Tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam ở đồng nai: 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể như:
- Theo “Financial Institution Management – A Modern Perpective”, A.Saunder
và H.Lange thì cho rằng “RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho
một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho
vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng và về thời hạn”.
- Theo Timothy W.Koch [1] thì cho rằng “RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu
nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
- Theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc NHNN Việt Nam và các quyết định sửa đổi, bổ sung về việc phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD,
RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng củ...
85 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam ở đồng nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể như:
- Theo “Financial Institution Management – A Modern Perpective”, A.Saunder
và H.Lange thì cho rằng “RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho
một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho
vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng và về thời hạn”.
- Theo Timothy W.Koch [1] thì cho rằng “RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu
nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
- Theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc NHNN Việt Nam và các quyết định sửa đổi, bổ sung về việc phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD,
RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam
kết.
Như vậy, có thể hiểu RRTD là biến cố xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả
nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam
kết trong hợp đồng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao
dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm:
[1] Timothy W. Koch, Ph.D. is Professor of Finance at the University of South Carolina
2
• Rủi ro lựa chọn: Liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng khi
ngân hàng lựa chọn phương án cho vay.
• Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB.
• Rủi ro nghiệp vụ: Liên quan đến công tác quản lý khoản cho vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục
cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
• Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của
khách hàng vay.
• Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với
một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong
cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.2.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân
hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến
thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh
nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp
để thu nợ.
- RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang
tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương
mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
3
- RRTD mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao
quyền sử dụng vốn cho khách hàng. RRTD xảy ra khi khách hàng vay gặp những tổn
thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Nói cách khác, những rủi ro trong HĐKD
của khách hàng vay đã gián tiếp gây ra RRTD cho ngân hàng.
- RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng,
phức tạp của nguyên nhân tức là RRTD xảy ra ở rất nhiều dạng và phụ thuộc vào
nguyên nhân đã gây ra RRTD, hình thức và hậu quả của RRTD gây ra không thể
lường trước được, tùy thuộc vào từng mức độ RRTD của khoản vay.
- RRTD có tính tất yếu: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng
không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này
làm cho bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh
ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận
tương ứng.
1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu được lãi và vốn tín dụng đã cấp cho
khách hàng vay, nhưng vẫn phải trả lãi và gốc cho các khoản vốn huy động khi đến
hạn. Điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín
dụng giảm, lợi nhuận giảm thấp.
Do đặc thù của NHTM là sử dụng vốn huy động để cho vay nên khi một khoản
cho vay không có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình
để hoàn trả cho người gửi tiền, ngân hàng sẽ có nguy cơ đối diện với rủi ro về thanh
khoản. Kết quả là năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm, kết quả
kinh doanh ngày càng xấu, có thể dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản nếu không có biện
pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
1.1.4.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội
Đặc điểm hoạt động của hệ thống NHTM là huy động vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu về
vốn. Khi RRTD xảy ra, không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người
gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
4
Khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để bảo
toàn tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho
hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả và có nguy cơ mất khả năng
thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt.
Tóm lại, RRTD có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, ngân hàng gặp phải
rủi ro về lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, ngân hàng bị mất vốn khi
khách hàng không có khả năng chi trả. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc
phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị ngân
hàng là phải thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong
quá trình cho vay.
1.1.5. Đo lường rủi ro tín dụng
1.1.5.1. Mô hình định tính (mô hình chất lượng 6C)
Để biết khả năng thanh toán của khách hàng khi khoản vay đến hạn. Có 06 khía
cạnh cần xem xét:
• Tư cách của khách hàng: Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng
và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.
• Năng lực của của khách hàng: Khách hàng phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
• Thu nhập của khách hàng: Là cơ sở để xác định nguồn trả nợ.
• Tài sản bảo đảm: Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả
năng trả nợ.
• Các điều kiện: Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân
hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách
hàng trong từng thời kỳ.
• Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy
chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân
hàng.
5
Mô hình này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hạn chế ở chỗ phụ thuộc
vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo trình độ
phân tích, đánh giá của CBTD.
1.1.5.2. Mô hình lượng hóa
Bên cạnh việc sử dụng mô hình định tính để đo lường RRTD, các ngân hàng còn
áp dụng các mô hình định lượng để đánh giá mức độ RRTD bằng một con số cụ thể.
• Mô hình điểm số Z
Đây là mô hình do E.I.Alman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh
nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với
người vay và phụ thuộc vào:
(i) Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay: X;
(ii) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4 +0,1X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng / tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhuận tích luỹ / tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản”
X4: tỷ số “trị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh số / tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại.
Z<1,8: khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1,8<Z<3: không xác định được
Z>3: khách hàng ít có khả năng vỡ nợ
Những công ty nào điểm số Z<1,81 thường được xếp vào nhóm có nguy cơ
RRTD cao.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện.
6
Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi
ro và không có rủi ro. Trong thực tế, mức độ RRTD tiềm ẩn ở mỗi khách hàng là khác
nhau như chậm trả lãi, chậm trả gốc, không trả lãi được và không có khả năng trả gốc.
Do đó, sẽ có một nhóm khách hàng không thể áp dụng được mô hình này để đánh giá.
Mô hình này chưa bao quát hết các nhân tố mang tính định tính tác động đến RRTD
của một khách hàng như sự thay đổi của nền kinh tế, mối quan hệ giữa khách hàng với
ngân hàng, những lợi thế thương mại của khách hàng…
• Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
RRTD trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng khoản
cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong
đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất.
Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao
nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau
đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, những khoản cho
vay trong 4 loại đầu được xem như khoản cho vay mà ngân hàng nên đầu tư, còn các
khoản cho vay bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không cho vay. Nhưng
thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những
khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi
nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp cho vay.
Nguồn Xếp hạng Tình trạng
Standard & Poor Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*
Aa Chất lượng cao*
A Chất lượng trên trung bình*
Baa Chất lượng trung bình*
Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
Caa Chất lượng kém
Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
7
C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Moody AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*
AA Chất lượng cao*
A Chất lượng trên trung bình*
BBB Chất lượng trung bình*
BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
CCC Chất lượng kém
CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại (2007).PGS.TS.Trần Huy Hoàng.
1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
1.1.6.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------- x 100%
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi không thu hồi
được đầy đủ và đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng nên đã bị chuyển sang
nợ quá hạn.
Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc
NHNN Việt Nam về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân
loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của
TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của
Thống đốc NHNN Việt Nam.
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và
ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng minh được chất lượng tín dụng ngân hàng
8
càng tốt. Hiện nay, NHNN đang khống chế tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các
TCTD ở mức tối đa là 5% trên tổng dư nợ.
1.1.6.2. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ------------------ x 100%
Tổng dư nợ
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN
Việt Nam có quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Và các nhóm
nợ này đã được sửa đổi, bổ sung trong Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của
TCTD. Hiện nay, NHNN đang khống chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD
ở mức tối đa là 3% trên tổng dư nợ.
TCTD nào khống chế được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức cho phép của
NHNN là 3% thì hoạt động tín dụng của các TCTD đó không đáng lo ngại, chất lượng
tín dụng vẫn đảm bảo, còn TCTD nào có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì khả
năng thu hồi lãi và gốc của các khoản nợ xấu sẽ rất khó, làm cho nguy cơ mất vốn
càng cao.
1.1.6.3. Hệ số rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số RRTD = --------------------------- x 100%
Tổng tài sản có
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD
cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3
nhóm:
• Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho vay
có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng.
Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay
của ngân hàng.
9
• Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là những khoản
cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân
hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng.
• Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là những khoản cho vay
có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là
khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
1.1.6.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ
tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = -------------------------- x 100%
Doanh số cho vay
1.1.7. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.7.1. Nguyên nhân khách quan
- Chính sách kinh tế của Nhà nước (như chính sách về tỷ giá, về lãi suất…) phải
thay đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì nếu nền
kinh tế có biến động mà Nhà nước không có những chính sách điều hành đúng đắn và
kịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình HĐKD của khách hàng gặp
nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng bị hạn chế và nguy
cơ xảy ra RRTD là cao.
- Mặc dù luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định việc
TCTD có quyền xử lý TSĐB của khách hàng khi khách hàng không trả nợ vay nhưng
vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thật vậy, TCTD không có chức
năng trực tiếp cưỡng chế mà phải thông qua Tòa án xử lý. Thời gian chờ Tòa án thụ lý
hồ sơ là cả một quá trình và việc tiến hành phát mãi, xử lý TSĐB vẫn còn nhiêu khê.
Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc thu hồi nợ vay. Bởi thực tế, khi có RRTD xảy
ra, TCTD sẽ tiến hành thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp và TSĐB là nguồn thu nợ hữu
hiệu nhất đối với các TCTD.
10
- Những khủng hoảng về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị
trường, tác động xấu đến hoạt động SX-KD của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng và
RRTD xảy ra.
- Thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết, tác động xấu đến điều kiện
SX-KD của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng. Bởi vì
khi doanh nghiệp bị khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết…dẫn đến khả năng
trả nợ của khách hàng bị hạn chế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng là cao.
1.1.7.2. Nguyên nhân chủ quan
¾ Từ phía khách hàng vay vốn
• Khách hàng gặp rủi ro trong HĐKD do trình độ và khả năng quản lý còn
yếu kém
Việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư SX-KD của doanh
nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù
hợp với điều kiện, tình hình thực tế của thị trường.
• Khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phương án sử dụng vốn vay
có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế khi nhận được tiền vay, một số khách hàng không
sử dụng đúng mục đích như phương án đã lập ban đầu, mà đem số tiền đó đầu tư vào
các mục đích khác nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.
• Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính
Phần lớn các doanh nghiệp đều có hai đến ba báo cáo với số liệu khác nhau về
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, một báo cáo là để theo dõi tình hình hoạt
động thực tế của doanh nghiệp, một báo cáo là để nộp cho cơ quan thuế và báo cáo
còn lại là để giải trình cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Hầu hết các số liệu
trong báo cáo cung cấp cho ngân hàng không còn tính trung thực, họ đưa ra những
thông tin sai lệch nhằm đảm bảo các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng. Vì
vậy, khi nhân viên ngân hàng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh dựa
trên số liệu do các doanh nghiệp này cung cấp thì sẽ không chính xác.
11
¾ Từ phía ngân hàng
• Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, ngân hàng không thực hiện
việc phân tán rủi ro mà tập trung cho vay đối với một số nhóm khách hàng, một số
ngành nghề nhất định. Việc cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành
kinh tế nào đó dẫn đến rủi ro rất cao cho ngân hàng khi nhóm khách hàng đó gặp khó
khăn hoặc ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động không còn hấp dẫn
với thị trường.
• Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên ngân hàng còn hạn
chế
Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên làm công tác tín dụng còn
hạn chế nên đã làm ảnh hưởng đến việc đánh giá đúng tình hình hoạt động của khách
hàng. Từ đó, không phân tích được các báo cáo tài chính với kết quả chuẩn xác, không
phát hiện ra được những số liệu không phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh
nghiệp, không am hiểu về thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không
đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
• Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế
Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng có nhiệm vụ thường xuyên theo
dõi, kiểm tra và giám sát các khoản vay nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót và
những vấn đề bất hợp lý có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, để có những giải
pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, công việc kiểm tra
nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, công tác kiểm tra,
kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, kiểm tra kiểm soát nội bộ cần phải
được xem như một công cụ hữu hiệu trong vấn đề phát hiện, phòng ngừa RRTD.
• Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định
trước khi cho vay mà không chú trọng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi
cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được theo dõi và giám sát
việc sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích với phương
án vay ban đầu. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác
12
này. Điều này một phần là do yếu tố tâm lý sợ gây phiền hà cho khách hàng, một phần
do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu,
không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
• Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng
Lĩnh vực tín dụng ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, nhân viên ngân hàng
rất dễ bị cám dỗ bởi những cái lợi trước mắt mà người vay đem đến và sẽ cực kỳ nguy
hiểm khi cán bộ ngân hàng bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bất chấp pháp
luật, cố tình không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho
vay, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, không đảm bảo các nguyên
tắc cần thiết của TSĐB… Thực tế, đã có nhiều trường hợp xảy ra là nhân viên ngân
hàng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, định giá TSĐB lên quá cao so với giá
trị trên thị trường để rút tiền ngân hàng nhiều.
1.1.7.3. Nguyên nhân từ các tài sản đảm bảo
Rủi ro có thể xảy ra rất lớn khi ngân hàng nhận TSĐB mà không thực hiện đầy
đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định (như công chứng tài sản, đăng ký giao
dịch bảo đảm tài sản, mua bảo hiểm vật chất cho các TSTC, tài sản cầm cố, tài sản bào
lãnh…); Ngân hàng không tuân thủ quy định hiện hành về định giá TSTC nên đã định
giá tài sản quá cao so với giá trị thực tế. Điều này sẽ đem lại rủi ro cao khi xử lý tài
sản để thu hồi nợ.
Tóm lại, trên thực tế RRTD có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khách
quan, chủ quan. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá, nhận định các yếu tố kinh tế vĩ mô,
các NHTM cần phải có những biện pháp phòng ngừa RRTD ngay từ khi bắt đầu đi
thẩm định, kiểm tra tình thực tế để xem xét cho vay và khi cho vay xong thì trong suốt
quá trình thu nợ ngân hàng cũng cần phải quan tâm theo dõi hoạt động kinh doanh của
khách hàng một cách chặt chẽ, phải có những biện pháp cụ thể để tránh gặp phải
những rủi ro có thể phát sinh do các nguyên nhân trên gây ra.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
13
QTRRTD là quá trình ngân hàng hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và
giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức
rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
• RRTD là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tổn thất về vốn của các NHTM
Thường thu nhập của các NHTM được đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập của
hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất về vốn
cho các NHTM. Vì vậy, RRTD được xem là một trong những nhân tố hết sức quan
trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và QTRRTD hiệu
quả. Một khi ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì ngân hàng
có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này
có thể làm giảm HĐKD cũng như lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến
phá sản. Cho nên, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa đến QTRRTD để có những
giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
• QTRRTD là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM
Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và
ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD. Mặc dù,
trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự đoán những rủi ro
có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên
ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể
do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, QTRRTD phải
được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các
NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra.
• QTRRTD tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM
QTRRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc được những
khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển…
nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, và sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.
1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
14
Mục tiêu của QTRRTD là để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ mức độ RRTD
hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp nhận, được kiểm soát và trong
phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng.
1.2.4. Một số công cụ cần thiết trong quản trị rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách QTRRTD là hệ thống các quan điểm, chủ trương và biện pháp của
NHTM, để nhận diện và QTRRTD một cách có hiệu quả nhằm giảm thiệt hại và nâng
cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nói cách khác, chính sách QTRRTD là cơ
chế và là chính sách cụ thể để giám sát và QTRRTD một cách có hệ thống và hiệu
quả.
Do đó, các NHTM cần xây dựng cơ chế cấp tín dụng hợp lý như phân cấp quản
lý và uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng; xác định thị trường, ngành nghề, lĩnh vực
cho vay; xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng; xây dựng chính sách khách
hàng; quy định về TSĐB…
1.2.4.2. Chính sách phân bổ tín dụng
Phân bổ theo khu vực địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu
vực địa lý, chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện
mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, giới hạn một mức tối đa ở những
khu vực có chất lượng tín dụng thấp.
Phân bổ theo kỳ hạn cho vay và loại tiền cho vay: Việc cấp tín dụng phải bảo
đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền cho vay. Chẳng hạn, như việc quy
định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.
Phân bổ theo loại hình sản phẩm cho vay, đối tượng khách hàng, mặt hàng và
lĩnh vực đầu tư: Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi
ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, đa
dạng lĩnh vực cho vay theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế và
chính sách vĩ mô của Nhà nước.
1.2.4.3. Lãi suất
15
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng
thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan. Lãi suất là một trong những công
cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia do NHNN điều hành. Nó có tác động rất
lớn đối với việc thu hẹp hay mở rộng tín dụng, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận
lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy, một chính sách lãi suất đúng đắn
sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
ngược lại.
Trong thời gian qua, tình hình biến động theo chiều hướng tăng của lãi suất cho
vay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của các NHTM. Thật vậy,
lãi suất vay vốn trong thời gian qua luôn ở mức cao, đã tạo áp lực lớn về tiền lãi vay
của các doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn và phức tạp như
hiện nay. Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều kiện
kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại, giá cả vật tư hàng hóa tăng cao
cùng với sự tăng cao của chi phí lãi vay đã làm cho hiệu quả hoạt động SX-KD của
các doanh nghiệp bị giảm sút mạnh, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có khả
năng đóng lãi vay và trả nợ gốc khi đến hạn, và nợ quá hạn phát sinh. Vì vậy, các
ngân hàng cần phải xem chính sách lãi suất là một công cụ cần thiết trong QTRRTD
để có những giải pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
1.2.4.4. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ
Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đang trở nên cần
thiết và quan trọng đối với công tác QTRR nói chung, đặc biệt là RRTD nói riêng của
các ngân hàng. Việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm nội bộ nhằm mục đích là phân loại
các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng trong các hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Xếp hạng tín nhiệm nội bộ được xem là một công cụ hiệu quả trong công tác
thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp ngân hàng có thể đánh giá chính xác mức độ
rủi ro của từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, và cũng là cơ sở để
nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phòng phù hợp.
1.2.4.5. Công cụ tín dụng phái sinh
16
Công cụ tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên
tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu
tư…) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất
lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Đây
là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu RRTD, rủi ro lãi suất.
Các công cụ tín dụng phái sinh chủ yếu gồm có:
- Hoán đổi tín dụng (credit swap): Theo hợp đồng hoán đổi tín dụng, hai ngân
hàng sau khi cho vay sẽ thỏa thuận nhau trao đổi một phần hay toàn bộ các khoản thu
nhập cho vay theo các hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Việc thỏa thuận sẽ được thực
hiện bởi một tổ chức trung gian (có thể là một TCTD khác). Tổ chức trung gian có
trách nhiệm lập hợp đồng hoán đổi tín dụng giữa hai bên, đứng ra bảo đảm việc thực
hiện hợp đồng của các bên và được thu phí.
Việc thực hiện hợp đồng hoán đổi tín dụng giúp cho các ngân hàng tham gia đa
dạng hóa được danh mục tín dụng, để giảm thiểu RRTD.
- Quyền chọn tín dụng (credit option): Hợp đồng quyền chọn tín dụng giúp cho
ngân hàng giảm thiệt hại một khi chất lượng của khoản cho vay giảm do không thu
được nợ hay chi phí cho vay tăng do phải huy động vốn với lãi suất cao hơn.
+ Quyền chọn mua: Hợp đồng này được sử dụng khi ngân hàng lo ngại khoản tín
dụng vừa cấp cho khách hàng có chất lượng kém, ngân hàng sẽ tìm đến người bán
quyền (option dealer) để mua quyền chọn tín dụng với một mức phí nhất định phụ
thuộc vào giá trị của khoản cho vay. Khi đến hạn thu nợ, nếu khoản cho vay bị giảm
giá (do chi phí cho vay tăng) hay người đi vay không trả được nợ, ngân hàng sẽ sử
dụng quyền chọn của mình để được thanh toán toàn bộ thu nhập của khoản cho vay,
trường hợp người vay thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ bỏ quyền chọn và
chấp nhận mất khoản phí mua quyền chọn. Thực chất là ngân hàng mua quyền được
bù đắp thiệt hại từ RRTD khi cho vay.
+ Quyền chọn bán: Hợp đồng này được sử dụng khi ngân hàng lo ngại trong
tương lai khi phát hành trái phiếu để huy động vốn mà phải trả một mức lãi suất cao
hơn hiện tại do biến động của nền kinh tế hay do ngân hàng bị giảm bậc trong xếp
hạng tín dụng nên ngân hàng sẽ ký hợp đồng mua quyền chọn bán rủi ro trong huy
17
động vốn với option dealer và chịu một khoản phí nhất định. Theo hợp đồng này, nếu
đến ngày phát hành trái phiếu để huy động vốn mà lãi suất huy động cao hơn hiện tại
thì ngân hàng được quyền bán trái phiếu cho option dealer với lãi suất huy động hiện
tại. Ngược lại, nếu đến ngày phát hành trái phiếu để huy động vốn mà chi phí huy
động bằng hoặc nhỏ hơn hiện tại thì ngân hàng bỏ quyền chọn bán và chịu mất phí
mua quyền chọn để huy động vốn theo lãi suất thị trường. Thực chất là ngân hàng mua
quyền được bù đắp thiệt hại từ RRTD khi huy động vốn.
1.2.5. Nguyên tắc của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng
1.2.5.1. Sơ lược về Ủy ban Basel
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường
xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng do các NHTW các
nước G10 thành lập vào năm 1974 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế.
Mục tiêu của Ủy ban Basel là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát
hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn
cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban Basel trao đổi các thông tin về các vấn đề giám
sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương
châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban
Basel dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dẫn và tiêu
chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp
thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên
tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và thỏa ước về giám sát hoạt động ngân
hàng xuyên biên giới.
