Tài liệu Luận văn Quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những đặc điểm của nó: LUẬN VĂN:
Quy luật giá trị thặng dư hoạt
động và phát huy những đặc
điểm của nó
I - Phần mở bài:
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang vận động phát triển không ngừng
trong tiến trình diễn ra của dòng thời gian và lịch sử. Nhìn lại những gì mà nền
kinh tế thế giới đã, đang đạt được chúng ta không thể phủ nhận rằng trong khi
hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa như nước ta đang gặp khó khăn, phát triển
chậm chạp thì các nước tư bản chủ nghĩa lại đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển đất nước với tốc độ phát triển chóng mặt ở tất cả các lĩnh vực
mà xuất phát điểm là từ sự phát triển của nền kinh tế: kĩ thuật và công nghệ bỏ
xa chúng ta hàng chục năm, năng suất lao động cao, phân công lao động và
chuyên môn hoá rõ rệt, lực lượng sản xuất đã đạt được trình độ xã hội hoá cao...
C. Marx đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân của sự phát triển: Đâu là quy
luật vận động của phương thức sản xuất tư bản , cái gì là bí mật và thực chất
của sản xuất hàng ...
34 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những đặc điểm của nó, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quy luật giá trị thặng dư hoạt
động và phát huy những đặc
điểm của nó
I - Phần mở bài:
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang vận động phát triển không ngừng
trong tiến trình diễn ra của dòng thời gian và lịch sử. Nhìn lại những gì mà nền
kinh tế thế giới đã, đang đạt được chúng ta không thể phủ nhận rằng trong khi
hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa như nước ta đang gặp khó khăn, phát triển
chậm chạp thì các nước tư bản chủ nghĩa lại đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển đất nước với tốc độ phát triển chóng mặt ở tất cả các lĩnh vực
mà xuất phát điểm là từ sự phát triển của nền kinh tế: kĩ thuật và công nghệ bỏ
xa chúng ta hàng chục năm, năng suất lao động cao, phân công lao động và
chuyên môn hoá rõ rệt, lực lượng sản xuất đã đạt được trình độ xã hội hoá cao...
C. Marx đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân của sự phát triển: Đâu là quy
luật vận động của phương thức sản xuất tư bản , cái gì là bí mật và thực chất
của sản xuất hàng hoá tư bản, điều gì là động lực cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ?
_ Đó chính là quy luật giá trị thặng dư và sự vận dụng quy luật giá trị thặng dư
trong phát triển hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư_ quy luật trung tâm của xã hội tư
bản có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao. Thứ nhất nó sẽ cung cấp cho ta nhận
thức, nâng cao lí luận và hiểu biết về học thuyết kinh tế nổi tiếng này. Bên cạnh
đó, điều này là cần thiết vì hiện nay nước ta đang quá độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội, phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, tiên tiến của nền đại công
nghiệp trong điều kiện nền tảng kinh tế của nước ta còn rất thấp kém. Chúng ta
đang thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế, xây dựng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới đồng thời với hàng
loạt những sự thay đổi về chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, chế độ phân
phối... Điều này cho phép quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những
đặc điểm của nó cả ưu điểm và những khuyết tật. Tìm hiểu sâu sắc đề tài sẽ
giúp ta tìm ra biện pháp sử dụng hợp lý quy luật giá trị thặng dư làm đòn bẩy
kích thích nền kinh tế mà không chệch hướng chính trị.
II - Phần nội dung:
A. Lý luận về quy luật giá trị thặng dư:
1. Khái quát chung:
Trước tiên ta nghiên cứu về quy luật nổi tiếng: Quy luật giá trị thặng dư.
V. I Lênin đã đánh giá rất cao quy luật này. Ông coi quy luật giá trị thặng dư là
hòn đá tảng trong toàn bộ học thuyết kinh tế của Marx và học thuyết kinh tế của
Marx lại là nội dung căn bản của chủ nghĩa Marx. Vì vậy, nó chứng tỏ quy luật
giá trị thặng dư có một vai trò to lớn trong lý luận của chủ nghĩa Marx. Chủ
nghĩa tư bản đã vận dụng quy luật giá trị thặng dư trong nền sản xuất hàng hoá
tư bản bởi tác dụng của quy luật này. Việc tạo ra giá trị thặng dư chính là động
lực kích thích kĩ thuật tiến bộ, phân công lao động xã hội sâu sắc, lực lượng sản
xuất phát triển không ngừng, khối lượng của cải vật chất tạo ra rất lớn, năng
suất lao động nâng cao, nền kinh tế phát triển hiện đại. Các nước tư bản sở dĩ có
bước tiến xa vượt bậc như vậy là do họ đã vận dụng triệt để quy luật giá trị
thặng dư. Việc tìm hiểu bí mật và thực chất của nền sản xuất hàng hoá tư bản:
quy luật giá trị thặng dư là cần thiết và quan trọng.
2. Mặt chất của giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư được tìm hiểu đầy đủ thông qua cả mặt chất và mặt lượng.
Nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư sẽ cho thấy bản chất của nó.
2.1. Điều kiện ra đời của giá trị thặng dư:
(a).Công thức chung của Tư bản:
Trong sản xuất hàng hoá, nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất là tiền vì
mọi quan hệ mua bán trao đổi giao dịch đều được thực hiện thông qua đồng
tiền. Tất cả các tư bản đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền mặt nhất định.
Điều này dễ dẫn đến sự lầm tưởng mọi đồng tiền bỏ ra đều là tư bản. Bản thân
tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản khi chúng được sử dụng để
bóc lột lao động của người khác. Với tư cách là tiền thông thường, nó được
dùng làm vật ngang giá chung, làm môi giới trong mua và bán hàng hoá. Tiền
đơn giản chỉ là phương tiện của lưu thông hàng hoá giản đơn. Nhưng với tư
cách là tư bản, nó được thể hiện rõ trong công thức của lưu thông hàng hoá tư
bản chủ nghĩa.Thực vậy, hãy xem xét kĩ và so sánh hai công thức lưu thông đó.
Trao đổi lưu thông hàng hoá tư bản có công thức khác với công thức lưu
thông hàng hoá giản đơn. Nếu công thức lưu thông hàng hoá giản đơn là H-T-H
thì công thức của tư bản là T-H-T'. Ta không thể phủ nhận hai công thức trên có
nhiều điểm giống nhau vì chúng đều là những công thức lưu thông hàng hoá.
Cả hai công thức đều có các giai đoạn mua và bán hàng, tức là dùng tiền để
mua hàng hoá và đem hàng hoá đi bán để thu tiền. Các giai đoạn đó bao gồm đủ
cả người mua và người bán trên thị trường thì mới đảm bảo quá trình trao đổi
mua bán được diễn ra. Quan hệ trong lưu thông là quan hệ tiền với hàng. Nhưng
hai công thức trên khác nhau ở nhiều điểm căn bản như sau:
Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H có trình tự bán và mua
như sau: trước tiên người có hàng đem hàng của mình bán trên thị trường để thu
tiền về. Nhưng đối với anh ta tiền không phải là mục đích của lưu thông. Anh ta
lại dùng tiền bán được này để mua hàng hoá khác. Quá trình lưu thông lần đầu
kết thúc ở đây. Một ví dụ đơn giản là người nông dân bán một tạ gạo, số tiền
anh ta thu được nhờ bán gạo được anh ta sử dụng để mua một cái áo_ Điều đó
có nghĩa là mục đích bán gạo của anh ta là để mua áo. Điểm xuất phát và kết
thúc là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò là môi giới trung gian. Công thức này cho
thấy mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy công
thức là có giới hạn, nó kết thúc khi người mua tìm được giá trị sử dụng.
Còn công thức lưu thông hàng hoá của tư bản có trình tự ngược lại, mới
đầu là mua và kết thúc ở hành vi bán, thu tiền về. ở đây bắt đầu từ người có
tiền, thay vì giữ tiền trong túi anh ta ném nó vào lưu thông, dùng nó mua một số
lượng hàng hoá nhất định. Anh ta không hề có ý định sử dụng gì số hàng hoá
đó cả mà ngay sau đó anh ta bán tất cả chúng đi để lại thu tiền về. Hàng hoá
đóng vai trò trung gian, môi giới. ở đây tiền là điểm xuất phát cũng là điểm kết
thúc của công thức. Nhưng tiền thu về lúc sau khác số tiền bỏ ra ban đầu. Thực
vậy, nếu như anh ta chỉ thu về được số tiền đúng bằng cái khoản mà anh ta bỏ ra
thì anh ta dại gì mà bỏ tiền trong túi mình ra để phải chịu những rủi ro trong lưu
thông. Cả hai cách anh ta đều chỉ thu được như nhau mà thôi, và tiền trong túi
an toàn hơn nhiều. Như vậy là khi ném tiền vào lưu thông anh ta phải thu được
một cái gì đó rất có ý nghĩa làm cho anh ta bất chấp tất cả những rủi ro có thể
gặp phải trong lưu thông. Vì mục đích lưu thông hàng hóa của tư bản là giá trị,
hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, T' = T + t (t: giá trị mới dôi ra hay giá trị
thặng dư). Công thức này không có giới hạn, nhà tư bản luôn mong muốn
không ngừng gia tăng số tiền của họ. ở đây, tiền là tư bản. Vậy tư bản là giá trị
mang lại giá trị thặng dư.
