.
Về thủ tục hành chính (TTHC), đây được coi là khâu mắt xích yếu nhất của nền
hành chính vì vậy mà để tiến hành CCHC chúng ta đã chọn CCTTHC làm trọng tâm. Trên
cơ sở của NQ 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ cũng như các Nghị quyết của Trung
ương Đảng thì việc tiến hành CCTTHC đã và đang thu được kết quả nhất định, với mô
hình "Một cửa, một dấu".
Việc CCTHHC không những là một trong những biện pháp để tiến hành CCHC
mà thông qua đó làm mềm hóa mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân..., đây cũng còn là
một trong những mục tiêu để mở rộng xu hướng dân chủ hóa hiện nay. Bởi lẽ theo chúng
tôi có thể nói TTHC đó là bước đệm pháp lý cho việc công dân thực hiện có hiệu quả các
quyền và nghĩa vụ của mình. Hiện nay ở nhiều lĩnh vực người dân không thực hiện được
đầy đủ các quyền của mình, thậm chí các quyền và lợi ích hợp pháp của họ còn bị xâm hại
từ phía Nhà nước mà một những nguyên nhân đó là TTHC. Vậy tại sao? Một thực tế cho
thấy các thể chế về TTHC trong thời gian qua không thể hiện đúng vai trò là bước đệm
pháp luật cho người dân thực hiện các quyền của họ mà ngược lại nó đã trở thành lực cản,
bung xung đối với người dân, thậm chí có nhiều thủ tục ngang nhiên xâm hại đến cả về
(nhân quyền và dân quyền) của con người. Vì vậy việc đạt CCTTHC là khâu đột phá đầu
tiên của CCHC theo chúng tôi là hoàn toàn thích đáng. Một con số thực tế như việc loại bỏ
hàng loạt các thủ tục rườm rà, chồng chéo, việc xây dựng thủ tục mới nhằm tạo điều kiện
cho người dân thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của
pháp luật, mặt khác nó còn góp phần vào việc đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động hành chính hiện nay. Ví dụ một số văn bản TTHC mới được ban hành ở các lĩnh vực
như:
- Lĩnh vực kinh doanh có 32 văn bản.
- Xuất nhập cảnh, hải quan có 18 văn bản.
- Khiếu nại, tố cáo có 9 văn bản. Đất đai, nhà ở có 23 văn bản, và trong một số
lĩnh vực khác có 22 văn bản.
Ngoài ra thể chế hành chính còn nhằm vào việc xây dựng, kiện toàn Bộ máy hành
chính theo hướng gọn nhẹ song vẫn đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả, cũng như việc tạo
ra cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động công vụ, cho đội ngũ cán bộ công chức hành
chính...
Như vậy về cơ bản một trong những thành tựu của cải các nền hành chính hiện nay
đó là sự hiện diện của những thể chế mà ở đó có đầy đủ những dự kiện cho việc phát triển
một nền hành chính chính quy, hiện đại.
3.2.1.3. Về đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước
Đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay là lực lượng quyết định cho sự thực hiện
quyền hành pháp hiện nay của bộ máy hành chính nhà nước. Thực tế đã chứng minh rằng:
Để hoạt động có hiệu quả, thì một điều kiện cơ bản đối với mỗi cơ quan, tổ chức là có đội
ngũ cán bộ, công chức hợp lý và có năng lực. Thế nhưng, thực tế việc thực hiện quyền
hành pháp của bộ máy hành chính trong thời gian qua đã chứng tỏ đội ngũ cán bộ, công
chức vẫn còn những tồn tại đã làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của cơ quan
hành chính ở trung ương cũng như ở địa phương như tình trạng:
- Đội ngũ cán bộ, công chức chưa hợp lý về cơ cấu, tính chất;
- Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng cả về chuyên
môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn lẫn tinh thần phục vụ nhân dân. Họ có biểu hiện vô trách
nhiệm, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, buôn lậu, thiếu kỷ cương, vô chính phủ; có lối
làm việc thủ công, luộm thuộm, sản xuất nhỏ, manh mún. Những hạn chế này đã thực sự gây
phiền hà cho nhân dân, làm giảm hiệu quả công tác lãnh đạo, làm yếu hiệu lực quản lý, điều
hành kinh tế - xã hội của bộ máy hành chính, đồng thời trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm,
tệ quan liêu, lãng phí có điều kiện phát sinh, phát triển và sự tin cậy, gắn bó của nhân dân
với Nhà nước bị giảm sút.
- Về "công vụ", "công chức" chưa được rõ ràng. Điều đó dẫn đến các quy chế, việc
xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, phương pháp quản lý, cách thi tuyển, đánh giá, quản lý
cán bộ, công chức vẫn là những vấn đề cần phải được nhìn nhận một cách khoa học hơn.