Thành viên của Ủy ban Basel là NHTW hoặc cơ quan giám sát ngân hàng của
các quốc gia như Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng
Kông, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga,
Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Anh và Mỹ.
1.2.5.2. Nguyên tắc của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Một quốc gia mà có sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng, dù quốc gia đó đã
phát triển hay đang phát triển, cũng sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội
18
bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban
Basel quan tâm. Ủy ban Basel đã đưa ra các nguyên tắc chủ yếu về QTRRTD, đảm
bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể,
• Xây dựng môi trường QTRRTD thích hợp
¾ HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược về RRTD và
các chính sách về RRTD của ngân hàng. Chiến lược cần phản ánh mức độ
chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng đạt
được khi gánh chịu các rủi ro này.
¾ Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược RRTD được HĐQT
phê duyệt, phát triển các chính sách và thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo
dõi và kiểm soát RRTD. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào RRTD
trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như
toàn bộ danh mục đầu tư.
¾ Các ngân hàng cần xác định và QTRRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động.
Các ngân hàng cần bảo đảm rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động
mới phải tuân thủ các thủ tục QTRR và kiểm soát phù hợp trước khi được
đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được HĐQT hoặc ủy ban của hội
đồng phê duyệt.
• Quy trình cấp tín dụng lành mạnh
¾ Ngân hàng cần thiết lập các tiêu chí cụ thể cho quá trình cấp tín dụng. Những
tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và cho thấy sự hiểu
biết cặn kẽ về bên vay hay đối tác cũng như mục đích, cơ cấu của khoản tín
dụng và nguồn hoàn trả.
¾ Ngân hàng cần thiết lập đầy đủ các quy trình để phê duyệt các khoản tín dụng
mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành.
¾ Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở mức từng bên vay
và đối tác, nhóm các đối tác có liên quan đến nhau để tạo ra các loại hình
RRTD khác nhau theo cách có ý nghĩa và có thể so sánh được, ở trong sổ
sách kế toán ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại
bảng.
19
¾ Việc cấp tín dụng cần phải được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng
giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên
quan cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và triển khai
các bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay đối với các trường
hợp ngoại lệ.
• Duy trì quy trình đo lường, quản lý và giám sát phù hợp
¾ Ngân hàng phải có hệ thống quản lý liên tục các danh mục đầu tư có RRTD.
¾ Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi các điều kiện của từng khoản tín dụng
bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trữ.
¾ Ngân hàng phải phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
trong QTRRTD.
¾ Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để cho phép
lãnh đạo đo lường được RRTD trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng.
¾ Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh
mục đầu tư tín dụng.
¾ Ngân hàng cần tính đến các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều
kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng,
và phải đánh giá mức độ RRTD trong điều kiện căng thẳng.
• Bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với RRTD
¾ Ngân hàng cần xây dựng hệ thống đánh giá liên tục, độc lập về các quá trình
QTRRTD và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho HĐQT và ban
Tổng giám đốc.
¾ Ngân hàng cần xây dựng và tăng cường kiểm soát nội bộ và các hoạt động
khác nhằm bảo đảm các vi phạm về chính sách, thủ tục và giới hạn được báo
cáo kịp thời cho cấp lãnh đạo thích hợp để xử lý.
¾ Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu,
quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp cần giải quyết tương
tự.
Như vậy, theo Ủy ban Basel có một số điểm cơ bản trong QTRRTD, cụ thể:
20
• Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín
dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận
tham gia.
• Nâng cao năng lực của cán bộ QTRRTD.
• Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá
trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và
QTRRTD.
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc [2]
Theo quy định của ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là NHTW), bộ
phận tín dụng của các NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau
khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ
phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực,
tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân
loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ
báo cáo cho bộ phận QTRRTD những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn
cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong
quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý
rủi ro.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn
thất cho vay và yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên
nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát
sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng
phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay… Đồng thời, theo đó các khoản tín
dụng được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ
dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5),
trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay
bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
- Dự phòng chung: Được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối
[2]
21
kỳ của các khoản tín dụng.
- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi
khấu trừ giá trị TSTC, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng
với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm
5:100%.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở
khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, TSĐB, trách nhiệm pháp luật về
thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng… Trong
phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn
trả nợ chủ yếu, TSĐB là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân
hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác.
Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy
tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn,
quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại
các khoản tín dụng.
1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Nhật Bản
Bài học quan trọng có thể rút ra từ kinh nghiệm QTRRTD của các NHTM Nhật
Bản trong thời gian qua, cụ thể như sau:
• Việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng
được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân
hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát
nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có
phát sinh lãi lỗ tín dụng.
• Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện
pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân
hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn.
• Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro
trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
22
• Nếu mức lãi lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, Nhà nước sẽ
dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng
cũng được thay thế.
• Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt
động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công
nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình
xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó
khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh
nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà
nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay các NHTM Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản
không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết
cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn
kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
1.3.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Mỹ
Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
tế nước Mỹ và lan rộng sang các nước khác, nguyên nhân xuất phát phần lớn từ những
khoản thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khoán. Thật vậy, [3]
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng từ giữa
năm 2007 và đỉnh điểm là tháng 9 năm 2008. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ cho vay
nhà đất thứ cấp đã làm sụp đổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear
Stearns, Merill Lynch, Lehman Brothers (chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan
Stanley) và 2 tập đoàn cung cấp tín dụng thế chấp thứ cấp bất động sản lớn nhất nước
Mỹ (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố trong cả nước, khoảng 5.000 tỷ Đô la
Mỹ) là Fannie Mae và Freddie Mac được Chính phủ tiếp quản. Cuộc khủng hoảng tài
chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan rộng và làm điêu đứng nhiều
ngân hàng lớn tại các quốc gia ở Châu âu như tập đoàn cho vay bất động sản Hypo
Real Estate, ngân hàng IKB, SachsenLB, DZ BanK, Deutsche Bank của Đức; ngân
[3]
23
hàng đứng thứ 2 Bradford & Bingley (B&B) và thứ 5 Northen Rock của Anh bị quốc
hữu hóa; ngân hàng Dexia SA Pháp; ngân hàng Fortis của Bỉ; ngân hàng Glitnir Bank
của Iceland; ngân hàng Roskilde Bank của Đan Mạch; tập đoàn tài chính Centro
Properties của Úc.
Một số nguyên nhân cơ bản đã gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ:
• Gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bán nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán
hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ thống kiểm soát không theo kịp là
nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng.
Trước đây ở Mỹ, nguồn vốn cho vay mua bất động sản chủ yếu do ngân hàng
cung cấp, vì vậy lượng tiền cho vay có giới hạn tùy thuộc vào lượng tiền gửi của
người dân và những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Chính
phủ đối với ngân hàng. Năm 1980 Chính phủ Mỹ ban hành Luật Giao dịch Thế chấp
Tương đương (Alternative Mortgage Transaction Parity Act), nới rộng những quy tắc
cho vay và khuyến khích những kênh tài trợ khác phi ngân hàng. Đạo luật này đã góp
phần cho ra đời của nhiều công ty cho vay thế chấp và không bị ràng buộc bởi các luật
lệ của ngân hàng. Ngay cả những ngân hàng cũng thành lập hoặc liên kết với các công
ty cho vay thế chấp làm bùng nổ các kênh cung cấp vốn cho thị trường bất động sản.
Đồng thời, để hỗ trợ cho vay tạo lập nhà ở, Chính phủ Mỹ còn cho lập Hiệp hội
quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association – gọi tắt là
Fannie Mae) và Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia (Federal Home Loan Mortgage
Corporation - gọi tắt là Freddie Mac). Hoạt động chính của Fannie Mae và Freddie
Mac là mua lại những món nợ vay thế chấp bằng bất động sản, đặc biệt là các khoản
vay thế chấp "dưới chuẩn" (subprime mortgages) của các ngân hàng rồi dùng bất động
sản thế chấp để phát hành “trái phiếu tái thế chấp” (Mortgage-backed Securities) bán
cho các nhà đầu tư khác nhằm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy những
món nợ nhà ở đã được “trái phiếu hóa” thành sản phẩm tài chính thông dụng có thể
mua bán dễ dàng trên thị trường tiền tệ. Với niềm tin vào tương lai bất động sản Mỹ
tăng giá liên tục nên các tập đoàn tài chính, ngân hàng và ngay cả các nhà đầu tư cá
nhân ở các nước khác cũng mua đi bán lại “trái phiếu tái thế chấp” được cho là an
24
toàn và có lãi suất cao. Nhưng khi thị trường bất động sản suy thoái, giá bất động sản
giảm thậm chí dưới mức cho vay, các tổ chức tài chính, ngân hàng nắm giữ nhiều “trái
phiếu tái thế chấp” ngoài việc “tự lỗ” còn bị người gửi tiền hoảng loạn đòi rút tiền
hàng loạt, trong khi các ngân hàng khác cũng dè dặt cho vay (trong thị trường liên
ngân hàng) dẫn đến mất khả năng thanh khoản, điển hình như Northen Rock của Anh
và Lehman Brothers của Mỹ.
• Việc cho vay mua nhà ở dễ dãi “dưới chuẩn” nhưng thiếu cơ chế kiểm soát
Thông thường muốn vay ngân hàng để mua nhà trả góp ở Mỹ, người vay phải
đảm bảo “chuẩn” gồm 3 điều kiện cơ bản là: có tiền đặt cọc ít nhất bằng 10% số tiền
mua nhà; chứng minh có thu nhập ổn định sao cho số tiền trả góp hàng tháng không
quá 28% thu nhập và có điểm tín nhiệm vay trả sòng phẳng. Mặt khác, ngân hàng
cũng chỉ được phép cho vay tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân và những hạn
chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Chính phủ đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn (low-
and monderate - income) có điều kiện sở hữu nhà ở, Chính phủ Mỹ có chương trình
“cho vay dưới chuẩn”. Các NHTM khi cho đối tượng này vay thì được hai tổ chức
Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản vay này. Khi thị trường bất động sản
suy thoái, những người thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn không có điều kiện để trả
nợ.
Việc cho vay dưới chuẩn là không xét khả năng chi trả và điểm tín dụng theo
quy định, nhưng đổi lại người vay phải trả lãi suất cao hơn từ 1 đến 2%. Ngoài ra việc
cho vay dưới chuẩn còn thể hiện ở mức cho vay cao tới 85% giá trị bất động sản thế
chấp, người mua chỉ cần đóng góp 15%. Nghĩa là người dân chỉ cần có 150.000 USD
là có thể được vay 850.000 USD để mua căn nhà 1 triệu USD. Nhiều công ty cho vay
thế chấp hoặc ngân hàng còn cạnh tranh thu hút khách hàng bằng các gói tín dụng hấp
dẫn khác. Đây là cơ hội cho các nhà đầu cơ bất động sản vì khi thị trường bất động
sản đang lên, chỉ cần có một ít tiền là có thể đặt cọc mua nhà, vài tháng sau giá nhà
lên bán lấy lãi.
