Tài liệu Luận văn Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay: LUẬN VĂN:
Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng và một số mô hình
mới hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín
dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói
cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này
ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt.
Nhận thức được điều này em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quy trình xếp hạng khách
hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình” nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng của việc xếp hạng khách hàng và quản lý rủi ro của chi nhánh, qua đó đưa ra
một số mô hình nhằm đóng góp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan
trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Để tín dụng có hiệu quả là vấn
đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với ngân hà...
112 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng và một số mô hình
mới hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín
dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói
cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này
ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt.
Nhận thức được điều này em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quy trình xếp hạng khách
hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình” nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng của việc xếp hạng khách hàng và quản lý rủi ro của chi nhánh, qua đó đưa ra
một số mô hình nhằm đóng góp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan
trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Để tín dụng có hiệu quả là vấn
đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với ngân hàng.Trong đó chấm
điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng có vai trò hết sức quan trọng nó hỗ trợ NHCV
trong việc: Ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng của một khách
hàng, số tiền cho vay/bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/phí, biện pháp bảo đảm cho
khoản tín dụng. Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang
còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu xấu về
chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời.
Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, và do còn hạn chế về kiến
thức trong chuyên đề này em chỉ xem xét qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng
khách hàng và nêu ra một số mô hình mới hiện nay.
Chuyên đề này gồm 3 phần chính là:
I. Tổng Quan hoạt động tín dụng
II. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của ngân hàng Công
thương Ba đình
III. Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng
I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng
ngân hàng).
1.1. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc nhất
định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể
hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà nước và các NHTM.
- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định: Các
khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách
hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc
và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực
hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển
- Khách hàng cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân
hàng, không trái với các qui định của pháp luật và các qui định khách của ngân hàng cấp
trên. Luật pháp qui định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân
hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp
đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và việc
tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng.
- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả thực hiện nguyên
tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thưu nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả
của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân
hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người
vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản
đảm bảo khi vay.
1.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại
a. Vai trò của chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm cảu ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô
lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn
thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh
tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng, tạo sự thống
nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nân cao khả năng sinh lời.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đế chính sách tín dụng
Trước hết, nhu cầu tín dụng của khách hàng. Chính sách tín dụng là chính sách
phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng. Do đó nhu cầu của khách hàng với các đặc
tính khác nhau (khách hàng lớn, nhỏ. Khách hàng nông nghiệp hay xây dựng...) quyết
định các nội dung và thành công của chính sách tín dụng.
Thứ hai, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính
an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng. Do đó, chính sách tín dụng của ngân hàng
được xây dựng dựa trên dự đoán tương lai cũng như diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín
dụng.
Thứ ba, chính sách của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước như chính sách ưu đãi,
chính tỷ giá, chính sách phát triển hệ thống tài chính…ảnh hưởng đến chính sách tín
dụng.
Thứ tư, qui mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn
của ngân hàng, qui mô chủ sở hữu.. đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tín dụng.
c. Nội dung chính sách tín dụng
Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và
đưa ra trong chính sách tín dụng như: Qui mô, lãi xuất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các
khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác.
1. chính sách khách hàng
Khách hàng nhận tín dụng của ngân hàng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, cá nhân người tiêu dùng, các ngân hàng, các công ty
tài chính… Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hoặc hạn chế tài chính… Tuy nhiên luật pháp
cũng cấm hoặc hạn chế tài trợ đối với một số đối tượng nhất định.
Người đứng tên vay cho một tập thể phải được sự ủy quyền của cả tập thể
Cá nhân vay phải là ngươi đã đến tuổi thành niên. Người vay phải ghi rõ vay để
làm gì. Ngân hàng được quyền chấm dứt quan hệ tín dụng và thu hồi nợ nếu phát hiện
người vay sử dụng vốn sai mục đích đã đăng kí ban đầu mà không được phép của ngân
hàng.
Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng. khách
hàng khác. Loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác. Loại khách
hàng truyền thống và quan trọng thường được hưởng chính sách ưu đãi của ngân hàng
thương mại. Đây là nội dung có liên quan đến chính sách marketing nên thường được các
ngân hàng cân nhắc và đưa ra cho khách hàng biết.
2. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng
Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định.
Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các
hình thức tiền tệ khác nhau. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa băng nhu cầu của khách và
phù hợp với các điều luật (hoặc các qui định) dựa trên các tính toán của ngân hàng về rủi
ro và sinh lời. Nhìn chung ngân hàng rất quan tâm tới vốn chủ sở hữu của khách hàng và
ít muốn tài trợ trong trường hợp các khoản nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu. Ngoài các giới
hạn do luật qui định, mỗi ngân hàng còn có qui định riêng về qui mô và các giới hạn.
Chính sách này còn được qui định cho từng thời kì trong năm, có tính đến qui mô và tính
chất của nguồn vốn của ngân hàng.
3. Lãi suất và phí suất tín dụng
Ngân hàng có các mức lãi suất tín dụng khác nhau tùy theo kì hạn, tùy theo các
loại tiền và tùy theo loại khách hàng (khách hàng quen, hoặc khách hàng vay lớn có thể
có lãi suất thấp hơn). Ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất tín dụng đến rủi ro, lãi suất
hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh khung lãi suất định trước, ngân
hàng còn cung cấp các lãi suất thỏa thuận đối với từng khách hàng cụ thể. Lãi suất có thể
cố định trong suốt kì hạn tín dụng (gọi là lãi suất cố định), hoặc biến đổi tùy theo thay đổi
của lãi suất tham khảo hoặc của chỉ số làm cơ sở điều chỉnh lãi suất (gọi là lãi suất thả
nổi), hoặc kết hợp cố định có điều chỉnh sau một khoảng thời gian xác định (gọi là lãi
suất hỗn hợp). Lãi suất tín dụng có thể bị giới hạn bởi lãi suất trần, bị tác động bởi lãi
suất tái chiết khấu do ngân hàng Nhà nước qui định, hoặc lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng.
Lãi suất tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng thông qua và cần được phổ biến đến
mọi cán bộ tín dụng, bao gồm lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân đối với các kì hạn, các
ngành và lĩnh vực chủ yếu. Chính sách này cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng
trong việc đặt giá trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của
ngân hàng.
4. Thời hạn tín dụng và kì hạn nợ
Các giới hạn về thời gian luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kì hạn
liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kì kinh doanh của người
vay. Chính sách tín dụng thể hiện rõ, ngân hàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với thời hạn
như thế nào. Chính sách thời hạn phải giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn (Chủ
yếu là người gửi và người cho ngân hàng vay quyết định) và thời hạn tài trợ (xuất phát từ
yêu cầu của người vay do đặc điểm luôn chuyển vốn và qui mô thu nhập quyết định). Từ
đó ngân hàng xác định kì hạn nợ cụ thể đảm bảo cân bằng kì hạn trung bình.
Thời hạn trung bình càng nhỏ, rủi ro của ngân hàng càng thấp, càng tăng tính
thanh khoản của các khoản tài trợ.
Ngân hàng thường dựa trên kì hạn của nguồn để quyết định chính sách kì hạn cho
vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển kì hạn nguồn của ngân hàng không cao.
Việc chuyển hoán kì hạn nguồn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất bởi vì nó
tạo ra khe hở lãi suất (nguồn nhạy cảm lớn hơn tài sản nhạy cảm). Nếu ngân hàng có khả
năng chuyển hoán nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, Chính sách thời hạn tín
dụng và kì hạn nợ nghiêng về đáp ứng kì hạn của người vay.
Kỳ hạn nợ liên quan đến tính toán các nguồn thu cua khách hàng có thể dùng để
trả nợ. Chính sách xác định cụ thể kỳ hạn nợ và tăng số lần trả nợ trong kỳ sẽ tăng chi phí
thu nợ của ngân hàng (nếu khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng)
5. Các khoản đảm bảo
Chính sách đảm bảo gồm các qui định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng
tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo, đánh giá và
quản lí đảm bảo.
Ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng
truyền thống, có uy tín, ngân hàng cho vay không cân kí hợp đồng đảm bảo. Trong những
trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn ngân hàng đòi hỏi hợp đồng tài
sản đảm bảo.
Đảm bảo có thể bằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp. Các đảm bảo thường là
giấy tờ có giá, hàng hóa tron kho, nhà cửa, thiết bị, hoặc bảo lãnh của người thứ ba.
Ngân hàng chỉ chấp nhận các tài sản có khả năng bán được làm đảm bảo. Các tài
sản thuộc sở hữu công, kém mất phẩm chất hoặc phi pháp đều bị loại khỏi đảm bảo. Có
loại bảo đảm Ngân hàng vân cho người vay được quyền sử dụng đúng mục đích đã thỏa
thuận với ngân hàng. Có loại đảm bảo bị ngân hàng phong tỏa, hoặc kiểm soát chặt chẽ
việc sử dụng. Để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra đối với các đảm bảo, ngân hàng
thường yêu cầu ngừời vay phải mua bảo hiểm tài sản.
Chính sách đảm bảo cũng qui định về việc sử dụng tài sản đảm bảo hình thành từ
vốn vay.
Định giá vật đảm bảo giúp cho ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thích
hợp. Thông thường ngân hàng chỉ cho vay vơi một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường
của đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị
thị trường của vật đảm bảo.
6. Chính sách đối với các tài sản có vấn đề
Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn, hoặc khó đòi, hoặc
không đòi được) và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ (chứng khoán giảm giá, các khoản
bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ,…).
Chính sách đối với các tài sản có vần đề gồm qui định về cách thức xác định nợ
xấu (các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác, tỷ lệ nợ xấu có thể
chấp nhận và mức độ “xấu” cùa khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lí va
khai thác.
Do hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, mức rủi ro có thể chấp nhận được
cần được xác định cho từng nhóm khách hàng, tưng ngành hoặc vùng. Đây là điều kiện
để ngân hàng xây dựng chính sách cho vay các biệt. Chính sách giải quyết nợ xấu liên
quan đến nhiều bên: Khách hàng, ngân hàng, cán bộ ngân hàng, tòa án, chính quyền địa
phương… Nhiều ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách giải quyết các tài sản có vấn
đề.
1.3. Các nghiệp vụ tín dụng (phân loại theo hình thức cấp tín dụng)
1.3.1 Chiết khấu thương phiếu
Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa và
dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương
phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đế ngân hàng để
xin chiết khấu trước hạn. Sau đây là sơ đồ luân chuyển thương phiếu.
Hình 1: Chiết khấu thương phiếu
(1) Người bán chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua,
(2) Thương phiếu được lập, người mua kí, cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi
thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ
hưởng.
(3) Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương
phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu
(4) Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát triển cho
người bán và nắm giữ thương phiếu (ngân hàng có thể yêu cầu người bán kí hậu
vào thương phiếu, cam kết trả tiền cho ngân hàng nếu người mua khôn trả - quyền
truy đòi đối với thương phiếu).
(5) Đến hạn, ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền (nếu người mua
không trả, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên kí tên trên thương phiếu).
Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thời hạn chiết khấu và lệ
phí chiết khấu.
Bên cạnh lãi suất chiết khấu (thường chung cho các loại thương phiếu), ngân hàng có thể
yêu cầu khách hàng trả thêm phần lệ phí chiết khấu đối với những trường hợp cụ thể có
thể liên quan đến rủi ro và chi phí đòi tiền.
Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa
Người bán Người mua
Ngân hàng
(2)
(1)
(2) (4) (5)
Ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách hàng, ngân
hàng thường kí với khách hợp đồng chiết khấu (cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu
trong kì). Khi cần thiết chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân
hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao.