Tuy nhiên trong những năm qua việc đổi mới về công tác cán bộ, công chức chúng
ta cũng đã đạt được những việc đáng kể sau:
- Trước hết đó là việc ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản
hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.
- Đã có bước chuyển biến trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức như đổi mới
và đưa vào nề nếp bước đầu công tác tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, thi đua khen
thưởng, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt.
- Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức đã từng bước được thay đổi tích
cực, đã thiết kế lương theo ngạch, bậc công chức; thông qua nhiều kênh để thực hiện chính
sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được đẩy mạnh (năm 1998: 15% cán bộ,
công chức Trung ương và 10% cán bộ, công chức địa phương; năm 1999 số lượng này
tăng lên là 20% ở Trung ương và 12% ở địa phương. Nội dung chương trình đào tạo đã có
những cải tiến tập trung vào nâng cao trình độ chính trị, kiến thức quản lý mới và kỹ năng
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
- Đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tổ
chức kỷ luật và năng lực làm việc, phong cách làm việc được đổi mới...
Theo chúng tôi, đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn được coi là một yếu tố quyết
định đối với hiệu quả hoạt động hành pháp của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém". Vì thế cải cách bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
hành pháp điều đó còn được gắn liền với việc thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức "vừa hồng vừa chuyên", giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị,
phẩm chất đạo đức tốt. Muốn làm được như vậy thì trước hết phải hoàn thiện chế định về
cán bộ công chức (hiện nay pháp lệnh về cán bộ công chức cũng như một số văn bản liên
quan chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đó, còn nhiều bất cập).
Mặt khác, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức điều đó còn liên quan đến việc
đấu tranh phòng và chống tội tham nhũng hiện nay trong đội ngũ cán bộ công chức, nhất là
đối với những người có chức vụ quyền hạn. Cần phải cương quyết và mạnh mẽ hơn trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về chống tham nhũng tránh tình trạng "quan thì
xử theo lễ, còn dân thì xử theo tội..."
Trên đây là một số kiến nghị mà chúng tôi mạnh dạn đưa ra, xuất phát từ những
nguyên lý chung cũng như những đòi hỏi của thực tiễn hiện nay trong sự nghiệp đổi mới,
nhằm quan đó thúc đẩy việc cải cách nền hành chính có hiệu quả, trên cơ sở đó hiệu lực và
hiệu quả của quyền hành pháp sẽ được tăng cường với đúng nghĩa là một nhánh của quyền
lực nhà nước.
3.2.2. Tăng cường vai trò hành pháp của nguyên thủ quốc gia
Trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, Nguyên thủ quốc gia thuộc về Chủ tịch
nước. Hiến pháp 1992 quy định: "Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại". Hiến pháp cũng
đã quy định cho Chủ tịch nước hàng loạt những nhiệm vụ và quyền hạn như việc công bố
hiến pháp, luật, pháp lệnh; thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch
Hội đồng quốc phòng và an ninh; đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của ủy ban Thường vụ
Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, hoặc của ủy ban Thường vụ
Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đặc xá,
ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước
hoặc ở từng địa phương;... Chủ tịch nước còn có các quyền như: Bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức phó chánh án, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, phó viện trưởng, kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định việc phong hàm cấp sĩ quan cấp cao trong lực
lượng vũ trang nhân dân... (theo Hiến pháp 1992 thì Chủ tịch nước có 12 nhiệm vụ và
quyền hạn cụ thể).
Căn cứ vào những nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp quy định, chúng ta thấy
Chủ tịch nước với tư cách là nguyên thủ quốc gia đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến
cả ba lĩnh vực của quyền lực nhà nước. Vì vậy mà chúng ta có thể nói Chủ tịch nước là
trung tâm của quyền lực. Song một thực tế của pháp luật thực định, cũng như thực tiễn thì
quyền hạn của Chủ tịch nước hiện nay theo chúng tôi thì còn bị hạn chế rất nhiều. Thứ
nhất các quyền mà Chủ tịch nước thực hiện hiện nay, chủ yếu là căn cứ vào các Nghị
quyết của Quốc hội hoặc của ủy ban Thường vụ Quốc hội, vì vậy nó còn mang tính hình
thức. Tiếp đến đó là những quyền của Chủ tịch nước đối với hành pháp còn quá ít và
không thực quyền. Một thực tế cho thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, nếu ở quốc gia nào
mà Nguyên thủ quốc gia nắm được hành pháp, thì quốc gia đó sẽ mạnh. Cũng chính vì thế
mà ở những nước theo chính thể Cộng hòa Tổng thống thì bao giờ Tổng thống cũng là
người nắm toàn quyền về hành pháp. Việc Nguyên thủ quốc gia nghiêng về hành pháp ở
Việt Nam cũng đã từng được quy định trong Hiến pháp (Hiến pháp 1946). Điều thứ 44 quy
định: "Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phó Chủ tịch nước
và nội các...". Đối với nước ta, là một nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực
thống nhất. Cộng với sự lãnh đạo duy nhất của Đảng. Vì vậy nhân vật trung tâm của quyền
lực cần phải thể hiện được sự tập trung đó. Hiến pháp 1992 đã có những bước tiến bộ hơn
so với Hiến pháp 1959 và 1980, song vẫn chưa vượt được Hiến pháp 1946 khi xác định vị
trí của Nguyên thủ quốc gia. Hiến pháp 1992 đã quy định việc Chủ tịch nước đề nghị ủy
ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, Nghị quyết, mà nếu vẫn được ủy ban
Thường vụ tán thành thông qua, mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì có quyền trình
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Việc quy định như vậy theo chúng tôi thì đây là một bước
tiến trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Song về mặt thực tiễn thì điều này rất khó xảy ra.