Ngoài ra, việc cho vay dễ dãi “dưới chuẩn” còn do tiền cho vay được thu về
thông qua “chứng khoán hóa”, thông qua phát hành “trái phiếu tái thế chấp” bất động
25
sản thế chấp. Dưới hình thức này người cho vay và người vay không biết nhau, ngân
hàng chỉ còn là đơn vị trung gian cho vay sau đó chuyển nhượng khoản vay cho công
ty cho vay thế chấp để công ty phát hành “trái phiếu tái thế chấp” chuyển nhượng trên
thị trường là xong. Ví dụ Ngân hàng Northen Rock có cơ cấu vốn 25% vốn từ khoản
gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, 50% từ việc chứng khoán hóa.
Đây là khuyết tật nghiêm trọng của việc chứng khoán hóa bất động sản thế chấp
nhưng thiếu kiểm soát.
Khủng hoảng tín dụng Mỹ đã làm thị trường địa ốc ngày càng suy yếu và trở
thành thảm hoạ thực sự. Giá nhà đất ở Mỹ liên tục giảm xuống, số vụ tịch biên nhà
không ngừng tăng lên. Những tiêu chuẩn cho vay mua nhà ngày càng thắt chặt và
không đơn giản như trước, mục đích giảm thiểu các khoản vay đầu tư địa ốc. Đối với
thị trường chứng khoán Mỹ, lượng chứng khoán phát hành trước đây đã bị định giá
cao, không đúng với giá trị thực vốn có.
Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của
Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ
FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả
năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động
tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định
nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các
khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến
hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn
phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…
Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ
việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu
kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn,
không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư
vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng
thanh toán và không thu hồi được nợ.
1.3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam
26
Từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút ra những kinh
nghiệm cho Việt Nam như sau:
• Ngân hàng cần phải tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay, đào
tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo
đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện
pháp QTRRTD hiệu quả nhất.
• Ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh
hiệu quả hơn là chú trọng đến TSTC.
• Ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm
xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
• Ngân hàng cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự
phòng rủi ro và các quy định về an toàn HĐKD ngân hàng.
• Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra
việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của
khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
• Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và QTRRTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, ngoài việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTD, QTRRTD
cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân làm RRTD xảy ra, đề tài còn nghiên cứu
kinh nghiệm QTRRTD của các NHTM trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp như hiện
nay thì không những các doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng
cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng ngày một giảm. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt
ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VietinBank nói riêng là phải tăng
cường công tác QTRRTD hơn nữa nhằm tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định
và quản trị tốt chất lượng tín dụng.
27
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương
2.1.1. Sơ lược về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, với tên gọi
tắt ban đầu là IncomBank, là một trong những NHTM nhà nước hoạt động lâu đời và
có uy tín. Ngày 15/04/2008 IncomBank đã đổi tên gọi tắt thành VietinBank với
phương châm hoạt động là nâng giá trị cuộc sống. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và
phát triển, đến nay VietinBank có mạng lưới hoạt động được phân bổ rộng khắp trên
63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở giao dịch; 152 Chi
nhánh; 886 Phòng giao dịch; 56 Quỹ tiết kiệm; 05 Văn phòng đại diện; 04 Công ty
con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng
Công thương (VietinbankSC), Công ty bất động sản và đầu tư tài chính ngân hàng
Công thương Việt Nam và Công ty bảo hiểm ngân hàng Công thương Việt Nam; 03
đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tháng 07/2009, việc cổ phần hóa thành công đã
đánh dấu bước ngoặt mới cho VietinBank trong lịch sử hoạt động của mình. Điều đó
không đơn thuần là việc thay đổi hình thức sở hữu mà là một thuận lợi để VietinBank
cải thiện lại điều kiện quản trị và tăng năng lực hoạt động.
Bảng 2.1-Một số chỉ tiêu cơ bản của VietinBank qua các năm.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/2011
Chỉ tiêu
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng % tăng
Huy động vốn 123,996 16.92 148,240 19.55 174,905 17.99 221,700 26.75 341,000 53.81 327,000 (4.11)
Dư nợ tín dụng 80,801 8.42 101,282 25.35 120,752 19.22 162,300 34.41 233,000 43.56 261,700 12.32
Tổng tài sản 138,264 18.93 172,000 24.40 193,620 12.57 243,758 25.90 367,000 50.56 394,919 7.61
Lợi nhuận trước
thuế 785 46.18 1,450 84.71 2,437 68.07 3,373 38.41 4,500 33.41 3,810 (15.33)
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank.
28
Nhìn chung, các chỉ tiêu chính của VietinBank đều thể hiện sự tăng trưởng qua
các năm, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Điều này cho thấy năng lực tài
chính ngày càng lớn mạnh và kết quả HĐKD ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể:
Huy động vốn: Nguồn huy động của VietinBank luôn phát triển mạnh, số dư
năm sau tăng cao hơn năm trước, điều này đã chứng tỏ được thế mạnh và uy tín của
VietinBank trên thị trường. Nguyên nhân tăng nguồn vốn huy động chủ yếu là do
VietinBank đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với thực tế, tăng
cường công tác tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế nhiều sản phẩm
huy động hấp dẫn và thực hiện đổi mới tác phong giao dịch trong toàn hệ thống…
Dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng của VietinBank luôn được đẩy mạnh qua các
năm, thời gian qua VietinBank đã góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu vốn
cho nền kinh tế, nhất là giai đoạn (2008-30/06/2011) nền kinh tế đang gặp nhiều khó
khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân tăng trưởng chủ yếu là do
VietinBank đã mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng mới, thực hiện chính
sách ưu đãi lãi suất (năm 2009-2011) theo chỉ đạo của Chính phủ, đẩy mạnh các sản
phẩm cho vay, mở rộng mạng lưới hoạt động…
Tổng tài sản: Việc tăng trưởng huy động vốn tốt sẽ góp phần nâng tổng tài sản
của VietinBank lên tương ứng, tổng tài sản là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh
giá quy mô hoạt động và vị thế của một ngân hàng. Thực tế cho thấy tổng tài sản của
VietinBank được tăng trưởng qua các năm và chất lượng tài sản luôn được cải thiện.
Trong quá trình tăng trưởng, VietinBank luôn chú trọng đến tính an toàn và bền vững,
cơ cấu tổng tài sản được thiết lập theo hướng sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả
năng thanh khoản.
Lợi nhuận sau thuế: VietinBank đã thực hiện một số giải pháp phát triển như
tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới hoạt động,
đẩy mạnh một số sản phẩm và nghiệp vụ mới… Và kết quả đem lại là lợi nhuận của
VietinBank đã tăng mạnh qua các năm.
Thật vậy, kết quả HĐKD của VietinBank qua các năm đều cho thấy lợi nhuận
sau thuế của năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này cho thấy tình hình HĐKD của
29
VietinBank ngày càng ổn định hơn và khẳng định được vị thế của VietinBank trên thị
trường nhất là trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay.
2.1.2. Sơ lược về các chi nhánh ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai
Tính đến 30/06/2011, tỉnh Đồng Nai hiện đã có 04 chi nhánh ngân hàng TMCP
Công thương đang hoạt động đó là chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh KCN Biên Hòa,
chi nhánh Long Thành và chi nhánh Nhơn Trạch.
- Chi nhánh Đồng Nai được thành lập vào ngày 01/07/1988 trên cơ sở hợp nhất
ngân hàng Thành phố Biên Hòa và ngân hàng KCN. Quy mô hoạt động của chi nhánh
gồm có 07 phòng nghiệp vụ, 04 phòng giao dịch và 05 quỹ tiết kiệm, với tổng số
CB.CNV là 135 người.
- Chi nhánh KCN Biên Hòa được thành lập theo Quyết định số 33/NHCT-QĐ
ngày 23/06/1988 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam. Quy mô hoạt động của chi
nhánh gồm có 07 phòng nghiệp vụ, 02 phòng giao dịch và 04 quỹ tiết kiệm, với tổng
số CB.CNV là 130 người.
- Chi nhánh Long Thành được thành lập theo Quyết định số 055/HĐQT-NHCT1
ngày 12/06/2002 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam. Quy mô hoạt động của chi
nhánh gồm có 05 phòng nghiệp vụ, 01 phòng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm, với tổng
số CB.CNV là 40 người.
- Chi nhánh Nhơn Trạch được thành lập theo Quyết định số 085/HĐQT-NHCT1
ngày 20/02/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam. Quy mô hoạt động của chi
nhánh gồm có 05 phòng nghiệp vụ, 02 phòng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm, với tổng
số CB.CNV là 45 người.
Cả 04 chi nhánh VietinBank đều nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm của
phía Nam, là nơi tập trung nhiều KCN của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để các chi nhánh
mở rộng quy mô hoạt động và tăng trưởng lợi nhuận.
Trong số 04 chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì có 2 chi nhánh
đóng tại khu tập trung dân cư (là chi nhánh Đồng Nai và chi nhánh Long Thành) nên
việc huy động vốn từ dân cư tương đối là thuận lợi hơn so với 2 chi nhánh còn lại (là
chi nhánh KCN Biên Hòa và chi nhánh Nhơn Trạch) là những chi nhánh đóng ở KCN,
30
không tập trung dân cư nên việc huy động vốn từ dân cư có nhiều khó khăn. Bên cạnh
đó, sự cạnh tranh giành thị phần giữa các NHTM, các ngân hàng nước ngoài, các
TCTD khác trên địa bàn tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên gay gắt,
quyết liệt hơn. Nhưng với tinh thần vượt khó và năng động của toàn thể cán bộ công
nhân viên của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các chi nhánh đã
không ngừng mở rộng HĐKD của mình, luôn đạt chỉ tiêu của ngành đề ra và đồng
thời luôn có sự tăng trưởng qua các năm, ngoại trừ chi nhánh VietinBank Long Thành
đang trong giai đoạn giải quyết những khó khăn còn tồn đọng từ những năm trước.
2.2. Thực trạng hoạt động của các chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng trong những năm
qua luôn biến động, việc tăng giảm giá vàng, tỷ giá đồng ngoại tệ cũng như sự thay
đổi liên tục về lãi suất trên thị trường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
HĐKD của các NHTM. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục các sản phẩm với
nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng cùng với những chính sách lãi suất
linh hoạt, mang tính cạnh tranh đã giúp cho công tác huy động vốn của các chi nhánh
VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có kết quả khả quan.