Rõ ràng ta thấy giá trị thặng dư được tạo ra. Nhưng nó được tạo ra từ đâu? Trả
lời câu hỏi này dẫn ta tới mâu thuẫn sau:
(b).Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:
Hãy thử đặt câu hỏi lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng giá trị hay
không? Nếu trong lưu thông, ta trao đổi ngang giá thì giá trị riêng của từng
người và tổng giá trị của xã hội không đổi, do đó không có động lực thúc đẩy
lưu thông hàng hoá. Ngược lại nếu trao đổi không ngang giá, mua rẻ, bán đắt.
Ta biết rằng mỗi người đều có hai vai trò người mua và người bán. Giả sử
người đó bán đắt hơn so với giá trị đã mua thì số tiền anh ta có được từ bán đắt
cũng chính là số tiền anh ta mất đi khi mua đắt. Nếu anh ta mua được hàng hoá
với giá rẻ hơn giá trị của nó thì số tiền anh ta có nhờ mua rẻ cũng chính là số
tiền anh ta mất do phải bán rẻ.Thực chất trong xã hội tổng giá trị không thay
đổi, chỉ có sự phân phối lại giá trị giữa các cá nhân trong xã hội mà thôi, hơn
nữa, giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng của giai cấp mình, không thể
làm tổn hại và diệt vong chính bản thân giai cấp của mình. Như vậy cả trao đổi
ngang giá hay không ngang giá đều không tạo ra giá trị thặng dư hay lưu thông
không tạo ra giá trị thặng dư . Nhưng ta không thể nói lưu thông không hề có
tác dụng gì trong việc tạo ra giá trị thặng dư . Vì nếu không có lưu thông thì tiền
của nằm trong két, hàng nằm trong kho và không thể có giá trị thặng dư. Vậy
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo ra
trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông.
Nghiên cứu sâu hơn và chuyển sang lĩnh vực sản xuất, Marx đã kết hợp cả
quá trình sản xuất và lưu thông để tìm xem giá trị thặng dư được sản xuất từ
đâu? Và ông đã tìm ra chìa khoá lí giải nguồn gốc của giá trị thặng dư .
(c).Giải quyết mâu thuẫn:
Phát sinh ra giá trị thặng dư hay là sự tăng giá trị của số tiền cần chuyển
hoá thành tư bản không thể xảy ra từ bản thân số tiền ấy, chỉ có thể từ hàng hoá
được mua vào_một loại hàng hoá đặc biệt. Đó là hàng hoá sức lao động mà nhà
tư bản đã phát hiện trong lưu thông và tiêu dùng nó trong sản xuất. Sức lao
động chính là toàn bộ năng lực của con người bao gồm cả thể lực và trí lực tồn
tại trong con người và được người đó sử dụng vào công việc sản xuất hàng hoá.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, sức lao động chỉ thành hàng hoá khi có 2
điều kiện sau: Đó là người lao động được tự do về thân thể tức là chế độ chiếm
hữu nô lệ phải bị thủ tiêu.
Nhưng họ lại không có tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất hàng hoá. Vì vậy,
họ không còn cách nào khác để sinh sống ngoài việc bán sức lao động. Do đó
sức lao động trở thành hàng hoá. Chìa khoá chính là ở chỗ hàng hoá sức lao
động là một loại hàng hoá đặc biệt, thể hiện ở hai thuộc tính của nó là giá trị và
giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là trong quá trình để sản xuất
ra một hàng hoá, sức lao động được tiêu dùng và tạo ra một giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó, tạo ra GTTD_Đây là đặc điểm cơ bản nhất, điểm chốt
giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó hàng hoá sức lao động còn có giá trị, giá trị
của nó được quy định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động. Thời gian này được đo bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho người công nhân và gia đình của
anh ta. Như vậy giá trị sức lao động bằng giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và
tinh thần cần thiết cho người công nhân và gia đình anh ta. Nó bao gồm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử. Nhà tư bản khi đã mua được hàng hoá sức lao động trong
lưu thông rồi sẽ sử dụng nó như thế nào trong sản xuất để tạo ra giá trị thặng
dư?
2.2. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư:
(a).Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất của hai quá trình sản
xuất ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư:
Nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Marx đã phát hiện ra
sự thống nhất của hai quá trình: Sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất ra giá trị
thặng dư. Xét sự thống nhất của hai quá trình là lao động và tạo ra giá trị thì quá
trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá. Còn nếu xét sự thống nhất của quá
trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá
trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này được minh chứng qua quá trình sản
xuất sau:
Trong tay nhà tư bản, sức lao động được sử dụng triệt để nhằm phát huy
hết khả năng của nó, tạo ra sản phẩm thặng dư cho nhà tư bản càng nhiều càng
tốt. Khi mua hàng hoá sức lao động nhà tư bản đã tính toán đến sự khác nhau
giữa giá trị sức lao động mà họ phải trả khi mua và giá trị thực tế mà sức lao
động đó có thể tạo ra cho họ(giá trị này luôn lớn hơn giá trị mà nhà tư bản đã
trả). Nguyên nhân là nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày
làm việc và việc họ sử dụng sức lao động đó như thế nào phụ thuộc vào họ.
Trong tay nhà tư bản sức lao động giống như những tư liệu sản xuất khác và
được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Ta hãy xét một ví dụ cụ thể:
Giả sử một nhà máy sản xuất giấy. Để sản xuất 1kg giấy cần 2kg gỗ nguyên liệu
có giá 1.700đ. Trong một ngày nhà máy sản xuất được 5kg giấy tức là cần 10kg
gỗ nguyên liệu, hao mòn máy là 3.000đ, giá trị mỗi công nhân tạo ra trong một
giờ lao động là 500đ, tiền thuê lao động một ngày(16 giờ) là 4.000đ.Ta có số
liệu sau:
Các khoản chi phí sản xuất của nhà máylà:
- Tiền mua gỗ: (=10*1.700) 17.000đ
- Hao mòn máy: 3.000đ
- Tiền mua sức lao động trong 1 ngày: 4.000đ
_________
Vậy tổng chi phí sản xuất là: 24.000đ
Khi tính toán giá trị của sản phẩm mới do các bộ phận đầu vào tạo ra, nhà
tư bản tính như sau:
- Giá trị của 10kg gỗ được chuyển vào 5kg giấy: 17.000đ
- Giá trị của máy móc chuyển vào 5kg giấy: 3.000đ
- Giá trị sức lao động của công nhân tạo ra trong 16 giờ: 8.000đ
Theo tính toán trên thì tổng giá trị của 5kg giấy thành phẩm là 28.000đ.
Như vậy với tổng chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra là 24.000đ họ thu về sản phẩm
mới là 5kg giấy có giá trị 28.000đ, lớn hơn giá trị ứng trước là 4.000đ. Phần giá
trị này là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động mà người công nhân
tạo ra trong quá trình lao động của mình bằng lao động trừu tượng. Đây chính là
giá trị thặng dư mà Tư Bản thu được qua quá trình sản xuất. Tiền biến thành tư
bản .
Mâu thuẫn của công thức chung tư bản được giải quyết. Chỉ trong lưu
thông nhà tư bản mới mua được một hàng hoá đặc biệt là hàng hoá sức lao
động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất (ngoài lưu thông)
để sản xuất ra giá trị thặng dư cho họ. Ta có thể hiểu bản chất của giá trị thặng
dư: Là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà
tư bản chiếm không.
(b). Thực chất của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư:
Nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư ở trên ta thấy sản xuất ra
giá trị thặng dư là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá
trị sức lao động của người công nhân do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật
ngang giá mới.
Điều này là do ngày lao động của người công nhân được chia thành hai
phần. Phần lao động mà người công nhân tạo ra với một lượng giá trị bằng giá
trị sức lao động của mình được gọi là thời gian lao động cần thiết. Trong ví dụ
trên thời gian lao động cần thiết của người công nhân là 8 giờ. Tuy nhiên trong
thực tế người công nhân phải lao động nhiều hơn số thời gian trên, tức là vượt
quá thời gian lao động cần thiết. Phần thời gian còn lại của ngày lao động sau
khi đã trừ đi thời gian lao động cần thiết được gọi là thời gian lao động thặng
dư. Chính thời gian lao động thặng dư của người công nhân đã tạo ra giá trị
thặng dư _ cái mà mục đích sản xuất của nhà tư bản hướng vào, là giá trị mà
nhà tư bản muốn chiếm không của người công nhân. Hiện tượng này xảy ra là
do nhà tư bản có trong tay lượng tư bản nhất định, do đó họ sở hữu tư liệu sản
xuất và như C.Marx nói: họ chi phối được một số lượng lao động không công
nhất định của người khác. Sau khi đã mua hàng hoá sức lao động họ sử dụng nó
như các tư liệu sản xuất khác, tức là sao cho có lợi nhất cho họ, tạo ra nhiều giá
trị thặng dư nhất. ở ví dụ trên 8 giờ lao động còn lại trong ngày chính là thời
gian lao động thặng dư và đã tạo ra giá trị thặng dư là 4.000đ. Giá trị của sản
phẩm sản xuất ra có hai phần: Phần giá trị cũ do lao động cụ thể của người
công nhân tạo ra và phần giá trị mới (gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng
dư) do lao động trừu tượng của người công nhân tạo ra.