1.3.2. Cho vay
1.3.2.1. Thấu chi
Thấu chi là nghiệp cụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội
(vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong
khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Hình 2: Thấu chi
y
x
Trục y: số dư tiền gửi thanh toán (đồng)
Trục x: Thời gian
Hạn mức thấu chi
Vay ngân hàng (thực hiện thấu chi)
Số dư tiền gửi thanh toán
Để thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng làm đơn xin ngân hàng hạn
mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá
trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ…. Vượt quá số dư
tiển gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài
khỏan tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả:
Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * Số tiền thấu chi
Các khoản chí quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng
hình thức này.
Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp với thời gian và
số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quĩ song không chính xác. Do vậy,
hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán
chủ động, nhanh, kịp thời.
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là
không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài
tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp. mua hàng…. Hình thức này
nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì
thu nhập ngắn.
1.3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng
đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được
cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương
mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân
hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản
xuất kinh doanh.
Hình 3: cho vay từng lần
: Qui mô và thời gian cho vay
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử
dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định qui
mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi
món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.
= - - -
Theo từng kí hạn nợ trong hợp đồng. ngân hàng sẽ thu gốc lãi, trong quá trình
khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng. nếu
thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá
hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi.
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng
món vay tách biệt. Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.
1.3.2.3. Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn
mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tối đa tại
thời điểm tính.
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn
và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng ước lượng hạn mức tín dụng đối với các
Qui mô vay
Thời gian vay
Số lượng
cho vay
Nhu cầu vốn cho sản
xuất kinh doanh
Vốn chủ sở
hữu tham gia
Các nguồn vốn
khác tham gia
Thời gian
Thời hạn
doanh nghiệp như sau (không kể các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng):
Hình 4: Cho vay theo hạn mức
Hạn mức được duyệt trong kì
Dư nợ tron kì
Hạn mức được duyệt cuối kì
Hình 5: Cho vay theo hạn mức
Dư nợ
Dư nợ
Dự trữ cao
nhất hợp lý
kỳ trước
Dự trữ
thực tế
cao nhất
Hàng kém phẩm chất, chậm luân
chuyển, hàng không thuộc đối
tượng cho vay của NH
Dự trữ cao
nhất hợp lý
kỳ trước
Tăng (- giảm) dự
trữ do giá hàng
hóa tăng (giảm)
Tăng (- giảm) dự trữ do kế
hoạch tăng (giảm) sản lượng
tiêu thụ
Dự trữ cao
nhất hợp lý
kỳ này
Vốn chủ sở hữu
tham gia dự trữ
Các nguồn khác tham
gia dự trữ
Dư nợ
Bước 1: Xác định dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ (hoặc cuối kỳ) trước:
= -
Bước 2: Xác định dự trữ cao nhất hợp lý kỳ này
= + +
Bước 3: Xác định hạn mức tín dụng cao nhất trong kỳ
= - -
Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được
vượt quá hạn mức tín dụng (H4). Một số trường hợp ngân hàng qui định hạn mức cuối kì.
Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến cuối kì, khách hàng phải trả nợ
để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không vượt quá hạn mức (H5).
Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các
chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra
tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát triển cho khách hàng.
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường
xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp
vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi khách hàng có thu nhập, ngân
hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân quĩ cho khách hàng. Tuy nhiên do các
lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả
sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo
tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.
1.3.2.4. Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa.
Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và
sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quí, người vay phải làm đơn xin vay
luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn
mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có
thể được thỏa thuận trong một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả
mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có
cho vay nữa hay không tùy mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình
hình tài chính của khách hàng.
Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp
đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời
gian tới.
Hình 6: Cho vay luân chuyển
Cho vay
Thời gian
1.3.2.5. Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho khách hàng trả gốc
làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp
dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu
bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp vơi khả năng trả nợ (thường là từ
khấu hao và thu nhập sua thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng)
Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả
góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất
việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
Chính vì rủi ro cao nên lãi suât cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi
suất cho vay của ngân hàng.
1.3.2.6. Cho vay gián tiếp
Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng
phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ
chức trung gian.
Ngân hàng cho vay qua các tổ , đội, hội, nhóm sản xuất…..
Hình 8: cho vay gián tiếp
Ngân hàng
Trung gian
tổ, đội, hội,
nhóm
Khách hàng (thường
là nông dân, người
buôn bán nhỏ…)
(1)
(2)
(3) (3)
(1) Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người vay (khách hàng)
(2) Người vay mua hàng (nguyên liệu cho sản xuất, cây giống, con giống..)
(3) Người bán tập trung các hóa đơn bán hàng gửi lên ngân hàng để nghị thanh toán.
Sau do ngân hàng thu nợ của khách hàng.
1.3.3.Cho thuê tài sản (thuê – mua)
Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản. Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp, khách hàng không đủ (hoặc chưa đủ) điều kiện để vay. Để mở rộng tác
dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê.
Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của NH nên ngân hàng có thể thu hồi để ván hoặc cho
người khác thuê khi người thuê không trả nợ được. Điều này góp phần giảm bớt thiệt hại
cho ngân hàng.
Nội dung
1. Qui trình nghiệp vụ cho thuê như sau:
- Ngân hàng mua tài sản để cho thuê
(1) Khách hàng làm đơn gửi ngân hàng nêu yêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi phân tích
dự án và tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng kí hợp đồng thuê- mua với khách
hàng.
Ngân hàng (người cho thuê)
Nhà cung cấp trang thiết bị Khách hàng (Người thuê)
(2) (1) (4)_
(3)
(2) Ngân hàng tìm kiếm nhà cung cấp kí hợp đồng mua (hoặc người thuê chỉ định nhà
cung cấp)
(3) Khách hàng có thể gặp nhà cung cấp để nêu yêu cầu về qui cách, chất lượng tài sản
thuê, nhà cung cấp có thể phải cam kết bảo hành cho người thuê.
(4) Ngân hàng kiểm soát tình hình sử dụng tài sản thuê, thu tiền thuê,
hoặc thu hồi tài sản nếu thấy người thuê vi pham;
- Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại
- Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê, hoặc mua trả góp tài sản để cho thuê
Tuy theo những yêu cầu cụ thể của người đi thuê với NH, hoặc giữa NH với người cung
cấp mà NH có thể đi thuê tài sản hoặc mua trả góp để cho thuê.
Nếu khách hàng khó khăn về nguồn vốn để mua tài sản cho thuê, NH có thể sử dụng hình
thức mua trả góp để cho thuê
2. Những vấn đề chủ yếu
- Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau
một thời gian nhất định phải thu hồi đủ gốc và lãi.
- Thời hạn cho thuê có thể gồm hai phần: Thời hạn cơ bản và thời hạn gia hạn thêm.
- NH không cam kết cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tài sản, không chịu trách nhiệm về
những thiệt hại đối với tài sản cho thuê.
- Lãi suất cho thuê thường cao do bao gồm chi phí tìm kiếm người cung cấp, chi phí dàn
xếp và phụ thuộc vào thời hạn thuê.
- Ngân hàng có quyền thu hồi tài sản nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp
đồng, song đồng thời ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho
khách hàng và phải đảm bào về chất lượng của tài sản đó.
Ngân hàng có thể lập phòng cho thuê hoặc công ty cho thuê để thực hiện và quản lí
hoạt động cho thuê.
1.3.4.Bảo lãnh (tái bảo lãnh)
Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không
thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.
Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh.
Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng
là người được bảo lãnh, và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba.
II. QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG
2.1. Mục đích
- Quy định trình tự các bước công việc để thực hiện nghiệp vụ chấm điểm tín dụng và
xếp hạng đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Xác định trách nghiệm, quyền hạn của các cá nhân đơn vị để thực hiện chấm điểm tín
dụng và xếp hạng khách hàng.
2.2.Phạm vi và đối tượng áp dụng
2.2.1. Phạm vi áp dụng
Văn bản này được áp dụng để thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách
hàng (không bao gồm các định chế tài chính) trong hệ thống Ngân hàng Công thương
Việt Nam.
2.2.2.Đối tượng áp dụng
Trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, điểm giao
dịch Ngân hàng Công thương.
2.3.Giải thích từ ngữ viết tắt, các từ viết tắt
2.3.1. Giải thích từ ngữ
- Trọng số: là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính
hoặc chỉ số phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng chỉ tiêu chấm điểm tín dụng do cán bộ chấm điểm tín
dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp: để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.
-Phòng chấm điểm tín dụng: gồm các phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch
tại chi nhánh; phòng kinh doanh dịch vụ Trụ sở chính.
2.3.2. Các từ viết tắt
- CN: chi nhánh
- TSC: Trụ sở chính.
- NHCT: Ngân hàng Công thương.
- NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
- NSNN: Ngân sách Nhà nước.
- PGD: Phòng giao dịch.
- CĐTD: chấm điểm tín dụng
- QLRR: Quản lý rủi ro.
(*) Căn cứ để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương
hiện nay đều dựa theo “Quyết Định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam Ban
hành về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng” Có nội dung tương tự
như nội dụng được trình bày ở phần 2.4.
2.4. Nội dung và Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
2.4.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Bước 1: Thu thập thông tin
Người thực hiện. Cán bộ chấm điểm tín dụng.
Sau khi nhân hồ sơ thông tin khách hàng, tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và
sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh dự án
đầu tư từ các nguồn:
- Hồ sơ do khách hành cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài
liệu khác.
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Đi thăm thực địa khách hàng.
- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.
- Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.
- Các nguồn khác.
Các thu thập thông tin, danh mục câu hỏi điều tra được hướng dẫn chi tiết theo PL
QT0.1/PL01.
Trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị
khoản tín dụng) của tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn. Thì có thể sử dụng kết quả
xếp hạng tín dụng của bên bảo lãnh để xác định hạng tín dụng của khách hàng (nếu bên
bảo lãnh cũng được Ngân hàng cho vay chấm điểm), đưa vào kết quả chấm điểm xếp
hạng(Bước 6).
Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp
Người thực hiện: cán bộ chấm điểm tín dụng.
Căn cứ vào nghành nghề/ lĩnh vực sản suất kinh doanh chính đăng ký trên giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, xác định nghành nghề/lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
- Nông, lâm và ngư nghiệp.
- Thương mại và dịch vụ.
- Xây dựng.
- Công nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa nghành nghề thì căn cứ vào nghành nghề/lĩnh
vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Tiến hành phân loại doanh nghiệp theo Quy trình sau:
Nông lâm, ngư
nghiệp
- Chăn nuôi
- Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây
công nghiệp….
- Trồng rừng
- Khai thác lâm sản
- Đanh bắt, nuôi trồng thủy sản
- Làm muối
Thương mại dịch
vụ
- Cảng sông, biển
- Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch
- Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ
các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm,
rượi bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị
y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng
điện tử, may móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa
chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu
dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, khí đốt.
- In ấn, xuất bản sách, báo chí.
- Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao
thông.
- Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
- Tư vấn, môi giới.
- Thiết kế thời trang, gia công may mặc
- Bưu chính viễn thông
- Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt,
hàng không
- Vệ sinh môi trường, văn phòng…..
Xây dựng - Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp
- Hạ tầng đô thị và nhà ở
- Xây lắp ( xây dựng cơ bản)
Công nghiệp - Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản,
thực phẩm, rượi bia, nước giải khát.
- Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, văn hóa
phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất (bao gồm cả phân
bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật,
mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các nghành khác.
- Sản xuất điện khí đốt.
- Khai thác khoán sản
- Khai thác than, vật liệu xây dựng (cát, đá,…), dầu
khí.
Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng:
Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp gồm:
nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp NSNN.
Trong đó:
- Lao động: là số lao động thực tế sử dụng (được nêu tại thuyết minh báo cáo tài
chính) tính bình quân trong 3 năm gần nhất.
- Giá trị nộp NSNN: lấy theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong kỳ (không kể
số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này) bao gồm các loại thuế và các khoản thuế xuất
nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản
tiền phạt, phụ thu).