Bảng 2.2-Tình hình huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai qua các năm.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/6/2011
Chi nhánh
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
Đồng Nai 1.261 12,92 1.580 25,23 2.009 27,16 2.569 27,88 3.160 23,02 3.011 95,29
KCN Biên Hòa 775 21,68 1.203 55,20 1.464 21,66 1.775 21,25 1.812 2,09 1.471 81,20
Long Thành 38 27,24 85 121,62 208 145,58 235 13,18 313 33,31 314 100,18
Nhơn Trạch 82 16,81 128 56,01 150 17,77 186 23,57 303 63,13 221 72,97
Tổng 2.156 16,31 2.995 38,88 3.830 27,90 4.764 24,38 5.588 17,29 5.017 89,79
Trong đó:
- Tiền gởi TCKT 1.047 12,25 1.727 64,94 1.862 7,79 2.475 32,93 2.578 4,14 1.489 57,76
- Tiền gởi dân cư 1.109 20,42 1.267 14,27 1.968 55,31 2.289 16,28 3.010 31,52 3.528 117,21
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng tỉnh Đồng Nai qua các năm.
sự cạn
hút vố
đã làm
tình h
có xu
kể, đi
tỉnh Đ
16,92
động
ứng v
hàng
chi nh
chỉ đạ
50
100
150
200
250
300
350
Nguồn vốn
h tranh ga
n như hiện
cho việc
ình huy độ
hướng tăn
ều này đã c
Biểu 2.1. T
ồng Nai qu
Tính đến c
%, chiếm t
vốn của cá
ới tốc độ t
tại Đồng N
ánh Vietin
o của Vieti
0
0
0
0
0
0
0
0
2006
huy động
y gắt về lã
nay (cổ p
huy động v
ng vốn của
g trưởng qu
hứng tỏ sự
ình hình h
a các năm
uối năm 20
hị phần là
c chi nhán
ăng trưởng
ai. Nguyên
Bank tại Đ
nBank, tăn
2007
luôn là tiền
i suất giữa
hiếu, trái p
ốn của các
các chi nh
a các năm,
tin tưởng c
uy động v
Nguồn: B
06, tăng tr
13,5% ngà
h VietinBa
của Vieti
nhân của
ồng Nai đã
g cường tiế
2008
31
đề cho m
các ngân h
hiếu, kỳ p
ngân hàng
ánh Vietin
trong đó h
ủa khách h
ốn của các
áo cáo tổng kế
ưởng huy đ
nh ngân hà
nk tại Đồn
nBank), ch
sự tăng trư
năng động
p thị, đổi m
2009
ọi HĐKD
àng và thị
hiếu, vàng,
gặp không
Bank trên đ
uy động tiề
àng vào ng
chi nhánh
t ngành ngân
ộng vốn củ
ng. Trong
g Nai là 16
iếm thị ph
ởng huy độ
điều chỉnh
ới tác pho
2010 30
của ngân h
trường có
ngoại tệ, b
ít khó khă
ịa bàn tỉnh
n gửi từ dâ
ân hàng ng
VietinBan
hàng tỉnh Đồn
a hệ thống
đó, mức tă
,31% (tăn
ần là 16,48
ng vốn chủ
lãi suất hu
ng giao dịc
/6/2011
àng, nhưng
nhiều kênh
ất động sả
n. Mặc dù
Đồng Nai
n cư tăng đ
ày càng ca
k trên địa
g Nai qua các
VietinBan
ng trưởng
g trưởng tư
% ngành n
yếu là do
y động the
h…
Đồng Nai
KCN Biên H
Long Thàn
Nhơn Trạ
với
thu
n...)
vậy,
vẫn
áng
o.
bàn
năm.
k là
huy
ơng
gân
các
o sự
òa
h
ch
32
Cuối năm 2007, huy động vốn của VietinBank tăng trưởng là 19,55% (cao hơn
mức tăng trưởng 16,92% của năm 2006), chiếm thị phần là 10,45% ngành ngân hàng.
Trong đó, tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai ở
mức là 38,88% (cao hơn mức tăng trưởng 16,31% của năm 2006), chiếm thị phần là
14,93% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Nguyên nhân tăng trưởng nguồn vốn chủ yếu
là do các chi nhánh rất chú trọng đến yếu tố lãi suất phải phù hợp với tình hình thực
tế, áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh
hoạt động quảng cáo, mở rộng mạng lưới hoạt động để thu hút thị phần tiền gửi tại địa
phương.
Đến cuối năm 2008, tăng trưởng huy động vốn của VietinBank là 17,99% (thấp
hơn mức tăng trưởng 19,55% của năm 2007). Trong đó, tăng trưởng huy động vốn của
các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai là 27,90% (thấp hơn mức tăng trưởng 38,88%
của năm 2007), chiếm thị phần 13,70% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Tốc độ tăng
trưởng của VietinBank năm 2008 đã giảm so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007, và
các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân là do nền
kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng giảm liên tục, các
khoản chi phí đầu vào phục vụ cho SX-KD đều tăng giá liên tục, mặt khác các ngân
hàng lại có chính sách thắt chặt tín dụng… Những điều này đã làm ảnh hưởng đến
tình hình huy động vốn tại các chi nhánh, nhất là số dư tiền gửi của các TCKT tăng
trưởng không đáng kể. Năm 2008, thị phần huy động vốn của các chi nhánh
VietinBank tại Đồng Nai có giảm so với năm 2007 là do trong năm trên địa bàn tỉnh
đã có khá nhiều chi nhánh ngân hàng TMCP tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động,
điều này đã làm cho lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày
càng cạnh tranh gây gắt hơn, thị phần bị chia nhỏ hơn.
Tính đến cuối năm 2009, mức tăng trưởng huy động vốn của VietinBank là
26,75% (cao hơn mức tăng trưởng 17,99% của năm 2008). Trong đó, tăng trưởng huy
động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai ở mức 24,38% (thấp hơn mức
tăng trưởng 27,90% của năm 2008), thị phần chiếm là 12,04% ngành ngân hàng tại
Đồng Nai. Nguyên nhân là do nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức khó
khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu của năm 2008, chính sách
lãi suất tiền gửi giảm và do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong huy động vốn
33
giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng huy động
vốn của các chi nhánh.
Cuối năm 2010, huy động vốn của VietinBank có mức tăng trưởng là 53,81%
(cao hơn mức tăng trưởng 26,75% của năm 2009). Trong đó, tăng trưởng huy động
vốn của VietinBank tại Đồng Nai là 17,29% (thấp hơn mức tăng trưởng 24,38% của
năm 2009), chiếm thị phần 10,89% ngành ngân hàng tại Đồng Nai. Tuy là các chi
nhánh VietinBank tại Đồng Nai đã đa dạng hóa sản phẩm huy động, đẩy mạnh công
tác tiếp thị một cách linh hoạt, luôn đổi mới tác phong giao dịch nhưng tốc độ tăng
trưởng và thị phần về huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh
vẫn có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng quyết liệt hơn, do bị hạn chế về yếu tố lãi suất và do
chính sách khuyến mãi của các ngân hàng TMCP khác hấp dẫn khách hàng hơn của
VietinBank. Đây là khó khăn và thách thức mà VietinBank nói chung và các chi
nhánh VietinBank tại Đồng Nai nói riêng phải đối mặt.
Tính đến thời điểm 30/6/2011, huy động vốn của VietinBank có mức tăng
trưởng so với đầu năm là 14,4%. Trong khi đó, huy động vốn của các chi nhánh
VietinBank tại Đồng Nai đạt 5.017 tỷ đồng, chỉ chiếm 90% so với số dư đầu năm
2011. Tuy sự tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai
không mạnh bằng sự tăng trưởng của hệ thống VietinBank nhưng vẫn đẩy mạnh hơn
so năm 2010, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt về lĩnh vực huy động vốn
giữa các ngân hàng trên địa bàn như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các chi
nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, có chương trình
tham gia trúng thưởng, có quà tặng, tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị hơn nữa và
đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm hơn nhiều.
2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Bảng 2.3-Tình hình tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh VietinBank trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
34
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/6/2011
Chi nhánh
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng
%
tăng
Đồng Nai 1.264 16,92 1.603 26,84 2.635 64,34 3.105 17,84 3.953 27,33 4.826 22,08
KCN Biên Hòa 1.076 -10,06 983 -8,64 849 -13,58 1.088 28,09 1.844 69,48 1.923 4,30
Long Thành 359 10,59 590 64,24 267 -54,77 83 -69,05 130 56,95 125 -3,63
Nhơn Trạch 257 18,23 412 60,59 561 36,26 809 44,19 1.255 55,06 1.378 9,79
Tổng 2.956 4,84 3.588 21,40 4.312 20,18 5.085 17,91 7.182 41,24 8.252 14,91
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng trên tỉnh Đồng Nai qua các năm.
Năm 2006, dư nợ tín dụng của VietinBank tăng trưởng ở mức 8,42% (thấp hơn
mức tăng trưởng 18,30% của năm 2005). Trong đó, mức tăng trưởng của các chi
nhánh VietinBank tại Đồng Nai là 4,84%, chiếm 17,90% ngành ngân hàng trên địa
bàn. Mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2006 thấp là do hệ thống VietinBank đang
dần nâng cao điều kiện tín dụng để lựa chọn khách hàng, nhất là trong điều kiện môi
trường kinh tế đang khó khăn, luôn chứa dựng nhiều rủi ro thì việc tìm kiếm khách
hàng tốt là điều không dễ.
Sang năm 2007, dư nợ cho vay của VietinBank tiếp tục tăng mạnh (tăng 25,35%
so với năm 2006), và dư nợ tín dụng của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai cũng
tăng trưởng tốt ở mức 21,4% (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng là 4,84% của năm
2006), tăng gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của năm 2006, chiếm 15,05% ngành
ngân hàng trên địa bàn. Nguyên nhân tăng trưởng mạnh chủ yếu là do nhu cầu vốn
trong nền kinh tế ngày một tăng mà các ngân hàng lại là kênh đáp ứng vốn chủ yếu
cho nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác, do chính sách tín dụng đã được nới lỏng, các
chi nhánh đều đẩy mạnh hoạt động cho vay nhất là chi nhánh Nhơn Trạch và Long
Thành, là 2 chi nhánh mới có tốc độ tăng trưởng khá cao (trên 60% so với năm 2006).
Riêng chi nhánh KCN Biên Hòa vẫn đang hạn chế tăng trưởng tín dụng để tái cơ cấu
lại các khoản nợ xấu còn tồn tại.