Như vậy không thể tách biệt nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng
và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Chúng thống nhất trong quá trình sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy nên nhiều khi nội dung đích thực của quá trình
sản xuất giá trị thặng dư bị lu mờ.
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư thông qua việc sử dụng tư bản của
nhà tư bản. Trong sản xuất nhà tư bản phải ứng trước ra một số tư bản nhất định
để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới
thì mỗi nhân tố của đầu vào có một phương thức chu chuyển giá trị của nó vào
sản phẩm mới là khác nhau, trong quá trình chu chuyển đó có thể giá trị của nó
không tăng lên, có thể giá trị của nó tăng lê .Tuỳ thuộc vào tính chất chu chuyển
giá trị của loại tư bản bỏ ra ban đầu mà C.Marx chia tư bản ra làm hai bộ phận
là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Các khái niệm được hiểu như sau:
Tư bản bất biến (kí hiệu là C) là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất
mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm , tức là giá trị không biến đổi
về lượng trong quá trình sản xuất.
Bộ phận tư bản này được dùng mua tư liệu sản xuất là nhà xưởng, máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu... Trong quá trình sản xuất, các công trình
xây dựng nhà xưởng, thiết bị máy móc đó được sử dụng trong nhiều chu kì,
nhiều năm nên giá trị của nó chuyển dần từng phần vào sản phẩm mới. Tuỳ theo
mức độ và tính chất hao mòn mà quá trình trên diễn ra lâu hay nhanh chóng.
Còn tư liệu sản xuất là nguyên nhiên vật liệu thì giá trị của chúng được chuyển
nguyên vẹn vào sản phẩm mới trong một chu kì sản xuất. Dù chuyển một lần
hay dần dần vào sản phẩm thì các bộ phận trên có đặc điểm chung là giá trị
không mất đi, không lớn lên mà được bảo tồn, chuyển nguyên vẹn vào sản
phẩm mới. Vì vậy nó được C.Marx gọi là bộ phận tư bản bất biến.
Còn bộ phận tư bản khả biến (kí hiệu là V) là bộ phận tư bản biến thành
sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của người
công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng. Người công nhân
trong quá trình lao động sản xuất cho nhà tư bản xét về mặt lao động trừu tượng
đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của bản thân mình. Vì vậy
bộ phận tư bản mà nhà tư bản ứng ra để mua hàng hoá sức lao động là tư bản
khả biến.
Sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến một cách rõ ràng đã cho
thấy vai trò của từng loại: Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu
để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong
quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Tư bản khả biến (chuyển
hoá thành sức lao động làm thuê) chính là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị
thặng dư. Như vậy giá trị hàng hoá được biểu hiện một cách đầy đủ như sau:
H = C + V + m
Từ phân tích ta rút ra định nghĩa về tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá
trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Nó là quan hệ xã hội - quan
hệ bóc lột giữa nhà tư bản và người công nhân. Quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư cho thấy nguồn gốc, bản chất của nó và cho thấy bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản.
2.3. Kết luận:
Như vậy, mặt chất của giá trị thặng dư chính là giá trị mới dôi ra ngoài
giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị
thặng dư là kết quả của quá trình sử dụng lao động làm thuê của người công
nhân vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong thời gian lao động thặng dư để
làm tăng thêm giá trị .Đó là kết quả của quá trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý hai
yếu tố tư bản: tư bản bất biến C và tư bản khả biến V.
3. Mặt lượng của giá trị thặng dư:
Nếu như mặt chất của giá trị thặng dư phản ánh bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản thì mặt lượng của giá trị thặng dư sẽ phản ánh mức độ của sự bóc
lột ấy. Mặt lượng được biểu hiện thông qua hai phạm trù là tỷ suất giá trị thặng
dư và khối lượng giá trị thặng dư.
3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo % giữa giá trị thặng dư m và tư
bản khả biến v cần để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, tức là tỉ số theo đó tư bản
khả biến tăng thêm giá trị. C.Marx ký hiệu tỷ xuất giá trị thặng dư là m', công
thức tính:
m'=(m/v) *100%
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với
công nhân: Trình độ cao hay thấp (hay giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm được
từ lao động của công nhân nhiều hay ít) được biểu hiện qua tỷ lệ % của m'. Nó
chỉ rõ trong tổng thể giá trị mới do sức lao động tạo ra công nhân được hưởng
bao nhiêu và nhà tư bản chiếm bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư cũng chỉ rõ
trong một ngày lao động phần thời gian lao động thặng dư t' mà công nhân làm
cho nhà Tư Bản bằng bao nhiêu phần trăm so với phần thời gian lao động tất
yếu t mà họ làm cho mình. Vì vậy tỉ suất giá trị thặng dư còn được tính bằng
công thức:
m'=(t/t')*100%
Dưới góc độ kinh tế m' nói lên hiệu quả sử dụng lao động sống. Nếu
m'=100% nghĩa là nhà tư bản bỏ ra v đồng để trả lương cho công nhân thì thu
được giá trị thặng dư m=v (đồng). Xu hướng phát triển là nhà tư bản không
ngừng gia tăng m' hay nâng cao trình độ bóc lột. Một ví dụ về tỉ suất giá trị
thặng dư bình quân trong các ngành công nghiệp Mĩ tăng lên như sau:
Năm Tỷ suất giá trị thặng dư trung bình
1955 129%
1960 306,3%
1963 351%
1970 400%
1980 465%
những năm 80 500%
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư
bản. Tuy nhiên nó không biểu hiện lượng tuyệt đối của sự bóc lột ấy mà chúng
ta phải nghiên cứu một khái niệm thứ hai đó là khối lượng giá trị thặng dư.
3.2. Khối lượng giá trị thặng dư:
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng
tư bản khả biến V đã được sử dụng, ký hiệu là M. Công thức tính:
M=m'*V
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột. Nó cho thấy
số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất
nhất định. Trong công thức tính khối lượng giá trị thặng dư thì m/v phản ánh
quy mô bóc lột theo chiều sâu, v là lượng xác định vì tiền công của công nhân
là không đổi tính trong khoảng thời gian ngắn và các điều kiện nhất định. Còn
V là tổng tư bản khả biến, đại biểu cho tổng số công nhân được sử dụng. Nó
phản ánh quy mô bóc lột theo chiều rộng.
Khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào tỉ suất giá trị thặng dư m' và
tổng tư bản khả biến V hay khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào thời gian
và cường độ lao động của mỗi công nhân, phụ thuộc vào số lượng công nhân
mà nhà tư bản đã sử dụng. Cùng với sự phát triển củachủ nghĩa tư bản, khối
lượng giá trị thặng dư không ngừng được gia tăng. Vì mục đích của các nhà tư
bản là lợi nhuận, sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt nên toàn bộ
hoạt động của họ đều hướng tới việc tăng cường tạo ra giá trị thặng dư. Các
phương pháp được sử dụng là sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối
và siêu ngạch.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp trong đó
giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách kéo dài ngày lao động và điều kiện thời
gian lao động cần thiết không thay đổi. Phương pháp này được áp dụng trong
giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi kĩ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp.
Ví dụ ngày lao động là 10h, 5h là thời gian lao động cần thiết, 5h là thời
gian lao động thặng dư. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là m'=(5/5)* 100 =
100%. Nhưng giả định ngày lao động kéo dài thêm 2h trong điều kiện thời gian
lao động cần thiết không đổi. Như vậy thời gian lao động thặng dư là 7h. Tỷ
suất giá trị thặng dư là m'=(7/5)*100 = 240%. Như vậy tỷ suất giá trị thặng dư
tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên hay trình độ bóc lột công nhân cũng tăng
lên.
Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày
công lao động. Nhưng điều này lại bị hạn chế bởi thể chất và tinh thần của
người lao động. Trước đây ngày lao động của công nhân kéo dài 16h, do công
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân toàn thế giới ngày nay các nước tư bản
chủ nghĩa chế độ ngày làm 8h đã được thực hiện. Tăng cường độ lao động cũng
là một cách tăng giá trị thặng dư giống như kéo dài thời gian lao động trong
ngày và được áp dụng thay thế.
Phương pháp thứ hai là sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng
dư tương đối được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong
điều kiện độ dài ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian
lao động thặng dư. Xuất phát từ việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể
chất và tinh thần của người lao động, vấp phải sự phản kháng ngày càng mạnh
của giai cấp công nhân cộng thêm sự phát triển sản xuất bằng cơ khí, kĩ thuật
tăng cao làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.Nhà tư bản dựa vào
tăng năng suất lao động để tăng lượng giá trị thặng dư, nâng cao trình độ bóc
lột.
Ví dụ ngày lao động 8h được chia làm hai phần: 4h lao động cần thiết và
4h lao động thặng dư. Khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là m'=(4/4)*100=100%.
Giả thiết công nhân chỉ cần lao động 3h để tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao
động của mình. Như vậy ngày lao động được chia thành 3 giờ lao động cần thiết
và 5 giờ lao động thặng dư.Tỷ suất giá trị thặng dư là m'=(5/3)*100=166%.Ví
dụ trên cho thấy tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng lên tức là lượng giá trị thặng dư
tăng lên. Để giảm thời gian lao động cần thiết phải giảm giá trị sức lao động
bằng cách giảm giá tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt _ tức là phải tăng năng
suất lao động xã hội. Phương pháp này được áp dụng khi trình độ kĩ thuật của
chủ nghĩa tư bản đã tương đối phát triển.
Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động dưới chủ
nghĩa tư bản trải qua ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và
đại cơ khí. Nhà tư bản đã sử dụng cả hai phương pháp trên để nâng cao trình độ
bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Phương pháp thứ ba được sử dụng là phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư phụ thêm
xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội .
Nguyên nhân là do có sự cạnh tranh giũa các nhà tư bản buộc họ phải cố
gắng tăng năng suất lao động cá biệt trong xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá
biệt của hàng hoá ở xí nghiệp của họ so với giá trị xã hội của hàng hoá. Và nhà
tư bản chiếm phần chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt chừng nào mà
năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn
nữa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều có cơ sở
chung là dựa trên tăng năng suất lao động. Nhưng giá trị thặng dư tương đối
dựa trên tăng năng suất lao động xã hội, toàn bộ giai cấp tư sản đều thu được.
Nó biểu hiện sự tiến bộ kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi.
Quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân làm
thuê. Còn giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên tăng năng suất lao động cá biệt,
chỉ có ở một hay một số nhà tư bản mà thôi chứ không phải là toàn bộ giai cấp
tư sản. Sở dĩ chỉ có một số nhà tư bản có giá trị thặng dư siêu ngạch là nhờ vào
ưu thế kĩ thuật của riêng nhà tư bản đó. Nó là hình thái biến tướng của giá trị
thặng dư tương đối và được thay bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kĩ
thuật mới từ trường hợp áp dụng cá biệt trở thành được áp dụng phổ biến. Nó
biểu hiện không chỉ quan hệ giữa nhà tư bản với giai cấp công nhân mà còn có
cả quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
Tuy nhiên giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp của cạnh tranh
mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản
khác. Nó là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kĩ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất
lao động, giảm giá trị hàng hoá.
Càng ngày trình độ bóc lột của nhà tư bản càng được nâng cao. Họ sử
dụng sao cho có hiệu quả nhất tất cả các nhân tố của quá trình sản xuất mà
trước hết là sức lao động để làm tăng giá trị thặng dư, thu được nhiều lợi nhuận.
C.Marx đã chỉ rõ mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao chính là mục đích trực
tiếp, là động lực của nền sản xuất hàng hoá tư bản(mà ngày nay lợi nhuận còn là
động lực trong kinh tế thị trường). C.Marx đã trích câu nói của Đun-nhin: lợi
nhuận thích đáng thì nhà tư bản trở nên can đảm. Tỷ suất lợi nhuận nếu đạt 10%
thì các nhà tư bản đã hăng máu lên; 20% thì nhà tư bản có thể dùng tư bản ở
khắp nơi; 50% thì nhà tư bản sẽ táo bạo không biết sợ là gì; 100% thì họ có thể
trà đạp lên luật lệ của loài người và 300% thì dù có bị treo cổ cũng không sợ.
3.4. Kết luận mặt lượng của giá trị thặng dư:
Như vậy mặt lượng của giá trị thặng dư bao gồm tỷ suất giá trị thặng dư
và khối lượng giá trị đã cho thấy các nhân tố tác động tới giá trị thặng dư và
biện pháp mà nhà tư bản sử dụng để tăng lượng giá trị thặng dư.
4. Kết luận chung về giá trị thặng dư:
Việc nghiên cứu đầy đủ mặt chất, mặt lượng của giá trị thặng dư đã chỉ rõ
quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản vì nó
phản ánh bản chất bóc lột của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó giữ
vai trò chủ đạo trong hệ thống các quy luật kinh tế hoạt động trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Tất cả các quy luật khác như quy luật cung cầu, quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh... đều xoay quanh quy luật trung tâm là quy luật giá trị
thặng dư. Nó là cơ sở tồn tại, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Nội
dung của quy luật là sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho tư bản. Vì
mục đích trực tiếp của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất giá trị
sử dụng mà là giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. C.Marx đã nói :'' Mục đích
của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị, do
đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thăng dư. Như vậy sản xuất ra giá trị
thặng dư tối đa cho nhà tư bản bằng tăng số lượng lao động làm thuê và tăng
mức bóc lột họ là nội dung của quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Quy luật giá trị thặng dư quyết định tới mọi mặt của xã
hội tư bản: sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng
xã hội khác cao hơn là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Nguyên do là ảnh hưởng hai mặt của quy luật giá trị thặng dư như sau:
Tác dụng tích cực của quy luật giá trị thặng dư là thúc đẩy kĩ thuật và
phân công lao động xã hội phát triển. Các nhà tư bản luôn luôn tìm cách cải tiến
kĩ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại nhất làm cho lực
lượng sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, máy móc hiện đại, công nghệ
tiến bộ được sử dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ
yếu do tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động có đặc điểm là chi
phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm vì bị máy móc hiện đại thay
thế; đồng thời cũng làm giảm một cách tuyệt đối chi phí lao động quá khứ trong
một đơn vị sản phẩm. Nó cũng gây ra sự biến đổi lớn trong cơ cấu lao động xã
hội ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển: do cơ sở công nghệ mới, sản xuất
phát triển theo chiều sâu, lao động phức tạp tăng lên và thay thế lao động giản
đơn khiến nhân cách sáng tạo của lao động làm thuê được chú trọng. Lao động
trí óc, lao động có trình độ kĩ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong
việc sản xuất giá trị thặng dư. Chính tầng lớp công nhân này đem lại tỷ suất giá
trị thặng dư tăng lên cho các nhà tư bản.
Tuy nhiên sản xuất giá trị thặng dư chính là nguyên nhân của mâu thuẫn
đối kháng trong xã hội tư bản. Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản không
ngừng tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cưỡng bức kinh tế kỉ luật
đói rét dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kĩ thuật đẻ tăng năng suất
lao động, tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động. Mối quan hệ
nhà tư bản_người lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, ảnh hưởng tới
mọi quan hệ sản xuất của xã hội. Đó là quan hệ: phần giá trị do lao động của
công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài giá trị sức lao động bị nhà tư bản chiếm
không. Giá trị thặng dư này là nguồn gốc làm giàu của giai cấp tư bản, sản xuất
giá trị thăng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Do tối đa hoá giá trị thặng
dư làm quan hệ này trở nên gay gắt, dẫn đến mâu thuẫn đối kháng. Sự tác động
của quy luật giá trị thặng dư làm mâu thuẫn cơ bản tư sản_công nhân và tất cả
mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc. Vì vậy, nhà tư bản phải điều
chỉnh để thích nghi. Ngày nay sự bóc lột mở rộng ra phạm vi quốc tế: xuất khẩu
tư bản và hàng hoá, trao đổi ngang giá dẫn đến việc bòn rút siêu lợi nhuận từ
các nước kém phát triển hơn làm cho sự cách biệt giàu-nghèo tăng lên, bản chất
mâu thuẫn nổi bật trong thời đại hiện nay. Sự bòn rút chất xám, huỷ hoại môi
sinh, phá hoại cội rễ đời sống văn hoá xã hội…là những tác hại gián tiếp của
quy luật giá trị thặng dư.
B. ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý
các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa:
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
1.1. Điều kiện nước ta:
Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những
tiến bộ vượt bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản. Nước ta nói
riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực không ngừng trên
con đường của mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Riêng với nước
ta, chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ chế độ phong
kiến, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh
tế nghèo nàn lạc hậu, chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải
từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng
ta phải học tập những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, trong đó quan
tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị thặng dư, sửa
chữa quan niệm sai lầm trước kia xây dựng nền kinh tế tự cấp khép kín, kế
hoạch hoá tập trung. Ngày nay chúng ta thực hiện chính sách kinh tế mới:
chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên hiểu như
thế nào cho đúng?
1.2. Hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Thuật ngữ được sử dụng là kinh tế hàng hóa: nền kinh tế hàng hóa là một
nền kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị
trường dưới hình thái hàng hoá. Chúng ta đã xoá bỏ chế độ bao cấp, tem phiếu.
Ngày nay, quan hệ trên thị trường Việt Nam là quan hệ trao đổi hàng hoá-tiền
tệ. iệt Nam đã mở cửa nền kinh tế, cho phép cơ chế thị trường hoạt động. Cơ
chế thị trường là những nhân tố, biện pháp, quan hệ, công cụ mà nhà nước sử
dụng để tác động đến nền kinh tế thị trường để nó vận động theo những quy luật
vốn có của nó nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kì
nhất định. Trong cơ chế thị trường mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá.
Trước đây, sự hoạt động của nền kinh tế chịu sự quản lí, điều tiết của nhà nước
từ vĩ mô đến vi mô, nhiều chính sách không phù hợp với quy luật vận động của
nền kinh tế đã làm cho kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Công nhận cơ chế thị
trường và ủng hộ cho kinh tế phát triển tự do theo những quy luật vốn có của nó
thì mới có thể phát triển được kinh tế.