Trong khi đó chúng ta thấy quyền phủ quyết của Tổng thống đối với các nước Cộng hòa
Tổng thống có một sức mạnh rất lớn lớn đối với lập pháp (quyền Vet tô). Vì vậy theo
chúng tôi cần phải tăng cường quyền hành pháp cho Nguyên thủ quốc gia bằng cách:
Thứ nhất, cần phải xác định một vị trí nhất định cho Chủ tịch nước trong cơ cấu
quyền lực (vị trí này nên nằm trong hành pháp).
Thứ hai, đối với nước ta với nguyên tắc một đảng lãnh đạo vì vậy Chủ tịch nước
nên đồng thời là Chủ tịch Đảng (Tổng bí thư).
3.2.3. Đối với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cần phải tăng cường tính
độc lập
Hiến pháp 1992 đã quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó cũng đã phần nào nêu được tính
độc lập của Chính phủ trong cơ cấu quyền lực hiện nay. Tuy nhiên về mặt luật định việc
quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ như hiện nay, thì vẫn chưa thể hiện được
tính độc lập của hành pháp bởi vì hành pháp vẫn bị giàng buộc rất nhiều vào lập pháp. Nếu
như tăng cường được tính độc lập cho Chính phủ, một mặt nó không những tạo điều kiện
chủ động cho hành pháp, mà còn xác định được nghĩa vụ hành pháp của Chính phủ được
rõ hơn. Theo chúng tôi nếu vẫn theo như quy định hiện nay (liên quan đến cả chế định về
lập pháp, xét xử cũng như chế định Chủ tịch nước). Thì cần phải xác định thêm thẩm
quyền hành pháp cho Chính phủ. Vì vậy trong hiến pháp phải xây dựng chế định hành
pháp cho Chính phủ. Điều đó sẽ xác định quyền hành pháp chỉ thuộc về Chính phủ. Còn
đương nhiên trong hoạt động của mình Chính phủ sẽ có những sự giàng buộc nhất định đối
với các nhánh quyền lực khác, nhất là lập pháp. Như trong phần nguyên tắc, chúng tôi có
phân tích đến nguyên tắc quyền lực thống nhất. ở đó chúng tôi có nêu những cấp độ của sự
tập trung thống nhất đó, trong đó có cấp độ tập trung thống nhất quyền lực vào hành pháp
(những quyền lực liên quan đến hành pháp). Chính vì vậy mà việc hiến pháp quy định nhiệm
vụ và quyền hạn cho Chính phủ như hiện nay tại Điều 112 của Hiến pháp, cũng như trong
luật tổ chức Chính phủ 1992 chưa thể nào đáp ứng được điều đó.
Kèm theo chế định Chính phủ là Thủ tướng. Điều 110 Hiến pháp 1992 quy định:
"Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.
Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là Đại biểu Quốc
hội..."
Với quy định như vậy, đương nhiên chúng ta thấy Thủ tướng Chính phủ là người
đứng đầu Chính phủ (đứng đầu hành pháp).
Hơn 50 năm qua chế định Chính phủ của Nhà nước Việt Nam luôn được thể hiện
trong Hiến pháp, tuy nhiên việc xác định vị trí có khác nhau (vấn đề này đã được đề cập ở
chương II). Vì vậy mà ở đây chúng ta có thể đưa ra một kết luận chung về Chính phủ ở
nước ta như sau:
- Chính phủ hành pháp ở Việt Nam do cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân
thành lập ra, theo Hiến pháp đó là cơ quan quyền lực cao nhất. Vì vậy Chính phủ phải chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan này;
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất. Vì vậy Chính phủ có toàn quyền thống nhất điều hành, quản lý mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội...;
- Chính phủ được quyền hành những văn bản pháp quy (văn bản dưới luật);
- Chính phủ được quyền tổ chức và điều hành hành chính, thuộc hệ thống quản lý
của mình từ Trung ương xuống địa phương.