Năm 2008, là năm nền kinh tế có nhiều biến động, ngay từ đầu năm giá cả của
vật tư hàng hóa, nguyên nhiên liệu, nhân công… đều tăng vọt, giá vàng và tỷ giá
ngoại tệ cũng thay đổi liên tục đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động
SX-KD của khách hàng. Mặt khác, trong thời kỳ này NHNN lại dùng biện pháp thắt
35
chặt chính sách tiền tệ để buộc các ngân hàng phải thực hiện kiềm chế tốc độ tăng
trưởng tín dụng, và điều này đã làm cho nhu cầu vốn tín dụng trên thị trường càng gia
tăng. Mặc dù vậy, chi nhánh Đồng Nai và Nhơn Trạch vẫn có tăng trưởng về số lượng
khách hàng mới, tăng trưởng dư nợ cho khách hàng cũ qua các năm nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên, chi nhánh Long Thành do đã tăng trưởng tín
dụng nóng ở năm 2007, tốc độ tăng trưởng khá cao đã làm phát sinh nợ quá hạn
(chiếm 63,7% trên tổng dư nợ chi nhánh). Vì vậy, chi nhánh Long Thành, KCN Biên
Hòa hiện vẫn đang thực hiện điều chỉnh và tái cơ cấu lại nợ vay nên hạn chế sự tăng
trưởng tín dụng.
Năm 2009, mức độ tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh VietinBank tại Đồng
Nai là 17,91% (thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng là 20,28% của năm 2008). Trong
năm, các chi nhánh đều có chiều hướng tăng trưởng tín dụng, ngay cả chi nhánh KCN
Biên Hòa sau giai đoạn (2006-2008) hạn chế cho vay để tái cơ cấu lại nợ vay và xử lý
nợ xấu tồn đọng cũng đã có tốc độ tăng trưởng tốt. Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng
của các chi nhánh có chiều hướng chậm lại là do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn,
vẫn đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ
lãi suất 4% của Chính Phủ để hỗ trợ cho các khách hàng, doanh nghiệp giảm bớt khó
khăn. Riêng chi nhánh Long Thành vẫn phải hạn chế tăng trưởng tín dụng để rà soát
và xử lý những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng.
Sang năm 2010, dư nợ cho vay đã được đẩy mạnh, tăng trưởng tín dụng của các
chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai ở mức là 41,24% (cao hơn mức tăng trưởng
17,91% của năm 2009). Nguyên nhân là do các chi nhánh đã tiếp tục thực hiện chính
sách hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, các chi nhánh đã đẩy
mạnh công tác tìm kiếm khách hàng mới, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và các sản
phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân hơn nữa.
Đến 30/06/2011, mức tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh VietinBank tại
Đồng Nai là 14,91% so với năm 2010. Tuy vậy, do nền kinh tế hiện nay lạm phát ở
mức quá cao, để thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày
24/02/2011 cũng như các chính sách thắt chặt tiền tệ tín dụng của NHNN, các chi
nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ khống chế mức tăng trưởng tín dụng,
nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán…
bàn tỉ
2.2.3.
ngân
sách t
lượng
những
toàn n
hàng
đặc th
mạnh
cần p
đa nh
Đồng
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Biểu 2.2. T
nh Đồng N
Tình hình
Trong bối
hàng liên t
iền tệ của N
tín dụng,
kết quả r
gành, chất
tương đối
ù hoạt độn
, tỷ lệ này
hải có nhữn
ững RRTD
Bảng 2.4-T
Nai qua cá
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2006
ình hình tă
ai qua các
nợ quá hạ
cảnh kinh
ục được đi
HNN. Vớ
các chi nh
ất tích cực:
lượng nợ
ổn định, tỷ
g của hệ t
luôn nằm t
g biện phá
có thể xảy
ình hình n
c năm
2007
ng trưởng
năm
Nguồn: Báo c
n
tế còn nhi
ều chỉnh để
i định hướ
ánh Vietin
tốc độ tăn
vay được n
trọng dư n
hống … T
rong giới h
p khắc phụ
ra.
ợ quá hạn
2008
36
tín dụng củ
áo tổng kết ng
ều khó khă
phù hợp v
ng tăng trư
Bank trên
g trưởng tí
âng cao, c
ợ cho vay
ỷ lệ nợ xấu
ạn cho ph
c và công
ở các chi
2009
a các chi n
ành ngân hàng
n và diễn
ới diễn biế
ởng quy m
địa bàn tỉn
n dụng phù
ơ cấu danh
các lĩnh vự
trên tổng
ép của NH
tác QTRR
nhánh Vie
2010 30
hánh Vieti
trên tỉnh Đồn
biến phức
n của thị t
ô đi đôi vớ
h Đồng N
hợp với t
mục cho v
c tương đ
dư nợ có x
NN nhưng
TD thật tốt
tinBank trê
Đ
/6/2011
nBank trên
g Nai qua các
tạp, hoạt đ
rường và c
i nâng cao
ai đã đạt đ
ốc độ tăng
ay theo ng
ối phù hợp
u hướng g
chúng ta c
để hạn ch
n địa bàn
ơn vị tính: tỷ
Đồng Nai
KCN Biên H
Long Thàn
Nhơn Trạ
địa
năm.
ộng
hính
chất
ược
của
ành
với
iảm
ũng
ế tối
tỉnh
đồng.
òa
h
ch
37
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/2011
Chi nhánh
Đồng Nai
Nợ quá hạn - - 10,53 5,46 8,12 11,00
Tổng dư nợ 1.264 1.603 2.635 3.105 3.953 4.826
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) - - 0,40 0,18 0,21 0,23
KCN Biên Hòa
Nợ quá hạn 26 19 10 4 1 1
Tổng dư nợ 1.076 983 849 1.088 1.844 1.923
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 2,41 1,91 1,12 0,34 0,03 0,05
Nhơn Trạch
Nợ quá hạn - - 1,25 4,36 8,73 9
Tổng dư nợ 257 412 561 809 1.255 1.378
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) - - 0,22 0,54 0,70 0,65
Long Thành
Nợ quá hạn 2 - 170 26 - 1
Tổng dư nợ 359 590 267 83 130 125
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,57 - 63,73 31,77 - 0,80
Tổng (%) 0,95 0,52 4,44 0,78 0,24 0,27
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng trên tỉnh Đồng Nai qua các năm.
Nhìn vào bảng số liệu trên, cho thấy dư nợ của chi nhánh VietinBank Đồng Nai
và Nhơn Trạch đều tăng trưởng qua các năm (2006-30/06/2011). Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ của cả 2 chi nhánh này luôn được khống chế ở mức thấp
(dưới 1% trên tổng dư nợ), nằm trong giới hạn cho phép của NHNN (5% trên tổng dư
nợ).
Giai đoạn 2006-2008, dư nợ tín dụng của chi nhánh KCN Biên Hòa có xu hướng
giảm dần qua các năm, tuy tỷ lệ nợ quá hạn được khống chế dưới mức cho phép của
NHNN nhưng vẫn ở mức cao so với các chi nhánh khác trong cùng thời kỳ. Nguyên
nhân chủ yếu là do hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng từ những năm trước để
lại. Mặt khác, do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
38
môi trường HĐKD gặp trở ngại đã gây tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động SX-
KD và tình hình tài chính của các khách hàng vay. Hơn nữa, do chính sách thắt chặt
cho vay và tăng lãi suất cơ bản của NHNN đã làm cho các doanh nghiệp khó có khả
năng vay trở lại.
Bước sang giai đoạn 2009-30/06/2011, tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn
và biến động về chính sách tín dụng, lãi suất (cả đầu vào và đầu ra), tỷ giá đồng
USD… nhưng chi nhánh VietinBank KCN Biên Hòa đã sớm khắc phục được khó
khăn, giải quyết nhanh chóng nợ xử lý rủi ro và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, lúc
này tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã được khống chế ở mức thấp (30/06/2011 chỉ
còn 0,05%).
Xét đến chi nhánh Long Thành, dư nợ tín dụng trong giai đoạn (2006-2007) có
xu hướng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức thấp. Năm 2008,
tình hình dư nợ của chi nhánh giảm sút mạnh, nợ quá hạn tăng đột biến. Nguyên nhân
xảy ra tình trạng này chủ yếu là do chi nhánh thực hiện tăng trưởng tín dụng nóng,
không tuân thủ những quy định và chế độ cho vay hiện hành của VietinBank, đã làm
cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên 63,7%. Sang năm 2009 dư
nợ chi nhánh tiếp tục giảm, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm còn 31,8%, nguyên
nhân là do chi nhánh hạn chế cho vay, tập trung chủ yếu vào việc thu hồi nợ và xử lý
nợ rủi ro. Trong năm 2010 dư nợ tín dụng của chi nhánh đang có xu hướng tăng
trưởng và chất lượng tín dụng tốt. Đến 30/06/2011, chất lượng tín dụng có chiều
hướng đi xuống, chi nhánh đã để phát sinh nợ quá hạn (0,8% trên dư nợ chi nhánh).
Mặc dù tỷ lệ quá hạn thấp nhưng đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo để cán bộ ngân
hàng có hướng kiểm soát chặt chẽ khoản vay hơn nữa nhằm ngăn ngừa và hạn chế
nguy cơ thiệt hại vốn cho ngân hàng.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn tính bình quân cho các chi nhánh VietinBank trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn (2006-2007) là thấp (dưới 1%), tỷ lệ này nằm
trong giới hạn cho phép của NHNN (5%). Tuy nhiên, đến năm 2008 do tình hình kinh
tế khó khăn, làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, đã bị đóng băng trong suốt
thời gian qua, làm cho khách hàng bị đọng vốn và không có khả năng trả nợ lãi, gốc
đến hạn (tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực bất động sản tại chi nhánh Long Thành rất
cao). Vì vậy, nợ quá hạn phát sinh chủ yếu tại chi nhánh VietinBank Long Thành,
39
chiếm 88,9% tổng nợ quá hạn của VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nên đã làm
cho tỷ lệ nợ quá hạn trong nhóm các ngân hàng VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai tăng lên ở mức là 4,4%.
Đứng trước những rủi ro trên, Ban lãnh đạo VietinBank cũng như lãnh đạo các
chi nhánh trên địa bàn tỉnh đã có những biện pháp khắc phục hậu quả, xử lý nợ kịp
thời và chú trọng đến công tác QTRRTD hơn, cho nên các chi nhánh VietinBank trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai đã khống chế được nợ quá hạn phát sinh và giảm dần tỷ lệ nợ
quá hạn xuống còn là 0,3% trên tổng dư nợ tại thời điểm 30/06/2011.