Tuy nhiên, nếu để cơ chế thị trường tự do hoạt động thì sẽ làm chệch
hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta vì cơ chế này bên cạnh tính
ưu việt của nó thì còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng xấu. Phương châm của ta là
xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là nền
kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Phải có sự điều tiết của nhà nước thì mới đảm bảo phát triển kinh tế hàng hoá vì
mục đích phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Lí do của việc tồn tại quy luật giá trị thặng dư ở nước ta:
Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nhằm
tận dụng vốn, kĩ thuật, công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh của tư bản để
phát huy tối đa nguồn nhân lực, vật lực, tài nguyên quốc gia cho xây dựng đất
nước. Sự đổi mới đã làm nền kinh tế nước ta có nhiều đặc điểm thay đổi như
sau: Quyền tự chủ của các chủ thể kinh tế được nâng cao, môi trường kinh tế là
cạnh tranh tự phát, hình thành giá cả thị trường. Mô hình kinh tế phù hợp là sự
tồn tại nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước), sở hữu
tập thể và sở hữu tư nhân, cá thể. Do đó cũng tồn tại nhiều thành phần kinh tế:
Thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,
cá thể tiểu chủ, tập thể (hợp tác xã) trong đó chế độ sở hữu công hữu và thành
phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhiều hình thức nguyên tắc phân
phối được áp dụng trong đó theo hiệu quả kinh tế là chủ yếu, có mở rộng phúc
lợi xã hội và chính sách xã hội...Việc đa dạng hoá nền kinh tế như trên có tác
dụng lớn trong kích thích sản xuất, tạo động lực cạnh tranh trong kinh doanh.
Nó đặt ra yêu cầu cho bất cứ một nhà kinh tế nào cũng phải lựa chọn phương án
kinh tế tối ưu cho sản xuất. Do đó làm lực lượng sản xuất phát triển, cơ sở dân
giàu, nước mạnh. Tuy nhiên đặc điểm quan trọng là nhà nước phải quản lý vĩ
mô nền kinh tế, từ đó hạn chế các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, ổn định
tăng trưởng nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết công bằng xã hội và định
hướng kinh tế thị trường theo chủ nghĩa xã hội.
Từ những đặc điểm trên cho thấy trong chính sách phát triển kinh tế của
nhà nước ta đã cho phép sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư - quy luật
kinh tế căn bản tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Trước đây khi nền kinh tế vận
hành theo kế hoạch hoá tập trung, làm việc tập thể, làm chung hưởng chung,
phân phối bình quân, không thừa nhận sở hữu tư nhân và tư hữu. Vì vậy rõ ràng
quy luật giá trị thặng dư không tồn tại. Sự hoạt động của quy luật này ở nước ta
tác động tới các lĩnh vực của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, ở đây chỉ
xin đề cập đến ý nghĩa thực tiễn của quy luật giá trị thặng dư với việc quản lý
các doanh nghiệp.
3. Tác dụng của quy luật giá trị thặng dư trong quản lý các doanh nghiệp
nước ta:
.3.1. Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta:
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế do Nhà nước hoặc các đoàn thể hoặc
tư nhân đầu tư vốn thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay trong nước ta tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp như saư: bao
gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty, các hợp tác
xã…Trong đó doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp tư
nhân đang tăng lên cả số lượng và vai trò, các loại hình công ty rất đa dạng.
Sự tác động của quy luật giá trị thặng dư tới công tác quản lý trong các
loại hình doanh nghiệp khác nhau rất khác nhau:
3.2. Giá trị thặng dư trong quản lý doanh nghiệp tư nhân:
Việc vận dụng quy luật giá trị thặng dư đã đem lại những thành tựu to lớn
trong công tác quản lý trong các doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là các doanh
nghiệp tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất và có sự bóc lột lao động làm thuê. Tuy mới chỉ bước đầu làm
quen và ứng dụng quy luật giá trị thặng dư nhưng cũng đã tạo ra những bước
biến đổi đáng kể.
Trước kia là cơ chế kinh tế hàng hóa, các doanh nghiệp đều là của quốc
doanh tập thể. Tình trạng cha chung không ai khóc diễn ra. Vì vậy công tác
quản lý rất lỏng lẻo và kém hiệu quả. Hoạt động sản xuất diễn ra do mục đích
giá trị sử dụng. Vốn đầu tư cho sản xuất từ nhà nước nên quản lý vốn rất yếu
kém, không đặt ra yêu cầu sử dụng đồng vốn có hiệu quả, giám đốc các doanh
nghiệp nhà nước yếu kém trong đầu tư nguồn vốn cho sản xuất. Hiện tượng
tham ô, rò rỉ vốn của nhà nước xảy ra một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân của
tình trạng này chủ yếu là do năng lực quản lý yếu kém. Các cơ quan cán bộ cấp
trên có tầm nhìn hạn chế trong khía cạnh nào đó vì không phải là người trực
tiếp quản lý vốn, bị che mắt bởi các báo cáo sai. Còn các cán bộ trực tiếp quản
lý đồng vốn, do không có động lực, họ không phải là người bỏ tiền ra kinh
doanh mà ta thường gọi là ''tiền chùa'',vì vậy sư dụng lãng phí và kém hiệu quả
xảy ra hiện tượng rút ruột nhà nước. Cũng do chế độ sở hữu là công hữu, công
tác quản lý sản xuất có động lực ít trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lực
đầu vào như nguyên nhiên vật liệu lao động và thiết bị máy móc để tạo ra hiệu
quả cao nhất. Khi nhà quản lí kém hăng hái nhiệt tình trong công việc thi nguời
công nhân cấp dưới cũng làm việc chểnh mảng,kém hiệu quả, năng suất
thấp.Thực vậy,dù cho quản lý hiệu quả hay không năng suất lao động tăng
nhiều hay ít ,chất lượng sản phẩm có được cải thiện hay không thì cũng không
làm tăng lên hay giảm đi tiền lương mà họ được lĩnh hàng tháng và chẳng ảnh
hưởng gì đến cuộc sống của họ. Vậy thì hãy thử đặt ra tình huống hai cán bộ
quản lí, một người lao lực tìm mọi cách để việc quản lí của mình đem lại hiệu
quả tối ưu; họ phải đầu tư hao tổn nhiều thời gian công sức tổn đồng thời phải
thuyết phục. Nếu thành công thì được khen vài câu ngoài ra không có lợi ích
gì, còn nếu mắc sai sót thì bị phạt quở mắng. Và một cán bộ quản lý cứ để công
tác quản lý của mình như vậy không chịu cải tiến nó, họ nhàn hạ. Khi hai người
như vậy đều được hưởng phần giá trị như nhau thì bạn sẽ chọn cách nào? Tất
nhiên là những con người có phẩm chất và đạo đức tốt ta luôn muốn công hiến
cho đất nước. Nhưng lợi ích quốc gia phải đặt trên lợi ích cá nhân thì mới có cơ
sở vững chắc để mọi người cùng xây dựng. Vì vậy tình trạng tham ô, tham
nhũng, quản lý kém hiệu quả gây ra thua lỗ hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước
đã là tình trạng diễn ra phổ biến.
So sánh như vậy để khi nêu ra thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay sau
khi có sự xâm nhập của quy luật giá trị thặng dư trong hoạt động kinh tế đã có
những chuyển biến ra sao và giúp chúng ta nhìn thấy rõ hơn tác động của quy
luật giá trị thặng dư trong công tác quản lý các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
Trước hết quy luật giá trị thặng dư phát huy vai trò của nó một cách rõ nét
nhất trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Nhà
nước ta đã công nhận thành phần kinh tế này là một trong những thành phần
kinh tế được phép tồn tại hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc thù của
các doanh nghiệp tư bản tư nhân là nó mang đầy đủ tính chất của một doanh
nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Chủ doanh nghiệp là các cá nhân, các nhà tư
bản. Họ nắm tư bản trong tay và sử dụng tư bản của mình trong sản xuất kinh
doanh ở các lĩnh vực nhằm thu lại lượng tư bản lớn hơn số vốn họ bỏ ra. Các
doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân tức là không bị ràng buộc
của pháp luật quy định về vốn góp tối thiểu để thành lập doanh nghiệp và về
nhân sự. Sở dĩ có điều này vì nhà nước ta đã công nhận sở hữu tư nhân (tư hữu)
và đề cao lợi ích cá nhân. Những người này được gọi là các nhà tư bản. Họ
dùng tư bản mua đầu vào sản xuất từ máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu cho đến việc thuê lao động để sản xuất và trả lương. Số lượng vốn góp vào
doanh nghiệp nhiều, ít là do chủ doanh nghiệp quyết định. Lãi hưởng toàn bộ
còn lỗ cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ. Hoạt động của họ dựa trên quy luật
giá trị thặng dư: cái làm cho tư bản của họ tăng lên chính là giá trị thặng dư mà
họ chiếm của người công nhân làm thuê. Mục đích của họ là làm sao cho giá trị
thặng dư mà họ chiếm được ngày càng nhiều lên đáng kể. Vì vậy công tác quản
lý là một hoạt động quan trọng. Họ trực tiếp quản lý hoặc thuê các nhà quản lý
để làm sao họ tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận. Công tác quản lý của
họ thực sự chặt chẽ, hiệu quả và đáng học tập. Tất cả các yếu tố của lĩnh vực
sản xuất để quản lý tối ưu. Họ sử dụng đồng vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh
vực có khả năng sinh lời cao, họ sử dụng tiết kiệm vốn và đầu tư tập trung. Việc
lựa chọn nguyên nhiên vật liệu phải có chất lượng tốt, giá rẻ, vận chuyển thuận
lợi, máy móc phù hợp với trình độ, năng lực sản xuất và được sử dụng có kế
hoạch bảo dưỡng thường xuyên, tránh hao mòn máy móc. Người lao động được
lựa chọn có kĩ năng, tay nghề và đặc biệt sức lao động của họ phải tạo ra giá trị
mới được lớn nhất.