Tiến hành chấm điểm quy mô doanh nghiệp theo hướng dẫn sau:
CHẤM ĐIỂM QUY MÔ DOANH NGHIỆP.
stt tiêu chí Trị số Điểm
1
Nguồn vốn kinh
doanh
từ 50 tỷ đồng trở lên 30
từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25
từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20
từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15
từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10
dưới 10 tỷ đồng 5
2 lao động
từ 1500 người trở lên 15
từ 1000 đến dưới 1500 người 12
từ 500 đến dưới 1000 người 9
từ 100 người đến dưới 500 người 6
từ 50 người đến dưới 100 người 3
dưới 50 người 1
3 Doanh thu thuần
từ 200 tỷ đồng trở lên 40
từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30
từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20
từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10
từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5
dưới 5 tỷ đồng 2
4 nộp ngân sách
từ 10 tỷ đồng trở lên 15
từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12
từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9
từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6
từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3
dưới 1 tỷ đồng 1
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Căn cứ vào kết quả chấm điểm thu được, xếp loại quy mô doanh nghiệp theo bảng
sau:
Điểm Quy mô
Từ 70 – 100 điểm Loại 1
Từ 30 – 69 điểm Loại 2
Dưới 30 điểm Loại 3
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính:
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính doanh nghiệp, lập bảng cân đối kế toán
sau điều chỉnh theo các sau
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1 Thẩm định tính chính xác của báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính
1.1. Kiểm tra mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
Về mặt nguyên tắc, CBCĐTD phải lựa chọn báo cáo tài chính có độ tin cậy cao nhất mà
doanh nghiệp có thể có:
+ Báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập.
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt (Tổng công ty phê
duyệt báo cáo tài chính của đơn vị thành viên) có độ tin cậy cao hơn báo cáo tài chính do
doanh nghiệp lập.
+ Báo cáo quyết toán thuế: thường chỉ xem xét lại một số chỉ tiêu liên quan đến các
khoản thuế được khấu trừ, thuế phải nộp.
+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn, nhưng tính chính xác còn
phụ thuộc vào uy tín của tổ chức kiểm toán độc lập, phạm vi kiểm toán, phương pháp
kiểm toán và sai số trọng yếu của tổ chức kiểm toán
1.2. Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính.
- Kiểm tra các hạng mục trên báo cáo:
Cần lựa chọn các hạng mục cần kiểm tra, rà soát, bao gồm: các hạng mục chủ yếu (tiền
mặt, phải thu, hàng tồn kho, chi phí xây dựng cơ bản dở dang…) và các hạng mục có dấu
hiệu nghi ngờ (do cán bộ rà soát phát hiện)
- Phương pháp: Kiểm tra sổ chi tiết, đối chiếu chứng tù gốc; so sánh đối chiếu số
liêu:
+ Cột số đầu năm: cần xem số liệu ở cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế toán
niêm độ trước chuyển sang; hoặc xem số liệu đầu năm trên bảng cân đối kế toán quý
trước cùng niên độ chuyển sang. Số đầu năm không thay đổi trong suốt niên độ báo
cáo.
+ Cột số cuối kỳ: Cần xem số dư cuối kỳ trên một số sổ sách kế toán tổng hợp
hoặc chi tiết, tương ứng với chỉ tiêu đó để kiểm tra (ví dụ xem chi tiết tài khoản công
nợ, báo cáo cân đối số phát sinh…). Các chi tiêu phản ánh tài sản, xem số dư cuối kỳ
bên nợ của các tài khoản liên quan. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn, xem số dư cuối
kỳ bên có các tài khoản phản ánh nguồn vốn tương ứng đề kiểm tra phần nguồn vốn.
+ Ngoài ra, có thể kiểm tra trực tiếp các file dữ liệu trên máy vi tính của doanh
nghiệp (Nội dung và số dư các tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của các báo cáo
tài chính doanh nghiệp gửi cho ngân hàng.
2. Đánh giá chất lượng tài sản có của doanh nghiệp
Thẩm định chất lượng tài sản có của doanh nghiệp nhằm đánh giá thực chất kết
quả kinh doanh, tài chính và khả năng bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp hạch toán theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, việc
đánh giá sẽ khác. Còn đối với doanh nghiệp hạch toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 thực hiện theo hướng dẫn sau:
2.1 Tài sản ngắn hạn:
- Tài sản ngắn hạn là nhứng tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển trong
vòng, một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
có đến thời điểm báo cáo.
2.1.1 Đầu tư tài chính ngắn hạn
Cần đánh giá những khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán, cho vay
ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác) vượt quá thời hạn theo quy định có thể thu hồi kịp
thời trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá một năm.
Tìm nguyên nhân chưa thu hồi (giảm giá trên thị trường chứng khoán mà nếu bán ra
doanh nghiệp sẽ bị lỗ…).
Đối với doanh nghiệp có khả năng về tài chính ngăn hạn để giảm thiểu rủi ro
(MS129). Khi phân tích cần so sánh giữa kết quả đánh giá của NHCV và số đã được
trích dự phòng.
(2.1.2) Các khoản phải thu ngắn hạn.
- Yêu cầu đánh giá: Các khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội
bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, phải thu khác quá hạn, khó đòi
hoặc còn hạn thanh toán nhưng không có khả năng thanh toán. Nói chung doanh
nghiệp không sẵn sang cung cấp các số liêu này cho ngân hàng.
- Phương pháp đánh giá: Cần xem chi tiết các tài khoản 131 (phải thu khách hàng),
bên nợ TK 331 (phải trả người bán), TK138 ( chi tiết 1385-1388) (phải thu khác), chi
tiết (bên nợ) TK334, 337, 338; so sánh chi tiết theo từng đối tượng khách hàng giữa
các niên độ báo cáo. Đối với những khoản số dư không thay đổi (hoặc thay đổi không
đáng kể) do không có phát sinh tăng, giảm trong kỳ (hoặc phát sinh giảm rất ít) thỉ có
thể xác định là khoản nợ khó đòi. Nếu có thể cần đánh giá thêm từ một số thông tin
khác như hợp đồng, biên bản đối chiếu xác nhận công nợ….
- Ngoài ra, cần phải lưu ý một số nội dung sau:
+ Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (TK 337) phản ánh
chênh lệch giữa tổng số doanh thu đã ghi nhận lũy kế tương ứng với phần công việc đã
hoàn thành lớn hơn tổng số tiền lũy kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch
đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang. Đây là chỉ tiêu đặc thù của
nghành xây dựng, cần so sánh đối chiếu để phát hiện những tài khoản chậm thu hồi, nợ
tồn đọng lâu ngày.
+ Một số doanh nghiệp hạch toán một số khoản chi phí đã chi vào tài khoản
phải thu vì nếu hoạch toán vào giá thành thì kết quả kinh doanh bị lỗ; chi lượng tăng năng
suất lao động, các khoản chi chưa có nguồn, tài sản cố định chưa có nguồn, chi phí
khác…. Xem chi tiết TK 138 và chi tiết bên nợ TK 338 để phân tích (Những khoản chi
này doanh nghiệp thường treo qua nhiều biên độ báo cáo).
+ Dự phòng phải thu khó đòi: Theo quy định, doanh nghiệp phải tích dự
phòng phải thu khó đòi đề xử lý rủi ro công nợ quá hạn, khó đòi. Tuy nhiên, doanh
nghiệp có khả năng về tài chính mới hạch toán đầy đủ được dự phòng phải thu khó đòi.
Nợ khó đòi đã xử lý được theo dõi ở danh mục các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán
(Phần cuối của bảng cân đối kế toán). Cần so sánh số đã được dự phòng vói kết quả đánh
giá thực tế về công nợ khó đòi.
2.1.3 Hàng tồn kho
- Cần đánh giá loại trừ hàng hóa tồn kho ứ đọng kém mất phẩm chất: xem
chi tiết TK 152 (nguyên liệu vật liệu); TK 153 (công cụ, dụng cụ), TK 155, 156 (Thành
phẩm, hàng hóa) theo từng loại sản phẩm của doanh nghiệp và các báo cáo, các thẻ
kho….
- Sản phẩm dở dang: Khi phân tích cần xem những khoản mục sản phẩm dở
dang đê lâu ngày không tất toán, xem xét bảng tổng hợp chi phí, doanh thu, lỗ lãi theo
từng công trình có chi phí dở dang qua một hoặc nhiều niên độ kế toán, không có doanh
thu nhưng chưa quyết toán lỗ.
2.1.4. Tài sản ngắn hạn khác
- Tạm ứng: Kế toán tạm ứng phải mở số chi tiết để theo dõi từng người
nhận tạm ứng theo từng lần nhận tạm ứng. Cần đánh giá những khoản tạm ứng để quá lâu
không thanh toán để loại trừ các khoản không có khả năng thu hồi.
- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: phản ánh số thuế GTGT được hoàn
lại đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu được lấy từ số dư nợ tài khoản TK 133. Theo quy định
hiện hành, sau ba tháng liên tục có dư nợ hoàn thuế, doanh nghiệp gửi hồ sơ để được
hoàn thuế. Đối với chỉ tiêu này, cần đánh giá những khoản thuế đã hạch toán từ liên độ kế
toán trước nhưng đến liên độ này vân chưa được khấu trừ (thường do thiếu hồ sơ hoặc hồ
sơ không đầy đủ điều kiện pháp lý nên cơ quan thuế không chấp nhận hoàn thuế).
- Chi phí trả trước ngắn hạn: là những khoản chi phí đã chi nhưng chưa
hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ/năm báo cáo. Chi phí này được kết chuyển vào chi
phí SXKD của các kỳ báo cáo tiếp theo trong một năm tài chính hoặc một chu kì kinh
doanh. Doanh nghiệp theo dõi theo từng khoản chi phí. (Bảng 02). Khi phân tích cần
xem chi tiết tài khoản, phát hiện các trường hợp không tất toán các khỏan đã chi tử kỳ
hạch toán trước; là rõ nguyên nhân những khoản chi phí trả trước từ kỳ trước chưa tât
toán kỳ này.
- Tài sản thiếu chờ xử lý (TK 1381): thể hiện giá trị tài sản thiếu hụt mất
mát chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
- Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TK 144): Cần đánh giá cá khoản quá
hạn, khó thu hồi.
2.2. Tài sản dài hạn.
2.2.1. Các khoản phải thu dài hạn.
Yêu cầu đánh giá: các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội
bộ dài hạn, phải thu dài hạn khác có tiềm ẩn rủi ro mất vốn hoặc đối tượng nợ không có
khả năng thanh toán, bị thua lỗ, phá sản.
Phân tích tương tụ như đối với phải thu ngắn hạn.
2.2.2. Tài sản cố định.
Xác định giá trị còn lại của các TSCĐ không cần dùng, hư hỏng, lạc hậu,
chờ thanh lý.
2.2.3. Bất động sản đầu tư.
Bất động sản đầu tư phản ánh giá trị các tài sản là bất động sản (quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà, cơ sở hạ tầng) được mua để cho thuê hoặc chờ tăng giá mà
không dùng để sử dụng vao SXKD, quản lý hoặc bán trong kỳ SXKD thông thường. Khi
đánh giá cần xác định giá trị của khoản đầu tư bị đóng băng, giảm giá hoặc các thiệt hại,
rủi ro do xảy ra tranh chấp, do bất động sản nằm trong vùng quy hoạch giải phóng mặt
bằng.
2.2.4. Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn phản ánh giá trị các khỏan đầu tư tài chính dài hạn,
đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, đầu tư dài hạn khác. Khi đánh giá
cần loại trừ các khoản giảm giá chứng khoán, rủi ro do công ty liên doanh làm ăn thua lỗ,
phá sản…
2.2.5. Tài sản dài hạn khác
Gồm chi phí trả trước dài hạn (TK 242), thuế thu nhập hoãn lại phải trả (TK
347), các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn (TK 244) và các tài sản dài hạn khác. Phân tích
tương tự như đối với chỉ tiêu ngắn hạn.