2.2.4. Tình hình phân loại nợ
Bảng 2.5-Tình hình phân loại nợ của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai qua các năm.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 30/06/2011
Chỉ tiêu
Nợ nhóm 1 2.927,60 3.569,33 4.120,75 5.044,76 7.164,13 8.230,00
Nợ nhóm 2 23,82 2,74 52,50 16,48 7,91 4,70
Nợ nhóm 3 4,06 3,02 103,06 3,09 4,82 4,60
Nợ nhóm 4 0,06 9,83 31,96 8,43 4,71 8,60
Nợ nhóm 5 0,03 3,20 3,93 11,80 0,00 3,90
Nợ xấu (từ nhóm 3 - nhóm 5) 4,15 16,05 138,95 23,32 9,54 17,10
Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ (%) 0,14 0,45 3,22 0,46 0,13 0,21
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng trên tỉnh Đồng Nai qua các năm.
Mặc dù trong giai đoạn (2006-30/06/2011) nền kinh tế thị trường có rất nhiều
biến động (nhất là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay)
nhưng dư nợ tín dụng của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn
tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước là khoảng 20%,
riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2009 (tăng trưởng 40%), 06
tháng đầu năm 2011 tốc độ tăng trưởng mạnh (đạt 95% so với năm dư nợ 2010)
nguyên nhân là do tất cả các chi nhánh đều đã giải quyết được nợ xử lý rủi ro và nợ
tồn động của những năm trước, cho nên đây là giai đoạn thuận lợi để các chi nhánh
đẩy mạnh hoạt động tín dụng.
40
Giai đoạn 2006-2007 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tính bình quân cho các chi
nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là thấp (dưới 0.5%), nằm trong giới hạn
an toàn cho phép của NHNN (tối đa là 3%). Khi xét trong từng chi nhánh, tỷ lệ này
chỉ phát sinh ở chi nhánh VietinBank KCN Biên Hòa (dưới 2%), các chi nhánh còn lại
không phát sinh. Riêng năm 2008, tỷ lệ này có sự biến động mạnh, chủ yếu phát sinh
từ chi nhánh VietinBank Long Thành (nguyên nhân như đã phân tích ở phần trên) làm
cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh Long Thành tăng đột biến (48,6%) và
chiếm 93,3% trên tổng nợ xấu của VietinBank trên địa bàn tỉnh. Điều này làm cho tỷ
lệ nợ xấu trong nhóm các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng mạnh
lên ở mức 3,2%, vượt quá giới hạn an toàn mà NHNN cho phép.
Bước sang giai đoạn 2009-30/06/2011, tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn
sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho HĐKD của các khách hàng ngày một
khó khăn hơn, kéo theo HĐKD của các ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại, nhưng
thực tế đã cho thấy nợ xấu tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã
dần được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu đã được khống chế ở mức thấp (dưới 0,5%).
Như vậy, các ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác QTRRTD hơn nữa để
có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng và phòng ngừa RRTD xảy
ra nhằm hạn chế được những tổn thất do RRTD mang lại.
• Những thiệt hại từ RRTD
RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, sự thiệt hại của
ngân hàng sẽ tăng dần theo mức độ RRTD xảy ra, như:
¾ Khi RRTD xảy ra, ngân hàng sẽ dùng mọi biện pháp có thể để thu hồi vốn tín
dụng càng sớm càng tốt, nhưng trên thực tế có trường hợp ngay cả khi xử lý hết
TSĐB vẫn không thu hồi đủ số vốn tín dụng ban đầu, dẫn đến việc ngân hàng sẽ
dần bị mất vốn.
¾ Theo quy định, khi nợ quá hạn phát sinh càng cao thì ngân hàng càng phải tăng
mức trích lập dự phòng rủi ro, và việc tăng trích lập dự phòng rủi ro đồng nghĩa
với việc làm tăng chi phí hoạt động, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngân hàng.
41
¾ Khi lợi nhuận bị giảm thì nguồn tiền tích lũy cũng giảm dần, làm cho nguồn vốn
tái đầu tư cho vay của ngân hàng ngày càng giảm, và như vậy quy mô HĐKD
của ngân hàng ngày càng bị thu hẹp lại.
¾ Hệ lụy của những thiệt hại trên là làm mất dần tính thanh khoản của ngân hàng,
làm cho tình hình tài chính của ngân hàng ngày một xấu đi.
¾ Một khi tình hình tài chính không mạnh, có chiều hướng giảm dần sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới của ngân hàng.
¾ Do VietinBank là ngân hàng TMCP, cổ phần đã được niêm yết trên thị trường
chứng khoán nên khi RRTD xảy ra thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao, điều
này làm ảnh hưởng đến việc công bố thông tin.
¾ Làm uy tín, hình ảnh và thương hiệu của VietinBank bị suy giảm, làm giảm khả
năng cạnh tranh với các TCTD khác.
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Việc QTRRTD của hệ thống VietinBank được thực hiện thông qua nhiều bộ
phận, phòng, ban, chức năng khác nhau: tham mưu cho BGĐ về các chiến lược phát
triển tín dụng, tiếp thị khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn, tái thẩm định hồ sơ vay
vốn, thực hiện cho vay, thu nợ, kiểm tra, giám sát và xử lý các khoản nợ… Là những
thành viên của VietinBank nên các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
luôn tuân thủ theo quy định của VietinBank.
Thực tế, mô hình QTRRTD của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đã được xây dựng nhưng chưa đầy đủ các bộ phận theo mô hình hiện đại
của hệ thống VietinBank, bao gồm các bộ phận sau:
• Ban giám đốc định hướng kinh doanh, quản lý và điều hành HĐKD của ngân
hàng.
• Phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, có nhiệm vụ tiếp thị
sản phẩm vay, thẩm định hồ sơ vay, thực hiện cho vay đối với khách hàng.
42
• Phòng QLRRTD thực hiện thẩm định mức độ độc lập đối với các hồ sơ vay mới,
đối với hồ sơ vay mà theo quy định buộc phải thẩm định, tái thẩm định hồ sơ vay
lại.
• Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện đánh giá các hoạt động cấp tín dụng
của chi nhánh theo định kỳ hay đột xuất theo cách chỉ định hoặc chọn lựa ngẫu
nhiên hồ sơ vay để kiểm tra mức độ tuân thủ quy định của VietinBank nói riêng
và của NHNN nói chung.
2.3.2. Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng đã được triển khai thực hiện
2.3.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng
Để đảm bảo việc QTRRTD diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát
hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro VietinBank đã đưa ra quy trình tín dụng mới,
quy trình cấp tín dụng được thực hiện tương đối chặt chẽ, được thực hiện thông qua
các bước cơ bản sau:
• Tiếp nhận hồ sơ và đề xuất cho vay
CBTD phòng khách hàng thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến
khách hàng, phương án vay vốn theo quy định, thẩm định khoản vay (thông qua các
tiêu chí như tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình SX-KD, tình trạng tài chính,
tính khả thi của phương án vay vốn, tình hình trả nợ vay, TSĐB, xác định phương
thức cho vay…), và lập tờ trình thẩm định tín dụng đề xuất ý kiến về việc thiết lập
quan hệ tín dụng với khách hàng.
• Thẩm định rủi ro khoản vay
Căn cứ thông tin nêu tại tờ trình đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được
từ các nguồn kênh khác, cán bộ phòng QLRRTD tiến hành thẩm định độc lập với mục
đích nâng cao chất lượng QTRRTD, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng
và lập báo cáo kết quả thẩm định RRTD, trong đó đánh giá mức độ RRTD và đề xuất
biện pháp giảm thiểu RRTD.
• Phê duyệt khoản vay
Sau khi hoàn tất tờ trình thẩm định tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro, hồ sơ của
khách hàng được gửi tới các thành viên của Hội đồng tín dụng họp Hội đồng tín dụng
43
(đối với khách hàng mới quan hệ xin vay vốn lần đầu tiên và các khách hàng vay mà
theo quy định buộc phải thực hiện thẩm định rủi ro thì hồ sơ phải được gửi trước ít
nhất hai ngày làm việc). Tại buổi họp Hội đồng tín dụng, cán bộ thẩm định sẽ trình
bày với các thành viên của Hội đồng về nội dung tờ trình thẩm định và báo cáo thẩm
định rủi ro, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đề
nghị. Sau đó, các thành viên của Hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề
có liên quan đến khách hàng vay đối với cán bộ thẩm định. Sau khi các thành viên đã
trao đổi và đi đến thống nhất ý kiến là đồng ý cho vay hay không cho vay; Thư ký hội
đồng sẽ lập Biên bản họp Hội đồng tín dụng ghi nhận lại các điều kiện cần thiết khi
được cho vay và các ý kiến thống nhất của các thành viên Hội đồng tín dụng; Biên
bản họp có hiệu lực kể từ khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên.
• Soạn thảo, ký kết hợp đồng và giải ngân cho khách hàng
- Soạn thảo hợp đồng: Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Hội đồng tín
dụng, CBTD phòng khách hàng căn cứ đặc điểm của từng khoản vay sẽ soạn thảo hợp
đồng và chuyển sang lãnh đạo phòng phê duyệt nội dung
- Ký hợp đồng: Sau khi hợp đồng đã được phê duyệt nội dung, khách hàng và
ngân hàng sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng.
Đối với các hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố còn phải thực hiện đăng ký
giao dịch bảo đảm hoặc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật
hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
- Giải ngân: Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng và các thủ tục đăng ký giao
dịch bào đảm, công chứng…, ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng.
• Nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin
Căn cứ các thông tin của bộ hồ sơ vay (gồm toàn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn và
hồ sơ TSĐB của khách hàng vay), CBTD phòng khách hàng nhập dữ liệu vào hệ
thống thông tin để phục vụ cho yêu cầu quản lý khách hàng.
• Lưu trữ hồ sơ
44
Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được
CBTD phòng khách hàng thực hiện theo quy định hiện hành của VietinBank đối với
từng loại sản phẩm.
• Giám sát khách hàng vay
Phòng khách hàng chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin liên quan đến khách hàng
vay. Định kỳ, đột xuất, kiểm tra tình hình SX-KD, tình hình tài chính, thu nhập, công
nợ của khách hàng nhằm đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích (việc
kiểm tra được lập thành biên bản, có đính kèm chứng từ chứng minh). Mọi bất thường
trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng vay phải được phản ánh với phòng
QLRRTD để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.
• Thu nợ lãi và nợ gốc
Căn cứ lịch trả lãi và nợ gốc, CBTD phòng khách hàng có trách nhiệm đôn đốc,
nhắc nhở khách hàng đóng lãi và trả nợ đúng hạn; làm đề nghị thu nợ để phòng kế
toán thực hiện thu nợ cho khách hàng và thực hiện các thủ tục khác liên quan khi thực
hiện đóng hồ sơ khoản vay.