Mọi lĩnh vực của sản xuất kinh doanh đều cần đến công tác quản lý. Đây là
một hoạt động được chú trọng nhất trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Họ
sử dụng phương pháp quản lý tối ưu nhất sao cho với lượng tư bản bỏ ra là ít
nhất, họ thu về nhiều nhất, tức là nhiều giá trị thặng dư nhất. Chính phần giá trị
thặng dư là động lực cho các nhà tư bản trong công tác quản lý.
Hiiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp tư bản tư nhân hoạt động.
Chủ yếu là các công ty may mặc, giày dép hay các hãng mỹ phẩm... công nhân
trong nhà máy thường có lương cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước.
Điều này làm người lao động dễ lầm tưởng ở các doanh nghiệp tư nhân thu
nhập tốt hơn, đời sống cao hơn. Thực ra công nhân trong các doanh nghiệp này
thường phải làm việc với năng suất và cường độ lao động rất cao. Hơn nữa ngày
lao động của họ thường kéo dài hơn rất nhiều, họ thường làm thêm ca ba, làm
bán thời gian... đó là các biện pháp mà các ông chủ tư bản thường dùng để bóc
lột giá trị thặng dư mà họ tạo ra. Người công nhân thực chất đã tạo ra một lượng
giá trị lớn hơn rất nhiều lần bản thân giá trị sức lao động của họ mà nhà tư bản
đã mua bằng hình thức trả lương. Điều này được các nhà tư bản lợi dụng triệt để
đặc biệt ở một nước đặc thù như nước ta: nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Do
sự dư thừa nhân công và thiếu việc làm làm cho nhà tư bản sở hữu một lượng
lao động không công nhất định và làm giá trị sức lao động giảm. Phẩm chất của
người lao động Việt Nam là cần cù chịu khó và chịu được những công việc
nặng nhọc với mức lương thấp do đời sống còn khó khăn. Vì vậy khối lượng giá
trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm là rất lớn. Người ta thường nói lao động cật
lực là cái giá phải trả cho mức lương cao hơn khi làm việc cho các doanh
nghiệp tư nhân. Có làm việc hiệu quả họ mới có chỗ đứng, có khả năng bám trụ
và hưởng lương cao.
Ta không thể phủ nhận quy luật giá trị thặng dư đã cải thiện hoàn toàn
công tác quản lý bằng những gì nó thể hiện trong các doanh nghiệp tư bản tư
nhân. Mục đích là giá trị thặng dư đã kích thích cải tiến kỹ thuật và công nghệ,
nâng cao trình độ phân công lao động, tăng năng suất lao động, phát triển lực
lượng sản xuất, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cao và khối lượng sản phẩm
lớn cho xã hội.
Với mục đích không ngừng nâng cao khối lượng giá trị thặng dư các nhà tư
bản đã vận dụng nhiều cung cách quản lý khác nhau, trong đó vận dụng kĩ thuật
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối, giá trị thặng dư
siêu ngạch. ở nước ta chủ yếu hiện giờ là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Nguyên nhân là do trình độ kĩ thuật còn lạc hậu, công nghệ yếu kém nên khả
năng nâng cao năng suất lao động rất hạn chế. Hơn nữa do nguồn nhân lực rất
dồi dào nên có nhiều khả năng và dễ dàng hơn khi tăng thời gian lao động. Các
chủ tư bản thường yêu cầu công nhân làm việc thêm giờ, làm ca ba, ban đêm.
Tình trạng này rất phổ biến ở nước ta. Đối với các doanh nghiệp cá thể thì
người chủ kéo dài thời gian lao động của bản thân họ.
Tuy nhiên sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong trong các
doanh nghiệp tư bản tư nhân nước ta là khác biệt so với các doanh nghiệp của
chủ nghĩa tư bản. Sở dĩ như vậy là do có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước
nên quy luật này không gây ra những tác hại nghiêm trọng như dưới chủ nghĩa
tư bản là người công nhân bị bóc lột sâu sắc nặng nề buộc họ phải đấu tranh,
giảm đi mâu thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp tư sản và vô sản. Các biện pháp
của nhà nước là:
Nhà nước quy định mức lương tối thiểu không chỉ ở các doanh nghiệp nhà
nước mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có thành phần kinh tế tư
bản tư nhân. Từ đó ấn định giá trị thấp nhất của sức lao động khiến cho nhà tư
bản không thể lợi dụng tình trạng thiếu việc làm để trả lương thấp hay kéo giá
trị sức lao động xuống thấp. Trước đây mức lương tối thiểu là 210.000đ. Hiện
nay nhà nước đang chuẩn bị tăng lương lên 290.000đ do đời sống đã được nâng
cao.
Ngoài ra nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải có tổ chức công đoàn
bảo vệ quyền lợi người lao động. Tổ chức công đoàn bảo đảm cho công nhân
lao động trong điều kiện tốt và giảm sự nặng nề trong bóc lột của nhà tư bản với
công nhân. Thêm nữa mỗi doanh nghiệp phải hoạt động công ích vào bảo đảm
phúc lợi xã hội, các hoạt động từ thiện. Đây cũng là một hình thức nhà nước
giảm phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm về chia lại cho người lao động,
đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
Nhà nước quy định thời gian làm việc chung cho tất cả các doanh nghiệp
chỉ 8 tiếng một ngày và không được vượt quá. Đối với các doanh nghiệp tư bản
tư nhân cũng phải áp dụng định mức thời gian này. Nếu muốn kéo dài hay tăng
thêm thời gian lao động thì nhà tư bản phải trả lương ngoài giờ cho công nhân
điều này sẽ hạn chế cho các chủ tư bản áp dụng việc tăng lương lao động thặng
dư bằng cách sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối (kéo dài ngày lao động) hay
tương đối (giảm thời gian lao động cần thiết).
Đồng thời khuyến khích các nhà tư bản tìm ra cách sản xuất giá trị thặng
dư siêu ngạch, từ đó kích thích kĩ thuật công nghệ phát triển, kĩ năng người lao
động ngày càng nâng cao. Đồng thời, tạo ra môi trường có tính cạnh tranh hơn
nhưng mọi doanh nghiệp đều nỗ lực tìm kiếm phương thức cải tiến, sử dụng kĩ
thuật mới cho hiệu quả sản xuất cao hơn.
Sự hoạt động của các doanh nghiệp tư bản tư nhân chịu nhiều sự can thiệp,
giám sát của nhà nước. Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp tư nhân quy
mô vừa và nhỏ hoạt động. Các doanh nghiệp lớn phần lớn là doanh nghiệp của
nhà nước hoặc liên doanh giữa tư bản với nhà nước. Đây là thành phần kinh tế
tư bản nhà nước.
3.3. Doanh nghiệp tư bản nhà nước.
Mở rộng ra bên công việc quản lý giá trị thặng dư hoạt động một cách rõ
rệt trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Những ảnh hưởng của nó tới tất cả
các thành phần, đơn vị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tới tất cả nền kinh tế.
Một hình thức kết hợp tư bản với nhà nước là thành phần kinh tế tư bản
nhà nước trong đó có sự can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp tư bản
trong nước và nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Thường các doanh
nghiệp tư bản nhà nước có quy mô lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp tư bản
tư nhân. Nếu với các doanh nghiệp tư bản tư nhân Nhà nước chỉ quản lý ở cấp
vĩ mô bằng các chính sách thì đối với các doanh nghiệp tư bản nhà nước Nhà
nước là một thành viên quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Thành phần kinh tế
này tồn tại chủ yếu dưới hình thức các doanh nghiệp liên doanh.
Có thể cả nhà nước và tư bản góp vốn khi nhà nước cần huy động thêm
vốn từ tư bản cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể vốn là của các nhà
tư bản đóng góp, còn nhà nước đóng góp về danh nghĩa hay bất động sản, tài
nguyên thiên nhiên đất nước..., những tài sản lớn thuộc sở hữu toàn dân.
Trong các doanh nghiệp liên doanh này tất nhiên không thể tồn tại cung
cách quản lý kém hiệu quả cũ mà đòi hỏi một cơ chế quản lý thông thoáng và
hiệu quả hơn nhiều, đảm bảo sự cộng tác lâu dài. Các nhà tư bản khi đầu tư tư
bản cái mà họ muốn thu về là lợi nhuận. Nhà nước liên doanh với các nhà tư
bản mục đích sử dụng vốn tư bản của họ để tạo ra nhiều sản phẩm, lợi ích vật
chất cho quốc gia. Vì vậy mục đích của hai bên đều là phát triển sản xuất, thu
được giá trị. Giá trị mới tăng thêm này chỉ do sức lao động người công nhân tạo
ra. Trong các doanh nghiệp liên doanh quản lý như thế nào ?