2.3. Tổng hợp kết quả
- Căn cứ vào kết quả thẩm định báo cáo tài chính doanh nghiệp quy định tại điểm 1,
2, CBCĐTD lập bảng 1 – các khoản loại trừ khỏi tài sản có.
- Lập bản cân đối tài chính sau điều chỉnh, tổng số tiền loại trừ trong bảng 1 sẽ được
giảm trừ tương ứng trong phần tài sản nợ (Mã số 416 mục Vốn chủ sở hữu), phẩn
kết quả sản xuất kinh doanh năm hiện tại.
- Căn cứ vào Báo cáo cân đối tài chính sau điều chỉnh, CBCĐTD tiến hành chấm
điểm các chỉ số tài chính.
Bảng 1: Các khoản loại trừ khỏi tài sản có
Các chỉ tiêu Số tiền
Cộng các chỉ tiêu loại trừ: (1+2)
Trong đó:
1. Tài sản ngắn hạn
1.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn vượt quá thời hạn chưa thanh
toán (đã trừ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn)
1.2. các khoản phải thu ngắn hạn quá hạn khó đòi hoặc còn hạn
thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi; Các khoản chi phí
không có nguồn đã hạch toán vào phải thu:
- phải thu khách hàng
- Trả trước người bán
- Phải thu nội bộ
- phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Phải thu khác
- Dự phòng phải thu khó đòi (*)
1.3. Tồn kho ứ đọng chậm luân chuyển (Đã trừ dự phòng giảm giá)
- Tồn kho nguyên liệu, vật liệu ứ đọng, chậm luân chuyển
- Tồn kho công cụ, dụng cụ hư hỏng, không còn khả năng sử dụng
- Tồn kho thành phẩm, hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất
- Sản phẩm dở dang chậm luân chuyển hoặc chưa quyết toán lỗ
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
1.4. Tài sản ngắn hạn khác:
- Tạm ứng quá hạn
- Chi phí trả trước ngắn hạn không được phân bổ theo quy định
- Thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ (đã trừ dự phòng phải thu
khó đòi)
- Tài sản thiếu chờ xử lý tồn đọng lâu ngày.
2. Tài sản dài hạn
- Chi phí trả trước dài hạn không đứợc phân bổ theo quy định
- Thuế thu nhập hoãn lại không được hoàn thanh toán do không thể
hoàn thiện đủ hồ sơ.
Bảng 2- Nội dung các khoản chi phí trả trước
Chi phí trả trước ngắn hạn:
- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm
tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh;
- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho họat động kinh doanh của một
năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm hàng năm (bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe…) và các loại lệ phí mua
và trả một lân trong năm;
- Công cụ dụng cụ xuất dung một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời
hạn sử dụng 1 năm;
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài
chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác
được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một
chu kỳ kinh doanh;
- Chi phí trong thời gian ngừng việc (không theo kế hoạch).
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ cho nhiều kỳ kế
toán (tháng, quý) trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh;
- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả
góp.
Chi phí trả trước dài hạn:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho
tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh
doanh nhiều năm tài chính. Trừ trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn
nhiều năm và được câp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trường hợp này sẽ
được hạch toán vào tài khoản TSCĐ hữu hình);
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh
nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;
- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quản cáo, phát sinh trong giai
đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ tối đa cho nhiều năm;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh
lớn được phân bổ cho nhiêu năm – trong trường hợp chưa lập dự phòng tái cơ cấu
doanh nghiệp;
- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản…) và các lệ phí mà doanh
nghiệp mua và trả một lần cho nhiêu năm tài chính;
- Công cụ, dụng cụ xuất dụng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ
tham gia vào họat động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần dần
vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái
phiếu ngay khi phát hành;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;
- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực
hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;
- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái
do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá)
của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) hoàn thành đầu tư;
- Số chênh lệch giá bán nhơ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại tài sản
hoạt động;
- Chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thỏa
mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư nhưng không có giá trị lớn
phải phân bổ dần;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty
con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản trả trước khac liên quan đến sản xuất kinh doanh trên một năm tài
chính;
Căn cứ vào kết quả xác đinh nghành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy
mô của doanh nghiệp tại bước 2 và 3; các số liệu trên cân đối kê toán sau điều chỉnh,
chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo hướng dẫn của các Bảng sau:
BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CHẤM ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH
NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
chỉ tiêu trọng
số
phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A. Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2.1 1.5 1 0.7 <0.7 2.3 1.6 1.2 0.9 <0.9 2.5 2 1.5 1 <1
2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.6 0.2 <0.2 1.3 1 0.7 0.4 <0.4 1.5 1.2 1 0.7 <0,7
B. Chỉ tiêu hoạt động
3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 4 3.5 3 2 <2 4.5 4 3.5 3 <3 4 3 2.5 2 <2
4. Kỳ thu trên bình quân 10% 40 50 60 70 >70 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55
5. Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 3.5 2.9 2.3 1.7 <1.7 4.5 3.9 3.3 2.7 <2.7 5.5 4.9 4.3 3.7 <37
C. Chỉ tiêu cân nợ (%)
6. Nợ phải trả / tổng tài sản 10% 39 48 59 70 >70 30 40 50 60 >60 30 35 45 55 >55
7. Nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu 10% 64 92 143 233 >233 42 66 108 185 >185 42 53 81 122 >122
8. Nợ quá hạn / tổng dư nợ của NH 10% 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3
D.Chỉ tiêu thu nhập (%)
9. Tổng thu nhập trước thuế / doanh thu 8% 3 2.5 2 1.5 <1.5 4 3.5 3 2.5 <2.5 5 4.5 4 3.5 <3.5
10. Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản 8% 4.5 4 3.5 3 <3 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5
11. Tổng thu nhập trước thuế / nguồn vốn
chủ sở hữu 8% 10 8.5 7.6 7.5 <7.5 10 8 7.5 7 <7 10 9 8.3 70 <7.4
Tổng 100%
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CHẤM ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY
DỰNG
Chỉ tiêu
Trọng
số
Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A. Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 1.9 1 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1.2 1 0.9 <0.9
2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4
B. Chỉ tiêu hoạt động
3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 3.5 3 2 1 <1
4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 120 150 >150 45 55 60 65 >65 40 50 55 60 >60
5. Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3.5 2.8 2.2 <2.2 5 4.2 3.5 2.5 <2.5
C. Chỉ tiêu cân nợ (%)
6. Nợ phải trả / tổng tài sản 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 45 50 55 60 >60
7. Nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu 10% 69 100 150 233 >233 69 100 122 150 >150 66 69 100 122 >122
8. Nợ quá hạn / tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2
D. Chỉ tiêu thu nhập (%)
9. Tổng thu nhập trứoc thuế / doanh thu 8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7
10. Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản 8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4.5
11. Tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn
chủ sở hữu 8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.2 12 11 10 8.7 <8.7 11 11 10 9.5 <9.5
Tổng 100%
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
BẢNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CHẤM ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ
Chỉ tiêu
Trọng
số
Phân loại các tiêu chí tài chính đối với doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A. Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2.1 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.3 1.7 1.2 1 <1 2.9 2.3 1.7 1.4 <1.4
2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.4 0.9 0.6 0.4 <0.4 1.7 1.1 0.7 0.6 <0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 <0.9
B. Chỉ tiêu hoạt động
3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 7 6.5 6 5.5 <5.5
4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 32 37 43 50 >50
5. hiệu quả sử dụng tài sản 10% 3 2.5 2 1.5 <1.5 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5
C. Chỉ tiêu Cân nợ (%)
6. nợ phải trả / Tổng tài sản 10% 35 45 55 65 >65 30 40 50 60 >60 25 35 45 55 >55
7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở
hữu 10% 53 69 122 185 >185 42 66 100 150 >150 33 54 81 122 >122
8. Nợ quá hạn / tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2
D. Chỉ tiêu thu nhập (%)
9. Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh
thu 8% 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6 8 7.5 7 6.5 <6.5
10. Tổng thu nhập trước thuế / Tổng
tài sản 8% 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5.5 5 7.5 7 6.5 6 <5
11. Tổng thu nhập trước thuế / nguồn
vốn chủ sở hữu 8% 14.2 12.2 10.6 9.8 <9.8 1.3.7 12 10.8 9.8 <9.8 13.3 11.8 10.9 10 <10
Tổng 100%
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
BẢNG CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CHẤM ĐIỂM CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH
CÔNG NGHIỆP
Chỉ tiêu
Trọng
số
Phân loại các tiêu chí tài chính đối với doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A. Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2 1.4 1 0.5 <0.5 2.2 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.5 1.8 1.3 1 <1
2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.4 0.2 <0.2 1.2 0.9 0.7 0.3 <0.3 1.3 1 0.8 0.6 <0.6
B. Chỉ tiêu hoạt động
3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4 3 2.5 <2.5 6 5 4 3 <3 4.3 4 3.7 3.4 <3.4
4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 45 55 60 65 >65 35 45 55 60 >60 30 40 50 55 >55
5. hiệu quả sử dụng tài sản 10% 2.3 2 1.7 1.5 <1.5 3.5 2.8 2.2 1.5 <1.5 4.2 3.5 2.5 1.5 <1.5
C. Chỉ tiêu Cân nợ (%)
6. nợ phải trả / Tổng tài sản 10% 45 50 60 70 >70 45 50 55 65 >65 40 45 50 55 >55
7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở
hữu 10% 122 150 185 233 >233 100 122 150 185 150
8. Nợ quá hạn / tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.4 1.8 >1.8
D. Chỉ tiêu thu nhập (%)
9. Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh 8% 5.5 5 4 3 <3 6 5.5 4 2.5 <2.5 6.5 6 5 4 <4
thu
10. Tổng thu nhập trước thuế / Tổng
tài sản 8% 6 5.5 5 4 <4 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5 <5
11. Tổng thu nhập trước thuế / nguồn
vốn chủ sở hữu 8% 14.2 13.7 13.3 13 <13 14.2 13 13 12 <12.2 13.3 13 12.9 13 <12.5
Tổng 100%
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng trên theo nguyên
tắc: đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần
với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên
về phía loại tốt nhất.