Nhìn chung hoạt động hành pháp của Chính phủ trong thời gian qua đã phần nào
thể hiện vai trò hành pháp của mình, song hiệu quả và hiệu lực chưa cao. Vì vậy theo
chúng tôi đối với Chính phủ cần phải:
- Thứ nhất, cần phải xác định rõ ràng vị trí pháp lý của Chính phủ. Theo chúng tôi
quyền hành pháp thuộc về Chính phủ (Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền hành pháp).
Còn các chủ thể khác chỉ là những chủ thể được thực hiện quyền hành pháp theo quy định
của pháp luật mà thôi. Vì vậy có thể chỉ nên quy định "Chính phủ là cơ quan hành chính
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là đủ. Bởi vì hiện nay chúng ta
vẫn quan niệm chung giữa hành pháp với hành chính là một (thực ra vấn đề quan niệm như
vậy chúng tôi cũng chưa đồng ý lắm).
- Thứ hai, về thẩm quyền cụ thể của Chính phủ. Việc quy định nhiệm vụ, quyền
hạn cho Chính phủ phải xuất phát từ vai trò, chức năng của hành pháp. Nếu không đi từ
những điểm xuất phát này sẽ dẫn đến tình trạng là Chính phủ làm cả những nhiệm vụ,
quyền hạn của cấp dưới hoặc ngược lại có những nhiệm vụ, quyền hạn nhẽ ra phải thuộc
về Chính phủ song cấp dưới lại thực hiện. Mặt khác có đi từ những điểm xuất phát trên thì
việc phân cấp quản lý mới tiến hành đúng ý nghĩa của nó, cũng như sự phân công, phối
hợp mới đạt được hiệu quả.
- Thứ ba, theo chúng tôi đó là chế định về "nghĩa vụ hành pháp" đối với Chính
phủ. Đây là chế định quan trọng, bởi lẽ nếu như hiện nay chúng ta mới chỉ có quy định
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Theo chúng tôi thì đây vẫn là một chế định
mang tính hình thức, mà cần phải có một chế định mang tính trách nhiệm cao hơn đối với
Chính phủ như chế định "bất tín nhiệm" chẳng hạn.
- Thứ tư, cần phải xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Quốc hội - lập pháp với
Chính phủ - hành pháp cho rõ ràng hơn. Tránh khuynh hướng lập pháp át hành pháp hoặc
ngược lại. Làm được điều này theo chúng tôi cũng cần phải có những bước đổi mới về tổ
chức và hoạt động của Quốc hội, nhất là hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội. Ví
dụ cần tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội (hiện nay việc soạn thảo các dự án luật
chủ yếu do Chính phủ thực hiện).
- Trên cơ sở những nội dung lớn như vậy chúng ta sẽ có những quy định cụ thể,
theo hướng xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể thực hiện quyền hành
pháp, từ Thủ tướng đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các
cấp.
3.2.4. Đấu tranh chống tham nhũng
Đi đôi với việc tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, cũng như
hàng loạt các giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hành pháp. Việc đấu
tranh chống tham nhũng cũng được coi là một giải pháp, (tuy nhiên đây là giải pháp không
có tính tích cực).
Đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, đã được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm
vụ lớn, không những chỉ để nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước, mà
coi đó là nhiệm vụ lớn "bảo vệ sự sống còn của Đảng, Nhà nước và chế độ ta".
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng IX có nhấn mạnh:
Phải tăng cường tổ chức và cơ chế tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham
nhũng trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành, từ
Trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc
biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính.
Một thực tế cho thấy trong những năm vừa qua, các hành vi vi phạm pháp luật từ
phía cán bộ, công chức, đều diễn ra ở cả ba lĩnh vực của quyền lực, trong đó có không ít
những cán bộ, công chức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong số đó lại có không ít
họ là những cán bộ công chức trong bộ máy hành chính cả ở trung ương, cũng như ở địa
phương. Qua các báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy tham nhũng hiện đang là một
quốc nạn, mà cần phải có những biện pháp tích cực hơn, đồng bộ hơn mới hy vọng cuộc
đấu tranh này có hiệu quả.
Vì vậy chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phải có một cuộc sinh hoạt tư tưởng lớn, với quy mô toàn Đảng, toàn dân.
Trên cơ sở đó coi cuộc đấu tranh này là một cuộc "thập tự chính" vào chính lòng tham của
mỗi con người.
- Về cơ chế, chính sách, pháp luật, phải thực sự đồng bộ về mọi mặt. Pháp luật
phải thể chế kịp thời và đúng với đường lối chính sách của Đảng. Nhất là đường lối phát
triển về quản lý và phát triển kinh tế, về tài chính, về tài sản công...