Như ta đã biết trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân, chủ doanh nghiệp
quản lý người công nhân để thu giá trị thặng dư tối đa. Trong các doanh nghiệp
tư bản nhà nước mục đích cũng thu giá trị thặng dư. Nhưng trong quản lý sẽ có
hội đồng quản trị gồm cả nhà tư bản và cán bộ nhà nước. Tuỳ thuộc mức đóng
góp thì ai sẽ có quyền cao hơn nhưng trên thực tế, người nắm quyền quản lý là
các nhà tư bản(giám đốc điều hành).Sở dĩ như vậy là vì họ có kinh nghiệm,
trình độ trong quản lý, nhạy cảm trong kinh doanh. Còn các cán bộ nhà nước
nắm quyền theo dõi các nhà tư bản hoạt động kinh doanh như thế nào để đảm
bảo lợi ích của nhà nước. Điều này là phù hợp vì mục đích của nhà nước khi
liên doanh với các nhà tư bản nhằm tận dụng nguồn vốn của họ, công nghệ và
trình độ quản lý tư bản. Vì vậy nhà quản lý là các nhà tư bản.
Dưới sự giám sát của nhà nước họ quản lý doanh nghiệp cũng tuân theo
quy luật giá trị thặng dư nhưng ở một mức độ nhất định hơn. Vốn bỏ ra là của
họ, vì vậy họ phải sử dụng hiệu quả nhất có thể, đòi hỏi quản lý phải chặt trong
phân phối, sử dụng nguồn vốn. Họ cũng sử dụng công nghệ hiện đại trong sản
xuất để thu giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp họ. Tất cả các nguồn
lực đầu vào được tính toán một cách kinh tế, tiết kiệm mà bảo đảm chất lượng
sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, công nhân làm việc theo phong cách tư bản
có tác phong nhanh, thao tác hợp lý, năng suất và cường độ cao. Đầu ra sản
phẩm hàng hoá hay dịch vụ này có thêm một lợi thế là sự bảo hộ của nhà nước,
vì vậy rất bảo đảm.
Sự tham gia của nhà nước trong các doang nghiệp liên doanh này đảm bảo
hiệu quả của việc nhà nước tìm thấy nguồn lợi từ hoạt động sản xuất cho quốc
gia. Đồng thời là điều kiện cho các cán bộ nhà nước cọ xát, học hỏi kinh
nghiệm về tổ chức quản lý, phong cách làm việc và công nghệ của tư bản, từ đó
giúp cho việc điều hành các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả hơn. Rõ ràng
giá trị thặng dư là một động lực quan trọng cho cung cách quản lý hiệu quả của
các nhà tư bản và chúng ta học tập điều đó.
3.4. Doanh nghiệp nhà nước:
Cung cách quản lý thể hiện rõ trong cácc doanh nghiệp tư bản tư nhân và
tư bản nhà nước, cộng thêm cơ chế thị trường ( hay khái quát là có sự hoạt động
của quy luật giá trị thặng dư trong nền kinh tế ) đã tạo đà kích thích cho những
hoạt động kinh tế, làm nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trong môi trường
cạnh tranh tự do đó buộc các doanh nghiệp nhà nước cũng phải thay đổi cách
thức quản lý. Không còn chuyện nhà nước bao cấp tất cả, nhà nước ra các quyết
định kinh tế, nhà nước quản lý trực tiếp. Tuy được nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, nhưng các doanh nghiệp nhà nước này chỉ thẩm quyền
kinh tế bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp khác, tức lá không hề có sự ưu
tiên nào trong cạnh tranh kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng phải
thực hiên hoạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn hữu hạn mà nhà nước
giao cho doanh nghiệp quản lý. Vì vậy nếu làm ăn có lãi thì sau khi trừ đi khoản
thuế cần nộp cho nhà nước thành viên trong doanh nghiệp sẽ được hưởng phần
lãi. Ngược lại, nếu thua lỗ thì phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. Điều này
đã tạo ra động lực cho các giám đốc doanh nghiệp nhà nước tích cực hơn trong
hoạt động quản lý. Họ cũng phải tìm tòi, sáng tạo để quản lý hiệu quả doanh
nghiệp, củng cố chỗ đứng của mình trong nghiệp và của doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Trước sự cạnh tranh ngày càng nhiều thêm của các doanh nghiệp tư
nhân yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước trở nên cấp thiết hơn. Và họ
cũng phải vận động trong nền kinh tế thị trường. Do được tự hạch toán kinh tế
và chịu trách nhiệm kinh doanh nên quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước
thông thoáng và hiệu qủa hơn, họ lấy giá trị kinh tế làm thước đo cho hoạt động
kinh tế của mình. Quản lý để tạo ra giá trị nhiều nhất cho doanh nghiệp. ở đây
đề cập đến loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh mục đích là
lợi nhuận vì bên cạnh đó, nhà nước còn duy trì nhiều đơn vị doanh nghiệp hoạt
động công ích trên các lĩnh vực môi trường, vệ sinh đô thị bảo đảm giao thông
an ninh quốc phòng... Với mục tiêu là lợi nhuận, các doanh nghiệp nhà nước
hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế mở cũng phải vận dụng quy luật giá trị
thặng dư, như vậy có phải nhà nước bóc lột người lao động không? Và bản chất
nhà nước có thay đổi từ xã hội chủ nghĩa thành tư bản chủ nghĩa không?
Đây là một vấn đề khó. Sử dụng quy luật giá trị thặng dư làm cho danh
giới giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong quá độ không chỉ ở nước ta
trở nên rất khó phân định. Thực tế nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ mô
hình, chuyển sang tư bản chủ nghĩa do vận dụng sai lầm quy luật này. Đây là
quy luật có giá trị tích cực, song không thể biến đổi bản chất nhà nước ta.
Doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp yhuộc sở hữu công hữu hay sở hữu
toàn dân. Nó tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. Phần lợi
nhuận thu được từ các doanh nghiệp nhà nước là xuất phát từ giá trị dôi ra ngoài
giá trị mới mà người công nhân trong các doanh nghiệp này tạo ra. Nhưng điểm
khác biệt căn bản là ở đây không có một nhà tư bản cụ thể nào chiếm hữu phần
lợi nhuận đó mà nó thuộc sở hữu của toàn dân, tức là của người công nhân tạo
ra nó. Không có bóc lột phần lợi nhuận của người công nhân, người lao dộng
coi như được giao cho nhà nước quản lý hộ. Nhà nước sẽ chi dùng cho các hoạt
động xã hội khác như y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng,giao thông vận tải, các
công trình công cộng...Tất cả những hoạt động đó phục vụ và đem lạilợi ích cho
chính người lao động. Xét đơn giản hoá quá trình trên thì dường như người lao
động đầu tư số tiền đó của mình cho những tiêu dùng công cộng của bản thân
họ. Nó không mất đi và không bị ai bóc lột cả. Nhà nước giữ hộ họ và chi tiêu
hộ họ. Như vậy quy luật giá trị thăng dư vẫn hoạt động và bản chất xã hội chủ
nghĩa ở nước ta vẫn được đảm bảo. Nền kinh tế càng phát triển, các hoạt động
văn hoá xã hội, phúc lợi xã hội, lương hưu...càng được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên chưa kể ngay lập xoá bỏ thói quen làm việc quan liêu, trì trệ
kém hiệu quả của người lao động và cán bộ quản lý nhà nước do cơ chế này đã
tồn tại quá lâu. Vì vậy, bước khắc phục phải dần dần. Hiện nay có rất nhiều các
doanh nghiệp đã chuyển đổi và thích nghi nhanh với cơ chế thị trường, hoạt
động có hiệu quả. Điều này nhờ vào người cán bộ quản lý có tài. Nhưng không
ít các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, nợ nần gây thiệt hại cho nhà nước.
Chính sách mới của Nhà nước ta hiện nay là cổ phần hoá các doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ, đây là một chính sách đúng đắn. Nhà nước dựa vào tài sản của doanh
nghiệp chia thành các cổ phần và bán số phần trăm cổ phần nhất định cho cán
bộ công nhân viên trước tiên, sau đó mới cho các cá nhân có điều kiện bên
ngoài doanh nghiệp. Hình thức này đã phát huy tác dụng một cách rõ rệt. Thứ
nhất nó huy động nguồn vốn từ người dân, làm tăng vốn đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh-đây là một nhân tố quan trọng. Thứ hai nó nâng cao khả
năng quản lý của doanh nghiệp. Người lao động cảm thấy mình lao động cho
lợi ích của bản thân nhiều hơn. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp lớn làm ăn có
lãi thì giá trị cổ phiếu cao, do sở hữu cổ phần nên họ có nhiều tiền hơn. Vì vậy
khuyến khích người lao động sáng tạo trong sản xuất. Cán bộ quản lý cũng là
người góp cổ phần, hơn nữa là cổ phần lớn nhất trong doanh nghiệp, hoặc có
thể là người có năng lực và chịu trách nhiệm cho cổ phần của công nhân. Vì
vậy, công tác quản lý phải được nâng cao và sâu sát hơn. Nhà nước là người
nắm nhiều cổ phần nhất trong doanh nghiệp và mục đích lợi nhuận được đảm
bảo.
4/Các biện pháp có lợi nhuận ở Việt Nam:
Nếu trừu tượng hoá thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu được lợi
nhuận, lợi nhuận càng nhiều thì kinh doanh càng phát triển. Tuy nhiên, không
thể đạt lợi nhuận bằng mọi giá, không thể để người lao động vì bản chất của
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Vậy phải có những biện pháp gì để thu được lợi nhuận chính đáng mà không
làm tổn hại đến chính trị quốc gia?