Cách tính toán các chỉ số tài chính sử dụng trong các bảng trên như sau:
STT CHỈ SỐ NỘI DUNG
Chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh toán
hiện hành
Tài sản lưu động + đầu tư tài chính ngắn hạn / (nợ ngắn
hạn + nợ dài hạn đến hạn)
(nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số 167/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000)
Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn
(Nếu khách hàng lập BCTC theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC ngày 23/06/2006)
2 Khả năng thanh toán
nhanh
Tài sản có tính lỏng cao (tiền + đầu tư ngắn hạn + các
khoản phải thu – phải thu khó đòi) / nợ ngắn hạn
(nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số 167/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000)
Tài sản có tính lỏng cao (Tiền và các khoản tương đương
tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn và
dài hạn – phải thu khó đòi) / nợ ngắn hạn
(Nếu khách hàng lập BCTC theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC ngày 23/06/2006)
Chỉ tiêu hoạt động
3 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối
kỳ
4 Kỳ thu tiền bình quân (Giá trị các khoản phải thu bình quân / Doanh thu
thuần)*365
5 Doanh thu thuần / Tổng
tài sản
Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân đầu kỳ và cuối
kỳ
Chỉ tiêu cân nợ
6
Nợ phải trả / Tổng tài
sản
Nợ phải trả / Tổng tài sản
7 Nợ phải trả / Nguồn vốn
chủ sở hữu
Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu
8 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
ngân hàng
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng
Chỉ tiêu thu nhập
9 Tổng thu nhập trước
thuế / Doanh thu thuần
Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần
10 Tổng thu nhập trước
thuế / Tổng tài sản
Tổng thu nhập trước thuế / Tổng tài sản bình quân
11 Tổng thu nhập trước
thuế / nguồn vốn chủ sở
hữu
Tổng thu nhập trước thuế / nguồn vốn chủ sở hữu bình
quân
Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính
Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo bảng sau:
BẢNG 1: CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ LƯU CHUYÊN TIỀN TỆ
STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4
1
Hệ số khả năng trả lãi ( * ) >4 lần >3 lần - ≤4 lần >2 lần - ≤3 lần
>1 lần - ≤2
lần ≤1 lần hoặc Âm
2
Hệ số khả năng trả nợ gốc (
* * ) >2 lần
>1,5 lần - ≤2
lần
>1 lần - ≤1,5
lần
>1 lần - ≤0
lần
Âm
3
Xu hướng của lưu chuyển
tiền tệ thuần trong quá khứ
(tính cho 3 năm liền kề)
Tăng nhanh
Tốc độ ít nhất 3
lần so năm liền
kề, liên tục ít
nhất 3 năm
Tăng
Năm sau cao
hơn năm trước
(ít nhất 3 năm)
Ổn định
Không giảm,
tăng không
đáng kể trong 3
năm liền kề
Giảm
3 năm liền kề
Âm
4
Trạng thái lưu chuyển tiền
tệ thuần từ hoạt động kinh
doanh
> Lợi nhuận
thuần
= Lợi nhuận
thuần
< Lợi nhuận
thuần
Gần điểm hòa
vốn
Âm
5
Tiền và các khoản tương
đương tiền / Vốn chủ sở
hữu ( * * * )
>2.0 >1.5 - ≤ 2 >1 - ≤ 1.5 >0.5 - ≤ 0 >0 - ≤ 0.5
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
(khách hàng không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chấm điểm 0)
(*) Hệ số khả năng trả lãi = (lợi nhuận thuế và chi phí trả lãi vay) / Chi phí trả lãi vay
(**) Hệ số khả năng trả nợ gốc = lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / (tiền trả nợ gốc vay + tiền trả nợ thuê tài chính)
(***) Tiền và các khoản tương đương tiền / Vốn chủ sở hữu = Tiền và tương đương tiền cuối kỳ / Vốn chủ sở hữu
BẢNG 2: CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4
1 Năng lực chuyên môn hóa và
kinh nghiệm của người đứng đầu
20 năm Có bằng
chuyên môn,
Có bằng
chuyên
Có bằng
chuyên môn,
Không có kinh
nhiệm
điều hành doanh nghiệp (Tổng
giám đốc hoặc phó Tổng giám
đốc chuyên trách) trong lĩnh vực
kinh doanh của phương án / dự án
xin cấp tín dụng: có bằng cấp
chuyên môn, thời gian công tác
trong lĩnh vực đang điều hành.
t/g công tác
>10 năm
20
môn, t/g
công tác >5
năm 10
năm
t/g công tác
>1 năm 5
năm
Có bằng chuyên
môn, t/g công
tác <1 năm
2 Kinh nghiệm của người đứng đầu
điều hành doanh nghiệp (Tổng
giám đốc hoặc phó Tổng giám
đốc chuyên trách) trong hoạt
động điều hành
> 10 năm >5 năm > 2 năm > 1 năm Mới được bổ
nhiệm
3 Môi trường kiểm soát nội bộ Đã đựợc
thiết lập một
cách chính
thống, được
ghi chép và
kiểm tra
thường
xuyên
Đã được
thiết lập một
cách chính
thống
Có, nhưng
không
chính
thống và
chưa xây
dựng quy
chế, quy
trình bằng
Có hạn chế
trong công
tác kiểm soát
nội bộ
Có những bằng
chứng về sự yếu
kem, sự thất bại
của công tác
kiểm soát nội bộ
văn bản cụ
thể
4 Thành tựu và thất bại của đội ngũ
lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
Đã có thành
tựu cụ thể
trong nghành
và lĩnh vực
kinh doanh
của phương
án / dự án
xin cấp tín
dụng
Đang xây
dựng uy tín/
có tiềm năng
thành công
trong nghành
và lĩnh vực
kinh doanh
của phương
án/ dự án xin
cấp tín dụng
Rất ít hoặc
không có
kinh nhiệm
/ thành tựu
Rõ ràng có
thất bại trong
nghành và
lĩnh vực kinh
doanh của
phương án /
dự án xin
cấp tín dụng
trong qua
khứ
Rõ ràng có thất
bại không chỉ
trong nghành và
lĩnh vực kinh
doanh của
phương án/ dự
án xin cấp tín
dụng mà cả
trong công tác
quản lý nói
chung
5 Tính khả thi của các phương án
kinh doanh và dự án tài chính
Rất cụ thể và
rõ ràng với
các dự toán
tài chính cẩn
trọng và có
cơ sở
Phương án
kinh doanh
và dự toán
tài chính
tương đối cụ
thể và rõ
ràng
Có phương
án kinh
doanh hoặc
dự toán tài
chính
nhưng
không cụ
Chỉ có 1
trong 2
phương án
kinh doanh
hoặc dự toán
tài chính
Không có cả
phương án kinh
doanh lẫn dự
toán tài chính
thể rõ ràng
BẢNG 3: CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊN CHÍ TÌNH HÌNH VÀ UY TÍN GIAO DỊCH VỚI NGÂN HÀNG
STT Điểm chuẩn 10 8 6 4 2
Quan hệ tín dụng
1 Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) Luôn trả đúng
hạn trong hơn
36 tháng vừa
qua
Luôn tra đún hạn
trong khoảng 12
đến 36 tháng vừa
qua
Luôn trả đúng
hạn trong
khoảng 12 tháng
vừa qua
khách hàng
mới, chưa có
quan hệ tín
dụng
Không trả đúng
hạn
2 Số lần gia hạn nợ Không có 1 lần trong 36
tháng vừa qua
1 lần trong 12
tháng vừa qua
3 lần trong 12
tháng vừa qua
5 lần trong 12
tháng vừa qua
3 Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 130 ngày quá
hạn trong vòng 36
tháng qua
130 ngày quá
hạn trong vòng
12 tháng qua,
hoặc 230 ngày
qua hạn trong
vòng 36 tháng
qua
230 ngày quá
hạn trong vòng
12 tháng qua,
hoặc 190
ngày quá hạn
trong vòng 36
tháng qua
330 ngày quá
hạn trong vòng
12 tháng qua,
hoặc 290 ngày
quá hạn trong
vòng 36 tháng
qua
4 Số lần mất khả năng thang
toán đối với các cam kết vơi
Chưa từng có Không mất khả
năng thanh toán
Không mất khả
năng thanh toán
Đã từng bị mất
khả năng tháng
Đã từng bị mất
khả năng thang
NHCV (thư tín dụng, bảo
lãnh, các cam kết khác….)
trong vòng 24
tháng qua
trong vòng 12
tháng qua
toán trong vòng
24 tháng qua
toán trong vong
12 tháng qua
5 Số lần chậm trả lại vay Không 1 lần trong 12
tháng qua
2 lần trong 12
tháng qua
2 lần trở lên
trong 12 tháng
qua
Không trả được
lại
Quan hệ phi tín dụng
6 Thời gian duy trì tài khoản với NHCV >5 năm 3 – 5 năm 1 – 3 năm <1 năm Chưa mở tài
khoản vơi NHCV
7 Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài
khoản tại NHCV
>100 60 -10 30 – 60 15 – 30 <15
8 Số lượng các loại giao dịch với NHCV (tiền gửi,
thanh toán, ngoại hối, L/C, thuê mua chiết khấu giấy
tờ có giá,..)
> 6 5 -6 3 – 4 1 -2 Chưa có giao
dịch nào
9 Số dư tiền gửi trung bình tháng tại NHCV >100 tỷ
VNĐ
60 -100
tỷ
30 – 60
tỷ
10 – 30
tỷ
<10 tỷ
10 Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài
khoản
Không 1 2 – 3 4 -5 >5
BẢNG 4: CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4
1 Triển vọng ngành Thuận lợi ổn định Phát triển kém
hoặc không phát
triển
Bão hòa Suy thoái
2 Được biết đến (về thương
hiệu của doanh nghiệp,
thương hiệu của sản phẩm)
Có, trên toàn
cầu
Có, trong cả
nước
Có, nhưng chỉ ở
địa phương
Ít được biết đến Không được biết
đến
3 Vị thế cạnh tranh (của doanh
nghiệp)
Cao, chiếm ưu
thế
Bình thường,
đang phát triển
Bình thường,
đang sụt giảm
Thấp, đang sụt
giảm
Rất thấp
4 Số lượng đối thủ cạnh tranh Không có, độc
quyền
Ít Ít, số lượng
đang tăng
Nhiều Nhiều, số lượng
đang tăng
5 Thu nhập của doanh nghiệp
trước quá trình đổi mới, cái
cách DNNN
Không Ít Nhiều, thu nhập
sẽ ổn định
Nhiều, thu nhập
sẽ giảm xuống
Nhiều, sẽ lỗ
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
BẢNG 5:CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG THEO TIÊU CHÍ CÁC ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KHÁC
STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4
1 Đa dạng hóa các hoạt động
theo: 1) ngành, 2) thị
trường, 3) vị trí địa lý
Đa dạng hóa
cao độ (cả ba
trường hợp)
Chỉ có 2 trong
3
Chỉ 1 trong 3 Không, đang
phát triển
Không đa dạng
hóa
2 Thu nhập từ hoạt động xuất
khẩu
Chiếm hơn
70% thu nhập
Chiếm từ trên
50% tới 70%
thu nhập
Chiếm từ trên
20% đến 50%
thu nhập
Không vượt
quá 20% thu
nhập
Không có thu
nhập từ hoạt
động xuất khẩu
3 Sự phụ thuộc vào các đối
tác (đầu vào/ đầu ra)
Không có Ít Phụ thuộc
nhiều vào các
đối tác đang
phát triển
Phụ thuộc
nhiều vào các
đối tác ổn định
Phụ thuộc
nhiều vào các
đối tác đang bị
suy thoái
4 Lợi nhuận (sau thuế) của
Doanh nghiệp trong những
năm gần đây
Tăng trưởng
mạnh
Có tăng trưởng ổn định Giảm dần Lỗ
5 Tài sản bảo đảm (bảo đảm
tính pháp lý theo quy định
Có khả năng
thanh khoản
Có khả năng
thanh khoản
Có khả năng
thanh khoản
Có khả năng
thanh khoản
Có khả năng
thanh khoản
của pháp luật liên quan tới
bảo đảm tiền vay và quy
định của NHCTVN
cao, rủi ro thấp trung bình, rủi
ro thấp
thấp, rủi ro
thấp
thấp, rủi ro
trung bình
thấp, rủi ro cao;
hoặc không có
bảo đảm bằng
tài sản
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
BẢNG 6: BẢNG TRỌNG SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC TIÊU CHÍ PHI TÀI CHÍNH
(dùng để tổng hợp điểm từ các bảng 1-5)
STT Tiêu chí Doanh nghiệp nhà
nước
DN ngoài quốc
doanh (trong nước)
Doanh nghiệp ĐTNN
1
2
3
4
5
Lưu chuyển tiền tệ
Năng lực và kinh nghiệm quản lý
Tình hình & uy tín giao dịch với NHCT
Môi trường kinh doanh
Các đặc điểm hoạt động khác
20%
27%
33%
7%
13%
20%
33%
33%
7%
7%
27%
27%
31%
7%
8%
Tổng cộng 100% 100% 100%
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các bảng trên, tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết
quả ở bảng 1 – 5 và bảng 6 “Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính”
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân vơi trọng số trong bảng sau: (có
tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp
Thông tin tài chính không
được kiểm toán
Thông tin tài chính được
kiểm toán
Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45%
Các chi tiêu tài chính 40% 55%
Căn cứ điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp theo Bảng sau:
XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
HẠNG SỐ ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
AA+ 92.4 – 100
AA 84.8 – 92.3
AA- 77.2 – 84.7
BB+ 69.6 – 77.1
BB 62 - 69.5
BB- 54.4 – 61.9
CC+ 46.8 – 54.3
CC 39.2 – 46.7
CC- 31.6 – 39.1
C <31.6
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Bước 7: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Thực hiện xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệpp thành 10 hạng theo quy định
của NHCTVN có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC,
CC-, C như mô tả trong bảng sau:
Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro
AA+: loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt
nhất dành cho các
khách hàng chất
lượng tín dụng
tốt nhất.