• Xử lý những phát sinh đối với khoản vay
- Cơ cấu lại thời gian trả nợ: Trường hợp khách hàng chưa trả nợ được theo cam
kết và có nhu cầu gia hạn thời gian trả nợ thì khách hàng sẽ lập giấy đề nghị ngân
hàng xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. CBTD sẽ kiểm tra tình hình sử dụng vốn
vay, TSĐB tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, xem xét nguyên nhân khách
quan, chủ quan và khả năng trả nợ…
- Chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn: Khi đến hạn đóng lãi, trả nợ gốc,
nếu khách hàng không đóng lãi hoặc trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, thì toàn bộ dư nợ của hợp đồng tín dụng đó bị chuyển sang quá hạn.
Trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng sẽ thu hồi nợ trước hạn.
- Phân loại nợ: Ngân hàng phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản
nợ vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng rủi ro dựa theo các căn cứ sau: số lần
cơ cấu lại nợ; số ngày quá hạn, khả năng trả nợ; khách hàng có nhiều khoản vay tại
chi nhánh, khách hàng quan hệ vay vốn tại nhiều chi nhánh.
45
• Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB
- Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ đóng lãi, phí và trả hết nợ gốc, hợp đồng
đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng.
Trường hợp khách hàng có yêu cầu, ngân hàng và khách hàng sẽ ký biên bản thanh lý
HĐTD.
- Tùy theo điều kiện cụ thể, ngân hàng có thể giải một phần hay toàn bộ TSĐB.
Theo đề nghị giải chấp TSĐB của khách hàng, ngân hàng sẽ đối chiếu số lượng, giá trị
TSĐB tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng, để quyết định giải chấp một phần
hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu
có), ngân hàng và khách hàng kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan để lập
phiếu xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản.
2.3.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng
Để tuân thủ Quyết định số 493, Quyết định số 18 cũng như tạo hành lang an toàn
trong hoạt động của mình, các NHTM phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ (theo Điều 7-QĐ số 493) của ngân hàng mình bằng cách bổ sung các yếu tố định
tính như tình hình tài chính của khách hàng, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng…
nhằm phản ánh đúng chất lượng và bản chất của từng khoản vay.
Vì vậy, trong thời gian qua các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đều thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo Quyết định số
2960/QĐ-NHCT35 ngày 30/8/2008 của VietinBank. Nhưng qua quá trình thực hiện
đã cho thấy kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng chưa được khách quan, vẫn
chưa phản ánh đúng tình hình tài chính thực của khách hàng vay, chất lượng của
khoản vay, cũng như vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào cảm tính của CBTD khi thực
hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng.
Hiện tại VietinBank đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềm chấm
điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng mới và đã triển khai chính thức hệ thống xếp
hạng nội bộ theo Công văn số 5221/CV-NHCT35 ngày 25/07/2011 của VietinBank
(thay thế Quyết định số 2960/QĐ-NHCT35 ngày 30/8/2008 của VietinBank).
Hiện các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện chấm
điểm và xếp hạng tín dụng theo các quy trình sau:
46
- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình
theo Quyết định số 703/QĐ-NHCT35 ngày 31/03/2011 của ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam. Bảng mô tả đặc điểm hạng tín dụng như sau:
Loại Điểm Đặc điểm khách hàng Mức độ rủi ro
Nhóm
nợ
AAA:
Loại tối
ưu
90 - 100
Đây là mức xếp hạng khách hàng
cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản
vay của khách hàng được xếp hạng
này là đặc biệt tốt.
Mức độ rủi ro
thấp nhất.
1
AA: Loại
ưu
80 - 90
Khách hàng được xếp hạng này có
năng lực trả nợ không kém nhiều so
với khách hàng được xếp hạng cao
nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ
của khách hàng được xếp hạng này
là rất tốt.
Mức độ rủi ro
thấp nhưng về
dài hạn cao hơn
khách hàng loại
AAA – Nhóm 1
1
A: Loại
tốt
73 - 80
Khách hàng được xếp hạng này có
thể có nhiều khả năng chịu tác động
tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và
các điều kiện kinh tế hơn các khách
hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy
nhiên khả năng trả nợ vẫn được
đánh giá là tốt.
Mức độ rủi ro
thấp
1
BBB:
Loại khá
70 - 73
Khách hàng xếp hạng này có các chỉ
số cho thấy khách hàng hoàn toàn có
khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản
nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế
bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên
ngoài có nhiều khả năng hơn trong
việc làm suy giảm khả năng trả nợ
của khách hàng.
2
47
BB: Loại
trung
bình khá
63 - 70
Khách hàng này đang phải đối mặt
với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các
ảnh hưởng từ các điều kiện kinh
doanh, tài chính và kinh tế bất lợi,
các ảnh hưởng này có khả năng dẫn
đến sự suy giảm khả năng trả nợ của
khách hàng.
2
B: Loại
trung
bình
60 - 63
Khách hàng có nhiều nguy cơ mất
khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hiện
thời khách hàng vẫn có khả năng
hoàn trả khoản vay. Các điều kiện
kinh doanh, tài chính và kinh tế
nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả
năng hoặc thiện chí trả nợ của khách
hàng.
2
CCC:
Loại
dưới
trung
bình
56 - 60
Khách hàng xếp hạng này hiện thời
đang bị suy giảm khả năng trả nợ,
khả năng trả nợ của khách hàng phụ
thuộc vào độ thuận lợi của các điều
kiện kinh doanh, tài chính và kinh
tế. Trong trường hợp có các yếu tố
bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả
năng không trả được nợ.
Cao, là mức cao
nhất có thể chấp
nhận; xác suất vi
phạm hợp đồng
tín dụng cao, nếu
không có những
biện pháp kịp
thời, ngân hàng
có nguy cơ mất
vốn trong ngắn
hạn.
3
CC: Loại
yếu
53 - 56
Khách hàng xếp hạng này hiện thời
đang bị suy giảm nhiều khả năng trả
nợ.
Rất cao, khả
năng trả nợ ngân
hàng kém, nếu
không có những
3
48
biện pháp kịp
thời, ngân hàng
có nguy cơ mất
vốn trong ngắn
hạn.
C: Loại
kém
44- 53
Khách hàng xếp hạng này trong
trường hợp đã thực hiện các thủ tục
xin phá sản hoặc có các động thái
tương tự nhưng việc trả nợ của
khách hàng vẫn đang được duy trì.
Rất cao, ngân
hàng sẽ phải mất
nhiều thời gian
và công sức để
thu hồi vốn cho
vay.
4
D: Loại
rất kém
20 - 44
Khách hàng xếp hạng D trong
trường hợp đã mất khả năng trả nợ,
các tổn thất đã thực sự xảy ra; không
xếp hạng D cho khách hàng mà việc
mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự
kiến.
Đặc biệt cao,
ngân hàng hầu
như sẽ không thể
thu hồi được vốn
cho vay.
5
- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo
Quyết định số 702/QĐ-NHCT35 ngày 31/03/2011. Thang xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp như sau:
Loại Đặc điểm
AAA: Loại tối ưu
Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng này là
đặc biệt.
AA: Loại ưu
Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách
hàng được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của khách hàng
được xếp hạng này là rất tốt.
A: Loại tốt
Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các
yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng
được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được
49
đánh giá là tốt.
BBB: Loại khá
Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản
nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của
các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy
giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
BB: Loại trung
bình khá
Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ
từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt
với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện
kinh doanh, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng
dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
B: Loại trung
bình
Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các
khách hàng hạng BB. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và
kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí
trả nợ của khách hàng.
CCC: Loại dưới
trung bình
Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả
năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh
doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất
lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.
CC: Loại yếu
Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
C: Loại kém
Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ
tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả
nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.
D: Loại rất kém
Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy
ra. Không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả
năng trả nợ chỉ là dự kiến.
Thực tế, các chi nhánh sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách
hàng trên hệ thống máy sau đó chiết xuất kết quả từ hệ thống ra file giấy để lưu hồ sơ.
Quy trình chấm điểm trên sẽ chuẩn hóa việc cấp và quản lý tín dụng đối với các khách
50
hàng cũng như tuân thủ quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro.
2.3.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay
Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét
cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm
soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Do đó việc áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi
ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu
hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Để chuyển tải cơ bản một cách chi tiết, đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật,
đồng thời bổ sung những quy định phù hợp về giao dịch bảo đảm trong cho vay cũng như
đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về bảo đảm tiền vay, từ khâu xem
xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và TSĐB cũng như kiểm tra,
rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả
nợ. Hiện tại, VietinBank đang thực hiện đảm bảo tiền vay của khách hàng theo Quyết
định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31/12/2008 và các văn bản hướng dẫn sửa đổi
bổ sung có liên quan.
Theo đó, quy định này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành định giá TSĐB
tiền vay, các loại giấy tờ cần thiết đối với từng loại tài sản, cách thức thực hiện một
cách hợp pháp, hợp lệ khi tiến hành các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác trong việc cầm cố thế chấp tài sản, tỷ lệ thế chấp của từng loại tài sản.
2.3.2.4. Quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc điều hành lãi suất cho vay
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình hình HĐKD của khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề, và
một khi khách hàng vay gặp khó khăn trong kinh doanh thì ngân hàng cũng bị ảnh
hưởng không nhỏ, như vậy nguy cơ phát sinh nợ quá hạn sẽ tăng cao do khách hàng
kinh doanh không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho
khách hàng giảm bớt áp lực về chi phí lãi vay trong điều kiện khó khăn như hiện nay,
các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh đã có những chính sách lãi suất hỗ trợ kịp
thời và phù hợp với chỉ đạo của NHNN cũng như của VietinBank. Thực tế cho thấy
51
chính sách lãi suất là một trong những công cụ cần thiết trong QTRRTD nhằm có
những giải pháp can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
2.3.2.5. Quản trị rủi ro tín dụng thông qua công tác quản lý và xử lý nợ xấu
Hoạt động tín dụng luôn đem lại nhiều rủi ro, việc kiểm soát được nợ xấu luôn
được quan tâm với các nội dung như sau:
- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong quá
trình thực hiện công việc quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn
bảo lãnh.
- Bảo đảm quá trình quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia
hạn bảo lãnh diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và không
ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
- Phản ánh đúng thực trạng tín dụng, đảm bảo quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại
thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh đúng bản chất khoản nợ, nguồn thanh toán khoản
nợ.
2.3.3. Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.3.3.1. Kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu
Kể từ khi Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_cac_chi_nhanh_nh_tmcp_cong_thuong_viet_nam_o_dong_nai.pdf