Trước hết phải làm giảm sự boc lột của các nhà tư bản đối với giai cấp công
nhân. Bộ phận doanh nghiệp tư nhân (tư bản tư nhân) chỉ chiếm một phần nhỏ
trong các doanh nghiệp nước ta. Vì vậy, mâu thuẫn đối kháng tư bản - công
nhân là rất ít, tuy nhiên vẫn có ở các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Nhà nước đã
quy định những chính sách nhằm đảm bảo được tối đa quyền lợi cho công nhân
trong các doanh nghiệp tư bản, giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể khả năng
bóc lột của nhà tư bản như quy định mức tiền lương tối thiểu chung, quy định
thời gian làm việc chung cho cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân, hoạt động mạnh các tổ chức công đoàn bảo vệ người lao động, yêu cầu
quỹ phúc lợi xã hội…
- Mức lương tối thiểu được quy định chung cho các doanh nghiệp là 210 000
đ/người. Trên đà phát triển nâng cao năng suất lao động, cường độ làm việc giá
trị sức lao động bị giảm đi. Và Việt Nam đã có chính sách điều chỉnh bằng cách
dự tính nâng mức lương tối thiểu lên 290 000đ.
- Quy định thời gian làm việc trong ngày là 8 tiếng. Và vừa rồi đã giảm
giờ làm việc trong một tuần - công nhân được nghỉ cả thứ 7 và chủ nhật. Việc
quy định thời gian hạn chế nhà tư bản sử dụng biện pháp sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động. Nếu muốn công nhân làm thêm
giờ họ phải trả tiền. Điều này cũng tạo động lực cho các nhà tư bản tìm kiếm lợi
nhuận qua sản xuất giá trị thặng dư tương đối và siêu nghạch, nghĩa là phải cải
tiến kĩ thuật, công nghệ sắp xếp nhân sự để có năng suất lao động càng cao, từ
đó cải tiến xoá bỏ các kĩ thuật lạc hậu, trang bị cho nền kinh tế nước ta một cơ
sở vật chất hiện đại hơn và trình độ nhân sự Việt Nam cao hơn.
- Các tổ chức công đoàn hoạt động trong các doanh nghiệp tư nhân được
hưởng một phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng họ liên hệ và chịu sự quản
lí của công đoàn Nhà nước. Vì vậy, mục đích của họ là bảo hộ quyền lợi của
giai cấp công nhân. Công đoàn như người theo dõi của nhà nước trong các
doanh nghiệp tư nhân, kiểm tra xem tư bản bóc lột công nhân đến mức nào, họ
đối xử với công nhân ra sao, quyền lợi người lao động có được bảo đảm theo
quy định của Nhà nước không. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm quyền lợi người
lao động, tổ chức công đoàn sẽ báo cáo để Nhà nước xử lý, không để cho người
lao động bị thiệt hại. Các chủ tư bản sẽ bị xử phạt nếu không đảm bảo quyền lợi
hợp lý cho người lao động.
Nhà nước cũng yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động xã hội
như phúc lợi xã hội, trợ cấp, tài trợ kinh tế… Phần đầu tư này lấy từ lợi nhuận
của doanh nghiệp và chi cho các mục tiêu công cộng, vì vậy làm giảm mức độ
bóc lột của nhà tư bản với người lao động. Một cách nữa là Nhà nước tích cực
làm giảm sự mất công bằng và phân hoá giàu nghèo trong xã hội do chế độ tư
hữu là đánh thuế thu nhập, người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều hơn…
Sử dụng các biện pháp, chính sách trên mục đích của Nhà nước là lợi dụng
tính năng suất, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý ở các
doanh nghiệp tư nhân, với kỹ thuật và công nghệ nhưng phần giá trị thặng dư
mà nhà tư bản thu được nhỏ hơn tổng những lợi ích xã hội mà Nhà nước thu
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Các biện pháp của Nhà nước chỉ tác động vĩ mô tới các doanh nghiệp tư
nhân vì thực chất đây là các doanh nghiệp sở hữu riêng và nhiều hoạt động tuỳ
thuộc vào bản thân và lương tâm các nhà tư bản. Đối với doanh nghiệp tư bản
Nhà nước thì Nhà nước có ảnh hưởng nhiều hơn vì là một thành viên trong
doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý Nhà nước trực tiếp tham gia vào vì vậy
bảo đảm được nhiều hơn quyền lợi của người công nhân đồng thời lợi ích mà
Nhà nước thu được cũng nhiều hơn vì nó lấy trực tiếp từ kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là việc phân định quyền
hạn trách nhiệm giữa Nhà nước và nhà tư bản sao cho hợp lý dung hoà được
mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội. Điều này đòi hỏi người cán bộ quản lý
của Nhà nước phải thực sự có năng lực kiên định. Bên cạnh đó cũng là cách tốt
cho họ tự rèn luyện - học tập nâng cao năng lực quản lý của bản thân. Tuy nhiên
thực tế diễn ra ở nhiều doanh nghiệp liên doanh là tình trạng mâu thuẫn và
thường chủ tư bản mua nốt phần góp vốn của Nhà nước. Doanh nghiệp trở
thành Doanh nghiệp Tư bản Tư nhân của Tư bản một nước hay 100% vốn nước
ngoài. Đây là một hạn chế lớn và đã xảy ra ví dụ như đối với liên doanh nước
ngọt Cocacola hay nhiều lĩnh vực khác. Điều này là do cán bộ quản lý của ta
thiếu kinh nghiệm hoặc do nhà Tư bản cố ý, mâu thuẫn không thể dung hoà làm
cho mối liên kết không tồn tại. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp liên doanh đã
hoạt động tốt như trong các công trường xây dựng đập nước Thuỷ điện Sông đà,
khoan dầu… Đây là các dự án đầu tư lớn của Nhà nước. Biện pháp của ta là dần
dần thay thế vai trò, sự ảnh hưởng của bên ngoài với các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh này.
Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động có hiệu quả để thu lợi
nhuận cao, đứng vững với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi
người cán bộ quản lý tài giỏi. Biện pháp của nhà nước là không ngừng đào tạo
những nhà quản lý, đồng thời nâng cao trình độ Khoa học kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, mở rộng lĩnh vực kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Toàn bộ nền kinh tế vận động đi lên và các doanh nghiệp Nhà nước cũng nằm
trong quá trình vận động đó.
III. Kết luận:
Đề tài giúp nâng cao tư duy nhận thức và trình độ lý luận về học thuyết
kinh tế cũng như tất cả chủ nghĩa Marx, nó giúp em hiểu sâu sắc hơn quy luật
kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư, nhận thấy vai trò quan
trọng của nó trong phát triển kinh tế.
Việt Nam hiện nay đang phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế mở cửa vì
vậy đã có quy luật giá trị thặng dư hoạt động. Nhận thức về quy luật trang bị
cho các nhà kinh tế những hiểu biết trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Hiểu
quy luật này thì sẽ nắm được sự vận động của các quy luật khác quy luật cạnh
tranh, quy luật giá trị… vì quy luật giá trị thặng dư là quy luật trung tâm. Từ đó
các nhà kinh tế có biện pháp tối ưu hơn, phù hợp quy luật để tạo hiệu quả kinh
doanh cao nhất.
Đề tài thực sự có ý nghĩa thực tiễn và giá trị vận dụng trong phương thức
sản xuất và nền sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
Một yêu cầu trong phát triển kinh tế, sử dụng quy luật giá trị thặng dư
trong quản lý doanh nghiệp là các doanh nghiệp nước ta phải vận dụng một
cách thích hợp quy luật giá trị thặng dư, tuân theo sự điều tiết, quản lý vĩ mô
của Nhà nước để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa quyền lợi thuộc về nhân
dân, về người lao động.
Tài liệu tham khảo
1 Kinh tế chính trị học Mac-Lênin
2 Lý thuyết quản trị kinh doanh
3 Luật doanh nghiệp
4 CacMác và Angghen toàn tập Tập 1
5 Tư bản tập 2 quyển 1
6 Tư bản Quyển 1 tập 1
7 Luật doanh nghiệp và các văn bản hường dẫn thi hành
8 Giáo trình kinh tế chính trị
9 Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý
10 Các tạp chí kinh tế và thời báo doanh nghiệp.
Mục lục
I. Phần mở bài 1
II. Phần nội dung 2
A. Lý luận về quy luật giá trị thặng dư 2
1. Khái quát chung 2
2. Mặt chất của giá trị thặng dư 2
2.1 Điều kiện ra đời của giá trị thặng dư 2
2.2. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư 6
2.3. Kết luận 10
3. Mặt lượng của giá trị thặng dư 10
3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư 10
3.2 Khối lượng giá trị thặng dư 11
3.3 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 12
3.4 Kết luận 15
4. Kết luận chung về giá trị thặng dư 15
B. ý nghĩa thực tiễn trong quản lý các doanh nghiệp nước ta hiện nay 17
1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17
2. Lý do của việc tồn tại quy luật giá trị thặng dư ở nước ta 18
3. Tác dụng của quy luật trong quản lý các doanh nghiệp 19
4. Các biện pháp có lợi nhuận ở Việt Nam 29
III. Kết luận 33
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những đặc điểm của nó.pdf