- tình hình tài chính lành mạnh
- năng lực cao trong quản trị
- hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định
- triển vọng phát triển lâu dài
- khả năng cạnh tranh rất vững vàng
trước những tác động của môi
trường kinh doanh hoặc độc quyền
Nhà nước
- đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: loại ưu - tình hình tài chính lành mạnh
- khả năng sinh lời tốt
Thấp nhưng về dài
hạn cao hơn khách
- hoạt động hiệu quả và ổn định
- quản trị tốt
- triển vọng phát triển lâu dài
- đạo đức tín dụng tốt
hàng loại AA+
AA- : loại tốt - tình hình tài chính ổn định nhưng có
những hạn chế nhất định.
- hoạt động hiệu quả nhưng không ổn
định như khấch hàng loại AA.
- Quản trụ tốt
- Triển vọng phát triển tốt
- Đạo đức tín dụng tốt
BB+: Loại khá - Hoạt động có hiệu quả và có triển vọng
trong ngắn hạn.
- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn
hạn do có một ssố hạn chế về tài chính
và năng lực quản lý và có thể bị tác
động mạnh bởi các điều kiện kinh tế,
tài chính trong môi trường kinh doanh
Trung bình
BB: Loại trung
bình khá
- Tiềm lực tài chính trung bình, có những
nguy cơ tiềm ẩn
- Hoạt động kinh doanh tất trong hiện tại
nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến
động lớn trong kinh doanh do các dức
ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế
nói chung.
Trung bình, khả năng
trả nợ gốc và lãi trong
tương lai ít được đảm
bảo hơn khách hàng
loại BB+.
BB-: Loại trung
bình
- Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng
tiền biến động theo chiều hướng xấu
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh không
Cao, do khả năng tự
chủ tài chính thấp.
Ngân hàng chưa có
cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh
mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn bởi
những biến động kinh tế nhỏ.
nguy cơ mất vốn ngay
nhưng về lâu dài sẽ
khó khăn nếu tình hình
hoạt động kinh doanh
của khách hàng không
được cải thiện.
CC+: Loại dưới
trung bình
- Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh
doanh nhiều biến động
- Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong
một hay một số năm tài chính gần đây
và hiện tại đang vật lộn để duy trìkhả
năng sinh lời.
- Năng lực quản lý kém
Cao, là mức cao nhất
có thể chấp nhận; xác
suất vi phạm hợp đồng
tín dụng cao, nếu
không có những biện
pháp kịp thời, ngân
hàng có nguy cơ mất
vốn trong ngắn hạn.
CC-: Loại xa
dưới trung bình
- Hiệu quả hoạt động thấp
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ
quá hạn (dưới 90 ngày).
- Năng lực quản lý kém
Rất cao, khả năng trả
nợ ngân hàng kém,
nếu không có những
biện pháp kịp thời,
ngân hàng có nguy cơ
mất vốn trong ngắn
hạn
CC-: Loại yếu
kém
- Hiệu quẩ hoạtđộng rất thấp, bị thua lỗ,
không có triển vọng phục hồi.
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ
quá hạn.
- Năng lực quản lý kém
Rất cao, ngân hàng sẽ
phải mất nhiều thời
gian và công sức để
thu hồi vốn cho vay.
C: Loại rất yếu
kém
- Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài,
tài chính yếu kém, có nợ khó đòi,
Đặc biệt cao, ngân
hàng hầu như sẽ
năng lực quản lý dém. không thể thu hồi
được vốn cho vay
Liên hệ trao đổi với các chi nhánh khác (đối với trường hợp khách hàng có quan hệ tín
dụng nhiều tín dụng tại nhiều chi nhánh) để thống nhất kết quả chấm điểm xếp hạng; trường
hợp không thống nhất kết quả tahì ghi rõ trong tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm xếp hạng.
Bước 8: Trình phê duyệt kết quả chấm diểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dịng xếp hạng doanh nghiệp, lập tờ trình báo cáo kết
quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Nội dung tờ trình phải gồm những phầm cơ bản sau:
- Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng;
- Nhận xét / đánh giá của CBCĐTD;
- Đề xuất các quyết định tín dụng:
i) Tíếp tục duy trì quan hệ tín dụng và có thể tăng hạn mức; hoặc
ii) Tíếp tục duy trì quan hệ tín dụng nhưng không tăng hạn mức; hoặc
iii) Hạn chế quan hệ tín dụng; hoặc
iv) Dừng quan hệ tín dụng, chỉ thu hồi nợ; hoặc
v) Tìm biện pháp khẩn cấp xử lý tín dụng.
Người thực hiện: Lãnh đạo phòng chấm điểm tín dụng
Kiểm tra nội dung tờ trình, ký trình lãnh đạo NHCV phê duyệt (trường hợp không
phải thẩm định rủi ro)
Gửi tờ trình vàcác hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm xếp hạng khách hàng cho
phòng QLRR để rà soát đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro)
Bước 9: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với
những khách hàng phải thẩm định rủi ro)
Người thực hiện: Cán bộ QLRR
Căn cứ hồ sơ khách hàng do phòng chấm điểm tín dụng chuyển đến, thôn tin từ nguồn
khác (nếu có), rà soát theo các nội dung:
- Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm;
- Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đảm bảo tuân thủ các
quy định của quy trình này;
- Rà soát việc xếp hạng khách hàng đảm bảo theo đúng quy định tại bảng: “Xếp hạng
khách hàng doanh nghiệp” như đã trình bày ở bước 6
- Lập báo cáo rà soát . Trường hợp không nhất trí vơi kết quả của Phòng chấm điểm tín
dụng thì nêu rõ những điểm chưa chính xác để phòng chấm điểm tín dụng chỉnh sửa,
trình lãnh đạo phòng QLRR.
Người thực hiện: Lãnh đạo phòng QLRR
Kiểm tra, phê duyệt báo cáo rà soát, đề xuất chỉnh sửa (nếu có) do cán bộ QLRR
trình, chuyển cho bộ phận chấm điểm tín dụng để bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 10: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
(đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro)
Cán bộ chấm điểm tín dụng tiếp nhận kết quả rà soát của phòng Quản lý rủi ro, hoàn
thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Lãnh đạo phòng chấm điểm tín dụng kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chấm điểm, xếp hạng
khách hàng, trình lãnh đạo NHCV phê duyệt.
Bước 11: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng
Người thực hiện: Lãnh đạo NHCV
Trên cơ sở tở trình báo cáo kết quả của phòng chấm điểm tín dụng và báo cáo rà soát
của phòng quản lý rủi ro, kiểm tra, phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng doanh nghiệp.
Bước 12: Cập nhập dữ liệu, lưu trữ hồ sơ
Sau khi tờ trình được phê duyệt, tiến hành cập nhật kết quả chấm điểm tín dụng và
xếp hạng khách hàng doanh nghiệp vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
Lưu trữ toàn bộ hồ sơ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín
dụng chung.
2.4.2. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân.
Bước 1: Thu thập thông tin
Người thực hiện : cán bộ chấm điểm tín dụng
Tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn:
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, xác nhận của
tổ chức quản lý lao động hoặc tổ chức quản lý và chi trả thu nhập, xác nhận của chính
quyền địa phương, văn bằng, chứng chỉ….)
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Vn.
- Các nguồn khác,….
Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Thực hiện chấm điểm tín các thông tin cá nhân cơ bản theo hướng dẫn chi tiết sau:
CHẤM ĐIỂM CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN CƠ BẢN
STT Chỉ tiêu
1 Tuổi 18 – 25 tuổi 25-40 tuổi 40 – 60 tuổi Trên 60
Điểm 5 15 20 10
2 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học /
cao đẳng
Trung học Dưới trung
học/thất học
Điểm 20 15 5 - 5
3 Nghề nghiệp Chuyên môn
/ kỹ thuật
Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu
Điểm 25 15 5 0
4 Thời gian công tác Dưới 6
tháng
6 tháng –
1năm
1 – 5 năm > 5 năm
Điểm 5 10 15 20
5 Thời gian công việc
hiện tại
Dưới 6
tháng
6tháng-
1năm
1 – 5 năm > 5 năm
Điểm 5 10 15 20
6 Tình trạng nhà ở Sở hữu riêng Thuê Chung với
gia đình
Khác
Điểm 30 12 5 0
7 Cơ cấu giá đình Hạt nhân Sống với
cha mẹ
Sống cùng 1
gia đình hạt
nhân khác
Khác
Điểm 20 5 0 - 5
8 Số người ăn theo Độc thân 5 người
Điểm 0 10 5 -5
9 Thu nhập cá nhân
hàng năm(đồng)
>120 triệu 36-120 triệu 12-36 triệu <12 triệu
Điểm 40 30 15 -5
10 Thu nhập của gia
đình / năm(đồng)
>240 triệu 72-240 triệu 24-72 triệu <24 triệu
Điểm 40 30 15 -5
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Tổng hợp điểm của các khách hàng theo biểu điểm tại bảng trên, nếu khách hàng đạt tổng
điểm < 0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng.
Nếu khách hàng đạt tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước 3.
Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng của khách hàng theo hướng dân sau.
CHẤM ĐIỂM TIÊU CHÍ QUAN HỆ VỚI NGÂN HÀNG
STT Chỉ tiêu
1 Tình hình trả nợ với
NHCT
Chưa giao
dịch vay vốn
Chưa bao giờ
quá hạn
Thời gian
quá hạn <30
Thời gian
quá hạn > 30
Điểm 0 40 0 -5
2 Tình hình trả chậm trả
lãi
Chưa giao
dịch vay vốn
Chưa bao giờ
trả chậm
Chưa bao giờ
chậm trả
trong 2 năm
gần đây
Đã có lần
chậm trả
trong 2 năm
gần đây
Điểm 0 40 0 -5
3 Tổng nợ hiện tại
(VND hoặc tương
đương)
< 100 triệu 100 – 500
triệu
500 triệu – 1
tỷ
> 1 tỷ
Điểm 25 10 5 -5
4 Các dịch vụ khác sử
dụng của NHCT
Chỉ gửi tiết
kiệm
Chỉ sử dụng
thẻ
Tiết kiệm và
thẻ
Không sử
dụng dịch vụ
gì
Điểm 15 5 25 -5
5 Số dư tiền gửi tiết
kiệm trung bình
(VND) tại NHCT
> 500 triệu 100 – 500
triệu
20 – 100
triệu
< 20 triệu
Điểm 40 25 10 0
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Tổng hợp điểm bằng cách cộng số điểm chấm các thông tin cá nhân cơ bản ở bước 2 và điểm
chấm tiêu chí qua hệ với ngân hàng ở bước 3. Sau khi tổng hợ điểm, tiến hàng xếp hạng
khách hàng theo bảng sau
XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Loại Số điểm đạt được
Aa + >= 401
Aa 351 – 400
Aa- 301 – 350
Bb+ 251 – 300
Bb 201 -250
Bb- 151 – 200
Cc+ 101 – 150
Cc 51 -100
Cc- 0 – 50
C < 0
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Bước 5: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng khách hàng
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Thực hiện đánh giá xếp hạng khách hàng là cá nhân thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp
lên cao: Aa+ , Aa, Aa-, Bb+, Bb, Bb-, Cc+, Cc, Cc-, C như mô tả trong bản sau:
Loại Mức độ rủi ro
Aa+ Thấp
Aa Thấp
Aa- Thấp
Bb+ Trung bình
Bb Trung bình
Bb- Trung bình
Cc+ Cao
Cc Cao
Cc- Cao
C cao
(theo Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam )
Liên hệ trao đổi với các chi nhánh khác (đối với trường hợp khách hàng có quan hệ
tín dụng tại nhiều chi nhánh) để thống nhất kết quả chấm điểm xếp hạng; trường hợp không
thống nhất kết quả thì ghi rõ trong tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm xếp hạng.