- Tiếp tục loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho dân, nhất là
ở những lĩnh vực như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng và một số
những lĩnh vực mà người dân thường xuyên thực hiện các quyền và nghĩa vụ (đó là những
mảnh đất dễ xảy ra tham nhũng, sách nhiễu của một số cán bộ công chức hành chính).
- Cần phải đưa ra một cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, để đảm bảo
tính minh bạch, trong sáng, trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, tài chính
của Đảng, của các đoàn thể xã hội, tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước, cũng như
các quỹ từ phía nhân dân, các quỹ tài trợ của các Nhà nước và tổ chức quốc tế, tổ chức phi
Chính phủ, nhất là nguồn kinh phí liên quan đến những dự án lớn.
- Về thể chế chống tham nhũng. Hiện nay chúng ta đã có pháp lệnh chống tham
nhũng . Theo chúng tôi chế định chống tham nhũng phải trở thành một nguyên tắc hiến
định. Trên cơ sở đó Nhà nước phải có luật chống tham nhũng, chứ không chỉ dừng lại ở
hình thức pháp lệnh như hiện nay.
- Cuối cùng là việc xử lý nghiêm minh, đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng,
cho dù họ là ai và ở cương vị nào trong tổ chức Đảng, cũng như trong tổ chức nhà nước,
họ ở địa phương hay ở Trung ương.
Kết luận chương 3
Qua sự cần thiết cũng như những giải pháp cần đặt ra cho việc hoàn thiện quyền
hành pháp ở nước ta hiện nay chúng tôi có thể di đến một số kết luạn sau:
1- Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước ta có một ý nghĩa đặc biệt
trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay. Vì vậy sự cần thiết phải
hoàn thiện cả về phương diện lý luận và thực tiễn về nó được xuất phát từ không những
bản chất của nhà nước mà còn do những đòi hỏi mang tính tất yếu , khách quan của sự vận
động và phát triển của xã hội, cũng như những đòi hỏi mang tính đương đại. Như sự cần
thiết phải hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nuớc nói riêng;
về việc xay dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt nam; củng cố và phát huy dân chủ XHCN;
cũng như đứng truớc những yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
2- Để hoàn thiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay theo chúng tôi có một số
phương hướng và giải pháp lớn như cân tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính, gắn
liền với cải cách về lập pháp và tư pháp. Cần xác định rõ quyền hành pháp trong cơ cấu
quyền lực để trên cơ sở đó tăng cường vai trò hành pháp đối với Nguyên thủ quốc gia cũng
như đối với Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng.
kết luận
Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam, là một đề tài đã
được chọn làm luận án tiến sĩ của tác giả. Đây là một đề tài rất mới cả về phương diện lý
luận lẫn thực tiễn, đối với việc nghiên cứu về quyền hành pháp ở Việt Nam. Vì vậy trong
quá trình nghiên cứu ý đồ của tác giả muốn tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện về
quyền hành pháp ở Việt Nam cả về lịch sử và đương đại. Chính vì vậy mà luận án đã đi từ
những nguyên lý chung nhất về quyền hành pháp, để từ đó tìm hiểu về quyền hành pháp
trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam. Để từ đó có những giải pháp tích cực nhằm
nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hành pháp. Với toàn bộ ý đồ đó của tác giả, chúng tôi
đưa ra một số kết luận sau:
1. Quyền hành pháp với tư cách là một nhánh của quyền lực nhà nước. Vì vậy nó
có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với mọi Quốc gia, cho dù các quốc gia có áp dụng
học thuyết phân chia quyền lực hay không phân chia quyền lực (quyền lực thống nhất).
Cho dù quốc gia có những chính thể khác nhau, với những hệ thống chính trị khác nhau.
2. Quyền hành pháp, có một chức năng rất đặc biệt. Mà theo tác giả đã mạnh dạn
đưa ra hai nhóm chức năng đó là: Chức năng lập quy và chức năng tổ chức - hành chính.
Trên cơ sở của hai chức năng này để chúng ta thấy được sự khác nhau giữ chức năng của
lập pháp và chức năng của tư pháp. Và cũng trên cơ sở của hai nhóm chức năng này, để
chúng ta làm rõ được chức năng của quyền hành pháp với chức năng của các cơ quan thực
hiện quyền hành pháp.
3. Quyền hành pháp, phải là một quyền năng thuộc về một chủ thể nhất định,
quyền năng này đối với Việt Nam phải thuộc về Chính phủ. Do vậy quyền hành pháp chỉ
có ở cấp Trung ương, đối với nhà nước đơn nhất như Việt Nam. Chính vì vậy mà các chủ
thể quyền lực khác chỉ là những chủ thể thực hiện quyền hành pháp mà thôi.