Bước 6: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là cá nhân, lập tờ trình
báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Tờ trình phải có những nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu thôn tin cơ bản về khách hàng;
- Phương pháp / mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng;
- Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng;
- Nhận xét / đánh giá của CBCĐTD dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp hạng khách
hàng;
Người thực hiện: Lãnh đạo phòng chấm điểm tín dụng
Kiểm tra nội dung tờ trình, ký trình Lãnh đạo NHCV (trường hợp không phải thẩm định
rủi ro)
Gửi tờ trình và các hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm xếp hạng khách hàng cho phòng
QLRR để rà soát đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro .
Bước 7: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những
khách hàng phải thẩm định rủi ro)
Người thực hiện: Cán bộ QLRR
Căn cứ vào hồ sơ khách hàng do phòng chấm điểm tín dụng chuyển đến, thông tin từ nguồn
khác (nếu có), rà soát theo các nội dung:
- Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm;
- Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đảm bảo tuân thủ các
quy định của quy trì này;
- Rà soát việc xếp hạng khách hàng đảm bảo theo đúng quy định tại Bảng ở bước 4.
- Lập báo cáo rà soát. Trường hợp không nhất trí với kết quả của phòng chấm điểm tín
dụng thì nêu rõ những điểm chưa chính xác để phòng chấm điểm tín dụng chỉnh sửa,
trình lãnh đạo phòng QLRR.
Người thực hiện: Lãnh đạo phòng QLRR
Kiểm tra, phê duyệt báo cáo rà soát, đề xuất chỉnh sửa (nếu có) do cán bộ QLRR
trình, chuyển cho bộ phận chấm điểm tín dụng để bổ sung, chỉnh sửa.
Bước 8: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với
những khách hàng phải thẩm định rủi ro)
Cán bộ chấm điểm tín dụng tiếp nhận kết quả rà soát của phòng Quản lý rủi ro, hoàn thiện hồ
sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Lãnh đạo phòng chấm điểm tín dụng kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chấm điểm, xếo hạng khách
hàng, trình lãnh đạo NHCV phê duyệt.
Bước 9: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Người thực hiện: Lãnh đạo NHCV
Trên cơ sở tờ trình báo cáo kết quả của phòng chấm điểm tín dụng và báo cáo rà soát của
phòng quản lý rủi ro, kiểm tra, phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng cá nhân.
Bước 10: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Sau khi được lãnh đạo NHCV phê duyệt; tiến hành cập nhật ngay kết quả chấm điểm tín
dụng và xếp hạng vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
Lưu trữ toàn bộ các hồ sơ , giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.
ÁP DỤNG CHẤM ĐIỂM CHO “CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX”
Bưíc 1: Thu thËp th«ng tin
Toµn bé th«ng tin vÒ kh¸ch hµng ®-îc thu thËp qua:
* Hå s¬ ph¸p lý C«ng ty
* Hå s¬ tµi chÝnh C«ng ty
* Hå s¬ vay vèn C«ng ty
* C¸c th«ng tin tÝch lòy trong qu ¸khø vÒ kh¸ch hµng.
Bưíc 2: X¸c ®Þnh ngµnh nghÒ kinh doanh cña doanh nghiÖp
C¨n cø vµo GiÊy ®¨ng ký kinh doanh do kh¸ch hµng cung cÊp, vµo thùc tr¹ng
H§KD cña kh¸ch hµng vµ tiªu chÝ ph©n lo¹i ngµnh nghÒ kinh doanh cña Sæ tay TÝn dông
th× kh¸ch hµng thuéc lÜnh vùc kinh doanh: Thương mại - Dịch vụ
B-íc 3: ChÊm ®iÓm quy m« doanh nghiÖp
- B¶ng chÊm ®iÓm:
STT Tiªu chÝ TrÞ sè §iÓm
1 Nguån vèn kinh doanh 61.078.727.739 30
2 Doanh thu thuÇn 442.149.891.334 40
3 Nép ng©n s¸ch 1.803.513.818 3
4 Lao ®éng 154 6
Tæng ®iÓm 79
- Quy m« doanh nghiÖp: C¨n cø vµo thang ®iÓm trªn, doanh nghiÖp thuéc quy m«: Loại
1.
4: ChÊm diÓm c¸c chØ sè tµi chÝnh
ChØ tiªu Träng
sè
Ph©n lo¹i c¸c chØ tiªu tµi chÝnh §iÓm
100 80 60 40 20
A. ChØ tiªu thanh kho¶n
1. Kh¶ n¨ng thanh to¸n ng¾n h¹n 8% 1,25 4,8
2. Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh 8% 1,09 6,4
B. ChØ tiªu ho¹t ®éng
3. Vßng quay hµng tån kho 10% 12,5 10,0
4. Kú thu tiÒn b×nh qu©n 10% 147 2,0
5. HiÖu qu¶ sö dông tµi s¶n 10% 2,1 6,0
C. ChØ tiªu c©n nî (%)
6. Nî ph¶i tr¶/Tæng tµi s¶n 10% 75,8 2,0
7. Nî ph¶i tr¶/Nguån vèn CSH 10% 313 2,0
8. Nî qu¸ h¹n/Tæng dư nî NH 10% 0 10,0
D. ChØ tiªu thu nhËp (%)
9. Tæng LNTT/Doanh thu 8% 2,2 1,6
10. Tæng LNTT/Tæng tµi s¶n 8% 5,1 3,2
11. Tæng LNTT/Nguån vèn
CSH
8% 23,1 8,0
Tổng céng 100% 56
Bíc 5: ChÊm ®iÓm c¸c chi tiªu phi tµi chÝnh
+ ChÊm ®iÓm tÝn dông theo tiªu chÝ lưu chuyÓn tiÒn tÖ
STT §iÓm chuÈn 20 16 12 8 4
1 HÖ sè kh¶ n¨ng tr¶ l·i 2,93
2 HÖ sè kh¶ n¨ng tr¶ nî gèc 0,19
3 Xu h-íng cña LC TiÒn TÖ thuÇn
trong qu¸ khø
Tăng năm sau cao
hơn năm trước
4 Tr¹ng th¸i LC TiÒn TÖ thuÇn tõ
ho¹t ®éng
> LN
thuần
5 TiÒn & c¸c kho¶n tương ®ương 0,46
tiÒn/Vèn CSH
Tổng ®iÓm 64
+ ChÊm ®iÓm tÝn dông theo tiªu chÝ n¨ng lùc vµ kinh nghiÖm qu¶n lý
STT §iÓm chuÈn 20 16 12 8 4
1 Kinh nghiÖm cña ng-êi ®øng ®Çu ®iÒu
hµnh doanh nghiÖp trong ngµnh, lÜnh vùc
kinh doanh cña PA/DA xin cÊp tÝn dông.
>20
năm
2 Kinh nghiÖm cña người ®øng ®Çu ®iÒu
hµnh doanh nghiÖp trong ho¹t ®éng ®iÒu
hµnh.
>10
năm
3 M«i tr-êng kiÓm so¸t néi bé. Đã thiết lập một
cách chính thống
4 Thµnh tùu vµ thÊt b¹i cña ®éi ngò l·nh ®¹o
®iÒu hµnh doanh nghiÖp.
Cã
thµnh
tùu
5 TÝnh kh¶ thi cña PAKD vµ dù to¸n tµi
chÝnh.
PAKD&DTTC
tương đối cụ thể
Tæng ®iÓm 92
+ ChÊm ®iÓm tÝn dông theo tiªu chÝ t×nh h×nh vµ uy tÝn giao dÞch víi Ng©n hµng
STT §iÓm chuÈn 10 8 6 4 2
Quan hÖ tÝn dông
1 Tr¶ nî gèc ®óng h¹n Khách mới chưa
có quan hệ TD
2 Sè lÇn gia h¹n nî Không có
3 Nî qu ¸h¹n trong qu ¸khø Không có
4 Sè lÇn mÊt kh¶ n¨ng thanh to¸n ®èi
víi c¸c cam kÕt víi Ng©n hµng (Th
TD, BL, cam kÕt kh¸c…)
Chưa
từng có
5 Sè lÇn chËm tr¶ l·i vay Không
Quan hÖ phi tÝn dông
6 Thêi gian duy tr× TK víi CN
NHCTB§
< 1 năm
7 Sè l-îng giao dÞch TB/th¸ng víi TK
t¹i NHCTB§
15-30
8 Sè l-îng c¸c lo¹i giao dÞch víi
NHCTB§ (TiÒn göi, thanh to¸n,
ngo¹i hèi, L/C, thuª mua, chiÕt
khÊu.)
3-4
9 Sè d- tiÒn göi trung b×nh th¸ng t¹i
NHCTB§
<10 tû
10 Sè l-îng ng©n hµng kh¸c mµ DN
duy tr× tµi kho¶n
3
Tæng ®iÓm 68
+ ChÊm ®iÓm tÝn dông theo tiªu chÝ m«i tr-êng kinh doanh
STT §iÓm chuÈn 20 16 12 8 4
1 TriÓn väng ngµnh Thuận lợi
2 §ưîc biÕt ®Õn (vÒ thư¬ng
hiÖu cña DN, thư¬ng hiÖu cña
Sp)
Có trên
toàn quốc
3 VÞ thÕ c¹nh tranh Cao, chiếm
ưu thế
4 Sè l-îng ®èi thñ c¹nh tranh ít số lượng
đang tăng
5 Thu nhËp cña DN trưíc qu¸
tr×nh ®æi míi, c¶i c¸ch
DNNN.
Không
Tæng ®iÓm 88
+ ChÊm ®iÓm tÝn dông theo tiªu chÝ c¸c ®Æc ®iÓm ho¹t ®éng kh¸c
STT §iÓm chuÈn 20 16 12 8 4
1
§a d¹ng hãa theo: Ngµnh, thÞ tr-êng, vÞ trÝ
®Þa lý
ThÞ tr-êng
+ ®Þa lý
2 Thu nhËp tõ ho¹t ®éng xuÊt khÈu Kh«ng
3 Sù phô thuéc vµo c¸c ®èi t¸c (®Çu vµo, ®Çu
ra)
NhiÒ
u
4 Lîi nhuËn sau thuÕ cña DN nh÷ng n¨m gÇn
®©y
Cã t¨ng
tr-ëng
5 Tµi s¶n b¶o ®¶m Không có
TSBĐ
Tæng ®iÓm 52
+ B¶ng träng sè ¸p dông cho c¸c tiªu chÝ phi tµi chÝnh
STT Tiªu chÝ Träng sè §iÓm
1 Lưu chuyÓn tiÒn tÖ 20% 12,80
2 N¨ng lùc vµ kinh nghiÖm qu¶n lý 33% 30,36
3 T×nh h×nh, uy tÝn giao dÞch víi NHCTB§ 33% 22,44
4 M«i trưêng kinh doanh 7% 6,16
5 C¸c ®Æc ®iÓm ho¹t ®éng kh¸c 7% 3,64
Tæng ®iÓm 100% 75,40
Bưíc 6: Tæng hîp ®iÓm vµ xÕp h¹ng doanh nghiÖp
+ B¶ng tæng hîp ®iÓm tÝn dông:
C¸c chØ tiªu §iÓm Träng sè §iÓm tæng hîp
1. ChØ tiªu phi tµi chÝnh 75,40 60% 45,24
2. ChØ tiªu tµi chÝnh 52,00 40% 20,80
Tæng céng 66,04
+ XÕp lo¹i doanh nghiÖp:
Qua kÕt qu¶ chÊm ®iÓm tÝn dông ë trªn, doanh nghiÖp ®-îc xÕp h¹ng: BB
VẬY CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX ĐƯỢC XẾP HẠNG BB
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG
Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để
đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt
định lượng (quantity models) và những mô hình phản ánh về mặt định tính – còn được sử
dụng gọi là phương pháp chất lượng, phương pháp chủ quan, phương pháp chuyên gia hay
phương pháp truyền thống (Quality, subjective, expert, or traditional methods) của rủi ro tín
dụng. Ngoài ra, các mô hình nay không loại trừ lẫn nhau, nên một số ngân hàng có thể sử
dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Ta bắt đầu
từ mô hình đơn giản nhất.
3.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
3.1.1. Phân tích tín dụng
Đối với đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi căn bản sau:
- Người xin vay có thể tín nhiệm và Anh biết họ như thế nào?
- Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được
ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không
cần đến sức ép nào?
- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài
sản hay thu nhập xủa người vay một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp?
Sau đây là những nội dung cần đi sâu phân tích:
1. Người vay có thể tín nhiệm?
Câu hỏi cần trả lời trước hết là: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn
hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của người
xin vay là:tư cách (Character), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions),
và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải đượcđánh giá tốt, thì khoản vay mới
được xem là khả thi.
1.1. Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng: Người xin vay có
mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn, Nếu cán bộ tín
dụng không biết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền, thì cần phải làm cho rõ
ràng mục đích xin là gì, Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem
có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Thậm chí, cho dù
mục đích xin vay là tốt, thì cán bộ tín dụngcuãng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ
trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời một cách trung thực, có thiện trí và nỗ lực hết
sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, để hoàn trả nợ
vay khi đến hạn. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng, và thiện chí trả nợ
cảu người vau gọi chung là “tư cách người vay” 9character). Nếu phát hiện thấy người vay
giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối
cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
1.2. Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay
phải có đủ năng hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết
các nước đều quy định người dưới 18 tuổi không đủ tư cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín
dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp
đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Trường hợp nếu công ty
có đối tác kinh doanh để xác định xem ai là người có được ủy quyền ký kết hợp đồng tín
dụng cho công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được ủy quyến có
thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
1.3. Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trugn vào câu hỏi:
Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để
tạo ra tiền, đó là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán hàng lý tài
sản, (iii) tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba
khả năng này đều có thể sử dụng để trả lợ vay cho ngân hàng. Tuy ngiên, ngân hàng ưu tiên
hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đay là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân
hàng, Điều này là vì: việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay trở nên yếu
đi, khiến co ngân hàng là chủ nợ trở nên ít được bảo đảm. Ngoài ra, một sự thiếu hụt luồng
tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng
trở nên có vấn đề.
Vậy luồng tiền là gì? Theo ngôn ngữ kế toán, nó được định nghĩa:
Lợi nhuận dòng Chi phí tiền tệ
Luồng tiền= (tổng doanh thu trừ + (đặc biệtlà khấu hao).
đi tổng chi phí)
Một định nghĩa khác được một số nhà kế toán và phân tích tài chính sử dụng là:
Luồng tiền= Lợi nhuận ròng + Chi phí tiền tệ
+ phần tăng thêm của tài khoản phải trả
- Phần tăng thêm của ngân hàng tồn kho và TK phải thu.
Một trong những ưu điểm của định nghĩa luồng tiền theo cách thứ hai là giúp cán bộ
tín dụng có thể tập chung được vào các khía cạnh kinh doanh phản ánh chất lượng và kinh
nghiệm quản lý của người vay, cũng như vị thế của người vay trong lĩnh vực kinh doanh.
Nếu một công ty doạt động được thông qua việc sử dụng chủ yếu tín dụng trương mại (tài
khoản phải trả), sẽ có cả đống hàng tồn kho không bán được, hoặc đang gặp khăn việc thu
hồi các khoản bán chịu (tài khoản phải thu), thì sớm hay muộn cũng là hiểm họa rủi ro tín
dụng đối với ngân hàng.
Cán bộ tín dụng đánh giá luồng tiền cảu khách hàng thông qua việc hỏi và trả lời các
câu hỏi sau: (i) thu nhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ là rõ ràng và
chắc chắn? (ii) liệu mức tăng trửong cao này có được duy trì để hỗ trợ cho việc trả nợ ngân
hàng? Thu nhập hiện hành và trong quá khứ của người vay là bằng chứng quan trọng để trả
lời các câu hỏi trên.
1.4. Bảo đảm iền bay: Khi đánh giá khía cạnhbảo đảm tiền vay. Cán bộ tín dụng phải
tự hỏi: người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chát lượng để hỗ trợ cho khoản
vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm nhưu: tuổi thọ, điều
kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt
chú ý, bởi vì nếu tài sản rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng
ngày.
1.5. Các điều kiện: Cán vộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu
hướng hiện hành về công ciệc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều
kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Để đánh giá xu hướng
ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàn, hầu hết
các ngân hàn đều duy trì các phai dữ liệu thông tin bao gômg các mẫu báo có liên quan, các
bài tạp chí, và các báo cáo nghiên cứu.
1.6. Kiểm soát: Tập chung vao những vẫn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và
quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được
tiêu chuẩn của ngan hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?
2. Hợp đồng chí tín dụng “6C” đã giúp cán bộ tín dụng và nhà phân tích trong việc
trả lời một câu hỏi tổng quát: Người vay đủ tư cách? Khi câu hỏi này đã được trả lời thuận,
thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng
được yêu cầu của người vày và ngân hàng?
Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và làm thỏa mãn yêu cầu đồng thời của hai đối
tượng là người vay và chủ nợ của ngân hàng (bao gồm những người gửi tiền và những người
chủ sở hữu). Điều này đòi hỏi trứoc hết là nội dung hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được
nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều kiện thuận lợi để
người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của ngân hàng phụ
thuộc cơ bản vào sự thành công của khách hàng. Nếu một khách hàng chính gặp rắc rối trong
việc thực hiện khoản vay, thì ngân hàng cũng xem chính mình đang gặp rắc rối gì. Nếu
người vay có sự điều chỉnh thích hợpkhoản vay, thì khoan tín dụng thực tế có thể là lớn hơn
hay nhỏ hơn so với nhu cầu ban đầu (bởi vì nhiều khách hàng không biết chính xác đueọec
nhu cầu tài chính của mình), và thời hạn xin vay cũng có thể dài hơn hay ngắn hơn so với dự
kiến. Như vậy, cán bộ tín dụng phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng, đồng thời
hướng dẫn khách hàng hoàn thành đơn xin vay.
Một hợp đồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi vủa ngân hàng bằng cách quy
định những điều khoản giới hạn hoạtđộng của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả
năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu
ngân hàng sẽ hành động cưỡng chế thu hồi nợ vay) cũng phải được quy định cụ thể và rõ
ràng trong hợp đồng tín dụng.
3.Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm?
3.1. Lý do nhân bảo đảm tín dụng:
Trong khi những công ty lớn và các công ty khách hàng khác có hệ số tín nhiệm cao
không cần có bảo đẻm tín dụng. Những khách hàng còn lại thường được yêu cầu phải có
viện pháp bảo đảm tín dụng như cầm cố, thể chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ
ba. Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích là: thứ nhất. nếu người vay
không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng cóa quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu
hồi nợ; thứ hai. Nhận bảo đảm tín dụngtạo cho ngân hàng lợ thế về tâm lý so với người vay.
Bởi vì người đặt cọc (người vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay
để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình. Như vậy, câu hỏi quan trọng thúe ba đôis với
mỗi hợp động tín dụng là: Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản lảo đảm hay thu
nhập của người vay?
Khi nhận bảo đảm tín dụng, ngân hàng phải xác định rõ ràng và chính xác những tài
sản nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh tài sản
nảo là đối tượng bằng văn bản cho các chủ nợ khách biết rằng mình là người hợp pháp có
quyền chiếm đoạt tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ có vị thế ưu tiên trong việc nhận gán nợ so
với các chủ nợ khác và ngay cả với chủ sở hữu.
3.2. Các loại bảo đảm tín dụng thông thường:
a) Tài khoản phải thu: Ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ %
(thông thường từ 40 đến 90%) giá trị của tài khoản phải thu (bán hàng chịu, hay tín dụng
thương mại) theo số liệu trên bảng cân đối tài chính. Khi khách hàng của người vay thanh
toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này được dùng để nợ cho ngân hàng.
b) Bao thanh toán: Ngân hàng có thể mua tài khoản phải thu của người vay theo một
tỷ lệ % nhất định theo giá trị ghi sổ. Tỷ lệ % này phụ thuộc vào chất lượng và thời hạn của
các khoản phải thu. Bời vì ngân hàng đã mua khoản phải thu (chuyển giao quyền sở hữu),
nên ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng của người vay là khoản tiền thanh toán mua
hàng chịu sẽ trả trực tiếp cho ngân hàng. Thông thường, người vay phải cam kết với ngân
hàng là sẽ bù đắp những khoản tiền phải thu nhưng thực tế không thu được.
c) Hàng tồn kho: Để bảo đảm tín dụng, ngân hàng có thể nhận hàng tồn kho, vật tư,
nguyên liệu của người vay làm tài sản cầm cố. Thông thường, ngân hàng chỉ cho vay một tỷ
lệ % nhất định (từ 30 đến 80%) trên giá trị thị trường hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm
phòng ngừa hàng hóa giảm giá. Tài sản cầm cố có thể do người vay kiềm soát hoàn toàn,
nhưng giấy tờ sở hữu do ngân hàng nắm giữ. Một sự lựa chọn khác có thể là, ngân hàng là
người năm giữ tài sản cầm cố cho đến khi nào nợ được trả hoàn toàn.
d) Thế chấp tài sản cố định: Các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng
bằng tài sản cố định (đất đai và những công trình gắn liền với đất)
c) Bảo lãnh của bên thứ ba: Trong trường hợp người vay không có tài sản bảo đảm tín
dụng thì phải có một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với
bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay, nếu người vay không trả
được nợ khi đến hạn Bảo lãnh có thể là có bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín.
3.1.2 Kiểm tra tín dụng
Những gì xả ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đã được ký kết giữa người vay và
ngân hàng? Có thể cho qua và quên đi tất cả cho đến khi hợp đồng đến hạn và người vay
hoàn tòan trả lần cuối? Rõ ràng là thật khờ dại nếu ngân hàng làm như vậy, bởi vì các điều
kiện cấp tín dụng thường thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của
người thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả
năng hòan trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một
số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân
thì có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho người vay không có khả năng trả
nợ. Cán bộ tín dụng phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất
cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn.
Trong khi ngày nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm
tra tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng
bao gồm:
1. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ
30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa: đối với những khoản
tín dụng lớn thì phải thường xuyên hơn.
2. xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng
và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng
phải được kiểm tra, bảo gồm:
a) Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm bảo đảm rằng khách hàng không chậm trễ
trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch.
b) Chất lượng và điều kiện của tài sản dùng làm bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ
thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay
trước tòa án nếu cần thiết.
c) Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ
thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài bảo đảm tín dụng đối với người vay trước
tòa án nếu cần thiết.
d) Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về người vay xem đã thay đổi, trên
cơ sở đó xem lại nhu cầu tín dụng của người vay thay đổi như thế nào.
e) Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và
các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra.
3) Kiểm tra thường xuyên các khỏan tín dụng lớn, bời vì nếu các “đại gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay.pdf