4. Quyền hành pháp ở Việt Nam có một vị trí rất đặc biệt trong cơ cấu quyền lực
của nhà nước, bởi tính thống nhất của quyền lực, với gốc quyền lực thuộc về nhân dân. Vì
vậy Chính phủ - hành pháp ở Việt Nam có mối quan hệ với các chủ thể quyền lực khác
(trong sự phân công phối hợp). Có thể nói đây là nét đặc trưng riêng của hành pháp ở Việt
Nam. Đặc biệt sự phân công phối hợp trong cơ cấu quyền lực này được thực hiện trong
điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền. Đây cũng được coi là đặc trưng của hành pháp ở
Việt Nam.
5. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc xác định rõ vị trí, chức năng cũng như
vai trò của hành pháp, có một ý nghĩa rất lớn không những chỉ về phương diện lý luận, mà
đặc biệt có ý nghĩa cả về phương diện thực tiễn. Để trên cơ sở đó chúng ta mới hy vọng
đưa ra được những giải pháp vừa có tính lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước nói chung, quyền lực pháp nói riêng...
Quyền hành pháp, nếu xét ở một phương diện nào đó, thì có thể nói nó là nền của
quyền lực nhà nước. Kể cả khi mà thuyết phân chia quyền lực chưa ra đời, thì quyền hành
pháp đã trở thành một thứ quyền rất lớn trong tay các bậc Đế Vương (kể cả Đông và Tây).
Cho đến ngày nay qua quá trình phát triển của xã hội loài người, kéo theo cả sự phát triển
của quyền lực, đặc biệt là quyền lực về hành pháp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có sự
nhận thức lại về bản chất của quyền lực nhà nước, trong đó có quyền hành pháp, nhất là ở
vào giai đoạn hiện nay.
Đứng trước nhu cầu và thực tế đó, luận án đã cố gắng trong quá trình tìm tòi
nghiên cứu của mình, để phần nào đóng góp vào sự nhận thức về lý luận về quyền lực nhà
nước nói chung, lý luận về quyền hành pháp nói riêng, cũng như thực tiễn của việc thực
hiện nó ở Việt Nam, để mạnh dạn có những kiến nghị, với mục đích nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của quyền hành pháp ở Việt Nam. Một thứ quyền lực xuất phát từ nhân dân,
thuộc về nhân dân, như bản chất vốn có của một nhà nước: "Của dân, do dân, vì dân".
danh mục Tài liệu tham khảo
tiếng Việt
1. Vũ Hồng Anh (1999), "Quyền lực nhà nước hay tất cả quyền lực thuộc về nhân dân",
Luật học (6).
2. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế
giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Vũ Hồng Anh (1997), Tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở một số nước trên thế
giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Hội Đồng Anh (Nguyễn Khắc Hùng và Lê Thị Vân Hạnh dịch) (1996), Pháp luật và
sự quản lý của Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị
hành chính 1945 - 1997, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7. Ban tổ chức Chính phủ, số 6/2000.
8. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Chế độ nhân sự các nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1994.
9. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
10. Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyên giai đoạn 1802 -
1884, Nxb Thuận Hóa.
11. Bộ Tư pháp (1997), "Chuyên đề 10 năm xây dựng thể chế hành chính", Thông tin
khoa học pháp lý.
12. Bộ Tư pháp (1998), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới - nhà nước thực
sự của dân, do dân và vì dân", Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội.
13. Bộ ngoại giao Mỹ (Tạp chí điện tử), Các vấn đề dân chủ - trách nhiệm của chính
quyền, Http:// usembssy.state.gov/Vietnam.
14. Hoàng Chí Bảo (1991), "Khoa học chính trị với sự nghiệp đổi mới", Viện Mác -
Lênin, Hà Nội.
15. Hoàng Chí Bảo (2001), "Bàn thêm về cải cách hành chính ở nước ta hiện nay", Quản
lý nhà nước, (1).
16. Bộ Tư pháp (thông tin khoa học pháp lý) (1997), Chuyên đề mười năm xây dựng thể
chế hành chính, Hà Nội.
17. Bộ Tư pháp (chuyên đề) (1997), "Đấu tranh chống tham nhũng những vấn đề lý luận
và thực tiễn", Thông tin Khoa học pháp luật, Hà Nội.
18. Bộ Tư pháp (chuyên đề) (1992), "Nền công vụ, công chức", Thông tin Khoa học
pháp luật, Hà Nội.
19. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Sự thậ, Hà Nội.
20. C.Mác và Ph.Ăngghen (1989), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nzb Sự thật, Hà Nội.
21. Quỳnh Cư - Đỗ Quốc Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên.
22. Lê Đình Chân (1974), Luật Hiến pháp và các định chế chính trị (cuốn I và II) tủ sách
Đại học Sài Gòn.
23. Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
24. Nguyễn Đăng Dung (1998), "Học thuyết phân chia quyền lực và sự áp dụng trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số nước", Nhà nước và Pháp
luật, (2).
25. Nguyễn Đăng Dung (2001), "Các mô hình Chính phủ", Nghiên cứu lập pháp, (5).
26. Nguyễn Bá Diến (1996), "Tính tất yếu của việc nghiên cứu luật so sánh", Luật học,
(5).
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung
ương khóa VII.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Trần Ngọc Đường (chủ biên) (2000), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Trần Ngọc Đường (1996), Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn
thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đường lối của Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Luật học (12).
33. Từ Điển "cải cách hành chính và cải cách kinh tế", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001.
34. Nguyễn Độ (1973), "Luật hành chính", Sài Gòn.
35. Nguyễn Văn động (1997), "Nguyên tắc toàn quyền của nhân dân trong mối quan hệ
giữa nhà nước và công dân dưới CNXH, Luật học, (1).
36. Vũ Đức Đán và Lưu Kiếm Thanh (2000), Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính
quyền thành phố trực thuộc Trung ương, Nxb Thống kê.
37. Bùi Xuân Đức (2001), "Hoàn thiện cơ sở pháp lý của tổ chức bộ máy nhà nước", Nhà
nước và pháp luật, (5).
38. Nguyễn Duy Gia (1997), "Tiếp tục cải cách nền hành chính, xây dựng, hoàn thiện nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa", Quản lý nhà nước, (5).
39. Nguyễn Duy Gia (1995), "Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội xây dựng nhà nước theo
định hướng XHCN", Quản lý nhà nước, (10).
40. Vũ Đình Phòng và Lê Duy Hòa (biên soạn) (1999), Những luận thuyết nổi tiếng trên
thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
41. Hoàng Văn Hảo (1997), "Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền
công dân", Luật học, (4).
42. Hoàng Văn Hảo (1996), "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt
Nam", Luật học, (3).
43. Hoàng Văn Hảo (1995), "Về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân", Cộng
sản, (3).
44. Lê Hông Hạnh (1999), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong soạn thảo văn bản
pháp luật", Luật học, (6).
45. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và
chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Trần Minh Hương (1999),"Bảo vệ bí mật nhà nước và bảo đảm quyền được thông tin
của nhân dân", Luật học, (1).
47. Trần Minh Hương (1997), "Vài nét về sự phát triển của luật hành chính trên thế giới
trong thế kỷ XX", Luật học, (6).
48. Trần Minh Hương (1998), "Những yêu cầu pháp lý đối với văn bản quản lý", Luật
học, (3).
49. Trần Minh Hương (1997), "Một số vấn đề về cải cách bộ máy hành chính", Luật học,
(4).
50. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ, Nxb Khoa học xã hội.
51. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước, thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Nguyễn Trọng Phúc (1996), "50 năm bản hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam
(9/11/1946 - 9/11/1996), Nghiên cứu lịch sử, (6).
53. Proster Weil (Nguyễn Ngọc Bích dịch) (1995), Luật hành chính, Nxb thế giới, Hà
Nội.
54. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Gustave Peiser (Phòng quan hệ quốc tế Học viện Hành chính quốc gia dịch) (1994),
Luật hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Jean JaCques Rousseau (Thanh Đạm dịch) (1992), Khế ước xã hội, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
57. Jeam - Michel de Forges (Nguyễn Diệu Cơ dịch) (1995), Luật hành chính, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
58. Dương Phú Hiệp và Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) (1996), "Nền hành chính và cải
cách hành chính của Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc", Trung tâm Khoa học
và nhân văn Quốc gia, Hà Nội.
59. Học viện Hành chính Quốc gia (1996), Về nền hành chính Nhà nước Việt Nam, Nxb
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
60. Phan Văn Khải (1997), "Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, có năng
lực, hiệu lực", Quản lý nhà nước, (5).
61. Phan Văn Khải (2001), "Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 và giải pháp
thực hiện cải cách hành chính", Quản lý nhà nước, (1).
62. Phạm Tuấn Khải (1998), Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của thanh tra Nhà nước ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.
63. Võ Văn Kiệt (1994), "Chính phủ sẽ làm hết sức mình trong cuộc đấu tranh chống các
tệ nạn xã hội, nhất là chống tham nhũng và buôn lậu", Cộng sản, (2).
64. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2001), ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ
lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65. Lênin (2001), Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
66. Maridôn Juarenơ (Nguyễn Văn Hiền, Phạm Thành, Lê Xuân Tiềm dịch) (1996), Sự
đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia.
67. M.AIKYO và T.IN AKO (Hoài Thanh Thanh dịch) (1993), Nghiên cứu hệ thống
pháp luật Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
68. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Bình, Đặng Khắc Anh,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
69. Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (1996), Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
70. đinh Văn Mậu (1995), "Về quyết định hành chính và quyền khiếu kiện đối với quyết
định hành chính", Luật học, (3).
71. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Quyển 1, tập I, Sài Gòn.
72. Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
73. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Văn Mạnh (đồng chủ biên) (2001), 55 năm xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
74. Lê Trọng Ngoan, Ngô Văn Ban, Nguyễn Công Lý (1991), Lược khảo và tra cáu về
Học chế quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
75. Nguyên Nguyên (2001), Việt Nam định hướn XHCN trong thế giới toàn cầu hóa,
Nxb Trẻ.
76. Chu Văn Thành và Hà Quang Ngọc (2001), "Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước ta hiện nay", Cộng sản, (3).
77. Vũ Văn Thái (2001), "Một số quan điểm và giải pháp tiếp tục cải cách kiện toàn hệ
thống bộ máy hành chính nhà nước", Quản lý nhà nước, (2).
78. Lê Minh Tâm (2000), "Quyền hành pháp và chức năng của quyền hành pháp", Luật
học, (6).
79. Lê Minh Tâm (2001), "Về một số điểm mới trong báo cáo chính trị Đại hội đảng IX
và những vấn đề đặt ra đối với luật học", Luật học, (3).
80. Văn Tâm và Nguyễn Văn đạm (chỉnh lý bổ sung) (1977), Từ điển tiếng Việt, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
81. Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa (1997), Lịch sử các định chế chính trị và pháp
quyền Việt Nam, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
82. Nguyễn Văn Thành - Vũ Trinh - Trần Tựu, Hoàng Việt luật lệ (luật gia Long), Tập 1,
Nxb Văn hóa Thông tin.
83. Thái Vĩnh Thắng (1997), Lịch sử lập hiến Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
84. TháiVĩnh Thắng (1996), "chế định tổng thống hoa kỳ - Hiến pháp và thực tiễn", Luật
học, (5).
85. Thái Vĩnh Thắng (1999), "Tìm hiểu lịch sử lập hiến nước Cộng hòa Pháp", Luật học,
(2).
86. Thái Vĩnh Thắng (1998), "Tổ chức và hoạt động của nghị viện Pháp", Luật học, (3).
87. Thái Vĩnh Thắng (2001), "Một số ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992", Luật học, (5).
88. Thái Vĩnh Thắng (1995), "Tầm quan trọng của luật so sánh đối với khoa học pháp lý
hiện nay", Luật học, (3).
89. Thái Vĩnh Thăng (2001), "Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan quyền lực nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay", Nhà nước và Pháp luật,
(5).
90. Thông tấn xã Việt Nam (1999), Chính phủ Việt Nam 1945 - 1998, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
91. Lê Minh Thông (2001), "Hoàn thiện thiết chế Chính phủ nhằm đáp ứng các nhu cầu
phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay", Nhà nước và Pháp luật, (5).
92. Vũ Quốc Thông (1968), Pháp chế sử, Tủ sách đại học Sài Gòn.
93. Ngô Đức Tính (chủ biên) (1999), Một số đáng chính trị trên thế giới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
94. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên) (1977), Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị
Quốc gia.
95. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên) (1999), So sánh hành chính các nước ASEAN, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
96. Chu Hồng Thanh (1998), "Tư tưởng phân quyền trong thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen
viết "tuyên ngôn của Đảng cộng sản", Luật học, (1).
97. Hoàng Tùng (2001), "Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ XXI", Cộng sản, (3).
98. Đào Trí úc (1997), "Đại hội lần thứ VII của Đảng và những nhiệm vụ phương hướng
của khoa học về nhà nước và pháp luật", Nhà nước và Pháp luật, (2).
99. Trường Đại học luật Hà Nội (2001), Giáo trình luật hành chính, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
100. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình lý luận hành chính, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
101. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
102. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
103. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
104. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
105. Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1975.
106. Đào Trí úc (1997), "Tham nhũng nhận diện từ các khía cánh pháp lý và cơ sở pháp lý
mới", Cộng sản, (4).
107. Nguyễn Cửu Việt (1997), "Nhận thức về nguyên tắc tập quyền và vài khía cạnh trong
vấn đề về quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta" Nhà nước và pháp
luật, (2).
108. Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1995), Những vấn đề cơ bản về nhà nước và
pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
109. Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật, (Hội thảo khoa học) (2000), Những luận cứ
khoa học của việc hoàn thiện bộ máy nhà nước CNXH CNVN trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
110. Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước (kỷ yếu hội thảo khoa học), Bối cảnh -
môi trường cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội
11/2000.
Tiếng Anh
111. Henry Campbell Black, M.A "Black's Law Dictionary" West
publishing co, 1983.
*************** // ***************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam.pdf